Nguồn gốc của côn nhị khúc ngày nay, Sưu tầm |
Nguồn gốc của côn nhị khúc ngày nay, Sưu tầm |
Jan 22 2015, 08:15 AM
Post
#1
|
|
Bảo vệ tổ quốc Group: Năng Động Posts: 7,735 Joined: 8-August 09 Member No.: 4,377 Country |
Màn đấu võ sử dụng côn nhị khúc của Lý Tiểu Long Nguồn gốc của côn nhị khúc ngày nay Côn nhị khúc là vũ khí khá lợi hại trong cận chiến, đây là binh khí rất hiệu quả trong chiến đấu, côn nhị khúc được rất nhiều võ sư dùng trong võ thuật 1/Nguồn gốc ra đời: Trong ấn phẩm “TỰ LUYỆN CÔN NHỊ KHÚC” của Trần Đồng Quang Hòa có nói: NUNCHAKU (côn nhị khúc) còn gọi là SO-SETSU-KON (lưỡng tiết côn). Nó là công cụ quen thuộc của người dân đảo OKINAWA (xung thằng) trước đây.Họ thường dùng Nunchaku để đập lúa. Sự cấm đoán dùng vũ khí khi người Trung Hoa xâm lăng đảo này vào thế kỷ 15. Đầu thế kỷ thứ 17, giòng họ SATSUMA (Nhật Bản) thống trị OKINAWA và thi hành lệnh cấm tồn trữ và sử dụng bất kỳ loại vũ khí nào. Ngoài tay không, người dân OKINAWAcòn dùng các loại nông cụ sẵn có làm vũ khí như liềm cắt cỏ, đòn xay bột và đặt biệt là “NUNCHAKU” đã trở thành những vũ khí lợi hại trong tay họ. côn nhị khúc Tuy nhiên cũng có nhiều giả thiết khác về nguồn gốc ra đời của NUNCHAKU, căn cứ theo quyển “ KỸ THUẬT CÔN NHỊ KHÚC” của Võ sư Phong Vũ – Kỳ Anhbiên soạn thì theo truyền thuyết côn nhị khúc do Tống Thái Tổ Triệu Khuôn Dẫn sáng chế ra , nguuyên gọi là “đại bàn long côn“, thời cận đại ở phương bắc lại gọi là “đại tảo tử” và “tiểu bàn long côn” (tiểu tảo tử). Nhưng lúc bấy giờ “đại bàn long côn” thì có hình thức 1 đoạn ngắn và 1 đọan dài, chuyên dùng để đánh quét vào chân ngựa của địch quân, phá loại binh có trang bị kiên giáp hoặc phá các loại binh khí cứng. làm mất sức chiến đấu của đối phương để bắt sống, về sau loại binh khí này truyền xuống phía Nam tới tận Philippin, phía đông tới Nhật Bản, theo dòng lịch sử côn nhị khúc được cải biến thành hình thức hiện nay: chiều dài toàn bộ côn nhị khúc khoảng 72 cm, côn nhị khúc hai khúc côn bằng nhau, mỗi khúc dài 30cm, khoảng giữa có 1 đoạn xích sắt hay 1 đoạn dây thừng dài khoảng 12cm nối liền hai khúc côn. Còn theo quyển “ KỸ THUẬT CÔN NHỊ KHÚC” của Võ sư Từ Thiện – Hồ Tường thì: “Côn nhị khúc là 1 loại binh khí đã được phát sinh từ đảo OKINAWA – 1 hòn đảo nằm ở phía Nam Nhật Bản và cũng là quê hương của môn võ Không Thủ Đạo (Karatédo). Đảo OKINAWA là 1 hòn đảo chính nằm trong quần đảo Ryukyu với tổng số hơn 140 hòn đảo nhỏ, nằm trãi dài từ Nhật Bản ở phía Bắc xuống tới phía nam thềm lục địa của Trung Quốc. Người dân OKINAWA luôn trãi qua nhiều cuộc chiến tranh nội bộ giữa các bộ tộc bản địa, cũng như những cuộc xâm lăng của Trung Quốc và Nhật Bản trong những khoảng thời gian khá dài. Cho nên , có thể nói người dân OKINAWA lúc nào cũng như có sẵn trong người 1truyền thống thượng võ để khẳng tự định mình côn nhị khúc Năm 1924, vua Sho Hashi thống nhất các lãnh địa ở OKINAWA và ban hành 1 đạo luật cấm đoán mọi việc mang vũ khí đối với tất cả mọi người, trừ quân cận vệ của nhà vua và quan lại