Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Bé có còn nghe được không? - St
Tulip
post Jun 3 2010, 03:49 PM
Post #1


Hoa cô đơn
***

Group: Năng Động
Posts: 5,417
Joined: 28-October 08
Member No.: 516
Country






Bé có còn nghe được không?


Hầu hết khi chăm sóc và dưỡng dục trẻ, bạn luôn nuôi nhiều hy vọng, niềm tin, khát khao và cả mơ ước. Nhưng bỗng một ngày bạn nhận thấy trẻ đang dần mất đi khả năng nghe nói, bạn trở nên lo lắng, bất an.

Ý nghĩ phải đối mặt với thực tế đáng buồn đôi khi khiến bạn có phần sốc, chán nản, thất vọng và lo lắng cho tương lai. Bạn thấy khó chịu và không muốn chấp nhận những gì bác sĩ nhận định. Bạn tự hỏi: “Sao lại là chúng tôi mà không phải một ai khác?”….

Tình thương bao la của cha mẹ

Nếu chẳng may con bạn bị nghe kém, bạn cũng đừng nên quá bối rối, vì hiện nay có nhiều phương pháp giúp trẻ thích nghi. Nghe kém chưa hẳn làm hạn chế khả năng giao tiếp, hòa đồng xã hội, học hỏi và tận hưởng niềm vui mà cuộc sống tươi đẹp ban tặng. Với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, các dòng sản phẩm trợ thính hiện nay có tác dụng giúp ích với cả trẻ khiếm thính hoàn toàn.

Điều quan trọng bạn cần nên hiểu trẻ em dù nghe tốt hay nghe kém cũng luôn phát triển khác nhau, có những phản ứng riêng biệt, không nhất quán. Do đó, tùy từng trường hợp mà bạn áp dụng phương pháp đúng đắn.

Chủ đề dưỡng dục trẻ khiếm thính thực sự khá phức tạp vì không có giải pháp hay câu trả lời duy nhất. Nhưng một khi hiểu rõ những thách thức mà trẻ đang gặp phải, bạn sẽ tìm ra kết quả hỗ trợ bé một cách tối ưu. Bạn cần lưu ý các dòng máy có tác dụng giúp bé nâng cao khả năng giao tiếp để cải thiện chất lượng cuộc sống.nhưng chính gia đình, người thân, bè bạn và bản thân bé phải dần thích nghi với tình trạng nghe kém của bé. Nếu có băn khoăn, vướng mắc thì bạn cần trực tiếp hỏi ý kiến thầy cô của bé, xin lời khuyên từ các chuyên viên thính lực hay các chuyên gia khác. Họ luôn giúp đỡ và hỗ trợ bạn!

Quan trọng nhất là bạn phải dành tình thương, thái độ chấp nhận và khuyến khích bé. Ngoài ra, cũng nên khen ngợi mỗi khi bé thực hiện hoàn chỉnh một động tác hay công việc nào. Thường xuyên mỉm cười trìu mến, vì điều đó có nhiều ý nghĩa với trẻ khiếm thính. Hơn nữa, phải chú ý xem khi nào bé muốn chia sẻ điều gì cùng bạn, dù là những thứ nhỏ nhặt nhất. Thi thoảng dành thời gian đọc truyện trước khi đi ngủ, tập thể dục, và ca múa hát. Điều đó giúp trẻ cảm nhận được tình yêu, sự chăm sóc, để rồi tự bé thấy thoải mái, tự tin hơn.

Khôn lớn ngay cả khi nghe kém

Khi trẻ bị khiếm thính, khả năng phát triển ngôn ngữ cũng dần chậm lại. Với trẻ nghe kém ở mức độ vừa hoặc nhẹ, vẫn có thể phát triển âm thanh lời nói có ý nghĩa. Một nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều trẻ mất khả năng nghe hoàn toàn vẫn nói được nếu được điều trị sớm. Càng sớm phát hiện tình trạng nghe kém bao nhiêu, thì khả năng hồi phục của trẻ càng cao. Và với công nghệ tiên tiến hiện nay, trẻ còn có thể dùng máy trợ thính trong vài tuần đầu hoặc những tháng đầu tiên sau khi sinh.

