Welcome Guest ( Log In | Register )

14 Pages V  « < 8 9 10 11 12 > »   
Reply to this topicStart new topic
> PLEIKU( Gia Lai )
KhoaNam
post Mar 28 2012, 09:37 AM
Post #109


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 7,735
Joined: 8-August 09
Member No.: 4,377
Country







Cảnh sát giao thông: “Cò kè” tiền hối lộ



“Cò kè bớt một thêm hai”. Đó là câu thơ mà Nguyễn Du tả cảnh mua bán trong truyện Kiều. Bối cảnh mua bán là nhà họ Vương túng vẫn phải đem bán nàng Kiều nhưng khi bán lại bị kẻ đi mua là người giàu có cò kè bóp chẹt bớt giá. Từ đó cái từ “cò kè” của Nguyễn Du đi vào dân gian Việt nam, từ dùng để chỉ hành động của những kẻ giàu có nhưng tham lam thường hay bóp chẹt những người ở thế kẹt trong mua bán. Khi Việt Nam tiến lên xã hội chủ nghĩa, từ này không chỉ được dùng trong các vụ việc mua bán, mà còn được dùng trong… quản lý Nhà nước. Đó là trường hợp mà tôi gặp sáng nay.

Sáng nay, một ngày như mọi ngày, tôi bật mô tơ điện tưới cà phê nhưng chẳng may bị điện chập cháy, tôi vọi vàng mượn tạm cái xe của thằng em để gần bên chạy ra phố Pleiku mua phụ kiện về thay. Đến đoạn cua gần nghĩa địa ranh giới giữa thành phố Pleiku với huyện Ia Grai tôi bị cảnh sát giao thông thổi còi hỏi giấy tờ xe. Vì vội vàng khi đi nên tôi không có mang theo giấy tờ gì cả, khi bị chận hỏi giấy tờ tôi mở nắp cốp xe ra thấy có giấy đăng ký xe mô tô mang tên thằng em để ở bên trong, tôi lấy giấy đó đưa cho công an. Cuối cùng tôi được mời ra xa xa, đến “núp” bên cánh cửa xe ô tô cảnh sát cùng với chỉ một viên cảnh sát để viên cảnh sát này lập biên bản vi phạm giao thông.

Rồi viên cảnh sát này, hắn nói: anh không có bằng lái xe tôi “hốt” xe anh. Tôi nói: thì có giấy tờ xe, anh giữ giấy tờ là bắt phạt tôi được rồi, hốt xe mà làm chi, tôi việc rất cần không có xe đi mà các anh cũng tốn công chở xe tôi về. Viên cảnh sát đồng tình với lời nói tôi nên không cho hốt xe tôi lên xe cảnh sát. Nhưng rồi thấy hắn loay hoay mãi mà biên bản vi phạm vẫn không được viết ra.

Rất ghét chuyện hối lộ, nhưng vì công việc cần phải đi gấp và nhìn ra xung quanh thấy chỉ có một cảnh sát giao thông nên tôi cũng giở trò… hối lộ. Một tờ giấy bạc 50 ngàn Việt nam đồng tôi nhét vội vào túi cảnh sát giao thông. Tôi cứ tưởng thế là được viên cảnh sát này “tha” tội cho tôi đi, nhưng hắn thọc tay vào túi quần, lấy tờ giấy bạc mà tôi nhét vội vào, đưa ra cầm trên tay và nói thế này: “anh mời tôi một ly cà phê chứ mấy”!.

Đúng là hắn có cách “cò kè “đòi thêm tiền hối lộ hay thiệt! Rồi hắn chờ nhưng chẳng thấy tôi đưa thêm đồng tiền nào nữa nên hắn tiếp tục đòi ghi phạt. Lần này hắn nói: "hay là tôi ghi anh cái tội không đội mũ bảo hiểm, tội nhẹ hơn, phạt chỉ 150 ngàn".

Tội không bằng lái xe phạt 200 ngàn, trừ 50 ngàn đưa hối lộ, còn lại phạt 150 ngàn ghi thành tội danh khác là không đội mũ bảo hiểm.

Đã hối lộ thì phải xong việc, chứ sòng phẳng thế, tính toán kỹ thế, và còn tiếp tục bị nộp phạt nữa thì hối lộ mà làm gì. Năm chục ngàn ấy thà nộp vào ngân sách Nhà nước vẫn hơn là nằm trong túi hắn. Nhưng lỡ đưa hắn rồi, lại còn nói là “biếu” hắn nữa, chẳng lẽ của biếu mà đòi lại được sao.

Tôi bèn nghĩ cách giả nghèo mà van xin với hắn. Ban nãy khi tôi mở cốp xe máy ra, hắn có nhìn thấy đồ nghề điện để ở bên trong cóp xe. Cho nên tôi vào vai anh thợ điện mà nói với hắn rằng: "Tôi đi sửa điện cho người ta, có một trăm mấy chục ngàn đồng một ngày công, đưa anh năm chục ngàn đồng rồi, còn gì nữa… tôi còn vợ con tôi nữa…" Nghe tôi nói đến đây, hắn cười khì và đưa trả giấy tờ cho tôi đi.

Năm thế kỷ trước cụ Nguyễn Du dùng từ “cò kè” để mô tả hành động xấu xa của kẻ tham tiền ỷ thế mà bóp chẹt người khác trong mua bán. Cụ có biết đâu đến năm thế kỷ sau, khi đất nước đang thời kỳ văn minh xã hội chủ nghĩa, những quan chức Nhà nước đang dẫn dân chúng Việt Nam tiến lên xã hội chủ nghĩa, khi nhận tiền hối lộ của dân họ cũng… “cò kè”!


Dân cà phê Gia Lai


--------------------
“Vì Danh Dự Dân Tộc: Chống giặc Tàu.
Vì tương lai Dân Tộc: khai tử tập đoàn bán nước Việt Cộng”


Go to the top of the page
 
+Quote Post
NamQuoc
post Mar 31 2012, 10:32 AM
Post #110


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 5,513
Joined: 22-September 09
Member No.: 5,173
Age: 53
Country







Gia Lai: Hai cấp chính quyền 'xuất binh'

vì…hòn đá



Không hiểu 2 hòn đá đào được trong vườn có giá trị như thế nào mà 2 cấp chính quyền cùng vào cuộc để cưỡng chế thu hồi, khiến cho hàng trăm người dân chứng kiến rất bức xúc. Việc làm của UBND huyện Chư Sê có hợp tình, hợp lý?

“Tài sản quốc gia” nên thu hồi ?

Sáng 29/3, trong lúc hai vợ chồng ông Lê Hùng Dũng (thôn Ia Sa, xã H’bông, huyện Chư Sê, Gia lai) đang ở nhà thì thấy đoàn cán bộ huyện gồm ông Phó chủ tịch thường trực và ông Chánh văn phòng UBND huyện dẫn theo lực lượng công an ập vào nhà yêu cầu lập văn bản thu hồi 2 hòn đá đang để trong sân. Thế nhưng vợ chồng ông Dũng không chấp nhận việc chính quyền thu hồi 2 cục đá nhà mình.



Hòn đá vô tri vô giác này không rõ có giá trị như thế nào.


Trước sự phản đối quyết liệt của vợ chồng ông Dũng, các vị quan huyện phải yêu cầu lực lượng an ninh xã H’bông hỗ trợ, mục đích là cưỡng chế bằng được 2 hòn đá. Ông Chánh văn phòng UBND huyện Bùi Sỹ Nguyên tiến hành lập biên bản với nội dung gia đình ông Dũng đã tàng trữ tài nguyên, khoáng sản không rõ nguồn gốc và cho rằng đây là tài sản quốc gia nên phải thu hồi (?!)

Trước sức ép quá lớn của lực lượng 2 cấp xã, huyện; vợ chồng ông Dũng hoảng sợ nên xuống giọng năn nỉ xin lại một hòn đá để chơi cảnh. Xét thấy vì công sức của vợ chồng ông Dũng bỏ ra khá nhiều mới đào được 2 hòn đá nên các vị quan huyện có vẻ “xuống thang”…thông cảm. Tuy nhiên, biên bản được lập thu hồi 1 hòn đá chỉ có duy nhất một bản, không trích sao bản thứ 2 để gia đình ông giữ làm bằng chứng. Do vậy, ông Dũng đã không đồng ý ký vào biên bản.

Với sự chỉ đạo trực tiếp của ông Phó chủ tịch thường trực UBND huyện, ông Chánh văn phòng lại một lần nữa lập biên bản thu hồi cả 2 hòn đá với nội dung cho rằng hai hòn đá này là loại khoáng sản không rõ nguồn gốc. Tuy nhiên, lần này ông Dũng cương quyết phản đối, không ký vào biên bản.
Ông Bùi Sỹ Nguyên 3 lần lập biên bản thu hồi 2 hòn đá nhưng không thành.
Chỉ khi thấy phóng viên xuất hiện và trước sự phản đối quyết liệt của hàng trăm người dân, việc cưỡng chế, thu hồi 2 hòn đá của 2 cấp chính quyền mới tạm dừng lại, đoàn công tác ra về.



Trao đổi với chúng tôi, ông Dũng cho biết: Gia đình ông có một lô đất với diện tích 7.000m2 tại xã H’bông đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Năm 2009, trong khi đào ao lấy nước tưới cho cây hồ tiêu, ông Dũng phát hiện 2 khối đá lớn có màu sắc đẹp nên thuê xe kéo về để chơi làm cảnh.

Một số người dân chơi đá cho biết, 2 hòn đá của ông thuộc loại đá casidol – loại đá phong thủy đang được giới chuyên chơi đá săn lùng. Tuy nhiên, vì chất liệu đá còn xấu nên trong suốt 3 năm qua, 2 hòn đá vô tri vô giác của ông Dũng để ngay trong sân nhưng không ai hỏi han, kể cả chính quyền các cấp.

Người dân bức xúc

Trao đổi với chúng tôi, hàng trăm người dân chứng kiến cảnh 2 cấp chính quyền cưỡng chế để thu hồi 2 hòn đá của ông Dũng bức xúc cho rằng: chính quyền làm như vậy là sai nguyên tắc, quan liêu, chèn ép dân quá đáng ?

Ông Dũng - chủ nhân hai viên đá bộc bạch: “2 hòn đá này, tôi tìm được trong vườn của gia đình tôi. Không biết đó là loại đá gì, giá trị bao nhiêu, đơn giản vì tôi thấy có màu sắc đẹp nên thuê xe chở về chơi cảnh chứ có mua bán gì đâu! Vậy mà chính quyền 2 cấp lại đưa lực lượng đến thu hồi là việc làm không đáng, cần phải xem xét lại”!


Ông Lê Hùng Dũng phản đối quyết liệt về việc làm của huyện


Riêng ông Phạm Minh Hùng, Trưởng Công an xã H’bông giải thích về việc tham gia cùng lực lượng của huyện thu hồi 2 hòn đá rằng: “Công an xã làm việc này theo sự chỉ đạo của huyện”.

Là Trưởng công an, ông phải chấp hành theo sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND xã. Ông Hùng cũng thừa nhận: “Đá của dân tìm được đã lâu, nên để cho dân sử dụng trưng bày làm cảnh chứ không nên thu. Bởi hiện nay, người dân chơi đá cảnh rất nhiều nên dân tìm được là để cho dân”.

Được biết, vào tối 28/3 các cấp chính quyền của huyện này cũng đã tiến hành thu hồi một hòn đá khác của hộ gia đình chị Trần Thị Sắc (42 tuổi) trú cùng thôn Ia Sa. Theo chị Sắc, khi gia đình chị đào ao lấy nước tưới hồ tiêu ở khu vườn kế bên vườn nhà ông Dũng thì phát hiện hòn đá cũng gần giống 2 hòn đá nói trên.


Ông Phó chủ tịch thường trực huyện Chư Sê (áo xanh đậm bên trái) dẫn quân đi thu hồi 2 cục đá


Vì thấy hòn đá đẹp nên gia đình đã thuê xe chở về và bị chính quyền huyện tịch thu, đưa về trụ sở UBND huyện. Tuy đã chấp hành, nhưng chị Sắc bức xúc cho rằng, khi đào ao gặp đá, nếu không lấy đá lên thì không thể đào được ao. Và khi đưa được viên đá về nhà, chị đã tốn rất nhiều tiền thuê xe đào, chở…nhưng rồi mất cả đá lẫn tiền.

Vài năm trở lại đây, địa bàn tỉnh Gia Lai đang rộ lên phong trào chơi đá cảnh, đá phong thủy. Xã H’bông là địa bàn được có nhiều đá phong thủy nên giới chơi đá thường về đây để tìm mua. Người dân trong vùng cũng thường xuyên đi đào bới, tìm đá đem về bán, thậm chí có những cơ sở chuyên thu gom đá về để chế tác buôn bán… Tuy nhiên việc này vẫn chưa thấy các cấp chính quyền ngăn cấm.

Tuy giá trị của những viên đá này người dân vẫn chưa rõ, nhưng việc thu hồi của các cấp chính quyền cũng cần có những biện pháp hợp tình, hợp lý hơn!

Tiến Thành


--------------------
Trăn trở
Go to the top of the page
 
+Quote Post
KhoaNam
post Apr 6 2012, 06:24 PM
Post #111


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 7,735
Joined: 8-August 09
Member No.: 4,377
Country







Người Công Giáo Kon Tum cầu nguyện ở nhà tư

vì chính quyền tịch thu nhà thờ của họ



Người Công Giáo Kon Tum cầu nguyện ở nhà tư vì chính quyền tịch thu nhà thờ của họ

Kon Tum (AsiaNews) – Đối với người Công Giáo trong một giáo xứ tọa lạc ở Tây Nguyên Việt Nam, món quà quý giá nhất dịp Lễ Phục Sinh là sẽ được cử hành Thánh Lễ tại nhà thờ của họ. Điều này đã bị từ chối suốt 30 năm qua sau khi chính quyền địa phương tịch thu nơi thờ phượng của họ và không bao giờ trả lại. Bất chấp sự sách nhiễu, các Kitô hữu địa phương đã tiếp tục lớn mạnh trong đức tin của mình, dấn thân vào các công tác mục vụ và xã hội, thực hiện các hoạt động truyền giáo mang lại thành quả là hàng ngàn người trở lại đạo và được rửa tội. Chúa Nhật tới, một nhóm các tân tòng khác cũng sẽ được như thế.

Một thành viên của Giáo xứ Hiếu Đạo cho Hãng tin AsiaNews hay: “Tôi hy vọng rằng trong mùa Phục Sinh này, chính quyền địa phương sẽ trả lại nhà thờ của chúng tôi. Chúng tôi cần nhà thờ để dâng Thánh Lễ và cầu nguyện”. Giáo xứ này thuộc Giáo phận Kon Tum (tỉnh Gia Lai và Kon Tum), Tây Nguyên Việt Nam.

Đức Giám Mục sở tại, Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, lưu ý yêu cầu của ngài bằng cách thúc giục giáo dân ở Kon Tum “tin tưởng vào Thiên Chúa, bất chấp sự mất mát nhà thờ”. Thực vậy, “Chúng tôi tin chắc rằng Thiên Chúa sẽ trả lại bàn thờ cho chúng tôi”.

Trong suốt Mùa Chay, hơn 30.000 thành viên Giáo Hội đã tham gia vào các cuộc tĩnh tâm, các bí tích và xưng tội do các linh mục giáo phận đảm trách.

Vì cộng đoàn vẫn không có một nhà thờ, nhiều người dân bày tỏ sự liên đới của mình bằng cách chuẩn bị nhà của mình sẵn sàng cho việc đọc Tin Mừng và lần hạt Mân Côi. Như trong quá khứ, Lễ Phục Sinh năm nay sẽ có một số lượng lớn của các tân tòng được lãnh nhận Bí tích Rửa Tội. Theo các nguồn tin của giáo phận, khoảng 5.000 người dân địa phương theo đạo Công Giáo kể từ năm 2003.

Mặc dù đói nghèo lan rộng, người Công Giáo ở Kon Tum được tham gia rất nhiều hoạt động xã hội có liên quan, như công tác bác ái, giáo dục trẻ em, chăm sóc cho người bệnh và người già. Các nguồn tài chính cũng được gia tăng để giúp phụ nữ lập nghiệp hoặc tìm việc làm. Tất cả điều này cũng giúp những người ngoài Kitô giáo, kể cả người vô thần và thành viên của các tôn giáo khác.

Tọa lạc ở Tây Nguyên, Giáo Phận Kon Tum có diện tích 25.000 km2. Theo số liệu năm 2003, số người Công Giáo là 261.000 trong số 1,7 triệu cư dân. Đây là khu vực nghèo với nền kinh tế kém phát triển. Tuy nhiên, nơi đây thật phong phú trong ơn gọi và trở lại đạo, bằng chứng về sức sống của Giáo hội địa phương.

Lã Thụ Nhân


--------------------
“Vì Danh Dự Dân Tộc: Chống giặc Tàu.
Vì tương lai Dân Tộc: khai tử tập đoàn bán nước Việt Cộng”


Go to the top of the page
 
+Quote Post
caoduy
post Apr 9 2012, 07:19 AM
Post #112


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 13,947
Joined: 18-November 08
Member No.: 775
Age: 52
Country







Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh

gởi thư đến Ông chủ tịch nước



Kontum – Ngày 04.04.2012 vừa qua, Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, giám mục Kontum, đã viết thư gởi đến Quý Ông chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội và thủ tướng chính phủ.

Nguyên nhân có bức thư này là do ngày 03.04.2012, Tòa giám mục Kontum nhận được văn thứ số 269/UBND-NC của Ủy ban nhân dân huyện Đăk Hà không cho phép ngài đến dâng lễ Phục Sinh cho nhiều ngàn giáo dân vùng Turia Yôp, xã Đăk Hring. Tại đây ngày 23.02.2012, cha Louis Nguyễn Quang Hoa đã bị đánh trọng thương, sau khi dâng lễ an táng cho một bà cụ người sắc tộc thiểu số trong vùng này.

Đây là một việc làm trái với những gì nhà cầm quyền vẫn cứ rêu rao rằng ở Việt Nam có tự do tôn giáo.

VRNs xin chuyển đến quý vị toàn văn lá thư này.







--------------------
KHAI TỬ ĐẢNG!
Go to the top of the page
 
+Quote Post
caoduy
post Apr 9 2012, 08:06 AM
Post #113


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 13,947
Joined: 18-November 08
Member No.: 775
Age: 52
Country







Kontum: Ngang nhiên đặt bảng "kiểm dịch",


CA ngăn cản Đức Giám Mục đi dâng lễ Phục Sinh


Trưởng công an xã Đăk Hring vi phạm tự do tôn giáo

Khoảng 9g30 sáng nay, Chúa Nhật Phục sinh, đại lễ của những người tin vào Chúa Giêsu Kitô, hai Đức Giám mục của giáo phận Kontum là Micae Hoàng Đức Oanh và Phêrô Trần Thanh Chung cùng đi với một số giáo dân vào thăm và dâng lễ tại làng Turia Yôp thuộc xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà, Kontum. Tuy nhiên, khi gần đến nơi phái đoàn của hai Giám mục bị chặn lại bởi trưởng công an xã Đăk Hring tên là Phúc. Ông Phúc không cho đoàn vào với lý do đây là khu vực đang kiểm dịch, không ai được vào!

Đây quả là một trò tiểu nhân nhằm tạo cớ ngăn chặn một hoạt động tôn giáo, vì việc làm dối trá này để lộ nhiều điều vô lý. Như vậy, đây là một hành vi vi phạm tự do tôn giáo một cách trắng trợn giữa thanh thiên bạch nhật.

Chúng tôi tự hỏi chính quyền huyện Đăk Hà và xã Đăk Hring có phải là những tổ chức khủng bố trá hình hay không? Tại sao một việc làm vi phạm pháp luật rõ ràng như thế lại được dung túng? Nếu thực sự tồn tại chính quyền ở nơi này thì không thể xảy ra những sự việc như vậy.

Phóng viên VRNs ghi nhận được những hình ảnh sau đây, là bằng chứng tố cáo hành vi vi phạm tự do tôn giáo của công an Phúc, trưởng công an xã Đăk Hring:










Ông Phúc, trưởng công an xã Đăk Hring (đứng giữa hai Đức cha)



Công an xã tự dựng lên bảng “Khu vực kiểm dịch”


Các anh là ai? Làm gì ở đây?






--------------------
KHAI TỬ ĐẢNG!
Go to the top of the page
 
+Quote Post
caoduy
post May 3 2012, 06:22 AM
Post #114


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 13,947
Joined: 18-November 08
Member No.: 775
Age: 52
Country







Quyền được... cởi truồng


Có lẽ không ở đâu trên trái đất này thoáng như... Pleiku, có hẳn một quy định hay gì gì đó, yêu cầu người dân không... mặc gì đi ra đường.

Đây là con đường hiện đại nhất ở Pleiku, đường Nguyễn Tất Thành nối từ Ngã sáu Hoa Lư ra ngã ba Phù Đổng. Nó chính là một khúc đường HCM chạy qua thành phố, cờ và các pano treo phấp phới. Trong khi chờ quảng trường hoàn thành thì chiều nào mình cũng quằn quại đi bộ ở đây. Và vì thế mà phát hiện ra là ngay cả đi bộ cũng không phải... mặc gì?


Có cái Pano như thế này:





Cận cảnh phát đọc cho rõ:



Chưa hết, mệnh lệnh này còn được lặp lại ở mặt sau, để bất cứ ai đi từ hướng nào đều có thể thấy và... thực hiện.



Cười xong rồi thì mời thưởng thức hoa nhà tớ để thư giãn nhé, cũng chụp chiều qua, sau khi chụp tấm pano cho phép... cởi truồng kia.


--------------------
KHAI TỬ ĐẢNG!
Go to the top of the page
 
+Quote Post
caoduy
post Nov 2 2012, 04:48 PM
Post #115


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 13,947
Joined: 18-November 08
Member No.: 775
Age: 52
Country








Vài điều cần nên biết về trận đánh Pleime-Iadrang



Thời gian .

Chiến dịch Pleime khởi đầu khi các đơn vị thuộc Trung Đoàn 33 BV khai hỏa bắn vào trại Lực Lượng Đặc Biệt Pleime vào lúc 2300 giờ ngày 19 tháng 10 năm 1965 và kết thúc chiều ngày 24 tháng 11 năm 1965 khi các đơn vị của Lữ Đoàn Dù VNCH truy lùng tàn quân Việt Cộng tại thung lũng Iadrang sát biên giới Căm Bốt không còn phát hiện bóng dáng quân lính địch nữa và rút khỏi vùng hành quân. Như vậy là chiến dịch Pleime kéo dài 38 ngày và 38 đêm, hay tính cách khác ra là trên 800 tiếng đồng hồ.

Không gian .


Chiến trường nơi xảy ra các trận đụng độ trong chiến dịch Pleime trải rộng từ quanh tiền đồn Pleime (Pleime cách Pleiku khoàng 40 cây số hướng tây nam) theo trục tuyến đông tây tới quanh vùng Pleithe, sát biên giới Căm Bốt, bắt ngang qua rặng núi Chu Prong và thung lũng Iadrang. Chiều dài từ Pleime đến Pleithe khoảng 35 cây số.


Kế hoạch của Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 CSBV .

Cộng Sản Bắc Việt muốn làm chủ vùng Cao Nguyên bằng cách tấn chiếm Pleiku vào cuối năm 1965 hay đầu năm 1966 và giao cho Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 trọng trách thảo kế hoạch. Cuối tháng 8 năm 1965, Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 thảo xong kế hoạch với đường nét chính như sau: giai đoạn 1, Trung Đoàn 33 BV tấn công vây hãm trại Pleime để dụ Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II xuất phái quân tiếp viện từ Pleiku xuống với hai mục đích, một là đoàn quân một khi xuất trại thì dễ bị tiêu diệt hơn và hai, thành Pleiku bị bỏ ngỏ hay ít ra thì việc bảo vệ thành bị suy yếu đi; giai đoạn 2, Trung Đoàn 32 BV lập ổ phục kích và tiêu diệt đoàn quân tiếp viện; giai đoạn 3, diệt xong quân tiếp viện, Trung Đoàn 32 BV tiếp sức Trung Đoàn 33 BV thanh toán trại Pleime; giai đoạn 4, chiếm cứ xong trại, Trung Đoàn 33 BV và Trung Đoàn 32 BV hiệp lực với Trung Đoàn 66 ra công tấn chiếm thành Pleiku.

Trung Đoàn 32 BV đã có mặt tại vùng Cao Nguyên từ đầu năm 1965, Trung Đoàn 33 BV xuất trại từ Quảng Ninh vào cuối tháng 7 và có mặt tại vùng Cao Nguyên vào cuối tháng 9 năm 1965. Trung Đoàn 66 BV được lệnh lên đường xâm nhập miền Nam vào cuối tháng 8 và dự tính có mặt tại vùng Cao Nguyên vào đầu tháng 11năm 1965.

Kế hoạch do Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 soạn thảo được Bộ Tổng Tham Mưu CSVN phê chuẩn vào đầu tháng 10 năm 1965 và chiến dịch Pleime được dự tính khởi sự vào cuối tháng 11 hay 12 năm 1965. Nhưng rồi sự kiện các đơn vị thuộc Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ bắt đầu lũ lượt kéo lên An Khê tăng phái cho Quân Đoàn II vào đầu tháng 10 năm 1965 đã khiến Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 buộc phải phát động chiến dịch Pleime sớm hơn và ra lệnh tấn công trại Pleime ngày 19 tháng 10 năm 1965 mặc dù Trung Đoàn 66 BV chưa tới kịp chiến trường Tây Nguyên.


Kế hoạch phản công của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II VNCH .

Nhờ suy đoán chính xác kế hoạch của phía Việt Cộng, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II đã phản ứng kịp thời và đúng mức.

Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II phát động cuộc hành quân Dân Thắng 21 để tiếp cứu trại Pleime. Chiến đoàn thiết giáp với sự yểm trợ của phi pháo Mỹ đã chọc thủng ổ phục kích và giải thoát trại Pleime ngày 25 tháng 10 năm 1965, buộc hai Trung Đoàn 32 và 33 BV phải rút lui về hậu cứ tại rặng núi Chu Prong.

Ngay sau khi giải cứu xong trại Pleime, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II phối hợp với Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ huy động cuộc truy kích tàn quân địch tới tận mật khu Chu Prong với hai cuộc hành quân All the Way trong đó các đơn vị thuộc Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ làm lực lượng chủ lực và Lữ Đoàn Dù VNCH làm lực lượng trừ bị và hành quân Thần Phong 7 với Lữ Đoàn Dù VNCH làm lực lượng chủ lực và các đơn vị thuộc Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ lực lượng trừ bị.

