Welcome Guest ( Log In | Register )

10 Pages V  < 1 2 3 4 > »   
Reply to this topicStart new topic
> Hải ngoại lưu ý thực phẩm Việt Nam - ST tài liệu
AnAn
post Jun 24 2010, 09:34 AM
Post #13


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 6,737
Joined: 12-November 08
Member No.: 702
Country






Trà sữa trân châu hay “trà sữa polymer”


Ở khắp mọi nơi trên đất nước Trung Quốc đều có sự hiện diện của các quán trà sữa trân châu hấp dẫn. Nhưng mới gần đây, theo điều tra thị trường của phóng viên Trung Quốc, thành phần làm ra ly sữa và hạt trân châu không những không bổ béo gì mà còn độc hại.

Nắng hè gay gắt đã trở thành điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh của các quán trà sữa trân châu. Từ phố lớn phố nhỏ, đường to đường bé, ngõ hẻm ngóc ngách, người người uống trà sữa trân châu.



Trên các khu phố lớn, 1 cốc trà sữa trân châu có giá từ 4 tệ đến 8 tệ, nhưng ở một số tiệm trà sữa ở quanh trường học và siêu thị, giá của những cốc trà sữa trân châu được làm từ những nguyên liệu không rõ xuất xứ chưa đến 3 tệ.

3 “pháp bảo” để làm trà sữa trân châu là: bột sữa, trân châu và đường hóa học. Như vậy có thể thấy giá thành phẩm, giá nguyên liệu của loại đồ uống hấp dẫn này vô cùng rẻ.

Theo ghi nhận của phóng viên Trung Quốc, trong mấy cơ sở chuyên bán buôn nguyên liệu làm trà sữa, có rất nhiều những gói bột sữa các loại, lớn nhất là 50kg, được xếp đống ở dưới đất. Giá cả của chúng dao động từ 20 tệ đến 400 tệ. Mỗi gói bột sữa như thế có thể pha ít nhất 400 ly trà sữa. Chủ tiệm còn cho biết bột sữa và bột trà được đóng vào cả những gói có khối lượng tịnh nhỏ để thuận tiện cho việc pha chế của những quán trà sữa trân châu nhỏ.

Một chủ cửa hàng khác cho biết: “Thường thường những gói bột sữa 200 tệ bán rất chạy”. Còn “trân châu” thì sao? Người ta đóng mỗi gói trân châu khoảng 2kg, bán 10 tệ một gói, mỗi gói như thế đủ dùng cho hơn 100 cốc. “ Tính thêm cả tiền cốc nhựa, tiền thuê nhân công và tiền thuê cửa hàng, giá thành phẩm của mỗi cốc trà sữa khoảng nửa tệ” – ông chủ tiệm đó nói.

Chú ý quan sát bao ngoài của các túi nguyên liệu, phóng viên phát hiện, ngoài bao bột trà có ghi nơi sản xuất ở Thượng Hải ra, những bao bột sữa kia chỉ có dòng chữ ghi đại lý bán hàng, không thấy ghi gì thêm nữa.

Không dùng sữa tươi mà dùng bột sữa

Anh Cố Vĩ (tên nhân vật đã được thay đổi), 42 tuổi, từng làm chủ một hệ thống nhiều cửa hàng kinh doanh mặt hàng trà sữa trân châu, tiết lộ với phòng viên, trà sữa trân châu mang đến cho khách hàng những hương vị ngọt ngào quyến rũ, đồng thời nó cũng mang đến cho họ những căn bệnh rất nguy hiểm.

“Trong trà sữa trân châu thì ‘trà sữa‘ được coi là ‘linh hồn” Cố Vĩ nói, dùng bột sữa mà không dùng sữa tươi để pha trà, đây được coi là bí quyết hành nghề của những tiệm kinh doanh thức uống giải khát này. “10 ly sữa tươi cũng không cho được vị thơm đậm đà như 1 thìa bột sữa, đây cũng chính là nguyên nhân tại sao đa số tiệm trà sữa lại sử dụng bột sữa thay cho sữa tươi”.

Trên thực tế, một số nguyên liệu để làm trà sữa trân châu chỉ là những bột vụn mà thôi, thành phần cụ thể là: bột sữa, chất dẻo cao phân tử (nói trắng ra là nilon), sunphát natri ngậm nước (Na2SO4.10H2O) và một vài độc tố hóa học sử dụng trong công nghiệp như Clo.

Trong bảng thành phần của bột sữa đều ghi hàm lượng chất béo không cao quá 32%. Nhưng trên thực tế, thành phần chủ yếu của bột sữa lại chính là dầu thực vật qua quá trình Hydro hóa, đây chính là 1 loại axit béo. Chuyên gia cho biết: “Hàm lượng chất béo trong 500ml trà sữa đã vượt quá quy định nạp chất béo cho cơ thể của người bình thường trong 1 ngày, cứ tiếp tục như vậy, rất dễ mắc bệnh tim mạch, nổi u bướu, hen suyễn, thở khò khè…Trẻ nhỏ thì giảm sút trí lực”.


Ít ai có thể ngờ những hạt trân châu dai dai, dẻo dẻo này lại là
hạt... nhựa. (Ảnh: Sketch-book)


Ăn “trân châu” tức là ăn “polymer”?

Trân châu làm tăng sức hấp dẫn cho ly trà sữa. Cố Vĩ nói: “Trà sữa trân châu có được sự mến mộ của khách hàng như ngày nay chính là nhờ có những viên “ngọc” đen đen, tròn tròn đó, rất nhiều những vị khách đến với trà sữa là do trót “phải lòng” những hạt trân châu dai dai, dẻo đẻo ấy”. Người trong nghề gọi nó là bột trân châu, thành phần chính của bột trân châu là bột sắn.

Nhưng nếu chỉ là bột sắn đơn thuần, thì hạt trân châu không thể có độ dai như thế, cho nên người ta khắc phục điều này bằng biện pháp đơn giản là trộn thêm lòng trắng trứng và bột mì. Dù như vậy, nhiều tiệm trà sữa vẫn thấy rằng trân châu của họ chưa đủ độ dai cần thiết, thế là họ chọn cách làm rất nhanh gọn: cho thêm vật liệu polymer. Cái gọi là “vật liệu polymer” nói trắng ra là nhựa. Đây cũng chính là bí quyết tuyệt mật của các tiệm “trà sữa polymer”. Cố Vĩ nhấn mạnh thêm: “Cơ thể con người không thể hấp thụ hợp chất đó, hậu quả của việc ăn nhựa thế nào, ai trong chúng ta cũng có thể tưởng tượng ra được”.

Nguồn tin đáng tin cậy cho biết, hiện nay chính phủ Trung Quốc đã kiểm soát nghiêm ngặt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Những sản phẩm gây hại cho sức khỏe người dân sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Đây cũng là tiếng chuông cảnh báo cho tất cả người tiêu dùng, nên thận trọng khi sử dụng đồ ăn thức uống. Nếu không, sức khỏe của chúng ta sẽ tỉ lệ nghịch với độ dai dẻo của “trà sữa polymer”.



sau vụ măng tre, tới trà sữa lên thớt

Trà sữa trân châu là thức uống “ruột” của đông đảo giới trẻ. Chỉ có điều, nguyên liệu chế biến được nhập từ TQ có chất lượng như thế nào thì gần như không một vị khách nào biết đến!

Giới trẻ hồn nhiên uống trà sữa mà không để ý chất lượng

Trà sữa trân châu - nấm mọc sau mưa

Hiện nay, thật quá dễ dàng để tìm một quán trà sữa trân châu.
hiện có hàng ngàn quán trà sữa từ có thương hiệu đến không tên tuổi, thậm chí chỉ là một xe nước ngoài vỉa hè cũng trở thành quán trà sữa.
Trà trân châu là trà pha đường, bột sữa và thường kèm với các hương liệu khác. Trà thường được uống với đá, được bỏ vào bình lắc kỹ tạo ra các bong bóng nhỏ, thêm trân châu (làm từ bột) hoặc thạch vào, đó là điểm đặc trưng của thức uống này.
Ngay trước trường Đại học Công nghiệp, ở quận Gò Vấp từ đoạn đường Lê Lợi vòng qua đường Nguyễn Văn Bảo chỉ khoảng 500m nhưng chi chít các quán giải khát trong đó có không ít quán trà sữa trân châu.
Khi chúng tôi đặt vấn đề tại sao lại không mở quán cà phê, nước ép trái cây, một chủ quán trà sữa trân châu trên đường Lê Lợi cho biết: “Trước khi mở quán kinh doanh, chúng tôi đã nghiên cứu thị trường rất kỹ và biết hiện trà sữa trân châu là một loại giải khát rất được ưa thích. Đặc biệt, nếu biết thiết kế quán theo một phong cách lạ, bắt mắt thì lại càng thu hút khách hơn”. Còn với chị Nguyễn T. K, chuyên bán xe nước di động tại trường PTTH Võ Thị Sáu, đường Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh thì thật thà cho biết:
“Các em học sinh rất thích uống trà sữa, mà nguyên liệu để làm loại này thì dễ mua; việc chế biến cũng rất dễ, lại có thể kiếm nhiều lời nên tụi tui thích bán lắm. Chị thấy đó, từ nãy tới giờ chỉ mấy phút giải lao của các em học sinh mà tui đã bán được mấy chục ly rồi đó”.

