Profile
Personal Photo
Options
Personal Statement
mviet doesn't have a personal statement currently.
Personal Info
mviet
Bảo vệ tổ quốc
Age Unknown
Gender Not Set
Location Unknown
Birthday Unknown
Interests
No Information
Other Information
Country: Afghanistan
Statistics
Joined: 9-September 10
Profile Views: 6,743*
Last Seen: Private
Local Time: Nov 5 2024, 05:47 PM
2,769 posts (1 per day)
Contact Information
No Information
No Information
No Information
No Information
* Profile views updated each hour
|
Topics
Posts
Recent wiki edits
ibProBattle
Arcade
Blog
Shared Photos
Comments
Friends
My Content
19 May 2012
Câu chuyện chín năm trốn chạy ra khỏi Bắc Hàn của một cô gái Nguyễn Văn Lục Hiện nay, chỉ có khoảng hai chục ngàn người Bắc Hàn đến được Nam Hàn trong số 22 triệu dân Bắc Hàn. Con số thật ít ỏi vì biên giới Nam- Bắc Hàn được canh phòng rất kỹ lưỡng. Người ta nói một con chó chui qua cũng không lọt. Vì thế, sau này phần lớn những người Bắc Hàn chọn con đường tỵ nạn đi ngã qua Trung Quốc. Cho đến năm 1999 mới chỉ có khoảng hơn 1000 người đến được Nam Hàn. Nhưng con số này hiện có dấu hiệu gia tăng thêm nhiều. Vì vậy, Bắc Hàn vẫn là một trong những nước cộng sản hiếm hoi còn sót lại ở mức độ chậm tiến, độc đoán và tồi tệ nhất mà ít người được biết đầy đủ những gì thực sự đang xảy ra ở nơi hỏa ngục trần gian ấy. Sau đây là một trong những câu chuyện thương tâm ấy được viết lại của một cô gái tạm gọi là Eunsun Kim(tên giả để tránh mọi sự trả thù của chính quyền Bình Nhưỡng đối với những thân nhân còn bị kẹt lại) và được một ký giả Pháp, ông Sébastien Falletti làm việc ở Hán Thành viết cho các tờ Le Figaro và tờ Le Point đã giúp cô Eunsun Kim trong việc biên tập cuốn sách này. Cuốn sách có nhan đề là: Corée Du Nord. 9 ans pour fuir L'enfer. Xuất bản mới đây, tháng 3/2012. (Bắc Hàn, 9 năm để đào thoát khỏi địa ngục) Tôi đã đọc một mạch hết cuốn sách này. Đọc đến đâu thấm đến đó. Tuy nhiên, nhiều điều tôi vẫn không thể mường tượng nổi được. Một Nam Hàn nay thuộc các nước phát triển hàng đầu của Á Châu lại có thể có một Bắc Hàn chậm lụt, mọi rợ, kém văn minh và để dân chết đói như thế! Đọc để nhớ, để so sánh, để một cách khác thương dân mình hiện nay còn bị đầy đọa bởi người cộng sản. Đọc cũng như thể thấy lại được chính mình, tìm lại được những ngày tháng lao đao trên biển cả cách đây hơn 30 năm. Nhưng khi đọc cuốn sách này, người ta không thể trông chờ ở một cô nữ sinh ở độ tuổi 11 khi trốn ra khỏi Bắc Hàn có thể thấy hết và tố cáo một cách có hệ thống về sự tàn bạo của chế độ Cộng Sản. Đó không phải là việc của cô có thể làm được. Nhưng những điều gì cô nói ra đều là sự thật không thêm bớt từ của miệng một đứa trẻ. Nó có giá trị tự tại của nó- giá trị trung thực và ngây thơ của một đứa trẻ chưa phân biệt rõ biên giới thiện ác-. Đọc cuốn chuyện này, nó nhắc nhở chúng ta câu chuyện cuốn Nhật ký của một cô gái người Đức, gốc Do Thái, Anne Frank (Journal d'Anne Frank, năm 1942) đã làm lay động lương tâm cả nhân loại cách đây hơn nửa thế kỷ. Kết thúc số phận của cô Eunsun Kim đã hẳn không bi thảm như số phận đã dành cho Anne Frank. Anne Frank bị chết trong trại tập trung về bệnh sốt rét. Và cuốn nhật ký của cô may mắn được tìm thấy sau này đưa những trang nhật ký của cô trở thành tiếng nói thức tỉnh lương tâm nhân loại. Còn cô Kim sau 9 năm trốn chạy với biết bao khốn khổ và nhục nhã cuối cùng thì cũng đã đến được bến bờ Tự Do. Chúng ta đã hẳn chẳng ai mong muốn một số phận hẩm hiu dành cho cô Kim để được người đời thương tiếc như Anne Frank!! Câu chuyện bắt đầu vào năm Kim được 11 tuổi. Đó là tháng 12/ 1997. Gia đình Kim cũng như nhiều gia đình khác ở Bắc Hàn đang lâm vào cảnh đói trầm trọng. Con số người chết đói không ai tính hết được. Nó có thể lên đến nửa triệu mà cũng có thể lên đến con số hàng triệu người. Cái chết của hàng triệu người dân Bắc Hàn vào cuối thập niên 1999 trong khi bờ bên kia vĩ tuyến - dân Nam Hàn có cuộc sống ấm no và thịnh vượng thuộc những nước hàng đầu ở Đông Nam Á. Điều đó đủ nói lên một thực tế hiển nhiên: Một bên là Thiên Đàng, bên kia là địa ngục. Bố mẹ Kim đã phải bán tất cả những gì có thể bán được để đối lấy miếng ăn. Chỉ trừ một cái bàn mà trên bức tường còn treo hai bức ảnh lãnh tụ " Tổng thống muôn đời" Kim II-Sung và người con kế vị Kim Jong-il ..Họ đang từ trên đó nhìn xuống gia đình Kim với những lời hứa hẹn một Bắc Hàn "Hùng cường và thịnh vượng "!!. Đó chỉ là những lời tuyên truyền dối trá, phỉnh gạt dân Bắc Hàn từ hơn 30 năm rồi mà sau này Kim mới vỡ lẽ ra. Họ không thể đốt hai bức ảnh để bán hai cái khung ảnh đó được, vì nếu bị khám phá, họ sẽ bị phạm tội bất kính và lãnh án tử hình. Chỉ cần có những lời lẽ xúc phạm đến lãnh tụ thì kể như cuộc đời kể như tàn. Kim nhớ lại hồi còn đi học tiểu học, chính quyền đã tập trung các học sinh tại sân vận động để chứng kiến những cảnh hành quyết các tội nhân bị kết án xử bắn, trong đó có những phạm nhân đã phạm tội "bất kính"với lãnh tụ. Bắt trẻ con chứng kiến những cảnh hành hình dã man như vậy đến các chế độ nô lệ phong kiến thời xưa cũng không làm. Nó cũng nhắc nhở mọi người nhớ lại cảnh đấu tố trong Cải cách ruộng đất thời 1954. Cả dân làng bị xách động đi dự những phiên xử đấu tố địa chủ mà mọi người bị ép buộc phải lên tố cáo. Bắc Hàn hay Bắc Việt, cộng sản ở đâu cũng cùng một phương thức cộng sản, nếu có khác chăng là ở mức độ tàn bạo nhiều hay ít. Lúc nào nó cũng nhắc đến nhân dân, nhưng nhân dân là công cụ, là cỏ rác, là thành phần bị lợi dụng và bóc lột hơn ai hết. Tại Trung Quốc, 800 triệu nông dân ì ạch vác 30 thứ thuế đủ loại trên vai. Mà ở Việt Nam thời bao cấp, có 2000 trạm thu thuế từ Bắc chí Nam. Nó moi móc, lục soát, nắn bóp dờ nắn cơ thể những người phụ nữ đi buôn chui trên xe hàng, xe lửa để đánh thuế vài kí gao, vài ký thịt. Còn hiện nay, chính quyền cộng sản vẫn có thể trơ trẽn, tráo trở gọi đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý. Kim đã chứng kiến nhiều lần các cuộc xử bắn như thế. Xác các nạn nhân sau đó còn bị các tên lính lấy bộ óc ăn sống vì họ tin rằng chữa được nhiều bệnh. Tôi tin là cô Kim không thể viết bịa điều này và tôi tin là mọi người đọc cô Kim với lối viết xem như "bình thản", " không mảy may xúc động", " không nôn mửa", không để lại một ấn tượng sâu xa nào khi chứng kiến cảnh hành hình này là điều làm tôi kinh sợ nhất. Cô đã bị đầu độc đến tận xương tủy, tận tim óc mà các hệ thống giây thần kinh cảm giác đều bị liệt kháng. Những con người trong guồng máy độc tài toàn trị là những con vật-người. Những bộ máy biết đi. Đó là bệnh vô cảm liệt kháng hiện nay tại các nước XHCN, nhất là tại Việt Nam và Trung Quốc. Cái mâu thuẫn đến vô lý là cô có thể xúc động, khóc dễ dàng khi nghe tin lãnh tụ cộng sản họ Kim chết. Cô viết như thế này : " Comme tout le monde, au lendemain de la mort de Kim II-sung, J'ai craqué" (Như tất cả mọi người hôm sau ngày lãnh tụ Kim II-sung chết, tôi bật khóc). Nhưng cô lại gần như thản nhiên khi chứng kiến những cảnh phạm nhân bị trọi bi bịt mắt, bị hành hình và não bị người ta ăn sống. Đây là một đoạn văn vắn gọn trong một vài dòng của môt cô gái đã làm tôi xúc động vì sự ngây thơ, vô tội của cô và nhìn thấy bản chất tàn độc vô vàn của chế độ ấy. Trước đây, gia đình Kim còn có miếng ăn vì mẹ Kim làm trong một nhà bếp ở nhà thương ở một trại mỏ, bà biết thu vén, chắt chiu mang đồ ăn dư thừa về nuôi cả nhà. Từ đây cho đến hết cuốn hồi ký, hình ảnh bà mẹ Kim- mặc dù chỉ là nhân vật phụ- đã ám ảnh tôi suốt hành trình cuộc sống của một gia đình Bắc Hàn tiêu biểu. Bà là thứ mà chỉ dùng những biểu tượng trong thiên nhiên may ra mới nói hết được ..Bà như một cây cổ thụ được Sơn Nam mô tả như sau: "Như những cây cổ thụ bám vào kẽ đá. Mùa nắng không một giọt nước, ấy thế mà cây