Welcome Guest ( Log In | Register )

14 Pages V   1 2 3 > » 

philao
Posted on: Dec 2 2008, 07:51 PM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Members
Posts: 383
Joined: 11-April 08
Member No.: 17


hi.gif HKHL 55.gif

Nếu thật sự HKHL để ý và thương nhớ cô ta như vậy, PhiLao nghĩ HKHL nên nói cho cô ta biết tâm trạng của HKHL . Mặc dù theo như HK cho biết hình như cô ta có bạn trai, nhưng cô ta và người bạn trai chưa cưới nhau, HK cũng nên bày tỏ tâm tư của mình, thích hay không và thái độ của cô ta phản ứng ra sao tùy cô ta quyết định, thà dứt khoát một lần, nếu không được thì HK rút lui hay coi nhau như bạn, chứ HK để mãi trong lòng tâm trạng nhớ nhung hoài sẽ rất đau khổ ... conf03.gif

Chúc may mắn 83.gif
  Forum: TÙY BÚT · Post Preview: #23735 · Replies: 28 · Views: 12,030

philao
Posted on: Dec 2 2008, 04:15 PM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Members
Posts: 383
Joined: 11-April 08
Member No.: 17





Đùi gà bọc xôi


Món ăn vừa có thịt vừa có tinh bột đủ để thành món ăn nhanh kiểu Việt không lo nặng dầu mỡ, ngon mà không ngậy, gần gũi với khẩu vị của nhiều người.
Cánh gà ít mỡ nên không cần phải lựa chọn khi chế biến, nhưng với đùi gà thì phải lựa đùi tỏi vừa phải, không nhiều mỡ để tránh bị ngậy. Sau khi ướp cánh, đùi gà với gia vị nên cho vào tủ mát để vài giờ cho thấm đều. Xôi để bọc gà phải lựa xôi nấu bằng nếp dẻo. Khó nhất trong quá trình chế biến món này là bọc xôi vào đùi gà. Người làm phải nhồi cơm nếp còn nóng thật nhanh tay, thật kỹ để xôi dẻo thành khối. Nhưng khi nhồi không được quá tay để xôi thành bột mịn, dẻo như bánh giầy mà phải còn giữ được hình dáng của hạt nếp. Sau đó dùng xôi bao bọc bên ngoài cánh gà, đùi gà.

Cánh gà, đùi gà bọc xôi sau khi chiên phải vừa chín tới và vàng mơ, lớp xôi bọc ngoài giòn rụm. Khi ấy nước ngọt của thịt gà ứa ngược ra giữa các hạt xôi giúp cho lớp xôi thêm mặn mà. Đùi gà bọc xôi không nhiều dầu mỡ. Cánh gà, đùi gà bọc xôi khá tiện dụng cho những buổi dã ngoại.

Theo Sài Gòn Tiếp Thị
  Forum: MÓN MẶN · Post Preview: #23720 · Replies: 0 · Views: 1,068

philao
Posted on: Dec 2 2008, 04:12 PM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Members
Posts: 383
Joined: 11-April 08
Member No.: 17





Bún ốc Hà Nội


Có lẽ chẳng mấy ai từ thuở ông bà ta lại có thể tiên liệu được rằng, món quà bình dị ấy đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực đặc trưng, lừng danh khắp vùng miền trên đất nước hình chữ S.
Từ hồi đền Sinh Từ còn đứng đối diện với lối rẽ vào phố Ngô Sĩ Liên, có một gánh hàng bún ốc Pháp Vân nổi tiếng khắp cả những phố lân cận. Gánh hàng của cô đơn giản mà ấn tượng với những người thị thành bây giờ lắm, một đôi quang gánh với hai cái rổ xề (rổ xảo to), một bên rổ đựng nồi đồng to chứa nước sạch làm nước rửa, phía trên mẹt đựng bát đũa được phủ vải đũi màu ngà, nếu vào mùa đông thì có thêm cái lò than hoa ở dưới để đun nước dùng cho nóng.

Một bên rổ đậy mẹt, trên mẹt có hai cái hũ sành đựng bỗng và nước chấm đã chế biến. Ở dưới thúng được lót lá chuối đựng nhiều lớp bún lá nhỏ, gọi là bún “vẩy ốc” của làng Tứ Kỳ, trên cùng đậy một tấm vải màn trắng sạch sẽ. Cái muôi của cô cũng lạ lắm, nó là một khúc tre mà phía mắt tre làm đáy, phía trên miệng được cưa khoanh tròn có chừa một đoạn nhỏ để vót dài thành tay cầm, nhỏ như đũa ăn rượu nếp tết Đoan ngọ.

Ốc của cô là ốc bươu ta (không phải bươu vàng), giống hệt con ốc nhồi, nhưng nhỏ hơn, vỏ thường có màu vàng đất, miệng đầy, đầu và ruột ốc béo trắng, ăn giòn và thơm hơn ốc nhồi.

Ai muốn ăn cũng phải chờ cô hàng bún làm đủ các thao tác: cô lấy một cái “đũa” bằng sắt, phía đầu to được uốn vuông góc như một chiếc búa nhỏ để đập vào trôn ốc, loại đi phần thải, rồi nhanh tay đổi đầu nhọn của “đũa” sắt, nhể ốc ra khỏi vỏ, tách bỏ phần riềm đen bên cạnh, để nguyên con ốc có phần ruột trắng và trứng béo ngậy. Rồi cô mới múc nước chấm gồm chút bỗng rượu, một chút chua dịu của cà chua thái miếng, lát khế thái dọc, ấy thế là có một bát bún ốc nguội để thưởng thức.

Bún ăn kèm cũng rất thi vị, nhỏ và mỏng vừa đủ một gắp, đặt đều 10 lá bún trên một lá dong nhỏ, thế nên mỗi khi khách ăn, cô hàng bún chỉ cần lấy luôn cả lớp lá là đã đủ 10 cái bún ăn kèm với bát nước chấm thơm mùi bỗng, ngọt mát vị nước ốc, dìu dịu vị cay, và tuyệt nhiên không có chút hành, tía tô nào.

Đó là hình ảnh gánh hàng của cô bún ốc làng Pháp Vân cách đây đã nửa thế kỷ rồi, từ thời mẹ tôi còn là một cô bé mới hơn mười tuổi, sống với ông bà ở phố Sinh Từ (Nguyễn Khuyến), một ngôi nhà có cánh cửa gỗ xếp, đi vào sâu hút.

Hà Nội còn nổi tiếng với bún ốc Khương Thượng, giống như bún ốc Pháp Vân, chỉ có điều lấy bún lá của làng Phú Đô. Cô Thảo - chủ quán Bún ốc cổ Hà Nội (105/165 Thái Hà) là một trong những người còn giữ nét ẩm thực đặc trưng của bún ốc làng Khương Thượng, cùng mấy chị em trong gia đình đều theo nghề của cụ bà để lại, người bán ở Đội Cấn, người mở quán ở Nguyễn Trường Tộ. Và đâu đó trên những con phố Hà Nội vẫn thấp thoáng những gánh hàng rong mang “thương hiệu” bún ốc Khương Thượng.

Nói tới bún ốc Hà Nội không thể không nhắc tới bún ốc Phủ Tây Hồ. Trong cả bốn mùa, nồi nước dùng bao giờ cũng được đun nóng, chan lên đám bún rối, sóng sánh vị chua thanh, dịu ngọt của bỗng được làm từ rượu nếp cái hoa vàng, thêm sắc xanh cây của hành hoa, tím thẫm của tía tô, đỏ tươi của cà chua, đen bóng của con ốc béo tròn.

Một chút ớt chưng bóng lên màu mỡ phi hành khô thơm háo hức. Nước dùng được làm từ nước ốc luộc, thêm một vài gia vị bí quyết mà không phải con cháu để chân truyền, tuyệt nhiên không bao giờ được biết. Khác với bún ốc làng Pháp Vân và Khương Thượng, bún ốc ở Phủ còn có thú thưởng thức kèm những lọn rau xà lách hoặc rau muống chẻ (theo mùa), rau mùi, rau thơm, tía tô.

Bún ốc Tây Hồ trứ danh cũng bởi dùng ốc ngay ở chính nơi đây để chế biến, như ốc mít, ốc nứa, ốc nhồi - loại ốc khi luộc hay xào thì thịt vẫn chắc, giòn, thơm chứ không tanh, lại ăn được cả trứng ốc dẻo dẻo, béo béo, tạo nên độ khoái vị ngay tức khắc.

Bao năm tháng đi qua, món quà thân thuộc của người Hà Nội dẫu có nhiều suy chuyển, có lúc phải dùng nhiều loại ốc không ưng ý ở nơi khác để làm hàng, nhưng những cô bán hàng tài tình ở chỗ, vẫn biết cách làm để con ốc lúc nào cũng thơm, giòn và không bao giờ tanh! Phải chăng đó chính là điều tạo nên nét riêng biệt của bún ốc Hà Nội.

Theo Đẹp
  Forum: MÓN MẶN · Post Preview: #23719 · Replies: 0 · Views: 909

philao
Posted on: Nov 12 2008, 12:21 PM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Members
Posts: 383
Joined: 11-April 08
Member No.: 17





Khoảnh khắc khó tin trong thế giới động vật


Ếch bóp cổ rắn, tinh tinh xé xác lợn rừng là hai trong số những bức ảnh đoạt giải thưởng "Nhiếp ảnh gia của thiên nhiên hoang dã" năm 2008.

Cuộc thi "Nhiếp ảnh gia thiên nhiên hoang dã của năm" được Bảo tàng Lịch sử tự nhiên và Tạp chí Thiên nhiên hoang dã thuộc BBC tổ chức hàng năm tại London. Dưới đây là 5 bức ảnh đoạt giải trong năm 2008.

Nhiếp ảnh gia David Maitland phát hiện trận chiến sống còn giữa một con rắn mắt mèo và một con ếch cây Morelet (một loài đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng) vào giữa đêm. Con rắn cuộn thân quanh một cành cây và muốn ngoạm đầu con mồi, nhưng nó chỉ ngậm được hàm dưới của đối thủ. Con ếch cây cũng cố gắng bóp cổ và đẩy con rắn ra. Kẻ săn mồi không muốn nhả con ếch, nhưng cũng không thể nuốt được nó.


2. Phần thưởng của Frodo: Ảnh đoạt giải hành vi động vật có vú


Con tinh tinh già có tên Frodo, 31 tuổi, đã mất vị trí thống soái mà nó nắm giữ suốt nhiều năm, nhưng vẫn là kẻ săn mồi dũng mãnh nhất trong đàn tinh tinh ở công viên quốc gia Gombe ở Tanzania. Trong ảnh, Frodo đang chén thịt một con lợn rừng.

Thông thường tinh tinh hay bắt khỉ để ăn thịt, vì thế mà việc Frodo ăn thịt lợn là hiện tượng hiếm thấy. Đó có thể là kết quả của một cuộc chiến vì con lợn bị xé làm đôi.

3. Báo tuyết săn mồi trong bão tuyết: Ảnh đoạt giải động vật sắp tuyệt chủng


Ảnh: Steve Winter (Mỹ).


Steve đã chụp vài bức ảnh về báo tuyết trong khoảng thời gian từ tháng 1 tới tháng 7 năm nay. Đây là bức ảnh mà ông có được sau khi bí mật bám theo một con báo tuyết trong cơn bão tuyết vào tháng 5. Con vật đã quay lại nhìn nhiếp ảnh gia ngay sau khi ông bấm máy

Ngày nay, báo tuyết đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Chúng là động vật săn mồi nhưng cũng bị loài người săn bắt ráo riết để lấy da và xương.

4. Lần gặp gỡ đầu tiên: Ảnh đoạt giải Động vật dưới nước


Ảnh: Brian Skerry (Mỹ).


Trong lúc bơi ở độ sâu 22 mét gần quần đảo Auckland phía nam New Zealand, Brian Skerry đã gặp một con cá voi dài 14 mét, nặng khoảng 70 tấn. Dường như con vật không hề chú ý tới sự hiện diện của nhiếp ảnh gia người Mỹ, hoặc nó không khó chịu vì sự có mặt của anh. Đây là lần đầu tiên Brian được gặp trực tiếp cá voi dưới biển.


5. Buổi trình diễn: Ảnh đoạt giải Động vật mới trưởng thành


Chẳng con sư tử khôn ngoan nào muốn tấn công một con hươu cao cổ trưởng thành, bởi một cú gót chân chính xác của nó có thể khiến những kẻ săn mồi bỏ mạng. Thế nhưng Catriona có mặt tại một ốc đảo ở Hobatere Lodge, Damaraland, Namibia, nhiếp ảnh gia này nhìn thấy một con sử tử đực lượn lờ xung quanh một con hươu cao cổ để quấy rối. Không để ý tới kẻ săn mồi, con hươu vẫn tiến tới ốc đảo để uống nước.

Việt Linh (theo Newscientist)
  Forum: THẾ GIỚI CÂY CẢNH - ĐỘNG VẬT - SÂN VƯỜN - NỘI T... · Post Preview: #22145 · Replies: 0 · Views: 1,100

philao
Posted on: Nov 12 2008, 12:14 PM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Members
Posts: 383
Joined: 11-April 08
Member No.: 17





Cây biết phát tín hiệu cầu cứu


Khi bị tổn thương bởi nấm hay vi khuẩn có hại, lá cây có thể "gọi điện thoại" cho rễ để yêu cầu trợ giúp.

Sau khi nhận được tín hiệu, rễ sẽ tiết ra một axit có tác dụng thu hút vi khuẩn có lợi.

"Thực vật thông minh hơn chúng ta tưởng. Khi cây bị nấm hay vi khuẩn có hại tấn công, rễ của chúng luôn biết cách tìm kiếm sự trợ giúp từ bên ngoài", Harsh Bais, chuyên gia về thực vật và đất của Đại học Delaware (Mỹ), cho biết.

Để tìm hiểu vấn đề này, Harsh Bais và cộng sự theo dõi lá của Arabidopsis thaliana - một loài hoa nhỏ. Khi bị vi khuẩn Pseudomonas syringae tấn công, hoạt động trao đổi chất của chúng giảm đáng kể.

Tuy nhiên, nhờ có một loại vi khuẩn mang tên Bacillus subtilis, rễ của cây vẫn khỏe mạnh.

Ảnh phóng to của rễ cây Arabidopsis thaliana. Lớp màng bảo vệ do vi khuẩn
Bacillus subtilis tạo ra được đánh dấu bằng màu xanh lục. Ảnh: Livescience.

Nông dân thường đưa Bacillus subtilis vào đất để tăng khả năng chống chịu bệnh tật của cây. Vi khuẩn này tạo ra một màng có các đặc tính chống vi khuẩn quanh rễ cây.

Nhóm nghiên cứu sử dụng các công cụ đặc biệt để theo dõi quá trình phát tín hiệu cầu cứu từ lá xuống rễ của cây. Họ nhận thấy, sau khi nhận được tín hiệu, rễ phản ứng bằng cách tiết ra axit malic - một hóa chất giàu carbon.

Theo Harsh Bais, tất cả thực vật đều có khả năng tự tổng hợp axit malic, nhưng điều đó chỉ xảy ra trong những điều kiện và mục đích nhất định. Trong các thử nghiệm, các chuyên gia nhận thấy rễ của Arabidopsis thaliana tiết ra axit để thu hút vi khuẩn Bacillus subtilis.

Harsh Bais và cộng sự sẽ tiến hành tìm hiểu bản chất của tín hiệu mà lá gửi xuống rễ khi cây bị tấn công.

Việt Linh
  Forum: THẾ GIỚI CÂY CẢNH - ĐỘNG VẬT - SÂN VƯỜN - NỘI T... · Post Preview: #22144 · Replies: 1 · Views: 974

philao
Posted on: Nov 12 2008, 12:09 PM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Members
Posts: 383
Joined: 11-April 08
Member No.: 17





Nhện xơi tái rắn và chim


Đó là hai sự kiện có thật ở thành phố Cairns, bang Queensland, Australia. Những bức ảnh dưới đây cho thấy loài nhện táo tợn hơn chúng ta tưởng.



Ngày 23/9, nhân viên lễ tân của một công ty điện tại thành phố Cairns, bang Queensland, Australia nhìn thấy một con rắn nằm gọn trong mạng nhện. Cô tin rằng con rắn đã gặp nạn từ tối hôm trước. Một đồng nghiệp của cô đã gửi e-mail tới hòm thư điện tử của tờ The Cairn Post kèm theo những bức ảnh. Ảnh: The Cairns Post.