Kết quả của cuộc phản công của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II là toàn thể Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 và tàn quân sống sót của ba Trung Đoàn 32, 33 và 66 BV bị đánh bật qua bên lãnh thổ Căm Bốt.

Các trận đụng độ .


- 21/10/65 - Sau khi được trực thăng vận xuống một vị trí cách trại Pleime 5 cây số hướng đông bắc vào lúc 0930 giờ, trên đường đi bộ tới trại, hai đại đội LLĐB Biệt Cách Dù trạm địch vào lúc 1030 giờ, giết một số không rõ địch quân và tịch thu một bích kích pháo 82 ly, hai đại liên thanh cỡ 50, nhiều súng liên thanh và súng trường.

- 22/10/65 - Hai đại đội Biệt Cách Dù này đụng độ thêm hai lần với địch quân và tịch thu được 4 đại liên và nhiều súng trường trước khi tiến vào trại Pleime.

- 23/10/65 - Vào lúc 1750 giờ, Chiến Đoàn Tiếp Viện lọt vào ổ phục kích trên LTL 5, cách trại Pleime khoảng 20 cây số. Với sự yểm trợ của phi pháo, Chiến Đoàn Tiếp Viện đẩy lui cuộc xung phong của các tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 32 BV. Tiếp sau đó, Chiến Đoàn Tiếp Viện tái phối trí lực lượng đóng trại qua đêm.

- 24/10/65 - Vào lúc 0315 giờ, địch tấn công lại Chiến Đoàn Tiếp Viện, nhưng không chọc thủng được các tuyến phòng thủ. Khi mặt trời ló dạng, Chiến Đoàn Tiếp Viện tung ra các toán tuần tiễu và phát hiện được 125 tử thi Việt Cộng, tịch thu được 75 súng ống cộng đồng và cá nhân và bắt sống được một vài tù binh.

- 25/10/65 - Vào lúc 1300 giờ, Chiến Đoàn Tiếp Viện chuyển bánh tiếp tục tiến tới trại Pleime. Khi tiến được 5 cây số, các thiết vận xa đầu cầu trạm trán với địch. Pháo binh lập tức dập tắt hỏa lực địch. Đến xế chiều Chiến Đoàn Tiếp Viện tiến vào trại Pleime.

- 26/10/65 - Vào lúc 1015 giờ, trong khi Chiến Đoàn Tiếp Viện lục soát quanh trại Pleime thì lọt vào một ổ phục kích của địch. Sau trận đụng độ này, Việt Cộng bỏ lại 140 tử thi, 5 tù binh và trên 20 súng cộng đồng.

- 27/10/65 - Giới thượng cấp quân sự Mỹ chấp thuận đề nghị của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II cho Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ truy kích tàn quân địch.

- 01/11/65 - Vào lúc 0730 giờ, một toán tiền sát thuộc Lữ Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ phát hiện một tiểu đội Việt Cộng tại 10 cây số hướng tây nam trại Pleime. Lực lượng phản kích hạ sát 20 tên Việt Cộng và bắt sống 10 tên. Một cuộc lục soát tiếp sau đó phát hiện một bệnh xá dã chiến VC trang bị đầy đủ y cụ giải phẩu. Trong khi vận chuyển các chiến cụ, một tiểu đoàn đic̣h tấn kích đơn vị Không Kỵ Mỹ này và cuộc giao tranh đầu tiên giữa Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ và Việt Cộng kéo dài 5 tiếng đồng hồ. Kết quả: giết hại 99 tên, bắt sông 44 tên, tịch thu 40 khẩu súng. Ngoài ra ước tính ít ra 200 tên khác bị chết và bị thương.

- 03/11/65 - Vào lúc 2100 giờ, một đơn vị thuộc Lữ Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ phục kích ngay tại trọng tâm rặng núi Chu Prong-Iadrang Tiểu Đoàn 8 thuộc Trung Đoàn 66 BV vừa mới xâm nhập và sát hại 112 tên đếm được xác với khoảng 200 tên ước tính bị giết hay bị thương và tịch thâu 30 súng ống.

- 06/11/65 - Trong một cuộc đụng độ giữa một đơn vị thuộc Lữ Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ và Tiểu Đoàn 6 thuộc Trung Đoàn 33 BV, địch quân bị chết 77 tên đếm được xác và ước tính khoảng 400 tên khác bị giết và bị thương.

- 14/11/65 - Vào lúc 1200 giờ trưa, Tiểu Đoàn 1/7 thuộc Lữ Đoàn 3 Không Kỵ Mỹ đổ bộ xuống bãi đáp X-Ray truy lùng địch quân tại chân rặng núi Chu Prong và đụng độ với Tiểu Đoàn 9 thuộc Trung Đoàn ̉66 BV. Cuộc giao tranh dữ dằn kéo dài sang ngày 15/11 với phía Mỹ tăng cường thêm quân với Tiểu Đoàn 2/7 và Tiểu Đoàn 2/5. Địch quân tạm gián đoạn cuộc giao tranh vào lúc 1510 giờ.

- 16/11/65 - Địch quân tung ra những đợt xung phong liên tiếp vào lúc 0400 giờ, 0432 giờ, 0500 giờ, và 0627 giờ. Địch quân ngưng chiến vào lúc 0641 giờ.

Cuộc giao tranh tiếp diễn không ngừng trong 48 tiếng từ ngày 14/11 qua ngày 16/11. Việt Cộng hứng chịu 634 chết (đếm được xác), 1215 chết (ước tính), 6 tù binh, 141 súng ống tịch thu, 100 súng ống hủy hoại. Phía Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ Mỹ chịu thiệt hại 79 chết và 125 bị thương.

- 17/11/65 - Trên đường đi tới bãi đáp Albany, Tiểu Đoàn 2/7 Không Kỵ Mỹ đụng độ với một tiểu đoàn địch. Địch quân bị chết 403 đếm được xác và ước tính chết thêm 100 tên và bị tịch thâu 112 súng ống.

- 18/11/65 - Địch quân tấn công vị trí pháo binh. Sau khi bị đẩy lui, địch bỏ lại 200 tử thi và 20 súng ống.

Trong khi truy lùng địch tại thung lũng Iadrang sát biên giới Căm Bốt từ ngày 18 đến 24/11/65, Lữ Đoàn Dù VNCH có nhiều trận đụng độ nhỏ với các đơn vị lẻ tẻ địch. Tuy nhiên, Lữ Đoàn Dù VNCH đã phục kích được hai tiểu đoàn đic̣h quân trong hai ngày sau đây:

- 20/11/65 - Tiểu Đoàn 3 Dù dẫn dụ một lực lượng cỡ tiểu đoàn địch lọt vào ổ phục kích do Tiểu Đoàn 6 Dù thiết lập. Trong cuộc đụng độ này, địch bị giết hại khoảng chừng 200 tên.

- 24/11/65 - Vào buổi sáng, một lực lượng cỡ tiểu đoàn địch lọt vào ổ phục kích do Tiểu Đoàn 5 Dù và Tiểu Đoàn 6 Dù thiết lập. Khoàng 65 địch quân bị sát hại và nhiều súng ống bị tịch thâu. Đây là trận đụng độ cuối cùng giữa các lực lượng tham chiến trong chiến dịch Pleime.

Các trận liệt .

- Mặt Trận B3

= Trung Đoàn 32: Tiểu Đoàn 334, Tiểu Đoàn 635, Tiểu Đoàn 966

= Trung Đoàn 33: Tiểu Đoàn 1, Tiểu Đoàn 2, Tiểu Đoàn 3

= Trung Đoàn 66: Tiểu Đoàn 7, Tiểu Đoàn 8, Tiểu Đoàn 9

= Tiểu Đoàn 415 Địa Phương Quân

= 2 Đại Đội Súng Không Giựt 75 ly

= Tiểu Đoàn Súng Phòng Không 14.9 ly

- Quân Đoàn II

= Chiến Đoàn Tiếp Cứu: Thiết Đoàn 3, Tiểu Đoàn 21 BĐQ, Tiểu Đoàn 22 BĐQ, Tiểu Đoàn 1/42 BB, Trung Đội 2/6 Pháo Binh, Trung Đội 105 Công Binh, Task Force Ingram (Tiểu Đoàn 2/12 Cavalry, Tiểu Đoàn 1/19 Cavalry, Pháo Đội B/Tiểu Đoàn 2/17 Pháo binh và đơn vị của Tiểu Đoàn 8 Công Binh), Chiến Đoàn Alpha TQLC

= Lực Lượng Truy Kích: 1st US Air Cavalry Brigade, 3rd US Air Cavalry Brigade (1/7, 2/7, 2/5 Calvary Battalion), Chiến Đoàn 1 Dù (Tiểu Đoàn 3 Dù, Tiểu Đoàn 5 Dù, Tiểu Đoàn 6 Dù), Chiến Đoàn 2 Dù (Tiểu Đoàn 7 Dù, Tiểu Đoàn 8 Dù), Battery C of 2/17th Artillery , 2nd US Air Cavalry Brigade


Thống kê: thiệt hại nhân sự và quân cụ .

Theo Mặt Trận B3 .

Trong bài báo tựa đề "Người Chính Ủy Trong Trận Đầu Thắng Mỹ ở Tây Nguyên" đăng trên Báo Nhân Dân ngày 04-07-2006, Thượng Tướng Đặng Vũ Hiệp, Chủ nhiệm Chính trị Mặt trận B3, viết

Ðợt 1 chiến dịch thực hành vây điểm diệt viện ta thu được thắng lợi lớn: tiêu diệt chiến đoàn 3 thiết giáp và một tiểu đoàn, một đại đội bộ binh địch, phá hủy, phá hỏng 89 xe quân sự, bắn rơi nhiều máy bay.

(...)

Trận Ia Ðrăng đã kết thúc thắng lợi: khoảng 400 tên của Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 7 và một đại đội của Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 45, Lữ đoàn 3 kỵ binh không vận chỉ còn vài chục tên sống sót chạy về căn cứ.

Sau chiến thắng Plây Me - Ia Ðrăng, do hành quân dài ngày từ miền bắc vào đến nơi là chiến đấu ngay, liên tục và ác liệt, thương vong của ta tương đối cao, mỗi đại đội chỉ còn hơn nửa quân số. Ăn uống kham khổ, thiếu thốn, muỗi rừng hành hạ, gây bệnh sốt rét, có cả sốt ác tính. Trong các bệnh xá trung đoàn, bệnh binh nhiều gấp mấy lần thương binh. Ở hầu hết các đơn vị đều nảy sinh hiện tượng sinh hoạt rời rạc, kỷ luật nội bộ không nghiêm, kỷ luật dân vận sút kém, thậm chí có những hành động xấu.

Theo Sư Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ .

Trong Bản Báo Cáo Sau Trận Đánh của Chiến Dịch Pleime - mà ông gọi là Pleiku Campaign,Thiếu Tướng Harry Kinnard, Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ, cung cấp các con số tổn thất như sau:

- Địch: 3.561 chết, 1.178 bị thương, 157 bị bắt.

- Hoa Kỳ: 300 chết, 524 bị thương, 4 mất tích.

- Vũ Khí Tịch Thu: 897 súng cá nhân, 126 súng cộng đồng.

Theo Quân Đoàn II .

Trong Lời Mở Đầu của cuốn "Why Pleime", Thiếu Tướng Vĩnh Lộc, Tư Lệnh Quân Đoàn II, viết:

Qua cuốn sách tôi chỉ muốn lưu ý là trong trận Pleime, 6000 Việt Cộng đã bị loại khử, 3000 vũ khí cá nhân và cộng đồng bị tịch thu hay phá hủy, trong số đó có 169 súng đại liên hạng nặng và 179 lính chính qui Bắc Việt bị bắt làm tù binh.

Sau khi giải tỏa trại Pleime, Ban 3 Tham Mưu/QĐ 2 cung cấp bản báo cáo tổn thất sau đây ngày 27/10/1965:

Tổn thất bạn: Biệt Cách Dù, 15 chết, 20 bị thương. LLĐB, 1 chêt. DSCĐ, 21 chết, 21 bị thương, 6 mất tích. HK, 12 chết, 8 bị thương. Thiết Kỵ 3, 7 chết, 27 bị thương, 4 mất tích. 1/42, 32 chết, 72 bị thương, 2 mất tích. 21 BĐQ, 35 chết, 5 bị thương. 22 BĐQ, 12 bị thương. Pháo Binh: 4 chết, 2 bị thương, 6 mất tích. Công Binh, 1 bị thương. Tổng cộng: 111 chết, 190 bị thương, 18 mất tích. Tổn thất VC: 211 chết, 115 chết do oanh kich, 6 bị bắt, 1 súng không giựt 57 ly, 2 súng lục, 2 bích kích pháo 81 ly, 12 đại liên, 3 trung liên, 9 liên thanh Browning, 37 tiểu liên, 22 súng trường, 8 carbines, 2 M79, 1 B40 chống chiến xa.

Cuối cuộc hành quân Thần Phong 7 do Lữ Đoàn Dù QLVNCH thực hiện, Ban 3 Tham Mưu/QĐ 2 cung cấp bản báo cáo tổn thất sau đây ngày 25/11/1965:

Thời kỳ từ 18 đến 24 tháng 11, tổng kết - 264 VC chết (đếm xác) 12 VC bị bắt. Dù 21 chết, 58 bị thương.


Lời bàn .

Con số 6000 Việt Cộng bị loại khử mà Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II đưa ra - phỏng chừng 2/3 quân số của ba Trung Đoàn 32, 33 và 66 BV Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 sung vào chiến dịch Pleime - phải là chính xác, vì lẽ Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II đã căn cứ vào phân tích tình báo đúc kết ngày 17/11/1965 và đi đến kết luận là địch chỉ còn lại một lực lượng không hơn 3 tiểu đoàn để mà lấy quyết định tung Lữ Đoàn Dù VNCH với 5 tiểu đoàn (3, 5, 6, 7 và 8) ra truy nã nốt - tiếp sau các đơn vị của Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ - lực lượng sống sót này tại vùng thung lũng Iadrang sát biên giới Căm Bốt. Quả thật vậy, trong một tuần lễ thực hiện cuộc hành quân Thần Phong 7, từ 18 đến 24 tháng 11 năm 1965, các đơn vị dù chỉ bắt gặp có 2 tiểu đoàn Việt Cộng, Tiểu Đoàn 334 và Tiểu Đoàn 635 thuộc Trung Đoàn 32 BV. Giả sử con số ước tính đó sai, và địch vẫn còn quân số dồi dào, chắc là 5 tiểu đoàn dù đã bị sơi tái khi nhảy vào hang hùm.

Vai trò của phóng pháo cơ B-52 .

Chiến thuật trải thảm bom bằng phóng pháo cơ B-52 được đưa ra thực hiện trên chiến trường Nam Việt Nam lần đầu tiên tại rặng núi Chu Prong trong chiến dịch Pleime. Sau khi hai Lữ Đoàn 1 và 3 Kỵ Binh Mỹ truy đuổi hai Trung Đoàn 32 và 33 BV từ trại Pleime về đến hậu cần rặng núi Chu Prong và sau khi xác định vị trí đóng quân của ba Trung Đoàn 32, 33 và 66 BV tại chân núi Chu Prong và dọc theo hai ven bờ nam và bắc của sông Iadrang, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ cho Tiểu Đoàn 1/7 Kỵ Binh thuộc Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh Mỹ nhảy xuống bãi đáp X-Ray đánh chận mặt đông nam vị trí đóng quân của Trung Đoàn 66 BV ngày 14/11/1965, đồng thời cho B-52 trải thảm bom tuần tự từ tây sang đông, mỗi ngày 5 lần từ ngày 15 qua ngày 16/11/1965. Qua ngày 17/11, hai tiểu đoàn Kỵ Binh Mỹ đóng tại bãi đáp X-Ray được lệnh rút lui ra khỏi bãi đáp đi lên theo hướng bắc để B-52 thả bom luôn bãi đáp X-Ray.

Khi thuật lại cuộc hành quân Thần Phong 7, Tướng Vĩnh Lộc viết:

Trong năm ngày liên tiếp, từ 15 đến 19 tháng 11, các phóng pháo cơ B52 đã bay tổng cộng 96 phi vụ. Từng khu vực một, các khu vực của rặng núi Chu Prông - mỗi khu 20 dậm vuông - tuần tự trải qua một cơn động đất từ Tây sang Đông. Các công sự và hầm hố trước nay từng chống cản các vụ đánh phá của phi cơ tác chiến và pháo binh bắt đầu bị các trái bom 750 cân anh trực tiếp đánh rập. Lớp cây lá rừng rậm không còn hữu hiệu cho công việc ẩn núp lẫn bao che. "Cửa hậu" vào Căm Bốt bị đóng lại và để trốn thoát, tàn quân Việt Cộng chỉ còn lại thung lũng eo hẹp của Ia Drang.

Trong số 6000 lính Việt Cộng bị giết, khoảng 2000 bị chết bởi bom B-52.

Các danh xưng khác của chiến dịch Pleime .

Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3 .

Chiến dịch Plâyme là danh xưng nguyên thủy của Mặt Trận B3. Sau này, giới quân sự Bắc Việt đặt thêm tên chiến dịch Plâyme-Iadrang, với dụng ý che lấp sự kiện bị Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ bất thần nhảy vào tấn công hậu cần tại thung lũng Iadrang và rêu rao là đánh ngụy tại trại Pleime ngày 19 tháng 10, để dụ và phục kích quân Mỹ nhảy vào tiếp cứu tại thung lũng Iadrang - cách trại Pleime hơn 30 cây số - ngày 14 tháng 11 năm 1965!

Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ .

Thay vì khiêm nhượng chấp nhận vai trò thứ yếu là tăng phái cho Quân Đoàn II và nằm dưới quyền điều khiển của Quân Đoàn II trong chiến dịch Pleime, Sư Đoàn 1Kỵ Binh Mỹ chọn lựa thay đổi tên của chiến dịch thành chiến dịch Pleiku hay chiến dịch Pleiku-Iadrang trong đó hoặc liệt vai trò của QLVNCH vào hàng thứ yếu hoặc ngay cả cho trận chiến Pleime là nơi tao ngộ giữa duy hai lực lượng vĩ đại Việt Cộng và Hoa Kỳ mà tuyệt nhiên không có mảy may sự hiện diện của một đơn vị tác chiến thuộc QLVNCH.

Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II .

Trên thực tế, chiến dịch Pleime là cuộc phản công của Quân Đoàn II đã bẻ gẫy chiến dịch Plâyme của Mặt Trận B3 với ba trận đánh: một, tại trại Pleime (Thiết Đoàn 3 VNCH) ; hai, tại chân rặng núi Chu Prông (Lữ Đoàn 3 Không Kỵ HK); và ba, tại thung lũng Iadrang (Lữ Đoàn Dù VNCH).

Phía Việt Cộng và Phía Mỹ chỉ chú tâm vào trận tại chân rặng núi Chu Prông - mà cả hai gọi là trận Iadrang (đáng lẽ ra phải gọi là trận Chu Prông và dành tên này cho trận đánh do Lữ Đoàn Dù VNCH thực hiện) - và hoặc coi nhẹ hay làm lơ hai trận đánh do QLVNCH đóng vai chủ chốt tại trại Pleime và tại thung lũng Iadrang.



Nguyễn Văn Tín .
Ngày 12 tháng 11 năm 2009 .


--------------------
KHAI TỬ ĐẢNG!
Go to the top of the page
 
+Quote Post
caoduy
post Nov 2 2012, 04:54 PM
Post #116


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 13,947
Joined: 18-November 08
Member No.: 775
Age: 52
Country








Nhật Ký Trận Pleime Đại Tá Hiếu,

Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II



Ngày 19 tháng 10 năm 1965

- 2300 giờ, Đại Úy Moore, chỉ huy trưởng trại Pleime, báo cáo về cho Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II là một đơn vị Bắc Quân khai hỏa vào trại với khí giới nhẹ, bích kích pháo và súng không giựt.

Ngày 20 tháng 10 năm 1965

- Quân địch phát động một loạt xung phong. Trại chống trả mãnh liệt. Suốt đêm, địch đã liên tiếp thất bại chọc thủng qua các vị trí phòng thủ.

- Gọi Tướng Vĩnh Lộc, tại Bộ Chỉ Huy tác chiến ở Bình Định, đang chỉ huy cuộc hành quân Thần Phong 6, khuyến cáo là coi bộ các sinh hoạt VC tại Bình Định chỉ là thế nghi binh và Pleime mới là điểm tấn công chính. Việt Cộng đang áp dụng chiến thuật "nhất điểm lưỡng diện".

Tướng Vĩnh Lộc nói là sẽ trở về Pleiku càng sớm càng tốt, ngay sau khi thực hiện xong cuộc trực thăng vận quân lính vào các điểm tập trung của địch tại vùng phía nam Quận Hoài Ân.

- Sáng sớm hôm nay, địch quân phát động một cuộc xung phong mãnh liệt. Kêu gọi oanh kích đẩy lui được cuộc tấn công.

- Các phi vụ tiếp vận và tải thương vẫn gặp trở ngại bởi hỏa lực phòng không địch.

- Tuy bị tổn thất nặng Việt Cộng vẫn bám sát quanh trại, và coi bộ không chỉ là một tiểu đoàn, mà lực lượng của chúng cỡ trung đoàn.

- Ngoài vấn đề địch quân đông gấp bội, trại còn gặp khó khăn về mặt tiếp tế lương thực bằng đường hàng không và công cuộc di tản thương binh bị các cuộc pháo kích vào phi đạo và bãi trực thăng không ngừng cản trở.

- Tướng Vĩnh Lộc có mặt tại Pleiku vào buổi chiều.

- Coi bộ lần này địch quân không vội vàng như trước với những cuộc tấn công chớp nhoáng rồi tháo lui. Hình như chúng tìm cách buộc các lực lượng của chúng ta đến giải cứu và chúng có hai mục tiêu, trước là nhắm vào đoàn quân tiếp cứu, thứ đến là trại. Điều này sẽ hiến cho chúng một con mồi to lớn hơn và có nhiều cơ may thành công hơn nhờ vào tập trung được một lực lượng to lớn hơn.

- Phía mình lấy quyết định chấp nhận trò chơi của địch. Vì lẽ chúng dự tính loại dần các lực lượng của ta, kế hoạch điều quân phải xử dụng tối đa đến yếu tố thời gian và đồng thời khai thác yếu điểm của địch quân trong thế điều quân của chúng.

- Qui tụ một Chiến Đoàn Đặc Nhiệm (CĐĐN) bộ binh thiết giáp tiếp cứu bao gồm: Ban Chỉ Huy Trung Đoàn Thiết Kỵ, một Tiểu Đoàn Biệt Động Quân, một Đại Đội Thiết Vận Xa M-113, một Đại Đội Xe Tăng M-41, một đơn vị Pháo Binh và một Trung Đội Công Binh.

- 1800 giờ, CĐĐN tụ họp tại vùng tập trung và đóng trại qua đêm.

- Tướng Vĩnh Lộc chỉ định Trung Tá Nguyễn Trọng Luật Chỉ Huy Trưởng CĐĐN.

- Trong đêm thứ hai, trại Pleime chỉ bị bích kích pháo địch quấy phá và không xảy ra một cuộc tấn công nào.

Ngày 21 tháng 10 năm 1965

- 0800 giờ, ra lệnh cho CĐĐN của Trung Tá Luật di chuyển dọc theo trục lộ Phù Mỹ-Pleime, nhưng chỉ thực hiện những cuộc tuần tiễu mạnh dạn nội trong đường bán kính 10 cây số.

- Xuất phái các đội toán trinh sát Lực Lượng Đặc Biệt Dù với trọng trách phát giác các ổ phục kích của địch dọc theo lộ trình dẫn đến trại Pleime.

- Chuẩn bị sắp xếp bốc các toán quân tăng phái bằng trực thăng cho CĐĐN của Trung Tá Luật từ Kontum và Bình Định đưa đến Pleiku, để thực hiện ngay sau khi điều kiện khí tượng cho phép trực thăng cất cánh.

- 0930 giờ, cho trực thăng vận hai đại đội của Toán 91 LLĐBD tới địa điểm cách trại Pleime 5 cây số hướng đông bắc (1) để xác định cách sắp xếp vị trí quân địch quanh trại và (2) để tăng cường trại đã phải chiến đấu không ngừng trong suốt 36 tiếng đồng hồ chống cự một lực lượng địch đông gấp 5 lần. Hy vọng địch nghĩ nhầm là toán quân LLĐBD này sẽ kết nối với CĐĐN vào ngay buổi chiều hôm nay.

- Các toán trinh sát báo cáo là không tìm thấy một ổ phục kích nào dọc theo lộ trình dẫn tới Pleime. Điều này có nghĩa là địch đã loại khử thế phục kích tĩnh động và áp dụng thế phục kích di động. Làm như vậy, địch nhắm (1) duy trì kín đáo, (2) tránh thiệt hại gây nên bởi các tiền hỏa tập pháo binh và không quân của ta vào các vị trí phục kích, (3) có được thế uyển chuyển đáp ứng mọi trường hợp có thể xảy ra. Ngoài ra, phương tiện truyền tin của chúng đã tiến bộ đến mức độ chúng dùng tới thế phục kích di động. Quả là địch đã học được bài học của trận Đức Cơ (tháng 8 năm 1965), khi chúng hứng chịu tổn thất nặng nề tại các ổ phục kích tĩnh động.

- Các toán trinh sát báo cáo là các toán địch quân thuộc Trung Đoàn 32 BV đã dời các khu tập trung quân gần Chu Prong và đang trên đường di chuyển đến địa điểm phục kích trên Tỉnh Lộ 5. Điều này có nghĩa là Bộ Tư Lệnh Dã Chiến Việt Cộng xác tín là phần 1 của kế hoạch - phục kích đoàn tiếp cứu - sắp xảy ra.

- 1030 giờ, trên đường tiến tới trại sau khi đổ bộ, Tiểu Đoàn 91 LLĐBD đụng độ địch giết và gây thương tích cho một số không rõ Việt Cộng và tịch thu một bích kích pháo 82 ly, hai súng liên thanh 50 ly, nhiều súng cộng đồng và súng trường nhãn hiệu Nga Sô. Cuộc đụng độ này chứng tỏ là quanh trại, địch đã phân tán quân nhằm tránh trở nên các mục tiêu oanh kích của ta và cũng nhằm phục kích các lực lượng tiếp cứu khi được trực thăng vận đến vùng quanh trại.

