Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Tấn Pháp Vovinam-Việt Võ Đạo - VS Nguyễn Đức Quỳnh Kỳ
delta
post Apr 27 2008, 11:00 AM
Post #1


Chốn Xưa
***

Group: Members
Posts: 585
Joined: 7-April 08
Member No.: 7
Country



Tấn Pháp Vovinam-Việt Võ Đạo

VS Nguyễn Đức Quỳnh Kỳ



Trong cuộc sống, muốn giảm thiểu sự thua thiệt, con người phải vững vàng cả về thể chất lẫn tinh thần trong mọi vấn đề và mọi truờng hợp. Võ thuật, một khía cạnh của cuộc sống cung vậy. Phương pháp tạo nên sự vững vàng trong ngành võ chính là Tấn pháp. Có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng trong thực hành lại na ná nhau về Tấn pháp.

- Theo võ cổ truyền Việt Nam: Tấn là giữ lại (không nên lầm với Tấn là tiến lên...) là sự ghìm giữ lại, chịu lại một sức nặng nào đó trên một phần của co thể...
- Theo tự điển Lê Ngọc Trụ: Tấn là cách luyện tập cho cứng chân tay trong môn võ học.
- Theo dân gian: Học võ là đứng Tấn, vô mùng phải tấn mùng (giắt, chận), đi ngủ phải tấn cửa (cài, chặn), nhiều đứa tấn một đứa vô gốc để đánh (ép, dồn, vây)...

Tuy chỉ là ba trong rất nhiều kiểu định nghĩa và hiểu về Tấn, nhung chúng ta đều thấy bất ổn: Vậy Tấn đích thực là gì?

Tấn là phương pháp giữ vững TRỌNG TÂM và CÂN BẰNG cho co thể con người ở mọi vị thế, mọi trường hợp, hầu có thể thực hiện những động tác, những ý muốn của toàn thân, khi bất động hoặc di động đuợc linh hoạt, dễ dàng, chắc chắn và hữu hiệu. Bởi lẽ hầu hết các kiểu Tấn thông thường đều dùng CHÂN làm trụ chính, các bộ phận thân thể khác giữ vai trò phối hợp và hỗ trợ nên nguời ta hay gọi Tấn là cách đứng (bộ Pháp), bộ ngựa (Mã bộ)...

Trên thực tế hầu như tất cả các bộ phận phía ngoài cơ thể con người đều là trụ chính trong các thế tấn đặc biệt hữu dụng cho riêng từng bộ môn, ngành nghề, môn phái... Ngọa tấn (tấn nằm), Nhập địa thủ tấn (trồng chuối), Đọa tấn, Lạc tấn (té, lộn, ngửa sát đất), Lăng Không tấn (nhảy đạp, kẹp cổ), Tọa tấn (ngồi bẹp). Ngoài ra chúng ta còn phải kể đến bộ Tấn siêu tuyệt của tri giác nhằm quân bình tinh thần, tạo nên sự bình tinh, sáng suốt, thánh thiện và an nhiên, tự tại cho con nguời: Tâm tấn.

Nguồn Gốc Chữ Tấn và Tên Các Thế Tấn

Sau khi định nghĩa và hiểu Tấn là gì, chúng ta đều đi đến kết luận: Tấn là danh từ Hán Việt nhung đã đuợc Việt hóa và cho đến nay mọi người đã quen dùng, vì vậy Tấn là một danh từ Việt Nam thuần túy để dùng và hiểu nó. Bởi lẽ, nếu xuất xứ từ chữ Hán, thì các cụ võ sư tiền nhân đã dùng một cách dễ dãi, chưa chính xác chữ Tấn.

Chữ "Tấn" thuộc bộ Thủy (nước) ghép với chữ "Phàm" (gồm, hèn hạ, cõi trần) có nghĩa là: Rẩy Nước, trú binh đề phòng giặc. Nếu chữ này dùng vào ngành võ để diễn tả: Tấn (tiếng Việt) thì rất guợng ép và khó hình dung.
Trong khi đó chữ Hán có một chữ âm vận tựa như âm Tấn, nghĩa thì rất hợp với võ thuật về Tấn pháp (tiếng Việt). Đó là chữ "Trấn". Chữ "Trấn" thuộc bộ Kim (chỉ những vật bền chắc) ghép với chữ "Chân" (thực: không giả dối) có nghĩa là giữ gìn, đè, ép. Ví dụ: Trấn chỉ là cái chận giấy. Trấn biên là giữ gìn nơi biên ải.
Theo đó, có lẽ các cụ nước ta học võ ngày xưa đã ảnh huởng vào lối nói không rõ ràng của các thầy võ người Hoa nên đã phiên âm theo kiểu riêng mà không cần tìm xuất xứ nơi chữ viết.

