Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Những bộ phim đắt đỏ nhất từ trước tới nay
lalan
post Jun 16 2008, 11:03 AM
Post #1


Phố Cũ
***

Group: Năng Động
Posts: 2,691
Joined: 21-April 08
Member No.: 43
Country




1. Pirates of the Caribbean: At World"s End (2007): 300 triệu USD

Những bộ phim đắt đỏ nhất từ trước tới nay


- Hollywood là nơi các nhà sản xuất không tiếc tiền của đổ vào những siêu phẩm hứa hẹn mùa bội thu. Có rất nhiều bộ phim chỉ cần nói đến kinh phí cũng đủ khiến người cứng bóng vía toát mồ hôi. Nhưng tất cả chẳng thấm vào đâu so với Cướp biển vùng Caribbean hay Người nhện.

Phần 3 của loạt phim Cướp biển Caribbean xứng đáng nhận danh hiệu Bộ phim đắt đỏ nhất mọi thời đại. Với khoản ngân sách 300 triệu USD, Pirates of the Caribbean: At World"s End (Cướp biển vùng Caribbean: Nơi tận cùng thế giới) vượt xa bộ phim đứng thứ hai.

Mặc dù bộ phim nhạt nhòa với cuộc tình thiếu muối của Elizabeth và Will, thiếu những cảnh dí dỏm đáng nhớ nhưng nó vẫn đủ sức kéo khán giả đến rạp nhờ biết dùng tiền đúng chỗ. Nhà sản xuất tập trung vào khâu kỹ xảo. Vậy nên bộ phim là những cảnh quay vô cùng hoành tráng, lạ mắt, đẹp đến ly kì, là những pha hành động gay cấn và dĩ nhiên, khung cảnh hoành tráng vĩ đại được dựng lên từ máy tính.

Cộng với sự thành công ngoài mong đợi của 2 phần đầu, thù lao dành cho các diễn viên chính tăng lên. Dù con số này không được chính thức tiết lộ nhưng chắc chắn ai cũng biết rằng nó không hề nhỏ. Cộng với chi phí sản xuất, tổng ngân sách dành cho Cướp biển 3 là 300 triệu USD.

Với kỹ xảo đặc sắc, dù nội dung không thực sự hấp dẫn nhưng bộ phim vẫn thành công về doanh thu với 840 triệu USD trên toàn cầu. Và rất có thể phần 4 của bộ phim sẽ tiếp tục được sản xuất trong vài năm tới. Có lẽ đó là lý do mà các nhà làm phim đã thêm vào sau phần giới thiệu thành phần đoàn phim ở cuối cùng một đoạn phim ngắn kết thúc cuộc hành trình của Will và Elizabeth, nhưng lại mở ra một hành trình khác của Will Turner con.



2. Spider-man 3 (2007): 258 triệu USD


Với thời lượng 2,5 giờ đồng hồ, Spider-man 3 là một bộ phim khá dài hơi. Vẫn dàn diễn viên quen thuộc nhưng lần này, thù lao của họ tăng lên trông thấy. Bên cạnh đó các màn hành động ngoạn mục, hoành tráng đẩy kinh phí từ 200 triệu USD ở phần 2 lên 258 triệu USD.

So với bộ trang phục "cổ điển" với hai màu đỏ và xanh, lần này Người Nhện có thêm một bộ mới màu đen. Đã có tới 40 bộ như thế được sản xuất, ngốn 22.000 USD cho mỗi bộ.

Những nhân vật phản diện trong phim cũng đắt giá không kém. Để thực hiện những hiệu ứng đặc biệt cho Người Cát và Venom, phải cần tới hơn 1.000 người làm việc miệt mài. Trong cảnh chiến đấu giữa Người Nhện và Người Cát, một khối nước khổng lồ đã gây ngập lụt cả một hành lang của bến tàu điện ngầm. 200.000 lít nước đó tương đương với lượng nước tiêu thụ trung bình của một gia đình 4 người trong 1 năm.

Ra mắt khán giả thế giới trong vòng 108 ngày, Spider-man 3 thu về 382 triệu USD chỉ trong 6 ngày đầu công chiếu.

