Welcome Guest ( Log In | Register )

Profile
Personal Photo
Options
Options
Personal Statement
Elgnol doesn't have a personal statement currently.
Personal Info
Elgnol
Bảo vệ tổ quốc
Age Unknown
Gender Not Set
Location Unknown
Birthday Unknown
Interests
No Information
Other Information
Country: Canada
Statistics
Joined: 18-April 08
Profile Views: 701*
Last Seen: Private
Local Time: Apr 28 2024, 04:29 AM
242 posts (0 per day)
Contact Information
AIM No Information
Yahoo No Information
ICQ No Information
MSN No Information
* Profile views updated each hour

Elgnol

Members

***


Topics
Posts
Recent wiki edits
ibProBattle
Arcade
Blog
Shared Photos
Comments
Friends
My Content
16 Sep 2008


welcome.gif ... thuyvugl ... đến với diễn đàn Phố Núi. Nếu bạn cần giúp đở điều gì, bạn có thể ... viết ở đây smile.gif

Chúc bạn online vui vẻ love1.gif



16 Sep 2008


welcome.gif zuna8_11 đến với diễn đàn PLEIKU Phố Núi. Chúc bạn dạo chơi vui vẻ love1.gif

27 Jun 2008
Trạng Ăn - Lê Như Hổ



:::Trạng Ăn:::