Có thể nói, chưa có một loại thức uống nào lại phong phú về tên gọi như các loại trà sữa trân châu hiện nay. Nào là trà sữa bạc hà, sữa dưa lưới, sữa mật ong, sữa nho, sữa kiwi, sữa cam, sữa dâu, sữa táo, sữa đậu xanh, sữa chanh dây… Tên các loại này luôn luôn được trưng chi chít trước cửa quán hoặc trước bảng hiệu xe bán trà.
Nhu cầu tiêu thụ trà sữa trân châu qua tìm hiểu của chúng tôi hiện rất lớn, đáng chú ý phần đông thực khách lại là giới trẻ, nhất là sinh viên - học sinh. Tuy nhiên, vì sao thích uống thì mỗi người đưa ra mỗi lí do.
Em Trần Phương Anh, học sinh trường tiểu học trường Hanh Thông, đường Lê Lợi, quận Gò Vấp cho biết: “Cháu thích uống trà sữa trân châu vì ngon, ngọt và có nhiều màu sắc như vàng, đen, xanh mà lại không ngán như uống sữa”. Còn với Hoàng Châu Giang, sinh viên trường Đại học Công nghiệp thì: “Đây là một loại thức uống bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe của mọi người (?)”.
Tuy nhiên, nguy hiểm là khi được hỏi có biết rõ nguyên liệu được dùng để chế biến trà sữa có chất lượng như thế nào thì gần như tất cả những người thích uống trà sữa đều không rõ!

Chất lượng nguyên liệu đang bị bỏ lửng.

Một chủ quán cà phê vừa đổi việc kinh doanh sang thành hiệu trà sữa (đề nghị không nêu tên) tại quận Phú Nhuận cho biết: “Thật ra, trà trân châu vốn là một thức giải khát bổ ích của người Đài Loan, chế biến từ lá trà trộn với các hạt trân châu làm từ bột sắn. Tuy nhiên, chuyện kinh doanh trà sữa đang được nhiều người đặt lợi nhuận lên trên chất lượng. Nguyên liệu bột sữa và hương liệu (mùi hương trái cây) phần lớn được lấy từ chợ Bình Tây, quận 6, giá cực rẻ, mười mấy ngàn đồng/kg. 1kg nguyên liệu pha được 4 lít trà sữa, tức bán được khoảng 16 ly lớn, bét lắm cũng kiếm lời khoảng 50-60.000 đồng”.
Đến chợ Bình Tây, các loại bột sữa được đóng thành từng bịch, hay trong các loại bao xi măng lớn. Đây chỉ là hàng mẫu, còn sữa gốc được đóng trong bao tải, khách mua bao nhiêu sẽ đổ ra cân đong bấy nhiêu.
Giá thì “thượng vàng hạ cám”, mua bao nhiêu cũng có. Điểm nổi bật là tất cả hầu như không nhãn mác, không ngày sản xuất, không nơi sản xuất và không ghi thành phần có trong bột sữa. Theo chủ sạp D.N, bột trà sữa có rất nhiều loại với đủ các loại màu sắc: sữa trà cam, chanh, mè, đậu phộng, nho, táo, bạc hà… với các màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng, đen… được nhập về từ TQ, Đài Loan

Cũng theo chủ sạp này, khách mua chủ yếu không chỉ ở TP.HCM như những quán giải khát nhỏ, những quán hàng bán tại cổng trường, một số cửa hàng ăn mà rất nhiều mối ở các tỉnh thành lân cận như: Long An, Vĩnh Long, Đồng Nai, Tây Ninh… Trân châu ở đây thì đa dạng cả về màu sắc, chủng loại và nhãn hiệu. Chúng được bán với giá 10-15.000 đồng/kg.
Một chị chủ hàng lại hồn nhiên mách “mánh”: “Hàng khô em cứ để thoải mái, giữ cả năm cũng không sao. Loại trân châu này chỉ cần luộc 10-15 phút là xong, ăn chẳng khác gì trân châu thật đâu”. Những túi hồng trà, trà xanh, trà đen, được xếp chất ngất trên các sạp hàng. Nhưng nếu không được giới thiệu cũng chẳng ai biết đó là cái... quái gì! Vì trên sản phẩm chỉ có mỗi dòng chữ loằng ngoằng mà chủ hàng thường nói là chữ ** hoặc chữ Đài Loan.
Một ngày sau quay lại chợ Bình Tây, chúng tôi đã không thể tìm thấy bất cứ một bao sữa không nhãn mác nào nữa. Lân la hỏi thì được chị chủ sạp H.V cho biết: “Giờ đang kiểm tra dữ lắm, phải hết đợt cao điểm này thì mới bắt đầu bán trở lại được. Nếu em muốn mua thì nói rõ số lượng và muốn mua loại nào, bao 25kg hay những bao nhỏ được chiết ra từ bao lớn đã được trộn chung với một bột trắng khác (?), chị sẽ gọi người nhà mang ra”.

Khi chúng tôi nói muốn mua mỗi loại một ít về làm thử thì chị chủ sạp liền gọi điện và khoảng 5 phút sau hàng đã được đưa tới. Đó là 3 gói: sữa bột nguyên kem Hà Lan, bột trái cây hòa tan và… bột kem pha cà phê (nhưng vẫn cứ một mực bảo đó là bột sữa và có thể làm trà sữa trân chân, pha cà phê, làm bánh kem, bánh bông lan) có xuất xứ từ Australia, châu Âu kèm lời giải thích: “Thực ra, sữa trong những gói đó là chiết ra từ bao lớn này. Tuy nhiên, nó đã được trộn chung với một loại bột khác nên rẻ vậy đó”. Loại bột đó là bột gì thì… chịu, không thể trả lời được!
Chị Ngọc Hạnh, quận Phú Nhuận, vốn là một khách hàng “ruột” của trà sữa trân châu bộc bạch: “Từ ngày phát hiện melamine trong sữa ở TQ và bây giờ là ở Việt Nam cũng xuất hiện một số sản phẩm sữa, nguyên liệu từ sữa nhập ở TQ có chứa melamine, tôi thấy hơi lo và hạn chế uống trà sữa vì nguyên liệu của nó phần lớn nhập từ TQ. Nhưng sao tới nay chưa thấy các cơ quan chức năng có cảnh báo gì về nguyên liệu này?”.

Trích:

TS. Nguyễn Hữu Toản - nguyên Trưởng khoa Dinh Dưỡng, Bệnh viện Chợ Rẫy cho rằng, dẫu chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về loại thức uống này nhưng có thể khẳng định, nó rất nguy hiểm.
Bởi loại thức uống này được chế biến từ nguồn nguyên liệu chưa được một cơ quan kiểm nghiệm nào kiểm định, lại không nhãn mác, không rõ nguồn gốc, thành phần bao gồm những gì cũng không ai biết. Yếu tố nguy cơ rất cao. Những người buôn bán, kinh doanh đang đánh vào tâm lý, thị hiếu của người tiêu dùng là thích rẻ và bổ dưỡng.
Nguy hiểm nhất là vì không được kiểm định nên có thể trong loại bột sữa này sẽ có một số thành phần độc. Nếu dùng phải sẽ rất nguy hại. Đặc biệt là có những loại hóa chất độc hại không có phản ứng ngay mà phải cần một thời gian dài mới biểu hiện triệu chứng. Lời khuyên tốt nhất cho mọi người là chỉ sử dụng những loại đồ ăn, thức uống có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.


Sưu tầm


--------------------
***Bình yên một thoáng***
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Tulip
post Jul 11 2010, 08:02 PM
Post #14


Hoa cô đơn
***

Group: Năng Động
Posts: 5,417
Joined: 28-October 08
Member No.: 516
Country





Mỳ ăn liền, thực phẩm chế biến sẵn là những thực phẩm có nguy cơ cao chứa nhiều trans fat rất hại cho sức khỏe

Thực phẩm chế biến sẵn chứa chất béo gây hại


Thực phẩm chế biến sẵn như mỳ ăn liền, bánh kẹo, khoai tây chiên, gà rán… rất tiện lợi, giúp tiết kiệm thời gian nhưng cũng có hại cho sức khỏe bởi chứa nhiều trans fat, một chất béo gây bệnh cho cơ thể.

Chất béo trans gây hại ra sao?

“Trans fat là loại chất béo nguy hiểm nhất trong nhóm các chất béo gây hại. Chất béo này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây đông đặc máu và tạo ra những mảng tiểu cầu dạng mỡ bám vào thành mạch, dần dần bịt kín thành mạch khiến cho máu không lưu thông được, gây tắc nghẽn và từ đó dẫn đến nguy cơ đột quỵ”, TS Lâm nói.

Theo đó, khi trans fat đi vào cơ thể, nó chiếm chỗ (nhưng không thể thay thế) của axit béo cần thiết. Ngoài ra nó làm tăng mức LDL-cholesterol (cholesterol xấu) trong máu do đó làm tăng khả năng bị các bệnh tim mạch. Chưa kể, chất béo dạng trans gây ứng chế enzym chuyển hóa, gây hình thành các huyết khối trong động mạch, dẫn đến nguy cơ tăng đột quỵ.

Thống kê tại New York (Mỹ) cho thấy mỗi năm có đến hơn 500 người chết vì bệnh tim mạch có liên quan đến Trans fat. Vì sự độc hại của chất béo này, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra khuyến cáo, mỗi người không nên tiêu thụ trans fat quá 3g/ngày. Nhiều nước còn quy định rõ phải ghi rõ lượng trans fat trên bao bì nhãn mác, như tại Canada, nhà sản xuất chỉ được quyền ghi zero trans (không có mỡ trans) trong trường hợp sản phẩm chứa ít hơn 0,2gr.

