Welcome Guest ( Log In | Register )

14 Pages V  « < 5 6 7 8 9 > »   
Reply to this topicStart new topic
> PLEIKU( Gia Lai )
VanAnh
post May 12 2010, 11:35 AM
Post #73


Hạnh ngộ
***

Group: Năng Động
Posts: 5,776
Joined: 25-October 08
Member No.: 480
Country







Cường đô la – Dân chơi phải như thế nào ?


Cường dollar sinh năm 1982 (Nhâm Tuất), tên thật là Nguyễn Quốc Cường- một tay đua có hạng, một dân chơi đẳng cấp và một công tử luôn có nhiều gái đẹp vây quanh…

Gia cảnh Cường dollar

Với hàng ngàn héc ta rừng đã phải ngã xuống trong những năm 80, bà Nguyễn Thị Như Loan (còn gọi là Loan Méng) – mẹ của Quốc Cường đã tạo nên một cơ ngơi đồ sộ, một gia sản khổng lồ. Thời đó, cùng với ông Đoàn Nguyên Đức (tức bầu Đức nổi tiếng cá độ bóng đá và đại gia bất động sản, cao su sau này), bà Loan là một trong hai chủ buôn gỗ lớn nhất ở tỉnh Gia Lai.

Bà Loan là người sở hữu phần vốn góp khá lớn tại CTCP Quốc Cường Gia Lai, Quốc Cường Đà Nẵng, ĐTXD Thủy điện Quốc Cường, Phát triển nhà Hưng Thịnh… Riêng CTCP Quốc Cường Gia Lai còn có các công ty trực thuộc là XNTD Quốc Cường (100%); CT TNHH DT&PT nhà Quốc Cường (90%) và các dự án liên kết khác như Sài Gòn Xanh (39%, hợp tác với BIDV), The Mansion – Nguyễn Văn Linh (50%, hợp tác với Khang Việt), Giai Việt (50%, hợp tác Hoàng Anh Gia Lai)… Chưa kể các dự án độc lập khác như Khu dân cư P7, Q8, TP. HCM; Khu 6B Nguyễn Tri Phương-Nguyễn Văn Linh; Văn Phòng Nguyễn Thị Minh Khai… Thời hoàng kim (đầu năm 2007), ước tính tài sản theo giá thị trường của bà Loan lên tới khoảng 1-2 tỷ USD do giá cổ phiếu và bất động sản tăng chóng mặt. Trong số nữ “doanh nhân” tài ba và có tài sản lớn nhất Việt Nam không kém cạh gì bà Thái Hương (Ngân hàng Bắc Á), bà Nguyễn Thị Nga (SeAbank), Bà Dương Thị Bạch Diệp (hay còn gọi là Diệp Bạch Dương)… Đến nay, tuy thị trường chứng khoán và bất động sản giảm sút mạnh nhưng tài sản của Bà Loan vẫn còn khá lớn… Một số công ty, bà Loan đã giao quyền điều hành cho “quý tử” của mình.

Trong một gia đình như thế, Quốc Cường đã được cưng chiều hết mực, ngay từ bé đã tỏ ra là một công tử lắm tiền, sẵn sàng ném đô la vô tội vạ cho những cuộc chơi. Với Quốc Cường, mọi khoản chi tiêu đều được cậu quy đổi thành USD, ngay từ năm 11 tuổi, giới trẻ Pleiku đã gán cho Cường 1 cái biệt danh mà ai nghe qua cũng phải “nể”, đó là “Cường dollar”.



Tuy vậy, ở một thành phố nhỏ bé như Pleiku thì muốn được phung phí tiền bạc để mua vui thì quả thật đó là một điều không dễ dàng cho một cậu bé 15 tuổi. Và từ đây, Cường dollar đã bắt đầu rong ruổi những thú vui chết người trên “yên xe” ở lứa tuổi vị thành niên. Được sự nuông chiều của mẹ, 16 tuổi Cường dollar đã sở hữu 1 chiếc mô tô Yamaha đắt tiền. Nhắc đến Cường dollar trong những cuộc đua xe ở Phố núi, A.V, một trong những bạn bè cùng trang lứa Cường dollar, cho biết: “Trong 1 lần đua xe, đối thủ của Cường xin rút lui vì hết tiền, ngay lúc đó Cường móc bóp rút ngay 1 tờ 100USD đưa cho đối thủ mượn không cần trả để cuộc chơi có thể tiếp tục”. Chỉ bằng hành động như vậy, Cường dollar đã thể hiện sự ham mê tốc độ và khả năng “tiền bạc vô bờ bến” của mình.

