Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Viễn Châu ( Soạn Giả ) - Ngọc Anh
M&N
post Jan 14 2009, 10:09 AM
Post #1


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Trang Chủ
Posts: 11,665
Joined: 7-April 08
Member No.: 6
Country




Viễn Châu: với những bài vọng cổ đậm chất thơ, chất nhạc và tình người


Thập niên 60, giới điệu cải lương thích thú đến... sững sờ trước một làn hơi khỏe, trong sáng, luyến láy uốn nắn một cách khá kỳ diệu, lạ lùng. Đó là giọng ca của NS Minh Cảnh. Cho đến nay, ngoài những bài ''ruột'' của Minh Cảnh như: Tu là cội phúc, Mục Liên tìm mẹ, Võ Đông Sơ, Lương Sơn Bá, Hai bản đàn xuân, Chiều mưa anh về, Tô Võ chăn dê, Trên đường lưu diễn v.v...

người ta còn nhớ và nhắc đến NS Minh Cảnh qua bài ca ''Sầu vương ý nhạc" của soạn giả Viễn Châu. Câu chuyện buồn của một đời hát rong đã được NS Minh Cảnh chuyển tải với tất cả sự rung động của lòng mình nên đã tìm được sự đồng cảm'sâu sa nơi người nghe:

...Xe dừng lại bên kia câu Bến Lức. Nhạc ai làm ray rứt cõi lòng ta. Họ không là những nhạc sĩ tài hoa. Nhưng đời gian khổ là bài ca đầy nước mắt.

Hay

... Mưa lành lạnh buồn bay theo gió. Gió trở chiều thổi nhẹ hạt mưa sa. Buồn làm sao những tiếng nhạc lời ca. Tình nhân loại chan hòa anh đất nước...

Đến câu thứ 4:

Những đường tơ như chùn theo mấy ngón tay gầy guộc đang run run bấm nhẹ mấy... cung đàn, chiếc đàn long phím tang thương như một kiếp cơ hàn, đôi hố ùmắt sâu thăm thẳm như chứa đựng một nỗi niềm dĩ vãng, xa xăm, xe đến rồi đi kẻ xuống Hậu Giang người về đô thị ai không nghe cõi lòng bâng khuâng với lời ca ngây thơ vụng dại vang vang trong tiếng nhạc thâm trầm.

Và đến câu vọng cổ sau cùng:

... đoàn xe từ từ chuyển bánh, tôi nhìn lần cuối cùng hình ảnh cha con người ca hát dạo lòng bỗng nhiên tràn ngập một niềm thương, người ly hương ta cũng ly hương, họ nhạc sĩ ta cũng là nhạc sĩ, đời của ai rày đây mai đó thì đời của ta cũng sương gió lâu rồi...

* Trong những buổi đờn ca cổ nhạc hay những lúc trà dư tửu hậu, người ta thường hay nhắc đến một giọng ca làm say lòng người, đó là nghệ sĩ Tấn Tài. Hơi ca của NS Tấn Tài có một sức quyến rũ lạ kỳ, ở những dấu giọng rất bình thường nhưng qua lối ca của Tấn Tài, anh chỉ cán bỏ nhẹ một chút, ngân nga một chút, một chút thôi - như một nhạc sĩ nắn nót một cung đàn - lời ca bỗng nghe sao mà dễ thương, quyến rũ đến thế. Qua những bản ca quen thuộc của anh như: Hận Kinh Kha , Khóc Bàng Phi, Phạm Lãi Biệt Tây Thi, Người yêu nay đã có chồng, thì bản ca mà anh đã được đông đảo giới cổ nhạc ưa thích, đó là bản ''Bông ô môi'' của soạn giả Viễn Châu đã được anh trình bày vào giữa năm 1974:

Bến nước năm xưa chỉ còn có cội đa già chơ vơ rũ bóng, gió đông ơi lòng ta đã ớn lạnh gió đông còn thổi làm chi cho bông ô môi rã cánh rụng tơi bời, người cũ giơ øđây đã vắng dạng lâu rồi, mây lang thang trôi về nơi vô định sương khói nhạt nhòa hoa thắm cũng buồn trôi, mười mấy năm rồi còn chi nữa anh ơi mình xa nhau mỗi kẻ một phương buồn, tôi giang hồ đã mỏi gót phong sương em ở đây giữa bốn bề khói lửa.

Rồi đến đoạn cuối:

... tiếng tụng niệm theo gió chiều vọng đến khiến lòng tôi thêm tê tái bâng khuâng. Ô môi rụng cánh đầy sân. Mâý mùa hoang, mấy năm đợi chờ , Tôi bây giờ là một kẻ bơ vơ bởi đời với đạo phân chia hai lối mộng, Ô môi rụng cánh tơi bời. Chuông tắt lâu rồi tôi còn đứng mong ai...

