Welcome Guest ( Log In | Register )

Profile
Personal Photo
Options
Options
Personal Statement
lalan doesn't have a personal statement currently.
Personal Info
lalan
Phố Cũ
Age Unknown
Gender Not Set
Location Unknown
Birthday Unknown
Interests
No Information
Other Information
Country: South Africa
Statistics
Joined: 21-April 08
Profile Views: 11,875*
Last Seen: Private
Local Time: Mar 18 2024, 09:55 PM
2,691 posts (0 per day)
Contact Information
AIM No Information
Yahoo No Information
ICQ No Information
MSN No Information
Contact Private
* Profile views updated each hour

lalan

Năng Động

***


Topics
Posts
Recent wiki edits
ibProBattle
Arcade
Blog
Shared Photos
Comments
Friends
My Content
6 Sep 2018

Đánh tan quầng thâm ở mắt thật đơn giản


Tuổi tác, các yếu tố môi trường, thay đổi nội tiết tố, nếp nhăn… khiến mắt bạn thâm quầng. Những cách sau có thể hô biến sự xấu xí này.

Đánh tan quầng thâm bằng nước lạnh

Đánh tan quầng thâm bằng dưa chuột (dưa leo)Nước lạnh làm dịu mát vùng da mỏng manh quanh mắt, tưới ẩm biểu bì quanh mô mắt. Ngâm 2 miếng bông gạc trong nước lạnh và đắp lên mắt chừng 5-10 sẽ cho hiệu quả.
Danh tan quang tham o mat that don gian

Nguồn vitamin K và chất chống ôxy hóa giúp kích thích tuần hoàn máu, giảm bọng mắt và làm sáng vùng da quanh mí mắt. Bạn nên dùng lát dưa đã để lạnh khoảng 15 phút, đắp lên vùng mắt khoảng 20 phút mỗi tối trong thời gian để cải thiện rõ rệt vết quầng thâm.

Đánh tan quầng thâm với túi trà lạnh

Chất tanin trong túi trà (trà túi lọc) có tác dụng làm xẹp bọng mắt bị sưng và giảm độ đậm của vùng da quanh mắt. Bạn hãy đặt lên mắt các túi trà mát lạnh và ẩm trong khoảng 10-15 phút. Để tiện lợi, bạn nên ngâm sẵn trà và đặt vào tủ lạnh qua đêm cho túi trà lạnh chườm mắt vào sáng hôm sau. Thực hiện 2 lần/tuần.

Đánh tan quầng thâm bằng thìa lạnh

Đôi mắt sẽ được thư giãn khi bạn đặt một cái thìa mát (lạnh) và xoa lên mắt theo chiều vòng tròn cho đến khi chiếc thìa ấm lại.

Đánh tan quầng thâm với nước hoa hồng

Loại nước này chứa nhiều vitamin A, C và các chất chống ôxy hóa giúp hồi sinh làn da mệt mỏi.

Dùng nước hoa hồng xoa bóp vòng tròn xung quanh mắt sẽ giúp loại bỏ các vết thâm. Ngoài ra có thể dùng bông thấm nước hoa hồng bôi quanh mắt hoặc trộn nước hoa hồng với dưa chuột xay nhuyễn, bọc trong lớp vải mỏng đắp lên vùng mắt.

Đánh tan quầng thâm với cúc La mã

Hoa cúc có nhiều lợi ích tuyệt vời giúp bạn giải tỏa những căng thẳng và mệt mỏi. Ngoài liệu pháp uống trà hoa cúc trước khi ngủ, việc chườm túi trà hoa cúc lên vùng mắt trong khoảng 10 phút cũng trực tiếp tác động tới vùng da quầng thâm, làm thư giãn vùng mắt.

Đánh tan quầng thâm bằng lá bạc hà

Bạn có thể lấy một vài lá bạc hà xay nhuyễn hoặc nghiền nát đắp lên vùng da xung quanh mắt. Phương pháp này không chỉ làm mờ vết thâm quanh mắt mà còn có tác dụng giúp những đôi mắt căng thẳng, mệt mỏi dịu lại.

