Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Cho vay lừa lọc, Tài Chánh
AnAn
post May 24 2017, 10:25 AM
Post #1


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 6,737
Joined: 12-November 08
Member No.: 702
Country




Cho vay lừa lọc


Nhiều người di dân và tị nạn là nạn nhân của những vụ cho vay lừa gạt. Cho vay kiểu lừa gạt thông thường khởi đầu bằng chiến thuật buôn bán lừa lọc giả dối, và kết thúc bằng một món nợ mà người vay phải trả quá nhiều cho lệ phí, tiền lãi hoặc tiền bảo hiểm.

Người vay thực tình không hiểu thấu món nợ mà họ vay, hoặc không được giải thích cặn kẽ để hiểu thấu vấn đề. Do vậy, kết quả là về sau này họ không có đủ tiền để trả nợ đã vay. Các nhóm thiểu số thường là mục tiêu của các vụ cho vay lừa lọc như thế. Điều quan trọng là bạn nên biết quyền lợi của bạn và tìm hiểu chủ nợ để tránh rơi vào những lầm lẫn nguy hiểm.

Bạn nên coi chừng các kiểu cho vay lừa lọc sau đây thường được áp dụng khi bạn vay tiền mua nhà:

Trả nợ theo kiểu bong bóng (balloon payments). Chủ nợ đề nghị cho vay món nợ với số tiền trả hàng tháng rất thấp. Đôi khi số tiền này chỉ bằng số tiền lời. Rồi cho đến hạn chót của món nợ, bạn phải trả một số tiền rất lớn cho hết số nợ còn lại. Nếu bạn không trả nổi số tiền này, chủ nợ sẽ tịch biên nhà của bạn.

Equity Stripping. Trường hợp này, có thể bạn có lợi tức thấp, nhưng căn nhà bạn đang ở có giá trị. Để mong được chấp thuận vay nợ, khi điền đơn, chủ nợ xúi bạn nói dối về lợi tức thật của bạn. Rồi sau đó, khi bạn không trả được nợ, chủ nợ sẽ tịch biên, và lấy nhà của bạn.

Loan Flipping. Chủ nợ cho bạn tái tài trợ trên số nợ hiện hữu nhiều lần, tỉ dụ dùng tiền vay nợ để đi nghỉ hè. Khi bạn được tái tài trợ, bạn phải chịu trả lệ phí và points. Do đó số tiền nợ nhiều hơn, tiền lời cao hơn, thời hạn trả nợ lâu hơn.

Nợ để sửa sang nhà cửa. Đây là mưu mô thông thường, chủ nợ đề nghị bạn mượn tiền sửa sang nhà cửa qua cùng chủ nợ mình quen biết. Khi bắt đầu, chủ nợ đòi hỏi bạn ký rất nhiều giấy tờ, và không để cho bạn có thời giờ để đọc các giấy tờ đó. Và nếu bạn không ký, chủ nợ doạ sẽ không hoàn tất thủ tục. Thông thường, các giấy tờ này, thực ra là giấy nợ có thế chấp với lãi xuất, lệ phí và points rất cao. Đôi khi giấy tờ rất tồi tệ và chẳng hoàn tất.

Credit insurance packing. Khi kết thúc hồ sơ vay, chủ nợ có thể đưa cho bạn ký các giấy tờ với các số tiền tính thêm cho bảo hiểm tín dụng, hoặc các đề nghị khác mà thực ra bạn không muốn chút nào. Nếu bạn từ chối không ký, họ sẽ doạ rằng tiền vay sẽ bị rút lại hoặc hồ sơ phải trình lên giám đốc để thẩm xét lại.

Mortgage Servicing Abuses. Sau khi bạn có được món nợ có thế chấp, bạn có thể nhận được thư của chủ nợ nói rằng tiền nhà hằng tháng cao hơn như bạn tính với lý do là tiền thuế và tiền bảo hiểm. Sau đó bạn còn có thể nhận được một lá thư nữa nói là bạn phải trả tiền lệ phí vì trả tiền nhà trễ hạn, mặc dầu bạn luôn trả tiền nhà đúng hạn kỳ. Trong thời gian này, chủ nợ không cho bạn biết chính xác trương mục của bạn. Như thế hầu như bạn không có cách nào để biết bạn thiếu nợ bao nhiêu hay đã trả bao nhiêu.