sống gan lì, đôi khi tòn ten, dộng đầu xuống đất, trở gốc lên trời, chờ ngày xa xôi nào đó, trời sẽ mưa, hoặc đêm đến, sương rơi mịn màng`". Nhưng thiên nhiên còn có hy vọng có ngày mưa, cộng sản có ngày nào là ngày mưa? Người đàn bà xem ra yếu đuối, mảnh mai, một người đàn bà như muôn người đàn bà khác lại có sức mạnh phi thường- sức mạnh của bản năng sinh tồn- sức mạnh của giống cái bảo vệ đàn con của nó- . Một sức mạnh vô địch mà ngay đến mãnh hổ khi đối đầu cũng phải chùn bước. Đó là cái khám phá thứ hai đến kinh dị khi tôi đọc cuốn Hồi ký này. Những người khác trong bối cảnh một xã hội hà khắc, bất nhân lần lượt gục ngã như những cây chuối trong cảnh "chém treo ngành", thân gục xuống lót đường cho một hy vọng ánh sáng lóe lên (.. và rồi ánh sáng hiện ra, sách Sáng thế ký (1,3). Hay như lời tuyên bố bánh vẽ của Mao ngày 9, tháng giêng 1963 như sau: "Thời gian cấp bách mà còn biết bao nhiêu điều phải làm. Trời đất vẫn quay và ngày tháng qua mau. 10 ngàn năm thì quá lâu! Hãy nắm lấy ngày hôm nay! Hãy nắm lấy nó ".. Nhưng ngày hôm nay là ngày gì? Ngày bất tận- ngày dài không bao giờ dứt- ngày bất hạnh với bước nhảy vọt 1958-1959. Ngày của cách mạng văn hóa. Và tháng 10, 1966 Mao dõng dạc tuyên bố: "Chính ta là người đốt lên ngọn lửa của cuộc hỏa hoạn". Những con vật hy sinh cho ngày ấy lần lượt là bà ngoại, ông ngoại của Kim rồi bất hạnh nhất đến lượt bố Kim chết vì đói. Bố Kim chết, không có đến miếng cỗ ván để chôn. Ông là người đàn ông chỉ có thể mạnh và tồn tại trong một xã hội Người-Người và trở thành bất lực, gục ngã trong một xã hội Người-súc vật. Ông chỉ có cái đầu, nhưng lại thiếu một lá gan trong một đất nước mà "Một con cá lội , mấy người buông câu". Nói cho cạn nghĩa, ông chỉ có cái "giá trị trú ẩn" (mượn lại một từ kinh tế valeur refuge) trong một xã hội có tổ chức, có pháp luật. Ông không có khả năng tồn tại trong một một xã hội mà tính phá sản mang tính chất lừa đảo(Faillite frauduleuse)-một xã hội lưu manh vườn và lưu manh mang tính Đảng .. Vì thế, ông gục ngã dễ dàng mà đến lúc chết cũng không biết tại sao một người như ông lại chết- một người lương thiện- lại là người chết đầu tiên, chết trước những người như vợ ông .. Còn lại trên đời này ba người đàn bà mà xã hội đã chừa lại: Mẹ Kim, chị gái và Kim. Ai có thể nghĩ rằng, người đàn bà yếu đuối này có thể tồn tại giữa báo táp thời đại? Mẹ và chị của Kim đã quyết định bỏ đi tìm"miếng ăn hy vọng" ở bến tàu chưa về ..Kim chờ đợi trong sáu ngày bị bỏ đói và đã viết chúc thư để lại như sau: " Mẹ ơi. Con chờ đợi mẹ mãi chưa về. Nay đã 6 ngày rồi chờ đợi mẹ. Con biết rằng con sắp chết . Tại sao mẹ không về? Rồi cô thiếp đi tưởng chắc rằng sẽ không còn thức dạy nữa".. Thế rồi Mẹ và chị cô đã về đúng lúc, nhưng tay không có gì!! Hành trình sa mạc bắt đầu từ đây, từ những quyết định táo bạo của mẹ Kim- một người đàn bà phi thường được trui rèn trong khó khăn và thử thách- bà quyết định đi tìm con đường sống trong cái chết đang kề cận. Nhưng trước hết, xin để Kim kể lại một vài câu chuyện thời thơ ấu của cô- theo cái nhìn và sự hiểu biết của cô -. Thời thơ ấu Cuộc sống của Kim và gia đình của cô trương đối, "đủ ăn" vào thời điểm năm 1990-. Bố cô, một người đàn ông không mấy tháo vát và biết soay sở, không phải là mẫu người đàn ông lý tưởng của các thiếu nữ Đại Hàn. Dưới mắt phụ nữ Đại Hàn, người đàn ông lý tưởng là người đàn ông giỏi!! Dầu không là người đàn ông giỏi, ông cũng là công nhân xưởng sản xuất vũ khí " 20 tháng giêng". Thời giờ còn lại, ông làm những việc "vô ích" như say mê "viết lách"!! Mẹ cô làm bếp trong một nhà thương của xưởng mỏ và bà biết xoay sở để gia đình có được cái ăn cho vào miệng. Ngay từ đầu cả nhà chỉ biết trông cậy vào bà. Mỗi ngày Kim đến trường trong bộ đồng phục áo sơ mi trắng, váy xanh, khăn quàng đỏ. Tiêu biểu một học sinh "giỏi và " "ngoan". Đến trường, học sinh phải xếp hàng ngay ngắn theo lớp, đi như diễn binh, bước đều theo nhịp của các binh sĩ (Marche militaire)- mười người như một và hát những bài ca tụng lãnh tụ. Bài học chính trong lớp là học về đời sống của các lãnh tụ. Nó quan trọng chẳng khác gì môn toán, tiếng Đại Hàn và Đạo đức cộng sản. Khỏi phải nói, kỷ luật trong trường thật nghiêm khắc và chỉ cần nói chuyện trong lớp cũng đủ chịu hình phạt chịu xỉ nhục bị đánh bằng thước trước mặt cả lớp. Cuối giờ học trong ngày là đến giờ kiểm thảo mà mỗi học sinh phải tự kiểm thảo trước cả lớp trong đó đồng thời"mệt" hơn cả là có bổn phận tố cáo bạn bè mình về những hành vi và thái độ của bạn mình .. Cái được gọi là giỏi và ngoan của Kim là biết làm theo lệnh, chịu khuất phục và ngay cả tố giác bạn mình!! Cô nhớ lại khi được tin Kim II-Sung chết, ngày 8 tháng bảy, 1994 Kim thấy mẹ đi làm về khóc sướt mướt và sau đó bà đã sỉu. Nhiều người dân Bắc Hàn đã chết ngất khi nghe tin lãnh tụ của họ qua đời. Dưới mắt một đứa trẻ như Kim, lãnh tụ là một ông Trời. Làm sao ông Trời lại có thể chết được - Đó là con người đã cứu nhân dân Bắc Hàn ra khỏi ách thống trị của người Nhật. Khi nghe tin lãnh tụ chết, đời sống toàn nhân dân như ngừng lại và khắp nơi xảy ra cái cảnh tượng cuồng loạn tập thể. Những người lính lăn lộn dưới đất khóc, những người phụ nữ kêu gào, khóc lóc thảm thiết vật vã. Trời đất mưa gió sảm thầu. Đó là hiện tượng khóc tập thể!!(Lời bình của người viết). Viên trưởng thôn, một thứ hung thần địa phương, bằng một thái độ nghiêm trọng và khẩn trương, đến từng nhà báo tin dữ. Ngày hôm sau, không còn một cọng hoa nào còn có thể mọc lên được ở Bắc Hàn vì các trẻ con đã cắt hết để tưởng nhớ lãnh tụ. Kim như mọi đứa trẻ khác, cô đã khóc lóc thảm thiết. Chỉ sau này, khi đã đến Hán Thành, Kim mới dần dần hiểu là cô đã bị nhiễm độc tuyên truyền. Và dân Bắc Hàn đã hoàn toàn bị cô lập với thế giới bên ngoài. Cô đã có dịp đọc hồi ký của một người đầu bếp Nhật của Kim jong-il đã phải chạy trốn về Tokyo vì đã chứng kiến và kể lại từng chi tiết nhiều cảnh tượng tàn độc cũng như những cuộc trác táng truy hoan của Kim jong-il. Người đầu bếp tên Kenji Fujimoto từng sửa soạn món sushis trong nhiều năm đã phải bỏ trốn vì sợ bị lãnh tụ Kim theo dõi trả thù .. Bây giờ thì Kim đã là một cô gái trưởng thành và hiểu rằng đất nước của cô chỉ là một nhà tù rộng lớn mà hằng trăm ngàn người đã chết trong các trại tập trung Trận đói ở Bắc Hàn Kể từ khoảng 1990, dân Bắc Hàn rơi vào thảm trạng chết đói. Cả năm, Kim chưa hề biết đến món mì. Nhà thương đóng cửa và nguồn lợi cung cấp sự sống còn cho gia đình Kim cũng cạn kiệt. Các tỉnh phía Bắc như vùng Hamgyong của gia đình Kim là chịu thảm khốc đói kém hơn cả. Các cửa hàng hợp tác xã đã ngưng bán cả sáu tháng nay. Điện không có, vì không có bóng đèn mà có bóng đèn thì nhà máy điện không đủ nhiên liệu cũng ngưng chạy. Nói chi đến sưởi? Chỉ trừ các hàng sĩ quan và viên chức cao cấp là được cung cấp thực phẩm. Vì thế, sau năm năm đói kém thì từ năm 1995, gia đình Kim lần lượt chết dần chết mòn như sung rụng: Ông bà ngoại rồi đến bố Kim .. Phần KIm phải nghỉ học.. Từ nay còn lại ba người phụ nữ. Mẹ Kim phải đi ăn trộm ở những cánh đồng trồng bắp hoặc lúa hoặc rau .. Vẫn không đủ ăn, họ phải đào các loại củ, nấm để ăn thêm. Rồi vào rừng chặt cành cây, kiếm củi để sống qua ngày. Chặt cây mà không có lấy một con dao chặt cây. Đi đến con đường cùng, Mẹ Kim quyết định tháo gỡ khung ảnh lãnh tụ đáng kính xuống- bằng một thái độ cương quyết- chặt khung ảnh ra từng mảnh để bán làm củi. Còn hình ảnh thì lén lút đốt để tránh bị tố cáo tội bất kính với lãnh tụ có thể bị kết án tử hình. Đó là một cử chỉ tuyệt vọng của con người trước cái đói, cái khát. Cả nhà được một bữa ăn từ khung ảnh lãnh tụ. Cuộc Lưu vong Kể từ những tuần lễ cuối cùng của mùa đông 1997-1998, số phận của Kim đã đổi khác. Bị đẩy vào con đường cùng, không còn