Trung tá VNCH LƯU TRỌNG KIỆT tại sao gọi ông là thủ lĩnh cọp 3 đầu rằn của quân lực VNCH, Nguyen Khăp Nơi |
Trung tá VNCH LƯU TRỌNG KIỆT tại sao gọi ông là thủ lĩnh cọp 3 đầu rằn của quân lực VNCH, Nguyen Khăp Nơi |
Mar 12 2019, 10:38 AM
Post
#1
|
|
Bảo vệ tổ quốc Group: Năng Động Posts: 7,735 Joined: 8-August 09 Member No.: 4,377 Country |
Trung tá VNCH LƯU TRỌNG KIỆT tại sao gọi ông là thủ lĩnh cọp 3 đầu rằn của quân lực VNCH CỐ TRUNG TÁ LƯU TRỌNG KIỆT & TIỂU ĐOÀN 42 BIỆT ĐỘNG QUÂN. KỶ NIỆM 50 NĂM THÀNH LẬP BINH CHỦNG BIỆT ĐỘNG QUÂN 01 07 1960 – 01 07 2010 Thân tặng các chiến sĩ Biệt Động Quân của Sư Đoàn 101 và 106. NGUYỄN KHẮP NƠI – 27 06 2010 www.nguyenkhapnoi.com CỐ TRUNG TÁ LƯU TRỌNG KIỆT. Cố Trung tá Lưu Trọng Kiệt, một trong những quân nhân xuất sắc, được trao tặng huy chương nhiều nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nói chung, của Binh Chủng Biệt Động Quân nói riêng, và của Tiểu Đoàn 42 “Cọp Ba Đầu Rằn” Biệt Động Quân, nói ngắn gọn. Cố Trung Tá Kiệt đã giã từ Quân Đội, giã từ Binh Chủng quá mau, quá đột ngột và quá trẻ. Chỉ Từ năm 1960 cho tới năm 1967, ông đã từ một Chuẩn Úy, đặc cách vinh thăng luôn luôn tại mặt trận, tới cấp bực Thiếu Tá, và rồi Cố Trung Tá, ở lứa tuổi 30. Trung Tá Kiệt ra đi, để lại muôn ngàn tiếc thương cho các đồng đội, cho toàn thể Quân Dân Cán Chính của Việt Nam Cộng Hòa. Nhân ngày lể kỷ niệm 50 năm thành lập Binh Chủng Biệt Động Quân, chúng ta hãy cùng nhau dở trang Quân Sử, để biết thêm về: THƯ SINH LƯU TRỌNG KIỆT Cố Trung Tá Kiệt xuất thân khóa 7 Trường Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Sau khi tốt nghiệp (cuối năm 1959), ông được đưa về phục vụ tại Đại Đội Trinh Sát của Sư Đoàn 21. Tới năm 1966, ông được vinh dự nhận chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng Tỉểu Đoàn 42 Biệt Động Quân. Ông đã tử trận ngày 8 tháng 12 năm 1967 tại Vị Thanh khi tham dự cuộc hành quân Dân Chí do Sư Đoàn 21 đảm trách. Do đó, khi nói tới Cố Trung Tá Lưu Trọng Kiệt, chúng ta phải nói tới cá nhân của ông, nói tới Sư Đoàn 21 và đặc biệt là, nói tới Tiểu Đoàn 42 Biệt Động Quân. Khi nói tới Cố Trung Tá Kiệt, mọi người đều nói tới Tiểu Đoàn 42 Biệt Động Quân. Và ngược lại, bất cứ ai trong chúng ta, khi nhắc tới Binh Chủng Biệt Động Quân, thế nào chúng ta cũng sẽ nhắc tới Tiểu Đoàn 42 Biệt Động Quân, và chắc chắn sẽ nhắc Tới Cố Trung Tá Lưu Trọng Kiệt. Vậy thì, Ai làm cho Ai được trọng nể? Cố Trung Tá Kiệt làm rạng danh Tiểu Đoàn 42 Biệt Động Quân? Hay là Tiểu Đoàn 42 Biệt Động Quân đã làm cho Cố Trung Tá Kiệt trở thành Bất Tử? LƯU TRỌNG KIỆT. Lưu Trọng Kiệt quê quán ở Cần Thơ. Cha ông mở tiệm hớt tóc, lấy tên là “Nghệ Sĩ” để sinh sống và nuôi dậy anh em ông Kiệt nên người. Ông Kiệt có dáng người thư sinh trắng trẻo, nhưng lại ham mê võ thuật từ thủa nhỏ. Thời còn học tại trường Trung Học Phan Thanh Giản, ông đã là Judo (Nhu Đạo) Đệ Tam Đẳng Huyền Đai