Sống Khỏe
6 Sep 2018

Dù là đi nặng, đi nhẹ hay

vào nhà vệ sinh soi gương thôi, bạn cũng nên rửa tay



Khi các nhà khoa học trốn trong nhà vệ sinh, họ đếm được chỉ có 67% số người rửa tay trước khi ra ngoài. Nhiều người, nhất là đàn ông, không làm điều này sau khi đi tiểu.

Don Schaffner, một giáo sư khoa học thực phẩm tại Đại học Rutgers đã nghiên cứu hành vi rửa tay trong nhiều năm. “Kể cả đi nhẹ hay đi nặng, bạn cũng nên rửa tay [sau khi rời nhà vệ sinh]”, ông khuyến cáo.

Rửa tay là một trong những điều dễ dàng và hiệu quả nhất, giúp bạn phòng tránh bệnh truyền nhiễm.

Nhà vệ sinh: Miền đất của vi khuẩn

Mỗi lần vào nhà vệ sinh là một lần bạn tiến vào miền đất của vi khuẩn. Và có những chuyến hành trình đặc biệt nguy hiểm hơn các chuyến hành trình khác.

Kịch bản tệ nhất là gì?


“Nếu bạn bị tiêu chảy và dính phân trên tay, rửa tay lúc đó là việc quan trọng hơn hết thảy”, giáo sư Schaffner cho biết. “Hãy chắc chắn bạn thoa xà bông trên tay và rửa nó thật sạch”. Phân người mang rất nhiều mầm bệnh như E. coli, Shigella, Streptococcus, viêm gan A và viêm gan E…

So với phân, dính nước tiểu vào tay nghe chừng là điều dễ chấp nhận hơn. Nghiên cứu chỉ ra nhiều người, đặc biệt là nam giới không rửa tay sau khi đi tiểu. “Những người này có thể nghĩ mình không cần phải rửa tay”, Michael Osterholm, giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Chính sách bệnh truyền nhiễm của Đại học Minnesota cho biết.

Nhưng thực tế có một loạt các vi khuẩn tồn tại trong nước tiểu, bao gồm Lactobacillus, Corynebacterium, Streptococcus, Actinomyces và Staphylococcus… Bởi vậy, không cứ gì đi nặng hay đi nhẹ, bạn nên rửa tay sau đó.

Ngay cả khi vào nhà vệ sinh mà không đi vệ sinh (rửa mặt, soi gương…), bạn cũng vẫn nên rửa tay. Bởi các bề mặt trong nhà vệ sinh có thể chứa rất nhiều mầm bệnh mà những người khác để lại. Họ có thể để phân hoặc nước tiểu dính ra tay mình, rồi chạm vào các bề mặt như nắm cửa, bồn rửa, trên tường… trước khi tay họ được rửa sạch.

Và khi chạm vào các bề mặt này mà không rửa tay, bạn sẽ nhiễm mầm bệnh. Một nghiên cứu năm 2004 chỉ ra bất kể mọi người vào nhà vệ sinh để làm gì, khi ra ngoài mà không rửa tay thì hầu hết đều nhiễm vi khuẩn Staphylococcus trên tay mình.

Ngay cả khi vào nhà vệ sinh mà không đi vệ sinh, bạn cũng vẫn nên rửa tay.
Rửa tay: Hành động nhỏ nhưng cứu sống hàng triệu sinh mạng

Truyền thống tôn giáo đã khuyến khích con người rửa tay như một nghi thức thanh tẩy từ hàng ngàn năm trước. Nhưng mãi đến thế kỷ 19, chúng ta mới biết giữ tay sạch giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm.

Ignaz Semmelweis là một bác sĩ người Hungary khi đó nhận thấy rằng, khi các bác sĩ và sinh viên y khoa xử lý xác chết rồi chạm vào người bệnh nhân trong khu thai sản, nhiều bà mẹ bị sốt và thậm chí tử vong. Sau đó, ông đã yêu cầu họ rửa tay bằng nước khử trùng và thấy tỷ lệ tử vong sụt giảm hẳn.

