Welcome Guest ( Log In | Register )

9 Pages V  « < 5 6 7 8 9 >  
Reply to this topicStart new topic
> Hải ngoại lưu ý thực phẩm Việt Nam - ST tài liệu
VanAnh
post Sep 10 2011, 08:53 AM
Post #73


Hạnh ngộ
***

Group: Năng Động
Posts: 5,776
Joined: 25-October 08
Member No.: 480
Country





Theo cân của người bán hàng tại chợ Khương Đình, 1 cân xoài xanh này chính xác là... 1 cân.


Người mua điên tiết vì cân điêu thời bão giá



Nếu như trước đây, chuyện “cân điêu cân thiếu” chỉ làm người tiêu dùng khó chịu rồi cho qua thì hiện nay, khi giá cả leo thang, cân không đủ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của người dân mà vấn nạn này còn khiến người tiêu dùng trở lên nóng nảy và... "điên tiết".

Bị “cân điêu” còn ăn… chửi

Theo phản ánh của một số người dân và sau một ngày khảo sát tại chợ Hôm, chợ Khương Đình, chợ Ngã Tư Sở (Hà Nội), chúng tôi nhận thấy, thực tế nạn cân điêu đang trở nên quá phổ biến.

Tại chợ Khương Đình, sau khi mua 1kg thịt lợn, chúng tôi đưa sang cân đối chứng tại chợ, chỉ còn lại có hơn 800gr. Cũng bằng cách thức kiểm tra đơn giản này tại chợ Hôm, 1kg thịt lợn khi cân lại còn 900gr.

Theo cân của người bán hàng tại chợ Khương Đình, 1 cân xoài xanh này chính xác là... 1 cân.

Nếu như trước khi đi chuyến thực tế, chúng tôi chỉ nhận được thông tin phản ánh về vấn nạn cân điêu, thì khi đi thực tế tại các chợ này, chúng tôi đã chính thức được mắt thấy, tai nghe về 1001 câu chuyện liên quan đến cân điêu, đong thiếu.

Bà Tuyết (Khương Trung) bức xúc kể cách đây 2 hôm có mua 1kg thịt tại chợ Khương Đình. Nhận túi thịt từ người bán, bằng kinh nghiệm đi chợ lâu năm, bà nghi ngờ thịt bị cân thiếu nhưng nhờ người bán cân lại, vẫn đủ cân. Không thỏa mãn, bà Tuyết đưa túi thịt qua cân đối chứng để cân lại thì đúng là chỉ có 0,8kg. Quay lại chỗ bán thịt để “hỏi cho rõ”, không những bà không được đền bù thỏa đáng mà còn bị nghe những câu chửi rất thô tục từ người bán thịt.

Không chỉ bà Tuyết, chị Nhung (Nguyễn Trãi) cũng ngao ngán cho biết, ngày trước, sau mỗi lần mua hàng, khi cân lại thấy thiếu chị vẫn hay quay lại hỏi người bán nhưng không ích gì, dần dần nếu cảm thấy không thiếu quá chị cũng ngậm ngùi cho qua. Trước đây là thế nhưng theo chị Nhung, hiện giờ giá cả ngày càng leo thang, chuyện cân thiếu khiến những người đi chợ hằng ngày như chị không khỏi bức xúc và ấm ức vì cảm thấy như bị móc túi mà không biết kêu ai.

Không chỉ chợ Khương Đình, tình trạng người tiêu dùng bị cân thiếu tại chợ Hôm cũng “như cơm bữa”. Đa số ý kiến người đi chợ ở đây đều cho rằng, mua hàng ở chợ Hôm thì “không dám mặc cả”, bởi “nếu mặc cả sẽ được cân hàng với mức giá của mặc cả”.

Chị Nga ở Trần Xuân Soạn kể: cách đây 1 tuần chị hỏi mua 2kg xoài xanh ở cổng chợ Hôm. Người bán xoài “hét giá” 50.000đồng/1kg, nhưng khi chị trả giá 20.000 đồng/kg, họ cũng đồng ý bán. Về nhà, cân lại chị Nga mới biết 2kg xoài chỉ còn… 1,5 kg. Quay lại chỗ bán hàng để thắc mắc, chị nhận được câu trả lời từ phía người bán hàng: “Làm gì có xoài giá 20.000 đồng/kg hả em” (?!).


Nhưng khi mang ra cân đối chứng tại chợ, túi xoài chỉ còn 900 gr.



Với “vấn nạn cân điêu” đang tràn lan khắp các chợ, người tiêu dùng chỉ biết tự thỏa thuận hoặc im lặng trong sự ấm ức vì không muốn đôi co, mất thời gian lại chuốc lấy sự thua thiệt về mình.

Quy định xử phạt “cân điêu”: Chưa phát huy tác dụng?

Theo quan sát của chúng tôi, tại hầu hết các chợ lớn ở TP.Hà Nội đều có đặt cân đối chứng để người tiêu dùng cân kiểm tra lại hàng hóa nếu có nghi ngờ, kèm theo đó là những quy định của nhà nước về việc cân đo hàng hóa cho người tiêu dùng.

Trong đó có quy định: nhân viên điều hành phối hợp với ban quản lý chợ nhắc nhở người bán hàng thiếu quá mức quy định thì phải có biện pháp cân bù đủ cho người mua. Hay hằng tuần, nhân viên điều hành lập báo cáo gửi về Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng… nhưng cả người tiêu dùng và người quản lý xem ra đều không quan tâm đến những dòng quy định này. Bởi vậy, câu chuyện cân điêu, cân thiếu vẫn cứ kéo dài và câu chuyện người tiêu dùng bị móc túi vì vấn nạn này cũng không bao giờ có hồi kết.


Theo đó, 1 cân xương cũng chỉ còn 800gr...


Theo ông Lê Văn Quyết, đại diện Ban quản lý chợ Khương Đình cho biết: Cân đối chứng có từ khi chợ Khương Đình bắt đầu hoạt động, nhưng chỉ ít người dân biết và sử dụng, đa số người tiêu dùng chưa quan tâm đến cân này, nhiều người còn chưa biết đến. Ông Quyết cũng cho biết thêm, từ trước tới giờ, hầu như không thấy ai đến kiểm tra cân đối chứng.

Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa. Theo đó, tiểu thương “cân điêu” sẽ bị phạt tiền từ 300 – 500 ngàn đồng, mức phạt có thể lên tới 4 – 7 triệu đồng nếu các hành vi không thực hiện việc kiểm định ban đầu đối với phương tiện đo trước khi đưa vào sử dụng để định lượng hàng hóa.

Quy định đưa ra như thế, nhưng cho đến nay, người tiêu dùng vẫn bị móc túi hằng ngày vì những hành vi cân điêu, cân thiếu ngày càng tinh vi và trên thực tế, đại diện ban quản lý các chợ đều thừa nhận: rất ít và hầu như chưa bao giờ họ nhận được phản ánh về vấn nạn cân điêu của các tiểu thường từ người đi chợ.


--------------------

Cõi mơ
Go to the top of the page
 
+Quote Post
VanAnh
post Sep 10 2011, 11:22 AM
Post #74


Hạnh ngộ
***

Group: Năng Động
Posts: 5,776
Joined: 25-October 08
Member No.: 480
Country





Đi đâu người ta cũng dễ gặp nhứng biển trà chanh như thế này.


Trà chanh pha nước lã: Chuyện bình thường?


Nơi pha trà chanh có duy nhất một phích nước nóng để pha trà nguyên chất còn lại chế thêm nước lã vào.

Chỉ cần một cốc trà đá thông thường cho thêm một ít đường và cắt nửa quả chanh, người bán đã "lên đời" cốc trà đá 2.000 đồng thành cốc trà chanh có giá từ 7 đến 15 nghìn đồng.

Công thức pha chế siêu đơn giản

Vào mùa hè, từ công viên, góc phố đến những quán cóc ven đường của thành phố Hà Nội đâu đâu người ta cũng gặp những quán trà đá, mía đá. Khoảng 1,2 năm trở lại đây, khách hàng còn có thể lựa chọn một sản phẩm đồ uống khác với giá bình dân là trà chanh.

Trà chanh từ lâu nổi tiếng với các quán trên phố Nhà Thờ, phố Nhà Chung và lan tỏa ra khắp các phố phường khác trong thủ đô. Bán trà đá vỉ hè đã mang lại món lợi nhuận khổng lồ cho người bán hàng, tuy nhiên, trà chanh còn lợi nhuận gấp nhiều lần trà đá.

Theo chân một người chuyên làm trà chanh trên phố Lò Đúc, Hà Nội phóng viên báo được dịp mục kích nguyên liệu pha chế trà chanh hết sức đơn giản. Với số vốn ban đầu chưa đến 2 triệu đồng, người kinh doanh chỉ cần sắm vài cái ghế và ít cốc, chén thủy tinh loại bình dân là thành một hàng trà chanh để phục vụ khách hàng.

Việc kinh doanh trà lãi nhiều hay ít nhờ vào nguyên liệu làm trà. Người bán hàng tên Trang dẫn chúng tôi lên phố Cao Thắng, Hoàn Kiếm, Hà Nội để mua chè khô và chanh. Một kg chè khô loại ngon để làm trà chanh có giá 150 nghìn, chè khô loại bình thường để làm trà đá có giá 80 nghìn đồng/kg. Trang không quên nhấn mạnh, muốn trà chanh ngon trước tiên chè pha phải ngon trước.



Cốc trà chanh đơn giản có giá 7 đến 12 nghìn đồng/cốc.


Sau khi mua chè, Trang ghé vào quầy bán chanh buôn bên đường mua 10 kg chanh với giá 17 nghìn đồng/kg. Trung bình mỗi tối Trang pha hết khoảng 2 lạng chè ngon và 3 lạng chè bình dân và khoảng 2kg chanh.

Một cốc trà chanh được pha chế một phần trà, 1 phần nước lọc cho thêm 1 thìa đường và vắt nửa quả chanh. Có đường và chanh, cốc trà đá có giá 2.000 đồng đội lên 10 nghìn đồng. Trang cho biết, mỗi cốc trà chanh vốn chung mất khoảng 1.500 đồng, bán ra được 10 nghìn đồng. Một tối Trang bán được từ 80 đến 100 cốc. Ngoài ra, các sản phẩm ăn kèm như kẹo lạc hạt hướng dương cũng mang lại lợi nhuận lớn cho những người bán này. “Ở đây bọn tớ bán với giá bình dân đấy, một số nơi giá 12 đến 15 nghìn đồng/cốc. Họ chỉ dùng loại chè pha bình thường nên lãi lắm. Nếu trừ hết chi phí mỗi lần mở hàng từ 6h chiều đến 10h đêm hai người bán hàng cũng lãi 5, 7 trăm nghìn là bình thường”.

Pha trà chanh bằng nước lã

Chúng tôi ghé vào một quán trà chanh gần công viên Thủ Lệ, Ba Đình, Hà Nội. Bên ngoài quán treo biển “Trà chanh 7.000 đồng/cốc”. Thắc mắc, tại sao ở một nơi địa thế đẹp mà giá lại mềm thế, tôi được bà chủ cho biết đang trong giai đoạn bán thử nên khuyến mại.



Một khu chế xuất trà chanh, trà đá vỉa hè.


