Trấn Thành và... Con đường xưa em đi, Trần Nhật Phong |
Trấn Thành và... Con đường xưa em đi, Trần Nhật Phong |
Mar 21 2017, 11:14 AM
Post
#1
|
|
Bảo vệ tổ quốc Group: Năng Động Posts: 5,105 Joined: 25-April 08 Member No.: 50 Country |
Trấn Thành và... Con đường xưa em đi Lá cải thật chú ơi! Chuyện Formosa rành rành trước mắt, không một tờ báo nào trong nước “soi đèn” vào bên trong Formosa, gần như bất khả xâm phạm, nhưng báo chí lại thoải mái khai thác câu nói “sốc” của Trấn Thành, rồi lại hả hê với lệnh tạm ngưng 5 bản nhạc trữ tình của người miền nam, theo cháu làm tan nát xã hội, làm băng hoại đạo đức chính là những kẻ làm báo chí ở trong nước, chính họ là những kẻ đang giết dần hệ thống tư duy của người Việt Nam. Vừa tiễn nhóm phóng viên của BBC về lại Luân Đôn từ California, inbox của tôi lại nhận được lời tâm tình của một người bạn trẻ, đọc xong dòng chữ của người bạn trẻ này, tôi khá ngạc nhiên, bởi vì xưa nay cậu trẻ này chỉ chuyên hỏi tôi về kỹ thuật nhiều hơn, chúng tôi thường trao đổi với nhau về ngành 3D (3D Animation), vốn ít đề cập đến chính trị hay báo chí, tôi vẫn thường giử thái độ chừng mực với những bạn trẻ như vậy, kể cả các fans của bà xã tôi, bởi vì tôi không muốn họ bị những phiền toái không cần thiết từ an ninh Việt Nam. Nhưng câu nói của người bạn trẻ này đã khiến tôi giật mình, phải chăng những bài viết thời gian qua của tôi và nhiều bạn bè khác, các bạn trẻ vẫn đọc một cách âm thầm và không hề lên tiếng? Và nay có lẽ quá… ngán ngẩm với những trò “lá cải” của báo chí trong nước, đã không cầm lòng được nên inbox cho tôi? Dù thế nào tôi cũng lạc quan hơn, giới trẻ đã quan tâm hơn những gì đang xảy ra xung quanh cuộc sống của họ, tuy chưa đủ can đảm bước qua sự sợ hãi như các nhà tranh đấu xã hội dân sự, nhưng ít ra họ đã hiểu được xã hội họ đang sinh sống đang có những vấn nạn gì. “Nếu thấy chúng tôi diễn hài nhảm thì tắt tivi”, câu nói “sốc hàng” của Trấn Thành, đang trở thành đề tài “thơm” cho các báo chí “lề đảng” khai thác, không những là “sự kiện tốt” để câu view, mà còn là “tin tức tốt” để thay thế cho các tin tức của Hồ Xuân Thu Thảo, bị chết trần truồng trong tai nạn xe. 5 nhạc phẩm bị “tạm dừng giấy phép trình diễn”, một ngôn ngữ “bình phong” che đậy việc cấm đoán các nhạc phẩm của người miền nam đã được “gây tranh cãi” một cách “đúng qui trình”, để khỏi phải nhắc đến “vệt loang đỏ” trên các cửa biển miền trung. Khi nền báo chí trở thành công cụ tuyên truyền cho chế độ, thì xã hội nơi đó con người sẽ sống trong sự băng hoại về luân lý và đạo đức, dẫn đến một xã hội tan nát, thối tha, vì nền báo chí đó chỉ làm một nhiệm vụ duy nhất, bảo vệ sự an toàn của chế độ, hơn là chấn chỉnh những điều sai trái trong xã hội. Nếu ở một xứ sở tự do phát triển, những con người như Trấn Thành đã bị đào thải ra khỏi ngành truyền hình ngay lập tức, bởi vì hệ thống truyền hình ở các xứ sở này hầu hết đều của tư nhân điều hành, do đó không một đài truyền hình nào, công ty quảng cáo nào cho phép nhân viên, cho phép kẻ thực hiện chương trình xúc phạm đến khán giả, độc giả của họ. Còn truyền hình được “bảo kê” bởi đảng, thì thoải mái, những kẻ như Trấn Thành còn được "lăng xê" dài dài, vì “không có dấu hiệu vi phạm an ninh quốc gia”. Tôi còn nhớ cách đây 2 năm, khi bản nhạc “Happy Birthday” được tòa phán quyết trở thành bản nhạc của công chúng, hủy bỏ quyền khai thác bản quyền của công ty Warner Bros, công ty vốn đã sở hữu nhạc phẩm này trong nhiều năm, bản nhạc vẫn được cất lên khắp thế giới mỗi ngày, dù đang trong tình trạng bị kiện tụng, bởi vì không có quốc gia nào trên thế giới cấm đoán những bản nhạc cả. Còn dưới chế độ của những kẻ độc tài, độc đảng, bất cứ điều gì gây tác hại đến quyền lực chế độ, đến quá khứ muốn che dấu đều bị cấm đoán. Để xoa dịu nổi bất mãn của công chúng về sự băng hoại của xã hội, tham nhũng, hối lộ đang từng ngày làm khổ người dân, chính quyền của “người bắc có lý luận” đã mắt nhắm mắt mở cho báo chí, truyền