Printable Version of Topic

Click here to view this topic in its original format

PLEIKU PHỐ NÚI FORUMS _ TIN TỨC NĂM CHÂU _ Hải ngoại lưu ý thực phẩm Việt Nam - ST tài liệu

Posted by: Tulip Apr 16 2010, 09:44 AM




Dầu ăn làm từ nước cống tại Trung quốc


Những thùng dầu ăn nâu bóng hóa ra được tinh chế lại từ nước cống, nước rác. Ước tính “công nghệ” đáng sợ này đã mang lại 1/10 số lượng dầu ăn cho Trung Quốc, chủ yếu được các nhà hàng hoặc người bán rong sử dụng.







Những người đi vớt chuyên nghiệp sẽ mang xô chậu tới gần cống, rãnh nước thải của các nhà hàng, quán ăn, quán cơm để múc lớp bọt, váng dầu lẫn thức ăn thừa, mang về chế biến. Nguồn: ChinaSmack.

Trong những cái thùng, bể cáu bẩn thế này, nước thải được đun nóng để dầu nhẹ lẫn thức ăn thừa nổi lên, lọc ra chắt riêng lấy lớp chất nhầy bẩn. Nguồn: ChinaSmack.

Dầu lọc thu được tiếp tục qua chắt lọc lần nữa, và đổ vào thùng dự trữ, chuẩn bị xuất xưởng. Bề ngoài của chúng lúc này đã khá bắt mắt. Hàng triệu tấn dầu bẩn như vậy đã quay trở lại bàn ăn của người Trung Quốc. Nguồn: ChinaSmack.



Cơ quan chức năng kiểm tra dầu ăn bẩn được làm tại một cơ sở thủ công. Vụ việc đang gây xôn xao dư luận nước này. Loại dầu này không chỉ bẩn, mà còn chứa vô số chất độc hại và các chất có khả năng gây ung thư. Ảnh: CFP.


VNE

Posted by: VanAnh Apr 17 2010, 09:49 AM




kỹ nghệ chế' xoài chín sau 1 đêm


Theo nguồn tin người tiêu dùng cung cấp, phóng viên trong vai người tìm mối hàng đã tìm đến ngõ Cửu Long, thị trấn Tây Hồng Môn khu Đại Hưng, một nơi chuyên cung cấp nguồn xoài xanh và các phụ liệu cần thiết để biến chúng thành xoài chín cây chỉ sau một đêm.

Khu phố này vương vãi khá nhiều mẩu giấy vệ sinh tái chế thô ráp, những chiếc vỏ chai đựng chất ethephon thường được sử dụng khá phổ biến trong việc kích thích rau quả sinh trưởng nhanh, thúc chín trái cây nằm lăn lóc.

Bốn phụ nữ đeo khẩu trang kín mít, găng tay cao su đang xếp xoài từ thùng này sang thùng khác, tuy nhiên ở thùng mới này, mỗi một lớp xoài sẽ được lót một lớp giấy vệ sinh tái chế tẩm bê tông đặc biệt, hỗn hợp dung dịch ethephon (ở VN thường được dùng như một loại chất kích thích dùng để thúc cây cao su ra mủ) với vôi bột, sau đó đậy kín lại. “Chỉ cần làm đơn giản thế này, sáng mai là chị có thùng xoài chín cây vàng ươm, cầm chắc tay mà vẫn còn nguyên phấn”. một người phụ nữ cho biết.

Những trái xoài “chín cây” này rất đẹp mã nên được thị trường ưa chuộng, bán chạy mà lại giảm giá thành bảo quản, ủ chín theo kiểu truyền thống.

Điểm đặc biệt nữa của công nghệ này là nhanh, nhiều và rẻ,các sạp hoa quả hoặc những nơi đặt hàng muốn bao nhiêu cũng có.

Người đàn ông chủ cửa hàng tên Chu cho biết, ông đã làm nghề dấm xoài này được 5 năm và cũng kiếm được kha khá. Bình quân chi phí làm chín mỗi cân xoài cũng được 1 tệ.

Theo ông Cao Ái Bình, Chủ nhiệm bộ môn rau quả Viện nông nghiệp nhiệt đới Trung Quốc, hình thức thúc chín trái cây bằng ethephon và vôi bột chỉ có hại chứ không lợi ích gì đối với sức khỏe người tiêu dùng.

Chỉ trong một thời gian ngắn, những hóa chất đó sẽ ngấm qua da vào thịt quả và làm biến đổi quá trình chín tự nhiên của chúng. Sử dụng thường xuyên những loại hoa quả thúc chín sẽ dễ mắc các chứng bệnh về đường ruột.



Dung dịch ethephon mà người ta dùng dấm xoài là một loại thuốc thúc chín có độc tố. (Ảnh minh hoạ)

Được biết những chai dung dịch ethephon mà người ta dùng dấm xoài là một loại thuốc thúc chín có độc tố và chỉ được sử dụng một lượng rất nhỏ theo quy trình nghiêm ngặt.

Theo ông Vương Bảo Cương thuộc Trung tâm nghiên cứu bảo quản rau quả thuộc Viện khoa học nông lâm Bắc Kinh, công nghệ dấm xoài kiểu này sẽ làm tăng quá trình thẩm thấu trực tiếp các chất có hại vào thịt quả. Tuy nhiên để trả lời cụ thể về tác động của nó tới sức khỏe người tiêu dùng, hiện chưa có nghiên cứu nào cụ thể, chuyên sâu.

ông Cương cho biết thêm, hành vi thúc chín trái cây bằng hóa chất như vậy đều bị cấm, tuy nhiên hiện tượng này lại khá phổ biến trên thực tế ở các chợ hoa quả đầu mối cũng như các tiểu thương Bắc Kinh. Người tiêu dùng nên cân nhắc kĩ trước khi quyết định mua trái cây đẹp mã, chín đều.

Posted by: VanAnh Apr 17 2010, 10:38 AM




Bột gia vị nhiễm phẩm màu độc hại


Liên tục sau kẹo phát quang và nữ trang nhập cảng từ Trung Cộng, báo chí đã phanh phui về những bột gia vị bị nhiễm màu độc hại. Ðây là những loại gia vị được pha trộn với hóa chất rhodamine B đang càng lúc càng trở nên quen thuộc với người Việt Nam, đặc biệt là từ lúc trước Tết cho đến nay. Chất phẩm màu độc hại này chuyên dùng trong ngành dệt, từng bị phát hiện trong hạt dưa, ớt bột trước đây, mới đây lại xuất hiện trong một số gia vị bày bán trên thị trường tại Saigon.

Tình trạng này nêu bật nhiều chỗ yếu trong khâu bảo đảm an toàn thực phẩm cho người dân, từng được cảnh báo nhiều lần nhưng chưa được bổ khuyết. Vụ rhodamine B đặc biệt được chú ý trở lại khi giới chức tại Saigon xác nhận đã tìm thấy những hàm lượng rhodamine B rất nguy hiểm trong hàng loạt mẫu gia vị bày bán trên địa bàn thành phố, từ bột điều xay, bột sa tế, cho đến các loại gia vị nấu bò kho, nấu thịt hầm ragout. Chất rhodamine là phẩm màu hoá học, chủ yếu dùng để nhuộm vải cũng như một số sản phẩm khác, nhưng tuyệt đối bị cấm sử dụng trong thực phẩm vì có khả năng gây ung thư cho người tiêu thụ.Tuy nhiên việc phát hiện chất rhodamine B trong một số gia vị tại Saigon vào tuần trước không phải là một điều mới lạ.

Vào dịp trước Tết, dư luận trong nước đã không ngớt lo ngại khi thanh tra y tế tại nhiều địa phương ở Việt Nam đã liên tiếp phát hiện ra chất phẩm màu này trong ớt bột hay hạt dưa, sản phẩm truyền thống của người Việt Nam nhân dịp Tết. Báo chí trong nước ghi nhận nhiều trường hợp thực phẩm bị nhiễm rhodamine B hầu như ở mọi nơi từ Bắc chí Nam, do các công ty nhập cảng từ Trung Cộng về.

Posted by: VanAnh Apr 17 2010, 10:46 AM



Đề phòng với loại kẹo bánh độc này.

Kẹo mứt chứa chất gây ung thư


Báo chí trong nước vừa đăng tải những tin tức về loại kẹo phát quang được bán rộng rãi ở các cổng trường học, mà theo kết quả xét nghiệm do Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia vừa công bố trong lúc học sinh nhiều trường tiểu học, trung học trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh lân cận đang tìm mua loại kẹo (mút) có cán cầm phát sáng, bị nghi ngờ có chất độc.

Phó viện trưởng Viện Kiểm nghiệm An toàn thực phẩm quốc gia cho biết trong thân kẹo phát sáng có 2 chất là Phtalate dung môi, kết hợp với Poly aromatic hydrocarbon PAH. Khi hai chất này trộn vào nhau có thêm hiện tượng oxy hóa, tạo ra năng lượng phát sáng trên thân cây kẹo. Bất cứ một chất hóa học gì, dù vô cơ hay hữu cơ khi đưa vào cơ thể đều gây hại. Ðặc biệt chất PHA là một chất cực độc gây ung thư, đột biến gene nên chỉ được dùng trong công nghiệp như pha sơn.

Hôm nay, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y tế đã yêu cầu tất cả các địa phương tiến hành thu hồi khẩn sản phẩm kẹo phát quang mà không cần phải tiến hành bất cứ xét nghiệm nào. Ðây đều là thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng. Ðến thời điểm này, cơ quan chức năng của Cộng sản Việt Nam vẫn chưa tìm ra nguồn gốc của loại kẹo này, cho dù người dân thì cho biết loại kẹo này được nhập cảng từ Trung Cộng. Các loại kẹo phát quang này được nhiều học sinh ưa thích. Giá chưa đầy 2000 đồng, có thể dễ dàng tìm mua ở các cổng trường và các cửa hàng bán bánh kẹo tại chợ.

Posted by: LanKhanh Apr 19 2010, 11:51 AM

.
.
... Chời ... Những món độc hại này, toàn là những món mà LanKhanh ưa thích ... 79.gif ... Khocnhieu.gif
.
.
... Chiều ... dề đi khám bịn .... rùi tẩy chay luôn ... đồ ăn chơi ....của chinese ... hic ... hic... sad.gif
.
.
... thanks.gif sis VanAnh đã báo động ... cheekkiss.gif
.
.

Posted by: LanKhanh Apr 19 2010, 11:57 AM

.
.
... ma_oi.gif LanKhanh mới ... dừa ăn lunch xong ... 73.gif
.
.
... hetykien.gif
.
.
... thanks.gif Tulip ... cheekkiss.gif
.
.

Posted by: Tulip Apr 22 2010, 07:28 PM



Đánh tiết canh cạnh nhà vệ sinh và bô rác tại một quán tiết canh ở quận 12, TP.HCM - (Ảnh: Lan Phương)

Hãi hùng lòng lợn, tiết canh!


Lòng lợn, tiết canh được xem là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Nhưng có tận mắt chứng kiến “công nghệ” chế biến những món ăn này mới thấy hãi hùng. Nhiều tô tiết canh vừa được đánh xong để tràn lan trên mặt bàn ngay nền nhà vệ sinh.

Rạng sáng 25-12, Đ., một dân “đồ tể” đã giải nghệ, dẫn chúng tôi xuống lò mổ Thịnh Liệt, nơi “hóa kiếp” hơn 1.200 con lợn mỗi ngày để cung cấp nhu cầu ăn uống của người dân Hà Nội. Cả lò mổ nhộn nhịp như một công trường, tiếng lợn kêu eng éc khi bị giết hòa vào tiếng người, tiếng xô chậu loảng xoảng kèm theo mùi hôi thối của phân, mùi nồng nồng của cống rãnh...

Lòng, tiết trộn... phân

Tiếng lợn ré lên eng éc giữa đêm bỗng im bặt khi người “đồ tể” cầm thanh ống nước đập thẳng vào đầu. Cả đống thịt trắng nhởn đang giãy giụa đổ vật ra đợi một lượt dao phanh bụng. Trong lúc con lợn quay đơ, một “đao thủ” nhanh chóng nhấc chân trước quật ngã con lợn xuống nền ximăng nhơm nhớp nước, ngay tức thì thọc dao vào cổ mà chẳng cần rửa ráy mình lợn.
tietcanh

Cả một đoạn họng dài 30-40cm bị phanh ra, cùng lúc một người khác nhanh tay đưa cái chậu nhựa, chậu inox hứng ngay những dòng tiết đầu tiên ồng ộc xối ra. Chọc xong, người mổ lợn thò ngay bàn tay còn dính phân bốc dúm muối ném vào chậu, khuấy đều cho chậu tiết không loãng, không đông, đủ tiêu chuẩn đánh tiết canh. Mỗi con lợn bị chọc tiết chỉ cần hứng 1/3 chậu tiết hồng tươi đủ tiêu chuẩn làm món tiết canh, rồi bị thả vật xuống nền mặc tiết chảy tràn.

Chọc xong một con, những người mổ lợn lại vứt nguyên đống thịt trắng nhởn cho công đoạn khác để tiếp tục phận sự: đập chết, chọc tiết và hứng tiết. Đôi khi nhát dao hóa kiếp đi quá cuống họng, chọc tận vào dạ dày, vậy là cám lợn cũng ồng ộc trào thẳng vào chậu, rồi được đổ vào xô để chuẩn bị cho những bát tiết canh đỏ au, bắt mắt trên quầy vào đầu giờ sáng.


Ai biết được những đĩa tiết canh ngon lành này được chế biến trong môi trường rất... ớn lạnh - (Ảnh: Minh Quang)


Nhìn chậu tiết lợn được đổ vào xô, Đ. giải thích: “Để tiết lợn không đông, người ta sẽ cho ít nước đái lợn hoặc phân đạm bón rau vào tiết, đảm bảo đỏ tươi, đánh tiết canh đông cứng”. Thoáng chốc, cả chú lợn bị mổ phanh kéo tuột bộ lòng vứt xuống nền khu mổ, để bộ phận chế biến lòng tiếp nhận đưa sang khu vực chế biến riêng.

Để cho nhanh, nhiều “đao thủ” không ngại ngần dùng chân vẫn mang đôi ủng lẫn cả phân, cả bùn đất hất con lợn qua lại hay đạp mạnh vào mình lợn để kéo tuột bộ lòng ra cho công đoạn sau. Số tiết còn ứ trong bụng lợn vừa mổ được người “đồ tể” dùng gáo múc vào đống xô, chậu dơ bẩn đặt xếp hàng trước mỗi quầy chế biến nội tạng. “Cái này không đánh tiết canh được mà lấy để nhồi lòng, nhiều bọt thế này dồi mới bông, xốp”, một phụ nữ đang giơ cao khúc ruột lợn để tuồn phân ra ngoài bên cạnh xô tiết ở miệng cống hôi nồng cho biết.




Những xô tiết bẩn này được dùng để luộc hoặc nhồi vào món dồi lợn - (Ảnh: Minh Quang)


Tất cả phèo, phổi, lòng non, dạ dày... đổ đống dưới nền ximăng lênh láng máu, nước và phân để phân loại sơ chế. Những phụ nữ phụ trách công việc này cứ thoăn thoắt cắt xén rồi cho tất cả vào xô nước đã đặc quánh màu máu nổi bọt lềnh bềnh như bong bóng xà phòng rửa qua. Màu đỏ đặc trưng của máu lẫn với nước rửa chảy lênh láng cùng lông lợn, các vụn mỡ và phân tuốt ra từ những đống lòng trên khắp mặt nền khu lò mổ chảy thành dòng xuống hệ thống cống gom nước thải.

Tương tự, tại một lò mổ lợn trên đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh, TP.HCM, công đoạn lấy máu làm tiết canh cũng được xử lý rất nhanh, gọn. Cứ mỗi con lợn được giết xong, huyết được cho vào can nhựa cũ kỹ, cáu bẩn xếp thành hàng dài, hỗn hợp bên trong ít nhiều có cả lông, bụi, phân... để bán cho những người thu mua huyết lợn, lòng lợn về bỏ mối tại các chợ như Văn Thánh, Bà Chiểu, Gò Vấp...

Tại những nơi này, nhiều gian hàng chuyên bán huyết, lòng lợn để huyết trong can nhựa dưới phản, bên lề đường đầy bụi, cát, ruồi nhặng bu đầy. Thỉnh thoảng, lại có các chủ quán đến nhận từng can nhựa đựng huyết dính đầy phân được chùi quẹt sơ sài nhưng vẫn có thể thấy rõ mồn một, cột lên xe đưa về quán “chế biến” tiết canh cho khách...


Đánh tiết ngay... nhà tắm


Rời lò mổ, chúng tôi đến một quán tiết canh trên đường Trương Định, Hà Nội để chứng kiến cảnh chế biến lòng lợn. Bà chủ quán sau khi nhận hai túi nội tạng từ tay người đưa hàng liền ném uỵch xuống nền. Phèo, dạ dày... được ném vào một chậu nước, xát muối cho hết nhớt rồi cho vào nồi. Công đoạn làm lòng ngay bên miệng cống, thậm chí lòng còn được ném một đầu vào cống để tuốt cho nhanh - (Ảnh: Minh Quang)

Riêng lòng non, bà chủ quán chỉ ngâm qua xô nước rồi cho thẳng vào nồi nước sôi ùng ục. Đ. bảo lòng non phải luộc nước sôi mới giòn, nhưng cái thứ nhầy nhầy trong ruột mà không tuốt ra thì thật hãi hùng. Trong đó hầu hết là phân, sán và đủ thứ vi khuẩn bẩn thỉu dễ lây lan bệnh tật.

Đ. còn cho biết tiết lợn ra đến quán, chủ quán muốn để lâu, tiết canh nhanh đông phải cho hàn the vào. Nhờ vậy tiết để cả ngày vẫn đỏ tươi, nhìn rất “bắt mắt”.

Buổi sáng, tại quán “má heo, tiết canh, lòng lợn” khá nổi tiếng gần cầu vượt Tân Thới Hiệp, quận 12, TP.HCM, nhiều ông khách rôm rả kêu tiết canh, lòng lợn. Ông chủ quán chạy vào sau nhà “chế biến”, lát sau mang ra hơn chục bát sứ chất đầy tiết canh để trên tủ hàng. Vì đây là con đường mới mở nên khói bụi bay mịt mù vào các chén tiết. Nhìn kỹ sẽ thấy chén tiết nào cũng đóng bụi. Còn túi huyết tươi để chế biến là cái bọc to được treo lủng lẳng ngay trên nóc cửa ra vào nhà vệ sinh, máu rỉ ra trên tường vôi...

Gần đó, một quán nhậu khác gần cầu vượt Quang Trung cũng nườm nượp khách đến ăn tiết canh, lòng lợn. Do quán quá chật chội nên các can, bọc đựng máu tươi được đặt sẵn xuống nền nhà ẩm thấp sát cửa nhà vệ sinh. Nơi đây còn dùng để đổ chất cặn bã từ thức ăn thừa của khách nên mùi hôi thối và ruồi nhặng bu kín.

Ông chủ tiệm vừa đánh tiết canh vừa bịt mũi và khạc đàm liên tục... đánh tiết xong, ông chủ gãi chân sồn sột rồi vô tư lấy tay rắc thêm ít đậu phộng, rau tươi... đem ra cho khách thưởng thức. Tại nhiều quán tiết canh, lòng lợn nổi tiếng ở khu vực bến xe miền Đông (quốc lộ 13), nhiều tô tiết canh vừa được đánh xong để tràn lan trên mặt bàn ngay nền nhà vệ sinh, có cả một vài con ruồi chết chủ quán dùng tay bốc bỏ ra ngoài...

Vừa kê đoạn lòng dài hơn 3m sát miệng cống, chỉ ba động tác người phụ nữ đang làm lòng đã tuốt xong, vứt thẳng vào chậu lòng thành phẩm chờ giao cho các chủ hàng. Quy trình làm sạch diễn ra nhanh đến mức phân lợn, sán, vi khuẩn trong những đoạn ruột non, ruột già vẫn có thể còn nằm trong đống bầy nhầy lẫn cả lòng, tiết... “Lò mổ này đêm nào cũng thịt cả nghìn con, ai có sức mà làm sạch, với lại làm sạch lòng... mất ngon”, một phụ nữ đang làm lòng nói.

Lương y Nguyễn Việt Ngà (Viện Y học dân tộc): Bị nhiễm nhiều bệnh

Trong huyết tươi có rất nhiều vi trùng, virus còn sống. Người ăn tiết canh thường cho thêm chanh vào để vi trùng co lại vì axit. Tuy nhiên, đối với các loại virus biến thể nguy hiểm như H1N1 thì gần như không có cách gì tránh được. Huyết được nấu chín chưa chắc diệt được những loại virus nguy hiểm như vậy nên sử dụng huyết tươi là vô cùng nguy hiểm. Người ăn tiết canh có thể bị lây trực tiếp rất nhiều bệnh từ máu huyết của động vật, do máu tươi vào bao tử người sẽ thấm rất nhanh qua niêm mạc bao tử, thấm thẳng vào máu ngay lập tức.

Đồng thời có thể bị nhiễm các loại sán như sán lãi móc, nhiễm lãi theo đường máu, tạo ra các ổ lãi nguy hiểm trong gan, mật hoặc gây ra các khối nghẽn tắc trên não. Từ những búi lãi này, người bị nhiễm có thể bị tắc mật. Tế bào gan của người bệnh bị phá hủy, gan bị chảy máu, viêm gan, xơ gan... Quá trình thọc tiết lợn không đảm bảo vệ sinh trong những điều kiện như nước bị nhiễm độc, nhiễm chì hay bị dính phân... đều sẽ gây ra sự nhiễm độc trực tiếp với cơ thể người ăn tiết canh sau đó.

Lan Phương

Posted by: Tulip May 5 2010, 09:08 AM




Một Số Đũa Gỗ Nhập Từ Trung Quốc Mang Mầm Bệnh Ung Thư


OTTAWA, Canada (KL) – Các bạn tin hay không tuỳ ý, bạn hãy thử những đôi đũa có sẵn như sau:

Đôi đũa có sẵn ngâm vào nước đang sôi khoảng từ 3 tới 5 phút. Một chất mầu trắng sẽ hiện ra trước mắt và tan ngay vào trong nước đang sôi. Chính đôi đũa này đã tiết ra một hóa chất thuộc loại thuốc tẩy trắng.

Trong cuộc vận động giữ gìn sức khoẻ được lành mạnh mới đây tại Singapore, giáo sư Jakson Mathis lưu ý dân chúng Singapore không nên dùng một số loại đũa được chế tạo và nhập cảng từ Trung quốc.

Giáo sư này đã giải thích, qui trình sản xuất tại Trung quốc ngay trước khi những đôi đũa được sản xuất, tất cả các nguyên liệu làm đũa đã mang sẵn mầm bịnh trong trạng thái đang phát triển. Nguyên vật liệu như gỗ của Trung quốc bao phủ nhiều mầu của các loại nấm độc sau khi cây được đốn và chờ để mang ra khỏi rừng.

Chính vì thế các hãng sản xuất tại Trung quốc đã làm chuyện kinh khủng như ngâm gỗ vào các thùng rất lớn chứa hoá chất rất độc hại với mục đích để làm cho gỗ đỡ bị mục.

Sau khi ngâm gỗ làm đũa trong vài ngày, các hãng này còn rửa nguyên liệu gỗ bằng các hoá chất độc hại như thuốc tẩy. Hoá chất độc hại này đã để lại một lượng lớn gấp hơn cả ngàn lần theo như tiêu chuẩn quốc tế cho phép.




Bạn hãy đoán thử cái gì sẽ xẩy ra?


Chính những hoá chất này vốn đã không tốt cho cơ thể lành mạnh của bạn, chúng là những chất dễ sinh ra bịnh ung thư. Cách đây 5 năm giáo sư Jackson Mathis đã có dịp tham quan các hãng sản xuất đũa tại Trung quốc. Giáo sư đã khủng khiếp và từ ngày đó, giáo sư không còn dùng các đôi đũa do Trung quốc sản xuất trong các bữa ăn.

Mỗi lần đi các nhà hàng Trung quốc tại Singapore. giáo sư đều không quên mang theo đôi đũa riêng của giáo sư.




Giáo sư cho biết: “Nếu bạn đã từng dùng những đội đũa này và vẫn tiếp tục dùng chúng. Bạn hãy tạm dừng lại để suy nghĩ. Tại sao bệnh ung thư phát tán nhanh như ngày nay trên khắp thế giới cho bất cứ tầng lớp nào?

Sau một phút suy ngẫm về những đôi đũa được sản xuất tại Trung quốc. Câu trả lời:

Có thể những đôi đũa này đang góp phần phát tán bịnh ung thư. Có thể bạn đang mang mầm bịnh này mà bạn không biết.”

Posted by: LanKhanh May 5 2010, 11:50 AM

.
.
... Nói chung, bất cứ vật dụng hoặc thức ăn sản xuất từ Trung Quốc ... phải được cân nhắc, tiêu dùng hết sức cẩn thận ... rose2.gif
.
.
... thanks.gif Tulip ... cheekkiss.gif
.
.


Posted by: VanAnh Jun 20 2010, 10:03 AM




Kinh hoàng công nghệ sản xuất đá lạnh


Ở ngay đầu cổng chợ Thành Công A, đường Láng Hạ đá cây được chất đống từ mờ sáng, đến trưa người mua sạch nhẵn, đầu giờ chiều lại được cung cấp một đống khác. Điều đáng nói ở đây là đá được kê trên tấm bạt đã nhàu nát và xung quanh là rác rưởi, ruồi nhặng bẩn thỉu.


Mấy năm trở lại đây, mặc dù Sở Y tế Hà Nội đã mạnh tay kiểm tra, đình chỉ rất nhiều cơ sở sản xuất đá lạnh không bảo đảm an toàn vệ sinh nhưng cứ dẹp bỏ chỗ này chúng lại mọc lên chỗ khác. Trong những ngày nóng nực này, Hà Nội cần một lượng đá lạnh rất lớn và đó cũng là dịp để các cơ sở sản xuất đá lạnh mất vệ sinh trôi nổi trong thành phố hoạt động một cách mạnh mẽ.

Khi các cơ sở càng chạy hết công suất thì sự mất vệ sinh càng nhiều, người ta còn mua cả đá dùng để ướp lạnh thực phẩm bán cho các cửa hàng giải khát.

Muôn nẻo đường đá bẩn

Để có một quy trình làm đá sạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, quá trình sản xuất nước đá phải khép kín, không hề có sự tiếp xúc của bàn tay con người. Nhưng với khá nhiều cơ sở tư nhân mà chúng tôi đã khảo sát thì không có cơ sở nào đảm bảo quy trình này. Hầu hết, nguồn nước những nơi sản xuất đá thủ công này sử dụng đều không đảm bảo vệ sinh. Đa số những cơ sở này dùng nước giếng khoan, đương nhiên không qua kiểm nghiệm của cơ quan quản lý. Các chủ cơ sở cho hay, nước giếng khoan đã được lọc, nhưng thực tế nếu có máy lọc thì chỉ để lắng cặn hay lọc qua loa. Đặc biệt ở những cơ sở sản xuất đá cây.

Đá lạnh đắt như tôm tươi

Suốt tuần qua, nhiệt độ buổi trưa ngoài đường phố Hà Nội hầu như trên 40°C. Nhiệt độ tăng cao làm cho giá của đá lạnh cũng tăng vọt.

Một chủ quán nước ở cạnh sân bóng đá Trường Đại học Thủy Lợi ngán ngẩm: “Ngày thường một bịch đá viên 1kg có 3 nghìn, mấy hôm nóng tăng lên 5 - 10 rồi bây giờ 15 nghìn đồng. Mua đá cây thì rẻ hơn nhưng bây giờ nhiều khách nghe nói đến đá cây người ta không uống nước nữa”. Một số quán nước khác dùng đá cây, phải cắn răng chấp nhận giá cắt cổ 150.000 đồng/ 1 cây.

Tuy nhiên, không phải cứ bỏ tiền ra là mua được đá. Mùa hè này, người tập thể dục buổi sáng quanh sân vận động Mỹ Đình đã quen thuộc với cảnh đám đông người xếp hàng từ mờ sáng để chờ mua đá ở một cơ sở cạnh đó.

Qua một loạt cơ sở sản xuất đá cây ở Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, dốc Tam Đa, Linh Lang, ngõ Ngọc Hà quận Ba Đình, Dịch Vọng Hậu quận Cầu Giấy, chợ Thành Công A quận Đống Đa, đường Hỏa Lò, Từ Liêm... đều không tuân theo quy định đảm bảo vệ sinh trong sản xuất đá lạnh. Khi đề cập đến vấn đề đăng ký an toàn vệ sinh với sở y tế, chủ cơ sở nào cũng ấp úng trả lời cho qua chuyện rồi né tránh sang chuyện khác. “Cơ sở lớn thì người ta (cơ quan quản lý- PV) mới bắt cam kết nội quy an toàn vệ sinh chứ cơ sở nhỏ như của tôi đây nước khoan đã qua xử lý, sạch sẽ tuyệt đối. Sản xuất nhiều mới làm dối chứ ít làm dối làm gì”, chủ một cơ sở sản xuất đá cây ở đường Lương Thế Vinh quận Thanh Xuân bao biện.

Nhiệt độ ở Thủ đô nóng bao nhiêu thì tình hình đá lạnh cũng “nóng” theo bấy nhiêu. Qua hai đợt nắng nóng kể từ đầu mùa hè vừa rồi, hầu như các cơ sở đá tư nhân đã chạy hết công suất và theo đó cũng mất vệ sinh... hết mức.

Trong quá trình đi tìm hiểu, chúng tôi bắt gặp một chủ cơ sở sản xuất đá chân đi ủng cao su ngồi chễm chệ trên đống đá cây cao ngút ở đường Hỏa Lò, Từ Liêm dùng dao chặt đá bán lẻ cho một loạt khách đang ngồi chờ. Vừa làm anh ta vừa nói với chúng tôi: “Đá chỗ anh thì OK, không đảm bảo thì làm sao hàng trăm quán giải khát, quán bia, ăn nhậu cả cái vùng này đến lấy nườm nượp”. Vừa nói, anh này vừa lấy tấm bạt che cái cửa mà từ lúc nãy tới giờ vô ý để chúng tôi nhìn thấy phía trong khoang làm lạnh một thanh niên quần đùi áo cộc thản nhiên cầm vòi phun nước dẫm đi dẫm lại trên miệng hố để bơm nước làm nhả đá mới.

Tại các điểm bán đá cây trên đường Trường Chinh, Thụy Khuê người bán hàng xếp những cây đá trên tấm bạt đã nhàu nát, sau đó phủ lên trên một tấm vải cáu bẩn, ngoài cùng bằng những miếng xốp tạm bợ để... cách nhiệt vẫn bán chạy như thường. Những “đại lý cấp 1” này chủ yếu cung cấp đá cho các quán trà đá vỉa hè.

Tại cơ sở sản xuất nước đá nằm ở khu vực Minh Khai, từng dãy xe ôtô xếp hàng vào mua đá, công nhân tất bật chuyển những cây đá ra thùng xe. Một loại nước đá làm từ nước giếng khoan không qua lọc gọi là đá cây, còn một loại làm từ nước giếng khoan qua lọc được gọi là nước đá viên tinh khiết hay đá pha lê. Tuy nhiên, người quản lý ở đây lại khẳng định, chỉ có đá cây mới làm từ nước giếng khoan dùng để làm lạnh hàng hóa, còn đá viên tinh khiết được làm từ nước máy dùng để ăn uống. Quan sát xưởng sản xuất đá, chúng tôi thấy khuôn làm đá là những hộp sắt hoen rỉ. Công nhân xưởng sản xuất không găng tay, không bảo hộ lao động bê những khuôn làm đá vào phòng làm lạnh.


“Đá cây, đá viên sạch” được bán ở vỉa hè đường Thụy Khuê.


Đá ướp lạnh dùng để... uống!

Nguy hiểm hơn, trong mấy ngày nóng nực, khi mà đá tinh khiết không đủ cung cấp, một số cơ sở còn đem đá chuyên để bảo quản thực phẩm để tiêu thụ khiến nguy cơ lây nhiễm các bệnh về đường ruột tăng cao, nhất là thời điểm hiện nay khi dịch tiêu chảy cấp vẫn đang có nguy cơ bùng phát trở lại.

Trưa ngày 23/6, chúng tôi đến một cơ sở làm đá cây ở phường Dịch Vọng Hậu quận Cầu Giấy, cũng là lúc ông chủ đang bận rộn chặt đá cho khách hàng. Cơ sở này vốn sản xuất đá lạnh dùng để bảo quản thực phẩm, ngay cả biển quảng cáo cũng đề: “Đá dùng để ướp lạnh”.


Không che đậy, cảnh thường gặp trên đường phố những ngày nóng nực.


Qua trò chuyện với khách hàng đang đứng chờ, chúng tôi được biết họ đều mua đá ở đây về phục vụ việc giải khát ở các quán bia, quán nhậu, quán cơm, trà đá, quán chè ở khu vực phường Dịch Vọng và cả một bộ phận khác ở chợ Nhà Xanh trên đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy. Khi chúng tôi hỏi tại sao đá dùng để ướp lạnh lại bán để uống, ông chủ cơ sở tỏ vẻ cáu kỉnh: “Đá nào mà chả làm từ một loại nước! Không mua thì đứng dịch ra cho người khác vào lấy”!

Trên đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, có một đại lý bán đá sỉ và lẻ. Đại lý giữ đá khỏi tan bằng cách vùi vào đống trấu hay phủ lên tấm chăn chiên, vài bao tải dứa cáu bẩn. Mỗi khi có khách mua hàng, bà chủ đặt cây đá lên bao tải đã trải sẵn dưới nền đất, rồi dùng dao hình răng cưa hoen rỉ chặt khúc từng đoạn bán cho khách. Hỏi nhập đá từ đâu, bà chủ kêu: “Ôi giời, đá ở đâu mà chả giống nhau”!


Đá sản xuất dùng để ướp lạnh được bán lẻ cho các cửa hàng giải khát ở Dịch Vọng Hậu.


Ở ngay đầu cổng chợ Thành Công A, đường Láng Hạ đá cây được chất đống từ mờ sáng, đến trưa người mua sạch nhẵn, đầu giờ chiều lại được cung cấp một đống khác. Điều đáng nói ở đây là đá được kê trên tấm bạt đã nhàu nát và xung quanh là rác rưởi, ruồi nhặng bẩn thỉu. Trước đây, cơ sở này chủ yếu cung cấp đá để bảo quản thực phẩm trong chợ. Mùa hè đến, cơ sở này kiêm luôn phục vụ đá lạnh cho các quán giải khát. Tất nhiên vẫn là thứ đá cây đó và vẫn được đặt ở chỗ mất vệ sinh như vậy. Do thời tiết nắng nóng, giá đá tăng vọt, các chủ quán nước liền chạy ra chợ này mua đá cây... cho rẻ.

Không chỉ riêng điểm bán đá ở chợ Thành Công A, mà nhiều điểm bán đá cây khác trong thành phố cũng không đảm bảo vệ sinh, thường là ở ngay vệ đường và người bán hàng khi đập đá, lấy đá không hề có găng tay. Đá cây của các cơ sở tư nhân cũng là nguồn cung cấp chủ yếu cho những hàng trà đá, quán giải khát trên địa bàn Thủ đô. Chỉ với 20.000 - 30.000đồng, người bán hàng đã có thể mua được cả chục kilôgam đá thay vì phải bỏ ra cả trăm nghìn đồng để mua đá sạch, đá tinh khiết hoặc chạy đá bằng tủ lạnh. Tâm lý chung của cánh kinh doanh giải khát là ra chợ mua đá cây dùng cho rẻ!


Đá cây để đầu cổng chợ Thành Công A, xung quanh là rác rưởi, ruồi nhặng.


Không rõ nguồn gốc


Theo Sở Y tế Hà Nội, trên địa bàn thành phố có hơn 100 cơ sở sản xuất nước đá thủ công nhỏ lẻ, không đảm bảo an toàn vệ sinh, hàng ngày bán ra thị trường hàng tấn đá cây, đá viên.

Trong khi đó, các cơ sở đạt tiêu chuẩn chất lượng đá sạch, đá tinh khiết chỉ có 17 cơ sở như đá viên phalê của Công ty cổ phần Thuỷ Tạ, Công ty nước đá Hà Nội, đá viên của Công ty dịch vụ hàng không...


Theo ghi nhận của PV Báo GĐ&XH, tại nhiều điểm bán đá lẻ trong TP Hà Nội, đa số đều do tư nhân sản xuất, không rõ nguồn gốc, chất lượng. Đá cây giá khoảng 80.000đ/cây, còn đá viên giá khoảng 2.000đ/kg. Vào tháng 6 này, giá đá cây tăng từ 30.000 - 50.000đ/cây mà nhiều khi vẫn “cháy” hàng.

Theo quảng cáo của chủ hàng, đá ở đây được mua sỉ ở những cơ sở sản xuất theo tiêu chuẩn đá sạch, nước được lấy từ nước máy có qua lọc, khử trùng. Chưa cần nói nguồn gốc, bãi tập kết đá của cửa hàng, đá được xếp thành tầng, chỉ được phủ bằng tấm bạt dứa, trong khi ngoài trời bụi bay mù mịt. Mặc dù Sở Y tế đã khuyến cáo người dân, đưa ra lệnh cấm đối với những điểm kinh doanh giải khát không được sử dụng đá cây, đá viên không có nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng, nhưng vì lợi nhuận, khuyến cáo trên đã bị phớt lờ.

Ở khu chợ Ngã Tư Sở, hàng ngày vẫn có những chuyến xe ô tô chở hàng tạ đá cây chuyển vào chợ mà không rõ xuất xứ đến từ đâu. Người vận chuyển đá thản nhiên quăng quật, vứt đá lên những thùng xe cáu bẩn, đầy rác, những chiếc xích lô hoặc xe tự chế, thản nhiên dẫm đạp lên những cây đá. Từ đại lý này lại được các chủ quán mua về. Như vậy đá lạnh không rõ xuất xứ lại được phân nhỏ “thấm” vào từng ngõ ngách của thành phộ


Đá được bán như thường ở chỗ mất vệ sinh như thế này.


Trong quá trình vận chuyển đá, phương tiện chủ yếu vẫn là xe máy không được che đậy. Trong những ngày nắng nóng, ai cũng dễ bắt gặp những cây đá được chở bằng xe máy không được bọc lót che đậy chạy mù mịt giữa đường phố. Những “khối đá di động” này được chủ yếu phục vụ cho những quán giải khát, trà đá hay quán nhậu. Người bán cứ bán, người uống cứ uống chẳng ai biết là đá làm ở đâu? Có bảo đảm không?


Quy định làm đá sạch


Nước làm đá tinh khiết phải đạt 40 tiêu chí về kim loại nặng, thành phẩm đá phải đạt 22 tiêu chí trong đó có 6 chỉ tiêu về vi sinh vật. Đá tinh khiết phải được làm từ nguồn nước sâu 90m, được xử lý qua lọc thẩm thấu ngược và diệt khuẩn bằng tia cực tím.

Các bộ phận làm đá như: Khuôn đá, dao cắt đá, bồn cấp nước làm đá, cối lạnh và gàu tải đá đều bằng inox, không bị rỉ sét. Chu trình sản xuất khép kín hoàn toàn tự động, không có sự tiếp xúc trực tiếp với con người.


Posted by: AnAn Jun 24 2010, 09:34 AM




Trà sữa trân châu hay “trà sữa polymer”


Ở khắp mọi nơi trên đất nước Trung Quốc đều có sự hiện diện của các quán trà sữa trân châu hấp dẫn. Nhưng mới gần đây, theo điều tra thị trường của phóng viên Trung Quốc, thành phần làm ra ly sữa và hạt trân châu không những không bổ béo gì mà còn độc hại.

Nắng hè gay gắt đã trở thành điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh của các quán trà sữa trân châu. Từ phố lớn phố nhỏ, đường to đường bé, ngõ hẻm ngóc ngách, người người uống trà sữa trân châu.



Trên các khu phố lớn, 1 cốc trà sữa trân châu có giá từ 4 tệ đến 8 tệ, nhưng ở một số tiệm trà sữa ở quanh trường học và siêu thị, giá của những cốc trà sữa trân châu được làm từ những nguyên liệu không rõ xuất xứ chưa đến 3 tệ.

3 “pháp bảo” để làm trà sữa trân châu là: bột sữa, trân châu và đường hóa học. Như vậy có thể thấy giá thành phẩm, giá nguyên liệu của loại đồ uống hấp dẫn này vô cùng rẻ.

Theo ghi nhận của phóng viên Trung Quốc, trong mấy cơ sở chuyên bán buôn nguyên liệu làm trà sữa, có rất nhiều những gói bột sữa các loại, lớn nhất là 50kg, được xếp đống ở dưới đất. Giá cả của chúng dao động từ 20 tệ đến 400 tệ. Mỗi gói bột sữa như thế có thể pha ít nhất 400 ly trà sữa. Chủ tiệm còn cho biết bột sữa và bột trà được đóng vào cả những gói có khối lượng tịnh nhỏ để thuận tiện cho việc pha chế của những quán trà sữa trân châu nhỏ.

Một chủ cửa hàng khác cho biết: “Thường thường những gói bột sữa 200 tệ bán rất chạy”. Còn “trân châu” thì sao? Người ta đóng mỗi gói trân châu khoảng 2kg, bán 10 tệ một gói, mỗi gói như thế đủ dùng cho hơn 100 cốc. “ Tính thêm cả tiền cốc nhựa, tiền thuê nhân công và tiền thuê cửa hàng, giá thành phẩm của mỗi cốc trà sữa khoảng nửa tệ” – ông chủ tiệm đó nói.

Chú ý quan sát bao ngoài của các túi nguyên liệu, phóng viên phát hiện, ngoài bao bột trà có ghi nơi sản xuất ở Thượng Hải ra, những bao bột sữa kia chỉ có dòng chữ ghi đại lý bán hàng, không thấy ghi gì thêm nữa.

Không dùng sữa tươi mà dùng bột sữa

Anh Cố Vĩ (tên nhân vật đã được thay đổi), 42 tuổi, từng làm chủ một hệ thống nhiều cửa hàng kinh doanh mặt hàng trà sữa trân châu, tiết lộ với phòng viên, trà sữa trân châu mang đến cho khách hàng những hương vị ngọt ngào quyến rũ, đồng thời nó cũng mang đến cho họ những căn bệnh rất nguy hiểm.

“Trong trà sữa trân châu thì ‘trà sữa‘ được coi là ‘linh hồn” Cố Vĩ nói, dùng bột sữa mà không dùng sữa tươi để pha trà, đây được coi là bí quyết hành nghề của những tiệm kinh doanh thức uống giải khát này. “10 ly sữa tươi cũng không cho được vị thơm đậm đà như 1 thìa bột sữa, đây cũng chính là nguyên nhân tại sao đa số tiệm trà sữa lại sử dụng bột sữa thay cho sữa tươi”.

Trên thực tế, một số nguyên liệu để làm trà sữa trân châu chỉ là những bột vụn mà thôi, thành phần cụ thể là: bột sữa, chất dẻo cao phân tử (nói trắng ra là nilon), sunphát natri ngậm nước (Na2SO4.10H2O) và một vài độc tố hóa học sử dụng trong công nghiệp như Clo.

Trong bảng thành phần của bột sữa đều ghi hàm lượng chất béo không cao quá 32%. Nhưng trên thực tế, thành phần chủ yếu của bột sữa lại chính là dầu thực vật qua quá trình Hydro hóa, đây chính là 1 loại axit béo. Chuyên gia cho biết: “Hàm lượng chất béo trong 500ml trà sữa đã vượt quá quy định nạp chất béo cho cơ thể của người bình thường trong 1 ngày, cứ tiếp tục như vậy, rất dễ mắc bệnh tim mạch, nổi u bướu, hen suyễn, thở khò khè…Trẻ nhỏ thì giảm sút trí lực”.


Ít ai có thể ngờ những hạt trân châu dai dai, dẻo dẻo này lại là
hạt... nhựa. (Ảnh: Sketch-book)


Ăn “trân châu” tức là ăn “polymer”?

Trân châu làm tăng sức hấp dẫn cho ly trà sữa. Cố Vĩ nói: “Trà sữa trân châu có được sự mến mộ của khách hàng như ngày nay chính là nhờ có những viên “ngọc” đen đen, tròn tròn đó, rất nhiều những vị khách đến với trà sữa là do trót “phải lòng” những hạt trân châu dai dai, dẻo đẻo ấy”. Người trong nghề gọi nó là bột trân châu, thành phần chính của bột trân châu là bột sắn.

Nhưng nếu chỉ là bột sắn đơn thuần, thì hạt trân châu không thể có độ dai như thế, cho nên người ta khắc phục điều này bằng biện pháp đơn giản là trộn thêm lòng trắng trứng và bột mì. Dù như vậy, nhiều tiệm trà sữa vẫn thấy rằng trân châu của họ chưa đủ độ dai cần thiết, thế là họ chọn cách làm rất nhanh gọn: cho thêm vật liệu polymer. Cái gọi là “vật liệu polymer” nói trắng ra là nhựa. Đây cũng chính là bí quyết tuyệt mật của các tiệm “trà sữa polymer”. Cố Vĩ nhấn mạnh thêm: “Cơ thể con người không thể hấp thụ hợp chất đó, hậu quả của việc ăn nhựa thế nào, ai trong chúng ta cũng có thể tưởng tượng ra được”.

Nguồn tin đáng tin cậy cho biết, hiện nay chính phủ Trung Quốc đã kiểm soát nghiêm ngặt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Những sản phẩm gây hại cho sức khỏe người dân sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Đây cũng là tiếng chuông cảnh báo cho tất cả người tiêu dùng, nên thận trọng khi sử dụng đồ ăn thức uống. Nếu không, sức khỏe của chúng ta sẽ tỉ lệ nghịch với độ dai dẻo của “trà sữa polymer”.



sau vụ măng tre, tới trà sữa lên thớt

Trà sữa trân châu là thức uống “ruột” của đông đảo giới trẻ. Chỉ có điều, nguyên liệu chế biến được nhập từ TQ có chất lượng như thế nào thì gần như không một vị khách nào biết đến!

Giới trẻ hồn nhiên uống trà sữa mà không để ý chất lượng

Trà sữa trân châu - nấm mọc sau mưa

Hiện nay, thật quá dễ dàng để tìm một quán trà sữa trân châu.
hiện có hàng ngàn quán trà sữa từ có thương hiệu đến không tên tuổi, thậm chí chỉ là một xe nước ngoài vỉa hè cũng trở thành quán trà sữa.
Trà trân châu là trà pha đường, bột sữa và thường kèm với các hương liệu khác. Trà thường được uống với đá, được bỏ vào bình lắc kỹ tạo ra các bong bóng nhỏ, thêm trân châu (làm từ bột) hoặc thạch vào, đó là điểm đặc trưng của thức uống này.
Ngay trước trường Đại học Công nghiệp, ở quận Gò Vấp từ đoạn đường Lê Lợi vòng qua đường Nguyễn Văn Bảo chỉ khoảng 500m nhưng chi chít các quán giải khát trong đó có không ít quán trà sữa trân châu.
Khi chúng tôi đặt vấn đề tại sao lại không mở quán cà phê, nước ép trái cây, một chủ quán trà sữa trân châu trên đường Lê Lợi cho biết: “Trước khi mở quán kinh doanh, chúng tôi đã nghiên cứu thị trường rất kỹ và biết hiện trà sữa trân châu là một loại giải khát rất được ưa thích. Đặc biệt, nếu biết thiết kế quán theo một phong cách lạ, bắt mắt thì lại càng thu hút khách hơn”. Còn với chị Nguyễn T. K, chuyên bán xe nước di động tại trường PTTH Võ Thị Sáu, đường Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh thì thật thà cho biết:
“Các em học sinh rất thích uống trà sữa, mà nguyên liệu để làm loại này thì dễ mua; việc chế biến cũng rất dễ, lại có thể kiếm nhiều lời nên tụi tui thích bán lắm. Chị thấy đó, từ nãy tới giờ chỉ mấy phút giải lao của các em học sinh mà tui đã bán được mấy chục ly rồi đó”.

Có thể nói, chưa có một loại thức uống nào lại phong phú về tên gọi như các loại trà sữa trân châu hiện nay. Nào là trà sữa bạc hà, sữa dưa lưới, sữa mật ong, sữa nho, sữa kiwi, sữa cam, sữa dâu, sữa táo, sữa đậu xanh, sữa chanh dây… Tên các loại này luôn luôn được trưng chi chít trước cửa quán hoặc trước bảng hiệu xe bán trà.
Nhu cầu tiêu thụ trà sữa trân châu qua tìm hiểu của chúng tôi hiện rất lớn, đáng chú ý phần đông thực khách lại là giới trẻ, nhất là sinh viên - học sinh. Tuy nhiên, vì sao thích uống thì mỗi người đưa ra mỗi lí do.
Em Trần Phương Anh, học sinh trường tiểu học trường Hanh Thông, đường Lê Lợi, quận Gò Vấp cho biết: “Cháu thích uống trà sữa trân châu vì ngon, ngọt và có nhiều màu sắc như vàng, đen, xanh mà lại không ngán như uống sữa”. Còn với Hoàng Châu Giang, sinh viên trường Đại học Công nghiệp thì: “Đây là một loại thức uống bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe của mọi người (?)”.
Tuy nhiên, nguy hiểm là khi được hỏi có biết rõ nguyên liệu được dùng để chế biến trà sữa có chất lượng như thế nào thì gần như tất cả những người thích uống trà sữa đều không rõ!

Chất lượng nguyên liệu đang bị bỏ lửng.

Một chủ quán cà phê vừa đổi việc kinh doanh sang thành hiệu trà sữa (đề nghị không nêu tên) tại quận Phú Nhuận cho biết: “Thật ra, trà trân châu vốn là một thức giải khát bổ ích của người Đài Loan, chế biến từ lá trà trộn với các hạt trân châu làm từ bột sắn. Tuy nhiên, chuyện kinh doanh trà sữa đang được nhiều người đặt lợi nhuận lên trên chất lượng. Nguyên liệu bột sữa và hương liệu (mùi hương trái cây) phần lớn được lấy từ chợ Bình Tây, quận 6, giá cực rẻ, mười mấy ngàn đồng/kg. 1kg nguyên liệu pha được 4 lít trà sữa, tức bán được khoảng 16 ly lớn, bét lắm cũng kiếm lời khoảng 50-60.000 đồng”.
Đến chợ Bình Tây, các loại bột sữa được đóng thành từng bịch, hay trong các loại bao xi măng lớn. Đây chỉ là hàng mẫu, còn sữa gốc được đóng trong bao tải, khách mua bao nhiêu sẽ đổ ra cân đong bấy nhiêu.
Giá thì “thượng vàng hạ cám”, mua bao nhiêu cũng có. Điểm nổi bật là tất cả hầu như không nhãn mác, không ngày sản xuất, không nơi sản xuất và không ghi thành phần có trong bột sữa. Theo chủ sạp D.N, bột trà sữa có rất nhiều loại với đủ các loại màu sắc: sữa trà cam, chanh, mè, đậu phộng, nho, táo, bạc hà… với các màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng, đen… được nhập về từ TQ, Đài Loan

Cũng theo chủ sạp này, khách mua chủ yếu không chỉ ở TP.HCM như những quán giải khát nhỏ, những quán hàng bán tại cổng trường, một số cửa hàng ăn mà rất nhiều mối ở các tỉnh thành lân cận như: Long An, Vĩnh Long, Đồng Nai, Tây Ninh… Trân châu ở đây thì đa dạng cả về màu sắc, chủng loại và nhãn hiệu. Chúng được bán với giá 10-15.000 đồng/kg.
Một chị chủ hàng lại hồn nhiên mách “mánh”: “Hàng khô em cứ để thoải mái, giữ cả năm cũng không sao. Loại trân châu này chỉ cần luộc 10-15 phút là xong, ăn chẳng khác gì trân châu thật đâu”. Những túi hồng trà, trà xanh, trà đen, được xếp chất ngất trên các sạp hàng. Nhưng nếu không được giới thiệu cũng chẳng ai biết đó là cái... quái gì! Vì trên sản phẩm chỉ có mỗi dòng chữ loằng ngoằng mà chủ hàng thường nói là chữ ** hoặc chữ Đài Loan.
Một ngày sau quay lại chợ Bình Tây, chúng tôi đã không thể tìm thấy bất cứ một bao sữa không nhãn mác nào nữa. Lân la hỏi thì được chị chủ sạp H.V cho biết: “Giờ đang kiểm tra dữ lắm, phải hết đợt cao điểm này thì mới bắt đầu bán trở lại được. Nếu em muốn mua thì nói rõ số lượng và muốn mua loại nào, bao 25kg hay những bao nhỏ được chiết ra từ bao lớn đã được trộn chung với một bột trắng khác (?), chị sẽ gọi người nhà mang ra”.

Khi chúng tôi nói muốn mua mỗi loại một ít về làm thử thì chị chủ sạp liền gọi điện và khoảng 5 phút sau hàng đã được đưa tới. Đó là 3 gói: sữa bột nguyên kem Hà Lan, bột trái cây hòa tan và… bột kem pha cà phê (nhưng vẫn cứ một mực bảo đó là bột sữa và có thể làm trà sữa trân chân, pha cà phê, làm bánh kem, bánh bông lan) có xuất xứ từ Australia, châu Âu kèm lời giải thích: “Thực ra, sữa trong những gói đó là chiết ra từ bao lớn này. Tuy nhiên, nó đã được trộn chung với một loại bột khác nên rẻ vậy đó”. Loại bột đó là bột gì thì… chịu, không thể trả lời được!
Chị Ngọc Hạnh, quận Phú Nhuận, vốn là một khách hàng “ruột” của trà sữa trân châu bộc bạch: “Từ ngày phát hiện melamine trong sữa ở TQ và bây giờ là ở Việt Nam cũng xuất hiện một số sản phẩm sữa, nguyên liệu từ sữa nhập ở TQ có chứa melamine, tôi thấy hơi lo và hạn chế uống trà sữa vì nguyên liệu của nó phần lớn nhập từ TQ. Nhưng sao tới nay chưa thấy các cơ quan chức năng có cảnh báo gì về nguyên liệu này?”.

Trích:

TS. Nguyễn Hữu Toản - nguyên Trưởng khoa Dinh Dưỡng, Bệnh viện Chợ Rẫy cho rằng, dẫu chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về loại thức uống này nhưng có thể khẳng định, nó rất nguy hiểm.
Bởi loại thức uống này được chế biến từ nguồn nguyên liệu chưa được một cơ quan kiểm nghiệm nào kiểm định, lại không nhãn mác, không rõ nguồn gốc, thành phần bao gồm những gì cũng không ai biết. Yếu tố nguy cơ rất cao. Những người buôn bán, kinh doanh đang đánh vào tâm lý, thị hiếu của người tiêu dùng là thích rẻ và bổ dưỡng.
Nguy hiểm nhất là vì không được kiểm định nên có thể trong loại bột sữa này sẽ có một số thành phần độc. Nếu dùng phải sẽ rất nguy hại. Đặc biệt là có những loại hóa chất độc hại không có phản ứng ngay mà phải cần một thời gian dài mới biểu hiện triệu chứng. Lời khuyên tốt nhất cho mọi người là chỉ sử dụng những loại đồ ăn, thức uống có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.


Sưu tầm

Posted by: Tulip Jun 26 2010, 08:02 PM




Mì gói món ăn thông dụng cho sinh viên cũng gây nguy hại lâu dài


Ai từng trải qua đời sống sinh viên, từ cả vài ba thập niên trở lại đây, đều ít nhiều có lúc sống “nhờ” vào mì gói. Mì gói ăn đủ kiểu đủ cách và là món ăn thông dụng cho sinh viên đủ mọi sắc tộc. Thế nhưng các nghiên cứu thời gian gần đây cho thấy rằng việc ăn mì gói trong thời gian dài và không có sự cân bằng trong dinh dưỡng với rau quả sẽ dẫn đến bệnh tật.

Theo kết quả một cuộc nghiên cứu mới đây ở Úc thì qua việc tiêu thụ các món thực phẩm “ăn nhanh” nhiều năng lượng, các sinh viên đang gia tăng rủi ro bị các bệnh kinh niên như tiểu đường, ung thư và bệnh tim.

Trong cuộc nghiên cứu có sự tham dự của hơn 800 sinh viên tại Ðại Học Brisbane, Úc, Giáo Sư Danielle Gallegos nhận thấy rằng có sự chấp nhận trong thành phần sinh viên là “ăn thực phẩm thiếu chất dinh dưỡng là điều bình thường trong đời sống đại học.” Giáo Sư Gallegos nói rằng nếu chỉ sống bằng mì gói hay đậu sẽ gây ra những hậu quả tai hại cho sức khỏe cũng như ảnh hưởng xấu đến việc học hành.

Có đến 25% số sinh viên được hỏi nói rằng họ từng bị đói trong thời gian một năm trước khi có cuộc khảo sát và khoảng 6% nói rằng họ thường xuyên bị thiếu ăn.

Giáo Sư Gallegos, khi trình bày kết quả cuộc nghiên cứu trước đại hội các nhà dinh dưỡng ở Melbourne, Úc, hồi tuần qua cũng cho hay là những nhóm trong xã hội như người có mức thu nhập thấp và không mua được các thực phẩm tốt lành thường ở vào tình trạng gầy yếu hoặc mập phì và sinh viên cũng ở trong số người này.

Theo Giáo Sư Gallegos, có đến 2/3 trong tổng số các sinh viên phải lo lắng về thực phẩm ăn ít ơn là hai phần (servings) trái cây mỗi tuần và 4% không hề ăn trái cây.

Kết luận của cuộc nghiên cứu cho thấy cho dù vì hoàn cảnh tài chánh khó khăn hay vì không đủ thời giờ, người sinh viên vẫn phải biết tạo sự quân bình trong dinh dưỡng bằng cách ăn thêm rau và trái cây, bên cạnh mì gói.

Posted by: AnAn Jun 24 2010, 09:34 AM




Trà sữa trân châu hay “trà sữa polymer”


Ở khắp mọi nơi trên đất nước Trung Quốc đều có sự hiện diện của các quán trà sữa trân châu hấp dẫn. Nhưng mới gần đây, theo điều tra thị trường của phóng viên Trung Quốc, thành phần làm ra ly sữa và hạt trân châu không những không bổ béo gì mà còn độc hại.

Nắng hè gay gắt đã trở thành điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh của các quán trà sữa trân châu. Từ phố lớn phố nhỏ, đường to đường bé, ngõ hẻm ngóc ngách, người người uống trà sữa trân châu.



Trên các khu phố lớn, 1 cốc trà sữa trân châu có giá từ 4 tệ đến 8 tệ, nhưng ở một số tiệm trà sữa ở quanh trường học và siêu thị, giá của những cốc trà sữa trân châu được làm từ những nguyên liệu không rõ xuất xứ chưa đến 3 tệ.

3 “pháp bảo” để làm trà sữa trân châu là: bột sữa, trân châu và đường hóa học. Như vậy có thể thấy giá thành phẩm, giá nguyên liệu của loại đồ uống hấp dẫn này vô cùng rẻ.

Theo ghi nhận của phóng viên Trung Quốc, trong mấy cơ sở chuyên bán buôn nguyên liệu làm trà sữa, có rất nhiều những gói bột sữa các loại, lớn nhất là 50kg, được xếp đống ở dưới đất. Giá cả của chúng dao động từ 20 tệ đến 400 tệ. Mỗi gói bột sữa như thế có thể pha ít nhất 400 ly trà sữa. Chủ tiệm còn cho biết bột sữa và bột trà được đóng vào cả những gói có khối lượng tịnh nhỏ để thuận tiện cho việc pha chế của những quán trà sữa trân châu nhỏ.

Một chủ cửa hàng khác cho biết: “Thường thường những gói bột sữa 200 tệ bán rất chạy”. Còn “trân châu” thì sao? Người ta đóng mỗi gói trân châu khoảng 2kg, bán 10 tệ một gói, mỗi gói như thế đủ dùng cho hơn 100 cốc. “ Tính thêm cả tiền cốc nhựa, tiền thuê nhân công và tiền thuê cửa hàng, giá thành phẩm của mỗi cốc trà sữa khoảng nửa tệ” – ông chủ tiệm đó nói.

Chú ý quan sát bao ngoài của các túi nguyên liệu, phóng viên phát hiện, ngoài bao bột trà có ghi nơi sản xuất ở Thượng Hải ra, những bao bột sữa kia chỉ có dòng chữ ghi đại lý bán hàng, không thấy ghi gì thêm nữa.

Không dùng sữa tươi mà dùng bột sữa

Anh Cố Vĩ (tên nhân vật đã được thay đổi), 42 tuổi, từng làm chủ một hệ thống nhiều cửa hàng kinh doanh mặt hàng trà sữa trân châu, tiết lộ với phòng viên, trà sữa trân châu mang đến cho khách hàng những hương vị ngọt ngào quyến rũ, đồng thời nó cũng mang đến cho họ những căn bệnh rất nguy hiểm.

“Trong trà sữa trân châu thì ‘trà sữa‘ được coi là ‘linh hồn” Cố Vĩ nói, dùng bột sữa mà không dùng sữa tươi để pha trà, đây được coi là bí quyết hành nghề của những tiệm kinh doanh thức uống giải khát này. “10 ly sữa tươi cũng không cho được vị thơm đậm đà như 1 thìa bột sữa, đây cũng chính là nguyên nhân tại sao đa số tiệm trà sữa lại sử dụng bột sữa thay cho sữa tươi”.

Trên thực tế, một số nguyên liệu để làm trà sữa trân châu chỉ là những bột vụn mà thôi, thành phần cụ thể là: bột sữa, chất dẻo cao phân tử (nói trắng ra là nilon), sunphát natri ngậm nước (Na2SO4.10H2O) và một vài độc tố hóa học sử dụng trong công nghiệp như Clo.

Trong bảng thành phần của bột sữa đều ghi hàm lượng chất béo không cao quá 32%. Nhưng trên thực tế, thành phần chủ yếu của bột sữa lại chính là dầu thực vật qua quá trình Hydro hóa, đây chính là 1 loại axit béo. Chuyên gia cho biết: “Hàm lượng chất béo trong 500ml trà sữa đã vượt quá quy định nạp chất béo cho cơ thể của người bình thường trong 1 ngày, cứ tiếp tục như vậy, rất dễ mắc bệnh tim mạch, nổi u bướu, hen suyễn, thở khò khè…Trẻ nhỏ thì giảm sút trí lực”.


Ít ai có thể ngờ những hạt trân châu dai dai, dẻo dẻo này lại là
hạt... nhựa. (Ảnh: Sketch-book)


Ăn “trân châu” tức là ăn “polymer”?

Trân châu làm tăng sức hấp dẫn cho ly trà sữa. Cố Vĩ nói: “Trà sữa trân châu có được sự mến mộ của khách hàng như ngày nay chính là nhờ có những viên “ngọc” đen đen, tròn tròn đó, rất nhiều những vị khách đến với trà sữa là do trót “phải lòng” những hạt trân châu dai dai, dẻo đẻo ấy”. Người trong nghề gọi nó là bột trân châu, thành phần chính của bột trân châu là bột sắn.

Nhưng nếu chỉ là bột sắn đơn thuần, thì hạt trân châu không thể có độ dai như thế, cho nên người ta khắc phục điều này bằng biện pháp đơn giản là trộn thêm lòng trắng trứng và bột mì. Dù như vậy, nhiều tiệm trà sữa vẫn thấy rằng trân châu của họ chưa đủ độ dai cần thiết, thế là họ chọn cách làm rất nhanh gọn: cho thêm vật liệu polymer. Cái gọi là “vật liệu polymer” nói trắng ra là nhựa. Đây cũng chính là bí quyết tuyệt mật của các tiệm “trà sữa polymer”. Cố Vĩ nhấn mạnh thêm: “Cơ thể con người không thể hấp thụ hợp chất đó, hậu quả của việc ăn nhựa thế nào, ai trong chúng ta cũng có thể tưởng tượng ra được”.

Nguồn tin đáng tin cậy cho biết, hiện nay chính phủ Trung Quốc đã kiểm soát nghiêm ngặt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Những sản phẩm gây hại cho sức khỏe người dân sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Đây cũng là tiếng chuông cảnh báo cho tất cả người tiêu dùng, nên thận trọng khi sử dụng đồ ăn thức uống. Nếu không, sức khỏe của chúng ta sẽ tỉ lệ nghịch với độ dai dẻo của “trà sữa polymer”.



sau vụ măng tre, tới trà sữa lên thớt

Trà sữa trân châu là thức uống “ruột” của đông đảo giới trẻ. Chỉ có điều, nguyên liệu chế biến được nhập từ TQ có chất lượng như thế nào thì gần như không một vị khách nào biết đến!

Giới trẻ hồn nhiên uống trà sữa mà không để ý chất lượng

Trà sữa trân châu - nấm mọc sau mưa

Hiện nay, thật quá dễ dàng để tìm một quán trà sữa trân châu.
hiện có hàng ngàn quán trà sữa từ có thương hiệu đến không tên tuổi, thậm chí chỉ là một xe nước ngoài vỉa hè cũng trở thành quán trà sữa.
Trà trân châu là trà pha đường, bột sữa và thường kèm với các hương liệu khác. Trà thường được uống với đá, được bỏ vào bình lắc kỹ tạo ra các bong bóng nhỏ, thêm trân châu (làm từ bột) hoặc thạch vào, đó là điểm đặc trưng của thức uống này.
Ngay trước trường Đại học Công nghiệp, ở quận Gò Vấp từ đoạn đường Lê Lợi vòng qua đường Nguyễn Văn Bảo chỉ khoảng 500m nhưng chi chít các quán giải khát trong đó có không ít quán trà sữa trân châu.
Khi chúng tôi đặt vấn đề tại sao lại không mở quán cà phê, nước ép trái cây, một chủ quán trà sữa trân châu trên đường Lê Lợi cho biết: “Trước khi mở quán kinh doanh, chúng tôi đã nghiên cứu thị trường rất kỹ và biết hiện trà sữa trân châu là một loại giải khát rất được ưa thích. Đặc biệt, nếu biết thiết kế quán theo một phong cách lạ, bắt mắt thì lại càng thu hút khách hơn”. Còn với chị Nguyễn T. K, chuyên bán xe nước di động tại trường PTTH Võ Thị Sáu, đường Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh thì thật thà cho biết:
“Các em học sinh rất thích uống trà sữa, mà nguyên liệu để làm loại này thì dễ mua; việc chế biến cũng rất dễ, lại có thể kiếm nhiều lời nên tụi tui thích bán lắm. Chị thấy đó, từ nãy tới giờ chỉ mấy phút giải lao của các em học sinh mà tui đã bán được mấy chục ly rồi đó”.

Có thể nói, chưa có một loại thức uống nào lại phong phú về tên gọi như các loại trà sữa trân châu hiện nay. Nào là trà sữa bạc hà, sữa dưa lưới, sữa mật ong, sữa nho, sữa kiwi, sữa cam, sữa dâu, sữa táo, sữa đậu xanh, sữa chanh dây… Tên các loại này luôn luôn được trưng chi chít trước cửa quán hoặc trước bảng hiệu xe bán trà.
Nhu cầu tiêu thụ trà sữa trân châu qua tìm hiểu của chúng tôi hiện rất lớn, đáng chú ý phần đông thực khách lại là giới trẻ, nhất là sinh viên - học sinh. Tuy nhiên, vì sao thích uống thì mỗi người đưa ra mỗi lí do.
Em Trần Phương Anh, học sinh trường tiểu học trường Hanh Thông, đường Lê Lợi, quận Gò Vấp cho biết: “Cháu thích uống trà sữa trân châu vì ngon, ngọt và có nhiều màu sắc như vàng, đen, xanh mà lại không ngán như uống sữa”. Còn với Hoàng Châu Giang, sinh viên trường Đại học Công nghiệp thì: “Đây là một loại thức uống bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe của mọi người (?)”.
Tuy nhiên, nguy hiểm là khi được hỏi có biết rõ nguyên liệu được dùng để chế biến trà sữa có chất lượng như thế nào thì gần như tất cả những người thích uống trà sữa đều không rõ!

Chất lượng nguyên liệu đang bị bỏ lửng.

Một chủ quán cà phê vừa đổi việc kinh doanh sang thành hiệu trà sữa (đề nghị không nêu tên) tại quận Phú Nhuận cho biết: “Thật ra, trà trân châu vốn là một thức giải khát bổ ích của người Đài Loan, chế biến từ lá trà trộn với các hạt trân châu làm từ bột sắn. Tuy nhiên, chuyện kinh doanh trà sữa đang được nhiều người đặt lợi nhuận lên trên chất lượng. Nguyên liệu bột sữa và hương liệu (mùi hương trái cây) phần lớn được lấy từ chợ Bình Tây, quận 6, giá cực rẻ, mười mấy ngàn đồng/kg. 1kg nguyên liệu pha được 4 lít trà sữa, tức bán được khoảng 16 ly lớn, bét lắm cũng kiếm lời khoảng 50-60.000 đồng”.
Đến chợ Bình Tây, các loại bột sữa được đóng thành từng bịch, hay trong các loại bao xi măng lớn. Đây chỉ là hàng mẫu, còn sữa gốc được đóng trong bao tải, khách mua bao nhiêu sẽ đổ ra cân đong bấy nhiêu.
Giá thì “thượng vàng hạ cám”, mua bao nhiêu cũng có. Điểm nổi bật là tất cả hầu như không nhãn mác, không ngày sản xuất, không nơi sản xuất và không ghi thành phần có trong bột sữa. Theo chủ sạp D.N, bột trà sữa có rất nhiều loại với đủ các loại màu sắc: sữa trà cam, chanh, mè, đậu phộng, nho, táo, bạc hà… với các màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng, đen… được nhập về từ TQ, Đài Loan

Cũng theo chủ sạp này, khách mua chủ yếu không chỉ ở TP.HCM như những quán giải khát nhỏ, những quán hàng bán tại cổng trường, một số cửa hàng ăn mà rất nhiều mối ở các tỉnh thành lân cận như: Long An, Vĩnh Long, Đồng Nai, Tây Ninh… Trân châu ở đây thì đa dạng cả về màu sắc, chủng loại và nhãn hiệu. Chúng được bán với giá 10-15.000 đồng/kg.
Một chị chủ hàng lại hồn nhiên mách “mánh”: “Hàng khô em cứ để thoải mái, giữ cả năm cũng không sao. Loại trân châu này chỉ cần luộc 10-15 phút là xong, ăn chẳng khác gì trân châu thật đâu”. Những túi hồng trà, trà xanh, trà đen, được xếp chất ngất trên các sạp hàng. Nhưng nếu không được giới thiệu cũng chẳng ai biết đó là cái... quái gì! Vì trên sản phẩm chỉ có mỗi dòng chữ loằng ngoằng mà chủ hàng thường nói là chữ ** hoặc chữ Đài Loan.
Một ngày sau quay lại chợ Bình Tây, chúng tôi đã không thể tìm thấy bất cứ một bao sữa không nhãn mác nào nữa. Lân la hỏi thì được chị chủ sạp H.V cho biết: “Giờ đang kiểm tra dữ lắm, phải hết đợt cao điểm này thì mới bắt đầu bán trở lại được. Nếu em muốn mua thì nói rõ số lượng và muốn mua loại nào, bao 25kg hay những bao nhỏ được chiết ra từ bao lớn đã được trộn chung với một bột trắng khác (?), chị sẽ gọi người nhà mang ra”.

Khi chúng tôi nói muốn mua mỗi loại một ít về làm thử thì chị chủ sạp liền gọi điện và khoảng 5 phút sau hàng đã được đưa tới. Đó là 3 gói: sữa bột nguyên kem Hà Lan, bột trái cây hòa tan và… bột kem pha cà phê (nhưng vẫn cứ một mực bảo đó là bột sữa và có thể làm trà sữa trân chân, pha cà phê, làm bánh kem, bánh bông lan) có xuất xứ từ Australia, châu Âu kèm lời giải thích: “Thực ra, sữa trong những gói đó là chiết ra từ bao lớn này. Tuy nhiên, nó đã được trộn chung với một loại bột khác nên rẻ vậy đó”. Loại bột đó là bột gì thì… chịu, không thể trả lời được!
Chị Ngọc Hạnh, quận Phú Nhuận, vốn là một khách hàng “ruột” của trà sữa trân châu bộc bạch: “Từ ngày phát hiện melamine trong sữa ở TQ và bây giờ là ở Việt Nam cũng xuất hiện một số sản phẩm sữa, nguyên liệu từ sữa nhập ở TQ có chứa melamine, tôi thấy hơi lo và hạn chế uống trà sữa vì nguyên liệu của nó phần lớn nhập từ TQ. Nhưng sao tới nay chưa thấy các cơ quan chức năng có cảnh báo gì về nguyên liệu này?”.

Trích:

TS. Nguyễn Hữu Toản - nguyên Trưởng khoa Dinh Dưỡng, Bệnh viện Chợ Rẫy cho rằng, dẫu chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về loại thức uống này nhưng có thể khẳng định, nó rất nguy hiểm.
Bởi loại thức uống này được chế biến từ nguồn nguyên liệu chưa được một cơ quan kiểm nghiệm nào kiểm định, lại không nhãn mác, không rõ nguồn gốc, thành phần bao gồm những gì cũng không ai biết. Yếu tố nguy cơ rất cao. Những người buôn bán, kinh doanh đang đánh vào tâm lý, thị hiếu của người tiêu dùng là thích rẻ và bổ dưỡng.
Nguy hiểm nhất là vì không được kiểm định nên có thể trong loại bột sữa này sẽ có một số thành phần độc. Nếu dùng phải sẽ rất nguy hại. Đặc biệt là có những loại hóa chất độc hại không có phản ứng ngay mà phải cần một thời gian dài mới biểu hiện triệu chứng. Lời khuyên tốt nhất cho mọi người là chỉ sử dụng những loại đồ ăn, thức uống có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.


Sưu tầm

Posted by: Tulip Jul 11 2010, 08:02 PM



Mỳ ăn liền, thực phẩm chế biến sẵn là những thực phẩm có nguy cơ cao chứa nhiều trans fat rất hại cho sức khỏe

Thực phẩm chế biến sẵn chứa chất béo gây hại


Thực phẩm chế biến sẵn như mỳ ăn liền, bánh kẹo, khoai tây chiên, gà rán… rất tiện lợi, giúp tiết kiệm thời gian nhưng cũng có hại cho sức khỏe bởi chứa nhiều trans fat, một chất béo gây bệnh cho cơ thể.

Chất béo trans gây hại ra sao?

“Trans fat là loại chất béo nguy hiểm nhất trong nhóm các chất béo gây hại. Chất béo này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây đông đặc máu và tạo ra những mảng tiểu cầu dạng mỡ bám vào thành mạch, dần dần bịt kín thành mạch khiến cho máu không lưu thông được, gây tắc nghẽn và từ đó dẫn đến nguy cơ đột quỵ”, TS Lâm nói.

Theo đó, khi trans fat đi vào cơ thể, nó chiếm chỗ (nhưng không thể thay thế) của axit béo cần thiết. Ngoài ra nó làm tăng mức LDL-cholesterol (cholesterol xấu) trong máu do đó làm tăng khả năng bị các bệnh tim mạch. Chưa kể, chất béo dạng trans gây ứng chế enzym chuyển hóa, gây hình thành các huyết khối trong động mạch, dẫn đến nguy cơ tăng đột quỵ.

Thống kê tại New York (Mỹ) cho thấy mỗi năm có đến hơn 500 người chết vì bệnh tim mạch có liên quan đến Trans fat. Vì sự độc hại của chất béo này, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra khuyến cáo, mỗi người không nên tiêu thụ trans fat quá 3g/ngày. Nhiều nước còn quy định rõ phải ghi rõ lượng trans fat trên bao bì nhãn mác, như tại Canada, nhà sản xuất chỉ được quyền ghi zero trans (không có mỡ trans) trong trường hợp sản phẩm chứa ít hơn 0,2gr.

Cùng quan điểm này, TS Nguyễn Thị Bạch Yến, Viện Tim Mạch Việt Nam cho biết, theo nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu tăng 2% năng lượng từ trans fat thì sẽ tăng 23% nguy cơ bệnh mạch vành. Trên thực tế, những năm gần đây, các bệnh tim mạch đang trở thành bệnh phổ biến ở Việt Nam với tỷ lệ mắc cao, tỷ lệ tử vong cao và có nhiều biến chứng nguy hiểm.
Cách giảm chất béo trans

Tại Việt Nam, trans fat vẫn còn là vấn đề mới mẻ, chưa được nhiều người tiêu dùng biết tới. Nhưng thực tế, từ lâu, trong ngành sản xuất chế biến đồ ăn sẵn, để tăng thời gian bảo quản, tươi ráo, giòn và có màu sắc đẹp, hấp dẫn người tiêu dùng, người sản xuất dùng các loại dầu thực vật đã được hydro hóa trong quá trình chế biến. “Các sản phẩm có nguy cơ chứa nhiều chất béo trans như mỳ ăn liền (dùng công nghệ chiên), các loại bánh ngọt, sô-cô-la, kẹo, bánh bích-quy, bánh trung thu, khoai tây chiên, gà chiên, giò chả, các đồ nướng…”, TS Lâm nói.

Nếu thay 2% năng lượng từ trans fat bằng axit béo không no sẽ giúp giảm 53% nguy cơ bệnh động mạch vành.
Vì thế, để giảm nguy cơ này, TS Lâm khuyến cáo, người tiêu dùng không nên sử dụng những thực phẩm có chứa trans fat - loại chất béo có hại nguy cơ gây nên bệnh tim mạch và đột quỵ. Tức là đọc kỹ nhãn mác khi chọn mua thực phẩm chế biến sẵn.

Ngoài ra, nên dùng các loại dầu thực vật có chứa nhiều chất béo chữa bão hòa đa, hoặc loại dầu chưa bão hòa đơn (dầu đậu nành, dầu lạc, dầu mè, dầu hướng dương). Tránh dùng các loại dầu thực vật hydro hóa, dầu dừa, nước cốt dừa, dầu cọ (dầu olein), mỡ heo vì chúng chứa quá nhiều chất béo bão hòa. Hạn chế việc tiêu thụ các thực phẩm có chứa quá nhiều cholesterol như lòng, tim, gan, óc, thận, lòng đỏ trứng gà, nên ăn thịt nạc đã bỏ da, bỏ mỡ. Không ăn margarine (bơ thực vật) loại cứng đóng thành thỏi (vì loại này được làm từ dầu thực vật hydro hóa nên chứa rất nhiều trans fat).

Đặc biệt lưu ý dầu ăn càng chiên đi chiên lại nhiều lần càng có nguy cơ bị hydro hóa. Nhất là khi dầu đã chuyển sang màu vàng sẫm thì nguy cơ chứa nhiều trans fat là khó tránh khỏi.

Ngoài ra, người dân cần có chế độ ăn hợp lý đủ vitamin, khoáng chất bằng cách tăng cường rau quả chín hàng ngày. Những loại rau tươi, màu sặc sỡ như xanh thẫm, vàng, đỏ càng chứa nhiều chất oxy hóa hơn. Chọn các loại chất bột đường có nhiều chất xơ như bánh mỳ đen, bánh mỳ ngũ cốc nguyên hạt, ngô khoai…

Posted by: Hoainiemchonxua Sep 17 2010, 06:26 AM


Những thực phẩm "rùng rợn" của Trung Cộng

Chỉ vì siêu lợi nhuận mà những cơ sở sản xuất đậu xanh, trứng vịt lộn, trứng gà tại Trung Quốc đã bất chấp đến sức khỏe của người tiêu dùng.


Làm giả cả hạt đậu xanh

Vụ việc được phát hiện khi các thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm của thành phố Hành Dương, tỉnh Hồ Nam tiến hành kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên các mẫu đậu xanh và đậu Hà Lan tại một nhà máy chế biến thực phẩm ở đây. Các nhân viên điều tra đã cải trang thành công nhân và ghi lại quá trình sản xuất đậu giả.




Đầu tiên những bao đậu tuyết, đậu nành khô lép được bỏ vào ngâm trong những thùng nước lớn có màu xanh nhạt. Hỗn hợp này có chứa màu và metabisulfile natri, loại phụ gia có công dụng tẩy và chất bảo quản. Sau đậu được vớt ra, để ráo nước, những hạt đậu mốc meo lúc này cũng trở nên căng tròn, tươi ngon và chẳng khác gì hạt “đậu xanh thật”.

Theo một chủ cơ sở sản xuất tiết lộ: Cách làm này là siêu lợi nhuận, vì cứ 1kg đậu tuyết sau khi chế biến sẽ cho ra 3kg đậu xanh giả, còn 1kg đậu nành cho 3,5kg.

Trứng vịt lộn từ... gà con chết

Vào trung tuần tháng Bảy vừa qua, ngành chức năng ở thành phố Công Chủ Lĩnh, tỉnh Cát Lâm đã phát hiện được một một xưởng gia công công trứng vịt lộn từ... những con gà con chết. Nghĩa là loại trứng vịt lộn (đã thành con hoàn toàn) mà xưởng này xuất bán cho các quán ăn trong và ngoài thành phố Công Chủ Lĩnh, thực chất đều là gà con ấp nở bị chết.




Những con gà chết được dùng làm trứng vịt lộn



Tại địa điểm đã phát hiện, người ta thấy một chiếc vạc lớn đặt ở giữa xưởng, trong đó có hàng loạt xâu gà con chết với ruồi nhặng bâu đầy. Và cạnh đó là những quả trứng vịt lộn xếp thành dãy. Toàn bộ số nguyên liệu và hàng thành phẩm đang chuẩn bị được đưa đi giao cho các nhà hàng này đều bị thu giữ.
Chế tác trứng gà tươi từ trứng hỏng...



Trứng ung qua công nghệ rùng rợn trở thành trứng gà mới toanh




Ngoài loại “đặc sản” trứng vịt lộn từ gà con... chết nói trên, nhà xưởng này còn chuyên cung cấp “trứng gà tươi” mới ra thị trường từ trứng hỏng, trứng ung... Được biết, những quả trứng đã hỏng, được các nhân viên thu gom từ các chợ về. Họ đập những quả trứng đó ra rồi khuấy trộn đều, rồi đổ ra khuôn có sẵn, sau đó đem chưng cách thuỷ và làm lạnh trở thành những quả trứng gà mới toanh và được... tuồn trở lại thị trường bán cho người tiêu dùng.



Dầu ăn làm từ nước thải

Lợi nhuận khổng lồ từ sử dụng dầu bẩn được “lọc” từ nước thải cống rãnh nhà hàng đã khiến rất nhiều người bất chấp nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng.




Dầu ăn được luyện từ những thứ đến... lợn cũng phải sợ.




Để có dầu bẩn xuất cho các nhà hàng, khách sạn, quán ăn, những ông chủ bà chủ vựa dầu phải tuyển dụng một lực lượng vớt dầu chuyên nghiệp. Những người này sẽ mang xô thùng gầu chậu tới cống, rãnh nước thải của các nhà hàng, quán ăn, quán cơm để múc lớp bọt, váng dầu lẫn cơm thừa canh cặn, những thứ… lợn cũng lắc đầu này được đem về chế biến.




Cặn bã sền sệt được móc lên từ cống sau đó sẽ được thu gom lại để "chưng cất" thành dầu ăn.


Kinh hãi "công nghệ" làm bánh Trung Thu

Khi ngày rằm Trung Thu đang đến dần thì nỗi lo về những loại bánh Trung Thu kém chất lượng, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm lại trở nên nhức nhối.




Không nên ham rẻ khi mua bánh Trung Thu không đảm bảo vệ sinh. ảnh Hà Thủy

Còn nửa tháng nữa là đến rằm Trung Thu vì vậy đến thời điểm này nhiều cơ sở sản xuất bánh ở Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội bắt đầu hoạt động mạnh. Ngay từ lối vào làng đã xuất hiện nhiều quầy bán hàng với những băng rôn quảng cáo: Hiệu bánh Trung Thu gia truyền hay Sản xuất bánh Trung Thu cổ truyền. Hỏi thăm mới biết, ngoài đường chủ yếu là cửa hàng giới thiệu sản phẩm, còn muốn mua buôn, “đổ đống” thì phải vào tận xưởng, ở đó giá cả mới hợp lý. Các xưởng sản xuất không nằm bên ngoài mà nằm trong ngõ ngách xen kẽ với khu dân cư.

Ngay từ lối vào của một cơ sở sản xuất bánh Trung Thu mùi chua nồng, cùng mùi ẩm mốc bốc lên nồng nặc. Những bao tải màu trắng đựng bột làm bánh ngổn ngang dưới sàn gạch. Gọi là xưởng nhưng thực ra là một cái lán dựng ngay bên cạnh nhà dân, bốn năm người thợ cởi trần, mặc chiếc xà lỏn đang tay không nặn bánh cho vào khuôn. Hai người phụ nữ đang băm thái một cái gì đó, ngoài những chiếc khay đựng bánh, những chiếc chậu, nồi chảo lớn, tất cả đều đen đúa và cáu bẩn.

Trên chiếc giá bằng sắt, tầm 5 chiếc mẹt đựng đầy mứt, xúc xích băm nhỏ ruồi nhặng bâu đen. Có hai chiếc bể lớn bằng xi măng nước váng màu bốc mùi oi oi. Ngâm trong đó là những miếng màu xanh cắt khúc, cầm thử lên tôi mới biết đó là bí xanh, dùng làm nhân bánh thập cẩm.

Xưởng bánh Trung Thu này sản xuất cả bánh nướng và bánh dẻo với đủ các loại nhân: sen, thập cẩm, đậu xanh, khoai môn, từ 200g đến 400g, với đủ loại mẫu mã tuỳ theo khách đặt hàng. Xưởng bánh của anh chỉv bán buôn, bánh được bán theo cân, khoảng 40 nghìn đồng/1kg. Tuy nhiên, anh này cũng cho biết: Loại 400 g giá thành cao nên khó bán, vì thế khách hàng chủ yếu đặt loại bánh 200 g, tính ra khoảng 8 nghìn đồng 1 chiếc”. Xưởng anh Toàn còn sản xuất loại bánh chỉ gần 200 g bởi so với loại 200 g nó không khác nhau là mấy và dễ tiêu thụ hơn.

Các cơ sở sản xuất bánh Trung Thu ở Xuân Đỉnh chủ yếu sản xuất bánh trần còn mẫu mã thì tuỳ khách hàng đặt chủ xưởng.

Khi chúng tôi hỏi về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, một chủ cơ sở sản xuất bánh thật thà nói: “Ở đây sản xuất chỉ quan tâm đến số lượng thôi vì giá thành nguyên liệu tăng cao, giá bánh thì rẻ, nếu đầu tư vào cơ sở vật chất thì chỉ có lỗ vốn”.

Tại một cửa hàng bánh Trung Thu truyền thống ngay đầu xã, ông chủ cho biết, “Ở đây không bán buôn, chỉ bán lẻ nhưng mỗi ngày tiêu thụ cả nghìn chiếc, chủ yếu là loại bánh dẻo và bánh nướng trần. Còn nếu mang biếu thì khách hàng có thể mua thêm vỏ hộp đứng bốn chiếc với giá 15 nghìn đồng /vỏ hộp, đẹp và mẫu mã giống với hộp bánh của Kinh Đô, Bibica hay Hải Hà”.

Xã La Phù, Hoài Đức, Hà Nội - một trong những làng nghề sản xuất bánh Trung Thu nổi tiếng "siêu rẻ", không khí sản xuất nơi đây bắt đầu nhộn nhịp, từ đầu xã đã thấy những chiếc xe tải lớn trở hàng tấp nập ra vào. Cũng giống như Xuân Đỉnh, không dễ gì tìm được những xưởng sản xuất bánh ngay ngoài đường. Theo quan sát của chúng tôi, những cơ sở sản xuất bánh trung Thu ở La Phù cũng không khá hơn nhiều lắm so với những cơ sở ở Xuân Đỉnh. Vẫn là những công nhân làm bánh không có bảo hộ lao động tay trần đóng gói bánh, những chiếc chậu đựng nhân bánh ruồi nhặng bâu đầy, bàn nhào bột làm bánh cáu đen tưởng như nó chỉ được rửa qua loa khi vừa xong việc.

Một chủ xưởng sản xuất bánh Trung Thu lớn ở La Phù cho biết: “Bánh Trung Thu của La Phù chỉ cạnh tranh được các loại bánh khác về khối lượng và giá cả. Vì vậy bánh ở đây chỉ được đóng trần bọc một lớp ni lông để chống ẩm mốc, nếu khách hàng yêu cầu thì mới đóng hộp và dán nhãn mác cẩn thận. Bánh ở La Phù sản xuất ra chủ yếu tiêu thụ ở các tỉnh lẻ và khu vực miền núi.

Ngoài đường, chủ một đại lý rất lớn bầy bán bánh Trung Thu Hữu Nghị cho biết: “Là nơi sản xuất bánh Trung Thu thật, nhưng dân ở đây không ăn bánh họ làm đâu mà toàn mua bánh cao cấp của đại lý bọn tôi về ăn, thắp hương và mang biếu thôi”

Posted by: Tulip Sep 26 2010, 06:22 PM




Nước mắm



Tình trạng “nước tương đen” rộ lên chưa được xử lý rốt ráo, người tiêu dùng lại đang phải đối diện với một thực trạng khác: một số sản phẩm nước mắm ở Việt Nam được sản xuất trong điều kiện rất mất vệ sinh.
Nhìn bên ngoài, cơ ngơi của Công ty TNHH SX nước mắm Tân Liên Hưng (đường Nguyễn Hữu Trí ấp 2 thị trấn Tân Túc huyện Bình Chánh, Sài Gòn), khá rộng rãi và tươm tất. Thế nhưng, khi bước vào khu sản xuất (SX) mới biết được thế nào là dơ bẩn. (Xác thằn lằn trong bể nước mắm)

Nước mắm có... xác thằn lằn, gián, bọc ni lông!

Bên trong khu bán thành phẩm nước mắm là cả một đống hỗn tạp: thùng nhựa, cây gỗ, sắt vụn, thùng giấy, vỏ xe và cả… một chiếc xe lu. Bước vào thêm một đoạn là hàng chục bồn nước mắm bằng xi măng không có nắp đậy, nước bên dưới đen ngòm, mùi hăng hắc khó chịu.

Cả đoàn kiểm tra của Trung tâm Y tế dự phòng cũng phải bất ngờ khi phát hiện bên trong bồn nước mắm là 2… xác thằn lằn nằm chỏng chơ. Liên tiếp một số bồn nước mắm khác, xác gián, bọc ni lông, vỏ chai nhựa, ruồi… nổi lềnh bềnh! “Thật phát khiếp!” - một thành viên đoàn kiểm tra thốt lên.

Sang khu muối cá, cảnh tượng còn dơ bẩn hơn. Một số người đã không thể bước vào trước mùi hôi nồng nặc. Bên trong những bồn xi măng là những lớp nước màu nâu, bọt sền sệt với những chiếc mô-tơ bơm nước gỉ sét. Một số bồn vừa sử dụng qua, còn lại một lớp nấm mốc trắng xóa.

Khi được hỏi súc rửa bằng cách nào, chủ cơ sở trả lời tỉnh queo: “Bằng nước lã!”. Đoàn kiểm tra yêu cầu cho xem khu SX “nước mắm cá cơm” theo bao bì quảng cáo, lúc này chủ cơ sở mới thú thật “Em dùng… cá tạp để ép lấy đạm, còn cá cơm thì chỉ một chút ít cho có… hương thơm!”.

Thế nhưng, ngay cả việc tiếp nhận mỗi lần cả trăm tấn cá vậy mà công ty cũng không có bất cứ một hợp đồng nào để ràng buộc trách nhiệm. Với quy mô sản xuất hàng ngàn lít/tháng, nhưng trong 7 năm qua, công ty cũng không có một khu xử lý nước thải. Vậy mà sản phẩm được tiêu thụ ở khắp nơi, kể cả hệ thống siêu thị.

Đặc sản “siêu hạng” có khuẩn tụ cầu vàng…

Tại DNTN Chế biến thực phẩm Trung Vị (ấp 1 xã Tân Kiên, Bình Chánh), tình hình cũng không khá hơn. Với công suất nước mắm thành phẩm trên 30.000 lít/tháng, nhưng DN cũng không làm hợp đồng đảm bảo tiếp nhận nguồn nguyên liệu đầu vào.

Tại khu sản xuất, kiểm tra đôi bàn tay 10 nhân viên thì có đến… 9 đôi tay không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: móng tay dài, đeo nữ trang, có vết thương hở. Bồn chứa nước mắm cũng xây dựng bằng chất liệu xi măng - đây là nguy cơ dễ ô nhiễm trực tiếp lên thực phẩm.

Tương tự, dù trên nhãn quảng cáo sản phẩm “nước mắm cá cơm”, nhưng chủ DN cũng không có một chút bằng chứng gì để chứng minh với đoàn kiểm tra điều đó. Vậy mà tại phòng làm việc của lãnh đạo DN, rất nhiều bằng chứng nhận cấp cho đơn vị, trong đó Bộ Công nghiệp tặng Huy chương vàng “Hàng Việt Nam chất lượng cao phù hợp tiêu chuẩn cho nước mắm và mắm nêm” năm 2004; Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Hội Khoa học và Công nghệ lương thực thực phẩm Việt Nam bảo trợ tặng Huy chương vàng “Thực phẩm chất lượng an toàn vì sức khỏe cộng đồng” cho sản phẩm nước mắm - nước tương.

Tại Công ty TNHH SX KD nước mắm Hưng Thịnh (ấp 7 xã Lê Minh Xuân – Bình Chánh), lãnh đạo công ty cũng chỉ… nói miệng về nguồn gốc nguyên liệu được chế biến từ Phú Quốc chứ không có một hợp đồng hay sổ sách ghi chép nào.

Đây là sản phẩm thuộc “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, nhưng khu sản xuất còn nhiều ruồi, nền sàn hỏng, không có bàn đóng gói, hạn dùng in sẵn trên bao bì, nhiều nhân viên chưa khám sức khỏe, ngay cả bồn rửa tay và nơi thay đồ cho nhân viên cũng không đảm bảo.

Trên nhãn sản phẩm nước mắm Hưng Thịnh quảng cáo “siêu hạng đặc sản”, “thượng hảo hạng” nhưng kết quả kiểm nghiệm mẫu tại Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 phát hiện vi khuẩn Clostridium perfringens (gây nhức đầu, sốt, tiêu chảy, tử vong…) với số lượng cao vượt mức cho phép lên đến 12 lần!

http://www.hungthinhfishsauce.com.vn/index.php?option=com_virtuemart&Itemid=56〈=vi

Một kết quả mẫu mới nhất của Viện Pasteur, trong mẫu “nước mắm siêu hạng 350N” ngày 15.5.2007, phát hiện có vi khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus aureus - quy định không được phép hiện diện trong thực phẩm.

