Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Kỹ sư Mỹ gốc Việt chế tạo thành công đạn đại bác thông minh cho Lục Quân Hoa Kỳ, Trần Anh
BienHo
post Sep 1 2016, 11:00 AM
Post #1


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 5,105
Joined: 25-April 08
Member No.: 50
Country




Kỹ sư Mỹ gốc Việt chế tạo thành công đạn đại bác thông minh cho Lục Quân Hoa Kỳ


Đại bác 155 ly, M777 Howitzer của pháo binh Lục Quân Mỹ. (Ảnh: Wikipedia)

Một kỹ sư người Mỹ gốc Việt đã lãnh đạo một nhóm nghiên cứu, chế tạo thành công loại đạn đại bác thông minh 155 ly mới và tối tân cho lục quân Hoa Kỳ.

Theo tin từ trang web Army Armament Research đưa vào ngày 25/08/2016, ông Nguyễn Trí Đức (Ductri Nguyen), Trưởng công trình nghiên cứu và chế tạo đạn pháo binh của Trung tâm Nghiên Cứu Và Phát Triển Kỹ Thuật Vũ Khí Lục Quân Hoa Kỳ (The U.S. Army Armament Research, Development and Engineering Center) đã giải thích về tính năng vận hành của loại đạn đại bác thế hệ mới này.

Đây là loại đạn đại bác 155 ly mới, ký hiệu là XM1113, sẽ tăng tầm tác xạ hiệu quả và chính xác lên đến 40 cây số, rất an toàn cho các nhân viên pháo đội sử dụng. Loại đạn XM1113, hay XM1113 RAP, sẽ thay thế loại đạn đại bác cũ M549A1, 155 ly tầm tác xạ chỉ 30 cây số, được sản xuất và sử dụng từ thập niên 1970 và 1980 cho đến nay. Loại đạn XM1113 mới sẽ giúp ích cho các chiến sĩ pháo binh lục quân và pháo binh thủy quân lục chiến chiếm ưu thế tại chiến trường, do sự tiện dụng nhờ tác xạ nhanh chóng, cũng như bảo trì đơn giản.

Kỹ sư Nguyễn Trí Đức cho biết, đạn XM1113, đại bác 155mm sẽ tăng tầm tác xạ trên 40km, và có thể phá hủy chính xác tất cả các tiêu của đối phương trên bộ. Đạn mới được chế tạo bằng loại thuốc nổ đặc biệt so với loại cũ, nhằm giảm thiểu sự bất ổn gây ra bởi những ảnh hưởng tác động từ bên ngoài, thí dụ như nhiệt độ cao có thể làm thiết bị và đạn tự phát nổ v.v…

Đạn đại bác thông minh mới XM1113 đạt được khả năng tăng thêm tầm tác xạ là do hệ thống tăng lực bên trong trái đạn và hình thể khí động học đặc biệt. Đạn XM1113 được thiết trí động cơ hỏa tiễn, hiệu năng tăng gấp 3 lần so với đạn đại bác M549A1 RAP cũ. Đồng thời, cấu trúc bên ngoài vỏ đạn cũng được điều chỉnh để giảm bớt lực ma sát với không khí, để đạt được tầm tác xạ lên đến 40 cây số sau khi khai hỏa từ đại bác M777A2.


Đạn đại bác 155 ly, ký hiệu XM1113 do Toán nghiên cứu vũ khí của ông Nguyễn Trí Đức chế tạo. (Ảnh: ardec.army.mi)

Công trình nghiên cứu và chế tạo loại đạn đại bác thông minh XM1128 cho pháo binh quân lưc Hoa Kỳ đã được ông Nguyễn Trí Đức làm Trưởng nhóm đệ trình trong buổi hội thảo NDIA Guns & Missiles vào ngày 30 tháng 5 năm 2011. Sau đó, kế hoạch chế tạo đạn đại bác thông minh XM1128 để thay thế cho loại đạn M549A1 đã được Trung Tâm Nghiên Cứu Và Phát Triển Kỹ Thuật Vũ Khí Lục Quân Hoa Kỳ chấp thuận, và trợ giúp nhóm của ông Trí nghiên cứu, phát triển và chế tạo thành công như ngày hôm nay, với ký hiệu XM1113.

Ông Nguyễn Đức Trí cho biết, nhóm nghiên cứu và phát triển vũ khí do ông điều hợp sẽ hợp tác chặt chẽ với bộ phận sản xuất đạn dược (IPT) tại Picatiny, để bảo đảm đạn XM1113 sản xuất sẽ thích hợp với các hệ thống đại bác tầm xa trong tương lai.

Hiện nay, ngoài lực lượng pháo binh lục quân và TQLC Hoa Kỳ đang sử dụng đại bác M777 155 ly, còn có pháo binh của quân đội Úc và Canada cũng đang sử dụng loại đại bác trên. Ngoài ra, Ấn Độ và United Arab Emirates cũng đang dặt mua đại bác M777.

Chưa rõ các quốc gia này có ý định yêu cầu Hoa Kỳ cung cấp loại đạn đại bác mới thông minh XM1113 cho lực lượng pháo binh của họ hay không.

Theo trung tâm nghiên cứu và phát triển kỹ thuật vũ khí lục quân Hoa Kỳ cho biết, loại đạn đạn đại bác thông minh thế hệ mới XM1113, sẽ chính thức đưa vào hoạt động trong binh chủng Pháo Binh Lục Quân và Pháo Binh Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ vào năm 2022, với số lượng giới hạn.

Trần Anh / SBTN


--------------------
*****
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 User(s) are reading this topic (2 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 28th March 2024 - 09:03 AM