Tương tự, trong cuộc Chiến tranh Krym (1853-1856), Florence Nightingale, một y tá người Anh đã đề xuất quy định rửa tay và các biện pháp vệ sinh khác tại bệnh viện nơi cô làm việc. Không lâu sau, tỷ lệ tử vong ở đó đã giảm tới 2/3, cung cấp một số bằng chứng đầu tiên cho thấy rửa tay có thể cứu mạng chúng ta.

Sau gần 2 thế kỷ, rửa tay đã trở thành một phần cuộc sống thường nhật của chúng ta. Nhưng vẫn còn đó những khoảng trống cần được lấp đầy.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm vẫn có khoảng 525.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì uống nước bẩn, ăn thức ăn nhiễm khuẩn (thường do tay bẩn), và bị lây bệnh từ người sang người vì “vệ sinh kém”.

Các nhà nghiên cứu tại Học viện Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London ước tính, thực hành rửa tay tốt hơn có thể làm giảm một nửa tỷ lệ tử vong do tiêu chảy và cứu được hơn 1 triệu mạng sống mỗi năm. Rửa tay thường xuyên cũng làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp tới 16%.

Trong thế kỷ 19, Florence Nightingale, một y tá người Anh đã đề xuất quy định rửa tay và các biện pháp vệ sinh giúp giảm 2/3 số ca tử vong tại bệnh viện cô làm việc..

Hãy rửa tay bất cứ khi nào bạn cảm thấy bẩn

Điện thoại di dộng của bạn có thể chứa lượng vi khuẩn gấp 10 lần bồn cầu. Tương tự là các bề mặt như tay nắm cửa, bàn phím, chuột máy tính, khăn lau trong nhà bếp cũng bẩn hơn bạn nghĩ.

Vì vậy, bất cứ khi nào tay của bạn cũng có thể chứa rất nhiều mầm bệnh bao gồm vi khuẩn, virus và nấm. “Tôi nghĩ một nguyên tắc chung là bạn nên rửa tay bất cứ khi nào bạn cảm thấy bẩn”, giáo sư Schaffner nói. Hãy nắm lấy bất kể một cơ hội nào khi bạn đang gần một bồn rửa tay.

Và ngay cả việc rửa nhanh bằng nước không có xà phòng cũng có thể giúp loại bỏ một lượng vi khuẩn gây nhiễm trùng. Tất nhiên, điều này không được khuyến cáo cho các trường hợp như sau khi đi vệ sinh.

Rửa tay với xà phòng và nước luôn là cách tốt nhất để loại bỏ mầm bệnh, ngay cả khi bạn sử dụng xà phòng thường thay cho xà phòng diệt khuẩn. Các loại nước rửa tay với cồn và nước rửa tay khô không hiệu quả bằng.
Rửa tay đúng cách: Đừng quên lau khô

Kỹ thuật rửa tay gồm 5 bước cho hiệu quả cao.

Để rửa sạch tay, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh Hoa Kỳ đề nghị chúng ta làm những bước sau:

1. Làm ướt tay với nước sạch.
2. Sử dụng xà phòng xoa và chà tất cả những điểm lõm của bàn tay trong 20-30 giây (bằng khoảng thời gian hát bài “Happy Birthday” hai lần).
3. Rửa lại tay bằng nước sạch.
4. Lau khô tay bằng khăn giấy sạch hoặc để khô tự nhiên

Trong đó, nhiều người thường bỏ qua bước thứ 4, lau khô. Tuy nhiên, giáo sư Schaffner nhấn mạnh sự quan trọng ở bước này, bởi vi khuẩn lây truyền hiệu quả hơn khi tay ướt. Tưởng tượng bạn nắm cửa bằng một bàn tay ướt nhẹp, bao nhiêu vi khuẩn sẽ từ đó dính lên tay bạn?

“Nếu tay bạn vẫn còn ướt, rồi bạn chạm vào cánh cửa nhà vệ sinh đó, việc bàn tay ướt của bạn thực sự có thể giúp lây lan vi khuẩn”, giáo sư Schaffner cảnh báo. Ông nói rằng nếu không có khăn giấy, ông sẽ lau tay vào quần cho khô.