Vô tình theo chân bà chủ vào phía bên trong khu “chế xuất” trà chanh, chúng tôi không khỏi giật mình tận mắt chứng kiến những cốc trà chanh được pha hết sức mất vệ sinh. Bà chủ quán khá tỉnh táo nên khi phát hiện có người đi theo mình đã nhanh chóng đuổi khéo khách ra ngoài chờ. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn dễ dàng quan sát đôi tay trần của bà thoăn thoắt pha rất nhanh một ít trà từ chiếc ca cáu đen, một ít nước lọc trắng từ một chai Lavi loại 5 lít méo mó. Bà lấy thìa đường khuấy lên và vắt nửa quả chanh vào, với vội tay nhặt 2 cục đá cho vào cốc mang cho khách.

Khu chế xuất có duy nhất một phích nước nóng để pha trà nguyên chất còn lại chế thêm nước lã vào. Trong khi đó, bà chủ quán này đang giục chồng: “Mau vào nhà vặn nước vào chai chế đi chứ sắp hết nước rồi”.

Tương tự, ghé vào một quán trà chanh gần trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, ngồi gần bà chủ quán pha chế chè chúng tôi mới được tận mắt nhìn thấy công nghệ pha rất mất vệ sinh. Một thùng nhỏ nước đục ngàu được bà rửa cốc từ sáng, ống hút nổi trên mặt thùng nước được bà nhặt lên phơi khô dành cho vị khách sau.


Những can nước lã để chế nước trà.


Bà cho một túi chè lụn vụn vào chiếc ấm tích và đổ nước sôi vào đậy vung lên luôn. Khi khách hàng thắc mắc: "Bác không tráng chè trước để tẩy thuốc sâu hay bụi bẩn”, bà chủ trấn an: “Người nhà bác ở Thái Nguyên trồng chè nên gửi cho chè ngon, không có thuốc sâu xuống để bác bán hàng”.

Trời oi nóng, đá rơi ra nền đất bà lại lấy tay nhặt bỏ vào thùng. Mỗi khi mồ hôi nhiều bà lại cho tay vào xô nước rửa chén để rửa mặt luôn. Khi có khách, đôi tay đen cáu kỉnh lại làm nhiệm vụ bốc đá cho vào cốc.


Khu để đá cũng rất mất vệ sinh.


Thấy hết nước pha chế, bà cầm vội chai nước to sang một quán phở bên cạnh và chỉ 3 phút sau bà lễ mễ xách về một bình nước đầy. Bà cho biết nước này đun sôi để nguội nhưng với số lượng vài trăm cốc trà đá, trà chanh mỗi ngày liệu những chủ quán bán vội này có đun nước sôi để nguội phục vụ khách?. Quỹ thời gian này còn chưa tính đến những lần bị công an truy đuổi.

Chị Mi, một người từng bán trà đá trên phố Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy thành thật: “Mỗi ngày bán ra hàng trăm lít nước. Ít người có đủ điều kiện để đun sôi nhất là những quán cóc, vỉa hè”. Hầu hết những quán trà chanh, trà đá từ cửa ngõ thủ đô đến các ngóc ngách đều luôn đông tấp nập khách. Với công nghê pha chế trà từ nước lã như trên cộng với đá không an toàn có thể nhiều người sẽ ngậm ngùi an ủi khuất mắt trông coi.


--------------------

Cõi mơ
Go to the top of the page
 
+Quote Post
VanAnh
post Sep 10 2011, 11:39 AM
Post #75


Hạnh ngộ
***

Group: Năng Động
Posts: 5,776
Joined: 25-October 08
Member No.: 480
Country





Các sản phẩm gói cay, thịt hổ được bày bán ở nhiều cổng trường học.


Rùng mình, kinh hãi thực phẩm “lạ” Trung Quốc



Chỉ cần 500 đến 2.000 đồng là trẻ có thể mua được một gói quà thực phẩm “lạ”, bao bì chằng chịt tiếng Trung, không có bất cứ thông tin tiếng Việt nào cho thấy là hàng được kiểm soát, chất lượng ra sao...

Cầm trên tay một gói quà vặt nhìn bề ngoài có mầu sắc rất bắt mắt và in hình con hổ, em Nguyễn Đức Tiến – học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Trần Phú (TP. Bắc Giang) cho biết: “Mấy đứa bạn em thường hay mua gói cay và thịt hổ ăn. Thực tế, em cũng chẳng biết đó có phải là thịt gì nhưng ăn thấy vừa chua, cay và ngọt nên mua ăn”.

Không biết là gì cũng ăn...

Theo em Tiến, tên gọi của các loại quà vặt này là do nhiều người ăn gọi đại cái tên cho dễ nhớ chứ ngoài bao bì của sản phẩm toàn tiếng Trung Quốc nên chẳng biết đó là món gì.

Theo khảo sát của phóng viên Dân Việt trên địa bàn TP.Bắc Giang, ở hầu hết các cổng trường và những quầy tạp hoá đều có thể dễ dàng mua những sản phẩm quà vặt của trẻ nhỏ có xuất xứ từ Trung Quốc, mẫu mã rất phong phú và có màu sắc bắt mắt.

Ngoài Bắc Giang, khảo sát của chúng tôi ở địa bàn Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng… cũng thấy có bán các sản phẩm tương tự. Tại địa bàn Lập Thạch (Vĩnh Phúc) và Na Hang (Tuyên Quang), rất nhiều quán tạp hóa và quán nước trước cổng trường có bán các loại bánh kẹo có giá 1.000 - 2.000 đồng/gói chỉ toàn chữ Trung Quốc.

Thậm chí, có nhiều người bán hàng rong cũng bán các sản phẩm này. Chỉ cần bỏ ra 30.000 đồng, chúng tôi đã mua được gần 20 loại quà vặt khác nhau, hầu hết các sản phẩm đều không hề ghi nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác, thời hạn sử dụng…

Những lọ sữa bán kèm theo cả bình với giá 3.000 đồng/lọ; que cay là sản phẩm được nhiều trẻ nhỏ yêu thích có giá 2.000 đồng/gói với nhiều màu sắc khác nhau; ô mai, bim bim các loại cũng chỉ có giá từ 500 - 2.000 đồng/gói. Ngoài ra, còn một loại bánh xuất xứ Trung Quốc được gọi là bánh rán, nếu mua cả gói to là 30.000 đồng, còn mua lẻ là 500 đồng/chiếc…


Các sản phẩm gói cay, thịt hổ được bafy bán ở TP. Bắc Giang.


Đặc biệt phải kể tới sản phẩm “thịt hổ” với bao gói sản phẩm in hình con hổ nhưng bên trong chẳng rõ là thứ gì. Khi ăn thử “thịt hổ” thấy hơi dai như kiểu cao su lại có vị ngọt, chua và hơi cay (giá 2.000 đồng/gói).

“Khi cầm trên tay gói bánh này ai cũng tự đặt câu hỏi: Bây giờ vẫn còn nhiều hổ đến thế hay sau mà chỉ cần 2.000 đồng mua được cả một gói thịt”- anh Trần Văn Tuyến, phụ huynh một học sinh lớp 5 ở Dĩnh Kế, Bắc Giang nói.

Ăn thử thấy phát sợ

Mang các sản phẩm mua được đến gặp chị Hà Dung - phiên dịch của một doanh nghiệp chuyên bán thiết bị y tế nhập từ Trung Quốc nhờ dịch, chị cho hay: Thông tin trên bao bì thể hiện đây là các sản phẩm làm từ bột mì có loại tên là “gậy ròn”, có loại là “dũng mãnh” (hình con hổ). Món quà vặt hình con hổ được hướng dẫn là phải ngâm cho nở và chế biến (nấu) trước khi ăn… Các món hàng này có xuất xứ từ Trùng Khánh, có ghi sản phẩm đã được bảo hộ, chống làm giả.

Chị Hà Dung cho biết, ngay cả lãnh đạo công ty chị (là người Trung Quốc) khi xem mấy sản phẩm này đều nói: “Không tin tưởng được các dòng thông tin trên bao bì, ngay cả dòng chữ “sản phẩm được bảo hộ”. Ở Trung Quốc, các bậc cha mẹ không cho con ăn các loại này bao giờ”.

Để hiểu rõ hơn những sản phẩm quà vặt này hấp dẫn trẻ con ở điểm nào, chúng tôi đã thử bóc từng gói ra nếm thử. Loại có hình bánh rán, khi đưa lên mũi ngửi có mùi của hạt hướng dương mốc và mùi của mỡ ôi. Ăn thử một chiếc bánh thấy rất dai và tanh tanh chỉ muốn… nôn.

Riêng món thịt hổ, chỉ cần mở túi ra ngửi mùi đã… không thể chịu nổi. Thịt có mùi rất hắc và khó chịu, cố đưa vào mồm ăn thử thì cũng thấy dai như da lợn phơi khô, ngọt nhợ như vị của mì chính và hơi chua, cay.

Để tìm hiểu về nguồn gốc của các sản phẩm này, trong vai người đi lấy hàng về bán chúng tôi được một chủ quầy tạp hoá ở phường Hoàng Văn Thụ (TP.Bắc Giang) cho biết: “Bình thường những người giao hàng vẫn mang đến tận nơi giao với giá buôn, chúng tôi cũng không đi lấy trực tiếp nên chẳng biết nguồn gốc hàng xuất phát từ đâu”.

Theo lời chủ quầy tạp hoá, chúng tôi ngồi chờ để theo chân một người giao hàng, cuối cùng đã thấy điểm lấy hàng đi giao là chợ Thương – chợ đầu mối lớn nhất của TP. Bắc Giang. Tại đây, chúng tôi dễ dàng tìm thấy một số quầy tạp hoá bày hàng thùng những sản phẩm như “thịt hổ”, gói cay… với giá bán buôn rẻ hơn các quầy tạp hoá và những quán nước gần cổng trường học nhiều lần. Tuy nhiên, dù đã tìm nhiều cách để gặng hỏi nhưng các chủ cửa hàng này cũng không tiết lộ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

Không thể kiểm soát chất lượng hàng trôi nổi

Để rõ hơn thành phần có chứa trong các sản phẩm “thịt hổ”, bánh rán, gói cay… được gọi là quà vặt của trẻ nhỏ, chúng tôi mang đến cơ quan chức năng xét nghiệm. Nhận định ban đầu, bà Vũ Thị Trang - chuyên viên xét nghiệm Labo Hoá, Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm, cho hay, các sản phẩm này thường có phẩm màu kiềm (phẩm màu độc), có đường hoá học (hiện có 4 loại cấm dùng) và chất bảo quản. Còn về “chất liệu” để làm ra các sản phẩm này, bà Trang cũng chưa rõ là chất gì.

Là người làm công tác xét nghiệm trực tiếp thực phẩm nhưng bà Trang cũng chưa kiểm nghiệm các sản phẩm này. Theo nhận định của bà Trang, đây là sản phẩm nhập lậu, nhập tiểu ngạch 100% nên không có nhãn hàng phụ (của công ty nhập khẩu) và không có các xét nghiệm cần thiết của cơ quan chức năng về an toàn vệ sinh thực phẩm.

“Thông thường, sản phẩm thực phẩm nhập khẩu chính hãng sẽ có giấy chứng nhận của cơ quan quản lý thực phẩm nước xuất đi. Dựa trên cơ sở đó, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm mới cấp giấy phép cho nhập hay không. Nếu là hàng trôi nổi, chúng tôi chỉ xét nghiệm khi có đề nghị của Thanh tra ATVSTP, các cơ quan chức năng và báo chí” - bà Trang chia sẻ.