và mở trường dậy về môn võ Judo đầu tiên ở Cần Thơ. Nhờ tay chân lanh lẹ và phản ứng cũng thật là nhanh, nên mỗi khi đấu võ, ông đã ra đòn chớp nhoáng, làm cho địch thủ chưa thấy rõ ngón đòn của ông, đã bị ông khóa chân khóa tay thúc thủ rồi. Vì thế mà ông có biệt danh: “KIỆT . . . DEPART” Có nghĩa là Kiệt . . . Quá Lẹ! Hai bên vừa mới chào nhau xong, địch thủ chưa kịp xuống tấn thì ông đã . . . depart rồi. Năm 1959, miền Nam Việt Nam vẫn còn thanh bình lắm, Tổng Thống Ngô Đình Diệm vẫn còn điều hành guồng máy quốc gia, dân chúng sống an cư lạc nghiệp. Thời gian này, người trai trẻ họ Lưu vẫn có thể ung dung học xong trung học, lên đại học để trở thành một Kỹ sư hay Bác Sĩ . . . Nhưng Lưu Trọng Kiệt đã chọn cho mình con đường võ học và con đường binh nghiệp: Học xong trung học, ông đã tình nguyện gia nhập quân đội, thụ huấn khóa 7 Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. SƯ ĐOÀN 21 BỘ BINH. Sau khi tốt nghiệp, ông được đưa về phục vụ tại Đại Đội Trinh Sát của Sư Đoàn 21, một trong những sư đoàn bộ binh nổi tiếng của Vùng IV chiến thuật. Sư đoàn có 3 Trung đoàn là 31 32 và 33 cùng với những đơn vị Pháo binh, Cơ Giới Truyền Tin . . . . Để lấy tin tức tình báo và thi hành những cuộc hành quân lục soát, dọ thám và đột kích, Sư đoàn có một đơn vị rất ưu tú, đó là Đại đội Trinh Sát. Sĩ quan chỉ huy và binh sĩ của Đại đội Trinh Sát phải là những người can đảm, nhiều kinh nghiệm chiến trường, chịu đựng gian khổ. nhọc nhằn, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Đụng trận trong những ngày đầu tiên, Chuẩn úy Kiệt đã chứng tỏ tài nghệ của mình, ông đã chỉ huy trung đội tiến nhanh như vũ bão, đột nhập những sào huyện của bọn Việt cộng, tiêu diệt bọn chúng và tịch thu nhiều tài liệu quan trọng. Trong một cuộc hành quân ở Trà Vinh, tuy ông được vinh thăng Thiếu úy, nhưng cũng bị thương ở chân, phài đưa về bệnh viện mổ xẻ điều trị và dưỡng thương. Tư Lệnh Sư Đoàn 21 lúc đó là Tướng Trần Thiện Khiêm, đã biết tới tài nghệ của ông, muốn đưa ông về làm Tùy viên, nhưng ông xin được ở lại với Thám Báo. Sau khi dời bệnh viện, vỉ vết thương chưa lành hẳn, ông được đưa vào toán huấn luyện của Sư đoàn để đi huấn luyện cho cho Địa Phương Quân của Biệt Khu Hải Yến, Cà Mau. Biệt khu này do một Đại Tá Tuyên Úy Công Giáo Phan Lạc Hóa (Tên Trung Hoa đổi qua tên Việt Nam) của Tướng Tưởng Giới Thạch chỉ huy. Sau trận chiến với Mao Trạch Đông năm 1949, quân của Tưởng Giới Thạch bị thua, di tản đi khắp nơi, Đại tá Tuyên Úy đem quân lính và dân theo tới Cà Mâu và được chính quyền Việt Nam cho sinh sống tại đây và trao cho họ nhiệm vụ bảo vệ dân và tiêu diệt bọn Việt Cộng nằm vùng. Lành vết thương, Thiếu Úy Kiệt trở lại với Đại đội Thám Báo của Sư Đoàn 21. Với khả năng thiên phú về quân sự, sự nhậy bén lanh lẹ và can đảm, chỉ trong vòng ba tháng hành quân đầu tiên, ông Kiệt đã từ Thiếu úy vinh thăng lên Trung úy. 5 tháng