PLEIKU( Gia Lai ) |
PLEIKU( Gia Lai ) |
Aug 4 2009, 10:01 AM
Post
#49
|
|
Bảo vệ Tổ Quốc Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country |
Thác Xung Khoeng Vị trí: Thác Xung Khoeng thuộc địa phận xã Ia Me, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai. Đặc điểm: Thác Xung Khoeng là nơi nghỉ ngơi thú vị, ở đây du khách vừa được ngắm vẻ hùng tráng của thiên nhiên, vừa hít thở không khí trong lành khiến cho tâm hồn thư thái, tĩnh lặng. Mặt thác lớn, trải rộng và tương đối bằng phẳng. Hai bên bờ, cây cối mọc um tùm. Phía sau thác là nền trời xanh thẳm cao lồng lộng. Nước đổ xuống uốn cong theo triền đá mềm mại, đập vào các tảng đá nổi lên trên mặt nước tung bọt trắng xoá. Nước chảy len lỏi trong các khe đá, trên thảm cỏ xanh làm thành một vùng hồ nước trong vắt, sát với các vách đá xung quanh. Ngồi trên các tảng đá rêu phong phủ kín, ngửng nhìn lên cao, da trời xanh ngắt lồng lộng, gió thổi mát rượi, không gian tràn đầy hơi nước mơn man làn da, mắt nhìn dòng chảy và tai nghe tiếng trầm hùng đều đặn của nước xô vào vách đá. Âm thanh tưởng như không bao giờ dứt, như tiếng chuông, tiếng cồng, tiếng trống ở các bản làng đang vào ngày hội. Từ xa đã nghe thấy tiếng ầm ì, nước đổ từ trên cao xuống như một dải lụa trắng. Mặt thác lớn, trải rộng và tương đối bằng phẳng. Hai bên bờ, cây cối mọc um tùm. Phía sau thác là nền trời xanh thẳm cao lồng lộng. Nước đổ xuống uốn cong theo triền đá mềm mại, đập vào các tảng đá nổi lên trên mặt nước tung bọt trắng xoá. Nước chảy len lỏi trong các khe đá, trên thảm cỏ xanh làm thành một vùng hồ nước trong vắt, sát với các vách đá xung quanh. Nước chảy len lỏi trong các khe đá, trên thảm cỏ xanh mướt rồi làm thành một vùng nước mênh mông sát với các vách đá bao bọc xung quanh. Ngồi trên các tảng đá rêu phong phủ kín, ngửng nhìn lên cao, da trời xanh ngắt lồng lộng, gió thổi mát rượi, không gian tràn đầy hơi nước mơn man làn da, mắt nhìn dòng chảy và tai nghe tiếng trầm hùng đều đặn của nước xô vào vách đá. Âm thanh tưởng như không bao giờ dứt, như tiếng chuông, tiếng cồng, tiếng trống ở các bản làng đang vào ngày hội. Thác Xung Khoeng là nơi nghỉ ngơi thú vị, ở đây chúng ta vừa được ngắm vẻ hùng tráng của thiên nhiên, vừa hít thở không khí trong lành khiến cho tâm hồn thư thái, tĩnh lặng. Nếu muốn tìm cảm giác mạnh và ham hiểu biết, có thể tổ chức một buổi leo núi. Núi Chư Hơ Rông cách thị xã Pleiku khoảng 10 km về phía Đông Nam. Ngọn núi khá cao, có thể tới 1600m, và có cả nguồn gốc từ ngọn núi lửa đã tắt từ lâu. Do đó núi tuy cao nhưng dáng mềm mại, thoai thoải vì thế có người đã ví trái núi như “Bộ ngực kiều diễm của một cô gái trẻ”. Quanh chân núi, đất đai phì nhiêu, cây trồng xen với cây rừng rậm rạp. Các nhà khảo cổ và dân tộc học gần đây đã khai quật được nhiều di chỉ khảo cổ của các thời kỳ đồ đá, đồ gốm...Đường lên núi tuy dốc thấp, nhưng quanh co, uốn khúc. Đất mềm để lộ các tảng đá lớn. Đôi chỗ vách đá lộ ra một khe suối nhỏ, nước chảy lặng lẽ hay một con thác dốc, nước len lỏi qua các hố sâu. Cây cỏ trên đường đi thật đa dạng. Các mảng cây lá rộng thường xanh, mọc xen với các loài cây rụng lá theo mùa, làm cho cảnh trí luôn thay đổi trên mỗi bước đi. Núi Chư Hơ Rông đang là địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan Thanh Hải -------------------- Mmm |
|
|
Aug 15 2009, 01:28 PM
Post
#50
|
|
Bảo vệ Tổ Quốc Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country |
Đèo An Khê Không chỉ là địa chỉ du lịch hấp dẫn của hai tỉnh Gia Lai và Bình Ðịnh, đến đèo An Khê, du khách sẽ được mắt thấy, tai nghe biết bao câu chuyện kể về nhà Tây Sơn, về Tây Sơn thượng đạo, về đất Cửu An, Tú Thủy, núi Hoàng Ðế, đồng Cô Hầu, về anh hùng Ngô Mây ôm bom giết giặc Pháp tại đường đèo... Ðèo An Khê nằm trên quốc lộ 19 nối liền hai tỉnh Bình Ðịnh và Gia Lai, cao 740 m, dài 10 km. Ngày xưa, đèo này gọi đèo Mang (không phải đèo Mang Yang nằm giữa An Khê và Pleiku), theo tiếng Ba Na có nghĩa là cửa, ngõ. Thời nhà Nguyễn gọi là đèo Vĩnh Viễn, huyện Tuy Viễn, tỉnh Bình Ðịnh. Tên đèo An Khê xuất hiện khi người Pháp xây dựng quốc lộ 19, mở rộng đèo như ngày nay. Ðèo An Khê ngày trước là con đường núi quanh co, khúc khuỷu, có nhiều hang hóc, vách đá chắn ngang hiểm trở. Thời ấy, người Kinh và người Ba Na giao thương, trao đổi phẩm vật thường dùng đèo Vạn Tuế qua ngã Vĩnh Thạnh và Cửu An, cách đó chừng 10 km về phía bắc. Tuy được mở rộng sau này, nhưng đèo An Khê vẫn còn những cái "ngoẹo" khá nguy hiểm như ngoẹo Cây Khế, ngoẹo Ðồng Tiến, ngoẹo Hang Dơi... Mỗi cái "ngoẹo" trên đây đều gắn liền với nhiều giai thoại lịch sử cũng như những tai nạn xe cộ thảm khốc sau này. Thật vậy, suốt đường đèo An Khê, mỗi bờ suối, mỗi đồi gò, mỗi vách đá là cả một trang sử sống qua thời kỳ khởi nghĩa Tây Sơn Núi Ông Bình cao 840 m, rậm rạp và bề thế, vừa hiểm vừa hùng, là đài quan sát tự nhiên có thể kiểm soát cả đèo An Khê, vùng thung lũng An Khê (Tây Sơn thượng đạo) và vùng lưu vực thượng nguồn sông Côn (Tây Sơn hạ đạo). Quốc lộ 19 quanh co, bao lấy chân núi Ông Bình, nếu đứng từ ngoẹo Cây Khế trông xuống chẳng khác nào con trăn núi khổng lồ quấn lấy chân non. Theo ký ức của nhân dân địa phương, núi Ông Bình là nơi Nguyễn Huệ đóng quân (ông Bình là tên chữ của Nguyễn Huệ lúc còn ở quê nhà). Sườn núi phía đông bắc có nhiều hang động. Lớn nhất là hang Tối Trời và hang Cọp. Hang Tối Trời ngày cũng như đêm, tối đen như mực. Ði vào hang phải dùng đuốc để soi sáng lối đi. Còn hang Cọp thì to lớn và rộng thênh thang, có thể lưu trú hàng trăm chiến binh cùng một lúc. Chính vì vậy, Nguyễn Huệ đã dùng hang động ở đây làm nơi trú quân và là nơi xuất phát đánh chiếm phủ thành Quy Nhơn. Cũng theo các bô lão địa phương, thì thời Cần Vương nguyên soái Mai Xuân Thưởng thất trận ở Bàu Sấu (huyện An Nhơn), cũng lui về tạm ẩn ở núi Ông Bình một thời gian để chờ cơ hội. Núi Ông Nhạc còn gọi là Ông Nhược nằm ở tây nam đèo An Khê, cao chừng 600 m, đối diện với núi Ông Bình, bề thế chẳng kém. Nơi đây cũng là nơi trú quân của Nguyễn Nhạc và là điểm xuất quân xuống đồng bằng dựng cờ khởi nghiệp của nhà Tây Sơn. Hiện nay, ở hai ngọn núi này còn lưu lại di tích gò Kho và bờ lũy Ông Nhạc. Ở gần đỉnh đèo, liền với núi Ông Bình bây giờ là xóm Ké, xã Song An, huyện Ðác Pơ (An Khê cũ) là nơi mà ngày xưa gọi là kho "Binh lương đồ trận", là nơi tập kết quân lương để khởi nghĩa. Sau này gọi là gò Kho, còn gọi là gò Quán, bởi về sau, đây còn là nơi trao đổi hàng hóa, phẩm vật giữa miền xuôi và miền núi. Xa hơn về phía đông nam là lũy Ông Nhạc, nay vẫn còn dấu tích. Bờ lũy xây bằng đất, có nơi cao đến 10 m, nối liền hai sườn núi Ông Nhạc và Ông Bình xuyên qua đèo An Khê. Do chiến tranh, bom đạn cày phá nên lũy Ông Nhạc đã bị san bằng nhiều đoạn. Lũy Ông Nhạc, theo các nhà khoa học và quân sự, có thể được xem như tuyến phòng ngự phía đông của Tây Sơn thượng đạo nhằm ngăn chặn bước tiến quân của Chúa Nguyễn lúc bấy giờ. Ngày nay, đèo An Khê cũng là địa chỉ du lịch hấp dẫn của hai tỉnh Gia Lai và Bình Ðịnh. Ðến tận nơi, du khách sẽ được mắt thấy, tai nghe biết bao câu chuyện kể về nhà Tây Sơn, về Tây Sơn thượng đạo, về đất Cửu An, Tú Thủy, núi Hoàng Ðế, đồng Cô Hầu, về anh hùng Ngô Mây ôm bom giết giặc Pháp tại đường đèo... Ðến thăm đèo An Khê, du khách đã đặt chân lên đất Tây Sơn thượng đạo và Tây Sơn hạ đạo của thời khởi nghĩa Tây Sơn. -------------------- Mmm |
|
|
Aug 20 2009, 12:33 PM
Post
#51
|
|
Bảo vệ Tổ Quốc Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country |
Ngôi nhà cổ mang dấu tích lịch sử ở An Khê Ngôi nhà cổ cụ bùi Meo. Ảnh: Nhất Hạnh Cụ Bùi Meo- tức thầy giáo Lên hiện là chủ nhân ngôi nhà cổ nhất ở An Khê (thuộc phường An Phú, thị xã An Khê). Có lẽ khu đất cao ráo này là một trong những nơi quần cư đầu tiên của người Kinh vừa đặt chân lên đèo Măng (cửa mở An Khê). Dân ở đâu thì thần ở đó. Và đình miếu An Lũy cũng phôi thai từ ấy. Vóc dáng ngôi nhà tôn nghiêm do nghệ nhân miền hạ đạo dày công đẽo khắc chạm trổ tinh vi: Gia nguyên chày cối đặt trên trính ba lá uốn cong, kèo tam đoạn đầu lân, tạ xoi sen bạo chỉ xổ. Cái khó nhất của tay nghề được truyền tụng “Khuôn lồng miệng ba, bàn khoa chỉ mồng” đều thể hiện ở đây với nét tài hoa và sinh động (thời giặc dồn dân ra phố, chúng tháo hai bộ bàn khoa chở về xuôi, phải thay vào hai gian phên dại). Ông Bùi Meo vừa lên ba, cha mất sớm, mẹ tái giá theo chồng. Tuổi thơ nếm mùi khổ ải đủ đường. May nhờ bá phụ Bùi Vinh đưa cháu về nuôi dưỡng trong tình nghĩa ruột rà, được cho ăn học đàng hoàng. Cụ Bùi Meo tâm sự: “Khi tôi về với bác, ngôi nhà đã có từ xưa. Trước năm 1975, các nhà báo ở Sài Gòn về tìm hiểu và viết bài nghiên cứu đăng lên báo năm 1974; lúc ấy ngôi nhà đã có tuổi thọ 215 năm. Nếu quả vậy thì ngôi nhà xây dựng năm 1759”. Hai người chị- con chú bác (con ông Bùi Vinh) với ông Bùi Meo là: Bùi Thị Nghiêm và Bùi Thị Mùi cũng từng sinh ra và lớn lên từ ngôi nhà cổ này. Chị Bùi Thị Nghiêm là vợ của Đại tá Võ Văn Dật. Theo sách “Tìm hiểu nhận vật Bình Định” của Nguyễn Phu, Nguyễn Thiều: “Võ Văn Dật quê Thạch Bàn, Cát Sơn, Phù Cát là cháu ngoại cụ thủ khoa cử nhân Lê Đức Dĩnh. Ở tuổi vị thành niên, ông Dật đã theo chân đàn anh đi tìm đồng chí. Để biết tường tận hang ổ quân thù, tổ chức đưa ông đi lính Pháp. Có bằng tiểu học nên được bổ ngay chức đội trưởng khố xanh đóng tại An Khê. Cách mạng Tháng Tám thành công, ông Dật đứng vào hàng ngũ bộ đội Cụ Hồ, sớm kết nạp vào Đảng Đông Dương, từng giữ chức Trung đoàn trưởng Trung đoàn 120 trên mặt trận Tây Nguyên- Bình Định. Năm 1955 tập kết ra Bắc. Thống nhất đất nước, ông về hưu ở Quy Nhơn với quân hàm Đại tá. Năm 1995, ông lâm chung. Thọ 81 tuổi.” Năm 1954, chị Nghiêm đã tiễn chồng và hai cô con gái lên đường tập kết. Trên 10 năm chị sống vò võ giữa nanh vuốt quân thù. Chị từng ban hội tề bắt quản thúc, quản chế nhiều lần, được ông Bùi Meo làm giấy bảo lãnh. Chị mất năm 2005, thọ 86 tuổi. Chị Bùi Thị Mùi là vợ của Đỗ Trạc. Trong “Lịch sử Đảng bộ huyện An Khê” có đoạn: “Đồng chí Đỗ Trạc- người Bí thư chi bộ đầu tiên, người có công gây dựng phong trào cách mạng địa phương bị chúng bắt từ tháng 1-1947 trong chuyến đi công tác cơ sở. Biết đồng chí là cán bộ lãnh đạo quan trọng ở địa phương, thực dân Pháp và bọn tay sai đã dùng mọi thủ đoạn từ mua chuộc dụ dỗ đến cực hình tra tấn hòng khuất phục người chiến sĩ cộng sản. Bất lực trước tấm gương kiên trung bất khuất của Đỗ Trạc, sáng ngày 7-3-1947 chúng xử bắn đồng chí cùng một số chiến sĩ cách mạng tại sân bóng An Khê”. Chị Mùi vừa sinh gặp lúc giặc lùng sục, phải võng mẹ con chạy đến trại ông Hồ Nghĩa cạnh lỗ sa lánh nạn, vì dầm mưa gió chị sản hậu chết năm 1945 vừa tròn 19 tuổi. Anh Đỗ Trạc ở Quảng Ngãi kịp về nhìn mặt vợ lần cuối. Hiện nay, Đỗ Thị Thương (con gái đồng chí Đỗ Trạc) đang sống ở thành phố Pleiku. Có thể coi ngôi nhà cổ ấy là chứng nhân lịch sử và đã cưu mang bồi đắp cho những thành viên sống và làm việc từ thai nghén đến đỉnh cao của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở địa phương An Khê. Quốc Thành -------------------- Mmm |
|
|
Aug 24 2009, 11:46 AM
Post
#52
|
|
Bảo vệ Tổ Quốc Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country |
Đèo Mang Yang Người dân Gia Lai vẫn quen gọi với cái tên “Đèo cổng trời”, quãng đường đèo không dài nhưng độ dốc đứng tạo cho ta cảm giác như lên với trời xanh, có lẽ vì đặc điểm này mà nó thích hợp với tên gọi đó Nếu ai từng lên phố núi Pleiku theo quốc lộ 19 và lại vào 2 mùa mưa-nắng rất đặc trưng của Cao nguyên này chắc hẳn sẽ không ngỡ ngàng trước 2 vẻ đẹp rất riêng, rất nên thơ của phong cảnh nơi đây. Nếu bạn đến vào mùa nắng sẽ như lạc vào rừng cúc quỳ vàng rực rỡ dọc theo đoạn đường lên đến đỉnh trời, và nếu là mùa mưa bạn càng không khõi ngỡ ngàng trước làn sóng nhấp nhô của cỏ tranh đuổi nhau trên sườn núi. Cảnh quan của -------------------- Mmm |
|
|
Aug 26 2009, 02:01 PM
Post
#53
|
|
Bảo vệ Tổ Quốc Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country |