Sống Khỏe
6 Sep 2018

Đây là một trong những thứ rác kinh khủng

nhất đại dương, nghiêm trọng hơn cả ống hút nhựa



Tin mừng là con người đã nhận thức được tác hại của ống hút nhựa. Nhưng tin xấu là còn một loại rác khác đang không được ai để tâm đến.

Trong bối cảnh mỗi năm có hàng triệu tấn rác nhựa lọt ra ngoài đại dương, thì may mắn là con người dường như cũng đã hình thành được ý thức. Có thể thấy điều này qua nhiều phong trào bảo vệ môi trường được hưởng ứng rất nhiệt liệt, đặc biệt là các phong trào thu nhặt rác nhựa trên bãi biển tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Một trong những loại rác nhựa được chú ý nhiều nhất có thể nói là ống hút nhựa. Nhiều nước giờ đây đã hạn chế sử dụng ống hút nhựa, thay bằng các lựa chọn phù hợp với thiên nhiên hơn như ống hút tre, ống hút inox... có thể sử dụng lại nhiều lần.

Quả là một tin mừng. Nhưng chia sẻ thật cho bạn này, các loại ống hút nhựa chỉ chiếm khoảng... 0,02% số rác đang trôi nổi ngoài đại dương thôi. Thay vào đó, chúng ta có một thứ rác còn nghiêm trọng hơn thế, cả về số lượng lẫn mức độ quan tâm của dư luận. Đó chính là thứ trong bức ảnh dưới đây.

Thứ mà chúng ta đang nói đến chính là đầu lọc thuốc lá.

Theo một báo cáo mới đây của NBC News, đầu lọc thuốc là là một trong những tác nhân đầu độc đại dương hàng đầu do loài người gây ra. Và điều quan trọng nhất là hầu như các quốc gia đều chưa có quy định về loại rác này.

Mỗi năm, ước tính có khoảng 5,6 nghìn tỉ điếu thuốc được tiêu thụ trên toàn thế giới, tức là cũng ngần ấy đầu lọc được thải ra, và 2/3 con số đó bị vứt một cách hết sức vô trách nhiệm.

Đầu lọc thuốc lá được làm từ cellulose acetate - hợp chất cần tới hàng thập kỷ để phân hủy. Và kể từ năm 1986, đầu lọc thuốc lá đã là một trong những loại rác được tìm thấy nhiều nhất trên các bãi biển, với tổng số 60 triệu đầu lọc trong vòng 32 năm.

Thomas Novotny, giáo sư y tế cộng đồng tại ĐH San Diego (California, Mỹ) cho biết đầu lọc thuốc lá được phát minh ra vào giữa những năm 1900 nhằm mục đích giảm thiểu tác hại đối với người hút, nhưng rất tiếc chẳng có tác dụng gì. Để rồi giờ đây, những cái đầu lọc ấy còn trở thành một vấn nạn rất lớn với môi trường trên thế giới.

Trong nghiên cứu của mình vào năm 2011, giáo sư Novotny đã nhận thấy việc ngăn không cho người hút thuốc vứt những mẩu lọc thuốc lá bừa bãi là điều cực kỳ khó. Lý do được đưa ra là vì chúng quá nhỏ bé, dẫn đến tâm lý "có vứt cũng chẳng ảnh hưởng". Các chiến dịch ngăn vứt rác bừa bãi vì thế mà cũng không thể thành công.

Hiện tại, Novotny cho biết đã có nhiều tổ chức trên thế giới nhận thức được tác hại của đầu lọc thuốc lá, và lập ra một số chiến dịch với hy vọng có thể nâng cao nhận thức của người dân.

"Đầu lọc thuốc lá đã gây ô nhiễm bãi biển, công viên và cộng đồng chúng ta quá lâu rồi. Đây là lúc phải hành động" - trích lời kêu gọi trên website chính thức của dự án Cigarette Butt Pollution Project.

