Hải ngoại lưu ý thực phẩm Việt Nam - ST tài liệu |
Hải ngoại lưu ý thực phẩm Việt Nam - ST tài liệu |
Nov 13 2012, 03:00 PM
Post
#97
|
|
Bảo vệ Tổ Quốc Group: Năng Động Posts: 6,737 Joined: 12-November 08 Member No.: 702 Country |
Dân ăn nhậu ở Sài Gòn Biến chế các thực phẩm hôi thối bằng cách, tẩm các hóa chất độc hại giết người vào chân gà, gân bò, chân bò biến thành các món nhậu thơm ngon. Không có cái thú vị nào bằng ngồi nhâm nhi với bạn bè hay còn gọi là chén anh chén tôi. Cái thú vị đó ở Sài Gòn ngày hôm nay nó vẫn thế, ngồi la cà, nhâm nhi đôi ba chén ở các quán bình dân, quán cốc hai bên đường, vừa rẻ tiền, lai rai những món nhậu hấp dẫn vừa nhìn ngắm người qua kẻ lại náo nhiệt trên đường phố. Nhưng không ai biết rằng, đằng sau những món khoái khẩu đó là biết bao giai đoạn chế biến, mà giai đoạn nào cũng đầy rẫy những hóa chất độc hại giết người. Các loại thực phẩm và các thức ăn uống ở Việt Nam ngày nay đều pha chế các loại hóa chất độc hại giết người. Những giai đoạn chế biến các món ăn gọi là bắt mồi cho dân nhậu, chế biến các chân gà, chân bò, gân bò . . . hôi thối thành những món ngon vật lạ khoái khẩu cho dân nhậu lai rai ở các quán cốc hay hai bên đường. Gân bò, chân trâu, chân bò, chân gà là những món ăn khoái khẩu của dân nhậu. Tuy nhiên, nếu chỉ cần một lần chứng kiến nhìn thấy những công việc chế biến những món ăn đó, từ những lô hàng thực phẩm hôi thối để trở thành những món nhậu thơm ngon. Lòng bò, gân bò, chân trâu, chân bò, chân gà hôi thối đã được ngâm trong hóa chất độc hại giết người. Gân bò, chân trâu, bò, gà bị hôi thối Sau hàng loạt vụ ngộ độc do ăn các loại thực phẩm ở các quán cốc hai vỉa hè, do sự phát hiện của cơ quan kiểm nghiệm thực phẩm về hàng trăm tấn nội tạng động vật hôi thối từ các tỉnh tuồn vào SG, nhiều người mới thấy hãi hùng vì hằng ngày mình đang tự bỏ các độc chất đó vào miệng. Ông Lê Thanh Tuấn, người có gần 20 năm kinh doanh phụ phẩm gia súc ở quận 8 - SG, tiết lộ: Gân bò mà các quán phở, quán lẩu bán cho mọi người ăn mà ai cũng khen ngon, giòn, dai đôi khi ngâm toàn bằng các hóa chất độc hại giết người. Để chứng minh, ông Tuấn cho biết qua các khu vực biến chế ở Bến Ba Đình thuộc phường 8, quận 8 để chứng kiến hàng chục hộ ở đây chế biến lòng bò, gân bò như thế nào. Khi đến gần, bất cứ ai cũng sẽ có cảm giác buồn nôn bởi mùi hôi thối nồng nặc xông lên từ những đống lòng bò đang bỏ ngổn ngang trong các xô chậu thấy mà ê rợn nghê tởm. Số lòng bò sau khi rửa sơ qua sẽ cho vào ngâm với hóa chất tẩy trắng để làm mới. Còn chân bò, chân trâu dù bốc mùi hôi thối nhưng cũng được làm sạch lông rồi cho ngâm trong một loại hóa chất có màu trắng không mùi. Chỉ sau một giờ ngâm, chân trâu, bò sẽ bị rã, lúc này người ta chỉ cần dùng tay là rút từng đoạn gân một cách dễ dàng. Những chế biến trên chỉ là một trong số hàng trăm lò chế biến nằm rải rác trên địa phận thành phố. Theo sư nhận xét của dân cư sống chung quanh, thời gian gần đây, tình trạng vận chuyển chân trâu, bò từ các tỉnh ở khu vực miền Trung, miền Bắc vào SG tăng mạnh. Gần như ngày nào các cơ quan chức năng cũng bắt giữ hàng trăm, thậm chí cả tấn chân trâu, bò hôi thối. Điều đáng nói là số chân trâu, bò này đều đang trong quá trình phân hủy, bốc mùi, giòi bọ lúc nhúc. Song đa phần mặt hàng này vẫn được đưa về các lò ở quận 12, Gò Vấp; các huyện Hóc Môn, Bình Chánh... để làm gân bò bán ra thị trường. Do số chân trâu, bò đã bị hư thối nên gân sau khi được lấy ra còn được ngâm tiếp vào hóa chất công nghiệp để tạo độ dai, giòn. Lấy hóa chất độc hại giết người “tắm trắng” vào chân gà Nhìn dĩa chân gà ướp muối ớt nướng thơm phức, dĩa chân gà hấp hành trắng phau, dĩa gỏi chân gà trộn rau răm bắt mắt... thực khách khó mà biết rằng mặt hàng này cũng đã được chế biến theo công nghệ “tắm trắng”. Hiện loại chân gà này phần lớn là hàng nhập khẩu, lâu ngày tiêu thụ không hết lại bảo quản không đúng kỹ thuật nên dễ bị hư hỏng, biến chất. Nguồn hàng này được các chợ bán sỉ mua vào với giá rẻ, 1 kg chỉ hơn 20.000 đồng rồi đem bán ra thị trường. Tại một điểm chế biến chân gà nằm sâu trong con hẻm ngoằn ngoèo trên đường Hậu Giang, quận 6, mỗi ngày có hàng chục thùng chân gà (mỗi thùng có trọng lượng hơn chục kg) được chế biến theo công nghệ “tắm trắng” bằng hóa chất. Để “phù phép” chân gà lâu ngày đã có những vết thâm đen trở nên trắng phau, người ta cho chân gà vào các thùng nhựa - loại thùng từng chứa hóa chất được bán cho các vựa ve chai. Tiếp đến, đổ một loại hóa chất không rõ nguồn gốc có màu trắng đục, hôi nồng nặc để ngâm chân gà. Sau 2 - 3 giờ, số chân gà vớt ra đã chuyển từ màu thâm đen sang trắng phếu, không chút tì vết. Cứ khoảng 6 giờ hằng ngày, mối lái từ các chợ lẻ đổ về lấy hàng. Hiện khu vực phía sau các chợ Bình Tây, Hòa Bình, Bà Chiểu, Bà Hom..., chân gà ngâm chất tẩy trắng được bán tràn lan. Thau ngâm hóa chất