Bàn về thơ Đường luật - Sưu Tầm |
Bàn về thơ Đường luật - Sưu Tầm |
Apr 20 2009, 03:32 PM
Post
#13
|
|
Bảo vệ Tổ Quốc Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country |
Thơ Bà Huyện Thanh Quan (tiếp theo)
THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ Tạo hóa gây chi cuộc hí trường Ðến nay thắm thoắt mấy tinh sương Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Nền cũ lâu đài bóng tịch dương Ðá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt Nước còn cau mặt với tang thương Ngàn năm gương cũ soi kim cổ Cảnh đấy người đây luống đoạn trường Bà Huyện Thanh Quan Bài thơ này bị lỗi điệp ngữ. -------------------- Mmm |
|
|
Apr 20 2009, 03:34 PM
Post
#14
|
|
Bảo vệ Tổ Quốc Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country |
2. BỆNH THƯỢNG VĨ
Bệnh Thượng Vĩ là bệnh mà 3 chữ sau cùng của 2 liên đứng kề nhau, nghĩa là 3 chữ sau của 4 câu đứng liền nhau, hoặc 4 câu đầu, hoặc 4 câu giữa, hoặc 4 câu cuối. Kỵ nhất là chữ thứ 5. Nếu 3 chữ cuối của 4 câu, nhất là chữ thứ 5, chữ làm thi nhãn cho câu thơ, đồng tự loại, thì câu thơ như chỏng đuôi lên cao. Do đó mà gọi là bệnh Thượng Vĩ, tức là bệnh Chỏng Đuôi. Thí dụ: KHÓC TRƯƠNG QUỲNH NHƯ Trời xanh cao thẳm mấy từng khơi Nỡ để duyên ai luống thiệt thòi Buồn đốt lò vàng hương nhạt khói Sầu nâng chén cúc rượu không hơi Lầu tây nguyệt gác mây lồng bóng Ải bắc hồng sang bể tuyệt vời Một khối chung tình tan mấy mảnh Suối vàng ai cũng thấu lòng ai Phạm Thái VIẾNG THÀNH HUẾ SAU NGÀY ĐÌNH CHIẾN Nắng nhạt chiều thu quạ rộn ràng Sầu vương lau lách lạnh thành hoang Tro tàn thư viện duyên ngao ngán Đá nát hoàng cung bước ngỡ ngàng Gầy gọ gió sương tùng Thế miếu Bẽ bàng trăng nước trúc Hương giang Trông vời Thiên mụ mây man mác Lơ lửng chuông hôm rụng tiếng vàng Tú Xương Những chữ ngao ngán, ngỡ ngàng, và Thế miếu, Hương giang tuy không đồng tự loại (một bên là trạng từ một bên là danh từ riêng) nhưng đều là tiếng đôi (từ kép), cho nên đứng sau tiếng Duyên, Bước, Tùng, Trúc, đều là danh từ chung, trở thành bộ ba gây ra bệnh Thượng Vĩ. Nếu chữ thứ 5 tức chữ thi nhãn, của Hạm liên và của Cảnh liên không đồng tự loại, thì dù 2 chữ sau của cả 4 câu đều một tự loại cũng không bị bệnh. Thí dụ 4 câu giữa bài Thăng Long Thành Hoài Cổ của Bà Huyện Thanh Quan, nhờ nhãn tự của Hạm liên là danh từ, nhãn tự của Cảnh liên là giời từ, nên tránh được bệnh. Bệnh Thượng Vĩ xưa nay thường bị vấp. Trong những tác phẩm lưu truyền của các danh gia, chúng ta thường gặp những bài bị bệnh. Bị bệnh là vì thi nhân muốn cho câu thơ được già dặn hay dùng thực tự làm thi nhãn và quá chú trọng ở nhãn tự, nhiều khi quên nghĩ đến bệnh. Lúc đã nhận thấy lại tiếc chữ vừa ý, không muốn thay đổi. Cho nên muốn tránh bệnh Thượng Vĩ, chúng ta nên để ý đến chữ thứ 5 của 4 câu đi liền nhau, đừng cho trùng tự loại. -------------------- Mmm |
|
|
Apr 20 2009, 03:35 PM
Post
#15
|
|
Bảo vệ Tổ Quốc Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country |
BÀI ĐỌC THÊM (BÀI ÔN)
(Mọi người ơi ... trong khi relaxing, đọc bài này cho vui nha): Khi họa thơ Đường luật thì trước nhất là phải làm một bài thơ Đường luật cho đúng niêm luật và thật chỉnh đối, đó là điều căn bản bắt buộc. Tiếp theo là phải theo những nguyên tắc sau đây: 1. Hoạ vận, hay họa tá vận (mượn vần): người họa chỉ sử dụng lại 5 chữ vần của bài thơ xướng rồi muốn viết gì thì viết, miễn là làm lại một bài thơ Đường luật mà thôi. Họa vận thì có ba cách: a. Họa nguyên vận: giữ theo thứ tự các chữ vần trong bài xướng (1, 2, 4, 6, 8). b. Họa đảo vận: đảo ngược lại thứ tự các chữ vần trong bài xướng (8, 6, 4, 2, 1). c. Họa hoán vận: sắp xếp lại thứ tự các chữ vần theo ý mình, miễn là đủ năm chữ vần của bài xướng, thường là sắp xếp lại theo kỹ thuật về vần điệu mà bài xướng không đạt. 2. Họa luật: có hai cách là họa đồng luật và họa đối luật. a. Họa đồng luật: bài xướng ở thể nào thì bài họa phải ở thể đó (chữ thứ hai của câu đầu trong bài xướng và bài họa cùng là bằng hay là trắc. Nói cách khác, cả hai bài xướng và hoạ đều cùng ở thể bằng hay cùng ở thể trắc giống nhau). b. Họa đối luật: bài xướng ở thể nào thì bài họa phải ở thể ngược lại (bài xướng ở thể bằng thì bài họa phải ở thể trắc, và ngược lại). 