Welcome Guest ( Log In | Register )

84 Pages V   1 2 3 > » 

Đông Nhi
Posted on: Apr 4 2019, 11:18 AM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 2,835
Joined: 9-October 09
Member No.: 5,482



  Forum: AUDIO TRUYỆN · Post Preview: #162316 · Replies: 0 · Views: 4,552

Đông Nhi
Posted on: Apr 4 2019, 11:18 AM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 2,835
Joined: 9-October 09
Member No.: 5,482



  Forum: AUDIO TRUYỆN · Post Preview: #162315 · Replies: 0 · Views: 4,333

Đông Nhi
Posted on: Mar 11 2019, 10:57 AM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 2,835
Joined: 9-October 09
Member No.: 5,482



Vì sao lại nói “Khó nhất là tu tại gia”?


Dân gian vẫn có câu: “Khó nhất là tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa”, cũng có nơi nói: “Thứ nhất là tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa”. Vậy tu luyện ruốt cuộc là tu thứ gì? Vì sao tu tại gia lại là điều khó nhất? Những câu hỏi này cũng khiến nhiều người quan tâm không khỏi thắc mắc.

Tu luyện là tu thứ gì?

Người ta thường quan niệm rằng tu luyện thì phải xuất gia vào chùa, đoạn tuyệt thế sự, chịu khổ mà tu luyện như các đạo sư hoặc lạt ma Tây Tạng ngồi thiền trên núi tuyết hay trong những hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc sống. Đây chỉ là hình thức tu luyện khác nhau mà thôi.

Đạo Phật quan niệm trong mỗi người đều có cả Phật tính và Ma tính. Vậy nên đạo của Phật Đà nằm ở tu “Thiện”, ức chế Ma tính, khơi gợi và phát triển Phật tính trong bản thân mỗi người. Khi các tâm không tốt ấy bị ức chế, ức chế cho đến khi mất đi, cũng là lúc con người đạt được sự thăng hoa về tâm linh. Vậy nên cũng nói, con đường tu luyện mà Phật Thích Ca giảng là Giới-Định-Huệ, loại bỏ những chủng nhân tâm không tốt thông qua các giới luật.

Đạo gia giảng tu Chân, khởi đầu từ làm người chân thật, cuối cùng trở thành Chân Nhân. Tu của Đạo gia yêu cầu tâm cảnh đạt đến vô vi thanh tịnh, không vướng bụi phàm, nên thường thường yêu cầu độc tu nơi thâm sơn cùng cốc. Năm đó Lão Tử không truyền rộng đạo của mình mà chỉ lưu lại cuốn kinh thư “Đạo Đức Kinh” rồi cưỡi trâu rời khỏi chốn phàm tục. Phần tu luyện tâm tính của Đạo gia thực chất nằm trong “Đạo Đức Kinh”. Đạo gia cũng gắn liền với việc tu luyện thân thể người, có các động tác khác nhau, ví như Thái Cực quyền pháp.

Xuất hiện muộn hơn vào khoảng 2.000 năm trước, tại vùng đất nằm giữa Á và Âu, Chúa Jesus cũng truyền đạo pháp của mình. Tâm điểm của tín ngưỡng Kitô là tình yêu và tha thứ, đức tin, ý nghĩa của sự tồn tại và sự giải thoát dành cho con người. Niềm tin này đã ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống, đạo đức, văn hóa và con người phương Tây trong hàng nghìn năm sau đó.

Dù khác biệt về hình thức tu luyện như tu tâm, tu Thiện, tu thân, tu Chân, đức tin, cứu rỗi, v.v, nhưng tựu chung lại việc tu luyện trong các tôn giáo đều xuất phát từ việc tu dưỡng đạo đức và tâm tính của con người.

Tu luyện như một phần tự nhiên đã có sẵn trong huyết mạch của nhân loại. Bắt đầu từ làm người tốt theo giá trị đạo đức trong văn hóa truyền thống, sau đó con người dần tẩy tịnh thân tâm để thăng hoa tới những cảnh giới cao hơn. Tu tâm là cốt lõi của tu luyện.

Con người sống trên đời dẫu là ai, địa vị sang hèn ra sao, thì cũng đều chẳng thể thoát khỏi ba chữ “Danh, Lợi, Tình”. Người tu luyện thời xưa thường lánh đời, đoạn tuỵệt thế gian để thoát khỏi sự cám dỗ của “Danh, Lợi, Tình”, từ đó mới có thể tịnh tâm thiền định, tu luyện.

Khi những ràng buộc trong cuộc sống thế tục được buông xuống, cũng tương đương với việc môi trường xung quanh trở nên đơn giản hơn và những xung đột về nhân tâm giảm đi rất nhiều. Khi ấy tâm của con người sẽ trầm lắng hơn, dục vọng và cảm xúc sẽ được kiểm soát tốt hơn. Giống như trong một môi trường hoà ái, không ai động chạm tới lợi ích của bản thân mình thì cũng chẳng có mâu thuẫn. Lúc này điều lớn nhất con người phải đối mặt có lẽ chỉ là sự cô đơn. Vậy nên mới nói dễ nhất là “tu chùa”. Các bậc cao tăng đắc đạo khi xưa cũng thường là xuất từ trong chùa chiền đạo quán.

Khi con người phải bươn chải mưu sinh trong xã hội thế tục, khi đối mặt với đủ kiểu người với những tính cách khác nhau, sự xung đột về lợi ích khác nhau, mới dễ khiến lòng người “dậy sóng”. Để có thể cân bằng tốt những mối quan hệ trong cuộc sống và làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ của mình với xã hội, sẽ đòi hỏi không ít thời gian và tâm sức của mỗi người. Đứng giữa dòng đời đầy “Danh Lợi Tình”, chọn làm giọt nước trong hay trôi theo dòng nước đục, vẫn luôn là mối khắc khoải của biết bao nhịp đập trái tim. Biết bao bi hài trong dòng trường giang của cuộc đời cứ nối tiếp hết trang này tới trang khác. Vậy nên mới nói “Thứ hai tu chợ”. Hòa thượng thời xưa phải vân du khất thực, có thể cũng là nói đến việc “tu chợ” này.

Nhưng có lẽ, với những người thân yêu nhất trong gia đình, khi sự ràng buộc về tình cảm, về mọi phương diện trong cuộc sống trở nên thiết thân nhất, thì mối quan hệ ấy càng khiến con người phải hao tâm tổn sức. Bạn có thể không động tâm khi con cái ốm đau? Khi cha mẹ già yếu bệnh tật? Khi xung đột với người bạn đời? Những mối quan hệ thân thiết là những thứ quan trọng nhất đối với hầu hết mọi người chúng ta, cũng là điều chúng ta khó dứt bỏ nhất.

Khi vào chùa tu luyện, con người có thể đoạn tuyệt hết thảy nhân duyên tại thế gian, người thân cũng đều trở thành “thí chủ” xa lạ. Nhưng khi tu luyện giữa đời thường, họ vừa phải làm tròn trách nhiệm của bản thân với vai trò là người chồng, người vợ, người cha, người mẹ; lại phải dốc tâm tu luyện, quả thực không phải điều dễ cân bằng. Vậy nên mới nói “Khó nhất là tu tại gia”.

Không có ngụ ý cao thấp


Trong quá khứ, việc tu luyện đắc đạo hầu như không thấy xuất hiện “tại gia”. Dù cho những nhân vật nổi tiếng trong sử Việt, tu luyện vẫn có lúc trị quốc như Phật hoàng Trần Nhân Tông, cũng vẫn phải có thời kỳ ẩn tu trên núi cao, rồi đi khất thực, chứ không chọn ở trong cung điện giữa triều đình mà tu. Dù vậy Phật hoàng Trần Nhân Tông cũng là một nhân vật tiến gần tới “tại gia” nhất, vì với ngài, việc nhà cũng là việc nước.

Có thể nói sự sắp xếp thứ tự “tại gia”-“chợ”-“chùa” ở đây không phải là sự sắp xếp về thế nào là tu cao, thế nào là tu thấp, mà có hàm ý nói rằng điều gì là không có lợi cho việc tu luyện, điều gì là khó khăn cho việc tu luyện. Tu tại gia là khó tu nhất, có thể khiến phần lớn người tu vấp ngã, mê đắm, không còn thực sự là tu nữa. Các cao tăng trong lịch sử có lẽ chưa từng có ai thành tựu nhờ tu “tại gia”.

Nhưng kỳ thực tu luyện vẫn là tu tâm, buông bỏ sự tự tư, buông bỏ cái tình. Vượt trên cái tình ấy, người tu luyện sẽ tu xuất tâm từ bi. Khi ấy họ không chỉ yêu thương những gì thuộc về bản thân mình, mà sẽ đối xử với hết thảy những người xung quanh như thể người thân của mình vậy. Người tu luyện đắc đạo cũng sẽ không vì bị tổn thương và lợi ích của cá mình bị tổn hại mà quay lưng lại với gia đình, hay hành xử theo kiểu hơn thua “ăn miếng trả miếng”. Lòng từ bi của họ sẽ có thể hoá giải hết thảy nỗi oán hận và những mâu thuẫn, tranh đấu thiệt hơn; cảm hoá nhân tâm, dẫn dắt con người trở quay về với chính đạo. Vậy nên tu luyện giữa đời thường vừa có ích cho bản thân, vừa có ích cho xã hội. Hoàn cảnh khó khăn có thể khiến ngọc nát vàng tan, nhưng cũng sẽ mài giũa ra được trân bảo quý giá nhất.

Dù tu luyện nơi đền chùa miếu mạo tu luyện, ở ẩn tu đạo nơi núi sâu rừng già hay “tu tại gia”, “tu chợ”, tu luyện giữa đời thường, cũng chỉ khác nhau về hình thức. Bản chất của việc tu luyện vẫn là tu tâm dưỡng tính, tẩy tịnh thân tâm. Dù tu ở đâu, nếu không đạt được điều này thì chỉ là công dã tràng. Điểm cốt lõi ấy qua hàng ngàn năm vẫn không hề thay đổi.

Thiên Cầm
  Forum: PHẬT GIÁO · Post Preview: #162253 · Replies: 0 · Views: 1,708

Đông Nhi
Posted on: Feb 2 2019, 04:58 PM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 2,835
Joined: 9-October 09
Member No.: 5,482



9 thói quen xấu của những người không thành công


Đó có thể là những thói quen rất nhỏ, nhưng đôi khi lại có thể kéo lùi cả cuộc đời và sự nghiệp của bạn.

Trong phần lớn các trường hợp, một số thói quen xấu chỉ mang lại những vấn đề nhỏ không đáng kể. Tất nhiên, như người xưa nói: “Nhân vô thập toàn”, vậy nên nếu bạn lỡ có sở hữu một thói xấu nào dưới đây, thì cũng chưa có gì phải quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy bài viết này đang mô tả thói quen hàng ngày của mình, thì hãy chú ý, chúng rất có thể đang ngăn cản giấc mơ thành công của bạn.

Dưới đây là top 9 thói quen của những người không thành công:

1. Bạn luôn luôn đến muộn


Vâng, chắc chắc là lúc nào bạn cũng có một lý do nào đó để bao biện cho việc tới trễ của mình; nhưng liên tục đến trễ lại là việc không thể chấp nhận được trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Người ta vẫn coi những người như thế là bất cẩn và không đáng tin cậy.

Biên tập viên Laura Schocker đã viết trên tờ Huffington Post rằng, một nghiên cứu của trường Đại học công San Francisco đã lập ra mối liên hệ giữa “đi trễ kinh niên với những nét tính cách nhất định, như hay lo lắng, thiếu khả năng tự chủ và có xu hướng thích mạo hiểm.

2. Bạn ôm giữ ác cảm, thù hận

Lý tưởng nhất là được làm “hoa hậu thân thiện” trong mắt mọi người, những không phải ai cũng có thể làm được điều đó. Cũng dễ hiểu và chấp nhận được khi bạn thể hiện sự không ưa hay không tin tưởng một số người nhất định trong cuộc sống.

Nhưng cố chấp vào một nỗi ác cảm nào đó lại chỉ đang lãng phí thời gian và năng lượng quý giá của bạn. Trong một bài báo trên Web MD, Mike Fillon đã dẫn chứng một nghiên cứu của Đại học Hope, theo đó người ta đã phát hiện rằng ôm giữ thù hận thậm chí còn có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe. Tất nhiên rồi, có câu nói: “Trao người hoa hồng, tay sẽ lưu lại hương thơm”, còn ôm giữ thù hận, thì bạn sẽ giữ lại điều gì trong tay mình đây?

Vậy nên hãy học cách tha thứ và coi mọi việc thật nhẹ.

3. Bạn giỏi làm “tắc kè hoa”

Thích nghi có thể là một chiến lược sinh tồn thích hợp với môi trường giáo dục phổ thông, nhưng bạn nay đã là một người trưởng thành với một sự nghiệp trong tay. Hãy ngừng việc chú ý đến người khác đang nghĩ gì về mình và việc cố gắng để phù hợp với cái gì đó chỉ để hòa nhập. Hãy làm điều gì đó bạn thấy thích hợp với mình.

Nếu dành cả cuộc đời chỉ để hòa nhập, thì bạn sẽ chẳng bao giờ trở nên nổi bật.

4. Bạn chi tiêu quá nhiều

Nếu ví bạn cứ liên tục bốc mùi cháy khét, thì rất có thể bạn sẽ gặp phải khủng hoảng tài chính trong dài hạn. Tiết kiệm tiền là việc rất quan trọng cho tương lai tài chính của bạn.

Hãy chiến thắng thói xấu này bằng việc học cách xác minh những nhân tố tâm lý nào dẫn đến việc bạn chi tiêu quá mức.

5. Bạn hay chần chừ

Nghiêm túc mà nói, thì chần chừ không quyết đoán có thể làm lãng phí thời gian, tiền bạc, và thậm chí là sự tôn trọng của những người xung quanh bạn.

6. Bạn hay nói dối

Thật dễ dàng để những lời nói dối nhỏ buột ra khỏi miệng, nhưng sau đó thói quen nói dối này sẽ khiến bạn dám dối trá cả những việc nghiêm trọng hơn trong tương lai. Hãy phá bỏ thói quen đó.

Đơn giản thôi, hãy trung thực.

Bạn có thể thấy bộ phim nào đó đang đang mô tả những kẻ lừa đảo và dối trá tìm ra cách để leo được lên đỉnh cao. Nhưng như thế không có nghĩa là bạn nên dung túng cho sự thiếu trung thực của bạn.

Thành tín, trung thực là chìa khóa thành công

7. Bạn hay cắt đứt các mối quan hệ

Trong cuộc sống và sự nghiệp của bạn, đôi khi cần phải cắt đứt mối quan hệ với những người xấu. Tuy nhiên, đó nên chỉ là những trường hợp cá biệt chứ không phải là quy tắc sống của bạn. Khi đi qua những giai đoạn khác nhau trong sự nghiệp, đừng xa lánh những người mà bạn đã quen biết. Vì như thế bạn có thể sẽ thiệt hại nặng nề nếu tình cờ gặp lại người đó trong tương lai.

8. Bạn không chăm sóc bản thân mình

Bạn có thể có mọi thành công trên thế giới này, nhưng điều đó sẽ không còn nhiều ý nghĩa nếu bạn không chăm sóc sức khỏe bản thân. Đừng để căng thẳng khiến bạn bỏ qua việc rèn luyện cơ thể, ăn uống thiếu chất và bỏ quên việc chăm sóc bản thân mình. Sớm hay muộn thì hậu quả của chúng cũng sẽ làm trật bánh xe lửa trên chuyến tàu cuộc đời bạn.

9. Bạn quen thể hiện dáng điệu cử chỉ tiêu cực

Tố chất của một người thể hiện rất nhiều qua ngôn ngữ cơ thể của họ. Cổ nhân nói: “Nhìn mặt mà bắt hình dong”, nhiều người đánh giá người khác chỉ trong vài giây đầu tiên sau khi gặp mặt. Chính vì vậy, dáng điệu cử chỉ của một người đôi khi còn quan trọng hơn cả những gì mà họ nói.

Đó là lý do tại sao những thói quen ngôn ngữ cơ thể không tốt — như ngại giao tiếp bằng mắt hay bộ dạng chán chường thiếu sinh khí — lại có sức phá hoại rất lớn. Bạn có thể tự phá hủy cơ hội của mình trước cả khi kịp mở miệng bộc lộ tài năng.

Theo Business Insider
  Forum: NGHỆ THUẬT SỐNG - TÂM LÝ HỌC · Post Preview: #162145 · Replies: 0 · Views: 4,191

Đông Nhi
Posted on: Dec 6 2018, 12:18 PM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 2,835
Joined: 9-October 09
Member No.: 5,482



Chú hề buồn bã


“Our job is improving the quality of life, not just delaying death.” – (Robin Williams)

Khi ấy là buổi chiều ở phòng mạch của một bác sĩ tâm lý, vào lúc gần hết giờ làm việc. Người khách cuối cùng ngồi ở một góc khuất trong phòng đợi, hai tay ôm đầu, gục mặt xuống bàn.

“Ông cần tôi giúp gì?” Bác Sĩ lại gần hỏi.

Người khách không trả lời, dáng bất động.

“Tôi có thể giúp gì được ông?” Bác Sĩ hỏi lại.

“Xin Bác Sĩ cho tôi một lời khuyên,” người đàn ông từ từ ngước lên. “Bất cứ điều gì.”

“Ông nên bỏ rượu. Tôi nghe mùi rượu.”

“Tôi đã bỏ nhiều lần. Tôi không biết làm gì ngoài việc uống rượu.”

“Ông nên bỏ hẳn.”

“Rồi sao nữa?” người đàn ông lại gục đầu, vai rũ xuống.

“Tôi có cảm giác mọi tội lỗi, mọi gánh nặng thế gian này đè nặng lên vai tôi.”

“Không đến nỗi như thế đâu,” Bác Sĩ nói.

“Tôi không còn tin tưởng vào ai, vào bất cứ điều gì.”

“Hãy tin vào Đấng Cứu Thế, ông sẽ được cứu rỗi.”

Bác Sĩ nhập vai một mục sư. “Ông nên tin Chúa.”

“Liệu Chúa có tin tôi không?” Người đàn ông ngước lên hỏi lại, giọng mệt mỏi.

Bác Sĩ nhìn đầu tóc bù xù, đôi mắt đỏ lừ, nhớ mang máng có gặp khuôn mặt này ở đâu đó. “Xin lỗi,” Bác Sĩ nói, “phòng mạch sắp đến giờ đóng cửa. Tôi không còn nhiều thì giờ, ông có thể trở lại ngày mai không?”

“Tôi không có ngày mai. Ngày nào cũng như ngày nào.” Người đàn ông lại gục đầu.

“Ông lại đây,” Bác Sĩ nói, ngoắc tay, và mở rộng cánh cửa sổ. “Tôi chỉ cho ông xem cái này.”

Người đàn ông chậm rãi đứng dậy, chậm rãi bước tới bên cửa sổ, nhìn ra ngoài.

“Ông trông thấy cái rạp hát ở cuối con đường kia chứ?” Bác Sĩ hỏi.

“Ông trông thấy tấm áp-phích quảng cáo lớn vẽ hình chú hề kia chứ? Ông trông thấy dòng người đứng xếp hàng dài dài kia chứ? Tối nay có màn trình diễn độc đáo của một danh hài. Cười đứt ruột.”

“Rồi sao nữa?”

“Thì tới đó coi chứ làm sao nữa. Cười là liều thuốc bổ, làm cho người ta thêm năng lực mà vui sống. Tin tôi đi.”

Người đàn ông trở lại ghế ngồi, cúi mặt, hai tay ôm đầu.

“Tôi đã chỉ cho nhiều người cách ấy,” Bác Sĩ nói.

“Nhiều người đã tìm lại được ý nghĩa của cuộc sống. Khi bước ra khỏi rạp hát, ông sẽ trở thành một con người khác. Mới toanh, tươi rói, giống như là được ‘recharge battery’ vậy. Tin tôi đi.” Bác Sĩ ra sức thuyết phục.

Người đàn ông vẫn im lặng, vẫn hai tay ôm đầu.

“Cả tôi nữa,” Bác Sĩ nói tiếp.

“Sau khi tiếp ông tôi sẽ chạy qua đó để xếp hàng mua vé, phải nhanh chân chứ không là hết vé đấy. Ông có muốn đi với tôi không?”

“Đi đâu?” người đàn ông hỏi, sau vài giây im lặng.

“Thì đi xem chú hề ấy biểu diễn? Nào, ta đi chứ?”

“Không.” Người đàn ông lắc đầu, giọng khô khốc.

“Sao vậy?” Bác Sĩ hỏi, tỏ vẻ thất vọng.

“Chú hề ấy chính là tôi.”