Con rắn dài 14 cm và dường như đã chết bởi nọc độc của con nhện lưng đen. Sau khi tử nạn nó bị mắc vào mạng nhện. Trong suốt cả ngày 23/9, con nhện cẩn thận xem xét và sang ngày 24/9 nó cuộn tròn con rắn rồi giăng tơ xung quanh Ảnh: The Cairns Post.

Trong bức ảnh khác cũng được chụp tại thành phố Cairns và được hàng triệu người phát tán khắp thế giới bằng e-mail), con nhện Golden orb weaver khổng lồ đang ăn một con chim ở phía sau khu chung cư. Ảnh: The Cairns Post.

Ông Joel Shakespeare, chuyên gia hàng đầu về nhện ở Australia, cho biết nhện khổng lồ thường săn côn trùng việc chúng ăn chim là hiện tượng rất hiếm. Joe khẳng định ông từng nhìn thấy nhiều con nhện Golden orb weaver to bằng bàn tay, nhưng ông cho rằng những con nhện ở xứ sở nhiệt đới có thể to hơn. Ảnh: The Cairns Post.



V.L
  Forum: THẾ GIỚI CÂY CẢNH - ĐỘNG VẬT - SÂN VƯỜN - NỘI T... · Post Preview: #22143 · Replies: 2 · Views: 1,653

philao
Posted on: Nov 12 2008, 11:54 AM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Members
Posts: 383
Joined: 11-April 08
Member No.: 17





Massage giúp làm đẹp da bị khô


Thời tiết mùa thu se lạnh khiến da mặt bị khô có thể nhăn lại. Chỉ cần vài động tác xoa bóp, massage các cơ trên khuôn mặt giúp bạn làm giảm và phòng nguy cơ nhăn da.

Trước hết, bạn hãy rửa tay và mặt thật sạch. Sau đó ngồi ngay ngắn ở 1/3 trước của ghế, mắt nhắm lại, hai đùi mở rộng bằng vai, vai lỏng, khuỷu hai bàn tay hướng xuống đặt trên đầu gối. Hai bàn tay, lòng bàn tay hướng vào trong đưa lên theo phía trước cơ thể đến ngang trán, nhẹ nhàng di chuyển sang hai bên đến khi vùng tai xuất hiện cảm giác nóng.

Sau đó bạn hãy tiến hành massage từng vùng trên khuôn mặt theo hướng dẫn sau:

- Massage trán: Tiếp tục thao tác trên rồi dùng ngón tay trỏ day huyệt thần đình (vùng chân tóc), rồi day đến huyệt ấn đường (trung tâm giữa 2 chân mày) theo hướng lên xuống rồi day tròn đến huyệt thái dương, theo chiều kim đồng hồ 9 lần.

Dùng ngón trỏ miết từ đầu đến chân mày, rồi kết hợp với các ngón khác véo lông mày khoảng 1 phút. Ấn các huyệt toản trúc (đầu lông mày), ấn đường (chỗ lõm giữa hai cung lông mày), đồng tử liêu (đuôi lông mày), mỗi huyệt 30 giây. Nhắm mắt lại, dùng ngón tay trỏ day nhẹ vào hai hố mắt và hai thái dương.

- Massage trên mắt: Hai tay chuyển từ huyệt thái dương đến trước mặt rồi dùng 2 ngón trỏ day đúng huyệt ty trúc không (đầu ngoài chân mày) và toản trúc (đầu trong chân mày, phía gần mắt), 2 bên đầu rồi đặt hai ngón tay lên nhãn cầu. Mắt nhắm lại nhè nhẹ day mô mắt rồi làm động tác lật mí 9 lần.

- Massage mí mắt dưới: Dùng hai ngón tay trỏ day ấn góc ngoài mắt trái và phải. Sau đó từ khóe mắt ngoài men theo mí mắt dưới hướng về khóe mắt trong, từ từ day ấn đến huyệt tinh minh (khóe mắt), day ấn huyệt này 9 lần.

- Massage đuôi mắt: Dùng ngón tay trỏ phải day ấn góc mắt trong, sau đó lần ngang dưới mắt day ấn tới chỗ cách huyệt thái dương 2mm, day tròn thuận chiều kim đồng hồ 9 lần, men theo trước tai từ từ miết xuống huyệt giáp xa (ở góc hàm, khi cắn răng thấy chỗ cao nhất là huyệt) rồi day ấn huyệt giáp xa, đồng thời mở mắt to hết cỡ. Tay trái day ấn mắt trái một lần, động tác như bên phải.

- Massage má: Dùng lòng bàn tay xoa nhẹ nhàng lên hai gò má theo hình tròn và từ từ hướng sang 2 bên. Sau đó, dùng các ngón tay day và ấn nhẹ vào các huyệt quyền liêu (dưới xương gò má), huyệt giáp xa (góc hàm), xoa nhiều lần cho đến khi da căng và nhẵn.

- Massage mũi: Dùng 2 ngón tay giữa vuốt từ cánh mũi lên gốc mũi rồi lại vuốt xuống, bóp nhẹ 2 cánh mũi. Day vào huyệt nghênh hương (cạnh chân cánh mũi) trong vòng 1 đến 2 phút.

- Massage vùng cằm: Dùng lòng bàn tay xoa xát đều từ phải sang trái rồi ngược lại, bóp nhẹ rồi nhấn vào huyệt thừa tương (giữa cằm).

Bên cạnh đó, trong khi thực hiện những thao tác masage trên, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

- Trước khi thực hiện các động tác trên, cần thư giãn trong vài phút.

- Hít thở nhẹ và sâu.

- Cố gắng tập trung vào điểm thực hiện động tác massage.

- Sau mỗi động tác, dừng khoảng 10 giây để hít thở.

- Thực hiện xong các động tác này, nên nghỉ ngơi khoảng 10 phút

- Khi massage, đừng bao giờ kéo căng da ra mà phải xoa bóp hết sức nhẹ nhàng, êm ái. Massage cho da cũng cảm thấy thư giãn rất nhiều.

- Mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ, nên tác động lên các cơ ở mặt để máu lưu thông dễ dàng, chống hình thành nếp nhăn.

Để các biện pháp trên hiệu quả, bạn nên có chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng cần thiết, tập thể dục đều đặn.
  Forum: CHĂM SÓC SẮC ĐẸP · Post Preview: #22142 · Replies: 0 · Views: 777

philao
Posted on: Nov 12 2008, 11:52 AM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Members
Posts: 383
Joined: 11-April 08
Member No.: 17





Chăm Sóc Da Vào Mùa Khô


Những loại mặt nạ đảm bảo cung cấp đầy đủ viatamin và collagen sẽ giúp da bạn tránh được những bong tróc vẩy, nứt nẻ khi mùa hanh khô.

Mùa hanh khô, khi bạn ra đường hoặc làm việc thường xuyên trong môi trường máy lạnh sẽ khiến da bị mất nước dẫn đến sắc da kém, khô mốc. Các phương pháp đơn giản sau sẽ giúp bạn có được làn da mịn màng.

- Luôn nhớ rằng nước rất cần thiết cho cơ thể, bổ sung nước cho da bằng cách uống thật nhiều nước.

- Nên rửa mặt kỹ bằng sữa rửa mặt, giúp lấy đi những bụi bẩn trên khuôn mặt mà vẫn giữ được độ ẩm cần thiết. Nên chọn sữa rửa mặt cho từng loại da.

- Thường xuyên chăm sóc da bằng bộ sản phẩm dành riêng cho da khô. Nếu da bạn nhờn, trong mùa thu đông bạn cũng có thể dùng loại sản phẩm này nhưng phải quay lại bộ sản phẩm dành cho da nhờn khi mùa hè đến.

- Tốt nhất một tuần nên dành 60 phút cho việc chăm sóc da mặt tại mỹ viện. Các chuyên gia sẽ giúp lấy các tế bào chết bao bọc bên ngoài da, da được làm sạch sâu cho thông thoáng để hấp thụ các vitamin và dưỡng chất một cách tối đa.

- Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ là cách hữu hiệu để có làn da đẹp, mịn màng. Ăn thật nhiều rau xanh, hoa quả. Đắp mặt nạ hoa quả như đu đủ, dưa chuột, cà chua, cà rốt...sẽ rất tốt cho da. Kết hợp giữa trứng gà và mật ong sẽ là loại mặt nạ hữu hiệu cho làn da mùa này, giúp da mặt căng và mịn màng.

- Loại mặt nạ dùng cho da mùa hanh khô phải đảm bảo cung cấp một lượng lớn collagen và vitamin, tăng cường độ ẩm. Các vitamin sẽ giúp da chống lại sự lão hoá.

- Thường xuyên dùng kem giữ ẩm hàng ngày. Trong trường hợp da bị nứt nẻ, tróc vẩy..., sau khi làm sạch da nên sử dụng một số loại tinh chất chiết xuất từ thảo dược với các thành phần chống ẩm, chống lão hóa.

- Tuyệt đối tránh dùng xà phòng để rửa mặt sẽ khiến da khô càng trở nên tồi tệ.

- Nên massage thường xuyên trên mặt để giúp lưu thông máu trên da. Massage trị liệu kết hợp với xông hơi nóng sẽ giúp da mặt bạn hồng hào, láng mịn. Trước khi đi ngủ, đừng bao giờ quên tẩy trang mặt.

- Khi ra ngoài nhớ mang theo khẩu trang tránh nắng mặt trời. Một chút kem chống nắng sẽ giúp bạn bảo vệ được làn da.

Quỳnh Nguyên
  Forum: CHĂM SÓC SẮC ĐẸP · Post Preview: #22141 · Replies: 0 · Views: 722

philao
Posted on: Nov 12 2008, 11:12 AM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Members
Posts: 383
Joined: 11-April 08
Member No.: 17







Download
nature-smiley-009.gif
Phải Chi
!
Sáng Tác : Song Ngọc/Sương Mai
Trình Bày : Ý Lan


Phải chi em là bà tiên,
Để em cởi hết... xích xiềng cho anh
Phải chi bầu trời mãi màu xanh
Cho ta mãi mãi không thành cố nhân
Phải chi em có chiếc đũa thần
Biến hình hóa dạng để gần người thương
Phải chi đừng cách dặm trường
Em mang chiếu ngọc trải đường đón anh

Phải chi tinh đừng mong manh
Để em góp gió xây thành làm mây
Phải chi tay trong bàn tay
Mắt trong ánh mắt cho dài nợ duyên
Phải chi em là bà tiên,
Để em hóa phép mà quên chuyện đời
Phải chi minh đừng đôi nơi
Thế gian chỉ có hai người chắc vui

Phải chi anh gọi em ơi
Đò trăng cổ tích anh ngồi đợi tiên


  Forum: QUÁN NHẠC PHỐ NÚI · Post Preview: #22137 · Replies: 9 · Views: 1,467

philao
Posted on: Nov 12 2008, 11:00 AM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Members
Posts: 383
Joined: 11-April 08
Member No.: 17






Download
nature-smiley-009.gif
Hãy Yêu Như Chưa Yêu Lần Nào
!
Sáng Tác : Lê Hựu Hà
Trình Bày : Vũ Khanh


Hỡi anh yêu xin anh đừng buồn
Có đôi khi em hay giận hờn
Để cho anh quên đi ngày dài
Với bao đêm suy tư miệt mài.

Mắt môi đây xin anh đừng chờ
Chiếc hôn kia mong anh từng giờ
Ngón tay kia xin chớ hững hờ
Dắt em đi về trong đợi chờ.

đ.k.:

Biết bao ngày đã qua,
Biết bao chiều xót xa.
Ngồi đếm những giọt nắng,
Rơi rụng trước mái hiên nhà.
Người sao chưa đến với ta,
Tình sao chưa thấy ghé qua.
Dù con tim vẫn thiết tha,
Mộng xưa cũng vơi theo tháng ngày.

Hãy cho em môi hôn nồng nàn
Lỡ mai sau duyên ta muộn màng
Sẽ không ai cho ta vội vàng
Mới yêu đây nay sao phũ phàng

Hãy yêu như chưa yêu lần nào
Hãy cho nhau môi hôn ngọt ngào
Hãy đưa em về nơi cuối trời
Giấc mơ yêu cùng anh trọn đời.


  Forum: QUÁN NHẠC PHỐ NÚI · Post Preview: #22136 · Replies: 4 · Views: 954

philao
Posted on: Nov 12 2008, 10:31 AM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Members
Posts: 383
Joined: 11-April 08
Member No.: 17







Download
nature-smiley-009.gif
Chàng Là Ai
!
Sáng Tác : Nguyễn Hữu Thiết
Trình Bày : Lệ Thu


Này chàng, từ hậu phương hay biên cương
Nơi đây, chàng đến, áo vương bụi đường
Nhìn chàng là người trai, ôi, phong sương
Tim tôi đã mến biết bao lâu rồi

Chàng từ miền ngược xuôi hay nơi đâu
Nơi đây, dừng bước kết duyên bạn đầu
Một lời, đẹp tình xin trao cho nhau
Tuy tôi chưa biết hỡi chàng là ai

Dẫu biết cho rằng chàng là người say chiến đấu
Dẫu biết cho rằng chàng là người yêu phiêu lưu
Dẫu biết cho rằng chàng dệt đời ngàn cánh hoa
Dẫu biết cho rằng chàng là người của nắng mưa

Đ.K.:

Tôi vẫn yêu chàng vì biển đời trong khóe mắt
Tôi vẫn yêu chàng vì trời tình in trên môi
Tôi vẫn yêu chàng vì đời chàng là gió sương
Tôi vẫn yêu chàng vì đời chàng là hiên ngang

Này chàng, hãy cùng tôi vui đêm nay
Mai đây dù có cách xa chân trời
Một lời mặn mà tin trao cho ngay
Tuy tôi chưa biết hỡi chàng là ai...

  Forum: QUÁN NHẠC PHỐ NÚI · Post Preview: #22132 · Replies: 2 · Views: 801

philao
Posted on: Sep 14 2008, 11:14 AM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Members
Posts: 383
Joined: 11-April 08
Member No.: 17



  Forum: THÔNG TIN DU LỊCH - CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY · Post Preview: #17035 · Replies: 1 · Views: 774

philao
Posted on: Sep 14 2008, 11:12 AM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Members
Posts: 383
Joined: 11-April 08
Member No.: 17



  Forum: THÔNG TIN DU LỊCH - CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY · Post Preview: #17034 · Replies: 2 · Views: 747

philao
Posted on: Sep 14 2008, 11:06 AM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Members
Posts: 383
Joined: 11-April 08
Member No.: 17



Attached Image

Paris, tu m'as pris dans tes bras


Paris hay Ba Lê, Kinh Đô Ánh Sáng ... thành phố muôn mặt, muôn màu. Một nơi chốn biệt đãi giới văn nhân nghệ sĩ trong sự đi tìm nguồn cảm hứng sáng tạo. Paris đã một thời rạng rỡ dưới triều đại Louis XIV, vì vua Mặt Trời đã làm sáng chói nền văn hóa nghệ thuật cùa Phú Lang Sa.

Paris bốn mùa thay đổi ...

Paris đầu Xuân se sắt lạnh trong cái không gian mới mẻ của cây cối bắt đầu phớt xanh chồi non. Trong cái lành lạnh của đầu Xuân, thật là thú vị khi ta ngồi bên tách café nóng tỏa hương thơm nồng, trong một quán Café Bar nhỏ tại khu Quartier Latin.hay đại lộ Champs Elysées. Vừa nhấp từng ngụm nhỏ vừa nhìn người qua lại trên vỉa hè. Đây là cái thú muôn thuở của người dân Paris.

Paris vào mùa Xuân là dịp để đi tản bộ trong những vườn hoa hay công viên lớn đề thưởng hoa hoặc đi rong dưới chân tháp Eiffel, đền Chaillot và vòng đến công trường Concorde, đền Khải Hoàn Môn và một phút dừng chân nghiêng mình tưởng niệm trước Mộ Người Chiến Sĩ Vô Danh đã bỏ mình cho nước Pháp trước khi ta tìm vào nghỉ chân và giải khát tại một trong những quán ăn nằm san sát cạnh nhau trên các đại lộ nhộn nhịp ...

Paris cuối Xuân hoa lá ngợp trời. Dưới ánh nắng ấm áp, ta đi dạo trong những công viên như les Tuileries, Luxembourg dưới những rặng cây Tilleuls xanh màu lá mạ. Những nụ hồng thoang thoảng hương bắt đầu hé nở để thay thế các đoá Trà Mi, những chùm hoa Đổ Quyên còn sót lại cuối mùa.. Hoa hồng muôn loài thi đua nhau khoe sắc thắm đề chuần bị đón Hạ nhẹ nhàng đáp xuống với đôi cánh nắng vàng ...


Nàng Xuân khoác nhẹ áo tơ vàng
Hài mây lướt gió lùa gom nắng
Thả chút hương tình trên sông Seine
Ai về bến cũ thoáng êm đềm ...