3. Họa ý: ngoài họa vần, bài họa phải nói lên ý thuận hay ý nghịch với bài thơ xướng. Nếu bài xướng, nói về "cõi tiên" thì bài họa có thể hoặc nói theo ý hay ngược lại ý của bài xướng về "cõi tiên" đó; hoặc nói lên một "cõi" khác tương tự hoặc ngược lại với "cõi tiên", chứ không có quyền họa lại bằng một bài mà chủ đề là "ăn nhậu" hay "ghen tương", chẳng hạn. 4. Họa chữ: bài xướng dùng địa danh, nhân danh, chữ kép, chữ đơn, danh từ, động từ, thành ngữ, điệp ngữ ... thì bài họa cũng phải dùng tương đương. Một bài họa hay nhất là hội tụ được cả bốn điểm nêu trên (vần, luật, ý, chữ) thường gọi là "họa phóng vận". Có một sự ấn định rất gắt gao cho bài thơ họa, mà từ xưa đến nay vẫn có người vấp phải, đó là luật "khắc lục" (chữ thứ sáu trong các câu có vần 1, 2, 4, 6, 8 của bài họa không được dùng trùng lại chữ thứ sáu trong các câu ấy của bài xướng). Nếu họa đúng cách như trên thì các bài họa khó có những ý thơ độc đáo nhưng sẽ thăng hoa trí tuệ hơn (vì phải tuân theo rất nhiều luật lệ khắt khe mà vẫn làm ra được một bài thơ Đường luật hoàn chỉnh). Bởi vậy người ta nói: "Thơ Đường Luật là thơ của trí tuệ !". -------------------- Mmm |
|
|
Apr 20 2009, 03:35 PM
Post
#16
|
|
Bảo vệ Tổ Quốc Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country |
3. BỆNH PHONG YÊU Bệnh sanh ra do chữ thứ 2 và chữ thứ 7 trùng thanh độ. Thí dụ: Để bụng phải đeo điều nhẹ nặng Ôm tai mặc quách tiếng chê khen (Trần Tế Xương) In sáo vẽ cho thằng mặt trắng Bẻ cò tính lại cái lương vàng (Nguyễn Khuyến) Văn tự viết cho thiên hạ giữ Tính danh ghi để thế gian coi (Quán Vinh) Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến Giong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh (Hồ Xuân Hương) Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá lá chen hoa (Bà Huyện Thanh Quan) Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia (Bà Huyện Thanh Quan) Tạo hóa gây chi cuộc hí trường Đến nay thắm thoát mấy tinh sương (Bà Huyện Thanh Quan) Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo (Nguyễn Khuyến) Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo (Nguyễn Khuyến) Bệnh Phong Yêu Hạc Tất trong thơ Thất Ngôn không mấy ai lưu tâm, trừ những người chuộng thanh vận, vì chỉ là "bệnh ngoài da" không có ảnh hưởng bao lăm đến thi nhạc. Như đọc những câu thượng dẫn, chúng ta nghe không đến nỗi chói tai. Và những câu mà chữ thứ 2 và chữ thứ 7 đều là đoản bình thanh, nếu đặt trước chữ 2 hay chữ 7 một chữ trường bình thanh, thì thanh âm của câu thơ trở nên hoàn toàn hài mỹ. Thí dụ: Bình tước mặc tranh treo trước án Cầu ô sẵn nhịp bắc ngang sông (Trần Tế Xương) Gương nọ toan soi cho đẹp mặt Phấn kia không lẽ nỡ dồi chân (Trần Tế Xương) Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng Ngàn thu rạng tiết gái Giang Đông Tôn Thọ Tường) Bệnh tuy nhẹ, nhưng nếu tránh được thì càng hay, chúng ta nên tránh nhất là trong những câu có vần. Hễ chữ thứ 7, chữ hạ vần, là đoản bình thanh, thì chữ thứ 2 nên dùng trường bình thanh. Hễ chữ thứ 7 là trường thì chữ thứ 2 nên đoản. Đừng nên dùng trường thanh cả hai nơi. Nếu hai nơi đều là đoản thanh thì nên dùng một trường bình thanh ở trước nơi nầy hoặc nơi kia, như trên đã nói. Như thế là ổn. Trường bình thanh cũng cứu được khỏi bệnh trong những câu lẻ mà chữ 2 và chữ 7 trùng thanh độ về Thượng, Khứ, Nhập, như câu "Cầm lái... bến". -------------------- Mmm |
|
|
Apr 20 2009, 03:36 PM
Post
#17
|
|
Bảo vệ Tổ Quốc Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country |
4. BỆNH HẠC TẤT
Bệnh hạc tất sanh ra ngay trong từng câu thơ Thất Ngôn. Bệnh danh xuất phát từ chữ thứ 4, là chữ mà làng thơ gọi là hạc tất nghĩa là đầu gối chim hạc. Chữ thứ 4 và chữ thứ 7 trùng thanh độ là bị bệnh hạc tất. Thí dụ: Nghe lời phi pháp tai làm điếc Nghĩ nỗi nhân tình ruột lại đầy (Khuyết danh) Nghĩ câu năm nọ như ngày nọ Nhớ đến bao giờ khóc bấygiờ (Cựu thần nhà Lê) Đã từng tắm gội ơn mưa móc Cũng phải xênh xang hội gió mây (Nguyễn Công Trứ) Trăng thanh gió mát là tương thức Nước biếc non xanh ấy cố tri (Nguyễn Bỉnh Khiêm) Đầu trò tiếp khách trầu không có Bác đến chơi đây ta với ta (Nguyễn Khuyến) Từng mây lơ lửng trời xanh ngắt Ngõ trúc quanh co khách vắng teo (Nguyễn Khuyến) Bệnh hạc tất cổ nhân cũng ít lưu ý. Có nhiều câu đọc nghe chướng tai mà vì chuộng ý thú hơn thanh vận, nên được nhiều người đề cao. Như câu thơ của Đỗ Phủ: Ba phiêu cô mễ trầm vân hắc Lộ lãnh liên phòng trụy phấn hồng (Sóng trôi lúa cô mễ làm chìm sắc đen của mây Móc lạnh gương sen làm rụng màu hồng của phấn) Câu "Lộ lãnh liên phòng trụy phấn hồng" cũng như câu "Nhớ đến bao giờ khóc bấy giờ", giọng thơ nghe gãy cúp. Thế mà Diệp Mộng Đắc đời Tống khen câu thơ của Đỗ Phủ là "Hàm cái càn khôn" nghĩa là ngậm che cả trời đất, và Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu khen câu thơ của cựu thần nhà Lê là "ảm đạm trầm thống, văn chương do ở chí tình, khiến người sau mấy trăm năm, còn muốn chung một giọt nước mắt". Câu của Nguyễn Bỉnh Khiêm "Trăng thanh gió mát... Nước biếc non xanh...", đọc nghe như bị ngút hơi mà Tản Đà cũng khen là "Tuy chưa thần tiên, cũng đã thanh cao đến tuyệt vậy". Diệp Mộng Đắc và Tản Đà nặng về tánh tình mà nhẹ về thanh điệu. Nếu là những người theo chủ trương âm nhạc trước hết thì mấy câu kia chắc không lọt tai Chu Lang. Và cũng như bệnh phong yêu, bệnh hạc tất do 2 chữ thuộc đoản bình thanh gây nên, thì chỉ đưa vào câu thơ một chữ trường bình thanh thay cho chữ thứ nhứt hoặc chữ thứ ba hoặc chữ thứ bảy thì nguyên nhân phát sinh ra bệnh bị hóa giải ngay. Phong yêu và hạc tất là hai bệnh thuộc về thanh. Trong bài nói về điệp thanh khuyên chúng ta tránh phạm lỗi "điệp thanh" chính là để tránh hai bệnh phong yêu và hạc tất nầy đó. Trong bài nói về "điệp âm" và "điệp vận" khuyên nên tránh phạm hai lỗi nầy là để khỏi phải mắc những bệnh Bằng Nữu, Chánh Nữu là bệnh điệp âm và đại vận. Tiểu vận là bệnh điệp vận. Khuyên tránh trước rồi mới nói bệnh sau là cốt ý tránh gieo ấn tượng về bệnh mà xưa nay đã bị nhiều người đả kích. Trong khi nói về bệnh, những điều đã nói được lập đi lập lại, hoặc khai triển thêm những điều mới nói đại lược, để cho các bạn thêm thấm nhuần, hầu có thể đi đến diệu xử của thanh vận. -------------------- Mmm |
|
|
Apr 20 2009, 03:39 PM
Post
#18
|
|
Bảo vệ Tổ Quốc Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country |
Bài I - Thơ Tứ Tuyệt vần bằng - loại 3 vần BÀI I THƠ TỨ TUYỆT Thơ tứ tuyệt đã có từ lâu, trước khi có thơ thất ngôn và ngũ ngôn bát cú. Đầu tiên, thơ tứ tuyệt có nghĩa khác với nghĩa hiện tại: “tứ” là bốn và “tuyệt” có nghĩa là tuyệt diệu. Bài thơ chỉ có 4 câu mà diễn tả đầy đủ ý nghĩa của tác giả muốn trình bày nên người ta mới gọi 4 câu thơ đó là tứ tuyệt. Tuy nhiên, sau khi có thơ thất ngôn và ngũ ngôn bát cú (luật thi) vào đời nhà Đường, thì thơ tứ tuyệt lại phải được làm theo quy tắc về niêm, vần, luật, đối của lối thơ thất ngôn hay ngũ ngôn bát cú. Vì vậy, sau nầy người ta giải thích chữ “tuyệt” là ngắt hay dứt. Nghĩa là thơ tứ tuyệt là do người ta làm theo cách ngắt lấy 4 câu trong bài bát cú để làm ra bài tứ tuyệt. Do đó niêm, vần, luật, đối của bài tứ tuyệt phải tùy theo cách ngắt từ bài bát cú mà thành. Thơ tứ tuyệt có 2 thể là luật trắc vần bằng và luật bằng vần bằng. Mỗi thể đều có một Bảng Luật coi như "công thức" căn bản mà người làm thơ phải tuân theo. 1. TỨ TUYỆT LUẬT TRẮC VẦN BẰNG (không đối) Sau đây là Bảng Luật Thơ Tứ Tuyệt Luật Trắc Vần Bằng: BẢNG LUẬT: T - T - B - B - T - T - B (vần) B - B - T - T - T - B - B (vần) B - B - T - T - B - B - T T - T - B - B - T - T - B (vần) Ghi chú: Đây là bản chính luật (sẽ có bảng luật bất luận sau). Mới đầu chúng ta nên cố gắng giữ theo chính luật để âm điệu bài thơ được hay. Tuy có bị gò bó nhưng sau nầy sẽ dễ cho chúng ta hơn (trước khó sau dễ). Các chữ cuối của các câu 1-2-4 bắt buộc phải cùng vần với nhau. Bài thơ thí dụ để minh họa: 1. Thuở ấy tuy còn tuổi ấu thơ Mà sao vẫn nhớ đến bây giờ Xuân về nũng nịu đòi mua pháo Để đón giao thừa thỏa ước mơ Hoàng Thứ Lang 2. Dõi mắt tìm ai tận cuối trời Thu về chiếc lá ngậm ngùi rơi Cay cay giọt lệ sầu chan chứa Mộng ước tình ta đã rã rời Hoàng Thứ Lang 3. Một nửa vầng trăng rụng xuống cầu Đôi mình cách trở bởi vì đâu Canh tàn khắc lụn hồn tê tái Đối bóng đèn khuya nuốt lệ sầu Hoàng Thứ Lang 2. TỨ TUYỆT LUẬT BẰNG VẦN BẰNG (không đối) Sau đây là Bảng Luật Thơ Tứ Tuyệt Luật Trắc Vần Bằng: BẢNG LUẬT: B - B - T - T - T - B - B (vần) T - T - B - B - T - T - B (vần) T - T - B - B - B - T - T B - B - T - T - T - B - B (vần) Ghi chú: Đây là bản chính luật (sẽ có bảng luật bất luận sau). Mới đầu chúng ta nên cố gắng giữ theo chính luật để âm điệu bài thơ được hay. Tuy có bị gò bó nhưng sau nầy sẽ dễ cho chúng ta hơn (trước khó sau dễ). Các chữ cuối của các câu 1-2-4 bắt buộc phải cùng vần với nhau. Bài thơ thí dụ để minh họa: 1. Đôi mình cách biển lại ngăn sông Dõi mắt tìm nhau nhỏ lệ hồng Ngắm ánh trăng thề thương kỷ niệm Đêm trường thổn thức nhớ mênh mông Hoàng Thứ Lang 2. Đêm nghe tiếng gió nhớ miên man Mộng ước tình ta đã lụn tàn Thánh thót hiên ngoài mưa rả rích Mi buồn lệ ứa mãi không tan Hoàng Thứ Lang 3. Rừng phong nhuộm tím cả khung trời Lá úa lìa cành gió cuốn rơi Lối cũ đường xưa em đếm bước Miên man kỷ niệm đã xa vời Hoàng Thứ Lang -------------------- Mmm |