Pleiku, những điều trông thấy... Ông Huỳnh Ngọc Châu và bữa cơm chiều bên hè phố. Ảnh: Lam Nguyên Những câu chuyện hè phố Pleiku, đâu đó vẫn có những phận người âm thầm trong cuộc mưu sinh, thậm chí sinh hoạt trên hè phố. Những hình ảnh vừa làm xao động lòng người, vừa gây nhức nhối giữa lòng phố thị! Câu chuyện thứ nhất Tôi ghé “nhà” ông hai lần trong một buổi sáng, nhưng “cửa” khóa im ỉm bằng một ổ khóa chắc chắn. Nơi tạm cư này, với ông, có thể gọi là “nhà” bởi nó giúp ông che mưa che nắng, có một chỗ ngả lưng sau một ngày nhọc mệt, nhưng với người khác thì không khác gì một ngăn tủ chứa đồ. Nó đóng bằng ván ép, chỉ cao có chừng... 1 mét, nhưng được cái dài cũng gần 1,8 mét, cửa kéo. Vì thế, chưa bao giờ ông được thoải mái đứng vươn vai trước cửa nhà đúng kiểu một chủ nhân thực thụ mà chỉ có thể lom khom ngồi, khi thì hút điếu thuốc, khi ngắm phố phường; đêm xuống thì tự xoay xở, co duỗi trong cái không gian khiêm tốn vừa in một chỗ nằm. “Căn nhà” đặc biệt này nằm ngay góc ngã tư Hai Bà Trưng- Hoàng Văn Thụ, bên hông Nhà Thiếu nhi tỉnh. Ngồi xổm xuống lề đường ăn bữa cơm chiều mua tạm đâu đó, ông tiếp chuyện vị khách bất đắc dĩ là tôi với thái độ khá vui vẻ, cởi mở, chừng như lâu lắm rồi ông mới có “khách” đến nhà. Ông nói tên ông là Huỳnh Ngọc Châu, năm nay trên 70 tuổi, không con cái, phiêu bạt mãi từ xứ Quảng vào đây, còn Quảng Nam hay Quảng Ngãi thì ông không cho biết cụ thể mà chỉ nói là “xa lắm”. Ban ngày ông đi nhặt ve chai bán lấy tiền sống qua ngày, đêm về ngủ tại đây. “Căn nhà” do một ni sư tình cờ thấy ông già cả, phải ngủ bên lề đường nên đóng tặng. Nếu không chú ý thì người qua đường cũng chỉ cho rằng đó là một thùng đựng đồ nghề linh tinh của mấy anh thợ sửa xe dọc đường. Mùa mưa, trên nóc “nhà” phủ mấy tấm bạt để chống dột. Ông mở “cửa” nhà bảo chẳng có gì, chỉ có một chiếc chiếu, cái gối nhỏ và tấm chăn cũ kỹ cùng một ít quần áo. “Vậy thì khóa cửa làm gì?”- tôi hỏi. Ông liền trợn mắt: “Chu cha, không khóa thì bữa sau tui không còn cái quần để mặc đó!”. Thì ra mấy tên giang hồ vặt cũng không tha cho mớ “tài sản” bé mọn này nên ông mới phải sắm ổ khóa. Hẳn người ta sẽ tự hỏi: Còn những nhu cầu tối thiểu khác của con người thì sao? “Thì vô trong nhà Thiếu nhi này nè”- ông chỉ tay. Và đó là cách một con người tồn tại, ngay ngã tư sầm uất ấy, suốt mấy năm nay. Ông kể rằng số ông còn may, có lần ông đi nhặt ve chai ở cầu Hội Phú, bị ngã đập đầu xuống đường bất tỉnh, “may nhờ có mấy anh xe ôm tốt bụng chở vô bệnh viện cấp cứu nên bây giờ tui mới còn ngồi đây nói chuyện với cô nè!”. Những đêm mưa rơi lộp bộp trên “mái nhà”, chẳng hiểu ông lão già nua có thấy nhớ quê và thèm một nơi nương tựa đúng nghĩa? Câu chuyện thứ... n+1 Sỡ dĩ gọi là “câu chuyện thứ n+1” bởi đây là câu chuyện dường như không có hồi kết. Nó là chuyện lâu nay đã vậy, và sẽ cứ vậy nếu không có một giải pháp rốt ráo. Đó là chuyện ăn xin trên hè phố. Đội quân cái bang đông đảo tại siêu thị bánh Tam Ba. Bắt đầu là chuyện một cô bé tí xíu, khoảng chừng 5-6 tuổi, bù xù long rong trên đường phố để xin ăn. Người ta sẽ thấy thương cho một đứa trẻ bươn bả quá sớm với cuộc đời thay vì được chơi, được học, rồi người ta sẽ móc ví ra và đặt vào tay em một chút lòng hảo tâm. Tối, gặp lại cô bé trong một quán nước, chúng tôi bèn tò mò hỏi cháu tên gì, nhà ở đâu. Cô bé nhìn chúng tôi chăm chăm không trả lời, rối lấm lét nhìn về phía con đường nhập nhoạng trước mặt. Bé vừa đi khỏi, cũng vì tò mò, chúng tôi lặng lẽ theo sau xem hành trình của nó ra sao. Tưởng nó chỉ đi một mình, không ngờ luôn có một thanh niên đi trước và giữ một khoảng cách nhất định với con bé, có vẻ như cả hai không liên quan gì đến nhau. Đến đoạn vắng người, bất chợt gã trai vận “hắc phục” bằng jeans và pull, tóc nhuộm vàng hoe dưới vành mũ lưỡi trai sùm sụp quay lại hất hàm ra lệnh một câu cụt ngủn: “Đi!”, vẻ như không hài lòng khi thấy có người vừa hỏi chuyện con bé. Thêm một đoạn nữa, con bé móc tiền ra đưa cho tên chăn dắt. Sau đó, nó cứ lon ton tưởng chừng hết sức vô tư nhưng luôn giữ một khoảng cách “xa lạ” với gã trai đi trước, cả hai lần lượt đi từ đường Hai Bà Trưng qua Trần Phú, xuống Hùng Vương, trên đường đi đều lê la ghé những quán ăn hoặc quán cóc dọc đường. Thì ra có cả một đường dây ăn xin với những tên chăn dắt chuyên nghiệp- chuyện chỉ có ở các thành phố lớn. Hẳn là đội quân “cái bang trẻ con” đều được chăn dắt theo kiểu từ xa này. Tại những địa điểm đông đúc, nhất là nơi quán xá, mua bán tấp nập, không bao giờ thiếu đội quân này. Chúng ngây thơ và tinh ranh, kiểu thường thấy ở trẻ em đường phố. Có lần, tại siêu thị bánh Tam Ba, khi chúng tôi giơ máy ảnh lên định bấm một kiểu thì có đứa trong đội quân tí hon đang đeo đẽo xin tiền khách bỗng nhanh tay chỉ và kêu lên: “A, nhà báo kìa!” và cả nhóm nhanh như chớp giải tán ngay tắp lự. Dường như chúng đã được rèn cho phản xạ này để lẩn đi những lúc cần thiết. Những tuổi thơ trong sáng đã bị đánh cắp, phục vụ cho việc xin ăn đã trở thành “công nghệ”, phục vụ cho những kẻ ngồi nhà dài lưng kiếm tiền nhờ vào sự thương cảm của xã hội đối với trẻ thơ. Người ta không khỏi nghi ngại và sẽ tự hỏi, lần sau, nếu gặp lại những đứa trẻ như thế, liệu có nên móc ví ra và đặt vào tay chúng một chút lòng hảo tâm nữa chăng? Một vài câu chuyện nêu trên có lẽ là những điều mà một đô thị đẹp, văn minh (và nhân ái) cần để mắt, để tâm. Lam Nguyên -------------------- Mmm |
|
|
Aug 26 2009, 02:18 PM
Post
#54
|
|
Bảo vệ Tổ Quốc Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country |
Pleiku, những điều trông thấy... Ngã ba Hoa Lư. Ảnh: Thanh Phong Bài 1: Trước mắt có...gai Thành phố thường được nhiều người gọi yêu là “phố núi” này vừa làm lễ đón nhận quyết định công nhận đô thị loại hai . Với bề dày tám thập kỷ xây dựng, đặc biệt là trong một thập niên qua, Pleiku đã có nhiều đổi thay, phố núi bây giờ mang dáng dấp một đô thị hiện đại, từ cơ sở hạ tầng đến các dịch vụ phục vụ đời sống đều có bước phát triển…Thế nhưng phía sau nét hào nhoáng ấy vẫn còn một vài điều đáng quan tâm. Đậm nhạt kiến trúc đô thị Có một kiến trúc sư khi đứng trên tầng thượng khách sạn Hoàng Anh Gia Lai ngắm cảnh đã nhận xét rằng, kiến trúc của thành phố Pleiku cứ như “ai ném một rổ đất”, chỗ dồn cục, chỗ lưa thưa, chỗ thấp, chỗ cao v.v…Trong khi đó cũng trên vùng đất Tây Nguyên này từ trăm năm trước người Pháp đã qui hoạch thành phố Đà Lạt với một nét riêng. Hơn 1500 ngôi biệt thự đều xây dựng theo lối kiến trúc miền Bắc nước Pháp, nhà cao không quá ba tầng và vườn hoa bao quanh biệt thự. Khu vực bên này hồ Xuân Hương là Khách sạn Palace- điểm nhấn của thành phố. Trải qua nhiều năm, qua nhiều cấp chính quyền nhưng tất cả đều tuân thủ theo qui hoạch từ trước, nhờ vậy đến nay thành phố này tuy đông dân hơn, nhiều nhà hơn xưa song vẫn giữ nguyên dáng vẻ của mình. Còn Pleiku với không gian vườn và hàng chục quả đồi bát úp nằm giữa lòng thành phố lẽ ra trong quá trình phát triển phải được giữ nguyên trạng song khi thi công xây dựng nhà ở, người ta đã phá đi những nét đáng yêu ấy bằng cách đào đất cho bằng phẳng, bạt đồi cho thấp xuống... Một mái nhà đường Nguyễn Du. Đã vậy những năm gần đây do đời sống kinh tế phát triển nên người Pleiku đua nhau xây nhà mới, nhiều ngôi nhà kiến trúc vừa tây vừa ta, lại vừa pha trộn kiểu Ả rập, chóp nhọn, nóc hình khối vuông đủ cả, chưa kể những ngôi nhà…lép cũng đã xuất hiện ở một vài trục đường chính. Bên cạnh đó, đặc thù của Pleiku cũng như Tây Nguyên có hai mùa mưa nắng trong năm, mưa kéo dài đến 5-6 tháng đất mọc rong, mọc rêu, mùa khô nắng đến cháy da nhưng hầu như nhà nào cũng lắp kính và làm hành lang bên trong (nhất là các công sở) như cố tình đưa mặt ra cho mưa tạt, cho nắng táp. Do vậy mùa nắng thì bị hiệu ứng nhà kính, nóng đổ mồ hôi, mưa thì ẩm mốc. Lại có nhà đính hẳn cả hai mặt tường hông bằng những tấm tôn chống thấm nước mưa như phải mang một tấm áo giáp kỳ quặc. Rồi cao ốc, khách sạn 18-20 tầng, tòa nhà tháp đôi… không biết định vị nơi nào là điểm nhấn, là trung tâm kiến trúc của thành phố…Hơn chục năm trước, khu nhà lồng Trung tâm Thương mại Pleiku như là một điểm nhấn của khu vực Tây Nam thành phố bởi nóc cao, cách điệu mái nhà rông, bây giờ thì nó khiêm tốn nấp sau những mái nhà trên 4 trục đường bao quanh. Chưa hết, ngoại ô Pleiku có nhiều làng đồng bào dân tộc ít người như Roh, Kép, Nhao v.v…với những ngôi nhà sàn, nhà rông mái cao vút tạo thành một nét riêng phố núi. Nhưng bây giờ đi dọc quốc lộ 19, 14, đố ai có thể nhìn thấy được làng nào, tất cả đã bị những nhà cao tầng dọc hai bên đường che kín. Lôi thôi cơ sở hạ tầng Bể bơi trong Công viên Lý Tự Trọng. Bể bơi trong Công viên Lý Tự Trọng. Ảnh: Thanh Phong Công viên Lý Tự Trọng tọa lạc ngay trung tâm thành phố với một vị trí đắc địa, bởi bên kia đường là Quảng trường 17/3, công viên lại tiếp giáp với nhiều công trình văn hóa lịch sử như Bảo tàng tổng hợp, Bảo tàng Hồ Chí Minh, chùa Hộ quốc. Mười năm trước, đã có lúc công viên là tâm điểm của dư luận phố núi, đặc biệt là về vấn đề chất lượng kỹ thuật, về công tác giải tỏa, đền bù. Rồi thì sau đó mọi việc cũng được chính quyền địa phương và các ngành chức năng giải quyết ổn thỏa. Công viên có bể bơi rộng lớn, dãy ki-ốt và được trồng nhiều cây xanh. Song thực tế hiện nay công trình này không phát huy tác dụng, thậm chí còn làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. Màu vôi quét tường qua thời gian trở nên xám xịt. Bể bơi đã bị bong bề mặt, trơ cả đáy, gạch lát nền thềm bể cũng bị bong ra, cỏ mọc, người ta còn phơi cả củi và quần áo tại đây. Các phòng tắm, phòng thay quần áo trở thành nhà kho. Trong khuôn viên bể bơi cũng là nơi tận dụng để tập kết các xe chở rác. Dãy ki-ốt cũng là những nhà kho, là quán bán hàng. Công viên nhưng lại có hàng rào bê tông và cọc sắt che chắn. Trời chiều, không gian nơi đây âm u, không ai dám vào ngồi nghỉ trên ghế đá dưới những gốc si rậm rạp? Mười năm, một công trình văn hóa trị giá hàng chục tỷ đồng vào thời điểm đó giờ đã ra nông nổi nầy! Phía trước Công viên Lý Tự Trọng. Ảnh: Thanh Phong Bên cạnh công viên là công trình Bảo tàng tổng hợp tỉnh vừa hoàn thành thi công. Khu đất trống trước bảo tàng đang được một số người dân tận dụng để bày tủ thuốc lá, bán chim cảnh và đổ cả rác; xe tải, xe taxi cũng vào đậu đỗ tại đây. Cách đó khoảng 100 mét là Rạp chiếu bóng Hoa Lư trước kia liên hoàn với các cơ quan: Sở Văn hóa- Thông tin, Sở Công nghiệp, Thư viện tỉnh, Sở Thể dục- Thể thao. Sau khi khu vực này được giải tỏa để xây dựng quảng trường, chỉ còn lại rạp chiếu bóng như “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Phía trước là dãy dài giải phân cách (cứng) cùng vòng xuyến lớn trên đường Phạm Văn Đồng và ngã ba Hoa Lư. Trước tết nguyên đán, người ta mang những chậu hoa lắp vào, sau tết lại mang đi, mấy tháng nay giải phân cách và vòng xuyến trơ đất đỏ, có người đem đổ cành cây mục, đổ cả xà bần vào như bãi rác công cộng! Công ty công trình đô thị Pleiku đã chở đất đến đổ tại vòng xuyến nhưng san chưa hết, đến sáng ngày 25-5-2009 đống đất còn cao như ngọn núi nhỏ. Trong khuôn viên bể bơi. Trở lại với chuyện công viên ở thành phố Pleiku mới thấy công viên không ra…công viên. Vì sao ư? Mang tiếng là công viên nhưng thiếu không gian cây xanh và những công trình phụ trợ. Có một công viên Diên Hồng thì ở bên kia đồi, cảnh quan nhếch nhác, chuồng thú hôi hám và các bãi cỏ trở thành nơi cho dân nhậu chiều chiều vào…nhậu. Công viên Đồng Xanh lại “trấn” tận xã An Phú cách xa trung tâm thành phố. Còn công viên Lý Tự Trọng thì như đã nêu. Lẽ ra dọc theo các trục đường phố, nên qui hoạch các tiểu hoa viên để phục vụ cho du khách và người đi bộ nghỉ chân, các tiểu hoa viên này có hoa, cỏ, vòi phun nước và tượng đài. Bên dưới thi thoảng lại bị đào bới, cắt đường, đào đường, còn bên trên luôn bùng nhùng những dây, những trụ dày đặc trên các trục đường. Khổ cho những trụ điện quá tải, đã bị hàng núi dây điện treo lại còn bị nào cáp, nào dây điện thoại quấn thêm. Ngay ngã ba Hoa Lư, ngã ba Hùng Vương- Trần Hưng Đạo, các trụ điện khổng lồ cứ thản nhiên khoe dáng vóc của mình cùng những mạng nhện trên mình chúng. Dải phân cách cứng ngã ba Hoa Lư. Nêu qua vài chuyện như trên, có thể các bạn sẽ cho rằng đó là do thời kỳ quá độ của sự phát triển đô thị chăng? Xin thưa, tốc độ phát triển đô thị ở Việt Nam cũng như ở Gia Lai là rất nhanh nhưng không ai chấp nhận những tồn đọng lưu cữu như vậy về xây dựng, về giá trị kiến trúc thẩm mỹ của một thành phố. Do đó cần có những điều chỉnh, khắc phục để mang lại sự phối hợp hài hòa, mỹ quan cho thành phố Pleiku trong tương lai gần, khẳng định vai trò là một đô thị trung tâm của khu vực tam giác phát triển Việt Nam- Lào- Campuchia. Thanh Phong -------------------- Mmm |