Trải qua nhiều thời gian - do nơi việc: Trọng văn, khinh võ, coi võ biền là dốt chữ - các bậc tiền nhân thâm nho đã nhắm mắt làm ngơ, nên đã luu truyền đến bây giờ cái nhầm lẫn kể trên. Dù sao, chúng ta vẫn lấy chữ Tấn quen dùng để gọi chữ Trấn này. Mặt khác, chúng ta phải khẳng định rằng không phải chỉ riêng võ thuật là có Tấn.

Hầu nhu tất cả mỗi loài động vật đều có một hay nhiều thế tấn, đơn giản hoặc phức tạp, sáng tạo hay bẩm sinh, đuợc sử dụng trong các sinh hoạt thuờng ngày. Tuy vậy chúng ta phải công nhận chỉ riêng ngành võ là có hệ thống Tấn pháp đa dạng, phong phú và hữu hiệu cho từng bộ môn, ngành nghề, thoả mãn mọi nhu cầu sinh hoạt của con nguời. Theo đó, chúng ta không nên quá chú trọng về tên gọi các thế Tấn cũng như các kiểu Tấn.

Về Tên Gọi: mỗi phái võ trên toàn thế giới đều có rất nhiều cách đặt tên cho một số thế Tấn cố định. Nhung danh xung di nhiên hết sức hoa mỹ, đôi khi bí hiểm, lúc lại nôm na, cộc lốc và phần lớn là ép đặt...
Về Các Kiểu Tấn: như trên đã nói, bất cứ trong công việc gì, sinh hoạt nào, con nguời đều phải ổn định trọng tâm, sự thăng bằng co thể bằng cách phối hợp các bộ phận trong co thể để tạo ra một hình thức vững chắc tối đa. Đó là Tấn pháp.
Vậy nếu chịu mất thì giờ nghiên cứu, chúng ta có thể liệt kê cả trăm cả ngàn kiểu tấn với các tên gọi thật kêu, thật lạ. Ví dụ: Tấn xay lúa, tấn giã gạo, Nê hành tấn (tấn lội sình), Đăng sơn tấn (tấn leo núi), Tấn bán vé xe buýt, Kỵ Nguu tấn (tấn cuỡi trâu), tấn cua v.v... Trong nhu cầu ngành võ, chúng ta chỉ cần biết những danh xung thường gọi về Tấn pháp của một số môn phái để khỏi bỡ ngỡ trong khi tìm hiểu hoặc dự khán các buổi trình diễn võ thuật.

Môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo có 5 bộ tấn chính và 5 bộ tấn đặc biệt. Các phái võ trên thế giới cùng đều có hệ thống Tấn pháp tuong tự nhung cách đặt tên thì hoàn toàn khác nhau. Vovinam gọi theo tên thông dụng nhất: Tấn.

1. Võ Cổ Truyền Việt Nam, theo võ sư Lê Kim Hòa: bộ tấn đuợc hệ thống theo chiều đứng từ thấp đến cao và lấy tên các loài thú vật
a. Cao: Lập tấn, Phụng tấn
b. Trung: Miêu tấn, Hổ tấn, Long tấn, Mã tấn, Hạc tấn, Kim kê tấn
c. Thấp: Xà tấn.
2. Võ Cổ Truyền Sa Long Cương: Trung bình tấn, Đinh tấn, Hổ lập Bình dương, Xà tự hạc tấn, Xà tự Đinh tấn, Mài thiền sư, Tả mã bộ, Hữu mã bộ, Bạch hạc tầm giang, Trảo mã chuyển, Xà tấn, Độc hành Thiên lý tấn.

3. Thiếu Lâm theo võ sư Đoàn Tâm Ảnh:
a. Cao: Lập tấn, Hạc tấn, Độc hành vu tấn
b. Trung: Trung bình tấn, Đinh tấn, Trảo mã tấn, Xà tự tấn, Âm duong tấn, Tẩu mã tấn.
c. Thấp: Quỵ tấn, Hạ mã tấn, Tọa tấn, Ngọa tấn.