|
|
Apr 20 2009, 03:39 PM
Post
#19
|
|
Bảo vệ Tổ Quốc Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country |
Sau đây là Luật về Điệu thơ:
Điệu thơ là cách xếp đặt các tiếng trong câu thơ sao cho êm tai dễ đọc để bài thơ có âm hưởng du dương trầm bổng như nhạc điệu. Điệu thơ gồm có 3 phần chính như sau: 1. Nhịp điệu: thơ ĐL nhịp chẵn, ngắt nhịp 2 hoặc 4 tiếng trọn nghĩa. 2. Âm điệu: nên làm theo chính luật để bài thơ có âm điệu êm tai trầm bổng. 3. Vần điệu: nên gieo vần ở cuối các câu 1-2-4-6-8 xen kẻ tiếng không có dấu và tiếng có dấu huyền để bài thơ khi đọc lên nghe du dương trầm bổng như điệu nhạc. Ngoài ra chúng ta nên cố gắng gieo vần chính vận. Sau nầy khi "nhuyễn" rồi chúng ta có thể theo thông vận và theo luật bất luận. Muốn cho bài thơ có âm điệu hay thì tiếng thứ 4 và tiếng thứ 7 của những câu luật trắc vần bằng không nên dùng trùng một thanh bằng. Nghĩa là nếu tiếng thứ 4 không dấu thì tiếng thứ 7 phải dấu huyền và ngược lại. Tuy nhiên nếu không tìm được từ nào khác có ý nghĩa hay hơn thì chúng ta dùng trùng cũng được mà vẫn không bị sai luật thơ. Hoàng Thứ Lang -------------------- Mmm |
|
|
Apr 20 2009, 03:48 PM
Post
#20
|
|
Bảo vệ Tổ Quốc Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country |
Bài II - Thơ Tứ Tuyệt vần bằng - loại 2 vần
BÀI II THƠ TỨ TUYỆT VẦN BẰNG - 2 VẦN Thơ Tứ Tuyệt Vần Bằng 2 vần cũng có hai thể: - Luật Trắc Vần Bằng. - Luật Bằng Vần Bằng. Đầu tiên, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về Tứ Tuyệt Luật Trắc Vần Bằng - 2 vần. Sau đây là Bảng Luật Thơ Tứ Tuyệt Luật Trắc Vần Bằng - 2 vần: 1. THƠ TỨ TUYỆT LUẬT TRẮC VẦN BẰNG - 2 VẦN (KHÔNG ĐỐI) BẢNG LUẬT: T - T - B - B - B - T - T B - B - T - T - T - B - B (vần) B - B - T - T - B - B - T T - T - B - B - T - T - B (vần) Ghi chú: Đây là bản chính luật (sẽ có bảng luật bất luận sau). Mới đầu chúng ta nên cố gắng giữ theo chính luật để âm điệu bài thơ được hay. Tuy có bị gò bó nhưng sau nầy sẽ dễ cho chúng ta hơn. Các tiếng cuối của các câu 2 và 4 bắt buộc phải cùng vần với nhau. Trước khi đi vào chi tiết của bài Tứ Tuyệt Luật Trắc Vần Bằng - 2 vần, chúng ta thử cùng nhau ngắt bài thơ Thất Ngôn Bát Cú ra thành nhiều bài Tứ Tuyệt để "nghiên cứu" và phân tích. Bài thơ Thất Ngôn Bát Cú có thể ngắt thành 4 bài thơ Tứ Tuyệt theo 4 cách như sau: - Bài 1: 4 câu đầu (1-4). - Bài 2: 4 câu cuối (5-8 ). - Bài 3: 4 câu giữa (3-6). - Bài 4: 2 câu đầu (1-2) và 2 câu cuối (7-8 ). Thí dụ: bài thơ sau đây: THĂNG LONG THÀNH HOÀI CỔ Tạo hóa gây chi cuộc hí trường Đến nay thắm thoát mấy tinh sương Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Nền cũ lâu đài bóng tịch dương Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt Nước còn cau mặt với tang thương Ngàn xưa gương cũ soi kim cổ Cảnh đấy người đây luống đoạn trường Bà Huyện Thanh Quan Ngắt ra: 1. Tạo hóa gây chi cuộc hí trường Đến nay thắm thoát mấy tinh sương Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Nền cũ lâu đài bóng tịch dương 2. Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt Nước còn cau mặt với tang thương Ngàn xưa gương cũ soi kim cổ Cảnh đấy người đây luống đoạn trường 3. Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Nền cũ lâu đài bóng tịch dương Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt Nước còn cau mặt với tang thương 4. Tạo hóa gây chi cuộc hí trường Đến nay thắm thoát mấy tinh sương Ngàn xưa gương cũ soi kim cổ Cảnh đấy người đây luống đoạn trường Nhận xét: Bài 1: Tứ Tuyệt 3 vần bằng. Bài 2: Tứ Tuyệt 2 vần bằng. Bài 3: Tứ Tuyệt 2 vần bằng. Bài 4: Tứ Tuyệt 3 vần bằng. Như vậy bài thơ Tứ Tuyệt có loại 3 vần và có loại 2 vần. Phân tích kỹ hơn, chúng ta nhận thấy một bài thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật là do hai bài thơ Tứ Tuyệt ghép lại mà thành, 4 câu đầu là Tứ Tuyệt 3 vần, 4 câu sau là Tứ Tuyệt 2 vần. Điểm đặc biệt đáng lưu ý là 4 câu giữa (3-4-5-6) đối nhau từng cặp một (câu 3-4 đối nhau, câu 5-6 đối nhau) theo phép đối thơ loại 7 chữ (còn gọi là đối ngẫu). Nếu chỉ làm thơ Tứ Tuyệt thường thì chúng ta không cần làm có đối. Nếu làm thơ Thất Ngôn Bát Cú thì bắt buộc phải có đối như đã nói trên. Dừng lại ở thơ Tứ Tuyệt, chúng ta có thể làm nhiều bài thơ Tứ Tuyệt cùng diễn tả chung một ý (một nội dung) gọi là Tứ Tuyệt Trường Thiên, dài bao nhiêu cũng được, nhưng nên ngắt ra từng đoạn, mỗi đoạn 4 câu. Muốn làm loại 3 vần cũng được (như bài thơ Hai Sắc Hoa Ti-gôn của T.T.Kh.). Muốn làm loại 2 vần cũng được (như bài thơ Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím của Kiên Giang Hà Huy Hà). Muốn làm lẫn lộn (mixed) vừa 3 vần vừa 2 vần cũng được. Bây giờ trở lại ý chính của bài Tứ Tuyệt 2 vần bằng. Vì chưa làm thơ Thất Ngôn Bát Cú nên chúng ta chỉ làm thơ Tứ Tuyệt không có đối (tương tự như loại 3 vần mà chúng ta đã làm ở bài 1). Vậy chúng ta cùng nhau bắt đầu làm bài thực hành BẢNG LUẬT: T - T - B - B - B - T - T B - B - T - T - T - B - B (vần) B - B - T - T - B - B - T T - T - B - B - T - T - B (vần) Bài thơ thí dụ để minh họa: 1. Xác pháo còn vương màu mực tím Thư tình vẫn thắm chữ yêu thương Nhưng ai lại nỡ quên thề ước Nước mắt nào vơi nỗi đoạn trường Hoàng Thứ Lang 2. Đọc áng thơ sầu sa nước mắt Nghe lời giã biệt giọt châu rơi Trời cao nỡ đoạn tình đôi lứa Kẻ nhớ người thương khổ cả đời Hoàng Thứ Lang 3. Yến phượng lìa đàn ai oán thảm Uyên ương lẻ bạn ngẩn ngơ sầu Đôi ta cách trở ngàn sông núi Ngắm mảnh trăng tàn lệ thấm bâu Hoàng Thứ Lang 4. Nếu chẳng cùng em chung lối mộng Anh vào cửa Phật nguyện tu hành Chuông chiều mõ sớm quên tình lụy Gởi lại am thiền mái tóc xanh Hoàng Thứ Lang 2. TỨ TUYỆT LUẬT BẰNG VẦN BẰNG - 2 VẦN (KHÔNG ĐỐI) BẢNG LUẬT: B - B - T - T - B - B - T T - T - B - B - T - T - B (vần) T - T - B - B - B - T - T B - B - T - T - T - B - B (vần) Ghi chú: Đây là bản chính luật (sẽ có bảng luật bất luận sau). Mới đầu chúng ta nên cố gắng giữ theo chính luật để âm điệu bài thơ được hay. Tuy có bị gò bó nhưng sau nầy sẽ dễ cho chúng ta hơn. Các tiếng cuối của các câu 2 và 4 bắt buộc phải cùng vần với nhau. Bài thơ thí dụ để minh họa: 1. Hè về đỏ thắm màu hoa phượng Ánh mắt buồn tênh buổi bãi trường Gạt lệ chia tay người mỗi ngã Âm thầm cố nén giọt sầu thương Hoàng Thứ Lang 2. Trên sông khói sóng buồn hiu hắt Dõi mắt phương trời nhớ cố hương Trắng xóa màn sương trời chớm lạnh Thương ai khắc khoải đoạn can trường Hoàng Thứ Lang -------------------- Mmm |
|
|
Apr 20 2009, 03:50 PM
Post
#21
|
|
Bảo vệ Tổ Quốc Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country |
Bài III - Câu đối trong thơ Đường luật CÂU ĐỐI TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Câu đối là gì ? Định nghĩa: Câu đối là những câu văn đi sóng đôi với nhau từng cặp. Những câu đối ngắn từ 3 đến 4 chữ gọi là tiểu đối, thường áp dụng trong thơ Lục Bát và thơ Song Thất Lục Bát. Từ 5 đến 7 chữ gọi là đối thơ, thường áp dụng trong thơ Ngũ Ngôn Bát Cú và thơ Thất Ngôn Bát Cú Ðường Luật. Từ 9 chữ trở lên gọi là đối phú, thường áp dụng trong các bài phú, các bài văn tế, thí dụ như bài Chiến Tụng Tây Hồ Phú hoặc bài Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc. Trong bài nầy chúng ta chỉ cùng bàn về câu đối 7 chữ mà thôi. Vì câu đối 7 chữ được ứng dụng trong bài thơ thất ngôn bát cú Đường Luật mà chúng ta sẽ cùng nghiên cứu phân tích sau nầy. Về luật bằng trắc thì mỗi chữ tương ứng vị trí của câu trước và câu sau, nếu chữ của câu trên bằng thì chữ của câu dưới phải trắc và ngược lại. Thí dụ: Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh Ngoài luật Bằng Trắc ra, một câu đối còn phải Chỉnh và Cân nữa. Chỉnh và Cân là phải tương xứng với nhau. Danh từ phải đối với danh từ, động từ phải đối với động từ, tính từ phải đối với tính từ. Riêng tính từ cũng có nhiều loại, chữ gợi hình phải đối với chữ gợi hình, màu sắc đối với màu sắc thí dụ "vàng" phải đối với "trắng", "ớt đỏ" phải đối với "cà xanh" ... chữ tượng thanh phải đối với chữ tượng thanh, thí dụ "mưa rơi tí tách" phải đối với "gió thổi rì