|
|
Aug 26 2009, 02:30 PM
Post
#55
|
|
Bảo vệ Tổ Quốc Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country |
Pleiku, những điều trông thấy... Một điểm tập kết rác trên đường Phạm Văn Đồng. Văn minh phố núi Đã qua lâu rồi cái thời bao cấp, mọi người ăn cốt no, mặc cốt kín. Bây giờ người ta không phải ăn ngon mà ăn sao vừa đủ dinh dưỡng và bảo đảm sức khỏe; chuyện mặc cũng vậy, mặc đẹp và lịch sự, hợp thời trang. Rõ ràng thời nào có kiểu của thời đó. Chuyện văn minh đô thị cũng vậy, đô thị càng hiện đại thì càng đòi hỏi cư dân đô thị đó cũng phải có cách ứng xử sao cho đúng tầm. Vậy mà thảng hoặc trong cuộc sống chúng ta vẫn còn gặp những trường hợp đáng để suy ngẫm… Rác từ nhà ra ngõ Phần đông người dân phố núi Pleiku bây giờ đã quen với cuộc sống đầy đủ tiện nghi. Nhà nào cũng có ti vi, tủ lạnh, bếp ga, máy điều hòa, xe máy, nhiều nhà còn sắm cả ô tô v.v…Sáng sáng xe cộ đậu kín trước các quán phở, quán bún bò ở đường Nguyễn Văn Trỗi, Cù Chính Lan, Hùng Vương, Trần Phú, Phan Đình Phùng…Tô phở từ chục ngàn lên mười hai, mười lăm, rồi lên tới mười bảy, thậm chí có quán bán đến hai chục, hai mươi lăm nghìn đồng mà thực khách vẫn đông nghìn nghịt. Quán đông nhưng thật tình nếu ai kỹ tính một chút chưa chắc ăn đã thấy ngon bởi chỉ cần nhìn xuống nền nhà là sẽ không muốn ăn vì bên dưới đầy những giấy lau…Có lần tôi đã thử gợi ý cho một chị chủ quán phở ở đường Hùng Vương (đối diện nhà sách Thanh niên) rằng chị nên đặt những chiếc giỏ nhựa bên cạnh bàn ăn để khách bỏ giấy lau vào đó cho hợp vệ sinh. Chị đã nghe lời làm vậy nhưng chỉ sau một ngày thì đâu lại hoàn đấy. Chị lắc đầu: Chẳng ai chịu bỏ giấy vào giỏ cả, thậm chí có người bĩu môi: Ôi dào, hơi đâu! Nhiều người còn hất cả giỏ đi nơi khác. Giỏ rác bên Lào. Tưởng tượng cả một nền quán điểm tâm dày đặc giấy lau (khổ nỗi là loại giấy lau ở các quán phở đều là loại giấy rẻ tiền, một mặt hơi láng một mặt nhám, xỉn màu), rồi một vài thực khách cứ đánh tanh tách trong miệng cái tăm xỉa răng, người viết bất giác rùng mình. Không tin các bạn cứ thử đến các quán phở, quán bún bò, bún riêu, mì Quảng ở các con phố đã nêu trên thì biết! Trong quán xá đã vậy, ngoài đường phố cũng chẳng hơn, đặc biệt là vào buổi chiều. Hầu như trước nhà nào cũng có một vài bao ni lông đựng rác đợi xe đến lấy. Bao to, bao nhỏ đủ cả. Mà nào có gọn gàng gì, rác trong bao cứ thòi ra. Thỉnh thoảng một vài người nhặt rác còn đến lôi ra xem có gì nhặt nhạnh được không. Rồi cứ cách bốn năm trăm mét lại gặp một đống rác lớn do các công nhân vệ sinh chuyển từ xe đẩy đến để chờ xe ô tô chuyên dụng hốt vào buổi tối. Nhắc đến chuyện này tôi lại liên tưởng đến các thùng đựng rác đặc biệt của người dân Lào, ở thủ đô Viêng Chăn hay các đô thị lớn như Savan, Pak se chúng ta đều có thể thấy nó trước mỗi ngôi nhà. Nó được làm từ những chiếc lốp xe ô tô cũ, đính cúc chắc chắn và có nắp, nhìn như những chiếc nồi khá đẹp lại vệ sinh và điều quan trọng là nó tận dụng được những phế liệu mà nếu xử lý thì phải tốn nhiều tiền và gây ô nhiễm môi trường. Ở những nơi công cộng, tụ tập đông người như quảng trường 17/3 cứ vào chập tối là đầy bao bì ni lông, giấy vụn, mảnh báo…Người ta đến đây để đi bộ, tập thể dục hoặc dạo mát nhưng chẳng hiểu sao lại xả rác nhiều như vậy. Đó là chưa kể công viên Diên Hồng, người viết bài nầy đã mục sở thị rác rải đầy thảm cỏ, rải cả trên lối đi. Song hành với rác là nước thải cũng gây phiền hà không kém. Nhiều nhà cứ tạt nước ra trước đường. Các tiệm rửa xe thì khỏi nói, nước xà phòng, nước pha dầu nhớt cũng cứ cho chảy vào rãnh, lềnh bềnh những bọt, những lớp váng màng màng… Cũng xin được nói thêm là tham gia vào chuyện làm bẩn thành phố còn có các xe tải, xe công nông làm vương vãi đá, cát, nhất là đất đỏ, bùn dính bánh xe trên các con đường gần khu vực trung tâm thành phố. Ứng xử của người phố Có dịp vào sân vận động xem thi đấu bóng đá mới thấy sợ chỗ đông người. Khán đài chật chội là vậy nhưng dày đặc khói thuốc lá. Người ngồi trước hút, bên hông hút, người ngồi sau cũng hút. Không kể đang theo dõi trận đấu hay đang giải lao, lúc nào xung quanh ta cũng đầy khói thuốc. Đã vậy có vị còn phà khói thẳng vào người đối diện cho ra vẻ ta đây… sành điệu. Anh mà phản đối ư? Lập tức sẽ bị những cái trừng mắt hay chí ít cũng tiếng xì xuỵt, cự nự lại. Thôi thì nhỏ nhẹ nhắc khéo, nào là hút ít thôi, có phụ nữ ngồi bên, nếu không muốn sinh chuyện rắc rối? Một biểu hiện quen thuộc về sự trì trệ của nhiều thành phố đó là đội quân bán hàng rong đổ về khá đông và Pleiku cũng không ngoại lệ, thậm chí có phần hơn. Bạn chỉ cần ngồi ở một quán cà phê nào đó trong khoảng thời gian chừng mười phút, sẽ có ít nhất bốn năm lần bạn phải trả lời những người bán vé số dạo, người đánh giày mời chào và cả người ăn xin. Thảnh thơi cũng chẳng sao, còn nếu bạn đang mượn ly cà phê để suy nghĩ về một việc gì đó thì đúng là bị làm phiền. Làm thinh hoặc lắc đầu thì có vẻ khiếm nhã nếu người bán vé số là bậc cao niên, còn nếu trả lời sẽ bị mệt mỏi đấy bởi không chỉ một lần. Được biết hiện nay chính quyền một số thành phố như Đà Nẵng, Đà Lạt đã triển khai triệt để công tác làm sạch môi trường xã hội nên ở các thành phố này không còn người bán vé số dạo, đánh giày và người ăn xin, ở Pleiku thì đến bao giờ thực hiện được? Đoạn đường Hoàng Văn Thụ. Ảnh: Thanh Phong Một người bạn của tôi từ nước ngoài về thăm Pleiku đã ngán ngẩm lắc đầu: Đường phố Pleiku không có vỉa hè! Tự ái tôi cãi: Vỉa hè Pleiku thuộc loại vỉa hè rộng nhất nước chứ sao không có? Anh ta cười, nói thêm: Thì anh cứ đi xem, làm gì có vỉa hè? Ngẫm nghĩ tôi thấy nhận xét của anh đúng thật. Cả hàng trăm mét vỉa hè ở phố Hoàng Văn Thụ, đoạn từ cổng Trung tâm Thương mại đến giáp đường Hai Bà Trưng đều bị lấn chiếm, đặc biệt là các cửa hàng xe đạp bày hẳn hàng ra tận mép đường. Người đi bộ đến đoạn này đều phải đi xuống lòng đường. Buổi sáng còn ách tắc hơn do “dư âm” chợ đêm vẫn còn. Ở các đoạn phố khác tình trạng cũng tương tự: Các hộ kinh doanh tận dụng mặt bằng trước nhà ngang nhiên bày hàng ra bán, cứ như chỗ vỉa hè ấy là của riêng mình! Tình trạng này tồn tại đã lâu nhưng có lẽ do không ai nhắc nhở, xử lý nên cứ “vũ như cẩn”. Phải chi nếu ngày nào cũng có lực lượng chức năng tuần hành, kiểm tra, xử phạt thì làm gì phố không ra phố như vậy? Đang bước vào những ngày hè, quảng trường 17/3 lại chuẩn bị gồng mình đón hàng ngàn lượt người vào đây mỗi ngày, nhất là các thiếu niên vào thả diều buổi chiều. Những bước chạy vội vã sẽ cày lật cỏ xanh lên và cả những chiếc chân chống xe máy nữa cũng sẽ hành hạ lớp cỏ non mọc chưa kịp tốt ở quảng trường. Dẫu biết có ngăn cấm cũng không được, bởi làm gì còn nơi nào cho các em tận hưởng thú vui ngày hè nhưng nếu như chúng ta tổ chức tốt nơi thả diều, đồng thời nhắc nhở các vị phụ huynh thường xuyên lưu ý con em mình tích cực bảo vệ cây xanh, sân cỏ, không xả rác… thì chắc chắn quảng trường sẽ không như những gì chúng ta từng chứng kiến? Quảng trường 17/3. Ảnh: Thanh Phong Còn nhiều chuyện nữa, bởi nói về thành phố Pleiku không chỉ chừng ấy chuyện, những gì tôi đã nêu chỉ như một vài lát cắt nhỏ cắt ngang cuộc sống đời thường. Tảng băng trôi có phần nổi, phần chìm, phần bạn thấy chưa phải là tổng thể song nếu không có phần chìm thì phần kia sao nổi được? Mong rằng những mảnh vụn chắp nối lại qua phóng sự này sẽ giúp chúng ta yêu quí hơn phố núi 80 năm tuổi để có những điều chỉnh sao cho “đời còn dễ thương…” như chính bản thân thành phố Pleiku vậy! Thanh Phong -------------------- Mmm |
|
|
Aug 27 2009, 10:33 AM
Post
#56
|
|
Bảo vệ Tổ Quốc Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country |
Pleiku... lang thang ký! Cà phê vỉa hè. Với tôi, vỉa hè ở Pleiku như một xã hội thu nhỏ. Ở đó, góp mặt đủ các cảnh đời, đủ cách kiếm tiền. Đến đó, có thể ta sẽ gặp những cảnh chướng tai gai mắt nhưng có đôi khi lại xúc động đến nao lòng. Muôn mặt đời thường Vỉa hè đường Hùng Vương một buổi sáng tôi và anh bạn đang ngồi uống cà phê thì: “Đánh giày đi chú ơi!”. Quay qua, tôi nhận ra một cậu bé trạc 13, 14 tuổi. Tôi lắc đầu. “Vậy chú mua đĩa CD nhé! MC Hoàng Thùy Linh kiêm diễn viên truyền hình- 16 phút nóng bỏng đây!”. Thấy tôi lại lắc đầu, cậu bé lôi từ trong túi áo khoác 3 đĩa CD không hộp, không nhãn mác tiếp tục chèo kéo. Hỏi chuyện, chúng tôi biết em tên là Thành, nhà ở phường Tây Sơn. Nhà nghèo, nguồn sống chủ yếu dựa vào việc bán hàng rong trên phố, từ ví da, kính mát, móc chìa khóa đến keo diệt chuột của bố, nên chỉ mới học hết lớp 3 thì Thành phải bỏ học, đi bán vé số dạo phụ giúp gia đình. Bây giờ lớn rồi nên Thành chuyển sang nghề đánh giày. ...Chúng tôi ngang qua đường Lê Lợi, chợt nhớ trên đoạn đường này có một quán “bún đuổi” khá ngon. Gọi là “bún đuổi” là bởi chủ quán kinh doanh ngay trên vỉa hè. Sáng nào cũng vậy, cả một đoạn hè phố chừng 100 m2 luôn kín chỗ. Xe máy, xe taxi đậu cả dãy dài lan cả sang phía vỉa hè bên kia đường. Vì lấn chiếm vỉa hè nên chủ quán vừa bán hàng vừa phải canh chừng sự xuất hiện của xe chở đội bảo vệ trật tự của phường. Khi xe tới thì hàng ghế được nhanh chóng dẹp lại, khi xe vừa đi qua chừng vài chục mét rồi quẹo vào đoạn phố khác thì lại lục đục, bàn ghế được bê ra và khách lại xì xụp. Hỏi chuyện, bà chủ quán cho biết: Chỉ những ngày lễ, ngày kỷ niệm sự kiện nào đó hay tháng an toàn giao thông thì họ mới đuổi. Còn thì cứ bán vô tư. Câu nói của bà chủ quán ai ngờ lại mang tính khái quát cao. Pleiku có tới hàng chục ngàn mét vuông vỉa hè đang bị chiếm đoạt công nhiên như vậy. Người đi bộ cứ việc tràn xuống lòng đường mà đi, làm cho đường đã chật càng chật thêm. Mà không chỉ có “bún đuổi”, còn có hàng trăm thứ hàng “đuổi” khác như bánh mì, quần áo, rau dưa… cứ bày ra hè phố bán tưng bừng. Đó là chuyện ban ngày. Đêm xuống, vỉa hè Pleiku lại khoác trên mình một chiếc áo khác. Đường Trần Phú thì vỉa hè dùng để xe máy còn lòng đường dành đỗ xe ô tô. Phố Hai Bà Trưng đoạn chạy qua Trung tâm Thương mại Pleiku, chẳng biết từ bao giờ đã trở thành “ phố giải khát”. Ban đầu chỉ vài ba chủ nhà mở bán, sau thấy đông khách nhiều người tìm đến lấn chiếm mặt bằng để kinh doanh. Mặc dù thành phố đã có quy định về tuyến phố văn minh thương mại, nhưng dường như việc thực hiện vẫn còn dở dang lắm. Khoảng lặng... dễ thương Tuy thế cũng phải thừa nhận rằng: Từ vỉa hè có thể nhận ra những nét đáng yêu, đáng trân trọng của phố núi Pleiku. Một hè phố trải mượt màu tím hoa bằng lăng trước ráng chiều trên đường Đinh Tiên Hoàng. Một khoảng không gian nồng nàn hương hoa sữa giữa đêm khuya trên đường Tăng Bạt Hổ. Một chén chè sen, chè chuối vàng sánh ngọt thơm, săn sắt của xứ Huế không thể nào quên trên vỉa hè đường Nguyễn Thái Học. Hoàng hôn xuống, những hàng quán ăn đêm lại mang đến cho nhịp sống hè phố một sắc thái mới. Những xe phở chen chúc thực khách trên vỉa hè đường Hùng Vương đối diện Trung tâm Bưu điện. Rồi hàng hột vịt lộn, chân gà nướng tẩm bơ, bánh mì xíu mại… kéo dài cả một khúc đường Trần Phú sang cả Nguyễn Thiện Thuật không bao giờ thiếu tiếng ồn nhưng ngon, rẻ và thân tình. Đánh giày trên hè phố. Ảnh: Hoàng Hải Như một sự ngẫu nhiên, cùng với các món ăn hè phố, những quán cà phê cóc vỉa hè trên đường phố Pleiku cũng khiến ta khó có thể quên. Có lẽ trong các loại hình quán cóc, cà phê cóc có sức sống mãnh liệt hơn cả. Không biển hiệu, không hệ thống âm thanh, không có những nhân viên phục vụ xinh đẹp… chỉ với những bộ bàn ghế giản đơn nhưng cà phê vỉa hè không bao giờ ít khách. Điều gì lôi cuốn họ đến những quán cóc này? Có người cho rằng nó vừa ngon mà lại hợp với túi tiền vì giá rất bình dân. Nhưng cũng không ít người lại xem đó như một thú vui. Ngồi quán vỉa hè có thể ngắm nhìn dòng người qua lại, tiếp nhận được những thông tin mới lạ, nóng hổi. Người ta cũng có thể cảm nhận được hơi thở của cuộc sống, của thời đại. Những dòng người hối hả đến công sở, lại có những con người đang vất vả, bươn chải mưu sinh trên hè phố, đã làm nên bức tranh nhiều mặt của nhịp sống đô thị... Vỉa hè, bỏ qua những gì chướng tai gai mắt, thì từ đây luôn để lại cho ta những dấu ấn khó quên, giúp ta có thể nhận ra hạnh phúc và đau khổ, khát vọng và tuyệt vọng, sự cần mẫn và lười biếng và còn nhiều, nhiều hơn thế nữa... Hoàng Hải -------------------- Mmm |
