Welcome Guest ( Log In | Register )

Profile
Personal Photo
Options
Options
Personal Statement
HieuPK doesn't have a personal statement currently.
Personal Info
HieuPK
Member
Age Unknown
Gender Not Set
Location Unknown
Birthday Unknown
Interests
No Information
Other Information
Country: Afghanistan
Statistics
Joined: 18-November 08
Profile Views: 818*
Last Seen: 19th December 2014 - 06:57 AM
Local Time: Apr 27 2024, 10:50 AM
17 posts (0 per day)
Contact Information
AIM No Information
Yahoo No Information
ICQ No Information
MSN No Information
* Profile views updated each hour

HieuPK

Members

**


Topics
Posts
Recent wiki edits
ibProBattle
Arcade
Blog
Shared Photos
Comments
Friends
My Content
4 Feb 2014





Tết Tây, Tết Tàu, Tết nào là tết ta?


Một tháng trước đây là Tết Dương lịch hay còn gọi là Tết Tây, giờ đây chúng ta bước vào Tết Âm lịch hay có người gọi là Tết Tàu. Vậy Tết Tây và Tết Tàu có phải là Tết Ta không?

Tết Tàu là Tết theo Âm lịch (Lunar Calendar), là giao thời (giao thừa) giữa những ngày cuối năm cũ qua những ngày đầu năm mới tính theo “Phép lịch định theo mặt trăng, tức là lịch Tàu và Ta thường dùng” (Theo Tự điển Hán-Việt của Đào Duy Anh). Nghĩa là mỗi năm có 12 tháng tượng trưng bằng 12 con vật: Dần (Cọp), Mão (Mèo), Thìn (Rồng), Tỵ (Rắn), Ngọ (Ngựa), Mùi (Dê), Thân (Khỉ), Dậu (Gà), Tuất (Chó), Hợi (Heo hay Lợn); có những năm nhuận thành 13 tháng. Năm nay là năm Giáp Ngọ theo Âm lịch.



Một số nước khác chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, do hoàn cảnh lịch sử, trong đó có Việt Nam, cũng ăn Tết theo Âm lịch. Nhưng vì Âm lịch xuất phát từ người Tàu lan ra một số nước trong vùng, nên một số người Phương Tây lầm tưởng gọi đó là Tết Tàu, khiến nhiều người Việt Nam nặng tự ái dân tộc đã bất bình khi nghe ai gọi Tết Việt Nam là Tết Tàu.

Như vậy, dù thực tế người Việt Nam thường gọi là “Tết Ta” mà thực ra là Tết theo Âm lịch, xuất phát từ người Tàu, du nhập cùng với nhiều phong tục tập quán khác, tốt cũng như xấu, sau hàng ngàn năm bị phong kiến Tàu đô hộ, thực hiện chính sách đồng hóa dân ta. Thế nhưng chính sách đồng hóa này của họ đã thất bại trước ý chí quật cường của dân tộc ta, nên sau 1000 năm nô lệ giặc Tàu, nhân dân ta đã giành được độc lập tự chủ, dân tộc ta vẫn giữ được bản sắc riêng, trừ một số phong tục tập quán đã nhiễm của người Tàu, mà tục lệ ăn Tết là một điển hình, song trong cách ăn Tết của dân ta vẫn có những nét đặc thù dân tộc khác với Tết Tàu.



Còn Tết Tây là Tết Dương lịch (Solar Calendar) tính năm tháng theo vận hành của trái đất xoay quanh mặt trời. Nghĩa là “Lịch pháp lấy thời gian địa cầu xoay một vòng quanh thái dương làm một năm, mỗi năm 365 ngày ¼”(Theo Tự điển Hán-Việt của Đào Duy Anh). Một năm được chia thành 12 tháng, có tháng thừa đủ 30 hay 31 ngày, có tháng thiếu ít nhiều chỉ có 28 hay 29 ngày.