rào" ... Trạng từ như "băn khoăn" phải đối với trạng từ "thổn thức" ... Chữ nặng phải đối nặng, chữ nhẹ phải đối nhẹ cho cân xứng. Mùi vị đối với mùi vị. Số lượng đối với số lượng. Mùa tiết đối với mùa tiết, phương hướng đối với phương hướng, thành ngữ đối với thành ngữ, chuyên ngữ đối với chuyên ngữ ... Đừng quên vừa đối từ loại vừa đối bằng trắc. Và nhất là 2 câu phải đối ý nghĩa với nhau. Ðối ý có nghĩa là chọi nhau, là cân (xứng) nhau. Thí dụ uống đối với ăn, mướp đối với bầu, giết đối với tha, Hạ đối với Thu, thấp đối với cao, ngắn đối với dài, biển đối với trời, núi đối với sông, cố quận đối với tha hương, đất lạ đối với trời xa, biển rộng đối với sông dài, xóm cũ đối làng xưa, uất hận đối với đau thương, má phấn đối với môi hồng , thiếu nữ đối với thanh niên, liệt nữ đối với anh hùng, phú đối với thơ, tiếng đối với lời, chữ đối với câu, nhạc đối với thơ v.v... Ngày xưa người ta cưới vợ gã chồng lựa nơi môn đăng hộ đối tức là hai bên gia thế phải tương xứng với nhau. Chúng ta có thể hiểu "đối" theo khái niệm này. PHÉP ÐỐI: Gồm có: - Đối luật (bằng trắc). - Đối ý. - Đối từ loại. - Danh từ riêng đối với danh từ riêng, danh từ chung đối với danh từ chung. - Tên người đối với tên người, tên nước tên địa phương đối với tên nước tên địa phương. - Từ kép đối từ kép, từ đơn đối từ đơn. - Hán-Việt đối Hán-Việt, Nôm đối Nôm (Nôm là tiếng thuần Việt). - vân vân ... Thí dụ: Quê người đón Tết không nghe pháo Đất khách chào Xuân chẳng thấy mai Chúng ta cùng nhau phân tích 2 câu trên: Câu trên: <--------------> Câu dưới: Quê (bằng, noun) <-----> Đất (trắc, noun) Người (bằng, noun) <-----> Khách (trắc, noun) Đón (trắc, verb) <-----> Chào (bằng, verb) Tết (trắc, noun) <-----> Xuân (bằng, noun) Không (bằng, adv) <-----> Chẳng (trắc, adv) Nghe (bằng, verb) <-----> Thấy (trắc, verb) Pháo (trắc, noun) <-----> Mai (bằng, noun) Câu đối 7 chữ thì vế trên chữ thứ 7 (chữ cuối) luôn luôn là thanh TRẮC, vế dưới chữ thứ 7 luôn luôn là thanh BẰNG. Câu đối 7 chữ cũng có 2 bảng luật: luật trắc và luật bằng, như sau: 1. BẢNG LUẬT TRẮC: T - T - B - B - B - T- T B - B - T - T - T - B - B Thí dụ: 1. Phượng vĩ tươi hồng khi nắng Hạ Ngô đồng héo úa lúc mưa Thu 2. Bán dạ kê thanh sầu bất giải Bình minh điểu ngữ lệ nan càn 2. BẢNG LUẬT BẰNG: B - B - T - T - B - B - T T - T - B - B - T - T - B Thí dụ: 1. Sau nhà chậu cúc vừa đơm nụ Trước ngõ cành mai mới trổ hoa 2. Bần cư náo thị vô nhân vấn Phú tại thâm sơn hữu khách tầm Chú ý: Phần câu đối nầy để ứng dụng cho Thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật cho nên chữ cuối cùng của vế trên phải luôn luôn là thanh trắc. Hoàng Thứ Lang -------------------- Mmm |
|
|
Apr 20 2009, 03:51 PM
Post
#22
|
|
Bảo vệ Tổ Quốc Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country |
Bài IV - Thơ Tứ Tuyệt vần bằng có đối
BÀI IV - TỨ TUYỆT VẦN BẰNG CÓ ĐỐI 1. TỨ TUYỆT LUẬT TRẮC VẦN BẰNG (CÓ ĐỐI) Chúng ta bắt đầu với Tứ Tuyệt Luật Trắc Vần Bằng có đối: A. BẢNG LUẬT 1 (3 vần): T - T - B - B - T - T - B (vần) B - B - T - T - T - B - B (vần) B - B - T - T - B - B - T (đối câu 4) T - T - B - B - T - T - B (vần) (đối câu 3) Thí dụ: Kẻ cuối người đầu một bến Tương Cùng nhau thức trọn suốt đêm trường Duyên thơ ý hợp lòng lưu luyến Nghĩa bút tâm đồng dạ vấn vương Hoàng Thứ Lang B. BẢNG LUẬT 2 (2 vần): T - T - B - B - B - T - T (đối với câu dưới) B - B - T - T - T - B - B (vần) (đối với câu trên) B - B - T - T - B - B - T T - T - B - B - T - T - B (vần) Thí dụ: Nguyệt lão không se đường chỉ thắm Tơ ông chẳng buộc mối dây hường Trăng thề đã vỡ làm hai mảnh Biển thảm non sầu mãi nhớ thương Hoàng Thứ Lang II. TỨ TUYỆT LUẬT BẰNG VẦN BẰNG (CÓ ĐỐI) A. BẢNG LUẬT 1 (3 VẦN): B - B - T - T - T - B - B (vần) T - T - B - B - T - T - B (vần) T - T - B - B - B - T - T (đối câu 4) B - B - T - T - T - B - B (vần) (đối câu 3) Bài thơ thí dụ: Chia tay buổi ấy nát can trường Gió lạnh ga chiều trắng xóa sương Lảnh lót còi tàu tan bóng nguyệt Âm u cột khói quyện hàng dương Hoàng Thứ Lang B. BẢNG LUẬT 2 (2 VẦN): B - B - T - T - B - B - T (đối với câu dưới) T - T - B - B - T - T - B (vần) (đối với câu trên) T - T - B - B - B - T - T B - B - T - T - T - B - B (vần) Bài thơ thí dụ: Nhìn theo mắt tủi tuôn dòng nhớ Ngoảnh lại mi sầu ứa giọt thương Vẫy vẫy tay chào che ngấn lệ Vì đâu mỗi đứa một con đường Hoàng Thứ Lang -------------------- Mmm |
