CỦ RIỀNG: Họ nhà Gừng nhưng lại trị những bệnh khác hơn Gừng, Trần Việt Hưng |
CỦ RIỀNG: Họ nhà Gừng nhưng lại trị những bệnh khác hơn Gừng, Trần Việt Hưng |
Jun 20 2016, 02:03 PM
Post
#1
|
|
Hoa cô đơn Group: Năng Động Posts: 5,417 Joined: 28-October 08 Member No.: 516 Country |
CỦ RIỀNG: Họ nhà Gừng nhưng lại trị những bệnh khác hơn Gừng Tuy cùng một họ thực vật với Gừng và Nghệ, nhưng Riềng ít được biết đến như một vị thuốc ngoài sự nổi tiếng trong lãnh vực nấu ăn tại Việt Nam với câu ca dao bất hủ: “Con chó khóc đứng khóc ngồi, Bà ơi đi chợ mua tôi đồng Riềng” Riềng cũng là gia vị không thể thiếu trong món Nem Tré của miền Trung Việt Nam. TÊN KHOA HỌC: Alpinia Officinarum thuộc họ thực vật Zingiberaceae. Giống Riềng này thường được gọi là Lesser Galangal, Galanga đôi khi còn được gọi là East Indian Root hay Chinese Ginger. Người Pháp gọi chung là Rhizome de Galanga. Ngoài ra còn có giống Riềng lớn hơn: Alpina Galanga gọi là Greater Galangal. Đông Y phân biệt 2 loại thành hai vị thuốc khác nhau: -Alpinia officinarum gọi là Cao Lương Khương (Kao-lian-chiang) với phần dung làm thuốc là Rễ củ. -Alpinia galangal, với phần làm thuốc là quả phơi khô, được gọi là Hồng Đậu Khấu (Hon-Dou-Kou) ĐẶC TÍNH THỰC VẬT: Củ Riềng, ít thông dụng tại Âu Mỹ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, và thường được dùng tại vùng Đông Nam Á như một gia vị nhiều hơn là làm thuốc. Tại Thái Lan, Riềng thường được ăn sống và trộn trong Rau vói tên: Krachai, Kha. Cũng tại Thái lan, Riềng được sắc mỏng ngâm trong nước, them đường để giải khát gọi là Khing. Người Indonesia có vẻ thích dùng Riềng nhiều hơn vì Riềng thay cho Gừng trong nhiều món ăn dân tộc (tên Indonesia của Riềng là Kencur, hoặc đôi khi Lengkuas). Riềng thường mọc thành bụi, với Lá dài hình lưỡi giáo, dài cỡ 30cm, hoa mọc ở đầu ngọn, có thể màu trắng hồng khá đẹp. Củ phân nhánh màu vàng nhạt, có mùi thơm đặc biệt. Riềng được trồng nhiều nhất tại vùng Nam Trung Hoa, Thái Lan và Ấn Độ. THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Củ Riềng chứa: . Tinh dầu (từ 0.5 đến 1%) cấu tạo gồm các Sesquiterpen hydrocarbon và alcohols như Carineole, Menthl cinnamate, Pinene, một ít Eugenol. . Một hỗn hợp đặc biệt phức tạp gọi là Galangol không bốc hơi chứa các Diarylheptanoid. Đây là chất mùi và vị cay đặc biệt của Riềng. . Các Gingerols (Phenyl-alkyl-Ketones) . Các Flavonoids như Quercetin, Kaempferol, Alpinin. . Các Sterols và sterol glycosids. Củ Riềng trong Y Dược Đông Phương: . Củ Riềng (Alpinia Offinarum) hay Cao-lương-khương được dùng trong Y-Dược Trung Hoa là những củ đã trồng từ 4-6 năm. Củ Riềng được ghi trong Minh Y Biệt Lục. Riềng có tính nóng, vị cay và tác dụng vào các kinh mạch Tỳ và Vị. Riềng làm ấm vùng Bụng và giảm được cảm giác đau, nhất là những cơn đau bụng, đau bao tử đưa đến ói mửa, nấc cục và những chứng tiêu chảy do lạnh bụng. . Riềng thường được dùng chung với Quế, Gừng để trị các chứng đau bụng gây nôn mửa. . Riềng được dùng chung với Cỏ củ (Hương phụ) để trị đau bụng do cảm lạnh. . Riềng dùng chung với với Đẳng Sâm (Codonopsitis Pilosulaca) và Phục Linh (Poriaca Cocos) để trị nấc cục. Với những người hỏa vượng do Âm suy: không được dùng Riềng riêng rẽ mà cần phải cho phối hợp với Đẳng Sâm và Bạch Truật. Y DƯỢC ẤN ĐỘ: Lại dùng Riềng như một Dược Thảo bổ dưỡng, giúp tăng cường sinh lý và trợ tiêu hóa (dưới tên Sughandha bacha). . Quả Riềng Khô: (Alpinia galangal) hay Hồng Đậu Khấu cũng có tác dụng như củ Riềng Tươi nhưng còn thêm tác dụng vào kinh mạch Phế, giúp làm tan được khí Hàn xâm nhập bao tử, giúp tăng cường sự tiêu hóa đồng thời bổ dưỡng Tỳ, Vị. ***Y Dược Ấn Độ dùng cả củ của Alpinia Galanga (Kulanjan) để trị phong thấp khớp xương, ho và đờm làm nghẹt đường thở, đồng thời cũng làm phương thuốc bổ dưỡng khả năng sinh lý. ĐẶC TÍNH DƯỢC HỌC Theo các nhà nghiên cứu hiện nay thì Riềng có những tác dụng Dược Học như sau: . Tác dụng diệt Vi Trùng: Nước ép từ Riềng có thể ngăn chặn được sự phát triển của các vi trùng như Bacillus anthracis, Streptococcus hemolytic Corrynebacterium diphteriae (gây bệnh sưng yết hầu), S. aureus (gây mụn nhọt) . Khả năng kích thích cơ trơn: Nước sắc củ Riềng (0.25 – 0.75%) có tác dụng kích thích sự co thắt của bắp thịt trong bụng Chuột Bọ khi thí nghiệm nhưng nếu nồng độ cao hơn (1 – 1.25%) thì lại có tác dụng ngăn cản sự co thắt. . Khả năng trợ giúp tiêu hóa và trị đau: Khi so sánh với Gừng, khả năng này của Riềng có tác dụng mạnh hơn, do đó nếu muốn dùng trị phong thấp thì nên dùng Riềng (xem bài Gừng). Trần Việt Hưng -------------------- ******* |
|
|
Lo-Fi Version | Time is now: 18th November 2024 - 06:34 PM |