Tết Tây được du nhập vào Việt Nam sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta vào giữa Thế kỷ 19 , khởi sự cướp nước ta và sau đó thiệt lập chế độ khai thác thuộc địa và thực hiện chính sách đồng hóa dân ta kéo dài gần 100 năm (1858-1954).Thế nhưng cũng như quân xâm lược Tàu, thực dân Pháp đã thất bại trong chính sách đồng hóa dân ta, trừ một số phong tục tập quán tốt cũng như xấu xâm nhập được vào sinh hoạt đời sống, xã hội nước ta, trong đó Tết Tây là một điển hình.

Trên thực tế, vì chịu ảnh hưởng trước, lâu dài và nặng nề chính sách đồng hóa của người Tàu hơn người Pháp, nên dân ta hàng năm vẫn ăn Tết cổ truyền theo Tết âm lịch như người Tàu. Còn Tết Tây chỉ ảnh hưởng giới hạn đến một số ít thành phần xã hội gần gũi với người Pháp và gắn bó quyền lợi với guồng máy cai trị của chế độ thực dân Tây, mới ăn Tết Tây mà thôi.

Vì vậy Tết Tây, Tết Tàu, chẳng tết nào là Tết Ta theo nghĩa nó phát xuất từ dân tộc ta cả. Tuy nhiên, việc chúng ta ăn Tết theo Âm lịch như người Tàu, với những phong tục tập quán về Tết như người Tàu đã như một tất nhiên của lịch sử khi bị Tàu đô hộ thực hiện chính sách cai trị đồng hóa dân Việt.

Tổ tiên ta bao đời nay đã ăn những cái Tết cổ truyền đầy vui tươi hoan lạc. Đó là một truyền thống văn hóa tốt đẹp như nhiều truyền thống văn hòa tốt đẹp khác của nhân loại đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia để trở thành truyền thống văn hóa quốc tế. Vì vậy việc người Việt Nam ăn Tết Tàu, hay Tết Tây không quan trọng, miễn là đem lại niềm vui, hoan lạc và hạnh phúc chung cũng như riêng cho mọi người.



Thế nhưng, một vấn đề chúng tôi từng đặt ra hơn một lần trên các phương tiện truyền thông, nay một lần nữa xin đặt lại là: nếu “Tết Tàu” hay “Tết Tây” đều không phải là “Tết Ta”, thì tại sao chúng ta có thể chọn Tết nào có lợi ích thực dụng nhất cho dân ta làm “Tết Ta”?

Chúng tôi từng lý giải rằng: Nếu chúng ta không thể chọn một cái Tết riêng làm “Tết Ta” xuất phát từ dân tộc Việt (mà thực tế lịch sử chúng ta dường như đã không có) như một số dân tộc khác trên thế giới; chẳng hạn người Thái, Lào, Campuchia trong vùng Đông Nam Á đã có những cái Tết riêng theo phong tục tập quán lâu đời của họ…Tại sao chúng ta không chọn “Tết Ta” theo Dương lịch (như người Nhật đã làm?), mà vẫn giữ lại tất cả những tập tục cổ truyền tốt đẹp trong những ngày Tết mà bao lâu nay dân ta đã ăn Tết theo Âm lịch?

Chẳng hạn chúng ta vẫn giữ tập tục đưa Ông Táo về Trời, dựng nêu ăn Tết với bánh chưng xanh, “thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ”, hội xuân, cúng giao thừa đêm 30 Tết, các tập tục ba ngày Tết chung diễn ra trên cả nước cũng như tập tục riêng về ngày Tết của các địa phương v.v.