Người đàn ông trong câu chuyện là Robin Williams, diễn viên điện ảnh rất quen thuộc trong các phim Good Morning, Vietnam, Good Will Hunting, Dead Poets Society, Mrs. Doubtfire… Ít ngày sau người ta thấy ông ngồi chết trên ghế trong phòng ngủ của mình với một sợi dây thắt lưng quấn quanh cổ. Người nói ông tự tử, người nói ông chết vì cách này cách khác. Chết cách nào thì ông cũng đã tỏ ra rằng ông không muốn tiếp tục diễn tuồng nữa, cho dù có là một danh hài. Ông đã ngán đến tận cổ những vai diễn vừa không thật lại vừa có vẻ “bất công”, vì trong lúc mọi người cười thì ông lại khóc.

Lê Hữu


  Forum: TIN TỨC ĐIỆN ẢNH - NGHỆ THUẬT - HỘI HOẠ · Post Preview: #161937 · Replies: 0 · Views: 2,145

Đông Nhi
Posted on: Jan 21 2018, 04:38 PM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 2,835
Joined: 9-October 09
Member No.: 5,482



Lúc về già mình sẽ chỉ làm 8 điều tuyệt vời sau


1- Lúc về già mình sẽ không bao giờ đến cơ quan cũ nếu như chưa nhận được một lời mời trân trọng, vào những dịp đặc biệt...
Kết quả hình ảnh cho không bao giờ đến cơ quan cũ
Chỉ đến cơ quan cũ nếu nhận được lời mời trân trọng
Nếu đến mình cũng chỉ cúi đầu lễ phép chào lớp trẻ rồi chuyện phiếm với đồng niên, đồng nghiệp. Mình phải tự dặn mình rằng có nói gì chúng cũng chẳng nghe, vì mọi điều mình nói đã lỗi thời, cho dù bên dưới chúng chăm chú nhìn, đầu gật gật, rồi vỗ tay rất dài. Và dĩ nhiên chúng nó có báo cáo báo cò mình cũng chẳng nên quan tâm, tò mò tìm hiểu, vì đã lâu mình không cập nhật hay update, đâu còn hiểu được thời thế.

2- Lúc về già mình sẽ tuyệt đối không được chủ quan nghĩ rằng còn khoẻ, còn sung sức để nghĩ và làm những việc như hồi thanh niên.

3- Lúc về già mình sẽ không tham gia hội đoàn hay bất cứ công việc gì liên quan đến chính quyền. Không phải mình thiếu trách nhiệm, chỉ đơn giản vì thời điểm đó sức khỏe, trí tuệ xuống dốc rồi, tụi trẻ nó làm giỏi hơn. Đầu hai thứ tóc đi tranh việc với một đứa nó làm tốt hơn mình là sao?
4- Lúc về già mình sẽ không sống chung với bất cứ đứa nào, chỉ sống với...vợ. Nếu cứ thương con cái, sống với chúng nó thể nào cũng đến lúc mình ở trọ trong chính ngôi nhà của mình. Con không có tiền mua nhà thì thuê, không đủ tiền thuê mình hỗ trợ, quyết không ở chung, trai gái dâu rể gì cũng vậy hết, một tuần đến thăm nhau 1 lần vào ngày cuối tuần là đủ.

5- Lúc về già... rất già, mình sẽ phải đặt chỗ ở một trung tâm dưỡng lão nào đó. Tiền ít ở chỗ xoàng, tiền nhiều ở chỗ tươm. Chọn Trung tâm có chăm sóc y tế tốt để không bắt con cháu phục dịch lúc yếu đau. Chúng nó còn phải đi làm. Lúc đi về phía bên kia mặt trời cũng tại Trung Tâm luôn. Con cháu chỉ cần đến nhà tang lễ làm thủ tục theo nghi thức, không khóc cũng không sao, vui càng tốt. Chẳng có lý do gì để khóc. Đó là quy luật của tạo hoá. Bất cứ cái gì tồn tại nguyên vẹn lâu quá chỉ tổ làm cho xã hội trì trệ.

6- Lúc về già mình sẽ chỉ nói hai chữ "ngày xưa" (đúng hơn là những câu chuyện hoài niệm) với bạn đồng niên, tuyệt đối không nói với lũ trẻ, vì chúng sẽ cho mình bị dở hơi. Với tụi trẻ chỉ nói "ngày mai" và chỉ trả lời khi chúng hỏi. Kinh nghiệm và vốn sống (mà nhiều người cho là báu vật) đối với mình khi đó chỉ để chiêm nghiệm. Cùng lắm là biến nó thành những câu chuyện trào phúng để tự cười cợt mình, cũng chẳng làm ai bực mình.

7- Càng lớn tuổi chúng ta càng nhận ra:

* Mang một chiếc đồng hồ $30 hay $300 cũng cùng chỉ một giờ

* Mang một chiếc túi/bóp $30 hay $300 cũng cùng đựng bấy nhiêu tiền

* Uống một chai rượu $15 hay $300 cũng say giống nhau

* Ở trong căn nhà 100 mét vuông hay 1000 mét vuông nỗi cô đơn cũng giống nhau

* Lái chiếc xe $8000 hay $80,000 cũng phục vụ ta cùng mục đích chuyên chở

* Hạnh phúc nội tâm không đến từ vật chất trong thế gian này

* Có những bạn bè, anh chị em, những người nói chuyện, cười đùa, hát xướng tán gẫu với ta đó mới là hạnh phúc ...

8- Có 6 vị Bác sĩ tốt nhất trong đời:

* Ánh nắng mặt trời
* Nghỉ ngơi
* Thể dục
* Ăn uống điều độ
* Tự tin
* Bạn bè
Hãy giữ 6 vị này cho mọi thời điểm trong đời để tận hưởng một cuộc sống khỏe mạnh
Lúc về già, mình sẽ cố không nghĩ khác những điều mình đã nghĩ như ở trên. Chẳng biết có làm được không?

Càng có tuổi chúng ta càng thấy ít đi những điều đáng phải sắp hàng chờ đợi ...

Sưu tầm
  Forum: NGHỆ THUẬT SỐNG - TÂM LÝ HỌC · Post Preview: #160760 · Replies: 0 · Views: 1,994

Đông Nhi
Posted on: Oct 11 2017, 02:07 PM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 2,835
Joined: 9-October 09
Member No.: 5,482



Người tài cũng cần gặp thời mới thành công?


Bill Gates may mắn hơn nhiều so với bạn nghĩ. Ông là người tài giỏi, từ chỗ bỏ học đại học đi lên để trở thành người đứng đầu danh sách những người giàu nhất thế giới.

Tuy nhiên, thành công phi thường của ông có lẽ giúp cho chúng ta hiểu thêm về tầm quan trọng của hoàn cảnh vốn nằm ngoài sự kiểm soát của ông thay vì chỉ nhờ vào khả năng cá nhân và lòng kiên trì.
Cần gặp thời vận

Chúng ta thường có ý nghĩ rằng những con người phi thường là những người giỏi nhất, tài năng nhất. Nhưng đó là ý nghĩ sai lầm.

Những thành tích phi thường thường xảy ra ở những hoàn cảnh phi thường. Những người đạt được thành tích vượt trội thường là những người may mắn nhất – họ có mặt ở đúng chỗ vào đúng thời điểm. Họ là những người mà chúng ta gọi là “trường hợp cá biệt”. Thành công của họ là những ví dụ tách biệt hẳn ra khỏi môi trường mà tất cả những người khác phải phấn đấu.

Nhiều người xem Bill Gates và những người thành công vượt bậc khác là rất đáng để chúng ta quan tâm – đó là những tấm gương mà chúng ta có thể học hỏi rất nhiều nếu muốn thành công.

Tuy nhiên việc cho rằng chỉ cần nỗ lực làm việc tốt là đủ để được thành công như họ nhiều khả năng sẽ khiến bạn thất vọng. Ngay cả khi bạn làm theo tất cả những gì mà Bill Gates đã làm thì bạn cũng không thể nào đạt được thành tích như ông lúc ban đầu được.

Chẳng hạn, gia thế thượng lưu của Gates và việc ông được học ở trường tư giúp ông có điều kiện có thêm kinh nghiệm lập trình khi mà có chưa tới 0,01% những người trong thế hệ của ông được tiếp xúc với máy tính. Mối quan hệ quen biết của mẹ ông với chủ tịch tập đoàn IBM giúp ông giành được hợp đồng với hãng máy tính hàng đầu vào lúc đó vốn đóng vai trò rất quan trọng giúp ông tạo dựng được đế chế phần mềm.

Hoàn cảnh thuận lợi

Điều này là quan trọng bởi vì hầu hết những khách hàng sử dụng máy tính của hãng IBM đều buộc phải học cách sử dụng phần mềm đi kèm của hãng Microsoft.

Điều này đã tạo ra quán tính có lợi cho Microsoft. Phần mềm mới tiếp theo mà khách hàng chọn lựa ắt hẳn sẽ là của Microsoft, không nhất thiết bởi vì đó là phần mềm tốt nhất mà bởi đa phần người dùng quá bận rộn nên không có thời gian học cách sử dụng bất cứ phần mềm nào khác.

Thành công và thị phần của Microsoft có thể khác ở một số phương diện về quy mô so với phần còn lại trên thị trường. Tuy nhiên khác biệt đó có được thật sự là do những may mắn ban đầu của Gates – được củng cố bằng logic thành công sẽ đẻ ra thành công.

Dĩ nhiên, tài năng và nỗ lực của Bill Gates đóng vai trò quan trọng trong thành tích vượt bậc của Microsoft, nhưng điều đó là chưa đủ để tạo nên một trường hợp cá biệt như thế. Tài năng và nỗ lực nhiều khả năng không quan trọng bằng hoàn cảnh với cái nghĩa là Bill Gates có thể đã không thể có thành tích như vậy nếu không có hoàn cảnh thuận lợi.

Con số thần kỳ?

Có người có thể lập luận rằng những người thành công vượt bậc vẫn có thể đạt được những khả năng hơn người bằng con đường phấn đấu chăm chỉ, động cơ mãnh liệt hay bản lĩnh kiên cường.

Do đó, không thể chỉ dành cho họ những phần thưởng nhỏ nhoi hay những lời khen chưa đủ mức.

Một số người thậm chí còn cho rằng có một con số thần kỳ để vươn tới sự vĩ đại: đó là nguyên tắc mười năm hay 10.000 giờ.

Nhiều chuyên gia và những người chuyên nghiệp quả thật đã đạt được thành công phi thường bằng cách làm việc kiên trì và quyết tâm. Thật vậy, 10.000 giờ học lập trình máy tính của Gates khi còn là thiếu niên đã được nhấn mạnh như là một trong những nguyên nhân chính giải thích cho thành công của ông.

Tuy nhiên, đi vào phân tích chi tiết các trường hợp thường cho thấy một số nhân tố tình huống nằm ngoài sự kiểm soát của con người cũng có vai trò rất quan trọng. Chẳng hạn, có ba nhà vô địch quốc gia môn bóng bàn đều sống trên cùng một con phố ở một vùng ngoại ô nhỏ ở một thị trấn ở nước Anh.

Đó không phải là sự trùng hợp hay bởi vì ba nhà vô địch đó không có việc gì để làm ngoài việc chơi bóng bàn.

Sau này mọi người mới hiểu ra là một huấn luyện viên bóng bàn nổi tiếng, Peter Charters, tình cờ về hưu ở ngay khu vực này. Nhiều đứa trẻ sống trên cùng khu phố với ông bị môn thể thao này hấp dẫn là nhờ vào ông và ba trong số những đứa trẻ đó đã có thành tích thật sự phi thường sau khi tuân theo nguyên tắc 10.000 giờ, bao gồm cả việc giành được chức vô địch quốc gia.

Tài năng và nỗ lực của chúng, đương nhiên, là yếu tố cần thiết để đạt được thành công ở mức đó.

Tuy nhiên nếu không có được may mắn ban đầu (có một huấn luyện viên chất lượng cao, đáng tin tưởng và sự ủng hộ của gia đình) thì chỉ tập luyện 10.000 giờ mà không có được phản hồi đầy đủ nhiều khả năng không thể nào đưa một đứa trẻ nào đó được lựa chọn ngẫu nhiên trở thành nhà vô địch quốc gia.

Không có cơ hội phát huy

Chúng ta cũng có thể hình dung một đứa trẻ có khả năng đánh bóng bàn siêu việt nhưng lại không gặp may mắn ngay từ đầu, ví dụ như không có một huấn luyện viên có năng lực ở một đất nước mà thi đấu thể thao không được xem là sự nghiệp có triển vọng. Trong trường hợp đó, đứa trẻ sẽ không có cơ hội thể hiện tiềm năng của mình.

Ý nghĩa của việc này là nếu một người có thành tích càng phi thường thì chúng ta càng có ít bài học ý nghĩa và thiết thực mà chúng ta có thể học hỏi từ người đó.

Trong trường hợp người có thành công vừa phải thì nhiều khả năng trực giác của chúng ta về thành công là chính xác.

Những kinh nghiệm mà dân gian đúc kết được, chẳng hạn như “tôi làm việc càng chăm chỉ thì tôi càng may mắn” hay “cơ hội đến với những người có chuẩn bị kỹ” hoàn toàn hợp lý khi chúng ta nói về những người đi từ nghèo khổ đến thành đạt. Nhưng đi từ thành đạt đến phi thường thì lại là chuyện khác.

Có mặt ở đúng chỗ (thành công trong hoàn cảnh mà kết quả ban đầu có tác động lâu dài) vào đúng lúc (có may mắn sớm) cũng quan trọng đến mức khả năng thiên phú cũng không bằng.

Nếu tính đến yếu tố này thì hoàn toàn có khả năng chúng ta không nên ca ngợi hay làm theo những người thành công vượt bậc với mong muốn chúng ta cũng làm được như họ.

Tuy nhiên, có một điểm mà chúng ta nên bắt chước là học theo Bill Gates làm từ thiện hay quan điểm của Warren Buffet cho rằng người giàu nên đóng thuế nhiều hơn – những người đã chọn cách sử dụng tài sản hay sự thành công của mình để làm việc tốt.

Những người thành đạt nào hiểu rằng mình cũng nhờ may mắn và không giành hết mọi thứ cho mình càng đáng để chúng ta kính trọng nhiều hơn.

Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Capital.

Chengwei Liu The Conversation
  Forum: HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH - LỨA ĐÔI - CUỘC SỐNG · Post Preview: #160275 · Replies: 0 · Views: 666

Đông Nhi
Posted on: Oct 11 2017, 10:53 AM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 2,835
Joined: 9-October 09
Member No.: 5,482



Muốn hiểu tính cách của phụ nữ

hãy xem họ thích màu sắc nào



1. Màu đen: Phụ nữ thiên về yêu thích trang phục màu đen trong cuộc sống luôn luôn thể hiện tính độc lập rất khác thường, họ giàu chủ kiến, giỏi khắc chế hoàn cảnh, ý thức tự vệ rất mạnh, bề ngoài lạnh nhạt nhưng bên trong nội tâm luôn rất cô độc.

2. Màu trắng: Phụ nữ yêu thích trang phục màu trắng luôn cảm thấy chán ghét những màu sắc hỗn tạp, tự mình khám phá những nơi mới mẻ hoặc đang thích ứng hoàn cảnh mới. Thấu tình đạt lý, hiểu ý của người khác chính là đặc điểm trong tính cách của tuýp phụ nữ này.

3. Màu đỏ: Phụ nữ yêu thích trang phục màu đỏ phần lớn là có quan niệm cuộc sống tích cực và triết học ứng xử cởi mở, tính cách của họ hướng ngoại, hoạt bát, thẳng thắn, chân thành.

4. Màu vàng: Trang phục màu vàng của phụ nữ luôn luôn là danh từ thay thế của “nhân duyên tốt”. Tuýp phụ nữ này thích kết giao bạn bè, biết cách thể hiện buồn giận yêu ghét trong lòng mình, dễ dàng khiến người khác nảy sinh sự tin tưởng và cảm giác thân thiết nhất.

5. Màu xanh da trời (xanh lam): Xanh lam là tượng trưng của “tài nữ”. Phụ nữ yêu thích trang phục màu xanh da trời, đầu óc chứa đầy trí tuệ, có năng lực chiến lược tương đối mạnh, có trách nhiệm cao, nhưng đôi lúc vì sự tự nhận thức quá cao khiến những người xung quanh phải né tránh.

6. Màu hồng: Màu hồng là màu sắc của sự dịu dàng, phụ nữ thích màu hồng ứng xử tinh tế, giàu lòng cảm thông, tính cách dịu dàng, quan tâm người khác chu đáo mọi mặt. Nhưng nhược điểm của họ là dễ dàng nghe và tin theo phiến diện một phía.

7. Màu tím: Trang phục màu tím chung tình, chứng minh tuýp phụ nữ này đối với yêu cầu bản thân và người khác đều rất nghiêm khắc, họ có trực giác nhạy bén, chuẩn xác, cũng có tài năng tổ chức.

8. Màu tro: Phụ nữ thiên về thích trang phục màu tro, luôn luôn có nghĩa là cuộc sống của họ vô cùng bị động, nuôi dưỡng tính cách cởi mở một cách có ý thức là cách tốt nhất để khắc phục loại “nhược điểm tính cách” này.

9. Màu nâu: Phụ nữ yêu thích trang phục màu nâu ghét nhất là hào nhoáng nhưng không thật, màu sắc quá lòe loẹt chói lọi. Tuýp phụ nữ này có quan niệm bảo thủ, cũng vô cùng thích thú biểu lộ cảm nhận thật của mình với người khác.

10. Màu xanh lục: Phụ nữ yêu thích màu xanh lục có lẽ là phụ nữ vui vẻ nhất. Họ tràn đầy sức sống, mạnh mẽ tiến về trước, có nhiều bạn bè, cũng có thể vui vẻ đối mặt trắc trở và khó khăn.

– Muốn biết phụ nữ có phong cách không nhìn trang phục của họ.

– Muốn biết phụ nữ tinh tế không nhìn móng tay của họ.

– Muốn biết phụ nữ có khí chất không nhìn cách trang điểm của họ.

– Muốn biết phụ nữ thích tiêu tiền hay không nhìn túi xách của họ.

– Muốn biết phụ nữ đáng yêu hay không nhìn nụ cười của họ.

– Muốn biết phụ nữ cảm tính hay không xem Zalo của họ.

– Muốn biết phụ nữ hiền thục không phải xem món ngon họ nấu.

– Muốn biết phụ nữ có sâu sắc không nhìn vào con của họ.

– Muốn biết phụ nữ có trí tuệ hay không nhìn vào chồng của họ.

Màu sắc thể hiện muôn màu, muôn vẻ trong cuộc sống thường ngày của mỗi chúng ta. Cuộc đời mỗi người cũng như vậy, có vui vẻ, buồn rầu, hoan hỷ, tức giận; tất cả đều phản ánh ra trong xã hội này. Do vậy khi bất cứ một biến gi đó, bạn hãy thư thả và thoải mái đón nhận nó vì đó là một phàn cuộc sống của bạn!

Châu Yến Lâm
  Forum: HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH - LỨA ĐÔI - CUỘC SỐNG · Post Preview: #160273 · Replies: 0 · Views: 458

Đông Nhi
Posted on: Oct 11 2017, 10:45 AM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 2,835
Joined: 9-October 09
Member No.: 5,482



6 vị trí không thể treo đồng hồ trong nhà,

đặt không đúng chỗ dễ mang lại xui xẻo



Do quan niệm truyền thống, người dân Châu Á đa phần thường rất tin vào phong thuỷ. Do đó, vị trí đặt các vật dụng trong nhà bất luận to hay nhỏ đều có một quy tắc nhất định. Vậy đối với đồng hồ treo tường chúng ta nên có chú ý tới những điểm gì để mang lại lợi ích tốt nhất cho gia đình?

Khi dùng đồng hồ để trang trí nội thất thì cần tuyệt đối tránh những chiếc đồng hồ có hình thù kỳ dị, không dùng những đồng hồ có quá nhiều sắc cạnh và góc cạnh bởi điều này có thể làm rối loạn sự di chuyển của các luồng khí tốt trong phong thủy gia đình bạn.

Những lưu ý khi treo đồng hồ

1. Không nên treo đồng hồ ngay trên ghế sofa vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người ngồi trên ghế.

2. Không nên treo đồng hồ trong phòng ngủ hoặc phòng làm việc vì dễ gây cho gia chủ những suy nghĩ tiêu cực, tạo cảm giác bức bối, dễ gây stress. Nếu bắt buộc phải treo thì nên chú ý về hướng treo đồng hồ cho phù hợp với phong thủy gia chủ, tuyệt đối không treo đồng hồ trên đầu giường.

3. Không nên đặt chiếc đồng hồ quá to ở nơi không gian nhỏ, nó sẽ tạo nên sự bí bách cho người sử dụng. Những tiếng tích tắc của đồng hồ còn gây ra những áp lực khủng khiếp, nhất là khi đêm về.