được đặt ngay chỗ bán, trên là mâm bày chân gà bán cho khách. Cứ thế, hết hàng trên mâm, người bán lại thò tay xuống thau vớt lên bán tiếp. Tẩy trắng nhiều nhất là mặt hàng chân gà rút xương dùng để làm gỏi, nấu lẩu. Do yêu cầu chân gà rút xương phải trắng nên người bán sẽ ngâm thuốc tẩy với liều lượng cao hơn chân gà thông thường để tẩy thật trắng. Sau khi ngâm thuốc tẩy, chân gà còn được ngâm tiếp vào chất tạo xốp, chất tạo độ dai, giòn. Thế mà dân nhậu ở Sài Gòn vẫn cứ tiếp tục nhậu, không lường được sự nguy hiểm gây độc hại đến bản thân. Con người sống dưới chế độ cộng sản đã trở thành vô cảm, cho nên họ không từ bất cứ một việc làm gì, miễn là kiếm ra tiền. Đông Triều -------------------- ***Bình yên một thoáng***
|
|
|
Dec 11 2012, 10:06 AM
Post
#98
|
|
Bảo vệ Tổ Quốc Group: Năng Động Posts: 6,737 Joined: 12-November 08 Member No.: 702 Country |
"Bùa phép" Tôm khô sản xuất từ các chú Tàu Fù và Việt Nam Chất carmine dùng để nhuộm màu tôm có thể gây hại cho con người nếu không sử dụng đúng liều lượng cho phép. Sau hai tháng 'phục kích', phóng viên một tờ báo của Trung Quốc đã tung một bộ ảnh về quá trình nhuộm màu của tôm khô trước khi tung ra thị trường. Cơ sở làm tôm khô này nằm ở thành phố Rongcheng, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Tôm được tập hợp lại để chế biến trước khi đem nhuộm để có màu đỏ tươi bắt mắt. Sau khi tập hợp, tôm sẽ được đổ vào một chiếc bể làm bằng xi măng chuyên dùng để nhuộm màu. Để tôm có màu đỏ thắm, hấp dẫn, người làm tôm sẽ cho vào đó sắc tố carmine (loại chất chuyên dùng để nhuộm màu cho thực phẩm) Chất carmine có thể gây hại cho con người nếu không sử dụng đúng liều lượng cho phép. Muối công nghiệp cũng được sử dụng để làm cho con tôm có vị đậm đà. Những hộp chất tạo màu carmine sẽ được pha với nước trước khi đổ tôm vào nhuộm. -------------------- ***Bình yên một thoáng***
|
|
|
Dec 11 2012, 10:06 AM
Post
#99
|
|
Bảo vệ Tổ Quốc Group: Năng Động Posts: 6,737 Joined: 12-November 08 Member No.: 702 Country |
Tôm được vớt ra sau khi đã có màu vừa đẹp. Tiếp theo sẽ là công đoạn mang tôm ra phơi khô. Tôm chưa nhuộm và đã nhuộm được phơi riêng và phân cách để tránh bị lẫn vào nhau. Sự tương phản giữa tôm đã được nhuộm màu và tôm chưa nhuộm thể hiện rất rõ. Sấy xong, người công nhân sẽ dùng tay lột bỏ vỏ tôm, chỉ giữ lại phần thịt ở bên trong... …..rồi đem đi đóng gói bao bì đẹp đẽ trước khi bán ra thị trường và dân Việt Nam "lãnh đủ" -------------------- ***Bình yên một thoáng***
|
|
|
Jan 3 2014, 10:56 AM
Post
#100
|
|
Hoa cô đơn Group: Năng Động Posts: 5,417 Joined: 28-October 08 Member No.: 516 Country |
Đũa tại quán ăn: biết đâu nguồn cội? Nguy cơ nhiễm độc từ đũa nhựa, đũa gỗ Vào giữa năm 2013, các cơ quan chức năng đã phát hiện loại đũa tre xài một lần có chứa hàm lượng hoá chất gây ung thư. Nhưng các loại đũa nhựa, đũa gỗ đang được bày bán và sử dụng cũng có nhiều nguy cơ. Đũa nhựa: kỵ lửa Ghé một số quán ăn lề đường, chúng tôi xin vài đôi đũa đang sử dụng tại các nơi này và mang đến đại học Công nghệ và thực phẩm TP.HCM nhờ xét nghiệm. ThS Đào Thanh Khê, giảng viên khoa Công nghệ hoá học của trường cho biết, đũa nhựa thường được làm từ nhựa melamine và nhựa ABS. Sau khi dùng lửa đốt các đôi đũa nhưng không cháy, cộng với các thông tin sản phẩm, có thể kết luận các đôi đũa này được làm từ nhựa melamine. Theo ThS Khê, phản ứng giữa melamine và formaldehyde cho ra nhựa MF, một loại nhựa nhiệt rắn, không cháy, để lâu trong không khí màu sắc biến đổi nhẹ, phân huỷ ở 345oC. Đây là loại nhựa có tính năng chịu nhiệt, cứng, độ bền cao, có thể dùng làm sàn gỗ, mica, đũa, vật liệu nhà bếp… nhưng sẽ bị phân huỷ dưới nhiệt độ của ngọn lửa nhà bếp (có thể trên 1.000 độ C). Còn đũa nhựa ABS hiện chỉ thấy bán trên mạng. ThS Khê cho biết ABS là tên viết tắt của nhựa poly (Acrylonitrile Butadiene Styrene), thường được dùng làm các sản phẩm kỹ thuật như vỏ tivi, máy tính, nón bảo hiểm… và vật dụng nhà bếp. ABS mang đặc tính của ba loại nhựa khác nhau là acrylonitrile, butadiene, styren. Ở nhiệt độ thường ABS có độ cứng cao, nóng chảy ở 99,8 độ C, hoá dẻo ở 228 độ C, dễ cháy. Dù nhựa ABS ít tan trong dầu, rượu, nước… nhưng không nên sử dụng đũa làm từ nhựa này để chiên xào, nấu nướng, khuấy trộn trong các dung môi như cồn, rượu, giấm… Đũa gỗ: kỵ ẩm TS.BS Nguyễn Thanh Danh, khoa dinh dưỡng lâm sàng, trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM cho biết, các loại đũa gỗ có chất lượng kém, không trơn láng sẽ dễ bị bám thức ăn, nếu rửa không sạch sẽ khiến vi trùng, nấm mốc phát triển, gây ngộ độc thực phẩm với các biểu hiện ở đường tiêu hoá như đau bụng, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, nếu ngộ độc nặng có thể tử vong do truỵ tim mạch. Nguyên nhân gây độc thực phẩm cấp tính thường do các loại vi khuẩn như: campylobacter jejuni, salmonella, escherichia