- Coi bộ Việt Cộng khám phá ra là các sinh hoạt của các toán quân ta tới giờ chỉ nhằm dụ dẫm chúng chờ tấn công các lực lượng tiếp cứu; nếu chúng hấp tấp phá hủy trại, cơ hội nhẫn nại trông mong trước giờ sẽ không xảy ra.

- Điều này giải thích tại sao đêm nay áp lực của địch quanh trại gia tăng. Trại bị quấy nhiễu bắn phá suốt đêm nhưng không xảy ra một cuộc xung phong nào. Hành động như vậy, địch bắn tiếng là ngoại trừ lực lượng giải cứu được phái tới, các toán quân địch sẽ ở nán lại và xiết chặt vòng vây lại.

- Như vậy là Bộ Tư Lệnh Dã Chiến Việt Cộng đã lấy quyết định xử dụng tới Trung Đoàn 33 ít kinh nghiệm chiến đấu hơn (vừa mới đặt chân tới Cao Nguyên một vài tháng trước) để tấn công trại Pleime và xử dụng Trung Đoàn 32 dồi dào kinh nghiệm chiến đấu để phục kích đoàn quân tiếp cứu. Trung đoàn này xâm nhập vào Nam Việt Nam từ tháng Giêng; đã gây công trạng với các cuộc tấn công và phục kích cấp tiểu đoàn và trung đoàn, thực hiện tại các tỉnh Kontum và Pleiku, tỉ như Plei Kleng (tháng 3 năm 65), Lệ Thanh (tháng 6 năm65) và Đức Cơ (tháng 8 năm 65).

- Coi bộ kế hoạch của Việt Cộng gồm ba giai đoạn: (1) Trung Đoàn 33 bao quanh Pleime và quấy nhiễu quân trú phòng, tạo đủ áp lực để buộc QĐ II phái lực lượng phản ứng; (2) Trung Đoàn 32 phục kích và triệt hủy đoàn quân tiếp cứu; (3) Cả hai trung đoàn hợp lực tràn ngập và phá hủy trại Pleime.

- Phía ta đương đầu với một toán đối thủ có hạng: Tướng VC Chu Huy Mân, Tư Lệnh Quân Khu IV và hai phụ tá chính, Đại Tá Quân, Phụ Tá Tư Lệnh, và Đại Tá Hà Vi Tùng, Tham Mưu Trưởng. Trong cuộc chiến Đông Dương, Tùng chỉ huy Trung Đoàn 803, kết cấu cùng với Trung Đoàn 108 thành lực lượng chính của Việt Minh trên Cao Nguyên. Thành tích của hai trung đoàn này là chiếm cứ Kontum và đánh bại Chiến Đoàn Đặc Nhiệm 100 Pháp trên Quốc Lộ 19.

Ngày 22 tháng 10 năm 1965

- CĐĐN của Trung Tá Luật tiếp tục tuần tiễu trên lộ trình cũ.

- Tiểu Đoàn 91 LLĐBD tiếp tục tiến tới trại Pleime. Tiểu đoàn đụng độ thêm hai lần với địch và tịch thu 4 đại liên và nhiều súng ống.

- Vào buổi chiều, với trợ lực của không yểm, tiểu đoàn rốt cùng tới đích tăng cường cho trại Pleime.

- Sự tăng cường này khiến doanh trại an tâm phần nào. Nhưng chính vào lúc này lại gặp thêm khó khăn. Trong suốt bốn ngày liền, hỏa lực dày đặc của Việt Cộng đã ngăn cản trại tiếp tế nước uống tại khe suối gần trại.

- 0510 giờ, cột ăng ten của đài ra điô chính bị hỏa lực địch đốn hạ.

- Bằng cách trì hoãn các thế điều quân, Bộ Tư Lệnh QĐ II đã thâu góp thêm được thông tin về địch và có được thêm thời gian. Ngoài CĐĐN của Trung Tá Luật, chỉ còn lại một Tiểu Đoàn Biệt Động Quân đóng tại Pleiku. Ngay cả trong trường hợp Bộ Tư Lệnh QĐII quyết định dùng tới đơn vị cuối cùng này, cũng không tìm ra trực thăng vì Tiểu Đoàn 119 Trực Thăng Mỹ vẫn bận với cuộc hành quân Thần Phong 6. Mặt khác, thời tiết sương mù tại Đèo Măng và An Khê không cho phép máy bay hoạt động.

Ngày 23 tháng 10 năm 1965

- Sáng sớm, các toán trinh sát LLĐBD báo cáo các toán quân thuộc Trung Đoàn 32 đã tới địa điểm phục kích. Lấy ngay quyết định thôi thúc đoàn quân tiếp cứu đánh thốc tới trại Pleime không một chút chần chờ và với bất cứ giá nào.

- 1000 giờ, Tiểu Đoàn 1/42 của ta được trực thăng vận từ Kontum đến Pleiku, rồi được quân xa vận chuyển đến tăng phái cho CĐĐN của Trung Tá Luật.

- 1100 giờ, ra lệnh cho Tiểu Đoàn 22 Biệt Động Quân - đơn vị sau cùng ở lại Pleiku - sẵn sàng được trực thăng vận vào lúc 1400 giờ.

- Lực lượng của các toán quân kể trên, gồm cả CĐĐN khoảng chừng một ngàn người, còn ít ỏi hơn lực lượng địch cỡ trung đoàn mai phục sẵn tại các vị trí phục kích.

- Với đơn vị cuối cùng bổ sung cho CĐĐN của Trung Tá Luật, thành phố Pleiku bị bỏ ngỏ. Đế phòng mọi bất chắc, gọi cho Thiếu Tướng Stanley R. Larsen, tại Bộ Tư Lệnh US Task Force Alpha ở Nha Trang, yêu cầu gửi quân Mỹ tạm thời phụ trách an ninh cho phi trường Pleiku và thành phố Pleiku.

- 1300 giờ, Task Force Ingram gồm một tiểu đoàn bộ binh và một pháo đội thuộc 1st Air Cavalry Division đến đúng theo thời khóa biểu ấn định.

- 1400 giờ, Tiểu Đoàn 22 Biệt Động Quân được trực thăng vận tới bãi đáp tại phía tây của Tỉnh Lộ 5, cách Pleime 10 cây sộ với nhiệm vụ: (1) càn quét về hướng đông và ép đẩy địch về hướng Tỉnh Lộ 5; (2) ngăn chận và triệt hủy địch quân bị kẹt giữa tiểu đoàn và CĐĐN.

- 1400 giờ, CĐĐN của Trung Tá Luật chuyển bánh ra khỏi Phù Mỹ và tấn công dọc theo trục Tỉnh Lộ 5 để giải cứu trại Pleime.

- 1700 giờ, ra lệnh cho CĐĐN của Trung Tá Luật ngưng lại giữa đoạn đường trong khi các cuộc oanh kích dự tính trước thực hiện các phi vụ trên đầu các vị trí nghi quân địch tập trung.

- 1750 giờ, Trung Tá Luật báo cáo là đang khi tiến hành leo lên một đoạn đường giốc và hẹp với cây cối rậm rạp hai bên đường, CĐĐN thình lình đối đầu với hỏa lực mạnh tới từ phía nam và đông; đồng thời, phía hậu của đoàn quân tiếp cứu gồm các quân xa chiến đấu cũng báo cáo là bị hỏa lực địch xung phong uy hiếp.

- Địch hoàn toàn chiếm phần lợi thế về mặt địa hình và hỏa lực mạnh của chúng được phân phối cẩn thận. Nhưng quân ta phản ứng nhanh chóng với hỏa lực từ các họng súng máy đại liên từ các xe tăng và thiết vận xa.

- Không Quân lập tức được gọi đến can thiệp và kịp thời ngăn chận các đợt xung phong liên tiếp của địch quân.

- Súng bắn lẻ tẻ kéo dài tới khi trời sập tối trên chiến trường.

- CĐĐN tái tổ chức cấp tốc các vị trí của mình vì địch có thể tấn công tiếp ban đêm.

- 0315 giờ, địch tấn công đúng theo dự đoán, nhưng chúng không thành công chọc thủng các tuyến phòng của quân ta.

- Kêu gọi Không Quân can thiệp, và một lần nữa biểu dương hỏa lực hữu hiệu và chính xác.

Ngày 24 tháng 10 năm 1965

- Vào buổi sáng, trong khi công việc tái tiếp tế và tản thương đang tiến hành, các cuộc tuần tiễu được CĐĐN thực hiện quanh chiến trường và tìm thấy: 120 xác VC chết, 75 súng cộng đồng và cá nhân, với một số tù binh.

- Task Force Ingram được tăng phái thêm một pháo đội và di chuyển từ phi trường Pleiku tới vị trí tại 10 cây số cách Phù Mỷ ngõ hầu cung ứng hỏa lực pháo binh yểm trợ cho CĐĐN của Trung Tá Luật khi cần thiết.

- 2400 giờ,1st Brigade of 1st US Air Cavalry Division di chuyển tới phi trường Pleiku.

- Việt Cộng thất bại trong việc thực hiện phần một của kế hoạch và cũng tiêu tùng trong nỗ lực phá hủy trại Pleime. Trung Đoàn 32 được lệnh triệt thoái thay vì hợp lực với Trung Đoàn 33 đang bao quanh trại.

- Trong ngày, tình hình yên lặng hoàn toàn.

- 0150 giờ, trại chỉ hứng chịu một ít đạn bích kích pháo của địch.

Ngày 25 tháng 10 năm 1965

- 1300 giờ, CĐĐN của Trung Tá Luật lại chuyển bánh tiến tới trại Pleime.

- Tiến được 5 cây số, các thiết vận xa tiền phong của đoàn quân tiếp cứu gặp phải hỏa lực của địch. Hỏa pháo của Task Force Ingram liền dập tắt hỏa lực địch.

-1700 giờ, CĐĐN của Trung Tá Luật tới trại Pleime.

Ngày 26 tháng 10 năm 1965

- Sáng sớm, một cuộc càn quét được lập tức thực hiện quanh trại.

- 1015 giờ, trong khi CĐĐN dàn ra phía nam trại, một hỏa lực địch mãnh liệt bộc phát. Vì sợ bị các xe tăng và thiết vận xa lăn bánh trên đầu, Việt Cộng cố gắng phỗng tay trên bằng cách phát động một cuộc phục kích nhưng khốn thay, chúng ở trong một vị thế quá bất lợi, che dấu nhưng không chống đỡ trước hỏa lực dồi dào của hỏa tập từ thiết vận xa, pháo binh và Không Quân. Khi cuộc chạm súng chấm dứt, trên 140 Việt Cộng phơi thây tại chiến trường, 5 bị bắt và ít nhất 100 Việt Cộng bị thương, cùng với 20 súng cộng đồng bị tịch thu.

- Một buổi họp quan trọng được triệu tập tại Trung Tâm Hành Quân QĐ II với sự hiện diện của các cố vấn Mỹ và các chỉ huy trưởng đơn vị.

- Phát biểu bài thuyết trình sau đây: "Các đơn vị địch đã rút lui về phía tây tới biên giới Căm Bốt. Đây là cơ hội đào thoát duy nhất vì ngoài lợi thế về địa hình, hậu cứ Chu Prông và mật khu Căm Bốt cung cấp không những nơi trú ngụ mà còn thêm tiếp liệu và bổ sung quân số mà hai Trung Đoàn 32 và 33 đang thiếu hụt. Lần đầu tiên từ khi cuộc chiến khởi phát trên bán đảo Đông Dương, các lực lượng của ta có cơ hội đi tới kết luận như thế này. Trong suốt các cuộc gây hấn từ năm 1948, địch luôn có thể rời bỏ chiến trường và rút lui an toàn, thôi giao tranh tùy ý mình. Do đó lực lượng của ta không nên bỏ lỡ cơ may này: phải đuổi theo hai Trung Đoàn Bắc Quân vì nếu không, mối nguy hiểm sẽ vẫn còn đó và địch có thì giờ tái tổ chức các đơn vị của chúng. Ngoài ra, quyết định trên lần này khả thi được vì có sẵn các lực lượng trừ bị, với sự hiện diện của Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ đóng tại An Khê, một đơn vị có khả năng di động cực cao trên toàn thế giới và đồng thời có những quân cụ và vũ khí hiện đại nhất."

- Quyết định của Bộ Tư Lệnh QĐ II khai thác các kết quả của đợt một và truy đuổi địch quân được giới hữu trách quân sự Mỹ biểu đồng tình và đôi bên thỏa thuận thiết lập một sự cộng tác chặt chẽ trong các sinh hoạt hành quân. 1st US Air Cavalry Division là nỗ lực chính với hành quân Long Reach và Lữ Đoàn Dù VN đóng vai trò trừ bị, sẵn sàng xung trận theo lệnh của Quân Đoàn II.

- Bộ Tư Lệnh Mỹ đồng ý theo phương thức sau: liên hợp tình báo và yểm trợ, chia xẻ khái niệm hành quân và kết quả, vùng hành quân riêng rẽ, chỉ huy riêng rẽ, điều quân riêng rẽ, thực hiện các sinh hoạt riêng rẽ, và trừ bị riêng rẽ.

Ngày 27 tháng 10 năm 1965

- Công cuộc càn quét kéo dài đến trưa.

- Về phía nam trại, quanh đồi chứ danh Chu Hô, khám phá thêm xác chết và súng ống địch. Một số xạ thủ Việt Cộng bị xiềng vào các súng đại liên của chúng.

- Các phi đội Eagle Flights thuộc Air Cavalry Division xung trận. Từ hừng đông đến chập tối, các phi đội này không ngừng bay trên vùng lùng kiếm địch quân. Mọi nơi nghi ngờ có sự hiện diện của địch đều được chu đáo kiểm tra và ứng xử, hoặc với các cuộc oanh kích hoặc với chính hỏa lực của phi đội, để đánh tan và phá vỡ ra từng mảnh nhỏ và như vậy không cho phép địch quân lẩn trốn.

Ngày 28 tháng 10 năm 1965

- Đem Chiến Đoàn Thủy Quân Lục Chiến tới bằng không vận từ Ban Mê Thuật để giữ an ninh trên Tỉnh Lộ 5 cho việc triệt thoái của CĐĐN.

- Ra lệnh cho Trung Tá Luật đưa CĐĐN ra khỏi trại Pleime và trở về Pleiku, vì không còn ghi nhận được bóng dáng địch quân quanh trại sau công cuộc càn quét.

- Trên đường tháo lui, CĐĐN của Trung Tá Luật không gặp một đối kháng nào ngoài 6 mìn chống chiến xa được tháo gỡ.

- Thế là hành quân Dân Thắng 21 chấm dứt với 400 thương vong phía địch quân.

Ngày 29 tháng 10 năm 1965

- Thu xếp để cho các toán LLĐBD VN tháp tùng các toán Eagle Flights để trợ lực các quân lính mới tới của US 1st Air Cavalry.

- Rất nhiều tàn quân Việt Cộng bị bắt qua chiến thuật của Eagle Flights.

- Khảo cung Trung Sĩ Việt Cộng Nguyễn Xuân Tiến.

Ngày 30 tháng 10 năm 1965

- Khảo cung sơ khởi ba quân lính Việt Cộng qui hàng.

- Chúng cho biết là ngay từ 19 tháng 9 - một tháng trước cuộc tấn công - một cuộc chuẩn bị kỹ lưỡng xuống đến hạ tầng thấp nhất được phát động. Nhiều cuộc tập dượt được mọi đơn vị thực hiện trên bản đồ và trên các mặt bàn với đồn hình cát. Đồng thời, các đội toán vận tải với sự trợ lực của các lao công địa phương tới tấp chuyển vận gạo và đạn dược đến trước.

Ngày 31 tháng 10 năm 1965

- Thẩm vấn sơ khởi Hoàng Văn Chung, ĐĐ 8, TĐ 966, Trung Đoàn 32.

- Tài liệu tịch thu: Tiêu lệnh tác chiến phục kích bởi Trung Đoàn 32, gửi cho Đinh Khẩn, trung đoàn trưởng, soạn tại bộ chỉ huy trung đoàn/Plei Luc Chin, ký tên Tham Mưu Trưởng (Hà Vi Tùng) lúc 15 giờ, ngày 12 tháng 10 năm 1965, Pleiku, Plei The (YA 815 008) với bản đồ, tỷ lệ 1/1000000 soạn năm 1962.

- Tài liệu cho thấy Bộ Tư Lệnh Dã Chiến Việt Cộng dự tính là "sau đợt tấn công đầu tiên và Pleime, phía QLVNCH sẽ phải gửi một đoàn tiếp cứu. Đoàn tiếp cứu này phỏng đoán sẽ bao gồm mốt toán lính tác chiến và một toán thiết giáp tác chiến đến từ Biệt Khu Chiến Thuật 24. Chắc cũng sẽ có một hay hai tiểu đoàn lính Mỹ làm trừ bị."

- Điều Bộ Tư Lệnh Dã Chiến Việt Cộng không thấy trước được là sự tăng phái của US Ingram Task Force, đặc biệt là tiểu đoàn pháo binh đem từ Phù Mỹ tới gần vùng ổ phục kích. Hỏa lực của pháo binh này đã dập tắt hỏa lực của địch tại nơi phục kích gồm các đại liên, súng không giựt 57 ly và các súng phóng hỏa tiễn (B.40) cùng các đại liên phòng không.

Ngày 1 tháng 11 năm 1965

- Bộ Tư Lệnh 1st US Air Cavalry Division báo cáo là vào lúc 0730 giờ, khoảng một trung đội Việt Cộng xuất hiện tại 10 cây số tây nam trại Pleime. Một lực lượng phản ứng tức khắc được 1st Brigade thuộc 1st Air Cavalry Division tung ra. Chỉ vài phút sau, 20 Việt Cộng bị giết và bắt sống 19 tên. Các toán lính Mỹ tiếp tục lục lọi và thình lình khám phá một bệnh xá dã chiến Việt Cộng đầy đủ trang bị thuốc men và y cụ giải phẩu chế tạo bởi các nước Cộng Sản.

- Trong khi các chiến lợi phẩm được chuyển vận đi bằng trực thăng, một lực lượng địch cỡ tiểu đoàn âm thầm tiến tới các toán quân bạn và tìm cách bao vây các vị trí của họ. Cuộc đụng độ đầu tiên giữa các đơn vị của 1st US Air Cavalry Division và Việt Cộng xảy ra. Cuộc đụng độ này kéo dài 5 tiếng đồng hồ cho đến trời tối. Khi tháo lui, địch đã bị 'First Team' đánh cho một đòn chí tử: 99 Việt Cộng bị giết (đếm được xác), 44 lính chính qui Việt Cộng khác bị bắt sống cùng với 20 khí giới. Nhưng có ít nhất 200 Việt Cộng hoặc bị chết hay bị thương.

- Việc phát giác trại cứu thương này cũng cống hiến nhiều tài liệu, đặc biệt là một bản đồ cho biết các đường tiếp tế và di chuyển quân của địch. Các dữ kiện này đã được biến cải thành những thông tin tình báo đưa tới gặt hái thêm nhiều thành quả.

- Khảo cung 13 lính Việt Cộng bắt được tại trạm xá cấp trung đoàn.

Ngày 2 tháng 11 năm 1965

- Thẩm vấn sơ khởi Trần Ngọc Lưỡng, thuộc Đại Đội C-18, Trung Đoàn 101.

Ngày 3 tháng 11 năm 1965

-Thẩm vấn sơ khởi Trung Sĩ Nhất Cao Xuân Hải, thuộc TĐ 2, Trung Đoàn 324.

- 2100 giờ, một cuộc phục kích táo bạo ngay trong lòng khu Chu Prong-Ia Drang gây tổn thất nặng cho Tiểu Đoàn 8 mới xâm nhập thuộc Trung Đoàn 66: 112 chết (đếm được xác), khoảng hơn 200 tên khác bị chết hay bị thương, tịch thu 30 khí giới.

Ngày 4 tháng 11 năm 1965

- Khám phá được một hầm chôn vũ khí lớn tại 5 cây số phía tây trại Pleime, gần xông Ia Meur.

Ngày 6 tháng 11 năm 1965

- Tiểu Đoàn 5 thuộc Trung Đoàn 33 bị tiêu diệt gần hết sau cuộc giao tranh xảy ra tại phía bắc sông Ia Meur: 77 chết (đếm được xác), gần 400 tên khác phỏng chừng chết hay bị thương.

Ngày 7 tháng 11 năm 1965

- Tới giờ phút này, 1st Brigade thuộc 1st US Air Cavalry Division trong cuộc hành quân 'All The Way' trải rộng một vùng khoảng 2500 cây số vuông đã giáng một cú thoi sơn vào đầu các đơn vị Việt Cộng trên đường rút lui, nhưng trong các cuộc đụng độ, vẫn không thấy vết tích liên quan đến Trung Đoàn 32. Tuy số thương vong Việt Cộng lên tới 1500 quân lính, gồm cả số thương vong trong đợt đầu, thêm một trung đoàn - Trung Đoàn 66 - đã được bổ sung vào trận địa.

- Phỏng chừng các đơn vị của Trung Đoàn 32 đã chuồn mất về hướng đông.

- Thẩm vấn Hoàng Thế U, thuộc TĐ 8 Trung Đoàn 66.

- Thẩm vấn Trung Sĩ Phạm Sâm, thuộc Đại Đội Truyền Tin, Trung Đoàn 101B.

Ngày 8 tháng 11 năm 1965

- Đề nghị khái niệm chuyển hướng hành quân đi ngược hướng rặng núi Chu Prong để đánh lừa Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B3. Sáng kiến này được chuyển đạt tới Tướng Kinnard qua ngã Tướng Larsen, Tư Lệnh I Field Force VN.

Ngày 9 tháng 11 năm 1965

- 1st US Air Cavalry bắt đầu di chuyển quân từ phía tây sang phía đông (đi xa khỏi rặng núi Chu Prong ).

- Đây là thế nghi binh nhằm khiến địch tưởng là các lực lượng phe ta đã đánh mất dấu vết các đơn vị địch, nhưng kỳ thật ra - chúng ta biết được qua các cuộc thẩm vấn tù binh và báo cáo nguồn tin tình báo - địch tập trung trong vùng Chu Prong-Ia Drang: (1) ba tiểu đoàn của Trung Đoàn 66 trải dài dọc theo bờ phía bắc sông Ia Drang; (2) Trung Đoàn 32 cũng đóng quân phía bắc trong cùng chung vùng với Trung Đoàn 66; và (3) Trung Đoàn 33 đóng chốt tại các vị trí gần bên làng Anta (danh xưng của Việt Cộng), phía đông dãy núi Chu Prong.

Ngày 10 tháng 11 năm 1965

- US 3rd Brigade thay thế US 1st Brigade.

- Hành quân All the Way chấm dứt, hành quân Silver Bayonet khởi sự.

Ngày 11 tháng 11 năm 1965

- Đọc báo cáo các thẩm vấn tù binh và hàng binh Việt Cộng cho thấy Bộ Tư Lệnh Dã Chiến Việt Cộng đã lấy quyết định "tấn công đợt hai Pleime". Ngày tấn công được ấn định là ngày 16 tháng 11. Tất cả ba trung đoàn sẽ được xung vào lần này cùng với đơn vị bích kích pháo 120 ly và một tiểu đoàn súng phòng không 14.5 ly hai nòng, cả hai đơn vị này đang trên đường xâm nhập và dự tính sẽ tới kịp cho cuộc tấn công. Theo lời tuyên bố của viên sĩ quan ủy viên chính trí qui hàng, kế hoạch của cuộc tấn công mới sẽ chính yếu là triệt hủy trại Pleime.

- Đích thân gặp Tướng Kinnard tại doanh trại An Khê để thảo luận về ngày N tấn công của địch quân và phác họa kế hoạch cùng với Bộ Tư Lệnh 1st US Air Cavalry nhằm đánh phủ đầu địch quân ngay trong lòng địch trước ngày N (16/11).

- Hàng binh Việt Cộng Thiếu Úy Bùi Văn Cường, sĩ quan ủy viên chính trị, đại đội truyền tin, Trung Đoàn 33 ước tính là Trung Đoàn 33 của đương sự đã mất 40 phần trăm lực lượng khởi thủy 2200 quân, với một mất mát 60 phần trăm trong số 150 quân và 13 súng phòng không trong đại đội súng phòng không. Con số này đặc biệt quan trọng đối với Bộ Tư Lệnh 1st US Air Cavalry vì đại đơn vị này thi hành trực thăng chiến.

Ngày 12 tháng 11 năm 1965

- US 3rd Air Cavalry Brigade tiếp tục dùng thế nghi binh bằng cách hành quân từ phía tây chuyển qua phía đông, đi xa khỏi rặng núi Chu Prong và tiến tới gần trại Pleime.

Ngày 13 tháng 11 năm 1965

- Báo cáo tình báo từ các toán LLĐBD VN cho biết là các quân lính Việt Cộng tại vùng Chu Prong-Ia Drang có vể nhởn nhơ trong khi chuẩn bị cho cuộc tấn công đợt hai vào trại Pleime.

- Bộ Tư Lệnh QĐ II và Bộ Tư Lệnh US 1st Air Cavalry đồng ý ra tay tấn công địch quân trước ngay tại cửa ngõ rặng núi Chu Prong, ấn định vào ngày mai.

Ngày 14 tháng 11 năm 1965

- 1200 giờ, trực thăng đổ quân của 3rd Air Cavalry xuống bãi đáp X-Ray, cách trại Pleime khoảng 25 cây số, tại phía đông chân rặng núi Chu Prong.

- Sau 20 phút chuẩn bị bãi với hỏa pháo và 30 giây hỏa lực trực thăng chiến đấu, Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ bắt đầu đổ bộ. Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 1/7 là Trung Tá Harold G. Moore.

- Coi bộ thế nghi binh có hiệu quả: địch không có phản ứng tại bãi đáp X-Ray. Trách vụ an ninh bãi đáp được giao phó cho Đại Đội A, và Đại Đội B được lệnh tung ra lùng kiếm địch quân.

- 1245 giờ, các vụ đụng độ chạm súng nhẹ bắt đầu, trở thành nặng vào khoảng 1330 giờ.

- Đồng thời, Đại Đội C và Đại Đội D tiếp tục được đổ xuống bãi đáp X-Ray.

- 1740 giờ, Trung Tá Moore thu hồi các đại đội và thiết lập một chu vi phòng thủ chặt chẽ qua đêm.

- 1800 giờ, Đại Đội B của Tiểu Đoàn 2/7 đổ bộ để tăng cường cho 1/7.

- Ban đêm, quân địch chỉ đánh thăm dò quanh chu vi.

Ngày 15 tháng 11 năm 1965

- Khi mặt trời vừa ló dạng, địch quân lại xuất hiện và tấn công cùng lúc từ ba hướng.