(Lê An)


--------------------

Cõi mơ
Go to the top of the page
 
+Quote Post
VanAnh
post Sep 10 2011, 11:47 AM
Post #76


Hạnh ngộ
***

Group: Năng Động
Posts: 5,776
Joined: 25-October 08
Member No.: 480
Country





Món lòng được bày lên đĩa bắt mắt, đơn giản, nóng sốt là món khoái khẩu của nhiều quý ông.


Dạ dày, lòng lợn chín: Cực bẩn, tăng giá vẫn đắt hàng



Bất chấp dịch tai xanh, khuẩn E.coli hay bất cứ lý do gì thì món lòng lợn chín bán sẵn vẫn là một trong những lựa chọn hàng đầu cho cánh mày râu làm đồ nhậu và rất hợp với các bà nội trợ ngại vào bếp.

Bẩn, bụi, tăng giá mà vẫn đắt hàng


Do đặc thù sản phẩm mà món hàng này thường được bán từ 16h đến 19h hàng ngày là chính. Vào thời điểm này, tại bất kỳ một chợ dân sinh nào cũng đều có bán mặt hàng ăn sẵn tiện lợi. Nếu là những chợ lớn như chợ Hàng Bè, chợ Khâm Thiên... (Hà Nội) thì có cả dãy bán lòng lợn luộc chín. Còn với những chợ cóc, chợ tạm trong các khu dân cư nhỏ lẻ, tập thể thì kiểu gì cũng sẽ xuất hiện một bàn bán mặt hàng này. Như vậy đủ thấy, lòng lợn chín trở thành thứ thực phẩm không thể thiếu và quen thuộc như rau, tôm, cá hàng ngày với nhiều gia đình.

Anh Phí Ngọc Hiền (khu Khương Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội) xuề xòa: “Cái món này tiện trăm đường mà lại dễ ăn nữa nên cánh đàn ông chúng tôi rất thích. Cứ có đĩa lòng luộc với mấy chai bia thì coi như là cuộc nhậu xôm rồi”. Theo anh Hiền thì đàn ông rất đơn giản trong việc vệ sinh an toàn thực phẩm. Miễn sao nóng sốt, ăn ngay là được chấp nhận, lại đỡ làm phiền đến bà xã ở nhà.

Bàn bán lòng được bày ra giữa ngã ba đường, không tủ, không túi ni – lông che phủ. Tất cả “lộ thiên” 100% trên bàn với đủ loại: lòng non, lòng già, tràng, dạ dày, dồi tiết, gan…. Bà bán hàng tên H cũng để đôi tay “lộ thiên” mà không có lấy một cái găng tay ni – lông chiếu lệ.

- Ăn gì em? Dạ dày: 30 (30.000đ/lạng – PV), tràng lợn 35 (35.000đ/lạng), dồi 20 (20.000đ/lạng)… Ăn gì chị lấy cho – Bà chủ hàng lòng thoăn thoắt nhấc từng loại đặt lên trước mặt khách hàng mỗi khi đọc đến tên.

Khi PV chê giá đắt thì bà chủ “xa xả” luôn một hồi: “Ối giời, em không đi chợ bao giờ à? Báo đài nói ầm ầm là thịt lợn tăng giá chóng mặt. Lòng phải tăng theo là đương nhiên thôi. Giờ dịch bệnh đầy ra đấy, mua được lòng mà bán là may lắm rồi đấy em ạ”. Rồi như để chứng minh cho cái sự khan hàng của mình, bà chủ nhanh nhảu cho biết luôn là buổi sáng, bà phải chạy đến 3 – 4 chợ buôn ở các cửa vào thành phố mới mua đủ số lòng để bán cho buổi chiều. Giá mua lòng sống cũng đã tăng đến 20% so với trước.

Các chủ hàng chuyên cung cấp giờ cũng thiếu hàng nên không còn giao tận nơi như trước nữa. Những người bán lẻ như bà H phải trực tiếp đi “săn” hàng thì mới có hàng để bán. “Vậy mà nhiều hôm, đi muộn vẫn phải về tay không và nghỉ chợ ngày hôm đó” – bà H than thở.

Trong vòng 15 phút đứng tại quầy bán hàng của bà H, PV đã chứng kiến chục người ghé vào mua hàng. Tay thoăn thoắt cắt, rồi nhúng vào nồi nước sôi, lại thoăn thoắt vớt ra đổ vào túi ni – lông, thêm vài nhúm rau sống, miếng chanh cắt nửa quả… bà H gói hàng, cân hàng cho khách nhanh như máy.

Hỏi sao bà không dùng cái gì để che bụi bẩn cho đám lòng bày phơi ra bán ngoài đường thì bà chậc lưỡi: “Lo gì, có cái nồi nước sôi ở đây, nhúng vào là vi khuẩn vi trùng chết hết rồi mà”. Nói đoạn bà lườm: “Sợ bẩn thì mua lòng sống về mà làm em ạ, đứng tránh sang 1 bên cho chị bán hàng”.

Khổ nỗi, nhúng nước sôi xong thì tay bà H lại trực tiếp bốc lòng, gói lòng cho khách. Mà bàn tay ấy thì cả buổi chẳng rửa lần nào.

Kết quả điều tra mới đây của Cục ATVSTP cho thấy có tới 70-90% thức ăn đường phố Hà Nội có tỷ lệ nhiễm khuẩn E.coli, trong đó có nguy cơ cao nhất là những món: nộm thập cẩm, nem chua, giò… Cũng theo điều tra này, bàn tay người làm dịch vụ này rất bẩn. Tại địa bàn TP Hà Nội, tỷ lệ bàn tay người làm thực phẩm thức ăn đường phố nhiễm E.coli tới hơn 40%.

Hãi hùng công nghệ chế biến lòng

Trong vai người học việc để kiếm sống bằng nghề bán lòng lợn chín, PV được theo chân một chủ hàng khác len lỏi vào “thế giới lòng” ở chợ NT (Gia Lâm – Hà Nội) - nơi được coi là đầu mối của các loại lòng sống. Từng cuộn lòng được gói trong những chiếc túi ni – lông bày ngổn ngang trên nền đất. Khi có khách hỏi mua, chủ hàng đổ túi lòng ra sàn đất được lót tạm bằng mấy miếng vải dứa cáu bẩn. Mọi người nhanh chóng ngồi xuống và bới tìm những khúc lòng ưng ý.


Tại các chợ đầu mối, lòng lợn được vứt la liệt như thế này.


Ngay sau đó, số lòng này được mang về chế biến để kịp bán cho phiên chợ buổi chiều. Chủ hàng cho PV đi theo nhiệt tình hướng dẫn các công đoạn làm lòng. Lòng già sẽ được đổ giấm vào và tuốt qua loa một lần, sục nước tráng đến lần thứ 2 đã được cho là sạch và đựng vào một cái rổ cáu bẩn những tiết lợn đen bám từ nhiều ngày trước. Bà chủ giải thích, lòng chỉ cần tuốt sơ như thế thì khi luộc lên những chất nhầy còn lại sẽ thành bột trắng. Trong số lòng làm để bán vào buổi chiều, bà chủ để riêng ra một ít, làm sạch sẽ để dành cho chồng ăn. Bà cho rằng, cái chất nhầy ở trong lòng mà không được làm sạch thì rất dễ bị giun sán còn sót lại.

Lòng được sơ chế xong thì được cho vào nồi nước sôi trần, vớt ra để ráo nước. Toàn bộ số tiết sống, mỡ bạc nhạc, rau sống, một ít lạc được giã ra cho vào trộn lẫn và làm lên món dồi tiết. Sau khi được luộc, số dồi này được vớt ra chiếc rổ đã đựng lòng sống khi trước và chờ ráo nước để nhét vào những chiếc túi ni – lông hoặc xô nhựa để mang ra chợ.

Tràng và dạ dày lợn cũng được bóp muối, cạo lớp nhầy nhanh và khoắng vào chậu nước qua loa. Một số “công nghệ bí mật”, bà chủ khéo léo đi vào trong bếp để nhào lặn số tràng, dạ dày. Sau đó, bà trở ra và cho chậu tràng, dạ dày vào nồi nước đặt lên bếp đun và canh chừng đến nước sôi là bỏ ra. Một lớp váng đục ngầu nổi lên nhưng bà chủ cũng không buồn hớt đi mà vớt luôn tràng, dạ dày ra rổ. Rau sống, chanh, ớt đã sẵn sàng và số lòng đã được luộc chín thì dồn vào xô nhựa, túi ni – lông, rồi theo bà chủ ra chợ.

Trước khi đi, bà chủ còn dặn PV: “Làm nghề này phải nhanh tay, nhanh mồm mới được. Tay cắt, mồm mời, khoe hàng ngon vào thì khách mới thích. Cứ xởi lởi thêm tí dồi, tí tiết là khách thích, toàn đàn ông mua là chính. Không lỗ được đâu mà sợ”


--------------------

Cõi mơ
Go to the top of the page
 
+Quote Post
VanAnh
post Sep 10 2011, 11:51 AM
Post #77


Hạnh ngộ
***

Group: Năng Động
Posts: 5,776
Joined: 25-October 08
Member No.: 480
Country





Người nông dân “bảo hộ” cơ thể kín mít để rửa hàng tạ cần tây dưới cống nước bẩn.


Lạnh người xem rau “tắm” nước cống


Người nông dân chân đi ủng, tay đeo găng tay, bịt mặt kín mít… lội xuống cống nước đen ngòm và rửa hàng tạ rau cần tây trước khi chất lên xe và kéo ra Hà Nội bán. Những hình ảnh khiến không ít người chứng kiến rùng mình này được ghi lại được tại xã Tiền Phong (Mê Linh, Hà Nội).

Vũng nước đen ngòm được người nông dân mang rau đến rửa nằm ngay dưới cống nước của khu dân cư Ấp Giữa, Tiền Phong, Mê Linh, Hà Nội. Nguy hiểm hơn, dòng nước này còn thông với đầm Sen – con đầm mà 2 năm trở lại đây được mệnh danh là đầm “chết”, bởi nó đã trở thành dòng nước thải của cả khu công nghiệp Quang Minh. Dòng nước này ô nhiễm đến mức, không một con vật nào dưới nước còn tồn tại, còn tưới cho rau thì rau chết “liểng xiểng”. Báo chí cũng đã không ít lần đã phải lên tiếng về mức độ ô nhiễm của dòng nước này.

Mặc dù biết được mức độ nguy hiểm của nguồn nước nhưng những người trồng rau nơi đây vẫn vô tư mang hàng tạ rau đến rửa trước khi mang bán cho thương lai hay chở ra chợ đầu mối. Tuy nhiên, để tự bảo vệ mình, người nông dân đã trang bị rất kỹ như đi ủng cao, đeo găng tay dài, bịt mặt…trước khi “lẳng” hàng chục bó rau cần tây xuống dưới cống. Sau đó, hàng tạ rau cần tây được “kỳ cọ” và xếp vào xe cải tiến chuẩn bị “hành quân” ra Hà Nội.

Khi được hỏi, tại sao lại rửa rau tại một nơi nước bẩn thế này? Người nông dân hồn nhiên trả lời rằng: “Rửa ở đây là tiện nhất, mang về nhà nặng đất, bẩn nhà cửa mà lại tốn nước nữa chứ”. Người nông dân này cũng chia sẻ, rất nhiều người trong làng rửa rau như vậy chứ không riêng gì mình chị.