coli, staphylococcus, clostridium botulinum. Còn gây nhiễm độc mãn tính là một số nấm mốc độc nhiễm vào thực phẩm như nấm aspergilus flavus, aspergilus pataciticus thường có trong đậu phộng, bắp, khô dừa, khô đỗ tương bị ẩm mốc, có thể sinh độc tố aflatoxin rất độc hại, là nguyên nhân gây ung thư gan. Aflatoxin không bị phân huỷ ở nhiệt độ sôi thông thường (100 độ C) mà chỉ bị phân huỷ trên 120 độ C. Nấm mốc dễ phát triển (sau vài ngày) trên các loại đũa sử dụng cho các thức ăn thuộc họ đậu, ngũ cốc đặc biệt là đậu phộng. Mẫu đũa gỗ do phóng viên thực nghiệm nhúng vào hỗn hợp đậu phộng và dầu ăn rồi rửa sơ bằng nước máy đã xuất hiện dấu hiệu nhiễm khuẩn, nấm độc. Theo hướng dẫn của TS Danh, chúng tôi cho đũa gỗ vào hỗn hợp đậu phộng và dầu ăn rồi rửa sơ bằng nước máy, sau đó để ở nhiệt độ thường. Sau bốn ngày, trên các đôi đũa xuất hiện một số đốm mốc màu trắng nhỏ li ti. TS Danh giải thích: “Đũa không được rửa sạch bằng xà bông và lau khô dễ bị vi khuẩn, vi nấm độc trong môi trường bám vào đồ ăn còn sót trên đũa và có nguy cơ lây vào thức ăn khi dùng đũa sau đó. Ngoài ra đũa còn có nguy cơ nhiễm hoá chất từ nước rửa chén”. Nguy cơ tổn thương gan, thận ThS Khê cho biết, dùng đũa nhựa để chiên xào trong môi trường nóng sẽ khiến đũa bị biến dạng và sinh ra các chất bột nhựa có hại cho sức khoẻ. Nhựa melamine khi nuốt hoặc hít vào phổi hoặc bị hấp thụ qua da lâu ngày có thể gây ung thư hoặc vô sinh. Liều gây chết thông thường là 3g cho mỗi ký trọng lượng cơ thể. Các nhà khoa học của cơ quan Kiểm soát thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) giải thích melamine và axit cyanuric hấp thụ vào máu, tập trung và tương tác trong nước tiểu trong bể thận và kết tinh thành các tinh thể hình tròn màu vàng, gây tổn thương thận, tạo sỏi thận. “Chưa thấy thông tin về độc tính của ABS, nhưng theo lý thuyết thì nếu quá trình trùng hợp có styren trong phân tử nhựa ABS xảy ra không hoàn toàn thì một lượng nhỏ mono – styren không được liên kết sẽ chiết xuất ra khỏi nhựa ABS nếu gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ cao, dung môi thích hợp). Mono – styren là chất gây ung thư đối với con người, động vật và gây ngộ độc cấp tính nếu nhiễm độc liều cao”, ThS Khê cho biết thêm. Ông còn khuyến cáo: đũa melamine lúc mới mua về có độ bóng láng cao, dễ rửa sạch thức ăn bám trên bề mặt, nhưng sau thời gian sử dụng, đũa sẽ biến dạng, sần sùi, bong tróc, nếu không thay thì một lượng nhựa từ đũa sẽ vào cơ thể theo đường thức ăn. Còn lời khuyên của TS Danh là sau khi rửa đũa bằng xà bông, nên rửa lại qua ba lần nước sạch, hoặc tốt nhất là trụng đũa qua nước sôi, lau khô, để nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh chuột, bọ và côn trùng bám vào lây nhiễm mầm bệnh. Khi phát hiện thấy đũa có khe hở, bị mòn, cháy, biến dạng, hư mục hoặc xài quá lâu thì phải thay thế. Tóm lại, để tránh nguy cơ nhiễm độc, nên hạn chế dùng đũa làm từ các hoá chất vì khó kiểm soát sự an toàn trong quá trình sử dụng. Tốt nhất nên chọn đũa gỗ tự nhiên như gỗ tre già, dừa già hay gỗ mun được vót trơn láng, đầu đũa không bị tưa, không có khe lõm. Sau khi dùng, rửa đũa sạch và cất nơi khô ráo. Dù đũa chưa có biểu hiện bất thường cũng chỉ nên sử dụng trong 6 – 12 tháng rồi thay mới. -------------------- ******* |
|
|
Dec 31 2013, 09:55 AM
Post
#101
|
|
Bảo vệ tổ quốc Group: Năng Động Posts: 5,105 Joined: 25-April 08 Member No.: 50 Country |
Các mẫu chả cá được kiểm tra đều có hàm lượng urê cao hơn mức cho phép. Lẩu hóa chất, chả cá urê Người tiêu dùng không thể ngờ được rằng, những thực phẩm, những món ăn khoái khẩu của nhiều người như chả cá, hải sản khô, lẩu… lại chứa đầy nguy cơ đối với sức khỏe. Chả cá chứa urê Mới đây, UBND tỉnh Phú Yên đã có văn bản yêu cầu Sở Y tế tỉnh và các đơn vị liên quan xử lý nghiêm các chủ hàng, chủ cơ sở chế biến chả cá có chứa chất cấm, thông báo rộng rãi đến người dân biết.Trước đó, đoàn công tác liên ngành của tỉnh đã lấy bảy mẫu nguyên liệu và chả cá thành phẩm ở chợ trung tâm TP Tuy Hòa đưa đi kiểm nghiệm và xác định tất cả đều nhiễm chất cấm. Cụ thể, cả bảy mẫu đều chứa dư lượng urê với hàm lượng 15,0-47,6 mg/kg và có 5/7 mẫu chứa dư lượng chloramphenicol với hàm lượng 0,1-1,24 µg/kg. Cả hai chất này đều cấm sử dụng trong bảo quản và chế biến thủy sản thực phẩm. Trong đó, “chất chloramphenicol sử dụng nhiều sẽ gây ức chế hệ thống tủy xương, gây suy giảm bạch cầu, tiểu cầu, hồng cầu, làm thiếu máu, kích thích hệ thống tiêu hóa, gây kháng thuốc kháng sinh ở các loại vi khuẩn” – một bác sĩ của Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Phú Yên, cho biết thêm. Không chỉ có vậy, tại chợ cá TP.Tuy Hòa – Phú Yên, tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất chế biến chả cá đã được nhiều báo chí phản ánh. Các loại cá mà những cơ sở ở đây dùng làm nguyên liệu chế biến chả cá