Signing over your deed (ký trên giấy quyền sở hữu). Xẩy ra khi bạn gặp khó khăn trong việc trả dứt nợ thế chấp và chủ nợ dọa tịch biên nhà cửa. Một chủ nợ khác nhảy vào đồng ý cho bạn vay nợ, với điều kiện là bạn ký một khế ước với họ như là biện pháp tạm thời. Chủ nợ mới này có thể dùng tài sản của bạn để vay nợ hoặc bán tài sản của bạn cho người khác.

Để tránh bị cho vay kiểu lừa lọc, bạn cần phải làm những việc sau đây:
Trước hết phải coi chừng người mời mọc bạn, rồi kỳ kèo trả giá món nợ mà bạn đang muốn vay. Bất cứ người nào nói với bạn rằng: Nếu ông bà “không có tín dụng, không thành vấn đề” thì không thể tín cẩn người đó được. Cũng phải để ý khi chủ nợ tiếp xúc với bạn trước. Phần nhiều công ty cho vay tiền về địa ốc hoặc công ty cung cấp tín dụng không chào mời khách hàng qua điện thoại hay đi gõ cửa từng nhà. Bạn nên tránh kiểu điền đơn vay tiền qua điện thoại hay chủ nợ hứa hẹn là đơn vay nợ sẽ được chấp thuận nội trong ngày hôm sau.

Cho vay kiểu lừa lọc thường xảy ra khi ký giao kèo với một công ty tài chánh mà không phải là ngân hàng. Vì thế, khi đi tìm chỗ để vay tiền, bạn phải hỏi cho bằng được ngân hàng địa phương ở đâu, credit union ở chỗ nào, và địa chỉ cùng điện thoại của các công ty tài trợ địa ốc. Các văn phòng này thường cho bạn vay món nợ hợp với khả năng của bạn và đối xử một cách chân thành. Bạn cũng cần phải hỏi thăm công ty cố vấn về địa ốc. Các cơ quan này có thể cho bạn biết công ty nào cho vay có thể tin cậy được.

Bạn có quyền đòi hỏi cho biết tổng số phí tổn cho vụ nợ là bao nhiêu; lãi suất hàng năm, và số tiền phải trả hằng tháng là bao nhiêu, số tiền này phải được viết trên giấy tờ trước khi bạn ký. Bạn cũng cần phải chắc chắn rằng bạn có đủ tiền để trả tiền hằng tháng. Nếu có điểm nào bạn không hiểu, hoặc thấy chổ nào không đồng ý, thì nên tham khảo với luật sư hay bạn bè. Điều quan trọng là bạn phải đặt các câu hỏi cho đến khi nào bạn hiểu hết hợp đồng vay tiền. Đừng bao giờ ký bất cứ giấy tờ nào mà bạn chưa đọc hay là không hiểu.

Cho đến bây giờ thì chưa có nhiều giải pháp để chấm dứt việc lạm dụng cho vay. Luật lệ thay đổi tuỳ tiểu bang, và rất khó áp dụng. Luật: “The Truth in Lending Act” do quốc hội ban hành năm 1968 để bảo vệ người tiêu thụ về trao đổi tín dụng đã cho phép sau ba ngày ký giao kèo bạn có quyền thay đổi ý định vì bất cứ lý do nào.

Trường hợp bạn nghĩ rằng bạn là nạn nhân của việc cho vay lừa lọc, bạn có thể gọi điện thoại cho Federal Trade Commission (Uỷ Ban Thương Mại Liên Bang) số 1-800-FTC-HELP để khiếu nại. Việc khiếu nại của bạn sẽ ghi vào hồ sơ chính, do đó các người khác được báo động khi giao dịch với các công ty này.


--------------------
***Bình yên một thoáng***
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 User(s) are reading this topic (2 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 29th March 2024 - 04:50 AM