Welcome Guest ( Log In | Register )

Profile
Personal Photo
Options
Options
Personal Statement
Duythong doesn't have a personal statement currently.
Personal Info
Duythong
Còm cõi
48 years old
Gender Not Set
Location Unknown
Born Feb-15-1976
Interests
Кулинария
;
Other Information
Country: Afghanistan
Statistics
Joined: 8-December 09
Profile Views: 2,118*
Last Seen: 5th December 2012 - 10:56 AM
Local Time: Nov 6 2024, 12:07 AM
128 posts (0 per day)
Contact Information
AIM GEKSIMALSAPEK
Yahoo GEKSIMALSAPEK
ICQ No Information
MSN GEKSIMALSAPEK
* Profile views updated each hour

Duythong

Năng Động

***


Topics
Posts
Recent wiki edits
ibProBattle
Arcade
Blog
Shared Photos
Comments
Friends
My Content
12 Feb 2012




Nếu không là cừu thì phải chọn…


Câu chuyện về sự phát ngôn và ứng xử của nhà Toán học trẻ Ngô Bảo Châu nếu chỉ là chuyện riêng của cá nhân thì cũng là chuyện nhỏ, nhưng đặt vai trò của một trí thức đã có danh phận trong “bàn cờ thế sự” như cách nhìn rất đúng của Vũ Đông Hà (1) thì quả thực cũng lắm chuyện để bàn, lắm góc nhìn để xét. Nên tôi xin có lời bàn thêm.

Trong xã hội Việt Nam hiện nay Đảng CSVN là yếu tố rất lớn, “phủ sóng” chi phối đến từng ngõ ngách của cuộc sống thì việc xem xét phẩm chất một trí thức cũng như đánh giá hành vi của họ là tốt hay xấu, không thể xem xét theo cảm tính hay theo sách vở thông thường, mà phải xem xét trong mối tương quan với nhân tố rất căn bản này. Một người hay một việc có thể bản chất là tốt nhưng nếu tạo điều kiện cho thế lực xấu của Đảng sử dụng và gây hiệu quả xấu thì trở thành yếu tố xấu, và ngược lại... Nghĩa là phải đặt quân cờ trong bàn cờ đang hồi sôi động.

- Dù chủ động hay chỉ do bị động thì nhà Toán học Ngô Bảo Châu cũng đang thành một quân cờ trên bàn cờ mà 2 đối thủ đang cầm quân là Đảng CSVN ở phía bên này, còn bên kia là phía Dân chủ Tự do (gồm nhân dân giác ngộ, trí thức giác ngộ và nhân loại văn minh).

- Thật vậy, Quyền và Tiền không phải nước lã. Trong chế độ Cộng sản, cho anh làm Viện trưởng một Viện lớn, cho nhận căn nhà tặng giá 3 triệu đô và cho kinh phí 667 triệu VNĐ thì người ta không ngu gì để anh khôn lỏi làm người đứng giữa; anh phải là một quân cờ của phía Quyền và Tiền, dù trong lòng anh có cao quý thế nào mặc kệ. Không chấp nhận thì anh phải khước từ! Dân chúng hoàn toàn có thể chấp nhận và tự hào về một Thiên tài chỉ biết làm Toán và không biết làm chính trị hay phản biện xã hội (dẫu biết như vậy là trí thức một bề, không hoàn thiện). Nhưng nếu thế, chỉ yêu Toán, khước từ chính trị, thì người thông minh đã không ứng xử như Ngô Bảo Châu.

Luật đời, sự lựa chọn bao giờ cũng phải “trọn gói” (như Phạm Thị Hoài đã nói), không thể nhặt vinh quang của “gói” này chắp vào lợi lộc của “gói” kia, giống như ĐCS đã chắp kinh tế thị trường vào định hướng XHCN và đã dùng sức mạnh áp đặt xã hội. Mấy chục điều tự bạch của Ngô Bảo Châu là để ông nói mà chơi chứ vào bàn cờ thì không có chuyện “quân cờ” được phép tự nhúc nhích theo “tuyên ngôn” của mình.

- Có điều cần nhớ là quân cờ (hay ngọn cờ) trí thức Ngô Bảo Châu ở đây không có nhiệm vụ “chặt chém, ăn quân” thô thiển mà có sứ mệnh “sang trọng” hơn. Nó phải di động sao cho đưa được cuộc cờ vào “thế” mà Quyền và Tiền mong muốn; đôi khi Ngô Bảo Châu cũng được phép nói thật lòng để làm cho đối phương tưởng bở, tưởng quân cờ này là quân cờ tự do chẳng ai điều khiển được, hoặc giả bộ đi nhầm một nước có lợi cho đối phương…

Nhưng quân cờ là quân cờ, dù được tiện bằng ngà voi hay bằng đá quý cũng vậy thôi.

- Sản phẩm của trí thức là kết tinh của trí tuệ và nhân cách, nó không hề bị giới hạn bởi ranh giới nào hết, kể cả ranh giới nghề nghiệp (điều này trước đây hai ông Hà Sĩ Phu và Phan đình Diệu đã nói rất rõ). Đối với trí thức thì nhu cầu Phản biện xã hội cần thiết nhiều hay ít là do thực tiễn xã hội ấy đòi hỏi nhiều hay ít. Trong một xã hội thanh bình, người trí thức có thể yên tâm làm nghề riêng của mình, coi sự phản biện xã hội là nhu cầu rất thứ yếu. Nhưng khi xã hội đang biến động, vận nước đang cơn hiểm nghèo, đạo đức đang lúc suy đồi… thì xã hội cần sự phản biện một cách tập trung và quyết liệt để cứu nước, cứu xã hội, người trí thức khi ấy phải đặt nhu cầu phản biện, phản tỉnh, phản kháng lên trên. Thử tưởng tượng ngôi nhà của Ngô Bảo Châu đang bén lửa mà mà có người đến vỗ vai rất thân ái, bảo “Châu ơi, hãy tập trung vào công việc chính là Toán học đi, chữa cháy là rất cần, vô cùng cần (không chữa cháy thì gia đình sẽ chết lâm sàng), nhưng chữa cháy là việc chung của nhiều người, ai làm chẳng được.” thì Ngô Bảo Châu sẽ nhìn anh bạn đó với con mắt thế nào, biết đâu hắn chẳng là tòng phạm với kẻ muốn đốt nhà Châu?

Sự phản biện tất nhiên không phải dành riêng cho trí thức, nhưng người trí thức luôn có vai trò đi đầu trong phản biện để nâng cao dân trí, vì trí thức là nguyên khí quốc gia, là đội ngũ tinh hoa (Tinh hoa của trí tuệ và nhân cách chứ không phải một đám chuyên viên kỹ thuật). Một khi dân trí được thức tỉnh thì dân sẽ “phản biện” bằng cách của họ, bằng hành động là chính (nói kiểu Lê nin thì trí thức thường dùng vũ khí phê phán, còn dân thì phê phán bằng các “vũ khí” khác).

Đã mấy ai thiên về “chuyên môn”, chăm chú về chuyên môn như GS Nguyễn Huệ Chi trước đây, nhưng hiện tình vận mệnh đất nước đã khiến ông phải gánh lấy trách nhiệm đầu tàu phản biện, mà tự hỏi “mình không phản biện thì chờ ai phản biện đây?” Không phải ông “xếp bút nghiên theo việc đao cung” mà chỉ dùng “bút nghiên” làm vũ khí, và chỉ cần thế thôi là đương nhiên chẳng có chức Viện trưởng, chẳng có nhà lầu hay kinh phí hàng trăm tỷ nào có thể trao vào tay ông, có chăng chỉ là sự lo âu, là những nguy cơ thường trực. Bởi sự lựa chọn luôn luôn là “trọn gói”.

Trong “bàn cờ Thế sự Việt nam thời…Thổ tả” chỉ có hai bên; dù muốn hay không người trí thức đã có danh phận cũng phải là một quân cờ, đứng “lề” nào do anh tự chọn! Mà buộc phải chọn, không thể là con cừu lơ ngơ hay siêu nhân đứng giữa. Có nhiều người thoạt nhìn tưởng như đứng giữa nhưng nhìn kỹ sẽ thấy thực chất họ cũng thuộc về bên này hay bên kia. Sự đứng giữa chỉ là phương pháp hay vỏ bọc. Nếu không là cừu thì phải chọn một trong hai “lề” , phải hay trái, chính hay tà? Không thể đứng trên cao buông lời “Trung dung, khách quan, công bằng, hợp lý” như vẫn được dạy trong sách vở, vì đó là phẩm chất dành cho trọng tài.

Thưa các vị trí thức, lịch sử không khiến anh làm trọng tài, và không bên nào cho phép anh làm trọng tài cả, xin đừng ảo tưởng làm chi!

Một nhà trí thức đã có danh phận dù có im lặng để “làm chuyên môn”, dù không nói gì hết, thì sơ sơ cũng là một mức độ đầu hàng cái Ác, cũng là đứng im trong tay cái Ác cho cái Ác lợi dụng. Huống chi còn nói những lời lấp lửng làm mồi cho cái Ác?
Đóng vai Trọng tài của thời cuộc, đóng vai quân tử đứng giữa để tôn vinh những “chân lý vĩnh cửu” chỉ là tự lừa mình và giúp người ta trưng mình ra để chăn dắt dân chúng như chăn dắt “đàn cừu”!

Tôi viết những dòng này trong niềm tự hào rằng đất nước có những tài năng như GS Ngô Bảo Châu, và tin rằng anh còn có thể điều chỉnh. Tôi mong anh điều chỉnh thành công , tuy không dễ, để niềm tự hào của tôi và của những người yêu mến anh không bị phụ lòng.

V. Quốc Uy
10 Nov 2011






[attachment=1189:chelinh.jpg]


Lại quên



Tuần vừa rồi, trước và sau khi viết bài “Quên”, vài người gửi cho tôi link nhạc có giá trị vô bờ bến bằng chiếc cầu Bến Hải, phải xem trước khi động đất ở California có thể làm mình toi mạng, phải xem trước khi các văn phòng bác sĩ Việt Nam ở California chấm dứt chương trình giảm giá đặc biệt cho ai trả tiền mặt, chích hai mông chỉ trả tiền có một mông: cái link đó là để xem Paris By Night 103 và 104 trên Youtube. Cộng thêm vào đó, tôi nhận thêm vài Power Point có “giá trị nghệ thuật” đặc biệt với tiếng hát của cô ca sĩ đòi thù lao $5000/ một xuất, đòi trả tiền máy bay cho chồng đi theo, và của anh chàng ca sĩ Bắc Kỳ trước 75 gia đình anh chị em đã hát nhạc thác loạn ăn chơi trong khi chiến sĩ bỏ mạng ở chiến trường, bây giờ thì cũng theo đạo tiền về Việt Nam hát kiếm sống.

Tôi có hỏi những người này tại sao xem và phổ biến những ca sĩ, MC ngày xưa hớt hãi lo quắn đít tìm đủ mọi cách rời quê hương bây giờ không biết xấu hổ về lại Việt Nam ca hát chỉ vì tiền, thì họ trả lời cho tôi là nghe hát thấy hay, vả lại miễn phí, xem không mất tiền, có chết cửa tứ nào mà dại gì lại không xem. Cái gì hay của họ thì mình xem, cái gì dở thì đừng để ý đến!

Lý luận này nghe không lọt lỗ tai vì chữ “dở” dùng ở đây không đúng nghĩa. Đàn ông không ga-lăng với vợ là dở. Nhưng cái dở ở đây không chết con ruồi muỗi nào vì không hại vợ. Vợ có thể rất ư là xì-nẹc cấm cung hai bữa thế nhưng ông chồng không làm điều gì phản đạo đức. (Trừ trường hợp chồng đưa vợ đi chơi, xe đậu trên con đèo phía bên hành khách là vực thẳm. Hai người bước ra ngắm trời xanh non nước rồi đến khi vào lại xe đi về, ông chồng không ga-lăng mở cửa xe cho vợ. Vì xe đậu sát vực thẳm không có chỗ đứng nên khi bà vợ phải tự mình mở cửa thì chẳng may sẩy chân ngã xuống vực chết. Đây là hại vợ nhưng không có chủ ý: trong cả mấy chục triệu ông chồng thì chỉ có được một người may mắn như ông này). Trái lại, đàn ông có vợ, bỏ vợ về Việt Nam tìm con gái khác thì không phải là ông ta dở về chung tình, mà là ông ta không có một đời sống đạo đức.