Cùng quan điểm này, TS Nguyễn Thị Bạch Yến, Viện Tim Mạch Việt Nam cho biết, theo nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu tăng 2% năng lượng từ trans fat thì sẽ tăng 23% nguy cơ bệnh mạch vành. Trên thực tế, những năm gần đây, các bệnh tim mạch đang trở thành bệnh phổ biến ở Việt Nam với tỷ lệ mắc cao, tỷ lệ tử vong cao và có nhiều biến chứng nguy hiểm.
Cách giảm chất béo trans

Tại Việt Nam, trans fat vẫn còn là vấn đề mới mẻ, chưa được nhiều người tiêu dùng biết tới. Nhưng thực tế, từ lâu, trong ngành sản xuất chế biến đồ ăn sẵn, để tăng thời gian bảo quản, tươi ráo, giòn và có màu sắc đẹp, hấp dẫn người tiêu dùng, người sản xuất dùng các loại dầu thực vật đã được hydro hóa trong quá trình chế biến. “Các sản phẩm có nguy cơ chứa nhiều chất béo trans như mỳ ăn liền (dùng công nghệ chiên), các loại bánh ngọt, sô-cô-la, kẹo, bánh bích-quy, bánh trung thu, khoai tây chiên, gà chiên, giò chả, các đồ nướng…”, TS Lâm nói.

Nếu thay 2% năng lượng từ trans fat bằng axit béo không no sẽ giúp giảm 53% nguy cơ bệnh động mạch vành.
Vì thế, để giảm nguy cơ này, TS Lâm khuyến cáo, người tiêu dùng không nên sử dụng những thực phẩm có chứa trans fat - loại chất béo có hại nguy cơ gây nên bệnh tim mạch và đột quỵ. Tức là đọc kỹ nhãn mác khi chọn mua thực phẩm chế biến sẵn.

Ngoài ra, nên dùng các loại dầu thực vật có chứa nhiều chất béo chữa bão hòa đa, hoặc loại dầu chưa bão hòa đơn (dầu đậu nành, dầu lạc, dầu mè, dầu hướng dương). Tránh dùng các loại dầu thực vật hydro hóa, dầu dừa, nước cốt dừa, dầu cọ (dầu olein), mỡ heo vì chúng chứa quá nhiều chất béo bão hòa. Hạn chế việc tiêu thụ các thực phẩm có chứa quá nhiều cholesterol như lòng, tim, gan, óc, thận, lòng đỏ trứng gà, nên ăn thịt nạc đã bỏ da, bỏ mỡ. Không ăn margarine (bơ thực vật) loại cứng đóng thành thỏi (vì loại này được làm từ dầu thực vật hydro hóa nên chứa rất nhiều trans fat).

Đặc biệt lưu ý dầu ăn càng chiên đi chiên lại nhiều lần càng có nguy cơ bị hydro hóa. Nhất là khi dầu đã chuyển sang màu vàng sẫm thì nguy cơ chứa nhiều trans fat là khó tránh khỏi.

Ngoài ra, người dân cần có chế độ ăn hợp lý đủ vitamin, khoáng chất bằng cách tăng cường rau quả chín hàng ngày. Những loại rau tươi, màu sặc sỡ như xanh thẫm, vàng, đỏ càng chứa nhiều chất oxy hóa hơn. Chọn các loại chất bột đường có nhiều chất xơ như bánh mỳ đen, bánh mỳ ngũ cốc nguyên hạt, ngô khoai…


--------------------

*******
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Hoainiemchonxua
post Sep 17 2010, 06:26 AM
Post #15


Giọt Lệ Quân Vương
***

Group: Members
Posts: 2,416
Joined: 3-March 09
Member No.: 2,147
Country




Những thực phẩm "rùng rợn" của Trung Cộng

Chỉ vì siêu lợi nhuận mà những cơ sở sản xuất đậu xanh, trứng vịt lộn, trứng gà tại Trung Quốc đã bất chấp đến sức khỏe của người tiêu dùng.


Làm giả cả hạt đậu xanh

Vụ việc được phát hiện khi các thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm của thành phố Hành Dương, tỉnh Hồ Nam tiến hành kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên các mẫu đậu xanh và đậu Hà Lan tại một nhà máy chế biến thực phẩm ở đây. Các nhân viên điều tra đã cải trang thành công nhân và ghi lại quá trình sản xuất đậu giả.




Đầu tiên những bao đậu tuyết, đậu nành khô lép được bỏ vào ngâm trong những thùng nước lớn có màu xanh nhạt. Hỗn hợp này có chứa màu và metabisulfile natri, loại phụ gia có công dụng tẩy và chất bảo quản. Sau đậu được vớt ra, để ráo nước, những hạt đậu mốc meo lúc này cũng trở nên căng tròn, tươi ngon và chẳng khác gì hạt “đậu xanh thật”.

Theo một chủ cơ sở sản xuất tiết lộ: Cách làm này là siêu lợi nhuận, vì cứ 1kg đậu tuyết sau khi chế biến sẽ cho ra 3kg đậu xanh giả, còn 1kg đậu nành cho 3,5kg.

Trứng vịt lộn từ... gà con chết

Vào trung tuần tháng Bảy vừa qua, ngành chức năng ở thành phố Công Chủ Lĩnh, tỉnh Cát Lâm đã phát hiện được một một xưởng gia công công trứng vịt lộn từ... những con gà con chết. Nghĩa là loại trứng vịt lộn (đã thành con hoàn toàn) mà xưởng này xuất bán cho các quán ăn trong và ngoài thành phố Công Chủ Lĩnh, thực chất đều là gà con ấp nở bị chết.




Những con gà chết được dùng làm trứng vịt lộn



Tại địa điểm đã phát hiện, người ta thấy một chiếc vạc lớn đặt ở giữa xưởng, trong đó có hàng loạt xâu gà con chết với ruồi nhặng bâu đầy. Và cạnh đó là những quả trứng vịt lộn xếp thành dãy. Toàn bộ số nguyên liệu và hàng thành phẩm đang chuẩn bị được đưa đi giao cho các nhà hàng này đều bị thu giữ.
Chế tác trứng gà tươi từ trứng hỏng...



Trứng ung qua công nghệ rùng rợn trở thành trứng gà mới toanh




Ngoài loại “đặc sản” trứng vịt lộn từ gà con... chết nói trên, nhà xưởng này còn chuyên cung cấp “trứng gà tươi” mới ra thị trường từ trứng hỏng, trứng ung... Được biết, những quả trứng đã hỏng, được các nhân viên thu gom từ các chợ về. Họ đập những quả trứng đó ra rồi khuấy trộn đều, rồi đổ ra khuôn có sẵn, sau đó đem chưng cách thuỷ và làm lạnh trở thành những quả trứng gà mới toanh và được... tuồn trở lại thị trường bán cho người tiêu dùng.



Dầu ăn làm từ nước thải

Lợi nhuận khổng lồ từ sử dụng dầu bẩn được “lọc” từ nước thải cống rãnh nhà hàng đã khiến rất nhiều người bất chấp nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng.




Dầu ăn được luyện từ những thứ đến... lợn cũng phải sợ.




Để có dầu bẩn xuất cho các nhà hàng, khách sạn, quán ăn, những ông chủ bà chủ vựa dầu phải tuyển dụng một lực lượng vớt dầu chuyên nghiệp. Những người này sẽ mang xô thùng gầu chậu tới cống, rãnh nước thải của các nhà hàng, quán ăn, quán cơm để múc lớp bọt, váng dầu lẫn cơm thừa canh cặn, những thứ… lợn cũng lắc đầu này được đem về chế biến.




Cặn bã sền sệt được móc lên từ cống sau đó sẽ được thu gom lại để "chưng cất" thành dầu ăn.


Kinh hãi "công nghệ" làm bánh Trung Thu

Khi ngày rằm Trung Thu đang đến dần thì nỗi lo về những loại bánh Trung Thu kém chất lượng, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm lại trở nên nhức nhối.




Không nên ham rẻ khi mua bánh Trung Thu không đảm bảo vệ sinh. ảnh Hà Thủy

Còn nửa tháng nữa là đến rằm Trung Thu vì vậy đến thời điểm này nhiều cơ sở sản xuất bánh ở Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội bắt đầu hoạt động mạnh. Ngay từ lối vào làng đã xuất hiện nhiều quầy bán hàng với những băng rôn quảng cáo: Hiệu bánh Trung Thu gia truyền hay Sản xuất bánh Trung Thu cổ truyền. Hỏi thăm mới biết, ngoài đường chủ yếu là cửa hàng giới thiệu sản phẩm, còn muốn mua buôn, “đổ đống” thì phải vào tận xưởng, ở đó giá cả mới hợp lý. Các xưởng sản xuất không nằm bên ngoài mà nằm trong ngõ ngách xen kẽ với khu dân cư.

Ngay từ lối vào của một cơ sở sản xuất bánh Trung Thu mùi chua nồng, cùng mùi ẩm mốc bốc lên nồng nặc. Những bao tải màu trắng đựng bột làm bánh ngổn ngang dưới sàn gạch. Gọi là xưởng nhưng thực ra là một cái lán dựng ngay bên cạnh nhà dân, bốn năm người thợ cởi trần, mặc chiếc xà lỏn đang tay không nặn bánh cho vào khuôn. Hai người phụ nữ đang băm thái một cái gì đó, ngoài những chiếc khay đựng bánh, những chiếc chậu, nồi chảo lớn, tất cả đều đen đúa và cáu bẩn.

Trên chiếc giá bằng sắt, tầm 5 chiếc mẹt đựng đầy mứt, xúc xích băm nhỏ ruồi nhặng bâu đen. Có hai chiếc bể lớn bằng xi măng nước váng màu bốc mùi oi oi. Ngâm trong đó là những miếng màu xanh cắt khúc, cầm thử lên tôi mới biết đó là bí xanh, dùng làm nhân bánh thập cẩm.