Pont-Neuf qua cầu tóc vàng bay
Sông xanh mắt biếc làn tóc rối
Một chút nụ tình lẳng trên môi
Ai về bến cũ thoáng bồi hồi ...

Paris vào Hạ chói chang rực rỡ. Khuôn viên Sacré Coeur tọa lạc trên ngọn đồi Montmartre sáng lấp lánh với đỉnh úp hình tròn. Những con đường dốc nhỏ thơ mộng đưa ta lên đồi. Mùa hè, du khách thập phương tấp nập đổ về đây, tiềng nói cười rộn rã, bao âm thanh trầm bổng của nhiều ngôn ngữ khác biệt xen lẫn nhau thật vui tai. Một quang cảnh khác khá ngoạn mục đập vào mắt. Đó là những họa sĩ ngồi vẽ chân dung cho du khách trên vỉa hè. Họ bày biện giá vẽ, bút mực màu ngay trên lề đường và người khách ngồi đối diện trên chiếc ghế con làm người mẫu cho họ.Những bức chân dung này khá đắt. Nếu không ngại leo trèo, các bạn có thể dùng thang bộ dẫn lên những tầng trên của thánh đường Sacré Coeur. Đứng trên tầng cao nhất của thánh đường, ta nhìn thấy thành phố Paris trải rộng dưới mắt.

Attached Image


Paris trong nắng Hạ dìu dịu cuả chiều tàn ta lửng thửng bách bộ trên cầu Pont Neuf vắt ngang sông Seine để ngắm nhìn các quầy bán sách cũ bên lề cầu hoặc dừng chân đứng tựa vào thành cầu nhìn nước sông lặng lẽ trôi dưới chân. Thỉnh thoảng, ta được nhìn thấy một chiếc tàu Vedette hay Bateau Mouche chuyên chở du khách chạy ven sông Seine để ngắm những toà nhà cổ kính tọa lạc dọc theo hai bên bờ . Những chiếc tàu chạy xuyên dưới những gầm cầu nhỏ bắt ngang sông đưa du khách đến với thánh đường Notre Dame de Paris của thằng gù, một nhân vật trong một văn phẩm nổi tiếng của đại văn hào Victor HUGO. Những tàu này còn đưa du khách đến trước tháp Eiffel. Nếu là chiều tối hay đêm, tháp Eiffel và thánh đường Notre Dame rừng rực toả sáng dưới hàng vạn ngọn đèn. Thú vị nhất là khi ta chọn lúc chiều sắp rơi để xuống tàu đi thưởng ngoạn. Vì thế, lúc tàu rời bến, ta được nhìn ngắm quang cảnh ven bờ và các mô hình kiến trúc dưới ánh sáng thiên nhiên. Khi tàu đã chạy suốt thủy trình trên sông, lúc chuẩn bị quay mũi trở về bến thì trời đã sụp tối, hai bên bờ đèn được thắp sáng cả mặt sông. Quang cảnh trở nên kỳ ảo với những đền đài vàng rực trong đêm. Đứng trên mũi tàu, trong cái gió mát của đêm hè đang rơi xuống, ta có cái cảm tưởng như đang ngược dòng thời gian trở về một nơi chốn xa xăm nào trong lịch sử của nước Pháp.


Tháp Eiffel về đêm có thể ví với một món trang sức quý giá tuyệt đẹp bằng vàng nạm đầy kim cương trắng. Nhiều đêm, nhất là vào các dịp lễ, chiếc tháp như một mũi tên vàng lấp lánh bay vút lên trời cao. Tháp vàng tỏa sáng rừng rực, long lanh những đốm sao chiếu lập lòe trông rất đẹp mắt. Đứng trên đỉnh tháp, phóng tầm mắt nhìn xuống thành phố rợp cây tràn lan ra xa xa, ta thường hay có một mơ ước ngây thơ rồ dại là được làm cánh chim bay lượn vào cái bao la mênh mông này.

Paris những trưa hè trốn nắng, ta có thể chui vào Louvre, một trong những bảo tàng viện đồ sộ mà người Pháp rất tự hào. Nơi đây, tích trữ và trưng bày muôn vàn di tích lịch sử của bao nền văn hoá nghệ thuật trên thế giới đã một thời đạt đến mức tột đỉnh dưới những triều đại huy hoàng. Bạn có thể đi trọn ngày trong Louvres mà không sao xem hết tranh ảnh hình tượng điêu khắc của những họa sĩ hay điêu khắc gia tài hoa lỗi lạc đã một thời vang bóng. Như các nhóm du khách khác, bạn sẽ dừng chân trước bức chân dung to lớn của Mona Lisa treo trên tường và đứng chiêm ngưỡng nụ cười kỳ bí đã đi vào huyền thoại của bà. Cũng như bao người khác vây quanh tượng thần Vệ Nữ Milo, bạn cũng sẽ len lỏi chen chân vào đám đông để được nhìn tận mắt vị Nữ Thần lừng danh này. Ôi còn biết bao cái đẹp không kể xiết được tàng trữ tại nơi này ! Bạn sẽ thấy choáng ngộp với những kho tàng văn hóa nghệ thuật vô giá được bày trí tại Louvres mà mô hình kiến trúc pha lẫn một cách hài hòa cái xưa ( các toà nhà cổ kính với mặt tiền chạm trổ tinh vi cầu kỳ) và nay ( chiếc Kim Tự Tháp pha lê trong suốt óng ánh dưới ánh nắng mặt trời bên cạnh những con kênh nước nhân tạo chảy róc rách. Về đêm, Kim Tự Tháp rực rỡ dưới ánh đèn màu).

Paris vào Thu với những cơn mưa kéo dài rỉ rả, với bầy bồ câu ướt cánh tụ nhau nấp dưới các mái nhà thấm nước sẫm màu. Mùa thu Paris là mùa vừa ăn dẻ nướng vừa tản bộ trên đại lộ Faubourg Saint-Honoré. Những hạt dẻ căng tròn trong lớp vỏ màu nâu bóng được nướng ngay trên vỉa hè trên các hỏa lò rực than hồng tỏa hương nóng thơm ngát trong cái không gian ẩm lạnh của trời thu..

Anh thấy mây Thu vẫn lững lờ
Quyện vào mắt biếc nét ngây thơ
Thoáng trong làn tóc mùi hoa Sữa
Ngơ ngác bên sông đứng thẫn thờ.

Anh thấy mưa phùn lất phất bay
Trong Thu Paris dáng hao gầy
Xin em cứ để mưa rơi rớt
Cho nét ngọc ngà ngây ngất say...

Paris vào Thu đi ngang qua công viên lá vàng để nghe hơi thu đang lan tràn vào các ngõ ngách của phố phường. Một vài cơn gió thoảng, một vài chiếc lá vàng đọng nước dưới chân, những khách bộ hành rảo bước hấp tấp để tránh cơn mưa sắp rơi...

Vào những lúc trời trở lạnh như thế, là dịp thuận tiện để đi ăn uống tại khu phố Tàu nơi Quận 13. Một tô mì nước hay phở bốc hơi thơm lừng mùi vị rau sống của quê hương, một bình trà hoa lài nóng làm ta quên đi cái quang cảnh ảm đảm ướt át lạnh lẽo bên ngoài.

Paris vào Đông buốt lạnh. Đi loanh quanh trong những đường phố ghé vào các cửa hiệu lớn như Printemps hay Galeries Lafayette vv.. đề mua sắm cho những ngày lễ cuối năm rồi tạt vào quán ăn nghỉ chân và nhâm nhi một ly café nóng cho ấm lòng. Hoặc lười hơn nữa là chui vào rạp Ciné Rex để xem một phim mới.

Đầu tháng ba Paris buốt giá
Tuyết tung tăng trên khắp nẻo đường
Tuyết rắc rơi điểm cành hoa lá
Tuyết lạnh buồn cho kẻ tha hương

Đêm Paris sáng ngời tuyết trắng
Dãy đèn đường mở hội hoa đăng
Champs-Elysées từng đôi trai gái
Vai kề vai sánh bước dịp dài

Thật ra, Paris mùa nào bạn vẫn làm được những điều bạn thích làm. Tản bộ hay chạy jogging trong công viên, bách bộ trên các đường phố lớn, đi viếng các bảo tàng viện hay đi shopping xem thời trang mới của từng mùa, hay đi ăn cơm Tây, cơm Ý, cơm Tàu, cơm Việt, cơm Nhật, cơm Ấn, cơm Ả Rập vv và vv., ăn trên bờ, trên sông hay trên cao, đi xem ciné hay các màn vũ ca kịch, xiếc hay đi nghe hát và nhót tại những nhà hàng có nhạc sống hoặc các loại Discothèque dành cho mọi lứa tuổi.

Paris là chốn phồn hoa đô hội, thủ đô của giới thích hưởng thụ và cũng là một thành phố lớn dành cho tuổi trẻ và rất được yêu chuộng.

Phải một lần đến Paris, lưu chân lại đây một thời gian, bạn sẽ thấy luyến lưu Paris khi sắp rời xa cái thành phố muôn mặt, muôn màu, muôn hương vị và muôn hơi thở căng tràn sức sống này ...
  Forum: THÔNG TIN DU LỊCH - CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY · Post Preview: #17032 · Replies: 1 · Views: 718

philao
Posted on: Sep 14 2008, 10:49 AM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Members
Posts: 383
Joined: 11-April 08
Member No.: 17



Attached Image

Phố hội của tôi


Khoảng giữa thập niên 50, tôi bắt đầu đến trường. Tôi học tiểu học ở đình Ông Voi, trên đường Lê Lợi, cách bờ sông Hội An, đường Bạch Đằng ba bốn trăm mét. Trường gồm ba lớp học, thẳng góc nhau, cộng với phần ngai thờ với nghi trượng, đối liễn... là phần chính của đình tạo thành bốn mặt kín, giữa là sân nhỏ, lát đá, mỗi bề khoảng vài chục mét, được xem là sân chơi. Phần ngai thờ luôn luôn đóng cửa, khi có tế lễ mới mở ra và chúng tôi được nghỉ học. Tưởng tượng đó là một ngôi đình, bị xây bít phía trước để làm lớp học, chỉ chừa lại hai lối đi nhỏ hai bên hông. Trước trường là một sân đất rất rộng. Giờ ra chơi, học trò ra sân trước đùa nghịch, chạy nhảy cho được tự do, thoải mái. Trên sân rộng nầy có tượng hai con voi bằng vôi hay xi măng gì đó, to cỡ con voi con. Bọn nhóc tụi tôi, nghịch phải biết, nhưng chẳng đứa nào dám héo lánh đến gần tượng hai Ông Voi. Sợ ngài vật sặc máu. Chúng tôi cứ đồn nhau rằng trước đây, có thằng chơi nghịch, leo lên tượng Ông Voi, ngài vật xuống nằm dưới bụng Ông Voi, và ngài đè ói máu suýt chết.

Tôi còn nhớ được vài chuyện về các bạn học của tôi thời tiểu học. Năm đầu tiên vào học lớp năm, tôi ốm yếu và còn rất khờ khạo, trong khi tụi bạn thì vui vẻ, nhanh nhẹn hơn nhiều. Một lần ra chơi, trời lại mưa, cả bọn đứng vơ vẩn trước hiên nhìn mưa rơi. Tôi đang đứng một mình thì một thằng từ phía sau, nhảy phóc lên lưng tôi, bắt tôi cõng đi. Đó là thằng nghịch nhất lớp, chuyên ăn hiếp những đứa khác. Tôi bị nó ngồi trên lưng, nặng muốn xính vính, đi sao nổi! Tôi bèn cúi xuống thật thấp, như người ta tập thể dục, vậy là nó lộn mèo qua đầu tôi, té cái ịch về phía trước, nằm ngay trong vũng nước. Từ đó nó không bao giờ động đến tôi. Hình như nó tên Răng. Nó có tài bắn bi thần sầu. Có đứa để hòn bi sau cục gạch nhỏ, khó thấy được, vậy mà không biết cách nào, chỉ nghe cách một tiếng là hòn bi nó đã nằm vào chỗ hòn bi đối phương. Hòn bi kia thì văng tuốt đằng xa. Đứa nào bắn bi với nó thì coi như nạp mạng. Trước khi bắn bi, nó đòi kiểm soát bi đối phương. Bi phải mới tinh, không trầy, nó mới chịu chơi. Mỗi lần nó đổ mấy bị bi của nó ra đếm thì tụi tôi chỉ biết lé mắt mà trầm trồ. Thời đó đã có loại "bi chai," làm bằng thủy tinh. Ở Mỹ, hiện nay cũng thấy bày bán loại "bi chai" đó, không biết để làm gì, vì trẻ con Mỹ đâu có biết chơi bắn bi?! Có điều lạ là từ đó đến nay, đã hơn năm mươi năm mà hòn bi chai vẫn vậy. Vẫn cỡ bằng lóng tay, trong suốt, giữa ruột có nhân như trái khế màu xanh, vàng, đỏ rất đẹp. Lúc đó tôi bắn bi rất dở nên không dám chơi ăn bi, chỉ có mấy viên mới tinh, rất đẹp, thỉnh thoảng đem ra ngắm rồi cất vào hộc bàn.

Lớp tôi còn một thằng bạn học nữa, tên thằng Thương. Học "dốt tổ mẹ" nhưng lại có tài chùi xe đạp của thầy Cam láng bóng. Trường Ông Voi bấy giờ có thầy Trợ Cam. Đứa nào đã học thầy Cam là coi như suốt thời tiểu học chỉ học thầy Cam thôi. Thầy dạy từ lớp năm, sang năm, học trò của thầy lên lớp tư, thầy cũng dạy lớp tư, cũng bọn đệ tử đó, cứ thế lên đến lớp nhất, khi bọn đệ tử lên trung học, thầy bắt đầu lại lớp năm với lũ học trò mới. Vì thế thầy biết rõ gia cảnh, tính tình, tư chất từng đứa một. Thầy Cam có chiếc xe đạp Bờ Rô (Peugeot), khi đến trường thầy dựng ở cửa lớp. Đến giờ trả bài (học trò lên đọc lại bài học hôm qua) thầy gọi thằng Thương đi chùi xe, vì thầy biết nhà nó nghèo, đi học về, nó phải phụ cha mẹ làm việc rất vất vả, tối đến, mệt mỏi quá, nó ngủ khò, làm một giấc đến sáng, dậy ôm vở đi học. Thằng Thương có bộ đồ nghề chùi xe, lúc nào cũng thủ sẵn trong túi quần. Đến giờ trả bài, nó ra cửa chùi xe cho thầy. Có bữa thầy quên ra lịnh, nó vẫn cứ tự động ra chùi xe. Tôi ngồi gần cửa, thấy nó chùi rất lành nghề, nhanh nhẹn như mấy đứa đánh giày, nhưng rắc rối hơn. Trước hết nó dùng cái que xủi đất dính phía trong dè xe, rồi lại dùng cây cọ quét đất cát còn dính trên bánh xe. Nó quây bánh xe nghe tách tách nho nhỏ vừa rà cái cọ trên bánh xe cho thật sạch rồi mới moi nùi giẻ dưới yên xe ra lau dè xe. Chỗ nào còn dính dơ, nó "phịt" nước miếng vào đó và chùi là sạch ngay. Riêng bộ căm xe, nó lấy miếng giấy nhám từ túi quần ra, kẹp cái căm giữa miếng giấy và vuốt lên vuốt xuống, chỉ một lát là cây căm xe láng bóng như mới. Những buổi chiều thầy đạp xe trên đường phố, ánh mặt trời chiếu những cái căm xe lấp la lấp lánh như có gắn kim cương. Không ai hiểu sao thầy Cam lúc nào xe cũng mới tinh? Có lẽ thời tiểu học, chỉ thằng Thương là sướng nhất, vì không bao giờ phải trả bài. Riêng tôi thì ở trường hợp đặc biệt. Tôi và một vài đứa nữa có tài nhớ bài ngay khi chép xong trên bảng đen. Thường mỗi khi có bài học mới thầy viết lên bảng cho học trò chép vào vở. Tôi vừa chép bài vừa lẩm nhẩm đọc. Thầy viết câu nào là tôi thuộc câu đó. Thầy viết vừa xong, tôi cũng vừa thuộc hết cả bài. Chờ đến khi cả lớp chép xong, thầy hỏi "Đứa nào lên đọc bài?" là tôi xung phong lên đọc ngay, thầy cho điểm, thế là hôm sau tôi khỏi phải lên trả bài vì bài đó tôi đã có điểm rồi. Có thằng Nguyễn Hồng Hà cũng thuộc bài kiểu đó. Năm nào tôi với nó cũng tranh nhau phần thưởng nhất nhì. Hai đứa tôi đều mồ côi cha mà trường chỉ cấp một học bổng nên chúng tôi chia hai học bổng đó, mỗi đứa một nửa.

