Welcome Guest ( Log In | Register )

Profile
Personal Photo
Options
Options
Personal Statement
Quốc Biến doesn't have a personal statement currently.
Personal Info
Quốc Biến
Sơn hà nguy biến
Age Unknown
Gender Not Set
Location Unknown
Birthday Unknown
Interests
No Information
Other Information
Country: Congo - Democratic Republic of the
Statistics
Joined: 7-October 10
Profile Views: 4,893*
Last Seen: Private
Local Time: Nov 5 2024, 05:43 AM
1,809 posts (0 per day)
Contact Information
AIM No Information
Yahoo No Information
ICQ No Information
MSN No Information
* Profile views updated each hour

Quốc Biến

Năng Động

***


Topics
Posts
Recent wiki edits
ibProBattle
Arcade
Blog
Shared Photos
Comments
Friends
My Content
21 May 2012







Việt Nam cần áp dụng tam quyền phân lập để tránh một Nhà nước toàn trị


Thuy My (RFI) – Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 5 vừa bế mạc ngày 15/05/2012 đã khẳng định một số vấn đề rất được dư luận chú ý trong thời gian gần đây.Trước hết là tái công nhận đất đai là sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Kế đến là quyết định lập Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, do Tổng bí thư đứng đầu, và bỏ các ban chỉ đạo cấp tỉnh.
RFI Việt ngữ đã trao đổi với Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh về các vấn đề trên.

RFI: Xin chào luật gia Lê Hiếu Đằng. Thưa ông, vừa qua Hội nghị trung ương lần thứ 5 đã tái khẳng định « đất đai thuộc sở hữu toàn dân ». Ông có nhận xét như thế nào về vấn đề này ?

Luật gia Lê Hiếu Đằng: Vừa qua sau Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 nhiều người rất là thất vọng. Bởi vì những chủ trương đưa ra trong nghị quyết hoàn toàn đi ngược lại với thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, nhất là vấn đề đất đai. Mà tôi cho rằng làm như vậy là không thực hiện dân chủ. Bởi vì lẽ ra phải để cho dân, cho nhân sĩ trí thức, rồi các tổ chức, đoàn thể bàn bạc trao đổi trong việc sửa đổi Hiến pháp, mà trong đó có điều khoản về đất đai. Và sau khi đã bàn bạc rồi, trên cơ sở đó Đảng có quyết định và chịu trách nhiệm trước dân, trước lịch sử về quyết định của mình, bằng cách ra nghị quyết. Chứ làm như vậy là một quy trình ngược – bây giờ còn trao đổi gì nữa, nếu khẳng định đất đai là sở hữu toàn dân ?

Có nhiều ý kiến đề nghị phải xác định là đất đai là có ba quyền sở hữu : sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu cá nhân. Thật ra sở hữu cá nhân không ảnh hưởng gì vì khi có nhu cầu quốc phòng, nhu cầu an ninh thì nhà nước có thể trưng thu, trưng mua. Điều này thì nước nào cũng vậy cả.

Nhưng nếu nói đất đai là sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý, thì dễ đi đến sự tùy tiện của các cấp chính quyền. Mặc dù có quy định là bao nhiêu năm mới hết hạn, nhưng mà người dân vẫn không an tâm. Mà nhất là tôi thấy vô lý ở chỗ, trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân vừa rồi, thì khẩu hiệu của chúng ta là ruộng đất cho dân cày, nên tập hợp được nông dân – chính đây là lực lượng chủ yếu để làm cách mạng.

Nhưng khi cách mạng về, thắng lợi rồi thì bỗng dưng mình lại tuyên bố là đất đai của toàn dân, không thừa nhận quyền sở hữu đất đai của người dân, và nhất là nông dân. Có thể nói đây là một sự phản bội đối với nông dân. Thành ra mới xảy ra nhiều hoàn cảnh đau lòng, như gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng hay mới đây là ở Văn Giang (Hưng Yên), và ở Nam Định.

Chúng tôi nghĩ là Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương lần thứ 5, và phát biểu khai mạc cũng như bế mạc của ông Tổng bí thư đi ngược lại nguyện vọng của người dân. Bởi vì trước đó, trong khi thảo luận để sửa đổi Hiến pháp, nhiều nhân sĩ trí thức và kể cả những người có chân trong chính quyền cấp cao trước đây, cũng đề nghị là phải công nhận quyền sở hữu đất đai của người dân.

Tôi nghe nói là « Ý Đảng, lòng dân », thì rõ ràng là lòng dân đi một đường mà ý Đảng lại đi một nẻo. Như vậy sẽ tiếp tục là một nguy cơ làm mất ổn định chính trị. Chứ không có kẻ xấu, không có đám phản động nào hết, mà chính những chủ trương chính sách bất hợp lý, không phù hợp lòng dân sẽ là một trong những nguyên nhân gây mất ổn định chính trị.

Vì vậy mà chúng tôi thấy rất là thất vọng và rất buồn, vì lãnh đạo của Đảng Cộng sản lại không thấy hết nỗi khổ của người dân trong những vụ bị thu hồi đất. Và như vậy nó liên quan đến vấn đề chống tham nhũng. Có nghĩa là tham nhũng hiện nay lớn nhất là tham nhũng về đất đai, mà kẽ hở của luật pháp chính là việc không công nhận quyền sở hữu ruộng đất của người dân.

RFI: Có vẻ chính quyền vẫn chưa muốn rút kinh nghiệm từ vụ Tiên Lãng, hoặc là lo ngại xảy ra tác động dây chuyền, ông nghĩ thế nào ?