4. Không để mặt đồng hồ quay vào trong nhà mà nên để quay ra hướng ban công. Như vậy khi nhà vắng người có thể khiến căn phòng tràn đầy sức sống vì đồng hồ vốn là vật động chứ không tĩnh.

5. Đồng hồ không nên treo hoặc đặt đối diện với cửa ra vào. Bởi, đồng hồ đôi khi cũng có chức năng tương tự như gương trong phong thủy, đặt đối diện với cánh cửa, sẽ gây nên cảm giác hỗn loạn và thấy thời gian trôi vùn vụt, nằm ngoài tầm với, sẽ làm tăng thêm áp lực trong bạn.

6. Không nên treo đồng hồ hướng vào những thứ giống hình dáng của nó hoặc hình Bát quái, bài trí như vậy sẽ khiến tinh thần của gia chủ dễ bị ức chế và bực bội.



Bạch Mỹ
  Forum: THẾ GIỚI HUYỀN BÍ - TỬ VI TƯỚNG MỆNH · Post Preview: #160271 · Replies: 0 · Views: 4,280

Đông Nhi
Posted on: Sep 1 2017, 03:32 PM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 2,835
Joined: 9-October 09
Member No.: 5,482



‘Vì sao không thể lấy được người mình yêu?

câu trả lời của nhà hiền triết giúp nhiều người bừng ngộ



Một hôm, có chàng trai trẻ đến thăm nhà hiền triết và thỉnh hỏi ngài rằng: “Vì sao người ta không thể lấy được người mình yêu?“. Câu trả lời của ông đã khiến cậu nhận ra nhiều chân lý.

Nghe câu hỏi của chàng thanh niên, nhà hiền triết mỉm cười, nhìn cậu và đáp: “Để có được câu trả lời, con hãy đi đến cánh đồng và chọn bông hoa mà con tin là đẹp nhất rồi mang về đây. Nhưng hãy nhớ rằng con chỉ được phép tiến lên phía trước mà không được quay đầu nhìn lại để nhìn xem nên ngắt bông nào“.

Chàng trai đi đến cánh đồng. Khi đi qua hàng cây đầu tiên, cậu nhìn thấy một bông hoa rất đẹp và muốn hái ngay mang về. Nhưng cậu lại băn khoăn tự hỏi, liệu còn bông nào đẹp hơn nữa không? Sau đó, quả thật cậu đã tìm được một bông hoa tuyệt đẹp. Nhưng cũng như lần trước, cậu lại nghĩ rằng có lẽ những bông hoa khác đẹp hơn vẫn đang chờ ở phía trước.

Thế rồi khi đã đi qua nửa cánh đồng, cậu bắt đầu nhận ra rằng các bông hoa giờ đã không đẹp bằng bông mà cậu đã bỏ qua. Cậu đã bỏ lỡ những bông đẹp nhất trong khi cứ mải mê tìm kiếm, kén cá chọn canh.

Vì vậy, cậu buồn bã trở về gặp lại nhà hiền triết mà không mang theo bất kỳ bông hoa nào trong tay. Bởi cậu không thể tha thứ cho bản thân vì đã bỏ lỡ không hái bông đẹp nhất. Cậu kể lại toàn bộ sự việc xảy ra.

Nhà hiền triết ôn tồn giảng: “Con đã cố công tìm kiếm bông đẹp hơn trong khi đã bỏ qua những bông đẹp nhất. Khi nhận ra rằng mình đã bỏ lỡ cơ hội, con lại không thể quay đầu trở lại một lần nữa. Đây chính là sai lầm phổ biến nhất của con người khi họ yêu ai đó và đánh mất người tốt nhất trong cuộc đời mình”.

Thế rồi chàng trai trẻ đáp: “Điều đó có nghĩa rằng con người ta không nên yêu chăng, thưa thầy?“.

Nhà hiền triết lại mỉm cười trả lời: “Không phải! Ai cũng có thể yêu nếu tìm được người phù hợp với mình. Nhưng nếu thực sự yêu ai thì họ nhất định không nên để mất người đó chỉ vì nóng giận, vì cái tôi của hay vì sự so sánh với những người khác“.

Chàng trai lại hỏi tiếp: “Làm sao người ta có thể lấy người mà họ không yêu?”.

Nhà hiền triết từ tốn đáp: “Để trả lời câu hỏi này, con hãy quay trở lại cánh đồng một lần nữa và chọn lấy bông hoa to nhất rồi quay về đây“.

Chàng trai trở lại cánh đồng, rút kinh nghiệm từ lần trước, anh cẩn thận dặn lòng không lặp lại sai lầm một lần nữa. Khi đến giữa cánh đồng, cậu chọn lấy một bông hoa cỡ trung bình mà cậu thấy hài lòng, rồi quay trở lại lớp.

Cậu kể lại cho nhà hiền triết về sự việc lần này. Nghe xong, ông nói: “Lần này con đã không còn trở về với hai bàn tay trắng nữa. Con đã chọn được một bông hoa hợp với mình nhất. Con đã đặt niềm tin vào sự lựa chọn này, rằng đó là lựa chọn tốt nhất cho mình. Đây chính là cách người ta lựa chọn ai đó để tiến đến hôn nhân“.

Chàng trai cảm thấy vô cùng bối rối. Nhà hiền triết thoáng nhìn thấy điều đó, hỏi: “Bây giờ còn điều gì khiến con phải băn khoăn đây?”.

Chàng trai liền đáp: “Con băn khoăn không biết sự lựa chọn nào tốt hơn, lấy người mình yêu hay yêu người mình lấy“.
Trăm năm mới đi chung thuyền, ngàn năm mới nên duyên vợ chồng; vậy nên người mà bạn đang yêu chắc chắn người đó có duyên với bạn.

Nhà hiền triết đáp lời: “Câu này thực ra rất dễ trả lời. Khi con có đủ dũng khí đối diện với nó, mọi vấn đề đều trở nên bé nhỏ. Hãy cố gắng lấy người mình yêu, đừng bao giờ đánh mất họ. Và nếu không thể lấy người mình yêu thì tốt nhất nên trân quý người mình đã chọn làm vợ suốt cuộc đời này“.

***

Tình yêu là thứ khó nắm bắt nhất trên đời, nhưng cũng là một trong những thứ khiến người ta truy tìm nhiều nhất. Vì khó nắm bắt nên cũng khó kiếm tìm, kiếm được rồi có khi cũng không dễ mà giữ mãi.

Tình yêu là nắm cát trong lòng bàn tay, càng nắm chặt, cát càng dễ trôi qua kẽ tay, chỉ khi biết khum tay nâng niu, bạn mới giữ được nắm cát ấy trọn đời này.

Trên đời này, tình yêu cũng là thứ dễ dàng bị người ta bỏ lỡ nhất. Bỏ lỡ rồi thì cũng không nên nuối tiếc. Mây của trời cứ để gió cuốn đi. Hoa rơi hữu ý, nước chảy vô tình, mọi chuyện đến hay đi đều là duyên phận cả.

Cuộc sống là một hành trình trở về, trở về với tự nhiên, với đạo đức, với nguồn cội, và cuối cùng là trở về với cát bụi. Những năm tháng ngắn ngủi cuộc đời này, kết duyên được với ai cũng đều là diễm phúc của bạn đã tích từ hàng bao nhiêu kiếp trước. Tìm được người tri kỷ, trao gửi yêu thương trong đời chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Hãy trân quý họ nếu có thể, nâng niu họ nếu có thể…

Nhật Hạ
  Forum: NGHỆ THUẬT SỐNG - TÂM LÝ HỌC · Post Preview: #159789 · Replies: 0 · Views: 1,641

Đông Nhi
Posted on: Sep 1 2017, 03:23 PM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 2,835
Joined: 9-October 09
Member No.: 5,482



Đàn ông 50 là khung trời bình yên,

phụ nữ 50 là bến tàu lặng lẽ…



Đời người dài ngắn cũng chỉ có trăm năm. Trên hành trình ấy, 20 tuổi là sống với thanh xuân, 30 tuổi là sống cùng sự nghiệp, 40 tuổi thì sống bằng trí tuệ, còn 50 tuổi mới thực sự là cuộc sống đích thực của mỗi người.

Đàn ông tuổi 50…

Đối với nam giới, bước vào tuổi 50 là bước vào độ tuổi có phong thái trọn vẹn nhất. Thấu hiểu và sâu lắng, chín chắn lại điềm nhiên, trên nét mặt của họ thường mang nét ung dung, khoáng đạt, thể hiện sự trưởng thành sau khi đã vượt qua trăm điều cay đắng của đời người.

Chỗ đứng của người đàn ông là sự nghiệp. Nếu công việc có thể thử thách năng lực, thể nghiệm sự tài hoa, tôn vinh giá trị của bản thân, và khiến họ phải một mình gánh vác mọi trọng trách, vậy thì công việc ấy chính là nơi họ gửi gắm trọn vẹn tinh thần, là toàn bộ vốn liếng và là một phần trong cuộc đời của họ.

Mức độ coi trọng gia đình của nam giới phụ thuộc vào mức độ sâu đậm của tình cảm mà họ dành cho người phụ nữ bên cạnh mình. Lúc này, người đàn ông đã không còn đứng núi này trông núi nọ, không còn đơn côi lẻ bóng, cũng không còn có cảm giác trôi nổi bất định nữa.

Bởi đã có gia đình, lại có sự nghiệp, nên tâm tư của họ cũng thực tế và ấm áp hơn. Nhờ có động lực của tình yêu thương, người đàn ông dù có khổ hơn cũng không còn cảm thấy khổ nữa, dù có mệt hơn cũng không còn cảm thấy mệt mỏi chút nào. Họ đều cam tâm tình nguyện, chỉ cần người thân được hạnh phúc thì mọi cố gắng cũng đều là xứng đáng.

Đàn ông tuổi 50…Họ đều cam tâm tình nguyện, chỉ cần người thân được hạnh phúc thì mọi cố gắng cũng đều là xứng đáng.

Đàn ông 50 tuổi chín chắn và điềm tĩnh hơn những người 30 tuổi, lại vui tính và thú vị hơn người ở độ tuổi 40. Những người đàn ông trong độ tuổi 50 có một đặc điểm chung, đó là thường hay nhớ lại chuyện xưa và không bao giờ thừa nhận thất bại.

Bởi vậy, khi bước sang ngưỡng tuổi ấy họ thường rất tự tin; khi công việc không như ý hay khi đối diện với những lời đả kích trong cuộc sống, họ rất dễ cảm khái, xúc động. Lúc này, họ vừa chín chắn và kiên cường, lại vừa dịu dàng và chân thật. Bởi cũng giống như phụ nữ, không có người đàn ông nào là thập toàn thập mỹ. Vậy nên dẫu đôi lúc có tỏ ra yếu đuối một chút, mềm lòng một chút, thì họ vẫn luôn đáng được trân quý và tôn trọng.

Đàn ông 50 tuổi sẽ học được cách yêu thương người phụ nữ của đời mình, trở thành hình mẫu lý tưởng trong lòng mỗi người vợ. Trong con mắt của phụ nữ, họ giống như một khung trời bình yên, là cây cầu đá vững chắc và bình dị, là buổi sáng ban mai trong lành lại dịu nhẹ, là đêm tối thâm trầm mà sâu lắng, là một thế giới mà người phụ nữ có thể yên tâm bày tỏ tấm lòng mình.

Trong Hồng Lâu Mộng có câu nói rằng: “Xương thịt của con gái là nước kết thành, xương thịt của con trai là bùn kết thành”. Chắc rằng có nước khác nhau cũng sẽ có bùn khác nhau, nhưng nước và bùn cùng hoà trộn mới có thể xây nên tòa cao ốc vững chãi của đời người!

Khi phụ nữ 50…


Chỉ khi bước vào tuổi 50, người phụ nữ mới biết cách “nắm chắc mà vẫn buông”, mới giữ được tâm thái luôn hòa ái đúng mực, và mới có thể thấu hiểu nội tâm của người đàn ông bên cạnh mình.

Cái tuổi 50 ấy, không quá gần mà cũng chẳng xa xôi, không còn trẻ trung mà vẫn giữ được nét mặn mà, quả thật là độ tuổi viên mãn tròn đầy, là độ tuổi đẹp nhất của một người phụ nữ.

Khi người phụ nữ 50 tuổi mỉm cười, ở họ toát ra một phong thái thanh cao, vừa nữ tính thánh thiện, lại có nội tâm thật ôn hòa biết bao. Có thể bước tới ngày hôm nay, họ đã phải trải qua bao sóng gió và thử thách trong cuộc đời, đã có thể bình thản trước “mệnh trời”, đã có thể nhẫn nại trước sóng gió, và đã có thể chấp nhận đắng cay mà yêu thương nhiều hơn…

Người phụ nữ 50 tuổi không còn cái nhí nhảnh bốc đồng như của thời son trẻ, cũng không sôi nổi nhiệt huyết như khi mới trưởng thành. Họ đã có thể im lặng, đã có thể điềm nhiên đối mặt với tất cả.

Lúc này, người đàn ông sẽ muốn được tĩnh tại để cảm nhận họ, muốn được bình thản để nắm tay bước cùng họ đến cuối con đường. Đó cũng là sức hấp dẫn của người phụ nữ khi đạt đến độ tinh tế trong tâm hồn, để giá trị nội tâm của họ trở thành điều đẹp đẽ nhất.

Chỉ khi bước vào tuổi 50, người phụ nữ mới biết cách “nắm chắc mà vẫn buông”.

Chỉ khi bước vào tuổi 50, người phụ nữ mới thật sự hiểu thế nào là yêu, điều gì mới là đáng quý nhất trên đời, và đâu mới là giá trị chân chính mà họ cần theo đuổi. Năm tháng và sóng gió đã ban cho họ trí huệ và sự hiểu biết trọn vẹn, trao cho họ chiếc vòng nguyệt quế của cuộc đời, để người phụ nữ ngồi lên ngôi báu thật sự của mình, như khi có được cái uy nghi của bậc mẫu nghi thiên hạ vậy.

Người phụ nữ 50 tuổi giống như ngọn núi xanh, đoan trang và mẫu mực; giống như dòng suối qua khe núi, dịu dàng tuôn chảy không ngừng; và giống như một pho sách quý, phong phú và đầy ắp trí tuệ; cũng giống như bến tàu lặng lẽ, để người đàn ông có thể ngồi lại trong thanh thản.

Phụ nữ 50 tuổi không cần phải quá đẹp, mà chỉ cần có người yêu thương chân thành; không cần phải giàu sang, mà chỉ cần có thể sống được hạnh phúc; không cần phải mạnh mẽ, mà chỉ cần có thể toát lên đức hạnh thanh cao…

Có người ví von rằng:

Phụ nữ 50 tuổi là rượu ủ lâu năm, màu sắc giống như hổ phách, thơm nồng đậm đà nên chỉ có thể từ từ mà cảm nhận;

Phụ nữ 50 tuổi là quyển sách dày cộp, nặng trịch chứa đầy buồn vui, nếu có thể tĩnh tâm mà đọc sẽ lĩnh hội được nhiều điều sâu sắc;

Phụ nữ 50 tuổi là bức tranh xưa cũ, qua những vết loang lổ mà thể hiện ra đẳng cấp, khiến người xem phải say sưa ngắm nhìn;

Phụ nữ 50 tuổi là lâu đài cổ kính, luôn đứng vững qua phong trần của tháng năm để rồi đắm mình trong ánh sáng rực rỡ của nắng chiều…

Phụ nữ 50 tuổi, nếu lấy thời gian để đo lường, thì họ đã có đầy đủ độ dài của năm tháng; còn lấy tích lũy cuộc sống để đo lường, thì họ đã có đầy đủ ý vị phong ba bão táp của cuộc đời.

Vậy mới nói: Phụ nữ 50 là rượu ủ lâu năm, là cuốn sách dày cộp, là bức tranh xưa cũ, hay là lâu đài cổ kính yên bình. Đã đi hết nửa đời người, bên trong họ vừa có cái nhẫn nại của thời gian, lại có vẻ đẹp được rèn luyện qua năm tháng, vừa có bền bỉ chịu đựng bao khổ nạn, lại có sự rực rỡ nhờ tôi rèn qua gió mưa.

Trong cái trăm năm của đời người, 50 tuổi có thể nói là một bước ngoặt của một mốc hành trình. Mong sao người phụ nữ ở vào tuổi 50 này có thể khiến cho cỏ non càng thêm xanh, lá vàng càng thêm óng ả, táo chín càng thêm đỏ thắm, bầu trời càng thêm trong ngần!

Thiện Sinh
  Forum: HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH - LỨA ĐÔI - CUỘC SỐNG · Post Preview: #159787 · Replies: 0 · Views: 420

Đông Nhi
Posted on: Aug 22 2017, 02:38 PM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 2,835
Joined: 9-October 09
Member No.: 5,482



Nỗi buồn tiếng Việt


Ngôn ngữ thay đổi theo thời gian, theo sinh hoạt xã hội . Mỗi ngày, từ những đổi mới của đời sống, từ những ảnh hưởng của văn minh ngoại quốc mà ngôn ngữ dần dần chuyển biến. Những chữ mới được tạo ra, những chữ gắn liền với hoàn cảnh sinh hoạt xưa cũ đã quá thời, dần dần biến mất. Cứ đọc lại những áng văn thơ cách đây chừng năm mươi năm trở lại, ta thấy nhiều cách nói, nhiều chữ khá xa lạ, vì không còn được dùng hàng ngày Những thay đổi này thường làm cho ngôn ngữ trở nên sinh động hơn, giàu có hơn, tuy nhiên, trong tiếng Việt khoảng mấy chục năm gần đây đã có những thay đổi rất kém cỏi.
Ban đầu những thay đổi này chi giới hạn trong phạm vi Bắc vĩ tuyến 17, nhưng từ sau ngày cộng sản toàn chiếm Việt Nam, 30 tháng 4 năm 1975, nó đã xâm nhập vào ngôn ngữ miền Nam.
Rồi, đau đớn thay, lại tiếp tục xâm nhập vào tiếng Việt của người Việt ở hải ngoại Người ta thuận theo các thay đổi xấu ấy một cách lặng lẽ, không suy nghĩ, rồi từ đó nó trở thành một phần của tiếng Việt hôm nay Nếu những thay đổi ấy hay và tốt thì là điều đáng mừng; Nhưng than ôi, hầu hết những thay đổi ấy là những thay đổi xấu, đã không làm giầu cho ngôn ngữ dân tộc mà còn làm tiếng nước ta trở nên tối tăm.

Thế nhưng dựa vào đâu mà nói đó là những thay đổi xấu ? Nếu sự thay đổi đưa lại một chữ Hán Việt để thay thế một chữ Hán Việt đã quen dùng, thì đây là một thay đổi xấu, nếu dùng một chữ Hán Việt để thay một chữ Việt thì lại càng xấu hơn. Bởi vì nó sẽ làm cho câu nói tối đi. Người Việt vẫn dễ nhận hiểu tiếng Việt hơn là tiếng Hán Việt. Nhất là những tiếng Hán Việt này được mang vào tiếng Việt chỉ vì người Tầu ở Trung Hoa bây giờ đang dùng chữ ấy
Nếu sự thay đổi để đưa vào tiếng Việt một chữ dùng sai nghĩa, thì đây là một sự thay đổi xấu vô cùng. Sau đây, chúng tôi xin ghi lại một số từ ngữ (được tạm xếp theo vần abc) mà chế độ CSVN ép dân chúng dùng, đọc lên, nói lên sai với nguyên nghĩa, nghe thô tục, kỳ lạ và ảnh hưởng Tây phương rất nặng, khó có thể chấp nhận:

1. "Buổi đêm". 'Buổi đêm tôi có gặp đồng chí ấỵ’ Từ xưa đến nay người Việt không bao giờ nói "buổi đêm" cả, chỉ nói "ban đêm", "ban ngày". "Ban" được hiểu như là một thời gian khoảng 12 giờ, ban đêm 12 giờ cộng với ban ngày 12 giờ là 24 giờ. Còn "buổi" thì chúng ta có "buổi sáng", "buổi trưa", "buổi chiều", "buổi tối". Ban ngày có 12 giờ và tạm coi như có 4 buổi, như vậy mỗi buổi có 3 giờ đồng hộ Night time, day time khác với morning; noon; afternoon; evening. Chúng ta thường nói: 'Chờ ông ấy mất cả buổi. Buổi ở đây là khoảng ba giờ. Câu nói khác: 'Thế là mất một buổi cày. Buổi ở đây lại có nghĩa mất cả một ngày công. Chế ra từ buổi đêm là làm hỏng tiếng Việt.

2. "Cải tạo" = transform, improve; re-education. Họ không phân biệt "cải tạo vật chất" với "cải tạo tư tưởng", quan niệm chính tri. Nói : 'Phải dùng cát để cải tạo đất', khác với 'Trung úy miền Nam bị đi tù cải tạo’. Nếu muốn chữa cho đất có màu mỡ hơn nên dùng "cải tiến", "cải thiện"... Khoảng 50 năm nay từ "cải tạo" cả nước đã hiểu là ở tù rồi!