258 triệu USD còn “khiêm tốn” hơn rất nhiều so với tin đồn. Trước khi khoản kinh phí này được công bố, nhiều nguồn tin cho rằng nhà sản xuất đổ vào Spider-man 3 … khoảng 500 triệu USD, trong đó riêng khâu hậu kỳ đã ngốn 350 triệu USD. Lúc đó phát ngôn viên của phim trường khẳng định chi phí toàn bộ của Spider Man 3 không hề vượt quá 270 triệu.

Trong bảng xếp hạng Các bộ phim đắt đỏ nhất mọi thời đại được tổng kết trước đây, Cleopatra (1963) được xem là tốn kém nhất (ước tính chi phí lên đến 290 triệu thời bấy giờ). Nhưng theo thời gian Cleopatra bị hạ bệ. Thay vào đó là Pirates of the Caribbean: At World"s End. Tuy nhiên, rồi cũng đến lúc Pirates of the Caribbean: At World"s End bị đánh bật khỏi vị trí số 1 bởi một bộ phim nào đó trong tương lai.


3. Quantum of Solace (2008): 230 triệu USD


Từ khi có Daniel Craig, James Bond trở nên rắc rối. Rắc rối khi tranh cãi về khả năng diễn xuất của bản thân anh và rắc rối về cách đặt tên cho bộ phim mới nhất: Quantum of Solace. Không phải ai cũng hiểu được cái tên này. Nhưng dù hiểu hay không thì kinh phí 230 triệu USD cũng khiến người khác phải giật mình.

Nhà sản xuất Michael Wilson giải thích cho sự đắt đỏ này: Quantum of Solace có nhiều cảnh hành động gấp đôi Casino Royale. Trong bộ phim thứ 22 về siêu điệp viên nước Anh này, nhân vật chính sẽ thực hiện sứ mệnh tại Áo, Italy và Nam Mỹ.

Dù phần lớn các cảnh trong Quantum of Solace được thực hiện tại trường quay Pinewood ở Buckinghamshire, đông nam nước Anh nhưng việc di chuyển nhiều là điều không thể tránh khỏi. Cộng với đạo cụ và chi phí sản xuất, Quantum of Solace có kinh phí lớn thứ 3 từ trước tới nay.


4. Pirates of the Caribbean: Dead Man"s Chest (2006): 225 triệu USD


Pirates of the Caribbean: Dead Man"s Chest là bộ phim đắt đỏ thứ tư nhưng lại là bộ phim có doanh thu cao thứ ba trong mọi thời đại. Bộ phim tạo được ấn tượng nhờ khung cảnh hoành tráng, âm thanh tuyệt vời và dàn diễn viên xuất sắc.


5. Superman Returns (2006): 209 triệu USD


Superman Returns “khiêm tốn" đứng ở vị trí thứ 5. Phim tốn kém ở khâu dựng cảnh. Khoảng 80 bối cảnh khác nhau được dựng lên cho sự trở lại của Siêu nhân. Chỉ riêng hành tinh Daily trong phim đã cần tới 6 tháng làm việc cật lực, với 3.000 ngọn đèn và 30 km dây cáp.

Trang trại nhỏ của gia đình Kent cũng được xây dựng ngay trong trường quay với 7 km đường đi cùng 15 ha ruộng ngô. Các chi phí này đóng góp một phần không nhỏ đẩy kinh phí lên gần 210 triệu USD

Và nhà sản xuất không có lý do gì hối hận trước quyết định đầu tư mạnh tay của mình. Chỉ tính riêng tại Mỹ, bộ phim mang về 200 triệu USD. Tính trên toàn thế giới, con số này là 390 triệu USD. Và đó chưa phải là điểm dừng cuối cùng của Siêu nhân.


6. King Kong (2005): 207 triệu USD


Mặc dù chỉ đứng ở vị trí thứ 6 trong danh sách những bộ phim đắt đỏ nhất thời đại nhưng King Kong của Peter Jackson lại được đánh giá là bộ phim làm lại đắt đỏ nhất mọi thời đại. Trong khoản kinh phí 207 triệu USD, riêng tiền thù lao của đạo diễn Peter Jackson đã lên tới 20 triệu.

Có hai địa điểm chính trong câu chuyện của King Kong: New York những năm 30 và Đảo Đầu Lâu. Cả hai đều được thực hiện tại trường quay. Tổng cộng có tới 1.300 kỹ thuật viên và hơn 7.500 diễn viên phụ tham gia bộ phim. Khâu thực hiện những kỹ xảo đặc biệt ngốn tới 57 triệu USD. Kết quả, tác phẩm này mang về 538 triệu USD.