Như trong bài viết « Ai biến chất chính trị và ai là người tự diễn biến ? » trên mạng Bauxite Việt Nam tôi cũng đã phân tích, chính vấn đề là những vụ như Văn Giang hay Nam Định đã gây nên sự công phẫn của người dân. Ví dụ như đánh dân – dùng lực lượng công an để đánh dân, mà chính quyền lại chối, nhưng cuối cùng lại lòi ra là đánh không phải dân mà còn đánh hai nhà báo của đài phát thanh Việt Nam. Vấn đề không phải là đánh nhà báo – vì dân thì anh đánh được à ? Như vậy hoàn toàn không phù hợp với cái mà chúng ta thường nói là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Chuyện xảy ra ở Văn Giang rất đáng buồn ở chỗ lẽ ra từ vụ Tiên Lãng chúng ta rút kinh nghiệm. Mà Văn Giang đâu có xa Hà Nội bao nhiêu, nhưng chính phủ trung ương không có một phản ứng gì để giải quyết vụ Văn Giang, đi đến tình hình là xua một ngàn cảnh sát công an đi dẹp dân.

Chính quyền phải thấy rằng những vụ đó sẽ là manh nha nhiều vụ việc khác nữa. Bởi vì không phải chỉ ở Tiên Lãng, Văn Giang hay Vụ Bản, mà ngay ở Thành phố Hồ Chí Minh, ở các tỉnh miền Nam đều có những bức xúc về đất đai cả. Vì vậy đây là vấn đề rất lớn trong tình hình hiện nay.

Mà nếu giải quyết không khéo, không đứng về phía quyền lợi của người dân, mà đứng về phía lợi ích của các tập đoàn, thì Nhà nước không phải là Nhà nước của dân do dân vì dân. Không phải là Nhà nước để bảo vệ người nghèo, những người cô thế nữa, mà là Nhà nước để bảo vệ những người có tiền, người giàu, giới chủ, hay như chúng ta thường nói là những tư sản đỏ.

RFI: Có lẽ là chấp nhận cho người dân có được quyền sở hữu đất đai mới là lạ, vì hiện nay không dễ gì thay đổi nhanh như vậy phải không thưa ông ?

Tôi cho rằng một Đảng cầm quyền phải dựa trên ý nguyện của người dân để mà ra chính sách, chứ không phải dựa trên lợi ích nhóm, lợi ích của các nhà đầu tư. Mà nếu dựa trên lợi ích của người dân và nhất là nông dân, thì việc sửa đổi Hiến pháp, trong đó có Luật đất đai tôi cho là đương nhiên thôi.

Nhưng vấn đề ở đây, nếu nói sửa đổi « lạ » là ở chỗ hiện nay tình hình thực tế là các nhóm lợi ích đã chi phối chính quyền quá nhiều rồi – hay là các nhà đầu tư thông qua đồng tiền đã chi phối các cấp chính quyền quá nhiều ! Thành ra có nhiều người tin rằng việc sửa đổi Hiến pháp, trong đó có Luật đất đai là sẽ không thay đổi.

Mà quả thật qua nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương lần thứ 5, thì rõ ràng suy nghĩ đó là đúng sự thật. Và có thể nói đã gây ra một cú sốc rất lớn đối với số nhân sĩ trí thức và các tầng lớp nhân dân mà từ trước đến giờ đã thảo luận và đã có ý kiến nên công nhận quyền sở hữu về đất đai của người dân, trong đó có nông dân.

RFI: Còn về vấn đề lập Ban chỉ đạo trung ương phòng chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, và bỏ các ban chỉ đạo cấp tỉnh, theo ông sẽ có tác động được nhiều hơn trong việc chống tham nhũng không ?

Tôi cho là tình hình tham nhũng hiện nay, như ngay báo chí công khai của nhà nước, cũng như một số cuộc họp lãnh đạo cũng thừa nhận là một căn bệnh ung thư đã di căn rồi. Có nghĩa là nó đã đục ruỗng bộ máy nhà nước của chúng ta rất nhiều rồi.

Mà qua công tác từ trước tới giờ tôi vẫn biết, là cấp chính quyền nhỏ thì ăn hối lộ, tham nhũng theo cấp nhỏ, cấp quận thì ăn theo cấp quận, cấp thành phố thì theo thành phố, cấp tỉnh theo cấp tỉnh, trung ương theo trung ương…Nó ăn ruỗng trong nhiều lãnh vực liên quan đến đời sống con người. Ví dụ như lãnh vực giáo dục, lãnh vực y tế, xây dựng chẳng hạn, rồi lãnh vực đất đai. Có thể nói là đã đụng chạm rất nhiều đến đời sống, quyền lợi của người dân.

Vì vậy tôi cho là biện pháp nào để chống tham nhũng cũng phải xuất phát từ chỗ, có thực sự muốn chống tham nhũng hay không. Và có thoát khỏi những ràng buộc, bao vây của những thế lực – mà không phải thế lực thù địch hay thế lực xấu gì, nhưng là những thế lực tài phiệt, kể cả từ các nhóm lợi ích cho đến những nhà đầu tư không « ngay ngắn ». Vấn đề là ở chỗ đó. Còn phương pháp nào thì cũng sẽ bị vô hiệu hóa nếu không thực sự muốn chống tham nhũng, không thực sự chống lại cái xói mòn của tiền bạc vào trong các cấp chính quyền.

Bây giờ ngoài ban chống tham nhũng của chính phủ ra, thì có ban chỉ đạo.Tôi thì ở Thành phố Hồ Chí Minh hồi còn đương chức đã tham gia rất nhiều ban chỉ đạo, nhưng rồi cuối cùng cái tác dụng của các ban chỉ đạo cũng không có gì ghê gớm cả. Vì nói gì thì nói thì ban chỉ đạo cũng chỉ là ban tổng hợp của nhiều ngành tham gia.

Vấn đề tổ chức cũng rất quan trọng, nhưng tôi nghĩ là nếu bây giờ Tổng bí thư đứng đầu Ban chỉ đạo thì tôi cũng trông chờ xem hiệu quả của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng như thế nào. Nhưng tôi thấy trước mắt những vụ như ở Tiên Lãng (Hải Phòng), ở Văn Giang, ở Vụ Bản (Nam Định), đứng về mặt Đảng thì những vị giữ chức vụ cao trong Đảng không động tĩnh gì hết. Như vậy chưa chắc gì khi có ban chỉ đạo sẽ có tác dụng tích cực, mà vẫn để cho chính quyền hoành hành trong việc giải tỏa đền bù, rồi trong nhiều việc khác, hay là trong vấn đề đầu tư công.

