Welcome Guest ( Log In | Register )

2 Pages V  < 1 2  
Reply to this topicStart new topic
> Sự im lặng của bầy Cừu, Thomas Harris
Đông Nhi
post Jan 4 2016, 03:17 PM
Post #13


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 2,835
Joined: 9-October 09
Member No.: 5,482
Country



Chương 13:

Trong hành lang cảnh sát phải chen chân nhau. Đã mười tám giờ ba mươi và người ta vừa đổi toán gác bên ngoài, được thay ca mỗi hai giờ đồng hồ. Những cảnh sát viên đến sưởi ấm trên các lò sưởi điện. Vài người cá độ kết quả trận bóng rổ tại Memphis nên muốn biết tình hình hiện giờ ra sao.
Trung sĩ Tate không muốn nghe tiếng radio trong hành lang, nhưng một cảnh sát viên có một máy nhỏ cầm tay. Thỉnh thoảng anh ta cho biết điểm số, nhưng không đủ theo ý muốn của những người cá độ.
Có tất cả bốn mươi nhân viên cảnh sát có vũ trang, cộng thêm hai nhân viên của nhà tù đến thay phiên cho Boyle và Pembry lúc mười chín giờ. Cả Trung sĩ Tate cũng chờ thay ca.
Quang cảnh thật yên lặng. Những tiếng hét cầu cứu chống lại Lecter không có kết quả nào.
Đến mười chín giờ bốn mươi lăm, Tate nghe chiếc thang máy đi lên. Ông thấy cái mũi tên phản quang quay trên mặt số và ngừng tại số bốn.
Ông nhìn quanh.
- Sweeney lên đó lấy mâm chưa?
- Chưa trung sĩ, tôi vẫn đang ở đây. Ông vui lòng gọi điện hỏi xem họ xong chưa? Đến giờ tôi phải về rồi.
Viên trung sĩ quay ba số và nghe.
- Máy bận rồi, anh hãy lên đó xem sao. - Và ông bắt đầu viết báo cáo cho toán sau.
Sweeney nhấn nút gọi thang máy nhưng nó không khởi động.
- Có món sườn cừu cho bữa ăn tối là điều không bình thường rồi. Thế các người đoán xem ông ta sẽ đòi ăn món gì cho buổi điểm tâm sáng mai đây, một trứng đà điểu chắc? Và ai sẽ đi phục vụ đây, nói xem? Sweeney chứ còn ai vào đây!
Mũi tên trên mặt số đứng im tại số bốn.
Sweeney chờ thêm một phút nữa.
- Mẹ kiếp, chuyện gì nữa đây? - Anh cằn nhằn.
Trên kia đột nhiên có phát súng nổ đâu đó, gây tiếng dội trong cầu thang, rồi hai tiếng nổ khác tiếp theo và thêm một tiếng thứ tư.
Trung sĩ Tate, đứng lên khi có phát súng thứ ba, la lên trong micro:
- Trạm chỉ huy đây, có tiếng súng trong tháp. Các nhân viên trực hãy cảnh giác, chúng tôi lên đó đây.
Tate nhìn thấy mũi tên thang máy nhúc nhích, nó chỉ qua số ba. Tate phải hét để áp chế tiếng ồn ào tại nơi đây.
- Im lặng ngay, toán thay gác ra bên ngoài. Toán trực ở lại với tôi. Barry, Howard, canh chừng cái thang máy chết tiệt này, nếu nó xuống... - Mũi tên ngừng lại tại số hai.
- Toán đầu lên đường. Mỗi khi qua một cánh cửa, nhớ phải kiểm tra bên trong. Bobby, đi lấy khẩu súng trường và các áo chống đạn và đem lên đó cho chúng tôi.
Tate phóng nhanh lên các bậc thang, tâm trí sôi sục. Sự cẩn trọng của ông ta đang đấu tranh với ý muốn đi cứu giúp những cảnh sát viên bị kẹt trên đó. Mẹ kiếp, cầu mong sao cho hắn không trốn thoát. Không có người nào có áo chống đạn cả. Mấy tên nhà tù chết tiệt kia!
Theo nguyên tắc, tầng một, hai và ba trống không và các cửa đều được khóa. Khi đi ngang qua những tầng đó, người ta có thể đi từ tháp đến tòa nhà chính, nhưng ở tầng trên cùng thì không được.
Tate có theo học một khóa tại trường SWAT nổi tiếng, trường đào tạo Biệt đội phản ứng nhanh chống khủng bố, tại bang Tennessee nên biết rõ phải hành động ra sao. Ông lên đến tầng một và chỉ đạo sát sao đám nhân viên trẻ. Thật mau chóng nhưng cũng hết sức cẩn thận, họ lên tầng trên, người này che chắn cho người kia và từ tầng dưới lên tầng trên.
- Nếu các người quay lưng vào cánh cửa mà không kiểm tra, tôi sẽ đá đít các người đấy.
Không có đèn ở lầu một và cửa đều được khóa kỹ.
Bây giờ đến tầng hai mà cái hành lang nhỏ thì ánh sáng lù mù. Một khung sáng nơi cửa thang máy. Tate đi dọc theo vách tường đối diện. Ngón tay trên cò súng, ông ngó vào bên trong. Buồng thang máy trống không.
Tate hét vào trong đó:
- Boyle, Pembry! Mẹ kiếp. - Ông cho người đứng canh ở lầu này và tiếp tục lên trên.
Tiếng đàn dương cầm, từ tầng trên, tràn xuống đến tầng này. Cánh cửa phòng làm việc bật tung khi ông đẩy nó ra. Ở cuối hành lang, tia sáng của đèn pin ông chiếu vào một cánh cửa lớn được mở toang trước căn phòng tối đen sau đó.
- Boyle! Pembry!
Ông để hai nhân viên tại bậc nghỉ chân.
- Hãy canh chừng cửa này, các áo giáp sẽ đến trong giây lát. Đừng xoay mông lại cánh cửa.
Tate bước lên các bậc thang theo tiếng nhạc. Bậc nghỉ chân của tầng cuối cùng và hành lang cũng không sáng lắm. Ánh đèn hất ra phía sau cửa kính mờ mang hàng chữ ỦY BAN LỊCH SỬ CỦA QUẬN SHELBY.
Tate khum người xuống và đi qua phần dưới cửa kính, để đứng thẳng lên khi bước đến các bản lề cửa. Ông dùng đầu ra hiệu cho Jacobs còn đứng bên kia, dùng tay nắm lấy nắm cửa và đẩy nó vào trong mạnh đến mức phần kính bể nát. Ông lách người thật nhanh vào bên trong, áp người vào tường, súng chỉa thẳng ra phía trước.
Tate đã thấy quá nhiều thứ... vô số tai nạn, trận ẩu đả, án mạng. Ông đã từng thấy sáu cảnh sát viên bị bắn chết trong một phi vụ. Nhưng những gì đang nằm dưới chân ông là điều tệ hại nhất có thể xảy đến cho một cảnh sát viên. Những gì còn lại ở trên cổ áo giống thịt hơn là một đầu người. Phần trên và trước chỉ là một vũng hồng cầu còn sót lại vài miếng thịt vụng, một con mắt nằm dưới lỗ mũi trong khi hai hốc mắt thì đầy máu.
Jacobs lướt mình vào trong phòng, trượt té trên sàn nhà đầy máu. Anh khum người xem Boyle vẫn bị còng tại bàn. Người canh gác này gần như bị mổ bụng, mặt bị rạch nát bấy, tưởng chừng như anh bị nổ tung vì song sắt và giường đều dính đầy máu bị bắn đi tung tóe.
Jacobs bắt mạch cổ anh ta.
- Người này chết rồi, - anh hét lên để át tiếng nhạc. - Trung sĩ?
Tate, hổ thẹn vì lúc yếu mềm, đã trấn tĩnh lại và nói trong máy bộ đàm.
- Trạm chỉ huy, hai người bị hạ. Tôi nhắc lại, hai người bị hạ sát. Tên tù đã trốn thoát. Lecter đã trốn thoát. Hãy canh chừng các cửa sổ. Hắn đã lột sạch khăn trải giường để tạo một sợi dây. Hãy nhanh chóng gọi xe cứu thương.
- Trung sĩ, Pembry chết chưa? - Hỏi xong, Jacobs bước lại tắt nhạc.
Tate quỳ xuống, định sờ vào mạch cổ của nạn nhân và cái vật khủng khiếp đang nằm dưới đất, thổi một bọt máu.
- Pembry vẫn còn sống!
Tate không muốn áp miệng mình xuống cái đống thịt bầy nhầy đó, cho dù anh biết mình phải giúp cho Pembry thở mà cũng không thể bảo một nhân viên nào khác làm việc đó. Tốt hơn hết nên để cho Pembry chết, tuy nhiên nhiệm vụ của anh là phải giúp cho anh ta thở. Nhưng tim người này vẫn đập vì thế anh ta vẫn còn thở được. Cái miệng rách nát đó kêu ùng ục, nhưng nó vẫn thở. Cơn ác mộng sống này vẫn thở một mình.
Bộ đàm của Tate vang lên. Một viên trung úy cảnh sát vừa đến nơi, nắm lấy sự chỉ huy, muốn có thêm thông tin. Tate phải báo cáo.
- Murray, lại đây, anh hãy ở lại cạnh Pembry và nắm lấy bàn tay anh ta, để anh ta có cảm giác của bàn tay anh và hãy nói chuyện với anh ta.
- Người này tên gì vậy Trung sĩ?
- Pembry, mà trời ơi, hãy nói chuyện với anh ta đi chứ!
Tate báo cáo bằng bộ đàm.
- Hai người bị hạ sát. Boyle chết còn Pembry thì bị thương rất nặng. Lecter đã biến mất và có mang theo súng, hắn đã đoạt súng của họ. Dây nịt và bao súng vẫn còn để trên bàn.
Xuyên qua các bức tường dày, giọng của ông trung úy có vẻ như bị rè.
- Nhân viên cứu thương dùng thang máy được không?
- Thưa được, trung úy. Họ nên gọi điện trước khi lên đây. Tôi đã cắt người ở mỗi tầng rồi.
- Hiểu rồi trung sĩ. Chốt tám dường như thấy cái gì đó động đậy phía sau cửa sổ ở lầu ba của tòa nhà chính. Tất cả mọi lối thoát đều có người canh giữ, hắn không thể nào trốn ra được đâu. Tiếp tục trấn giữ các bậc nghỉ. Các anh em bên đội SWAT đã lên đường. Chúng ta sẽ để cho họ túm cổ hắn ta. Xác nhận đi.
- Nghe rõ. Để cho SWAT hành động.
- Hắn có được gì thế?
- Hai khẩu súng lục và một con dao, trung úy. Jacobs, kiểm tra xem đạn được còn trong dây nịt không?
- Túi đạn của Pembry còn đầy và của Boyle cũng thế. Tên ngu xuẩn đó không có lấy đạn bổ sung.
- Loại súng nào?
- P 38 và một khẩu JHP.
Tate nói lại trong bộ đàm.
- Thưa Trung úy, hình như hắn có hai khẩu P 38. Chúng tôi có nghe ba phát và các túi đạn dự phòng vẫn còn nguyên, như vậy hắn còn tới chín lần bắn nữa. Ông hãy nói với bên SWAT là hắn có súng PS và JHP, và tên này thích bắn vào mặt.
Loại súng PS bắn loại đạn độc đáo lắm, nhưng chúng không thể xuyên qua áo giáp của Đội SWAT được. Một phát vào đầu là chết ngay, nhưng một khi bị trúng đạn thì tàn phế suốt đời.
- Nhân viên cứu thương đến rồi, Tate.
Các xe cứu thương chỉ mất có vài phút để đến nơi, nhưng đối với Tate, ông ta có cảm tưởng là rất lâu, khi ông lặng im nhìn cái vật đang nằm dưới sàn. Anh chàng Murray trẻ tuổi đang cố giữ chặt cái thân hình đang giẫy giụa và rên rỉ, cố nói mà không dám nhìn người bị thương:
- Mọi việc đều ổn thỏa rồi Pembry, không sao đâu. Anh không bị thương nặng lắm đâu.
Khi anh vừa thấy mấy nhân viên cứu thương tại bậc nghỉ, Tate đẩy vai của Murray sang một bên để nhường đường cho họ. Các y tá làm việc thật mau lẹ; họ nhét các cổ tay đầy máu vào trong dây nịt, làm thông đường hô hấp và trùm cái mặt và đầu be bét máu bằng một loại băng nén được. Một người lấy một túi huyết tương và dụng cụ cần thiết cho một cuộc truyền máu, nhưng người kia đang bắt mạch anh ta, lắc đầu nói:
- Thôi, chúng ta đưa anh ta xuống đi.
Lệnh được ban đi khắp nơi.
- Tate, anh hãy giải phóng các phòng làm việc và khóa chặt tất cả. Hãy khóa kỹ tất cả các cửa mở ra tòa nhà chính, và canh chừng các bậc nghỉ. Tôi cho đem lên đó áo giáp và súng trường. Nếu hắn muốn đầu hàng, chúng ta không được bắn chết, nhưng các anh không được mạo hiểm mà rộng lượng với hắn. Hiểu không?
- Thưa trung úy, hiểu rồi.
- Tôi chỉ muốn thấy người của SWAT trong tòa nhà chính thôi. Hãy lặp lại đi.
Tate nhắc lại các lệnh. Ông là một trung sĩ giỏi và chứng minh điều này khi cùng Jacobs mặc áo giáp vào để theo hai người y tá xuống dưới. Hai người nữa đi theo sau với cái xác của Boyle. Những người canh gác ở các bậc nghỉ tỏ vẻ rất phẫn nộ khi thấy mấy cái cáng đi ngang qua và Tate nói với họ vài lời trấn an.
- Các anh không được để sự phẫn nộ biến các anh thành bia đỡ đạn của hắn.
Trong khi chiếc xe cứu thương hú còi, Tate với sự hỗ trợ của Jacobs, đi kiểm tra các văn phòng và khóa chặt cái tháp.
Đến tầng ba, một luồng gió lạnh thổi trong hành lang. Trong căn phòng rộng lớn của tòa nhà chính, chuông điện thoại reo vang, trong lúc các phòng làm việc đều tối đen, các bóng đèn nhấp nháy như đom đóm.
Ở bên ngoài, người ta biết bác sĩ Lecter “đã cố thủ” trong dinh thự tòa án cũ, vì thế các phóng viên đài phát thanh và truyền hình gọi điện thoại bằng các thiết bị cầm tay của họ, cố xin cho được mấy cuộc phỏng vấn trực tiếp với tên quái vật. Để tránh việc này, Biệt đội SWAT khóa hết điện thoại của họ, trừ cái dành cho người thương lượng, nhưng tòa nhà này quá rộng lớn, có quá nhiều văn phòng.
Tate khóa cánh cửa nhìn ra căn phòng mà đèn báo điện thoại đang nhấp nháy liên tục. Mình đẫm mồ hôi, làm ông ngứa dưới cái áo giáp thẳng cứng.
- Trạm Chỉ huy, Tate đây. Tháp đã được khóa chặt rồi. Hết!
- Nghe rõ, Tate. Đại úy muốn gặp anh tại Trạm Chỉ huy.
- Nghe rõ. Hành lang, anh có nghe tôi không?
- Nghe rõ, trung sĩ.
- Tôi xuống bằng thang máy đây.
- Nghe rõ trung sĩ.
Jacobs và Tate đang ở trong thang máy đi xuống hành lang, thì có một giọt máu rớt xuống vai của viên trung sĩ. Một giọt khác vấy bẩn đôi giày ông ta.
Ông ngước mặt lên và đưa một ngón tay lên môi ra hiệu cho Jacobs giữ im lặng.
Máu đang rỉ từ khe hở bao quanh lối thoát hiểm của thang máy. Lần đi xuống này có vẻ như bất tận. Tate và Jacobs bước lùi, súng chỉa lên trần thang máy và Tate đóng cửa lại.
- Suỵt! - Tate nói thật nhỏ - Barry, Howard, hắn đang ở trên nóc thang máy. Hãy chỉa súng của các anh lên đó.
Tate bước ra ngoài. Chiếc xe thùng đen thui của Đội SWAT đậu ngay bãi. Họ luôn có đủ loại chìa khóa thang máy.
Hai nhân viên SWAT có đội mũ, mặc quần áo chống đạn, đi bằng cầu thang lên tầng hai, những người khác ở lại hành lang với Tate, súng tấn công chỉa lên trần thang máy.
Giống mấy con kiến khổng lồ đang đánh nhau, Tate thầm nghĩ.
Vị chỉ huy toán nói trong micro được gắn trong mũ.
- Tiến lên đi Johnny.
Trên tầng hai, Johnny Peterson mở ổ khóa và kéo cánh cửa thang máy ra. Hầm thang máy tối đen. Nằm xuống đất, anh rút một quả lựu đạn tê liệt ở thắt lưng và để cạnh mình.
- Cánh cửa được mở rồi, tôi nhìn xem một cái.
Anh lấy một tấm kính nhỏ được gắn trên đầu một cán được kéo dài ra và đưa xuống hầm thang máy trong khi người bạn đồng nghiệp chiếu theo một ngọn đèn pin cực mạnh.
- Tôi thấy hắn rồi. Hắn nằm trên nóc thang máy, kế bên có một khẩu súng. Hắn không cục cựa.
- Anh thấy hai tay hắn không?
- Tôi chỉ thấy có một thôi, cái kia để dưới mình hắn. Hắn quấn mình trong khăn trải giường.
- Hãy nói các lời khuyến cáo đi.
- ĐỂ HAI TAY LÊN ĐẦU, KHÔNG ĐƯỢC NHÚC NHÍCH - Peterson hét thật to vào trong hầm thang máy. - Thưa Trung úy, hắn không cử động... được.
- NẾU ANH KHÔNG ĐỂ TAY LÊN ĐẦU, TÔI SẼ NÉM MỘT TRÁI LỰU ĐẠN TÊ LIỆT. TÔI SẼ ĐẾM ĐẾN BA - Peterson hét lên. Anh rút trong túi một thiết bị chặn cửa, một vật trong bộ đồ nghề của SWAT. - ANH EM Ở BÊN DƯỚI HÃY COI CHỪNG, TÔI NÉM TRÁI LỰU ĐẠN ĐÂY. - Anh liền thả cái thiết bị đó xuống, thấy nó tưng trên cái thân hình bất động.
- Thưa trung úy, hắn vẫn không nhúc nhích.
- Tốt rồi Johnny, chúng tôi sẽ mở cửa thoát hiểm từ bên ngoài. Anh hãy chỉa súng vào hắn nghe không!
Peterson lăn qua một bên, chỉa khẩu súng 10 ly của anh vào người đàn ông đang nằm dưới đó.
- Thưa trung úy, chỉa súng rồi.
Nhìn xuống thang máy, Peterson thấy khe sáng được nới rộng ra khi những người trong hành lang mở cửa thoát hiểm bằng một cây sào. Anh thấy một trong hai cánh tay cử động khi các người bạn đồng đội bên dưới kéo cửa thoát hiểm xuống.
Ngón trỏ của Peterson ghì chặt cò thêm.
- Cánh tay của hắn cử động, trung úy, nhưng tôi nghĩ là do bên dưới kéo.
- Hiểu rồi. Nào kéo đi.
Bị chói vì ánh sáng hất ngược lên, Peterson không nhìn thấy rõ.
- Hình như tay của hắn không có cầm súng, trung úy!
Giọng nói bình tĩnh tiếp tục vang trong nón của Peterson.
- Tốt lắm, Johnny, cứ tiếp tục đi. Chúng tôi sẽ bước vào trong thang máy. Nhớ canh chừng nó với cái kính nghe không. Nhưng chính chúng tôi nổ súng, có hiểu không?
- Nhận rõ.
Đứng tại hành lang, Tate nhìn những người kia bước vào thang máy. Một tay thiện xạ chỉa khẩu súng có đạn công phá vào ngay nóc thang máy. Một người khác trèo lên một cái thang di động, tay cầm một khẩu súng lớn được gắn kèm đèn pin. Anh ta ló đầu qua khỏi cửa thoát hiểm, rồi đến vai. Anh đưa xuống dưới một khẩu P 38.
- Hắn chết rồi - anh báo cáo.
Tate tự hỏi không biết cái chết của Bác sĩ Lecter có kéo theo cái chết của Catherine Martin không, bởi vì tất cả các thông tin đều biến mất khi bộ não của tên quái vật không còn hoạt động được nữa.
Các nhân viên SWAT đưa cái xác xuống, đầu xuống trước, và rất nhiều bàn tay đưa ra để đón nhận nó. Hành lang đông nghẹt người, ai cũng muốn chen lại nhìn mặt hắn. Một nhân viên nhà tù lách người bước vào, và sau khi nhìn hai cánh tay có xăm hình, tuyên bố:
- Chính là Pembry.
2
Trong chiếc xe cứu thương đang hụ còi, anh chàng y tá trẻ phải trân người để chống lại sự tròng trành, mở máy liên lạc để báo cáo về khoa cấp cứu và phải hét thật to để áp tiếng còi hụ.
- Anh ta đang hôn mê, nhưng các biểu hiện trọng yếu đều tốt. Huyết áp bình thường. Mười ba tám. Đúng vậy, mười ba tám. Mang nhiều vết thương nặng ở mặt, với những mảnh thịt vểnh lên, một con mắt bị lòi ra. Tôi có đặt một miếng băng nén trên các vết thương và một ống thở. Có thể là một phát súng vào đầu, nhưng không thể xác định được.
Sau lưng anh ta, các bàn tay đầy máu đang nắm lại, từ từ duỗi ra trong sợi thắt lưng. Tay mặt được rút ra, tìm thấy cái khóa của đai da đang chẹn ngang ngực.
- Tôi sợ đã ép quá mạnh các vết thương, anh ta bị co giật nhiều lần trước khi người ta cho anh ta lên cáng. Đúng vậy, anh ta đang nằm theo tư thế của Fowler.
Đằng sau anh chàng trẻ này, một bàn tay chụp lấy một miếng băng gạc và chùi hai con mắt.
Người y tá nghe tiếng rít của ống thở sau lưng mình, xoay mặt lại và nhìn thấy khuôn mặt máu me sát với mặt mình nhưng không thấy được khẩu súng đang giáng xuống đầu anh ta thật mạnh, ở phía sau lỗ tai.
Chiếc xe cứu thương chạy chậm lại và ngừng trên con đường xa lộ sáu lằn xe; ở phía sau, những người tài xế bóp còi inh ỏi nhưng chưa dám qua mặt. Hai tiếng nổ nhỏ, không lớn hơn tiếng pô xe nổ trong dòng lưu thông, và chiếc xe chạy trở lại, lúc đầu loạng choạng đôi chút rồi chạy thẳng lại và tiến qua lằn xe bên phải.
Trên bảng báo đường ra phi trường. Chiếc xe cứu thương chạy nhởn nhơ, các đèn cấp cứu cứ chớp tắt, các cần gạt nước hoạt động rồi ngừng, và tiếng còi hụ giảm nhỏ để hú lớn trở lại rồi tắt luôn, đèn quay trên nóc cũng tắt. Chiếc xe cứu thương bình thản tiến tới trước, chọn đường ra phi trường quốc tế của Memphis mà tòa nhà tuyệt đẹp sáng chói trong các ánh đèn của buổi tối mùa đông. Nó rẽ qua con đường dẫn xuống bãi đậu xe dưới hầm và ngừng lại trước hàng rào tự động, một bàn tay đầy máu đưa ra nhận lấy tấm vé, và chiếc xe biến mất trong đường hầm.
3
Trong một hoàn cảnh khác, có thể Clarice Starling sẽ rất hân hoan đến viếng ngôi nhà của Crawford, tại Arlington, nhưng bản tin về cuộc đào thoát của Bác sĩ Lecter mà cô vừa nghe trên đài, làm cho cô không còn hứng thú nữa.
Đôi môi tê buốt, da đầu ngứa không chịu được, cô lái xe một cách máy móc. Cô tự nhủ không biết cái phòng có đèn kia, với rèm được kéo kín, có phải là của Bella không. Đối với cô tiếng chuông có vẻ quá to.
Chính Crawford mở cửa cho cô. Ông mặc một áo len đan dài tay quá rộng và đang nói chuyện trên máy điện thoại không dây.
- Là Copley gọi từ Memphis - Ông nói và ra hiệu cho cô đi theo trong khi ông vẫn càu nhàu trong điện thoại.
Tại nhà bếp, người nữ y tá lấy một lọ nhỏ ra khỏi tủ lạnh và đưa lên ánh sáng xem. Crawford nhướng mày lên nhìn cô ta, nhưng cô lắc đầu, không bà không cần sự giúp đỡ của ông.
Ông bước xuống bậc tam cấp và đưa Clarice vào trong phòng làm việc của mình, có lẽ là một nhà xe hai chỗ được biến đổi. Chỗ này rất rộng, có một đi văng, hai ghế bành và trên cái bàn ngổn ngang, nằm cạnh một máy đẳng cao, có ánh đèn xanh của một trạm cuối điện toán. Crawford mời cô ngồi vào ghế bành.
Ông bịt ống nghe lại.
- Clarice à, có vẻ như là một việc ngu xuẩn, nhưng Lecter không có đưa gì cho cô tại Memphis sao?
- Không.
- Không một vật gì hết à?
- Không gì cả.
- Cô có đưa cho ông ta mấy bức hình vẽ và những thứ linh tinh khác trong phòng giam của ông ta không?
- Tôi có đem theo nhưng chưa kịp đưa cho ông ta. Chúng vẫn ở trong túi xách tôi đây. Ông ta đã trả hồ sơ lại cho tôi. Chỉ xảy ra có bấy nhiêu đó giữa hai chúng tôi.
Crawford nói tiếp vào ống nghe.
- Copley, hoàn toàn là chuyện không đâu. Tôi muốn anh chấn chỉnh tên đó ngay. Anh hãy nói chuyện với ông sếp đó, với FBI. Đừng quên chuyển phần còn lại trên đường dây trực tiếp. Burroughs đang phụ trách việc này. Đúng vậy. Ông tắt máy và nhét nó vào trong túi.
- Cà phê nhé Clarice? Hay Coca?
- Chuyện gì với việc đưa đồ cho bác sĩ Lecter vậy?
- Chilton nói là cô đã đưa cho Lecter một vật gì đó giúp ông ta mở được khóa còng. Ông ta nói là cô không cố ý nhưng đơn giản có thể vì thiếu hiểu biết thôi. - Có khi đôi mắt của Crawford biểu hiện sự giận dữ tột độ. Ông đang quan sát xem cô phản ứng như thế nào về việc này. - Thế có bao giờ Chilton đã cố sờ mông cô chưa?
- Có thể lắm. Không sữa nhưng có đường, nếu có thể được. - Clarice đánh trống lảng.
Trong lúc ông đang ở trong nhà bếp, cô hít thở hai hơi thật dài và nhìn quanh. Khi người ta chỉ biết sống trong một phòng nội trú hay trong lán trại, sẽ là điều thích thú khi được trở về một ngôi nhà thực thụ. Cho dù mọi thứ quanh cô có sụp đổ đi nữa, cô rất vui sướng được nghĩ đến cuộc sống của gia đình Crawford.
Ông trở lại với hai tách, cẩn trọng bước xuống bậc tam cấp vì các mặt kính hai tròng. Với giày mọi, ông có vẻ nhỏ con hơn. Khi Clarice đứng lên để đón nhận cái tách, hai đôi mắt của họ gần như ở ngang tầm.
- Copley báo là họ chưa tìm lại được chiếc xe cứu thương. Gần như toàn miền Nam đầy rẫy cảnh sát.
- Tôi không biết rõ các chi tiết cho đến bản tin trên đài phát thanh... nói Lecter đã giết chết hai cảnh sát viên trong lúc trốn thoát.
- Hai nhân viên của nhà tù. - Crawford chờ bản tin đang hiện ra trên máy vi tính và làm một cử chỉ thô bạo. - Họ tên Boyle và Pembry. Cô đã làm việc với họ chưa?
Cô gật đầu.
- Chính họ đã... tống khứ tôi ra khỏi tòa án. Pembry, bối rối, cương quyết nhưng lịch thiệp bước nhẹ theo sau Chilton. “Hãy đi theo tôi, anh ta nói”. Anh ta bị chứng tước ban, các vết nâu trên bàn tay và trán. Bây giờ anh ta đã chết, trắng bệch dưới các đốm đỏ.
Clarice phải để ngay cái tách xuống bàn. Cô hít một hơi thật sâu, nhìn lên trần nhà.
- Ông ta làm như thế nào vậy?
- Copley báo cáo ông ta đã trốn thoát với một chiếc xe cứu thương. Nhưng chúng ta sẽ nói lại chuyện này sau. Kết quả của miếng giấy chậm acid đó như thế nào?
Clarice đã bỏ hết cuối buổi chiều và đầu giờ tối đi lang thang với tờ giấy Pluto trong Cơ quan phân tích khoa học, như Krendler đã chỉ đạo cô.
- Không có gì cả. Người ta cũng tìm trong hồ sơ của Cơ Quan Phòng Chống Ma Túy, DEA, nhưng nó đã lâu gần mười năm rồi. Có thể Cơ quan Thông tin sẽ thành công với việc in ấn hơn là DEA với chất ma túy.
- Nhưng đó là một tờ giấy chậm acid kia mà!
- Đúng vậy. Nhưng ông ta đã làm bằng cách nào, thưa ông Crawford?
- Cô thật sự muốn biết à?
Cô gật đầu.
- Vậy tôi nói cho cô biết. Họ đem Lecter vào trong xe cứu thương mà cứ nghĩ đó là Pembry bị thương nặng.
- Ông ta đang mặc đồng phục của Pembry à? Vóc dáng của hai người cũng gần bằng nhau.
- Ông ta mặc đồng phục của Pembry và một phần của khuôn mặt anh ta, thêm vào đó ông ta có lấy theo một mớ thịt của Boyle nữa. Ông ta đã cuốn cái xác của Pembry trong miếng vải bọc đệm bằng cao su và khăn trải giường trong xà lim, để máu không chảy ra ngoài và bỏ cái xác lên nóc thang máy. Ông ta mặc đồng phục, “hóa trang” rồi nằm dưới sàn, bắn mấy phát súng báo động. Tôi không biết ông ta đã làm gì với khẩu súng, có lẽ giấu nó ở trong đáy quần. Xe cứu thương và cảnh sát có mặt khắp nơi, súng cầm sẵn trên tay. Các y tá đã tiến hành việc cần thiết nhất và đưa một ống thở, đặt một băng nén tại vết thương nghiêm trọng nhất. Chiếc xe cứu thương không bao giờ đến được bệnh viện. Cảnh sát vẫn đang truy tìm nó. Tôi lo ngại cho mạng sống của mấy người y tá. Copley cho biết người ta đang xem lại các băng hình trong lúc tiếp nhận ông ta. Xe cứu thương được gọi đến ít nhất là hai lần. Người ta cho rằng Lecter đã gọi điện trước khi bắn mấy phát súng, để không phải chờ đợi quá lâu. Bác sĩ Lecter rất thích đùa mà.
Clarice chưa bao giờ cảm nhận quá nhiều đắng cay như thế trong giọng nói của Crawford. Và khi cô nghĩ được đó môt lúc yếu lòng, cô đâm ra hoảng sợ.
- Cuộc đào thoát này không chứng minh được việc Bác sĩ Lecter đã nói dối với tôi - cô nói - Dĩ nhiên ông ta có nói dối với một ai đó, hoặc với bà Thượng nghị sĩ Martin hoặc với chúng ta, mà cũng có thể là với cả hai. Ông ta xác định chính là Bill Rubin và ông ta không biết gì hơn. Ông ta nói với tôi hắn có thể tự cho mình là một người chuyển đổi giới tính. Điều cuối cùng ông ta nói là -... tại sao cô không phá nốt nửa cái vòm còn lại đi?
- Tôi biết rồi, tôi đã đọc báo cáo của cô. Chúng ta đang trong đường cùng, trừ phi các bệnh viện chịu cung cấp tên cho chúng ta. Alan Bloom đích thân đến gặp các trưởng cơ quan. Họ bảo họ đang kiếm đấy, và tôi buộc phải tin vậy thôi.
- Thưa ông Crawford, ông đang gặp rắc rối đúng không?
- Người ta đề nghị tôi xin nghỉ phép vì lý do gia cảnh. Người ta cũng đã thành lập một toán khác gồm các thành viên của FBI, DEA và của văn phòng công tố, có nghĩa là Krendler.
- Ai chỉ huy?
- Chính thức là John Golby, phụ tá giám đốc của FBI. Cứ cho là chúng tôi làm việc chung với nhau. John được lắm, còn cô thì đang gặp rắc rối đấy.
- Krendler có bảo tôi phải trả huy hiệu và súng lại, sau đó trở lại trường học.
- Chuyện đó là trước khi cô đến gặp Lecter. Mới hồi trưa này, ông ta đã thả một quả bom đến FBI. “Một cách khách quan” ông ta yêu cầu trường hãy đình chỉ công tác trong khi chờ đợi cuộc tái thẩm định khả năng phục vụ của cô. Đúng là một hành động của một tên đê tiện. Vị huấn luyện viên tác xạ, John Brigham, biết được tin này trong cuộc họp giáo sư. Ông ta đã cho biết ý kiến của mình và sau đó báo ngay cho tôi.
- Có nghiêm trọng lắm không?
- Cô có quyền tự bảo vệ mình. Tôi sẽ bảo vệ năng lực của cô. Nhưng nếu cô vắng mặt nhiều hơn nữa, chắc chắn cô sẽ bị đào tạo lại. Và cô biết kết quả như thế phải không?
- Biết, người đó sẽ bị gởi đến một văn phòng địa phương đã tuyển mộ người đó. Người đó sẽ phụ trách hồ sơ, ngồi đó uống cà phê cho đến khi có một chỗ trống trong một khóa khác.
- Tôi có thể hứa cho cô một chỗ khác, nhưng tôi không thể ngăn cản việc họ bắt cô đi đào tạo lại, nếu cô không về trường kịp lúc.
- Nếu thế, tôi phải về trường lại và ngưng công việc đang làm hoặc...
- Đúng vậy.
- Nhưng ông muốn tôi phải làm sao đây?
- Công việc của cô là Lecter, cô đã làm xong. Tôi không đòi hỏi cô phải đối mặt với một cuộc đào tạo lại, việc này sẽ làm cho mất sáu tháng hoặc hơn thế nữa.
- Nhưng trong tất cả chuyện này, Catherine Martin thì sao?
- Hắn bắt cóc cô ta gần bốn mươi tám tiếng rồi, chính xác đến nửa đêm nay. Nếu chúng ta không bắt hắn kịp thời, hắn sẽ giết cô ta trong ngày mai hoặc mốt... nếu nó xảy ra giống như lần trước.
- Chúng ta không chỉ có Lecter.
- Người ta tìm được sáu tên William Rubin, tất cả đều có nhiều tiền án khác nhau. Dường như không người nào tương ứng cả. Không có tên William Rubin trong danh sách đặt mua tạp chí về côn trùng. Trong nghiệp đoàn thợ làm dao có xảy ra năm trường hợp cụm nhọt ngà voi trong mười năm sau này. Chỉ còn kiểm tra hai trường hợp nữa thôi. Gì khác nữa? Klaus không được nhận dạng, đúng hơn là chưa được. Interpol thông báo có một tầm nã quốc tế còn đọng lại tại Marseille, liên quan đến một thủy thủ Na Uy, mất tích khỏi một chiếc tàu buôn, một tên “Klaus Bjetland”. Na Uy đang lục lại hồ sơ anh ta để gửi đến đây. Nếu chúng ta có được gì từ các bệnh viện và nếu như có thời giờ thì cô có thể giúp chúng tôi đây. Này, Starling?
- Thưa gì cơ, ông Crawford.
- Cô trở về trường đi.
- Nếu ông không muốn tôi truy lùng hắn thì đáng lẽ ông không được đưa tôi đến nhà tang lễ, ông Crawford à.
- Phải, tôi nghĩ đúng ra tôi không nên làm thế. Nhưng như thế chúng ta không tìm được con côn trùng. Cô nên giữ lại khẩu súng. Ở Quantico, cô không gặp rắc rối nào đâu, tuy nhiên cô nên mang theo vũ khí mỗi khi cô ra ngoài, cho đến khi Lecter bị bắt hoặc chết.
- Còn ông? Ông ta thù ghét ông, ý tôi muốn nói là ông ta có đủ thời giờ để nghiền ngẫm trả thù ông.
- Như bao người khác trong nhiều nhà tù thôi, Starling. Có thể ông ta sẽ hành động, nhưng hiện giờ, ông ta có nhiều việc khác để lo nghĩ. Được tự do là thoải mái quá rồi và chắc hẳn ông ta không muốn phí sự tự do này.
Điện thoại trong túi quần của Crawford reo lên. Một cái khác trên bàn cũng nhấp nháy. Ông ta nghe một lúc rồi nói “Được rồi” và gác máy.
- Người ta báo cáo đã tìm thấy chiếc xe cứu thương trong bãi đậu xe ngầm tại phi trường Memphis. Buồn thật, cả hai nhân viên y tá đều chết ở phía sau xe.
- Starling, một người nào đó ở Viện Smithsonian có gọi điện cho Burroughs, để gửi một tin nhắn cho cô. Một tên Pilcher nào đó. Họ sắp nhận dạng được con vật. Tôi muốn cô viết một mẫu báo cáo 302 về việc này có ký tên để cho vào hồ sơ chính thức. Chính cô đã điều tra và tìm được con côn trùng đó và tôi muốn điều này phải được ghi trong hồ sơ. Cô sẽ làm việc đó chứ?
Clarice chưa bao giờ kiệt sức đến mức này.
- Đương nhiên rồi.
- Cô hãy bỏ xe vào gara đi. Jeff sẽ đưa nó về Quantico sau khi hoàn tất công việc.
Trêm bậc tam cấp, cô quay đầu lại nhìn khung cửa sổ có đèn với rèm được kéo kín, nơi mà phía sau đó, một nữ y tá đang canh chừng, rồi cô xoay lại nhìn Crawford.
- Tôi luôn nghĩ đến hai người, thưa ông Crawford.
- Cám ơn, Starling.


