Welcome Guest ( Log In | Register )

172 Pages V   1 2 3 > » 

AnAn
Posted on: Feb 8 2021, 11:45 AM


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 6,737
Joined: 12-November 08
Member No.: 702



50 QUY TẮC TRÊN MÂM CƠM VIỆT!!


1. Không và quá 3 lần khi đưa bát cơm lên miệng.

2. Không gắp thức ăn đưa thẳng vào miệng mà phải đặt vào bát riêng rồi mới ăn.

3. Không dùng thìa đũa cá nhân của mình quấy vào tô chung.

4. Không xới lộn đĩa thức ăn để chọn miếng ngon hơn.

5. Không cắm đũa dựng đứng vào bát cơm.

6. Không nhúng cả đầu đũa vào bát nước chấm.

7. Phải trở đầu đũa khi muốn tiếp thức ăn cho người khác.

8. Không được cắn răng vào đũa, thìa, miệng bát, không liếm đầu đũa

9. Không vừa cầm bát vừa cầm đũa chỉ 1 tay cũng như không được ngậm đũa để rảnh tay làm các việc khác chẳng hạn như múc canh, đôi đũa chưa dùng đến phải đặt vào mâm hoặc đĩa bàn nếu ăn trên bàn có dùng đĩa lót bát, hoặc đồ gác đũa.

10. Ngồi ăn dù trên chiếu hay trên ghế đều không được rung đùi, rung đùi là tướng bần tiện của nam, dâm dục của nữ, và cực kỳ vô lễ.

11. Không ngồi quá sát mâm hay bàn ăn nhưng cũng không ngồi xa quá.

12. Ngồi trên ghế thì phải giữ thẳng lưng. Ngồi trên chiếu thì chuyển động lưng và tay nhưng không được nhấc mông.

13. Không để tay dưới bàn nhưng cũng không chống tay lên bàn mà bưng bát và cầm đũa, khi chưa bưng bát thì phần cổ tay đặt trên bàn nhẹ nhàng.

14. Không ngồi chống cằm trên bàn ăn.

15. Tuyệt đối tránh cơm đầy trong miệng mà nói.

16. Không chu mồm thổi thức ăn nóng mà múc chậm phần nguội hơn ở sát thành bát đĩa.

17. Muỗng kiểu múc canh phải đặt úp trong bát không được để ngửa.

18. khi chấm vào bát nước chấm, chỉ nhúng phần thức ăn, không nhúng đầu đũa vào bát chấm, miếng đã cắn dở không được chấm.

19. Khi nhai tối kỵ chép miệng.

20. Không tạo tiếng ồn khi ăn [ví dụ húp soàm soạp]

21. Không nói, không uống rượu, không húp canh khi miệng còn cơm.

22. Không gõ đũa bát thìa.

23. Khi ăn món nước như canh, chè, xúp, cháo… nếu dọn bát nhỏ hay chén tiểu thì có thể bưng bát trên hai tay để uống nhưng không được kèm đũa thìa. Nếu dọn bát lớn hay đĩa sâu thì dùng thìa múc ăn, tới cạn thì có thể một tay hơi nghiêng bát đĩa sâu ra phía ngoài, một tay múc chứ không bưng tô to đĩa sâu lên húp như kiểu chén tiểu. Món canh có sợi rau nên dọn bát nhỏ, món gọn lòng thìa có thể dùng bát lớn, đĩa sâu.

24. Không ăn trước người lớn tuổi, chờ bề trên bưng bát lên mình mới được ăn. Nếu đi làm khách không gắp đồ ăn trước chủ nhà hay người chủ bữa cơm (trừ ra bạn được đề nghị gắp trước, trong một dịp nhất định).

25. Dù là trong khuôn khổ gia đình hay khi làm khách, tuyệt đối không chê khi món ăn chưa hợp khẩu vị mình. Điều này cực kỳ quan trọng vì không đơn thuần là phép lịch sự mà còn là một phần giáo dục nhân cách. Nếu không được dạy nghiêm túc, trẻ em từ chỗ phản ứng tự nhiên do khẩu vị sẽ tới chỗ tự cho mình quyền chê bai, phán xét, không trân trọng lao động của người khác. món không ngon với người này nhưng ngon với người khác và có được nhờ công sức của rất nhiều người.

26. Không gắp liên tục 1 món dù đó là món khoái khẩu của mình.

27. Phải ăn nếm trước rồi mới thêm muối, tiêu, ớt, chanh v.v…, tránh vừa ngồi vào ăn đã rắc đủ thứ gia vị phụ trội vào phần của mình.

28. Phải ăn hết thức ăn trong bát, không để sót hạt cơm nào.

29. Dọn mâm phải nhớ dọn âu nhỏ đựng xương, đầu tôm, hạt thóc hay sạn sót trong cơm…

30. Trẻ em quá nhỏ dọn mâm riêng và có người trông chừng để tránh gây lộn xộn bữa ăn của người già, tới 6 tuổi là ngồi cùng mâm với cả nhà được sau khi đã thành thục các quy tắc cơ bản.

31. Khi trẻ em muốn ăn món mà nó ở xa tầm gắp, phải nói người lớn lấy hộ chứ không được nhoài người trên mâm. Trong gia đình, khi trẻ em ngồi cùng mâm người lớn thì sắp cho bé một đĩa thức ăn nhỏ ngay bên cạnh với đồ ăn đã lóc xương và thái nhỏ. Với người cao tuổi cũng vậy, dọn riêng đĩa cá thịt đã lóc xương, thái nhỏ, hay ninh mềm hơn.

32. Không để các vật dụng cá nhân lên bàn ăn, trừ chiếc quạt giấy xếp có thể đặt dọc cạnh mép bàn. Ngày nay thì di động là vật bất lịch sự và mất vệ sinh.

33. Nhất thiết để phần người về muộn vào đĩa riêng, không khi nào để phần theo kiểu ăn dở còn lại trong đĩa.

34. Ăn từ tốn, không ăn hối hả, không vừa đi vừa nhai.

35. Khi ăn không được để thức ăn dính ra mép, ra tay hay vương vãi, đứng lên là khăn trải bàn vẫn sạch. Giặt thì giặt chứ dùng cả tuần khăn bàn vẫn trắng tinh không dính bẩn.

36. Nếu ăn gặp xương hoặc vật lạ trong thức ăn, cần từ từ lấy ra, không được nhè ra toàn bộ tại bàn.

37. Chỉ có người cao tuổi, 70 trở lên và trẻ nhỏ mà ợ khi ngồi ăn mới không bị coi là bất lịch sự.

38. Nếu bị cay thì xin phép ra ngoài hắt xỳ hơi, xỷ mũi.

39. Nhà có khách cần cẩn trọng khi nấu, chất cay để phụ trội bày thêm, tránh bất tiện cho khách khi họ không ăn được cay hay một vài gia vị đặc biệt.

40. Tránh va chạm tay với người cùng mâm, nếu thuận tay trái thì nói trước để chọn chỗ cho thuận tiện.

41. Phải chú ý tay áo khi gắp đồ ăn.

42. Nếu thấy thức ăn lớn nên xin cắt nhỏ để mọi người được thuận tiện

43. Khi đang ăn mà có việc riêng phải xin phép rồi mới rời mâm.

44. Nhất thiết nói cảm ơn sau bữa ăn dù là chỉ có hai vợ chồng nấu cho nhau. Đừng tiếc lời khen ngợi những món ngon.

45. Phong tục mời tùy theo gia đình, có gia đình thì người cao tuổi nhất nói đơn giản “các con ăn đi”, trẻ thì thưa “con xin phép”, nhưng có gia đình trẻ con phải mời hết lượt ông bà cha mẹ cô chú anh chị… Khi tới đâu thì quan sát gia chủ, không thể mang tập quán nhà mình vào bữa ăn nhà người ta.

46. Ăn xong cần tô son lại thì xin phép vào phòng vệ sinh, không tô son trên bàn ăn trước mặt người khác.

47. Ngồi đâu là theo sự xếp chỗ của chủ nhà, không tự ý ngồi vào bàn ăn khi chủ nhà chưa mời ngồi.

48. Ngày xưa, có lúc người giúp việc ăn cùng mâm với chủ nhà, khi gắp, chủ nhà để thế tay ngang nhưng người giúp việc thế tay úp. Nhìn là biết ngay.

49. Không được phép quá chén.

50. Nên thành thực nói trước về việc ăn kiêng, dị ứng [nếu có] khi được mời làm khách để tránh bất tiện cho chủ nhà.

Sưu tầm
  Forum: HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH - LỨA ĐÔI - CUỘC SỐNG · Post Preview: #164871 · Replies: 0 · Views: 6,425

AnAn
Posted on: Feb 8 2021, 11:45 AM


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 6,737
Joined: 12-November 08
Member No.: 702



50 QUY TẮC TRÊN MÂM CƠM VIỆT!!


1. Không và quá 3 lần khi đưa bát cơm lên miệng.

2. Không gắp thức ăn đưa thẳng vào miệng mà phải đặt vào bát riêng rồi mới ăn.

3. Không dùng thìa đũa cá nhân của mình quấy vào tô chung.

4. Không xới lộn đĩa thức ăn để chọn miếng ngon hơn.

5. Không cắm đũa dựng đứng vào bát cơm.

6. Không nhúng cả đầu đũa vào bát nước chấm.

7. Phải trở đầu đũa khi muốn tiếp thức ăn cho người khác.

8. Không được cắn răng vào đũa, thìa, miệng bát, không liếm đầu đũa

9. Không vừa cầm bát vừa cầm đũa chỉ 1 tay cũng như không được ngậm đũa để rảnh tay làm các việc khác chẳng hạn như múc canh, đôi đũa chưa dùng đến phải đặt vào mâm hoặc đĩa bàn nếu ăn trên bàn có dùng đĩa lót bát, hoặc đồ gác đũa.

10. Ngồi ăn dù trên chiếu hay trên ghế đều không được rung đùi, rung đùi là tướng bần tiện của nam, dâm dục của nữ, và cực kỳ vô lễ.

11. Không ngồi quá sát mâm hay bàn ăn nhưng cũng không ngồi xa quá.

12. Ngồi trên ghế thì phải giữ thẳng lưng. Ngồi trên chiếu thì chuyển động lưng và tay nhưng không được nhấc mông.

13. Không để tay dưới bàn nhưng cũng không chống tay lên bàn mà bưng bát và cầm đũa, khi chưa bưng bát thì phần cổ tay đặt trên bàn nhẹ nhàng.

14. Không ngồi chống cằm trên bàn ăn.

15. Tuyệt đối tránh cơm đầy trong miệng mà nói.

16. Không chu mồm thổi thức ăn nóng mà múc chậm phần nguội hơn ở sát thành bát đĩa.

17. Muỗng kiểu múc canh phải đặt úp trong bát không được để ngửa.

18. khi chấm vào bát nước chấm, chỉ nhúng phần thức ăn, không nhúng đầu đũa vào bát chấm, miếng đã cắn dở không được chấm.

19. Khi nhai tối kỵ chép miệng.

20. Không tạo tiếng ồn khi ăn [ví dụ húp soàm soạp]

21. Không nói, không uống rượu, không húp canh khi miệng còn cơm.

22. Không gõ đũa bát thìa.

23. Khi ăn món nước như canh, chè, xúp, cháo… nếu dọn bát nhỏ hay chén tiểu thì có thể bưng bát trên hai tay để uống nhưng không được kèm đũa thìa. Nếu dọn bát lớn hay đĩa sâu thì dùng thìa múc ăn, tới cạn thì có thể một tay hơi nghiêng bát đĩa sâu ra phía ngoài, một tay múc chứ không bưng tô to đĩa sâu lên húp như kiểu chén tiểu. Món canh có sợi rau nên dọn bát nhỏ, món gọn lòng thìa có thể dùng bát lớn, đĩa sâu.

24. Không ăn trước người lớn tuổi, chờ bề trên bưng bát lên mình mới được ăn. Nếu đi làm khách không gắp đồ ăn trước chủ nhà hay người chủ bữa cơm (trừ ra bạn được đề nghị gắp trước, trong một dịp nhất định).

25. Dù là trong khuôn khổ gia đình hay khi làm khách, tuyệt đối không chê khi món ăn chưa hợp khẩu vị mình. Điều này cực kỳ quan trọng vì không đơn thuần là phép lịch sự mà còn là một phần giáo dục nhân cách. Nếu không được dạy nghiêm túc, trẻ em từ chỗ phản ứng tự nhiên do khẩu vị sẽ tới chỗ tự cho mình quyền chê bai, phán xét, không trân trọng lao động của người khác. món không ngon với người này nhưng ngon với người khác và có được nhờ công sức của rất nhiều người.

26. Không gắp liên tục 1 món dù đó là món khoái khẩu của mình.

27. Phải ăn nếm trước rồi mới thêm muối, tiêu, ớt, chanh v.v…, tránh vừa ngồi vào ăn đã rắc đủ thứ gia vị phụ trội vào phần của mình.

28. Phải ăn hết thức ăn trong bát, không để sót hạt cơm nào.

29. Dọn mâm phải nhớ dọn âu nhỏ đựng xương, đầu tôm, hạt thóc hay sạn sót trong cơm…

30. Trẻ em quá nhỏ dọn mâm riêng và có người trông chừng để tránh gây lộn xộn bữa ăn của người già, tới 6 tuổi là ngồi cùng mâm với cả nhà được sau khi đã thành thục các quy tắc cơ bản.

31. Khi trẻ em muốn ăn món mà nó ở xa tầm gắp, phải nói người lớn lấy hộ chứ không được nhoài người trên mâm. Trong gia đình, khi trẻ em ngồi cùng mâm người lớn thì sắp cho bé một đĩa thức ăn nhỏ ngay bên cạnh với đồ ăn đã lóc xương và thái nhỏ. Với người cao tuổi cũng vậy, dọn riêng đĩa cá thịt đã lóc xương, thái nhỏ, hay ninh mềm hơn.

32. Không để các vật dụng cá nhân lên bàn ăn, trừ chiếc quạt giấy xếp có thể đặt dọc cạnh mép bàn. Ngày nay thì di động là vật bất lịch sự và mất vệ sinh.

33. Nhất thiết để phần người về muộn vào đĩa riêng, không khi nào để phần theo kiểu ăn dở còn lại trong đĩa.

34. Ăn từ tốn, không ăn hối hả, không vừa đi vừa nhai.

35. Khi ăn không được để thức ăn dính ra mép, ra tay hay vương vãi, đứng lên là khăn trải bàn vẫn sạch. Giặt thì giặt chứ dùng cả tuần khăn bàn vẫn trắng tinh không dính bẩn.

36. Nếu ăn gặp xương hoặc vật lạ trong thức ăn, cần từ từ lấy ra, không được nhè ra toàn bộ tại bàn.

37. Chỉ có người cao tuổi, 70 trở lên và trẻ nhỏ mà ợ khi ngồi ăn mới không bị coi là bất lịch sự.

38. Nếu bị cay thì xin phép ra ngoài hắt xỳ hơi, xỷ mũi.

39. Nhà có khách cần cẩn trọng khi nấu, chất cay để phụ trội bày thêm, tránh bất tiện cho khách khi họ không ăn được cay hay một vài gia vị đặc biệt.

40. Tránh va chạm tay với người cùng mâm, nếu thuận tay trái thì nói trước để chọn chỗ cho thuận tiện.

41. Phải chú ý tay áo khi gắp đồ ăn.

42. Nếu thấy thức ăn lớn nên xin cắt nhỏ để mọi người được thuận tiện

43. Khi đang ăn mà có việc riêng phải xin phép rồi mới rời mâm.

44. Nhất thiết nói cảm ơn sau bữa ăn dù là chỉ có hai vợ chồng nấu cho nhau. Đừng tiếc lời khen ngợi những món ngon.

45. Phong tục mời tùy theo gia đình, có gia đình thì người cao tuổi nhất nói đơn giản “các con ăn đi”, trẻ thì thưa “con xin phép”, nhưng có gia đình trẻ con phải mời hết lượt ông bà cha mẹ cô chú anh chị… Khi tới đâu thì quan sát gia chủ, không thể mang tập quán nhà mình vào bữa ăn nhà người ta.

46. Ăn xong cần tô son lại thì xin phép vào phòng vệ sinh, không tô son trên bàn ăn trước mặt người khác.

47. Ngồi đâu là theo sự xếp chỗ của chủ nhà, không tự ý ngồi vào bàn ăn khi chủ nhà chưa mời ngồi.

48. Ngày xưa, có lúc người giúp việc ăn cùng mâm với chủ nhà, khi gắp, chủ nhà để thế tay ngang nhưng người giúp việc thế tay úp. Nhìn là biết ngay.

49. Không được phép quá chén.

50. Nên thành thực nói trước về việc ăn kiêng, dị ứng [nếu có] khi được mời làm khách để tránh bất tiện cho chủ nhà.

Sưu tầm
  Forum: LỊCH SỬ - VĂN HÓA - BÌNH LUẬN · Post Preview: #164870 · Replies: 0 · Views: 6,520

AnAn
Posted on: Dec 26 2020, 03:37 PM


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 6,737
Joined: 12-November 08
Member No.: 702



Nhạc sĩ Lam Phương qua đời ở tuổi 83


Theo nguồn tin của BBC, nhạc sĩ Lam Phương vừa qua đời tại California, Mỹ ở tuổi 83 sau khi quá trình điều trị vì chứng bệnh tim và tai biến mạch máu não trở nặng.

Tâm sự với BBC News Tiếng Việt vài giờ sau khi nhạc sĩ Lam Phương ra đi, bà Marie Tô từ Trung tâm Thúy Nga bày tỏ: "Đây là một mất mát quá lớn. Buồn hơn là chú mất trong bệnh viện thời Covid-19 nên người nhà không được vào thăm.

Tuần rồi nghe chú vào bệnh viện, tôi có gọi hỏi thăm em của chú là cô Bảy nhưng được cho biết là không ai vào thăm chú được vì Covid-19".

"Một vì sao sáng trên bầu trời nghệ thuật đã vừa vụt tắt. Một trong những tên tuổi lớn nhất của âm nhạc Việt Nam đã vĩnh viễn ra đi. Nhạc sĩ Lam Phương vừa trút hơi thở cuối cùng vào lúc 6:07 tối ngày 22 tháng 12, 2020 tại thành phố Fountain Valley, California.

Cuộc đời đầy thăng trầm biến động của người nhạc sĩ tài hoa đã khép lại. Sự ra đi của ông là 1 mất mát to lớn cho nền nghệ thuật Việt Nam. Trung tâm Thuý Nga cùng toàn thể các ca nghệ sĩ xin tri ân nhạc sĩ Lam Phương cho tất cả những đóng góp của ông, và thành kính phân ưu cùng tang quyến. Cầu mong nhạc sĩ yên nghỉ nơi cõi lành. "Nắng xuyên qua lá, hạt sương lìa cành Đời mong manh quá, kể chi chuyện mình Nắng buồn cuộc tình, bỗng tắt bình minh..."

Hồi tháng 8, trong cuộc trò chuyện trực tuyến cùng truyền thông Việt Nam, nhạc sĩ đã bày tỏ nỗi niềm rằng luôn mong ngày trở về nhưng vì sức khoẻ không cho phép nên hy vọng khán giả sẽ thông cảm cho mình. Ông nói:

"Tôi luôn giữ niềm hy vọng cho đời sống của mình. Dù bệnh nhưng chưa bao giờ ngừng hy vọng, nhất là hy vọng sự trở về Việt Nam gặp khán giả yêu mến âm nhạc Lam Phương".

Ở tuổi 81, nhạc sĩ Lam Phương còn mắc nhiều bệnh trong người. Ông đã bị tai biến suốt 19 năm qua.

Nhạc sĩ Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng. Ông sinh ngày 20 tháng 3 năm 1937 tại làng Vĩnh Thanh Văn, Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang và là anh cả trong một gia đình gồm 6 người con. Trong số có 2 người em gái ở Việt Nam mà một người đã qua đời vì bệnh tiểu đường.

Năm 15 tuổi, ông đã viết ca khúc đầu tay Chiều thu ấy, sau đó đến Kiếp nghèo được nhiều người yêu mến. Ba năm sau, ông viết hàng loạt bài về quê hương, nổi tiếng nhất là Khúc ca ngày mùa. Album nhạc Lam Phương được nhiều ca sĩ chọn phát hành như: Hương Lan, Bạch Yến, Lưu Hồng, Họa Mi, Ý Lan, Hạ Vy, Ngọc Anh, Lệ Quyên...

Năm 1975, sau vài tháng ở trại tỵ nạn, gia đình nhạc sĩ Lam Phương được bảo trợ về định cư tại thành phố Virginia Beach, trước khi dọn về Falls Church, tiểu bang Virginia. Năm sau gia đình ông lại dời về thành phố Dallas và kế đến là Houston. Thời gian này, cố nhạc sĩ đã phải làm đủ thứ nghề, từ lau sàn nhà, dọn dẹp cho hãng Sears, đến những việc nặng nhọc như thợ mài, thợ tiện.

Đến năm 1981, ông đổ vỡ với người vợ đầu là nữ kịch sĩ Túy Hồng. Sau đó, ông quyết định sang Pháp cùng với cô em út ở Paris.

Thời gian sống ở Paris chính là thời gian sáng tác dồi dào nhất của ông với khoảng trên 100 nhạc phẩm trong tổng số 200 nhạc phẩm trải dài suốt cuộc đời âm nhạc của ông.
Nhạc sĩ Lam Phương hồi năm 2015

Theo các nhà đánh giá, Pháp đã ảnh hưởng sâu xa đến dòng nhạc của Lam Phương, mối tình Paris với cô Cẩm Hường cũng khiến ông cho ra đời nhiều tình khúc làm say lòng khán giả như: Tình bơ vơ, Cho em quên tuổi ngọc, Lầm, Buồn, Say, Mơ, Hạnh phúc mang theo, Ngày tạm biệt, Bài tango cho em hay Mùa thu yêu đương...

Đến năm 1995, ông trở về Mỹ và sống tại tiểu bang California cho đến khi ra đi.

Từ năm 1996 đến 1998, ông cộng tác với các trung tâm âm nhạc người Việt tại Mỹ, Pháp và đi lưu diễn ở nhiều nước châu Âu. Năm 2016, ông cùng đoàn nghệ sĩ hải ngoại thực hiện hiện chương trình Tình ca Lam Phương tại Singapore.

Nhìn lại sự nghiệp của cố nhạc sĩ, có thể thấy những năm cuối của thập niên 60, tuổi Lam Phương nổi như cồn.

Tùng Phong, từ Sài Gòn hồi tháng 8 gửi cho BBC đã viết: "Những bài hát của Lam Phương ở giai đoạn đỉnh cao trong sáng tác của âm nhạc thập niên 60, có một đặc điểm chung là buồn nhưng rất đẹp, buồn một cách sang trọng. Chính vì thế mà ngày từ khi đó người ta đã khó xếp âm nhạc của ông vào dòng nhạc trong những dòng thịnh hành thời đó.

Sau này, ông mở rộng phong cách sáng tác, có nhiều bài hát vui tươi - như thời gian ông hạnh phúc với cuộc tình mới ở Paris thập niên 80, nhưng cũng vẫn không thiếu những bài buồn-mà-đẹp, chẳng hạn một trong những bài hay nhất của ông giai đoạn sau này - Một Mình. Nhưng dù ở giai đoạn nào, với phong cách nào, thì hầu hết các bài hát của Lam Phương đều là câu chuyện về những cuộc tình dang dở, những mối tình của chính ông, với những bóng hồng đã trở thành huyền thoại."

Trang Facebook của Thúy Nga viết về cố nhạc sĩ: "Ông là một trong những người tiên phong của tân nhạc miền Nam với gia tài sáng tác gồm hơn 200 tác phẩm trải rộng trong nhiều đề tài như thân phận con người, thăng trầm đổi thay của mệnh nước, ca ngợi quê hương, tình mẫu tử, tình lính và tình yêu.

Nổi danh từ năm 17 tuổi với 2 sáng tác Chuyến Đò Vĩ Tuyến và sau đó là Kiếp Nghèo, Lam Phương là 1 trong những tác giả có sức ảnh hưởng và được yêu mến nhất với vô số những tác phẩm nổi tiếng như Thành Phố Buồn, Duyên Kiếp, Tình Bơ Vơ, Đèn Khuya, Nắng Đẹp Miền Nam, Khúc Ca Ngày Mùa, Tình Anh Lính Chiến, Đoàn Người Lữ Thứ, Biển Tình, Lầm, Say, Bài Tango Cho Em, Mùa Thu Yêu Đương, Tình Vẫn Chưa Yên..."

BBC



  Forum: THẾ GIỚI NHẠC SĨ - VĂN SĨ - HOẠ SĨ · Post Preview: #164707 · Replies: 0 · Views: 2,741

AnAn
Posted on: Dec 15 2020, 11:39 AM


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 6,737
Joined: 12-November 08
Member No.: 702




08/12/1980: Ca sĩ John Lennon bị bắn chết



Vào ngày này năm 1980, John Lennon, cựu thành viên The Beatles, nhóm nhạc rock đã thay đổi nền âm nhạc đại chúng trong thập niên 1960, đã bị bắn chết bởi một fan cuồng ở Thành phố New York.

Người nghệ sĩ 40 tuổi đang bước vào tòa nhà nơi có căn hộ sang trọng của ông ở Manhattan thì bị Mark David Chapman bắn bốn phát ở cự ly gần bằng khẩu súng lục ổ quay cỡ 38 ly. Trong tình trạng bị mất rất nhiều máu, Lennon được đưa ngay đến bệnh viện nhưng đã chết trên đường. Trước đó cùng ngày, Chapman vừa nhận chữ ký từ Lennon và cũng tự nguyện ở lại hiện trường vụ nổ súng cho đến khi hắn ta bị cảnh sát bắt giữ. Trong vòng một tuần, hàng trăm người hâm mộ đã đến canh thức bên ngoài chung cư Dakota – nơi có nhà của Lennon – và các cuộc diễu hành để tang ông đã được tổ chức trên khắp thế giới.

John Lennon là một thành viên của bộ đôi ca sĩ kiêm nhà soạn nhạc đã đưa The Beatles trở thành nhóm nhạc nổi tiếng nhất thế kỷ 20. Người kia là Paul McCartney, nhưng hai thành viên còn lại của bộ tứ – George Harrison và Ringo Starr – đôi khi cũng viết và hát các bài hát của riêng mình. Đến từ Liverpool, Anh, chịu ảnh hưởng bởi dòng nhạc rock and roll thời kỳ đầu ở Mỹ, The Beatles đã gây bão khắp nước Anh vào năm 1963 với đĩa đơn “Please Please Me.” Làn sóng “Beatlemania” lan sang Mỹ vào năm 1964 với việc phát hành ca khúc “I Want to Hold Your Hand,” sau đó là chuyến lưu diễn nổi tiếng khắp nước Mỹ. Khi giới trẻ đã sẵn sàng thoát ra khỏi bối cảnh văn hóa cứng nhắc của thập niên 1950, “Fab Four,” với âm nhạc sôi nổi và tính nổi loạn tích cực của mình, là chất xúc tác hoàn hảo cho sự thay đổi.

The Beatles đã bán được hàng triệu đĩa nhạc và góp mặt trong những bộ phim ăn khách như A Hard Day’s Night (1964). Khung cảnh các buổi trình diễn trực tiếp của họ gần như luôn náo loạn, khi các cô gái tuổi teen la hét và ngất xỉu, còn bạn trai của họ liên tục lắc lư theo những ca khúc dễ nhớ. Năm 1966, The Beatles không còn lưu diễn mà chuyển hướng sang đổi mới kỹ thuật thu âm, chẳng hạn như với Sgt. Pepper’s Lonely Heart’s Club Band (1967), một album theo concept ảo giác được đánh giá là kiệt tác của âm nhạc đại chúng. Âm nhạc của The Beatles vẫn rất được yêu thích bởi giới trẻ trong suốt những thay đổi lớn về văn hóa của những năm 1960, và các nhà phê bình ở mọi lứa tuổi đều phải thừa nhận khả năng sáng tác thiên tài của bộ đôi Lennon-McCartney.

Lennon được coi là bộ não của Beatle và chắc chắn là người thẳng thắn nhất trong bộ tứ. Ông đã gây ra một cuộc tranh cãi lớn vào năm 1966 khi tuyên bố rằng Beatles “nổi tiếng hơn cả Chúa Jesus,” khơi mào cho việc hàng loạt các đĩa hát của ban nhạc đã bị đốt cháy tại khu vực Vành đai Kinh Thánh (American Bible Belt). Sau đó, ông trở thành một nhà hoạt động chống chiến tranh và thường nhắc đến chủ nghĩa cộng sản trong nhiều bản hit solo như “Imagine,” được thu âm sau khi Beatles tan rã vào năm 1970. Năm 1975, Lennon từ bỏ ngành công nghiệp âm nhạc để dành nhiều thời gian hơn cho người vợ gốc Nhật, Yoko Ono, và con trai của họ, Sean. Năm 1980, ông trở lại với Double-Fantasy, một album được giới phê bình đánh giá rất cao, trong đó ca ngợi tình yêu ông dành cho vợ và cũng chứa nhiều bài hát do chính bà viết.

Ngày 08/12/1980, cuộc sống yên bình của gia đình Lennon ở khu Upper West Side của New York đã bị Mark David Chapman, 25 tuổi, phá vỡ. Bác sĩ giám định tuyên bố Chapman mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới. Hắn đã được hướng dẫn để xin chứng nhận tâm thần, nhưng thay vào đó lại quyết định nhận tội giết người và bị kết án 20 năm đến chung thân. Năm 2000, các quan chức nhà tù bang New York đã từ chối ân xá cho Chapman, cho rằng “hành động xấu xa và bạo lực này dường như được thúc đẩy bởi khao khát được mọi người để ý.” Chapman phải tiếp tục ở lại sau song sắt.

John Lennon được tưởng nhớ tại “Đồng Dâu tây” (Strawberry Fields), thuộc Công viên Trung tâm, nằm đối diện với căn hộ Dakota, nơi mà Yoko Ono đã tạo ra để vinh danh chồng bà.