Hành động rửa rau dưới vũng nước đen ngòm khiến không ít người đi qua “lắc đầu, lè lưỡi” vì khiếp sợ. Anh Công Dũng (Đông Anh – Hà Nội), một trong những người chứng kiến, ái ngại chia sẻ: “Bẩn, bẩn ngoài sức tưởng tượng của tôi. Không hiểu những mua phải những mớ rau kia mà rửa không sạch thì sẽ ăn phải bao nhiêu chất độc vào cơ thể. Có lẽ, sau hôm nay tôi sẽ phải bảo vợ tôi mua rau ngoài chợ về phải rửa gấp đôi, gấp ba lần bình thường cho chắc ăn”.

Rất nhiều người đặt ra một câu hỏi, với những mớ rau như vậy thì những người trồng ra nó có dám ăn hay không? Phóng viên đã tìm hiểu và xin đưa ra câu trả lời rằng, hầu hết các hộ gia đình trồng rau đều trồng riêng cho mình những luống rau để ăn, những luống rau này sạch và đảm bảo an toàn tuyệt đối. Còn những ruộng rau được trồng để bán cho người tiêu dùng thì được phun thuốc trừ cỏ, trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, kích thích thụ phấn, kích thích chín quả… tức là mọi hình thức để có thể rút ngắn thời gian thu hoạch, cũng như giúp những mớ rau nhìn xanh và ngon hơn. Tuy nhiên, mức độc hại của nó thì chỉ những người trồng mới biết.


--------------------

Cõi mơ
Go to the top of the page
 
+Quote Post
VanAnh
post Sep 10 2011, 12:05 PM
Post #78


Hạnh ngộ
***

Group: Năng Động
Posts: 5,776
Joined: 25-October 08
Member No.: 480
Country





Người dân trồng rau ở vùng ven Hà Nội tận dụng triệt để
nguồn nước ô nhiễm từ sông Tô Lịch để tưới rau


Kinh hoàng rau xanh được tưới bằng "nước tử thần" ở HN



Hầu như nhà người dân trồng rau nào ở Vĩnh Quỳnh cũng có hố ủ phân đầy ruồi bọ dùng để bón rau. Người nông dân nơi đây còn gánh cả thứ "nước tử thần" từ những con mương đen xì, toàn rác rưởi tưới cho những luống hành, rau thơm xanh mơn mởn.

Nước thải và phân tươi hằng ngày vẫn được các hộ sản xuất nội ngoại thành Hà Nội tận dụng để trồng rau, nuôi cá. Việc lạm dụng nguồn nước thải nước cống để tưới, chăm sóc các loại rau, đặc biệt là nguồn nước ô nhiễm từ sông Tô Lịch dẫn đến hậu quả phần lớn các loại rau tiêu thụ trong thành phố Hà Nội bị nhiễm khuẩn nặng nề.

Cứ cuối giờ chiều mỗi ngày, đến làng Ngâu (Thanh Trì – Hoàng Mai), người xem sẽ được chứng kiến những “công nghệ” tưới rau siêu bẩn của người dân nơi đây. Từ việc dùng nước cống, nước sông Tô Lịch để tưới cho rau muống, mùng tơi, hành… cho đến việc mang phân tươi hay ủ các loại phân để chăm sóc.

Những cánh đồng rau bạt ngàn với đủ các loại rau như hành, mồng tơi, rau thơm, rau mùi, rau muống… ở làng Ngâu (Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì) từ lâu vốn là một trong những nguồn cung cấp rau chính cho thị trường rau ở Hà Nội. Hầu như nhà người dân trồng rau nào ở Vĩnh Quỳnh cũng có hố ủ phân đầy ruồi bọ hay cảnh người nông dân gánh nước từ những con mương đen xì, toàn rác tưới cho những luống hành, rau thơm xanh mơn mởn.



Nước cống đen ngòm này là nguồn tưới chủ yếu của người trồng rau ở xã Vĩnh Quỳnh


Theo người dân ở đây, phân tươi được cho vào hố để ủ trước, sau đó mới pha với nước để tưới, thậm chí có một số hộ dân đã dùng ngay phân tươi để tưới cho rau. Rau muống, mùng tơi, các loại rau cải hay bất kỳ loại rau nào cũng phải tưới, nhất là lúc non.

Nếu rau ở vùng sản xuất còn khiến người dân e sợ, thì khi ra đến chợ, người bán nào cũng có những chiêu “phù phép" để rau luôn được tươi, xanh. Từ việc tưới lên rau bằng tất cả các loại nước mà người bán tận dụng được ở chợ đến những bí quyết pha một số loại thuốc vào nước rưới lên để giúp ra tươi, xanh.


Những hố ủ phân tươi đầy ruồi bọ...


Theo chân cô Th., người có 20 năm thâm niên bán rau tại chợ đầu mối Phùng Khoang (Thanh Xuân, Hà Nội), phóng viên được biết, một trong những phương pháp giúp rau trông bắt mắt cả ngày của cô Th. và một số tiểu thương bán rau ở chợ này là dùng nước lạnh hòa với thuốc B1 hoặc viên C tưới lên rau. Cô T.h cho biết, tưới bằng cách này rau sẽ tươi lâu hơn, nhưng phải pha một lượng nhất định, chứ không nên lạm dụng vì cho vào nhiều rau sẽ bị úng, nhanh nát. Theo cô Th., B1 và C là loại thuốc giải nhiệt thậm chí con người uống trực tiếp cũng chẳng sao huống gì cho một ít hòa nước và tưới lên rau.


Rau đến gần ngày thu hoạch vẫn được tưới phân tươi



Nguồn nước đầy rác thải bên cạnh được tưới cho rau từ khi mới gieo hạt






Theo "bật mí" của cô Th, để rau xanh tươi lâu và bắt mắt,
phải tưới rau bằng nước lã pha C hay B1


Chị Lan (chung cư La Khê) cho biết: Mặc dù đi chợ thường xuyên, nhìn những bó rau tươi non mơn mởn chị cũng rất thích nhưng sau khi được nhìn những hình ảnh tưới rau ở vùng sản xuất, chị không khỏi rùng mình: "Rau xanh thì không thể tẩy chay được, nên có lẽ chỉ còn cách nhắm mắt làm ngơ nếu muốn tiếp tục ăn rau hay chấp nhận chi thêm tiền mua rau trong siêu thị hay các cửa hàng rau sạch để mua sự yên tâm".

[b]Rau xanh Hà Nội có nhiều vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy[/b]

Tháng 5/2011, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương vừa công bố kết quả nghiên cứu rau xanh trồng từ ruộng đến chợ ở vùng ven đô Hà Nội.

Trước đó, nhóm nghiên cứu khảo sát nước thải từ hai con sông chứa nước thải lớn nhất của thành phố là Tô Lịch và Kim Ngưu tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Điểm khảo sát thứ hai là quận Long Biên có nguồn nước tưới chủ yếu là ao chứa nước mưa và nước sông Hồng, hoặc nước giếng hộ gia đình.

Kết quả cho thấy, sự lây nhiễm diện rộng của coliform và các vi khuẩn khác gây bệnh đường ruột đều hiện diện trong rau. Trong nước thải dùng để tưới rau chứa quá nhiều mầm bệnh, đặc biệt là vi khuẩn coliform. Phần lớn nông dân, người vận chuyển còn dùng nước từ ao, hồ để vảy lên rau trong quá trình bảo quản tại nhà, hoặc để rau trên mặt đất qua đêm. Với 96 mẫu rau được lấy tại chợ Hoàng Liệt và 118 mẫu lấy từ Long Biên, kết quả cho thấy, những mẫu nước và rau được thu thập tại chợ đều có nhiều vi khuẩn coliform và các vi khuẩn gây ra bệnh tiêu chảy.


--------------------

Cõi mơ
Go to the top of the page
 
+Quote Post
VanAnh
post Sep 16 2011, 07:17 AM
Post #79


Hạnh ngộ
***

Group: Năng Động
Posts: 5,776
Joined: 25-October 08
Member No.: 480
Country





Người tiêu dùng vẫn nghĩ rằng sản phẩm chiết xuất từ thịt, xương, tủy.


Hạt nêm Knorr: Chỉ 2% thịt còn lại là... bột sắn?



Bao bì sản phẩm ghi rõ: 2.0% là bột thịt thăn + chiết xuất xương ống, tủy và thịt, hương thịt… thành phần còn lại chủ yếu là tinh bột sắn.

Hạt nêm đang trở thành gia vị chính trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt bởi có thể tạo cho món ăn vị ngọt như vị thịt lại được quảng cáo là tuyệt đối an toàn.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, theo thói quen đọc thành phần trên bao bì sản phẩm, nhiều người nội trợ không khỏi giật mình khi phát hiện, theo thông tin thể hiện trên mỗi bao bì của sản phẩm hạt nêm Knorr thì thành phần chiết xuất từ thịt và xương chỉ chiếm... 2%, còn lại là vô số nguyên liệu khác, trong đó chủ yếu là tinh bột sắn.

Nỗi băn khoăn về thành phần của hạt nêm Knorr càng lớn khi trước đó một xét nghiệm của Viện y tế công cộng cho kết quả có đến 30% lượng bột ngọt trong hạt nêm.

Quảng cáo một đằng, thành phần một kiểu

Khoe vài gói hạt nêm Knorr vừa mua ở siêu thị về, chị Nguyễn Thị Diệu Thùy (Triều Khúc, Hà Nội) cho biết: vài năm trước, khi có tin đồn ăn mì chính có nguy cơ bị ung thư, gia đình chị chuyển hẳn sang dùng hạt nêm vì nghĩ hạt nêm chiết xuất từ thịt thăn, xương sẽ an toàn hơn mì chính.

Tuy nhiên, gần đây... trong một lần vô tình đọc các thành phần ghi trên bao bì sản phẩm, chị Thùy không khỏi bất ngờ khi thấy, thành phần "thịt thăn, xương ống" trong 1 goái hạt nêm chiếm không đến 2%.

"Tôi cứ đinh ninh, thành phần chính trong hạt nêm là thịt thăn, xương ống thì mới có thể tạo độ ngọt cho cả nồi canh chỉ với 1 thìa hạt nêm. Nếu thịt, xương chỉ chiếm 2% thì thành phần khác là gì?", chị Thùy không khỏi lo lắng cho sức khỏe gia đình mình.

Theo đó, thông in in trên sản phẩm gói hạt nêm Knorr thể hiện: trong thành phần của hạt nêm chỉ có 2.0% là bột thịt thăn + chiết xuất xương ống + chiết xuất tủy và thịt, hương thịt… còn lại chủ yếu là tinh bột sắn, bột bắp, muối, đường, chất điều vị, chất màu tổng hợp.

Trong khi clip quảng cáo phát trên truyền hình cho thấy, sản phẩm Knorr được chiết xuất từ thịt thăn, xương ống và tủy sẽ giúp món ăn tròn vị. "Chính từ nội dung quảng cáo này mà không ít bà nội trợ như tôi tin tưởng chuyển sang sử dụng sản phẩm hạt nêm thay thế gia vị truyền thống là mì chính", chị Thùy thừa nhận.

Trước đó, một xét nghiệm của của Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM cho kết quả: có đến 30% lượng bột ngọt trong hạt nêm.

Còn nếu tìm hiểu kỹ thành phần của hạt nêm Knorr, người tiêu dùng không khỏi bất ngờ khi bảng thành phần của hạt nêm có đến 3 thành phần chất điều vị khác nhau. Cụ thể như sau: chất điều vị sodium glutamate (E621), sodium guanylate (E627) và sodium inosinate (E631) còn thành phần được “giật” lên trong quảng cáo chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong sản phẩm này.