Đầu tư công là một lãnh vực mà tham nhũng hết sức là to lớn. Những vụ làm thất thoát hàng chục ngàn tỉ hay hàng trăm ngàn tỉ sẽ giải quyết thế nào. Dù sao thì chúng ta cũng chờ xem thử ban chỉ đạo mới thành lập sau nghị quyết trung ương 5 sẽ hành xử như thế nào, từ đó mới thấy rằng Đảng và Nhà nước có quyết tâm thực sự chống tham nhũng hay không. Hay là cũng như những lần trước đây đề ra rất nhiều biện pháp nhưng cuối cùng là không hiệu quả vì không thực sự muốn chống tham nhũng.

RFI: Được biết sẽ thành lập lại Ban Nội chính Trung ương đồng thời là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, như vậy có gì khác không thưa ông ?

Thật ra trước đây đã có Ban An ninh Nội chính trung ương và ở cấp tỉnh, thành phố rồi, nhưng mà sau đó giải tán, bây giờ lập lại. Tôi nghĩ vấn đề khó khăn ở chỗ đây chỉ là một ban của Đảng thôi. Đứng về mặt luật pháp thì một tổ chức chính quyền được luật pháp quy định thì mới có quyền. Còn ban Đảng, ngay cái tên là chỉ « chỉ đạo » thôi mà, chứ đâu có quyền. Có nghĩa là anh chỉ đạo cái này cái kia, nhưng mà bên chính quyền làm hay không làm thì cũng không sao cả.

Cái này là cái mà từ trước tới giờ gặp rất nhiều khó khăn- có nhiều ban chỉ đạo nhưng không hiệu quả. Mà điều này liên quan đến việc có giao quyền thật sự cho ban chỉ đạo này hay không, hay lại cũng chỉ là hình thức như các ban chỉ đạo khác.

RFI: Thưa ông, bên cạnh đó còn có chuyện bố trí người thường dựa vào quen biết, thế lực chứ không phải tài năng. Có lẽ khi nào chưa có cơ chế chọn được người có năng lực vào những vị trí quan trọng thì vẫn còn tham nhũng?

Nhân đây tôi cũng muốn nói một ý mà trong hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 5 ông Tổng bí thư cũng có nêu, đó là vấn đề tam quyền phân lập. Thật ra muốn chống tham nhũng, muốn một chính quyền hoạt động có hiệu quả, thì phải chấp nhận tam quyền phân lập.

Mà đây không phải là sản phẩm của giai cấp tư sản, nhưng là thành quả từ các kinh nghiệm – kinh nghiệm quản lý đất nước, con người mà ra. Bởi vì tam quyền phân lập mới làm cho các bộ phận được độc lập. Ví dụ như tư pháp có độc lập thì mới dám xử mấy ông tham nhũng chứ ?

Chứ bây giờ tình hình ở Việt Nam là gì ? Là xử theo bản án đã có sẵn, nhất là những vụ nghiêm trọng là cấp ủy đảng đôi lúc có xen vào. Hay là hành pháp cũng vậy. Thành ra vấn đề là phải độc lập thì mới có đủ quyền lực để mà hành xử, để xử lý một số vụ việc nghiêm trọng xảy ra.

Ví dụ như ở các nước, Tổng thống tuy là « hạ cánh an toàn » rồi nhưng mà sau họ cũng lôi ra xử. Chứ không phải như Việt Nam chúng ta, hễ « hạ cánh an toàn » rồi thì thôi, hoặc là đương chức thì cũng không thể nào xử được.

Thành ra tôi cho rằng việc tam quyền phân lập là một trong những biện pháp để chống lại một cái Nhà nước toàn trị. Nếu không tam quyền phân lập thì vai trò của Đảng như thế nào ? Đảng trở thành một siêu quyền lực ! Ai giám sát Đảng ? Như vậy sẽ trở thành một siêu quyền lực và dễ đi đến chỗ đứng trên pháp luật, đứng ngoài pháp luật và đi đến lộng quyền. Đó là điều mà người dân đâu có ủy nhiệm thông qua lá phiếu của mình ?

Vì vậy tôi cho là vấn đề chống tham nhũng, cũng như vấn đề đất đai, thì nó liên quan đến một Nhà nước pháp quyền, trong đó tôn trọng nguyên tắc tam quyền phân lập thì mới có hiệu quả. Chứ còn nếu không sẽ dẫn đến chỗ « vừa đá bóng vừa thổi còi » và sẽ không đi đến đâu cả.

Trong thảo luận về sửa đổi Hiến pháp thì nhiều nhân sĩ trí thức cũng đặt ra vấn đề tam quyền phân lập. Ngay ông Nguyễn Văn An từng là Chủ tịch Quốc hội cũng nói, tuy không rõ, nhưng cũng nói hơi hơi cái ý đó.

Đó là mối tương quan giữa vấn đề đất đai, vấn đề chống tham nhũng với một Nhà nước pháp quyền thật sự. Trong đó phải tôn trọng một nguyên tắc chung mà một Nhà nước dân chủ phải tuân thủ : tam quyền phân lập. Và trong tam quyền phân lập thì Đảng cầm quyền cũng phải được người dân giám sát, chứ không thể tự tung tự tác !

RFI Việt ngữ xin chân thành cảm ơn Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã vui lòng dành thì giờ trả lời phỏng vấn của chúng tôi.

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120521-v...a-nuoc-toan-tri

21 May 2012







Nhân sĩ Việt Nam kiến nghị hậu thuẫn Philippines bảo vệ chủ quyền biển đảo

Tú Anh (RFI) - Đáp lời kêu gọi của Manila, gần 70 nhân sĩ trí thức Việt Nam từ ba miền đất nước cho đến hải ngoại đã ký vào một bức thư hậu thuẫn Philippines bảo vệ chủ quyền biển đảo. Kiến nghị gửi đại sứ Philippines tại Hà Nội bằng tiếng Việt và tiếng Anh – công bố trên mạng bauxite.vn ngày 20/05/2012 – còn yêu cầu « Hiệp hội Asean đoàn kết trợ giúp Philippines chống lại tham vọng bất hợp pháp của Trung Quốc ».