Nhiều quốc gia cũng đang tìm cách ngăn chặn vấn đề này. Tại Mỹ, nhiều tiểu bang đang thông qua luật cấm vứt đầu lọc, hoặc nâng giá thuốc lá để có thêm kinh phí dành cho nhân viên thu dọn vệ sinh.

Đời sống Môi trường
26 Jun 2018

Ác mộng khi biết mức độ theo dõi của Facebook


Thực sự là tôi chưa bao giờ thuộc tuýp người lo lắng quá nhiều về các thông tin cá nhân của mình trên mạng. Tôi biết rằng đó là điều cần để ý, nhưng cố làm gì đó cụ thể thì quả là việc vô nghĩa.

Tôi 28 tuổi, và dành hầu như cả cuộc đời mình để online. Tôi có tài khoản Hotmail vào năm 10 tuổi, có chiếc điện thoại đầu tiên khi 11 tuổi, và có tài khoản Facebook ở tuổi 16. Tôi hẳn là đã vung vãi thông tin cá nhân khắp nơi (chưa kể là còn cả những tấm ảnh rất xấu hổ chụp đăng lên lúc tôi say xỉn thời đang học đại học).

Nhưng khi tin tức loang ra về việc Facebook đã giao dữ liệu của 87 triệu người dùng cho hãng tư vấn chính trị Cambridge Analytica mà không hề cho người dùng biết, và cứ trong 20 người dùng ở Anh thì tin tức nói có một người xóa tài khoản, thì tôi bắt đầu băn khoăn không biết mạng xã hội này nắm được bao nhiêu thông tin về cá nhân tôi.

Lần đầu tiên trong cuộc đời, tôi quyết định đối diện với dữ liệu về mình, và tải xuống tất cả những gì Facebook nắm giữ về tôi.

Trong những tháng gần đây, mạng xã hội này đã làm cho việc trên trở nên thuận tiện hơn. Tất cả những gì bạn cần làm là tìm nút 'cài đặt', sau đó là nút 'tiếp cận thông tin về bạn'. Hóa ra trong suốt 12 năm 'xông pha' trên Facebook, tôi đã tạo ra tổng số dữ liệu là 324MB.

Điều này không có ý nghĩa lắm đối với tôi cho tới khi tôi phải mất 40 phút mới tải hết chúng về (để so sánh thì mới đây tôi có tải về một bộ phim dài hai giờ đồng hồ, mất chỉ có 5 phút). Facebook biết về tôi nhiều hơn nhiều so với những gì tôi tưởng.

Sau khi tải xong dữ liệu về, tôi hồi hộp mở file. Cách đơn giản nhất là bấm vào tab 'index', từ đó sẽ kéo ra toàn bộ các thông tin được sắp xếp theo format của Facebook. Nó cho thấy ảnh đại diện của tôi, rồi bên dưới là các tab liệt kê mọi thứ, từ hồ sơ cá nhân cho tới bạn bè, cho tới vấn đề bảo mật.

Tôi bắt đầu từ phần hồ sơ cá nhân, và xem được mọi thứ mà tôi đã đoán được trước: số điện thoại, ngày sinh, trình độ học vấn... Thật kỳ quặc khi nhìn thấy rằng Facebook biết rõ ai là mẹ tôi, ai là anh, là người họ hàng, tuy rằng đó là những thông tin mà hẳn là tôi đã cung cấp cho Facebook.

Bên dưới đó, tôi thấy các trang fanpage và các nhóm mà tôi từng 'thích', từ các trang như 'tìm bạn ở chung nhà' cho tới một nhóm có cái tên rất lạc quan mà tôi không thể nhớ là tôi có từng tham gia hay không, 'HÃY GIẢI QUYẾT CUỘC KHỦNG HOẢNG TÍN DỤNG!' Rồi có rất nhiều các nhóm kiểu như 'Mất điện thoại! Cần số mới' mà mọi người từng mở hồi cuối thập niên 2000.