triều đình, nhằm loại trừ các mưu toan bạo động. Như vậy là nhân dân OKINAWA đã bị tước mất tất cả các loại vũ khí thường dùng để chống lại cướp bóc, buộc họ phải tự tìm 1 loại vũ khi 1mới hợp pháp đó là Võ Thuật, tức Kempo, tiền thân của môn võ Karatédo sau này. Những đôi chân, những cánh tay đã được dày công luyện tập để thay thế cho những vũ khí đã bị tước mất. Chưa hết, bước sang đầu thế kỷ 17, OKINAWA lại bị Nhật Bản xâm lăng với 1 chính sách cai trị vô cùng khắc nghiệt, sưu cao, thuế nặng. Thế là có những cuộc nổi dậy nơi này, nơi khác để chống đối lại. Nhà cầm quyền xâm lăng đã tức thời ban 1 đạo luật tịch thu toàn bộ các loại vũ khí trong nhân dân. Một chiến dịch được mệnh danh là “ săn lùng kiếm” đã được tiến hành khắp trên lãnh thổOKINAWA. Nông dân, thị dân và thậm chí các sư sãi cũng có thể bị hành hình do việc tàng trữ vũ khí dù chỉ là 1 lưỡi dao cạo, để ngăn chặn khả năng sản xuất bất kỳ loại vũ khí nào trong nhân dân, tất cả các lò rèn ở các làng xóm đều bị đóng cửa và các dụng cụ gia đình bằng sắt đều bị tịch thu. Suốt thời kỳ đàn áp dã man này, nông dân chỉ được sử dụng 1 con dao độc nhất cho cả làng, do 1 lính canh người Nhật cất giữ. Người sử dụng phải ký mượn và chỉ được dùng trong 1 thời gian rất ngắn. Thế là bằng Võ Thuật và bằng trí tuệ, nhân dân OKINAWA đã sáng tác ra nhiều loại vũ khí mới thoát thai từ những dụng cụ nông nghiập được phép lưu dụng, nhằm phối hợp với Võ Thuật để đấu tranh chống lại chính sách cai trị nghiệt ngã của Nhật Bản Môn côn nhị khúc đã được phát sinh trong thời gian này, cùng với nhiều vũ khí khác như: côn dài (bo), liềm cắt lúa ( kama), song quải (tuifa), kiếm ngắn (sai). Tất cả những loại vụ khí này đều cũng có thể được mang dấu an toàn trong người nhằm qua mắt được bọn lính canh xâm lược. và dĩ nhiên trong từng loại vũ khí, những người OKINAWA sử dụng nó đều dày công luyện tập để phát huy tốt nhất khả năng của từng loại” Côn nhị khúc không biết đã du nhập vào Việt Nam từ bao giờ, nhưng có lẽ khi nhắc đến Côn Nhị Khúc thì đồng thời ai cũng nghĩ ngay đến siêu sao điện ảnh Võ Thuật Lý Tiểu Long, có thể nói chính Lý Tiểu Long là người đầu tiên đã đưa Côn Nhị Khúc vào điện ảnh, với tài năng Võ Thuật xuất chúng của mình Lý Tiểu Long không chỉ làm nên tên tuổi của chính ông mà cũng đã góp 1 phần rất lớn trong việc truyền bá môn Côn Nhị Khúc 2/ Nguồn gốc từ ” NUNCHAKU” Côn nhị khúc còn gọi là Nunchaku, theo Nguyễn Văn Quang, huyền đai đệ tứ đẳng Karaté, nguyên giám đốc võ đường Champion Karaté, thì ngày xưa, khi phát kiến ra môn Nunchaku ( Côn nhị khúc), cái tên đó là kết hợp của những chữ sau đây: N : chữ viết tắt của Côn Nhị Khúc (Nunchaku). U : chữ tắt của Unrelengting (cứng rắn) vì muốn bảo vệ hay sử dụng vũ khi này chúng ta phải cương quyết. N : chữ tắt của national (quốc gia) vì chúng ta phải đoàn kết mới có hiệu quả, như hai đầu côn nhị khúc được nối lại với nhau bằng 1 sợi dây. C : chữ tắt của Care (cẩn thận) vì chúng ta phải cẩn thận khi sử dụng vũ khí này với kẻ địch. H : chữ tắt