Posted by: bonglai9 Oct 5 2010, 08:04 PM


Bắt quả tang hàng tấn gừng tươi tẩm lưu huỳnh

30/09/2010 15:04:13

Ngày 29/9, Tân Hoa Xã đưa tin, lực lượng chức năng thành phố Tây An (thủ phủ tỉnh Thiểm Tây) phát hiện rất nhiều tiểu thương dùng lưu huỳnh để bảo quản gừng tươi.

Ngày 27/9, đoàn kiểm tra VSATTP Tây An kiểm tra khu chợ nông sản khá lớn ở thành phố này và thu giữ hơn 200 kg gừng tươi dùng lưu huỳnh bảo quản.

Gừng tươi sau khi được thu hoạch nếu để lâu thường hay bị mất màu, thối hỏng hoặc nấm mốc xâm nhập, vừa bị hao vừa mất giá nên các tiểu thương đã bảo quản bằng cách sử dụng lưu huỳnh sấy qua. Giá cả loại gừng này vì thế khá cao, sản phẩm lại được nhiều người ưa chuộng vì màu sắc đẹp.



Gừng qua bảo quản lưu huỳnh có màu vàng sáng, không lẫn đất cát và “xỉn” như gừng tự nhiên

Gừng bảo quản bằng lưu huỳnh thường có màu vàng sáng, mùi khá nồng và có vị lạ. Dùng ngón tay day nhẹ củ gừng, lớp vỏ mỏng bên ngoài rất dễ bong tróc, bẻ đôi củ gừng, màu sắc giữa bên trong lõi và bên ngoài khác nhau rõ rệt.



Kho gừng nồng nặc mùi lưu huỳnh.

Theo các chuyên gia y tế Trung Quốc, dư lượng lưu huỳnh có trong thực phẩm và rau quả sẽ gây ra những phản ứng hoa học khi ăn vào cơ thể và dễ tạo thành những kích thích đối với dạ dày. Nếu sử dụng thực phẩm có bảo quản bằng lưu huỳnh công nghiệp sẽ tạo ra những tổn thương cho hệ thống thần kinh dẫn đến các hiện tượng váng đầu, chóng mặt, hoa mắt, toàn thân mệt mỏi.



Lực lượng chức năng tạm giữ số gừng tươi được bảo quản bằng lưu huỳnh.


Người thường xuyên ăn các loại thực phẩm, rau quả có dư lượng lưu huỳnh có thể mắc các chứng viêm kết mạc, viêm da gây ngứa, nặng hơn sẽ dẫn tới suy thận. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng khi mua gừng nên thận trọng, có thể phân biệt gừng tự nhiên và gừng bảo quản lưu huỳnh qua màu sắc, mùi vị.

(Theo VTC News)






Posted by: bonglai9 Oct 6 2010, 05:04 PM




Người Việt Hải Ngoại lưu ý những thực phẩm kém phẩm chất nhập từ VN

bản tin Việt ngữ



1. Người Việt Hải Ngoại lưu ý những thực phẩm kém phẩm chất nhập từ VN

Ngay tại Việt Nam, rất nhiều loại gia vị mang hóa chất độc hại được bày bán tại các chợ không ghi rõ nguồn gốc sản xuất

Mới đây Cơ Quan An Toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cấm, không cho nhập cảng vào Hoa Kỳ, 27 lô hàng mà phần lớn là thực phẩm đã chế biến, sản xuất từ Việt Nam vì lý do thiếu an toàn sức khỏe. ....

Những loại thực phẩm này không chỉ nhập cảng vào Bắc Mỹ (Hoa Kỳ và Canada) mà còn được nhập cảng vào tất cả những quốc gia nơi có người Việt Tị Nạn sinh sống như những nước tại Âu châu, Nhật, Úc, v.v…

Cần tham khảo thêm xin vào trang website :

http://www.accessdata.fda.gov/scripts/ImportRefusals/ir_selection.cfm?DYear=2008&DMonth=7&CountryCode=VN

Dưới đây là danh sách các công ty và địa chỉ, các loại thực phẩm bị FDA từ chối nhập cảng vào Hoa Kỳ, lý do vi phạm các điều khoản quy định về an toàn dược-thực phẩm.

1- Aquatic Products Trading Company, Tôm đông lạnh cỡ lớn có đầu, trộn lẫn các chất dơ bẩn và độc tố có hại cho sức khỏe (FILTHY, SALMONELLA), vi phạm các điều khoản 601(b), 801(a)(3), 402(a)(3), 402(a)(1)

2- Mai Linh Private Enterprise, Vũng Tàu, Thịt cua đông lạnh, có hóa chất phụ gia chloramphenicol (CHLORAMP) không an toàn cho sức khỏe, điều khoản 402(a)(2)© (i), 801(a)(3), theo định nghĩa của điều 21 U.S…C. 348;

3- Batri Seafood Factory, Bến Tre, Chả cua đông lạnh, có hóa chất phụ gia chloramphenicol không an toàn cho sức khỏe, điều khoản 402(a)(2)© (i), 801(a)(3), theo định nghĩa của điều 21 U.S.C. 348;

4- Nam Hai Company Ltd, có 2 sản phẩm vi phạm:
a) Thịt cua nấu chín đông lạnh, có trộn lẫn độc tố gây ngộ độc, độc chất salmonella và hóa chất phụ gia chloramphenol (POISONOUS, CHLORAMP, SALMONELLA) gây tai hại cho sức khỏe, vi phạm các điều khoản 402 (a) (1), 801(a)(3), 601(a), 402(a)(2)© (i), 402(a)(1) theo định nghĩa của luật 21 U.S.C. 348;

b) Lươn đông lạnh, có độc chất salmonella, và nhãn ghi giả mạo (FALSE, SALMONELLA,) một loại sản phẩm khác gây hiểu lầm cho người tiêu thụ, vi phạm các điều khoản 403(a)(3), 801(a)(3), 502 (a), 402 (a) (1);

5- ACECOOK VIETNAM CO…., LTD, Mì lẩu Thái có hương vị hải sản, chế biến có lẫn lộn các chất dơ bẩn và không ghi các thành phần cấu tạo nên sản phẩm (LIST INGRE, FILTHY) vi phạm các điều khoản 403 (i) ( 2), 801 (a) (3), 601 (b) 402 (a) (3) ;

6- Olam Vietnam Ltd, thị xã Gia Nghĩa, có 7 lô hàng bị ngăn chặn gồm Tiêu đen nguyên hạt và Tiêu đen xay đều có chứa độc chất Salmonella, vi phạm các điều khoản 402 (a) (1), 801 (a) (3);

7- Don Nguyen, 3 sản phẩm thô là Đậu khấu (Cardamon), Cam thảo (Licorice) và Quế (Cinnamon) ghi sai nhãn về hình thức và nội dung được quy định theo các điều khoản 4(a), 801(a)(3);

8- Van Nhu Seafoods Limited Company (VN Seafoods Co.), Nha Trang, Cá sòng ngân (Mackerel) cắt khúc đông lạnh, chế biến dơ bẩn, lẫn lộn các chất hỗn tạp, điều khoản vi phạm 601(b), 801(a), 402(a)(3);

9- Nam Phong Trading Co, Tiêu bột chứa độc chất Salmonella, theo điều khoản 402 (a) (1), 801 (a) (3);

10- Lucky Shing Enterprise Co Ltd, Bột ngũ cốc ăn liền vi phạm rất nhiều điều khoản bị nghiêm cấm gồm có: Thiếu thông tin đầy đủ (NOT LISTED) về sản phẩm theo đòi hỏi của các điều 502 (o), 801 (a) (3), 510 (j), 510 (k);

Không ghi thành tố gây rủi ro bệnh tật hiện diện trong sản phẩm dưỡng sinh (UNSFDIETLB) , theo các điều 402 (f) (1) (A);

Giả mạo sản phẩm (FALSE) gây hiểu lầm, điều 403 (a) (1), 502 (a);

Trên nhãn thiếu thông tin đặc biệt về thực phẩm dinh dưỡng (DIETARY) theo điều 403 (j);

Nhãn không ghi phần tiếng Anh (NO ENGLISH) 403 (f), 502 ©, vi phạm các điều luật 21 CRF 101. 15 ©, 801.15 © (1) và 201.15 © (1);

Thực phẩm dưỡng sinh nầy (được coi) là một loại dược phẩm mới nhưng CHƯA có đơn xin thử nghiệm để được chấp thuận (UNAPPROVED) theo điều 505 (a);

11- Nhan Hoa Co., Ltd, Cá đông lạnh, chứa độc tố Salmonella, vi phạm điều 402 (a) (1), 801 (a) (3);

12- United Seafood Packer Co. Ltd, Thịt (Fillet) cá lưỡi kiếm đông lạnh, chứa độc chất gây ngộ độc (poisonous), vi phạm điều khoản 402 (a) (1), 801 (a) (3), 601 (a);

13- Seapimex Vietnam, có 7 lô hàng về Chả cua đông lạnh, có hóa chất phụ gia Chloramphenol không an toàn sức khỏe theo định nghĩa của điều luật 21 U.S.C. 348, vi phạm các điều khoản 402 (a) (2) © (i), 801 (a) (3) ;

14- MY THANH CO., LTD, có 5 lô hàng gồm 4 sản phẩm:
Cá hồng snapper (?) đông lạnh bị từ chối nhập cảng, vi phạm các điều:

Ghi không đúng tên sản phẩm mà là dưới tên một loại sản phẩm khác (WRONG IDEN, vì không biết hay nhằm đánh lừa người tiêu thụ? Điều này chỉ có công ty sản xuất mới có thể trả lời!) theo điều 403 (b), 803 (a) (3);

Thiếu ghi chú về trọng lượng hay số lượng (LACKS N/C) theo điều 403 (e) (2), 502 (b) (2);

Nhãn sai (LABELING) về vị trí, hình thức và nội dung theo điều 4 (a), 801 (a) (3);

Dưa muối và Nước chấm chay (nước tương: Vegetarian dipping sause) có các vi phạm:

Không đăng ký là loại sản phẩm đóng hộp có độ acid thấp (NEEDS FCE) theo đòi hỏi của điều luật 21 CFR 801.25 © (1) hoặc 801.35 © (1), vi phạm điều 402 (a) (4), 801 (a) (3);

Không ghi chú thông tin về tiến trình sản xuất (NO PROCESS) theo đòi hỏi của điều luật 21 CFR 801.25 © (2) hoặc 801.35 © (2), vi phạm điều 402 (a) (4), 801 (a) (3);

Cá sòng ngâm muối (mắm cá sòng) vi phạm:

Độc chất Histamine vượt quá liều lượng chấp nhận, gây hại cho sức khỏe theo các điều 402 (a) (1), 801 (a) (3);

Sản phẩm dơ bẩn, có chứa các chất dơ bẩn hỗn tạp (FILTHY) theo các điều 601 (b), 801 (a) (3), 402 (a) (3);

15- Kien Giang Ltd, t/p HCM, có 2 sản phẩm là Cá nhồng (barracuda) và cá mang giổ (?, Perch,) đông lạnh, dơ bẩn, trong sản phẩm có tạp chất vi phạm các điều 601 (b), 801 (a) (3), 402 (a) (3);

16- Vinh Sam Private Trade Trade Enterprise, Tuy Hòa, Cá lưỡi kiếm tươi, có độc tố gây ngộ độc, vi phạm các điều 402 (a) (1), 801 (a) (3), 601 (a);

17- Tu Hung Trading Company aka Doanh Nghiep Tntm Tu Hung, có 3 sản phẩm:

a) Bánh hạnh nhân, nhãn không ghi các thành phần nguyên liệu tạo nên sản phẩm (LIST INGRE,) vi phạm các điều 403 (i) (2), 801 (a) (3);

b) Bánh chay: Không đủ phẩm chất (STD QUALITY,) như được ghi trên nhãn, vi phạm điều 403 (h) (1), 801 (a) (3)

Nhãn hiệu giả mạo (FALSE,) không ghi đúng nguyên liệu hay ghi sai lạc gây nhầm lẫn cho người tiêu thụ, vi phạm điều 502 (a), 801 (a) (3);

c) Bánh tráng mè: Không ghi đúng tên theo định nghĩa, tính chất và tiêu chuẩn của sản phẩm (STD IDENT,) theo điều 401, do đó vi phạm các điều 403 (g) (1), 801 (a) (3) ;
Nhãn hiệu không ghi các tố chất chính yếu gây dị ứng (ALLERGEN,) hiện diện trong sản phẩm theo đòi hỏi của các điều 403 (w), 403 (w) (1), 801 (a) (3);

18- Trung Nguyen Coffee Enterprise (Cà phê Trung Nguyên), Cà phê bột uống liền “3 in 1″ (túi có 20 gói), đã vi phạm các điều:

Không ghi thành phần nguyên liệu tạo ra sản phẩm (LIST INGRE,) 403 (i) (2);

Nhãn hiệu giả mạo hay ghi chú sai lạc (FALSE,) vi phạm các điều 403 (a) (1), 801 (a) (3), 502 (a);

Sản phẩm không cung cấp đầy đủ thông tin về các thành phần dinh dưỡng và chất béo (TRANSFAT,) có trong sản phẩm theo đòi hỏi của điều 21 CRF 101.9 ©, vi phạm điều 403 (q), 801 (a) (3);

19- Dragon Waves Frozen Food Factory Co. Ltd, Nha Trang, Cá ngừ (cắt thành từng miếng) đông lạnh, sản phẩm dơ bẩn, nhiều tạp chất gây ngộ độc, cùng với độc chất Histamine vượt quá liều lượng chấp nhận, vi phạm các điều 402 (a) (1), 402 (a) (3), 601 (b), và 801 (a) (3);

20- Thang Loi Frozen Food Enterprise, Tôm đông lạnh, có độc chất Salmonella, vi phạm điều 402 (a) (1), 801 (a) (3);

21- Hai Dang International Trading Services Co. Ltd, t/p HCM, hóa chất hay dược liệu Lidocaine (dùng trong thực phẩm [?], có thành phần hóa học là C14H22N2O) đã vi phạm 2 điều:

Không liệt kê thông tin đầy đủ về sản phẩm (NOT LISTED) theo đòi hỏi của các điều 502 (o), 801 (a) (3), 510 (j), hoặc 510 (k);

Dược liệu mới chưa xin phép kiểm nghiệm để được chấp thuận xử dụng (UNAPPROVED) vi phạm điều 505 (a), 801 (a) (3);

22- Chinh Dat Co., Ltd, Bao tử cá sấy khô, sản phẩm dơ bẩn, nhiều tạp chất, vi phạm các điều 402 (a) (3),601 (b), và 801 (a) (3);

23- Vinh Hiep Co., Ltd, t/p HCM, có 2 sản phẩm:
Thịt hào (ngêu, sò) hấp chín đông lạnh, và Mực đông lạnh, là các sản phẩm dơ bẩn, nhiều tạp chất, vi phạm các điều 402(a)(3), 601(b), và 801(a)(3);

24- Vifaco Nong Hai San-Xay, thịt ốc hấp chín đông lạnh, chứa độc chất Salmonella, vi phạm điều 402 (a) (1), 801 (a) (3);

25- Vuong Kim Long Co. Ltd, có 3 sản phẩm về bún khô, loại đặc biệt, sợi lớn, sợi nhỏ, sản phẩm dơ bẩn và loại phẩm màu không an toàn, vi phạm các điều 601(b), 801(a)(3), 402(a)(3), 402©, 501(a)(4)(B) .

Trên đây chỉ liệt kê điển hình một số công ty, một số sản thực phẩm bị từ chối nhập cảng vào Hoa Kỳ nội trong năm mà thôi. Còn bao nhiêu công ty khác, bao nhiêu sản phẩm khác đã “lọt sàng” trước đó và sau nầy? Còn bao nhiêu sản phẩm từ Việt Nam đã vượt ra ”biển lớn” vào Canada , Âu châu, Nhật, Úc v.v… ?

Posted by: KhoaNam Nov 29 2010, 11:46 AM




Siêu thị Mỹ tẩy chay nữ trang Trung Quốc nhiễm độc


Tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới Walmart hôm nay tuyên bố gỡ bỏ toàn bộ các mặt hàng nữ trang đồ chơi Trung Quốc cùng chủng loại với mẫu bị phát hiện chứa chất cực độc catmi.

Quyết định được đưa ra ngay sau khi AP công bố kết quả điều tra cho thấy nhà sản xuất Trung Quốc đã sử dụng chất cực độc thay thế cho chì trong chế tác nữ trang đồ chơi trẻ em. Kết quả từ phòng thí nghiệm cho thấy một số mẫu thử có hàm lượng catmi quá cao.

Catmi là kim loại nặng được xếp thứ 7 trong danh sách 275 chất độc nhất của Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC). Lượng độc tố cao nhất mà xét nghiệm của AP, phối hợp với giáo sư Weidenhamer từ trường đại học Ashland, bang Ohio tìm thấy trong một sản phẩm chiếm 91% trọng lượng của sản phẩm đó. Lượng catmi trong nhiều mặt hàng nữ trang rẻ tiền, do AP mua từ khắp nơi trên nước Mỹ, chiếm tới 89% đến 84% trọng lượng sản phẩm. Những thông tin này khiến người Mỹ lo lắng cho sự an toàn của con em họ.


Một mặt dây đeo tay có chứa kim loại nặng catmi trên tay giáo sư Weidenhamer. Ảnh: AP


- Catmi trong 3 chiếc vòng tay flip flop bày bán tại siêu thị Walmart chiếm từ 84 đến 86% trọng lượng sản phẩm. Độ nguy hiểm của chuỗi vòng này vượt xa các tiêu chuẩn an toàn đặt ra. Nếu một đứa trẻ nuốt, ngậm hoặc cắn, lượng catmi ngấm vào dịch vị dạ dày trong vòng 24 tiếng đồng hồ còn lớn hơn ngưỡng an toàn mà một đứa trẻ nặng 15 kg có thể hấp thụ trong vòng 60 tuần lễ, theo tiêu chuẩn Tổ chức Y tế Thế giới đặt ra.

Nhà nhập khẩu Sulyn Industries tại Florida, ngay lập tức cho ngừng bán sản phẩm tới Walmart, chủ tịch của công ty cho biết. Theo ông, chiếc vòng này đã vượt qua những cuộc kiểm tra chất lượng của Wal Mart và cơ quan chức năng, nhưng không ai nghĩ đến việc xét nghiệm xem chúng có chứa catmi hay không. Đại diện của Wal Mart không bình luận về việc họ đã dỡ những sản phẩm trên khỏi kệ hay chưa.

- Ngoài ra, 4 chiếc mặt lắc tay bán lại cửa hàng Dollar N More tại Rochester, New York, chứa 82 đến 91% catmi. Với tỷ lệ này, chuỗi vòng tay không chỉ vi phạm luật an toàn sản phẩm mà còn cả luật môi trường của Mỹ.

- Hai chiếc mặt khác từ loại vòng tay “Best Friends”, được bày bán tại Claire’s, thương hiệu trang sức với 3.000 cửa hàng tại khắp Bắc Mỹ và châu Âu, chứa 89 đến 91% là catmi. Sản phẩm này cũng phai ra lượng catmi đáng báo động trong các xét nghiệm đối với môi trường dịch vị dạ dày. Khi được thông báo kết quả xét nghiệm, Claire’s cho biết các sản phẩm nữ trang trẻ em không bị bắt buộc phải qua xét nghiệm catmi. Họ chỉ làm xét nghiệm chứa chì và chúng đều đạt chỉ tiêu.

- Mặt dây chuyên từ 4 chiếc vòng cổ lấy cảm hứng từ phim The Princess and The Frog mua tại siêu thị Walmart, có chứa 25 đến 35% catmi.

Posted by: KhoaNam Nov 29 2010, 11:53 AM




Nước mắm – Viet Huong Fish Sauce Co. Business Information


Một người Tàu-Việt tên Chung bắt đầu pha chế nước mắm Việt Hương từ thập niên 1980 trong garage xe tại nhà riêng ở San Francisco – CA Mỹ.

Không bàn về công nghệ làm nước mắm, chỉ nói về nguồn nguyên liệu chính là cá, cơ sở và vật dụng để chế biến, thì việc làm nước mắm trong garage xe là chuyện không tưởng. Hơn nữa, ở đây nước mắm lại được “pha chế”chớ không phải được làm từ cá. Pha chế từ cái gì ? Bột ngọt, nước màu, mùi nhân tạo và có một ít nước mắm thật ?Cần phải nói thêm rằng có nhiều nước ở Đông Nam Á biết làm nước mắm, như Thái Lan chẳng hạn, nhưng nước mắm của họ có mùi và vị khác nước mắm của Việt Nam. Nước mắm Việt thì chỉ có người Việt mới biết làm và được làm từ cá. Vậy bạn có tiếp tục mua loại nước mắm được “pha chế” từ trong garage xe của một người Tàu ? Hiện tại nhản hiệu 3 Con Cua được vô chai tại Hong Kong (Tàu), có lẽ còn nguy hiểm hơn nguồn gốc garage xe của nó.

Những nhản hiệu được sản xuất bởi công ty Việt Hương :

1. Nước mắm Hòn Phan Thiết – 1 con cua
2. Việt Hương – 3 con cua
3. Năm con cua
4. Nước mắm Phú Quốc


Nguy hại hơn nữa là công ty Việt Hương đã đăng ký bản quyền nhản hiệu “Nước mắm Phú Quốc” có hình bản đồ VN và đảo Phú Quốc (xem hình) ở Mỹ, Âu Châu và Úc. Các cơ sở sản xuất nước mắm chính cống tại Phú Quốc – Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc xuất cảng sản phẩm của mình qua các thị trường trên vì vấn đề bản quyền. (On Thursday, May 12, 2005, a U.S. federal trademark registration was filed for Phú Quốc. This trademark is owned by Viet Huong Fishsauce Company, Inc., 4623 Anza Street, San Francisco , 94121. Nguồn : Trademarkia)

Dưới đây là một số nguồn tham khảo :

Viet Huong Fish Sauce Co is a private company categorized under Wholesale Seafood and located in San Francisco, CA. Current estimates show this company has an annual revenue of $555,000 and employs a staff of approximately 2. Address : 5990 3rd St. San Francisco, CA 94124-3104 (415) 822-0612 (Manta)

Who is behind 1, 3, 5 Crabs and Phu Quoc Fish Sauce ?

Turns out they are all made by the same company – Viet Huong Fish Sauce Company, which got its start in San Francisco in the 1980s. Entrepreneurial Chinese-Vietnamese immigrant Mr. Chung started blending his fish sauce in his garage in the Outer Sunset district. His tinkering eventually led to the birth of the 3 Crabs fish sauce. (Viet World Kitchen)

Posted by: KhoaNam Nov 29 2010, 12:00 PM




Hạt dưa nhuộm Rhodamine B cực độc hại


“Rhodamine B là một loại chất hoá học dùng để nhuộm quần áo, cấm tuyệt đối trong thực phẩm và thuốc.. Nếu ăn hạt dưa nhuộm Rhodamine sẽ gây suy gan, thận và cả bệnh ung thư”, BS Nguyễn Xuân Hướng, chủ tịch Hội đông y Việt Nam khẳng định.
“Ngay cả việc nhuộm quần áo bằng chất Rhodamine B người ta cũng rất e ngại, vì nếu mặc quần áo mà vẫn còn tồn dư của chất nhuộm này có thể gây ưng thư da cho người mặc. Vì thế, việc cố tình nhuộm Rhodamine B vào hạt dưa hay bất cứ thực phẩm nào là điều không thể chấp nhận được”, BS Hướng nói tiếp.
Theo BS Hướng, khi nhuộm hạt dưa bằng chất này, người ta pha loãng rồi đổ hạt dưa vào trộn lên, sau đem phơi khô. Chưa nói chất này có thể qua vỏ dưa ngấm vào bên trong hạt mà chỉ cần cắn hạt dưa, tiếp xúc vỏ dưa dính hoá chất này cũng đã rất nguy hiểm. Sự tích tụ lâu ngày trong cơ thể chất này trước hết gây tổn thương gan, thận, lâu dần gây ung thư. Còn với những người gan kém, sự đào thải qua gan kém có thể gây dị ứng tức thì, biểu hiện là nổi mẩn trên da, xung huyết.
BS Hướng cho rằng, những người kinh doanh này vì quá ham hố lợi nhuận cũng như vì sự tiện dụng, đơn giản nên đã lạm dụng Rhodamine B. Còn bình thường, thực phẩm có thể nhuộm màu đỏ, lên màu rất đẹp bằng cây chi tử hoặc nghệ kết hợp nước vôi mà không hề độc hại.

Người dân có thể dùng nước ép chi tử để nhuộm màu thực phẩm, vừa lên màu tươi đỏ đẹp vừa không gây độc hại cho cơ thể. Nhưng cũng cần lựa chọn chi tử tự nhiên, không bị nhuộm chất này. Trong ảnh, chi tử túi vàng, bên trái là màu tự nhiên nâu sẫm, còn bên phải, là chi tử nhuộm màu nâu đỏ hơn (Ảnh: H.Hải)

Tuy nhiên BS Hướng lưu ý, thời gian vừa qua, Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương đã phát hiện 25/57 mẫu chi tử chứa chất độc hại Rhodamine B này, do người ta nhuộm vào để chi tử vừa có thêm màu đỏ đẹp, vừa chống mối mọt. Vì thế, nếu dùng phải những loại chi tử đã bị nhuộm Rhodamine B để nhuộm màu thực phẩm thì cũng nguy hiểm không kém việc nhuộm trực tiếp chất này lên thực phẩm.

Hồng Hải


Posted by: mviet Dec 9 2010, 01:30 PM


Tin Quan Trọng về Melamine

Hãy chắc chắn rằng bạn đọc cho đến cuối cùng - rất thú vị -

Sự cố sữa nhiễm độc do Trung Quốc sản xuất làm tất cả mọi người đều sợ
Mỗi ngày, các báo cáo được thay đổi. Không ai có thể cho chúng ta biết rỏ ràng những gì được ăn và những gì không được ăn.

1. Nhiễm độc sữa là như thế nào?

Đó là bột sữa trộn với "MELAMINE"

Melamine được sử dụng để làm gì?
Nó là một hóa chất công ngiệp sử dụng trong sản xuất melawares.




Nó cũng được dùng trong trang trí nội thất



Chúng ta đều phải hiểu rằng melamine được sử dụng trong công nghiệp sản xuất

- - - - - Nó KHÔNG được ăn.


2. Tại sao trộn Melamine vào sữa bột?

Các chất dinh dưỡng quan trọng nhất trong sữa là protein .
Và, Melamine có cùng một loại protein này có chứa 'nitơ'



Thêm Melamine vào sữa làm giảm hàm lượng sữa thực tế cần thiết,
và do đó nó là rẻ hơn so với sữa tất cả. Vì vậy, nó giảm vốn sản xuất sản phẩm đó



Dưới đây là Melamine; không nó trông giống như sữa / bột sữa?
Nó không có mùi vị gì, do đó không thể được phát hiện.





3. Khi nào người ta khám phá ra Melamine bị trộn vào các
sản phẩm sữa ?


Trong năm 2007, Mỹ và chó mèo đã chết bất ngờ, họ thấy thực phẩm thú vật của
Trung Quốc có chứa melamine. Đầu năm 2008, tại Trung Quốc, sự gia tăng bất thường
trong trường hợp trẻ em bị sạn thận đã được báo cáo.



Trong tháng 8 năm 2008, Trung Quốc sữa bột Tam Lộc được xét nghiệm melamine



Tháng chín năm 2008, Chính phủ New Zealand yêu cầu Trung Quốc để điều tra vấn đề này
Ngày 21 tháng 9 năm 2008, họ đã tìm thấy Melamine trong nhiều sản phẩm thực phẩm
tại Đài Loan

4. Sự cố nào sẽ xảy ra khi ăn phải Melamine ?

Melamine bị giữ lại ở thận. Nó tạo thành sỏi thận làm nghẽn các ống dẫn,
sẽ làm bệnh nhân đau đớn và không thể tiểu tiện. Thận (s) sau đó sẽ sưng



Mặc dù phẫu thuật có thể loại bỏ những viên sỏi, nhưng thận sẽ bị tổn thương vĩnh viễn.
Nó có thể dẫn đến sự mất chức năng thận và phải chạy lọc thận hoặc dẫn đến tử vong
do nhiễm độc niệu.

Chạy thận là gì? Trong thực tế, nó nên được gọi là "rửa máu", một cái máy sẽ lọc tất cả máu
của cơ thể sau đó trả lại máu trở lại cơ thể.



Toàn bộ quá trình mất 4 giờ, và cứ 3 ngày chạy một lần cho đến cuối cuộc đời bạn.

Dưới đây: Một trung tâm chạy thận



Posted by: mviet Dec 9 2010, 01:31 PM





Dưới đây: Một trung tâm chạy thận lớn



Một lỗ nhỏ là cần thiết trong cánh tay để đưa ống thông tiểu, lọc máu.



Tại sao nó nghiêm trọng hơn nhiều ở trẻ sơ sinh?
Một quả thận của em bé rất nhỏ .và em bé phải uống nhiều sửa

Dưới đây: Một em bé bị lọc thận.



Trung Quốc hiện có 13.000 trẻ em nhập viện



Điều quan trọng là: "MELAMINE KHÔNG được ăn!"


5. Các loại thực phẩm nào cần tránh?

Thực phẩm từ Trung Quốc có chứa các sản phẩm sữa nên tránh.



Hãy nhớ rằng: thực phẩm có kem hay sữa đều phải tránh.


6.Các công ty nào bị ảnh hưởng?

Sau đây là những công ty bị ảnh hưởng với melamine.



7. Chúng ta phải làm gì tiếp theo?

Tránh các thực phẩm trên đây ít nhất sáu tháng.

Nếu bạn sở hữu hoặc điều hành một quán ăn nhanh, nhà hàng, hoặc các cửa hàng cà phê, vv
ngừng bán các sản phẩm sữa cho thời gian chờ đợi.

Nếu bạn có trẻ em ở nhà, thay đổi của sữa mẹ hoặc tìm thấy sản phẩm thay thế khác.

Cuối cùng, chia sẻ thông tin với bạn bè để họ sẽ hiểu được nguy cơ ngộ độc sữa .

Cả thế giới là rất sợ "Made In China"

Làm thế nào để phân biệt những sản phẩm được sản xuất tại
Mỹ, hoặc ở Philippines, Đài Loan, hoặc ở Trung Quốc?

Dưới đây là cách để biết nguồn gốc cuả các sản phẩm:

Có 3 chữ số đầu tiên của mã vạch xác định mã quốc gia
trong đó sản phẩm được thực hiện.

Ví dụ: tất cả các mã vạch bắt đầu bằng 690, 691, 692, vv. .
lên đến và bao gồm 695 là tất cả các LÀM TẠI TRUNG QUỐC.
Mã vạch bắt đầu bằng 471 được in trên các sản phẩm Xuất xứ Đài Loan.



Bạn có quyền được biết. Nhưng chính phủ và ngành liên quan
không bao giờ thông báo hoặc giáo dục công chúng.
Do đó chúng ta phải giáo dục cho chính mình, thận trọng, và cứu hộ mình.

Hôm nay, các doanh nhân Trung Quốc biết rằng người tiêu dùng sẽ
không lựa chọn sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc. Vì vậy, họ cố gắng
hết sức để không làm hiển thị tên của quốc gia sản xuất các sản phẩm
Tuy nhiên, bạn có thể biết được xuất xứ của các sản phẩm nhờ những
số đầu tiên của mã vạch.
Sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc có mã số bắt đầu bằng 690 đến 695

CÁC MÃ VẠCH:
00 ~ 13 USA & CANADA
30 ~ 37 FRANCE
40 ~ 44 CHLB Đức
49 ~ NHẬT BẢN
50 ~ Vương quốc Anh
57 ~ Đan Mạch
64 ~ Phần Lan
76 ~ Thụy Sĩ và Liechtenstein
628 ~ Ả-Rập Saudi
629 ~ United Arab Emirates
740 ~ 745 - Trung Mỹ
Sản phẩm xuất xứ từ Philippine mang mã số 480

Xin vui lòng thông báo cho gia đình và bạn bè của bạn.
HÃY CẨN TRỌNG KHI MUA THỰC PHẨM CHO GIA ĐÌNH:

=> LƯU Ý LÀ HÀNG TRUNG QUỐC CÓ SỐ MÃ VẠCH BẮT ĐẦU BẰNG CÁC SỐ:
690................
691................
692................
693................
694................
695................

XIN CHÚC SỨC KHỎE & SỨC KHỎE LÀ VÀNG.

Posted by: caoduy Dec 22 2010, 11:57 AM




Thăm xưởng làm mứt tết, hết dám ăn...


SÀI GÒN - Vào mùa chuẩn bị đón Tết Nguyên Ðán, các xóm mứt chộn rộn bày nồi niêu xoong chảo ra đường nấu, xào, pha chế... Một trong những khu mứt tết hoạt động sôi nổi nhất Sài Gòn nằm lọt trong Cư Xá Ðường Sắt, đường Lý Thái Tổ, phường 1, quận Ba với trên một chục gia đình cùng tham gia “chiến dịch” làm mứt tết.

Tuôn vật liệu ra đường làm mứt.

Theo Vietnam Net, mọi công đoạn sản xuất đều được thực hiện... ngoài ngõ: cắt gọt, tách vỏ, ngâm, phơi, vô bao... Nước rửa me, khoai, mãng cầu... không chảy kịp xuống cống thì tràn lan, ứ đọng trên mặt lộ xông lên mùi hôi thối nồng nặc. Các đàn chuột lớn nhỏ lổn ngổn bò lên bò xuống như không biết sợ ai.

Thợ làm mứt dùng tay trần vò trộn, vớt... thoải mái như không có chuyện gì xảy ra, bất chấp đám ruồi nhặng chờn vờn bay lượn chung quanh. Ở khu mứt tết khác trong một hẻm nhỏ đường Âu Cơ, Tân Bình, Saigon, người ta ngâm mứt trong thùng phuy đã bắt đầu nghe nặng mùi. Ruồi, kiến bay đầy khu nhà làm mứt như “ngày hội.”

Hầu hết các loại mứt trái cây như chùm ruột, sơri, cóc, tắc... đều được tẩm đủ màu sắc sặc sỡ, lòe loẹt vì nhà sản xuất cho rằng “càng nhiều màu trông vui mắt thì mứt càng dễ bán.” Có người còn xác nhận rằng “năm nào các sạp chợ, cả công ty bánh kẹo cũng đến ký giao kèo đặt làm hàng tấn mứt.”

Một chủ cơ sở bánh mứt lâu năm tại quận 6 “bật mí”: “Người làm mứt phải xài đến thuốc tẩy để làm trắng các loại bí, mãng cầu... Còn muốn mứt đủ màu sặc sỡ thì cứ ra chợ Kim Biên, quận 6 Saigon tha hồ mà lựa, xanh - vàng - đỏ - tím đủ loại, với giá thiệt là rẻ. Nhờ vậy mà mứt bán ra cũng dễ.”

Các loại mứt “bẩn” tràn lan, mứt Trung Quốc cũng tràn ngập thị trường trong nước, nhất là các loại trái cây khô. Theo các chuyên viên thực phẩm, mứt bánh Trung Quốc “không bảo đảm an toàn vì kém phẩm chất.” Một số loại bị nổi mốc xanh và có mùi hôi lại được các cơ sở nhập cảng ngâm rửa trước khi tung ra chợ bán.








Posted by: caoduy Dec 22 2010, 11:59 AM











Posted by: LanKhanh Dec 23 2010, 09:45 AM

.
.
.
.... Chời, hết dám ăn .... dizzy1.gif
.
.
... thanks.gif anh CaoDuy .. cheekkiss.gif
.
.

Posted by: Tống Trung Dec 31 2010, 10:53 AM






Chết dần mòn vì cafe Trung Nguyên

Cafe Trung Nguyên Việt Nam


Nếu có ai về VN thường hay mua Càphê TRUNG NGUYÊN qua để biếu bà con bạn bè nên thận trọng

Nhân tiện đọc bài về thực phẩm, mời quí thân hữu đọc thêm bài này...để biết tại sao bây giờ ở VN lại có những "tiệm cà phê nằm"(hết cà phê ôm đến cà phê võng ,chỉ ở VN mới có !)...vì uống loại cà phê Trung Nguyên này sẽ...nằm luôn hết ngồi dậy...
Cách đây ít lâu, tôi tình cờ đọc được một nghiên cứu thị trường, trong đó nói rằng người Việt Nam rất tự hào là có một ly cà phê “đậm, đắng, đặc quẹo mà người nước ngoài không uống được”.
Thế nhưng, họ không biết rằng niềm tự hào của họ được xây từ những điều dối trá.
Để mở đầu, tôi có thể nói sơ lược như sau: về nguyên thuỷ thì ly cà phê thường được uống nóng. Rồi dân ta, đặc biệt dân Nam, với thói quen thưởng thức dễ dãi của mình, chuyển qua uống đá . Từ đây, loại cà phê nguyên chất không còn được ưa chuộng nữa: trong nước đá, nó loãng ra và không đủ đắng, còn mùi hương thì bị ức chế bởi nhiệt độ thấp.

Và thế là các nhà sản xuất tìm đủ mọi cách để tăng đắng và tăng mùi hương.
Nhưng cuối cùng, Trung Nguyên đã trở thành nhà phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử chế biến cà phê Việt Nam, với việc cho thuốc ký ninh vào cà phê với liều lượng cao. Một biện pháp hết sức rẻ tiền và hiệu quả.
Thêm vào đó, TN đã tiên phong trên con đường trộn hương nhân tạo nồng độ cao vào cà phê để tăng hương. Xét về mặt sức khoẻ, điều này cũng không hại lắm, nếu như không có mặt của một chất cầm hương, đó là gelatin. Vốn dĩ gelatin được sản xuất từ da và xương trâu – bò, và đủ tiêu chuẩn làm thực phẩm thì rất đắt, nên TN đã xử dụng gelatin Trung Quốc làm nền cầm hương.
Và thứ này thì hiển nhiên là không dùng được cho thực phẩm, vì nó chứa rất nhiều preservatives.
Thế nhưng, những điều đó của riêng Trung Nguyên thì không có gì đáng nói. Điều đáng nói là khi ly cà phê TN được coi là tiêu chuẩn, thìtất cả các cơ sở sản xuất cà phê khác đều noi theo tấm gương sáng này, nếu không thì không bán được.

Và như thế, không ngoa khi nói rằng, TN đã đẩy ly cà phê Việt vào một ngõ cụt dối trá.
P/S: Nếu bạn không tin, cứ dùng phin pha một ly cà phê TN bằng nước lạnh, rồi nếm thử cà phê nước ấy xem có vị gì.
Ký ninh từ lâu đã được dùng gây đắng trong thực phẩm, và với hàm lượng nhỏ thì nói chung là an toàn. Tuy nhiên, lượng ký ninh được xử dụng trong cà phê TN nói riêng và TẤT CẢ CƠ SỞ cà phê ở Việt Nam nói chung là ở mức khoảng 0,06~0,08 g/kg thành phẩm, tức khoảng 0,0015g~ 0,002g cho mỗi phin..
Ở mức này, thì việc uống cà phê lâu dài sẽ dẫn tới triệu chứng cinchonism, tức ngộ độ ký ninh, bao gồm dị ứng trên da, ù tai, chóng mặt, giảm sức nghe và nhiều triệu chứng phụ kèm khác.
Còn chuyện bạn hỏi về “tại sao không có ai lên tiếng” – well, Chi cục Y tế dự phòng Đaklak biết rõ mọi chuyện này – nhưng ở Việt Nam nói chung trong mọi vấn đề đều rất khó lên tiếng, và luôn luôn có một kênh nào đó để “bịt”. Cho nên, điều nhỏ nhất mà tôi nghĩ có thể làm được là tự mình không uống cà phê, và khuyến khích những người mình biết không uống cà phê.



Tôi chỉ nói những gì tôi chắc chắn hiểu rõ. Tôi không có ý vơ đũa cả nắm. Và cũng hy vọng các bạn không nghĩ thế .

Nhưng về sự giả dối trong ly cà phê Việt Nam, có lẽ các bạn cần hiểu rõ hơn một chút.
So với cách uống cà phê ở phương Tây, thì ly cà phê Việt được uống theo kiểu dễ dãi: cứ mỗi phin cà phê pha ra khoảng 40 ml, được đổ vào một ly nước đá khoảng 180 ml.

Và chính nước đá mới là nguồn gốc của mọi tai hoạ..
Một ly cà phê nguyên chất không đủ đắng để có thể cảm nhận được vị đắng trong chừng ấy nước đá. Nhiệt độ thấp sẽ ức chế sự bay hơi của hương cà phê tự nhiên. Và cảm quan nó không đủ độ sánh để không bị tan loãng ra trong chừng ấy nước đá..

Cho nên, trước Trung Nguyên từ lâu, thì cách hoàn thiện một ly cà phê đá đã bao gồm 3 việc: tăng đắng cho cà phê, tăng mùi hương cho cà phê, và tăng độ sánh cho cà phê.
Cách chế biến như sau: Để tăng đắng, người ta thường dùng hạt cau rang. Để tăng mùi, người ta thường dùng nước mắm nhĩ. Còn để tăng độ sánh, người ta dùng đường nấu ra caramel.
Trung Nguyên chỉ là nhà sản xuất đưa ra những giải pháp hiệu quả nhất, và biến nó thành chuẩn “cà phê ngon” mà thôi.
Điều đáng nói nhất là khi nó đã thành chuẩn, thì sự giả dối nghiễm nhiên thành chân.
Về phía các nơi sản xuất, thì họ nghĩ – khi những chỉ tiêu chất lượng quan trọng bậc nhất của cà phê – độ đắng, mùi hương, độ sánh – đều là hàng giả, thì việc gì họ phải dùng cà phê thật làm gì?

Về phía người uống, khi đã quen với thuốc ký ninh và đường caramel, họ mất khả năng thưởng thức cà phê ngon thực sự. Và tôi tin chắc rằng, nếu được uống một ly cà phê Blue Mountains hay Hawaii Kona, họ sẽ chửi thề

Và thế người Việt, đa số, đều gật gù trước một ly nước màu đen, pha từ đậu nành hay bắp rang, trộn với caramel, hương liệu, thuốc ký ninh và nghĩ rằng họ đang uống thứ cà phê ” có văn hoá đặc biệt nhất “.
Đến đây chính là một ngõ cụt – Ngõ cụt dối trá.
Câu hỏi cuối – chính xác ai phải chịu trách nhiệm cho tình trạng đó? Sự dễ dãi của người uống? Sự xu thời của Trung Nguyên? Hay là trình độ quản lý chất lượng thực phẩm của Nhà nước ?
——
P/S: Một điểm cuối , bạn uống ly cà phê Việt, cảm thấy nôn nao, tim đập mạnh, thì đấy có khả năng là ngộ độc ký ninh chứ không phải là do tác dụng kích thích trí não của cà phê như bạn vẫn nghĩ.


Posted by: bkim Jan 22 2011, 07:42 AM







Nên ngưng ngay ăn cơm tấm bì, thật khủng khiếp!!!

Cơm Tấm Bì Sườn Chả tai Viet Nam

Bác Sĩ VN bó tay khi điều trị những chứng bệnh lạ, nguyên nhân vấn đề thực phẩm do các con buôn dùng nhiều chất hóa học trộn vào trong thực phẩm những người ăn vào sanh ra nhiều chứng bệnh nan y.

Những đống bì bốc mùi hôi thối, được tẩy trắng bằng nước ôxy già và hóa chất trong các thùng chậu cáu bẩn ... là quang cảnh tại hai cơ sở sản xuất bì lợn ở TP HCM, bị Thanh tra Sở Y tế thành phố phát hiện trưa nay.

Khai nhận với đoàn thanh tra Sở Y tế và Phòng Cảnh sát môi trường (Công an TP HCM), chủ cả hai cơ sở ở phường Bình Tri Đông A, quận Bình Tân và bến Bình Đông, phường 16, quận 8, đều cho biết, quy trình sản xuất gồm những nguyên liệu như thế này được duy trì từ nhiều năm nay.

Tại thời điểm kiểm tra, bì lợn nguyên liệu được chất thành đống dưới nền đất hoặc trong các thùng chứa cáu bẩn. Nhiều mảng bì lợn chứa trong thùng xốp chờ chế biến đang phân hủy bốc mùi hôi nồng nặc, các thùng nhựa ngâm da có màu vàng ố, sủi bọt bẩn.

Tại cơ sở sản xuất ở bến Bình Đông, phường 16, quận 8, bì lợn chất thành đống, bốc mùi hôi thối. Nhân viên đang làm việc cởi trần trùng trục. Sự việc được Thanh tra Sở Y tế phát hiện trưa nay sau khi đột xuất thâm nhập vào cơ sở này.
Theo chủ cơ sở, đây là bước đầu tiên khi vào chế biến. Bì lợn sẽ được lấy hết mỡ và cạo lông. Ngoài chất đống trên quầy, bì lợn còn được đặt luôn xuống nền nhà bám đầy ruồi nhặng.
Bì lợn được ngâm trong ôxy già và hóa chất tẩy trắng.
Bì lợn nguyên liệu trước khi chế biến được chất đống, đặt luôn dưới nền đất.
Số khác ngả màu bốc mùi hôi vì bắt đầu bị phân hủy.
Sau khi được lấy mỡ thừa, bì được luộc và ngâm vào ôxy già đồng thời tẩy trắng bằng hóa chất công nghiệp.
Thùng ngâm cáu bẩn, bốc mùi hôi thối.
Sau khi thành sợi, bì được ngâm một lần nữa vào ôxy già và hóa chất để tẩy trắng và khử mùi.

Và thành phẩm.



Cũng trưa 13/11, tại một cơ sở khác ở phường Bình
Trị Đông A, quận Bình Tân, bì thối cũng chất đầy trong cc thùng xốp. Chủ cơ sở cho hay, chúng sẽ mất mùi sau khi được ngâm ôxy già và hóa chất.

Sau khi tẩy lông và mỡ, bì bắt đầu đưa vào luộc và ngâm. Tại mỗi cơ sở, đoàn kiểm tra ghi nhân hàng chục thùng nhựa chứa đầy nước pha hóa chất và bì lợn. Để bì được giòn, phèn chua là thứ được cho thêm vào và ngâm trong
nhiều ngày.

Khu ngâm ủ bì của cơ sở ở quận 8 như một kho chứa rác. Thùng chứa cáu bẩn không che đậy,đặt chồng lên nhau.



Bằng chứng của hóa chất. Nhiều thùng chứa hóa chất ngâm bì đã được Thanh tra Sở Y tế TP HCM và phòng cảnh sát môi trường - Công an TP HCM phát hiện.

Còn đây là bình chứa ôxy già.

Chảo nấu bì lợn.

Sau khi được ngâm tẩy, bì được xắt thành sợi.


Posted by: bkim Jan 22 2011, 07:45 AM




Sợi bì sau đó được tiếp tục ngâm vào ôxy già và hóa chất tẩy trắng.


Nhìn bì lợn thành phẩm, hầu như không ai có thể nhận ra được trước khi được chế biến chúng như thế nào.



Trở thành món ăn tại một quán cạnh nơi sản xuất.

Nguồn: VietBao

Posted by: bkim Jan 22 2011, 08:07 AM


không mua thực phẩm làm từ China !!!



News:


Hàng hoá nông sản, và giờ đây là gạo giả Trung Cộng trở thành
nỗi ám ảnh cho người tiêu thụ - Ảnh: Green Peace

Tuần báo Hong Kong tại Hong Kong trích nguồn truyền thông Singapore cho biết hỗn hợp trên được tạo hình giống như hạt gạo. Đáng sợ nhất là các loại bột khoai tây và khoai lang được kết dính thành “hạt gạo” bằng loại nhựa resin độc hại cho sức khỏe người tiêu thụ.
“Gạo này tất nhiên là khác gạo thường, vì nó rất cứng ngay cả khi đã được nấu”, một chuyên gia thực phẩm cho biết.
Một nhà hàng Trung Hoa cảnh báo nếu ai ăn phải lượng “gạo nhựa” tương đương ba chén cơm, họ đã cho vào bụng một túi nylon.
Trong khi đó, giới thương nhân cho rằng vì “gạo nhựa” rất rẻ nên có khả năng nhiều người hám lợi vẫn bán với khối lượng lớn dưới hình thức trộn cùng gạo thật.

Trước đó, truyền hình Trung Hoa từng cảnh báo một công ty ở Tây An, cũng thuộc tỉnh Sơn Tây, đã sản xuất gạo nhái một loại gạo nổi tiếng thơm ngon ở đây bằng cách thêm hương liệu hóa chất.

Hồi tháng 8-2010, tờ Nhật báo Thượng Hải cũng đưa tin Thái Lan tuyên bố điều tra một loại gạo nhái gạo thơm Thái Lan được bán ở Trung Hoa. Viên chức toà Đại sứ Thái Lan cho biết 90% gạo Thái là hàng Trung Cộng làm giả và được sản xuất chính yếu ở tỉnh Giang Tây. Hai loại gạo này nhìn bề ngoài không phân biệt được nếu chưa nấu.

Posted by: Tiểu yêu Jan 27 2011, 05:48 PM



Lưu ý hàng sản xuất từ Trung Quốc



HÃY CẨN TRỌNG KHI MUA THỰC PHẨM CHO GIA ĐÌNH:

MỜI ĐỌC, ĐỂ BIẾT HÀNG NHẬP CẢNG TỪ TRUNG CỘNG
690................
691................
692................
693................
694................
695................



Tin cần biết

Subject: hàng made in China , cách trình bày ..!!

Một cách trình bày ngoài hộp những sản phẩm Made in China..mập mờ , xin các bác để ý khi mua thực phẩm : thí dụ Hộp Green tea dưới đây :
Packed by
The royal Pacific Tea Company Inc.
Po.Box 6277.Scottdale.Arizona 85261-6277
email : royalpacific@syspac.com
Nhưng xem lại Mã số vạch vẫn bắt đầu từ số 6,,,cho tới 695...............................
Hộp, bao gói ngoài trình bày khá sang trọng ..... ra vẻ Hoàng -Gia ...( Royal )

: Phân biệt nơi Sản xuất Sản Phẩm
Date: Saturday, December 11, 2010, 7:09 AM

Làm thế nào để phân biệt những sản phẩm được sản xuất tại
Mỹ, hoặc ở Philippines, Đài Loan, hoặc ở Trung Quốc?
Dưới đây là cách để biết nguồn gốc cuả các sản phẩm:
Có 3 chữ số đầu tiên của mã vạch xác định mã quốc gia
trong đó sản phẩm được thực hiện.
Ví dụ: tất cả các mã vạch bắt đầu bằng 690, 691, 692, vv. .
lên đến và bao gồm 695 là tất cả các LÀM TẠI TRUNG QUỐC.
Mã vạch bắt đầu bằng 471 được in trên các sản phẩm Xuất xứ Đài Loan.


Bạn có quyền được biết. Nhưng chính phủ và ngành liên quan
không bao giờ thông báo hoặc giáo dục công chúng.
Do đó chúng ta phải giáo dục cho chính mình, thận trọng, và cứu hộ mình.
Hôm nay, các doanh nhân Trung Quốc biết rằng người tiêu dùng sẽ
không lựa chọn sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc. Vì vậy, họ cố gắng
hết sức để không làm hiển thị tên của quốc gia sản xuất các sản phẩm
Tuy nhiên, bạn có thể biết được xuất xứ của các sản phẩm nhờ những
số đầu tiên của mã vạch.
Sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc có mã số bắt đầu bằng 690 đến 695

CÁC MÃ VẠCH:
00 ~ 13 USA & CANADA
30 ~ 37 FRANCE
40 ~ 44 CHLB Đức
49 ~ NHẬT BẢN
50 ~ Vương quốc Anh
57 ~ Đan Mạch
64 ~ Phần Lan
76 ~ Thụy Sĩ và Liechtenstein
628 ~ Ả-Rập Saudi
629 ~ United Arab Emirates
740 ~ 745 - Trung Mỹ
Sản phẩm xuất xứ từ Philippine mang mã số 480
Xin vui lòng thông báo cho gia đình và bạn bè của bạn.
HÃY CẨN TRỌNG KHI MUA THỰC PHẨM CHO GIA ĐÌNH:

=> LƯU Ý LÀ HÀNG TRUNG QUỐC CÓ SỐ MÃ VẠCH BẮT ĐẦU BẰNG CÁC SỐ:
690................
691................
692................
693................
694................
695................

XIN CHÚC SỨC KHỎE & SỨC KHỎE LÀ VÀNG.

Posted by: Tiểu yêu Jan 28 2011, 08:55 AM


Tết Đến Xuân Về hay Nỗi Buồn
Quê Hương




Cảnh báo nguy cơ ngộ độc thực phẩm Tết

Đỗ Hiếu, phóng viên RFA

2011-01-21

“Báo động an tòan thực phẩm Tết” là đề tài được nhiều báo nói đến vào thời điểm chỉ còn hai tuần nửa là cả nước mừng đón Xuân Tân Mão 2011



Một gian hàng bán mứt kẹo Tết. AFP

Những vấn đề được nêu lên là việc sản xuất, chế biến không bảo đảm vệ sinh, nguyên liệu bị biến chất, không rõ nguồn gốc, cơ sở, dụng cụ không sạch sẻ. Mời quý vị nghe Đỗ Hiếu tổng hợp các thông tin có liên quan đến sức khỏe và túi tiền người tiêu dùng.
Người tiêu dùng biết tin ai bây giờ ?

Tin tức do tờ Thanh Niên phổ biến cho biết, một khi khách hàng chứng kiến tận mắt công việc làm ra lạp xưởng thì chẳng ai dám thưởng thức món ăn khóai khẩu này nữa. Các bao chứa nguyên liệu bị biến chất, bốc mùi hôi tanh nồng nặc, các loại mỡ, thịt, cá, gà, ruột, gân, nằm ngổn ngang trên sàn nhà nhầy nhụa.
Theo báo Saigon Giải Phóng thì tại một cơ sở khác, nhân viên kiểm tra niêm phong trên 500 chai sâm dứa có dấu vết bị nấm mốc và nhiễm vi khuẩn. Mặt khác, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh phát hiện ba mẫu hạt dưa, ớt bột chứa Rhodamine B, là hóa chất có thể gây ra bệnh ung thư.
Một khi khách hàng chứng kiến tận mắt công việc làm ra lạp xưởng thì chẳng ai dám thưởng thức món ăn khóai khẩu này nữa. Các bao chứa nguyên liệu bị biến chất, bốc mùi hôi tanh nồng nặc, các loại mỡ, thịt, cá, gà, ruột, gân, nằm ngổn ngang trên sàn nhà nhầy nhụa.



Thực phẩm bán cho người tiêu dùng thường không nhãn hiệu không rõ xuất xứ.

Đoàn Thanh Tra có nhận xét chung là tại một số cơ sở tình trạng vệ sinh không đạt tiêu chuẩn, nhân viên chế biến không qua khám sức khỏe, nhãn hiệu không ghi đúng thành phần so với hồ sơ công bố ban đầu.
Các cơ quan về an tòan vệ sinh thực phẩm yêu cầu ngành quản lý thị trường xử lý nghiêm khắc, tịch thu, tiêu hủy các sản phẩm, nguyên liệu, không rõ xuất xứ hay nhãn mác, để bảo đảm sức khỏe của người dân.
Vấn đề vệ sinh an tòan thực phẩm, đặc biệt là vào dịp cận Tết Tân Mão có được công luận và giới hữu trách quan tâm hay không? Ông Đỗ Gia Phan, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Người Tiêu dùng Việt Nam giải đáp:
“ Tất cả mọi người, trong đó có Hội của chúng tôi cũng rất quan tâm đến vấn đề an toàn, vệ sinh thực phẩm, vì vấn đề này cũng như chuyện hàng nhái, hàng giả, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng. Chúng tôi luôn khuyến cáo giới tiêu dùng là phải cảnh giác, rất cẩn thận trong khi lựa chọn các thứ hàng hóa, chúng tôi cũng có nhiều hoạt động để cố gắng làm cho người tiêu dùng tránh gặp những rủi ro như vậy.”
Các cơ quan về an tòan vệ sinh thực phẩm yêu cầu ngành quản lý thị trường xử lý nghiêm khắc, tịch thu, tiêu hủy các sản phẩm, nguyên liệu, không rõ xuất xứ hay nhãn mác, để bảo đảm sức khỏe của người dân.
Ngoài trách nhiệm bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, Hội cũng khuyến cáo cơ quan chánh quyền ngăn chặn những hành vi sai phạm về an tòan thực phẩm từ phía doanh nghiệp sản xuất:
“Chúng tôi vẫn thường xuyên nhắc nhở các cơ quan chức năng cần phải có biện pháp, để ngăn chặn những hành vi không lành mạnh. Hiện nay, theo tôi được biết thì tất cả các cơ quan chức năng đều rất tích cực để làm công việc này. Tôi nghỉ nhà nước Việt Nam cũng có nhiều cố gắng, như lập ra quỹ bình ổn giá, cũng như các hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu này.”
Lực lượng thanh tra không quản nổi?

Trong khi đó, một người tiêu thụ, một người dân thì lại có suy nghỉ khác vì khi nhìn vào thực tế , từ Hà Nội, ông Hợp, một công chức hồi hưu kể lại chuyện ta nghe, mắt thấy ngoài xã hội:
“ Gần đến Tết, cái nạn của người dân là như thế này: mọi thứ đều đắt đỏ lên, mặc dù nhà nước đưa ra quyết định bình ổn giá, cho các công ty vay tiền, không phải đóng thuế để mà cung cấp hàng hóa cho dân. Nhưng mà, cái tăng giá là tăng ở ngoài chợ ấy, thí dụ cách đây 10 ngày, một chục hoa hồng giá 50 nghìn đồng, cách đây 2 ngày, chục hoa hồng tăng lên 100



Gian hàng mứt Tết không thấy che đậy. AFP

nghìn, tức tăng gấp đôi. Nhà nước không làm gì được, người dân phải gánh đủ, đó là một thứ.
hàng nhập lậu về, mà cho vào túi nylon mang về, tuy có mùi hôi thối nhưng con buôn chế biến làm cho trắng lên, tất cả những cái đó, người dân phải gánh chịu. Thế thì, người nào biết thì thôi, đừng mua, ai không biết thì đành chịu thôi. Cơ quan để kiểm tra những thứ an tòan thực phẩm ấy, thì chỉ có vài người, nên làm sao kiểm soát hết được
Ô.Hợp, công chức
Không chỉ thực phẩm tăng giá mà các thứ khác đều tăng, đây là vấn nạn mà nhiều năm nay cứ gần đến Tết là như vậy. Điểm thứ 2 là người dân nào mà chả lo mua sắp đồ Tết, thì bao giờ cũng vướng phải mấy thứ hàng nhái, hàng gỉa, hàng dỏm, như trong thực phẩm các chất độc hại tăng đến mấy chục lần, như mứt làm với phụ gia đã bị cấm.
Thế rồi, người ta làm ở những nơi mất vệ sinh, chưa kể tới hàng nhập lậu về, mà cho vào túi nylon mang về, tuy có mùi hôi thối nhưng con buôn chế biến làm cho trắng lên, làm cho sạch, tất cả những cái đó, người dân phải gánh chịu. Thế thì, người nào biết thì thôi, đừng mua, ai không biết thì đành chịu thôi. Cơ quan để kiểm tra những thứ an tòan thực phẩm ấy, thì chỉ có vài người, nên làm sao kiểm soát hết được.”


Thực phẩm ăn liền được bầy bán thoải mái. AFP

Người dân Saigon tin rằng, gần đây vấn đề vệ sinh, an tòan thực phẩm có nhiều sự cải tiến, bà Liên cho biết:
Hột dưa được làm cho bóng nên cũng có chất độc hại, thì người ta không cho dân xài, về phần dân chúng thì cũng ý thức được điều đó rồi, chứ không như xưa, bạ đâu ăn đó. Vấn đề an tòan thực phẩm nay tương đối khá
Bà Liên, TPHCM
“Về an toàn thực phẩm thì rất kỷ, nhưng đôi khi ở nơi khác, như từ Trung Quốc đưa vô, chỗ này chỗ nọ đưa qua thì cũng có. Ở đây, vào dịp cuối năm thì có kiểm tra an toàn thực phẩm nhiều lắm, nên cũng đỡ đi. Hột dưa được làm cho bóng nên cũng có chất độc hại, thì người ta không cho dân xài, về phần dân chúng thì cũng ý thức được điều đó rồi, chứ không như xưa, bạ đâu ăn đó. Vấn đề an tòan thực phẩm nay tương đối khá, có nghĩa là người ta kiểm tra rất chặt chẽ.”

Trước những quan ngại của giới tiêu thụ, các cơ quan y tế đang cho tăng cường những đoàn kiểm tra đến những cơ sở sản xuất thực phẩm, phục vụ Tết nguyên đán, song song với việc thường xuyên nhắc nhở doanh nghiệp, nhà sản xuất phải chấn chỉnh, khắc phục những yếu kém, đồng thời xử phạt nghiêm khắc những hiện tượng gây báo động về an tòan thực phẩm, hầu tránh những hậu quả có thể xảy ra cho dân chúng, khi cả nước mừng xuân, đón Tết năm Mẹo, sắp đến.

xXx

Sài Gòn:
Lạp Xưởng Không Tên, Với Nguyên Liệu Khả Nghi




SAIGON – Đáng ngại, đáng ngại... khi gặp lạp xưởng không nhãn hiệu. Và đầy khắp các chợ Sài Gòn.
Lâu nay, có uy tín trên thị trường lạp xưởng là các nhãn hiệu như Quảng Trân, Mỹ Trân, Trân Trân cùng được sản xuất ở miền Tây và Vissan, Ngọc Thành, Hoàng Phát… được sản xuất ở vùng Sài Gòn. Hay cũng được sản xuất ở Sài Gòn và bán rất chạy (nhờ giá hạ) nhưng không có nhãn mác là loại lạp xưởng trần trụi, đóng thành cây hàng 10 – 20 kg mà người trong nghề gọi là xưởng dây xanh, xưởng dây đỏ, xưởng lùn, xưởng lùn có hạt tiêu…
Tuy nhiên, từ nay nghe tên lạp xưởng Ngọc Linh (cơ sở sản xuất nằm trên đường Trịnh Đình Thảo, quận Tân Phú) thì dân buôn bán lạp xưởng phải lắc đầu, ớn lạnh. Nguyên trong một đợt kiểm tra các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm phục vụ Tết Nguyên đán hôm12-1, đoàn thanh tra Sở Y tế TP đã phát hiện ở lò lạp xưởng Ngọc Linh có 2 bao chứa mỡ nguyên liệu nặng 70 kg đã bị biến chất, chuyển sang màu xanh, bốc mùi hôi thối. Mặt sàn khu sơ chế các nguyên liệu thì nhầy nhụa nước thải, người làm công không đeo khẩu trang (quy định phải có) khi ngồi lóc, chia mỡ, thịt nạc, cá… hay nhồi nguyên liệu tạo thành ống lạp xưởng dài (sẽ được cắt ra từng đoạn ngắn đem sấy).Các thau đựng nguyên liệu để ngổn ngang trên sàn nhà, không hề che đậy.
Được mời tới hiện trường để làm rõ, các cán bộ thú y của quận đã lập biên bản, ra quyết định buộc đưa 70kg mỡ biến chất về lò thiêu của nghĩa trang Bình Hưng Hòa để tiêu hủy ngay.
Chưa hết, còn có một nguyên liệu khác rất đáng ngờ, đó là vỏ dùng làm bao ngoài của thân lạp xưởng mà đại diện cơ sở cho biết đó là loại ruột heo có xuất xứ từ Trung Quốc (?). Ruột heo gì mà thẳng tắp, đều đặn, trông rất giống được làm từ chất nylon. Chủ cơ sở cũng không xuất trình được hóa đơn mua ruột heo nên đoàn thanh tra đã lấy một đoạn “ruột heo” này để về kiểm nghiệm xem có đúng là thật hay không. Lạp xưởng thành phẩm và các loại nguyên liệu khác cũng được lấy mẫu để về kiểm nghiệm.
Đoàn thanh tra đã kết luận, tình trạng vệ sinh: từ cơ sở, dụng cụ chế biến, đến vệ sinh trong chế biến và bảo quản của lò lạp xưởng Ngọc Linh tất cả đều không đạt nên phải lập tức đình chỉ sản xuất.

xXx
Sài Gòn:
Tự Làm Củ Kiệu Chua Ăn Tết Kỹ, Phải lo Vệ Sinh



Củ kiệu phơi bụi thoải mái.


SAIGON -- Gần đây, hẳn là do báo chí đưa tin liên tục về nạn trên thị trường đang có nhiều loại thực phẩm, thức ăn chế biến sẵn bị nhiễm hóa chất độc hại nên về món củ kiệu ngâm chua phải có trong ba ngày Tết sắp đến, càng có nhiều bà nội trợ tính chuyện phải tự làm ở nhà.
Nhiều người tuyên bố “ly khai” với những hủ kiệu đẹp mắt vẫn thường được bày ở những sạp hàng Tết, cho là củ kiệu làm sẵn này cứ trắng tinh và dòn là do ngâm dấm hóa học ,trước đó có cho vào hàn the, phèn chua hay thuốc tẩy trắng, thuốc chống thiu thối gì đó nên rất độc hại. Trong khi với kiệu làm ở nhà thì sau khi tỉa lặt sạch sẽ, kiệu được ngâm bằng nước tro cũi (hay muối hột), rồi ướp đường, phơi nắng và sau cùng là ngâm bằng dấm gạo.
Dù mất công như thế hay nếu làm không được khéo thì củ kiệu làm ở nhà sẽ hơi đen, xấu mặt một chút nhưng hạp vệ sinh, an toàn cho sức khỏe hơn. Đặc biệt với các bà, các cô tằn tiện và khéo tay thì không vứt bỏ phần rễ củ kiệu mà sẽ tỉa chùm rễ cho gọn, sạch hơn để muối chung với giá, hẹ.
Đây là món dưa chua ăn rất lạ miệng, không hề thấy bán trên thị trường thực phẩm Tết (vì không đẹp mắt?) nhưng đem cuốn với thịt kho nước dừa thì ngon hết ý.
Nguyên liệu củ kiệu tươi thì đầy dẫy ngoài chợ và đã được bán rất sớm, giá cả cũng không mắc mỏ gì. Như vào mấy ngày 16 – 17/1, tức 14 – 15 tháng chạp ÂL, kiệu đổ đống bán với giá 20,000 – 22,000 đồng/ký, nếu mua loại đã được lặt sơ vỏ lụa, sạch đất và trắng củ hơn, cũng chỉ 24,000 – 25,000 đồng/kg.

xXx

Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết
nói về thực phẩm Tết

Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết trong cuộc mạn đàm dành cho phóng viên Người Việt tại tư gia về vấn đề dùng hóa chất trong thực phẩm tại Việt Nam và Trung Quốc. (Theo Nguyên Huy/Người Việt)



Việt Nam, Trung Quốc dùng quá nhiều hóa chất


Nguyên Huy/Người Việt

WESTMINSTER – Thực phẩm, nhất là thực phẩm Tết, được sản xuất tại Việt Nam và Trung Quốc tạo rủi ro cao cho người tiêu thụ, vì dùng quá nhiều “phụ gia” độc hại. Ðó là nhận định của Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết trong một cuộc mạn đàm cùng Người Việt.

Câu hỏi mà chúng tôi dành cho Tiến Sĩ Truyết là bánh mứt và thực phẩm Tết “Made in China” hay “Made in Vietnam,” cần được nhìn nhận ra sao, về mặt khoa học và dinh dưỡng.

Tiến Sĩ Truyết nhận định: “Thực ra, chất phụ gia trong thực phẩm và bánh mứt Tết thì ai cũng biết dưới các danh từ thường gọi. Thí dụ như chất Borax, là Hàn The, Urê, chì, thủy ngân (Arsenic), phóc môn, khí đá (Calcium carbite)… Ðó là những chất mà dân tộc tộc ta đã dùng từ nhiều đời qua kinh nghiệm thực tế trong việc chế biến thực phẩm.”

“Nhưng sở dĩ trước đây các chất này không gây hại nhiều vì người ta mới chỉ dùng ít trong việc chế biến và nếu có thì cũng chưa có việc định chuẩn nên khó biết. Nay, vì nhu cầu thương mại, cạnh tranh người ta đã không ngần ngại dùng đến một hàm lượng tối đa để nhanh chóng có sản phẩm vừa tươi tốt, mỡ màng lại bảo quản được lâu, nhất là trong lãnh vực xuất cảng. Ở Việt Nam thì nay quả là một thảm nạn cho người dân vì sau năm 1986, nhà nước có chính sách đổi mới. Sự phát triển kinh tế đã không bảo vệ được môi trường. Ai nấy đua nhau sản xuất trong tinh thần “ăn sổi ở thì,” bất kể đến vệ sinh tối thiểu. Do đó mà từ không khí, đất trồng cho đến nước ngầm… đều bị ô nhiễm trầm trọng. Và như thế thực phẩm như rau cỏ, cây trái, lúa gạo đều đã ẩn chứa một hàm lượng độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe của con người vô cùng.”

Từ cái nhìn tổng quát ấy, Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết đề cập đến những sản phẩm cung ứng cho ngày Tết như bánh mứt, hạt dưa, hoa quả…

Mứt, như mứt sen, mứt dừa, mứt bí… là từ những trái cây đã được tăng trưởng trong những điều kiện bị ô nhiễm như kể trên. Cộng thêm vào đó là hàm lượng đường mà người ta không ngần ngại dùng đường hóa học vì đường hóa học ngọt gấp 600 lần đường mía hay đường củ cải. Ðường hóa học còn giúp cho bánh mứt không bị chảy nhão như đường thường nên rất dễ bảo quản.

Nói đến các chất gây nguy hại cho sức khỏe con người, Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết, sau những cuộc nghiên cứu riêng, thấy rằng tất cả những phụ gia để chế biến bánh mứt trong ngày Tết đều là mầm mống gây bệnh ung thư ở mức độ phải báo động.

Chất “hàn the” là một loại bột trắng dễ hòa tan trong nước và giữ nước nên đã được dùng nhiều trong kỹ nghệ thực phẩm như các loại bún, miến, bánh tráng, bánh phở, hủ tíu để được dai cứng, lâu thiu hơn. Tác hại của hàn the trong cơ thể là gây nhức đầu, bại hoại cơ thể, nhịp tim đập nhanh, trầm cảm, hiếm muộn.

Chất “sun phít” cũng là một loại bột trắng dùng để tẩy trắng thực phẩm như bánh tráng, mứt dừa và các loại bún khô. Tiến Sĩ Truyết nhấn mạnh: “Nay ta vào các tiệm ăn gọi món cuốn ta thường được cung cấp bánh tráng dai, mỏng, trắng phau… không vàng, dễ vỡ nát như trước. Ðó là nhờ các chất borax và các chất tẩy trắng.”

Các chất chì, thủy ngân là những chất thường được dùng trong việc sấy khô thực phẩm. Bánh mứt, nhất là các loại mứt khi chế biến phải bắt buộc qua giai đoạn sấy khô. Nay tại Trung Quốc, theo Tiến Sĩ Truyết, có nhiều nhà máy dùng phương pháp rất thô sơ là cho khói xe thổi vào phòng kín chứa cây trái cần sấy khô. Từ đó các sản phẩm như trà, tiêu, các loại củ hay trái cây khô như hồng khô đều có chứa chì và thủy ngân với hàm lượng cao. Ðáng lẽ việc sấy khô phải cần phương pháp hút nước và sấy máy các thực phẩm. Ở Việt Nam nhiều nơi sản xuất thực phẩm khô cũng đã bắt chước theo sự “sáng tạo” của Trung Quốc. Ba hóa chất trên còn có tính chất giữ màu sắc của thực phẩm được lâu bền.

Phẩm màu trong thực phẩm bánh mứt Tết cũng được pha chế từ các hóa chất độc hại và được dùng không giới hạn. Màu trong thực phẩm là điều rất quan trọng nên không có thực phẩm nào được chế biến mà không có màu sắc “bắt mắt.” Ðó là các hóa chất dưới dạng bột và pha với hydroxide nhôm thành hồ để nhuộm bất cứ loại thực phẩm nào. Rõ rệt nhất là hạt dưa. Phẩm mầu gây hại cho da, làm nứt da tạo những vẩy nến hay gây những dị ứng mũi…

Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết tốt nghiệp Tiến Sĩ Hóa Học tại Pháp năm 1973, về nước dạy tại Ðại Học Sư Phạm Sài Gòn và sau năm 1975 làm việc trong các nhà máy về môi trường ở Hoa Kỳ. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách và bài viết về môi trường, về những độc hại có trong thực phẩm được sản xuất từ một số nước Á Châu đang có sản phẩm bán tại Hoa Kỳ nơi có đông cộng đồng Á Châu, nhất là cộng đồng người Việt sinh sống.

Hóa chất trong Thực Phẩm

Mai Thanh Truyết

Việt Nam hiện đang phải đối mặt với tình trạng môi trường ô nhiễm trầm trọng. Từ không khí, đất đai và trầm tích, nguồn nước mặt và nước ngầm, cho đến nguồn thức ăn, nhu cầu cần thiết hàng ngày của người dân cũng đang là một thãm nạn cho mọi người. Sự hiện diện của hóa chất trong thực phẩm, rau cải và “đồ hàng bông”, và trái cây là một vấn nạn lớn đang xảy ra ở khắp nơi trên toàn cõi đất nước là một hiện thực. Theo báo cáo của WHO, có 35% số nạn nhân thế giới mắc bịnh ung thư liên quan đến yếu tố thực phẩm và cung cách ăn uống thường ngày.

Mặc dù có nhiều chính sách an toàn thực phẩm của Việt Nam đề xướng như “Dự thảo số 5: Kế hoạch hành động quốc gia bảo đảm Vệ sinh An toàn Thực phẩm đến năn 2010”, trong 8 năm từ 1997 đến 2004, toàn quốc có 6.467.448 trướng hợp mắc các bịnh nhiễm trùng qua thực phẩm, trong đó có 194 trường hợp tử vong. Đặc biệt trong vài ba năm trở lại, tại VN, các bịnh ung thư về đường tiêu hóa như ung thư ruột già (trực tràng) gia tăng một cách rõ rệt, nằm trong nhóm 5 bịnh ung thư cao nhứt nước. Tại bịnh viện ung thư Bướu Sài Gòn, năm 2006 có 2.637 bịnh nhân, nhưng đến năm 2008, tăng lên 3.066. Cho đến hôm nay, cũng ở bịnh viện nầy hàng ngày có hàng trăm bịnh nhân điều trị nội trú hay ngoại trú.

Trong một số bài viết trước đây trên mạng www.maithanhtruyet. blogspot. com, người viết đã nêu một số hóa chất xử dụng trong thực phẩm nguyên thủy hay chế biến, bài viết nầy có mục đích chuyển tải và phổ biến thêm những thông tin về vấn nạn trên để mỗi người trong chúng ta lưu ý và cẩn trọng hơn trong sinh hoạt ăn uống hàng ngày, đặc biệt trong các dịp lễ lạc hay Tết nhứt.

Sự hiện diện của hóa chất trong thực phẩm tiêu dùng của người dân ở VN quả thật đã đến độ nghiêm trọng và đã diễn ra từ hàng chục năm nay rồi. Có 2 nguyên nhân chính cho tình trạng nầy: nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan là do môi trường chung bị ô nhiễm, do đó ảnh hưởng đến cây trồng và súc vật. Và nguyên nhân chủ quan là do con người, trong quá trình sản xuất sản phẩm đã thêm hóa chất vào trong thực phẩm với trọng tâm mang đến lợi nhuận cao nhất mà không lưu tâm đến những di hại cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Các hóa chất thường xử dụng trong thực phẩm

1- Borax hay hàn the

Borax còn gọi là hàn the. Đó là tên thương mãi của hóa chất sodium tetra borate decahydrate, có công thức là Na2B4O7,10 H2O. Borax là một loại bột trắng dễ hòa tan trong nước. Khi tiếp xúc với nước, ngoài tính hòa tan, chất nầy còn hút nước hay gọi là ngậm nước để được bảo hòa với 12 phân tử nước. Chính vì tính chất sau cùng nầy mà hóa chất trên được ứng dụng nhiều trong kỹ nghệ thực phẩm. Đây cũng là một hóa chất có tính khử trùng và trừ sâu rầy nhẹ. Trong kỹ nghệ bột giặt, borax được dùng như một chất phụ gia để chống ẩm và không biến bột giặt đóng cụt theo thời gian vì độ ẩm cao trong không khí. Borax còn được dùng để khử nước “cứng” vì chứa nhiều calcium carbonate (vôi).

Vì đây là một loại thuốc sát trùng nhẹ cho nên tính độc hại của nó cũng ảnh hưởng lên con người. Khi tiếp xúc với borax qua đường thực quản, cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu như bị dị ứng và có thể đưa đến tử vong khi hấp thụ một liều lượng lớn. Qua đường khí quản, da hoặc mắt, cơ thể cũng có phản ứng tương tự nhưng nhẹ hơn.

Tùy theo liều lượng của borax xâm nhập vào người, phản ứng cấp tính của cơ thể diễn tiến như sau từ nhẹ đến nặng: nhức đầu – cơ thể bải quải – mạch tim đập nhanh – áp suất máu giảm – có thể bị phong giựt (seizure) và đi đến bất tỉnh.
Qua tiếp nhiễm dài hạn, con người có cảm giác bị trầm cảm (depression) , và đối với phụ nữ có thể bị sinh ra hiếm muộn vì hóa chất nầy sẽ làm giảm thiểu thời kỳ rụng trứng.

Chính nhờ tính ngậm nước và khử trùng của borax mà còn người đã lợi dụng trong nhiều dịch vụ không chính đáng. Trong giai đoạn sau 1975, kỹ nghệ làm xà bông cây và kem đánh răng đã xử dụng borax để tăng độ cứng của xà bông và vì hấp thụ thêm nước cho nên cân lượng của xà bông nặng hơn nhưng độ sủi bọt và độ tẩy rửa rất kém so với trọng lượng. Trong kỹ nghệ kem đánh răng cũng thế, borax làm kem không bị “chảy nước” và nhờ đó có thể thêm vào nhiều vôi và magnesium vào để tăng trọng lượng của kem mà không có tác dụng gì đến việc làm sạch răng; đôi khi còn làm lở nướu răng nữa vì hàm lượng vôi cao.

Đối với kỹ nghệ thực phẩm hiện tại, nhiều loại bánh tráng, bánh phở, hủ tiếu được cho thêm borax để được dai, cứng, lâu thiu hơn. Còn các loại chả lụa, chả quế cũng được tăng thêm độ dòn, chống được mốc meo và lâu thiu cũng nhờ borax. Đối với các loại thực phẩm tươi như thịt cá để lâu ngày đã biến dạng, nếu có thêm borax, chúng trở nên nên cứng và có vẻ tươi trở lại. Đại khái trên đây là những ứng dụng không lành mạnh của borax mà con buôn dùng các thủ thuật nầy trong thực phẩm để làm sai lạc và đánh lầm thị hiếu của người mua.

Tóm lại, các loại thực phẩm sau đây thường có chứa borax trong quá trình pha chế như: bún, bánh phở, bún miến, bánh tráng.

2- Sulfite

Đây là một loại hóa chất thuộc nhóm sulfur có thể xâm nhập vào thực phẩm tự nhiên trong môi trường hay được thêm vào thực phẩm để bảo quản hay làm tăng hương vị đặc biệt của thực phẩm. Theo FDA, 1% người tiêu dùng bị hóa chất nầy ảnh hưởng và làm dị ứng từ trạng thái nhẹ hoặc có thể đi đến tử vong. Hoa Kỳ đã cấm dùng sulfite từ năm 1986 trong việc bảo quản các loại cải sà lách và trái táo (apple) cũng như cấm sự hiện diện của hóa chất trong các loại thực phẩm tươi. Tuy nhiên, đối với thực phẩm được nấu chín hay đã chế biến, FDA vẫn cho phép xử dụng hóa chất trên với liều lượng hạn chế tùy theo loại thực phẩm.

Tại Hoa Kỳ, sulfite có mặt trong các loại thực phẩm sau đây: các loại bánh nướng (cookies), soup, thịc jambon, rau cải hay đậu hộp, dưa chua (pickled), trái cây khô, rượu bia và rươu chác, khoai chip, nước trái cây, nước táo (cider), chanh, trà, tôm đông lạnh.

Trên bản ghi nhận thực phẩm, hóa chất nầy được ghi là Sulfur Dioxide, Sodium bisulfide hay Potassium metbisulfite v.v…

Còn Việt Nam dùng hóa chất trên dưới các dạng trên và có thêm chlor vào để nhằm hay mục tiêu, bảo quản thực phẩm và làm trắng sản phẩm. Do đó, nguy cơ độc hại rất cao vì nguyên tố chlor (chloro-sodium sulfite) là một nguyên nhân gây ra ung thư lên con người.

Đây là một loại bột trắng, khi bị tiếp nhiễm qua đường khí quản, căn cứ theo Cơ quan Quyền lực Âu châu về An toàn Thực Phẩm (AESA), cơ thể con người sẽ cảm thấy bị khó thở và có thể bị nghẹt thở. Đôi khi bị ho rũ rượi. Sự hiện diện của nguyên tố chlor cũng là nguyên nhân của nguy cơ ung thư nếu bị tiếp nhiễm lâu dài.

Trong kỹ nghệ thực phẩm, hóa chất nầy được dùng để làm trắng các sản phẩm để làm bắt mắt người tiêu dùng. Các sản phẩm được nhà sản xuất áp dụng tính chất nầy là: bánh tráng, các loại bột dưới dạng sợi như bánh canh, bún, miếng v.v….. Một thí dụ điển hình là trước kia, bánh tráng sản xuất từ VN có màu ngà, và hay bị bể vì dòn. Trong thời gian sau nầy, bánh tráng trở nên trắng phau, được cán mõng, và đặc biệt rất dai, nhúng nước và cuốn không bị bể ra. Đó là do công lao của borax và hóa chất tẩy trắng.

3- Hóa chất trong xì dầu

Hóa chất có tên viết tắt là 3-MCPD, hay tên hóa học đầy đủ là 3-monochloropropane -1,2-diol. Trong quy trình sản xuất xì dầu, phương pháp thủy phân bằng acid chlorhydric (HCl) trên các loại bánh dầu thực vật như đậu nành, đậu xanh, hay trong các mô mỡ động vật v.v… cho ra phế phẩm trên và một số hóa chất tương tự thuộc nhóm chloropropanol. Còn phương pháp chế tạo xì dầu qua công nghệ lên men tự nhiên thì không tạo ra các phế phẩm trên. Ngay sau khi giai đoạn chế biến xì dầu xong, hàm lượng của các hóa chất trên có thể tăng lên trong giai đoạn vô chai, dự trữ, và ngay cả trong khi nấu nướng, nếu hóa chất không được khử đúng mức ngay từ lúc ban đầu. Hiện tại, hầu hết các công ty sản xuất xì dầu ở Việt Nam áp dụng phương pháp thủy phân bằng acid do đó dung lượng 3-MCPD có hàm lượng cao là điều không thể tránh khỏi. Trong lúc đó, ở các quốc gia Tây phương, ngay cả Nhật Bản và Trung Quốc, phương pháp lên men trong việc chế biến xì dầu chiếm từ 86 đến 90% trên tổng lượng xì dầu sản xuất.

Ảnh hưởng của 3-MCPD lên con người

Tương tự như các hợp chất hữu cơ chứa chlor khác, 3-MCPD khi đi vào cơ thể qua đường thực phẩm sẽ tích tụ trong các mô mỡ và gan. Qua thời gian, một khi liều lượng của hóa chất trên cao hơn mức an toàn của cơ thể có thể chấp nhận được, nguy cơ bịnh ung thư sẽ xảy ra. Theo Ủy ban Khoa học Thực phẩm Âu châu, 3-MCPD được xếp vào hạng hóa chất có nguy cơ gây ung thư và di truyền (genotoxic carcinogen). Sự hiện diện của hóa chất trong cơ thể phải được hạn chế tối đa, và định mức chấp nhận hàng ngày trong cơ thể (Tolerable Daily Intake – TDI) là 2ug/Kg/cơ thể.

Theo tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế VN, ban hành ngày 23/5/2005 sau ba năm nghiên cứu là: hàm lượng của 3-MCPD có trong xì dầu không thể vượt quá 1 mg/Kg áp dụng cho xuất cảng, và giao động từ 3- 5 mg/K cho việc tiêu dùng trong nội địa (tức cao hơn mức cho phép 500 lần). Trong lúc đó tiêu chuẩn của LH Âu Châu là 0,02 mg/Kg, của Anh Quốc 0,2 mg/KG, Bỉ 0,5 mg/Kg. Qua các tiêu chuẩn trên, quả thật chúng tôi không thể hiểu tại sao BYT Việt Nam lại có hai quy định riêng rẽ cho xì dầu xuất cảng và xì dầu nội địa. Chẳng lý nào người dân VN có sức đề kháng với hóa chất trên cao hơn người ngoại quốc?

Tình trạng xuất cảng xì dầu

Các sản phẩm xì dầu dùng để xuất cảng do nhiều công ty trong nước sản xuất. Quan trọng nhất là Cty Liên doanh Chế biến Thực phẩm Việt Tiến (VITEC Food) xuất cảng xì dầu qua nhản hiệu Chin Su. Ngoài ra còn có các Cty như Nam Dương, Mêkong, Nestlé VN xuất cảng qua Âu châu, Mỹ châu, Úc và Á châu.

Cách đây độ hai năm, Anh Quốc từ chối một lô hàng của VN vì hàm lượng 3-MCPD cao hơn tiêu chuẩn. Và gần đây nhất vào tháng 7, 2006, Bỉ cũng đã trả về các lô hàng Chin Su vì hàm lượng hóa chất trên lên đến 86 mg/Kg.

Để bào chữa cho việc xì dầu bị trả về, dĩ nhiên BGĐ của Cty phải chạy tội bằng cách phủ nhận qua phát biểu của Ông Phạm Hồng Sơn, TGĐ, như sau: ”Sản phẩm của Cty VITEC Food xuất cảng từ năm 2003 sang các nước Đông Âu và EU, nhưng chưa bao giờ xuất cảng sang Bỉ, nên chai nước tương phát hiện ở Bỉ có hàm lượng 3-MCPD lên tới 86 mg/Kg có nhiều khả năng là giả”. Xin nhường lời bình luận về phát biểu trên của Cty VITEC cho người đọc. Tuy nhiên, với tính cách thông tin, qua kiểm tra của Trung tâm Đo lường Chất lượng 3 TpHCM thì có độ 50% số lần mẫu của xì dầu Chin Su không đạt tiêu chuẩn. Cũng như theo báo cáo của Trung tâm Dịch vụ Phân tích Thí nghiệm thuộc Sở KHCN-MT Tp HCM, qua 42 mẫu nước tương thì toàn bộ 42 mẫu đều có hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều khi lên đến 7 – 8 ngàn lần nghĩa là 7000 – 8000 mg/Kg.

Tuy tiêu chuẩn do BYT đưa ra là 1mg/Kg nhưng vẫn chưa có biện pháp cũng như quy định nào cụ thể về việc kiểm tra phẩm chất sản phẩm của các nhà sản xuất. Cũng cần nên biết là toàn quốc chỉ có 9 phòng thí nghiệm có khả năng phân tích hoá chất 3-MCPD, và chi phí phân tích là 800 ngàn Đồng VN/mẫu.



Xi dầu giả hiệu

Ngoài 2 phương pháp thủy phân và lên men là chính trong quy trình sản xuất xì dầu. Dĩ nhiên là ở VN, có nhiều thể loại mặt hàng nhái, hàng giả hiện diện khắp nơi từ hàng tiêu dùng cho đến thực phẩm. Do đó việc sản xuất xì dầu cũng không tránh khỏi tình trạng nầy. Nói ra thì thấy kinh tởm, nhưng sau đây là một sự thật đang xảy ra ở VN. Hiện có sự xuất hiện của nhiều nhà thu gom tất cả xương gà, xương heo, bò ở các tiệm ăn, thậm chí ở những đống rác, để mang về nấu trong acid, và được trung hòa lại bằng sút caustic. Sản phẩm được vô bao nylon hay chai lọ dưới nhản hiệu “nước cốt để làm xì dầu” và được bày bán khắp nơi nhất là ở chơ Kim Biên, Chợ Lớn. Nơi đây còn bày bán các nguyên vật liệu để làm nước tương qua công thức chế biến là: nước + muối + màu + mùi + chất phụ gia để bảo quản xì dầu sản xuất; đôi khi còn cho thêm phân bón urea để làm tăng độ đạm trong nước chấm hay xì dầu nữa.

Đứng trước tình trạng sản xuất xì dầu ở VN, vài đề nghị để giải quyết vấn đề sản xuất bừa bãi rất nguy hiểm cho sức khỏe của người tiêu dùng sau đây:

- Trước hết, cần phải xem lại cung cách quản lý của VN đối với công nghệ sản xuất xì dầu. VN đã thành công trong quản lý chính trị, ổn định được trật tự xã hội về an ninh, không lý nào lại thất bại trong việc kiểm soát môi trường.
- Sau nữa, chỉ còn có cung cách làm ăn thật thà, theo đúng quy trình kỹ thuật thì việc trử khữ hay hạn chế sự hiện diện của 3-MCPD trong xì dầu có thể được kiểm soát dễ dàng. Ở các quốc gia tiên tiến, việc chấm dứt quá trình sinh sản 3-MCPD trong xì dầu bằng nhiệt độ cao và tăng độ pH thích hợp sau khi thủy phân.
- Nguyên nhân của sự hiện diện của 3-MCPD tùy thuộc vào các yếu tố sau: nguyên vật liệu làm xì dầu, điều kiện lưu trử nguyên liệu; việc xử dụng nguồn nước rữa chứa chlor; và những điều kiện bảo quản trước khi tung ra thị trường như nhiệt độ, độ ẩm.
- Hiện nay, một số nhà sản xuất ở Tây phương đang dùng acid phosphoric trong giai đoan thủy phân, thay thế acid chlorhydric. Phương pháp nầy có khả năng loại hẳn sự hiện diện của 3-MCPD trong xì dầu.

4- Formol

Formol có tên hóa học là formaldehyde, công thức la HCHO. Ở dưới dạng lỏng, formol có mùi rất khó ngữi và chỉ được tung ra thị trường dưới dạng hòa tan trong rượu methanol từ 37 đến 50%. Do đó, ngoài độc chất là formol, chúng ta cũng cần để ý đến độc tính của rượu methanol hay methylic. Trong quá trình chưng cất rượu ethylic, hay rượu cồn, luôn luôn có thêm một phó phẩm là methanol rất độc. Do đó, thỉnh thoảng chúng ta vẫn thường thấy trên báo chí Việt Nam nhiều trường hợp bị nhiễm độc đi đến tử vong do uống rượu methylic kỹ nghệ là do hóa chất nầy.

Trở về formol, con người khi bị tiếp nhiễm qua da, mắt cảm thấy ngứa ngái khó chịu. Khi bị xâm nhập vào thực quản, cơ thể sẽ phản ứng mạnh mẽ như ói mữa, bị tiêu chảy và mất nước mau chóng có thể đi đến tử vong. Nếu da bị tiếp xúc lâu ngày sẽ trở thành nhạy cảm, dị ứng và có những chứng bịnh ngoài da phát sinh như bịnh gảy ngứa (eczema).

Như mọi người đều biết, công dụng chính thức của formol ngoài việc được xử dụng trong các phản ứng điều chế hóa chất cơ bản trong kỹ nghệ, formol còn được dùng để bảo quản các xác chết để khỏi hư thúi. Theo Chương Trình độc tố Quốc gia của Bộ Y tế HK thì hóa chất nầy được xếp vào loại hóa chất có nguy cơ gây ra bịnh ung thư khi bị tiếp nhiễm dài hạn. Còn trong thực phẩm, formol đã được tẩm lên bánh phở để chống thiu và vấn nạn nầy đã nổ lớn và làm náo động thị trường buôn bán phở ở VN cũng như ở hải ngoại, những nơi có người Việt định cư ở những năm vừa qua và vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

5- Urea, Nitrite, Nitrate

Urea là một lọai phân hóa học có nhiều chất đạm (nitrogen) còn có tên do nông dân thường gọi là phân “lạnh”. Công thức hóa học là H2N-NH2. Urea rất cần thiết cho việc trồng lúa. Nhưng từ khi khai mở phát triển đến nay (1986), sự lạm dụng phân bón trong nông nghiệp đã làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nặng, nhứt là ở đồng bằng sông Cửu Long. Dư lượng phân bón và thuốc trừ sâu rầy trong nước hiện đang là một vấn nạn lớn cho vùng châu thổ nầy. Đã có chỉ dấu từ nhiều năm qua cho thấy mức độ ô nhiễm nguồn nước đã làm cho tôm cá trong vùng đã bị nhiễm độc cũng như lúa gạo cũng có vết tích của thuốc trừ sâu rầy và kim loại độc hại.

Qua quá trình phản ứng trong đất và nước, dư lượng urea sẽ biến thành nitrite và nitrate. Chất sau nầy là nguyên nhân chính của hiện tượng Blue baby Syndrome, nghĩa là một bịnh về máu của trẻ sơ sinh.

Urea cũng có đặc tính phụ là kềm hãm sự phát triển của vi khuẩn cho nên đã bị gian thương lạm dụng để bảo quản thực phẩm như tôm cá, giữ được sắc còn tươi dù đã để lâu ngày. Người dân đánh cá mang urea theo dùng để thay thế nước đá, vừa tiện và vừa rẽ. Cá tôm mực, sau khi mang về bãi, trước khi giao cho thương buôn lại được ướp urea một lần nữa. Và dĩ nhiên còn nhiều lần nữa cho đến khi tới tay người tiêu thụ. Do đó, Urea thấm vào thịt cá rất nhiều, và sẽ là một nguy cơ lớn cho người. Ở Việt Nam , con buôn còn pha trộn urea vào nước mắm để làm tăng độ đạm, sau đó thêm muối và nước để có thể pha loãng thêm ra để kiếm lời. Tin mới nhứt vừa cho hay là TC đã làm giả nước mắm hiệu Việt Hương sản xuất từ Thái Lan vì đây là một thương hiệu được người Việt hãi ngoại ưa xài. Nước mắm nầy hoàn toàn được chế biến bằng màu và mùi hóa học không hề có bóng dáng của cá hay mực!

Còn nitrite, đã được gian thương xử dụng làm cho cây trái, rau đậu được tươi xanh. Hóa chất trên cũng chính là mầm móng của ung thư nhứt là ở bao tử và ruột già.

6- Chì, Thủy ngân, Arsenic

Ba hóa chất trên là 3 kim loại độc hại có mặt trong nguồn nước qua nguồn phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, một số kỹ thuật chế biến không đúng cách cũng làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Và đây là một nguy cơ ung thư rất lớn.

Gần đây nhứt những tin tức trên báo chí cho biết TC thay vì dùng hệ thống hút nước và xấy khô đối với thực phẩm, họ lại dùng phương pháp “thô sơ” nhứt là sấy khô bằng phương pháp cho khói xe thổi vào phòng kín chứa cây trái hay các hạt cần xấy khô. Từ đó, các sản phẩm như trà, tiêu, các loại củ hay trái cây khô điều có chứa chì và thủy ngân.

Ba hóa chất trên còn có một công dụng khác là giữ màu được bền lâu. Do đó, kỹ nghệ sành sứ tráng men của TC cũng như kỹ nghệ đồ chơi, sơn và dệt nhuộm đều có sự hiện diện của các hóa chất trên. Ngay cả kỹ nghệ làm đẹp như son môi cũng có dấu vết của chì và Rhodamine, một phẩm màu đỏ nhân tạo dùng cho kỹ nghệ dệt.

7- Calcium carbide hay khí đá

Đây là một hóa chất ở thể rắn màu xám có công thức hóa học là CaC2. Dễ gây phản ứng phát nhiệt mạnh với nước, có thể cháy hoặc nổ. Con người khi bị tiếp nhiễm qua mắt và da, sẽ cảm thấy khó chịu, chảy nước mắt và ngứa ngái. Nếu bị tiếp nhiễm qua đường thực quản có thể bị hôn mê và đi đến tử vong. Kỹ nghệ trái cây chiếu cố đến hóa chất nầy nhiều nhất. Trái cây từ nhà vườn được hái khi chưa được chín tới mức để tránh bị dập hư trong khi chuyên chở. Khi đi đến vựa trái cây ở các thành phố, trái cây ngay sau đó được ủ trong khí đá; và chỉ vài giờ sau, các trái cây còn xanh như chuối, xoài, đu đủ v.v… sẽ có màu tươi tốt như mới vừa chín tới. Việc dùng khí đá để “thúc” trái cây có lợi điểm là làm bắt mắt người mua, nhưng phẩm chất của trái cây không còn giữ được như trong tự nhiên nữa như độ ngọt và mùi vị sẽ kém đi. Và vì bị “vú ép” cho nên độ đường không tăng trưởng đúng chu kỳ của trái cây, do đó trái cây mất đi vị ngọt tự nhiên. Thêm nữa, sự nguy hiểm của việc vú ép bằng hóa chất nầy có thể tạo ra hỏa hoạn, và điều nầy đã được chứng minh trong quá khứ tại chợ Cầu Ông Lảnh, vựa trái cây chính của thành phố. Hiện nay khí đá đã được thay thế bằng một hóa chất tổng hợp khi pha vào nước sẽ gây phản ứng cho ra khí đá và làm trái cây chín sau vài giờ ngâm trong dung dịch.

8- Hóa chất bảo quản sodium benzoate

Trong kỹ nghệ, sodium benzoate là một hóa chất dùng để bảo quản thực phẩm để khỏi bị hư và có tính chống mốc. Hóa chất này sẽ giúp thực phẩm không bị đổi màu, giữ mùi nguyên thủy, và sau cùng bảo quản các thành phần cấu tạo sản phẩm cũng như không làm biến dạng. Công thức hóa học của sodium benzoate là NaO-C6H5. Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm HK, mức chấp nhận của hóa chất nầy trong thực phẩm là 0,1%. Và nồng độ có thể gây tử vong khi xâm nhập vào cơ thể là 2g/Kg/trọng lượng cơ thể.

Qua độc tính kể trên, chúng ta cần phải nói đến quá trình điều chế hóa chất trên. Theo quy trình sản xuất sodium benzoate, một phế phẩm độc hại là phenol luôn hiện diện trong thành phẩm nầy. Do đó, sodium benzoate sau khi sản xuất cần phải khử phenol trước khi tung ra thị trường cho kỹ nghệ thực phẩm. Nếu không, nguy cơ bị nhiễm độc do phenol rất lớn, và hóa chất nầy ảnh hưởng đến hệ thần kinh, nhất là đối với trẻ em và thai nhi trong bụng mẹ khi bị tiếp nhiễm qua đường thực phẩm.

Hiện tại hóa chất trên được nhập cảng từ Trung Quốc và dĩ nhiên có chứa rất nhiều tạp chất như phenol. Vì vậy, cần phải xem xét xuất xứ của hóa chất trước khi đem áp dụng vào thực phẩm.

9- Hóa chất bảo vệ thực vật

Đây là một vấn nạn lớn của dân tộc, ví nó ảnh hưởng dài hạn lên nhiều thế hệ trong tương lai. Theo báo chí Việt Nam , các vụ ngộ độc chiếm đến 25% trên tổng số vụ ngộ độc. Điều nầy nói lên tính cách quan trọng của vấn đề. Xin hãy nghe tiếng nói của tác giả Liêu Tử ở Việt Nam :

- ”Các bạn phải luôn đề cao cảnh giác, và nhớ luật nầy: các thứ rau, củ, quả, ngó thấy ngon chớ mà ham. Trái khổ qua, ngó như trái bị đèo thì hãy mua. Củ cải trắng, củ cà rốt cũng vậy. Người trồng trọt xứ mình chi ham trồng được rau củ quả to bự, cân có ký, bán có giá, mặc sức hóa chất tống vào trong đó”.
Xin thưa hóa chất tống vào đó chính là hóa chất bảo vệ thực vật tức là hóa chất diệt cỏ, trừ sâu rầy, trừ nấm mốc v.v … Các hoá chất diệt trừ cỏ dại nếu dùng liều lượng thích hợp sẽ biến thành các hóa chất “kích thích tăng trưởng”. Đó chính là lý do tại sao rau đậu, quả dưa, trái cà, thậm chí đến cọng giá, cọng rau muống … cũng to lớn, xanh mướt rất bắt mắt.

TS Nguyễn Đức Tuấn, Trưởng phòng thí nghiệm Môi trường thuộc Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng I đã cho biết như sau:

- ”Kết quả nhiều đợt phân tích cho thấy tất cả các loại hoa quả TQ và cam Việt Nam đều có chứa thuốc diệt cỏ 2,4-D và 2,4,5-T. Các loại hóa chất này đang được nông dân xử dụng để bảo quản hoa quả. Trung tâm Thông tin và Chuyển giao Hà Giang đã chuyển đến chúng tôi hai gói bột in chữ TQ với hình ảnh quả hồng tươi rói. Qua phân tích chúng tôi tìm thấy nhiều hợp chất trong đó có hóa chất 2,4-D có hàm lượng đến 70%. Riêng gói thuốc diệt cỏ có băng màu xanh đậm còn tìm thấy hóa chất 2,4,5-T”.
Các gói hóa chất nay được bày bàn tự do ngoài thị trường ở Hà Nội và Tp Sài Gòn dưới giá khoảng 2.000 Đồng Việt Nam một gói độ 2g. Liền ngay khi kết quả trên được công bố, ngày 13/5/2004, ông Hoàng Thủy Tiến, Phó Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực Phẩm đã tuyên bố:

- ”Các hóa chất bảo vệ thực vật 2,4-D và 2,4,5-T trong táo, mơ, trứng, sữa và các loại quả mọng khác có hàm lượng không quá 0,05 mg/kg hoa quả. Như vậy, lượng hóa chất độc hại tồn dư trong hoa quả vẫn dưới ngưỡng cữa cho phép. Người tiêu dùng không nên quá lo lắng”.

Theo Cơ quan Lương Nông Quốc tế (FAO) và Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), hai loại hóa chất trên hoàn toàn bị cấm sử dụng cho thực phẩm.

Trong các loại hóa chất trên, có hai loại Việt Nam thường dùng nhứt là Endo sulfan và Metamidophos; chất sau nầy còn có tên thương mại là Monitor. Hai chất trên thường được dùng trong việc trồng trọt rau củ, bầu bí, rau cải, và các loại dưa thậm chí dùng để “ướp” các loại thịt động vật như heo, bò, gà vịt và các loại thủy sản như mực tôm cá. Đặc biệt rau muống là “bệnh nhân” của việc chữa trị nầy cộng thêm sự phun xịt dầu nhớt cũng như thuốc kích thích tố tăng trưởng 2,4,5-T (là một hóa chất diệt cỏ trong chiến tranh Da Cam Việt Nam trước đây).

Hàng TC nhập cảng “lậu” như đậu ve, cải ngọt, dưa leo, rau ngót, cà rốt chứa nồng độ Monitor rất cao.

Monitor là một hoá chất bảo vệ thực phẩm gốc phosphor. Đây là một loại thuốc trừ sâu rất độc đối với hệ thần kinh và nội tạng. Người tiêu dùng thực phẩm có thể bị ngộ độc cấp tình như tức ngực, khó thở, chảy nước mũi, đau đầu, đau bụng, buồn nôn, rối loạn nhịp tim v.v… Khi chất nầy tích tụ trong cơ thể lâu ngày có nguy cơ gây ngộ độc mãn tình, phá hủy các cơ quan nội tạng và đưa đến các chứng ung thư.

10- Các phẩm màu trong thực phẩm

Trong thực phẩm, màu giữ một địa vị rất quan trọng. Nó làm cho sản phẩm bắt mắt hơn, gây chú ý cho người mua và gây ảnh hưởng tốt về phẩm chất của món hàng. Có hai loại màu: màu tổng hợp và màu thiên nhiên. Màu thiên nhiên được trích từ các mô của cây cỏ. Việc xử dụng loại màu nầy nảy sinh ra nhiều vấn đề như: màu không cố định có thể thay đổi hay biến dạng theo thời gian, nhiệt độ, ánh sáng, và nhất là có thể làm biến dạng phẩm chất của thực phẩm được nhuộm màu.

Còn màu tổng hợp thường tan trong nước và ổn định hơn. Trên thị trường, màu tổng hợp có dưới dạng hạt, bột, dung dịch, hay dạng dẽo. Màu tổng hợp tác dụng với hydroxid nhôm Al(OH)3 để cho ra một dung dịch gọi là hồ (lakes) sẵn sàng để nhuộm màu trong thực phẩm. Lợi điểm của màu tổng hợp là màu rất bền không bị tác dụng do thời gian, nhiệt độ hay ánh sáng. Các nhà sản xuất thực phẩm rất thích dùng loại màu tổng hợp nầy.

Xin đan cử ra đây hai màu căn bản là màu tartrazine có màu vàng và màu carmine màu đỏ ngã qua cam. Đứng về phương diện độc hại, màu rất nhạy cảm cho da, có thể làm nứt da, tạo ra những vảy nến, hay làm dị ứng cũng như nghẹt mũi căn cứ theo báo cáo của Ủy ban Khoa học Thực phẩm cho con người của EU (CSAH).

Tuy nhiên, thương buôn không xử dụng màu thiên nhiên vì không bền. Do đó họ thường dùng các phẩm màu tổng hợp trong kỹ nghệ nhuộm để cho thực phẩm có màu tươi hơn và bền hơn. Trong những năm trước, họ dùng màu Sudan (!, II, và IV) để nhuộm màu đỏ. Năm nay họ lại dùng màu Rhodamine, cùng màu đỏ để áp dụng trong bánh mứt và kẹo. Hai màu nầy là một trong những nguy cơ gây ung thư. Hột dưa năm nay được Việt Nam tẩm dầu nhớt và Rhodamine cho hột dưa được bóng và bắt mắt là một thí dụ.

Chúng ta phải có thái độ như thế nào?

Mỗi năm, cứ mỗi lần Tết đến, hiện tượng thức ăn gian dối, pha trộn hóa chất độc hại, biến chế không theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm lại xảy ra với cường độ ngày càng trầm trọng hơn, tinh vi hơn. Bánh mức không theo phương thức “lương thiện”, quy trình sản xuất “chính quy”, mà chỉ mong đạt số lượng thành phẩm cao hơn nguyên liệu, do đó phải pha thêm phụ gia, hóa chất… để làm giảm giá thành và tăng thêm lợi nhuận.

Nơi đây thể hiện một não trạng băng hoại trầm trọng trong xã hội. Một quốc gia được quản lý bởi một lớp người hoàn toàn vô cảm với truyền thống văn hóa lương thiện của dân tộc từ ngàn xưa, kết quả đương nhiên sẽ là tình trạng “làm ăn” gian dối, nhứt là vào thời điểm cận Tết như hiện tại.

Như vậy chúng ta phải làm gì trước tình thế nầy?

Đối với bà con ở quốc nội, bà con đã cảnh giác và đã biết chọn những mặt hàng có nhản hiệu (?) và được bày bán trong các siêu thị (?). Ngoài ra trái cây, bánh mức, đồ tiêu dùng sản xuất từ TC, bà con đã biết e dè và lánh xa dù biết rằng giá cả rẽ hơn nhiều so với mặt hàng bán trong siêu thị.
Nhưng thưa bà con, cần phải cảnh giác việc thay đổi, tráo trở nhản hiệu, cũng như bày hàng thiệt (như trái cây nhập cảng từ Hoa Kỳ, Pháp), nhưng khi bán ra thì tráo hàng “dỡm” TC (!). Do đó, một vài trái cây nội địa, một vài bánh bông lan nướng tại nhà để cúng kiến Ông Bà cũng đủ nói lên tấm lòng thành của con cháu rồi, không cần phải “rước” chất độc vào nhà nữa.

Đối với bà con ở hải ngoại, một khẩn báo trên internet đã cho biết ngay cả bánh chưng bánh tét đã được làm ở Việt Nam và đã được thay nhản hiệu của từng nhà sản xuất địa phương khi đến Hoa Kỳ. Tại sao bánh tét bánh chưng có nhiễm chì ở Việt Nam ? Vì, khi nấu bánh, gian thương đã để cục pin trong bồn nấu, mục đích là làm cho lá chuối vẫn còn xanh tươi (?). Vậy ăn một cái Tết đơn giản nơi hải ngoại sẽ là một giải pháp an toàn nhứt nếu chúng ta không muốn “tự đầu độc dài hạn” cho chính mình.

Nên nhớ, việc TC cho nhập cảng ồ ạt với giá rẽ mạt từ thức ăn chế biến, trái cây tươi hoặc khô, rau cải, các mặt hàng tiêu dùng trong nhà… ngoài lý do kinh tế, hạn chế và làm suy kiệt sự phát triển của Việt Nam, mà có thể còn là một lý do sâu xa hơn nữa là nhằm đầu độc các thế hệ tương lai Việt ngõ hầu sẽ không còn đủ trí thông minh và sức đề kháng trước đại nạn Hán hóa của TC đang diễn ra trên khắp mọi miền đất nước.

Kinh nghiệm ngàn năm nô lệ của ông cha là một bài học quý giá của chúng ta đó!

Kết luận

Theo tin tức mới nhứt trên tạp chí Food Safety News ngày 2/2/2010 nêu tin FDA vừa thu hồi 1,23 triệu cân xúc xích (salami) của Cty Daniel phân phối trên 42 tiểu bang Hoa Kỳ vì bị phát hiện vi khuẩn Samonella gây bịnh cho 203 người tiêu thụ, nhưng không có người chết. Nguyên do là Cty đã dùng tiêu nhập cảng từ Việt Nam .

Qua tin trên, chúng ta nhận thấy rằng, hiện tại khắp nơi trên thế giới, những nơi nào có nhập cảng thực phẩm từ TC hay Việt Nam như Nhựt Bổn, Mã Lai, Tân Gia Ba, Liên Hiệp Âu Châu, Hoa Kỳ… đều hoài nghi những loại thực phẩm bày bán ở thị trường. Nhưng đối với bà con trong nước dù hoài nghi hay cẩn thận đến đâu đi nữa thì cũng phải tiêu thụ thực phẩm nầy. Đó là niềm đau chung, vì đa số người dân không có đủ không có đủ điều kiện tài chính để có thể mua thực phẩm hợp vệ sinh, ngoại trừ một thiểu số có nhiều tiền để có thể mua thực phẩm “an toàn” nhập cảng từ bên ngoài, thậm chí uống nước lọc nhập cảng luôn. Còn tuyệt đại đa số bà con vẫn phải chấp nhận và tiêu thụ nguồn thực phẩm làm từ trong nước cũng như phải dùng nước cung cấp từ Tổng công ty Cấp nước.

Cá basa đã bị trả về vì dung lượng hóa chất fluoro-quinolones tồn tại trong cá cũng như bị phạt vì gian dối trong việc giả mạo tên cá qua một vụ xử ở tòa án New York vừa kết thúc. Xì dầu bị trả về vì sự hiện diện của 3-MCPD. Còn tôm và một số thủy sản khác bị trả về vì chất kháng sinh chloramphenicaol trước kia, nay lại bị trả vì sư hiện diện của nitrofuran, vì 3-amino-2-oxazole, vì semicarbazide. Riêng trong trường hợp tôm, Việt Nam đã bị Ngân hàng Thế giới cảnh báo vì đã dùng rhotenone, một độc chất có trong cây thuốc cá để thay thế chloramphenicol vì hóa chất nầy không nằm trong danh mục kiểm soát của Cơ quan FDA HK.

Các hành động trên chứng tỏ rằng, nếu Việt Nam tiếp tục đi theo con đường nầy sẽ khó hội nhập vào cuộc chơi toàn cầu vì nơi đây đòi hỏi một sự xuyên suốt về các thông tin an tòan thực phẩm trong trao đổi quốc tế.

Để kết luận, lời của một trí thức dấu tên ở Việt Nam đã từng thốt lên:
- “Việt Nam đang là một đống rác khổng lồ. Đó không phải là ý nghĩ riêng của tôi, mà là nhận xét của nhân vật cao cấp nhất của đảng Cộng sản Việt Nam . Đây không phải là ý nghĩa kinh tế. Nó bao trùm tất cả mọi khía cạnh đời sống: văn hoá, chính trị, và cả tôn giáo”.

Việc hóa chất độc hại hiện đang có trong thực phẩm từ rau cỏ cho tới thực phẩm nấu chín hay trong hộp, Việt Nam đã biết từ hơn 10 năm qua, nhưng chỉ thấy loan báo trên báo chí, cảnh giác người tiêu dùng, đưa ra kế hoạch rau sạch, an toàn thực phẩm v.v… Nhưng rốt ráo lại, những người quản lý đất nước chỉ làm được chừng đó, và nếu có thêm nữa chỉ là khuyến cáo người dân đi kiện nhà sản xuất, ngoài ra hoàn toàn không có biện pháp gì cả, cũng như không cần tìm hiểu nguyên căn tệ trạng trên đến từ đâu? Chắc chắn là phải đến từ sự phát triển không tôn trọng nguyên tắc bảo vệ mội trường, và đến từ một hệ thống cai trị đất nước vô nhân tính. Chúng ta hãy nghe, một Ông Bí thư tỉnh ủy than vản trước báo chí là tình trạng thực phẩm ở Việt Nam bị nhiễm độc cho nên không biết “ăn cái gì” nữa (?), cũng như cựu Tổng bí thư CS Lê Khả Phiêu phải xây vườn rau “sạch” tại nhà với chi phí hàng triệu Mỹ kim!

Vậy thì, một câu hỏi cần phải được đặt ra cho những ai còn có chút tự trọng dân tộc:
“Tại sao một dân tộc luôn luôn tự hào với truyền thống bốn ngàn năm văn hiến, bổng nhiên để cho đất nước mình trở thành một đống rác, kho chứa tất cả những gì xấu xa nhứt của nhân loại văn minh?”

Đã đến lúc Việt Nam cần phải chấp nhận thực tế nầy. Nếu không cải thiện tình trạng trên, Việt Nam dù đã là thành viên của Tổ chức Thương mãi toàn cầu (WTO) hơn 3 năm qua, nhưng nếu tình trạng xuất cảng thực phẩm kém phẩm chất và chứa quá nhiều dư lượng hoá chất độc hại sẽ lần lần bị mất đi thị trường hải ngoại và sẽ bị cô lập trong một tương lai không xa.

Mai Thanh Truyết

Tết Canh Dần 2010



Hoá Chất Trong Trong Thực Phẩm II


Vấn đề trộn thêm các hormone tăng trưởng vào thức ăn gia súc như bò, heo, gà là một việc làm đương nhiên của những nhà chăn nuôi ở các quốc gia Tây phương trong vòng 20 năm trở lại đây. Tuy nhiên, qua những nghiên cứu khoa học gần đây, ảnh hưởng của các hormone tăng trưởng trên có thể gây phương hại lên sức khoẻ của con người, do đó, những nhà hoá học “xanh” thường cổ suý cho việc tiêu dùng thực phẩm “xanh” hay organic, trong đó hạn chế tối đa việc áp dụng phân bón, thuốc trừ sâu rầy, nấm móc, diệt cỏ dại, và hormone tăng trưởng trong việc chăn nuôi và trồng trọt.

Việc thực phẩm gia súc có pha trộn hoá chất hiện đang được tranh cãi qua công cuộc xuất nhập cảng thực phẩm giữa các quốc gia. Hoa Kỳ đang đối mặt với những vụ kiện tụng về sự hiện diện của hormone trong thịt bò xuất cảng qua Liên hiệp Âu Châu, Nhật Bản và Đại Hàn.

Tuy nhiên, việc cho thêm hormone hay hoá chất vào thức ăn là điều cấm kỵ do Liên Hiệp Quốc qua Cơ quan Y tế Thế giới (WHO). Nhưng điều nầy đã xảy ra ở Việt Nam và Trung Quốc.

Trung Cộng (TC) từ năm 2007, đã bị khám phá là có hoá chất độc hại melamine trong thức ăn chó, mèo xuất cảng qua Hoa Kỳ và làm chết một số súc vật được yêu chuộng của người Mỹ. Và tiếp theo đó, hàng loạt tai nạn bùng nổ ra trên khắp thế giới qua đủ mọi hình thức pha trộn melamine trong thực phẩm, sữa, bánh kẹo…từ TC, sang Hoa Kỳ, Canada, Đài Loan, Tân Tây Lan, Úc Châu, Âu Châu. Dĩ nhiên là Việt Nam không nằm trong ngoại lệ mà còn là một “trung tâm” trung chuyển hầu hết nguyên liệu cùng thành phẩm do các công ty TC hoạt động ở Việt Nam đi khắp nơi.

Còn Việt Nam, sự pha trộn hoá chất nầy thể hiện khắp nơi, trên hầu hết các mặt hàng sản xuất từ thực phẩm tiêu dùng tươi, cho đến thực phẩm khô, cũng như các thành phẩm chế biến trong ngành thực phẩm. Và, mức độ trầm trọng đã được khám phá qua sự kiện đã xảy ra ngày 2/2/2006 tại Phan Thiết. Thanh tra Sở Y tế tỉnh Bình Thuận đã xử phạt hành chánh một cơ sở Mầm Non của tỉnh nầy vì nơi đây đã làm một sai phạm nghiêm trọng là trộn hormone thuộc nhóm corticoid vào thức ăn cho học sinh mẫu giaó và nhà trẻ.

Bài viết nầy tập trung vào hai hiểm hoạ melamine của TC và sự pha trộn hormone vào thức ăn cho trẻ em ở Việt Nam .

Hiễm hoạ melamine Trung Cộng

Có thể nói, TC đã pha trộn melamine vào thức ăn và xuất cảng đi khắp thế giới từ lâu trước khi bị khám phá vào năm 2007 tại Hoa Kỳ. Nhìn vào số lượng sản xuất hàng triệu tấn cùng số lượng nhà máy dùng cho dịch vụ nầy, từ đó chúng ta có thể hình dung được mức độ trầm trọng của vấn đề. Sự gia tăng số lượng trẻ em TCbị sạn thận ở tuổi nhỏ và số lượng bị nhập viện và tử vong khiến cho thế giới phải đặt vấn đề với quốc gia có não trạng con buôn dựa trên quan điểm “sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi” nầy.

Melamine là gì?

Đây là một hoá chất dùng trong kỹ nghệ trang trí nhà cửa, trộn trong một số sơn, dầu bóng, verni v.v…. Chính vì vậy, melamine không phải là một thực phẩm cơ thể có thể hấp thụ được.

Melamine có công thức hoá học là C3H6N6 và có tên hoá học là 2,4,6-Triamono- triazine (CH2N2)3, hay cũng còn có tên là cyanuramide. Đây là một chất rắn có tinh thể không màu hình tháp. Hoà tan ít trong nước. Hoá chất nầy được xếp vào loại có nguy cơ gây ra ung thư (carcinogen) .

Sở dĩ melamine được pha trộn vào sữa là vì hoá chất nầy có 3 nguyên tố Nitrogen, một nhân tố có trong protein. Phẩm chất của sữa hay các thành phẩm có nguyên liệu từ sữa được đánh giá tốt khi sản phẩm có chứa một hàm lượng protein cao. Chính vì yếu tố nầy mà nhà sản xuất TC cho thêm melamine để khi được kiểm nghiệm, kết quả đo đạc của lượng protein sẽ làm tăng giá trị của thành phẩm, vì trong phân tích protein chỉ căn cứ vào nồng độ của Nitrogen, vì phương pháp phân tích không phân biệt được nitrogen trong melaminehay trong protein. Các hảng nỗi tiếng trên thế giới đều bị mắc lừa TC vì điểm nầy, khi nhập cảng sữa từ TC, trong đó có công ty Nestlé của Thuỵ Sĩ, và đa số các công ty sản xuất bánh kẹo, cà phê… trên khắp thế giới.

Melamine, vì không được cơ thể hấp thụ cho nên bị giữ lại trong thận gây nên bịnh sạn thận. Lý do là melamine cùng một chuyển hoá chất hiện diện trong khi sản xuất melamine là acid cyanuric. Hai hóa chất nầy liên kết với nhau qua cầu nối Hydrogen, do đó, không hoà tan trong nước tạo thành một hợp chất kịch độc hại nhất là đối với thận khi xâm nhập vào thực quản. Và thận bị sạn. Việc tách rời sạn thận qua mỗ xẻ rất phức tạp, do đó phẩu thuật trên có thể làm liệt thận và có thể đưa đến tử vong.

Cho đến nay, đa số trường hợp tử vong và bị sạn thận xảy ra cho các trẻ em vì các em dùng sữa là nguồn thực phẩm chính, và cơ thể của các em có quả thận còn nhỏ cho nên mức độ trầm trọng tăng cao hơn ở người lớn. (Xin tìm đọc bài Hoá chất và Dược phẩm của cùng một tác giả trên diễn đàn khoahoc.net) .

Do tính chất quan trọng của vấn đề, Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), vào ngày 28 tháng 11, 2008 đã xác định định mức an toàn của melamine trong cơ thể là dưới 1 mg/kg (1 phần triệu). Sở dĩ FDA lấy định mức an toàn trên , vì sau vấn nạn khám phá sự hiện diện của hoá chất nầy trong sữa trẻ em, FDA đã phân tích 74 mẫu sữa và đã tìm thấy nồng độ của melamine trong sữa Nestle’ Nutrition là 0.14 ppm, và 0.25 ppm cho nhãn hiệu sữa Mead Johnson. Và các nồng độ nầy thấp hơn 10.000 lần sữa trẻ em sản xuất ở TC gây ra thương vong hco hàng tram nạn nhân.

Dù sao đi nữa, định mức trên đây cũng chỉ là những biện pháp an toàn tạm thời. Việc nhiễm độc melamine và định mức an toàn cần phải thêm nhiều thời gian theo dõi và thử nghiệm mới có thể có những quyết định chính xác hơn.

TC, sau sự kiện trên và để xoa dịu dư luận thế giới, đã kết án tử hình một giám đốc công ty sản xuất melamine và cho đóng cữa hàng trăm công ty khác. Nhưng sự việc chỉ đi vào quên lãng cho đến cuối năm 2009. Và những ngày cận Tết Canh Dần, Melamine đã tái xuất tràn lan ở Việt Nam qua các sản phẩm liên quan đến sữa, thậm chí đến cả cà phê pha chế sẳn cũng có sự hiện diện của melamine. (Cà phê pha sẳn còn được các nhà sản xuất thiếu lương tâm ở Việt Nam pha trộn quinine để tại vị đắn, và cả bột xà giặt để tạo bọt!!!)

Hormone trong thực phẩm ở Việt Nam

Trở qua Việt Nam, như đã nói ở phần trên, sự kiện xảy ra ở Phan Thiết là một cảnh báo chung cho người tiêu thụ cần quan tâm đến cung cách “làm ăn” của những con buôn thiếu lương tâm hiện diện đầy rẫy trong hấu hết mọi lãnh vực ở Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau.

Váo năm 2006, sự việc xảy ra trên đây nhờ vào sự quan tâm của phụ huynh có con em gữi học tại trường Mần Non Thanh Nguyên II từ hai tháng qua. Các cháu học ở đây đều có dấu hiệu tăng cân nhanh một cách bất thường. Do đó phụ huynh đã báo cáo lên Sở Y tế Phan Thiết. Sau đó, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh mới đến kiểm tra trường và lấy mẫu thức ăn trưa của các cháu để xét nghiệm. Kết quả cho thấy trong 5 mẫu thức ăn, có đến 4 mẫu chứa hàm lượng đáng kể hoá chất Dexamethasone. Đây là một dạng kích thích thuộc loại corticoid. Số lượng được tìm thấy là 0,12 mg/Kg trong canh, 0,19 trong thịt sốt cà, 0,15 trong tôm sốt me, và 0,27 trong canh hầm xương.

Dexamethasone là một loại hormone (diếu tố) kích thích có chứa nguyên tố Fluor. Chúng có thể được dùng trong dược phẩm vì có tính chống viêm. Tuy nhiên chất nầy rất hiếm được bác sĩ kê toa vì những tác dụng phụ rất đa dạng có thể làm xáo trộn nhiệm vụ của một số bộ phận trong cơ thể. Về phương diện hoá học, chỉ cần 1 mg/kg của hóa chất nầy cũng có thể gây tử vong cho chuột. Khi bị tiếp nhiễm dài hạn, con người có thể bị loét dạ dày, xuất huyết đường ruột, mục xương, tăng áp huyết v.v…

Tuy nhiên có một tác dụng khác của Dexamethasone là làm tăng cân nhanh giả tạo vì chúng có tính giữ nước trong các tế bào của cơ thể. Chính vì lý do nầy mà Ban quản lý của trường Mầm Non trộn lẫn Dexamethasone vào thức ăn với mục đích làm tăng uy tín của trường để thu hút và thuyết phục phụ huynh học sinh gữi con đến học. Học phí nơi đây tương đối cao khoảng 500 ngàn đồng/tháng/em. Và chủ cơ sở nầy đang dự định mở thêm một trường khác nữa lớn hơn trường hiện tại nhiều lần.

Như vậy việc trộn lẫn hoá chất kích thích vào thức ăn chỉ là một phương cách tranh thương của “con buôn” mà không nghĩ đến tác động về lâu và về dài. Và việc xử phạt hành chánh của các nhà quản lý ở Phan Thiết chỉ là một hình thức phạt vạ. Và chính hình thức nầy khiến cho phụ huynh học sinh bất bình vì đây là một cơ sở giaó dục có mục đích đào tạo mần non cho đất nước, và người chủ trường cũng là một cán bộ đáng kính làm trong ngành giáo dục lâu năm. Đây là một việc không những gây tác hại cho trẻ em mà còn gây ra những tác động dây chuyền tiêu cực đến xã hội trong hầu hết các lãnh vực phát triển khác của quốc gia nầy. Nơi đây cũng cho chúng ta thấy thêm một não trạng mới của những người cầm quyền ở Việt Nam là bõ qua thậm chi còn bao che những việc làm sai trái của gian thương nhất là các gian thương đó là thành phần cốt cán hay là đảng viên phục vụ đắc lực cho chế độ như trường hợp điển hình trên. Nhà cầm quyền Phan Thiết đã cho qua cầu vụ án nầy vì Bà Đào Thị Dung, Giám đốc trường mà cũng là tỉnh uỷ viên của tỉnh Phan Thiết với lý do….việc lấy mẫu thức ăn không đúng quy cách?

Được biết, trước đây, một bác sĩ ở Sài gòn đã cho trẻ em xử dụng hóa chất nầy với mục đích làm tăng cân nhanh để lôi kéo bịnh nhân đến khám. Sau khi bị khám phá, vị bác sĩ nầy đã bị rút giấy phép hành nghề mở phòng mạch.

Thay lời kết

Qua hai sự kiện vừa kể trên xảy ra ở Trung Cộng và Việt Nam , một bài học lớn cho chúng ta thấy là, não trạng của những người cầm quyền trong một nhà nước độc tài, độc đoán thường có một điểm chung duy nhất. Đó là chạy theo lợi nhuận trước hết và không cần biết đến những hệ luỵ kéo theo từ những việc làm sai trái trên.

Hệ quả tiêu cực có thể xảy ra tức thời hay hàng chục năm sau, hay hơn nữa qua những kế hoạnh phát triển không đồng bộ với công cuộc bảo vệ môi trường của Việt Nam và TC.

Thực ra trong vấn đề môi trường Việt Nam, đặc biệt là việc tiếp nhiễm hóa chất độc hại trong môi trường và thức ăn đã được Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (VAST) nêu lên suốt hơn 10 năm qua. Nhưng nay, tình trạng ngày càng trầm trọng hơn điển hình qua sự việc xảy ra ở trường Mầm Non và đây chỉ là một trường hợp được khám phá ra mà thôi. Trên tòan quốc có thể còn nhiều trường hợp vi phạm như trên mà chưa được khám phá?

Mức tác hại của vấn đề quá lớn và cần phải được theo dõi trong một thời gian daì. Hậu quả trước mắt của việc dùng kích thích tố nầy là làm giảm thiểu mức tăng trưởng chiều cao của trẻ em. Tuỳ theo liều lượng và thời gian xử dụng, Dexamethasone sẽ làm mất chất vôi trong xương, làm loãng xương, ngoài ra còn có nhiều phản ứng phụ như trẻ em bị tăng áp huyết, rối loạn tinh thần, bị giảm sức đề kháng, do đó khả năng bị nhiễm trùng rất cao. Đây là một trường hợp pha trộn trực tiếp hóa chất vào thức ăn. Ngoài xã hội còn có vô số trường hợp ảnh hưởng gián tiếp qua thực phẩm chứa hóa chất độc hại trong chăn nuôi và trồng tỉa.

Chúng tôi muốn nói đến sự nhiễm độc qua đường thực phẩm, nghĩa là các loại hoá chất kích thích tăng trưởng hay tăng trọng trong rau quả và gia súc đã được các nhà trồng tỉa, chăn nuôi trộn lẫn vào thức ăn cho gia súc hay nước tưới tiêu cho cây trồng. Do đó con người bị tiếp nhiễm gián tiếp qua thực phẩm chứa các hoá chất độc hại trên. Đối với rau quả, hóa chất độc hại thường được xử dụng là 2,4-D và 2,4,5-T là hai thuốc diệt cỏ trong chất Da cam, và các hóa chất dioxin-tương đương khác như DDT, và các loại thuốc diệt trùng, trừ sâu rầy, trừ nấm mốc v.v.. .Đối với gia súc như heo, gà, vịt, hóa chất kích thích tăng trưởng ngoài Dexamethasone, người chăn nuôi thường xử dụng là Clenbuterol. Chất sau nầy ảnh hưởng lên sức khỏe người tiêu dùng rất nặng vì đây là thêm mầm móng của bịnh ung thư cho con người rất cao. Trong một đợt kiểm tra vào tháng 6/2006 do Chi cục thú y Sài Gòn cho biết, trong 500 mẫu thịt heo ở các lò mổ và thịt bày bán ở các chợ, có gần 30% mẫu dương tính với Clenbuterol.

Hiện tại, chất sau nầy được ưa dùng hơn Dexamethasone vì heo trước khi xuất chuồng ba tuần lễ, được ăn thức ăn có chứa Clenbuterol theo tỷ lệ 1 kg/tấn thức ăn. Sau đó heo sẽ tăng trọng lượng rất nhanh, heo 3 tháng tuổi có thể cân nặng 1 tạ thay vì cần phải 5 tháng nếu nuôi theo phương pháp thông thường. Đặc biệt hơn nữa, khi dùng hóa chất nầy, thịt heo sẽ ít mở rất bắt mắt khách hàng. Tại Việt Nam, từ năm 2002 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ra quyết định cấm xử dụng Clenbuterol trong gia súc, nhưng phương pháp nầy vẫn còn được một số nhà chăn nuôi vẫn áp dụng nhứt là trong thời điểm giáp Tết 2010. Nên nhớ, trước kia heo còn được cho ăn phân urea hai tuần trước khi xuất chuồng, vì làm như thế heo sẽ tăng thêm khoảng 15 – 20% trọng lượng.

Trước những tin tức dồn dập về nhiễm độc thực phẩm, đặc biệt ở những quán ăn tập thể cho công nhân viên chức qua sự chăn nuôi và trồng tỉa không “tử tế” của gian thương, và hơn nữa trước những sự hành xử thiếu đạo đức của những nhà làm giaó dục như trường hợp đã xảy ra ở trường Mầm Non Thanh Nguyên II, vấn đề được đặt ra là cần phải giải quyết tận gốc. Việc kiểm dịch ở các lò mổ hay ở các chợ chỉ có thể phát hiện và xử lý kịp thời đối với các sản phẩm động vật bị dịch. Còn đối với các loại kích thích tăng trọng cần phải lấy mẫu xét nghiệm. Và khi có kết quả dương tính thì số lượng thực phẩm đó đã được tiêu thụ hết rồi, và dĩ nhiên số người đã bị nhiễm cũng không nhỏ.

Vì vậy việc giải quyết tận gốc là cốt lõi của vấn đề. Vì Việt Nam không có khả năng chế tạo ra các hoá chất kích thích trên, cho nên phải nhập cảng. Kiểm soát hay chấm dứt việc nhập cảng đa phần từ Trung Cộng là một hình thức ngăn chận được một phần nào mức lạm dụng của gian thương.

Dĩ nhiên là công việc không dễ dàng. Nhưng nếu có quyết tâm, Việt Nam có thể làm được việc trên qua con đường giao thương chính thức với nước ngoài.

Nhưng một tệ trạng khác nữa là nạn buôn lậu qua đường biên giới, đặc biệt là biên giới phiá Bắc. Cho đến hôm nay, người Việt ở trong nước đều biết rành rọt là ai cũng có thể mua được đủ loại kích thích tố tăng trưởng cho động vật và thực vật với giá rẻ dưới các nhản hiệu có tên rất dễ thương như: Bạch Nhật Đại, Khai vị, Tăng gia Phúc đại, v. v.. Các hoá chất trên theo quảng cáo có công dụng thúc đẩy sự tăng trưởng, tăng cường và nâng cao phẩm chất của thịt, tăng cường khả năng sinh sản của động vật. Tuy nhiên, không có loại nào có ghi thành phần hóa chất trong sản phẩm trên bao bì, một quy định bắt buộc áp dụng cho tất cả hóa chất bày bán trên thị trường. Và với những tên đẹp đẽ trên, chúng ta cũng thừa rõ là những hoá chất kích thích tăng trưởng đó đã được sản xuất tại TC.

Theo một chuyên gia Việt Nam trong lãnh vực thức ăn gia súc ở Việt Nam: “Có đến 90% các cơ sở chế biến thức ăn vừa và nhỏ đều nhập cảng tiểu ngạch các thuốc tăng trọng “lậu”, hoặc nhập qua đường chính ngạch dưới dạng nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi với thuế xuất rất thấp. Đồng thời họ cũng đặt hàng bao bì tại Trung Cộng, sau đó “xào xáo” lại thành sản phẩm nội địa”. Thêm nữa, thậm chí có rất nhiều văn phòng đại diện Trung Cộng cũng kinh doanh các mặt hàng trên ở Việt Nam . Và đây cũng là con đường chính thức để hợp thức hóa các sản phẩm tăng trưởng lậu từ TC.

Thẩm định laị tất cả những nguyên nhân đưa đến sự hiện diện của hóa chất kích thích trong thực phẩm cho người và gia súc ở Việt Nam, câu hỏi rốt ráo của mỗi người trong chúng ta là làm thế nào kiểm soát và chấm dứt tình trạng trên sẽ được và chỉ được lãnh đạo Việt Nam hiện tại trả lời mà thôi.


Mai Thanh Truyết, 2-2010

oOo


Hóa chất trong Thực phẩm và Trái cây Việt Nam

Đỗ Hiếu & Mai Thanh Truyết, RFA

Trong các chương trình phát thanh trước, chúng tôi có đề cập đến một số hóa chất được thêm vào thực phẩm ở Việt Nam với mục đích không chính đáng để trục lợi và không cần để ý đến ảnh hưởng lên sức khỏe của người tiêu thụ. Hôm nay Tiến sĩ Mai Thanh Truyết (Ts MTT) sẽ tiếp tục đưa ra những nhận định về vấn đề này trong cuộc trao đổi với biên tập viên Đỗ Hiếu.

Độc tính của hóa chất

Hỏi : Trước hết xin Ts MTT nói tiếp về hóa chất dùng để bảo quản thực phẩm như sodium benzoate?

Đáp : Thưa Anh, trong kỹ nghệ, sodium benzoate là một hóa chất dùng để bảo quản thực phẩm để khỏi bị hư và có tính chống mốc. Hóa chất này sẽ giúp thực phẩm không bị đổi màu, giữ mùi nguyên thủy, và sau cùng bảo quản các thành phần cấu tạo sản phẩm cũng như không làm biến dạng. Công thức hóa học của sodium benzoate là NaO-C6H5.

Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm Hoa Kỳ, mức chấp nhận của hóa chất nầy trong thực phẩm là 0,1%. Và nồng độ có thể gây tử vong khi xâm nhập vào cơ thể là 2g/Kg/trọng lượng cơ thể. Hóa chất trên thường được dùng trong xì dầu, tương, chao và các loại nước chấm khác. Qua độc tính kể trên, chúng ta cần phải nói đến quá trình điều chế hóa chất trên. Theo quy trình sản xuất sodium benzoate, một phế phẩm độc hại là phenol luôn hiện diện trong thành phẩm. Do đó, sodium benzoate sau khi sản xuất cần phải khử phenol trước khi tung ra thị trường cho khách hàng .







Posted by: Sơn Hà Feb 21 2011, 08:51 AM





Hạt cơm “lạ” khi vo lại đàn hồi như cao su. (Hình: Tuổi trẻ)

Gạo ‘lạ’ ở Sài Gòn nấu lên như cao su

SÀI GÒN (TT) – Nỗi âu lo của người tiêu thụ ở Việt Nam đang có vẻ trở thành sự thật.
Theo một độc giả của tờ Tuổi Trẻ cho hay hôm Thứ Bảy thì bà này đã mua lầm phải một loại gạo lạ, mà đúng ra là “gạo giả,” từ một người bán gạo rong.

Bà độc giả này được thấy thuật lại trên mục bạn đọc của tờ Tuổi Trẻ: “Ngày 17 tháng 2, tôi được một người chạy xe đạp bán gạo dạo mời mua gạo Thái Lan hạt dài, ngon dẻo với giá 10,500 đồng/kg. Tôi mua thử 1kg gạo này. Gạo có hình dạng thon dài, màu vàng ngà đều tăm tắp, không hạt nào gãy đôi hay sứt mẻ. Tôi đong nửa ký gạo nấu cơm và khi nấu xong hạt cơm chỉ to ra một chút so với gạo trước khi nấu, các hạt cơm rời ra chứ không dính lại với nhau như cơm thông thường. Hạt cơm cũng không hề đứt gãy dù tôi đã dùng đũa xới tơi lên. Khi tôi dùng tay vo lại, cơm đàn hồi như cao su.”

Bà độc giả này cho hay tiếp rằng khi nếm thử “cơm không cho mùi vị thơm như quảng cáo của người bán.” Bà đem thứ cơm này cho hàng xóm láng giềng xem và “thật ngạc nhiên khi có rất nhiều bàn tay sờ, bốc vào cơm nhưng đến tận trưa 18 tháng 2 cơm vẫn không bị thiu, không đổi màu…”

Bà độc giả nói trên đã gửi cho báo Tuổi Trẻ một ít gạo lẫn cơm “lạ” còn sót lại và cho biết bà mong người bán gạo dạo quay lại nhưng không thấy.

Nhà báo Tuổi Trẻ, buổi chiều cùng ngày, đã mang một ít gạo nói trên cho ông Ðào Quang Hưng, Cục Trồng Trọt (Bộ NN&PTNT), xem và ông nhận định: “Gạo này nhìn rất lạ, tôi chưa thấy từ trước đến nay.” Tuy nhiên theo ông Hưng, để kết luận có phải gạo giả hay không thì phải qua phân tích các chỉ tiêu lý hóa.

Theo báo Tuổi Trẻ, ông Hưng phân tích: “Gạo thông thường chỉ dài 6-7mm nhưng gạo này dài tới 10mm, bề ngang gạo này nhỏ hơn nhiều so với gạo thông thường. Gạo tốt nhất ở VN hiện nay có khoảng 5% tấm thì loại gạo này mười hạt như mười, không có tấm. Về màu sắc cũng có nhiều điểm bất thường, gạo ‘lạ’ trong suốt không có chút bạc bụng như gạo thường và cũng không có phôi nhũ.”

Khoảng giữa tháng 1 vừa qua, tờ Korea Times thuật theo báo chí Hongkong báo động gạo giả xuất hiện ở Hoa lục. Loại gạo này được sản xuất từ sự pha trộn khoai tây hay khoai lang xay nhuyễn với nhựa cao su tổng hợp. Người ta đã thấy xuất hiện loại gạo này ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Báo vừa nói dẫn lời một viên chức gíấu tên ở Hiệp Hội Nhà Hàng Trung Quốc cảnh cáo rằng “ăn ba bát gạo nhựa sẽ tương đương với việc nhét một túi nilon vào dạ dày.” Cũng theo bài báo trên, các thương nhân nói do gạo giả mang đến lợi nhuận khổng lồ nên nó vẫn được bán tràn lan tại Trung Quốc.


Hàng nông sản, và giờ đây là gạo giả Trung Quốc trở thành nỗi ám ảnh cho người tiêu thụ ở Việt Nam. (Hình: Tuổi trẻ theo Green Peace)


Khi tin tức gạo giả Trung Quốc loan truyền đến Việt Nam, ông Huỳnh Công Thành, tổng giám đốc công ty Lương Thực Sài Gòn cho rằng gạo từ trước đến nay chỉ “chảy” từ miền Nam ra Bắc chứ không có ngược lại nên “cơ hội cho gạo Trung Quốc tại thị trường Việt Nam là không có,” báo Tuổi Trẻ ngày 22 tháng 1, 2011 viết.




Posted by: mviet Feb 21 2011, 08:04 PM





Posted by: Đông Nhi Mar 5 2011, 10:43 AM




Trung Quốc xuất hiện mì cao su


Thời gian gần đây, ở Trung Quốc xôn xao về chuyện nhiều loại mì bán ở nước này có trộn thêm chất phụ gia bị cấm, khi ướt đốt vẫn cháy, có mùi khét và cháy như cao su

Nhiều người tiêu dùng ở Trung Quốc phản ánh, trên thị trường xuất hiện nhiều loại mì khi đốt có mùi khét và cháy như cao su.

Các cơ quan báo chí nước này đã vào cuộc điều tra và phát hiện trên thị trường xuất hiện mì trộn thêm nhiều chất phụ gia và các chất hóa học màu vàng chanh hoặc màu xám làm cho sợi mì có tính chất như cao su.

Một phóng viên họ Triệu của tờ báo Trịnh Châu cho biết: “Đây là một chiêu thức trong kinh doanh. Mì trộn thêm chất phụ gia khi nấu sẽ làm tăng cường hương vị. Tuy nhiên, nếu ăn một bát mì như thế này thì chẳng khác gì ăn một túi chun cao su”.

Theo một nông dân họ Trương: “Trưa 20/2, tôi đã mua một vài gói mì về để ăn. Trong lúc nấu, một vài sợi mì vương vãi ra ngoài bén lửa rồi cháy rất nhanh và tỏa ra mùi khó chịu. Tôi dám chắc những gói mì này đã được cho thêm chất gì đó".


Điều tra về việc mì sợi khi ướt đốt vẫn cháy, phóng viên báo Đại Hà (dahe.cn) của Trung Quốc đã mua năm loại mì sợi, tẩm ướt rồi châm lửa đốt.


Mì Trung Quốc khi đốt cháy như cao su

Kết quả là, sợi mì khi được tẩm ướt vẫn bắt lửa cháy bình thường và có thể cháy hết cả sợi. Khi cháy, sợi mì có mùi khét như mùi da cháy. Phần sợi mì chưa cháy hết thì có màu đen và trở nên cứng.

Ông Đổng Kim Sư, Phó Chủ tịch Hiệp hội Đóng gói thực phẩm quốc tế Trung Quốc cho biết, sở dĩ mì sợi cháy là do có chứa chất protein hoặc chất phụ gia thực phẩm hữu cơ. Nếu trong mì sợi có phèn thì rất nguy hại. Phèn là chất được dùng trong chế biến quẩy (làm nở bột). Phèn có chứa nhôm là chất dễ tích tụ trong não, gan, thận, lá lách. Nếu chất này tích tụ trong não có thể gây suy thoái não, giảm trí nhớ, giảm trí tuệ, sa sút tinh thần.

Posted by: Quốc Biến Mar 9 2011, 02:14 PM


Chocolate của Trung cộng có con worm(dòi) ở trong.Thật khủng khiếp


Posted by: HoangHacQuan Mar 13 2011, 10:30 AM





Đầu làng cuối xóm:
Hàng Trung Cộng sẽ biến mất trên thị trường ?


Luật Mỹ và Canada, buộc các nhà sản xuất phải in rõ hàng chữ “Made in + tên quốc gia” để khách hàng biết sản phẩm ấy do nước nào sản xuất. Điều đó làm cho Trung Cộng kẹt. Hàng “Made in China” ban đầu được chuộng vì quá rẻ, nhưng khách mua về mới biết trong 100 món đã có tới 95 món xài không được: phẩm chất kém, không bền, không an toàn và độc hại.

Khi người ta bắt đầu chê hàng “Made in China”, các nhà sản xuất ở Trung Cộng bắt đầu in hàng “Made for + tên hãng + tên quốc gia”. Thí dụ: “Made for ABCD, USA”. Made in là làm tại, made for là làm cho. “Made for ABCD, USA” là làm cho hãng ABCD ở Mỹ. Cũng có câu “Made in… tại đâu” in chữ to hơn nửa con kiến riện “bê-bi” một chút, nằm co ro đâu đó trên hộp. Nhờ tên “ABCD” quen thuộc, hàng lại bán chạy.

Một cách lường gạt khác, các hãng sản xuất in hàng chữ “Packaged in + tên quốc gia”, nghĩa là vô hộp, đóng gói tại nước nào đó, dĩ nhiên không phải China. Câu “Made in China” vẫn in chữ to hơn nửa con kiến riện mới nở một chút, nằm khiêm tốn đâu đó trên hộp, xa xa hàng chữ “Packaged in…” Khách mua không để ý, quên rằng món hàng chỉ được vô hộp tại bản xứ chứ không hề bao giờ được sản xuất tại bản xứ. Hàng lại bán chạy tiếp.

Rồi chính phủ các nước phát giác, đổi luật. Con rùa hành chánh ì ạch bò mãi rồi cũng tới nơi. Luật mới buộc: phải in chữ “Made in … tại đâu” [hải to ngang cỡ chữ “vô hộp tại đâu”, hay “làm cho ai” bán. Hai hàng chữ này phải đi cặp kè với nhau như Mao xếnh xáng cặp kè với nường Giang Thanh thời còn son trẻ. Luật mới giúp khách hàng đỡ toi tiền, và mấy anh sản xuất ở Trung Cộng lại bắt đầu xẹp túi.

Hàng “Made in China” vơi dần, vơi dần và có thể biến mất tăm luôn trong một ngày đẹp trời nào đó.

Nhưng đừng vội an tâm! Mấy anh nhà buôn Tàu phù sẽ “động não”, “khẩn trương phấn đấu với bản thân” để tìm ra cách lường gạt mới. Quả vậy! Hàng mới xuất hiện, đông đảo, ồ ạt, tràn ngập như độ nào: “Made in PRC”. Thì ra với bản tính gian xảo cố hữu – mà văn học Trung Hoa – gọi là cơ trí, một tiếng khen, các nhà sản xuất Trung Cộng có cách lường gạt khác: Thay vì in là “Made in Chinna” khó bán, họ in là “Made in PRC”.

PRC là của khỉ gì, mấy ai nhớ cho ra! Và người ta cứ mua. Mua về xài không được, vất đi thì tiếc mà giữ lại chật nhà, khi ấy mới tức mình nặn óc truy tầm mấy chữ viết tắt PRC xem nó là con quái vật nào, mới hay nó là People Republic of China, Cộng hoà Nhân dân Trung quốc, vẫn cái tổ con chuồn chuồn! Lại chờ các ông nhà nước tây đổi luật lần nữa. Lần này khi luật mới nữa ra đời, cấm in tên nước bằng chữ viết tắt, thì mấy anh gian thương Ba Tàu đã hốt một mớ tiền khuân về nhà hỉ hả ngồi đếm và ngẩm nghĩ tìm ra chữ “Made in … lưu manh” khác để tiếp tục lường gạt mấy anh da trắng và mọi màu da khác.

Mõ (Làng Văn)

Bọn Tàu cộng gian manh lừa bịp "Made in PRC"


Sau khi hàng Made In China bị lật tẩy nay Tàu cộng đang đổi tên Made in PRC trên các sản phẩm của chúng. PRC = People's Republic of China













Chúng ta nhờ giới trẻ, con cháu đưa vào Internet, Facebook và các trò chơi để kêu gọi tẩy chay bọn gian manh này tiếp cho đến khi chúng sập tiệm mới thôi.

VHT

Chuyện lạ có thiệt---tuần rồi, tui theo vợ đi chợ, thấy có một hiện tượng lạ là những hàng hóa Made in China được chuyển thành Made in PRC. Rất nhiều (>50%) hàng hóa Tàu đều chuyển thành PRC (People Republic of China).

Tui chắc là tụi China nhận thấy khách hàng tẩy chay Made in China nên tính bài lập lờ đánh lận con đen. Lớp trẻ như mọi người ở đây thì không nhưng các bà, các cụ, thậm chí các cụ trẻ nhưng thiếu kiến thức đều có thể lầm lẫn.

Mấy bác nên khuyến cáo bà con cô bác tránh luôn PRC dùm.

(E.M.)



Not 'MADE IN CHINA' anymore?

Now 'they're' made in P.R.C. *!?!!

I noticed this on the back of

Isabel's new set of AIM

(Revolution) toothbrushes!

Posted by: NamQuoc Apr 14 2011, 08:18 AM




Trung Quốc bắt 5 người tẩm hóa chất trong bánh bao



THƯỢNG HẢI (AFP) - Giới hữu trách Trung Quốc hôm Thứ Tư cho hay vừa bắt giữ năm người và đóng cửa một công ty sản xuất bánh bao sau khi có tố cáo cho rằng sản phẩm của họ được nhuộm phẩm, hết hạn hay có chứa các chất hóa học không được xác định.

Thị trưởng Thượng Hải, ông Han Zheng, ra lệnh điều tra công ty Shanghai Shenglu Food Co. và hứa sẽ truy tố bất cứ ai vi phạm luật an toàn thực phẩm trong vụ tai tiếng mới nhất làm lo sợ người tiêu dùng ở Trung Quốc.

Cuộc điều tra được mở ra sau khi đài truyền hình nhà nước Trung Quốc China Central Television (CCT) loan tải phóng sự hôm Thứ Hai kể rõ chi tiết các tố cáo và nêu đích danh công ty Shenglu.

Giấy phép hoạt động của Shenglu bị thu hồi và năm giới chức điều hành công ty bị bắt giữ hôm Thứ Tư sau khi thú nhận loại thuốc nhuộm màu vàng đã được dùng để làm hơn 300,000 “bánh bao bột bắp” kể từ tháng 1 năm nay, theo một thông cáo của thành phố.

Các bánh cũ không bán được cũng được dùng lại và các chất hóa học được đổ vào nhưng không ghi trên nhãn theo như quy định.



Tuần qua, các điều tra viên tìm thấy chất nitrite trong sữa tươi từ hai trại nuôi bò sữa, trong một vụ mà công an sau đó cho hay là cố ý đầu độc, theo nguồn tin giới truyền thông nhà nước.



Có ba trẻ nhỏ thiệt mạng và 36 người khác phải vào bệnh viện điều trị vì nhiễm độc. Có một người đàn ông và một phụ nữ bị bắt trong vụ này, theo Tân Hoa Xã.



Tháng qua, công ty sản xuất thịt lớn nhất Trung Quốc, Shuanghui Group, phải xin lỗi khách hàng sau khi một số thịt heo của họ bị khám phá có chứa chất clenbuterol, thường được trộn vào thực phẩm của heo bất hợp pháp để có thịt nạc. (V.Giang)

Posted by: Tulip Apr 20 2011, 06:22 PM



Cơ sở sản xuất bánh ngọt từ trứng thối chuyên đổ cho quán xá nhà ga, bến tàu

Rùng mình bánh ngọt sản xuất từ trứng thối


Hai người thợ trực tiếp làm bánh cũng phải đeo khẩu trang thật dày bởi họ không chịu được mùi hôi thối của trứng, của chất thải bốc lên.

Liên tục trong những ngày gần đây, dư luận Trung Quốc không khỏi bàng hoàng khi hàng loạt những vụ việc vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm tại nước này bị phanh phui. Mới đây, lực lượng chức năng lại tiếp tục phát hiện một lò sản xuất bánh ngọt từ trứng thối để đổ cho các đầu mối tại bến tàu, nhà ga.

Ngày 18/4, một người tiêu dùng đã gọi điện đến tờ Tin tức Vân Nam thông báo: có một xưởng chuyên sản xuất bánh trứng, bánh ngọt từ trứng gà thối đang ngầm tuồn loại bánh này đến các cửa hàng ở nhà ga, bến tàu để bán cho khách đi đường.

Nhờ độc giả này dẫn đường, trong vai một người cần tìm nguồn cung bánh trứng, bánh ngọt cho nhà hàng phục vụ bữa sáng, phóng viên đã thực mục sở thị quá trình làm bánh từ trứng gà thối, bột mì biến chất và chất phụ gia này để đưa ra công luận.


Giấy phép kinh doanh cũng “mua” được


Gọi là xưởng sản xuất nhưng thực chất đây chỉ là một căn phòng nhỏ tối tăm và ẩm thấp với diện tích chừng 10 m2. Ngoài mùi chất thải khiến người ta buồn nôn, xưởng này còn chuyên dùng trứng gà thối để làm bánh trứng.

Hai người thợ trực tiếp làm bánh cũng phải đeo khẩu trang thật dày bởi họ không chịu được mùi hôi thối của trứng, của chất thải bốc lên.

Quy trình chế biến bánh trứng bẩn xem ra khá đơn giản. Một người thợ đổ bột mì đã ngả màu xỉn vào xô, cho thêm chút muối hạt thô và đổ nước quấy đều tạo ra thứ bột sền sệt màu tro. Tuy nhiên, khi người thợ này cho thêm một chút bột Tartrazine, một loại phẩm màu công nghiệp thực phẩm và bột nở, xô bột mỳ từ màu xám chuyển sang màu vàng chanh. Tiếp đó, người thợ đập thêm 2 quả trứng thối, một chút đường rồi quấy đều và bắt đầu đổ vào khuôn. Kinh hãi hơn là tại cơ sở này ruồi nhặng bay vo ve, đậu khắp nơi trong khi bánh, bột không có bất cứ dụng cụ nào che đậy.


Thùng pha bột và trứng thối như thùng pha sơn


10 phút sau khi bỏ vào lò, một mẻ bánh mới ra đời. Sau khi để nguội, chúng lần lượt được đóng túi, dán tem “Sản phẩm đảm bảo chất lượng”.

Một gói bánh trứng 20 chiếc mua tại xưởng này chỉ có 3 tệ, nhưng khi ra bến xe bến tàu người ta bán với giá 6 đến 8 tệ. Khi phóng viên giới thiệu là chủ một nhà hàng muốn đặt bánh làm bữa sáng cho thực khách, ông chủ tỏ ra hơi lăn tăn rồi cuối cùng cũng nói thật: “Bánh ở đây chất lượng không tốt lắm, cửa hàng chị mua cho khách ăn khả năng họ sẽ không thích đâu. Bánh này làm ra để cho khách đi đường ăn thôi, chúng tôi thường đổ cho các quán ở các nhà ga, bến xe, bến tàu chứ chưa bán cho nhà hàng bao giờ”.

Rời khỏi xưởng bánh trứng bẩn, phóng viên lập tức liên lạc với lực lượng quản lý thị trường địa phương, 1h sau đó họ có mặt, lập biên bản và đình chỉ hoạt động sản xuất bánh trứng bẩn của xưởng này. Khi dạo một vòng qua các nhà ga, bến tàu ở Côn Minh, phóng viên phát hiện có rất nhiều nơi bày bán loại bánh trứng bẩn này. Vì giá cả khá rẻ nên loại bánh trứng bẩn này được khá nhiều khách đi đường sử dụng.

Posted by: Tống Trung May 11 2011, 05:21 AM








Về VN , ăn bắp luộc, hảy coi chừng !?


Đó là lời thú tội của một bà bán bắp luộc ở quận 8 (TP.HCM), sau hai năm luộc bắp với những cục pin.
Theo lời kể của một người được bà bán bắp tâm sự, suốt hai năm qua, ngày nào bà cũng cho những cục pin vào nồi bắp của mình để luộc chung. Giờ thì bà bán bắp không còn ở cái đất Sài Gòn hoa lệ để kiếm cơm nữa. Vì lương tâm cắn rứt, bà đã “gác kiếm”, về quê (Thanh Hóa) để lương tâm bớt cắn rứt những ngày còn lại của cuộc đời.





Nghe người bạn nói về lời thú tội của bà bán bắp nói trên mà tôi thấy sởn gai ốc. Trước giờ, tôi vẫn được vợ mua cho một vài trái bắp khi bả đi chợ. Nhưng từ khi nghe cái việc luộc bắp bằng pin, tôi không dám động đến trái bắp nào của những người bán dạo nữa. Có thèm thì kêu vợ mua bắp sống về tự luộc ăn cho chắc cú.

Ngoài bắp, pin còn được sử dụng để luộc bánh chưng. Sở dĩ pin được sử dụng để luộc bắp hay bánh chưng (chưa biết còn cái gì bị luộc chung nữa) bởi môi trường chính của pin là kiềm. Chính chất kiềm là dung môi khiến hợp chất tạo màu của lá dong được xanh hơn, tinh bột hấp thụ nước tốt hơn nên bánh mau chín hơn. Tuy nhiên, trong pin có chì rất độc hại.

Còn đối với bắp, khi được luộc chung với pin, hạt bắp sẽ nhanh chín hơn, nhanh mềm hơn. Với chiêu này, người bán bắp sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí than, củi cũng như thời gian hơn. Với bánh chưng, chúng ta có thể quan sát kỹ chiếc bánh để phát hiện liệu chiếc bánh có bị luộc chung với pin hay không. Nếu có ánh tím thì nhiều khả năng bị luộc bằng pin.

Các chuyên gia khuyến cáo, người tiêu dùng không nên chọn những chiếc bánh có màu xanh mướt bất thường. Lá dong khi luộc bằng phương pháp truyền thống (qua 8 - 10 tiếng đun) thường có màu ngả vàng. Tuy nhiên, khuyến cáo cho việc phát hiện bắp luộc với pin thì chưa có, tuy nhiên nó cũng tương tự như bánh chưng. Rất có thể, khi luộc chung với pin, vỏ trái bắp sẽ xanh hơn thay vì có màu vàng?



Nếu đã bóc vỏ ra thì bó tay. Thành ra, tốt nhất là mua về nhà tự luộc nếu thèm bắp. Đây là việc tôi nghe được từ một người bạn. Tuy chưa có cơ hội xác minh nhưng cứ mạo muội viết ra đây để các bạn mê bắp luộc tham khảo.
Hy vọng là không có cái việc vô lương tâm này xảy ra. Cũng chẳng biết đâu được vì hầu hết những người bán bắp luộc dạo đều nghèo khó cả.

Posted by: Tulip May 29 2011, 12:32 PM




Kinh hoàng công nghệ chế biến cà phê tại Việt Nam



Giá một ký cà phê nhân khoảng 50.000đ, sau khi chế biến sẽ cho ra 0,7kg cà phê bột, nhưng lại được nhiều hãng chào bán với giá chỉ từ 55.000 - 60.000đ/kg. Nếu tính các chi phí như nhân công, đóng gói, tiếp thị, vận chuyển… thì các hãng cà phê này chắc sẽ lỗ to. Vậy vì sao các hãng cà phê không những sống khỏe mà còn giàu lên trông thấy khi kinh doanh mặt hàng này?


Siêu lợi nhuận

Qua nhiều mối giới thiệu, chúng tôi tiếp cận được ông C. - một người có tiếng về kỹ thuật pha chế tại Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai). Chỉ nhấp một ngụm nhỏ cà phê, ông có thể phân biệt được công thức pha chế của các hãng cà phê với tỷ lệ bột bắp, đậu nành và hàm lượng hóa chất, phụ gia ra sao. Đặc biệt, ông còn có thể làm được một ly cà phê giống hệt màu sắc, hương vị của ly cà phê vừa uống thử. Cũng chính nhờ tiếng tăm trong nghề nên không ít hãng cà phê tại Đồng Nai, Sài Gòn đã “đặt hàng” với ông. Tuy nhiên, do các chủ doanh nghiệp này vì lợi nhuận cao, đã đưa ra công thức pha chế với quá nhiều hóa chất độc hại nên ông từ chối thẳng.

Ông C. cho biết, nếu pha chế cà phê bằng bắp và đậu nành với tỷ lệ hợp lý thì sẽ chẳng có hại bao nhiêu cho người tiêu dùng, nhưng khi bắp và đậu nành được sấy cháy đen thành than, lại tẩm ướp thêm hóa chất vào, đóng gói và tung ra thị trường thì rất nguy hiểm cho sức khỏe. “Với giá cà phê như hiện nay, để sản xuất ra một ký cà phê bột (gồm: nhân công sấy, xay, đóng gói, bao bì nhãn mác…) ít cũng phải mất 100.000đ trở lên. Cà phê bột được chào bán giá từ 55.000 - 60.000đ/kg thì chỉ có bột bắp, đậu nành mà thôi” - ông C. khẳng định.








"Công nghệ" chế cà phê bẩn với mỡ công nghiệp, đường hóa học, hóa chất...


Để chứng minh, ông cho biết thêm: hiện giá bắp chỉ khoảng 8.000đ - 9.000đ/kg, đậu nành khoảng 13.500đ/kg. Với bột bắp, đậu nành mà bán 55.000đ - 60.000đ/kg thì giới kinh doanh cà phê “phất” nhanh là điều dễ hiểu. Lợi nhuận cao đã khiến các hãng cà phê đua nhau mọc lên và tung ra thị trường những sản phẩm rất bát nháo. Chìa cho chúng tôi cả chục loại cà phê đến tiếp thị, ông C. lắc đầu: “Có nhiều thương hiệu mà khi gọi vào số điện thoại in trên bao bì thì chỉ nghe… ò e í, hoặc truy ra là địa chỉ ma…”.

Hóa chất: bao nhiêu cũng có

Trong “cà phê bẩn”, ngoài cà phê - đậu nành - bắp còn có khoảng chục loại hóa chất, phụ liệu độc hại như: bột CNC (chất làm keo), chất tạo bọt trắng, caramen tạo mùi, tinh sữa, tinh ca cao, tinh cà phê, bơ công nghiệp, đường hóa học, bột vani… Theo ông C., nếu không có những chất trên - được dân trong nghề mua ở “chợ hóa chất” Kim Biên (TP.HCM) - thì đậu nành, bột bắp không thể “hô biến” thành cà phê được.


CNC - chất làm keo cà phê


Trong vai một doanh nghiệp nhỏ mới thành lập muốn “chế biến” cà phê bột từ bắp, đậu nành, chúng tôi ghé một cửa hàng bán hóa chất tại chợ Kim Biên. Một phụ nữ còn khá trẻ đon đả: “Yên tâm đi anh Hai, em để giá sỉ cho, loại nào cũng có. Chất CNC làm keo, đảm bảo cà phê khi pha sẽ có chất kết dính sền sệt nhìn rất bắt mắt; bột tạo bọt trắng cho vào một chút thì chỉ cần khuấy nhẹ là ly cà phê đầy tràn bọt ngay; caramen tạo mùi muốn đắng kiểu nào cũng được, mùi nào cũng có (mùi cà phê đậm, nhạt)…”. Nói rồi, cô ta tiếp tục giới thiệu các phụ gia “cao cấp” hơn mà chỉ dân trong nghề mới biết như: tinh sữa, tinh ca cao, tinh cà phê, bơ công nghiệp, đường hóa học, bột vani…


Caramen tạo mùi, màu và vị đắng tự nhiên


Theo người phụ nữ này, tinh sữa (có màu trắng đục như sữa, sền sệt, được đóng vào can nhựa trắng), giá bán lẻ 120.000đ/kg. Tinh ca cao là phụ gia không thể thiếu (có màu nâu nhạt cũng được để trong từng thùng nhựa trắng) giá 350.0000đ/kg, loại này cho vào “cà phê” sẽ giúp cho bột có mùi thơm phức như loại thượng hạng thường chỉ có bán ở những quán cà phê sang trọng. Đường hóa học được đóng thành từng bịch, mỗi bịch 1kg (có thể dùng được cho cả tạ cà phê xay), nhìn bề ngoài trắng như những viên bột sắn dây, cho vào khi pha chế thì dù bột bắp, đậu nành cháy đen đắng cỡ nào cũng thành cà phê có vị ngọt, đắng tự nhiên. Ngoài ra, để pha chế, người ta còn cho thêm vào bột vani, làm cho bột cà phê thơm lừng…


Tinh sữa cà phê


Không chỉ vậy, để giảm chi phí, bột đậu nành, bắp sau khi đã sấy thành than thì đổ ra nền đất, trộn bơ (mỡ) công nghiệp (do Trung Quốc sản xuất, có giá chỉ 50.000 - 60.000đ/kg) vào, để bột được béo ngậy và thơm. Cũng là mỡ động vật (mỡ cừu) - chuyên để sấy cà phê có chất lượng - thì giá tới 260.000đ/kg. Công đoạn cuối cùng của “cà phê bắp, đậu nành” là đổ thêm chút hương liệu rượu rhum vào, giúp cà phê thêm đậm đà khi pha chế cho khách.

Cũng tại chợ hóa chất Kim Biên, biết chúng tôi chuẩn bị mở cơ sở chế biến cà phê, nhân viên một tiệm bán hóa chất khác mách nước: “Anh đã có bao bì sản phẩm chưa? Cứ đến tiệm K.T. (đường Trang Tử, P.14, Q.5) mà lựa mẫu”. Tiệm này đã thiết kế sẵn cả chục loại bao bì cực kỳ bắt mắt, rất đẹp với đủ trọng lượng khác nhau. Hầu hết cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ thường đến đây để lấy hàng. Khi chúng tôi đến, nhân viên của tiệm cho biết, chỉ làm thấp nhất là năm ký (mỗi ký được 500 bao nhỏ loại 300g) với giá 135.000đ/kg. Mua bao xong, chủ nhân muốn in tên gì lên trên cũng được, chỉ cần đem đến tiệm in là xong…

Kinh hoàng xưởng chế biến


Từ một đầu mối khác, chúng tôi tìm đến xưởng chế biến cà phê của ông N.T.H. nằm sâu trong con hẻm thuộc P.Tân Hòa (TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). “Cụm liên hợp pha chế cà phê” này có ba lò sấy, hai máy trộn với ba công nhân làm việc. Dù đây là cơ sở cung cấp một lượng “cà phê” lớn hàng ngày, nhưng nhà xưởng rất tuềnh toàng, nhếch nhác. Do toàn bộ công việc được “cơ giới hóa” nên không khí làm việc dù rất khẩn trương nhưng lại khá yên ắng, người ngoài khó mà phát hiện được.



Công nghệ "pha chế" cà phê dường như khó bị phát hiện


Do được ông P. - một mối hàng quen của cơ sở này giới thiệu, chúng tôi không mấy khó khăn khi tiếp xúc với ông chủ của cơ sở. Sau khi kiểm tra qua lai lịch của chúng tôi, ông H. cho biết, ông đã làm nghề này hàng chục năm, hàng ngày chủ yếu là rang bắp, đậu nành, cà phê cho các mối quen. Ai đem đến thì rang rồi chở đi, bình quân mỗi ngày cũng vài trăm ký các loại.

“40.000đ/kg anh làm được không?”. Ông H. đáp: “Được, nhưng tỷ lệ 50-50 (nửa bắp, nửa đậu)”. Ông H. giải thích thêm: “Nếu làm đậu không hoặc bắp không cũng được, nhưng uống chối (dội) lắm”. “Thế 40.000đ/kg làm bằng đậu có lời không?” - tôi vặn. Ông N.T.H. lắc đầu: “Nếu bằng đậu nành không thì… lỗ to! Vì bây giờ một ký đậu nành đã 15.500đ, tẩm gia vị xong thì coi như… công cốc”. Ông hỏi tôi, hiện quán lấy hàng bao nhiêu? Tôi nói 60.000đ/kg, ông định lượng ngay: “Cao lắm thì 1,5 cà phê + 7 bắp + 1,5 đậu nành, thậm chí không có cà (cà phê)”.

Giữa lúc chúng tôi nói chuyện, một mẻ bắp cháy đen được các công nhân của ông H. cho ra lò. Sau khi đổ ụp xuống nền nhà, các công nhân này xịt một loại hóa chất có màu nâu, màu trắng rồi dùng… cuốc để trộn đều. Tiếp đến, hai công nhân cào cà phê vào một chiếc chậu cáu bẩn để đổ vào máy trộn. Sau khi đổ hết bắp sấy vào máy, ông H. đổ từng bịch caramen, chất tạo dính, đường hóa học vào để trộn đều. Chỉ trong vòng năm phút, mẻ bắp cháy đen đã được “hô biến” thành cà phê có màu nâu sẫm, bóng loáng và thơm phức, nhìn rất bắt mắt. Lúc này, thấy chúng tôi có biểu hiện chóng mặt, buồn nôn do mùi hóa chất tẩm ướp cà phê bốc lên nồng nặc, ông H. bảo: “Chắc không quen, lại chưa có khẩu trang”. Ông đưa ngay cho tôi chiếc khẩu trang lớn, dày cộm, khoe: “Có đứa em ở công ty sản xuất ắc quy cho mới chịu nổi” (!).

Nhóm PV

Ông Trần Văn Ký - Giám đốc Công ty Dịch vụ tư vấn kỹ thuật an toàn thực phẩm Infosa Sài Gòn, cho biết: khi bị rang cháy đen, bột bắp và đậu nành không còn giá trị dinh dưỡng nữa. Đồng thời, chúng sẽ sinh ra ít nhất 20 loại chất độc hại, trong đó có các chất: acrylamide, heterocyclic amines, HCAs... là những chất gây ung thư. Riêng chất CNC tạo độ dính, nếu là loại được sử dụng trong công nghiệp, có khả năng gây ung thư vì chứa nhiều tạp chất độc hại. Ngay cả loại dùng trong thực phẩm, nếu dùng quá liều cũng độc hại. Chất caramen, nếu được sản xuất từ đốt cháy đường thì cũng phát sinh những chất độc hại gây ung thư như các loại thực phẩm bị đốt cháy khác.

Posted by: Thân-Ế-Độ Jun 7 2011, 07:32 PM


Đồng tiền làm mờ cả lương tri frown1.gif

Posted by: Thienthanh Jun 7 2011, 10:14 PM

QUOTE(Thân-Ế-Độ @ Jun 7 2011, 07:32 PM) *
Đồng tiền làm mờ cả lương tri frown1.gif

... nghèo quá thì chiện gì cũng dám làm vì đồng tiền ... ghe.gif

61.gif anh Thân-Ế-Độ đi cùng anh Đa Tình thì chắc chắn hết ế ah ... chemieng.gif

thankyou.gif Thân-Ế-Độ love1.gif

thankyou.gif Tulip love1.gif


Posted by: AnAn Jun 14 2011, 07:31 AM




Thêm 19 loại giải khát có chất gây ung thư


SÀI GÒN (TH) - Việc khám phá nhiều loại thức uống giải khát có chứa chất làm dẻo, tạo đục DEHP gây ung thư khiến người tiêu thụ Việt Nam hoang mang ngày càng lan rộng.




Ðợt khám phá này khởi đầu hôm 1 tháng 6, 2011 với loại thạch rau câu khoai môn Taro của công ty New Choice Foods nhập cảng từ Ðài Loan.

Ðồng thời với lệnh thu hồi trên 6,000 thùng thạch rau câu Taro đang được bày bán tại hàng trăm cửa hàng, chợ khắp đất nước Việt Nam, người ta lại tiếp tục khám phá trên hàng chục loại thực phẩm, nước giải khát có chứa DEHP.








Theo VTC News, chiều 12 tháng 6, Chi Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm tại Sài Gòn lại công bố tin vừa tìm thấy DEHP trong 19 loại nước giải khát nhập cảng từ Ðài Loan. Ðó là nước ép chanh dây, xoài và trái vải do công ty Nhất Phú Quý, quận 3 nhập cảng. Mười sáu loại thức uống còn lại có chứa DEHP do công ty Hà Thành nhập cảng gồm xi rô dâu, kiwi, táo xanh nho, vải, chanh, dưa gang, bách hương, đào, cam, xí muội, xoài, thơm, táo đỏ, lựu, dâu lam.







Trong khi đó, báo Lao Ðộng đưa tin nói rằng Cục Quản Lý Dược thuộc Bộ Y Tế Cộng Sản Việt Nam cũng đã yêu cầu công ty GlaxoSmithKline (GSK) thu hồi thuốc trụ sinh Augmentin dạng bột có pha xi rô do Anh Quốc và Pháp sản xuất vì có DEHP.

Ðại diện cục quản lý này cho rằng tuy liều lượng chất tạo dẻo chứa trong thuốc không vượt giới hạn cho phép nhưng nhà sản xuất không công bố chất phụ gia độc hại này trong thành phần công thức chế tạo.

Có thể nói, chưa bao giờ chất DEHP tạo dẻo gây ung thư lại được chú ý nhiều như thế. Nhưng người ta e rằng việc thu hồi các sản phẩm có DEHP cũng như việc thông tin rộng rãi trong nước không được thực hiện đến nơi đến chốn. (P.L.)

Posted by: LanKhanh Jun 14 2011, 11:46 AM

.
.
... Uống nước lạnh .. giải khát ... là chắc ăn nhất ... hén .... AnAn ...??? .... love1.gif
.
.
... thanks.gif cưng .... cheekkiss.gif
.
.

Posted by: Đa Tình Jun 17 2011, 09:43 AM

QUOTE(LanKhanh @ Jun 14 2011, 04:46 PM) *
.
.
... Uống nước lạnh .. giải khát ... là chắc ăn nhất ... hén .... AnAn ...??? .... love1.gif
.
.
... thanks.gif cưng .... cheekkiss.gif
.
.

Lan Khanh mụi...sao bây giờ winh cứ nghe nhiều về đồ ăn và đồ xài bị làm ẩu và có chất độc có thể dẩn tới bịnh ung thư há Mụi. Bị nhiều thứ quá thì làm sao mình có thể tránh được đây Mụi...cuộc sống mà cứ bị cử đủ thứ mệt ghê phải không Mụi...!

Lan Khanh... love1.gif

TT... cheekkiss.gif

thankyou.gif Vân Anh, bonglai9, Tulip và bé An... love1.gif

Thân_Ế_Độ... cheers.gif

Posted by: Thienthanh Jun 17 2011, 12:08 PM


DEHP = phtalate (từ dầu hoả) trong công nghệ bên Tây Mỹ dùm làm mềm dẻo cái chai hủ, bao bọc bằng plastic ... bên Tàu hay VN thì họ bỏ trong ... thức ăn, thức uống để cho đồ ăn mềm dẻo, ngon mắt ... nghe nói ở VN các loại bột năng, bột báng - tapioca, bột bánh cuốn, ... đều có chất này ở trong đó ... ghe.gif

... cũng như dầu dừa/palm oil bên Tây Mỹ chỉ dùng cho công nghệ sản xuất các lọai mỹ phẩm ngoài da ... lại thường thấy trong các đồ ăn VN, Tàu, nhất là trong các loại ... mì gói ... ghe.gif

Vân Anh cheekkiss.gif , Lan Khanh cheekkiss.gif , Bonglai cheekkiss.gif , Tulip cheekkiss.gif , Thân Ế Độ cheekkiss.gif , AnAn cheekkiss.gif , Anh Đa cheekkiss.gif

Posted by: vbx Jun 17 2011, 12:56 PM


Whoahhhhhhhhh, mấy thức ăn của tàu nghe ghê qu'a , cũng may mình ở xa , cả hai tháng mới đi chợ Việt một lần , chỉ toàn mua rau , chứ ít ăn vặt ......

Thanks All rose2.gif cocktail.gif


QUOTE(Thienthanh @ Jun 17 2011, 04:08 PM) *
... cũng như dầu dừa/palm oil bên Tây Mỹ chỉ dùng cho công nghệ sản xuất các lọai mỹ phẩm ngoài da ... lại thường thấy trong các đồ ăn VN, Tàu, nhất là trong các loại ... mì gói ... ghe.gif


Cho Nora thêm một chút:

dầu dừa la coconut oil ( hong phải là palm oil) - Dầu dừa mình ăn được mờh

Ví dụ như: coconut milk , dân miền Nam nấu ăn từ ngọt tới mặn đa số hình như có nước cốt dừa ... Mà đã là nước cốt dừa thì tất có chứa dầu dừa ....

Nora hong hảo món ăn có nước cốt dừa, nên hiếm khi mua coconut milk trong lon (trừ xôi dừa tuơi , min`h nạo ra rồi nấu với đậu phụng với tí đường - mình tự làm ăn ) . Coconut milk trong lon , nơi đây đa số Nora thấy nhập từ Thái Land

dầu dừa ở dạng đông như mỡ thực vật , mặc dù chưa nấu qua dầu vẫn bị đông .... ăn nhiều hong tốt ...

Cũng như dầu olive, người ta bảo tốt , nhưng khong tốt lắm đâu .... Bạn thử bỏ một chén dầu dừa hay dầu olive trong tủ lạnh , bạn sẽ thấy hôm sau , dầu sẽ đông lại trắng đục ............... Nói chung , bớt ăn dầu thì bớt bịnh ....


THiên Thanh nói palm oil là lần đầu tiên nora nghe qua ...

Palm tree là cây thốt nốt dùng để làm đường mờh ?

Còn có loại hột palm bằng the thumb or bigger , loại này cũng đóng hộp , để mình làm chè với mít (jackfruit) , hình như tiếng việt mình gọi là chè mít đát ........ Oh oh oh , tự nhiên sực nhớ , hột palm này gọi là hột đác .... Lon hột đác này , Nora thấy đa số nhập từ Thái Land ...


AyyA, so many palms , Nora hong biết cái nào là cái nào , so confused

- cây palm làm đường thì có trái như trái dừa

- cây palm làm hột làm chè mít đát , trái nó chùm chùm như chùm cau , khi người ta nướng rồi , nó trong trong ăn dai dai

- cây palm làm dầu ........ Nghe lạ ghê áh ...

Rồi thêm two palms của mình nữa ......... tìm đường cứu nước mà chẳng thấy đâu smile.gif

.
.
.

Nora mới đi dò tự điển : palm oil = dầu cọ . Lần đầu tiên mới nghe qua dầu cọ .


********************************************************


Cho Nora thêm tí nữa:

hôm rồi mình có nói chuyện với Má ở nhà , hỏi thăm cuộc sống bên ấy ra sao ...

Má bảo : mình thì tẩy chay đồ tàu , dùng đồ Việt .... mà đồ Việt mình cũng qu'a tay ... Thịt cá, ngày xưa người ta ướp phân u-rê cho tuơi và giữ được lâu hơn (Nora chẳng biết phân u-rê là phân gì ) , còn bây giờ nó lấy thuốc ước xác người , nó ướp trong thịt cá ...... Ý là mình là dân Nha Trang , cá biển đem vô hàng ngày mà còn bị vậy ....

Còn chả cá thì người ta xay giấy vệ sinh (bathroom tissue ) , trộn vào chả để được lời hơn ....

Và còn nhiều chuyện nữa ....






Posted by: LanKhanh Jun 17 2011, 01:46 PM

QUOTE(Đa Tình @ Jun 17 2011, 10:43 AM) *
Lan Khanh mụi...sao bây giờ winh cứ nghe nhiều về đồ ăn và đồ xài bị làm ẩu và có chất độc có thể dẩn tới bịnh ung thư há Mụi. Bị nhiều thứ quá thì làm sao mình có thể tránh được đây Mụi...cuộc sống mà cứ bị cử đủ thứ mệt ghê phải không Mụi...!

Lan Khanh... love1.gif

TT... cheekkiss.gif

thankyou.gif Vân Anh, bonglai9, Tulip và bé An... love1.gif

Thân_Ế_Độ... cheers.gif


.
.
... Ăn thì khổ ... mà cử thì ... lỗ ... tongue.gif
.
.
... Theo mụi ... thì thà chịu ... khổ ... chemieng.gif
.
... thanks.gif winh Đa ... cheekkiss.gif
.
.

Posted by: vbx Jun 20 2011, 04:59 AM



Chè xanh Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Cập nhật lúc 16/06/2011 06:15:00 AM (GMT+7)


Chè xanh của Trung Quốc gồm nhiều chủng loại vốn có tiếng trên thế giới nhưng các phân tích thành phần hoá học gần đây đã phát hiện có chứa nhiều chất có hại cho sức khoẻ như dầu vừng, dầu hạnh nhân và các loại tinh dầu tổng hợp, trong đó nhiều chất có khả năng gây ung thư.

Theo các nhà nghiên cứu, chè của Trung Quốc có chứa những chất rất nguy hiểm, đặc biệt các chất độc đặc hiệu đối với một số chủng tộc, nhất là chủng châu Âu (Europeids).


Trước hết, người ta nhấn mạnh đến chất gây ung thư nghiêm trọng là dioctylphtalat (viết tắt DEHP), thuộc họ phtalat, các muối và este của axit phtalic. Trước đây, chất này được dùng như dung môi cho các chất có mùi thơm trong sản xuất đồ chơi và các dồ dùng sinh hoạt cho trẻ em, làm vẻ thẩm mỹ (bóng, đẹp) của sản phẩm tăng lên.

Người ta còn phát hiện ra một chất gây ung thư khác dùng làm phụ gia thực phẩm có mùi thơm của ổi (guava) do công ty Guangzhou Meiyi Flavors&Flagrances sản xuất, có trong chè (dạng bột) và các loại dầu ăn của công ty Jiangmen Gaudy's Food, trong men bánh mì của công ty Jiangmen Jhan Wang Food. Cả ba công ty này đều đóng tại tỉnh Quảng Đông.

Ngoài ra, người ta còn phát hiện chất phụ gia rất nguy hiểm đối với sức khoẻ trong hương liệu ướp chè, trong chè xanh thành phẩm và chất tạo mùi hạnh nhân của công ty Isian tại thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang.

Tháng 5 vừa qua, Đài Loan đã thủ tiêu 286 tấn thực phẩm chế biến nhập từ Trung Quốc, có chứa dioctyl phtalat. Ngược lại, chính nhà cầm quyền Bắc Kinh vào tháng đó cũng ra lệnh cấm nhập khẩu 948 tấn thực phẩm chế biến của Đài Loan, nói rằng các sản phẩm này chứa các chất độc hại theo quy định của Trung Quốc. Trong khi đó, được biết các sản phẩm chứa DEHP gần đây được phát hiện tại 3 nhà máy tại phía Nam và phía Đông của Trung Hoa lục địa.

Tuấn Hà (Theo Pravda.ru)

Posted by: vbx Jun 20 2011, 05:53 AM



Cà Phê Trung Nguyên: Một Ngõ Cụt Dối Trá






Cà phê Trung Nguyên, một thành quả XHCN dựa trên sự lừa lọc gian trá bất lương



Cách đây ít lâu, tôi tình cờ đọc được một nghiên cứu thị trường, trong đó thể hiện rằng người Việt Nam rất tự hào là có một ly cà phê "đậm, đắng, đặc quẹo mà người nước ngoài không uống được".

Thế nhưng, họ không biết rằng niềm tự hào của họ được xây từ những điều dối trá.

Để mở đầu, tôi có thể nói sơ lược như sau: về nguyên thuỷ thì ly cà phê thường được uống nóng. Rồi dân ta, đặc biệt dân Nam, với thói quen thưởng thức dễ dãi của mình, chuyển qua uống đá . Từ đây, loại cà phê nguyên chất không còn được ưa chuộng nữa: trong nước đá, nó loãng ra và không đủ đắng, còn mùi hương thì bị ức chế bởi nhiệt độ thấp.

Và thế là các nhà sản xuất tìm đủ mọi cách để tăng đắng và tăng mùi hương.

Nhưng cuối cùng, Trung Nguyên đã trở thành nhà phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử chế biến cà phê Việt Nam, với việc cho thuốc ký ninh vào cà phê với liều lượng cao. Một biện pháp hết sức rẻ tiền và hiệu quả.

Song song đó, TN đã tiên phong trên con đường trộn hương nhân tạo nồng đ cao vào cà phê để tăng hương. Xét về mặt sức khoẻ, điều này cũng không hại lắm, nếu như không có mặt của một chất cầm hương, đó là gelatin. Vốn dĩ gelatin được sản xuất từ da và xương trâu - bò, và đủ tiêu chuẩn làm thực phẩm thì rất đắt, nên TN đã sử dụng gelatin Trung Quốc làm nền cầm hương.

Và thứ này thì hiển nhiên là không dùng được cho thực phẩm, vì nó chứa rất nhiều preservatives.

Thế nhưng, những điều đó của riêng Trung Nguyên thì không có gì đáng nói. Điều đáng nói là khi ly cà phê TN được coi là tiêu chuẩn, thì tất cả các cơ sở sản xuất cà phê khác đều noi theo tấm gương sáng này, nếu không thì không bán được.

Và như thế, không ngoa khi nói rằng, TN đã đẩy ly cà phê Việt vào một ngõ cụt dối trá.

P/S: Nếu bạn không tin, cứ dùng phin pha một ly cà phê TN bằng nước lạnh, rồi nếm thử cà phê nước ấy xem có vị gì.


Ký ninh từ lâu đã được sử dụng làm tác nhân gây đắng trong thực phẩm, và với hàm lượng nhỏ thì nói chung là an toàn. Tuy nhiên, lượng ký ninh được sử dụng trong cà phê TN nói riêng và TẤT CẢ CƠ SỞ cà phê ở Việt Nam nói chung là ở mức khoảng 0,06~0,08 g/kg thành phẩm, tức khoảng 0,0015g~ 0,002g cho mỗi phin.

Ở mức này, thì việc uống cà phê lâu dài sẽ dẫn tới triệu chứng cinchonism, tức ngộ độ ký ninh, bao gồm dị ứng trên da, ù tai, chóng mặt, giảm chức năng nghe và nhiều triệu chứng mang tính cơ hội khác.

Còn chuyện bạn hỏi về "tại sao không có ai lên tiếng" - well, Chi cục Y tế dự phòng Đaklak biết rõ mọi chuyện n ày - nhưng ở Việt Nam nói chung trong mọi vấn đề đều rất khó lên tiếng, và luôn luôn có một kênh nào đó để "bịt". Cho nên, điều nhỏ nhất mà tôi nghĩ có thể làm được là tự mình không uống cà phê, và khuyến khích những người mình biết không uống cà phê.

Tôi chỉ nói những gì tôi chắc chắn hiểu rõ. Tôi không có ý vơ đũa cả nắm. Và cũng hy vọng các bạn không nghĩ thế.

Nhưng về sự giả dối trong ly cà phê Việt Nam, có lẽ các bạn cần hiểu rõ hơn một chút.

So với cách uống cà phê ở phương Tây, thì ly cà phê Việt được uống theo kiểu dễ dãi: cứ mỗi phin cà phê pha ra khoảng 40 ml, được đổ vào một ly nước đá khoảng 180 ml.

Và chính nước đá mới là nguồn gốc của mọi tai hoạ.

Một ly cà phê nguyên chất không đủ đắng để có thể cảm nhận được vị đắng trong chừng ấy nước đá. Nhiệt độ thấp sẽ ức chế sự bay hơi của hương cà phê tự nhiên. Và cảm quan nó không đủ độ sánh để không bị tan loãng ra trong chừng ấy nước đá.

Cho nên, trước Trung Nguyên từ lâu, thì cách hoàn thiện một ly cà phê đá đã bao gồm 3 việc: tăng đắng cho cà phê, tăng mùi hương cho cà phê, và tăng độ sánh cho cà phê.

Cách chế biến truyền thống như sau: Để tăng đắng, người ta thường dùng hạt cau rang. Để tăng mùi, người ta thường dùng nước mắm nhĩ. Còn để tăng độ sánh, người ta dùng đường nấu thành caramel.

Trung Nguyên chỉ là nhà sản xuất đưa ra những giải pháp hiệu quả nhất, và biến nó thành chuẩn mực "cà phê ngon" mà thôi.

Điều đáng nói nhất là khi nó đã thành chuẩn mực, thì sự giả dối nghiễm nhiên lộng giả thành chân.

Về phía các cơ sở sản xuất, thì họ nghĩ - khi những chỉ tiêu chất lượng quan trọng bậc nhất của cà phê - độ đắng, mùi hương, độ sánh - đều là hàng giả, thì việc gì họ phải dùng cà phê thật làm gì?

Về phía người uống, khi đã quen với thuốc ký ninh và đường caramel, họ mất khả năng thưởng thức cà phê ngon thực sự. Và tôi tin chắc rằng, nếu được uống một ly cà phê Blue Mountains hay Hawaii Kona, họ sẽ chửi thề.

Và thế là người Việt, đa phần, đều gật gù trước một ly nước màu đen, pha từ đậu nành hay bắp rang, trộn với caramel, hương liệu, thuốc ký ninh và nghĩ rằng họ đang uống thứ cà phê "có văn hoá đặc biệt nhất thế giới".

Đến đây chính là một ngõ cụt - Ngõ cụt dối trá.

Câu hỏi cuối cùng - chính xác ai phải chịu trách nhiệm cho tình trạng đó? Sự dễ dãi của người uống? Sự xu thời của Trung Nguyên? Hay là trình độ quản lý chất lượng thực phẩm của Nhà nước?

------

P/S: Một điểm cuối cùng, bạn uống ly cà phê Việt, cảm thấy nôn nao, tim đập mạnh, thì đấy có khả năng là ngộ độc ký ninh chứ không phải là do tác dụng kích thích trí não của cà phê như bạn vẫn nghĩ.



Co Pham

*********************************************

vbx không phải là người uống cafe thường, chỉ 1 hoặc 2 lần trong một năm .

Cách đây khoảng hai năm (2009), vbx có người bà con về Việt Nam mang tặng cho gói cafe Trung Nguyen đã chế biến sẵn ... vbx mang để trong sở ... và có một lần vbx mang ra pha uống , tích tắc 3 phút sau , vbx thấy tay chân rã rời, đầu óc choáng váng , tim đập mạnh và blood presure hạ rất thấp ..., vbx gục dài trên bàn làm việc cả hai giờ ... và mình tự trách chắc là do mình không quen uống cafe ... rồi vbx dụt luôn hộp cafe vô thùng rác ...... Từ đó tới nay , khong dám đụng tới cafe , cứ nghĩ là sức khỏe mình không chịu nổi với cafe mà nó kích thích đến tim não như vậy ....

