Welcome Guest ( Log In | Register )

Profile
Personal Photo
Options
Options
Personal Statement
Đông Nhi doesn't have a personal statement currently.
Personal Info
Đông Nhi
Bảo vệ tổ quốc
Age Unknown
Gender Not Set
Location Unknown
Birthday Unknown
Interests
No Information
Other Information
Country: United States
Statistics
Joined: 9-October 09
Profile Views: 10,736*
Last Seen: Private
Local Time: Mar 19 2024, 02:09 AM
2,835 posts (1 per day)
Contact Information
AIM No Information
Yahoo No Information
ICQ No Information
MSN No Information
* Profile views updated each hour

Đông Nhi

Năng Động

***


Topics
Posts
Recent wiki edits
ibProBattle
Arcade
Blog
Shared Photos
Comments
Friends
My Content
11 Mar 2019

Vì sao lại nói “Khó nhất là tu tại gia”?


Dân gian vẫn có câu: “Khó nhất là tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa”, cũng có nơi nói: “Thứ nhất là tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa”. Vậy tu luyện ruốt cuộc là tu thứ gì? Vì sao tu tại gia lại là điều khó nhất? Những câu hỏi này cũng khiến nhiều người quan tâm không khỏi thắc mắc.

Tu luyện là tu thứ gì?

Người ta thường quan niệm rằng tu luyện thì phải xuất gia vào chùa, đoạn tuyệt thế sự, chịu khổ mà tu luyện như các đạo sư hoặc lạt ma Tây Tạng ngồi thiền trên núi tuyết hay trong những hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc sống. Đây chỉ là hình thức tu luyện khác nhau mà thôi.

Đạo Phật quan niệm trong mỗi người đều có cả Phật tính và Ma tính. Vậy nên đạo của Phật Đà nằm ở tu “Thiện”, ức chế Ma tính, khơi gợi và phát triển Phật tính trong bản thân mỗi người. Khi các tâm không tốt ấy bị ức chế, ức chế cho đến khi mất đi, cũng là lúc con người đạt được sự thăng hoa về tâm linh. Vậy nên cũng nói, con đường tu luyện mà Phật Thích Ca giảng là Giới-Định-Huệ, loại bỏ những chủng nhân tâm không tốt thông qua các giới luật.

Đạo gia giảng tu Chân, khởi đầu từ làm người chân thật, cuối cùng trở thành Chân Nhân. Tu của Đạo gia yêu cầu tâm cảnh đạt đến vô vi thanh tịnh, không vướng bụi phàm, nên thường thường yêu cầu độc tu nơi thâm sơn cùng cốc. Năm đó Lão Tử không truyền rộng đạo của mình mà chỉ lưu lại cuốn kinh thư “Đạo Đức Kinh” rồi cưỡi trâu rời khỏi chốn phàm tục. Phần tu luyện tâm tính của Đạo gia thực chất nằm trong “Đạo Đức Kinh”. Đạo gia cũng gắn liền với việc tu luyện thân thể người, có các động tác khác nhau, ví như Thái Cực quyền pháp.

Xuất hiện muộn hơn vào khoảng 2.000 năm trước, tại vùng đất nằm giữa Á và Âu, Chúa Jesus cũng truyền đạo pháp của mình. Tâm điểm của tín ngưỡng Kitô là tình yêu và tha thứ, đức tin, ý nghĩa của sự tồn tại và sự giải thoát dành cho con người. Niềm tin này đã ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống, đạo đức, văn hóa và con người phương Tây trong hàng nghìn năm sau đó.

Dù khác biệt về hình thức tu luyện như tu tâm, tu Thiện, tu thân, tu Chân, đức tin, cứu rỗi, v.v, nhưng tựu chung lại việc tu luyện trong các tôn giáo đều xuất phát từ việc tu dưỡng đạo đức và tâm tính của con người.

Tu luyện như một phần tự nhiên đã có sẵn trong huyết mạch của nhân loại. Bắt đầu từ làm người tốt theo giá trị đạo đức trong văn hóa truyền thống, sau đó con người dần tẩy tịnh thân tâm để thăng hoa tới những cảnh giới cao hơn. Tu tâm là cốt lõi của tu luyện.

Con người sống trên đời dẫu là ai, địa vị sang hèn ra sao, thì cũng đều chẳng thể thoát khỏi ba chữ “Danh, Lợi, Tình”. Người tu luyện thời xưa thường lánh đời, đoạn tuỵệt thế gian để thoát khỏi sự cám dỗ của “Danh, Lợi, Tình”, từ đó mới có thể tịnh tâm thiền định, tu luyện.