* Có một giọng ca rất được khán thính giả ưa thích qua các bản vọng cổ của soạn giả Viễn Châu: Cầu tre lỡ nhịp, Đứt đường tơ, Lan và Điệp, Đèn khuya, Mười sáu trăng tròn, Giấc ngủ cô đơn, Sao chưa thấy hồi âm, Khuya nay anh đi rồi, Mẹ dạy con, Anh Lan và Điệp vv Đó chính là NSUT ÚT Bạch Lan. Với âm điệu trầm buồn, sâu lắng, nửa như tức tưởi, nửa như oán than, người nghe tưởng tượng như có dòng nước mắt của người ca sắp ràn rua trên mi nên đã trân trọng gọi cô là ''Sầu nữ ÚT Bạch Lan ". Và trong nỗi sầu muộn riêng tư với chuyện lòng sâu kín, cô ÚT đã có lần giải bày tâm sự của mình với soạn giả Viễn Châu. Cảm thương một cô gái ''buồn nhiều hơn vui", ông Viễn Cháu đã ghi lại cuộc đời của cô ÚT qua bài vọng cổ mà đến nay cô luôn xem đó là báu vật cô luôn giữ bên mình, đó là "Hoa Lan Trắng". Với bài hát này, một lần nữa, cô được người mộ điệu phong tặng là ''Nữ vương sầu muộn'': Màu hoa trắng, loài hoa lan trắng. Lạc lõng mùi hương tự núi rừng/Nửa quãng xuân thời phai nét thắm/ Bây giờ hương nhụy có còn không? Qua đến đoạn: Cuộc tình như giấc chiêm bao/Nửa đêm tỉnh mộng buồn sao là buồn.

Chữ''buồn''cuối cùng trong câu ca, cô ÚT đã làm người nghe phải ngậm ngùi xúc động với tài ''sáng tạo'' độc đáo của cô mà cho đến nay nhiều em út của cô đã xem đó như khuôn vàng thước ngọc. Và đây đoạn cuối của bài vọng cổ ''Hoa lan trắng'':

Lan! Một loài hoa vương giả giữa ngàn cây phải sống nhơ øcây làm thân tầm gởi... rồi đêm đêm mơ về ngôi vườn cũ để nhớ chuyện ngày xưa một đóa lan rừng, thôi giã từ nước biếc non xanh nơi đã vùi chôn gần nửa đời xuân thắm. Đêm nay mưa gió ngập trời. Hỏi ai có nhớ một người tên Lan.

* Với chất giọng trầm ấm, lối ca chân phương cộng với tâm tính hiền hòa, NSUT Lệ Thủy rất được khán thính giả và bà con mọi giới ưa thích, cảm mến. Lệ Thủy rất thành công qua những bài vọng cổ của soạn giả Viễn Châu như: Chúc Anh Đài, Bạch Thu Hà, Hồng lâu mộng, Em thương người nghệ sĩ. Quán nhỏ đầu làng, Người chinh phu về, Xuân đất khách, Cô gái bán sầu riêng v.v...

Với bài "Quán nhỏ đầu làng'', anh trai quê gặp lại người yêu sau 20 năm xa cách: Em ơi gặp mặt em đây nửa muốn gọi em nửa muốn kêu bằng chị, bởi cô gái năm xưa tóc cài hoa lý nay đã có một đàn con tay bế tay... bồng.

Giây phút nghẹn ngào, cô gái than thở với người yêu: Anh về nay đã khác xa. Bác Hai mới mất dượng Ba cũng qua đời. Kià, anh nghĩ gì mà khóe mắt rưng rưng, mời anh uống cạn chung trà giải khát/ Chiến tranh cướp mất thâm tình/ Trời phật thương mình nên còn gặp nhau đây.

Trong số bài ca được giới mộ điệu ưa thích, không ai quên được bản vọng cổ với lời văn duyên dáng, trẻ trung, đó là bản tân cổ giao duyên mà cả nhạc và lời ca cổ đều do soạn giả Viễn Châu sáng tác đầu tiên cho Lệ Thủy, đó là bản ''Cô hàng chè tươi''.

(nhạc) Ai đang cất bước ra nơi tiền tuyến/Súng trên vai đi đi dưới sương mờ/Hăng hái lên khi sơn hà nguy biến/ Bước vinh quang em thiệt tha mong chờ.

Đến đoạn văn vào đầu câu vọng cổ thư ùtư: Em đã biết yêu từ năm 16 tuổi nhưng nói ra chỉ sơ ïmấy anh... cười. câu ca trên làm nhiều người thắc mắc: Sao cô bé này- Lệ Thủy- biết yêu sớm thế? Nhưng không phải vậy, hãy nghe cô ca tiếp: Em yêu bóng cờ thiêng đón gió giữa lưng trời, em chỉ yêu những tâm hồn cao cả chứ thật cõi lòng chưa biết yêu ai. Thế đấy! Cô bé chỉ yêu lá cờ thiêng, yêu những tâm hồn cao cả thôi. Cho đến đoạn cuối mới dễ thương làm sao:

...nghe gió reo nghe suối chảy hãy vọng hướng chân trời để nghe tiếng em ca, những tiếng ca trong trẻo thơ ngây đầy tin tưởng của một cô hàng nước, khi anh nhớ đến túp lều tranh mục nát anh hãy về đây uống cạn mấy chung trà,

(chuyển qua nhạc)

Anh đi chốn ấy trăng treo đầu súng/ Bước hiên ngang anh đi cứu quê nhà/ Mai mốt đây anh trở về thôn xóm/ Có em đang chờ anh dưới trăng tà.

Những lời văn mộc mạc hoặc sang trọng, lãng mạn hoặc trữ tình, đầy chất nhạc chất thơ của soạn giả Viễn Châu đã được thể hiện qua nhang giọng ca ngọt ngào, truyền cảm, êm ái, ru hồn làm cho bài vọng cổ của ông trở thành những bản ca bất hủ, những tác phẩm để đời, vượt không gian thời gian, lắng sâu vào tâm hồn những người yêu cổ nhạc, bởi bàng bạc đâu đây những lời văn mượt mà trau chuốt qua những cung tơ khoan dặt bổng trầm đã làm đẹp thêm hình bóng sông nước cửu Long và phảng phất hồn quê, ý nhạc.

ngocanh


--------------------
Mmm
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 User(s) are reading this topic (2 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 28th September 2024 - 04:29 AM