Hai năm sau đọc được bài này, giờ mới vỡ lẽ là mình bị ngộ độc ký-ninh


Posted by: Đa Tình Jun 27 2011, 06:28 AM

QUOTE(LanKhanh @ Jun 17 2011, 06:46 PM) *
.
.
... Ăn thì khổ ... mà cử thì ... lỗ ... tongue.gif
.
.
... Theo mụi ... thì thà chịu ... khổ ... chemieng.gif
.
... thanks.gif winh Đa ... cheekkiss.gif
.
.

Lan Khanh Mụi... cheekkiss.gif

Good answer...winh nghỉ ăn ít cũng hỏng sao... tongue.gif

Lan Khanh... cheekkiss.gif

Posted by: Đa Tình Jun 27 2011, 06:31 AM

QUOTE(vbx @ Jun 20 2011, 10:53 AM) *
vbx không phải là người uống cafe thường, chỉ 1 hoặc 2 lần trong một năm .

Cách đây khoảng hai năm (2009), vbx có người bà con về Việt Nam mang tặng cho gói cafe Trung Nguyen đã chế biến sẵn ... vbx mang để trong sở ... và có một lần vbx mang ra pha uống , tích tắc 3 phút sau , vbx thấy tay chân rã rời, đầu óc choáng váng , tim đập mạnh và blood presure hạ rất thấp ..., vbx gục dài trên bàn làm việc cả hai giờ ... và mình tự trách chắc là do mình không quen uống cafe ... rồi vbx dụt luôn hộp cafe vô thùng rác ...... Từ đó tới nay , khong dám đụng tới cafe , cứ nghĩ là sức khỏe mình không chịu nổi với cafe mà nó kích thích đến tim não như vậy ....

Hai năm sau đọc được bài này, giờ mới vỡ lẽ là mình bị ngộ độc ký-ninh


Tại Nora hỏng biết uống cà phê nữa... chemieng.gif


Posted by: Đông Nhi Aug 9 2011, 07:20 AM



Loại đường hóa học của Trung Quốc đang được những người bán chè, sâm lạnh, sữa đậu nành... hay các quán cơm mua về chế biến


Khi nước phở được chế bằng đường hóa học Trung Quốc



Theo chị N.Hạnh, người đi mua đường hóa học để cho vào phở: "Để nước phở trong, có vị ngọt đậm còn tùy thuộc vào mức độ nước hầm xương là bao nhiêu. Nhưng trung bình, một nồi nước khoảng 10 lít thì cho vào từ 30 - 35 viên đường hóa học (dạng viên thuốc B1) là vừa đủ đậm và ngọt".

LTS: Đường hóa học không rõ nguồn gốc xuất xứ đang được sử dụng khá phổ biến trong chế biến thực phẩm để tạo độ ngọt như nước phở, mắm, thạch, chè…

Để làm rõ tác hại của các loại đường hóa học đặc biệt là đường cyclamate bị cấm sử dụng tại Việt Nam, VTC News xin giới thiệu đến độc giả loạt bài về đường hóa học, đặc biệt là đường cyclamate để độc giả cân nhắc mỗi khi dùng các sản phẩm thực phẩm.

1 kg đường hóa học bằng 40 kg đường mía

Theo khảo sát của VTC News, hiện nay, trên địa bàn Hà Nội, các loại đường hóa học không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn được nhiều cửa hàng đồ khô bán. Điều đáng lo là cả người mua lẫn người bán đều không biết rõ về nguồn gốc cũng như chất lượng của các loại đường hóa học này nhưng vẫn sử dụng.

Trên thị trường xuất hiện khá phổ biến các loại đường hóa học bao bì chữ Trung Quốc có phiên âm La Tinh là Tang Jing (có nghĩa là đường tinh luyện). Loại đường này to bằng hạt đỗ, màu trắng.

Tại chợ Mỹ Đình, trong các cửa hàng đồ khô đều có bán loại đường hóa học này. Chị T.M chủ quầy hàng khô tại đây cho biết, Tang Jing là loại đường được nhiều người mua lựa chọn! Theo chị T.M thì loại đường Tang Jing này tốt hơn cả loại đường Bốn cây mía (một chất ngọt tổng hợp, không có giá trị dinh dưỡng -PV) và có độ ngọt gấp 200- 400 lần so đường cát bình thường, giá từ 220.000- 300.000 đồng/kg.

Chị chủ quầy còn cho biết thêm, loại này thường được những người bán chè, sâm lạnh, sữa đậu nành... hay các quán cơm mua về chế biến.

Tại khu vực chợ Đồng Xuân, theo quan sát của PV, loại đường hóa học xuất xứ từ Trung Quốc Tang Jing xuất hiện khá nhiều tại các quầy bán đồ khô. Theo các chủ hàng tại đây, đường hóa học được bán ra với số lượng lớn và chỉ bán sỉ chứ không bán lẻ.

Tại gian hàng bán đường H.C, chị chủ quầy cho hay: "Bình thường, mỗi ngày cửa hàng tôi bán từ 5 - 7 kg đường hóa học. Loại này mùa nào bán cũng được nhưng mùa hè và những tháng giáp tết là bán với số lượng lớn hơn cả".



Hai loại đường hóa học phổ biến hiện đang được người mua rất ưa chuộng. Hình chụp tại đường Nguyễn Thiện Thuật, Hoàn Kiếm, Hà Nội


Chị cũng cho biết thêm, đường hóa học có vị ngọt hơn đường thông thường từ 30-70 lần, thậm chí có loại ngọt hơn từ 200-600 lần, lại rẻ và dễ sử dụng nên được mua nhiều.

Chị chủ quầy này còn nhiệt tình đưa công thức sử dụng: "Cứ 1kg đường hóa học (loại viên to bằng hạt đỗ, hình thoi) giá 220.000đồng/kg nhưng có độ ngọt cao hơn đường mía đến 40 lần, tức tương đương 40 kg đường thường. Còn loại ngọt hơn, cũng tính tương tự thế để biết hàm lượng sử dụng".

Nhưng chị bán hàng này cũng thừa nhận, thực chất các loại đường hóa học chỉ tạo ra vị ngọt chứ không có giá trị dinh dưỡng như đường kính bình thường.

Không chỉ các gian hàng trong chợ, dọc các con phố Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Thiệp, Cao Thắng quanh chợ Đồng Xuân, hầu hết, các cửa hàng bán đồ khô cũng đều có bán các loại đường hóa học nhưng phổ biến nhất là hai loại đường có xuất xứ từ Trung Quốc kể trên.

Những người bán mặt hàng này chỉ biết đến tác dụng tạo vị ngọt của đường hóa học còn thành phần, xuất xứ thực sự của nó không hề được giới thiệu đến.

Có mặt tại một quầy hàng ở ngã ba đường Nguyễn Thiện Thuật, Cao Thắng và Nguyễn Thiệp, PV nhận thấy, một khách hàng tên N.Hạnh đang lựa chọn đường hóa học để về nấu phở. Chị chủ quầy nhanh nhẹn giới thiệu về loại đường dạng viên B1: "Loại này, nước ngọt đậm mà nó còn có vị tổng hợp, có thể thay thế cho các loại gia vị khác. Với giá 120.000- 220.000 đồng/kg (tùy theo từng loại) mua về sẽ tiết kiệm được nhiều khoản".

Chị chủ quầy cũng quảng cáo thêm: "Hiện nay, loại này được nhiều người lựa chọn hơn các dạng bột và loại viên nhỏ vì nó dễ chế biến".

Ngay sau đó, chị N.Hạnh chọn 1 túi 500g dạng B1 và 100g loại hạt hình thoi màu trắng trong. Theo quan sát của PV, cả 2 loại đường chị N.Hạnh vừa chọn đều không có nhãn mác, địa chỉ cụ thể.

Khi PV hỏi thêm về chất lượng các loại đường này, chị chủ quầy cho biết: "Cứ yên tâm mà dùng. Nếu không hài lòng mang lại đây, tôi đền cho cái khác".



Chị N.Hạnh hướng dẫn, một nồi nước phở 10 lít chỉ cần cho 30 - 35 viên đường hóa học (loại giống viên B1) là đủ đậm và ngọt


Trao đổi thêm với chị N.Hạnh, PV được chị tận tình hướng dẫn về công thức pha chế nước phở với loại đường hóa học: "Để nước phở trong, có vị ngọt đậm còn tùy thuộc vào mức độ nước hầm xương là bao nhiêu. Nhưng trung bình, một nồi nước khoảng 10 lít thì cho vào từ 30 - 35 viên đường hóa học (dạng viên thuốc B1) là vừa đủ đậm và ngọt.

Ngoài ra, loại đường này đã tổng hợp nhiều phụ gia khác nên cũng không cần dùng nhiều hạt nêm, mì chính".

Thấy PV còn băn khoăn về việc pha chế cũng như chất lượng của loại đường hóa học, chị khách hàng này trấn an: "Yên tâm đi. Chị dùng loại này từ lâu rồi. Dùng đúng mức độ cho phép là đảm bảo. Hơn nữa, đường hóa học cũng tùy từng loại, chứ nếu có hại thì sao được sử dụng và bày bán rộng rãi"?

Chưa hết giật mình vì mức độ chủ quan của cả người bán lẫn người mua với loại đường hóa học không rõ nguồn gốc này, chị chủ quầy hàng còn bổ sung thêm vào câu chuyện giữa PV với chị khách hàng N.Hạnh: "Loại đường này đắt hàng nhất là vào các dịp cuối năm. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh kẹo, mứt, nước ngọt ... thường lấy với số lượng lớn vì nó rẻ nên cho lợi nhuận cao hơn nhiều so với sử dụng đường mía".

Biết có hại nhưng vẫn bán - vẫn dùng


Trong quá trình tìm hiểu, PV phát hiện rằng, hầu hết người bán lẫn người mua đều biết tác hại của các loại đường hóa học nhưng vì mục đích kinh doanh nên họ vẫn sử dụng.

Chị T.M, tiểu thương chợ Mỹ Đình khẳng định, dùng đường hóa học một vốn bốn lời: "Hàm lượng ngọt của nó cao nên sẽ đỡ tốn tiền hơn so với loại đường mía. Chỉ cần mua 0,5g với giá 15.000 đồng là có một nồi chè to để bán.

Tuy nhiên, khi chế biến không nên chỉ dùng đường hóa học vì nó sẽ tạo ra vị ngọt hắc, có vị hơi chát và hơi có vị đắng. Vì vậy, nên dùng thêm đường mía khi pha chế thêm để chè ngọt, ngon hơn".


Mặc dù biết có hại cho sức khỏe nhưng vì lợi ích kinh tế nhiều chủ quầy vẫn bán


"Sử dụng đường hóa học nhiều không tốt nhưng nếu sử dụng đúng lượng cho phép thì vẫn có thể được. Nhưng hầu hết người bán hiện nay đều lạm dụng đường hóa học đặc biệt trong chế biến ô mai, sữa đậu nành, chè… Nếu tinh ý, chúng ta sẽ phân biệt được các loại thực phẩm này có chứa đường hóa học hay không. Bởi, đường mía thường có vị ngọt dịu và mát còn đường hóa học có vị ngọt đậm, hắc và khe khé ở cổ họng khi sử dụng. Thậm chí, một số loại đường hóa học có vị chát và đắng", chị T.M nói thêm.

Đồng quan điểm với chị T.M, chị Thanh Tân (trú tại Hà Nội) cũng cho biết, khi ăn ô mai, chị cũng cảm nhận được vị ngọt hắc. "Nếu là đường mía thì không thể ngọt được như vậy", chị Tân nói.



Nhiều người tiêu dùng khẳng định, nhiều sản phẩm ô mai bán trên địa bàn Hà Nội đã sử dụng đường hóa học


Còn chị N.Hạnh, vị khách hàng tìm mua đường hóa học về nấu phở mà PV đã có dịp trao đổi ở trên cho biết: "Tôi cũng nghe nói sử dụng nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng vì loại đường này rất tiện lại rẻ nên mình cứ mua về chế biến thôi. Chắc dùng ở mức độ cho phép sẽ không sao cả". Tuy nhiên, khi PV hỏi, dùng bao nhiêu là ở mức độ cho phép, chị khách hàng này nói: "Nước phở tôi pha chế, khách ăn và khen ngon thế là đủ lượng"?.

Chị chủ quầy đường H.C trong chợ Đồng Xuân cũng chia sẻ: "Loại đường phổ biến nhất hiện nay là viên loại to bằng hạt đỗ. Loại này có độ ngọt cao nên được sử dụng đa dạng trong chế biến. Mình bán thật nhưng nhiều khi mua đồ về ăn có cảm giác hơi sợ. Bởi, thực tế loại đường này được sử dụng khá rộng rãi trong các món ăn, đồ giải khát…. mà nếu lạm dụng nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người".

Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu hóa học, điều nguy hiểm của những loại đường hóa học này là nó hòa tan trong nước, không màu, không mùi nên khó phát hiện.

"Chỉ có thể chỉ tên "đích danh" qua phân tích hoá học. Nếu nhà sản xuất cho 7 phần đường mía và 3 phần đường hóa học thì ngay cả các chuyên gia cũng không thể phát hiện ra.

Do vậy, ngay cả những loại được phép sử dụng cũng rất cần được quản lý và hướng dẫn sử dụng trên nguyên tắc đảm bảo an toàn. Nếu dùng quá liều thì ngay cả loại không bị cấm chỉ định cũng có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe con người", một vị chuyên gia khuyến cáo.

Hiện nay, tại Việt Nam, các chất tạo ngọt manitol, acesulfam K, aspartame, isomalt, saccharin (và Na, K, Ca của nó), sorbitol và sirô sorbitol, sucraloza được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm với giới hạn tối đa và có quy định rõ ràng. Các chất tạo ngọt này được dùng trong sản xuất, chế biến đồ uống và các thực phẩm có năng lượng thấp.

Tuy nhiên, những chất này được dùng trong giới hạn cho phép và phải có nguồn gốc rõ rằng ghi trên nhãn mác. Theo quy định liều lượng (ADI) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), aspartame có ADI là 40mg thì mức tiêu thụ tối đa nếu người có cân nặng 60kg là: 60×40 =2.400mg, nhưng WHO vẫn khuyên chỉ nên sử dụng 30% liều lượng cho phép, tức là 800 mg/ngày để bảo đảm an toàn cho gan, thận.

Theo Quyết định 3742/2001/QĐ-BYT của Bộ y tế ngày 31/8/2001 thì đường hóa học Cyclamate và một số loại đường hóa học hiện đang được bán không rõ nguồn gốc, xuất xứ đều không có trong danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm.

Posted by: VanAnh Aug 10 2011, 09:56 AM



Nguy cơ từ công nghệ tẩy trắng dừa
Thùng hóa chất dùng để ngâm dừa (chỗ khoanh tròn)
(Ảnh: Nguyễn Khánh)


Nguy cơ từ công nghệ tẩy trắng dừa


Dừa trắng (loại dừa đã bóc vỏ) có bề ngoài bắt mắt và rất tiện dụng, chỉ cần chọc ống hút qua mầm là có thể thưởng thức thứ nước ngon ngọt. Thế nhưng mấy ai hiểu sau quá trình sản xuất, có thể dừa trắng đã trở thành... thuốc độc (!)

Để có vỏ ngoài trắng nõn với thứ nước mát lịm, các lái buôn dừa đã phải bỏ công gọt vỏ và... ngâm chúng vào hóa chất.

“Không phải ai cũng dám làm”

Công đoạn làm ra quả dừa trắng khá đơn giản: Chỉ cần gọt lớp vỏ xanh cứng rồi bỏ vào hóa chất chừng 5 - 10 phút là xong. Tuy nhiên, không phải lái buôn nào cũng biết cách làm và không phải ai cũng dám làm dừa trắng.

Theo chân một lái buôn dừa ở Hà Nội tới một cơ sở sản xuất nằm ngay trên đường Khuất Duy Tiến nối dài (Hà Nội), trong vai “lính mới” vào nghề học hỏi kinh nghiệm, tôi được anh M. tận tình chỉ cho các công đoạn làm dừa trắng. Anh M. bật mí: “Nhìn thì rất đơn giản nhưng trên thực tế không mấy ai biết về cách làm dừa, ngoài những người trong nghề. Để có quả dừa trắng tinh thì hóa chất để ngâm mang tính quyết định”. Chất dùng ngâm dừa là một hỗn hợp được pha trộn từ axit photphoric và lưu huỳnh.

Tại cơ sở này, có một người làm nhiệm vụ nhúng dừa vào hóa chất, những người còn lại có nhiệm vụ gọt vỏ. Hóa chất được đổ vào một thùng phi nhựa, hòa với nước. Dừa gọt vỏ xong được thả vào thùng phi hóa chất, sau 5 - 10 phút vớt ra đặt vào những giá nhựa để sẵn cho ráo nước, sau đó mang đi tiêu thụ. Nếu quả dừa sau khi vọt vỏ mà không ngâm vào hóa chất thì nhanh chóng chuyển sang màu vàng, còn trái dừa đã ngâm thì có màu trắng mướt, trông rất hấp dẫn.

Người làm nhiệm vụ thả dừa vào thùng hóa chất phải đeo găng tay, có nơi dùng gáo để vớt chứ không dám nhúng ta vào. Thùng hóa chất có mùi nồng nặc, nếu không quen có thể gây chóng mặt và buồn nôn. Chỉ đứng cạnh thùng một lúc mà chúng tôi có cảm giác lợm giọng, khó chịu. Anh M. cho biết: “Hóa chất mà anh thường dùng được mua từ khu hóa chất Sài Đồng, Gia Lâm (Hà Nội)”. Tại đó, hóa chất được bày bán công khai, ai mua cũng được.

Nhắm mắt làm ngơ

Người dân thường thích đẹp mã và tiện lợi nên không để ý, nhưng với dân lái buôn dừa thì không ai là không biết việc ngâm hóa chất ảnh hưởng đến chất lượng dừa. Một quả dừa sau khi bóc bỏ lớp vỏ cứng thì thấm và giữ nước rất lâu bởi lớp xơ xốp và các hóa chất từ từ ngấm vào trong nước dừa. Khi đã ngâm hóa chất thì không phải lo việc dừa héo bởi hóa chất không những chỉ có tác dụng giữ cho dừa có một vẻ ngoài trắng muốt mà còn làm cho dừa tươi rất lâu, gấp từ 2 - 3 lần so với quả dừa bình thường. Thường thì những cơ sở sản xuất dừa trắng đều biết tác hại sau khi sử dụng nhưng vì lợi nhuận nên nhắm mắt làm liều.

Theo GS.TS Trần Văn Sung, nguyên Viện trưởng Viện Hóa học, đối với đồ ăn, đã dùng đến hóa chất là không tốt, nhất là với lưu huỳnh và axit phôtphoric. Về tính chất hóa học, lưu huỳnh có tác dụng tẩy trắng, nhưng việc sử dụng lưu huỳnh để tẩy trắng phải có quy trình công nghệ và phải có sự kiểm soát. Việc sử dụng hóa chất một cách tự phát để tẩy trắng dừa là rất nguy hiểm, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe con người.

Posted by: Sơn Hà Jul 25 2011, 05:55 PM






Caramen tạo mùi, màu và vị đắng tự nhiên

Hóa chất “biến” bắp, đậu thành... cà phê

Lần theo những “đầu nậu” cung cấp hàng sỉ cho các lò sản xuất cà phê bẩn, chúng tôi phát hiện nguồn của loại hóa chất dùng trong pha chế cà phê chủ yếu là từ Trung Quốc, tập kết tại “chợ hóa chất” Kim Biên, TPHCM.

Ông Nguyễn T.C (Biên Hòa, Đồng Nai) khẳng định rằng toàn bộ hoá chất chế cà phê bẩn đều có nguồn gốc Trung Quốc. Bằng nhiều con đường khác nhau, những loại hóa chất này được tập trung về chợ Kim Biên (phường 13, quận 5, TPHCM). Đa phần những người chế biến cà phê “không lương tâm” đều đến chợ này để mua hóa chất, hương liệu. Nếu mua với số lượng lớn, thường xuyên, chủ lò cà phê sẽ được các “đầu nậu” giao hàng tận nơi.


Tinh ca cao cho vào bột cà phê để tạo mùi

Từ Đồng Nai, chúng tôi ngược về TPHCM để đến với nơi bán loại hóa chất mà những chủ lò thường rỉ tai nhau là “nếu không có những thứ chất đó thì không bao giờ bột bắp, bột đậu nành có thể “biến” thành cà phê được”. Từ đầu cổng chợ, các ki-ốt chuyên bán hóa chất, hương liệu đủ loại mọc san sát nhau.

Còn nhớ vào tháng 11/2009, khi thực hiện bài viết “Hãi hùng mục kích lò bún”, phóng viên báo đã từng đến chợ này để tìm hiểu nguồn gốc và tác hại của loại hóa chất tẩy trắng bún có tên Tinopal. Đến nay, trở lại chợ sau gần 2 năm, chợ vẫn hoạt động buôn bán sầm uất, các loại hóa chất có phần đa dạng hơn.

Vừa bước vào cổng chợ, chưa cần hỏi, chúng tôi đã được những người bán hàng chào mời, quảng cáo với mức độ đeo bám quyết liệt. Đa phần người vào đây là đi mua hóa chất, phụ gia, hương liệu… với nhiều mục đích khác nhau nhưng chắc chắn chủ yếu để phục vụ cho việc kinh doanh không chân chính.
Các cửa hàng, ki-ốt bày bán la liệt những loại hóa chất, hương liệu với đủ loại nhãn mác, thương hiệu. Thấy chúng tôi đứng tần ngần trước cửa ki-ốt Đức T., bà chủ hàng chạy ra đon đả chào mời. Chúng tôi ngắm nghía một hồi lâu để tìm tên các loại hóa chất giữa “mê hồn trận” hóa chất của ki ốt. Bà chủ tỏ vẻ không hài lòng, quát: “Làm gì mà nhìn dữ vậy. Có phải công an, quản lý thị trường thì nói tiếng nghen. Đừng có hù à…”. Khi nghe chúng tôi giới thiệu là 2 khách “dưới tỉnh” lên Sài Gòn mua hóa chất về mở lò sản xuất cà phê, bà chủ dịu giọng, bắt đầu tư vấn cách chế biến cà phê bằng bột bắp, đậu nành… mà bà học được từ những khách hàng hay mua phụ gia tại đây.

Bà Thảo nói ai muốn sản xuất cà phê theo công thức “không cà hoặc ít cà” đều phải mua các loại hóa chất có tên: CNC, caramen, tinh sữa, tinh ca cao, tinh cà phê, bơ công nghiệp, đường hoá học, bột vani…

Tôi hỏi: “Chi nhiều dữ vậy?”. Bà Thảo cười, nhanh nhảu giải thích: “Chất CNC làm keo cà phê. Đảm bảo khi anh cho chất này vào là cà phê khi pha sẽ có chất kết dính sền sệt nhìn rất bắt mắt. Caramen thì tạo mùi vị. Anh muốn đắng kiểu nào cũng được, mùi nào cũng có. Còn chất tạo bột trắng này thì chỉ cần cho một chút là ly cà phê đầy tràn bọt khi khuấy nhẹ rồi…”.
Giá các loại hóa chất này cũng không “mềm” chút nào. Trên mỗi loại đều có ghi bảng giá rất cụ thể. Chất CNC, caramen có giá dao động từ 250.000-300.000 đồng/lít. Tinh sữa 120.000đ/kg, tinh ca cao giá 350.000đ/kg, bơ (mỡ) công nghiệp của Trung Quốc có giá chỉ 50-60.000đ/kg… Hỏi có loại nào của Việt Nam không, bà Thảo chỉ ngay về phía góc trong nhà: “Đấy. Mỡ động vật. Mỡ cừu đấy. Nhưng giá 270.000 đồng/kg. Loại mỡ này dùng sấy cà phê thì tốt lắm nhưng có ai mua loại này đâu. Lỗ chết…”.
Bình quân các cửa hàng này sẽ bán rẻ hơn 10.000-30.000 đồng cho mỗi loại hóa chất nếu khách mua sỉ, số lượng nhiều. Thường thì giá bán của các sạp bên ngoài cổng “mềm” hơn một chút so với các quầy bên trong chợ.


Tinh sữa cà phê

Để “níu khách”, bà Thảo còn nhiệt tình hướng dẫn chúng tôi cách sử dụng các loại hóa chất này sao cho phù hợp. “Anh mới mở lò, chắc chưa có kinh nghiệm lắm đâu… Sau khi bắp và đậu nành được xay nhuyễn, anh cho chút tinh sữa này vào thì bột trở lên bóng mịn, thơm và ngậy lắm. Muốn cà phê có mùi thơm phức như loại thượng hạng thì cho thêm tinh ca cao này vào. Khi pha chế, anh cho thêm ít đường hóa học vào thì đảm bảo dù bột bắp, đậu nành cháy đen, đắng cỡ nào nhưng khi cho vào sẽ giúp cho bột có vị ngọt, đắng tự nhiên. Để cà phê thêm đậm thì pha chút rượu Rum vào thì bột bắp cũng thành cà phê số một”.


Mỡ công nghiệp xuất xứ Trung Quốc để tạo độ béo ngậy cho cà phê

Ngoài việc bán hóa chất, nhiều cửa hàng ở chợ Kim Biên còn bán loại bao bì mẫu dùng để đựng cà phê. Nhiều nhất là khu vực đường Trang Tử (phường 14, quận 5). Ở đây thiết kế sẵn cả chục loại bao bì cực kỳ bắt mắt, rất đẹp với đủ trọng lượng khác nhau. Hầu hết cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ thường đến đây để lấy hàng. Giá bao bì mẫu khoảng 140.000 đồng/kg. Thông thường, các cửa hàng này chỉ nhận làm mẫu với số lượng từ 5kg bao trở lên. Mua bao xong chủ nhân muốn in tên gì lên trên cũng được, chỉ cần đem đến tiệm, chớp nhoáng là xong…
Mang mớ hóa chất, hương liệu pha chế cà phê bẩn về mà lòng chúng tôi không thôi cảm giác hoang mang. Tôi chợt nhớ câu nói của người pha chế cà phê có tâm là ông Nguyễn T.C: “Nông dân trồng cà phê thì ít người giàu, nhưng các công ty cà phê lớn nhỏ đều giàu cả!”.

Theo XL

----------------

Rất nhiều mì gói ở VN chứa chất độc phá hủy ADN

Cơn sốc vì thực phẩm có chứa DEHP còn chưa qua thì mấy ngày gần đây người tiêu dùng lại thêm một phen "rùng mình" vì phát hiện mì gói có chứa phẩm màu Tartrazine (E102), có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là với nam giới và nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, như gây phản ứng hen, phát ban, phá hủy ADN...

Cơn sốc vì thực phẩm có chứa DEHP còn chưa qua thì mấy ngày gần đây người tiêu dùng lại thêm một phen "rùng mình" vì phát hiện mì gói có chứa phẩm màu Tartrazine (E102), có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là với nam giới và nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, như gây phản ứng hen, phát ban, phá hủy ADN...


Sản phẩm mì gói được cho là có chứa phẩm màu Tartrazine (E102)

E102 là chất màu tổng hợp có màu vàng chanh, không chỉ được sử dụng phổ biến ở mì ăn liền mà còn có trong đồ uống, rượu, nước giải khát, snack v.v… Hiện dư luận đang e ngại trước thông tin mì ăn liền chứa E102 (hay phẩm màu Tartrazine) có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là với nam giới và nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, như gây phản ứng hen, phát ban, phá hủy ADN...
Những nghiên cứu khoa học trên thế giới cho đã cho thấy ở lứa tuổi từ 3-9, nếu sử dụng liên tục sản phẩm thực phẩm có chứa E102 một thời gian dài, sẽ bị ảnh hưởng. Mà rõ nhất là tăng sự hiếu động, dễ cáu gắt, kém tập trung của trẻ và ảnh hưởng đến sinh lý của nam giới. Hiện nhiều nước vẫn sử dụng E102 trong chế biến thực phẩm, chỉ có một số nước có khuyến cáo cần phải ghi rõ trên bao bì nhãn mác để người tiêu dùng có sự lựa chọn. Riêng Nhật Bản là nước cấm không được sử dụng E102 trong chế biến mì.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết: Ở Việt Nam, năm 2010 đã tiêu thụ khoảng 5 tỷ gói mì ăn liền, đứng vị trí thứ 4 trên thế giới trong tiêu thụ mì ăn liền.

Trong khi đó, từ trước tháng 3/2011, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền đều sử dụng phẩm màu tổng hợp E102 để có được màu sắc hấp dẫn và tiết kiệm chi phí sản xuất so với việc sử dụng màu chiết xuất từ tự nhiên.

Vì thế, dư luận quan tâm trước thông tin này là hoàn toàn cần thiết, để bảo vệ quyền lợi của chính mình.

"Mì gói là thức ăn nhanh gọn, tiện dụng mà rất nhiều gia đình lựa chọn và ưa thích. Đặc biệt là lũ trẻ nhà tôi luôn ăn mì gói buổi sáng trước khi đến trường. Mới đây tôi đang rất lo ngại vì thạch rau câu, giờ lại thêm mì ăn liền nữa thì người tiêu dùng chúng tôi không biết phải làm thế nào để bảo vệ sức khoẻ của mình và gia đình." - Chị Nguyễn Thị Hảo (Tam Trinh - Hà Nội) lo lắng nói.
"Mỗi tuần tôi ăn mì gói khoảng 10 lần, thường là vào buổi sáng và buổi tối. Vì con trai rất ngại nấu nướng, công việc của tôi cũng bận rộn nên không mấy khi đi ăn tử tế được. Trước giờ tôi cũng nghĩ là ăn mì gói sẽ không có lợi cho sức khoẻ, vì nó nóng nhưng cũng không nghĩ là nó có sử dụng phẩm màu có hại... Từ giờ tôi sẽ hạn chế ăn mì nhưng cũng không chắc là có thể từ bỏ. Thôi thì sống chết có số cả" - Anh Hoàng Đức Long (Trần Khát Chân - Hà Nội) cho biết.
65230703-vnm_2011_357947.JPG


Sản phẩm mì gói được bày bán rất nhiều tại các cửa hàng và siêu thị, được người dân Việt Nam ưa thích.

Có thể thấy, trong thời gian gần đây người tiêu dùng đã nhận được không ít những thông tin liên quan đến sức khoẻ của cá nhân họ và gia đình. Cơn sốc vì thực phẩm chứa DEHP còn chưa qua thì mì gói có sử dụng phẩm màu E102 lại tiếp tục "giáng xuống" khiến không ít người, hoặc là có cái nhìn bi quan thực sự về thực phẩm, hoặc tự tìm cách an ủi mình theo kiểu "sống chết có số".
Cũng từ những hoang mang, lo ngại từ người tiêu dùng mà trong thông báo ngày 6/7, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã nêu rõ: Đây là vấn đề mà Cục An toàn vệ sinh thực phẩm hết sức quan tâm. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã nhiều lần tham khảo ý kiến các chuyên gia và đã tư vấn trực tiếp với các chuyên gia về phụ gia thực phẩm tại hội nghị Đại hội đồng Codex thế giới lần thứ 34 tại Giơ-ne-vơ Thụy Sỹ (4-10/7/2011).
Theo đó, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm nhận định rằng, phẩm màu E102 đã được Ủy ban hỗn hợp về phụ gia thực phẩm Quốc tế FAO/WHO (gọi tắt là JECFA) cũng như Ủy ban khoa học Châu âu nghiên cứu từ những năm 1965-1966; 1975;1984 trên cơ sở các bằng chứng khoa học và thực nghiệm đều thống nhất quy định mức ăn vào hàng ngày chấp nhận được ADI 0 - 7,5mg/kg thể trọng/ngày.
Ở Việt Nam việc sử dụng phẩm màu E102 đã quy định có tính pháp lý (QĐ 3742). Dù vào thời điểm hiện nay, ở nước ta vẫn chưa có một thông báo chính thức hay một cuộc nghiên cứu nào liên quan đến các sản phẩm mì gói bán trong nước có sử dụng phẩm màu E102. Nhưng có thể nhận thấy, với việc các công ty sản xuất mì gói tại Việt Nam có sử dụng phẩm màu tổng hợp để có được màu sắc hấp dẫn và tiết kiệm chi phí sản xuất thì dù hàm lượng có nằm trong tiêu chuẩn quy định hay vượt quá ngưỡng cho phép đều khiến người dân không khỏi hoang mang, lo ngại.
Mặt khác, với những thông tin đang được cảnh báo từ nước ngoài như việc Nhật Bản, Hàn Quốc hạn chế việc sử dụng phẩm màu E102 thì đây là một vấn đề cần được lưu tâm để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Cũng chính vì lý do đó, trong thông báo ngày 6/7, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã trấn an người tiêu dùng khi cho rằng: cho đến thời điểm hiện nay nếu phẩm màu này được sử dụng đúng hàm lượng theo quy định thì vẫn bảo đảm an toàn.

Bên cạnh đó, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm sẽ tiếp tục cập nhật trên cơ sở tư vấn của ban kỹ thuật phụ gia thực phẩm thuộc Ủy ban Codex Việt Nam và phân tích các tài liệu khoa học của thế giới đối với E102 để đưa ra các khuyến nghị kịp thời và chính xác nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Còn với ông Nguyễn Mạnh Hùng (Phó chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng) thì "dù chất E102 hiện nay vẫn nằm trong danh mục được phép sử dụng ở VN nhưng nếu đặt lợi ích, quyền lợi NTD lên trên, đặc biệt là vấn đề sức khỏe thì DN phải chủ động trong việc tìm 1 thứ phẩm màu an toàn khác thay thế.

Như vậy mới được coi là đạo đức kinh doanh và có trách nhiệm với NTD. Bởi sự độc hại của chất này, chúng ta đã biết thế giới đã công bố những nghiên cứu, gần đây nhất, tháng 3/2011, ở VN đã có 1 cuộc hội thảo về phụ gia phẩm màu thực phẩm, thì việc này đã được công khai hóa. Một câu hỏi đặt ra là những DN này đã đặt quyền lợi của NTD lên hàng đầu hay chưa?"

"... Theo thông tin mà chúng tôi được biết, từ trước tháng 3/2011 hầu hết doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền đều sử dụng phẩm màu tổng hợp E102 để tiết kiệm chi phí sản xuất từ 50-100 VND/gói mì so với việc sử dụng màu chiết xuất từ tự nhiên. Nếu nhân với 5 tỷ gói mì ăn liền thì các nhà sản xuất kinh doanh đã thu được 1 khoản lợi nhuận rất lớn.

Trước vấn đề an toàn sức khỏe, tính mạng NTD, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD VN đã và đang có những hành động cụ thể. Trong vụ việc chất phẩm màu E102 chúng tôi cũng đang theo dõi rất chặt chẽ việc xử lý của các cơ quan chức năng.

Chúng tôi sẽ có công văn chính thức kiến nghị Bộ Y tế đưa chất E102 ra khỏi danh mục các chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm theo Quyết định 3742/QD BYT ngày 31/8/2001 của Bộ Y tế." - Ông Nguyễn Mạnh Hùng - P. Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người Tiêu Dùng Việt Nam cho biết.

Theo XL
-----------------------

Bún chả Hà Nội thơm lừng nhờ phụ gia lạ của TQ

Đa số các loại hương liệu, dầu trát này đều được giới thiệu là hàng nhập khẩu, đảm bảo chất lượng, không phải phẩm công nghiệp.
Hương liệu chế thịt nướng “made in China”.
Khu vực quầy hương liệu trong chợ Đồng Xuân luôn đông nghẹt khách, lối đi nhỏ khách hàng muốn mua hàng phải chen khéo để đi. Trong vai một người khách hàng muốn mua hương liệu làm quán nướng, món quay người bán hàng chào đón rôm rả.

Các loại hương liệu ở đây được bày bán rất nhiều, đa chủng loại sử dụng vào các mục đích khác nhau: nào là hoa hồi, hoa trà, hoa quê, quế, tinh dầu bò, tinh dầu lợn, tinh dầu gà và các phụ gia thực phẩm khác. Đặc biệt là những loại phụ gia để chế biến các món chả nướng giúp chả có màu đẹp và thơm ngon, cuốn hút.

Tại quầy hàng N. H người bán hàng lôi ra một lọ hỗn hợp như dạng sa tế và giới thiệu để làm món nướng như vịt nướng, thịt nướng. Ngoài ra, các loại tinh dầu có mùi vịt, mùi gà khách muốn mua phải đặt hàng trước người bán hàng sẽ lấy về.

Người bán hàng tên Huyền cầm lọ phụ gia chi chít chữ Trung Quốc cho biết “Làm bún chả gia đình ăn thì người ta ít sử dụng đến công cụ hỗ trợ này nhưng làm hàng bán thì cần phải có. Mỗi lọ có thể dùng cho 30kg thịt. Chỉ cần ướp qua thịt trước khi nướng đã có màu vàng ngon, thay vì màu trắng nhờ nhờ".


Những hộp phụ gia thực phẩm có cả tác dụng làm vàng thịt nướng

Người bán hàng khẳng định thêm màu nước hàng (nước dùng ăn bún chả) cho vào chỉ làm cho thịt nướng vàng, không thơm như loại phụ gia này. Thông thường người làm hàng sẽ phải ướp các loại gia vị nhưng khi sử dụng lọ gia vị tổng hợp này thì người làm hàng không cần cho thêm các loại tinh dầu, hương liệu khác.

Chúng tôi ghé sang hỏi loại phụ gia dùng cho ngan quay, vịt quay, gà quay người bán hàng rôm rả giới thiệu loại phụ gia đựng trong lọ thủy tinh, nhìn thoáng qua người mua sẽ tưởng đó là những lọ si rô. Những chai lọ này chúng có màu vàng sậm được người bán hàng cất kỹ, khi có khách hỏi mua người bán hàng mới mang ra cho khách.

Ngoài ra, theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài những phụ gia đóng chai còn có các loại phụ gia đựng trong túi dùng cho các món thịt xiên nướng, thịt nướng chả (làm trong quán bún chả). Giá cả của những mặt hàng này rất rẻ từ 30 đến 50 nghìn đồng/bình 1000 mg..

Kinh hoàng chất tẩy gây loét nội tạng?

Không chỉ có các phụ gia giúp lên đời thịt nướng ngon. Các cửa hàng còn bán cả phụ gia tẩy rửa thịt giúp thịt hết mùi.

Đa số những loại hóa chất này đều được khuyến cáo là không nên lạm dụng. Một số chủ cửa hàng còn có thể dùng nước vôi giúp thịt hết mùi hôi và trắng không đen.

Chúng tôi ghé qua phố Hàng Buồm để hỏi mua chất tẩy rửa thịt khiến thịt bớt hoi. Lấy lý do thịt lợn nuôi công nghiệp nhiều nên có mùi gây, hoi cần mua một phụ gia để tấy bớt mùi.

Tại của hàng N.M phố Hàng Buồm, chị chủ quán mang ra một bịch bột màu trắng và quảng cáo “bột này giúp tẩy bớt mùi thịt, không chỉ hoi hay gây mà tinh bột nay ngâm vào nước còn giúp thịt ôi thiu thành thịt tươi".

Chị hướng dẫn nếu dùng 2 kg thịt lợn thì chỉ cần hai thìa bột và cho vào một xô nước ngâm khoảng 4,5 phút là vớt ra. Lúc này mùi hôi, mùi thiu của thịt sẽ biến mất. Ngoài ra, hóa chất này còn giúp thịt trông tươi hơn.


Bột có tác dụng tẩy trắng trên phố Hàng Buồm

Phóng viên tìm đến Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, trao đổi về việc tẩy mùi thịt ôi một cán bộ trong viện khẳng định có thế chất đó là Sunfua dioxit (SO2). SO2 ở dạng bột hòa với nước sau đó nhúng thịt vào. SO2 là chất được dùng trong công nghệ chế biến thực phẩm với mục đích kéo dài thời gian bảo quản và chống vi khuẩn xâm nhập.

SO2 có thể làm thịt ôi mất mùi ôi thiu, nếu người sử dụng dùng trong chế biến sẽ khiến khách hàng không biết thị ôi thiu. Nhưng dùng để ngâm thịt ôi bán sống thì không làm mất màu thâm của thịt sẽ phải dùng thêm hóa chất khác.

SO2 dùng tẩy mùi thực phẩm nếu ăn nhiều sẽ gây loét nội tạng như thành ruột, dạ dày, tá tràng…

(Theo Giáo dục Việt Nam)
-------------------

Phẩm vàng tổng hợp, rước họa vào thân

Phẩm vàng tổng hợp, thứ phẩm đang được dùng trong rất nhiều loại thực phẩm tiêu thụ ở Việt Nam, nhất là mỳ tôm, vừa được cảnh báo có nguy cơ gây nhiều chứng bệnh.



Một số thực phẩm bán trên thị trường có chứa http://www.muivi.com/muivi/index.php?option=com_rd_glossary&task=view&id=5E102 như bánh pudding, bánh hỗn hợp, đồ uống có ga, kẹo cao su, mì, snack, v.v... E102 được sử dụng rộng rãi hơn cả trong nhiều sản phẩm mỳ ăn liền.

Khảo sát qua các chợ và siêu thị ở Hà Nội, chúng tôi thấy một số sản phẩm mỳ ăn liền công khai ghi có sử dụng màu tổng hợp E102 như mỳ Hảo Hảo hương vi sa tế hành, mỳ xào Táo Quân hương vị thập cẩm, mỳ Hảo Hảo hương vị nấm, mì Miliket, mỳ Cung Đình, v.v... Hay món nui (dùng để nấu nước súp, xào với các loại rau, củ, thịt, hải sản, gia vị) cũng thấy ghi trên bao bì có dùng “màu thực phẩm tổng hợp E102”.

Đây thực sự là một mối nguy lớn đối với sức khỏe người tiêu dùng khi, tại Việt Nam, sản lượng mỳ tiêu thụ trong năm 2010 là 5 tỷ gói, theo báo cáo tháng 4-2011 của Cty Nghiên cứu Thị trường Euromonitor International.

Dự báo, thị trường mỳ ăn liền của Việt Nam tăng trưởng từ 15-20% mỗi năm và, như vậy, đến năm 2015, mức tiêu thụ mỳ ăn liền tại Việt Nam sẽ lên đến 10 tỷ gói.



Các nhà khoa học khuyến cáo cần làm rõ lứa tuổi và mức độ trẻ Việt Nam bị tác động khi ăn mỳ gói có dùng phẩm màu vàng E102 ở các liều lượng khác nhau.

EU cảnh báo, Nhật Bản không dùng

Phẩm vàng tổng hợp đó, theo PGS.TS Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, Bộ Y tế, có tên khoa học là tatrazine và được CODEX Quốc tế đánh số ký hiệu là E102. Chất bột màu vàng này tan trong nước và được dùng làm chất tạo màu trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực mỹ phẩm, dược phẩm và, nhất là, thực phẩm.

Hóa ra, tác hại của phẩm màu vàng tổng hợp E102 không còn mới với nhiều quốc gia. Kết luận này dựa trên nhiều nghiên cứu khoa học có giá trị như nghiên cứu của Đại học Southampton về phụ gia thực phẩm và sự hiếu động thái quá ở trẻ em 3 tuổi, 8-9 tuổi trong cộng đồng; nghiên cứu đăng trên báo J. Pediatr. (tạp chí của Mỹ về chăm sóc sức khỏe trẻ em & thanh thiếu nhi) về màu thực phẩm tổng hợp và hành vi.

Với những minh chứng về sự độc hại đối với sức khỏe người tiêu dùng, E102 bị cấm dùng trong thực phẩm đặc biệt là mỳ ăn liền tại Nhật Bản từ tám năm nay và hạn chế sử dụng tại các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU) từ ba năm nay.

Tại Hàn Quốc, người ta khuyến cáo không nên sử dụng E 102 trong một số thực phẩm trong đó có mì. Tại Anh, Hiệp hội Tiêu chuẩn Thực phẩm Anh đề nghị các nhà sản xuất loại bỏ các màu thực phẩm được nghiên cứu và khuyến cáo không dùng bởi Đại học Southampton, trong đó có E 102.

Chờ Bộ Y tế

Giữa tháng 3-2011 tại TP Hồ Chí Minh, Cty Vifon phối hợp với một số đơn vị tổ chức một hội thảo bàn với tiêu đề "An toàn thực phẩm và việc sử dụng phẩm màu tổng hợp, chất bảo quản trong sản xuất thực phẩm của nước ta".

Hôi thảo có sự tham dự của lãnh đạo Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, bàn về vấn đề nêu trên, trong đó có đề cập đến chất màu tổng hợp E102. Từ bấy đến giớ, vẫn chưa thấy ý kiến nào của cơ quan chức năng về vấn đề này. Cụ thể, không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến việc sử dụng E102 trong sản xuất các loại mì gói với số lượng tiêu thụ lớn tại Việt Nam như nêu trên.

Điều tra của phóng viên cho thấy một số hãng sản xuất mì của Nhật Bản khi sản xuất mì gói tại nước họ thì không thấy có E102, vì biết rõ chất này có hại. Nhưng sang Việt Nam sản xuất, lại vẫn thấy cho E102 vào sản phẩm như một số nhãn hiệu nêu ở đầu bài. Vì sao vậy?

Theo “Ảnh hưởng độc hại của tatrazine đến khả năng sinh sản...” do Tạp chí Dược&Độc học Hoa Kỳ (American Journal of Pharmacology and Toxicology), phẩm màu vàng tổng hợp E102 được chứng minh gây nên tình trạng tăng sự hiếu động thái quá ở trẻ em và ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản ở nam.

Nam giới ăn một lượng quá ngưỡng có thể bị suy giảm tinh trùng và làm tinh trùng bị biến dạng. Nó còn là một trong những chất phụ gia nguy hiểm nhất cho bệnh nhân hen và những người không dung nạp thuộc aspirin.

Việc hàng loạt thực phẩm sản xuất ở Việt Nam vẫn hồn nhiên sử dụng E102, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm. Song trách nhiệm chính có lẽ thuộc về cơ quan quản lý mà cụ thể là Cục ATVSTP, Bộ Y tế. Một quan chức của Cục ATVSTP cho hay Cục vừa có cuộc họp bàn về E102. Tuy nhiên những động thái tiếp theo của cơ quan chủ quản của Bộ Y tế được cho là quá chậm.

Theo Quy định&Tiêu chuẩn Thực phẩm và Phụ gia Thực phẩm của Tổ chức Thương mại Hải ngoại Nhật Bản ban hành tháng 4-2011, phẩm màu vàng tatrazine bị cấm dùng trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có mỳ gói. Theo tiêu chuẩn JAS của Nhật Bản, trong mục “Tiêu chuẩn kỹ thuật cho mì ăn liền”, chất tatrazine cũng không nằm trong danh mục các chất phẩm màu được sử dụng trong mì. Tiêu chuẩn Nhật JAS là bộ tiêu chuẩn về chất lượng và phương pháp sản xuất cho các loại thực phẩm, đồ uống không cồn và các sản phẩm lâm nghiệp do Bộ Nông-Lâm nghiệp & Thủy sản Nhật Bản ban hành ngày 9-4-2009.
Còn theo Quy định (EC) số 1333/2008 của Nghị viện Châu Âu và của Hội đồng Châu Âu ngày 16-12-2008 về các chất phụ gia thực phẩm, trong danh sách các màu thực phẩm buộc phải ghi rõ thông tin bổ sung trên nhãn, có phẩm màu vàng Tatrazine (E 102). Phẩm màu này buộc phải ghi những dòng chữ như “có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động và sự chú ý của trẻ em”.
Tại Mỹ cũng có các khuyến cáo tương tự. Tổ chức vì Sức khỏe Cộng đồng Mỹ yêu cầu Cơ quan Dược & Thực phẩm (FDA) nên bắt buộc trên nhãn sản phẩm thực phẩm phải có lưu ý cảnh báo “Màu nhân tạo trong thực phẩm (trong đó có E 102) gây nên những hành động thái quá và những vấn đề về hành vi ở một số trẻ em”

Theo QD/TP


Posted by: Sơn Hà Jul 25 2011, 05:58 PM




Măng đắng và xấu vì thiếu ... hóa chất

Hóa chất không chỉ làm rút ngắn công đoạn ngâm, luộc măng mà còn giúp măng trắng giòn và để được lâu. Vì lợi nhuận mà "công nghệ" này được cả nhà sản xuất và phân phối khai thác triệt để.

Khâu nào cũng cần hóa chất

Vì có người thân bán măng ở chợ nên tôi được dặn dò rất kỹ: "Nếu muốn ăn măng tươi thì phải báo trước 2 - 3 ngày, chị dặn người ta luộc riêng cho. Măng lấy về ngâm nước muối để trong tủ lạnh và ăn ngay trong vòng 2 - 3 ngày, lâu hơn là hỏng", chị Nguyễn Thu Hằng, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội cho biết. Nhiều hôm có khách đột xuất, chạy ra cửa hàng định mua ít măng về dùng, thấy măng trắng ngon và đẹp, được ngâm đầy các thùng nhưng chị bắt về mua thứ khác mà ăn. "Măng này người nhà không ăn được", chị Hằng nói.

Trong vai một nhân viên vừa được thuê bán hàng, tôi được một chủ chuyên giao măng tại chợ Hà Đông tâm sự rất thực khi chỉ vào đống hóa chất: Không có các loại hóa chất này thì luộc măng chết tiền củi, tiền công, măng lại xấu chẳng ai mua, thậm chí vớt ra là thâm đen. Cho chút này, măng mềm và giòn, rất hấp dẫn.

Anh còn hướng dẫn: Chất màu trắng là bột tẩy, giúp măng sạch, có độ dai và không hư hỏng. Màu vàng là dùng để luộc măng củ, măng vầu lên màu ánh vàng bắt mắt. Khi luộc măng thì cho chút đường hóa học măng mới ngọt, chứ không đắng và ngái khó ăn. Nhờ thuốc bột tẩy trắng, thời gian ngâm măng tươi chỉ mất vài ngày thay vì hằng tháng trời như trước đây. Đối với măng khô, muốn ngâm, luộc để bán không nát và hỏng thì cứ cho chút bột trắng vào, tối luộc sáng bán ngay. Ngâm chất này bán cả tháng măng vẫn vàng, mềm, đẹp.

Sau khi măng được các chủ đầu mối giao cho tư thương, một lần nữa măng lại được lên đời bằng thuốc bảo quản. Chủ một cửa hàng măng tại chợ Thành Công, Hà Nội cho biết, không có hóa chất bảo quản măng sẽ chua, thâm đen và nấm mốc xâm nhập ngay. Măng tươi bán cả năm, trong khi thu hoạch thì có mùa. Không có hóa chất thì đổ đi hết, người tiêu dùng lấy gì mà ăn. Đây là các hóa chất được phép sử dụng, an toàn, không sao. Tại chợ Hà Đông, những củ măng dập nát, thâm đen, xấu xí, được cắt bỏ qua, cho vào ngâm trong chậu nước, một lúc sau măng trở lên trắng và hấp dẫn.



Quầy bán măng tại chợ Hà Đông

Tìm hiểu về việc măng ngâm hóa chất đối với các cơ quan quản lý về thực phẩm thì đều nhận được câu trả lời, thực phẩm tươi sống được kiểm tra thường xuyên, riêng mặt hàng măng, gần như không được kiểm tra, xét nghiệm. Bà Lê Thị Thanh Bình, trưởng phòng Y tế quận Hà Đông cho biết, chưa bao giờ măng được lấy mẫu xét nghiệm.

Dễ như mua hóa chất "ngâm" măng

Trong vai một người đi tìm mua hóa chất cho cơ sở sản xuất măng, chúng tôi được các chủ cửa hàng măng giới thiệu lên hàng khô tại chợ Hà Đông để mua. Chị H. chủ một cửa hàng giới thiệu đon đả: Muốn mua chất chống thối cho măng chứ gì, loại nào cũng có hết. Làm trắng thì mua bột trắng, thích vàng thì mua bột vàng, ngọt thì thêm đường hóa học, giòn thì có hàn the... Mỗi loại lại có đến vài ba loại từ có nhãn mác được sản xuất từ Mỹ đến các loại không nhãn mác đóng trong bao bì, chủ hàng tự ghi chất chống thối, chất tẩy trắng măng, thực phẩm... Chị bảo, muốn chọn loại nào thì chọn, mua bao nhiêu cũng có, các cơ sở sản xuất lớn thì thường mua loại đóng trong bao tải to cho rẻ. Thậm chí, có cả các loại phụ gia thực phẩm bị cấm như hàn the cũng được bán công khai.

Khảo sát cho thấy, các cửa hàng ở đây đều bán các loại hóa chất chống thối với các tên gọi khác nhau. Chẳng hạn, Natri http://www.muivi.com/muivi/index.php?option=com_rd_glossary&task=view&id=125Benzoat, Kali benzoat của Mỹ được bán với giá 65.000 - 70.000đ/kg; Bột muối, bột chống thối, thuốc chống thối, bột trắng măng có nhãn mác Trung Quốc hoặc chủ bán hàng tự ghi tên được bán với giá từ 30.000 - 50.000đ/kg tùy loại hoặc 75.000đ/2kg, phẩm vàng - bột sắt: 10.000 - 30.000đ/kg, hàn the 7.000 - 15.000đ/kg tùy loại...

Theo chị H. chủ một cửa hàng hướng dẫn, chỉ cần 1kg thuốc chống mốc thối chua này có thể dùng để ngâm 1 - 1,5 tạ măng. Theo chị, loại hóa chất này, chị bán không chỉ để ngâm măng mà còn ngâm các loại thực phẩm phẩm tươi sống, rau củ quả gồm: ngó sen, giá đỗ, bắp chuối, nấm tuyết, nấm kim châm, nho khô, táo khô, chanh muối, khoai tây chiên đông lạnh, tôm tươi đông lạnh...

Theo Bee

Posted by: Tiểu yêu Jun 9 2011, 09:13 AM


Còn mê ăn crawfish ở các Buffet Tàu nữa không?


Please be alert of this kind of Mini Lobster... that may harm your lung.








Do not eat these Mini Lobsters.

These mini crustaceans are literally the garbage cleaners in the sewage treatment plants.

The Dirtier the Water, the More Mini Lobsters Grow.

Their lungs are full of worms and their flesh saturated with poisonous metals.

Unscrupulous merchants somehow found a way to get these marketed to eateries.
Remember :
Do not order the Mini Lobster dish. And pass this message to friends who may not know and/or feel like to try one of this dangerous 'Mini Lobsters Dish'.


Posted by: VanAnh Aug 23 2011, 08:25 AM



Khu chế xuất bánh mì có sản lượng ngày lên đến hàng nghìn chiếc.

Đột nhập lò bánh mì trộn... mồ hôi


Nhìn những chiếc bánh mì thơm ngon, nóng giòn, bên trong kẹp thêm pa têmỗi sáng bày bán trên các tuyến phố ở Hà Nội, ít ai biết rằng nó được chế biến trong một không gian chật chội, cực kỳ bẩn thỉu.
Bánh mì nặn bằng tay trần, trộn... mồ hôi

Giữa cái nắng cháy trời của Hà Nội, xưởng làm bánh mì nhà ông Đ (Quan Nhân, Hà Nội - bên cạnh sông Tô Lịch) vẫn sản xuất đều đặn và mỗi ngày cho ra lò hàng nghìn chiếc bánh mì cung cấp cho các cửa hàng bán bánh mì pa tê trong khu vực quận Thanh Xuân và Đống Đa (Hà Nội).

Trong khi các cơ sở sản xuất bánh mì bằng máy móc hiện đại đang mọc lên như nấm thì vẫn còn nhiều cơ sở sản suất bánh mì thủ công như nhà ông Đ. tồn tại trong các khu dân cư. Gia đình ông Đ. có nghề làm bánh mì hơn 10 năm nay. Xưởng nhà ông chủ yếu sản xuất các loại bánh mì bình dân với giá từ 1.500 đến 2.000 đồng/chiếc.

Đóng vai một người đi lấy bánh mì về làm hàng bán tại một trường tiểu học, chúng tôi được tận mắt chứng kiến công nghệ chế biến bánh mì siêu bẩn ở đây. Cơ sở rộng khoảng 30 mét vuông nhưng bao gồm cả khu nhà máy chế xuất bánh mì, khu ăn ở, vệ sinh cho cả gia đình gần 8 người và khu để nguyên liệu sản xuất.



Khay đựng bánh, chậu nhào bột...



Vừa tiếp chúng tôi ông Đ. hồ hởi khoe: “Nhà chú làm ở đây đã lâu, khách mua chỉ cần gọi điện chú cho người mang hàng đến tận nơi. Nướng bằng lò thủ công quen rồi nên cũng không cần phải làm lò điện tốn kém mà bánh bán bình dân lấy đâu ra lãi. Mỗi kg bột mì giờ lên 17, 18 nghìn đồng rồi”.

Người giúp việc cho nhà ông Đ., khoảng 20 tuổi, lưng trần nhễ nhãi, mồ hôi nhỏ xuống chậu bột mì đang trộn. Nghe chúng tôi phản ánh nhìn mất vệ sinh, ông Đ trấn an: “Nóng nắng thế này làm gì tránh được mồ hôi rơi. Nhưng thấm vào đâu chứ, nặn bột mì nên không thể dùng găng tay được mà phải dùng tay trần. Nhà chú có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm của phòng y tế quận rồi. Khách hàng cứ an tâm lấy thôi”, nói rồi người đàn ông này giục vợ mang bánh ra cho khách thử.



Thợ làm bánh tay không nặn bánh...



Có dịp quan sát vào phía sau, đập vào mắt chúng tôi là những chiếc vỉ đựng bánh đen ngòm lâu ngày chưa được cọ rửa, những bao bột mì để lăn lóc cùng với than, xỉ thải ra từ lò nướng.

Bà chủ cơ sở giới thiệu những bao tải bột mì này nhập khẩu từ Trung Quốc về, đây là hàng loại hai. Mỗi chiếc bánh mì cần khoảng 200 đến 300 gr bột tùy vào kích cỡ khách đặt. Tuy nhiên, chủ yếu là khách mua loại nhỏ. Làm bánh mì dễ lắm chỉ cần cho ít muối, bột nở nặn hình cho vào khay và để vào lò nướng là xong. Bánh mì cũ nếu không bán hết sẽ mang gửi chủ lò nướng lại.


Siêu lãi từ bán bánh mì pa tê

Bánh mì pa tê là món ăn khoái khẩu của nhiều người, một phần vì giả cả mềm, một phần do dễ ăn. Tuy nhiên với điều kiện đầu ra là giá cả mềm nên phần pa tê được chế biến thế nào để có thể thu lãi cao nhất có lẽ chỉ có người trong cuộc nắm rõ. Trong khi người tiêu dùng dễ dàng bằng lòng chấp nhận khuất mắt trông coi nên vẫn ăn ngon lành.

Chị Nguyên, bán bánh mì pa tê tại Thanh Xuân Bắc chia sẻ: “Chị thường làm pa tê từ gan lợn và thịt lợn. Gan lợn có giá 30 nghìn đồng/kg chế biến kèm thịt ba chỉ… trộn lẫn với nhau và bán cho khách. Chị Nguyên mách, đa số làm pa tê người ta thường mua thịt vào buổi chiều để đến sáng hôm sau bán luôn".



Ít ai biết được món pa tê này được chế biến từ những nguồn thịt nào?



Những cửa hàng bán bánh mì pa tê thường có đặc điểm chung duy nhất là chiếc tủ kính cộng với một đĩa đựng các loại gia vị và nguyên liệu như thịt nướng, chả, trứng, pa tê... nhưng thử quan sát hậu trường của một cửa hàng, không ít người sẽ thấy rùng mình. Tại một cửa hàng bánh mì pa tê ngay cạnh chợ Thanh Xuân Bắc, trong chiếc tủ cũ kỹ là bộ đồ nghề chỉ có chai dầu ăn đảm bảo đủ 3 không: nhãn mác, nguồn gốc, hạn dùng và chiếc chảo nhỏ trứng, thịt bám quanh.

Mỗi chiếc bánh mì pa tê trứng có giá 9.000 đến 10.000 nghìn đồng, tuy nhiên, nếu nhẩm tính riêng trứng và tiền bánh mì đã là 5.000 nghìn đồng. Người ăn bánh cũng đoán được thịt pa tê có giá bao nhiêu trong khi đó mỗi chiếc bánh mì pa tê người bán hàng "bật mí" có thể lãi đến một nửa. Bà Lâm (ngõ Giáp Bát, Hà Nội) bán bánh mì cho khách trong bến xe Giáp Bát, giá mỗi chiếc bánh chỉ có 8.000 đồng, mỗi buổi sáng bà bán khoảng 100 cái và vẫn tuyên bố lãi “khủng” là 400 nghìn đồng/ngày.

Posted by: VanAnh Aug 23 2011, 08:37 AM



Thịt lợn được chủ quán thu mua, tẩm ướp từ chiều hôm trước.

Tá hỏa vì bún chả chế từ thịt thiu


Để cho ra đời một bát bún chả vừa rẻ vừa ngon, nhiều chủ hàng đã dùng "thịt ôi" làm chả.

Nguyên liệu làm chả thu gom từ chiều hôm trước


Một buổi sáng, phóng viên đã xin vào phụ bàn cho một quán bún chả tại phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Lấy lí do muốn học cách làm bún chả để mở một cửa hàng tại Cầu Diễn, vị chủ quán xởi lởi nhận lời ngay. Tại đây, sau vài ngày nhận nhiệm vụ bưng bê, dọn rửa bát đĩa, chúng tôi cũng đã được "mục kích" công nghệ chế chả để bán cho khách của quán bún này.

7h sáng cũng là lúc cửa hàng mở cửa. Bà chủ quán lễ mễ bê một chậu thịt ướp sẵn từ nhà mang ra. Công việc của nhân viên chạy bàn như chúng tôi là lau dọn bàn, rửa nốt phần bát đĩa từ khuya hôm qua chưa kịp rửa và lấy tăm để vào các hộp đựng đũa giấy phục vụ khách.

Bác L. (quê Ý Yên, Nam Định) là người giúp việc cho chủ quán. Công việc của bác hàng ngày là nướng chả thịt. Lúc này, bác cũng mang ra hàng chục vỉ nướng từ hôm qua, không cần cọ rửa, bác chỉ đập đập cho rơi hết các phần thịt thừa còn bám lại và sắp thịt mới vào, chuẩn bị cho những mẻ nướng. Vừa ngồi cạnh bác để nhặt rau sống, chúng tôi được bác "truyền đạt" kinh nghiệm làm sao có thể tẩm ướp được chả ngon.

Với kinh nghiệm phụ ở quán đã hơn 1 năm, bác L. cho biết: thông thường thịt miếng là thịt ba chỉ được thái vừa, không quá mỏng, to khổ. Thịt được lấy từ sáng sớm ở chợ đầu mối, thịt băm có thể thịt vai, thịt cổ, thịt thừa từ các phản thịt chiều hôm trước gom lại. Ông bà chủ quán sẽ mang về nhà để tẩm bột ngũ vị, một ít nước pha chế thịt nướng, một ít lá hành băm nhỏ là tạo được miếng chả ngon lành.



Xô đựng đũa bát thừa.


Lúc này ông chủ cũng vừa đi chợ về, xách từ ngoài cửa vào một bọc thịt được gom từ chợ về và không quên kèm thèo lời than phiền: “Thịt hiếm lắm, thịt đểu thế này mà chúng nó còn làm giá cao, không thể trả giá được”. Vừa nói ông vừa đổ bọc thịt từ túi nilon ra một cái chậu đen kịt.

Ông quát người làm nhanh chân nhanh tay chế thịt ra nướng. Một mặt ông nhỏ nhẹ với “học trò”: "Nếu em mở quán dưới Cầu Diễn có thể lên chợ đầu mối Dịch Vọng lấy thịt hoặc về Sơn Đồng (Hoài Đức) lấy cũng được. Thịt ở đó giá mềm, thời bây giờ thịt nào chẳng xơi, chỉ tội không sức mà lấy hàng bán”.


Bên ngoài người nướng chả vẫn đeo găng tay làm việc.


Bác L hướng dẫn chúng tôi làm chả miếng nướng trộn nước hàng, tinh dầu tỏi... nhưng điều kiện thịt phải tươi. Nếu thịt có mùi bị ươn hay ôi, thiu chỉ cần ngâm qua nước tẩy trắng là hết mùi. "Nước tẩy này mua trên phố nhiều lắm", bác L. thản nhiên cho biết.

Ngoài ra, thịt viên băm phần lớn là thịt vai. Giá thịt vai ngoài chợ lên đến 11 nghìn đồng/lạng nhưng ông chủ ở đây chỉ mua loại 8 đến 9 nghìn đồng/lạng. Mình không đi mua trực tiếp nhưng nghe bà chủ nói có mối lấy thịt họ mang từ Trôi, Phùng lên "đổ" cho mình. Có hôm 10 giờ đêm người ta cũng mang hàng đến. Họ đều mang về nhà chứ không mang vào quán. Đa phần chủ quán thường ướp thịt từ ở nhà "khuất mắt trông coi" từ tối hôm trước, sáng sớm hôm sau chỉ việc mang ra nướng. "Không biết có phải thịt lợn chết hay thịt cũ không nhưng nếu thịt ngon như nhà mình ăn thì làm gì có lãi”, bác L. khẳng định.

Thông thường một xuất bún chả có giá 18 đến 20 nghìn đồng. Theo đó, với mỗi xuất, lượng thịt băm và thịt viên vào khoảng 80gram - 1 lạng. Tính theo giá thị trường cũng ngót nghét 10 nghìn đồng chưa kể tiền thuê mặt bằng, thuê nhân viên giúp việc. Chỉ tính với giá như vậy, khách hàng có thể đặt câu hỏi thịt ở đâu mà rẻ thế?.

Kinh hoàng rau sống đặt cạnh bồn cầu



Rau sống rửa xong đặt trên sàn cạnh bồn cầu.



Khi phóng viên và bác L. vừa rửa xong rổ rau sống cho khách, bác L. để rổ rau sang bên góc của nhà tắm cạnh bồn cầu. Khu nhà vệ sinh rộng khoảng 1,5 mét vuông cũng là khu vệ sinh tổng hợp cả rửa bát, rửa rau... Tường mốc đen, nền nhà đen kịt, nhớp nháp, rổ rau sống to được đặt ngay xuống mặt sàn không kê, không đậy điệm.

“Có cần lấy chậu đặt lên không cô? Nhìn thế này khách trông thấy họ kinh?” (PV hỏi), bác L. trả lời, “Có khách nào vào đến khu này đâu, quán nào chẳng vậy, điều kiện chật chội họ phải chấp nhận thôi". Nói rồi bác cầm ngay chậu lênh láng mỡ đổ vào chiếc xô đựng đũa bên cạnh. Bọc đu đủ nạo và ca rốt nạo sẵn được đổ ra một chiếc chậu để ngâm. Đồ nộm này đã được nạo sẵn từ ngoài chợ, người bán hàng chỉ mua về có hôm rửa qua hoặc có khi không cần rửa, cứ thế có thể cho vào bát, bán luôn cho khách.


.
Bát đĩa cũng được đặt luôn trên mặt sàn cáu bẩn.



Bên ngoài cửa hàng, một nhân viên nướng chả và ông chủ quán tay thoăn thoắt làm hàng cho khách. Mặc dù bên trên luôn để sẵn những chiếc găng tay ni lông, đập vào mắt thực khách từ ngay ngoài cửa ra vào nhưng phía trong, từ công đoạn cho thịt vào vỉ đến rửa rau, rửa bát... đều được các nhân viên làm bằng tay trần trong một khu vực làm hàng hỗn độn mất vệ sinh.

Người bán hàng tiết lộ, mỗi ngày của hàng từ 200 đến 300 xuất bún chả. Song, nếu thử một lần bước vào khu vực chế biến của quán bún này, chắn chắn nhiều người sẽ không còn thấy ngon miệng với món bún chả thơm ngon nữa.

Posted by: Tulip Jul 13 2011, 05:55 PM




Từ Thuốc Bắc, Thuốc Nam, Thuốc Dân Tộc…đến Dược Thảo



Câu chuyện dài dược thảo ở Hoa Kỳ thể hiện "tính khoa học" còn cao hơn nữa, nhất là trong cộng đồng Việt Nam

Những danh từ dùng cho tựa đề của bài viết nầy đều có cùng chung một định nghĩa và ứng dụng tùy theo không gian và thời gian. Thuốc Bắc ở Việt Nam dùng để chỉ các loại thuốc dùng cây, lá, rễ, củ, hột, v.v… đã được biến chế do một Đông y sĩ người Trung Quốc khám bịnh và cho toa. Còn thuốc Nam, tương tự như thuốc Bắc, nhưng do một Đông y sĩ người Việt Nam đãm nhận. Các loại cây lá được biến chế trong thuốc Nam tương đối đơn giản như phơi khô hoặc sấy khô, và cân lượng cũng không có yêu cầu chính xác như một nấm lá khô, một muỗng bột rễ cây…thay vì một chỉ …, ba ly… như ở thuốc Bắc.

Người được chẩn bịnh sau khi nhận thuốc xong, mang về nấu trong một cái nồi đất với (thông thường) ba chén nước và đun sôi. Khi nước "xắc" lại còn tám phân, bịnh nhân "chắt" nước ra, để nguội và uống. Một thang thuốc có thể uống được nhiều lần, thường là hai lần.

Thuốc dân tộc chỉ được dân miền Nam nghe đến kể từ sau 30 tháng tư năm 1975 do miền Bắc xâm nhập vào. Thuốc dân tộc không cần có Đông y sĩ chẩn mạch như thuốc Bắc và thuốc Nam. Thuốc đã được bào chế sẳn cũng như được "nhà nước' công bố công dụng của từng loại cây, lá, hay cũ... dùng để chữa trị một bịnh nào đó. Và dân chúng cứ thế mà dùng, cho dù có hiệu nghiệm hay không.

Nếu chúng ta đã từng sống trong xã hội Việt Nam khoảng năm năm đầu sau khi nước nhà được "thống nhất", chắc ai cũng còn nhớ cây xuyên tâm liên. Thực sự, người viết chưa từng thấy cây nầy cũng như cung cách chữa trị như thế nào, và trị bịnh gì? Nhưng, trong giai đoạn trên, mỗi lần đi khám bịnh ở phòng y tế phường hay khóm, đều được cán bộ chữa trị bằng xuyên tâm liên. Người viết cũng đã từng nghe nhiều câu chuyện kỳ thú về xuyên tâm liên do một anh bộ đội vượt Trường sơn kể như sau:" nếu vợ chồng không có con trong một thời gian dài, đôi vợ chồng nầy sẽ được cán bộ hướng dẫn là mỗi khi "ăn nằm" với nhau, chỉ cần cột một dây xuyên tâm liên qua bụng người vợ. Thế là sẽ có con sau đó ngay!"

Còn câu chuyện dài dược thảo ở Hoa Kỳ thể hiện "tính khoa học" còn cao hơn nữa, nhất là trong cộng đồng Việt Nam. Các Đông y sĩ ở đây, nói chung đều mang (được mang, hay tự mang) những danh hiệu rất oai là Bác sĩ Đông y ( Oriental Doctor – OD) hay Tiến sĩ Đông Y (Ph.D of Oriental Medicine), cũng như nhiều danh xưng nổ khác nữa. Thật ra, ở đây cũng căn cứ vào rễ, thân, củ, lá, hột như thuốc Bắc và thuốc Nam, nhưng có thể được thêm vào một số dạng thuốc "Tây" tức là các hóa chất làm nguyên liệu để bào chế dược phẩm (drug). Sau đó, tất cả được chế biến có tính cách hoàn chỉnh hơn thuốc Bắc và thuốc Nam đã kể ở phần trên, nghĩa là các "dược phẩm" nầy có hình thức giống như các loại thuốc của y khoa hiện đại như dạng bột, viên, hay viên bọc nhựa, nước, hay dạng thuốc tể v.v…

Trong phần trình bày sau đây, chúng tôi sẽ bàn về định nghĩa, nguồn gốc, cách dùng và những vấn nạn có thể xảy ra sau khi dùng thuốc dược thảo. Danh từ "thuốc" dùng ở đây để chỉ tất cả các loại cây, cỏ, rễ, thân, lá, củ, hột… chứ không nói đến những hóa chất khác được gian thương cho thêm vào để làm tăng một vài đặc tính trị liệu mà không cần lưu tâm đến những di hại về sau, như arsenic, đồng, chì, thủy ngân, selenium, thậm chí vàng (gold) nữa.

Nguồn gốc và định nghĩa dược thảo

Theo quan điểm của các nhà khoa học Hoa Kỳ, khoa dược thảo chỉ có thể được xem như là một ngành trị liệu bổ túc (complementary therapy), chuyên dùng các loại cây hay hóa chất ly trích từ cây. Do đó, đây là một ngành y khoa riêng biệt đặt trọng tâm chữa trị bằng cây cỏ có trong thiên nhiên. Và danh từ herbalism dùng để chỉ hệ phái dùng cây cỏ để trị liệu hầu hết các bịnh gần giống như tất cả những bịnh liệt kê trong ngành y khoa hiện đại.

Nguồn gốc của ngành y khoa dược thảo được xem như xuất hiện từ khi có sự hiện diện của con người trên quả địa cầu. Và nếu đi xa hơn nữa, nguồn gốc nầy đã có trước khi loài người xuất hiện (qua sự tiến hóa từ khỉ). Giống khỉ Chimpanzees đã biết ăn một loại lá cây đặc biệt để diệt các ấu trùng trong bao tử. Loài nai đã biết truy tìm các lá dùng để kích thích tâm thần (psycho-active). Một số thú vật khác cũng đã biết tìm đến nấm như penicillin và các loại nấm chống nấm (antifungals) để trị liệu hay tiêu diệt các loại bò chét ngoài da. Sau đó, con người mới biết áp dụng trong trị liệu như những liều thuốc kháng sinh.

Ngành dược thảo đúng nghĩa đã góp phần không nhỏ vào việc trị liệu bổ túc và song hành với ngành y khoa hiện đại. Thuốc phiện (morphine) được trích ly từ cây thuốc phiện (poppies), aspirin từ cây liễu, và digoxin dùng để chữa trị nhịp tim đập không đều đến từ cây đuôi chồn (foxglove).

Ngành dược thảo không ngừng ở mặt trị liệu từng bộ phận hay từng bịnh mà còn có "tham vọng" chữa trị toàn cơ thể con người, và "khuyến khích" cơ thể tự "hoàn chỉnh" hay điều chỉnh qua thuốc cây cỏ. Các nhà chuyên môn của ngành nầy nghĩ rằng, những hóa chất trong một tập hợp cây cỏ sẽ làm cân bằng cơ thể và tạo nên những phản ứng hổ tương để chữa trị toàn thể con người.

Có thể nói ngành y khoa cây cỏ ngày nay phát triển rất nhanh trên toàn thế giới. Mức tiêu thụ ước tính khoảng 23 tỷ Mỹ kim trong năm 2004 căn cứ vào báo cáo của cuộc triển lãm quốc tế lần thứ hai về dược thảo. Hiện tại, có khoảng 34% người Hoa Kỳ lớn tuổi đã hơn một lần viếng các Bác sĩ Đông y dược vào năm 1990.

Vấn đề an toàn của dược thảo

Có một khái niệm hết sức thông thường và tự nguyện của người đời là, dược thảo nghĩa là cây cỏ (herbal), là tự nhiên (natutal), và là an toàn (safe); vì vậy, dược thảo ao toàn hơn các loại thuốc bằng hoá chất hay tổng hợp hóa chất do ngành y dược khoa hiện đại bào chế.

Do có suy nghĩ trên, cho nên một số người Hoa Kỳ và dĩ nhiên, một số không nhỏ người Việt ở hải ngoại lẫn thường dùng các loại thuốc cây cỏ trong công việc phòng bịnh và trị bịnh. Đối với dược thảo, các nhà sản xuất không cần phải khai báo với Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) về cơ cấu của thuốc, cũng như tính hiệu nghiệm, cùng phản ứng phụ, và mức an toàn của thuốc đặc chế. FDA cũng không đòi hỏi thông tin cần được liệt kê trên nhản hiệu của các lọ thuốc. Do đó, kết quả dù tích cực hay tiêu cực, hay ảnh hưởng dài hạn lên cơ thể hoàn toàn không được biết đến và cũng không có một cuộc nghiên cứu dài hạn nào để thẩm định mức an toàn của thuốc.

Thí dụ như nước trích từ cây nhàu (gingko biloba) đã đưộc quảng cáo rầm rộ trong cộng đồng Việt Nam trước đây, và hiện nay vẫn còn lai rai…là có khả năng trị bá bịnh. Có mấy ai biết được, qua nghiên cứu khoa học, phản ứng của thuốc nầy có thể gây ra hiện tượng chảy máu bên trong cơ thể, và có thể gây ra phản ứng với các yếu tố làm chống đông máu có sẳn trong máu của con người.

Mặc dù Luật Dietary Supplement Health & Education Act năm 1994 cho phép các loại thuốc thực vật trên được ghi trong nhản hiệu hướng dẫn cách dùng và tính hiệu nghiệm của thuốc. Nhưng trên thực tế ngoài thị trường, các nhản hiệu trên hoàn toàn không ghi rõ vế cách định bịnh, chữa trị hay phòng bịnh gì cả!

Thêm một điều nữa là dược thảo không bị đòi hỏi phải cung cấp tỷ lệ các thành phần hóa học cấu tạo ra thuốc, cũng như tính tinh khiết (purity) như các loại thuốc dành cho ngành y khoa hiện đại. Do đó hiệu quả của cùng một loại thuốc, cùng một nhản hiệu có thể không giống nhau vì do những tạp chất có trong thuốc thay đổi trong lúc sản xuất như phấn hoa, chất gây dị ứng cho cơ thể, bào tử của hoa v.v.. Và tỷ lệ khác biệt nầy có thể thay đổi tính hiệu nghiệm của thuốc, đôi khi gây ra những phản ứng bất lợi cho bịnh nhân. Do đó, chúng ta có thể thấy nhiều nhản hiệu chỉ là những con số do nhiều nhà "bào chế" khác nhau tuy có cùng một cung cách trị liệu.

Mặc dù một số dược thảo có thể trợ giúp giải quyết một số bịnh của con người, nhưng điều đó không có nghĩa là dược thảo đạt được mức an toàn. Theo khuyến cáo của ngành y dược khoa tân tiến, phụ nữ đang mang thai không nên dùng dược thảo vì có thể có phản ứng bất ngờ và có thể bị trụy thai.

Đối với các loại thuốc trong ngành dược khoa, dựa vào hóa chất tổng hợp hay một số trích ly từ cây cỏ, hay nấm trong thiên nhiên, nhưng các thuốc nầy đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, với cân lượng chính xác, và được thí nghiệm lên thú vật hay con người trong một thời gian dài trước khi tung ra thị trường. Và dĩ nhiên, những thuốc trên cũng có thể có những phản ứng phụ hay phản ứng khi dùng khi dùng nhiều loại thuốc khác nhau trong cùng một thời điểm. Điều nầy cũng đã được liệt kê trên nhản thuốc hay được bác sĩ khám bịnh khuyến cáo và lưu ý bịnh nhân khi kê toa.

Tuy nhiên, điều trên đây không xảy ra đối với dược thảo về các điều kiện bào chế thuốc. Hiện tại, hầu hết các sản phẩm dược thảo đều nằm ngoài tầm kiểm soát của những luật lệ quy định cho ngành y khoa. Điều đó có nghĩa là không có gì bảo đảm cho sự hiệu nghiệm của thuốc, cũng như thành phần cùng cân lượng của những chất hoá học cấu tạo ra thuốc. Ngay cả nhà bào chế thuốc cũng không đạt được tính chính thống của ngành, mỗi nhà bào chế (sản xuất) theo từng trường phái dược thảo khác nhau. Thí dụ thuốc nhàu của nhà bào chế A sẽ khác thuốc của của nhà bào chế B. Một thí dụ khác điển hình là nếu bạn bị bịnh về tim, bịnh viêm yết hầu (angina), cao áp huyết, hay chứng đau mắt (glaucoma), một số dược thảo dùng để trị liệu các chứng bịnh kể trên sẽ đưa đến những phản ứng có thể làm chết người đối với bịnh nhân bị tiểu đường loại I hay bị chứng phong giựt (epilepsy). Thêm nữa, các dược thảo quảng cáo cho những bà mãn kinh nguyệt và hay bị chứng nóng mặt (hot flashes) là các loại cỏ và rể của cây Black Cohosh, Black Snake, Bugwort, Rattle weed. Thực sự nếu dùng các loại dược thảo kể trên, các bà có thể giảm chứng nóng mặt lúc ban đầu nhưng hậu quả sẽ phải trả là một giá rất đắt, đó là bịnh ung thư. Nên nhớ, nếu không dùng thuốc chi cả, chứng nóng mặt sẽ biến mất sau một thời gian.

Từ những nhận định trên, câu hỏi được đặt ra là, chúng ta có nên dùng dược thảo không?

Hiệu năng của dược thảo

Đối với ngành y dược khoa, một thuốc mới sắp ra sẽ phải được kiểm chứng qua nhiều giai đọan như vừa kể trên, điều đó không những bảo đảm được tính hiệu nghiệm và an tòan của thuốc, mà còn đi xa hơn nữa là liệu thuốc mới vừa được tung ra thị trường có an toàn hơn (safer), và hiệu nghiệm hơn khi so sánh với các loại thuốc đã sản xuất trước kia và có cùng một mục đích trị liệu.

Nhưng đối với dược thảo, hòan tòan không có một nghiên cứu nào cả mà chỉ dựa vào cãm tính (intuition) nhiều hơn. Do đó, nhiều khi bịnh nhân phải trả một chi phí cao cho dược thảo mà không nhận được kết quả trị liệu nào cả, không kể đến những phản ứng phụ có thể xảy ra.

Để trả lời câu hỏi trên, quan điểm của một số nhà y dược học là:

- Một số dược thảo được xem như là một loại thức ăn bổ túc (food additive) như các loại sinh tố thiên nhiên và vô hại cùng những loại muối khoáng, cũng như không ảnh hưởng và phản ứng phụ cho người tiêu dùng.ï

- Ủy ban An toàn Y khoa (Committee on Safety of Medicine) khuyến cáo bịnh nhân cần phải tham khảo với bác sĩ về các loại dược thảo đang dùng trước khi được giải phẩu, vì có rất nhiều loại dược thảo dị ứng với hóa chất gây mê, chống đông máu, và những thuốc xử dụng trong và sau khi giải phẩu.

- Còn Viện Quốc gia Sưu tầm Dược thảo (National Institute of Medical Herbalists) khuyến cáo nhà dược thảo cần phải theo dõi từ 3 đến 5 năm ảnh hưởng lên con người của dược thảo đã được bào chế trước khi tung ra thị trường.

Vì những lý do trên cùng những hạn chế thông tin về dược thảo, lời khuyên hay nhất cho người sử dụng dược thảo là cần phải tham khảo bác sĩ gia đình và những bác sĩ chuyên môn về dược thảo (herbal practictioner) trước khi dùng.

Cũng cần nên tham vấn nhà dược thảo trị liệu để họ có thể hiểu rõ hơn điều kiện sức khoẻ tổng quát của bịnh nhân, cùng các loại thuốc đã hay đang xử dụng, cuộc sống thường nhật của bịnh nhân và lịch sử về sức khoẻ gia đình. Và sau một thời gian trị liệu bằng dược thảo, bịnh nhân cần phải đến tham khảo thêm để có thể chận đứng được những phản ứng phụ kịp lúc nếu có.

Sau cùng, Viện Sức khoẻ Quốc gia (National Institute of Health) có một mạng lưới tập trung về những nghiên cứu liên quan đến dược thảo cũng cần được tham khảo thêm qua Trung tâm Quốc gia về Y khoa Bổ túc và Tương ứng (National Center for Complementary & Alternative Medicine).

Thay lời kết

Ngày hôm nay, ngoài những bữa ăn chính, nhiều người cần phải có thức ăn dinh dưỡng bổ túc (dietary supplements ) tùy theo điều kiện sức khỏe của cơ thể cả về vật chất lẫn tâm sinh lý. Do đó, sử dụng dược thảo cũng phụ giúp một phần nào trong việc trị liệu với điều kiện là bịnh nhân cũng như người chẩn đoán bịnh và cho thưốc cần hiểu rõ căn bịnh và nhu cầu cần phải có dược thảo bổ túc thêm cho việc trị liệu.

Nhưng trên thực tế, nhất là trong cộng đồng người Việt, đặc biệt tại Hoa Kỳ, dược thảo đã trở thành một kỹ nghệ béo bở cho rất nhiều người. Ngành dược thảo ở đây hoàn tòan độc lập, và hoàn toàn tùy thuộc vào người bào chế (?) và hầu như những nhà bào chế Việt Nam là những cá nhân hoạt động riêng rẽ, không nơi nào giống nơi nào.

Qua phát thanh, báo chí, truyền hình, chúng ta hàng ngày nghe ra rã những quảng cáo rất nhiều loại thuốc dược thảo dùng để trị liệu nhiều bịnh khác nhau, cũng như trị "bá bịnh". Nhiều khi cùng một nguồn gốc dược thảo, những nhà bào chế đã trình bày những phương cách trị liệu và liều lượng khác nhau. Chúng ta dễ dàng kiểm chứng điều nầy qua các quảng cáo về thuốc nhàu Noni, thuốc cây lô hội v.v.. .

Có những nhà bào chế không biết lấy từ nguồn nguyên liệu nào gọi là sữa ong chúa rồi chia ra thành lọ thuốc mang những con số vô tình khác nhau như: 7, 9,14, 26 v.v.. .để trị bách bịnh.

Giã sử như sữa ong chúa có tính chất trị bá bịnh đúng như quảng cáo, mỗi người trong chúng ta thử đặt một câu hỏi nhỏ cho nhà bào chế nầy là, làm thế nào để có đủ lượng sữa ong chúa để sản xuất hàng trăm ngàn chai lọ thuốc như trên? Nên nhớ, mỗi tổ ong chỉ có một con ong chúa và khả năng chứa sữa (?) của một con ong chúa không đạt được 0.05 cc, tức nhỏ hơn một giọt nước. Người viết không rõ người bào chế định nghĩa chữ "sữa" như thế nào, nhưng qua tài liệu tham khảo đọc được, Honey Bee Venom, tức là nọc của loài ong mật có thể trị được chứng đau cơ sơ hóa tức là Fibromyalgia mà thôi!

(Ghi chú: Sau khi bài viết được tung ra trên các Diễn đàn và báo chí, một "Ông Bác sĩ chuyên trị" dược thảo quảng cáo trên các Đài phát thanh địa phương ở Bolsa, đã giải thích tuy gọi là sữa ong chúa nhưng thực sự là dung dịch do các ong thợ mang về để nuôi ong chúa…Như vậy từ trước đến giờ sao không giải thích cho bà con biết, mà để đến bây giờ mới đính chính? Rồi các "bác sĩ chuyên trị" sữa ong chúa thi nhau giải thích trên đài ra rã hàng ngày. Có Ông MD thực sự ở Hoa Kỳ còn thêm tên khoa học của "sữa ong chúa" để bán dược phẩm do…chính Ông ta chế ra…)

Cộng đồng người Việt chúng ta ở hải ngoại quá dễ dãi để cho gian thương lợi dụng mà không có một phản ứng nào cả, và nạn nhân đầu tiên là những người ăn tiền già, dễ tin vào những lời quảng cáo bịp bợm cùng những mánh khóe "góp ý" của những "cò mồi" đã dùng thuốc và hết bịnh trong một thời gian ngắn. Cộng thêm một số đồng bào khác vì thiếu ý thức khoa học thường thức, cũng vì dễ tin và nhẹ dạ cho nên vô hình chung đã tiếp tay cho việc làm bất chính trên.

Thiết nghĩ, ngày hôm nay, đã đến lúc chúng ta cần góp bàn tay để làm sạch cộng đồng, ý thức bổn phận dân sự của chính mình để cho những cung cách làm ăn không đứng đắn tồn tại trong cộng đồng nữa. Nên nhớ, ảnh hưởng và các phản ứng phụ khi dùng hoá chất không đúng cách có trong dược thảo sẽ diễn ra sau vài thập niên sử dụng chứ không phải là một ảnh hưởng trong một thời gian ngắn.

Mong Quý bà con lưu ý đến những điều trình bày trên đây.

Posted by: Tulip Jul 13 2011, 06:06 PM



Thuốc bắc phơi bất cứ đâu có thể.

Đột nhập thâm cung làm thuốc bắc

.
Làng Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm (Hà Nội) nổi tiếng không chỉ với nghề buôn vải mà còn là “đại bản doanh” bào chế và cung cấp thuốc đông y lớn nhất khu vực miền bắc.

Nhưng, rất nhiều hộ bào chế thuốc đông y ở đây đang sử dụng lưu huỳnh - còn gọi diêm sinh - một hóa chất độc hại để bảo quản thuốc…

Xâm nhập “đại bản doanh” làng thuốc

Làng Ninh Hiệp tấp nập xe vào ra, người mua kẻ bán nhộn nhịp đúng với danh một làng thương nghiệp có tiếng từ xa xưa. Nếu như ngoài đường là những cửa hàng vải chật cứng thì ở trong làng la liệt các loại thuốc, vị thuốc được phơi khắp các con ngõ, chiếm hết cả lối đi. Mùi thuốc bắc, mùi diêm sinh xộc lên mũi nồng nặc.

Một cụ già đang phơi thuốc trên đường Ninh Hiệp thật thà: “Thì mùi của “diêm sinh” (lưu huỳnh) dùng xông thuốc đông y để chống nấm mốc và bảo quản dược liệu lâu dài hơn”.

Tại cơ sở của gia đình ông Nguyễn Bá Thái (xóm 7, Ninh Hiệp), hàng tấn thuốc đủ các vị được bày la liệt từ trong nhà tới ngoài sân. Khi tôi hỏi về quy trình bảo quản thuốc đông y, ông chủ Thái không ngần ngại cho biết: “Phần đa thuốc ở đây nhập từ Trung Quốc, sau khi nhập xong chúng tôi về rửa sạch, thái ra, phơi khô sau đó xông sinh (xông lưu huỳnh) để chống ẩm, mốc, chống côn trùng và bảo quản được lâu hơn”.

Ông chủ Thái cho biết thêm: “Lưu huỳnh thì mua ở đâu cũng có với giá 5.000 - 6.000 đồng/kg. Sau đó, cứ chia một lạng lưu huỳnh thì xông khoảng 80 - 100kg thuốc nhưng tỷ lệ có thể tăng hoặc giảm tuỳ cây thuốc có độ ẩm cao hay khô”.

Theo anh Phu - hộ gia đình bào chế thuốc ở xóm 9, xông sinh có hai cách: một là sau khi nhập thuốc về xông luôn và cất giữ. Và cách thường dùng nhất là phơi lại cho khô rồi mới tiến hành xông sinh.

Tuy nhiên, phần thuốc được phơi cho đến khô giòn không phải nhiều. Cầm nắm thuốc đã được phơi khô tại cơ sở tạm (vì cơ sở chính đang xây) của Công ty Cổ phần dược liệu Trường Xuân (xóm 9) vẫn thấy âm ẩm nhưng theo như Hùng, một nhân viên ở đây: “Thuốc này đã được xông sinh chuẩn bị xuất cho các bệnh viện”.

Qua Hùng, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến quy trình xông lưu huỳnh cho thuốc bắc như thế nào. Không khẩu trang che mặt, không găng tay, cứ thế cậu xúc ra nửa bát to lưu huỳnh màu vàng đựng trong chiếc bao màu trắng để ngay tại các bịch thuốc bắc, sau đó dùng cót quây tròn buộc bạt xung quanh và đặt chiếc bát vào giữa.



Công nghệ xông sinh thuốc bắc


Hùng dùng bật lửa đốt cho lưu huỳnh cháy, đồng thời lấy một cái nơm nhỏ đặt vào trong tấm cót và úp lên bát lưu huỳnh cho thuốc không rơi xuống. Khói tỏa ra, một mùi thuốc súng nồng nặc, ngột ngạt, khó thở. “Đây là chuyện thường ngày nên em đã quá quen với mùi của nó rồi”.

Ngày ngày, tôi đi thể dục đều phải đeo khẩu trang vì những làn khói của lưu huỳnh làm tôi cảm thấy khó thở. Đã bao lần tôi kiến nghị với thôn phải chấn chỉnh lại tình trạng đem thuốc ra ngoài đường xông sinh nhưng ông trưởng thôn cứ bảo chờ các ông Môi trường và Y tế xuống kiểm tra…nhưng cho tới bây giờ vẫn chưa thấy ông nào xuống - Ông Nguyễn Văn Ngữ, xóm 7, làng Ninh Hiệp bức xúc

Sau đó, cậu lấy lưới xanh phủ lên trên để cho khói tỏa đều rồi mới đưa bịch thuốc bắc cần xông sinh đặt lên trên đó và cuối cùng là phủ một túi ni lông to bao phủ hết từ đầu đến chân tấm cót cho khói ít tỏa ra ngoài. Mỗi lần xông như thế này kéo dài khoảng nửa ngày.

Thấy tôi khó chịu, Hùng giải thích thêm: “Anh an tâm, ở đây cơ sở nào cũng xông cả. Đợi khoảng nửa ngày khói bay hết đi mình ra giở bao ni lông lấy thuốc vào thì không còn mùi gì nữa”.

Khi được hỏi về khí đốt lưu huỳnh thì cả anh Thái, anh Phu và cậu Hùng không ai biết về sự độc hại của loại khí này. Theo các nhà khoa học, khí đốt lưu huỳnh (SO2) rất độc, một trong những tác nhân gây bệnh ung thư, suy thận và một số bệnh khác nữa.

Khi SO2 tiếp xúc với nước hoặc hơi ẩm sẽ tạo ra thành H2SO3 (axit sunfurơ) ảnh hưởng đến phổi và hệ thần kinh nên rất độc đối với người sử dụng và người trực tiếp bào chế thuốc.

Trên đường Ninh Hiệp, khói từ năm ụ thuốc của các cơ sở xông sinh Tính Ngà (xóm 7), Kiên Huyền (xóm 8), Vĩnh Nguyên (xóm 8) khiến những ai qua đây cũng phải bịt mũi, phóng xe nhanh vì mùi nồng nặc của khí lưu huỳnh đặc sánh khắp cùng ngõ xóm.

Dân kêu độc!


Qua tìm hiểu cả làng Ninh Hiệp có 254 hộ làm nghề bào chế thuốc đông y. Việc dùng lưu huỳnh xông thuốc đông y có thể gây ra những hậu quả gì đối với người dùng thuốc hay không, cần phải chờ ý kiến, thẩm định của các cơ quan chức năng. Nhưng trước mắt, số hộ dân còn lại trong xã luôn phải sống chung với thứ khí độc hại này.

Ông Nguyễn Văn Ngữ, xóm bảy bức xúc: “Ngày ngày, tôi đi thể dục đều phải đeo khẩu trang vì những làn khói của lưu huỳnh làm tôi cảm thấy khó thở. Đã bao lần, tôi kiến nghị với thôn phải chấn chỉnh lại tình trạng đem thuốc ra ngoài đường xông sinh, ông trưởng thôn cứ bảo chờ các ông Môi trường và Y tế xuống kiểm tra… nhưng cho tới bây giờ vẫn chưa thấy ông nào xuống”.

Cùng chung bức xúc đó, ông Nguyễn Văn Luật (xóm bảy) nói: “Mỗi khi tôi đi đón đứa cháu về mà qua chỗ người dân đang xông sinh thuốc thì hai ông cháu phải bịt mũi chạy thật nhanh. Giờ đây, không chỉ riêng tôi mà còn nhiều người trong xã mắc nhiều bệnh về đường hô hấp”.

Đem những thắc mắc của người dân, chúng tôi lên gặp chính quyền xã thì được ông Nguyễn Bá Khánh (Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Hiệp) cho biết: “Có những mặt hàng phải dùng và có những mặt hàng không phải dùng”, và rằng: “Cái này nó không phải độc hại gì và ngấm làm sao được vào thuốc”.

Như vậy là dân kêu nhưng chính quyền không cho nó là độc nên cũng không có một biện pháp hay chế tài xử phạt nào đối với các hộ bào chế thuốc dùng xông sinh để bảo quản.

Dân cứ kêu là độc, còn chính quyền thì bảo không. Các ngành chức năng thì đến lúc này vẫn đang đứng ngoài cuộc và chưa có kết luận chính thức.

Mới đây, trong đợt lấy mẫu xét nghiệm của Viện Kiểm nghiệm thuốc T.Ư (từ tháng bảy đến tháng 10/2009), đã xác định được 25/57 mẫu Chi tử có chứa chất cấm độc hại Rhodamine. Các mẫu Chi tử này được lấy rải rác tại nhiều cửa hàng thuốc đông y trên địa bàn Hà Nội như phố Lãn Ông, Ninh Hiệp (Gia Lâm)…
Theo các nhà khoa học, Chi tử là vị thuốc dùng trong đông y khá phổ biến, có màu vàng nâu đất, thơm và có tác dụng chữa thanh nhiệt, tá hỏa, lợi tiểu tiện, cầm máu.

Theo nhận định, có thể người kinh doanh dùng Rhodamine B để Chi tử có màu đẹp hơn, hoặc lợi dụng tính phát quang của chất này để ngăn chặn côn trùng, mối mọt.

Điều nguy hại Rhodamine B là một loại chất hóa học dùng để nhuộm quần áo, cấm tuyệt đối trong thực phẩm và thuốc vì rất độc hại cho cơ thể.

Posted by: mviet Sep 5 2011, 10:25 AM





Đại họa cho nước Mỹ & Việt Nam và nhân loại




PHẢI QUÉT SẠCH NƯỚC MỸ:
Trong lịch sử, khi một nước bị đánh bại và chiếm đóng một nước khác, họ không thể giết hết dân chúng của nước bị chinh phục bằng gươm giáo, bằng súng tiểu liên, súng máy. Bởi vì, không thể giữ vùng đất rộng lớn mà không duy trì người của mình trên vùng đất đó. Tuy nhiên, chúng ta chinh phục nước Mỹ theo kiểu đó, chúng ta không thể đưa nhiều người Trung Hoa di cư tới Mỹ. Chỉ sử dụng những biện pháp đặc biệt để quét sạch nước Mỹ và sau đó, chúng ta mới có thể đưa nhân dân Trung Quốc tới đó. Đây là cách lựa chọn duy nhất đối với chúng ta. Những biện pháp đặc biệt nào chúng ta có thể thực hiện để quét sạch nước Mỹ? Chúng ta không ngu ngốc đến nỗi cùng tự hủy diệt với Mỹ bằng cách sử dụng “vũ khí hạt nhân”.



Chúng ta chỉ có thể sử dụng loại vũ khí không hủy diệt, nhưng có khả năng giết nhiều người, chúng ta mới có thể giành lấy nước Mỹ cho chúng ta. Đó là VŨ KHÍ SINH HỌC, một loại vũ khí tàn ác chưa từng thấy. Chúng ta không để lãng phí thời gian, trong những năm qua, chúng ta đã nắm được khả năng trở thành chủ nhân của các loại vũ khí nầy và chúng ta có khả năng đạt được mục tiêu QUÉT SẠCH NƯỚC MỸ một cách hoàn toàn bất ngờ. Khi đồng chí Đặng Tiểu Bình còn sống, Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng đã sáng suốt đưa ra quyết định sáng suốt đúng đắn là không phát triển các nhóm tàu sân bay (HKMH) và thay vào đó tập trung phát triễn các loại vũ khí sinh học, có thể thủ tiêu hàng loạt dân chúng của nước thù địch. Tuy nhiên, xét về mặt nhân đạo, chúng ta cần phải cảnh báo cho dân chúng Mỹ và thuyết phục họ rời khỏi nước Mỹ và để lại vùng đất họ từng sinh sống trên đó cho người Trung Quốc. Hoặc là ít nhất họ phải rời khỏi một nửa nước Mỹ để nhường phần đất đó cho người Trung Quốc, bởi khám phá đầu tiên chính là người Trung Quốc.



Nếu chúng ta không thuyết phục được họ thì khi đó chúng ta chỉ còn một sự lựa chọn duy nhất, tức là sử dụng những biện pháp kiên quyết để quét sạch nước Mỹ và giành lấy nước Mỹ cho chúng ta ngay lập tức. Thực tế, lịch sử của chúng ta cho thấy, chừng nào chúng ta thực hiện được điều đó, sẽ không có nước nào trên thế giới có khả năng ngăn cản chúng ta. Hơn nữa, một nước Mỹ với tư cách lãnh đạo thế giới bị mất đi thì tất cả các kẻ thù khác buộc phải đầu hàng chúng ta.
Phải quét sạch nước Mỹ bằng vũ khí sinh học. Nếu không, nhân dân Trung Quốc sẽ bị hủy diệt trên diện tích đất đai hiện nay thì sự sụp đổ hoàn toàn của xã hội Trung Quốc chắc chắn sẽ xảy ra. Theo tác giả Yellow Peril; hơn một nửa dân Trung Hoa sẽ chết và con số đó sẽ hơn 800 triệu người. Chúng ta cần phải chuẩn bị sẵn sàng hai phương án:
• Nếu chúng ta thành công trong việc sử dụng vũ khí sinh học bất ngờ tấn công nước Mỹ, chúng ta có thể giảm thiểu thiệt hại về nhân mạng trong cuộc chiến tranh với Mỹ.
• Nếu trong trường hợp cuộc tấn công đó thất bại và kích động một cuộc phản công bằng vũ khí hạt nhân từ nước Mỹ thì Trung Cộng sẽ gánh chịu một thảm họa và trong đó hơn một nửa dân số sẽ chết. Bởi vậy, chúng ta cần phải sẵn sàng với các hệ thống phòng không để bảo vệ các thành phố lớn và vừa của Trung Quốc. (ngưng trích)

II. KHÁI NIỆM VỀ VŨ KHÍ SINH HỌC: (Biological Warfare)

Vũ khí sinh học là một loại vũ khí kinh hoàng nhất, nó gồm các virus, vi trùng, côn trùng…để gây bệnh dịch, truyền nhiễm để hủy diệt dân chúng, đất đai canh tác của đối phương trên qui mô rộng lớn, làm tê liệt bộ máy chiến tranh và tàn phá mùa màng, tài nguyên làm cho đối phương không thể kéo dài chiến tranh.
Xin liệt vài loại vũ khí sinh học tượng trưng:
ĐẬU MÙA:
Trong cuộc chiến tranh giữa Anh và Pháp để giành thuộc địa năm 1763, vũ khí sinh học chỉ là một cái chăn tẩm virus đậu mùa do tướng Jeffrey Amherst của Anh dùng để triệt hạ các bộ lạc thổ dân tại Ottawa ở Bắc Mỹ, lúc đó là đồng minh của Pháp. Virus gây bệnh đậu mùa là VARIOLA, ước đoán có khoảng 30% thổ dân tại Ottawa vướng phải bệnh nầy.



BỆNH THAN:

Mùa thu năm 2001, các chuyên viên chống độc có mặt tại tòa nhà Hart Building của TNS Hoa Kỳ sau khi một bức thư chứa vi khuẩn bệnh THAN được gởi tới văn phòng của TNS Tom Daschle. Thủ phạm gây truyền nhiễm bệnh than chết người là vi khuẩn Bacillus anthracis. Các ca nhiễm bệnh than qua tiếp xúc ngoài da và vào đường hô hấp gây các triệu chứng sốt, rối loạn đường hô hấp, nôn mửa, sưng hạch bạch huyết và tử vong. Năm 1942, quân đội Anh đã làm thí nghiệm với bom “vi khuẩn than” làm cho dân trên đảo Gruinard bị nhiễm khuẩn cho đến 44 năm sau, người ta phải dùng đến 280 tấn formaldehyde để khử trùng đảo nầy.



SỐT XUẤT HUYẾT EBOLA:
Ebola vốn là tên của một địa danh tại Congo nơi virus nầy được tìm thấy lần đầu tiên, khi dịch sốt xuất huyết xảy ra vào năm 1970, giết chết hàng trăm người tại Zaire (Congo) và Sudan. Đến thập niên 1980, dịch nầy xảy ra khắp Châu Phi, nó thể hiện sức truyền nhiễm đáng sợ, thậm chí ngay cả trong điều kiện được kiểm soát chặt chẽ tại các trạm y tế hoặc các bệnh viện. Dấu hiệu bị nhiễm virus Ebola gồm các triệu chứng đau đầu, đau cơ bắp, đau họng, tiêu chảy, nôn mửa và sẽ tử vong trong vòng từ 7 đến 16 ngày.



DỊCH HẠCH:
Dịch hạch đã giết hại nột nửa dân dân số châu Âu vào thế kỷ XIV. Bệnh dịch nầy còn có cái tên “cái chết dữ dội”. Dịch hạch do vi khuẩn Yersinia Petis được lây lan qua các vết cắn từ loại bò chét mang mầm bệnh, có thể truyền nhiễm từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể. Các triệu chứng xuất hiện trong vòng từ 2 tới 3 ngày, các hạch quanh vùng nách, cổ và háng sưng vù lên, bệnh nhân sẽ lên cơn sốt, đau đầu dữ dội, suy kiệt nhanh chóng và sẽ tử vong trong vòng từ 1 tới 6 ngày. Năm 1940, Nhật Bản đã gây ra một đợt dịch hạch tại Trung Hoa Lục Địa bằng cách thả các túi chứa bọ chét mang mầm bệnh từ trên phi cơ xuống.



SỐT TULAREMIA: (sốt thỏ)
Vi khuẩn gây mầm bệnh là Francisella Tularensis phát sinh ra từ 50 loại sinh vật gặm nhấm, thỏ rừng và thỏ nhà. Con người bị nhiễm vi khuẩn nầy khi tiếp xúc với con vật mang mầm bệnh cắn phải, ăn thịt con vật bị nhiễm vi khuẩn hoặc hít phải vi khuẩn nầy trong không khí. Vì thế, bịnh sốt tularemia lây lan nhanh chóng và khủng khiếp.



CHẤT ĐỘC BOTULIUM:
Vi khuẩn Clostridium Botulium không mùi, không sắc. Con người sau khi hít thở bởi chất độc nầy sau 12 đến 36 giờ, các triệu chứng sau đây sẽ xuất hiện: nôn mửa, cổ họng sưng, đau khiến việc ăn uống khó khăn. Sau đó, bệnh nhân sẽ bại liệt, hệ thống hô hấp sẽ bị hủy hoại và tử vong trong vòng từ 24 đến 72 giờ.



NẤM ĐỘC PYRICULARIA ORYZAE:
Còn có tên gọi là Magnaporthe grisea dùng để phá hoại mùa màng, triệt nguồn lương thực của kẻ thù, gây nên nạn đói toàn diện, xã hội sẽ hỗn loạn. Những cánh đồng lúa mì, lúa mạch, ngô…nếu lá bị nhiễm phải chất độc nầy, sẽ xuất hiện những vết xước màu xám chứa hàng ngàn vi khuẩn nấm pyricularia oryzae, theo gió thổi bay tràn lan trên cánh đồng…



VIRUS NIPAH:
Lần đầu tiên xuất hiện tại vùng Nipath của Malaysia làm 265 người bị nhiễm và chết 105 người. Căn bệnh này kéo dài từ 6 tới 10 ngày, gây các triệu chứng như dạng cúm, sốt cao và đau cơ cho tới viêm não.
***
Tại Hội Nghị Toàn Cầu về nguyên tử 5 năm một lần do LHQ tổ chức vào tháng 5/2010 ở New York với 189 nước tham dự do TTK – LHQ Ban Ki Moon chủ tọa. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton công bố trước hội nghị: Hoa Kỳ hiện có 5113 đầu đạn nguyên tử và trong chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ có tới 31,255 đầu đạn nguyên tử được dàn trải khắp đại dương, trong khi Trung Cộng chỉ có 187 đầu đạn nguyên tử. Bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton muốn cảnh báo bọn lãnh đạo Trung Nam Hải hãy từ bỏ tham vọng thống trị thế giới. Không biết tên tướng ngông cuồng Trì Hạo Điền đã nhận thức ra điều nầy chưa? Nếu như, Hoa Kỳ bị Trung Cộng tấn công bằng vũ khí sinh học để quét sạch nước Mỹ. Chắc chắn, Hoa Kỳ sẽ trả đũa tàn khốc và biến Trung Hoa Lục Địa thành một Hiroshima hay Nagasaki, đó là cái giá phải trả cho ảo tưởng điên rồ muốn thống trị thế giới của Trung Cộng…

Posted by: mviet Sep 5 2011, 10:35 AM







III. DEATH BY CHINA:
Tiến sĩ PETER NAVARRO – giáo sư Kinh Tế Học tại trường Đại học University of California, Irvine đã gióng lên tiếng chuông cảnh báo dân Mỹ và thế giới hiểm họa nầy trong tác phẩm bán chạy nhất trước đây, có tựa đề là “THE COMING WARS”. Ông đồng tác giả với GREG AUTRY – một chuyên gia khác về Trung Cộng – cùng viết cuốn sách “DEATH BY CHINA – CONFRONTING THE DRAGON – A GLOBAL CALL TO ACTION” (Chết bởi Trung Cộng – Đối Phó với Con Rồng – Lời Kêu Gọi Toàn cầu Hành Động” do nhà xuất bản Pearson Prentice Hall phát hành tháng 5, 2011.
Trong buổi tọa đàm có trên 200 người gồm sinh viên ngành kinh tế, giới trí thức và các nhà đầu tư, vừa ra mắt chiều ngày 7/6/ 2011 tại phòng họp lớn của Bechman Center tại Irvine. Buổi hội thảo mang tên của tác phẩm “Death By China – Confronting the Dragon – A Global Call to Action”.
Ngoài Tiến sĩ Peter Navarro & Greg Autry, còn có những người rất hiểu rõ chính sách của Bắc kinh như:



BAIQIAO TANG – nhà bất đồng chánh kiến – ông là một trong những sinh viên sống sót trong cuộc thảm sát Thiên An Môn đã trốn thoát được qua Hoa Kỳ. Ông còn là tác giả cuốn sách nổi tiếng: “MY TWO CHINAS”. Baiqiao Tang phát biểu trong buổi hội thảo: “Cuốn sách nầy sẽ giúp cho quý vị chánh sách tàn ác của nhà cầm quyền Bắc Kinh, một mặt bóp chặt tiếng nói trong nước, một mặt ĐẦU ĐỘC CẢ THẾ GIỚI VỚI NHỮNG SẢN PHẨM NGUY HIỂM, mặt khác ngày càng đầu tư lớn lao vào quốc phòng với giấc mơ thống trị toàn cầu.”



LI FENGZHI – một cựu gián điệp Trung Cộng trốn lại Hoa Kỳ – phát biểu làm mọi người xúc động: “Tôi thú nhận đã tìm cách hack vào hệ thống của Hoa Kỳ, nhưng một ngày kia tôi thấy mình không thể tiếp tục là khí cụ của một chế độ tàn nhẫn như vậy. Và tôi quyết định ở lại mảnh đất tự do nầy, hy vọng tìm được cách mạng tự do đến cho dân tộc tôi.”



GORDON CHANG là tác giả cuốn sách “THE COMING COLLAPSE OF CHINA” phát biểu: “Quyết tâm lớn mạnh bằng mọi giá, kể cả bóp miệng người dân và vi phạm tất cả mọi luật thương mại quốc tế, tuôn HÀNG HÓA GIẢ và ĐỘC HẠI ra nước ngoài. Trung Cộng không chỉ giết hại thế giới mà còn giết hại chính dân của họ.”



IAN FLETCHER – nhà phân tích kinh tế lão thành – là tác giả cuốn “FREE TRADE DOESN’T WORK: WHAT SHOULD REPLACE IT AND WHY” thì khẳng định rằng: “Chúng ta không thể chơi trò “tự do kinh doanh” với những kẻ không tôn trọng luật chơi.”



Để trả lời câu hỏi: “Nhưng chết dưới tay Trung Cộng như thế nào?” Tiến sĩ Peter Navarro nói: “Nhiều cách lắm, bằng hàng hóa độc hại, bằng cạnh tranh bất chánh, bằng cách cướp công ăn việc làm của nhiều quốc gia, bằng các hoạt động gián điệp, chiếm tài nguyên thiên nhiên của các nước láng giềng, chiếm lãnh nhiều thuộc địa bằng mặt trận kinh tế, đánh cắp bí mật quốc phòng và tăng đầu tư vào quân đội toàn là những thủ đoạn hiểm độc.”
Câu hỏi khác: “Có biện pháp nào để tránh hiểm họa “Chết dưới tay Trung Cộng không?” Tiến sĩ Peter Navarro đáp: “Có chứ! Nhưng, nó đòi hỏi Hoa Kỳ phải có một chánh sách khác và người dân Hoa Kỳ phải hiểu rõ thảm họa lớn nhất thế giới nầy!”. Trong cuốn “Death By China” đưa ra một số thống kê tiêu biểu:
- Trung Cộng hiện cung cấp cho Hoa Kỳ 60% nước táo đặc, 50% tỏi, 70% thuốc trụ sinh Penicillin, 50% aspirin, 33% thuốc, Tylenol và 99% vitamin C.
- Vật liệu xây dựng “drywall” của Trung Cộng chứa chất Sulfurous gas bốc mùi trứng thối làm cho người cư ngụ bị sưng phổi, ngứa cổ, nghẹt thở mà còn làm hư hỏng các ống nước làm hệ thống HVAC như máy lạnh, máy sưởi không làm việc được. Mỗi năm, hàng 100.000 căn nhà của dân Mỹ phải tốn tiền sửa chửa khoảng 15 tỉ USD.
- Về mặt gián điệp, “Death by China” cảnh báo rằng: mỗi năm có khoảng 750.000 người Hoa ngành tình báo vào Hoa Kỳ, đánh cắp kỹ thuật quốc phòng đưa về Hoa Lục.

IV. VŨ KHÍ SINH HỌC DƯỚI HÌNH THỨC HÀNG ĐỘC:

Rõ ràng Trung Cộng đã và đang dùng “vũ khí sinh học” dưới hình thức “hàng độc” để đầu độc nhân loại và dân chúng Hoa Kỳ, đó là loại vũ khí hủy diệt con người một cách tiệm tiến. Hiện nay, nghành công nghệ sinh học đang nở rộ tại Trung Hoa Lục Địa và phát triển nhanh chóng, các sản phẩm độc hại được xuất khẩu ồ ạt, tràn ngập trên khắp thế giới. Xin liệt kê vài hàng độc đã được tìm thấy:
THUỐC TÂY GIẢ:
- Tại PANAMA: hơn 300 người tử vong vì uống thuốc ho Made in China có độc chất gây bệnh là “”, một loại độc chất cao thường tìm thấy trong nước chống đông đặc của xe hơi.



- Tại HAITI: trên 76 trẻ em, phần lớn dưới 5 tuổi chết vì thận bị hủy hoại một cách kỳ lạ giống như nạn nhân ở Panama. Nhờ sự giúp đở của Hoa Kỳ, người ta khám phá ra nạn nhân tử vong vì thuốc trị sốt cho trẻ em có độc chất “Diethylene Glycol” phát xuất từ Xingang và qua công ty giao dịch Sinochem International.
- Không chỉ trong dược phẩm có chất Diethylene Glycol, còn được Tàu đưa độc chất nầy vào kem giả mạo dưới nhãn hiệu Colgate. Chính quyền Canada khuyến cáo dân chúng ngưng sử dụng kem đánh răng giả mạo độc hại Made in China.
Dưới chủ đề “TRUY LÙNG THUỐC CỦA TỬ THẦN” phóng viên của tạp chí Le Nouvel Observateur, kể lại cuộc điều tra của một nhân viên bào chế dược phẩm Thụy Sĩ hầu tóm cổ những kẻ sát nhân đã giết hại hàng ngàn bệnh nhân bằng thuốc giả đến từ Trung Cộng. Cuộc săn lùng chỉ trên địa bàn các quốc gia Cận Đông: Ai Cập, Jordanie, Syrie.
Mở đầu bài viết, phóng viên Jean Paul Mari kể lại câu chuyện của ADEL, một người Palestine: Vợ của anh bị ung thư vú, nhờ biết bệnh rất sớm và các bác sỹ lạc quan sẽ chữa được bệnh. Vấn đề thuốc “Imanitib” rất đắc, giá 2000 USD hộp. Để chữa trị cho vợ, Adel đã huy động gia đình bạn bè giúp đỡ đưa vợ sang Israel điều trị, Thời gian đầu, bệnh của vợ anh có vẻ ổn định. Sau đó, anh đưa vợ trở lại Palestine vào bệnh viện tối tân ở Ramallah. Bác sỹ Baker sử dụng loại thuốc nói trên, nhưng giá thành chỉ có một nửa thôi. Vợ của Adel chết 6 tháng sau đó vì thuốc sử dụng tại đây là thuốc giả được pha chế chỉ có nước, pha một ít đường, phẩm màu và một ít aspirine. Giá thành của mỗi họp thuốc nầy là 2 USD.
Điều nầy đã thúc giục JEAN LUC mở cuộc điều tra. Nhân vật trung tâm mạng lưới mà Jean Luc tìm ra được tên WAJEE ABU ODEH, một người Jordanie, đến từ Thẩm Quyến ở Hoa Lục. Tại vùng Cận Đông, mạng lưới do Wajee Abu Odeh điều khiển, cung cấp thuốc giả cho Jordanie, Ai Cập, Syrie…họ cung cấp thuốc giả tới 50% thuốc chữa trị ung thư. Không kể các loại thuốc giả chết người nầy tràn lan ở những vùng ngoại ô nghèo và qua nhiều môi giới nó hiện diện tại những bệnh viện có uy tín ở thủ đô.



TRÀ TÀU TẨM CHẤT ĐỘC CHÌ:
Theo The New Chenese Take Out – Michael E. Telzrow cho biết: Kỹ nghệ sấy khô lá trà tại Trung Cộng đã đạt tới trình độ tinh vi chưa từng có: Các hãng sản xuất trà dùng khí thải từ xe ô tô để làm khô lá trà nhanh chóng bằng cách trải lá trà tươi trên sàn của nhà kho, rồi lái những xe vận tải vào trong, nổ máy để khí thải từ ống khói xe làm khô lá trà. Vấn đề là xăng pha chì và những chất chì độc hại thoát ra theo khói xe bám trên lá trà. Chất độc chì sẽ ngấm dần dẫn đến việc hủy hoại thận và còn nhiều nguy cơ khác.



NƯỚC TƯƠNG LÀM BẰNG TÓC:
Bài viết nầy của GS, Tse – Yan Lee, B.H.Sci nhằm trình bày cho độc giả biết về một loại nước tương được sản xuất tại Hoa Lục không an toàn và được bày bán khắp nơi tại Hoa Lục và trên thế giới.
Nước tương được chế biến từ đậu nành, gồm có hợp chất protein, carbohydrate không chất béo, dồi dào chất riboflavin (B2) và các chất khoáng như sodium, calcium, phosphorus, sắt, selenium và chất kẽm. Hàng năm, trên khắp thế giới người ta đã sản xuất ra hàng ngàn triệu tấn nước tương để cung ứng cho thị trường tiêu thụ.



Vào năm 2003, tại Trung Cộng người ta sản xuất hàng loạt nước tương mang nhãn hiệu “HONGSHUAI SOY SAUCE”, áp dụng theo phương pháp sinh hóa và kỹ thuật tân tiến bởi một nhà máy chế biến thực phẩm gia vị không theo phương pháp chế biến cổ điển bằng đậu nành và lúa mì nên giá thành rất rẻ và được các nhà hàng và nhà trường sử dụng rất nhiều.
Tháng giêng năm 2004, viên quản lý cho một nhóm ký giả của chương trình TV “Weekly Quality Report” biết thành phần của nước tương gồm có “amino acid”, “sodium hydroxide”, “hydrochloric acid” và mật đường (loại dung dịch phế thải sau khi đã quay ly tâm thành đường cát trắng) và vài chất hóa học khác hòa tan với nước. Nhu cầu chế biến nước tương, hàng tháng nhà máy phải sử dụng đến hàng chục ngàn tấn “amino acid” dưới dạng bột từ một nhà máy sản xuất hóa chất khác.
Sau đó các ký giả đã tìm ra nguyên liệu để bào chế ra loại xi-rô amino acid này tại một nhà máy sinh hóa ở tỉnh Hồ Bắc. Họ trả lời các ký giả rằng “amino acid” chủ yếu chế biến từ tóc con người, thu nhặt được từ các tiệm hớt, uốn tóc và từ các đống rác thải ra ở các bệnh viện khắp nơi trong nước rất dơ bẩn và mang nhiều loại vi khuẩn gây nhiều mầm bệnh khác nhau. Tóc con người chứa nhiều loại hóa chất độc hại như thạch tín “arsenic” và chì “lead” sẽ gây phương hại trầm trọng đến hệ thống tiêu hóa, gan, thận, tim mạch, hệ thần kinh và sinh dục.
Sau khi tin tức ghê tởm nầy được phổ biến trên toàn thế giới khiến Hiệp Hội Các Quốc Gia Châu Âu, Hong Kong, Đài Loan, Nhật, Hoa Kỳ…đã từ chối nhập cảng một số hiệu nước tương và nhiều loại thực phẩm khác sản xuất từ Trung Hoa Lục Địa vì lý do an toàn cho sức khỏe dân chúng.

Posted by: mviet Sep 5 2011, 10:47 AM




TỎI BỘT, ỚT BỘT NHIỄM PHÓNG XẠ:
Do khả năng công nghệ bảo quản thực phẩm quá kém nên tỏi bột và ớt bột là sản phẩm nổi tiếng của quận Qixian, tỉnh Henan do cơ xưởng Limin sản xuất phải sử dụng chất phóng xạ Cobalt-60 để giữ lâu cho tỏi bột và ớt bột khỏi bị hư hỏng. Ngày 7/6/ 2009, chất Cobalt-60 bị rò rỉ thấm qua quần áo bảo hộ của công nhân và chất phóng xạ Cobalt-60 tuôn ra ngoài không khí, xưởng Limin bị phát hỏa, gây chết chóc cho nhiều người. Có khoảng 800.000 người trong vòng bán kính 50 km đã bỏ của chạy lấy thân. Hàng quán tại Qixian đóng cửa, đường xá vắng tanh như một thành phố chết.

HOA KỲ BÁO ĐỘNG NHIỀU MẶT HÀNG NHẬP TỪ HOA LỤC CÓ CHẤT ĐỘC:

Hoa Kỳ liên tiếp báo động về hàng hóa nhập cảng từ Trung Cộng có chứa kim loại Cadmium độc hại tiềm ẩn trong những kiểu trang sức thời trang. Quốc Hội Mỹ đã cấm các sản phẩm chứa chì nhập cảng vào Mỹ dưới dạng nữ trang cho trẻ em. Nhưng, cadmium còn độc hại hơn chì nhiều. Cadmium có thể gây bệnh ung thư. Thượng Nghị Sĩ Mark Pryor báo động: “Sẽ có nhiều phụ huynh tức giận khi biết nữ trang nhập cảng như thế có thể làm tổn hại sức khỏe con em họ.”
Nhiều sản phẩm may mặc dành cho trẻ em không bảo đảm an toàn, chứa nhiều hóa chất “formaldehyde”, “cadmium” và “chromium” độc hại vượt mức cho phép, gây nhiễm trùng da và đường hô hấp cho trẻ em.
Trong khuôn khổ bài báo nầy, chỉ liệt kê những mặt hàng độc có tính cách tượng trưng mà thôi, còn nhiều mặt hàng độc khác như trái cây có tẩm hóa chất bảo quản Carbendazim hoặc còn dính thuốc trừ sâu, đũa ngâm hóa chất…một khi các hóa chất độc hại nầy bám vào các bộ phận trong cơ thể con người sẽ công phá tiến trình thoái hóa và tăng trưởng tế bào tự nhiên mà sinh ra nhiều TẾ BÀO DỊ HÌNH không cần thiết dư thừa, đan kết vào nhau, tích tụ lại làm thành bướu độc, cục u…là tiến trình của nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh ung thư.



Vì thế, tất cả mặt hàng tươi, khô, đông lạnh hoặc đóng gói mang nhãn hiệu MADE IN CHINA là người tiêu thụ rùng mình kinh sợ. Trung Cộng thay đổi chiến lược để lừa người tiêu thụ bằng cách thay thế nhãn hiệu “Made in China” bằng nhãn hiệu mới trên các bao bì của thực phẩm, hàng hóa…là “MADE IN P.R.C” đó là chữ viết tắt “People Republic of China” (Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc).
Nhưng, nhãn hiệu “Made in P.R.C” đánh lừa giới tiêu thụ không được bao lâu thì bị phát giác làm mức tiêu thụ hàng hóa Trung Cộng lại bị thế giới tẩy chay, tụt dốc thê thảm. Trung Cộng lại giở thói gian manh, tiếp tục đánh lừa người tiêu thụ, không nhận diện được các mặt hàng độc của Trung Cộng bằng những phương cách xảo quyệt khác. Một thí dụ điễn hình: WAL-MART là một trong những siêu thị lớn nhất nước Mỹ. Nếu nhập hàng từ Trung Cộng do công ty Wal-Mart đặt mua. Trung Cộng sẽ ghi “MADE FOR WAL-MART USA” hoặc “PACKAGED IN USA”. Hàng hóa nhập từ Trung Cộng bằng những kiện hàng lớn, được ghi rõ ràng xuất xứ “Made in China” đúng theo qui định của chánh phủ Hoa Kỳ. Nhưng, khi những kiện hàng được tháo ra bán lẽ trên các quày hàng thì mang nhãn hiệu khác như “MADE FOR WALMART USA” hoặc “PACKEGED IN USA” và hàng chữ nhỏ li ti như “Made in China” hoặc “Made in P.R.C” nằm ở gốc nào đó rất khó nhìn thấy. Xin hãy cẩn thận khi mua hàng để đừng bị Trung Cộng lừa bằng những mánh khóe bẩn thỉu nầy.

BÀI HỌC CỦA ĐÀI LOAN TẨY CHAY HÀNG ĐỘC CỦA TRUNG CỘNG:

Một thành phố Đài Loan, thị trấn Chitung, nơi trận bão Morakot ập vào làm 500 người chết trong một vụ lở đất lớn và 700 người phải di tản sau cơn bão nhiệt đới tồi tệ nhất trong vòng 50 năm qua, đã xảy ra vào ngày 8/8/ 2009. Chánh quyền địa phương đã từ chối nhận 100 “nhà lưu động” lấp ráp nhanh do Trung Cộng viện trợ vì lo sợ hóa chất độc hại, vì những căn nhà nầy có chứa chất “formali”, một loại hóa chất nguy hiểm. Phó Quan Hành Chánh quận tên Chung Chia nói: “Mặc dầu những ngôi nhà là trợ giúp nhân đạo, nhưng chúng tôi cần phải đặt an toàn làm ưu tiên hàng đầu.” Ngoài ra, họ cũng từ chối hàng viện trợ của Trung Cộng gồm: 10.000 túi ngủ, 10.000 chăn đấp cùng với 176 triệu nhân tệ (26 triệu USD).



Người dân Đài Loan đã mất tin tưởng vào hàng hóa Trung Cộng từ năm trước khi sản phẩm sữa bột của Trung Cộng của một số hãng Trung Cộng bị tìm thấy nhiễm melamine làm chết ít nhất 6 trẻ em và khiến hàng chục nghìn trẻ em lâm trọng bệnh. Đây là một cái tát vào mặt bọn lãnh đạo Trung Nam Hải.
V. VIỆT NAM THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG ĐỘC CỦA TRUNG CỘNG:
Tất cả mặt hàng độc chết người do Trung Cộng sản xuất bị thế giới tẩy chay và vất vào thùng rác. Những con chó lãnh đạo Trung Nam Hải dùng Việt Nam làm thị trường tiêu thụ những hàng độc nầy vừa để thu lợi nhuận và vừa dùng nó làm vũ khí giết người thầm lặng, không tiếng súng để giết dân Việt Nam chết dần chết mòn. Sách lược dã man nầy, Trung Cộng chia ra làm hai giai đoạn:
GIAI ĐOẠN I:
Ngày 30 tháng 6 vừa qua, nhiều tờ báo trong nước đồng loạt lên tiếng báo động về hiện tượng nầy, từng đoàn doanh nhân Tàu Cộng vượt biên giới bỏ ngỏ, ào ạt sang Việt Nam từ Bắc vào trong Nam, tung tiền mua giá cao, vơ vét hàng nông sản, thu hút hàng sạch nhu yếu phẩm từ thủy sản, đường cát, heo, gà, vịt, trứng gà, vịt cũng bị thu mua chất hàng đống. Đặc biệt là vịt sống là sản phẩm bị chiếu cố tận tình nhất, khiến giá mỗi con từ 60.000 đồng/ con tăng vọt lên 120.000 đồng, tức tăng gấp đôi. Cho đến nay, chiến dịch vét hàng đã lên đến cao điểm, nhưng chưa biết chừng nào mới chấm dứt. Hiện tượng nầy, khiến vật giá trong nước tăng tốc leo thang không ngừng vì thiếu hàng để bán, làm dân nghèo khốn đốn.
Theo nhận định của bà Nguyễn thị Thu Sắc, Phó chủ tịch Hiệp hội Hàng Xuất Cảng Thủy Hải Sản VN (VASEP) nói rằng: những năm trước thương gia Tàu sang VN thu mua tôm trực tiếp từ các trại nuôi tôm của người Việt mình. Còn bây giờ, họ ra tận bến cá, đón tàu đánh cá vừa từ ngoài khơi vào, tung tiền thu mua trực tiếp, gôm sạch các loại hải sản. Các công ty VN chế biến thủy, hải sản thiếu hàng xuất cảng, nâng giá mua lên để cạnh tranh mà vẫn chào thua các doanh nhân Tàu Cộng lắm tiền nhiều bạc nầy. Tại miền Trung, các tay thương gia Tàu Cộng nầy chiếu cố tận tình. Hậu quả, là giá tôm trắng hồi nằm ngoái chỉ có 57.000 đồng/ kí bây giờ vọt lên 90.000 đồng/ kí.
Bà Sắc báo động, tình trạng nầy sẽ giết các công ty xuất cảng thủy sản và hải sản trong nước. Từ đầu năm đến giờ đã có 147 công ty loại nầy ở VN đã phải đóng cửa vì không mua được hàng. Bà Sắc cho biết đã đến lúc chánh phủ VN nên bắt chước Indonesia, vì quốc gia nầy đã cấm xuất cảng nguyên liệu thủy, hải sản kiểu đó. Việt Nam cần phải bảo vệ thị trường nội địa. Nhưng, biết bao giờ Đảng và nhà nước CSVN học được bài học khôn nầy?
Ngoài ra, các tên thương gia trọc phú nầy còn nhắm vào hồ tiêu. Theo lời ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp Hội Tiêu VN (VPN), cho biết: đã có 20% toàn bộ sản lượng tiêu VN bị thương lái Tàu Cộng thu vét. Cao su cũng vậy, có đến 70% số cao su làm ra ở VN đã vượt biên vào Hoa Lục.
GIAI ĐOẠN II:
Sau khi hút hết “HÀNG SẠCH” của thị trường Việt Nam, bọn Trung Nam Hải cho các thương buôn Tàu Cộng tuôn “HÀNG ĐỘC” vượt qua biên giới vào Việt Nam bán với giá rẻ mạt vừa túi tiền của đại đa số đồng bào lao động để đầu độc dân Việt Nam trên qui mô cả nước, gây ra hiện tượng “GIÀU ĂN SẠCH, NGHÈO ĂN ĐỘC”. Xin liệt kê một số hàng độc của Trung Cộng tượng trưng:



GẠO NHỰA TÀU:
Sau khi tung tiền vơ vét cả triệu tấn gạo của VN chở sang Tàu. Liền sau đó, “gạo nhựa Tàu” được Trung Cộng tung vào VN đã xuất hiện trên thị trường, đó là một loại giả làm bằng khoai lang / khoai tây xay nhuyển rồi trộn với bột nhựa (resin). Gạo nhựa Tàu nấu trên 30 tiếng vẫn không làm hạt gạo nát nhừ, hột cơm vẫn nguyên vẹn và không dính vào nhau. Tất cả các gạo nhựa Tàu đều cùng kích thước và màu sắc giống nhau.



SỮA ĐỘC MELAMINE:
Melamine là hóa chất dùng để sản xuất nhựa, được trộn vào các sản phẩm sữa để chúng trông giàu protein hơn để dánh lừa thị giác giới tiêu thụ khiến các em nhỏ uống vào sẽ mắc bệnh “sạn thận”. Các hãng thông tấn nước ngoài đưa tin scandal về sữa độc melamine làm tử vong 4 em bé và làm hơn hàng trăm ngàn trẻ em khác bị bệnh vào năm 2008. Sau đó, chánh quyền Trung Cộng đã tìm thấy và tịch thu 170 tấn sữa bột độc hại nầy.
Số 170 tấn sữa độc melamine không được Trung Cộng thiêu hủy và tái phối trí lại để đưa vào thị trường Việt Nam tiêu thụ với giá rẻ khoảng 62.000 đồng/kí so với sữa bột Tân Tây Lan rẻ hơn 20.000 đồng /kí. Nguồn tin cho biết, sữa độc melamine tràn ngập ở các chợ biên giới phía Bắc, đưa vào bán ở các chợ đầu mối tại Sài Gòn như chợ Kim Biên, Bình Tây và các đại lý chuyên doanh phân phối thực phẩm.



LỤC PHỦ NGŨ TẠNG CỦA GIA SÚC VÀ GIA CẦM:
Ngộ độc thực phẩm diễn biến ngày càng phức tạp tại Việt Nam. Mỗi năm đã xẩy ra hàng ngàn vụ ngộ độc thực phẩm chết người. Nguyên nhân là ăn phải hàng độc, nhập lậu qua biên giới Việt – Trung bỏ ngỏ, kẻ qua người lại, nhập cảnh không cần visa . Hàng ngày, con buôn người Tàu lợi dụng nhập cảnh không cần chiếu kháng, để đưa hàng ngàn tấn hàng độc ồ ạt vượt qua biên giới vào Việt Nam tiêu thụ. Phần lớn hàng độc được con buôn VN chiếu cố nhiều nhất như: tim, cật, thận, lòng heo, chân gà, vịt, cánh cổ, trứng non, lòng mề…được con buôn người Hoa ngâm tẩm và ướp bằng hóa chất như formol (dùng để ướp xác chết) để giữ tươi được lâu ngày, chống thối rữa. Những món hàng độc nầy khi vượt qua biên giới, được con buôn VN cho vào thùng xốp chuyển đi khắp nước tiêu thụ. Một người đi chào hàng nói với đối tác: “Yên chí đi! Có để đến nửa tháng nữa cũng chưa thối đâu! Đã tẩm ướp thứ đó rồi thì có chôn xuống đất tới cả tháng, đào lên vẫn còn tươi nguyên!”. Thị xã Hà Khẩu (Hoa Lục) là nơi tập trung nguồn hàng độc loại nầy, cung cấp cho chợ Tả Cái và Tả Xéo cách đó 1km để con buôn chuyển về VN tiêu thụ bằng vạn nẽo đường khác nhau.



TRỨNG GÀ, VỊT NHIỄM MELAMINE CỦA TRUNG CỘNG:
Loại hàng độc nầy tập trung tại “tổng kho trứng” chợ Sẻo Cái ở Hà Khẩu, muốn mua bao nhiêu cũng có, nếu cần giao hàng ở bên Việt Nam cũng OK! Đây là một chợ khá lớn, bày bán mọi loại thực phẩm tươi, vệ sinh rất kém, bẩn thỉu và lầy lội, tấp nập nhiều con buôn VN đến mua bán hàng, đặc biệt là trứng gà các loại ở chợ nầy. Khu bán trứng gà nằm ngay bên ngoài gần đường vào chợ, hàng đống các thùng trứng gà, vịt xếp chồng chất lên nhau. Giá cả tại chỗ như sau: khoảng 31.000 đồng/1 kg, khi chở về đến chợ Cốc Lếu ở Lào Cai bên VN là 47.000 đồng/1kg, quả là siêu lợi nhuận.
Tại thành phố Lào Cai có chợ Cốc Lếu, Gốc Mít, Kim Tân bày bán rất nhiều trứng gà nhiễm melamine của Trung Cộng đã qua công đoạn vỏ trứng được đánh màu, chờ con buôn phân phối đi khắp nơi. Trong khi trận bão melamine trong sữa Trung Cộng chưa lắng dịu thì tìm thấy trứng gà nhiễm melamine của Trung Cộng đang ồ ạt xâm nhập vào thị trường VN.



TRÁI CÂY NHẬP LẬU TỪ TRUNG CỘNG:
Hầu hết tất cả trái cây nhập cảng từ Trung Cộng đều có tẩm hóa chất bảo quản là mối quan tâm của người tiêu dùng như:
TÁO: Quả táo nhập từ Tàu, được bọc trong một một lưới xốp. Lưu ý, khi bốc lưới xốp ra thì thấy hạt trắng mịn đọng trên vỏ quả, đó là do hóa chất bảo quản bị bốc hơi.
CAM: Hiện nay, cam nhập lậu từ Trung Cộng, loại cam nầy quả rất to, bọc trong lưới, có màu vàng tươi do tẩm hóa chất và bị đánh bóng.
QUÝT: Quýt Trung Cộng vỏ dày, bị đánh bóng và bóc vỏ, hai đầu múi quýt thường khô.
HỒNG: Hồng Tàu rất dễ nát nên hàng nhập lậu thường được tẩm nhiều hóa chất bao quản hình dáng. Ngoài ra, hồng Tàu có vỏ rất đẹp, màu vỏ đỏ đậm do bị bôi phẩm màu.
DƯA HẤU: Phần lớn dưa hấu bán trên thị trường loại vỏ vàng, ruột cũng màu vàng là của Trung Cộng, nhưng lại lấy nhãn hiệu của New Zealand. Loại dưa hấu nầy hay bị tiêm nước đường hóa học vào trong ruột nên khi bổ ra sau vài tiếng, ruột sẽ bị mềm nhũn.



VI. ĐỀ CAO CẢNH GIÁC VŨ KHÍ SINH HỌC CỦA TRUNG CỘNG:
Tin Saigon cho biết: Căn bệnh tay chân và miệng đang hoành hành dữ dội tại VN trong 6 tháng vừa qua với 15.000 người mắc bệnh đa số là trẻ em, trong đó có 50 trẻ em tử vong. Theo phúc trình của viện Pasteur Saigon: tại thành phố Saigon và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An và Tiền Giang có tỉ lệ trẻ em nhiễm bệnh cao nhất Việt Nam. Theo Trung Tâm Y Tế Dự Phòng thì 99% trẻ em tử vong vì chứng bệnh kỳ lạ nầy. Trẻ nhiễm bệnh nầy bị sốt cao, nổi mụt nước khắp cơ thể, thân thể đau nhức dữ dội và dẫn tới tử vong.
Việc nầy, làm chúng ta liên tưởng tới khoảng thời gian đầu tháng 3 năm 2003, những ca bệnh SARS đầu tiên xuất hiện tại tỉnh QUẢNG ĐÔNG, miền Nam Hoa Lục. Từ đó, bệnh SARS bắt đầu lây truyền nhanh chóng các nước trên thế giới. Đây là căn bệnh truyền nhiễm mới đầu tiên của thế kỷ XXI. Người ta đặt nghi vấn: “Có phải virus gây bệnh Sars có nguồn gốc từ cái LAB bí mật nào đó của Trung Cộng bị rò rỉ và phát tán ra ngoài, gây khốn đốn cho nhân loại?” Chắc chắn là như vậy rồi!
Trung Cộng ngày nay đang lâm vào 4 cơn khát: KHÁT ĐẤT – KHÁT DẦU – KHÁT NƯỚC – KHÁT MÁU. Cho dù Tập đoàn lãnh đạo Đảng CSVN đã bán nước cho bọn Trung Nam Hải, đưa dân tộc vào vòng nô lệ cho ngoại bang, biến Việt Nam thành một quận huyện của tên đế quốc Trung Cộng để được vinh thân phì gia: “Thà mất nước, chớ không chịu mất Đảng!” Nhưng, dã tâm của bọn Trung Nam Hải là không bao giờ từ bỏ tham vọng “DIỆT CHỦNG DÂN VIỆT NAM” chết càng nhiều, càng tốt bằng VŨ KHÍ SINH HỌC để đưa dân Tàu ồ ạt di dân sang Việt Nam chiếm đất đai, tài nguyên của đất nước chúng ta. Vì vậy, xin đồng bào phải luôn luôn đề cao cảnh giác vũ khí sinh học của bọn quái vật Trung Cộng!
Nếu như, tỉ lệ trẻ em nhiễm căn bệnh kỳ lạ nầy tiếp tục tăng cao, nguy cơ biến thành dịch lan tràn khắp nước, Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Sàigòn cần phối hợp với Viện Pasteur Saigon báo động với Tổ Chức Y TẾ Thế Giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Ngăn ngừa bệnh Dịch Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention) viết tắt “CDC” để tìm biện pháp giúp đỡ, xác định đặc điểm của loại virus nầy, nhằm chận đứng kịp thời, trước khi quá muộn.
VII. KẾT LUẬN:
Trước khi chấm dứt bài viết nầy, tôi xin nhắc lại lời của ông WINSTON CHURCHILL (1946) để thay cho lời kết: “Thế chiến thứ II đã không bao giờ xảy ra trong lịch sử nếu có những hành động ngăn chận đúng lúc…nhưng không một ai muốn lắng nghe. Chúng ta phải chắc chắn điều nầy không tái diễn.”(There was never a war (WW II) in all history easier to prevent timely action…but no one would listen…we surely must not let that happen again.”



Và ông MICHAEL SCROCCARO – Giám đốc Sterling Communication – có viết bài bình luận “COMMENTARY: CHINA SIGNALS WAR, WILL THE WORLD LEARN FROM HISTORY?” Ông đã cảnh báo cảnh báo Phương Tây: “Tại sao Phương Tây đang tiếp tục làm ngơ trước những tín hiệu và bài học của lịch sử nữa chăng? Có phải vì những tin tức trong Trung Hoa Lục Địa không rõ ràng, không đủ sức thuyết phục để chúng ta lưu tâm sao?”
(So, why is the West ignoring the signs and lessons of history yet again? Could it be that news out of China is not clear or compelling enough to grasp our attention?”)





Viết theo các tài liệu tổng hợp, phân tách và nhận định.
Nguyễn Vĩnh Long Hồ

Posted by: VanAnh Sep 10 2011, 07:34 AM





"Rợn người" với công nghệ chế biến "đặc sản"



Dùng phân đạm, thạch cao làm chất phụ gia, làm giả như thật thịt thú rừng… là những cách chế biến đồ ăn khó tin đã bị phanh phui.

Có nhiều món ăn, đồ uống được coi là rất “khoái khẩu” đối với người Việt Nam, nhưng “công nghệ” chế biến những món ăn này sẽ khiến nhiều người không khỏi kinh hãi.

Dưới đây là một số cách chế biến thức ăn, đồ uống khó tin đã được cơ quan chức năng phát hiện trong thời gian vừa qua:

Từ lâu nay, tiết canh đã được coi là một món ăn có nguy cơ cao về thiếu an toàn vệ sinh thực phẩm, nhưng việc một số cơ sở sử dụng cả… phân đạm bón rau làm chất phụ gia giúp tiết đông cứng, giữ màu đỏ tươi là điều mà ít người có thể tưởng tượng được.




Quy trình làm đậu phụ được thực hiện trình tự theo các bước cơ bản: ngâm mềm đậu tương, xay nhỏ và ủ, sau đó nấu để nổi cái lên trên bề mặt, vớt cái cho ra khuôn ép nước cho thành bánh đậu. Trong quá trình này, không ít cơ sở đã pha thêm thạch cao vào để tăng hiệu suất nổi cái nhiều, giúp sản lượng bánh đậu được nhiều hơn cũng như giúp cái nhanh đông cứng.




Khi bị phanh phui, kỹ nghệ làm ruốc giả đã khiến nhiều người không khỏi kinh ngạc. Chỉ cần thu gom bã sắn dây từ cơ sở lọc bột sắn thuê về ép, phơi khô, đánh bông, tẩm gia vị, xào cho vàng, trộn với một ít ruốc thật là ra ruốc “nhái” y chang ruốc thịt thực sự. Loại ruốc này được bán ra thị trường với giá chỉ bằng 1/3 giá ruốc thật.





Thịt thú rừng cũng không tránh được nạn “hàng nhái”. Rùng rợn là ở chỗ các sản phẩm này có thể được chế từ thịt lợn “bẩn” mua gom từ các lò mổ hay bán trôi nổi. Đó có thể là thịt ế đã bị ôi, thịt lợn bệnh, lợn chết có giá rẻ như cho. Các nguyên liệu này được đem về nhúng vào nước pha chất tẩy, ướp “hương vị” các loại theo ý muốn như bò, nai, chồn, cho vào lò sấy khô với nhiệt độ cao để tạo mùi, tạo độ dai như thật. Thịt lợn rừng được làm giả công phu hơn với việc dùng cây kim ba mũi tự chế được đóng chặt vào một chiếc đũa tre châm vào da để tạo ra những lỗ châm lông chụm 3 đúng như lợn rừng “xịn”.




Cà phê tưởng như an toàn, nhưng ít ai ngờ rằng sản phẩm này có thể được chế biến từ những nguyên liệu không liên quan gì đến cà phê như bắp, đậu nành, hương liệu hóa học. Để làm cà phê rởm, hỗn hợp các nguyên liệu trên cùng chất tạo dính, đường hóa học, muối gạo… sẽ được trộn đều trong máy trộn, nghiền và “hô biến” thành cà phê thành phẩm, sẵn sàng được tung ra thị trường.




Bún ngon chỉ được làm từ bột gạo, nhưng để giảm chi phí, nhiều cơ sở sản xuất bún chui đã trộn thêm bột mì vào bột gạo. Điều này khiến sợi bún dễ bị nát vụn và có màu đen rất xấu. Để giải quyết vấn đề trên, người làm bún đã dùng đến một loại hóa chất tẩy trắng, tăng độ dẻo dai có tên Tinopal. Đây là một loại hóa chất tẩy rửa cực mạnh, vốn được nhiều người mua để pha chế trong bột giặt, xà phòng.




“Công nghệ hóa học” thao túng cả những đồ uống rất được ưa chuộng như chè, trà sữa, sinh tố… Đầu tiên là “đường siêu ngọt”, chỉ cần cho nửa thìa cũng bằng cả cân đường kính, ngọt cả nồi chè. Một loại hóa chất khác là “cần sủi”, có khả năng giúp một nồi chè đỗ đen được ninh nhừ sau vài phút, dù bình thường phải mất hơn nửa tiếng. Trà sữa và sinh tố thì được pha chế bằng những hóa chất “lạ” nhiều màu sắc được bọc trong túi nylon, mà một túi nhỏ có thể pha được cả chục cốc.




Công nghệ làm trắng bánh bao lại là một điều hãi hùng khác. Để bánh trắng, xốp, mềm hơn, người làm bánh đã không dừng lại ở công đoạn ủ bột mà còn có sự hỗ trợ của phụ gia. Các chất phụ gia bao gồm bột nở, men nở và… bột tẩy trắng, một hóa chất có thể gây viêm loét dạ dày, viêm niêm mạc mắt, niêm mạc miệng, gây hại nghiêm trọng tới sức khỏe con người, đặc biệt là đối với trẻ em.



Posted by: VanAnh Sep 10 2011, 08:01 AM





Độc hại khi dùng cốc giấy, cốc nhựa uống nước nóng



Nước và một số hoạt chất trong trà, café, canh… dưới tác dụng của nhiệt độ cao có thể tạo thành các dung môi hòa tan các chất phụ gia có trong cốc nhựa, cốc giấy.

Cốc uống lạnh, đừng uống nóng

Thói quen dùng các sản phẩm cốc nhựa, cốc giấy để uống nước, đựng đồ ăn nóng ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong giới văn phòng vì sự tiện lợi, sạch sẽ của nó. Tuy vậy, có những loại cốc nhựa, cốc giấy chỉ dùng được để uống nước lạnh, nếu dùng uống nước nóng sẽ có những tác hại không nhỏ tới sức khỏe.

Chị Hồng Hải, nhân viên văn phòng trên phố Chu Văn An chia sẻ: “vì sự tiện lợi và ưa đẹp mắt tôi thường mua khá nhiều cốc giấy để trên chỗ làm dùng dần. Tôi thường xuyên pha cafe, đựng nước nóng vào cốc. Thi thoảng cầm cốc nóng thấy có phẩm mầu của hình in trên cốc thôi ra tay, nhưng tôi nghĩ đó chỉ là vỏ bên ngoài”.

Đó là chưa kể đến nhiều sản phẩm cốc nhựa, cốc giấy kém chất lượng được làm từ giấy loại hoặc nhựa tái sinh thì sự độc hại còn tăng lên rất nhiều. Chị Thu Trang, nhân viên tài chính của công ty bất động sản trên đường Trần Khát Trân kể:“tôi đi mua cơm hộp thường xuyên để canh vào cốc nhựa. Có lần thấy mùi canh lạ lạ như mùi nhựa khét, nhưng tôi lại nghĩ đó là do cửa hàng nấu mà không nghĩ do cốc nhựa”.



Theo PGS. TS. Trần Hồng Côn, công tác tại Khoa Hóa học, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội phân tích: mỗi loại cốc giấy có thể được nhà sản xuất tráng một số loại chất để chống thấm. Nếu các lớp polymer tráng trong cốc của nhà sản xuất đã được kiểm định của các tổ chức uy tín trên thế giới thì cơ bản là đảm bảo, không gây tác hại xấu đến sức khỏe người dùng.

Tuy vậy, trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều loại cốc nhựa, cốc giấy trôi nổi, không rõ nguồn gốc nhãn mác được các hàng tạp hóa, hàng cơm bình dân, bún, miến... sử dụng la liệt để đựng đồ ăn, đặc biệt là nước canh, cafe nóng...

Tiến sĩ Côn cho biết thêm, lớp tráng chống thấm không tốt chỉ chịu được một ngưỡng nhiệt độ nhất định, nếu dùng nước quá nóng, lớp polymer đó sẽ bị thôi ra, hòa lẫn vào đồ ăn thức uống đi vào cơ thể con người. Do đó, khi dùng các loại cốc nhựa, cốc giấy dùng một lần thì chỉ nên dùng của các hãng có uy tín, tuyệt đối tránh sản phẩm trôi nổi, không nhãn mác.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng

Sản phẩm cốc giấy, cốc nhựa được bày bán khá phổ biến tại siêu thị cũng như các cửa hàng tạp hóa. Chị em thường mua về, bóc ngay ra dùng mà "quên" mất khâu hướng dẫn sử dụng. Mặc dù vậy, lỗi này cũng không hoàn toàn do các bà nội trợ, nhiều nhà sản xuất cố tình "né" hướng dẫn sử dụng hoặc chỉ hướng dẫn qua loa kiểu như: để cốc thẳng đứng, không nên đổ quá đầy, không dùng nước quá nóng...

Theo một chuyên gia Hóa học công tác tại Viện hóa học Việt Nam, nếu nhà sản xuất dùng lớp polymer đạt tiêu chuẩn, được kiểm định chất lượng chặt chẽ thì cốc đó cũng chỉ dùng để đựng nước dưới 70 độ C là an toàn với người dùng. Nếu trên ngưỡng nhiệt độ này, cùng với các chất có trong đồ uống, nước canh thì cũng có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe.

Điều lo ngại, theo vị chuyên gia này chính là hiện tại thị trường Việt Nam có quá nhiều sản phẩm trôi nổi, phần lớn nhập từ Trung Quốc về với giá cực rẻ, bày bán khắp nơi. Chính vì hàng không có nguồn gốc, xuất xứ, tiêu chuẩn sản xuất... nên rất khó kiểm soát được chất lượng của lớp màng chống thấm.

Thêm nữa, một số doanh nghiệp nhỏ không có ý thức tôn trọng người tiêu dùng, không cần giữ uy tín khi họ sản xuất ra những chiếc cốc không có nhãn mác, không ghi tên, địa chỉ nhà sản xuất, không có hướng dẫn sử dụng hay các cảnh báo… đây là các sản phẩm có khả năng gây tác động xấu đến sức khỏe người dùng.

Với cốc nhựa hay cốc giấy thì khi sản xuất đều phải có quá trình gia nhiệt, nhiều cốc còn có thêm phụ gia như chất làm mềm hóa, chất tạo màu… nên khi gặp nhiệt độ cao, các phụ gia này có thể bị hòa tan và tạo thành độc tố xâm nhập cơ thể theo thực phẩm người dùng uống vào.

Chính vì vậy, chúng ta cần lưu ý, với cốc giấy, cốc nhựa mỏng, nhất là loại cốc không có nhãn mác, thì chỉ nên đựng nước lạnh, không nên dùng đựng nước nóng hay pha trà, café cần nước nóng. Thay vào đó, ta có thể sử dụng cốc sứ, cốc thủy tinh vừa bền vừa an toàn hơn.

Posted by: VanAnh Sep 10 2011, 08:09 AM



Khu sản xuất bừa bộn, quần áo treo lủng lẳng

Ghê răng, lợm giọng vì nước đá sạch đóng viên



Với quy định nghiêm cấm sử dụng đá cây trong giải khát, ăn uống cho nên các sản phẩm đá viên nghiễm nhiên được sử dụng phổ biến nhất trong ngày hè.

Tuy nhiên, qua thâm nhập một số cơ sở sản xuất loại đá sạch, đá tinh khiết này mới thấy quy trình sản xuất rất bẩn.

Mục sở thị


Trên một đoạn đường ngắn giữa phố Minh Khai (quận Hai Bà Trưng), chúng tôi tìm được 2 cơ sở sản xuất đá viên quy mô hộ gia đình. Cả 2 cơ sở này đều nằm sâu trong ngõ nhỏ, hàng ngày từ đây cung cấp ra thị trường cả tấn đá viên. Trong vai khách hàng, chúng tôi trực tiếp thâm nhập để thị sát cơ sở sản xuất đá viên H.V.

Xưởng sản xuất là một gian phòng được quây và lợp bằng tôn, chung vách với ngôi nhà ở khang trang của chủ cơ sở. Phía ngoài cổng là bàn và tủ lạnh chứa đá thành phẩm.

Qua quan sát, máy sản xuất đá đặt ngay cạnh cửa ra vào nhà xưởng, đá thành phẩm từ máy chảy ra đổ xuống một chậu nhôm đặt sát ngay nền gạch. Hai nam thanh niên đang làm việc trong nhà xưởng đều quần đùi, áo cộc, dép lê, không hề có găng tay hay trang phục, phương tiện bảo hộ chuyên biệt theo quy định.

Đá thành phẩm chảy ra đến đâu, một công nhân tay trần cầm túi nilon bao bì hứng đến đó. Bao tải đựng túi nilon này cũng đặt ngay trên nền xưởng. Thỉnh thoảng một phụ nữ bế con gái lại xỏ dép lê đi ra đi vào nhà xưởng, cúi xuống chậu đá thành phẩm, dùng tay trần nhặt, xoa xoa chậu đá như để kiểm tra.

Chúng tôi tiếp tục khảo sát tại một cơ sở sản xuất đá viên có quy mô lớn hơn, nằm trên đường Láng (quận Đống Đa). Cơ sở này sản xuất đá viên mang nhãn hiệu K.C, mỗi ngày xuất xưởng đến 5-6 tấn đá với giá 7.000đ/kg. Hàng năm, cơ sở này thường xuyên được các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, nhưng khi chúng tôi thị sát, xưởng sản xuất bừa bộn và bẩn như một nhà kho.

Từ ngoài vào, nền nhà xưởng nhớp nháp nước, một bên là các giàn lọc, máy làm đá, một bên bày ngổn ngang các loại thùng nhựa, bao nilon, giày dép bẩn. Ngay trên nóc các giàn máy lọc nước, làm đá, quần áo của công nhân phơi lủng lẳng. Đúng lúc ra đá, gần chục công nhân cả nam lẫn nữ vây quanh máy không có trang phục theo quy định.

Ngay cả mấy nhân viên vừa đi chở hàng về đến nơi cũng vội xỏ tạm đôi ủng hoặc cứ quần áo, dép lê bụi bẩn đó chạy thẳng vào nhà xưởng. Hàng sản xuất ra không kịp bán nên công nhân ở đây cũng chẳng đóng, hàn bao bì sản phẩm cẩn thận mà buộc luôn đầu túi nilon lại giao cho khách.

Quản lý ra sao?

Theo Sở Y tế Hà Nội, kể từ đầu mùa hè 2011 đến nay, cơ quan này đã tiến hành kiểm tra được hơn 10 cơ sở sản xuất nước đóng chai, đá cây, đá viên. Tuy nhiên chỉ phát hiện một số tồn tại nhỏ về điều kiện vệ sinh cơ sở sản xuất không đảm bảo, trong đó mới có 1 cơ sở ở huyện Chương Mỹ bị xử phạt hành chính với số tiền 12,5 triệu đồng.


Công nhân sản xuất đá không có đầy đủ trang phục theo quy định


Tại tất cả các cơ sở được kiểm tra, đoàn cũng đều lấy mẫu sản phẩm nước, đá viên gửi Trung tâm Y tế dự phòng làm xét nghiệm, tuy nhiên đến nay chưa phát hiện mẫu nước đóng chai, đá viên nào không đảm bảo các chỉ số chất lượng. Vào mùa hè, nhu cầu tiêu thụ đá viên, đá cây tăng mạnh và số cơ sở sản xuất mặt hàng này cũng gia tăng nhanh.

Sở Y tế cho biết sẽ tiếp tục tập trung kiểm tra các mặt hàng này, thế nhưng với thực tế các cuộc kiểm tra và xử lý hiện nay, người dân hoài nghi về tính hiệu quả và sức răn đe đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm vi phạm từ phía cơ quan chức năng của nhà nước? Chỉ cần bỏ ra một chút thời gian để trực tiếp thâm nhập vào các cơ sở sản xuất này, chắc hẳn không khó để bắt những vi phạm về VSATTP đang phổ biến.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Y tế huyện Từ Liêm lấy ví dụ, trên địa bàn huyện Từ Liêm hiện có khoảng vài chục cơ sở sản xuất nước đóng chai, đá sạch, trong đó 2/3 là công ty do thành phố cấp phép. Theo quy định thì cơ quan chức năng của huyện chỉ được phép kiểm tra, hậu kiểm với các cơ sở do huyện quản lý, cấp phép còn việc kiểm tra, hậu kiểm định kỳ với các cơ sở do thành phố cấp phép thuộc quyền và trách nhiệm của Sở Y tế. Phía quận, huyện chỉ được kiểm tra các cơ sở do thành phố cấp phép hoạt động trên địa bàn trừ khi đã có manh mối hoặc phát hiện rõ sai phạm tại các cơ sở này. Điều đó khiến cho các cơ sở đăng ký thành lập công ty, do thành phố cấp phép ít khi bị kiểm tra và đương nhiên cũng rất khó quản lý chất lượng với họ.

Posted by: VanAnh Sep 10 2011, 08:20 AM



Thịt hổ, nui khô là món khoái khẩu của nhiều em nhỏ.


Kẹo lạ siêu rẻ: Độc hại đến đâu?


Phát hiện những loại kẹo "lạ" của Trung Quốc giá siêu rẻ trên phố Hàng Giầy, Hoàn Kiếm.

Sáng ngày 16/6/2011, Đội quản lý thị trường số 2 thuộc chi cục quản lý Thị trường Hà Nội bất ngờ kiểm tra trên phố Hàng Giầy, (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã bắt giữ một lô hàng gồm các thùng kẹo được gọi là thịt hổ khô, nui cay... của Trung Quốc.

Thông tin trên được ông Lưu Bách Chiến, đội trưởng Đội Quản lý Thị trường số 2 TP.Hà Nội xác nhận. Số lượng lô hàng thu giữ khoảng 60 kg, từ một người mang hàng đến giao hàng cho các cửa hàng tạp hóa trên phố này. Qua kiểm tra, người giao hàng không xuất trình được hóa đơn chứng từ lô hàng này.

"Toàn bộ số hàng thu được sẽ được mang đi tiêu hủy", ông Chiến khẳng định: "Hàng hóa này không có hóa đơn chứng từ nên không thể mang đi kiểm nghiệm. Hàng sẽ được tiêu hủy theo quy định hàng không có nguồn gốc xuất xứ". Trong vài ngày tới, đội sẽ kiểm tra ngặt nghèo các của hàng kinh doanh các sản phẩm của Trung Quốc để truy thu hàng không nguồn gốc.

Kẹo lạ Trung Quốc tràn lan ở Hà Nội

Phố Hàng Giầy, Hoàn Kiếm, Hà Nội được coi như một kinh đô của các loại kẹo này. Các cửa hàng công khai bày bán khắp nơi. Họ không ngần ngại giới thiệu đây là kẹo nhập khẩu từ Trung Quốc, giá bán hết sức bình dân từ 20 đến 40 nghìn cho một lố sản phẩm.

Trong vai một người muốn lấy xỉ hàng về bán cho các cửa hàng tạp hóa ở khu vực trường học, chúng tôi có cơ hội tìm hiểu về các loại sản phẩm mà hầu hết chúng đều được quảng cáo là hàng Trung Quốc. Tại cửa hàng của người chủ quán tên V., bà đang hì hụi bày hàng ra bán. Nhìn thoáng qua, các sản phẩm từ nui, thạch hình cây bút (hay còn gọi thạch chì), thịt hổ khô, nước uống đóng chai dạng bình xịt, kẹo viên…

Một lố hộp nước đóng chai có màu vàng được chào với giá 24 nghìn đồng/24 chai. “Nếu em lấy về bán lẻ bán khoảng 3 nghìn đồng/chai. Tác dụng của sản phẩm này vừa có chức năng uống nước, vừa có chức năng dùng làm đồ chơi. Sau khi hút hết dung dịch bên trong, trẻ nhỏ có thể cho nước vào làm bình xịt". Phóng viên thử nhấm vào cái nước màu vàng vàng có vị ngọt đậm, “Bọn trẻ con thích sản phẩm này lắm, hàng này mới về thôi, em cứ mua đi, nhiều người lấy hàng xong rồi họ quay lại lấy nhiều hơn”, người bán hàng đon đả chào mời.

Những ống được kẹo viên với đủ màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng… được bán với giá 20 đến 28 nghìn đồng/bịch khoảng 20 đến 30 chiếc. Ngoài ra, những viên kẹo còn được bày trong quả bóng nhỏ màu xanh, vàng. “Điều thu hút ở trẻ nhỏ chính là màu sắc. Chúng nó ăn xong lại làm đồ chơi được nên chúng thích lắm”, một người bán hàng cho biết. Các loại nui khô, mì khô dài từ 30 đến 50 cm, bao bì cáu bẩn, bói mắt cũng không thấy nhãn phụ, tem nhập khẩu. Người bán hàng đưa ra một gói nui quảng cáo đây là mì ống, ăn ngon và không ngấy. Mỗi ngày chị bán hàng chục thùng cho các cửa hàng bán lẻ.


Kẹo Trung Quốc bày bán khắp nơi trên phố Hàng Giầy.


Túi nui cay có vài dòng chữ loằng ngoằng của Trung Quốc, cộng thêm bảo hành của người bán trở thành sản phẩm được ưa chuộng ở các cổng trường tiểu học, mầm non.

Độc hại đến đâu?

Cùng có mặt chọn mua hàng tại một cửa hàng trên phố Hàng Giày, vợ chồng anh Chung có một ki-ốt gần trường tiểu học T.M (Từ Liêm, Hà Nội) nên anh chị thường xuyên lên đây lấy hàng.

“Lấy bim bim, hay nui khô gia công của Việt Nam sản xuất khó bán lắm em ạ, cứ lấy các hàng theo anh đảm bảo bán chạy”, vừa nói anh vừa cầm túi được gọi là thịt hổ khô khoe: “cái này ngon lắm, bọn trẻ nghiện và mua nhiều”. Giá của một bịch túi thịt hổ khô (tên gọi người bán hàng thường gọi) 35 nghìn đồng. Vừa nhấm thử một gói chúng tôi thấy có vị chua chua, nồng nồng, hắc dai, chúng tôi không hiểu vì sao bọn trẻ lại nghiện?. Trong khi người bán hàng giải thích: “Cái này chỉ hợp với trẻ thôi, người lớn ai ăn cái đó”.

Cũng theo người bán hàng, không chỉ bán ở các cổng trường ở Hà Nội mà sản phẩm này còn bán rất chạy ở các vùng nông thôn. Một phần vì giá cả rẻ, một phần vì họ thích màu mè và không để ý hàng Trung Quốc hay hàng Việt Nam.


Sản phẩm nước uống với giá... 1.000 đồng/chai.


Tại một cửa hàng cuối phố Hàng Giầy, những gói hàng từ Trung Quốc đang được các chủ cửa hàng bán lẻ bê chất lên xe mang về cửa hàng. Một người đàn ông khoảng 35 tuổi đang chằng chịt xe hàng vừa khẳng định “Cái này chỉ Trung Quốc mới có, em mua về bán cũng được nhưng phải ở trường tiểu học, chứ trung học khó bán hơn vì bọn nó không dễ lừa nữa”.

Trao đổi với phóng viên, ông Lưu Bách Chiến (đội trưởng đội quản lý thị trường số 2, Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội) cho biết, con phố Hàng Giầy chuyên cung cấp các sản phẩm bánh kẹo cho các vùng nông thôn và dân tộc. Một phần vì khu phố “khuất” nên chi cục không kiểm tra gắt gao thường xuyên.

Trong khi đó, nhắc đến vấn đề kẹo Trung Quốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, một bác sĩ tại Bệnh viện Bạch Mai chỉ lắc đầu “lại hàng Trung Quốc”. Vì sản phẩm chưa rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm nghiệm nên cũng khó nói tác hại khi ăn sản phẩm này, nhưng các loại bánh kẹo trôi nổi, giá rẻ bày bán tràn lan như thế thì thực sự nguy hiểm. Nếu thực phẩm đó có chứa phẩm màu, độc tố có thể dẫn đến nguy cơ gây ung thư hay vô sinh, ngộ độc.

Bất cứ một chất hóa học gì, dù vô cơ hay hữu cơ khi đưa vào cơ thể đều gây hại. Đặc biệt chất PAH là một chất cực độc, gây ung thư, đột biến gene nên chỉ được dùng trong công nghiệp (như PAH sơn) đã được phát hiện trong kẹo mút phát sáng của Trung Quốc vào tháng 3/2010.

Posted by: VanAnh Sep 10 2011, 08:28 AM



Trong chè xanh của Trung Quốc người ta phát hiện nhiều chất có khả năng gây ung thư

Chè xanh Trung Quốc chứa chất gây ung thư



Chè xanh của Trung Quốc gồm nhiều chủng loại vốn có tiếng trên thế giới nhưng các phân tích thành phần hoá học gần đây đã phát hiện có chứa nhiều chất có hại cho sức khoẻ như dầu vừng, dầu hạnh nhân và các loại tinh dầu tổng hợp, trong đó nhiều chất có khả năng gây ung thư.

Theo các nhà nghiên cứu, chè của Trung Quốc có chứa những chất rất nguy hiểm, đặc biệt các chất độc đặc hiệu đối với một số chủng tộc, nhất là chủng châu Âu (Europeids).

Trước hết, người ta nhấn mạnh đến chất gây ung thư nghiêm trọng là dioctylphtalat (viết tắt DEHP), thuộc họ phtalat, các muối và este của axit phtalic. Trước đây, chất này được dùng như dung môi cho các chất có mùi thơm trong sản xuất đồ chơi và các dồ dùng sinh hoạt cho trẻ em, làm vẻ thẩm mỹ (bóng, đẹp) của sản phẩm tăng lên.

Người ta còn phát hiện ra một chất gây ung thư khác dùng làm phụ gia thực phẩm có mùi thơm của ổi (guava) do công ty Guangzhou Meiyi Flavors&Flagrances sản xuất, có trong chè (dạng bột) và các loại dầu ăn của công ty Jiangmen Gaudy's Food, trong men bánh mì của công ty Jiangmen Jhan Wang Food. Cả ba công ty này đều đóng tại tỉnh Quảng Đông.

Ngoài ra, người ta còn phát hiện chất phụ gia rất nguy hiểm đối với sức khoẻ trong hương liệu ướp chè, trong chè xanh thành phẩm và chất tạo mùi hạnh nhân của công ty Isian tại thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang.

Tháng 5 vừa qua, Đài Loan đã thủ tiêu 286 tấn thực phẩm chế biến nhập từ Trung Quốc, có chứa dioctyl phtalat. Ngược lại, chính nhà cầm quyền Bắc Kinh vào tháng đó cũng ra lệnh cấm nhập khẩu 948 tấn thực phẩm chế biến của Đài Loan, nói rằng các sản phẩm này chứa các chất độc hại theo quy định của Trung Quốc. Trong khi đó, được biết các sản phẩm chứa DEHP gần đây được phát hiện tại 3 nhà máy tại phía Nam và phía Đông của Trung Hoa lục địa.

Posted by: VanAnh Sep 10 2011, 08:35 AM



Các gánh hàng nếu không gian lận khó mà lời lãi.

Bí ẩn của chiếc cân điêu


Bão giá, càng bị cân điêu

Chuyện cân điêu, cân thiếu đã trở thành chuyện... xưa như trái đất, nhưng mỗi lần ra chợ, chứng kiến cảnh bị cân điêu, bà nội trợ nào cũng bực bội. Chị Nga (nhà ở ngõ Chính Kinh, HN) kể lại câu chuyện dở khóc, dở cười của mình: “Tuần trước, hai vợ chồng tôi có đi thăm người ốm, đi đến đoạn đường Nguyễn Trãi thì dừng lại mua ít cam. Mặc cả 40.000 đồng/kg xong, cô bán hàng cân cho vợ chồng một túi 8 quả và bảo 3,2 kg.

Cầm túi cam trên tay tôi nghĩ bụng, ắt hẳn 8 quả này chưa thể được 3,2 kg vì đi mua cam thường xuyên cho con uống nước nên tôi ước lượng được số quả và số cân tương ứng. Tôi bảo cô chủ hàng đợi một lát, và đi tìm hàng thịt gần đó định cân lại, thì cô bán hàng đon đả kéo tay lại nói: “Thôi, 50.000 đồng thì cân đủ, 40.000 đồng thì cân thiếu". Đến lúc cân lại, thì đúng 2,4 kg. Thiếu gần 1kg, thật sự là không thể chấp nhận được. Ra chợ tôi cũng biết hàng này hàng kia cân thiếu 1, 2 lạng, nhưng cho qua vì họ cũng phải “tiểu xảo” chút mới lời lãi được, chứ “điêu” gần 1kg thì đúng là quá đáng,” chị bức xúc nói.

Tương tự như thế, chị Mai (ở khu tập thể Thành Công, HN) từ trước tới nay vốn xuề xòa trong chuyện mua bán, những món đắt rẻ, cân thừa thiếu chị không mấy quan tâm, chỉ mong mua thực phẩm nhanh nhanh về làm cơm cho xong bữa.

Nhưng câu chuyện trong buổi sáng chủ nhật đã khiến chị cẩn trọng hơn rất nhiều. “Tôi thường mua thịt gà ở chỗ cô bán hàng quen, mua hơn nửa năm rồi nên tin tưởng cô bán hàng đó lắm. Mỗi lần mua gà, cô ấy phán bao cân, bao tiền thì cứ bằng đó tôi trả, chẳng kiểm tra lại. Lần nào cô bán gà cũng đon đả: “chị quen, em đâu dám thêm bớt gì, để lần sau chị còn đến mua, bán hàng thế này lấy uy tín để người ta còn tin tưởng chị ạ.” Nghe cô bán hàng nói ngọt, ,tôi cũng thấy xuôi tai. Nhưng chủ nhật rồi hai chị em mua con gà 1,6 kg, tôi bảo cô bán hàng chia nửa cho em gái, đến lúc đặt lên cân, 2 nửa đều 0,7 kg... Nói cân điêu thì chẳng ngoa tý nào trong trường hợp này.”

Các gánh hàng nếu không gian lận khó mà lời lãi.

Chị than thở: “Thời buổi này, giá thực phẩm cứ tăng vùn vụt, mà lại chịu thêm cảnh cân điêu. Mỗi ngày đi chợ tính ra cũng mất đến vài chục nghìn là ít. Nhiều khi biết là cân điêu mà vẫn nhắm mắt cho qua. Nhất là thịt lợn, đắt đỏ thế này chỉ cần ăn gian lạng cũng lời được 14.000 đồng rồi.”

"Ai bảo các chị thích mặc cả"!

Chuyện cân điêu thì ai cũng biết, nhưng đã chịu cảnh cân điêu, lại bị... quát, mắng cũng không hiếm. Cũng là nạn nhân của “nghệ thuật cân điêu”, chị Hải (Đại Từ, HN) thường mua thực phẩm ở chợ Đại Từ cho gần nhà, thực phẩm ở đây cũng phong phú và khá tươi ngon. Hỏi một cân vải, người bán hàng nói giá 25.000 đồng/cân, mặc cả mãi chị cũng mua được với giá 20.000 đồng/cân.

Nghĩ mua được với giá rẻ, chị mua 2 cân, đến hàng bán dưa, nhờ cân lại 2 kg vải vọt lên thành 2,2kg, nhưng đến hàng thịt lại chỉ còn 1,7 cân. Bực mình, chị quay lại hàng bán vải để hỏi cho rõ, thì nhận được những lời lẽ thô tục: “Thích mua rẻ thì tôi bán rẻ, không thích thì đi hàng khác, sáng này gặp người mở hàng như bà đúng là đen đủi cả ngày. Nghĩ ức chế lắm, đã cân thiếu lại còn to mồm quát, nhưng tôi phải ngậm ngùi cho qua vì không muốn cô ta lớn tiếng chửi thêm. Bị móc túi ngang nhiên như thế, ai cũng biết mà chẳng dám kêu ai. Sau nhiều lần đi chợ tôi cũng rút ra được kinh nghiệm “chuẩn” mặc cả giá nào sẽ được cân với mức giá phù hợp, đi mua hàng là tôi hỏi thẳng, có cân đúng, đủ hay không, rồi mới mua.”

Bí mật của chiếc... cân điêu


Lân la hỏi chuyện, chị bán hàng khô tên Hiền (chợ Đại Từ, HN) cho hay: “ôi dào, cân điêu chỗ nào chả có, vấn đề là ít hay nhiều. Với những thực phẩm mua thường xuyên như thịt gà, thịt bò, thịt lợn... thì người ta chỉnh đi sai lệch vài hoa, còn những hàng hoa quả, hải sản thì vài lạng. Tôi bán ở chợ này 5 năm nay tôi biết, nhiều người mua hàng mặc cả giá, mặc cả được thì hào hứng mua, người bán hàng cân xong thì nói ra vẻ mình thoáng lắm: “101.000 đồng cô nhé, thôi cháu lấy cô 100.000 đồng, lần sau cô lại đến.” Nghe thế ai chả thích, nhưng mang về cân thử mới biết họ bớt cho mình 1.000 đồng thì mình mất cho người ta đến mấy chục nghìn đồng,” chị bật mí.

Nổi tiếng trong... “nghệ thuật cân điêu” ở chợ này phải kể đến người bán hàng tên Hoa, chuyên bán hoa quả. Chiếc cân bàn 30kg được đặt ở trên kệ lúc nào cũng cân bằng ở con số 0, nhưng đã được chỉnh để ăn gian thêm 3 lạng mỗi cân.



Hơn 5 lạng mận khi cân lên tại một gánh hàng rong ở chợ Ngã Tư Sở.



Đem túi mận đó cân thử tại một hàng khác thì được 2,5 lạng...


“Cả chợ này ai cũng biết thế, chỉ người mua hàng là không biết, chúng tôi cùng dân tiểu thương buôn bán với nhau thì cấm có dám cân điêu cho nhau, nhưng biết cũng chẳng dám nói. Thẳng thắn ra thì chợ nào mà chẳng cân điêu, hàng nào mà chẳng cân thiếu,” chị Hiền cho biết thêm.

Để đạt được trình độ cân thiếu không đơn giản, cũng phải trải qua tập luyện mới có đầy đủ kỹ năng đánh lừa khách hàng. “Ra chợ nhìn mấy bà bán thịt mà hoa mắt, hỏi ai cần mua thịt gì, mua bao tiền, bao nhiêu lạng, chỉ một nhát dao xẻo vèo, đặt lên cân là đúng y như yêu cầu của khách. Hoá ra mọi nguyên tắc của chiếc cân xách nằm ở ngón tay cái đeo khoen móc của cân xách. Chỉ một cú lẩy nhẹ, nhịp nhàng lên hoặc xuống theo cán cân là điều chỉnh ngay được trọng lượng theo ý muốn. Thảo nào mà cũng với miếng thịt đó lúc lại 4 lạng, lúc lại 5 lạng...”

Cũng tương tự với cân đồng hồ, theo hầu hết các tiểu thương ở chợ thì việc điều chỉnh cân hết sức đơn giản. Đối với cân đồng hồ, chỉ cần dùng kìm xoay cái tai ấn lò xo lên một vài nấc hoặc kéo giãn dây lò xo ở bên trong là trọng lượng tăng lên, sau đó kẹp lại chì, cân lại như mới. Còn với cân điện tử, do cấu tạo phức tạp nên thường chỉ có thợ chuyên nghiệp mới làm được. Nhưng đa phần những người bán hàng ở chợ thường sử dụng loại cân đồng hồ.

“Mua cân về, mang lên cửa hàng quen trên phố Thuốc Bắc, mất 50.000 nghìn đồng thì muốn chỉnh bao nhiêu sẽ chỉnh được bằng đó. Cân đồng hồ thì chỉnh rất dễ. Nhìn bên ngoài chỉ có người trong nghề mới phát hiện được hoặc đem hàng cân lại chỗ khác mới biết. Thử nghĩ mà xem, mấy người bán hàng rong bán giá ngang như chợ đầu mối, không gian lận thì lời lãi đâu ra,” một chủ hàng chuyên bán cân trên phố Thuốc Bắc khẳng định.

Nắm bắt được tâm lý của người tiêu dùng, thích trả giá để được mua với giá rẻ, tiểu thương tại các chợ sử dụng chiêu bài cân gian. Thành thử, mua với giá hời lại thành giá đắt. Nhiều bà nội trợ nói đi chợ mà như bị móc túi quả không sai!

Posted by: VanAnh Sep 10 2011, 08:44 AM



Việc cân thiếu không còn là chuyện hi hữu tại các chợ cóc, nhỏ lẻ


Những mánh cân "điêu" thời "bão giá"


Thời gian gần đây, rất nhiều bà nội trợ phản ánh tình trạng cân "điêu", cân thiếu của các tiểu thương tại các chợ.

Chuyện cân "điêu", cân thiếu đã là trò xưa cũ. Trong thời giá cả tăng cao, hàng hóa đắt đỏ như hiện nay, để đối phó, ngày càng có nhiều người bán hàng áp dụng thủ thuật "ăn bớt" này nhằm có nhiều lời lãi hơn. Căn bệnh cũ ngày càng trầm trọng khiến người tiêu dùng bức xúc.

Mua 1 cân được... 7 lạng

Thời gian gần đây, rất nhiều bà nội trợ phản ánh tình trạng cân "điêu", cân thiếu của các tiểu thương tại các chợ. Khảo sát qua các chợ lớn nhỏ trên địa bàn Hà Nội cho thấy, nạn cân "điêu" đang có xu hướng phổ biến ở nhiều nơi.

Sáng 21-5, chúng tôi có mặt tại chợ Hà Đông chứng kiến cảnh chị Thu Trang (phường Quang Trung, Hà Đông) còn chưa hết cơn nóng giận vì vừa bị cân "điêu", lại còn bị người bán hàng văng lời chửi mắng. Chuyện là chị Trang mua con cá trắm, chủ hàng đưa lên cân và "phán" 1,5kg. Tuy nhiên, bằng kinh nghiệm lâu năm, chị thấy nghi ngờ nên yêu cầu người bán đặt cân lại lần nữa, kết quả vẫn đủ. Không thỏa mãn, chị Trang mang con cá đến cân lại tại đại lý bán hoa quả chị quen thì con cá này chỉ nặng có 1,2kg, hụt mất 3 lạng so với cân của hàng cá. Quay lại tìm người bán cá "hỏi cho ra nhẽ", không những chị không đòi được phần thiếu mà còn bị người bán hàng chửi mắng thô tục...

Giống chị Trang, bà Nguyễn Thị Huyền, trú tại Triều Khúc, Thanh Trì kể rằng: "Mấy hôm trước tôi mua cá của chị này cũng bị cân thiếu, quay lại đòi thì thành một trận cãi lộn giữa chợ. Chúng tôi chỉ cần không thiếu nhiều quá thì bỏ qua cho nhanh chứ quay lại cũng không đòi được, mất thời gian còn rước bực vào mình". Kể tội hàng cá xong, bà Huyền ngao ngán: "Giờ cái gì cũng lên 4 - 5 giá, có thứ lên gần chục giá, cân "điêu" như thế người đi chợ hàng ngày như chúng tôi không nóng tính sao được? Tính ra mỗi ngày đi chợ bị ăn bớt đến vài chục nghìn đồng chứ chẳng chơi!".

Đến chợ Ngã Tư Sở (quận Đống Đa), tình trạng người tiêu dùng bị cân thiếu cũng diễn ra "như cơm bữa". Theo kinh nghiệm của nhiều người đi chợ Ngã Tư Sở "không nên mặc cả bởi sẽ được cân hàng với mức giá phù hợp giá mặc cả". Chị Kiều Oanh trú ở phố Nguyễn Ngọc Nại kể: "Mấy hôm trước tôi hỏi mua 2kg xoài xanh ở cổng chợ Ngã Tư Sở. Người bán xoài ra giá 19.000 đồng/kg, tôi liều trả giá 11.000 đồng/kg, không ngờ họ cũng bán. Về nhà cân lại mới biết 2kg xoài của tôi chỉ còn 1,6kg".

Bị móc túi trắng trợn, ấm ức mà không biết kêu ai, nhiều người cãi nhau tay đôi với người bán hàng. Thậm chí, đã từng có những vụ xô xát, đánh nhau giữa chợ, nhất là các chợ nhỏ, chợ cóc chỉ vì bị cân thiếu.

Còn chị Lê Thùy Dung đi chợ làng Yên Xá (Thanh Trì) mua mấy con cá rô phi. Lúc hỏi thì người bán hàng ra giá chung chung 50.000 đồng/kg loại nhỏ, 55.000 đồng/kg loại to. Chọn 2 con, cân được 0,83 kg, thành tiền 47.000 đồng, chị thắc mắc sao bảo giá 50 lại tính giá 55, người bán hàng trả lời, "giá 50 là loại dưới 4 lạng, 2 con này ai bán với giá đó!". Đã vậy, người bán hàng còn cân thiếu. "Tôi mang 2 con cá đi cân lại ở hàng rau gần đó, 0,83kg cá chỉ còn chưa đến 0,78kg", chị Dung bùi ngùi từ việc cân "điêu" của chủ hàng.

"Hôm 20-5, tôi đến nhà bạn ở phố Chính Kinh (Thanh Xuân) chơi. Đến cổng chợ Thượng Đình tôi mua 2kg cam sành hết 50.000 đồng nhưng nhấc lên biết ngay không đủ. Vậy mà không làm gì được, trong chợ thì không có cân đối chứng nên cũng đành chịu!". - Chị Hoa ở phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

"Tiếp tay" cho gian lận


"Người mua thường ngậm ngùi cho qua khi biết mình trở thành nạn nhân của cân "điêu". Thậm chí, họ còn coi đó như chuyện thường ngày ở huyện. Chị Trần Thị Lan Anh (Thụy Khuê, Ba Đình) khi được hỏi đã lắc đầu: "Cân "điêu" chợ nào chả có! Họ có rất nhiều cách để chỉnh cân, làm cho mình khi ở đó nhìn thấy không thiếu một hoa nhưng về nhà cân lại thì mới biết bị hớ. Đặc biệt là những người bán rong, cân "điêu" lắm!".

Để chống lại tình trạng gian lận thương mại, Nhà nước đã có quy định về cân đo hàng hóa cho người tiêu dùng và việc đặt cân đối chứng tại chợ để người tiêu dùng cân kiểm tra lại hàng hóa nếu thấy nghi ngờ. Tuy nhiên, khảo sát các chợ như chợ Ngô Sĩ Liên (Đống Đa), chợ Xanh, chợ Bưởi, (Hà Đông), chợ Gia Quất (Long Biên)... hầu hết đều không thấy có cân đối chứng. Thậm chí, khi hỏi về cân đối chứng thì cả người mua lẫn người bán đều tỏ vẻ ngạc nhiên, lắc đầu không biết(?!). Đại diện Ban quản lý các chợ được khảo sát cũng đều thừa nhận, dù tình trạng này là có, song "hầu như không thấy người đi chợ nào phản ánh về việc cân "điêu", ăn bớt của các tiểu thương". Thực tế, cũng có một số chợ lớn đặt cân đối chứng và kèm theo đó là những quy định về việc cân đo hàng hóa cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên, theo một cán bộ Ban Quản lý chợ Khương Đình (Thanh Xuân): "Chỉ ít người dân biết và sử dụng, đa số người tiêu dùng chưa quan tâm, thậm chí nhiều người còn chưa biết đến sự tồn tại của chiếc cân này". Còn không ít người dân lại dửng dưng cho rằng, "hơi đâu lại còn đem đến cân đối chứng, nếu biết bị cân điêu thì từ sau chừa hàng đấy ra là được".

Có lẽ, sự bàng quan trước quyền lợi của chính mình của người tiêu dùng và sự thờ ơ, thiếu kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng đang là "đất sống" cho nạn cân "điêu" - hành vi gian lận, vi phạm pháp luật và đạo đức kinh doanh của người bán hàng!

Posted by: VanAnh Sep 10 2011, 08:53 AM



Theo cân của người bán hàng tại chợ Khương Đình, 1 cân xoài xanh này chính xác là... 1 cân.


Người mua điên tiết vì cân điêu thời bão giá



Nếu như trước đây, chuyện “cân điêu cân thiếu” chỉ làm người tiêu dùng khó chịu rồi cho qua thì hiện nay, khi giá cả leo thang, cân không đủ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của người dân mà vấn nạn này còn khiến người tiêu dùng trở lên nóng nảy và... "điên tiết".

Bị “cân điêu” còn ăn… chửi

Theo phản ánh của một số người dân và sau một ngày khảo sát tại chợ Hôm, chợ Khương Đình, chợ Ngã Tư Sở (Hà Nội), chúng tôi nhận thấy, thực tế nạn cân điêu đang trở nên quá phổ biến.

Tại chợ Khương Đình, sau khi mua 1kg thịt lợn, chúng tôi đưa sang cân đối chứng tại chợ, chỉ còn lại có hơn 800gr. Cũng bằng cách thức kiểm tra đơn giản này tại chợ Hôm, 1kg thịt lợn khi cân lại còn 900gr.

Theo cân của người bán hàng tại chợ Khương Đình, 1 cân xoài xanh này chính xác là... 1 cân.

Nếu như trước khi đi chuyến thực tế, chúng tôi chỉ nhận được thông tin phản ánh về vấn nạn cân điêu, thì khi đi thực tế tại các chợ này, chúng tôi đã chính thức được mắt thấy, tai nghe về 1001 câu chuyện liên quan đến cân điêu, đong thiếu.

Bà Tuyết (Khương Trung) bức xúc kể cách đây 2 hôm có mua 1kg thịt tại chợ Khương Đình. Nhận túi thịt từ người bán, bằng kinh nghiệm đi chợ lâu năm, bà nghi ngờ thịt bị cân thiếu nhưng nhờ người bán cân lại, vẫn đủ cân. Không thỏa mãn, bà Tuyết đưa túi thịt qua cân đối chứng để cân lại thì đúng là chỉ có 0,8kg. Quay lại chỗ bán thịt để “hỏi cho rõ”, không những bà không được đền bù thỏa đáng mà còn bị nghe những câu chửi rất thô tục từ người bán thịt.

Không chỉ bà Tuyết, chị Nhung (Nguyễn Trãi) cũng ngao ngán cho biết, ngày trước, sau mỗi lần mua hàng, khi cân lại thấy thiếu chị vẫn hay quay lại hỏi người bán nhưng không ích gì, dần dần nếu cảm thấy không thiếu quá chị cũng ngậm ngùi cho qua. Trước đây là thế nhưng theo chị Nhung, hiện giờ giá cả ngày càng leo thang, chuyện cân thiếu khiến những người đi chợ hằng ngày như chị không khỏi bức xúc và ấm ức vì cảm thấy như bị móc túi mà không biết kêu ai.

Không chỉ chợ Khương Đình, tình trạng người tiêu dùng bị cân thiếu tại chợ Hôm cũng “như cơm bữa”. Đa số ý kiến người đi chợ ở đây đều cho rằng, mua hàng ở chợ Hôm thì “không dám mặc cả”, bởi “nếu mặc cả sẽ được cân hàng với mức giá của mặc cả”.

Chị Nga ở Trần Xuân Soạn kể: cách đây 1 tuần chị hỏi mua 2kg xoài xanh ở cổng chợ Hôm. Người bán xoài “hét giá” 50.000đồng/1kg, nhưng khi chị trả giá 20.000 đồng/kg, họ cũng đồng ý bán. Về nhà, cân lại chị Nga mới biết 2kg xoài chỉ còn… 1,5 kg. Quay lại chỗ bán hàng để thắc mắc, chị nhận được câu trả lời từ phía người bán hàng: “Làm gì có xoài giá 20.000 đồng/kg hả em” (?!).