- 0730 giờ, địch quân tiến gần tới chu vi các hố chiến đấu cá nhân bất chấp bị pháo binh, bích kích pháo và hỏa lực không yểm gây tổn thất nặng. Nhiều trận đánh xáp là cả xảy ra.

- 0910 giờ, Đại Đội A, Tiểu Đoàn 2/7 đổ bộ để tăng cường.

- 1000 giờ, cuộc tấn công của địch quân bị đẩy lui. Xác chết, thi thể, súng ống và trang cụ của địch quân rải rác khắc cùng ven và chung quang các chu vi phòng thủ. Có nhiều dấu chỉ địch lôi kéo đi nhiều xác chết ra khỏi vùng giao tranh.

- 1510 giờ, Tiểu Đoàn 2/5 đi bộ từ bãi đáp Victor tới bãi đáp X-Ray và giải cứu trung đội bị cô lập và không mấy gặp sự kháng cự của địch.

- Phóng pháo cơ B52 cũng tham dự và trận đánh với năm phi vụ thả bom mỗi ngày vào rặng núi Chu Prong.

- Đêm tương đối yên lặng tại bãi đáp X-Ray.

Ngày 16 tháng 11 năm 1965

- 0400 giờ, địch tấn công từ hướng đông nam. Trái sáng được thả xuống từ phi cơ. Cuộc tấn công bị súng nhỏ và hỏa lực pháo binh đánh bại.

- 0432 giờ, địch lại tấn công từ một hướng khác, nhưng bị hỏa lực pháo binh gây tổn thất lớn.

- 0500 giờ, địch chuyển cuộc tấn sang hướng tây nam, nhưng bị đẩy lui sau nửa giờ giao tranh.

- 0627 giờ, một cuộc tấn công khác nhắm thẳng vào ban chỉ huy.

- 0641 giờ, địch bị đánh bật ra và lôi theo xác chết dưới tầm hỏa lực.

- 0810 giờ, một cuộc lùng kiếm và càn quét được tất cả các đơn vị thực hiện quanh chu vi trại. Xác chết địch nằm la liệt khắp chiến trường và thu nhặt được rất nhiều súng ống.

- Toàn thể trận chiến kéo dài liên tục trong 48 tiếng với 79 chết và 125 bị thương đối với Tiểu Đoàn 1/7, và 634 chết (đếm được xác), 1215 chết (ước lượng) , 6 bị bắt sống đối với Tiểu Đoàn 9 BV

- Điểm đáng chú ý là địch đã không đặt các súng ống cộng đồng trên các núi đồi ngó xuống bãi đáp để yểm trợ cho cuộc tấn công của chúng. Tình trạng này có thể giải thích bởi những lý do sau đây:

- (1) Địch đã mất hầu hết các súng ống cộng đồng hạng nặng trong đợt một.

- (2) Địch đã bị Tiểu Đoàn 1/7 tấn công bất ngờ và cấp chỉ huy của họ đã không biết xử dụng thế lợi về mặt địa hình.

- (3) Địch đã quá ỉ lại vào chiến thuật 'biển người' và quá tự tin là cuộc tấn công sẽ mau chóng phá vỡ đội hình của Tiểu Đoàn 1/7.

- 1040 giờ, Tiểu Đoàn 1/7 rời khỏi bãi đáp X-Ray và được hai Tiểu Đoàn 2/7 và 2/5 thay thế.

- Vào buối chiều, một chiếc trực thăng bị bắn hạ tại vùng trời bãi đáp Albany.

Ngày 17 tháng 11 năm 1965

- Hai Tiểu Đoàn được lệnh rời khỏi bãi đáp X-Ray vì mục tiêu hôm nay của B52 bao gồm bãi đáp X-Ray.

- Hai tiểu đoàn được lệnh ra cách xa 3 cây số khỏi bãi đáp, Tiểu Đoàn 2/7 theo hướng bắc và Tiểu Đoàn 2/5 theo hướng tây bắc đi tới bãi đáp Albany.

- Việc di chuyển này dựa theo ước tính là địch đã rút lui về hướng đó, coi bộ nhằm tấn công vị trí pháo binh tại bãi đáp Albany từng yểm trợ hữu hiệu Tiểu Đoàn 1/7 trong hai ngày qua.

- Tiểu Đoàn 2/7 lọt vào ổ phục kích của một đơn vị Việt Cộng cỡ một tiểu đoàn, khi sắp tới gần mục tiêu.

- Nhưng một lần nữa, Việt Cộng lại biến thành những mục tiêu cho hỏa lực oanh tạc và pháo tập: 406 chết (đếm được xác), 100 chết (ước lượng) và tịch thu 112 vũ khí.

- Tình báo ước tính về khả năng địch thực hiện ngày hôm nay cho thấy là gần 2/3 tổng số lực lượng địch bị loại khỏi vòng chiến qua các cuộc giao tranh đợt I và đợt II.

- B52 tiếp tục thả bom có hệ thống các vùng trong rặng núi Chu Prong - từng hộp 20 dậm vuông - từ tây qua đông. Các hầm trú và giao hầm hố trước nay chống cự được lại các cuộc oanh tạc của phi cơ chiến thuật và pháo binh bắt đầu banh xác bởi sức công phá của những trái bom 750 cân anh. Rừng cây không còn là phương tiện trú ẩn và trốn tránh hữu hiệu nữa. Cửa hậu đưa qua Căm Bốt bị khóa lại và để thoát thân, hai Tiểu Đoàn 334 và 635 sống sót của Trung Đoàn 32 chỉ còn cách duy nhất xử dụng thung lũng eo hẹp của sông Ia Drang.

- Sắp xếp để các toán LLĐBD ra khỏi các vùng sắp bị B52 thả bom, rồi phái họ trở lại khám xét kết quả tàn phá quân lính và cơ sở địch gây nên bởi bom B52.

- Bộ Tư Lệnh QĐ II nghĩ là đã tới lúc tung vào Lữ Đoàn Dù VN trừ bị để chấm dứt một cuộc chiến đã kéo dài khoảng một tháng.

- 1st Air Cavalry Division tiếp tục gây áp lực từ đông sang tây. Yêu cầu Bộ Tư Lệnh 1st Air Cavalry thiết lập một căn cứ hỏa lực pháo binh mới đặt tại bãi đáp Crooks (87, 12), cách 7 cây số hướng đông bắc của vùng Lữ Đoàn Dù VN sẽ thực hiện cuộc hành quân càn quét.

- 1st Air Cavalry Division trực thăng vận mấy khẩu đại bác vào vị trí chiều hôm nay.

- Ban Chỉ Huy Lữ Đoàn Dù, các Ban Chỉ Huy của Chiến Đoàn 1 Dù và 2 Dù, năm Tiểu Đoàn Dù: 3, 5, 6, 7 và 8 đóng quân rải rác tại Sài Gòn, Biên Hòa, Vũng Tàu và Phú Yên được báo sẵn sàng được chuyển vận tới Pleiku sáng ngày mai.

- Báo cho Ban Chỉ Huy Lữ Đoàn Dù là cuộc hành quân mang tên Thần Phong 7 sẽ chỉ được hỏa lực pháo binh yểm trợ từ bãi đáp Crooks và bãi đáp Columbus và Ban Chỉ Huy sẽ cần tới sự trợ giúp của một viên Cố Vấn Mỹ để gọi pháo khi cần.

Ngày 18 tháng 11 năm 1965

- Sáng sớm, các phi cơ vận tải khổng lồ của C130's Squadron thuộc 7th US Air Force không vận toàn bộ Lữ Đoàn Dù từ bốn phi trường đến phi trường Pleiku nội trong vài tiếng đồng hồ.

- Trung Tá Ngô Quang Trưởng, Tham Mưu Trưởng của Tướng Du Quốc Đống, được chỉ định chỉ huy cuộc hành quân.

- Nhận thấy Trung Tá Trưởng chọn Thiếu Tá Schwarzkoft làm cố vấn cho lữ đoàn. Nhớ thấy anh chàng này tại cuộc giải tỏa trại Đức Cơ; anh ta dám cự nự Tướng Vĩnh Lộc và bênh vực Thiếu Tá Nghị, Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 1 Dù, từ chối tấn công khi không có đủ thì giờ chuẩn bị đầy đủ cho công cuộc giải tỏa trại. Anh ta ăn nói giống tài tử John Wayne, tốt bụng và đáng tin cậy.

- Thuyết trình về Thần Phong 7 cho toàn ban Chỉ Huy Lữ Đoàn. Báo cho Trung Tá Trưởng biết là sẽ được sự yểm trợ của pháo binh thuộc 1st US Air Cavalry đặt tại bãi đáp Crooks và bãi đáp Columbus và của các toán LLĐB Dù VN xâm nhập sâu trong lòng địch. Đặc biệt là chỉ điểm cho Trung Tá Trưởng thung lũng nhỏ hẹp của sông Ia Drang mà hai tiểu đoàn sống sót Việt Cộng sẽ xử dụng để chuồn về Căm Bốt.

- Sứ mạng của Lữ Đoàn Dù là triệt hủy các đơn vị tẩu tán Việt Cộng và các cơ sở của chúng quang thung lũng Ia Drang.

- Mọi nỗ lực mấy ngày cuối đây - thả bom B52, điều quân của các đơn vị US 1st Air Cavalry - đều nhằm đưa đẩy các đơn vị Việt Cộng còn lại về con đường đào tẩu cuối cùng của thung lũng nhỏ hẹp Ia Drang.

- 1500 giờ, Ban Chỉ Huy Chiến Đoàn 1 Dù, các Tiểu Đoàn 3, 5, 6 Dù được trực thăng vận đến địa điểm (84,09), phía bắc sông Ia Drang.

- Tiểu Đoàn 3 Dù lập tức càn quét theo hướng tây tiến tới Plei The.

- Tiểu Đoàn 6 Dù cũng càn quét theo hướng tây nhưng hơi về phía nam song song với hướng tiến quân của Tiểu Đoàn 3 Dù nhắm tới Plei Leo.

- Các toán LLĐB Dù báo cáo là một lực lượng địch cỡ tiểu đoàn âm thầm bám sát theo toán quân của Tiểu Đoàn 3 Dù.

Ngày 19 tháng 11 năm 1965

- 1100 giờ, Tiểu Đoàn 3 Dù được lệnh dụ dẫm địch đi theo mình xuống phía nam tới địa điểm (81, 08), phía bắc sông Ia Drang, nơi Tiểu Đoàn 6 Dù thiết lập ổ phục kích nằm chờ.

Ngày 20 tháng 11 năm 1965

- 1440 giờ, các đơn vị đic̣h lọt vào ổ phục kích. Gần 200 tên Việt Cộng thuộc Tiểu Đoàn 635/Trung Đoàn 32 từng tránh né giao tranh và còn nguyên vẹn trong suốt đợt hai cuối cùng bị lộ tung tích và buộc phải chiến đấu, mặc dù đã cố gắng hết sức tránh đụng độ.

- Thu thập được một hàng binh quan trọng Thiếu Úy Bùi Văn Cường (tự Cồn), sĩ quan ủy viên chính trị, đại đội truyền tin, Trung Đoàn 32. Cường tiết lộ nhiều tin tức tình báo về hai Tiểu Đoàn sống sót 334 và 635 thuộc Trung Đoàn 32 và về con đường tháo lui của chúng.

- Trên đường càn quét về hướng tây, hai Tiểu Đoàn 3 và 6 Dù đã triệt hủy 3 trung tâm huấn luyện, một hầm chứa trang cụ và 75 căn nhà.

- 1745 giờ, Tiểu Đoàn 8 Dù được trực thăng vận đến địa điểm (82,08).

- Ban Chỉ Huy Chiến Đoàn 1 Dù, các Tiểu Đoàn 3, 5, 6 Dù được lệnh đi bộ tới địa điểm (82,08)

- Tổng lược danh xưng của các đơn vị Việt Cộng do các tù binh cung cấp.

Ngày 22 tháng 11 năm 1965

- 1100 giờ, Ban Chỉ Huy Chiến Đoàn 2 Dù, các Tiểu Đoàn 2 và 7 Dù được trực thăng vận đến địa điểm (82,08) để sát nhập với Tiểu Đoàn 8 Dù.

- 1350 giờ, toàn thể Lữ Đoàn Dù hiện diện tại địa điểm (82, 08) vùng tập trung quân và được lệnh vượt sang phía nam sông Ia Drang, và leo núi lên tới đỉnh tại (81,06).

Ngày 23 tháng 11 năm 1965

- 1115 giờ, Trung Tá Trưởng và lữ đoàn dù tới địa điểm (81,06), và thảo kế hoạch lập ổ phục kích địch quân tại thung lũng eo hẹp phía nam bờ sông Ia Drang.

- Thẩm vấn Nguyễn Nghệ Trung, thuộc Tiểu Đoàn 635, Trung Đoàn 32.

Ngày 24 tháng 11 năm 1965

- 0945 giờ, Tiểu Đoàn 3 Dù đụng độ toán quân địch tại địa điểm (80, 07).

- 1050 giờ, Tiểu Đoàn 6 Dù đụng độ cùng toán địch quân đó tại địa điểm (82, 06).

- Toán quân địch bị kẹt giữa hai vị trí nút chặn. Hỏa lực pháo binh được gọi tới.

- Khoảng nửa tiếng sau, các Tiểu Đoàn 7 và 8 Dù xung phong xuống sườn núi và xô đẩy các toán địch quân áp vào bờ phía nam sông Ia Drang.

- Kết quả: 65 tên Việt Cộng bị giết (đếm được xác), 10 tên bị bắt sống, và tịch thu 58 súng ống.

- Sau khi không còn đụng độ với địch quân, Lữ Đoàn Dù được lệnh tháo lui ra khỏi vùng hành quân, chấm dứt đợt ba của Trận Chiến Pleime.

Ghi chú: Nhật ký này được tái tạo từ chính lời văn của Đại Tá Hiếu lẩy từ Why Pleime. Thật ra phương thức này đi ngược chiều điều gì Đại Tá Hiếu đã làm, khi để thảo bản tường trình sau trận đánh Pleime, Đại Tá Hiếu đã tham khảo những điều ghi chép trong nhật ký để có được các dữ kiện, các ngày giờ và những suy tư của mình trong khi trận đánh đang tiếp diễn. Đại Tá Hiếu có thói quen ghi chép nhật ký, ngay cả khi còn là một trang thanh niên trước khi tòng quân; cụ Hướng đã khám phá mối tình thầm kín của cậu con trai khi đọc mấy trang nhật ký của con trai để trên bàn viết; thân phụ Tướng Hiếu cũng đọc được những hàng chữ cuối cùng ghi chép trong cuốn nhật ký, sau khi Tướng Hiếu gọi điện thoại cho vợ căn dặn "đừng để các con chơi ngoài đường"; Đại Tá Lê Khắc Lý, Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 22, nói: "Tướng Hiếu luôn mang theo một cuốn sổ để trong túi áo. Mỗi lần ra lệnh ngoài chiến trường, Tướng Hiếu luôn ghi chép lệnh vào trong cuốn sổ."

Nguyễn Văn Tín


--------------------
KHAI TỬ ĐẢNG!
Go to the top of the page
 
+Quote Post
caoduy
post Dec 29 2012, 08:49 AM
Post #117


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 13,947
Joined: 18-November 08
Member No.: 775
Age: 52
Country








Hoàng hôn chụp xuống Pleiku



Bài phóng sự ngày 16 tháng 3-1975 trên Chính Luận Sài Gòn

Lời giới thiệu: Miền Nam Việt Nam thực sự đã không bị xụp đổ trên phương diện quân sự khi thị trấn Phước Long bị thất thủ.

Cũng không do việc mất Ban Mê Thuột. Toàn bộ cuộc tái phối trí trở thành cuộc rút lui bi thảm đưa đến việc mất miền Nam thực sự bắt đầu từ lúc Pleiku ra đi.

Sau Khi Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II Di Tản Về Nha Trang, Hoàng hôn chụp xuống Pleiku, Phố Xá Tràn Ngập Người: Trẻ, Già, Lớn, Bé Không Biết Đi Đâu

Nhân dịp tháng 4-2004, 29 năm sau, Dân Sinh San Jose phổ biến 2 bài báo chụp lại trên vi phim về cuộc rút quân kể trên. Bài báo thứ nhất đăng trên Chính Luận số 3338 ngày thứ Ba 18 tháng 3-1975 với tựa đề: Hoàng hôn chụp xuống Pleiku. Bài báo này do phái viên Nguyễn Tú điện về trong lúc chính ông cũng đang tìm đường tháo chạy.

Bài báo thứ hai trên Chính Luận với tựa đề: 8 giờ đêm Chủ Nhật, Kontum – Pleiku bi thảm ra đi, bỏ lại phía sau những cột khói, những vùng lửa. Bài này đăng ngày 19 tháng 3-1975 và được ghi là do Nguyễn Tú đọc về, xen lẫn tiếng khóc nức nở của chính ông.

Bài báo thứ hai này đăng trang nhất báo Chính Luận số 3339 được coi là tin tức duy nhất được loan báo về cuộc rút quân ở Cao Nguyên. Bài này đã được các báo ngoại quốc dịch lại và đăng tải trên các hệ thống tin tức quốc tế.

Hai bài báo kể trên trích trong tài liệu sưu tầm của IRCC dành cho viện bảo tàng Việt Nam tại San Jose. Ký giả Nguyễn Tú sau thời gian kẹt lại Việt Nam hiện đã qua Mỹ định cư tại DC.

*****

(Sài Gòn 17-3) Chiều tối Chủ Nhật ngày 16 tháng 3-1975, bạn Nguyễn Tú, đặc phái viên Chính Luận tại chiến trường Quân khu 2, đã từ Pleiku gọi điện thoại về cho biết tình hình Pleiku, sau khi Bộ Tư Lệnh Quân Khu 2 di tản về Nha Trang.

Bạn Nguyễn Tú cho biết là trong hai ngày qua, đồng bào trong toàn tỉnh đã hoang mang tới cực độ khi nghe tin các bài phát thanh ngoại quốc loan báo Bộ Tư Lệnh Quân Khu 2 di tản về Nha Trang. Giới hữu trách không có lời giải thích nào để trấn an đồng bào mỗi phút lại càng mất thêm tinh thần, mạnh ai lo liệu phương tiện di tản ra khỏi vùng giao tranh và tránh mặt quân cộng sản.

Chiều qua, các phố xá đã đóng cửa không buôn bán cầm chừng như trước đây và đồng bào đã đổ xô hết ra đường, nhốn nháo ngược xuôi tìm lối chạy. Người ta thuê bao đủ mọi loại xe, chất hết đồ đạc quần áo để chuẩn bị chạy. Giá xe từ 200 ngàn, nửa triệu một chiếc đã tăng lên nhiều hơn nữa. Những người ít tiền cũng vét túi, chung nhau thuê xe, và các loại xe, từ xe lam, xe vận tải, xe lô, xa nhà, xe Honda, cho đến cả xe ủi đất, xe cứu hỏa, xe cần trục, máy cày v.v… đều chất đầy ắp đồ đạc, đầu nối đuôi dài dài trên các đường phố chính như Hoàng Diệu, Võ Tánh, Phan Bội Châu, Quang Trung, Hai Bà Trưng. Tất cả đều rộn ràng di chuyển, nhưng không biết di chuyển theo lối nào, vì con đường duy nhất có thể chạy về Quy Nhơn là quốc lộ 19 thì đã bị địch cắt. Áp lực của quân cộng sản vẫn nặng nề trên con đường băng rừng băng núi này, cái chết có thể đe dọa tập thể tỵ nạn bất cừ nơi nào và bất cứ giờ phút nào.

Những chuyến bay của Hàng Không Việt Nam đã ngưng từ mấy hôm nay nên phi trường chỉ còn là nơi hoạt động rộn rịp của các loại máy bay quân sự. Tin tức một số gia đình thuộc Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn và các ngoại kiều được di tản ra khỏi Pleiku làm cho mọi người càng thêm hốt hoảng. Họ chỉ còn trông ngóng vào con đường sống duy nhất là quốc lộ 19. Họ cầu nguyện và mong ngóng cho quốc lộ này được giải tỏa mau lẹ để lánh xa nơi quân cộng sản kéo tới.

Cảnh hốt hoảng càng thêm mãnh liệt hơn khi một số đồng bào tỵ nạn ở Kontum, Thành An, Phú Nhơn v.v… kéo về Pleiku chờ mở đường chạy giặc. Ám ảnh… đại lộ kinh hoàng và chợ Đông Ba rực cháy ngày nào ở miền Trung là một ám ảnh khó xóa nhòa trong tâm tư mọi người.

Dắt dìu nhau ngược xuôi ngoài đường phố, và đồng bào ngơ ngác thầm hỏi nhau biết chạy đi đâu bây giờ? Từ cả tuần, báo chí không lên Pleiku nữa, do đó có muốn được đọc những lời tuyên bố rất bình tĩnh của các giới chức Sài Gòn cũng không được.

Qua điện thoại, bạn Nguyễn Tú báo tin cho tòa soạn và bạn đọc Chính Luận biết là bạn đang tìm cách thoát khỏi Pleiku cùng đồng bào và sau đây là bản tin cuối cùng của bạn từ Pleiku gửi về cho tòa soạn và bạn đọc Chính Luận.

Lại thêm một hoàng hôn:

Bạn Nguyễn Tú cho biết, qua điện thoại, nguyên văn như sau:

Lại thêm một hoàng hôn, có thể hơn thế nữa, bắt đầu. Trưa hôm nay từ 12 giờ, dân chúng Thanh An, Phú Nhơn và các vùng lân cận Pleiku đều đổ xô về thị xã Pleiku. Họ đang sống những giờ phút lo âu, kinh hoàng ngoài đường phố. Trên khắp ngả đường đều chật các xe đủ loại, xe quân sự, xe dân sự, xe chở hàng, xe ủi đất, xe chữa lửa, xe máy kéo có rờ moọc, bên trên chất đầy những “gia bảo” cuối cùng của dân chúng. Tất cả các gia đình, già trẻ lớn bé, dân sự cũng như quân sự, ngồi sẵn trên xe, để chờ di tản mà họ không biết là đi đường nào. Các lực lượng diện địa của ta và các lực lượng trong ngành an ninh, quân cảnh, cảnh sát đều không còn có thể kiểm soát được nữa. Vì tất cả các nhân viên đó đều lo lắng cho chính gia đình họ. Ngoài đường phố đầy rẫy những người đi bộ. Những quân nhân, và thường dân tay xách nách mang và bồng bế các trẻ thơ, xách những giỏ đồ đạc lang thang khắp phố, không biết đi đâu nữa. Pleiku đang sống trong một không khí kinh hoàng chưa từng thấy, hơn cả cố đô Huế năm 1972.

Kontum – Pleiku coi như bị bỏ ngỏ, vì các nhân viên có trong trách an ninh đã chỉ lo cho riêng gia đình họ và không còn ai còn có tinh thần đảm nhận trách vụ của mình… Sự kiểm soát đã lọt ra ngoài tay của các giới lãnh đạo chính quyền tỉnh. Riêng các lực lượng chính quy còn có kỷ luật và tinh thần chiến đấu. Nhưng tình trạng hỗn loạn xáo trộn của dân chúng Pleiku ra đầy ngoài đường, đã tạo nên một cảnh tượng thật không thể tưởng tượng nổi. Trên khuôn mặt mỗi người đều lộ vẻ lo âu, không tả hết. Chiến tranh thực sự chưa tới Pleiku. Chưa một đạn pháo kích nào của địch bắn vào thị xã Pleiku. Hoàng hôn của Pleiku có thể coi như đã bắt đầu, đồng thời có thể tiếp luôn những cảnh hoàng hôn khác.

Tình trạng Pleiku bi thảm quá!


Bài phóng sự tiếp theo viết ngày 17 tháng 3-1975.

8 Giờ Đêm Chủ Nhật, Kontum – Pleiku Bi Thảm Ra Đi Bỏ Lại Phía Sau Những Cột Khói, Những Vùng Lửa

Bản tin này được đọc giữa tiếng khóc nức nở của bản báo đặc phái viên Nguyễn Tú

(Sài Gòn 18-3) Sáng nay bản báo đặc phái viên Nguyễn Tú, tại một địa điểm dừng chân trên đường rút lui của quân dân hai tỉnh Kontum – Pleiku, báo tin qua điện thoại quang cảnh di tản bi thảm của đồng bào. Dưới đây là nguyên văn ghi lại lời bạn Nguyễn Tú đọc qua điện thoại.

Tất cả lên đường:


Tối nay, Pleiku đã thực sự hỗn loạn. Tất cả dân chúng Pleiku thêm vào đó dân chúng ven tỉnh, dân chúng thuộc vài quận gần thị xã Pleiku, và cả dân chúng Kontum đã đổ xô nhau chạy về Pleiku đều xuống đường và tổ chức một đêm không ngủ. Không phải để biểu tình chống ai, mà để vội vàng hốt hoảng tiếp tục chất các hàng hóa, bàn ghế, tủ giường, cùng những vật dụng riêng lên đủ thứ xe: Xe lam, 3 bánh, xe vận tải hạng nặng, xe Jeep, xe dốt rác, xe GMC nhà binh, xe Honda. Thậm chí xe be, xe cần trục, xe máy kéo, trác lơ, xe hốt rác. CẢ đến xe chữa lửa cũng được dùng để chất đồ và chở người. Xe nào chất xong đồ là người leo lên ngồi sẵn, xe nào đôi nhíp cũng gần như thăng bằng, vì chất quá nặng.

Từ trưa, các lực lượng an ninh trong thị xã Pleiku như Quân Cảnh, Cảnh Sát bỏ tất cả nhiệm sở không còn thấy bóng một ai, mặc dù hôm qua thứ Bảy 15 tháng 3 còn canh phòng rất gay gắt các ngã ra vào tỉnh và thị xã Pleiku.

Mọi đường phố không còn một nhân viên công lực nào giữ trật tự nữa. Tất cả mọi người đều về nhà lo việc di tản cho gia đình. Liên lạc vô tuyến của hệ thống quân đội không còn được điều hòa và hữu hiệu như trước nữa tuy vẫn chưa hẳn gián đoạn. Các nhân viên truyền tin cũng thay phiên nhau về nhà để lo việc di tản gia đình. Sự kiểm soát an ninh trật tự có thể coi như đã tuột khỏi tầm tay chính quyền địa phương Pleiku. Tại tư dinh Đại Tá Tỉnh Trưởng Pleiku, các nghị viên, các Trưởng Ty, Sở hấp tấp ra vào họp liên miên.