Nếu chỉ chú trọng về cái hay thì tại sao tôi không thấy một người nào gửi email cho tôi khen Osama bin Laden có công làm cho dân cuồng tín Hồi giáo hiệp một chống Mỹ? Sao không một người nào khen Hitler giỏi, đã có công giúp nước Đức phục hồi kinh tế khi ông ta lên cầm quyền? Sao không ai khen Mao Trạch Đông đã có công đuổi Tưởng Giới Thạch qua Đài Loan, thống nhất Trung Hoa? Câu trả lời là vì những người này dã man vô đạo đức, nên dù họ có đạt được một thành quả nào trong xã hội, thế giới không cần biết sự thành công đó mà chỉ chú trọng vào việc truyền bá hành động vô lương tâm của họ cho nhân loại biết để trong tương lai nếu có phải gặp trường hợp tương tự thì biết đường đối phó, tránh được thảm họa.

Khi có một biến cố trọng đại nào ảnh hưởng đến tinh thần, chúng ta thường không bao giờ quên. Nếu nó là một kinh nghiệm xấu hoặc kinh hoàng, chúng ta không bao giờ tái phạm lại vết cũ. Khi tôi còn nhỏ, chơi đánh bài với bạn bè dù rằng chỉ để ăn thua nút khoén, dây thun, bố tôi một mực cấm cản. Một hôm lại bắt được tôi đánh bài, ông ta bắt tôi ra quỳ ở giữa đường với hai tay tôi cầm cái mâm ở trên đầu mà ông ta đã để một bộ bài trên cái mâm đó. Tôi xấu hổ cùng cực, từ đó không bao giờ đánh bài nữa.

Lần đầu tiên về Việt Nam năm 1995, chúng tôi đi Nam Định bằng tầu hỏa và rồi trở về nhà ga SàiGòn. Trời tờ mờ sáng, mọi người còn ngủ, xe cộ vắng hoe. Một đám xích-lô vây quanh chúng tôi, tất cả đều là thanh niên, và sau khi hỏi giá, tôi chọn chiếc xe thứ ba vì rẻ tiền hơn hai chiếc trước. Leo lên chiếc thứ ba để chở tôi về nhà, tôi ngạc nhiên là hai chiếc xích-lô mà tôi đã hỏi giá trước chạy theo xe tôi. Khi tôi hỏi anh xích-lô thì anh ta nói đừng để ý gì vì họ cũng là bạn, chỉ chạy theo cho vui. Lúc xe đến nhà thì hai người lái xích-lô kia với thái độ hung hăng, miệng chửi thề luôn miệng, đòi tôi trả tiền cho họ vì tôi đã hỏi họ trước mà không đi. Anh chàng xích-lô chở tôi lúc ban nãy trấn an tôi đừng lo gì hết, bây giờ đòi tôi trả tiền cho nhanh rồi lái xe đi mất, không nói một lời với hai người kia! May là người nhà ở Việt Nam ra kịp thời chứ không thì vợ chồng tôi đã bị hai người xích-lô này làm thịt. Cái kinh nghiệm khủng khiếp đi xích-lô ấy không bao giờ quên được nên từ đó trở đi, không bao giờ tôi đặt chân lên một chiếc xích-lô khác ở SàiGòn.

Tháng 7 năm 1975 khi gia nhập vào đời sống nước Mỹ, trong vài tháng hè học ESL (English As a Second Language) chờ đợi vài tháng nữa nhập học Trung học lớp 12, tôi lang thang ở những tiệm sách cũ mua hết những tuần báo Time và Newsweek số phát hành vào tháng 4 và tháng 5 1975 tường thuật về sự kinh hoàng, bom đạn chết chóc của miền Bắc gây ra trên đường chinh phục miền Nam. Tôi vẫn còn giữ những tuần báo ấy, thỉnh thoảng đem ra đọc để nhớ lại kỷ niệm hãi hùng của ngày tôi ra đi.

Ba thí dụ trên cho thấy chuyện gì kinh hoàng xẩy đến trong đời thì mình không bao giờ quên. Tôi tin chắc là những ca sĩ, MC trở lại Việt Nam ca hát không thể nào không nhớ cái kinh nghiệm tang thương của tháng Tư 1975. Họ chỉ chọn lựa cố quên đi trong tâm khảm của họ ấy thôi.

Họ được quốc gia Hoa Kỳ đùm bọc, cung ứng cho một nơi ở vĩnh viễn trên thiên đàng tự do. Thay vì khi thành tài trả cái ơn ấy, họ chọn về Việt Nam kiếm tiền cho cá nhân họ. Luật lệ về thuế má của nước Mỹ là nếu một người sống và làm việc ngoài nước Mỹ, họ có thể xin miễn thuế. Thế nhưng nếu một người sống ở nước Mỹ mà đi làm ở những quốc gia khác, họ phải khai báo số tiền lợi tức thu nhập ở nước ngoài để bị đánh thuế. Nếu tôi là người không có sĩ diện, không nghĩ đến ngày xưa tôi xấu hổ bỏ chạy bây giờ lại vác mặt quay về thì tôi không dại gì khai báo tiền tôi thu vào ở ngoại quốc để nước Mỹ đánh thuế.

Ngày xưa khi họ tranh giành một chiếc ghế trên máy bay, một chỗ ngồi trên chiếc tầu để rời Việt Nam ngút lửa, họ mong người khác đối xử đặc biệt với họ để họ chiếm được một chỗ an toàn trên đường tìm tự do. Bây giờ đã được ở xứ tự do, nơi những người Việt ngày xưa ở Việt Nam bị giam cầm, gia đình thân nhân họ chết nơi tù ngục, biển cả, thời gian bây giờ là lúc người ở hải ngoại cần đồng tâm nhất trí với những người đồng hương, cần đối xử đặc biệt với họ, cùng mặc niệm sự mất mát của họ, thì chính những người ca sĩ, MC này lại ngoảnh mặt đi, đặt quyền lợi làm tiền của họ lên trên hết khi họ quyết định về Việt Nam kiếm cơm.

Lòng tham thường là không đáy, lòng tham không biết người khác nghèo khổ như thế nào, miễn sao giầu có và lợi lộc đến cho mình. Giá một vé vào cửa cho những show hát của họ ở Việt Nam lên đến $100 dollars. Vâng, $100 dollars chứ không phải 100 đồng Việt Nam. Ở Mỹ với lương trung bình hàng năm GDP Per capita của một người là $47,200 dollars (https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/us.html ), ít người chịu bỏ 100 dollars mua vé xem bất cứ show gì. Thế mà ở VN lương trung bình GDP Per capita của một người chỉ có $3,200 dollars (https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/vm.html)

Nhân lên theo tỷ lệ, cái vé $100 dollars ở Việt Nam tương tự với giá ở Mỹ là $1,475 một vé! Ở cả hai quốc gia với giá vé cắt cổ như vậy, chỉ có người giầu nứt đố đổ vách mới dám bỏ tiền đi xem. Ở Việt Nam thành phần nào có tiền nhiều như thế để đi xem? Dân làm ăn, dân chơi thị trường chứng khoán, một thiểu số làm cho công ty ngoại quốc giầu có, viên chức chính phủ giầu sụ… . Làm sao những người này giầu? Vì người tiêu thụ mua sản phẩm, vì lương công chức của đa số dân chúng làm việc nghèo nàn so với một thiểu số giầu có. Có nghĩa là chỉ có dân nghèo là khổ. Đã thế, số tiền lương trả cho những ca sĩ MC bên Mỹ sẽ biến khỏi Việt Nam không trở lại. Thay vì như các hãng xưởng tư nhân ngoại quốc mở công ty ở Việt Nam đổ tiền vào trong nước, người dân được lợi khi đi làm được trả lương với tiền từ ngoại quốc, các ca sĩ, MC này thu tiền ở Việt Nam nhưng đem qua bên Mỹ tiêu thụ, mua nhà, mua xe, mua Louis Vuitton. Người ở Việt Nam có nghèo đói thì sống chết mặc bay.

Từ đời xửa đời xưa có bà bán dưa, khi xem những chương trình DVD nhạc tạo ra chương trình chủ đề kích thích lòng ái quốc của người xem, chẳng hạn như hãnh diện là người Việt Nam, vinh danh lính VNCH…, mà tiền lời không dùng để trao tặng một tổ chức bất vụ lợi, hay giúp đỡ những người khốn cùng ở Mỹ, hoặc xây dựng một cơ sở bất vụ lợi thì tôi không tín nhiệm những công ty DVD này một tí nào. Kích thích lòng ái quốc để làm lợi cho riêng mình thì xấu hổ người Việt Nam chứ không phải hãnh diện người Việt Nam. Khi vừa mới xem DVD PBN hãnh diện “Tôi là người Việt Nam”, tôi đã thấy những người trong chương trình hoàn toàn không có một uy tín. Chưa nói đến sự lựa chọn đúng người hãnh diện (tiêu chuẩn hãnh diện của họ chỉ là những người giầu hay có chức tước, ai bị đày ải trong tù hay người nghèo khó làm việc nhân đạo thì khỏi cần đề cập), tôi đã nhủ thầm họ là ai, có tư cách gì mà chọn người Việt Nam hãnh diện đem trình làng? Nếu nói là có khiếu viết văn thì tôi xin nói phét một tí (OK, OK, không phải một tí mà là nói phét động trời): tôi nhất định chẳng thua ai. Nếu nói là có khiếu phát biểu, biện luận trước công chúng thì tôi chắc chắn cũng chẳng thua gì chị Ba Cầu Muối; thế nhưng nói như thế không có nghĩa là tôi hay họ có đủ uy tín để chọn lựa người trình làng để hãnh diện. Cái giác quan thứ bẩy của tôi đã không sai khi họ mới vừa nghêu ngao “hãnh diện là người Việt Nam” mà chỉ không đầy một năm sau mọi người nối đuôi nhau leo lên xe đò lục tỉnh về SàiGòn hát hò. Thế rồi MC lại tiếp tục MC, ca sĩ lại tiếp tục là ca sĩ, trong show thứ 506, 507, 508… mà mọi người trong chúng ta ai nấy, vô tình hay cố ý, quên hết hành động thật ngứa tai gai mắt của họ.

Thỉnh thoảng đọc báo tôi thấy nhiều nơi so sánh người Việt Nam chúng ta như dân Do Thái da vàng. Tôi thật tình xấu hổ khi đọc đến sự so sánh này, không khác chi ta so sánh Tùng Lâm với Alain Delon, đoàn tầu hỏa Thống Nhất với xe lửa tốc hành TGV (Train à Grande Vitesse) của Pháp, khách sạn 5-sao Hương Mùa Thu của Saigon-tourist với 5-sao The Four Seasons của Mỹ. Trong khi các ca sĩ, MC, dân buôn bán, hồ hởi trở lại quê hương Việt Nam cũ chỉ với mục đích duy nhất là làm tiền, thừa biết rằng sinh mạng của họ được chính phủ Mỹ bảo đảm vì họ là công dân Hoa Kỳ, hàng năm gần 3000 người Mỹ gốc Do Thái bỏ Hoa Kỳ trở lại Do Thái sinh sống với mục đích bảo vệ quê hương của họ, dù rằng nhiều người đã bị dân Palestine giết vì họ tình nguyện về sống ở những phần đất Do Thái nằm trong khu địch quân Palestine. Trong khi những người MC, ca sĩ này quên mất một chính thể không xem mạng sống của người dân ra gì thì vào tháng 10 năm ngoái, trong một cuộc trao đổi tù binh vô tiền khoáng hậu, Do Thái thả 1027 tù binh người Palestine họ giam giữ chỉ để đổi lấy một binh sĩ của mình với chức Hạ Sĩ, anh Gilad Shalit. Trong khi những người MC, ca sĩ này quên mất lý do gần 40 năm trước họ phải trốn chui trốn nhũi, tranh giành mạng sống với người khác để rời khỏi Việt Nam thì Simon Wiesenthal, người Do Thái, bị quân lính Hitler bắt và may mắn thoát khỏi Holocaust, không quên mối thù, tận tâm dùng cả đời của mình hơn 50 năm truy nã và bắt rất nhiều sĩ quan Đức Quốc Xã, người nổi tiếng nhất là Adolf Eichmann, bị cơ quan tình báo Mossad của Do Thái (tương tự như CIA của Mỹ) bắt cóc ông ta ở Á-Căn-Đình rồi đem trở về Do Thái hành quyết.