Dưới tiểu học đứa nào cũng ham chơi, nên trừ bọn con gái và vài đứa con nhà gia giáo, đa số, giỏi lắm thuộc lõm bõm. Cho nên giờ trả bài là giờ đau tim của bọn nhác học. Hễ thầy giở sổ điểm ra là không khí căng thẳng bao trùm cả lớp. Đứa thuộc thì nhơn nhơn chường mặt cho thầy thấy, hi vọng thầy kêu lên kiếm điểm. Đứa không thuộc tìm cách núp sau lưng bạn, cứ tưởng mình không thấy thầy tất thầy cũng không thấy mình. Nhưng trông bộ dạng núp lén, cổ rụt, lưng khòm, cố sao cho mình càng nhỏ lại càng tốt, thầy biết ngay. Bị kêu lên thì mặt mũi xanh lè, ấp a ấp úng, nhớ được câu đầu là cùng, vậy là thầy cho hột vịt lại bắt đứng sang bên cạnh chờ thầy phạt chứ chưa được về chỗ ngồi. Sau khi xong vụ trả bài thầy mới quay sang làm việc với mấy cậu ăn hột vịt lộn. Thầy Cam có lối phạt học trò rất kỳ lạ, xưa nay chưa ai làm. Thầy bắt học trò nhảy cóc trong cái sân vuông nhỏ ở giữa các lớp, thành thử các lớp khác cũng thấy, cái đó mới đáng mắc cỡ. Mấy đứa bị phạt ngồi chồm hỗm một dọc, hai tay chống xuống đất và nhảy như con cóc. Cả đàn cóc cứ thế nhảy vòng quanh sân nhỏ từ năm đến mười vòng. Bấy giờ lớp tôi có anh chàng, không biết mấy tuổi mà to lớn như người lớn, anh ta nhảy cóc rất tài, chỉ phóc mấy cái là xong một vòng. Anh ta cứ qua mặt bọn nhóc, giống như đua xe hơi mà có một chiếc chạy với tốc độ gấp hai các xe khác, cứ vù vù qua mặt đối thủ. Khoảng mươi phút là anh ta thi hành xong, đứng lên mặt vẫn không đổi sắc trong khi bọn kia cứ lệch bệch mãi vẫn chưa xong. Nhảy vài vòng đã có đứa làm như bò bốn chân chứ không nhảy!

Attached Image


Thầy Cam còn một hình phạt nữa, cũng không giống ai. Thầy bắt những đứa không thuộc bài đứng thành vòng tròn, rồi đứa đứng sau kí đầu thằng đứng trước, thằng đứng trước kí đầu thằng đứng trước mình, cứ thế, cho đến khi thầy bảo thôi mới ngưng. Vì hễ kí nhau nhẹ, thầy bắt kí mãi. Có đứa nào ghét thằng đứng trước mình thì cứ nghiến răng nện một phát vào đầu hắn, hắn không quay ra sau trả thù được nên cũng ra sức nện thằng trước mặt dù thực tâm đâu có oán thù gì nhau. Vậy là thằng bị kí đau lại chơi thằng đứng trước một phát xính vính, cứ thế, giáp một vòng, đến ngay thằng gây ra chuyện máu lửa. Đúng là vòng "luân hồi"!

Thầy Cam rất sùng đạo Phật, thầy thường lên chùa tụng kinh. Nhà thầy cũng có bàn thờ Phật. Giờ thủ công, có khi thầy bắt học trò vót đũa, thầy lựa những đũa đẹp đem lên chùa. Đến gần Tết, thầy bắt làm những cái vòng giống như vành nón, nhưng đều nhau, đứa thì làm những cây cọc nhỏ như chiếc đũa nhưng dài hơn. Thầy đem lên chùa làm cọc cho mấy chậu bông kiểng. Bông cúc, bông thược dược...

Trường Ông Voi có thầy hiệu trưởng người Bắc di cư. Thầy đọc chính tả, học trò viết trật bậy cả. Rượu thầy đọc thành riệu, hươu thành hiêu... Khó nhất là dấu phết thầy đọc là phảy. Ví dụ: "Các em đi học phải ăn mặc sạch sẽ, đến trường đúng giờ" Học trò viết thành "...phải đến trường đúng giờ." Trong trường có ông phu trường tên Cửu. Mỗi khi đến giờ ra chơi hay hết buổi học thầy hiệu trưởng kêu lên "Ông Kiểu, Ông Kiểu, cho tiếng kỏng!" (đánh kẻng, gõ mạnh vào một miếng sắt lớn thay cho đánh trống).Nghe câu đó là chúng tôi thở phào nhẹ nhỏm, xếp sách vở. Cô thầy coi bộ cũng vui lây, nhưng làm nghiêm.

Thời tôi học tiểu học còn có thầy hiệu trưởng trường nam tiễu học, lúc trước ở Chùa Bà Mụ, sau dời xuống gần trường trung học Trần Quí Cáp. Thầy hiệu trưởng tên Lê Tự Tháo. Lúc đó còn Đệ Nhất Cộng Hòa, học trò phải hát bài Suy Tôn Ngô TổngThống, có câu "Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng Thống. Ngô Tổng Thống, Ngô Tổng Thống muôn năm." Bọn học trò đến câu đó hát "Học sinh trường nam nhớ ơn ông Lê Tự Tháo. Ông Lê Tự Tháo, Ông Lê Tự Tháo muôn năm." Tôi không học trường đó nhưng nghe bọn bạn thường hát nghêu ngao như vậy, bây giờ vẫn còn nhớ. Trí óc trẻ con như trang giấy trắng, dính một vết nhỏ là không bao giờ phai mờ!

Một buổi sáng chủ nhật, có đứa phải đến nhà thầy Tháo nộp sổ điểm hay làm gì đó. Hắn rủ, không đứa nào dám đi theo. Tôi không học trường của thầy Tháo nên tôi đâu ngán. Tôi theo hắn đến nhà thầy. Thấy tôi, thầy chỉ mặt bảo "Mầy đi học, đứng ít ra cũng hạng mười trở lên." Lúc tiểu học thì tôi có đứng nhất lớp thật, nhưng lên trung học, có khi tôi phải thi lên lớp vì "đút vở bụi tre" (trốn học) nhiều quá. Vì thời tiểu học tôi không phải học bài ra rả như mấy đứa khác nên lên trung học tôi quen thói lười biếng, bị đội sổ (đứng hạng bét) hoài. Chỉ đến năm đệ nhị và đệ nhất, tôi sợ thi tú tài rớt mới chịu khó gạo bài mà thôi. Nhưng tôi có khiếu làm thầy tướng số. Nhớ thời đi sĩ quan Thủ Đức, các sĩ quan huấn luyện, hễ ra bãi tập, là gọi tôi đến xem chỉ tay, chữ ký, trong khi bọn bạn cứ bò lết, xung phong, đội hình tác chiến, phục kích, phản phục kích... hò hét, chạy nhảy phờ người.

Trở lại thời tiểu học, tôi còn có một thằng bạn nữa, nó tên Nguyễn Ngọc Thích. Lên lớp nhất là nó nghỉ học vì ba nó là lính tử trận, nhà đông anh em, nó là con lớn phải nghỉ học để đi bán cà rem. Nó chở hai bên xe đạp hai bình cà rem, sáng sớm lên tiệm nước đá Thái Sơn lãnh cà rem, đạp về vùng quê bán, chiều về. Có những buổi chiều, tôi lên nhà nó chơi, nó đem cà rem ế ra cho tôi ăn. Nó nhỏ mà rất "hoang," tôi kém nó vài tuổi nhưng coi nó như đại huynh. Nó là tên đầu têu làm ô nhiễm tâm hồn trong trắng của những thằng còn học lớp nhất như tụi tôi. Nghĩa là nó dạy tụi tôi "mê gái" và "chọc gái"! Nó tả cô con gái tiệm nước đá Thái Sơn, tên cô Kín, người Tàu, rất đẹp. Tụi tôi đến đấy, thấy quả thật cô đẹp như Lý Lệ Hoa, nữ tài tử Hồng Kông, trong phim "Ánh Sáng Đô Thành." Từ đó hễ có đồng nào là chúng tôi rủ nhau đến tiệm Thái Sơn, chờ cô Kín ra trông hàng là vào, cả bọn, có khi chỉ mua một cây kem thôi. Thằng Thích còn chỉ cho chúng tôi một cô khác, cũng người Tàu, con chủ tiệm tạp hóa Vạn Hòa, cũng đẹp lắm. Hắn rủ tụi tôi, buổi tối đến trước tiệm Vạn Hòa, ngồi xuống lề đường, phía đối diện, chờ cô ta ra trông hàng để ngắm. Một lần hắn bảo cả bọn theo hắn vô tiệm để mua hàng. Bốn năm đứa chúng tôi theo hắn một cách long trọng, giống như khách sộp. Hắn đi trước, đến bảo cô ta "Bán cho tôi một sợi giây" Cô ta hỏi "Giây đờn hả?" Hắn nói "Dây lưng!" Rồi phóng chạy mất tiêu, trong lúc tụi tôi đứng ngớ ra một lúc mới chen nhau chạy "thoát thân." Từ đó tôi không bao giờ dám đi ngang qua tiệm Vạn Hòa. Cho đến mấy năm sau, tôi đi thử, liếc vào tiệm, thấy cô ta không thèm nhìn tôi, tôi mới yên trí là cô ta đã quên tôi rồi.

Lúc nhỏ, khoảng trên mười tuổi mà tôi còn nhớ những người và sự việc kỳ lạ, đối với tôi. Trước chợ Hội An có chùa Ông, trong thờ tượng Quan Công, mặt đỏ, hai bên có hai tượng đứng hầu là tượng Châu Thương, ốm nhách, tướng dữ dằn và tượng Quan Bình hiền lành hơn. Tôi rất sợ mấy tượng nầy, không dám nhìn, chỉ ngày lễ của người Tàu, đông người tôi mới dám vào ngắm tượng mấy con ngựa và đao kiếm bằng gỗ để dưới ngai thờ. Trước chùa có mái hiên, là chỗ hành nghề của mấy ông thầy bói. Họ mang kiếng đen, ốm và vẻ mặt buồn bã, có lẽ ế khách và đói bụng. Ngày lễ, người ta xin xăm, đem ra đọc thầy nghe, nhờ thầy đoán, lúc đó thầy mới có tiền. Thỉnh thoảng cũng có người đến hỏi thầy về chuyện gia đạo. Tôi với mấy thằng bạn "mất dạy" đứng phía xa kêu lên "Cầu gia đạo, cạo da đầu" mà không sợ vì biết các thầy không làm gì được chúng tôi. Nhưng hễ đi một mình, tôi làm bộ hiền lành, lân la đứng nhìn thầy gieo quẻ. Thầy thảy hai đồng xu xuống một cái dĩa, nghe lách cách nho nhỏ, rồi thầy mò mẫm tìm hai đồng xu trong dĩa, lấy ngón tay miết trên đồng xu để biết chẵn, lẻ. Thầy lại gieo nữa, cứ thế vài ba lần thầy mới phán cho thân chủ quẻ ứng ra sao. Tôi nghe thầy nói rất trôi chảy, như đã thuộc bài trước. Giọng thầy khề khà nhưng nghiêm trang. Lúc đầu toàn những lời dọa dẫm khiến thân chủ sợ hãi, sau đó thầy mới bày phương cách để trừ tai họa. Thân chủ thường là các bà lớn tuổi, người quê mùa, kính cẩn nghe lời thầy phán. Khi năn nỉ thầy điều gì phải kèm theo tiền để thầy "cải mệnh trời" mà cứu nhân độ thế. Tôi đứng nhìn và phục thầy quá! Không hiểu làm sao thầy biết được gia cảnh của thân chủ mà phán chính xác đến độ thân chủ vừa phục vừa sợ... Có một lần, tôi thấy một thầy bói mù đi tiểu. Thầy lần theo vách bức tường trước chùa Ông, mà đi. Đến chỗ góc tường của chùa, có lẽ thầy "đoán" là bụi cây hay đường hẻm, nên thầy vạch chim ra. Thầy không biết rằng, vách tường đó lại nằm trên một đường khác, ngay trước chợ, càng đông người hơn nữa. Lúc đó có mấy cô nữ sinh đi học về. Các cô nghiêng nón che mặt. Dĩ nhiên phải thấy cái gì mới nghiêng nón chứ!

Ngồi chung với các thầy có một ông ăn xin. Thực ra ông ta không xin, ai cho gì ăn nấy. Ông ta để tóc dài, quần áo tả tơi, trông giống mấy kiếm khách trong phim Nhật "Giặc Nữ Đa Tình" đang chiếu lúc bấy giờ. Rạp chiếu phim là cái nhà ngang, phía sau chùa Ông, ngăn ra để làm chỗ chiếu phim. Ông ăn xin nầy để móng tay dài, cũng vài phân tây. Ông ta ngồi im, bó gối, cú rũ, không buồn không vui. Ai thấy tội nghiệp, bỏ tiền vào người ông (trên đùi), ông ta cũng không nói tiếng nào. Nhưng đến chiều, ông ta gom tất cả tiền người ta cho, đem lên nhà bưu điện, gần Chùa Cầu, bỏ tiền đó vào thùng thư!

Còn một ông nữa, cũng tàng tàng, nhưng có gia đình chăm sóc, nuôi nấng, ăn mặc sạch sẽ, lịch sự thường đi lang thang suốt ngày trên đường phố. Ông ta cứ lặng lẽ đi, miệng lẩm bẩm tiếng Tây. Người ta bảo ông "cuồng chữ." Ông có một tật lạ khiến tôi thường đi theo sau để xem. Hễ thấy ai đi giữa đường một mình, ông ta chạy tới thật nhanh và nhảy phóc qua đầu người ta như trong phim kiếm hiệp, khiến người đó thất kinh hồn vía!

Hội An bấy giờ còn có một nhân vật nữa là bà Lợi Điên. Bà ta còn trẻ, khoảng trên ba mươi. Bà ta cầm một cành cây, vừa đi vừa lầu bầu một mình, đôi khi nổi điên lên bà ta rượt đánh người đi đường, nhất là đàn ông, miệng chửi mắng, rồi đứng khóc "Sao anh bỏ em? Để em bơ vơ. Em nhớ anh!..." Người ta bảo bà ta thất tình. Nghe nói là có một cậu học trò nghèo, cha mẹ bà ta gả bà cho cậu ta còn nuôi nấng tử tế để cậu ta đi học, sau gửi cậu qua Pháp học tiếp. Khi học thành tài cậu ta ở luôn bên Pháp, lấy vợ Pháp, không chịu về Việt Nam nữa, bà ta thất tình thành người điên. Ít lâu sau nghe nói bà ta được đem gửi ra một căn nhà hoang gần chùa Chúc Thánh, vùng quê, cách Hội An vài cây số, để bà ta được nghe tiếng chuông mõ mà yên tĩnh tâm thần. Thế là trong những ngày nghỉ học, chúng tôi có thêm một thú vui nữa, là ra chùa Chúc Thánh chọc ghẹo bà Lợi Điên. Chúng tôi đứng từ xa kêu lên "Bà Lợi Điên! Bà Lợi Điên!" Bà ta đuổi đánh. Chúng tôi vừa chạy vừa cười vui. Có khi gọi mãi mà bà ta không rượt đuổi, chúng tôi từ từ đến gần hơn. Miệng vẫn kêu "Bà Lợi Điên! Bà Lợi Điên!" mà tinh thần rất căng thẳng và hồi hộp. Thế là thình lình bà ta vùng đứng lên, tay cầm roi rượt đánh. Những lần như thế chúng tôi chạy không kịp thở vì gần quá lại bất ngờ nữa. Nhưng như thế mới vui.

Trong thời gian ở tại ngôi nhà hoang, bà ta có một bà già săn sóc, lo cơm nước. Thế rồi một chuyện xảy ra. Có một anh lính ba trợn nào đó, tối nào cũng đến với bà Lợi Điên và tỉ tê "Anh là chồng em đây. Anh về với em..." ... và bà Lợi Điên có chửa. Nghe nói sau đó anh ta chạy làng, nghĩa là trốn biệt. Chuyện đến chỗ nầy thuộc loại người lớn, tôi không còn để ý đến.