Vì chọn ăn Tết theo Dương lịch mà vẫn giữ được những nét cổ truyền và truyền thống ăn Tết tốt đẹp theo Âm lịch của tổ tiên ta từ bao đời nay, sẽ thành đạt hai lợi ích căn bản này:

1.- Lợi ích thực dụng khi cả thế giới ngày nay đều thống nhất dùng Dương lịch cho mọi sinh hoạt xã hội, sinh hoạt chính trị, kinh tế, tài chánh, văn hóa, khoa học… Nhất nữa là trong bối cảnh hầu hết các quốc gia giầu cũng như nghèo trên hành tinh này đã và đang có nỗ lực chung “Toàn cầu hóa” về nhiều mặt, căn bản là hai lãnh vực: Chính trị (dân chủ hóa toàn cầu) và kinh tế (thị trường tự do hóa toàn cầu). Trong khi thực tế nhiều nét và sinh hoạt văn hóa, xã hội đã mang tính phổ quát chung cho nhiều dân tộc trong hầu hết các quốc gia trên thế giới, bất kể xuất phát từ dân tộc nào, quốc gia nào (Các ngày lễ tôn giáo, lễ tình yêu, lễ lao động quốc tế, trang sức, ngôn ngữ, phong tục tập quán… đã được quốc tế hóa theo quy luật ảnh hưởng qua lại giữa các nền văn hóa mạnh yếu…)

Vì vậy nếu Việt Nam ta chọn ăn Tết theo Dương lịch là có lợi ích thực dụng, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại “toàn cầu hóa” trong Thế kỷ XXI này, với những phát minh khoa học kỹ thuật tiên tiến, khởi đi từ phát minh điện tử vào hậu bán Thế Kỷ XX được vận dụng vào đời sống con người, đã đưa loài người từ “một nền văn minh Công nghiệp” bước vào “một nền văn minh Điện tử”, đã chọc thủng mọi biên giới quốc gia đưa ánh sáng văn minh đến cho mọi người, thuộc mọi dân tộc trên hành tinh này.

2.- Trước tham vọng xâm chiếm từng bước lãnh thổ, lãnh hải nước ta của Tàu cộng, với ý đồ tái diễn lịch sử đô hộ và đồng hóa dân ta một lần nữa, việc chọn theo Dương lịch là một trong những việc làm nhằm khẳng định chiều hướng tách khỏi ảnh hưởng lịch sử nô lệ ngoại bang, nói lên tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quật cường của dân tộc ta sẽ làm thất bại mọi ý đồ đen tối của ngoại bang bất cứ từ đâu tới.

Vậy thì, việc chuyển đổi từ Tết Ta theo Âm lịch sang Tết Ta theo Dương lịch phải làm thế nào về mặt pháp lý và thực tiễn?



Về mặt pháp lý, theo thủ tục lập pháp trong các nước dân chủ, Quốc hội đương nhiệm phải thông qua một dự luật chuyển đổi “Tết Ta” theo Âm lịch qua “Tết Ta” theo Dương lịch, với các điều khoản qui định vẫn duy trì mọi phong tục tập quan Tết cổ truyền tốt đẹp bao đời nay nhân dân thường ăn Tết theo Âm lịch. Dự luật này cần được trưng cầu dân ý và căn cứ trên ý dân, Quốc hội biểu quyết thông qua thành “Luật Chuyển Đổi Tết Ta Từ Âm Lịch Sang Dương Lịch”. Luật này sẽ được người đứng đầu hành pháp (Tổng thống, Chủ tịch Nước, Thủ tướng…) ban hành để có hiệu lực chấp hành.


Thiện Ý
4 Feb 2014





Con Ngựa trong Sử Việt.