Chúng ta ai cũng hùng hổ vươn vai, vỗ ngực, đánh trống, thổi kèn, lùa trâu, tát nước, kêu gọi người khác tỉnh thức để xây dựng một quê hương xán lạn, nhưng chính chúng ta lại ngủ vùi trong một giấc ngủ triền miên u mê ám chướng, ngoảnh mặt, bịt tai làm ngơ, thậm chí đôi lúc còn cổ võ những chuyện ngứa tai gai mắt của những ca sĩ, MC về VN, những cơ cấu tổ chức, những tập đoàn thương mại, những cá nhân vẫn tiếp tục cộng tác với họ, không cần biết lập trường sống là gì.

Chẳng bao giờ người Việt Nam chúng ta sẽ là người Do Thái da vàng.

Nguyễn Tài Ngọc
10 Nov 2011







Quên



Người nào ngày xưa nói câu “càng già, càng dẻo, càng dai” chắc có lẽ một là trẻ con hỉ mũi chưa sạch không biết kinh nghiệm già cả là gì, hai là ở túc trực tại nhà thương điên Biên Hòa nên phát ngôn bừa bãi không hiểu chính lời mình nói, ba là một bà già 90 tuổi xưa nay độc thân vẫn còn trinh lần đầu tiên trong đời lên xe hoa về nhà chồng, và bốn là làm ở cơ quan truyền thông tuyên truyền chống đế quốc Mỹ nói xuyên tạc mãi thành ra thói quen, cứ tưởng những gì mình phát biểu là đúng sự thật.

Không, càng già không càng dẻo và nhất định không càng dai. Ngược lại, “càng già, càng mỏi, càng quên”. Tôi đã quá 50, cũng đã bắt đầu già. Những người cùng lứa tuổi già với tôi suy nhược giống nhau nên điều mỏi mệt không làm tôi lo ngại. Điều lo ngại là gần đây tôi hay quên làm tôi lo lắng sốt mông sốt vó là bắt đầu có dấu hiệu của bệnh mất trí nhớ Alzheimer’s. Cái bệnh quên của tôi rất đặc biệt ở chỗ tôi không nhớ tên đàn bà. Tên đàn ông thì tôi nhớ, nhưng đàn bà thì không. Nhân viên làm trong sở không nói chuyện vài tháng là tôi quên tên. Ngay cả những bà vợ láng giềng trong khu nhà tôi ở mà tôi cũng quên tên của họ.

Buổi chiều đi làm về lái xe đậu trước cửa garage, vừa bước ra xe thì một bà cũng mới đi làm về, hớn hở vẫy tay chào “ Hi, David!”. Sáng Thứ Bẩy hay Chủ Nhật ra trước cửa nhặt báo đem vào nhà thì bà trước nhà cũng ra trước sân nhặt báo, nhoẻn miệng cười : “Hi, David!” Tối Thứ Năm đem thùng rác ra đường cho người ta đổ rác vào sáng hôm sau, bà láng giềng kế bên cũng mang thùng rác ra cùng một lúc, “Hi, David!”. Mỗi lần như thế tôi đều đứng thộn mặt ra, không nhớ tên người láng giềng của mình là gì, chỉ ú ớ: “Oh, hi…!”. Không lần nào là tôi không thấy xấu hổ, không cảm thấy mình quá bất lịch sự không gọi đích danh của họ để chào trả lễ. Đôi lúc tôi phải chạy thật nhanh vào nhà hỏi vợ con nhắc cho tôi biết tên họ là gì rồi trở lại ra ngoài nói chuyện với họ “ Hi Debra….”, “Hi Maria….”, “Hi Peggy….”. Sau này, không muốn mấy bà ấy nghĩ tôi khinh người không gọi họ bằng tên, tôi viết tên của họ vào một mảnh giấy, để vào ngăn đựng bao tay trong xe để không thể nào quên tên của họ.

Trong những năm gần đây, một số ca sĩ, nhạc sĩ, MC, sinh sống ở hải ngoại có căn bệnh quên giống như tôi (MC: Master of Ceremonies, người điều khiển chương trình của ban Tùng Lâm). Họ không nhớ lý do nào rời quê hương hơn 35 năm về trước. Bây giờ tất cả lần lượt khăn gói quả mướp về lại Việt Nam (lần này cao cấp hơn ngày ra đi là đựng khăn gói quả mướp trong hành lý Samsonite hay Louis Vuitton). Nhưng khác với cái quên của tôi là một căn bệnh của tạo hóa dành cho những người có mái tóc muối tiêu nhân loại không thể nào tránh khỏi, cái quên của họ là một cái quên cố tình, cái quên của họ là một cái quên có chủ ý, cái quên của họ chỉ với mục đích duy nhất là kiếm tiền cho cá nhân họ với một đầu óc hẹp hòi hoàn toàn không suy xét.

Triết lý gia nổi tiếng người Mỹ gốc Tây Ban Nha George Santayana nói một câu rất nổi tiếng: “Người không nhớ quá khứ chắc chắn sẽ tái phạm lỗi lầm” ("Those who cannot remember the past are condemned to repeat it"). Những ca sĩ, nhạc sĩ, MC, này là những người không nhớ quá khứ trong câu nói của ông George Santayana. Trong cái bối cảnh khốc liệt của chiến tranh, của chiến thắng của đại quân Bắc Việt, họ đã quên những chuyện đau thương, căm hờn, khổ ải, tước đoạt, xót xa, chết chóc, thân nhân muôn đời vĩnh biệt của hơn 35 năm về trước. Họ đã quên trăm nghìn dân chúng trong nỗi kinh hoàng gia tài chỉ là mảnh vải che thân hay bao bố đội trên đầu, kẹt cứng trên một con đường duy nhất đầy máu đổ để có thể thoát thân vào SàiGòn lánh nạn khi Tổng Thống Thiệu quyết định bỏ tử thủ vùng Cao nguyên. Họ quên đi cả nghìn thuyền nhân boat people đã bỏ mạng nơi biển cả, trong tay hải tặc Thái Lan trên con đường ra khơi tìm tự do. Họ đã quên đi cả trăm nghìn chồng, cha, chú, bác, anh, em, trong quân đội đi tù với cả nghìn người đã vĩnh viễn không có cơ hội đoàn tụ với gia đình. Họ đã quên đi những bà mẹ điên đầu xoay sở làm cách nào tìm được từng củ khoai, từng bát bo-bo để nuôi nấng bố mẹ, chồng con của mình qua thời gian nghèo đói kinh hoàng nhất của lịch sử Việt Nam. Họ đã quên đi là một phần tử trong một tập thể chiến bại, sinh mạng của họ trở nên vô nghĩa, rẻ hơn một con thú vật, như chỉ mành treo chuông, có thể bị lấy mất đi bất cứ lúc nào không một ai hay biết.



Họ quên đi tất cả chỉ vì lý do gì? Tìm lại mạng sống của mình? Thưa không, các quốc gia hải ngoại bảo toàn tối đa sinh mạng công dân của họ. Đóng góp vào việc hỗ trợ dân nghèo, giúp ích xã hội? Thưa không, đã có chính phủ Hoa Kỳ hay tư nhân người Mỹ trắng như Bill Gates, Warren Buffet… lo. Họ quên đi tất cả chỉ vì một mục đích duy nhất: kiếm tiền để làm giầu cho cá nhân của họ.

Giá vào cửa show của họ lên đến hai hay ba triệu đồng Việt Nam ($100-$150 dollars) / một vé. Lương tháng của một anh làm nghề bảo vệ hay cắt tóc đàn ông của một người ở Việt Nam thậm chí không bằng một vé xem show của họ. Tôi thắc mắc không hiểu lương tâm của họ có bao giờ hỏi chính họ là những người tạo ra vật giá leo thang đắt đỏ ở Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến dân nghèo càng túng quẫn không tìm đủ miếng ăn? Thế nhưng tự hỏi là tự trả lời: lòng tham của họ là một lòng tham không đáy.

Điều ngạc nhiên tôi nhận thấy là những người này khi trở lại bên Mỹ, họ vẫn ngang nhiên kiếm tiền như thường, không một ai chê trách. Các chương trình DVD vẫn bán chạy như tôm tươi. MC, ca sĩ ở đây vẫn tiếp tục điều khiển, hát hò trong chương trình với họ như không có chuyện gì xẩy ra. Họ vẫn tiếp tục đòi tiền thù lao cao tận trời vì vẫn có người bằng lòng trả tiền họ đòi hỏi. Tôi biết một cô ca sĩ hàng đầu ở đây đòi tiền thù lao $5000 dollars cho một xuất hát ba tiếng đồng hồ. Không những thế, cô ta đòi phải trả tiền máy bay cho chồng đi theo! Thế mà vẫn có bầu show hay tập đoàn tư nhân trả số tiền đòi hỏi đó.

Chúng ta, những người bỏ tiền mua vé đi xem show của họ hát ở bên Mỹ hay chuyển tiếp email video của họ hát cho bạn bè xem, là những người đã trực tiếp hay gián tiếp đồng ý với hành động của họ làm, nối giáo cho giặc. Bernie Madoff, cựu Giám Đốc Thị Trường Chứng Khoán NASDAQ lừa gạt khách hàng trị giá 65 tỷ đô-la làm vài người tự vẫn vì số tiền mất mát quá lớn. Chính người con cả của ông ta, Mark Madoff tự tử vào tháng 12 năm ngoái vì xấu hổ với hành động của bố mình làm, và vì những cơ quan đầu tư thưa kiện để lấy lại tiền. Andrew Madoff, người con thứ hai, trong chương trình “60 minutes” vào Chủ Nhật tuần vừa rồi , tuyên bố là anh đã từ bố mình, cắt đứt tất cả mọi liên lạc vì hành động của ông ta quá đê hèn, làm hại cả trăm nghìn người.

Khi thấy cha mình làm một điều sai quấy, Andrew Madoff còn từ bỏ cha mình được thì tại sao người Việt hải ngoại không có một thái độ dứt khoát với các ca sĩ về Việt Nam hát?

Hoa Kỳ là một xã hội tư bản, tiền là động lực chính yếu thúc đẩy tất cả mọi sự. Netflix là một hãng cho mướn phim ở Mỹ. Khi một người trả tiền lệ phí hàng tháng, họ có thể xem bằng hai loại: Netflix gửi DVD đến nhà hoặc họ xem trực tiếp trên TV streamlined (Netflix chiếu phim thẳng trên TV như mình xem TV những chương trình thường lệ). Vài tháng trước đây, Giám Đốc Netflix là Reed Hastings quyết định không gửi DVD đến nhà nữa. Ai muốn thì phải trả thêm tiền. Chính sách này làm những hội viên mướn phim Netflix nổi giận. Chỉ trong một tháng mà 800,000 người hủy bỏ thẻ hội viên!