Ngoài chuyện chọc bà Lợi Điên, chúng tôi còn một thú vui nữa là bắn chim. Chim nhiều nhất là ở các chùa. Chúng tôi thường chui rào vào chùa bắn xoài và bắn chim. Chúng tôi dùng ná cao su, bắn đạn là những viên gạch, đá nhỏ. Thế nên, hễ nghe tiếng lóc cóc của mấy viên sỏi lăn trên mái chùa là các chú tiểu cầm roi rượt. Các chú nầy đều lớn hơn chúng tôi nhiều nên rượt rất nhanh. Có lẽ mục đích dọa cho chúng tôi sợ hơn là đánh đuổi. Nhưng các chú tiểu rượt rất lâu khiến chúng tôi chạy xanh mặt, quay lại vẫn thấy "ông thầy chùa" còn cách mình chỉ năm ba mét! Đuổi càng gần, các chú dậm chân càng mạnh, chúng tôi càng quýnh quíu chạy muốn hụt hơi. Đến khi chú tiểu dừng lại, chúng tôi vẫn cứ chạy, cả mấy trăm thuớc mới nằm lăn ra đất và thở. Ấy vậy mà hễ chùa có vía Phật hay lễ gì đấy, thiện nam, tín nữ ra vào tấp nập là làm gì chúng tôi cũng giả bộ hiền lành, vào chùa với vẻ kính cẩn, mộ đạo lắm. Mục đích để được chùa cho ăn chay. Đến giờ trưa, chùa dọn cơm chay ra, ai muốn ăn thì ngồi vào, của chùa mà! Bây giờ, nhớ lại tôi vẫn còn thèm cơm chay của chùa. Ngon hơn cơm chay tiệm rất nhiều.

Hội An là một thị trấn nhỏ, mọi người lại biết nhau, nên xảy ra một chuyện gì nhỏ nhặt, chỉ năm phút sau là "Thượng Chùa Cầu, hạ Ông Bổn" (hai đầu của thị xã) biết hết. Có một bà đi chợ về dọc đường rêu rao "Có dị nhân xuất hiện dưới chợ." Tôi chạy xuống xem. Hóa ra là có một ông, không hiểu người xứ nào, Trung Đông, Ả Rập gì đấy, lạc vào Hội An. Người ta xúm quanh ông ta, đứng nhìn sa đà. Tôi cũng chen vào xem. Ông ta cũng là người thường, nhưng khi người ta mời ăn cơm với cá, thịt, ông ta lắc đầu. Ông ta chỉ đòi ăn bánh mì với củ cải trắng và uống bia. Ông ta không nói được tiếng Việt, đối với dân Hội An đã là rất quái dị, lại thêm chuyện ăn uống không giống ai, người ta đồn nhau đến xem cũng đúng thôi. Hội An như một cái túi, bị lãng quên từ lâu, ánh sáng văn minh không đến được nên bọn trẻ cũng thành lạc hậu. Một lần, có chiếc xích lô máy chạy vào Hội An, vậy là mọi người rùng rùng đi xem, nhất là để nghe tiếng xích lô nổ máy ầm ầm "Hắn kêu răng mà nghe điếc óc, điếc tai!" Họ chưa bao giờ thấy chiếc xích lô máy. Có chăng là trên bìa mấy quyển vở, có hình chiếc xích lô máy với người chạy xe trông rất giống ca sĩ Chế Linh.

Hội An thời tôi còn nhỏ, khoảng đệ thất, tôi còn nhớ được một chuyện khác là về con chó của ông chủ tiệm thuốc tây Đức Phú trên đường Lê Lợi. Đó là con chó Bẹt rê (berger?) rất to. Con chó nầy thường cột sau nhà, nhưng ai vào mua thuốc tây, nó ở nhà sau sủa lên "gầu! gầu!..." nghe đã khiếp, thành ra tiệm ế khách. Một lần có ông nhà quê đi ngang qua, nó sủa, ông ta đứng lại, dòm vô nhà và nói "Mầy ngon ra đây! Tao bắt làm thịt cho rồi." Ông ta cứ đứng nói như thế mãi. Ông chủ tiệm giận quá mới bảo "Ông bắt được thì tôi cho ông. Nhưng nó cắn thì ông ráng chịu. Dám không?" Ông nhà quê trả lời "Khó chi! Ngày mai tôi ra đây, có đem sẵn cái bị, ông thả chó ra, tôi bắt về làm thịt ăn chơi." Tưởng nói giỡn, không ngờ hôm sau ông nhà quê đến với thằng con trai. Ông ta đứng trước cửa vỗ vỗ tay khiêu khích, con chó sủa rân trời. Ông Đức Phú mới mở dây xích, con bẹt rê trong nhà phóng ra, nhào lên người ông nhà quê để cắn. Không ngờ bị ông ta khóa cổ, thằng con đứng sẵn bên cạnh, mở cái bao tải ra, ông ta bỏ con chó vào trong bao tải rồi hai cha con xách đi thẳng! Ông chủ tiệm chưng hửng!

Ông Đức Phú có hai người con trai. Thời tôi mới lên đệ thất thì hai anh nầy đã lớn, học trên tôi rất xa, có lẽ cũng đệ tứ, đệ tam là ít. Người anh thì hiền nhưng người em thì "hoang trổ trời." Có một giáo sư thường sai anh ta ra nhà ông phu trường mua nước ngọt đem vô lớp cho thầy. Anh ta mua rồi uống trước và đổ nước lạnh vào cho đầy ly. Giáo sư uống cứ chê nước ngọt nhạc thếch chứ không biết đã bị anh ta uống bớt. Ông Đức Phú, là cha của anh thường bắt anh học bài rồi dò bài xem có thuộc không. Ông Đức Phú lãng tai, mỗi khi bị cha kêu ra, anh ta phải ngồi trước mặt và đọc bài trong khi cha anh ngồi trên ghế xa lông, cầm quyển vở có bài học của anh để kiểm tra xem có thuộc không. Ông ta không biết rằng người anh đã lẻn ra đứng sau lưng. Người anh cứ dòm vô bài mà cha anh đang cầm trên tay và đọc nho nhỏ, anh ta chỉ việc nhắc lại thật to. Cha anh lãng tai, không nghe người anh nhắc bài, tưởng anh ta thuộc bài rồi.

Nói đến Hội An là người ta nghĩ đến Chùa Cầu. Đó là biểu hiệu của Hội An cũng như chợ Bến Thành là biểu hiệu của Sài Gòn vậy. Lịch sử Chùa Cầu thì sách vở có nói nhiều, nhưng những người không đọc sách và bọn nhỏ tụi tôi thì có một lịch sử khác. Rằng bên Nhật thường bị động đất, nhà sụp người chết, năm nào cũng xảy ra. Thầy địa lý Nhật bảo rằng, động đất là tại vì con cù (rồng đất) thường quẩy đuôi. Muốn cho nó khỏi quẩy đuôi, phải ếm cái đầu, không cho cục cựa. Mà cái đầu nó lại nằm tại Hội An trong khi cái đuôi lại nằm bên Nhật!? Mấy ông phù thủy Nhật đến Việt Nam xây cái chùa trên đầu con rồng, còn ếm thêm một cây gươm dưới đất cho con rồng hết đường cục cựa. Vậy là bên Nhật không còn động đất nữa. Chúng tôi tin lắm. Tuổi trẻ con, những chuyện truyền kỳ đó, đương nhiên phải là có thật. Thế nên, thỉnh thoảng chúng tôi rủ nhau xuống dưới lạch nước, dưới Chùa Cầu lấy cây thọt khắp nơi, hi vọng thấy được lưỡi gươm. Nhưng thọt mãi, chỉ thấy rác rến hôi thối, gớm ghiếc!

Lên trung học tôi hết tin chuyện con cù, nhưng Chùa Cầu giúp tôi một dịp được một đứa con gái ôm. Số là một buổi tối, tôi đi lang thang gần đến Chùa Cầu thì thấy một cô bé cứ đứng thập thò chỗ cột điện mà không dám qua cầu. Khi tôi đi đến thì cô ta đi theo sau lưng. Trong cầu tối lù mù như động ma lại thêm mấy cây nhang khi mờ khi tỏ trước tượng mấy con khỉ, con chó càng thêm rùng rợn... Khi đến giữa cầu, tôi bỗng dừng lại và kêu lên "Ma kìa!" Vậy là cô ta nhảy tới ôm tôi cứng ngắt. Tôi cũng ôm lại cô để dìu cô qua cầu. Khi ra khỏi cầu cô bỏ chạy mất. Lần đầu trong đời, được một đứa con gái ôm, tôi về khoe tùm lum với tụi bạn, đứa nào cũng suýt soa rằng tôi gặp may. Tôi không biết mặt mũi cô bé đó ra sao, nhưng vẫn còn nhớ đến bây giờ.

Hội An có một thú vui nữa là lội nước lụt. Sau nầy lớn lên đi làm việc ở Huế, năm nào Huế cũng có lụt mà chẳng thấy cô cậu học trò Huế nào lội nước lụt như bọn nhóc tụi tôi ở Hội An. Hàng năm, đến mùa đông mưa dầm là chúng tôi cầu cho nước lụt. Bọn trẻ con chúng tôi đâu có nghĩ đến nỗi khổ của người dân thôn quê mỗi khi có thiên tai. Trẻ con ở Mỹ mỗi khi có bão tuyết cứ mở TV ra là biết mình được ở nhà. Lúc xưa ở Hội An, chúng tôi biết chắc là được nghỉ học vì nước lụt nhưng vẫn phải đến trường, cô thầy cũng phải đến trường. Sáng đó thầy hiệu trưởng cho người lên ty tiểu học nhận chỉ thị cho nghỉ học hay không mới về trình lại thầy hiệu trưởng. Lúc đó mới thông báo từng lớp biết. Buổi sáng đó chúng tôi đến trường, vào lớp ngồi chỉnh tề, có cô thầy nhưng ai cũng ngóng chờ tin, chẳng học hành, bài vở gì cả. Chúng tôi rủ rê, bàn tán nhau chuyện lội nước lụt. Đến khi nghe tin cho về là học trò cả trường la ó, ùa ra khỏi lớp, mặt mày sáng rỡ. Đa số chúng tôi không về nhà vì sợ cha mẹ cấm lội nước lụt vừa nguy hiểm vừa có thể bị cảm lạnh. Nguy hiểm vì có cậu học sinh ngồi trên thuyền vừa đánh đàn vừa hát với chúng bạn rất là nên thơ, thình lình thuyền bị lật úp mà cậu không biết bơi nên chết chìm! Nhưng đó là chuyện hi hữu. Tai nạn chúng tôi thường gặp là bước hụt chân từ trên lề xuống lòng đường, nước ngập đến ngực. Đa số chúng tôi thường lận vở vào bụng, thế là vở bị ướt mem, nhòe nhoẹt hết cả! Đường ngập nước chúng tôi thường lội là đường Nguyễn Thái Học, nước không chảy xiết lại tấp nập thuyền và người nên rất vui. Những đứa có tiền thì thuê thuyền chèo lên chèo xuống dọc đường phố. Những người ở hai bên đường đứng trên lầu thòng những cái giỏ nhỏ, trong có tiền, xuống cho những người bán quà rong bằng thuyền, lấy tiền và bỏ hàng vào giỏ, người trên lầu kéo lên... Chúng tôi cứ lội nước như thế cho đến trưa mới về nhà ăn cơm.

Tôi có thằng bạn tên Trần Ngọc Lợi, kể chuyện nước lụt rất hay. Nhà nó trước bờ sông Bạch Đằng. Bờ sông Bạch Đằng thì thyền bè cũng không dám héo lánh nói gì người ta. Nước chảy rất xiết mà sông thì cuồn cuộn, mênh mông, lênh láng. Nhà cửa bên kia bờ sông (Cẩm Nam?) ngập đến nóc, cây cao nhất cũng chỉ lú cái ngọn. Thằng Lợi ở chỗ như thế nên nó có quyền kể những chuyện mà không ai kiểm chứng được. Mà mùa lụt nào nó cũng có một vài chuyện hấp dẫn để kể cho tụi nhóc chúng tôi nghe. Tôi chỉ còn nhớ được vài chuyện mà đến bây giờ tôi vẫn còn thấy thú vị, huống gì lúc còn bé.

"Hôm nước lụt ngập cả tầng dưới, cả nhà tao phải dọn hết lên lầu, nhưng vẫn để cửa ra vào ở tầng dưới cho cá vào tránh nước lụt. Cá nhiều lắm, tao ngồi ở thang lầu câu một lúc là đủ cá ăn cả ngày. Một buổi sáng, tao cầm cần xuống cầu thang thì thấy một con rết, to bằng cái đòn gánh, nằm khoanh tròn trên tam cấp cầu thang. Tao lấy cái thúng úp lên rồi kêu ba tao xuống coi. Ba tao lấy cái thùng sắt bự, bỏ con rết vô nhốt lại. Tụi bây biết không? Tối đến, cái thùng sáng trưng như có thắp đèn. Ba tao bảo con rết nầy đã tu thành chánh quả nên có ngọc..."

Tụi tôi nóng ruột, hỏi "Sao không giết đi mà lấy ngọc?"

"Đâu có được! Giết con rết thì ngọc tiêu ra nước ngay. Tụi bây chả biết gì! Ba tao lấy một cái rổ thưa, đặt trên một cái lu, trong lu có nhiều nước rồi làm thịt con gà, bỏ trên rỗ và bắt con rết cho vô rổ. Rết rất thèm thịt gà, nó phải nhả viên ngọc đang ngậm trong miệng ra để ăn thịt gà, vậy là viên ngọc lọt xuống dưới rỗ rơi xuống nước, con rết chịu thua, không cách gì lấy lại viên ngọc vì đã chìm xuống đáy lu rồi. Ba tao giết con rết và lấy viên ngọc."

Tụi tôi nhân đạo "Giết nó chi cho tội nghiệp!"

"Không giết, nó cắn chết người giữ ngọc để lấy lại viên ngọc. Tụi bây biết viên ngọc nầy dùng làm gì không? Người nào lận nó trong người thì nghe hiểu được các loại côn trùng, súc vật, chim chóc nói chuyện với nhau. Trước trận lụt vừa rồi, ba tao nghe bọn kiến nói với nhau "Hai mươi âm lịch nầy, nước sẽ dâng cao, chúng ta phải mau mau đưa trứng và lương thực lên lầu gấp." Nghe được như thế, ba tao ra lệnh phải lo dọn đồ đạc lên lầu. Đúng ngày hai mươi, tao ngủ dậy, thấy nước đã vô nhà. Sang năm tao sẽ báo trước cho tụi bây biết ngày nước lụt để chuẩn bị nghỉ học, lội nước lụt..."

"Bộ mầy nghe được tiếng bọn kiến chuyện trò à?"

"Không! Ba tao nghe. Tao có xin mượn ba tao viên ngọc, nhưng ba tao không cho vì tao nhỏ tuổi, nghe tiếng súc vật sẽ giảm thọ."

Lần khác nó kể chuyện Long Vương lấy súc (cây gỗ lớn).

"Bữa đó nước lên rất cao, tao đi ngủ sớm. Đến khuya, tao bỗng nghe ngoài sông có tiếng trống đánh và tiếng hò hét như đang có chiến trận. Tao mở mắt ra thì thấy ba tao đang đứng ở cửa sổ nhìn ra sông. Tao chạy đến nhìn thì thấy ngoài sông đèn đuốc sáng rực, binh tôm tướng cá ngồi trên những súc gỗ to tướng, vừa hò reo, vừa chèo. Nước chảy đã nhanh mà gỗ trôi càng nhanh hơn, cứ vùn vụt như tàu thủy. Mỗi súc gỗ có một con rồng nhỏ đứng chỉ huy, có lẽ đó là các con của Long Vương. Năm nào Long Vương cũng cho binh tướng ngược giòng nước lũ, lên rừng đốn gỗ về biển Đông xây cung điện dưới thủy cung."

"Nhưng tôm cá làm sao chèo được?"

"Tôm cá lúc đó cũng có tay chân như người thường vậy, nhưng mặc đồ đẹp lắm. Họ mặc đồ xưa giống trong hát bội."

Những chuyện nó kể là vào thời tiểu học, lên trung học, tôi biết là nó xem chuyện cổ tích và chuyện tàu, tranh tàu mà phịa ra. Nhưng lúc còn nhỏ bất cứ chuyện cổ tích nào cũng làm cho trí tưởng tượng của chúng tôi bay bổng đến những thế giới thần tiên và chúng tôi tin những chuyện đó là có thật. Bây giờ thì hết tin rồi và chắc là bạn cũng không tin. Nhưng hiện nay, vùng thôn quê dọc hai bên sông Thu Bồn ở Quảng Nam, người ta vẫn coi chuyện đó là đương nhiên, họ còn xác nhận với bạn "Chính mắt tôi thấy rõ ràng. Mấy súc gỗ đó trôi giữa giòng nước lũ, không ai dám vớt vì trên đó có mấy con rắn thần to tướng trấn giữ. Ban đêm các ngài binh tôm tướng cá mới hiện ra chèo mấy súc gỗ đó về biển Đông..." Nước lụt thì rắn rết, chồn cáo, chuột bọ... phải bám vào cây cối trốc gốc trôi nổi để tị nạn là chuyện thường.