lối thoát nào khác, Mẹ Kim đã quyết định bằng mọi cách phải trốn ra khỏi Bắc Hàn đến một nơi xa lạ nào đó để cứu sống hai đứa con gái của bà. Ở lại Bắc Hàn là để chờ chết. Một cái chết chắc chắn. Và không còn có chút hy vọng gì có thể sống còn. Vào khoảng tháng giêng- 1998, Kim được biết mẹ cô quyết định sẽ trốn sang Trung Quốc. Vùng Eundeok chỗ Kim ở chỉ cách biên giới Trung Quốc khoảng một giờ. Đã có tin một số người Bắc Hàn đã đi thoát sang Trung Quốc. Đã có quyết định như thế rồi thì không gì có thể lay chuyển mẹ Kim. Bà nhận thức rõ nỗi nguy hiểm. Bà nay chỉ sống dựa theo bản năng sinh tồn thúc đẩy bất kể đến hiểm nguy. Bà sẽ trở thành kẻ đào tẩu, một kẻ phản quốc nếu bị bắt. Nhưng mặc kệ, bà bắt đầu chuẩn bị cho cuộc đào thoát. Và rồi vào một đêm, cả ba mẹ con đào thoát, ra khỏi nhà. Mẹ Kim đóng cửa nhà lần cuối cùng. Mẹ Kim đã mượn người bạn quen một cái rìu và cái cưa cho cuộc hành trình gian nan này. Cái rìu, cái cưa sẽ giúp mẹ con kiếm củi độ nhật trong cuộc hành trình gian nan này. Sau một thời gian đi bộ, họ đã tới được cái làng giáp giới với biên giới. Họ chờ đêm tối để tiến tới được con sông Tumen mà bên kia là tự do, là có cơm ăn, là hy vọng. Đêm nay là đêm quyết định sự sống của họ. Nhưng đây là lần thứ hai họ tính vượt sông. Lần trước là khoảng tháng tháng ba .. Mùa xuân đang tới. Các mảng tuyết băng đá trên sông đang vỡ ra từng mảng. Họ đành thất vọng trở về chờ mùa đông năm tới. Nhưng mẹ của Kim quyết định trở lại năm tới .. Họ đã tới bờ sông, quan sát lính canh qua lại. Họ chờ đợi torng im lặng, trong kiên nhẫn qua đêm và đếm xem những lượt đổi gác, chờ cơ hội. Vào khoảng nửa đêm, mẹ Kim ra hiệu vượt sông. Kim và chị đều không biết bơi. Mẹ Kim nắm chặt hai bên các con và dậm bước. Nước lạnh thấu xương .. Nước đã đến đầu gối, lên đến bụng, rồi ngập đến cổ. Kim nghĩ rằng mình sẽ chết đuối. Biết rằng không thể tiến thêm được nữa . Mẹ Kimn đưa hai con về lại bờ . Nhưng bướng bỉnh và quyết tâm, bà thử đi một mình, tìm một ngõ thoát hiểm. Nhưng cũng chỉ một chút síu nữa, bà đã chết đuối chỉ còn cách bờ sông phía Trung Quốc khoảng ba thước .. bà thất vọng quay về, rét run lẩy bẩy, trình diện bốt Bắc Hàn ở biên giới trong tủi nhục. Bà nói dối viên trưởng đồn canh là đi mót củi, lạc qua bờ sông. Nhưng lời nói dối chẳng qua mặt được ai .. Viên trưởng đồn cho ba mẹ con ăn bắp và bất ngờ với tấm lòng nhân đạo, đa thả cả ba mẹ con sáng hôm sau. Không thể quay trở về làng, ba mẹ con quyết định đi đến cảng Rajin- Sonbong ..Đó là ngày buồn thảm nhất đời đối với Kim. Mẹ Kim phải bán rìu và cưa để có tiền ăn. Họ phải trốn vào nhà vệ sinh xe lửa để đi lậu vé. Hai ngày hành trình vất vả như thế để tới được nhà người dì. Nhưng hai ngày sau, ba mẹ con phải cuốn gói ra xe lửa đi chui về lại phía Bắc .. Nạn đói xảy ra, không trừ một gia đình nào ..Và nay thì họ bắt buộc đi ăn mày, sống đầu đường xó chợ, chờ mùa đông năm tới. Có khi cả tuần không tắm, rửa, rồi bệnh chấy rận và mỗi tối phải đi tìm một chỗ để ngủ, rồi cuối cùng không còn chỗ nào khác là gầm cầu. Sang một giai đoạn bi đát hơn, Kim theo một người bạn trai tập tành ăn cắp, ăn cắp đủ thứ từ bắp ngô, cải bắp ngoài đồng .. Người chủ bắt được đã đánh đập mẹ Kim, nhưng không báo cảnh sát. Thế rồi mùa đông lại đến. Mặt nước sông Tumen đã đông cứng lại như đá. Ba mẹ con trở lại dòng sông hy vong .. Lần này, may mắn có hai bố con một gia đình cùng đồng hành trong chuyến đi lưu dầy định mệnh. Họ nay 5 người chờ đợi đến 5 giờ sáng để khởi hành. Và cuối cùng họ đã sang được phía bên kia bờ của Trung Quốc. Và đây phải chăng là một bình minh mới đang chờ đợi họ? Sau một ngày nhịn đói, khát và lạnh. Họ bạo dạn gõ cửa một căn nhà. Như một phép lạ, một người đàn bà gốc Đại Hàn mở cửa và đón họ vào. Ở vùng biên giới này có nhiều người gốc Đại Hàn cư ngụ như thế. Rồi họ gặp một người đàn bà khác đón họ về và mối lái mẹ Kim cho môt người nông dân Trung Quốc với nhiều hứa hẹn . Mẹ Kim không có đường nào thoát đành miễn cưỡng nhận lời Ba ngày sau, hai người đàn ông nhà quê xuất hiện và rước ba mẹ con về nhà họ . Tất cả ba đều đã được bán với giá 2000 Nhân Dân Tệ. Họ đi xe buýt đến một nơi vô định trong nhiều tiếng đồng hồ. Sau đó lại dùng xe bò để đi về một vùng quê thuộc tỉnh Sukhyun-Jin .. Họ đến một doanhb trại dơ dáy bẩn thỉu nghèo nàn .. Người đàn ông Trung Hoa sống chung đụng với bố mẹ và anh em. Và ngay từ những ngày đầu tiên sang đất Trung Hoa, họ phải ra đồng làm việc, làm quen với sự khó nhọc .. Trong dân làng, họ cũng tìm cách che chở ba mẹ con khi có bóng công an xuất hiện . Phần mẹ Kim thì phải làm thế nào sinh một đứa con cho người chồng mới. Đã hơn một năm rồi, chưa có dấu hiệu gì . Bà trở thành nạn nhân, bị đánh đập chửi bới, xỉ nhục bởi người chồng mới . Cuối cùng không chịu đựng nổi nữa. Mẹ Kim quyết định trốn đi. Nhưng sau một đêm đi lạc loài, vô định. Ba mẹ con lại quyết định quy trở về chốn cũ. Nay tôi đã được 13 tuổi. Và mẹ tôi đã mang bầu.Tin đó đem lại một hy vọng mỏng manh là gia đình người chồng của mẹ Kim có thể nhờ đó đối xử tử tế hơn với ba mẹ con và nhất là đó cóm thể hợp thức hóa vấn đề cư trú ở Trung Quốc .. Cuối cùng mẹ Kim đã sinh hạ được một đứa con trai vào tháng giêng 2011. Hình như mọi người đều vui mừng trước tin này .. Nhung mùa đông năm 2012 thì một tai biến lớn xảy ra .. Cảnh sát đến gõ cửa ban đêm và bắt cả ba mẹ con lên xe chở đi . Người đàn ông được coi là chồng của mẹ Kim tỏ ra bất lực và mặc kệ ba mẹ con.. Và ngày hôm sau, họ đã chở ba mẹ con đến cái nơi phải đến. Họ đang trở lại dòng sông Tumen. Hôm nay là 31 tháng 3, năm 2002, chúng tôi tất cả quay trở về Bắc Hàn. Những ngày đen tối sắp tới và tuyệt mọi hy vọng. Họ bắt chúng tôi phải được "cải tạo" và vì thế mẹ và chị mỗi ngày phải đi lao động. Nhung số phận đã dành cho chúng tôi một lần nữa chút may mắn. Xe chở chúng tôi về nhà tù ở Eundeok ..Mẹ tôi nói với người đàn ông trách nhiệm chở chúng tôi đi là đó là quê cũ nên chúng tôi có thể đi lấy một minh. Đỡ tốn ba miệng ăn, người đàn ông đã để ba mẹ con tự về lấy . Đó thật như một phép lạ .. Chúng tôi chỉ có một ý tưởng trong đầu là đào thoát sang Trung Quốc một lần nữa ..Chúng tôi đã bán những bộ quần áo Trung Hoa để lấy tiền ăn đường và trở lại hướng Bắc về hướng biên giới. Lần này chúng tôi không được may mắn và bị lính bắt. Cuộc tra hỏi xong, chúng tôi lại bị bắt giải tới trại giam trước đây. Mẹ tôi khóc lóc vật vã và không chịu đi. Ngươi chỉ huy động liong` và một lần nữa thả chúng tôi muốn đi đâu thì đi . Ngay chiều hôm ấy, ba mẹ con lại quyết tâm vượt sông Tumen. Lại bị bắt rồi lại được thả . Và ngay đêm đó, vào lúc 23 giờ đêm, ba mẹ con lại vượt qua sông Tumen. Và lần này không có lính canh. chúng tôi đã vượt thoát sang phía biên giới Trung Hoa .. Chúng tôi đã vượt được biên giới sang Trung Quốc và sau ba ngày lang thang, chúng tôi quyết định thuê một xe taxi chạy về làng cũ của người chồng của mẹ tôi và hứa đến nơi sẽ trả tiền. Chúng tôi lại được họ đón tiếp niềm nở để tiếp tục khai thác sức lao động của ba mẹ con. Nay chị tôi đủ khôn lớn quyệt vượt thoát để tự lập thân . Chị kiếm được chân bồi bàn ở một tiệm ăn ở thành phố nhỏ tên Yongil ..6 tháng sau, vào mùa đông 2002, tôi đã được 16 tuổi, chị tôi đã kiếm được cho tôi một chỗ làm ở tiệm bánh . Thế là nay đến, lượt tôi cất cánh ra đi để lại mẹ tôi một mình Người chủ của tôi trả cho 300 Nhân Dân Tệ, tương đương với 25 Eurô. Trong vòng 6 tháng, tôi đã có thể kiếm được 600 Nhân Dân tệ mỗi tháng . Tháng sáu 2003, tôi nhận được điện thoại của mà tôi muốn bỏ trốn đi vì phải trốn lánh mỗi khi có cảnh sát vào làng . Người chồng của má tôi tìm đến cửa tiệm và dọa nạt Tôi bắt buộc phải bỏ công việc ở tiệm bánh để tránh sự hăm dọa của người đàn ông- chồng của má tôi. Đến lượt chị tôi cũng