4. Nam Phái Thiếu Lâm: Nội quyền
a. Cao: Lập tấn, Hạc tấn
b. Trung: Trung bình tấn, Đinh tấn, Trảo mã tấn, Bát cước tấn, Quỵ tấn
c. Thấp: Xà tấn, Tọa tấn, Ngọa tấn.

5. Một số phái võ khác:
- Hùng tấn, Hầu tấn, Báo tấn, Áp tấn, Hồ vi tấn, Long vi tấn, Xà vi tấn, Hành tấn, Kỵ mã tấn, Bôn tấn, Liên hoa tấn, Thái âm tấn, Bá hoa trung tấn, Tả cung bộ, Hữu cung bộ, Phi cước tấn, Bàng long cước tấn, Nhi tự kiềm duong mã, Dương cung tấn, Narani, Kima, Chongul, Hugul v.v...

Tấn Pháp Vovinam-Việt Võ Đạo

Tấn pháp Vovinam-Việt Võ Đạo gồm 5 bộ căn bản. Mỗi bộ chia ra 3 phương vị: Thượng- Trung- Hạ và các thế tấn phụ có xuất xứ từ 5 bộ chính. Ngoài ra, còn có 5 thế tấn đặc biệt, trong đó có thế Lăng Không Tấn đã cùng với 21 đòn tấn công trên không bằng chân là hai đặc thù khá quen thuộc của môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo.

Nguyên tắc: "Ngũ trực" (Năm cái thẳng) đuợc triệt để áp dụng khi luyện tấn pháp, buộc toàn thể môn sinh thực hiện

Đầu thẳng (không nguớc lên hoặc cúi xuống) thì Trung Trực.
Mắt thẳng (không nhìn xuống, nhìn lên, liếc ngang) thì Chính Khí
Cổ thẳng (không nghiêng lệch) thì Bất Khuất, Bất Sỉ.
Vai thẳng (không bên cao, bên thấp) thì Công Bằng, Sáng Suốt.
Lung thẳng (không cong, không uỡn) thì Uy Dũng, Không Hèn.
Năm bộ Tấn chính

1. Bình Tấn: có nghĩa là cân bằng không nặng không nhẹ. Sức nặng có thể chia đều lên hai chân.

2. Đinh Tấn: có hai nghĩa:
a. Giống chữ Hán J (Đinh) truớc ngang sau thẳng (hơi chéo)
b. Theo nghĩa chữ Đinh là cái đinh, cái đùi bằng sắt, trước dọc sau ngang.
Môn phái sử dụng Đinh tấn theo hình thức: Trước ngang sau thẳng.

3. Trảo Mã Tấn: có nghĩa là tấn móng ngựa.

4. Độc cước Tấn: có nghĩa là Tấn một chân.

5. Hồi tấn còn gọi là Qui Tấn: có nghĩa là Tấn để trở về, đổi hướng.

Năm bộ đặc biệt

1. Lăng Không Tấn: tấn luớt nguời lên không (dùng trong 21 đòn chân)

2. Ngọa tấn: tấn nằm (xấp, ngửa, nghiêng), dùng trong các thế vật.

3. Tọa tấn: Tấn ngồi (xổm, bẹp) dùng trong các thế khóa nằm.

4. Đọa tấn: tấn té (xấp, ngửa, nghiêng). Thủ tấn: Tấn tay (trồng chuối, lộn bằng tay khi té)

5. Tâm tấn: tấn tri giác (nội công, khí công để định lực tinh thần).

Xác Định Vị Trí và Hướng Tấn

1. Vị trí tấn: luôn luôn lấy chân trụ để định vị trí tấn.
a. Đinh tấn phải: có nghĩa là chân phải trụ phía truớc
b. Trảo mã phải: có nghĩa là chân phải trụ phía sau
c. Quỵ tấn phải: có nghĩa là chân phải quỳ phía trước
d. Độc cước phải: có nghĩa là chân phải trụ, chân trái co lên.