Trong lúc nghiền ngẫm lại các dữ liệu cá nhân, tôi vẫn cảm thấy khá là bình thản - cho tới khi tôi nhấp chuột vào phần tab 'thông tin liên hệ'. Mở ra trước mắt tôi là một danh sách khổng lồ tên và số điện thoại của rất nhiều người. Họ đều là những người tôi từng lưu giữ thông tin trên điện thoại, nhưng không phải ai cũng đều nằm trong danh sách bạn bè của tôi trên Facebook.

Hẳn là tôi từng tải về ứng dụng Facebook xuống điện thoại và cho phép nó đồng bộ hóa với danh sách liên hệ trên điện thoại của tôi - điều đó có nghĩa là app này đã lấy toàn bộ các thông tin liên hệ có trên điện thoại của tôi. Nó gồm cả những số điện thoại mà tôi đã mất từ nhiều năm trước, và điều này khiến tôi băn khoăn không hiểu liệu có phải nó đã lấy dữ liệu từ rất lâu trước năm 2018, cho nên mới lấy được cả những số điện thoại mà tôi đã mất hay không.

Tôi biết rằng tôi phải chịu trách nhiệm về việc cho phép Facebook đồng bộ hóa với điện thoại của mình từ những năm trước, khi tôi lần đầu tiên tải app này xuống, nhưng vẫn cảm thấy kỳ quặc khi mà Mark Zuckerberg & Co có số điện thoại của bác sĩ phụ khoa của tôi. Có lẽ tồi tệ hơn nữa là tôi nay còn có lại một số số điện thoại của các anh bồ cũ sau khi đã cố tình xóa chúng đi.

Với rất nhiều người, mối quan ngại lớn nhất trong chuyện các mạng xã hội lưu trữ thông tin là những thông tin đó được chuyển cho các hãng chuyên quảng cáo. Cho nên tôi cảm thấy ngạc nhiên một cách dễ chịu khi bấm vào tab 'quảng cáo' và thấy chỉ có một số ít các hãng quảng cáo có thông tin liên hệ của tôi. Đó toàn là các hãng mà tôi đang dùng - Airbnb, Spotify, Uber, Deliveroo, và Uber Eats.

Với tôi, phần tab gây khó chịu nhất là phần 'bảo mật'. Nó cho tôi thấy là tôi đã 'tự khóa' (deactivate) tài khoản vào năm 2010 va 2011, rồi lại làm vậy 15 lần chỉ riêng trong năm 2015 (một năm tôi có nhiều chuyện đau đầu). Nhưng rồi nó còn cho tôi thấy cả địa chỉ IP và ngày giờ mỗi lần tôi vào Facebook kể từ 2009 lại đây. Thật là quái dị, đặc biệt là khi có một số thông tin được ghi nhận với những dòng tin nhắn như 'ước đoán vị trí dựa trên IP' - cho thấy nhất cử nhất động của tôi ở bất kỳ nơi nào tôi đăng nhập Facebook đều bị theo dõi.


Điều này có nghĩa là họ luôn biết tôi đang ở đâu. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ này: tôi cho phép họ biết điều đó. Facebook thu thập thông tin vì hai lý do: một phần là vì vấn đề an ninh và để đảm bảo là không có hoạt động bất thường nào xảy ra đối với tài khoản của tôi, và một phần là để họ 'bán' tôi cho đúng những tin quảng cáo phù hợp. Nếu bạn không muốn chia sẻ thông tin này, bạn cần tới mục 'cài đặt tài khoản' và tắt đi phần 'vị trí'.

Việc nhìn rõ Facebook đã có các dữ liệu này khiến tôi đặt câu hỏi là những thông tin đó vào việc gì.

Tôi hỏi Giáo sư Eerke Boiten - một chuyên gia về an ninh mạng tại Đại học De Montfort - câu hỏi này. Ông giải thích rằng vấn đề chính ở đây không phải là thông tin thực sự chúng ta 'nhận thức được' là ta đang cho đi, giống như khi ta trao cho Uber thông tin cá nhân, hay thậm chí các lượt ta 'thích' trên Facebook hay các cookies theo dõi việc lướt mạng của ta, hay dịch vụ bản đồ Google Maps ghi nhận mọi di chuyển của chúng ta".