Biểu tình tại Manila ngày 11/05/2012 chống Trung Quốc xâm lược. Trên biểu ngữ có ghi “Kế hoạch của Trung Quốc : Hôm nay là Scarborough – Ngày mai là toàn thế giới”. REUTERS/Erik De Castro

Trong bức thư gửi đại sứ Jerril Galban Santos, các nhân sĩ trí thức Việt Nam đồng ký tên bày tỏ ý kiến qua năm điểm chính : ủng hộ chủ quyền của Philippines trong khu vực đảo đá cạn Scarborough mà Philippines gọi là Panatag; phản đối Trung Quốc áp đặt « đường 9 đoạn » tại biển Đông Việt Nam/ biển Tây Philippines để tranh đoạt chủ quyền của Philippines, Việt Nam và nhiều nước khác; ủng hộ Manila đưa hồ sơ này ra Tòa án Quốc tế về Luật biển ITLOS.

Bản kiến nghị kêu gọi Asean, chính phủ và công dân, cùng có hành động cụ thể giúp đỡ Philippines. Cuối cùng, sau khi lên án những đòi hỏi của Trung Quốc là phi pháp và kêu gọi Bắc Kinh phải từ bỏ tham vọng phi lý, các nhân sĩ Việt Nam kết luận bằng lời lẽ đanh thép : «Chính nghĩa Philippines sẽ chiến thắng ».

Gần 70 người đã ký vào bức thư này trong đó có Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên là đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, các nhà khoa học, giáo chức, nhà văn , nhà thơ, nhà báo, nghệ sĩ, cựu đại biểu quốc hội, cán bộ hồi hưu trong nước và ngoài nước.

Cùng trong ASEAN phải giúp nhau, nếu không mai kia Việt Nam bị xâm lấn thì ai giúp ?

Từ Quảng Ngãi, với tư cách là một công dân, nhà báo Thanh Thảo chia sẻ cảm nghĩ của ông khi lên tiếng ủng hộ cuộc tranh đấu của nhân dân và chính phủ Philippines chống tham vọng của chính quyền Trung Quốc.

“Giới nhân sĩ tại Việt Nam muốn chia sẻ , muốn đồng cảm, muốn ủng hộ cuộc tranh đấu có chính nghĩa của Philippines. Đây là cuộc đấu tranh có chính nghĩa vì nếu phi nghĩa thì chẳng ai ủng hộ cả… Chính nghĩa là vì bãi đá đó thuộc thủ quyền của Philippines từ lâu lắm rồi, còn Trung Quốc thì ở rất xa mà bây giờ thì chổ nào cũng nói là của mình hết…

Bức thư ủng hộ này là do người dân bình thường thấy chuyện bất bình thì ủng hộ Philipines để Philippines không cảm thấy đơn độc…, và cũng để dân Việt Nam ý thức là ở cùng trong một khối ASEAN thì phải trợ giúp nhau, nếu không một ngày kia Việt Nam bị xâm lấn thì ai giúp mình… Đây là một điều cần phải suy nghĩ…. »

Tuần trước, một blogger Việt Nam bút danh « Mẹ Nấm » đã sang Manila tham gia một cuộc biểu tình trước sứ quán Trung Quốc cùng với 300 người dân Philippines.

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120521-n...-quyen-bien-dao
20 May 2012







Tàu Trung Quốc tràn ngập biển Đông


Bắc Kinh đang điều động một lực lượng hùng hậu gồm nhiều loại tàu cùng những thiết bị hạng nặng để tận lực khai thác biển Đông.

Gần đây, Học viện Nghiên cứu quốc phòng quốc gia Nhật Bản (NIDS) vừa đưa ra báo cáo mang tên China Security Report 2011 đánh giá tiềm lực an ninh của Trung Quốc. Trong đó, báo cáo cung cấp những thông tin chi tiết về sự phát triển của lực lượng ngư chính, hải giám và cảnh sát biển mà Bắc Kinh đang triển khai.

Lực lượng hùng hậu


Tàu Hải Nam Bảo Sa 001 có 500 tàu cá kèm theo - Ảnh: Xinjunshi


Theo NIDS, Trung Quốc đang đẩy nhanh kế hoạch tăng cường số tàu tuần tra và khu vực biển Đông trở thành trọng tâm mà nước này hướng đến. Tháng 10.1998, Cơ quan giám sát hàng hải (CMS) Trung Quốc chính thức được thành lập, chịu trách nhiệm kiểm soát nguồn lợi ở các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và khu vực biển mà nước này tuyên bố chủ quyền. Khi đó, CMS đã được biên chế một số tàu hải giám cùng trực thăng tuần tra.

Thời gian đầu, hầu hết các tàu hải giám đều là loại nhỏ có độ choán nước dưới 1.000 tấn. Tuy nhiên, chỉ 3 năm sau, khi Trung Quốc triển khai Kế hoạch 5 năm lần thứ 10 (2001 - 2005) thì nước này lập tức bổ sung các tàu lớn hơn như Hải giám 27 (1.200 tấn), Hải giám 46 (1.101 tấn), Hải giám 51 (1.690 tấn), Hải giám 83 (3.420 tấn). Kèm theo đó, CMS còn được trang bị thêm máy bay tầm xa. Sau đó, khi Trung Quốc triển khai Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 (2006 - 2010), CMS lại được bổ sung thêm hàng chục tàu hải giám và máy bay các loại.

Gần đây nhất, để tiến hành Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011 - 2015), Bắc Kinh tuyên bố bổ sung 36 tàu hải giám gồm 7 chiếc trên 1.500 tấn, 15 chiếc trên 1.000 tấn và 14 chiếc trên 600 tấn. Ngoài ra, Trung Quốc hồi năm ngoái đã chính thức triển khai tàu Hải giám 50 (3.980 tấn), chở được máy bay trực thăng Z-9A có khả năng tuần tra đêm.