Vào cấp 3, được gia đình “chạy”, Cường dollar cũng tìm được vị trí trong lớp chuyên Toán, 1 lớp khá giỏi của Trường PTTH chuyên Hùng Vương Gia Lai, tuy nhiên Cường dollar luôn là 1 học sinh kém nhất lớp. Học ở trường tuy không bằng ai nhưng ra đường, Cường dollar vẫn là một tay chơi khó ai theo kịp ở phố núi nhỏ bé.

Dường như mỗi người có một phần số, nhiều khi không thể chống lại được. Đùng một cái, biến cố cuộc đời lái người ta theo một hướng khác. Ngay từ năm 17 tuổi, Cường dollar đã sớm mất cha… Không biết “Nhâm biến vi Vương” như thế nào nhưng sau đó, Cường dollar đã làm “vua phố núi”…



Sinh năm Nhâm Tuất, Cường dollar cũng hay để chó trong xe

Những ngày còn học lớp 12, Cường dollar thường cầm lái 1 chiếc xe Matiz đến trường và về nhà. Dĩ nhiên sẽ có một tài xế thường xuyên ngồi sát bên và kiêm luôn nhiệm vụ đem xe về nhà khi Cường dollar vào lớp, đánh xe đến trường lúc tan học để cậu qúy tử lái về nhà cách đấy chừng 500m.



Sau ba năm Trung học, Cường dollar được gia đình tìm cách đưa sang Mỹ du học. Nhưng với học lực “trung bình”, sức khoẻ kém, cậu ta đã không vượt qua được các cuộc sát hạch. Australia (nơi Cường OZ học tập) đã trở thành lựa chọn cho sự học của Cường dollar. Với việc đi về thường xuyên như “cơm bữa”, Cường dollar đã chuyển hẳn vào Sài Gòn sống.



Du nhập lối sống Tây Phương, được sự chu cấp tuyệt đối của mẹ, cùng với máu mê tốc độ, Quốc Cường đã trở nên một tay chơi có hạng giữa Sài Gòn hoa lệ. Cùng với những chiếc xe hơi đắt tiền, những cuộc vui “trưởng giả”, xa hoa, Quốc Cường đã gieo mình vào nhiều “chuyến đua định mệnh” và đã nhiều lần bị công an giữ xe, bắt giam… nhưng vẫn không hề hấn gì…



Sau mỗi lần như thế này, tên tuổi và đẳng cấp của Cường dollar lại tăng thêm một bậc…

Cường dollar và những chiếu siêu xe

Rolls Royce, Ferrari, Lamborghini… những thương hiệu xa xỉ nhất thế giới đều hiện diện trong biệt thự của Cường dollar… Nói về số lượng xe của Cường dollar thì đố ai đếm được, chỉ biết rằng đối với dòng xe thể thao ưa thích là Lamborghini và Ferrari thì Cường đôla cũng đã sử dụng cả, trong đó có Lamborghini Gallardo SE, Lamborghini Gallardo, Ferrari 360 Spider, Ferrari F430, Ferrari F430 Spider…









Ferrari thể thao và Rolls-Royce Phantom



--------------------

Cõi mơ
Go to the top of the page
 
+Quote Post
VanAnh
post May 12 2010, 11:42 AM
Post #74


Hạnh ngộ
***

Group: Năng Động
Posts: 5,776
Joined: 25-October 08
Member No.: 480
Country











Lamborghini và Ferrari



Hàng xóm cũng phải ngó nhìn những chiếu siêu xe của Cường dollar
Trong số các siêu xe của mình, không phải cái nào Cường dollar mới gắn mác “phố núi” của mình. Chính vì vậy khi chiếc Ferrari 430 Spider xuất hiện trên đường phố Sài Gòn ai ai cũng phải trầm trồ ngạc nhiên vì siêu xe mui trần tuyệt đẹp này lại có “hộ khẩu” Gia Lai – xe mang biển 81K 6789. Chiếc xe này mang biển: 6789 vừa là số tiến, vừa có nghĩa là “San bằng tất cả”. Được chúng bạn khen nức lời, từ đây, Cường dollar bắt đầu quan tâm đến biển đẹp và số đẹp…





Chiếc ghế thửa có giá đến 2.600 USD







Đồ chơi “hộp số” kiểu F1 này cũng có giá trị 11.000 USD đấy các bạn à.