--------------------
Mùa nào cũng buồn ...
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Đông Nhi
post Jan 4 2016, 03:18 PM
Post #14


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 2,835
Joined: 9-October 09
Member No.: 5,482
Country



Chương 14:

Thưa cô, Tiến sĩ Pilcher đang chờ cô tại khu côn trùng. Tôi sẽ đưa cô đến đó - người bảo vệ nói.
Muốn đến được khu côn trùng bằng cửa hông của viện, nằm trên Đại lộ Constitution, người ta phải dùng thang máy ở tầng hai, ngay trên con voi to lớn được nhồi bông và băng qua hết tầng lầu dành cho Con người.
Nó bắt đầu bằng nhiều dãy sọ người thật dài để tượng trưng cho sự bùng nổ dân số từ Công Nguyên.
Clarice và người bảo vệ đi ngang qua một quang cảnh hoàng hôn mang nhiều hình dáng để minh họa nguồn gốc và sự phát triển của con người.
- Cô đã nhìn thấy Wilhelm von Ellenbogen chưa? - Người bảo vệ hỏi trong khi bật sáng một khung kính.
- Hình như chưa - Clarice trả lời.
- Cô phải đến nhìn qua một cái khi tất cả đèn được bật sáng. Được chôn tại Philadelphie hồi thế kỷ thứ XVIII, ông ta bị biến thành xà bông bởi các nguồn nước ngầm.
Khu dành cho côn trùng rất rộng, vào giờ này ánh sáng chỉ lù mù, có nhiều tiếng kêu nhói tai và tiếng xào xạc phát ra từ những lồng côn trùng còn sống. Trẻ con rất thích nơi này của viện bào tàng và ở lại gần như suốt cả buổi. Khi bỏ đám côn trùng một mình lúc đêm tối, chúng mới bắt đầu hoạt động.
- Tiến sĩ Pilcher? - Người bảo vệ gọi to trước một cánh cửa.
- Trong này đây. - Pilcher đáp lại và đưa cây bút đèn pin lên làm hiệu.
- Ông đưa cô ta về chứ?
- Đúng vậy, cám ơn anh.
Clarice lấy trong túi xách của mình cây đèn pin nhỏ nhưng đã hết pin. Nỗi tức giận mà cô cảm nhận khiến cô nhớ lại mình rất mệt và phải kiềm chế thôi.
- Xin chào, cô Starling.
- Chào anh, Tiến sĩ Pilcher.
- Tại sao không là “Giáo sư Pilcher”?
- Anh thật sự là giáo sư à?
- Không, và cũng không hề là tiến sĩ, nhưng tôi rất vui được gặp lại cô. Cô quan tâm đến đám con côn trùng của chúng tôi sao?
- Đương nhiên rồi, nhưng Tiến sĩ Roden đâu?
- Chính anh ta suốt hai đêm nay đã khám phá nhiều thứ bằng việc nghiên cứu cách sắp xếp lông và cuối cùng anh ta đi ngủ rồi. Cô có thấy con vật đó trước khi chúng ta bắt đầu xem xét nó không?
- Không.
- Nói cho đúng, nó thật sự là thứ khó hiểu.
- Nhưng anh cũng đã làm được, cũng biết nó là gì à.
- Đúng vậy. Chúng tôi phải mất khá nhiều thời gian đấy. - Anh đứng lại trước một cái lồng. - Trước hết để tôi chỉ cho cô một con bướm đêm giống như con mà cô đem đến cho chúng tôi trong ngày thứ hai. Nó không cùng loại đó, nhưng thuộc cùng một họ, họ bướm đêm - Ánh đèn pin chiếu ngay một con bướm đêm thật lớn màu lam đang đậu trên một nhánh cây, hai cánh xếp lại. Pilcher thổi vào nó và ngay tức thì mặt của một con chim cú xuất hiện khi con bướm giang đôi cánh ra, các đốm tròn sáng rực. - Con này có tên là Caligo beltrao, rất phổ biến, nhưng mẫu của Klaus thuộc một loại lớn hơn nhiều. Cô hãy đến đây.
Ở trong cùng căn phòng, có một cái lồng trong một khảm xây trong tường với một lan can phía trước. Nó ở ngoài tầm với của mấy đứa trẻ và được phủ một tấm vải. Một máy tạo không khí ẩm đang hoạt động cạnh đó.
- Chúng tôi giữ nó đằng sau một tấm kính để bảo vệ tay của khách tham quan, vì nó hung hăng lắm. Ngoài ra tấm kính giữ độ ẩm cần thiết cho nó. - Pilcher cẩn thận lấy tấm vải che ra và kéo cái lồng lại gần. Anh mở nắp ra và bật ngọn đèn trần.
- Đây là con nhân sư đầu lâu mái. Nó đạng đậu trên cây cà độc dược, và chúng tôi đang hy vọng nó sẽ đẻ trứng.
Con vật tuyệt đẹp và rất ghê sợ để chiêm ngưỡng với đôi cánh lớn màu nâu sẫm bao trùm nó như một áo choàng và trên lưng đầy lông của nó có một hình luôn làm cho con người phải hoảng sợ khi bất chợt nhìn thấy nó trong các khu vườn yên tĩnh. Cái sọ u lên vừa là mặt và sọ với các gò má ở thẳng một hàng thật hoàn hảo ngay trên đôi mắt đen đang chăm chú nhìn bạn.
- Đây là con Archerontia styx - Pilcher nói - Nó mang tên của hai con sông của Địa phủ. Nếu tôi không nhầm thì con vật của cô thả các nạn nhân của nó xuống sông?
- Không, nhưng con bướm này có hiếm không?
- Trong phần này của thế giới thì hiếm đấy. Nó không sống trong môi trường tự nhiên.
- Thế nó đến từ đâu vậy? - Clarice đưa mặt cô sát vào cái nóc có lưới của cái lồng. Hơi thở của cô làm bay ngược các lông trên lưng con vật. Cô lùi bước ngay khi nó phát ra một tiếng kêu và vỗ cánh. Cô có thể cảm nhận được luồng gió nhẹ do động tác đó tạo ra.
- Từ Malaysia. Cũng có một loại nhân sư đầu lâu ở châu Âu nữa, con Archerontia atropos, nhưng con này và cả con trong cuống họng của Klaus, đều xuất xứ từ Malaysia.
- Nếu như thế thì phải có người nuôi chúng.
Pilcher gật đầu.
úng vậy - anh nói khi thấy cô không nhìn mình - Có thể nó được gởi từ Malaysia trong trạng thái trứng hoặc dạng kén. Chưa một ai thành công trong việc làm cho vỏ sinh sản trong sự nuôi dưỡng. Chúng giao phối đấy nhưng không đẻ. Điều khó khăn nhất là tìm được con sâu trong rừng. Sau đó việc nuôi dưỡng chúng không khó mấy.
- Anh nói chúng hung hãn lắm.
- Vòi của chúng cứng và rất bén, sẽ đâm vào ngón tay nếu người ta chọc tức chúng. Đây là một loại vũ khí khác thường và nó vẫn nguyên vẹn với các mẫu được ngâm trong cồn. Điều này đã giúp chúng tôi thu hẹp phạm vi điều tra và nhờ đó mà chúng tôi có thể nhận dạng nó nhanh chóng như thế. - Đột nhiên Pilcher có vẻ bối rối, giống như thể anh đang huênh hoang vậy. - Chúng không sợ gì cả - anh nói tiếp - Chúng xâm nhập vào các tổ ong để cướp mật. Có một lần tại Sabah trên Đảo Bornéo, ánh sáng đã thu hút chúng ở phía sau lữ quán thanh niên. Thật kỳ lạ khi nghe tiếng của chúng, người ta có…
- Làm sao anh có được con này?
- Do trao đổi với chính phủ Malaysia. Tôi không biết với cái gì nữa. Thật kỳ lạ, người ta đứng trong bóng đêm để chờ đợi...
- Các anh khai báo như thế nào với hải quan cho con này? Anh còn giữ tài liệu không? Người ta đã làm cách nào để đưa nó ra khỏi Malaysia? Ai có thể trả lời cho tôi?
- Cô vội quá đi. Tôi đã ghi ra hết trong đây những gì chúng tôi có về nó và những gì cần thiết để đăng lời rao cho việc này. Hãy theo tôi, tôi sẽ đưa cô về.
Không nói gì, họ băng ngang các phòng rộng lớn. Dưới ánh đèn của thang máy, Clarice nhận thấy Pilcher cũng kiệt sức như cô.
- Anh đã thức trắng nhiều đêm vì chúng tôi, - cô nói. - Các anh thật tốt khi giúp chúng tôi. Lúc nãy, tôi không muốn tỏ ra bất nhã, nhưng...
- Tôi hy vọng người ta sẽ bắt được hắn. Tôi hy vọng cô sẽ nhanh chóng kết thúc vụ này. Tôi có ghi hai hoặc ba hóa chất mà hắn cần để chuẩn bị các mẫu được nuôi dưỡng thật tốt. Này cô Starling, tôi rất muốn gặp lại cô.
- Khi nào tôi rảnh, có thể tôi sẽ điện cho anh.
- Tôi sẽ rất vui nếu cô làm việc đó.
Cánh cửa thang máy đóng lại, đưa Catherine và Pilcher xuống. Gian phòng rộng lớn dành cho con người thật im lặng, các hình tượng xăm mình, các xác ướp và cả các chân bó, không gì cử động.
Đèn của các lối thoát hiểm đỏ rực trong ánh mắt của hàng ngàn côn trùng còn thức trong khu dành riêng cho chúng. Ở cái lồng đặt trong bóng tối, con nhân sư đầu lâu từ từ bước xuống cây cà độc dược. Con mái bò trên sàn, lê đôi cánh phía sau như tấm áo choàng, và tìm thấy miếng tổ ong trong cái đĩa nhỏ của nó. Cầm nó lên bằng các chân trước khỏe mạnh, nó dùng cái vòi sắc bén xuyên thủng sáp ong. Nó âm thầm hút hết mật trong khi ở chung quanh đó, những tiếng kêu xào xạc vang lên cùng với những cử chỉ âu yếm chết chóc.
2
Catherine Barker nằm trong cái bóng tối đáng ghét đó. Các điểm đen lúc nhúc trước mắt cô trước khi cô chìm trong giấc ngủ, để bóng tối chiếm lấy người cô. Cô để bàn tay lên miệng, bàn tay kia vào chỗ kín, ép chặt hai mông lại, úp một lỗ tai xuống nệm để chịu đựng sự chiếm đoạt của bóng tối. Một âm thanh đi kèm theo đó, làm cho cô giật mình dậy. Một âm thanh rất quen thuộc, của một máy may, mà tốc độ cứ thay đổi liên tục.
Đèn bật sáng trưng trong tầng hầm, và cô thấy một hào quang tròn màu vàng yếu ớt ngay trên đầu mình, tại chỗ thường là nắp giếng. Con chó xù nhỏ sủa đôi ba tiếng, và cái giọng nói đáng sợ kia đang nói với nó.
Thật không bình thường để may vá tại một chỗ như thế này. Người ta không lén lút làm công việc đó.
Cái giọng đó lại nói chuyện với con chó bằng một giọng nuông chiều.
- Bỏ nó ra Quý Báu, coi chừng mày bị kim chích đó, chuyện gì sẽ xảy ra hả? Tao gần xong rồi đây. Đúng rồi, trái tim của ta. Mày sẽ được cái món Canigou khi nào chúng ta xong, mày sẽ được cái đó, tralala.
Catherine không còn biết mình bị bắt giữ được bao lâu nữa. Cô được lau mình hai lần, lần thứ hai trong ánh đèn sáng chói để hắn có thể nhìn thấy thân hình của cô, không thể biết hắn có nhìn hay không ở phía sau ánh đèn đó. Catherine Baker Martin trần truồng là một quang cảnh đáng chú ý, có tất cả những thứ cần thiết, vài nơi còn dồi dào nữa là đằng khác, và cô biết điều này. Cô muốn hắn ngắm nhìn cô. Cô muốn được ra khỏi nơi này. Nếu người ta bắt buộc phải làm tình thì người ta cũng bắt buộc phải chiến đấu, cô tự nhủ như thế trong lúc lau mình. Cô được ăn quá ít và cuối cùng sẽ yếu đi. Cô muốn chiến đấu, cô có thể chiến đấu. Tốt hơn hết có lẽ nên để cho hắn chiếm đoạt cô trước, bao nhiêu lần tùy thích, để cho hắn kiệt sức đã. Cô biết nếu cô kẹp được cổ hắn trong đôi chân, cô sẽ cho hắn đi chầu diêm vương trong nháy mắt. Cô có làm được điều đó không? Và bằng cách nào? Hai hòn dái và hai con mắt, phải hai hòn dái và hai con mắt. Nhưng khi lau người xong rồi, trên đó không còn tiếng động nữa và cô mặc một chiếc áo liền quần sạch vào. Cô không nhận được câu trả lời cho các đề nghị được thốt ra trong khi cái xô nước đang còn treo tòn teng dưới sợi dây.
Nhiều giờ sau đó, cô chờ đợi và lắng nghe tiếng máy may. Rất lâu sau đó, có thể sau một ngàn lần hít thở, cô nghe tiếng hắn đi lên cầu thang và nói với con chó như sau - … bữa ăn sáng sau khi tao trở về - Hắn để đèn sáng, đôi khi hắn làm như thế.
Có tiếng chân và của móng chó trên sàn nhà bếp. Con chó bắt đầu rên rỉ. Cô tự nhủ tên bắt cóc đã đi rồi. Có khi hắn vắng mặt rất lâu.
Nằm trong bóng tối, Catherine lục dưới tấm thảm và tìm thấy khúc xương gà và ngửi nó. Thật khó mà không ăn mấy sợi thịt còn dính trên đó. Cô bỏ vào trong miệng để hơ ấm nó. Cô đứng lên nhưng hơi chao đảo trong cái bóng tối choáng ngợp này. Trong cái giếng chỉ có tấm thảm, bộ quần áo liền nhau cô đang mặc, cái xô vệ sinh bằng nhựa và sợi dây mỏng manh trong ánh đèn vàng hiu hắt.
Cô cố suy nghĩ khi sức lực còn cho phép cô làm điều này. Catherine duỗi người thẳng đến mức có thể và chụp được sợi dây. Bây giờ phải kéo từ từ hay một cái thật mạnh? Cô đã nghĩ đến việc này trong hàng ngàn hơi thở. Tốt hơn hết là nên kéo từ từ.
Sợi dây dài hơn cô tưởng. Cô nắm chỗ cao nhất và kéo, đung đưa cánh tay với hy vọng sợi dây sẽ tơi ra ngay nơi nó chạm vào nắp gỗ. Cô tiếp tục cho đến khi mỏi cả tay. Cô giật mạnh xuống! Tao van mày, hãy đứt ra cho tao nhờ. Đột nhiên sợi dây rớt xuống ngay mặt cô.
Catherine ngồi bẹp xuống đất, sợi dây nằm trên vai và mặt cô. Cô không biết nó dài cỡ nào, không được làm cho nó rối. Cô cẩn thận để nó xuống đất và quấn nó quanh cánh tay của mình được mười bốn lần. Sợi dây đã đứt ngay chỗ miệng giếng.
Cô cột thật chặt sợi dây vào miếng xương, ngay tại chỗ nó được cột vào cái xô.
Bây giờ là điều khó khăn nhất cần phải làm.
Hãy nhẹ nhàng thôi. Tâm trạng của cô bây giờ không khác gì một người đang đối mặt với bão tố, một mình trên một chiếc tàu nhỏ.
Cô cột gút cái đầu dây bị tơi ra và siết thật chặt bằng răng.
Cẩn thận không làm rối sợi dây, cô nắm ngay quai xách của cái xô, liệng thật mạnh lên vầng tròn sáng yếu ớt. Cái xô đụng phải cái nắp và rớt xuống lại. Con chó nhỏ sủa lớn hơn nữa.
Cô phải mất nhiều thời giờ để gỡ rối sợi dây. Đến lần thử thứ ba, cái xô rớt trúng ngay ngón tay gãy buộc cô phải tựa vào thành giếng để thở từ từ cho đến khi cơn đau dịu bớt. Lần thứ tư cái xô rớt trúng người cô lần nữa, nhưng đến lần thứ năm thì không. Nó đã rớt ở đâu đó bên ngoài giếng. Không biết cách xa miệng giếng bao xa? Mày hãy bình tĩnh lại coi! Cô kéo từ từ. Cô xoắn sợi dây để có thể nghe được tiếng ma sát của cái quai dưới mặt đất.
Không được để cho cái xô rớt lại xuống giếng, nhưng cô phải kéo nó lại gần miệng giếng mới được. Thật nhẹ nhàng, cô kéo nó lại gần.
Con chó nhỏ đang dạo quanh các tấm kính và các hình nhân, trong căn hầm kế bên. Nó đang ngửi cuộn chỉ và mấy miếng vải dưới bàn máy may. Nó quay đầu nhìn về nơi phát ra tiếng động ở đầu kia. Nó bỏ chạy lại đó và sủa một lúc rồi trở về lại chỗ cũ.
Một tiếng kêu yếu ớt phát lên từ cái giếng.
- Quuúyy BBaaaáuuu ơơii.
Con chó con vừa sủa vừa nhảy tưng tưng tại chỗ. Cái thân hình tròn vo và mập mạp của nó run lên. Nó nhìn về phía nhà bếp ở phía trên, nhưng tiếng gọi không đến từ đó.
Tiếp chép miệng như thể có người đang ăn.
- Lại đây đi Quý Báu. Lại đây trái tim của ta.
Bước thật chậm, hai tai vểnh lên, con chó tiến tới trước.
Miam miam.
- Lại đây nào con yêu, lại đây nào Quý Báu.
Con chó đã ngửi thấy mùi thịt gà được cột ở quai xô. Nó cào trên miệng giếng và rên.
Miam-miam-miam.
Cái mùi đó ở ngay giữa cái quai và miệng giếng. Nó sủa thật lớn về hướng cái xô và rên vì do dự. Cái xương gà không nhúc nhích.
Con chó nằm bẹp xuống, mõm để giữa hai chân trước, đít nhô lên, nó vẫy đuôi lia lịa. Nó sủa hai lần nữa và nhảy bổ vào cái xương gà, ngậm nó trong miệng. Cái xô định hất nó ra khỏi miếng xương. Nó gầm gừ giận dữ và cắn chặt hơn nữa. Bất ngờ cái xô hất con chó té nhưng nó đứng lên lại, chiến đấu với cái xô. Một chân sau của nó tuột xuống giếng cho đến háng. Móng nó cố cào lên thành để leo lên. Cái xô tưng lên rồi rớt xuống giếng với cục xương trong khi con chó trèo lên được. Phẫn nộ, nó sủa xuống cái giếng một lúc. Nó xoay lưng bỏ đi lên cầu thang, rên rỉ vì sung sướng với tiếng mở cửa ở bên trên.
Hai hàng nước mắt nóng bỏng chảy dài trên gò má của Catherine Baker Martin, nhỏ giọt xuống cái áo liền quần, làm ướt ngực cô. Bây giờ cô biết mình sẽ chết chắc.
3
Đứng giữa phòng làm việc, hai tay thọc trong túi quần, Crawford chìm trong suy nghĩ. Sau đó ông gửi một bảng telex cho Cơ quan quản lý xe hơi của California để truy tìm dấu vết chiếc xe cắm trại mà theo Lecter, Raspail đã mua tại đó và là nơi ái ân của ông ta và Klaus. Ngoài ra Crawford còn yêu cầu kiểm tra xem chiếc xe đó có bị phạt do một người nào khác lái hơn là Benjamin Raspail không.
Tiếp đến ông nằm xuống chiếc đi văng, với lấy một cuốn sổ tay, thảo một tin rao vặt viễn thông để được đăng trên các nhật báo quan trọng: Thân hình đẫy đà, nước da sữa, 21 tuổi, người mẫu, tìm kiếm bạn trai có khả năng đánh giá phẩm chất và khối lượng. Các anh đã thấy em trên các quảng cáo mỹ phẩm còn bây giờ em muốn được gặp mặt các anh. Hãy gửi hình trong lá thư đầu tiên.
Ông đọc lại và cúi đầu xuống ngực, ngủ thiếp đi. Màn hình xanh của máy vi tính vẽ nhiều hình vuông nhỏ trong mắt kính ông ta. Và bản văn bắt đầu xuất hiện. Trong giấc ngủ, ông lắc đầu, như thể cái hình ảnh đó làm cho ông ta nhột vậy.
Bản văn như sau:
ĐÃ TÌM THẤY HAI VẬT SAU ĐÂY SAU KHI KHÁM XỆT PHÒNG GIAM CỦA LECTER TẠI MEMPHIS.
1) CHÌA KHÓA CÒNG ĐƯỢC CHẾ TẠO BẰNG ỐNG BÚT BI. VẾT CẮT BẰNG CÁCH MÀI. ĐANG TÌM KIẾM DẤU VẾT NƠI CHẾ TẠO TẠI BỆNH VIỆN BALTIMORE. TÁC GIẢ COPLEY, VĂN PHÒNG TẠI MEMPHIS.
2) GIẤY NỔI TRONG NƯỚC BỒN CẦU. BẢN CHÍNH ĐÃ GỬI ĐẾN CƠ QUAN TÀI LIỆU/PHÒNG THÍ NGHIỆM. HÀNG CHỮ ĐƯỢC MÔ TẢ LẠI DƯỚI ĐÂY GỬI ĐẾN BENSON BAN MÃ HÓA.
Rồi hàng chữ hiện ra trên màn hình, đi lên từ từ như có người ta ló đầu ngó qua một hàng rào vậy:
Tiếng bíp êm dịu của máy vi tính không đánh thức được Crawford, nhưng ba phút sau đó, điện thoại lại hiệu quả hơn. Là Jerry Burroughs của Trung tâm thông tin quốc gia về hình sự Học.
- Anh xem máy vi tính chưa Jack?
- Đợi một chút. Đây có nó rồi.
- Phòng thí nghiệm đã giải mã được rồi Jack. Hình này được Lecter bỏ lại tại phòng vệ sinh.
Những con số giữa tên Chilton là hóa sinh học. C33H36N4O6: là công thức của một sắc tố của mật có tên là bilirubin. Phòng thí nghiệm cho biết đó là chất nhuộm chính của phân.
- Chuyện tào lao.
- Anh có lý Jack. Lecter coi chúng ta không ra gì cả. Thật không may cho thượng nghị sĩ Martin. Phòng thí nghiệm cho biết màu tóc của Chilton giống y đúc màu bilirubin. Người ta gọi đây là tính hài hước của bệnh viện tâm thần. Anh có thấy Chilton trên bản tin lúc mười tám giờ không?
- Không.
- Còn Marilyn Sutter thì có đấy. Chilton đang gièm pha về “việc truy tìm Bill Rubin”. Sau đó ông ta đi ăn tối với một phóng viên của đài truyền hình. Ông ta đang ăn thì nghe tin Lecter đi ngao du. Thằng ngu nhất thế giới đấy.
- Lecter có nói với Starling đừng quên Chilton không hề có bằng cấp y khoa.
- Ừ, tôi có đọc trong báo cáo. Tôi nghĩ Chilton đã cố gắng chiếm đoạt Starling nhưng cô này xem thường ông ta. Có thể ông ta là một tên ngốc nhưng không có mù. Cô bé đó ra sao rồi?
- Tôi nghĩ là không sao hết, bị kiệt sức một chút.
- Anh có nghĩ Lecter cũng xem thường cô ta không
- Có thể lắm. Tuy nhiên chúng ta cứ tiếp tục như thường. Tôi không biết mấy cái bệnh viện đó đang làm gì nữa. Đúng ra mình nên yêu cầu tòa án can thiệp để chúng ta lấy được mấy hồ sơ đó. Chuyện phải tùy thuộc vào các bác sĩ làm cho tôi muốn bệnh luôn. Nếu đến giữa buổi sáng mai mà chúng ta chưa có gì thì tôi sẽ sử dụng phương thức pháp lý.
- Mà này Jack... nhân viên bên ngoài của anh biết rõ mặt Lecter phải không?
- Đương nhiên rồi.
- Thế anh có nghĩ ông ta đang vui chơi ở đâu đó không?
- Có thể lắm, nhưng không lâu nữa đâu - Crawford kết luận.


--------------------
Mùa nào cũng buồn ...
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Đông Nhi
post Jan 4 2016, 03:18 PM
Post #15


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 2,835
Joined: 9-October 09
Member No.: 5,482
Country



Chương 15:

Bác sĩ Hannibal Lecter đến quầy tiếp tân của Marcus, khách sạn sang nhất của Saint Louis. Ông đội mũ nâu với một áo mưa cài nút đến cổ. Một phần của mặt và mũi được che dưới một lớp băng.
Trong sổ, ông ký tên “Lloyd Wyman”. Ông đã tập ký tên này trong chiếc xe của Wyman.
- Thưa ông Wyman, ông thanh toán như thế nào đây? - người nhân viên hỏi.
- American Express. - Lecter đưa thẻ tín dụng của Wyman.
Trong phòng khách vang lên tiếng đàn dương cầm. Bác sĩ Lecter thấy có hai người ngồi tại quầy rượu với cái mũi bị băng. Một cặp người già độ năm mươi tuổi đang bước đến thang máy, ngân nga một bài hát. Người phụ nữ có một cái băng che bớt một mắt.
Người nhân viên trả thẻ tín dụng lại cho Lecter.
- Thưa ông Wyman, ông có thể sử dụng gara của bệnh viện.
- Thế à, cám ơn anh. - Bác sĩ Lecter đậu chiếc xe với người chủ nó trong cốp tại bãi đậu xe của bệnh viện.
Người mang hành lý nhận được một tờ giấy năm đôla tiền boa trong ví của Wyman.
Lecter gọi một ly rượu và bánh xăng uých rồi vào thư giãn dưới vòi sen. Ông nhận thấy căn hộ này quá rộng sau một thời gian dài giam hãm, nên thích thú đi ngang dọc trong đó.
Từ cửa sổ, ông thấy tòa nhà Myron và Sadie Fleischer của bệnh viện thành phố Saint-Louis, một trong những trung tâm nổi tiếng thế giới về phẫu thuật sọ và mặt.
Gương mặt của Bác sĩ Lecter quá nổi tiếng để ông có thể hưởng được các lợi ích của khoa phẫu thuật thẩm mỹ của nơi này, nhưng đây là điểm duy nhất trên thế giới mà người ta có thể an toàn dạo chơi với một cái băng trên mặt mà không gây sự chú ý,
Nhiều năm trước ông đã đến đây rồi, lúc làm các cuộc nghiên cứu tâm lý học trong cái thư viện tuyệt đẹp của Đài Kỷ Niệm Robert J. Brockman.
Thật ngây ngất khi có được một cửa sổ, nhiều cửa sổ. Ông đứng trong bóng tối nhìn đèn pha xe hơi đi ngang qua cầu Mac Arthur và thưởng thức ly rượu. Ông đã lái xe suốt năm tiếng đồng hồ và một sự mệt mỏi dễ chịu đang chiếm lấy người ông.
Những giây phút trải qua trong cái gara ngầm của phi trường Memphis là những phút sôi nổi nhất của đêm. Thật không dễ dàng khi phải chùi rửa bằng bông gòn, cồn và nước cất ở phía trong một chiếc xe cứu thương. Một khi mặc xong đồng phục trắng của bảo vệ, chỉ cần đón một người lái xe đơn độc trong lối đi vắng tanh của bãi đậu xe. Người đàn ông này đang khum người để lấy cái va li hàng mẫu từ trong cốp xe nên không thấy Lecter bước đến từ phía sau.
Ông tự hỏi không biết cảnh sát có ngu đến mức nghĩ ông sẽ dịch chuyển bằng phi cơ.
Khó khăn duy nhất trên đường là biết cách sử dụng các đèn lưu thông và cần gạt nước của chiếc xe xa lạ này, bởi vì Bác sĩ Lecter không quen sử dụng các nút điều khiển bằng tay nằm ở một bên vô lăng.
Ngày mai đây ông sẽ mua tất cả những thứ cần thiết, như thuốc nhuộm tóc, dao cạo, một đèn làm rám da và nhiều thứ cần thiết khác để biến đổi thật nhanh chóng dáng vẻ của ông. Sau đó ông sẽ lên đường.
Ông không có lý do gì phải vội cả.
2
Như thường lệ, Ardelia Mapp vẫn còn nằm trên giường, tựa lưng trên gối, tay cầm một quyển sách. Đồng thời cô nghe tin tức trên radio. Cô tắt nó khi thấy Clarice Starling lê chân bước vào trong phòng. Nhìn thấy khuôn mặt khờ khạo của cô, cô không hỏi bất cứ điều gì trừ:
- Mày có muốn uống trà không?
Trong những giờ học tập, cô thường uống một loại nước pha của nhiều thứ lá khác nhau, của người bà gởi cho cô, mà cô gọi là “nước trà thông minh”.
- Hôm nay mày vắng mặt cũng là điều tốt đấy - Ardelia nói - Cái tên khốn Kim Won đó thực sự cho tụi tao ngã quỵ hết. Tao thề với mày đó. Tao nghĩ chắc lực hút của trái đất ở bên Đại Hàn mạnh hơn ở đây. Khi những người đó đến đây, họ trở nên nhẹ hơn và người ta đã biến họ thành giáo sư để áp đặt cho chúng ta, có lẽ vì không còn gì khác cho họ cả... John Brigham có ghé qua.
- Khi nào?
- Hồi tối này, mày hụt hắn có chút xíu thôi. Hắn muốn biết mày đã về chưa. Chúng tao nói chuyện một lúc. Hắn có nói là nếu mày cần học gạo trong những giờ tập luyện vì sự trễ nải thì anh ta sẽ tới trường bắn vào dịp cuối tuần này để bù lại thời giờ đã mất. Hắn tử tế thật.
- Điều đó đúng lắm.
- Mày có biết hắn muốn mày tham dự cuộc tranh tài bắn súng với đám DEA và Hải Quan không?
- Tin mới đấy.
- Không phải cuộc tranh tài dành cho nữ đâu, nhưng là loại mở rộng đấy. Câu hỏi khác: mày đã học điều tu chính thứ tư cho ngày thứ sáu chưa?
- Sơ qua thôi.
- Vậy vụ án Chimel chống lại Bang California là như thế nào?
- Mấy vụ khám xét trường học.
- Còn chính các cuộc khám xét trong các trường thì sao?
- Tao không biết nữa.
- Đó là khái niệm “khối u ác tính” đó. Còn Schneckloth là gì?
- Trời ơi, tao không biết nữa.
- Schneckloth chống lại Bustamonte.
- Đó là sự tôn trọng đời tư mà người ta có quyền đòi hỏi, đúng không?
- Nhục cho mày quá. Đó là nguyên tắc của Katz. Schneckloth là việc khám xét nhà có sự ưng thuận. Tao thấy mày phải gạo nhiều hơn nữa, bà ơi. Tao sẽ cho mày mượn mấy bài ghi chép của tao đây.
- Tối này thì không.
- Không. Nhưng sáng mai, khi tâm trí mày trống rỗng và nhạy bén, chúng ta sẽ bắt đầu làm cho nó đầy lại cho ngày thứ sáu. Brigham có nói đáng lẽ anh không nên nói vì thế tao có hứa sẽ không đề cập việc ủy ban sẽ rất thuận lợi cho mày. Anh ta chắc trong hai ngày nữa tên khốn Krendler đó sẽ không còn nhớ đến mày đâu. Điểm của mày rất tốt và mày không bị gì đâu. - Ardelia ngắm nhìn khuôn mặt tiều tụy của Clarice. - Mày đã làm tất cả những gì có thể cho cô gái tội nghiệp đó. Mày đã bị tai tiếng vì cô ta, mày đã bị đá đít nhưng mày đã khám phá ra nhiều thứ, Bây giờ đã đến lúc mày phải nghĩ đến mày một chút. Tại sao mày không đi ngủ đi? Tao sẽ cố không nói chuyện nữa.
- Ardelia, cám ơn mày.
Khi tất cả đèn được tắt.
- Clarice ơi?
- Gì?
- Mày thấy ai đẹp trai hơn, Brigham hay Hot Bobby Lowrance?
- Rất khó nói.
- Brigham có hình xăm trên vai, tao nhìn thấy nó xuyên qua áo anh ta. Không biết đó là hình gì.
- Không có ý kiến.
- Mày sẽ nói cho tao biết khi nào mày nhìn thấy nó nghe.
- Có thể là không bao giờ.
- Tao có nói với mày là Hot Bobby có một quần sịp màu da báo phải không?
- Mày đã nhìn thấy anh ta từ cửa sổ khi anh ta đang tập tạ?
- Phải Gracie kể lại với mày không? Một ngày nào đó tao sẽ...
Clarice đã ngủ say.
3
Khoảng ba giờ sáng, Crawford đang ngủ gật cạnh bên bà vợ, giật mình thức dậy. Hơi thở của Bella bị gián đoạn trong giây lát và bà đã cử động trên giường. Ông chồm người lên và nắm tay bà.
- Bella ơi!
Bà thở thật sâu. Crawford đưa mặt mình lại gần bà, nhưng dường như bà không nhìn thấy được.
- Bella em yêu, anh yêu em, - ông nói phòng trường hợp bà có thể nghe được.
Nỗi sợ lướt qua người ông, rồi bao lấy ông như một con dơi đang bị bẫy trong một ngôi nhà. Ông trấn tĩnh lại.
Ông rất muốn làm một cái gì đó, bất cứ điều gì, nhưng ông không muốn bỏ tay bà ra.
Ông áp lỗ tai lên ngực bà. Ông nghe được một nhịp đập rất nhẹ và rồi trái tim ngừng hẳn. Thế là ông không còn được nghe gì nữa, ngoài tiếng xào xạc lạnh buốt. Ông không biết tiếng xào xạc này đến từ ngực của Bella hay của chính tai ông.
- Xin Chúa phù hộ cho em và giữ em lại trên đó... với tất cả người thân của em, - Crawford nói với niềm hy vọng đó là sự thật.
Tựa người vào gờ của chiếc giường, ông ôm bà vào lòng trong khi não của bà chết dần. Cằm ông vén cái khăn choàng đang che những gì còn lại của tóc bà. Ông không khóc được vì ông đã làm như thế quá nhiều rồi.
Crawford mặc cho bà cái áo choàng ưa thích và đứng một lúc cạnh chiếc giường với bàn tay của Bella áp vào mặt ông. Đây là một bàn tay rắn chắc, khéo léo, mang dấu ấn của cả một đời làm vườn, và ngay lúc này cũng mang dấu ấn của các mũi chích qua tĩnh mạch.
Khi bà từ ngoài vườn trở vào, hai tay bà thơm mùi bạch lý hương.
- Mày hãy xem nó như lòng trắng trứng gà dính trên mấy ngón tay - đó là điều mà mấy cô bạn học của Bella đã nói với cô khi đề cập đến quan hệ tình dục. Rất nhiều năm sau, hai người vẫn cười khi cả hai đang nằm trên giường; việc đó xảy ra lâu lắm rồi, từ hồi năm ngoái lận.
Đừng nghĩ đến chuyện đó nữa, hãy nghĩ đến chuyện gì tinh khiết đi. Nhưng nó rất tinh khiết kia mà. Trong phòng ngủ, bà luôn chọc ghẹo ông mang đủ thứ lỉnh kỉnh trong túi như một đứa con nít vậy.
Crawford không thể nào bước qua phòng kế bên được, ông có thể xoay mặt qua bất cứ lúc nào để nhìn bà qua khe cửa, với ánh hào quang sáng chói phát ra từ chiếc đèn ở đầu giường. Ông chờ đợi cho đến khi thân thể của Bella trở thành một vật nghi thức, tách xa ông, khác lạ với con người mà ông đã từng ôm trong lòng; khác xa người bạn đời mà hiện giờ ông đang giữ hình ảnh trong tâm trí. Phải gọi điện cho người ta đến đem bà đi.
Ông đứng trước cửa sổ, hai tay bỏ xuôi xuống, hai bàn tay mở ra, đang nhìn về hướng mặt trời lên, nhưng chưa thấy dạng. Ông không chờ lúc rạng đông chỉ đơn giản căn phòng này ngó về hướng đông.


--------------------
Mùa nào cũng buồn ...
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Đông Nhi
post Jan 4 2016, 03:18 PM
Post #16


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 2,835
Joined: 9-October 09
Member No.: 5,482
Country



Chương 16:

Jame Gumb tựa lưng thật thoải mái vào thành giường, con chó xù nhỏ cuốn tròn trên bụng hắn ta.
Hắn vừa gội đầu xong nên quấn một khăn tắm quanh đầu. Hắn lục lạo dưới chiếc nệm, tìm thấy cái điều khiển từ xa của đầu mày video và bật cho máy chạy.
Hắn đã tạo một băng hình từ hai đoạn phim chép ra từ nhiều nguồn khác nhau. Mỗi ngày hắn đều mở máy lên xem trước khi thực hiện các công việc quan trọng, và luôn trước mỗi lần lột da.
Đầu đoạn phim đã trầy xước, lấy từ một đoạn thời sự trắng đen của Movietone năm 1948. Đó là vòng bán kết của cuộc thi Hoa hậu Scramento, một đoạn đường dài dẫn đến việc tuyển chọn Hoa Hậu Hoa Kỳ tại Atlantic City.
Đây là lúc trình diễn áo tắm, và các cô gái từng người một bước lên sân khấu, tay cầm bó hoa. Khi nghe đến nhạc, con chó nhìn sang chủ nó, biết rằng hắn sẽ siết nó cho đến nghẹt thở. Nó đã trải qua thời đoạn này không biết là bao nhiêu lần rồi.
Các thí sinh đều thuộc vào thời điểm của Thế Chiến Thứ Hai. Có vài khuôn mặt thật đẹp, vài người khác thì đôi chân tuyệt hảo, nhưng da thịt đều thiếu sự săn cứng còn đầu gối thì hơi run.
Gumb ôm con chó trong đôi tay.
- Quý Báu ơi, bà đó, bà đang đứng đó.
Quả nhiên bà đang đứng tại chân cầu thang, trong bộ áo tắm trắng tinh, nở nụ cười thật tươi với người đàn ông trẻ đang giúp bà bước lên các bậc thang, bước đi trên đôi giày cao gót, ống kính đang quay cặp giò của bà. Mẹ đấy. Đó chính là mẹ.
Gumb không cần điều chỉnh máy, hắn đã làm đủ mọi thứ cần thiết khi sang băng. Bà mẹ đi ngang sân khấu và ngược lại, bước xuống cầu thang, cười lại với người đàn ông trẻ, đi lên cầu thang lại và mọi thứ bắt đầu lại, đi đến phía trước rồi lui trở lại.
Khi cô ta cười với người đàn ông trẻ, Gumb cũng cười theo.
Sau đó người ta thấy cô trong một nhóm người, nhưng hình ảnh vẫn mờ và đứng im tại chỗ. Tốt hơn hết nên cho nó qua nhanh để chỉ nhìn thấy thoáng qua thôi. Mẹ và những cô gái khác đang chúc mừng người trúng tuyển.
Đoạn sau là vụ sao chép lậu của đài truyền hình cáp trong một khách sạn dọc đường tại Chicago. Hắn phải hối hả đi mua một đầu máy và ở lại thêm một đêm nữa. Đây là đoạn phim kết thúc của một đài phát bằng cáp tồi, phát hình rất khuya, làm ảnh nền cho các quảng cáo khiêu dâm. Đậy là thứ hàng rẻ tiền, những loại phim “mát mắt” không có hại thuộc các thập niên bốn mươi cho đến năm mươi, cộng thêm một trận bóng chuyền trong một trại khỏa thân, và các cảnh ít nhiều rõ nét của các phim khiêu dâm của những năm ba mươi, lúc mà các người đóng phim còn mang mũi giả và vớ. Cuốn băng này gồm đủ thứ linh tinh.
Gumb không thể làm gì với các quảng cáo và các hàng chữ chạy trên màn hình. Hắn đành phải chấp nhận thôi.
Và đây là một hồ bơi ngoài trời, tại California, nếu căn cứ theo thảm thực vật. Nhiều đồ đạc trong một vườn tuyệt đẹp, thuộc kiểu các năm năm mươi. Nhiều cô gái trần truồng đang bơi lội, vài cô rất duyên dáng. Vài cô đúng ra phải thuộc sêri B mới phải. Tròn trĩnh và linh lợi, họ bước ra khỏi hồ bơi và chạy mau hơn nhạc rất nhiều, leo lên cầu thang của một rãnh trượt. Họ lướt đi trong tiếng cười, hai vú đưa thẳng ra, hai chân khép lại!
Là mẹ đấy. Bà nhô ra khỏi mặt nước phía sau một cô gái tóc quăn. Mặt bà phần nào bị che khuất bởi phần quảng cáo của Sinderella, một tiệm bán đồ khiêu dâm, nhưng từ xa người ta vẫn có thể nhìn thấy bà leo lên cầu thang, mình bóng lưỡng vì nước, thật mềm mại, da thịt rắn chắc, với một vết thẹo nhỏ vì phải mổ khi sinh, bà ta lướt trên rãnh trượt. Rất đẹp và dù cho hắn không thấy rõ mặt, từ trong đáy lòng mình, Gumb biết đây là mẹ của hắn được quay phim sau khi hắn gặp bà lần cuối cùng. Dĩ nhiên là trong trí tưởng tượng của hắn thôi.
Con chó xù liếc nhìn hắn một khắc trước khi bị siết lại thật mạnh trong đôi tay của hắn.
- Này Quý Báu ơi, hãy vào trong vòng tay của mẹ đi. Mẹ sẽ rất đẹp cho mày coi.
Có rất nhiều việc phải làm, quá nhiều việc phải làm nếu hắn muốn kịp cho ngày mai.
Hắn không bao giờ nghe tiếng động từ nhà bếp dù cái vật đó có hét đến cỡ nào đi nữa. Xin cám ơn Trời, nhưng tại cầu thang của tầng hầm thì có thể nghe được đấy. Hắn chỉ còn biết hy vọng là vật đó đã ngủ rồi. Con chó xù mà hắn đang ôm trên người liền gầm gừ khi nghe những âm thanh phát ra từ cái giếng.
- Mày được dạy dỗ tử tế hơn nó nhiều - hắn nói và úp mặt vào lông của nó.
Bên trái, ở dưới vài bậc thang, có một cánh cửa ngăn cái giếng. Hắn không buồn nhìn về hướng đó và không thèm nghe những tiếng được phát ra từ miệng giếng. Đối với hắn, đó không phải là tiếng Anh.
Gumb bước vào trong xưởng, bỏ con chó xuống đất và bật đèn sáng. Vài con bướm đêm bay phấp phới và cuối cùng đậu trên các lưới bao quanh các đèn trần.
Trong xưởng, hắn rất tỉ mỉ. Hắn luôn pha các loại thuốc trong vật dụng bằng inox, không bao giờ sử dụng loại bằng nhôm.
Hắn đã học cách pha chế mọi thứ từ trước. Trong lúc làm việc, hắn tự khích lệ. Phải có phương pháp, phải chính xác, mày phải khẩn trương lên bởi vì mày sẽ gặp rắc rối to đấy.
Da người nặng lắm, từ mười sáu cho đến mười tám phần trăm trọng lượng cơ thể và nó tuột trong các ngón tay. Toàn bộ miếng da rất khó thao tác và dễ dàng tuột nếu còn ướt. Thời gian cũng là yếu tố quan trọng: da bắt đầu co lại ngay khi người ta đã lột nó ra khỏi cơ thể, nhất là đối với những người trung niên vì thớ da rất săn chắc.
Thêm vào đó, nó không hoàn toàn co dãn, kể cả của một người trẻ. Nếu kéo nó căng quá, nó không bao giờ trở lại hình dáng cũ. Nếu mày đang may nó và kéo căng nó một chút, nó sẽ nhăn liền. Dù cho mày có khóc khô hết nước mắt đi nữa, nó cũng sẽ không bao giờ thẳng được. Vả lại còn vấn đề bộ ngực và mày nên biết chính xác cặp vú phải nằm chỗ nào. Da người không thể được kéo ra mọi phía, nếu không các chất collagen và sớ thịt sẽ bị rách, kéo không đúng hướng, nó sẽ rạn ngay.
Không thể làm gì với một bộ da quá mới. Chắc hắn đã phải thử nghiệm rất nhiều lần trong sự hồi hộp, trước khi tìm được cái kỹ thuật đúng nhất.
Cuối cùng, hắn phải nhìn nhận rằng không gì bằng các phương pháp cổ điển. Đây là cách mà hắn tiến hành: trước hết phải ngâm toàn bộ miếng da trong các bồn chứa đầy các loại thảo mộc do các thổ dân Châu Mỹ chế biến, các chất thiên nhiên không chứa đựng muối khoáng. Sau đó hắn áp dụng phương pháp cho phép hắn có được một miếng da đanh tuyệt hảo của vùng Tân Thế Giới, mềm mại như bơ, phương pháp thuộc da bằng óc người. Người thổ dân tin rằng trong mỗi con vật có một bộ não đủ để thuộc bộ da của người đó. Kinh nghiệm đã dạy cho hắn đièu này không đúng, ngay đối với các linh trưởng bậc cao. Hắn có nguyên cả một tủ đông lạnh óc bò, vì thế hắn không bao giờ thiếu nguyên liệu này.
Thuộc da không có trở ngại nào vì thực hành đã biến hắn thành một chuyên gia.
Còn lại các vấn đề khủng khiếp của việc tạo ra hình thể, nhưng về mặt này, hắn cũng có đủ khả năng để lý giải chúng.
Xưởng này nhìn ra một hành lang dẫn đến một phòng tắm được cải tạo, nơi hắn cất cái ròng rọc và hệ thống đồng hồ, từ đó đến một nhà xưởng rộng rồi đến một mê cung tối đen trải dài thật xa.
Hắn mở cánh cửa nhà xưởng có đèn sáng trưng, gồm cả đèn chiếu và đèn huỳnh quang “loại ánh sáng ngày”, được gắn trên các đà ngang. Nhiều hình nhân được đặt trên một bệ bằng gỗ sồi. Chúng có trên mình vài quần áo, có cái bằng da, vài cái khác bằng mousseline để làm mẫu. Có tất cả tám hình nhân được phản chiếu trong hai tấm gương thật lớn thật đẹp gắn trên tường. Một bàn trang điểm với đủ loại mỹ phẩm và nhiều bộ tóc giả với vài cái có hình nón. Đây là xưởng làm việc sáng nhất toàn màu trắng và gỗ sồi màu vàng nhạt.
Các hình nhân mặc toàn những hàng hiệu đang trong thời kỳ thực hiện, nhất là hiệu Armani rất thịnh hành bằng da dê đen, với nhiều nếp gấp hình ống, các vai độn và mảnh vải ngực.
Trên bức tường thứ ba có một bàn thợ, hai máy may, hai hình nhân của thợ may nữ và một của thợ may nam, đặt theo kích thước bộ ngực của Jame Gumb.
Sát bức thứ tư và nhìn xuống cả gian phòng, có một tủ đen bằng sơn mài Trung Quốc, rất xưa, cao khoảng hai thước rưỡi gần đụng trần nhà. Hình trang trí đã phai mờ ngoại trừ vài cái vảy màu vàng, những gì còn lại của một con rồng với con mắt sáng linh lợi và cái lưỡi đỏ chót của một con thứ hai mà thân hình không còn chút gì. Dù bị rạn nứt, lớp sơn mài vẫn còn rất tốt.
Cái tủ rộng lớn và sâu này không liên quan gì với công việc có thu lợi của hắn. Nó chứa đựng những Thứ Đặc Biệt, được máng trên các hình dạng và móc áo còn cửa thì lúc nào cũng được khóa.
Con chó con uống nước trong cái tô nhỏ để trong góc nhà và nằm xuống chân các hình nhân, chăm chú nhìn hắn.
Hắn đang làm một áo blouson bằng da. Đúng lý ra hắn phải hoàn tất nó rồi, nhưng hắn đang trong cơn sốt sắng tạo và cái mẫu bằng mousseline chưa làm cho hắn thật sự hài lòng.
Gumb đã tiến bộ rất nhiều kể từ khi hắn thực tập tại trại cải tạo ở California, nhưng thứ này mới thật sự là một thách thức. Làm việc trên da dê đòi hỏi một tay nghề thật vững chắc.
Tại đây có hai mẫu bằng mousseline, giống như kiểu áo gilê trắng, một theo kích cỡ của hắn còn cái kia hắn may theo vóc dáng của Catherine Baker Martin, được đo trong lúc cô ta bất tỉnh. Khi hắn đặt cái nhỏ lên cái áo của hắn, các vấn đề liền xuất hiện. Cô ta là một thiếu nữ to lớn và khỏe mạnh, rất cân đối, nhưng vai cô ta không rộng và da thịt chắc như của hắn.
Lý tưởng nhất là một áo cánh không đường may, nhưng điều này không thể. Tuy nhiên hắn vẫn quyết định là thân trước sẽ không có và nó sẽ tuyệt vời. Tất cả mọi sửa đổi đều phải được thực hiện ở phía sau. Vô cùng khó đấy. Hắn đã vứt một mẫu rồi. Khi kéo dãn thật tấm da, hắn có thể giải quyết được vấn đề với hai phần xếp nếp dưới cánh tay, mấy miếng, hình tam giác với đầu hướng xuống dưới. Hai cái khác ở vùng hông ở phía sau lưng, khoảng ngang tầm của lưng. Hắn có thói quen chỉ chừa có vài ly cho đường may.
Ngoài những gì nhìn thấy được, còn phải kể đến xúc giác; có thể một người nào đó sẽ ôm trong vòng tay của mình một người khêu gợi đến thế.
Gumb rắc một ít phấn tan trong lòng bàn tay và ôm lấy cái hình nhân.
- Hôn em một cái đi - hắn nói bằng một giọng bông lơn và nhìn ngay chỗ mà đúng ra là đầu của hắn. - Không phải mày đâu, con ngốc - Con chó liền vểnh tai lên.
Gumb vuốt ve lưng của hình nhân. Sau đó hắn đi vòng qua để nhìn các dấu tay của hắn. Không một người nào lại thích vuốt ve một hình nhân cả. Khi ôm một người nào đó, người ta hay choàng hai tay ra ngay giữa lưng, hắn lý luận như thế. Không khó chịu lắm đâu khi có một cái gì đó không cân đối, nhưng các đường may trên vai như thế là không thể nào được cả. Một đường xếp ở ngay giữa trên là giải pháp, hơi trịt xuống dưới bả vai một chút. Hắn có thể sử dụng đường may để cố định vải lót. Mấy vạt can bằng lycra dưới các túi nhỏ ở hai bên, hắn không được quên mua vải lycra, và một băng dán velcro để đóng nắp túi bên phải. Hắn mơ tưởng đến những chiếc áo dạ hội lộng lẫy của Charles James, mà các đường chỉ được may theo chặng để cho có vẻ thẳng thớm.
Nếp gấp ở sau lưng sẽ được giấu dưới bộ tóc của hắn, mà nói cho đúng, là bộ tóc hắn sẽ có sau này.
Gumb tháo các miếng mẫu ra và bắt tay vào việc.
Cái máy may này rất cũ nhưng được thiết kế thật hoàn hảo, là loại dùng bàn đạp được đổi qua sử dụng điện hồi bốn mươi năm về trước. Trên thân máy có một hàng chữ được viết bằng tay “Tôi là người đầy tớ không biết mệt mỏi”. Gumb dùng bàn đạp để cho máy hoạt động. Đối với một sản phẩm tinh xảo như thế này, hắn thích để đôi bàn chân trần để ấn thật nhẹ lên bàn đạp, các ngón chân để ngay bìa bàn đạp để tránh các cuộc tăng tốc không mong muốn. Trong một lúc lâu, người ta nghe ở dưới tầng hầm chỉ có tiếng máy may, tiếng gầm gừ của con chó nhỏ và tiếng rì rì của các ống nước sưởi ấm.
Khi hắn gắn xong các gấp nếp vào trong áo mousseline, hắn mặc thử trước cái gương. Trong góc kẹt, con chó ngẩng đầu lên nhìn hắn. Phải cho những chỗ khoét nách rộng hơn nữa, và còn vấn đề vải trang trí và lớp lót. Ngoài các thứ đó ra, cái áo đẹp vô cùng. Mềm mại, không gãy, rất linh hoạt. Hắn đang mơ tưởng đến cảnh hắn trèo lên rãnh trượt, nhanh lên, nhanh lên.
Gumb đùa nghịch với các đèn chiếu và các bộ tóc giả để tạo vài hiệu ứng thật ngoạn mục, xong hắn mang thử xâu chuỗi tuyệt đẹp bằng vỏ sò. Nó tạo một hiệu quả lạ kỳ với cái áo hở cổ hoặc với chiếc áo tiếp viên mà hắn sẽ mặc trên phần ngực mới của hắn.
Hắn không thể cưỡng lại việc muốn làm cho hết công việc ngay bây giờ, một công việc hết sức nghiêm túc, nhưng mắt của hắn đã mỏi rồi. Vả lại tay của hắn không được run và hắn cũng chưa chuẩn bị tinh thần để đối đầu với sự huyên náo cái vật đó đang gây ra. Thật kiên nhẫn, hắn lượt trước các đường may và ghim các miếng vải vào. Một rập khuôn thật hoàn hảo mà người ta có thể bắt chước kiểu.
- Quý Báu ơi, ngày mai mới được - hắn nói với con chó nhỏ, và để mấy bộ óc bò ra ngoài để xả đông - Đây là công việc mà chúng ta sẽ làm trước hết vào sáng mai. Mẹ sẽ đẹp lắm.
2
Clarice ngủ như chết suốt năm giờ liền và ngay giữa đêm, cô giật mình thức giấc vì cơn ác mộng. Cô cắn góc khăn trải giường và ép hai lồng bàn tay đẫm mồ hôi lên chiếc gối. Chưa tin chắc là mình đã thức dậy rồi và thoát khỏi cơn hoảng sợ. Sự im lặng, không có tiếng cừu kêu la. Đến chừng đó tim cô mới trấn tĩnh lại, nhưng chân cô không thể nào cứ để dưới cái mền nữa. Cô sắp sửa hăng máu lên đây.
Thật nhẹ người, khi cô cảm nhận cơn giận bừng bừng chiếm lấy chỗ của nỗi sợ hãi.
- Thật điên rồ - cô thốt lên và bỏ một chân ra khỏi giường.
Trong suốt cả ngày qua, lúc thì cô bị Chilton ngăn cản lại; lúc thì bị bà Thượng nghị sĩ Martin chửi mắng, bị Krendler bỏ rơi và khiển trách, bị Bác sĩ Lecter loại bỏ và nản lòng vì sự đào thoát đẫm máu của ông ta, và để kết thúc được Crawford khuyên cứ tiếp tục. Mà điều làm cô tổn thương hơn mọi thứ trên đời: bị xem là một đứa ăn cắp.
Bà Thượng nghị sĩ Martin là một bà mẹ bị một áp lực nặng nề và không muốn thấy cảnh sát sờ mó vào đồ dùng của con bà. Bà không thật sự phán đoán Clarice.
Khi còn nhỏ, người ta đã dạy cô rằng ăn cắp là hành vi bỉ ổi nhất, ngay sau hiếp dâm và giết người vì tiền. Người ta còn cho vài cách giết người nào đó còn đáng ưa hơn.
Là học sinh nội trú trong các trường học mà những ước muốn lại nhiều hơn cách thỏa mãn chúng, cô lần hồi đã học được cách thù ghét việc trộm cắp.
Nằm trong bóng tối, cô phải nhìn nhận rằng nếu lời ám chỉ của bà Thượng nghị sĩ đã làm cho cô rối loạn đến thế thì đó là vì một lý do khác.
Clarice biết ông Lecter quỷ quyệt sẽ nói gì và đúng là như thế; cô sợ bà Thượng nghị sĩ Martin nhận thấy ở cô một cái gì đó tầm thường, hẹp hòi, buộc bà phải nghi cô ăn cắp.
Bác sĩ Lecter sẽ vui mừng khi nhận thấy mối hận thù giai cấp, sự phẫn nộ chôn kín được nuôi dưỡng cùng một lúc với sữa mẹ cũng phải được lưu ý đến. Clarice không hề thua kém gì Ruth Martin về học vấn, trí thông minh, sự năng động và chắc chắn là không về hình thể, nhưng cô biết rõ vẫn có một cái gì đó.
Clarice thuộc một dòng dõi dữ dằn mà với chỉ cái phả hệ thôi cũng là một danh sách dài của huy chương quân đội và chính trị gia. Bị trục xuất khỏi xứ Scotland lên, đuổi khỏi Ireland vì đói khát, không ít người trong số họ buộc phải làm nhiều nghề nguy hiểm. Rất nhiều thành viên của dòng họ Starling đã biến thành như thế; người ta đã xui khiến, thúc đẩy họ đến bước đường cùng, người ta đã lôi kéo họ đến vinh quang trong tiếng quân nhạc điên cuồng, trong giá lạnh trong khi họ chỉ ước muốn có mỗi một điều là được về nhà thôi. Trong những đêm tại câu lạc bộ, nhiều sĩ quan đã nhắc đến vài người mà nước mắt rưng rưng, như một người say rượu nhớ đến một con chó săn giỏi vậy.
Trong số đó không một người nào tỏ ra đặc biệt thông minh. Trong một chừng mực nào đó thì Clarice có thể nhớ được, ngoại trừ một bà cô là chủ một tờ báo nổi tiếng cho đến ngày bà chết vì chứng xuất huyết não.
Nhưng họ tuyệt đối không bao giờ biết trộm cắp.
Tại Hoa Kỳ, điều quan trọng nhất là trường học, có phải không, và dòng họ Starling đã thấu hiểu điều này. Một người cậu của Clarice còn cho khắc cái bằng cấp đại học duy nhất của mình trên bia mộ.
Từ nhiều năm rồi, Clarice không hề sống ở đâu khác ngoài các trường học, không một vũ khí nào khác hơn là sự tranh đua trong học tập.
Cô biết cô có thể thoát ra được. Cô vẫn sẽ là người từ ngày cô hiểu được cơ chế của nó: được công nhận đứng đầu lớp học, được thu nhận, được tuyển chọn chứ không phải bị loại trừ.
Chỉ cần làm việc hết mình và chú ý một chút. Điểm của cô rất tốt. Người giáo viên thể dục sẽ không hạ được cô đâu. Tên cô sẽ được khắc trên tấm bảng vàng lớn trong hành lang vì những thành quả xuất chúng của cô tại trường bắn.
Trong bốn tuần nữa, cô sẽ trở thành nhân viên đặc biệt của FBI.
Có lẽ nào suốt đời mình, cô luôn phải dè chừng những người như tên khốn Krendler đó?
Trước mặt bà Thượng nghị sĩ, ông ta không hề làm bất cứ điều gì để bênh vực cô. Mỗi lần Clarice nghĩ đến điều đó làm cô đau nhói. Ông ta không chắc tìm được bằng chứng trong cái bao thư đó. Thật quá đáng. Khi nghĩ đến Krendler, cô lại nghĩ đến ông thị trưởng, người sếp của cha cô, đến lấy lại cái thiết bị tại bệnh viện.
Tệ hơn là sự tín nhiệm mà cô dành cho Jack Crawford đã giảm thiểu rất nhiều. Đành rằng người đàn ông này đã phải chịu một sức ép khủng khiếp, nhưng ông đã bắt cô đến điều tra chiếc xe hơi của Raspail mà không một sự hỗ trợ nào, không một chút uy quyền nào. Dĩ nhiên cô đã thi hành trong các điều kiện đó: vì đây là một cơ hội không thể tin được. Nhưng đúng ra Crawford phải tiên đoán cô sẽ gặp rắc rối khi bà Thượng nghị sĩ Martin nhìn thấy cô tại Memphis, cho dù cô không tìm được những tấm ảnh dâm ô đó.
Catherine Baker Martin đang chìm trong bóng tối giống như thứ đang đè nặng trên vai cô. Vì quá lo nghĩ đến chính số phận của mình, cô đã phần nào quên mất cô gái này.
Hình ảnh của những ngày sau cùng đã chê trách sự khiếm khuyết này, hiện lên trong đầu của Clarice trong các ánh màu rực rỡ, quá sáng chói, những ánh màu ghê tởm như những tia sáng lóe lên từ trong bóng đêm của một cơn bão tố bột phát lúc giữa đêm.
Bây giờ chính Kimberly đang ám ảnh cô. Cái xác đẫy đà của Kimberly, từng xỏ lỗ tai để trở nên xinh đẹp hơn và dành dụm tiền để loại bỏ lông chân. Kimberly không còn tóc nữa. Kimberly người chị em của cô. Clarice nghĩ chắc Catherine không bỏ ra nhiều thời giờ như Kimberly. Một khi lột bỏ hết mọi thứ, họ là chị em. Kimberly, nằm dài trên cái bàn trong nhà tang lễ trước ánh mắt của vô số cảnh sát.
Clarice không thể chịu đựng được những hình ảnh đó. Cô xoay mặt qua một bên như một người bơi lội đang cố thở vậy.
Tất cả các nạn nhân của Buffalo Bill là phụ nữ, nỗi ám ảnh của hắn là phụ nữ, hắn chỉ sống để săn đuổi đàn bà. Và không người đàn bà nào lại chịu bỏ công ra truy bắt hắn. Không một điều tra viên nữ nào chịu bỏ thời giờ ra để nghiên cứu trường hợp của hắn.
Clarice tự hỏi không biết Crawford có đủ can đảm yêu cầu sự trợ giúp của cô không, khi ông buộc phải lo vụ cái xác của Catherine. Bill sẽ làm chuyện đó trong ngày mai, ông ta đã tiên đoán như thế. Sẽ làm điều đó, sẽ làm điều đó.
- Mẹ kiếp, không được làm điều đó - cô thốt lên và bỏ một chân xuống đất.
- Mày đang làm biến chất một tên ngu xuẩn đáng thương. - Ardelia Mapp nói. - Mày đã lén đưa ông ta vào đây trong lúc tao đang ngủ và bây giờ mày ban chỉ thị, mày tưởng là tao không nghe được phải không?
- Xin lỗi mày nghe, tao không muốn...
- Mày phải minh bạch hơn với bọn họ mới được, Clarice. Cũng giống như các phóng viên vậy, phải nói với họ cái gì, khi nào, ở đâu và tại sao. Và tao nghĩ mày không cần giải thích tại sao một khi các sự kiện đã khởi sự.
- Mày có quần áo giặt không?
- Tao nghĩ đã nghe mày hỏi có quần áo giặt không.
- Đúng vậy, bây giờ tao đi giặt đồ, mày nói đi có không?
- Chỉ hai áo thun ở phía sau cánh cửa đó.
- Được rồi, nhắm mắt lại đi, tao bật đèn đây.
Clarice lấy các tờ ghi chép nhét vào trong giỏ quần áo để đi xuống hầm giặt đồ.
Cô lấy hồ sơ của Buffalo Bill, một chồng những điều kinh hãi và đau khổ dày hơn mười phân trong một bìa da nai, được in bằng chữ đỏ như máu, cùng bản sao báo cáo của cô về con bướm đầu lâu.
Cô buộc phải giao nộp nó vào sáng mai và nếu cô muốn cho bản này hoàn chỉnh, cô phải đính kèm thêm tập báo cáo của cô vào. Một khi trong không khí ấm áp của hầm giặt đồ, được vững lòng bởi tiếng rì rào của máy, cô tháo sợi dây thun bọc quanh hồ sơ. Cô trải hết các trang giấy trên tấm ván xếp quần áo và cố nhét tập báo cáo của cô vào mà không dám nhìn bất cứ một tấm hình nào hết, không nghĩ đến những cái sẽ được bổ sung vào trong đó. Tấm bản đồ nằm ngay ở trang đầu, như thế sẽ hay hơn, nhưng trên đó có được viết cái gì đó.
Chữ viết thảo của Bác sĩ Lecter nằm ngang vị trí các hồ lớn.
Này Clarice, có phải sự rải rác ngẫu nhiên của các nơi xảy ra trọng án không làm cho cô cảm thấy quá đáng hay sao? Có thể nào điều đó không thể gì khác hơn là ngẫu nhiên sao? Sự ngẫu nhiên này cuối cùng rồi có dẹp bỏ bất cứ mọi cân nhắc thực tiễn nào không? Điều này không làm cô nghĩ đến những dụng công của một tên nói láo vụng về à?
Cảm ơn.
Hannibal Lecter
T.B. Không cần lật các trang sau đâu, không có gì khác hết
Tuy nhiên Clarice vẫn lật các trang sau suốt hai mươi phút để cho chắc chắn là đúng như thế. Bằng máy trả tiền trong hành lang, cô gọi điện thoại trực tiếp và đọc tin nhắn này cho Burroughs. Cô tự hỏi không biết có khi nào ông này ngủ không nữa.
- Starling ơi, tôi phải nói thật với cô rằng hiện giờ các thông tin của Lecter không còn chút giá trị nào cả. Thế Jack có gọi cho cô về Bill Rubin chưa?
- Chưa.
Cô tựa vào vách, mắt lại nhắm trong khi ông ta cắt nghĩa cho cô hiểu lời nói đùa của Bác sĩ Lecter.
- Tôi không biết nữa - Ông kết luận. - Jack nói họ tiếp tục với các bệnh viện cho các tên chuyển đổi giới tính, nhưng ông ta còn tin nữa không? Nếu cô kiểm tra lại trong điện toán, nếu cô phân tích cách mà người ta nạp vào các dữ liệu được thảo thì cô sẽ nhận thấy tất cả các thông tin do Lecter cung cấp đều có những từ đặc biệt. Cô không được để ý đến những gì ông ta đã nói với cô tại Baltimore và cả những gì người ta đã thu thập được tại Memphis. Đó là điều mà Bộ Tư Pháp mong muốn. Tôi có tại đây một báo cáo đề nghị việc con côn trùng được tìm thấy trong cuống họng của Klaus, phải được coi như là “một vật trôi dạt”.
- Nhưng dù sao ông cũng chuyển cái đó cho Crawford chứ?
- Đương nhiên, tôi sẽ cho nó lên màn hình của ông ta, nhưng chúng tôi chưa gọi cho ông ta ngay. Cả cô cũng thế. Bella vừa qua đời.
- Ồ - Clarice thốt lên.
- Cô hãy nghe đây, điều chắc chắn là các nhân viên của chúng ta đã kiểm tra lại phòng giam Lecter. Anh chàng Barney có giúp họ. Họ đã tìm thấy dấu vết của đồng thau trên một con bù lon của chân giường, và ông ta đã chế tạo cái chìa khóa còng tại đây. Can đảm lên, cô em. Cô sẽ vượt qua tất cả chuyện này, trong trắng như con cừu mới sinh vậy.
- Cảm ơn ông Burroughs, chúc ông ngủ ngon.
Như con cừu...
Mặt trời vừa mọc lần cuối cùng trong cuộc đời của Catherine Martin.
Không biết ông Lecter muốn ám chỉ gì nữa? Người ta không biết những gì ông đang nghĩ trong đầu. Lần đầu tiên cô đưa hồ sơ cho ông ta, cô tưởng ông ta sẽ thích thú với các tấm ảnh và dùng các báo cáo để làm cơ sở cho những gì ông sẽ nói về Buffalo Bill.
Có thể ông đã nói dối với cô ngay từ lúc đầu, như đối với bà Thượng nghị sĩ Martin. Có thể ông ta không biết một chút gì về Buffalo Bill và cũng không hiểu được hắn.
Tuy nhiên ông ta thật sáng suốt, ông ta soi thấu tim gan mình một cách đáng nể. Thật không dễ dàng khi phải chấp nhận việc một người không muốn làm điều tốt với mình lại hiểu mình rõ như thế. Clarice còn trẻ và điều này không thường xảy đến với cô.
Không thể nào khác hơn là ngẫu nhiên, Bác sĩ Lecter nói như thế.
Clarice, Crawford và vài người nữa đã xem xét thật kỹ các điểm trên bản đồ, đánh dấu những nơi xảy ra các vụ bắt cóc và và những nơi mà người ta tìm thấy mấy cái xác. Dưới mắt của Clarice, nó giống như một chòm sao đen mà mỗi ngôi sao có mang ngày tháng; cô biết tại Khoa nghiên cứu thái độ người ta cũng đã nghĩ đến việc xếp chồng chúng lên các cung của Hoàng Đạo, nhưng vẫn không có kết quả nào.
Nếu Bác sĩ Lecter đọc sách để tiêu khiển, thì tại sao ông lại bỏ phí thời giờ để xem tấm bản đồ kia chứ? Cô tưởng tượng cảnh ông ta lật từng trang hồ sơ rồi sẽ vui đùa với cách hành văn của những người viết được quá đi chứ.
Những nơi bắt cóc và những chỗ bỏ xác không hình thành một cấu trúc không gian hoặc có một ý nghĩa tạm thời nào đó, bởi vì giữa những chỗ đó không hề có mối liên quan thuận tiện nào, không có bất kỳ một sự trùng hợp nào với các ngày được quy định của nghề nghiệp, với sự gia tăng các vụ trộm, vụ đánh cắp quần áo đang phơi hoặc những tội phạm khác liên quan đến sự bái vật.
Máy ly tâm đang vắt khô quần áo, Clarice cho ngón tay di chuyển trên bản đồ. Vụ bắt cóc xảy ra tại đây và người ta tìm thấy cái xác tại đây. Vụ bắt cóc thứ nhì ở tại đây và cái xác thứ hai nằm ở đây. Ở đây là chỗ thứ ba và... nhưng các ngày tháng không tương ứng hoặc giả... không, cái xác thứ nhì được tìm thấy trước tiên.
Sự kiện này đã được ghi chú bằng một tuồng chữ lem luốc ngay tại vị trí trên bản đồ. Người ta đã tìm thấy trước nhất cái xác của nạn nhân thứ nhì, trôi bồng bềnh trên sông Wabash, ở phía hạ lưu thành phố Lafayette, Indiana, ngay dưới quốc lộ 65.
Người thiếu nữ đầu tiên bị mất tích tại thành phố Belvedere, bang Ohio, gần Colombus, và xác cô ta được tìm thấy cách rất xa nơi đó. Xác thứ hai được ném xuống sông Blackwater, Missouri, không xa Lone Jack. Người ta đem cân cái xác. Trong khi tất cả các xác khác không hề được cân.
Xác thứ nhất được dằn đá trước khi được ném xuống sông tại một vùng hẻo lánh. Buffalo Bill đã ném cái xác thứ hai ở phía thượng lưu của một thành phố và dĩ nhiên người ta đã mau chóng tìm ra nó.
Tại sao?
Hắn đã giấu thật kỹ cái xác thứ nhất còn cái thứ hai thì không.
Tại sao?
Vậy “không thể nào khác hơn là ngẫu nhiên” mang ý nghĩa gì chứ?
Cái trước tiên, “trước tiên”. Bác sĩ Lecter đã nói từ này. Trong bối cảnh nào chứ?
Clarice đọc lại các ghi chép mà cô nguệch ngoạc lúc trên phi cơ đưa cô về Memphis.
Bác sĩ Lecter nói có khá nhiều dấu vết trong hồ sơ để định vị tên giết người. “Sự dễ hiểu”, ông nói. Tôi cần “cái đầu tiên”, thế nó đang ở đâu? Tại đây này... “Các nguyên lý đâu tiên” rất quan trọng. “Các nguyên lý đầu tiên”, khi ông ta nói những từ này, người ta có thể nghĩ đây chỉ là một trong các lời khoác lác vô nghĩa khác nữa mà thôi.
Hắn đã làm gì Clarice? Điều đầu tiên, điều chủ yếu mà hắn làm? Một nhu cầu thỏa mãn nào buộc hắn phải giết người? Hắn ham muốn. Thế sự ham muốn được khởi đầu bằng cái gì? Chúng ta bắt đầu ham muốn những gì chúng ta thấy hàng ngày.
Thật dễ dàng khi nghĩ đến những lời nói của Bác sĩ Lecter khi cô không cảm nhận cái nhìn của ông trên da thịt cô. Quả rất dễ dàng tại đây, trong căn cứ rất an toàn ở Quantico này.
Nếu chúng ta bắt đầu ham muốn những gì chúng ta thấy hàng ngày, có thể Buffalo Bill không nghĩ đến việc giết người, như hắn đã làm lần đầu? Có thể nào hắn đã làm việc này với một người hàng xóm láng giềng? Có thể nào vì thế mà hắn giấu thật kỹ cái xác đầu tiên và quá sơ sài cái thứ hai? Có thể hắn đã bắt cóc người thứ hai cách thật xa nhà hắn và vứt nó ở nơi mà người ta sẽ nhanh chóng tìm thấy nó, bởi vì ngay từ đầu, hắn muốn tạo ấn tượng là các vụ bắt cóc được thực hiện một cách ngẫu nhiên?
Khi Clarice nghĩ đến các nạn nhân, chính Kimberly Emberg luôn là người cô nghĩ trước nhất, vì cô thấy xác cô ta, và trong một khía cạnh nào đó, cô có tham dự vào cái chết này.
Xem nào, người đầu tiên là Fredrica Bimmel, hai mươi hai tuổi, từ Belvedere, Ohio, và có hai tấm hình của cô ta. Trên thẻ sinh viên, cô ta có vẻ là một thiếu nữ to con không nhan sắc nhưng nước da hồng hào và mái tóc thật dày. Trên bức thứ hai chụp tại nhà xác Kansas City, cô không còn gì là người cả.
Clarice gọi điện lại cho Burroughs. Giọng ông ta hơi khàn nhưng ông vẫn lắng nghe.
- Thế nào Starling, cô muốn nói gì với tôi đây?
- Cô thể hắn sống tại Belvedere, Ohio, nơi cư trú của nạn nhân thứ nhất. Có thể hắn đã nhìn thấy cô ta hàng ngày và giết cô ta mà không dự tính. Có thể hắn chỉ muốn mời cô ta uống... một chai Coca và nói chuyện về Đội hợp xướng. Vì thế hắn mới giấu thật kỹ cái xác này, còn nạn nhân thứ hai bị hắn bắt cóc cách xa nhà của hắn để cho người ta tìm thấy trước để loại bỏ sự nghi ngờ về thành phố của hắn. Ông cũng biết người ta thường không quan tâm đến một lời khai mất tích và người ta chỉ bị lôi cuốn khi tìm thấy một cái xác.
- Này Starling, các kết quả sẽ hiệu quả hơn các dấu vết còn mới, các nhân chứng còn nhớ được và...
- Đó là điều tôi muốn nói. Hắn biết điều đó.
- Thí dụ ngay lúc này đây, người ta không thể nhảy mũi trong thành phố quê hương của Kimberly Emberg mà cảnh sát không ập đến ngay. Người ta không còn quan tâm đến cô ta kể từ khi con bé Martin đã mất tích. Đột nhiên cảnh sát dồn hết lực lượng vào vụ án. Và đương nhiên tôi không hề nói gì với cô.
- Thế ông có nói lại những gì tôi vừa nói với ông về cái thành phố đầu tiên cho ông Crawford không?
- Có chứ. Tôi sẽ chuyển lại cho tất cả mọi người trên đường dây ưu tiên. Tôi nghĩ đó là một ý tưởng rất hay. Nhưng mà Clarice, thành phố đó đã được kiểm soát rất kỹ kể từ khi người thiếu nữ, mà cô ta tên gì nhỉ, hình như là Bimmel thì phải, đúng rồi, kể từ khi cô gái đó được nhận diện. Văn phòng tại Colombus đã thụ lý nội vụ cùng nhiều cảnh sát địa phương. Trong hồ sơ có đủ mọi chi tiết. Tôi e rằng Belvedere hay bất cứ giả thuyết nào của Lecter cũng không còn làm cho người ta quan tâm nữa hết.
- Tất cả những...
- Starling, nhân danh Bella, chúng tôi sẽ gởi một quà tặng cho Unicef. Nếu cô muốn chúng tôi sẽ điền tên cô vào trong danh sách.
- Được chứ, cảm ơn ông Burroughs.
Clarice lấy hết quần áo ra khỏi máy và ôm đống đồ còn nóng vào trong lòng.
Mẹ cô với chồng khăn trải giường trên tay.
Hôm nay là ngày cuối cùng của Catherine.
Con quạ khoang đen trắng ăn cắp đồ đạc trên chiếc xe đẩy. Không thể nào có mặt cùng một lúc trong phòng và ở ngoài để đuổi nó.
Hôm nay là ngày cuối cùng của Catherine.
Thay vì sử dụng đèn chớp, cha cô lại đưa tay ra ngoài khi quẹo ra xa lộ. Mỗi khi cô chơi ngoài sân, cô cứ nghĩ với cánh tay to lớn đó, ông chỉ dùng để cho xe quẹo mà thôi.
Khi Clarice đã quyết định, vài giọt nước mắt trào ra, cô chùi mặt trên đống quần áo nóng.
3
Crawford bước ra khỏi nhà tang lễ và đưa mắt tìm xe. Và ông nhìn thấy Clarice đang đứng chờ dưới mái hiên, mặc đồ màu đen, dáng vẻ rất thật trong ánh sáng ban ngày.
- Xin ông để tôi tiếp tục - cô nói.
Crawford vừa chọn quan tài cho vợ và xách trong một túi giấy đôi giày của Bella mà ông lấy nhầm. Ông phải trấn tĩnh lại mới được.
- Xin ông thứ lỗi cho việc tôi đến đây vì tôi không còn cách nào khác để tiếp xúc được ông. Xin ông cứ để tôi tiếp tục.
Crawford thọc hai tay vào túi và xoay cổ qua lại cho đến khi nó cao hẳn lên. Đôi mắt ông sáng rực, có vẻ nguy hiểm.
- Tại sao?
- Ông phái tôi đến Memphis để tìm hiểu thêm về Catherine Martin, bây giờ tôi xin ông để tôi điều tra thêm về những người kia nữa. Chúng ta phải tìm ra cách hắn săn gái. Cách hắn tìm ra, cách hắn bắt cóc họ. Tôi cũng không thua kém gì những nhân viên khác của ông, có khi còn giỏi hơn. Tất cả nạn nhân đều là phụ nữ và không một nhân viên nữ nào phụ trách công việc điều tra. Mỗi khi tôi bước vào phòng của một phụ nữ, tôi biết nhiều chuyện gấp ba lần một người đàn ông về vấn đề đó và ông cũng biết chuyện ấy đúng. Ông cho phép tôi tiếp tục đi.
- Và cô chấp nhận một khóa đào tạo khác à?
- Phải.
- Nó có nghĩa là sẽ mất toi sáu tháng.
Cô không trả lời.
Crawford dậm chân lên một bụi cỏ. Ông ngước mắt nhìn cô, nhìn cái đồng cỏ xa xăm trong đôi mắt ấy. Cô có nghị lực, như Bella vậy.
- Vậy cô muốn bắt đầu từ ai?
- Người đầu tiên, Fredrica Bimmel, Belvedere Ohio.
- Chứ không phải từ Kimberly Emberg, người mà cô đã thấy sao?
- Hắn không bắt đầu từ cô ấy. Nêu Lecter ra à? Không, ông sẽ thấy việc đó trên màn hình ông ta.
- Emberg là một sự lựa chọn vì cảm xúc, có phải không Starling? Chi phí công tác sẽ được hoàn trả cho cô. Cô có tiền trong người không? Ngân hàng chỉ mở cửa trong một giờ nữa.
- Tôi còn một ít trong thẻ Visa của tôi.
Crawford lục túi của mình, đưa cho cô ba trăm đôla giấy và một ngân phiếu đề tên cô.
- Lên đường đi, Starling. Chỉ người đầu tiên thôi. Hãy báo cáo về cho tôi bằng đường dây ưu tiên. Nhớ gọi cho tôi đấy nhé!
Cô đưa cánh tay lên, nhưng không bắt tay hoặc chạm vào mặt ông ta, ông có vẻ xa vời quá, rồi quay người lại, bỏ chạy về chiếc Pinto của mình.
Crawford đứng đó nhìn cô nổ máy xe. Ông đã đưa hết cho cô tiền ông có trong người.
- Em Bella bé bỏng của tôi cần một đôi giày mới, nhưng giờ đây em không cần nữa. - Ông đứng đó, ngay trên lề đường, nước mắt chảy ròng, ông, một trưởng phòng FBI... khóc như một thằng ngốc.
Khi trở lại xe, Jeff thấy gò má ông bóng lưỡng nên lui vào trong một con đường nhỏ để Crawford không thấy anh ta. Anh đốt một điếu thuốc và kéo liên tiếp mấy hơi liền. Anh có thể làm điều này với ông ta, kéo dài thời gian để cho gò má ông khô lại, bực mình vì phải chờ đợi và có lý do để rầy la anh.


--------------------
Mùa nào cũng buồn ...
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Đông Nhi
post Jan 4 2016, 03:19 PM
Post #17


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 2,835
Joined: 9-October 09
Member No.: 5,482
Country



Chương 17:

Trong buổi sáng của ngày thứ tư, Gumb đã sẵn sàng cho công việc lột da.
Hắn vừa đi mua những thứ cần thiết còn lại và cố không bước xuống tầng hầm cho nhanh. Trong gian phòng làm việc, hắn bỏ hết đồ trong túi giấy ra: một dải thật dày để kẹp vào các đường may, mấy miếng lycra thun để gắn dưới các túi nhỏ, một gói muối hột. Hắn không quên thứ gì cả.
Trong xưởng, hắn trải các loại dao trên một khăn sạch để cạnh bồn rửa. Có tất cả bốn cái: một con dao cong để lột da, một con thật tinh xảo của thợ săn, áp đúng theo ngón tay cái trong các chỗ khó tới được, một dao mổ dành cho công việc tỉ mỉ và một dao lê của thời Đệ Nhất Thế Chiến. Cái cạnh tròn của dao lê là phương tiện tốt nhất để lóc một tấm da mà không sợ làm nó rách.
Hơn nữa, hắn có thêm cái cưa phẫu thuật Strycker.
Hắn thoa mỡ lên đầu một hình nhân, đổ muối hột lên đó và đặt mấy thứ đó trên một giá ráo nước không sâu. Để đùa nghịch, hắn vặn mũi cái hình nhân và hôn gió một cái.
Hắn thật khó mà cư xử như một người trưởng thành có trách nhiệm, hắn muốn nhảy tới nhảy lui như Danny Kaye. Hắn cười và đuổi một con bướm trước mặt hắn bằng cách thổi nhẹ vào nó.
Đã đến lúc cho các máy bơm hoạt động để cho nước vào trong các bồn chứa mà hắn đã thay hỗn hợp hóa chất. Ồ, có phải một cái kén rất đẹp bị chôn dưới đống mùn trong cái lồng không? Hắn đưa ngón tay sờ thử. Đúng rồi, có một cái đây.
Bây giờ đến khẩu súng.
Giết cô gái bằng cách này làm hắn băn khoăn suốt nhiều ngày liền. Không có việc treo cô ta lên vì các vết nhăn trên da ở vùng ngực, hơn nữa hắn không muốn cái nút thòng lọng làm hư vùng da cổ sau lỗ tai.
Gumb đã học được nhiều kinh nghiệm, có khi rất nhức nhối của những lần thử trước. Bằng mọi giá, hắn muốn tránh vài cơn ác mộng mà hắn phải chịu đựng. Hắn có một nguyên tắc chủ đạo: dù cho có kiệt sức bằng cái đói hoặc nỗi sợ hãi, những cô này luôn giãy giụa mỗi khi họ thấy các dụng cụ.
Trong quá khứ, hắn đã rượt đuổi các cô gái dưới tầng hầm trong bóng tối bằng cách dùng cặp kính và cây đèn pin hồng ngoại, và thật lý thú khi thấy họ mò mẫm các vách tường, ngồi chết cứng trong một góc. Hắn thích như thế, rượt bắt họ với khẩu súng. Hắn cũng thích bóp cò lắm. Cuối cùng các cô cũng mất hết phương hướng, không còn biết đến đến sự cân bằng và đụng đầu vào các chướng ngại vật. Hắn đứng im trong bóng tối dày đặc cho đến khi các cô bỏ tay ra khỏi mặt, và chỉ đến lúc đó hắn mới bắn một phát vào đầu họ. Hoặc vào chân trước, ngay dưới đầu gối để cho họ còn có thể bò được.
Những trò đùa thật ấu trĩ đó, đúng là lãng phí, vì sau đó không còn gì để sử dụng được, nên hắn không làm nữa.
Kế hoạch mà hắn đang đeo đuổi, hắn có đề nghị với ba người đầu tiên bước lên lầu tắm trước khi hắn xô họ xuống dưới cầu thang với cái nút thòng lọng quanh cổ, không có trở ngại nào cả. Nhưng với người thứ tư, đúng là một thảm họa. Đúng lý hắn phải sử dụng đến súng trong phòng tắm: hắn mất hết cả giờ đồng hồ để lau chùi. Hắn nhớ lại cô gái, mình ướt đẫm, nổi da gà với cơn run rẩy khi nghe hắn lên cò súng. Hắn rất thích lên cò súng clic-clic, và một cái đùng!, chấm dứt các tiếng la.
Hắn rất thích khẩu súng của mình, và hắn có lý vì đây là một vật rất đẹp, một khẩu Colt Python bằng thép không rỉ với cái nòng dài mười lăm phân. Hắn lên đạn và bóp cò, chụp con chó lửa lại bằng ngón cái. Hắn đặt khẩu Python lên bàn làm việc.
Gumb muốn đề nghị với cô này gội đầu để hắn nhìn cô chải tóc. Điều đó sẽ giúp cho hắn rất nhiều sau này. Nhưng cô ta to con, chắc khỏe mạnh lắm. Đây là một mẫu rất hiếm để hắn liều lĩnh làm hư tấm da cô ta bằng một viên đạn không đúng chỗ.
Không được, phải dùng đến cái tời thôi, đề nghị cô ta tắm và một khi đã cột cô ta vào trong các đai rồi, hắn sẽ kéo cô ta lên tầm giữa giếng và bắn vài phát vào bụng dưới cô ta. Khi nào cô ta bất tỉnh rồi, hắn sẽ dùng đến thuốc mê để thực hiện những công việc còn lại.
Thế đó. Hắn phải lên thay quần áo. Đánh thức Quý Báu dậy để xem phim với nó, sau đó hắn sẽ trở xuống để hoàn tất công việc làm dưới tầng hầm được sưởi ấm, trần truồng như ngày mới chào đời.
Hắn cảm thấy hơi choáng váng khi lên cầu thang. Hắn cởi hết quần áo cho thật mau và mặc áo ngủ vào. Hắn để cuộn băng vào trong máy.
- Quý Báu ơi, lại đây nào Quý Báu. Chúng ta có nhiều việc phải làm. Hãy đến đây, trái tim của ta. - Hắn phải nhốt nó trong phòng trong suốt thời gian trọng đại dưới đó, vì nó ghét tiếng ồn và làm cho nó bị bệnh. Để cho nó có công việc làm trong khi hắn đi chợ, hắn đã khui cho nó một hộp thức ăn chó rồi.
- Quý Báu! - Không nghe thấy tiếng của nó, hắn bước đến cửa, lên tiếng gọi một lần nữa - Quý Báu!, - rồi qua nhà bếp, cuối cùng xuống đến tầng hầm. - Quý Báu. - Khi hắn đứng ngay cửa hầm giam để gọi, hắn mới nghe tiếng trả lời.
- Nó đang ở dưới này đây, đồ rác rưởi - Catherine Martin nói.
Gumb muốn xỉu vì lo sợ cho con chó yêu quý. Nhưng sự tức giận làm cho hắn tìm lại sức mạnh, hắn đưa hai tay nắm ép lên thái dương, tựa trán vào thành cửa, cố trấn tĩnh lại. Một tiếng, nửa rên rỉ nửa buồn nôn, thoát ra từ miệng hắn và con chó trả lời bằng tiếng ẳng ẳng.
Hắn đi vào trong xưởng để lấy khẩu súng.
Sợi dây cột vào cái xô bị đứt rồi. Hắn không thể hiểu cô ta đã làm như thế nào. Lần cuối cùng việc này đã xảy ra làm sao, hắn nghĩ cô ta đã ngu ngốc trèo lên đó. Nhiều người khác đã thử làm như thế, họ làm những điều ngu xuẩn không thể tưởng được.
Hắn cúi xuống miệng giếng và nói bằng một giọng được định lượng thật kỹ:
- Quý Báu ơi, mày ra sao rồi, hãy trả lời cho tao đi.
Catherine nhéo cái mông mập ú của con chó. Nó kêu lên và trả thù bằng cái cắn vào tay cô.
- Cách trả lời này có thích hợp với ông không? - Catherine đáp lại.
Quả là bất thường khi Gumb phải nói chuyện với cô ta như thế, nhưng hắn phải cố nén sự ghê tởm của mình.
- Tôi sẽ thả một cái giỏ xuống, rồi cô bỏ nó vào trong đó.
- Ông phải thả một máy điện thoại xuống đây nếu không tôi sẽ vặn cổ nó. Tôi không muốn làm thế, tôi không muốn hại con chó nhỏ này. Vì thế, ông nên thả điện thoại xuống cho tôi đi.
Gumb đưa súng lên. Catherine thấy nòng súng sáng lên trong ánh đèn. Cô ngồi xuống, đưa con chó lên cao và quơ nó qua lại giữa khẩu súng và cô. Cô nghe tiếng bóp cò.
- Đồ đần độn! Nếu ông bắn, ông không được bắn trật tôi nếu không tôi bẻ cổ nó đó, tôi thề đấy.
Cô ôm con chó dưới cánh tay, bóp chặt cái mõm và kéo mặt nó ngước lên.
- Đồ chó đẻ, mày có lùi lại không - Con chó con kêu một tiếng thật dài và khẩu súng liền biến mất.
Với bàn tay còn lại, cô vén mớ tóc khỏi cái trán đẫm mồ hôi của mình.
- Tôi không muốn chửi ông. Đưa cho tôi điện thoại đi, tôi muốn một điện thoại còn sử dụng được. Ông có thể đi đâu tùy thích, tôi bất cần, tôi không hề thấy mặt ông. Tôi sẽ chăm sóc Quý Báu.
- Không được.
- Tôi sẽ lo cho nó. Hãy nghĩ đến nó chứ đừng chỉ nghĩ đến mình ông thôi. Nếu ông bắn xuống đây, nó sẽ điếc mất. Tôi chỉ muốn một điện thoại còn sử dụng được. Ông phải kiếm một sợi dây nối, kết nối năm sáu sợi lại nếu cần, chúng luôn có hai đầu để kết nối với nhau, và thả nó xuống đây. Tôi sẽ gởi con chó bằng đường hàng không tới bất cứ đâu ông muốn. Gia đình tôi cũng có nuôi nhiều chó. Mẹ tôi rất thích chó. Ông có thể trốn chạy, tôi cóc cần.
- Cô sẽ không có nước uống, không một giọt nào cả.
- Nó cũng thế và tôi sẽ không chia cho nó phần nước còn lại trong cái chai ở dưới này. Tôi rất tiếc phải nói điều này nhưng hình như nó đã bị gãy hết một chân rồi. - Đây là lời bịa đặt, con chó đã rớt xuống cùng cái xô lên người Catherine và chính cô mới bị trầy mặt vì móng chân của con chó. Cô không thả nó xuống đất vì hắn sẽ thấy ngay nó không đi cà nhắc. - Nó đau nhiều lắm. Chân nó bị quẹo qua một bên và nó đang liếm mặt tôi đây. Tôi rất khổ tâm trước tình cảnh này. - Catherine đang nói láo. - Phải mau chóng đưa nó đến thú ý thôi.
Tiếng rên lo âu và phẫn nộ của Gumb làm cho con chó sủa nữa.
- Cô nói là nó đang đau đớn, nhưng cô có biết đau đớn là như thế nào không? - Gumb nói. - Cô mà làm nó đau, tôi sẽ tạt nước sôi lên người cô đấy.
Khi nghe hắn lên cầu thang bằng bước chân nặng nề, Catherine mới ngồi xuống, tay chân cô không ngừng run rẩy. Cô không thể ôm con chó được nữa và cũng không thể kiềm được nước tiểu cứ tuôn ra từ trong người cô.
Khi con chó trèo lên đùi cô, cô vuốt ve nó, vững lòng vì hơi ấm của nó.
2
Nhiều lông chim nổi trên dòng nước lờ đờ màu nâu sẫm, những lông vũ uốn quăn từ chuồng nuôi chim câu bay theo ngọn gió làm gợn sóng mặt sông.
Các nhân viên địa ốc rêu rao trên các bảng quảng cáo nhạt màu rằng những ngôi nhà trên đường Fell, con đường của Fredrica Bimmel, nằm trên một bến cảng. Sở dĩ có điều này bởi vì sân sau của những ngôi nhà đó nhìn ra một vùng nước tù đọng thuộc dòng sông Lucking, thành phố Belvedere, Ohio, một thành phố một ngàn hai trăm dân, ở phía đông Colombus.
Đây là một khu nghèo nàn. Vài ngôi nhà to lớn và cũ kỹ được các đôi vợ chồng trẻ mua với giá rẻ và tân trang bằng sự trợ giúp của nhiều lớp sơn, mà việc này càng làm cho các ngôi nhà khác trông thảm hại hơn. Nhà của gia đình Bimmel chưa được tân trang.
Clarice đứng một hồi lâu tại sân sau nhà của Fredrica, hai tay thọc trong túi áo mưa, ngắm nhìn các lông vũ trên mặt nước. Còn lại một ít tuyết cũ trên những cây lau sậy, với ánh xanh dưới bầu trời xám xịt của một ngày êm ả mùa đông này.
Clarice nghe phía sau lưng có tiếng của người cha của Fredrica đóng đinh trên các tấm ván các chuồng nuôi chim câu, được dựng ngay mép nước, đặt sát ngôi nhà. Cô chưa hề gặp mặt ông Bimmel. Những người láng giềng thờ ơ chỉ nói là ông ta đang ở nhà.
Clarice đang lo cho chính mình. Đêm qua, khi cô quyết định bỏ ngang khóa học để truy bắt Buffalo Bill, nhiều tiếng động xa lạ với tình hình đột nhiên im bặt. Bất ngờ, một sự im lặng thuần túy chiếm lấy tâm trí của cô, một sự yên tĩnh nào đó. Nhưng ở những nơi khác của não bộ, ở vùng ngoại vi, những ánh chớp của ý thức báo rằng cô là một đứa ngu xuẩn đang bỏ lớp học.
Những sự phiền lòng nhỏ nhặt trong ngày không hề ảnh hưởng gì đến cô, ngay cả mùi hôi trên chiếc phi cơ đưa cô đến Colombus, kể cả sự lộn xộn và thiếu năng lực của văn phòng cho thuê xe hơi. Cô đã gõ muốn sưng các ngón tay để cho các nhân viên làm việc khẩn trương hơn nhưng vẫn đem lại hiệu quả nào hết.
Clarice đã phải trả một giá rất đắt cái thời giờ bỏ ra tại đây nên muốn dùng nó sao cho có hiệu quả hơn. Vì bất cứ lúc nào, những người khác có thể thắng Crawford và tước đi tấm thẻ FBI trên tay cô, được dùng để chứng minh cuộc điều tra.
Cô phải khẩn trương lên, không nghĩ đến tại sao; lo nghĩ nhiều hơn đến tình huống khốn cùng của Catherine chỉ phá hỏng cái ngày này của cô. Chỉ nghĩ đến cô ta trong một khoảnh khắc hợp lý, chứ cứ tưởng tượng đến tình trạng hiện giờ cô ta phải chịu những gì đã xảy ra với Kimberly Emberg và Fredrica Bimmel, sẽ làm rối tung dòng suy nghĩ của cô.
Cơn gió thoảng đã ngừng thổi và mặt nước phẳng lặng như cái chết. Hãy giữ vững niềm tin nghe không, Catherine!
Clarice cắn môi. Nếu hắn sử dụng súng, cô hy vọng hắn sẽ giết cô ta ngay phát đầu tiên..
Hãy dạy cho chúng con tình thương và sự siêu thoát
Hãy dạy cho chúng con làm sao được bình thản.
Cô xoay người lại và đi giữa các hàng lồng chim, trên con đường được lót ván ngay trên bùn, về hướng tiếng búa. Có hàng trăm con chim câu với kích cỡ và màu sắc khác nhau; những con to lớn với đôi chân khoèo và nhiều con khác với cái bầu diều tròn trịa. Chúng đi qua đi lại trong chuồng, đôi mắt sáng ngời với cái đầu cứ cà giật hoặc dang đôi cánh rộng trước ánh nắng mờ nhạt và gù nhẹ khi cô đi ngang qua.
Cha của Fredrica Bimmel, ông Gustav Bimmel là một người to lớn với đôi hông rộng, đôi mắt xanh biếc đầm đìa nước mắt. Chiếc mũ đan phủ xuống tận lông mày. Ông đang đóng một chuồng chim trên một con ngựa thợ mộc ngay trước căn chòi để đồ nghề. Khi ông cúi đọc tấm thẻ FBI của cô, Clarice nhận thấy hơi thở ông sặc mùi vodka.
- Tôi không còn gì để nói nữa. Cảnh sát đã trở lại đây vào đêm hôm trước. Họ đã bắt tôi khai lại, đã đọc lại cho tôi nghe - Điều này đúng không, cái kia đúng không? - Tôi có trả lời với họ - Đúng rồi, mẹ kiếp, nếu không đúng, lần đầu tôi đâu có khai như thế cho mấy ông đâu.
- Thưa ông Bimmel, tôi đang cố gắng hình dung nơi mà... tên bắt cóc có thể nhìn thấy Fredrica, nơi mà hắn có thể chú ý đến cô ta và quyết định bắt cóc cô ta.
- Con gái tôi đi làm việc tại một cửa hàng ở Colombus bằng xe buýt. Cảnh sát nói con tôi có gặp ông chủ, nhưng nó không bao giờ trở về nhà nữa. Không ai biết nó có làm gì khác không. FBI đã kiểm tra các biên nhận thẻ tín dụng của nó, nhưng ngày hôm đó thì không có. Cô biết tất cả rồi mà, có đúng không?
- Về thẻ tín dụng thì phải, tôi có biết. Thưa ông Bimmel, ông còn giữ đồ đạc của Fredrica không và chúng được cất ở đâu vậy?
- Phòng của nó ở trên tầng thượng đấy.
- Tôi có thể xem qua không?
Ông phải nghĩ một lúc để tìm chỗ đặt cái búa xuống đâu, rồi nói:
- Được thôi, cô hãy đi theo tôi.
3
Văn phòng của Crawford trong tổng hành dinh của FBI tại Washington, được sơn một màu xám nặng nề nhưng cửa sổ lại lớn.
Đứng gần đó, ông đang cố gắng giải mã cái danh sách vừa mới ra khỏi cái máy in chết tiệt mà đúng lý ra người ta đã phải vứt vào thùng rác từ lâu rồi.
Ông trở về thẳng từ nhà tang lễ và làm việc suốt cả buổi sáng, quấy nhiễu mấy người Na Uy để thúc họ gởi sơ đồ răng của người thủy thủ mất tích tên Klaus, hối thúc văn phòng San Diego hỏi cung tất cả những người tại nhạc viện đã từng quen biết Benjamin Raspail và giục giã ngành Hải Quan kiểm tra lại các danh sách nhập khẩu côn trùng sống bất hợp pháp.
Năm phút sau khi ông đến, John Golby, vị phụ tá giám đốc FBI, người chỉ huy mới của toán công tác đặc biệt liên ngành, ló đầu qua cánh cửa.
- Tất cả bọn tôi đều nghĩ đến anh đấy, Jack. Cảm ơn đã đến. Ngày tang lễ được ấn định chưa?
- Việc gác xác sẽ khởi sự vào đêm mai. Tang lễ sẽ cử hành vào chủ nhật lúc mười một giờ.
Golby gật đầu.
- Chúng tôi có làm một cuộc quyên góp cho Unicef. Anh có muốn chúng tôi điền tên Phyllis hay là Bella?
- Bella, John, anh hãy ghi tên Bella đi.
- Tôi có thể làm gì cho anh không, Jack?
Crawford lắc đầu.
- Tôi làm việc thôi. Bây giờ tôi chỉ còn biết đến công việc mà thôi.
- Tốt - Golby đáp lại và theo đúng ý nghĩ ông ta để trôi vài giây.
- Frederic Chilton yêu cầu được hưởng sự bảo vệ của cảnh sát liên bang.
- Thật phi thường, John à, thế có người nào đi gặp Everett Yow, vị luật sư của Raspail chưa? Tôi có nói chuyện này rồi mà. Có thể ông ta biết điều gì đó về các người bạn của Raspail cũng nên.
- Có rồi, họ làm công việc này hồi sáng nay. Tôi cũng vừa mới gởi một tin nhắn về việc này cho Burroughs. Ông giám đốc đã đưa tên Lecter vào danh sách bị truy nã đặc biệt. Này, Jack, nếu anh cần đến bất cứ điều gì... - Golby nhướng mày và đưa hai tay lên rồi biến mất.
Nếu anh cần đến bất cứ điều gì.
Crawford xoay mặt qua cửa sổ. Ông có một cảnh quang thật đẹp trên tòa nhà cũ của Bộ Bưu Điện, nơi ông đã trải qua thời gian thực tập, bên trái là tổng hành dinh cũ của FBI; vào ngay trao bằng tốt nghiệp, ông cùng những người khác đã diễu hành qua phòng làm việc của J. Edgar Hoover, đứng trên một cái thùng để bắt tay từng người một. Đó là lần duy nhất ông gặp mặt vị chỉ huy tối cao này, vì qua ngày hôm sau ông đã kết hôn với Bella.
Hai người quen biết nhau tại Livoume, bên Ý. Ông đang thi hành quân dịch, cô làm việc cho NATO và vào thời đó cô mang tên Phyllis. Một hôm, trong lúc họ đang dạo chơi trên bến cảng, có một thủy thủ la to “Bella”, và kể từ ngày ấy, đối với ông, cô luôn là “Bella”. Ông chỉ gọi cô bằng tên Phyllis khi nào hai người bất hòa.
Bella đã chết rồi. Điều đó đúng ra phải làm thay đổi cảnh quang trước cửa sổ. Thật không phải chút nào khi nó vẫn y như thế. Khốn nạn thật, tại sao bà lại chết trước tôi như thế chứ! Chúa ơi, con biết điều này sẽ xảy ra, nhưng nó vẫn nhức nhối quá.
Thế người ta đã nói gì về việc nghĩ hưu bắt buộc vào tuổi năm mươi lăm? Người ta đã quá si tình với Cơ quan, nhưng nó không bao giờ biết thương yêu người đâu. Ông đã là chứng nhân.
Cảm ơn Chúa. Bella đã giúp ông tránh được việc đó. Ông hy vọng là bà sẽ ở đâu đó và cảm thấy yên ổn. Ông hy vọng bà có thể đọc được những gì trong tim ông.
- Thưa ông Crawford, có một ông bác sĩ Danielson nào đó...
- Cám ơn - Ông chờ nối máy. - Jack Crawford nghe dây.
- Đường dây này an toàn không ông Crawford?
- An toàn chứ, ít ra từ phía tôi.
- Ông không cho thu băng cuộc nói chuyện này chứ ông Crawford?
- Không đâu bác sĩ Danielson, ông cứ nói mà không ngại gì cả.
- Tôi muốn xác định việc này không liên quan đến bất cứ bệnh nhân nào của John Hopkins hết.
- Hiểu rồi.
- Nếu các ông rút ra được một điều gì đó, tôi yêu cầu các ông phải nói rõ cho công chúng biết hắn không hề là một tên chuyển đổi giới tính và cũng không có mối liên quan nào với viện của chúng tôi.
- Tôi xin hứa. Ông có lời hứa danh dự của tôi đây. Tôi khẳng định điều này - Mày có nói đi không, thằng bị táo bón kia. Crawford có thể hứa cho ông ta cả cái mặt trăng cũng được.
- Hắn đã đánh gục Bác sĩ Purvis.
- Ai mới được?
- Hắn yêu cầu được phẫu thuật cách đây ba năm dưới cái tên John Grant, ở Harrisbourg, Pennsylvania.
- Hình dáng?
- Đàn ông da trắng, ba mươi mốt tuổi. Một thước tám mươi, tám mươi sáu ký. Hắn đến trình diện để làm trắc nghiệm. Kết quả rất tốt về mặt Weschler-Bellevue, chủ thể xuất sắc, nhưng về các trắc nghiệm tâm lý và các cuộc nói chuyện là một việc hoàn toàn khác. Nói cho đúng trắc nghiệm người-cây-nhà và cái TAT của hắn phù hợp với những gì trong tờ giấy mà ông đưa cho chúng tôi. Ông làm cho tôi nghĩ rằng đây là giả thuyết của Alan Bloom, nhưng đúng ra là của Hannibal Lecter có phải không?
- Ông cứ tiếp tục nói về tên Grant đó đi, bác sĩ.
- Dù sao thì ủy ban cũng đã loại bỏ hắn, nhưng khi chúng tôi họp để thảo luận về vấn đề này, sự việc đã được quyết định vì quá khứ của hắn.
- Quá khứ như thế nào?
- Chúng tôi luôn hỏi cảnh sát của thành phố mà người ứng viên đang sống. Thành phố Harrisbourg đang truy nã hắn về hai tội tấn công người đồng tính. Tên thứ hai sém chết. Địa chỉ của hắn chỉ là một nhà trọ gia đình mà thỉnh thoảng hắn mới đến ở đó. Cảnh sát đã tìm thấy dấu tay của hắn và một hóa đơn đổ xăng với số đăng ký xe hơi. Hắn không hề mang tên John Grant. Một tuần sau, hắn chờ Bác sĩ Purvis ra về và đánh gục ông ta vì tức giận.
- Thế tên hắn là gì?
- Tốt hơn để tôi đánh vần cho ông: J-A-M-E G-U-M-B.


--------------------
Mùa nào cũng buồn ...
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Đông Nhi
post Jan 4 2016, 03:20 PM
Post #18


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 2,835
Joined: 9-October 09
Member No.: 5,482
Country



Chương 18:

Ngôi nhà hai tầng mang đầy vẻ tang tóc, với một mái bằng la ti được phết nhựa có vết rỉ sét ở máng xối tại những nơi mà nước mưa tràn ra. Các cây phong tự động mọc trong các máng xối, dường như đã chịu đựng nổi mùa đông khắc nghiệt. Các cửa sổ nhìn về hướng bắc, được che bằng mấy miếng nhựa.
Tại phòng khách nhỏ được sưởi ấm bằng một lò điện, có một người phụ nữ độ bốn mươi tuổi ngồi dưới thảm chơi với một đứa con nít.
- Đây là vợ tôi, - Bimmel nói trong khi họ đi ngang qua căn phòng. - Chúng tôi lấy nhau hồi Noel.
- Xin chào bà, - Clarice nói. Người phụ nữ thờ ơ mỉm cười với cô.
Lại trong cái hành lang lạnh giá: ở bất cứ đâu cũng có nhiều thùng gỗ được chất chồng đều ngang đầu người, giữa đó người ta có chừa một lối đi và chất đầy cả các phòng. Trong các thùng đó chứa toàn những vật dụng lỉnh kỉnh như chụp đèn, nắp lọ, giỏ mây, những số cũ của các tạp chí Reader’s Digest và National Geographic, những vợt tennis đứt dây, khăn trải giường, bao nệm xe được phủ trong một cái mền của những năm năm mươi hôi mùi nước đái chuột.
- Chúng tôi chuẩn bị dọn nhà, - Bimmel cho biết.
Gần cửa sổ, các thùng đã bạc màu vì ánh nắng mặt trời, còn trên các lối đi, các tấm thảm được trải ngẫu nhiên, đã sờn đến chỉ.
Ánh nắng mặt trời chiếu lốm đốm trên các bậc thang mà Clarice bước theo sau người cha của Fredrica trong bộ quần áo bốc mùi hôi trong cái không khí mát mẻ. Các thùng để trên bậc nghỉ được phủ một tấm nhựa.
Căn phòng mang xác của Fredrica thật nhỏ hẹp.
- Cô còn cần đến tôi nữa không?
- Một chốc nữa tôi muốn được nói chuyện với ông. Còn mẹ của Fredrica đâu? Trong hồ sơ có ghi “đã chết” nhưng không nói rõ khi nào.
- Mẹ của Fredrica à? Bà ta đã chết khi con bé được mười hai tuổi.
- Ra thế.
- Cô nghĩ mẹ nó đang ở dưới đó à? Trong khi tôi vừa nói với cô là chúng tôi mới lấy nhau hồi Noel. Cô nghĩ như thế có phải không? Tôi nghĩ cảnh sát hay có thói quen gặp toàn những người kỳ lạ. Bà ta không hề biết mặt Fredrica.
- Căn phòng vẫn được giữ nguyên như cũ phải không, ông Bimmel?
Có lẽ ông tức giận lắm nhưng không để lộ ra.
- Đúng vậy - Ông trả lời thật nhỏ nhẹ. - Không ai sờ mó gì cả. Rất ít người mặc vừa quần áo của con tôi. Nếu thấy cần, cô cứ bật lò sưởi lên, nhưng đừng quên tắt nó khi cô trở xuống.
Ông không muốn bước vào căn phòng này và bỏ đi xuống.
Clarice đứng đó một lúc, bàn tay nắm lấy cái núm cửa bằng sứ lạnh ngắt. Cô cần sắp xếp lại các ý nghĩ của mình trước khi ghi nhận các đồ đạc của Fredrica.
Tốt lắm, theo nguyên tắc, Buffalo Bill đã bắt đầu bằng Fredrica. Hắn dằn cái xác và bỏ nó xuống con sông gần nhà hắn. Hắn giấu cái này kỹ hơn mấy cái khác, hắn chỉ dằn đá cho mỗi cái này, bởi vì hắn muốn người ta tìm thấy mấy cái xác kia trước. Hắn muốn áp đặt cái ý nghĩ là hắn chọn các nạn nhân một cách ngẫu nhiên, trong các thành phố xa cách nhau trước khi người ta tìm được Fredrica, ở Belvedere. Hắn muốn đánh lạc hướng sự chú ý đến thành phố Belvedere. Bởi vì hắn sống tại đó hoặc tại Colombus.
Hắn đã bắt đầu bằng Fredrica. Người ta không thể bắt đầu ham muốn những thứ tưởng tượng. Sự ham muốn là một tội tầm thường, người ta ham muốn những thứ sờ mó được, những thứ mà người ta thấy hàng ngày. Hắn đã thấy Fredrica hàng ngày.
Vậy cuộc sống hàng ngày của Fredrica là như thế nào? Nào hãy bắt đầu đi.
Clarice mở cửa ra. Căn phòng lặng thinh có mùi ẩm mốc. Trên bức tường, tờ lịch năm ngoái vẫn còn để ở tháng Tư. Fredrica đã chết được mười tháng rồi.
Trong một góc, có đĩa thức ăn mèo, khô cứng và đen thui.
Clarice, một nhà trang trí nội thất lão luyện, rất thành thạo về đồ lạc son, đứng ngay giữa căn phòng, từ từ nhìn quanh cô. Fredrica xoay xở khá hay với những gì sẵn có. Các màn cửa sổ bằng vải bông, và đánh giá theo các đường viền, cô ta đã dùng các vải phủ bàn ghế cũ.
Một áp phích hình Madonna đang trình diễn trên sân khấu, một cái khác của Deborah Harry và Blondie. Trên bàn làm việc, Clarice thấy có nhiều miếng băng dính với màu sặc sỡ mà Fredrica dùng để dán lên tường. Không phải là tay chuyên nghiệp nhưng nó vẫn đẹp hơn những lần thử nghiệm đầu tiên của chính cô.
Trong một bối cảnh khác, căn phòng của Fredrica sẽ đẹp mắt hơn. Nhưng trong cái nhà ảm đạm này, cái vẻ tươi đẹp đó đã lạc điệu, đượm một chút gì đó tuyệt vọng.
Không có hình của Fredrica trong phòng.
Clarice tìm thấy một tấm trong cuốn niên giám của trường, trên kệ một tủ sách nhỏ.
Trong tập album hình của Fredrica, có nhiều lời đề tặng. “Cho người bạn thân nhất của tôi” và “Cho một cô gái tuyệt vời”, “Để nhớ các giờ hóa học” và “Mày có nhớ đến các buổi bán bánh của chúng ta không?!!”
Không biết Fredrica có đưa bạn về đây không? Không biết cô có một người bạn khá thân nào để bước lên cái cầu thang này, dưới cái mái nhà bị dột không. Có một cái dù dựng cạnh cái cửa.
Trên tấm hình này, người ta thấy Fredrica đứng ở hàng đầu của một ban nhạc. Cô ta to con với đôi vai rộng, nhưng cô mặc đồng phục trông đẹp hơn mấy người khác; cô có nước da thật đẹp. Những nét không đều đặn phối hợp nhau để tạo một khuôn mặt dễ thương, nếu căn cứ theo các tiêu chuẩn thông thường.
Và Kimberly Emberg cũng thế, cô ta không phải thuộc loại mà người ta có thể gọi là quyến rũ, không dành cho bọn săn gái, và cả hai hay ba nạn nhân khác cũng thế.
Trái lại, Catherine Martin là một thiếu nữ to con và đẹp, và cô phải chú ý đến trọng lượng của mình khi đến độ tuổi ba mươi.
Mày nên nhớ cách hắn đánh giá một cô gái không giống như những tên đàn ông khác. Hắn không hề quan tâm đến sắc đẹp. Điều cần nhất là họ phải trẻ và to lớn.
Clarice tự hỏi không biết đối với hắn phụ nữ có phải chỉ là những “miếng da” thôi, cũng giống như đối với mấy thằng đần, họ chỉ là “mấy con lỗ” thôi.
Trong lúc ngắm nhìn các tấm hình, cô ý thức đến thân hình của chính mình, đến khoảng không mà nó che lấp, đến hình dáng và khuôn mặt, đến hiệu quả mà chúng tạo ra, đến quyền lực của chúng, của cặp vú, của cái bụng săn cứng, của cặp giò dài. Có thể nào cái kinh nghiệm của riêng cô sẽ giúp cô hiểu được Fredrica không?
Clarice tự ngắm mình trong tấm gương lớn dựng đứng sát bức tường ở cuối phòng. Nhưng cô biết sự khác biệt này sẽ tác động như một cái khuôn so với cách nghĩ của cô. Nhưng điều này có ngăn cản việc cô hiểu gì về Fredrica không?
Thế Fredrica muốn tạo cho mình một hình dáng nào đây? Những thèm muốn của cô ta là gì và cách cô thỏa mãn chúng? Cô muốn thay đổi cái gì cho chính bản thân cô vậy?
Có hai hay ba chương trình ăn uống, cách chữa bệnh bằng nước trái cây, bằng cơm và một lý thuyết điên rồ mà theo đó người ta không được vừa ăn và uống trong cùng một bữa ăn.
Vài câu lạc bộ ăn kiêng... mà Buffalo Bill canh chừng các thành viên để chọn những cô gái to con? Rất khó kiểm chứng. Clarice biết trong hồ sơ có ghi hai nạn nhân là thành viên các loại câu lạc bộ đó và người ta cũng đã kiểm tra danh sách thành viên. Một nhân viên FBI của văn phòng Kansas City, cái văn phòng truyền thông của dân Bự Con của FBI và vài cảnh sát viên lực lưỡng đã trà trộn vào các câu lạc bộ ăn kiêng của các thành phố mà các nạn nhân đã sống. Cô không biết Catherine có tên trong loại hình hoạt động đó không. Chắc Fredrica không có khả năng để cho phép mình thuộc loại xa xỉ này.
Cũng có nhiều số của Người Thiếu nữ Đẹp Bự Con, tờ tạp chí của những người phụ nữ vạm vỡ. Khuyên người ta “hãy đến New York để bạn có thể gặp những người từ nhiều nơi khác mà tình trạng to con của bạn lại là một ưu thế rất được ưa chuộng”. Tốt rồi. Một khả năng khác “Làm một chuyến du lịch đến Ý hoặc nước Đức, những nơi mà bạn không bao giờ chịu cảnh lẻ loi trong hơn hai mươi bốn tiếng đồng hồ”. Ba láp. Chỉ còn thiếu điều Fredrica đi gặp Buffalo Bill nữa thôi, mà với hắn tình trạng to con của cô ta là “một ưu thế rất được ưa chuộng”.
Fredrica đã cố thoát thân bằng cách nào đây? Cô ta có trang điểm, có rất nhiều loại kem và thuốc dưỡng da. Điều này tốt đây, mày nên dùng ưu điểm này. Clarice cảm thấy giật mình khi nhận ra mình đang cổ vũ cho Fredrica, làm như thể hoàn cảnh chưa quá muộn vậy.
Các nữ trang của cô ta thuộc loại rẻ tiền, đựng trong một hộp thuốc lá. Một ghim cài mạ vàng, chắc của mẹ cô ta. Cô ta đã thử cắt mấy găng tay bằng ren để bắt chước Madonna, nhưng chúng bị tưa hết, vì đây là loại ren được dệt bằng máy.
Có một máy hát dĩa hiệu Decca của những năm năm mươi với một con dao nhíp được cột vào trên tay hát để tăng sức nặng, nhiều đĩa cũ các bài hát tình tứ của Zamfir, ông thầy của loại sáo hàng mà ống không đều nhau.
Khi cô giật sợi dây để bật đèn trong tủ quần áo, Clarice giật mình trước mớ quần áo của Fredrica. Cô ta có ít y phục thôi nhưng khá lịch thiệp và thời trang. Khi nhìn kỹ hơn, Clarice mới hiểu vì sao. Chính Fredrica may những thứ đó và rất khéo tay, các đường viền được giấu dưới một lớp vải dày và các ve áo được nối thật sít sao. Các ni được chồng trong góc tủ. Phần lớn chúng đều thuộc loại “dễ thực hiện”, nhưng cũng có hai hoặc ba cái hiệu Vogue thuộc loại cao cấp.
Chắc cô ta đã mặc những thứ đẹp nhất cho cuộc phỏng vấn xin việc. Không biết cô đã mặc gì đây? Clarice lật hồ sơ ra. Đây rồi. “Lần cuối cùng người ta đã nhìn thấy cô ta trong một bộ y phục xanh lá cây.” Coi nào ông nhân viên cảnh sát, “một bộ y phục xanh lá cây” có nghĩa gì thế?
Điểm yếu trong tủ quần áo của Fredrica là các đôi giày, cô ta chỉ có vài đôi, và với sức nặng của mình, chúng mau chóng bị biến dạng. Đôi giày mọi đã trở thành hình thuẩn. Cô ta có sử dụng miếng lót khử mùi trong các đôi giày vải. Các lỗ xỏ dây của đôi giày thể thao đã méo hết.
Có thể Fredrica có tập thể dục đôi chút, bởi vì cô ta có mấy bộ quần áo chạy bộ rất lớn hiệu Juno, nữ thần của những phụ nữ có gia đình.
Catherine Martin cũng có vài cái quần hiệu Juno.
Clarice ngồi lên mép giường, hai tay khoanh lại và nhìn chăm chăm vào cái tủ quần áo được bật đèn sáng.
Juno là một nhãn hiệu rất phổ biến, được bán trong nhiều cửa hàng đặc biệt dành cho phụ nữ to con. Bất cứ một thành phố trung bình nào ít lắm cũng có tiệm thời trang dành cho những người phụ nữ vạm vỡ.
Có thể nào Buffalo Bill đã canh chừng và chọn một người để sau đó theo dõi cô ta không?
Có thể nào hắn đã cải trang để đến đây? Tất cả các tiệm dành cho phụ nữ lớn con ít khi được mấy tên cải trang lui tới và cả mấy tên đồng tính thích mặc quần áo phụ nữ.
Cái ý nghĩ Buffalo Bill muốn thay đổi giới tính chỉ mới được khai thác sau này thôi, từ khi Bác sĩ Lecter nói cho Clarice biết giả thiết của ông ta. Thế hắn đã ăn mặc như thế nào?
Tất cả các nạn nhân của hắn đều phải mua quần áo trong các cửa hàng dành cho phụ nữ to con, Catherine Martin mặc cỡ bốn mươi bốn, nhưng những người khác thì không và chắc Catherine cũng phải mua mấy cái áo tròng cổ số lớn hiệu Junon trong loại cửa hàng như thế.
Catherine Martin có thể mặc đồ cỡ bốn mươi bốn nhưng lại là nạn nhân mảnh mai nhất, Fredrica, người đầu tiên thì to lớn hơn nhiều. Hắn sẽ làm gì với Catherine Martin đây? Catherine có một bộ ngực đồ sộ, nhưng cô ta cũng không mập đến như thế. Có thể nào Buffalo Bill đã sụt cân không? Không chừng hồi sau này, hắn đã ghi tên vào một câu lạc bộ ăn kiêng cũng nên? Có thể xem Kimberly Emberg gần như ở giữa hai người kia, cũng to con vậy nhưng thân hình tương đối mảnh khảnh hơn.
Clarice cố tình không muốn nghĩ đến Kimberly Emberg, nhưng hình ảnh của cô ta thoáng hiện trong đầu của cô trong giây phút. Cô thấy lại cảnh cô ta nằm trên bàn giải phẫu tại Potter. Buffalo Bill không hề quan tâm đếp đôi chân thon thon không lông lá tí nào và các ngón tay được sơn cẩn thận; hắn chỉ nhìn vào cái ngực lép là chán ngấy, nên lấy súng bắn một phát ngay đó.
Cửa phòng từ từ hé mở. Clarice thấy tim mình đập mau hơn. Một con mèo bước vào, một con mèo to có bộ lông màu đồi mồi với một con mắt màu vàng còn mắt kia thì xanh lơ. Nó nhảy lên giường cạ mình vào cô. Nó nhớ Fredrica.
Sự cô đơn. Những cô gái to con độc thân thường cô gắng thỏa mãn các sở thích của một ai đó.
Ngay từ lúc đầu, cảnh sát đã loại bỏ các câu lạc bộ hẹn hò. Buffalo Bill đã tìm được chăng một cách nào khác để lợi dụng sự cô đơn? Không gì có thể làm cho con người yếu mềm hơn sự cô độc, ngoại trừ tính tham lam.
Có thể sự cô độc đã giúp cho Buffalo Bill tiếp cận được Fredrica, nhưng không thể với Catherine. Catherine không hề cô độc.
Kimberly cô độc. Thôi mày đừng bắt đầu lại chứ. Kimberly, phục tùng và nhu nhược, xác chết cứng đờ ở bên kia thế giới, được lật úp trên bàn giải phẫu để cô có thể lấy dấu tay. Hãy thôi đi. Không thể nào ngừng lại được. Kimberly, cô độc, muốn được ưa thích, có đồng ý cho người ta lật người lại để có thể nghe được nhịp tim của một ai đó ở sau lưng cô ta không? Clarice tự hỏi không biết Kimberly có cảm nhận được râu đã cạ vào bả vai cô ta không?
Trước ánh đèn sáng của tủ quần áo, Clarice nhớ lại cái lưng tròn trịa của Kimberly và các mảng da hình tam giác đã mất.
Clarice nhìn các hình tam giác được vẽ bằng các đường vạch xanh trên vai của Kimberly, như trên ni của một bộ cánh. Cô nghĩ đi nghĩ lại ý tưởng này cho đến khi cô phát hiện ra lý do với một niềm vui dữ dội: LÀ ĐỂ LÀM MẤY MIẾNG XẾP NẾP. HẮN ĐÃ LẤY MẤY HÌNH TAM GIÁC ĐÓ ĐỂ NỚI RỘNG PHẦN DA Ở VÙNG HÔNG. THẰNG KHỐN NẠN NÀY BIẾT MAY: BUFFALO BILL CÓ HỌC MAY. HẮN KHÔNG CHỈ CẦN ĐẾN NHỮNG THỨ MAY SẴN.
Lecter nói gì rồi nhỉ? “Hắn làm một bộ quần áo nữ bằng những cô gái thật”. Ông ta đã hỏi gì mình? “Cô có biết may không Clarice?” Còn phải hỏi tôi có biết không.
Clarice ngả đầu ra sau một lúc và nhắm mắt lại. Lý giải một vấn đề cũng như đi săn vậy, là một thú vui man rợ mà mỗi người chúng ta đều có trong huyết quản.
Cô thấy có điện thoại trong phòng khách. Cô đang đi xuống tầng dưới thì giọng êm dịu của bà Bimmel gọi cô: cô có điện thoại.
2
Bà Bimmel đưa ống nghe cho Clarice và ôm đứa bé đang khóc lên.
- Clarice Starling nghe đây.
- Jerry Burroughs đây, tôi…
- Nghe đây ông Burroughs, tôi nghĩ tên Buffalo Bill biết may. Hắn đã cắt mấy hình tam giác... khoan đã, tôi xin ông chờ cho một chút. Bà Bimmel, tôi nhờ bà đem đứa bé vào trong nhà bếp giùm. Tôi không thể nào nghe được với tiếng khóc của nó... Cám ơn... Jerry à, hắn biết may. Hắn đã cắt...
- Starling...
- Hắn cắt mấy miếng da hình tam giác đó để làm các xếp nếp, mấy miếng xếp nếp của bộ cánh, ông có hiểu tôi muốn nói gì không? Hắn giỏi lắm, hắn có nghề. Các ban nhận dạng phải truy tìm trong đám thợ may phạm tội, thợ may buồm, mấy cửa hàng bán mốt mới, thợ làm thảm... những người thợ làm cho các cửa hiệu có tiếng.
- Được rồi, tôi sẽ làm. Bây giờ đến lượt cô phải nghe tôi vì tôi có thể phải gác máy bất cứ lúc nào. Jack bảo tôi thông tin cho cô biết. Chúng tôi có một cái tên và một địa chỉ có vẻ hứa hẹn lắm. Biệt đội chống khủng bố đã bay từ Andrews rồi. Jack chuyển thông tin cho họ bằng đường dây mã hóa.
- Họ đến đâu?
- Calumet City, gần Chicago. Hắn tên là Jame, không có s; họ là Gumb, tên giả là John Grant, da trắng, ba mươi bốn tuổi, tám mươi lăm ký, tóc màu hạt dẻ, mắt xanh lơ. Jack nhận được tin từ Viện John Hopkins. Cái ý của cô, hình dáng biểu hiện sự khác biệt với các tên chuyển đổi giới tính, đã đánh động John Hopkins. Tên này đã xin đổi giới tính cách đây ba năm. Hắn đã đánh đập một vị bác bởi vì người ta từ chối cuộc giải phẫu. Bệnh viện chỉ có cái tên giả đó thôi và một địa chỉ tạm ở Harrisburg, Pennsylvania. Cảnh sát đã tìm thấy ở đó một hóa đơn đổ xăng với số đăng ký xe và chúng tôi đã lần thêm từ đó. Một lý lịch tư pháp đáng sợ, hồi mười hai tuổi, hắn đã giết chết ông bà của hắn và ở sáu năm trong một bệnh viên tâm thần. Người ta đã thả hắn ra cách đây mười sáu năm khi bệnh viện phải đóng cửa. Hắn không làm cho người ta chú ý đến hắn trong một thời gian dài. Hắn thích hành hung các tên đồng tính. Hắn đã làm chuyện này hai ba lần tại Harrisburg, sau đó mất tích thêm một lần nữa.
- Ông nói là Chicago à. Làm sao ông biết được điều này?
- Nhờ Hải quan. Họ có một hồ sơ về John Grant. Cách đây hai ba năm gì đó, hắn có đến lãnh một vali tại phi trường Los Angeles, được gởi từ Surinam, chứa toàn là kén còn sống. Người nhận mang tên John Grant, có một cửa tiệm tại Calumet City, cô hãy nghe cho kỹ nhé, tên là “Ông Da”. Mặt hàng bằng da. Có thể cái ý thợ may của cô là đúng đấy; tôi sẽ chuyển nó đến Chicago và Calumet. Chúng tôi chưa có địa chỉ cụ thể của tên Grant hoặc Gumb, tiệm đó dẹp rồi và chúng tôi đang bám sát theo hắn đây.
- Không có hình à?
- Chỉ là những tấm hình khi bắt hắn tại Scramento. Những cái này không giúp ích gì cả, lúc đó hắn mới có mười hai tuổi. Hắn giống một đứa bé ngoan. Hình này đã được fax đi gần khắp nơi.
- Tôi có thể đến đó không?
- Không. Chúng tôi có cảnh sát nữ tại Chicago và một nữ y tá để lo cho cô Martin trong trường hợp tìm được cô ta. Starling à, cô đến không kịp đâu.
- Và nếu như hắn cố thủ thì sao? Việc đó có thể...
- Sẽ không có việc điều đình đâu. Người tìm thấy hắn và tóm cổ hắn thôi. Crawford đã có phép tấn công vào nhà hắn rồi. Tên này là một trường hợp đặc biệt. Hắn đã từng chống cự lại cảnh sát khi còn nhỏ. Sau khi giết chết người ông rồi, hắn bắt người bà làm con tin và kết thúc một cách thảm hại, tôi có thể bảo đảm với cô như thế. Hắn bắt người bà làm lá chắn, đối mặt với cảnh sát trong khi một ông mục sư nói chuyện với hắn. Vì là đứa trẻ nên không ai nổ súng. Hắn đứng đằng sau người bà và đâm lút con dao vào trong lưng bà ta. Bác sĩ không cứu được bà ta nữa. Cô thử nghĩ xem, hắn đã dám làm chuyện đó khi mới có mười hai tuổi. Vì thế lần này sẽ không có việc điều đình hoặc phát súng thị uy. Có thể cô Martin đã chết rồi, nhưng cũng không chắc. Có thể hắn chưa chuẩn bị xong. Nếu hắn thấy chúng tôi đến, hắn sẽ giết cô ta ngay trước mặt chúng tôi, chỉ vì ác tâm mà thôi. Vì thế khi chúng tôi tìm thấy hắn, chúng tôi sẽ xông vào liền.
Gian phòng này nóng quá và hôi mùi nước tiểu con nít nữa.
Burroughs nói tiếp.
- Chúng tôi đang truy tìm hai cái tên này trong danh sách những người mua dài hạn tạp chí côn trùng học, ở nghiệp đoàn bán dao, với những tên tái phạm... không một ai sẽ rảnh tay cho đến khi nào vụ này kết thúc. Cô đang điều tra về những người quen biết với Fredrica Bimmel có phải không?
- Đúng vậy.
- Bộ Tư Pháp nói đây là một vụ gian khó, nếu chúng ta không bắt quả tang được hắn. Chúng ta phải bắt được hắn cùng cô Martin hoặc với những gì có thể nhận dạng được như là răng hay các ngón tay. Không cần phải nói là nếu hắn đã thủ tiêu cái xác của cô này rồi thì chúng ta phải tìm cho ra các nhân chứng đã thấy hắn đi cùng các nạn nhân... Cuộc điều tra của cô về Fredrica Bimmel cũng sẽ rất hữu ích cho chúng tôi đấy Starling. Thế Quantico đã sa thải cô rồi, phải không?
- Tôi cho là thế. Họ sẽ dành chỗ của tôi cho một ứng viên khác đang chờ được đào tạo lại, họ nói với tôi như thế.
- Nếu chúng tôi tóm được hắn tại Chicago, một phần là nhờ cô đấy. Quantico nghiêm khắc lắm, mà cũng là chuyện bình thường thôi, nhưng dù gì họ cũng phải chú ý đến vụ này nữa chứ. Đừng gác máy nhé!
Clarice nghe Burroughs nạt nộ một ai đó rồi lại nói tiếp.
- Không có gì đâu, họ sẽ đến Calumet City trong bốn mươi hoặc bốn mươi lăm phút nữa, tùy theo tốc độ của gió. Biệt đội SWAT sẽ tấn công nếu họ tìm thấy hắn trước chúng tôi. Cơ quan cho biết có khả năng có được bốn địa chỉ. Clarice, cô cứ việc tiếp tục tìm kiếm một manh mối nào đó để giúp chúng tôi có thể thu hẹp bớt phạm vi điều tra. Nếu cô tìm được một cái gì đó có liên quan đến Chicago hoặc Calumet thì cô nhớ báo cho tôi ngay nhé!
- Đồng ý.
- Bây giờ cô hãy nghe cho kỹ đây, vì sau đó tôi sẽ gác máy. Nếu chúng ta kết thúc được, nếu chúng ta tóm cổ được hắn tại Calumet City, cô sẽ về trình diện Quantico không chậm trễ vào lúc tám giờ sáng. Jack sẽ bảo vệ cho cô trước ủy ban, và cả Brigham. Cô cứ thử đi có mất gì đâu mà sợ.
- Này Jerry, còn một việc nữa: Fredrica Bimmel có quần áo thể thao hiệu Juno, đây là nhãn hiệu cho phụ nữ to con. Catherine Martin cũng thế. Biết đâu được, có thể hắn la cà các tiệm này để chọn các nạn nhân của mình. Thử điều tra tại Memphis, Akron hay các thành phố khác xem sao.
- Hiểu rồi. Cứ vui lên nhé!
Clarice bước ra ngoài sân chứa đồ tạp nham: cô đang ở Belvedere, Ohio, cách Chicago sáu trăm cây số, nơi xảy ra cuộc chiến. Làn gió lạnh thổi vào mặt khiến cô cảm thấy sảng khoái. Cô đưa một nắm tay lên trời, làm dấu hiệu khuyến khích biệt đội chống khủng bố. Cũng ngay lúc đó, cô cảm nhận gò má và cằm cứ run giật giật. Chuyện gì nữa vậy? Cô sẽ làm gì nếu cô tìm được một điều gì đó? Cô sẽ báo cho FBI ở Cleveland và Đội SWAT ở Colombus, cùng với cảnh sát Belvedere nữa chứ.
Cứu lấy người thiếu nữ, cứu lấy cô con gái của con mụ Thượng nghị sĩ Martin khốn nạn kia, và tất cả các cô khác sau đó là điều cô quan tâm nhất. Nếu họ thành công, mọi việc sẽ ổn thỏa.
Nếu họ đến không kịp lúc, nếu như họ khám, phá được một cái gì đó khủng khiếp thì, ít ra họ cũng phải bắt cho được Buffa... Jame Gumb, hay Ông Da, hoặc bất cứ cái tên nào mà người ta muốn đặt cho con quái vật đó.
Tuy nhiên, đến gần mục tiêu như thế, gần như chạm tay vào đó rồi, có được một ý thật hay nhưng trễ mất một ngày và nhận ra mình cách quá xa nơi bắt bớ, bị đuổi ra khỏi trường, quả thật đây là một thất bại cay đắng. Với cảm thức tội lỗi, Clarice nghĩ dòng họ Starling không hề gặp may trong suốt hai thế kỷ... rằng dòng họ Starling đã lang thang, bị đuổi khắp nơi, lạc mất trong màn sương của thời gian. Nhưng đây là tư tưởng của những kẻ chiến bại và cô xua đuổi nó thật quyết liệt.
Nếu người ta tìm thấy hắn nhờ vào hình dạng mà cô cưỡng đoạt từ Bác sĩ Lecter thì điều này cũng đáng để Bộ Tư Pháp phải quan tâm. Đã đến lúc cô phải nghĩ đến sự nghiệp của mình mà các niềm hy vọng cứ bị co rút như một bộ phận vô hình.
Dù chuyện gì có xảy ra đi nữa thì cái linh cảm xuất thần về cái ni của bộ cánh cũng đã đem lại cho cô niềm vui lớn nhất trong đời rồi. Đó là điều mà suốt đời cô không bao giờ quên được. Cô đã rút cho mình được chừng ấy can đảm trong kỷ niệm về mẹ cô cũng như của cha cô. Cô đã chiến thắng và đã giữ vững niềm tin về ông Crawford. Và đó là những thứ mà cô sẽ cất kỹ trong hộp đựng thuốc lá của mình.
Nhiệm vụ, bổn phận của cô, là phải nghĩ về Fredrica và tìm ra cách mà Gumb đã lôi cuốn cô ta. Nếu Buffalo Bill phải bị xét xử, bên công tố cần đến những sự kiện này.
Cô nghĩ về Fredrica, bị mắc bẫy ở đây trong cuộc đời ngắn ngủi của mình. Thế cô ta đã tìm cho mình lối thoát nào chưa? Những ước muốn của cô ta có phù hợp với Buffalo Bill không? Có phải chính điều này đã kéo hai người lại gần với nhau không? Thật khủng khiếp khi phải nghĩ hắn đã bắt đầu hiểu được cô ta từ kinh nghiệm của chính bản thân hắn, giống như một sự hòa hợp về cảm xúc và dù sao hắn cũng đã dùng đến da cô ta.
Tại bất cứ nơi nào, sẽ có một giờ trong ngày mà một góc nhìn và cường độ ánh sáng sẽ có ưu thế hơn. Khi người ta bị bí lối tại một điểm nào đó, người ta sẽ nghĩ đến thời cơ đặc quyền đó và chờ đợi. Có thể đúng cho trường hợp này, trong cái thời điểm giữa buổi chiều tại con sông Licking, ở phía sau Đường Fall. Có phải đó là thời điểm Fredrica mơ mộng không? Ánh nắng mờ nhạt đã tạo một ít sương mù trên bãi nước kia, đủ để thi vị hóa các tủ lạnh cũ và các lò bếp bị vứt bừa bãi trong các bụi cây, ở bên kia của khúc sông chết.
Một khúc ống bằng nhựa trắng chạy từ căn chòi của ông Bimmel ra đến mép sông. Ông loay, hoay cái gì đó và một lằn nước đỏ lòm phọt ra, vấy bẩn các phế tích còn lại của tuyết. Ông Bimmel bước ra nắng. Phần trước, của quần ông có dính mấy đốm máu và ông mang một túi nylon chứa đựng vài vật tròn màu xám hồng.
- Chim câu non ấy mà - Ông nói khi thấy Clarice nhìn ông - Cô có bao giờ ăn chưa?
- Chưa - cô trả lời và xoay lại nhìn mặt nước. - Tôi chỉ có ăn chim lớn mà thôi.
- Với mấy con này mình không sợ phải cắn nhầm lưỡi câu.
- Này ông Bimmel, ông có biết Fredrica có quen biết ai ở Calumet City hay vùng Chicago gì đó không?
Ông lắc đầu phủ nhận.
- Theo ông thì cô ta chưa bao giờ đến Chicago à?
- “Theo tôi” là có nghĩa gì vậy? Cô nghĩ rằng con gái tôi đi Chicago mà tôi không hề hay biết sao? Ngay cả việc đi Colombus, nó cũng phải nói cho tôi biết đấy.
- Thế cô ta có quen biết một người thợ may đàn ông, hay một thợ may buồm không?
- Nó may quần áo cho hàng tá người. Nó may cũng giỏi như mẹ nó vậy. Nó may cho các tiệm may quần áo phụ nữ mà tôi không thể nào nhớ hết tên được.
- Người bạn thân nhất của cô ta là ai vậy ông Bimmel? Cô ta đi xả hơi với ai vậy? Đi xả hơi; mình quên phứt chuyện này. Nếu với việc này mà ông ta cũng không chịu nói, ông ta thật dạn dày.
- Nó không đi xả hơi như mất con mấy nết kia đâu. Nó lúc nào cũng có công việc để làm. Trời đã không ban cho nó sắc đẹp, nhưng nó rất siêng năng.
- Theo ý ông, người bạn thân nhất của cô ta là ai.
- Tôi nghĩ chắc là Stacy Hubka, kể từ khi chúng còn bé. Mẹ của Fredrica luôn nói rằng Stacy quan hệ với Fredrica chỉ để có một ai đó làm bạn thôi. Tôi cũng không biết nữa.
- Tôi có thể gặp cô ta ở đâu?
- Stacy làm cho một công ty bảo hiểm, tôi nghĩ chắc cô ta vẫn còn làm ở đấy. Công ty Franklin.
Hai tay thọc trong túi, Clarice băng ngang cái sân đầy vết bánh xe hằn sâu.
3
Càng đi xa về hướng tây, người ta càng phản ứng nhanh hơn trước tấm thẻ FBI. Cái của Clarice chỉ có được cái nhướng mày chán chường của một nhân viên ở Washington. Tại Belvedere, Ohio, ông chủ công ty bảo hiểm Franklin đích thân tiếp cô. Chính ông thế chỗ của Stacy tại quầy tiếp tân và trả lời điên thoại và đề nghị Clarice vào ngồi trong cái ngăn được ông ta dùng làm phòng làm việc.
Stacy Hubka có khuôn mặt tròn được phủ một lớp lông tơ thật mịn, cao một thước sáu mươi với giày cao gót. Thỉnh thoảng cô ta kéo mấy lọn tóc bóng mượt với một cử chỉ kiểu cách và ngắm Clarice từ đầu đến chân khi cô không nhìn mình.
- Stacy... tôi có thể gọi cô là Stacy chứ?
- Dĩ nhiên rồi.
- Tôi muốn nghe cô nói tại sao một chuyện như thế có thể xảy ra với Fredrica Bimmel và làm sao tên đó có thể chú ý đến cô ta?
- Chuyện này hoàn toàn điên rồ. Để bị lột da như thế, quả là một cuộc dạo chơi không hay lắm, có phải không? Cô có thấy cô ta không? Hình như cô ta như miếng giẻ thì phải, giống như thể người ta...
- Này Stacy, có khi nào Fredrica nói với cô về một người nào đó ở Chicago hay Calumet City không?
Calumet City. Đôi mắt của Clarice cứ liếc nhìn cái đồng hồ, ở trên đầu của Stacy Hubka. Nếu Đội Chống khủng bố đến nơi trong bốn mươi phút thì họ sẽ đáp xuống phi trường trong mười phút nữa. Không biết cái địa chỉ của họ có chính xác không. Mày nên lo chuyện mày đang làm đi!
- Chicago à? Không, chúng tôi chỉ đi có một lần đến Chicago vào dịp Lễ Tạ ơn.
- Vào lúc nào?
- Lúc chúng tôi học lớp tám, như vậy là... cách đây chín năm. Ban nhạc chỉ đi đến đó và về ngay bằng xe ca.
- Cô đã nghĩ gì khi Fredrica bị mất tích hồi mùa xuân vừa rồi?
- Tôi chưa hay tin.
- Thế cô đang ở đâu khi hay tin đó? Và cô đã nghĩ gì?
- Buổi tối đó, Skip và tôi đi xem phim, sau đó đến tiệm Toad để uống rượu, đến lúc đó Pam Malavesi và những người khác, đến cho biết Fredrica đã mất tích. Skip có nói: chính Houdin cũng không thể nào làm cho Fredrica biến mất được. Và sau đó anh ta mới cắt nghĩa cho mọi người biết Houdin là ai và đang bô bô phô trương những hiểu biết của anh ta. Tôi nghĩ chắc cô ta đã chán ở nhà với người cha. Cô có thấy nhà của cô ta không? Quá chán có phải không? Ý tôi muốn nói là dù bây giờ cô ta có ở đâu đi nữa, tôi biết cô ta cũng sẽ bực mình vì cô đã thấy ngôi nhà rồi. Nó làm cho cô muốn cút ra khỏi đó, đúng không?
- Cô không bao giờ nghĩ rằng cô ta có thể bỏ trốn với một người nào đó à, cho dù việc đó có sai đi nữa?
- Skip nói đùa là chắc cô ta đã tìm được một người thích thịt dồi. Nhưng không, cô ta không hề quen biết ai như thế. Ý chị muốn nói. là vì chuyện đó à? Vì cái trò trẻ con của thời học sinh đó à? - Stacy đỏ mặt. - Không đâu, tụi tôi đâu có ác ý với cô ta. Cô ta không... mọi người đều rất tốt với cô ta khi anh chàng đó chết.
- Cô có làm việc chung với Fredrica không?
- Vào mùa hè, cô ta và tôi cùng Pam Malavesi và Jaronda Askew, chúng tôi làm việc tại Trung tâm thương mại khi còn học ở trường. Sau đó tôi và Pam đến tiệm Richard để xem người ta có mướn chúng tôi không, đó là tiệm bán quần áo thời trang và họ đã nhận tôi, sau đó đến Pam. Pam có nói với Fredrica là họ cần thêm một cô gái nữa, và thế là cô ta đến trình diện nhưng bà quản lý Bourdine có bảo “Cô hiểu cho Fredrica, chúng tôi cần một cô bán hàng mà các người khách có thể đồng hóa với chính mình, họ bước vào và nói tôi muốn mua một cái gì đó giống như thứ cô đang mặc đây và cô sẽ chỉ dẫn cho họ thấy hiệu quả của quần áo trên người họ. Nhưng nếu cô muốn có việc này và giảm bớt cân, cô hãy đến gặp tôi. Ngay lúc này đây, nếu cô biết chỉnh sửa quần áo, tôi có thể nhận cô vào làm thử. Tôi sẽ trình lại cho bà Lippman. - Bà Bourdine nói nhỏ nhẹ nhưng thật rạ mụ ta rất độc ác, mà - lúc đầu tôi không biết.
- Như thế Fredrica chỉnh sửa quần áo cho Richard, tiệm mà cô đã làm việc phải không?
- Khi nghe nói như thế, cô ta buồn lắm, nhưng vẫn chấp nhận. Bà Lippman vẫn làm công việc chỉnh sửa, bà là chủ và công việc thì nhiều hơn sức bà có thể làm, và như thế Fredrica làm cho bà. Bà Lippman may quần áo cho rất nhiều người, bà tạo mẫu váy nữa. Khi đến tuổi về hưu, cô con gái của bà ta không muốn bà tiếp tục công việc đó và chính Fredrica tiếp nhận hết các khách hàng. Cô ta chỉ làm công việc đó thôi và cô ta vẫn tiếp tục gặp tôi và Pam nữa. Chúng tôi đến nhà Pam ăn trưa, xem tivi, và chị thử nghĩ xem, cô ta mang theo việc để làm, không biết ngừng tay là gì.
- Thế cô ta có dịp làm tại cửa hàng để đo cho khách phải không? Cô ta gặp rất nhiều khách hàng, kể cả những người mua sỉ?
- Có vài lần, nhưng không thường xuyên. Không phải ngày nào tôi cũng làm hết.
- Còn bà Bourdine, bà ta làm mỗi ngày, bà ta có biết gì không?
- Có thể lắm.
- Fredrica không bao giờ nói với cô là cô ta làm việc cho một cửa hàng ở Chicago hay Calumet City tên là “Ông Da”, làm công việc lót các quần áo da chẳng hạn?
- Tôi không biết nữa, chính bà Lippman nhận các đơn đặt hàng.
- Cô chưa bao giờ thấy quần áo với nhãn hiệu đó à? Tại tiệm Richard hoặc ở một nơi khác?
- Không.
- Cô biết địa chỉ của bà Lippman không? Tôi muốn nói chuyện với bà ta.
- Bà ta chết rồi. Bà ta lui về ẩn cư tại Florida và chết tại đó, chính Fredrica cho tôi biết. Tôi không quen biết bà ta. Skip và tôi chỉ đến đón cô bạn của chúng tôi thôi khi cô ta có quá nhiều quần áo phải mang về. Cô có thể hỏi gia đình của bà ta. Tôi ghi địa chỉ cho cô đây.
Chết thật! Tất cả những gì Clarice muốn là các tin tức về Calumet City. Bốn mươi phút đó đã trôi qua. Đội chống khủng bố đã đến nơi. Cô đổi qua chỗ khác để không nhìn thấy cái đồng hồ và tiếp tục.
- Này Stacy, khi Fredrica mua quần chạy bộ hay áo len đan dài tay, cô ta lựa hiệu Juno ở đâu vậy?
- Cô ta may lấy tất cả quần áo của mình. Còn về áo len đan dài tay, tôi nghĩ cô ta mua tại cửa hàng Richard khi đến thời điểm người ta thích mặc loại áo thật rộng, xuống đến giữa đùi. Người ta có thể tìm mua ở bất cứ đâu. Vì cô ta may cho tiệm Richard nên được bớt tiền.
- Cô ta không bao giờ mua quần áo tại các cửa hàng dành cho phụ nữ to con sao?
- Chúng tôi đi đủ mọi loại cửa hàng để xem, cô biết tại sao mà. Cô ta đến những nơi đó để tìm ý tưởng mới, những kiểu thích hợp cho người to con.
- Và trong các tiệm đó, không có tên nào đến chọc ghẹo các người à? Fredrica không bao giờ có cảm tưởng rằng có một ai đó chăm chú theo dõi cô ta hay sao?
Stacy ngước mắt lên trần rồi lắc đầu phủ nhận.
- Không. Một hôm Skip và tôi có thấy trong một quán bar tại Colombus.
- Fredrica có đi chung với các người không?
- Dĩ nhiên là không. Chúng tôi đến đó... trong một dịp cuối tuần.
- Cô có thể ghi cho tôi tất cả địa chỉ của các cửa hàng dành cho người to con mà cô đi cùng Fredrica được không? Cô có thể nào nhớ hết không?
- Chỉ ở đây thôi hay luôn cả ở Colombus nữa?
- Ở đây và Colombus. Và luôn cả địa chỉ tiệm Richard nữa, tôi muốn nói chuyện với bà Bourdine.
- Tốt thôi. Thế làm một nhân viên FBI có thích không?
- Theo cá nhân tôi, thì rất thích.
- Chắc cô đi nhiều nơi lắm đúng không? Ý tôi muốn nói là những nơi hấp dẫn hơn ở đây?
- Có đôi khi.
- Chắc ngày nào cô cũng phải ăn mặc chỉnh tề, đúng không?
- Ừ, phải vậy. Phải ra vẻ đứng đắn mới được.
- Làm thế nào để trở thành nhân viên FBI?
- Trước hết là phải tốt nghiệp đại học, Stacy à.
- Chắc phải tốn tiền nhiều lắm.
- Đúng vậy. Nhưng người ta cũng có thể cố gắng đạt được một học bổng. Cô có muốn tôi gửi các tài liệu cho cô không?
- Có đấy. Tôi đang nghĩ đến việc này: Fredrica rất sung sướng khi tôi có được công việc này. Cô ta mừng đến phát điên lên được, cô ta không hề có được một công việc làm văn phòng, cô ta nghĩ đó là một cái gì ghê gớm lắm. Những tập hồ sơ này và Barry Manilow trên loa suốt cả ngày, cô ta cho đó là phi phàm. Không biết cô ta nhận thức được nó ra sao, con khờ đó! - Mắt của Stacy ửng lệ. Cô mở mắt thật to và ngước đầu ra sau để trang điểm lại.
- Còn danh sách của tôi?
- Tôi phải vào bàn làm việc của tôi mới được chứ. Tôi cần đến máy đánh chữ và cuốn niên giám điện thoại. - Cô bước ra ngoài, đầu vẫn ngửa lên, mắt nhìn lên trần nhà.
Khi Stacy vừa bước ra ngoài, Clarice liền chụp điện thoại, gọi Washington để hỏi tin tức.


--------------------
Mùa nào cũng buồn ...
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Đông Nhi
post Jan 4 2016, 03:20 PM
Post #19


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 2,835
Joined: 9-October 09
Member No.: 5,482
Country



Chương 19:

Cũng ngay trong lúc đó, tại một điểm ở phía nam của hồ Michigan, một phản lực nhỏ dành cho doanh nhân hai mươi bốn chỗ ngồi bắt đầu hạ cánh xuống Calumet City, Illinois.
Mười hai thành viên của Biệt Đội chống khủng bố cảm thấy ruột gan lộn tùng phèo và có đây đó từ đầu này đến đầu kia lối đi vài cái ngáp ung dung có chủ ý.
Joe Randall, vị đội trưởng, ngồi ở phía trước buồng lái; tháo mũ liên lạc ra khỏi đầu và liếc qua tập ghi chú của mình trước khi lên tiếng. Ông tin rằng, mà cũng chính đáng thôi, toán của ông được huấn luyện chu đáo nhất thế giới. Nhiều thành viên trong toán của ông chưa được thử lửa, nhưng nói về mô phỏng và trắc nghiệm; đây đúng là những tay cự phách.
Randall bỏ rất nhiều thời gian đứng trên các lối đi của máy bay, nên không gặp khó khăn nào để giữ thăng bằng trong sự rung chuyển của lúc hạ cánh.
- Này các bạn, DEA, Đội Phòng Chống Ma Túy đã cung cấp cho chúng ta nhiều chiếc xe được ngụy trang. Một xe tải bán hoa và một của thợ ống nước. Vernon và Eddie, các anh hãy thay thường phục. Nếu chúng ta buộc phải dùng đến lựu đạn tê liệt, xin các bạn đừng quên mang mặt nạ vào.
Vernon thì thầm vào tai của Eddie:
- Nhớ bảo vệ cái má phình của mày nhé!.
- Tại sao? Ông ta có nói đến mông à? Tao cứ tưởng đã nghe là mặt mà! - Eddie đáp lại.
Vernon và Eddie, những người phải thực hiện việc tiếp cận đầu tiên, có mặc thêm một áo chống đạn thật mỏng dưới lớp quần áo dân sự. Những người còn lại có thể dùng một loại khác bền hơn, có thể chống được đạn.
- Bobbie, nhớ cung cấp cho mỗi tài xế một máy liên lạc, để chúng ta không gặp phải tình huống đang nói chuyện với bên DEA - Randall nói tiếp.
Cơ quan Phòng Chống Ma Túy thường dùng tần số siêu cao, còn FBI chỉ dùng tần số rất cao, việc này đã gây bao rắc rối trong quá khứ.
Họ được trang bị để đối mặt gần như với mọi tình huống, đêm cũng như ngày; với các bức tường họ dùng một hệ thống kéo lui đựợc; nếu muốn nghe, họ có những micro cực nhạy; nếu muốn nhìn họ dùng hệ thống hồng ngoại. Các loại vũ khí có tầm hoạt động trong đêm tối rất giống với những dụng cụ của một dàn nhạc, trong những chiếc hộp có hông phình lên. Người ta có thể nhận thấy chiến dịch này được chuẩn bị rất chính xác như một cuộc phẫu thuật.
Các thành viên thay bộ đồng phục bằng vải trong khi chiếc phi cơ tiếp tục hạ cánh.
Randall nhận tin tức từ Calumet City từ chiếc mũ liên lạc. Ông dùng tay che micro lại để nói:
- Này các bạn, chỉ còn có hai địa chỉ mà thôi. Chúng ta sẽ chọn cái tốt nhất, còn Đội SWAT của Chicago lấy cái kia.
Họ sẽ đáp xuống phi trường Lansing, ở phía đông nam Chicago, gần Calumet City hơn. Chiếc phi cơ liền nhận được phép hạ cánh. Viên phi công thắng hết sức mình để cho chiếc phi cơ ngừng lại ngay chỗ hai chiếc xe hơi đang đậu ở đầu đường băng, rất xa ga sân bay.
Cạnh chiếc xe tải, sự tiếp đón được giảm thiểu tối đa. Vị chỉ huy của DEA trao cho Randall một cái gì đó giống như việc giao hoa tận nhà. Đó là một cây búa sáu ký lô với cán được trang trí bằng như một bó hoa, còn phần trên thì bao bằng một lá nhôm màu.
2
Vào cuối chiều hôm nay Gumb sẽ ra tay.
Đôi mắt vẫn tràn trề nước mắt, hắn cho hát đi hát lại cuộn băng video. Trên màn ảnh nhỏ, mẹ hắn đang leo lên rãnh trượt và cho rớt xuống hồ bơi. Nước mắt làm nhòa tầm nhìn của Jame Gumb, cho đến mức hắn có cảm tưởng chính mình cũng đang ở trong nước.
Trên bụng của hắn, một bình bonillotte nóng đang kêu ục ục, giống như bụng của con chó con khi nó nằm trên mình hắn.
Thật không thể chịu được nữa... cái mà hắn có dưới tầng hầm đang bắt Quý Báu làm con tin, đe dọa đến tính mạng của nó. Hắn biết Quý Báu đang đau khổ lắm. Hắn không chắc có thể giết chết cái đó trước khi nó làm cho Quý Báu bị thương nặng, nhưng vẫn phải cứ thử, không được chậm trễ nữa.
Hắn cởi hết quần áo ra và mặc áo choàng vào, vì hắn luôn trần truồng trong lúc làm công việc lột da, nên mình mẩy dính đầy máu như một đứa con nít mới chào đời.
Trong cái tủ đựng thuốc to lớn, hắn lấy ra chai thuốc dùng để chữa trị cho Quý Báu, trong cái ngày nó bị một con mèo cào. Hắn lấy thêm mấy miếng băng dính và cái vòng khớp mõm bằng nhựa mà vị bác sĩ thú y cho để ngăn nó cắn vào vết thương. Ở dưới tầng hầm có những miếng đè lưỡi mà hắn có thể dùng để cố định cái chân bị gãy và một bình xịt thuốc giảm đau để phòng trường hợp cái vật ngu xuẩn kia làm cho nó đau trước khi chết.
Một viên đạn bắn ngay đầu thì chỉ làm hư bộ tóc mà thôi. Quý Báu đáng hưởng được việc đó. Mái tóc là vật hiến sinh để cứu sống nó.
Hắn âm thầm bước xuống nhà bếp, nơi hắn sẽ bỏ đôi dép trước khi đi xuống cầu thang, dọc theo sát bức tường để không gây tiếng động.
Hắn sẽ không bật đèn. Một khi xuống đến dưới, hắn sẽ vào trong xưởng, mò mẫm đi trong bóng tối quen thuộc, cảm nhận được sự khác biệt của nền đất dưới đôi chân của hắn.
Tay áo hắn đụng phải cái lồng và nghe tiếng rít giận dữ của một con bướm đêm. Cái kệ đây rồi. Hắn lấy cây đèn hồng ngoại và đeo cặp kính hồng ngoại vào. Thế giới trước mắt hắn đã đổi qua màu lục. Hắn đứng im một lúc trong tiếng rì rào yên lòng của các bồn chứa, trong tiếng rít của các ống sưởi. Chủ nhân của tối tăm, chúa tể của bóng đêm.
Các con bướm được thả tự do, để lại nhiều vệt phấn quang trước mắt hắn; các cánh mượt như nhung, khi vỗ trong đêm tối, chạm nhẹ vào mặt của hắn như một hơi thở nhẹ.
Hắn kiểm tra khẩu Python lại, nạp đạn cỡ 38 vào. Các viên đạn bay thẳng vào trong đầu sẽ giết chết cô ta ngay tức khắc. Nếu cái vật đó vẫn còn đứng, hắn sẽ nhắm ngay vào đỉnh đầu, viên đạn, không giống như một viên Magnum, có ít cơ may xé toạc hàm dưới và như thế làm hư da ở vùng ngực.
Không một tiếng động, hai đầu gối quỳ xuống, các móng tay và chân bám vào các lati cũ, hắn tiến lại gần cái giếng; Bước âm thầm trên nền đất, nhưng không quá chậm vì hắn không muốn để cho mùi của hắn có thời giờ bay xuống đến con chó nhỏ trong đáy giếng.
Miệng giếng tỏa ánh sáng màu lục. Hắn phân biệt rõ các viên đá và ngay cả vân của nắp gỗ. Hắn đưa cây đèn lên và cúi xuống. Họ đây rồi. Cái vật đó đang nằm nghiêng một bên như một con tép khổng lồ. Có thể đang ngủ gà ngủ gật. Quý Báu thì cuốn người tròn sát vào nó, chắc cũng đang ngủ. Trời ơi, cầu xin cho nó không chết.
Cái đầu để trần. Bắn vào cổ... hấp dẫn quá... cứu lấy bộ tóc. Không, nguy hiểm quá.
Gumb khum người xuống nữa để nhìn cho thật rõ đáy giếng. Cái nòng tuyệt đẹp của khẩu Python cho phép hắn ngắm thật chính xác. Chỉ cần giữ cái vật đó trong tia đèn hồng ngoại. Hắn nhắm vào thái dương, nơi mà tóc đã dính lại vì mồ hôi.
Hắn không bao giờ biết được con chó được báo động vì một tiếng động hay một mùi nào đó, nhưng Quý Báu nhảy chồm lên sủa inh ỏi, Catherine Baker Martin liền ôm nó lại và chụp lấy tấm thảm phủ lên mình họ. Chỉ còn là những khối u đang cựa quậy dưới tấm thảm, làm cho hắn không thể nào phân biệt đâu là con chó đâu là vật kia. Hắn không tài nào xác định Catherine là khối u nào nữa.
Nhưng hắn thấy Quý Báu nhảy lên. Hắn thấy cái cẳng nó không bị sao hết và hiểu được một điều: Catherine Baker Martin không thể nào làm hại con chó con. Một sự nhẹ nhõm tuyệt vời! Bởi vì cô ta dám chia sẻ các cảm xúc của hắn nên phải bắn vào đôi chân của cô ta thôi, sau đó kết liễu bằng một viên đạn vào đầu. Không cần phải cẩn trọng nữa.
Hắn bật đèn lên, tất cả đèn dưới tầng hầm và lấy thêm cái đèn chiếu phòng hờ. Bây giờ hắn hoàn toàn tự chủ và lý luận hết sức sáng suốt... khi băng ngang qua xưởng, hắn sẽ cho nước chảy chút ít trong bồn rửa để cho máu không vì lý do gì có thể làm nghẽn hệ thống ống được.
Ngay lúc hắn bước đến các bậc và mang theo đèn chiếu, sẵn sàng hành động, có tiếng nhấn chuông ở cửa.
Tiếng chuông rít lên và hắn phải đứng lại để suy nghĩ, tìm hiểu xem chuyện gì thế. Hắn đã không nghe nó từ nhiều năm rồi, hắn cũng không biết là nó vẫn còn hoạt động. Cái nắp chuông bằng kim loại đen đầy bụi, được gắn trong lồng cầu thang để cho nó được nghe thấy trong cả ngôi nhà, đang reo lên. Trong khi hắn đang nhìn nó, người ta lại nhấn chuông nữa, lần này thật lâu như không muốn ngừng. Hắn biết có một ai đó đang đứng ngoài cửa và nhấn vào cái nút có ghi chữ VĂN PHÒNG.
Họ sẽ bỏ đi thôi.
Gumb bật sáng cái đèn chiếu.
Họ không bỏ đi.
Có tiếng nói vang lên từ trong giếng mà hắn không thèm nghe. Tiếng chuông vẫn cứ reo.
Tốt hơn hết hắn nên lên đó xem coi có chuyện gì. Khẩu súng Python quá dài cho cái túi của áo choàng nên hắn để trên cái bàn làm việc.
Hắn đi nửa đường thì tiếng chuông im bặt. Hắn đứng lại chờ, không cử động. Im lặng. Hắn quyết định cứ đi xem. Ngay khi hắn vừa bước vào nhà bếp, một tiếng dộng mạnh vào cánh cửa sau, làm cho hắn giật mình. Tại gian bếp phụ có một khẩu súng săn mà hắn biết là đã nạp đạn.
Cánh cửa căn hầm được đóng chặt nên không ai có thể nghe được tiếng la muốn điếc tai ở bên dưới.
Người ta lại gõ cửa. Hắn hé mở cánh cửa, được giữ bằng dây xích an toàn.
- Tôi có nhấn chuông ở phía trước nhưng không thấy ai trả lời, - Clarice Starling nói. - Tôi đang tìm gia đình của bà Lippman, ông có thể giúp tôi không?
- Họ không còn ở đây nữa - Gumb trả lời và đóng cửa lại - Hắn vừa xoay lưng bỏ đi thì có tiếng gõ cửa nữa, lần này mạnh hơn.
Hắn lại hé cửa.
Người thiếu nữ trình cho hắn một tấm thẻ qua khe hở. Hắn đọc được Cơ Quan Điều Tra Liên Bang.
- Xin ông thứ lỗi, chúng tôi đang tìm cách liên lạc với gia đình Lippman. Tôi biết trước đây bà ta đã ở tại ngôi nhà này. Tôi xin ông hãy giúp chúng tôi.
- Bà Lippman đã chết từ lâu rồi. Theo tôi được biết, bà ta không hề có thân nhân gì hết.
- Vậy thì một chưởng khế hoặc một kế toán? Một người nào đó có tiếp cận với các sổ sách của bà ta? Thế ông có biết bà Lippman không?
- Biết sơ thôi, nhưng cô thật sự muốn gì ở bà ta?
- Tôi điều tra về cái chết của Fredrica Bimmel. Nhưng xin ông cho biết ông là ai?
- Jack Gordon.
- Ông có quen biết Fredrica Bimmel khi cô này còn làm việc cho bà Lippman không?
- Không, có phải một cô gái hơi to không? Có thể tôi có gặp cô ta nhưng không chắc lắm. Tôi không muốn tỏ ra vô lễ... nhưng tôi đang ngủ... Bà Lippman có một viên chưởng khế, tôi có tấm danh thiếp của ông ta ở đâu đây, để tôi xem coi có tìm được không. Cô có muốn vào không? Trời lạnh quá và con mèo tôi sẽ đến chường mặt trong giây lát. Nó sẽ chuồn mất trước khi tôi kịp bắt được nó.
Hắn bước về cái bàn ở cuối bếp, kéo một bức rèm qua và lục trong vài ngăn tủ. Clarice bước vào trong phòng và lấy cuốn sổ tay ra.
- Câu chuyện khủng khiếp đó. Tôi vẫn run mỗi khi nghĩ đến nó. Tôi hy vọng là người ta sẽ mau chóng bắt được tên hung thủ đó chứ.
- Chúng tôi đang nỗ lực đây. Thế ông đã mua lại ngôi nhà này sau khi bà Lippman chết phải không?
- Đúng vậy. - Gumb xoay lưng lại với Clarice và thò tay vào trong một ngăn tủ và quơ lung tung trong đó.
- Vậy ở đây còn giấy tờ gì không? Sổ sách gì đó?
- Không, không còn gì cả. Thế FBI có đầu mối nào chưa? Người ta nói đám cảnh sát ở đây không biết gì cả. Thế các người có một mô tả nào không, các dấu tay chẳng hạn?
Con nhân sư đầu lâu từ từ bò ra khỏi chiếc áo ngủ của hắn. Nó dừng lại ngay giữa lưng, gần vị trí của trái tim, sẵn sàng cất cánh bay đi.
Clarice bỏ cuốn sổ tay vào trong túi xách.
Gumb, cám ơn Trời, áo vét mình không có cài nút. Một lý do nào đó để đi ra ngoài, tìm một điện thoại. Không được, hắn biết mình là dân FBI, nếu mình bỏ đi ngay lúc này, hắn sẽ giết chết cô ta ngay. Phải tóm cổ hắn mới được. Điện thoại của hắn. Mình không thấy đâu cả, phải hỏi hắn thôi. Phải thiết lập sự liên kết và tóm cổ hắn thôi. Phải làm cho hắn té, ấn mặt hắn xuống đất trong khi chờ đợi cảnh sát. Đúng vậy, cứ làm đi. Hắn xoay lại kìa.
- Đây số điện thoại của ông ta đây. - Hắn chìa tấm danh thiếp ra.
Có lấy không?
- Hay lắm, cám ơn ông, ông Gordon. Ông vui lòng cho tôi gọi điện thoại được không?
Ngay lúc hắn để tấm danh thiếp xuống bàn, con bướm bay đi. Nó bay ngang qua đầu của hắn và đậu trên cái kệ cạnh bồn rửa.
Hắn nhìn thấy con bướm. Khi hắn thấy Clarice không nhìn con bướm mà mắt cô ta nhìn hắn chăm chăm, hắn hiểu ngay. Ánh mắt của họ cắt ngang nhau.
Gumb nghiêng đầu qua một bên và mỉm cười.
- Tôi có một máy điện thoại không dây trong nhà bếp. Để tôi đi lấy cho cô.
Không được! Hãy ra tay ngay đi. Trong nháy mắt, cô đã rút súng ra bằng một cử chỉ nhanh như chớp mà cô đã tập dượt không biết đến mấy ngàn lần và chỉa ngay ngực hắn.
- Không được cử động.
Hắn trề môi.
- Bây giờ hãy đưa tay lên, và từ từ thôi.
Phải đưa hắn ra ngoài đi và dùng cái bàn để ngăn giữa hai người. Một khi ra đến đường lộ, bắt hắn nằm dài xuống đất và hãy kêu cầu cứu.
- Gumb... Ông đã bị bắt. Ông hãy bước từ từ ra cửa đi.
Thay vì tuân theo, hắn bước ra khỏi căn phòng. Nếu hắn giả bộ thọc tay vào trong túi hay lấy một cái gì đó ở sau lưng hắn, nếu Clarice thấy một khẩu súng chẳng hạn, cô đã có thể bắn rồi. Nhưng hắn chỉ bình thản bước ra khỏi căn phòng mà thôi.
Cô nghe hắn chạy xuống cầu thang, cô vòng qua cái bàn để phóng theo sau. Ngay trên đầu cầu thang, không thấy ai hết, cầu thang được bật đèn sáng trưng. Một cái bẫy đây. Trong cầu thang, cô sẽ là một cái bia lý tưởng.
Từ trong giếng vang lên một tiếng la yếu như thể một tờ giấy bị xé đôi.
Cô không thích cầu thang, thật sự không thích chút nào hết, Clarice Starling mày hãy khẩn trương đi, hoặc là mày đi hoặc là không, đơn giản thế thôi.
Catherine Martin hét nữa, hắn đang giết cô ta đó và Clarice bước xuống, một tay trên thành cầu thang, khẩu súng chỉa thẳng về phía dưới: khẩu súng dịch chuyển theo đầu cô trong khi cô cố nhìn về hướng hai cánh cửa đối mặt nhau ngay dưới dó.
Đèn sáng rực ở phía dưới này, cô không thể nào đi vào một cánh cửa mà xoay lưng lại với cái kia. Mày cứ đi đi, mau lên, về bên trái, nơi có tiếng la. Tại tầng hầm, tránh xa ngay khung cửa, hai mắt cô mở to hơn bao giờ hết. Chỗ núp duy nhất là thành giếng: cô đi men theo bức tường, hai tay đưa thẳng ra phía trước cầm chắc khẩu súng, một ngón ghì cò, cô đi vòng qua thành giếng, không có ai hết.
Một tiếng la vang lên từ miệng giếng, và cả... một tiếng chó sủa. Cô bước lại gần, mắt không rời cánh cửa, cô liền liếc nhanh xuống cái lỗ. Cô nhìn thấy cô gái, ngước mắt lên trở lại, rồi nhìn xuống một lần nữa và nói những gì cô học được để làm yên lòng một con tin.
- FBI đây, cô được cứu rồi.
- Cứu à! MẸ KIẾP! Hắn có súng trường đấy. Hãy đưa tôi ra khỏi đây. HÃY ĐƯA TÔI RA KHỎI ĐÂY.
- Catherine ơi, mọi việc đều ổn rồi. Cô im đi. Cô có biết hắn đang ở đâu không?
- HÃY ĐƯA TÔI RA KHỎI ĐÂY. TÔI KHÔNG CẦN BIẾT HẮN ĐANG Ở ĐÂU. HÃY ĐƯA TÔI RA KHỎI ĐÂY.
- Tôi sẽ đưa cô ra khỏi đó. Cô im đi. Hãy giúp tôi. Cô im đi để tôi có thể nghe được. Cô cũng nên làm cho con chó im đi.
Cô ngồi xổm đằng sau thành giếng, nhìn về cánh cửa, tim đập như trống canh. Không thể bỏ một mình Catherine Martin ở lại một mình để đi tìm tiếp cứu trong khi cô không biết tên Gumb đang ở đâu. Cô bước trở lại cánh cửa, núp phía sau khung. Cô thấy chân cầu thang và xa hơn một chút một phần của cái xưởng.
Hoặc cô phải tìm tên Gumb, hoặc cô phải chắc là hắn đã trốn rồi, hoặc cô đưa Catherine Martin ra khỏi đó, cô không còn sự lựa chọn nào khác.
Cô xoay đầu lại, nhìn quanh nơi này.
- Catherine, Catherine, ở đây có cái thang nào không?
- Tôi không biết nữa. Tôi thức dậy thì đã thấy ở dưới này rồi. Hắn thả cái xô xuống đây bằng sợi dây.
Có một cái tời nhỏ được gắn trên một cây đà, nhưng trên đó không có dây.
- Catherine, tôi phải tìm một cái gì để đưa cô ra khỏi đó. Cô bước đi được không?
- Được, nhưng đừng bỏ tôi một mình.
- Tôi phải ra khỏi căn phòng này, chỉ một phút thôi.
- Đồ khốn, cô không được bỏ tôi một mình dưới cái lỗ này, nếu không mẹ tôi sẽ làm thịt cô đó và...
- Im đi Catherine. Tôi cần sự im lặng. Cô phải im vì lợi ích của cô đấy, hiểu không? - Một lát sau Clarice nói lớn hơn - Mấy người khác sẽ đến đây trong chốc lát thôi, vì thế cô phải im đi. Người ta sẽ đưa cô ra khỏi đó.
Phải có một sợi dây, nhưng ở đâu mới được? Phải đi tìm thôi.
Bằng một cái phóng người, cô đến được khung cửa của cái xưởng, các cánh cửa là điều tệ hại nhất, và không ngừng di chuyển dọc theo vách tường cho đến khi cô nhìn thấy toàn bộ căn phòng; nhiều thứ quen thuộc lắc lư trong các bể chứa nhưng cô không có thời giờ để tỏ ra ngạc nhiên. Cô hối hả băng ngang cái xưởng, đi lướt qua các bể chứa, bồn rửa và cái lồng: vài con bướm bay trong đó. Cô phớt lờ chúng.
Xa hơn có một hành lang tràn đầy ánh sáng. Cái tủ lạnh đột nhiên khởi động ở sau lưng cô, cô xoay người lại, hơi khum người, mắt quan sát khắp nơi, khẩu súng vẫn lăm lăm trên tay. Hành lang. Người ta chưa dạy cô cách liếc nhìn vào trong một hành lang. Đầu và súng cùng một lúc, nhưng thấp xuống một chút. Hành lang trống không. Ở đầu kia, một căn phòng sáng trưng. Phải chạy thật mau để vượt qua cái hành lang này, ngang qua một cánh cửa đóng để tới cánh cửa mở sáng trưng của căn phòng. Tường sơn trắng, sàn bằng gỗ sồi màu vàng. Nhất là không được đứng ngay khung cửa. Phải kiểm tra cho chính xác, đúng là các hình nhân, rằng mỗi hình nhân chỉ là một hình nhân thôi. Rằng mọi cử động trong tấm gương là của chính mày đấy.
Cánh cửa tủ lớn đang mở và trong đó không có gì cả. Ở đầu kia, một cánh cửa nhìn ra một khung tối đen, vẫn còn ở dưới tầng hầm. Không có dây, không có thang ở bất cứ đâu. Bên kia chỉ là bóng tối dày đặc. Cô đóng cánh cửa đó lại, lấy một cái ghế chẹn ngay tay nắm và đẩy một bàn máy may sát vào. Cô đã lên tìm kiếm một cái điện thoại nếu cô có thể biết chắc là hắn không còn hiện diện ở trong phần của tầng hầm này.
Đi trở ra hành lang, cô đứng lại ngay trước cánh cửa bị đóng chặt. Phải đứng đối diện với các bản lề. Phải mở nó ra chỉ bằng một cái đạp thôi. Cánh cửa đập vào trong tường, không có ai ở phía sau. Một buồng tắm cũ. Tại đó một sợi dây, mấy cái móc và một cua roa. Phải kéo Catherine lên hay đi tìm một điện thoại, ở dưới đáy giếng cô ta không sợ bị lạc đạn. Nhưng nếu Clarice chết thì Catherine cũng sẽ chết theo. Chỉ còn cách là đem Catherine theo để tìm điện thoại thôi.
Clarice không muốn ở trong cái buồng tắm này. Hắn có thể xuất hiện bất ngờ và tạt ướt hết người cô. Cô bước ra nhìn hai bên hành lang và trở vào để lấy sợi dây. Có một bồn tắm lớn, chứa gần đầy một thứ thạch cao đỏ và khô cứng. Một bàn tay và cổ tay ló ra ngoài, bàn tay đã khô queo và đen, các móng được sơn đỏ. Ở cổ tay là một cái đồng hồ dễ thương. Clarice nhìn thấy tất cả mọi thứ chỉ với cái liếc mắt, sợi dây, bồn tắm, bàn tay, cái đồng hồ.
Sự cử động khó nhận biết của con côn trùng trên kim gió là hình ảnh cuối cùng mà cô thấy được trước khi đèn bị tắt hết.
Tim đập mạnh đến mức làm cho cô đau cả vùng ngực và hai cánh tay. Bóng tối, choáng váng, cần phải sờ vào một cái gì đó, bờ của bồn tắm. Cái buồng tắm. Phải ra khỏi đây không chậm trễ. Nếu hắn tìm được cánh cửa, hắn có thể tưới căn phòng này mà không có chỗ nào để núp cả. Trời ơi, phải ra khỏi đây. Cúi người xuống và đi ra bậc nghỉ. Không có một ánh sáng nào hết. Không hề có ánh sáng. Chắc hắn đã gỡ cầu chì ra rồi; thế công tơ đặt ở đâu? Nó nằm ở đâu mới được? Gần cầu thang. Lúc nào cũng được đặt gần cầu thang. Như thế thì hắn sẽ đến từ đó và hắn ở giữa Catherine và mình.
Catherine Martin bắt đầu rên rỉ lại.
Chờ ở đây à? Cho đến bao giờ? Có thể hắn đã đi mất rồi? Hắn biết là sẽ không có sự tiếp cứu nào cả. Đúng, hắn biết điều đó. Nhưng rồi đây, người ta sẽ nhận thấy sự mất tích của mình. Đêm nay, các cầu thang đều ở hướng kia, hướng của những tiếng la. Đi thôi.
Cô bước đi, không gây tiếng động, vai chỉ phớt nhẹ vách tường, quá nhẹ để gây tiếng động, một bàn tay đưa ra trước còn khẩu súng thì ở ngang tầm thắt lưng, cô tiến bước trong cái hành lang tối đen. Ngừng lại coi, nghe đi. Lại là cái xưởng. Cô cảm thấy không gian cứ lớn dần. Một căn phòng thật rộng. Ngồi xổm xuống, hai tay đưa thẳng ra trước, nắm chặt khẩu súng. Mày biết khẩu súng hướng về đâu rồi, không cao đến ngang tầm của mắt, xuống một chút nữa. Ngừng lại đi, lắng tai nghe xem. Đầu, thân hình và các tay xoay quanh cùng một lúc như cái tháp. Ngừng lại, nghe xem.
Trong bóng tối dày đặc, tiếng rít của các ống nước sưởi ấm, nước nhỏ từng giọt một.
Một mùi dê đực nồng nặc bay vào mũi cô.
Catherine vẫn cứ rên rỉ.
Gumb với cặp mắt kính hồng ngoại, đang đứng sát vào tường. Không có cơ may nào để cô vập phải hắn, một cái bàn lớn nằm giữa hai người. Hắn rọi khắp người Clarice với cây đèn pin hồng ngoại. Người quá nhỏ để có thể dùng được bất cứ thứ gì. Lúc trong nhà bếp, hắn nhớ lại bộ tóc của cô, một mớ tóc tuyệt đẹp và điều này chỉ mất có một phút mà thôi. Hắn có thể lấy nó ngay nếu hắn muốn. Để nó lên ngay trên cái đầu của hắn. Hắn sẽ cúi người xuống cái giếng và nói “Cúc cu, tôi đây mà!”
Thật buồn cười khi thấy cô ta di chuyển mà cố không gây tiếng động. Cái hông phớt vào bồn rửa, cô bước tới thật chậm, hướng về những tiếng la, khẩu súng chỉa thẳng ra trước. Thật vui khi đuổi bắt cô ta trong một thời gian dài... Hắn chưa bao giờ làm việc này với một vật có vũ khí. Hắn sẽ vô cùng thích thú, nhưng tiếc thay, bây giờ không phải lúc. Tiếc thật!
Một phát ngay mặt. Rất dễ khi chỉ cách chưa đầy ba thước. Ngay tức thì.
Hắn lên cò khẩu Python, cạch-cạch và cái hình bóng đó mờ dần để trở nên mỗi lúc một lớn hơn và xanh lè trước mắt hắn. Khẩu súng rớt khỏi tay của hắn, lưng hắn đập mạnh xuống đất, và thật mạnh bạo, cây đèn pin văng đi và hắn nhìn thấy cái trần. Clarice nằm dài dưới đất, gần như không thấy được gì cả, điếc tai vì hai phát súng, lỗ tai vẫn còn lùng bùng, làm việc thật khẩn trương trong bóng tối trong khi hắn chưa thể nghe được cô. Cô bật văng hai viên đạn ra, đưa ngón tay sờ xem coi chúng văng ra hết chưa và đưa tay xuống thắt lưng để lấy kẹp đạn dự phòng, thay nó mà không cần đụng vào đó, xoay khẩu súng lại và đóng cơ bẩm lại. Cô vừa bắn bốn phát. Hai lần hai phát. Hắn chỉ bắn được có một lần thôi. Cô đã mò thấy các vỏ đạn mà cô đã bắn. Để chúng ở đâu bây giờ? Trong cái túi nhỏ đựng đạn dự phòng. Cô đứng im. Phải di chuyển trước khi hắn có thể nghe được.
Tiếng lên cò một khẩu súng không hề giống với bất cứ loại tiếng nào khác hết. Cô đã bắn ngay khi nghe âm thanh đó, không cần nhìn thấy gì khác hơn là các tia chớp phát ra từ các nòng súng. Cô hy vọng bây giờ hắn sẽ bắn trật hướng vì tia chớp sẽ giúp cho cô có thể nhắm được. Giờ cô bắt đầu nghe được rồi dù các lỗ tai vẫn bị ù.
Nhưng tiếng gì đó? Giống tiếng rít quá vậy? Có phải một ấm nước đang sôi không, nhưng không liên tục. Mà cái gì thế nhỉ? Giống như hơi thở quá. Có phải là mình không? Đúng là hơi thở rồi. Đây là tiếng của một vết thương ở ngực. Mình đã bắn trúng ngay ngực hắn rồi. Hắn đã học cách bít vết thương ngực lại, để một cái gì lên đó để không cho không khí lọt qua được, một tấm vải dầu hoặc một túi nylon, rồi buộc thật chặt. Tiếp đến thở lại cho đầy buồng phổi. Như thế đấy, cô đã bắn trúng ngực hắn. Bây giờ làm cái gì đây? Chờ đợi sao?
Phải để cho hắn mất máu và ngất đi mới được.
Gò má cô rát quá, Clarice không dám sờ tay vào. Nếu cô đã bị thương, cô không được mó tay vào đó.
Tiếng rên rỉ lại phát ra từ trong giếng. Catherine khóc, và nói lảm nhảm cái gì đó. Clarice phải chờ thôi. Cô không dám lên tiếng trả lời cho cô ta. Cô không thể cử động và nói chuyện được.
Ánh sáng vô hình của Gumb chiếu sáng trần nhà. Hắn cố gắng dịch chuyển, nhưng không được và hắn cũng không thể cử động được cái đầu của mình. Một con Actias luna lớn của Mã Lai bay gần đụng trần, thấy ánh đèn hồng ngoại, liền bay vòng vòng trở xuống theo chùm tia sáng. Chỉ một mình Gumb thấy nó đập cánh.
Và còn tiếng hút vào. Clarice nghe giọng nói ghê sợ của Gumb, tiếng thở hắt trong đêm tối.
- Cô cảm thấy... thế nào… khi... biết mình... đẹp như thế?
Và thêm một âm thanh khác nữa. Tiếng òng ọc, một hơi thở hắt và tiếng rít ngưng lại.
Clarice cũng biết rõ âm thanh đó. Một hôm, cô đã nghe âm thanh này trong bệnh viện, lúc cha cô chết.
Cô lấy tay mò cạnh bàn và đứng lên. Mò mẫm, cô bước theo tiếng động của Catherine, tìm thấy các bậc thang và bước lên trong bóng tối.
Có một cây đèn cầy trong ngăn tủ trong nhà bếp. Đốt nó lên, cô tìm được công tơ điện ở gần cầu thang và vẫn giật mình khi cô bật đèn sáng trở lại. Để tắt được công tơ, hắn phải rời khỏi tầng hầm bằng một ngã khác và trở xuống ở phía sau lưng cô.
Clarice phải kiểm tra lại cho chắc là hắn đã chết rồi. Cô nhắm mắt lại cho quen với ánh sáng trước khi trở xuống cái xưởng. Cô nhìn thấy đôi chân trần lòi ra dưới cái bàn thợ. Cô không rời mắt khỏi bàn tay để gần khẩu Python trước khi đá nó văng ra xa. Hắn mở mắt trao tráo - nằm trên một vũng máu dày đặc, hắn đã chết vì một viên đạn bắn xuyên thủng ngực bên phải. Clarice nhìn qua chỗ khác. Hắn chắc thế nào cũng mặc vài thứ có trong tủ quần áo.
Cô bước lại bồn rửa, để khẩu Magnum xuống cái giá để ráo nước, rửa hai bàn tay của mình với nước lạnh, rồi lau đến cái mặt với bàn tay ướt. Không có máu. Cô phải đi vòng qua cái xác để lấy khẩu Python.
Đến ngay miệng giếng, cô nói:
- Catherine, hắn đã chết rồi. Hắn không thể nào hại cô được nữa. Tôi đi lên gọi điện thoại đây...
- Không! HÃY ĐƯA TÔI RA KHỎI ĐÂY! HÃY ĐƯA TÔI RA KHỎI ĐÂY!
- Cô nghe đây, hắn đã chết thật rồi. Súng của hắn đây này. Cô có nhớ không? Bây giờ tôi đi gọi cảnh sát và lính cứu hỏa. Tôi sợ không thể đưa cô ra khỏi đây mà không làm cho cô té xuống lại.
Đám phóng viên đến ngay sau lính cứu hỏa và trước cả cảnh sát Belvedere. Viên đại úy, quá phẫn nộ vì các đèn chiếu, đuổi hết đám phóng viên lên trên và ra khỏi căn hầm mà ông cho đặt một giàn giáo để đưa Martin lên khỏi giếng, vì ông không tin tưởng vào cái tời được gắn trên dầm nhà của Gumb. Một người lính cứu hỏa xuống dưới giếng và đeo một đai nịt cứu hộ cho Catherine. Cô trồi lên, con chó ôm trong tay và muốn giữ nó ngay khi cô được đưa vào xe cứu thương.
Tại bệnh viện, người ta không cho con chó vào. Một người lính cứu hỏa được lệnh đưa nó đến Cơ quan bảo vệ súc vật, nhưng anh ta lại thích đem nó về nhà mình.
3
Tại phi trường Washington, ngay giữa đêm khuya, có khoảng năm mươi người đang chờ đợi chuyến bay từ Colombus đến. Phần lớn họ đến đón thân nhân của mình và đều tỏ vẻ mệt mỏi và quạu quọ, vạt áo bỏ ra ngoài quần hết phân nửa.
Ardelia Mapp bỏ thời giờ ngắm cho kỹ Clarice khi cô bước xuống phi cơ. Vẻ mặt cô thật uể oải với hai quầng thâm dưới mắt. Vài điểm thuốc súng còn dính lại trên gò má. Clarice nhìn thấy cô bạn mình và chạy đến ôm chầm lấy.
- Thế nào cô bạn già, - Ardelia hỏi, - mày có hành lý không.
Clarice lắc đầu phủ nhận.
- Thôi chúng ta đi chứ, Jeff đang chờ đấy.
Và cả Jack Crawford cũng đang chờ, chiếc xe của ông đậu phía sau chiếc xe tải con. Đêm vừa qua ông đã ở nhà của gia đình Bella.
- Tôi... cô có tưởng tượng được những gì cô đã làm không? Một kỳ tích đấy cô bé. - Ông sờ vào gò má Clarice. - Cái gì thế này?
- Thuốc súng ấy mà. Bác sĩ nói nó sẽ tự động biến mất trong hai ba ngày nữa... tốt hơn hết không nên cố chùi sạch nó.
Crawford ôm cô vào trong vòng tay của mình, chỉ một khắc thôi, rồi đẩy ra và hôn lên trán cô.
- Cô có tưởng tượng được không chứ? - ông lặp lại. - Cô hãy về trường đi, ngủ một giấc cho thật đã. Về ngủ đi, ngày mai chúng ta sẽ nói chuyện sau.
Chiếc xe tải con mới này thật tiện nghi, được thiết kế để thực hiện những cuộc canh chừng lâu dài. Clarice và Ardelia lên ngồi ở phía sau thùng xe.
Vì không có Jack Crawford trên xe, nên Jeff lái thật nhanh. Anh ta về đến Quantico trong một thời gian kỷ lục.
Clarice nhắm mắt lại. Sau ba cây số, Ardelia khều vào đầu gối cô: cô vừa khui hai chai Coca nhỏ, đưa cho Clarice một chai và lấy một chai rượu Jack Daniels nửa lít từ trong túi xách.
Họ uống một hơi dài Coca rồi đổ rượu Whisky thế vào chỗ đó. Họ dùng ngón cái để bít miệng chai lại rồi lắc thật mạnh.
- Aaaà - Clarice thốt lên sau khi uống một ngụm nước pha này.
- Mấy cô đừng làm đổ trong xe cho tôi nhờ. - Jeff nói.
- Anh không phải lo - Ardelia đáp lại. Rồi nói nhỏ cho một mình Clarice nghe. - Tao muốn mày thấy cái mặt của anh chàng Jeff này trong lúc chờ tao trước cửa hàng bán rượu. Tao bảo đảm với mày là anh ta lúng túng vô cùng.
Rượu Whisky bắt đầu tác động vào Ardelia thư giãn phần nào, cô hỏi:
- Chuyện mày đến đâu rồi Clarice?
- Tao cũng không biết nữa, Ardelia.
- Mày có phải trở lại đó không?
- Có thể một ngày nào đó trong tuần tới nhưng tao hy vọng là không. Viên công tố ở Colombus có nói chuyện với cảnh sát ở Belvedere. Tao phải khai đủ mọi thứ.
- Tao có vài tin mừng cho mày đây. Hồi tối này bà Thượng nghị sĩ Martin có gọi điện từ Bệnh viện Bethesda, mày có biết là người ta đã đưa Catherine về New York không? Về mặt thể chất, cô ta ổn rồi. Hắn đã không động gì đến cô ta hết. Còn về mặt tinh thần, họ chưa biết như thế nào: cô ta vẫn đang được theo dõi. Mày không có gì phải lo về phía trường học. Crawford và Brigham có gọi điện cho tao. Krendler vừa xin rút hồ sơ của ông ta lại. Cơ chế vận hành của những người đó thật hết ý, thật hoàn hảo thay vào chỗ trái tim, mày biết mà. Clarice à, mày đừng nghĩ rằng mày có thể ngủ yên trên chiến thắng nghe không. Chỉ đơn giản là thay vì ngày vào lúc tám giờ sáng mai mày phải thi về các thủ tục khám xét nhà, thì mày được dời nó lại vào sáng thứ ba với môn thể dục. Như thế mình có nguyên một cuối tuần để ôn lại bài.
Về gần đến Quantico, chai rượu nửa lít đã cạn, họ bỏ cái vỏ chai vào trong một thùng rác tại bãi đậu xe.
- Có cái anh chàng Pilcher, Tiến sĩ Pilcher của Viện Smithsonian có gọi điện ba lần. Anh ta bắt tao hứa là phải báo cáo lại cho mày biết.
- Anh ta không phải là tiến sĩ.
- Mày nghĩ là có một chút kết quả nào không?
- Có thể lắm, tao cũng chưa biết nữa.
- Anh ta có vẻ vui tính. Tao quyết định tính khôi hài là một đức tính cần thiết của người đàn ông, ý tao muốn nói là không kể đến tiền bạc và vốn kiên nhẫn của chính mày.
- Đúng và cả phép xã giao nữa. Mày không được quên điều này Ardelia.
- Không sai, và mấy thằng con hoang đó phải hiểu thế nào là trung thực.
Clarice đi như người chết rồi từ vòi sen lên giường ngủ.
Ardelia đọc sách trong lúc chờ cho hơi thở của người bạn mình trở nên đều hơn để tắt đèn. Clarice giật mình trong giấc ngủ và cơ mặt giật mạnh một cái, khiến cô mở mắt thức dậy.
Cái cảm tưởng về căn phòng trống trơn đánh thức Ardelia vào lúc hừng sáng. Cô bật đèn lên: Clarice không có trong giường. Hai túi quần áo dơ cũng biến mất, cô biết phải tìm Clarice ở đâu.
Trong hầm giặt ấm áp, Clarice ngủ gật, tựa người vào cái máy giặt đang rung rung, trong mùi thuốc tẩy và thuốc làm mềm quần áo. Clarice thích môn tâm lý học hơn trong khi Ardelia thì nghiêng về môn luật và chính cô này mới hiểu rằng cái máy này mới giống một trái tim khổng lồ đang đập và tiếng rì rào của nước gợi nhắc lại âm thanh mà một bào thai có thể nghe được, và đó cũng là kỷ niệm cuối cùng của hòa bình.