Máy trợ thính có nhiều lợi ích thực tiễn. Nhưng để tận dụng tối đa ứng dụng của nó, đòi hỏi phải kiên trì và dành nhiều thời gian nghiên cứu. Ngoài ra, cũng còn phụ thuộc vào dạng hỗ trợ khác dành cho bé, từ phía gia đình, bè bạn, thầy cô, chuyên viên thính lực và các chuyên gia khác.

Ngày nay, đại đa số máy trợ thính đều có chất lượng âm thanh hoàn hảo, đem lại sự thoải mái khi nghe. Thậm chí với nhiều trẻ mất hết khả năng nghe, vẫn có tác dụng khi dùng máy, dù chỉ là nhận thức những gì đang diễn ra xung quanh chúng.

Trong một số trường hợp – khi trẻ hoàn toàn bị điếc – và máy trợ thính không có tác dụng, thì có thể chọn giải pháp cấy ốc tai. Đó là một trường hợp phẫu thuật cấy ghép giúp tập hợp âm thanh, sau đó chuyển tín hiệu thành xung điện.
Nhưng trước khi tiến hành cấy ghép, cần phải cân nhắc kỹ các tiêu chí y khoa. Để hiểu thêm về vấn đề này, tốt nhất nên hỏi chuyên viên thính lực hoặc bác sỹ tai – mũi – họng.

Hỗ trợ thêm cho bé

* Hệ thống FM


Lắng nghe âm thanh trong lớp học thực sự khó ngay cả đối với trẻ nghe hiểu bình thường. Một phần đó là do giọng nói của thầy cô truyền từ khoảng cách xa. Phần khác do tiếng ồn phát ra từ môi trường xung quanh như tiếng dậm chân, tiếng ghế kọt kẹt dịch chuyển, tiếng học sinh thì thầm
to nhỏ. Do đó, đễ hỗ trợ trẻ khiếm thính bắt kịp lời giảng của thầy cô, bạn nên cài đặt hệ thống nghe FM cho trẻ.

* Đọc hình môi

Môi là cơ quan phát âm của từ ngữ, ví dụ như “mẹ” khác hoàn toàn với “nghe”. Đó là lý do giải thích tại sao học qua quan sát môi lại quan trọng đặc biệt là đối với trẻ nghe kém, vì chúng cần quan sát để hiểu vấn đề trọn vẹn hơn. Đọc hình môi có chức năng hỗ trợ lời nói.

* Trị liệu ngôn ngữ

Nghe kém sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển ngôn ngữ của trẻ. Do đó trẻ rất cần có chuyên gia trị liệu ngôn ngữ, giúp trẻ giao tiếp tiến bộ hơn. Trẻ khiếm thính không thể phân biệt được sự khác nhau cơ bản trong phụ âm đầu như ‘s’ ‘x’ ‘tr’ ‘ch’ là các âm không thể phân biệt được trong quá trình quan sát môi người khác hoặc những âm gió có tần số cao. Do đó, điều quan trọng là các chuyên gia trị liệu ngôn ngữ sẽ dạy bé nói được âm này.

Kết luận

Mất khả năng nghe không có nghĩa là mất tất cả cơ hội để có một cuộc sống bình thường. Bạn có thể hướng dẫn và hỗ trợ trẻ bằng nhiều hình thức khác nhau. Nhưng cách tốt nhất vẫn làluôn thể hiện tình thương yêu trìu mến và thái độ chấp nhận đúng đắn. Thứ hai là mua cho bé những thiết bị trợ thính phù hợp nhất để bé có thể phát triển và thành công trong tương lai.


--------------------

*******
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 User(s) are reading this topic (2 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 23rd May 2024 - 07:42 AM