Dịch vụ thẻ lấy tiền debit card ở nhà băng Mỹ từ xưa đến nay miễn phí. Vài tuần trước đây, Bank Of America tuyên bố tính tiền khách hàng $5 dollar/ một tháng. Khi chính sách này áp dụng, cả nghìn người hủy bỏ trương mục ở Bank Of America và mở trương mục mới ở ngân hàng khác. Mất một số khách hàng khá lớn làm Bank Of America cách đây hai ngày quyết định sẽ không tính tiền thân chủ $5 nữa, debit card sẽ được miễn phí như cũ.

Chúng ta có thể bắt chước hội viên của Netflix hay thân chủ của Bank Of America, không nên tiêu một xu cho các ca sĩ này.

Không bỏ tiền mua vé đi xem những ca sĩ, MC, hải ngoại về Việt Nam trình diễn; không chuyển tiếp email tin tức, video liên hệ đến họ là một hành động thực tiễn nói cho họ biết là những gì họ đang làm là sai lầm. Thế nhưng buồn thay người Việt hải ngoại chúng ta không có can đảm gióng tiếng chuông lương tâm cho họ biết. Chính chúng ta là những người gián tiếp cổ võ hành động của họ bằng cách mua vé đi xem show, chuyển tiếp email liên quan đến họ. Do đó, chúng ta cũng như họ, không khác biệt một tí nào.

Họa sĩ Walt Kelly vào năm 1941 trong một tranh hoạt họa khá nhiều người ưa thích, vẽ con thú Pogo tuyên bố với bạn nó, con cá sấu Albert: “We have met the enemy, and he is us”. Câu nói này thật hợp tình hợp lý với tất cả người Việt chúng ta ở hải ngoại trong vấn đề này:

“Chúng ta đã gặp kẻ thù, và kẻ thù đó là chính chúng ta”.

Nguyễn Tài Ngọc











__._,_.___
21 Oct 2011

Những bóng hồng vây quanh Dinh Độc lập một thời


Bài cũ chuyển đọc cho vui, có nhiều điểm đúng và nhiều điểm quá " hư cấu" ...Cũng không biết tác giả là ai mà dùng toàn từ ngữ của việt cộng, xem xong đừng nghĩ ngợi...

Những người đàn ông trong câu chuyện này là những người quyền lực nhất của miền Nam trước 1975, là Tổng thống, Phó Tổng thống, Thủ tướng, tướng tá của chế độ Sài Gòn. Trong số họ có người giờ đã ra người thiên cổ, có người sống lưu vong nơi đất khách quê người. Những người đàn bà trong câu chuyện này hầu hết là những người nổi tiếng một thời ở Sài Gòn.

Họ có thể là đệ nhất phu nhân, là diễn viên, ca sĩ nổi tiếng... Trong số họ có người chưa bao giờ đặt chân đến Dinh Độc Lập, nhưng nhan sắc, tài năng của họ đã làm đảo điên những người đàn ông đầy quyền lực trong dinh, làm khuynh đảo cả chính trường. Họ là những “bóng hồng” vây quanh Dinh Độc Lập một thời.

Dưới chế độ chính quyền Sài Gòn cũ, sân chơi của giới quyền lực đầy tham vọng gần như không có giới hạn. Trong một xã hội đầy hỗn độn “quần ngư tranh thực” và đạo đức chuẩn mực xã hội được nêu thành: “bạn nhà binh, tình nhà thổ”, những câu chuyện tình luôn gắn với quyền lực, tiền bạc và tham vọng chính trị, xã hội. Ai là người đã chiến thắng? Câu trả lời là: Không ai cả!

Năm 30 tuổi, thiếu tá Nguyễn Văn Thiệu dưới trướng Ngô Đình Diệm có thời gian đóng quân tại bến sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Chính tại nơi đây, Thiệu có một mối tình rất diễm lệ, say đắm với một cô gái lai Tây tên Oanh rất xinh đẹp và còn rất trẻ.

Nhưng tham vọng quyền lực và sợ ảnh hưởng đến công danh sự nghiệp sau này, Thiệu đã nén lại mối tình trong tim để leo lên nấc thang danh vọng cao nhất của quyền lực trở thành lãnh đạo Ủy ban quốc gia (Quốc trưởng Đệ nhị Cộng hòa) và Tổng thống Chánh phủ Việt Nam Cộng hòa từ năm 1965 đến ngày 21-04-1975 từ chức bỏ ra nước ngoài sống lưu vong.

Nhưng có một ngày nọ, Tổng thống Thiệu ra Phú Yên trong chuyến công cán đầu tiên với vai trò Tổng thống, ông ta nhớ lại mối tình rất đẹp một thời đã qua. Nhưng thật oái oăm, ngang trái vì tay thuộc hạ dưới quyền là đương kim tỉnh trưởng Phú Yên đã phỗng tay trên tự lâu rồi. Thiệu đau một, tỉnh trưởng Phú Yên hốt hoảng lo sợ gấp mười vì nếu như sự thật trần trụi bị phơi bày…

Đôi dòng tiểu sử

Ông Nguyễn Văn Thiệu sinh ngày 25-12-1924 tại làng Tri Thủy, xã Tri Hải, Ninh Hải (tỉnh Ninh Thuận), trong một gia đình nghèo, vừa làm rẫy vừa đánh cá. Nguyễn Văn Thiệu có hai người anh trai là Nguyễn Văn Hiếu - thời đệ nhị Cộng hòa làm đại sứ tại Ý và Nguyễn Văn Kiểu làm đại sứ tại Đài Loan. Lên 9 tuổi, Thiệu theo học trường nghề Đỗ Hữu Vị, Phan Rang sau đó học trường quân sự tại Huế, rồi Võ bị Đà Lạt. Mồ côi cha từ năm 11 tuổi, nên quãng đời tuổi thơ của Thiệu cũng khá nhiều cay đắng, vất vả.

Từ năm 1949 học xong khóa Võ bị Đà Lạt, Thiệu cầm súng trong quân Liên hiệp Pháp sau đó được cử đi học sĩ quan Bộ binh tại Pháp. Năm 1951, Nguyễn Văn Thiệu cưới bà Nguyễn Thị Mai Anh con gái một gia đình có truyền thống nghề lương y nổi tiếng đất Mỹ Tho, theo đạo công giáo toàn tòng. Chúng tôi sẽ kể sau cùng câu chuyện về đệ nhất phu nhân Mai Anh

Tham gia cuộc đảo chánh Ngô Đình Diệm 1963, Thiếu tướng Nguyễn Văn Thiệu trở thành một đại diện quyền lực trong giới quân đội. Sau đó được đề cử làm lãnh đạo Ủy ban quốc gia (Quốc trưởng), Nguyễn Cao Kỳ làm Thủ tướng thành lập Đệ nhị Cộng hòa.

Năm 1971, trong một cuộc bầu cử không đối thủ với số phiếu đắc cử trên 94%, tướng Nguyễn Văn Thiệu trở thành Tổng thống Chánh phủ Việt Nam Cộng hòa đến ngày 21-4-1975 chuyển giao quyền lực Tổng thống cho ông Trần Văn Hương và ngày 25-4-1975, Nguyễn Văn Thiệu rời Việt Nam đến Đài Loan, sau đó định cư tại Anh.

Nhưng về sau ông sang Mỹ sống lặng lẽ những năm tháng cuối đời và mất ngày 29-9-2001 tại Boston, Bang Massachusetts, Hoa Kỳ sau một cơn xuất huyết não. Vợ chồng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu có ba người con, một gái hai trai là: Nguyễn Thị Tuấn Anh, Nguyễn Quang Lộc và Nguyễn Thiệu Long.

Chuyện tình cô gái lai tây ở bến Sông Cầu

Khi còn là thiếu tá, khoảng năm 1954 Thiệu là tiểu đoàn trưởng đóng quân tại Sông Cầu, Phú Yên một thời gian. Ngay bến Sông Cầu, có một phụ nữ góa chồng, người lem luốc, cực khổ. Nhưng bà có cô con gái lai Tây tên Oanh rất đẹp. Nhan sắc của nàng vượt lên trên các cô gái trong vùng nhờ nước da trắng trẻo, sắc sảo và dáng cao, mũi cao làm thiếu tá Thiệu gặp một lần tình cờ tại bến sông đã đem lòng nhớ thương da diết.

Xa vợ, xa nhà và là chỉ huy một đội quân chiến trận, có lẽ những gì Thiệu muốn khó ai có thể chối từ, nhất là thường dân. Ngày tháng trôi qua nhanh, cuộc tình rực lửa của Thiếu tá Thiệu với cô gái lai phút chốc đã mặn nồng, tưởng như không thể tách rời được, thì cũng là lúc Thiệu chia tay chuyển quân đi nơi khác. Nàng Oanh ngày nào cũng ra bến sông Cầu chờ đợi bóng dáng anh thiếu tá người Phan Rang, nói tiếng Pháp, tiếng Anh như gió, rất có duyên và đẹp trai nhưng mỗi ngày thêm vô vọng…

Câu nói, đời quân nhân như cánh chim trời bay đi biền biệt, giờ bỗng đúng với tâm trạng nàng Oanh, bất giác gió sông Cầu thổi lạnh qua khe cửa, lạnh buốt cả tâm hồn cô gái mong đợi người tình…Nàng Oanh đâu biết, tay thiếu tá hào hoa kia đang say sưa với công danh, sự nghiệp như một kẻ “tọa sơn xem hổ đấu” chờ ngày đắc lợi.

Năm 1955 Thiệu gia nhập Quân lực Việt Nam Cộng hòa, rồi thăng hàm trở thành chỉ huy trường Võ bị Đà Lạt. Năm 1962, đại tá Nguyễn Văn Thiệu làm Sư trưởng SĐ 5 Bộ Binh, đến 1963 trở về Sài Gòn tham gia lật đổ gia đình Ngô Đình Diệm được phong hàm tướng và chính thức gia nhập chính trường, không làm chỉ huy quân đội mà thò chân vào bộ máy quyền lực cao nhất.



Mai Anh, vợ của Nguyễn Văn Thiệu

Hình bóng cô nhân tình lai Tây ở bến Sông Cầu đã mờ dần, chỉ còn trong ký ức riêng, trong khi Sài Gòn trăm hoa đua nở. Những cuộc ngoại giao, quan hệ chính khách đang tập trung vào đệ nhất phu nhân Mai Anh nên Thiệu không dám hó hé gì để lộ làm ảnh hưởng đến uy tín chính trị.

Cũng cần nói thêm để mọi người dễ hình dung ra bối cảnh tại Phú Yên thời đó. Tỉnh trưởng Phú Yên thời kỳ 1965 -1967 là Trung tá Trần Văn Hai (Hai Trề), quê ở Cần Thơ, nổi tiếng là một sĩ quan nghiêm túc, ngay thẳng luôn hết mình phụng sự quốc gia. Tư lệnh vùng 2 chiến thuật là tướng Vĩnh Lộc, một người dòng dõi hoàng tộc, là anh em với Bảo Đại nên uy quyền rất lớn.

Được mệnh danh là “anh cả Trường Sơn” một ông vua không ngai vàng. Một hôm, tướng Vĩnh Lộc lệnh cho Hai Trề mang xe tỉnh trưởng ra sân bay đón nàng ca sĩ Minh Hiếu, nhân tình của tướng Lộc ghé Phú Yên có việc riêng và căn dặn Hai Trề phải dùng xe công tỉnh trưởng ra đón rồi đưa nàng về tư dinh tỉnh trưởng để nghĩ ngơi. Tỉnh trưởng Hai Trề nhận lệnh, nhưng cảm thấy bất bình với thượng cấp vì chuyện tình ái lăng nhăng làm khổ quân lính, nên đã lấy xe riêng ra đón.