Ông nói rằng vấn đề ở đây là việc chúng ta đều bị 'theo dõi' theo các cách thức rất khó phát hiện. "Thậm chí khó nhận ra là việc theo dõi đó đang được thực hiện".

Tôi xem tiếp phần còn lại trong lượng 324MB dữ liệu của mình và cảm thấy ít nhiều kinh tởm về việc tôi đã bị 'bán' hoặc 'không bị bán'.

Có vẻ như mọi thứ đều gồm các ảnh chụp và các video (tuy chỉ gồm các ảnh mà tôi tải lên chứ không gồm hàng trăm ảnh tôi được 'tag' vào), và một lượng lớn đến mức lố bịch những tin nhắn riêng tư, được xếp lộn xộn không theo thứ tự nào. Hầu hết đều là những tin nhắn khiến tôi cảm thấy xấu hổ, không muốn xem lại. Nhưng có một tin đã khiến tôi bật khóc.

Đó là cuộc trò chuyện giữa tôi với một người bạn, người đã mất hai năm trước và tôi thì đã quên bẵng đi việc chúng tôi từng trò chuyện trên Facebook.

Tin nhắn cuối cùng là tôi hỏi về các kế hoạch chung giữa chúng tôi, và anh ấy đáp: "Không vấn đề gì, khi nào tiện thì báo cho tôi biết." Tôi đã không trả lời, và anh ấy qua đời sau đó một tháng. Tôi cảm thấy thật kinh khủng khi đọc những dòng này.

Tải về các dữ liệu mà Facebook lưu giữ về tôi quả là một trong những điều căng thẳng, đau đớn nhất mà tôi từng làm. Ngay cả khi bấm vào 'dòng thời gian' của mình và quay về thời 2006 khi tôi còn học trung học cũng là chuyện không mấy dễ chịu. Nó cho tôi thấy hồi đó tôi và các cô bạn gái đã từng gọi nhau là 'con chó' và 'đồ của nợ' để tỏ vẻ 'cool', hay bỉ bai lẫn nhau. Cảm xúc ngần ngại tới mức nó khiến tôi muốn trao cho tôi của thuở thiếu thời đó một cái ôm thật chặt và nói rằng hãy đừng cố tỏ ra là cái gì đó không phải là mình.

Thật là cảm giác kinh tởm, và tôi không bao giờ muốn xem lại. Nhưng bởi Facebook đã thật tử tế tổng hợp lại hết vào một thư mục ZIP cho tôi, cho nên nó sẽ còn ở đó mãi mãi. Facebook lưu giữ quá nhiều thông tin về tôi qua năm tháng, và cá nhân tôi có một cảm giác đau đớn hơn, đó là tôi sẽ không bao giờ có thể thoát được khỏi chuyện quá khứ.

Tiến sĩ Ilka Gleibs là giáo sư tâm ly học xã hội tại trường đại học London School of Ecoomics. Bà giải thích rằng việc người dùng Facebook 'cảm thấy bị lừa dối và bị mất phương hướng' là hoàn toàn tự nhiên khi họ đọc các thông tin về vi phạm dữ liệu, khi xét đến lượng thông tin khổng lồ mà mạng xã hội này lưu giữ về cá nhân cũng như những thăng trầm tình cảm của họ.

Từ 'dữ liệu' nghe có vẻ như ta đang nói về các con số, nhưng thật ra là chúng ta đang nói về những mối quan hệ bạn bè, các mối quan hệ tình cảm, ký ức, những cảm xúc vui buồn của chúng ta.

Khi tôi tải về 'dữ liệu', mọi thứ thật rõ ràng và nó khiến tôi lại muốn xóa đi tài khoản Facebook của mình. Nhưng điều đó chẳng có ‎ý nghĩa thực sự gì bởi dữ liệu của tôi thì vẫn còn đó.