sau, ông lại được đặc cách vinh thăng Đại Úy. BIỆT ĐỘNG QUÂN. Vào ngày 1 tháng 7 năm 1960, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ký nghị định thành lập Binh Chủng Biệt Động Quân. Khởi đầu, đó là những Đại Đội Biệt Lập, chuyên môn dùng chiến thuật Phản Du Kích để chống lại chiến thuật Du Kích Chiến của Việt Cộng. Sau hiệp định Genève 1954, bọn Việt cộng phải rút hết về miền Bắc, nhưng chúng đã xảo trá cài lại một số cán bộ để tổ chức những cuộc chiến tranh du kích: Trốn biệt ở những nơi rừng sâu, thỉnh thoảng ra ngoài điều nghiên từng làng từng xã. Khi nào thấy chắc ăn thì ào ra đánh lén, xong rồi lại chạy về mật khu. Lính Biệt Động Quân được huấn luyện về du kích chiến, nên biết rành rẽ nơi nào bọn Việt cộng có thể ẩn nấp, họ cũng dùng chiến thuật du kích, di chuyển đến tận mật khu của bọn Việt cộng, bất ngờ đột kích giết và phá hết cơ sở nằm vùng của bọn chúng. Tên nào thoát chết thì bắt làm tù binh. Biệt Động Quân cũng có thể nằm chờ ở những nơi nghi ngờ có Việt cộng ẩn nấp, tới lúc bọn chúng lộ diện đi thâu thuế, góp lương thực . . . Biệt Động Quân mới phục kích giết sạch bọn chúng. Trong giai đoạn mới thành lập này, một số lớn những quân nhân xuất sắc nhất ở các đơn vị bộ binh đã được vinh dự thuyên chuyển về phục vụ trong binh chủng Biệt Động Quân. Những quân nhân xuất sắc này đã giáng cho bọn Việt cộng những ngón đòn khủng khiếp, chớp nhoáng, làm cho bọn Việt Cộng sợ Lính Biệt Động Quân như là những “Ông Cọp” trong thần thoại, gọi tên các đơn vị Biệt Động Quân bằng những cái tên kinh thiên động địa, góp phần đưa tên tuổi của Biệt Động Quân lên hàng đầu cùng với cái đơn vị thâm niên, ưu tú của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Đầu năm 1964, do nhu cầu chiến trường, các Đại Đội Biệt Động Quân Biệt Lập đã được sát nhập lại để trở thành Tiểu Đoàn. Tới năm 1967, theo tổ chức mới của binh chủng Mũ Nâu, các tiểu đoàn Biệt động quân được hợp lại để thành lập các liên đoàn tại các Vùng chiến thuật. Tiểu đoàn 42 Biệt động quân trở thành đơn vị cơ hữu của liên đoàn 4 Biệt động quân. Đầu năm 1974, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã dự trù sat nhập các Liên Đoàn Biệt Động Quân lại để thành lập 2 Sư Đoàn Biệt Động Quân: Sư Đoàn 101 và Sư Đoàn 106. TIỂU ĐOÀN 42 BIỆT ĐỘNG QUÂN. Tiểu đoàn 42 Biệt Động Quân chính thức thành lập vào năm 1964 và được đặt thuộc quyền điều động của bộ Tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ binh. Khi đã thành lập xong, bắt đầu đi hành quân chung, thì Đại úy Nguyễn Văn Biết được chỉ định làm Tiểu Đoàn Trưởng đầu tiên. Một thời gian sau, Thiếu Tá Biết được chỉ định nhận nhiệm vụ mới, trao lại Tiểu đoàn cho Đại úy Nguyễn Tấn Giai. Mười hai tháng qua đi, do nhu cầu công vụ, Huynh trưởng Giai lại được thuyên chuyển đi nhận nhiệm vụ mới. Đại Úy Lưu Trọng Kiệt đã trở thành vị Tiểu Đoàn Trưởng thứ ba của Tiểu Đoàn 42 Biệt Động Quân. Thiếu