--------------------

Cõi mơ
Go to the top of the page
 
+Quote Post
VanAnh
post May 12 2010, 11:47 AM
Post #75


Hạnh ngộ
***

Group: Năng Động
Posts: 5,776
Joined: 25-October 08
Member No.: 480
Country





Đố các bạn biết chiếc bạt phủ xe có giá bao nhiêu?
Trong số các siêu xe của mình, nhiều nhất và được sử dụng thường xuyên nhất chính là dòng xe thể thao danh tiếng là Lamborghini (mà dân chơi xe Việt Nam vẫn gọi là “bò”), tiếp đến là Ferrari (“ngựa”)… Mỗi lần lăn bánh trên đường phố Sài Gòn và đi du lịch, ai ai cũng phải ngắm nhìn và trầm trồ…















Tất nhiên, cả lúc đi du lịch nữa chứ…



Bóng xanh chứ không phải bóng hồng…



Tranh thủ lại gần chiếc Ferrari


--------------------

Cõi mơ
Go to the top of the page
 
+Quote Post
VanAnh
post May 12 2010, 11:53 AM
Post #76


Hạnh ngộ
***

Group: Năng Động
Posts: 5,776
Joined: 25-October 08
Member No.: 480
Country





Nghía vào xem có gì không?



À, có chữ “Quốc Cường Gia Lai” được khắc trên táp lô(ảnh chụp đầu tháng 08/2008 tại Nha Trang)
Nhiều xe nên Cường dollar cũng thoáng tính… Có lần, Cường dollar còn cho một người bạn mượn chiếc xe Lamborghini đã lỗi mốt để test tốc độ và âm thanh của Lamborghini. Sau khi đã chọn lơ (lái xe) thiện chiến nhất của mình mà anh chàng tài xế này cũng không dám nhấn hết chân ga và thậm chí mụ mẫm cả người khi “rẽ phải” thành “rẽ trái”… thì cũng đủ biết thế nào rồi đấy…
Mặc dù chơi xe đã lâu nhưng 2 năm gần đây, Cường dollar mới quan tâm đến biển đẹp… Tuy nhiên, thời gian qua, Cường dollarr đã dính vào vụ rắc rối chuyện 1 xe 2 biển và 2 biển 1 xe…



Chuyện là thế này… Biển kiểm soát xe ô tô “tứ quý 8″ (81k-8888) từng được Công an Gia Lai cấp cho chiếc xe Bentley Flying (màu xanh) của Cường dollar. Sau đó, Cường dollar đã bán xe Bentley và đem hồ sơ sang tên cho người sở hữu mới (ở TP Hồ Chí Minh).



Đăng ký chiếc RR của Cường “đô-la”




Xe siêu sang song hành cùng điện thoại siêu đắt GoldVish. Chiếc GoldVish Violent Numbers trong hình có vỏ bọc vàng và đính 190 viên kim cương trên bàn phím, giá trong khoảng 50 đến 60 ngàn USD!





So với Nokia Sirocco kèm them Lamborghini trước đó…



… chiếc GoldVish, thương hiệu điện thoại của Thụy Sĩ đẳng cấp hơn rất nhiều. Đúng là điện thoại dành cho các triệu phú (giá từ 24 ngàn USD – 1,3 triệu USD)
Bằng dollar, Cường đã “phù phép” để Phòng CSGT Công an Gia Lai đã chuyển tên, ghi thu hồi biển số nhưng thực tế không thu biển mà cấp lại biển kiểm soát 81K-8888 cũ cho “đại gia” Nguyễn Quốc Cường để gắn lại trên chiếc xe mới tậu được loại Rolls-Royce màu trắng.