Thay vào đó, tôi hứa với mình rằng từ nay trở đi, thay vì đăng ký sử dụng các dịch vụ app mới thông qua Facebook (đồng nghĩa với việc những người viết ra app đó có thể tiếp cận vào các dữ liệu Facebook của tôi) thì tôi sẽ làm theo cách dài dòng hơn, và sẽ nhập thực sự các thông tin cá nhân vào mỗi khi tạo một tài khoản mới để dùng các app đó.

Tôi cũng đang nỗ lực tìm cách nhận thức rõ hơn về việc data mà các apps và các tổ chức khác nhau thu thập mỗi khi tôi nhanh chóng nhấn nút 'Đồng y' với các điều khoản và điều kiện của họ, qua đó tôi có thể dùng các dịch vụ như taxi, mua đồ ăn hay mua sắm trực tuyến.


Nếu như vụ bê bối Cambridge Analytica có đem lại điều gì tốt đẹp, thì đó là, như Ilka nói, "nó đã giúp mọi người nhận thức được tác động của dữ liệu trên các mạng xã hội và về cách thức các dữ liệu đó được sử dụng".



Radhika Sanghani
25 Jun 2018

Tom Bob_ street art “thiên tài vẽ bậy”


Tom Bob

Gặp gỡ “thiên tài vẽ bậy” nước Mỹ và những tác phẩm nghệ thuật đường phố sáng tạo đến bất ngờ

Từ ống nước, mái nhà cho đến các cột đường “vô hồn”, xấu xí đều được “lột xác” hoàn toàn và trở thành kiệt tác nghệ thuật dưới bàn tay của họa sĩ Tom Bob.

Tom Bob là 1 nghệ sĩ đường phố người Mỹ đã đi khắp New York để “thổi hồn” nghệ thuật lên những công trình công cộng của thành phố này. Sử dụng những thứ dễ dàng được bắt gặp trên phố như bức tường, mái nhà, ống nước, nắp cống hay trụ nước cứu hỏa, Tom đã tạo ra những bức tranh đầy màu sắc, đôi khi kỳ quái hòa lẫn với môi trường xung quanh. Qua bàn tay “thần sầu” của Tom, những vật dụng đơn điệu, tẻ nhạt của New York đột nhiên trở nên đầy màu sắc và tràn trề sức sống, khiến ai cũng phải trầm trồ ngước nhìn.

Tom cho biết 1 người nghệ sĩ đường phố như anh chẳng mấy khi nhận được sự trợ giúp nào về kinh phí, thậm chí còn thường xuyên bị cảnh sát “sờ gáy” vì hành động táy máy vẽ vời của mình. Thế nhưng chính niềm đam mê với nghệ thuật kết hợp cùng mong muốn đem lại niềm vui cho mọi người đã khiến anh kiên trì đi dọc các con phố và tạo nên những tác phẩm đẹp mắt trong suốt 1 thời gian dài. Anh chỉ hy vọng những người dân New York luôn bận rộn với dòng chảy cuộc sống sẽ trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn mỗi khi nhìn ngắm “thành quả” của mình.

Hãy cùng chiêm ngưỡng những kiệt tác nghệ thuật tuyệt đẹp của nghệ sĩ đường phố sáng tạo nhất New York này nhé!


Mọi người có thể bắt gặp dấu tích của Tom ở khắp nơi trên đường phố New York, Mỹ


Một sự vận dụng khéo léo chiếc bóng của hàng dây xích


Một góc China Town (Phố người Hoa) trên đất Mỹ trở nên sinh động hơn qua bàn tay tài hoa của nam nghệ sĩ


Liệu có ai giật mình khi đột nhiên thấy chú nhện khổng lồ này trên đường?


Chiếc thùng rác giận dữ








Mỗi bức ảnh được họa sĩ tranh đường phố người Mỹ chia sẻ lên mạng thu hút hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lượt like


Last Visitors


12 Feb 2009 - 9:59


21 Jan 2009 - 11:14


25 Aug 2008 - 8:59


24 Aug 2008 - 22:16


13 Aug 2008 - 21:03

Comments
Other users have left no comments for lalan.

Friends
There are no friends to display.
Lo-Fi Version Time is now: 18th March 2024 - 08:55 PM