hình khai thác những đề tài giải trí, và còn có ý thúc đẩy mạnh những “trò tiêu khiển” này trong công chúng, để che đậy những tiêu cực khác trong xã hội. Và thế là game show ra đời ào ào, chiếm toàn bộ những “giờ vàng” truyền hệ thống truyền hình cả nước, game show an toàn, không có những kịch bản “nhạy cảm” cần phải “đục bỏ”, và thế là game show đua nhau phát triển rầm rộ, bất chấp nhảm nhí hay rẻ tiền. Một trong những phong trào được phát triển mạnh trong dạng game show, chính là phong trào Bolero, nói một cách nôm na là “thi hát” những bản nhạc được đánh theo thể điệu Bolero. Nhưng… Lại chữ nhưng đáng ghét, phong trào này đã khiến cho “người bắc có lý luận” giật mình, hơn nữa thế kỷ qua, nhạc Bolero hầu như 90% toàn là “nhạc vàng” làm gì có “nhạc đỏ”, thế thì… Chính nghĩa của văn hóa nó nằm ở… Sài Gòn chứ không phải Hà Nội, và cứ thế này thì đám nhạc sĩ có “thẻ đảng” ngồi… ngáp ruồi à? Và phong trào này nếu tiếp tục phát triển, thì những bản nhạc Boelro của “đám Hải Ngoại” lại xuất hiện ào ào trong nước, trên khắp các truyền hình thì “nhạc đỏ” đi về đâu? Không “cấm” vài bản nhạc thì cả miền bắc sẽ “chôn sống” các bản nhạc theo kiểu “Bác đang cùng chúng cháu hành quân”, “Tiến Về Sài Gòn” mất. Nhưng giờ những tác phẩm đầy sức sống của miền Nam Việt Nam đã tràn ngập đất bắc rồi, làm sao mà cấm, thôi thì “đành” mượn danh “ca từ”, “tác quyền, tác giả” để “tạm dừng” chứ không phải là cấm, còn “tạm dừng” bao lâu thì… có trời mà biết. Do đó mới có chuyện “hài” chốn “thiên đường”, ăn nói “vô giáo dục” như Trấn Thành thì vẫn nhởn nhơ trên các đài truyền hình, còn những nhạc phẩm nghiêm túc như Con Đường Xưa Em Đi, Chuyện Buồn Ngày Xuân, đã đi sâu vào trái tim của hàng chục triệu người dân Việt Nam thì lại bị… cấm. Nhưng tôi cũng phải “cám ơn” đấy, vì nhờ sự kiện “sốc” của Trấn Thành và những bản nhạc bị cấm đoán, mà các bạn trẻ đã đặt vấn đề đến những gì xảy ra xung quanh cuộc sống của họ, không phải là “vô cảm” lắm, họ biết rõ xã hội họ đang sống là xã hội gì, và họ tính toán con đường tương lai một cách âm thầm. Khi tôi làm cuộc nói chuyện với Hồng Nga của BBC về vấn đề nhập cư vào Hoa kỳ, tôi nhận khá nhiều inbox của các bạn từ Việt Nam, đa phần đều hỏi thăm đến những trường hợp của riêng họ, nhưng điều này cho thấy, các bạn trẻ đã “chọn” con đường cho họ, con đường mà họ xem là an toàn nhất, đó là…Chạy ra khỏi Việt Nam. Họ giống như tôi hơn 30 năm trước, không đủ bản lãnh để ở lại thay đổi như các nhà tranh đấu xã hội dân sự hiện nay, chấp nhận sự đàn áp, chấp nhận tù đày để tranh đấu cho sự sống của cả dân tộc. Với nền báo chí “què quặc” hiện nay, với môi trường sinh sống không còn an toàn từ thực phẩm, y tế, giáo dục cho đến nạn cướp bóc đầy rẫy ở các thành phố lớn, những kẻ “gây án” có “thẻ đảng” được bao che tối đa, thay vì truy tố trước tòa án, thì “kỷ luật nội bộ”, một xã hội như vậy nếu không chạy thì… ngày nào bản thân của họ sẽ là nạn nhân? Một thể chế chính trị, mà dân chúng tìm đủ mọi cách để… chạy, thì đã đủ hiểu thể chế đó như thế nào? Sự đào tạo của nền giáo dục miền Nam Việt Nam trước năm 1975, nên mới có những nhạc phẩm bất hủ như “Con Đường Xưa Em Đi”, còn nền giáo dục của “người bắc có lý luận” thì chỉ cỡ như Trấn Thành mà thôi. Những kẻ thuộc thành phần “người bắc có lý luận”, dù có ra lệnh “cấm đoàn” nền văn hóa của người miền Nam Việt Nam, thì nền văn hóa đó trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết, họ dùng đủ phương tiện truyền thông trong tay để “tẩy não” các thế hệ lớn lên sau chiến tranh để “giết” văn hóa của người miền Nam, nhưng đáng tiếc, nền văn hóa đó đã không nằm trong não trạng của người miền Nam, mà nằm trong trái tim của người miền Nam, làm sao có thể xóa được. Và ở Sài Gòn bây giờ, vẫn đang có “ai đó”, cầm chiếc micro nghêu ngao “Con đường xưa em đi, vàng lên mái tóc thề, ngỏ hồn dâng tái tê…” Trần Nhật Phong -------------------- *****
|
|
|
Lo-Fi Version | Time is now: 18th November 2024 - 10:47 PM |