Nguồn: John Lennon shot, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
  Forum: FEMALE, MALE SINGERS · Post Preview: #164666 · Replies: 0 · Views: 7,751

AnAn
Posted on: Dec 7 2020, 12:26 PM


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 6,737
Joined: 12-November 08
Member No.: 702



George Eliot: Nữ nhà văn Anh nổi tiếng thế kỷ 19


Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

George Eliot (1819 – 1880) là bút danh của Mary Ann Evans, một trong những tiểu thuyết gia người Anh hàng đầu của thế kỷ 19. Những tiểu thuyết của bà, nổi tiếng nhất là tác phẩm ‘Middlemarch’, được ca ngợi vì những suy ngẫm sâu sắc về chủ nghĩa hiện thực và tâm lý nhân vật.

George Eliot sinh ngày 22/11/1819 tại vùng nông thôn Warwickshire. Khi mẹ bà mất vào năm 1836, Eliot đã nghỉ học để giúp đỡ cha việc gia đình. Năm 1841, bà cùng cha chuyển đến Coventry và sống với ông cho tới khi ông qua đời vào năm 1849. Sau đó, Eliot đã du hành châu Âu và cuối cùng định cư tại London.

Năm 1850, Eliot bắt đầu cộng tác cho Westminster Review – tạp chí hàng đầu dành cho các nhà triết học tiến bộ – và sau đó trở thành nhà biên tập của tạp chí. Lúc này, bà đã là tâm điểm của giới văn học và từ đây, bà gặp George Henry Lewes và sống cùng ông cho tới khi ông mất vào năm 1878. Mối quan hệ của họ đã gây ra một vụ bê bối và Eliot đã bị bạn bè, gia đình xa lánh.

Lewes đã khuyến khích Eliot viết. Năm 1856, bà bắt đầu viết ‘Scenes of Clerical Life’, truyện về những con người ở quê hương Warwickshire của bà và đã được đăng trên Tạp chí Blackwood. Tiểu thuyết đầu tiên của Eliot là ‘Adam Bede’ đã được xuất bản vào năm 1859 và là một thành công rực rỡ. Bà đã sử dụng bút danh nam để đảm bảo các tác phẩm của mình được xem trọng trong một thời đại mà các nữ tác giả thường được gắn liền với những tiểu thuyết diễm tình.

Các tiểu thuyết khác của bà còn có ‘The Mill on the Floss’ (Dòng sông tuổi dại) (1860), ‘Silas Marner’ (1861), ‘Romola’ (1863), ‘Middlemarch’ (1872) (Cuộc trung chuyển) và ‘Daniel Deronda’ (1876). Sự nổi tiếng của các tiểu thuyết đã đem lại cho Eliot sự chấp nhận của xã hội, và ngôi nhà của Lewes và Eliot đã trở thành nơi gặp gỡ của các nhà văn và trí thức.

Sau khi Lewes mất, Eliot đã kết hôn với một người bạn kém bà 20 tuổi là John Cross. Bà mất vào ngày 22/12/1880 và được an táng tại Nghĩa trang Highgate ở miền London.

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh
  Forum: DANH NHÂN THẾ GIỚI - TÁC PHẨM VÀ TÁC GIẢ · Post Preview: #164621 · Replies: 0 · Views: 6,980

AnAn
Posted on: Oct 27 2020, 11:27 AM


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 6,737
Joined: 12-November 08
Member No.: 702



Đường Catinat và nếp sống Sài Gòn xưa


Trong số hàng trăm con đường của Sài Gòn, đường Tự Do sau này là Đồng Khởi xưa là đường Catinat là một trong số rất ít những con đường kỳ cựu nhất. Nó hiện diện từ trước khi Pháp đánh chiếm Sài Gòn và tầm quan trọng của nó trải dài từ thời Pháp thuộc cho đến bây giờ.

Có thể nói đường Đồng Khởi là chứng nhân của những thăng trầm trong lịch sử đất Sài Gòn, là trái tim tưng bừng nhịp sống của một thành phố không ngừng đổi mới, cho đến ngày nay vẫn tiếp tục là một trong những con đường quan trọng nhất của Sai Gòn.

Con đường kỳ cựu nhất Sài Gòn

Năm 1861, khi Sài Gòn lọt vào tay quân Pháp thì con đường này đã có một quá trình dài góp mặt vào sinh hoạt của cư dân địa phương. Nó được biết đến nhiều vì ở đầu con đường, nơi giáp với bờ sông Sài Gòn, từng là nơi vua nhà Nguyễn đến nghỉ ngơi và… tắm (Bến Ngự). Tuy nhiên, từ trước năm 1865, nó cùng 25 con đường khác chỉ mang số thứ tự kế tiếp nhau, từ 1 đến 26. Phải chờ đến ngày 1-2-1865, Đề đốc De La Grandière mới đặt tên cho từng con đường một và con đường số 16 lần đầu tiên mang tên Catinat. Nhiều người không rõ xuất xứ của tên này. Theo một số sử liệu, Catinat là tên một thống chế Pháp sinh năm 1637 và mất năm 1712, phục vụ dưới thời vua Louis XIV. Giữa thế kỷ XIX, Pháp lấy tên Catinat đặt cho một chiếc tàu chiến từng tham gia trận đánh Sài Gòn năm 1859 và dựa vào chi tiết này, De La Grandière đặt cho con đường số 16 tên Catinat (trường hợp tương tự cũng xảy ra với rạch Thị Nghè, được Pháp gọi là Arroyo d’Avalanche).

Một trong những tác giả Pháp đầu tiên là Pallu de la Barrière đã miêu tả con đường số 16 này vào năm 1861 như sau: “Du khách đến Sài Gòn nhìn thấy bên hữu ngạn con sông một loại đường phố mà hai bên bị đứt quãng bởi những khoảng trống lớn. Phần lớn nhà cửa làm bằng cây lợp lá cọ ngắn; số khác ít hơn, làm bằng đá. Mái nhà lợp bằng ngói đỏ làm vui mắt và tạo được cảm giác yên bình…”. Tính cách quan trọng của con đường Catinat thể hiện ở chỗ nó được thực dân Pháp sử dụng làm trung tâm của bộ máy thuộc địa. Đầu tiên, vào năm 1863, ở vạt đất nằm giữa hai con đường Mossard nay là Nguyễn Du và Gouverneur sau là De La Grandlière, Gia Long, nay là Lý Tự Trọng, họ dựng lên dinh Thủy sư Đề đốc, cơ quan đầu não của thực dân Pháp tại Viễn Đông, gần chiếc đồng hồ lên cái tháp trước dinh, từ đó, quãng đất trống phía trước nay là khu đất trước mặt tiền Nhà thờ Đức Bà được gọi là “Quảng trường Đồng hồ”. Ngày 15-8-1865, tại quảng trường này đã diễn ra một buổi lễ trong thể có duyệt binh do chính De La Grandière chủ trì nhằm tôn vinh Hoàng đế Pháp Napoléon III và Hoàng hậu.

Năm 1864, Nha Giám đốc Nội vụ, người dân đương thời gọi là “Dinh Thượng thơ”, được xây dựng, nhìn ra đường Catinat, ở phía đối diện dinh Thủy sư Đề đốc. Viên chức lãnh đạo cơ quan này, xét về mặt cai trị, chỉ xếp sau Thống đốc Nam Kỳ, trực tiếp chỉ huy các tham biện Pháp và quan lại Việt Nam hàng Huyện, Phủ, Đốc phủ sứ. Đầu thập niên 1880, ngay trên lộ trình con đường chạy qua, mọc lên ngôi nhà thờ Notre Dame, về sau được cư dân Sài Gòn gọi là Nhà thờ Đức Bà hay Vương cung Thánh đường. Sau lưng nhà thờ là đường Norodom, lấy tên ông hoàng xứ Cambodge (Campuchia) đến thăm Sài Gòn vào đầu năm 1867, nhân cuộc đấu xảo canh nông đầu tiên tổ chức tại đây.

Đường tự do Sài Gòn

Năm 1886, Pháp khởi công xây trụ sở chính Sở Bưu chính và Viễn thông nay là Bưu điện trên khu đất đối diện với mặt tiền nhà thờ, nằm giữa con đường Catinat và đường Paul Blanchy nay là Hai Bà Trưng. Cuối đường Catinat, người ta nhìn thấy một tháp nước cao được xây dựng năm 1878 nhằm cung cấp nước uống cho cư dân trong vùng. Tuy nhiên, đến năm 1921, với sự phát triển của dân cư, tháp nước này không còn đáp ứng được yêu cầu nên bị đập bỏ. Ngày 1-1-1900, nhà hát Tây nay là Nhà hát thành phố được khánh thành trên giao lộ đường Bonard nay là Lê Lợi và Catinat, trở thành nơi biểu diễn thường xuyên của những đoàn hát từ phương Tây đến.
Nhịp sống trên đường Catinat

Sinh hoạt của đường Catinat vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX được tác giả Nguyễn Liên Phong miêu tả sinh động trong Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca xuất bản tại Sài Gòn năm 1906:

Nhứt là đường Ca-ti-na,
Hai bên lầu các, phố nhà phân minh
Bực thềm lót đá sạch tinh
Các cửa hàng bán lịch thanh tốt đều
Máy may mấy chỗ quá nhiều,
Các tiệm tủ ghế dập dều (sic) phô trương
Đồ sành, đồ cẩn, đồ đương
Đồ thêu, đồ chạm trữ thường thiếu chi
… Nhà in, nhà thuộc, nhà chà,
Nhà hàng ăn ngủ với nhà lạc son (xoong) ~
… Phong lưu cách điệu ai bằng
Đường đi trơn láng, đền giăng sáng lòa
Thứ năm, thứ bảy, thứ ba
Với đêm chúa nhựt hát nhà hát Tây…

Vào thời kỳ này, đường Catinat là bộ mặt sinh hoạt của cả Sài Gòn, thành phố thuộc địa đầu tiên ở vùng Viễn Đông với sự hiện diện của khoảng 3.000 người Pháp, hơn 3/4 trong số này là sĩ quan và viên chức. Lính Pháp ở trong các bungalow (loại nhà gỗ có hiên rộng) nằm khuất trong những vườn cây xanh. Để tiết kiệm chi phí và tìm sự đông vui hai, ba anh chung nhau tiền mướn một chỗ ở, có sự giúp việc của một anh bồi (boy) bản xứ, đi chợ, giặt giũ, nấu ăn… Sinh hoạt dân sự trên đường Catinat cũng được những người Pháp đương thời miêu tả đúng như Nguyễn Liên Phong. Hai bên đường, các thợ may, thợ đóng giầy người Hoa hoạt động khá đông, sau đó đến các cửa hiệu tạp hóa, nơi du khách có thể tìm thấy thức ăn khô, mũ nón hay yên cương… Từ ngày 24-2-1897, đoạn đường Catinat từ phía sau nhà thờ Đức Bà đến tháp nước (nay là Hồ Con Rùa) mang một tên mới là đường Blancsubé. Về sau nữa, khi thành phố được mở rộng hơn, con đường được tiếp tục nối dài đến đường Mayer sau là Hiền Vương và khúc cuối này có tên là đường Garcerie.

Tiêu biểu cho sinh hoạt trên đường Catinat vào thời kỳ đầu Pháp thuộc là nhiều cơ sở dịch vụ thương mại được thành lập từ rất sớm. Sớm nhất có thể không đâu hơn Hãng Denis Frère mọc lên ở đầu đường, phía bờ sông, nay là khu vực của Grand Hotel, đối diện với Nhà hàng Majestic phía bên kia đường. Sau Denis Frère là hiệu thuốc Tây đầu tiên của cả Sài Gòn nằm ở góc Catinat và Bonard (Lê Lợi), khai trương năm 1865, chủ nhân là Lourdeau, sau làm Xã trưởng Sài Gòn (1870). Ít lâu sau, hiệu thuốc được giao lại cho Holbé, tiến sĩ dược khoa, một nhân vật khá nổi tiếng của đất Sài Gòn xưa, từng làm Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Sài Gòn, Phó Chủ tịch Hội đồng quản hạt Nam kỳ. Holbé từng điều chế ra một loai biệt dược có tên “Gouttes Holbé” dành cho những tay nghiện á phiện cai nghiện. Về sau, nhà thuốc Tây về tay Renoux, rồi Solirène và mang tên vị chủ nhân này trong một thời gian dài, trước khi bị thay thế bởi nhà hàng Givral còn hoạt động đến ngày nay.

Bài và tài liệu của Nguyễn Tiến Quang – France
  Forum: LỊCH SỬ - VĂN HÓA - BÌNH LUẬN · Post Preview: #164389 · Replies: 0 · Views: 1,380

AnAn
Posted on: Oct 20 2020, 11:17 AM


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 6,737
Joined: 12-November 08
Member No.: 702



Âm nhạc miền Nam và những ngày xưa thân ái


Nếu ai hỏi tôi rằng sau ngày 30 tháng 4, 1975 cái gì mà cộng sản không thể "giải phóng" được; cái gì vẫn âm thầm nhưng vũ bão giải phóng ngược lại tâm hồn khô khốc của người dân miền Bắc lẫn nhiều cán binh cộng sản; cái gì vẫn miệt mài làm nhân chứng cho sự khác biệt giữa văn minh và man rợ, giữa nhân ái và bạo tàn, giữa yêu thương và thù hận; cái gì đã kết nối tâm hồn của những nạn nhân cộng sản ở cả hai miền Nam Bắc... Câu trả lời là Âm Nhạc Miền Nam.
Nếu ai hỏi tôi, ảnh hưởng lớn nhất để tôi trở thành người ngày hôm nay, biết rung động trước hình ảnh của Ngoại già lầm lũi quang gánh đổ bóng gầy dưới ánh đèn vàng, biết nhung nhớ một khe gió luồn qua hai tấm ván hở của vách tường ngày xưa nhà Mẹ, biết man mác buồn mỗi khi đến hè và trống vắng với một tiếng gà khan gáy ở sau đồi, biết tiếc nuối một mặt bàn lớp học khắc nhỏ chữ tắt tên người bạn có đôi mắt người Sơn Tây, biết ngậm ngùi trăn trở chỉ vì một tiếng rao hàng đơn độc đêm khuya... Câu trả lời là Âm Nhạc Miền Nam.
Âm Nhạc Miền Nam đã trở thành một chất keo gắn chặt cuộc đời tôi vào mảnh đất mang tên Việt Nam. Âm Nhạc Miền Nam đã làm tôi là người Việt Nam.
*
Tôi lớn lên theo những con đường đất đỏ bụi mù trời và cây reo buồn muôn thuở. Niềm say mê âm nhạc đơm mầm từ các anh lớn của Thiếu và Kha đoàn Hướng Đạo Việt Nam, trổ hoa theo những khúc hát vang vang của các anh giữa vùng trời Đạt Lý đang vào mùa cà phê hoa trắng nở: "Tôi muốn mọi người biết thương nhau. Không oán ghét không gây hận sầu. Tôi muốn đời hết nghĩa thương đau. Tôi muốn thấy tình yêu ban đầu..." Các bậc đàn anh như nhạc sĩ Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang của Phượng Hoàng đã lót đường nhân ái cho đàn em nhỏ chúng tôi chập chững trở thành người, để biết ngước mặt nhìn đời và "cười lên đi em ơi, dù nước mắt rớt trên vành môi, hãy ngước mặt nhìn đời, nhìn tha nhân ta buông tiếng cười..."
Những đêm tối, giữa ngọn đồi nhiều đại thụ và cỏ tranh, bên nhau trong ánh lửa cao nguyên chập chờn, chúng tôi cảm nhận được niềm hãnh diện Việt Nam với bước chân của cha ông và bước chân sẽ đi tới của chính mình: "Ta như giống dân đi tràn trên lò lửa hồng. Mặt lạnh như đồng cùng nhìn về một xa xăm. Da chân mồ hôi nhễ nhại cuộn vòng chân tươi. Ôm vết thương rĩ máu ta cười dưới ánh mặt trời..." Và anh Nguyễn Đức Quang, người nhạc sĩ của thị xã đèo heo hút gió đã trở thành thần tượng của chúng tôi. Có những buổi chiều buông trong Rừng Lao Xao bạt ngàn, những đứa bé chúng tôi theo anh ngậm ngùi số phận "Xương sống ta đã oằn xuống, cuộc bon chen cứ đè lên. Người vay nợ áo cơm nào, thành nợ trăm năm còn thiếu. Một ngày một kiếp là bao. Một trăm năm mấy lúc ngọt ngào. Ôi biết đến bao giờ được nói tiếng an vui thật thà." Nhưng cũng từ anh đã gieo cho chúng tôi niềm lạc quan tuổi trẻ: "Hy vọng đã vươn lên trong màn đêm bao ưu phiền. Hy vọng đã vươn lên trong lo sợ mùa chinh chiến. Hy vọng đã vươn lên trong nhục nhằn tràn nước mắt. Hy vọng đã vươn dậy như làn tên..." Và từ anh, chúng tôi hát cho nhau "Không phải là lúc ta ngồi mà đặt vấn đề nữa rồi. Mà phải cùng nhau ta làm cho tươi mới." Cô giáo Việt văn của tôi đã mắng yêu tôi - tụi em thuộc nhạc Nguyễn Đức Quang hơn thuộc thơ của Nguyễn Công Trứ!
Nguyễn Công Trứ. Đó là ngôi trường tuổi nhỏ có cây cổ thụ già, bóng mát của tuổi thơ tôi bây giờ đã chết. Tôi nhớ mãi những giờ cuối lớp tại trường, Cô Trâm cho cả lớp đồng ca những bài hát Bạch Đằng Giang, Việt Nam Việt Nam, Về Với Mẹ Cha... Đứa vỗ tay, đứa đập bàn, đứa dậm chân, chúng tôi nở buồng phổi vang vang lên: "Từ Nam Quan, Cà Mau. Từ non cao rừng sâu. Gặp nhau do non nước xây cầu. Người thanh niên Việt Nam. Quay về với xóm làng. Tiếng reo vui rộn trong lòng..." Nhìn lên lớp học lúc ấy, có những biểu ngữ thủ công nghệ mà cô dạy chúng tôi viết: Tổ quốc trên hết, Ngày nay học tập ngày sau giúp đời, Không thành công cũng thành Nhân... Nhưng đọng lại trong tôi theo năm tháng vẫn là những câu hát "Tình yêu đây là khí giới, Tình thương đem về muôn nơi, Việt Nam đây tiếng nói đi xây tình người..."
Cô giáo của tôi đã ươm mầm Lạc Hồng vào tâm hồn của chúng tôi và cứ thế chúng tôi lớn lên theo dòng suối mát, theo tiếng sóng vỗ bờ, theo tiếng gọi lịch sử của âm nhạc Việt Nam, để trở thành những công dân Việt Nam yêu nước thương nòi và hãnh diện về hành trình dựng nước, giữ nước của Tổ tiên.
Trong cái nôi nhiều âm thanh êm đềm nhưng hùng tráng ấy, trừ những ngày tết Mậu Thân khi tiếng đạn pháo đì đùng từ xa dội về thành phố, cho đến lúc chui xuống gầm giường nghe tiếng AK47 và M16 bắn xối xả trước nhà vào ngày 10 tháng 3, 1975, tuổi thơ tôi được ru hời bởi dòng nhạc trữ tình của miền Nam để làm nên Những Ngày Xưa Thân Ái của chúng tôi.

Những ngày xưa thân ái xin buộc vào tương lai
Anh còn gì cho tôi tôi còn gì cho em
Chỉ còn tay súng nhỏ giữa rừng sâu giết thù
Những ngày xưa thân ái xin gởi lại cho em...

Các anh, những người anh miền Nam đã khoác áo chinh nhân lên đường đối diện với tử sinh, làm tròn lý tưởng Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm, đã hy sinh cuộc đời các anh và để lại sau lưng các anh những ngày xưa thân ái cho đàn em chúng tôi. Nhờ vào các anh mà chúng tôi có những năm tháng an lành giữa một đất nước chiến tranh, triền miên khói lửa.
Lần đầu tiên, chiến tranh tưởng như đứng cạnh bên mình là khi chúng tôi xếp hàng cúi đầu đưa tiễn Thầy của chúng tôi, là chồng của cô giáo Việt Văn, một đại úy sĩ quan Dù đã vị quốc vong thân. Cô tôi, mồ côi từ nhỏ, một mình quạnh quẻ, mặc áo dài màu đen, tang trắng, đứng trước mộ huyệt của người chồng còn trẻ. Cô khóc và hát tặng Thầy lần cuối bản nhạc mà Thầy yêu thích lúc còn sống - "Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo... Đôi chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa! Trên cõi đời này, trên cõi đời này. Từ nay mãi mãi không thấy nhau..."
Và tôi say mê Mùa Thu Chết từ dạo đó. Trong những cụm hoa thạch thảo đầy lãng mạn ấy có đau thương đẫm nước mắt của Cô tôi. Có hình ảnh lá cờ vàng ba sọc đỏ phủ nắp quan tài của người Thầy Đại úy Sĩ quan Binh chủng Nhảy Dù vào mùa Hè hầm hập gió Nồm năm ấy.
*
Từ những ngày xa xăm tuổi nhỏ, những người lính VNCH là thần tượng của chúng tôi. Tôi mơ được làm một người lính Dù bởi anh là loài chim quý, là cánh chim trùng khơi vạn lý, là người ra đi từ tổ ấm đểkhông địa danh nào thiếu dấu chân anh, và cuối cùng anh bi hùng ở lại Charlie. Giữa những đau thương chia lìa của chiến tranh, những dòng nhạc của Trần Thiện Thanh đã cho tôi biết thương yêu, kính trọng những người lính không chân dung nhưng rất gần trong lòng chúng tôi. Những"cánh dù ôm gió, một cánh dù ôm kín đời anh" cũng là những cánh dù ôm ấp lý tưởng đang thành hình trong tâm hồn tuổi nhỏ của chúng tôi.
Nhìn lại quãng thời gian binh lửa ấy, tôi nhận ra mình và các bạn cùng lứa không hề biết rõ Phạm Phú Quốc là ai, chỉ biết và say mê huyền sử của một người được "Mẹ yêu theo gương người trước chọn lời. Đặt tên cho anh, anh là Quốc. Đặt tên cho anh, anh là Nước. Đặt tên cho Người. Đặt tình yêu Nước vào nôi", chỉ ước ao một ngày chúng tôi cũng được như anh, cũng sẽ là những "Thần phong hiên ngang chẳng biết sợ gì!" Chúng tôi, nhiều đứa núi đồi, rừng rú, chưa bao giờ thấy biển nhưng thèm thuồng màu áo trắng và đại dương xanh thẳm, thuộc lòng câu hát "Tôi thức từng đêm, thơ ấu mà nghe muối pha trong lòng. Mẹ là mẹ trùng dương, gào than từ bãi trước ghềnh sau. Tuổi trời qua mau, gió biển mặn nuôi lớn khôn tôi. Nên năm hăm mốt tuổi, tôi đi vào quân đội. Mà lòng thì chưa hề yêu ai". Chúng tôi cũng không tìm đọc tiểu sử, cuộc chiến đấu bi hùng của Đại tá Nhảy Dù Nguyễn Đình Bảo, cũng không biết địa danh Charlie nằm ở đâu, nhưng Đại tá Nguyễn Đình Bảo là biểu tượng anh hùng của chúng tôi để chúng tôi thuộc lòng khúc hát "Toumorong, Dakto, Krek, Snoul. Trưa Khe Sanh gió mùa, đêm Hạ Lào thức sâu. Anh! Cũng anh vừa ở lại một mình, vừa ở lại một mình. Charlie, tên vẫn chưa quen người dân thị thành." Chúng tôi không biết "Phá" là gì, "Tam Giang" ở đâu, nhà thơ Tô Thùy Yên là ai, nhưng "Chiều trên phá Tam Giang anh chợt nhớ em, nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận. Em ơi, em ơi..." đã thân thiết chiếm ngự tâm hồn để chúng tôi biết thương những người anh chiến trận đang nhớ người yêu, nhớ những người chị, cô giáo của chúng tôi ngày ngày lo âu, ngóng tin từ mặt trận xa xăm.
Trong cái nôi của những ngày xưa thân ái ấy, từ nơi khung trời đầy mộng mơ của mình chúng tôi chỉ biết đến nỗi niềm của các anh bằng những "Rừng lá xanh xanh lối mòn chạy quanh, Đời lính quen yêu gian khổ quân hành". Giữa mùa xuân pháo đỏ rộn ràng con đường tuổi thơ thì chính âm nhạc nhắc cho những đứa bé chúng tôi biết đó cũng là "ngày đầu một năm, giữa tiền đồn heo hút xa xăm, có người lính trẻ, đón mùa xuân bằng phiên gác sớm". Giữa những sum vầy bình an bên cạnh mai vàng rực rỡ, thì ở xa xăm có những người con rưng rưng nhớ đến Mẹ già và gửi lời tha thiết "bao lứa trai cùng chào xuân chiến trường, không lẽ riêng mình êm ấm, Mẹ ơi con xuân này vắng nhà..." Âm nhạc Việt Nam đã gieo vào tâm hồn chúng tôi hình ảnh rất bình thường, rất người, nhưng lòng ái quốc và sự hy sinh của thế hệ đàn anh chúng tôi - những người lính VNCH - thì ngời sáng. Và chúng tôi biết yêu thương, khâm phục, muốn noi gương các anh là cũng từ đó.
*
Sau ngày Thầy hy sinh, chúng tôi gần gũi với Cô giáo Việt Văn của mình hơn. Nhiều đêm thứ bảy, tôi và các bạn ghé nhà thăm Cô. Đó là lúc chúng tôi đến với Một thời để yêu - Một thời để chết. Chúng tôi bắt đầu chạm ngõ tình yêu với những Vũng lầy của chúng ta, Con đường tình ta đi, Bây giờ tháng mấy, Ngày xưa Hoàng Thị, Tình đầu tình cuối, Em hiền như Ma Soeur, Trên đỉnh mùa đông, Trả lại em yêu... Đó là lúc Cô đọc thơ Chiều trên Phá Tam Giang của Tô Thùy Yên cho chúng tôi nghe, giảng cho chúng tôi về tài nghệ "thần sầu" của Trần Thiện Thanh trong lời nhạc "anh chợt nhớ em, nhớ ôi niềm nhớ... ôi niềm nhớ........ đến bất tận. Em ơi... em ơi!..." khi diễn tả nỗi nhớ ngút ngàn, và sau đó chú Trần Thiện Thanh Toàn - em ruột của nhạc sĩ Nhật Trường ở Sài Gòn lên thăm Cô, vừa đàn vừa hát. Những buổi tối này, mình tôi ở lại với Cô tới khuya. Cô đọc thơ và hát nhạc phổ từ thơ của Nguyễn Tất Nhiên, chỉ cho tôi tính lãng đãng của lời nhạc Từ Công Phụng, khắc khoải của Lê Uyên Phương, mượt mà của Đoàn Chuẩn - Từ Linh, sâu lắng của Vũ Thành An... Và qua âm nhạc, Cô kể tôi nghe chuyện tình của Cô và Thầy. Hai người đến với nhau khởi đi từ bản nhạc mà Cô hát khi Cô còn là nữ sinh Đệ Nhất và Thầy là Sinh Viên Sĩ Quan Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Bản nhạc ấy có những dòng như sau:

"Nhưng anh bây giờ anh ở đâu
con ễnh ương vẫn còn gọi tên anh trong mưa dầm
tên anh nghe như tiếng thở dài của lòng đất mẹ
Dạo tháng Ba tên anh lẫn trong tiếng sấm đầu mùa mưa
nghe như tiếng gầm phẫn nộ đến từ cuối trời."

Thầy và cô tôi yêu nhau từ sau khúc hát Người Tình Không Chân Dung ấy và "người chiến sĩ đã để lại cái nón sắt trên bờ lau sậy này" cũng là định mệnh Thầy, của cuộc tình bi thương giữa một cô giáo trẻ và người lính VNCH.
Cô tôi sống một mình và qua đời vào năm 2010. Bạn cùng lớp của tôi là Phương lùn, vào một ngày cuối năm, từ Sài Gòn trở về Ban Mê Thuột, xách đàn đến trước mộ Cô và hát lại "Ta ngắt đi một cụm hoa Thạch Thảo" để thay mặt những đứa học trò thơ ấu kính tặng hương hồn của Cô. Còn tôi, năm tháng trôi qua nhưng tôi biết rõ trong dòng máu luân lưu và nhịp đập của tim mình vẫn đầy tràn những thương yêu mà Cô đã gieo vào tôi bằng Âm Nhạc Miền Nam.
*
Một buổi tối chúng tôi ngồi hát với nhau. Các bạn từ Hà Nội, Nam Định, Yên Bái, Đà Nẵng, Sài Gòn... nhưng chỉ có mình tôi là sinh ra và lớn lên trước 1975. Các bạn tôi, hay đúng ra là những người em đang cùng đồng hành trên con đường đã chọn, đã thức suốt đêm hát cho nhau nghe. Rất tự nhiên, rất bình thường: toàn là những ca khúc của miền Nam thân yêu.
Đêm hôm ấy, cả một quãng đời của những ngày xưa thân ái trong tôi sống lại. Sống lại từ giọng hát của những người em sinh ra và lớn lên trong lòng chế độ độc tài. Các em hát cho tôi nghe về những người lính miền Nam mà các em chưa bao giờ gặp mặt "Anh sẽ ra đi nặng hành trang đó, đem dấu chân soi tuổi đời ngây thơ, đem nỗi thương yêu vào niềm thương nhớ, anh sẽ ra đi chẳng mong ngày về...". Tôi hát cho các em mình về những ngày tháng mộng mơ trước "giải phóng" của những "Con đường tuổi măng tre, nắng vàng tươi đẹp đẽ, bóng người dài trên hè, con đường tình ta đi..." Các em tâm sự về cảm nhận đối với người lính VNCH qua những dòng nhạc êm đềm, đầy tình người giữa tàn khốc của chiến tranh: "Tôi lại gặp anh, người trai nơi chiến tuyến, súng trên vai bước lê qua đường phố; tôi lại gặp anh, giờ đây nơi quán nhỏ, tuổi 30 mà ngỡ như trẻ thơ".. Tôi chia sẻ với các em về nỗi ngậm ngùi quá khứ: "Như phai nhạt mờ, đường xanh nho nhỏ, hôm nay tình cờ, đi lại đường xưa đường xưa. Cây xưa còn gầy, nằm phơi dáng đỏ, áo em ngày nọ, phai nhạt mây màu, âm vang thuở nào, bước nhỏ tìm nhau tìm nhau"...
Đêm ấy, khi các bạn nói lên cảm nhận về những mượt mà, êm ả, nhân ái của Âm Nhạc Miền Nam, tôi đã tâm sự với các bạn rằng: Chỉ cần lắng nghe và hát lên những dòng nhạc ấy, các em sẽ hiểu thấu được những mất mát khủng khiếp của con người miền Nam. Những mất mát không chỉ là một cái nhà, một mảnh đất, mà là sự mất mát của cả một đời sống, một thế giới tâm hồn, một đổ vỡ không bao giờ hàn gắn lại được. Khi những mượt mà, nhân ái ấy đã bị thay thế bởi những "Bác cùng chúng cháu hành quân" và "Tiến về Sài Gòn" thì các em hiểu được tuổi thanh xuân và cuộc đời của những thế hệ miền Nam đã bị đánh cắp hay ăn cướp như thế nào.
*
Hon 43 năm trôi qua, Âm Nhạc Miền Nam vẫn như dòng suối mát trôi chảy trong tâm hồn của người dân Việt. Chảy từ đồng bằng Cửu Long, xuôi ngược lên Bắc, nhập dòng sông Hồng để tưới mát tâm hồn của mọi người dân Việt đang bị thiêu đốt bởi ngọn lửa bạo tàn cộng sản. Dòng suối trong mát ấy cũng cuốn phăng mọi tuyên truyền xảo trá của chế độ về xã hội, con người miền Nam trước 1975 cũng như về tư cách, phẩm giá, lý tưởng của những người lính VNCH và tình cảm trân quý, yêu thương của người dân miền Nam dành cho họ.
Gần 42 năm trôi qua, trong tuyệt vọng của những kẻ thật sự đã thua trận trong cuộc chiến giữa chính nghĩa và gian tà, nhà cầm quyền cộng sản đã tìm mọi cách để tiêu diệt Âm Nhạc Miền Nam. Nhưng họ không biết rằng, dòng âm nhạc đó không còn là những bản in bài hát, những CD được sao chép, bán buôn... Âm Nhạc Miền Nam đã trở thành máu huyết và hơi thở của người dân Việt, bất kể Bắc - Trung hay Nam, bất kể sinh trưởng trước hay sau 1975. Bạo tàn và ngu dốt có thể đem Âm Nhạc Miền Nam vào những danh sách cấm đoán vô tri vô giác, nhưng không bao giờ đem được Âm Nhạc Miền Nam ra khỏi con người Việt Nam.
Ai giải phóng ai? Hãy hỏi Con Đường Xưa Em Đi và đốt đuốc đi tìm xem Bác Cùng Chúng Cháu Hành Quân đang nằm trong cống rãnh nào trên những con đường Việt Nam!!!