thuộc cá thải loại, chỉ dùng cho việc chế biến thức ăn trong chăn nuôi. Tuy nhiên, qua bàn tay “phù phép” bằng cách trộn hàn the vào thịt cá ươn bỗng trở nên dai, giòn hơn. Lẩu hóa chất ở Sài Gòn Để các nguyên liệu làm lẩu tươi ngon, nhiều nhà hàng ở Sài Gòn mua hải sản chết tại chợ, sau đó ngâm vào formaldehyde (chất bảo quản xác ướp) để giữ tươi lâu. Măng chua được ngâm với hóa chất có giá 60.000 đồng/kg để nở ra ra và nặng cân hơn. Nhìn nổi lẩu bắt mắt như thế này ai biết rằng chúng đã được tẩm hóa chất? Đối với các món phụ ăn kèm như gỏi, nướng, các nguyên liệu như ngó sen, nầm dê, chân gà, gân bò..., chủ hàng thường sử dụng các loại hóa chất tẩm ướp để tăng độ giòn, dai hoặc thêm vị thơm ngon. Ngó sen ướp trong hàn the 2 tiếng để tạo độ giòn, sau đó được nhúng qua đường và dấm hóa học để có thể dùng dần trong 1 tuần. Nầm dê vốn hiếm sẽ được thay thế bằng nầm heo, nầm bò bơm thêm chất tạo mùi và thuốc tẩy trắng. Chân gà sau khi dùng hóa chất rã đông cấp tốc sẽ được tẩy trắng đến tận xương, ướp muối ớt, nướng thơm bắt mắt và mang ra phục vụ thực khách bình dân. Một lạng 'hợp chất' thành 10 lít nước mắm Tìm đến hàng gia vị các chợ Tân Định (Q.1), chợ Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh)..., tiểu thương giới thiệu đủ loại gia vị tẩm ướp, ngâm tẩy, trong đó nhiều loại nhãn mác, xuất xứ rất mù mờ. Tôi cũng theo chân anh Bảy (một người kinh doanh thực phẩm ở H.Bình Chánh, SG) đến khu vực chợ Kim Biên (Q.5, SG) mua hương liệu pha chế nước mắm. Anh Bảy nói trước đây muốn làm nước mắm phải muối cá, lọc nước, chưng cất..., nay chỉ cần mua nước cốt này về pha với nước, muối có ngay nước mắm bán quán ăn, bỏ mối cho hàng quán, dễ kiếm lời. Đó là chất lỏng sền sệt có mùi nước mắm, giá bán lẻ 50.000 - 60.000 đồng/100 gr. Theo anh Bảy, để pha chế cần nấu nước sôi pha muối, cho chất này vào có ngay nước mắm. “Liều lượng pha chế thì tùy. Muốn ngon pha đậm, bán giá cao, pha nhạt bán giá thấp, muốn ngon hơn nữa cho ít bột ngọt Trung Quốc, bột nêm cho mùi vị dịu, thơm, thành hàng ngon. Mua 1 lạng cốt pha chế được hơn 10 lít nước mắm, chi phí khoảng 60.000 - 70.000 đồng, bán ra giá 15.000 - 20.000 đồng/lít”, anh Bảy nói. Cũng theo anh Bảy, thị trường có đủ các loại phụ gia, gia vị kiểu này nhưng “phải quen mới mua được”. Hải sản khô: Ăn thoải mái, chết từ từ Hầu hết các mặt hàng khô được bày bán phổ biến tại chợ Đồng Xuân đều không có hạn sử dụng, không nguồn gốc, không nhãn mác, không túi bảo quản... Song theo thói quen, nhiều người tiêu dùng tỏ ra rất dễ tính khi mua các loại sản phẩm này. Những thùng carton đựng cá, tôm bày bán không được che đậy, nên nhiều ruồi nhặng bay đến rất mất vệ sinh. Ngay cả những khi trời mưa, ẩm thì những mặt hàng này đều được để “lộ thiên” không che đậy. Chính vì thế một số loại cá khô như: cá ruội, bống không có mùi tanh hoặc mùi thơm của nắng mà lại hơi ẩm ướt, có mùi hơi hắc rất khó chịu của chất bảo quản hay một chất hóa học nào đó. Khi PV hỏi về nguồn gốc, chất lượng cũng như độ an toàn của các thực phẩm này thì một chủ cửa hàng tại chợ Đồng Xuân cáu kỉnh: “Hàng khô thì làm gì có hạn sử dụng, có để năm này qua năm khác thì vẫn dùng được. Ở quê người ta toàn mua dùng cả năm, có ai bị làm sao đâu”. Theo các bác sỹ, thực tế các loại động vật khi chết sau một giờ đã bị phân hủy, đạm bị phân hủy sẽ tạo ra histamine (thường xuất hiện với cá biển), nếu bảo quản không tốt thì lượng histamine càng nhiều, tạo độc tố cao, con người ăn vào sẽ bị dị ứng ngay. Hơn nữa, trong quá trình phơi sấy, vi sinh, nấm mốc phát triển làm cá khô bị phân hủy, tạo ra “gói độc chất” rất nguy hiểm. Chất này có thể không gây dị ứng ngay tức khắc mà tác hại lâu dài trong 5-10 năm sau, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể con người. Phát hiện sữa trẻ em chứa nhôm tại Việt Nam Ngay khi có thông tin về một số sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ nhỏ được sử dụng phổ biến ở Vương quốc Anh có hàm lượng nhôm cao, Cục An toàn thực phẩm đã rà soát các sản phẩm dinh dưỡng công thức nhập khẩu từ Anh đã công bố sản phẩm tại Cục. Cục đã chủ động liên hệ ngay với Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Vương quốc Anh (FSA) và Cơ quan An toàn thực phẩm của Châu Âu để có thông tin chính thức về vấn đề này. Hàm lượng nhôm trong sản phẩm sữa Aptamil dưới ngưỡng cho phép Kết quả kiểm nghiệm do Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia cung cấp cho thấy: trong các mẫu kiểm nghiệm, hàm lượng nhôm trong sản phẩm dao động từ 3,0 - 3,44 mg/kg. Kết quả này dưới ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả dựa trên số lượng mẫu kiểm nghiệm nhỏ. Như vậy, mức độ an toàn cho trẻ vẫn chưa thể khẳng định. Liên quan đến mức giới hạn tối đa an toàn của nhôm trong thực phẩm, Ủy ban Tiêu chuẩn hóa thực phẩm của quốc tế và các quốc gia (trong đó có Việt Nam) chưa quy định, ngay cả đối với các sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ. -------------------- *****