|
|
Apr 20 2009, 03:53 PM
Post
#23
|
|
Bảo vệ Tổ Quốc Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country |
Bài V - Thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật vần bằng BÀI V - THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ ĐƯỜNG LUẬT VẦN BẰNG Thơ thất ngôn bát cú là loại thơ mỗi bài có 8 câu và mỗi câu 7 chữ, tức là chỉ có 56 chữ trong một bài thơ thất ngôn bát cú. Thơ thất ngôn bát cú có thể được làm theo hai luật: luật bằng và luật trắc. Về vần thì có hai loại: vần bằng và vần trắc. Tuy nhiên, các thi nhân thường hay làm theo vần bằng, tức là luật bằng vần bằng và luật trắc vần bằng. 1. LUẬT BẰNG VẦN BẰNG: - Luật bằng vần bằng là bài thơ mà tiếng thứ hai của câu đầu là tiếng bằng và các tiếng ở cuối các câu 1-2-4-6-8 phải vần với nhau và đều là vần bằng. 2. LUẬT TRẮC VẦN BẰNG: - Luật trắc vần bằng là bài thơ mà tiếng thứ hai của câu đầu là tiếng trắc và các tiếng ở cuối các câu 1-2-4-6-8 phải vần với nhau và phải là vần bằng. BỐ CỤC BÀI THƠ BÁT CÚ: - Câu số 1 dùng để mở bài (gọi là phá đề), câu số 2 dùng để chuyển tiếp vào bài (gọi là thừa đề). Hai câu này có tên là hai câu đề. - Hai câu 3 và 4 dùng để giải thích đề tài cho rõ ràng. Hai câu này có tên là hai câu trạng (có nơi gọi thuật hay thực). - Hai câu 5 và 6 dùng để bàn rộng nghĩa đề tài và được gọi là hai câu luận. - Hai câu 7 và 8 dùng để tóm ý nghĩa cả bài và được gọi là hai câu kết. Sau đây là bảng luật thơ: 1. LUẬT BẰNG VẦN BẰNG: B - B - T - T - T - B - B (vần) T - T - B - B - T - T - B (vần) T - T - B - B - B - T - T (đối câu 4) B - B - T - T - T - B - B (vần) (đối câu 3) B - B - T - T - B - B - T (đối câu 6) T - T - B - B - T - T- B (vần) (đối câu 5) T - T - B - B - B - T - T B - B - T - T - T - B - B (vần) 2. LUẬT TRẮC VẦN BẰNG: T - T - B - B - T - T - B (vần) B - B - T - T - T - B - B (vần) B - B - T - T - B - B - T (đối câu 4) T - T - B - B - T - T - B (vần) (đối câu 3) T - T - B - B - B - T - T (đối câu 6) B - B - T - T - T - B - B (vần) (đối câu 5) B - B - T - T - B - B - T T - T - B - B - T - T - B (vần) Bài thơ thí dụ làm mẫu để minh họa: 1. LUẬT BẰNG VẦN BẰNG: TRUNG THU Trăng thu toả sáng nhớ xa xăm Tháng tám chờ trông đến bữa rằm Mẹ dán lồng đèn chơi suốt sáng Cha làm trống ếch đánh quanh năm Xa rồi cảnh cũ lòng se lạnh Tiếc mãi ngày xưa lệ ướt dầm Chiếc lá chao mình trong gió sớm Nghe chừng vọng lại thoáng dư âm Hoàng Thứ Lang 2. LUẬT TRẮC VẦN BẰNG: TRĂNG THỀ VƯỜN THÚY Xót phận hồng nhan một Thúy Kiều Trâm thề quạt ước lỗi hương yêu Thanh lâu lịm kín đời xuân sắc Kỷ viện vùi sâu nét diễm kiều Gió Sở không vơi niềm tịch mịch Mưa Tần chẳng bớt nỗi cô liêu Xa xôi cách trở Kim lang hỡi Có thấu lòng em tủi hận nhiều Hoàng Thứ Lang -----o0o----- Ghi chú thêm: LUẬT BẤT LUẬN TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT Người làm Thơ Đường Luật phải tuân theo những luật lệ bắt buộc rất gắt gao nghiêm ngặt. Mà đã là luật rồi thì không thể sai phạm, có như thế bài thơ mới chính thống. Nếu không sẽ bị lai căng thành ra một loại thơ tạp giống như thơ "tự do" ngày nay (nhái theo thơ Cổ phong ngày xưa). Trong những luật lệ bắt buộc nói trên, có luật bằng trắc là cách sắp xếp âm điệu của bài thơ để nghe cho suông sẻ, êm tai, du dương, trầm bổng. Nếu không tuân theo luật nầy thì bài thơ đọc lên nghe rất chỏi tai, trắc trở, không hay. Tuy nhiên, để cho bớt gò bó trong việc tìm từ, kẹt ý ... thí dụ như gặp phải những từ kép hay những danh từ riêng chỉ nhân danh, địa danh, điển tích ... chúng ta không thể nào sửa đổi dấu giọng (bằng trắc) được. Do đó người xưa đã đặt ra Luật Bất Luận để "cởi trói" bớt cho người làm thơ. Theo bảng luật bất luận nầy thì: - Các tiếng ở vị trí thứ 2-4-5-6-7 của mỗi câu bắt buộc phải tuân theo luật bằng trắc (chính luật) mà bảng luật đã ấn định. - Các tiếng ở vị trí thứ 1 & 3 của mỗi câu không nhất thiết phải tuân theo luật bằng trắc mà bảng luật đã định. Tuy nhiên nên chú ý rằng mặc dù đã có luật bất luận nhưng tiếng nào theo luật định là trắc mà chúng ta làm bằng thì được, trái lại tiếng nào theo luật định là bằng mà chúng ta làm trắc thì không nên, đôi khi phạm phải lỗi "Khổ Độc" nữa. Vạn bất dắc dĩ, không tìm được tiếng nào hay hơn để thay thế thì chúng ta cũng có thể