Khi những ràng buộc trong cuộc sống thế tục được buông xuống, cũng tương đương với việc môi trường xung quanh trở nên đơn giản hơn và những xung đột về nhân tâm giảm đi rất nhiều. Khi ấy tâm của con người sẽ trầm lắng hơn, dục vọng và cảm xúc sẽ được kiểm soát tốt hơn. Giống như trong một môi trường hoà ái, không ai động chạm tới lợi ích của bản thân mình thì cũng chẳng có mâu thuẫn. Lúc này điều lớn nhất con người phải đối mặt có lẽ chỉ là sự cô đơn. Vậy nên mới nói dễ nhất là “tu chùa”. Các bậc cao tăng đắc đạo khi xưa cũng thường là xuất từ trong chùa chiền đạo quán.

Khi con người phải bươn chải mưu sinh trong xã hội thế tục, khi đối mặt với đủ kiểu người với những tính cách khác nhau, sự xung đột về lợi ích khác nhau, mới dễ khiến lòng người “dậy sóng”. Để có thể cân bằng tốt những mối quan hệ trong cuộc sống và làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ của mình với xã hội, sẽ đòi hỏi không ít thời gian và tâm sức của mỗi người. Đứng giữa dòng đời đầy “Danh Lợi Tình”, chọn làm giọt nước trong hay trôi theo dòng nước đục, vẫn luôn là mối khắc khoải của biết bao nhịp đập trái tim. Biết bao bi hài trong dòng trường giang của cuộc đời cứ nối tiếp hết trang này tới trang khác. Vậy nên mới nói “Thứ hai tu chợ”. Hòa thượng thời xưa phải vân du khất thực, có thể cũng là nói đến việc “tu chợ” này.

Nhưng có lẽ, với những người thân yêu nhất trong gia đình, khi sự ràng buộc về tình cảm, về mọi phương diện trong cuộc sống trở nên thiết thân nhất, thì mối quan hệ ấy càng khiến con người phải hao tâm tổn sức. Bạn có thể không động tâm khi con cái ốm đau? Khi cha mẹ già yếu bệnh tật? Khi xung đột với người bạn đời? Những mối quan hệ thân thiết là những thứ quan trọng nhất đối với hầu hết mọi người chúng ta, cũng là điều chúng ta khó dứt bỏ nhất.

Khi vào chùa tu luyện, con người có thể đoạn tuyệt hết thảy nhân duyên tại thế gian, người thân cũng đều trở thành “thí chủ” xa lạ. Nhưng khi tu luyện giữa đời thường, họ vừa phải làm tròn trách nhiệm của bản thân với vai trò là người chồng, người vợ, người cha, người mẹ; lại phải dốc tâm tu luyện, quả thực không phải điều dễ cân bằng. Vậy nên mới nói “Khó nhất là tu tại gia”.

Không có ngụ ý cao thấp


Trong quá khứ, việc tu luyện đắc đạo hầu như không thấy xuất hiện “tại gia”. Dù cho những nhân vật nổi tiếng trong sử Việt, tu luyện vẫn có lúc trị quốc như Phật hoàng Trần Nhân Tông, cũng vẫn phải có thời kỳ ẩn tu trên núi cao, rồi đi khất thực, chứ không chọn ở trong cung điện giữa triều đình mà tu. Dù vậy Phật hoàng Trần Nhân Tông cũng là một nhân vật tiến gần tới “tại gia” nhất, vì với ngài, việc nhà cũng là việc nước.

Có thể nói sự sắp xếp thứ tự “tại gia”-“chợ”-“chùa” ở đây không phải là sự sắp xếp về thế nào là tu cao, thế nào là tu thấp, mà có hàm ý nói rằng điều gì là không có lợi cho việc tu luyện, điều gì là khó khăn cho việc tu luyện. Tu tại gia là khó tu nhất, có thể khiến phần lớn người tu vấp ngã, mê đắm, không còn thực sự là tu nữa. Các cao tăng trong lịch sử có lẽ chưa từng có ai thành tựu nhờ tu “tại gia”.