|
|
Sep 10 2009, 11:18 AM
Post
#57
|
|
Bảo vệ Tổ Quốc Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country |
Đường vui Nguyễn Quang Tuệ Nắng đã đổi sang màu mật ong đại ngàn. Hoa pơlang đong đưa như gọi mời những cơn gió hoang mang hơi nóng trở về, để lửa đỏ bắt đầu cháy hết mình trên những ngọn cây cao. Bây giờ, các buôn làng Jrai, Bahnar đang vào mùa lễ hội. Hoa pơlang. Ảnh: N.Q.T Nắng đã đổi sang màu mật ong đại ngàn. Hoa pơlang đong đưa như gọi mời những cơn gió hoang mang hơi nóng trở về, để lửa đỏ bắt đầu cháy hết mình trên những ngọn cây cao. Bây giờ, các buôn làng Jrai, Bahnar đang vào mùa lễ hội. Rượu trong mùa lễ hội. Ảnh: N.Q.T Nhà ở cho người, chuồng trại cho gia súc được sửa sang trở lại; bến nước và nhà rông càng được coi sóc kĩ hơn vào giai đoạn này. Tiếng chày giã gạo, tiếng cối giã củ làm rượu pơng pang pơng pang vang vọng, trộn cùng tiếng dao, nhịp rìu chặt cây, đẽo cột, dựng tượng. Hàng trăm người hoan hỉ vây quanh những dãy rượu ghè dài; hàng trăm người cùng đu mình giữa trời xanh bát ngát, để dựng nên ngôi nhà rông mới. Làm nhà rông mới. Ảnh: N.Q.T Tôi đi miên man dọc những con đường vui mùa lễ hội, bắt gặp vô vàn những ánh nhìn hả hê và rất nhiều những nụ cười tươi tắn. Không lạ mắt và vui sướng sao được khi có khách xa đến nhà, cụ già tám mươi tuổi ở vùng sâu, nhanh nhẹn nhấc điện thoại viễn thông gọi con về tiếp đón. Không mừng sao được khi sự đổi mới của buôn làng đã thấy rõ qua từng năm… Đá bóng ở làng. Ảnh: N.Q.T Điện thoại vùng sâu. Ảnh: N.Q.T Những chủ nhân tương lai. Ảnh: N.Q.T Dĩ nhiên là đằng sau sự ngất ngây men say ấy, tôi cũng kịp nhận ra rằng cuộc sống ở các buôn làng chưa phải đầy đủ, vẹn toàn. Vẫn còn những mái nhà tranh sạm nắng sương vất vả sớm hôm. Vẫn còn nhiều nơi, các bạn trẻ thiếu chỗ vui chơi, phải đá bóng trên những sân đất lầm bụi hoặc lầy lội... Nhưng, tôi tin vào ngày mai, khi các cô bé thấy khách lạ, vội vàng nép vào nhau, trong veo đôi mắt ngước nhìn hôm nay, sẽ được học hành đến nơi đến chốn, sẽ trưởng thành, trở về chung tay xây đắp buôn làng của mình. Nguyễn Quang Tuệ -------------------- Mmm |
|
|
Nov 4 2009, 09:39 AM
Post
#58
|
|
Bảo vệ tổ quốc Group: Năng Động Posts: 13,947 Joined: 18-November 08 Member No.: 775 Age: 53 Country |
Cao Nguyên Sương Mù Hay Khói Súng # Tác giả: Kiều Mỹ Duyên Ngày 15 tháng giêng năm 1972, tại bãi đáp trực thăng Ba Gi cách thị xã Qui Nhơn 12 cây số về hướng Tây Bắc, Tư Lệnh Quân Đoàn 2/Quân Khu 2, Trung Tướng Ngô Dzu trả lời cuộc phỏng vấn của báo chí trong và ngoài nước một cách khẳng định là Cộng quân sẽ đánh lớn tại Quân Khu 2. Tướng Ngô Dzu cũng cho biết, hiện nay Trung Đoàn 21 thuộc Sư Đoàn 2 Sao Vàng của Bắc Việt đang thiết lập các căn cứ trong vùng thung lũng An Lão, nằm về phía Bắc của Qui Nhơn. Và cũng theo tin tình báo mới đây thì Bộ Chỉ Huy Quân Khu 5 của Cộng quân được ghi nhận đã xuất hiện trong quận Hoài An, tỉnh Bình Định, làm cho tình hình của vùng này trở nên nghiêm trọng. Trung Tướng Ngô Dzu còn cho biết thêm, quân số của Cộng quân xâm nhập vào Quân Khu 2 đã lên đến 60 ngàn người, ông cũng tiên đoán chừng một tháng nữa, địch quân sẽ di chuyển các cơ sở đến vùng Tam Biên, sẽ dùng chiến thuật “công đồn đả viện” để đánh Cao Nguyên và biến Kontum thành một Điện Biên Phủ. Một cố vấn dân sự cao cấp Mỹ của Quân Khu 2, ông John Paul Vann tin rằng Cộng quân sẵn sàng hy sinh 10 ngàn quân để chiếm cho được vùng Cao Nguyên. Cuộc chiến sẽ trải rộng từ thành phố Kontum đến Pleiku và Bình Định. Ông cũng tiên đoán là chiến xa của Cộng quân sẽ tấn công vào Benhet và Tân Cảnh đầu tiên. Cùng lúc với Tướng Trần Nam Trung của Bắc Việt đọc nhật lệnh kêu gọi Cộng quân đánh lớn, đánh mạnh khắp nơi, thì báo Washington Star của Mỹ, số ra ngày 10 tháng 4 năm 1972 loan tin sư đoàn cuối cùng của Bắc Việt đã lên đường tiến vào miền Nam để tăng cường cho 120 ngàn Cộng quân đang rải dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh. Những tin tức chiến sự như vậy là một hứa hẹn những tháng ngày đầy máu và nước mắt cho cuộc sống đang yên vui bình lặng của người dân miền Nam. Rồi những gì mọi người chờ đợi cũng sẽ đến. Mùa xuân đến và mùa xuân đã qua. Khi những tia nắng của một sớm mai hè vừa đủ ấm để ửng hồng đôi má của người con gái Cao Nguyên thì tiếng súng bắt đầu nổ. Theo tài liệu bắt được trong mình của một Chuẩn Úy Việt Cộng tên Khổng Thanh Hiền thì lệnh tấn công tại mặt trận Tam Biên được ấn định vào ngày 13 tháng 3 năm 1972. Đó cũng là ngày mà lực lượng Nhảy Dù Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đụng độ ác liệt với các đơn vị của Sư Đoàn Thép 320 Cộng quân chung quanh Căn Cứ Hỏa Lực 5. Sư Đoàn Thép là sư đoàn đã từng chiến thắng tại Điện Biên Phủ trước đây và hiện là một trong những đơn vị nòng cốt của Bắc Việt. Lần ra quân này, chỉ sau 3 ngày đụng trận với một vài đơn vị của Lữ Đoàn 2 Dù, Sư Đoàn Thép đã phải để lại nhiều tổn thất. Một trong những xác Cộng quân bỏ lại chiến trường, có xác của Chuẩn Úy Khổng Thanh Hiền thuộc Tiểu Đoàn Phòng Không của Trung Đoàn 64, Sư Đoàn 320. Những tài liệu tịch thu được trên mình của sĩ quan này là do Tướng Phạm Ngọc Mậu ký ngày 20 tháng 10 năm 1971. Các nguồn tin tình báo của Quân Khu 2 cho rằng Tướng Phạm Ngọc Mậu đã thay thế Tướng Hoàng Minh Thảo, chỉ huy mặt trận Cao Nguyên Trung Phần mà Hà Nội gọi là Mặt Trận B3. Đúng như sự dự đoán của những giới chức thẩm quyền của Quân Khu 2, Tân Cảnh là nơi đầu tiên mà chiến trận bùng nổ. Cuộc chiến diễn ra khốc liệt không thua gì cuộc chiến tại vùng Trị Thiên, chỉ khác nhau về mặt địa thế: một bên là đồng bằng, một bên là rừng núi, và điều này ảnh hưởng phần nào đến sự yểm trợ của chiến xa và không lực. Vào lúc 6 giờ 30 chiều ngày 23 tháng 4 năm 1972, Công Trường 2 Cộng quân được yểm trợ bởi nhiều chiến xa T-54 đã ào ạt tấn công vào căn cứ hỏa lực Tân Cảnh, nơi trú đóng của Bộ Tư Lệnh Tiền Phương của Sư Đoàn 22 Bộ Binh do Đại Tá Lê Đức Đạt làm tư lệnh, và đây cũng là bản doanh của Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 42 Bộ Binh do Trung Tá Nguyễn Thông làm Trung Đoàn Trưởng. Thoạt tiên Cộng quân dội xuống Tân Cảnh cả ngàn quả đạn đại bác 82 ly và hỏa tiễn 122 lỵ Trận mưa pháo kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ. Lúc 22 giờ 30 phút cùng ngày, Trung Tâm Hành Quân của căn cứ Tân Cảnh bị hư hại hoàn toàn vì một hỏa tiễn điều khiển chống chiến xa của Cộng quân chui ngay vào cửa hầm. Hầu hết những người trong Bộ Tham Mưu của Đại Tá Đạt và trong Ban Chỉ Huy của Trung Tá Thông đều bị thương. Chỉ có Đại Tá Đạt và Trung Tá Thông là thoát nạn vì đã rời hầm chỉ huy trước đó để đi đôn đốc binh sĩ của mình. Trung Tâm Hành Quân phải dời qua một hầm kế bên. Đến 23 giờ, cánh quân tiền phương của Cộng quân được phát hiện cách quận Dakto chừng một cây số về hướng Tây với sự yểm trợ của 3 xe tăng T-54. Lập tức phi cơ AC-130 cất cánh từ phi trường Nha Trang bay đến oanh kích và bắn cháy ngay 3 chiến xa này khi còn cách Dakto chừng 500 mét, nhưng không ngăn được bước tiến của toán tiền phương địch. Đúng nửa đêm, Cộng quân ào ạt tấn công tiền đồn Tân Cảnh. Sau khi đạo quân tiền phương với quân số chừng một trung đoàn tấn công vào Tân Cảnh, một trung đoàn Cộng quân thứ hai xuất hiện cách Tân Cảnh 3 cây số về hướng Tây Bắc, kéo ra Quốc Lộ 14 và cắt đoạn đường Dakto-Tân Cảnh ra làm bốn đoạn, khiến cho sự liên lạc giữa hai nơi chỉ còn qua máy vô tuyến mà thôị Hình chụp trên Quốc Lộ 19 trước khi vào thị xã Pleiku. (HÌNH ẢNH: Don Armstrong) Ngay sau khi phát giác sự xuất hiện của cánh quân thứ hai này, mặc dầu thời tiết được loan báo là xấu, các toán A-1 Skyraider thuộc Phi Đoàn 530 của Không Đoàn 72 Chiến Thuật và các khu trục A-37 của Không Đoàn 62 Chiến Thuật biệt phái cho Pleiku đã nhất loạt cất cánh từ phi trường Cù Hanh để bay lên oanh kích cánh quân này. Khoảng 2 giờ 30 sáng, vừa pháo kích vừa xung phong, hai trung đoàn Cộng quân cố gắng tràn ngập căn cứ Tân Cảnh, nhưng gặp phải sự kháng cự quá ư mãnh liệt của các chiến sĩ Trung Đoàn 42, nên trận chiến kéo dài cho đến lúc trời sáng, Tân Cảnh vẫn còn đứng vững. Trời vừa sáng thì thời tiết trở thành bất lợi cho những người đang tử thủ trong Tân Cảnh. Sương mù xuống thấp làm cho Không Quân bị bó tay, không thể yểm trợ được. Vào lúc 7 giờ sáng ngày 24 tháng 3, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 hoàn toàn mất liên lạc vô tuyến với căn cứ hỏa lực Tân Cảnh. Cả Bộ Tham Mưu của Tướng Ngô Dzu như ngồi trên lửa. Không ai dám mở lời tiên đoán số phận của Tân Cảnh như thế nào. Đích thân Tướng Dzu gọi cho các đơn vị yểm trợ như Không Quân, Thiết Giáp, Pháo Binh… để hỏi, không ai biết số phận của Tân Cảnh bây giờ ra sao. Cho đến 10 giờ sáng, một sĩ quan Truyền Tin la lên, “Liên lạc được rồi.” Tướng Dzu chụp lấy máy hỏi dồn. Đại Tá Đạt báo cáo đã đẩy lui được địch quân. Mọi người trong Trung Tâm Hành Quân đều thở phào và nét mặt người nào cũng lộ vẻ phấn khởi. Cũng vào lúc này, thời tiết đã trở nên quang đãng hơn, các phi cơ chiến đấu của Không Đoàn 72 Chiến Thuật bắt đầu cất cánh và mấy chiếc trực thăng tiếp tế đạn dược đã lọt được màn lưới lửa phòng không của địch, đáp an toàn xuống căn cứ Tân Cảnh. Mặc dù vẫn còn đứng vững trước đợt tấn công thứ nhất, nhưng với sự tăng cường thêm một sư đoàn thứ hai của địch quân từ căn cứ hậu cần 609 nằm bên kia biên giới (ở bên Lào) tiến qua, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 đã cho căn cứ Tân Cảnh và một số các căn cứ hỏa lực khác dọc theo dòng sông Poko ở phía Tây Quốc Lộ 14 di tản chiến thuật, rút về lập một phòng tuyến mới ở ngang căn cứ Bravo, cách Kontum 20 cây số về phía Bắc. Cùng với kế hoạch di tản chiến thuật một số các căn cứ hỏa lực ở mạn Bắc thành phố Kontum, Tướng Ngô Dzu đã thành lập một ủy ban có tên là Ủy Ban Di Tản Đồng Bào Kontum và Pleiku. Ủy ban này do Đại Tá Hồ Hồng Nam, Tham Mưu Phó Chiến Tranh Chính Trị của Quân Đoàn 2 làm chủ tịch. Phương tiện di tản sẽ bằng máy bay C-130 của Hoa Kỳ và C-123 của Việt Nam Cộng Hoà. Một nguồn tin cho biết bệnh tim của Tướng Ngô Dzu bị tái phát, nhưng ông bất chấp, dồn nỗ lực vào hai việc là di tản đồng bào ra khỏi vùng lửa đạn và tái chiếm các căn cứ mà quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã di tản chiến thuật trong những ngày vừa qua. Người dân của hai thành phố Pleiku và Kontum đã sống trong lo sợ phập phồng từ những ngày trước Tết Nguyên Đán vì những tin tức chiến sự ngày càng nặng nề. Cơn ác mộng đó cứ chập chờn trong mọi sinh hoạt của người dân Tây Nguyên cho đến hôm nay, chiến trận đã thực sự bùng nổ. Tôi đến Pleiku trong những ngày thành phố này đang di tản. Thành phố có lệnh giới nghiêm lúc 7 giờ tối, nhưng mới 5 giờ chiều trên các đường phố đã không thấy bóng dáng một người dân. Chỉ có những chiếc xe nhà binh chạy hết tốc lực. Những người ngồi trên xe, ai cũng mặc áo giáp, đội nón sắt cẩn thận. Trong thành phố, nhà nào cũng làm hầm nấp pháo kích. Đa số đều làm hầm nổi. Gia đình của các quân nhân, công chức được lệnh di tản khỏi Pleiku để cho người chiến sĩ rảnh tay chiến đấu. Các công chức chuẩn bị nhận súng khi có lệnh. Vẻ kinh hoàng hiện trên nét mặt mọi ngườị Nỗi lo âu chồng chất bởi nhiều