Nhân năm 2014-Giáp Ngọ (Ngựa) thì Phạm Thắng Vũ (PTV)xin có chút tản mạn về con ngựa. Thời đại hiện nay trong quân đội bất kỳ quốc gia nào ta cũng đều thấy ngoài phi cơ, tàu thuyền thì còn có các phương tiện như xe (để chở quân lính), thiết giáp (vũ khí cơ động) nên con ngựa chỉ còn được sử dụng ở các miền quê, đồi núi để kéo xe, cày bừa hoặc cao hơn là trong các dịp như lễ duyệt binh, mãn khóa quân trường, tuần tiễu trong các phố hẹp... mà thôi và chính vì vậy ít người nghĩ con ngựa đã có vị trí rất cao hơn là các công việc hiện thời. Khi xe cơ giới, xe thiết giáp chưa có thì ngựa là con vật không thể thiếu cho quốc phòng của một nước. Theo PTV nghĩ thì khi đó quốc gia nào muốn có một đạo quân mạnh thì phải nhờ cậy vào giống ngựa vì ngựa ngoài việc kéo xe vận chuyển thì chúng còn là phương tiện di chuyển nhanh nhất cho người và lính (kỵ binh) cũng như khi giáp trận với đối phương. Con ngựa gắn liền với người lính (hay 1 viên tướng) là vậy và được gọi là chiến mã. Khi có chiến tranh xẩy ra, một đạo quân mạnh thì đạo quân đó phải có nhiều kỵ binh (mỗi kỵ binh thì phải có một con ngựa) cùng nhiều cỗ xe (cũng do ngựa kéo) chuyên chở quân lương cùng vũ khí. Nói cách khác, một quốc gia thời đó khi muốn đi xâm chiếm (hay bảo vệ nước mình) thì cũng phải cần có rất nhiều ngựa. Đế quốc Mông Cổ (từng tồn tại trong các thế kỷ 13 và 14, và là đế quốc có lãnh thổ liền nhau lớn nhất trong lịch sử loài người) thành hình cũng nhờ có các đạo quân kỵ binh mạnh nhất của thời kỳ đó. Hình ảnh con ngựa gắn liền với lịch sử chiến tranh một cách lâu dài của loài người. Lưu Bang (ông vua sáng lập ra nhà Hán bên Tàu) vẫn thường tự phụ là nhờ có 10 năm sống trên lưng ngựa nên mới thu phục được cả giang san. Hình ảnh một chiến mã đứng lặng yên bên xác của kỵ sĩ trong buổi chiều của bãi chiến địa (trong truyện, phim) cũng hàm ý tương tự câu da ngựa bọc thây (mã cách khỏa thi) của gã tướng Mã Viện (Phục Ba Tướng Quân) thời Đông Hán, người đã dập tắt cuộc khởi nghĩa của Trưng Trắc và em bà là Trưng Nhị (năm 43) ở Nam Việt.

Rất nhiều chuyện kể về các con ngựa trong truyện Tàu (ai cũng biết cả rồi nên PTV không cần kể lại) như ngựa Đích Lô của Lưu Bị, ngựa Xích Thố của Lữ Bố và Quan Vân Trường (Tam Quốc Chí). Ngựa Bảo Nguyệt Ô Chùy của Uất Trì Cung, ngựa Thiên Lý Mã của Ngũ Vân Thiệu, ngựa Huỳnh Biêu Mã của Tần Thúc Bảo... rồi ngựa của Đường Tam Tạng cưỡi trong 17 năm đi thỉnh kinh nữa. Bên trời Tây thì có ngựa thành Troy trong truyện thần thoại Hy Lạp (thiên anh hùng ca Ililade của thi hào Homere) hoặc con ngựa trắng thần thoại có 1 sừng trên trán hoặc có thể có 2 cánh trên lưng (trong văn hóa châu Âu). Con ngựa còn được đưa vào phim như phim War Horse, Kỵ Sĩ Không Đầu nữa...

Riêng nước Việt mình thì có vài truyện liên quan đến ngựa như Con Ngựa Sắt của Phù Đổng Thiên Vương (một cậu bé ở làng Phù Đổng huyện Gia Lâm thuộc Hà Nội) đánh giặc Ân. Đại Việt sử ký toàn thư phần Ngoại kỷ toàn thư, kỷ Hồng Bàng thị cũng có ghi chép lại về Thánh Gióng. Theo đó thì vào đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông bà lão nghèo chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức thế mà họ vẫn chưa có con. Một hôm bà ra đồng thấy một vết chân rất to liền ướm thử xem thua kém bao nhiêu, không ngờ về nhà bà thụ thai và 12 tháng sau sinh được đứa bé trai khôi ngô tuấn tú. Kỳ lạ thay, đứa bé trai ấy lên 3 mà vẫn không biết nói, cười, đặt đâu nằm đấy. Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn truyền cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Sứ giả đến làng, đứa bé trai nghe tin, bỗng dưng cất tiếng nói:

- Mẹ ra mời sứ giả vào đây.