|
|
|
Feb 10 2014, 09:11 AM
Post
#102
|
|
Hoa cô đơn Group: Năng Động Posts: 5,417 Joined: 28-October 08 Member No.: 516 Country |
Sấu, quất thối thành ô mai thơm lừng Nhấm ô mai rước chất độc vào người Không chỉ là món khoái khẩu, ô mai còn được nhiều người yêu thích nhờ khả năng giải rượu, chữa bệnh. Tuy nhiên, nhiều người sẽ khiếp vía khi biết nguồn gốc của nhiều loại ô mai trên thị trường. Phường Đồng Mai (quận Hà Đông, Hà Nội) nổi tiếng với nghề sơ chế ô mai (loại ô mai đã được phơi khô nhưng chưa ướp đường, gừng và những gia vị khác). Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV, quy trình ủ chanh, quất, sấu... để làm ô mai, mứt của hàng chục hộ dân ở đây rất mất vệ sinh. Người ta đào những hố sâu chừng 3- 5m, rộng chừng 2-3m2, rồi dựng vài tấm prôximăng che nắng, che mưa. Khi chuẩn bị ủ sấu, chanh, quất, người ta rải vôi bột xuống hố rồi phủ lên lớp nilong cáu bẩn. Sấu xanh, quả quất, chanh đóng thành từng tải chuyển về không phải mất công rửa mà được đổ ngay xuống hố. Những quả giập, thối, nát… đều được tận dụng. Sau khi chôn nguyên liệu xuống hố, người ta phủ lớp muối lên. Cứ để như vậy chừng 10 ngày khi sấu, quất, chanh chảy nước, bốc mùi, vỏ thâm xì rồi “vớt” lên. Những chiếc hố đất sau khi được“vớt” hết những đống quả không hề được vệ sinh bốc mùi nồng nặc, nước đọng đen ngòm. Lớp nilong trải đựng ủ sấu, quất, chanh cũng không được vệ sinh mà chỉ phơi khô qua loa, để vài hôm lại cho ủ mẻ khác. Sấu, quất, chanh sau khi phơi khô chỉ cần đóng gói vào bao là đem bán cho các cơ sở khác làm ô mai, mứt. Người ta thu mua chỉ từ vài trăm ngàn đồng đến gần 1 triệu đồng 1 tấn quất, sấu nguyên liệu… Nhưng sau quá trình “chế biến” có thể xuất xưởng tới vài triệu đồng/tấn, tùy từng loại quả. Các cửa hàng bán ô mai sau khi nhập hoa quả mặn từ đây về sẽ thông qua một số công đoạn như làm ngọt, xào đường, trộn gừng… Mỗi bao tải ô mai sẽ được người bán san ra thành các gói nhỏ, đóng kèm thêm nhãn mác, ngay lập tức “hô biến” thành ô mai “sạch” đưa đi tiêu thụ. Ô mai Trung Quốc cực độc Không chỉ bất an về ô mai bẩn trong nước, người tiêu dùng còn lo lắng về nguồn ô mai nhập lậu. Dịp tết là thời điểm thuận lợi cho các mặt hàng bánh kẹo, ô mai, mứt Trung Quốc kém chất lượng, độc hại trà trộn vào nước ta. Ô mai nhập lậu được bày bán tràn lan ở chợ Sáng 5/1, lực lượng chức năng TP. Hà Nội bắt giữ 2 xe tải vận chuyển khoảng 20 tấn mì chính, ô mai nhập lậu từ Trung Quốc. Toàn bộ số hàng này đang trên đường vận chuyển từ biên giới Trung Quốc về Thủ đô tiêu thụ. Trước đó, ngày 26/12/2013, các nhà chức trách Hà Nội đã tịch thu tại một kho hàng ở Ninh Hiệp, Gia Lâm hơn 50 tấn bánh kẹo, ô mai Trung Quốc. Phần lớn số hàng nhập lậu trên được đóng trong hàng nghìn thùng carton, bao tải, gắn mác Trung Quốc. Nhân viên có mặt tại kho hàng không xuất trình được các hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc của lô hàng trên. Điều đáng nói là gần đây ô mai Trung Quốc bị phát hiện chứa nhiều chất cực độc. Hồi đầu năm 2012, dư luận chấn động về vụ việc ô mai Trung Quốc được tẩm các loại chất phụ gia, hóa chất có thể gây ung thư. Theo thông tin của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV, ô mai của 3 công ty thực phẩm uy tín tại thành phố Hàng Châu chứa một lượng lớn các chất phụ gia như chất tạo ngọt saccharin, sodium cyclamate; chất tạo màu carmine, amaranth; chất tẩy trắng và bảo quản sulfur dioxide. Liều lượng chất phụ gia có trong các sản phẩm này cao gấp ba lần quy định của các cơ quan chức năng. Vào tháng 8 năm 2012, Sở Y tế công cộng bang California, Mỹ đã phát hiện lượng chì cực lớn trong 14 loại ô mai gừng, mận được nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông. Cuối năm 2009, một số quốc gia trên thế giới đã phát hiện và cảnh báo người tiêu dùng không nên sử dụng ô mai nguồn gốc Trung Quốc vì sản phẩm có chứa hàm lượng chì vượt quá giới hạn cho phép. Ô mai có thể gây ung thư Nguồn gốc nhập nhằng, quá trình sơ chế mất vệ sinh… đang khiến ô mai trở thành một trong những món ăn có khả năng gây ngộ độc thực phẩm cao. PGS.TS Phan Thị Sửu, GĐ Trung tâm Kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm (Hội khoa học An toàn thực phẩm Việt Nam) cho biết trên báo PNTĐ, ngày càng nhiều loại ô mai mới, trong nước không sản xuất, chủ yếu được nhập lậu như các loại xí muội, hồng đào... Nhấm nháp ô mai có thể ăn luôn chất độc vào người Sản phẩm càng có màu sắc lòe loẹt càng độc hại vì có thêm các loại phụ gia, phẩm màu. Phẩm màu trôi nổi là tác nhân gây nhiều loại bệnh cho gan, thận, về lâu dài gây ung thư cho người sử dụng. Ô mai không nguồn gốc thường có vị mặn quá hoặc ngọt quá. Ô mai mặn cao, nếu ăn thường xuyên sẽ tạo thành thói quen ăn mặn, thừa muối, nguy cơ tăng huyết áp sớm. Còn độ ngọt của ô mai không phải do đường kính mà chủ yếu nhờ đường hóa học hoặc các chất tạo ngọt. Năm 2012, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) thông tin, 65/90 mẫu ô mai xí muội được lấy làm xét nghiệm trên cả nước sử dụng đường sarcarine vượt quá giới hạn cho phép, 13 mẫu sử dụng cyclamate, một loại chất tạo ngọt bị cấm sử dụng. Ngoài ra, ô mai còn có chất tẩy trắng, chất tạo hương, chất tẩy nấm mốc, sát trùng... không đúng liều lượng, không đúng chủng loại, không đảm bảo độ tinh khiết… vô cùng độc hại. Chính vì lý do đó mà các loại ô mai để trong môi trường ẩm thấp, nóng nực thời gian dài nhưng không hề bị chảy nước, bị mốc hay thối rữa. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, người tiêu dùng chỉ nên mua ô mai tại những cơ sở sản xuất uy tín, có nguồn gốc xuất xứ, thời hạn sử dụng, thành phần... rõ ràng. -------------------- ******* |
|
|
Apr 22 2014, 12:25 PM
Post
#103
|
|
Bảo vệ Tổ Quốc Group: Năng Động Posts: 6,737 Joined: 12-November 08 Member No.: 702 Country |
Hành phi chiên bằng "dầu hố ga" SÀI GÒN - Hầu hết cư dân thành phố Sài Gòn đều phẫn nộ và hoang mang trước tin dầu ăn bày bán trên thị trường được chế từ... dầu phế liệu của các nhà máy và hàng tấn hành được "phi" từ các chảo dầu cặn này. Cơ sở chế biến hành phi. Cuộc bố ráp diễn ra hôm 6 tháng 3 tại Sài Gòn cho thấy, cơ sở "tái chế dầu thực vật" rộng 700 mét vuông do ông Lê Văn Ca làm chủ đặt sát bờ rạch Tra, Hóc Môn không có máy móc nào hết ngoài những thùng phuy và bao bố đựng hành phi chất đống đầy ruồi nhặng. Ông Lê Văn Ca thú nhận đã mua bã dầu, phế liệu dầu thực vật của các nhà máy sản xuất dầu ăn, kể cả các vật tư phế phẩm kỹ nghệ để... làm thành "dầu thực vật tái chế". Tuy nhiên, ông lại nói rằng dầu tái chế của ông chỉ được phân phối cho các cơ sở kỹ nghệ chứ không bán cho cơ sở chế biến thực phẩm, với giá trung bình khoảng 2 triệu đồng, tương đương 100 Mỹ kim mỗi thùng phuy loại 200 lít. Tại một cơ sở chế biến hành, tỏi phi do ông Lê Văn Trọng làm chủ, cũng ở xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, người ta thấy có tới 4 chảo dầu đang hoạt động trong tổng số 12 lò chế biến với 48 chảo dầu được lắp đặt. Ðại diện chủ cơ sở cho biết đã dùng củ hành tây xắt nhỏ, trộn bột mì rồi chiên bằng chảo dầu. Hành ngả màu vàng được vớt ra, đưa vào máy sấy khô rồi đóng bao, tung ra khắp các chợ ở Sài Gòn. Tính ra mỗi ngày cơ sở này cho ra lò hàng tấn hành phi và sử dụng trên 600 lít dầu để chiên. Ðại diện chủ cơ sở cũng xác nhận chỉ châm thêm khi dầu cạn chứ không thay dầu mới. Vì vậy, dầu chứa trong các lò đang hoạt động đều có màu đen thui. Ðó là chưa kể việc cơ sở đổ dầu thừa và tro ra đồng ruộng sau nhà, gây ô nhiễm môi sinh trầm trọng cho cả vùng. Hai nguồn “nguyên liệu” Suốt gần 2 tuần liền đeo bám các đại lý thu gom dầu thải, phóng viên nhận thấy sở dĩ dầu “nguyên liệu” có nhiều tạp chất nói trên là do thu gom từ các nhà hàng, quán nhậu trên khắp các quận 1, 3, 5, 7, Bình Thạnh, Tân Bình... Các nhà hàng sau khi chiên, xào đồ ăn, dầu thải được đầu bếp đổ lẫn vào xô, chậu chờ đại lý đến thu gom. Có nơi nhân viên bếp còn “tận thu”, vét sạch bát đĩa có dính dầu, thậm chí nhặt nhạnh cả mỡ gà, mỡ cá dư thừa trong quá trình làm đồ ăn sống... bỏ vào xô, chậu đựng dầu thừa cho nặng hơn. Vì thế, trong dầu “nguyên liệu” có cả thức ăn thừa. Mỗi ngày một nhà hàng chỉ thải khoảng vài lít dầu, trong khi đại lý thu gom dầu mỗi chuyến chở 6-7 can 30 lít. Để đủ chuyến, đại lý thường 2-3 ngày mới ghé các nhà hàng trên một cung đường thu gom một lần. Dầu đã sử dụng, lại lẫn các tạp chất hữu cơ, để mấy ngày thành ra bốc mùi hôi thối. Múc dầu từ hố ga đổ vào thùng. Thế nhưng, suốt một buổi sáng đeo bám đại lý đi một loạt nhà hàng, quán nhậu ở Bình Thạnh và Tân Bình thu gom dầu thải, phóng viên nhận thấy anh này chỉ gom được 5 can, có nghĩa lượng dầu từ nguồn này rất hạn chế. Trong khi đó, những cơ sở chế biến dầu đen mà phóng viên thâm nhập chế biến đến hàng tấn dầu mỗi ngày. Vậy nguồn dầu “nguyên liệu” chính từ đâu ra? Nhiều ngày “mai phục” trước cổng cơ sở chế biến dầu đen Q.D, phóng viên thấy một đại lý mỗi ngày đều đặn chở đến 3-4 chuyến, mỗi chuyến 5-6 can dầu “nguyên liệu” trong đó lẫn các loại trái cây và nông sản như cà rốt, đậu que, khoai tây... khác với dầu thải của nhà hàng. Lân la làm quen với lý do “xin theo làm nghề thu gom dầu thải”, phóng viên được đại lý này giải thích: đó là dầu lấy từ hố ga các nhà máy chế biến nông sản. Cụ thể, trước khi trái cây hay hàng nông sản đưa vào sấy sẽ được chiên sơ bằng dầu. Mỗi ngày, một công ty cỡ vừa vừa cũng sấy hàng chục tấn nông sản. Lượng dầu sau khi chiên sẽ được gom lại để bán. Ngoài ra, sau mỗi ca công nhân đều tiến hành rửa dây chuyền chiên sấy. Nước rửa máy móc có lẫn dầu chiên, và cả dầu nhớt cùng tạp chất khác, chảy xuống một hố ga, chờ tạp chất và cặn