giữ y mà vẫn có thể chấp nhận được. Khi làm thơ càng cố gắng giữ đúng luật (chính luật) thì bài thơ càng hay về âm điệu. Bài thơ được đánh giá hay hay dở phần lớn là căn cứ vào các luật thơ, vì Thơ Đường Luật là Thơ Luật nghĩa là thơ phải làm theo luật. Bài thơ Đường Luật nếu bị sai luật dù cho nội dung, ý tứ, từ ngữ có hay cách mấy đi nữa thì cũng bỏ đi, không được chấp nhận. Sau đây là Bảng Luật Bất Luận: BẢNG LUẬT BẤT LUẬN THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ ĐƯỜNG LUẬT 1. LUẬT TRẮC: t - T - b - B - T - T - B b - B - t - T - T - B - B b - B - t - T - B - B - T t - T - b - B - T - T - B t - T - b - B - B - T - T b - B - t - T - T - B - B b - B - t - T - B - B - T t - T - b - B - T - T - B 2. LUẬT BẰNG: b - B - t - T - T - B - B t - T - b - B - T - T - B t - T - b - B - B - T - T b - B - t - T - T - B - B b - B - t - T - B - B - T t - T - b - B - T - T- B t - T - b - B - B - T - T b - B - t - T - T - B - B Ghi chú: chữ b-t là không cần giữ đúng luật, chữ B-T là bắt buộc phải giữ đúng luật. Ngoài ra Thơ Đường Luật là loại thơ "Độc Vận", nghĩa là chỉ gieo một âm vần duy nhất xuyên suốt cả bài thơ, không nên chen lẫn vào dù chỉ một âm vần khác, hay dở là ở chỗ nầy. Tóm lại Thơ Đường Luật nên gieo vần theo Chính Vận mà không nên dùng Thông Vận, vì toàn bài thơ chỉ có 5 vần thôi, đâu đến đổi khó tìm. Tuy nhiên trong những trường hợp bất khả kháng, người làm thơ vẫn có thể được phép dùng thông vận, nhưng càng ít càng tốt. Hoàng Thứ Lang -------------------- Mmm |
|
|
Apr 20 2009, 03:55 PM
Post
#24
|
|
Bảo vệ Tổ Quốc Group: Trang Chủ Posts: 11,665 Joined: 7-April 08 Member No.: 6 Country |
Bài VI - Thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật 4 vần bằng BÀI VI - THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ ĐƯỜNG LUẬT 4 VẦN BẰNG Như chúng ta đã biết, Thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật vần bằng là do sự ghép lại của hai bài Thơ Tứ Tuyệt Đường Luật vần bằng có đối. Bốn câu đầu là Tứ Tuyệt 3 vần, bốn câu sau là Tứ Tuyệt 2 vần. Thơ Thất Ngôn Bát Cú vần bằng có hai loại: - Thất Ngôn Bát Cú 5 vần. - Thất Ngôn Bát Cú 4 vần. Thất Ngôn Bát Cú 5 vần bằng thì chúng ta đã cùng nhau thực hành ở Bài IV. Bây giờ chúng ta làm quen với Thất Ngôn Bát Cú 4 vần bằng. Thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật 4 vần bằng là do sự ghép lại của hai bài Thơ Tứ Tuyệt 2 vần bằng có đối. Do đó tiếng cuối cùng của câu 1 phải là thanh trắc. Thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật 4 vần bằng có 3 cặp đối ngẫu: - Câu 1 và 2 đối nhau. - Câu 3 và 4 đối nhau. - Câu 5 và 6 đối nhau. Chỉ còn câu 7 và 8 không đối. Sau đây là bảng luật thơ: 1. LUẬT TRẮC: t - T - b - B - B - T - T (đối câu 2) b - B - t - T - T - B - B (vần - đối câu 1) b - B - t - T - B - B - T (đối câu 4) t - T - b - B - T - T - B (vần - đối câu 3) t - T - b - B - B - T - T (đối câu 6) b - B - t - T - T - B - B (vần - đối câu 5) b - B - t - T - B - B - T t - T - b - B - T - T - B (vần) Bài thơ thí dụ: TÌNH SẦU Lất phất hiên buồn mưa rả rích Vi vu ngõ vắng gió lao xao Tình không chung mộng thiên thu nhớ Duyên chẳng tròn mơ vạn cổ sầu Kiếp khác đôi mình vui hội ngộ Đời nầy hai đứa khổ xa nhau Từng dòng lệ tủi lăn trên má Thôi thế đành cam lỡ nhịp cầu Hoàng Thứ Lang 2. LUẬT BẰNG: b - B - t - T - B - B - T (đối câu 2) t - T - b - B - T - T - B (vần - đối câu 1) t - T - b - B - B - T - T (đối câu 4) b - B - t - T - T - B - B (vần - đối câu 3) b - B - t - T - B - B - T (đối câu 6) t - T - b - B - T - T- B (vần - đối câu 5) t - T - b - B - B - T - T b - B - t - T - T - B - B (vần) Bài thơ thí dụ: TƯƠNG TƯ Âm thầm đếm giọt mưa buồn đổ Lặng lẽ lau dòng lệ thảm rơi Ngang trái yêu đương hờn cách trở Lỡ làng mộng ước hận chia phôi Canh tàn tưởng bóng sầu không cạn Đêm vắng thương hình khổ khó vơi Em hỡi xin chờ nhau kiếp khác Đôi ta chung bước đẹp duyên đời Hoàng Thứ Lang ****** Ghi chú quan trọng: Trên đây là bảng Luật Bất Luận. Tiếng thứ 1 và 3 của mỗi câu không cần phải giữ theo chính luật. Tuy nhiên nếu tiếng đáng trắc mà làm ra bằng thì không sao nhưng nếu tiếng đáng bằng mà làm ra trắc thì không nên. Tiếng thứ 5 của mỗi câu phải tuyệt đối giữ theo chính luật. -------------------- Mmm |
|
|
Lo-Fi Version | Time is now: 19th November 2024 - 07:41 PM |