Xưởng bánh Trung Thu này sản xuất cả bánh nướng và bánh dẻo với đủ các loại nhân: sen, thập cẩm, đậu xanh, khoai môn, từ 200g đến 400g, với đủ loại mẫu mã tuỳ theo khách đặt hàng. Xưởng bánh của anh chỉv bán buôn, bánh được bán theo cân, khoảng 40 nghìn đồng/1kg. Tuy nhiên, anh này cũng cho biết: Loại 400 g giá thành cao nên khó bán, vì thế khách hàng chủ yếu đặt loại bánh 200 g, tính ra khoảng 8 nghìn đồng 1 chiếc”. Xưởng anh Toàn còn sản xuất loại bánh chỉ gần 200 g bởi so với loại 200 g nó không khác nhau là mấy và dễ tiêu thụ hơn.

Các cơ sở sản xuất bánh Trung Thu ở Xuân Đỉnh chủ yếu sản xuất bánh trần còn mẫu mã thì tuỳ khách hàng đặt chủ xưởng.

Khi chúng tôi hỏi về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, một chủ cơ sở sản xuất bánh thật thà nói: “Ở đây sản xuất chỉ quan tâm đến số lượng thôi vì giá thành nguyên liệu tăng cao, giá bánh thì rẻ, nếu đầu tư vào cơ sở vật chất thì chỉ có lỗ vốn”.

Tại một cửa hàng bánh Trung Thu truyền thống ngay đầu xã, ông chủ cho biết, “Ở đây không bán buôn, chỉ bán lẻ nhưng mỗi ngày tiêu thụ cả nghìn chiếc, chủ yếu là loại bánh dẻo và bánh nướng trần. Còn nếu mang biếu thì khách hàng có thể mua thêm vỏ hộp đứng bốn chiếc với giá 15 nghìn đồng /vỏ hộp, đẹp và mẫu mã giống với hộp bánh của Kinh Đô, Bibica hay Hải Hà”.

Xã La Phù, Hoài Đức, Hà Nội - một trong những làng nghề sản xuất bánh Trung Thu nổi tiếng "siêu rẻ", không khí sản xuất nơi đây bắt đầu nhộn nhịp, từ đầu xã đã thấy những chiếc xe tải lớn trở hàng tấp nập ra vào. Cũng giống như Xuân Đỉnh, không dễ gì tìm được những xưởng sản xuất bánh ngay ngoài đường. Theo quan sát của chúng tôi, những cơ sở sản xuất bánh trung Thu ở La Phù cũng không khá hơn nhiều lắm so với những cơ sở ở Xuân Đỉnh. Vẫn là những công nhân làm bánh không có bảo hộ lao động tay trần đóng gói bánh, những chiếc chậu đựng nhân bánh ruồi nhặng bâu đầy, bàn nhào bột làm bánh cáu đen tưởng như nó chỉ được rửa qua loa khi vừa xong việc.

Một chủ xưởng sản xuất bánh Trung Thu lớn ở La Phù cho biết: “Bánh Trung Thu của La Phù chỉ cạnh tranh được các loại bánh khác về khối lượng và giá cả. Vì vậy bánh ở đây chỉ được đóng trần bọc một lớp ni lông để chống ẩm mốc, nếu khách hàng yêu cầu thì mới đóng hộp và dán nhãn mác cẩn thận. Bánh ở La Phù sản xuất ra chủ yếu tiêu thụ ở các tỉnh lẻ và khu vực miền núi.

Ngoài đường, chủ một đại lý rất lớn bầy bán bánh Trung Thu Hữu Nghị cho biết: “Là nơi sản xuất bánh Trung Thu thật, nhưng dân ở đây không ăn bánh họ làm đâu mà toàn mua bánh cao cấp của đại lý bọn tôi về ăn, thắp hương và mang biếu thôi”


--------------------

Say men rượu ngày mai sẽ tỉnh
Say men tình mãi mãi vẫn còn say !
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Tulip
post Sep 26 2010, 06:22 PM
Post #16


Hoa cô đơn
***

Group: Năng Động
Posts: 5,417
Joined: 28-October 08
Member No.: 516
Country






Nước mắm



Tình trạng “nước tương đen” rộ lên chưa được xử lý rốt ráo, người tiêu dùng lại đang phải đối diện với một thực trạng khác: một số sản phẩm nước mắm ở Việt Nam được sản xuất trong điều kiện rất mất vệ sinh.
Nhìn bên ngoài, cơ ngơi của Công ty TNHH SX nước mắm Tân Liên Hưng (đường Nguyễn Hữu Trí ấp 2 thị trấn Tân Túc huyện Bình Chánh, Sài Gòn), khá rộng rãi và tươm tất. Thế nhưng, khi bước vào khu sản xuất (SX) mới biết được thế nào là dơ bẩn. (Xác thằn lằn trong bể nước mắm)

Nước mắm có... xác thằn lằn, gián, bọc ni lông!

Bên trong khu bán thành phẩm nước mắm là cả một đống hỗn tạp: thùng nhựa, cây gỗ, sắt vụn, thùng giấy, vỏ xe và cả… một chiếc xe lu. Bước vào thêm một đoạn là hàng chục bồn nước mắm bằng xi măng không có nắp đậy, nước bên dưới đen ngòm, mùi hăng hắc khó chịu.

Cả đoàn kiểm tra của Trung tâm Y tế dự phòng cũng phải bất ngờ khi phát hiện bên trong bồn nước mắm là 2… xác thằn lằn nằm chỏng chơ. Liên tiếp một số bồn nước mắm khác, xác gián, bọc ni lông, vỏ chai nhựa, ruồi… nổi lềnh bềnh! “Thật phát khiếp!” - một thành viên đoàn kiểm tra thốt lên.

Sang khu muối cá, cảnh tượng còn dơ bẩn hơn. Một số người đã không thể bước vào trước mùi hôi nồng nặc. Bên trong những bồn xi măng là những lớp nước màu nâu, bọt sền sệt với những chiếc mô-tơ bơm nước gỉ sét. Một số bồn vừa sử dụng qua, còn lại một lớp nấm mốc trắng xóa.

Khi được hỏi súc rửa bằng cách nào, chủ cơ sở trả lời tỉnh queo: “Bằng nước lã!”. Đoàn kiểm tra yêu cầu cho xem khu SX “nước mắm cá cơm” theo bao bì quảng cáo, lúc này chủ cơ sở mới thú thật “Em dùng… cá tạp để ép lấy đạm, còn cá cơm thì chỉ một chút ít cho có… hương thơm!”.

Thế nhưng, ngay cả việc tiếp nhận mỗi lần cả trăm tấn cá vậy mà công ty cũng không có bất cứ một hợp đồng nào để ràng buộc trách nhiệm. Với quy mô sản xuất hàng ngàn lít/tháng, nhưng trong 7 năm qua, công ty cũng không có một khu xử lý nước thải. Vậy mà sản phẩm được tiêu thụ ở khắp nơi, kể cả hệ thống siêu thị.

Đặc sản “siêu hạng” có khuẩn tụ cầu vàng…

Tại DNTN Chế biến thực phẩm Trung Vị (ấp 1 xã Tân Kiên, Bình Chánh), tình hình cũng không khá hơn. Với công suất nước mắm thành phẩm trên 30.000 lít/tháng, nhưng DN cũng không làm hợp đồng đảm bảo tiếp nhận nguồn nguyên liệu đầu vào.

Tại khu sản xuất, kiểm tra đôi bàn tay 10 nhân viên thì có đến… 9 đôi tay không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: móng tay dài, đeo nữ trang, có vết thương hở. Bồn chứa nước mắm cũng xây dựng bằng chất liệu xi măng - đây là nguy cơ dễ ô nhiễm trực tiếp lên thực phẩm.

Tương tự, dù trên nhãn quảng cáo sản phẩm “nước mắm cá cơm”, nhưng chủ DN cũng không có một chút bằng chứng gì để chứng minh với đoàn kiểm tra điều đó. Vậy mà tại phòng làm việc của lãnh đạo DN, rất nhiều bằng chứng nhận cấp cho đơn vị, trong đó Bộ Công nghiệp tặng Huy chương vàng “Hàng Việt Nam chất lượng cao phù hợp tiêu chuẩn cho nước mắm và mắm nêm” năm 2004; Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Hội Khoa học và Công nghệ lương thực thực phẩm Việt Nam bảo trợ tặng Huy chương vàng “Thực phẩm chất lượng an toàn vì sức khỏe cộng đồng” cho sản phẩm nước mắm - nước tương.

Tại Công ty TNHH SX KD nước mắm Hưng Thịnh (ấp 7 xã Lê Minh Xuân – Bình Chánh), lãnh đạo công ty cũng chỉ… nói miệng về nguồn gốc nguyên liệu được chế biến từ Phú Quốc chứ không có một hợp đồng hay sổ sách ghi chép nào.

Đây là sản phẩm thuộc “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, nhưng khu sản xuất còn nhiều ruồi, nền sàn hỏng, không có bàn đóng gói, hạn dùng in sẵn trên bao bì, nhiều nhân viên chưa khám sức khỏe, ngay cả bồn rửa tay và nơi thay đồ cho nhân viên cũng không đảm bảo.

Trên nhãn sản phẩm nước mắm Hưng Thịnh quảng cáo “siêu hạng đặc sản”, “thượng hảo hạng” nhưng kết quả kiểm nghiệm mẫu tại Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 phát hiện vi khuẩn Clostridium perfringens (gây nhức đầu, sốt, tiêu chảy, tử vong…) với số lượng cao vượt mức cho phép lên đến 12 lần!