lắng xuống, dầu thừa nổi lên thì đem hớt bán cho đại lý thu gom dầu thải. “Thế nên tụi tui gọi là dầu hố ga”, đại lý này thật thà. Đeo bám Để kiểm chứng lời kể trên, sau khi theo chân các đại lý đến một số nhà máy chế biến nông sản, phóng viên mượn một chiếc xe gắn máy cà tàng, sắm thêm 3 can nhựa, vào vai người thu gom dầu thải. Nhà máy đầu tiên mà PV tiếp cận là A.D.L ở xã Xuân Thới Thượng, H.Hóc Môn. Theo thông tin phóng viên nắm được thì mỗi tháng nhà máy này bán hàng chục tấn dầu hố ga cho các đại lý thu gom với giá 6,5 ngàn đồng/kg. Việc mua bán này được giám sát chặt chẽ theo quy trình: dầu thải được công nhân múc sẵn từ hố ga ra can, ai có nhu cầu đến giao dịch với quản lý nhà máy ở văn phòng và hàng sẽ có người xếp lên xe (nếu phương tiện là ô tô), không cho khách hàng vào nơi chứa dầu thải. Vì vậy, dù trả giá cao hơn nhiều nhưng quản lý nhà máy vẫn cương quyết không cho phóng viên vào “khu cấm địa”; định chuyển qua phương án đột nhập cũng thất bại do luôn có hai nhân viên trực camera quan sát 24/24 khu vực sản xuất... Thất bại ở A.D.L, PV tiếp tục gõ cửa 3 nhà máy khác, nhưng cũng đều vấp phải sự cảnh giác cao độ. Đến công ty thứ 5 là Lusun trên đường Nguyễn Ảnh Thủ, H.Hóc Môn, chuyên sấy trái cây và hàng nông sản xuất khẩu, công việc tiến triển hơn khi bảo vệ công ty chỉ vào liên hệ với văn phòng qua điện thoại. “Người mua tự múc hay nhân viên múc cho?”, chúng tôi hỏi và bảo vệ trả lời: “Các ông mua thì tự đi múc, dầu thối hoắc ai dám múc cho mấy ông (?!)”. Cận cảnh Tìm được điện thoại của văn phòng Công ty Lusun, phóng viên liên hệ hỏi mua dầu thải, một giọng nữ gặng hỏi mua giá bao nhiêu. “Tụi tui vẫn mua một can 30 lít từ 140 - 170 ngàn đồng”, phóng viên trả lời. Nữ nhân viên này cho biết công ty bán ký chứ không bán can. Sau khi thỏa thuận giá 6 ngàn đồng/kg, nhân viên Lusun cho biết sẽ liên lạc ngay khi có dầu. Nhưng chờ 3 ngày sau không thấy công ty gọi lại, phóng viên chủ động liên lạc thì được trả lời: “Chưa có, có em sẽ gọi”. Thấy lạ vì ngày nào cũng có đại lý đến công ty gom dầu thải chở ra ngoài, phóng viên quyết định tìm cách thâm nhập. Trong những ngày theo chân đại lý đến cổng Lusun, thấy ngày nào cũng có một nhóm thợ hồ khoảng 15 người vào công ty đầu giờ sáng, phóng viên làm quen và được một người giúp đỡ. 7 giờ 30 sáng một ngày cuối tháng 10, trong bộ đồ lấm lem như một thợ hồ, phóng viên cùng nhóm thợ vào công ty qua cổng phụ và nhanh chóng tìm được hố ga chứa dầu thải nằm ở cuối hành lang, sau một lớp cửa nhà máy. Hố ga trống nắp, miệng vương vãi đầy dầu, mấy chiếc thùng nhựa để lăn lóc gần đó cùng chiếc ca nhựa lấm lem, nước bên trong hố ga sủi bọt ùng ục. Khoảng 8 giờ sáng, khi phóng viên ngụy trang camera vừa xong thì một người đàn ông tay xách 5 chiếc can cáu bẩn đi vào, dừng lại bên miệng hố ga. Đặt 5 chiếc can trống không xuống, anh này quay sang dựng những chiếc thùng nhựa lên, rồi lấy chiếc ca nhựa màu đỏ thản nhiên múc từng ca dầu đen nhợt lẫn với các loại rác thải từ dưới hố ga đổ vào thùng nhựa. Khi tất cả các thùng nhựa đầy, anh này bắt đầu chiết dầu từ thùng qua những chiếc can mang theo, khi chiết không quên lấy một miếng lưới lót ở miệng phễu để ngăn bớt rác chảy vào can. Cứ thế, cho đến khi 5 can nhựa loại 30 lít đầy ắp dầu thải... Nhìn hố ga đựng dầu phi hành mà phát khiếp! Hố ga gom dầu của một công ty ở Củ Chi. Ghi hình mấy ngày liên tiếp, trong vai thợ hồ phóng viên đến bắt chuyện với người đàn ông thu gom dầu thải. H. (tên người đàn ông) cho biết làm nghề thu mua dầu phế thải đã nhiều năm để bán lại cho các cơ sở chế biến dầu phế thải ở thành phố và Lusun là một trong nhiều mối lấy hằng ngày của anh. “Tìm được công ty cho tự múc khó lắm, không biết vì sao họ không cho vào múc mà toàn múc sẵn ra can trước. Với lại, công ty này cho tự múc nên giá chỉ có 2 ngàn đồng/kg, tôi về lọc rác và đổ vào phi cho lắng bớt cặn, sau đó giao thẳng cho một cơ sở làm hành phi, còn bao nhiêu bỏ mối cho cơ sở Q.D với giá 6 ngàn đồng/kg”, H. kể. Vừa nói chuyện, H. vừa làm công việc của mình, đến khi 5 chiếc can đầy đến miệng thì cũng là lúc dầu trong hố ga cạn, bên dưới toàn nước đen xì. Cầm ca nhựa khoắng thấy toàn nước màu đen sền sệt bùn đất, rau rác, H. ném cái ca lên miệng hố ga, than: “Hôm nay được ít quá”. Phóng viên cố ý phụ H. xách các can dầu ra ngoài để xem thực chất công ty bán dầu thải hay cho H. tự thu gom dọn vệ sinh. Khi ra đến gần cổng, H. xách 5 can đặt lên chiếc bàn cân, lập tức một nữ nhân viên ra xem trọng lượng. Tổng cộng 5 can được 146 kg, H. thanh toán 284 ngàn đồng (đã trừ bì) cho kế toán và được nhân viên ở đây cấp cho tờ giấy ra cổng. Tất cả như một quy trình đã được lập sẵn. Theo các đại lý thu gom dầu thải, dầu hố ga chiếm khoảng 70% lượng dầu “nguyên liệu” của các cơ sở chế biến dầu thải. Ngoài các loại rác hữu cơ, trong dầu này còn chứa cả dầu nhớt và chất độc hại khác khi rửa máy móc trôi xuống... Và những chất dơ bẩn, độc hại này vẫn hằng ngày theo một chu trình chế biến hành phi bẩn đi vào bao tử của nhiều người! AT -------------------- ***Bình yên một thoáng***