Chưa bao giờ các đại diện dân cử kể cả đối lập và chính quyền đã sát cánh với nhau như thế. Chưa bao giờ lập pháp, hành pháp, tư pháp đều đồng một lòng, một dạ như thế. Đồng một lòng một dạ trong một câu hỏi duy nhất: Bao giờ thì di tản? Mấy giờ thì di tản? Trên thực tế thì Pleiku đã sống giờ thứ 25 từ hôm qua thứ Bảy 15 tháng 3. Hôm nay Chủ Nhật 16 tháng 3 lúc 19 giờ đã có điện trở lại trong toàn thị xã.

Đèn ngoài đường và trong các tư gia cũng được thắp sáng. Có lẽ là một hội hoa đăng cuối cùng. Khắp các đường phố, dân chúng đi lại hết sức nhộn nhịp, tất tưởi. Ngay từ xế trưa hôm nay 16 tháng 3, các xe nào đã chất xong đồ vật đều chuyển bánh trên Quốc Lộ 14 đi về Phú Bổn thành một đoàn dài. Nhưng phải kể từ 20 giờ ngày hôm nay Chủ Nhật 16 tháng 3, sự di chuyển toàn diện của dân chúng mới thực sự bắt đầu, đoàn xe ước chừng đến hàng ngàn chiếc, bật đèn pha nối đuôi nhau trên hàng chục cây số trông như một cuộc “trở về nhà sau cuộc nghỉ cuối tuần.” Nhưng đây đâu phải là “đoàn xe thanh bình.”

Sáng kiến vĩ đại:


Cuộc di tản đại quy mô của hai tỉnh gom lại là Kontum và Pleiku do sáng kiến tư nhân có thể coi như là “vĩ đại” ở chốn Tây Nguyên hẻo lánh này.

“Mục tiêu đầu tiên là Phú Bổn. Sau đó sẽ tính.” Đó là lời một đồng bào di tản nói với Chính Luận. Nhưng ra khỏi thị xã, được vài cây số thì đoàn xe bị kẹt vì những chiếc xe nhỏ hơn như xe lam, xe ô tô nhỏ, xe Honda muốn vượt trước. Phải một giờ sau vụ kẹt xe này mới được giải tỏa.

Dân chúng nghèo cũng ra đi bằng phương tiện thiên nhiên, trời đã phú cho họ là đôi chân của chính họ. Họ đây là gồm cả già, trẻ, lớn, bé, con nít còn bồng trên tay, đàn bà đang mang bầu, tay xách, nách mang một vài manh chiếu, một vài bọc quần áo, buồn tủi, lo âu, gia đình nọ nối tiếp gia đình kia đi hàng một sát bên lề đường để tránh đoàn xe. Đèn pha của đoàn xe lần lượt chiếu các bóng lưng còng xuống của người lớn, những bóng nhỏ hơn của các trẻ em tay níu vạt áo hoặc ống quần của người bố hay người mẹ. Họ lặng lẻ thất thểu bước nọ trước bước kia trong đêm tối của tâm hồn.

Cuộc di tản này chắc chắn sẽ kéo dài tới ngày hôm sau. Thế là Kontum và Pleiku đã bỏ ngỏ, chính thức và không chính thức. Không chính thức mà chính thức vào hồi 20 giờ đêm ngày Chủ Nhật 16 tháng 3-1975.

Pleiku không còn gì để cho tôi săn tin thêm nữa.

Ba lô vẫn cõng trên vai, hồi 22 giờ 30 tôi theo đoàn người di tản ra khỏi thị xã Pleiku. Bầu trời hôm nay đẹp quá, hàng ngàn vì sao lấp lánh như thiên thần nháy mắt với trần gian, hay đó là những ám hiệu dục dã: “Lẹ lên!”

Nếu tôi có một người bạn đường đi bên tôi, tôi sẽ bảo: “Bạn ơi, trên trời có bao nhiêu vì sao thì lòng tôi đau xót còn hơn thế nữa.”

Đốt, phá, bỏ rơi:

Các kho súng, kho đạn tại tỉnh Pleiku đã được lệnh thiêu hủy, tiếng nổ lớn nối liền tiếng nổ nhỏ. Từng cột khói đen bốc lên trong lửa đỏ từ các bồn nhiên liệu cũng được lệnh phá hủy. Tất cả đều bùng cháy. Nhiều khu phố trong thị xã Pleiku đã bị toán người đập phá nhà cửa của các chủ nhân đã di tản, và đã bị phóng hỏa, ít nhất tôi cũng đếm được 14 đám cháy trong những khu phố khác nhau.

Nhiều tiếng súng cũng đã nổ trong thị xã. Có tin Đại Tá Tỉnh Trưởng Pleiku đã hạ lệnh cho đốt kho giấy bạc trong Ty Ngân Khố, ước lượng khoảng 300 triệu và trong khi tưới xăng để đốt, ông Trưởng Ty Ngân Khố đã bị phỏng. Không còn một bác sĩ tư nào trong thành phố. Quân cũng như dân y viện không còn hoạt động. Một số bệnh nhân tại dân y viện cũng như một số thương binh tại quân y viện Pleiku đã bị bỏ rơi lại vì không còn ai lo cho họ nữa. Chính họ trong tình trạng bệnh hoạn chẳng tự mình làm được. Ngoài sự chịu chết đói dần mòn ngay trên giường bệnh.

Một nguồn tin đáng tin cậy cho hay là Chuẩn tướng Tất, Tư Lệnh Mặt Trận Kontum – Pleiku đang chỉ huy cuộc triệt thoái lực lượng chính quy đi về hướng Nam trên quốc lộ 14.

Trên đường nóng bỏng:

(Pleiku 17-3) Sáng nay, cuộc di tản đang tiếp diễn dưới ánh mặt trời huy hoàng của một ngày đầu tuần. Hàng ngàn chiếc xe dân sự và quân sự vẫn nối tiếp nhau trên quốc lộ 19 đi về hướng Phú Bổn. Nhiều xe vì chở quá nặng không chạy nổi đã bỏ lại trên đường.

Các quân nhân được lệnh triệt thoái dưới quyền tư lệnh của Tướng Tất đã thi hành một cách rất trật tự và kỷ luật. Các đơn vị Biệt Động Quân đã được lệnh đi hai bên quốc lộ 14 ở những chỗ xung yếu để bảo vệ đoàn xe di tản dân sự và quân sự. Các đoàn người đi bộ thật là thảm thương, đàn bà, con trẻ đi bên lộ dưới ánh nắng nóng bỏng không giọt nước để uống.

Dọc quốc lộ từ Pleiku đến Hậu Bổn là tỉnh lỵ của Phú Bổn, đoàn xe cứ nối dài. Đoàn người đi bộ, bị bỏ lại sau, nhưng họ vẫn cứ cố gắng lết đi trên đường nóng bỏng dưới ánh nắng của Pleiku. Chưa biết đêm nay họ có thể tới được Phú Bổn bằng đôi chân của chính họ hay không. Sẽ có nhiều người sẽ bị chết đói, chết khát dọc đường. Dọc Quốc lộ 14 đi về phía Phú Bổn các làng, các ấp, các buôn đều trống trơn không còn một ai. Cảnh hoang tàn dọc quốc lộ 14 tôi không làm sao mà còn có trí óc để nghĩ ra những danh từ tường trình với độc giả.

Bi thảm quá đồng bào ơi!

Hôm nay thay vì lá thư hàng tuần sự tường trình của tôi có thể ngắn ngủi và không mạch lạc. Mong quý vị độc giả phương xa ở tại cái thủ đô đầy ánh sáng hiểu cho.

Cho tới nay vẫn không thể hiểu được lệnh bỏ ngỏ Kontum – Pleiku là ở đâu mà ra và tại sao lại có sự ra đi hấp tấp trong dân chúng trong khi các nhà cầm quyền quân sự đã trù liệu kế hoạch từ trước. Không có giải thích nào cho dân chúng. Không có tổ chức nào để di tản dân chúng trong trật tự và an ninh, không có một sự trợ giúp nào cho các dân nghèo không có phương tiện đi xe.

Từ năm 1954 cho tới nay, chính tôi đã chứng kiến bao cuộc di tản. Cuộc di tản Kontum – Pleiku dể lại cho tôi một mỗi chán chường. Sống với những hy vọng mong manh từ năm 1954 đến năm 1975 tới nay tôi cảm thấy không còn đủ sức, đủ ý chí để bấu víu lấy cái chút hy vọng mong manh ấy nữa. Ngoảnh về phía Pleiku khói vẫn ngùn ngụt bốc lên vì những đám cháy đêm qua.

Dọc lộ xe tăng, đại pháo dạt ra hai bên đường để bảo vệ những chỗ xung yếu để cho đoàn xe di tản dân sự và quân sự có thể đi chót lọt tới Hậu Bổn tức tỉnh lỵ Phú Bổn. Nhưng trên đoạn quốc lộ 14 từ Pleiku tới Hậu Bổn vẫn xảy ra nhiều đoạn đường kẹt xe, có thể kể hàng 5 đến 10 cây số chưa biết rằng đoàn xe có thể tới Hậu Bổn được không. Và từ Hậu Bổn sẽ đi đâu chưa ai rõ. Riêng cho tôi không còn có trí óc nào để nghĩ đến tương lai dù rằng tương lai chỉ là ở một giây, một phút sau đó.

Điện đàm dứt đoạn…

Nguyễn Tú


Ghi chú: Trên đây phóng viên Nguyễn Tú mới chỉ tường thuật được đoạn mở đầu của chuyến rút quân bi thảm và sau đó thì hết phương tiện liên lạc. Thực sự đoàn quân dân rút từ Tây Nguyên về Duyên Hải đã hoàn toàn làm tan rã cả Quân Khu II với hàng ngàn người chết dọc đường và đưa đến cảnh toàn thể miền Nam vỡ ra thành từng mảnh vụn.














--------------------
KHAI TỬ ĐẢNG!
Go to the top of the page
 
+Quote Post
caoduy
post Dec 29 2012, 08:49 AM
Post #118


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 13,947
Joined: 18-November 08
Member No.: 775
Age: 52
Country








Pleiku nắng bụi mưa bùn


Kính tặng những ai, đã một lần đến và sống tại thành phố Pleiku để hồi tưởng về kỷ niệm

Thời chiến tranh Việt Nam, Pleiku là một địa danh mà hầu như ai cũng biết. Một thành phố, (đúng ra là một khu thị trấn) dân cư thưa thớt, mà đa số là dân người Thượng. Một nơi đèo heo hút gió xa tít tận miền cao. Vậy mà tiếng tăm, và vang bóng một thời.Cuộc chiến đã làm nên tiếng tăm? Hay nói đúng hơn là “người lính” đã làm nên một địa danh nổi tiếng này.Ngày trước, ai đã từng là lính chiến? Ai đã từng là kẻ “bị đày”? Và ai đã từng là dân “tứ chiếng”, là kẻ “giang hồ”? Thì đất địa Pleiku là nơi được mời gọi.

Tôi đến Pleiku vào giữa năm 1969. Không phải là gì gì cả, mà là một sĩ quan mới ra trường. Về đơn vị binh chủng Lực lương Đặc biệt, SQ hoặc HSQ mới ra trường là phải đi tác chiến, thử lửa một thời gian. Ai cũng vậy. Coi như phải chấp nhận thử thách, gian nguy, phải rèn luyện “da ngựa dậm nghìn” cho đáng mặt làm trai.Những ngày đầu mới đến Pleiku thật lạ lẫm, chán chường. Một phố thị chỉ như là một thị trấn nhỏ lại lắm người. Dân địa phương thì ít mà tứ xứ thì nhiều. Những năm trước (từ 1966-67), từ khi có bước chân các “chú Sam” đến là sôi động hẵn. Người ta nói: Mỹ đến đâu là như có “mật” ở đó. Đàn ong, lũ kiến, ruồi nhặng bay theo. Có lẻ cũng không sai, vì từ dạo đó, Pleiku tiếng tăm lừng lẫy.Phố xá nhỏ hẹp. Phố Pleiku chỉ có 5-7 con đường ngang dọc. Đường phố chính là Hoàng Diệu, đi từ đầu đến cuối đường, hút chưa tàn điếu thuốc. Chung quanh thì làng mạc thưa thớt dân cư. Một thị trấn vùng núi, đèo heo hút gió. Vậy mà, những gì ở nơi khác có là Pleiku thời dạo đó vẫn có – có đủ cả. Có quán xá, có bar, có nhà hàng, có vũ trường, có đĩ điếm, có trác tán, ăn chơi… Dân tứ phương đổ về, góp phần cho Pleiku bao thứ hay, thứ dở. Người ta về làm ăn, về tìm việc, sinh nhai, sinh kế kiếm tiền. Về để kiếm sống, và cũng về … để chết.Một bộ tư lệnh quân đoàn nằm đó, và một phi trường lớn cũng ở đó (phi trường Cù Hành).



Ngày đêm xe cộ tấp nập tới lui và máy bay lên xuống không ngớt. Từng đoàn quân, từng đơn vị, lính ở đâu cũng lần lượt kéo về, ghé qua, trú đóng. Nhiều thứ lính, nhiều đơn vị, binh chủng, được gọi là “thứ dữ”, thứ “bất trị”, đều có mặt. Nhiều chủng tộc, sắc dân. Không lừng lẫy, tiếng tăm sao được? Người ta hát, qua câu vè ví von: “Pleiku đi dễ khó về, trai đi bỏ mạng, gái về nát thây”. Nghe mà phát ớn.Tuy nhiên, nói vậy, tiếng đồn như vậy, nhưng mà không hẵn là vậy. Thật sự thì Pleiku không dữ dằn, không khắc nghiệt lắm đâu. Mà là một nơi dễ mến, và cũng “thân thiết”.Tôi đã đến đấy gần hai năm và khi ra đi, cảm thấy nhiều lưu luyến. Xin kể:Pleiku có khí hậu giông giống như Đà lạt.

Một vùng đất cao nên khí hậu mát quanh năm. Cây cảnh hoa màu, Đà lạt trồng được thứ gì thì Pleiku cũng trồng được thứ đó: bông hoa và rau trái. Ai đã có đến vườn hoa Phú thọ? Một xóm ngoại ô (chỉ cách thị xã vài cây số?) với nhiều vẻ nên thơ, tình tứ, đẹp không ngờ. Hoa rất nhiều và đủ thứ. Hoa khoe săc muôn màu. Ngoài hoa là cây ăn trái. Mít ngon đặc sản vùng này. Tha hồ mua, tha hồ hái trái và tha hồ ăn, cho dầu “kẻo nhựa vân tay”. Mít, hoa chỉ là cái cớ. Nếu vào Phú thọ, khách còn tìm nhiều cái khác nữa: Cùng mấy em đi dạo, tìm “sầu riêng”, “măng cụt”, hái “vú sữa” chín mềm, mân mê “mận hồng đào” da trơn thơm ngát (nghĩa bóng). Mặc sức mà thưởng thức. Thú vị làm sao! Nhưng mà cũng phải cẫn thận, coi chừng. VC cũng thường mò ra và mời đi “du ngoạn”..Đi dạo biển hổ.

Phong cảnh đẹp và thơ mộng. Thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng đất địa rừng núi Pleiku. Một cái hồ khá là rộng, chu vi hàng mấy cây số (tôi không được rõ diện tích, nhưng thấy là lớn rộng). Nước phẵng lặng xanh trong. Bao quanh từng khoảng cây rừng, sương giăng mờ mịt. Nghe nói biển hồ không có đáy? Nước không bao giờ cạn kiệt. Một đồi đá thấp, nơi vui chơi, hò hẹn rất thơ mộng, rất trữ tình. Có am, có chùa, tượng phật, cây cảnh. Từ trên đỉnh dài xuống mé mặt hồ, từng nơi, từng chổ, hấp dẩn, gọi mời. Đã có biết bao mối tình hẹn hò, thề ước tại đây? Pleiku nắng bụi, mưa bùn? Những ngày mưa dầm rả rít, mưa không dứt, thành phố trở nên ãm đạm. Vậy mà cũng ít ai “an phận” nằm nhà, nằm queo doanh trại để mà nhai gạo sấy, thưởng thức lương khô? Nếu không phải bận công tác, trực hành quân thì cũng “bay” ra phố, vô quán cà phê, quán nhậu. Hay ít nhất cũng tạt vào “lữ quán” Bà Tám (cầu số 3) để giải buồn. Ở đây, các em tươi mát, chí nghĩa, chí tình. Tiền không có cứ “ghi sổ”, lương lãnh trả sau. Bà Tám rất là điệu nghệ.



Nắng bụi? Đúng là như vậy. Bụi đường đất đỏ, màu đỏ gạch, bám vào trên thân thể, trên áo quần, trên nón, trên giày…Dầu anh đi về đâu, nếu một lần ghé qua Pleiku, người ta vẫn biết: anh về từ “miền đất đỏ bụi mù” Pleiku, phố núi.Dấu giày in phố núi – Bước chân anh lấm bụi hồng – Đất Pleiku, bụi mờ vươn theo nắng – Lê gót phong trần, anh một thuở dừng chân. Pleiku hầu như con gái khắp tứ xứ, khắp mọi miền. Đủ “kiểu”, đủ “cở”: Từ cô gái Huế nằng nặng giọng nói nghe êm tai đến các nàng “nẩu” (dân Phù cát, Phú Yên, xứ Quảng). Quen nàng, chỉ nghe nàng nói cũng đã thấy vui tai. Dân miền Nam, tôi cứ “hả?” hoài mà không hiểu được nàng nói những gì. Các em Bình Định, Nha trang, Tuy hòa, Sài gòn, miền Tây, và cả dân Bắc (kỳ) cũng không thiếu. Pleiku hầu như qui tụ “bông hoa” khắp mọi miền đất nước.

Đã có nhiều cơ hội, nhờ quen với Tiểu đoàn 20/CTCT. Ban văn nghệ Tiểu đoàn qui tụ khá nhiều ca sĩ – con gái khắp mọi miền – Vài ba tuần lễ, một tháng mở “bale”, mở tiệc rước mời. Rước cả những “em Pleiku” (cở tuổi choai choai 16, 17, 18… ham vui, thích nhảy). Đến để mà tha hồ hát ca, nhảy nhót.

Đơn vị B17/LLĐB, thời thiếu tá Ngô đình Lưu (tay chịu chơi, hào hoa phong nhả) ông cho lập một “vườn tao ngộ”. Trồng hoa kiểng, có ghế đá, xích đu, có bàn ngồi ngắm trăng, uống rượu, tán gẩu nói chuyện phào. Các cô rất thích. Thích vì được chìu chuộng săn đón. Ca hát nhãy nhót cho đã, mời các em ngắm, dạo vườn hoa – hoa muôn sắc, hoa muôn màu – các em rất thích. Thích thì cứ ngắm, cứ chơi. Và… thích nữa… thì cứ ở qua đêm cũng được…Nhờ thế, mà Pleiku dù là xứ “bị đày”, vẫn không thấy buồn, thấy chán. Vừa đi hành quân, lội rừng, đánh giặc, vừa chơi bất cần đời mà cảm thấy cuộc đời… vẫn đáng sống. Chiến tranh dù nghiệt ngã, chết chóc, dù hủy hoại mọi tương lai. Đời lình dù phải sống nay, chết mai, vẫn không sợ. Kẻ này đi, người khác đến, qua bao tháng năm, vẫn cứ chiến đấu, cứ vui chơi. Nếu không vui, nếu không “xả lán” quên đời thì làm sao mà chịu nổi. Cứ chơi, cứ lăn xả, và cứ… quên mình. Pleiku vẫn luôn là nơi yêu đời, vui sống.Không vui chơi ở đơn vị, thì vui chơi ở các tửu đìếm, nhà hàng. Hai cứ đìểm: Hoàng Liêng, Mimosa, là nơi “đóng quân” hàng đêm của lính. Có tiền thì vung vít, ít tiền thì một ly cà phê đá, một gói thuốc cũng đủ cho “nữa đêm về sáng”. Giờ giới nghiêm không là quan trọng. Chưa say, chưa xỉn chưa về. Say quá, gục ngã, nằm đường, có quân cảnh chở đưa về. Cùng lắm là “ký củ”. Cả mạng sống còn chẳng màng, sá gì năm, mười ngày “trọng cấm” lẻ tẻ.Ngang tàng mọi nơi, ăn chơi mọi chổ. Và có lẻ từ tính vung vít bạt mạng, chơi không biết sợ của lính núi rừng mà địch quân phải nể sợ. Sợ những thằng lính liều mạng, liều mình. Liều mà đánh giặc, giữ vững được đất nước quê hương. Sau này, quê hương, đất nước có phải bị mất đi là tại, do ai? Tại những tên (ngồi mát ăn bát vàng) hèn nhát, khiếp nhược. Chắc chắn không phải tại mấy tên lính “ba gai” chẳng bao giờ biết sợ, bất cần đời, coi thường mạng sống…Cà phê Hoàng Lan, những đêm không ngủ được, những lần nhậu xĩn quắc cần câu, ghé Hoàng Lan để thưởng thức hương vị tách cà phê. Đắng bờ môi mà ngọt ngào tình cảm. Mùi hương thoang thoảng.

Hương hoa (từng nụ) ngọc lan phảng phất về đêm. Hương hăng hắt của mái tóc thả lững bờ vai của em (bé) Monique H’ Lem, người con gái Thượng lai Tây có dáng dong dỏng cao, mũi thẳng, cặp mắt lắng sâu màu xanh lục, đôi môi mọng, cười rất duyên, và … đẹp đéo chịu được. Tôi đã ghiền và đã mê “Hoàng Lan” hầu như một dạo. Trời xui đất khiến để tôi, dân trai xứ miền Tây (thiếu gì con gái đẹp) lại xúc động, mê say một người con gái Thượng xứ bụi mù. Không biết ai đã từng đến Pleiku, và đã từng “uống” cà phê Hoàng Lan (1970). Xin xẻ chia chút tâm tình này. Trên bốn mươi năm. Bây giờ vẫn nhớ.

Còn nữa! Quán bún về đêm, có một “o” xứ Huế. Giọng nằng nặng, êm ái nhẹ nhàng, quyến rũ làm sao. Em chỉ là người làm công chạy bàn mời khách. Vậy mà đêm nào không ghé, không thưởng thức vị bún bò thơm lừng, ăn ớt vào “cay té lưỡi”, nước mắt tuông tràn, thì về nhà không ngủ được (vì đói). Em bé Huế dễ thương ơi! Bây giờ, em ở đâu? Chắc đã chồng con, đã già đi, da mồi tóc bạc? Nếu em còn sống? Dẫu sao, kỷ niệm một thời nơi xứ nắng bụi mưa bùn, cũng còn “một chút gì để nhớ, để thương”…Pleiku, một phố thị nhỏ mà đi không giáp. Đi hoài vẫn còn chổ để đi. Nếu có được một em bên cạnh đi không biết mõi, không biết chán, và thời khắc cũng như ngưng đọng, ngừng trôi. Các em là dân tứ xứ, và các anh cũng từ mọi nẻo về đây. Bọn anh vì “bị đày” mà đến, còn các em do“tự nguyện” mà về. Về đây đi em? Về để bắt gặp và làm quen (cả làm tình) với những tên lính “bụi” như anh. Chắc cũng không phải em ham tiền, ham cao sang danh vọng, hoặc ham làm kiếp “giang hồ” mà là do định mệnh an bày sắp đặt? Mình không tránh được. Cuộc đời lính, kiếp giang hồ, thân phận giống như nhau? Có các em để đời các anh thêm ý nghĩa (dù không trong sạch, chả thanh cao). Nhưng các em cũng đã góp phần, góp sức cho cuộc chiến, cuộc đời. Dở hay. Hay dở? Cứ mặc! Tầm thường hay thánh thiện? Chẳng màng! Chiều Biển Hồ.Một buổi chiều, sau chuyến hành quân về, chờ vự vụ lệnh (thời gian đó, đi phép bằng SVL), đi Sài gòn.

Chúng tôi, hai thằng mượn chiếc xe Jeep của chỉ huy phó để đi một vòng phố xá. Nói là chỉ đi dạo phố, chứ thực sự là đi kiếm chổ nào đó để giải khuây.Trời xế chiều, Pleiku vắng ngắt một số đường. Hai đứa vừa đảo một vòng vẫn chưa có ý định đi đâu. Một chiếc xích lô ngược chiều chạy tới. Trên xe hai nàng con gái đẹp mặc áo dài. Trời, mặc áo dài đi dạo phố giữa xế trưa thì không phải là dân địa phương. Tên chạy xích lô cũng điệu, chạy chầm chậm và ngừng lại trước đầu xe Jeep. Tôi dừng xe, bước tới. Hai người đẹp có ý hỏi tìm địa chỉ nhà. Tôi móc ví trả tiền xe.
-Xin đừng ngại. Hai cô về đâu tôi…, xin phép, chúng tôi có thể đưa hai cô đi. Tụi tôi chỉ đi chơi, đang rãnh…
Một nàng e dè. Nàng kia bước xuống đưa địa chỉ tìm nhà.
-Chị em em từ Qui nhơn lên tìm nhà đứa bạn. Địa chỉ này…
-Đường Hai Bà Trưng. Cũng không xa mấy! Tụi tôi đưa hai cô đi. Nếu hai cô không ngại.
-Sợ phiền các anh!
-Không sao. Tụi tôi cũng muốn làm việc nghĩa. Vả lại, rất hân hạnh được các cô cho phép.
Thằng bạn nhanh nhẩu tiếp xách cái túi hành trang để vào xe và trịnh trọng mời hai quí nương lên xe yên vị….
Chó ngáp phải ruồi! Buồn ngủ gặp chiếu manh.! Ở đâu mà khiến xui như thế này?
Vừa đi, vừa gợi chuyện. Thì ra hai cô giáo lên Pleiku chơi. Cũng muốn tìm biết đây đó một vài nơi xinh đẹp ở xứ bụi mù. Trời còn sớm. Mời hai nàng cùng đi một vòng Pleiku cho biết, và sau đó là ra viếng cảnh biển hồ.Một buổi chiều quá là mộng, là mơ, làm quên đi bao gian khổ chiến trận mấy ngày qua: leo rừng, lội núi. Và quên cả cái sự vụ lệnh đi phép đang chờ. Tôi, thằng bạn, cùng hai người khách bất chợt thật là vui. Hai nàng cũng thành tâm và quyến rủ. Bờ hồ sương giăng lãng đãng. Mặt hồ lăn tăn một ít cơn sóng gợn buổi chiều hôm. Cảnh vật quá mộng, quá thơ, quá hửu tình. Hai thằng lính hành quân về chưa kịp hớt tóc, chưa kịp diện đồ. Bù xù tóc tai, áo quần nhà binh xốc xếch, vẫn không làm suy giảm những ân tình của hai em gái hậu phương – hai cô giáo miền biển mặn, cát vàng khát khao “tình anh lính chiến”.Thêm một đêm, và gần một ngày (hôm sau) với tình yêu thương nồng thắm. “Hai mươi hai” giờ, quả là ý nghĩa, quả là thú vị cuộc đời.Chúng tôi chia tay, hẹn ngày tái ngộ, đưa hai nàng về địa chỉ hai nàng cần tìm. Lưu luyến chia ly, giã từ, hò hẹn…Tôi về, năn nỉ thiếu tá chỉ huy phó gần đứt lưỡi. Ông chỉ giận dỗi một lúc, rồi mọi việc cũng qua. Lên Ban 1 nhận sự vụ lệnh, bay Sài gòn đi tiếp mấy ngày (phép) còn lại.
Tình người bản thượng.