Thằng Trần Ngọc Lợi nầy đã làm một chuyện động trời. Đó là năm đệ tứ, nó đã tò tí với cô Xuân Lan, bạn học cùng lớp, cô ta có chửa và nó cưới làm vợ.

Nó là đệ tử ruột của ông võ sư Năm Sửu. Ông ta truyền nghề võ cho nó nên ở Hội An, nó là tay trừ gian diệt bạo. Cô bồi, du đãng mà hó hé, nó kêu ra dợt cho một trận là êm re. Thằng Lợi, tuy có vợ, có con mà vẫn ham chơi như tụi tôi. Vợ chồng nó sống bám vào cha mẹ, nên nó vẫn thế.

Chúng tôi lên trung học lại có một trò bất lương là bắt gà trộm nấu cháo ăn. Cứ chạng vạng tối là tôi đi rảo khắp các xóm, dòm ngó xem mấy con gà nhà người ta đi ngủ chỗ nào. Đến tối, thằng Lợi chở tôi đến bằng xe đạp, tôi leo rào vào, ôm gà ra và nó đạp như gió cuốn. Chúng tôi rất thú vị với trò nầy, vừa hồi hộp vừa sợ, giống như lúc nhỏ chọc ghẹo bà Lợi Điên hay bắn chim trong vườn nhà chùa vậy. Tôi bắt gà rất tài, không con nào kêu cả. Tôi lòn tay dưới bụng con gà và nâng nhẹ lên, con gà chỉ kêu cúc cúc nho nhỏ chứ không vùng vẫy, kêu la gì cả. Khi nào không tìm thấy gà người ta để bắt trộm, tôi về trộm gà ở nhà, của má tôi nuôi, đem lại nhà thằng Công nấu cháo. Khi bị mất gà, má tôi chửi thôi, bể làng bể xóm, chửi khơi khơi chứ có biết ai ăn trộm gà đâu? Tối thứ bảy mất gà, sáng chủ nhật, điểm danh mấy con gà, thấy vắng mặt một con là má tôi chửi. Tôi đang ngủ phải vùng dậy bỏ đi!

Khi nào không có gà thì thằng Mạc Phi Hoàng rủ tôi lên lầu nhà nó bắt bồ câu để tối đem đến nhà thằng Công. Bồ câu già nấu hoài vẫn dai nhách, nuốt không vô! Nhưng có cháo để xì xụp với nhau là vui rồi.

Thằng Công là nhân vật tôi đã kể ở mấy chuyện khác. Ba nó đi làm xa, chỉ có mẹ ở nhà. Bà ta rất hiền và thương con, tụi tôi đến làm gì mặc kệ. Nó có mấy đứa em, thằng em trai tên Bổn, sau thành nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ. "Dạ Vũ" không phải là ca nhạc nhảy đầm như ở Mỹ mà có nghĩa là đêm mưa. Thằng Công chỉ biết có một bài hát duy nhất, từ tiểu học đến trung học cũng chỉ bài đó "Anh ơi, tôi lên đường phố cũ tìm anh chiều hẹn hò. Trao nhau niềm vui cuối tuần. Vì hơn mấy lần... Ai quen ai khi bàn tay trót nằm trong bàn tay rồi..." Trong lớp học, hễ giảng bài xong, còn dư mấy phút, thầy cô thường bảo "Ai biết hát, lên hát một bài." Vậy là tụi tôi đẩy nó lên"Công! Lên hát Anh ơi tôi lên đường phố cũ đi!" Cũng có một thằng khác tên Vương Tử Hoàng, cũng chỉ một bài, hát hoài, từ tiểu học lên trung học "Đêm dâng với ngọn triều. Dô tà dô kéo thuyền nhổ neo. Vi vu buồm lên cao. Dô tà dô sóng reo dạt dào.." Hai đứa hắn hát mãi như thế khiến cả lớp đều thuộc lòng. Về sau, lớn lên, lang bạt khắp nơi, nhưng mỗi lần nghe lại những bài hát đó, đứa nào cũng nhớ Hội An, nhớ bạn bè, nhớ hai thằng ca sĩ "chỉ biết một bài duy nhất." Như tôi đã kể trong vài chuyện khác, thằng Công thường bị bạn bè trong lớp đem ra làm nạn nhân để chọc ghẹo nữ giáo sư mới, trong mỗi đầu niên học, (Với nam giáo sư thì chúng tôi không thấy vui). Đó là khi cô kêu thằng Công lên trả bài là chúng tôi thưa "Công ngủ rồi cô!"...

Đối vơiù nữ giáo sư, tôi chẳng ngán. Đến giờ trả bài, tôi thường không thuộc bài, nên lẻn xuống cuối lớp, ngồi thụp, sau lưng bạn, im re. Khi giáo sư kêu tên tôi lên trả bài, các bạn biết "hoàn cảnh" tôi, nên thưa là tôi vắng mặt. Hết giờ trả bài, tôi lại về chỗ cũ mà ngồi. Giáo sư có thấy, hỏi sao lúc nãy đi đâu? Thì tôi thưa "Em không thuộc bài nên em trốn dưới gậm bàn." Có giận thì cho hột vịn lộn, còn hơn lên bảng mà ấm ớ, mất mặt nam nhi!

Thằng Công có mấy đứa em gái, rất hiền, chuyên môn lúc thúc dưới bếp nấu cháo gà. Chúng tôi ở trên lầu tán phét chờ ăn cháo. Có một chuyện bắt gà trộm mà tôi vẫn nhớ mãi. Một thằng bạn khác hình như tên Bòng, rủ tôi đi bắt gà trộm. Tôi chỉ nó cách bắt gà nhưng nó chê, bảo rằng cách của nó ngon hơn "Cứ nắm cổ gà cho thật chặt, rồi ôm chạy, ai biết được?" Thế rồi tôi theo nó. Nhiệm vụ tôi đứng ngoài rào, canh chừng, nó leo rào vào... Một lần, nó vào sau hè nhà người ta, lát sau đi ra. Tôi không thấy nó ôm gà mà cầm vật gì trong tay, cứ đưa ra phía trước và đi hối hả ra đường. Tôi đi theo, ra ngoài đường chính, có ánh đèn điện. Trời đất quỉ thần ơi! Nó cầm trong tay đầu một con rắn. Mình con rắn quấn quanh cánh tay nó. Tôi hoảng kinh, đứng đằng xa mà nhìn chứ không biết làm sao cứu nó. Thế rồi nó ngồi xuống lề đường, dưới trụ điện, bắt đầu mài đầu con rắn xuống mặt đường nhựa. Thì ra có một loại rắn, gọi là rắn rồng hay gì đấy, thường vào nhà bắt chuột hoặc ăn trộm trứng gà trong các ổ gà. Con rắn cứ nuốt nguyên trứng gà vào bụng, chỉ một lát sau là ói cái vỏ trứng dẹp lép ra, tròng trắng, tròng đỏ đã tiêu hóa hết cả rồi. Vì con rắn cũng đang rình, tìm cách ăn trộm trứng gà của con gà mái đang ấp. Con rắn đang ngóc đầu chờ dịp thuận tiện bên cạnh ổ gà. Vậy là thằng bạn tôi tưởng là đầu gà, cứ nhè đầu rắn mà chộp lấy. Khi biết chộp phải con rắn, nó không dám buông ra và cứ nắm chặt đầu rắn mà đi. Nó ngồi mài mãi, con rắn đã chết, thân hình đã buông lỏng, không còn quấn vào cánh tay nó nữa, nó vẫn cứ mài. Khi tôi đến gần, thấy thế bảo nó là con rắn đã chết rồi, nó mới ngừng tay. Tôi thấy đầu con rắn mòn hết thâm đến thịt da tay, nó vẫn mài. Lớp thịt tay nó, chỗ ngón cái và ngón trỏ bị mòn, chảy máu tùm lum mà nó không biết. Sáng hôm sau, đi học, tay nó băng vải, không chép bài được. Từ đó nó không dám bắt gà trộm nữa.

Bây giờ tôi xin nói chuyện tình yêu. Người Pháp có câu "Người mà không có tình yêu như quả đất không có mặt trời." Tôi không hiểu rõ câu đó, nhưng quả thật, tuổi mới lớn mà không có người để yêu thì chán hết sức. Khổ nỗi, yêu thì được, nhưng làm thế nào để tỏ tình? Đâu phải thời đại văn minh bây giờ, mới nứt mắt đã bồ bịch tùm lum. Lại thêm cái computer là phương tiện để các cô, các cậu "chat" thoải mái. Đôi khi còn cho nhìn những bí mật của nhau nữa. Thời tụi tôi thì vô phương, lại thêm thành phố nhỏ, hơi chút là thiên hạ ầm ỹ ngay. Chỉ trường hợp thằng Lợi với cô Lan là thiên hạ chịu thua, chúng giữ kín bưng, bạn học ngồi bên cạnh cũng không biết! Sau nầy tôi hỏi thằng Lợi. Nó kể, đại khái, hai đứa viết thư cho nhau rồi bỏ trong quyển vở, sau buổi học, giả vờ mượn vở để về chép bài...Khi tình đã "lên men giấm" nó rủ rê em đi tắm biển Cửa Đại. Mà đi vào buổi tối, chẳng ai thấy. Bãi biển cửa đại, có rừng dương liễu, kéo vào đó thì như vào "đám lá tối trời," lại vào ban đêm thì đất cũng tối thui! Cô Lan, gia đình ở dưới quê, lên Hội An trọ học, chẳng ai "quản lý," mới ra nông nỗi! Tụi nó mới đệ tứ, khoảng mười lăm, mười sáu mà thành vợ chồng, trong khi bọn tôi đã học đệ nhị mà vẫn cứ vác quả tim cô đơn, cà lơ thất thểu trên đường phố, mà chẳng thấy người đẹp nào chịu đưa bàn tay ra đón nhận. Hình như bọn con gái cũng thế, coi bộ còn khó khăn hơn. Không lẽ thương ai, mình là con gái, lại đi tỏ tình trước! Mà có ngỏ ý cũng vô ích. Bọn con trai chỉ để ý đến người chúng thích thì có vác loa mà chõ vô tai nó hét lên "Em yêu anh!" nó cũng phe lờ. Bởi vậy mới có tình yêu đơn phương. Gì chứ những mối tình đơn phương thì tôi thiếu khối. Tôi cứ chọn những cô đẹp nhất, dễ thương nhất trường mà yêu. Yêu một chiều, chẳng làm phiền ai, nên nhiều cô không biết. Tôi xin kể sau đây, một trong những mối tình đơn phương đó, kể ngắn thôi, để bạn khỏi chán.

Năm đó tôi học đệ tam. Trường Trần Quí Cáp, Hội An, vì thiếu phòng học nên một phòng giành cho hai lớp. Buổi sáng một lớp, chiều lớp khác. Tôi học buổi sáng. Là vua trốn học nên thỉnh thoảng tôi và vài đứa nữa, leo cửa sổ, chui rào (lúc đó trường chưa xây tường) chạy đi chơi. Cứ tưởng tượng chui khỏi rào, đứng nhìn các lớp học lặng trơ, tụi bạn phải trả bài, làm bài, còn mình thì thảnh thơi, mới thấy cái thú trốn học. Chúng tôi thích nhất là đi tắm sông. Bơi lội, hò hét, đùa nghịch cho đến chán thì mặc áo quần, trở lại trường, lại chui rào, vào lớp học tiếp. Thân thể mát mẻ, tinh thần thỏa mái, học thêm mấy giờ nữa là tan trường!

Một lần, tôi với thằng bạn trốn học, xuống phía chùa Sư Nữ tắm sông. Khi chúng tôi chuẩn bị lên bờ thì có hai chị đàn bà ôm áo quần xuống bến giặt giũ. Không biết hai chị tâm sự gì mà cứ nói mãi, chúng tôi không thể lên bờ mặc áo quần được. Vì bến sông đó thuộc vùng quê, thường xuyên vắng vẻ, nên chúng tôi tuy đã học đến đệ tam mà vẫn cứ tắm theo kiểu ông Adam, nghĩa là không mặc đồ lót, sợ ướt lây qua quần dài, vào lớp thì kỳ cục. Thế là chúng tôi cứ lội lên, lội xuống mãi cho đến trưa, hai chị đàn bà ra về, mới lên mặc đồ, vội vã đến trường, thì đã đến giờ của lớp buổi chiều. Sáng hôm sau đi học, thấy trong hộc bàn, sách vở vẫn còn nguyên, nhưng có thêm một mảnh giấy nhỏ, trên đó có mấy câu, chê rằng đi học mà đút vở bụi tre, không biết xấu hổ. Thấy nét chữ chân phương, tôi đoán là chữ con gái nên để ý xem cô nào đã ngồi chỗ của tôi. Hóa ra đó là cô Lê Thị Thanh học lớp đệ ngũ. Cô nầy có biệt danh là Thanh Móm, chiếc miệng móm khiến cô trở thành cô bé có duyên nhất trường. Đôi môi cô hồng tự nhiên như mím lại, dễ thương hết sức! Tóc cô nhiều, phủ đầy lưng, đôi mắt thông minh, sáng trưng... Được một người đẹp như thế ngồi chỗ của mình, tôi dại gì mà không viết thư bỏ hộc bàn! chẳng phải thư mà chỉ là mảnh giấy nhỏ. Tôi viết bằng tiếng Anh, khi làm thơ tặng cô thì tôi viết tiếng Việt. Tôi học đệ tam, ban C (văn chương) mà tiếng Anh, tôi viết xong, về nhà giở tự điển ra mới thấy trật bậy, trong khi cô trả lời, có những chữ tôi không hiểu! Tôi làm thơ tỏ tình thì cô nói sang chuyện học hành, đại ý muốn cô trả lời thì phải chăm học, không được trốn học nữa... Cứ cách vài bữa, tôi tặng cô một bài thơ, có khi chỉ vài câu, toàn thơ con cóc. Suốt một năm như thế, (được một bầy cóc!) nếu chép ra, chắc cũng phải một tập thơ dày.

Cô Thanh học rất giỏi, năm nào cũng lãnh phần thưởng nhất lớp, đôi khi còn thêm phần thưởng hạnh kiểm toàn trường nữa. Năm nào, lễ phát phần thưởng, tôi cũng đến dự để được ngắm cô yểu điệu lên lãnh thưởng. Cô còn nhỏ nên đôi khi ôm phần thưởng lớn, che cả mặt, không thấy đường, tôi rất hồi hộp và thương cô vì sợ cô vấp ngã.

Hết năm đệ tam thì tôi không còn ngồi chung chỗ với cô Thanh nữa. Nhưng buổi tối, tôi thường đi ngang nhà cô, để được thấy cô ngồi học ở một bàn nhỏ trong phòng khách. Từ năm đệ nhị, tôi phải gạo bài để thi tú tài, nên tối nào tôi cũng thức khuya. Đang học bài, tôi thường buông sách vở, lang thang ngoài đường phố một lúc cho thảnh thơi tâm trí, để về học tiếp. Dù đi đâu, tôi cũng phải vòng xuống phía chợ, ngang qua nhà cô Thanh một lần. Đôi khi, cô đang học, nhìn ra, thấy tôi, cô đứng dậy, bước ra cửa để tôi được gặp. Chúng tôi chỉ nói vơ vẩn mấy câu, độ năm mười phút, rồi cô bảo "Về học bài đi! Sắp thi rồi." Nghe thế, tôi ngoan ngoãn đi về, lòng sung sướng lắm, học bài mau thuộc!

Thời đó, khoảng thập niên sáu mươi, có phong trào học trụ điện. Nghĩa là ban đêm, vắng vẻ, bọn học trò đem sách vở ra ngoài các trụ đèn đường, ngồi học bài cho đỡ buồn ngủ, lại có thêm bạn bè, thỉnh thoảng trò chuyện cũng vui. Chúng học đến gần sáng mới vào nhà ngủ. Bọn con gái không ra trụ đèn học bao giờ. Tôi cũng thế. Tôi có cách học riêng. Mỗi ngày tôi tự ra lịnh cho mình học đủ tám tiếng (ở nhà). Ví dụ đang học, chỉ mới mươi phút, buồn ngủ, tôi lăn ra ngủ, nhưng ghi rõ mười phút, dậy học tiếp độ hai giờ, buồn tình, tôi buông sách đi chơi, tôi ghi thêm hai giờ nữa... Miễn sao ngày đó phải đủ tám tiếng. Thế nên bọn học trụ điện cứ thấy tôi, đêm khuya còn lang thang ngoài đường, vậy mà thi tú tài vẫn đậu?!