3. "Cảm giác". 'Xin anh cho biết cảm giác ra sao về hiện tượng đo những gì cảm thấy được được bằng giác quan’. Có ngũ giác: xúc giác: sờ chạm, thị giác: mắt thấy, thính giác: tai nghe; vị giác: lưỡi nếm, khứu giác: mũi ngửi. Đó là các sense organs, còn cảm giác và cảm tưởng; cảm tính (feeling, khác với lý tính) dễ lầm lẫn vì đó là sensation, impression. Dùng đúng chữ phải là: 'Xin anh cho biết cảm nghĩ, cảm tưởng, về hiện tượng đo’ chính xác hơn là "cảm giác". (Ngoài ra impression còn có nghĩa là ấn tượng, dấu ấn). Chúng ta có thể nói: có cảm giác ghê sợ, nhờm tởm, lạt lẽo, ấm cúng.. một giác xuất phát từ não bộ, tuy cũng do từ năm giác quan vừa kể gửi tín hiệu lên óc.

4. "Cầu lông" = Badmington = Một môn thể thao nhẹ nhàng gần giống quần vợt, có giăng lưới cao, dùng vợt nhẹ và quả cầu có gắn lông vũ, đánh qua lại trên lưới. Trên thực tế quả cầu badmington làm giả bằng nhựa không chế bằng lông gà lông vịt nữa. Cách gọi này thô tục quá! Tại sao không gọi là cầu lông vũ hoặc bát-minh-tơn? Người viết còn nhớ có lần đã bị bà sửa lưng, khi lở miệng nói: lông quả đào. Bà kể lại, tôi bị bà Trg. Tg. Khg. một người miền Bắc chữa khéo: 'Chị nên gọi là tuyết của quả đào thì lịch sự, thanh tao hơn'.

Sau đây là cách dùng sai lạc, nhằm chủ đích tuyên truyền hoặc làm giảm đi hoặc tăng mức quan trọng của sự việc.

5. "Chất lượng": Đây là chữ đang được dùng để chỉ tính chất của một sản phẩm, một dịch vu. Người ta dùng chữ này để dịch chữ quality của tiếng Anh. Nhưng than ôi! Lượng không phải là phẩm tính, không phải là quality. Lượng là số nhiều ít, là quantity. Theo Hán Việt Tự Điển của Thiều Chửu, thì lượng là: đồ đong, các cái như cái đấu, cái hộc dùng để đong đều gọi là lượng cả. Vậy tại sao người ta lại cứ nhắm mắt nhắm mũi dung một chữ sai và dở như thế. Không có gì bực mình hơn khi mở một tờ báo Việt ngữ ở hải ngoại rồi phải đọc thấy chữ dùng sai này trong các bài viết, trong các quảng cáo thương mãi. Muốn nói về tính tốt xấu của món đồ, phải dùng chữ phẩm. Bởi vì phẩm tính mới là quality. Mình đã có sẵn chữ "phẩm chất" rồi tại sao lại bỏ quên mà dùng chữ "chất lượng". Tại sao lại phải bắt chước mấy anh cán ngố, cho thêm buồn tiếng nước ta.

6. "Cuộc gặp" = meet, run into = hội kiến, gặp mặt, gặp gỡ, buổi họp. Nghe "Cuộc gặp" thấy cụt ngủn, chưa trọn nghĩa. Ý họ muốn tả một cuộc hội kiến tay đôi, một lần gặp gỡ, chưa hẳn là một hội nghị (conference). Nên dùng như thí dụ này: "Bộ trưởng Thái đã hội kiến gặp bộ trưởng Lào"...

7. "Cưới". Nhà văn Lê Minh Hà đi từ miền Bắc, công tác ở Đông Đức, rồi xin tỵ nạn ở Đức, viết trong tập truyện ngắn "Trăng Góa": 'Bọn này chưa cưới', 'chúng tôi cưới' đó là thói quen từ vùng cộng sản.
Đây không phải là lối hành văn mới lạ, kiểu cách chỉ là thói quen dùng sai từ To marry, get married, nhưng người Việt phải nói là: 'Chúng tôi chưa làm đám cưới; bọn này cưới nhau. Câu này lại do một vai nữ tự thuật, lại càng sai nặng nữa. Chúng ta chỉ nói "cưới vợ", không bao giờ nói "cưới chồng" cả.
Chỉ có hai trường hợp dùng được hai chữ "cưới chồng". Một là cô gái có lỗi lầm nào đó, nhà gái phải bỏ tiền, chịu mọi chi phí đám cưới để lấy cho được một tấm chồng. Hai là những đồng bào thiểu số, sắc dân nào còn theo chế độ mẫu hệ, cô gái cưới chồng, vì chàng rể sẽ thuộc về nhà gái. Nhà gái phải trả cho nhà trai trâu, lợn, gà, chiêng đồng, v.v. để mua rể.

8. " Đại trà" = on a large scale = cỡ lớn, quy mô lớn. Thí dụ: "đồng bào trồng cây cà phê đại trà". Tại sao không dùng như trước là "quy mô lớn"? Ngoài ra dùng "đại trà" là bắt chước Trung Quốc. Có thể gây hiểu lầm là "cây trà lớn"!!

9. " Đăng ký" = register = ghi tên, ghi danh. Nghĩa rất đơn giản, nhưng bắt chước Trung Quốc, cố dung Hán-Việt. Câu nói sau đây nghe kỳ lạ: 'Tôi đã đăng ký mua khoai mì ở Phường...'. Tại sao không dung "ghi danh", "ghi tên"? " Đăng ký" là một chữ mà người Cộng Sản miền Bắc dùng vì tinh thần nô lệ người Tầu của ho đến khi toàn chiếm lãnh thổ, họ đã làm cho chữ này trở nên phổ thông ở khắp nước. Trước đây, ta đã có chữ "ghi tên" (và "ghi danh") để chỉ cùng một nghĩa. Người Tầu dùng chữ "đăng ký" để dịch chữ 'register' từ tiếng Anh. Ta hãy dùng chữ "ghi tên" hay "ghi danh" cho câu nói trở nên sáng sủa, rõ nghĩa. Dùng làm chi cái chữ Hán Việt kia để cho có ý nô lệ người Tầu!

10. " Đầu ra, đầu vào" = output, input = cái đưa ra, cái đưa vào, dòng điện cho vào máy; dữ kiện đưa vào máy vi tính. Họ còn dùng có nghĩa là vốn, hoặc thì giờ, công sức bỏ vào và kết quả của cuộc đầu tư đó. Nhưng dùng "đầu ra, đầu vào" nghe thô tục (giống như từ bộ phận = một phần việc, một nhóm, tổ, đã bị nhà văn nữ Kathy Trần đốp chát, hỏi: "Bộ phận gì?" bộ phận của đàn ông, đàn bà ả). Có thể dùng "vốn đầu tư" và "kết quả sản lượng".

11. "Giải phóng" = liberate, emancipate/ free, relieve, release = giải tỏa, xả ,thả, trả tự do Từ giải phóng chỉ nên dùng cho con người, không dùng cho loài vật, đất, vườn... Họ lạm dụng từ giải phóng, nghe không thuận tai và sai nghĩa. Thí dụ: ' Đã giải phóng (giải tỏa) xong mặt bằng để xây dựng nhà máy’; ‘Anh công an lưu thông tích cực công tác để giải phóng (giải tỏa) xe cộ’; ‘Em X giải phóng (thả) con chó’.
Những câu sau đây mới là dùng đúng cách: 'phong trào giải phóng phụ nữ; Công cuộc giải phóng nô lệ.'

12. "Hiển thị" 'Chỉ cần ấn nút thì mọi nhu cầu sẽ được hiển thị trên máy tính...' (appear on screen). Tại sao không nói "sẽ thấy hiện rõ trên máy".

13. "Hùng hiểm" ' Địa thế nổi đó rất hùng hiểm...' hùng vĩ = hiểm trở (majestic greatness + dangerous).

14. "Khả năng": Chữ này tương đương với chữ ability trong tiếng Anh, và chỉ được dùng cho người, tức là với chủ từ có thể tự gây ra hành động động theo chủ ý. Tuy nhiên hiện nay ở Việt nam người ta dùng chữ "khả năng" trong bất kỳ trường hợp nào, tạo nên những câu nói rất kỳ cục. Ví dụ thay vì nói là 'trời hôm nay có thể mưa, thì người ta lại nói: 'trời hôm nay có khả năng mưa’, nghe vừa nặng nề, vừa sai.
"Có khả năng": Đây là cách sử dụng rất Tây, thí dụ: 'Hôm nay thời tiết có khả năng mưa, chúng ta tạm chấp nhận (sao không nói giản dị là: "Hôm nay trời có thể mưa" ?).
Thí dụ này khó chấp nhận: 'Học sinh X có khả năng không đạt điểm tốt nghiệp'. Có khả năng là ability; aptitude; capacity và luôn luôn dùng ở trạng thái tích cực (positive), không bao giờ dùng với trạng thái tiêu cực (negative).
Những câu sau đây nghe rất chướng: 'Bệnh nhân có khả năng bị hôn mê'. 'Địch có khả năng bị tiêu diệt..' v.v...

15. "Khả thi" = fisible, applicable; ability to carry out = có thể thực hiện được, có thể thi hành được.
"Khả thi" và "bất khả thi" cũng chịu ảnh hưởng nặng của Trung Quốc. Sao không dùng: "không thực hiện được" hay "không thực hiện nổi". Ngoài ra "khả thi" sẽ đưa đến sự hiểu lầm là "có thể dự thi được".

16. "Khẩn trương": Trước năm 1975 chúng ta đã cười những người lính cộng sản, khi họ dùng chữ này thay thế chữ 'nhanh chóng'. Nhưng than ôi, ngày nay vẫn còn những người ở Việt Nam (và cả một số người sang Mỹ sau này) vẫn vô tình làm thoái hóa tiếng Việt bằng cách bỏ chữ 'nhanh chóng' để dùng chữ 'khẩn trương'. Đáng lẽ phải nói là: 'Làm nhanh lên' thì người ta nói là: 'làm khẩn trương lên'.

17. "Khẳng định". Thói quen dùng động từ này bị lạm dụng: 'Diễn viên X đã khẳng định được tài năng’. ‘Đồng chí A khẳng định ở vị trí giám đốc'.
Khẳng định; xác định, xác nhận = affirm và confirm có nghĩa gần giống nhau, ngoài nghĩa theo luật pháp có nghĩa là phê chuẩn, chuẩn y. Tuy nhiên âm thanh của khẳng định nghe nặng nề.

18. "Kích cầu" = to level the bridge/ needing to sitimulate = nhu cầu để kích thích/ nâng cao cái cầu lên.
Cả hai nghĩa đều hàm ý là chất xúc tác, kích thích tố khiến sự việc tiến nhanh hơn. Cách dùng hơi lạ: Bên công chánh có lối dùng những con đội để nâng cao cái cầu giao thông lên. Tại sao không dung "kích thích tố", "chất xúc tác" như trước?

19. "Làm rõ" 'Công an Phường 16 đang làm rõ vụ việc này. Làm rõ=clarify, cần làm rõ vì có sự mù mờ, chưa minh bạch, ngoài còn có nghĩa gần như nói lại cho rõ, đính chính. Đúng nghĩa phải là điều tra = investigate. Cách sử dụng từ làm rõ cũng giống như làm việc (với công an) chỉ nhằm xóa bớt sự ghê sợ, hãi hùng của người dân khi phải tiếp xúc với công an cộng sản. Họ cố tránh những động từ như "điều tra", "khai báo", "trình diện" v.v...

20. "Liên hệ": Cũng từ miền Bắc, chữ này lan khắp nước và nay cũng tràn ra hải ngoại Liên hệ là có chung với nhau một nguồn gốc, một đặc tính. Người cộng sản Việt Nam dùng chữ liên hệ để tỏ ý nói chuyện, đàm thoại. Tại sao không dùng chữ Việt là 'nói chuyện' cho đúng và giản dị. Chữ “liên hệ” dịch sang tiếng Anh là 'to relate to", chứ không phải là 'to communicate to"

21. "Ngài": 'Bộ trưởng ngoại giao ta đã gặp Ngài Brown thị trưởng thành phố San Francisco . Ngài là Sir, một tước vị của Hoàng gia nước Anh ban cho một nhân vật nào đó. Sir có thể dịch ra là Hiệp sĩ, cũng có thể là Knight = Hầu tước xuống đến tòng Nam tước = Baronet. Theo nghĩa thứ nhì "ngài" là một từ dùng để xưng hô và là một từ tôn xưng như cụ, ông bà, bác, chú. Trong cả hai trường hợp câu
trên đều sai. Ông W. Brown chưa bao giờ được Nữ hoàng Anh trao tặng tước hiệu Sir. Theo lối xưng hô chính thức ngoại giao của Mỹ và theo lối Việt Nam , không nên gọi ông W. Brown là Ngài viết hoa.
Theo lối xưng hô chính thức của Mỹ, trên văn thư phải là: The Honorable .. W. Brown Mayor of San Francisco

Hình thức chào hỏi:

Sir: Dear Mayor Brown

Như thế gọi một ông thị trưởng Mỹ là Ngài đã hoàn toàn sai. Qua sách báo từ sau 1954, miền Bắc dùng sai và lạm dụng từ Ngài. Cách dùng thứ nhất để tôn xưng quá đáng giới chức ngoại quốc, thứ nhì là để chế diễu, khôi hài các nhân vật trong khối tự do dân chủ, và ở miền Nam, thí dụ: Ngài đại úy, ngài thiếu tá ngay cả có dạo họ đã gọi Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ là Nguyên soái!
Từ sau 1954, trong miền Nam gần như không bao giờ chúng ta thấy xuất hiện từ Ngài! Chế độ cộng sản tự nhận là vô sản, đánh phong kiến, diệt quan lại, nhưng nay họ lại quan lại, phong kiến hơn ai hết. Chứng cớ qua từ tôn xưng Ngài và họ còn tự nhận và gọi các cán bộ và nhân vật quan trọng ngoại quốc là Quan chức. Quan chức = officials, có thể dịch là "viên chức", hay "giới chức ngoại giao", "nhân viên chính phủ", "phái đoàn ngoại giao", v.v...

22. "Nghệ nhân": Ta vốn gọi những người này là 'nghệ sĩ'. Mặc dù đây cũng là tiếng Hán Việt, nhưng người Tầu không có chữ "nghệ sĩ", họ dùng chữ "nghệ nhân". Có những người tưởng rằng chữ 'nghệ nhân' cao hơn chữ 'nghệ sĩ, họ đâu biết rằng nghĩa cũng như vậy, mà sở dĩ người cộng sản Việt Nam dùng chữ 'nghệ nhân' là vì tinh thần nô lệ Trung Hoa.

23. "Quản lý" = management = quản trị, chịu trách nhiệm. Bắt chước từ Trung Quốc và bị lạm dụng.

Nói: 'Anh X quản lý một xí nghiệp' thì được, nhưng câu sau 'nhái lại khôi hài 'Anh sẽ xây dựng với đồng chí gái, và đồng chí gái sẽ quản lý đời anh...'. "Quản lý" chỉ dùng để trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, hành chánh.
"Quản lý" không dùng cho lĩnh vực tình cảm được, tình cảm không phải là một lô
hàng, không phải là một xí nghiệp.

24. "Sơ hữu". 'Mối quan hệ Việt-Mỹ chỉ là sơ hữu. Sơ hữu + bạn mới quen, mới làm bạn (new friendship). Tại sao không nói: 'Mối quan hệ Việt-Mỹ chỉ là bạn mới quen'...?

25. "Sự cố": "Sự cố kỹ thuật": tại sao không dùng chữ vừa giản dị vừa phổ thông trước đây như 'trở ngại’ hay 'trở ngại kỹ thuật' hay giản dị hơn là chữ 'hỏng'? (Nói 'xe tôi bị hỏng' rõ ràng mà giản dị hơn là nói 'xe tôi có sự cô).

26. "Tai tệ nạn". 'Tai tệ nạn xảy ra khá nhiều trên đoạn đường này, tai nạn + tệ nạn xã hội (accident + social crime/evil). Cách ghép nối kỳ lạ

27. "Thành viên" = member = theo cách nói và viết thông thường là một người trong một tổ chức, hội đoàn, nhóm nào đó. Không thể dùng "thành viên" cho một cá nhân trong gia đình được.
Thí dụ sau đây nghe rất Tây: 'Các thành viên trong hộ đó có cha, mẹ và hai con/ Bé Năm là một thành viên trong gia đình....' Tại sao không nói: 'Trong gia đình đó có cha, mẹ và hai con/ Bé Năm là một đứa con trong gia đình...'
Thí dụ sau đây mới là dùng đúng: 'Mỹ là thành viên trong Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc có quyền phủ quyết ..'

28. "Tham quan": đi thăm, đi xem thì nói là đi thăm, đi xem cho rồi tại sao lại phải dùng cái chữ này của người Tầu! Sao không nói là 'Tôi đi Nha Trang chơi, 'tôi đi thăm lăng Minh Mạng', mà lại phải nói là 'tôi đi tham quan Nha Trang', 'tôi đi tham quan lăng Minh Mạng'.

29. "Tháng một; tháng mười hai". Hiện nay ở Việt Nam trong trường học họ không dạy học sinh "tháng giêng" và "tháng chạp" nữa. Tháng giêng và tháng chạp là cách gọi rất Việt Nam . Lịch in ở Việt Nam ghi tháng một là tháng giêng củ. Từ xưa đến nay chúng ta vẫn gọi tháng đầu năm âm lịch là "tháng giêng", tháng thứ 11 là "tháng (mười) một" và tháng cuối năm là "tháng chạp". Gọi là tháng chạp là do tháng cuối năm âm lịch có nhiều lễ, trong đó có lễ chạp. Ca dao đã có câu:

"Tháng chạp là tiết trồng khoai
Tháng giêng trồng đậu tháng hai trồng cà"

Tháng thứ 11 âm lịch gọi là "tháng một" dễ lầm lẫn với tháng giêng, nên đã tạm bỏ. Nhưng gọi tháng January dương lịch là "tháng một" nghe không ổn, phải gọi là tháng giêng. Còn tháng December gọi là tháng mười hai, không có vấn đề. Nhưng họ có dạy cho học sinh tiểu học hiểu rằng muốn chỉ tháng thứ 12 trong năm âm lịch bắt buộc phải gọi là tháng chạp không?

30. "Thống nhất". 'Tôi đã xuống huyện thống nhất đồng chí X .' Câu này mắc hai lỗi. Thứ nhất thiếu từ liên tự với, thứ nhì là thống nhất điều gì, chuyện gì. Thống nhất (unify; unified). Trường hợp này phải nói là "đồng ý" với; "nhất trí" với.

31. "Thứ nhất, thứ nhì". Từ xưa theo cách đếm số, chúng ta có con số thường (cardinal number) như 1.2.3.4 và số thứ tự (ordinal number) thứ nhất, thứ nhì. Hiện nay họ dường như không ưa dùng số thứ tự và gọi thứ nhì là thứ hai. Chỉ second; deuxième là "thứ hai" dễ lầm lẫn với "thứ hai" = Monday. Trên sách báo chỉ thấy viết: một là; hai là. Như thế chỉ riêng nước Việt Nam không cần đến số thứ tự (ordinal number) nữa sao ?

32. "Tương thích". Giá cả đó tương thích với chất lượng mặt hàng...' tương đương = thích hợp (equal = appropriated). Cách ghép nối gượng gao.

33. "Tranh thủ": Thay vì dùng một chữ vừa rõ ràng vừa giản dị là chữ 'cố gắng', từ cái tệ sính dùng chữ Hán Việt của người cộng sản, người ta lại dùng một chữ vừa nặng nề vừa tối nghĩa là chữ 'tranh thủ'.
Thay vì nói: 'anh hãy cố làm cho xong việc này trước khi về, thì người ta lại nói: 'anh hãy tranh thủ làm cho xong việc này trước khi về.

34. "Trao đổi" = exchange = theo nghĩa của họ là nói chuyện, đối thoại, hội thoại. Cách dùng chịu ảnh hưởng nặng Tây phương. Trao đổi theo đúng nghĩa là đổi chác 'ông đưa cái giò, bà thò chai rượu. Họ chịu ảnh hưởng Tây phương quá nặng, vì trao đổi chỉ áp dụng cho hàng hóa (giao thương) hay con người. Thí dụ: 'Hai nước trao đổi lãnh sự, trao buôn bán, mậu dịch'. Kiều và Kim Trọng đã trao đổi quà tặng tình yêu cho nhau. Không bao giờ trao đổi lại có nghĩa là nói chuyện, đối thoại.
Thí dụ sau đây cho thấy cách dùng sai lạc: 'Anh Phillippe Jamet đang trao đổi với một bé gái Việt Nam ...'. Trao đổi gì? Quà tặng gì? Trao đổi không bao giờ có nghĩa là converse, talk to, chỉ là exchange thôi.

