Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Hoài Trúc Phương, Phương Quỳnh
VanAnh
post Oct 25 2012, 07:46 AM
Post #1


Hạnh ngộ
***

Group: Năng Động
Posts: 5,776
Joined: 25-October 08
Member No.: 480
Country








Hoài Trúc Phương



KHÔNG NHƯ NHIỀU NGHỆ SĨ CÃI LƯƠNG XUẤT THÂN TỪ GIA CẢNH KHỐN KHÓ, ĐÔI NGHỆ SĨ NÀY ĐỀU LÀ CẬU ẤM CÔ CHIÊU TRONG NHỮNG GIA ĐÌNH LÀM NGHỀ KINH DOANH RẤT KHÁ GIẢ. NHƯNG ÁNH ĐÈN SÂN KHẤU VỐN CÓ HẤP LỰC DIỆU KỲ KHÓ CƯỠNG, ĐÃ KHIẾN HỌ RỜI CUỘC SỐNG ĐẦY ĐỦ, CHẤP NHẬN "LĂN LÓC" VỚI KIẾP SỐNG THIẾU THỐN, RÀY ĐÂY MAI ĐÓ THEO GÁNH HÁT. DÙ TRẢI LẮM GIAN NAN MỚI TẠO DỰNG ĐƯỢC TÊN TUỔI, NHƯNG HỌ VẪN CHUNG THỦY VỚI NGHỀ HÁT ĐẾN TẬN HÔM NAY...

"NGỘ MUỐN NỊ VUI LÀ ĐƯỢC"

Tuổi Quý Mùi, sinh năm 1943, tên thật Dương Trúc Phương, là con thứ năm trong một gia đình có năm chị em, cha người Quảng Đông sang lập nghiệp ở Rạch Giá, mẹ là người Việt, nhưng nghệ sĩ Hoài Trúc Phương lại có vẻ đẹp nam tính như...Tây. Nhà có tiệm hủ tiếu lớn kế bên rạp hát Châu Văn, ba người con đầu đều là gái, Trúc Phương là con trai trưởng, lại có khuôn mặt và vóc dáng đẹp ngời ngời, nên được song thân cưng như trứng mỏng, lớn tướng rồi mà vẫn "bị" ba má ôm hun chùn chụt...

Sau mấy năm đi đàn ca tài tử, hát ở các đám tiệc ngoài giờ lên lớp, học hết Đệ thất tiếng Pháp, thì Trúc Phương đòi...nghỉ học để đi theo gánh hát. Cha anh đâu có thích để con trai cưng bỏ nhà đi làm kép hát, nhưng "trời không chịu đất, thì đất phải chịu trời", ông đành phải "đầu hàng" trước quyết tâm của "ông con" bướng bỉnh.

Trong số các nghệ sĩ về hát ở Rạch Giá hay ghé tiệm hủ tiếu - cà phê của cha mẹ Trúc Phương ăn uống, có nghệ sĩ Hoàng Nuôi (chồng của nghệ sĩ Bạch Cúc - em gái nghệ sĩ Minh Tơ, cha của đạo diễn Phượng Hoàng). Ông nhận Trúc Phương làm đệ tử, rồi xin cha anh để ông dẫn anh vô đòan hát.

Năm 1958 , Trúc Phương bước vào nghề hát ở đoàn Hoa Sen của bầu Bảy Cao. Từ giả con trai, cha anh sắm cho anh sợi dây chuyền vừa to vừa dài, cùng với chiếc cà rá hột ba màu bằng vàng y, rồi bịn rịn dặn dò "có gì nị bán mà xài...". Sau một thơìi gian theo đoàn học nghề mà "sự nghiệp" vẫn chưa có gì, cha Trúc Phương bèn bắt anh về nhà gởi qua đoàn Tiếng Chuông.

Kỉ niệm Trúc Phương nhớ nhất ở đoàn Tiếng Chuông là thời đó đoàn hát trong chợ ở miệt Tháp Mười, phải thắp đèn măng xông chứ chưa có điện. Đoàn nghèo, ông bầu phát bánh tét cho đào kép ăn lót dạ chứ không có lương.