2. Huớng tấn: các loại tấn khác định huớng Phải - Trái, Thuận - Nghịch
a. Hồi tấn phải: có nghĩa là chân Trái bước chéo về bên phải, truớc và sát chân Phải.
b. Tấn Thuận: có nghĩa là bước về phía Trước.
c. Tấn Nghịch: có nghĩa là lui về phía Sau

Năm Bộ Tấn và Các Tấn Phụ

I. Bộ Bình Tấn:

1. Nghiêm Lễ tấn
2. Lập Tấn Cao: như thể nghiêm lễ, hai tay thành quyền ngửa, sát bên hông
3. Lập Tấn Thấp: (Nhu khí công quyền 1) như Lập tấn cao, nhưng rùn thấp.
4. Thuợng Bình Tấn: (Hai chân giang rộng bằng hai vai, bàn chân song song, người hơi rùn xuống)
5. Trung Bình Tấn: Hai chân giang rộng bằng 3 đến 4 bàn chân. Hai đùi song song với mặt đất, cẳng chân thẳng với góc mặt đất.
6. Hạ Bình Tấn: giống nhu Trung Bình tấn, nhung rùn gần đất, khoảng cách hai bàn chân từ 4 đến 5 chiều dài bàn chân (Hồ tấn).

II. Bộ Đinh Tấn:

1. Đinh Tấn Dọc (trước và sau): Chân trụ phía truớc nằm ngang chịu 80% sức nặng, chân kia thẳng, bàn chân hoi chéo về phía truớc.
2. Đinh Tấn Ngang (cao - thấp): chân trụ hướng phải hoặc trái nằm ngang, chân kia thẳng (Mài thiền sư - Xà tấn).
3. Đinh Tấn Chéo (tam giác tấn): chéo bên phải hoặc trái.

III. Bộ Trão Mã Tấn

1. Trảo Mã Tấn: một chân trụ phía sau chịu 90% sức nặng toàn thân, chân kia đặt hờ trên mặt đất. Hai đầu gối gần nhau, mui bàn chân hoi cong hoặc thẳng.
2. Cung Tiền Tấn Cao: chân sau ngang chân trước, mui bàn chân thẳng về trước, sức nặng chia đều trên hai đầu chân (thế thủ) chân thẳng
3. Cung Tiền Tấn Thấp: như Cung Tiền Tấn Cao nhung chân sau chịu 70% sức nặng, đùi ngang với mặt đất, chân truớc chịu 30% sức nặng hơi cong đầu gối (khoảng cách giữa hai chân chừng 70cm)
4. Quỵ tấn cao: quỳ, mông không chạm gót.
5. Quỵ tấn thấp: quỳ, mông đặt trên chân quỳ.

IV. Độc cước Tấn: một chân trụ chịu 100% sức nặng co thể, chân kia co lên khỏi mặt đất.

1. Nhất Trụ Kình Thiên: (chân co ép sát chân trụ, đùi thẳng góc với thân nguời, mui chân huớng xuống đất hoặc co xếp chéo phía truớc gót chân sát nguời phía duới hạ bộ, mui chân huớng chéo xuống đất.
2. Độc cước Công: chân co sử dụng các lối đá, đạp, lên gối (các môn phái gọi là Tấn Bàng Long Cước, Thăng Long Cước, Phi Cước...)

V. Hồi Tấn (Qui Tấn)

1. Hồi Tấn: Hai chân chéo nhau, trở về hướng nào thì bước ngang bàn chân về hướng đó, trước chân trụ, cạnh chân phía ngón cái quay về hướng tấn công hoặc huớng tiến. Riêng trường hợp quay về phía sau phải bước chân về sau chân trụ, mũi chân gần gót chân trụ hoặc thẳng góc với bàn chân trụ.
2. Hồi Tấn Thấp: chân này chéo qua chân kia trước hoặc sau xà sát gần mặt đất, cuộn tròn giống như con rắn (Xà Tấn, Xà Tự Tấn)
3. Bát Cước Tấn: bàn chân này chéo qua bàn chân kia tạo thành hình chữ (j\) bát (ngang hoặc dọc, xuôi hoặc nguợc)

Ứng Dụng và Luyện Tập

Nhu trên đã nói, Tấn pháp đuợc dùng trong sinh hoạt của mọi loài động vật, truớc khi đi vào chi tiết luyện tập, chúng ta cần hình dung so qua các ứng dụng Tấn pháp của một số ngành nghề môn phái.

A. Thể Dục Nghệ Thuật: một môn thể dục biểu diễn với dụng cụ hoặc tay không, các động tác múa độc đáo nặng về dân tộc tính. Trong ngành này, Tấn pháp gồm 5 tu thế chính để từ đó thực hiện các động tác khác: quay, bật nhảy, ngồi sâu, đá chân...
1. Hai gót sát nhau, hai bàn chân nằm ngang trên một đường thẳng.
2. Hai gót cách nhau một bàn chân, hai bàn chân nằm trên một đường thẳng.
3. Giống như Bát cước Tấn thuận, nhung hai mắt cá sát nhau, hai bàn chân song song nhau. Mũi chân quay về hai hướng đối nhau, nằm ngang.
4. Giống như Bát cước tấn thuận, hai bàn chân song song và cách nhau một bàn chân.
5. Giống tư thế 4 nhưng hai bàn chân sát nhau, nghịch chiều nhau.