35. "Trọng thị": Coi trọng (show consideration for/ attach important to) trong từ điển ghi là một từ cũ, không hiểu sao lại được dùng trở lại.
Thí dụ: "Chúng ta phải trọng thị yếu tố đó". Cứ nôm na nói: 'Chúng ta phải coi trọng yếu tố đó là đủ và giản dị rồi.

36. "Trúng thưởng" = reward, award. Thế nào gọi là thưởng? Thưởng là thưởng cho những cá nhân hay tập thể có công, tài giỏi, đạt thành tích cao. Thưởng đi đôi với phạt. Vậy không thể nói : 'Mua hàng sẽ được trúng thưởng.../ Anh X trúng thưởng xổ số thành phố X. được 50 triệu ' Đó chỉ là quà tặng, biếu không, không phải là thưởng, và chỉ là trúng xổ số chứ không lĩnh thưởng. Xổ số là hình
thức đánh bạc, nên gọi tránh đi là trúng thưởng (Thật là mâu thuẫn, trong khi đó họ bỏ tiền ra mua máy đánh bạc đặt trong các khách sạn lớn!!)

37. "Trúng tuyển" (nghĩa vụ quân sự) = select, choose/ recruit. Chúng ta vẫn nói và viết "tuyển sinh", "tuyển quân", "tuyển mộ", "tuyển dụng"... Nhưng nói : "trúng tuyển nghĩa vụ" thật là khôi hài. Nghĩa vụ quân sự là thi hành quân dịch, đến tuổi phải đi, bắt buộc phải đi, không có chuyện trúng tuyển hay không được tuyển (nên dùng theo nghĩa xấu chỉ có dân nghèo, không có tiền đút lót và không phải là con cán bộ cao cấp, mới bị trúng tuyển).

38. "Tư liệu": Trước đây ta vốn dùng chữ "tài liệu", rồi để làm cho khác miền Nam , người miền Bắc dùng chữ 'tư liệu trong ý: 'tài liệu riêng của người viết'. Bây giờ những người viết ở hải ngoại cũng ưa dùng chữ này mà bỏ chữ 'tài liệu', mặc dù nhiều khi tài liệu sử dụng lại là tài liệu đọc trong thư viện chứ chẳng phải là tài liệu riêng của ông ta.

39. "Vị trí" = place/ position/ job, task = chỗ đứng, vị thế / nơi chốn/ việc làm, trách vụ. Nhưng họ dung "vị trí" cho luôn cả nghĩa là "trách vụ", "việc làm". Câu nói sau đây là sai: 'Anh A đã thay anh B công tác ở vị trí kế toán trưởng'. Nên nói: 'Anh A đã thay anh B công tác ở trách vụ kế toán trưởng' mới đúng.
Thường thường chúng ta hay dùng: 'Tiểu đội A đã chiếm được một vị trí trên cao, từ đó có thể ngăn chặn được trung đội địch tiến lên đồi.

40. "Vùng sâu xa": Vùng rừng núi, đầm lầy (highland = swamp area). Đây là cách sử dụng chữ trốn tránh thực tế. Vùng ở trong sâu hiểu là vùng hẻo lánh, sình lầy và vùng xa tức là vùng trên cao, ở xa.
Đây là cách dùng mị dân, cũng như để dễ bề đẩy giáo viên, kỹ sư, bác sĩ không phe đảng, không là con cháu cán bộ đến phục vụ nơi khỉ ho cò gáy. Ngoài ra "sâu xa" còn gây hiểu lầm với 'lòng cảm ơn, biết ơn sâu xa" đã quen dùng trước đây.

41. "Xuất khẩu", "Cửa khẩu": Người Tầu dùng chữ khẩu, người Việt dùng chữ cảng. Cho nên ta nói "xuất cảng", "nhập cảng", chứ không phải như cộng sản nhắm mắt theo Tầu gọi là "xuất khẩu", "nhập khẩu". Bởi vì ta vẫn thường nói phi trường Tân Sơn Nhất, phi cảng Tân Sơn Nhất, hải cảng Hải Phòng, giang cảng Saigon, thương cảng Saigon. Chứ không ai nói phi khẩu Tân Sơn Nhất, hải khẩu Hải Phòng, thương khẩu Saigon trong tiếng Việt. Khi viết tin liên quan đến Việt Nam, ta đọc bản tin của họ để lấy dữ kiện, rồi khi viết lại bản tin đăng báo hay đọc trên đài phát thanh tại sao không chuyển chữ (xấu) của họ sang chữ (tốt) của mình, mà lại cứ copy y boong?

42. Còn hai từ nữa bị người dân miền Bắc lạm dụng vì lây cách dùng của cán bộ là "bản thân" và "chủ yếu": "Bản thân" = self, oneself, và "chủ yếu" = main, principal. Qua những câu chuyện thường ngày, chúng ta nghe họ dùng hai từ này bừa bãi, sai lệch: 'Thức ăn chủ yếu của đồng bào vùng này là ngô và khoai; Chúng tôi lấy gạo làm chủ yếu để qui thành giá trị trao đổi. Và: 'Bản thân tôi cũng không tránh khỏi dao động. Bản thân sự kiện đó còn nhiều tồn tại". Người ta đã bỏ quên từ "tự và chính" được dùng từ xưa đến nay, thí dụ: Thức ăn chính của đồng bào. Chính tôi cũng không tránh khỏi dao động;

Tự thân sự kiện đó. Hiện nay đang có phong trào ghép chữ bừa bãi giữa hai từ Hán-Việt + Hán-Việt hoặc Hán-Việt + Nôm. Thí dụ: "động thái", "thể trạng", "siêu sao", "siêu trường". Động thái là hành động + thái độ (action + attitude); thể trạng là tình trạng thân thể (physical form sitituation); siêu sao = super-star; siêu trường = super-long. nghe lạ tai. Đã đành là ngôn ngữ chẳng qua chỉ là những ước hiệu con người sử dụng để hiểu nhau, thông cảm nhau. Tuy nhiên những ước hiệu đó không được khó hiểu, bí hiểm, khó nghe, chói tai, kỳ la.

43. Những danh từ kỹ thuật mới: Thời đại của điện tử, của computer tạo ra nhiều danh từ kỹ thuật mới, hay mang ý nghĩa mới. Những danh từ này theo sự phổ biến rộng rãi của kỹ thuật đã trở nên thong dụng trong ngôn ngữ hàng ngày. Hầu hết những chữ này có gốc từ tiếng Anh, bởi vì Hoa Kỳ là nước đi trước các nước khác về kỹ thuật. Các ngôn ngữ có những chữ cùng gốc (tiếng Đức, tiếng Pháp) thì việc chuyển dịch trở nên tự nhiên và rõ ràng, những ngôn ngữ không cùng gốc, thì người ta địa phương hóa những chữ ấy mà dùng. Riêng Việt Nam thì làm chuyện kỳ cục là dịch những chữ ấy ra tiếng Việt (hay mượn những chữ dịch của người Tầu), tạo nên một mớ chữ ngây ngô, người Việt đọc cũng không thể hiểu nghĩa những chứ ấy là gì, mà nếu học cho hiểu nghĩa thì khi gặp những chữ ấy trong tiếng Anh thì vẫn không hiểu. Ta hãy nhớ rằng, ngay cả những người Mỹ không chuyên môn về điện toán, họ cũng không hiểu đích xác nghĩa của những danh từ này, nhưng họ vẫn cứ chỉ biết là chữ ấy dùng để chỉ các vật, các kỹ thuật ấy, và họ dùng một cách tự nhiên thôi. Vậy tại sao ta không Việt hóa các chữ ấy mà phải mất công dịch ra cho kỳ cục, cho tối nghĩa. Ông cha ta đã từng Việt hóa biết bao nhiêu chữ tương tự, khi tiếp xúc với kỹ thuật phương tây cơ mà. Ví dụ như ta Việt hóa chữ 'pomp' thành 'bơm' (bơm xe, bơm nước), chữ 'soup' thành 'xúp', chữ 'pharé thành 'đèn phá, chữ 'cycló thành 'xe xích lố, chữ 'manggis' (tiếng Mã Lai) thành 'quả măng cụt', chữ 'durian' thành 'quả sầu riêng', chữ 'bougié thành 'bu-gi, chữ 'manchon' thành 'đèn măng xông', chữ 'boulon' thành 'bù-long', chữ 'garé thành 'nhà gá, chữ 'savon' thành 'xà-bông'? Bây giờ đọc báo, thấy những chữ dịch mới, thì dù đó là tiếng Việt, người đọc cũng vẫn không hiểu như thường. Hãy duyệt qua một vài danh từ kỹ thuật bị ép dịch qua tiếng Việt Nam , như:

a. Scanner dịch thành 'máy quét'. Trời ơi! 'máy quét' đây, thế còn máy lau, máy rửa đâu! Mới nghe cứ tưởng là máy quét nhà!

b. Data Communication dịch là 'truyền dữ liệu'

c. Digital camera dịch là 'máy ảnh kỹ thuật số'

d. Database dịch là 'cơ sở dữ liệu’. Những người Việt đã không biết database là gì thì càng không biết 'cơ sơ dữ liệu’ là gì luôn.

e Software dịch là 'phần mềm', hardware dịch là 'phần cứng' mới nghe cứ tưởng nói về đàn ông, đàn bà. Chữ 'hard' trong tiếng Mỹ không luôn luôn có nghĩa là 'kho, hay 'cứng', mà còn là 'vững chắc' ví dụ như trong chữ 'hard evident' (bằng chứng xác đáng). Chữ soft trong chữ 'soft benefit' (quyền lợi phụ thuộc) chẳng lẽ họ lại dịch là 'quyền lợi mềm' sao ?

f. Network dịch là 'mạng mạch'.

g. Cache memory dịch là 'truy cập nhanh'.

h. Computer monitor dịch là 'màn hình' hay 'điều phối.

i. VCR dịch là 'đầu máy. (Như vậy thì đuôi máy đâu ? Như vậy những thứ máy khác không có đầu ả). Sao không gọi là VCR như mình thường gọi TV (hay Ti-Vi). Nếu thế thì DVD, DVR thì họ dịch là cái gì?

j. Radio dịch là 'cái đài'. Trước đây mình đã Việt hóa chữ này thành ra-đi-ô hay rađô, hơặc dịch là 'máy thu thanh'. Nay gọi là 'cái đài' vừa sai, vừa kỳ cục. Đài phải là một cái tháp cao, trên một nền cao (ví dụ đài phát thanh), chứ không phải là cái vật nhỏ ta có thể mang đi khắp nơi được.

k. Chanel gọi là 'kênh'. Trước đây để dịch chữ TV chanel, ta đã dùng chữ đài, như đài số 5, đài truyền hình Việt Nam, gọi là kênh nghe như đang nói về một con sông đào nào đó ở vùng Hậu Giang! Ngoài ra, đối với chúng ta, Saigon luôn luôn là Saigon, hơn nữa người dân trong nước vẫn gọi đó là Saigon .
Các xe đò vẫn ghi bên hông là 'Saigon - Nha Trang', 'Saigon - Cần Thớ trên cuống vé máy bay Hàng Không Việt Nam người ta vẫn dùng 3 chữ SGN để chỉ thành phố Saigon. Vậy khi làm tin đăng báo, tại sao người Việt ở hải ngoại cứ dùng tên của một ... để gọi thành phố thân yêu của chúng mình?! Đi về Việt Nam tìm đỏ mắt không thấy ai không gọi Saigon là Saigon, vậy mà chỉ cần đọc các bản tin, các truyện ngắn viết ở Hoa Kỳ ta thấy tên Saigon không được dùng nữa Tại sao? Đây chỉ là một vài ví dụ để nói chơi thôi, chứ cứ theo cái đà này thì chẳng mấy chốc mà người Việt nói tiếng Tầu luôn mất! Tất nhiên, vì đảng cộng sản độc quyền tất cả mọi sinh hoạt ở Việt nam, nên ta khó có ảnh hưởng vào tiếng Việt đang dùng trong nước, nhưng tại sao các nhà truyền thông hải ngoại lại cứ nhắm mắt dùng theo những chữ kỳ cục như thể! Cái khôi hài nhất là nhiều vị trong giới này vẫn thường nhận mình là giáo sư (thường chỉ là giáo sư trung học đệ nhất cấp (chưa đỗ cử nhân) hay đệ nhị cấp ở Việt Nam ngày trước, chứ chẳng có bằng Ph.D. nào cả), hay là các người giữ chức này chức nọ trong các hội đoàn tự cho là có trách nhiệm về văn hóa Việt Nam ở ngoài nước!

Trước đây Phạm Quỳnh từng nói: 'Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, tiếng ta còn thì nước ta còn', bây giờ Truyện Kiều vẫn còn mà cả tiếng ta lẫn nước ta lại đang đi dần xuống hố sâu Bắc Thuộc. Than ôi!

Chu Đậu
  Forum: TRAU DỒI TÌM HIỂU TIẾNG VIỆT - CA DAO - TỤC NGỮ · Post Preview: #159629 · Replies: 0 · Views: 1,382

Đông Nhi
Posted on: Aug 22 2017, 02:38 PM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 2,835
Joined: 9-October 09
Member No.: 5,482



Tuổi trẻ gốc Việt có thực sự thích học tiếng Việt?


Không thích nhưng vẫn học tiếng Việt vì bị ép

Trước đây, trong bài viết “Trẻ em Little Saigon nghĩ gì về tiếng Việt,” phóng viên Người Việt đã có dịp tìm hiểu vì sao một số em học sinh gốc Việt tại đây lại cố gắng học nói tiếng Việt. Với những học sinh này, lý do để các em thích nói ngôn ngữ mẹ đẻ là vì “để ba mẹ, ông bà hiểu em,” “để bạn khác không biết mình đang nói gì,” và nói tiếng Việt “để thấy mình thuộc về cộng đồng”.
Tuy nhiên, trên thực tế, dù có đang theo học những lớp tiếng Việt tại trường trung học, các trung tâm Việt ngữ trong vùng, hay tự học ở nhà, nhiều em vẫn không ngần ngại thừa nhận, “Em không thích nói tiếng Việt.”

Trong một lớp học tiếng Việt của Trung Tâm Văn Hóa Hồng Bàng. Có bao nhiêu em dù đi học nhưng vẫn không thích? (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)

Trong một bài viết ngắn tại lớp, cô giáo Thảo Ly Nguyễn, giáo viên dạy tiếng Việt tại trường trung học Westminster, thuộc thành phố Huntington Beach, ra đề tài, “Khi nào em nói tiếng Việt? Em có thích tiếng Việt không?” Kết quả, trong số 64 học sinh của 2 lớp cô Thảo Ly giảng dạy, có 23 học sinh thừa nhận “em không thích tiếng Việt,” và 10 em khác cho rằng “vừa thích lại vừa không thích tiếng Việt”. 31 em còn lại “thích tiếng Việt” nhưng phần lớn viết, “học tiếng Việt vì ba mẹ bắt buộc”.

Không thích tiếng Việt vì không hiểu, vì nói không giỏi
Nhiều học sinh không thích tiếng Việt bởi vì “em nói tiếng Việt không hay”.

Một thí sinh làm bài thi giải Khuyến Học 2011. Nhiều em không thích học tiếng Việt vì cho rằng tiếng Việt khó. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Em Tammy Nguyễn nói một cách từ từ, “Em không sử dụng tiếng Việt tại vì em không muốn, và em nói tiếng Việt không hay. Em chỉ sử dụng tiếng Việt khi ba mẹ em muốn.”
Trong một bài luận văn, một học sinh lớp 11 tỏ ra “ấm ức,” “Khi em nói tiếng Việt thì mẹ em nói là em nói tiếng Việt nghe kỳ vì vậy em không thích nói tiếng Việt. Em chỉ nói tiếng Việt trong lớp tiếng Việt. Gia đình của em chọc em khi em nói tiếng Việt nhưng vẫn bắt em nói tiếng Việt.”
Em Kelvin Trần dường như “mắc cỡ” khi thừa nhận, “Em không thích tiếng Việt tại vì em không hiểu gì hết.”
Andrew Nguyễn chỉ nói ngắn gọn, “Em không thích nói tiếng Việt tại vì em không giỏi.”
Với lý do “không hiểu,” hay “nói không giỏi,” các em lại càng dễ mang tâm lý “né” tiếng Việt chừng nào hay chừng đó. Em chỉ nói khi “bị bắt buộc”. Mà người bắt buộc các em không ai khác hơn chính là cha mẹ, ông bà.
Chị Diễm Châu, phụ huynh có hai con đang theo học tiếng Việt tại các trung tâm Việt ngữ nói, “Làm gì có chuyện tụi nó tự nguyện nói tiếng Việt. Phải ép nó. Phải bắt buộc mới được.”
Lý do “phải ép,” “phải bắt buộc” con học tiếng Việt, theo chị Diễm Châu là “để không bị mất gốc”.
“Người Việt Nam thì ít nhất cũng phải biết nói tiếng Việt chứ, nếu không thì tệ quá!” Người mẹ này nêu suy nghĩ.
Một em học sinh viết, “Em chỉ dùng tiếng Việt khi em ở nhà tại vì bị bắt buộc. Khi em ở trường em không dùng tiếng Việt tại vì em không thích.”
Nhưng có em lại khẳng định “Ba má có bắt buộc em nói tiếng Việt Nam nhưng em không nói tiếng Việt với ba má.” Em này thừa nhận, “Khi em ở nhà và ở trường em không thích nói tiếng Việt. Em chỉ nói tiếng Việt lúc trong lớp tiếng Việt.”
Có lẽ chính vì lý do này mà thầy Dzũng Bạch, giáo viên dạy tiếng Việt tại trung học La Quinta đã cho rằng “điều khó nhất khi dạy tiếng Việt cho các em là gieo vào đầu các em tình yêu tiếng Việt”.
Tuy nhiên, phải gieo như thế nào để các em không mang tâm lý ngán ngại tiếng Việt là điều không đơn giản.
Tại “Hội Nghị Quốc Tế Về Tiếng Việt” do Viện Việt Học tổ chức vào trung tuần Tháng Bảy năm nay tại Nam California, Giáo Sư Phạm Kim Dung, trong đề tài “Giảng dạy tiếng Việt tại Mỹ,” đã đưa ra một nhận xét không mấy vui rằng, “Nay thì thế hệ trẻ tại Mỹ vì gia đình còn lưu luyến đến tiếng Việt nên cho con em đi học tiếng Việt. Nhưng số trẻ này học tiếng Việt cũng chỉ đạt được căn bản, đại đa số không viết và đọc được tiếng Việt nói chi đến văn hóa, lịch sử và địa lý.”

Không thích tiếng Việt vì khó

Nhưng nếu các em không giỏi tiếng Việt, và lý do nhiều em không thích học tiếng Việt, là bởi “Tiếng Việt khó hơn tiếng Anh”.
Một học sinh lớp 11 viết, “Ở nhà khi tôi nói chuyện với ba tôi, tôi thường nói tiếng Anh, nhưng khi nói chuyện với mẹ tôi phải nói tiếng Việt. Tôi không thích nói tiếng Việt vì tiếng Việt khó hơn tiếng Anh.”
Một học sinh khác bày tỏ, “Khi em ở nhà em phải nói tiếng Việt với mẹ em, còn ở trường em chỉ nói tiếng Việt trong lớp tiếng Việt của em mà thôi. Em rất ít nói tiếng Việt tại vì tiếng Việt phiền lắm, có nhiều chữ tiếng Anh khác nghĩa tiếng Việt.”
“Tôi không thích tiếng Việt vì mấy cái dấu của tiếng Việt khó quá.” Một em khác nêu lý do.
Theo thầy Dzũng Bạch, giáo viên dạy tiếng Việt tại trường trung học La Quinta, “đặc tính của tiếng Việt là một ngôn ngữ loại 3”.
Tức là, theo nghiên cứu của Bộ Quốc Phòng Mỹ, giả sử nếu một người có năng khiếu đặc biệt về ngoại ngữ chỉ cần mất 10 tuần để học thì có thể đạt được trình độ khá về tiếng Anh, tiếng Pháp hay tiếng Spanish. Trong khi đó, tiếng Việt Nam, tiếng Nga, tiếng Ả Rập đòi hỏi phải mất nhiều thời gian hơn.
Cho nên việc nhiều học sinh không thích nói tiếng Việt vì “tiếng Việt khó hơn tiếng Anh” cũng là điều dễ hiểu.
Em Vicent Nguyễn, đang học lớp 9, nói, “Em ít nói tiếng Việt vì tiếng Việt phiền lắm, có nhiều chữ tiếng Anh khác tiếng Việt.”
Bằng giọng nói tiếng Việt trọ trẹ kiểu “con nít Mỹ,” em Hoa Phạm, học sinh lớp 10, thổ lộ, “Ở nhà không có ai bắt em nói tiếng Việt, em muốn thì em nói thôi. Ở lớp tiếng Việt thì em phải dùng nhiều vì cô nói không dùng là bị 'phặt hết' (phạt hát). Em không thích dùng tiếng Việt tại vì khó 'lám'.”