Nhưng khi mang ra cân đối chứng tại chợ, túi xoài chỉ còn 900 gr.



Với “vấn nạn cân điêu” đang tràn lan khắp các chợ, người tiêu dùng chỉ biết tự thỏa thuận hoặc im lặng trong sự ấm ức vì không muốn đôi co, mất thời gian lại chuốc lấy sự thua thiệt về mình.

Quy định xử phạt “cân điêu”: Chưa phát huy tác dụng?

Theo quan sát của chúng tôi, tại hầu hết các chợ lớn ở TP.Hà Nội đều có đặt cân đối chứng để người tiêu dùng cân kiểm tra lại hàng hóa nếu có nghi ngờ, kèm theo đó là những quy định của nhà nước về việc cân đo hàng hóa cho người tiêu dùng.

Trong đó có quy định: nhân viên điều hành phối hợp với ban quản lý chợ nhắc nhở người bán hàng thiếu quá mức quy định thì phải có biện pháp cân bù đủ cho người mua. Hay hằng tuần, nhân viên điều hành lập báo cáo gửi về Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng… nhưng cả người tiêu dùng và người quản lý xem ra đều không quan tâm đến những dòng quy định này. Bởi vậy, câu chuyện cân điêu, cân thiếu vẫn cứ kéo dài và câu chuyện người tiêu dùng bị móc túi vì vấn nạn này cũng không bao giờ có hồi kết.


Theo đó, 1 cân xương cũng chỉ còn 800gr...


Theo ông Lê Văn Quyết, đại diện Ban quản lý chợ Khương Đình cho biết: Cân đối chứng có từ khi chợ Khương Đình bắt đầu hoạt động, nhưng chỉ ít người dân biết và sử dụng, đa số người tiêu dùng chưa quan tâm đến cân này, nhiều người còn chưa biết đến. Ông Quyết cũng cho biết thêm, từ trước tới giờ, hầu như không thấy ai đến kiểm tra cân đối chứng.

Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa. Theo đó, tiểu thương “cân điêu” sẽ bị phạt tiền từ 300 – 500 ngàn đồng, mức phạt có thể lên tới 4 – 7 triệu đồng nếu các hành vi không thực hiện việc kiểm định ban đầu đối với phương tiện đo trước khi đưa vào sử dụng để định lượng hàng hóa.

Quy định đưa ra như thế, nhưng cho đến nay, người tiêu dùng vẫn bị móc túi hằng ngày vì những hành vi cân điêu, cân thiếu ngày càng tinh vi và trên thực tế, đại diện ban quản lý các chợ đều thừa nhận: rất ít và hầu như chưa bao giờ họ nhận được phản ánh về vấn nạn cân điêu của các tiểu thường từ người đi chợ.

Posted by: VanAnh Sep 10 2011, 11:22 AM



Đi đâu người ta cũng dễ gặp nhứng biển trà chanh như thế này.


Trà chanh pha nước lã: Chuyện bình thường?


Nơi pha trà chanh có duy nhất một phích nước nóng để pha trà nguyên chất còn lại chế thêm nước lã vào.

Chỉ cần một cốc trà đá thông thường cho thêm một ít đường và cắt nửa quả chanh, người bán đã "lên đời" cốc trà đá 2.000 đồng thành cốc trà chanh có giá từ 7 đến 15 nghìn đồng.

Công thức pha chế siêu đơn giản

Vào mùa hè, từ công viên, góc phố đến những quán cóc ven đường của thành phố Hà Nội đâu đâu người ta cũng gặp những quán trà đá, mía đá. Khoảng 1,2 năm trở lại đây, khách hàng còn có thể lựa chọn một sản phẩm đồ uống khác với giá bình dân là trà chanh.

Trà chanh từ lâu nổi tiếng với các quán trên phố Nhà Thờ, phố Nhà Chung và lan tỏa ra khắp các phố phường khác trong thủ đô. Bán trà đá vỉ hè đã mang lại món lợi nhuận khổng lồ cho người bán hàng, tuy nhiên, trà chanh còn lợi nhuận gấp nhiều lần trà đá.

Theo chân một người chuyên làm trà chanh trên phố Lò Đúc, Hà Nội phóng viên báo được dịp mục kích nguyên liệu pha chế trà chanh hết sức đơn giản. Với số vốn ban đầu chưa đến 2 triệu đồng, người kinh doanh chỉ cần sắm vài cái ghế và ít cốc, chén thủy tinh loại bình dân là thành một hàng trà chanh để phục vụ khách hàng.

Việc kinh doanh trà lãi nhiều hay ít nhờ vào nguyên liệu làm trà. Người bán hàng tên Trang dẫn chúng tôi lên phố Cao Thắng, Hoàn Kiếm, Hà Nội để mua chè khô và chanh. Một kg chè khô loại ngon để làm trà chanh có giá 150 nghìn, chè khô loại bình thường để làm trà đá có giá 80 nghìn đồng/kg. Trang không quên nhấn mạnh, muốn trà chanh ngon trước tiên chè pha phải ngon trước.



Cốc trà chanh đơn giản có giá 7 đến 12 nghìn đồng/cốc.


Sau khi mua chè, Trang ghé vào quầy bán chanh buôn bên đường mua 10 kg chanh với giá 17 nghìn đồng/kg. Trung bình mỗi tối Trang pha hết khoảng 2 lạng chè ngon và 3 lạng chè bình dân và khoảng 2kg chanh.

Một cốc trà chanh được pha chế một phần trà, 1 phần nước lọc cho thêm 1 thìa đường và vắt nửa quả chanh. Có đường và chanh, cốc trà đá có giá 2.000 đồng đội lên 10 nghìn đồng. Trang cho biết, mỗi cốc trà chanh vốn chung mất khoảng 1.500 đồng, bán ra được 10 nghìn đồng. Một tối Trang bán được từ 80 đến 100 cốc. Ngoài ra, các sản phẩm ăn kèm như kẹo lạc hạt hướng dương cũng mang lại lợi nhuận lớn cho những người bán này. “Ở đây bọn tớ bán với giá bình dân đấy, một số nơi giá 12 đến 15 nghìn đồng/cốc. Họ chỉ dùng loại chè pha bình thường nên lãi lắm. Nếu trừ hết chi phí mỗi lần mở hàng từ 6h chiều đến 10h đêm hai người bán hàng cũng lãi 5, 7 trăm nghìn là bình thường”.

Pha trà chanh bằng nước lã

Chúng tôi ghé vào một quán trà chanh gần công viên Thủ Lệ, Ba Đình, Hà Nội. Bên ngoài quán treo biển “Trà chanh 7.000 đồng/cốc”. Thắc mắc, tại sao ở một nơi địa thế đẹp mà giá lại mềm thế, tôi được bà chủ cho biết đang trong giai đoạn bán thử nên khuyến mại.



Một khu chế xuất trà chanh, trà đá vỉa hè.


Vô tình theo chân bà chủ vào phía bên trong khu “chế xuất” trà chanh, chúng tôi không khỏi giật mình tận mắt chứng kiến những cốc trà chanh được pha hết sức mất vệ sinh. Bà chủ quán khá tỉnh táo nên khi phát hiện có người đi theo mình đã nhanh chóng đuổi khéo khách ra ngoài chờ. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn dễ dàng quan sát đôi tay trần của bà thoăn thoắt pha rất nhanh một ít trà từ chiếc ca cáu đen, một ít nước lọc trắng từ một chai Lavi loại 5 lít méo mó. Bà lấy thìa đường khuấy lên và vắt nửa quả chanh vào, với vội tay nhặt 2 cục đá cho vào cốc mang cho khách.

Khu chế xuất có duy nhất một phích nước nóng để pha trà nguyên chất còn lại chế thêm nước lã vào. Trong khi đó, bà chủ quán này đang giục chồng: “Mau vào nhà vặn nước vào chai chế đi chứ sắp hết nước rồi”.

Tương tự, ghé vào một quán trà chanh gần trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, ngồi gần bà chủ quán pha chế chè chúng tôi mới được tận mắt nhìn thấy công nghệ pha rất mất vệ sinh. Một thùng nhỏ nước đục ngàu được bà rửa cốc từ sáng, ống hút nổi trên mặt thùng nước được bà nhặt lên phơi khô dành cho vị khách sau.


Những can nước lã để chế nước trà.


Bà cho một túi chè lụn vụn vào chiếc ấm tích và đổ nước sôi vào đậy vung lên luôn. Khi khách hàng thắc mắc: "Bác không tráng chè trước để tẩy thuốc sâu hay bụi bẩn”, bà chủ trấn an: “Người nhà bác ở Thái Nguyên trồng chè nên gửi cho chè ngon, không có thuốc sâu xuống để bác bán hàng”.

Trời oi nóng, đá rơi ra nền đất bà lại lấy tay nhặt bỏ vào thùng. Mỗi khi mồ hôi nhiều bà lại cho tay vào xô nước rửa chén để rửa mặt luôn. Khi có khách, đôi tay đen cáu kỉnh lại làm nhiệm vụ bốc đá cho vào cốc.


Khu để đá cũng rất mất vệ sinh.


Thấy hết nước pha chế, bà cầm vội chai nước to sang một quán phở bên cạnh và chỉ 3 phút sau bà lễ mễ xách về một bình nước đầy. Bà cho biết nước này đun sôi để nguội nhưng với số lượng vài trăm cốc trà đá, trà chanh mỗi ngày liệu những chủ quán bán vội này có đun nước sôi để nguội phục vụ khách?. Quỹ thời gian này còn chưa tính đến những lần bị công an truy đuổi.

Chị Mi, một người từng bán trà đá trên phố Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy thành thật: “Mỗi ngày bán ra hàng trăm lít nước. Ít người có đủ điều kiện để đun sôi nhất là những quán cóc, vỉa hè”. Hầu hết những quán trà chanh, trà đá từ cửa ngõ thủ đô đến các ngóc ngách đều luôn đông tấp nập khách. Với công nghê pha chế trà từ nước lã như trên cộng với đá không an toàn có thể nhiều người sẽ ngậm ngùi an ủi khuất mắt trông coi.

Posted by: VanAnh Sep 10 2011, 11:39 AM



Các sản phẩm gói cay, thịt hổ được bày bán ở nhiều cổng trường học.


Rùng mình, kinh hãi thực phẩm “lạ” Trung Quốc



Chỉ cần 500 đến 2.000 đồng là trẻ có thể mua được một gói quà thực phẩm “lạ”, bao bì chằng chịt tiếng Trung, không có bất cứ thông tin tiếng Việt nào cho thấy là hàng được kiểm soát, chất lượng ra sao...

Cầm trên tay một gói quà vặt nhìn bề ngoài có mầu sắc rất bắt mắt và in hình con hổ, em Nguyễn Đức Tiến – học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Trần Phú (TP. Bắc Giang) cho biết: “Mấy đứa bạn em thường hay mua gói cay và thịt hổ ăn. Thực tế, em cũng chẳng biết đó có phải là thịt gì nhưng ăn thấy vừa chua, cay và ngọt nên mua ăn”.

Không biết là gì cũng ăn...

Theo em Tiến, tên gọi của các loại quà vặt này là do nhiều người ăn gọi đại cái tên cho dễ nhớ chứ ngoài bao bì của sản phẩm toàn tiếng Trung Quốc nên chẳng biết đó là món gì.

Theo khảo sát của phóng viên Dân Việt trên địa bàn TP.Bắc Giang, ở hầu hết các cổng trường và những quầy tạp hoá đều có thể dễ dàng mua những sản phẩm quà vặt của trẻ nhỏ có xuất xứ từ Trung Quốc, mẫu mã rất phong phú và có màu sắc bắt mắt.

Ngoài Bắc Giang, khảo sát của chúng tôi ở địa bàn Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng… cũng thấy có bán các sản phẩm tương tự. Tại địa bàn Lập Thạch (Vĩnh Phúc) và Na Hang (Tuyên Quang), rất nhiều quán tạp hóa và quán nước trước cổng trường có bán các loại bánh kẹo có giá 1.000 - 2.000 đồng/gói chỉ toàn chữ Trung Quốc.

Thậm chí, có nhiều người bán hàng rong cũng bán các sản phẩm này. Chỉ cần bỏ ra 30.000 đồng, chúng tôi đã mua được gần 20 loại quà vặt khác nhau, hầu hết các sản phẩm đều không hề ghi nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác, thời hạn sử dụng…

Những lọ sữa bán kèm theo cả bình với giá 3.000 đồng/lọ; que cay là sản phẩm được nhiều trẻ nhỏ yêu thích có giá 2.000 đồng/gói với nhiều màu sắc khác nhau; ô mai, bim bim các loại cũng chỉ có giá từ 500 - 2.000 đồng/gói. Ngoài ra, còn một loại bánh xuất xứ Trung Quốc được gọi là bánh rán, nếu mua cả gói to là 30.000 đồng, còn mua lẻ là 500 đồng/chiếc…


Các sản phẩm gói cay, thịt hổ được bafy bán ở TP. Bắc Giang.


Đặc biệt phải kể tới sản phẩm “thịt hổ” với bao gói sản phẩm in hình con hổ nhưng bên trong chẳng rõ là thứ gì. Khi ăn thử “thịt hổ” thấy hơi dai như kiểu cao su lại có vị ngọt, chua và hơi cay (giá 2.000 đồng/gói).

“Khi cầm trên tay gói bánh này ai cũng tự đặt câu hỏi: Bây giờ vẫn còn nhiều hổ đến thế hay sau mà chỉ cần 2.000 đồng mua được cả một gói thịt”- anh Trần Văn Tuyến, phụ huynh một học sinh lớp 5 ở Dĩnh Kế, Bắc Giang nói.

Ăn thử thấy phát sợ

Mang các sản phẩm mua được đến gặp chị Hà Dung - phiên dịch của một doanh nghiệp chuyên bán thiết bị y tế nhập từ Trung Quốc nhờ dịch, chị cho hay: Thông tin trên bao bì thể hiện đây là các sản phẩm làm từ bột mì có loại tên là “gậy ròn”, có loại là “dũng mãnh” (hình con hổ). Món quà vặt hình con hổ được hướng dẫn là phải ngâm cho nở và chế biến (nấu) trước khi ăn… Các món hàng này có xuất xứ từ Trùng Khánh, có ghi sản phẩm đã được bảo hộ, chống làm giả.

Chị Hà Dung cho biết, ngay cả lãnh đạo công ty chị (là người Trung Quốc) khi xem mấy sản phẩm này đều nói: “Không tin tưởng được các dòng thông tin trên bao bì, ngay cả dòng chữ “sản phẩm được bảo hộ”. Ở Trung Quốc, các bậc cha mẹ không cho con ăn các loại này bao giờ”.

Để hiểu rõ hơn những sản phẩm quà vặt này hấp dẫn trẻ con ở điểm nào, chúng tôi đã thử bóc từng gói ra nếm thử. Loại có hình bánh rán, khi đưa lên mũi ngửi có mùi của hạt hướng dương mốc và mùi của mỡ ôi. Ăn thử một chiếc bánh thấy rất dai và tanh tanh chỉ muốn… nôn.

Riêng món thịt hổ, chỉ cần mở túi ra ngửi mùi đã… không thể chịu nổi. Thịt có mùi rất hắc và khó chịu, cố đưa vào mồm ăn thử thì cũng thấy dai như da lợn phơi khô, ngọt nhợ như vị của mì chính và hơi chua, cay.

Để tìm hiểu về nguồn gốc của các sản phẩm này, trong vai người đi lấy hàng về bán chúng tôi được một chủ quầy tạp hoá ở phường Hoàng Văn Thụ (TP.Bắc Giang) cho biết: “Bình thường những người giao hàng vẫn mang đến tận nơi giao với giá buôn, chúng tôi cũng không đi lấy trực tiếp nên chẳng biết nguồn gốc hàng xuất phát từ đâu”.

Theo lời chủ quầy tạp hoá, chúng tôi ngồi chờ để theo chân một người giao hàng, cuối cùng đã thấy điểm lấy hàng đi giao là chợ Thương – chợ đầu mối lớn nhất của TP. Bắc Giang. Tại đây, chúng tôi dễ dàng tìm thấy một số quầy tạp hoá bày hàng thùng những sản phẩm như “thịt hổ”, gói cay… với giá bán buôn rẻ hơn các quầy tạp hoá và những quán nước gần cổng trường học nhiều lần. Tuy nhiên, dù đã tìm nhiều cách để gặng hỏi nhưng các chủ cửa hàng này cũng không tiết lộ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

Không thể kiểm soát chất lượng hàng trôi nổi

Để rõ hơn thành phần có chứa trong các sản phẩm “thịt hổ”, bánh rán, gói cay… được gọi là quà vặt của trẻ nhỏ, chúng tôi mang đến cơ quan chức năng xét nghiệm. Nhận định ban đầu, bà Vũ Thị Trang - chuyên viên xét nghiệm Labo Hoá, Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm, cho hay, các sản phẩm này thường có phẩm màu kiềm (phẩm màu độc), có đường hoá học (hiện có 4 loại cấm dùng) và chất bảo quản. Còn về “chất liệu” để làm ra các sản phẩm này, bà Trang cũng chưa rõ là chất gì.

Là người làm công tác xét nghiệm trực tiếp thực phẩm nhưng bà Trang cũng chưa kiểm nghiệm các sản phẩm này. Theo nhận định của bà Trang, đây là sản phẩm nhập lậu, nhập tiểu ngạch 100% nên không có nhãn hàng phụ (của công ty nhập khẩu) và không có các xét nghiệm cần thiết của cơ quan chức năng về an toàn vệ sinh thực phẩm.

“Thông thường, sản phẩm thực phẩm nhập khẩu chính hãng sẽ có giấy chứng nhận của cơ quan quản lý thực phẩm nước xuất đi. Dựa trên cơ sở đó, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm mới cấp giấy phép cho nhập hay không. Nếu là hàng trôi nổi, chúng tôi chỉ xét nghiệm khi có đề nghị của Thanh tra ATVSTP, các cơ quan chức năng và báo chí” - bà Trang chia sẻ.


(Lê An)

Posted by: VanAnh Sep 10 2011, 11:47 AM



Món lòng được bày lên đĩa bắt mắt, đơn giản, nóng sốt là món khoái khẩu của nhiều quý ông.


Dạ dày, lòng lợn chín: Cực bẩn, tăng giá vẫn đắt hàng



Bất chấp dịch tai xanh, khuẩn E.coli hay bất cứ lý do gì thì món lòng lợn chín bán sẵn vẫn là một trong những lựa chọn hàng đầu cho cánh mày râu làm đồ nhậu và rất hợp với các bà nội trợ ngại vào bếp.

Bẩn, bụi, tăng giá mà vẫn đắt hàng


Do đặc thù sản phẩm mà món hàng này thường được bán từ 16h đến 19h hàng ngày là chính. Vào thời điểm này, tại bất kỳ một chợ dân sinh nào cũng đều có bán mặt hàng ăn sẵn tiện lợi. Nếu là những chợ lớn như chợ Hàng Bè, chợ Khâm Thiên... (Hà Nội) thì có cả dãy bán lòng lợn luộc chín. Còn với những chợ cóc, chợ tạm trong các khu dân cư nhỏ lẻ, tập thể thì kiểu gì cũng sẽ xuất hiện một bàn bán mặt hàng này. Như vậy đủ thấy, lòng lợn chín trở thành thứ thực phẩm không thể thiếu và quen thuộc như rau, tôm, cá hàng ngày với nhiều gia đình.

Anh Phí Ngọc Hiền (khu Khương Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội) xuề xòa: “Cái món này tiện trăm đường mà lại dễ ăn nữa nên cánh đàn ông chúng tôi rất thích. Cứ có đĩa lòng luộc với mấy chai bia thì coi như là cuộc nhậu xôm rồi”. Theo anh Hiền thì đàn ông rất đơn giản trong việc vệ sinh an toàn thực phẩm. Miễn sao nóng sốt, ăn ngay là được chấp nhận, lại đỡ làm phiền đến bà xã ở nhà.

Bàn bán lòng được bày ra giữa ngã ba đường, không tủ, không túi ni – lông che phủ. Tất cả “lộ thiên” 100% trên bàn với đủ loại: lòng non, lòng già, tràng, dạ dày, dồi tiết, gan…. Bà bán hàng tên H cũng để đôi tay “lộ thiên” mà không có lấy một cái găng tay ni – lông chiếu lệ.

- Ăn gì em? Dạ dày: 30 (30.000đ/lạng – PV), tràng lợn 35 (35.000đ/lạng), dồi 20 (20.000đ/lạng)… Ăn gì chị lấy cho – Bà chủ hàng lòng thoăn thoắt nhấc từng loại đặt lên trước mặt khách hàng mỗi khi đọc đến tên.

Khi PV chê giá đắt thì bà chủ “xa xả” luôn một hồi: “Ối giời, em không đi chợ bao giờ à? Báo đài nói ầm ầm là thịt lợn tăng giá chóng mặt. Lòng phải tăng theo là đương nhiên thôi. Giờ dịch bệnh đầy ra đấy, mua được lòng mà bán là may lắm rồi đấy em ạ”. Rồi như để chứng minh cho cái sự khan hàng của mình, bà chủ nhanh nhảu cho biết luôn là buổi sáng, bà phải chạy đến 3 – 4 chợ buôn ở các cửa vào thành phố mới mua đủ số lòng để bán cho buổi chiều. Giá mua lòng sống cũng đã tăng đến 20% so với trước.

Các chủ hàng chuyên cung cấp giờ cũng thiếu hàng nên không còn giao tận nơi như trước nữa. Những người bán lẻ như bà H phải trực tiếp đi “săn” hàng thì mới có hàng để bán. “Vậy mà nhiều hôm, đi muộn vẫn phải về tay không và nghỉ chợ ngày hôm đó” – bà H than thở.

Trong vòng 15 phút đứng tại quầy bán hàng của bà H, PV đã chứng kiến chục người ghé vào mua hàng. Tay thoăn thoắt cắt, rồi nhúng vào nồi nước sôi, lại thoăn thoắt vớt ra đổ vào túi ni – lông, thêm vài nhúm rau sống, miếng chanh cắt nửa quả… bà H gói hàng, cân hàng cho khách nhanh như máy.

Hỏi sao bà không dùng cái gì để che bụi bẩn cho đám lòng bày phơi ra bán ngoài đường thì bà chậc lưỡi: “Lo gì, có cái nồi nước sôi ở đây, nhúng vào là vi khuẩn vi trùng chết hết rồi mà”. Nói đoạn bà lườm: “Sợ bẩn thì mua lòng sống về mà làm em ạ, đứng tránh sang 1 bên cho chị bán hàng”.

Khổ nỗi, nhúng nước sôi xong thì tay bà H lại trực tiếp bốc lòng, gói lòng cho khách. Mà bàn tay ấy thì cả buổi chẳng rửa lần nào.

Kết quả điều tra mới đây của Cục ATVSTP cho thấy có tới 70-90% thức ăn đường phố Hà Nội có tỷ lệ nhiễm khuẩn E.coli, trong đó có nguy cơ cao nhất là những món: nộm thập cẩm, nem chua, giò… Cũng theo điều tra này, bàn tay người làm dịch vụ này rất bẩn. Tại địa bàn TP Hà Nội, tỷ lệ bàn tay người làm thực phẩm thức ăn đường phố nhiễm E.coli tới hơn 40%.

Hãi hùng công nghệ chế biến lòng

Trong vai người học việc để kiếm sống bằng nghề bán lòng lợn chín, PV được theo chân một chủ hàng khác len lỏi vào “thế giới lòng” ở chợ NT (Gia Lâm – Hà Nội) - nơi được coi là đầu mối của các loại lòng sống. Từng cuộn lòng được gói trong những chiếc túi ni – lông bày ngổn ngang trên nền đất. Khi có khách hỏi mua, chủ hàng đổ túi lòng ra sàn đất được lót tạm bằng mấy miếng vải dứa cáu bẩn. Mọi người nhanh chóng ngồi xuống và bới tìm những khúc lòng ưng ý.


Tại các chợ đầu mối, lòng lợn được vứt la liệt như thế này.


Ngay sau đó, số lòng này được mang về chế biến để kịp bán cho phiên chợ buổi chiều. Chủ hàng cho PV đi theo nhiệt tình hướng dẫn các công đoạn làm lòng. Lòng già sẽ được đổ giấm vào và tuốt qua loa một lần, sục nước tráng đến lần thứ 2 đã được cho là sạch và đựng vào một cái rổ cáu bẩn những tiết lợn đen bám từ nhiều ngày trước. Bà chủ giải thích, lòng chỉ cần tuốt sơ như thế thì khi luộc lên những chất nhầy còn lại sẽ thành bột trắng. Trong số lòng làm để bán vào buổi chiều, bà chủ để riêng ra một ít, làm sạch sẽ để dành cho chồng ăn. Bà cho rằng, cái chất nhầy ở trong lòng mà không được làm sạch thì rất dễ bị giun sán còn sót lại.

Lòng được sơ chế xong thì được cho vào nồi nước sôi trần, vớt ra để ráo nước. Toàn bộ số tiết sống, mỡ bạc nhạc, rau sống, một ít lạc được giã ra cho vào trộn lẫn và làm lên món dồi tiết. Sau khi được luộc, số dồi này được vớt ra chiếc rổ đã đựng lòng sống khi trước và chờ ráo nước để nhét vào những chiếc túi ni – lông hoặc xô nhựa để mang ra chợ.

Tràng và dạ dày lợn cũng được bóp muối, cạo lớp nhầy nhanh và khoắng vào chậu nước qua loa. Một số “công nghệ bí mật”, bà chủ khéo léo đi vào trong bếp để nhào lặn số tràng, dạ dày. Sau đó, bà trở ra và cho chậu tràng, dạ dày vào nồi nước đặt lên bếp đun và canh chừng đến nước sôi là bỏ ra. Một lớp váng đục ngầu nổi lên nhưng bà chủ cũng không buồn hớt đi mà vớt luôn tràng, dạ dày ra rổ. Rau sống, chanh, ớt đã sẵn sàng và số lòng đã được luộc chín thì dồn vào xô nhựa, túi ni – lông, rồi theo bà chủ ra chợ.

Trước khi đi, bà chủ còn dặn PV: “Làm nghề này phải nhanh tay, nhanh mồm mới được. Tay cắt, mồm mời, khoe hàng ngon vào thì khách mới thích. Cứ xởi lởi thêm tí dồi, tí tiết là khách thích, toàn đàn ông mua là chính. Không lỗ được đâu mà sợ”

Posted by: VanAnh Sep 10 2011, 11:51 AM



Người nông dân “bảo hộ” cơ thể kín mít để rửa hàng tạ cần tây dưới cống nước bẩn.


Lạnh người xem rau “tắm” nước cống


Người nông dân chân đi ủng, tay đeo găng tay, bịt mặt kín mít… lội xuống cống nước đen ngòm và rửa hàng tạ rau cần tây trước khi chất lên xe và kéo ra Hà Nội bán. Những hình ảnh khiến không ít người chứng kiến rùng mình này được ghi lại được tại xã Tiền Phong (Mê Linh, Hà Nội).

Vũng nước đen ngòm được người nông dân mang rau đến rửa nằm ngay dưới cống nước của khu dân cư Ấp Giữa, Tiền Phong, Mê Linh, Hà Nội. Nguy hiểm hơn, dòng nước này còn thông với đầm Sen – con đầm mà 2 năm trở lại đây được mệnh danh là đầm “chết”, bởi nó đã trở thành dòng nước thải của cả khu công nghiệp Quang Minh. Dòng nước này ô nhiễm đến mức, không một con vật nào dưới nước còn tồn tại, còn tưới cho rau thì rau chết “liểng xiểng”. Báo chí cũng đã không ít lần đã phải lên tiếng về mức độ ô nhiễm của dòng nước này.

Mặc dù biết được mức độ nguy hiểm của nguồn nước nhưng những người trồng rau nơi đây vẫn vô tư mang hàng tạ rau đến rửa trước khi mang bán cho thương lai hay chở ra chợ đầu mối. Tuy nhiên, để tự bảo vệ mình, người nông dân đã trang bị rất kỹ như đi ủng cao, đeo găng tay dài, bịt mặt…trước khi “lẳng” hàng chục bó rau cần tây xuống dưới cống. Sau đó, hàng tạ rau cần tây được “kỳ cọ” và xếp vào xe cải tiến chuẩn bị “hành quân” ra Hà Nội.

Khi được hỏi, tại sao lại rửa rau tại một nơi nước bẩn thế này? Người nông dân hồn nhiên trả lời rằng: “Rửa ở đây là tiện nhất, mang về nhà nặng đất, bẩn nhà cửa mà lại tốn nước nữa chứ”. Người nông dân này cũng chia sẻ, rất nhiều người trong làng rửa rau như vậy chứ không riêng gì mình chị.

Hành động rửa rau dưới vũng nước đen ngòm khiến không ít người đi qua “lắc đầu, lè lưỡi” vì khiếp sợ. Anh Công Dũng (Đông Anh – Hà Nội), một trong những người chứng kiến, ái ngại chia sẻ: “Bẩn, bẩn ngoài sức tưởng tượng của tôi. Không hiểu những mua phải những mớ rau kia mà rửa không sạch thì sẽ ăn phải bao nhiêu chất độc vào cơ thể. Có lẽ, sau hôm nay tôi sẽ phải bảo vợ tôi mua rau ngoài chợ về phải rửa gấp đôi, gấp ba lần bình thường cho chắc ăn”.

Rất nhiều người đặt ra một câu hỏi, với những mớ rau như vậy thì những người trồng ra nó có dám ăn hay không? Phóng viên đã tìm hiểu và xin đưa ra câu trả lời rằng, hầu hết các hộ gia đình trồng rau đều trồng riêng cho mình những luống rau để ăn, những luống rau này sạch và đảm bảo an toàn tuyệt đối. Còn những ruộng rau được trồng để bán cho người tiêu dùng thì được phun thuốc trừ cỏ, trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, kích thích thụ phấn, kích thích chín quả… tức là mọi hình thức để có thể rút ngắn thời gian thu hoạch, cũng như giúp những mớ rau nhìn xanh và ngon hơn. Tuy nhiên, mức độc hại của nó thì chỉ những người trồng mới biết.

Posted by: VanAnh Sep 10 2011, 12:05 PM



Người dân trồng rau ở vùng ven Hà Nội tận dụng triệt để
nguồn nước ô nhiễm từ sông Tô Lịch để tưới rau


Kinh hoàng rau xanh được tưới bằng "nước tử thần" ở HN



Hầu như nhà người dân trồng rau nào ở Vĩnh Quỳnh cũng có hố ủ phân đầy ruồi bọ dùng để bón rau. Người nông dân nơi đây còn gánh cả thứ "nước tử thần" từ những con mương đen xì, toàn rác rưởi tưới cho những luống hành, rau thơm xanh mơn mởn.

Nước thải và phân tươi hằng ngày vẫn được các hộ sản xuất nội ngoại thành Hà Nội tận dụng để trồng rau, nuôi cá. Việc lạm dụng nguồn nước thải nước cống để tưới, chăm sóc các loại rau, đặc biệt là nguồn nước ô nhiễm từ sông Tô Lịch dẫn đến hậu quả phần lớn các loại rau tiêu thụ trong thành phố Hà Nội bị nhiễm khuẩn nặng nề.

Cứ cuối giờ chiều mỗi ngày, đến làng Ngâu (Thanh Trì – Hoàng Mai), người xem sẽ được chứng kiến những “công nghệ” tưới rau siêu bẩn của người dân nơi đây. Từ việc dùng nước cống, nước sông Tô Lịch để tưới cho rau muống, mùng tơi, hành… cho đến việc mang phân tươi hay ủ các loại phân để chăm sóc.

Những cánh đồng rau bạt ngàn với đủ các loại rau như hành, mồng tơi, rau thơm, rau mùi, rau muống… ở làng Ngâu (Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì) từ lâu vốn là một trong những nguồn cung cấp rau chính cho thị trường rau ở Hà Nội. Hầu như nhà người dân trồng rau nào ở Vĩnh Quỳnh cũng có hố ủ phân đầy ruồi bọ hay cảnh người nông dân gánh nước từ những con mương đen xì, toàn rác tưới cho những luống hành, rau thơm xanh mơn mởn.



Nước cống đen ngòm này là nguồn tưới chủ yếu của người trồng rau ở xã Vĩnh Quỳnh


Theo người dân ở đây, phân tươi được cho vào hố để ủ trước, sau đó mới pha với nước để tưới, thậm chí có một số hộ dân đã dùng ngay phân tươi để tưới cho rau. Rau muống, mùng tơi, các loại rau cải hay bất kỳ loại rau nào cũng phải tưới, nhất là lúc non.

Nếu rau ở vùng sản xuất còn khiến người dân e sợ, thì khi ra đến chợ, người bán nào cũng có những chiêu “phù phép" để rau luôn được tươi, xanh. Từ việc tưới lên rau bằng tất cả các loại nước mà người bán tận dụng được ở chợ đến những bí quyết pha một số loại thuốc vào nước rưới lên để giúp ra tươi, xanh.


Những hố ủ phân tươi đầy ruồi bọ...


Theo chân cô Th., người có 20 năm thâm niên bán rau tại chợ đầu mối Phùng Khoang (Thanh Xuân, Hà Nội), phóng viên được biết, một trong những phương pháp giúp rau trông bắt mắt cả ngày của cô Th. và một số tiểu thương bán rau ở chợ này là dùng nước lạnh hòa với thuốc B1 hoặc viên C tưới lên rau. Cô T.h cho biết, tưới bằng cách này rau sẽ tươi lâu hơn, nhưng phải pha một lượng nhất định, chứ không nên lạm dụng vì cho vào nhiều rau sẽ bị úng, nhanh nát. Theo cô Th., B1 và C là loại thuốc giải nhiệt thậm chí con người uống trực tiếp cũng chẳng sao huống gì cho một ít hòa nước và tưới lên rau.


Rau đến gần ngày thu hoạch vẫn được tưới phân tươi



Nguồn nước đầy rác thải bên cạnh được tưới cho rau từ khi mới gieo hạt






Theo "bật mí" của cô Th, để rau xanh tươi lâu và bắt mắt,
phải tưới rau bằng nước lã pha C hay B1


Chị Lan (chung cư La Khê) cho biết: Mặc dù đi chợ thường xuyên, nhìn những bó rau tươi non mơn mởn chị cũng rất thích nhưng sau khi được nhìn những hình ảnh tưới rau ở vùng sản xuất, chị không khỏi rùng mình: "Rau xanh thì không thể tẩy chay được, nên có lẽ chỉ còn cách nhắm mắt làm ngơ nếu muốn tiếp tục ăn rau hay chấp nhận chi thêm tiền mua rau trong siêu thị hay các cửa hàng rau sạch để mua sự yên tâm".

[b]Rau xanh Hà Nội có nhiều vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy[/b]

Tháng 5/2011, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương vừa công bố kết quả nghiên cứu rau xanh trồng từ ruộng đến chợ ở vùng ven đô Hà Nội.

Trước đó, nhóm nghiên cứu khảo sát nước thải từ hai con sông chứa nước thải lớn nhất của thành phố là Tô Lịch và Kim Ngưu tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Điểm khảo sát thứ hai là quận Long Biên có nguồn nước tưới chủ yếu là ao chứa nước mưa và nước sông Hồng, hoặc nước giếng hộ gia đình.

Kết quả cho thấy, sự lây nhiễm diện rộng của coliform và các vi khuẩn khác gây bệnh đường ruột đều hiện diện trong rau. Trong nước thải dùng để tưới rau chứa quá nhiều mầm bệnh, đặc biệt là vi khuẩn coliform. Phần lớn nông dân, người vận chuyển còn dùng nước từ ao, hồ để vảy lên rau trong quá trình bảo quản tại nhà, hoặc để rau trên mặt đất qua đêm. Với 96 mẫu rau được lấy tại chợ Hoàng Liệt và 118 mẫu lấy từ Long Biên, kết quả cho thấy, những mẫu nước và rau được thu thập tại chợ đều có nhiều vi khuẩn coliform và các vi khuẩn gây ra bệnh tiêu chảy.

Posted by: VanAnh Sep 16 2011, 07:17 AM



Người tiêu dùng vẫn nghĩ rằng sản phẩm chiết xuất từ thịt, xương, tủy.


Hạt nêm Knorr: Chỉ 2% thịt còn lại là... bột sắn?



Bao bì sản phẩm ghi rõ: 2.0% là bột thịt thăn + chiết xuất xương ống, tủy và thịt, hương thịt… thành phần còn lại chủ yếu là tinh bột sắn.

Hạt nêm đang trở thành gia vị chính trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt bởi có thể tạo cho món ăn vị ngọt như vị thịt lại được quảng cáo là tuyệt đối an toàn.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, theo thói quen đọc thành phần trên bao bì sản phẩm, nhiều người nội trợ không khỏi giật mình khi phát hiện, theo thông tin thể hiện trên mỗi bao bì của sản phẩm hạt nêm Knorr thì thành phần chiết xuất từ thịt và xương chỉ chiếm... 2%, còn lại là vô số nguyên liệu khác, trong đó chủ yếu là tinh bột sắn.

Nỗi băn khoăn về thành phần của hạt nêm Knorr càng lớn khi trước đó một xét nghiệm của Viện y tế công cộng cho kết quả có đến 30% lượng bột ngọt trong hạt nêm.

Quảng cáo một đằng, thành phần một kiểu

Khoe vài gói hạt nêm Knorr vừa mua ở siêu thị về, chị Nguyễn Thị Diệu Thùy (Triều Khúc, Hà Nội) cho biết: vài năm trước, khi có tin đồn ăn mì chính có nguy cơ bị ung thư, gia đình chị chuyển hẳn sang dùng hạt nêm vì nghĩ hạt nêm chiết xuất từ thịt thăn, xương sẽ an toàn hơn mì chính.

Tuy nhiên, gần đây... trong một lần vô tình đọc các thành phần ghi trên bao bì sản phẩm, chị Thùy không khỏi bất ngờ khi thấy, thành phần "thịt thăn, xương ống" trong 1 goái hạt nêm chiếm không đến 2%.

"Tôi cứ đinh ninh, thành phần chính trong hạt nêm là thịt thăn, xương ống thì mới có thể tạo độ ngọt cho cả nồi canh chỉ với 1 thìa hạt nêm. Nếu thịt, xương chỉ chiếm 2% thì thành phần khác là gì?", chị Thùy không khỏi lo lắng cho sức khỏe gia đình mình.

Theo đó, thông in in trên sản phẩm gói hạt nêm Knorr thể hiện: trong thành phần của hạt nêm chỉ có 2.0% là bột thịt thăn + chiết xuất xương ống + chiết xuất tủy và thịt, hương thịt… còn lại chủ yếu là tinh bột sắn, bột bắp, muối, đường, chất điều vị, chất màu tổng hợp.

Trong khi clip quảng cáo phát trên truyền hình cho thấy, sản phẩm Knorr được chiết xuất từ thịt thăn, xương ống và tủy sẽ giúp món ăn tròn vị. "Chính từ nội dung quảng cáo này mà không ít bà nội trợ như tôi tin tưởng chuyển sang sử dụng sản phẩm hạt nêm thay thế gia vị truyền thống là mì chính", chị Thùy thừa nhận.

Trước đó, một xét nghiệm của của Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM cho kết quả: có đến 30% lượng bột ngọt trong hạt nêm.

Còn nếu tìm hiểu kỹ thành phần của hạt nêm Knorr, người tiêu dùng không khỏi bất ngờ khi bảng thành phần của hạt nêm có đến 3 thành phần chất điều vị khác nhau. Cụ thể như sau: chất điều vị sodium glutamate (E621), sodium guanylate (E627) và sodium inosinate (E631) còn thành phần được “giật” lên trong quảng cáo chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong sản phẩm này.

Khi được hỏi chất điều vị là gì? Không mấy người tiêu dùng trả lời được vì bản thân họ không bao giờ để ý đến thành phần của sản phẩm cũng như việc sử dụng những danh từ “chuyên ngành” thì chẳng khác gì đánh đố người tiêu dùng.


Thành phần hạt nêm Knorr ghi trên bao bì sản phẩm.



Hạt nêm không thể chiết xuất từ thịt và xương như quảng cáo

Đó là khẳng định của một cán bộ Viện Công nghệ Thực phẩm Đại học Bách Khoa Hà Nội. Theo vị chuyên gia này, với thành phần từ nước thịt thăn, xương ống, tủy khó có thể cô thành sản phẩm hạt với hạn sử dụng một năm.

Gần đây các hãng sản xuất thực phẩm đều cố gắng tạo ra những kịch bản quảng cáo có nội dung “bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng” nhưng trên thực tế càng quảng cáo càng khiến người tiêu dùng nghi ngờ.

Cùng ý kiến đó, PGS, TS Phan Thị Sửu - Giám đốc Trung tâm kỹ thuật an toàn thực phẩm - Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam khẳng định: bột thịt có trong hạt nêm thường được nhà sản xuất nghiền ra từ thịt sấy khô chứ không phải chiết xuất nước hầm xương ống và thịt thăn. Trong nước hầm xương ống có rất nhiều chất béo do tủy tiết ra nên khi cô đặc lại sẽ dễ bị ôi thiu, kể cả trong môi trường chân không.

Từ những khẳng định trên, PGS Sửu cho rằng quảng cáo chiết xuất từ nước hầm thịt thăn, xương ống, tủy là không đúng, lập lờ để lấy lòng tin của người tiêu dùng. Trong khi người tiêu dùng không thể thành thạo về các chất phụ gia trong thực phẩm.

Mặt khác, các sản phẩm hạt nêm cũng sử sụng chất điều vị, một số thành phần chất điều vị như E621 là bột ngọt, còn 2 chất điều vị E627 và E631 không chỉ là bột ngọt mà còn là chất siêu ngọt.

Các hãng sản xuất đều không ghi rõ thành phần cũng như hàm lượng cụ thể. Họ coi đó là công thức riêng của mình và đã đăng ký với cơ quan chức năng. "Trong khi đó, nhiều người tiêu dùng đã "tẩy chay" bột ngọt chuyển sang ăn hạt nêm là quan niệm sai vì bột ngọt có thương hiệu hàng trăm năm nay về thành phần cũng như mức độ an toàn đã được kiểm chứng, hạt nêm chỉ xuất hiện được một thời gian ngắn chưa kiểm chứng", PGS Sửu nói

Posted by: VanAnh Sep 16 2011, 07:41 AM



Chỉ cần 1 thìa gia vị lẩu, nồi nước sôi bỗng chốc chuyển màu và dậy mùi chẳng


Khó tin lẩu chế từ gia vị lạ + nước lã ở phố Phùng Hưng



Chỉ cần một thìa gia vị “lạ” khuấy đều vào 1,5 lít nước nóng, thêm một chút bột ngọt, ít muối và các loại rau củ quả sẽ có ngay nồi lẩu thơm ngon...

Cứ mỗi dịp đầu thu, chuẩn bị vào đông, lẩu trở thành món ăn khoái khẩu của thực khách Hà thành. Chính vì thế, những ngày này, “phố lẩu” Phùng Hưng (Hà Nội) hay các quán lẩu ở Hà Nội, nườm nượp khách ra vào.

Song trong lúc quây quần bên nồi lẩu nghi ngút khói, tấm tắc khen ngon, sẽ không mấy ai ngờ rằng hậu trường nhà hàng là công nghệ chế biến những nồi lẩu siêu nhanh + siêu tiện lợi.

Nước lẩu = Gia vị “lạ” + nước lã

Có "may mắn" được tận mắt chứng kiến cảnh pha chế nước lẩu tại một quán ăn trên phố Phùng Hưng (Hà Nội), phóng viên Giáo Dục Việt Nam mới vỡ lẽ “công nghệ” chế biến nước lẩu từ gia vị lạ + nước sôi.

Không phải mua xương về ninh nhừ để lấy nước dùng như cách chế biến lẩu thông thường, một số nhà hàng ở “phố lẩu” Phùng Hưng có bsi quyết pha chế nước lẩu nhanh đến khó tin.

Chỉ cần một thìa cà phê gia vị “lạ” khuấy đều vào 1,5 lít nước nóng, sau khi nước dậy màu thêm mì chính, ít muối và bổ sung các loại nguyên liệu rau củ quả như hành tây, cà rốt, cà chua,… nhà hàng sẽ có ngay một nồi lẩu thơm ngon.

khác gì nước lẩu xương thật

Cho gia vị vào nồi lẩu khuấy đều khoảng 2 phút, vị đầu bếp một nhà hàng trên phố Phùng Hưng quay ra nói với pv: “Nhấm thử đi”. PV đưa thìa múc một ít nước trong nồi và nhấm thử, vẫn cảm nhận được vị ngọt, thơm ngon nơi đầu lưỡi, nhìn kỹ màu nước giống hoàn toàn với nước lẩu thật.

“Thế nào? Thơm đúng không, đó là tôi chưa cho thêm các nguyên liệu phụ như cà chua, cà rốt,…để thêm màu sắc và tăng vị ngọt mát vốn có từ tự nhiên đấy!”, vị đầu bếp thản nhiên.

Theo tiết lộ của vị đầu bếp này, một số nhà hàng nổi tiếng hiện vẫn sử dụng các gia vị lẩu có nguồn gốc Trung Quốc, giá khoảng dưới 50.000 đồng/hộp, trong đó có một loại tên Sa Cha Sauce.

Để tăng thêm hương vị đậm đà của nồi lẩu, hầu hết các quán ăn đều cho gia vị lẩu này vào nước dùng, tuy nhiên mức độ khác nhau.

Phần lớn các quán ăn vẫn dùng xương để nấu ra nước lẩu và chỉ thêm gia vị Trung Quốc này để tăng mùi thơm hấp dẫn với liều lượng rất ít trong tổng số 10% gia vị nói chung của nồi lẩu nhưng một số nhà hàng tại Phùng Hưng lại hoàn toàn không ninh xương mà pha chế nước lẩu bằng cách cho gia vị lẩu hòa tan trong nước. Cách này lợi thế là tiện dụng, nhanh chóng.



Gia vị lẩu + nước sôi + một số loại nguyên liệu rau, củ, quả này sẽ cho "ra lò" một nồi lẩu thơm ngon mà không cần xương ống.


“Nếu để nấu một nồi lẩu tự nhiên thông thường, người đầu bếp cần rất nhiều nguyên liệu để tạo màu, tạo mùi như: tỏi, ớt, hành tây, bột ngò, tôm khô, mực khô, bột xương ống,… Quá trình hoàn chỉnh nồi lẩu mang đến ra cho khách thưởng thức sẽ rất cầu kỳ, phức tạp và tốn nhiều thời gian. Nhưng với gia vị lẩu Thái được chiết xuất từ tổng hợp các loại gia vị khác nhau, chỉ cần khuấy đều vào nước, sau vài ba phút, người ta có một nồi lẩu sẵn sàng đưa ra phục vụ khách”, anh Đ. – đầu bếp chuyên nghiệp đã từng làm tại quán ăn ở phố Phùng Hưng cho biết.

Quán nào càng đông thì khả năng sử dụng 100% gia vị lẩu + nước càng cao. Bởi lẽ, những thời điểm khách cùng lúc tới đông, không kịp chế biến, cách pha chế tiện dụng này sẽ giúp họ rút ngắn rất nhiều thời gian chế biến.

Theo ước tính của các đầu bếp, thời gian cho “ra lò” nồi lẩu dùng gia vị “lạ” + nước sẽ nhanh hơn loại lẩu ninh xương thông thường chừng 15 phút. “Nếu làm bếp, bạn sẽ thấy 15 phút đó quan trọng và làm được nhiều việc như thế nào. Bởi khi khách đến đông, chỉ cần chậm 3 phút đã “vỡ kế hoạch” rồi”.

Do đó, việc dùng gia vị lẩu thay cho xương ống chủ yếu, trước nhất bởi tính năng tiện dụng, chế biến nhanh gọn chứ không hẳn chỉ vì mục đích lợi nhuận.
Một nồi lẩu lãi... 60%

“Nếu cứ nấu như cách thông thường, mua xương về ninh, một nồi lẩu cũng lãi “khủng" được gần 200.000 đồng, do đó nhiều nhà hàng vắng khách đã sử dụng 100% gia vị lẩu. Ngược lại, với những quán đông, khách vào nhiều do không kịp chế biến, khả năng sử dụng gia vị lẩu cũng rất lớn” – anh H., đầu bếp một quán ăn rên phố Minh Khai “bật mí”.

Cũng theo tiết lộ của đầu bếp tại một số quán bia trên địa bàn Hà Nội, mức lãi mà họ áp dụng cho nồi lẩu là 35 – 40%, thậm chí 50 - 60% so với giá gốc, trong khi tại các quán ăn bình dân, người chủ chỉ quy định mức lãi khoảng 25%.



Một nồi lẩu bán ra có giá khoảng 300.000 đồng nhưng thực chất nguyên liệu nhập vào
chỉ mất khoảng 130 - 150.000 đồng/nồi.



Tùy từng mô hình nhà hàng cũng như mức độ dân trí khu vực nơi kinh doanh, chất lượng nguồn nguyên liệu nhập, mức lãi của các nhà ăn được tính bởi công thức: Giá bán ra = giá gốc + phí dịch vụ + VAT x tỷ lệ % lãi).

Ví dụ, 5kg xương ống (mua về với giá 250.0000 đồng) + 2kg xương gà (có thể là chân, cổ, đầu gà, có giá 50.000 đồng) có thể pha với 60 lít nước lã tạo ra khoảng 40 nồi lẩu.

Cùng với một số nguyên liệu như cà rốt, củ cải, hành tây, cần tỏi tây, xương cá hoặc đầu tôm (lẩu hải sản thêm mực khô, tôm khô, sò điệp khô,…), giá gốc của một nồi lẩu rơi vào khoảng 130.000 – 150.000 đồng. Trong khi đó, giá bán ra thường đội thêm tới 60% lên tới 300.000 đồng/nồi.



Đầu bếp đang pha chế gia vị lẩu với nước sôi.


“Ngày thường, lượng khách của nhà hàng tôi ước tính đạt được trên 50 nồi. Thời điểm này là đầu thu, thời tiết mát mẻ, lượng khách cũng đang rất đông. Tới đây mùa đông, chắc chắn số khách sẽ tăng lên đột biến” – anh Tiến, chủ cửa hàng bia hơi trên phố Lê Trọng Tấn (Hà Nội) cho biết.

Như vậy, tính sơ sơ với 50 nồi lẩu, trung bình mỗi ngày, nhà hàng lẩu cũng lãi khoảng 10 triệu đồng nguyên tiền nước lẩu, chưa tính tới các loại đồ ăn, thức uống khác.

Người trong nghề mới mua được gia vị “lạ”

Ngỏ ý muốn mua loại gia vị “thần kỳ” hô biến nước sôi thành nước lẩu thơm ngon mà khách hàng khó có thể nhận biết được, đầu bếp tên H. lắc đầu: “Bạn đeo kính cận như thế, cứ thử ra chợ mua xem, tôi cược là họ sẽ không bán cho bạn”.

Theo anh H., các loại gia vị lẩu này hầu hết có bán tại các tiệm tạp hóa, hàng khô của chợ Đồng Xuân và chợ Hôm hoặc một số đại lý bán lẻ nhưng “chỉ người trong ngành mới mua được”. Bởi người bán sẽ cẩn trọng nhìn người và dựa trên kinh nghiệm của mình “dò xét” đối phương xem có phải đầu bếp thực thụ không, có đọc được tên được sản phẩm không (tên phiên âm của Trung Quốc như hảo xỉn, sa chà...) trước khi trao tay thứ gia vị “lạ” mà ai cũng biết là “chất cấm” ấy.


Các chai nước gia vị lẩu được cất kỹ trong các kệ hàng của người bán hàng khô, chỉ người trong nghề mới mua được.


“Thông thường các bếp trong nhà hàng đều được xây ở vị trí kín và hầu như không cho phép khách hàng ra vào tự do. Mỗi đầu bếp thường mặc một chiếc áo - tạp dề rộng với nhiều túi phía trước ngực để bỏ các loại gia vị vào, mỗi lần lấy cho nhanh. Hơn nữa, một nguyên tắc dường như “bất di bất dịch” là không khi nào, họ trưng nhãn mác các loại nguyên liệu ra cho mọi người thấy. Đặc biệt là các loại gia vị đều được cắt vỏ bao bì đi và bỏ trong các âu, chai, lọ nhỏ để sử dụng” – anh H. nói.

Để kiểm chứng lời của anh H, phóng viên của báo điện tử Giáo Dục Việt Nam đã ra chợ Đồng Xuân hỏi mua những loại gia vị này. Sau ánh mắt tỏ vẻ nghi ngờ, lấm lét nhìn của các bà bán hàng, tất cả đều lắc đầu trả lời không có. Cho tới khi pv nhờ một bạn nam trông ra dáng đầu bếp tới hỏi mua thì những người bán hàng mới lôi trong góc kệ hàng ra một bịch chai dung dịch màu nâu và rao giá bán 30.000 đồng/lọ.



Loại gia vị phổ biến dùng cho các phố lẩu có xuất xứ tại Trung Quốc.


Nhìn bề ngoài, lọ gia vị này giống như một lọ nước tương, trên nhãn mác có đề chữ “Sa Cha Sauce” và thông tin hoàn toàn bằng tiếng Trung Quốc, không hề có nhãn mác phụ đề tiếng Việt theo quy định của Bộ Y tế.

Bản thân những người làm đầu bếp thừa nhận: Họ phần nào đó cũng nhận biết được tác hại của các loại gia vị Trung Quốc bởi tất cả gia vị Trung Quốc đều bị cấm sử dụng trong các nhà hàng ăn.

“Tôi cũng thừa biết thực phẩm tự nhiên, tươi sống bao giờ cũng là tốt nhất. Sử dụng gia vị Trung Quốc có mặt trái đó là việc chứa chất bảo quản nhằm mục đích giữ cho gói/hộp gia vị sử dụng được lâu, có loại chỉ 1 tháng hay 15 ngày nhưng cũng có loại hạn dùng từ 1 – 2 năm. Nhưng mặt khác, nó tiện dụng, hơn nữa, người tiêu dùng Việt cứ thích ăn ngon, nước lẩu xương không thì cứ kêu là nhạt nên chúng tôi vẫn dùng gia vị này như một "bí quyết" để tăng thêm độ đậm đà cho nước lẩu”, một đầu bếp tại Hà Nội nhận xét.

Trao đổi với báo điện tử Giáo Dục Việt Nam, bác sĩ Nguyễn Xuân Mai - nguyên phó Viện trưởng Viện Vệ sinh y tế công cộng Sài Gòn cho rằng: Mặc dù không biết mức độ độc hại của các loại gia vị lẩu đó như thế nào khi chưa phân tích, kiểm định nhưng nếu nó không nằm trong danh mục cho phép sử dụng của Bộ Y tế thì chắc chắn không được lưu hành. Việc làm ăn gian dối của các cửa hàng có thể đang từng ngày làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng.

Theo GDVN

Posted by: TrungKhâu Sep 20 2011, 01:02 PM





Hàng độc từ người hàng xóm "tốt bụng"


Mới đây Giới y tế Trung Quốc (TQ) thực sự sốc khi có thông tin bệnh viện ở tỉnh Cát Lâm mua trẻ sơ sinh chết non và nhau thai để chế tạo thuốc bổ. Cùng với hàng loạt công nghệ chế biến thực phẩm bẩn bị phát hiện, phanh phui trong thời gian qua, khi nói đến thực phẩm TQ, không ít người hoang mang, rùng mình.
Xin điểm lại một số sự vụ nổi cộm suốt thời gian qua khiến người dân Trung Quốc bất bình, các cơ quan chức trách phải vào cuộc điều tra và hàng vạn người tiêu dùng thế giới lên tiếng “tẩy chay”.

Công nghệ chế thuốc bổ từ xác trẻ sơ sinh


Từ câu chuyện phong phanh về việc mua bán thai nhi, với mong muốn tìm ra cách bào chế thuốc bổ từ xác trẻ sơ sinh, nhóm phóng viên đài truyền hình SBS TV của Hàn Quốc đã đi sâu tìm hiểu quy trình để làm ra những viên 'thuốc bổ' từ thịt trẻ em chết này. Từ đó, phát hiện ra một sự thật kinh hoàng: Xác những đứa trẻ được lưu giữ trong tủ lạnh, khi cần chế thuốc thì cho vào lò vi sóng sấy khô.
Giai đoạn đầu của cuộc điều tra, phóng viên tìm đến một bệnh viện lớn chuyên bán di hài cho các công ty dược phẩm. Tại đây họ phát hiện ra một luật ngầm, nếu có ca sơ sinh nào tử vong, công ty dược sẽ được gọi đến để giải quyết. Nhóm SBS TV cũng tìm thấy nhiều bằng chứng của việc sản xuất "thần dược" này.


Xác những đứa trẻ được lưu giữ trong tủ lạnh, khi cần chế thuốc thì cho vào lò vi sóng sấy khô (Hình minh họa)

Sau khi sấy khô, xác được nghiền ra và trộn với thuốc bột trước khi đóng vào con nhộng.
Theo Deng Haihua, phát ngôn viên Bộ Y tế Trung Quốc, Trung Quốc quản lý chặt chẽ việc vứt bỏ trẻ em, bào thai và nhau thai. "Bất cứ hành động nào nhằm giữ lại những thứ trên như rác thải y tế đều bị nghiêm cấm".
Theo quy định của TQ, các tổ chức y tế và nhân viên bị cấm buôn bán xác chết. Còn theo ông Jia Qian, người đứng đầu dự án nghiên cứu chiến lược của Viện y học cổ truyền Trung Quốc thì “nhau thai từ lâu được sử dụng để bào chế thuốc trong Trung y nhưng Trung y chưa bao giờ dùng bào thai hay trẻ sơ sinh chết non để bào chế thuốc”.
Thuốc bổ dành cho nam giới làm từ… thức ăn cho gà
Trước khi cả thế giới sửng sốt với thông tin thuốc nhộng được chế từ xác trẻ sơ sinh, Công an thành phố Tây An (tỉnh Thiểm Tây, TQ) cũng đã triệt phá đường dây sản xuất các loại thuốc bổ, thuốc cảm... từ nguyên liệu chính là thức ăn nuôi gà và các thức ăn chăn nuôi khác.


Nguyên liệu SX thuốc chủ yếu là thức ăn cho gà và vài loại thức ăn chăn nuôi khác.

Vụ kiểm tra bất ngờ diễn ra hôm 8/8/2011, tại một con phố của thành phố Tây An và bất ngờ khi “nhà máy” sản xuất thuốc tây chỉ là căn phòng rộng, xây gạch thô sơ cùng với máy móc cũ kỹ, lạc hậu.
Các trang mạng TQ thông tin, khi lực lượng công an xông vào thì tại hiện trường vương vãi khá nhiều bao bì rất nhiều loại thuốc khác nhau, chủ yếu là thuốc bổ, thuốc hạ huyết áp, thuốc giảm béo, thuốc cho bệnh nhân tiểu đường, thuốc bổ dành cho nam giới… Tất cả đều chưa được dập ngày sản xuất cũng như các thành phần bên trong.
Tuy nhiên lực lượng kiểm tra phát hiện, thành phần chính của các loại thuốc tây đóng vỉ này chỉ là từ... thức ăn cho gà và vài loại thức ăn chăn nuôi khác, sau đó được pha trộn với hóa chất để tạo mùi. Được biết số thuốc bị thu giữ tại hiện trường có trị giá khoảng 5 triệu nhân dân tệ.
Thuốc y học cổ truyền TQ gây tác dụng phụ nghiêm trọng
Theo khuyến cáo của Cơ quan Khoa học Y tế (HSA), người dân không nên sử dụng hai loại thuốc y học cổ truyền TQ là Ren Sem Tu Chon Chin Kuo Pill và Huo Li Bao vì chúng có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.
HSA đã phát hiện, hai loại thuốc này có chứa lượng lớn các dược liệu của y học phương Tây hiện đại và chúng được pha trộn một cách bất hợp pháp, không theo tiêu chuẩn an toàn của HSA, có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng cho người sử dụng.


Hai loại thuốc y học cổ truyền Trung Quốc có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Ren Sem Tu Chon Chin Kuo Pill là sản phẩm được đóng gói lọ có nhãn có nhãn màu vàng, bên trong có chứa những viên thuốc tròn màu đen được quảng cáo có tác dụng giảm đau. Nó chứa dexamethasone và Clorpheniramin.
Còn Huo Li Bao được đóng gói trong hộp màu xanh lá cây, bên trong có vỉ chứa viên nang màu xanh. Các viên nang này được sử dụng để điều trị đau viêm khớp. Nó chứa piroxicam, Chlorpheniramin và frusemide.
Các sản phẩm này đều được nhập khẩu từ TQ.
Đặc sản kinh khủng: Gà chết
Cứ rạng sáng sớm, như thường lệ, một người đàn ông TQ lại lái xe máy đi thu mua gà chết. Đi tới cổng nhà ai, ông ta cũng hỏi câu: “Có gà chết không?”. Tổng cộng có khoảng 5 người lái xe đi thu mua gà chết cho 1 ông chủ như thế này. Mỗi con gà chết được thu mua với giá 1 tệ và sẽ được bán với giá 9 tệ sau khi chế biến.
Đột nhập lò chế biến gà tại TQ, người ta tận mắt chứng kiến cảnh ngổn ngang những con gà chết được vất bừa bãi trên nền nhà, ngoài sân. Có 4 người chuyên nhúng gà vào nước sôi và vặt lông. Sau đó, dùng xà phòng và thuốc tẩy để làm sạch rồi tẩm mầu.
Hàng loạt chân gà đã ướp formon hoặc hóa chất nên khi xử lý mốc cũng đơn giản, vẫn đảm bảo tươi sống. Khi nướng lên, các chủ cửa hàng chân gà nướng chỉ cần gia giảm các loại gia vị cho át mùi là lại thành đặc sản.


Những con gà chết chuẩn bị được "hô biến" thành thịt gà ngon.

Theo một dân kinh doanh chân gà về Việt Nam , “chân gà nhập từ nước bạn về chẳng còn tí mùi vị gì, dai nhách. Chỉ đến khi vào tay các chủ hàng chân gà thì nó mới thơm ngon, kể cả hương vị cũng là đánh lừa miệng khách hàng”.



Những con gà chết sau khi qua các công đoạn “hô biến” được“khoác” một lớp ngoài bắt mắt và vô cùng thơm ngon.


Công đoạn cuối cùng là tẩm hóa chất tăng độ bắt mắt cho gà.

Trong khi đó, hiện nay, gà lậu TQ không qua kiểm dịch vẫn đang từng ngày được tuồn về Việt Nam, đặc biệt là ở Lạng Sơn luôn trong thời gian cao điểm "tập kết" ở đường biên, chờ dịp nhập cảnh VN.
"Một kg gà TQ giá chỉ 25.000-30.000 đồng là cùng" - Khang, lái xe ôm vùng biên, khẳng định với phóng viên. "Mỗi con đem về thành công, trả cho người dắt mối, bảo kê 2.000 đồng, tôi bỏ túi 5.000 - 7.000 đồng. Về xuôi mỗi kg gà TQ vẫn bán được 55.000 - 60.000 đồng, khoản chênh lệch gần gấp đôi đó những người ngồi ôtô hưởng". Chính vì mỗi chuyến kiếm được cỡ trăm ngàn, ngày làm được vài chuyến nên dù nghe nói dịch gia cầm đang quay lại nhưng gà lậu từ các cửa khẩu vẫn ồ ạt đổ về.
Dầu ăn chế biến từ nước 'cống rãnh'
Cơ quan thông tấn Trung Quốc vừa tiết lộ: Một vài loại dầu ăn bắt mắt được bày bán trên các cửa hàng ở Bắc Kinh, Thiên Tân và Hà Bắc hóa ra được tái chế từ dầu đã qua chiên xào nhiều lần, hoặc từ nước rãnh thải.


Dầu ăn hóa ra được tái chế từ dầu đã qua chiên xào nhiều lần, hoặc từ nước rãnh thải.

Theo Chinadaily và Beijing Times, một vài nhà sản xuất các loại dầu bẩn nói trên cho ra lò gần 100 tấn sản phẩm kém chất lượng mỗi ngày. Kỹ thuật sản xuất và các thiết bị tinh lọc tiên tiến khiến cho người mua khó mà phân biệt được dầu nào được sản xuất an toàn và dầu nào bắt nguồn từ chất thải.
Một người trong nghề cho biết nguyên liệu thô để sản xuất ra dầu ăn bẩn gồm có dầu ăn từ các nhà hàng được chiên đi chiên lại nhiều lần, thịt lợn thừa từ các lò mổ và mỡ gia cầm. Sau đó, chúng được trộn với nhau và tẩy màu.
Thiết bị chính để lọc dầu là các thùng chứa lớn và bộ lọc, nối với nhau bằng ống dẫn. Dầu trở nên sáng màu hơn qua khâu lọc và tinh chế, sau cùng được đóng gói thành dầu ăn như bình thường.
Số liệu từ cơ quan quản lý Bắc Kinh cho biết: khoảng 1.750 tấn thức ăn thừa được tạo ra trong thành phố mỗi ngày, và 60 tấn dầu bẩn được tái chế từ đây.
Wang Ruiyuan, phó chủ tịch chi nhánh dầu ăn thuộc Hiệp hội Dầu ăn và Ngũ cốc Trung Quốc, cho biết hiện không có cách nào hiệu quả để phát hiện dầu ăn bất hợp pháp.

Nội tạng lợn, bò phế thải TQ đổ về Việt Nam


Những bì nội tạng chuyển về Việt Nam .

Những loại thực phẩm như nội tạng lợn, bò, dê, chân gà... ướp hóa chất độc hại, dân TQ "không dám động đến" nhưng vẫn đang ngày ngày chảy qua biên giới, rồi ồ ạt về các đô thị ở Việt Nam và trở thành món ăn khoái khẩu của không ít thực khách.
"Trắng hếu, nhạt, luộc lên thấy nước hơi tanh và có vị lạ; riêng lòng lợn ném xuống đất nẩy cái bịch" - đó là cách phân biệt mà một tiểu thương tên Hương tại chợ Kỳ Lừa, Lạng Sơn chỉ cho PV khi nghe hỏi về nội tạng động vật tươi sống.
Cũng theo chị Hương, trước đây ở xứ Lạng, chân gà, nội tạng lợn bán đầy, dọc các đường cũng có. Nhưng giờ dân vùng biên chỉ bán về xuôi chứ không dám ăn vì... kinh lắm.
Tuy vậy, theo tìm hiểu của chúng tôi tại Lạng Sơn cũng có hàng chục cửa hàng ăn sử dụng gà thải, nội tạng động vật TQ để bán cho khách hàng.
Từng vào sâu nội địa TQ để "săn" hàng, Tuyến kể: "Chủ loại hàng nội tạng động vật trước tôi định bắt tay là một tư thương nhỏ người Trung Quốc thiểu số. Hàng của nó, nói thật, toàn hàng tồn, hàng bệnh từ các nơi. Mua về, hàng để phệt ngay xuống sàn ximăng. Vài thằng ngồi lọc, cái nào hôi, nát quá dành để cô nước dùng bán cho các tiệm lẩu, phở. Hàng nào còn tạm sẽ được nhúng vào thùng hóa chất".
Thùng đó độc thế nào? Tuyến bảo không biết nhưng "lúc gần về, thấy một con chuột bị đuổi sa vào, được vớt ra ngay nhưng lát sau đã lăn ra chết!".
Theo số liệu của các cơ quan chức năng, chỉ riêng lực lượng cảnh sát giao thông năm 2007 đã bắt được tới 170 tấn gà, nội tạng động vật nhập lậu, hơn 22.000 con gà, gần 60.000 quả trứng nhập lậu từ TQ.
Theo cán bộ tham mưu của Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Lạng Sơn, đó đúng là con số không đáng kể vì cảnh sát giao thông chỉ là đơn vị phối hợp và chỉ dừng kiểm tra những xe có nghi vấn.
Kinh hoàng bánh bao “bẩn” ở siêu thị TQ
Chương trình “Tiêu dùng” của CCTV đưa tin, mỗi ngày có hơn 30 ngàn chiếc bánh bao độc hại này được đưa vào kệ bày bán tại các siêu thị lớn như Thượng Hải Liên Hoa, Hoa Liên, Địch Á Thiên Thiên…
Kết quả điều tra ban đầu phát hiện, trên bao bì các dòng sản phẩm bánh bao này, ngày sản xuất được in thành ngày nhập hàng vào siêu thị, những chiếc bánh đã quá hạn sử dụng thì được hô “biến” thành bánh bao mới.


Bánh bao quá hạn sử dụng được hô “biến” thành bánh bao mới.

Một nhân viên siêu thị cho hay, những loạt bánh bao tẩy trắng này đều do một công ty sản xuất và cung ứng, hiện bán khá chạy tại các siêu thị lớn. Phóng viên CCTV đã xâm nhập vào xưởng sản xuất của công ty này và phát hiện một loạt bánh bao dập ngày sản xuất 22/3 được tuồn ngược trở lại xưởng để “tái chế” thành bánh bao mới và xuất lại cho siêu thị.
Theo ghi nhận của phóng viên, những chiếc bánh bao cũ được đổ vào máy đánh tan thành bột. Sau đó một công nhân đổ thêm 2 túi bột trắng vào cho máy đánh đều trước khi đổ khuôn. Chưa đầy 10 phút sau, loạt bánh bao “tái chế” nóng hổi được xuất lò. Công đoạn tái chế kéo dài khoảng gần 20 phút.
Công ty này đã dùng đường hóa học để thay thế đường kính, đồng thời trộn thêm chất bảo quản, chống thối và chất tẩy trắng không rõ nguồn gốc. Một công nhân tiết lộ: “Tôi không bao giờ ăn bánh này. Có đánh chết tôi cũng không dám ăn.”Mỗi ngày, bình quân công ty tái chế bánh bao xuất xưởng khoảng 30 ngàn chiếc và cung ứng cho từ 300 đến 400 siêu thị ở Thượng Hải, hàng đang bán rất chạy.
Rùng mình thịt lợn bẩn
Sau bánh bao bẩn, khiến người TQ phẫn nộ, thì nay, đất nước đông dân nhất hành tinh lại một phen rùng mình, kinh hãi khi hàng tấn thịt bẩn "rùng rùng" chuyển động trên các ô tô tải.


Nếu không được phát hiện thì lô thịt lợn bẩn này đã nằm trên bàn ăn của người tiêu dùng.

Người dân TQ không khỏi bàng hoàng khi biết tin tập đoàn Song Hội (tỉnh Hà Nam, TQ), một thương hiệu lớn trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm của nước này, đã và đang cung cấp ra thị trường rất nhiều thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn bẩn (lợn được nuôi bằng chất kích thích tăng nạc đã bị cấm từ nhiều năm qua.
Ngày 12/4/2011, Bộ Công an TQ tổ chức họp báo cho biết, 96 đối tượng liên quan trong vụ bê bối thịt lợn bẩn này đã bị bắt, thu giữ hơn 4 tạ chất kích thích tăng nạc, đóng cửa một cơ sở sản xuất và phá 2 đường dây tiêu thụ loại chất kích thích tăng nạc này.
Theo cơ quan chức năng, chất kích thích tăng nạc là loại chất hóa học có tên gọi
Ractopamine và Clenbuterol, khi trộn với thức ăn chăn nuôi lợn sẽ làm tăng nạc, giảm mỡ, giảm lượng thức ăn và thịt lợn khi mổ tươi hơn, giảm chi phí sản xuất. Hiện nhiều quốc gia trên thế giới đã cấm sử dụng loại chất kích thích tăng trưởng này trong chăn nuôi vì nếu thường xuyên ăn loại thịt lợn “siêu nạc” và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn “siêu nạc”, người dùng có thể bị ngộ độc, chân tay run rẩy, đứng không vững, choáng đầu, mất sức, tim đập nhanh.
Rau TQ nhiễm độc nặng
Năm 2010, 2011, TQ liên tục phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu quá cao trong rau của Trung Quốc, chứa chất độc hại nghiêm trọng gây ra các bệnh nguy hiểm đến tính mạng người dùng.
"Do thời tiết khô hạn, thuốc trừ sâu trên hoa quả và rau xanh không phai đi và dẫn tới dư lượng thuốc trừ sâu vẫn cao. Có 3 loại thuốc trừ sâu được dùng phổ biến trong trồng cây và tác động tới con người. Tuy nhiên, sau khi phai bớt, các loại rau quả vẫn có thể ăn được" - Giám đốc sở nông nghiệp Nam Ninh là Tang Bowen cho biết.


Trung Quốc phát hiện nhiều loại rau nhiễm độc nặng.

Tháng 4/2011 vừa qua, Bộ Y tế Trung Quốc vừa thông tin: i-ốt phóng xạ ảnh hưởng từ vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Fukusima 1 Nhật Bản đã được phát hiện trong các loại rau trồng trên chính đất Trung Quốc.
Các mẫu kiểm tra được tiến hành vào ngày 5/4 đã tìm thấy hàm lượng i-ốt phóng xạ ở mức độ thấp trong rau bina trồng tại Bắc Kinh, Thiên Tân và tỉnh Hà Nam . Hàm lượng i-ốt phóng xạ khoảng 1-3 becquerels/kg.
Theo các chuyên gia y tế, hàm lượng i-ốt phóng xạ có thể tích tụ trong con người khi ăn phải những thực phẩm có nồng độ phóng xạ cao và làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp. Nhưng nó phân rã tự nhiên trong vòng vài tuần.
Trong khi đó, tại Việt Nam, ở các chợ đầu mối, thậm chí là các siêu thị lớn nhỏ vẫn đang bày bán đầy rẫy các loại hoa quả được nhập về từTrung Quốc mà hoàn toàn chưa kiểm soát được nguy cơ.

(Theo GDVN)

Posted by: Đông Nhi May 4 2011, 12:10 PM




Kinh hoàng công nghệ làm thuốc giả


Thuốc đông y được xay thành bột trộn với bột thuốc tây y rẻ tiền rồi được dùng chân giẫm lên để ép thành những viên con nhộng “thần dược” chữa bách bệnh nan y.

Hiện tượng buôn bán thuốc giả đã xuất hiện trên thị trường từ rất lâu, nhưng hình ảnh ra lò của những viên thuốc con nhộng giả khiến người tiêu dùng càng thêm hoang mang.




Vỏ thuốc con nhộng màu vàng được cho vào tấm lọc.

Thuốc giả được chế tạo bằng cách giẫm chân

Khi công an ập vào một cơ sở sản xuất thuốc giả tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) đã bắt quả tang ngay tại hiện trường hành vi sản xuất thuốc giả “thủ công hơn cả mức thủ công” của những công nhân tại đây.

Ngay từ cửa sổ của căn phòng dùng để sản xuất thuốc giả, người ta đã ngửi thấy mùi thuốc đông y xộc lên mũi. Một công nhân trong xưởng theo yêu cầu của cảnh sát đã thao tác lại quá trình làm thuốc giả.

Đầu tiên, họ xay thuốc đông y thành bột, sau đó cũng nghiền vài viên thuốc tây y rẻ tiền thành bột, hòa vào nhau. Tiếp theo, anh ta lấy ra một công cụ giống như một tấm lọc, đổ vào một nhúm vỏ nửa viên con nhộng màu vàng rồi nhẹ nhàng lắc qua lắc lại, vỏ con nhộng sẽ chui vào những cái lỗ trên tấm lọc đó. Sau đó anh ta đổ bột thuốc vào, rồi đậy một chiếc khuôn có nhét đầy những vỏ viên con nhộng màu đỏ lên.




Kinh khủng nhất là công đoạn ngay sau đó, anh ta dùng chân giẫm đạp lên chiếc khuôn, để nửa viên con nhộng màu đỏ đậy khớp vào vỏ màu vàng. Và hàng trăm viên thuốc con nhộng giả đã được ra lò như vậy. Tại hiện trường, bột thuốc và vỏ con nhộng được quăng vứt khắp nơi, không hề có bất cứ một thiết bị sản xuất hiện đại, vệ sinh nào.

“Thuốc” được sản xuất bằng chân.

Chủ yếu tiêu thụ thuốc giả bằng phương thức bán hàng qua mạng

Thành phần “thuốc” được nhét đầy vào vỏ con nhộng.

Tại cơ sở sản xuất thuốc giả này, cảnh sát thu được những bao bì thuốc có ghi “Viên nang ôn thận giảm đường”, “Viên nang phục khang trị tiểu đường”… cùng 26 loại thuốc giả khác.

Từ cơ sở sản xuất thuốc giả này, công an tỉnh Vũ Hán còn lần ra 3 cơ sở sản xuất thuốc giả khác trên địa bàn.

Thành phẩm.




Hoạt động tiêu thụ thuốc giả được những kẻ bất lương này thông qua việc bán hàng qua mạng để lừa đảo người tiêu dùng. Chúng thuê những công ty xây dựng website chuyên nghiệp để dựng nên những địa chỉ bán hàng hoành tráng qua mạng với giá cả cạnh tranh so với những sản phẩm cùng tính năng khác trên mạng. Chỉ cần khách hàng mắc bẫy là chúng sẽ chăm sóc nhiệt tình bằng cách giao hàng tận nhà.

Những công ty buôn bán thuốc giả tại Trung Quốc hàng năm đã thu lợi bất chính với số tiền khổng lồ được đánh đổi bằng sức khỏe và mạng sống của chính người tiêu dùng

Posted by: vbx Oct 28 2011, 07:01 AM


Giá đậu ngâm thuốc kích thích


Thuốc làm giá không rõ nguồn gốc nhập từ Trung Quốc.


Theo quan sát của phóng viên, thuốc kích thích này không hề có nhãn mác bằng tiếng Việt, mà chỉ toàn tiếng Trung Quốc.



Duy nhất có chữ SHS là phiên âm La tinh, nếu không được nói trước là thuốc kích thích dùng cho giá thì khó có thể biết đó là thuốc gì. Lọ thuốc có nước bên trong không màu, để lâu lợn gợn, khi bị vỡ, nước bốc hơi chỉ còn cặn trắng đục.

Posted by: vbx Oct 28 2011, 07:02 AM


Dùng thuốc nhuộm vải chế tương ớt giữ đẹp màu Rhodamine B


HÀ NỘI - Khám phá mới đây làm chấn động Hà Nội, tất cả các mẫu tương ớt được sản xuất tại một nhà máy lớn ở huyện Phú Xuyên có chứa rất nhiều hóa chất độc hại.

Theo khám phá của các cơ quan chuyên môn tại Hà Nội thì hóa chất này là loại bột màu vàng và màu đỏ có tên gọi là Rhodamine B. Loại bột màu này được sử dụng trong ngành nhuộm vải chứ không có trong danh sách phụ gia thực phẩm được phép sử dụng.

Theo Trung Tâm Phân Tích và Giám Ðịnh Thực Phẩm Quốc Gia, tất cả các mẫu tương ớt được sản xuất tại xưởng sản xuất nói trên đều có chứa Rhodamine B. Ðây là hóa chất cực độc gây ung thư cho người sử dụng.

Theo ông Dương Văn Ðình 46 tuổi, chủ xưởng sản xuất tương ớt, thì bột Rhodamine B được mua tại phố Hàng Gà ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội với giá chưa tới 10 đô la mỗi kí lô. Ông này cũng cho biết đã sản xuất tương ớt bằng “công thức pha chế với Rhodamine B để giữ cho đẹp màu” gần 2 năm nay. Tất cả sản phẩm ra đời đều được bày bán công khai tại cửa hàng trước nhà và phân phối khắp Hà Nội, cũng như các tỉnh thành lân cận.

Theo báo Giáo Dục Việt Nam, ông Ðình chỉ bị phạt tiền tối đa 15 triệu đồng tức khoảng 750 đô vì sử dụng hóa chất gây ung thư để chế tương ớt. Trong khi theo dư luận, hoạt động của cơ xưởng của ông Ðình không khác hành vi đầu độc và giết chết lần hồi hàng triệu người tiêu thụ.

Ðầu năm ngoái, khi mọi người mua sắm chuẩn bị Tết Tân Mão, báo chí ở Việt Nam làm mọi người hốt hoảng khi đưa tin bột Rhodamine B được pha chế thoải mái vào hạt dưa cho đẹp mắt cũng như làm ớt bột ở nhiều tỉnh miền Trung Việt Nam. Lúc đó, người ta chỉ chú ý tới miền Trung mà không thấy có hành động kiểm soát gì đối với các chất phụ gia độc hại thêm vào thực phẩm ở miền Bắc.

Để tăng độ đỏ, đẹp cho sản phẩm, ngoài chất bảo quản, cứ 50 lít tương ớt cho thêm 4 thìa Rhodamine B - chất gây ung thư, và 5 thìa bột màu vàng (chưa xác định).

Rhodamine B - chất gây ung thư bị phát hiện trong tất cả các mẫu tương ớt thu tại một cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện Phú Xuyên. Đây là vụ “ướp” hóa chất vào tương ớt, “hạ độc” người tiêu dùng thứ 2 bị phát hiện.



Chất bột thu giữ tại xưởng sản xuất là Rhodamine B



Như Báo ANTĐ đưa tin, ngày 18-9, Đội 4 Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường - CATP Hà Nội, phối hợp với CAH Phú Xuyên, kiểm tra việc chấp hành quy định về VSATTP trong chế biến, sản xuất tương ớt, tại cơ sở nhà ông Dương Văn Đình (SN 1965), ở Tiểu khu Phú Mỹ, thị trấn Phú Xuyên phát hiện hàng trăm lít tương ớt thành phẩm, được đóng can chờ tiêu thụ.

Kết quả phân tích đến nay cho thấy, 6 mẫu tương ớt đều có Rhodamine B. Mẫu có hàm lượng Rhodamine B cao nhất là 14,03mg/kg. Hai gói bột màu đỏ và tím thu giữ tại xưởng là Rhodamine B - chất nhuộm vải công nghiệp, không có trong danh mục các chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng tại Việt Nam.

Làm việc với cơ quan công an, bà Bùi Thị Chung - vợ ông Đình khai nhận: Rhodamine B được bà mua tại một hàng bán bột màu trên phố Hàng Gà, quận Hoàn Kiếm, với giá 18.000 đồng/100gam. Việc “đầu độc” người tiêu dùng được cơ sở lén lút thực hiện từ đầu năm 2010 đến nay. Theo bà Chung, để tăng độ đỏ, đẹp cho sản phẩm, ngoài chất bảo quản, cứ 50 lít tương ớt bà cho thêm 4 thìa Rhodamine B và 5 thìa bột màu vàng (chưa xác định). Tương ớt thành phẩm chứa chất gây ung thư được cơ sở nhà ông Đình bán công khai tại nhà, và giao cho nhiều cửa hàng ăn tại TP Hà Nội, tỉnh Hà Nam.

Kết quả phân tích được cơ quan chức năng công bố

Dù biết Rhodamine B là hóa chất gây ung thư, song để có đầy tủ tài liệu, chứng cứ chứng minh cơ sở sản xuất của ông Đình vi phạm pháp luật hình sự, cố tình chế biến tương ớt “gây thiệt hại cho tính mạng tức thì, hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe người tiêu dùng” là rất khó

Posted by: vbx Oct 28 2011, 07:03 AM


CHIẾN DỊCH QUỐC TẾ HÓA CHỐNG XÂM LĂNG KINH TẾ Trung Quốc

Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Phúc Liên - Kinh tế


Geneva, 06.10.2011






Từ tháng 6 và tháng 7 vừa rồi, Quốc nội cũng như Hải ngoại có những cuộc Biểu tình chống xâm lăng của Trung quốc đối với Việt Nam về Biển / Hải đảo và về Kinh tế. Những cuộc Biểu tình tại Quốc nội bị cấm đoán bởi đảng bán nước CSVN theo lệnh của Bắc Kinh. Nhưng cuộc Biểu tình của Người Việt Hải ngoại vẫn tiếp tục và tăng cường cho đến ngày nay.

Ngày 25.07.2011, viết về những cuộc Biểu tình tại Hải ngoại, chúng tôi thấy rằng đây không phải chỉ đem ảnh hưởng tới riêng Việt Nam, mà còn mang tầm ảnh hưởng Quốc tế vì khắp mọi nơi từ Phi Châu, Nam Mỹ, Hoa kỳ, Liên Au, Trung Đông, Trung Á đến những nước Đông Nam Á, người ta đều chứng kiến trong nhiều năm gần đây tính hung hăng gian lận, thậm chí hối lộ, của Trung quốc trong việc xâm lăng Kinh tế bằng khai thác những nguyên liệu và cho lan tràn hàng hóa rẻ tiền do độc đoán bóc lột sức lao động của khối người khổng lồ Trung quốc.



Lực lượng người Việt Hải ngoại phát động CHIẾN DỊCH QUỐC TẾ HÓA CHỐNG XÂM LĂNG KINH TẾ TQ


Người Tầu có lẽ ít quan tâm đến những biện luận Chính trị, nhưng rất lưu ý đến việc kiếm từng đồng xu, ngay cả bằng cách gian lận, từ Thương mại để làm giầu. Dân Tầu rất quan tâm đến “miếng ăn“, có lẽ vì họ đã phải sống đói nghèo nhiều. Khi gặp nhau, họ thường chào nhau bằng câu chào “Ông ăn cơm chưa ?“, chứ không chào “Ông khỏe không ?”. Người Tầu bán tất cả những gì mà họ có thể nghĩ ra để sản xuất mà bán. Trong những thập niên sau mở cửa, Trung quốc lợi dụng Mãi lực dồi dào của các Thị trường lớn như Liên Âu, Hoa kỳ để bán bất cứ cái gì, miễn là thu vào từng đồng xu.

Ngày nay, các Thị trường Hoa kỳ và Liên Âu đang gặp hoạn nạn:

=> Các Chính quyền đều mang nợ công chất chồng, vì vậy các Chính phủ phải lập ra những chương trình thắt lưng buộc bụng, không còn được tiêu pha thoải mái, thậm chí hoang phí như trước. Đây là điều khiến Mãi lực Nhà nước đi xuống.

=> Dân chúng thất nghiệp mỗi ngày mỗi tăng, nghĩa là số thu nhập giảm đi và do đó Mãi lực của dân cũng đi xuống, đồng thời khả năng đóng thuế cũng giảm khiến các Nhà Nước thấy thiếu hụt Ngân sách và khó giải quyết những nợ công.

Các Chính quyền cũng như Dân chúng quan tâm, lo lắng về sự tràn lan của hàng hóa Trung quốc và bắt đầu thấy tình trạng nợ nần và thất nghiệp hiện nay mang một phần hậu quả của việc thả lỏng cho “Xâm lăng Kinh tế“ đến từ Trung quốc. Chính những nước Liên Âu và Hoa kỳ đã bắt đầu rút dần những Sản xuất hàng hóa tại Trung quốc về Nước mình để giải quyến vấn đề Thất nghiệp, đồng thời ngăn chặn “Xâm lăng Kinh tế“ của Trung quốc cho hàng rẻ tiền và độc hại tràn lan mọi nơi.

Trung quốc rất ngại sợ ý thức của Dân tại các Thị trường lớn chống lại hàng hóa Trung quốc bởi lẽ việc giảm Thương mại tại các Thị trường này làm cho các Xí nghiệp Trung quốc giảm sản xuất, thậm chí phải đóng cửa. Mà nếu Xí nghiệp sản xuất Trung quốc giảm xuống hoặc đóng cửa, thì Thất nghiệp tại Trung quốc tăng vọt và có thể NỔI DẬY bạo loạn Chính trị.

Những cuộc Biểu tình của người Việt Hải ngoại không hẳn chỉ liên hệ đến Biển Đông, mà còn nhấn mạnh chính yếu đến:


1) Cuộc Xâm lăng Kinh tế tại Việt Nam

Vấn đề Biển Đông liên hệ đến nhiều nước trực tiếp vây quanh: Phi Luật Tân, Brunei, Nam Dương, Mã Lai, Việt Nam. Vấn đề Thương mại của Trung quốc với những nước này bị thiệt hại, nếu Trung quốc cố chấp tỏ ra hiếu chiến lúc này. Đồng thời con đường giao thương Biển Đông động chạm đến quyền lợi Hoa kỳ, Nam Hàn, Nhật và Ấn Độ. Trung quốc không thể quá cố chấp hiếu chiến mà không ký vào DOC về Biển Đông vì ngại sợ những thiệt hại về đối tác Thương mại với những nước này.

Tuy nhiên riêng Việt Nam, Trung quốc không ngại sợ vì chính CSVN thả lỏng cho Xâm lăng Kinh tế Trung quốc vào Việt Nam. Làm thế nào để giới trẻ Việt Nam ý thức rằng họ sẽ trở thành đầy tớ phục vụ cho Kinh tế Chệt.


2) Cuộc Xâm lăng Kinh tế quốc tế

Đài Truyền hình Đức N-TV tối Chúa nhật 24.07.2011 đã đưa Tin tức về tranh chấp Lưỡi bò tại Biển Đông. Đài chiếu lên hình ảnh Biểu tình tại Phi Luật Tân và Việt Nam. Đài chiếu hình một biểu ngữ tại cuộc Biểu tình ở Hà Nội cho thấy dân muốn cắt cái Lưỡi bò của Trung quốc.

Những cuộc Biểu tình của người Việt Hải ngoại khắp nơi chống lại bá quyền Trung quốc là rất hợp thời và được Quốc tế lưu ý, ủng hộ. Ngoài vấn đề Biển Đông về Hải đảo và Biển cả, những cuộc Biểu tình cũng nhấn mạnh tham vọng bá quyền Kinh tế của Trung quốc mà những nước khác phải chống lại. Về phương diện Kinh tế, những cuộc Biểu tình của người Việt Hải ngoại chống lan tràn hàng hóa Trung quốc cũng là rất hợp thời và được sự ủng hộ quốc tế vì nợ công của các Chính phủ và nạn Thất nghiệp tại Hoa ky, Liên Âù và các nước khác. Nhấn mạnh đến việc cần phải bài trừ hàng hóa Trung quốc, chuyển sản xuất về từng nước để cứu Thất nghiệp. Các cuộc Biểu tình như vậy sẽ được sự ủng hộ hoặc tham dự của dân bản xứ.

Trong các cuộc Biểu tình của người Việt Hải ngoại, chúng ta có thể phát tán những tài liệu (truyền đơn) cho thấy:

=> Việc khai thác, bóc lột vô nhân đạo lao động tại Trung quốc

=> Những thực phẩm độc hại sản xuất từ Trung quốc

=> Những đồ chơi mang chất độc hại cho trẻ con

=> Những thuốc giả nguy hiểm bán cho dân nghèo

=> Những hàng may mạc mang những chất liệu nguy hiểm cho sức khỏe.

Trung quốc xâm lăng Kinh tế Việt Nam, thì chúng ta đánh thẳng vào Kinh tế Trung quốc trên Thị trường quốc tế. Kinh tế Trung quốc lệ thuộc vào xuất cảng ra nước ngoài. Khi mà nước ngoài giảm mua hàng hóa Trung quốc, thì các Xí nghiệp sản xuất tại Trung quốc cũng bị ảnh hưởng theo.


CHIẾN DỊCH QUỐC TẾ HÓA CHỐNG XÂM LĂNG KINH TẾ TQ
Có Thiên thời Địa lợi Nhân hòa đi đến thành công chắc chắn



Trước năm 1975, những nhóm người Việt thân Cộng hoặc thuộc “Thành phần thứ ba“ tại Âu châu đã đã sát cánh đi với những người “tả phái “ (gauchistes) để mở Phong trào phản chiến chống Mỹ tại chiến trường Việt Nam. Phong trào được Quốc tế hóa và lan rộng sang Hoa kỳ. Miền Nam Việt Nam bị mất vào tay Cộng sản một phần cũng là do PHONG TRÀO PHẢN CHIẾN này được Quốc tế hóa. Gần 4 triệu người Việt tỵ nạn ở Hải ngoại lúc này cũng là do hậu quả của Phong trào Phản chiến được Quốc tế hóa .

Ngày nay, chính đám người làm cuộc xâm chiếm Miền Nam đã phản quốc, rước Trung quốc vào xâm lăng Lãnh Hải/ Lãnh Thổ của Tổ tiên và xâm lăng Kinh tế. Chúng ta, cả khối người Việt Hải ngoại, nạn nhân của việc Quốc tế hóa Phản chiến này, có đủ những điều kiện Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa để phát động thành công CHIẾN DỊCH QUỐC TẾ HÓA CHỐNG XÂM LĂNG KINH TẾ TQ không những cho Việt Nam, mà còn cho Thế giới nữa.



Thiên thời

Chúng ta ở vào cái lúc mà nợ nần lan tràn từ Hoa kỳ đến các nước Liên Âu. Thất nghiệp tăng cao ở Hoa kỳ cũng như ở Liên Aâu. Dân thất nghiệp cũng như các Chính quyền đã ý thức rằng nguyên do ngoại tại, đó là việc tràn lan hàng hóa Trung quốc để giết chính sản xuất trong nội địa của mình. Ý tưởng chống lại hàng hóa nhập từ Trung quốc, tăng cường sản xuất tại quốc nội để giải quyết nạn thất nghiệp mỗi ngày mỗi lớn mạnh. Ở một thời điểm như vậy, thì chiến dịch Quốc tế hóa chống xâm lăng Kinh tế TQ dễ dàng bành trướng.

Tại Hạ Viện Mỹ, phong trào chống gián điệp Kỹ thuật và Kinh tế của Trung quốc đang được thảo luận sôi nổi. Theo hãng tin AFP, hôm qua, 04/10/2011, một nghị sĩ Mỹ đã lên tiếng cảnh báo về hiện tượng gián điệp kinh tế, trong đó có cả việc lấy cắp thông tin trên mạng inernet, đã gia tăng đến mức «quá quắt», đồng thời kêu gọi Hoa Kỳ cũng đồng minh phải có biện pháp đối phó với Bắc Kinh.

Tại Thượng Viện, thái độ đòi hỏi về Tỷ giá đồng Yuan phải tăng lên trở thành cứng rắn. Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối. Ngày 03.10.2011, bắt đầu thảo luận một dự luật cho phép chính phủ Mỹ tăng thuế trên hàng Trung Quốc nhập cảng nếu họ không nâng giá đồng Yuan. Lần này, Bắc Kinh phản ứng mạnh mẽ, cả Ngân Hàng Trung Ương, Bộ Thương Mại và Bộ Ngoại Giao đều lên tiếng. Họ đe dọa một cuộc “chiến tranh thương mại” có thể xảy ra nếu hai nước chạy đua tăng thuế nhập cảng trên hàng hóa của nhau rồi thưa kiện trước WTO, hậu quả lan rộng sẽ làm kinh tế cả thế giới suy yếu thêm, kể cả Mỹ và Trung Quốc. Thượng nghị sĩ Sherrod Brown ( Dân Chủ- Ohio), nói không chấp nhận sự 'lừa đảo' của TQ nữa. TNS Charles Schumer (Dân chủ -New York) nói TQ 'sát hại kinh tế' Mỹ: "Trung Quốc trợ giá cho các ngành công nghiệp của họ một cách bất hợp pháp. Họ trả lương công nhân quá thấp. Họ né tránh những luật lệ về môi trường, và không lý gì đến những nguyên tắc căn bản của luật lệ giao thương quốc tế. Họ vẫn cứ làm như vậy mà chẳng bị trừng phạt."