Sứ giả vào, đứa bé lại bảo:

- Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.

Sứ giả vừa kinh ngạc vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật đứa bé cần. Càng lạ hơn nữa, sau hôm gặp sứ giả, đứa bé trai lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, thành thử phải chạy nhờ bà con, hàng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo thóc nuôi (đứa bé trai), vì ai cũng mong giết giặc, cứu nước.

Khi giặc đến chân núi Trâu, thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Đứa bé trai vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thân thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa sắt thì ngựa sắt hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, lao vào chém. Giặc chết như rạ, roi sắt gãy, tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc vỡ và giẫm đạp nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi tan giặc rồi quay ngựa về nhà, dập đầu lạy mẹ cha, tạ ơn công nuôi dưỡng sinh thành rồi cưỡi ngựa đến núi Sóc thì phi thẳng lên trời. Vua phong là Phù Ðổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà. Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Ðổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng 4 thì làng mở hội to lắm. Người ta kể rằng những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình có mầu vàng óng là vì do ngựa sắt phun lửa bị cháy mà ra. Những hồ ao có liên tiếp trong vùng là dấu chân ngựa sắt năm xưa để lại. Có 1 ngôi làng trong vùng tên là làng Cháy là do ngựa sắt khi thét lửa đã thiêu cháy nhiều nhà trong làng nên mới có tên như thế. Sau, đến đời vua Lý Thái Tổ (974-1028) thì lại phong là Xung Thiên Thần Vương.





Các tượng Phù Đổng Thiên Vương (thánh Gióng).


Chuyện về ngựa Việt nữa là ngựa đá đánh giặc. Sử Việt chép vào thế kỷ thứ 13, dưới triều đại nhà Trần thì nước ta đã 3 lần bị quân Mông Cổ sang xâm chiếm, nhưng cả 3 lần đó chúng đều thảm bại, phải từ bỏ mộng thôn tính nước Việt. Khi đã quét sạch quân Nguyên ra ngoài bờ cõi, vua tôi nhà Trần bèn đem bọn tướng giặc Mông Cổ bị bắt vào làm lễ hiến phù ở Chiêu Lăng (thuộc tỉnh Thái Bình hiện nay). Khi thấy các con ngựa đá ở trước lăng, chân cẳng con ngựa nào cũng lấm đầy bùn đất thì vua Trần Nhân Tông (1258-1308) cho rằng nhờ khí thiêng sông núi nên đến ngựa đá cũng ra trận và góp phần đánh thắng quân thù. Do đó vua đã xúc cảm làm hai câu thơ chữ Hán:

Xã Tắc Lưỡng Hồi Lao Thạch Mã
Sơn Hà Thiên Cổ Điện Kim Âu
(Ngựa Đá Hai Phen Phò Xã Tắc
Âu Vàng Muôn Thuở Giữ Sơn Hà).


Ngựa đá hai phen phò xã tắc dù quân Mông Cổ xâm chiếm nước Việt trong 3 trận đánh nhưng vì chỉ 2 lần sau (năm 1284 và 1287) mới thực sự ác liệt. Trận đầu (năm 1257) thì quân Mông Cổ mới thử thăm dò.

Phạm Thắng Vũ
Feb 01, 2014.
Last Visitors


23 Mar 2010 - 19:49

Comments
Other users have left no comments for HieuPK.

Friends
There are no friends to display.
Lo-Fi Version Time is now: 27th April 2024 - 02:50 PM