Không nói tiếng Việt vì thấy không cần thiết, không thích

Trong khi các học sinh đang theo học tiếng Việt tại các lớp tiếng Việt trong các trường trung học, như một môn học bắt buộc, nêu ra lý do không thích tiếng Việt là vì thế này thế kia, thì một số người trưởng thành, lớn lên tại Mỹ lại thẳng thắn cho rằng, “Không nói học tiếng Việt vì thấy không cần thiết.”
Nguyên Nguyễn, 38 tuổi, sang Mỹ từ lúc 10 tuổi, hiện đang là thầy giáo tại Los Angeles, nói, “Từ khi sang Mỹ, anh em tôi chỉ nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh. Ít nói chuyện với ba mẹ vì họ bận đi làm. Khi mẹ tôi mất rồi thì tôi lại càng ít khi nói tiếng Việt, ngoại trừ thỉnh thoảng nói với ba tôi.”
Hiện giờ, Nguyên có vợ và hai con, ngôn ngữ chính anh dùng trong nhà chính là tiếng Anh. “Tiếng Việt có nói là đôi khi nói với vợ. Hai đứa con chắc cũng hiểu tiếng Việt nhưng không bao giờ chúng nói tiếng Việt.” Anh cho biết.
Cô Kelly Nguyễn thì cho rằng “tiếng Việt là không cần thiết” với cô nữa. Vì cô sang Mỹ từ nhỏ, hiện giờ chồng cô cũng không phải người Việt, mà bản thân cô cũng chẳng còn người thân nào ở Việt Nam để lui tới. Người phụ nữ tốt nghiệp master ngành hóa học này dường như cũng không hề có ý định cho đứa con 3 tuổi của cô học tiếng Việt, vì “không cần thiết”.
Một em học sinh lớp 11 viết, “Em thấy nói tiếng Việt không khó nhưng mà dễ làm cho em không thích.”
“Em không ghét tiếng Việt, em chỉ không thích.” Em nói thêm.
Anh Joe Châu, một kỹ sư điện toán, sang Mỹ từ năm 6 tuổi. Joe có thể đọc, viết, và nói tiếng Việt khá thông thạo. Tuy nhiên, khi được hỏi có thích tiếng Việt không, Joe lại ngần ngừ, “Không biết nữa, cứ khi cần thì dùng thôi.”
Tuy nhiên, theo Joe, nếu phải lựa chọn, thì chắc chắn Joe “sẽ chọn tiếng Anh. Vì tôi cảm thấy nói tiếng Anh ở đây thoải mái và dễ dàng hơn tiếng Việt”.

Ngọc Lan/Người Việt

  Forum: TRAU DỒI TÌM HIỂU TIẾNG VIỆT - CA DAO - TỤC NGỮ · Post Preview: #159630 · Replies: 0 · Views: 1,585

Đông Nhi
Posted on: Jul 15 2017, 04:36 PM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 2,835
Joined: 9-October 09
Member No.: 5,482



Những bàn tay đã nắm


Bàn tay tôi nắm đầu tiên là của ai, là bố hay là mẹ? Tôi chắc chắn không biết. Nhưng tôi biết đó là hai bàn tay tôi đã nắm nhiều nhất thuở ấu thơ. Những bàn tay to, thô ráp bởi cày cuốc ruộng đồng, những bàn tay như thần thánh có thể làm hết thảy mọi việc. Bàn tay bố dắt tôi chập chững bước đi. Bàn tay mẹ cầm tay tôi uốn từng nét chữ. Bất cứ khi nào tôi ngã, hay khi tôi buồn khóc, ốm đau, sẽ có bàn tay rộng lượng chìa ra cho tôi nắm vào để biết rằng mình đang được vỗ về an ủi. Sau này lớn lên, tôi lấy chồng xa, thỉnh thoảng đưa con về thăm nhà, ngủ chung với mẹ. Những đêm chờ mẹ ngủ say, tôi cầm bàn tay mẹ áp vào ngực mình. Bàn tay vẫn to, đầy những nốt chai sần và nay đã nhăn nheo gầy guộc. Và tôi khóc, cảm giác nhớ tiếc một cái gì đó.

Tôi nhớ bàn tay người con trai đầu tiên mà tôi gọi đó là mối tình đầu. Đôi bàn tay đẹp, dài với những chiếc móng được cắt gọt cẩn thận. Người ấy thường nhẹ nhàng nắm lấy tay tôi, dùng ngón tay mình vẽ vẽ vào lòng bàn tay tôi rồi hỏi: “Đố em biết anh vừa viết gì?”. Tôi lắc đầu. Anh cười nói anh viết rằng: “Anh muốn nắm tay em đi hết con đường đời dài rộng” .Nhưng rồi mọi lời hứa hẹn đều như gió thoảng mây bay. Bàn tay ấy đã buông lơi, thôi không còn nắm tay tôi mà tìm đến một bàn tay khác. Những lúc buồn, tôi vẫn vô thức tự vẽ vẽ lên lòng bàn tay mình. Rồi lại tự cười một mình khi nhận ra mình giống hệt một kẻ ngốc.

Ngày có người con trai cầm tay tôi nói lời cầu hôn, tôi cảm nhận rõ sự gai góc xù xì trong bàn tay ấy. Cảm giác ấy khiến tôi liên tưởng đến bàn tay mềm mại của mối tình đầu, rồi chợt thốt lên: “Sao bàn tay anh xấu thế?”. Anh nhìn tôi, bật cười giải thích, vì nó không được lớn lên trong mượt mà nhung lụa mà lớn lên bởi những gánh nặng mưu sinh, vì nó không được nâng niu mà đã bao phen trầy da chảy máu. Rồi anh nhìn vào mắt tôi, bàn tay siết chặt bàn tay: “Em cứ tin, nó không đẹp nhưng chẳng ngại khó khăn nào cả, hãy cứ vững tâm mà nắm lấy, được không?”.

Cuối cùng thì tôi đã nhận lời nắm lấy bàn tay ấy, để anh dắt lên xe hoa, để anh lồng vào ngón tay chiếc nhẫn cưới, để anh lau những giọt nước mắt ngày tôi về nhà chồng. Bàn tay ấy đã tự vào bếp nấu cho tôi bát cháo ngày tôi ốm, tự cắm hoa vào lọ những ngày kỉ niệm yêu đương. Bàn tay ấy đã dắt tôi đi qua bao nhiêu ngày tháng chông chênh đan xen những lo toan và niềm hạnh phúc. Đôi bàn tay xù xì nhưng cứng cáp và ấm áp vô ngần.

Ngày tôi đau tưởng chừng xé ruột để cho chào đời một sinh linh, đứa con gái bé bỏng của tôi sau khi được y tá tắm rửa sạch sẽ được đặt nằm cạnh mẹ. Hai bàn tay nhỏ xíu yếu ớt. Tôi nhẹ nhàng chạm vào bàn tay con, hạnh phúc đến ứa nước mắt. Đó là khi tôi biết rằng mình đã thực sự trưởng thành, và tin rằng mình sẽ mạnh mẽ hơn để có thể che chở cho con, để dắt con đi suốt những tháng năm thênh thang phía trước.

Những đêm nằm bên con, cầm lấy tay con đặt nhẹ lên môi hôn, chợt nghĩ rằng có lẽ ngày xưa mẹ mình cũng nâng niu và yêu thương mình nhiều đến thế. Rồi một ngày con gái mình sẽ lớn, sẽ lại đặt bàn tay vào một bàn tay khác mà con thương yêu. Chỉ mong con gặp đúng người để tin, và bàn tay không bị buông lơi trong nỗi đớn đau thất vọng.

Ngày ông nội mất, tôi nghẹn lòng nhìn bà nội cầm tay ông kể lể về những tháng ngày xưa cũ khi ông bà còn trẻ. Hai người đã cùng nhau sống chung hơn nửa thế kỉ với bao nhiêu yêu thương, giận hờn, khổ đau, hạnh phúc. Vậy mà nay tay bà còn ấm, tay ông đã lạnh ngắt rồi. Chẳng ai cưỡng được số mệnh, chẳng ai đâu. Ai rồi cũng sẽ một ngày về nằm trong lòng đất. Có người ra đi trong ồn ào khóc lóc, có người lìa khỏi thế gian trong lạnh lẽo cô đơn. Người ra đi bởi đã trả xong nợ cõi trần. Chỉ là người ở lại sẽ mang nhiều nuối tiếc xót xa khi biết rằng bao nhiêu yêu thương lúc này cũng không thể sưởi ấm cho người được nữa.

Thỉnh thoảng tôi vẫn đưa tay mình lên trước mặt rồi tự hỏi lại câu chồng mình đã hỏi: Bàn tay này đã nắm bao nhiêu bàn tay? Nhiều, nhiều lắm. Có những cái nắm tay khiến mình nhớ mãi, có những cái nắm tay buông rồi là quên ngay. Có những cái nắm tay thật chặt, cũng có cái nắm tay buông lơi hờ hững. Chợt nhận ra một bàn tay đẹp không phải là bàn tay thon dài mềm mại với những chiếc móng được tỉa tót sơn màu. Một bàn tay đẹp là chìa ra đúng lúc mình cần, nắm tay mình qua những đoạn đường đời chông chênh sỏi đá, dẫu mệt mỏi cũng không buông, dẫu xa xôi cũng không nản.

Nếu chúng ta đang có những bàn tay để nắm, xin hãy trân trọng từng phút giây. Đừng mơ mộng những bàn tay xinh đẹp của ai kia mà buông lơi bàn tay gần gũi ấm áp ở bên mình. Nắm lấy tay nhau, cử chỉ ấy ấm áp hơn mọi lời nói yêu thương đầu môi chót lưỡi.

Bởi cuộc đời nhiều bất trắc, ai biết được khi nào ai nhắm mắt xuôi tay. Ai biết được khi nào tay mình vẫn ấm áp đây mà bàn tay ai kia đã vô chừng lạnh lẽo. Vậy nên khi sống không đem đến cho nhau sự ấm áp, thì khi lìa khỏi nhân gian có bịn rịn tiếc thương cũng còn ý nghĩa gì?


Lê Giang
  Forum: TRUYỆN NGẮN · Post Preview: #158948 · Replies: 0 · Views: 1,577

Đông Nhi
Posted on: Jul 15 2017, 04:36 PM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 2,835
Joined: 9-October 09
Member No.: 5,482



“Đập tan” căng thẳng với 9 cách siêu đơn giản


Trạng thái căng thẳng có thể khiến bạn dễ dàng mệt mỏi. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách giúp bạn làm biến mất tình trạng này như trị liệu hay dùng thuốc. Ngoài ra, bạn cũng có thể giải tỏa căng thẳng một cách tự nhiên bằng việc thay đổi hành vi, lối sống và cách suy nghĩ của mình. Sau đây là một số mẹo hiệu quả giúp bạn đối phó với những căng thẳng trong cuộc sống.

Sống có kế hoạch

Căng thẳng có thể khiến cuộc sống của bạn bị đảo lộn và một ngày tâm trạng không tốt dễ dàng kéo theo những ngày khác. Bạn cần sắp xếp một lịch trình làm việc hợp lý để bắt kịp lại nhịp độ sống. Làm việc có kế hoạch sẽ giúp bạn không bị quá tải, từ đó hạn chế căng thẳng hiệu quả.

Đặt mục tiêu

Thất vọng hay căng thẳng là trạng thái thường gặp khi bạn thất bại trong một việc gì đó. Việc đó khiến bạn cảm thấy bản thân kém cỏi và tệ hại. Vì thế, bạn cần đặt ra những mục tiêu nhỏ cho cuộc sống hằng ngày của mình. Hãy bắt đầu bằng những việc đơn giản và tăng dần độ khó lên mỗi ngày.

Sống có trách nhiệm


Khi bạn cảm giác tuyệt vọng hay khủng hoảng, bạn sẽ dễ dàng muốn rời xa cuộc sống thực tại và từ bỏ tất cả những trách nhiệm của mình ở cơ quan cũng như ở nhà. Lời khuyên là không nên làm như vậy. Việc duy trì các trách nhiệm đối với công việc và gia đình sẽ góp phần đẩy lùi những khủng hoảng. Có trách nhiệm sẽ giúp bạn cảm nhận được mình là người quan trọng và từ đó tạo động lực cho bạn vượt qua trạng thái căng thẳng hay tuyệt vọng.

Tránh suy nghĩ tiêu cực

Khi bạn tuyệt vọng hay căng thẳng, mỗi bước đi của bạn dễ dàng dẫn đến các hậu quả tiêu cực. Mỗi khi bạn cảm thấy mệt mỏi vì áp lực cuộc sống, hãy thử suy nghĩ thật logic. Bạn cảm thấy không ai thích bạn, vậy bạn có bằng chứng nào chứng minh điều đó hay không? Bạn thấy mình là kẻ tệ hại nhất trên cõi đời, nhưng liệu điều đó có đúng không? Bạn hãy tập nhìn nhận vấn đề một cách tích cực hơn trước khi mọi chuyện vượt tầm kiểm soát của mình.

Tập thể thao


Khi bạn vận động, não bộ tiết ra chất endorphins, chất này giúp bạn cảm thấy phấn chấn trong quá trình vận động. Về lâu dài, việc này rất có ích cho những người hay căng thẳng. Một bài tập vận động đơn giản mỗi ngày cũng dễ dàng giúp bạn có suy nghĩ tích cực và phấn chấn hơn. Bạn đang tự hỏi mình vận động như thế nào ư? Bạn không cần phải chạy bộ mỗi ngày, chỉ cần đi bộ vài lần mỗi tuần cũng giúp cải thiện đáng kể tinh thần và sức khoẻ của bạn.

Ngủ đủ giấc

Quá căng thẳng sẽ khiến bạn khó ngủ, và mất ngủ sẽ khiến cho tình trạng căng thẳng tồi tệ hơn nữa. Nếu bạn muốn thoát khỏi vòng lẩn quẩn đó, hãy thay đổi lối sống của bạn. Bắt đầu bằng việc đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày, tránh việc ngủ nướng hay ngủ gật. Bạn cũng nên dọn dẹp bớt những thứ dễ gây xao nhãng ra khỏi phòng của bạn như tivi hay máy tính để giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Ăn uống lành mạnh

Căng thẳng có thể khiến bạn biếng ăn hoặc ăn quá nhiều, tuỳ vào tâm trạng và tính cách của mỗi người. Tất nhiên, cả 2 điều đó đều không tốt cho sức khoẻ của bạn. Một minh chứng chỉ ra rằng axit béo omega-3 trong cá hồi và cá ngừ hay axit folic trong quả bơ và rau chân vịt có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng. Vì thế, hãy bổ sung những loại thực phẩm này vào thực đơn hằng ngày.

Tránh xa cà phê

Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng khi bạn căng thẳng hay chán nản, cà phê không phải là thứ nên dùng. Mặc dù đúng là cà phê sẽ làm cho tâm trạng của bạn phấn chấn một cách nhanh chóng nhưng sau đó thì tinh thần có thể trở nên tồi tệ hơn trước. Cà phê với quá nhiều caffeine sẽ ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp serotonin ở não, gây hại cho cơ thể đang mệt mỏi của bạn. Với những người thường xuyên uống quá nhiều cà phê, khi kiểm tra nước tiểu, hàm lượng 5-HIA, một thành phần của serotonin tăng khá cao. Điều này làm giảm sút các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.

Uống trà xanh

Mặc dù trà có chứa caffeine nhưng trà xanh lại chứa một dưỡng chất vô cùng quan trọng là L-theanine. Chất này hoạt động bổ trợ caffeine và giúp cho bạn giải tỏa căng thẳng hiệu quả.

Lê Thị Mỹ Duyên
  Forum: HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH - LỨA ĐÔI - CUỘC SỐNG · Post Preview: #158944 · Replies: 0 · Views: 369

Đông Nhi
Posted on: Jul 3 2017, 01:53 PM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 2,835
Joined: 9-October 09
Member No.: 5,482



Đắc đạo


Một hành giả hỏi lão hoà thượng: “Trước khi đắc Đạo ngài làm gì?”

Hoà thượng: “Đốn củi, gánh nước, nấu cơm.”

Hành giả hỏi: “Vậy thì sau khi đắc Đạo rồi thì sao?”

Hòa thượng: “Đốn củi, gánh nước, nấu cơm.”

Hành giả lại hỏi: “Vậy thì có khác gì khi chưa đắc Đạo đâu?”

Hòa thượng: “Trước khi đắc Đạo, khi đốn củi thì lo đến việc nấu nước, lúc gánh nước lại nghĩ đến chuyện nấu cơm. Khi đắc Đạo rồi, đốn củi thì cứ đốn củi, gánh nước thì cứ gánh nước, nấu cơm thì cứ nấu cơm.”

Khi cái Tâm vô quái ngại như vậy chính là đã đắc Đạo.

SN
  Forum: PHẬT GIÁO · Post Preview: #158766 · Replies: 0 · Views: 1,689

Đông Nhi
Posted on: Jul 3 2017, 01:34 PM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 2,835
Joined: 9-October 09
Member No.: 5,482



Để có tiền, dư của...


Chúng tôi sống gần khu thương mại trong đó có hiệu tạp hoá, cữa hàng CVS, nơi giặt ủi, quán ăn fast food, vân vân.

Lần nào cũng vậy, khi tôi bước vào khu CVS, thấy thiên hạ tụ năm tụ bảy, kẻ dò vé, người cạo số. Đúng vậy, họ mua vé số rồi dò, rồi cạo hy vọng trúng lớn. Mỗi tuần họ chịu bỏ ra mười, hai chục đồng hay hơn nữa để mua vé Powerball dù dịp may trúng theo như đài CNN cho biết là chỉ có 1 người trúng trong số 175 triệu 223.510 người mua. Có khi còn dễ bị sét đánh trúng hơn! Theo như khảo sát của Cơ Quan về Thời Tiết Quốc Gia thì một năm chỉ có một 1 trong số 775.000 ngừơi là bị sét đánh trúng.

Dù cho chỉ có một phần trăm ngừơi trong chúng ta là triệu phú nhưng tôi (tg B.F.) không thể nào tin là một phần trăm đó do trúng số mà thành trệu phú. Còn lại phần lớn chúng ta kiếm tiền ra sao? Được biết là phần lớn triệu phú gia cũng làm việc ngày này qua ngày nọ cho chính mình hay cho người khác như mọi người. Nhưng họ sống giản dị, để dành đều đặn, đầu tư và làm tăng của cải của mình lên. Thật ra chẳng có gì là “bí quyết “ để trở nên giàu có cả; chỉ có thói quen gom góp tiền bạc đều đặn lâu dần khiến ta trở nên dư tiền, có của.

Đây là những câu hỏi để bạn xem mình có đủ tiền để để dành hay không:

- Tháng này bạn có mua một ly cà phê hay một gói bánh chips ở tiệm tạp hoá không?

- Bạn có đi ăn ở tiệm hơn hai hay ba lần trong một tháng không?

- Cái bill điện thoại của bạn có lờn vờn ở mức cở một trăm đô mỗi tháng không?

- Bạn có ra qúan cà phê hay đi nhậu với bạn bè hai ba lần một tuần không?

- Bạn có đi shopping thường không?

- Bạn có đi làm nails, sửa tóc thường hay không?

- Bạn có mua sắm toàn hàng “chiến” để xài không?

- Bạn có sống lối: “đi xe mẹc-xe-đì nhưng ăn mì gói” không?

Thử làm con toán:

(Thí dụ:) Mỗi tuần bạn tiêu cho:

- Vé số: 10$

- Cà phê: 15$

- Ăn vặt: 15$

Vị chi là: 40$/tuần. Số tiền 40$/tuần này sẽ trở thành nhiều ngàn đô nếu:

Bạn (nhất là các bạn còn trẻ – “thời gian là tiền bạc”) đem 40$ đó đầu tư thẳng vào công ty đầu tư uy tín như Charles Schwab và dặn nhân viên đầu tư số tiền 160$ của mổi tháng vào quỹ đầu tư loại đa dạng (diversified porfolio). Với 60% tiền đầu tư vào cổ phiếu quốc tế và 40% vào các loại công khố phiếu, nếu kinh tế thế giới tăng trưởng và tiền đầu tư của bạn có mức lời 7%/năm thì trong bốn mươi năm, tiền mà bạn bỏ ra mua cà phê và mua vé số sẽ tích lũy thành 420.000$!