7. Titanic (1997): 200 triệu USD


200 triệu USD dường như là con số quá lớn dành cho một bộ phim tình cảm. Trước khi Titanic ra mắt, rất nhiều người chế giễu, hoài nghi và cho đây là hành động chơi trội. Nhưng khi những cảnh quay hoành tráng xuất hiện trên màn ảnh, người ta mới gật đầu tán thưởng.

Đạo diễn James Cameron muốn thực hiện các cảnh quay dưới nước ngay tại xác chiếc tàu đắm nổi tiếng. Nhưng luật pháp nước Mỹ cấm điều đó. Vậy là ông yêu cầu hãng Fox và Paramount chi ra 6 triệu USD để được phép lên một chiếc tàu nghiên cứu của Nga, Akademik Mstislav Keldysh. Đáng tiếc những cảnh quay đó lại không được đưa lên màn ảnh nhưng 6 triệu USD vẫn được ghi vào chi phí.


James Cameron còn “hành” nhà sản xuất khi muốn có được những mô hình nhân tạo không thua kém “đồ thật” là mấy. Một vũng tàu nhân tạo lớn nhất thế giới, với chiều dài gấp 8 lần bể bơi tiêu chuẩn Olympic, đã được xây dựng ở Rosarito, Mexico. Và một phiên bản Titanic với chiều dài bằng 80% chiều dài của nguyên tác đã được hoàn thành để phục vụ phim.

Và Titanic đạt kỷ lục ấn tượng khi thu về 1,8 tỷ USD tiền bán vé trên toàn thế giới.


8. Spider-man 2 (2004): 200 triệu USD


Cũng như các bộ phim hành động khác, nhà sản xuất Spider-man 2 đầu tư nhiều tiền của vào các pha hành động. Và 54 triệu USD được dành riêng cho hiệu ứng hình ảnh. Điều đó giúp Spider-man 2 giành được thành công lớn.

Thế nhưng khi người đại diện của Tobey đề nghị trả cho Tobey thêm 25 triệu USD hoặc 10% tổng doanh thu sau khi phát hành thì hãng Columbia Pictures đã thẳng thừng từ chối, mặc dù bộ phim đã lập kỷ lục ngày phát hành không phải cuối tuần có doanh số cao nhất với con số hơn 40 triệu USD.


9. Indiana Jones and the Kingdom of the Crystal Skull (2008): 185 triệu USD


Indiana Jones trở lại. Harrison Ford trở lại. Dù bước sang tuổi 65 nhưng nam diễn viên kỳ cựu vẫn là cái tên khiến nhà sản xuất đồng ý chi nhiều. Nhưng thù lao của anh chẳng thấm vào đâu so với chi phí dành cho xây dựng bối cảnh thời Chiến tranh Lạnh. Những khung cản hùng vĩ, đầy bí hiểm chính là nguyên nhân chính khiến Indiana Jones tiêu tốn mất 185 triệu USD.

Bộ phim công chiếu trong thời gian diễn ra Liên hoan phim Cannes và đã thành công lớn về mặt phê bình cũng như doanh số.




10. The Chronicles of Narnia: The Lion, the Witch and the Wardrobe (2005): 180 triệu USD


Một trong những khó khăn trong khi làm bộ phim này là tình hình thời tiết và việc lựa chọn bối cảnh phim. Theo đạo diễn Andrew Adamson, để tạo dựng nền cảnh rừng núi, trong nhiều cảnh đoàn làm phim đã phải dùng phông nền màu xanh và dùng kỹ xảo ghép hình. 4 nhân vật chính cũng được chọn lựa một cách kỹ càng và tạo cho chúng có cảm giác chúng là bốn thành viên của một gia đình thực thụ. Adamson phải mất 18 tháng để chọn 4 trong số 2.500 đứa trẻ. Là một đạo diễn mảng phim hoạt hình, The Chronicles of Narnia: The Lion, The Witch and The Wardrobe với những nhân vật con người thực sự cũng là một thách thức đối với Adamson.

Nhưng ông đã vượt qua khó khăn khi Walt Disney Pictures rót 180 triệu USD cho dự án này. Và The Chronicles of Narnia: The Lion, the Witch and the Wardrobe đã trở thành một trong những bộ phim ăn khách nhất.




--------------------
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 User(s) are reading this topic (1 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 3rd June 2024 - 02:06 PM