quyết đi xa hơn nữa để tránh thật xa người đàn ông đáng nguyền rủa kia . Và rồi cuối cùng cả ba mẹ con tập trung ở Yongilo và quyết tâm đi đến một thành phố lớn với 6 triệu dân: Thành phố Dalian .. Một lần nữa, chị tôi có cái nhìn xa hơn nữa: đi Thượng Hải và lần này chị tôi đi một mình .. Giấc mơ Nam Hàn Tôi đã gọi điện thoại cho chị tôi để muốn đi Thượng Hải . Và sau những dặn dò của chị, tôi đã đến Thượng Hải và tìm đến chỗ chị tôi làm việc . Đó là một siêu thị do người Đại Hàn làm chủ ..Và đến lượt tôi cũng tìm được một vệc làm ở một tiệm ăn Đại Hàn . Thượng Hải đang trên đà phát tiển mạnh mặc dầu còn nhiều đường phố nhỏ hẹp, dơ bẩn .. Ở đây, lần đầu tiên, tôi có thẻ nói tiéng Hàn Quốc, xem TV Nam Hàn và hiểu được một phần đời sống ở Nam Hàn . Cũng nhơ đó, tôi biết được đường giây có thể giúp trốn sang Nam Hàn .. Việc mua giấy tờ giả ở đây thật dễ dàng .. DDong^`1 lương kiếmm được không nhiều, nhưng vẫn có thể để dành dùm . Mẹ tôi cũng dứt khoát lên Thượng Hải và cũng kiếm được việc làm như quản gia cho hai người đàn ông Nam hàn sang đây làm việc . Dần dân giấc mơ về Nam Hàn mỗi ngày mỗi thôi thúc .. Không có cách nào vào được tòa đại sứ Nam Hàn bị canh giữ rất kỹ . Cuối cùng, chúng tôi cũng tìm được đường giây có thể đưa về Hán Thành, nhưng với một giá rất đắt . 20 .000 Nhân dân tệ, tức vào khoảng 2000 euro mà không có gì bảo đảm! Hoặc là quyết đin h. liều, hoặc bỏ cuộc > Chỉ của Kim quyết định ở lại TRungQuoc^' vì nay đã ó người tình nhân TQ . Phần Kim, cô cương quyết phải ra đi kéo theo mẹ cô đi theo . Mà điểm hẹn là biên giới Mong Cổ và Trung Hoa .. Khi đến vùng "nội Mông" trơ trọi, lạc lõng có thể bị lính canh, cảnh sát Trung Quốc bắt giừ, ở nhà ga Erenhot, Kim đã điện thoại cho người môi giới. Sau đó có hai người đàn ông đến đón họ đưa về một căn nhà tạm trú dơ bẩn và cũng có ba người phụ nữ Đại Hàn cũng đang ở đó . Ba người phụ nữ này đã được tổ chức giáo hội Tin Lành Mỹ và Nam Hàn bảo trợ người Bắc Hàn trốn sang Nam Hàn . Nhơ gặp gỡ những người phụ nữ này làm hai mẹ con thêm tin tưởng . Đêm hôm sau, vào khoảng 10 giờ đêm, 5 người đàn bà và hai người môi giới đi vào đêm tối đoạn đường sa mạc dẫn đến biên giới Mông Cổ . Đi khoảng 5 tiếng đồ hô thì tới địa điểm biên giới Trung Quốc và Mông Cổ . Người môi giới lẳng lặng nói : đã đến nơi . Bây giờ là 3 giờ sáng . Hai người môi giới đưa ra một cái thang ngắn và 5 người lần lượt trèo lên và tụt xuống bên kia . Và thật nhanh chạy đến biên giới Mông Cổ . Đây là sa mạc Gobi, một sa mạc hioang dã và khắc nghiệt.Và chỉ cần trèo qua một hàng rào cao khoảng 3 thước thì phía bên kia là biên giới Mông Cổ .Đây là sa mạc Gobi, một sa mạc hoang dã và khắc nghiệt nhất thế giới. Nó vừa hùng vĩ vừa đe dọa . Ba người phụ nữ đồng hành bèn quây vòng, quỳ xuống và cảm tạ Thiên Chúa của họ .. Sau đó, họ bắt đầu cắm đầu cắm cổ chạy thẳng thero sự chỉ dẫn của hai người môi giới .. Chỉ việc gặp quân lính Mông Cô>? là họ sẽ dẫn đến tòa đại sứ Nam Hàn ở. đây . trong tỉnh Oulan-Bator. Chạy như thế khoảng 3 giờ không một bóng người, không một sự sống nào và mặt trời đã nắng rát. Nhưng từ xa, họ nhìn thấy một căn lều nhỏ và rồi xuất hiện hai người lính Mông Cổ, họ đã phát hiện ra đám 5 người và đang tiến lại dần. Họ lục soát, dọa dẫm để kiếm tiền .. Sau đó, họ nhốt chung trong một khu nhà có khoảng gần 20 chục người Bắc Hàn đang ở đó .. và chờ chở đến thủ đô Oulan-Bator. Ở dday6, lại chờ đợi và cuối cùng hàng loạt những cuộc phỏng vấn để tránh để lọt những gián điệp Bắc Hàn lọt vào Nam Hàn ..Cả tháng trời tra hỏi, cuối cùng hai mẹ con Kim được lên máy bay đi Hán Thành .. Một cuộc đời mới, một tương lai đang mở ra trước mắt họ sau hàng ngàn thử thách, đói khổ, nguy hiểm đoan đường 9 năm trời .. Ngày thứ hai, 19 tháng 11, vào đúng 12 giờ 15 phút đêm, Kim hoàn tất cuốc hồi ký nào
19 May 2012
Người biểu tình cắm lều tại trung tâm Moscow Chủ nhật, 13 tháng 5 2012 - Cuộc biểu tình của phe đối lập thu hút hàng chục ngàn người tại thủ đô Mascova hôm 6 tháng 5 đã kết thúc trong bạo động khiến hàng chục người bị thương gồm cả cảnh sát chống bạo loạn lẫn người biểu tình và rất nhiều người bị bắt giữ. Nhiều đêm sau đó cảnh sát đã bắt giữ thêm hàng trăm nhà hoạt động tranh đấu đi khắp thủ đô vào buổi tối trong “cuộc tuần hành của nhân dân.” Thông tín viên Jonas Beinstein từ Mascova tường trình rằng chiến thuật mới nhất của đối lập đã phỏng theo phong trào “Chiếm Đóng” của toàn cầu. Hàng trăm nhân vật hoạt động tranh đấu đang cắm lều trong khu vực Chistye Prudy của trung tâm thủ đô Moscow, trong một hành động mà ban tổ chức gọi là “Chiếm đóng Abai,” phỏng theo tên thi sỹ kiêm triết gia Abai Kunanbayaev của thế kỷ thứ 19, mà bức tượng đồng của ông ở ngay giữa nơi cắm lều. Một loại nhà ăn được dựng lên cho các nhà hoạt động, trong lúc những màn trình diễn văn nghệ và ngâm thơ ngẫu hứng được tổ chức để nâng đỡ tinh thần. Cô Olga, một sinh viên 18 tuổi, cho biết cô cảm thấy thoải mái hơn khi tham gia cuộc “Chiếm Đóng Abai” hơn là cuộc mít tinh phản đối hôm 6 tháng 5, được gọi tên là “Cuộc tuần hành của Hàng Triệu Người.” Cô nói: “Tôi giúp chuẩn bị bữa ăn, đun nước v..v… Nhưng tôi không thể, không đủ sức mạnh để đến cuộc biểu tình như Cuộc Tuần hành của hàng triệu người.” Cho tới giờ này thì “Chiếm đóng Abai” hầu hết vẫn được để yên. Tuy nhiên hôm thứ Sáu, giám đốc báo chí của Tổng thống Vladimir Putin nói những người biểu tình đang cắm lều “bất hợp pháp” và rằng cảnh sát “nhất định” chẳng sớm thì muộn cũng sẽ dẹp hết. Một trong những lãnh đạo đối lập, ông Ilya Yashin, không để cho phong trào bị đe dọa, nói: “Giống như áp lực tâm lý, nhưng họ đã nhiều lần cố đe dọa chúng tôi bằng dùi cui và lời lẽ. Đừng hòng mà đe dọa chúng tôi, đừng hòng mà giải tán chúng tôi.” Có nhiều nhân vật đối lập hàng đầu trong số hàng trăm người đã bị bắt giữ trong và sau cuộc biểu tình ngày 6 tháng 5, kể cả lãnh đạo của Mặt Trận Cánh Tả Sergei Udaltsov và blogger chống tham nhũng Alexei Navalny. Cả hai ông đã bị nhốt tù 15 ngày vì bất tuân lệnh cảnh sát và hiện vẫn còn bị câu lưu. Một lãnh tụ đối lập khác, ông Boris Nemtsov, bị bắt hôm 6 tháng 5 nhưng đã được thả sau khi đóng tiền phạt. Chính trị gia kỳ cựu có lập trường cấp tiến này đã đến thăm địa điểm cắm lều của cuộc “Chiếm Đóng Abai”, hối thúc thủ tướng Dmitry Medvedev, là người sẽ tham gia hội nghị thượng đỉnh của khối G-8 trong tuần tới hãy ghé lại đây. Ông nói: “Chẳng có ai muốn làm hại ông cả, sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra cho ông, mọi người chỉ muốn đặt câu hỏi với ông thôi.” Một số người biểu tình lại sợ một loại thăm viếng chính thức khác. Đó là sự thăm viếng của cảnh sát chống bạo loạn! CBB
19 May 2012