Còn nếu có “bí quyết” nào để có tiền thì đó là khi bạn đầu tư dài, đều đặng theo năm tháng, thì bạn sẽ được giúp bởi cái sức mạnh vô song, đó là khi “lời mẹ đẻ ra lời con” (compound interest return). Quan trọng nhứt là bạn đừng bao giờ rút tiền ra, cứ để như vậy cho nó “đẻ” ra thêm. Nếu bạn bắt đầu khi hai mươi lăm tuổi thì tới bốn mưới lăm tuổi bạn sẽ có được hơn bốn trăm ngàn. Nếu bạn cao tuổi hơn thì cố gắng để dành nhiều hơn và đầu tư nhiều hơn. “Tiền bạc không đem lại hạnh phúc nhưng nó giúp ta tìm hạnh phúc ở những nơi thích thú.”

Thành Lacey

(theo: Barbara Friedberg)
  Forum: HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH - LỨA ĐÔI - CUỘC SỐNG · Post Preview: #158763 · Replies: 0 · Views: 404

Đông Nhi
Posted on: Jun 22 2017, 02:55 PM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 2,835
Joined: 9-October 09
Member No.: 5,482



4 điều các cặp đôi nên làm cùng nhau

khi có mẫu thuẫn xảy ra



Trong một mối quan hệ nếu như xuất hiện dấu hiệu coi thường nhau, thật sự rất khó để cứu vãn. Nếu không hài lòng điều gì bạn có thể chọn lựa góp ý rõ ràng, giúp đỡ đối phương điều chỉnh một vài thói quen…

Muốn giữ một mối quan hệ lâu dài không hề là điều dễ dàng. Luôn cần phải có sự cam kết, nỗ lực và sự chịu đựng để ngọn lửa tình yêu luôn cháy bỏng. Đôi khi một sự mâu thuẫn xảy ra giống như để thách thức tình cảm của cả hai. Và nếu như không có đủ kiên nhẫn và niềm tin dành cho nhau thì mối quan hệ đó rất dễ đi vào ngõ cụt.

Dưới đây là 4 điều mà mỗi cặp đôi nên làm khi có vấn đề xảy ra trong mối quan hệ của mình:

Giữ điểm số cao trong mắt nhau

Việc một người chỉ biết nhận mà không nghĩ đến chuyện cho đi sẽ khiến nửa kia cảm thấy bất công và quá tải với mọi thứ. Tình yêu phải cần sự đóng góp từ 2 phía, cho dù 1 bên bỏ ra 90% tình cảm và công sức, nhưng người kia chỉ có 10% thì cũng là vô nghĩa. Khi đã hi sinh quá nhiều và đến một ngày, bạn nhận được câu hỏi: “Em đã làm gì cho anh?” – đó là khi mối quan hệ đã khó có thể cứu vãn. Chính vì vậy, trước khi mọi thứ quá muộn hãy biết chia sẻ mọi thứ cho nhau và giúp nhau hoàn thành mọi thứ thật vui vẻ. Như vậy, bạn sẽ luôn ghi được điểm số cao trong mắt của người ấy.

Chấp nhận mọi thứ thuộc về nhau

Hầu hết các cặp đôi khi đi qua giai đoạn nồng nhiệt sẽ lãng quên việc giữ cho ngọn lửa tình yêu luôn cháy mãi như ngày đầu. Khi ngọn lửa này mất đi, cũng là lúc những mong đợi của họ về đối phương đã không còn, họ dần thấy thất vọng và không đánh giá cao người ấy nữa. Và nếu như mối quan hệ đã dần lụi tàn bên trong thì nó sẽ khó có thể đi được lâu dài và tự người trong cuộc sẽ hỏi rằng: “Tại sao mình phải tiếp tục mối quan hệ này?”. Một lần nữa, nếu không muốn mất đi người mà bạn yêu thương, bạn cần phải làm nhiều việc để tình yêu trở nên mạnh mẽ. Giống như chấp nhận những thiếu sót của người kia, thông cảm và thấu hiểu, biết ơn về những gì đối phương đã làm cho bạn. Chỉ khi bạn không còn nhìn họ bằng thái độ gay gắt mà biết dùng ánh mắt yêu thương để đối đãi, bạn sẽ nhận lại được một kết cuộc khác hoàn toàn.

Đừng coi thường nhau

Khi bạn thu hút một người, hành động này không nói lên rằng tình yêu của bạn dành cho họ là vô điều kiện. Tuy nhiên, khi coi thường họ, nó lại mang một ý nghĩa rõ ràng rằng tình cảm của bạn đối với người ấy vô cùng tệ. Khi bạn làm cho mọi người xung quanh chú ý đến những khuyết điểm của đối phương và hả hê vì điều đó, sẽ khiến cho họ rất đau lòng và tổn thương. Trong một mối quan hệ nếu như xuất hiện dấu hiệu coi thường nhau, thật sự rất khó để cứu vãn. Nếu không hài lòng điều gì bạn có thể chọn lựa nói chuyện hoặc góp ý rõ ràng, giúp đỡ đối phương điều chỉnh một vài thói quen xấu thay vì cười nhạo, chê bai họ.

Nên dành thời gian cho nhau

Lúc mới yêu, việc dành thời gian thường xuyên cho nhau từng giờ, từng phút là chuyện rất bình thường. Vì lúc đó, những hân hoan, mong đợi từ hai phía đang ở mức cao độ, nên hầu như cả hai không muốn xa nhau dù chỉ một giây. Nhưng khi thời gian qua đi, bạn sẽ trở nên bớt dành sự chú ý cho đối phương hơn. Lúc này nhiều mối quan hệ khác cũng cần được chăm sóc, do đó bạn sẽ có xu hướng lơ là tình yêu. Tuy nhiên, việc dành thời gian cố định cho nhau nên được duy trì thường xuyên trước khi tình cảm rơi vào trạng thái nguội lạnh. Bạn có thể dành thời gian để cả hai làm điều mình thích, tận hưởng sự độc lập của riêng mình, nhưng sẽ cảm thấy vui hơn khi gặp lại nhau vào cuối ngày và chia sẻ những kinh nghiệm cho nhau nghe. Những cặp đôi hạnh phúc hiểu rằng, sự độc lập nho nhỏ trong tình yêu mới làm cho cả hai đi được một chặng đường dài.

Đây chỉ là một số điều cơ bản nhất để giúp mối quan hệ của bạn luôn hạnh phúc. Nên nhớ, tình yêu chỉ là một khía cạnh của cuộc sống, muốn mối quan hệ đi được lâu dài bạn cần phải làm nhiều hơn là việc chỉ biết thể hiện tình yêu nhé.

HP
  Forum: HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH - LỨA ĐÔI - CUỘC SỐNG · Post Preview: #158625 · Replies: 0 · Views: 428

Đông Nhi
Posted on: Jun 22 2017, 02:55 PM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 2,835
Joined: 9-October 09
Member No.: 5,482



Nụ cười


” Còn gặp nhau thì hãy cứ cười”

Cười chẳng có gì là khó, vì nó chẳng hao công sức cũng chẳng tốn bạc tiền, thời gian của ai.

Cuộc đời vốn đã quá nhiều đau khổ và vì thế rất cần đến những nụ cười. Bởi vì nụ cười là cửa ngỏ của con tim, nó mở lối cho tình người xích lại gần nhau; nụ cười làm ấm lại một tâm hồn đang bơ vơ lạc lõng, nụ cười làm cho mọi người thông cảm lẫn nhau. Lại nữa, cười có thể làm giảm bớt sự căng thẳng của cuộc sống, cười có thể làm vơi đi nỗi bực dọc, đau khổ trong tâm hồn.

Cuộc sống là sự tương quan giữa người với người là sự tương quan giữa người và thiên nhiên vạn vật hữu tình. Và, thái độ sống của người nầy ít nhiều đều có ảnh hưởng đến niềm vui và nỗi buồn của người khác và cho cả thế giới thực vật nữa. Ai có thể vui được khi bên cạnh họ có một người đang âu sầu, buồn bã; ai có thể vui được khi bên cạnh họ có người đang gắt gỏng, giận hờn. Cảnh làm sao vui, khi cảnh ấy có người buồn. Ngược lại, cuộc sống sẽ trở nên vui vẻ hơn, bớt căng thẳng hơn khi mọi người biết cười và biết tặng nhau nụ cười hoan hỷ.

Nụ cười là đóa hoa tô điểm cho cuộc đời, làm cho cuộc đời trở nên đẹp hơn và thi vị hơn. Vậy thì tại sao lại không cười? Đành rằng những nghịch cảnh trong cuộc sống đôi khi khiến cho con người ta muốn cười cũng không thể nào cười được. Nhưng nếu có thể cười được thì hãy cứ cười.

Vậy làm thế nào để luôn có được nụ cười? Đó chính là khi ta biết buông bỏ tất cả những ưu tư, hờn giận trong tâm hồn; khi ta biết cười tán dương cho hạnh phúc của người khác, và khi ta biết cười được những việc khó cười trong thế gian. Đức Phật là người có nụ cười như vậy. Ngài là biểu hiện cho tâm hồn hoan hỷ, bao dung của con người.

Đời người chẳng có bao nhiêu, vì vậy hãy sống cho có ý nghĩa. Để sống có ý nghĩa trước hết là phải biết cười và biết cho người nụ cười. Bởi lẽ nụ cười là chất liệu của yêu thương, là mùa xuân bất diệt của nhân loại vậy.

Đức Phật có nụ cười vô cùng mầu nhiệm. Nụ cười kết tinh quá trình tu tập, giải thoát hoàn toàn. Nụ cười ấy hiện diện khắp nơi, đi đứng nằm ngồi, bất cứ lúc nào, ngay cả lúc Ngài nhập Niết-bàn giã từ thế gian. Đây là lý do nghệ nhân từ mấy ngàn năm qua cho đến ngày nay, khi tạo tranh tượng Phật bao giờ cũng có nụ cười.

Đức Phật cười hiền quá, đẹp quá… Mình cùng mỉm cười đôi phút với Phật nhé! Mình cùng thực tập, gặp ai cũng cười… như Phật luôn cười với mình.
( Gặp ai thấy thương mình cười nhiều một chút, ai thấy ghét…cười …kiểu thấy ghét nhi? )

Hình tượng Đức Phật có mặt khắp nơi luôn cười với chúng ta, nhắc nhở chúng ta hãy cười từ ái với nhau. Một sớm mai bước ra khỏi nhà, chung quanh ta luôn có nụ cười, một thế giới đẹp an lạc làm sao. Cảnh giới Tây phương Cực lạc ta chưa đến, nhưng Ta-bà thanh tịnh là đây. Xin được mỉm cười cùng Phật, cùng bạn.

Mong nhân gian luôn gặp nhau trong nụ cười từ ái đầy tình thương yêu, tỉnh thức của Đức Thế Tôn.

Mở rộng tâm mình…

(source from ĐGCĐ’s FB)
  Forum: PHẬT GIÁO · Post Preview: #158626 · Replies: 0 · Views: 755

Đông Nhi
Posted on: Jun 22 2017, 02:48 PM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 2,835
Joined: 9-October 09
Member No.: 5,482



5 việc đừng làm nếu muốn tìm thấy tình yêu


Muốn tìm yêu tự tìm đến với mình, bạn phải ngừng việc so sánh mọi người, cảm thấy bản thân chưa đủ tốt hay quá ảo tưởng về người trong mộng.

Đừng chơi trò so sánh

So sánh thường chỉ gây ra khổ đau. Chúng ta cần hiểu rằng bản thân đang bước trên con đường độc đáo của riêng mình. Đối sánh những cuộc sống khác nhau chỉ làm bạn thấy thất bại, bị bỏ lại chứ không lập tức tốt hơn. Cách duy nhất để tìm thấy hạnh phúc và sống lành mạnh là làm những gì mình yêu. Được như vậy, bạn mới có không gian để phát triển một mối quan hệ tốt đẹp.

Đừng nghĩ rằng mình không đủ tốt

Nếu bạn liên tục nghĩ tiêu cực về bản thân thì hãy ngừng lại bởi làm vậy là hạn chế cơ hội yêu đương của chính mình. Thay vì lo lắng, sợ hãi, bạn nên nghĩ cách làm đầy các lỗ hổng thời gian và sống sao cho trọn vẹn. Chỉ một khi yêu thương mình, con người mới có thể thực sự quan tâm tới sự tốt đẹp của người khác.

Đừng tìm người yêu vì sự cô đơn

Tùy thuộc vào suy nghĩ mà chúng ta có thể thu hút những loại người khác nhau. Ví dụ khi đang tìm kiếm một ai đó để lấp đầy nỗi cô đơn, nhiều khả năng bạn sẽ đến với đối tượng không phù hợp còn khi tìm kiếm một tình yêu thuần túy, bạn sẽ chọn lựa khôn ngoan hơn rất nhiều. Do đó, hãy suy nghĩ cẩn thận trước khi đồng ý đến với người mới.

Đừng nhầm lẫn giữa yêu và theo đuổi

Việc theo đuổi đôi khi chỉ là biện pháp để thu hút sự chú ý một cách thuần túy và không phải bất cứ ai làm vậy cũng có nghĩa là yêu bạn. Thực tế, yêu và theo đuổi vẫn còn một khoảng cách rất xa. Quan trọng là bạn nên tỉnh táo để nhìn nhận đối tượng đồng thời nhận ra đâu là người thật lòng thích con người thật của bạn.

Đừng ảo tưởng về người trong mộng

Viết ra một danh sách các đặc điểm về người trong mộng là cách lý tưởng để bạn tìm được đối tác trong tương lai. Tuy nhiên, các đặc điểm đó cần được xây dựng trên thực tế chứ không phải là những ảo tưởng quá viển vông. Ngoài ra, thay vì liệt kê các đặc điểm bề ngoài, bạn nên quan tâm hơn đến tính cách mà bạn thực sự mong muốn ở người ấy.

HP
  Forum: HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH - LỨA ĐÔI - CUỘC SỐNG · Post Preview: #158623 · Replies: 0 · Views: 382

Đông Nhi
Posted on: Jun 14 2017, 02:46 PM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 2,835
Joined: 9-October 09
Member No.: 5,482



Hiện Tại Trong Ngục Tù


“Ít ái dục để giữ tinh
Ít lời để giữ khí
Ít tư lự để giữ thần.

Quá khứ thì đã qua
Tương lai thì chưa tới
Chỉ có phút HIỆN TẠI
Biết vậy nên tu tập
Không động, không chuyển lay.”


Bài thơ trên của vị thi sĩ ẩn danh được viết bằng phấn sau cánh cửa phòng biệt giam trại B34 quận 5, Sài gòn. Trong tinh thần học hỏi đề tài sống hiện tại, hôm nay mục Sống Đẹp xin được chia sẻ với quí bạn vài cảm nghiệm nhỏ về bài thơ này.

Trong cảnh bị biệt giam không ánh mặt trời, bị chia cắt khỏi người thân và bạn hữu, bị hiểu lầm và kết án bất công; sống trong cảnh cơm không đủ ăn, nước không đủ uống; ngày ngày đối diện với sự sợ hãi, sự cô đơn và nhất là phải chấp nhận một thực tế về một tương lai đen tối, bài thơ như khơi dậy cho người tù lương tâm hiểu rõ chân lý ngàn đời mà cả kiếp người rong ruỗi kiếp tìm: Hiện tại – chỉ hôm nay thôi, thế là đủ. Đừng cố xót xa bám vúi vào quá khứ. Dù quá khứ có đẹp đến bao nhiêu đi chăng nữa, dù nó có tươi vui hay lắm ưu phiền, thì chúng cũng đã chết rồi. Cũng vậy, đừng quá mong chờ vào tương lai. Vì tương lai sẽ không thể lấp đầy cho những khát vọng, hoài bảo của mình. Tương lai không làm chủ cuộc đời ta. Nó chỉ đánh lừa ta ra khỏi hiện tại, làm ta quên đi con người thật, hoàn cảnh thật, và giá trị thật mà mình đang sống với tất cả con người xương thịt của mình. Trong căn phòng biệt giam đen tối ấy, Hiện Tại đã tỏa chiếu và xóa tan bao u uẩn, lo âu, hối hận, cũng như bao mộng tưởng chờ mong. Trong chính căn phòng đen tối ấy, giá trị của sự thật được hiễn hiện rõ nét: giới hạn, mong manh, đau khổ, chia lìa là rất thật, nhưng chúng cũng chỉ được gói gọn trong hôm nay, ngày này mà thôi. Mọi sự thế là đủ cho hôm nay, trong căn phòng này. Vì dù một giây cũng đã là quá khứ, và ngày mai có thể sẽ không bao giờ đến!

Sống hiện tại như là lời mời chân thật nhất để ta trở lại với chính mình, với con người thật của mình, và sống trong hoàn cảnh mình đang sống. Sống với chính mình tức là đón nhận những ưu điểm và những giới hạn bằng cách nhìn thật vào lòng mình để trở về với hiện tại. Sống cho con người của mình là dù có đó những giới hạn, nhưng không ai có thể sống thay ta được, không ai có thể lấp đầy những giới hạn ấy của ta được. Ta hãy sống cho ta với những gì ta đang có trong hiện tại. Và cuối cùng, sống trong hoàn cảnh mình đang sống tức là sống tròn đầy vào vị trí ấy, hoàn cảnh mà ta đang sống, dù tự do hay tù đày.

Hãy chấp nhận thực tế hiện tại (dù khổ đau, mất mát, chia xa) để thấy được rằng dù ta có ước ao với bao mộng đẹp, với bao hoài bảo ta cũng không thể sở hữu tất cả chúng được. Đời người vẫn là những giới hạn bất toàn: cố vươn lên, cố chụp lấy, cố giữ lại nhưng kết quả cũng chỉ là không. Chấp nhận những giới hạn này là chấp nhận hiện tại; và chính khi sống trong giây phút hiện tại ấy, ta mới thấy phong phú và tròn đầy vì ta lại tìm gặp con người thật của ta – chỉ sống cho hôm nay mà thôi. Vì dù một giây cũng đã là quá khứ, và ngày mai có thể sẽ không bao giờ đến!

Một môn sinh hỏi thầy mình:

“Thưa thầy, làm thế nào để con đạt được đời sống vĩnh cửu?”

“Đời sống vĩnh cửu là hiện tại bây giờ.”

“Nhưng bây giờ con đang sống mà, vậy nó có phải là vĩnh cửu không?”

“Không.”

“Tại sao?”

“Vì con không từ bỏ qua khứ.”

“Quá khứ đâu có gì xấu đâu mà phải từ bỏ thưa thầy?"

“Từ bỏ qua khứ không phải vì nó xấu, nhưng vì nó đã chết rồi.”

Quá khứ đã chết rồi tại sao ta còn bám víu, ôm lại, và ray rứt hối tiếc? Phải chăng vì ta sợ bị mất chúng? Sợ độc hành? Trong căn phòng biệt giam đen tối ấy, dù nỗi lo sợ cho sự mất mát, cho sự bị lãng quên, và cho sự chia cắt đến đâu đi chăng nữa, thì thực tế vẫn là bốn bức tường đen ngòm. Cũng chính trong căn phòng biệt giam ấy, dù nỗi lo sợ cho một tương lai bấp bênh, chao đảo có lớn lao đến mấy đi chăng nữa, thì trong “cái hộp” đen tối ấy, người tù vẫn phải đối diện với chính lòng mình, với con người mình, và với hoàn cảnh mình đang sống. Quá khứ hay tương lai cũng chỉ được gom lại trong “cái hộp” đen tối ấy mà thôi. Ngay trong “cái hộp” ấy, trong chính hoàn cảnh ấy, giá trị của tự do, của hiện tại trở nên hoàn mỹ nhất. Người tù không cần phải kiếm tìm gì khác ngoài sống với chính lòng mình, cho con người thật của mình, và trong hoàn cảnh thật của mình.

Thưa bạn, mục Sống Sao Cho Đẹp xin mượn bài thơ sau để kết thúc bài chia sẻ.

“Sống là động nhưng lòng luôn bất động
Sống là thương nhưng lòng chẳng vấn vương
Sống yên vui danh lợi vẫn coi thường
Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.” -


Thích Chân Quang
  Forum: PHẬT GIÁO · Post Preview: #158495 · Replies: 0 · Views: 698

Đông Nhi
Posted on: May 22 2017, 02:03 PM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 2,835
Joined: 9-October 09
Member No.: 5,482






















































  Forum: BỘ SƯU TẬP CÁC LOÀI HOA - CHIM MUÔNG - THÚ VẬT · Post Preview: #158160 · Replies: 1 · Views: 2,134

Đông Nhi
Posted on: May 22 2017, 02:00 PM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 2,835
Joined: 9-October 09
Member No.: 5,482



Rock Balance Demo


We're having a hard time deciding whether Michael Grab is an artist or a magician, because he creates stunning structure from finely balanced rocks that seem to defy the law of physics.
These seemingly impossible structures require intense concentration and meditative focus. In the video below, Grab spends several minutes nearly frozen, making tiny adjustments until he gets all of the rocks’ centers of gravity just right.

“Over the past few years of practicing rock balance, simple curiosity has evolved into therapeutic ritual, ultimately nurturing meditative presence, mental well-being, and artistry of design,” writes Grab in his artist statement.





































