Welcome Guest ( Log In | Register )

Profile
Personal Photo
Options
Options
Personal Statement
nguyensongialai doesn't have a personal statement currently.
Personal Info
nguyensongialai
Bảo vệ tổ quốc
69 years old
Male
Pleiku - Vietnam
Born Dec-28-1954
Interests
No Information
Other Information
Country: Vietnam
Statistics
Joined: 25-May 08
Profile Views: 2,675*
Last Seen: 28th September 2011 - 11:20 PM
Local Time: Nov 14 2024, 07:33 AM
47 posts (0 per day)
Contact Information
AIM No Information
Yahoo nguyensongialai
ICQ No Information
MSN No Information
* Profile views updated each hour

nguyensongialai

Members

***


Topics
Posts
Recent wiki edits
ibProBattle
Arcade
Blog
Shared Photos
Comments
Friends
My Content
15 Jul 2008
Dạo này ,thấy cư dân mạng lao xao về chuyện thật ảo của cái cộng đồng “vô chính phủ”, và "không biên giới" này mà bản thân cũng xốn xang theo. Các ý kiến trao đổi thật phong phú, người phản bác, kẻ bênh vực, anh thích thú, chị ngờ vực...

DUC ANH thì “Từ là bạn KHÔNG CHÂN DUNG có thể trở thành bạn CÓ CHÂN DUNG, hoặc vẫn mãi là bạn KHÔNG CHÂN DUNG, nhưng tình cảm bạn bè không thay đổi.”

TKO tin rằng trên mạng, người ta “ có thể sáng tạo ra cả một con người, một cuộc đời, một thế giới” nhưng cũng có “ nhiều người bóc tách, phơi bày, thể hiện cái gọi là sự thật. Họ sống thật, yêu thật và viết thật với cuộc đời thật, cảm xúc thật”

NGUOIXUADAUTA thật cưc đoan khi hét lên “dối trá, tất cả là dối trá!”

NINO thì bảo “ chẳng biết đâu mà lần, cứ selfcontrol cho chắc”

Tôi thì nghĩ như thế này, khi bạn tư duy, viết, cắt, dán, tải lên.....là bạn đang thực hiện ý chí của chính bạn, các thao tác gõ phím cũng được chính những ngón tay của bạn, một con người cụ thể làm nên. Một sản phẩm làm ra từ chính một con người cụ thể thì khó nói đó là một sản phẩm không có thật. và người đó phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về chất lượng của chúng! Mà cũng có đủ cả đấy: hàng thật, hàng kém chất lượng, hàng giả, mạo danh......

Tôi có một người bạn nhỏ làm Blog cho mình với nội dung mà người đọc chắc chắn phải nghĩ rằng chủ nhân là một cô bé xinh đẹp và khá khêu gợi, trong khi hắn là dân húi cua chính cống. Thế là hàng loạt các đắng mày râu sáp vào làm bạn, tán tình ì xèo... và khi theo dõi hắn chat với các ông này thì không thể nhịn cười, hắn đúng là một đạo diễn kiêm diễn viên thượng thừa. Một cú lừa ngoạn mục rất thật, chẳng ảo chút nào.

Mà cũng xem chừng nhé! Nhiều mối quan hệ tưởng rằng là ảo, thế mà có kẻ đi tù thật rồi đấy!

Tôi mãi mãi ngoan cố mà bảo rằng THẬT, rất thật!

Tôi cũng như bạn TRANBAPHUNG ở Bình Định: đã tìm thấy cái VI DIỆU!
8 Jul 2008
Phạm trần Tú (Trần Dũng) sinh năm 1948 (?). Tú lên Pleiku sống vì hoàn cảnh gia đinh, Từ bé, Tú rất vất vả để mưu sinh, kể cả đi bán kem dạo, rồi học nghề cắt tóc. Sau mở một tiệm cắt tóc rất đông khách. Thích đàn hát, Tú bỏ nghề cắt tóc, xoay qua học đàn, rồi đi trình diễn ở các Club ở Phố Núi. Làm việc tại Đoàn Văn Nghệ Ty Thông Tin tỉnh Pleiku đến 1975 thì về quê ở Phù Mỹ - Bình Định.
Lạc Phúc là bài thơ Tú viết cho những ngày khởi đầu một cuộc tình với Mai (vợ Tú sau này). Giọt Sầu là bài thơ Tú viết để khóc Mai mất năm 2006.
Bây giờ Phạm Trần Tú đang tu Thiền ở hẻm núi Cù Mông. Tú đã thành Phạm Thiền Sư