Nhưng kỳ thực tu luyện vẫn là tu tâm, buông bỏ sự tự tư, buông bỏ cái tình. Vượt trên cái tình ấy, người tu luyện sẽ tu xuất tâm từ bi. Khi ấy họ không chỉ yêu thương những gì thuộc về bản thân mình, mà sẽ đối xử với hết thảy những người xung quanh như thể người thân của mình vậy. Người tu luyện đắc đạo cũng sẽ không vì bị tổn thương và lợi ích của cá mình bị tổn hại mà quay lưng lại với gia đình, hay hành xử theo kiểu hơn thua “ăn miếng trả miếng”. Lòng từ bi của họ sẽ có thể hoá giải hết thảy nỗi oán hận và những mâu thuẫn, tranh đấu thiệt hơn; cảm hoá nhân tâm, dẫn dắt con người trở quay về với chính đạo. Vậy nên tu luyện giữa đời thường vừa có ích cho bản thân, vừa có ích cho xã hội. Hoàn cảnh khó khăn có thể khiến ngọc nát vàng tan, nhưng cũng sẽ mài giũa ra được trân bảo quý giá nhất.

Dù tu luyện nơi đền chùa miếu mạo tu luyện, ở ẩn tu đạo nơi núi sâu rừng già hay “tu tại gia”, “tu chợ”, tu luyện giữa đời thường, cũng chỉ khác nhau về hình thức. Bản chất của việc tu luyện vẫn là tu tâm dưỡng tính, tẩy tịnh thân tâm. Dù tu ở đâu, nếu không đạt được điều này thì chỉ là công dã tràng. Điểm cốt lõi ấy qua hàng ngàn năm vẫn không hề thay đổi.

Thiên Cầm
2 Feb 2019

9 thói quen xấu của những người không thành công


Đó có thể là những thói quen rất nhỏ, nhưng đôi khi lại có thể kéo lùi cả cuộc đời và sự nghiệp của bạn.

Trong phần lớn các trường hợp, một số thói quen xấu chỉ mang lại những vấn đề nhỏ không đáng kể. Tất nhiên, như người xưa nói: “Nhân vô thập toàn”, vậy nên nếu bạn lỡ có sở hữu một thói xấu nào dưới đây, thì cũng chưa có gì phải quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy bài viết này đang mô tả thói quen hàng ngày của mình, thì hãy chú ý, chúng rất có thể đang ngăn cản giấc mơ thành công của bạn.

Dưới đây là top 9 thói quen của những người không thành công:

1. Bạn luôn luôn đến muộn


Vâng, chắc chắc là lúc nào bạn cũng có một lý do nào đó để bao biện cho việc tới trễ của mình; nhưng liên tục đến trễ lại là việc không thể chấp nhận được trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Người ta vẫn coi những người như thế là bất cẩn và không đáng tin cậy.

Biên tập viên Laura Schocker đã viết trên tờ Huffington Post rằng, một nghiên cứu của trường Đại học công San Francisco đã lập ra mối liên hệ giữa “đi trễ kinh niên với những nét tính cách nhất định, như hay lo lắng, thiếu khả năng tự chủ và có xu hướng thích mạo hiểm.

2. Bạn ôm giữ ác cảm, thù hận

Lý tưởng nhất là được làm “hoa hậu thân thiện” trong mắt mọi người, những không phải ai cũng có thể làm được điều đó. Cũng dễ hiểu và chấp nhận được khi bạn thể hiện sự không ưa hay không tin tưởng một số người nhất định trong cuộc sống.

Nhưng cố chấp vào một nỗi ác cảm nào đó lại chỉ đang lãng phí thời gian và năng lượng quý giá của bạn. Trong một bài báo trên Web MD, Mike Fillon đã dẫn chứng một nghiên cứu của Đại học Hope, theo đó người ta đã phát hiện rằng ôm giữ thù hận thậm chí còn có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe. Tất nhiên rồi, có câu nói: “Trao người hoa hồng, tay sẽ lưu lại hương thơm”, còn ôm giữ thù hận, thì bạn sẽ giữ lại điều gì trong tay mình đây?

Vậy nên hãy học cách tha thứ và coi mọi việc thật nhẹ.

3. Bạn giỏi làm “tắc kè hoa”

Thích nghi có thể là một chiến lược sinh tồn thích hợp với môi trường giáo dục phổ thông, nhưng bạn nay đã là một người trưởng thành với một sự nghiệp trong tay. Hãy ngừng việc chú ý đến người khác đang nghĩ gì về mình và việc cố gắng để phù hợp với cái gì đó chỉ để hòa nhập. Hãy làm điều gì đó bạn thấy thích hợp với mình.