Hai năm đầu theo đoàn hát, ba Trúc Phương kiêm luôn "nhà tài trợ" - ông "viện trợ" cho con rất đầy đủ mọi thứ, nên lương phạn của đoàn đối với anh chỉ là "chuyện nhỏ". Ông hào phóng bào: "Chủ yếu nị muốn ngộ vui là được. Có gì thiếu thốn thì nị cho ngộ biết để kịp thời "tiếp tế". (Thời điểm đó cha mẹ Trúc Phương cùng tài xế háy lái chiếc Citroen ra Huế, Đà Nẵng... mỗi khi Trúc Phương diễn ở miền Trung, vừa xem anh hát, vừa đi đổi gió cả tuần mới về nhà). Do không bận tâm về gánh nặng mưu sinh, nên anh chỉ lo tập trung học nghề ca hát.

Thời gian sau anh đã sống được bằng nghề, nên xin cha mẹ "cắt viện trợ", và sợi dây chuyền với chiếc cà rá kỷ niệm của cha luôn là vật hộ thân may mắn theo anh trên những nẻo đường lưu diễn, anh chưa hề cầm cố chúng bao giờ.

6 NĂM HỌC NGHỀ ĐƯỢC LÊN KÉP CHÁNH

Sau 6 năm học nghề để thích nghi với môi trường mới, năm 1964 Trúc Phương đã gặt hái được những thành công với vai diễn ấn tượng đầu tiên là Thanh Sơn trong vở "Máu chảy về tim" ở đoàn Thúy Lan - Mỹ Ngọc. Các ký giả kịch trường thời đó viết bài khen Trúc Phương và gọi anh là ngôi sao lạ vừa được phát hiện sáng chói trên nền trời kịch nghệ miền Tây. Sau đó anh đã vững vàng trong những vai kép chánh - chính diện, nghĩa khí như chính bản tánh của anh ngoài đời - ở đoàn Trăng Mùa Thu với đào Kim Tuyến (cũng là người vợ đầu tiên), cố nghệ sĩ Kiều Hoa, Bích Sơn...
Sau 6 năm học nghề để thích nghi với môi trường mới, năm 1964 Trúc Phương đã gặt hái được những thành công với vai diễn ấn tượng đầu tiên là Thanh Sơn trong vở "Máu chảy về tim" ở đoàn Thúy Lan - Mỹ Ngọc. Các ký giả kịch trường thời đó viết bài khen Trúc Phương và gọi anh là ngôi sao lạ vừa được phát hiện sáng chói trên nền trời kịch nghệ miền Tây. Sau đó anh đã vững vàng trong những vai kép chánh - chính diện, nghĩa khí như chính bản tánh của anh ngoài đời - ở đoàn Trăng Mùa Thu với đào Kim Tuyến (cũng là người vợ đầu tiên), cố nghệ sĩ Kiều Hoa, Bích Sơn...

Ông bầu Ba Bản sau khi xem Trúc Phương hát ở đoàn Trăng Mùa Thu, đã mời anh về hát cho đoàn Thủ Đô và đặt nghệ danh cho anh là Hoài Trúc Phương. Đào kép của đoàn Thủ Đô có Tấn Tài, Dũng Thanh Lâm, Trương Ánh Loan, Tô Kim Hồng, Tô Kiều Lan, Như Ngọc...

Bầu Long thấy triển vọng của Hoài Trúc Phương nên lập tức ký giao kèo hai năm với số tiền 200.000 đồng và số lượng cao gấp 5 lần lương của anh lúc hát ở đoàn Thúy Loan - Mỹ Ngọc, đễ anh háy thế kép chánh Hùng Cường qua các đoàn Kim Chung 1, 3, 5 hát với đào Bích Hợp, Kim Chung, Kim Tuyến...

Đoàn Thái Dương là đoàn hát cuối cungHoài Trúc Phương cộng tác trước cột mốc 30/4/1975. Tại đoàn này anh tiếp tục hát chánh, chia vai với nghệ sĩ Thành Được, Thanh Hải, Kim Ngọc, Văn Chung, hề bé Hoàng Vân... Nghệ sĩ Hoài Trúc Phương đã có nhiều vai diễn thành công như: Bạch Vệ (vỡ Quán trọ hoàng hôn), Võ Đông Sơ (Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà), Yên Lang (Manh áo quê nghèo), Từ Hải (Thúy Kiều), Nùng Cao (Người mang sông núi)...