Vũ Đông Hà



  Forum: TIN TỨC ÂM NHẠC · Post Preview: #164350 · Replies: 0 · Views: 4,114

AnAn
Posted on: Sep 29 2020, 11:12 AM


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 6,737
Joined: 12-November 08
Member No.: 702



Con gái dành 15 năm ghi lại quá trình người mẹ bị mất trí nhớ


Naoko Nobutomo - một đạo diễn nổi tiếng người Nhật Bản. Trong suốt 15 năm, cô đã ghi lại hành trình bị mất trí nhớ của mẹ cô, và biến nó thành một bộ phim tài liệu cảm động kéo dài 101 phút với những cảnh quay chân thực. Mẹ của Naoko là một người phụ nữ tài năng và độc lập, kể cả khi đã già, bà vẫn không muốn dựa dẫm vào người khác hay thể hiện sự yếu đuối của mình.

Sinh ra và lớn lên tại thành phố Kure, thuộc tỉnh Hiroshima (Nhật Bản), Naoko hiện đang làm việc cho một công ty truyền thông tại Tokyo. Vì làm việc xa nhà và bận rộn, cô hầu như không có nhiều thời gian để chăm sóc ba mẹ. Cứ mỗi hai năm, cô lại về thăm gia đình một lần.

Tuy vậy, ba mẹ cô chưa từng phàn nàn về bất cứ điều gì và luôn ủng hộ cô trong mọi phương diện, từ sự nghiệp đến cuộc sống tình cảm, ngay cả khi Naoko quyết định không lập gia đình và chỉ theo đuổi con đường nghệ thuật.

Naoko may mắn được sinh ra trong một gia đình đầm ấm, hạnh phúc. Trong mắt cô, ba mẹ đều là những người hoàn hảo. Nhưng người để lại ấn tượng sâu sắc và ảnh hưởng đến cô nhiều nhất, thì người đó chính là mẹ.

Đối với Naoko, mẹ là người phụ nữ toàn năng đúng theo nghĩa đen. Khi còn trẻ, bà có thể quán xuyến mọi việc trong nhà thật tỉ mỉ, chu đáo. Quần áo của cô đều do bà tự may bằng chính đôi tay của mình. Một niềm tự hào khác đối với bà chính là khu bếp, nơi bà luôn biết cách giữ lửa và hâm nóng tình cảm gia đình bằng những món ăn ngon đặc biệt.

Khi còn trẻ, bà là người có đam mê và khát khao mãnh liệt đối với máy ảnh và nghệ thuật, nhưng thời đó điều kiện không cho phép để bà có thể theo đuổi nó. Tuy vậy, chính ước vọng chưa thể thành hiện thực của bà đã khơi nguồn cảm hứng để Naoko bước đi trên con đường sự nghiệp sau này.

Khi còn trẻ, bà là người có đam mê và khát khao mãnh liệt đối với máy ảnh và nghệ thuật. Chính ước vọng chưa thể thành hiện thực của bà đã khơi nguồn cảm hứng để Naoko bước đi trên con đường sự nghiệp sau này.

Kể cả khi gần 80 tuổi, bà vẫn thích học thư pháp và giành được giải thưởng lớn tại triển lãm thư pháp ở Tokyo. Có lẽ đó là một trong những khoảnh khắc đáng tự hào, và mãi in đậm không thể nào quên trong ký ức của bà.

Chính vì vậy, Naoko đối với mẹ mình luôn dành một sự ngưỡng mộ và khâm phục. Bởi ý chí, nghị lực và quyết tâm của bà sẽ luôn là một hình mẫu về người phụ nữ độc lập mà cô muốn hướng đến.

Naoko nhớ lại thời điểm khó khăn nhất trong cuộc đời mình, mẹ cô đã ở bên, bà luôn dành cho cô sự động viên và yêu thương nồng ấm, giúp cô vượt qua những chông gai và giông bão của định mệnh.

Vào năm 2006, Naoko mắc chứng bệnh ung thư vú phải làm hóa trị. Dù xa nhà, người mẹ già vẫn lặn lội một mình đến bệnh viện để chăm sóc cô. Cũng như bao bà mẹ khác, dẫu xót xa khi nhìn thấy con mình quằn quại trong đau đớn, nhưng bà vẫn cố gắng kìm nén cảm xúc và giữ tinh thần lạc quan, mạnh mẽ để giúp Naoko có một chỗ dựa tinh thần vững chắc vào những thời khắc khó khăn.

Những đợt xạ trị liên tục khiến mái tóc của Naoko rụng gần hết. Có một lần, Naoko hỏi mẹ:

"Mẹ ơi! Trông con thế nào?"

Người mẹ già ân cần nhìn sâu vào đôi mắt của Naoko và ôn tồn trả lời:

"Con lúc nào cũng dễ thương."

Cô nhìn lại mình trong gương và bật cười. Cô biết trong mắt mẹ, cô mãi là đứa con gái xinh đẹp nhất.

Cô nhìn lại mình trong gương và bật cười. Cô biết trong mắt mẹ, cô mãi là đứa con gái xinh đẹp nhất.
Cô nhìn lại mình trong gương và bật cười. Cô biết trong mắt mẹ, cô mãi là đứa con gái xinh đẹp nhất. (Ảnh cắt clip)

Người phụ nữ có lòng tự tôn cao

Năm 2014 cũng là thời điểm cuộc sống của gia đình và bản thân Naoko bắt đầu có dấu hiệu thay đổi. Naoko nhận ra mẹ cô thường có biểu hiện đãng trí, không thể nhớ nổi mình muốn làm gì hay nói gì trước đó. Các bác sĩ đã chẩn đoán bà mắc chứng bệnh Alzheimer (một hội chứng suy giảm trí nhớ của người già).

Không thể trở về nhà thường xuyên, lại lo lắng cho cả ba mẹ, Naoko muốn đưa cả hai người vào viện dưỡng lão để có người chăm sóc. Tuy nhiên, ba mẹ của cô đều từ chối và nói rằng họ không muốn dựa dẫm vào người khác. Thậm chí vì không muốn ảnh hưởng đến con đường sự nghiệp và cuộc sống của con gái mình, họ cũng không ủng hộ việc cô thường xuyên xin nghỉ làm để về chăm sóc cho gia đình.

“Về làm gì, nhà cửa lại chật chội và bận rộn thêm”, bà nói.

Nhưng điều đó cũng không thể khiến Naoko yên tâm. Thay vì cứ mỗi hai năm một lần về thăm gia đình như trước, lần này cô đã sắp xếp để 2 - 3 tháng có thể trở về nhà một lần.

Nhưng bệnh tình của mẹ Naoko ngày càng trở nên nghiêm trọng. Bà dần đánh mất khả năng kiểm soát hành vi và lời nói của mình. Có một lần bà còn ngủ quên trên đống đồ cũ đang chuẩn bị đem giặt.

Như một phản xạ tự nhiên, không muốn để người khác nhìn thấy sự yếu đuối của mình, khi được hỏi vì sao ngủ ở chỗ này, bà bao biện: “Mẹ không muốn lãng phí hóa đơn tiền điện cho đống quần áo này nên định giặt tay.”

Bà dần đánh mất khả năng kiểm soát hành vi và lời nói của mình. Có một lần bà còn ngủ quên trên đống đồ cũ đang chuẩn bị đem giặt.
Bà dần đánh mất khả năng kiểm soát hành vi và lời nói của mình. Có một lần bà còn ngủ quên trên đống đồ cũ đang chuẩn bị đem giặt. (Ảnh cắt clip)

Từ một người phụ nữ đảm đang, có thể quán xuyến mọi việc trong gia đình một cách chu toàn, lại phải chứng kiến bản thân đang dần đánh mất khả năng tự lập, điều đó khiến ai nhìn thấy cũng phải xót xa.

Trong căn nhà nhỏ ấm cúng, căn bếp từng là nơi mẹ Naoko cảm thấy tự hào nhất. Đó là nơi để bà nấu những bữa ăn ngon và trân trọng khoảnh khắc được làm một người vợ, người mẹ cùng cảm giác được chăm sóc cho những người mình yêu thương.

Nhưng giờ đây, điều duy nhất bà có thể làm là cố gắng giữ cho căn bếp được sạch sẽ. Bà đã không thể nhớ được những món mình đã nấu, cũng không thể tự tay làm bất cứ việc gì nữa.

Bà đã không thể nhớ được những món mình đã nấu, cũng không thể tự tay làm bất cứ việc gì nữa.
Bà đã không thể nhớ được những món mình đã nấu, cũng không thể tự tay làm bất cứ việc gì nữa. (Ảnh cắt clip)

Vốn là một người mạnh mẽ và cứng rắn, nhưng có lẽ mọi chuyện đã ngày càng vượt ra khỏi khả năng chịu đựng lớn lao nhất của bà. Đến một ngày, bà đã để cho Naoko nhìn thấy mặt yếu đuối của mình, bà òa khóc như một đứa trẻ:

“Mẹ không biết chuyện này thế nào, cái gì mẹ cũng không biết. Mẹ đã trở thành người ngu ngốc rồi. Mẹ đã đem đến sự phiền phức cho con. Mẹ xin lỗi, đã làm cho con lo lắng”.

“Cơ thể không nghe lời tôi, tôi không đứng dậy được, tôi không biết tại sao, có chuyện gì xảy ra với tôi thế”, khi không thể dậy sớm vào buổi sáng, bà lại òa khóc với chồng vì cảm thấy bất lực.

Ba Naoko (95 tuổi) nhiều hơn vợ 9 tuổi. Tuổi già khiến tinh thần của ông cũng không đủ minh mẫn. Tuy nhiên tình yêu của ông dành cho vợ vẫn ấm áp như thời còn trai trẻ. Nhìn người vợ đầu gối tay ấp ngày một già yếu, ông cảm thấy rất thương.

Nhìn người vợ đầu gối tay ấp ngày một già yếu, ông cảm thấy rất thương.

Mặc dù không biết làm nhiều việc, nhưng để chăm sóc cho vợ mình, ông đã bắt đầu học từ những thứ đơn giản nhất. Từ việc gọt táo, dọn dẹp, giặt giũ cho đến nấu ăn… đều là những gì mà vợ ông đã từng làm trước kia.

Dần dà, ông cũng trở nên thuần thục công việc của người phụ nữ trong gia đình. Có chăng, khi làm những việc này, ông sẽ trở nên thấu hiểu và thông cảm cho người vợ bao năm qua đã tần tảo vì gia đình hơn.

Một lần nhìn thấy tấm chăn của bà bị rách một lỗ, ông âm thầm vá liền lại chỗ rách và nhẹ nhàng đặt lại chỗ ngủ của bà. Ông còn cẩn thận phân thuốc và nhắc nhở bà uống thuốc đều đặn mỗi ngày. Ông lặng lẽ chăm sóc bà và chưa hề có một lời than vãn.

Một lần nhìn thấy tấm chăn của bà bị rách một lỗ, ông âm thầm vá liền lại chỗ rách và nhẹ nhàng đặt lại chỗ ngủ của bà.

“Ba tôi gọi những việc làm này là định mệnh và ông nói rằng đó là những khám phá mới của cuộc sống”, Naoko chia sẻ.

“Ba tôi gọi những việc làm này là định mệnh và ông nói rằng đó là những khám phá mới của cuộc sống”, Naoko chia sẻ.

Nhưng thời gian là thứ có thể nuôi dưỡng một con người, và cũng là thứ có thể bào mòn một con người.

Ba mẹ Naoko ngày càng lớn tuổi, đã quá già và không thể tự chăm sóc lẫn nhau thêm nữa. Naoko lo lắng và quyết định thuê người chăm sóc.

Mặc dù vậy, mẹ Naoko vẫn không muốn để người khác lo lắng cho mình. Đối với bà, việc tự tay chăm sóc cho bản thân là một niềm tự hào và không để ai khác tước đoạt nó. Mỗi ngày, trước khi người chăm sóc đến, bà đều cố gắng dậy thật sớm để tự thay quần áo và làm tóc gọn gàng, bà muốn trông mình vẫn ổn trong ánh nhìn của mọi người.
“Mẹ bây giờ lẫn rồi, con hãy chăm sóc mẹ nhé”

Rồi một ngày, Naoko nhận được một cuộc gọi. Ở đầu dây bên kia, cô nghe thấy giọng nói nghẹn ngào của người mẹ:

"Mẹ bây giờ lẫn rồi, con hãy chăm sóc mẹ nhé!"

Cô buồn lắm, nhưng cũng cảm thấy hạnh phúc vì giờ đây mẹ cô đã chấp nhận nương tựa vào cô, cũng như cô đã từng lớn lên nhờ vào sự chăm sóc ân cần của mẹ.

Trở về nhà, Naoko nhìn thấy mắt mẹ bị sưng lên, cô hoảng sợ nhưng cũng không thể tìm thấy câu trả lời, bởi cả ba và mẹ cô đều không biết bà đã bị vấp vào đâu.

Trở về nhà, Naoko nhìn thấy mắt mẹ bị sưng lên, cô hoảng sợ nhưng cũng không thể tìm thấy câu trả lời, bởi cả ba và mẹ cô đều không biết bà đã bị vấp vào đâu.

Giờ đây, mẹ Naoko đã không cố gắng kìm chế sự yếu đuối của mình nữa, bà biết mình không thể che giấu được mãi. Mỗi khi cảm thấy chán nản, bà lại òa khóc: “Tôi muốn chết, sống thế này để làm gì!”.

May sao ở cạnh bà luôn có sự động viên của người chồng hết mực yêu thương: “Chúng ta hãy bên nhau sống tốt, bởi nếu ai rời đi trước thì người còn lại sẽ cô đơn”.

Câu nói đơn giản nhưng đầy ắp tình cảm. Nhờ vậy, bà lại tủm tỉm cười rồi cù lét ông, và có thêm động lực để cố gắng kiên trì.

Mỗi lần nhìn mẹ, Naoko lại cảm thấy bà không khác gì một đứa trẻ hồn nhiên:

“Mẹ tôi từ một người phụ nữ toàn năng, giờ trở thành một đứa trẻ đáng yêu.”

15 năm, một hành trình tương đối dài của đời người, đã được Naoko cẩn thận ghi lại trong những lúc cô về thăm gia đình. Vốn là một đạo diễn, cô đã biên tập lại những khoảnh khắc của ba mẹ và làm thành một bộ phim tài liệu có tên “Tôi bị mất trí nhớ, xin hãy chăm sóc tôi”.

Chứng kiến hình ảnh hạnh phúc và bình yên tuổi già của ba mẹ, Naoko không giấu được sự ngưỡng mộ:

“Mỗi khi rảnh, tôi đều về quê thăm ba mẹ và lấy máy ảnh ghi lại khoảnh khắc đời thường của hai người”.

Đến cuối năm 2019, bộ phim của cô đã giành được “Giải thưởng kỷ lục phim Văn hóa” từ Cơ quan Văn hóa Nhật Bản.

Kết

Có người nói rằng, đời người sẽ phải trải qua hai lần trẻ thơ. Một là khi vừa sinh ra, và một nữa là khi mình già đi. Khi đi qua tất cả những thăng trầm của cuộc đời, sẽ đến lúc người ta rũ bỏ hết thảy những lo âu phiền muộn, và quay về với bản tính đơn sơ, thuần thiện nhất.

Nhưng liệu đó có phải là sự sắp đặt của số phận, một vòng luân hồi xoay chuyển? Cha mẹ là người đã sinh ra ta, chăm sóc và nuôi nấng chúng ta lớn khôn, và rồi đến lúc chính chúng ta sẽ lại là người chăm sóc cha mẹ mình.

Nếu là như vậy, thì đó có lẽ là cơ hội để chúng ta làm tròn bổn phận người con, báo hiếu với những bậc sinh thành, có lẽ đó cũng là lúc để chúng ta thật sự học cách biết ơn, và trả ơn họ vì đã nuôi dưỡng chúng ta thành người.

Trang web chính thức của phim: http://www.bokemasu.com/

Hoàng Tuấn
  Forum: TIN TỨC ĐIỆN ẢNH - NGHỆ THUẬT - HỘI HOẠ · Post Preview: #164240 · Replies: 0 · Views: 7,071

AnAn
Posted on: Jun 15 2020, 11:41 AM


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 6,737
Joined: 12-November 08
Member No.: 702



Sự khác nhau giữa Founder và CEO


Tại hầu hết các công ty startup, người sáng lập (founder) thường kiêm nhiệm luôn vị trí của Giám đốc Điều hành (CEO). Thế nhưng, trong nhiều trường hợp, founder – “cha đẻ” cho ý tưởng doanh nghiệp, lại thiếu kiến thức, kỹ năng cần có của một CEO.

CEO, Founder Là Gì?

– Founder được hiểu là người sáng lập, nhà sáng lập, có thể là sáng lập ra một công ty, tổ chức, hoặc có khi là sáng lập ra một đế chế, … . Ngoài ra trong một số trường hợp, Founder có thể được hiểu là Giám đốc một bộ phận nào đó trong một công ty.

– CEO viết tắt của Chief Executive Officer , được hiểu là chức vụ giám đốc điều hành

Ngoài Founder, CEO, còn có một số thuật ngữ khác chỉ các chức danh, chức vụ của một người nào đó trong một công ty, tổ chức. Cụ thể:

– CFO viết tắt của Chief Financial Officer: Giám đốc tài chính

– CIO viết tắt của Chief Information Officer: Giám đốc khối công nghệ thông tin

– CTO viết tắt của Chief Technology Officer: Giám đốc kỹ thuật

– CMO viết tắt của Chief Marketing Officer: Giám đốc marketing

– COO viết tắt của Chief Operating Officer: Giám đốc vận hành

– coFounder: Đồng sáng lập, chỉ 2 hay nhiều người đã cùng sáng lập ra một công ty, tổ chức, … .

– CPO viết tắt của Chief People Officer :Giám đốc nhân sự

– HRD viết tắt của Human Resources director: Giám đốc nhân sự

– HRM viết tắt của Human Resources Manager : Giám đốc nhân sự

Founder kiêm CEO – “con dao hai lưỡi”

Theo ông Phạm Ngọc Huy, Giám đốc chương trình đầu tư Accelerator của Vườn ươm khởi nghiệp Vietnam Sillicon Valey, trong thời gian đầu, việc founder đồng thời là CEO là một chuyện hoàn toàn dễ hiểu. Trong điều kiện chi phí hạn chế, tính chuyên môn hoá chưa cao, việc dành một khoản tiền lớn để thuê CEO quản lý một hệ thống còn chưa được định hình rõ ràng thường không phải là điều các founder nghĩ tới.

Việc founder trực tiếp giữ vị trí CEO luôn có những tác động tích cực nhất định. Rõ ràng, founder là “cha đẻ” của ý tưởng sản phẩm/ dịch vụ, là người gần như không có sự lựa chọn nào khác ngoài cống hiến hết mình cho doanh nghiệp. Ở họ luôn có đam mê, lòng kiên trì bền bỉ, cùng sự nỗ lực cố gắng không ngừng để startup của họ có thể tồn tại và dần định hình, phát triển.
Xem thêm: Phân biệt giữa hoạt động sản xuất và hoạt động dịch vụ

Thế nhưng, đến các giai đoạn phát triển tiếp theo, doanh nghiệp cần những động cơ tăng trưởng mới, founder cần tố chất, kỹ năng lãnh đạo, quản lý để hoàn thành tốt vai trò của một CEO, người sẽ đưa ra những quyết định quan trọng nhất, quản lý mọi chiến lược lớn nhỏ, quản lý đội ngũ nhân sự đang ngày càng tăng. Thực tế nhiều startup cho thấy, “cha đẻ” của ý tưởng chưa chắc đã là người thực thi tốt nhất. Theo khảo sát của đơn vị nghiên cứu World Management Survey thực hiện trên 13.000 công ty SMEs tại 32 quốc gia trên toàn thế giới, doanh nghiệp được điều hành bởi chính founder của nó hoạt động kém năng suất hơn 9,4% so với các công ty mà có CEO được tuyển bên ngoài.

Đừng để chính mình làm rào cản phát triển của doanh nghiệp


Theo ông Huy, trong nhiều trường hợp, bản thân founder không ý thức được chính mình đang là “tảng đá lớn” cản trợ sự phát triển của công ty. Khi doanh nghiệp xuất hiện vấn đề, họ đi tìm những lý do bên ngoài như nhân sự cấp dưới chưa đủ năng lực, đối thủ cạnh tranh quá mạnh, biến động bất ngờ từ thị trường…Họ hầu như bị cuốn vào giải quyết những vấn đề bên ngoài, mà quên mất rằng, có thể vấn đề cốt lõi nhất nằm ở kỹ năng lãnh đạo, quản lý vấn đề của chính founder.

Để tránh tình trạng này, bất cứ startup nào cũng nên có người cố vấn, những người sẵn sàng chia sẻ về mặt tri thức, kinh nghiệm; nhưng không nắm quyền kiểm soát công ty. Họ là người có thể nhìn nhận bức tranh tổng thể một cách khách quan nhất để xác định cốt lõi của vấn đề, cũng như có những lời khuyên hữu ích.

Thậm chí, ngay cả khi founder nhận thức được bản thân họ đang cản trở sự phát triển của tổ chức, việc nhường ghế CEO cho một người khác vẫn là một quyết định không dễ dàng. Phần lớn founder vẫn muốn bản thân là người dẫn đầu, là người “nuôi nấng”, đem lại những giá trị thiết thực cho công ty chính họ sáng lập nên. Họ lo sợ rằng khi tuyển CEO, họ sẽ mất đi tầm ảnh hưởng, mất quyền đưa ra quyết định với hướng đi tương lai của doanh nghiệp. Đồng thời, họ khó có thể đặt niềm tin hoàn toàn vào một người khác, một người đã không cùng họ đi những bước đi khó khăn đầu tiên, không biết rằng doanh nghiệp của họ đã trải qua những gì, cũng không nắm rõ được tính chất đội ngũ nhân sự hiện tại…

Nhiều người có quan niệm rằng, họ có thể học hỏi bất cứ điều gì, họ chỉ cần xác định và bổ sung những mảng kiến thức, kỹ năng còn thiếu là vấn đề có thể giải quyết. Thế nhưng đối với một công ty startup, tốc độ là vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp sẽ không thể “ngồi chờ” founder của mình “đủ lớn” để có khả năng quản lý, vận hành doanh nghiệp.

Vì vậy, đối với các founder, quan trọng nhất vẫn là vượt lên trên cản trở từ tâm lý bản thân, và suy nghĩ nghiêm túc đến việc tuyển CEO khi biết chính mình là lý do cản trở sự phát triển của tổ chức. Có như vậy, công ty mới có thể phát triển và không bị giới hạn bởi khả năng cá nhân của người sáng lập.

Tìm kiếm và làm việc với CEO như thế nào?

Là “mảnh ghép” founder còn thiếu

Trước tiên, khi tìm kiếm CEO, hãy chọn những người có thể bổ khuyết cho những mảng kiến thức/ kỹ năng mà founder còn thiếu xót. Sau đó, founder tiếp tục mảng công việc mà mình làm tốt nhất, để người cộng sự mới quản lý phần việc mà mình thiêú kinh nghiệm.Trường hợp của Saigon Books là một ví dụ, ông Nguyễn Tuấn Quỳnh cho rằng bài học quý giá nhất ông nhận ra là cần phải hiểu rõ và thành thật về điểm mạnh, điểm yếu của chính mình. Sau khi nhận ra điểm yếu trong việc quản lý dòng tiền, ông Quỳnh quyết định thuê CEO và phân công lại công việc. Ông quản lý mảng đối ngoại, bán hàng; trong khi CEO lo việc đối nội, quản trị nhân sự và điều phối dòng tiền. “Mọi việc trong công ty tốt hơn hẳn, tôi tập trung cho việc kinh doanh, tìm kiếm dự án và những “đại dương xanh”. Mỗi tối, tôi ngủ ngon hơn vì không phải đau đầu nhiều về dòng tiền nữa”, ông Quỳnh kể.

Trao quyền lợi xứng đáng

CEO là vị trí quản lý cao nhất, là người chịu trách nhiệm thực thi mọi chiến lược lớn nhỏ của doanh nghiệp. Để tìm ra người giỏi và giữ họ lâu dài cho vị trí này, họ cần nhận được những quyền lợi xứng đáng. Quyền lợi ở đây không chỉ là lương, mà còn là cổ phần, quyền điều hành, quyền điều phối nhân sự…

Để có thể “mạnh dạn” cho đi những quyền lợi này, founder trước hết cần biết đặt niềm tin vào người mình đã chọn. Trong nhiều trường hợp, mặc dù đã trao vị trí CEO vào tay người khác, founder vẫn lo lắng, dè chừng, không nhanh chóng bàn giao quyền điều hành cho họ. Sự lo lắng mất niềm tin này, ảnh hướng đến chính tâm lý của founder, đến tinh thần làm việc của CEO và gây hoang mang cho cả đội ngũ nhân sự.

Các quyền lợi, nghĩa vụ cần thẳng thắn trao đổi, thống nhất giữa hai bên và đi đến văn bản rõ ràng. Khi cả hai cùng hài lòng với quyền và nghĩa vụ, founder, CEO và những người cố vấn (nếu có) nên dành thời gian để đánh giá tình hình hiện tại, những chiến lược trong tương lai, kế hoạch, chỉ tiêu mà vị CEO mới này cần đạt được. Khi mọi thứ đã rõ ràng, đã đến lúc founder trao quyền tự chủ, quyền điều hành cho CEO.

Sưu tầm
  Forum: KIẾN THỨC TIN HỌC · Post Preview: #163802 · Replies: 0 · Views: 7,959

AnAn
Posted on: Jun 15 2020, 11:23 AM


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 6,737
Joined: 12-November 08
Member No.: 702



James Clerk Maxwell – Einstein của Scotland


Nếu như hỏi người dân Anh và phần đông nhân loại rằng ai là nhà vật lý người Anh vĩ đại nhất thì chắc hẳn phần đông sẽ trả lời là Isaac Newton. Nếu hỏi tiếp rằng sau Newton là ai? Có thể sẽ là Stephen Hawking, Michael Faraday,… Vương quốc Anh là một cái nôi khoa học kỹ thuật của nhân loại, nơi đã sản sinh ra nhiều nhà vật lý học vĩ đại mà tên tuổi của họ được ghi vào sách giáo khoa và được số đông nhân loại biết đến, mà điển hình như Isaac Newton, Michael Faraday, hay Stephen Hawking được nhắc ở trên. Nhưng cũng có những nhà vật lý vĩ đại với những đóng góp có thể sánh ngang với Newton, Einstein nhưng tên tuổi của họ lại không được nhiều công chúng biết đến. James Clerk Maxwell là một nhà khoa học như thế. Công trình của ông về lý thuyết trường điện từ ra đời cách đây hơn 150 năm có tầm vóc sánh ngang với Lý thuyết Tương đối của Albert Einstein, hay các định luật cơ học của Newton và đến nay vẫn là một trụ cột của vật lý học hiện đại. Nhưng Maxwell không được nhiều công chúng nhắc tới như Einstein, Newton.