vấn đề. Di tản: đến đâu, ăn đâu, ở đâủ Nhà cửa, tài sản để lại, ai trông coỉ Lâu mau mới về? Bà vợ của một giáo sư buồn rầu tâm sự với tôi: - Tôi bụng mang dạ chửa. Cả tuần lễ nay tôi lo quá, chẳng ăn uống gì được. Nhà nào cũng làm hầm, nhưng ăn thua gì cô. Chồng tôi nhất định ở lại đây. Tôi và các cháu tính về Saigon, nhưng giá máy bay đắt quá, cả gia đình phải mấy chục ngàn tiền vé, tiền đâu mà đi! Giá vé máy bay Pleiku-Sài Gòn ngày thường là 3,800 đồng. Nhưng lúc này giá chợ đen khoảng 10 ngàn một vé. Nếu muốn mua giá chính thức thì phải chờ hơn nửa tháng. Súng đạn đã nổ sát một bên rồi, có ai kiên nhẫn chờ hơn nửa tháng nữa mới rời thành phố? Một khu chợ trời thành hình dọc theo đường Hoàng Diệụ Đồ đạc bán rất nhiều và rất rẻ. Người bán nhiều hơn người mua. Những nhu yếu phẩm như gạo, nước mắm, dầu hôi… giá tăng lên vùn vụt. Những người nghèo dành dụm được ít vàng phải đem bán để lấy tiền di chuyển. Vàng xuống giá rất nhanh. Các tiệm vàng đều bán ra mà không mua vào. Vàng y giá 20 ngàn đồng một lượng, trong khi gạo 20 ngàn một tạ. Ai cũng cố bán ti vi, tủ lạnh, radio để bọc tiền mà chạy. Nhưng ai dám bỏ tiền ra mua mấy thứ đó lúc nàỵ Có người treo bảng bán cả nhà, bán thật rẻ mà đã 3 tuần nay không có một người nào hỏi đến. Lệnh di tản được ban ra. Dân Kontum di tản về Pleiku. Các trường học ở Pleiku được trưng dụng để làm trại tiếp cư. Trong khi đó, gia đình quân nhân, công chức ở Pleiku lại di tản đi nơi khác. Tôi nêu lên sự thắc mắc này, một giới chức thẩm quyền ở Pleiku giải thích: dân Kontum tạm thời di tản về đây để chờ lập cầu không vận chuyển đi các nơi khác như Nha Trang, Saigon. Hôm qua, ngày 27 tháng 4, quân đội Việt Nam Cộng Hòa tiếp tế từ Qui Nhơn lên Pleiku 400 tấn gạo. Người dân Pleiku mỗi ngày tiêu thụ 30 ngàn tấn. Tỉnh Pleiku chưa có kế hoạch nào về việc phân phối số gạo nói trên. Cho tới hôm nay, kho gạo an toàn của Pleiku chưa hề đụng tới. Kho gạo này có thể nuôi toàn thể dân Pleiku trong vòng một tháng. Gạo và những nhu yếu phẩm khác vẫn tăng giá vùn vụt. Mua được một ký gạo là một chuyện rất khó khăn, vì trong hoàn cảnh này, có tiền chưa chắc đã mua được. Tất cả tiệm ăn trong thành phố đều đóng cửa. Khoảng 50 phóng viên Việt Nam và ngoại quốc đang có mặt ở đây phải ăn hủ tiếu hoặc phở thay cơm và bánh mì. Những gia đình giàu có vội vàng ra đị Những người khác lần lượt tiếp nối. Và thành phố Pleiku ngày càng hoang vắng. Sau khi bắt lại liên lạc vô tuyến với Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2, suốt ngày hôm đó tại căn cứ Tân Cảnh, các chiến sĩ của Trung Đoàn 42 Bộ Binh đã anh dũng đẩy lui nhiều đợt xung phong mãnh liệt của Cộng quân có quân số đông gấp ba lần và được yểm trợ bởi 60 chiến xa T-54 cùng với một trung đoàn pháo. Cuộc chiến đấu hào hùng này đã kéo dài suốt 24 tiếng đồng hồ không ngừng một giây phút. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 theo dõi những diễn tiến tại Tân Cảnh cho đến 19 giờ 45 phút ngày 24 tháng 4 thì một lần nữa mất liên lạc với căn cứ này. Và theo tin của một số binh sĩ và đồng bào vừa thoát khỏi quận Dakto thì Cộng quân đã tràn vào căn cứ Tân Cảnh vào lúc tối ngày 24. Trong lúc đó, tại quận Dakto, Trung Tá Lò Văn Bảo chỉ huy lực lượng Địa Phương Quân vẫn tiếp tục kháng cự với Cộng quân, mặc dù đã có lệnh di tản chiến thuật khỏi nơi này. Trung Tá Bảo gốc người Thái vùng Bắc Việt, ông gọi máy vô tuyến về Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu nói rằng ông sẽ quyết chiến với địch quân, chết chứ không lùi bước. Rồi sau đó cũng như Đại Tá Đạt, người ta không biết số phận của Trung Tá Bảo như thế nào vì mọi liên lạc đều bị gián đoạn. Chờ hai ngày ở phi trường Pleiku dưới trời nắng cháy và cát bụi, đến ngày thứ ba tôi mới được theo máy bay quan sát lên Kontum. Máy bay bay giữa những cụm mây trắng, bên dưới là núi rừng trùng trùng điệp điệp. Pleiku cách Kontum chừng 45 cây số đường bộ. Sau khi Tân Cảnh và Dakto di tản chiến thuật, thành phố Kontum ngày càng chịu áp lực nặng nề của Cộng quân. Con đường duy nhất nối liền Kontum và Pleiku đã bị cắt đứt. Phi trường Kontum bị pháo kích vào mỗi ngàỵ Phương tiện còn lại duy nhất là máy bay quân sự. Hôm trước đến Phòng Báo Chí của Quân Đoàn để xin phương tiện, gặp mấy người từ Kontum về, một anh nói với tôi: - Cô nên mặc áo giáp, đội nón sắt vì trên Kontum Việt Cộng pháo kích dữ lắm, pháo như mưa. Xuống máy bay là phải chạy tìm chỗ nấp liền. Nên kiếm cái ba lô để mang theo thức ăn. Các tiệm ăn trên Kontum đều đóng cửa hết. Tôi nghĩ chết sống có số. Với tôi, nhiều khi mang áo giáp, đội nón sắt rồi nặng quá chạy không nổi thì cũng chết. Ngày đầu chờ máy bay, tôi còn mang theo bánh mì và một bộ quần áo. Nhưng chờ đợi mãi, đến ngày thứ ba, khi leo lên máy bay, tôi chỉ mang cái máy ảnh, ít thuốc cần thiết và băng cá nhân. Người nữ phóng viên chiến trường không cần mang son phấn nên hành trang cũng nhẹ bớt phần nào. Có những đoạn máy bay bay thật thấp. Tiếng người phi công nói qua ống nghe: - Cô nhìn xuống mặt đường, có mấy chiếc xe đò bị Việt Cộng giựt mìn còn xác nằm bên đường đó. Con đường ngoằn ngoèo bên dưới thật vắng, không có bóng một chiếc xe nào đang di chuyển. Thỉnh thoảng thấy một vài chiếc xe hàng bị lật. Trước đây vài ngày, nghe nói có nhiều xe hàng liều mạng chở người tị nạn từ Kontum về Pleiku, giữa đường bị Việt Cộng giựt mìn hoặc từ trên núi bắn B-40 xuống. Máy bay bay ngang một làng nào đó. Khắp làng không thấy bóng dáng một người dân. Tôi hỏi người phi công: - Sao không thấy một người dân nào cả? Đây cách Kontum chừng bao nhiêu cây số và đang ở về hướng nào? Người phi công chấm một dấu đỏ trên bản đồ ghi dấu vị trí hiện tại của máy bay và đưa tấm bản đồ về phía tôi: - Dân đã được di tản rồi. Cô không nhìn thấy những hố bom B-52 dưới kia sao? Còn cách Kontum 20 cây số về hướng Nam. Hai người xạ thủ đại liên nói đùa với tôi: - Nếu thấy Việt Cộng, tụi tôi nhường súng cho cô bắn. Tôi nhìn xuống bên dưới, có 3 chiếc xe mang cờ Công giáo, chiếc đi giữa chở một cái hòm, hình như là một đám tang. Về sau tôi được biết người chết là một thanh niên, một trong những người đang ngồi ở phi trường đợi máy bay để rời Kontum, rồi bị pháo kích mà chết. Hôm đến Phòng Báo Chí của Quân Đoàn 2, gặp Đại Úy Vượng, ông khuyên: - Cô lên Kontum thì nên chuẩn bị sẵn cho một cuộc chạy bộ. Hãy mang giày nào cho dễ chạy. Trên đó không có xe cho cô di chuyển. Có mượn được xe cũng không có xăng. Xuống phi trường, cô phải chạy bộ vào thành phố, chỉ chừng 3 cây số thôi. Tại Kontum, bây giờ, một giọt xăng quý như một giọt máu. Vậy là tối hôm đó tôi tìm mua một đôi giày ba ta để chuẩn bị cho một cuộc chạy bộ từ phi trường vào thành phố. Nhưng rồi cũng may, trực thăng hạ cánh cách tòa hành chánh tỉnh chừng một cây số. Thế là tôi chỉ đi bộ vào phố chứ khỏi chạy bộ. Lúc đó Việt Cộng đang pháo vào phi trường. Những đoàn người trên đường ra phi trường phải dừng lạị Một người trong nhóm đó thở dài: - Trời ơi, Việt Cộng pháo vào phi trường mãi. Không biết bà con của mình đợi ở đó có sao không! Tôi đến đây nhằm ngày Chủ Nhật, chỉ có con đường ra phi trường là còn có người di chuyển. Hằng ngàn người, đa số là vợ con của quân nhân và công chức tụ tập trước MACV để xin máy bay di chuyển. Phải có giấy của Đại Tá Tỉnh Trưởng ký trước, rồi đến xin giấy của Đại Tá Mỹ ở MACV. Bao giờ cầm được giấy lên máy bay mới biết chắc mình được đi. Giấy được đi phải là giấy ưu tiên một. Đối với máy bay Mỹ, mọi người giữ được kỷ luật như vậy, còn với máy bay Việt Nam, dân cứ ào lên, ào lên. Không có cách gì để giữ cho được trật tự. Cách đây vài hôm ở phi trường Cù Hanh, hơn 10 ngàn người tràn lên một chiếc máy bay. An Ninh, Quân Cảnh không thể nào ngăn cản được. Một ông trung tá rút súng bắn dọa một phát, viên đạn vô tình lại trúng vào cánh máy bay sao đó mà máy bay không cất cánh được. Và người ta lại kiên nhẫn ăn, ngủ ngay tại phi trường để chờ. Tội nhất là những đứa bé sơ sanh, phải dầm mưa dãi nắng và chịu đói khát, đau ốm đã bao nhiêu lâu rồi. Vấn đề tiếp tế cho Kontum ngày càng trở nên khó khăn, tất cả chỉ còn trông chờ vào các trực thăng Chinook. Những nhu yếu phẩm cần thiết làm sao có đủ cho đồng bào tị nạn chạy về từ Dakto, Tân Cảnh. Tôi đến toà hành chánh tỉnh Kontum vào lúc 10 giờ sáng. Quân nhân, công chức tụ họp từ từng dưới lên cả trên lầu. Họ chia ra từng nhóm, người nào cũng nói về chuyện di tản. Họ đến đây để xin giấy di chuyển cho gia đình. Tôi đang đứng ở cầu thang hỏi thăm mấy người ở đây thì Đại Tá Nguyễn Bá Thìn, Tỉnh Trưởng Kontum đi ra, thấy tôi ông chào hỏi và nói: - Bây giờ tôi đi thăm các trại tạm cư, cô có đi không? Cô nên viết để kêu gọi giúp đở cho hoàn cảnh này. Tôi lên xe của Trung Tá Đổ, Tiểu Khu Phó, hướng về các trại tạm cư. Trường học và các cô nhi viện được trưng dụng để làm trại tiếp cư. Chúng tôi ghé lại một trường học. Trên sân trường, người Thượng nằm, ngồi dưới các gốc cây, họ vừa chạy về từ Dakto, Tân Cảnh. Nét mặt người nào cũng có vẻ ngơ ngác trông thật tội nghiệp. Trong khi Đại Tá Thìn hỏi thăm những cán bộ Bình Định Nông Thôn về vấn đề phân phát gạo cho đồng bào tị nạn, thì tôi đi chụp hình và tìm những người thượng biết nói tiếng Việt để hỏi thăm. Mấy người này đến từ làng Konkring. Tôi nghe tiếng Đại Tá Thìn hỏi: - Ty Y Tế có rắc thuốc không? Gần 10 năm làm báo, đây là lần đầu tiên tôi thấy một ông Đại Tá Tỉnh Trưởng đi kiểm soát nhà cầu của một trại tị nạn. Vấn đề giữ được vệ sinh ở trại này thật là khó khăn. Cán bộ thì ít, người tị nạn thì đông. Tất cả nhân lực đang dồn vào chiến trận, vào việc di tản dân Kontum đi nơi khác và tiếp cư dân nơi khác về Kontum. Mỗi người được lãnh 500 gram gạo một ngày, nhưng không dám ăn hết, để dành lại một ít phòng hờ ngày mai không được phát gạo nữa. Thời chiến chinh, ai mà biết được những gì sẽ đến trong ngày mai. Vào lúc 16 giờ ngày 29 tháng 4, một phi cơ quan sát trong lúc bay trên không phận Dakto, bỗng nhiên thấy ánh sáng của một tấm kiếng từ dưới đất chiếu lên. Phi công liền xuống thấp để quan sát thì thấy một đám đông đang tụ họp quanh khu chợ. Dakto và ra dấu hiệu cấp cứu. Khi phi cơ xuống thấp hơn nữa, thấy đám đông đó là khoảng 200 binh sĩ của ta. Những người này đang làm dấu hiệu cho phi cơ đáp xuống. Phi công định đáp xuống một bãi trống phía Tây của chợ, nhưng địch biết được ý định đó nên bắn lên máy bay như mưa và đồng thời mở đợt tấn công vào đám binh sĩ của ta đang bị vây. Được tin báo của máy bay quan sát, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 tin rằng nhóm 200 binh sĩ đang bị vây khổn ở chợ Dakto gồm có Bộ Tham Mưu của Đại Tá Đạt và binh sĩ của Trung Đoàn 42 Bộ Binh trên đường di tản khỏi căn cứ Tân Cảnh. Vì vậy, cuộc giải vây cho nhóm 200 người đang cầm cự với địch đã được thực hiện với ưu tiên một. Ngày hôm sau, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 đưa được Đại Tá Lê Đức Đạt, Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh cùng với 200 binh sĩ từ chợ Dakto về căn cứ của Quân Đoàn. Cùng đi với Đại Tá Đạt, có Trung Tá Nghiêm Kế, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 22 Công Binh Chiến Đấu, một đơn vị yểm trợ của Sư Đoàn 22. Ký nhi viện Vincent cũng là một trong những trại tạm cự Chúng tôi đến thăm vào buổi trưa, các dì phước đều mặc áo màu xanh, lúp màu xanh và đang làm việc rất bận rộn. Có mấy dì phước ngồi ghi tên những người mới đến vào danh sách. Người tị nạn ở đây đa số là người Thượng từ các buôn ở mạn Bắc của Kontum chạy về. Tôi ngồi xuống bên cạnh một dì phước rất trẻ, nói được tiếng Barna. Sinh hoạt chung với họ rồi nói được tiếng của họ. Ký nhi viện này ở bên cạnh trường trung học Quenot của cha Trường. Trường học thật khang trang đẹp đẽ. Những cây phượng trong sân nở hoa đỏ rực. Xác hoa phượng phủ đầy các lối đi. Đại Tá Thìn hỏi các dì phước: - Vấn đề vệ sinh ở đây làm cho các sơ vất vả lắm phải không? Một dì phước trả lời: - Người Thượng họ tắm cả ngày, tắm nhiều hơn mình nữa, nhưng họ không có quần áo để thay. Có một bộ đồ là họ mặc cho đến khi rách, chứ không giặt giũ gì cả. Mà muốn giặt