Sự thật và ngộ nhận về mồ hôi, PNL |
Sự thật và ngộ nhận về mồ hôi, PNL |
Aug 10 2017, 04:06 PM
Post
#1
|
|
Hoa cô đơn Group: Năng Động Posts: 5,417 Joined: 28-October 08 Member No.: 516 Country |
Sự thật và ngộ nhận về mồ hôi Cấu trúc tuyến mồ hôi Vào mùa hè, do thời tiết nóng bức hoặc khi tập luyện thể thao, khi xông hơi… cơ thể chúng ta phải tiết ra rất nhiều mồ hôi. Vậy đổ nhiều mồ hôi có hại cho cơ thể không, có tác dụng giảm béo hay không, chế độ ăn uống có ảnh hưởng đến mùi mồ hôi?… Mồ hôi vã như tắm trong phòng tập thể hình có tác dụng giảm béo? Hiện tượng "bay hơi" 0,5 hoặc 1,0 lít nước ở dạng mồ hôi có thể dễ dàng đạt được thậm chí với nỗ lực tập luyện cường độ bình thường (cơ thể các vận động viên thể thao chuyên nghiệp có thể mất 12 lít/ngày!). Hiện tượng mất nhiều nước như vậy không có nghĩa cơ thể đã thải loại lượng chất béo dư thừa nhất định và lượng nước thiếu hụt lập tức được bù đắp, ngay khi cơn khát được thỏa mãn. Nỗ lực thể chất mang lại hiệu ứng đốt cháy năng lượng đóng vai trò quan trọng với sức khỏe, chứ không phải bản thân sự ra mồ hôi – nằm chơi trong phòng tắm hơi, cho dù người vã mồ hôi, không hề có tác dụng giảm béo. Sự thật cũng không phải, càng ra nhiều mồ hôi khi tập luyện càng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Ra mồ hôi phục vụ nhu cầu làm mát cơ thể. Tập luyện trong phòng kín và nóng bức chắc chắn khiến bạn ra nhiều mồ hôi, song không hề giúp bạn có phong độ nhanh hơn. Ra mồ hôi cho phép thải loại các chất độc ra khỏi cơ thể? Đổ mồ hôi mang lại hiệu ứng thanh lọc cơ thể là ngộ nhận tiếp theo. Sự thật là cơ thể tự làm sạch – nhờ hoạt động của thận và gan. Khi người ra mồ hôi, không có nghĩa là cơ thể tự thanh lọc, đơn giản, chỉ là hiện tượng cơ thể bị hâm nóng thái quá. Cơ thể chúng ta sản xuất mấy lít mồ hôi/ngày? Tùy thuộc vào bối cảnh cụ thể. Nếu trời oi bức hoặc đối tượng lao động nặng nhọc – cơ thể ra mồ hôi nhiều hơn; trường hợp nghỉ ngơi trong môi trường mát mẻ - ra mồ hôi ít hơn. Đối tượng không quen với khí hậu nóng bức xuất hiện tại sa mạc châu Phi sẽ sản xuất gần 1 lít mồ hôi trong vòng 60 phút. Thực đơn ảnh hưởng đến số lượng mồ hôi tiết ra Nếu chúng ta ăn món gì đó khiến cơ bắp toàn thân khởi động mạnh – thí dụ ăn ớt cay – mao mạch sẽ giãn nở, nhiệt độ ở da tăng, các thụ cảm nhiệt độ phát tín hiệu cho hệ thần kinh trung ương, đã đến lúc "bật công tắc" làm mát cơ thể. Chúng ta cũng ra mồ hôi mạnh hơn sau khi uống rượu mạnh, bởi chất cồn trong rượu đẩy nhanh chức năng tim và gây hiệu ứng giãn nở mao mạch. Cơ thể cũng ra nhiều mồ hôi hơn sau khi uống cà phê, bởi chất cafeine trong cà phê kích thích hệ thần kinh trung ương và kích hoạt các tuyến mồ hôi. Món ăn cũng có thể ảnh hưởng đến mùi mồ hôi. Chúng ta có thể cảm nhận, đối tượng mới thụ hưởng những món ăn chế biến nhiều tỏi hoặc hành tây. Nghiên cứu do các nhà khoa học Cộng hòa Séc tiến hành cho thấy, thậm chí có thể "đánh hơi" nhận biết sự khác biệt giữa những người ăn chay và đồng loại khoái ăn thịt, cá. Tại sao một số người có mồ hôi nặng mùi Bản thân mồ hôi gồm nước kèm hỗn hợp không nhiều muối và chút xíu chất béo… nên không có mùi. Chỉ có các sản phẩm quá trình trao đổi chất của vi khuẩn sống bằng mồ hôi mới làm cho bốc mùi. TS Chris Callewaert (Đại học Gandawie, Bỉ) đã nghiên cứu, vi khuẩn sống thoải mái nhất trên những loại sợi nào. Kết quả, vải chất liệu sợi polyester giành vị trí đầu bảng, vật liệu được vi khuẩn thuộc loại Micrococcus khoái cư trú nhất. Chính chúng là thủ phạm bốc mùi đặc thù của trang phục tập luyện của các vận động viên thể thao. Nhìn chung vi khuẩn gây mùi né tránh chất liệu vải bông tự nhiên, các dòng vi khuẩn không mùi là cư dân chính của loại vải sợi tự nhiên. Một số người chỉ bàn chân bốc nặng mùi. Hiện tượng chứng tỏ có sự hiện diện của loại vi khuẩn Micrococcus sedentarius. Muốn tránh bốc mùi khó chịu, cần lau khô người sau khi tắm rửa vì làn da ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm sống, sinh sôi, phát triển bằng mồ hôi. PN -------------------- ******* |
|
|
Lo-Fi Version | Time is now: 16th November 2024 - 08:36 AM |