Thế còn chuyện tình của tôi với cô Lê Thị Thanh đi đến đâu? Thì tôi đã nói trước, đó là tình yêu đơn phương, làm sao có chuyện éo le, gay cấn để kể ra!

Từ năm tôi học đệ tam đến năm đệ nhất, thi xong tú tài hai, tôi và cô Thanh chỉ gặp nhau vào buổi tối, nói với nhau vài câu... Suốt mấy năm, cũng chỉ có mấy câu chào hỏi đó thôi. Tôi không biết cách nào tỏ tình, mà cô thì, có lẽ xem tôi như người bạn hay người anh, nên hai đứa không tiến thêm một chút thân tình nào. Có duy nhất một lần. Tối đó, tôi đến để từ giã cô vào Sài Gòn học đại học. Cô ra cửa, đứng cạnh tôi. Vô tình, tay cô chạm vào tay tôi. Chạm nhẹ thôi. Vậy mà tôi sung sướng đến ngẩn ngơ. Ngẩn ngơ mãi.

Chuyện tình yêu của tôi chỉ chừng đó! Nhưng suốt đời, tôi coi như "một mối tình" vì sau đó, tôi chẳng yêu ai và cũng chẳng ai yêu tôi cả!

Đọc đến đây, chắc bạn đã chán ba chuyện yêu quái lẩm cẩm của tôi rồi. Tôi xin kể qua chuyện tôi về lại Hội An, sau mấy chục năm xa thành phố cổ đó.

Tôi từ Mỹ đi máy bay về Sài Gòn, rồi đón xe về Hội An.

Hội An vẫn thế, nhưng nó đã mất cái hồn, mất cái tình đối với tôi rồi. Tôi như người ngoại quốc đến một xứ lạ, cứ đi lơ ngơ, nghiêng ngó mà không gặp được một người quen. Trước giờ vẫn thế. Tuổi trẻ Hội An, lớn lên là như con chim xa tổ. Đứa nào cũng nghĩ đến một phương trời khác, thế là chúng đi biệt. Sau năm bảy lăm đổi đời, chúng bay còn xa hơn, đến cả phương trời tây. Đứa bị kẹt lại cũng tìm cách ra khỏi Hội An. Vô Sài Gòn, ra Đà Nẵng, chí ít cũng Tam Kỳ, Tiên Phước...

Buổi tối, gần về khuya, mọi người đều rút vào nhà. Đường phố hẹp, vắng tanh trong ánh đèn vàng vọt, khiến con đường hun hút, âm u như đường hầm. Tôi lang thang ngang qua nhà các bạn cũ. Tôi nhớ các bạn tôi nhưng chúng không còn ở đấy nữa! Tôi đi theo các con đường mà trước đây, tôi thường đi. Tôi cũng vòng xuống ngã chợ, nơi nhà cô Thanh. Vẫn mái hiên nơi cô và tôi thường đứng chuyện trò, nhưng cô đã đi rồi! Nếu còn, cô cũng đã lớn. Cô nữ sinh bé nhỏ ngày xưa đã hoàn toàn đi vào quá khứ!

Hội An đã lạ, tôi càng lạ hơn. Cậu học sinh năm xưa, tâm hồn trong trắng, tự tin nay đã thành một người lớn tuổi, chán ngán sự đời. Bãi bể nương dâu. Công danh sự nghiệp như phù vân. Ngẫm lại, chỉ thấy thời đi học là thần tiên hơn cả.

Tôi về lại Sài Gòn, tìm thăm một người bạn, tên Châu Đình Khôi. Anh ta là anh rể của cô Lê Thị Thanh, cho biết cô Thanh, nay đã là góa phụ, có hai con, học hành nên người. Tôi ngỏ ý muốn đến thăm cô. Người bạn đưa tôi đến nhà cô, gần ngã tư Bảy Hiền.

Cô Thanh vẫn thế, tuy có vẻ chững chạc hơn. Môi vẫn hồng duyên dáng, mắt vẫn sáng, thông minh. Gặp tôi, cô mừng rỡ lắm. Cô nhìn tôi với ánh mắt triều mến.

Mục đích tôi đến thăm cô là để xin lỗi cô về những bài thơ, câu thơ tỏ tình, đã làm phiền cô. Vì lúc đó cô còn nhỏ quá, học đệ ngũ, khoảng mười bốn, mười lăm, đâu biết gì! Thế nên tôi mới nhắc chuyện cũ.

- Thanh còn nhớ? Lúc Thanh học đệ ngũ, anh học đệ tam. Hai đứa ngồi cùng một chỗ, anh thường viết cho Thanh, để trong hộc bàn...

- Anh để trong hộc bàn còn quí! Có khi lấy phấn vẽ mũi tên, chỉ lòng vòng, chỗ nầy, chỗ kia, nhét dưới chân ghế, chân bàn...Làm Thanh phải đi tìm...

- Anh còn làm thơ con cóc...

Cô nhìn tôi cười.

- Để đó mà con cóc! Thanh không quên đâu. Anh gửi cho Thanh những câu như thế nầy... Và những câu nầy nữa... câu nầy nữa...

Cô đọc mãi, đọc mãi, những câu thơ, bài thơ con cóc của tôi, (Ôi! Cả một bầy cóc, ngày xưa!) tôi đã gửi cho cô, có lẽ không sót câu nào.

Tôi ngồi lặng người, nhìn sững cô.

  Forum: THÔNG TIN DU LỊCH - CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY · Post Preview: #17031 · Replies: 2 · Views: 747

philao
Posted on: Sep 14 2008, 10:42 AM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Members
Posts: 383
Joined: 11-April 08
Member No.: 17



Attached Image

Nha Trang và Du Khách


NhaTrang, Sài Gòn đón nhận nhiều du khách nhất, cũng như người ngoại quốc tới làm ăn, Úc, Mỹ, Đức, Pháp đủ cả.

Phong cảnh của Nhatrang hiền hoà, biển xanh, cát trắng, giá cả thấp hơn nhiều nơi. Người Nha Trang thân thiện, đã quen với du khách từ thập niên 60, 70, thế nên thành phố miền biển đón nhận du khách mọi lứa tuổi, từ các thanh niên trẻ Tây Ba Lô đến các gia đình Tây, Việt Kiều, dân trong nước từ Sài Gòn đến Hà Nội, mùa hè bà con, bạn bè cùng nhau ra biển, trốn cái nóng oai bức và ồn ào của các tỉnh lớn. Những người già, tuổi hưu trí thích đi trái mùa, tránh đám đông, và được giá cả nới hơn. Thế nên Nha Trang lúc nào cũng là một thành phố đầy du khách.

Con đường Duy Tân ngày nào, bây giờ được mở dài ra. Ngày xưa lên phi trường xa xôi, hai bên không có nhà, chỉ có bờ cát dài với cây dương, thỉnh thoảng mới có tiệm ăn bên đường. Giờ đây, hai bên đường khách sạn và tiệm ăn mọc ra như nấm. Có đoạn thương mãi hoá, khu trò chơi trông rất giống biển Mỹ mùa hè, tựa tựa như Myrtle Beach, miền Nam xứ Cờ Huê. Ngày xưa người ta đi bộ dạo mát, thời thượng tuổi trẻ dạo mát bằng xe. Buối tối đường biển nhộn nhịp, xe gắn máy chạy tà tà lên xuống, rất vui mắt, các quán hai bên đường tràn ngập khách du, bãi biển không thiếu người dạo mát... Từ Duy Tân qua cầu mới mở, chạy thẳng tới Tháp Bà, hai bên đường nhà cửa mọc san sát. Nhà mặt tiền nào cũng có gì để buôn bán. Bên này đường tiệm nhậu lớn, bán thức ăn hải sản, bên kia đường tiệm không tên bán bún bò Huế, có hôm 10 giờ sáng đã hết bún, vì tiệm nổi tiếng là ngon nhất Nha Trang. Ngọn Tháp bớt uy nghiêm và huyền bí vì người sống lấn dần đất của Bà.

Tại các chốn du lịch như phi trường, khách sạn, đều có các bảng giới thiệu những nơi chốn du khách nên viếng: Du lịch bằng tàu đi viếng các đảo, đi lặn, thăm dinh thự vua Bảo Đại, và đặc biệt đi tắm bùn, và suối khoáng nước nóng ở Tháp Bà. Theo lời giới thiệu nồng nhiệt của hầu hết mọi người, nước nóng còn là thuốc nữa, nên gia đình nào rồi cũng nô nức đi tắm thuốc. Kiến trúc, cảnh trí trang hoàng đẹp mắt, nhưng số lượng du khách đông quá tải, cho nên nếu khách du thật sự cần thư giãn, chắc có lẽ nên đi trái mùa du lịch. Nước bùn hơi ... bị loãng, không đúng tiêu chuẩn quốc tế cho lắm. Phục vụ viên đứng xối nước để rửa lối đi, cho nên bùn, nước lẫn lộn làm lối đi rất trơn trượt! Các ông bà chân yếu, đầu gối hơi lung lay, nên ghi nhớ!

Attached Image


Thành phần du khách trẻ, Tây Ba Lô, thích tham quan NhaTrang lắm. Có khi họ ở lại dăm, ba ngày hơn dự định. Sau nhiều năm dùi mài kinh sử, họ bỏ vài năm ra đi du lịch khắp nơi trên thế giới, trước khi về nước ôm một cái việc nhất định. Cũng có thể họ là sinh viên đi nghỉ hè, và họ thích tới các xứ lạ, còn mang tính chất hoang dã (exotic). Trải bản đồ thế giới ra, hai, ba cô, cậu bàn nhau những chặng đường dự định viếng thăm. Họ thường ở khách sạn bình dân, giá cả phải chăng, nhưng phải là khách sạn gần biển, đủ tiêu chuẩn vệ sinh, các nơi đã được bạn bè hay trên web giới thiệu càng tốt, vì thế các chủ hotel luôn giữ lòng tin cẩn để được khách. Cầm mảnh giới thiệu trên tay, các Tây Balô đi xe đò từ Hội An, dừng chân ngay khách sạn Kim Thoa, và hỏi phòng. Khách sạn Kim Thoa nhỏ bé, chỉ có 7 phòng, chủ khách sạn thân thiện, nói được tiếng Anh, và lo cho các “thằng” Tây Ba lô một cách chu đáo như lo cho con cháu. Quá khuya thấy chúng nó chưa về, ông chủ lấy xe đi lùng các quán rượu và rước về, vì sợ chúng nó gặp phải phường không đẹp lợi dụng. Sáng ra, các Tây, Đầm ngồi uống cà phê, nếu bà chủ mời mì gói họ cũng ăn, xong đi cả ngày, có đôi lúc về giữa ngày, nhập gia tùy tục, bước vào khách sạn, cởi giày, ngồi xuống nghỉ ngơi, trò chuyện dăm câu cỡ một tiếng, lên phòng tắm, lấy đồ đạc rồi lại ra đi. Trông các người trẻ này giống nhau lắm, từ ăn bận, cách cư xử, cởi mở, thân thiện, nếu họ không mở miệng thì khó biết họ từ đâu tới .

Sáng đi tắm biển, đi lặn, đi đảo, tối xuống bar làm quen nhau, tán láo, yêu đương qua ngày ... Anh chàng từ Úc, bố Úc, mẹ người Hoa, đẹp trai như tài tử Keanu Reeves, có vẻ mặt lãng mạn. Cô nàng tướng gầy như người Mẫu, nhưng có dáng thể thao, da sặm đen, từ tiểu bang California đến, gặp anh Úc này, thế là thành một cặp tình nhân nhất thời. Thêm một anh chàng nhìn như lai, nhưng hoá ra là người Mỹ gốc Việt, nói lơ lớ tiếng Việt, quần short, áo thun, đầu đội nón lá. Cả ba gặp nhau tại một night club, thành thân thiết, đi đâu cũng có nhau, tưởng như là đã hẹn nhau từ trước, cùng nhau đi du lịch chung, nhưng chỉ trong vài tuần là họ sẽ giã từ nhau, mỗi người trở về cuộc sống riêng biệt, hoặc đi theo lộ trình đã định sẵn. Thế nhưng biết đâu họ sẽ giữ mãi tình bạn, vì với thời điện tử toàn cầu hoá này thế giới bỗng dưng như gần lại ....

Nhatrang và tôi:

Khi đến Nhatrang thì tôi thấm mấy câu trong bài hát của Nguyễn Đình Toàn:

Ta mất người như người đã mất tên
mất từng con phố đổi tên đường
khi hẹn nhau ta lạc lối tìm...

Không riêng gì Nha Trang nhiều con đường của miền Nam đã bị đổi tên. Trước người ta còn bỏ công giải thích tại sao tên đó bị đổi, như trường hợp cụ Phan Thanh Giản, nhưng về sau các đường lẳng lặng có tên mới, những tên xa lạ, kỳ công được thổi phồng lên. Thành ra, người về - là tôi, cảm thấy lạc lõng, cảnh vật thay đổi, người xưa không còn, các con đường mang tên khác, và các trường bị xóa tên để thế hệ sau không còn có gì để nhớ, để thương, nhưng người về vẫn nhớ thương vô vàn, trong ngậm ngùi, ngỡ ngàng. Trường trung Học Võ Tánh, nay đã mang tên là trường Chu Văn An. Võ Tánh là một hình ảnh bất khuất vì thế ông đã được đặt tên cho trường công Nam lớn nhất tại Nha Trang, không hiểu lý do tại sao ông bị xóa tên trong ký ức thế hệ sau? Ngày xưa, tôi rất ngại đi ngang qua trường Võ Tánh, vì tôi học trường Collège Français, bận váy đầm đi học, rất dễ bị trêu chọc, thành ra phải rủ một đám bạn đi cùng, không thôi phải đi vòng rất mất công. Võ Tánh và các ngôi trường ở Nha Trang là những hình ảnh thân yêu nhất của chúng tôi. Tất cả các trường đều toạ lạc gần khu biển, kiến trúc thời Pháp, cổng tường cao, uy nghiêm, sân trường rộng rãi mát mẻ che chở bởi các cây cổ thụ to, già qua nhiều thế hệ trẻ. Hai trường La San Bá Ninh và trường Collège gần biển nhất, rồi đến trường Võ Tánh, trường Nữ Trung Học Huyền Trân, trường Thánh Tâm, trường Nam, Nữ tiểu học, tất cả học sinh của Nha Trang đều được nghe gió biển rì rào, trên những con đường rợp bóng cây. Sau khi học trò vào lớp, các cô bán chè ngồi tán dóc, các chú xích lô cũng tản mác đi nơi khác, chỉ còn tiếng phấn, tiếng chân thày, cô trên bục gỗ, và khung cảnh chỉ náo nhiệt vào giờ ra chơi, hay vào giờ học sinh vào lớp và ra về.

Bây giờ thì con đường nào cũng rộn ràng xe cộ, các trường được vây bởi các phố thương mại. Hết rồi những con đường im ắng, trưa hè với tiếng ve ca, thỉnh thoảng mới có đám học trò đi hái trộm ổi, hoặc đi bộ ra biển. Xã hội đang chuyển mình vào kinh tế thị trường, và con người sống dưới thời xã hội, thấy mình như chậm trễ vài chục năm, vội vàng chạy theo cho kịp với thế giới bên ngoài. Sự vội vàng này thể hiện qua nhiều đường lối, làm choáng ngợp những người về như tôi.

Người xưa đứng ngập ngừng
Nghe gió chiều lạnh lùng
Từ Duy Tân thổi tới
Mà nhớ ai muôn trùng...