Tính đến năm 2011, CMS có khoảng 280 tàu hải giám gồm 27 tàu trên 1.000 tấn. Theo tiết lộ của Tân Hoa xã, CMS được biên chế hơn 8.000 nhân sự và sẽ sớm được bổ sung để tăng lên trên 10.000 người.

Không chỉ CMS, Cục Ngư chính Trung Quốc cũng là một lực lượng nòng cốt trong việc kiểm soát nguồn lợi trên các vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, cơ quan này chuyên trách những hoạt động đánh bắt. Tính đến nay, Cục Ngư chính triển khai hơn 140 tàu với gần 10 chiếc trên 1.000 tấn. Trong đó, một số tàu được trang bị vũ khí. Điển hình như tàu Ngư chính 310 (2.580 tấn) được gắn súng máy và có thể mang theo 2 trực thăng Z-9A.

Tương tự, tàu Ngư chính 311 được trang bị “tận răng” và có độ choán nước lên đến 4.450 tấn, lớn hơn cả các tàu hộ tống. Từ năm 2009, Bắc Kinh đặc phái chiếc tàu này, với sự hỗ trợ của tàu Ngư chính 45001, đến hoạt động tại khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Ngoài ra, tàu Ngư chính 310 hiện tại cũng đang tuần tra trên biển Đông.

Bên cạnh lực lượng tàu ngư chính và hải giám, Bắc Kinh còn có 250 tàu cảnh sát biển cùng 800 tàu giám sát an toàn hàng hải. Như vậy, Trung Quốc hiện có tổng cộng gần 1.500 tàu tuần tra và hàng chục máy bay, tạo nên mạng lưới giám sát dày đặc trên các vùng biển, đặc biệt là khu vực biển Đông.

Tận lực khai thác


Dàn khoan 981 đã tiến đến biển Đông - Ảnh: Gmw.cn

Nhờ vào số tàu “bảo kê” hùng hậu, ngành đánh bắt hải sản Trung Quốc nhanh chóng ra sức tận thu nguồn lợi. Hồi đầu tháng 5, tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) chính thức triển khai một hải đội đánh bắt hùng hậu đến biển Đông, gồm tàu công xưởng Hải Nam Bảo Sa 001 (32.000 tấn), 1 tàu chở dầu (20.000 tấn), 2 tàu vận chuyển (10.000 tấn), 3 tàu hỗ trợ (3.000 - 5.000 tấn). Trong đó, tàu Hải Nam Bảo Sa 001 là công xưởng chế biến đích thực với hơn 600 công nhân, 14 dây chuyền sản phẩm.

Theo Hãng tin CAN, chiếc tàu này có công suất chế biến lên đến trên 2.100 tấn hải sản mỗi ngày. Chịu trách nhiệm cung cấp đầu vào cho nhà máy Hải Nam Bảo Sa 001 là khoảng 500 tàu cá lớn nhỏ, tạo nên một hạm đội đánh bắt khổng lồ trên biển Đông. Hạm đội này đóng vai trò nòng cốt trong chương trình khai thác hải sản của tỉnh Hải Nam với nguồn thu dự định đạt 8 tỉ USD vào năm 2015. Theo NIDS, nền kinh tế biển hiện chiếm khoảng 10% thu nhập quốc gia của Trung Quốc và tạo ra gần 40 triệu công ăn việc làm cho nước này. Vì thế, bên cạnh đánh bắt hải sản, Bắc Kinh cũng không ngừng tăng cường khai thác dầu khí, đặc biệt trên biển Đông.

Ngày 16.5, tờ China Daily đưa tin tàu Hải Dương 201 (trọng tải 59.100 tấn), trị giá gần nửa tỉ USD, vừa bắt đầu đặt ống dẫn ở độ sâu 1.500 m tại giếng dầu Lệ Loan 3-1, phía bắc biển Đông. Thuộc Tập đoàn dầu khí xa bờ quốc gia Trung Quốc, đây là tàu thăm dò dầu khí nước sâu đầu tiên của nước này. Nó có thể đặt 5 km ống dẫn mỗi ngày ở độ sâu tối đa lên đến 3.000 m và bốc dỡ các thiết bị nặng 4.000 tấn.

Trước đó, hồi cuối tháng 4, Trung Quốc cũng đưa giàn khoan khổng lồ Hải Dương 981 đến biển Đông. Trị giá gần 1 tỉ USD, Hải Dương 981 trở thành giàn khoan lớn nhất của nước này, nặng 31.000 tấn và có khả năng hoạt động ở độ sâu 3.000m. Theo Nhân Dân nhật báo, giàn khoan này được thiết kế để chống chọi trước những trận siêu bão cấp 17, thường phải 200 năm mới xảy ra một lần. Ngoài ra, nó còn có 8 máy phát điện công suất 44.000 kW, đủ sức cung cấp năng lượng cho một thành phố cỡ vừa. Hiện tại, Hải Dương 981 đang hoạt động tại phía bắc biển Đông và có thể sớm di chuyển về hướng nam.

Rõ ràng, việc Trung Quốc liên tục điều động các phương tiện khủng đến biển Đông là những dấu hiệu cho thấy nước này có thể đang đẩy nhanh kế hoạch khai thác nguồn lợi tại đây. Diễn biến này tạo ra không ít quan ngại khi biển Đông đang là khu vực tranh chấp giữa nhiều bên.


Ước tính số tàu tuần tra biển của Trung Quốc (năm 2011)


Tàu Trung Quốc tràn ngập biển Đông 3

(Theo NIDS)


Ngô Minh Trí
20 May 2012






Từ “Quả Mù” nơi chính trường Trung Quốc đến “Đảng Mù” Cộng Sản Việt Nam.