Tội ngu “Ðem đại nghĩa để thắng hung tàn Lấy chí nhân mà thay cường bạo!” (Nguyễn Trãi) Huy Phương - Cho đến hôm nay, nhiều người vẫn oán trách, lên án cộng sản chuyên lật lọng, nói một đường làm một nẻo. Câu chuyện mà chúng ta nhắc nhở nhiều nhất là chuyện sau ngày 30 tháng 4, cộng sản thông báo sĩ quan cấp úy “đi học tập” một tuần, và sĩ quan cấp tá 15 ngày, nhưng sau đó đày đọa Quân, Cán, Chính VNCH trong các trại tập trung ở các vùng thâm sơn cùng cốc đến mười năm, hai mươi năm và đã biết bao nhiêu người kiệt lực phải chết ở trong tù! Tuy nhiên, nếu chúng ta chịu khó nhớ lại và đi tìm, thì không có văn bản nào của Ủy Ban Quân Quản VC thời đó thông báo hay ấn định thời gian học tập là một tuần hay mười lăm ngày. Họ chỉ nói lập lờ là sĩ quan cấp úy đem theo tiền ăn cho “một tuần,” và sĩ quan cấp tá “15 ngày.” Hiền lành, hiểu biết nông cạn, hay phỏng đoán và suy luận hời hợt, tôi, là người viết bài này, một sĩ quan cấp úy vội hiểu rằng cộng sản tập trung chúng tôi lại để học tập chính sách mới trong vòng một tuần. Là một sĩ quan Chiến Tranh Chính Trị trung cấp (cứ xem như vậy đi), đã biên tập nhiều bài vở, phỏng vấn nhiều tù binh CS, viết nhiều slogan chống Cộng trên sách báo và đài phát thanh mà ngây thơ, hoàn toàn không hiểu gì về cộng sản. Buổi trưa ngày 24 tháng 6, theo thói quen, tôi vẫn có một giấc ngủ trưa, thức dậy vào khoảng ba giờ chiều, hẹn một người bà con cùng cấp bậc ở chung trong cư xá khăn gói cùng đi trình diện. Trong ba lô cá nhân có một cái mền dù, một cuốn sách không nhớ tên, hai bộ áo quần, một đôi dép, một số tiền để đóng tiền ăn cho một tuần và đúng bảy gói mì ăn liền “Hai Con Cua” cho bảy buổi sáng. Như mỗi lần đi công tác, ra đi, tôi nói với vợ: “Anh đi một tuần về!” Cũng không hôn vợ hay xoa đầu con trước khi ra đi. Theo thông cáo của chính phủ Lâm Thời Miền Nam (tức là MTGPMN) thì sau cuộc chiến, sĩ quan và binh sĩ (Ngụy) được cho trở về nơi quê quán làm ăn, đó là trên văn bản, nhưng trong thực tế, một cuộc trả thù quy mô đã thực sự bắt đầu. Ðến nơi trình diện, chưa đóng tiền ăn thì ngay buổi chiều đã có những chiếc xe của những nhà hàng Tàu nổi tiếng Chợ Lớn như Soái Kình Lâm, Ðồng Khánh… mang thức ăn đến với những món như cơm chiên Dương Châu, Cá Chua Ngọt, Mì Xào… chia cho anh em theo từng toán, phòng dùng bữa. Nếu như có bà vợ nào lo lắng cho số phận của chồng, đứng lấp ló bên kia đường, thấy vậy cũng yên tâm, tối nay về ngủ yên. Người nào đang còn nghe ngóng, hồ nghi chưa chịu đi trình diện thì cũng “hồ hởi” hăng hái vào rọ. Ai cũng cho rằng “Cách Mạng” chu đáo, bảy ngày “tẩm bổ” như thế này, đi “học”về chắc lên cân. Sau một tuần lễ trôi qua, rồi sau một tháng, khi đã bị sập bẫy, trong một lần chuyện trò với những người bạn tù cùng hoàn cảnh, tôi bày tỏ ý kiến về chuyện chúng ta có thể bị tập trung, giam giữ lâu dài chứ không phải một hai tuần như nhiều người đã tin tưởng. Trong số bạn tù, có người đã không đồng ý với nhận định của tôi, tin tưởng vào lời hứa hẹn ỡm ờ của bọn cai tù, y cho là tôi đã làm mất tinh thần anh em, hung hãn bước tới và toan đánh tôi, vì tôi là người đã nói ngược lại những điều mà họ tin tưởng: “học tập” vài tháng rồi về! Nhà tù cộng sản nêu khẩu hiệu và đoan chắc: “Học tập tốt, lao động tốt” sẽ được sớm về sum họp với gia đình. Do đó đám tù khi lên lớp “học tập,” kiểm thảo thì đấm ngực mình nhận tội, sẵn sàng đấu tố bạn bè, đồng ngũ chưa thành khẩn khai báo, lúc “lao động” thì làm việc trối chết, tranh thủ để được bầu làm “tiên tiến,” nhưng cuối cùng về hay ở là do chuyện ở đâu đâu! Nếu có năm bảy chục lượng vàng đút lót ở cấp trung ương thì may ra. Ở ngoài nhà tù lớn thì gia đình, vợ con những người tù “cải tạo” được phường khóm hứa hẹn, khuyến khích bồng bế nhau đi vùng kinh tế mới cho chồng mau về sum họp gia đình, nhưng cuối cùng mất nhà, mất tiền, thân tàn, ma dại, lâm vào cảnh khốn cùng. Ði làm thủy lợi thì chia toán, phân lô, cán bộ hô hào “làm sớm nghỉ sớm,” toán nào làm xong, đạt chỉ tiêu thì được về nhà trước. Ai cũng làm việc trối chết vì mẹ già con dại ở nhà, nhưng làm xong phần mình thì được “điều” sang làm cho toán khác, “đoàn kết để cùng nhau tiến bộ!” Ở trong trại tù, có tin đồn là tù sắp chuyển trại, thì trước hàng tù tập họp, cán bộ trại thề sống thề chết là không bao giờ chuyện đó có thể xẩy ra, nhưng ngay tối hôm đó thì trại tù được lệnh chuẩn bị khăn gói… lên đường. Ở trong nhà tù “cải tạo” cũng với trò này, anh nào làm sớm được nghỉ sớm, nhưng xong chỉ tiêu thì sẽ có việc khác làm tiếp, “nước sông công tù,” biết bao giờ cho hết việc làm. Tết Mậu Thân ở Huế, Việt Cộng kêu gọi viên chức VNCH ra trình diện, lần thứ nhất tuyên truyền qua loa xong cho về nhà, lần thứ hai học tập sơ sài lại cho về. Do vậy, những người còn ẩn náu trốn tránh gọi nhau ra trình diện, nhưng lần thứ ba cũng là lần cuối cùng, và là lần về… mồ chôn tập thể! Ông Nguyễn Văn Thiệu đã có một câu danh ngôn để đời: “Ðừng nghe những gì cộng sản nói…” tuy ai cũng khen ngợi câu nói này, nhưng lại thật thà, mau quên, nhớ được một lần, nhưng những lần sau lại không nhớ! Cuối cùng chúng ta đều là những “cô bé choàng khăn đỏ” ngây thơ, cả tin, thiếu kinh nghiệm trước con cáo già cộng sản! Những gì mà cộng sản nói thì phải hiểu ngược lại hay hiểu một cách khác. Hiệp định ký chưa ráo mực trên bàn thương thuyết thì ngoài mặt trận chúng đã vi phạm. Lệnh hưu chiến mới có hiệu lực thì lực lượng cộng sản đã nổ súng tấn công. Mậu Thân là một bài học lịch sử trả bằng máu quá đắt. Phát ngôn viên chính phủ trong các cuộc họp báo thì nói ngược để che giấu sự thật một cách trơ trẽn. Năm 2008, phóng viên AP ở Hà Nội, Ben Stocking, 49 tuổi khi đến chụp hình chuyện tranh chấp đất đai giữa giáo dân và chính phủ cộng sản, đã bị “đánh đấm, bóp cổ và đập vào đầu, tịch thu máy ảnh,” có chứng cớ bằng hình ảnh và những đoạn phim thu hình, nhưng phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam vẫn chối phăng là không hề có vụ hành hung này. Trong vụ Văn Giang, hai ký giả bị đánh tàn nhẫn thì chính quyền cho đó là những đoạn phim giả tạo được ghép vào! Mô tả một vụ máy bay cháy, thì chúng nói có khói bốc lên nhưng không phải cháy! Ngay người đại diện chính phủ còn ăn gian nói dối mà không hề biết ngượng nên xã hội ngày nay đã mất hết đạo lý. Chân thật, ngay thẳng luôn luôn phải chịu thiệt thòi, nên con người phải chạy theo gian trá, lươn lẹo để sống còn. Chúng ta thua vì chúng ta sống có đạo lý, ngay thẳng. Chúng ta cứ hô hào “Ðem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo,” nhưng rút cuộc hung tàn, cường bạo đè bẹp chuyện đại nghĩa, chí nhân. Dương Thu Hương đã từng cho rằng: “Chế độ chiến thắng cuộc chiến chẳng qua chỉ là một thể chế man rợ!” Ðến hôm nay tôi vẫn chưa quên được chuyện khăn gói mang theo bảy gói mì “Hai Con Cua”dành cho bảy ngày “học tập,” trở thành bảy năm tù của tôi. Sau bảy năm tù, tôi đắng cay nhận ra cái tội của mình: tội ngu! Tạp Ghi Huy Phương
19 May 2012
Nầy Sinh Viên ơi … ! TS PhanVanSong – 1. Từ “Nầy Sinh Viên ơi, đứng lên đáp lời sông núi !…” Bức hình các sanh viên Việt Nam Cộng Hòa tại Paris xuống đường diễn hành ngày 27 tháng Tư năm 1975 với bát nhang đi đầu, với những vành khăn tang, với những biểu ngữ đen… để báo cho quần chúng thế giới thờ ơ, vô cảm hay thân Cọng sản… rằng đất nước chúng tôi đang bị giặc xâm chiếm, chế độ tự do chúng tôi đang bị bức tử. Tấm hình nầy từ nay đã và sẽ là tấm hình biểu tượng cho phong trào sanh viên Việt Nam tự do đang du học trên những đất nước tự do bạn nhưng lòng vẫn hướng về quê hương. Cũng như bao thanh niên thanh nữ tại quê hương, sanh viên Việt Nam tự do du học phản ánh hình ảnh của tinh thần chiến tranh giữ nước của Việt Nam Cộng hòa. Sau Hôi nghị Genève, sau khi lãnh thổ Việt Nam bị chia cắt làm đôi, miền Nam Việt Nam, nửa nước tự do còn lại tiếp tục chiến đấu suốt 20 năm, để giữ cái phần hồn dân tộc, cái nghĩa đồng bào, cái tinh túy của người Việt tự do ….Tuy phải chiến đấu giữ nước, nhưng thanh niên thanh nữ vẫn được tiếp tục trao dồi văn hóa kỹ thuật để xây dựng nước. Cần Võ để giữ nước, nhưng vẫn luyện Văn để xây dựng nước. Các trường Trung học vẫn đầy học sanh; các lớp hè luyện thi Trung học, Tú tài, các lớp sanh ngữ, ngoại ngữ tràn ngập học sanh, sanh viên : nào Hôi Việt Mỹ, nào Alliance française, nào British Council, nào Goethe Institute . .. Các Đại học đa khoa được mở ra mọi nơi, thoạt tiên Sài gòn, Huế, Đà lạt, nay thêm Cần thơ, Tây Ninh, và An Giang… rồi những Đại học tư, rồi những Đại học chuyên nghiệp, Kỹ thuật Phú thọ, Nông lâm súc, …Chánh trị Kinh doanh, Vạn Hạnh , Minh Đức, Cửu Long, Tri Hành, Minh Trí… Và cứ như thế mà phát triển…Phát triển Văn hoá, phát triễn kỹ thuật, phát triển dịch vụ…trên gần 30 ngân hàng, hàng trăm nhà máy công ty, . . sanh viên ra trường là có ngay công việc làm. Việt Nam Cộng Hòa những năm 70’ đang trên đà phát triển sôi sục, … mặc dù chiến tranh, mặc dù Cọng sản Bắc Việt vẫn hằng ngày xua hàng loạt thanh thiếu niên sanh Bắc tử Nam vượt Trường Sơn vào xâm chiếm miền Nam trù phú với đồng bằng sông Cửu Long vựa lúa miền Nam Đông Nam Á lúc bấy giờ. Và tất cả dừng lại ngày 30 tháng tư. Ngày 30 tháng Tư 1975, từ nay là Ngày Quốc hận. Đất nước miền Nam Việt Nam đang đà phát triển bổng khựng lại, và thụt lùi bước vào đêm tối … (chúng tôi không nói đến miền Bắc vi chưa bao giờ đi ra Bắc cả, nhưng cứ nhìn dáng vóc các cán bộ Cọng sản Bắc Việt lúc bấy giờ cũng thấy cái nghèo nàn của dân chúng miền Bắc – xin phép miễn bàn ). Ngày hôm nay, thế kỷ thứ 21, đường phố tuy có thay đổi, Việt Nam tuy có tân trang, đổi mới, cũng chẳng có chi là lạ cả ! 