  Forum: BỘ SƯU TẬP CÁC LOÀI HOA - CHIM MUÔNG - THÚ VẬT · Post Preview: #158159 · Replies: 1 · Views: 2,134

Đông Nhi
Posted on: May 3 2017, 02:53 PM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 2,835
Joined: 9-October 09
Member No.: 5,482



Sự kỳ diệu của con người


Những gì xảy ra khi bạn suy nghĩ? Làm sao bạn tích trữ tri thức và mang ra dùng bất cứ lúc nào? Bạn trữ các dữ liệu thông tin mình kiếm được ở đâu?

Nếu bạn sống được 70 tuổi, bạn sẽ có thể nhớ chừng 15 ngàn tỷ điều riêng biệt – từ con số điện thoại của bạn đến hình thể quả dưa hấu. Và kinh ngạc thay, trí nhớ tiềm ẩn (tiềm thức) của bạn có thể chứa nhiều sự kiện hơn nữa! Để nắm giữ các sự kiện này, não bạn dùng hơn 10 ngàn triệu tế bào thần kinh. Ngay giờ phút này, bạn đang sử dụng chúng.

Bác sĩ Irvin Moon nói: “Não con người chứa đựng nhiều dây thần kinh hơn 100 lần so với tất cả các hệ thống điện thoại thế giới hợp lại. Rải rác trên thân thể chúng ta có chừng 200 ngàn tế bào nhiệt kế sống, nửa triệu tế bào cảm áp lực, và ba hay bốn triệu tế bào cảm đau đớn. Các tín hiệu điện từ các tế bào này, cộng thêm các tín hiệu từ mắt, tai, mũi và từ các khu vực nhạy cảm để nếm, sờ mó, tất cả đều dẫn về não, nơi đó mớ lộn xộn các tín hiệu được phân loại, tích trữ và hành động”.

Hệ thống thần kinh của người thông thường vận dụng 100 triệu cảm giác trong một giây. Không, tôi không nói 100 triệu cảm giác trong cả cuộc đời hay một năm, nhưng một giây. Não chúng ta là một máy tính diệu kỳ dường nào!

Một tạp chí tuyên bố rằng cần có một bề mặt rộng bằng bề mặt trái đất để máy tính có thể có đủ chỗ chứa, ghi chép và tính toán dữ kiện mà một bộ óc con người ghi chép và dùng đến.

Ai kiến tạo ra “máy tính” kỳ diệu này, tức là trung tâm thông tin thân thể chúng ta? Một điều rõ ràng là khi con người dùng não mình, người ta dùng chúng một cách tự nhiên những thứ sẵn có đã được lập trình. Con người không thể quy hoạch hay phát triển nó. Kết luận hợp lý duy nhất là Đấng Tạo Hóa của chúng ta đã làm ra nó.

Não con người phức tạp vượt quá trí hiểu biết của chúng ta. Không chỉ có não, các bộ phận khác của thân thể chúng ta cũng chứa đựng những điều kỳ diệu của tạo hóa. Thí dụ, tim chúng ta chỉ nặng chừng 297 gram, nhưng nó bơm 100.000 lần một ngày hay chừng 400 triệu lần một năm. Trong cuộc đời của một con người, nó bơm như vậy đến 70 năm hay hơn nữa, bơm không ngừng nghỉ. Nó tự chế ngự, nó không cần nguồn năng lượng từ bên ngoài và nó không hề tạm dừng lại để bảo trì hay đổ thêm nhiên liệu.

Ai làm ra chiếc máy bơm tự hành, tự chế ngự và tự động này? Với hết cả nỗ lực của mình, con người chỉ có thể bắt chước kiểu mẫu hoàn hảo của nó. Nhưng chúng ta không bao giờ tiến gần để sánh kịp cơ chế đó. Con người bình thường có chừng 5,4 lít máu mà quả tim lưu thông liên tục. Trong lượng máu này có 25 triệu triệu hồng cầu, mà 10 triệu trong số đó cần được thay thế mỗi giây.

Hay thí dụ về mắt con người, nó được kiến tạo riêng bằng quang kế cực nhạy – lập tức điều chỉnh tiêu cự tự động (tự nhắm) – thấu kính có góc thị trường rộng – in hình màu ngay tức thì. Đây chỉ là vài đặc điểm đáng kể của mắt con người.

Ai là kiến trúc sư và kỹ sư tạo nên con người? Tôi tin chắc rằng không ai thực tin con người là sản phẩm của sự gặp gỡ tình cờ của các hóa chất vào thời quá khứ xa xôi nào đó. Đấng Tạo Hóa là nguồn gốc duy nhất cho trí tuệ và sự sáng tạo có cần để làm ra con người.

Tại sao Đấng Tạo Hóa lại tạo ra một hữu thể phức tạp và sâu sắc như vậy?.

Vì con người là một tạo vật vĩnh cửu, con người còn tồn tại mãi dù phải trải qua sự thay đổi hóa học gọi là cái chết. Chỉ có thân thể xác thịt của con người là xuống phần mộ, còn linh hồn con người cứ sống mãi. Nói cách khác, con người là một sáng tạo kỳ diệu như vậy vì con người ta đã được tạo nên giống hệt Đấng Tạo Hóa và được kiến tạo cho cõi vĩnh sinh.

Chắc chắn con người là một trong các huyền nhiệm lớn của vũ trụ. Con người được tạo nên theo hình tượng Đấng Tạo Hóa và là thân vị có trách nhiệm cho các quyết định cùng hành động của mình. Con người phải tường trình cùng Đấng Tạo Hóa vào cuối cuộc đời là đã sống ra sao.

Thiền định là một trong những phương pháp tu luyện mà người ta tin rằng con người có thể kết nối với vũ trụ trong trạng thái “định”

Bạn ơi, tuy bạn là một hữu thể trường cửu, nhưng bạn không thể thoát khỏi vòng lặp của sinh – lão – bệnh – tử ở mỗi kiếp sống. Vậy có con đường để giải thoát khỏi luân hồi, khỏi khổ đau trong kiếp người không? Sự thực là, Đấng Tạo Hóa luôn để ở đó một con đường cho bạn trở về cõi vĩnh sinh cùng Người, nhưng trong thế giới vật chất đầy mê lạc và dục vọng này, bạn có thể nhận ra được con đường đó hay không. Ngay cả khi nhận ra rồi, bạn có đủ dũng cảm đi trên con đường đó cho trọn vẹn hay không.

Nếu đủ Tin, bạn sẽ gặp. Nếu tìm, bạn sẽ thấy.

Tác giả: Hồng Ng | Dịch giả: Hồng Ng
  Forum: THẾ GIỚI HUYỀN BÍ - TỬ VI TƯỚNG MỆNH · Post Preview: #157895 · Replies: 0 · Views: 1,651

Đông Nhi
Posted on: May 1 2017, 10:44 AM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 2,835
Joined: 9-October 09
Member No.: 5,482



Trầm kha ngôn ngữ Lạc Việt


Từ sau tháng Tư năm 1975, ngôn ngữ Lạc Việt bị đồng hóa bởi những “sản phẩm” của người cộng sản miền Bắc đem vào đặt để nơi họ xâm chiếm. Và tiếng Việt biệt “tệ hại… hóa” dần theo năm tháng, và xuyên suốt 42 năm, tiếng Việt đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi một xã hội ngày càng đi vào thác loạn, băng hoại như hiện nay…

Ngôn ngữ nghệ thuật là chất liệu tạo nên tác phẩm văn chương. Một nhà văn lớn của dân tộc nào, trong điều kiện bình thường, cũng sử dụng ngôn ngữ của chính dân tộc mình để sáng tác.
Dù là ngôn ngữ của dân tộc nào, khi trở thành ngôn ngữ nghệ thuật, nó đều được gọt giũa theo mục đích riêng của người viết, không còn cái nguyên xi của ngôn ngữ thông thường. Chính ngôn ngữ phong cách này là thứ “ngôn ngữ riêng”, ngôn ngữ tác giả.

Hiện tượng “lệch chuẩn” ngôn ngữ chỉ có được ở những nhà văn lớn, những nhà văn có phong cách. Đó là sự sáng tạo ngôn ngữ chứ không phải là chống lại chuẩn mực của ngôn ngữ dân tộc. Sự lệch chuẩn ngôn ngữ góp phần làm giàu bằng cách làm hoàn thiện hơn hoặc tạo ra những chuẩn mới, mở rộng hệ chuẩn của ngôn ngữ. Bởi vì sự sáng tạo chân chính trong lời nói nhà văn xét đến cùng đều bắt nguồn từ khả năng tiềm tàng của ngôn ngữ, từ những qui luật sâu xa của hệ thống. Thế nhưng, một bộ phận giới trẻ hiện nay đã lạm dụng hiện tượng này để tạo ra sự “mới lạ”, “phá cách”, “sáng tạo” ra một kiểu ngôn ngữ mang phong cách “phi chuẩn mực”, dí dỏm, hài hước mà người ta gọi là “chệch chuẩn riêng”. Điều này sẽ có ảnh hưởng lớn đến “công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” và nếu không có sự điều chỉnh sớm sẽ có tác hại đến chuẩn mực ngôn ngữ dân tộc.


Ca dao, tục ngữ là loại văn chương truyền khẩu, biểu hiện nhiều mặt sinh hoạt của người Việt Nam, nhất là về đời sống tinh thần, tình cảm. Ngày nay, với một xã hội sôi động trong xu thế toàn cầu hóa, nhiều giá trị có thể bị đảo lộn, giễu nhại trở thành một thái độ phổ biến, người Việt đang chứng kiến sự xuất hiện của những câu nói có vần vè, thường được coi là của giới trẻ, chế tác từ các sáng tác dân gian truyền thống (có người gọi là ca dao tục ngữ hiện đại). Trong những “tác phẩm” chế đó, cũng không khó để nhận ra sự xâm nhập của ngôn ngữ nước ngoài vào đời sống ngôn ngữ dân tộc. Sự “hiện đại” thể hiện ngay ở hình thức sáng tạo:

+ Sáng tạo theo kiểu chêm xen (thay đổi) quy tắc ngữ âm, thậm chí còn pha trộn ngôn ngữ theo trào lưu “Tây hóa”:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Mai sau có lúc ngoài đường “on sale”.
“Trời mưa bong bóng phập phồng/ Má đi lấy chồng con ở dzí… boy”
“Đi đâu cho thiếp theo cùng/No thì thiếp ở, lạnh lùng thiếp… bye”
“Ai zô xứ Nghệ thì zô/Còn tao… tao cứ Thủ đô tao dzìa”…

+ Chệch theo kiểu thay đổi một từ ngữ bằng một yếu tố mới:
“Học, học nữa, hộc máu”
“Gần mực thì… bia, gần đèn thì… hút”

+ Chệch theo lối thêm (bớt) cấu trúc của câu ca dao tục ngữ cũ:
“Học, học nữa, học mãi… đúp học tiếp”
“Học đi đôi với hành, hành đi đôi với tỏi”
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/Chặt cây nhớ coi cảnh sát”
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau/Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều/Chờ hoài chờ mãi chẳng thấy mẹ yêu/Sao giờ chưa thấy mẹ yêu gửi tiền”
Thiếu nụ cười sẽ dễ chuyển sang hành xử bạo lực, mà tác hại của nó thì không thể lường hết được. Những câu ca dao tục ngữ “chế” đã phản ánh một phần nào đó của cuộc sống xã hội hiện nay, có thể là:

+ Bệnh tật hoành hành:
“Ta về ta tắm ao ta/Bây giờ bệnh SARS lây ba bốn đường”
“Cá không ăn muối cá ươn/Con không ăn muối… thiếu Iot rồi con ơi”

+ Là giá cả leo thang:
“Qua cầu ngả nón trông cầu/Cầu bao nhiêu nhịp tốn xăng dầu bấy nhiêu”
“Nhà sạch thì mát/Bát sạch tốn xà bông”

+ Tệ nạn xã hội:
“Làm trai cờ bạc rượu chè/Vợ có lè nhè thì ghè nó luôn”
“Ăn trông “mồi”/Ngồi trông phong bì”
“Trời mưa bong bóng phập phồng/Mẹ đi lấy chồng con cũng theo trai/ Em út ba gửi dì hai/Để ba có cớ ba qua thăm dì”
“Làm trai cho đáng nên trai/Đi đâu cũng vác bộ bài sau lưng”
“Chớ chê e xấu, em già/Em đi sửa lại, đẹp ra bây giờ”
“Mấy đời bánh đúc có xương/Mấy đời chơi Nét mà không vương tơ tình”
“Con ơi nhớ lấy câu này/ Thức đêm chơi Nét có ngày gặp ma”
“Lên cao mới biết non cao/ Chơi ghẹ mới biết rất là hao đô”
”Hoa hồng thì phải có gai/Con gái thì phải phá thai đôi lần”
“Làm trai cho đáng nên trai/Lang beng cũng trải giang mai đôi lần”
“Sáng trăng chiếu trải hai hàng/Bên anh “xập xám”, bên nàng “tiến lên”

+ Tiêu cực học đường:
“Trăm năm Kiều vẫn là Kiều/Sinh viên thi lại là điều hiển nhiên”
“Học làm chi, thi làm chi?/Tú Xương còn rớt huống chi là mình”
“Học cho lắm cũng ăn mắm với cà/ Học tà tà cũng ăn cà với mắm/ Học cho lắm cũng đi tắm cởi truồng/ Học luồn xuồn cũng cởi truồng đi tắm”
”Ước gì môi em là cái đít bút/ Anh ngồi học bài cắn đít bút hun em”…


+ Và thậm chí cái người ta gọi là “ca dao tục ngữ sex” cũng được thể hiện rõ, đó là bằng chứng cho thấy sự đe dọa tới văn hóa Việt Nam:
“Ước gì em biến thành trâu/ Để anh là đỉa anh bâu vào đùi/ Ước gì anh biến thành chầy/Để em làm cối anh giã ngày giã đêm”
Đi “chệch” với một số câu ca dao tục ngữ cũ, thêm bớt làm cho nó dí dỏm, vui nhộn, thể hiện cái tôi sáng tạo của lớp trẻ,… cũng từ đây ngôn ngữ này dường như phản chiếu một mặt nhỏ nào đó trong xã hội Việt: bệnh tật đe dọa con người (SARS, bị Biếu cổ do thiếu I-OT); hậu quả các tệ nạn mại dâm, Sida (HIV/AIDS), lang beng, giang mai; dân số đông làm cuộc sống con người không đảm bảo; tình trạng cờ bạc rượu chè, nguyên nhân đánh vợ của một bộ phận “nam giới”; hiện đại – đi đôi với nó là khoa học kỹ thuật phát triển, con người càng quan tâm hơn vẻ đẹp hình thể bên ngoài của mình, muốn xóa đi vẻ ngoài không “hoàn hảo” thay vào đó là “môi xinh, dáng chuẩn, mũi dọc dừa, mắt bồ câu…” thì sự xuất hiện các trung tâm thẩm mỹ (sửa đổi) vóc dáng là cần thiết, bạn sẽ có (vóc chuẩn hay eo thon và thậm chí là làn da trắng, khuôn mặt xinh…) để rồi có thể tự tin nói rằng: “Chớ chê em xấu, em già/ Em đi sửa lại, đẹp ra bây giờ”; hơn hết đó là tình trạng buông lỏng của gia đình, không quan tâm con cái dẫn đến tệ nạn chơi “Game, chát…” quên học hành của giới trẻ, xem việc học là điều không cần thiết, sự suy đồi đạo đức, ham chơi, xem thi lại là điều bình thường và hiển nhiên (Không thi lại không phải là sinh viên),…

Từ đây, những câu ca dao tục ngữ “chế” thông qua ngôn ngữ đã có vai trò “là một tấm gương phản chiếu xã hội”, giúp xã hội có thể nhìn nhận một cách thiết thực hơn, cần làm gì và phải hành động như thế nào để có hướng khắc phục những hiện trạng trên. Nhưng chính hiện tượng sử dụng ngôn ngữ một cách tùy tiện, phóng tác theo trào lưu, theo cảm tính của một bộ phận giới trẻ, cách thể hiện riêng mà theo họ đó là độc đáo – cách tân mới lạ của mình đã làm tiếng Việt mất đi vẻ đẹp trong sáng vốn có, cách sử dụng từ ngữ trái quy tắc ngữ âm tiếng Việt: Ziệt Nam, zô, zới, hok, nhìu chiện…, sự pha tạp ngôn ngữ Tây – Ta trong sử dụng một cách vô lối: Boy (trai), on sale (bán), no (không)…


Tình dục là một khía cạnh văn hóa, một sắc thái rất đặc trưng, một vấn đề rất đời thường và luôn luôn hiện diện trong cuộc sống của con người. Ca dao Việt Nam là một loại văn chương bình dân rất giản dị, thẳng thắn, trung thực không màu mè, chải chuốt, có một sức mô tả rất sinh động tất cả nếp sống, sinh hoạt, phong tục tập quán xã hội của đại đa số dân chúng. Xã hội hiện đại hóa, sự phát triển của Internet đã tạo ra bước đột phá trong nhiều lĩnh vực, ảnh hưởng đến cách sống, cách nghĩ của cả thế giới. Vấn đề tình dục, sex trên các phương tiện thông tin đại chúng lại càng phổ biến rộng khắp, thậm chí còn đi ngược lại với nét văn hóa truyền thống Việt Nam được gìn giữ từ bao đời. Vẫn biết rằng hiện đại thì cái đẹp có quyền phô ra, cái tôi cá nhân được tự do, thoải mái trong tất cả mọi mặt; “chế” trong ca dao tục ngữ sẽ tạo ra sự rung động về tình yêu, sự khao khát và nỗi đam mê về thân xác là rất thật, “rất người”, “rất đời” của con người trong thời đại mới. Nhưng cũng chính nó đã làm mất đi sự e ấp, nồng nàn. “Chế” sáng tạo mới đã đánh mất những đằm thắm, những dịu dàng, những tinh tế của con người. Nền văn minh lúa nước đúc kết bao kinh nghiệm, lưu truyền từ người này sang người khác. Thế là ca dao tục ngữ được hình thành. Nói đến ca dao tục ngữ người ta thường nghĩ ngay đến vẻ đẹp tinh thần của truyền thống dân tộc. Nhưng nhìn lại một cách toàn diện, những câu “ca dao tục ngữ “chế” hiện nay còn mang đầy đủ giá trị đó chăng?

Từ “chệch chuẩn” để nhìn về “chuẩn”, trong các chuẩn của đời sống xã hội thì chuẩn ngôn ngữ là rất quan trọng. Trường học cần đặc biệt coi trọng mục tiêu đào tạo những thiếu niên, thanh niên có khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ, với ý thức về chuẩn ngôn ngữ. Nhưng rõ ràng là chuẩn ngôn ngữ không đơn giản mà khá phức tạp. Bởi hoạt động ngôn ngữ, con người chịu những bó buộc mà cũng có khả năng lựa chọn. Trong giáo dục ngôn ngữ chúng ta gặp rất nhiều trường hợp “chệch chuẩn”, ở cương vị người thầy, nên có ý kiến trước các chi tiết này. Tuy nhiên, cũng thận trọng vì nó dễ sinh ra không nhất quán, giáo dục ngôn ngữ không thể nào cắt đứt mối liên hệ giữa hệ thống với thực tiễn đời sống và văn chương. Mà văn chương thì biến đổi từ xưa tới nay, và nó rất đa dạng.

Là ngôn ngữ quốc gia của nước Việt Nam mở cửa và hội nhập, tiếng Việt đã và đang đứng trước một thách thức mới: với chức năng phản ánh, là “tấm gương phản chiếu xã hội”; tiếng Việt phải phản ánh được và thực hiện được chức năng giao tiếp của đất nước đang ở giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bởi vậy, khi sử dụng ngôn ngữ cần đảm bảo “tiếng Việt là tiếng Việt”. Việc sử dụng ồ ạt các ngôn ngữ thiếu chọn lọc vào trong lời ăn tiếng nói, theo mốt, theo cảm tính (nhất là giới trẻ hiện nay) là một cảnh báo và là nguyên nhân làm tiếng Việt phát triển theo hướng tiêu cực. Vì vậy, mỗi người cần có một cái nhìn động đối với ngôn ngữ, sử dụng các từ vay mượn, các từ ngoại lai sao cho phù hợp bản sắc ngôn ngữ, phù hợp điều kiện ngôn ngữ – xã hội của đất nước.

(source tapchivanhoa.com)
  Forum: TRAU DỒI TÌM HIỂU TIẾNG VIỆT - CA DAO - TỤC NGỮ · Post Preview: #157843 · Replies: 0 · Views: 647

84 Pages V   1 2 3 > » 

New Posts  New Replies
No New Posts  No New Replies
Hot topic  Hot Topic (New)
No new  Hot Topic (No New)
Poll  Poll (New)
No new votes  Poll (No New)
Closed  Locked Topic
Moved  Moved Topic
 

Lo-Fi Version Time is now: 20th April 2024 - 05:47 AM