Thay vì đưa về tư dinh tỉnh trưởng, để nàng tắm rửa sạch sẽ, nghỉ ngơi lấy sức cho thoải mái, xức dầu thơm "Intimate" gợi tình nồng nực, hầu tiếp đón "Anh cả Trường Sơn" Tướng Vĩnh Lộc cho đúng điệu cải lương Phùng Há, thì Hai Trề lại nổi máu lính giang hồ, chở vứt nàng ca sĩ này ra ngoài khách sạn hạng sang ngoài đường Lê Thánh Tôn, thị xã Tuy Hòa. Ca sĩ Minh Hiếu là mỹ nhân nổi danh vời khá nhiều giai thoại chốn tình trường. Từng là người yêu của nhạc sĩ kiêm ca sĩ Nhật Trường (Trần Thiện Thanh), nổi tiếng với những ca khúc hát về lính Cộng hòa.

Sau đó, cô nàng còn được mệnh danh là “hạ sỹ nhứt danh dự” hàng tuần có mặt trên sóng đài phát thanh Sài Gòn để tâm tình, trao đổi thư từ với lính chiến trận, quyết định lăn xả vào con đường danh vọng, dựa cột cội tùng những tướng tá quyền lực như tướng Vĩnh Lộc.

Chính vì câu chuyện “tham vàng, bỏ ngãi” này, mà người đời truyền nhau câu chuyện thất tình của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh với bài Hoa Trinh nữ rất thảm buồn có những câu như lời tâm sự gởi gấm vào: “Tôi không phải là vua, nên mộng ước thật bình thường”…Lúc bấy giờ tướng Vĩnh Lộc được coi như vua ở Tây Nguyên, đã cưa cẩm ca sĩ Minh Hiếu trong một lần nàng lên Pleyku hát phục vụ. Về sau, ca sĩ Minh Hiếu đã khiến tướng Vĩnh Lộc bỏ vợ, nghiễm nhiên thành phu nhân Tư lệnh vùng 2.

Trở lại câu chuyện “không tuân chiếu chỉ” của trung tá, tỉnh trưởng Hai Trề. Không biết trên đường về khách sạn nàng tâm sự thỏ thẻ thế nào, mà khiến tướng Vĩnh Lộc tức bầm tím cả mặt mày, nổi trận lôi đình. Nàng ca sĩ giận dỗi vì không được hầu đón chu đáo như đã hứa hẹn, nên dỗi tình nhân bay về Sài Gòn.

Hôm sau tướng Vĩnh Lộc bay từ Huế vào, ngồi trên máy bay gọi Hai Trề ra trình diện gấp.

Hai Trề không lạ gì kiểu hành xử này nên bình tĩnh, bất chấp mọi búa rìu giáng xuống. Tướng Vĩnh Lộc vờ như đang thi hành công cán, không nhắc gì đến nàng ca sĩ nhân tình bị “ngược đãi” hôm trước, chỉ trách cứ, mắng mỏ Hai Trề quản lý dở ẹt, để V.C đánh từa lưa Phú Yên, gây xáo trộn tình hình và đe dọa: Phải chuyển đi nơi khác…Quả nhiên sau đó không lâu, trung tá Trần Văn Hai bị thay ghế, chuyển đi chỗ khác, người thay thế là Trần Văn Bá. Bá là con của bác sĩ Trần Văn Chẩn - thời Pháp là giám đốc Bịnh viện Mỹ Tho, là người quen bên phía gia đình bà Mai Anh - vợ Thiệu.

Lúc Thiệu là trung tá Tiểu đoàn trưởng đóng quân ở Sông Cầu - Phú Yên cặp bồ với nàng Oanh, thì Bá là tiểu đội trưởng, cấp dưới của Thiệu. Nay nhân lúc tướng Vĩnh Lộc căm tức Hai Trề, Quốc trưởng Nguyễn Văn Thiệu gợi ý Nguyễn Cao Kỳ, Trần Thiện Khiêm, Dương Văn Minh (Minh lớn) chuẩn y hàm cấp trung tá và bổ nhiệm làm tỉnh trưởng biệt khu Phú Yên cho Trần Văn Bá.

Năm 1971, sau khi đăng cơ Tổng thống, chuyến du hành đầu tiên mang tính công vụ của Thiệu là đến Phú Yên. Tỉnh trưởng Trần Văn Bá cho quân sĩ giong trống, mở cờ đón Tổng thống từ sân bay về đến dinh tỉnh trưởng rất rỡ ràng, long trọng. Đang lúc quan văn, tướng võ và báo giới hoan hỉ, đột ngột Thiệu quay sang hỏi :

- Bá à, cái bà gì hồi xưa lấy Tây ở Sông Cầu, có còn ở chỗ cũ không ?

Tỉnh trưởng Bá nghe xong như muốn rụng rời tay chân và mặt tái xanh không còn hột máu, ấp úng trả lời thì…mà…là… Đám bá quan văn võ tháp tùng không ai hiểu mô tê gì, chưng hửng như từ trời rơi xuống. Chỉ có một mình Trần Văn Bá là thấu hiểu, Tổng thống muốn hỏi cô Oanh lai Tây ở bến sông Cầu.



Ca sĩ Kim Loan

Nhưng Bá á khẩu vì lo sợ một sự thật khác nếu ngài Tổng thống biết… Số là, sau ngày thiếu tá Thiệu bỏ nàng Oanh ra đi biền biệt, nàng chờ đợi mãi đến không còn chút hy vọng gì nên lấy một lính địa phương tên Hoanh làm chồng. Chồng cô Oanh tử trận, nàng trở thành góa phụ. Thực hiện chính sách với gia đình quân nhân tử trận, chính phủ Thiệu ban bố lệnh các địa phương phải có trách nhiệm giúp đỡ, tạo điều kiện cho cô nhi, quả phụ có công ăn việc làm.

Mượn “gậy ông” này, tỉnh trưởng Bá cho lính đến Sông Cầu rước nàng Oanh về dinh Tỉnh trưởng làm việc trực điện thoại. Lửa gần rơm, hơn nữa là đàn em của Tổng thống năm xưa, lại là lúc cô Oanh xinh đẹp, đầy đặn sức sống của một phụ nữ xuân thì nên Bá không dại gì bỏ qua cơ hội gần gũi người đẹp. Hơn nữa, Bá suy nghĩ nông cạn rằng: Tổng thống không thể nhớ chuyện tình cũ, mà giả sử có nhớ cũng không dám tòm tem gì cả vì sợ ảnh hưởng đến danh dự và uy tín.

Lửa tình của thiếu phụ tuổi 35 hừng hực hòa điệu với bản tánh háo sắc của viên tỉnh trưởng, chẳng bao lâu nàng Oanh lai Tây ở bến Sông Cầu trở thành “vợ bé” của viên tỉnh trưởng và hạ sinh một đứa con. Bá lo sợ vụ việc vỡ lỡ đến tai Tổng thống và bà vợ hung dữ như sư tử Hà Đông nên luôn tìm đủ mọi cách để “trám miệng” cô vợ bé xinh đẹp.

Nhưng người đàn bà đã từng bị nhân tình ruồng bỏ khi no cơm, chán chè không cho phép mình dại dột thêm một lần nữa. Người dân Phú Yên quê cô có câu nói: Đừng tham nước mặn mà hà ăn chưn…Cô không để thêm một lần bị tình phụ trên tay ẳm theo con nhỏ dại. Nên tỉnh trưởng Trần Văn Bá càng muốn im lặng, cô nàng càng tìm đủ mọi cách khoe khoang, huyên thuyên rùm beng về chuyện làm vợ bé Tỉnh trưởng đã có con riêng như một chiến tích lẫy lừng, đầy tự hào để đe dọa và tống tiền Trần Văn Bá - một kẻ vừa tham sắc lẫn tham danh.

Tỉnh trưởng Bá sợ cuống cuồng, lo đáp ứng mọi nhu cầu của vợ bé đưa ra. Làm giấy khai sanh mang họ của Bá, mua một căn nhà to đùng cho hai mẹ con ở với đầy đủ tiện nghi sang trọng.

Trở lại với khuôn mặt méo mó đến tội nghiệp, thảm hại của tỉnh trưởng “đàn em” khi Tổng thống Thiệu hỏi chạm nọc, Bá biết là Thiệu mãi lo việc quốc gia chưa biết chuyện nàng Oanh trở thành “phòng nhì” trong hậu cung của mình nên tìm đủ mọi cách xuề xòa cho qua chuyện. Nhưng cho dù Bá có tài giỏi đến đâu, với đám thuộc hạ tay chân dưới trướng của Tổng thống, chỉ “nửa nốt nhạc” là mọi sự thật sẽ bị phơi



Ca sĩ Minh Hiếu

Trần Văn Bá nuốt hận cay đắng vào lòng và nguyền rủa số phận không may của mình rằng: Tại sao ông ấy là Tổng thống…Câu chuyện cô vợ bé của tỉnh trưởng Trần Văn Bá kết thúc ngay sau đó với kết cục khá thảm. Khi quyền lực bị Thiệu tước hết, bạc tiền cũng vơi đáy, nàng Oanh tìm cách tránh né và hờ hững như một quy luật nhân quả xưa nay trong cõi nhân gian rằng: Còn duyên thì kẻ đón người đưa/ Hết duyên đi sớm về trưa một mình.

Nàng Oanh sau này đã lấy một ông dân biểu tên N.H.T cũng ở Phú Yên, khoảng năm 1990 xuất cảnh sang Mỹ theo diện H.O. Nghe đâu ông T sống riêng với con cái ở bang khác, không chung sống với nàng Oanh lai Tây ở bến Sông Cầu.

...


Ca sĩ Kim Loan có hay vào Dinh Độc lập ""hát suốt đêm" hay không?

Thập niên 60, thành phố Hòn ngọc Viễn Đông nở rộ những trào lưu văn hóa, nghệ thuật lên ngôi. Nhan nhãn khắp các ngả đường, rạp xi-nê quảng cáo những chương trình đại nhạc hội, cải lương, tân nhạc, kịch nói. Đào kép nổi danh thời này cũng rất nhiều không sao kể xiết.

Đây cũng là thời hoàng kim của báo giới với nhiều ký giả chuyên đưa những thông tin giật gân về giới văn nghệ sĩ đang được khán giả ái mộ. Những vụ xì-căng-đan về tình ái, ghen tuông, cặp bồ, bỏ nhau bao giờ cũng được người đọc quan tâm hơn những tin tức trên các chiến trường. Một trong những vụ xì-căng-đan gây xôn xao dư luận liên quan đến cô ca sĩ Kim Loan.

Ca sĩ Kim Loan theo học lò nhạc sĩ Nguyễn Đức từ khi lên 8-9 tuổi. Nhạc sĩ Nguyễn Đức được ví như một phù thủy đào tạo ra những nghệ sĩ, ca sĩ nổi danh với các nghệ danh mang chữ Kim như: Kim Cương, Kim Hương, Kim Cúc, Kim Anh, Kim Loan…Cô bắt đầu sự nghiệp ca hát của mình vào ngày 8 tháng 8 năm 1966, năm đó cô đúng 17 tuổi rưỡi, với nhạc phẩm “Căn nhà ngoại ô” và ngay lập tức nổi danh.

Kim Loan có chất giọng hơi khàn, nghẹt mũi một chút. Cô đến ca trường nhạc giới giữa lúc Phương Dung, Hoàng Oanh, Hà Thanh, Phương Hoài Tâm, Phương Hồng Hạnh… đang làm mưa làm gió khắp các sân khấu. Tài và sắc là hai yếu tố hội đủ trong Kim Loan với vẻ đẹp hơi Tây, luôn sáng rực, lung linh khi bước lên sân khấu. Kim Loan có khuôn mặt đẹp, nụ cười tươi như hoa hồng Đà Lạt nở buổi ban mai và sở hữu sóng mũi thanh tú, vầng trán băng sương, mái tóc buông dài và thật đẹp quyến rủ khi nàng cài thêm chiếc nơ. Có người đã ví cô như là cây bonsai, chưa được uốn cành tỉa lá để trở thành một thứ cây cảnh với những nét hài hòa ngoạn mục.