Làng Pleimrong, cách Pleiku khoảng 30km. Là một buôn làng giàu có thịnh vượng nhất vùng. Có một trại lực lượng đặc biệt (do Đ/úy Báu làm trưởng trại). Hầu hết biệt kích quân là người thượng (khoảng một tiểu đoàn (350-400 quân). Mỗi lần đi hành quân vùng Pleimrong là coi như đi dưỡng sức, vì địch (khi đó:1970) chỉ lẻ tẻ đơn vị nhỏ. Một vùng khá an ninh nhờ đ/u Báu thường xuyên tung quân hành quân lục soát.. Một lần, tôi cùng đơn vị (tiểu đoàn) BKQ/ Tiếp ứng về đó hành quân, các đại đội thì đóng bên ngoài. Tôi, SQ phụ tá Toán A174 (chỉ huy TĐ)/BKQ/TƯ – chỉ theo với nhiệm vụ cố vấn – nên tà tà đi nhìều chỗ cho biết.

Buồn, không làm gì, đi vào mấy nhà thượng (kiếm những nhà giàu). Sức giàu của một nhà thượng ở đây không thua gì người kinh. Nhà sàn, cây danh mộc, mái ngói. Tài sản có hàng bạc triệu (năm 1970): một đàn bò 5-7 chục con, đàn dê cũng 5-6 chục. Heo lúc nhúc, gà lung tung chạy khắp vườn. Mua một con (gà) lớn nhỏ đều đồng giá. Nếu con nhỏ, sau này cũng lớn vậy thôi, núi rừng nuôi nó (người dân thượng bảo vậy). Vì thế không có chuyện so sánh lớn bé. Có một lần, vào dịp tổng thống Thiệu đến thăm, và ông được dân làng đãi rượu cần. Hai cái “ché” chứa rượu cần dành đãi tổng thống, trị giá 200.000 đồng/cái. Dân làng tổ chức tiếp đón rất rình rang.Nhà giàu, có con gái –thuộc hàng tiểu thơ – không làm gì, thường ở nhà dệt vải. Trông “tiểu thơ” ngồi dệt vải cũng quí phái lắm. Dệt những thứ thổ cẩm (từng miếng vừa vừa dùng làm xà rong, khăn choàng, có thể may áo dài) màu sắc sặc sở rất đẹp. Các nàng cứ lo dệt, dệt trên nhà sàn lót gổ đẹp. “Khách” đến chơi được lịch thiệp chào mời vào nhà. Nói chuyện, các nàng có thể nghe, nói được tiếng kinh (tiếng Việt) nhưng không rành lắm. Như vậy là có thể chọc ghẹo và làm quen. Gặp trai kinh, hầu như mấy nàng cũng thích, tuy hơi e ngại. Ít nói, chỉ hay cưòi. Thân mật, ngồi sát vào nhau, sờ soạn, mó may, không phản đối, có phần như…thích? Ngay cả sờ ngực, sờ vú, hôn hít… Nhưng mà “bắt cái nước” thì tuyệt đối không, trừ khi là chồng nàng. Đó, dễ dãi như vậy đó, mặc tình mà vui chơi, mà thân mật. Sờ ngực khá thú vị, ngực căng cứng, no tròn. Hôn thì mùi hăng hăng như khét nắng.

Cũng vì em dễ dãi, em thích. Cũng tại mình ham vui, thích khám phá tìm của lạ. Chứ không ham muốn gì đâu. Gái thượng mà không lai (lai Pháp) thì không thấy gì là đẹp. Xin lỗi nha! Nhưng tiến xa hơn nữa, hoặc sàm sở thì… coi chừng. Có thể bị mét (báo cáo), bị thưa vì có thái độ xấu xa. Tới tai ông tỉnh trưởng Đ/tá Yaba là rắc rối. Đ/tá Yaba rất uy quyền, rất có uy tín, được toàn dân thượng tin yêu. Ông bảo vệ người thượng, rất thẳng thắng với quân đội kinh (nếu có hành vi sai phạm). Còn nhớ, có một lần đi chơi, thăm mấy nữ nhân viên (kinh) ở tòa hành chánh tỉnh, tôi đậu xe nhằm “parking” của ông (tại tòa tỉnh trưởng, vì thiếu chổ đậu) bị ghi số xe, phù hiệu đơn vị, báo về Đ/tá Can (chỉ huy trưởng C2/LLĐB). Tôi bị kêu lên, ông la cho một trận, thiếu điều ký củ.Con gái thượng, con nhà giàu cũng khá là nết na chững chạc – nết na mà vẫn cho sờ mó? – Thấy trai kinh dường như thích (nhất là sĩ quan trẻ tuổi) nhưng dè dặt, cẫn thận. Thích thì thích nhưng khó mà rủ đi chơi riêng lẻ. Không biết có phải khó khăn gia đình? Tuy nhiên, đến chơi, ngồi bên nhau, chọc ghẹo, cha mẹ thấy, chẳng nói gì. Không biết họ bằng lòng hay vì sợ mà không nói?Thú vị nhất là ra rình xem tắm suối. Buổi trưa, không làm gì, tôi cùng một vài đứa rủ ra mé suối lén rình đàn bà con gái thượng tắm. Tắm có hai bến tắm: đàn ông tắm riêng và đàn bà con gái tắm riêng, khoảng cách khá xa. Và phái nữ luôn dành phần phía trên dòng nước chảy. Khi tắm, các ả cứ tự nhiên “thoát y”, lõa lồ thân thể.


Như các nàng tiên. Trửng giởn, liếng thoáng, đùa cợt, té nước, chạy quanh…Cả một đám thân thể trần truồng. mặc sức mà rình xem cho đã mắt. Bất thần đứng dậy. Thấy có người, mẹ con chí chóe la lối, vụt chạy, quơ đồ đạc khăn áo che vào thân, tỏ ra hốt hoảng. Một lần bị như vậy coi như bến tắm phải bỏ đi. Tìm bến khác. Rình xem con gái thượng tắm rất vui, nhưng mà phải kín đáo và cẫn thận. Bị báo cáo, bị thưa là khốn. Ký củ và đổ đi chổ khác như chơi.Người thượng khá chân thật, rất tình người. Ít ranh ma, xảo trá. Trừ khi họ được chung sống nhìều với người kinh. Thời VNCH, dân tộc người thượng được luật pháp bảo vệ, lại có phần được ưu đãi nhiều thứ. Cũng nhằm mục đích lấy lòng để mua chuột, cai trị?Đến với họ, quen thân với người thượng cần nên giữ ý dè chừng. Tránh lợi dụng, tránh ma mảnh, lừa dối, gạt gẫm, hãm hại, nhất là lãnh vực tình cảm yêu thương. Người con gái thượng khi yêu rất thật, cho bằng cả lòng tin. Tuy nhiên, gạt gẫm, dối lừa, chơi qua rồi bỏ. Hậu quả khôn lường (cả vật chất lãn tinh thần). Nghe nói người thượng có biệt tài “thư”. Đối với ai gạt lừa bội phản. Thư một đống đá sỏi, da trâu trong bụng, cho bỏ thói Sở Khanh phản trắc lưu manh. Nghe nói thôi, chưa có dịp thấy.Ché rượu cần Làng Pleikép, cách thị xã Pleiku khoảng 10 km. Một làng được người Mỹ (qua VN giới thiệu yêu cầu) giúp vật liệu xây dựng nhà cửa, mọi thứ tiện nghi cho toàn thể dân làng. Đúng ra, Pleikép chỉ là một ấp.Một bữa, xây cất xong, tổ chức lễ khánh thành, mời “ân nhân” BCH/B17/LLĐB (Mỹ lẫn Việt). Chỉ huy trưởng đi công tác. Đáng lẻ chỉ huy phó đi, thiếu tá Quỳnh (CHP) kêu tôi (là trưởng Ban CTCT) đi thế.Một buổi tiếp đón khá trọng thể, Hai dãy thức ăn bày thẳng tắp chạy dài. Phía trên là bàn dành cho khách quí (VIP). Thức ăn là thịt dê thui nham nhở, còn sống, máu tuơm . Hai ché rượu cần hai bên. Hai chiếc ghế dành cho thượng khách (trung tá cố vấn Mỹ và tôi). Hai dãy người dân hai bên đông đúc.

Mọi người vổ tay hoan hô mừng đón, chờ đợi khai mạc. Tr/tá Mỹ chào. Tôi chào. Hai tên đứng hai bên khá trịnh trọng, mỗi người dùng chiếc khăn trắng nắm cần câu (cần uống ruợu), lau, ngậm miệng nút cho ruợu ra. Xong, lau lại và hai tay cung kính đưa sang cố vấn Mỹ và tôi, mỗi người ngồi nút một cần. Phải uống cạn một “can” (theo nghi thức). Cái miệng ché rộng cở gang tay đầy nước tới miệng ché. Một thanh gác ngang, ở giữa là một que dính liền dài khoảng 2,5cm nằm trong nước hướng mủi xuống dưới. Nút (uống) ruợu (từ dưới đáy), nước trên miệng dực xuống, dực đến khi đầu que lên phía trên mặt nước, là một “can”. Dung lượng rượu có thể gần cả lít. Hai hàng người dân phía dưới đứng chờ. Thỉnh thoảng vổ tay tán thưởng. Tôi nâng chiếc cần nút. Từng giọt rượu nồng tuông chảy vào miệng, ngòn ngọt, thơm thơm, cũng dể uống. Tuy nhiên, càng uống, cơ thể nóng bừng. Chất rượu lan khắp cơ thể. Bên kia tên Mỹ cũng cố mà nút. Anh ta ngưng và tôi bên này, chiếc que cũng đã lộ ra trên mặt nước. Cơ thể đã nóng và đầu óc hơi choáng váng. Một tràng pháo tay vang dậy. Và hai tên “hầu cận” lại đổ thêm nước vào, lên đầy miệng ché. Kính mời nhị vị cạn thêm “can” nữa. Trời đất! Như vậy là nghi thức phải uống hai “can”. Bụng tôi đã sắp no phình. Tứ chi gần bủng rủng. Tên Tr/tá cố vấn Mỹ nút, và tôi cũng nút. “Bá quan văn võ” đứng dưới tiếp tục chờ. Cạn thêm ½ can, tôi gần muốn ngã. Đầu óc nóng bừng. Tên Mỹ vừa xong. Còn tôi. Chết bỏ cũng phải ráng cho cạn, dầu rằng uống không muốn nổi nữa. Vì thể diện, vì danh dự, tôi cố nút. Và sau cùng cũng cạn. Vổ tay vang dậy, mọi người xúm vào uống và ăn.

Tôi được chuyền đưa cái nĩa với miếng thịt dê tươm máu. Đón nhận và cắn một cái, tôi lợm giọng, muốn ói. Phải ráng mà dằn. Để miếng thịt xuống, tôi ra dấu “người bạn đồng hành” (cố vấn Mỹ) xin kiếu. Tên Mỹ đứng dậy chào giã từ. Tôi cũng chào và từ giã bước ra. Lạng quạng, muốn ngã. Tên tài xế dìu tôi ra xe. Vừa lên xe, chạy ra chưa khỏi cổng là tôi ói. Ói tơi tả, ói dài dài về tới cổng trại. Đầu óc như muốn bể tung, nhức buốc. Ai đưa về phòng tôi cũng không nhớ. Miên mang, dã dượi, suốt một đêm và gần cả một ngày. Chiều đến, tạm tỉnh, thiếu tá Quỳnh chỉ huy phó đến thăm. Động viên khen ngợi:
-Cậu đở chưa? Kể ra cũng không phải mất mặt. Ói trên xe, ói dọc đường không ai biết. Tham dự buổi lễ thành công. Cám ơn cậu. Một lần, cho biết. Tởn tới già. Sau này nghe nói đến rượu cần, tôi phát sợ.Thật sự, rượu cần ngon. Có lẻ rượu đãi khách quí, người thượng họ làm chất liệu ngon, tốt. Lại nước rượu đầu tiên, nguyên chất. Uống ngòn ngọt, thơm thơm, nồng nàng hương vị. Cũng là thứ rượu ngon. Ngon không thua gì rượu đậu nành, rượu nếp than, rượu đế. Cũng là “quốc tửu”. Hân hạnh lắm thay!…Cuộc đời binh ngiệp, trãi bao năm, tôi đã đi, đến khá nhiều nơi, nhiều chổ: đồng bằng, biển cả, núi rừng… qua bao nhiêu miền đất nước, quê hương. Pleiku vẫn là nơi đáng nhớ.Vùng cao nguyên đất đỏ: nắng bụi mưa bùn. Nghe qua, ai cũng ngại, cũng sợ, không muốn đến. Nhưng đã đến rồi, vẫn thấy luyến, thấy thương – Thương đất nước, thương tình người, thương cảnh vật. Trước đây, thời giặc giã chiến tranh là vậy. Bây giờ không biết sao?
Viết về Pleiku, viết để nhớ về kỷ niệm. Và những ai, đã một lần đến Pleiku, xin cùng nhau chia xẻ chút nỗi niềm.

Tháng tư/11
Ng. Dân.






--------------------
KHAI TỬ ĐẢNG!
Go to the top of the page
 
+Quote Post
caoduy
post Feb 9 2013, 09:49 AM
Post #119


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 13,947
Joined: 18-November 08
Member No.: 775
Age: 52
Country








Pleiku - 6 tháng cuối cùng



Bài này nói về Pleiku trong mấy tháng cuối cùng trước khi có cuộc di tản dọc theo Liên Tỉnh lộ 7B, bắt đầu từ tỉnh này. Bài này có tính cách tóm lược và vì thế chúng tôi loại bỏ một số sự kiện cho ngắn gọn. Chúng ta có thể đọc để biết qua về tình hình tại tỉnh biên cương này trước khi miền Trung dần dần rơi vào tay Cộng Sản Bắc Việt.



Tháng Chín 1974, Bộ Chỉ huy Tiểu Khu Pleiku dọn sang doanh trại mới xây xong là Trại Biên Trấn có cổng chính nằm trên Đường Hoàng Diệu và cổng sau nằm trên Đường Trần Hưng Đạo, đối diện với cổng chính của trại cũ. Tôi chỉ còn nhớ rằng sau đó tại trại cũ, câu lạc bộ sĩ quan được dùng làm Ty Nhân Dân Tự Vệ mà Trưởng Ty là Đại Uý Bảo Nghê. Trung tâm Điều hành Hỗn hợp vẫn nằm trong trại cũ nhưng Chỉ Huy Trưởng là Thiếu tá Trần Thanh Tâm mới lên trung tá.

Lúc bấy giờ, Tiểu khu Pleiku chỉ còn có ba quận, tức chi khu, là Lệ Thanh, Lệ Trung và Phú Nhơn nhưng có đến 77 xã, tức là 77 phân chi khu cần tới 144 sĩ quan làm phân chi khu trưởng và phân chi khu phó. Hệ thống phân chi khu tại đây vừa mới hoàn chỉnh và cũng vì vậy mà tôi phải ra công tác ngoài này trong một thời gian bất định. Vì hầu hết các sĩ quan tại Pleiku, theo tôi biết, cho rằng việc thành lập các phân chi khu là một mưu đồ chính trị hơn là một chiến lược quân sự nên không có cảm tình với tôi vì tôi có nhiệm vụ tìm hiểu về hiệu năng của hệ thống này.

Về lực lượng chiến đấu, Tiểu khu Pleiku lúc đó có mấy trung đội Pháo Binh Lãnh Thổ, chín tiểu đoàn Địa Phương Quân 205, 213, 222, 223, 239, 240, 241, 278 và 279 và hai đại đội biệt lập. Trong chín vị tiểu đoàn trưởng lúc đó, chỉ có tiểu đoàn trưởng của Tiểu Đoàn 278 là Thiếu tá (Lý Thái Phước), tất cả tám vị kia đều mang cấp bậc đại uý. Tôi nghe nhiều người nói rằng Tư Lệnh Quân Đoàn II và Quân Khu 2 là Tướng Nguyễn Văn Toàn, lúc đó mới lên trung tướng, thuộc binh chủng Thiết Giáp nên hầu hết các chức vụ trọng yếu tại Quân khu 2 và nhất là tại Pleiku đều do các sĩ quan Thiết Giáp nắm giữ. Tôi thấy điều này chỉ đúng một phần nào. Quận Trưởng Kiêm Chi Khu Trưởng Lệ Trung là Thiếu Tá Nguyễn Đình Minh không thuộc binh chủng Thiết Giáp. Quận Trưởng Kiêm Chu Khu Trưởng Phú Nhơn là Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Cẩn cũng vậy và Quận Trưởng Kiêm Chi Khu Trưởng Thanh An là Thiếu tá Nguyễn Tải, một sĩ quan Địa Phương Quân phục vụ tại Pleiku từ khi còn là một thiếu uý. Tuy nhiên, tháng Mười 1974 thì Thiếu tá Tải có nhiệm vụ đặc trách thanh tra phân chi khu và người thay thế ông tại Thanh An là Thiếu tá Lê Phú Mỹ, một sĩ quan Thiết Giáp và Chi Khu Phó Phú Nhơn là Thiếu tá Nguyễn Thiện Thành, một sĩ quan Thiết Giáp khác. Riêng chi Đội Trưởng 214 Cơ Giới thì đương nhiên phải là một sĩ quan Thiết Giáp và người giữ chức vụ này là Thiếu uý Nguyễn Đức Long, cháu ruột của Đại tá Nguyễn Đức Dung, Tỉnh Trưởng Kiêm Tiểu Khu Trưởng Pleiku. Trước đó, Đại tá Dung là Tư Lệnh Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh, về giữ chức vụ này thay thế Đại tá Trương Sơn Ba tức Ya Ba đắc cử vào Thượng Nghị Viện.

Nhìn chung, tình hình tại Pleiku lúc bấy giờ khá yên tĩnh. Có mấy lần tôi theo Thiếu tá Tải đi xe Jeep vào tận các nơi xa xôi hẻo lánh để thăm các phân chi khu mà chẳng phải lo ngại gì. Chỉ có những phân chi khu nằm bên ngoài Bộ Chỉ Huy Chi khu Thanh An về phía Đức Cơ là bị cộng quân mấy lần quấy nhiễu về ban đêm. Cũng nhờ đi theo Thiếu tá Tải vào tận các làng xã mà tôi hiểu thêm về đời sống của dân quê nghèo khổ tại Pleiku, nhất là người Thượng. Và cũng nhờ đi theo Thiếu tá Tải mà tôi biết trước việc Tướng Toàn bị thay thế.

Khoảng cuối tháng Mười, tôi và Thiếu tá Tải ghé vào dùng cơm trưa với một linh mục quản nhiệm một xứ đạo gần Thanh An nhân một chuyến công tác tại đây. Vị linh mục này có tên là Thành, hỏi tôi ở Sàigòn ra hồi nào và cho biết rằng Ngài có quen biết với vị linh mục quản nhiệm giáo xứ của tôi.

Sau khi ăn trưa, trong lúc Thiếu tá Tải ngồi lại phòng ăn uống trà với linh mục Thành thì tôi ra phía sau nhà hút thuốc và ngắm cảnh núi đồi. Tôi nghe linh mục Thành nói với Thiếu tá Tải rằng “Tướng Toàn kỳ này phải đi đấy!” Thiếu tá Tải vốn ăn nói nhỏ nhẹ, nói những gì sau đó tôi không nghe rõ.

Vài ngày sau, tôi theo Thiếu tá Tải xuống thanh tra các phân chi khu thuộc Phú Nhơn. Tối hôm đó, chúng tôi dùng cơm trong Bộ Chỉ Huy Chi Khu Phú Nhơn với Thiếu tá Cẩn, thân sinh của ông và không có mặt Thiếu tá Thành. Suốt bữa cơm, hai ông thiếu tá này bàn đủ chuyện nhưng không thấy Thiếu tá Tải nói về Tướng Toàn. Sau bữa ăn tối, tôi nói muốn ra bên ngoài chơi và ngủ tối ngoài đó. Thiếu tá Cẩn cười cười nói rằng ra ngoài đó chơi rồi về trong này mà ngủ, đừng có sợ pháo kích vì vùng này rất an ninh. Thiếu tá Tải thì cho phép tôi lái chiếc xe Jeep mang số 113-275 ra ngoài đó nhưng phải trở vào trước tám giờ sáng hôm sau. Tuy nhiên, cô con gái của gia đình quen đã chạy chiếc Honda Dame vào đón tôi ra nhà cô. Chính cái đêm ngủ lại tại nhà người quen này đã khiến tôi rất có cảm tình với dân quê miền Trung, mãi cho đến bây giờ. Tôi rất phục việc nhiều gia đình dù nghèo khổ cách mấy cũng cố gắng cho con ăn học nên người. Cô gái mà tôi nói ở trên lúc đó đang tập sự y tá tại Dân Y Viện Pleiku mà tôi quen biết là vì chiều nào cũng đi bộ từ Bộ Chỉ Huy về nhà tại Cư xá Trần Quí Cáp ngang qua đó nên chào hỏi nhau nhiều lần rồi thành quen.

Trở lại việc Thiếu tá Cẩn nói rằng vùng của ông rất an ninh không sợ pháo kích ban đêm thì thực ra lúc đó tại bất cứ vùng nào trong tỉnh Pleiku cũng vậy mà theo tôi biết là do Tướng Toàn.

Cứ mỗi lần một nơi nào đó trong tỉnh lỵ Pleiku hoặc các vùng phụ cận mà bị pháo kích ban đêm là ngay sáng hôm sau có một uỷ ban điều tra được thành lập. Thông thường, uỷ ban này gồm có các sĩ quan thuộc Văn Phòng Tổng Thanh Tra, Ty An Ninh Quân Đội, Phòng Nhì và Phòng Ba Tiểu Khu Pleiku cùng với một sĩ quan Pháo Binh. Cũng thông thường, khoảng ba hay bốn giờ chiều cùng ngày thì uỷ ban điều tra trở về sau khi đã tìm ra vị trí cộng quân đặt hoả tiễn hay đại pháo và lẽ đương nhiên là biết rõ nơi đó thuộc phạm vi trách nhiệm của đơn vị nào. Thời gian còn lại của chiều hôm đó, vị chủ tịch của uỷ ban điều tra sẽ hoàn thành Phúc Trình Điều Tra để cho đả tự viên đánh máy trình thượng cấp vào sáng sớm hôm sau. Chỉ một hoặc hai ngày sau, viên đơn vị trưởng có chịu trách nhiệm an ninh khu vực mà cộng quân đặt hoả tiễn sẽ mất chức. Tôi biết có ít nhất hai tiểu đoàn trưởng Địa Phương Quân bị mất chức trong trường hợp như vậy. Vì thế nên nhiều người “khoái” Tướng Toàn ở điểm đó. Tôi nhận thấy Tướng Toàn không làm như vậy cũng không được bởi vì Pleiku là nơi đặt bản doanh của rất nhiều đại đơn vị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Nếu không kể Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II và Quân Khu 2 thì tại Pleiku còn có, tính từ đông sang tây và theo tôi biết, Liên Đoàn 322 Yểm Trợ Trực Tiếp, Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân Quân Khu 2, Tiểu Đoàn 20 Chiến Tranh Chính Trị, Liên Đoàn 72 Quân Y, Sư Đoàn 6 Không Quân, Liên Đoàn 20 Công Binh Chiến Đấu, Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh và Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh tại Căn Cứ Hàm Rồng. Ngoài ra, tại Pleiku còn có một kho xăng thùng và một kho xăng bồn mà đặc công Việt Cộng bò vào rất thường xuyên để rồi chết banh xác.

Từ tháng Mười Một 1974, bầu không khí tại các đơn vị tại Pleiku nhộn nhịp hẳn lên vì các ông thay phiên nhau... khao lon. Ngoài hai đại tá được lên chuẩn tướng là Phạm Ngọc Sang, Tư lệnh Sư Đoàn 6 Không Quân và Trần Văn Cẩm, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II thì còn vô số các sĩ quan cấp uý lên cấp tá. Tại Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Pleiku, sĩ quan lên cấp tá duy nhất là Đại Uý Phạm Viết Giáp, Trưởng Phòng Nhì. Ông này vừa ít giao thiệp vừa nghèo nên không có tiền khao lon ai cả. Các tiểu đoàn trưởng Địa Phương Quân lên thiếu tá gồm có Đại Uý Trần Kỳ, Tiểu Đoàn Trưởng 205 (ông này mới về thay Đại Uý Nguyễn Tấn Á), Đại Uý Nguyễn Quang Miên, Tiểu Đoàn Trưởng 222 và Đại Uý Nguyễn Hải Thành, Tiểu Đoàn Trưởng 279. Trong ba ông này, Thiếu tá Thành là người đối xử với tôi tốt nhất, như anh em một nhà. Tôi không quen biết Thiếu tá Miên còn riêng về Thiếu tá Kỳ thì tôi nghe nhiều người khen.

Cũng trong thời gian này, có một số người bắt đầu kín đáo bàn tán về tin Tướng Toàn sắp bị thay thế. Tuy nhiên, tôi không nghe thấy bất cứ ai nói rằng ai sẽ là người thay thế Tướng Toàn. Tôi cứ tưởng rằng một khi chuẩn bị ra đi thì người ta không màng đến công việc thường nhật như trước nữa nhưng đối với Tướng Toàn thì lại khác.