1. Tuổi thơ đầy sóng gió

James Clerk Maxwell chào đời cách đây đúng 185 năm, vào ngày 13 tháng 6 năm 1831 trong căn nhà số 14, phố India ở thành phố Edinburgh, thủ phủ xứ Scotland trong Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ailen. Cha của ông, là John Clerk, đã thêm họ Maxwell để đáp ứng một số điều kiện pháp lý cho phép ông được thừa hưởng một mảnh đất ở vùng nông thôn Middlebie, Galloway (Tây nam Scotland). John Clerk Maxwell là một người nhạy cảm, và thận trọng. Ông kết hôn với bà Frances Cay, người mà tính cách cũng như ông, nhưng kiên quyết và thẳng thắn hơn. Tính cách của họ là bổ sung cho nhau, và James, người con trai duy nhất của họ đã may mắn được thừa hưởng một số điểm tốt của cả cha lẫn mẹ. Họ xây dựng một trang trại nhỏ ở Middlebie và gọi tên là Glenlair (trong tiếng địa phương Scotland có nghĩa là “thung lũng Lair”). Maxwell thực sự yêu mến căn nhà này vì nó là nơi ông giành toàn bộ tuổi thơ cũng như cuộc sống “ẩn dật tự do” sau này. Khi Maxwell lên 8 tuổi, cuộc sống bình dị của gia đình ông tại Glenlair bị phá vỡ bởi cái chết đau đớn của mẹ ông ở tuổi 48 do ung thư dạ dày mà sau này chính Maxell cũng mắc phải khiến ông cũng mất ở khi còn trẻ ở độ tuổi tương tự. Thái độ của ông trước nỗi đau này khác hẳn với những mất mát to lớn trong lòng của ông “ Tôi vui vì giờ đây mẹ tôi sẽ không còn phải chịu thêm cơn đau nào nữa”.[1]
Glenlair, nơi gia đình James Clerk Maxwell từng sinh sống (ảnh chụp từ Wikipedia.org).

John Clerk Maxwell là một người cha yêu con, nhưng cái chết của người vợ dường như khiến ông đau buồn đến độ quên hết những việc cần làm để dạy con trai mình. Ông giao hết việc dạy dỗ cậu bé James cho một gia sư có lối giáo dục cứng rắn và tẻ nhạt. Lewis Campbell, người viết tiểu sử của Maxwell từng mô tả là lối giáo dục khắc nghiệt của vị gia sư này cũng có một phần tích cực đối với Maxwell khi nó rèn luyện cho ông một tâm lý “không ngại đắng cay”. Cuộc đời của cậu bé James chỉ thay đổi khi dì ruột của ông, bà Jan Cay chứng kiến việc dạy dỗ của vị gia sư khắc nghiệt, và thuyết phục được ông bố thay đổi ý định, gửi James tới sống cùng gia đình bà ở Edinburgh, và theo học Học viện Edinburgh.[2]

2. Học viện Edinburgh và công trình toán học đầu tiên

Những trải nghiệm đầu tiên của Jame ở học viện không mấy vui vẻ đối với James. Cậu bé James luôn xuất hiện với một bộ đồ cũ có dáng dấp thôn quê kèm với giọng nói vùng Gallovidian đã làm ông trở thành tầm ngắm cho những nhóm bạn hay trêu trọc ở trường học. Những cậu bạn tinh nghịch hay chọc phá ông đã đặt cho ông một biệt danh mới là “Drafty” có nghĩa là “kì quặc đến mức ngớ ngẩn” hay là “kẻ lập dị’’ theo ngôn ngữ hiện đại ngày nay. Học viện đã làm chút ít cho việc chinh phục tâm hồn và cỗ vũ cho những việc làm sáng tạo của ông. Ông đã kết thân với một số người trong đó có Lewis Campbell người sau này viết tiểu sử của ông và Peter Guthrie Tait người sau này là giáo sư triết học tự nhiên của Viện Đại học Edinburgh.
Học viện Edinburgh, ngôi trường Maxwell theo học khi còn nhỏ (ảnh từ Wikipedia.org).

Vào thời đại của Maxwell, Scotland có một thần đồng là William Thomson, người được biết đến sau này là Huân tước Kelvin nhờ nhứng đóng góp vĩ đại cho vật lý học và phát triển kỹ thuật ở Scotland. Khác với Thomson, Maxwell không phải là một thần đồng, cũng không có dấu hiệu sớm nào của một thiên tài toán học. Nhưng người ta tin rằng Maxwell có một người cha nhạy bén là John Clerk Maxwell, người luôn nhiệt tình khuyến khích con mình các vấn đề của khoa học và kỹ thuật là điểm tốt cho sự phát triển tài năng của con trai mình. Hai cha con Maxwell thường tham dự các cuộc họp của Hiệp hội Nghệ thuật Edinburgh và Hội Hoàng gia Edinburgh.[3] Ở tuổi 14, với những ý tưởng hình học xuất hiện trong đầu, Maxwell đã viết một bài báo mô tả phương pháp để xây dựng hình ellipse. John Cleck Maxwell đã nhìn thấy công trình của con trai mình giống với chủ đề mà Jame Forbes – một giáo sư triết học tự nhiên ở Edinburgh đang theo đuổi và đã nói chuyện với Forbes. Forber cho rằng phương pháp “rất đáng chú ý trong nhiều năm qua” và thông báo bài báo cho Hội Hoàng gia Edinburgh. Và đây là chìa khóa khai mở sự nghiệp khoa học của cậu bé James. Jame Forbes đã mời Maxwell cùng tham gia nghiên cứu với mình ở Đại học Edinburgh, cùng với cả một giáo sư khác là William Hamilton. Hamilton và Forbes là hai đối thủ trong các cuộc tranh luận khoa học nảy lửa, nhưng đều có chung một quan điểm rằng rằng James là một đứa trẻ xứng đáng đặc biệt quan tâm. Forbes đã giúp ông trong phòng thí nghiệm còn Hamilton giúp về toán học và ảnh hưởng của họ đối với Maxwell là rất lớn cho đến mãi sau này.
3. Sinh viên xuất sắc và lập dị ở Cambridge

Năm 1850, Maxwell tới Cambridge và theo học ở Trinity College dưới sự hướng dẫn của William Hopkins. Ở Cambridge, Maxwell vẫn bị coi là người có tính cách lập dị, nhưng dường như đó lại là một lợi thế cho ông. Campbell viết:

“Ông đã thử một số thí nghiệm kỳ quặc trong việc sắp xếp thời gian làm việc và ngủ. Từ 2 giờ đến 2 rưỡi sáng, ông dậy tập thể dục bằng cách chạy dọc hành làng, xuống cầu thang, đi dọc hành lang dưới, đi lên thang và tiếp tục như vậy cho đến khi những người sống cùng dãy hành lang tỉnh dậy, nấp sau cánh cửa để ném cho ông một loạt nào giày, bàn chải tóc,… mỗi khi ông chạy qua”.
James Clerk Maxwell khi theo học ở Trinity College, Cambridge (ảnh từ Wikipedia.org).

Tais thì viết về những trò hài hước khác của Maxwell:

“Ông ta từng đứng trên những giá gỗ trong nhà tắm chung, buông người rơi sấp trong bồn nước, lặn ngang bể để sang giá gỗ bên kia, đổ ngửa cả người xuống nước. Ông nói rằng nó kích thích tuần hoàn máu”.

Với nỗ lực tuyệt vời và tài năng toán học, James đã vị trí Wrangler hạng hai trong kỳ tốt nghiệp truyền thống ở Cambridge vào năm 1854.[4] Hopkins nói về cậu học trò Maxwell của mình rằng “anh ta là một người đàn ông phi thường chẳng có gì phải nghi ngờ, trong suốt cuộc đời dạy học của tôi”.

4. Nhà nghiên cứu xuất sắc và một giáo viên tồi

Thành tích xuất sắc của Maxwell ở kỳ thi tốt nghiệp đã đem lại cho ông học bổng và một vị trí nghiên cứu tại Trinity College. Trong suốt thời gian thanh bình này, ông bắt đầu các nghiên cứu về điện từ và yêu cô em họ tuổi teen Elizabeth Cay, “một thiếu nữ xinh đẹp và thông minh tuyệt vời” như theo lời mô tả của Everitt. Tuy nhiên sự lãng mạn không kéo dài bởi vì những quan ngại của gia đình về việc “những hiểm họa của quan hệ cận huyết trong một dòng họ thuần chủng”. Trong hai năm đó, Maxwell đã xây dựng phương pháp chụp ảnh màu đầu tiên bằng cách sử dụng các màu sắc cơ bản. Hai năm sau, ông nhận vị trí giáo sư triết học tự nhiên ở Marischal College,[5] Aberdeen, Scotland vì mong muốn được sống gần cha ông khi mà sức khỏe của ông John Clerk Maxwell ngày càng tệ. Nhưng khi James nhận được thông báo bổ nhiệm vị trí giáo sư (năm 1856) cũng là lúc cha ông, ngài John Clerk Maxwell qua đời.

Trái ngược với phong cách của một nhà khoa học xuất chúng, Maxwell lại không phải là một thầy giáo giỏi. Dù chuẩn bị bài giảng một cách cực kỳ tỉ mỉ, nhưng giờ học của Maxwell lại luôn vô cùng tẻ nhạt và không mấy thu hút sinh viên vì lối giảng vòng vo, rối rắm và khó hiểu. David Gill, một nhà thiên văn học tài năng của Scotland, người từng là sinh viên của Maxwell ở Marischal College, vẫn luôn ấn tượng về Maxwell:

“Các bài giảng của Maxwell, như thường lệ, hầu hết được viết và sắp xếp một cách rất cẩn thận và tỉ mỉ trong một mẫu vừa với các bản in và thường được phép sao chép thoải mái. Trong khi giảng bài ông lại thường bắt đầu bằng việc đọc bản thảo, nhưng sau đó năm phút thì hết hoặc là dừng lại và chú thích: “Có lẽ tôi nên giải thích chỗ này”, và sau đó ông lòng vòng với những ý tưởng vừa hiện lên trong đầu, hay vừa nghĩ ra khi mà ông vừa viết kín cả bảng với những hình vẽ, biểu tượng, hay những nội dung vượt qua khả năng hiểu biết của chúng tôi. Rồi ông lại trở lại với bản thảo, thì lúc này giờ giảng cũng gần như hết và người nhắc giờ xuất hiện, hoặc là phải tiếp tục vào ngày hôm khác. Thỉnh thoảng cũng có một số minh họa thí nghiệm, nhưng chúng thường thất bại, cho thấy rằng Clerk Maxwell không phải là một giáo sư giỏi. Nhưng Maxwell cực kỳ cao hứng với những người chỉ cần nắm bắt được một vài ý tưởng mà ông vạch ra trên bảng trong các bài giảng, hoặc khi chuyện phiếm với ông sau bài giảng.”

Có lẽ vì lý do này mà Marischal College không mấy mặn mà trong việc tiếp tục hợp đồng với Maxwell mặc dù ông từng được trao giải thưởng Adam Prize năm 1859 cho công trình nghiên cứu về vành đai của sao Thổ. Maxwell đã chứng minh bằng lý thuyết vành đai tuyệt đẹp bao quanh sao Thổ là các thiên thạch và phải rất lâu sau nhân loại với chứng minh được dự đoán này của ông. Nhưng có lé những nghiên cứu xuất sắc của ông không thuyết phục được lãnh đạo Marischal College tiếp tục hợp đồng với ông, và hợp đồng của ông với Marischal College chấm dứt khi trường này sáp nhập với King College để trở thành Viện Đại học Aberdeen vào năm 1860.

5. London và lý thuyết trường điện từ

Thế nhưng lãnh đại của King College London lại có cách nhìn khác đối với Maxwell. Họ đã mời Maxwell một vị trí giáo sư mà không đặt gánh nặng giảng dạy cho Maxwell và đây có lẽ là quyết định tuyệt vời nhất của lãnh đạo nhà trường. Năm năm ở London của Maxwell là những năm tuyệt vời và sáng tạo nhất trong suốt cuộc đời ông Tại đây, Maxwell tiếp tục các nghiên cứu về điện từ, và năm 1861 đã lần đầu tiên trình diễn phương pháp tạo ảnh màu ngay trong bài giảng “On the Theory of Colour Vision” trước công chúng của Royal Institution.[6] Công trình này của ông được ghi nhận bằng Huy chương Rumford được trao bởi Hiệp hội Hoàng gia London,[7] và ông được chính thức bầu làm Viện sĩ của Hiệp hội này. Tuyệt vời hơn, chỉ trong vòng năm năm làm việc tại đây, Maxwell đã hoàn thành lý thuyết về trường điện từ, đóng góp vĩ đại nhất của ông cho nhân loại.

Công trình này của Maxwell được truyền cảm hứng từ những nghiên cứu thực nghiệm về các hiện tượng điện từ của Michael Faraday, William Thomson, John Kerr. Năm 1855, ông xuất bản công trình đầu tiên về lý thuyết các đường sức từ trên tạp chí khoa học của Viện Đại học Cambridge khi còn làm việc ở Trinity College. Khi tới London, ông đã tiếp tục hoàn thiện công trình này và xuất bản công trình hoàn thiện mang tên “On physical lines of forces” (Về các đường sức vật lý) xuất bản trên tạp chí Philosophical Magazine vào năm 1861.[8] Công trình này nêu lên mối quan hệ giữa từ trường xoáy và dòng điện dịch xuất hiện, giúp cho việc giải thích các hiện tượng cảm ứng điện từ một cách bản chất nhất. Bài báo nổi tiếng nhất của Maxwell được xuất bản vào năm 1865,[9] mang tên “A dynamical theory of electromagnetic field” (Lý thuyết động học của trường điện từ) mô tả toàn bộ quan hệ giữa các thành phần từ trường, điện trường của trường điện từ, cũng như sự hình thành các sóng điện từ và đưa ra cách tính tốc độ truyền sóng điện từ mà sau này thực nghiệm đã chứng minh tính đúng đắn của nó. Có thể nói rằng các công trình của Maxwell, mà ngày nay nhân loại tổng kết thành 4 phương trình Maxwell mô tả toàn bộ mối quan hệ giữa điện từ trường, trường điện từ, sóng điện tử và là nền tảng cho vật lý học ngày nay. Lý thuyết của Maxwell lần đầu tiên được kiểm chứng hơn 20 năm sau khi Maxwell công bố (1887) bởi nhà vật lý học trẻ yểu mệnh người Đức, Heinrich Hertz,[10] bằng thí nghiệm mô tả sự hình thành và ghi nhận sóng điện từ. Các phương trình của Maxwell được Albert Einstein sử dụng như những nền tảng cho lý thuyết tương đối của ông. Nhà vật lý học Richard Feynman đã nói về Maxwell rằng: “Nhìn vào lịch sử loài người thì có lẽ 10 ngàn năm nữa cũng không có gì phải nghi ngờ rằng phát hiện của Maxwell về lý thuyết điện từ là sự kiện quan trọng nhất thế kỷ 19”. Các nhà vật lý đều nhìn nhận tầm quan trọng của công trình của Maxwell có thể sánh ngang với lý thuyết tương đối của Einstein hay các công trình cơ học của Newton. Nó không chỉ làm nền tảng cho công nghệ truyền thông bằng sóng điện từ mà còn là một trụ cột không thể thiếu của vật lý hiện đại.

6. Một nhà bác học tự do và ẩn dật

Maxwell là một con người có tâm hồn tự do và thích cuộc sống bình dị. Sau khi công bố lý thuyết trường điện từ, ông cho rằng để tiếp tục công việc nghiên cứu của mình (vốn dựa nhiều vào tính toán lý thuyết), ông cũng chẳng cần đến một vị trí khoa bảng nào như những công việc chẳng hợp với ông chút nào mà ông vẫn phải làm. Ông có những suy nghĩ hết sức độc lập một cách thoải mái và có tất cả những mối liên hệ trong giới học thuật mà ông cần đến để có thể trao đổi những phát kiến mà ông tìm được trong thế giới khoa học. Tất cả những gì ông cần đến là thời gian và sự tự do như ở Glenlair, “để được đi dạo trên những cánh đồng và kết bạn với những chú ếch nhỏ hay những con chuột nước già” như ông đã làm trước đây. Vì thế, năm 1865, ông đã xin từ chức vụ giáo sư ở King College và trở về sống là Glenlair. Campell đã mô tả những tháng ngày vui vẻ của Maxwell ở Glenlair:

“Kể từ lúc đó và về sau, bài thể dục mà ông và vợ ông yêu thích nhất là cưỡi ngựa bởi ông có khả năng nhất trong môn này. Một người hàng xóm có nhớ lại là vào năm 1874, trên lưng một chú ngựa đen tên là Dizzy, nỗi thất vọng lớn của những người chủ trước, ông đã điều khiển chú chạy vòng tròn trong sự thích thú của bọn trẻ ở Kilquhanity, ném qua và bắt lại cái roi da, nhảy qua các rào,..

Phần đáng kể của những buổi tối là giành cho Chaucer, Spenser, Milton hay một vở kịch của Shakespears mà ông đọc to cho vợ mình nghe. Vào ngày chủ nhật, sau khi ở nhà thờ về, ông sẽ giam mình trong công việc của một con chiên già. Đối với thần học, sự đồng cảm của ông phần lớn đã đi qua trong quá khứ giống như văn học. Ông có quan hệ rất tốt với láng giềng và đặc biệt là bọn trẻ. Ông giành nhiều thời gian thăm hỏi những người bệnh trong làng, đọc kinh và cầu nguyện cùng với họ trong những lúc họ cần sự cứu giúp. Những người tới thăm Glenlair giữa thời gian từ 1865 tới 1869 đặc biệt quen thuộc với những lời cầu nguyện được tiến hành bởi người chủ nhà. Lời cầu nguyện dường như ngay lập tức gây ấn tượng mạnh bởi ý nghĩa của chúng. Maxwell giờ là một điền chủ, vai trò mà ông rất thích.”
James Clerk Maxwell và vợ, bà Katherine Maxwell khi ở Glenlair năm 1869 (ảnh từ Wikipedia.org).

7. Những năm cuối đời ở Cambridge

Nhưng rồi cuộc sống ẩn dật của Maxwell cũng không kéo dài được lâu khi Viện Đại học Cambridge thành lập Phòng thí nghiệm Cavendish và sẽ bổ nhiệm một vị trí giáo sư thực nghiệm mang tên “Giáo sư Cavendish”.[11] Cambridge đã nhận ra khá chậm rằng họ đã đi sau các trường đại học ở Scotland và Đức, và thậm chí cả Oxford, trong đào tạo khoa học nên cần khẩn cấp xây dựng các phòng thí nghiệm cho sinh viên và các nhà nghiên cứu. Hiệu trưởng danh dự của trường, công tước vùng Devonshire, William Cavendish, đã hào phóng hiến tặng cho trường một khoản để mở một phòng thí nghiệm mới. William Cavendish, chính là hậu duệ của nhà vật lý, hóa học quý tộc ẩn dật ở thế kỷ 18, Henry Cavendish, người đã tiến hành những thí nghiệm tiên phong về điện và lực hấp dẫn. Ban đầu người ta mời William Thomson vào vị trí này, nhưng Thomson đã giành tâm huyết ở Đại học Glasgow và không nghĩ đến chuyện rời khỏi đó. Thomson liền được nhờ đánh tiếng với Helmholtz nhưng cũng thất bại, Helmholtz vừa được bổ nhiệm làm giáo sư vật lý ở Berlin và giám đốc viện vật lý mới thành lập. Và sự lựa chọn thứ 3 là Maxwell, một nhà nghiên cứu tự do và ẩn dật ở Glenlair. Maxwell không thể từ chối nổi trách nhiệm này nhưng chấp nhận ngồi vào ghế giáo sư Cavendish với điều kiện ông có thể đổi ý vào cuối năm đầu tiên, và ông bắt đầu công việc ở Cambridge từ năm 1871.

Lúc này Maxwell lại chứng tỏ vai trò của một nhà vật lý thực nghiệm xuất sắc khi ông đặt những viên gạch đầu tiên để Cavendish trở thành một trung tâm nghiên cứu vật lý đứng đầu thế giới với việc thiết lập các phòng thí nghiệm, hoàn thiện các nghiên cứu về chất khí, về phép đo trọng lực, và phát triển nghiên cứu về thống kê phân tử khí. Maxwell giờ đây đã có các nghiên cứu sinh và nhóm nghiên cứu, nhưng phong cách của ông không phải là cố ép họ vào một nhóm bình thường. Một trong những sinh viên đầu tiên của Cavendish, Arthur Schuster, đã mô tả lại quan điểm của Maxwell là: “tốt nhất cho cả sự phát triển của khoa học và đào tạo những bộ óc của sinh viên, là mỗi người nên theo đuổi con đường riêng của mình…Tôi chẳng bao giờ cố gắng ngăn một chàng trai thử làm một thí nghiệm nếu như anh ta chưa tìm thấy những gì mà anh ấy muốn, và anh ấy có thể tìm thấy một thứ gì trong đó”. Tuy nhiên, Maxwell vẫn chẳng có chút cải thiện về khả năng giảng dạy khi các bài giảng của ông vẫn không thu hút được mấy sinh viên theo học. Cùng với Newton và một số nhà khoa học vĩ đại khác ở Cambridge, Maxwell được xếp vào nhóm “giáo sư của bốn bức tường” vì lớp học của họ vắng tanh.

Nhưng số phận không quá ưu ái với nhà vật lý vĩ đại. Mới 48 tuổi, Maxwell cũng mắc căn bệnh ung thư dạ dày giống mẹ ông và qua đời vào năm 1879 (ngày 5 tháng 11) khi vẫn đang nỗ lực đặt những viên gạch đầu tiên phát triển Phòng thí nghiệm Cavendish ở Cambridge. Maxwell ra đi một cách thanh thản với một lời để lại cho các đồng nghiệp Cambridge: “Tôi đã suy nghĩ một cách nhẹ nhàng về những gì tôi luôn gặp phải. Tôi cũng chưa từng làm điều gì mãnh liệt trong cả cuộc đời. Mong muốn duy nhất của tôi là có thể được như David để phục vụ mọi người theo ý nguyện của Thiên Chúa và rồi yên nghỉ.” Maxwell được chôn cất ở Parton Kirk, gần với Glenlair nơi ông đã lớn nên. Ra đi khi còn trẻ cộng với bản tính tự do, khiêm tốn, không thích ồn ào khiến những đóng góp vĩ đại của ông ít được công chúng ngoài ngành biết đến. Nhưng điều đó không hề giảm đi sự vĩ đại của James Clerk Maxwell, người được mệnh danh là Einstein của Scotland.

[1] Bài viết này sử dụng tư liệu được trích từ cuốn “Great Physicists, The Life and Times of leading physicists from Galieo to Hawking” của tác giả William H. Gropper (NXB Viện Đại học Oxford, 2001)

[2] Edinburgh Academy, một học viện tư thục dạy trẻ từ 2 đến 18 tuổi được thành lập năm 1824 ở thành phố Edinburgh

[3] Royal Society of Edinburgh, Hàn lâm Viện Quốc gia Scotland, được thành lập từ năm 1783.

[4] Wrangler là danh hiệu giành cho những sinh viên tốt nghiệp đại học (First class Honour) xuất sắc nhất về toán học ở Viện Đại học Cambridge. Đây là một truyền thống có từ năm 1740, người đứng đầu gọi là Senior Wrangler, thứ hai là Second Wrangler. Ví dụ như Thủ tướng Singapore, ông Lý Hiển Long từng giành danh hiệu này năm 1973.

[5] Ngôi trường này sau này được sáp nhập vào Viện Đại học Aberdeen.

[6] Royal Institution of Great Britain, một học viện phát triển khoa học và giáo dục ở London, được thành lập năm 1799, là nơi nổi tiếng với các bài giảng khoa học đại chúng và các phòng thí nghiệm hóa học.

[7] Royal Society (thành lập năm 1660), Hiệp hội tương đương với Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia của Vương quốc Anh, và là viện hàn lâm khoa học đầu tiên trên thế giới.

[8] J. C. Maxwell, “On physical lines of force”, Philosophical Magazine (Taylor & Francis) 90, 11–23 (1861).

[9] J. C. Maxwell, “A dynamical theory of the electromagnetic field”, Philosophical Transactions of the Royal Society of London 155, 459–512 (1865).

[10] Heinrich Herzt, một giáo sư vật lý ở Đại học Karlsruhe (nay là Học viện Công nghệ Karlsruhe, Đức), sinh năm 1857, mất khi mới chỉ 36 tuổi do bị ung thư máu. Ông chứng minh lý thuyết Maxwell năm 1887 bằng thí nghiệm tạo và ghi nhận sóng điện từ. Cuộc đời của Hertz là một cuộc đời ngắn ngủi nhưng đầy oanh liệt trong khoa học.



  Forum: DANH NHÂN THẾ GIỚI - TÁC PHẨM VÀ TÁC GIẢ · Post Preview: #163800 · Replies: 0 · Views: 2,710

AnAn
Posted on: Apr 19 2020, 12:12 PM


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 6,737
Joined: 12-November 08
Member No.: 702



Anh đã mừng đưa em sang đây


(tự truyện)

Tối nào cũng vậy, vợ chồng anh chị luôn bận tay bận chân lo chuyện bếp núc cho ngày hôm sau. Tưởng cũng nên mở và đóng thêm dấu ngoặc đơn ở đây là, anh chị thường có mặt ở phòng bếp hơn là phòng khách, thành ra cái phòng bếp đúng là cái... living room của anh chị.
Đột nhiên anh lên tiếng:
- Em ơi...!
- Dạ...ơi! Gì đó anh?
- Nói em nghe này!
- Chuyện gì đây?
- Anh muốn nói là... anh đã mừng đưa em sang đây.
- Ứh...ừh..! Lại giở chứng "nhiều chiện" rồi!
- Không. Anh không giở chứng "nhiều chiện" đâu. Nói thiệt, anh mừng thiệt là mừng vậy đó!
- Bộ anh định giở trò nịnh đầm đó hả?
- Không. Anh không nịnh đâu!
- Chớ không phải anh đã... lầm như cái ông nhạc sĩ gì đó sao? Vậy thì mừng là mừng thế nào? Nói nghe coi!
- Em à...! Mừng là mừng như thế này. Số là cả tháng nay anh suy nghĩ nhiều lắm. Với cái lý lịch xám xịt đen ngòm của anh nó sẽ đeo đuổi vợ chồng mình đến suốt đời suốt kiếp...
- Nói nghe ghê quá anh!
- Thì... em nghĩ coi. Nếu mình còn ở bển thì ba đời vợ chồng con cái cháu chít nhà mình chỉ còn có nước là ca bài..."nhất mì, nhì lang, sang...sang thì... củ chuối", phải không?
- Ối...nhắc lại chuyện cũ nghe buồn quá, anh ơi!
- Anh thì... mỗi lần nhắc lại anh càng thấy vui thấy mừng. Vì sao em biết không?
- Ờ... sao? Anh nói luôn đi!
- Em có thấy là mình đang hít thở cái không khí trong lành và thoải mái này không? Ban ngày, ra đường khỏi phải dòm trước ngó sau xem có ai theo dõi mình hay không (tuy mình không phải là kẻ gian). Đêm đến, ngủ yên giấc khỏi sợ bị gõ cửa lôi đi bất ngờ, lại còn khỏi phải lo...buông mùng nữa...
Anh đang ngon trớn trải bày cùng chị cái vui cái mừng của anh (và cũng là của chị nữa) thì, Gái Em đang học ở phòng bên chạy ào sang, rộn ràng reo lên:
- Thưa cha mẹ, hôm nay là đúng mười một năm mình ở Mỹ.
Anh chồm tới ôm chầm Gái Em, hun một cái thật kêu trên trán nó rồi khen lấy khen để:
- Úi cha...! Gái Em của Ba giỏi quá, con nhớ được ngày này, suýt nữa Ba Má quên mất, cám ơn con nghen!
Anh ngước nhìn tờ lịch trên tường, quả đúng hôm nay là ngày 19 tháng 1 năm 2005. Tính đến nay là đúng mười một năm gia đình anh sống trên đất Mỹ. Chị cũng nhanh tay vừa gắp một miếng đậu mới chiên giòn vừa nói:
- Gái Em, há miệng ra Má thưởng cho miếng đậu chiên nè!
Con bé há miệng ngoạm lấy miếng đậu âm ấm, xuýt xoa:
- Yum...yum...Ngon...quá! Cám ơn Má...!
Tổ ấm của anh chị vẫn thường hay có những "tấu khúc" vui cửa ấm nhà như vậy; mà cũng có lúc "nặng mặt nhẹ mày" vì không ăn ý với nhau qua những chuyện cỏn con, nhưng rồi cũng quên đi rất nhanh. Cả nhà rất lấy làm tiếc là đêm nay Cu Anh đang ở nội trú trong trường... Chợt chuông điện thoại reo vang, anh bắt máy, thì ra Cu Anh gọi về, anh nhanh tay ấn nút speaker cho cả nhà cùng nghe:
- Thưa Ba Má, hôm nay là đúng mười một năm mình ở Mỹ. Ba Má và Gái Em có khỏe không? Ở nhà có vui không?
Chị nhanh miệng giành phần trả lời:
- Cám ơn con, cả nhà vẫn khỏe và vui lắm! Gớm... anh em bay có hẹn với nhau không mà hai đứa cùng nhớ mà nhắc đến ngày này vậy?
- Tụi con nhớ chớ, vì tuần trước Ba có nhắc lại với tụi con mà. Ba còn nói là Má đã mua vé cho cả nhà đi coi ca nhạc vào cuối tuần này rồi. Coi như là để kỷ niệm ngày này đó!
Vậy là tối nay gia đình anh chị rất vui. Niềm vui trọn vẹn ấy có được là nhờ hai đứa con đem đến.

