Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Michael Kiwanuka – Người da đen trong thế giới da trắng, Nhã Vy
AnAn
post Aug 29 2016, 02:11 PM
Post #1


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 6,737
Joined: 12-November 08
Member No.: 702
Country




Michael Kiwanuka – Người da đen trong thế giới da trắng




Michael Kiwanuka là một ca sĩ gốc Uganda, sinh trưởng tại London và lớn lên với dòng Britpop. Như rất nhiều chàng trai trẻ thế hệ 8x đời cuối, các bản nhạc đầu tiên mà anh học chơi trên guitar là các bài từ Oasis.

Anh nhanh chóng nhận ra mình không hợp lắm với dòng nhạc urban thịnh hành ở Anh: Michael tôn thờ Bob Dylan và Jimi Hendrix. Rồi khi ra nghề, với album Home Again, anh được xem như đi theo lối hoài cổ của Adele, khơi lại dòng nhạc soul cũ xưa, nhắc nhớ đến Bill Wither hay Otis Redding. Nhưng với album vừa phát hành của anh có tên Love & Hate, Michael vượt ra khỏi những khuôn khổ trước đó dù rằng gốc rễ vẫn như cũ: một giọng hát rã rời, suy ngẫm về nhân tình thế thái trong một khung cảnh âm nhạc gần gũi.

Lần đầu tiên Michael đến diễn ở Mỹ, anh bất ngờ trước các khán giả của mình: toàn bộ đều là da trắng. Người Mỹ da màu không hề hứng thú gì với âm nhạc của một ca sĩ Anh gốc Uganda. “Tôi được giới thiệu với công chúng như là một ca sĩ nhạc soul da màu và có lẽ tôi thật sự là như vậy. Nhưng thâm tâm tôi cảm thấy không đúng như thế. Trong đầu tôi, ở nơi tôi đã lớn lên, tôi quen thuộc với cộng đồng trung lưu da trắng người Anh hơn. Ðó là không khí xung quanh tôi từ trước đến giờ. Việc không hề có khán giả da màu đến với buổi diễn của tôi khiến tôi nhận ra rằng chúng ta phân biệt đối xử nhiều hơn chúng ta nghĩ, thậm chí điều đó được thể hiện ở thể loại nhạc mà chúng ta nghe.”

Anh đã đưa nỗi niềm này vào ca khúc Black Man in a White World, đĩa đơn đầu từ album. Ca khúc này giống kiểu nhạc của người da màu với tiếng vỗ tay làm nhịp, lối hát đối đáp như trong các bộ phim thời còn chế độ nô lệ.

Ðảm trách phần sản xuất cho đĩa là Danger Mouse và gương mặt trẻ đang lên Inflo. Danger Mouse từng thực hiện album Rome với Danielle Luppi nên phong cách nhạc phim cao bồi mì ống của bậc thầy Ennio Morricone cũng thấp thoáng trong đĩa nhạc này. Ðĩa nhạc không chỉ là những âm thanh đàn dây trau chuốt mà còn nhiều khoảnh khắc của tiếng guitar đay nghiến. Kiểu funk của Funkadelic, nhất là tiếng guitar của Eddie Hazel còn trở lại ở bài The Final Frame, một lối chơi đầy ngắc ngứ, thể hiện sự uể oải, chán chường. Nhưng đĩa nhạc không quá tiêu cực. Michael đã chọn việc trộn lẫn giữa thất vọng và hy vọng trong cùng một bài hát.

Trong một thế giới mọi thứ đều trở nên vội vã, tung ra những bản nhạc dài trên 7 phút có vẻ không phải là lựa chọn phù hợp. Và Love & Hate có đến 3 bản nhạc dài trên 7 phút: bản nhạc cùng tên album, Cold Little Heart và Father’s Child. Thế nhưng Love & Hate cũng đủ cuốn hút để xếp đầu bảng xếp hạng ở Anh, trên album 25 của Adele (đã có mặt trong bảng xếp hạng đến 35 tuần và chưa có dấu hiệu gì sẽ rời đi)


NV


--------------------
***Bình yên một thoáng***
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 User(s) are reading this topic (1 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 18th November 2024 - 07:35 PM