cũng không có đồ để thaỵ Tôi hỏi dì phước: - Thưa sơ, trại này hiện có bao nhiêu người? - Đã tiếp nhận hai ngày nay là 950 ngườị Số người mới đến còn đang lập danh sách. Một dì phước quay lại hỏi tôi: - Cô có nghe tin gì về Konkring không? Có mấy sơ ở Konkring cũng thuộc về Vincent de Paul, ở đây chúng tôi không được tin tức gì hết, chắc bị Việt Cộng bắt giữ lại hết rồi. Các dì phước ở đây nhắc đến những người ở Konkring một cách quan tâm và thương mến. Buổi loạn ly bom đạn đâu có tránh ai, Việt Cộng đâu có chừa ai. Kho nhiên liệu bốc cháy trong căn cứ quân sự tại Pleiku (HÌNH ẢNH: Don Armstrong) Rời trại tạm cư ở ký nhi viện Vincent, chúng tôi đến thăm một trại tạm cư khác tại một trường trung học. Chúng tôi đến lúc đồng bào đang ăn cơm. Thức ăn thật đơn giản: rau luộc và một món mặn. Vợ chồng, con cái ngồi bẹp xuống nền của lớp học. Họ ăn một cách ngon lành, nhưng trên mặt vẫn còn những nét sợ hãi vì đoạn đường họ đã vượt qua và những hiểm nguy họ đã gặp. Tôi hỏi một người đàn bà ngồi gần cửa: - Chị chạy mấy ngày mới tới đây? Người đàn bà đặt chén cơm xuống, nhìn tôi rồi trả lời: - Đi 4 ngày trong rừng, mới ló đầu ra là gặp ngay Việt Cộng. Chạy đến chảy máu chân cũng không hay. Về tới đây mới biết mình còn sống. Một ông cụ ngồi nhìn chén cơm mà không ăn, nước mắt rưng rưng: - Mấy đứa con tôi thất lạc hết rồi. Không biết chúng còn sống hay đã chết. Ngày nào tôi cũng đi tìm chúng nó. Có ai thấy chỉ dùm tôi. Tỉnh Kontum có khoảng 50 ngàn dân, gồm 30 ngàn người ở thành phố và 20 ngàn người rải rác các quận chung quanh. Người Thượng ở trong những làng mạc xa xôi hẻo lánh. Trong khi dân Kontum di tản về Pleiku hoặc Saigon, dân ở các làng, các quận lại đổ về Kontum tị nạn. Những gia đình giàu có đã đi hết rồi, bây giờ còn lại đa số là gia đình của quân nhân và công chức. Phía bên Mỹ thông báo rằng, đến ngày 1 tháng 5, họ không cấp phương tiện để di tản đồng bào nữa. Ngày 29 tháng 4, một vị thượng tọa dẫn 5 ngàn tín đồ đi bộ từ Kontum về Pleikụ Đoàn người ngày đi đêm nghỉ, cuối cùng cũng về tới Biển Hồ. Nhà cầm quyền Kontum lo lắng rất nhiều về việc di tản, nhưng không đủ phương tiện. Tướng Ngô Dzu cũng rất khổ tâm về việc nàỵ Một ngày chỉ có 4 chiếc Chinook tiếp tế. Sự tiếp tế nhỏ giọt nên cũng đến ngày thành phố Kontum không có điện vì thiếu dầu, một số dân trong các làng đói vì thiếu gạo. Bây giờ Kontum đã bị cô lập, cuộc sống của những người còn lại ở đây chỉ mong vào sự tiếp tế của máy bay mỗi ngày. Thành phố Kontum chỉ mới hoang vắng, nhưng vẫn còn nguyên vẹn. Nguyên vẹn với nét đẹp của một thành phố miền Cao Nguyên. Dòng sông Dabla vẫn lặng lờ uốn khúc quanh co, và trên bờ, màu hoa phượng vĩ vẫn rực rỡ trong khói lửa chiến tranh đang bao trùm thành phố. Buổi sáng tôi ra phi trường để gửi bài về toà soạn thì chợt bắt gặp một tà áo xanh, màu áo xanh đồng phục của những nữ tiếp viên hàng không Air Việt Nam. Người con gái có đôi mắt to và đen, nét mặt buồn như muốn khóc. Nàng có vẻ lạc lõng giữa một rừng người đang chờ di tản ở phi trường và hình như đang tìm kiếm một người nào đó. Khi đi ngang qua chỗ Đại Úy Hoà và tôi đang đứng nói chuyện với nhau, người con gái dừng lại ấp úng hỏi vị sĩ quan: - Thưa Đại Úy, Đại Úy có thể cho tôi biết trong số thương binh mà Đại Úy đã di tản về các bệnh viện có Thiếu Úy Nguyễn… không? Đại Úy Hoà, Quân Y, nhìn người con gái một lát rồi chậm rãi trả lời: - Tôi làm sao nhớ hết được. Nếu cô cho tôi thêm số quân, đơn vị của người đó, tôi sẽ tìm dùm cho cô. Chừng nào cô mới có chuyến bay trở lại đây? Người nữ tiếp viên có vẻ mừng rỡ: - Thiếu Úy Nguyễn thuộc Trung Đoàn 42, tôi không nhớ số quân của anh ấy. Sau khi Tân Cảnh di tản, tôi không được tin tức gì của anh ấy nữa. Tôi tình nguyện bay đường Saigon-Kontum mỗi ngày hai chuyến, sáng và chiều, để lên đây mong kiếm được tin tức của anh. Nhưng mỗi lần máy bay hạ cánh có một tiếng đồng hồ, nên tôi chỉ luẩn quẩn hỏi thăm ở trong phi trường này mà thôi. Đại Úy Hoà hứa với người nữ tiếp viên hàng không: - Tôi sẽ hỏi phòng hành quân dùm cô. Đồng thời tôi sẽ dò xem danh sách của thương binh. Trưa nay, lúc máy bay của cô đáp xuống, tôi sẽ ra đây trả lời cho cộ Hiện nay, những người sống sót của Bộ Tư Lệnh Tiền Phương của Sư Đoàn 22 và Bộ Chỉ Huy của Trung Đoàn 42 đóng ở Tân Cảnh đã về đây hết, tôi cũng sẽ hỏi thăm dùm cô. Sau khi người nữ tiếp viên trở lại máy bay về Saigon. Đại Úy Hoà làm đúng lời hứa, đã đi nhiều nơi để dò thăm tin tức. Nhưng tên của người sĩ quan này không có trong danh sách những thương binh, cũng không có mặt trong số những người về từ Tân Cảnh. Vậy chỉ còn một là thất lạc trong rừng, hai là bị lọt vào tay địch, ba là đã chết mất xác. Tôi thấy Đại Úy Hòa có vẻ ái ngại khi đến giờ phải ra phi trường gặp lại người nữ tiếp viên hồi sáng. Các phi trường Kontum và Pleiku bị pháo mỗi ngày, nhưng nàng vẫn tình nguyện bay lên đây ngày hai chuyến, với hy vọng có chút tin tức hay được gặp lại người yêu. Buổi trưa tôi từ chối không đi cùng Đại Úy Hoà ra phi trường. Tôi sợ phải nhìn thấy những giọt nước mắt và nét tuyệt vọng trên khuôn mặt hiền lành của người con gái đó. Tôi sợ một câu trả lời từ miệng mình thốt ra là một sự thật phũ phàng dập tắt hết mọi niềm hy vọng. Tình yêu của người con gái đó quá đẹp và quá hiếm trong những ngày ly loạn như hôm nay. Kiều Mỹ Duyên -------------------- KHAI TỬ ĐẢNG!
|
|
|
Nov 7 2009, 05:01 PM
Post
#59
|
|
Bảo vệ tổ quốc Group: Năng Động Posts: 13,947 Joined: 18-November 08 Member No.: 775 Age: 53 Country |
Trận Chiến Đức Cơ # Tác giả: Tôn Thất Soạn Vào đầu năm 1965, lo ngại trước việc Hoa Kỳ đổ quân vào miền Nam Việt Nam và oanh tạc miền Bắc, và để đối phó với tình hình mới, Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) đã đẩy mạnh các hoạt động quân sự ở miền Nam hầu phân tán các lực lượng của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Mở đầu trọng điểm là các trận đánh ở Đồng Xoài ở tỉnh Phước Long. Tiếp theo là chiến dịch Ba Gia ở tỉnh Quảng Ngãi. Xa hơn về phía Bắc, họ cắt đứt các trục lộ chính ở Nam Tây-Nguyên và cuối cùng là bao vây tấn công trại Lực Lượng Đặc Biệt (LLĐB) Đức Cơ trong tỉnh Pleiku. TRẠI LỰC LƯỢNG ÐẶC BIỆT ÐỨC CƠ Ðược thiết lập trên một sườn đồi, trại Lực Lượng Ðặc Biệt này có tiết diện hình tam giác và nằm kế cận một phi đạo dã chiến với rừng rậm bao bọc cả ba phía. Đức Cơ nằm trong tỉnh Pleiku, cách biên giới Việt-Miên khoảng 13 cây số về hướng Tây và cách thành phố Pleiku 55 cây số về hướng Đông-Bắc. Từ đây, các toán tuần tiễu của Việt Nam Cộng Hòa có nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo và ngăn chặn sự xâm nhập của quân Bắc Việt từ phía Cam Bốt, đồng thời bảo vệ khúc đường cuối cùng của Quốc Lộ 19. Lực lượng đồn trú tại Đức Cơ gồm một đơn vị Lực Lượng Ðặc Biệt Việt Nam với trại trưởng là Trung Úy Trần Tự Lập. Trung Úy Lập là sĩ quan thuộc Khóa 17 Võ Bị Đà Lạt. Về phía Hoa Kỳ, vị sĩ quan trưởng toán A-215 là Đại Úy R. B. Johnson. Trong trại có khoảng 400 binh sĩ Dân Sự Chiến Đấu (DSCĐ). Đa số là người Thượng cùng một số người Nùng. Sau đây là những biến cố đã xảy ra quanh vùng Ðức Cơ: # Ngày 31 tháng 5/1965, Tiểu Đoàn 952 Việt Cộng tấn công và chiếm quận lỵ Lệ Thanh nằm cách Đức Cơ 8 km về hướng Đông-Bắc. # Ngày 30 tháng 6/1965, Trung Đoàn 32 CSBV được lệnh bao vây trại Đức Cơ với mục đích lôi cuốn và tiêu diệt viện binh trên Quốc Lộ 19. Do vị thế bất lợi vì nằm ngoài tầm yểm trợ pháo binh, trại này đã bị hỏa lực pháo binh Bắc Việt khống chế ngay từ đầu. # Ngày 4 tháng 8/1965 lúc 8 giờ sáng, Chuẩn Tướng Vĩnh Lộc (Tư Lệnh Quân Khu 2 VNCH) cho trực thăng vận Chiến Đoàn 2 Nhảy Dù do Trung Tá Ngô Xuân Nghị làm Chiến Đoàn Trưởng vào Đức Cơ để giải tỏa áp lực địch. Chiến Đoàn 2 gồm Tiểu Đoàn (TÐ) 3 Nhảy Dù do Thiếu Tá Trương Kế Hưng và Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù do Thiếu Tá Đào Văn Hùng làm Tiểu Đoàn Trưởng. Cuộc đổ quân trực thăng vận xuống phi đạo dã chiến trước trại Đức Cơ hoàn tất lúc 16 giờ cùng ngày. Tình hình yên tĩnh trong đêm. # Ngày 5 tháng 8/1965, Chiến Đoàn 2 Nhảy Dù bắt đầu mở cuộc hành quân tảo thanh về phía Bắc trại Ðức Cơ. Đến 15 giờ, Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù bắt đầu chạm địch tại phía Nam đồi Chu Kram. Sau đó, các khu trục cơ Skyraider của Không Quân Việt Nam (KQVN) xuất hiện để oanh tạc và bắn phá các vùng tập trung quân của địch. Các trực thăng võ trang Hoa Kỳ cũng bay đến để yểm trợ Tiểu Ðoàn 3 Nhảy Dù. Thiếu Tá Trương Kế Hưng bị thương nặng. Tiểu Ðoàn 8 Nhảy Dù cũng bị chạm địch. Trong lúc yểm trợ tiếp cận, trực thăng võ trang Mỹ đã bắn lầm vào đội hình của Đại Đội (ÐÐ) 83 Nhảy Dù đang bố trí tại bìa rừng, khiến Trung Úy Lâm Đôn (đại đội trưởng) bị thương nặng cùng với một số binh sĩ khác. Trung Úy Bùi Quyền, sĩ quan thuộc Khóa 16 Võ Bị Ðà Lạt, từ Đại Ðội 81 được tạm thời đưa sang chỉ huy Đại Ðội 83. # Ngày 6 tháng 8/1965 lúc 2 giờ sáng, bộ đội Bắc Việt tấn công trại Đức Cơ tại hai hướng Tây và Tây-Nam. Pháo binh địch bắn xối xả vào trại. Từ bên ngoài trại, địch quân chĩa mũi dùi vào tuyến phòng thủ của Tiểu Ðoàn 3 Nhảy Dù tại hướng Tây-Nam. Phi cơ C-47 từ Pleiku bay đến thả hỏa châu soi sáng trận địa. Càng gần sáng, cuộc chạm súng thưa dần. Nhưng cường độ pháo kích của quân Bắc Việt càng gia tăng. Đạn súng cối nổ gần như liên tục vào khu vực trại Đức Cơ, phi đạo và vào vị trí của hai tiểu đoàn Nhảy Dù. Dưới hỏa lực phòng không quá mạnh, các phi cơ vận tải phải bay thật cao để tránh đạn, nên phần lớn dù tiếp tế đã bay lạc ra ngoài nên thực phẩm và đạn dược ngày càng kham hiếm. Trại Ðức Cơ hầu như đã trở thành địa ngục dưới các cơn pháo dữ dội của quân Cộng Sản. # Ngày 9 tháng 8/1965 từ 7 giờ sáng, dưới sự yểm trợ hỏa lực mãnh liệt của các oanh tạc cơ Việt-Mỹ, Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù do Thiếu Tá Hồ Trung Hậu chỉ huy đã được trực thăng vận xuống đầu phi đạo. Ðơn vị này tiến chiếm các vị trí trong khu vực nằm về phía Bắc trại. Sau đó họ liên lạc được với hai Tiểu Đoàn 3 và 8 Nhảy Dù. HÀNH QUÂN DÂN THẮNG 7 Cùng ngày 9 tháng 8/1965, một lực lượng đặc nhiệm gồm hai chiến đoàn được thành lập để mở cuộc hành quân Dân Thắng 7 nhằm khai thông Quốc Lộ 19 và tiếp tế cho trại LLĐB Đức Cơ. Cuộc hành quân này do Chuẩn Tướng Cao Hảo Hớn, Tư Lệnh Biệt Khu 24 (vùng đất thuộc hai tỉnh Kontum và Pleiku) trực tiếp chỉ huy. Chiến đoàn Thiết Giáp do Trung Tá Nguyễn Trọng Luật chỉ huy gồm có: 1. Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 3 Thiết Giáp 2. Chi Ðoàn 1/5 Chiến Xa do Đại Úy Trần Văn Thoàn làm chi đoàn trưởng 3. Chi đoàn 2/6 Thiết Quân Vận do Đại Úy Dư Ngọc Thanh làm chi đoàn trưởng 4. Tiểu đoàn 21 Biệt Động Quân (BĐQ) do Đại Úy Nguyễn Văn Sách làm tiểu đoàn trưởng 5. Một pháo đội đại bác 105 ly 6. Một rung đội Công Binh Chiến Đấu 7. Một chi đội Thiết Giáp M-8 8. Các thành phần Vận Tải và Tiếp Vận Chiến Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) do Trung Tá Nguyễn Thành Yên chỉ huy gồm có: 1. Bộ chỉ huy Chiến Đoàn A-TQLC với Thiếu Tá Cổ Tấn Tinh Châu làm tham mưu trưởng và các ban Tham Mưu Chiến Đoàn. 2. Bộ chỉ huy Tiểu Đoàn 2 TQLC gồm Thiếu Tá Hoàng Tích Thông (tiểu đoàn trưởng), Đại Úy Nguyễn Văn Hay (tiểu đoàn phó và kiêm nhiệm đại đội trưởng Đại Ðội 2), Đại Úy Phạm Nhã (đại đội trưởng Ðại Ðội 1), Đại Úy Nguyễn Văn Hay (đại đội trưởng Ðại Ðội 2), Đại Úy Nguyễn Năng Bảo (đại đội trưởng Ðại Ðội 3), Trung Úy Nguyễn Xuân Phúc (đại đội trưởng Ðại Ðội 4) Bộ chỉ huy Tiểu Đoàn 5 TQLC gồm có: 1. Tiểu Đoàn Trưởng: Thiếu Tá Dương Hạnh Phước (tiểu đoàn trưởng) 2. Đại Úy Nguyễn Kim Phương (tiểu đoàn phó) 3. Đại Úy Nguyễn Văn Nho (trưởng ban 3, không phải Thiếu Tá Nguyễn Văn Nho của TĐ4) 4. Trung Úy Võ Trí Huệ (đại đội trưởng Ðại Ðội 1) 5. Thiếu Úy Nguyễn Văn Phán (đại đội trưởng Ðại Ðội 2) 6. Trung Úy Nguyễn Đình Thủy (đại đội trưởng Ðại Ðội 3) 7. Trung Úy Nguyễn Kim Đễ (đại đội trưởng Ðại Ðội 4) 8. Pháo đội 75 ly sơn-pháo TQLC với Đại Úy Đoàn Trọng Cảo làm pháo đội trưởng. CHIẾN ÐOÀN A-TQLC VÀ CUỘC CHUYỂN QUÂN Trong thời gian này, Chiến Ðoàn A-TQLCđang được tăng phái hành quân cho Biệt Khu 24, hoạt động ở Kontum. Thỉnh thoảng họ được về nghỉ quân ngắn ngày ở một doanh trại hậu cứ của một trung đoàn Bộ Binh thuộc Sư Đoàn 22 gần thành phố Kontum. Để chuẩn bị cho cuộc hành quân tiếp ứng và khai thông Quốc Lộ 19 đi vào Đức Cơ. Ngày 6 tháng 8, toàn bộ Chiến Ðoàn A-TQLCđược không vận bằng vận tải cơ C-130 từ phi trường Kontum đổ xuống phi trường Cù Hanh ở Pleiku. Sau đó được quân xa chuyển vận đến nơi đóng quân qua đêm tại một làng Thượng ở phía Bắc Bộ Tư Lệnh Quân Khu 2 để dưỡng quân và túc trực ứng chiến trực thăng vận. Hình chụp một vận-tải cơ C-7 Caribou chuẩn bị nhận hàng hóa trên phi đạo Ðức Cơ. Cả phi đạo lẫn trại lực lượng đặc biệt đều tọa lạc bên cạnh Quốc Lộ 19, nhưng phi đạo nằm về phía bắc gần ngôi làng Plei Girao Kop, trong khi đó căn cứ phòng thủ nằm về phía nam quốc lộ (HÌNH ẢNH: John Stymerski) Ngày 7 tháng 8/1965, Chiến Ðoàn A-TQLC được di chuyển bằng quân xa về ngược lại thành phố, rồi rẽ vào Quốc Lộ 19 nối dài, và đóng quân túc trực tại đồn điền trà Catecka. Nơi đây có một phi trường nhỏ, dành cho loại phi cơ quan sát L-19, sẽ được dùng làm bãi đáp trực thăng vận cho cuộc hành quân. Trại LLĐB Đức Cơ đã bị bao vây từ hơn một tuần qua và hoàn toàn bị cô lập. Phi cơ suốt ngày đêm oanh tạc sát hàng rào phòng thủ. Các tiểu đoàn của Chiến Đoàn 2 Nhảy Dù cũng bị chận đánh và chia cắt. Tình hình chiến trường không sáng sủa hơn chút nào. Ngày 8 tháng 8/1965, Ðại Ðội 3/2 của Đại Úy Nguyễn Năng Bảo nhận lãnh một nhiệm vụ mạo hiểm là trực thăng vận đổ xuống một bãi đất trống cách Đức Cơ một cây số về hướng Tây-Bắc. Mục đích là thăm dò phản ứng của quân Bắc Việt và bắt liên lạc với đơn vị bạn đang phân tán trong vùng hành quân. Đến trưa Ðại Ðội 3 đã sắp xếp đội hình, lên trực thăng xong và chờ trực thăng cất cánh đúng giờ. Chuẩn Tướng Cao Hảo Hớn đi xe Jeep ra tận bãi bốc ở đầu phi đạo để căn dặn các chỉ thị quan trọng lần chót và chúc Đại Úy Bảo hoàn thành nhiệm vụ nguy hiểm giao phó. Tuy nhiên, vì thời tiết vùng Cao Nguyên thay đổi đột ngột, phi hành đoàn KQVN cho biết là sẽ có một trận cuồng phong ập đến trong vùng Đức Cơ, nên cuộc trực thăng vận đươc hủy bỏ. Qua ngày hôm sau, Ðại Ðội 3/2 được đưa trả về nhập chung với Tiểu Ðoàn 2 để kịp vượt tuyến xuất phát ở ngay “cầu cạn” gần ngã ba Lê Thanh trong ngày N, tức là ngày khở hành 9 tháng 8/1965. Yếu tố thời tiết và những diễn biến về các hoạt động của địch quân đã khiến cho Bộ Chỉ Huy Hành Quân phải chấp nhận chiến trường do Bắc Việt chọn lựa và đương đầu với chiến thuật công đồn đả viện của họ. Để phù hợp với địa thế dọc Quốc Lộ 19, Chiến Đoàn Thiết Giáp phối hợp cùng Biệt Ðộng Quân mở đường tiến trước. Chiến Đoàn TQLC đi cách sau khoảng 3 cây số, để làm lực lượng tiếp ứng khi Chìến Đoàn Thiết Giáp và Biệt Ðộng Quân bị địch phục kích, đồng thời lục soát rộng hai bên đường trên trục tiến quân. Cuộc hành quân của Chiến Đoàn Thiết Giáp và Biệt Ðộng Quân trong ngày 9 tháng 8/1965 được khởi hành với các đơn vị sau đây: 1. Chi Ðoàn 1/5 Chiến Xa (trừ 1 chi đội di chuyển đoạn hậu) và một Đại Đội BĐQ tùng thiết 2. Chi đoàn thiết quân vận gồm các thiết vận xa M-113 3. Tiểu Đoàn 21 BĐQ (trừ một đại đội tùng thiết cho chi đoàn chiến Xa đi đầu) và một chi đội chiến xa 4. Công Binh, Pháo Binh, và Quân Vận 5. Chi đội thiết giáp M-8 Trên đường vào Đức Cơ, rải rác có các xóm làng định cư, quy tụ đồng bào miền Bắc di cư tỵ nạn Cộng Sản cũng như đồng bào từ các tỉnh Nam Ngãi, Bình Phú đến lập nghiệp. Dân chúng, kể cả một vị linh mục địa phương cho biết về tin tức của các đơn vị cộng sản ẩn nấpp, phục kích về phía Đức Cơ. Để đề phòng chiến thuật công đồn đả viện, Chi Đoàn 1/5 Chiến Xa đi đầu di chuyển theo lối chân vạc. Mỗi chi đội luân phiên tiến chiếm các điểm trọng yếu trên địa thế và trong tầm yểm trợ trực tiếp của đại bác 75 ly trên các chiến xa để chi đội kế tiếp tiến dần về phía trước. Khoảng 14 giờ, chi đội đầu tiên vừa đến ngã ba đi vào quận lỵ Lệ Thanh thì bị khoảng một tiểu đoàn Bắc Việt thuộc Trung Ðoàn 32 khai hỏa phục kích. Hai Chiến xa đi đầu bị trúng đạn chống chiến xa. Ðại đội Biệt Ðộng Quân tùng-thiết bị tê liệt và thiệt hại nặng. Hai chiến xa trong phân đội chỉ huy tác xạ đạn chống “biển người” vào hai bên quốc lộ để đề phòng bộ đội Bắc Việt xung phong. Một trong hai phi cơ F-100 bay đến yểm trợ đã bị phòng không địch bắn hạ. Phi công nhảy dù ra và được cứu thoát. Chỉ trong một thời gian ngắn, cuộc phục kích bị đánh tan. Trong khi đang lục soát thu dọn chiến trường thì phía Bắc Việt đã tấn công vào đoàn xe thuộc thành phần yểm trợ và tiếp vận đi đàng sau. Vị sĩ quan chi đoàn trưởng Chi Đoàn 1/5 Chiến Xa đã bị thương trong khi điều động các chiến xa đến tiếp ứng. Cuộc chạm súng thưa dần vì thời gian gần tối. CÁC DIỄN TIẾN CỦA CHIẾN ÐOÀN A-TQLC TRONG NGÀY 9 THÁNG 8/1965 Là lực lượng tiếp ứng, Chiến Ðoàn A-TQLC nhận được lệnh vượt qua mặt Chiến Đoàn Thiết Giáp và Biệt Ðộng Quân để tiếp tục tiến quân và giải tỏa áp lực phía trước mặt. Vì địa thế hiểm trở, bên phải là thung lũng, bên trái là một đường đỉnh khó di chuyển. Chỉ có một trục lộ hẹp để tiến vào Đức Cơ, nên Chiến Ðoàn A-TQLCdàn quân theo thứ tự sau đây: 1) Tiểu Đoàn 2/TQLC dàn quân theo đội hình. 2) Ðại Ðội 4 phối hợp với Chi đoàn Chiến xa đi đầu. 3) Bộ Chỉ Huy Tiểu Ðoàn 2 và Ðại Ðội 1 đi tiếp sau. Cánh quân B gồm Ðại Ðội 2 và Ðại Ðội 3 đi cánh trái theo sườn đỉnh. Xế chiều, khi Tiểu Ðoàn 2 TQLC vượt qua một đoạn đường lên dốc, thì bị phía Bắc Việt tấn công vào bên hông của tiểu đoàn. Chi đội chiến xa đi đầu dồn hết tốc lực tiến lên sườn đồi, khai hỏa mọi hỏa lực trên chiến xa phối hợp với các lính TQLC theo đợt xung phong. Cuối cùng đã chiếm được vị trí súng của đối phương. Lúc đó họ đã bị thiệt hại một số, phần còn lại rút lui về thung lũng hướng Ia Drang. DIỄN TIẾN TRONG CUỘC HÀNH QUÂN CỦA TIỂU ÐOÀN 5 TQLC Tiểu Đoàn 5/TQLC dàn quân theo đội hình sau đây: 1. Ðại Ðội 2 đi đầu, nối tiếp theo Tiểu Ðoàn 2 2. Ðại Ðội 3 đi kế tiếp 3. Bộ Chỉ Huy Tiểu Ðoàn 5, Bộ Chỉ Huy Chiến Ðoàn A, pháo đội 75 ly sơn-pháo TQLC và đơn vị Công Binh Cơ Giới. 4. Ðại Ðội 1 đi sau cùng 5. Ðại Ðội 4 cùng vị sĩ quan tiểu đoàn phó tiến quân dọc theo đường đỉnh để bảo vệ sườn trái cho trục tiến quân của tiểu đoàn. Khi cánh quân đi đầu của Ðại Ðội 4/2 bị địch phục kích, thì các bộ đội Bắc Việt cũng cũng đồng loạt tấn công vào đoàn quân đi chót của Tiểu Ðoàn 5 TQLC. Từ bên bờ đỉnh bên trái, Ðại Ðội 4 nhìn xuống thấy những cán binh Việt Cộng đang thi hành chiến thuật “tiền pháo hậu xung.” Trung Úy Nguyễn Kim Đễ báo cáo tình hình cho vị sĩ quan tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 5. Sau khi đề nghị và được chấp thuận. Ðại Ðội 4 đã dàn hàng ngang từ trên cao tràn xuống tấn công tiêu diệt địch từ phía sau lưng. Tiểu Ðoàn 5 TQLC tịch thu được nhiều vũ khí trong đó có cả đại liên 50 ly và đại bác SKZ 57 ly không giật. Phía Bắc Việt bị thiệt hại nhiều, số còn sống sót rút vào thung lũng sâu. Ðại Ðội 2 của Thiếu Úy Nguyễn Văn Phán nhận được lệnh Tiểu Đoàn di chuyển sâu về bìa rừng phía trái trục lộ tiến quân đánh bọc lên để bảo vệ Pháo Binh đang bị địch quấy phá. Sau đó là chiến trận mở màn với đủ loại tiếng súng thi nhau nổ. Hai phản lực cơ F-100 bay vút trên đầu, âm thanh xé nát không khí thành những tiếng rít kéo dài. Những trái bom trút xuống mục tiêu là ngọn đồi phía trước. Lửa và khói cuồn cuộn dâng lên. Trên bầu trời, phi cơ quan sát L-19 đang lượn những vòng tròn nhỏ. Men theo những bụi cỏ gai và lau sậy, Thiếu Úy Quảng dẫn Trung Đội 22 xung phong lên ngọn đồi. Ẩn núp trong đám cây cối rậm rạp trên đồi, địch sử dụng trung liên và súng AK-47 bắn xối xả. Tiếng súng AK nghe sắc sảo và uy hiếp lạ lùng. Quảng, Thượng Sĩ Kiên, Hạ Sĩ Thọ mang máy truyền tin đều bị tử thương. Ôi, biết bao là nỗi đau đớn và phi lý của chiến tranh mà những người lính cùa hai phía tham dự. Quảng chết đi, để lại đứa con trai đầu lòng trong bụng mẹ, mà đã được Quảng đặt tên trước là Hàn Giang. CHIẾN ÐOÀN A-TQLC TRONG ÐÊM 9 RẠNG NGÀY 10 THÁNG 8/1965 Sau khi địch đã đoạn chiến trong buổi xế chiều. Các đơn vị hành quân được lệnh bố trí quân tại chỗ qua đêm. Lúc 1 giờ sáng ngày 10 tháng 8/1965, các đơn vị Bắc Việt trở lại tấn công vào vị trí đóng quân của Tiểu Ðoàn 2 TQLC có chi đội thiết quân vận cùng bố trí kế cận với Ðại Ðội 4/2. Mục đích của họ là mở đường máu giải vây cho một đơn vị Bắc Việt bị kẹt lại và đang ẩn nấp dưới thung lũng trong lúc chạm súng với Thủy Quân Lục Chiến chiều hôm trước. Pháo Bắc Việt bắt đầu rơi xuống và họ tấn công vào vị trí của Tiểu Ðoàn 2 TQLC, nhưng đã bị các binh sĩ thuộc tiểu đoàn này chận lại dễ dàng. Tuy nhiên chiến thuật tiền pháo hậu xung cùng với việc phối hợp tổ chức phòng thủ không rõ ràng giữa Thủy Quân Lục Chiến và Thiết Giáp khiến Thủy Quân Lục Chiến bị một số thiệt hại do Thiết Giáp bắn lầm. Sau khi tiếng súng đã ngưng, kiểm điểm thiệt hại của Thủy Quân Lục Chiến là 31 người tử thương, trong đó có Thiếu Úy Nguyễn Đình Khôi, Thiếu Úy Huỳnh Sinh, Trung Sĩ Nhất Niệm, Trung Sĩ Châu Sênh, Trung Sĩ Tuân, Hạ Sĩ Lê Chít cùng 27 binh sĩ khác bị thương. Đa số thuộc Ðại Ðội 4/2, trong đó có Thiếu Úy Lý Văn Đàm bị thương nặng được tản thương bằng trực thăng vào sáng sớm về Quân Y Viện Pleiku. TIẾN VÀO ÐỨC CƠ Tám giờ sáng ngày 10 tháng 8/1965, trực thăng đến tiếp tế và tản thương cho các đơn vị. Phi cơ vận tải C-47 đến thả dù nhiên liệu và đạn dược cho Thiết Giáp. Một hố lớn đã được Công Binh và Thiết Giáp đào để chôn tập thể những bộ đội Cộng Sản chết còn bỏ lại trận địa. Nhiều vết máu sau đó đã được tìm thấy gần một dòng suối trên đường tiến quân vào Đức Cơ. Chứng tỏ phía Cộng Sản đã di chuyển nhiều thương binh trên đường rút lui. Chiến Đoàn A-TQLC tiến trước vào Đức Cơ, theo sau là Chiến Đoàn Thiết Giáp và Biệt Ðộng Quân. Tiểu Ðoàn 2 TQLC là đơn vị đầu tiên đến phi đạo Đức Cơ lúc 11 giờ sáng. Trại đã trống vắng một phần nào. Đa số lực lượng trú phòng và dân sự chiến đấu đã phân tán ra rừng chờ đơn vị bạn đến tăng viện. Chiến Ðoàn A-TQLC tổ chức lục soát và phòng thủ chung quanh trại, bắt đầu tìm cách liên lạc với các đơn vị bạn trong vùng hành quân. Các lực lượng dân sự chiến đấu lần lượt trở về trại nhận bàn giao phòng thủ Đức Cơ từ Thủy Quân Lục Chiến. Ngày 11 tháng 8/1965, các đơn vị bắt đầu tổ chức các cuộc hành quân giải tỏa áp lực địch chung quanh Đức Cơ. Chiến Đoàn 2 Nhảy Dù hành quân tảo thanh khu vực làng Thăng Đức, phía Tây trại Đức Cơ đến tận biên giới Việt-Miên. Chiến Đoàn A-TQLC phụ trách khu vực phía Nam. Chiến Đoàn Thiết Giáp và Biệt Ðộng Quân hoạt động chung quanh trại và khu vực phía Bắc. Cuộc hành quân Dân Thắng 7 chính thức chấm dứt vào ngày 15 tháng 8/1965. Chuẩn Tướng Vĩnh Lộc (tư lệnh Quân Khu 2) đáp trực thăng xuống trại Đức Cơ, khen ngợi thành quả của các đơn vị tham dự hành quân và gắn huy chương tượng trưng cho một số quân nhân hữu công. Các lực lược lượng hành quân bắt đầu rút ra theo Quốc Lộ 19, di chuyển bộ ra ngã ba Lệ Thanh và được quân xa đưa về nghỉ quân ở Pleiku. Lữ Đoàn 173 Dù Mỹ chịu trách nhiệm bảo vệ lộ trình khi các đơn vị lui binh. Ngày 17 tháng 8/1965, Chiến Đoàn 2 Nhảy Dù được không-vận xuống Nha Trang để chuẩn bị tham gia cuộc hành quân khai thông Quốc Lộ 21 từ Nha Trang đi Ban-Mê-Thuột. Chiến Đoàn A-TQLC được trả lại Kontum để tiếp tục tăng phái hành quân cho Biệt Khu 24. KẾT QUẢ Chiến Đoàn 2 Nhảy Dù có khoảng 20 quân nhân thiệt mạng tại Đức Cơ. Trong cuộc đụng độ giữa quân Nhảy Dù và Bắc Việt, có 158 cán binh Cộng Sản bỏ xác tại trận và 100 cán binh khác chết vì phi cơ oanh kích. Chiến Đoàn A-TQLC có 31 quân nhân tử trận và 27 bị thương.. Phía bên Hoa Kỳ, toán Lực Lượng Ðặc Biệt A-215 dưới quyền chỉ huy của Đại Úy R.B Johnson đã bị thiệt hại nặng. Kết quả cuộc hành quân Dân Thắng 7 do BTL/QK2 tổng kết như sau: Bắc Việt có 566 cán binh tử trận và 26 tù binh, vũ khí bị tịch thu gồm có 12 vũ khí cộng đồng và 94 vũ khí cá nhân. Ngoài ra, có 2 đại liên 50 và 2 khẩu súng cối 81 ly bị phá hủy. Mũ Xanh Tôn Thất Soạn 9 tháng 8/2004 -------------------- KHAI TỬ ĐẢNG!