Trong bài trước tôi đã đề cập đến nội tình đảng Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ). Với bề dày của lịch sử (từ lịch sử dân tộc đến lịch sử đảng CSTQ) qua bao giai đoạn ta thấy có quá nhiều biến cố. Rối rắm có, bất ngờ có, sự kiện diễn biến đi từ xuôi chiều đến ngược dòng trong thời gian ngắn ngủi cũng có. Các triều đại phong kiến hàng ngàn năm qua của TQ ta không cần phải đi sâu, chỉ nói qua một chút về đảng CSTQ từ khi Mao Trạch Đông thành lập đảng và nhà nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đến ngày nay cũng vô cùng rối ren. Trong những năm cuối thập niên 70 thế kỷ trước, nội bộ đảng CSTQ khi thì giương Mao, khi thì hạ Mao, rồi lại giương Mao... rồi Tứ Nhân Bang lộng hành. Trước đó thì Cách Mạng Văn Hóa và sau là Thiên An Môn, Đặng Tiểu Bình hai, ba lần vào ra Trung Nam Hải v... v... thật vô cùng rối ren và phức tạp như một đống tơ vò. Nhân dân TQ luôn mò mẫm trong màn sương dày đặc với những quả mù được đảng CSTQ tung ra trong mọi thời điểm.

Vì sao mà ta phải bỏ công để nói về chính trường TQ? Bởi chúng ta hầu như ai cũng biết đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) là bào thai của đảng CSTQ, do đó CSVN luôn luôn cúi đầu trước những mệnh lệnh, giáo huấn của CSTQ. Từ Cải Cách Ruộng Đất (CCRĐ) đến những chính sách lớn nhỏ, CSVN đều có sự chỉ đạo sát sao của bè lũ Bắc phương. Cụ thể như trong CCRĐ, hằng ngày Hồ Chí Minh đều nhận chỉ thị từ Mao. Trong các hang cùng nông thôn VN khi đang thực thi chính sách CCRĐ đều có mặt các quan cố vấn Tàu. Đã là ngoại bang với mộng xâm lăng VN có từ hàng ngàn năm trước thì chúng có tiếc thương gì nhân dân ta? Thẳng tay ra lệnh đấu tố, giết chết hơn 27 ngàn nông dân VN một cách oan ức và tàn bạo không một chút tính người. Chính con dân của chúng mà chúng còn giết hết sức dã man bằng cách cho xe tăng dẫm nát (Vụ Thiên An Môn) thì đối với dân ta có ý nghĩa gì?

Rồi đến chủ quyền biên cương, hải đảo của VN có được yên thân với lũ Bắc Phương trong lúc đảng CSVN thì đê hèn, khiếp nhược. Tập đoàn Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn... luôn run sợ trước nanh vuốt của tập đoàn Mao. Công hàm 1958 Phạm Văn Đồng ký và giao cho Chu Ân Lai là gì? Rồi biên cương phía bắc năm 1979 và sau nữa là gì? Cả tập đoàn CSVN đều nằm rạp xuống cho bọn xâm lược Tàu bước qua và dời cột mốc biên giới cắm sâu vào thân thể của Mẹ Âu Cơ!

Rồi ta thử nghe Ung Văn Khiêm thứ trưởng ngoại giao CSVN từng tuyên bố "Theo dữ kiện của VN hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận lịch sử của lãnh thổ TQ”(?!). Xét về mặt lịch sử thì các quần đảo này đã thuộc về TQ từ thời nhà Đường(618-907)”. Tiếp sau đó thì cũng chính Lê Khả Phiêu - TBT đảng CSVN ký hiệp ước ngày 30/12/1999 nhường lãnh thổ biên giới phía Bắc, đến 15/12/2000 lại ký tiếp hiệp ước phân Vịnh Bắc Bộ nhường hải phận?

Chính thứ trưởng ngoại giao Trần Quang Cơ đã xác nhận sự khiếp nhược của Đảng CSVN với CSTQ trong hồi ký của mình.

Bây giờ đứng trước sự mất còn của đất nước, người dân VN đều nơm nớp lo âu. Nhưng người dân chỉ nhìn và lo ở khía cạnh mất còn, nô lệ hay tự do, ấm no hay đói rách? Còn đứng về giới trí thức và những nhà bình luận chính trường trong và ngoài nước, ở đây ta chỉ thu hẹp trong khuôn khổ của một bài báo rằng ta hãy nhìn về Biển Đông và có đôi lời tự sự về chính nội tình của ta và những cách ứng xử của các nước láng giềng có liên quan trong vùng trời Đông Hải.

Đối với Việt Nam: Kể từ khi xuất hiện những cuộc biểu tình chân chính ôn hoà trước toà Đại Sứ Quán và Lãnh Sự Quán Trung Quốc ở Sài Gòn, Hà Nội hay các công viên... của các thành phần trí thức, sinh viên, học sinh, thanh thiếu niên... để thể hiện “Lòng Yêu Nước” và sự boăn khoăn trước hoạ xâm lăng của ngoại bang đang lăm le khắp vùng biên cương, hải đảo... thì chính quyền CSVN ra tay đàn áp bắt bớ. Thậm chí khi những thanh niên và giới trí thức chỉ cùng nhau thả bộ dọc các công viên, bờ hồ... cũng giống như bao người dân khác đi dạo mát mà cũng bị khống chế, đe doạ? Những cuộc đàn áp bắt bớ đánh đập người yêu nước càng mạnh tay và dã man hơn khi bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh, rồi thứ trưởng Hồ Xuân Sơn sang TQ nhận chỉ thị vào những ngày tháng 2/2012 và hứa với “Thiên Triều” về việc "Lái công luận đi theo đúng hướng”. Còn về bộ quốc phòng thì chính thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh sang chầu “Mẫu Quốc” và cũng hứa "Kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người ở VN”, “ Dứt khoát không để sự việc tái diễn” (theo BBC). Để làm hài lòng quan thầy TQ, Đảng CSVN đã ngang nhiên ngăn cấm một quyền tự do mà hiến chương LHQ về quyền tự do căn bản của con người đã qui định.