Ở Hưng Yên, huyện Tiên Lữ, làng Tiên Châu xưa có một người tên là Lê Như Hổ, nhà nghèo mà học giỏi, nhưng ăn khỏe quá, mỗi bữa ăn một nồi bảy cơm (đáng lẽ mười người ăn mới hết) mà không no. Cha mẹ ông không kiếm đủ cho con ăn, buồn lắm, phải cho Lê Như Hổ gửi rể một nhà giàu ở làng Thiên Thiên.
Ở nhà vợ, Lê Như Hổ ăn mỗi bữa một nồi năm, nhưng không dám đòi thêm, sợ cha mẹ vợ buồn. Vì thế, ông không mạnh nên việc học hành có ý hơi lơ đãng. Bố mẹ vợ phàn nàn với bố mẹ đẻ Lê Như Hổ.
Ông bố đẻ mới hỏi:
- Chớ tôi hỏi thực ông, mỗi bữa ông cho cháu ăn uống ra sao?
- Mỗi bữa, tôi cho cháu ăn một nồi năm.
- Thảo nào! Nhà tôi tuy nghèo mà còn phải cho cháu ăn mỗi bữa một nồi bảy. Ông cho cháu ăn ít nên nó biếng nhác là phải lắm. Ông thử cho cháu ăn thêm coi.
Ông bố vợ nghe lời, về cho con rể ăn mỗi bữa một nồi bảy. Lê Như Hổ học có ý chăm hơn trước một chút thôi. Mẹ vợ thấy con rể như thế phàn nàn với chồng:
- Ăn một nồi bảy cơm mỗi bữa mà tối đến chỉ học được dăm ba tiếng. Ông khéo lựa rể quá. Cái ngữ này chỉ ăn khỏe cho mập thôi, chớ có gượng mà học cũng chỉ là học lấy lệ, chớ chẳng trông cậy gì được đâu.
Ông bố vợ nói:
- Nó ăn khỏe tất có sức hơn người. Trời cho nhà mình đủ ăn thì cứ việc gì nói ra nói vào lôi thôi.
- Ông nói tức anh ách. Cứ ăn khỏe thì làm việc khỏe hay sao? Thì đấy, nhà ta có mấy mẫu ruộng bỏ hoang, cỏ mọc ngập đầu người đấy, ông nó đi dọn xem có được không nào.
Lê Như Hổ nghe thấy mẹ nói thế, tức quá, hôm sau ăn cơm sáng xong vác con dao phát bờ ra ruộng. Ðến nơi thấy, có cây cao bóng mát, ông nằm ngủ một giấc say sưa. Mẹ vợ đi chợ về qua đấy, thấy con rể gối đầu lên gốc cây ngáy pho pho, lật đật chạy về nhà gắt với chồng:
- Kìa, ông ra ruộng mà xem con rể ông kia. Tưởng là ăn xong vác dao ra ruộng làm gì, hóa ra ngủ khoèo. Ông còn bảo tôi thổi thật nhiều cơm cho nó ăn nữa hay thôi?
Bà lôi cho được ông chồng ra ruộng để xem tận mắt thằng con rể ăn khỏe mà "lười chẩy thây chẩy xác" ra. Bất ngờ ra đến nơi thì cả hai ông bà đã thấy ruộng sạch quang cả rồi. Thì ra trong khi bà mẹ vợ từ ruộng về nhà, ngầy ngà cãi nhau với chồng thì Lê như Hổ đã thức giấc, cầm dao phái cỏ như điên. Cỏ hoang bụi rậm đều bị chặt phăng phăng, thậm chí có những cái vũng lầy có cá cũng không kịp chạy, chết nổi lều bều cả lên mặt nước.
Ðến lúc ấy, bố mẹ vợ Lê Như Hổ mới biết kỳ tài của con rể. Cũng từ hôm ấy, bà mẹ vợ bữa nào cũng thổi riêng một nồi mười cho rể ăn cho đủ no thì quả Lê Như Hổ học hành không biết mệt.
Một hôm, mẹ vợ Lê Như Hổ sai Lê Như Hổ đi kêu thợ về gặt lúa. Lê Như Hổ bảo:
- Mẹ ở nhà cứ thổi cơm sẵn, con kêu họ về, họ ăn xong là làm việc liền.
- Con kêu thợ gặt, nhưng không ai chịu làm. Thôi, để con ăn xong, làm một mình cũng được.
Nói xong, Lê Như Hổ ngồi ăn hết cả một nồi hai mươi. Bố mẹ vợ trông thấy phát sợ, hỏi:
- Con ăn như thế không sợ bể bụng ra?
Lê Như Hổ cười:
- Con ăn một nồi hai mươi cũng như người ta ăn ba bốn chén. Cha mẹ đừng lo, ăn xong, con đi làm liền. Con xin cam đoan làm một mình đến chiều tối thế nào cũng xong.
Ăn xong nồi hai mươi, Lê Như Hổ đem liềm hái và gánh đòn càn ra ruộng. Quá trưa, đến chiều thì xong hết. Lê Như Hổ bó lúa lại làm bốn gánh chất cả lên đòn càn quảy về luôn một lúc. Bao nhiêu thợ cấy thấy ông một mình gánh nhiều như thế mà cứ đi phăng phăng như không, đều phải lắc đầu le lưỡi.
Từ đó, bố mẹ vợ Lê Như Hổ hết sức quí mến Lê Như Hổ.
Hồi ấy ở một làng gần đấy, nhân tiết xuân có mở hội đánh vật hàng năm. Năm nào. Lê Như Hổ cũng đến phá giải. Ðô vật nào thấy ông cũng đều chịu thua, vì ông ta mạnh như hổ, không ai sánh kịp (vì thế mới có tên Như Hổ).
Võ đã giỏi, văn ông lại hay. Từ ngày được bố mẹ vợ cho ăn no, Lê như Hổ học hành tấn tới một cách lạ kỳ. Năm ba mươi tuổi, văn ông đã lừng lẫy hết cả vùng Hưng Yên, sang đến Thái Bình, Nam Ðịnh. Ông đỗ tiến sĩ trong thời Quang Hòa nhà Mạc.
Bấy giờ có một người đỗ đồng khóa với Lê Như Hổ, tên là Nguyễn Thanh, người huyện Hoàng Hóa, tỉnh thanh Hóa. Một hôm, Nguyễn Thanh nói với Lê Như Hổ về nhà của mình:
- Nhờ trời, tôi cũng khá, chẳng giàu có gì nhưng ăn cả đời chưa hết.
Lê Như Hổ nói:
- Cả gia tài của bác, may ra chỉ đủ cho tôi ăn vài tháng.
Nguyễn Thanh nghe thấy nói thế, cho là Lê Như Hổ đùa giai, bèn nói:
- Bác khinh tôi quá. Cả gia tài tôi như thế mà bác bảo chỉ đủ cho bác ăn ba tháng. Bác không sợ mang tiếng nói dóc sao?
- Dóc hay không, chẳng cần nói lôi thôi làm gì? Hôm nào bác thử mời tôi ăn một bữa xem sao.
Thấy Lê Như Hổ thách như vậy Nguyễn Thanh mời liền.
Lê Như Hổ một hôm đến nhà Nguyễn Thanh thực nhưng chẳng may hôm ấy Thanh lại có việc quan vắng nhà.
Như Hổ đi thẳng vào nhà nói với vợ Nguyễn Thanh:
- Tôi với quan Nghè đây là bạn tâm giao, hôn nay có việc qua đây vào thăm bác và nhờ bữa cơm.
Bà vợ Nguyễn Thanh ân cần tiếp rước, một mặt gọi gia đình đầy tớ làm heo làm gà, một mặt hỏi Lê Như Hổ có bao nhiêu quân lính để liệu đầu người mà thổi nấu.
Lê Như Hổ nói:
- Thưa phu nhân, không có bao nhiêu, chỉ có độ hơn ba mươi người.
Bà Nguyễn Thanh sai làm ba mươi heo, dọn bảy tám mâm cỗ ra mời Lê Như Hổ dùng cơm, nhưng đợi mãi cũng chẳng thấy quân lính nào vào ăn cả. Lê Như Hổ cười mà bảo:
- Ối chao, họ không tới thì mặc, để tôi ăn cả cũng được.
Nói rồi ông ngồi ăn hết cả bảy tám mây cỗ, chỉ một lát thì làm bay hết cả mấy nồi hai mươi cơm, hai con heo, mấy mâm sôi, còn gà vịt, rau cải không thèm kể.
Ăn xong, Lê Như Hổ từ tạ ra về.
Ðến chiều tối, ông Nguyễn Thanh trở về, bà vợ kể chuyện lại và lè lưỡi sợ ông bạn ăn khỏe như thần, Nguyễn Thanh vỗ đùi bảo:
- Thôi, Lê Như Hổ rồi!
Bà vợ nói:
- Ờ, đúng đấy, ông ta ăn như hổ. Tôi ở nhà dưới nhìn lên thấy ông ta sới cơm ra chén chỉ và một miếng thì hết, còn sôi thì ông ta chỉ ăn độ mười miếng thì hết một mâm.
Một bữa khác, Nguyễn Thanh đi qua làng Lê Như Hổ, bước vào nhà thăm, nhân thể để tạ lỗi, Lê Như Hổ sai người nhà cũng làm ba con lợn, thổi năm sáu mâm sôi, ba bốn nồi hai mươi cơm, y như hôm vợ ông Nguyễn Thanh đã đãi mình để đãi lại Nguyễn Thanh. Mỗi người ngồi riêng một bàn. Lê Như Hổ ăn hết bàn mình mà Nguyễn Thanh thì ngắc ngứ ăn chưa hết một phần sáu. Lê Như Hổ đành lại phải ăn giùm cho Nguyễn Thanh. Ông Thanh hỏi:
- Thế thì gia nhân đầy tớ còn gì mà ăn nữa?
Lê Như Hổ nói:
- Gia nhân thổi cơm và nấu đồ riêng để ăn rồi. Ông không cần phải lo.
Nguyễn Thanh chắc lưỡi than:
- Ông ăn như thế, mấy lúc mà hết nghiệp. Ngày xưa, ông Mộ Trạch nổi tiếng là người ăn khỏe mà chỉ ăn hết mười tám bát cơm, mười hai chén chanh là cùng. Bây giờ thấy ông ăn, mới biết ông Mộ Trạch còn kém ông xa lắm.
Hai người cùng cười ầm cả lên. Về sau, Lê Như Hổ làm đến thượng thư, được vua phong làm Thiếu bảo Lữ Quốc Công, thọ bảy mươi tuổi.