Ghé thăm công ty nước mắm Hưng Thịnh

Một kết quả mẫu mới nhất của Viện Pasteur, trong mẫu “nước mắm siêu hạng 350N” ngày 15.5.2007, phát hiện có vi khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus aureus - quy định không được phép hiện diện trong thực phẩm.


--------------------

*******
Go to the top of the page
 
+Quote Post
bonglai9
post Oct 5 2010, 08:04 PM
Post #17


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Members
Posts: 252
Joined: 31-August 10
Member No.: 14,760
Age: 40
Country




Bắt quả tang hàng tấn gừng tươi tẩm lưu huỳnh

30/09/2010 15:04:13

Ngày 29/9, Tân Hoa Xã đưa tin, lực lượng chức năng thành phố Tây An (thủ phủ tỉnh Thiểm Tây) phát hiện rất nhiều tiểu thương dùng lưu huỳnh để bảo quản gừng tươi.

Ngày 27/9, đoàn kiểm tra VSATTP Tây An kiểm tra khu chợ nông sản khá lớn ở thành phố này và thu giữ hơn 200 kg gừng tươi dùng lưu huỳnh bảo quản.

Gừng tươi sau khi được thu hoạch nếu để lâu thường hay bị mất màu, thối hỏng hoặc nấm mốc xâm nhập, vừa bị hao vừa mất giá nên các tiểu thương đã bảo quản bằng cách sử dụng lưu huỳnh sấy qua. Giá cả loại gừng này vì thế khá cao, sản phẩm lại được nhiều người ưa chuộng vì màu sắc đẹp.



Gừng qua bảo quản lưu huỳnh có màu vàng sáng, không lẫn đất cát và “xỉn” như gừng tự nhiên

Gừng bảo quản bằng lưu huỳnh thường có màu vàng sáng, mùi khá nồng và có vị lạ. Dùng ngón tay day nhẹ củ gừng, lớp vỏ mỏng bên ngoài rất dễ bong tróc, bẻ đôi củ gừng, màu sắc giữa bên trong lõi và bên ngoài khác nhau rõ rệt.



Kho gừng nồng nặc mùi lưu huỳnh.

Theo các chuyên gia y tế Trung Quốc, dư lượng lưu huỳnh có trong thực phẩm và rau quả sẽ gây ra những phản ứng hoa học khi ăn vào cơ thể và dễ tạo thành những kích thích đối với dạ dày. Nếu sử dụng thực phẩm có bảo quản bằng lưu huỳnh công nghiệp sẽ tạo ra những tổn thương cho hệ thống thần kinh dẫn đến các hiện tượng váng đầu, chóng mặt, hoa mắt, toàn thân mệt mỏi.



Lực lượng chức năng tạm giữ số gừng tươi được bảo quản bằng lưu huỳnh.


Người thường xuyên ăn các loại thực phẩm, rau quả có dư lượng lưu huỳnh có thể mắc các chứng viêm kết mạc, viêm da gây ngứa, nặng hơn sẽ dẫn tới suy thận. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng khi mua gừng nên thận trọng, có thể phân biệt gừng tự nhiên và gừng bảo quản lưu huỳnh qua màu sắc, mùi vị.

(Theo VTC News)







--------------------
Tiên Cảnh
Go to the top of the page
 
+Quote Post
bonglai9
post Oct 6 2010, 05:04 PM
Post #18


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Members
Posts: 252
Joined: 31-August 10
Member No.: 14,760
Age: 40
Country






Người Việt Hải Ngoại lưu ý những thực phẩm kém phẩm chất nhập từ VN

bản tin Việt ngữ



1. Người Việt Hải Ngoại lưu ý những thực phẩm kém phẩm chất nhập từ VN

Ngay tại Việt Nam, rất nhiều loại gia vị mang hóa chất độc hại được bày bán tại các chợ không ghi rõ nguồn gốc sản xuất

Mới đây Cơ Quan An Toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cấm, không cho nhập cảng vào Hoa Kỳ, 27 lô hàng mà phần lớn là thực phẩm đã chế biến, sản xuất từ Việt Nam vì lý do thiếu an toàn sức khỏe. ....

Những loại thực phẩm này không chỉ nhập cảng vào Bắc Mỹ (Hoa Kỳ và Canada) mà còn được nhập cảng vào tất cả những quốc gia nơi có người Việt Tị Nạn sinh sống như những nước tại Âu châu, Nhật, Úc, v.v…

Cần tham khảo thêm xin vào trang website :

http://www.accessdata.fda.gov/scripts/Impo...;CountryCode=VN

Dưới đây là danh sách các công ty và địa chỉ, các loại thực phẩm bị FDA từ chối nhập cảng vào Hoa Kỳ, lý do vi phạm các điều khoản quy định về an toàn dược-thực phẩm.

1- Aquatic Products Trading Company, Tôm đông lạnh cỡ lớn có đầu, trộn lẫn các chất dơ bẩn và độc tố có hại cho sức khỏe (FILTHY, SALMONELLA), vi phạm các điều khoản 601(b), 801(a)(3), 402(a)(3), 402(a)(1)

2- Mai Linh Private Enterprise, Vũng Tàu, Thịt cua đông lạnh, có hóa chất phụ gia chloramphenicol (CHLORAMP) không an toàn cho sức khỏe, điều khoản 402(a)(2)© (i), 801(a)(3), theo định nghĩa của điều 21 U.S…C. 348;

3- Batri Seafood Factory, Bến Tre, Chả cua đông lạnh, có hóa chất phụ gia chloramphenicol không an toàn cho sức khỏe, điều khoản 402(a)(2)© (i), 801(a)(3), theo định nghĩa của điều 21 U.S.C. 348;

4- Nam Hai Company Ltd, có 2 sản phẩm vi phạm:
a) Thịt cua nấu chín đông lạnh, có trộn lẫn độc tố gây ngộ độc, độc chất salmonella và hóa chất phụ gia chloramphenol (POISONOUS, CHLORAMP, SALMONELLA) gây tai hại cho sức khỏe, vi phạm các điều khoản 402 (a) (1), 801(a)(3), 601(a), 402(a)(2)© (i), 402(a)(1) theo định nghĩa của luật 21 U.S.C. 348;

b) Lươn đông lạnh, có độc chất salmonella, và nhãn ghi giả mạo (FALSE, SALMONELLA,) một loại sản phẩm khác gây hiểu lầm cho người tiêu thụ, vi phạm các điều khoản 403(a)(3), 801(a)(3), 502 (a), 402 (a) (1);

5- ACECOOK VIETNAM CO…., LTD, Mì lẩu Thái có hương vị hải sản, chế biến có lẫn lộn các chất dơ bẩn và không ghi các thành phần cấu tạo nên sản phẩm (LIST INGRE, FILTHY) vi phạm các điều khoản 403 (i) ( 2), 801 (a) (3), 601 (b) 402 (a) (3) ;

6- Olam Vietnam Ltd, thị xã Gia Nghĩa, có 7 lô hàng bị ngăn chặn gồm Tiêu đen nguyên hạt và Tiêu đen xay đều có chứa độc chất Salmonella, vi phạm các điều khoản 402 (a) (1), 801 (a) (3);

7- Don Nguyen, 3 sản phẩm thô là Đậu khấu (Cardamon), Cam thảo (Licorice) và Quế (Cinnamon) ghi sai nhãn về hình thức và nội dung được quy định theo các điều khoản 4(a), 801(a)(3);

8- Van Nhu Seafoods Limited Company (VN Seafoods Co.), Nha Trang, Cá sòng ngân (Mackerel) cắt khúc đông lạnh, chế biến dơ bẩn, lẫn lộn các chất hỗn tạp, điều khoản vi phạm 601(b), 801(a), 402(a)(3);

9- Nam Phong Trading Co, Tiêu bột chứa độc chất Salmonella, theo điều khoản 402 (a) (1), 801 (a) (3);

10- Lucky Shing Enterprise Co Ltd, Bột ngũ cốc ăn liền vi phạm rất nhiều điều khoản bị nghiêm cấm gồm có: Thiếu thông tin đầy đủ (NOT LISTED) về sản phẩm theo đòi hỏi của các điều 502 (o), 801 (a) (3), 510 (j), 510 (k);

Không ghi thành tố gây rủi ro bệnh tật hiện diện trong sản phẩm dưỡng sinh (UNSFDIETLB) , theo các điều 402 (f) (1) (A);

Giả mạo sản phẩm (FALSE) gây hiểu lầm, điều 403 (a) (1), 502 (a);

Trên nhãn thiếu thông tin đặc biệt về thực phẩm dinh dưỡng (DIETARY) theo điều 403 (j);

Nhãn không ghi phần tiếng Anh (NO ENGLISH) 403 (f), 502 ©, vi phạm các điều luật 21 CRF 101. 15 ©, 801.15 © (1) và 201.15 © (1);

Thực phẩm dưỡng sinh nầy (được coi) là một loại dược phẩm mới nhưng CHƯA có đơn xin thử nghiệm để được chấp thuận (UNAPPROVED) theo điều 505 (a);

11- Nhan Hoa Co., Ltd, Cá đông lạnh, chứa độc tố Salmonella, vi phạm điều 402 (a) (1), 801 (a) (3);

12- United Seafood Packer Co. Ltd, Thịt (Fillet) cá lưỡi kiếm đông lạnh, chứa độc chất gây ngộ độc (poisonous), vi phạm điều khoản 402 (a) (1), 801 (a) (3), 601 (a);