Nếu dành cả cuộc đời chỉ để hòa nhập, thì bạn sẽ chẳng bao giờ trở nên nổi bật.

4. Bạn chi tiêu quá nhiều

Nếu ví bạn cứ liên tục bốc mùi cháy khét, thì rất có thể bạn sẽ gặp phải khủng hoảng tài chính trong dài hạn. Tiết kiệm tiền là việc rất quan trọng cho tương lai tài chính của bạn.

Hãy chiến thắng thói xấu này bằng việc học cách xác minh những nhân tố tâm lý nào dẫn đến việc bạn chi tiêu quá mức.

5. Bạn hay chần chừ

Nghiêm túc mà nói, thì chần chừ không quyết đoán có thể làm lãng phí thời gian, tiền bạc, và thậm chí là sự tôn trọng của những người xung quanh bạn.

6. Bạn hay nói dối

Thật dễ dàng để những lời nói dối nhỏ buột ra khỏi miệng, nhưng sau đó thói quen nói dối này sẽ khiến bạn dám dối trá cả những việc nghiêm trọng hơn trong tương lai. Hãy phá bỏ thói quen đó.

Đơn giản thôi, hãy trung thực.

Bạn có thể thấy bộ phim nào đó đang đang mô tả những kẻ lừa đảo và dối trá tìm ra cách để leo được lên đỉnh cao. Nhưng như thế không có nghĩa là bạn nên dung túng cho sự thiếu trung thực của bạn.

Thành tín, trung thực là chìa khóa thành công

7. Bạn hay cắt đứt các mối quan hệ

Trong cuộc sống và sự nghiệp của bạn, đôi khi cần phải cắt đứt mối quan hệ với những người xấu. Tuy nhiên, đó nên chỉ là những trường hợp cá biệt chứ không phải là quy tắc sống của bạn. Khi đi qua những giai đoạn khác nhau trong sự nghiệp, đừng xa lánh những người mà bạn đã quen biết. Vì như thế bạn có thể sẽ thiệt hại nặng nề nếu tình cờ gặp lại người đó trong tương lai.

8. Bạn không chăm sóc bản thân mình

Bạn có thể có mọi thành công trên thế giới này, nhưng điều đó sẽ không còn nhiều ý nghĩa nếu bạn không chăm sóc sức khỏe bản thân. Đừng để căng thẳng khiến bạn bỏ qua việc rèn luyện cơ thể, ăn uống thiếu chất và bỏ quên việc chăm sóc bản thân mình. Sớm hay muộn thì hậu quả của chúng cũng sẽ làm trật bánh xe lửa trên chuyến tàu cuộc đời bạn.

9. Bạn quen thể hiện dáng điệu cử chỉ tiêu cực

Tố chất của một người thể hiện rất nhiều qua ngôn ngữ cơ thể của họ. Cổ nhân nói: “Nhìn mặt mà bắt hình dong”, nhiều người đánh giá người khác chỉ trong vài giây đầu tiên sau khi gặp mặt. Chính vì vậy, dáng điệu cử chỉ của một người đôi khi còn quan trọng hơn cả những gì mà họ nói.

Đó là lý do tại sao những thói quen ngôn ngữ cơ thể không tốt — như ngại giao tiếp bằng mắt hay bộ dạng chán chường thiếu sinh khí — lại có sức phá hoại rất lớn. Bạn có thể tự phá hủy cơ hội của mình trước cả khi kịp mở miệng bộc lộ tài năng.

Theo Business Insider
6 Dec 2018

Chú hề buồn bã


“Our job is improving the quality of life, not just delaying death.” – (Robin Williams)

Khi ấy là buổi chiều ở phòng mạch của một bác sĩ tâm lý, vào lúc gần hết giờ làm việc. Người khách cuối cùng ngồi ở một góc khuất trong phòng đợi, hai tay ôm đầu, gục mặt xuống bàn.

“Ông cần tôi giúp gì?” Bác Sĩ lại gần hỏi.

Người khách không trả lời, dáng bất động.

“Tôi có thể giúp gì được ông?” Bác Sĩ hỏi lại.

“Xin Bác Sĩ cho tôi một lời khuyên,” người đàn ông từ từ ngước lên. “Bất cứ điều gì.”

“Ông nên bỏ rượu. Tôi nghe mùi rượu.”

“Tôi đã bỏ nhiều lần. Tôi không biết làm gì ngoài việc uống rượu.”

“Ông nên bỏ hẳn.”