------------wub.gif
30 May 2008

Tiểu Sử


Xuân Diệu Tên thật là Ngô Xuân Diệu, sinh ngày 2 tháng 2 năm 1916 tại Tuy Phước, tỉnh Bình Định cũ, nơi cha là Ngô Xuân Thọ vào dạy học và kết duyên với mẹ là Nguyễn Thị Hiệp.

Xuân Diệu sau ra Hà Nội học; 1938-1940 ông và Huy Cận ở gác 40 Hàng Than. Ông tốt nghiệp kỹ sư canh nông năm 1943.

Ông mất ngày 18 tháng 12 năm 1985.

Xuân Diệu viết nhiều, có khoảng 450 bài thơ. Một số lớn chưa được xuất bản. Tác phẩm tiêu biểu: các tập thơ Thơ Thơ 1938), Gửi Hương Cho Gió (1945), Ngọn Quốc Kỳ (1945), Một Khối Hồng (1964), Thanh Ca (1982), Tuyển Tập Xuân Diệu (1983); truyện ngắn Phấn Thông Vàng (1939); và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học.

Xuân Diệu là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ Mới. Ông mang ngọn gió rạo rực, thiết tha, nồng cháy, khao khát yêu thương đến cho thi ca. Thơ Xuân Diệu là "vườn mơn trớn", ca ngợi tình yêu bằng muôn sắc điệu, âm thanh và hương vị trong Thơ Thơ, pha lẫn chút vị đắng cay trong Gửi Hương Cho Gió. Nhiều câu nhiều bài chịu ảnh hưởng từ thi ca lãng mạn Pháp.

wub.gif

11 May 2008
Tiểu Sử :

Hồ Dzếnh tên thật là Hà Triệu Anh, sinh khoảng năm 1919.