Từ đó, như ta đã thấy là tập đoàn CSVN xuống tay một cách vô nhân đạo, đánh đập dã man, bắt bỏ tù mà không cần một lý do nào, điều khoản pháp lý nào mà hiến pháp và pháp luật qui định. Như bà Bùi Thị Minh Hằng đã bị bắt và đưa đi tập trung cải tạo ở trại "Phục Hồi Nhân Phẩm” vì tỏ lòng yêu nước. Ở VN yêu nước là "Mất Nhân Phẩm”. Rồi các nhân vật yêu nước khác cũng đang bị đày đoạ, hãm hại không biết sống chết ra sao trong một thời gian dài và chưa rõ được số phận như các Bloggers Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Anh Ba SàiGòn, Việt Khang, Cù Huy Hà Vũ... vô số kể. Nói chung là chính quyền CSVN ra tay dã man đối với người dân VN trong đó đặc biệt là giới trí thức, thanh thiếu niên bởi lẽ những thành phần này đã dám nói và thể hiện lòng “Yêu Nước” , băn khoăn trước thảm hoạ Tổ Quốc bị xâm lăng.

Nói về Philippines: Môt nước cũng ở trong vùng trời Đông Hải, cũng có một phần da thịt đang bị TQ lăm le nuốt chửng. Ở đây sự việc bãi cạn Scarborough mà thế giới đã nói nhiều và các bài viết trước tôi cũng đã đề cập. Nay ta chỉ nói một khía cạnh nhỏ về cách đối phó và ứng xử của Philippines trước đoàn “Hải Khấu Tàu Ô” mà nhìn lại đất nước mình.

Bãi cạn Scarborough là một bãi đá không người ở, là một nơi mà cả Philippines và TQ đều tuyên bố chủ quyền. Thế nhưng khi các tàu cá hay hải giám, ngư chính của TQ có ý định xâm phạm thì cả nhân dân Phi đều vùng lên và tỏ thái độ. Các cuộc biểu tình chống hành động xâm lăng của TQ đã nổ ra một cách khí thế ở các thành phố cùng thủ đô Manila. Cờ TQ cũng đã bị đốt cháy trước LSQ TQ ở Thành Phố Makati... với thái độ giận dữ của nhân dân trước hoạ xâm lăng của TQ qua những lời lẽ ngang ngược của đài truyền hình trung ương và các báo chính luận của TQ. Người dân Phi sẵn sàng hành động dù phải hy sinh tất cả cho tổ quốc của họ.

Đứng trước tình hình đó chính quyền Phi không có một lời nào, hành động nào ngăn cản làn sóng đấu tranh cho độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân. Vì đó là những hành động "Yêu Nước”, thể hiện tinh thần dân tộc và dân tộc tính của dân mình. Ở đây chắc hẵn chính phủ Phi cũng nở nụ cười mãn nguyện.

Mới đây một cựu thuyền trưởng và khoảng 20 người dân Phi tổ chức chuẩn bị tàu thuyền ra bãi cạn Scarborough để chứng tỏ cho TQ rằng chủ quyền của vùng bãi cạn Scarborough là của nhân dân Phi!

Nhưng đó chỉ là hành động bức xúc cấp thời và chưa được tham khảo sâu rộng. Vì tình hình chung về mọi mặt cả chính trị, quân sự, ngoại giao và tính toán cả phần thiệt hơn trong việc tranh chấp trên mà chính phủ, cụ thể là Tổng Thống Philippines Benigno Aquino, đã điện thoại trực tiếp cho cựu thuyền trưởng Nicano Faeldon và đề nghị ngưng cuộc đưa dân ra bãi cạn. Vấn đề này đã ở trong sự tính toán của chính phủ rồi. Thế là chuyến hải hành ra bãi cạn Scarborough được tạm ngưng. Ở đây ta nhìn thấy rõ một điểm giữa nhân dân và chính phủ Philippines có một điểm chung. Có một sự đồng thuận trong trong việc hành xử vì tiền đồ tổ quốc.

Mới đây chính phủ Phi cũng kêu gọi lòng yêu nước và hy sinh của nhân dân để bảo vệ chủ quyền đất nước qua lời phát biểu trước nhân dân của bộ trưởng ngoại giao Albert Del Rosario.

Ngược lại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN đã qua bao thời kỳ lịch sử, từ phong kiến đến bây giờ đều có những chứng cứ là chủ quyền của VN. Nhân dân VN đã đổ máu và những chiến sĩ bảo vệ biên cương hải đảo đã nằm xuống. Trên hai quần đảo đó có cả nhân dân VN đang sinh sống và những chứng tích lịch sử chứng minh, vậy mà tập đoàn CSVN cúi đầu để ngoại xâm lộng hành xâm chiếm, đánh đập bắt bớ và cướp đoạt ngư dân mình.

Trước cách hành xử của chính phủ Philippines, nhìn lại Việt Nam chúng ta thấy sao? Trước những sự kiện dẫn đến mất nước mà cả tập đoàn CSVN bình chân như vại! Một điều dễ hiểu là bọn chúng đã cùng nhau bán nước và đã cho thấy sự thần phục làm một thuộc quốc từ lâu rồi.

Trở về vấn đề vì sao ta lại quan tâm đến chính trường TQ? Bởi “Cái Cây Cộng Sản” mà hiện tại cái gốc là CSTQ còn VN, Bắc Triều Tiên, Cu Ba... chỉ là những cành nhánh nhỏ bé xa xôi. Trong chúng ta ai cũng muốn hoà bình, độc lập, tự do, dân chủ. Nhưng muốn được những điều đó thì chỉ có một con đường duy nhất mà nhân dân VN phải làm là "Cáo chung chế độ CSVN”.

Cáo chung chế độ CSVN ư? Phàm khi làm việc gì ta cũng phải làm từ gốc. Mà khả năng để đào bỏ cái gốc cây CS kia đối với nhân dân VN là điều không tưởng. Đảng CSVN còn thở là nhờ hơi từ Bắc Phương thổi về. Từ những trận “Gió mùa Đông Bắc” đó mà nhân dân VN ta mấy mươi năm qua chịu nhiều cảnh "Nồi da xáo thịt” và khổ đau.