Không có gì là không thể: chiếc Rolls Royce mang biển kiểm soát “tứ quý 8″ của chiếc Chiếc Bentley Flying Spur cũ của “công tử phố núi”
Và khi CSGT đường bộ Công an TP Hồ Chí Minh kiểm tra tạm giữ xe ô tô 81K-8888 của Nguyễn Quốc Cường thì vụ việc trên mới bị phanh phui. Trước đó, chiếc Rolls Royce của Cường dollar cũng được giới chơi xe cho rằng đã sử dụ biển giả “tứ quý 6″…

Lắm xe là thế nhưng Cường dollar cũng kén chọn dân chơi xe… Điều này có thể thể hiện rõ việc Cường dollar chẳng thèm ngó ngàng gì đến Đại hội dân chơi xe năm 2007…

Năm nay chắc cũng không ngoại lệ, Cường dollar không thèm tham gia các Đại hội “rẻ rách” này. Thay vào đó, “đại gia” này vừa đánh tiếng với mấy “thiếu gia” khác tụ tập vào cuối năm nhân dịp một số bạn bè của anh về nước.


--------------------

Cõi mơ
Go to the top of the page
 
+Quote Post
AnAn
post May 14 2010, 07:18 AM
Post #77


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 6,737
Joined: 12-November 08
Member No.: 702
Country










Cồng chiêng trên phố núi


Bài Cúc Hoa

Đến với lễ hội cồng Đến với lễ hội cồng chiêng tại Gia Lai chiêng tại Gia Lai năm nay mới thấy năm nay mới thấy được sức lan tỏa và được sức lan tỏa và cộng cảm giữa các cộng cảm giữa các nền văn hóa cồng nền văn hóa cồng chiêng, không chỉ chiêng, không chỉ riêng các dân tộc riêng các dân tộc Tây Nguyên mà Tây Nguyên mà còn có nhiều nước còn có nhiều nước Đông Nam Á khác Đông Nam Á khác

Phố núi Pleiku thơ mộng trong những ngày giữa tháng 11 vừa qua đã hân hoan chào đón hàng vạn du khách, nghệ sĩ, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về tham dự Festival Cồng chiêng quốc tế 2009 - một bữa tiệc cồng chiêng tưng bừng, rộn rã và đầy màu sắc.

Tưng bừng khai hội

Lễ khai mạc hoành tráng của Festival Cồng chiêng quốc tế 2009 với chủ đề “Âm vang cồng chiêng và sức sống Tây Nguyên” đã làm thỏa lòng mong mỏi của hàng vạn người. Quảng trường 17/3 của thành phố Pleiku như được khoác lên chiếc áo mới rực rỡ, đầy sức sống nhờ chương trình trình diễn nghệ thuật cồng chiêng dài 70 phút, huy động 3.000 nghệ nhân, diễn viên trong nhiều đại cảnh, tái hiện trọn vẹn khung cảnh, thần thái, sức sống của đất và người Tây Nguyên. Thiên nhiên vừa hoang sơ, vừa hùng vĩ với những dòng suối khi cuồn cuộn tuôn chảy, lúc hiền hòa uốn lượn, rừng xanh bao la, gió ngàn lồng lộng… được các nghệ sĩ thể hiện trong diễn cảnh “Đến với cao nguyên” đầy mời gọi. Mười một dân tộc chủ nhân của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận (Bahnar, Jrai, Ê đê, Mạ, Cơ ho, Chu Ru, Xơ Đăng, Giẻ Triêng, Brâu, Rơ Măm, M‘Nông) cùng nhau thể hiện đại cảnh Hòa tấu sức sống đại ngàn nhằm nói lên sức sống mạnh mẽ và tinh thần đoàn kết của đồng bào Tây Nguyên.