Bạn bè, anh chị em, những người đã cùng tôi tắm biển, mẹ tôi, hình ảnh bà bé nhỏ trên con đường dốc, tất tả đi gọi bác sĩ tới vì một đứa con bị bệnh, ông xích lô chở lũ nhóc chúng tôi đến trường học, sáng, trưa, chiều ... Không còn nữa, phố xá hàng quán đã thay những căn nhà có giàn hoa giấy, hoa sứ đỏ, những căn nhà trắng chỉ còn nhớ đến qua tên thành phố. Ngã Sáu Nha Trang, Nhà Thờ Núi gốc Bá Đa Lộc, khu vực trước kia rất vắng vẻ, chỉ rộn rịp vào đêm Noel, khi mọi người túa đến đi lễ khuya, giờ đây là con phố buôn bán có giá nhất. Căn nhà gia đình tôi thành bốn căn lầu, tất cả đều có cửa hàng buôn bán mặt tiền, nhìn qua bên kia không còn trường Thánh Tâm và tu viện các bà sơ nữa, bệnh viện Nguyễn Huệ... tất cả đều biến mất hết. Nếu không có Nhà Thờ Núi thì tôi không thể nào định nổi vị trí nhà cũ của mình. Villa họ Bùi, hai bác chiều chiều ra chăm sóc cây cỏ, căn vườn xinh xinh nhỏ nhắn, được nhiều người trầm trồ, ngắm nghía. Villa họ Trần, nhà cô bạn, lũ học trò chúng tôi ngồi trên các thanh gỗ tán dóc, chọc ghẹo nhau. Villa họ Võ Đình, chủ nhân của rạp hát lớn ở Nha Trang, villa lớn nhất đường biển, đang được rào lại, nay mai một khách sạn tân tiến sẽ xuất hiện. Bạn tôi, từ Pháp đã về trễ mất một năm, không còn thấy được căn nhà cũ của mình nữa. Tôi cũng về trễ, đứng nơi góc phố Phan Bội Châu cố tìm lại dấu vết lò bánh mì Hoà Bình, khách sạn Lan Đình, cây đa đầu đường Phan Đình Phùng, nhưng chỉ thấy những căn lầu xóa vết tích thời gian... Dòng xe cộ qua lại trong bữa trưa nóng bức làm tôi choáng váng. Tôi hiểu cảm giác của Từ Thức chỉ mấy tháng sau về lại dương thế, nhưng thật ra trăm năm đã qua rồi.

  Forum: THÔNG TIN DU LỊCH - CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY · Post Preview: #17030 · Replies: 1 · Views: 774

philao
Posted on: Sep 14 2008, 10:32 AM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Members
Posts: 383
Joined: 11-April 08
Member No.: 17



  Forum: THẾ GIỚI NHẠC SĨ - VĂN SĨ - HOẠ SĨ · Post Preview: #17029 · Replies: 3 · Views: 1,160

philao
Posted on: Sep 14 2008, 10:30 AM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Members
Posts: 383
Joined: 11-April 08
Member No.: 17



  Forum: THẾ GIỚI NHẠC SĨ - VĂN SĨ - HOẠ SĨ · Post Preview: #17028 · Replies: 3 · Views: 1,160

philao
Posted on: Sep 14 2008, 10:29 AM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Members
Posts: 383
Joined: 11-April 08
Member No.: 17



Attached Image

Rimsky-Korsakov thanh âm của màu sắc


Nikolai Rimsky-Korsakov là nhạc sĩ người Nga, thuộc dòng quý tộc và đáng lẽ đã trở thành một sĩ quan hải quân ưu tú của quân đội Sa Hoàng. Trong một phim hư cấu về đời ông, “Song of Scheherazade”, Jean Pierre Aumont thủ vai chàng sinh viên sĩ quan Rimsky-Korsakov của trường Võ Bị Hải Quân tại St. Petersburg đã có một câu trả lời thượng cấp: “Là một danh tướng có thể làm tổ quốc vẻ vang? Không, là một nhạc sĩ, tôi sẽ làm nước Nga còn vẻ vang hơn!”
Sau này, chàng quyết định bỏ binh nghiệp và mộng hải hồ để trở thành nhạc sĩ! Và trở thành một trong mấy nhà soạn nhạc tiêu biểu nhất của Nga, có những môn đệ lừng danh sau này như Alexander Glazunov, Sergei Prokofiev hay Igor Stravinsky...
Những người thích nhạc cổ điển loại ồn ào rắc rối như ảo thuật của gánh xiếc thì rất ưa “The Flight of the Bumblebee”. Rimsky-Korsakov dùng nhạc để tả một con ong đất bay lòng vòng trong không gian. Vui tai và lý thú lắm. Nhưng nếu nghe cho kỹ, người ta còn thấy cả ánh nắng chan hòa trong nhạc khúc. Nói về màu sắc, bài “Song of India” trong vở “Sadko” của ông vẽ ra cảnh sắc bát ngát của dòng sông, nghe thấy nỗi buồn miên man tuôn chảy trong nắng chiều đỏ ối.
Rimsky-Korsakov là nhà soạn nhạc, nhạc sĩ và giáo sư âm nhạc, nhưng ông có thể là một họa sĩ vì thật sự nhìn thấy màu sắc trong các nốt nhạc.

Như Baudelaire, Liszt hay Rimbaud, ông mắc bệnh hay có cái năng khiếu được giới khoa học gọi là “synaesthesia”. Trong bộ não dị thường của họ, cảm nhận của một giác quan lại dẫn đến một ấn tượng khác cho một giác quan khác. Rimsky-Korsakov là người synaesthete về âm thanh. Nghe nốt Do, ông nhìn thấy màu trắng, nốt Ré tóe dẫn ra màu vàng, nghe nốt Mi ông thấy lấp lánh màu sapphire và nốt Sol qua tai ông lại chói lọi trước mắt màu kim nhũ...
Quỳnh Giao ngờ rằng Trịnh Công Sơn cũng có thể là trường hợp tương tự. Hãy nghe “Vàng phai trước ngõ” mà... xem. Người thưởng ngoạn thì chỉ có thể kết luận là trong thơ có nhạc hay trong nhạc có họa, chứ nhiều khi không biết được rõ tiến trình cảm nhận và sáng tác của những hiện tượng đặc biệt ấy. Phải chăng vì vậy mà thơ hay nhạc của họ có những hình ảnh siêu thực bất ngờ và rất nhiều màu sắc?

Rimsky-Korsakov sinh năm 1844, đã để lại rất nhiều tác phẩm âm nhạc cho hậu thế, có ca khúc, có hợp khúc, 15 vở opera về lịch sử hay thần thoại Nga, đã nghiên cứu và khai triển dân ca lẫn nhạc dân tộc lẫn thánh ca. Dù có năng khiếu âm nhạc từ nhỏ, ông không được học nhạc mà là người tự học. Ông chuyên cần tự học, nào hòa âm, đối điểm đến trình độ trở thành nhạc trưởng, giáo sư dạy về soạn nhạc và phối khí, chủ biên về nhạc mà vẫn sống rất ngăn nắp với gia đình.
Chính là nỗ lực tìm tòi học hỏi ấy mới khiến ông viết ra những nhạc khúc đầy màu sắc của những vùng đất lạ quanh Địa Trung Hải. Ông dùng nhạc kể truyện cổ tích, ký sự, lịch sử...
Chúng ta ai cũng có thể nghe nói đến hay đã đọc “Ngàn lẻ một đêm” và nàng Sheherazade có tài kể truyện mà thoát chết, lại còn cảm hóa được ông vua điên cuồng vì tình hận. Từ truyện thần thoại Ba Tư ấy, Rimsky-Korsakov viết ra một tổ khúc giao hưởng (symphonic suite) có bốn hành âm, bốn đoạn, minh họa bốn kỳ tích trong bộ truyện. Dùng giai điệu chính để diễn tả người kể truyện, nàng Sheherazade, ông cho nàng đối thoại với vị quân vương và kể lại từng tuồng tích gay cấn ly kỳ của truyện cổ.

Tổ khúc Sheherazade đã trở thành tác phẩm cổ điển, và nếu muốn nghe cảnh đắm tàu ra sao, hãy tìm tới nhạc Rimsky-Korsakov trong Shererazade.
Nhờ nhạc của ông, người ta mới cảm được một điều bất ngờ: đã có một thời mà nước Nga bị mê hoặc bởi Đông Phương huyền bí, bởi thế giới của các vị quân vương tại miền nắng ấm phía Nam lãnh thổ.

Trong một lần cách đây chục năm, Quỳnh Giao được nghe “Les Marchés de Provence” của Gilbert Bécaud, với lời ca của Louis Amade, một ông trùm cảnh sát mà cũng là một nhà thơ Pháp. Gilbert Bécaud có biệt tài về nhạc và nghệ thuật trình diễn. Ông đã vượt qua giai đoạn “tự truyện” trong cách sáng tác và trình diễn. Tác phẩm của ông đa số là “truyện ca”, kể truyện bằng âm nhạc.
Bài “Les Marchés de Provence” gợi lại kỷ niệm về những ngôi chợ quê của miền Nam nước Pháp. Qua ca khúc, người nghe thấy giật mình. Rất nhiều đoạn gợi lại âm thanh và hình ảnh của Rimsky-Korsakov trong “Capriccio Espagnol”. Miền Provence của Pháp có đủ sắc thái và âm hưởng Tây Ban Nha lẫn Gypsy, dân Bohemien như chúng ta hay nói ngày xưa ở Sài Gòn. Bài Capricio Espagnol là tác phẩm kết tụ những đặc điểm ấy bằng nhạc. Ca khúc của Gilbert Bécaud còn cần lời nhạc của Louis Amade, chứ Capriccio Espagnol thì không. Nhưng, nghe rồi là chỉ muốn đi du lịch để được thấy tận mắt.

Đây là tác phẩm mà Rinsky-Korsakov vừa viết xong đã lập tức nổi tiếng. Đáng phục hơn thế, Rimsky-Korsakov chỉ đặt chân lên xứ Tây Ban Nha có vài ngày, khi còn là sĩ quan hải quân từ Hoa Kỳ và Nam Mỹ trở về nhà sau một chuyến hải hành kéo dài ba năm.

Các nhà phê bình âm nhạc thời xưa đã khen tài hòa âm và phối khí của Rimsky-Korsakov. Điều ấy hơi oan, ông soạn nhạc công phu kỹ lưỡng, cân nhắc từng giai điệu và hình ảnh, được diễn tả bằng những nhạc cụ thích hợp. Khi nào là dàn dây, là tiếng vĩ cầm, khi nào là bộ gõ, dàn kèn đồng, khi nào là tiếng sáo... tất tất đều được biên soạn hẳn hoi. Nhắm mắt lại nghe, chúng ta hình dung ra đám rước hay vũ điệu Tây Ban Nha, hay ánh mắt nồng nàn của một nàng Gypsy.

Âm nhạc thực ra là một nghệ thuật rất trừu tượng.
Dùng nhạc không lời để kể truyện và gợi lên màu sắc của những miền đất lạ đòi hỏi một khả năng tưởng tượng và diễn tả phong phú. Nikolai Andreyevitch Rimsky-Korsakov thuộc loại nhạc sĩ ấy. Ông mất ngày 21 Tháng Sáu năm 1908. Có lẽ để nhớ tới ông, ngày Chủ Nhật 19 vừa qua, dàn National Symphony Orchestra tại Washington đã trình diễn lại Sheherazade của Rimsky-Korsakov và Fire Bird của Igor Stravinsky, môn sinh của ông.

Một lời nhắc nhở thật đẹp, bằng nhạc.
  Forum: THẾ GIỚI NHẠC SĨ - VĂN SĨ - HOẠ SĨ · Post Preview: #17027 · Replies: 3 · Views: 1,160

philao
Posted on: Aug 23 2008, 07:56 PM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Members
Posts: 383
Joined: 11-April 08
Member No.: 17



Phi Lao nguyện sẽ làm mạnh thường quân, cho giọng ca vàng của winh Mây Vàng ... Lankhanh cứ tiếp tục dừng sợ lỗ 61.gif

PhiLao kết giọng hát của winh rồi đó nha winh Mây Vàng ... điêu luyện và hay lắm 21.gif
  Forum: CA SĨ PHỐ NÚI · Post Preview: #15622 · Replies: 42 · Views: 10,461

philao
Posted on: Aug 21 2008, 09:35 AM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Members
Posts: 383
Joined: 11-April 08
Member No.: 17



thankyou.gif Bro NgocThanh .... love1.gif

good song 21.gif
  Forum: NHẠC QUỐC TẾ · Post Preview: #15424 · Replies: 1 · Views: 498

philao
Posted on: Aug 21 2008, 09:30 AM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Members
Posts: 383
Joined: 11-April 08
Member No.: 17



thanks.gif Tuyệt Tình love1.gif

Poster và nhạc rât hay yeah.gif
  Forum: QUÁN NHẠC PHỐ NÚI · Post Preview: #15423 · Replies: 5 · Views: 987

philao
Posted on: Aug 21 2008, 09:28 AM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Members
Posts: 383
Joined: 11-April 08
Member No.: 17







Download
nature-smiley-009.gif
Trả Lại Thoáng Mây Bay

Sáng Tác : Hoàng Thanh Tâm
Trình Bày : Quang Tuấn


Nước mắt nào nhỏ xuống lấp môi khô
Những đêm khuya khi tình về réo gọi
Những chiều thu mưa bay từng hạt bụi
Giọt mưa sầu rơi rụng vào tim anh
Em bây giờ lạc lõng bước chân chim
Thấm ước mơ soi cuốc đời êm đềm
Đốt khói cay ru hồn mình bàng hoàng
Anh bây giờ mịt mờ dấu chân hoang

Cuộc tình như cơn mơ
Để lại trong thiên thu (tim ta)
Một trời mây bơ vơ
một hồn ta ngu ngơ
Những cơn sầu mưa lũ
Những vết thương mù lòa
Nước mắt mặn bờ môi
Còn gì trên đôi môi
Còn gi trong đoi tay
Còn lai bao men say
Trả lại cho mưa bay
Những ân tinh xưa ấy
Những ái ân nhạt nhòa
Để đời thôi xót xa

Cơn mê nào lịm chất ngất trong tim
Rót nhớ nhung đong đầy từng đêm dài
Rót tiếc thương bao tháng ngày miệt mài
Cho tình đầu thành những vết thương sâu
Em đi về một chiều nắng úa mi
Đường em đi phai nhạt dấu chân hồng
Khép xót xa em về chôn tình mộng
Để hồn anh là một cõi hư vô
  Forum: QUÁN NHẠC PHỐ NÚI · Post Preview: #15422 · Replies: 3 · Views: 726

philao
Posted on: Aug 21 2008, 08:44 AM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Members
Posts: 383
Joined: 11-April 08
Member No.: 17







Download
nature-smiley-009.gif
Mùa Thu Cho Em

Sáng Tác : Ngô Thụy Miên/Thụy Anh
Trình Bày : Ý Lan & Quang Tuấn


Em có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ
em có nghe nai vàng hát khúc yêu đương
Và em có nghe khi mùa thu tới
mang ái ân mang tình yêu tới
em có nghe nghe hồn thu nói mình yêu nhau nhé

Em có hay mùa thu mưa bay gió nhẹ
em có hay thu về hết dấu cô liêu
Và em có hay khi mùa thu tới
bao trái tim vương màu xanh mới
em có hay hay mùa thu tới hồn anh ngất ngây

nắng úa dệt mi em
và mây xanh thay tóc rối
nhạt môi môi em thơm nồng
tình yêu vương vương má hồng
sẽ hát bài cho em
và ru em yên giấc tối
ngày mai khi mưa ngang lưng đồi
chờ em anh nghe mùa thu tới

Em có mơ mùa thu cho ai nức nở
em có mơ mơ mùa mắt ướt hoen mi
Và em có mơ khi mùa thu tới
hai chúng ta sẽ cùng chung lối
em với anh mơ mùa thu ấy tình ta ngát hương...
  Forum: QUÁN NHẠC PHỐ NÚI · Post Preview: #15421 · Replies: 0 · Views: 537

philao
Posted on: Aug 21 2008, 08:25 AM


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Members
Posts: 383
Joined: 11-April 08
Member No.: 17







Download
nature-smiley-009.gif
Lời Của Gió

Sáng Tác : Duy Thái
Trình Bày : Băng Kiều


Em có nghe thấy anh nói gì không
Em có nghe thấy gió nói gì không
Anh đã thương nhớ gửi vào trong gió
Đôi phút bên em được nghe em nói với anh

Cơn gió nào bay ngang cuộc đời
Nói với em rằng tôi lẻ loi
Cơn gió nào bên tai thì thầm
Nói với em rằng tôi rất sầu

Dù gió có ngang qua vườn chiều
Làm lá có rơi rụng nhiều
Dù gió có mang bao điều
Cuốn theo mùa thu đi

Nhưng gió ơi gió đừng hôn lên má em
Gió ơi gió đừng vờn lên tóc em
Gió ơi gió đừng ru đôi mắt em dịu hiền

Gió hãy nói rằng tôi mong có em
Gió hãy nói rằng tôi luôn nhớ em

Gió hãy nói rằng tôi yêu em
Gió hãy nói rằng tôi yêu em
Gió hãy nói rằng tôi yêu em
Thế thôi
  Forum: QUÁN NHẠC PHỐ NÚI · Post Preview: #15419 · Replies: 1 · Views: 666

14 Pages V   1 2 3 > » 

New Posts  New Replies
No New Posts  No New Replies
Hot topic  Hot Topic (New)
No new  Hot Topic (No New)
Poll  Poll (New)
No new votes  Poll (No New)
Closed  Locked Topic
Moved  Moved Topic
 

Lo-Fi Version Time is now: 21st May 2024 - 09:12 PM