13- Seapimex Vietnam, có 7 lô hàng về Chả cua đông lạnh, có hóa chất phụ gia Chloramphenol không an toàn sức khỏe theo định nghĩa của điều luật 21 U.S.C. 348, vi phạm các điều khoản 402 (a) (2) © (i), 801 (a) (3) ;

14- MY THANH CO., LTD, có 5 lô hàng gồm 4 sản phẩm:
Cá hồng snapper (?) đông lạnh bị từ chối nhập cảng, vi phạm các điều:

Ghi không đúng tên sản phẩm mà là dưới tên một loại sản phẩm khác (WRONG IDEN, vì không biết hay nhằm đánh lừa người tiêu thụ? Điều này chỉ có công ty sản xuất mới có thể trả lời!) theo điều 403 (b), 803 (a) (3);

Thiếu ghi chú về trọng lượng hay số lượng (LACKS N/C) theo điều 403 (e) (2), 502 (b) (2);

Nhãn sai (LABELING) về vị trí, hình thức và nội dung theo điều 4 (a), 801 (a) (3);

Dưa muối và Nước chấm chay (nước tương: Vegetarian dipping sause) có các vi phạm:

Không đăng ký là loại sản phẩm đóng hộp có độ acid thấp (NEEDS FCE) theo đòi hỏi của điều luật 21 CFR 801.25 © (1) hoặc 801.35 © (1), vi phạm điều 402 (a) (4), 801 (a) (3);

Không ghi chú thông tin về tiến trình sản xuất (NO PROCESS) theo đòi hỏi của điều luật 21 CFR 801.25 © (2) hoặc 801.35 © (2), vi phạm điều 402 (a) (4), 801 (a) (3);

Cá sòng ngâm muối (mắm cá sòng) vi phạm:

Độc chất Histamine vượt quá liều lượng chấp nhận, gây hại cho sức khỏe theo các điều 402 (a) (1), 801 (a) (3);

Sản phẩm dơ bẩn, có chứa các chất dơ bẩn hỗn tạp (FILTHY) theo các điều 601 (b), 801 (a) (3), 402 (a) (3);

15- Kien Giang Ltd, t/p HCM, có 2 sản phẩm là Cá nhồng (barracuda) và cá mang giổ (?, Perch,) đông lạnh, dơ bẩn, trong sản phẩm có tạp chất vi phạm các điều 601 (b), 801 (a) (3), 402 (a) (3);

16- Vinh Sam Private Trade Trade Enterprise, Tuy Hòa, Cá lưỡi kiếm tươi, có độc tố gây ngộ độc, vi phạm các điều 402 (a) (1), 801 (a) (3), 601 (a);

17- Tu Hung Trading Company aka Doanh Nghiep Tntm Tu Hung, có 3 sản phẩm:

a) Bánh hạnh nhân, nhãn không ghi các thành phần nguyên liệu tạo nên sản phẩm (LIST INGRE,) vi phạm các điều 403 (i) (2), 801 (a) (3);

b) Bánh chay: Không đủ phẩm chất (STD QUALITY,) như được ghi trên nhãn, vi phạm điều 403 (h) (1), 801 (a) (3)

Nhãn hiệu giả mạo (FALSE,) không ghi đúng nguyên liệu hay ghi sai lạc gây nhầm lẫn cho người tiêu thụ, vi phạm điều 502 (a), 801 (a) (3);

c) Bánh tráng mè: Không ghi đúng tên theo định nghĩa, tính chất và tiêu chuẩn của sản phẩm (STD IDENT,) theo điều 401, do đó vi phạm các điều 403 (g) (1), 801 (a) (3) ;
Nhãn hiệu không ghi các tố chất chính yếu gây dị ứng (ALLERGEN,) hiện diện trong sản phẩm theo đòi hỏi của các điều 403 (w), 403 (w) (1), 801 (a) (3);

18- Trung Nguyen Coffee Enterprise (Cà phê Trung Nguyên), Cà phê bột uống liền “3 in 1″ (túi có 20 gói), đã vi phạm các điều:

Không ghi thành phần nguyên liệu tạo ra sản phẩm (LIST INGRE,) 403 (i) (2);

Nhãn hiệu giả mạo hay ghi chú sai lạc (FALSE,) vi phạm các điều 403 (a) (1), 801 (a) (3), 502 (a);

Sản phẩm không cung cấp đầy đủ thông tin về các thành phần dinh dưỡng và chất béo (TRANSFAT,) có trong sản phẩm theo đòi hỏi của điều 21 CRF 101.9 ©, vi phạm điều 403 (q), 801 (a) (3);

19- Dragon Waves Frozen Food Factory Co. Ltd, Nha Trang, Cá ngừ (cắt thành từng miếng) đông lạnh, sản phẩm dơ bẩn, nhiều tạp chất gây ngộ độc, cùng với độc chất Histamine vượt quá liều lượng chấp nhận, vi phạm các điều 402 (a) (1), 402 (a) (3), 601 (b), và 801 (a) (3);

20- Thang Loi Frozen Food Enterprise, Tôm đông lạnh, có độc chất Salmonella, vi phạm điều 402 (a) (1), 801 (a) (3);

21- Hai Dang International Trading Services Co. Ltd, t/p HCM, hóa chất hay dược liệu Lidocaine (dùng trong thực phẩm [?], có thành phần hóa học là C14H22N2O) đã vi phạm 2 điều:

Không liệt kê thông tin đầy đủ về sản phẩm (NOT LISTED) theo đòi hỏi của các điều 502 (o), 801 (a) (3), 510 (j), hoặc 510 (k);

Dược liệu mới chưa xin phép kiểm nghiệm để được chấp thuận xử dụng (UNAPPROVED) vi phạm điều 505 (a), 801 (a) (3);

22- Chinh Dat Co., Ltd, Bao tử cá sấy khô, sản phẩm dơ bẩn, nhiều tạp chất, vi phạm các điều 402 (a) (3),601 (b), và 801 (a) (3);

23- Vinh Hiep Co., Ltd, t/p HCM, có 2 sản phẩm:
Thịt hào (ngêu, sò) hấp chín đông lạnh, và Mực đông lạnh, là các sản phẩm dơ bẩn, nhiều tạp chất, vi phạm các điều 402(a)(3), 601(b), và 801(a)(3);

24- Vifaco Nong Hai San-Xay, thịt ốc hấp chín đông lạnh, chứa độc chất Salmonella, vi phạm điều 402 (a) (1), 801 (a) (3);

25- Vuong Kim Long Co. Ltd, có 3 sản phẩm về bún khô, loại đặc biệt, sợi lớn, sợi nhỏ, sản phẩm dơ bẩn và loại phẩm màu không an toàn, vi phạm các điều 601(b), 801(a)(3), 402(a)(3), 402©, 501(a)(4)(B) .

Trên đây chỉ liệt kê điển hình một số công ty, một số sản thực phẩm bị từ chối nhập cảng vào Hoa Kỳ nội trong năm mà thôi. Còn bao nhiêu công ty khác, bao nhiêu sản phẩm khác đã “lọt sàng” trước đó và sau nầy? Còn bao nhiêu sản phẩm từ Việt Nam đã vượt ra ”biển lớn” vào Canada , Âu châu, Nhật, Úc v.v… ?


--------------------
Tiên Cảnh
Go to the top of the page
 
+Quote Post
KhoaNam
post Nov 29 2010, 11:46 AM
Post #19


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 7,735
Joined: 8-August 09
Member No.: 4,377
Country






Siêu thị Mỹ tẩy chay nữ trang Trung Quốc nhiễm độc


Tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới Walmart hôm nay tuyên bố gỡ bỏ toàn bộ các mặt hàng nữ trang đồ chơi Trung Quốc cùng chủng loại với mẫu bị phát hiện chứa chất cực độc catmi.

Quyết định được đưa ra ngay sau khi AP công bố kết quả điều tra cho thấy nhà sản xuất Trung Quốc đã sử dụng chất cực độc thay thế cho chì trong chế tác nữ trang đồ chơi trẻ em. Kết quả từ phòng thí nghiệm cho thấy một số mẫu thử có hàm lượng catmi quá cao.

Catmi là kim loại nặng được xếp thứ 7 trong danh sách 275 chất độc nhất của Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC). Lượng độc tố cao nhất mà xét nghiệm của AP, phối hợp với giáo sư Weidenhamer từ trường đại học Ashland, bang Ohio tìm thấy trong một sản phẩm chiếm 91% trọng lượng của sản phẩm đó. Lượng catmi trong nhiều mặt hàng nữ trang rẻ tiền, do AP mua từ khắp nơi trên nước Mỹ, chiếm tới 89% đến 84% trọng lượng sản phẩm. Những thông tin này khiến người Mỹ lo lắng cho sự an toàn của con em họ.


Một mặt dây đeo tay có chứa kim loại nặng catmi trên tay giáo sư Weidenhamer. Ảnh: AP


- Catmi trong 3 chiếc vòng tay flip flop bày bán tại siêu thị Walmart chiếm từ 84 đến 86% trọng lượng sản phẩm. Độ nguy hiểm của chuỗi vòng này vượt xa các tiêu chuẩn an toàn đặt ra. Nếu một đứa trẻ nuốt, ngậm hoặc cắn, lượng catmi ngấm vào dịch vị dạ dày trong vòng 24 tiếng đồng hồ còn lớn hơn ngưỡng an toàn mà một đứa trẻ nặng 15 kg có thể hấp thụ trong vòng 60 tuần lễ, theo tiêu chuẩn Tổ chức Y tế Thế giới đặt ra.