o O o
Nhìn ngược lại thì mười một năm ấy qua đi rất nhanh. Nhưng nếu tẩm nhẩm mà điểm lại từng mốc thời gian kể từ lúc anh chị và hai đứa con dại nhỏ xíu vừa chân ướt chân ráo ngơ ngác quýnh quáng bước xuống sân bay San Francisco, và...và... thì khoảng thời gian ấy chẳng ngắn ngủi chút nào, và cũng chẳng phẳng lặng như mặt nước hồ thu đâu. Cũng giống như bao người di dân tị nạn khác, nó nhiêu khê lắm, trậm trầy trậm trật lắm...
Anh nhớ hoài lời khuyên mộc mạc, chí tình và rất thực tế của một nhân viên làm việc ở sân bay này. Là người Việt gốc Hoa, với giọng ngọng líu ngọng lo, anh ta nhiệt tình khuyên:
- Hầy... Các lị lớn tuổi dồi, lừng có li học làm chi... Li học lâu có tiền lắm!... Li làm như ngộ lè, gặp cái gì cũng làm láng hết... Mau có tiền lắm! Cứ nghe lời ngộ li...!
Anh ghi nhận lời khuyên ấy với một mớ đắn đo trong đầu...
Trong số những người còn ở phòng đợi để chờ bay tiếp về Los Angeles có gia đình anh chị và P., một bạn HO mà anh vừa mới quen đây. Hai đứa con đang ngủ, chúng hồn nhiên và vô tư quá. Anh chị ngồi cạnh nhau, nhưng ít nói chuyện, vẻ uể oải do ảnh hưởng của chuyến bay dài vừa qua. Anh vươn vai đứng dậy, bước qua chỗ P., ngồi xuống, gợi chuyện:
- Anh P. này, chị và các cháu đâu, sao không thấy?
Tần ngần một lát, P. chậm rãi đáp nhỏ:
- Bả và sắp nhỏ không chịu theo tôi... Đành vậy thôi...!
Anh sững sờ:
- Ồ... xin... lỗi anh...!
P. trở lại cái im lặng riêng tư của mình; đôi mắt xa xôi nhìn mông vào khoảng không trước mặt, tay vân vê điếu thuốc, rê qua rê lại trước mũi mình như để thưởng thức cái mùi thơm quen thuộc bấy lâu nay; nhưng anh không thể đốt thuốc lên được vì rải rác đó đây là những tấm bảng "No Smocking" trân trọng nhắc nhở.
Anh nhìn xuống, thảo nào, dưới chân P., hành lý chỉ là một cái ba lô căng phồng với một xâu rổ rá bằng nhựa. Im lặng một lát, anh dè dặt hỏi:
- Anh đem mấy cái này theo làm gì?
P. đáp -- giọng vui vui một tí:
- Đó là đồ nghề để tôi mưu sinh đó anh à!
- Anh định làm nghề gì đây?
- Nói anh đừng cười. Trước khi đi, tôi học ở chị tôi cách làm đông sương với mấy cái rổ rá này đây. Rồi tôi sẽ đi bỏ mối ở các chợ Việt Nam, hy vọng là mình sẽ có một ít tiền trong những ngày đầu ở đây.
Như đồng cảm với cái "lo trước" của bạn, anh sôi nổi góp chuyện:
- À...à! Tôi cũng vậy. Tôi đã chuẩn bị cho mình cái nghề hớt tóc. Vợ chồng tôi đã chắt chiu bỏ ra năm phân vàng để học nghề này đó anh!
P. thật tình:
- Anh vậy mà hay. Hớt tóc dạo cũng được lắm. Cứ lấy gía rẻ hơn tiệm một chút là dần dần mình sẽ có nhiều khách, lại còn được tiền "puộc boa" nữa chứ!
Vui miệng, anh "khoe" tiếp:
- Tôi còn có nghề thợ mộc nữa, anh à! Tôi học nghề này hồi còn ở tù. Ra tù, tôi đóng bàn ghế giường tủ trong một tổ hợp tác. Cuối tuần, tôi được hàng xóm thương kêu tới nhà nhờ sửa cái này cái nọ. Cũng đắp đủ qua ngày... À, đến Los rồi anh về đâu, gia đình tôi về Gardena.
- Tôi thì về Santa Monica, anh à! -- P. trả lời chậm rãi rõ ràng từng âm của nơi mình sắp đến.
Im lặng lại trở về. P. lặng lẽ đảo mắt nhìn quanh, rồi chợt chép miệng:
- Gia đình anh... đầy đủ quá!
Anh nghe, nhưng không đáp lại. Anh bóp chặt lấy vai P. như ngầm nói với bạn là anh hiểu, rất thấu hiểu tâm trạng của bạn lúc này. Tôn trọng sự im lặng cần có của bạn, anh khẽ đứng lên đi về chỗ mình. Thấy chị và hai con đang ngủ ngon lành, anh lại đi về phía bức tường kính trong suốt, nhìn ra ngoài. Từ nơi này anh không có ý quan sát phong cảnh chung quanh, mà chỉ chủ ý định hướng xem quê hương thân yêu hình cong như chữ S của mình ở về hướng nào, nhưng anh chẳng định ra được. Và, anh nhớ rất rõ là, mới đây thôi, mới chỉ trong vòng hai mươi bốn tiếng đồng hồ trước đây thôi, anh chị vừa nói lời chia tay chúc sức khỏe và hẹn ngày về thăm với thân bằng quyến thuộc bạn bè. Nhưng giờ lại cách xa đến nửa vòng trái đất. Ở nửa bên kia, Má anh đã vĩnh biệt Ba anh và con cháu sau một thời gian dài lâm trọng bệnh trước ngày anh chia tay non ba tháng. Còn lại Ba anh và anh chị em của anh đang dở thầy dở thợ. Ba anh ốm yếu quá! Anh thương ông lắm! Tội nghiệp, thời gian Má anh bệnh, Ba anh lo nhiều lắm. Có khi chính ông bệnh mà ông chẳng chịu lo thuốc thang cho mình. Anh hiểu ý ông là muốn giành đồng tiền ít oi sẵn có trong nhà để lo thầy lo thuốc cho Má anh. Ôi, còn sự hy sinh nào cao quí hơn thế không!

Còn nhiều và nhiều nữa những tình cảnh đau lòng xót dạ của gia đình anh từ ngày anh đi tù. Về phía chị, Má chị vẫn còn nằm trên giường bệnh với đôi chân co quắp đến tận mông vì chứng co cơ mấy năm nay rồi. Con cháu vẫn thường xuyên thay phiên nhau túc trực bên cạnh bà để lo mớm cơm đút cháo và lo việc tiêu tiểu cho bà. Tất cả đều cố gắng lo thầy chạy thuốc đầy đủ cho người mẹ suốt đời đã từng chịu thương chịu khó nuôi dạy con cái mình.
Anh chợt thấy cay cay nơi khóe mắt. Anh biết là mình đang khóc. Anh quay mặt lại nhìn vợ con mình, họ vẫn còn ngủ ngon lành. Anh nhìn chăm chăm vào ba người rất thương yêu này và, với một động tác dứt khoát, anh lau nước mắt mình, hai hàm răng cắn chặt lại, hai bàn tay nắm chặt lại; cái quyết tâm "đứng dậy bước tới " của anh ngấm ngầm từ bao lâu nay chợt bùng lên mạnh mẽ: "Mình không được phép chùn chân!... Mình không được phép bỏ cuộc!" -- anh tự nhủ với mình như thế.
o O o
Tại sân bay Los Angeles, từ tàu bay bước ra đi theo đường ống, anh gặp Sơn -- người bạn thân, sponsor của mình -- đang đứng đón anh ở cuối đường ống. Sơn reo vui lên tiếng:
- Chà, vừa thoát khỏi địa ngục hả...! Chúc mừng..chúc mừng...! À, nghỉ ngơi vài hôm rồi chuẩn bị bước vào...siêu địa ngục, nghe...!
Anh mừng quá, ôm chặt lấy bạn thay cho lời cám ơn sâu đậm nhất.
- Sơn, mày khác quá...Tao nhìn không ra!
- Hai mươi năm rồi chớ ít sao!
- Nếu mày không lên tiếng chắc tao chẳng nhận ra đâu, vì mày "nói rất hay".
- Hà...hà, lại trổ tài nói lái hả...! Mày chọc tao "nay rất hói" hả...!
Cả hai phá lên cười giòn tan. Đôi bạn vẫn giữ được cái máu tếu như xưa.
Khoảng hai tháng sau khi ổn định chuyện ăn ở, hơi quen nước quen cái ở thành phố này rồi, anh chị lo cho Cu Anh đi học, trường cũng gần nhà, đi bộ chừng mươi phút thôi. Ngày đầu tiên đến trường thật là khổ sở cho cha con anh. Với cái vốn liếng tiếng Mỹ không đủ "ăn đong" của mình, anh đã xin được cho con vào học ba tháng cuối lớp Hai sau khi đã gôm tới gôm lui muốn... lủng cái đơn xin nhập học. Chưa hết đâu, ở trường, con anh bị mấy đứa trẻ cùng lớp chọc phá và ăn hiếp, trong đó có cả thằng bé người Việt, có lần nó bảo: "Mày về Việt Nam mà ở!". Nghe con kể lại anh chị buồn và giận lắm. Hôm sau, đưa con đến trường, gặp cô giáo, anh vừa nói vừa dùng động từ “tu quơ" để trình bày cho cô giáo biết là con anh mới đến Mỹ nên gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại. Anh chỉ nghe cô giáo nói toàn là "Ừh ứh!...Yes!... Ứh ừh!...No!...", thế thôi. Những ngày kế tiếp, mỗi lần ra khỏi cửa để đi học là con anh ríu chân lại rồi nhìn má nó như...cầu cứu, nước mắt chảy dài. Anh đau lòng lắm, cũng chực rơi nước mắt, nhưng cố nén để chứng tỏ rằng mình vẫn là cái trụ cột vững chắc của gia đình. Gái Em thì mới có hai tuổi, còn nhờ má đút cơm mà.
Một hôm, đi chợ mua một miếng đậu mà hai đứa con rất thích ăn giá một đô, qui ra tiền Việt lúc đó là mười ngàn đồng, chị chùn tay, nhưng không mua thì lấy gì cho con ăn nên chị phải bấm bụng mà mua...Vì là dân tị nạn chính trị và có con mọn nên gia đình anh chị được chính phủ trợ cấp hằng tháng. Nhưng đâu có đủ. Anh bàn với chị:
- Em à, chẳng lẽ mình ngồi nhà mà lãnh trợ cấp hoài sao. Sơn nó nói nửa đùa nửa thật là mình đừng có... "nằm đó mà nghiên cứu... đẻ" để được hưởng tiêu chuẩn có con mọn, sẽ không có lối thoát đâu!
Chị chép miệng thở dài:
- Em hiểu chớ..., nhưng mà mình mới qua mà anh! Chỉ sợ mình bị ra khỏi trợ cấp sớm thì chỉ có nước... ôm con mà khóc.
Anh quả quyết:
- Nhưng anh phải đi làm, phải đi làm thôi! Ở nhà làm... Mr. Mom riết chắc anh... điên mất!
Biết tính anh lúc nào cũng như nước sôi, chị khéo léo nhỏ nhẹ góp ý:
- Đừng gấp anh! Để từ từ rồi tính chớ! Hay là như thế này..., mình nhờ người quen chở áo quần ở shop may về cho mình cắt chỉ.
Xoa xoa cái cằm với nhúm râu cả tuần quên cạo, anh dịu giọng tán đồng:
- Ờ...ờ... Em nói nghe được! Thôi... tạm thời như vậy đi!
Thế là kể từ chiều hôm sau, chiều nào cũng vậy, một người quen tốt bụng chở về cho anh chị hai bao áo quần.
Cắt từ tối suốt tới sáng, còng lưng mỏi cổ, chẳng được ngủ chút nào, vậy mà cuối tuần anh chị chỉ nhận được năm mươi bảy đô! Nhìn chị xuống sức và hốc hác thấy rõ vì phải thức đêm thức hôm lại phải lo cơm nước ban ngày, cầm lòng không đậu, anh đi xin cắt chỉ và ủi áo quần ngay tại shop may, thu nhập ít cũng được, có còn hơn không!
Vì chưa có xe hơi và chưa có bằng lái, Sơn đưa anh đến Target mua chiếc xe đạp mới keng khoảng một trăm đô (anh...đắng miệng!) để tạm thời làm chân đi. Sơn nói như thế mới bảo đảm, khỏi phải sợ hư sảng dọc đường, vì ở xứ này đâu có chỗ sửa xe đạp dọc đường. Anh đạp xe chở con đi học rồi đi làm luôn vì trường học và chỗ làm gần nhau, cũng tiện.
Ủi và cắt chỉ chừng vài ba tháng thì anh nghỉ ngang xương sau khi nhận cái check tiền công cuối cùng, vì anh bực mình gã chủ shop ăn nói hỗn xược: "Mấy ông H.O qua đây chỉ giỏi... vạch quần bắt rận chớ làm được cái gì!" -- nghĩa là lần mò tìm mối chỉ mà cắt.
Anh tìm việc làm trên báo. Ở xứ này việc gì nghề gì cũng đòi hỏi phải có lai-xân cả, mà cái khoản này thì anh... thua. Anh lại đạp xe đi xin làm chân phụ việc, nhưng..."châm" quá! Sực nhớ mấy bà làm ở shop may hay tán gẫu với nhau về nghề nails, anh bàn với chị:
- Em à, hay là mình đi học nails. Anh nghe nói nghề này học nhanh mà kiếm tiền cũng nhanh...
Anh định nói là chị đi học nghề này thì hợp hơn, nhưng thấy chị yếu quá lại có vẻ... "con nai vàng ngơ ngác", anh nói luôn:
- Anh sẽ đi học nails, nghe! Anh tin là anh học được, anh sẽ ráng...
Chị mạnh miệng nói vô:
- Ừ... Anh đi học đi! Em ở nhà lo cho hai đứa nhỏ và cơm nước. Ráng nghe anh, chẳng có ai... ráng giùm cho mình đâu!
Thế là anh dọ hỏi địa chỉ rồi lật bản đồ tìm đường đến trường nails. Một buổi sáng nọ, anh để xe đạp ở nhà cho chị dùng khi cần, anh hăng hái đi bộ đến trường nail. Anh đi một block lại chạy một block, theo cách đi của hướng đạo ấy mà -- vì trước kia anh là hướng đạo sinh.
Ơ, mà sao đường đến trường hun hút thế! Sợ lạc, gặp ai anh cũng chìa miếng giấy có ghi tên trường ra hỏi, nhưng ai cũng trả lời: "Sorry, I don t know!". Mãi rồi cũng đến nơi, tính ra khoảng hai tiếng đồng hồ. Anh thở dốc, mồ hôi ướt đẫm cả áo, anh ngồi nghỉ một lát ở phòng khách. Tò mò, anh đảo mắt nhìn lớp học. Ối dào...! Nữ nhiều hơn nam, đa số là mấy cô tre trẻ không hà! Mà lúc đó anh cũng xấp xỉ “năm bó" rồi và phải mang kính lão. Anh nghĩ là mình đã qua cái tuổi học nails; nhưng thây kệ, đã đến nước này rồi thì... "tới luôn!".
Giám đốc nhà trường khuyên là ở tuổi anh nên học lớp Tóc - Nails, lợi hơn. Ừ...Tóc - Nails...thì...Tóc - Nails! Thế là anh điền đơn, đóng một phần tiền, nhận kit và bắt đầu buổi học đầu tiên tại một station với vài ba cái đầu tóc giả. Với cái giọng cưng cứng lơ lớ, cô giáo trẻ măng giảng bài bằng tiếng Việt xen lẫn tiếng Mỹ "đề huề" với nhau, anh nghe muốn...bùng lỗ tai. Cô chỉ cách chải-rẽ-cuốn-cắt từng lọn tóc một cách nhuần nhuyễn và thoăn thoắt, an nhìn muốn... chóng mặt. Rồi cô hạ giọng trong trẻo:
- Chú hiểu chưa, chú có...catch up không?
- Thưa cô...chưa! Nhờ cô lập lại...chầm chậm cho!
Rồi cô chịu khó giảng lại tỉ mỉ vì cảm thấy anh... "chậm tiêu" quá. Cô chỉ lại chậm rãi từng động tác thực tập trên đầu tóc giả. Và, anh đã hiểu chút chút.
- Giờ thì chú...catch up rồi phải không! Easy money...mà! Chú...do it yourself đi! Cháu qua station kia giảng tiếp. I ll be back!
Anh chưa kịp nói tiếng nào thì cô đã băng qua station khác rồi. Còn lại mình anh với cái đầu tóc giả có đôi môi đỏ chót cong cớn như thách thức anh. Anh chăm chỉ chải-chải-rẽ-rẽ như anh đang tập đồ tập viết ở lớp mẫu giáo thuở ngày xưa còn bé.
Giờ ăn trưa, anh ăn qua loa rồi ra bãi đậu xe nhìn trời nhìn mây, không phải để làm thơ đâu, mà là để thấy thấm thía rằng mình đang lạc lỏng ở cái xứ... Tạp Chủng Quốc "ai nói nấy nghe" này. Anh lẩm bẩm: "Mình phải đi học I-Ếch-Eo mới được!". Chợt có một ông trạc tuổi anh đến gợi chuyện:
- Xin lỗi, anh qua diện H.O phải không?
- Dạ phải...! Ủa... mà sao anh biết?
Ông bạn nheo mắt cười "sành đời ":
- Ối...nhìn... màu da...biết liền, anh ơi! Tui cũng dzậy!
Anh cười theo:
- Hì...hì...! Anh giỏi thiệt...! À, anh học lớp gì, bao lâu rồi?
- Tui học Tóc - Nails, gần ba tháng rồi.
- Có khó không anh?
- Trước khó, sau...quen, anh à! Nè, tui góp ý với anh như thế này!
- Dà..., mong anh giúp cho!
- Theo kinh nghiệm mấy người học trước tui thì, cánh đàn ông mình học xong khó tìm chỗ làm lắm.
Anh chớp mắt:
- Dzậy hả?
- Ờ...Tốt hơn hết, như tui đây, nói bà xã đi học trước. Có bằng, bã đi làm trước. Có đồng dzô đồng ra rồi thì đến lượt mình học sau, hay hơn.
- Ồ...phải quá! Nhưng tui đã đóng học phí rồi, mình đổi ý được không?
- Được chớ sao không! Ở Mỹ mà, anh chưa biết thôi, hàng mua rồi dzẫn có thể đổi hoặc trả lại được nếu mình còn giữ rì-xíp.
- Dzậy sao!
- Thiệt đó! Lát nữa anh dzô dzăn phòng xin đổi như ý tui nói đó!
- Cám ơn anh! Cám ơn anh nhiều lắm!
- Không có chi! Gu...út lất!
Vào văn phòng, anh "ca bài con cá...", xin đổi được cái rụp.
Và, cũng theo cách đi của hướng đạo, anh về nhà với hai bàn chân dộp da, gót chân bị trầy, rát lắm vì nay mới có dịp mang giày da, lại vừa đi vừa chạy đường xa. Thấy mặt mũi anh bơ phờ, chị lo lắm, hỏi anh có sao không. Chị nói anh nghỉ ngơi đi, chuyện đâu còn có đó, đừng lo quá mà sinh bệnh, rồi chẳng làm được gì. Tắm táp, cơm nước xong, Cu Anh và Gái Em coi phim hoạt hình ở phòng khách, hai anh em cười nắc nẻ dù chẳng hiểu gì. Mà cái xứ này ngộ thiệt, từ em bé tới em lớn, từ em lớn tới cụ ông cụ bà, ai ai cũng thích dán mắt vào cái màn hình cả, vì chương trình ti-vi thì luôn có đủ các tiết mục hấp dẫn cho nam phụ lão ấu. Nếu chán, thì có video phim bộ Hồng Kông thứ thiệt (chứ không phải Hồng Kông... bên hông Chợ Lớn đâu). Khi nào sắp nhỏ không coi ti-vi thì anh coi, dù nghe không kịp và hiểu không kịp, anh cũng vẫn mở, gọi là để luyện...lỗ nhĩ đó mà! Giờ thì anh chị thủ cái ra-dô đài tiếng Việt. Nào tin tức, quảng cáo, nào talkshow, cải lương, tân nhạc...cũng rôm rả xôm tụ lắm! Chị đang mê mẫn cái mục talkshow vì nó na ná như cái mục "Gỡ rối tơ lòng" của Bà Tùng Long xưa kia. Anh "lịch sự" chờ đến khi hết talkshow này anh mới lên tiếng. Anh thuật lại diễn tiến của buổi đi học sáng nay, dĩ nhiên là không quên nói đến cái chuyện "đổi ý" nọ. Thật không ngờ, chị bằng lòng ngay. Anh mừng lắm! Đến lượt anh mạnh miệng nói vô:
- Ừ... Em đi học đi! Anh ở nhà lo cho hai đứa nhỏ và cơm nước. Ráng nghe em, chẳng có ai... ráng giùm cho mình đâu!
Chị nguýt một tiếng, sắc gọn:
- Hứ...! Anh trả đũa em... hả! "Gậy em đập lưng em"... hả!
Vậy là từ giờ anh trở lại làm... Mr. Mom. Có sao đâu!
Sáng hôm sau, sau khi đưa Cu Anh đến trường và gởi Gái Em cho chị chủ nhà, anh mượn thêm một chiếc xe đạp, mỗi người một chiếc, anh trước chị sau nhắm hướng trường nail, trực chỉ…
Mỗi chiều, khi chị đi học về thì việc nhà đâu đã vào đó. Anh lấy xe đi học ESL. Lớp học khoảng hai mươi lăm người, chỉ mỗi mình anh là người Việt. Anh nghe thầy cô và bạn học nói như nghe... nhạc ngoại quốc, vui lắm! Nói vậy chớ anh thấy mình cũng có tiến bộ chút chút. Anh dạn nói và chịu khó nghe hơn. Anh cũng đã thi đậu phần viết của bằng lái xe, thứ bảy chủ nhật hằng tuần thì anh học lái. Ông thầy dạy lái phán rằng các thói quen lái xe ở Việt Nam phải bỏ, dứt khoát bỏ, nghe hông! Đến ngày thi lấy bằng lái, có một chuyện vui vui đáng nhớ như thế này. Ông thầy dắt hai người, một gìa một trẻ đi thi. Ổng nói với một trẻ: "Hôm nay, anh đậu!", rồi nói với một già, tức là anh: "Đợt sau, anh đậu!". Nhưng..., trời à, kết quả thì ngược lại! Ông thầy đắng miệng, vò đầu bứt tai. "Ối...! Học tài thi phận mà!" -- anh nói cho ổng bớt... đắng miệng và cũng để vuốt... buồn cho một trẻ kia. Tháng sau, nhờ người quen hỏi giùm, anh mua được chiếc xe đời … “Cô Lựu” –- cũng chẳng sao, cũ người mới ta, có “chân đi” là tốt rồi! Hồi học lái, vì anh lớn tuổi nên ông thầy đâu dám chỉ anh chạy freeway. Có bằng rồi, sau khi quen chạy “lô cồ“, anh mím môi nín thở rồi…tự lên freeway. Ở những giây phút đầu tiên này anh nghe rất nhiều tiếng còi xe kêu inh ỏi. Tự lên nhiều lần như thế anh không còn phải mím môi nín thở nữa và cũng chẳng còn nghe những tiếng còi inh ỏi đó nữa.
Thấm thoát cũng sắp đến ngày chị đi thi nails. Cái này mới khó đây vì phải thi lý thuyết bằng tiếng Mỹ. Để chị đỡ vất vả và khỏi nản lòng, anh cùng học bài với chị; học ngày học đêm. Anh nghĩ, chỉ có cách là học nhớ mặt chữ thì mới dễ… tô vào ô đúng mà thôi. Anh chị cũng tập lui tập tới nhiều lần phần thi thực hành cho thật nhuyễn.Trời thương, chị thi đậu. Anh chị mừng quá, mừng muốn rơi nước mắt! Bây giờ thì đổi phiên, anh học nails, chị học ESL. Thời gian sau, nhờ bạn giới thiệu, chị có chỗ làm lại được cô chủ tiệm đón đi đưa về, thế là chị chia tay lớp ESL. Chị đã có nghề. Có nghề rồi, chị học lái xe. Mới đầu, chị khớp lắm. Về sau, dạn dĩ dần. Rồi chị thi đậu lái xe cái một. Phần chị vậy là yên rồi. Khi chị đi làm thì anh xin đổi học nails vào cuối tuần, vì anh cần phải làm… Mr. Mom nữa.
Nhờ chị học trước chỉ lại và cũng nhờ anh đã cùng học bài với chị trước kia nên việc học nails của anh thật thuận buồm xuôi mái. Cuối khóa, anh thi đậu, lấy được bằng nails. Anh chị mừng lắm, lại cũng mừng muốn rơi nước mắt! Anh hí hửng vác cái lai-xân hiên ngang đến mấy tiệm nails xin vào làm. Nhìn “diện mạo” của anh, chủ tiệm nào cũng “lịch sự” xin anh số phone để khi cần sẽ gọi. Nhưng, sẽ…vẫn là…sẽ! May sao, ít tháng sau, cô chủ tiệm của chị thông cảm nhận anh vào làm cuối tuần. Thế là anh chị lao đi làm. Chị, full-time và anh, part-time.
Anh biết, với cái tuổi của mình thì khó mà làm nails lâu dài được; nên mỗi tuần hai đêm anh học lớp sửa xe hơi ở trường dạy nghề giành cho người lớn. Vì kém tiếng Mỹ, chừng hai tháng thì anh bỏ lớp. Biết phận mình, anh lại học tiếp ESL. Và theo “chiến thuật lấy ngắn nuôi dài”, anh vẫn làm nails, part-time. Năm sau, anh học lớp lắp ráp điện tử; xong, anh học tiếp lớp vỡ lòng computer rồi lớp sơ cấp kế toán. Được mấy cái certificates để làm “bùa” rồi thì cũng kịp lúc có người bạn giới thiệu anh vào làm ở một hãng điện tử. Làm miết từ đó đến nay. Phần anh vậy là cũng yên rồi.
o O o
Sau năm năm kể từ cái ngày quýnh quáng kia, anh chị thi đậu quốc tịch Mỹ. Anh chị thầm cám ơn cái ráng của mình. Đúng là, chẳng có ai… ráng giùm cho mình đâu!
Anh cũng mừng vì sắp nhỏ nữa! Anh chị còn an tâm và có niềm vui là hai đứa con biết nghe lời mình, chăm học và học hành cũng ra gì lắm. Năm nay, Cu Anh lên năm thứ Nhất đại học, Gái Em thì học lớp Tám. Lại thêm, hai đứa nói tiếng Việt khá sõi, ấy là cũng nhờ cuối tuần đến chùa học Việt ngữ. Ở nhà thì nói tiếng Việt với nhau, thỉnh thoảng coi phim bộ lồng tiếng Việt.
Năm rồi, anh và Cu Anh về nước để mừng thượng thọ ba anh tám mươi tuổi. Gái Em theo má ra sân bay đưa tiễn, giọng thỏ thẻ:
- Chúc…Ba và anh Cu Anh … thượng lộ bình an!
Anh lưu luyến ôm Gái Em vào lòng:
- Cám ơn con!
Trong bữa tiệc Mừng Thượng Thọ, Cu Anh cầm nhánh hoa, khoanh tay lễ phép thưa:
- Dạ, cháu kính chúc Nội … phước như Đông Hải, thọ tỷ Nam Sơn!
Nội sướng quá xoa đầu cháu. Giọng lạc đi trong nước mắt hạnh phúc, ông khen:
- Giỏi quá! Cháu học câu này ở đâu dậy?
Cu Anh thật thà thưa:
- Dạ, cháu học ở … phim bộ.
Cả nhà cười ầm lên. Nội mắng yêu:
- Cha mày …! Mày giỏi hơn cha mày nhiều!
Rồi hun tới tấp lên mặt thằng cháu cưng cao hơn ông và ba nó một cái đầu.
o O o
“Anh mừng là mừng như vậy đó, em ơi!”.

Lê Huy
(Los Angeles)
  Forum: TRUYỆN NGẮN · Post Preview: #163515 · Replies: 0 · Views: 2,370

AnAn
Posted on: Apr 19 2020, 12:12 PM


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 6,737
Joined: 12-November 08
Member No.: 702



Phong thủy tốt nhất đời người là gì?


Triệu Tử Hào làm ăn kinh doanh rất phát đạt. Anh quyết định mua một mảnh đất rộng ở ngoại ô, xây một biệt thự, bên trong có vườn, ao cá rất đẹp.

Sau nhà còn có một cây vải cổ thụ trăm tuổi. Sở dĩ vì nhắm đến cây vải mà Triệu mới mua mảnh đất này vì vợ anh thích ăn vải.

Khi sửa sang nhà cửa, bạn bè khuyên anh tìm một thầy phong thủy về xem giúp để tránh phạm phải những điều kiêng kỵ.

Triệu tự lái xe đến Hồng Kông mời một đại sư họ Tào, đã có hơn 30 năm kinh nghiệm, rất có tiếng trong giới phong thủy.

Triệu lái xe đưa thầy phong thủy về biệt thự nhà mình.

Trên đường đi, gặp bất cứ xe nào muốn vượt, anh đều nhường.

Vị đại sư cười nói: "Ông chủ Triệu lái xe thật chậm rãi."

Triệu đáp: "Những người vượt phần lớn đều là đang có chuyện gấp, không nên cản trở, làm mất thời gian của họ"

Xe về đến thị trấn, một đứa trẻ đang vừa cười vừa từ trong ngõ nhỏ chạy thẳng ra đường.

Triệu vội phanh xe tránh, đứa trẻ cười tít mắt chạy qua, anh vẫn chưa đi tiếp mà ngó vào trong ngõ, dường như đang đợi điều gì. Một lát sau, lại có một đứa trẻ khác chạy ra, đuổi theo đứa trẻ lúc trước đã đi khá xa.

Tào hỏi: "Sao anh biết phía sau vẫn còn một đứa trẻ nữa?"

Triệu: "Trẻ nhỏ đều thích chơi trò đuổi bắt, nếu chỉ chơi một mình, đứa trẻ chẳng thể cười vui như thế được."

Vị đại sư giơ ngón tay cái ra trước mặt khách hàng của mình, tỏ ý tán dương: "Có tâm".

Đến biệt thự, vừa xuống xe, vài con chim bất giác bay từ sân sau ra phía trước. Nhìn thấy vậy, Triệu liền dừng xe trước cổng và nói với Tào: “Phiền đại sự đợi ở đây một lát"

"Có chuyện gì vậy?" – Tào lại một lần nữa ngạc nhiên.

"Sau vườn chắc chắn là có trẻ con đang hái trộm vải, bây giờ mà chúng ta vào, chúng sẽ hoảng sợ, không may rơi từ trên cây xuống đất sẽ rất nguy hiểm", Triệu cười đáp.

Tào trầm ngâm giây lát, nói: "Phong thủy nhà anh không cần phải xem nữa."

Lần này, đến lượt Triệu ngạc nhiên: "Đại sư, sao ông lại nói như vậy?", "Những nơi có anh ở đều là những nơi có phong thủy tốt cả rồi" - Tào đại sư đáp.

NHÂN KIỆT ĐỊA LINH, PHONG THỦY TỐT NHẤT ĐỜI

NGƯỜI CHÍNH LÀ TÂM CỦA MỖI NGƯỜI.

Con người nếu có tâm, có phúc, sống tại nơi có phong thủy xấu rồi cũng sẽ có ngày chuyển thành đẹp. Ngược lại, nếu sống tại nơi có thế phong thủy đẹp, thế đó rồi cũng sẽ tự bị phá vỡ.

Không phải cứ ở nơi có phong thủy tốt, cuộc sống của chúng ta khắc sẽ thuận lợi viên mãn. Phong thủy tốt hay xấu phụ thuộc vào tấm lòng, vào tâm đức, phúc phận của con người.

Chúng ta cần không ngừng tu dưỡng mỗi ngày.

Tu dưỡng để sống thiện lương, tu dưỡng để sống hiếu thuận, đặt mình ở vị trí thấp hơn người khác để thấu hiểu, bao dung và cảm thông, tu dưỡng để biết đủ, hài lòng với những gì mình có, không tham sân si, không oán trách, thuận theo lẽ tự nhiên...

Bất cứ ai, một khi trong lòng đã tiếp nhận niềm vui, an lạc của người khác, biết nghĩ cho người khác thì người có lợi, không chỉ là người khác mà còn bao gồm cả bản thân chúng ta.


Sưu tầm
  Forum: NGHỆ THUẬT SỐNG - TÂM LÝ HỌC · Post Preview: #163513 · Replies: 0 · Views: 1,970

AnAn
Posted on: Apr 19 2020, 12:12 PM


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 6,737
Joined: 12-November 08
Member No.: 702



Trên đời liệu có Phật chăng?


Một bác thợ hớt tóc vừa đưa một đường kéo điêu luyện tỉa chỏm tóc lòa xòa trước trán khách hàng vừa phán một câu chắc nịch:

- Làm gì có ông Phật trên đời...

Người khách hỏi:

- Tại sao bác nói thế?

Bác thợ nói luôn một mạch:

- Thì bác cứ ra phố mà xem. Nhiều trẻ em phải lang thang kiếm sống. Lắm người già yếu còn phải còng lưng dầm mưa dãi nắng bán rong. Bao kẻ không nhà đêm đêm vẫn mượn vỉa hè nằm co ro lăn lóc. Chưa kể là vào các bệnh viện nào cũng thấy chen chúc và đầy dẫy nghịch cảnh đau lòng... Nếu quả thật trên đời này có một ông Phật từ bi luôn thương xót chúng sinh, thì cớ sao những mảnh đời khổ ải đó lại không được Ngài cứu vớt?

Ông khách làm thinh.

Khi trả tiền xong, người khách bước ra khỏi tiệm hớt tóc và bắt gặp bên kia đường một người râu tóc lùm xùm, thậm thượt, rõ là đã lâu ngày không hớt không cạo. Khách liền quay trở vào tiệm nói lớn:

- Bác thấy đó, trên đời này làm gì có thợ hớt tóc!

Bác thợ sửng sốt:

- Bác nói vậy mà nghe được à! Thế tôi là ai? Ai vừa mới hớt tóc cho bác ở đây?

Ông khách kéo bác thợ cắt tóc ra cửa, chỉ sang bên kia đường:

- Đấy! Thợ hớt tóc không hề có, vì nếu có thì người kia đã không phải để râu tóc lùm xùm, thậm thượt như vậy.

- Sai bét! Thợ hớt tóc vẫn luôn có, nhưng tay đó không chịu bước vào tiệm thì dẫu có đông có nhiều chăng nữa, thợ hớt tóc cũng đành bó tay.

Người khách mỉm cười:

- Chính xác! Đức Phật cũng vậy mà thôi. Ngài luôn luôn đưa tay ra chờ đợi chúng ta, nhưng chúng ta không chịu tìm đến mà nắm lấy tay Ngài. Chúng ta luôn kiêu ngạo với cái 'Tôi' ảo tưởng của mình. Đó là nguyên do sâu xa của mọi nỗi đau khổ trên thế gian này!”

Sưu tầm
  Forum: PHẬT GIÁO · Post Preview: #163511 · Replies: 0 · Views: 3,034

AnAn
Posted on: Apr 19 2020, 11:56 AM


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 6,737
Joined: 12-November 08
Member No.: 702



ăn cơm một mình


Nhiều năm sau khi ông ngoại bạn qua đời, bạn bỗng hay mơ ước mình có cỗ máy thời gian trong một bộ phim hoạt hình trẻ nít, để quay lại ăn… cơm với ông.

Trong cái quá khứ có nhiều thứ đáng phải chỉnh sửa, bạn muốn làm chuyện đó trước tiên với những bữa cơm mà ông ngoại bạn phải lủi thủi ăn một mình, thức ăn nguội lạnh vì bạn dọn sẵn từ sớm để ra vườn cho khỏi vướng. Một kiểu ngược đãi hồn nhiên. Năm đó bạn mười sáu, hoặc nhỏ hơn như bạn vẫn thường ao ước, để chống chế ừ thì lúc đó mình còn non dại.

Chắc bạn cũng bực mình bực mẩy khi bỏ học về nhà ở hủ hỉ với ông già, chắc bạn cũng mặt mũi chù ụ khi lo cơm nước giặt giũ… Và khi nghe tiếng đũa khua bời rời sau vách bạn - mười - sáu - tuổi đã không mảy may chạnh lòng, chỉ nghĩ trời đất ơi mình lu bu công chuyện quá, làm cho xong đã… Lúc đó bạn vẫn ở quanh nhà, bên hè hay sau sàn nước nghe tiếng đũa chạm rời rã trên miệng chén biết đã già buổi sáng rồi. Lúc đó bạn không biết mình vừa nghe được âm thanh được xếp vào những âm thanh buồn nhất cuộc đời.

Cái chỗ khuyết bên vách nồi cơm sau bữa ăn của ông ngoại cũng vì vắng, mà cạn hều. Khi ông qua đời, bạn có đôi khi nghĩ rằng bạn đã để mất ông ngay từ những bữa cơm ông phải trợn trạo nhai trong hiu quạnh.
Ăn cơm một mình không phải là dễ chịu lắm. Bạn chỉ thấy rõ ràng điều đó khi dì Chín bán bánh bò lấy chồng ở tuổi bốn mươi, ở cái tuổi gặp một ông coi bộ tử tế là lấy ngay kẻo không kịp. Chín nói, để khỏi ăn cơm một mình. Hẳn phải có những lý do ấy ấy khác cho việc lấy chồng, nhưng cái cớ Chín đưa ra không cãi được. Chín chấp nhận trả giá cho việc đó bằng cách phải tần tảo gấp đôi để mua rượu cho ông chồng mới. Một bữa đi chợ bạn hỏi Chín có đáng không, bà chỉ cười ngời ngợi, trả lời trớt quớt, ổng rượu ghiền nhưng nhậu ở nhà không hà, cũng đỡ...

Mỗi lần sắp đi xa áy náy cảnh nhà bạn bèn lọ mọ nấu nồi khổ qua dồn thịt, cá đối kho mía… để sẵn trong tủ lạnh, người ta chỉ cần hâm lại tí là có cơm ăn. Lúc về thấy mọi thứ còn nguyên. Người ta nói ra tiệm ăn vui hơn. Bạn nhớ tới ông ngoại ứa nước mắt muộn màng.

Cuối mùa xuân bạn đi Đông Bắc Việt, một mình, kiểu trải nghiệm quái đản mà bạn từng ao ước. Thì đây, một mình, hưởng thụ đi, bầy đàn miết rồi... Bạn tha hồ nói chuyện với đá, âu yếm đàn bò và thả rong suy nghĩ trong những đám sương dày, nói chung là sướng. Chỉ mỗi một lần sập tối, quán ăn phố núi ngủ sớm, năn nỉ ỉ ôi mới mua được chút cơm cháy đáy nồi với trứng (tự) chiên. Chủ quán lầm lì bỏ đi rửa chén, ngồi mình mình với chỏng chơ bàn ghế, muỗng xước vào đáy dĩa mà nghe như xước trong lòng những âm thanh rởn óc. Nhớ ngay lập tức như ớt xát lên mấy vết đó, giờ này mấy đứa nhỏ với người ta không biết đã ăn xong chưa, trời ơi nhớ cái mâm cơm nhà mình lộn xộn ngổn ngang, khi thì nước đổ khi thì canh rơi rớt, trẻ con nhốn nháo đứa đòi món này đứa réo món kia. Gói trong chữ ẤM vẫn thấy thò bồi hồi ra một khúc.

Chủ quán ngó nửa dĩa cơm bỏ lại, hỏi sao bảo thích cơm cháy lắm mà. Bạn thưa thích lắm. Hồi nhỏ lên mâm là đào lấy cơm cháy, lúc hãy còn nóng giòn. Má sẽ rưới lên chén cơm ít nước cá kho, vài cái tóp mở còng queo beo béo. Má không bao giờ để bạn vừa ăn vừa hát, hoặc chỏi tay lên cằm, hoặc còng lưng xuống hoặc làm rơi rớt mấy hột cơm… Nhưng đó là những bữa cơm cháy cả nhà quây quần sau một ngày làm lụng tan tác, không phải một mình trên đất lạ và bạn một mình mếu máo nhai như trong miệng có nắm dăm bào.

Bạn từng thấy có nhà tới bữa cơm phải chờ nhau đông đủ. Cũng có nhà ai đói nấy ăn, cho tùy nghi, cho người đi về muộn khỏi mang cảm giác nặng nề. Nhưng mỗi lần ông ngoại từ ký ức chống gậy về, và bữa cơm trên cao nguyên đá, và người đàn bà bưng bánh tiêu bánh bò qua nhà hớn hở cầm trên tay chai rượu, và tuổi tác chất chồng và đôi lúc thấy mình dường như đi lạc trên đời… đã làm bạn nghiêng về phía mâm cơm náo động. Để tròng trành cho lắm cũng muốn níu lấy mà về kịp hẹn.

Ăn cơm một mình nghe vẳng lại tiếng mình thấy chỉ bóng mình cũng không phải dễ chịu lắm. Ừ.

Nguyễn Ngọc Tư
  Forum: TÙY BÚT · Post Preview: #163514 · Replies: 0 · Views: 2,557

AnAn
Posted on: Apr 19 2020, 11:56 AM


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 6,737
Joined: 12-November 08
Member No.: 702



Mỗi người tự quyết định giá trị cuộc sống của mình


Có một chú tiểu khá thông minh, chú luôn đặt những câu hỏi xung quanh cuộc sống. Một ngày nọ, chú hỏi sư thầy của mình:

- Thưa thầy, giá trị cuộc sống của một con người là gì ạ? Con hỏi vậy vì thường ngày thấy mọi người lên chùa đều cầu mong cuộc sống có giá trị.

Người thầy đi vào phòng rồi mang ra cho chú tiểu một hòn đá xấu xí và bảo:

- Con hãy mang hòn đá này ra chợ bán và hãy nhớ là dù có ai mua thì cũng không được bán và mang về cho ta.

- Tại sao lại phải vậy thưa sư phụ?

- Nếu con muốn biết giá trị cuộc sống là gì thì hãy làm như ta bảo.

Vì sự tò mò nên chú tiểu đã làm theo. Chú mang hòn đá ra chợ ngồi bán và trong suy nghĩ thì không hiểu tại sao nó lại liên quan đến giá trị của cuộc sống.

Chú ngồi bán hòn đá ở chợ cả ngày mà không hề có ai hỏi, mọi người còn thấy làm kỳ lạ không hiểu tại sao chú lại ngồi bán một hòn đá xấu xí mà không có giá trị gì. Ngồi cả một ngày, một người bán rong thấy vậy thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá 1 đồng. Chú tiểu nhớ lời sư phụ dặn dù bất kỳ ai hỏi mua cũng không được bán. Mang hòn đá về, chú hỏi sư phụ:

- Hòn đá này có gì đặc biệt mà thầy lại bảo con mang bán. Cũng may đã có người hỏi mua với giá 1 đồng. Vậy giá trị cuộc sống là gì thưa thầy?

Sư thầy cười và nói:

- Tốt lắm, ngày mai con hãy mang hòn đá vào cửa hàng bán vàng và bán cho chủ cửa hàng vàng, nhớ là dù chủ cửa hàng vàng có mua thì cũng không được bán, rồi còn sẽ hiểu thế nào là giá trị cuộc sống.

Vì tò mò, chú tiểu lại làm theo lời sư thầy. Hôm sau, chú mang hòn đá đi vào một cửa hàng vàng, vừa đi vừa nghĩ, tại sao sư phụ lại bảo mình mang hòn đá này vào bán trong cửa hàng vàng trong khi cả ngày qua chú ngồi ngoài chợ bán mà không ai mua, dù mua cũng không đáng giá. Dù rất ái ngại nhưng vì tò mò nên chú quyết định làm theo lời sư phụ.

Và thật bất ngờ, khi chú mang vào bán trong một cửa hàng vàng, chủ tiệm đã trả giá hòn đá là 500 đồng. Rất bất ngờ vì một hòn đá qua một ngày từ chỗ bán không ai mua giờ lại có giá như vậy, nhớ lời sư phụ dặn chú tiểu đã không bán và mang về.

Chú vội vàng hỏi tại sao lại như vậy và giá trị cuộc sống là gì mà tại sao một hòn đá từ không giá trị qua một ngày lại có giá trị rất lớn như vậy.

Sư phụ cười và nói:

- Nếu con muốn hiểu giá trị cuộc sống là gì thì ngày mai con hãy mang hòn đá này tới một tiệm đồ cổ và bán, nhớ là dù với bất kỳ giá nào thì con cũng không được bán và mang về cho ta. Con sẽ hiểu giá trị cuộc sống là gì.

Chú tiểu càng tò mò hơn. Hôm sau, chú mang hòn đá tới một tiệm đồ cổ. Sau một hồi xem xét thì chú tiểu vô cùng ngạc nhiên khi chủ hiệu trả giá hòn đá là cả gia sản hiện có. Chú nhất quyết không bán và vội về kể lại với sư phụ:

- Vậy hòn đá này là gì, mà từ một thứ không giá trị không ai mua giờ nó có giá cả một gia tài.

- Đó chính là giá trị cuộc sống - Sư thầy nói.

Bài học đạo lý

Giá trị cuộc sống của mỗi con người đều do chính chúng ta quyết định, cũng giống như chú tiểu do dự khi mang một hòn đá không có giá đi bán. Giá trị cuộc sống là do chính chúng ta tạo dựng và đặt ra. Vậy hãy tự đặt mình vào nơi mà mọi người hiểu ta và đó là nơi giá trị sống được tôn trọng.

Cuộc sống ở trong tất cả mọi sự việc, từ những điều to lớn cho đến điều đơn giản, thậm chí là ở trong những điều mà chúng ta không hề quan tâm đến. Cuộc sống luôn "nói chuyện" với chúng ta thông qua những điều giản dị nhất và không ngờ đến nhất. Đừng bỏ lỡ bất kỳ khoảnh khắc nào trong cuộc sống của bạn!
  Forum: PHẬT GIÁO · Post Preview: #163512 · Replies: 0 · Views: 1,453

AnAn
Posted on: Apr 19 2020, 11:56 AM


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 6,737
Joined: 12-November 08
Member No.: 702



Hòn Than Nguội


Tại một ngôi làng nhỏ, có một vị giáo sư thường đến nói chuyện về cuộc sống, về cộng đồng vào mỗi ngày Chủ nhật. Ngoài ra, ông còn tổ chức nhiều hoạt động cho những cô cậu bé trong làng cùng chơi.

Nhưng đến một ngày Chủ nhật nọ, một cậu bé vốn rất chăm đến nghe nói chuyện bỗng nhiên không đến nữa. Nghe nói cậu không muốn nghe những bài nói chuyện và cũng chẳng muốn chơi với những cô cậu bé khác nữa.

Sau hai tuần, vị giáo sư quyết định đến thăm nhà cậu bé. Cậu bé đang ở nhà một mình, ngồi trước bếp lửa. Đoán được lý do chuyến viếng thăm, cậu bé mời vị giáo sư vào nhà và lấy cho ông một chiếc ghế ngồi bên bếp lửa cho ấm.

Vị giáo sư ngồi xuống nhưng vẫn không nói gì. Trong im lặng, hai người cùng ngồi nhìn những ngọn lửa nhảy múa.

Sau vài phút, vị giáo sư lấy cái kẹp, cẩn thận nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt riêng nó sang bên cạnh lò sưởi.

Rồi ông ngồi lại xuống ghế, vẫn im lặng. Cậu bé cũng im lặng quan sát mọi việc.

Cục than đơn lẻ cháy nhỏ dần, cuối cùng cháy thêm được một vài giây nữa rồi tắt hẳn, không còn đốm lửa nào nữa. Nó trở nên lạnh lẽo và không còn sức sống.

Vị giáo sư nhìn đồng hồ và nhận ra đã đến giờ ông phải đến thăm một người khác. Ông chậm rãi đứng dậy, nhặt cục than lạnh lẽo và đặt lại vào giữa bếp lửa. Ngay lập tức, nó lại bắt đầu cháy, tỏa sáng một lần nữa với ánh sáng và hơi ấm của những cục than xung quanh nó.

Khi vị giáo sư đi ra cửa, cậu bé nắm tay ông và nói:

– Cảm ơn ông đã đến thăm và đặc biệt cảm ơn bài nói chuyện của ông. Tuần sau cháu sẽ lại đến chỗ ông cùng mọi người.


Happylife


  Forum: CÔNG GIÁO · Post Preview: #163509 · Replies: 0 · Views: 2,426

AnAn
Posted on: Mar 19 2020, 03:49 PM


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 6,737
Joined: 12-November 08
Member No.: 702



Nữ danh ca Thái Thanh qua đời, hưởng thọ 86 tuổi


Gia đình của nhạc sĩ Phạm Duy đã thông báo danh ca Thái Thanh, người được mệnh danh là “Tiếng hát vượt thời gian”, đã qua đời tại Mỹ vào lúc 11 giờ 20 ngày 17-3 (giờ địa phương). Hưởng thọ 86 tuổi.

Bà tên thật Phạm Thị Băng Thanh, sinh ngày 5-8-1934 tại Hà Nội. Bà được xem là một trong những giọng ca tiêu biểu nhất của tân nhạc Việt Nam. Bà đi hát và thành công từ năm 14 tuổi trong vùng kháng chiến chống Pháp, nổi tiếng cùng ban hợp ca Thăng Long của gia đình, trước khi chính thức lấy nghệ danh Thái Thanh từ thập niên 1950.

Bà được giới chuyên môn đánh giá là “Đệ Nhất danh ca” của dòng nhạc tiền chiến và dòng nhạc tình ca lãng mạn qua việc gắn liền với nhiều nhạc phẩm của nhạc sĩ Phạm Duy.

Bà không theo học một lớp nhạc chuyên nghiệp nào, chỉ tự luyện giọng từ nhỏ theo các lối hát dân ca và các sách nhạc tiếng Pháp, về sau đã tạo ra một trường phái riêng hòa trộn giữa tính chất opera tây phương và dân nhạc Việt Nam.

Bà sang Mỹ định cư cùng gia đình năm 1985, tham gia biểu diễn phục vụ khán giả kiều bào tại Mỹ cho đến năm 2002 thì giải nghệ.

Cha của bà là ông Phạm Đình Phụng, có 2 vợ, vợ trước sinh ra Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm, vợ sau sinh ra Phạm Thị Quang Thái (ca sĩ Thái Hằng), nhạc sĩ Phạm Đình Chương và bà – nữ danh ca Thái Thanh.

Năm 2000, bà bị tai biến mạch máu não phải nhập viện cấp cứu. Năm 2005, gia đình đã tổ chức một đêm nhạc thính phòng mang tên “Vinh danh Thái Thanh, tiếng hát vượt thời gian” tại Montreal – Canada với sự tham gia của Thái Thanh cùng nhiều ca sĩ nổi tiếng của thế hệ sau như: Tuấn Ngọc, Ý Lan, Trần Thu Hà…

Sự ra đi của bà đã để lại nhiều thương tiếc cho các ca sĩ, nghệ sĩ đồng nghiệp thuộc nhiều thế hệ bởi bà là tấm gương sáng trong lao động nghệ thuật. Khán thính giả yêu mến tiếng hát của bà cũng bày tỏ sự thương tiếc, vì nhắc đến bà không thể quên các ca khúc: “Ngày xưa Hoàng Thị”, “Nghìn trùng xa cách”, “Áo anh sứt chỉ đường tà”, “Làng tôi”…

Thanh Hiệp




  Forum: FEMALE, MALE SINGERS · Post Preview: #163351 · Replies: 0 · Views: 4,209

AnAn
Posted on: Nov 16 2019, 02:57 PM


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 6,737
Joined: 12-November 08
Member No.: 702



Viên đạn 20 năm mới trúng đích


Năm 1893, bạn gái của Henry Ziegland tự sát khi anh chàng này tuyên bố cắt đứt quan hệ. Quá đau lòng trước cái chết của em gái, anh trai cô tìm đến Henry và định kết liễu bằng một phát đạn trước khi tự sát.

Nhưng Henry may mắn thoát chết vì viên đạn bắn ra chỉ bay sượt qua mặt anh rồi cắm vào thân cây đằng sau.

20 năm sau, Henry đốn hạ cái cây mà viên đạn vẫn còn găm trong đó. Nhưng do phần thân cây quá kiên cố, anh ta quyết định dồn thuốc nổ vào gốc cây để kích nổ.

Sau đó, sức ép từ vụ nổ khiến viên đạn văng ra ngoài, xuyên vào đầu Henry và cướp đi sinh mạng của anh ta. Với cái chết như từ trên trời rơi xuống này, anh chàng người Mỹ được liệt vào danh sách những người đen đủi nhất thế giới.

Anomaly Info
  Forum: THẾ GIỚI HUYỀN BÍ - TỬ VI TƯỚNG MỆNH · Post Preview: #163007 · Replies: 0 · Views: 2,945

AnAn
Posted on: Oct 11 2019, 03:22 PM


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 6,737
Joined: 12-November 08
Member No.: 702



Những rắc rối khi để người khác đứng chủ quyền nhà


Một điều mà ít khi thấy đối với người Mỹ, mà lại rất phổ thông trong cộng đồng Việt Nam chúng ta là việc mua nhà mà để người khác đứng tên trên căn nhà của mình, mà không có giấy tờ hay hợp đồng gì với người đứng tên nhà cả.

Trên thực tế, việc này nhiều lúc đưa đến những bất hoà, tranh chấp, hay ít ra cũng thiệt thòi, hay phiền hà, có khi cho cả hai bên. Tuần này chúng tôi xin bàn đến những vấn đề liên quan đến việc sang nhượng bất động sản, cũng như những trở ngại mà bạn có thể gặp phải khi để người khác đứng tên nhà cho mình.

Những loại Deed cho bất động sản:

Deed là một văn kiện dùng để chuyển nhượng chủ quyền của một bất động sản. Deed có nhiều dạng khác nhau. Những loại Deed thông dụng là Grant Deed, Quitclaim Deed hay Tax Deed.

Grant Deed là gì?

Grant Deed là giấy tờ chuyển nhượng bất động sản từ người này sang người khác, hay thay đổi cách đứng chủ quyền. Grant Deed phải ghi rõ tên của người bán, hay người cho (grantor), và người mua hay người nhận (grantee), cùng địa chỉ, vị trí và những giới hạn của bất động sản. Grant Deed là loại deed thường được sử dụng khi mua bán, sang nhượng hay cho tặng bất động sản, vì có sự bảo đảm là khi sang nhượng chủ quyền cho người này, họ chưa sang nhượng cho người khác, và bất động sản không có những rắc rối hay trở ngại (encumbrances).

Quitclaim Deed là gì?


Quitclaim deed là một loại deed dùng để chuyển nhượng phần chủ quyền của chủ nhân của bất động sản. Nếu bất động sản chỉ có một người đứng chủ quyền thì Quitclaim Deed có thể được dùng để chuyển nhượng toàn bộ bất động sản. Tuy nhiên, Quitclaim Deed chỉ chuyển nhượng phần của người bán hay người cho (grantor), nếu có, khi làm giấy tờ Quitclaim Deed, và không có những sự bảo đảm là chủ quyền có hay không, hay có bao nhiêu phần. Quitclaim Deed thường dùng cho những cặp vợ chồng khi chuyển nhượng tất cả phần tài sản của mình cho nguời phối ngẫu.

Thí dụ: Anh Tân mua nhà. Sau đó, anh Tân lấy vợ. Căn nhà tuy có là tài sản của riêng anh Tân, nhưng sau khi lập gia đình, vợ anh Tân có thể có phần trong căn nhà, nhưng không rõ là bao nhiêu phần trăm. Nếu anh Tân muốn giữ căn nhà là tài sản riêng của mình thì vợ anh phải ký một giấy Quitclaim Deed để khước từ phần của cô ấy có thể có trong căn nhà.

Như vậy ký giấy Quitclaim Deed có đủ để chứng minh là tài sản của riêng anh Tân không?

Không hẳn. Nếu căn nhà chưa trả hết nợ, và anh Tân muốn giữ căn nhà là tài sản riêng của mình, ngoài việc ký giấy Quitclaim Deed, anh Tân cần phải trả tiền nhà bằng tài sản riêng của mình, chẳng hạn bằng tiền anh có được trước khi lấy vợ, hay tiền thừa kế của cha mẹ. Điều cần thiết là anh không được bỏ chung những tiền này vào quỹ chung hay trương mục ngân hàng chung của hai vợ chồng (commingled assets), hay là xài tiền chung của hai vợ chồng như là tiền lương của anh Tân để trả tiền nhà, tiền thuế hay chi phí cho căn nhà.

Tax Deed là gì?

Có những bất động sản bị thiếu thuế, bị chính phủ tịch thu đem bán để lấy lại thuế. Những bất động sản này được bán theo hình thức "As Is", nghĩa là bán với tình trạng hiện thời, không có sửa sang. Người mua những bất động sản này sẽ có tờ Tax Deed để chuyển nhượng sang tên của họ, vì chủ nhà không phải là người bán nhà.

Nếu mua nhà nhờ người khác đứng tên thì có những rắc rối gì?

Nếu bạn nhờ người khác đứng tên vì lý do sức khoẻ, tinh thần, hay bị dụ dỗ, lường gạt, nhầm lẫn giao nhà cho người khác đứng tên thì bạn phải khởi tố để đòi lại nhà từ người bạn đã tin tưởng khi giao chủ quyền nhà.

Trường hợp thứ hai là bạn nhờ người khác đứng tên và cả hai bên đều đồng ý, thì bạn cần phải có những hợp đồng hay những chứng cớ rõ rệt về việc mình là chủ nhân của căn nhà và người đứng chủ quyền của căn nhà chỉ là người đại diện cho mình. Nếu không, bạn có thể bị mất nhà bởi chính người đại diện, hay có khi ngoài ý muốn của người đại diện.

Trong trường hợp bạn bị mất nhà, bạn phải khởi tố để chứng minh ý muốn của đôi bên ngay lúc mua nhà. Ngoài ra, có những yếu tố khác cũng cần thiết, như tiền down payment, tiền trả tiền nhà hàng tháng, tiền thuế v.v... để chứng tỏ sự bất công nếu người đại điện nay không công mà có nhà (unjust enrichment).

Thí dụ: ông bà Bằng mua căn nhà. Vì lớn tuổi, không có lợi tức, không mượn tiền nhà băng được, nên ông bà đã đưa tiền down payment cho con trai mình, anh An, mua nhà, và để anh đứng tên trên căn nhà. Sau đó anh An lấy vợ. Vì anh An là người vay tiền của nhà băng, nên mỗi tháng ông bà đưa tiền mặt cho con trai trả tiền nhà, anh An mỗi tháng ký check từ nhà băng của mình để trả tiền nhà. Ông bà Bằng yên chí là căn nhà vẫn là của mình. 10 năm sau, anh An ly dị. Vợ anh An đòi chia đôi căn nhà, với lý do căn nhà là nhà của anh An, anh là người đứng tên nhà, và cũng là người trả tiền nhà hàng tháng, cũng như tiền thuế nhà hàng năm. Trong trường hợp này, đôi bên phải tranh tụng để chứng minh ai là chủ nhân thật sự của căn nhà, tiền down nhà từ đâu mà có, anh An có dùng tiền chung của hai vợ chồng để chi phí cho căn nhà hay không.

Vậy nếu lúc hai người ly dị thì anh An bán nhà hay sang tên cho người khác được không?


Ngay khi đơn ly dị được nộp tại toà, lập tức có những án lệnh tạm thời, kể cả việc hai bên không được quyền bán những bất động sản riêng của mình mà cộng đồng (vợ chồng anh An) có một phần, mà không có sự đồng ý của đôi bên.

Vậy nếu anh An không lấy vợ mà chỉ sống chung với cô bạn gái thì có sao không?

California không có luật Common law, nghĩa là hai người nếu sống chung với nhau một thời gian dài, nhưng nếu không làm hôn thú và thì không thành vợ chồng, và không được luật gia đình bảo vệ. Tuy nhiên, ông bà Bằng vẫn có thể gặp rắc rối nếu anh An để người bạn gái đứng tên chung trong trương mục ngân hàng của mình. Lúc đó ông bà Bằng sẽ phải tốn kém tiền thưa kiện để chứng minh căn nhà đó của mình. Đó là chưa kể những trường hợp không thể chứng minh được, chẳng hạn khi ông bà Bằng không có đầy đủ bằng chứng về tiền down nhà và tiền đưa cho anh An mỗi tháng.

Nếu cô bạn gái có đóng một phần tiền nhà hàng tháng thì sao?

Tuỳ theo sự thoả thuận của đôi bên về tiền nhà. Việc cô bạn gái đóng tiền nhà hàng tháng không có nghĩa là sau này cô sẽ có một phần trong căn nhà, vì nếu cô sống trong căn nhà thì số tiền đóng hàng tháng có thể chỉ là tiền thuê nhà mà thôi. Trong trường hợp cô ta đóng tiền nhà mà không sống trong căn nhà, hay có bỏ tiền sửa chữa nhà cửa, với sự thoả thuận là sau này khi bán nhà có lời thì sẽ chia đôi, thì cô ta có quyền bỏ equitable lien, nghĩa là đăng ký một món nợ trên căn nhà để bảo đảm công sức hay tài sản đã bỏ ra trên căn nhà mà thôi, nhưng cô ta vẫn không thể đòi chủ quyền trên căn nhà được.

Khi thưa kiện, nếu người đứng chủ quyền nhà mượn hết tiền trong căn nhà thì sao?

Trong lúc đang kiện tụng, nguyên cáo có thể xin toà pháp lệnh Preliminary Injuction để cấm không cho bán nhà, hay mượn nợ trên căn nhà cho đến khi vụ kiện tụng kết thúc.

Đây chỉ là một số tóm lược những vấn đề liên quan đến việc đứng chủ quyền nhà, không phải cố vấn luật pháp. Mọi thắc mắc và tham khảo miễn phí về vấn đề luật pháp, xin liên lạc với văn phòng Luật Sư Trần Khánh Hưng (David K. Tran) số điện thoại (714) 839-4077, hoặc E-mail tại davidtran@dktran.com, hay gửi thư đến Law Offices of David K. Tran, 15446 Brookhurst St, Westminster CA 92683
  Forum: LUẬT PHÁP - KINH TẾ - THỊ TRƯỜNG · Post Preview: #162932 · Replies: 0 · Views: 10,123

AnAn
Posted on: Oct 9 2019, 10:32 AM


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 6,737
Joined: 12-November 08
Member No.: 702



Những hình thức để lại tài sản cho người thân


A- NHỮNG HÌNH THỨC ĐỂ TÀI SẢN LẠI CHO NGƯỜI THÂN:

Sau bao nhiêu năm làm việc không nghỉ trên đất Mỹ, đa số chúng ta có tạo dựng một tài sản hầu ngày nào mất đi, con cháu chúng ta được thừa hưởng. Nhưng rất ít người chịu ngồi xuống để hoạch định rõ ràng việc chuyển nhượng cũng như phân chia tài sản cho những người thân sau khi mình qua đời. Việc thiếu sót Tờ Di Chúc hay những hoạch định chuyển nhượng di sản có thể gây ra những tranh tụng, xích mích không cần thiết trong gia đình hay giữa những người được thừa hưởng gia tài.

Câu hỏi đầu tiên là muốn tránh những thiệt hại hay xích mích đó, chúng ta có thể làm được gì? Trong việc để của lại cho con cháu hay người thân, chúng ta có thể làm một Tờ Di Chúc (Will) hay thành lập một Tín Quỹ mà người lập ra nó có toàn quyền hủy bỏ khi còn sống, thường được gọi là "Revocable Living Trust". Đây là hai hình thức hoạch định việc để tài sản lại cho người thân thông thường nhất ở Mỹ.

B- NHỮNG ĐIỂM LỢI VÀ BẤT LỢI CỦA TỜ DI CHÚC

Vậy thì sự lợi hại của hai phương cách nầy ra sao? Việc lập ra Tờ Di Chúc có lợi điểm lớn nhất là thủ tục vô cùng đơn giản và dễ dàng. Cho dù có mướn luật sư thảo, lệ phí cũng thường cũng rất thấp. Khi muốn sửa lỗi Tờ Di Chúc hay hủy bỏ nó đi thì cũng dễ dàng. Vì vậy việc lập Di Chúc rất thích hợp cho đa số những người có di sản nhỏ dưới một trăm ngàn ($100,000.00). Cái bất lợi của Tờ Di Chúc là khi chúng ta qua đời, Tờ Di Chúc phải nạp cho Tòa để quyết định nó có hợp pháp và có giá trị hay không. Quý vị nên nhớ là cho dù có Tờ Di Chúc, nhưng nếu khi được thành lập nó mà không theo đúng những thủ tục luật định thì cũng xem như là vô giá trị. Một khi Tòa quyết định là vô giá trị thì tài sản được phân chia như trường hợp người chết không có di chúc. Sau khi Tờ Di Chúc được nộp ở Tòa, Tòa sẽ bổ nhiệm những người mà tên đã được nêu ra trong di chúc phải thi hành và giám sát việc thi hành di chúc. Nếu có ai khiếu nại thì Tòa sẽ phải quyết định xem người đó có thể được hưởng một phần nào của tài sản để lại hay không. Thủ tục phân định tài sản nầy gọi là "Probate". Nó có thể kéo dài nhiều năm và tốn kém vô cùng nếu tài sản của người quá cố rải rác ở nhiều nơi trên thế giới hay phải truy tầm tung tích sống hay chết của những người được thừa hưởng gia tài. Thí dụ là ông chủ hãng DHL, khi chết, vì có quá nhiều con rơi rớt tại nhiều nước, trong đó có cả Việt Nam, Tòa phải quyết định những người con đó có phải là con thật hay không. Nếu là con thật thì phải cho họ được hưởng một phần gia tài. Ở California thủ tục Probate thường kéo dài và tốn kém. Phí tổn thường lên đến 3 hay 4 phần trăm của giá trị tài sản. Lệ phí nầy thường là dùng để trả cho luật sư của Tòa bổ nhiệm.

C-NHỮNG ĐIỂM LỢI VÀ BẤT LỢI CỦA TÍN QUỸ

Để tránh bất lợi trên, quý vị có thể để tài sản lại bằng phương cách thiết lập Tín Quỹ (Revocable Living Trust). Phương cách nầy có ba lợi điểm chính. Thứ nhất là quý vị sẽ không phải qua thủ tục "Probate" vừa tốn kém vừa mất thời gian. Thứ đến là đối với những di sản (estate) mà trị giá trên một triệu ($1,000,000.00) nó sẽ giúp rất nhiều cho việc giảm Thuế Thừa Kế của Liên Bang và Tiểu Bang (Estate and Inheritance Taxes). Với luật Thuế Thừa Kế hiện hành thì những di sản để lại nếu giá trị từ 1 triệu trở xuống thì không phải chịu thuế. Nhưng nếu quá một triệu thì Thuế Thừa Kế sẽ rất cao. Mức thuế tối thiểu là 37% và tối đa là 50%. Nếu thiết lập một tín Quỹ đúng cách cho hai vợ chồng thì người thân chúng ta chỉ phải đóng Thuế Thừa Kế nếu di sản để lại trên hai triệu đô la.

Vì trị giá những di sản được miễn thuế thừa kế mỗi năm được tăng dần lên từ $1,000,000.00 cho năm 2002 và 2003, 1 triệu 500 ngàn cho năm 2004 và 2005, 2 triệu cho năm 2006, 2007 và 2008 và 3 triệu 500 ngàn cho 2009 và Quốc Hội có thể quyết định bỏ Thuế Thừa Kế vào năm 2010. Do đó cái lợi về Thuế cũng không có ảnh hưởng nhiều cho đa số người Mỹ gốc Việt chúng ta mà tài sản thường dưới một triệu. Cuối cùng một cái lợi lớn mà Tín Quỹ còn mang đến là chúng ta có nhiều quyền hạn định đoạt trong việc tiếp tục quản trị di sản sau khi chúng ta đã qua đời, cũng như quyết định khi nào thì con, cháu chúng ta mới được hưởng. Thí dụ di sản để lại là một cơ sở thương mại đang hoạt động. Với Di Chúc (Will) thì chúng ta chỉ có thể quyết định là khi mất đi, cơ sở đó phải được bán đi và tiền bán được chia ra cho những người được thừa hưởng hay là cho đứt một người con nào cái cơ sở thương mại đó. Tuy nhiên với Tín Quỹ (Revocable Living Trust) thì chúng ta có thể bổ nhiệm một người nào đó tiếp tục quản trị cơ sở thương mại đó và lấy tiền lời ra để phân chi cho những người được thừa hưởng.

Thí dụ kế là với Di Chúc thì khi chúng ta mất đi, nếu con cháu được thừa kế gia tài đều trên 18 tuổi thì di sản phải được phân chia ra. Cái lo ngại không tránh được của các bậc cha mẹ là liệu đứa con mới 18 tuổi có đủ khôn ngoan và hiểu biết để được hưởng và toàn quyền sử dụng tiêu xài một số tiền lớn hay không. Chỉ sợ là sau một thời gian ngắn các em sẽ làm tiêu tán hết. Đối với Tín Quỹ chúng ta có thể quyết định là tài sản để lại được phân chia nhiều lần. Thí dụ khi em được 18 tuổi thì được chia 1/4 và đến khi 35 tuổi thì đủ chín chắn để nhận nốt 2/4 gia tài còn lại.

Cái bất lợi của Tín Quỹ là việc thiết lập nó rất là phức tạp và tốn kém. Ngoài ra, muốn được hưởng cái lợi giảm Thuế Thừa Kế, nó phải có những điều khoản theo đúng sự đòi hỏi của luật thuế. Vì vậy mà quý vị nên nhờ đến một luật sư chuyên môn về luật Thừa Kế. Ngoài ra lệ phí luật sư cũng cao hơn lệ phí làm một di chúc nhiều. Lý do là làm một Di Chúc thì thường luật sư chỉ phải thảo một văn kiện duy nhất. Còn khi thiết lập một Tín Quỹ, thì ngoài văn kiện chính, luật sư còn phải thảo những văn kiện khác để chuyển nhượng tài sản vào Tín Quỹ. Lý do là Tín Quỹ chỉ có hiệu lực cho những tài sản được chuyển vào đó. Thí dụ ông Nguyễn Văn A có một căn nhà đứng tên là "Nguyen Van A, a single man". Nay khi lập Tín Quỹ thì việc đứng tên cho căn nhà phải được đổi là "nguyen Van A, Trustee of Nguyen Van A Revocable Living Trust". Việc thay đổi này phải được thông báo và được sự chấp thuận của nhà băng. Vì sẽ có những tài sản được tậu sau khi Tín Quỹ được thành lập, vì vậy mà bó buộc chúng ta phải có một các "Pour Over Will". Đó là một cái Di Chúc. Mục đích là để vét những tài sản nào mà khi mất mình chưa kịp chuyển vào Tín Quỹ. Thường một khi làm Tín Quỹ, chúng ta cũng cần có thêm hai văn kiện nữa là Durable Power of Attorney for Health Care Decisions và Uniform Statutory Form Power of Attorney.

Durable Power of Attorney for Health Care Decisions thường còn được gọi là "Living Will" là một văn kiện giúp cho chúng ta khi bị "coma" hay chỉ sống được bằng máy trợ sinh và có hai bác sĩ chứng nhận là chúng ta không thể bình phục được. Khi còn khỏe mạnh chúng ta có thể làm văn kiện nầy để người thân của chúng ta có thể cho phép bác sĩ ngưng máy trợ sinh. Việc nầy làm đỡ gánh nặng cho gia đình và tránh việc phải mang nợ nhà thương, bác sĩ.

Ngoài ra với văn kiện nầy chúng ta còn có thể quyết định là khi mất đi, thân xác chúng ta sẽ được chôn cất, hỏa thiêu hay tặng cho khoa học hay người bệnh khác.

Uniform Statutory Form Power of Attorney là một văn kiện cần đến khi chúng ta còn sáng suốt về tinh thần nhưng sức khỏe không cho phép chúng ta làm những việc khách như ký giấy tờ, gặp luật sư, kế toán, giao dịch với người khác. Với điều kiện nầy người được ủy nhiệm (Attorney in Fact) sẽ thay thế chúng ta để làm những việc đó.

Vì tính cách chuyên môn và phức tạp của Tín Quỹ, tôi sẽ không đi sâu vào chi tiết mà dành nhiều giờ hơn vào việc Lập Di Chúc.

Để có một Di Chúc có hiệu lực khi chúng ta mất đi, quý vị cần để ý đến những điểm sau:

D- NHỮNG ĐIỀU KHOẢN NÊN CÓ TRONG DI CHÚC:

Tuy là không nhất thiết phải có tất cả những điều khản sau đây, nhưng quý vị cần để ý đến quyết định có nên dùng trong di chúc của mình hay không:

1- Di Chúc Này Là Di Chúc Cuối Cùng Của Quý Vị (Last Will):

Ngay từ trang đầu của Tờ Di Chúc, quý vị phải nói rõ là (1) đây là Di Chúc cuối cùng của quý vị (2) và Di Chúc này sẽ có hiệu lực hủy bỏ mọi Di Chúc làm trước đó. Lý do là sau khi lập xong Di Chúc, quý vị có thể hủy bỏ hay thay đổi lúc nào cũng được cho đến khi chết. Tờ Di Chúc chỉ không được thay đổi và có hiệu lực khi người lập nó qua đời mà thôi. Vì một người có thể làm nhiều Di Chúc ở nhiều thời điểm khác nhau, do đó, nếu không có điều khoản này sẽ đưa đến việc tranh tụng để biết giữa những Di Chúc đó, cái nào mới thực là cái cuối cùng và là cái có giá trị.

2- Ai Là Người Thừa Kế (Benificiary):

Quý vị có thể chọn bất cứ ai để thừa kế di sản của mình. Người thừa kế có thể là vợ, con, bạn, tổ chức từ thiện hay cả con chó hoặc con mèo của mình. Tuy nhiêu nếu có gia đình thì theo luật Cộng Đồng Tài Sản ở California, quý vị chỉ có quyền để của trên 50% của tài sản hai vợ chồng tạo ra trong cuộc hôn nhân. Ngoài ra nên nhớ người thừa kế không được là người chứng (Witness) cho di chúc của quý vị. Nếu có nhiều hơn một người thừa kế thì quý vị có thể chia đồng đều hay với bất cứ một tỷ lệ nào cũng được. Quý vị cũng có thể cho một đồ vật nhất định cho một người thừa kế nhất định. Ví dụ, ông bố để lại của cho 4 người con. Ông để tất cả những chứng khoán của hãng McDonnell Douglas cho anh Cả, cái nhà để lại cho anh Hai, tiền trong trương mục cho cô Ba và cô Út vì quá ngổ nghịch nên được một đô la ($1.00). Hay ông bố cũng có thể để lại cho 4 người con đồng đều, mỗi người được ¼ và nếu người thừa kế pháp định của người con đó sẽ được hưởng (by represntation).

3- Tài Sản Để Lại:

Tài sản để lại có thể là động sản như nữ trang, xe cộ, đồ dùng, tiền bạc, trương mục ngân hàng, chứng khoán, cổ phần, phần hùn trong một thương vụ. Tài sản để lại cũng có thể là bất động sản như nhà cửa, đất đai. Những tài sản quan trọng hay bất động sản thì quý vị nên mô tả rõ ràng để dễ bề kiểm tra sau khi mình qua đời. Tuy nhiên nên nhớ là không phải tài sản nào cũng để lại bằng di chúc được. Tôi sẽ trình bày rõ hơn về những tài sản nào không chịu ảnh hưởng của tờ di chúc trong phần kế tiếp.

4- Người Giám Hộ:

Quý vị cần chỉ định ai là người Giám Hộ khi một trong những người Thừa Kế dưới 18 tuổi. Có hai loại người Giám Hộ trong Tờ Di Chúc. Đó là người Giám Hộ Trẻ Thơ (Guardian of the Person) và người Giám Hộ Tài Sản (Guardian of the Property). Người Giám Hộ Trẻ Thơ sẽ có nhiệm vụ thay quý vị trông nom, nuôi nấng, dưỡng dục đứa trẻ cho đến khi nó trưởng thành. Quý vị có thể nhờ một người làm cả hai chức vụ là Giám Hộ Trẻ Thơ và Tài Sản. Ví dụ như người phối ngẫu của mình. Hoặc quý vị có quyền chỉ định hai người khác nhau nếu không tìm được người có tài năng đảm nhiệm cả hai chúc vụ này; họ có thể hợp tác với nhau để lo cho con của quý vị.

5- Người Thi Hành Tờ Di Chúc (Executor):

Trong Tờ Di Chúc, quý vị phải chọn một người thi hành Di Chúc của mình. Người này cũng có thể làm người Giám Hộ cùng một lúc. Người này có rất nhiều quyền hạn trên tài sản của quý vị. Để thừa hành nhiệm vụ trên, họ có quyền mướn luật sư, kế toán viên v.v... Để tránh việc người Thừa Hành Di Chúc và người mua bảo hiểm (Bond) để khi di sản bị mất cắp do người Giám Hộ hay người Thừa Hành Di Chúc, hãng bảo hiểm (Bonding Company) sẽ bồi thường cho người được thừa kế. Tuy nhiên, bảo phí sẽ phải trả từ trong di sản. Vì vậy trong phần lớn trường hợp, nhiều người khi lập Di Chúc thường miễn điều khoản đòi hỏi là người Thi Hành Di Chúc phải mua bảo hiểm.

6- Điều Khoản Bảo Vệ Ước Nguyện Của Quý Vị:

Điều thông thường xảy ra là khi quý vị mất đi, con cháu có thể sẽ tranh nhau để phân chia gia tài. Để tránh trường hợp đau lòng này, quý vị có thể thêm vào trong Tờ Di Chúc những điều sau. Thứ Nhất, nếu người mà bạn không yêu thương và không muốn để tài sản lại, lại là người theo pháp luật có thể thừa kế, thì quý vị cũng phải đề cập đến tên của người đó. Tuy nhiên, quý vị phải nói rõ ý định không cho hay là cho, nhưng chỉ một đô la ($1.00) như thí dụ ở trên. Thứ đến, trong Di Chúc phải đề là nếu người được thừa kế nào mà không bằng lòng, phản đối phần chia của mình mà kiện tụng rắc rối, thì người thừa kế đó sẽ bị coi là chết trước quý vị và không có người nối dõi.

7-Người Chứng (Witness):

Để một Di Chúc có giá trị, một thủ tục vô cùng quan trọng là khi quý vị ký nhận Tờ Di Chúc của mình, phải có sự hiện diện và trông thấy bởi hai (2) người chứng. Hai người chúng này phải trên 18 tuổi và đủ khả năng về lý trí và tâm thần để làm chứng. Hai người cũng phải vô tư và sẽ không nhận được bất cứ phút lợi trực tiếp hay gián tiếp nào từ việc chuyển nhượng di sản này.

Hai người chứng sẽ tuyên thệ trước pháp luật là họ có làm chứng việc ký nhận Tờ Di Chúc và người để Di Chúc có đủ sức khỏe về tâm thần, và không bị bất cứ sự lừa gạt hay áp lực nào để ký Tờ Di Chúc này.

E- HẬU QUẢ KHI QUA ĐỜI KHÔNG DI CHÚC

Nếu quý vị qua đời không để lại Di Chúc và không có người thừa kế thì tài sản sẽ thuộc vào chính phủ Tiểu Bang (escheat). Nếu không có Di Chúc nhưng có người thừa kế thì di sản sẽ được phân chia theo luật chết không Di Chúc (Intestate Law). Theo luật này ở California, nếu quý vị bị mất đi mà có gia đình thì người phối ngẫu sẽ hưởng trọn phần của quý vị là 50% của cộng đồng tài sản (Community Property). Nếu quý vị có tài sản riêng (Separate Property) thì người phối ngẫu sẽ hưởng một phần ba (1/3) tùy theo số con còn sống. Nếu không có con cái, cha mẹ, anh em thì người phối ngẫu sẽ được hưởng hết. Nếu quý vị mất đi mà con độc thân, thì cha mẹ bạn được hưởng. Nếu cha mẹ mất sớm thì anh em quý vị được hưởng. Nếu cha mẹ, anh em đều qua đời hay không có thì ông bà sẽ được hưởng nến họ còn sống. Nếu quả không có ai nối dõi, thì di sản sẽ thuộc về chính phủ Tiểu bang California. Điều sáng ghi nhận là vợ chồng đã ly dị hoặc vợ chồng không hôn thú đều không được hưởng theo luật chết không Di Chúc. Con ruột của quý vị nếu đã chính thức là con nuôi của người khác thì cũng sẽ không được hưởng gì theo luật này.

F- NHỮNG TÀI SẢN KHÔNG BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI TỜ DI CHÚC

Những tài sản sau đây sẽ không chịu sự chi phối của Di Chúc của quý vị cho dù quý vị có đề cập đến những tài sản đó trong Di Chúc:

1- Bảo Hiểm Nhân Thọ (Life Insurance Proceeds):

Số tiền bảo hiểm này khi quý vị mất, hãng Bảo Hiểm sẽ chỉ dựa theo mẫu chỉ định người thừa hưởng (Benificiary Designation Form) mà quý vị nộp cho hãng khi còn sống. Mẫu đơn này thường đòi hỏi quý vị phải chỉ định ai là người thừa hưởng chính (Primary Benificary) và ai là người thừa hưởng thứ (Contingent Benificiary) nếu người thừa hưởng chính vì lý do gì đó không hưởng được.

2- Tiền Hưu Trí:

Tiền này sẽ thuộc vào người nào có tên được quý vị báo cho chủ là người được thừa hưởng. Tuy nhiên nếu quý vị có gia đình, việc chỉ định một người khác được thừa hưởng, thường đòi hỏi phải có sự ưng thuận của người phối ngẫu của quý vị. Lý do là một phần hay có thể tất cả tiền hưu trí đều là cộng đồng tài sản.

3- Tài Sản Đứng Chung Với Người Khác:


Nếu quý vị có một trương mục ngân hàng chung (Joint Account) với một người khác hay là chủ một bất động sản chung (Joint Tenancy) với một người khác thi khi quý vị mất đi, người đó sẽ được hưởng phần của quý vị (Right of Survivorship).

4- Tài Sản Đã Chuyển Vào Tín Quỹ (Revocable Living Trust):

Những tài sản này sẽ không còn chịu sự chi phối bởi Di Chúc của quý vị nữa.

5- Cộng Đồng Tài Sản:

Nên nhớ là quý vị chỉ có quyền sở hữu trên 50% của cộng đồng tài sản là những tài sản tạo dựng trong thời kỳ hôn nhân. Trong cuộc hôn nhân cho dù chỉ một người tạo ra tài sản này nhưng theo luật California, cả hai đều có quyền ngang nhau trên những tài sản này. Do đó khi lập Di Chúc, bạn chỉ được để lại trong Di Chúc 50% của cộng đồng tài sản. Lý do là bạn chỉ làm chủ có 50% mà thôi

G- VIỆC SỬA ĐỔI TỜ DI CHÚC:

Tờ Di Chúc sau khi lập ra có thể được sửa đổi hay hủy bỏ bất cứ lúc nào bạn muốn. Chỉ khi nào bạn qua đời thì mới hết sửa đổi. Thủ tục sửa đổi cũng giống như thủ tục lập Di Chúc. Khi sửa đổi thì nên làm qua giấy tờ thay đổi gọi là (Codicil). Vẫn phải có sự chúng giám của hai người chứng. Không nên sửa đổi bằng cách cạo sửa trên Di Chúc cũ. Sau khi lập ra Di Chúc thì bạn nên sửa đổi lại tờ Di Chúc của mình khi những trường hợp sau đây xảy ra:

a. Ly dị.

b. Người phối ngẫu qua đời.

c. Sinh thêm hay mất con.

d. Tạo thêm hay bán đi những tài sản lớn hay những bất động sản.

e. Dọn nhà sang Tiểu bang khác.

Trong bài nầy chúng tôi chỉ mong đề cập đến những phương cách để lại tài sản có tính cách đại cương. Quý vị nên liên lạc với Luật sư của mình để được hướng dẫn tường tận hơn.

Luật sư Đỗ Hiếu Liêm
  Forum: LUẬT PHÁP - KINH TẾ - THỊ TRƯỜNG · Post Preview: #162917 · Replies: 0 · Views: 1,519

AnAn
Posted on: Oct 9 2019, 10:32 AM


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 6,737
Joined: 12-November 08
Member No.: 702



Living Trust là gì?


Tại sao phải hoạch định di sản?

Hoạch định di sản có thể dùng để đạt được năm mục tiêu sau đây:
1) Tàì sản của mình sẽ được để lại cho người mà mình muốn.
2) Để tránh thủ tục probate
3) Để tránh thuế di sản
4) Để tránh làm thủ tục giám hộ tài sản của người vị thành niên (guardian of the estate of the minor)
5) Để tránh làm thủ tục conservatorship (giám hộ cho người lớn tuổi)

1) Mục tiêu 1:

Tài sản của mình sẽ được để lại cho người mình thương yêu hay có bổn phận chăm sóc theo ý mình muốn:
Luật cho phép người dân được để lại tài sản của mình cho những người mình muốn bằng di chúc (Wills), tín quỹ (Trust) hay bằng những cách thức khác như life insurance, annuity, joint tenancy, pay-on-death conveyance … Tuy nhiên nếu một người trước khi qua đời đã không làm một kế hoạch để chuyển nhượng tài sản của mình bằng Wills, Trust hay cách nào đó, thì tài sản của người đó sẽ được phân chia theo luật Thừa Kế Pháp Định (Intestacy) vừa được trình bày ở trên. Điều này sẽ xảy ra cho dù sự chuyển nhượng theo pháp định có thể không như sự mong muốn của người quá cố.

Quý vị sẽ đặt câu hỏi rằng luật thừa kế pháp định xem ra cũng chia tài sản cho người thân mà thôi, đâu có gì mà phải lo lắng. Vâng, điều này đúng nếu chúng ta chỉ có một vợ một chồng, con cái thì chỉ có một dòng, không có trường hợp con ông con bà. Căn cứ theo luật thừa kế pháp định trên, quý vị cũng thấy rằng những cặp sống chung không có hôn thú (living partner hay boyfriend-girlfriend như người Việt chúng ta thường gọi) sẽ không được thừa hưởng tài sản của nhau nếu không lo trước. Những đứa con của hai người này cũng sẽ có vấn đề khi thừa hưởng di sản của người cha (người viết tránh đề cập đến tình trạng common law marriage chỉ có ở một số tiểu bang trong đó không có Arizona). Ngay cả trong trường hợp chỉ có một dòng con, chưa chắc cha mẹ muốn con cái được chia phần bằng nhau. Lấy ví dụ một người có một đứa con trưởng đã 28 tuổi và đã tự lập, cũng như đã có gia đình riêng, và một đứa út mới 14 tuổi, có lẽ đứa út này phải được lo lắng nhiều hơn trong kế hoạch di sản của người đó. Điều này thật sự không có gì là bất công, bởi vì người con trưởng đã được cha mẹ lo lắng một thời gian rất lâu cho đến lúc anh ta đã trưởng thành. Trong lúc người em út kém may mắn hơn chỉ được sống chung và được lo lắng bởi cha hay mẹ chỉ có 14 năm mà thôi.
Trường hợp những người có con còn vị thành niên (minor) thì vấn đề hoạch định di sản còn cần thiết hơn, bởi vì trong kế hoạch đó chúng ta có thể chỉ định trước ai sẽ là người quản lý tài sản (custodian) của chúng ta để lại cho chúng, cho đến lúc chúng đủ tuổi luật định cho phép chúng được sở hữu tài sàn đó. Chúng ta cũng có thể chỉ định người giám hộ (guardian) cho chúng trong kế hoạch đó luôn (người quản lý tài sản và người giám hộ có thể là 2 người khác nhau hay chỉ là một người mà thôi tùy sự quyết định của quý vị)

2) Tránh Probate:

Probate là gì? Probate là một thủ tục tại tòa án để kiểm kê, định giá và phân chia tài sản của một người quá cố theo di chúc (Wills) của người đó hay theo luật Thừa Kế Pháp Định (Intestacy) nếu người này đã không làm di chúc. Theo luật một probate estate (tài sản mà người chết sở hữu ngay lúc qua đời) với giá trị động sản (personal asset) trên $50,000 hay bất động sản (real estate) trên $75,000 sẽ phải qua thủ tục probate.

3) Tránh thuế di sản (estate tax):

Thuế di sản là thuế đánh trên tài sản mà người quá cố sở hữu ngay vào lúc người đó qua đời, trước khi tài sản được chuyển cho người thừa kế. Để tránh tình trạng tích lũy tài sản của những gia đình giàu có từ đời này sang đời khác, Quốc Hội Mỹ định mức thuế di sản rất là cao, bắt đầu từ mức 37% và khi tài sản ở một mức nào đó thì thuế sẽ là 40% của giá trị di sản. Năm 2011 $5,000,000 (estate tax personal exemption) đầu tiên của di sản sẽ được miễn loại thuế này cho mỗi cá nhân, phần trên số tiền đó sẽ phải chịu thuế di sản. Số tiền estate tax personal exemption sẽ tăng lên hay không thì tùy Quốc Hội có làm luật mới hay không.

Ví dụ: một người có tài sản khi qua đời là $5,600,000. Di sản của người đó phải chịu thuế như sau:
$5,600,000 – $5,000,000 = $600,000 taxable estate
$600,000 x about 40% = $240,000 eatate tax.
Như vậy người thừa kế chỉ được hưởng: $5,600,000 – 240,000 = $5,360,000 ( số tiền này chưa trừ đi chi phí probate ở phần 2) ở trên.