“Rồi sao nữa?” người đàn ông lại gục đầu, vai rũ xuống.

“Tôi có cảm giác mọi tội lỗi, mọi gánh nặng thế gian này đè nặng lên vai tôi.”

“Không đến nỗi như thế đâu,” Bác Sĩ nói.

“Tôi không còn tin tưởng vào ai, vào bất cứ điều gì.”

“Hãy tin vào Đấng Cứu Thế, ông sẽ được cứu rỗi.”

Bác Sĩ nhập vai một mục sư. “Ông nên tin Chúa.”

“Liệu Chúa có tin tôi không?” Người đàn ông ngước lên hỏi lại, giọng mệt mỏi.

Bác Sĩ nhìn đầu tóc bù xù, đôi mắt đỏ lừ, nhớ mang máng có gặp khuôn mặt này ở đâu đó. “Xin lỗi,” Bác Sĩ nói, “phòng mạch sắp đến giờ đóng cửa. Tôi không còn nhiều thì giờ, ông có thể trở lại ngày mai không?”

“Tôi không có ngày mai. Ngày nào cũng như ngày nào.” Người đàn ông lại gục đầu.

“Ông lại đây,” Bác Sĩ nói, ngoắc tay, và mở rộng cánh cửa sổ. “Tôi chỉ cho ông xem cái này.”

Người đàn ông chậm rãi đứng dậy, chậm rãi bước tới bên cửa sổ, nhìn ra ngoài.

“Ông trông thấy cái rạp hát ở cuối con đường kia chứ?” Bác Sĩ hỏi.

“Ông trông thấy tấm áp-phích quảng cáo lớn vẽ hình chú hề kia chứ? Ông trông thấy dòng người đứng xếp hàng dài dài kia chứ? Tối nay có màn trình diễn độc đáo của một danh hài. Cười đứt ruột.”

“Rồi sao nữa?”

“Thì tới đó coi chứ làm sao nữa. Cười là liều thuốc bổ, làm cho người ta thêm năng lực mà vui sống. Tin tôi đi.”

Người đàn ông trở lại ghế ngồi, cúi mặt, hai tay ôm đầu.

“Tôi đã chỉ cho nhiều người cách ấy,” Bác Sĩ nói.

“Nhiều người đã tìm lại được ý nghĩa của cuộc sống. Khi bước ra khỏi rạp hát, ông sẽ trở thành một con người khác. Mới toanh, tươi rói, giống như là được ‘recharge battery’ vậy. Tin tôi đi.” Bác Sĩ ra sức thuyết phục.

Người đàn ông vẫn im lặng, vẫn hai tay ôm đầu.

“Cả tôi nữa,” Bác Sĩ nói tiếp.

“Sau khi tiếp ông tôi sẽ chạy qua đó để xếp hàng mua vé, phải nhanh chân chứ không là hết vé đấy. Ông có muốn đi với tôi không?”

“Đi đâu?” người đàn ông hỏi, sau vài giây im lặng.

“Thì đi xem chú hề ấy biểu diễn? Nào, ta đi chứ?”

“Không.” Người đàn ông lắc đầu, giọng khô khốc.

“Sao vậy?” Bác Sĩ hỏi, tỏ vẻ thất vọng.

“Chú hề ấy chính là tôi.”

Người đàn ông trong câu chuyện là Robin Williams, diễn viên điện ảnh rất quen thuộc trong các phim Good Morning, Vietnam, Good Will Hunting, Dead Poets Society, Mrs. Doubtfire… Ít ngày sau người ta thấy ông ngồi chết trên ghế trong phòng ngủ của mình với một sợi dây thắt lưng quấn quanh cổ. Người nói ông tự tử, người nói ông chết vì cách này cách khác. Chết cách nào thì ông cũng đã tỏ ra rằng ông không muốn tiếp tục diễn tuồng nữa, cho dù có là một danh hài. Ông đã ngán đến tận cổ những vai diễn vừa không thật lại vừa có vẻ “bất công”, vì trong lúc mọi người cười thì ông lại khóc.

Lê Hữu


Last Visitors


17 Feb 2012 - 12:48


12 Feb 2012 - 10:20


12 Feb 2012 - 0:14


10 Feb 2012 - 13:45


9 Feb 2012 - 9:28

Comments
Other users have left no comments for Đông Nhi.

Friends
There are no friends to display.
Lo-Fi Version Time is now: 18th March 2024 - 08:09 PM