Những tác phẩm đã xuất bản:
- Quê Ngoại (thơ, gồm những thi bản góp nhặt từ năm 1935 đến 1942, xuất bản năm 1943);
- Hoa Xuân Đất Việt (thơ, gồm 15 thi bản);
- Chân Trời Cũ (tập Hồi-ký, xuất bản năm 1942 và do nhà Hoa Tiên, Sài-gòn tái bản năm 1968);
- Một Truyện Tình 15 Năm Về Trước (tiểu thuyết, ký bút hiệu Lưu thị Hạnh, do nhà Hoa Tiên, Sài-gòn tái bản năm 1968);
- Hai Mối Tình hay Tiếng Kêu Trong Máu (truyện dài, ký bút hiệu Lưu thị Hạnh, do nhà Hợp Lực, Sài-gòn tái bản năm 1968);
- Dĩ Vãng (đoản thiên tiểu thuyết)
- Những Vành Khăn Trắng (tiểu thuyết, ký bút hiệu Lưu thị Hạnh);
- Đường Kẽ Mãnh (truyện ngắn, Trung Bắc chủ nhật ,số 187, 12-12-1943);
- Nhà Nhiều Con (truyện ngắn, Trung Bắc chủ nhật, số 206, 11-6-1944).
- và nhiều truyện ngắn đăng rải rác trong các giai phẩm xuất bản vào thời tiền-chiến.


Vào thời tiền chiến, có một tập thơ ra đời: tập Quê Ngoại của Hồ Dzếnh. Chừng ấy cái tên người cũng đủ làm người ta lưu tâm. Và nhà Á-châu ấn cục đã ưng ý tác phẩm khi giới thiệu cùng độc giả những lời sau đây:

"Lần đầu tiên thi ca Việt-nam được tô điểm một cách trau chuốt bằng ngọn bút linh diệu của nhà thơ ngoại quốc."

Sự giới thiệu của nhà Á-châu ấn cục ta ngỡ là lối quảng cáo một ấn phẩm vừa xuất bản, nhưng thực chất của tập Quê Ngoại không làm cho độc giả thất vọng khi báo Tri Tân viết như sau:

"Tên tuổi người Minh-hương ấy, văn học quốc ngữ không nề hà gì mà chẳng đón tiếp như đã đón tiếp bao nhiêu nhà văn hữu tài."

Quê Ngoại của Hồ Dzếnh đã thử thách qua sự chấp nhận xuất bản của Á-châu ấn cục và lời phê bình của tuần báo Tri Tân, một tạp chí chuyên bình luận văn học lúc bấy giờ; và ta còn tìm gặp điển hình một độc giả trẻ tuổi ưa thích Hồ Dzếnh tức nhà văn Mai-Thảo ngày nay, khi Mai-Thảo ghi lại cảm nghĩ mình thuở vừa tiếp xúc tiếng thơ của họ Hồ, những dòng sau đây:

"Trong cái thế giới ngột ngạt bít bưng tức thở ra của những tháp ngà tiền chiến như những phần mộ lạnh buốt, thơ Hồ Dzếnh hơn cả Xuân Diệu, và theo tôi, hơn cả Nguyễn Bính đầu mùa, là những xâu chuỗi lanh lảnh nhạc vàng gõ vui từng nhịp nắng trên mênh mông đài trán thanh niên. Tôi nhớ mãi cái cảm giác của tôi, 20 tuổi, tiếp nhận một tập thơ cốm mới đậm đà, một tập thơ mười tám cái xuân đầy, đọc mỗi câu tưởng như có mật có đường ngọt trong cổ. Thơ Hồ Dzếnh tiền chiến là cái trạng thái ngu ngơ trong suốt nhất của một tiếng thơ mà chủ đề là tình yêu và ánh sáng. Ngó thật kỹ, Quê Ngoại không hằn một nếp nhăn. Với tôi, một tập thơ đầu tay phải như thế. Phải có cái khí thế vạm vỡ của sống như một lao vào, cái vóc dáng của yêu như một kín trùm dào dạt..."

Nguyễn Tấn Long


wub.gif
Last Visitors
M&N


3 Nov 2008 - 11:05


16 Aug 2008 - 23:43


14 Aug 2008 - 15:02


14 Aug 2008 - 2:05


8 Aug 2008 - 21:36

Comments
Other users have left no comments for Elgnol.

Friends

11 posts
Active: 24th September 2008 - 05:24 AM
View All Friends
Lo-Fi Version Time is now: 28th April 2024 - 03:29 AM