26 Jun 2008


Khi Tha đến được bờ suối Dak Haway thì đã ba giờ rồi. Ra đến giữa giòng , nước mới sâm sấp trên cổ chân. Phải còn đến gần ba cây số nữa mới dến cái rẫy gần nhất của Đinh Tưl. Đi nhanh thì phải năm rưỡi mới trở về lại Dak Haway. Qua suối, như mọi lần, Tha lại vòng qua con dốc trên gốc sung, Chị muốn tránh đi qua quán của vợ chồng Tư Thiên ở đầu làng Tua. Ở đây, làng nào cũng có người Kinh vào mở quán, bán buôn, đổi chác với dân trong làng, Mỗi làng là một quán, Một phần lớn đời sống của làng nằm trong tay họ, họ còn có thế lực hơn cả già làng, thôn trưởng là chuyện nhỏ! Vợ chộng Tư Thiên đang thống trị kinh tế tại làng Tua. Ít học, nhưng Tư Thiên hiểu rất rõ chân lý: “ai nắm kinh tế, người đó nắm chính trị”. Chị Tha cũng làm cái việc mua bán đổi chác với dân làng, nhưng chị giao hàng tận rẫy trên núi. Đổi được nải chuối, chục bắp thì lại nai lưng gùi về, cực lắm! vì cực nên vợ chồng Tư Thiên đâu thèm làm cái dịch vụ giao tận nơi như chị.Nhưng dưới mắt vợ chồng Tư Thiên, chị cứ vẫn được xem là kẻ “cạnh tranh không lành mạnh” của họ.
Phải tránh thôi! Chị Tha ngại cái nhìn như chửi vào mặt người ta của mụ vợ, cái nhìn đau đáu tục tằn của lão chồng như muốn lột trần tấm thân còn đẫy đà của chị.
Nhanh chân thôi! Phía Sơ Ró, thượng nguồn Dak Haway cũng xám ngoét một trận mưa lớn ở đó kìa.
Đinh Tưl lấy hết một lít rượu trắng, một ký khô chuồn, một cây thuốc Mai. Còn ít hàng nữa, mà thôi vậy,. Bỗng nhiên, Tha thấy sốt ruột lắm! về đã! Chị quay quả đi như chạy. Đinh Tưl mở ngay chai rượu trắng, tợp ngay một ngụm lớn, chẳng kịp lùi một con chuồn làm mồi. Hai ngày rồi không có rượu, thèm lắm!
Đúng bốn giờ ba mươi, chân Tha chạm vào mép nước Dak Haway, cơn mưa nguồn làm đổi màu con suối, ngầu ngầu đục, mà nước đang lên đấy thôi. Chừng này thì ra đến giữa giòng cũng phải tới trên bẹn mất. Cơn lũ cuối hai ba tháng mười đã qua cả hai mươi ngày rồi! Mưa cơn thôi mà. Chị Tha guồng chân, không nhìn thấy đáy, cứ lạng quạng mà lần bước.
Chợt, chị Tha có cảm giác đáy suối Dak Haway như sut xuống. Thảng thốt, chị đã thấy dòng suối ngầu lên sùi bọt. Kinh nghiệm gần mười năm ở đây khiến chị nhoài người hết sức lao thật nhanh. Lũ về thật rồi! không kịp nữa, chân chị hụt hẫng, nước ùa về hất chị vào cái cây khô giữa giòng. Nắm chặt cành cây khẳng khiu, thả mặc những lọn nước như vòi bạch tuộc quấn lấy chị mà đưa lên, nhận xuống. Bất giác chị gọi tên chồng, tên người đàn ông đã ba năm bỏ chị một mình với đúa con còn ẵm ngữa, mà từ đó, chẳng bao giờ chị muốn nghĩ đến hắn nữa.