Khi được hỏi chất điều vị là gì? Không mấy người tiêu dùng trả lời được vì bản thân họ không bao giờ để ý đến thành phần của sản phẩm cũng như việc sử dụng những danh từ “chuyên ngành” thì chẳng khác gì đánh đố người tiêu dùng.


Thành phần hạt nêm Knorr ghi trên bao bì sản phẩm.



Hạt nêm không thể chiết xuất từ thịt và xương như quảng cáo

Đó là khẳng định của một cán bộ Viện Công nghệ Thực phẩm Đại học Bách Khoa Hà Nội. Theo vị chuyên gia này, với thành phần từ nước thịt thăn, xương ống, tủy khó có thể cô thành sản phẩm hạt với hạn sử dụng một năm.

Gần đây các hãng sản xuất thực phẩm đều cố gắng tạo ra những kịch bản quảng cáo có nội dung “bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng” nhưng trên thực tế càng quảng cáo càng khiến người tiêu dùng nghi ngờ.

Cùng ý kiến đó, PGS, TS Phan Thị Sửu - Giám đốc Trung tâm kỹ thuật an toàn thực phẩm - Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam khẳng định: bột thịt có trong hạt nêm thường được nhà sản xuất nghiền ra từ thịt sấy khô chứ không phải chiết xuất nước hầm xương ống và thịt thăn. Trong nước hầm xương ống có rất nhiều chất béo do tủy tiết ra nên khi cô đặc lại sẽ dễ bị ôi thiu, kể cả trong môi trường chân không.

Từ những khẳng định trên, PGS Sửu cho rằng quảng cáo chiết xuất từ nước hầm thịt thăn, xương ống, tủy là không đúng, lập lờ để lấy lòng tin của người tiêu dùng. Trong khi người tiêu dùng không thể thành thạo về các chất phụ gia trong thực phẩm.

Mặt khác, các sản phẩm hạt nêm cũng sử sụng chất điều vị, một số thành phần chất điều vị như E621 là bột ngọt, còn 2 chất điều vị E627 và E631 không chỉ là bột ngọt mà còn là chất siêu ngọt.

Các hãng sản xuất đều không ghi rõ thành phần cũng như hàm lượng cụ thể. Họ coi đó là công thức riêng của mình và đã đăng ký với cơ quan chức năng. "Trong khi đó, nhiều người tiêu dùng đã "tẩy chay" bột ngọt chuyển sang ăn hạt nêm là quan niệm sai vì bột ngọt có thương hiệu hàng trăm năm nay về thành phần cũng như mức độ an toàn đã được kiểm chứng, hạt nêm chỉ xuất hiện được một thời gian ngắn chưa kiểm chứng", PGS Sửu nói


--------------------

Cõi mơ
Go to the top of the page
 
+Quote Post
VanAnh
post Sep 16 2011, 07:41 AM
Post #80


Hạnh ngộ
***

Group: Năng Động
Posts: 5,776
Joined: 25-October 08
Member No.: 480
Country





Chỉ cần 1 thìa gia vị lẩu, nồi nước sôi bỗng chốc chuyển màu và dậy mùi chẳng


Khó tin lẩu chế từ gia vị lạ + nước lã ở phố Phùng Hưng



Chỉ cần một thìa gia vị “lạ” khuấy đều vào 1,5 lít nước nóng, thêm một chút bột ngọt, ít muối và các loại rau củ quả sẽ có ngay nồi lẩu thơm ngon...

Cứ mỗi dịp đầu thu, chuẩn bị vào đông, lẩu trở thành món ăn khoái khẩu của thực khách Hà thành. Chính vì thế, những ngày này, “phố lẩu” Phùng Hưng (Hà Nội) hay các quán lẩu ở Hà Nội, nườm nượp khách ra vào.

Song trong lúc quây quần bên nồi lẩu nghi ngút khói, tấm tắc khen ngon, sẽ không mấy ai ngờ rằng hậu trường nhà hàng là công nghệ chế biến những nồi lẩu siêu nhanh + siêu tiện lợi.

Nước lẩu = Gia vị “lạ” + nước lã

Có "may mắn" được tận mắt chứng kiến cảnh pha chế nước lẩu tại một quán ăn trên phố Phùng Hưng (Hà Nội), phóng viên Giáo Dục Việt Nam mới vỡ lẽ “công nghệ” chế biến nước lẩu từ gia vị lạ + nước sôi.

Không phải mua xương về ninh nhừ để lấy nước dùng như cách chế biến lẩu thông thường, một số nhà hàng ở “phố lẩu” Phùng Hưng có bsi quyết pha chế nước lẩu nhanh đến khó tin.

Chỉ cần một thìa cà phê gia vị “lạ” khuấy đều vào 1,5 lít nước nóng, sau khi nước dậy màu thêm mì chính, ít muối và bổ sung các loại nguyên liệu rau củ quả như hành tây, cà rốt, cà chua,… nhà hàng sẽ có ngay một nồi lẩu thơm ngon.

khác gì nước lẩu xương thật

Cho gia vị vào nồi lẩu khuấy đều khoảng 2 phút, vị đầu bếp một nhà hàng trên phố Phùng Hưng quay ra nói với pv: “Nhấm thử đi”. PV đưa thìa múc một ít nước trong nồi và nhấm thử, vẫn cảm nhận được vị ngọt, thơm ngon nơi đầu lưỡi, nhìn kỹ màu nước giống hoàn toàn với nước lẩu thật.

“Thế nào? Thơm đúng không, đó là tôi chưa cho thêm các nguyên liệu phụ như cà chua, cà rốt,…để thêm màu sắc và tăng vị ngọt mát vốn có từ tự nhiên đấy!”, vị đầu bếp thản nhiên.

Theo tiết lộ của vị đầu bếp này, một số nhà hàng nổi tiếng hiện vẫn sử dụng các gia vị lẩu có nguồn gốc Trung Quốc, giá khoảng dưới 50.000 đồng/hộp, trong đó có một loại tên Sa Cha Sauce.

Để tăng thêm hương vị đậm đà của nồi lẩu, hầu hết các quán ăn đều cho gia vị lẩu này vào nước dùng, tuy nhiên mức độ khác nhau.

Phần lớn các quán ăn vẫn dùng xương để nấu ra nước lẩu và chỉ thêm gia vị Trung Quốc này để tăng mùi thơm hấp dẫn với liều lượng rất ít trong tổng số 10% gia vị nói chung của nồi lẩu nhưng một số nhà hàng tại Phùng Hưng lại hoàn toàn không ninh xương mà pha chế nước lẩu bằng cách cho gia vị lẩu hòa tan trong nước. Cách này lợi thế là tiện dụng, nhanh chóng.



Gia vị lẩu + nước sôi + một số loại nguyên liệu rau, củ, quả này sẽ cho "ra lò" một nồi lẩu thơm ngon mà không cần xương ống.


“Nếu để nấu một nồi lẩu tự nhiên thông thường, người đầu bếp cần rất nhiều nguyên liệu để tạo màu, tạo mùi như: tỏi, ớt, hành tây, bột ngò, tôm khô, mực khô, bột xương ống,… Quá trình hoàn chỉnh nồi lẩu mang đến ra cho khách thưởng thức sẽ rất cầu kỳ, phức tạp và tốn nhiều thời gian. Nhưng với gia vị lẩu Thái được chiết xuất từ tổng hợp các loại gia vị khác nhau, chỉ cần khuấy đều vào nước, sau vài ba phút, người ta có một nồi lẩu sẵn sàng đưa ra phục vụ khách”, anh Đ. – đầu bếp chuyên nghiệp đã từng làm tại quán ăn ở phố Phùng Hưng cho biết.

Quán nào càng đông thì khả năng sử dụng 100% gia vị lẩu + nước càng cao. Bởi lẽ, những thời điểm khách cùng lúc tới đông, không kịp chế biến, cách pha chế tiện dụng này sẽ giúp họ rút ngắn rất nhiều thời gian chế biến.

Theo ước tính của các đầu bếp, thời gian cho “ra lò” nồi lẩu dùng gia vị “lạ” + nước sẽ nhanh hơn loại lẩu ninh xương thông thường chừng 15 phút. “Nếu làm bếp, bạn sẽ thấy 15 phút đó quan trọng và làm được nhiều việc như thế nào. Bởi khi khách đến đông, chỉ cần chậm 3 phút đã “vỡ kế hoạch” rồi”.

Do đó, việc dùng gia vị lẩu thay cho xương ống chủ yếu, trước nhất bởi tính năng tiện dụng, chế biến nhanh gọn chứ không hẳn chỉ vì mục đích lợi nhuận.
Một nồi lẩu lãi... 60%

“Nếu cứ nấu như cách thông thường, mua xương về ninh, một nồi lẩu cũng lãi “khủng" được gần 200.000 đồng, do đó nhiều nhà hàng vắng khách đã sử dụng 100% gia vị lẩu. Ngược lại, với những quán đông, khách vào nhiều do không kịp chế biến, khả năng sử dụng gia vị lẩu cũng rất lớn” – anh H., đầu bếp một quán ăn rên phố Minh Khai “bật mí”.

Cũng theo tiết lộ của đầu bếp tại một số quán bia trên địa bàn Hà Nội, mức lãi mà họ áp dụng cho nồi lẩu là 35 – 40%, thậm chí 50 - 60% so với giá gốc, trong khi tại các quán ăn bình dân, người chủ chỉ quy định mức lãi khoảng 25%.



Một nồi lẩu bán ra có giá khoảng 300.000 đồng nhưng thực chất nguyên liệu nhập vào
chỉ mất khoảng 130 - 150.000 đồng/nồi.



Tùy từng mô hình nhà hàng cũng như mức độ dân trí khu vực nơi kinh doanh, chất lượng nguồn nguyên liệu nhập, mức lãi của các nhà ăn được tính bởi công thức: Giá bán ra = giá gốc + phí dịch vụ + VAT x tỷ lệ % lãi).

Ví dụ, 5kg xương ống (mua về với giá 250.0000 đồng) + 2kg xương gà (có thể là chân, cổ, đầu gà, có giá 50.000 đồng) có thể pha với 60 lít nước lã tạo ra khoảng 40 nồi lẩu.

Cùng với một số nguyên liệu như cà rốt, củ cải, hành tây, cần tỏi tây, xương cá hoặc đầu tôm (lẩu hải sản thêm mực khô, tôm khô, sò điệp khô,…), giá gốc của một nồi lẩu rơi vào khoảng 130.000 – 150.000 đồng. Trong khi đó, giá bán ra thường đội thêm tới 60% lên tới 300.000 đồng/nồi.



Đầu bếp đang pha chế gia vị lẩu với nước sôi.


“Ngày thường, lượng khách của nhà hàng tôi ước tính đạt được trên 50 nồi. Thời điểm này là đầu thu, thời tiết mát mẻ, lượng khách cũng đang rất đông. Tới đây mùa đông, chắc chắn số khách sẽ tăng lên đột biến” – anh Tiến, chủ cửa hàng bia hơi trên phố Lê Trọng Tấn (Hà Nội) cho biết.

Như vậy, tính sơ sơ với 50 nồi lẩu, trung bình mỗi ngày, nhà hàng lẩu cũng lãi khoảng 10 triệu đồng nguyên tiền nước lẩu, chưa tính tới các loại đồ ăn, thức uống khác.

Người trong nghề mới mua được gia vị “lạ”

Ngỏ ý muốn mua loại gia vị “thần kỳ” hô biến nước sôi thành nước lẩu thơm ngon mà khách hàng khó có thể nhận biết được, đầu bếp tên H. lắc đầu: “Bạn đeo kính cận như thế, cứ thử ra chợ mua xem, tôi cược là họ sẽ không bán cho bạn”.

Theo anh H., các loại gia vị lẩu này hầu hết có bán tại các tiệm tạp hóa, hàng khô của chợ Đồng Xuân và chợ Hôm hoặc một số đại lý bán lẻ nhưng “chỉ người trong ngành mới mua được”. Bởi người bán sẽ cẩn trọng nhìn người và dựa trên kinh nghiệm của mình “dò xét” đối phương xem có phải đầu bếp thực thụ không, có đọc được tên được sản phẩm không (tên phiên âm của Trung Quốc như hảo xỉn, sa chà...) trước khi trao tay thứ gia vị “lạ” mà ai cũng biết là “chất cấm” ấy.


Các chai nước gia vị lẩu được cất kỹ trong các kệ hàng của người bán hàng khô, chỉ người trong nghề mới mua được.


“Thông thường các bếp trong nhà hàng đều được xây ở vị trí kín và hầu như không cho phép khách hàng ra vào tự do. Mỗi đầu bếp thường mặc một chiếc áo - tạp dề rộng với nhiều túi phía trước ngực để bỏ các loại gia vị vào, mỗi lần lấy cho nhanh. Hơn nữa, một nguyên tắc dường như “bất di bất dịch” là không khi nào, họ trưng nhãn mác các loại nguyên liệu ra cho mọi người thấy. Đặc biệt là các loại gia vị đều được cắt vỏ bao bì đi và bỏ trong các âu, chai, lọ nhỏ để sử dụng” – anh H. nói.

Để kiểm chứng lời của anh H, phóng viên của báo điện tử Giáo Dục Việt Nam đã ra chợ Đồng Xuân hỏi mua những loại gia vị này. Sau ánh mắt tỏ vẻ nghi ngờ, lấm lét nhìn của các bà bán hàng, tất cả đều lắc đầu trả lời không có. Cho tới khi pv nhờ một bạn nam trông ra dáng đầu bếp tới hỏi mua thì những người bán hàng mới lôi trong góc kệ hàng ra một bịch chai dung dịch màu nâu và rao giá bán 30.000 đồng/lọ.



Loại gia vị phổ biến dùng cho các phố lẩu có xuất xứ tại Trung Quốc.


Nhìn bề ngoài, lọ gia vị này giống như một lọ nước tương, trên nhãn mác có đề chữ “Sa Cha Sauce” và thông tin hoàn toàn bằng tiếng Trung Quốc, không hề có nhãn mác phụ đề tiếng Việt theo quy định của Bộ Y tế.

Bản thân những người làm đầu bếp thừa nhận: Họ phần nào đó cũng nhận biết được tác hại của các loại gia vị Trung Quốc bởi tất cả gia vị Trung Quốc đều bị cấm sử dụng trong các nhà hàng ăn.

“Tôi cũng thừa biết thực phẩm tự nhiên, tươi sống bao giờ cũng là tốt nhất. Sử dụng gia vị Trung Quốc có mặt trái đó là việc chứa chất bảo quản nhằm mục đích giữ cho gói/hộp gia vị sử dụng được lâu, có loại chỉ 1 tháng hay 15 ngày nhưng cũng có loại hạn dùng từ 1 – 2 năm. Nhưng mặt khác, nó tiện dụng, hơn nữa, người tiêu dùng Việt cứ thích ăn ngon, nước lẩu xương không thì cứ kêu là nhạt nên chúng tôi vẫn dùng gia vị này như một "bí quyết" để tăng thêm độ đậm đà cho nước lẩu”, một đầu bếp tại Hà Nội nhận xét.

Trao đổi với báo điện tử Giáo Dục Việt Nam, bác sĩ Nguyễn Xuân Mai - nguyên phó Viện trưởng Viện Vệ sinh y tế công cộng Sài Gòn cho rằng: Mặc dù không biết mức độ độc hại của các loại gia vị lẩu đó như thế nào khi chưa phân tích, kiểm định nhưng nếu nó không nằm trong danh mục cho phép sử dụng của Bộ Y tế thì chắc chắn không được lưu hành. Việc làm ăn gian dối của các cửa hàng có thể đang từng ngày làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng.

Theo GDVN


--------------------

Cõi mơ
Go to the top of the page
 
+Quote Post
TrungKhâu
post Sep 20 2011, 01:02 PM
Post #81


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 1,391
Joined: 14-September 10
Member No.: 15,540
Country







Hàng độc từ người hàng xóm "tốt bụng"


Mới đây Giới y tế Trung Quốc (TQ) thực sự sốc khi có thông tin bệnh viện ở tỉnh Cát Lâm mua trẻ sơ sinh chết non và nhau thai để chế tạo thuốc bổ. Cùng với hàng loạt công nghệ chế biến thực phẩm bẩn bị phát hiện, phanh phui trong thời gian qua, khi nói đến thực phẩm TQ, không ít người hoang mang, rùng mình.
Xin điểm lại một số sự vụ nổi cộm suốt thời gian qua khiến người dân Trung Quốc bất bình, các cơ quan chức trách phải vào cuộc điều tra và hàng vạn người tiêu dùng thế giới lên tiếng “tẩy chay”.

Công nghệ chế thuốc bổ từ xác trẻ sơ sinh


Từ câu chuyện phong phanh về việc mua bán thai nhi, với mong muốn tìm ra cách bào chế thuốc bổ từ xác trẻ sơ sinh, nhóm phóng viên đài truyền hình SBS TV của Hàn Quốc đã đi sâu tìm hiểu quy trình để làm ra những viên 'thuốc bổ' từ thịt trẻ em chết này. Từ đó, phát hiện ra một sự thật kinh hoàng: Xác những đứa trẻ được lưu giữ trong tủ lạnh, khi cần chế thuốc thì cho vào lò vi sóng sấy khô.
Giai đoạn đầu của cuộc điều tra, phóng viên tìm đến một bệnh viện lớn chuyên bán di hài cho các công ty dược phẩm. Tại đây họ phát hiện ra một luật ngầm, nếu có ca sơ sinh nào tử vong, công ty dược sẽ được gọi đến để giải quyết. Nhóm SBS TV cũng tìm thấy nhiều bằng chứng của việc sản xuất "thần dược" này.


Xác những đứa trẻ được lưu giữ trong tủ lạnh, khi cần chế thuốc thì cho vào lò vi sóng sấy khô (Hình minh họa)

Sau khi sấy khô, xác được nghiền ra và trộn với thuốc bột trước khi đóng vào con nhộng.
Theo Deng Haihua, phát ngôn viên Bộ Y tế Trung Quốc, Trung Quốc quản lý chặt chẽ việc vứt bỏ trẻ em, bào thai và nhau thai. "Bất cứ hành động nào nhằm giữ lại những thứ trên như rác thải y tế đều bị nghiêm cấm".
Theo quy định của TQ, các tổ chức y tế và nhân viên bị cấm buôn bán xác chết. Còn theo ông Jia Qian, người đứng đầu dự án nghiên cứu chiến lược của Viện y học cổ truyền Trung Quốc thì “nhau thai từ lâu được sử dụng để bào chế thuốc trong Trung y nhưng Trung y chưa bao giờ dùng bào thai hay trẻ sơ sinh chết non để bào chế thuốc”.
Thuốc bổ dành cho nam giới làm từ… thức ăn cho gà
Trước khi cả thế giới sửng sốt với thông tin thuốc nhộng được chế từ xác trẻ sơ sinh, Công an thành phố Tây An (tỉnh Thiểm Tây, TQ) cũng đã triệt phá đường dây sản xuất các loại thuốc bổ, thuốc cảm... từ nguyên liệu chính là thức ăn nuôi gà và các thức ăn chăn nuôi khác.


Nguyên liệu SX thuốc chủ yếu là thức ăn cho gà và vài loại thức ăn chăn nuôi khác.

Vụ kiểm tra bất ngờ diễn ra hôm 8/8/2011, tại một con phố của thành phố Tây An và bất ngờ khi “nhà máy” sản xuất thuốc tây chỉ là căn phòng rộng, xây gạch thô sơ cùng với máy móc cũ kỹ, lạc hậu.
Các trang mạng TQ thông tin, khi lực lượng công an xông vào thì tại hiện trường vương vãi khá nhiều bao bì rất nhiều loại thuốc khác nhau, chủ yếu là thuốc bổ, thuốc hạ huyết áp, thuốc giảm béo, thuốc cho bệnh nhân tiểu đường, thuốc bổ dành cho nam giới… Tất cả đều chưa được dập ngày sản xuất cũng như các thành phần bên trong.
Tuy nhiên lực lượng kiểm tra phát hiện, thành phần chính của các loại thuốc tây đóng vỉ này chỉ là từ... thức ăn cho gà và vài loại thức ăn chăn nuôi khác, sau đó được pha trộn với hóa chất để tạo mùi. Được biết số thuốc bị thu giữ tại hiện trường có trị giá khoảng 5 triệu nhân dân tệ.
Thuốc y học cổ truyền TQ gây tác dụng phụ nghiêm trọng
Theo khuyến cáo của Cơ quan Khoa học Y tế (HSA), người dân không nên sử dụng hai loại thuốc y học cổ truyền TQ là Ren Sem Tu Chon Chin Kuo Pill và Huo Li Bao vì chúng có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.
HSA đã phát hiện, hai loại thuốc này có chứa lượng lớn các dược liệu của y học phương Tây hiện đại và chúng được pha trộn một cách bất hợp pháp, không theo tiêu chuẩn an toàn của HSA, có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng cho người sử dụng.


Hai loại thuốc y học cổ truyền Trung Quốc có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Ren Sem Tu Chon Chin Kuo Pill là sản phẩm được đóng gói lọ có nhãn có nhãn màu vàng, bên trong có chứa những viên thuốc tròn màu đen được quảng cáo có tác dụng giảm đau. Nó chứa dexamethasone và Clorpheniramin.
Còn Huo Li Bao được đóng gói trong hộp màu xanh lá cây, bên trong có vỉ chứa viên nang màu xanh. Các viên nang này được sử dụng để điều trị đau viêm khớp. Nó chứa piroxicam, Chlorpheniramin và frusemide.
Các sản phẩm này đều được nhập khẩu từ TQ.
Đặc sản kinh khủng: Gà chết
Cứ rạng sáng sớm, như thường lệ, một người đàn ông TQ lại lái xe máy đi thu mua gà chết. Đi tới cổng nhà ai, ông ta cũng hỏi câu: “Có gà chết không?”. Tổng cộng có khoảng 5 người lái xe đi thu mua gà chết cho 1 ông chủ như thế này. Mỗi con gà chết được thu mua với giá 1 tệ và sẽ được bán với giá 9 tệ sau khi chế biến.
Đột nhập lò chế biến gà tại TQ, người ta tận mắt chứng kiến cảnh ngổn ngang những con gà chết được vất bừa bãi trên nền nhà, ngoài sân. Có 4 người chuyên nhúng gà vào nước sôi và vặt lông. Sau đó, dùng xà phòng và thuốc tẩy để làm sạch rồi tẩm mầu.
Hàng loạt chân gà đã ướp formon hoặc hóa chất nên khi xử lý mốc cũng đơn giản, vẫn đảm bảo tươi sống. Khi nướng lên, các chủ cửa hàng chân gà nướng chỉ cần gia giảm các loại gia vị cho át mùi là lại thành đặc sản.