4) Tránh thủ tục gardianship of the estate of a minor:

Có những cặp vợ chồng trẻ khoảng 25-35 tuổi thường hỏi chúng tôi là họ có nên làm hoạch định di sản bây giờ chưa. Câu hỏi thật là khó trả lời vì theo luật tự nhiên thì người trẻ chết sau người già và những người trẻ này tuổi thọ hẳn là còn dài nếu họ không chết vì tai nạn. Vấn đề là một người còn trẻ vẫn có thể qua đời vì một nguyên nhân nào đó. Nếu trường hợp này xảy ra thì có thể có nhiều vấn đề luật pháp phiền phức hơn là cái chết của một người lớn tuổi. Chúng tôi muốn đề cập đến vần đề những đứa con vị thành niên (minor) của những người chết trẻ này. Nếu cả hai cha mẹ của đứa con còn minor đều qua đời thì luật Arizona bắt buộc phải làm thủ tục giám hộ (guardianship) cho đứa trẻ đó.
Thủ tục giám hộ chia làm 2 loại là giám hộ con người (guardian of the person) và giám hộ tài sản (guardian of the estate). Giám hộ con người là người sẽ thay thế cha mẹ quá cố của đứa bé để nuôi dưỡng, dậy dổ nó. Giám hộ tài sản là người quản lý tài sản của đứa bé thường là do cha mẹ nó để lại. Một người có thể làm luôn cả 2 loại giám hộ này cho một đứa bé. Thường người giám hộ là chú,bác, cô, cậu dì của đứa trẻ. Giám hộ con người là điều không thể tránh được vì đứa trẻ vị thành niên cần có một người giám hộ để thay thế cha mẹ quyết định những vấn đề sinh sống, giáo dục, y tế … Tuy nhiên giám hộ tài sản thì có thể tránh được (và theo ý chúng tôi là nên tránh) nếu những người cha mẹ trẻ này đã thành lập 1 living trust và đã chuyển tài sản cho con vị thành niên vào living trust này. Trong trường hợp này người trustee sẽ quản lý tài sản cho đứa bé cho đến lúc nó thành niên hay một tuổi nào đó lớn hơn như quyết định của cha mẹ nó trong living trust. Việc quản lý tài sản của người trustee sẽ không bị sự kiểm soát của tòa án, trừ phi có ai đó mang người trustee ra tòa vì cho rằng có sự lạm dụng về tiền bạc. Ngược lại, người giám hộ tài sản của một đứa bé sẽ bị sự kiểm soát khá chặt chẽ của tòa án guardian. Mọi sự chi tiêu bình thường hay bất thường đều phải có phép của tòa. Mọi sự mua bán tài sản của đứa bé cũng phải có phép của tòa. Những sự phiền toái này kéo dài cho đến lúc đứa bé 18 tuổi hay số tài sản của nó đã xài hết. Hằng năm người giám hộ phải mua bond, phải báo cáo kế toán với toà án.
Như vậy nếu 1 cặp vợ chồng trẻ qua đời mà có tài sản để lại cho con còn minor, nhưng lại không làm gì hết để hoạch định di sản, thì tài sản của họ sẽ có thể phải qua 2 thủ tục phiền toái cùng một lúc là probate trước, và sau đó là guardian of the estate.

5) Tránh thủ tục conservatorship

Conservatorship cũng là giám hộ chỉ định nhưng dành cho những người thành niên bị xem là mất năng lực pháp lý (legal incapacity). Một người bị xem là mất năng lực khi người đó không tự lo lắng được cho mình vấn đề sức khỏe, thực phẩm, áo quần hay chỗ ở. Hay là không thể quản trị được vấn đề tài chánh tiền bạc của mình một cách thích đáng.

Một người già yếu đuối hay lú lẩn có thể phải cần người giám hộ (conservator). Một người bị stroke và không hồi phục lại được hay một người bị tai nạn với thương tật nặng cũng có thể rơi vào tình huống này. Thủ tục conservatorship, nói một cách tổng quát, thì cũng như thủ tục guardianship. Nó có tất cả những rắc rối phiền phức của guardianship, mà đôi lúc còn rắc rối hơn vì hay đưa đến sự tranh chấp của những thân nhân của người được giám hộ (conservatee), đặc biệt trong trường hợp người này có tài sản cần phải được giám hộ như trường hợp minor ở phần 4) ở trên. Thủ tục conservatorship có lẽ còn phải tránh còn hơn là thủ tục probate hay thủ tục guardianship nữa. Lý do là vì chi phí tốn kém và hay đưa đến mâu thuẫn trong gia đình giữa những người thân của người được giám hộ. Chúng tôi sẽ viết riêng về đề tài này một cách chi tiết hơn.

Law offices of
DAVID K. TRAN
15446 Brookhurst Sreet, Westminster, CA 92683
Telephone 1( 714 ) 839 - 4077
  Forum: LUẬT PHÁP - KINH TẾ - THỊ TRƯỜNG · Post Preview: #162916 · Replies: 0 · Views: 1,404

AnAn
Posted on: Aug 30 2019, 03:52 PM


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 6,737
Joined: 12-November 08
Member No.: 702



Hành trình đi tìm Nursing Home


Mình làm POA (Power of Attorney) cho một người bạn, tháng trước bệnh viện chuyển bạn qua Rehab, nhưng vì không còn chỗ nên Case Manager gợi ý là chuyển tới Nursing Home-Rehab, mình có hỏi bạn để mình kiếm Nursing Home (NH) tốt, bạn nói không sao vì Social worker nói mấy chỗ NH chung Rehab thường tốt hơn, và hứa sẽ kiếm một chỗ tốt cho bạn, gần bệnh viện, để tiện việc đi lại. Giải thích cho bạn NH, con quạ nào cũng đen như nhau, chẳng qua nó biết che hay không thôi. Bạn nói thấy mình bận rộn, với lại bạn biết tiếng Anh và còn tỉnh táo chắc không ai dám ăn hiếp bạn. Với lại sau này trước sau cũng vào NH ở, nên coi như trải nghiệm.

2 ngày sau mình vào thăm bạn, bạn nửa thức nửa ngủ, lờ đờ, Nurse nói bạn ngủ suốt, thường ngày bạn mình là người mất ngủ thường xuyên, mới đầu nghĩ là từ bệnh viện qua, rồi nhiều thuốc mới, có thể chưa quen và mệt. Mình yêu cầu coi list những thuốc bạn đã uống, họ cho tối đa PRN (thuốc yêu cầu khi cần) thuốc ngủ, bạn nói không hề yêu cầu thuốc ngủ, trong khi Nurse một mực nói có.

Trước khi đi mình có chụp hình xung quanh phòng. Hai ngày sau quay lại, rác vẫn chưa đổ, gọi charge nurse complaint, họ đổ thừa là 2 loại rác, house keeping tưởng là rác y tế nên không dọn.

Đồ ăn thì khỏi phải nói, 90% món ăn là đồ hộp hoặc đông đá, thịt gà cứng và khô, rau green bean thì mặn chát, tụi nhà bếp còn cắt luôn khẩu phần sữa, lại phải đi cãi lộn, mình biết tỏng là tụi nó giấu sữa Ensure đem về.

Ngày sau nữa đến, Nurse quên làm wound care, trời ạ, vết thương cần thay băng mỗi ngày 2 lần. Thuốc thì một số prepack trong bịch nhỏ, tụi nó cứ ngắt ra mà không cần coi lại, vì dạng thuốc đóng gói sẵn nên chuyện sai sót thuốc dư thiếu là chuyện bình thường, nhưng nurse không hề kiểm tra lại, thuốc huyết áp mém chút uống gấp đôi. Nói bạn uống phải coi chừng, bạn vì quá đau nhức và không đủ sức khỏe nên cũng không lên tiếng. Mình biết bạn bị cho uống thêm thuốc ngủ mà không làm gì được.

Đỉnh điểm là khi Nurse Aid đưa cho bạn mình nước, gọi call light cách đó 3 hrs, khi ngửi có mùi rất khó chịu, mình nói sao đưa nước lấy trong rest room hả, cô ta chối. Mình nói giờ cô viết giấy xác nhận, mình sẽ gọi State, police liền, đem nước đi phòng lab, coi có phải neglected patient không, cô ta hoảng hồn nói chắc nhà bếp đưa nhầm, xin lỗi rối rít.

Họ nói có transportation riêng đưa đón người trong đó, mình chứng kiến bà làm front desk kiêm tài xế đưa người đi, ai dè lúc đưa người ra khỏi xe, wheelchair bị vướng, ông lão bị lăn cù mèo té không đứng lên được, vì không có kinh nghiệm transfer người, bả mặc váy lùng phùng, quay ông già vòng vòng bầm dập, mình chạy vào gọi người ra giúp. Mình chắc chắn là gia đình họ sẽ không hề biết chuyện này.

Ở NH nên đem đồ nhà càng nhiều càng tốt, thí dụ nước uống, bộ trải giường, hay khăn mặt trước đó họ chùi cái gì thì có trời biết được. Bạn mình thì cứ nói kệ, cho qua đi, bạn chịu khó để ý là được. Ngồi một chút tiếng người già la hét, khóc lóc, tiếng mấy cô nhân viên cũng la hét, mùi hôi khai không thể nào chịu nổi. Mình thừa biết, State muốn kiểm tra, khi qua được cửa thì mọi việc đã khác.

Mình gọi phone cho Bác sĩ nói xin chuyển him đi chỗ khác, lần này mình tìm được NH khác, với rating khá cao, có RN, BSN chứ không phải LPN (*), phòng ốc sạch sẽ không hôi khai.. Giường tối tân có gắn sensor, mỗi 2hr sẽ gọi vào beeper có người vào coi chừng, turn, thực đơn thì tương đối phong phú, có chef nấu. Nói chung mọi thứ vô cùng yên tâm.

Sau 2 ngày thăm bạn, bạn than đau nhức quá, bị muscle spasm liên tục, tự nhiên mình nghi ngờ he bị withdrawal thuốc, hỏi có uống thuốc giảm đau không, he nói có, mình chờ đúng giờ gọi đưa thuốc, nói bạn nhìn kỹ viên thuốc tối nay coi nó đưa đúng thuốc không, y chang nó đổi thuốc thay thuốc Hydrocodone giảm đau loại mạnh, bằng Tylenol, mình lại làm người xấu đi complaint Nurse cãi nói viên đó không phải, sau đó thì mọi việc yên ổn, không còn bị uống thuốc dzỏm. (Tình trạng Nurse ăn cắp thuốc rất phổ biến ở NH)

Nurse ở đây làm việc máy móc, computer bị lỗi software, không hiện thông báo, là có khi không cho thuốc antibiotics (through IV) bạn mình phải setup alarm để nhắc.

Chuyện cái giường hiện đại, cứ 2hrs bất kể ngủ hay không CNA cứ đè bạn mình ra turn trái phải làm 2 đêm đầu mất ngủ. Anh ta kể con nhỏ CNA mới đầu thấy him người VN tưởng không biết tiếng Anh, nên vừa ôm phone 8 vừa giúp him, bạn hỏi mày nói chuyện với tao hả, nó nói tưởng bạn mình không biết Anh, sau đó ôm phone xí xố ngôn ngữ khác. Mình kêu bạn thu âm gửi mình, nhờ cả đám coworker nghe là tiếng nước nào, sau khi biết là Creole nhờ coworker dịch, bả không dám dịch, nói tục quá. Mình nói cứ dịch, hôm sau lai chạy lên nữa gặp Nurse Manager, Social Worker, Administrator nói chuyện, họ tưởng mình là dân làm tiền chuyên nghiệp, kiểu như giả vờ bị abuse neglected rồi giả vờ đòi đi kiện, để được ăn ở free, hay hù dọa kiếm tiền. Bả offer này nọ, mắc cười chết luôn. Mình nói tôi từng làm việc nên biết, chỉ cần take care tốt cho bạn thôi.

Thời gian 3 tuần cũng qua, bạn mình nói đâu ngờ Nursing Home kinh khủng vậy, mặc dù nghe mình nói rất nhiều chuyện, cứ nghĩ biết tiếng Anh, biết luật là không ai ăn hiếp, mình nói tụi nó rành mọi kẽ hở, lơ mơ là mình không làm gì được.

Phải nói thêm là mỗi Nursing Home mình vào thăm, vài ba ngày lại đem hộp bánh, hộp kẹo vào, coi như vừa ủy lạo tinh thần, mình biết công việc NH không dễ dàng chút nào, và cũng ngầm ý, bạn tôi có người nhà.

Mình suy nghĩ rất nhiều trước khi viết bài này. Là một người từng làm Nursing Home, Hospice, Bệnh viện, mình biết người nhà luôn phải tôn trọng, hòa nhã, với nhân viên, cũng là việc bình thường trong giao tiếp. Những ai đã gặp mình ở ngoài biết mình hiền khô à. Nhưng nhiều khi cũng nổi điên luôn.

Dù biết mỗi nhà mỗi cảnh. Nếu bạn thật lòng yêu thương cha mẹ và người thân, xin đừng đem họ vào Nursing Home!

(*) BSN= The Bachelor of Science in Nursing cao hơn RN= Registered Nurse, cao hơn LPN= Licensed Practical Nurse. (NH không phải cái nào cũng như nhau, cũng như ở đâu cũng có người tốt và người xấu. Nếu như không có sự chọn lựa phải vào NH, mình cũng hy vọng anh/chị tìm được một nơi tốt.

Note: Bài viết là kinh nghiệm bản thân, không thể dùng làm thước đo cho hệ thống NH ở Mỹ)

Heather Pham
  Forum: HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH - LỨA ĐÔI - CUỘC SỐNG · Post Preview: #162859 · Replies: 0 · Views: 2,431

AnAn
Posted on: Aug 21 2019, 03:12 PM


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 6,737
Joined: 12-November 08
Member No.: 702



Julie – Tiếng hát liêu trai đầy mê hoặc


Có những giọng ca mà khi nhắc đến tên, người ta liền nghĩ ngay đến một nhạc phẩm tiêu biểu do giọng ca đó trình bày. Tên của nhạc phẩm và tên ca sĩ đã gắn liền với nhau như hình với bóng. Chẳng hạn khi nói đến Julie thì chắc chắn phải nhắc đến nhạc phẩm Mùa Thu Chết của Phạm Duy. Qua bao biến đổi của thời gian, qua bao đổi thay của hoàn cảnh, nhưng cho đến nay mỗi khi nhắc tới Julie là người ta nhắc đến Mùa Thu Chết. Sau nhiều năm đi hát, khởi đầu bằng sự cộng tác với nhiều ban nhạc trẻ tại Sài Gòn trước kia, Julie hiện nay tuy không còn hoạt động mạnh mẽ như trước, nhưng tiếng hát của cô vẫn luôn còn một chỗ đứng trong tâm hồn những người yêu nhạc.

Tính cho đến nay Julie đã thực hiện nhiều băng nhạc và CD, trong số đó có những tác phẩm đòi hỏi một nghệ thuật thưởng thức cao, chẳng hạn những nhạc phẩm mang âm điệu Jazz hoặc Blues, nhưng một khi đã ưa thích người ta sẽ trở nên gắn bó hơn, nhất là với giọng ca diễn tả những nhạc phẩm đó.

Cũng như nhiều ca sĩ từng được coi là những giọng hát nòng cốt của nhạc trẻ Việt Nam, Julie khởi sự bước qua lãnh vực tân nhạc kể từ những năm đầu của thập niên 70 và đã tạo ngay được sự thành công qua sự dẫn dắt của nhạc sĩ Phạm Duy cùng với những nhạc phẩm của ông. Vào thời kỳ này, cô có tên là Julie Quang khi lập gia đình với Duy Quang… Sau khi chia tay cùng người con cả của Phạm Duy, cô đã trở lại với cái tên ngắn gọn là Julie cũng là tên dùng khi còn đi hát với những ban nhạc trẻ vào những năm cuối thập niên 60… Julie rời Việt Nam sang Pháp vào dịp Giáng sinh năm 74 và kẹt tại đây sau năm 75. Trong thời gian ở Pháp, Julie đã có nhiều đóng góp trong những sinh hoạt xã hội cũng như cộng đồng tại đây với những nhạc phẩm đấu tranh.

Con đường nghệ thuật của Julie đã được cô định ra một cách rõ ràng, con đường đó hoàn toàn không có tính cách thời thượng như cô quan niệm, nhưng là một con đường đặt nặng vấn đề giá trị với những nhạc phẩm trình bày, như cô quan niệm rằng: “Dù sao tôi cũng đã có một vị trí trong làng tân nhạc Việt Nam. Bởi vậy tự tôi không cho phép mình hát lung tung lên, hay vì người ta thích vậy mà mình phải hát như vậy… những người thích tôi từ hồi nào tới giờ thì chính họ đã định cái vị trí cho tôi rồi, cứ đường đó mà em đi thôi”.

Julie cũng tâm sự là con đường cô chọn lựa không đưa cô đến một vinh quang chói lòa, nhưng ngược lại đã thu hút được một số khán thính giả riêng cho mình, một số khán giả chọn lọc đặc biệt cảm mến tiếng hát của cô. Trước sự thành công lớn lao về tinh thần như vậy nên Julie không bao giờ nghĩ là đã sai lầm trong việc chọn lựa con đường theo đuổi.

Mặc dù mang hai dòng máu Việt và Ấn, mặc dù nói cũng như hát được thông thạo tiếng Pháp và Anh, nhưng Julie vẫn thích trình bày hơn cả những nhạc phẩm lời Việt Nam vì đối với cô tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của cô và Việt Nam nơi cô sinh trưởng chính là quê hương của người ca sĩ là con cả trong một gia đình gồm 6 người con này. Ngôn ngữ Việt Nam đối với Julie là cả một sự phong phú đã ăn sâu trong tâm khảm cô, bởi vậy không những hát tiếng Việt, Julie còn viết lời Việt cho nhiều nhạc phẩm ngoại quốc riêng cho mình, đã được thu thanh trên một số CD.

Julie bước vào con đường nghệ thuật chính do sự khuyến khích của mẹ cô, qua đời vào năm 97 vừa qua tại Pháp. Julie cho biết lúc còn nhỏ gia đình cô rất nghèo, nhưng mẹ cô vẫn tằn tiện cho cô theo học trường Pháp và không hề tiếc tiền khi phải chắt chiu từng đồng mua cho cô rất nhiều bài hát để cô sưu tầm cũng như tập dượt. Với người mẹ thân yêu đó, giờ đây đã quá vãng, Julie có rất nhiều kỷ niệm êm đềm dù cho cuộc sống tình cảm cũng như xã hội của cô đã trải qua nhiều thăng trầm, sóng gió… Những dĩ vãng đau buồn, những kỷ niệm chua xót đã qua đi, hiện Julie sống một cách rất thảnh thơi với những gì cô hiện có.

Trường Kỳ


  Forum: FEMALE, MALE SINGERS · Post Preview: #162781 · Replies: 0 · Views: 4,273

AnAn
Posted on: Aug 21 2019, 03:12 PM


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 6,737
Joined: 12-November 08
Member No.: 702



“Mùa Thu Cho Em” (Ngô Thụy Miên) – Lời tỏ tình của mùa thu


Trong làng nhạc miền Nam trước 1975, nhắc đến dòng nhạc tình ca, người ta sẽ nghĩ đến nhạc sĩ Ngô Thụy Miên trước tiên. Mỗi bài hát của nhạc sĩ họ Ngô là một màu sắc, hương vị và thanh âm riêng biệt và tất cả đều là ca tụng tình yêu. Tình yêu trong nhạc của ông có thể không trọn vẹn, nhưng tuyệt nhiên không có sự bi lụy hay đau thương nào, thay vào đó là những lời dịu ngọt, êm đềm, vỗ về tình nhân. Vì vậy dòng nhạc Ngô Thụy Miên luôn nhận được sự yêu thích đặc biệt của nhiều thế hệ khán giả.

Hai bài hát đầu tiên mà Ngô Thụy Miên ra mắt công chúng yêu nhạc ở miền Nam thập niên 1960 là bài Chiều Nay Không Có Em (năm ông 17 tuổi) và Mùa Thu Cho Em (khi ông vừa tròn 20 tuổi). Nếu như bài hát đầu tiên được công chúng đón nhận nồng nhiệt, đặc biệt là ở lớp thanh niên, sinh viên thời đó, thì bài hát thứ 2 – Mùa Thu Cho Em – luôn có trong danh sách những ca khúc trữ tình hay nhất về mùa Thu.

Vẻ đẹp cô liêu, trầm lắng và lãng mạn muôn đời của mùa thu đã trở thành nguồn cảm hứng trong hội họa từ thế kỷ 19 qua nét vẽ của Levitan trong bức tranh nổi tiếng Mùa Thu Vàng. Vài mươi năm sau đó, các nhạc sĩ thời kỳ tiền chiến của Việt Nam đã khai phá nền tân nhạc bằng những khúc thu ca bất hủ của Đặng Thế Phong, Văn Sao và sau đó là Đoàn Chuẩn. Thập niên 1960, thế hệ nhạc sĩ miền Nam lại đóng góp thêm rất nhiều bài thu được yêu mến cho đến tận ngày nay, như Cung Tiến với Thu Vàng, Phạm Mạnh Cương với Thu Ca, và Ngô Thụy Miên với Mùa Thu Cho Em.

Em có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ
em có nghe nai vàng hát khúc yêu đương
Và em có nghe khi mùa thu tới
mang ái ân mang tình yêu tới
em có nghe, nghe hồn thu nói mình yêu nhau nhé

Em có hay mùa thu mưa bay gió nhẹ
em có hay thu về hết dấu cô liêu
Và em có hay khi mùa thu tới
bao trái tim vương màu xanh mới
em có hay, hay mùa thu tới hồn anh ngất ngây

Nắng úa dệt mi em
và mây xanh thay tóc rối
nhạt môi môi em thơm nồng
tình yêu vương vương má hồng

sẽ hát bài cho em
và ru em yên giấc tối
ngày mai khi mưa ngang lưng đồi
chờ em anh nghe mùa thu tới

Em có mơ mùa thu cho ai nức nở
em có mơ, mơ mùa mắt ướt hoen mi
Và em có mơ khi mùa thu tới
hai chúng ta sẽ cùng chung lối
em với anh mơ mùa thu ấy tình ta ngát hương…


Mùa thu của Văn Cao là nỗi buồn trong Buồn Tàn Thu, nỗi cô liêu trong Thu Cô Liêu. Mùa thu của Đặng Thế Phong càng sầu thảm hơn với Vạn Cổ Sầu, còn mùa thu của Đoàn Chuẩn là những nỗi niềm tự sự: “Có những đêm về sáng, đời sao buồn chi mấy cố nhân ơi”… Với Ngô Thụy Miên, mùa thu lúc nào cũng đẹp, dịu dàng, êm ái và ngát hương như những lời thủ thỉ, tình tự với người yêu:

“Em có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ
em có nghe nai vàng hát khúc yêu đương…”

Cái tinh tế trong nhạc cảm của Ngô Thuỵ Miên là đã nghe được cả tiếng nai vàng hát trong “mưa giăng lá đổ”. Trong tiếng mưa rả rích của mùa thu, tiếng gió thổi, tiếng lá bay lạo xạo, tâm hồn trinh nguyên của người nghệ sĩ còn nghe được cả tiếng nai vàng hát, rồi còn là hát khúc yêu đương nữa. Đó là tài năng thiên bẩm của người nghệ sĩ, dễ dàng rung cảm trước thiên nhiên, hay là chính chàng trai đang hát khúc yêu đương tỏ tình rồi đổ tội cho con nai vàng ngơ ngác?

Không những vậy, người nhạc sĩ còn mượn cái hồn thu lãng đãng để rót mật vào tai người yêu:

em có nghe nghe hồn thu nói mình yêu nhau nhé…

Mùa thu với màu vàng của nắng, màu úa của lá, màu xanh của cỏ cây còn trơn ướt những giọt sương mai, một bức tranh tuyệt đẹp. Có phải vì vậy mà các nhạc sĩ hay tỏ lời yêu thương vào cái mùa của lãng mạn này.

Em có hay mùa thu mưa bay gió nhẹ
em có hay thu về hết dấu cô liêu
Và em có hay khi mùa thu tới
bao trái tim vương màu xanh mới
em có hay, hay mùa thu tới hồn anh ngất ngây


Mùa thu được trải ra đẹp đẽ và dịu dàng để dìu gót giai nhân. Tình cảm mà chàng trai mang đến thật ân cần, nhẹ nhàng và đầy sức sống, đó là “trái tim vương màu xanh mới”. Mùa mới đã sang, nên tình yêu cũng cần sang một trang mới, khi hồn người đang say đắm và ngất ngây rồi.

Trong cơn say đó, có lẽ chàng trai đã không còn phân biệt được đâu là mùa thu, đâu là người tình nữa, vì dường như cả hai đã hòa thành một:

Nắng úa dệt mi em
và mây xanh thay tóc rối
nhạt môi môi em thơm nồng
tình yêu vương vương má hồng…


Tiếp theo đó là lời “hứa hẹn”. Không biết là cô gái đã nhận lời yêu chưa, mà chàng trai đã mơ mộng về một ngày có thể vỗ về nhau yên giấc tối, rồi nhắn nhủ những câu chờ nhau:

sẽ hát bài cho em
và ru em yên giấc tối
ngày mai khi mưa ngang lưng đồi
chờ em anh nghe mùa thu tới…

Em có mơ mùa thu cho ai nức nở
em có mơ mơ mùa mắt ướt hoen mi
Và em có mơ khi mùa thu tới
hai chúng ta sẽ cùng chung lối
em với anh mơ mùa thu ấy tình ta ngát hương…


Chàng trai rón rén hỏi người yêu rằng trong giấc thu nhẹ nhàng chiều nay, người có đang mơ về những mùa xưa nức nở và mắt ướt hoen mi, hay là sẽ mơ về một tương lai cùng nhau chung lối? Người ta vẫn bảo rằng nếu cuộc sống này buồn tẻ quá thì hãy mở lòng đón nhận tình yêu. Vì khi yêu, trái tim sẽ bừng dậy cùng những hương vị thanh khiết nhất của cuộc đời: em với anh mơ mùa thu ấy tình ta ngát hương…

Nhưng nếu không thể, thì người cũng hãy nhớ rằng ở lưng đồi kia ta vẫn đợi, và nghe những mùa thu đang tới. Hãy nhớ:

ngày mai khi mưa ngang lưng đồi
chờ em anh nghe mùa thu tới


Trọn vẹn cả bài hát này là một lời tỏ tình rất ý nhị. Năm mươi năm qua, không biết có bao nhiêu người đã mượn bài hát này để tỏ tình, chỉ biết rằng chính nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã nhận định rằng đây là bài hát đã mang tên tuổi của ông đến với công chúng yêu nhạc hồi thập niên 1960-1970, và là một trong những bài tình ca được yêu cầu nhiều nhất trên đài phát thanh thời đó.

Đông Kha


  Forum: TIN TỨC ÂM NHẠC · Post Preview: #162779 · Replies: 0 · Views: 2,066

AnAn
Posted on: Aug 21 2019, 03:12 PM


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 6,737
Joined: 12-November 08
Member No.: 702



Bài hát Một Mình – lời dự cảm của nhạc sĩ Lam Phương về phận đời


Mỗi bài hát của nhạc sĩ Lam Phương đều truyền tải những câu chuyện và thông điệp đầy ý nghĩa. “Một mình” là một trong những số ít những bài hát mà nhạc sĩ Lam Phương viết cho riêng ông.

Ông vẫn còn nhớ rõ ngày mà mình viết lên những câu hát: “Sớm mai thức giấc, nhìn quanh một mình…”.

“Đó là ngày 11-11-1990 khi tôi chuyển về sống với người bác ruột, một căn nhà nhỏ nằm gần bờ sông thuộc quận Noisiel, ngoại ô Paris, Pháp” – nhạc sĩ Lam Phương kể.

Ông bảo đó là khoảng thời gian rất buồn. “Cuộc đời tôi buồn nhiều hơn vui. Nhưng chính vì biết trước như vậy nên tôi biết dẹp nỗi buồn qua một bên và tự tìm niềm vui và an ủi riêng cho mình. Tâm hồn nghệ sĩ mà, buồn đó nhưng rồi lại chờ và hy vọng niềm vui đến thì mới có cảm xúc được chứ! Tôi sống bằng hy vọng nhiều mà!” – ông trải lòng.

Khánh Hà là người trình bày bài Một Mình thành công nhất

Đặc biệt, ngay cả chính bản thân nhạc sĩ Lam Phương cũng không nghĩ rằng bài hát “Một mình” đã trở thành một lời tiên tri cho chính bản thân. Điều này trùng khớp với lời tiên đoán của một phụ nữ lớn tuổi sống bằng nghề coi bói trên bờ sông Seine.

Những năm về sau này khi nghiệm lại thì ông thấy lời bài hát và những lời nói của người phụ nữ năm nào có phần đúng với bản thân mình.

Ông kể: “khi đang đi dạo trên bờ sông Seine, tôi nhìn thấy một bà kia ngồi cạnh một gốc cây. Bà ngồi đó với những lá bài tây và quả cầu thủy tinh, công cụ giúp bà mưu sinh. Lúc tôi đi ngang qua thì bà gọi tôi lại và nói sẽ coi vận mệnh cho tôi”.

Vốn không tin vào chuyện bói toán nhưng vì nể nang nên ông ngồi lại. “Bà ấy coi mấy lá bài tây xong rồi nói tôi đứng lên đi đi lại lại cho coi. Sau khi nhìn tướng xong, bà có nói một câu: “Tôi nói câu này anh đừng buồn nhé, tướng anh về sau anh khổ lắm, anh sẽ phải sống 1 mình” – nhạc sĩ Lam Phương nhớ lại.

Đúng là số phận luôn thử thách người nhạc sĩ đa sầu, đa cảm. Đến năm 1999, sau vài năm rời Pháp và trở về Mỹ sinh sống, nhạc sĩ bị tai biến và liệt nửa người. Lúc này, cô Bảy – em gái Út của nhạc sĩ – đã bay từ Pháp qua Mỹ để chăm sóc cho ông.

Lần lượt “từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ” (lời bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) nhưng nhạc sĩ Lam Phương đã quen dần với nỗi cô đơn. Ông thổ lộ: “Tôi cũng muốn có người bên cạnh để bầu bạn, tâm sự cho vơi đi sự cô đơn nhưng cũng vì mặc cảm mình bị bệnh, không lo được cho người ta nên đành chấp nhận số phận”.

Bù lại nỗi cô đơn, nhạc sĩ Lam Phương lại có được sự tự do. Nhiều nghệ sĩ, người hâm mộ vẫn thường xuyên lui tới thăm và dùng cơm thân mật với ông và gia đình.

“Cũng có người ngỏ ý và tình nguyện chăm sóc cho tôi nhưng tôi chỉ cười và cảm ơn người ta. Tôi chấp nhận số phận và hơn hết cảm tạ ơn trên và cuộc đời vẫn cho mình có được một gia đình, một mái nhà để ở với sự thương yêu và chăm sóc của chính vợ chồng người em ruột. Đó là niềm vui và an ủi với tôi trong lúc tuổi già” – ông tâm sự.

Theo Người Lao Động


  Forum: TIN TỨC ÂM NHẠC · Post Preview: #162780 · Replies: 0 · Views: 5,692

172 Pages V   1 2 3 > » 

New Posts  New Replies
No New Posts  No New Replies
Hot topic  Hot Topic (New)
No new  Hot Topic (No New)
Poll  Poll (New)
No new votes  Poll (No New)
Closed  Locked Topic
Moved  Moved Topic
 

Lo-Fi Version Time is now: 28th March 2024 - 04:06 PM