|
|
|
Sep 16 2014, 10:12 AM
Post
#104
|
|
Hạnh ngộ Group: Năng Động Posts: 5,776 Joined: 25-October 08 Member No.: 480 Country |
Chợ 'bán thần Chết' ở Sài Gòn Nhiều vụ ngộ độc thực phẩm ở TP.HCM được điều tra làm rõ, đã truy ra xuất xứ từ chợ... Kim Biên, số 37, Vạn Tường. Q.5, TP.HCM. Nhiều vụ án mạng dã man, đau lòng xảy ra không chỉ ở TP.HCM, truy tìm nguồn gốc vũ khí cháy nổ, cũng xuất xứ từ chợ... Kim Biên! Vụ nổ khủng khiếp vào đêm 24/2/2013 tại con hẻm số 384, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (phường 8, Q.3, TP.HCM) cướp đi mạng sống của 11 người, kết quả điều tra ban đầu cho thấy, số thuốc nổ gây ra thảm họa tang tóc trên cũng xuất xứ từ chợ... Kim Biên. Không phải tới tai họa lần này cái tên chợ Kim Biên mới được nhắc đến. Mấy ngày qua báo chí dồn dập đăng tải chi tiết về vụ nổ từ nhà ông Phương "khói lửa" khiến cả gia đình thiệt mạng và nhiều hàng xóm vô tội bị liên lụy. Ít ai biết rằng, trong số nạn nhân có một vị đại tá công an khá nổi tiếng đã từng vào sinh ra tử, tung hoành dọc ngang trong chiến tranh và thế giới tội phạm, tưởng rằng mạng của ông lớn lắm, chỉ có trời mới có thể "kêu" ông về thế giới bên kia! Ngờ đâu, tai họa từ nhà Phương "khói lửa" đã đoạt mạng sống của ông cùng đứa cháu gái. Ông phải "ra đi" một cách tức tưởi không kịp một lời trăn trối vào ngay rạng sáng rằm tháng Giêng năm Quý Tỵ. Ngôi chợ bán "thần chết" Chợ Kim Biên hình thành từ những năm 60 thế kỷ trước, thuộc Q.5. Ông Nguyễn Văn Cường, quản lý ngành hàng chợ cho biết: Ban đầu là chợ tự phát, mua bán đô la và hàng hóa quân tiếp vụ phục vụ chiến tranh của vợ con sĩ quan và lính chế độ cũ.. Sau ngày giải phóng, chợ Kim Biên hoạt động theo mô hình HTX mua bán lương thực, vật liệu xây dựng, ăn uống. Do HTX làm ăn không hiệu quả, từ năm 1984, chợ chuyển sang cho tiểu thương thuê sạp, buôn bán nhiều mặt hàng gia dụng. Nhưng nổi tiếng (và cũng tai tiếng nhất) là các mặt hàng "hóa chất thực phẩm", "hóa chất công nghiệp". Còn bán hủ tiếu, phở, bánh canh... thì đây, đủ hết. Một gói "hương liệu" bò cho vào nồi nước sôi là có ngay thùng nước lèo thơm mùi thịt bò. Đố vị khách nào phát hiện tô phở thơm lừng trước mặt có dùng hương liệu. Có những món không được phổ thông cho lắm như thịt chó, thịt chồn thì cũng có hương liệu chó, hương liệu chồn. Nói chung, đủ hết! Nguy hại tiềm ẩn đằng sau ly cafe 'dỏm' Còn hương liệu dùng cho vào nước thành các loại si rô, tẩm trái cây cóc, ổi, xoài cũng phong phú không kém với nhiều sắc màu sặc sỡ không thua bức tranh nào. Ghé qua một gánh xôi bình dân ven đường, nhìn những gói xôi rực rỡ sắc màu bắt mắt, mấy ai để ý và đặc câu hỏi những sắc màu này từ đâu ra. Thế giới hương liệu còn cung cấp cho cả những món hàng thịt thêm màu tươi, lâu bị hư, phở dai hơn, thịt nướng bắt mắt hơn. Các quán nhận bình dân thì có hương liệu chuối hột, hương liệu Minh Mạng thang cung cấp cho. Cần một nhúm nhỏ bỏ vào chai nước lạnh, lắc lắc vài cái là xong. Khách cứ ừng ừng zô zô mà chẳng biết là đang uống thuốc độc! Điều đáng nói là những thứ "giết người" đang bị cấm, lên án gay gắt đó vẫn công khai, ngang nhiên bán buôn như không hề biết luật pháp, quy định cấm. Bao giờ "xử lý"? Ông Từ Minh Thiện, đại biểu Hội đồng nhân dân TP.HCM đã nhiều lần đặt vấn đề về ngôi chợ tội lỗi mang tên Kim Biên. Ông nói: "Hóa chất độc hại, thậm chí chất gây nổ mua bán dễ dàng công khai như vậy thì việc quản lý Nhà nước ở đâu?" Trả lời câu hỏi này không dễ. Chính Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đi thị sát và đề xuất nhiều biện pháp chấn chỉnh, xử lý. Song đến nay vẫn "ngày một phát triển". Các cơ quan chức năng của TP.HCM tỏ ra đau đầu khi hỏi tới ngôi chợ này. Câu trả lời rất giống nhau là "Khó lắm". Thực ra, TP.HCM đã có kế hoạch di dời ngôi chợ này ra ngoại thành như chợ đầu mối trái cây, thực phẩm. Song vấn đề ở đây không phải là di dời mà là quản lý. Ông Từ Minh Thiện nói: "Nếu đưa ra ngoại thành mà vẫn mua bán hóa chất công nghiệp, thực phẩm độc hại như hiện nay thì chẳng có hiệu quả gì?". Vì vậy, câu trả lời còn bỏ ngõ. Trở lại vụ cháy nổ xảy ra mấy ngày qua ở căn nhà của ông Phương khói lửa thuê, gây ra thảm họa cho 11 người, cái tên chợ Kim Biên đang khiến mọi người bức xúc, giận dữ. Ngoài chuyện phải xiết lại quản lý chất cháy nổ ở khu dân cư, thì quản lý nguồn cung cấp ở đầu mối như chợ Kim Biên là chuyện phải làm. Lớn hơn nữa là không chỉ là chất cháy nổ được xem như "tử thần", mà còn là hằng hà sa số chất độc giết người hàng ngày hàng giờ trên khắp nẻo đường, ngõ ngách... Duy Chiến -------------------- Cõi mơ |
|
|
Lo-Fi Version | Time is now: 5th November 2024 - 03:15 PM |