37 năm hòa bình mà, 37 năm để xây dựng mà, 37 năm để phát triển mà, với 37 năm cầm quyền, nhà cửa phố xá cũng phải cất thêm thôi. Nhưng thực sự dân chúng có giàu thêm không ? có hưởng thực sự tự do không ? hay vẫn cửa quyền, cửa quan, vẫn bị bợp tai đá đít, vẫn bị hỏi giấy khi đi đường, vẫn phải đút, phải lót, như thời thuộc địa, như thời « bảo hộ » . Giáo viên phải kiếm sống thêm bằng ép học sanh học tư, cảnh sát phải « hỏi giấy » để thêm bổng lộc, có những công việc phải mua, phải thầu, cảnh sát mua khu vực ngon, hải quan mua cửa khẩu tốt, thậm chí cả cô tiếp viên hàng không phải mua con đường bay « ngon lành » !. Tất cả là buôn, tất cả là bán, từ chổ ngồi trên chợ chòm hỏm đến bằng Tiến sĩ tất cả phải mua, tất cả là thương mại. Ngày nay, Cọng sản Bắc Việt bán cả non sông đất nước, từ những hải đảo Hoàng sa, Trường sa đến những đỉnh cao vùng biên giới Việt -Trung. Từ Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan đến bình nguyên Boloven. Cho Tàu thầu khai thác Bô- xít, cho Tàu thầu xây dựng nhà máy than, nhà máy điện nguyên tử tương lai, cho Tàu thuê rừng để khai thác gỗ và trồng cây bạch đàn làm giấy, bất cần bạch đàn làm nghèo đất, xấu đất canh tác… tài sản Việt Nam nay còn đâu ? Đất nước tuy được mang tiếng là Việt Nam, nhưng cái tinh túy Việt Nam nay còn đâu ? Bừa bải, hổn loạn, dơ bẩn, và « thiếu văn minh » là những tỉnh từ vẫn được nghe thấy khi hỏi một người bạn vừa đi « du lịch » Việt Nam. Còn đâu những tỉnh từ xưa như « văn hóa, kín đáo, tế nhị, hiền hòa, lễ độ… ». Vì hiểu lầm cái tử tế với cái tự ty, nên văn hóa trong nước ngày nay không dạy con em Việt Nam biết hai chữ đầu môi của người tử tế là « Xin lỗi » và « Cám ơn » !. (Chính một người cháu du học sanh trẻ, gặp lại sau bao năm xa cách, khi mình bảo cháu xin lỗi khi đụng phải người trong một cửa hàng trả lời « Cháu đâu có lỗi gì mà cháu phải xin lỗi, chính ông ấy đụng vào cháu chớ ». Mình buộc cháu phải xin lỗi người khách trong nhà hàng ấy. Cậu bé ấm ức nói với mình « Bác buộc thì cháu nghe lời Bác, chứ Bác như vậy là sai rồi, vì Bác sợ Tây, cứ thấy người Tây là mình phải xin lỗi sao ? » Ngao ngán – miễn bàn, chỉ biết chia sẻ với quý vị đọc giả) Việt Nam tuy rất tự hào dân tộc, « đỉnh cao trí tuệ loài người », nhưng ngày nay cũng đành phải gởi sanh viên đi du học các quốc gia tiên tiến, hảnh diện có nhiều Bác sĩ, hảnh diện có nhiều Tiến sĩ… nhưng nếu vẫn với cái não trạng «không Xin lỗi không Cám ơn» thì e rằng vẫn còn vướng vít trong cái tự ty của một dân tộc chậm tiến. Người Việt tỵ nạn tại Hải ngoại, sau bao năm tháng làm lại cuộc đời, xưa chủ nay tớ, xưa ông nay thằng, làm đủ nghề, nhà hàng chạy bàn, nấu bếp múa chảo, đứng quầy, mở tiệm tạp hóa, mở nhà ngủ, ô – ten khách sạn, làm thợ, làm thuyền, làm công, làm tư, có kẻ làm chủ vẫn nghèo, có kẻ chỉ làm công nhưng nhưng lại lắm địa, nhưng tất cả được những các con các cái « du học sanh tại chổ », vì vẫn con Việt học trường Tây, ngày nay thành công ! Thành công không phải là có bằng có cấp Tiến sĩ, Bắc sĩ, Kỹ sư, vì đó chỉ là những học vị đánh giá cái chuyên khoa nghề nghiệp thôi ! Thành công là có vừa góp mặt trong xả hôi quốc gia nước bạn, vừa đóng góp trong cộng đồng người Việt tỵ nạn. Và thành công hơn nữa là những người công dân tử tế, sống trong một giai cấp trung bình, bình thường (middle class, classe moyenne), biết làm ăn, từ tế, lương thiện. 2. Qua “Nầy Thanh Niên ơi !…” Bài hát «Tiếng gọi Sanh viên – La Marche des Étudiants » năm xưa do các sanh viên yêu nước Đại học Hà nội đặt lời với những notes nhạc của sanh viên Lưu Hữu Phước, được sanh viên y khoa Nguyễn Tôn Hoàn trưởng ban âm nhạc đưa cho hai nữ sanh viên khoa hộ sản Phan Thị Bình và Nguyền Thị Thiều đồng ca tại Nhà Hát lớn Hà nội, đánh dấu, qua bài hát nầy, lời phát biểu tâm huyết của lòng yêu nước sanh viên Việt Nam trước cử toạ và thính giả người Pháp. Đây là một đóng góp lớn của Phong trào Sanh Viên Yêu nước trăn trở trước đại cuộc giải phóng Việt Nam, trước thời Thế Chiến 2. Đồng thời sanh viên luật khoa Trương Tử Anh cùng với các đồng chí, sanh viên y khoa Nguyễn Tôn Hoàn, sanh viên kỹ sư công chánh Cung Đình Quỳ, sanh viên y khoa Phan Thanh Hòa,…cùng nhau với các nhà trí thức yêu nước, năm 1939, thành lập Đại Việt Quốc Dân Đảng và cho ra đời Chủ Thuyết DânTộc Sanh Tồn. Bài ca nầy lớn mạnh nhờ Phong trào Sanh Viên phổ biến, và Đảng Đại Việt và các Đảng phái quốc gia cũng lớn mạnh qua bài ca nầy… Chảng mấy năm sau, tiếng gọi Sanh Viên biến thành tiếng gọi Thanh niên : «Nầy Thanh Niên ơi ! …. Từ đấy « Nầy Thanh Niên ơi, đứng lên đáp lời sông núi. … là tiếng gọi bao thế hệ thanh niên kẻ xếp bút nghiên, người bỏ hảng bỏ xưởng, bỏ gia đình đứng lên kháng chiến chống chế độ thực dân. Thế nhưng quý vị cũng đã biết, lịch sử cũng đã chứng minh, Đảng Cọng sản Việt Nam núp dưới chiêu bài Việt Minh kháng chiến chống Pháp dành Độc lập, đã lừa Thanh Niên Việt Nam lúc bấy giờ. Với phương tiện dồi dào của Komintern, Đảng Cọng sản quốc tế và Liên sô nên chẳng chốc, với những cán bộ – agents-prop được đào tạo bởi Trường Đảng tại Mạc Tư Khoa Việt Minh đã chiếm trọn Phong trào Thanh Niên Yêu nước để phục vụ cho quyền lợi Đảng Cọng sản Đông dương và Đảng Cọng sản quốc tế ! Thanh niên và quần chúng Việt Nam lúc bấy giờ vì quá ngây thơ, lầm lẫn, lẫn lộn tình yêu nước và giải phóng quốc gia, vô tình giao trứng cho ác, giao mạng cho ba Ông Tây râu xồm Các – Mác, Lê – nin và Xì – ta – lin giựt giây. (Ba khuông mặt chụp nghiêng được đặt vào vị trí, thế chổ của Bàn thờ Tổ quốc – thế mà các Cụ các Bác các đàn anh của chúng ta vẫn bị Cọng sản lường gạt, cả tin và vái tụng – cả đến ngày nay, vào thế kỷ thứ 21, bức tường Bálinh đã sập, chủ thuyết Mác Lê đã sụp đỗ tiêu tùng, tượng Xì –ta – lin đã bị giựt sập, thế mà vẫn còn tín đồ Cọng sản…thật hết ý kiến, thật là ngao ngán !). 1946, Phong trào Thanh Niên Tiền Phong trong miền Nam bị Cọng sản chiếm trọn. Ngoài miền Bắc Đảng Cọng sản bắt đầu giết các thủ lãnh các Đảng phái không cùng phe với mình, đảng trưởng Đại Việt Trương Tử Anh, đảng viên Đại việt Phan Thanh Hòa, …các thành viên bạn bè quen biết với các nhóm cách mạng quốc gia đều bị thủ tiêu …cụ Phạm Quỳnh, nhà văn Khái Hưng, hoạ sĩ Cát Tường Le Mur người sáng chế ra chiếc áo dài và cái quần y phục Việt Nam tân thời… Trong Nam Đảng Cọng sản giết cả các đồng chí Cọng sản đệ tứ quốc tế như Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh … hay những lãnh tụ kháng chiến quốc gia như Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ …. Nhở vậy, Cọng sản Việt Nam, chư hầu Cọng sản đệ tam quốc tế từ nay độc quyền giài phóng Việt Nam khỏi tay thực dân Pháp, độc quyền cướp nước và cai trị để nhuộm đỏ Việt Nam, hầu mở đường nhuộm đỏ Đông Nam Á xuống tận đến mủi Singapore, theo chủ thuyết của Andrei Jdanov tên đệ tử ruột của Xì – ta – lin tuyên bố tại hôi nghị Kominform năm 1947…. 3. đến “Nầy Công dân ơi !