Một ngày kia, chúng tôi được lệnh mở lại hồ sơ điều tra về vụ Plei Dolim. Trước đó, Việt Cộng về lùa dân chúng, hầu hết là người Thượng, vô rừng “học tập” và một đơn vị được lệnh đi giải cứu. Tuy nhiên, đơn vị này chỉ tiến vào rừng một đoạn rồi được lệnh trở về sau khi báo cáo rằng không tìm thấy dấu vết của dân chúng cũng như Việt Cộng. Trên đường về, cái đơn vị này có bắt đi một số gia súc của người Thượng và họ làm dữ sau đó. Theo vài người nói, nếu ngoài đó không làm đến nơi đến chốn thì sẽ có một phái đoàn từ Giám Sát Viện ra điều tra chứ không phải chuyện nhỏ. Có lẽ phúc trình điều tra trước đó không làm cho thượng cấp hài lòng nên người ta bắt mở hồ sơ thêm một lần nữa. Lần này, trên Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II tăng cường cho chúng tôi một sĩ quan là Thiếu tá Hương (không nhớ họ). Thế là chúng tôi lại gửi công điện đi để gọi hết người này đến người khác về trình diện để thẩm vấn. Có lần, chúng tôi phải gọi cùng một lúc tới mấy sĩ quan về để họ đối chất với nhau nên đơn vị đó không còn đủ sĩ quan thay thế tạm thời. Mấy “ông” bên Phòng Tổng Quản Trị gặp chúng tôi cứ trách lên trách xuống.

Một buổi sáng nọ, tôi vừa xuống ca trực mà không có gì cần làm ngay nên nhân gặp Thiếu uý Nguyễn Đăng Mừng bên Ty Nhân Dân Tự Vệ ghé ngang, tôi cùng ông này kéo nhau ra một tiệm cà-phê trên Đường Hoàng Diệu nghe nhạc, định đến khoảng 10 giờ sẽ trở về. Chúng tôi chưa nghe xong một mặt của cuốn băng Anna 5 thì anh chàng tài xế chạy ra tìm.

Về văn phòng, tôi được lệnh phải cầm chồng hồ sơ Plei Dolim lên Văn Phòng Tư Lệnh Quân Đoàn ngay lập tức vì Trung Tướng Toàn muốn xem một số chi tiết trong đó, thay vì đợi đến khi có phúc trình điều tra như thường lệ. Khi chiếc xe bắt đầu chạy vào Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn, nghe anh tài xế nói, tôi mới biết rằng theo lệnh của Tướng Toàn, chỉ có xe du lịch và xe Jeep mới được phép ra vào Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II bằng cổng chính.

Vừa lên lầu, tôi đã gặp ngay một viên đại uý đứng chờ. Ông này vừa lật hồ sơ ra xem vừa hỏi tôi về một số chi tiết. Sau đó, ông đem chồng hồ sơ vào trình Trung Tướng Toàn và một lúc sau trở ra, nói với tôi rằng nếu trong khoảng nửa tiếng nữa mà không thấy Tướng Toàn gọi vào hỏi thêm chi tiết thì tôi có thể ra về. Nửa tiếng sau, tôi chào viên đại uý ra về sau khi ông này hứa sẽ cho người mang hồ sơ xuống trả lại.

Sau này, có dịp gặp Trung uý Lãnh của Văn Phòng Tổng Thanh Tra Quân Đoàn II, tôi mới biết trên đó cũng mở một cuộc điều tra riêng của họ về vụ Plei Dolim.

Sau đó, không biết vì lý do gì, một sĩ quan cấp tá khác là Trung tá Đoàn Tuệ từ Phòng Ba Quân Đoàn II xuống làm việc chung với chúng tôi. Trung tá Tuệ và Thiếu tá Nguyễn Tải thay phiên nhau đi thanh tra các phân chi khu trong khi tôi lại phải sang phần hành thanh tra các tiểu đoàn Địa Phương Quân.

Thông thường, trong các cuộc thanh tra thường niên, phái đoàn chúng tôi dựa vào các câu hỏi đã ghi sẵn trong mẫu QĐ mà thanh tra từng lãnh vực trong đó gồm có:

- Quân Số và Quản Trị Nhân Viên;
- Tổ Chức và Huấn Luyện;
- Trang Bị Cơ Hữu;
- Hành Chánh Tài Chánh, Ẩm Thực Vụ, Quân Tiếp Vụ và Thực Phẩm Phụ Trội;
- Chiến Tranh Chính Trị, Kỷ Luật và Tinh Thần;
- Doanh Trại, Trại Gia Binh và An Ninh Đồn Trú
- Hoạt Động của Đơn Vị.

Về sau, mục Thực Phẩm Phụ Trội được bãi bỏ và thay vào đó, chúng tôi có nhiệm vụ theo dõi và báo cáo hàng tháng về tù hàng binh địch.

Việc thanh tra các tiểu đoàn Địa Phương Quân đã đem lại cho cá nhân tôi nhiều thù oán sau này. Số là dựa theo những gì mình xem xét, các lãnh vực trên đây sẽ được đánh giá Thượng Hạng, Ưu, Bình, Thứ, và Liệt. Đơn vị nào mà bị xếp vào loại Liệt thì đơn vị trưởng coi như mất chức. Đơn vị nào bị xếp hạng Thứ thì ít nhất cũng có vài sĩ quan lãnh từ tám ngày trọng cấm trở lên. Có một lần, chúng tôi ghi vào phúc trình rằng “Đơn vị chưa có Huấn Thị Điều Hành Căn Bản”. Đọc xong, Đại tá Dung nổi giận cầm bút phê ngay bên cạnh “Phạt đơn vị trưởng tám ngày trọng cấm”. Cũng có những trường hợp chúng tôi bị oán trách từ các đơn vị khác, không phải đơn vị bị thanh tra mà chúng tôi chỉ xin kể ra một ví dụ.

Có nhiều đơn vị trưởng bổ nhiệm một số sĩ quan vào các chức vụ mà họ chưa từng theo học khoá căn bản, chẳng hạn như sĩ quan trưởng Ban Tư nhưng chưa học khoá tiếp căn bản về liệu bao giờ. Theo chỉ thị, chúng tôi phải phúc trình sự việc này và kết quả là Phòng Tổng Quản Trị phải gửi ông này đi học đồng thời phải kiếm người thay thế tạm thời. Nhiều khi gặp mấy ông bên Phòng Tổng Quản Trị, tôi bị họ trách hoài vì kiếm ra người có đủ khả năng chuyên môn để thay thế không phải là chuyện chơi. Nhưng tôi nghe nói đã có những vụ mua chuộc hối lộ nhau trong những trường hợp như vậy. Và cũng chỉ vì làm việc quá thẳng thắn, không biết “du di” mà có lần chúng tôi suýt mang hoạ vào thân.

Vào thượng tuần tháng Chạp 1974, việc Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn sắp sửa giã từ Quân Đoàn II và Quân Khu 2 là điều mà gần như ai cũng biết. Sau đó, lại có tin thay thế Tướng Toàn sẽ là Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, lúc đó đang là Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quốc Gia Quang Trung.

Có rất nhiều người chú ý đến việc Tướng Phú chưa từng làm đơn vị trưởng một đại đơn vị nào tại Cao Nguyên bao giờ thì nay làm tư lệnh cả một quân đoàn liệu có gặp trở ngại gì hay không. Kế đến, lại cũng có nhiều người đoán tới đoán lui ai sẽ là tham mưu trưởng mới của quân đoàn.

Ngày 8 tháng Chạp, tôi ở lại văn phòng làm việc rất trễ và đến khoảng tám giờ tối thì có người dưới phòng trực đem xuống cho tôi một điện văn để trong bao thơ có mấy chữ Thượng Khẩn và Kín để tôi ký nhận. Mở bao thư ra xem, tôi mới biết đó là một công điện gọi tôi về Sàigòn nội nhật hôm sau mà đoạn cuối trong đó chỉ ghi rằng “Lý do cho biết sau.” Tôi ở lại văn phòng làm cho xong văn kiện dở dang rồi lên nhà Thiếu Tá Lê Văn Tư là cấp chỉ huy trực tiếp của tôi trên Chợ Mới để báo tin. Nhân tiện, tôi nhờ ông sáng sớm hôm sau gọi điện thoại sang Thiếu Tá Đinh Văn Yên, Chỉ Huy Trưởng Quân Vận Pleiku xin ưu tiên dành chỗ trên phi cơ cho tôi về Sàigòn trong ngày 9 mong gặp may mắn. Gần tám giờ sáng ngày hôm sau, tôi vào đến văn phòng thì tất cả mọi người đã có mặt. Thiếu Tá Tư bảo đả tự viên đánh sự vụ lệnh cho tôi mà trong phần “Ngày về” ghi là “Khi xong công tác”. Sau đó, ông nói với tôi rằng bên Quân Vận cho biết ngày hôm nay sẽ có rất nhiều phi vụ chuyển quân từ Sàigòn ra nên khi trở về, phi cơ trống chỗ nhiều lắm, không có ai phải đợi sang ngày hôm sau. Ngay sau đó, tôi lại phải sang Khối Tài Chánh của Trung Tâm Yểm Trợ Tiếp Vận để lãnh lương. Trưởng Khối là Trung Uý Nguyễn Văn Nam giúp tôi xong việc rất nhanh chóng. Sau này, tôi nghe tin anh Nam đã tử nạn trong khi di tản tại Phú Bổn. Tin này làm tôi vừa buồn vừa ân hận vì vào tháng Chín trước đó, tôi có lỗi với anh mà chưa có dịp gặp riêng để xin lỗi.

Lãnh lương xong, tôi sang Quân Vận Pleiku trình sự vụ lệnh để xin phi vụ thì quả nhiên sau đó được cho biết rằng sẽ có chỗ cho tôi trên chuyến bay lúc hai giờ. Tôi xin dời lại bốn giờ vì như vậy, tôi có thể thu xếp một số công việc cá nhân khác. Sau đó, tôi đang định đi bộ ra một tiệm ăn trên Đường Lê Lợi thì gặp Trung Uý Nguyễn Hữu Cải thuộc Tiểu Đoàn 20 Chiến Tranh Chính Trị lái xe chở một số sĩ quan cấp úy chạy vào. Trung Uý Cải cũng cho biết rằng bình thường thì đơn vị của anh phải mua vé Hàng Không Việt Nam cho các quân nhân đi công tác nhưng hôm nay thì có nhiều phi vụ quân sự nên tiết kiệm được khá nhiều tiền. Anh Cải cao lớn, đẹp trai và rất có tư cách, là một trong những đàn anh mà tôi quí mến nhất trong suốt thời gian phục vụ trong quân đội. Rất tiếc rằng đó là lần sau cùng tôi gặp anh vì sau này anh lâm bệnh rồi qua đời trong một trại tù ngoài miền Bắc.

Đi dọc theo Đường Lê Lợi, tôi thấy những chiếc vận tải cơ Hercules C-130 nối tiếp nhau hạ cánh và cất cánh. Có thể nói rằng lúc nào nhìn lên bầu trời lúc đó cũng thấy một chiếc đảo vòng quanh phi trường Cù Hanh. Chiều hôm đó vào phi trường, tôi mới biết có một đơn vị Biệt Động Quân được chuyển từ Sàigòn ra. Nhìn thấy các anh chuyển những khẩu đại bác 105mm từ phi cơ xuống, tôi biết đơn vị này ở cấp liên đoàn.

Trưa ngày 23, tôi xuống Trung Tâm Xã Hội Quân Đội tại Ngã Sáu xin phi vụ trở ra Pleiku thì trưa hôm sau có được chỗ trên một chiếc Caribou C-7. Lúc ngồi chờ phi vụ tại Phòng Hành Khách Quân Sự của Phi Trường Tân Sơn Nhứt, tôi gặp một thằng bạn bên Quân Cảnh cùng với mấy đồng đội áp tải một toán tù binh Việt Cộng vào ngồi tại một khu riêng biệt. Trong toán này, tôi thấy có hai chị bị còng tay chung với nhau chạy lạch bạch, tay còn lại cũng làm điệu cầm một chiếc khăn mouchoir.

Tôi trở ra Pleiku vào khoảng hơn bốn giờ chiều, lúc sương trắng đã xuống che kín đường phố. Sau khi tắm rửa, tôi vào đơn vị thì hầu hết đã về nhà chuẩn bị cho đêm Giáng Sinh. Điều này chứng tỏ rằng lệnh cắm trại cũng không gắt gao cho lắm. Tôi ghé qua phòng trực thì gặp mấy thằng bạn nói rằng mày không ra sớm mà chứng kiến lễ bàn giao quyền Tư Lệnh Quân Đoàn giữa Tướng Toàn và Tướng Phú rất oai nghiêm. Nghe vậy, tôi ghé qua Khối Chiến Tranh Chính Trị xin phép xem một số hình ảnh về buổi lễ này.

Đến đây, tôi nghĩ cũng nên nói qua về Thiếu Tướng Phạm Văn Phú và kế đến là Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II.

Vào tháng Mười 1973, Tướng Phú, lúc đó là Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quốc Gia Quang Trung, muốn ra xạ trường xem việc sử dụng nòng giảm thiểu M-72 trong việc huấn luyện. Hôm đó, tháp tùng Tướng Phú ra xạ trường có tới hàng chục sĩ quan cấp tá còn tôi vì là tép riu nên ôm cặp đi sau cùng. Đó là lần duy nhất trong đời quân ngũ tôi có dịp đi theo và đứng gần Tướng Phú. Tôi thấy ông nói năng nhỏ nhẹ và giản dị.

Tôi không phải là một người có đủ tư cách và kiến thức quân sự để đánh giá khả năng Tướng Phú. Trong thời gian ngắn ngủi ông ở Pleiku, tôi để ý thấy tất cả các phúc trình đưa lên ông, ông đọc xong, phê bên cạnh bằng bút lông mực đỏ mà không bao giờ bỏ dấu. Về việc Tướng Phú đề cử mấy người bạn của ông ra giữ chức vụ Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II và Quân Khu 2 mà không được chấp thuận, tôi chỉ biết được một số chi tiết.

Khi Tướng Phú còn ở TTHL Quang Trung, Chỉ Huy Phó của trung tâm là Đại Tá Phạm Văn Huấn và Tham Mưu Trưởng là Đại Tá Phạm Văn Hưởng. Tuy cả ba cùng là Phạm Văn nhưng hai ông kia không phải là bà con thân thích nên có lẽ ông không muốn kéo theo ra Pleiku. Người thứ nhất mà ông muốn giữ chức TMT QĐII là Đại Tá Biệt Động Quân Nguyễn Văn Đại, lúc đó đang là Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ. Theo những người biết về Đại Tá Đại kể lại thì ông là một sĩ quan ưu tú và giỏi về hành chánh quản trị nhưng chức tham mưu trưởng một quân đoàn quả là quá lớn và xa lạ với ông. Nhận xét của cá nhân tôi là Đại Tá Đại hiền lành và khiêm cung giống Đại Tá Huấn của TTHL Quang Trung. Dù sao đi nữa thì việc đề nghị này cũng không được Bộ Tổng Tham Mưu chấp thuận. Kế đến là Đại Tá Cao Đăng Tường. Tôi biết ông này từ năm 1968 khi ông còn là Trung Tá Cục Trưởng Cục Chính Huấn. Ông rất hiền lành nhưng nếu nói về khả năng để giữ chức tham mưu trưởng một quân đoàn thì ông thua Đại Tá Đại. Có lẽ vì vậy nên Bộ TTM cũng không chấp thuận cho ông ra giữ chức vụ TMT QĐ II mà thay vào đó, bổ nhiệm Đại Tá Lê Khắc Lý.

Về Đại Tá Lý, tôi phải công nhận hai điều. Thứ nhất, ông khá nghiêm khắc nên nhiều người không ưa. Thứ hai, ông thừa khả năng giữ chức vụ Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II và Quân Khu 2. Và điều thứ hai này mới là quan trọng, nhất là ông thuộc loại khá thanh liêm. Đại Tá Lý đã hai lần giữ chức Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 22 Bộ Binh dưới quyền Đại Tá và Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Hiếu nên rất am tường địa hình tại Cao Nguyên cũng như vùng duyên hải.

Mới về nhậm chức được ít lâu, Đại Tá Lý gửi đi các đơn vị một sự vụ văn thư ra lệnh cho tất cả các quân nhân trực thuộc Quân Đoàn II phải bỏ quân phục bốn túi có kiểu túi tròn, dùng nút của Mỹ giấu bên dưới nắp áo và nắp túi. Thay vào đó, tất cả phải mặc quân phục đúng theo mẫu của Cục Quân Nhu Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Anh em chúng tôi thường than phiền là nút áo của Việt Nam làm mỏng dính, khi bỏ ngoài tiệm giặt ủi rất thường bị bể.

Có một ngày nọ đang có lệnh cấm trại, Đại Tá Lý chạy xe ngang qua khu Diệp Kính thấy quân nhân đến đó rất đông để xem phim Gia Lăng Trùng Kiến Tinh Võ Môn. Ngay sau đó ông gọi điện thoại xuống các đơn vị trưởng nghoé cho một tăng. Tôi lại thích Đại Tá Lý ở điểm này. Trong khi Tướng Phú phải chấp nhận việc Bộ Tổng Tham Mưu bổ nhiệm Đại Tá Lê Khắc Lý thì ông lại có toàn quyền bổ nhiệm các tham mưu trưởng tiểu khu mà đầu tiên là Pleiku.

Người đầu tiên mà Tướng Phú bổ nhiệm thay thế Trung Tá Lê Thường trong chức vụ Tham Mưu Trưởng Tiểu Khu Pleiku là Thiếu Tá Đàm Văn Từ, một người mà tôi chưa hề nghe nói tới. Chỉ một tháng sau, Thiếu Tá Từ lại sang giữ chức Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Quốc Gia Pleiku và thay thế Thiếu Tá Từ là Trung Tá Trần Hữu Tác.

Trước đó cả chục năm, tôi đã biết ông này khi ông còn là một trung uý trưởng trại của Lực Lượng Đặc Biệt. Về sau, ông trở thành một trong những sĩ quan ưu tú của binh chủng này. Việc đưa ông về Pleiku giữ chức tham mưu trưởng là đúng, nhiều người muốn, nhưng tại sao Tướng Phú không đưa ông về ngay từ đầu. Trong thời gian đó, tất cả các đơn vị đều bận rộn vì tình hình biến chuyển cùng với việc thay đổi cấp số đơn vị mà cứ phải họp hành thuyết trình liên miên khi có tham mưu trưởng mới, rất phiền phức, nhất là đối với các đơn vị trưởng trấn thủ xa xôi.

Ngày 9 tháng Giêng 1975, anh em chúng tôi được tin Phước Long thất thủ. Tuy nhiên, tôi thấy hầu hết đều có vẻ buồn hơn là lo lắng vì theo họ, tình hình chung trên toàn lãnh thổ không đến nỗi nào. Tôi có một người bà con lúc đó đang ở Phước Long là Linh Mục Vũ Cát Đại, Trưởng Phòng Tuyên Uý Công Giáo Tiểu Khu Phước Long. Vài ngày sau tôi gọi điện thoại về Sàigòn hỏi thăm thì được xác nhận rằng ông đã bị xem như mất tích cùng với Đại Tá Nguyễn Thống Thành và Trung Tá Nguyễn Văn Thành (không phải Trung Tá Thành “Râu” bên Nhảy Dù). Vài ngày sau nữa, chúng tôi nhận được một lá thư của Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, đang giữ chức vụ Chỉ Huy Trưởng Trường Thiết Giáp, gửi ra hỏi thăm chung. Rồi Đại Tá Nguyễn Đức Dung cũng đi theo Tướng Toàn.

Tối hôm đó, tôi đang ngồi trực thì được lệnh lên ngay Liên Đoàn 66 Khai Thác Truyền Tin Diện Địa để nhận một bưu điệp từ Phủ Thủ Tướng gởi ra có độ khẩn là Hoả Tốc và độ mật là Tối Mật. Vì chỉ có sĩ quan tổng trực mới có quyền mở một bao thư có hai chữ Tối Mật nên tôi đem bao thư đó sang Toà Hành Chánh thì thấy Thiếu Tá Khổng Trọng Phương đang đứng chờ tôi ngoài hành lang lầu một còn Đại Tá Nguyễn Đức Dung thì đi đi lại lại trong văn phòng của ông có gắn hai chữ Tỉnh Trưởng phía bên trên cửa. Thiếu Tá Phương vốn ít nói, chỉ nhận lấy bao thơ, không hỏi gì cả rồi vỗ vai ra hiệu cho tôi về. Gần trưa ngày hôm sau, anh bạn bên Phòng Nhì nói nhỏ cho biết bưu điệp đó có nội dung “Đại Tá Nguyễn Đức Dung chuẩn bị bàn giao chức vụ Tỉnh Trưởng Kiêm Tiểu Khu Trưởng”. Không biết Thiếu Tá Phương hay Đại Uý Phạm Ngọc Minh Chánh Văn Phòng Tỉnh Trưởng “xì” tin này ra. Lúc đầu, nhiều người xì xào rằng Tân Tỉnh Trưởng Pleiku sẽ là Trung Tá Chương lúc đó đang chỉ huy Tiểu Đoàn 69 Pháo Binh. Sau đó, tôi mới được biết người thay thế Đại Tá Dung sẽ là một người bạn cùng Khoá 11 Võ Bị với ông, Đại Tá Hoàng Thọ Nhu, lúc đó đang là một Liên Đoàn Trưởng Biệt Động Quân.

Tôi biết Đại Tá Nhu khá rõ. Vào năm 1965, khi Đại Uý Bùi Hữu Nghĩa (thường được gọi là Đại Uý Paul), Tiểu Đoàn Trưởng 36 Biệt Động Quân hy sinh tại mặt trận Phước Long thì ông Nhu đã là một thiếu tá ưu tú của binh chủng này. Năm 1972, tôi có phục vụ dưới quyền ông trong một thời gian ngắn tại mặt trận Tân Cảnh, Kontum. Khoảng gần cuối tháng Giêng 1975, Chuẩn Tướng Trần Văn Cẩm, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn II xuống chủ toạ lễ bàn giao chức vụ giữa Đại Tá Dung và Đại Tá Nhu, tổ chức ngay sân cờ Toà Hành Chánh mà tôi cũng có mặt.

Vài ngày sau, chúng tôi nhận được Sự Vụ Văn Thư số 7474 từ Bộ Tổng Tham Mưu kèm theo một phụ bản dày gần bằng nửa cuốn Melway tại Úc hiện nay. Phụ bản này được in bằng hai thứ tiếng Việt – Anh mà theo đó, Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Pleiku sẽ không còn chức vụ Tiểu Khu Phó. Vì vậy, Tiểu Khu Phó lúc đó là Trung Tá Quách Năng ra giữ chức vụ Chỉ Huy Trưởng Căn Cứ Chiến Thuật. Hai tuần sau, Thiếu Tá Lê Phú Mỹ cũng đi theo Đại Tá Dung và Trung Tá Năng lại giữ chức vụ Chi Khu Trưởng Thanh An thay thế Thiếu Tá Mỹ.

Trước Tết Ất Mão mấy ngày, Cộng quân vị phạm ngưng bắn, tất công một số vị trí gần Thanh An khiến nhiều thường dân thương vong. Vì vậy nên Trung Tá Năng hướng dẫn một phái đoàn của Uỷ Hội Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát Đình Chiến ICCS đến tận nơi xem xét. Cộng quân lại tấn công luôn cả đoàn xe này khiến Trung Tá Năng bị thương mù mất một mắt. Thiếu Tá Nguyễn Tải lại từ giã chúng tôi ra làm Quận Trưởng Thanh An một lần nữa. Thực tình mà nói, lúc đó tôi căm giận bọn Việt Cộng và Cộng Sản Bắc Việt hơn bao giờ hết.

Chiều 30 Tết, tôi ở lì trong văn phòng không đi đâu cho đến gần trưa hôm sau thì Thiếu Tá Tư cho tài xế vào đón tôi lên nhà ông dùng cơm. Đến chiều, tôi ghé xuống nhà một người bạn thăm bà vợ mới sanh rồi trở về văn phòng. Tối hôm đó, trong phòng trực rất đông anh em nên tôi cũng xuống đó cho vui. Chúng tôi dành rất nhiều thì giờ để bàn về chiến sự và tôi thấy những người phục vụ lâu năm tại Pleiku không tin rằng Việt Cộng sẽ dám tấn công vào đây. Cứ nhìn lại Trận Mậu Thân thì rõ, tấn công Ban Mê Thuột thì Việt Cộng may ra còn có thể đạt được một mục đích nào đó chứ tấn công Pleiku thì chỉ có nướng quân vô ích.

Khoảng một tuần sau, các anh em trong Đại Đội Tình Báo Quân Đoàn II trong khi công tác dọc theo biên giới ghi nhận được nhiều tin tức và dấu hiệu cho thấy Cộng Quân sẽ tấn công Ban Mê Thuột. Tướng Phú không tin. Mấy ngày sau nữa, có mấy người đi làm gỗ trong rừng về báo cáo rằng nhiều đại đơn vị Cộng Quân di chuyển về hướng Ban Mê Thuột, bánh xe tạo thành hai đường mòn song song trong rừng, Tướng Phú cũng vẫn tin rằng chúng sẽ đánh Pleiku. Vì vậy nên chúng tôi được lệnh chuẩn bị cho công việc phòng thủ.

Ngay sau đó, có mấy chiếc máy ủi đến đào đất phía sau văn phòng Tham Mưu Trưởng Tiểu Khu để làm bunker chỉ huy. Họ thắp đèn sáng trưng làm việc cả ngày đêm, máy chạy ầm ì làm anh em tôi hết ngủ. Kế đến, các quân nhân trong Trung Đội Công Vụ đặt thêm các bao cát dọc theo hàng rào và các bức tường quanh trại trong khi anh em chúng tôi lại được huấn luyện bổ túc tại chỗ về M-72 và một số vũ khí khác. Sau đó, cả Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Pleiku được tổ chức thành các trung đội để sẵn sàng tác chiến. Trung đội trưởng là một trung uý hay đại uý và riêng tiểu đội của tôi có tới gần một chục thiếu uý và chuẩn uý nhìn nhau nhe răng cười. Rốt cuộc, Việt Cộng không đánh Pleiku; chúng tấn công Ban Mê Thuột.

Chiều ngày 12 tháng Ba 1975, anh em chúng tôi được tin thị xã Ban Mê Thuột mất, nhưng nhiều đơn vị của ta vẫn còn chống trả mãnh liệt tại các nơi khác quanh đó. Tối hôm đó, tôi biết tin hai Đại Tá Vũ Thế Quang và Nguyễn Trọng Luật bị Việt Cộng bắt sống. Ngày 14, Linh Mục Tuyên Uý Phan Hữu Hậu thoát về được từ Ban Mê Thuột. Ông đến Trung Tâm Hành Quân cho anh em chúng tôi biết tình hình tại đó. Kể từ lúc đó, tôi thấy dân chúng khá xôn xao và một số bắt đầu di tản về Nha Trang và Sàigòn. Có mấy gia đình quen chạy vào nhờ tôi xin giùm phương tiện cho gia đình họ nhưng tôi không dám nhận lời.