Nhà nhập khẩu Sulyn Industries tại Florida, ngay lập tức cho ngừng bán sản phẩm tới Walmart, chủ tịch của công ty cho biết. Theo ông, chiếc vòng này đã vượt qua những cuộc kiểm tra chất lượng của Wal Mart và cơ quan chức năng, nhưng không ai nghĩ đến việc xét nghiệm xem chúng có chứa catmi hay không. Đại diện của Wal Mart không bình luận về việc họ đã dỡ những sản phẩm trên khỏi kệ hay chưa.

- Ngoài ra, 4 chiếc mặt lắc tay bán lại cửa hàng Dollar N More tại Rochester, New York, chứa 82 đến 91% catmi. Với tỷ lệ này, chuỗi vòng tay không chỉ vi phạm luật an toàn sản phẩm mà còn cả luật môi trường của Mỹ.

- Hai chiếc mặt khác từ loại vòng tay “Best Friends”, được bày bán tại Claire’s, thương hiệu trang sức với 3.000 cửa hàng tại khắp Bắc Mỹ và châu Âu, chứa 89 đến 91% là catmi. Sản phẩm này cũng phai ra lượng catmi đáng báo động trong các xét nghiệm đối với môi trường dịch vị dạ dày. Khi được thông báo kết quả xét nghiệm, Claire’s cho biết các sản phẩm nữ trang trẻ em không bị bắt buộc phải qua xét nghiệm catmi. Họ chỉ làm xét nghiệm chứa chì và chúng đều đạt chỉ tiêu.

- Mặt dây chuyên từ 4 chiếc vòng cổ lấy cảm hứng từ phim The Princess and The Frog mua tại siêu thị Walmart, có chứa 25 đến 35% catmi.


--------------------
“Vì Danh Dự Dân Tộc: Chống giặc Tàu.
Vì tương lai Dân Tộc: khai tử tập đoàn bán nước Việt Cộng”


Go to the top of the page
 
+Quote Post
KhoaNam
post Nov 29 2010, 11:53 AM
Post #20


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 7,735
Joined: 8-August 09
Member No.: 4,377
Country






Nước mắm – Viet Huong Fish Sauce Co. Business Information


Một người Tàu-Việt tên Chung bắt đầu pha chế nước mắm Việt Hương từ thập niên 1980 trong garage xe tại nhà riêng ở San Francisco – CA Mỹ.

Không bàn về công nghệ làm nước mắm, chỉ nói về nguồn nguyên liệu chính là cá, cơ sở và vật dụng để chế biến, thì việc làm nước mắm trong garage xe là chuyện không tưởng. Hơn nữa, ở đây nước mắm lại được “pha chế”chớ không phải được làm từ cá. Pha chế từ cái gì ? Bột ngọt, nước màu, mùi nhân tạo và có một ít nước mắm thật ?Cần phải nói thêm rằng có nhiều nước ở Đông Nam Á biết làm nước mắm, như Thái Lan chẳng hạn, nhưng nước mắm của họ có mùi và vị khác nước mắm của Việt Nam. Nước mắm Việt thì chỉ có người Việt mới biết làm và được làm từ cá. Vậy bạn có tiếp tục mua loại nước mắm được “pha chế” từ trong garage xe của một người Tàu ? Hiện tại nhản hiệu 3 Con Cua được vô chai tại Hong Kong (Tàu), có lẽ còn nguy hiểm hơn nguồn gốc garage xe của nó.

Những nhản hiệu được sản xuất bởi công ty Việt Hương :

1. Nước mắm Hòn Phan Thiết – 1 con cua
2. Việt Hương – 3 con cua
3. Năm con cua
4. Nước mắm Phú Quốc


Nguy hại hơn nữa là công ty Việt Hương đã đăng ký bản quyền nhản hiệu “Nước mắm Phú Quốc” có hình bản đồ VN và đảo Phú Quốc (xem hình) ở Mỹ, Âu Châu và Úc. Các cơ sở sản xuất nước mắm chính cống tại Phú Quốc – Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc xuất cảng sản phẩm của mình qua các thị trường trên vì vấn đề bản quyền. (On Thursday, May 12, 2005, a U.S. federal trademark registration was filed for Phú Quốc. This trademark is owned by Viet Huong Fishsauce Company, Inc., 4623 Anza Street, San Francisco , 94121. Nguồn : Trademarkia)

Dưới đây là một số nguồn tham khảo :

Viet Huong Fish Sauce Co is a private company categorized under Wholesale Seafood and located in San Francisco, CA. Current estimates show this company has an annual revenue of $555,000 and employs a staff of approximately 2. Address : 5990 3rd St. San Francisco, CA 94124-3104 (415) 822-0612 (Manta)

Who is behind 1, 3, 5 Crabs and Phu Quoc Fish Sauce ?

Turns out they are all made by the same company – Viet Huong Fish Sauce Company, which got its start in San Francisco in the 1980s. Entrepreneurial Chinese-Vietnamese immigrant Mr. Chung started blending his fish sauce in his garage in the Outer Sunset district. His tinkering eventually led to the birth of the 3 Crabs fish sauce. (Viet World Kitchen)


--------------------
“Vì Danh Dự Dân Tộc: Chống giặc Tàu.
Vì tương lai Dân Tộc: khai tử tập đoàn bán nước Việt Cộng”


Go to the top of the page
 
+Quote Post
KhoaNam
post Nov 29 2010, 12:00 PM
Post #21


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 7,735
Joined: 8-August 09
Member No.: 4,377
Country






Hạt dưa nhuộm Rhodamine B cực độc hại


“Rhodamine B là một loại chất hoá học dùng để nhuộm quần áo, cấm tuyệt đối trong thực phẩm và thuốc.. Nếu ăn hạt dưa nhuộm Rhodamine sẽ gây suy gan, thận và cả bệnh ung thư”, BS Nguyễn Xuân Hướng, chủ tịch Hội đông y Việt Nam khẳng định.
“Ngay cả việc nhuộm quần áo bằng chất Rhodamine B người ta cũng rất e ngại, vì nếu mặc quần áo mà vẫn còn tồn dư của chất nhuộm này có thể gây ưng thư da cho người mặc. Vì thế, việc cố tình nhuộm Rhodamine B vào hạt dưa hay bất cứ thực phẩm nào là điều không thể chấp nhận được”, BS Hướng nói tiếp.
Theo BS Hướng, khi nhuộm hạt dưa bằng chất này, người ta pha loãng rồi đổ hạt dưa vào trộn lên, sau đem phơi khô. Chưa nói chất này có thể qua vỏ dưa ngấm vào bên trong hạt mà chỉ cần cắn hạt dưa, tiếp xúc vỏ dưa dính hoá chất này cũng đã rất nguy hiểm. Sự tích tụ lâu ngày trong cơ thể chất này trước hết gây tổn thương gan, thận, lâu dần gây ung thư. Còn với những người gan kém, sự đào thải qua gan kém có thể gây dị ứng tức thì, biểu hiện là nổi mẩn trên da, xung huyết.
BS Hướng cho rằng, những người kinh doanh này vì quá ham hố lợi nhuận cũng như vì sự tiện dụng, đơn giản nên đã lạm dụng Rhodamine B. Còn bình thường, thực phẩm có thể nhuộm màu đỏ, lên màu rất đẹp bằng cây chi tử hoặc nghệ kết hợp nước vôi mà không hề độc hại.

Người dân có thể dùng nước ép chi tử để nhuộm màu thực phẩm, vừa lên màu tươi đỏ đẹp vừa không gây độc hại cho cơ thể. Nhưng cũng cần lựa chọn chi tử tự nhiên, không bị nhuộm chất này. Trong ảnh, chi tử túi vàng, bên trái là màu tự nhiên nâu sẫm, còn bên phải, là chi tử nhuộm màu nâu đỏ hơn (Ảnh: H.Hải)

Tuy nhiên BS Hướng lưu ý, thời gian vừa qua, Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương đã phát hiện 25/57 mẫu chi tử chứa chất độc hại Rhodamine B này, do người ta nhuộm vào để chi tử vừa có thêm màu đỏ đẹp, vừa chống mối mọt. Vì thế, nếu dùng phải những loại chi tử đã bị nhuộm Rhodamine B để nhuộm màu thực phẩm thì cũng nguy hiểm không kém việc nhuộm trực tiếp chất này lên thực phẩm.

Hồng Hải



--------------------
“Vì Danh Dự Dân Tộc: Chống giặc Tàu.
Vì tương lai Dân Tộc: khai tử tập đoàn bán nước Việt Cộng”


Go to the top of the page
 
+Quote Post
mviet
post Dec 9 2010, 01:30 PM
Post #22


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 2,769
Joined: 9-September 10
Member No.: 15,235
Country




Tin Quan Trọng về Melamine

Hãy chắc chắn rằng bạn đọc cho đến cuối cùng - rất thú vị -

Sự cố sữa nhiễm độc do Trung Quốc sản xuất làm tất cả mọi người đều sợ
Mỗi ngày, các báo cáo được thay đổi. Không ai có thể cho chúng ta biết rỏ ràng những gì được ăn và những gì không được ăn.

1. Nhiễm độc sữa là như thế nào?

Đó là bột sữa trộn với "MELAMINE"

Melamine được sử dụng để làm gì?
Nó là một hóa chất công ngiệp sử dụng trong sản xuất melawares.




Nó cũng được dùng trong trang trí nội thất



Chúng ta đều phải hiểu rằng melamine được sử dụng trong công nghiệp sản xuất

- - - - - Nó KHÔNG được ăn.