TNS Cộng Hòa Jeff Sessions, đại diện bang Alabama, nói đã đến lúc Hoa Kỳ phải bảo vệ quyền lợi của chính mình. Ông nói: "Trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, chúng ta buộc không để cho bất cứ bạn hàng nào của chúng ta thao túng để làm lợi cho họ. Công việc của những giới chức Hoa Kỳ là bảo vệ quyền lợi căn bản và chính đáng của lực lượng nhân công Mỹ."

Tiến sĩ PETER NAVARRO, Giáo sư Kinh Tế Học tại trường Đại học University of California, Irvine đã gióng lên tiếng chuông cảnh báo dân Mỹ và thế giới hiểm họa nầy trong tác phẩm bán chạy nhất trước đây, có tựa đề là “THE COMING WARS”. Ông đồng tác giả với GREG AUTRY, một chuyên gia khác về Trung Cộng, cùng viết cuốn sách “DEATH BY CHINA – CONFRONTING THE DRAGON – A GLOBAL CALL TO ACTION” (Chết bởi Trung Cộng – Đối Phó với Con Rồng – Lời Kêu Gọi Toàn cầu Hành Động” do nhà xuất bản Pearson Prentice Hall phát hành tháng 5, 2011.)




Địa lợi

Khối người Việt tỵ nạn tại Hải ngoại gồm gần 4 triệu và sống trên 70 Quốc gia trên Thế giới. Chúng ta có gần 4 triệu cán bộ để mở CHIẾN DỊCH. Những người Việt cũng mang Quốc tịch ở xứ mình sống và sống cùng trên mảnh đất với người địa phương. Dân tộc Việt Nam là dân tộc thứ nhất sống trên nhiều quốc gia hơn là dân tộc Do thái. Có thể nói là người Việt sống trên khắp Thế giới từ Âu, Mỹ đến Á và Úc châu. Lớp Hậu duệ học hành cao và làm việc trong đủ mọi ngành nghiệp, trong các cơ quan Chính quyền. Các đây 15 năm, Khi Lý Quang Diệu thăm Chính quyền Việt Nam, Ông đã nói rằng khối người Việt Hải ngoại sống trên 70 quốc gia là những đầu cầu Thương mại để phát triển Kinh tế. Nhưng CSVN khép kín và sợ mất quyền. Khối người Việt này tất nhiên là một Lực Lượng hiếm có để phát động CHIẾN DỊCH QUỐC TẾ HÓA CHỐNG XÂM LĂNG KINH TẾ TQ trên 70 quốc gia trên Thế giới. Chúng ta có Địa lợi vậy.


Nhân hòa

Nói đến Đảng phái này hoặc Tôn giáo kia, thì khối người Việt Hải ngoại có thể có những tranh luận khác biệt. Nhưng khi nói đến CSVN, thì đại đa số người Việt Hải ngoại có sự đồng nhất bởi lẽ họ cùng là nạn nhân của bạo tàn Cộng sản mà phải cực khổ bỏ nước ra đi. Đó là cái Nhân hòa thứ nhất.

Cái Nhân hòa thứ hai thì không ai có thể chối cãi, đó là CHỐNG TẦU XÂM LĂNG. Đây là Ý chí đấu tranh của Dân tộc để Sinh tồn đã có từng những ngàn năm Lịch sử. Nó là thuộc tính của mỗi người Việt Nam được Lịch sử khắc vào trong huyết não. Nói Việt Nam chống bành trướng Hán tộc thì không ai có thể chối cãi. Một điểm Nhân hòa toàn vẹn không phải cho người Việt sống hiện giờ mà còn nối chuyền cho con cháu mai hậu nếu để Lãnh thổ Việt Nam trường tồn, để tiếng nói Việt Nam không mai một. Tiếng ta còn, thì nước ta còn.

Cái nhân hòa thứ ba là những người Việt tỵ nạn này đang sống cùng một tâm tình, cùng một ưu tư về cuộc sống của những người địa phương, nơi mình tỵ nạn. Cái Nhân hòa thứ ba giúp cho việc Quốc tế hóa chống xâm lăng Kinh tế TQ trên 70 quốc gia.



CHIẾN DỊCH QUỐC TẾ HÓA CHỐNG XÂM LĂNG KINH TE TQ

được phát động vì QUYỀN LỢI sống vật chất của từng người

Nếu chúng ta gợi ra những phạm trù trừu tượng, những giá trị luân lý để kêu gọi người khác cùng hành động, thì có thể có những khó khăn bởi lẽ cái giá trị luân lý đối với người này nhưng người khác lại không quan tâm. Tỉ dụ chúng ta nại ra việc yêu nước, yêu Quê Hương Việt Nam, thì một người Mỹ hay một người Pháp có thể thờ ơ đối với lòng yêu nước của chúng ta. Cũng vậy, nếu chúng ta nêu vấn đề Nhân quyền ra để kêu gọi, người địa phương có thể nói rằng chúng tôi không tha thiết lắm bởi vì chúng tôi đang sống với nhân quyền rồi, còn anh chưa có thì ráng tự mình tranh đấu lấy.

Đối với CHIẾN DỊCH QUỐC TẾ HÓA này, chúng ta chỉ nói đến QUYỀN LỢI vật chất thực tiễn mà ai cũng phải đấu tranh để có., tỉ dụ như

* Nếu để hàng hóa Trung quốc tràn lan, thì mình không có việc làm và thất nghiệp.

* Nếu để thực phẩm độc hại Trung quốc vào, mình ăn và bị bệnh

* Nếu để trẻ con chơi với đồ chơi Trung quốc, con cái mình dễ bị bệnh vì chất độc.

* Nếu thuốc bệnh Trung quốc tràn vào, mình uống lầm, sẽ bị bệnh

Cái QUYỀN LỢI của từng cá nhân đòi hỏi mọi người phải cùng hành động trong CHIẾN DỊCH QUỐC TẾ HÓA CHỐNG XÂM LĂNG KINH TẾ TQ.

Dịch giả HOÀNG LAN đã dịch một đoạn viết của một người Mỹ đi chợ mua hàng thường dùng:

“Dùng hàng nội hóa là yêu nước - Mỗi lần một bóng đèn .

(Góp gió thành bão)

Điều này nghe có vẻ điên đấy, nhưng ngày hôm qua thôi, tôi đã ở Walmart tìm kiếm một cái rổ đựng rác . Tôi thấy một số được làm ở Trung Quốc với gía $ 6,99. Tôi không muốn trả số tiền đó vì vậy tôi hỏi người phụ nữ làm ở đó nếu họ có bất kỳ loại rổ nào khác . Cô đưa tôi đến khu vực khác và họ đã có một số rổ với giá $ 2,50 sản xuất tại Mỹ . Chúng cũng tốt như vậy . Tương tự như một tấm thảm nhà bếp tôi cần . Tôi đã phải tìm, và tôi thấy một số thực hiện ở Mỹ rẻ hơn $3,00 . Chúng ta đang được tẩy não là mọi thứ xuất xứ từ Trung Quốc và Mexico là rẻ hơn . Không phải như vây. Đó cũng là lý do tại sao tôi không mua những tấm thiệp tại Hallmark nữa . Chúng được làm ở Trung Quốc và đắt . Tôi mua chúng ở Dollar Tree .... 50 cent và được làm xuất tại Mỹ .”


Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 06.10.2011

Posted by: vbx Oct 28 2011, 07:04 AM


CHIẾN DỊCH QUỐC TẾ HÓA CHỐNG XÂM LĂNG KINH TẾ TQ

HÀNG GIẢ & ĐỘC HẠI TỪ CHỆT
LỪA ĐẢO & ĐẦU ĐỘC THẾ GIỚI


Đây là Đề mục thường xuyên để đăng tải tất cả những hàng độc hại, hàng giả mạo, những mưu gian giảo thương mại của Trung quốc. Chúng tôi mong mỏi quý độc giả gửi cho những thông tin về những độc hại và gian giảo của Trung quốc. Chúng tôi đăng bằng tiếng Việt và tiếng Anh, tiếng Pháp để phổ biến rộng rãi đến những dân địa phương tại mỗi Quốc gia, tạo một phản ứng CHỐNG XÂM LĂNG KINH TẾ TQ khắp nơi.


DÂN PHÁP ỦNG HỘ VIỆC NGĂN CẢN HÀNG HÓA TẦU

Luật sư Arnaud MONTEBOURG là ứng cử viên đã chọn rõ rệt hai chủ trương sau đây để tranh cử:

* Démondialisation (Bỏ Toàn cầu hóa), nghĩa là Pháp trở về với chính mình về Kinh tế để tự phát triển.

* Protectionnisme (Che chở Mậu dịch), nghĩa là đánh thuế cao hay ngăn cản nhập hàng nước ngoài.

Ông đã công khai tranh cử với hai chủ trương ấy mà không ngại sợ phê bình.

Kết quả của bầu phiếu làm người ta bất ngờ. Ông đã thắng 17% số phiếu mà không ai dự đoán trước. Điều này chứng tỏ rằng dân chúng chấp nhận hai chủ trương này trong hoàn cảnh khủng hoảng nợ nần của Liên Âu.


ÂU CHÂU GIẢM HẲN VIỆC ĐẶT MUA HÀNG CHỆT

Theo bản tin của AFP, đánh đi từ Bắc Kinh ngày 09.10.2011 bởi Allison JACKSON, thì ảnh hưởng đã tác dụng tai hại lên Kinh tế Trung quốc như sau:

“La crise de la dette en Europe a commencé à affecter les exportateurs chinois, et son aggravation pourrait être "un malheur" pour la Chine et y mettre en péril des millions d'emplois, selon des responsables d'entreprises et des analystes.

Wu Wenlong, directeur des ventes d'un fabricant de ceintures de la province de Zhejiang, a vu ses commandes en provenance du Vieux continent baisser de 50% en un an.

L'Union européenne est le premier débouché des exportations chinoises, pour environ 380 milliards de dollars par an, et son effondrement coủterait très cher à la Chine, selon les analystes.

"Une aggravation de la crise de la dette dans la zone euro serait un malheur pour la Chine", selon Eswar Prasad, professeur à la Cornell University de New York et ancien chef du département Chine au Fonds monétaire international (FMI).

"Dans le cas le plus extrême d'un effondrement de la demande européenne, l'impact sera assez significatif étant donné que l'UE compte pour environ un cinquième des exportations chinoises".

"La croissance de l'emploi devrait avoir la priorité", selon lui. Dans la province de Guangdong, qui arrive en tête pour les exportations, le fabricant de vêtements Zhuodong Textile Garments Co Ltd a décidé de se tourner vers le marché intérieur pour trouver de nouveaux débouchés.

Mais cela prend du temps ! »



(Cuộc khủng hoảng nợ nần Au châu đã bắt đầu ảnh hưởng lên các nhà xuất cảng Trung quốc, và việc trở nên trầm trọng của nó có lẽ là một “cái họa “ cho Trung quốc và làm thiệt hại từng triệu công ăn việc làm, theo nhận định của những người trách nhiệm xí nghiệp và những nhà phân tích.

Ông Wu Wenlong, Giám đốc Thương mại của xí nghiệp sản xuất dây thắt lưng thuộc tỉnh Zhejiang, đã xác nhận những đơn đặt mua hàng từ Âu châu giảm hẳn xuống 50% trong một năm.

Liên Âu là thị trường hàng đầu cho những xuất cảng Trung quốc, chừng 380 tỉ Euro mỗi năm, và việc xuống dốc của thị trường này làm thiệt hại rất lớn cho Trung quốc, theo nhận định của những nhà phân tích.

Việc trở nên trầm trọng của khủng hoảng trong vùng Euro sẽ là cái họa lớn cho Trung quốc, theo nhận định của Eswar Prasad, Giáo sư của Đại học Cornell New York và cũng là cựu Trưởng của FMI/IMF bên Trung quốc.

Trong trường hợp tụt dốc tệ nhất của việc đặt mua hàng từ Aâu châu, ảnh hưởng tai hại sẽ rất trầm trọng vì Liên Âu giữ khoảng một phần năm những xuất cảng Trung quốc.

Việc tăng công ăn việc làm phải là ưu tiên. Trong tỉnh Quảng Đông, tỉnh đứng đầu về xuất cảng, xí nghiệp sản xuất quần áo Zhuodong Textile Garments Co.Ltd. đã phải quyết định trở về thị trường nội địa để kiếm nơi tiêu thụ.

Nhưng điều đó phải có thời gian lâu dài !“


USA: BUY AMERICA


This probably sounds crazy, but just yesterday I was in Walmart looking for a wastebasket. I found some made in China for $6.99. I didn't want to pay that much so I asked the lady if they had any others. She took me to another department and they had some at $2.50 made in USA. They are just as good. Same as a kitchen rug I needed. I had to look, but I found some made in the USA and they were $3.00 cheaper. We are being brain washed that everything that comes from China and Mexico is cheaper. Not so. That is also why I don't buy cards at Hallmark anymore. They are made in China and are expensive. I buy them at Dollar Tree .... 50 cents each and Made in USA.



One Light Bulb at a Time

A physics teacher in high school, once told the students that while one grasshopper on the railroad tracks wouldn't slow a train very much, a billion of them would. With that thought in mind, read the following, obviously written by a good American . . .

Good idea . . .. one light bulb at a time . .. ..

Check this out. I can verify this because I was in Lowe's the other day for some reason and just for the heck of it I was looking at the hose attachments ..... They were all made in China.

The next day I was in Ace Hardware and just for the heck of it I checked the hose attachments there. They were made in USA. Start looking . . ..

In our current economic situation, every little thing we buy or do affects someone else - even their job. So, after reading this email, I think this lady is on the right track ... Let's get behind her!

My grandson likes Hershey's candy. I noticed, though, that it is marked made in Mexico now. I do not buy it any more.

My favorite toothpaste Colgate is made in Mexico ... now I have switched to Crest. You have to read the labels on everything ....

This past weekend I was at Kroger . . . I needed 60W light bulbs and Bounce dryer sheets.

I was in the light bulb aisle, and right next to the GE brand I normally buy was an off-brand labeled, "Everyday Value." I picked up both types of bulbs and compared the stats - they were the same except for the price . . .. The GE bulbs were more money than the Everyday Value brand but the thing that surprised me the most was the fact that GE was made in MEXICO and the Everyday Value brand was made in - get ready for this - the USA in a company in Cleveland, Ohio.

So throw out the myth that you cannot find products you use every day that are made right here ...........

So on to another aisle - Bounce Dryer Sheets ... yep, you guessed it - Bounce cost more money and is made in Canada ... The Everyday Value brand was less money and MADE IN THE USA! I did laundry yesterday and the dryer sheets performed just like the Bounce Free I have been using for years and at almost half the price!

My challenge to you is to start reading the labels when you shop for everyday things and see what you can find that is made in the USA - the job you save may be your own or your neighbors!

If you accept the challenge, pass this on to others in your address book so we can all start buying American, one light bulb at a time! Stop buying from overseas companies!

(We should have awakened a decade ago ....)

Let's get with the program and help our fellow Americans keep their jobs and create more jobs here in the USA.

I passed this on .. .. . will you???


BÀI HỌC CỦA ĐÀI LOAN - TẨY CHAY HÀNG ĐỘC CỦA TRUNG CỘNG:


Một thành phố Đài Loan, thị trấn Chitung, nơi trận bão Morakot ập vào làm 500 người chết trong một vụ lở đất lớn và 700 người phải di tản sau cơn bão nhiệt đới tồi tệ nhất trong vòng 50 năm qua, đã xảy ra vào ngày 8/8/ 2009. Chánh quyền địa phương đã từ chối nhận 100 “nhà lưu động” lấp ráp nhanh do Trung Cộng viện trợ vì lo sợ hóa chất độc hại, vì những căn nhà nầy có chứa chất “formali”, một loại hóa chất nguy hiểm. Phó Quan Hành Chánh quận tên Chung Chia nói: “Mặc dầu những ngôi nhà là trợ giúp nhân đạo, nhưng chúng tôi cần phải đặt an toàn làm ưu tiên hàng đầu.” Ngoài ra, họ cũng từ chối hàng viện trợ của Trung Cộng gồm: 10.000 túi ngủ, 10.000 chăn đấp cùng với 176 triệu nhân tệ (26 triệu USD).

Người dân Đài Loan đã mất tin tưởng vào hàng hóa Trung Cộng từ năm trước khi sản phẩm sữa bột của Trung Cộng của một số hãng Trung Cộng bị tìm thấy nhiễm melamine làm chết ít nhất 6 trẻ em và khiến hàng chục nghìn trẻ em lâm trọng bệnh. Đây là một cái tát vào mặt bọn lãnh đạo Trung Nam Hải


Posted by: AnAn Oct 4 2011, 08:08 AM



Những gánh hàng rong đầy bụi bặm.


Đằng sau câu chuyện an toàn thực phẩm



Chưa nói đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, ở đây, chúng tôi chỉ muốn nói về câu chuyện ẩn giấu đằng sau những món vỉa hè và những chiếc khẩu trang.

Ngày ngày ra đường, bạn và tôi đều gặp biết bao nhiêu gánh hàng rong với những quán ăn vỉa hè, và mỗi chúng ta cũng đã nhiều lần không tránh khỏi những "cám dỗ" bất ngờ. "Buồn ngủ gặp chiếu manh", mấy ai mà từ chối nổi những món ăn vặt thơm ngon đang ra sức mời gọi vào thời điểm cơm cũ đã tiêu mà chưa đến giờ dùng bữa. Chưa nói đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm như các phương tiện đại chúng vẫn thường kêu gọi, ở đây, chúng tôi chỉ muốn nói về câu chuyện ẩn giấu đằng sau những món vỉa hè và những chiếc khẩu trang.

Những gánh hàng rong đầy bụi bặm.

Từ những vụ um xùm như vụ tẩy trắng trứng gà Tàu thành trứng gà ta - biến thiên nga nâu thành thiên nga trắng, hay đến những chuyện "thường ngày ở huyện" mà ai ai cũng biết là rau phun thuốc trừ sâu, hay mới đây là ruốc trộn bã sắn dây, có thể nhận thấy đằng sau đó là cả một hệ tư tưởng đi ngược lại với xu thế phát triển. Nhưng xin đừng quá lòng trách cứ, bởi họ làm vậy chỉ vì miếng cơm manh áo mà thôi. Bài viết nhỏ này chỉ nhằm mục đích cảnh tỉnh tư tưởng "dân thì gian" vốn tưởng đã từ lâu thành lệ.

Người làng Đông Ngàn tẩy trắng trứng, và cả làng không ai ăn trứng gà, bởi họ biết cái thứ axít mà họ dùng rất độc, độc đến nỗi chỉ hơi bốc lên thôi cũng đủ làm chiếc khẩu trang họ đeo cứng đơ cả ra. Chị bán rau đon đả chào mời bạn ở chợ với những mớ rau theo chị ra "tươi lắm, non lắm, sạch lắm" thì về nhà cũng quẳng gánh rau tươi non ấy của mình sang một bên, rồi ra vườn hái mớ rau ở "địa phận" trồng dành riêng cho nhà mình ăn đem vào xào nấu. Bác bán xôi thì đương nhiên ở nhà có hai hũ ruốc, một hũ trộn bã sắn để ngày ngày đi bán cho khách, còn một hũ ruốc "xịn" để nhà thi thoảng lấy ra ăn. Cô bán chả quạt phải bịt khẩu trang vì đường quá ư là bụi và khói than thì cũng chẳng khác gì một thứ chất độc, nhưng xiên chả mà cô đưa cho khách thì chẳng được che chắn bằng bất cứ thứ gì ngoài một chiếc tủ kính luôn mở toang hoác đón bụi đường.



Những mẻ chả nướng ngon lành nhưng độc hại.


Còn nhiều nữa những ví dụ nhan nhản mà chúng ta tai nghe, mắt thấy hàng ngày, đủ để khi nhìn lại, chúng ta giật mình nhận ra sự thật. Tư tưởng ích kỷ, vì mình hại người ấy đã dần len vào cuộc sống thường nhật một cách âm thầm, để đến nay nó đã thống trị được trên không ít địa bàn.

Xã hội chúng ta đang phát triển, những người dân chúng ta ai ai cũng mơ đến một cuộc sống sung túc, đủ đầy. Nhưng, để đạt được điều đó mà biến dạng mình đi, để rồi lại xoay vần luẩn quẩn với những điều ác bạc như thế, thì rồi nó sẽ mãi vẫn chỉ là giấc mơ không thể thành hiện thực. Dẫu biết rằng miếng cơm manh áo, và quan trọng hơn, có cầu thì ắt có cung là những yếu tố tiên quyết để tạo hình những hành vi "dân gian" này, nhưng hậu quả để lại sau việc tiêu dùng thực phẩm độc hại như vậy thật khó lường.

Theo PLXH

Posted by: Tiểu yêu Nov 8 2011, 07:33 AM








Hàng Kém Phẩm Chất VN : Cơ Quan An Toàn Thực Phẩm Hoa Kỳ Từ Chối

Những thực phẩm có phẩm chất (có thể nguy hại đến sức khỏe) nhập cảng từ Việt Nam mà FDA đang cấm.

Mới đây Cơ Quan An Toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã từ chối, không cho nhập cảng vào Hoa Kỳ, 27 lô hàng mà phần lớn là thực phẩm đã chế biến, sản xuất từ Việt Nam vì lý do thiếu an toàn cho sức khỏe.

Những loại thực phẩm này không chỉ nhập cảng vào Bắc Mỹ ( Hoa Kỳ và Canada ) mà còn được nhập cảng vào tất cả những quốc gia nơi có người Việt Tị Nạn sinh sống như những nước tại Âu châu, Nhật, Úc, v.v...

Dưới đây là danh sách các công ty và địa chỉ, các loại thực phẩm bị FDA từ chối nhập cảng vào Hoa Kỳ, lý do vi phạm các điều khoản quy định về an toàn dược-thực phẩm.

1- Aquatic Products Trading Company, Tôm đông lạnh cỡ lớn có đầu, trộn lẫn các chất dơ bẩn và độc tố có hại cho sức khỏe (FILTHY, SALMONELLA), vi phạm các điều khoản 601(b), 801(a)(3), 402(a)(3), 402(a)(1)

2- Mai Linh Private Enterprise, Vũng Tàu, Thịt cua đông lạnh, có hóa chất phụ gia chloramphenicol (CHLORAMP) không an toàn cho sức khỏe, điều khoản 402(a)(2)© (i), 801(a)(3), theo định nghĩa của điều 21 U.S...C. 348;

3- Batri Seafood Factory, Bến Tre, Chả cua đông lạnh, có hóa chất phụ gia chloramphenicol không an toàn cho sức khỏe, điều khoản 402(a)(2)© (i), 801(a)(3), theo định nghĩa của điều 21 U.S.C. 348;

4- Nam Hai Company Ltd, có 2 sản phẩm vi phạm:

a) Thịt cua nấu chín đông lạnh, có trộn lẫn độc tố gây ngộ độc, độc chất salmonella và hóa chất phụ gia chloramphenol (POISONOUS, CHLORAMP, SALMONELLA,) gây tai hại cho sức khỏe, vi phạm các điều khoản 402 (a) (1), 801(a)(3), 601(a), 402(a)(2)© (i), 402(a)(1) theo định nghĩa của luật 21 U.S.C. 348;

b) Lươn đông lạnh, có độc chất salmonella, và nhãn ghi giả mạo (FALSE, SALMONELLA,) một loại sản phẩm khác gây hiểu lầm cho người tiêu thụ, vi phạm các điều khoản 403(a)(3), 801(a)(3), 502 (a), 402 (a) (1);

5- ACECOOK VIETNAM CO...., LTD, Mì lẩu Thái có hương vị hải sản, chế biến có lẫn lộn các chất dơ bẩn và không ghi các thành phần cấu tạo nên sản phẩm (LIST INGRE, FILTHY,) vi phạm các điều khoản 403 (i) ( 2), 801 (a) (3), 601 (b) 402 (a) (3) ;

6- Olam Vietnam Ltd, thị xã Gia Nghĩa, có 7 lô hàng bị ngăn chặn gồm Tiêu đen nguyên hạt và Tiêu đen xay đều có chứa độc chất Salmonella, vi phạm các điều khoản 402 (a) (1), 801 (a) (3) ;

7- Don Nguyen, 3 sản phẩm thô là Đậu khấu (Cardamon), Cam thảo (Licorice) và Quế (Cinnamon) ghi sai nhãn về hình thức và nội dung được quy định theo các điều khoản 4(a), 801(a)(3);

8- Van Nhu Seafoods Limited Company (VN Seafoods Co.), Nha Trang, Cá sòng ngân (Mackerel) cắt khúc đông lạnh, chế biến dơ bẩn, lẫn lộn các chất hỗn tạp, điều khoản vi phạm 601(b), 801(a), 402(a)(3);

9- Nam Phong Trading Co, Tiêu bột chứa độc chất Salmonella, theo điều khoản 402 (a) (1), 801 (a) (3) ;

10- Lucky Shing Enterprise Co Ltd, Bột ngũ cốc ăn liền vi phạm rất nhiều điều khoản bị nghiêm cấm gồm có: Thiếu thông tin đầy đủ (NOT LISTED) về sản phẩm theo đòi hỏi của các điều 502 (o), 801 (a) (3), 510 (j), 510 (k);

Không ghi thành tố gây rủi ro bệnh tật hiện diện trong sản phẩm dưỡng sinh (UNSFDIETLB) , theo các điều 402 (f) (1) (A);

Thực phẩm dưỡng sinh nầy (được coi) là một loại dược phẩm mới nhưng CHƯA có đơn xin thử nghiệm để được chấp thuận (UNAPPROVED, ) theo điều 505 (a);

11- Nhan Hoa Co., Ltd, Cá đông lạnh, chứa độc tố Salmonella, vi phạm điều 402 (a) (1), 801 (a) (3) ;

12- United Seafood Packer Co. Ltd, Thịt (Fillet) cá lưỡi kiếm đông lạnh, chứa độc chất gây ngộ độc (poisonous), vi phạm điều khoản 402 (a) (1), 801 (a) (3), 601 (a);

13- Seapimex Vietnam, có 7 lô hàng về Chả cua đông lạnh, có hóa chất phụ gia Chloramphenol không an toàn sức khỏe theo định nghĩa của điều luật 21 U.S.C. 348, vi phạm các điều khoản 402 (a) (2) © (i), 801 (a) (3) ;

14- MY THANH CO., LTD, có 5 lô hàng gồm 4 sản phẩm:
Cá hồng snapper (?) đông lạnh bị từ chối nhập cảng, vi phạm các điều:

Nhãn sai (LABELING) về vị trí, hình thức và nội dung theo điều 4 (a), 801 (a) (3);

Dưa muối và Nước chấm chay (nước tương: Vegetarian dipping sause) có các vi phạm:

Không đăng ký là loại sản phẩm đóng hộp có độ acid thấp (NEEDS FCE) theo đòi hỏi của điều luật 21 CFR 801.25 © (1) hoặc 801.35 © (1), vi phạm điều 402 (a) (4), 801 (a) (3);

Không ghi chú thông tin về tiến trình sản xuất (NO PROCESS,) theo đòi hỏi của điều luật 21 CFR 801.25 © (2) hoặc 801.35 © (2), vi phạm điều 402 (a) (4), 801 (a) (3);

Cá sòng ngâm muối (mắm cá sòng) vi phạm:

Độc chất Histamine vượt quá liều lượng chấp nhận, gây hại cho sức khỏe theo các điều 402 (a) (1), 801 (a) (3);

Sản phẩm dơ bẩn, có chứa các chất dơ bẩn hỗn tạp (FILTHY) theo các điều 601 (b), 801 (a) (3), 402 (a) (3);

15- Kien Giang Ltd, t/p HCM, có 2 sản phẩm là Cá nhồng (barracuda) và cá mang giổ (?, Perch,) đông lạnh, dơ bẩn, trong sản phẩm có tạp chất vi phạm các điều 601 (b), 801 (a) (3), 402 (a) (3) ;

16- Vinh Sam Private Trade Trade Enterprise, Tuy Hòa, Cá lưỡi kiếm tươi, có độc tố gây ngộ độc, vi phạm các điều 402 (a) (1), 801 (a) (3), 601 (a) ;

17- Tu Hung Trading Company aka Doanh Nghiep Tntm Tu Hung, có 3 sản phẩm:

a) Bánh hạnh nhân, nhãn không ghi các thành phần nguyên liệu tạo nên sản phẩm (LIST INGRE,) vi phạm các điều 403 (i) (2), 801 (a) (3);

b) Bánh chay: Không đủ phẩm chất (STD QUALITY,) như được ghi trên nhãn, vi phạm điều 403 (h) (1), 801 (a) (3)

Nhãn hiệu giả mạo (FALSE,) không ghi đúng nguyên liệu hay ghi sai lạc gây nhầm lẫn cho người tiêu thụ, vi phạm điều 502 (a), 801 (a) (3);

c) Bánh tráng mè: Không ghi đúng tên theo định nghĩa, tính chất và tiêu chuẩn của sản phẩm (STD IDENT,) theo điều 401, do đó vi phạm các điều 403 (g) (1), 801 (a) (3) ;
Nhãn hiệu không ghi các tố chất chính yếu gây dị ứng (ALLERGEN,) hiện diện trong sản phẩm theo đòi hỏi của các điều 403 (w), 403 (w) (1), 801 (a) (3) ;

18- Trung Nguyen Coffee Enterprise (Cà phê Trung Nguyên), Cà phê bột uống liền "3 in 1" (túi có 20 gói), đã vi phạm các điều:

Không ghi thành phần nguyên liệu tạo ra sản phẩm (LIST INGRE,) 403 (i) (2) ;

Nhãn hiệu giả mạo hay ghi chú sai lạc (FALSE,) vi phạm các điều 403 (a) (1), 801 (a) (3), 502 (a) ;

Sản phẩm không cung cấp đầy đủ thông tin về các thành phần dinh dưỡng và chất béo (TRANSFAT,) có trong sản phẩm theo đòi hỏi của điều 21 CRF 101.9 ©, vi phạm điều 403 (q), 801 (a) (3) ;

19- Dragon Waves Frozen Food Factory Co. Ltd, Nha Trang, Cá ngừ (cắt thành từng miếng) đông lạnh, sản phẩm dơ bẩn, nhiều tạp chất gây ngộ độc, cùng với độc chất Histamine vượt quá liều lượng chấp nhận, vi phạm các điều 402 (a) (1), 402 (a) (3), 601 (b), và 801 (a) (3);

20- Thang Loi Frozen Food Enterprise, Tôm đông lạnh, có độc chất Salmonella, vi phạm điều 402 (a) (1), 801 (a) (3) ;

21- Hai Dang International Trading Services Co. Ltd, t/p HCM, hóa chất hay dược liệu Lidocaine (dùng trong thực phẩm [?], có thành phần hóa học là C14H22N2O,) đã vi phạm 2 điều:

Không liệt kê thông tin đầy đủ về sản phẩm (NOT LISTED,) theo đòi hỏi của các điều 502 (o), 801 (a) (3), 510 (j), hoặc 510 (k);

Dược liệu mới chưa xin phép kiểm nghiệm để được chấp thuận xử dụng (UNAPPROVED, ) vi phạm điều 505 (a), 801 (a) (3);

22- Chinh Dat Co., Ltd, Bao tử cá sấy khô, sản phẩm dơ bẩn, nhiều tạp chất, vi phạm các điều 402 (a) (3),601 (b), và 801 (a) (3) ;

23- Vinh Hiep Co., Ltd, t/p HCM, có 2 sản phẩm:
Thịt hào (ngêu, sò) hấp chín đông lạnh, và Mực đông lạnh, là các sản phẩm dơ bẩn, nhiều tạp chất, vi phạm các điều 402(a)(3), 601(b), và 801(a)(3);

24- Vifaco Nong Hai San-Xay, thịt ốc hấp chín đông lạnh, chứa độc chất Salmonella, vi phạm điều 402 (a) (1), 801 (a) (3) ;

25- Vuong Kim Long Co. Ltd, có 3 sản phẩm về bún khô, loại đặc biệt, sợi lớn, sợi nhỏ, sản phẩm dơ bẩn và loại phẩm màu không an toàn, vi phạm các điều 601(b), 801(a)(3), 402(a)(3), 402©, 501(a)(4)(B) .

Trên đây chỉ liệt kê điển hình một số công ty, một số sản thực phẩm bị từ chối nhập cảng vào Hoa Kỳ nội trong năm mà thôi. Còn bao nhiêu công ty khác, bao nhiêu sản phẩm khác đã "lọt sàng" trước đó và sau nầy? Còn bao nhiêu sản phẩm từ Việt Nam đã vượt ra ''biển lớn" vào Canada , Âu châu, Nhật, Úc v.v... và v.v...? Bao nhiêu triệu tấn thực phẩm có các chất độc hại đã "nằm vùng" (và hoành hành) trong bao tử người Việt sống ở nước ngoài và tất nhiên cả và người dân trong nước?

Thỉnh thoảng trong nước, báo chí có loan tin học sinh, công nhân hay người dân bình thường, thấp cổ bé miệng bị ngộ độc thức ăn, nhưng không thấy thống kê số người ngộ độc hay tử vong. Tình trạng thông tin hay thống kê nầy đối người Việt sống ở nước ngoài trên toàn thế giới lại càng hiếm hoi, có thể nói là hầu như chưa nghe thấy (vì không ai thông báo hay loan tin chứ không hẳn là không có).

Posted by: vbx Mar 27 2012, 10:32 AM


Tại Đồng Nai: Phát hiện 2.5 tấn (hai tấn rưỡi) chất tạo nạc cho heo



Chất siêu tạo nạc. Ảnh: PTTH Đồng Nai.


Vào lúc 14 giờ ngày 12/3/2012, đội quản lý thị trường cơ động tỉnh Đồng Nai đã phát hiện và thu giữ gần 2,5 tấn hàng có công dụng tạo nạc cho heo.

Số hàng trên là của công ty TNHH Nhân Lộc, trú tại xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu do ông Nguyễn Trọng Hiền, 36 tuổi làm giám đốc. Trong số 2,5 tấn hàng gồm: 110 bao loại 20kg có nhãn hiệu HT04, HT02 có công dụng tạo nạc cho heo, giảm mỡ lưng, tăng tiết hoocmon tăng trưởng, cải thiện tăng trọng, giảm tiêu tốn thức ăn cho heo và 156 bao đóng gói có nhãn hiệu: T01, Sumo, Pig-Moke, trọng lượng 1kg/gói có công dụng: Bung đùi, nhiều nạc, nở mông, nở vai.

Ngoài ra, lực lượng quản lý thị trường còn phát hiện 175 kg thuốc Chlortetracylin chứa trong 7 bao loại 25kg đã hết hạn sử dụng và gần 10 tấn hàng hóa khác nhập khẩu không có tem nhãn phụ.

Tại thời điểm kiểm tra, đại diện công ty không xuất trình được hóa đơn chứng từ nào ngoài giấy photocopy đăng ký kinh doanh. Cơ quan chức năng đã tiến hành lập biên bản niêm phong số hàng trên và lấy mẫu đi kiểm nghiệm tại Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn chất lượng đo lường 3.



Posted by: vbx Mar 27 2012, 10:35 AM



Người tiêu dùng hãy thận trọng với thịt lợn “siêu nạc”


Hai tấn rưỡi thuốc để nuôi heo " chế thịt " siêu nạc



Những ngày vừa qua, dư luận không ngớt xôn xao về việc cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai đã phát hiện tại kho của Công ty TNHH Nhân Lộc, đặt tại xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai một số lượng lớn chất "tạo nạc" cho lợn, dùng để trộn vào thức ăn gia súc. Theo nhiều chuyên gia, thành phần của chất "tạo nạc" này là Sabutamol, Clenbuterol hoặc Ractopamine, tất cả đều thuộc nhóm beta-agonist, và là chất độc cho người nếu ăn phải thịt lợn được nuôi bằng thức ăn có chứa Clenbuterol, Salbutamol.

Clenbuterol, Salbutamol là chất gì?

Theo tiến sĩ, dược sĩ Đào Đại Cường, giảng viên Khoa Dược - Đại học Y Dược TP HCM, thì Clenbuterol được xếp vào nhóm thuốc trị hen suyễn. Trên thị trường, nó xuất hiện dưới những cái tên như Broncodil, Clenbuerol, Ventolax, Protovent. Trong thú y, Clenbuterol cũng được dùng làm thuốc giãn phế quản, trị bệnh khó thở cho lợn.
Cũng như Clenbuterol, Salbutamol dễ dàng hấp thu qua đường tiêu hóa. Đây là loại thuốc dùng cắt cơn hen, làm giãn phế quản trong bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), giúp người bệnh dễ thở hơn. Tiến sĩ, dược sĩ Đào Đại Cường, nói: "Sử dụng Salbutamol không đúng chỉ định có thể dẫn đến bệnh tim mạch, rối loạn mạch vành, trụy mạch, thậm chí tử vong".

Bên cạnh đó, dùng Salbutamol lâu dài có thể gây nhược cơ, làm giảm vận động của cơ, khớp, khiến việc đi đứng, lao động không được như bình thường. Nếu bà mẹ mang thai hoặc cho con bú mà dùng Salbutamol thì có thể gây độc cho trẻ nhỏ, gây bệnh tim mạch cho trẻ từ trong bào thai. Đối với thai phụ, có thể bị giãn cơ tử cung, ảnh hưởng quá trình mang thai và phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên, Clenbuterol và Salbutamol lại không phải là hormon (chất nội tiết) như dư luận vẫn quen gọi, mà đó là hóa chất tổng hợp có tác dụng kích thích thần kinh giao cảm. Sở dĩ nó bị gọi nhầm là hormon do gà mái khi ăn thức ăn trộn Clenbuterol hoặc Salbutamol, lắm con đẻ hai trứng trong ngày, hoặc một trứng nhưng hai lòng đỏ nên nhiều người tưởng rằng nó là hormon sinh dục. Cách đây vài năm, một địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long đã báo động tình trạng sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa Clenbuterol nhằm giúp gà, vịt đẻ trứng to và nhiều, thậm chí còn cho ra loại vịt "siêu thịt".

Năm 2006, Cục Chăn nuôi cũng từng công bố một kết quả kiểm tra, theo đó Cục đã phát hiện 47/428 mẫu thịt heo bán tại TP HCM dương tính với Clenbuterol. Tiến hành giám sát 114 công ty sản xuất thức ăn gia súc, cũng phát hiện trong thức ăn chăn nuôi lợn của 6 công ty có dư lượng chất Clenbuterol. Cùng thời điểm này, Chi cục Thú y TP HCM tìm thấy trong gần 500 mẫu thịt heo bày bán tại các chợ, lò giết mổ, có gần 30% mẫu dương tính với Clenbuterol.

Theo kết quả kiểm tra hàng loạt mẫu thức ăn chăn nuôi bày bán trên thị trường TP HCM và Đồng Nai mới đây của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas), thì có khoảng 17% mẫu thức ăn cho lợn có chứa chất Salbutamol. Ông Nguyễn Nam Vinh - Trưởng đại diện Văn phòng Vinastas phía Nam cho biết: Trước những thông tin phản ánh nhiều doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi trộn các chất độc hại thuộc nhóm beta-agonist, Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn tiêu dùng thuộc Hội đã tiến hành mua 12 mẫu thức ăn chăn nuôi bày bán tại thị trường TP HCM, Đồng Nai rồi gửi kiểm nghiệm tại Trung tâm Kỹ thuật 3. Kết quả, trong tổng số 12 mẫu này, có 2 mẫu chứa chất độc hại bị cấm triệt để là Salbutamol.

Trong thú y, Clenbuterol, Salbutamol cũng được dùng làm thuốc giãn phế quản trị bệnh cho lợn. Tuy nhiên sau một thời gian, những người chăn nuôi nhận thấy tác dụng tăng cơ, tăng trọng rất bất thường của Clenbuterol đối với vật nuôi, nhất là với lợn nên họ đã báo cáo cho cơ quan quản lý thú y.

Năm 1991, một số các nhà khoa học tại Khoa Thú y, Đại học Oklahoma, Mỹ, đã tiến hành những nghiên cứu về tác dụng này, mà cụ thể là công trình "Nghiên cứu tác dụng làm tăng cân của Clenbuterol đối với cừu". Sau 18 tháng, khảo sát trên thịt cừu được nuôi bằng thức ăn có trộn lẫn Clenbuterol, các nhà khoa học nhận thấy mỡ cừu có rất ít mà thay vào đó là thịt nạc, và lượng Clenbuterol tập trung nhiều nhất ở những phần thịt nạc này.
Tiến hành khảo sát trên lợn, khi ăn thức ăn có chất Clenbuterol, lợn tăng cân nhanh hơn bình thường, các cơ cũng phát triển hơn bình thường dẫn đến mỡ ít, lượng thịt nạc nhiều hơn, màu thịt đỏ tươi hơn. Người tiêu dùng nhìn vào cứ tưởng là thịt ngon, thịt sạch chứ không hề biết có được điều đó là do hóa chất!


Tác hại của thịt lợn chứa Clenbuterol, Salbutamol trong cơ thể người

Khi ăn thịt heo có Clenbuterol, Salbutamol thì chẳng khác gì ta đang uống loại thuốc này. Hàm lượng chất Clenbuterol, Salbutamol tồn dư trong thịt heo bao nhiêu là người ăn lãnh đủ bấy nhiêu. Lâu dài, lượng Clenbuterol, Salbutamol tích lũy lại, dẫn đến ngộ độc bằng các biểu hiện như sốt, run cơ, căng thẳng, tim đập nhanh, tăng huyết áp, đau đầu, choáng váng, buồn nôn và người mắc phải có thể chết.

Bác sĩ Tiến, chuyên khoa gan mật Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết: "Thông thường, khi bệnh nhân nhập viện, ngoài các triệu chứng mà bệnh nhân khai, chúng tôi còn hỏi tỉ mỉ về chế độ ăn uống. Nhưng làm sao biết được thịt lợn, thịt vịt, thịt gà bệnh nhân ăn, có Clenbuterol, Salbutamol hay không?. Vì thế, đứng trước một bệnh nhân đau cơ, nhược cơ hoặc cao huyết áp, ít người nghĩ đến nguyên nhân chính của nó là "chất tạo nạc".

Tiến sĩ, dược sĩ Đào Đại Cường, nói: "Vấn đề là khi trộn Clenbuterol hoặc Salbutamol vào thức ăn chăn nuôi, để giảm chi phí, có thể người ta trộn dạng nguyên liệu thô - nghĩa là vẫn còn tạp chất thay vì Clenbuterol, Salbutamol tinh chất dùng cho người". Mà nếu đã là Clenbuterol, Salbutamol dạng nguyên liệu thô thì mức độ nguy hiểm còn cao hơn nữa.

Ngay từ năm 2002, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấm sử dụng Clenbuterol, Salbutamol trong thức ăn chăn nuôi và năm 2010, Bộ còn ban hành quy định kiểm tra, giám sát các chất thuộc nhóm beta-agonist. Mặc dù vậy, nó vẫn được một số cơ sở sản xuất lén lút trộn vào, còn người nuôi thì bị mê hoặc bởi những lời quảng cáo "có cánh" in trên bao bì nên cứ vô tư mua về cho lợn. Và mặc dù những chất này bị phân giải ở nhiệt độ cao, đồng thời cũng chưa có tài liệu khoa học nào nói Clenbuterol, Salbutamol cũng như dư lượng của chúng trong sản phẩm chăn nuôi gây ung thư cho người. Nhưng những hậu quả xấu mà nó gây ra như sốt, run cơ, căng thẳng, tim đập nhanh, tăng huyết áp, đau đầu, choáng váng, buồn nôn, là có thật.

Theo bác sĩ Trần Văn Ký, Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam, thì Salbutamol là chất cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe. Nó vốn là loại thuốc dùng cắt cơn hen, dãn phế quản, dãn cơ trơn. Nếu sử dụng Salbutamol không đúng chỉ định có thể dẫn đến hậu quả nặng nề.

Vì thế, người tiêu dùng chỉ còn biết trông chờ vào sự mạnh tay của các cơ quan chức năng đối với những cơ sở sản xuất đã trộn Clenbuteronl, Salbutamol vào thức ăn gia súc bởi lẽ khi ra chợ rồi nhìn thấy miếng thịt lợn đỏ tươi, săn chắc, không nhão, không nhớt, không trứng sán, ai mà chẳng thấy thèm

Vũ Cao

Posted by: vbx Mar 27 2012, 10:38 AM

Phóng Sự Từ Việt Nam tháng 3 năm 2012 từ SBTN

Kinh Hoàng Phát Hiện Thực Phẩm Hư Thối Sử Dụng Cho Trẻ Em Trường Tiểu Học






Tình trạng thiếu vệ sinh an toàn thực phẩm đe dọa sức khỏe cộng đồng lâu nay vẫn là một trong những vấn đề nan giải tại Việt Nam, khiến dư luận bức xúc do những yếu kém trong quy định và quản lý. Nhưng với những phát hiện mới nhất, đang làm cho nhiều gia đình lo sợ. Công an TP Saigon cho biết vừa bắt giữ một chiếc xe chuyên chở gần 3 tấn thịt gà thối trên đường giao tới căn tin của một trường tiểu học. Cảnh sát giao thông hôm 4/3 chặn một xe khách khả nghi di chuyển từ Đồng Nai tới Đồng Tháp và phát hiện 2,9 tấn thịt gà trên xe thối rữa, trong điều kiện mất vệ sinh, được ghi nhãn nơi giao nhận là trường tiểu học.

Tài xế Lê Huy Cường khai là được thuê chuyên chở số thịt này giao cho nhà bếp của một trường tiểu học để chế biến cho học sinh tiêu thụ. Tin chi tiết cho biết Cảnh sát giao thông đội Rạch Chiếc (Saigon) đã phát hiện một chiếc xe khách loại 50 chỗ, đang lưu thông trên quốc lộ 1A, chạy từ bến xe huyện Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) về tỉnh Đồng Tháp, có nhiều biểu hiện nghi vấn nên yêu cầu dừng lại để kiểm tra hành chính. Trong quá trình kiểm tra, lực lượng cảnh sát giao thông phát hiện dưới gầm xe có nhiều bọc ni lông bên trong chứa đầy gà đã qua sơ chế.

Sau đó, chiếc xe khách này lập tức được đưa vào Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức để tiến hành kiểm tra. Tại Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức, khi cửa gầm xe vừa mở, mùi hôi thối bốc ra nồng nặc bốc ra từ hàng trăm bọc chứa gà làm sẵn thịt da đã tím tái, rỉ nước, ruồi nhặng bám đen... Số lượng gà nặng 2.906 kg và nhiều kg lòng gà đang trong quá trình phân hủy. Cơ quan chức năng cũng nhận thấy một số lượng gà trên xe có giấy ghi rõ địa chỉ nơi nhận là “trường tiểu học”. Tài xế chiếc xe khách này là Lê Huy Cường (46 tuổi, quê Đồng Tháp). Bước đầu, Cường khai nhận chỉ là người chở thuê cho một chủ hàng tên là Nguyễn Thị Kim Anh tại huyện Tân Phú (tỉnh Đồng Nai).

Số thực phẩm được tiêu huỷ nhưng người ta tự hỏi đã có hàng bao nhiêu tấn thực phẩm hư thối khác đã được chuyển thành thức ăn trong nhà trường hoặc cho công nhân từ lâu nay? Theo báo Pháp Luật VN, thực tế thì ngoài những vụ vi phạm mà các cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý, còn vô khối những vụ vi phạm khác bị lọt lưới pháp luật, đồng nghĩa với nó là có hàng nghìn tấn thực phẩm bẩn đã tuồn được vào các chợ, các nhà hàng và bày lên bàn ăn của người tiêu dùng. Cũng cần biết thêm, luật vệ sinh thực phẩm ở trong nước còn rất sơ sài, nên gần như không làm chùn bước được những ai đã có âm mưu, bất chấp sức khoẻ con người.

(SBTN)

Posted by: vbx Mar 27 2012, 10:42 AM



Sông Long Giang tại Quảng Tây bị nhiễm chất Cadmium


Dưới đây là hình ảnh sông Long Giang tại Quảng Tây bị nhiễm chất Cadmium do các nhà máy thải ra với nồng độ gấp 3 lần sức chịu đựng của người (theo báo cáo của họ ,thực tế có thể nhiều hơn )




Sau khi bị phát giác chính quyền cho đổ vôi xuống sông để khử chất Cadmium






Dân chúng không còn nước để dùng kéo nhau đi mua nước chai trong các cửa tiệm




Các gian hàng bán nước đều không còn nước




Không chỉ sông Long Giang ,sông Trường Giang và hầu hết các con sông trong Trung Quốc đều bị nhiễm độc bởi các các độc phế thải từ các nhà máy đổ xuống


Trung Quốc hiện là quốc gia cung cấp hầu hết các loại thực phẩm đồ tiêu dùng hàng ngày cho khắp thế giới .Lấy gì bảo đảm những nhà sản xuất tại Trung Quốc không xử dụng nguồn nước từ những con sông bị nhiễm độc này ,không xử dụng nước ở đây thì lấy nước ở đâu ? Do đó các loại thực phẩm sản xuất từ Trung Quốc ít nhiều đều bị nhiễm các chất độc ,chúng ta chỉ còn cách giới hạn tối đa đuợc bao nhiêu thì đuợc là không mua ,không dùng hàng sản xuất từ Trung Quốc để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình mình


Tình trạng nước sông tại TQ





Tại Trung Quốc có khoảng 250 làng trong 27 Tỉnh bị gọi là "làng ung thư" (癌村) theo như bản đồ trên ,mỗi năm có khoảng 2triệu người bị bệnh ung thư ,1 triệu 400 ngàn người chết vì bệnh này ,tất cả đều do xử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm bởi các chất kim loại nặng do các nhà máy thải ra .Theo báo cáo của chính quyền TQ thì mỗi năm có khoảng 12 triệu tấn lương thực bị nhiễm các chất kim loại nặng ,thiệt hai ước chừng 200 ức tiền nhân dân tệ .Tất cả đều do xử dụng nguồn nước từ các con sông bị ô nhiễm tưới cây ,trồng lúa ,tắm rửa ,....





Những tấm hình trên cho người ta thấy tùy theo sự phế thải các chất độc của các nhà máy mà mầu sắc của nước mỗi con sông khác nhau ,có dòng sông đen ,có dòng sông lại đỏ như máu .Dân TQ bị bệnh đã đành ,tại vì họ tham lam ,vô trách nhiệm nhưng người Việt Nam cũng bị bệnh lây vì phần lớn những thực phẩm sản xuất từ TQ xuất cảng sang các nước Âu Mỹ ,Nhật Bản ,Hồng Kông ....bị trả về thì họ thường dấu diếm luồn lọt chuyển qua bán tại VN .Cán bộ VN ăn hối lộ ,chính quyền VN hèn hạ không dám cấm đoán ,dân VN thấy hàng rẻ là mua rốt cuộc cả nước chuốc lấy hàng ô nhiễm mang bịnh hoạn không những hiện tại mà còn ảnh hưởng cho con cháu sau này nữa .

Vì vậy các báo cáo ở dưới đều cho biết tình trạng bệnh và vệ sinh của người dân VN rất tồi tệ

Những hàng cảnh báo này hy vọng người dân trong nước lưu ý cố gắng tối đa không xử dụng hàng rẻ của Tầu để bảo vệ sức khỏe cho mình và con cháu sau này .


VN thuộc nhóm quốc gia có tỉ lệ tử vong do các nguyên nhân liên quan đến ô nhiễm không khí ngoài trời cao nhất, khoảng 200-230 ca/triệu dân/năm. Hằng năm ước tính VN có 16.400-18.800 ca bệnh có căn nguyên từ ô nhiễm không khí ngoài trời. VN có tỉ lệ tử vong do ô nhiễm không khí trong nhà cao ở mức thứ hai, khoảng 300-400 ca/triệu dân/năm, tương đương 24.600-32.800 ca bệnh/năm.



Posted by: vbx Mar 27 2012, 10:42 AM


Cadmium là gì ?

trích từ Wikipedia


Cadmi là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn các nguyên tố có ký hiệu Cd và số nguyên tử bằng 48. Là một kim loại chuyển tiếp tương đối hiếm, mềm, màu trắng ánh xanh và có độc tính, cadmi tồn tại trong các quặng kẽm và được sử dụng chủ yếu trong các loại pin


Cadmi là một trong rất ít nguyên tố không có ích lợi gì cho cơ thể con người. Nguyên tố này và các dung dịch các hợp chất của nó là những chất cực độc thậm chí chỉ với nồng độ thấp, và chúng sẽ tích lũy sinh học trong cơ thể cũng như trong các hệ sinh thái. Một trong những lý do có khả năng nhất cho độc tính của chúng là chúng can thiệp vào các phản ứng của các enzime chứa kẽm. Kẽm là một nguyên tố quan trọng trong các hệ sinh học, nhưng cadmi, mặc dù rất giống với kẽm về phương diện hóa học, nói chung dường như không thể thay thể cho kẽm trong các vai trò sinh học đó. Cadmi cũng có thể can thiệp vào các quá trình sinh học có chứa magiê và canxi theo cách thức tương tự.

Hít thở phải bụi có chứa cadmi nhanh chóng dẫn đến các vấn đề đối với hệ hô hấp và thận, có thể dẫn đến tử vong (thông thường là do hỏng thận). Nuốt phải một lượng nhỏ cadmi có thể phát sinh ngộ độc tức thì và tổn thương gan và thận. Các hợp chất chứa cadmi cũng là các chất gây ung thư. Ngộ độc cadmi là nguyên nhân của bệnh itai-itai, tức "đau đau" trong tiếng Nhật. Ngoài tổn thương thận, người bệnh còn chịu các chứng loãng xương và nhuyễn xương.

Khi làm việc với cadmi một điều quan trọng là phải sử dụng tủ chống khói trong các phòng thí nghiệm để bảo vệ chống lại các khói nguy hiểm. Khi sử dụng các que hàn bạc (có chứa cadmi) cần phải rất cẩn thận. Các vấn đề ngộ độc nghiêm trọng có thể sinh ra từ phơi nhiễm lâu dài cadmi từ các bể mạ điện bằng cadmi.

Posted by: vbx Mar 27 2012, 10:42 AM



Gia tăng người chết vì bệnh do ô nhiễm môi trường




Ô nhiễm nguồn nước ở quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) khiến cá nuôi bị bệnh, chết - Ảnh: V.Hùng



“Chúng ta đang bắt đầu trả giá về sự quan tâm chưa đúng mức đến vấn đề sức khỏe môi trường”.

Đó là cảnh báo của phó cục trưởng Cục Bảo vệ môi trường (Bộ TN-MT) Phùng Văn Vui tại hội thảo “Chương trình mục tiêu quốc gia về sức khỏe môi trường đến năm 2015” ngày 28-11.

“Cả 26 bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng đều liên quan đến ô nhiễm môi trường” - TS Trần Đắc Phu, phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), nhận định. Theo đánh giá của WHO, VN thuộc nhóm quốc gia có tỉ lệ tử vong do các nguyên nhân liên quan đến ô nhiễm không khí ngoài trời cao nhất, khoảng 200-230 ca/triệu dân/năm. Hằng năm ước tính VN có 16.400-18.800 ca bệnh có căn nguyên từ ô nhiễm không khí ngoài trời. VN có tỉ lệ tử vong do ô nhiễm không khí trong nhà cao ở mức thứ hai, khoảng 300-400 ca/triệu dân/năm, tương đương 24.600-32.800 ca bệnh/năm.

GS.TS Lê Thạc Cán - viện trưởng Viện Môi trường và phát triển bền vững - nói do nảy sinh nhiều ô nhiễm nên một số loại bệnh liên quan như nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, bệnh hô hấp mãn tính, tim mạch, ung thư khá phức tạp, tăng khá nhanh ở một số khu vực đô thị đông dân và các vùng núi cao, nghèo. Tình hình mắc bệnh liên quan đến ô nhiễm nước và điều kiện vệ sinh môi trường tương đối cao.

VIỆT HÙNG (Việt Báo)

Posted by: vbx Mar 27 2012, 10:43 AM



Người bệnh tại Việt Nam ngày càng tăng
tin tháng 3 năm 2012



Bệnh nhân ngồi chờ la liệt ngay cổng vào BV Ung bướu Tp.HCM từ lúc 6 giờ sáng



"Rồng rắn" xếp hàng chờ đăng ký khám bệnh




Khổ vì bệnh và càng khổ thêm vì chen chúc đi khám bệnh




Cảnh "3 trong 1" (3-4 người một giường bệnh) như thế này là chuyện thường ngày ở bệnh viện xhcn VN



Nhiều bệnh nhân tại BV Ung bướu thậm chí còn phải trải chiếu nằm dưới sàn nhà




Bệnh viện Nhi đồng 1 khám chữa cho 5000 bệnh nhân/ngày, cao điểm lên đến 7000 bệnh nhân/ngày



Bệnh nhân phải nằm ra cả hành lang




Khuôn viên Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM với 4000 bệnh nhân khám mỗi ngày



Những giường bố cho bệnh nhân nằm điều trị như thế này được tận dụng sắp xếp tại bất cứ chỗ nào còn trống trong khuôn viên bệnh viện





Bác sĩ Lê Hoàng Minh, Giám đốc BV Ung bướu (TP.HCM): Trung bình mỗi ngày BV tiếp nhận 1619 lượt bệnh nhân đến khám chữa bệnh. BV phải khám bệnh từ 6 giờ sáng và cả giờ nghỉ trưa. Với 631 giường bệnh nhưng BV Ung bướu “gánh” điều trị nội trú cho 1807 bệnh nhân và đến 9510 lượt điều trị ngoại trú nên chuyện nằm ghép 3 người 1 giường hay thậm chí bệnh nhân phải trải chiếu nằm sàn đất là chuyện bình thường.

Bác sĩ Trần Thanh Mỹ, Giám đốc BV Chấn thương Chỉnh hình (TP.HCM): Trong vòng 26 năm (1985 đến nay) số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại BV Chấn thương Chỉnh hình đã tăng hơn 4 lần (8310 bệnh nhân vào năm 1985 và năm 2011 là 33882 bệnh nhân, tính đến tháng 11.2011) nhưng quy mô BV vẫn chỉ có thế.

Bác sĩ Tăng Chí Thượng, Giám đốc BV Nhi đồng 1 (TP.HCM): Điều đánh lo ngại hơn là tình trạng quá tải bệnh nhân nặng điều trị nội trú tại BV đang gia tăng. Các phòng cấp cứu, hồi sức tích cực tại bệnh viện đã không đủ chỗ cho bệnh nhân nằm trong thời gian qua. Trong khi đối tượng bệnh nhân này cần được điều trị kỹ thuật cao, điều kiện vô trùng, theo dõi sát sao nên không thể nằm ghép giường hay ghép máy điều trị được. Đặc biệt hiện nay, BV Nhi đồng 1 đang theo dõi và điều trị cho hơn 10000 trẻ bị tim bẩm sinh chờ phẫu thuật.

Còn tại các khoa hô hấp, nhiễm, tiêu hóa, sơ sinh của BV Nhi đồng 1 thì quanh năm luôn “gánh” số lượng bệnh nhân gấp đôi so với quy mô điều trị của BV.

BV đã xoay đủ cách như kê thêm dãy giường đôi ở giữa ở tất cả các phòng, thay giường to thành giường nhỏ (thay vì kê 3 giường to thì kê 6 giường nhỏ) để tăng chỗ nằm cho bệnh nhân nhưng giờ thì không thể tăng được nữa. Lãnh đạo các BV cho rằng, quá tải BV ảnh hưởng xấu đến chất lượng điều trị, thái độ phục vụ và y đức của cán bộ y tế; đồng thời làm cho công tác quản lý BV và dịch vụ ngày càng kém, nhếch nhác.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, chẳng có BV nào khác ở các nước Đông Nam Á và châu Á quá tải giống như ở nước ta. Đồng thời người đứng đầu Bộ Y tế cho rằng: “Cả xã hội bức xúc về tình trạng quá tải BV nhưng cuộc sống phải cân bằng giữa cho và nhận. Có cho (ngành y tế) cái gì đâu mà đòi nhận nhiều. Không đầu tư, xây dựng BV mà dịch vụ đòi tốt thì vô lý, bất công vô cùng”.


Nguồn: Thanh Niên Online

Posted by: VanAnh Jul 2 2012, 08:33 AM




Thạch dừa được ngâm rửa bằng nước sông.


Thạch dừa Bến Tre



'Phụ gia' nấu thạch là các loại phân bón dùng cho cây trồng và nước sông, rạch.

Sau hơn một tuần làm công nhân tại nhiều cơ sở chế biến thạch dừa ở TP Bến Tre, phóng viên đã chứng kiến công nghệ sản xuất thạch dừa thô bằng nguồn nước sông, rạch. "Phụ gia" nấu thạch là các loại phân bón dùng cho cây trồng như NPK, SA, DAP.

Thấy có người xin việc làm, bà Năm, chủ cơ sở làm thạch ngụ phường Phú Khương, TP Bến Tre, cảnh giác: "Mấy chú đã mần thạch bao giờ chưa? Chưa mần khi nào thì kiếm nơi khác đi, chỗ tui không nhận người lạ".

Chúng tôi liên hệ một cò tên Hoàng làm xe ôm ở bến xe Bến Tre để nhờ dẫn mối tới một cơ sở sản xuất thạch dừa thô kế bến phà Hàm Luông. Theo lời cò Hoàng, cơ sở này là khu sản xuất thạch dừa thô lớn nhất nhì ở Bến Tre. Nếu không quen biết sẽ rất khó xin vào làm vì các chủ ở đây luôn cảnh giác với người xin việc ở ngoại tỉnh.

Dù được cò Hoàng giới thiệu nhưng phải năn nỉ ỉ ôi chúng tôi mới được bà Bảy Chí, chủ cơ sở làm thạch dừa công đoạn 2 ở ấp Bình Công, xã Bình Phú, Bến Tre, chấp thuận vào làm.


Công nhân giẫm đạp cho thạch dừa thô tơi ra.


6h sáng, khu xưởng rộng gần 400m2 nằm mép bờ sông Bến Tre của bà Bảy đã vang rền tiếng máy nhịp lạch xạch. Kế hai bước chân, bốn chiếc môtơ rửa thạch mốc đen quay ù ù. Tuy mới đầu sáng nhưng khắp xưởng đã xộc lên mùi hôi thối của đống thạch ép để quá hai ngày nằm chất thành đống. Gần đó, ở khu cắt

Phía trên hai công nhân nam mau mắn xúc thạch vào bao lưới. Chốc chốc lại lấy chân trần giẫm lên mớ thạch vương vãi khắp nền gạch rồi lùa vào một góc. Quang cảnh khu xưởng nhìn nhếch nhác như bãi chiến trường với mùi thạch thối, thạch tươi rơi vãi khắp nơi.

Nơi ngâm thạch là một bồn căng bạt hình vuông rộng 50m2. Trong bồn lõm bõm nước đục ngầu và có mùi tanh nồng. Khi chúng tôi thắc mắc, một công nhân tên Huy đang bơm nước vào bồn nói huỵch toẹt: “Toàn là nước sông chứ nước máy nào mà chịu cho xiết. Ở đây cơ sở nào mà không mần vậy”. Ông Huy giải thích thêm để có thêm lợi nhuận, nhiều nơi còn lấy nước sông, thậm chí là nước kênh rạch để nấu thạch.

Theo chúng tôi quan sát, các công đoạn ngâm thạch, xắt thạch của cơ sở đều phải dùng một lượng nước lớn để bơm rửa. Khối lượng nước rửa thạch và ngâm thạch một ngày lên đến hàng trăm mét khối nước. Để có đủ nguồn nước, bà Bảy đặt hai môtơ công suất lớn cạnh bờ sông Bến Tre, sau đó hút nước sông lên một thùng nhựa 2.000 lít. Một môtơ nữa hút trực tiếp nước sông không qua bồn chứa. Trong cả công đoạn dài ngâm xắt thạch, cơ sở hoàn toàn dùng nguồn nước sông để sử dụng.


Một công nhân đang pha chế phụ gia nấu thạch.


Tương tự cơ sở của bà Bảy Chí, tại xưởng chế biến thạch dừa A Lộc, ấp Mỹ An B, xã Mỹ Thạnh An chuyên mua thạch công đoạn một về chế biến thành thạch khô cũng nhếch nhác không kém. Nguồn nước của cơ sở sử dụng ngâm, rửa thạch cũng hoàn toàn hút từ sông Bến Tre lên.

Cẩn thận hơn, đường ống của cơ sở A Lộc được chôn ngầm dưới đất nối từ xưởng tới bờ sông dài gần 200m. Một công nhân cho biết chiếc môtơ hút nước loại lớn luôn phải hoạt động hết công suất mới đủ hút nước lên rửa thạch.

Ba ngày làm ở xưởng A Lộc, chúng tôi quan sát hầu hết thạch đều có mùi thối nồng nặc rất khó chịu, có túi thạch đã chuyển sang màu đen. Một vài xô nhựa đựng thạch cũ có màu xám trắng bị ruồi nhặng bu đen đã bốc mùi chua tới nghẹt mũi.

Khi vớt thạch, chúng tôi lấy vài viên thạch trắng, miếng nhỏ giống như thạch dừa thành phẩm, lên định ăn thử. Anh Thương, phụ trách bốc thạch, vội quát lớn: "Ê, không ăn được đâu! Ăn vào là đứt ruột, đi bệnh viện xúc ruột liền à nha. Thuốc tẩy và hóa chất không đó!"

Những túi thạch dừa tươi từ 60kg ở cơ sở sau khi cắt, ép xong chỉ còn khoảng 3-4kg. Tới khâu đóng gói, hai nữ công nhân hăng hái dùng chân trần đạp liên hồi tới khi thạch tơi ra. Tiếp theo là dùng tay bóp cho thạch thật nhuyễn.


Nước dừa lên men dùng để nấu thạch.


Vừa bóp thạch, một công nhân nữ tên Tám vừa quay qua chúng tôi than thở: "Bóp cái này phải mang bao tay, về rửa xà bông hoặc comfort hàng chục lần, không thì tay còn hôi thối ba ngày chưa hết".

Khi được hỏi dấm và thuốc tẩy dùng để làm gì, bà Tám có vẻ rành rẽ: "Dấm để tẩy trắng và khử mùi thối của thạch. Càng bỏ nhiều thạch sẽ càng đẹp và mất đi cái mùi thối khó chịu. Còn thuốc tẩy, nếu không có nó thì để 1- 2 ngày thạch sẽ đen thui và thối dữ lắm! Có thuốc sẽ bảo quản được thạch 6 tháng không hề gì cả".

Theo tìm hiểu của chúng tôi, thuốc tẩy cơ sở A Lộc sử dụng để bảo quản thạch có xuất xứ từ Trung Quốc. Thuốc có tên khoa học là Chlorine dioxide (ClO2). Đây là loại thuốc tẩy mạnh cấm dùng để chế biến hay bảo quản thực phẩm.

Khi tiếp xúc với anh Nhật, một trong những người quản lý xưởng thạch dừa A Lộc lâu năm, anh phán chắc nịch: "Các cơ sở sản xuất thạch dừa ở Bến Tre đều có chung một quy trình sản xuất. Khi nấu họ đều cho các loại phân bón SA, NPK, DP... và hàng chục chất phụ gia khác. Nếu phần trăm nước càng nhiều thì liều lượng phân sẽ phải bỏ nhiều hơn".

Anh Nhật tiết lộ, nước dừa khi nấu chỉ chiếm khoảng 30%, còn lại là nước sông chiếm 70%.

Tại cơ sở nấu thạch của ông Nguyễn Văn Phương, tổ nhân dân tự quản số 9, ấp Thuận An A, xã Mỹ Thạch An, Bến Tre, chúng tôi đã chứng kiến quy trình nấu thạch sởn gai ốc ở đây. Cơ sở có 7 người làm, gồm cả hai vợ chồng ông Phương.


Thuốc tẩy (ClO2) được dùng để tẩy trắng thạch dừa thô.


Với hơn 5.000 khay thạch, công suất mỗi lần xuất cũng gần 6 - 7 tấn thạch tươi giai đoạn một. Để nấu thạch luân phiên, ông Phương mua hàng ngàn lít nước dừa khô chất đống ở góc xưởng. Những chiếc can 30 lít cáu bẩn đựng đầy nước dừa pha giấm đã lên men mùi thum thủm.

Đến màn pha chế phụ gia, ông Phương chỉ đạo toàn bộ công nhân đi múc thạch. Một mình ông "đạo diễn" khâu nấu nướng. Sau khi lửa từ lò nấu đượm hồng, ông cho xả đầy nước vào chiếc bồn nấu hơn 800 lít. Nước bồn nấu chớm sôi, ông tới đống phân chất các loại phân SA, NPK, DP, đường đen hí hoáy cân từng loại cho vào xô nhựa nhỏ.

Cứ một mẻ nấu như vậy ông cân 6kg phân NPK và phân SA, gần nửa kg phân DP và 7kg đường đen. Ông Phương giải thích hồn nhiên: "Phân DP là để cho thạch dừa tăng độ cô đặc lại. Còn SA và NPK sẽ giúp miếng thạch dừa dày lên".

Thấy chúng tôi tỏ vẻ ái ngại, ông Phương cười trấn an: "Mấy loại phân này cho phép bỏ mà, đâu có sao!".

Theo quan sát của chúng tôi, đến ngày nấu thạch ông Phương thường nấu 7 - 8 mẻ một đợt. Cứ mỗi mẻ nấu ông Phương cho 11 can nước dừa vào nồi. Số nước còn lại ông hút trực tiếp từ con rạch ngoài xưởng đổ vào với tỉ lệ 40% nước dừa - 60% nước rạch.

Ngoài đường nhìn vào thấy khá rõ con rạch ông dùng để lấy nước nối với nhiều nhánh rạch nhỏ chạy khắp tổ nhân dân tự quản 07- 09, ấp Thuận An A.

Những ngày tiếp theo, tiếp xúc nhiều cơ sở nấu thạch khác, chúng tôi ghi nhận công thức "phụ gia" đặc biệt này đều được áp dụng cho hầu hết các cơ sở ở đây. Tại cơ sở của bà Út Tan ở tổ 3, ấp 2A, xã Nhơn Thạnh, chúng tôi chứng kiến công đoạn nấu tương tự xưởng nấu của ông Phương.

Tại cơ sở này, anh Toại là công nhân được tin tưởng giao nấu thạch đang hì hục làm một mình. Bên cạnh Toại là đống phân SA, NPK, đường đen chất thành đống cạnh lò nấu. Tới lúc pha chế, không cần cân đong rườm rà, anh Toại chỉ cần lấy những bọc phân to tướng đã được ông chủ để sẵn trong bọc nilông pha chút nước rồi đổ thẳng vào nồi nấu đang sôi ục ục. Trong chốc lát, từ nồi nấu bốc hơi nước mạnh phả vào mắt mũi chúng tôi cay xè.

Vy Vy

Posted by: LanKhanh Jul 2 2012, 11:51 AM

.
.
.
... Chời .... ớn thiệt ... dizzy1.gif
.
.
... thankyou.gif sis VanAnh ... cheekkiss.gif
.
.

Posted by: AnAn Nov 13 2012, 03:00 PM






Dân ăn nhậu ở Sài Gòn


Biến chế các thực phẩm hôi thối bằng cách, tẩm các hóa chất độc hại giết người vào chân gà, gân bò, chân bò biến thành các món nhậu thơm ngon.

Không có cái thú vị nào bằng ngồi nhâm nhi với bạn bè hay còn gọi là chén anh chén tôi. Cái thú vị đó ở Sài Gòn ngày hôm nay nó vẫn thế, ngồi la cà, nhâm nhi đôi ba chén ở các quán bình dân, quán cốc hai bên đường, vừa rẻ tiền, lai rai những món nhậu hấp dẫn vừa nhìn ngắm người qua kẻ lại náo nhiệt trên đường phố. Nhưng không ai biết rằng, đằng sau những món khoái khẩu đó là biết bao giai đoạn chế biến, mà giai đoạn nào cũng đầy rẫy những hóa chất độc hại giết người.



Các loại thực phẩm và các thức ăn uống ở Việt Nam ngày nay đều pha chế các loại hóa chất độc hại giết người. Những giai đoạn chế biến các món ăn gọi là bắt mồi cho dân nhậu, chế biến các chân gà, chân bò, gân bò . . . hôi thối thành những món ngon vật lạ khoái khẩu cho dân nhậu lai rai ở các quán cốc hay hai bên đường. Gân bò, chân trâu, chân bò, chân gà là những món ăn khoái khẩu của dân nhậu. Tuy nhiên, nếu chỉ cần một lần chứng kiến nhìn thấy những công việc chế biến những món ăn đó, từ những lô hàng thực phẩm hôi thối để trở thành những món nhậu thơm ngon.



Lòng bò, gân bò, chân trâu, chân bò, chân gà hôi thối đã được ngâm trong hóa chất độc hại giết người.

Gân bò, chân trâu, bò, gà bị hôi thối



Sau hàng loạt vụ ngộ độc do ăn các loại thực phẩm ở các quán cốc hai vỉa hè, do sự phát hiện của cơ quan kiểm nghiệm thực phẩm về hàng trăm tấn nội tạng động vật hôi thối từ các tỉnh tuồn vào SG, nhiều người mới thấy hãi hùng vì hằng ngày mình đang tự bỏ các độc chất đó vào miệng.



Ông Lê Thanh Tuấn, người có gần 20 năm kinh doanh phụ phẩm gia súc ở quận 8 - SG, tiết lộ: Gân bò mà các quán phở, quán lẩu bán cho mọi người ăn mà ai cũng khen ngon, giòn, dai đôi khi ngâm toàn bằng các hóa chất độc hại giết người.

Để chứng minh, ông Tuấn cho biết qua các khu vực biến chế ở Bến Ba Đình thuộc phường 8, quận 8 để chứng kiến hàng chục hộ ở đây chế biến lòng bò, gân bò như thế nào. Khi đến gần, bất cứ ai cũng sẽ có cảm giác buồn nôn bởi mùi hôi thối nồng nặc xông lên từ những đống lòng bò đang bỏ ngổn ngang trong các xô chậu thấy mà ê rợn nghê tởm.



Số lòng bò sau khi rửa sơ qua sẽ cho vào ngâm với hóa chất tẩy trắng để làm mới. Còn chân bò, chân trâu dù bốc mùi hôi thối nhưng cũng được làm sạch lông rồi cho ngâm trong một loại hóa chất có màu trắng không mùi. Chỉ sau một giờ ngâm, chân trâu, bò sẽ bị rã, lúc này người ta chỉ cần dùng tay là rút từng đoạn gân một cách dễ dàng.

Những chế biến trên chỉ là một trong số hàng trăm lò chế biến nằm rải rác trên địa phận thành phố. Theo sư nhận xét của dân cư sống chung quanh, thời gian gần đây, tình trạng vận chuyển chân trâu, bò từ các tỉnh ở khu vực miền Trung, miền Bắc vào SG tăng mạnh. Gần như ngày nào các cơ quan chức năng cũng bắt giữ hàng trăm, thậm chí cả tấn chân trâu, bò hôi thối.



Điều đáng nói là số chân trâu, bò này đều đang trong quá trình phân hủy, bốc mùi, giòi bọ lúc nhúc. Song đa phần mặt hàng này vẫn được đưa về các lò ở quận 12, Gò Vấp; các huyện Hóc Môn, Bình Chánh... để làm gân bò bán ra thị trường. Do số chân trâu, bò đã bị hư thối nên gân sau khi được lấy ra còn được ngâm tiếp vào hóa chất công nghiệp để tạo độ dai, giòn.

Lấy hóa chất độc hại giết người “tắm trắng” vào chân gà

Nhìn dĩa chân gà ướp muối ớt nướng thơm phức, dĩa chân gà hấp hành trắng phau, dĩa gỏi chân gà trộn rau răm bắt mắt... thực khách khó mà biết rằng mặt hàng này cũng đã được chế biến theo công nghệ “tắm trắng”. Hiện loại chân gà này phần lớn là hàng nhập khẩu, lâu ngày tiêu thụ không hết lại bảo quản không đúng kỹ thuật nên dễ bị hư hỏng, biến chất.



Nguồn hàng này được các chợ bán sỉ mua vào với giá rẻ, 1 kg chỉ hơn 20.000 đồng rồi đem bán ra thị trường. Tại một điểm chế biến chân gà nằm sâu trong con hẻm ngoằn ngoèo trên đường Hậu Giang, quận 6, mỗi ngày có hàng chục thùng chân gà (mỗi thùng có trọng lượng hơn chục kg) được chế biến theo công nghệ “tắm trắng” bằng hóa chất.

Để “phù phép” chân gà lâu ngày đã có những vết thâm đen trở nên trắng phau, người ta cho chân gà vào các thùng nhựa - loại thùng từng chứa hóa chất được bán cho các vựa ve chai. Tiếp đến, đổ một loại hóa chất không rõ nguồn gốc có màu trắng đục, hôi nồng nặc để ngâm chân gà. Sau 2 - 3 giờ, số chân gà vớt ra đã chuyển từ màu thâm đen sang trắng phếu, không chút tì vết. Cứ khoảng 6 giờ hằng ngày, mối lái từ các chợ lẻ đổ về lấy hàng. Hiện khu vực phía sau các chợ Bình Tây, Hòa Bình, Bà Chiểu, Bà Hom..., chân gà ngâm chất tẩy trắng được bán tràn lan. Thau ngâm hóa chất được đặt ngay chỗ bán, trên là mâm bày chân gà bán cho khách. Cứ thế, hết hàng trên mâm, người bán lại thò tay xuống thau vớt lên bán tiếp.



Tẩy trắng nhiều nhất là mặt hàng chân gà rút xương dùng để làm gỏi, nấu lẩu. Do yêu cầu chân gà rút xương phải trắng nên người bán sẽ ngâm thuốc tẩy với liều lượng cao hơn chân gà thông thường để tẩy thật trắng. Sau khi ngâm thuốc tẩy, chân gà còn được ngâm tiếp vào chất tạo xốp, chất tạo độ dai, giòn. Thế mà dân nhậu ở Sài Gòn vẫn cứ tiếp tục nhậu, không lường được sự nguy hiểm gây độc hại đến bản thân. Con người sống dưới chế độ cộng sản đã trở thành vô cảm, cho nên họ không từ bất cứ một việc làm gì, miễn là kiếm ra tiền.




Đông Triều

Posted by: NamQuoc Sep 19 2013, 08:14 AM






Hình ảnh sản xuất bánh Trung thu bẩn ở Trung Quốc


Cận cảnh quá trình sản xuất bánh Trung thu bẩn ở Trung Quốc
Trung thu đã tới rất gần nhưng nỗi lo về những chiếc bánh bẩn vẫn gieo rắc nhiều ám ảnh...

Bánh Trung thu là món ăn truyền thống của người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng mỗi dịp Rằm tháng 8. Nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của thực khách cùng sự phát triển của xã hội, nhiều loại bánh Trung thu mẫu mã, chủng loại đa dạng liên tiếp ra đời.

Cùng zoom vào quy trình sản xuất bánh Trung thu "bẩn" ở Trung Quốc qua chùm ảnh dưới đây.


Cận cảnh quá trình sản xuất bánh Trung thu bẩn ở Trung Quốc 1


Quy trình để làm ra một chiếc bánh Trung thu bắt đầu từ khâu chọn lựa nguyên liệu. Dù là bánh nướng hay bánh dẻo thì phần nhân bao giờ cũng được nhiều nhà sản xuất quan tâm. Họ thường chọn mứt, xá xíu, lạp xưởng, đậu xanh, trứng muối, mỡ lợn, hạt sen, hạt dưa…

Trên đây là hình ảnh cận cảnh túi lòng đỏ trứng dùng làm nhân bánh - chúng đã mốc meo tới khó tin.

Cận cảnh quá trình sản xuất bánh Trung thu bẩn ở Trung Quốc 2



Những nguyên liệu nhân bánh này phần lớn đều không có xuất xứ rõ ràng và được chuyển đi nhiều tỉnh, thành phố, đôi khi chúng được "xuất ngoại". Còn nhớ, vào ngày 23/08/2011, cơ quan chức năng tại Hà Nội đã bắt giữ được 2 tấn nhân bánh không rõ nguồn gốc cùng với 50.000 quả trứng muối nhập từ Trung Quốc, không hóa đơn chứng từ.

Trong ảnh trên, gia cầm đang thoải mái và tự do đi lại xung quanh nguyên liệu làm nhân bánh. Đây là cảnh tượng thường thấy ở những xưởng làm bánh bẩn tại Trung Quốc.



Dầu ăn sẽ được dùng để trộn vào vỏ và nhân của một số loại bánh. Đây là một trong những nguyên liệu không thể thiếu trong khâu làm bánh Trung thu. Để giảm giá thành, các xưởng làm bánh thường sử dụng "dầu đen" (dầu đã được chiên đi chiên lại nhiều lần hoặc dầu tái chế giống ở hình trên). Giá dầu này chỉ bằng một nửa so với dầu nguyên chất (khoảng 20.000 đồng/lít thay vì 45-50.000 đồng/lít).

Trong quá trình tái chế dầu, các phản ứng hóa học xảy ra, dễ tạo nên các axit béo không no, acrolein, lưu huỳnh… có khả năng gây ung thư khi xâm nhập cơ thể.



Hình ảnh trên được ghi lại tại một cơ sở sản xuất bánh Trung thu ở Trung Quốc. Không gian chật hẹp, vô số thùng, xô, bao tải nhiên liệu bừa bộn trên nền nhà, những bức tường ẩm bong tróc, rất mất vệ sinh.

Ở Việt Nam, theo mẫu kiểm tra mới nhất của các cơ quan chức năng trên địa bàn Hà Nội thu được, họ phát hiện mẫu bánh Trung thu chứa vi khuẩn E.coli, thậm chí có loại mang lượng nấm men mốc còn cao gấp 780 lần so với quy định



Cận cảnh các loại dầu ăn, phụ gia, bột bánh không đảm bảo chất lượng trong một xưởng bánh Trung thu bẩn.



Sau khi tập hợp tất cả những nguyên liệu siêu rẻ, siêu bẩn về, các thợ làm bánh thủ công sẽ tiến hành nhào trộn, làm nhân bánh trong điều kiện tồi tệ và mất vệ sinh như thế này. Sản phẩm thu được là những viên nhân bánh có bề ngoài bắt mắt nhưng chất lượng thì có lẽ không dành cho con người ăn.

Xinhua đưa tin, một số loại bánh Trung thu có thể đã được phụ gia tới 30 loại hóa chất từ nước soda, chất làm trắng cho tới bột màu... để có mẫu mã đẹp mắt với hạn sử dụng lên tới nửa năm.



Hình ảnh được cho là nhân bánh, chúng được xếp chồng lên nhau trong một góc tối và ẩm ướt.





Khi chuẩn bị xong phần nhân, người ta sẽ bắt tay vào làm vỏ bánh. Ở trên là hình ảnh máy trộn bột bám đầy cặn dầu mỡ và bụi bặm.




Sau khâu in khuôn, bánh Trung thu được đưa vào lò nướng. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí, nhiều nơi sản xuất bánh còn sử dụng những lò nướng đã han gỉ, cáu bẩn và có "tuổi thọ" cao vốn được dùng để nướng các loại bánh khác trong suốt cả năm.

Với một quy trình khép kín và không mấy khi để lộ ra bên ngoài, nhiều khách hàng không hề biết mình đã ăn phải những chiếc bánh Trung thu xuất xứ từ các lò sản xuất “đáng sợ” như thế này.





Bánh sau khi nướng xong sẽ được đem đóng gói vào các loại bao bì khác nhau. Chúng sẽ được dán nhãn mác giả của các doanh nghiệp làm bánh uy tín, hoặc đơn giản là những bao bì đẹp đẽ dành riêng cho bánh siêu rẻ.

Điểm dễ phân biệt của loại bánh này là hạn sử dụng ghi chung chung kiểu “1-3 tháng kể từ ngày sản xuất”, trong khi trung bình bánh dẻo chỉ để được 8-10 ngày, còn bánh nướng là 20-30 ngày mà thôi.





Còn đây là những chiếc bánh được đóng gói với bao bì, mẫu mã của hãng bánh danh tiếng. Chúng sẽ được bán ra ngoài thị trường với giá thành khá cao, tuy nhiên, thực hư chất lượng, chi phí để làm ra chiếc bánh này thì không phải ai cũng biết...





Vào tháng 6/2012, một lò sản xuất chuyên tái chế bánh Trung thu hỏng tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc cũng bị phát hiện và tiêu hủy. Khi tới nơi, cơ quan chức năng đều khiếp hãi bởi mùi bánh thiu nồng nặc, nhân bánh mốc xanh, vứt lung tung trên sàn nhà. Thùng dầu và hóa chất sử dụng làm bánh còn nổi lềnh bềnh cả chuột, gián chết...

Hiện nay, một phương cách làm bánh Trung thu “bẩn” khác được biết tới là việc nhập nguyên liệu hay bánh cũ tồn kho rồi “mông má” lại, bán ra thị trường.

Theo Nhật báo Thượng Hải đưa tin vào tháng 7/2013, chủ sở hữu của Công ty cổ phần thực phẩm Panpan Thượng Hải đã bị khởi tố vì sử dụng nhân bánh Trung thu cũ, nhồi vào vỏ bánh và bán ra thị trường vào năm 2010. Được biết, có những chiếc bánh phần nhân đã lên men, mốc, sinh giòi bọ, mùi hôi nồng nặc, nếu ăn phải sẽ gây ngộ độc cho người sử dụng.

Tạm kết: Để có một mùa Trung thu vui vẻ, ấm áp và hạnh phúc bên gia đình, bạn hãy lựa chọn mua bánh tại những cơ sở sản xuất, nhãn hàng uy tín, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, nếu biết những xí nghiệp, xưởng làm bánh Trung thu “bẩn”, giả mạo, hãy liên hệ và báo ngay cho các cơ quan chức năng xử lý để tất cả mọi người đều có một Tết Trung thu vui vẻ.

* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Pdfonline, Lubico, Nddaily, Crjonline...

Posted by: LanKhanh Sep 19 2013, 11:51 AM

.
.
.
... Chời ... chóng mặt wá ... dizzy1.gif
.
.
... thankyou.gif winh NamQuoc cheekkiss.gif
.
.

Posted by: KhoaNam Oct 19 2013, 10:15 AM




Được bày "lô thiên" nên các loại hải sản khô rất dễ hút ẩm, tạo điều kiện cho các độc chất phát tác, gây hại cho người sử dụng.


Hải sản khô: Ăn vô tư, chết từ từ


Theo các bác sĩ, hải sản khô nếu chế biến và bản quản trong điều kiện sơ sài sẽ tạo ra những độc chất hết sức nguy hiểm cho người sử dụng. Đôc chất này có thể không phát tác ngay, nhưng vài năm sau sẽ gây hại đến nhiều bộ phận trên cơ thể con người...

Hải sản khô “hút” khách ngày mưa

Nếu những ngày nóng bức, các đại lý, cửa hàng bán thủy sản khô tại Đồng Xuân, Long Biên luôn ở trong tình trạng ế ẩm, lượng hàng hóa được bán rất ít, thì vào những ngày trời mưa lạnh các sạp hàng này lại luôn nhộn nhịp khách mua hàng. Mỗi ngày, số lượng tiêu thụ của các điểm bán buôn này thường từ vài chục kg đến vài tạ.

Bác Ngữ, một chủ ki-ốt bán buôn tại chợ Đồng Xuân cho biết: “Thời tiết mưa lạnh, người ta hay ăn đồ khô nên các mặt hàng này được bán rất chạy...".

Theo các tiểu thương, do giá cả các mặt hàng đều tăng nên các mặt hàng thủy hải sản khô cũng tăng theo. Cụ thể, cá mực ngon có giá giá bán dao động từ 450.000 – 700.000 đồng/kg. Cá chỉ vàng ngon có giá bán 300.000 đồng/kg. Các loại cá khô thông dụng khác có giá bán thấp hơn. Cá nục hấp có giá 90.000 đồng/kg, cá bống: 100.000 đồng/kg, cá chi 95.000 đồng/kg, cá hồng 105.000 đồng/kg, cá mai 120.000 đồng/kg…

Các loại tôm khô có giá bán dao động từ 2000.000 – 650.000 đồng/kg. Cụ thể, tôm nõn loại 1 có giá 700.000 đồng/kg, tôm nõn loại 2,3 có giá bán dao động từ 300.000 – 650.000 đồng/kg tùy loại. Tôm moi được bán với giá 150.000 đồng/kg, tôm đồng 270.000 đồng/kg.

Được bày "lô thiên" nên các loại hải sản khô rất dễ hút ẩm, tạo điều kiện cho các độc chất phát tác, gây hại cho người sử dụng.

Chất lượng bị…thả nổi

Điều đáng nói là hầu hết các mặt hàng khô được bày bán phổ biến tại chợ Đồng Xuân đều không có hạn sử dụng, không nguồn gốc, không nhãn mác, không túi bảo quản... Song theo thói quen, nhiều người tiêu dùng tỏ ra rất dễ tính khi mua các loại sản phẩm này.

“Vì là hàng khô nên tôi không quan tâm đến những thông tin về sản phẩm lắm, cứ chọn những con cá, con tôm kho mình săn chắc, không chảy nước, mùi thơm,… mà mua thôi”, chị Lâm (Cống Vị, Ba Đình, HN) một khách mua hàng tại chợ Đồng Xuân cho biết.

Những thùng carton đựng cá, tôm bày bán không được che đậy, nên nhiều ruồi nhặng bay đến rất mất vệ sinh. Ngay cả những khi trời mưa, ẩm thì những mặt hàng này đều được để “lộ thiên” không che đậy. Chính vì thế một số loại cá khô như: cá ruội, bống không có mùi tanh hoặc mùi thơm của nắng mà lại hơi ẩm ướt, có mùi hơi hắc rất khó chịu của chất bảo quản hay một chất hóa học nào đó.

Khi PV hỏi về nguồn gốc, chất lượng cũng như độ an toàn của các thực phẩm này thì một chủ cửa hàng tại chợ Đồng Xuân cáu kỉnh: “Hàng khô thì làm gì có hạn sử dụng, có để năm này qua năm khác thì vẫn dùng được. Ở quê người ta toàn mua dùng cả năm, có ai bị làm sao đâu”.

Không ai có thể dám chắc rằng, các loại thực phẩm này đã đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến hoặc vận chuyển, đặc biệt với điều kiện bảo quản khá sơ sài của người bán. Nhất là vào những ngày độ ẩm lớn, những sản phẩm khô thường “hút ẩm”, mà sản phẩm khô đã bị ẩm thì rất nhanh hỏng, không đảm bảo chất lượng.

“Thông thường cá khô chỉ để được lâu nhất là 3 tháng nếu thời tiết khô thoáng. Nếu trời ẩm, mưa nhiều thì chỉ được 1 tháng là "kịch kim"...", chị Thủy, một người mua hàng cho biết.

Theo các bác sỹ, thực tế các loại động vật khi chết sau một giờ đã bị phân hủy, đạm bị phân hủy sẽ tạo ra histamine (thường xuất hiện với cá biển), nếu bảo quản không tốt thì lượng histamine càng nhiều, tạo độc tố cao, con người ăn vào sẽ bị dị ứng ngay. Hơn nữa, trong quá trình phơi sấy, vi sinh, nấm mốc phát triển làm cá khô bị phân hủy, tạo ra “gói độc chất” rất nguy hiểm. Chất này có thể không gây dị ứng ngay tức khắc mà tác hại lâu dài trong 5-10 năm sau, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể con người.

Bên cạnh đó, các bác sỹ cũng cho rằng, ngay cả đối với những hóa chất được dùng trong chế biến, bảo quản thực phẩm do bộ Y tế cấp phép cũng vẫn phải khống chế hàm lượng. Nếu sử dụng quá liều sẽ gây ngộ độc thực phẩm, nguy hiểm hơn là gây bệnh ung thư.

Ngọc Phạm

Posted by: Tulip Sep 20 2013, 08:12 AM






Mì ăn liền



Ăn nhiều mì ăn liền dễ mắc bệnh

“Nếu ăn mì gói nhiều quá và ăn không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe” - tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, khẳng định.

Bà nhận định thế nào về thói quen ăn mì ăn liền của người dân Việt Nam hiện nay?

- Mì ăn liền thuộc nhóm ngũ cốc trong khẩu phần ăn, nó có thể “làm no” thay cho cơm, bánh mì, ngô, khoai, lại tiện dụng, làm nhanh, mùi vị cũng đa dạng, phong phú, giá thành rẻ, thậm chí ít lo ngộ độc thực phẩm. Chính vì vậy, ngày càng có nhiều người dân ưa chuộng, đặc biệt những người bận rộn, ít thời gian nấu nướng, ít tiền để đi ăn hàng quán. Không thể phủ nhận vai trò của mì ăn liền trong cuộc sống hiện đại, nhưng không thể coi nó là món ăn hoàn hảo.

Ăn nhiều mì ăn liền và trong thời gian dài liệu có hại cho sức khỏe?



- Đáng lưu ý là thói quen ăn mì ăn liền của người Việt Nam cũng thường không giống thế giới. Người nước ngoài ăn mì ngoài hàng có trộn thịt, có sa-lát nên thành phần dinh dưỡng đầy đủ. Còn người Việt thường ăn tranh thủ, ăn nhanh nên thường chỉ có “mì úp” với nước sôi, thiếu rất nhiều dưỡng chất trong khẩu phần ăn.
Vì thế, ăn nhiều và ăn mì ăn liền trong thời gian dài thì cơ thể sẽ thiếu nhiều dưỡng chất như đạm, vitamin, kẽm, chất xơ… Sự thiếu hụt này có hại cho sự phát triển của người trẻ, đồng thời làm giảm hệ miễn dịch và kéo theo nhiều bệnh tật khác.

Bộ Công Thương vừa công bố, Việt Nam tiêu thụ mì ăn liền đứng thứ 4 thế giới, trung bình mỗi tuần, một người ăn từ 1-3 gói mì.



Có nguy cơ nào cần lưu ý khi ăn nhiều mì ăn liền không, thưa bà?

-Thành phần dưỡng chất trong mì không cân đối, năng lượng chủ yếu từ tinh bột, do công nghệ chế biến nên mì thường được chiên qua dầu, vì thế lượng chất béo bão hòa (khó tan) trong mì khá nhiều. Đây là chất làm tăng nguy cơ béo phì và các bệnh tim mạch vì nó đi vào mạch máu, làm xơ vữa động mạch.

Vậy thế nào là ăn mì đúng cách?



-Bà con khi ăn mì không nên chỉ ăn mì “úp” mà nên nấu cùng với thịt, rau để có đủ chất xơ, khoáng, vitamin, đạm, đồng thời, làm cân bằng chất béo, giúp cho cơ thể ít hấp thụ chất béo bão hòa. Gói muối trong mì cũng hơi nhiều, nên bà con cũng chỉ nên dùng một nửa, không nên ăn mặn quá. Và cho dù ngon, tiện dụng, bà con cũng không nên ăn quá nhiều, quá thường xuyên.