Tá Lưu Trọng Kiệt (mang lon trắng) và quân nhân các cấp của Tỉểu đoàn 42 Biệt Động Quân nhận lãnh huy chương sau cuộc hành quân Dân Chí 228. Tiểu đoàn 42/Biệt Động Quân trong thời gian đầu, được tăng phái cho Sư Đoàn 21 Bộ Binh, đã tham dự hầu hết các cuộc hành quân Dân Chí của Sư đoàn này tổ chức, tại các đia danh thuộc Khu 42 Chiến Thuật như sau: * Kinh Thác Lác, Phụng Hiệp, Búng Tàu v…v… (thuộc Tỉnh Cần Thơ). * Đầm Dơi, Thới Bình, Khai Quang, Biện Nhị, Năm Căn, Bờ Đập (thuộc Tỉnh Cà Mau). * Rạch Sỏi, Đầm Răng, Đầm Rầy, Cán Gáo v…v… (thuộc tỉnh Rạch Giá). * Hỏa Lựu, Hưng Long, Long Mỹ, Ngọc Hòa v…v… (thuộc tỉnh Chương Thiện). Đại Úy Kiệt, với chiến thuật thần tốc, với khả năng chiến đấu vô giới hạn, với những người lính Biệt Động Quân gan dạ, kiêu hùng, đã đánh cho bọn Việt Cộng những trận đòn thất điên bát đảo. Trong thời gian này, Thám báo lại được bổ xung thêm một sĩ quan mới ra trường, trong đó có Chuẩn úy Hồ Ngọc Cần, khóa 1 Sĩ Quan Đặc Biệt Thủ Đức. Cả hai đã hợp sức chiến đấu đánh tan những cơ sở của Việt Cộng trong khu vực trách nhiệm. Theo tài liệu của báo Tiền Tuyến, trong mục “Nhân Vật Của Chúng Ta”, phát hành trong năm 1967, đã giới thiệu: “Thiếu tá Kiệt là sĩ quan trừ bị, chỉ trong vòng 14 tháng, ba lần được đặc cách thăng cấp tại mặt trận: Từ Thiếu úy thăng Trung úy: 3 tháng, Từ Trung úy thăng Đại úy: 5 tháng, Từ Đại úy thăng Thiếu tá: 6 tháng. Khi đi hành quân thì như vũ bão, nhưng mỗi khi trở về hậu cứ, Thiếu tá Kiệt hiền khô như một bạch diện thư sinh. Ông ít khi uống rượu, thương lính, lo săn sóc cho những người lính bị thương, lo cho đời sống vợ con lính trong trại gia binh. Chưa bao giờ thấy ông nổi giận với lính, nhất là không bao giờ gọi lính của mình là “Thằng”. Đã có một lần, hành quân về, ông và một người bạn lái xe ra bến Ninh Kiều uống . . . sinh tố. Bất chợt có một quân nhân mặc quân phục Biệt Động Quân bước vào quán, cử chỉ kiêu căng, hống hách, nói chuyện ba hoa, tự khoe mình là “Lính Tiểu đoàn 42 Biệt Động Quân” Thiếu Tá Kiệt nhìn mãi không ra người lính này thuộc Đại đội nào? Trung đội nào? Ông cho người Trung sĩ tài xế ra hỏi người quân nhân đó, xem anh ta thuộc đơn vị nào? Té ra anh ta là lính Địa Phương Quân, thấy mọi người nể trọng “Lính Cọp Ba Đầu Rằn” nên mới giả dạng mặc đồ bông hù bà con. Thay vì đưa người lính này về Quân cảnh, Thiếu tá Kiệt chỉ cảnh cáo anh ta và bắt cởi áo ra mà thôi (Người lính này, sau đó đã xin đăng lính Biệt Động). Giống như vị Tiểu đoàn trưởng của mình, những người lính tiểu đoàn 42 được dân chúng thương mến là vì họ không phá làng phá xóm mỗi khi hành quân trở về. Khi đi hành quân, tiểu đoàn thuờng chia làm hai cánh: Một cánh do Tỉểu đoàn phó Hồ Ngọc Cẩn điều khỉển, cánh kia do chính Tiểu đoàn trưởng Lưu Trọng Kiệt chỉ huy. Hai cánh quân thường đổ bộ cùng một lúc, ở hai địa điểm khác nhau, rồi cùng lặng lẽ tiến tới mục tiêu. Khi tấn công, cả hai cánh quân đồng loạt xung phong hoặc là một cánh xung phong, cánh kia phục kích ở nơi bọn Việt cộng tan hàng chạy ra thì quét sạch bọn chúng. Do cách thức hành quân thần tốc, gan dạ, mà tiểu đoàn 42 đã trở thành hung thần của đám Việt Cộng. Do tiểu đoàn 42 đội nón sắt có vẽ hình con cọp đen trên nền ngôi sao trắng, chung quanh vẽ rằn ri mầu Nâu, Đen, Xanh lá mạ, nên bọn Việt Cộng đã kiêng nể mà đặt tên cho tiểu đoàn này là: “Cọp Ba Đầu Rằn” Hễ đụng trận, hễ thấy bên lính Cộng Hòa thấp thoáng có nón sắt “Cọp Ba Đầu Rằn” là bọn Việt cộng cuống cuồng bỏ chạy, làm cho lính 42 không có địch mà đánh. Do đó, vào khoảng đầu năm 1967, Chuẩn Tướng Đặng Văn Quang, Tư lệnh Quân Đoàn IV, Quân Khu 4, đã ra lệnh: “Tiểu đoàn 42 Biệt Động Quân phải sơn lại nón sắt trở lại bình thường như các đơn vị Bộ Binh khác”. Trận chiến cuối cùng của Cố Trung Tá Kiệt, tiểu đoàn 42 Biệt Động Quân ra trận với cái nón sắt Bộ Binh mầu xanh lá mạ, tham dự chiến dịch “Dân Chí . . .” do Sư Đoàn 21 Bộ Binh điều động, với nhiệm vụ hành quân càn quét, tiêu diệt địch, tiểu đoàn đã đụng độ với Trung đoàn D2 với tiểu đoàn chủ lực cơ động Tây Đô của VC trên bờ kinh Thác Lác, thuộc tỉnh Chương Thiện. Theo lời kể của Thiếu Tá Đoàn Anh Cường, Tỉểu Đoàn Trưởng Tiểu đoàn 3/31, trận chiến xẩy ra như sau: Cả Sư đoàn 21 và hai tiểu đoàn 42, 44 Biệt Động Quân cùng tham dự trận đánh này. Thiếu Tá Lê Văn Hưng, quyền Trung đoàn trưởng 31 ra lệnh: Tỉểu đoàn 42 và 44 đổ quân tấn công phía Bắc của Kinh Thác Lác. Tiểu đoàn 3/31 và 2/31 đổ quân tấn công phía Nam Kinh Thác Lác, Tiểu đoàn 1/31 do tôi chỉ huy, tiếp ứng tại phi trường Chương Thiện cùng với 10 chiếc trực thăng. Mới đầu, tin tình báo là chỉ có Trung đoàn D2 Việt cộng mà thôi, nhưng khi đụng trận, phòng không của bọn Việt cộng bắn ra rất là dữ dội, Thiếu tá Kiệt cho toán thám sát đi dò tin tức, mới biết là, không phải chỉ có D2, mà còn có thêm cả Trung đoàn D1 và 1 tiểu đoàn phòng không của địch nữa. Toán thám sát bị vây cứng, không sao rút lui được. Thiếu Tá Kiệt cho toàn bộ Tiểu đoàn đánh cứu bồ. Tiểu đoàn 44 do Đại úy Lượng chỉ huy cũng tấn công cùng một lúc, nhưng không làm sao đẩy lui bọn Việt cộng được. Cánh quân phía Nam tiến đánh, cũng bị khựng lại. Chuẩn Tướng Minh, Tư lệnh Sư Đoản 21, muốn xin B52 yểm trợ, nhưng Thiếu Tá Hưng không đồng ý, vì quân ta và quân địch quá gần nhau. Thiếu tá Hưng đang bay trên trực thăng, nóng lòng vì thế trận không thuận lợi, đã yêu cầu phi công đáp ngay xuống mặt trận để ông nhẩy xuống, chỉ huy cánh quân phía Nam. Trực thăng bay trở về phi trường Chương Thiện đón Tướng Minh lên thị sát mặt trận. Cánh quân phía Nam ào lên tấn công như vũ bão, đẩy dồn bọn Việt Cộng về phía Bắc. Bọn cộng quân như chó bị dồn vào chân tường, tuyệt vọng đánh trả lại. Trận chiến chưa ngã ngũ thì tôi nghe trên máy báo cáo là Thiếu Tá Kiệt bị thương ở đầu, cần phải tải thương gấp. Chiến trường đang sôi động, làm sao vị chỉ huy có thể dời bỏ đơn vị cho được? Nhưng máu đã ra quá nhiều, không thễ trì hoãn được nữa. Trung úy Tiểu đoàn phó Hồ Ngọc Cẩn khẩn khoản yêu cầu trực thăng tải thương ngay, nhưng Thiếu Tá Kiệt nhất quyết tấn công xong mới chịu tải thương. Khoảng nửa tiếng sau, Trung úy Cẩn nghẹn ngào báo tin: “Thiếu Tá Kiệt đã tử trận” Trung úy Cẩn lên nắm quyền Tiểu đoàn trưởng, ra lệnh tiếp tục tấn công. Phòng tuyến phía Bắc của cộng quân bị tan vỡ, bọn Việt cộng kéo nhau bỏ chạy tứ tán. Sau trận đại thắng, quân nhân các cấp đều được thăng cấp. Trung úy Hồ Ngọc Cẩn lên Đại úy (trở về Sư đoàn 21), Đại Úy Lượng lên Thiếu Tá. Thiếu Tá Lưu Trọng Kiệt cũng được thăng chức, nhưng thăng lên bàn thờ để trở thành Cố Trung Tá. Ông được các phóng viên chiến trường vinh danh là một trong năm nhân tài của “Ngũ Hổ U Minh Thượng” 1. Thiếu Tá Lê Văn Hưng, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2/31 Sư Đoàn 21. 2. Thiếu tá Lưu Trọng Kiệt, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 42 Biệt Động Quân, 3. Thiếu tá Nguyễn Văn Huy, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 44 Biệt Động Quân, 4. Ðại úy Vương Văn Trổ, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3/33 Sư Đoàn 21; 5. Ðại úy Hồ Ngọc Cẩn, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1/33 Sư Đoàn 21. Thiếu Tá Kiệt dẫn đầu cuộc diễn binh toàn thắng trở về. Dưới sự chỉ huy của Thiếu tá Kiệt, tiểu đoàn 42 Biệt Động Quân là đơn vị đầu tiên của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa được huy chương của Tổng Thống Hoa Kỳ “President Unit Citation” và được nhận tới hai lần. Trên cờ Tiểu Đoàn, có 6 lần được tuyên dương công trạng trước Quân Đội. Trung Tá Lưu Trọng Kiệt mất đi, để lại nhiều tiếc thương cho mọi người. Nếu được tải thương kịp thời, ông có cơ hội sống sót. Vết thương trên đầu của ông không phải là “Bị thương như Kiến Cắn” mà là vết thương rất nặng. Nếu còn sống, biết đâu sau này, giống như một trong “Ngũ Hổ” Thiếu Tướng Lê Văn Hưng, ông cũng lên Tướng, và Biết đâu, với sự góp mặt của “Tướng Lưu Trọng Kiệt”, bàn cờ Việt Nam có thể được bầy theo lối khác? Ngày 30 tháng Tư không phải là ngày quốc hận, mà là ngày đại thắng? Trung Tá Kiệt nổi tiếng là anh hùng từ khi còn nắm giữ chức Đại đội trưởng Đại đội Thám Báo Sư Đoàn 21. Khi gia nhập Biệt Động Quân, coi như ông đã được sử dụng đúng với tài năng của mình. Cộng với sức chiến đấu dũng mãnh lì lợm, anh hùng của những người lính Biệt Động Quân khác, Tiểu đoàn 42 “Cọp Ba Đầu Răn” đã làm khiếp đảm đám Cộng quân, đưa tên tuổi của Biệt Động Quân vào những trang sử hào hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. NGƯỜI VIỆT CỦA TÔI, LÀ THẾ ĐẤY! NGUYỄN KHẮP NƠI. -------------------- “Vì Danh Dự Dân Tộc: Chống giặc Tàu.
Vì tương lai Dân Tộc: khai tử tập đoàn bán nước Việt Cộng” |
|
|
Lo-Fi Version | Time is now: 31st October 2024 - 02:55 PM |