…” Năm 1948, Pháp thật sự qua Hiệp Ước Élysée, nhìn nhận trả độc lập lại cho Việt Nam. Chiếm Việt Nam trong tay Vua Tự Đức, nhà Nguyễn 1884, Pháp trao trả Việt Nam lại cho Vua nhà Nguyễn, Bảo Đại năm 1948. Thật sự, Vua Bảo Đại đã lấy lại Độc lập cho Việt Nam ngay vào năm 1945 rồi. Sau khi Nhật xóa bỏ sự có mặt của Pháp ngày 9 tháng 3 năm 1945. Việt Nam ta đã hiển nhiên « de facto » Độc lập rồi. Ngày 11 tháng 3, dưới sự chứng kiến (témoignage) của quân đội Nhật, Hoàng Đế Bảo Đại tuyên bố lấy lại chủ quyền cho Việt Nam, bổ nhiệm Cụ Trần Trọn,g Kim làm Thủ tướng và tuyên bố bãi bỏ tất cả những Hiệp Ước liên hệ đến sự chiếm đóng Pháp thuộc.. Như vậy, khi Hồ Chí Minh tuyên bố ngày 2 tháng 9, sau khi quân đội Nhựt đầu hàng, và gọi rằng cướp chánh quyền để giài Thực và tuyên bố Độc lập là hoàn toàn sai ! vì Việt Nam đã Độc lập rồi ! Và Hồ Chí Minh chỉ làm một Coup d’État – đảo chánh cướp chánh quyền trong tay Hoàng đế Bảo Đại và chánh phủ Trần Trọng Kim. Bằng chứng là Trần Huy Liệu đã được phái đến tiếp thu ấn kiếm, biểu tượng của Nhà Vua, buộc Nhà vua phải từ ngôi. Năm 1948, Hiệp Ước Élysée xác nhận chánh thức, hợp pháp hóa « de jure » chủ quyền Việt Nam, Hiệp Ước độc lập được ký kết giữa hai nguyên thủ quốc gia Tổng thống Vincent Auriol và Cựu Hoàng Bảo Đại (Hoàng đế đã từ ngôi năm 1945 khi Hồ Chí Minh cướp chánh quyền). Quốc gia Việt Nam ra đời ngày 1 tháng 7 năm 1949, quốc kỳ là cờ Vàng ba sọc đỏ và Quốc ca là bài Tiếng gọi Sinh Viên năm xưa nay trở thành bài quốc ca « Tiếng gọi Công dân », và Cựu Hoàng là Quốc trưởng. . Nầy Công dân ơi đứng lên đáp lời sông núi… ! Và từ đó những công dân quốc gia Việt nam xếp bút nghiên tòng quân be bờ chống Cọng, bảo vệ quê hương : các trường sĩ quan Việt Nam được thành lập, Trường Võ bị Liên Quân Đà lạt, các trường Sĩ quan Thủ Đức, Nam định, Đập Đá…các sanh viên, các thanh niên, các công dân tòng quân chận làn sóng đỏ… Những tiểu đoàn Khinh quân, những tiểu đoàn Nhảy dù được được lần lượt thành lập, được chỉ huy bởi những sĩ quan Việt Nam… Nhưng Quốc gia Việt Nam vẫn còn non yếu, quân đội Pháp vừa ra khỏi đệ nhị chiến tranh chưa hoàn toàn chấn chỉnh. Làn sóng đỏ tràn ngập, hàng ngàn chí nguyện quân Trung Cọng được tung vào Việt Nam để đè bẹp quân đôi Pháp đang tìm đường rút chưn khỏi Việt Nam, với một quân đội Quốc gia Việt Nam đang còn tập tểnh. Điện Biên Phủ thất thủ, vì thế giới tự do không đồng nhứt, thờ ơ không cương quyết be bờ chống Cọng. Pháp không đủ phương tiện chống giữ được làn sóng đỏ đang tràn vào Việt Nam. Đất nước đành bị chia đôin nhưng nhờ vậy lằn ranh Quốc Cộng được phân chia rõ ràng. Một cuộc bỏ phiếu bằng chưn lựa chọn chánh tà đã diễn ra : 1 triệu đồng bào miền Bắc bỏ nhà bỏ làng bỏ xứ, chạy vào miền Nam tỵ nạn. Đất lành chim đậu miền Nam tuy có khó khăn, nhưng vẫn cưu mang đùm bọc và tạo một khung trời yên ổn cho các anh chị em miền Bắc. Và trong không khí an lành nầy, một nền văn hóa mới, một nền văn minh mới được xây dựng: tự do, phóng khoáng, dân chủ, … Và cũng như những sinh viên, trí thức của Đại học Hà nôi năm nào, những sinh viên trí thức của thế hệ sau . .. Trần Văn Văn, Nguyễn Văn Bông, Nguyễn Ngọc Huy cũng từ hải ngoại trở về tiếp tục đấu tranh xây dựng đất nước mới dân chủ tự do, đa nguyên … Một làn gió mới được thổi đến trên một mô hình mộtViệt Nam mới đang thành tựu. Trong vòng hai mươi năm, một Việt Nam tân thời, nhưng hài hòa, đàng hoàng, tử tế.. đã thành hình, chưa thật sự hoàn toàn, nhưng đã có những cơ bản về tập tục dân chủ, những nét sanh hoạt văn hóa … được tự do hơn, cởi mở hơn sáng tạo hơn… hinh ảnh cái Việt Nam Tự do đáng yêu, dễ thương ấy, từ Quốc gia Việt Nam 1949 đến hai chế độ Công hòa đến ngày bức tử 30 tháng Tư năm 1975, từ nay đã mất, và cũng không có hy vọng gì tìm lại được. Nhưng mẫu người Việt Nam mới, chịu chơi, hùng dũng, phóng khoáng, những người Việt Tự do, những chiến sĩ can trường của quân dân cán chánh của thời đại, của thế hệ Việt Nam Cộng hòa vẫn còn. Vẫn còn qua hình ảnh một Trần Văn Bá và các bạn sanh viên của Tổng Hội Sanh viên Việt Nam Paris của Bá, họ là một điển hình. Họ đã tiếp tục cuộc chiến chống Cọng, không chấp nhận, mặc dầu cả thế giới đã bỏ rơi Việt Nam. Trong lúc cả thế giới đang ca tụng chiến thắng Cọng sản, trong lúc nhà cầm quyền Paris đang bỏ rơi Việt Nam Cộng hòa, ủng hộ cái gọi là Cọng hòa miền Nam, mong tìm quyền lợi kinh tế, thì các sanh viên Việt Nam Cộng hòa xuống đường để tang cho miền Nam đang bị bức tử giảy chết. Các lớp cựu sanh viên học Pháp, lớp đàn anh như chúng tôi, lúc ấy đang ở Sài gòn cũng đang bị bỏ rơi, mỗi người trong mỗi hoàn cảnh. Vẫn còn con người Việt Nam mới, còn cả một thế hệ người công dân Việt Nam Cộng hòa gan dạ anh hùng. Một thế hệ dám vượt biển đi tìm Tự do. Vượt trên những chiếc thuyền mong manh, đi tìm Tự do trong cái chết. Hai mưoi năm đấu tranh để giữ Tự do, trong lữa đạn, trong tàn phá, bom đạn, không bao giờ bỏ Việt Nam, chúng tôi được dịp đi du học ngoại quốc vẫn trở để phục mặc dù trong binh lữa. Nhưng nay hoà bình rồi, hết nguy hiểm rồi, vẫn lao vào cỏi chết để để không làm nô lệ độc tài, dù phải làm lại cuộc đời, chỉ để đi tìm hai chữ Tự do. Bốn người vượt biên, chỉ một người đến. Cái giá phải trả có cao đấy, nhưng cũng phải đi !. Cũng như phải tạo một Quốc gia Việt Nam, người việt Nam Cộng hòa tỵ nạn tạo lại một quốc gia mới, nước Việt Nam Hải ngoại, xuyên quốc gia, với những cái tập tục, cầu kỳ dễ ghét, nhưng cũng dễ yêu. Chưa bao giờ Việt Nam Cộng hòa được nâng niu như vậy, chưa bao giờ những quân dân cán chánh, những chiến sĩ Cọng hòa được cưng như vậy, lá quốc kỳ vàng với ba sọc đỏ hiên ngang được chào hàng tuần, và từ nay, hằng tuần hầu như Chúa nhựt nào, thứ bảy nào cũng có một dịp để chúng ta ca bài Quốc Ca « Nầy Công dân ơi, đứng lên đáp lời sông núi… » và lá cờ vàng ba sọc vẫn được dịp phất phới tung bay ngạo nghễ. Ta thua trận, nhưng vẫn phất cờ ngạo nghễ, cất cao lời hát « Nầy công dân ơi… ». Bọn Việt cọng thắng trận nhưng ở Hải ngoại lâu lâu mới thoáng thấy lá cờ đỏ. Việt Cọng giết Trần Văn Bá, vì Bá đã dám về Việt Nam, giết Trần Văn Bá tưởng để bịt miệng tiếng nói Dân chủ Tự do đâu ngờ đã biến Trần Văn Bá thành một anh hùng, một biểu tượng sự dũng cảm phấn đấu để mãi mãi tiếng có tiếng nói dân chủ tự do. Trần Văn Bá, lá cờ vàng ba sọc, bài Công dân ơi, nay đã trở thành quốc ca những biểu tượng mãi mãi. Việt cộng dù có giết tất cả những biểu tượng sanh viên và trí thức từ Cụ Phạm Quỳnh, đến các lãnh tụ sanh viên như Trương Tử Anh, Phan Thanh Hòa, Bửu Hiệp, Khái Hưng của thời sanh viên Đại học Hà nội, đến Trần Văn Văn, Nguyễn Văn Bông và đến cả Trần Văn Bá của thời sau 1975 cũng không làm tắt được ngọn lữa yêu nước và quyết tâm giải trừ Cọng sản. 30 tháng Tư 2012, ngày quốc hận thứ 37 vừa qua. Thêm một ngày giỗ. Mà ngày giỗ, ngày kỵ là ngày ta tưởng nhớ đến những anh hùng đã nằm xuống cho Việt Nam Tự do. Những anh hùng, những gương sáng, luôn luôn nhắc nhở chúng ta phải tiếp tục cái truyền thống đấu tranh chống Cọng sản chống bạo lực, chống độc tài, chống bất công và chống ngoại xâm. Truyền thống đấu tranh nhắc nhở chúng ta chỉ nên tin vào chúng ta. Những ngày qua, tại Paris, trong cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua, cộng đồng Việt Nam lại được các đảng phái ứng cử viên ve vãn. Chúng ta phải thận trọng và chớ có quên, chánh phủ nào đã khuất nhượng yêu sách Cọng sản Hà nội cấm cộng đồng chúng ta không được đặt bia vinh niệm cho anh hùng Trần Văn Bá ở quận 13 Paris vào tháng 9 năm 2008. Chúng ta không lựa chọn đảng cầm quyền tại Pháp, tại Mỹ, tại Đức hay tại một quốc gia nào chúng ta cư ngụ… chúng ta phải làm như các cộng đồng khác, như Cuba ở Mỹ chẳng hạn, tham gia có mặt ở tất cả các đảng chánh trị của quốc gia liên hệ, và chỉ ủng hộ đảng nào đấu tranh phụ chúng ta giúp chúng ta tìm lại Tự do, Độc lập và nhơn quyền cho một Việt Nam tương lai không còn người Cọng sản cầm quyền.
19 May 2012
Huỳnh Thục Vy, thành viên tổ chức Phóng viên không Biên giới. Huỳnh Thục Vy - Kính thưa quý vị, trong cuộc đấu tranh đầy cam go cho một nền chính trị dân chủ, một xã hội tự do, tôn trọng phẩm giá con người hôm nay, nhiều lớp người đã trải qua một phần đời mình, thậm chí là nửa đời người trong tù. Những đau đớn, mất mát mà họ gánh chịu chỉ khi nào chúng ta thực sự trải qua mới có thể cảm nghiệm sống động. Nhưng cuộc đấu tranh vẫn như một cuộc chạy tiếp sức, lớp người sau tiếp bước lớp người trước trong nỗ lực và hành trình không mệt mỏi vì niềm hy vọng mở ra một sinh lộ cho Tổ quốc. Chúng ta, những người vẫn còn được tự do vẫn phải tiến về phía trước trong sự quan tâm và niềm tri ân đối với tất cả những người đã và đang chịu tù đày, đàn áp, sách nhiễu dưới chế độ Cộng sản. Bởi, chỉ với cách quan tâm đến tất cả những người đang gánh chịu khó khăn, chúng ta mới có khả năng giữ cho ngọn lửa đấu tranh cháy mãi không dứt trong tinh thần cảm thông và đoàn kết. Hồ Thị Bích Khương Trong tâm tình đó, ngày hôm nay tôi nhớ đến một nữ văn sĩ, quê ở Nghệ An, từng là dân oan và sau này là người đấu tranh cho dân oan, là một trong những người đã nhận giải thưởng Nhân quyền Hellman-Hammett của Human Rights Watch năm 2011. Năm 2008, bà từng bị kết án hai năm tù vì tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích Nhà nước”. Ngày 29 tháng 12 năm 2011, cùng với Mục sư Nguyễn Trung Tôn, bà đã bị đưa ra xét xử ở Tòa án tỉnh Nghệ An vì cái gọi là tội “tuyên truyền chống Nhà nước”, và bị kết án 5 năm tù giam cùng 3 năm quản chế. Bà Hồ Thị Bích Khương (và một số người khác), mặc dù đã lãnh nhận bản án khá nặng nề của Nhà cầm quyền Cộng sản, thời gian gần đây, những tin tức về tình trạng hiện tại của bà khá vắng trên các trang mạng đấu tranh của chúng ta. Hôm nay, ngày 17 tháng 5 năm 2012, tôi đã liên lạc với bà Hồ Thị Lan, chị gái bà Khương với mong muốn được biết thêm những thông tin về tình trang sức khỏe cũng như tình thần hiện nay của bà Khương, đồng thời cũng để bày tỏ mối cảm thông đối với những khó khăn và sự cô lập mà gia đình này đang phải đối mặt. HTV: Em là Huỳnh Thục Vy, thành viên Tổ chức Phóng viên không Biên giới, xin kính chào chị Lan và cám ơn chị đã nhân lời trả lời cuộc phỏng vấn hôm nay. Từ lúc chị Khương bị bắt vào tháng 11 năm ngoái đến nay, gia đình có được thăm gặp chị Khương thường xuyên không ạ? Chị Lan: Tôi đi thăm Khương nhưng không được gặp, chỉ gặp được hai lần đầu tiên và nhìn thấy nhau qua khung chắn kính và song sắt thôi. Còn ngoài hai lần đó, sau này không được gặp nữa, mà chỉ được gởi tiền và lưu ký. HTV: Tình hình sức khỏe chị Khương hiện nay ra sao ạ? Chị Lan: Sáng nay, có người gọi điện cho tôi báo rằng Khương hiện nay xương vai bị lôi cho gãy rời ra rồi mà không được cung cấp thuốc men hay đi bệnh viện gì cả. Người đó bảo tôi phải nhanh chóng xuống trai giam để làm cách nào đó, để xin cho Khương đi bệnh viện, chứ tình hình giờ đang rất nguy hiểm. Nói chung là tình hình sức khỏe của Khương xuống dốc rất mạnh. Hôm 28 tháng 3 vừa qua, Khương nói là công an trai giam cho phạm nhân vào đánh Khương bốn lần. Nhưng những người phạm nhân đó đánh Khương không theo mong muốn của họ. Khương biết được vì sau đó họ đã khóc và nói với Khương rằng “Khương phải hiểu cho tao chứ tao không muốn thế”. Thế là Khương mới biết được bọn họ do sự chỉ đạo của công an mà đánh Khương. Họ đánh Khương có những lần bất tỉnh. Ngày ra tòa phúc thẩm (dù bị hoãn do sự phản đối của chị Khương), Khương đưa ra 3 viên thuốc đạm đã nhặt được trong trại giam. Những viên thuốc này do các phạm nhân (phục vụ cho cán bộ nên được cấp thuốc) đánh rơi, Khương nhặt lại để uống. HTV: Lần gần đây nhất chị gặp chị Khương là khi nào ạ? Chị Lan: Là ngày Khương bị đưa ra xử phúc thẩm ( ngày 28 tháng 3 năm 2012). Sau đó, tôi xuống đó gởi quà, gởi tiền hai lần nữa rồi. Tôi gởi lưu ký vào ngày 30 tháng 4 mà đến ngày 3, ngày 4 tháng 5 có một người xưng là phạm nhân ở cùng với Khương gọi cho tôi bảo tôi xuống gửi tiền gấp, mà trong khi đó tôi đã gởi rồi. Và tôi gọi điện xuống trai giam ấy, họ yêu cầu tôi xuống để làm rõ nhưng tôi nói rằng tôi đã gởi rồi, và phải chuyển cho em tôi chứ còn tôi không có điều kiện để đi xuống đó được vì tôi phải ở nhà trông cháu nhỏ (cháu nội chị Lan) và phải kiếm sống hằng ngày nữa. HTV: Em đươc biết đây không phải là lần đầu tiên chị Khương ở tù, vậy theo chị nhận thấy, tinh thần chị Khương lần này so với lần trước có khác không ạ? Chị Lan: Bản chất, tính khí của Khương từ ngày nhỏ đến giờ vẫn cứ như thế. Cái gì mà đã đấu tranh thì sẽ kiên quyết đến cùng. Nó bảo là “chỉ có chết đi thôi chứ sống thì tôi vẫn đi đến cùng”. Trước lúc đi vào con đường đấu tranh, nó bảo là”‘sẽ bị vô tù ra tội, tôi biết mà tôi vẫn phải đi, vì đi không phải cho riêng tôi mà cho nhiều người khác” HTV: Ngày 28 tháng 2 năm 2012 vừa qua, phiên toàn phúc thẩm xử vụ án của chị Khương và Mục sư Tôn đã bị hoãn lại. Vậy người ta có thông báo khi nào sẽ tổ chức xử lại không ạ? Chị Lan: Tôi có nghe phong thanh, một người nói với tôi là 30 tháng 5 năm này người ta sẽ xử phúc thẩm lại. Tôi nghe nói qua điện thoại, những lần tôi được báo thông tin về Khương toàn là qua điện thoại, bởi một người không xưng tên. HTV: Những nguyên nhân nào khiến chị Khương phản đối và yêu cầu hoãn phiên toàn phúc thẩm vừa qua ạ? Chị Lan: Thứ nhất là ngày hôm trước đó Khương vẫn bị kỷ luật trong nhà biệt giam mà sáng hôm sau đưa Khương đi xử, Khương không được biết trước về phiên phúc thẩm. Thứ hai, Khương vẫn chưa được tống đạt bản án sơ thẩm. Thứ ba là Khương đã gởi những đơn tố cáo đến Viện Kiểm sát và Tòa án nhưng chưa được hồi đáp. Thứ tư là Khương bị đánh đập tàn nhẫn trong trại giam. HTV: Chị nghĩ thế nào về những sự đàn áp, bắt bớ, tù đày mà chị Khương phải chịu? Chị Lan: Thật sự, tôi nghĩ những việc này rất vô lý. Vì hôm xử sơ thẩm, tôi có đến dự từ đầu đến cuối. Qua luật sư bào chữa và qua chủ tọa, tôi phát hiện ra những sai trái. Ngày người ta về bắt Khương, côn an xã, huyện, tỉnh đi cả 6, 7 ô tô; mà ra giữa tòa họ nói là đến kiểm tra thủ tục hành chính, phát hiện ra những điều nghi vấn rồi bắt giữ. Tôi thấy hai điều đó là sai hoàn toàn. Vì, nói là kiểm tra thủ tục hành chính gì mà mang 6, 7 xe ô tô toàn công an đến. Thủ tục hành chính ở đây thì chỉ cần công an xã đến kiểm tra là được rồi. Và ngày về bắt ấy, có những người công an ra ngoài để gọi điện về trụ sở, họ nói là trong nhà không phát hiện ra bằng chứng gì cả, vậy mà cuối cùng họ vẫn cứ bắt đấy thôi. Còn chuyện người ta đánh đập Khương tàn nhẫn, tôi thấy rằng tội ác của họ rất ghê gớm. Tôi đã nói với họ “ác chi mà ác rứa”. HTV: Hiện tại gia đình chị có gặp khó khăn gì về kinh tế cũng như từ phía chính quyền không? Chị Lan: Con trai Khương đang học lớp 9 nhưng đã nghỉ học, hiện giờ đang ở với bà nội bảy tám chục tuổi rồi. Gia đình tôi thì chỉ kiếm sống qua ngày, thêm chuyện em út bị tù tội như vậy nên cũng khó khăn lắm. Có một lần, ông bác sĩ Nguyên Đan Quế viết thỉnh nguyện thư kêu gọi trả tự do cho tù nhân lương tâm, trong đó có Khương. Công an họ đến nhà tôi hạch hỏi tôi, rằng có ký tên vào thỉnh nguyện thư ấy không. Tôi nói là tôi không tiếp cận được nên không ký chứ nếu có đơn thư nào mà kêu gọi trả tự do em tôi thì bảo tôi ký chục lần tôi cũng ký. HTV: Qua sự việc em gái chị bị đàn áp bất công như vậy, chị suy nghĩ gì về xã hội này ạ? Chị Lan: Nói chung xã hội này hiện giờ thì tràn lan sự bất công. Nói thật chứ giờ nếu ngoại xâm mà đến thì không biết sẽ rơi vào tay giặc lúc nào. Những người làm việc đúng, thẳng thắn thì bị vùi dập, còn những người tham nhũng, tàn ác thì được dung túng. Tôi không trông mong gì. Tôi chỉ mong quý vị đấu tranh giúp đỡ và lên tiếng bảo vệ cho em gái tôi, để em gái tôi được trả tự do sớm. HTV: Chị ơi, em mong chị an tâm, đừng lo lắng gì nha. Càng nhiều người biết về mình, mình càng được an toàn chị ạ. Chị Lan: Tôi nghĩ thế này, là con người, cái quyền gì không được thì thôi, chứ cái quyền nghe và quyền nói mà cũng không được thì đâu phải là con người. HTV: Dạ, đúng ạ. Và em xin cám ơn chị Lan về buổi nói chuyện ngày hôm nay. Kính thưa quý vị, hiện tại bà Hồ Thị Lan đang sống ở xóm 3, Nam Anh, Nam Đàn, Nghệ An. Số điện thoại của bà là : 0974 915 195. Xin cám ơn quý vị đã theo dõi bài phỏng vấn. Sài Gòn, ngày 17 tháng 5 năm 2012 Huỳnh Thục Vy, thành viên tổ chức Phóng viên không Biên giới. |
Last Visitors
Comments
Other users have left no comments for mviet.
Friends
There are no friends to display.
|
Lo-Fi Version | Time is now: 5th November 2024 - 10:47 AM |