Mối nguy hiểm từ mì ăn liền



Bạn có thể mắc bệnh tim mạch, đột qụy, tăng huyết áp, suy giảm chức năng thận, ung thư… nếu tiêu thụ mì ăn liền thường xuyên, theo khuyến cáo của Hiệp hội người tiêu dùng Penang (Malaysia).
Hiệp hội kêu gọi người tiêu dùng không nên ăn mì ăn liền vì có hại cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức tiêu thụ natri cao có liên quan đến một loạt bệnh như cao huyết áp, bệnh tim, đột quỵ và gây tổn thương cho thận.
Năm 2004, Malaysia tiêu thụ 870 triệu gói mì ăn liền nhưng vào năm 2008, con số này là 1.210 triệu gói, tăng gần 40%.



Mỗi suất mì ăn liền thế này thường chứa tới 830 mg muối natri.

Ít giá trị dinh dưỡng

Mì ăn liền là thực phẩm được chế biến có rất ít giá trị dinh dưỡng. Và nó được coi là đồ ăn vặt. Mỗi bánh mì ăn liền có chứa lượng cao carbohydrate, natri và các chất phụ gia thực phẩm khác, và chứa rất ít yếu tố cần thiết như chất xơ, vitamin, khoáng chất.
Ảnh hưởng tới tim mạch, tăng huyết áp
Theo tiêu chuẩn Codex quốc tế (tiêu chuẩn của Tổ chức nông lương thế giới) đối với mì ăn liền thì các chất điều chỉnh axit, chất tăng cường hương vị, chất làm đông đặc, chất giữ ẩm, chất tạo màu sắc, chất ổn định, chất chống oxy hóa, chất nhũ hoá, chất xử lý bột, chất bảo quản và các chất chống đóng bánh được phép sử dụng trong quá trình chế biến mì ăn liền.



24 trong số 136 chất phụ gia có trong các Tiêu chuẩn Codex là muối natri. Và việc sử dụng các chất phụ gia natri là lý do chính tại sao mì ăn liền có hàm lượng natri cao. Thực phẩm giàu natri có thể gây tăng huyết áp, bệnh tim, đột quỵ, tổn thương thận và các vấn đề sức khỏe khác.
Hiệp hội người tiêu dùng Penang tiến hành một cuộc kiểm tra trên 10 mẫu mì ăn liền thì tìm thấy 3 mẫu có chứa natri trên 1.000 mg. Lượng natri trung bình được tìm thấy trong các mẫu khác là 830 mg. Theo đề xuất chế độ ăn uống dự phòng hiện tại của Mỹ (RDA), hàm lượng natri cho người lớn và trẻ em trên 4 tuổi là 2.400 mg/ngày. Tiêu thụ mì ăn liền thường xuyên có thể làm cho lượng natri tiêu thụ quá mức bình thường vì natri có mặt trong nhiều thực phẩm hàng ngày khác, đặc biệt là thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm bán rong.



Nguy cơ nhiễm chất độc hại

Một trong những mối quan tâm lớn với mì ăn liền là nó có thể sinh ra dầu hoặc mỡ biến tính nếu không được quản lý đúng cách trong quá trình sản xuất. Đây là điều có thể xảy ra nếu dầu nấu mì không được nhà sản xuất duy trì ở nhiệt độ thích hợp hoặc không được thay đổi thường xuyên.

Làm suy giảm hệ thống miễn dịch



Mì ăn liền được phủ một lớp sáp để ngăn chặn việc chúng bị dính lại với nhau. Điều này có thể nhìn thấy rõ khi nước nóng được thêm vào mì. Sau một thời gian sáp sẽ nổi trên mặt nước.
Tiêu chuẩn Codex cũng cho phép sử dụng tới 10.000 mg/kg hóa chất propylene glycol - một thành phần chống đông tương tự chất giữ ẩm (giúp giữ ẩm để ngăn chặn mì không bị khô) trong mì ăn liền. Propylene glycol sẽ dễ dàng được cơ thể hấp thụ và tích tụ trong tim, gan và thận gây ra những bất thường và hư tổn. Hóa chất này cũng có khả năng làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
Mì ăn liền và gói bột gia vị cũng chứa một lượng lớn bột ngọt (MSG). Đó là chất tăng cường hương vị được các nhà sản xuất sử dụng để làm cho mì có hương vị tôm hay thịt bò. Và 1-2 % dân số có khả năng dị ứng với loại bột ngọt này. Người bị dị ứng với bột ngọt sẽ có cảm giác bỏng rát, tức ngực, đỏ bừng mặt hay đau và nhức đầu.



Gây tổn thương thận và đột quỵ

Tiêu thụ lượng natri lớn có liên quan đến bệnh đột quỵ hoặc tổn thương thận. Tại Malaysia, ước tính có 13.000 bệnh nhân phải lọc thận. Mỗi năm 2.500 người nhập vào danh sách những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối. Và mỗi giờ, ở Malaysia có 6 trường hợp bệnh nhân mới bị đột quỵ.

Khả năng gây ung thư

Một số hóa chất có trong mì ăn liền cũng có khả năng gây ung thư. Ví dụ chất dioxin và các chất làm dẻo sẽ bị rửa trôi từ các hộp nhựa chứa mì khi đổ nước nóng vào.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ít nhất 30% tất cả bệnh ung thư có thể được ngăn chặn bằng các biện pháp đơn giản như việc áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh. Mì ăn liền chắc chắn là thực phẩm mà người tiêu dùng nên hạn chế.
Hiệp hội Người tiêu dùng Penang đã kêu gọi Bộ Y tế khởi động một chiến dịch để làm nổi bật sự nguy hiểm của mì ăn liền, thực phẩm được sử dụng phổ biến ở Malaysia.

Bạn ăn mì ăn liền đã đúng cách chưa?



Mì ăn liền tiện dụng và giá thành rẻ nên được nhiều người ưa chuộng, nhất là trẻ em. Tuy nhiên, ăn mì tôm như thế nào là đúng không phải ai cũng biết cách.
Mì tôm là loại lương thực, thực phẩm sấy khô được tiêu thụ nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Mì tôm thường được các bạn sinh viên học sinh xa nhà xem như món chủ lực trong các bữa ăn.
Thường thì chúng ta nấu mì ăn liền bằng cách cho vào nước sôi, cho bột nêm vào và nấu khoảng 3 phút rồi đem ra ăn. Nhưng đây là cách sai để nấu mì ăn liền. Bởi làm cách đó, khi chúng ta nấu sôi các gia vị mà trong đó bột ngọt là chính (MSG: Monosodium glutamate). Nấu sôi sẽ làm biến dạng cấu trúc phân tử của bột ngọt biến chúng thành chất độc.



Bên cạnh đó, ít người biểt rằng sợi mì ăn liền được phủ bởi một lớp sáp và cơ thể chúng ta phải mất 4 hay 5 ngày mới tiêu hoá hết phần sáp này. Do vậy, nhiều người ăn mì ăn liền bụng hay bị khó chịu. Vậy ăn mì tôm thế nào?

Dưới đây là cách chế biến mì ăn liền đúng cách:



- Luộc mì trong nồi nước sôi
- Khi mì đã chín đủ, lấy hết mì ra và đổ bỏ nước sôi
- Nấu nồi nước sôi mới, bỏ mì vào trở lại nồi nước sôi, tắt lửa
- Sau khi tắt lửa, nước còn đang nóng, bỏ bột nêm vào. Còn nếu bạn muốn ăn mì khô thì lấy mì ra và trộn với bột nêm.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu ăn mì ăn liền 3 lần trong mỗi tuần là có thể nguy hại cho cơ thể. Vì vậy, không nên lạm dụng ăn mì gói nhiều, nếu ăn mì trong tô đã gói sẵn mà không tiện để nấu, thì các bạn phải nhớ rửa mì thật kỷ bằng nước sôi trước trước khi dùng.



Tác hại của mì ăn liền

- Gây nóng trong người: Độ giòn của mì ăn liền là do được chiên dầu ở nhiệt độ cao, những người thích mì ăn liền khi ăn xong thường cảm thấy khô miệng, háo nước. Nếu ăn thường xuyên sẽ dẫn tới tình trạng nóng trong người, vì thế không nên ăn nhiều mì ăn liền.

- Không tốt cho dạ dày: Nếu bạn ăn mì ăn liền thường xuyên có thể sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày…

- Thiếu chất dinh dưỡng: Thành phần chính của mì ăn liền là bột mì và chất béo, nước sốt và không chứa đủ 7 chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nếu ăn mì ăn liền suốt thời gian dài có thể dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng, từ đó kéo theo một loạt bệnh như chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh, hôn mê...



- Béo phì: Mì ăn liền đã chiên qua dầu, hàm lượng vitamin B trong đó bị phá hủy hoàn toàn, về cơ bản mì ăn liền có thể không cung cấp đủ lượng calo cần thiết cho cơ thể hoạt động. Vậy nên, nhiều người có xu hướng ăn nhiều gói mì ăn liền cùng lúc hoặc ngoài ăn mì ăn liền còn ăn thêm những thứ khác nữa. Hậu quả là bạn đã nạp quá nhiều carbohydrate và chất béo vào cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ gây béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiêu đường, cholesterol cao…



- Lão hóa sớm: Dầu trong mì ăn liền cũng có thể có chất chống oxy hóa, nhưng nó chỉ có thể làm chậm oxy hóa, trì hoãn thời gian hỏng chứ không thể ngăn chặn hoàn toàn tình trạng mốc hỏng.

- Gây ung thư: trong mì ăn liền thường có các chất phụ gia như phosphate, chất chống oxy hóa, chất bảo quản… Do lưu trữ quá lâu, ảnh hưởng môi trường nên các chất này cũng sẽ từ từ biến chất, nếu tích tụ lâu trong cơ thể sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt có thể dẫn đến ung thư.

- Không tốt cho gan: Trong một môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, những hộp mì ăn liền bằng nhựa khi được ngâm trong nước nóng ở nhiệt độ trên 65 độ C, chất độc hại của nó sẽ ngấm vào thực phẩm, từ đó gây hại cho gan, thận, thần kinh....

Posted by: AnAn Oct 11 2013, 10:45 AM






Loại thuốc đáng sợ nhất thế giới

Một cuốn phim tài liệu mới đây đưa ra tiết lộ về loại thuốc đáng sợ nhất thế giới, đó là loại thuốc mà bọn tội phạm thường dùng để xóa trí nhớ và làm mất ý thức tạm thời của nạn nhân.



Loại thuốc có tên Scopolamine hay còn gọi là ‘Hơi thở của quỷ” có nguồn gốc từ cây Borrachero, loại cây dại mọc phổ biến ở Bogota, Colombia.
Trong tự nhiên, loại cây này tự sản sinh và phát tán chất Scopolamine. Các bà mẹ nơi đây thường dặn con phải cẩn thận với những bông hoa màu vàng và trắng rất đẹp của loại cây này bởi phấn hoa có khả năng gây ra “những giấc mơ kì lạ”.

Chiết xuất từ hạt Borrachero không màu, không mùi và không vị không chỉ tạo ra “những giấc mơ kì lạ”. Đặc tính dễ tan trong nước, những tên tội phạm dùng chất này cho vào thức ăn, nước uống của nạn nhân.



Hãng tin Reuters cho biết, nạn nhân rơi vào trạng thái vô thức và trở nên ngoan ngoãn nghe lời, về nhà lấy hết của cải hay đến ngân hàng rút sạch tiền để đưa cho những tên tội phạm. Đặc biệt, những người phụ nữ bị bỏ thuốc “hơi thở của quỷ” trong nhiều ngày, bị hãm hiếp và bán vào nhà chứa.
Anh Ryan Duffy, phóng viên của hãng tin VICE đã đến Bogota, Colombia làm một phóng sự mang tên “Loại thuốc đáng sợ nhất thế giới”. Đoạn phóng sự dài 35 phút của anh được đăng trải trên Youtube vào hôm 11-5 đã thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng.



Tiến sỹ Stephen M.Pittel, nhà tâm lý học pháp y và cũng là người tiên phong nghiên cứu về văn hóa thuốc ở San Francisco có viết: “các báo cáo hàng ngày cho thấy nhiều vụ cưỡng hiếp, trộm cắp, bắt cóc… ở Mỹ và Canada có liên quan đến thuốc Burundanga, một dạng khác của Scopalamine vốn được sử dụng trong nhiều thập kỉ qua ở Columbia trong các nghi lễ bản địa”.



Tiến sỹ cho biết thêm: “Thông thường, những tên tội phạm bí mật bỏ thuốc vào nước hoặc vẩy bột thuốc vào mặt của nạn nhân. Nạn nhân đưa toàn bộ trang sức, tiền, chìa khóa xe, thậm chí còn rút cả tiền ngân hàng để đưa cho chúng. Khi tỉnh lại họ mới nhận ra đã mất đồ và hoàn toàn không biết kẻ đó là ai”.



Đó là lý do tại sao những năm gần đây, Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra cảnh báo đối với du khách, cẩn thận với “những tên tội phạm ở Colombia sử dụng thuốc vô hiệu hóa tạm thời khách du lịch”.
Chỉ một lượng nhỏ thuốc là có thể “sai khiến” được nạn nhân trong khi lượng lớn hơn có thể gây bất tỉnh ngay lập tức và gây mất trí nhớ.

Bộ Ngoại giao và Thương mại Quốc tế Canada cũng đưa ra lời khuyên cho du khách đến các vùng nông thôn Colombia. Theo đó, du khách phải cẩn thận, tránh đến các quán bar một mình, cẩn thận với nước uống và đồ ăn nơi đây.



Ngay cả trên website của Bộ Ngoại giao Colombia cũng có lời cảnh báo khách du lịch đến Colombia “cẩn thận với chất Scopolamine, thường được gọi là Burundanga khi chúng được hòa với sữa, nước, thuốc lá hay qua đường hô hấp”. Thuốc thường được những tên trộm và bắt cóc dùng trong các quán rượu địa phương. Colombia cũng nổi tiếng là đất nước có tỉ lệ bắt cóc cao nhất thế giới.

Posted by: Tulip Oct 18 2012, 04:11 PM






Lưu ý khi ăn trái Hồng Persimmon



Ăn trái Hồng Persimmon các loại nên nhớ:

Thường chúng ta thích ăn trái tươi, trái hồng ngon ngọt và có vài chất bổ thật, nhưng phải chú ý những điều sau đây:
1.- Không nên ăn khi bụng đói. Lý do là nó có chất "tannin" (hoặc có thể gọi là "mủ", một chất trong vỏ trái cây) và chất "pectin" (hóa chất trong trái cây), hai chất này tác hợp với axít dạ dầy (gastric acid) sẽ kết hợp lại rồi tạo ra những cục(lumps) lớn nhỏ, cuối cùng được gọi là "sạn trái hồng trong dạ dầy" (gastric persimmon stone). Khó mà tống xuất tự nhiên sạn này và phải đi giải phẩu. Triệu chứng sẽ là đau bụng, ói và có thể ói ra máu, và có thể có các triệu chứng khó chịu khác.
2.- Không nên ăn luôn vỏ vì lớp vỏ trái này quy tụ rất nhiều "tannin" ( mủ ), gây tác hại nói trên.
3.- Không ăn tráng miệng trái hồng (dessert) sau khi ăn cua, tôm, cá hoặc thực phẩm có high protein. Theo Đông y, trái Hồng và cua (hải sản) thuộc Hàn (âm khí, "lạnh bụng").
4.- Tiểu đường, phải tránh ăn trái hồng. Độ đường trái này cao 10.8% mà là loại đường "ăn hại" (surcose, fructose, glucose, tuy rằng Glucose (đường) vẫn rất cần thiết cho tế bào), sẽ bị tăng đường trong máu (Hyperglycemia).
5.- Chất tannin (tannic acid) của trái hồng khi gặp và hợp chung với Calcium, Zinc, Magnesium và vài khoáng chât khác, nó sẽ trở thành một hợp chất (compound) mà cơ thể ta không tiêu hóa được. Không tiêu hóa các khoáng chất thì cơ thể bị thiếu khoáng chất. Chung quy là không nên ăn qúa 200 grams trái hồng mỗi ngày.
6.- Nhớ đánh răng súc miệng sau khi ăn hồng. Lý do cũng là "tannic acid" nơi các mảnh hồng nhỏ còn kẹt lại giữa kẽ răng sẽ làm sâu răng (tooth decay).



Nhiều nhà người Việt vườn sau thích có một cây hồng dòn, nhớ phổ biến tin này cho nhau.

Posted by: Tulip Jul 21 2012, 10:57 AM






Yến huyết - cạm bẫy dưới vỏ bọc mỹ miều.



Là kết tinh từ nước dãi của loài chim hải yến, tổ yến sào được phân thành nhiều loại, nhưng quý và giá trị nhất là yến huyết. Phàm thứ gì quý, đắt thì người ta rất kết, chẳng tiếc tiền để được sở hữu và chính điều này đã mở ra cơ hội trục lợi của những kẻ có tà tâm. Với những độc chiêu tung hứng, đưa đẩy tinh vi, phường gian đã khiến biết bao vị khách lắm tiền nhưng kém hiểu biết trở thành thiêu thân ngờ nghệch của mỹ từ "yến huyết".


Ngộ nhận… sai lệch


Trong rất nhiều sản vật mang dư vị đại dương ở "xứ Trần Hương" như khô mực, hải mã (cá ngựa), vi cá mập…, du khách, chủ yếu là những người lắm tiền kết nhất tổ yến sào, đặc biệt là tổ yến huyết vì giá trị bổ dưỡng của nó.

Tổ yến là "sản phẩm" của loài chim yến hàng. Đây là loài chim nhỏ, giống chim én, mỏ cong, mỏ và mắt đen, lông ở bụng màu xám nhạt. Theo tài liệu của Công ty yến sào Khánh Hòa, yến hàng là loài chim quý, phân bố chủ yếu ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, gồm Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Campuchia và Việt Nam.



Những lần đến tham quan đảo Yến tại vùng biển Nha Trang - Khánh Hòa, chúng tôi được những người thợ sào chĩa nơi đây (người khai thác tổ yến) cho biết, yến hàng là loài chim có quy luật sinh học kỳ lạ như sống thành từng đôi trong bầy đàn lớn, bay lượn liên tục và không bao giờ đậu chỗ nào khác ngoài tổ của mình. Cũng theo những người thợ sào chĩa, tổ chim yến hàng được tạo nên bởi nước bọt tiết nhã qua ngày đêm của chim trống và chim mái. Khi tổ hình thành, nếu bị lấy đi yến sẽ làm tổ mới.

Về mặt thực phẩm, yến sào được liệt vào nhóm cao lương mỹ vị, là 1 trong 8 món ăn nổi tiếng được gọi là bát trân, cùng với bào ngư, hải sâm, vây cá mập, đế chân voi, bàn tay gấu... Cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, ghi rõ, chim yến hàng còn được gọi là hải yến, én biển, yến oa. Ngày xưa, chỉ có vua chúa mới được dùng loại yến huyết "Vua Minh Mạng và Tần Thủy Hoàng ăn yến thay cơm hằng ngày".

Thời phong kiến, gần đây nhất là triều Nguyễn, triều đại cuối cùng ở Việt Nam, trong những bữa đại tiệc linh đình ở hoàng cung như sinh nhật vua, hoàng thái hậu, tiếp đãi sứ thần, trọng thần, mừng tiến sĩ … không bao giờ thiếu món yến sào, nên thường gọi là yến tiệc. Từ đó về sau, yến sào luôn đứng đầu trong danh sách "thực đơn" chốn hoàng cung.

Tổ yến bình thường đã quý như vậy, với tổ yến huyết, giá trị bổ dưỡng, quý hiếm được cổ nhân, người đời và trong các y văn ghi nhận "ác liệt" gấp nhiều lần. Tổ yến huyết có màu đỏ tươi, mép có viền trắng được xếp vào loại thượng hạng. Theo những người thợ sào chĩa, loại tổ yến này rất hiếm gặp, thường mỗi vụ thu hoạch chỉ được vài trăm tổ mà thôi.

Dân gian lưu truyền rằng tổ yến huyết nên hình hài bởi do chim yến thổ huyết mà nên. Lại có không ít con buôn yến sào theo kiểu "chợ đen" ở Nha Trang râm ran rằng sau khi làm ra chiếc tổ đầu tiên, chưa kịp ở yên thì đôi yến hàng bị "chĩa tổ". Để có nơi ẩn thân, yến hàng phải nhả dãi tạo tổ mới và lại bị "bứng". Đến lần thứ 3, trong tình cảnh chẳng đặng đừng, đôi yến phải khạc dãi lẫn máu tạo tổ. Nên tổ yến huyết có màu đỏ và vô cùng bổ dưỡng!

Về chuyện chim yến thổ huyết tạo tổ được gọi là yến huyết, nhà bác học Lê Quý Đôn trong “Vân Đài loại ngữ” ghi lại từ sách “Quảng Đông Tân Ngữ” của Khuất Đại Quân, với nội dung như sau:

"Chim yến ăn phấn đá (hải phấn) ở bãi biển, rồi nhả ra, làm tổ thành từng lớp, ở vách núi. Người ở hải đảo chờ đến mùa thu đi đến nơi có tổ yến, lấy cần tre đầu có lưỡi mạo cạo lấy nó. Hải phấn tính hàn và mặn, chim yến nuốt vào lại nhả ra thì hóa ôn và ngọt, hình chất hóa hết, cho nên có thể thanh đờm, khai vị. Yến sào có 3 thứ, một thứ đen, một thứ trắng, còn một thứ thì hiếm có. Yến thuộc hỏa, nên thứ đỏ là tinh dịch (tinh nước dãi) của yến!".

Nói điều này để thấy rõ rằng, không chỉ lớp người ham ăn háu uống ngày nay hễ nghe ai đó đồn đãi món này bổ, món kia tốt là tin như điếu đổ. Nhất là khi biết được căn nguyên của những lời đồn đãi ấy, ví như yến huyết chẳng hạn được sách cổ ghi chép hẳn hoi, hỏi sao mà không tin?! Trong phạm vi bài viết, chúng tôi không bàn đến chuyện tổ yến được phân thành bao nhiêu loại, chất lượng của từng loại vì những điều ấy, người ta nói quá nhiều. Vấn đề ở đây là thực hư chuyện yến huyết, rằng nó có đúng là được kết tinh từ máu của loài chim quý hiếm?

Thực tế mà chúng tôi ghi nhận, yến huyết bổ thì rất bổ nhưng không phải là do tinh huyết của loài chim yến mà ra, như lâu nay người ta đồn đãi và lầm tưởng vô tội vạ! Theo các nhà khoa học và từ tâm tình của những người thợ sào chĩa, mới biết tổ yến có màu đỏ là do vách đá nơi chim yến làm tổ có nhiều oxyd sắt. Do có sự trao đổi chất nên tổ yến nguyên thủy từ màu trắng chuyển đỏ và chứa nhiều nguyên tố vi lượng. Cũng nhờ vậy mà tổ yến huyết có màu đỏ bất thường và bổ dưỡng hơn các loại tổ yến khác.

Yến sào được bày bán tràn lan tại Chợ Lớn và tại phố thuốc Đông y Hải Thượng Lãn Ông… liệu có đảm bảo? và hộp yến huyết tào lao mà chị Phúc… bị dính đòn.

Vua Minh Mạng chuyên tích nạp vào cơ thể "siêu dược" yến huyết nhưng chỉ "thọ" không quá tuổi 50

Tràn lan… hàng hiếm

Dù khác biệt về cách lý giải (khoa học và những người thợ sào chĩa khẳng định tổ yến huyết được tạo từ đá có nhiều chất sắt, dân gian lưu truyền yến huyết kết tinh từ tinh huyết của loài chim yến hàng) nhưng điểm chung là đông tây kim cổ đều ghi nhận yến huyết không phải hiếm mà là rất hiếm. Vấn đề ở chỗ hiện nay, mặt hàng "quý tộc" quý và hiếm này được bày bán bừa bãi, bán tràn lan, ai đó muốn mua bao nhiêu cũng có và được bán với đủ loại giá theo kiểu thượng vàng hạ cám! Và cũng vì yến huyết đắt nhất trong các loại tổ yến, mỗi ký lô nếu đúng chất lượng lên đến hơn 100 triệu đồng nên phường gian bày ra trăm mưu ngàn kế, bung bán yến huyết có nguồn gốc trời ơi và hậu quả là có nhiều, rất nhiều người sụp bẫy, vừa mất tiền vừa nạp độc chất vào người mà họ cứ ngỡ đó là… siêu biệt dược!

Nạn nhân của cạm bẫy đắng mang tên yến huyết là chị Trương Phúc. Trong tâm trạng đầy bức xúc, chị Phúc đưa tang vật là gói yến huyết với 15 tai yến được chị mua với giá 20 triệu đồng: "Hôm vừa rồi, tôi đến Nha Trang, trước thăm người quen, sau xả stress. Khi biết tôi có ý định mua tổ yến về làm quà, bạn tôi giới thiệu một người chuyên bán tổ yến bảo rất uy tín với giá rẻ hơn giá thị trường đến 30% vì lấy hàng tận gốc. Ai dè khi đem chế biến, tôi soi kỹ thì phát hiện phần huyết được bọn gian tinh chế từ rong biển xay nhuyễn rồi trộn với loại yến vụn, yến dạt, sau đó chúng ép thành khuôn. Tính ra giá trị của lô yến chưa đến 5 triệu đồng".

Chuyện lọc lừa liên quan đến yến sào, yến huyết ở phố biển Nha Trang đã trở nên phổ biến. Có thời điểm, chuyện nghiêm trọng đến mức lãnh đạo Công ty yến sào Khánh Hòa phải làm công văn gửi nhiều cơ quan chức năng lẫn báo chí từ địa phương đến Trung ương, "cầu cứu" cũng như chỉ rõ phường gian làm giả tổ yến bằng bột mì, hóa chất độc hại rồi bán tràn lan ở chợ Đầm với giá rẻ bất thường hơn "hàng" công ty bán ra. Hậu quả là lắm vị khách thiếu hiểu biết, ham rẻ hí hửng mua "vàng trắng" về tẩm bổ, để rồi bị ngộ độc… phải đưa đi cấp cứu trong tình cảnh sinh mạng ngàn cân treo sợi tóc.

Mà đâu chỉ tại Nha Trang, tại TP HCM, tổ chim yến và nhất là yến huyết cũng được bán tràn lan. Nếu không thích mua tại các cửa hàng được quảng cáo ra rả trên tivi, khách chỉ việc ghé các chợ An Đông, chợ Bình Tây và đặc biệt tại phố thuốc Đông y Hải Thượng Lãn Ông (quận 5) thì mọi nhu cầu về tổ yến, kể cả tổ yến huyết đều được các ông bà chủ đáp ứng với số lượng... không giới hạn.

Người viết đã từng có lần lượn qua phố thuốc Đông y và sám hồn trước những màn kịch siêu đẳng của phường con buôn nước dãi loài chim yến. Tại quầy biệt dược H.N chuyên kinh doanh vi cá mập, đông trùng hạ thảo, tuyến giáp… và tổ yến, thấy ông khách luống tuổi dừng chân, chủ quầy đon đả mời chào. Trong lúc ông khách còn đang đắn đo trước rừng tổ yến thì một bà khách sang trọng bước xuống từ chiếc xe 4 bánh bóng lộn hối chủ quầy "lấy gấp cho chị 300gram yến huyết". Và rồi chẳng đợi ông nọ hỏi thăm, bà này chủ động bỏ nhỏ "yến huyết là dữ dằn nhất, ông anh có dùng thì nên mua loại này. Mẹ em bị ung thư nhờ thường dùng loại này mà lướt qua bạo bệnh. Riêng ông xã em cũng nhờ yến huyết mà ở tuổi ngoài 60 tưởng như 50".

Bị “thuốc” như thế, ông khách an tâm, tin tưởng… "xì" tiền chẳng chút đắn đo hay ngần ngại. Ai dám đảm bảo rằng gói yến huyết mà ông nọ mua gần 40 triệu đồng kia đích thực là những chiếc tổ làm từ "máu huyết" của loài chim yến?

Vấn đề ở chỗ "vàng trắng" vốn đã hiếm, tổ yến huyết còn hiếm gấp trăm lần vậy lấy ở đâu ra mà người ta bày bán tràn lan, mua lúc nào cũng có, mua bao nhiêu cũng được?!


Còn đó những bi kịch… tiền mất tật mang

Yến sào đã đi vào lịch sử ẩm thực từ lâu, được y học cổ truyền lẫn y học hiện đại đánh giá cao về những tính năng bổ dưỡng, đặc biệt tốt cho những người mới ốm dậy, người có thể trạng gầy yếu suy nhược, người cao tuổi, trẻ em bị suy dinh dưỡng. Tổ yến cũng được ghi nhận giúp tăng cường khí lực, chữa các bệnh về đường hô hấp, có lợi cho da, giúp tiêu hóa và giúp ăn ngon…. Tuy nhiên, không phải hễ tổ yến tốt thì ai dùng cũng tốt. Các lương y cho rằng tổ yến, bất kể đó là yến huyết thì người có phế vị hư nhược, đàm thấp và người bị bệnh nặng quá thì không nên dùng.

Cuốn “Dược tính chỉ nam” ghi: "Tổ yến hay yến sào có 3 thứ, thứ đen rất xấu, thứ đỏ khó kiếm được, thường chỉ có thứ trắng mà thôi". “Dược tính chỉ nam” cũng chỉ rằng công dụng của yến sào làm bổ thêm nước màu trong phổi, và hóa tan đờm rãi, chữa được mọi chứng ho lao hay ho ra huyết: "Nhưng những bệnh mới phát còn nhẹ dễ chữa thì mới nên dùng. Còn những bệnh nặng quá dùng nó cũng ít hiệu nghiệm vì sức nó không được mạnh lắm về chữa bệnh, nhưng về bổ, nhất là bổ phổi thì nó cũng là 1 vị đại bổ vậy!".

Không dừng lại ở tổ yến, người ta tin rằng thịt chim yến hàng rất tốt, có người còn đánh tiếng sẵn sàng trả giá cao, có khi trả cả triệu đồng để được ăn thịt chim yến với suy nghĩ rằng chỉ riêng nước dãi của yến đã bổ như thế, thì hẳn là thịt xương của nó cũng rất dữ dằn, bổ gấp trăm gấp ngàn lần cái món nước dãi của nó. Về điều này, Đông y cũng như các y văn cũng cảnh báo thịt chim yến "có độc" chứ chẳng phải bổ gấp trăm lần nước dãi như nhiều người lầm tưởng. Trong “Nam dược thần hiệu”, danh y Tuệ Tĩnh viết: "Yến nhục - thịt chim yến vị ngọt, tính bình, có độc, ăn nhiều thần khí mỏi mệt".


Danh y Hải Thượng Lãn Ông ghi trong “Lĩnh Nam bản thảo”:

"Yến nhục thường gọi thịt chim én
Ngọt bình, ấm, độc, phải cho rành/
Chỉ chữa được trùng và mụn trĩ/
Ăn nhiều tổn trí mệt thần linh".


Vậy đã rõ thịt chim yến và cái tổ yến huyết của nó - cái món bổ dưỡng ngày trước chỉ vua chúa được dùng mà lâu nay người ta vẫn u u minh minh, vẫn cứ tin nó là nước dãi có lẫn máu của loài chim yến hàng, bổ toàn tập. Bởi nếu bổ và thần hiệu như thế thì lý giải sao chuyện Vua Minh Mạng, ông vua được ghi nhận chuyên dùng yến huyết "thọ" không quá tuổi 50?! Đáng sợ hơn, không ít người vì quá tin vào sự thần hiệu của tổ yến huyết mà khi lâm trọng bệnh, thay vì đến bệnh viện điều trị hoặc điều trị theo chỉ định hóa trị, xạ trị của bác sĩ chuyên khoa thì… nuôi hy vọng vào yến huyết. Ngờ đâu cơ thể vốn yếu ớt, ung lở không những không được chữa trị mà còn bị tiếp thêm độc chất vào người, để bệnh vốn nặng càng nặng thêm, để bệnh lẽ ra được chữa khỏi thì nay vô phương cứu chữa

Posted by: VanAnh Jan 31 2012, 08:39 AM



“Thuốc chim yến” không rõ nguồn gốc, bên ngoài toàn chữ Trung Quốc thế này, mua cho con uống tức là hại con! Ảnh: C.T.V


Tạm biệt chim yến



Gần đây, nhiều phụ nữ nông thôn miền Tây Nam bộ đồn đại với nhau về một loại thần dược giúp trẻ em ăn ngon, mau tăng cân nhưng lại không đắt tiền. Thần dược đó bà con gọi là “thuốc chim yến” vì bao bì dán bên ngoài chai thuốc có in hình hai chim yến.

Đối với khá nhiều người, có sức khoẻ đồng nghĩa phải có thân hình mập mạp. Đặc biệt với trẻ con, mặc dù đã có sự cân bằng giữa thể trọng và chiều cao nhưng một số phụ huynh vẫn muốn con mình trông tròn trịa. Thế là, dẫn đến lạm dụng các loại “thuốc làm mập” hay “thuốc tăng trọng”.

Thực chất của các thuốc tăng trọng lượng

Thuốc dễ gây tác dụng tăng trọng trước tiên là thuốc chống viêm glucocorticoid, thường được gọi tắt là corticoid. Thuốc corticoid gồm nhiều loại: Dexamethason (thường gọi nôm na là “đề xa” hay thuốc “hột dưa” vì có dạng viên hình hạt dưa), Prednison, Prednisolon… Về phương diện chữa bệnh, corticoid là thuốc rất quý dùng để chống viêm, trị các bệnh xương khớp, các bệnh tự miễn, các bệnh dị ứng ngoài da và hệ hô hấp (biểu hiện là hen suyễn nặng), bệnh suy tuyến thượng thận, chứ không bao giờ được sử dụng làm mập. Khi uống thuốc này liên tục và kéo dài, cơ thể có vẻ mập ra và tăng trọng do một tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc là giữ nước và chất khoáng natri trong cơ thể gây phù, rối loạn chuyển hoá lipid và làm đọng mỡ lại ở trên mặt, cổ và lưng, khiến người dùng thuốc lâu ngày sẽ béo phì, nhưng thật ra cơ thể lại bị teo cơ (các biểu hiện trong hội chứng có tên Cushing). Thuốc còn gây cảm giác thèm ăn, làm người dùng thuốc ăn ngon hơn. Ngoài ra, còn có các tác dụng phụ nguy hiểm khác như gây loãng xương, tăng huyết áp, tạo huyết khối làm nghẽn mạch, có thể gây loét dạ dày, làm giảm đề kháng của cơ thể dẫn đến dễ nhiễm trùng (như lao, nếu bị sẽ làm bệnh nặng thêm).

Loại thuốc tăng trọng thứ hai cần phải kể là Durabolin, tên biệt dược của nandrolon phenylpropionat. Đây là một dẫn chất tổng hợp tương tự hormone sinh dục nam testosterone nhưng có cấu trúc hoá học hơi khác: testosterone chủ yếu trị “yếu sinh lý” do thiếu hormone, còn Durabolin đồng hoá protein, giúp cơ thể hấp thu, biến dưỡng tốt chất đạm và vận chuyển các axít amin của chất đạm vào bên trong mô cơ, làm phát triển cơ bắp, tăng cân, tăng sức. Vì vậy, Durabolin còn gọi là thuốc steroid tăng đồng hoá (anabolic steroid, có tên steroid do cấu trúc của Durabolin có nhân hoá học là steroid, thuốc corticoid cũng thế). Thuốc được chỉ định trị chứng gầy ốm, sụt cân, mất sức sau khi bệnh nặng. Ta thường nghe nói đến doping trong thể thao, Durabolin chính là một trong những loại doping mà vận động viên hay dùng để tăng khối cơ bắp, tăng lực nhằm đạt thành tích cao trong thi đấu (có nghĩa là phạm pháp). Dạng thuốc của Durabolin là thuốc tiêm, nhưng nhiều thuốc anabolic steroid được dùng dưới dạng uống. Chống chỉ định của thuốc là không được dùng cho trẻ dưới 15 tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ còn trẻ (vì đây là dẫn chất hormone sinh dục nam). Ở một số nước châu Á như Ấn Độ, người ta đã mất rất nhiều công sức trong thời gian dài chống lại tình trạng lạm dụng, dùng bừa bãi thuốc anabolic steroid ở trẻ em nhằm làm mập. Điều đặc biệt lưu ý là thuốc anabolic steroid được liệt vào bảng chất gây nghiện thứ ba vì tính nguy hiểm của nó (thế giới xếp các chất gây nghiện vào năm bảng, bảng 1 là bảng thuốc cấm như heroin).

Hết sức cảnh giác với đông y giả mạo

Không ít người từng biết và có khi sử dụng nhầm các loại thuốc đông y giả mạo, được quảng cáo “mát huyết, trị gầy yếu, thiếu máu, biếng ăn…” Trên thực tế, các thuốc đông y giả mạo này đã được cơ quan quản lý nhà nước về dược xác định có trộn tân dược là corticoid để tạo những tác dụng trước mắt: ăn được, ngủ được, mập ra, nếu có đau nhức sẽ giảm ngay (do tác dụng giảm đau chống viêm của corticoid) khiến nhiều người cho là “thần dược”, nhưng tác hại do việc dùng lâu ngày các loại đông dược giả mạo này thì không sao lường hết.

Tóm lại, lạm dụng các thuốc trên để hy vọng mập ra, nhất là đối với trẻ em là điều hết sức nguy hiểm. Bà con nên cảnh giác, không tìm mua bất cứ thuốc gì, nhất là thuốc Trung Quốc được đồn đại là “thần dược” giúp trẻ em ăn ngon, mau tăng cân một cách lạ kỳ.

PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức
Giảng viên chính bộ môn dược, đại học Y dược TP.HCM

Lấy mẫu “thuốc chim yến” xét nghiệm

Trước thông tin nhiều bà mẹ miền Tây Nam bộ đang rủ nhau mua loại thuốc giống xirô có tên gọi “thuốc chim yến”, bên ngoài hộp toàn chữ Trung Quốc, cho trẻ uống để ăn, ngủ được, nhanh tăng cân, cuối tuần qua đoàn kiểm tra của sở Y tế tỉnh Sóc Trăng đã đến xã Ngọc Tố, huyện Mỹ Xuyên tìm hiểu những trường hợp đã mua loại thuốc này và lấy mẫu xét nghiệm.

BS Nguyễn Thị Lạc, phó giám đốc bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng cho biết các loại thuốc kích thích ăn được rồi tăng cân nhanh thường chứa Dexamethason làm tăng cân, da mỏng, đỏ ửng và đặc biệt là mập tròn ở vùng ngực trở lên mặt. Thế nhưng sau đó tay chân các bé sẽ bị teo nhỏ vì hội chứng Cushing và dễ dẫn đến những biến chứng khác. Theo BS Lạc, những loại thuốc trôi nổi, không rõ nguồn gốc, nhất là bên ngoài toàn chữ Trung Quốc, không có chữ Việt ghi rõ thành phần cũng như cách dùng, các bà mẹ không nên mua cho con uống vì rất nguy hiểm cho trẻ.

Tấn Phúc

Posted by: Tulip Nov 8 2013, 01:27 PM






Bún cá: món khoái khẩu làm từ cá ươn, cá thối


Một chủ hàng cá cho biết, trung bình một ngày, các chủ hàng cá sẽ xuất khoảng 10-15kg cá ươn lọc.Vậy số cá khổng lồ của 10 chợ đầu mối trên địa bàn Hà Nội sẽ đi về đâu?

Bún cá là món ăn được rất nhiều người yêu thích, tuy nhiên, ít người biết chính những miếng cá béo ngậy, sợi bún trắng phau là căn nguyên của nhiều bệnh.

Cá ươn, cá thối về đâu?


Theo phản ánh của một số độc giả về việc, ở một số chợ đầu mối Hà Nội, khoảng 8 giờ sáng khi vắng khách là những chủ hàng cá ngồi lọc cá ươn xếp thành từng chậu, từng thùng, vậy những lô hàng đó sẽ đi đâu?

Cá ươn, cá thối để trong chậu nước đen ngòm đang được chủ cửa hàng chuẩn bị lọc để đem đi tiêu thụ.

Dựa theo thông tin độc giả cung cấp, phóng viên đã tiến hành một cuộc điều tra và nhận thấy, những điều độc giả phản ánh là hoàn toàn đúng sự thật.

Theo quan sát của phóng viên, hàng ngày vào khoảng 4 giờ 30 phút đến 5 giờ sáng là các chủ hàng cá bắt đầu tập kết tại các chợ đầu mối, những loại cá tươi, ngon họ bán buôn cho các tiểu thương để họ vào nội thành bán lẻ. Còn cá loại B loại C (loại cá sắp chết hoặc đã chết - p/v) những chủ buôn này ngồi tại chợ đầu mối bán lẻ. Đối tượng mua những loại cá này chủ yếu là công nhân lao động ở các công trường, sinh viên và người lao động nghèo.

Tuy nhiên, điều đáng nói nhất là những loại cá đã ươn, thậm chí những hôm trời nắng có khi đã bốc mùi, các chủ hàng cá tập trung lại ngồi lọc riêng phần thịt và xương.

Trong vai một người mua hàng với số lượng lớn để phục vụ cho quán cơm bình dân, phóng viên được biết, những loại cá ươn đã được lọc riêng thịt, chủ yếu là cung cấp cho những cửa hàng bún cá, cửa hàng cơm bình dân để làm món: cá chiên xù.

Một người bán hàng tên Nghĩa ở chợ đầu mối Dịch Vọng cho biết: “Chúng tôi không giao hàng trực tiếp, có một người đến gom hàng rồi đi giao lại cho các cửa hàng bún cá. Thực ra loại này nếu để cả con cho cũng không ai lấy, nên chúng tôi phải cất công ngồi lọc, mong gỡ gạc lại ít vốn”.

Theo thông tin từ những người bán cá ở chợ, nếu những loại cá này còn tươi thì giá khoảng 15.000 đến 18.000 đồng/kg, nhưng khi đã ươn, dù mất rất nhiều thời gian ngồi lọc nhưng chỉ bán được với giá từ 6.000 đến 8.000 đồng/kg, tuy vào loại cá to hay cá bé.

Một chủ hàng cá cho biết, trung bình một ngày, các chủ hàng cá sẽ xuất khoảng 10-15kg cá ươn lọc. Như vậy, một chợ đầu mối có khoảng gần 20 tiểu thương, cả Hà Nội có gần 10 chợ đầu mối. Vậy số lượng cá ươn khổng lồ đó sẽ đi đâu và về đâu?

Cá ươn + mỡ bẩn = cá rán giòn

Theo tìm hiểu của phóng viên, không chỉ có nguồn gốc cá được đưa đến các quán bún không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mà ngay cả khi sơ chế các chủ của hàng ăn cũng coi thường sức khoẻ của người sử dụng.



Mỡ không rõ nguồn gốc và đã chiên cá cháy đen vẫn được chủ của hàng tận dụng.

Điều đó được minh chứng bằng việc họ rán cá trực tiếp bằng những loại mỡ thùng, mỡ đóng can, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Khi được hỏi về chất lượng cá cũng như những loại mỡ sử dụng để rán cá thì phóng viên nhận được những câu trả lời rất vô trách nhiệm của các chủ của hàng.

“Tôi chỉ biết là làm sao đồ ăn của tôi mọi người khen ngon là được”, một chủ của hàng bún cá trên phố Dương Quảng Hàm (Cầu Giấy - HN) trả lời. Khi hỏi về nguồn gốc cá thì một chủ cửa hàng bún cá ở Nghĩa Tân (Cầu Giấy) nói: “Chú cứ yên tâm, không có cá Trung Quốc đâu, đây anh nhập cá chỗ người quen, họ lọc sẵn, rửa sạch mang đến cho anh, nên đảm bảo về nguồn gốc và chất lượng”.

Tuy nhiên, nhìn xuống bên dưới thì thấy hàng loạt các can mỡ đóng sẵn, đặc biệt hơn là chảo cá đang rán mỡ đã cháy đen nhưng vẫn được của hàng tận dụng tối đa để bớt phần chi phí.

Không chỉ cá, mỡ bẩn mà ngay cả bún cũng vậy. Trong thời gian qua, dư luận không khỏi bàng hoàng về việc rất nhiều cơ sở sản xuất bún có chứa hoá chất tinopal, sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người dân đã được cơ quan chức năng cảnh báo.

Posted by: BienHo Dec 31 2013, 09:55 AM




Các mẫu chả cá được kiểm tra đều có hàm lượng urê cao hơn mức cho phép.


Lẩu hóa chất, chả cá urê


Người tiêu dùng không thể ngờ được rằng, những thực phẩm, những món ăn khoái khẩu của nhiều người như chả cá, hải sản khô, lẩu… lại chứa đầy nguy cơ đối với sức khỏe.

Chả cá chứa urê

Mới đây, UBND tỉnh Phú Yên đã có văn bản yêu cầu Sở Y tế tỉnh và các đơn vị liên quan xử lý nghiêm các chủ hàng, chủ cơ sở chế biến chả cá có chứa chất cấm, thông báo rộng rãi đến người dân biết.Trước đó, đoàn công tác liên ngành của tỉnh đã lấy bảy mẫu nguyên liệu và chả cá thành phẩm ở chợ trung tâm TP Tuy Hòa đưa đi kiểm nghiệm và xác định tất cả đều nhiễm chất cấm.

Cụ thể, cả bảy mẫu đều chứa dư lượng urê với hàm lượng 15,0-47,6 mg/kg và có 5/7 mẫu chứa dư lượng chloramphenicol với hàm lượng 0,1-1,24 µg/kg. Cả hai chất này đều cấm sử dụng trong bảo quản và chế biến thủy sản thực phẩm.

Trong đó, “chất chloramphenicol sử dụng nhiều sẽ gây ức chế hệ thống tủy xương, gây suy giảm bạch cầu, tiểu cầu, hồng cầu, làm thiếu máu, kích thích hệ thống tiêu hóa, gây kháng thuốc kháng sinh ở các loại vi khuẩn” – một bác sĩ của Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Phú Yên, cho biết thêm.


Không chỉ có vậy, tại chợ cá TP.Tuy Hòa – Phú Yên, tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất chế biến chả cá đã được nhiều báo chí phản ánh. Các loại cá mà những cơ sở ở đây dùng làm nguyên liệu chế biến chả cá thuộc cá thải loại, chỉ dùng cho việc chế biến thức ăn trong chăn nuôi. Tuy nhiên, qua bàn tay “phù phép” bằng cách trộn hàn the vào thịt cá ươn bỗng trở nên dai, giòn hơn.

Lẩu hóa chất ở Sài Gòn

Để các nguyên liệu làm lẩu tươi ngon, nhiều nhà hàng ở Sài Gòn mua hải sản chết tại chợ, sau đó ngâm vào formaldehyde (chất bảo quản xác ướp) để giữ tươi lâu. Măng chua được ngâm với hóa chất có giá 60.000 đồng/kg để nở ra ra và nặng cân hơn.


Nhìn nổi lẩu bắt mắt như thế này ai biết rằng chúng đã được tẩm hóa chất?

Đối với các món phụ ăn kèm như gỏi, nướng, các nguyên liệu như ngó sen, nầm dê, chân gà, gân bò..., chủ hàng thường sử dụng các loại hóa chất tẩm ướp để tăng độ giòn, dai hoặc thêm vị thơm ngon. Ngó sen ướp trong hàn the 2 tiếng để tạo độ giòn, sau đó được nhúng qua đường và dấm hóa học để có thể dùng dần trong 1 tuần.

Nầm dê vốn hiếm sẽ được thay thế bằng nầm heo, nầm bò bơm thêm chất tạo mùi và thuốc tẩy trắng. Chân gà sau khi dùng hóa chất rã đông cấp tốc sẽ được tẩy trắng đến tận xương, ướp muối ớt, nướng thơm bắt mắt và mang ra phục vụ thực khách bình dân.

Một lạng 'hợp chất' thành 10 lít nước mắm

Tìm đến hàng gia vị các chợ Tân Định (Q.1), chợ Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh)..., tiểu thương giới thiệu đủ loại gia vị tẩm ướp, ngâm tẩy, trong đó nhiều loại nhãn mác, xuất xứ rất mù mờ. Tôi cũng theo chân anh Bảy (một người kinh doanh thực phẩm ở H.Bình Chánh, SG) đến khu vực chợ Kim Biên (Q.5, SG) mua hương liệu pha chế nước mắm.



Anh Bảy nói trước đây muốn làm nước mắm phải muối cá, lọc nước, chưng cất..., nay chỉ cần mua nước cốt này về pha với nước, muối có ngay nước mắm bán quán ăn, bỏ mối cho hàng quán, dễ kiếm lời. Đó là chất lỏng sền sệt có mùi nước mắm, giá bán lẻ 50.000 - 60.000 đồng/100 gr.

Theo anh Bảy, để pha chế cần nấu nước sôi pha muối, cho chất này vào có ngay nước mắm. “Liều lượng pha chế thì tùy. Muốn ngon pha đậm, bán giá cao, pha nhạt bán giá thấp, muốn ngon hơn nữa cho ít bột ngọt Trung Quốc, bột nêm cho mùi vị dịu, thơm, thành hàng ngon. Mua 1 lạng cốt pha chế được hơn 10 lít nước mắm, chi phí khoảng 60.000 - 70.000 đồng, bán ra giá 15.000 - 20.000 đồng/lít”, anh Bảy nói.

Cũng theo anh Bảy, thị trường có đủ các loại phụ gia, gia vị kiểu này nhưng “phải quen mới mua được”.

Hải sản khô: Ăn thoải mái, chết từ từ

Hầu hết các mặt hàng khô được bày bán phổ biến tại chợ Đồng Xuân đều không có hạn sử dụng, không nguồn gốc, không nhãn mác, không túi bảo quản... Song theo thói quen, nhiều người tiêu dùng tỏ ra rất dễ tính khi mua các loại sản phẩm này.

Những thùng carton đựng cá, tôm bày bán không được che đậy, nên nhiều ruồi nhặng bay đến rất mất vệ sinh. Ngay cả những khi trời mưa, ẩm thì những mặt hàng này đều được để “lộ thiên” không che đậy. Chính vì thế một số loại cá khô như: cá ruội, bống không có mùi tanh hoặc mùi thơm của nắng mà lại hơi ẩm ướt, có mùi hơi hắc rất khó chịu của chất bảo quản hay một chất hóa học nào đó.

Khi PV hỏi về nguồn gốc, chất lượng cũng như độ an toàn của các thực phẩm này thì một chủ cửa hàng tại chợ Đồng Xuân cáu kỉnh: “Hàng khô thì làm gì có hạn sử dụng, có để năm này qua năm khác thì vẫn dùng được. Ở quê người ta toàn mua dùng cả năm, có ai bị làm sao đâu”.

Theo các bác sỹ, thực tế các loại động vật khi chết sau một giờ đã bị phân hủy, đạm bị phân hủy sẽ tạo ra histamine (thường xuất hiện với cá biển), nếu bảo quản không tốt thì lượng histamine càng nhiều, tạo độc tố cao, con người ăn vào sẽ bị dị ứng ngay.

Hơn nữa, trong quá trình phơi sấy, vi sinh, nấm mốc phát triển làm cá khô bị phân hủy, tạo ra “gói độc chất” rất nguy hiểm. Chất này có thể không gây dị ứng ngay tức khắc mà tác hại lâu dài trong 5-10 năm sau, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể con người.

Phát hiện sữa trẻ em chứa nhôm tại Việt Nam

Ngay khi có thông tin về một số sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ nhỏ được sử dụng phổ biến ở Vương quốc Anh có hàm lượng nhôm cao, Cục An toàn thực phẩm đã rà soát các sản phẩm dinh dưỡng công thức nhập khẩu từ Anh đã công bố sản phẩm tại Cục.

Cục đã chủ động liên hệ ngay với Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Vương quốc Anh (FSA) và Cơ quan An toàn thực phẩm của Châu Âu để có thông tin chính thức về vấn đề này.


Hàm lượng nhôm trong sản phẩm sữa Aptamil dưới ngưỡng cho phép


Kết quả kiểm nghiệm do Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia cung cấp cho thấy: trong các mẫu kiểm nghiệm, hàm lượng nhôm trong sản phẩm dao động từ 3,0 - 3,44 mg/kg. Kết quả này dưới ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả dựa trên số lượng mẫu kiểm nghiệm nhỏ. Như vậy, mức độ an toàn cho trẻ vẫn chưa thể khẳng định.

Liên quan đến mức giới hạn tối đa an toàn của nhôm trong thực phẩm, Ủy ban Tiêu chuẩn hóa thực phẩm của quốc tế và các quốc gia (trong đó có Việt Nam) chưa quy định, ngay cả đối với các sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ.

Posted by: VanAnh Apr 3 2014, 10:33 AM






Nỗi buồn gỏi cá


Ông bạn nhậu phát biểu “Ăn gỏi cá sống chấm nước tương, vắt chanh, trộn mù tạt wasabi buốt thấu óc, chiêu thêm hớp rượu thì giun sán cỡ nào cũng từ trần hết. Gỏi cá mà thiếu rượu đâu khác gì xoài tượng thiếu muối ớt, đúng thế không?”

Quá đúng! Nhưng chỉ đúng câu cuối. Thủy sản cá tôm sò ốc hến mực bạch tuộc,…ăn sống rất dễ nhiễm ký sinh trùng. Trứng giun sán lơn tơn trên sông biển ao hồ, trung chuyển qua ốc, tôm, cua,…rồi chui vào sâu vào thịt cá. Con người ăn cá, vào tới hệ tiêu hóa, ấu trùng “nở” thành giun sán và bắt đầu sanh chuyện.

Khoảng 50 loại giun sán ký sinh được tìm thấy ở thủy sản, nói chung ít gây tổn hại, nhưng cũng có vài loại dữ dằn có thể gây chết người.



Sán lá gan nhỏ (clonorchiasis) khá phổ biển ở các loại cá nước ngọt như cá chép, cá diếc, rô phi.. Nó định cư và “làm việc” ở gan người, kiên nhẫn phục kích có khi tới vài tháng mới chịu tấn công nhẹ (rối loạn tiêu hóa). Loài sán này sống dai tới cả vài chục năm và đỉnh cao của nó là gây xơ gan, cổ chướng.



Một loại khác là giun đầu gai (gnathostoma), cũng thường thấy ở cá nước ngọt, tôm cua lươn ếch,…Giun này vào hệ tiêu hóa, xuyên ruột tung tăng tùy hứng: đi dưới da, vào gan, vào mắt, tủy sống. Chui tới não là coi như thua. Giun gnathostoma ở đâu phá đó, triệu chứng thiên biến vạn hóa tùy nơi cư trú. Giới y học rất khốn khổ với tên ăn bám này vì triệt thì dễ nhưng điểm mặt nó không dễ chút nào.



Người Việt dễ dính 2 loại giun trên

Cá sông khó chơi thì ăn gỏi cá biển cho sang? Cá biển cũng dính. Một loại ấu trùng của giun anisakis simplex được tìm thấy nhiều ở cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ, mực, bạch tuộc,… Giun anisakis một khi vào được bụng người cũng chạy lung tung, có khi tới não và gây tử vong. Người Việt ít dính loại này.

Người Nhật khoái ăn cá sống (sashimi), nhưng họ tuyển rất kỹ, cá phải tươi, ướp lạnh, lạng fillet, soi đèn (candling) dò ấu trùng. Kỹ lưỡng như thế nhưng hàng năm vẫn ghi nhận cả trăm ca nhập viện vì nhiễm anisakis ở Nhật.

Các nhà máy chế biến ở Việt nam cũng soi đèn fillet cá để phát hiện ký sinh trùng trước khi làm đông lạnh xuất khẩu. Hàng dạt ra (bị nhiễm) không biết chạy đi đâu?



Có điều giun anisakis chịu lạnh kém. Nếu làm theo quy trình cấp đông (deep freezing), đưa trung tâm miếng fillet cá xuống nhiệt độ – 20 độ C thật nhanh, sau đó trữ đông ở – 18 độ thì anisakis sẽ chết cóng. Lưu ý, cá tươi bỏ vào ngăn đá tủ lạnh (gia đình) chẳng nhằm nhò gì đâu.

Ấu trùng có nang (túi) bảo vệ, nên phải nấu chín hoặc hun khói nóng mới diệt được (trên 60 độ). Còn chơi tái tái, hun khói lạnh, sấy khô, vắt chanh, ngâm dấm, nhúng mù tạt thì anisakis vẫn khỏe re. Ngâm trong hỗn hợp nước muối 8 % và giấm 2,5% cũng phải 2 tháng mới diệt nổi.
Khẩu vị người Nhật rất tinh tế, họ không chịu ăn sashimi đông lạnh. Ướp lạnh thì được, nhưng ở nhiệt độ vài ba độ thì coi như anisakis đi… nghỉ mát.



Đành phải ăn “gỏi cá chín” thôi. Nhạt cả rượu! Ở mức độ rủi ro thấp hơn, có thể ăn gỏi cá biển đông lạnh. Nhưng rủi ro vẫn là rủi ro, đó là chưa nói tới nhiễm vi sinh. Có điều chắc chắn là rượu chẳng ép phê tí nào tới sự sống còn của ký sinh trùng cả.



Vũ Thế Thành

Posted by: AnAn Apr 22 2014, 12:44 PM






Ăn gì cũng có thể chết !!


Trong phần này, tôi chưa nói đến những mưu kế cùng sản phẩm độc hại của Trung Quốc ồ ạt tung vào thị trường VN trong thời gian vừa qua, không từ một thủ đoạn nào họ không dám làm. Đó chính là một cuộc xâm lăng, từ việc dùng tàu sắt đâm thẳng vào tàu đánh cá của ngư dân đến việc xuất sang VN những thứ đồ chơi của trẻ em nhiễm độc gây ung thư Phải một bài dài mới phân tích hết được thủ đoạn ngày càng tàn độc của "người bạn láng giềng bốn không tốt, 16 chữ đen sì" này, chúng ta sẽ bàn đến vào một bài khác.

Ở đây tôi chỉ nói đến những thủ đoạn của chính đồng bào chúng ta hạ độc người dân VN mình.
Các cụ ta đã dạy "thượng bất chính hạ tắc loạn", nôm na là người trên không liêm chính thì người dưới tất phải loạn. Loạn ở đây có nghĩa là loạn về đạo đức, về nhân cách. Cho nên những con buôn bất lương ở VN ngày càng nhiều cũng vì thế. Tôi không dám nói tất cả con buôn đều như vậy, nhưng sự thật là ngày càng nhiều người buôn bán có muốn lương thiện cũng không được, bởi lương thiện lấy tiền đâu "bôi trơn", lấy gì "cống nộp" cho các quan hàng tháng chỉ để kiếm một chỗ ngồi, chỉ mong được yên thân, chưa nói đến chuyện được buôn gian bán lận. Vả lại nhà anh hàng xóm bỗng chốc xây lên bốn năm tầng, con đi xe hơi, du học Mỹ, Úc, Canada, thế mà nhà mình cứ cái xe gắn máy cà tàng đi miết, không đủ tiền đóng học phí cho con. Và hàng trăm thứ xa hoa khác xung quanh quyến rũ mời gọi. Tất cả những thứ đó bào mòn sự lương thiện của con người. Một người buôn gian bán lận rồi mười người, hai mươi người không hoặc chưa bị trừng phạt, nên cấp số cứ nhân lên thành một xã hội loạn. Người ta thản nhiên dùng mọi cách để kiếm tiền, không từ một thủ đoạn gian manh nào không làm, dù làm để hại ngay bà con anh em mình. Một phần cũng do anh bạn láng giềng làm cho hư thân mất nết, chỉ cho chúng ta cách giết lẫn nhau mộc cách "ngọt ngào".

Ăn gì cũng có thể chết !!




Những ngày gần đây, người dân Sài Gòn trở nên hoảng sợ với những tin tức hàng ngày về đồ ăn thức uống, cái gì cũng có độc. Người ta tưởng như ăn cái gì cũng có thể lăn đùng ra, không chết cũng ngắc ngư giống như hàng trăm công nhân ngộ độc nằm lăn lóc trong bệnh viện. Chính tôi và gia đình tôi và nhà hàng xóm cũng phát hoảng khi đọc hàng tin trên hầu hết các báo VN với cái tiêu đề "Người Hà Nội: Sáng phở thịt thối, trưa bún chả hóa chất".



Tô bún rêu cua vàng lườm này không do gạch cua mà do phẩm màu công nghiệp dùng cho sơn, dầu đánh bàn ghế giá 50.000 đồng/kg. Chỉ một chút chấm vào đầu đũa là cả một nồi bún riêu nổi váng gạch cua.
Đây là điều hết sức nguy hiểm có thể gây tổn thương cho hệ thống thần kinh và tiêu hóa của người ăn, dẫn tới nguy cơ rối loạn về thần kinh cũng như mắc các chứng bệnh ung thư.

Như thế người Sài Gòn và các tỉnh thành cũng "được thừa hưởng" phở và bún chả chẳng khác gì dân Hà Nội. Mời bạn xem qua cách chế biến món ăn của thời đại ngày nay.

Nước phở chế biến từ thịt ôi thiu


Nhập viện vì bị ngộ độc


Khi ăn những bát phở thởm ngon, ít người biết rằng nhiều quán phở, quán bún tại Hà Nội chỉ cần bỏ ra 50.000 là có vài chục lít nước phở chế sẵn từ nước luộc và ép các loại thịt ôi thiu làm ruốc.
Nước phở loại này được lấy từ nước luộc các loại thịt ôi, thối được chế làm ruốc. Các loại thịt ôi, thối được đưa vào luộc, rồi ép để lấy bã làm ruốc, các loại nước ép luộc thịt, nước ép thịt, thậm chí là loại nước rửa chảo xào thịt được tận dụng đế bán làm nước phở.



Cuối mỗi ngày, các loại thịt nhập về chế biến, hầu hết là các loại thịt ế, ôi thiu tại các chợ lớn nhỏ tại Hà Nội, rồi thịt lợn xề, lợn bột, lợn ốm, lợn chết được mang về, luộc lên là có các loại thịt trắng muốt, làm ruốc trông rất bắt mắt. Loại nước luộc chỉ cần để lắng, gạn ra là có thể bán cho các cửa hàng phở ngon lành.
Thậm chí, những hôm khách đông tiệm bán phở còn không có hàng để bán, họ phải pha với đường hóa học, thêm gia vị để tạo mùi vị.


Nước rửa chảo cũng có thể làm nước phở


Bún chả vàng thơm nhờ tẩm hóa chất

Tại khu vực quầy hương liệu trong chợ Đồng Xuân, Hà Nội có thể dễ dàng để mua được loại hương liệu mà các hàng bún chả thường dùng để để tạo mùi, tạo màu cho món chả nướng giúp chả có màu đẹp và thơm ngon, cuốn hút. (Ở Sài Gòn và tỉnh lân cận có thể tìm mua các loại hóa chất này ở chợ Kim Biên)



Để làm món nướng như vịt nướng, thịt nướng các hàng quán không thể thiếu 2 loại phụ gia đó là một lọ hỗn hợp như dạng sa tế và một gói bột màu trắng. Những lọ phụ gia như thế chi chít chữ Trung Quốc, không có lấy một dòng phụ đề nào bằng tiếng Anh hay tiếng Việt, chất bột trắng được đựng trong túi nilon, không nhãn mác. Mỗi lọ có thể dùng cho 30kg thịt. Chỉ cần ướp qua thịt trước khi nướng là chả có màu vàng ngon, thay vì màu trắng nhờ nhờ. Hầu hết các quán bún chả đều phải dùng đến loại này vì thịt họ dùng để làm chả toàn là thịt ế, thịt ôi từ hôm trước hoặc thịt lợn bệnh và chất này sẽ loại bỏ hết mùi ôi, thiu của thịt.

Chưa hết, còn vô số nhửng tin tức "lặt vặt" cũng kinh hoàng không kém như:
- Nem chua Thanh Hóa làm từ bì heo bẩn; biến thịt thối thành thịt tươi; heo bệnh thành thịt quay; thịt thối thành lạp xưởng; trứng bẩn trứng thối tràn ngập các chợ.
Ngay cả những loại trái cây hàng ngày người dân thường dùng cũng bị tẩm độc.

Đu đủ tẩm hóa chất Trung Quốc chín nhanh rất đẹp



Dùng hóa chất Trung Quốc làm đu đủ chín vàng đều, ruột đỏ rất bắt mắt.
Đu đủ sau khi hái xuống, được nhỏ một chút dung dịch của Trung Quốc vào phần cuống, chỉ sau 1 ngày quả chín vàng, ruột đỏ rất bắt mắt đánh lừa hầu hết mọi gia đình bình dân VN.
Loại thuốc có khả năng "phù phép" này có giá bán 5.000đồng/1 lọ 5ml. Trên bao bì ghi hạn dùng 2 năm, nhưng không ghi ngày sản xuất và chỉ có vài dòng chữ tiếng Trung Quốc. Tìm mua loại hóa chất này rất khó, chỉ những chủ buôn hoa quả lớn hoặc dựa vào mối quen mới mua được. Loại hóa chất Trung Quốc này ban đầu các chủ buôn dùng cho chuối, nhưng giờ được sử dụng cho cả đu đủ.
Những chủ buôn sau khi thu mua đu đủ về sẽ dùng hóa chất nhỏ trực tiếp lên phần cuống của quả, việc nhỏ phải hết sức tỉ mỉ, nếu không đúng phần cuống thì quả sẽ héo quắt hoặc thối nhũn. Đu đủ sẽ chín 1 ngày sau khi dùng hóa chất nên sau khi được nhỏ thuốc, đu đủ được bọc báo và đặt vào trong thùng xốp dán kín băng dính rồi chở đi tiêu thụ. Chuối cũng được "chế biến" tương tự nên trái nào cũng chín mọng, vàng ươm.

Dừa tẩy trắng độc hại


Dừa được tẩy trắng bằng hóa chất


Hóa chất tẩy trắng dừa có thể là một loại axít gốc phốt pho và lưu huỳnh, chỉ được dùng với liều lượng phù hợp. Nếu sử dụng vô tội vạ sẽ rất nguy hiểm cho người tiêu dùng.
Chị Tiên, chủ một vựa dừa, cho biết chỉ cần ra chợ Kim Biên, ghé vào bất cứ tiệm hóa chất nào hỏi mua chất tẩy trắng dừa sẽ được giới thiệu 2 loại bột màu trắng, không bao bì, nhãn mác với giá bán khoảng 125.000 đồng/kg. Mỗi thùng nước khoảng 20 lít pha trộn với 6 muỗng bột (3 muỗng loại này, 3 muỗng loại kia) rồi ngâm dừa vào, chờ nước thấm hết vào là xong.
Một bác sĩ chuyên về an toàn vệ sinh thực phẩm cho biết hóa chất tẩy trắng dừa có thể là một loại axít gốc phốt pho cộng với lưu huỳnh, chỉ được dùng với liều lượng phù hợp, có kiểm soát. "Sử dụng chất tẩy trắng vô tội vạ rất nguy hiểm cho người tiêu dùng. Chỉ cần thường xuyên chạm tay vào lớp vỏ bên ngoài cũng đã có hại rồi, nói gì đến việc hóa chất đó thấm vào ruột và nước dừa. Dùng hóa chất này rất dễ dẫn đến các bệnh liên quan đường tiêu hóa, hô hấp, nếu tích trữ trong người nhiều và lâu dài sẽ gây ra các bệnh lý khó lường".

Rượu pha bằng .. thuốc sâu và phân lân bán khắp Hà Nội



Tại hầu hết các quán cơm bình dân, quán nhậu trên địa bàn các quận Long Biên, Cầu Giấy, Thanh Trì, Hoàng Mai, Từ Liêm (Hà Nội) .. rượu độc sau khi được đưa về sẽ được giới thiệu là "rượu quê cực êm, cực phê", bày bán tràn lan giá 20 - 30 ngàn đồng/lít.
Khi tìm hiểu từmột số nhân viên chuyên chở rượu, chất mà người phụ nữ trên dùng để pha với rượu là .. thuốc sâu và phân lân. Vậy là rượu cồn đã độc, lại càng"phê" thêm vì thuốc trừ sâu và phân bón. Theo một nhân viên, mỗi ngày quán này tiêu thụ hết khoảng bốn thùng phuy rượu độc.



Do uống phải rượu độc, không ít "đệ tử Lưu Linh" đã hôn mê bất tỉnh nhập viện, thậm chí phải vào bệnh viện tâm thần điều trị. Theo thống kê từ bệnh viện tâm thần Hà Nội, mỗi tháng có ít nhất 40 người loạn thần nhập viện. Người điều trị nhanh nhất cũng mất 2 tháng, nhiều người phải nằm viện điều trị cả năm. Nguyên nhân lớn do các bệnh nhân uống quá nhiều rượu độc.

Chơi cũng chết


Phao bơi trẻ em Trung Quốc nhiễm chất độc


Đồ chơi Trung Quốc đang tràn ngập thị trường VN bởi mẫu mã đa dạng, màu sắc rực rỡ và trên hết là giá rẻ. Những loại đồ chơi bằng nhựa dành cho trẻ nhỏ , khi sản xuất thường không thể thiếu phthalates - chất được dùng làm phụ gia tăng độ dẻo cho nhựa. Theo Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội - nếu chất phthalates theo đường tiêu hóa vào cơ thể sẽ làm rối loạn hoạt động của các tuyến nội tiết như: Bé gái bị dậy thì sớm, còn nam thì cơ quan sinh dục bị teo lại .. Đặc biệt, nếu trẻ ngậm đồ nhựa trong miệng, phthalatses nhanh chóng hòa tan trong nước bọt và chất này sẽ trực tiếp đi vào cơ thể.

Ngoài ra, theo một số kết quả giám định gần đây của Viện Khoa học vật liệu ứng dụng và Viện Công nghệ hóa học kiểm tra, hầu hết đồ chơi bằng nhựa của Trung Quốc như: Súng gươm, lựu đạn, kể cả lồng đèn .. đều sản xuất bằng các loại nhựa tái chế, trong đó có chứa chất cadimi (Cd) cao gấp nhiều lần mức cho phép. Đây là một trong ba kim loại độc hại đối với cơ thể con người, có thể gây ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, dị tật thai nhi ..

Không liều thì .. sang Tây mà sống

Thưa bạn đọc, tôi không kể hết những đồ ăn thức uống có pha "hóa chất độc hại" hiện nay đang có mặt ở hầu hết các tiệm ăn, quán nước khắp các tỉnh thành cho đến quận huyện tại VN. Toàn là những thứ bà con mình hại nhau. Kể nhiều quá e rằng có nhiều vị về VN phải mang sẵn các thứ đồ hộp từ nước ngoài về. Chắc có vị thắc mắc tại sao dân VN vẫn ăn mà không chết? Xin thưa là chết nhiều rồi nhưng chết vì các loại bệnh lâu ngày tích tụ lại nên không thể kết luận là tại đồ ăn. Chất độc âm thầm tàn phá cơ thể sinh ra đủ loại bệnh. Vì thế, bệnh viện ở VN lúc nào cũng đầy ắp, phải nằm 3-4 người 1 giường và nằm cả dưới gầm giường là chuyện tất nhiên.
Vả lại là dân VN sống ở thời này là phải liều mới sống được. Không liều thì .. sang Tây mà sống!



Văn Quang

Posted by: VanAnh Jun 17 2014, 07:20 AM



Cảnh chế biến mất vệ sinh tại vựa mít.


Bơm hóa chất Trung Quốc để mít non chín siêu tốc


Chỉ vài giọt hóa chất bơm trực tiếp vào trái, sau một ngày, mít non trở thành chín ngọt. Sau đó các chủ vựa bóc lấy múi để bán cho các lò sấy.

Cận cảnh chế biến mít mất vệ sinh

Để tường tận quy trình biến mít non thành chín, PV nhiều ngày tìm hiểu tại các vựa mít ở tỉnh Đắk Lắk. Đây được xem là thủ phủ cung cấp mít cho nhiều địa phương trong cả nước.

Đầu tháng 6/2014, khi thấy anh Tình - thương lái chở sọt mít đi qua quốc lộ 14, thuộc xã Hòa Phú, TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk - chúng tôi kêu lại hỏi mua. “Mua toàn mít non vậy sao chín được?”, chúng tôi hỏi khi thấy sọt mít. Anh này nhìn với ánh mắt nghi ngờ: “Hỏi có việc gì không?”.

Khi biết chúng tôi có ý định mua hàng với số lượng lớn, anh này ôn tồn: “Bọn tôi mỗi ngày mua cả tấn mít hơi đâu mà đợi trái chín cây. Cứ cắt về dùng thuốc cho khỏe”. Sau đó anh dẫn chúng tôi đến vựa của mình, và giới thiệu toàn bộ công đoạn làm mít chín siêu tốc.

Xung quanh vựa anh Tình còn có hàng chục điểm khác chuyên chẻ mít hoạt động suốt ngày đêm. Đối với một cơ sở chế biến thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm phải đặt lên hàng đầu, nhưng tại các điểm chế biến này thì chẳng có quy định nào cả.

Công nhân không có bảo hộ lao động, tay chân mẩn ngứa, lở loét. Thậm chí, để tay của mình không bị bám nhựa khi bóc mít, công nhân dùng dầu hỏa thoa lên. "Xoa dầu hỏa lên tay để nhựa mít không bám vào, chứ không thì rửa tay mệt lắm", chị Mai (vợ anh Tình) nói.

Việc chế biến mít được tiến hành ngay trên nền đất bụi bẩn, nhớp nháp. Mít trái, múi, vỏ, xơ, hạt… nằm ngổn ngang khắp mặt đất. Hãi hùng hơn là ruồi bay đầy trong khu chế biến, có con chết cứng đơ bám vào múi mít đã đựng trong túi nylon.

Chúng tôi hỏi: "Mít sau khi lọc lấy múi có đem rửa không?". Anh Tình trả lời: "Ở nhà máy sấy không biết có rửa hay không, còn chúng tôi thì để nguyên, lột được bao nhiêu mang đi cân luôn. Mít rửa sẽ mất màu, nhạt thếch".

Công nghệ bơm thuốc vào mít non

Với cách thông thường, những trái mít già khi hái xuống sẽ được đóng cọc vào cuống, phơi nắng hoặc ủ để chín tự nhiên. Nhưng ở những vựa mít thì người ta bơm hóa chất trực tiếp vào trái, ép chín siêu tốc. "Làm như vậy mới nhanh, mới đủ mít cho nhà máy sấy. Đợi mít già chín thì đến bao giờ?", anh Tình cho hay.

Sau khi gom mít trái còn non về xưởng, anh cho chúng "ăn" hóa chất. Nghĩ chúng tôi là mối lớn, anh không ngần ngại: "Phải dùng thuốc cho mít chín mới đủ hàng cung cấp".

Mỗi ngày vựa của anh này cung cấp hàng trăm kg mít múi cho một lò sấy ở TP.Buôn Ma Thuột. Cách chích thuốc khá đơn giản, nhưng đòi hỏi phải đúng liều lượng, nếu vượt quá trái mít sẽ bị thối.


Hóa chất Trung Quốc làm mít non chín siêu tốc.


Cạnh vựa anh Tình là cơ sở chế biến của ông Hoàng. Lúc chúng tôi đến, ông này đi mua mít non chưa về. Trong xưởng có 3 công nhân nữ đang chẻ mít lấy múi.

Chúng tôi ngỏ ý muốn học nghề, bà Hoa (vợ ông Hoàng) hỏi với giọng hồ nghi: "Ở đâu đến đây mà đòi học nghề?". Chúng tôi nói được một người bạn ông Hoàng giới thiệu thì bà mới đồng ý.

Bà chỉ cho chúng tôi cách làm thế nào để có được lãi nhanh nhất, rồi đến góc xưởng lấy bao màu đen bên trong có 2 gói thuốc và nói: "Muốn làm mít chín nhanh phải có bí kíp". Bà lấy ra 2 tuýp thuốc Trung Quốc cho chúng tôi xem: "Đây là bí kíp. Dùng nó không tốn công, muốn bao nhiêu mít chín cũng có".

"Sau khi dùng dùi nhọn đâm vào trái, chỉ cần bơm 2 - 5cc (1cc = 1ml) thuốc tùy trái lớn hay nhỏ, muốn chín nhanh thì bơm nhiều hơn. Ngày hôm sau bảo đảm trái chín đều, không sượng”, ông Hoàng vừa về thì lập tức "chỉ giáo" cho chúng tôi.


Bơm hóa chất tại một vựa mít.

Sau đó, ông Hoàng vào xưởng lấy 2 gói thuốc, bên ngoài toàn chữ Trung Quốc, cho vào trong chai nhựa khoảng 1 lít nước và quậy đều.

Loại thuốc mà ông sử dụng màu trong suốt, có mùi hắc. Khi thuốc đã được quậy đều với nước, ông đến đống mít hơn 100 trái mới mua về, lấy một chiếc xiên nhỏ chọc vào giữa trái. Sau đó ông nhỏ khoảng 2 giọt hóa chất vào vị trí mới chọc.

Theo hướng dẫn, loại thuốc này dùng để nhúng. Nhưng muốn mít chín nhanh thì phải bơm trực tiếp vào trái. Trước đây ông Hoàng thường dùng kim tiêm thuốc vào cuống, nhưng làm cách này mất công, mít lại lâu chín.

Sau khi cho toàn bộ số mít ngậm hóa chất, ông Hoàng khẳng định: "Cả đống mít này dù non hay già thì ngày mai chín tất".

Posted by: Tulip Jul 21 2014, 07:44 AM





Cẩn thận với sữa đậu nành làm từ...

hóa chất Trung Cộng


Đây là tin đáng chú ý, nhất là các bằng hữu hiện ở trong nước. Theo những gì tôi biết được cho tới hôm nay thì tất cả thức uống bán ngoài chợ (trong nước, cả ở Mỹ hay các nước khác): từ sữa đậu nành, nước rau má, trà trân châu, cà phê đen, cà phê sữa, nước trà xanh, nước xuân sa, nước dừa đóng hộp ... đều đáng quan tâm e dè.

Tôi được biết nước cốt dừa thắng sệt để ăn chè hay chấm bánh chuối và tất cả những gì liên hệ tới nước cốt dừa đểu có thể làm y chang như sữa đậu nành trên. Nghĩa là làm bằng thứ quí quái chi đó chớ không hề có dừa, có cà phê, có rau má, có sữa trong đó....

Cẩn thận với sữa đậu nành làm từ... hóa chất Trung Cộng

Chỉ với 80.000 đồng mua 1 kg bột sữa là có thể pha chế được 200 ly sữa đậu nành mà không phải mất công nấu đậu.


1 kg bột sữa pha được 200 ly sữa đậu nành
Từ lâu, chợ Kim Biên vốn nổi tiếng với các mặt hàng hóa chất được bày bán công khai. Cụ thể, chỉ cần một số tiền nhỏ bỏ ra là người tiêu dùng có thể mua được rất nhiều loại bột pha chế khác nhau. Từ hóa chất tạo độ ngọt cho nồi nước lèo bún bò đến pha chế trà chanh, tạo hương trà sữa và cả các loại chất lỏng pha chế sữa tắm, làm sữa đậu nành...


Chợ Kim Biên bán đầy đủ các loại hóa chất.

Trong vai một tiểu thương nhỏ muốn mở hàng bán sữa đậu nành vỉa hè ở cổng trường đại học nhân dịp khai giảng sắp tới, chúng tôi khăn gói vào chợ hỏi mua loại bột làm sữa này. Dạo một vòng quanh các cửa hàng bán hóa chất thực phẩm, chúng tôi ghé vào sạp số 6, tên cô T (chợ Kim Biên - quận 5) có bày rất nhiều các loại can xanh, trắng và túi nilon ghi nhiều loại hương liệu như: hương chanh, đậu nành, đậu xanh...


Bịch bột pha chế 200 ly sữa đậu nành có giá 80.000 đồng/kg.

Khi biết chúng tôi chuẩn bị mở quán bán sữa đậu nành vỉa hè, cô T nhiệt tình tư vấn mua loại bột béo màu trắng đục, có giá 80.000 đồng/kg. Theo cô T hướng dẫn thì "chỉ cần đun sôi nước rồi cho vài muỗng bột vào khuấy đều lên là có thứ nước màu trắng sữa giống như đậu nành. Tiếp đến, cưng cho thêm ít giọt tạo mùi thơm của đậu nành vào khuấy đều lên là đem bán được rồi". Được biết, 1 kg loại bột sữa này có thể làm ra 200 ly đậu nành loại 5.000 đồng thường được bán ở vìa hè.
Theo ghi nhận của chúng tôi, trong vòng 1 buổi sáng có đến 10 người lại hỏi mua bột sữa nay đem về khuấy bán. Hầu hết họ đều là mối quen, mỗi lần lấy 10kg là ít nhất nên cô T nhìn thấy họ tới là vào trong đem 1 bịch to rồi tính tiền là xong. "Giờ đậu tương mắc, mua về xay rồi bán lấy đâu ra lãi. Chưa kể tiền ly nhựa, ống hút, túi nilon gói...mất nhiều tiền nữa thì lấy đâu ra lãi. Vậy nên cưng mua loại bột này làm sữa đậu nành là đúng bài rồi", nói rồi cô T nhanh tay gói cho chúng tôi giói bột 1kg vừa mua và thêm chai nhựa nhỏ tạo hương đậu nành với giá 15.000 đồng/chai và dặn khi nào lấy nhiều cứ alo là có hàng, không sợ thiếu.


Chai nước tạo hương sữa đậu nành 15.000 đồng/chai.

Quan sát gói bột có màu trắng đục, bên ngoài không có bất kỳ một thông tin gì của nhà sản xuất cũng như hạn sử dụng..., chúng tôi ngờ vực hỏi loại này xuất xứ ở đâu, cô T trấn an: "Cứ yên tâm, hàng xịn, giá tiền hợp lý, được nhập về từ nước ngoài". Hỏi cô nước ngoài là quốc gia nào, cô bảo cô cũng không biết, dân buôn đem tới thì lấy thôi, nghe đâu là nhập từ bên Trung Cộng về.


Lời giải thích qua loa của cô T khiến chúng tôi không tìm được thêm thông tin gì về xuất xứ loại bột này. Tuy nhiên, cũng không ai quan tâm đến điều đó, vì họ chỉ cần biết cách pha chế thế nào để cho ra những ca sữa đậu nành ngon vào ngày mai thôi. Theo bật mí của một bạn hàng quen nhà cô T thì: "Chúng tôi thường cho thêm vài giọt tạo hương đậu nành vào nồi sữa là đảm bảo ngon đúng điệu, không ai nhận ra gì cả". Ngoài ra, họ còn tạo độ ngọt cho sữa bằng đường hóa học.
Vậy nên khi nhấp một ngụm đậu nành làm từ loại bột sữa không nguồn gốc trên, chúng tôi thấy hương vị không khác mấy so với loại đậu nành mới xay. Có chăng là vị ngọt lợ nhiều hơn.

Rất khó phân biệt

Đem thắc mắc về loại bột sữa không rõ nguồn gốc này đi hỏi bà Tô Thị Hằng, làm việc tại Công ty giám định Vinacontrol (chi nhánh TP.HCM), chúng tôi được nghe giải thích rằng: "Rất khó để giám định được sữa đậu nành thật, giả nếu chỉ nhìn bằng mắt thường hay phân biệt qua đường mũi. Hiện, chúng tôi chưa xác định được loại bột này có chứa các thành phần hóa chất nào. Nhưng nếu sử dụng lâu dài có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng".


Hàng sữa đậu nành bán rong vỉa hè

Được biết, người dân Sài Gòn rất thích uống sữa đậu nành vì thời tiết nóng bức. Thế nên, khi chưa xác định được thành phần chính trong gói bột tạo ra sữa đậu nành này, người tiêu dùng nên sử dụng các thực phẩm an toàn, có chứng nhận y tế hoặc tự xay uống.


Hiện nay, việc quản lý mua bán các loại hóa chất ở chợ Kim Biên diễn ra công khai, không cần nhiều tiền, bạn vẫn có thể dễ dàng mua được loại hóa chất về pha chế mà không gặp phải bất cứ khó khăn nào. Do vậy, người tiêu dùng nên chọn cách ăn chín, uống sôi, ăn nơi hàng quán uy tín, an toàn vệ sinh thực phẩm để tránh bỏ tiền ra mua nhầm phải hóa chất về sử dụng.

Posted by: Tulip Jul 24 2014, 07:22 AM





Bột nhừ hầm xương trong 10 phút


Để hầm nhừ một nồi xương theo cách thông thường thì phải mất 6 - 7 tiếng, nhưng chỉ cần cho một thìa "gia vị Tàu" hay còn gọi là bột nhừ vào đun khoảng 10 phút đã khiến cho xương mềm nhũn.
Người ăn phải chất này có thể gây ung thư bởi những chất hóa học độc hại ở bột nhừ. Hoá chất này có thể khiến cho xác chết phân hủy trong thời gian ngắn.

Sau khi thâm nhập vào "thủ phủ gia vị Tàu" ở vùng biên và bỏ nhiều công sức để tìm hiểu đường đi của nó, chúng tôi đã khám phá ra rất nhiều các loại chất độc hại có trong cái gọi là "gia vị Tàu" được tiêu thụ trên thị trường. Đặc biệt, trong số đó, chất được gọi là bột nhừ, có thể làm phân hủy xác chết nhanh cũng được dùng để nấu thức ăn.


Một kg bột nhừ có thể hầm vài trăm nồi xương
Tại chợ Phùng Khoang (Hà Nội), chúng tôi hỏi mua chất hầm xương, bà chủ tên P. liền móc trong cái túi đen treo khuất sau gian hàng. Bà P. đưa cho chúng tôi xem túi màu trắng và nói rằng, đây là bột nhừ, mỗi kg giá 40.000 đồng, mua lẻ thì giá 4.000 đồng/lạng. Bà P. mở túi cho chúng tôi xem thì thấy đây là một loại chất màu trắng, giống như hạt mì chính bị nghiền nát. Bà P. quảng cáo: "Mỗi nồi nước bún, phở chỉ cần một lượng nhỏ, chưa đến một thìa thì có thể hầm nhừ các loại móng giò, đuôi bò, gân bò, thậm chí các loại xương ống trong 10 phút, trong khi hầm theo cách thông thường phải mất 7 - 8 tiếng. Sau đó, người bán hàng bỏ thêm vài viên "bún mắm" vào là có nồi nước dùng thơm phức và ngọt lừ. Để đun một nồi nước dùng mà mất 7 - 8 tiếng đồng hồ thì bao nhiêu nhiên liệu cho đủ, khi giá gas, điện, than cứ tăng vùn vụt. Trong khi đó, một gói “bột nhừ” giá 40.000 đồng có thể dùng cả năm".


Ảnh cắt từ clip quay lại cảnh chủ quán "vô tư" bán bột nhừ cho khách tại chợ Phùng Khoang (Hà Đông, Hà Nội).

Để kiểm chứng tác dụng của chất này như thế nào, tôi mua vài lạng xương để hầm. Tôi bỏ một lượng nhỏ bột nhừ và cho thêm vài viên "bún mắm". Đúng 10 phút, tôi mở vung kiểm tra, mùi vị của nước dùng thơm nức mũi, xương mềm nhũn. Tham khảo tại tất cả các chợ đầu mối, chợ lớn, chợ nhỏ như chợ Thành Công A (Đống Đa), chợ Ngọc Hà (Ba Đình), chợ Đồng Xuân (Hoàn Kiếm), chợ Đồng Tâm (Hai Bà Trưng)..., chúng tôi cũng nhận được những câu trả lời tương tự. Tại chợ Thành Công A, bột nhừ còn đa dạng hơn. Sau khi chúng tôi ngỏ ý muốn mua một khối lượng lớn, bà chủ M.K. nhanh nhẹn: "Bột nhừ bây giờ bị cấm bán nên không dám bày ra sạp. Anh mua thì để em về nhà lấy. Anh muốn mua loại túi hay loại thùng”. Bà chủ M.K. chạy về nhà, một lúc sau bưng ra một thùng khá lớn. Trong hộp này có cả loại túi và loại hộp, loại túi có giá 40.000/kg, còn hộp thì 30.000 đồng/kg.


Bột nhừ và vài viên "bún mắm" được cho vào hầm xương để chế nước dùng.
Cầm một hộp màu trắng trên tay, chúng tôi để ý thấy trên bìa có nhãn hiệu Kinh và ghi dòng chữ màu xanh: Bicarbonate of soda, trọng lượng 100gr. Bà chủ bảo đây là nhãn hiệu của úc, được nhập khẩu và đóng gói tại Malaysia. Quan sát kỹ, tôi thấy nắp vỏ hộp không có niêm phong cũng như tem của công ty sản xuất. Hơn nữa, qua quá trình tìm hiểu về việc tuồn lậu "gia vị Tàu" vào nội địa của đối tượng buôn lậu, tôi đã quá quen thuộc với các chiêu thức làm giả, nhái nhãn mác của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới.

Không thể phân biệt được "bột nhừ" và... "chất rửa bồn cầu"


Bột nhừ bày bán trên thị trường thực chất là một loại sản phẩm có xuất xứ từ Trung Cộng, không nhãn mác. Vì lợi nhuận, lái buôn và người bán hàng đã bất chấp luật pháp, tính mạng của người tiêu dùng để kiếm lời. Bột nhừ có công thức hóa học là NaHCO3, các tên gọi là baking soda; sodium hydrogen carbonate; sodium acid carbonate; sodium bicarbonate... Đây là hóa chất rất thông dụng được dùng trong công nghiệp (làm chất tẩy rửa, làm mềm nước nhiễm a-xít) và y tế (thuốc trung hòa a-xít ở người mắc bệnh đau dạ dày). Ngoài ra, chất này còn được dùng trong thực phẩm (làm mềm xương, thịt). Theo quy định của bộ Y tế, nó được dùng 1 - 2 thìa (45 gram/kg) trong 1kg thực phẩm để chế biến. Chất dùng để chế biến thực phẩm đòi hỏi phải có màu trắng, không mùi, không vị và có độ tinh khiết chuẩn. Bột nhừ dùng làm thực phẩm có thể mua ở các hiệu thuốc, có tem mác đúng quy định của những hãng uy tín.

Tuy nhiên, khách hàng chủ yếu mua phải những loại bột nhừ rởm, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, có chứa chất độc hại. Do các chất này không có bao bì nhãn mác nên người mua rất khó phân biệt đâu là chất dùng để nấu thức ăn và đâu là chất để rửa bồn cầu. Để tinh chế được backing soda rất tốn kém, nếu nhập ở nước ngoài thì cũng có giá hàng triệu đồng mỗi kg. Trong khi đó, hóa chất dùng trong công nghiệp rẻ hơn rất nhiều so với chất dùng cho chế biến thực phẩm.


Túi bột nhừ độc hại vẫn được bán "vô tư" tại các chợ ở Hà Nội.
Theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội thì: Chất NaHCO3 khi đun ở nhiệt độ cao sẽ khiến cho quá trình thủy phân protein trong thịt, xương thành a-xít amin nhanh hơn. Chính vì vậy, khi cho chất này vào hầm xương thịt sẽ rất nhanh mềm.

Tuy nhiên, chất dùng để nấu thực phẩm phải là loại tinh khiết. Trên thực tế, bột nhừ bán trên thị trường chủ yếu là chất dùng trong công nghiệp có chứa nhiều chì, asen, thủy ngân, có thể gây hủy hoại tế bào xương, khiến trẻ em bị còi xương, rỗng xương. Ngoài ra, chất này gây ức chế hấp thụ phốt pho ở đường ruột, làm mất can-xi, giảm quá trình ô-xy hóa, ảnh hưởng rất lớn đến cơ tim. Chất thủy ngân rất độc, có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh; chất asen khiến cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, hồng cầu, bạch cầu giảm, rụng tóc, sút cân, mạch máu bị tổn thương và có thể dẫn đến ung thư.

Các nhà khoa học chia sẻ cách nhận biết chất NaHCO3 tinh khiết dùng để chế biến thực phẩm là có màu rất trắng, không mùi và không vị. NaHCO3 dùng trong công nghiệp có mùi vôi vì chất này chưa đủ lượng khí hydro trong quá trình điều chế.



Thế Hoàng

Posted by: Đông Nhi Sep 23 2014, 09:20 AM



Kinh hoàng “lò” sản xuất nước mắm trong nhà vệ sinh.


Mắm Hòn Mê



Cơ quan điều Thị xã Thuận An, Bình Dương bất ngờ thanh tra cơ sở của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hòn Mê (ấp Bình Đáng, phường Bình Hòa, Thị Xã Thuận An), tìm thấy nhiều đường ống dẫn nước, nước mắm từ phía nhà vệ sinh.


Lúc đang thanh tra, nhiều công nhân của Công ty còn đang làm công việc đóng chai nước mắm được dẫn từ bồn nhựa (khoảng 500 lít) đặt sát nhà vệ sinh.

Phía bên trong nhà vệ sinh, một bồn nước (loại nhỏ) không có nắp được đặt trên bồn cầu, và máy bơm nước, ống dẫn nước từ máy bơm trong nhà vệ sinh ra ngoài.


Hộp hóa chất dạng bột trong xưởng sản xuất nước mắm.

Tiếp tục tìm kiếm, toán thanh tra còn tìm được hàng chục kg muối ăn, hóa chất (màu trắng, dạng bột, xuất xứ từ Tàu Cộng), hóa chất màu nâu (dạng lỏng) đựng trong nhiều bình nhựa loại 20 lít.

Đại diện Cơ sở sản xuất nước mắm này khai nhận loại hóa chất màu trắng được mua ở chợ Kim Biên (TP. Sài Gòn) dùng để pha vào nước mắm để pha độ chua, độ mặn.
Tuy nhiên, sự xác định nước mắm do cơ sở này sản xuất là do sự pha chế từ nước lã, hóa chất dạng bột, hóa chất màu dạng lỏng, muối ăn, và nước mắm.


Đường ống dẫn “nước mắm” ra ngoài để đóng chai.

Thanh Tra đã thu giữ tại cơ sở này hàng ngàn chai nước mắm đã đóng chai, dán nhãn mang các tên: Nước mắm cá cơm Hòn Mê, Nước mắm cốt nhĩ (hiệu 2 con cá cơm), Nước mắm cá cơm Phan Thiết Đại Phú, Nước mắm cốt nhĩ cá cơm Phan Thiết (hiệu hai con cá cơm), Nước mắm Đại Dương Phan Thiết…

Chưa hết, còn hàng ngàn chai mắm tôm Hậu Lộc, mắm tép Đồng Quê, mắm ruốc…. đều mang thương hiệu của Công ty TNHH Hòn Mê.


Người làm công lấy ra một can chất lỏng màu trắng…

Đại diện cơ sở khai nhận đã cung cấp hàng trăm chai nước mắm mỗi ngày ra thị trường...


… và chỉ cho Phóng Viên biết thêm nhiều bao muối ăn để trong khu vực sản xuất nước mắm.


Cơ quan điều tra đang tiếp tục kiểm tra những sai phạm về nhãn mác, công bố chất lượng sản phẩm, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm…