Profile
Personal Photo
Options
Personal Statement
Nãi-Nãi doesn't have a personal statement currently.
Personal Info
Nãi-Nãi
Bảo vệ tổ quốc
Age Unknown
Female
Location Unknown
Birthday Unknown
Interests
No Information
Other Information
Country: United States
Statistics
Joined: 12-June 08
Profile Views: 7,333*
Last Seen: 19th September 2017 - 09:28 PM
Local Time: Nov 16 2024, 06:51 AM
187 posts (0 per day)
Contact Information
No Information
No Information
No Information
No Information
Private
* Profile views updated each hour
|
Topics
Posts
Recent wiki edits
ibProBattle
Arcade
Blog
Shared Photos
Comments
Friends
My Content
8 Apr 2013
CHÚC MỪNG DIỄN ĐÀN PLEIKU PHỐ NÚI TRÒN 5 TUỔI _/\_//\__/\_//\__/\_//\__/\_//\__/\_//\__/\_//\__/\_//\__/\_//\_ nãi-nãi CHỜ HOÀI MÀ KHÔNG THẤY LANKHANH MỞ THREAD SINH NHẬT PHỐ NÚI, CHO NÊN MỚI MẠO MUỘI LÀM CHỦ CÁI TOPIC NẦY. nãi-nãi CHÚC PHỐ NÚI ... BÁCH NIÊN GIAI LÃO, SỐNG TRƯỜNG THỌ CHO TỚI KHI NÀO ... ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CÁO CHUNG MỚI THÔI! TRANG CHỦ M&N
3 Jul 2011
KHÚC RUỘT NGÀN DẶM ... YỂM TRỢ ĐỒNG BÀO QUÊ NHÀ
16 Jul 2008
Người Cha :::Bjornst Jerne Bjornson::: *Nobel 1903 Nhân vật chính của câu chuyện này là Thord Orerass, người đàn ông giàu có và có thế lực nhất trong xứ đạo. Một hôm, ông ta xuất hiện trong phòng cha xứ, dáng người cao, điệu bộ trang nghiêm. - Vợ con vừa đẻ con trai - ông ta nói. -Con muốn làm lễ rửa tội cho nó. - Ông đặt tên cháu là gì? - Rinn. Theo tên của cha con. - Thế còn người đỡ đầu? Tên cha mẹ đỡ đầu của đứa bé được đọc lên và đó đích thực là những con người đáng quý nhất trong số bạn bè thân thích của Thord quanh xứ đạo. - Còn gì nữa không?-Cha xứ ngước lên hỏi. Người nông dân do dự một chút, cuối cùng, ông ta nói: - Con muốn tổ chức lễ rửa tội riêng cho một mình thằng bé. - Nhưng vào ngày thường đấy chứ? - Thứ bảy tới, vào lúc 12 giờ trưa. - Còn gì nữa không?-Cha xứ hỏi. - Chỉ có vậy thôi, thưa cha-Người nông dân sửa lại mũ, định đi ra. Bây giờ cha xứ mới nhổm dậy: - Dù vậy, vẫn còn một điều nữa-Cha xứ tiến về phía Thord, cầm tay và nhìn vào mắt ông ta, nói một cách trang trọng: -Ơn chúa, thằng bé có thể sẽ là phúc lành đối với ông! Mười sáu năm sau Thord lại đến gặp cha xứ. - Thật kỳ lạ, năm tháng chẳng có tác động gì tới ông!-Cha xứ nói, bởi ông nhận thấy Thord chẳng thay đổi chút nào. - Đó là vì con không có điều gì phiền muộn-Thord đáp. Nghe vậy, cha xứ không nói gì, nhưng một lát sau ông nói: - Tối nay ông có điều gì vui thế? - Tối nay con đến phiền cha về lễ biên tín ngày mai cho thằng bé. - Cậu bé sáng dạ lắm. - Con sẽ chưa trả tiền nếu chưa được biết số thứ tự của thằng bé tại nhà thờ ngày mai. - Cậu ta sẽ là số một. - Vậy là con đã nghe. Đây là mười đô-la, thưa cha. - Ông có cần tôi giúp gì nữa không?-Cha xứ hỏi, mắt vẫn nhìn Thord không rời. - Chỉ có vậy thôi, thưa cha. Thord đi ra. Thêm tám năm nữa trôi qua. Một hôm, cha xứ nghe thấy ngoài cửa những tiếng ồn ào của một toán người đang tiến lại gần. Thord dẫn đầu, bước vào trước tiên. Cha xứ ngẩng lên và nhận ngay ra ông ta. - Tối nay ông mang theo tùy tùng đầy đủ quá, ông Thord ạ-Cha xứ nói. - Con đến để yêu cầu đăng bố cáo về đám cưới thằng bé nhà con. Nó sắp lấy cô Karen Storliden, con gái ông Gudmund, người đang đứng cạnh con đây. - Thế ư? Đó là một cô gái giàu nhất trong xứ đạo. - Mọi người đều nói vậy-Người nông dân nói và đưa một tay hất mái tóc ra phía sau. Cha xứ ngồi yên một lúc, dường như suy nghĩ rất lung, sau đó ghi tên vào sổ, không bình luận gì thêm. Mấy người đàn ông đó ký tên bên dưới. Thord đặt ba đô-la lên bàn. - Tôi chỉ lấy một đô-la thôi-Cha xứ nói. - Con rất biết, nhưng con chỉ có một mình thằng bé. Vì thế, con muốn hào phóng với công chuyện của nó. Cha xứ nhận tiền. - Đây là lần thứ ba ông đến vì chuyện con trai, ông Thord ạ. - Nhưng bây giờ con sắp lo xong cho nó rồi-Thord nói và vừa gấp quyển sách bỏ túi vừa chào tạm biệt, đi ra. Toán người chậm rãi ra theo. Hai tuần lễ sau, một ngày ấm áp và lặng gió, hai cha con Thord chèo thuyền ngang qua hồ, đến nhà cô Storliden để sửa soạn cho đám cưới. - Tấm ván này không được chắc chắn-Anh con trai nói và đứng lên để chỉnh cho ngay ngắn chiếc ghế đang ngồi. Đúng lúc đó, tấm ván dưới chân anh ta bị trượt. Anh ta thét lên một tiếng, hai tay chới với rồi ngã nhào xuống nước... - Bám vào mái chèo-Thord kêu lên và vội vã chèo thuyền về phía con. Trong khi đó, người con trai đã lật ngửa, cố nhìn cha thật lâu rồi chìm nghỉm. Thord không thể tin ngay vào điều vừa xảy ra. Ông ghìm con thuyền bất động hồi lâu, mắt nhìn trừng trừng vào chỗ đứa con vừa biến mất, như thể anh ta chắc chắn sẽ lại nổi lên mặt nước. Tăm nước lác đác xuất hiện, nối tiếp nhau, cuối cùng một chiếc bong bóng lớn nổi lên, vỡ tung. Sau đó mặt hồ trở lại phẳng lặng và trong sáng như gương. Ba ngày đêm liền người ta thấy Thord chèo thuyền quần đảo trên hồ để tìm xác con, không ăn không ngủ. Mãi rạng sáng ngày thứ ba ông ta mới tìm thấy. Thord bế con trên tay, đi qua đồi, về đến tận vườn nhà. Có lẽ phải đến một năm trôi qua kể từ ngày hôm đó. Một buổi tối mùa thu, cha xứ lại nghe ngoài hành lang có ai đó đang thận trọng rờ tìm chốt cửa. Cha xứ mở cửa, một người đàn ông cao, gầy, lưng còng, tóc bạc bước vào. Nhìn kỹ hồi lâu cha xứ mới nhận ra ông ta. Đó chính là Thord. - Ông dạo này chơi muộn thế!-Cha xứ nói rồi đứng lặng trước mặt ông ta. - Ồ, à vâng, đã muộn-Thord nói và ngồi xuống. Cha xứ cũng ngồi xuống ghế, chờ đợi. Tiếp theo là một bầu im lặng kéo dài. Cuối cùng Thord nói: - Con có một chút quà cho những người nghèo. Con muốn nó được coi như là di sản của thằng nhỏ nhà con. Ông ta đứng dậy, đặt gói tiền lên bàn rồi lại ngồi xuống ghế. Cha xứ đếm gói tiền. - Nhiều quá! - Cha xứ nói. - Đó là một nửa giá trị khu vườn. Con vừa bán hôm nay. Cha xứ ngồi yên lặng hồi lâu. Mãi sau ông mới hỏi bằng một giọng trìu mến. - Ông dự định làm gì bây giờ, ông Thord? - Một điều gì đó tốt đẹp hơn. Họ ngồi đó thêm một lúc nữa. Thord cúi mặt, còn cha xứ nhìn ông ta không rời mắt. Sau cùng, cha xứ cất tiếng dịu dàng và chậm rãi: - Tôi nghĩ, cuối cùng cậu con trai đã mang phúc lành thực thụ đến cho ông. - Vâng, chính con cũng nghĩ như vậy - Thord đáp và ngước nhìn lên. Hai giọt nước mắt to tướng từ từ lăn trên hai gò má.
16 Jul 2008
CÁNH RỪNG TRONG GƯƠNG Y. KAWABATA (Truyện ngắn trong lòng bàn tay) NHẬT CHIÊU dịch O-kayo không hiểu tại sao một người có thể tự mình đi tàu, rồi từ nhà ga ngoại ô về tận đây lại phải cần nắm tay dắt đi trên con đường trở ra nhà ga. Nhưng, cho dù nàng không hiểu đi nữa thì chuyện đó cũng đã trở thành bổn phận của nàng rồi. Lần đầu tiên khi Tamura tìm đến nhà, mẹ nàng đã bảo: - O-kayo, đưa ông ấy ra ga đi con. Khi đi ra khỏi nhà, Tamura chuyển cây gậy dài sang tay trái, rồi mò mẫm tìm bàn tay của O-Kayo. Khi nhìn thấy bàn tay gã quờ quạng mơ hồ trên ngực nàng, O-Kayo đỏ bừng mặt, chỉ còn cách chìa bàn tay của mình ra. - Cám ơn. Em vẫn còn là một cô bé, - Tamura nói. O-Kayo tưởng rằng nàng cần phải giúp gã bước lên tàu, nhưng khi đã lấy vé xong và đã ấn một đồng tiền vào lòng bàn tay nàng, Tamura nhanh nhảu đi qua cổng soát vé một mình. Gã lần bước theo con tàu, không ngừng lướt bàn tay trên hàng cửa sổ, tiến về phía cửa lên xuống. Cử động của gã rất thành thục. Dõi theo đó, O-Kayo cảm thấy yên lòng. Khi con tàu xuất phát, nàng không thể không mỉm cười. Nàng thấy dường như có một năng lực kỳ lạ nơi các dấu ngón tay của gã, như thể đó chính là đôi mắt gã vậy. Còn nhớ một chuyện. Bên cửa sổ thắp sáng nắng chiều, chị nàng là O-Toyo đang ngồi chỉnh lại phấn son. - Anh có thấy bóng gì trong gương? - Nàng hỏi Tamura. Ngay cả O-Kayo cũng thấu rõ ác ý của chị mình. Chẳng phải là chính O-Toyo, đang điểm phấn to son lại, ánh hình trong gương đó sao? Nhưng nỗi hiểm ác của O-Toyo chẳng qua là cô tự say mê bóng mình. “Một người đàn bà đẹp như thế này mà lại quá tốt với anh kia đấy”, giọng cô đầy ẩn ý bao vây Tamura. Từ chỗ ngồi của mình, Tamura lặng lẽ nhích đến bên cô. Gã bắt đầu ve vuốt mặt gương bằng các đầu ngón tay của mình. Rồi với hai bàn tay, gã xoay đài gương. - Này, anh đang làm gì thế? - Soi bóng cánh rừng. - Rừng? Như thể bị gương thu hút, O-Toyo lê đầu gối đến trước gương. - Nắng chiều đang chiếu qua cánh rừng. O-Toyo nhìn Tamura với vẻ ngờ vực khi gã lướt đầu ngón tay trên mặt gương. Cười nhạt, cô xoay đài gương về chỗ cũ. Một lần nữa, cô chăm chú điểm trang. Nhưng O-Kayo thì ngạc nhiên vì cánh rừng trong gương. Đúng như Tamura đã nói, mặt trời lặn đang chiếu một ánh sáng tím mờ xuyên qua những ngọn cây cao lớn trong rừng. Những chiếc lá mùa thu to rộng, bắt ánh nắng từ phía sau, chiếu ngời lên, trong suốt và ấm áp. Đó là một buổi chiều vô cùng êm ả vào ngày mùa thu ngát hương. Dù vậy ấn tượng về cánh rừng trong gương rất khác với một cánh rừng thật. Có lẽ vì cái mong manh êm dịu của ánh sáng, như lọc qua tơ lụa, không phản ánh được, nên ở đấy có cái gì đó mát trong sâu thẳm, tựa hồ như đấy là một phong cảnh ở đáy hồ. Cho dù O-Kayo vẫn nhìn thấy một cánh rừng thật từ cửa sổ nhà nàng mỗi ngày, nàng có bao giờ chăm chú ngắm nhìn đâu. Nghe người đàn ông mù diễn tả, dường như nàng thấy lần đầu tiên trong đời một cánh rừng. Tamura thật sự nhìn thấy cánh rừng đó thiệt sao, nàng tự hỏi. Nàng muốn hỏi gã xem gã có biết sự khác nhau giữa một cánh rừng thật và một cánh rừng trong gương. Bàn tay gã đang ve vuốt gương, đối với nàng sao mà huyền bí. Do vậy, khi bàn tay nàng bị Tamura nắm lấy lúc ra ga, nàng bỗng nhiên hoảng sợ. Nhưng vì điều đó cứ lặp lại như một phần hiển nhiên trong phận sự của nàng mỗi khi Tamura đến nhà, rồi nàng cũng quên nỗi sợ ấy. - Ta đang đi ngang qua hàng trái cây, phải không? - Đến cửa hàng tang ma rồi à? - Chưa tới hàng đậu ư? Mỗi lần nàng đưa gã đi trên đường, Tamura vốn không phải lúc nào cũng đùa cợt, lại càng không phải lúc nào cũng nghiêm trang, thường hay hỏi những điều như thế. Về phía bên phải, có hàng thuốc lá, trạm kéo xe, hàng giày dép, hàng giỏ mây, quầy bán cháo đậu đỏ với bánh đúc. Về phía trái là hàng rượu, hàng vớ, quán mì, quán sushi, hàng gia dụng, hàng mỹ phẩm, phòng răng - đúng như O-Kayo đã chỉ dẫn cho gã biết. Tamura nhớ rõ thứ tự các cửa hiệu dọc theo sáu, bảy dãy phố trên đường ra ga. Gọi lên từng tên cửa hiệu ở hai bên đường khi đi ngang đã trở thành một trò chơi quen thuộc của gã. Do vậy, có gì mới ở hai bên đường, như một cửa hàng mỹ thuật Nhật hay một khách sạn kiểu Tây phương, O-Kayo đều báo cho Tamura hay. Nghĩ rằng Tamura bám vào trò chơi u buồn này để làm nàng ngạc nhiên, O-Kayo vẫn lấy làm lạ rằng gã biết mọi ngôi nhà bên đường cứ như người sáng mắt. Nhưng, dù nàng không nhớ từ bao giờ, trò chơi đã trở thành một tập quán. Có lần, khi mẹ nàng nằm bệnh, Tamura hỏi: - Hôm nay có hoa giả ở cửa hàng tang ma không? Như thể bị dội nước lên mình, O-Kayo hoảng hốt nhìn Tamura. Lần khác, bỗng nhiên gã hỏi: - Đôi mắt của chị em đẹp lắm nhỉ? - Vâng, rất đẹp. - Đẹp hơn mọi người khác? O-Kayo im lặng. - Đẹp hơn đôi mắt em chứ, Kayo? - Nhưng làm sao mà anh biết chứ? - Thế nào à? Người chồng của chị em bị mù. Kể từ khi chồng chết, cô ấy cũng chỉ biết có người mù. Và mẹ của em nữa, là mù. Thì tự nhiên chị của em sẽ nghĩ là mắt mình tuyệt đẹp. Không hiểu sao những lời này chìm sâu vào trái tim O-Kayo. “Lời nguyền mù kéo dài ba thế hệ”. O-Toyo thường thở dài mà nói vậy cho mẹ nàng nghe thấy. O-Toyo sợ sinh con với một người đàn ông mù. Cho dù đứa bé không mù đi nữa, nàng vẫn có cảm giác rằng nếu nó là gái, biết đâu lại trở thành vợ của người mù. Chính nàng đã lấy một người mù bởi vì mẹ nàng mù. Mẹ nàng, chỉ quen biết các tay xoa bóp mù, sợ viễn cảnh phải có một chàng rể sáng mắt. Sau khi chồng O-Toyo qua đời, nhiều người đàn ông khác nhau đã ngủ lại qua đêm trong nhà nhưng ai nấy đều là người mù. Họ nhắn nhe nhau. Gia đình e ngại rằng nếu họ bán thân cho ai đó không mù, họ sẽ bị bắt giữ mất thôi. Cứ như thể là tiền trợ cấp cho người mẹ mù phải đến từ chính những người mù. Một ngày kia, một tay xoa bóp mù đã đưa Tamura đến. Tamura không phải là đồng nghiệp của các tay xoa bóp mà là một thanh niên giàu có. Đồn rằng gã cho một trường học của người mù và người điếc hàng ngàn đồng yên. Sau đó, O-Toyo đã biến Tamura thành người duy nhất bao cô. Nhưng cô đối xử với gã như với một tên khờ. Tamura, lúc nào cũng có vẻ cô đơn, thường trò chuyện với người mẹ mù lòa. Những lúc như thế, O-Kayo lặng lẽ và chăm chú nhìn gã. Mẹ nàng chết vì bệnh. - Giờ thì, Kayo, chúng ta đã thoát khỏi cảnh bất hạnh mù tối. Chúng ta sống cảnh đời sáng, - O-Toyo bảo nàng. Không bao lâu, một đầu bếp từ khách sạn kiểu Tây phương lui tới nhà nàng. O-Kayo thu mình lại sợ hãi trước sự thô bạo của người sáng mắt như hắn. Thế rồi cũng đến lúc O-Toyo chia tay cùng Tamura. Lần cuối cùng, O-Kayo đưa dẫn gã ra ga. Khi con tàu đã xa, nàng cảm thấy cô đơn như thể đời nàng đã tận. Lên chuyến tàu kế tiếp, nàng đuổi theo Tamura. Nàng không biết gã sống nơi nào, nhưng nàng có cảm giác rằng nàng sẽ nhận ra con đường của người đàn ông mà bàn tay gã nàng đã nắm nhiều lần đi đến đâu. |
Last Visitors
Comments
Other users have left no comments for Nãi-Nãi.
Friends
There are no friends to display.
|
Lo-Fi Version | Time is now: 16th November 2024 - 05:51 AM |