Đinh Tưl hét lên gọi chị Tha, không có cái áo khoác màu hồng tươi của chị nhập nhoàng trong nước, chắc gì Tưl đã thấy khi đang cắm đầu chạy về làng. Từ mép nước ra đến chỗ cây khô, chị đang bám vào đó cũng hơn bảy mét. Tul quính quáng tìm cái gì đó ….men của rượu giờ mới ngấm, làm Tul ngã lên, té xuống…
“ Ở đó, mình về làng kêu người…”
Nước hình như dữ dội hơn, cành cây khô chỉ còn chút ngọn để Tha bám thật mong manh. Con nước hàm hồ cứ nắm lấy chị mà hất lên, nhồi xuống đó như vô tình giúp chị bẻ đi cái vật duy nhất làm chỗ mà hi vọng.
Tư Thiên điều chình ngọn cây đèn Hoa Kỳ cho sáng hơn để nhìn rõ hơn dĩa mồi kỳ đà xào xả ớt, con kỳ đà dễ tới hai ký mà hồi chiều lão mới đổi bốn lon gạo gạt ngang cho thằng Đinh Ru. Vợ Lão làm đồ nhậu quá đã, chẳng thế, lão với Tám Tỉ , bạn lão, chuyên thu mua mỳ củ đã làm gần lít Bầu Đá rồi mà vẫn chưa thấm tháp gì.
Cái cành khô gặp nước. dai đi đã không gãy trước khi Tha buông tay. Xoáy nước giũa giòng Dak Haway không nhận chị xuống mà ném chị vào gần bờ hơn….
Đinh Tul chúi đầu ngay trước cửa quán Tư Thiên, Gượng dậy, Tul chưa kịp nói gì lão Tư Thiên đã kê ly Bầu Đá ngay miệng :” Đã rồi phải không? Thêm ly này cho tới luôn, trả công mày hôm giúp tao dựng cái cần ăng ten ti vi”. Lão nghiêng cái ly, nửa ly cối rượu trôi tuột gần hết vào bụng Tul, Tul sõng xoài hai tay, hai chân giữa quán lão Tư, cảm nhận cuối cùng của Tul là thấy đũng quần mình nóng hẳn lên.
Cái ném mạnh của con xoáy làm đầu Tha đập mạnh vào con đá cùng lúc cái áo khoác màu hồng tươi của chị vướng vào đám lằng quằng rễ cây, Tha quấn lấy đám rễ cây đó với sức lực cuối cùng của mình, Nước bỗng mặn tanh trong cảm nhận của chị, nhưng chị chẳng thấy một quầng nước đỏ tươi quanh đầu mình. Tha chìm hẳn vào vô thức.
Ba thanh niên làng Tua đặt Tha nằm trên tấm catu cũ. Đinh Tul đứng đó, đôi mắt đầy gân máu. Lão Tư Thiên oang oang: “ May mà mắc vô đám đó, chớ không tìm mỏi!”, không biết Tha có nhận cái may này không? Vợ Tư Thiên lặt lè ngồi xuống đưa tay vuốt mắt Tha. Mụ bỗng đứng bật dậy, mặt tái mét, giật lùi về phía chồng. Mắt Tha vẫn mở trừng trừng nhìn về phía bên kia suối Dak Haway, phía mặt trời sắp mọc. Chị vẫn chờ tia nắng mới đầu ngày…..

Nguyễn Sơn
Last Visitors


10 Nov 2010 - 9:09


22 Jul 2010 - 12:01


11 Jul 2010 - 18:55


1 Feb 2010 - 20:33


20 Jun 2009 - 10:26

Comments
Other users have left no comments for nguyensongialai.

Friends
There are no friends to display.
Lo-Fi Version Time is now: 13th November 2024 - 04:33 PM