2. Tại sao trộn Melamine vào sữa bột?

Các chất dinh dưỡng quan trọng nhất trong sữa là protein .
Và, Melamine có cùng một loại protein này có chứa 'nitơ'



Thêm Melamine vào sữa làm giảm hàm lượng sữa thực tế cần thiết,
và do đó nó là rẻ hơn so với sữa tất cả. Vì vậy, nó giảm vốn sản xuất sản phẩm đó



Dưới đây là Melamine; không nó trông giống như sữa / bột sữa?
Nó không có mùi vị gì, do đó không thể được phát hiện.





3. Khi nào người ta khám phá ra Melamine bị trộn vào các
sản phẩm sữa ?


Trong năm 2007, Mỹ và chó mèo đã chết bất ngờ, họ thấy thực phẩm thú vật của
Trung Quốc có chứa melamine. Đầu năm 2008, tại Trung Quốc, sự gia tăng bất thường
trong trường hợp trẻ em bị sạn thận đã được báo cáo.



Trong tháng 8 năm 2008, Trung Quốc sữa bột Tam Lộc được xét nghiệm melamine



Tháng chín năm 2008, Chính phủ New Zealand yêu cầu Trung Quốc để điều tra vấn đề này
Ngày 21 tháng 9 năm 2008, họ đã tìm thấy Melamine trong nhiều sản phẩm thực phẩm
tại Đài Loan

4. Sự cố nào sẽ xảy ra khi ăn phải Melamine ?

Melamine bị giữ lại ở thận. Nó tạo thành sỏi thận làm nghẽn các ống dẫn,
sẽ làm bệnh nhân đau đớn và không thể tiểu tiện. Thận (s) sau đó sẽ sưng



Mặc dù phẫu thuật có thể loại bỏ những viên sỏi, nhưng thận sẽ bị tổn thương vĩnh viễn.
Nó có thể dẫn đến sự mất chức năng thận và phải chạy lọc thận hoặc dẫn đến tử vong
do nhiễm độc niệu.

Chạy thận là gì? Trong thực tế, nó nên được gọi là "rửa máu", một cái máy sẽ lọc tất cả máu
của cơ thể sau đó trả lại máu trở lại cơ thể.



Toàn bộ quá trình mất 4 giờ, và cứ 3 ngày chạy một lần cho đến cuối cuộc đời bạn.

Dưới đây: Một trung tâm chạy thận




--------------------
mm
Go to the top of the page
 
+Quote Post
mviet
post Dec 9 2010, 01:31 PM
Post #23


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 2,769
Joined: 9-September 10
Member No.: 15,235
Country







Dưới đây: Một trung tâm chạy thận lớn



Một lỗ nhỏ là cần thiết trong cánh tay để đưa ống thông tiểu, lọc máu.



Tại sao nó nghiêm trọng hơn nhiều ở trẻ sơ sinh?
Một quả thận của em bé rất nhỏ .và em bé phải uống nhiều sửa

Dưới đây: Một em bé bị lọc thận.



Trung Quốc hiện có 13.000 trẻ em nhập viện



Điều quan trọng là: "MELAMINE KHÔNG được ăn!"


5. Các loại thực phẩm nào cần tránh?

Thực phẩm từ Trung Quốc có chứa các sản phẩm sữa nên tránh.



Hãy nhớ rằng: thực phẩm có kem hay sữa đều phải tránh.


6.Các công ty nào bị ảnh hưởng?

Sau đây là những công ty bị ảnh hưởng với melamine.



7. Chúng ta phải làm gì tiếp theo?

Tránh các thực phẩm trên đây ít nhất sáu tháng.

Nếu bạn sở hữu hoặc điều hành một quán ăn nhanh, nhà hàng, hoặc các cửa hàng cà phê, vv
ngừng bán các sản phẩm sữa cho thời gian chờ đợi.

Nếu bạn có trẻ em ở nhà, thay đổi của sữa mẹ hoặc tìm thấy sản phẩm thay thế khác.

Cuối cùng, chia sẻ thông tin với bạn bè để họ sẽ hiểu được nguy cơ ngộ độc sữa .

Cả thế giới là rất sợ "Made In China"

Làm thế nào để phân biệt những sản phẩm được sản xuất tại
Mỹ, hoặc ở Philippines, Đài Loan, hoặc ở Trung Quốc?

Dưới đây là cách để biết nguồn gốc cuả các sản phẩm:

Có 3 chữ số đầu tiên của mã vạch xác định mã quốc gia
trong đó sản phẩm được thực hiện.

Ví dụ: tất cả các mã vạch bắt đầu bằng 690, 691, 692, vv. .
lên đến và bao gồm 695 là tất cả các LÀM TẠI TRUNG QUỐC.
Mã vạch bắt đầu bằng 471 được in trên các sản phẩm Xuất xứ Đài Loan.



Bạn có quyền được biết. Nhưng chính phủ và ngành liên quan
không bao giờ thông báo hoặc giáo dục công chúng.
Do đó chúng ta phải giáo dục cho chính mình, thận trọng, và cứu hộ mình.

Hôm nay, các doanh nhân Trung Quốc biết rằng người tiêu dùng sẽ
không lựa chọn sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc. Vì vậy, họ cố gắng
hết sức để không làm hiển thị tên của quốc gia sản xuất các sản phẩm
Tuy nhiên, bạn có thể biết được xuất xứ của các sản phẩm nhờ những
số đầu tiên của mã vạch.
Sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc có mã số bắt đầu bằng 690 đến 695

CÁC MÃ VẠCH:
00 ~ 13 USA & CANADA
30 ~ 37 FRANCE
40 ~ 44 CHLB Đức
49 ~ NHẬT BẢN
50 ~ Vương quốc Anh
57 ~ Đan Mạch
64 ~ Phần Lan
76 ~ Thụy Sĩ và Liechtenstein
628 ~ Ả-Rập Saudi
629 ~ United Arab Emirates
740 ~ 745 - Trung Mỹ
Sản phẩm xuất xứ từ Philippine mang mã số 480

Xin vui lòng thông báo cho gia đình và bạn bè của bạn.
HÃY CẨN TRỌNG KHI MUA THỰC PHẨM CHO GIA ĐÌNH:

=> LƯU Ý LÀ HÀNG TRUNG QUỐC CÓ SỐ MÃ VẠCH BẮT ĐẦU BẰNG CÁC SỐ:
690................
691................
692................
693................
694................
695................

XIN CHÚC SỨC KHỎE & SỨC KHỎE LÀ VÀNG.


--------------------
mm
Go to the top of the page
 
+Quote Post
caoduy
post Dec 22 2010, 11:57 AM
Post #24


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 13,947
Joined: 18-November 08
Member No.: 775
Age: 52
Country






Thăm xưởng làm mứt tết, hết dám ăn...


SÀI GÒN - Vào mùa chuẩn bị đón Tết Nguyên Ðán, các xóm mứt chộn rộn bày nồi niêu xoong chảo ra đường nấu, xào, pha chế... Một trong những khu mứt tết hoạt động sôi nổi nhất Sài Gòn nằm lọt trong Cư Xá Ðường Sắt, đường Lý Thái Tổ, phường 1, quận Ba với trên một chục gia đình cùng tham gia “chiến dịch” làm mứt tết.

Tuôn vật liệu ra đường làm mứt.

Theo Vietnam Net, mọi công đoạn sản xuất đều được thực hiện... ngoài ngõ: cắt gọt, tách vỏ, ngâm, phơi, vô bao... Nước rửa me, khoai, mãng cầu... không chảy kịp xuống cống thì tràn lan, ứ đọng trên mặt lộ xông lên mùi hôi thối nồng nặc. Các đàn chuột lớn nhỏ lổn ngổn bò lên bò xuống như không biết sợ ai.

Thợ làm mứt dùng tay trần vò trộn, vớt... thoải mái như không có chuyện gì xảy ra, bất chấp đám ruồi nhặng chờn vờn bay lượn chung quanh. Ở khu mứt tết khác trong một hẻm nhỏ đường Âu Cơ, Tân Bình, Saigon, người ta ngâm mứt trong thùng phuy đã bắt đầu nghe nặng mùi. Ruồi, kiến bay đầy khu nhà làm mứt như “ngày hội.”

Hầu hết các loại mứt trái cây như chùm ruột, sơri, cóc, tắc... đều được tẩm đủ màu sắc sặc sỡ, lòe loẹt vì nhà sản xuất cho rằng “càng nhiều màu trông vui mắt thì mứt càng dễ bán.” Có người còn xác nhận rằng “năm nào các sạp chợ, cả công ty bánh kẹo cũng đến ký giao kèo đặt làm hàng tấn mứt.”

Một chủ cơ sở bánh mứt lâu năm tại quận 6 “bật mí”: “Người làm mứt phải xài đến thuốc tẩy để làm trắng các loại bí, mãng cầu... Còn muốn mứt đủ màu sặc sỡ thì cứ ra chợ Kim Biên, quận 6 Saigon tha hồ mà lựa, xanh - vàng - đỏ - tím đủ loại, với giá thiệt là rẻ. Nhờ vậy mà mứt bán ra cũng dễ.”

Các loại mứt “bẩn” tràn lan, mứt Trung Quốc cũng tràn ngập thị trường trong nước, nhất là các loại trái cây khô. Theo các chuyên viên thực phẩm, mứt bánh Trung Quốc “không bảo đảm an toàn vì kém phẩm chất.” Một số loại bị nổi mốc xanh và có mùi hôi lại được các cơ sở nhập cảng ngâm rửa trước khi tung ra chợ bán.









--------------------
KHAI TỬ ĐẢNG!
Go to the top of the page
 
+Quote Post

10 Pages V  < 1 2 3 4 > » 
Reply to this topicStart new topic
1 User(s) are reading this topic (1 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 28th March 2024 - 06:46 AM