của Holocaust (sự phá hủy) A : chữ tắt của Adherance (sự kết chặt) vào 1 quy luật để quần chúng thừa nhận thứ vũ khí này. K : chữ tắt của Karaté-do U: chữ tắt của Uniformity (sự đồng nhất) của toàn bộ quy luật và luật lệ được áp dụng. 3/ Cấu tạo của côn nhị khúc: Côn nhị khúc gồm hai khúc gỗ cứng dài bằng nhau, có tiết diện hình tròn, lục giác, bát giác hoặc hình khối chữ nhật. Phần tận cùng gọi là “KONTEI” (đuôi hay đuôi côn) hơi lớn hơn phần “KONTO” (đầu côn).Chiều dài của mỗi đoạn côn bằng với chiều dài từ cùi chỏ đến giữa lòng bàn tay người tập là vừa, chúng được nối với nhau bằng 1 sợi thừng bện bằng lông đuôi ngựa hoặc dây xích sắt gọi là “HIMO”,chiều dài của đoạn dây sao cho đủ quấn quanh tròn cổ tay của người tập, dài hơn hay ngắn hơn đề thiếu linh hoạt khi sử dụng. (H.1). Côn nhị khúc thọat nhìn giống như 1 món đồ chơi rất hiền hòa hơn là 1 món vũ khí lợi hại, nhất là khi nguồn gốc của nó là 1 cái chày kẹp lúa để đập của người dân Đông – Nam Á. Tuy nhiên do cấu trúc Côn Nhị Khúc luôn được tung ra theo những vòng tròn, hay sự căng giật của dây nối và đầu côn nắm trong tay, cho nên có 1 sức công phá rất mạnh, do sức ly tâm phát sinh khi quay, và phản lực khi giật. Từ đặc điểm trên người tập Côn Nhị Khúc phải dày công luyện tập, để cho đổi tay nhanh nhẹn, cứng rắn, để cơ thể phối hợp với đôi tay, để sự kiên trì ngày càng được chất cao trong tâm khảm, để sự nhạy bén của trí não luôn được vận dụng…..hầu như có thể sử dụng Côn Nhị Khúc như ý mình: đó là rèn luyện nghị lực, rèn luyện sức khỏe, bênh vực người chính nghĩa thế cô. 4/ Các loại Nunchaku: Côn nhị khúc có 3 loại thông dụng nhất hiện nay là: 1. Côn nhị khúc có thân là khối gỗ hình chữ nhật. 2. Côn nhị khúc có hai thanh gỗ là hình khối ống (hình trụ tròn) 1 đầu to 1 đầu nhỏ. 3. Côn nhị khúc có thân là hai thanh gỗ hình khối bát giác, cũng có 1 đầu này to hơn đầu kia. Ngoài các loại thông dụng này còn có thêm các loại khác như: 4. Tử mẫu côn (So – setsu-kon nunchaku): loại côn này được cấu tạo bởi hay thanh gỗ 1 dài, 1 ngắn, mỗi thanh gỗ có thể tròn hay có cạnh. Với loại côn này người sử dụng thường dùng 1 đầu để đỡ, đầu còn lại dùng để phản công hoặc tấn công, nếu địch thủ gần thì tấn công bằng thanh gỗ ngắn, còn địch thủ xa thì tấn công bằng thanh gỗ dài. Loại côn này giống với môn Thiết Lĩnh của Võ thuật Việt Nam. 5. Tam khúc côn (San-setsu-kon nunchaku): đây là loại côn gồm có 3 thanh gỗ , chia làm 2 loại 1 thanh gỗ dài và hai thanh gỗ khác bằng nhau nhưng ngắn hơn và loại có 3 thanh gỗ bằng nhau tất cả nối với nhau bằng các đoạn dây, các thanh gỗ có thể tròn, bát giác hoặc chữ nhật. Loại côn này rất lợi hại vì nó có thể tấn công khi địch thủ ở xa , và có thể đánh và đỡ cùng 1 lúc. 6. Tứ khúc côn: (Yon-setsu-kon nunchaku): loại côn này gồm có 4 thanh gỗ, tất cả nối liền với nhau bởi các đoạn dây, các thanh gỗ được thiết kế tròn hay có cạnh. 7. Ngoài ra còn có thêm 1 loại nữa đó là Bán nguyệt côn (Han-kei nunchaku). Sỡ dĩ gọi là Bán nguyệt côn hay Âm dương côn là vì loại côn này được cấu tạo bởi hai thanh gỗ có hình bán nguyệt khi hai thanh gập lại tạo nên hình tròn của mặt trời, loại côn này rất tiện lợi cho việc mang theo bên mình. 5/ Cách chọn lựa côn nhị khúc: Mỗi loại gỗ có trọng lượng và sức bền khác nhau, cho nên khi bước vào tập luyện côn nhị khúc, bạn nên chọn lựa 1 cây côn nhị khúc sao cho: – Vừa với sức cầm của tay mình. – Có kích cỡ đúng với nguyên tắc đòi hỏi ( như đã trình bày ở phần trên). – Chất lượng gỗ phải bền, có thể va chạm mạnh mà không bị gãy. Lưu ý rằng có nhiều loại gỗ có vân, sớ rất mỹ thuật được nhiều người ưa dùng thì lại dễ bị bể theo các vân, sớ khi va chạm. Với cây côn nhị khúc đã chọn rồi, bạn sẽ sử dụng nó suốt trong quá trình tập luyện cho tới khi ra tự vệ. Như vậy hiệu quả đạt được mới ở mức cao. Các bạn không nên khi tập luyện thì dùng côn này, mà khi sử dụng để biểu diễn hay tự vệ thì dùng côn khác, như thế bạn sẽ dễ bị hẫng với cây côn mới do chưa quen tay, do mỗi cây côn có trọng lượng khác nhau. Ngòai ra đối với loại côn nhị khúc làm bằng gỗ tốt khi gõ hai thanh vào nhau sẽ tạo nên 1 thứ âm thanh rất kêu, còn các loại gỗ xấu thì khi gõ vào nhau sẽ tạo nên 1 thứ âm thanh rất trầm. Dĩ nhiên chúng ta nên chọn loại có âm thanh rất kêu Một số bạn chế tạo loại thân cônbằng kim loại (sắt, inox..) điều này theo tôi là không tốt. Không tốt trước hết là ở việc sử dụng , loại côn này sẽ gây nên những tác hại rất nguy hiểm. Không tốt thứ hai là ở chỗ chất cấu tạo kim loại sẽ gây khó khăn trong việc cầm nắm côn nhị khúc. 6/ Cách bảo quản côn nhị khúc: Cũng như tất cả các loại vũ khí khác, côn nhị khúc cũng phải được bảo quản tốt, hầu tạo được hiệu quả tốt trong tập luyện, sử dụng, cũng như tránh được những sự cố nguy hiểm có thể xảy ra như: gãy côn, đứt dây…) Chế độ bảo quản đối với thân côn là luôn được lau chùi kỹ lưỡng, 1 tháng vài lần, bằng cách tẩm dầu ôliu vào 1 mảnh vải mềm rồi tiến hành lau chùi. Nếu không có dầu ôliu thì có thể dùng các loại dầu khác như: dầu sơn cây trà…Sự lau chùi này giúp cho bạn cầm côn nhị khúc được dễ dàng và không làm chai tay khi bạn tập luyện nhiều. Ngòai ra đối với dây côn thì cũng cần có 1 chế độ bảo quản thích hợp. Nếu bạn dùng loại côn nhị khúc nối với nhau bằng 1 đoạn dây nilon thì cạnh trong của lỗ cột dây côn bạn nên quét 1 lớp nhựa sơn, để tránh sự cọ xát quá mạnh làm cho dây côn mau đứt. Ngay cả sợi dây, nếu được bạn cũng nên sơn 1 lớp nhựa trơn. Có như vậy bạn mới tập luyện được 1 thời gian lâu dài và tránh được phần nào nguy hiểm khi dây đứt. Các loại côn có dây xích bằng sắt cũng phải thường xuyên được kiểm tra, bởi sự chuyển động xoay chiều làm cho các khoen sắt cọ xát, dễ tạo sự ăn mòn dẫn đến việc dây bị đứt. Tốt nhất là trước khi sử dụng côn nhị khúc để tập luyện hay tự vệ bạn cần 1 bước kiểm tra lại dây côn xem còn tốt hay không….. Nguồn: Sưu tầm -------------------- “Vì Danh Dự Dân Tộc: Chống giặc Tàu.
Vì tương lai Dân Tộc: khai tử tập đoàn bán nước Việt Cộng” |
|
|
Lo-Fi Version | Time is now: 15th November 2024 - 12:12 AM |