B. Nghệ Thuật Múa: với tính chất đa dạng và phong phú của Múa chèo và múa Tuồng, nhằm diễn tả hầu hết các sinh hoạt điển hình của con nguời. Hai môn này đã đúc kết Tấn pháp thành hệ thống qui định theo danh từ đặc biệt.

1. Múa chèo
- Kiểu đi và đứng: chân chữ bát, chân chữ nhất, chân chữ đinh, chân bắt chéo, chân kỷ.
- Kiểu ngồi: ngồi trên một gót, một chân chống. Ngồi trên hai gót chấm đất. Ngồi xếp hai chân về một bên, ngồi một chân xếp, một chân ruỗi. Ngồi hai chân bắt chéo.

2. Múa Tuồng:
- Đứng: Kỳ, cầu, co, duỗi chéo, tấn
- Ngồi: khép gối, dạng chân, chéo chân.

C. Thể dục Thẩm Mỹ: ngoài lối đứng bình tấn, ngành này còn áp dụng lối đứng chéo chân (Hồi Tấn) và kiểu hai mũi chân xoay vào trong người (giống nhu thế Tấn kiềm dương mã của phái Vịnh Xuân). Thể dục thẩm mỹ phần lớn thực hiện các kiểu tấn, ngồi, nằm xấp, nằm ngửa và trồng chuối bằng vai trong các bài tập.

Ngoài ba ngành kể trên, chúng ta cung đã nghe và diện kiến các tư thế đặt biệt của ngành điền kinh (chạy, bơi) xiếc (trồng chuối, đi dây). Tất cả những tu thế đó đều là Tấn pháp của mỗi ngành nghề. Việc ứng dụng các kiểu tấn vào từng bài múa, thế đánh... hoàn toàn tùy thuộc vào những nhà sáng tạo từ ngàn xưa hoặc những cái cách của vị đứng đầu mỗi bộ môn, môn phái ngày nay. Tuy nhiên bỏ qua những cái cách lập dị, cầu kỳ, phần lớn các thế Tấn đều đuợc ứng dụng vào thực tế một cách chính xác hữu dụng. Ta có thể nói một cách tương đối là mỗi thế tấn đều có một hữu ích (sở trường đặc biệt) cho riêng thế thủ hoặc thế công, cho quyền hoặc cước... Nếu chúng ta khai thác đúng sở trường đó, thì ta sẽ đạt đuợc kết quả cao nhất.

Theo đó:
1. Bình Tấn: vững chắc, trầm ổn, thích hợp cho thế thủ, các thế vật chỏ, đấm thẳng, móc và gạt.
2. Đinh Tấn: vũ bão ở thế công, di chuyển nhan chắc chắn, tránh né hữu hiệu theo chiều dọc. Thích hợp với đấm móc, lao, đấm bật và các lối chém, gạt.
3. Trảo Mã Tấn: linh động, thoắt công, thoắt thủ, thích hợp với các thế hu và để chuyển thế cho cả tay và chân.
4. Độc cước Tấn: Dùng trong thế công bằng chân, chuyển tấn và tránh né.
5. Hồi Tấn: linh hoạt để chuyển huớng tấn công hoặc xoay tránh cả trên cao lẫn duới thấp.

- Để luyện tập dễ dàng và hữu hiệu, chúng ta nên vẽ hoặc lót gạch đá... các mốc chính, mỗi khoảng cách thích hợp với hai chân của mình.
- Luyện Bình tấn theo bốn cạnh của một hình vuông (phối hợp với độc cước tấn).
- Luyện Đinh tấn theo ba cạnh của một tam giác đều (phối hợp với Trảo Mã tấn, 1/2 khoảng cách của Đinh tấn) Cung tiền tấn, quỵ tấn....
- Luyện Hồi tấn theo hai chiều ngang dọc.

VS Nguyễn Đức Quỳnh Kỳ
(Sổ Tay Võ Thuật, 1993)


--------------------
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 User(s) are reading this topic (2 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 24th June 2024 - 07:53 PM