--------------------
Mùa nào cũng buồn ...
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Đông Nhi
post Jan 4 2016, 03:21 PM
Post #20


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 2,835
Joined: 9-October 09
Member No.: 5,482
Country




Sự im lặng của bầy Cừu


Thomas Harris


Chương cuối:


Jack Crawford thức dậy rất sớm trên chiếc đi văng của phòng làm việc của mình và nghe tiếng ngáy của những thành viên gia đình bên vợ ông. Trước khi sức nặng của những công việc thường nhật đè nặng lên vai mình, trong cái khoảnh khắc tự do nhỏ nhoi này, ông nhớ lại, không phải về cái chết của Bella, mà những lời nói cuối cùng của bà với ánh mắt trong suốt và bình thản “Chuyên gì đang xảy ra ngoài sân vậy?”
Ông cầm cái muỗng dùng múc hạt của Bella, và trong chiếc áo ngủ, ông bước ra cho chim ăn, đúng với những gì ông đã hứa với bà. Để lại mẩu tin nhắn cho gia đình bên vợ, ông âm thầm rời khỏi ngôi nhà trước khi mặt trời mọc. Từ trước đến giờ, ít nhiều gì ông cũng tỏ ra hòa thuận với cha mẹ của Bella, và sự hiện diện của họ đã khử trừ được sự im lặng của ngôi nhà này, nhưng ông lại cảm thấy vui khi được ẩn náu tại Quantico.
Ông lướt đọc các bản tin đến trong lúc đêm qua và chờ số báo đầu tiên của buổi sáng thì Clarice đến tì mũi vào cửa kính văn phòng ông. Ông dẹp bớt một ít hồ sơ để làm chỗ cho cô ngồi và cả hai ngồi im lặng theo dõi tin trên tivi. À đây rồi!
Quang cảnh bên ngoài ngôi nhà của tên Gumb với cái cửa hàng trống không và các cửa sổ được sơn trắng tinh, có song sắt che chắn. Clarice khó lòng mà nhận ra được.
Cái tháp của nỗi kinh hoàng, người phát thanh viên gọi như thế.
Những hình ảnh quá tương phản, rung rung, của cái giếng và tầng hầm đổi qua các máy ghi hình của dân truyền hình và những người lính cứu hỏa đang tức giận xua đuổi những người quay phim. Các con bướm đêm, tức giận vì các đèn chiếu, sà xuống họ, một con bướm đêm rớt xuống đất, nằm ngửa, hai cánh đập mạnh trong cái co giật cuối cùng.
Catherine Martin từ chối nằm lên cáng và bước ra xe cứu thương, người cô được trùm lên một áo vét cảnh sát, cái mõm con chó lòi ra khỏi ve áo.
Một cảnh nhìn ngang của Clarice, đầu cúi xuống, tay thọc trong túi quần, phóng thật nhanh đến chiếc xe.
Phim này được cắt nối lại để loại bỏ những hình ảnh của những dụng cụ chết chóc. Tại nơi sâu thẳm nhất của tầng hầm, các máy quay phim chỉ cho thấy các tầng nấc khác nhau, được rắc vôi trắng xóa, những căn phòng mà Gumb thực hiện các tác phẩm của hắn. Cho đến lúc này, người ta đã tìm được sáu cái xác.
Crawford nghe Clarice khịt mũi đến hai lần. Bản tin bị quảng cáo làm gián đoạn.
- Chào cô Starling.
- Xin chào ông.
- Ông chưởng lý ở Colombus có gởi bản fax lời khai của cô hồi đêm qua. Cô phải ký vào hai bản để gửi trả về cho ông ta… Như vậy, cô có đến nhà của Fredrica Bimmel để gặp Stacy Hubka, và từ đó hỏi cung bà Bourdine tại cửa hàng mà Bimmel làm việc, tiệm Thời Trang Richard, và bà Bourdine đã cung cấp cho cô địa chỉ nhà cũ của bà Lippman.
Clarice gật đầu.
- Stacy Hubka có đến đó đôi ba lần để tìm Fredrica nhưng chính người bạn trai cô ta lái xe và những chỉ dẫn của cô ta quá mơ hồ. Bà Bourdine có địa chỉ chính xác.
- Bà Bourdine không có nói với cô là có một người đàn ông trong nhà bà Lippman sao?
- Không.
Bản tin lại tiếp tục. Bệnh viện Hải quân Bethesda. Khuôn mặt của bà Thượng nghị sĩ Martin, được quay qua khung cửa kính xe limuzin.
- Đêm qua Catherine rất tỉnh táo. Nó đã ngủ rất sâu vì được uống thuốc an thần. Chúng tôi rất mừng là mọi việc đã kết thúc. Không, như tôi đã nói, nó chỉ bị choáng mà thôi nhưng rất sáng suốt. Nó chỉ bị bầm vài nơi và có một ngón tay bị gãy. Nó cũng bị mất nước. Cám ơn.
Bà ta vỗ vai người tài xế.
- Cám ơn, không, đêm qua nó có nói với tôi về con chó, nhưng tôi cũng chưa biết sẽ phải làm gì, vì chúng tôi đã có hai con rồi.
Phim được kết thúc bằng một lời khai không đáng quan tâm của một chuyên gia về stress, đã khám Catherine sau đó.
Crawford tắt máy.
- Cô thấy chương trình này như thế nào, Clarice?
- Tôi cảm thấy như bàng hoàng, ông thì không à?
Crawford gật đầu và nói tiếp ngay:
- Bà Thượng nghị sĩ Martin có gọi tôi hồi đêm qua. Bà ta muốn gặp cô. Và Catherine cũng thế, ngay khi cô ta có thể đi được.
- Tôi vẫn ở đây mà.
- Và cả Krendler nữa, ông ta muốn đến đây. Ông ta đã xin rút lại hồ sơ rồi.
- Nhưng nghĩ kỹ lại, tôi không có mặt ở đây.
- Một lời khuyên nhé, Clarice. Hãy tiếp bà Thượng nghị sĩ đi. Hãy để cho bà ta bày tỏ lòng biết ơn của bà ta đi, hãy để cho bà ta ghi điểm với cô. Lòng biết ơn có mạng sống ngắn ngủi lắm. Một ngày nào đó cô có thể cần đến bà ta, theo cách cô hành động như bây giờ.
- Ardelia cũng nói thế với tôi.
- Mapp, cô bạn chung phòng với cô đó phải không? Ông giám đốc có nói với tôi là đã quyết định cho cô thi vào sáng thứ ba. Có vẻ như cô ta chỉ thua có một điểm rưỡi người đối thủ tầm cỡ Stringfellow của cô ta thì phải.
- Để trở thành thủ khoa của khóa học à?
- Nhưng anh chàng Stringfellow đó ghê gớm lắm đấy. Anh ta nói cô ta sẽ không đứng đầu mãi lớp học được đâu.
- Như thế anh ta phải đấu tranh thôi.
Trong sự rối ren trên bàn làm việc của Crawford, có hình con gà mái bằng giấy mà Lecter đã làm. Crawford ấn lên cái đuôi và con gà bắt đầu mổ.
- Chính Lecter mới là người chiến thắng, ông ta đang đứng đầu danh sách của những người bị truy nã gắt gao nhất cả nước. Nhưng người ta sẽ không bắt được ông ta đâu, trong một thời gian dài. Cô nên đề phòng mới được.
Clarice gật đầu.
- Hiện giờ ông ta có rất nhiều việc phải làm. Đến khi ông ta rảnh rỗi đôi chút, ông ta sẽ bắt đầu vui đùa đây. Phải nói điều này: cô phải biết là ông ta sẽ đối xử với cô giống như tất cả những người khác.
- Tôi cho rằng ông ta không bao giờ giăng bẫy với tôi, đó là một điều khốn nạn, vả lại tôi sẽ không còn phải trả lời các câu hỏi của ông ta nữa. Nhưng, nếu trước mắt ông, tôi không còn lợi ích nào nữa thì ông ta đã làm rồi.
- Cô ráng giữ các thói quen tốt của mình, đó là những gì tôi muốn nói với cô. Mỗi khi cô phải ra ngoài, nhớ trình thẻ cho quầy tiếp tân, mọi thông tin liên quan đến những dịch chuyển của cô sẽ được thông báo cho bất cứ người nào không được xác minh. Tôi sẽ đặt máy điện thoại của cô vào hệ thống nghe lén, nếu điều này không làm cho cô bực mình. Điều này sẽ được bảo mật.
- Tôi sẽ không làm gì để ông ta đến tìm tôi.
- Nhưng cô có nghe những gì tôi vừa nói không?
- Thưa có, tôi nghe rõ rồi.
- Cô hãy cầm các lời khai và đọc lại cho kỹ đi. Cô có thể thêm bớt gì tùy thích. Khi nào cô xong, chúng tôi sẽ chứng thực chữ ký của cô. Tôi rất hãnh diện về cô đấy, Clarice. Cả Brigham và luôn cả ông giám đốc.
Crawford tiễn cô ra đến cửa. Cô để ông lại một mình ở phía sau để bước đi trong cái hành lang trống vắng. Ông cố nói theo:
- Clarice ơi, cha cô đang ngắm nhìn cô đấy.
2
Các phương tiện truyền thông đại chúng quan tâm đến Jame Gumb suốt nhiều tuần liền. Các phóng viên báo chí tái lập lại cuộc đời của hắn, bằng cách truy lục vào kho lưu trữ của quận Scramento:
Mẹ của hắn đã mang thai được một tháng khi bà thất bại trong việc tranh Hoa hậu Scramento vào năm 1948. Cái tên “Jame” trong giấy khai sinh của hắn có vẻ như là một nhầm lẫn của nhân viên hộ tịch mà không người nào chịu chỉnh sửa lại.
Biết mình không thể nào trở thành tài tử điện ảnh được, mẹ hắn ta chìm trong rượu:
Hai tuổi, hắn được giao cho một gia đình làm con nuôi.
Hai tạp chí tâm lý học kết luận rằng tuổi ấu thơ đó cắt nghĩa cho hành động giết chết phụ nữ trong căn hầm của hắn, để lột da họ. Các từ điên và độc ác không hề xuất hiện trong các bài báo đó.
Cuốn phim thi hoa hậu mà Jame Gumb thường xem cho thấy bà mẹ thật sự của hắn, nhưng người phụ nữ trong cảnh tại hồ bơi lại là một người xa lạ, như việc kiểm chứng bằng số đó cho thấy.
Gumb được mười tuổi khi ông bà ngoại kéo hắn ra khỏi gia đình cha mẹ nuôi, và hắn đã giết chết hai người này hai năm sau đó.
Trong thời gian ở trong dưỡng trí viện, hắn học được nghề may mà hắn thật sự có một năng khiếu nhất định.
Cuộc đời nghề nghiệp của hắn có nhiều chỗ khuyết. Các phóng viên khám phá được ít nhất hai nhà hàng mà hắn làm công việc kế toán, và tiếp đến hắn làm đây đó cho công nghiệp may mặc. Bất chấp những gì Benjamin Raspail đã nói, người ta không thể chứng minh là vào thời đó hắn đã bắt đầu giết người.
Hắn làm nhân viên bán hàng trong cửa hàng làm các món trang sức bằng bươm bướm, khi hắn làm quen với Raspail và sống một thời gian với người nhạc sĩ này. Đến lúc đó hắn bắt đầu đam mê loài bướm ngày và đêm, và cả thời gian biến hóa của chúng nữa.
Khi Raspail chia tay với hắn, hắn giết chết người tình mới của Raspail, cắt đầu và lột đi một phần da.
Một thời gian lâu sau đó, hắn gặp lại Raspail ở vùng ven biển Đông. Raspail giới thiệu hắn với Bác sĩ Lecter.
Việc này được chứng minh trong tuần lễ sau cái chết của Gumb, khi FBI tịch thu được từ gia đình Raspail những cuộn băng cát sét những buổi chữa trị của Bác sĩ Lecter.
Nhiều năm trước, khi người ta bắt đầu giam giữ Bác sĩ Lecter, tòa án đã giao trả lại các cuộn băng những buổi chữa trị cho các nạn nhân, và họ đã tiêu hủy chúng. Ngoại trừ gia đình cà khịa của Raspail đã giữ chúng lại với hy vọng có thể sử dụng được chúng để thưa kiện về cái di chúc. Vì những cuốn băng đầu tiên chỉ chứa đựng toàn những kỷ niệm mơ hồ của thời học sinh, nên họ không quan tâm nữa. Sau những bài phóng sự về Jame Gumb, họ nghe phần còn lại và gọi điện cho Everett Yow để hăm dọa ông này là họ sẽ dùng những cuộn băng này để xin hủy bỏ tờ di chúc. Viên luật sư này gọi điện cho Clarice Starling.
Trong tất cả những cuốn băng này, có cái của lần chữa trị cuối cùng mà trong thời điểm đó Lecter đã giết chết Raspail. Cô cũng biết được Raspail đã kể khá nhiều về Jame Gumb.
Bác sĩ Lecter đã khám phá được việc Gumb rất si mê loài bướm đêm, và trước kia hắn đã lột da người, hắn đã giết chết Klaus, hắn có làm việc cho một cửa hàng bán đồ bằng da tại Calumet City có tên là “Ông Da”, và hắn làm tiền một phụ nữ già ở Belvedere chuyên may phần lót của hiệu may này. Một ngày nào đó hắn sẽ đoạt hết tiền của bà này thôi, Raspail đã tiên đoán như thế.
- Khi Lecter biết được nạn nhân thứ nhất là dân của thành phố Belvedere và cô ta đã bị lột da, ông đã hiểu ngay chính hắn là thủ phạm, - Crawford nói với Clarice trong khi họ đang nghe lại các cuốn băng cát sét. - Nếu Chilton không chõ mũi vào thì ông ta đã giao Gumb cho chúng ta rồi và làm ra vẻ mình là một thiên tài.
- Ông ta đã gợi ý cho tôi biết, bằng một mảnh giấy được kẹp trong hồ sơ, rằng việc lựa chọn các nơi phạm tội là do ngẫu hứng. Và tại Memphis, ông ta có hỏi tôi có biết may không. Thế ông ta làm vậy với mục đích gì?
- Ông ta chỉ muốn đùa thôi. Bác sĩ Lecter đã thích đùa giỡn từ rất lâu rồi.
Người ta không bao giờ tìm lại được các cuốn băng của Jame Gumb và các hoạt động của hắn trong những năm tiếp theo sau cái chết của Raspail được tái hiện lại, từng đoạn một, từ những lá thư kinh doanh, hóa đơn đổ xăng và những thông tin được dân buôn bán cung cấp.
Khi bà Lippman qua đời trong một chuyến đi đến Florida với Gumb, hắn thừa hưởng tất cả: cả ngôi nhà cũ kỹ với cái cửa hàng trống trơn, và nhất là tầng hầm mênh mông, cộng thêm một số tiền kha khá. Hắn nghỉ làm tại cửa hàng “Ông Da” nhưng vẫn giữ trong một thời gian khá lâu một căn hộ tại Calumet City và dùng cái địa chỉ thương mại để nhận lãnh các kiện hàng dưới cái tên John Grant. Hắn giữ liên lạc với các khách hàng ưa thích và tiếp tục đi thăm viếng các cửa hàng trong vùng như lúc hắn còn làm việc cho cửa hiệu “Ông Da”, lấy số đo cho những bộ quần áo mà hắn may tại Belvedere. Chính trong những chuyến đi như thế mà hắn lựa chọn được các nạn nhân của hắn và vứt bỏ xác của họ, chiếc xe tải con chạy liên tục hàng nhiều giờ trên xa lộ và quần áo bằng da treo lủng lẳng ở thùng sau xe, trong một cái túi bằng cao su chứa đựng một cái xác.
Tầng hầm tạo cho hắn một sự tự do tuyệt vời. Nhiều gian phòng để đùa giỡn và nhiều phòng để làm việc. Trước tiên, là để chơi thôi, truy đuổi những người phụ nữ trần truồng trong cái mê cung tối đen, tạo những tác phẩm vui nhộn trong những hầm sâu nhất mà hắn đã đóng kín lại, chỉ mở cửa để rắc thêm một ít vôi sống mà thôi.
Fredrica Bimmel khởi sự giúp đỡ cho bà Lippman khoảng một năm trước khi bà này chết. Cũng vì đến đây để xin việc làm mà cô ta làm quen với Jame Gumb, Fredrica không phải là nạn nhân đầu tiên của hắn, nhưng là người đầu tiên mà hắn giết để lột da.
Người ta tìm thấy các lá thư của Fredrica Bimmel gửi cho Gumb trong ngôi nhà của tên này.
Clarice khó nhọc lắm mới đọc hết các bức thư đó được, vì chúng chứa đựng quá nhiều hy vọng và một khao khát tình yêu ghê rợn; và cũng vì các dấu hiệu cảm xúc của Gumb mà người ta có thể suy đoán từ những câu trả lời “Người bạn thân bí mật ơi, tôi yêu anh. Tôi không nghĩ trong một ngày nào đó tôi có thể nói lời này, nhưng điều êm dịu hơn là được nghe nó rót vào tai tôi”.
Thế khi nào hắn để lộ bộ mặt thật của hắn? Cô ta có tìm thấy được tầng hầm không? Bộ mặt của Fredrica đã như thế nào khi thấy hắn đã thay đổi và hắn đã giữ cô ta sống trong bao lâu nữa?
Điều tệ hại hơn là Fredrica và Gumb cho đến phút cuối vẫn là bạn của nhau vì cô ta vẫn còn viết thư cho hắn khi bị nhốt ở dưới đáy giếng.
Các phóng viên báo giật gân đã đặt cho Gumb cái tên “Ông Da”, họ đã tức giận vì không nghĩ ra được ngay từ lúc đầu nên đã khởi sự lại câu chuyện ngay từ lúc bắt đầu.
Clarice đã được bảo vệ khỏi đám báo chí ngay tại trung tâm Quantico nhưng mấy tờ lá cải đó đã khai thác nguồn thông tin mà cô đã cung cấp cho họ.
Tờ National Tatler mua lại của Bác sĩ Frederick Chilton cuốn băng ghi âm cuộc nói chuyện giữa Clarice và Bác sĩ Hannibal Lecter. Ông ta bình luận cuộc nói chuyện này trong một loạt bài dưới nhan đề “Vị Hôn Thê của Dracula” và gợi ý rằng Clarice đã tiết lộ nhiều điều về mặt tính dục cho Lecter để đổi lấy những thông tin của ông ta, và điều này khiến cho Clarice nhận được lời đề nghị của Lời nói êm dịu, tạp chí của điện thoại hồng.
Tờ tuần báo People đăng một bài ngắn và có thiện cảm với Clarice, với những bức ảnh được chụp tại trường đại học Virginie và Tổ Ấm dòng Luther ở Bozeman. Tấm hình đẹp nhất của của con ngựa cái Hannah, đang kéo chiếc xe chở mấy đứa trẻ con trong những ngày cuối đời của nó.
Clarice cắt tấm hình của Hannah để bỏ vào trong bóp của mình, ngoài ra cô không giữ gì khác.
Cô đang trên đường bình phục.
3
Ardelia Mapp là một gia sư dạy kèm thật tuyệt vời, trong một bài giảng, cô nhận biết ngay một điều sẽ được ra trong đề thi còn mau hơn là một con báo đang rượt theo con mồi của nó, nhưng có điều cô không thể chạy nhanh như con báo được. Cô nói với người bạn mình là vì sức năng của sự hiểu biết của cô.
Trên đường chạy bộ, cô bị Clarice bỏ xa ở phía sau, chỉ đuổi kịp cô ngay tại chỗ đậu của chiếc phi cơ DC6 cũ được dùng trong việc mô phỏng các vụ cướp máy bay. Là ngày sáng chủ nhật, đã hai ngày rồi, hai cô dúi đầu vào trong sách vở và cái mặt trời mờ nhạt của ngày hôm nay có vẻ rất tốt cho họ.
- Thế nào, anh Pilcher đó nói gì với mày trên điện, thoại? - Ardelia hỏi.
- Hai chị em anh ta có một ngôi nhà tại Vịnh Chesapeake.
- Thế à, rồi sao nữa?
- Họ chỉ chiếm có một phần thôi, đây là một ngôi nhà cũ rộng lớn ngay trên bờ biển mà họ thừa hưởng được của người bà.
- Mày nói cho ngắn gọn đi.
- Pilcher là chủ phân nửa kia. Anh ta muốn mời chúng ta đến đó vào dịp cuối tuần tới đây. Anh ta nói có phòng lắm. “Nhiều đến mức mà người ta có thể ước muốn”, tao nghĩ đó gần như là những từ anh ta đã dùng. Bà chị anh ta sẽ điện để mời tao đến đó.
- Mày đùa à, tao không nghĩ những chuyện như thế vẫn còn xảy ra được.
- Anh ta đã tả cho tao cái viễn cảnh đó, một sự thư giãn hoàn toàn, người ta mặc đồ ấm, đi dạo trên bãi biển, có một ngọn lửa trong lò và mấy con chó nhảy lên người mình, với những bàn chân to lớn đầy cát biển của chúng.
- Thật mơ mộng, những bàn chân đầy cát, nói tiếp đi.
- Tao thấy cũng hay lắm chứ, vả lại từ trước đến giờ chưa có ai mời chúng ta đi đâu hết. Anh ta cho rằng ngủ chung với hai hoặc ba con chó là rất tuyệt khi trời quá lạnh. Anh ta nói là có đủ chỗ cho mọi người.
- Cái anh chàng Pilcher này vẽ cho mày cái hình ảnh con chó sưởi ấm xưa đó mà mày cũng chịu sao?
- Anh ta còn nói là anh ta làm bếp hay lắm. Bà chị anh ta cũng xác nhận điều này.
- À, thế là bà chị đã gọi điện cho mày rồi à?
- Đúng vậy.
- Bà ta ra sao?
- Được lắm. Có vẻ đúng như những gì anh ta nói.
- Mày trả lời như thế nào?
- Tao nói “Đồng ý, cám ơn chị nhiều lắm”. Chỉ thế thôi.
- Đồng ý. Thật tuyệt vời. Chúng ta sẽ ăn cua. Mày hãy nắm chặt anh ta đi và cứ đùa cho thỏa thích biết không!
4
Anh chàng phục vụ trẻ tuổi đẩy một chiếc xe dọc theo hành lang của khách sạn Marcus. Anh ta ngừng trước căn phòng số 91 và gõ cửa nhẹ với bàn tay có mang găng trắng. Anh ta lắng tai nghe và gõ lần nữa nhưng mạnh hơn để bên trong có thể nghe được mặc cho âm nhạc đang phát ra từ trong đó. Nhạc của Bach, Khúc phóng tác cho bè hai và ba, với Glen Gould chơi dương cầm.
- Vào đi.
Người đàn ông lịch thiệp với cái mũi được băng trong chiếc áo mặc trong nhà, đang ngồi viết tại bàn làm việc.
- Anh hãy để cạnh cửa sổ đi. Tôi có thể xem chai rượu không?
Người phục vụ đem chai rượu tới. Người đàn ông này đưa chai rượu lên trước ánh sáng của ngọn đèn và áp miệng chai vào gò má trong một khoảnh khắc.
- Anh cứ mở nó ra đi nhưng không được để trong xô đá nhé, - ông nói, và ghi số tiền boa hậu hĩnh vào trong hóa đơn. - Chốc nữa tôi mới uống.
Ông không muốn cho người phục vụ đụng vào cái ly vì mùi của sợi dây đồng hồ của anh ta hôi quá.
Bác sĩ Lecter cảm thấy rất sảng khoái. Cả một tuần lễ gần trôi qua rồi. Đúng là một thành công và một khi sự phai màu của lớp da đã biến mất. Ông có thể tháo băng ra và chụp hình cho thẻ chứng minh mới.
Ông tự tay làm công việc này, vài mũi Silicon vào ngay mũi. Loại thuốc Silicon nước này được bán không cần toa bác sĩ nhưng thuốc Novocaine và các ống chích thì có. Ông giải quyết trở ngại bằng cách ăn cắp một toa bác sĩ trên quầy của một cửa hàng được quá đông khách gần bệnh viện. Ông liền xóa đi những gì được viết trên đó và chụp sao y toa thuốc trắng tinh. Tiếp đến ông viết lại những gì đã được viết trên đó và trả nó lại chỗ cũ, như thế sẽ không có rắc rối nào hết.
Cái vẻ mặt tiều tụy mà ông đã tạo cho khuôn mặt của mình không đẹp cho lắm và ông biết chất Silicon có thể dịch chuyển, vì thế ông phải thật cẩn thận mới được, nhưng việc này chỉ cần cho đến khi ông đến Rio mà thôi.
Khi dành hết thời gian cho những thú vui riêng của mình, đã lâu lắm rồi kể từ lần bị bắt đầu tiên, Bác sĩ Lecter đã chuẩn bị trước cho cái ngày mà ông trốn thoát được. Trong vách tường của một ngôi nhà nhỏ trên bờ sông Susquehanna, ông có giấu tiền và thẻ tín dụng, một hộ chiếu và một túi dụng cụ hóa trang mà ông đã sử dụng cho việc chụp các hình hộ chiếu. Cái này sắp hết hạn nhưng việc gia hạn sẽ dễ dàng thôi.
Thích qua mặt hải quan giữa một đám người với cái băng trên mũi, ông đã ghi tên cho một chuyến du lịch ghê tởm theo đoàn có tên “Vẻ huy hoàng của vùng Nam Mỹ” để đến Rio.
Ông nói là phải thanh toán tiền khách sạn bằng một chi phiếu của ông Lloyd Wyman quá cố và như thế ông sẽ có được kỳ hạn năm ngày cho việc chấp nhận của ngân hàng, thay vì sử dụng thẻ tín dụng của American Express mà việc thanh toán sẽ được thực hiện ngay bằng điện toán.
Tối nay ông sẽ viết vài lá thư mà một công ty chuyển tiếp sẽ thực hiện việc đó cho ông.
Trước hết ông sẽ gởi tặng cho Barney một số tiền hậu hĩnh và một lời cảm ơn về thái độ nhã nhặn của anh ta. Tiếp đến là vài chữ cho Bác sĩ Frederick Chilton, nói là ông sẽ đến thăm ông ta trong một ngày không xa. Sau cuộc viếng thăm đó, ông sẽ chỉ cho bệnh viện cách xăm lên trán ông ta các chỉ thị liên quan đến việc nuôi ông, như thế sẽ đỡ tốn tiền giấy mực.
Để kết thúc, sau khi tự thưởng cho mình một ly của loại rượu tuyệt ngon này, ông viết một lá thư cho Clarice Starling.

° ° °

Thế nào Clarice, những con cừu còn kêu la nữa không?
Cô nợ tôi một câu trả lời đấy và cô biết là nó sẽ làm cho tôi rất vui thích.
Một lời nhắn tin ngắn trên tờ Times và International Herald Tribune số đầu tiên của bất kỳ tháng nào cũng được. Cô cũng có thể cho đăng luôn trên tờ China Mail.
Tôi sẽ không ngạc nhiên chút nào nếu câu trả lời là có và không. Hiện giờ, các con cừu sẽ im thôi. Nhưng mà, Clarice, cô phán đoán với một tâm trí của một phán quan của thời Trung Cổ, nhưng cô thường xuyên đáng được hưởng sự im lặng đó. Bởi vì những tình huống tuyệt vọng đã thúc đẩy cô hành động và sẽ luôn có những hoàn cảnh vô vọng.
Tôi không hề có ý định viếng thăm cô đâu, Clarice, vì nếu không có cô, cái thế giới này sẽ mất đi phần, hấp dẫn của nó.
Tôi tin chắc, với một người nhã nhặn như cô, cô cũng sẽ nói điều này với tôi.
Bác sĩ Lecter đưa cây bút lên miệng. Ông nhìn bầu trời đầy sao và mỉm cười.
Tôi có nhiều cửa sổ lắm.
Chòm sao Orion vừa mới xuất hiện, rất gần Jupiter, sáng hơn bất cứ lúc nào. (Tôi không có ý định nói cho cô biết lúc này là mấy giờ và độ cao của nó trên bầu trời). Nhưng tôi chắc là cô cũng thấy nó. Chúng ta có vài ngôi sao chung phải không Clarice.
Hannibal Lecter.

° ° °

Rất xa về phía Đông, trên vịnh Chesapeake, chòm sao Orion sáng chói trên bầu trời trong xanh, trên một ngôi nhà cũ rất rộng và một căn phòng mà một ngọn lửa cháy âm ỉ trong đêm, và gió từ ống khói làm cho nó nhảy múa nhè nhẹ. Trên một chiếc giường lớn, hết lớp mền lông vịt này chồng trên lớp mền kia, và nằm dưới đó là vài ba con chó. Trong những khối u đó, có cái có thể thuộc về Noble Pilcher, vì người ta không thể nào nhìn thấy rõ trong cái ánh sáng xung quanh. Nhưng trên cái gối, cái khuôn mặt đỏ hồng vì lửa kia chắc chắn là của Clarice Starling, đang ngủ thật say, thật yên bình, trong sự im lặng của bầy cừu.


--------------------
Mùa nào cũng buồn ...
Go to the top of the page
 
+Quote Post

2 Pages V  < 1 2
Reply to this topicStart new topic
1 User(s) are reading this topic (1 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 28th March 2024 - 03:26 AM