Chỉ cần gia công một chút, Kim Loan có thể trở thành ngôi sao lung linh sánh vai với Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, Mộng Tuyền, Thanh Nga. Trong một lần hát phục vụ cho lính biệt động quân ở trại Đào Bá Phước, ca sĩ Kim Loan hội ngộ với Nguyễn Văn Thiệu đang đến dự buổi lễ của binh chủng.

Ca sĩ Kim Loan tỏa sáng bởi nhan sắc hơn là giọng ca đã lọt vào mắt xanh đa tình của Tổng thống Thiệu. Sau đó bằng một kênh bí mật, Thiệu chỉ thị cho Đặng Văn Quang và trung tá Ngân đứng ra mai mối. Kim Loan trở thành vợ bé của ngài tổng thống một cách hết sức bí mật được khoảng gần một năm. Do đó có dư luận về việc Kim Loan hát suốt đêm trong Dinh Độc Lập là vậy.

Trên 1 tờ báo hải ngoại mới đây ca sĩ Kim Loan kể lại chuyện gặp gỡ tướng râu kẽm Nguyễn Cao Kỳ như một người đoan trang thục nữ: “Loan đến hát nhiều lần ở Hội Quán Huỳnh Hữu Bạc.
Không quân, Hải quân, tất cả các binh chủng, nơi nào mời hát, Loan cũng đến, thân vui như anh em trong nhà, đâu có chuyện gì. Loan thường hát trong Không quân, có lần gặp ông bà Nguyễn Cao Kỳ trong Hội Quán, Loan thấy bà Nguyễn Cao Kỳ đẹp quá - bả mặc cái áo gì mà chỉ có một bên tay áo, đẹp và lạ quá, Loan cứ mê mẩn nhìn ngắm bả hoài. Má của Loan cùng đi, ngồi bên Loan, nói nhỏ: “Con đừng có nhìn bà ấy như vậy! Bà ấy tưởng con mê ông chồng bả, lôi thôi lắm đấy”. Có lần hát xong Loan định ra về thì nhiều ông xúm lại xin Má Loan đừng cho Kim Loan về. Loan hỏi “Tại sao vậy?” Có ông nói: “Ông Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ sắp đến.”

Loan nói:

- Ông ấy đến thì ông ấy đến. Sao lại không cho tôi về?

Ông này nói với mẹ Loan:

- Con quỳ lạy bác, bác ơi, bác đừng cho cô ấy về.

Loan vừa đứng lên định đi ra thì “ổng” bước vào, tất cả mọi người cùng đứng lên để chào “ổng”. Kẹt rồi. Loan phải ngồi lại. Lần ấy Loan có nói chuyện với ông Phó Tổng thống một lúc.

Ổng hỏi Loan: “Nhà cô ở đâu?”. Ổng nói “Tôi hay ăn phở số 1 gì đó đường Trương Tấn Bửu…”. Chỉ có lần đó Loan được nói chuyện với một ông lớn trong chính quyền, chứ còn mình là người dân, làm sao quen được các ông ấy”.

Nghe đoạn tâm sự trên cùa ca sĩ Kim Loan, rất nhiều người không nhịn được cười vì nàng ca sĩ “vợ bé” Tổng thống diễn quá tài, diễn mà cứ như thật. Tuy không còn trẻ trung, hơn 35 năm ca hát nhưng Kim Loan vẫn muốn làm con nai vàng ngơ ngác với chuyện tình trường.

Ca sĩ Kim Loan chê bai, thất vọng về đệ nhất phu nhân Mai Anh

Mặc dù Thiệu được hầu tá Đặng Văn Quang (cậu vợ) và trung tá Ngân bảo vệ, che chắn kín đáo không lộ quan hệ bí mật với ca sĩ Kim Loan ra ngoài, những vỏ quít dày, có móng tay nhọn, cuối cùng đã lọt đến tai đệ nhất phu nhân Nguyễn Thị Mai Anh.

Bà Mai Anh rất giận dữ, nhưng vốn bản tính trầm lặng, nếu làm ầm ỷ lên người bị thiệt trước tiên là chiếc ghế Tổng thống của chồng đang vào cuộc vận động bầu cử. Bà khôn ngoan và đáo để đánh tiếng khéo cho chồng biết và đe dọa sẽ cho người "mần thịt" tình địch. Thiệu hoảng sợ nên sắp xếp cho Kim Loan sang định cư ở Tây Đức. Sự nghiệp của người đẹp ca sĩ Kim Loan coi như chấm dứt tại Việt Nam vào ngày 6 tháng 11 năm 1969 với chuyến bay sang Tây Đức định cư tại thành phố Cologne. Đúng một năm sau cô làm đám cưới với một Việt kiều.

Trên một tờ báo hải ngoại, ca sĩ Kim Loan khẳng định: “Ông Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thì Loan không có gặp lần nào hết. Mà nói thiệt, nếu Loan gặp ông Thiệu, Loan sẽ hỏi: “Thưa Tổng thống, tôi không gặp ông lần nào, tại sao lại có chuyện kỳ cục vậy?”. Bị oan, tức thì hỏi vậy thôi, Loan biết là ông Tổng thống cũng là nạn nhân của chuyện đồn ác ý.

Nhưng Loan nghĩ những người có trách nhiệm phải nói chuyện đó không có. Loan thấy bà Thiệu vô tình quá đỗi, là vợ của ông Tổng thống, bả phải biết ông chồng bả có làm cái việc đó hay không! Đáng lý bả phải đính chánh cho ông chồng bả, bả phải giữ danh dự cho Loan, nhưng bả đã không làm việc đó. Vì thế Loan nói thiệt là Loan rất thất vọng về bà Thiệu”.



Ca sĩ Kim Loan hiện nay

Đến nước Đức, Kim Loan học khoa Xã hội Sư phạm, sau đó được Bộ Xã Hội nhận làm việc. Kim Loan vừa đi làm vừa học thêm, nhờ học được mấy năm Khoa Cosmotology, nên vào làm việc ở những mỹ viện và sau đó mở thẩm mỹ viện riêng kinh doanh suốt 30 năm nay.

Khoảng năm 1978, Kim Loan nhận lời đóng vai Điêu Thuyền trong tuồng Phụng Nghi Đình cho đoàn Kim Chung - Hội Việt kiều ở Paris. Vào dịp này, báo chí người Việt ở Hoa Kỳ mới tung tin giật gân rằng: Ca sĩ Kim Loan sở dĩ sang Tây Đức trước năm 1975 là để đợi ngày đập chum, còn tác giả cái chum cô mang trên bụng là Tổng thống Thiệu. Thực hư không biết ra sao, nhưng câu chuyện tình đó đã từng gây xôn xao dư luận Sài Gòn một thời…
21 Oct 2011

Những bóng hồng vây quanh Dinh Độc lập một thời


Bài cũ chuyển đọc cho vui, có nhiều điểm đúng và nhiều điểm quá " hư cấu" ...Cũng không biết tác giả là ai mà dùng toàn từ ngữ của việt cộng, xem xong đừng nghĩ ngợi...

Những người đàn ông trong câu chuyện này là những người quyền lực nhất của miền Nam trước 1975, là Tổng thống, Phó Tổng thống, Thủ tướng, tướng tá của chế độ Sài Gòn. Trong số họ có người giờ đã ra người thiên cổ, có người sống lưu vong nơi đất khách quê người. Những người đàn bà trong câu chuyện này hầu hết là những người nổi tiếng một thời ở Sài Gòn.

Họ có thể là đệ nhất phu nhân, là diễn viên, ca sĩ nổi tiếng... Trong số họ có người chưa bao giờ đặt chân đến Dinh Độc Lập, nhưng nhan sắc, tài năng của họ đã làm đảo điên những người đàn ông đầy quyền lực trong dinh, làm khuynh đảo cả chính trường. Họ là những “bóng hồng” vây quanh Dinh Độc Lập một thời.

Dưới chế độ chính quyền Sài Gòn cũ, sân chơi của giới quyền lực đầy tham vọng gần như không có giới hạn. Trong một xã hội đầy hỗn độn “quần ngư tranh thực” và đạo đức chuẩn mực xã hội được nêu thành: “bạn nhà binh, tình nhà thổ”, những câu chuyện tình luôn gắn với quyền lực, tiền bạc và tham vọng chính trị, xã hội. Ai là người đã chiến thắng? Câu trả lời là: Không ai cả!

Năm 30 tuổi, thiếu tá Nguyễn Văn Thiệu dưới trướng Ngô Đình Diệm có thời gian đóng quân tại bến sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Chính tại nơi đây, Thiệu có một mối tình rất diễm lệ, say đắm với một cô gái lai Tây tên Oanh rất xinh đẹp và còn rất trẻ.

Nhưng tham vọng quyền lực và sợ ảnh hưởng đến công danh sự nghiệp sau này, Thiệu đã nén lại mối tình trong tim để leo lên nấc thang danh vọng cao nhất của quyền lực trở thành lãnh đạo Ủy ban quốc gia (Quốc trưởng Đệ nhị Cộng hòa) và Tổng thống Chánh phủ Việt Nam Cộng hòa từ năm 1965 đến ngày 21-04-1975 từ chức bỏ ra nước ngoài sống lưu vong.

Nhưng có một ngày nọ, Tổng thống Thiệu ra Phú Yên trong chuyến công cán đầu tiên với vai trò Tổng thống, ông ta nhớ lại mối tình rất đẹp một thời đã qua. Nhưng thật oái oăm, ngang trái vì tay thuộc hạ dưới quyền là đương kim tỉnh trưởng Phú Yên đã phỗng tay trên tự lâu rồi. Thiệu đau một, tỉnh trưởng Phú Yên hốt hoảng lo sợ gấp mười vì nếu như sự thật trần trụi bị phơi bày…

Đôi dòng tiểu sử

Ông Nguyễn Văn Thiệu sinh ngày 25-12-1924 tại làng Tri Thủy, xã Tri Hải, Ninh Hải (tỉnh Ninh Thuận), trong một gia đình nghèo, vừa làm rẫy vừa đánh cá. Nguyễn Văn Thiệu có hai người anh trai là Nguyễn Văn Hiếu - thời đệ nhị Cộng hòa làm đại sứ tại Ý và Nguyễn Văn Kiểu làm đại sứ tại Đài Loan. Lên 9 tuổi, Thiệu theo học trường nghề Đỗ Hữu Vị, Phan Rang sau đó học trường quân sự tại Huế, rồi Võ bị Đà Lạt. Mồ côi cha từ năm 11 tuổi, nên quãng đời tuổi thơ của Thiệu cũng khá nhiều cay đắng, vất vả.

Từ năm 1949 học xong khóa Võ bị Đà Lạt, Thiệu cầm súng trong quân Liên hiệp Pháp sau đó được cử đi học sĩ quan Bộ binh tại Pháp. Năm 1951, Nguyễn Văn Thiệu cưới bà Nguyễn Thị Mai Anh con gái một gia đình có truyền thống nghề lương y nổi tiếng đất Mỹ Tho, theo đạo công giáo toàn tòng. Chúng tôi sẽ kể sau cùng câu chuyện về đệ nhất phu nhân Mai Anh

Tham gia cuộc đảo chánh Ngô Đình Diệm 1963, Thiếu tướng Nguyễn Văn Thiệu trở thành một đại diện quyền lực trong giới quân đội. Sau đó được đề cử làm lãnh đạo Ủy ban quốc gia (Quốc trưởng), Nguyễn Cao Kỳ làm Thủ tướng thành lập Đệ nhị Cộng hòa.

Năm 1971, trong một cuộc bầu cử không đối thủ với số phiếu đắc cử trên 94%, tướng Nguyễn Văn Thiệu trở thành Tổng thống Chánh phủ Việt Nam Cộng hòa đến ngày 21-4-1975 chuyển giao quyền lực Tổng thống cho ông Trần Văn Hương và ngày 25-4-1975, Nguyễn Văn Thiệu rời Việt Nam đến Đài Loan, sau đó định cư tại Anh.

Nhưng về sau ông sang Mỹ sống lặng lẽ những năm tháng cuối đời và mất ngày 29-9-2001 tại Boston, Bang Massachusetts, Hoa Kỳ sau một cơn xuất huyết não. Vợ chồng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu có ba người con, một gái hai trai là: Nguyễn Thị Tuấn Anh, Nguyễn Quang Lộc và Nguyễn Thiệu Long.

Chuyện tình cô gái lai tây ở bến Sông Cầu

Khi còn là thiếu tá, khoảng năm 1954 Thiệu là tiểu đoàn trưởng đóng quân tại Sông Cầu, Phú Yên một thời gian. Ngay bến Sông Cầu, có một phụ nữ góa chồng, người lem luốc, cực khổ. Nhưng bà có cô con gái lai Tây tên Oanh rất đẹp. Nhan sắc của nàng vượt lên trên các cô gái trong vùng nhờ nước da trắng trẻo, sắc sảo và dáng cao, mũi cao làm thiếu tá Thiệu gặp một lần tình cờ tại bến sông đã đem lòng nhớ thương da diết.

Xa vợ, xa nhà và là chỉ huy một đội quân chiến trận, có lẽ những gì Thiệu muốn khó ai có thể chối từ, nhất là thường dân. Ngày tháng trôi qua nhanh, cuộc tình rực lửa của Thiếu tá Thiệu với cô gái lai phút chốc đã mặn nồng, tưởng như không thể tách rời được, thì cũng là lúc Thiệu chia tay chuyển quân đi nơi khác. Nàng Oanh ngày nào cũng ra bến sông Cầu chờ đợi bóng dáng anh thiếu tá người Phan Rang, nói tiếng Pháp, tiếng Anh như gió, rất có duyên và đẹp trai nhưng mỗi ngày thêm vô vọng…

Câu nói, đời quân nhân như cánh chim trời bay đi biền biệt, giờ bỗng đúng với tâm trạng nàng Oanh, bất giác gió sông Cầu thổi lạnh qua khe cửa, lạnh buốt cả tâm hồn cô gái mong đợi người tình…Nàng Oanh đâu biết, tay thiếu tá hào hoa kia đang say sưa với công danh, sự nghiệp như một kẻ “tọa sơn xem hổ đấu” chờ ngày đắc lợi.

Năm 1955 Thiệu gia nhập Quân lực Việt Nam Cộng hòa, rồi thăng hàm trở thành chỉ huy trường Võ bị Đà Lạt. Năm 1962, đại tá Nguyễn Văn Thiệu làm Sư trưởng SĐ 5 Bộ Binh, đến 1963 trở về Sài Gòn tham gia lật đổ gia đình Ngô Đình Diệm được phong hàm tướng và chính thức gia nhập chính trường, không làm chỉ huy quân đội mà thò chân vào bộ máy quyền lực cao nhất.



Mai Anh, vợ của Nguyễn Văn Thiệu

Hình bóng cô nhân tình lai Tây ở bến Sông Cầu đã mờ dần, chỉ còn trong ký ức riêng, trong khi Sài Gòn trăm hoa đua nở. Những cuộc ngoại giao, quan hệ chính khách đang tập trung vào đệ nhất phu nhân Mai Anh nên Thiệu không dám hó hé gì để lộ làm ảnh hưởng đến uy tín chính trị.

Cũng cần nói thêm để mọi người dễ hình dung ra bối cảnh tại Phú Yên thời đó. Tỉnh trưởng Phú Yên thời kỳ 1965 -1967 là Trung tá Trần Văn Hai (Hai Trề), quê ở Cần Thơ, nổi tiếng là một sĩ quan nghiêm túc, ngay thẳng luôn hết mình phụng sự quốc gia. Tư lệnh vùng 2 chiến thuật là tướng Vĩnh Lộc, một người dòng dõi hoàng tộc, là anh em với Bảo Đại nên uy quyền rất lớn.

Được mệnh danh là “anh cả Trường Sơn” một ông vua không ngai vàng. Một hôm, tướng Vĩnh Lộc lệnh cho Hai Trề mang xe tỉnh trưởng ra sân bay đón nàng ca sĩ Minh Hiếu, nhân tình của tướng Lộc ghé Phú Yên có việc riêng và căn dặn Hai Trề phải dùng xe công tỉnh trưởng ra đón rồi đưa nàng về tư dinh tỉnh trưởng để nghĩ ngơi. Tỉnh trưởng Hai Trề nhận lệnh, nhưng cảm thấy bất bình với thượng cấp vì chuyện tình ái lăng nhăng làm khổ quân lính, nên đã lấy xe riêng ra đón.

Thay vì đưa về tư dinh tỉnh trưởng, để nàng tắm rửa sạch sẽ, nghỉ ngơi lấy sức cho thoải mái, xức dầu thơm "Intimate" gợi tình nồng nực, hầu tiếp đón "Anh cả Trường Sơn" Tướng Vĩnh Lộc cho đúng điệu cải lương Phùng Há, thì Hai Trề lại nổi máu lính giang hồ, chở vứt nàng ca sĩ này ra ngoài khách sạn hạng sang ngoài đường Lê Thánh Tôn, thị xã Tuy Hòa. Ca sĩ Minh Hiếu là mỹ nhân nổi danh vời khá nhiều giai thoại chốn tình trường. Từng là người yêu của nhạc sĩ kiêm ca sĩ Nhật Trường (Trần Thiện Thanh), nổi tiếng với những ca khúc hát về lính Cộng hòa.

Sau đó, cô nàng còn được mệnh danh là “hạ sỹ nhứt danh dự” hàng tuần có mặt trên sóng đài phát thanh Sài Gòn để tâm tình, trao đổi thư từ với lính chiến trận, quyết định lăn xả vào con đường danh vọng, dựa cột cội tùng những tướng tá quyền lực như tướng Vĩnh Lộc.

Chính vì câu chuyện “tham vàng, bỏ ngãi” này, mà người đời truyền nhau câu chuyện thất tình của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh với bài Hoa Trinh nữ rất thảm buồn có những câu như lời tâm sự gởi gấm vào: “Tôi không phải là vua, nên mộng ước thật bình thường”…Lúc bấy giờ tướng Vĩnh Lộc được coi như vua ở Tây Nguyên, đã cưa cẩm ca sĩ Minh Hiếu trong một lần nàng lên Pleyku hát phục vụ. Về sau, ca sĩ Minh Hiếu đã khiến tướng Vĩnh Lộc bỏ vợ, nghiễm nhiên thành phu nhân Tư lệnh vùng 2.

Trở lại câu chuyện “không tuân chiếu chỉ” của trung tá, tỉnh trưởng Hai Trề. Không biết trên đường về khách sạn nàng tâm sự thỏ thẻ thế nào, mà khiến tướng Vĩnh Lộc tức bầm tím cả mặt mày, nổi trận lôi đình. Nàng ca sĩ giận dỗi vì không được hầu đón chu đáo như đã hứa hẹn, nên dỗi tình nhân bay về Sài Gòn.

Hôm sau tướng Vĩnh Lộc bay từ Huế vào, ngồi trên máy bay gọi Hai Trề ra trình diện gấp.

Hai Trề không lạ gì kiểu hành xử này nên bình tĩnh, bất chấp mọi búa rìu giáng xuống. Tướng Vĩnh Lộc vờ như đang thi hành công cán, không nhắc gì đến nàng ca sĩ nhân tình bị “ngược đãi” hôm trước, chỉ trách cứ, mắng mỏ Hai Trề quản lý dở ẹt, để V.C đánh từa lưa Phú Yên, gây xáo trộn tình hình và đe dọa: Phải chuyển đi nơi khác…Quả nhiên sau đó không lâu, trung tá Trần Văn Hai bị thay ghế, chuyển đi chỗ khác, người thay thế là Trần Văn Bá. Bá là con của bác sĩ Trần Văn Chẩn - thời Pháp là giám đốc Bịnh viện Mỹ Tho, là người quen bên phía gia đình bà Mai Anh - vợ Thiệu.

Lúc Thiệu là trung tá Tiểu đoàn trưởng đóng quân ở Sông Cầu - Phú Yên cặp bồ với nàng Oanh, thì Bá là tiểu đội trưởng, cấp dưới của Thiệu. Nay nhân lúc tướng Vĩnh Lộc căm tức Hai Trề, Quốc trưởng Nguyễn Văn Thiệu gợi ý Nguyễn Cao Kỳ, Trần Thiện Khiêm, Dương Văn Minh (Minh lớn) chuẩn y hàm cấp trung tá và bổ nhiệm làm tỉnh trưởng biệt khu Phú Yên cho Trần Văn Bá.

Năm 1971, sau khi đăng cơ Tổng thống, chuyến du hành đầu tiên mang tính công vụ của Thiệu là đến Phú Yên. Tỉnh trưởng Trần Văn Bá cho quân sĩ giong trống, mở cờ đón Tổng thống từ sân bay về đến dinh tỉnh trưởng rất rỡ ràng, long trọng. Đang lúc quan văn, tướng võ và báo giới hoan hỉ, đột ngột Thiệu quay sang hỏi :

- Bá à, cái bà gì hồi xưa lấy Tây ở Sông Cầu, có còn ở chỗ cũ không ?

Tỉnh trưởng Bá nghe xong như muốn rụng rời tay chân và mặt tái xanh không còn hột máu, ấp úng trả lời thì…mà…là… Đám bá quan văn võ tháp tùng không ai hiểu mô tê gì, chưng hửng như từ trời rơi xuống. Chỉ có một mình Trần Văn Bá là thấu hiểu, Tổng thống muốn hỏi cô Oanh lai Tây ở bến sông Cầu.



Ca sĩ Kim Loan

Nhưng Bá á khẩu vì lo sợ một sự thật khác nếu ngài Tổng thống biết… Số là, sau ngày thiếu tá Thiệu bỏ nàng Oanh ra đi biền biệt, nàng chờ đợi mãi đến không còn chút hy vọng gì nên lấy một lính địa phương tên Hoanh làm chồng. Chồng cô Oanh tử trận, nàng trở thành góa phụ. Thực hiện chính sách với gia đình quân nhân tử trận, chính phủ Thiệu ban bố lệnh các địa phương phải có trách nhiệm giúp đỡ, tạo điều kiện cho cô nhi, quả phụ có công ăn việc làm.

Mượn “gậy ông” này, tỉnh trưởng Bá cho lính đến Sông Cầu rước nàng Oanh về dinh Tỉnh trưởng làm việc trực điện thoại. Lửa gần rơm, hơn nữa là đàn em của Tổng thống năm xưa, lại là lúc cô Oanh xinh đẹp, đầy đặn sức sống của một phụ nữ xuân thì nên Bá không dại gì bỏ qua cơ hội gần gũi người đẹp. Hơn nữa, Bá suy nghĩ nông cạn rằng: Tổng thống không thể nhớ chuyện tình cũ, mà giả sử có nhớ cũng không dám tòm tem gì cả vì sợ ảnh hưởng đến danh dự và uy tín.

Lửa tình của thiếu phụ tuổi 35 hừng hực hòa điệu với bản tánh háo sắc của viên tỉnh trưởng, chẳng bao lâu nàng Oanh lai Tây ở bến Sông Cầu trở thành “vợ bé” của viên tỉnh trưởng và hạ sinh một đứa con. Bá lo sợ vụ việc vỡ lỡ đến tai Tổng thống và bà vợ hung dữ như sư tử Hà Đông nên luôn tìm đủ mọi cách để “trám miệng” cô vợ bé xinh đẹp.

Nhưng người đàn bà đã từng bị nhân tình ruồng bỏ khi no cơm, chán chè không cho phép mình dại dột thêm một lần nữa. Người dân Phú Yên quê cô có câu nói: Đừng tham nước mặn mà hà ăn chưn…Cô không để thêm một lần bị tình phụ trên tay ẳm theo con nhỏ dại. Nên tỉnh trưởng Trần Văn Bá càng muốn im lặng, cô nàng càng tìm đủ mọi cách khoe khoang, huyên thuyên rùm beng về chuyện làm vợ bé Tỉnh trưởng đã có con riêng như một chiến tích lẫy lừng, đầy tự hào để đe dọa và tống tiền Trần Văn Bá - một kẻ vừa tham sắc lẫn tham danh.

Tỉnh trưởng Bá sợ cuống cuồng, lo đáp ứng mọi nhu cầu của vợ bé đưa ra. Làm giấy khai sanh mang họ của Bá, mua một căn nhà to đùng cho hai mẹ con ở với đầy đủ tiện nghi sang trọng.

Trở lại với khuôn mặt méo mó đến tội nghiệp, thảm hại của tỉnh trưởng “đàn em” khi Tổng thống Thiệu hỏi chạm nọc, Bá biết là Thiệu mãi lo việc quốc gia chưa biết chuyện nàng Oanh trở thành “phòng nhì” trong hậu cung của mình nên tìm đủ mọi cách xuề xòa cho qua chuyện. Nhưng cho dù Bá có tài giỏi đến đâu, với đám thuộc hạ tay chân dưới trướng của Tổng thống, chỉ “nửa nốt nhạc” là mọi sự thật sẽ bị phơi



Ca sĩ Minh Hiếu

Trần Văn Bá nuốt hận cay đắng vào lòng và nguyền rủa số phận không may của mình rằng: Tại sao ông ấy là Tổng thống…Câu chuyện cô vợ bé của tỉnh trưởng Trần Văn Bá kết thúc ngay sau đó với kết cục khá thảm. Khi quyền lực bị Thiệu tước hết, bạc tiền cũng vơi đáy, nàng Oanh tìm cách tránh né và hờ hững như một quy luật nhân quả xưa nay trong cõi nhân gian rằng: Còn duyên thì kẻ đón người đưa/ Hết duyên đi sớm về trưa một mình.

Nàng Oanh sau này đã lấy một ông dân biểu tên N.H.T cũng ở Phú Yên, khoảng năm 1990 xuất cảnh sang Mỹ theo diện H.O. Nghe đâu ông T sống riêng với con cái ở bang khác, không chung sống với nàng Oanh lai Tây ở bến Sông Cầu.

...


Ca sĩ Kim Loan có hay vào Dinh Độc lập ""hát suốt đêm" hay không?

Thập niên 60, thành phố Hòn ngọc Viễn Đông nở rộ những trào lưu văn hóa, nghệ thuật lên ngôi. Nhan nhãn khắp các ngả đường, rạp xi-nê quảng cáo những chương trình đại nhạc hội, cải lương, tân nhạc, kịch nói. Đào kép nổi danh thời này cũng rất nhiều không sao kể xiết.

Đây cũng là thời hoàng kim của báo giới với nhiều ký giả chuyên đưa những thông tin giật gân về giới văn nghệ sĩ đang được khán giả ái mộ. Những vụ xì-căng-đan về tình ái, ghen tuông, cặp bồ, bỏ nhau bao giờ cũng được người đọc quan tâm hơn những tin tức trên các chiến trường. Một trong những vụ xì-căng-đan gây xôn xao dư luận liên quan đến cô ca sĩ Kim Loan.

Ca sĩ Kim Loan theo học lò nhạc sĩ Nguyễn Đức từ khi lên 8-9 tuổi. Nhạc sĩ Nguyễn Đức được ví như một phù thủy đào tạo ra những nghệ sĩ, ca sĩ nổi danh với các nghệ danh mang chữ Kim như: Kim Cương, Kim Hương, Kim Cúc, Kim Anh, Kim Loan…Cô bắt đầu sự nghiệp ca hát của mình vào ngày 8 tháng 8 năm 1966, năm đó cô đúng 17 tuổi rưỡi, với nhạc phẩm “Căn nhà ngoại ô” và ngay lập tức nổi danh.

Kim Loan có chất giọng hơi khàn, nghẹt mũi một chút. Cô đến ca trường nhạc giới giữa lúc Phương Dung, Hoàng Oanh, Hà Thanh, Phương Hoài Tâm, Phương Hồng Hạnh… đang làm mưa làm gió khắp các sân khấu. Tài và sắc là hai yếu tố hội đủ trong Kim Loan với vẻ đẹp hơi Tây, luôn sáng rực, lung linh khi bước lên sân khấu. Kim Loan có khuôn mặt đẹp, nụ cười tươi như hoa hồng Đà Lạt nở buổi ban mai và sở hữu sóng mũi thanh tú, vầng trán băng sương, mái tóc buông dài và thật đẹp quyến rủ khi nàng cài thêm chiếc nơ. Có người đã ví cô như là cây bonsai, chưa được uốn cành tỉa lá để trở thành một thứ cây cảnh với những nét hài hòa ngoạn mục.

Chỉ cần gia công một chút, Kim Loan có thể trở thành ngôi sao lung linh sánh vai với Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, Mộng Tuyền, Thanh Nga. Trong một lần hát phục vụ cho lính biệt động quân ở trại Đào Bá Phước, ca sĩ Kim Loan hội ngộ với Nguyễn Văn Thiệu đang đến dự buổi lễ của binh chủng.

Ca sĩ Kim Loan tỏa sáng bởi nhan sắc hơn là giọng ca đã lọt vào mắt xanh đa tình của Tổng thống Thiệu. Sau đó bằng một kênh bí mật, Thiệu chỉ thị cho Đặng Văn Quang và trung tá Ngân đứng ra mai mối. Kim Loan trở thành vợ bé của ngài tổng thống một cách hết sức bí mật được khoảng gần một năm. Do đó có dư luận về việc Kim Loan hát suốt đêm trong Dinh Độc Lập là vậy.

Trên 1 tờ báo hải ngoại mới đây ca sĩ Kim Loan kể lại chuyện gặp gỡ tướng râu kẽm Nguyễn Cao Kỳ như một người đoan trang thục nữ: “Loan đến hát nhiều lần ở Hội Quán Huỳnh Hữu Bạc.
Không quân, Hải quân, tất cả các binh chủng, nơi nào mời hát, Loan cũng đến, thân vui như anh em trong nhà, đâu có chuyện gì. Loan thường hát trong Không quân, có lần gặp ông bà Nguyễn Cao Kỳ trong Hội Quán, Loan thấy bà Nguyễn Cao Kỳ đẹp quá - bả mặc cái áo gì mà chỉ có một bên tay áo, đẹp và lạ quá, Loan cứ mê mẩn nhìn ngắm bả hoài. Má của Loan cùng đi, ngồi bên Loan, nói nhỏ: “Con đừng có nhìn bà ấy như vậy! Bà ấy tưởng con mê ông chồng bả, lôi thôi lắm đấy”. Có lần hát xong Loan định ra về thì nhiều ông xúm lại xin Má Loan đừng cho Kim Loan về. Loan hỏi “Tại sao vậy?” Có ông nói: “Ông Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ sắp đến.”

Loan nói:

- Ông ấy đến thì ông ấy đến. Sao lại không cho tôi về?

Ông này nói với mẹ Loan:

- Con quỳ lạy bác, bác ơi, bác đừng cho cô ấy về.

Loan vừa đứng lên định đi ra thì “ổng” bước vào, tất cả mọi người cùng đứng lên để chào “ổng”. Kẹt rồi. Loan phải ngồi lại. Lần ấy Loan có nói chuyện với ông Phó Tổng thống một lúc.

Ổng hỏi Loan: “Nhà cô ở đâu?”. Ổng nói “Tôi hay ăn phở số 1 gì đó đường Trương Tấn Bửu…”. Chỉ có lần đó Loan được nói chuyện với một ông lớn trong chính quyền, chứ còn mình là người dân, làm sao quen được các ông ấy”.

Nghe đoạn tâm sự trên cùa ca sĩ Kim Loan, rất nhiều người không nhịn được cười vì nàng ca sĩ “vợ bé” Tổng thống diễn quá tài, diễn mà cứ như thật. Tuy không còn trẻ trung, hơn 35 năm ca hát nhưng Kim Loan vẫn muốn làm con nai vàng ngơ ngác với chuyện tình trường.

Ca sĩ Kim Loan chê bai, thất vọng về đệ nhất phu nhân Mai Anh

Mặc dù Thiệu được hầu tá Đặng Văn Quang (cậu vợ) và trung tá Ngân bảo vệ, che chắn kín đáo không lộ quan hệ bí mật với ca sĩ Kim Loan ra ngoài, những vỏ quít dày, có móng tay nhọn, cuối cùng đã lọt đến tai đệ nhất phu nhân Nguyễn Thị Mai Anh.

Bà Mai Anh rất giận dữ, nhưng vốn bản tính trầm lặng, nếu làm ầm ỷ lên người bị thiệt trước tiên là chiếc ghế Tổng thống của chồng đang vào cuộc vận động bầu cử. Bà khôn ngoan và đáo để đánh tiếng khéo cho chồng biết và đe dọa sẽ cho người "mần thịt" tình địch. Thiệu hoảng sợ nên sắp xếp cho Kim Loan sang định cư ở Tây Đức. Sự nghiệp của người đẹp ca sĩ Kim Loan coi như chấm dứt tại Việt Nam vào ngày 6 tháng 11 năm 1969 với chuyến bay sang Tây Đức định cư tại thành phố Cologne. Đúng một năm sau cô làm đám cưới với một Việt kiều.

Trên một tờ báo hải ngoại, ca sĩ Kim Loan khẳng định: “Ông Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thì Loan không có gặp lần nào hết. Mà nói thiệt, nếu Loan gặp ông Thiệu, Loan sẽ hỏi: “Thưa Tổng thống, tôi không gặp ông lần nào, tại sao lại có chuyện kỳ cục vậy?”. Bị oan, tức thì hỏi vậy thôi, Loan biết là ông Tổng thống cũng là nạn nhân của chuyện đồn ác ý.

Nhưng Loan nghĩ những người có trách nhiệm phải nói chuyện đó không có. Loan thấy bà Thiệu vô tình quá đỗi, là vợ của ông Tổng thống, bả phải biết ông chồng bả có làm cái việc đó hay không! Đáng lý bả phải đính chánh cho ông chồng bả, bả phải giữ danh dự cho Loan, nhưng bả đã không làm việc đó. Vì thế Loan nói thiệt là Loan rất thất vọng về bà Thiệu”.



Ca sĩ Kim Loan hiện nay

Đến nước Đức, Kim Loan học khoa Xã hội Sư phạm, sau đó được Bộ Xã Hội nhận làm việc. Kim Loan vừa đi làm vừa học thêm, nhờ học được mấy năm Khoa Cosmotology, nên vào làm việc ở những mỹ viện và sau đó mở thẩm mỹ viện riêng kinh doanh suốt 30 năm nay.

Khoảng năm 1978, Kim Loan nhận lời đóng vai Điêu Thuyền trong tuồng Phụng Nghi Đình cho đoàn Kim Chung - Hội Việt kiều ở Paris. Vào dịp này, báo chí người Việt ở Hoa Kỳ mới tung tin giật gân rằng: Ca sĩ Kim Loan sở dĩ sang Tây Đức trước năm 1975 là để đợi ngày đập chum, còn tác giả cái chum cô mang trên bụng là Tổng thống Thiệu. Thực hư không biết ra sao, nhưng câu chuyện tình đó đã từng gây xôn xao dư luận Sài Gòn một thời…
Last Visitors


11 Nov 2011 - 7:40


26 Oct 2011 - 10:50


22 Oct 2011 - 5:17


4 Dec 2010 - 20:20

Comments
Other users have left no comments for Duythong.

Friends
There are no friends to display.
Lo-Fi Version Time is now: 5th November 2024 - 11:07 AM