|
|
|
Nov 8 2009, 09:04 PM
Post
#60
|
|
Bảo vệ tổ quốc Group: Năng Động Posts: 13,947 Joined: 18-November 08 Member No.: 775 Age: 53 Country |
Trận Tử Chiến Của Tiểu Đoàn 82 BĐQ Tại Pleime # Tác giả: Vương Hồng Anh Trại biên phòng Pleime cách Pleiku khoảng 50 km về hướng tây-nam, được thành lập từ tháng 10 năm 1963. Từ khi thành lập cho đến cuối năm 1974, căn cứ này đã nhiều lần bị Bắc Việt tập trung lực lượng tấn công để cố chiếm căn cứ trọng yếu này nhưng đều bị đẩy lui. Một số trận giao tranh đã đi vào chiến sử như trận đánh vào tháng 10 năm 1965. Theo tài liệu của đặc san Mũ Nâu và tài liệu của Trung Tâm Quân Sử Lục Quân Hoa Kỳ, trận chiến này được ghi nhận như sau. Ngày 19 tháng 10/1965, Bộ Tư Lệnh Mặt Trận B-3 Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) đã điều động hai trung đoàn 32 và 33 chủ lực tấn công vào căn cứ Pleime. Trung Đoàn 33 CSBV là lực lượng tấn công chính, Trung Đoàn 32 là lực lượng phụ trợ có nhiệm vụ chận đánh lực lượng tăng viện của liên quân Việt-Mỹ. Với chiến thuật tiền pháo hậu xung thường áp dụng trong các trận tấn công cường tập, Bắc Việt đã mở trận hỏa công pháo dữ dội vào căn cứ. Ngay sau khi trận chiến xảy ra, lực lượng tăng viện Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) được khẩn cấp gọi đến tiếp cứu, nhưng bị Trung Đoàn 32 CSBV phục kích. Giao tranh diễn ra ác liệt, đến ngày 23 tháng 10/1965, lực lượng tăng viện VNCH chọc thủng vòng vây của Bắc Việt và tiến vào tiếp cứu quân trú phòng trong căn cứ. Trung Đoàn 33 CSBV bị đánh bật sau một tuần liên tiếp tấn công. Đầu tháng 11 năm 1965, một chiến đoàn Nhảy Dù Việt Nam Cộng Hòa phối hợp với Sư Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ tung cuộc hành quân tảo thanh các đơn vị của Trung Đoàn 32, 33 và 66 CSBV còn nguyên vẹn quanh khu vực gần trại Pleime, trong thung lũng Ia-Drang, khu vực dãy núi Chu Pong. Sau hai tuần liên tục truy kích, lực lượng Việt-Mỹ đã loại khỏi vòng chiến 465 cán binh Cộng Sản, bắt sống 15 tù binh và tịch thu 70 vũ khí đủ loại. TIỂU ĐOÀN 82 BIỆT ĐỘNG QUÂN BIÊN PHÒNG VÀ TRẬN CHIẾN NĂM 1974 Tháng 10/1970, theo kế hoạch chung của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH và Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam, trại Pleime được chuyển giao cho Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân (BĐQ) Biên Phòng được thành lập với quân số của biệt kích quân cải tuyển sang Biệt Động Quân. Sau đó, tiểu đoàn được bổ sung một số sĩ quan chỉ huy, hạ sĩ quan và binh sĩ do Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân thuộc Quân Khu 2 điều hành. Hình chụp tại trại lực lượng đặc biệt Pleime với các binh sĩ Dân Sự Chiến Đấu VNCH trong trận giao tranh vào tháng 10 năm 1965. (HÌNH ẢNH: Kyoichi Sawada) Tháng 4 năm 1974, sau khi đã tung quân lấn chiếm và kiểm soát khu vực gần căn cứ Đức Cơ, Sư Đoàn 320B CSBV khởi động cuộc tấn công quy mô vào căn cứ Pleime. Họ điều động Trung Đoàn 48, Trung Đoàn 64, một tiểu đoàn pháo binh, một tiểu đoàn pháo phòng không để chuẩn bị cuộc tấn công. Trước tình hình đó, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 đã khẩn cấp điều động hai trung đoàn của Sư Đoàn 22 Bộ Binh (BB) tăng viện cho mặt trận Pleime, trong đó Trung Đoàn 42 được tăng cường cho Căn Cứ Hỏa Lực 711 và khu vực kế cận. Cùng với sự tăng viện của 2 trung đoàn Bộ Binh, Không Quân VNCH tại cao nguyên đã tiến hành nhiều phi tuần oanh tạc vào các vị trí đóng quân của các đơn vị Bắc Việt. Sự can thiệp nhanh chóng của lực lượng VNCH đã ngăn chận và vô hiệu hóa kế hoạch đánh chiếm Pleime của Bắc Việt. Đến tháng 5/1974, lực lượng VNCH đã làm chủ khu vực quanh căn cứ này. Sau khi tình hình quanh Pleime tạm lắng dịu, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 cho Sư Đoàn 22 BB rút hai trung đoàn về lại tỉnh Bình Định, do đó Bắc Việt đã tận dụng cơ hội mở cuộc tấn công vào Pleime. Lực lượng trú phòng vào thời gian này gồm có 4 đại đội tác chiến của Tiểu Đoàn 82 BĐQ và một đại đội của Tiểu Đoàn 81 BĐQ tăng phái. Các đại đội Biệt Động Quân khai triển lực lượng tổ chức phòng thủ các tuyến trung tâm căn cứ và hai tiền đồn Chu Ho và Đồi 509. Trong khi hoạt động bên ngoài căn cứ, Đại Đội 2/81 đã bị Bắc Việt tấn công bất thần, đại đội này đã chống trả dũng mãnh nhưng trước một lực lượng địch đông gấp 5, cuối cùng đại đội phải rút vào Căn Cứ với 22 chiến binh vào được bên trong trước khi Bắc Việt bao vây và phong tỏa các thông lộ ra vào căn cứ. Trong trận tấn công vào căn cứ Pleime lần này, quân Bắc Việt đã sử dụng 4 tiểu đoàn thuộc hai trung đoàn 9 và 48 CSBV, tăng cường Trung Đoàn 26 biệt lập của Mặt Trận B-3. Sau đó Bắc Việt lại tung vào trận chiến Trung Đoàn 64 CSBV để mở các trận tấn công biển người vào căn cứ này. Họ sử dụng đủ các loại pháo 130 ly, 120 ly, và súng cối 82 ly pháo kích. Trong khi đó, tiểu đoàn pháo phòng không của Bắc Việt cũng bố trí 12 vị trí đặt đại liên phòng không 12.7-ly để bắn trực thăng tiếp tế và tải thương, cũng như để chống trả các đợt không tập của Không quân VNCH. Sau 6 ngày đêm tử chiến, tiền đồn Chu Ho thất thủ. Năm ngày sau đó, 10 tháng 8/1974, đến lượt tiền cứ Đồi 509 bị Bắc Việt tràn ngập. Các chiến binh sống sót tại hai căn cứ nói trên đã vượt thoát vào rừng và tự mưu sinh thoát hiểm trong hoàn cảnh vô cùng bi tráng: hết đạn, không có thức ăn và nước uống trong những ngày tử chiến với Bắc Việt. Sau khi đã đánh chiếm 2 tiền cứ Chu Hô và Đồi 509, Bắc Việt đã tập trung lực lượng tấn công vào khu trung tâm căn cứ Pleime. Tiểu Đoàn 82 BĐQ đã bị bao vây trong một tháng, không nhận được tiếp tế lương thực, thuốc men và đạn dược. Chiến đấu trong một tình thế nguy kịch, thế nhưng cả tiểu đoàn đã giữ vững được tuyến phòng ngự. Đến ngày 2 tháng 9/1974, Quân đoàn 2 điều động lực lượng tăng viện gồm Bộ Binh, Biệt Động Quân và Thiết Giáp trong nỗ lực tiếp cứu căn cứ Pleime. Các đơn vị thuộc Sư Đoàn 320 Bắc Việt bắt đầu bị đánh bật sau 20 lần tấn công bất thành vào căn cứ. Riêng Tiểu Đoàn 82 BĐQ sau khi nhận được tiếp tế và tái tổ chức đơn vị và tổ chức phản công tái chiếm 2 tiền đồn Chu Ho và Đồi 509. LƯỢC TRÌNH VỀ 12 TIỂU ĐOÀN BIỆT ĐỘNG QUÂN BIÊN PHÒNG Trước năm 1970 tại Vùng 2 Chiến Thuật (từ tháng 8/1970 đã được đổi thành Quân Khu 2) có 15 trại biên phòng do các tiểu đoàn Dân Sự Chiến Đấu (DSCĐ) thuộc Lực Lượng Đặc Biệt phòng thủ. Đến tháng 5/1970, như đã trình bày, theo kế hoạch của liên quân Việt-Mỹ, Liên Đoàn 5 Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ được lệnh thực hiện đợt cải tuyển cho các trại biên phòng. Binh đoàn này được lệnh chấm dứt các hoạt động biệt kích trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời chuyển các đơn vị Dân Sự Chiến Đấu sang binh chủng Biệt Động Quân để thành lập các tiểu đoàn Biệt Động Quân Biên phòng. Theo quy trình và phương thức hoán chuyển, trong vòng 90 ngày kể từ có quyết định cải tuyển, các trại Dân Sự Chiến Đấu được tổ chức theo cơ cấu tiểu đoàn Biệt Động Quân gồm 3 đại đội chiến đấu, 1 đại đội chỉ huy và Ban Chỉ Huy Tiểu Đoàn. Ngày 31 tháng 8/1970, trong đợt chuyển-giao đầu tiên, một số trại Dân Sự Chiến Đấu gần biên giới được biến cải danh xưng như sau: # Trại Polei Kleng (Căn Cứ A-241), tỉnh Kontum, chuyển thành Tiểu Đoàn 62 BĐQ Biên Phòng với quân số 403 người. # Trại Plei Mrong (Căn Cứ A-113), tỉnh Pleiku, chuyển thành Tiểu Đoàn 63 BĐQ Biên Phòng với quân số 443 chiến binh. # Trại Tieu Atar (Căn Cứ A-231), tỉnh Darlac, chuyển thành Tiểu Đoàn 71 BĐQ Biên Phòng với quân số 414 chiến binh. # Trại Trang Phúc (Căn Cứ A-223), tỉnh Darlac, chuyển thành Tiểu Đoàn 72 BDQ Biên Phòng với quân số 399 chiến binh. # Trại Plei Djereng (Căn Cứ A-251), tỉnh Pleiku, chuyển thành Tiểu Đoàn 80 BĐQ Biên Phòng với quân số 479 chiến binh. # Trại Đức Cơ (Căn Cứ A-253), tỉnh Pleiku, chuyển thành Tiểu Đoàn 81 BĐQ Biên phòng với quân số 457 chiến binh. # Trại Pleime (Căn Cứ A-255), tỉnh Pleiku, chuyển thành Tiểu Đoàn 82 BĐQ Biên Phòng với quân số 464 chiến binh. # Trại Bu Prang (Căn Cứ A-236), tỉnh Quảng Đức, chuyển thành Tiểu Đoàn 89 BĐQ Biên Phòng với quân số 377 chiến binh. # Trại Dak Pek (Căn Cứ A-242), tỉnh Kontum, chuyển thành Tiểu Đoàn 88 BĐQ Biên Phòng với quân số 298. # Trại Dak Seang (Căn Cứ A-245), tỉnh Kontum, chuyển thành Tiểu Đoàn 90 BĐQ Biên Phòng với quân số 431 chiến binh. Ngày 31 tháng 12/1970, trong đợt chuyển giao thứ hai, một số trại đã được biến cải danh xưng như sau: # Trại Ben Het (Căn Cứ A-244), tỉnh Kontum, chuyển thành Tiểu Đoàn 95 BĐQ Biên Phòng với quân số 430 chiến binh. # Trại Đức Lập (Căn Cứ A-239), tỉnh Quảng Đức, chuyển thành Tiểu Đoàn 96 BĐQ Biên Phòng với quân số 400 người. Có 3 trại đóng cửa và chấm dứt hoạt động: Trại Kontum (Căn Cứ B-24) đóng cửa ngày 30 tháng 11/1970. Trại Ban Mê Thuột (Căn Cứ B-23), đóng cửa ngày 15 tháng 12/1970. Và trại Pleiku (Company B), đóng cửa ngày 15 tháng 1/1971. Vương Hồng Anh HẾT -------------------- KHAI TỬ ĐẢNG!
|
|
|
Lo-Fi Version | Time is now: 17th November 2024 - 11:47 AM |