Những con gà chết chuẩn bị được "hô biến" thành thịt gà ngon.

Theo một dân kinh doanh chân gà về Việt Nam , “chân gà nhập từ nước bạn về chẳng còn tí mùi vị gì, dai nhách. Chỉ đến khi vào tay các chủ hàng chân gà thì nó mới thơm ngon, kể cả hương vị cũng là đánh lừa miệng khách hàng”.



Những con gà chết sau khi qua các công đoạn “hô biến” được“khoác” một lớp ngoài bắt mắt và vô cùng thơm ngon.


Công đoạn cuối cùng là tẩm hóa chất tăng độ bắt mắt cho gà.

Trong khi đó, hiện nay, gà lậu TQ không qua kiểm dịch vẫn đang từng ngày được tuồn về Việt Nam, đặc biệt là ở Lạng Sơn luôn trong thời gian cao điểm "tập kết" ở đường biên, chờ dịp nhập cảnh VN.
"Một kg gà TQ giá chỉ 25.000-30.000 đồng là cùng" - Khang, lái xe ôm vùng biên, khẳng định với phóng viên. "Mỗi con đem về thành công, trả cho người dắt mối, bảo kê 2.000 đồng, tôi bỏ túi 5.000 - 7.000 đồng. Về xuôi mỗi kg gà TQ vẫn bán được 55.000 - 60.000 đồng, khoản chênh lệch gần gấp đôi đó những người ngồi ôtô hưởng". Chính vì mỗi chuyến kiếm được cỡ trăm ngàn, ngày làm được vài chuyến nên dù nghe nói dịch gia cầm đang quay lại nhưng gà lậu từ các cửa khẩu vẫn ồ ạt đổ về.
Dầu ăn chế biến từ nước 'cống rãnh'
Cơ quan thông tấn Trung Quốc vừa tiết lộ: Một vài loại dầu ăn bắt mắt được bày bán trên các cửa hàng ở Bắc Kinh, Thiên Tân và Hà Bắc hóa ra được tái chế từ dầu đã qua chiên xào nhiều lần, hoặc từ nước rãnh thải.


Dầu ăn hóa ra được tái chế từ dầu đã qua chiên xào nhiều lần, hoặc từ nước rãnh thải.

Theo Chinadaily và Beijing Times, một vài nhà sản xuất các loại dầu bẩn nói trên cho ra lò gần 100 tấn sản phẩm kém chất lượng mỗi ngày. Kỹ thuật sản xuất và các thiết bị tinh lọc tiên tiến khiến cho người mua khó mà phân biệt được dầu nào được sản xuất an toàn và dầu nào bắt nguồn từ chất thải.
Một người trong nghề cho biết nguyên liệu thô để sản xuất ra dầu ăn bẩn gồm có dầu ăn từ các nhà hàng được chiên đi chiên lại nhiều lần, thịt lợn thừa từ các lò mổ và mỡ gia cầm. Sau đó, chúng được trộn với nhau và tẩy màu.
Thiết bị chính để lọc dầu là các thùng chứa lớn và bộ lọc, nối với nhau bằng ống dẫn. Dầu trở nên sáng màu hơn qua khâu lọc và tinh chế, sau cùng được đóng gói thành dầu ăn như bình thường.
Số liệu từ cơ quan quản lý Bắc Kinh cho biết: khoảng 1.750 tấn thức ăn thừa được tạo ra trong thành phố mỗi ngày, và 60 tấn dầu bẩn được tái chế từ đây.
Wang Ruiyuan, phó chủ tịch chi nhánh dầu ăn thuộc Hiệp hội Dầu ăn và Ngũ cốc Trung Quốc, cho biết hiện không có cách nào hiệu quả để phát hiện dầu ăn bất hợp pháp.

Nội tạng lợn, bò phế thải TQ đổ về Việt Nam


Những bì nội tạng chuyển về Việt Nam .

Những loại thực phẩm như nội tạng lợn, bò, dê, chân gà... ướp hóa chất độc hại, dân TQ "không dám động đến" nhưng vẫn đang ngày ngày chảy qua biên giới, rồi ồ ạt về các đô thị ở Việt Nam và trở thành món ăn khoái khẩu của không ít thực khách.
"Trắng hếu, nhạt, luộc lên thấy nước hơi tanh và có vị lạ; riêng lòng lợn ném xuống đất nẩy cái bịch" - đó là cách phân biệt mà một tiểu thương tên Hương tại chợ Kỳ Lừa, Lạng Sơn chỉ cho PV khi nghe hỏi về nội tạng động vật tươi sống.
Cũng theo chị Hương, trước đây ở xứ Lạng, chân gà, nội tạng lợn bán đầy, dọc các đường cũng có. Nhưng giờ dân vùng biên chỉ bán về xuôi chứ không dám ăn vì... kinh lắm.
Tuy vậy, theo tìm hiểu của chúng tôi tại Lạng Sơn cũng có hàng chục cửa hàng ăn sử dụng gà thải, nội tạng động vật TQ để bán cho khách hàng.
Từng vào sâu nội địa TQ để "săn" hàng, Tuyến kể: "Chủ loại hàng nội tạng động vật trước tôi định bắt tay là một tư thương nhỏ người Trung Quốc thiểu số. Hàng của nó, nói thật, toàn hàng tồn, hàng bệnh từ các nơi. Mua về, hàng để phệt ngay xuống sàn ximăng. Vài thằng ngồi lọc, cái nào hôi, nát quá dành để cô nước dùng bán cho các tiệm lẩu, phở. Hàng nào còn tạm sẽ được nhúng vào thùng hóa chất".
Thùng đó độc thế nào? Tuyến bảo không biết nhưng "lúc gần về, thấy một con chuột bị đuổi sa vào, được vớt ra ngay nhưng lát sau đã lăn ra chết!".
Theo số liệu của các cơ quan chức năng, chỉ riêng lực lượng cảnh sát giao thông năm 2007 đã bắt được tới 170 tấn gà, nội tạng động vật nhập lậu, hơn 22.000 con gà, gần 60.000 quả trứng nhập lậu từ TQ.
Theo cán bộ tham mưu của Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Lạng Sơn, đó đúng là con số không đáng kể vì cảnh sát giao thông chỉ là đơn vị phối hợp và chỉ dừng kiểm tra những xe có nghi vấn.
Kinh hoàng bánh bao “bẩn” ở siêu thị TQ
Chương trình “Tiêu dùng” của CCTV đưa tin, mỗi ngày có hơn 30 ngàn chiếc bánh bao độc hại này được đưa vào kệ bày bán tại các siêu thị lớn như Thượng Hải Liên Hoa, Hoa Liên, Địch Á Thiên Thiên…
Kết quả điều tra ban đầu phát hiện, trên bao bì các dòng sản phẩm bánh bao này, ngày sản xuất được in thành ngày nhập hàng vào siêu thị, những chiếc bánh đã quá hạn sử dụng thì được hô “biến” thành bánh bao mới.


Bánh bao quá hạn sử dụng được hô “biến” thành bánh bao mới.

Một nhân viên siêu thị cho hay, những loạt bánh bao tẩy trắng này đều do một công ty sản xuất và cung ứng, hiện bán khá chạy tại các siêu thị lớn. Phóng viên CCTV đã xâm nhập vào xưởng sản xuất của công ty này và phát hiện một loạt bánh bao dập ngày sản xuất 22/3 được tuồn ngược trở lại xưởng để “tái chế” thành bánh bao mới và xuất lại cho siêu thị.
Theo ghi nhận của phóng viên, những chiếc bánh bao cũ được đổ vào máy đánh tan thành bột. Sau đó một công nhân đổ thêm 2 túi bột trắng vào cho máy đánh đều trước khi đổ khuôn. Chưa đầy 10 phút sau, loạt bánh bao “tái chế” nóng hổi được xuất lò. Công đoạn tái chế kéo dài khoảng gần 20 phút.
Công ty này đã dùng đường hóa học để thay thế đường kính, đồng thời trộn thêm chất bảo quản, chống thối và chất tẩy trắng không rõ nguồn gốc. Một công nhân tiết lộ: “Tôi không bao giờ ăn bánh này. Có đánh chết tôi cũng không dám ăn.”Mỗi ngày, bình quân công ty tái chế bánh bao xuất xưởng khoảng 30 ngàn chiếc và cung ứng cho từ 300 đến 400 siêu thị ở Thượng Hải, hàng đang bán rất chạy.
Rùng mình thịt lợn bẩn
Sau bánh bao bẩn, khiến người TQ phẫn nộ, thì nay, đất nước đông dân nhất hành tinh lại một phen rùng mình, kinh hãi khi hàng tấn thịt bẩn "rùng rùng" chuyển động trên các ô tô tải.


Nếu không được phát hiện thì lô thịt lợn bẩn này đã nằm trên bàn ăn của người tiêu dùng.

Người dân TQ không khỏi bàng hoàng khi biết tin tập đoàn Song Hội (tỉnh Hà Nam, TQ), một thương hiệu lớn trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm của nước này, đã và đang cung cấp ra thị trường rất nhiều thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn bẩn (lợn được nuôi bằng chất kích thích tăng nạc đã bị cấm từ nhiều năm qua.
Ngày 12/4/2011, Bộ Công an TQ tổ chức họp báo cho biết, 96 đối tượng liên quan trong vụ bê bối thịt lợn bẩn này đã bị bắt, thu giữ hơn 4 tạ chất kích thích tăng nạc, đóng cửa một cơ sở sản xuất và phá 2 đường dây tiêu thụ loại chất kích thích tăng nạc này.
Theo cơ quan chức năng, chất kích thích tăng nạc là loại chất hóa học có tên gọi
Ractopamine và Clenbuterol, khi trộn với thức ăn chăn nuôi lợn sẽ làm tăng nạc, giảm mỡ, giảm lượng thức ăn và thịt lợn khi mổ tươi hơn, giảm chi phí sản xuất. Hiện nhiều quốc gia trên thế giới đã cấm sử dụng loại chất kích thích tăng trưởng này trong chăn nuôi vì nếu thường xuyên ăn loại thịt lợn “siêu nạc” và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn “siêu nạc”, người dùng có thể bị ngộ độc, chân tay run rẩy, đứng không vững, choáng đầu, mất sức, tim đập nhanh.
Rau TQ nhiễm độc nặng
Năm 2010, 2011, TQ liên tục phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu quá cao trong rau của Trung Quốc, chứa chất độc hại nghiêm trọng gây ra các bệnh nguy hiểm đến tính mạng người dùng.
"Do thời tiết khô hạn, thuốc trừ sâu trên hoa quả và rau xanh không phai đi và dẫn tới dư lượng thuốc trừ sâu vẫn cao. Có 3 loại thuốc trừ sâu được dùng phổ biến trong trồng cây và tác động tới con người. Tuy nhiên, sau khi phai bớt, các loại rau quả vẫn có thể ăn được" - Giám đốc sở nông nghiệp Nam Ninh là Tang Bowen cho biết.


Trung Quốc phát hiện nhiều loại rau nhiễm độc nặng.

Tháng 4/2011 vừa qua, Bộ Y tế Trung Quốc vừa thông tin: i-ốt phóng xạ ảnh hưởng từ vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Fukusima 1 Nhật Bản đã được phát hiện trong các loại rau trồng trên chính đất Trung Quốc.
Các mẫu kiểm tra được tiến hành vào ngày 5/4 đã tìm thấy hàm lượng i-ốt phóng xạ ở mức độ thấp trong rau bina trồng tại Bắc Kinh, Thiên Tân và tỉnh Hà Nam . Hàm lượng i-ốt phóng xạ khoảng 1-3 becquerels/kg.
Theo các chuyên gia y tế, hàm lượng i-ốt phóng xạ có thể tích tụ trong con người khi ăn phải những thực phẩm có nồng độ phóng xạ cao và làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp. Nhưng nó phân rã tự nhiên trong vòng vài tuần.
Trong khi đó, tại Việt Nam, ở các chợ đầu mối, thậm chí là các siêu thị lớn nhỏ vẫn đang bày bán đầy rẫy các loại hoa quả được nhập về từTrung Quốc mà hoàn toàn chưa kiểm soát được nguy cơ.

(Theo GDVN)


--------------------






Go to the top of the page
 
+Quote Post
Đông Nhi
post May 4 2011, 12:10 PM
Post #82


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 2,835
Joined: 9-October 09
Member No.: 5,482
Country






Kinh hoàng công nghệ làm thuốc giả


Thuốc đông y được xay thành bột trộn với bột thuốc tây y rẻ tiền rồi được dùng chân giẫm lên để ép thành những viên con nhộng “thần dược” chữa bách bệnh nan y.

Hiện tượng buôn bán thuốc giả đã xuất hiện trên thị trường từ rất lâu, nhưng hình ảnh ra lò của những viên thuốc con nhộng giả khiến người tiêu dùng càng thêm hoang mang.




Vỏ thuốc con nhộng màu vàng được cho vào tấm lọc.

Thuốc giả được chế tạo bằng cách giẫm chân

Khi công an ập vào một cơ sở sản xuất thuốc giả tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) đã bắt quả tang ngay tại hiện trường hành vi sản xuất thuốc giả “thủ công hơn cả mức thủ công” của những công nhân tại đây.

Ngay từ cửa sổ của căn phòng dùng để sản xuất thuốc giả, người ta đã ngửi thấy mùi thuốc đông y xộc lên mũi. Một công nhân trong xưởng theo yêu cầu của cảnh sát đã thao tác lại quá trình làm thuốc giả.

Đầu tiên, họ xay thuốc đông y thành bột, sau đó cũng nghiền vài viên thuốc tây y rẻ tiền thành bột, hòa vào nhau. Tiếp theo, anh ta lấy ra một công cụ giống như một tấm lọc, đổ vào một nhúm vỏ nửa viên con nhộng màu vàng rồi nhẹ nhàng lắc qua lắc lại, vỏ con nhộng sẽ chui vào những cái lỗ trên tấm lọc đó. Sau đó anh ta đổ bột thuốc vào, rồi đậy một chiếc khuôn có nhét đầy những vỏ viên con nhộng màu đỏ lên.




Kinh khủng nhất là công đoạn ngay sau đó, anh ta dùng chân giẫm đạp lên chiếc khuôn, để nửa viên con nhộng màu đỏ đậy khớp vào vỏ màu vàng. Và hàng trăm viên thuốc con nhộng giả đã được ra lò như vậy. Tại hiện trường, bột thuốc và vỏ con nhộng được quăng vứt khắp nơi, không hề có bất cứ một thiết bị sản xuất hiện đại, vệ sinh nào.

“Thuốc” được sản xuất bằng chân.

Chủ yếu tiêu thụ thuốc giả bằng phương thức bán hàng qua mạng

Thành phần “thuốc” được nhét đầy vào vỏ con nhộng.

Tại cơ sở sản xuất thuốc giả này, cảnh sát thu được những bao bì thuốc có ghi “Viên nang ôn thận giảm đường”, “Viên nang phục khang trị tiểu đường”… cùng 26 loại thuốc giả khác.

Từ cơ sở sản xuất thuốc giả này, công an tỉnh Vũ Hán còn lần ra 3 cơ sở sản xuất thuốc giả khác trên địa bàn.

Thành phẩm.




Hoạt động tiêu thụ thuốc giả được những kẻ bất lương này thông qua việc bán hàng qua mạng để lừa đảo người tiêu dùng. Chúng thuê những công ty xây dựng website chuyên nghiệp để dựng nên những địa chỉ bán hàng hoành tráng qua mạng với giá cả cạnh tranh so với những sản phẩm cùng tính năng khác trên mạng. Chỉ cần khách hàng mắc bẫy là chúng sẽ chăm sóc nhiệt tình bằng cách giao hàng tận nhà.

Những công ty buôn bán thuốc giả tại Trung Quốc hàng năm đã thu lợi bất chính với số tiền khổng lồ được đánh đổi bằng sức khỏe và mạng sống của chính người tiêu dùng


--------------------
Mùa nào cũng buồn ...
Go to the top of the page
 
+Quote Post
vbx
post Oct 28 2011, 07:01 AM
Post #83


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 4,390
Joined: 5-August 09
Member No.: 4,332
Country




Giá đậu ngâm thuốc kích thích


Thuốc làm giá không rõ nguồn gốc nhập từ Trung Quốc.


Theo quan sát của phóng viên, thuốc kích thích này không hề có nhãn mác bằng tiếng Việt, mà chỉ toàn tiếng Trung Quốc.



Duy nhất có chữ SHS là phiên âm La tinh, nếu không được nói trước là thuốc kích thích dùng cho giá thì khó có thể biết đó là thuốc gì. Lọ thuốc có nước bên trong không màu, để lâu lợn gợn, khi bị vỡ, nước bốc hơi chỉ còn cặn trắng đục.


--------------------
Too much to read
Too little time
Go to the top of the page
 
+Quote Post
vbx
post Oct 28 2011, 07:02 AM
Post #84


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 4,390
Joined: 5-August 09
Member No.: 4,332
Country




Dùng thuốc nhuộm vải chế tương ớt giữ đẹp màu Rhodamine B


HÀ NỘI - Khám phá mới đây làm chấn động Hà Nội, tất cả các mẫu tương ớt được sản xuất tại một nhà máy lớn ở huyện Phú Xuyên có chứa rất nhiều hóa chất độc hại.

Theo khám phá của các cơ quan chuyên môn tại Hà Nội thì hóa chất này là loại bột màu vàng và màu đỏ có tên gọi là Rhodamine B. Loại bột màu này được sử dụng trong ngành nhuộm vải chứ không có trong danh sách phụ gia thực phẩm được phép sử dụng.

Theo Trung Tâm Phân Tích và Giám Ðịnh Thực Phẩm Quốc Gia, tất cả các mẫu tương ớt được sản xuất tại xưởng sản xuất nói trên đều có chứa Rhodamine B. Ðây là hóa chất cực độc gây ung thư cho người sử dụng.

Theo ông Dương Văn Ðình 46 tuổi, chủ xưởng sản xuất tương ớt, thì bột Rhodamine B được mua tại phố Hàng Gà ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội với giá chưa tới 10 đô la mỗi kí lô. Ông này cũng cho biết đã sản xuất tương ớt bằng “công thức pha chế với Rhodamine B để giữ cho đẹp màu” gần 2 năm nay. Tất cả sản phẩm ra đời đều được bày bán công khai tại cửa hàng trước nhà và phân phối khắp Hà Nội, cũng như các tỉnh thành lân cận.

Theo báo Giáo Dục Việt Nam, ông Ðình chỉ bị phạt tiền tối đa 15 triệu đồng tức khoảng 750 đô vì sử dụng hóa chất gây ung thư để chế tương ớt. Trong khi theo dư luận, hoạt động của cơ xưởng của ông Ðình không khác hành vi đầu độc và giết chết lần hồi hàng triệu người tiêu thụ.

Ðầu năm ngoái, khi mọi người mua sắm chuẩn bị Tết Tân Mão, báo chí ở Việt Nam làm mọi người hốt hoảng khi đưa tin bột Rhodamine B được pha chế thoải mái vào hạt dưa cho đẹp mắt cũng như làm ớt bột ở nhiều tỉnh miền Trung Việt Nam. Lúc đó, người ta chỉ chú ý tới miền Trung mà không thấy có hành động kiểm soát gì đối với các chất phụ gia độc hại thêm vào thực phẩm ở miền Bắc.

Để tăng độ đỏ, đẹp cho sản phẩm, ngoài chất bảo quản, cứ 50 lít tương ớt cho thêm 4 thìa Rhodamine B - chất gây ung thư, và 5 thìa bột màu vàng (chưa xác định).

Rhodamine B - chất gây ung thư bị phát hiện trong tất cả các mẫu tương ớt thu tại một cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện Phú Xuyên. Đây là vụ “ướp” hóa chất vào tương ớt, “hạ độc” người tiêu dùng thứ 2 bị phát hiện.



Chất bột thu giữ tại xưởng sản xuất là Rhodamine B



Như Báo ANTĐ đưa tin, ngày 18-9, Đội 4 Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường - CATP Hà Nội, phối hợp với CAH Phú Xuyên, kiểm tra việc chấp hành quy định về VSATTP trong chế biến, sản xuất tương ớt, tại cơ sở nhà ông Dương Văn Đình (SN 1965), ở Tiểu khu Phú Mỹ, thị trấn Phú Xuyên phát hiện hàng trăm lít tương ớt thành phẩm, được đóng can chờ tiêu thụ.

Kết quả phân tích đến nay cho thấy, 6 mẫu tương ớt đều có Rhodamine B. Mẫu có hàm lượng Rhodamine B cao nhất là 14,03mg/kg. Hai gói bột màu đỏ và tím thu giữ tại xưởng là Rhodamine B - chất nhuộm vải công nghiệp, không có trong danh mục các chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng tại Việt Nam.

Làm việc với cơ quan công an, bà Bùi Thị Chung - vợ ông Đình khai nhận: Rhodamine B được bà mua tại một hàng bán bột màu trên phố Hàng Gà, quận Hoàn Kiếm, với giá 18.000 đồng/100gam. Việc “đầu độc” người tiêu dùng được cơ sở lén lút thực hiện từ đầu năm 2010 đến nay. Theo bà Chung, để tăng độ đỏ, đẹp cho sản phẩm, ngoài chất bảo quản, cứ 50 lít tương ớt bà cho thêm 4 thìa Rhodamine B và 5 thìa bột màu vàng (chưa xác định). Tương ớt thành phẩm chứa chất gây ung thư được cơ sở nhà ông Đình bán công khai tại nhà, và giao cho nhiều cửa hàng ăn tại TP Hà Nội, tỉnh Hà Nam.

Kết quả phân tích được cơ quan chức năng công bố

Dù biết Rhodamine B là hóa chất gây ung thư, song để có đầy tủ tài liệu, chứng cứ chứng minh cơ sở sản xuất của ông Đình vi phạm pháp luật hình sự, cố tình chế biến tương ớt “gây thiệt hại cho tính mạng tức thì, hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe người tiêu dùng” là rất khó


--------------------
Too much to read
Too little time
Go to the top of the page
 
+Quote Post

9 Pages V  « < 5 6 7 8 9 >
Reply to this topicStart new topic
1 User(s) are reading this topic (1 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 27th May 2024 - 03:45 PM