Đứng trước tình thế rối ren, phân hoá nội bộ, triệt tiêu lẫn nhau trong nội tình đỉnh cao của đảng CSTQ, chúng ta có một cái nhìn và tin rằng một Gorbachev sẽ xuất hiện ở Bắc Kinh và khói mù sẽ được thổi đi và tan biến. Lúc đó ta sẽ thấy rõ một bức tường mục nát đang ầm ầm sụp đổ. Tất nhiên những viên gạch phụ thuộc cũng nát theo. (Một cây mục bị trốc gốc thì những cành nhánh phụ thuộc có còn không?) Đây cũng là lúc bức màn hậu trường của chính trường TQ được kéo lên. Chính vì những sự việc đã nêu trên mà ta có một chút để mắt quan tâm đến chính trường Trung Quốc.

David Thiên Ngọc
20 May 2012




Nhục


Hay tin, ông bỏ cả việc đang làm giở ở Sài Gòn, vội vàng bay ra Hà Nội.
Vừa đặt va-li xuống nền nhà, ông cao giọng hỏi vợ:

“Làm sao mà người ta trả lễ?”
“Vì con ông làm công an.”
“Công an thì sao mà trả lễ?”
“Ông đi mà hỏi người ta ấy.”

“Nhưng trước đồng ý, người ta đã biết nó là công an rồi cơ mà?”
“Tôi biết đâu đấy. Sao ông cáu với tôi?”

“Nhục!”

*
Con trai ông và con gái gia đình ông giáo phố bên học cùng nhau từ bé rồi yêu nhau và định lấy nhau. Cả hai đều ngoan, lại môn đăng hộ đối, tưởng chẳng còn gì nữa phải bàn. Thế mà khi nghe tin con ông vào Học viện công an, gia đình ông giáo có ý ngãng ra. May hai đứa yêu nhau thực sự nên cuối cùng cũng xuôi xuôi, và tuần trước họ đã đồng ý cho làm lễ dạm hỏi. Thế mà bây giờ... Trả thì trả, thành phố này thiếu gì con gái, ông nghĩ. Đành là thế, nhưng ông thấy bị nhục. Một gia đình như ông, với một thằng con hiền lành, tử tế như con ông mà bị trả lễ thì thật nhục. Hàng xóm sẽ khối anh được dịp đơm đặt.

Tối đến, ông gọi riêng con trai ra một chỗ, hỏi chuyện.

“Lý bảo bố mẹ cô ấy lần này làm căng, dứt khoát không chịu.” Anh con nói.
“Vì sao?”

Anh ta im một lúc mới đáp:

“Vì có ai đó nhìn thấy con hôm công an dẹp vụ cưỡng chế đất ở Cống Bầu.”
“Con ở đấy thật à?”
“Vâng.”

“Tưởng con lính văn phòng không phải làm những việc đó...”
“Bây giờ cần là người ta điều hết.”

“Thế con làm gì ở đấy?”
Anh con ngước mắt nhìn bố, vẻ ngạc nhiên:
“Làm những việc công an phải làm với bọn phản động. Bọn bị các thế lực thù địch kích động làm loạn ấy mà...”

Đến lượt ông bố dướn mắt ngạc nhiên:

“Con có đánh người ta không? Thậm chí nổ súng?”
“Con thì không, vì chưa cần.”

“Còn nếu cần?”
Anh con không trả lời.

“Hôm dẹp mấy vụ biểu tình chống Tàu con có tham gia không?
“Có.”

“Có đánh ai không?”
“Không. Chỉ xô đẩy. Mà bố hỏi kỹ thế làm gì nhỉ? Đấy là việc của con. Nhiệm vụ của chúng con là bảo vệ đảng, bảo vệ đất nước, bảo vệ nhân dân.” Anh con thậm chí cao giọng, là việc xưa nay ông chưa từng thấy, vì nó vốn là đứa hiền và ngoan nhất nhà.

Rồi anh ta nói thêm:
“Trước bố đi bộ đội, cũng để bảo vệ đảng, bảo vệ đất nước và nhân dân như con bây giờ thôi. Việc bố xưa bố làm. Việc con nay con làm. Thế cả.”

Ông thấy vương vướng trong cuống họng.
“Không, khác hẳn. Xưa bố đánh giặc, đánh Mỹ. Nay chúng mày đánh nhân dân. Xưa nhà nước lấy đất người giàu chia cho người nghèo. Giờ thì ngược lại.”

Ông định nói thế. Thậm chí định tát và mặt thằng con ngoan của mình, nhưng nghĩ thế nào, ông im lặng bỏ vào phòng mình.

*
Ông nằm ngửa, mắt nhìn trân trân lên trần nhà.

Vậy là con ông đã thay đổi. Trong nhà với bố mẹ có thể nó vẫn như xưa, nhưng ra ngoài thì đã khác. Mà chỉ sau mấy năm học ở trường cảnh sát. Người ta đã dạy cho nó những gì nhỉ? Chắc các ông thầy ở đấy phải giỏi lắm mới thuyết phục được nó tin mấy ông bà nông dân chân đất mắt toét và mấy vị trí thức già yêu nước là phản động để xô đẩy và đánh họ. Hay đạp vào mặt họ. Hay thậm chí có thể bắn họ. Lúc nãy nó chẳng bảo “chưa cần” đấy thôi.

Láo! Nhục!

Hôm sau, ông nhẹ nhàng bảo vợ:

“Thôi, bà ạ. Người ta đã muốn thế thì mình cũng im đi cho xong. Chắc họ phải có lý do của họ. Nhục cũng phải chịu chứ biết làm thế nào.”

Bà vợ ông chỉ hiểu chữ “nhục’ theo nghĩa bẽ bàng với hàng xóm chứ không biết ông hàm ý cái nhục khác còn lớn hơn.

Hà Nội, 6. 5. 2012

Thái Bá Tân
Last Visitors


22 Dec 2011 - 6:17


11 Dec 2011 - 1:30


9 Dec 2011 - 7:16


9 Dec 2011 - 6:26


9 Dec 2011 - 6:10

Comments
Other users have left no comments for Quốc Biến.

Friends
There are no friends to display.
Lo-Fi Version Time is now: 4th November 2024 - 10:43 PM