37 NĂM NHIỀU PHEN GIÁN ĐOẠN

Sau năm 1975, Hoài Trúc Phương đi đoàn Sân Khấu Mới với lực lương nghệ sĩ đã lập nên đoàn Huỳnh Long sau này là Thanh Bạch, Thanh Thế, Hữu Lợi, Bạch Mai...Ở đoàn này, anh thường đảm nhận các vai kép văn.

Năm 1976, Hoài Trúc Phương cộng tác với đoàn Hoa Phượng, hát cặp với đào Thanh Thế và anh gặp "một nữa" hạnh phúc của mình sau này cũng tại đoàn hát này.

Khoảng năm 1978, sau khi đi đoàn Long An, Hoài Trúc Phương có lối ca chân phương gần giống với nghệ sĩ Thành Được, nên được đoàn Sài Gòn 1 mời về đóng đúp hai màn sau với nghệ sĩ Thành Được, đóng hai màn đầu với đào Ngọc Giàu, Phượng Liên, Thanh Thanh Hoa... trong vở Mạnh Lệ Quân (vai Hoàng Phủ Thiếu Hoa), Bình Tây Đại nguyên soái (vai Trương Quyền), Đời cô Lựu (vai Hai Thành)...

Cộng tác một thời gian ngắn với đoàn Vàm Cỏ, Trung Hiếu..., từ năm 1985 đến 1989 nghệ sĩ Hoài Trúc Phương có nhiều năm gắn bó với đoàn Thanh Nga, đoàn lúc này có các nghệ sĩ Bảo Quốc, Kiều Phượng Loan, Diệu Huê, Thanh Thanh Hoa, Hương Huyền, Tuấn Châu...

Anh có thêm những vai ấn tượng với bạn nghề và khán giả như: Vũ Trường Giang (vở Cô gái bán gươm), Lý Đạo Thành (vở Nhiếp chính Ỷ Lan), ông Tám (Máu thắm đồng Nọc Nạn), Henri Thọ (Trận tuyến thầm lặng), quan thượng thư (Truyền thuyết tình yêu), đại úy ngụy (Áng ngọc đêm xuân)...

Năm 1989, nghệ sĩ Hoài Trúc Phương nghỉ đoàn Thanh Nga, ra ngoài làm kinh tế, anh làm ở phòng kinh doanh và có thời gian làm Phó tổng giám đốc Công ty sản xuất khăn giấy vệ sinh của Đài Loan. Làm được 5 năm thì C.Ty chuyển về Bình Dương, anh xin nghỉ và thình thoảng đi thu video, hát ở chùa, xuất ngoại biểu diễn hai lần ở Mỹ (năm 2006 anh ca lẻ với Tiểu Phụng bài "Tình cha như núi Thái Sơn" của tác giả Viễn Châu; năm 2008 đóng vai Quốc Nghi cha nàng Quốc Hương - Hương Lan đóng, trong vở "Tiếng trống sang canh" cùng nghệ sĩ Thanh Sang, Giang Châu, Hoài Thanh, Đỗ Quyên, Phú Quý, Bình Trang...

Nghệ sĩ Hoài Trúc Phương có mặt trong nhiều vở cải lương của đài HTV, Cần Thơ... Gần đây nhất, anh tham gia trong bộ phim "Anh hùng Nguyễn Trung Trực" (vai thầy dạy võ của Nguyễn Trung Trực) và "Bình Tây Đại nguyên soái" (vai Phan Thanh Giản) và mới cùng bà xã Diệu Huê đóng vai vợ chồng ông bá hộ cha của nàng Răm sau này là bà Phi Yến (Phương Hồng Thủy đóng) trong vờ "Chất ngọc không tan" do kênh Thuần Việt HTVC và Mêkong Artists của bà Bầu Linh Huyền phối hợp thực hiện vừa diễn ra vào các tối 22/9 tại rạp Thủ Đô, 24/9 tại Nhà hát Thành Phố (có thu hình) và 13/10 sắp tới cũng tại Nhà hát Thành Phố...


(Theo Phương Quỳnh - BSKTP)


--------------------

Cõi mơ
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 User(s) are reading this topic (1 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 23rd May 2024 - 01:19 PM