Cũng trong ngày 14, tôi theo một phái đoàn vào xem xét trong Phi Trường Cù Hanh thì thấy dân chúng xúm lại chờ ngoài cổng. Đứng từ Đường Phạm Phú Quốc nhìn xuống phi đạo, chúng tôi thấy những chiếc Chinook CH-47 lần lượt hạ cánh và cất cánh di tản một số quân dân về Nha Trang. Chúng tôi vừa rời phi trường được một lúc thì cộng quân pháo kích vào. Chiều hôm đó, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ra mật lệnh cho Tướng Phạm Văn Phú dời tất cả các đại đơn vị chủ lực tại Pleiku về Nha Trang, bỏ lại tất cả các đơn vị Địa Phương Quân và Nghĩa Quân. Sáng hôm sau, tôi được một sĩ quan bên Sở II An Ninh Quân Đội nói nhỏ cho biết tin này. Tôi rất hoang mang không biết phải làm sao nên dại dột gọi điện thoại về Sở Nghiên Cứu Kế Hoạch xin chỉ thị thì một lúc sau được trả lời rằng “Không có lệnh riêng nào cho anh hết.” Vì vậy nên tôi không dám bỏ về Sàigòn. Chiều hôm đó, hầu như ai cũng biết về lệnh di tản Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II về Nha Trang nhưng tất cả các đơn vị Địa Phương Quân và Nghĩa Quân được lệnh vẫn tiếp tục nhiệm vụ tại vị trí như thường. Đến tối, tôi nghe xe hơi của Ty Dân Vận và Chiêu Hồi chạy vòng vòng trong thị xã phát thanh lời của Đại Tá Nhu kêu gọi dân chúng bình tĩnh và không nên lo nghĩ đến việc di tản.

Trưa hôm sau, tôi gọi điện thoại cho một người bạn là Trung Uý Phạm Biểu Sang bên Sư Đoàn 6 Không Quân thì không thấy ai trả lời. Tôi gọi sang mấy người bạn tại các đơn vị khác thì vẫn liên lạc được. Như vậy, anh em tại hai tổng đài điện thoại Liên Hoa và Liên Giang vẫn còn làm việc như thường. Một lúc sau, có tin đồn Đại Tá Nhu đã bỏ đi và Trung Tá Trần Thanh Tâm tạm thời thay thế. Đó chỉ là tin vịt. Đến chiều, anh em chúng tôi tập họp tại sân cờ, phía trước Phòng Tổng Quản Trị và Phòng Một. Sau đó, Đại Tá Nhu đến nói chuyện và cho biết ông cũng như tất cả các cấp chỉ huy khác đều ở lại với anh em. Tối hôm đó, tôi nghe nói một đơn vị Biệt Động Quân cho nổ tung Ty Ngân Khố Pleiku để cướp tiền. Tôi biết khá rõ, vụ nổ này có thật nhưng không phải là một vụ cướp.

Đại Tá Hoàng Thọ Nhu được lệnh chuyển tất cả số tiền trong Ty Ngân Khố về Sàigòn. Tuy nhiên, sau đó lệnh này được huỷ bỏ vì không xin được phi vụ. Lại sau đó nữa, Đại Tá Nhu được lệnh thiêu hủy tất cả số tiền trong ty. Không biết vì lý do gì, ông lại làm khác. Ông nhờ một đơn vị Biệt Động Quân bảo vệ an ninh để chuyển số tiền này đi và cuối cùng bỏ lên một chiếc trực thăng C&C của một đơn vị trưởng. Xong xuôi, anh em Biệt Động Quân mới phá huỷ Ty Ngân Khố. Nhiệm vụ này không được trao cho một đơn vị Địa Phương Quân là vì sợ gây hoang mang: đã có lệnh ở lại sao lại chuyển tiền đi và đốt phá Ty Ngân Khố? Khi vị chỉ huy trưởng kia về đến Phú Yên, Tướng Phú có đến cảm ơn ông đã điều động việc di tản và sau đó, Đại Tá Nhu cho người đến nhận lại tiền đựng đầy trong một sac marin. Năm 2002, tôi có liên lạc được với Đại Tá Nhu và ông đơn vị trưởng kia để xin xác nhận lại sự việc này.

Kế đến, những ai nói rằng tình hình tại Pleiku cực kỳ rối loạn trong ngày 16 tháng Ba là nói sai. Tôi chỉ công nhận một điều là dân chúng có hoang mang và nhiều
người hơi hoảng. Tối hôm đó, gia đình các quân nhân trong Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Pleiku kéo vào trong trại rất đông, nằm chật trong các văn phòng. Anh em trong Trung Đội Công Vụ phải canh phòng cẩn mật vì sợ đặc công Việt Cộng len lỏi vào đặt chất nổ hay ném lựu đạn qua hàng rào vào bên trong. Vì phải nhường chỗ nằm cho gia đình của đồng đội nên anh em độc thân chúng tôi kéo nhau xuống... nhà tù lúc đó trống trơn để ngủ. Tuy nhiên, không anh nào ngủ được. Có anh đề nghị binh xập xám cho vui nhưng chẳng ai còn lòng dạ nào mà đánh bài đánh bạc. Chúng tôi nói chuyện trước mắt, người quyết định ở lại người quyết định di tản theo đoàn quân bất chấp có lệnh cấm. Cá nhân tôi lúc đó cũng chưa biết tính sao vì chỉ thị dành cho tôi là “làm việc theo nguyên tắc và quyết định theo tình hình”. Một lúc sau, tôi sang phòng trực nghe ngóng tình hình rồi nằm ngủ quên tại đó.

Khoảng năm giờ sáng ngày 17, nhiều người thức dậy chuẩn bị di tản khiến tôi cũng thức dậy theo. Tôi trở về văn phòng thì Thiếu Tá Tư cho biết Trung Tá Tuệ lấy xe Jeep đi đâu từ hôm qua chưa thấy trở lại. Còn lại một chiếc xe Jeep duy nhất, anh tài xế Trần Giỏi lái chở gia đình Thiếu Tá Tư và vợ con anh, hơi chật nhưng con nít ngồi lên đùi người lớn rồi cũng xong. Trời sáng, chiếc xe từ từ lăn bánh, tôi đi bộ bên cạnh nói chuyện với Thiếu Tá Tư cho đến đường Hoàng Diệu thì bắt tay từ giã ông và về nhà mà tôi mới thuê trên Đường Phó Đức Chính. Nằm nghỉ một lúc, tôi vẫn chưa biết nên làm gì nhưng thấy trong người không yên nên lại ngồi dậy đi vào trại.

Lúc đi ngang qua Phòng Truyền Tin, tôi định ghé vào đó xem nếu anh em bên đó phá huỷ máy móc của họ dưới hầm truyền tin thì tôi cũng tiêu huỷ hết hồ sơ của tôi. Tuy nhiên, nghĩ lại tôi thấy rằng mình không có phận sự thì không nên đi vào đó. Tôi về văn phòng mở tủ hồ sơ ra nhìn một lúc. Cuối cùng, tôi quyết định nửa nọ nửa kia, tức là thiêu huỷ tất cả các hồ sơ điều tra vốn có độ mật cao hơn hồ sơ thanh tra. Các hồ sơ thanh tra thường niên, tôi giữ lại, chỉ thiêu huỷ các hồ sơ thanh tra bất thần và thanh tra đặc biệt. Xong xuôi, tôi sang phòng Thiếu Tá Tư xoá hết tất cả những gì còn ghi lại trên chart thuyết trình. Sau khi “phá hoại” xong, tôi sang các phòng khác thì thấy vẫn còn một số anh em đang đứng nói chuyện với nhau. Hầu hết họ thuộc thành phần binh sĩ, không di tản là vì gia đình họ lập nghiệp tại Pleiku đã lâu nên quyết định ở lại. Gần trưa hôm đó, tôi được một thằng bạn ghé vào cho biết có một đơn vị chiến xa M-48 của Lữ Đoàn II Kỵ Binh đang bắn phá thiêu hủy các kho quân trang quân cụ trên Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn và họ sẽ di tản trong vài giờ nữa. Đó là một trong những đơn vị Chủ Lực Quân sau cùng còn có mặt tại Pleiku. Nghe nói vậy, tôi liền lấy vũ khí theo nó về nhà ăn cơm xong rồi ra ngã ba Diệp Kính đứng chờ. Một lúc sau, có một đoàn M-48 chạy qua, chiếc chạy gần cuối dừng lại cho tôi leo lên.

Đi đến Hàm Rồng, tôi nhìn về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II thấy khói đen bốc lên ngụt trời. Tôi không dám nhìn lại lần thứ hai. Hai bên đường, dân chúng gồng gánh đi bộ rất đông. Tôi thầm cầu nguyện ơn trên để không xảy ra một Đại Lộ Kinh Hoàng nữa.

Đến chiều, đoàn xe bắt kịp một đơn vị của Liên Đoàn 6 Biệt Động Quân. Không biết có lệnh từ đâu đến hay không mà hai bên phối hợp bảo vệ đoàn xe và người di tản phía trước. Tuy nhiên, chỉ thấy Việt Cộng bắn ra rất ít trong khi các khẩu đại liên bên ta không ngừng nhả đạn vào các bị trí khả nghi. Sáng hôm sau, đơn vị Kỵ Binh được lệnh cho một toán lên trợ chiến cho đoàn người đi trước. Tôi ngồi trên chiếc thuộc toán này.

Thiết giáp có lợi một chỗ là nó có thể leo lên lề mà chạy, vượt qua tất cả các con suối nhỏ hay mô đất. Tuy nhiên, gặp đoạn đường đèo thì cũng nằm chịu trận. Quá trưa, chúng tôi đến Phú Bổn, người và xe kẹt cứng tại đây và Việt Cộng bắt đầu pháo kích. Thấy vậy, đoàn M-48 chạy ra một bãi đất trống dàn đội hình rồi nã đại bác vào các vị trí địch.

Chiều hôm đó, tôi cầm bản đồ và đeo súng đi bộ về phía trước thì gặp lại một số đồng đội. Đến một con dốc, tôi nhìn xuống đoạn đường cuối dốc phía trước thì thấy có một chiếc trực thăng đáp xuống. Lúc đó, tôi đang đứng bên cạnh một chiếc xe Jeep của Sư Đoàn 6 Không Quân mà trên đó có một thiếu tá. Trên xe cũng có một máy truyền tin. Thấy tôi định đi xuống chân đồi nghe ngóng tin tức, một anh Không Quân nói đừng có đến đó sợ Việt Cộng pháo kích vào khi thấy có trực thăng đáp. Vậy nên tôi đợi cho chiếc trực thăng cất cánh rồi mới đi. Đến nơi, tôi được biết sự việc như sau.

Theo lệnh từ đâu không rõ, anh em thuộc Khối Chiến Tranh Chính Trị Quân Đoàn II đánh một lời kêu gọi của Chuẩn Tướng Trần Văn Cẩm rằng tất cả các đơn vị hãy giữ hàng ngũ và sẵn sàng chiến đấu trong khi di chuyển. Sau đó, Tướng Cẩm đáp trực thăng xuống ký vào giấy stencil rồi anh em CTCT lập tức quay ronéo đem đi phân phát khắp nơi. Tôi cũng cầm lấy một xấp đem về.

Chập tối, có hai chiếc trực thăng đến bắn phi đạn xuống các vị trí Cộng quân gần hai bên đường. Khoảng tám giờ tối, Việt Cộng tấn công. Các đơn vị Kỵ Binh cho nổ máy và quay đầu xe tứ phía đối đầu với địch. Cho đến lúc đó, tôi thấy các đơn vị vẫn chiến đấu có trật tự. Chỉ kẹt một điều là Việt Cộng pháo kích bừa bãi khiến dân lành bị chết quá nhiều, những người sống sót kinh hoảng bỏ chạy tứ tung, gây rất nhiều khó khăn cho việc chiến đấu của anh em chúng tôi.


Nguyễn Thế Khiết


--------------------
KHAI TỬ ĐẢNG!
Go to the top of the page
 
+Quote Post
KhoaNam
post Apr 16 2013, 07:21 AM
Post #120


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 7,735
Joined: 8-August 09
Member No.: 4,377
Country








Nước Sông Pa và Cường Đô La.



Làm sao tôi có thể kể cho các em biết rằng người Kinh của chúng tôi đang giết chết dân tộc các em từng ngày từng giờ.

Amai B’lan

Hơn nửa cuộc đời, tôi sống trong Thung Lũng Điện Tử (Silicon Valley) tại phía Nam của Vịnh San Francisco. Ở một nơi có vài chục giống dân sống cạnh bên nhau – và tiếng Anh được dùng như ngôn ngữ chính – tôi dễ có cảm tưởng mình là một công dân quốc tế, cùng với niềm xác tín rằng những phương tiện giao thông (và truyền thông) hiện đại đã khiến cho quả địa cầu trở thành nhỏ lại tựa như một ngôi làng: a global village.

Niềm xác tín này (vừa) hơi bị lung lay chút đỉnh, sau khi tôi nghe một cô giáo trẻ – nơi một buôn làng heo hút – kể chuyện ở quê nhà:
Buôn nằm cạnh quốc lộ 25, bên cạnh con đường rách nát y như bản thân mình vậy. Đi ngang qua nhìn vào buôn, sẽ thấy những ngôi nhà sàn nhỏ bé đứng cạnh nhau, rúm ró, buồn bã và nín nhịn. Cả buôn có khoảng 70 nóc nhà. 99% là người Jrai và một gia đình người Kinh đến bán tạp hóa giữa làng...

Giữa buôn có trường làng, chỉ một phòng học. Lớp một học buổi sáng. Lớp hai học buổi chiều. Lên lớp ba thì qua học ké Phùm Ang cách đó chừng hai cây số. Lên lớp sáu thì phải vào Ia R’siơm học. Cả buôn từ trước đến nay chưa có ai tốt nghiệp lớp 12...

Một hôm, tôi hỏi các em có biết các em đang sống ở nước nào không. Cả lớp im phăng phắc nhìn nhau, phải gợi mãi, cuối cùng một em ngập ngừng nói:

- Nước Việt Nam phải không cô?

Tôi hỏi tiếp:

- Ai biết, trên thế giới còn nước nào khác?

Lần này thì cả lớp hào hứng hẳn lên, rồi một em nhanh miệng nói:

- Dạ, nước sông Pa ạ.

Tôi không tài nào nhịn được cười bởi câu trả lời ngây thơ ấy, nhưng ngẫm lại thì thấy chua xót quá. Buôn làng của các em bị những ngọn núi chất ngất kia bủa vây, cuộc sống của các em chỉ có nương rẫy, trâu bò và dòng sông miệt mài chảy. Mọi biến chuyển của thế giới bên ngoài không lọt tới cuộc sống của các em được.(Amai B’lan. Nước Mắt Của Rừng. California: Nhân Ảnh, 2013).
Ô hay! Nếu đúng như thế thì (chả lẽ) trong cái làng địa cầu hiện nay không có cái buôn Phùm Gi sao? Nhân loại dường như không ai biết đến địa danh này, và vì “bị những ngọn núi chất ngất kia bủa vây, cuộc sống ... chỉ có nương rẫy, trâu bò và dòng sông miệt mài chảy” nên các em cũng chả biết đến ai (khác) cả.

Vẫn cứ theo lời của cô giáo Amai B’lan:
Cả Phùm Gi không có lấy một cái giếng. Đất nơi đây toàn đá, đào giếng rất cực mà chẳng có nước, nên tất cả mọi sinh hoạt đều dùng nước sông Pa. Sáng sáng, trước khi lên nương, những cô gái trong buôn đeo gùi ra sông lấy nước. Họ vét một hố cát, ngồi chờ nước thấm vào, rồi múc từng gáo nước đổ vào quả bầu khô gùi về nhà. Nước để nguyên trong quả bầu, không nấu nướng gì hết. Khi nàouống cứ việc xách quả bầu lên tu một hơi căng bụng đã đời. Ai chịu khó hơn thì chèo thuyền qua sông, tìm tới những con suối trên núi. Người ta nói nước suối uống ngon nhất, sau đó mới tới nước sông, nước giếng xếp hạng ba.

Cứ chiều đến, tôi lại ra sông nhìn người dân từ bờ bên kia chèo thuyền về. Nắng vàng trải xuống lòng sông sóng sánh như lụa. Trời cao xanh. Núi ngút ngàn. Cảnh tượng trông bình yên đến lạ. Con nít giờ đó cũng ra sông tắm rửa, mong ngóng bố mẹ. Phụ nữ tranh thủ lấy nước, giặt giũ quần áo. Bến sông trở nên nhộn nhịp hẳn. Cũng ở đây, tôi nghe người dân kể về sông Pa với giọng điệu tiếc nuối. Họ nói:“Ngày trước sông Pa trong xanh lắm, lại có nhiều cá nữa.

Gần đây có một cái thác rất đẹp gọi là thác tiên. Bây giờ thì hết rồi. Mấy năm trở lại đây, sông Pa bắt đầu đục ngầu vì ô nhiễm, nhưng người dân đâu còn cách nào khác là cứ phải tiếp tục uống thứ nước đó. Nguồn nước ô nhiễm kéo theo bệnh tật. Viêm khớp, đau thận, đau bao tử là những bệnh ít người thoát được. Theo họ, thà chết từ từ vì bệnh còn hơn là chết ngay tại chỗ vì khát.

Trong buôn hầu như không có người già bởi lẽ đâu ai sống thọ tới 60. Phân nửa học trò của tôi mồ côi cha hoặc mẹ từ khi còn rất nhỏ...

Cuộc sống của họ nếu cứ thế trôi qua thì cũng đã bần cùng lắm rồi. Thế mà một ngày kia, cách đây khoảng hai năm, công ty Hoàng Anh Gia Lai lập dự án xây thủy điện. Để có đất xây thủy điện, chính quyền lấy đất của dân lại mà không hề đền bù một xu, rồi bán lại cho Hoàng Anh Gia Lai. Kết quả, dự án đó nuốt hết một nửa buôn Phùm Gi và nuốt luôn cả sự linh thiêng ở đây...

Con sông Pa dài 374 cây số chảy qua ba tỉnh Kontum, Gia Lai, Phú Yên, nhưng lại phải đeo tới năm cái gông thủy điện vào cổ. Thủy điện Đồng Cam, thủy điện Ba Hạ, thủy điện An Khê, thủy điện Ayun Hạ, thủy điện Ayun Thượng. Bây giờ thêm một cái cạnh Phùm Gi này nữa là sáu. Tính ra, trung bình cứ hơn 60 cây số là bị một đập. Ngày nay, các nước trên thế giới không chơi thủy điện nữa vì nhiều tác hại, đến cả người dân nơi đây cũng biết. Họ thấp thỏm lo sợ tới một ngày mình phải bỏ buôn ra đi vì đập tràn. Và điều đó đã tới trước khi tôi rời nơi đây một tuần.

Dòng sông mùa khô cạn đến mức trâu bò có thể lội qua, nay dâng nước lênh láng tràn bờ. Người ta đã ngăn đập lại. Con đập cách buôn chừng 200 mét nên Phùm Gi gánh chịu hậu quả nặng nề nhất và nhanh nhất của việc ngăn dòng. Nước dâng lên tới sau nhà dân, bò vào vườn tược và gieo rắc nỗi kinh hoàng...

Dòng sông hiền hòa ngày đêm có tiếng thác đổ nay hết rồi.
Những chiều ra sông lấy nước nay cũng hết rồi.
Dòng sông bây giờ là một đường băng nước khổng lồ, dơ bẩn và đục ngầu. Nước đã dâng lên hơn hai mét. Mọi người không còn thấy con sông Pa quen thuộc đâu nữa, mà chỉ thấy một con quái vật lúc nào cũng chực chờ muốn nuốt chửng buôn làng...( S.đ.d trang 103-109).


Thủy Điện Hoàng Anh Gia Lai. Ảnh: Trần Thị Trung Thu


Sự có mặt bất ngờ của Hoàng Anh Gia Lai, trong phần cuối câu truyện của cô giáo ở bản làng xa khiến tôi (thốt nhiên) nghĩ lại. Thôn Phùm Ghi, té ra, đâu có bị thiên hạ lãng quên. Nó đã được chiếu cố bởi một công ty kinh doanh đa ngành rất lớn mà tên tuổi chủ nhân đã “phủ khắp các mặt báo” trong cũng như ngoài nước. Tờ Phụ Nữ gọi ông là “Cường Đôla: Doanh nhân thiếu gia nghìn tỷ" cùng với những chi tiết lý thú:

"Vào thời điểm đó, giới truyền thông lùng sục các thông tin về chuyện làm ăn cũng như 'tài năng kinh doanh' của thiếu gia nhưng thu được kết quả không nhiều. Một lãnh đạo của Công ty chứng khoán Sài Gòn – người có thời gian làm việc với Nguyễn Quốc Cường khi công ty này tư vấn niêm yết cho QCG cho biết:'Cường rất dễ chịu và là một người kinh doanh, chứ không có cách cư xử kiểu dân chơi bạt tử như mọi người đồn đại'.
Trong khi đó, nếu tìm kiếm thông tin về Cường Đôla trên Internet thì người ta sẽ nhận được vô vàn tin tức về thú chơi siêu xe, quá khứ của một dân chơi khét tiếng nơi phố núi, mối tình với các chân dài như …



Cường Đôla đình đám với siêu xe Lamborghini Aventador màu vàng


Dù thỉnh thoảng vẫn lái xe qua lại trên freeway 1015– đoạn Hollywood Freeway, băng ngang qua nơi cư ngụ của những minh tinh màn bạc Hoa Kỳ – tôi vẫn chưa bao giờ có cái “may mắn” được tận mắt nhìn thấy một chiếc “siêu xe Lamborghini Aventador” nào cả. Nó quá hiếm vì quá mắc, giá cả đâu chừng nửa triệu Mỹ Kim!

Vẫn theo lời của tác giả Nước Mắt Của Rừng (*):

Người Jrai đã từng là chủ vùng đất này (tên Gia Lai đọc từ chữ “Jrai” mà ra). Tổ tiên họ đã sống và đã chết ở đây. Họ có cách sống và văn hóa của riêng họ. Không ai cảm thấy lạc lõng trong buôn làng của mình. Mọi người gắn kết với nhau bằng truyền thống tâm linh vô cùng sâu sắc. Trên đầu họ là bầu trời tự do. Dưới chân họ là đất rừng linh thiêng. Họ đã sống như thế biết bao thế hệ. Mọi chuyện cứ diễn ra như thuở ban đầu cho tới khi người Kinh tới.
Người Kinh tới, đặt ra những chủ trương ngu ngốc và vơ vét mọi thứ về mình vì họ có quyền lực trong tay. Số liệu thống kê năm 2008 cho thấy ở Gia Lai, người Kinh chiếm 52% dân số, trong khi người Jrai chỉ còn 33,5%. Người Kinh nghiễm nhiên trở thành ông chủ trên mảnh đất của người Jrai, làm giàu trên sự lạc hậu của người bản địa nhưng không lúc nào ngớt lời chê bai. Những người Jrai hiền lành và thật thà nhanh chóng trở nên trắng tay và bị kinh hóa.

Bi kịch của người Jrai không lạ và cũng không mới. Khắp nơi trên quả địa cầu này đã có rất nhiều giống dân bản địa đã từng trải qua những kinh nghiệm (không may) tương tự. Tuy nhiên, khai thác vơ vét cạn kiệt mọi tài nguyên thiên nhiên để mua sắm cả một dàn xe hơi (mỗi cái trị giá vài trăm ngàn dollars) và dồn nạn nhân đến mức bị diệt vong thì là chuyện (e) chỉ có thể xẩy ra ở nước CHXHCNVN. Nơi mà vị chủ tịch nước đầu tiên (ông Hồ Chí Minh) đã từng long trọng hứa hẹn – trong Thư Gửi Đại Hội Các Dân Tộc Thiểu Số Miền Nam, vào ngày 19 tháng 4 năm 1946 – như sau:

Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.

Theo thông tin của Sở Văn Hoá, Thể Thao & Du Lịch Gia Lai:

Nhân kỷ niệm 60 năm Bác Hồ gửi thư cho đồng bào các dân tộc thiểu số miền Nam, Uỷ ban Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam đã phối hợp cùng Ban chỉ đạo Tây Nguyên tổ chức kỷ niệm 60 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam đồng thời đã lập bia thư tạc nội dung thư Bác...

Toàn bộ nội dung bức thư được thể hiện kiểu chữ hộp, chất liệu đồng, gắn trên phiến đá Thanh Hóa nguyên khối, nặng hơn 60 tấn, phía trên nội dung thư tạc chân dung Bác Hồ trên biểu tượng đài sen. Di tích sẽ cung cấp cho du khách và các nhà nghiên cứu những hiểu biết về tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Bác, bổ sung vào kho tàng Việt Nam những trang tư liệu quý giá... Hiện nay di tích đang được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bảo tàng tỉnh Gia Lai lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di tích lịch sử quốc gia …

Cái di tích của sự lường gạt trắng trợn này của ông Hồ Chí Minh – tất nhiên – sẽ được ghi nhớ mãi mà không cần phải được tạc bằng đồng hay ghi trên trên bia đá nào ráo trọi. Riêng về tội ác đối với những dân tộc bản địa hiện nay thì tôi e rằng cả đám người Kinh, dù ở trong hay ngoài nước, đều là đồng phạm. Im lặng trước tội ác là đồng loã, chớ còn gì nữa.

K’Tien

(*) Nước Mắt Của Rừng. Bút Ký của Amai B’Lan.Tựa: Phan Ni Tấn.Nhân Ảnh Xuất Bản. Bìa và tranh: Khánh Trường.Trình Bày: Lê Hân & Tạ Quốc Quang. Copyright @ 2013 by Trung Thu. ISBN: 978-0-9811982-9-3. Ấn phí và bưu phí 15 M.K. Sách có thể đặt mua theo địa chỉ sau:
Mr. Lê Hân

375 Destino Circle, San Jose, CA 95133
U.S.A or han.le3359@gmail.com


--------------------
“Vì Danh Dự Dân Tộc: Chống giặc Tàu.
Vì tương lai Dân Tộc: khai tử tập đoàn bán nước Việt Cộng”


Go to the top of the page
 
+Quote Post

14 Pages V  « < 8 9 10 11 12 > » 
Reply to this topicStart new topic
1 User(s) are reading this topic (1 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 27th April 2024 - 10:01 PM