Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Chứng khó đọc ở người lớn và trẻ em, Mỹ Hằng
Tulip
post Jul 17 2017, 11:09 AM
Post #1


Hoa cô đơn
***

Group: Năng Động
Posts: 5,417
Joined: 28-October 08
Member No.: 516
Country




Chứng khó đọc ở người lớn và trẻ em


Chứng khó đọc là một hội chứng bẩm sinh xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Ước tính rằng cứ 10 người thì sẽ có 1 người mắc chứng khó đọc.

Chứng khó đọc là khiếm khuyết trong khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ. Nó không liên quan đến sự phát triển trí tuệ của một người, nhưng lại có thể ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, kỹ năng tổ chức và đặc biệt là kỹ năng giao tiếp của họ.

Trên thực tế, không có cách nào để chúng ta biết chính xác cách khắc phục những bất thường tiềm ẩn nào ở não gây ra chứng khó đọc. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm và có những chẩn đoán cụ thể cũng như có biện pháp điều trị thích hợp sẽ giúp cải thiện thành công khiếm khuyết bất thường này.

Làm gì khi con mắc chứng khó đọc?

Phát hiện sớm chứng khó đọc ở trẻ. Nếu nghi ngờ con mình bị mắc chứng khó đọc, bạn hãy tìm đến bác sĩ để có được lời khuyên đúng đắn. Phát hiện ra bệnh lý này càng sớm thì khả năng cải thiện thành công càng cao;

Dạy con bạn tiếp xúc với việc đọc chữ bằng cách đọc cho chúng nghe một cách to rõ. Tốt nhất, bạn nên bắt đầu tiến hành việc này khi trẻ được 6 tháng tuổi hoặc thậm chí sớm hơn. Ngoài ra, bạn hãy cho trẻ nghe những mẩu chuyện trên radio hay các loại sách được ghi dưới dạng audio. Khi con bạn đủ tuổi, bạn hãy đọc lại những câu chuyện này cho chúng sau khi chúng được nghe từ audio;

Hãy cho thầy cô của trẻ biết về vấn đề này. Bạn nên nói chuyện với thầy cô về tình trạng của trẻ để nhà trường có thể tìm ra cách dạy phù hợp cho trẻ. Đây là một trong những cách để bạn giúp con vượt qua trở ngại khó đọc của bản thân;

Khuyến khích trẻ đọc sách. Để cải thiện kỹ năng đọc, một đứa trẻ phải thực hành đọc thường xuyên. Bạn nên khuyến khích trẻ đọc các tài liệu đã được in ấn ra giấy;

Đọc sách cùng chúng. Bạn hãy khuyến khích trẻ đọc sách bằng cách làm gương cho chúng. Điều này có nghĩa là bạn cũng sẽ đọc sách để tăng niềm hứng thú đọc sách cho chúng.

Chứng khó đọc ở người lớn

Người ta ước tính rằng cứ 10 người thì sẽ có 1 người mắc chứng khó đọc. Trên thực tế, những khó khăn trong việc đọc và viết ở người lớn là những vấn đề hiếm khi được nhắc đến hay quan tâm nhiều. Tuy nhiên, đó là những khó khăn thật sự vẫn đang tồn tại với một số người. Thậm chí, những người mắc chứng khó đọc còn không ý thức được là họ đang gặp vấn đề này.

Hầu hết người lớn mắc chứng khó đọc thường cố gắng giấu diếm sự thật vì họ cho rằng điều này đáng xấu hổ, do đó họ không muốn để người khác biết. Điều này trở thành rào cản, khiến họ không dám tìm đến bác sĩ để được điều trị. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến cho việc điều trị chứng khó đọc ở người lớn trở nên khó khăn.

Chứng khó đọc không liên quan đến việc truyền thông tin đến não, nhưng lại liên quan đến cách não xử lý thông tin. Đây là lý do mà đôi khi những người mắc chứng rối loạn này thường có xu hướng làm cường điệu cảm giác của họ. Điều này khiến họ cảm thấy an toàn hơn và cảm nhận trí tuệ của mình đang phát triển tốt như những người bình thường khác.

Chứng khó đọc dẫn đến việc hệ thống nhận thức tự động kém phát triển. Đồng thời, thời gian phản hồi thông tin cũng như việc xử lý ngôn ngữ của một người cũng sẽ bị suy giảm. Đây thực sự là một bệnh lý tiềm tàng nguy hại cần được chữa trị kịp thời.

Để điều trị chứng khó đọc, người bệnh nên bắt đầu với việc sử dụng các công cụ giáo dục nhằm nâng cao khả năng đọc. Chứng khó đọc nên được phát hiện và chữa trị càng sớm càng tốt. Nếu không được chữa trị, khi lớn lên, trẻ sẽ cảm thấy trầm cảm, tự ti, lo âu cũng như thường xuyên gây hấn với bạn bè vì bị trêu chọc,… Ngoài ra, thiếu khả năng đọc hiểu có thể khiến trẻ em gặp khó khăn trong việc thực hiện những mục tiêu khi lớn lên.

Nếu phát hiện con mình có những dấu hiệu của chứng khó đọc, bạn hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được điều trị và phục hồi chức năng sớm nhé.

Mỹ Hằng



--------------------

*******
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
2 User(s) are reading this topic (2 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 28th March 2024 - 02:14 AM