Đến với lễ hội cồng chiêng tại Gia Lai năm nay mới thấy được sức lan tỏa và cộng cảm giữa các nền văn hóa cồng chiêng, không chỉ riêng các dân tộc Tây Nguyên mà còn có nhiều nước Đông Nam Á khác như Lào, Campuchia, Myanmar, Philippines, Indonesia… Dàn cồng chiêng của mỗi nước có những đặc trưng riêng về chất liệu, hình dáng, âm sắc và lối chơi của các nghệ nhân. Nếu như ở các nước, dàn cồng chiêng thường được cố định và người nghệ sĩ ngồi yên trình diễn thì các dân tộc ở Tây Nguyên thường nhảy múa thành vòng tròn khi diễn tấu. Sau những màn trình diễn tập trung trong lễ khai mạc đêm 12/11, du khách có dịp thưởng thức nhiều tiết mục đặc sắc của các đoàn cồng chiêng trong và ngoài nước tại những địa điểm du lịch nổi tiếng của thành phú Pleiku như Khu Du lịch sinh thái Về Nguồn, Quảng trường 17/3, Công viên Đồng Xanh, Diên Hồng… Nhờ đó, mọi người được dịp hiểu thêm về cuộc sống sinh hoạt cộng đồng và thế giới tâm linh của các dân tộc. Tiếng cồng, tiếng chiêng đã gắn liền với vòng đời của mỗi con người, gắn liền với những thời khắc linh thiêng của cộng đồng trong các lễ hội mừng lúa mới, mừng chiến thắng…

Hương vị phố núi - chưa xa đã nhớ

Có lẽ, chưa bao giờ phố núi Pleiku đón một lượng du khách tấp nập như dịp này. Festival Cồng chiêng quốc tế 2009 chỉ diễn ra trong bốn ngày, từ 12 đến 15/11 với nhiều hoạt động khít khao nhưng nhiều người cũng tranh thủ thời gian, thoát ra khỏi không khí lễ hội náo nhiệt để khám phá chút hương vị của phố núi theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Cho một chút tỉnh táo đầu ngày, nhiều người tranh thủ dậy sớm, cùng bạn bè nhâm nhi tách cà phê với hương vị đặc trưng của Tây Nguyên. Phố núi lúc sáu, bảy giờ sáng vẫn còn sương mù lãng đãng phủ khắp các con đường quanh co, nhiều đèo dốc. Cái lạnh se se khiến cảm giác ấm áp bên ly cà phê càng thêm đậm đà. Địa chỉ nổi tiếng nhất mà cả người dân địa phương lẫn du khách thường tìm tới là Cà phê Thu Hà trên đường Nguyễn Thái Học. Mới đặt chân đến quán này, nhiều người không hiểu vì sao một không gian giản dị lại đắt khách đến vậy. Tuy nhiên, phải kiên nhẫn ngồi xuống ghế, đợi trong chốc lát để có được một tách cà phê nho nhỏ, hớp vào một ngụm để cảm nhận hết sự đậm đà khó tả của những giọt đắng Tây Nguyên. Ngoài ra, du khách có thể tìm đến đường Wừu - con đường dốc tập trung nhiều quán cà phê lãng mạn, không gian thoáng mát. Ngoài những giọt cà phê đậm đà, những quán này thu hút du khách bởi lối bài trí thơ mộng, gần gũi với thiên nhiên, thể hiện sự chăm chút tỉ mỉ của chủ nhân, ngay cả trong cách đặt tên. Có những cái tên “không thể nào quên” như Cà phê Đùng Đình, Cà phê Chưa đặt tên…

Với những ai không thích la cà mà muốn có một bữa sáng cho “vững bụng” thì phở khô - đặc sản Gia Lai - là ưu tiên số một. Phở khô là tên gọi của người địa phương, nhưng với nhiều du khách, món ăn này là một sự kết hợp độc đáo giữa hủ tiếu nam vang và… phở bò. Sợi phở khô được làm từ bột gạo, khá mảnh và dai, được trụng sơ rồi trộn với thịt bằm, tỏi, hành phi và tốp mỡ. Tuy nhiên, tô phở sẽ hấp dẫn hơn nếu cho thêm ít tương pha ớt bằm (tương hột giã nhuyễn) để có chút vị mằn mặn và beo béo. Nước dùng đi kèm tuy không trong veo như món phở ở các địa phương khác nhưng có mùi thơm và vị ngọt đậm đà của thịt bò xắt mỏng. Một “thổ địa” tại đây đưa chúng tôi đến quán phở Hồng trên đường Nguyễn Văn Trỗi - nơi tô phở có giá 22 ngàn đồng, thuộc hàng đắt đỏ nhất tại Pleiku. Tuy đắt nhưng quán này lúc nào cũng tấp nập khách ra vào, nếu phải đứng đợi một lúc để “xí bàn” thì cũng là “chuyện thường ngày ở huyện”. Bù lại, được thưởng thức những sợi phở khô hương vị đậm đà, đựng trong những chiếc tô sứ trắng ngần cùng với đĩa giá trụng, rau thơm, ngò gai được nhặt rửa sạch sẽ cũng đủ làm dịu lòng những thực khách khó tính nhất.

Những ngày lễ hội bận rộn, nếu chưa có dịp thưởng thức hết các món ngon của phố núi, hãy đến bất cứ ngôi chợ nào ở Pleiku, du khách sẽ dễ dàng tìm thấy những túi măng khô để mang về nhà chế biến hoặc làm quà. Măng khô Pleiku là một nguyên liệu không thể thiếu khi nấu bún măng hoặc kho với thịt và trứng. Lên Pleiku những ngày gần Tết Nguyên đán, mua về vài túi măng khô, chuẩn bị cho nồi thịt kho tàu cúng ông bà trong ba ngày Tết hoặc biếu bà con, họ hàng cũng đượm nghĩa tình. Các dân tộc ở Tây Nguyên thường nhảy múa thành vòng tròn khi diễn tấu cồng chiêng

Cồng chiêng trước giờ khai hội



[Cập nhật]

11/11/2009

Những âm thanh mê hoặc của cồng chiêng từ đại ngàn Tây Nguyên sẽ ngân vang trong Festival cồng chiêng quốc tế 2009 tại Gia Lai (từ ngày 12-15.11).
Trên nhiều con phố của TP Pleiku từ nhiều tháng nay đã rộn ràng không khí lễ hội. Hệ thống đèn trang trí trị giá hơn 2 tỉ đồng khiến phố núi Pleiku càng huyền ảo khi về đêm. Chính quyền tỉnh Gia Lai đã chi gần 7 tỉ đồng để tu bổ, chỉnh trang đô thị Pleiku.

Dù còn một ngày nữa mới khai hội nhưng hàng ngàn du khách trong và ngoài nước đã có mặt tại Pleiku. Chỉ riêng khách mời và số nghệ nhân thuộc 58 đoàn cồng chiêng của Gia Lai cũng như của các tỉnh, thành trên cả nước đã xấp xỉ 3.000 người. Toàn bộ hơn 3.000 phòng của các cơ sở lưu trú đã được đặt từ hơn hai tháng trước. Nhu cầu đến Gia Lai bằng đường hàng không cũng tăng đột biến. Trước tình hình này, Vietnam Airlines đã quyết định tăng chuyến bay trong dịp lễ hội. Cụ thể, ngoài lịch bay thường xuyên, từ ngày 11, 12 và 15, 16.11, mỗi ngày sẽ có thêm 2 chuyến bay từ Hà Nội - Pleiku, TP.HCM - Pleiku và ngược lại.

Các đoàn khách quốc tế gồm Lào, Philippines, Indonesia, Campuchia, Myanmar - theo thông tin từ ban tổ chức - cũng đang trên đường di chuyển đến phố núi Pleiku. Lễ hội này cũng là dịp để cồng chiêng Tây Nguyên - nơi được nhiều nhà nghiên cứu xem là cái nôi cồng chiêng của nhân loại - cất tiếng với quan khách quốc tế. Lễ khai mạc dự kiến diễn ra vào 20 giờ ngày 12.11. Mọi công tác chuẩn bị đến giờ này đã tương đối chỉn chu. Ông Phan Xuân Vũ, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Gia Lai, Thường trực ban tổ chức cho biết: “Công tác chuẩn bị, hậu cần đã sẵn sàng. 200 tình nguyện viên, trên 350 lái xe và nhân viên phục vụ được tập huấn kỹ càng để đón các đoàn khách”.

Hầu hết các đoàn cồng chiêng trong tỉnh đã có mặt tại Pleiku. Già Ksor Mơn, một thành viên của đội cồng chiêng huyện Ia Pa vui mừng: “Dù nhiều người bị mất mát trong đợt lũ dữ vừa qua nhưng đã bất chấp khó khăn đến đây dự lễ hội. Mình muốn nghe chiêng của các dân tộc khác nên cái chân cứ muốn đi”. Và ngoài trình diễn chiêng, hai loại hình nghệ thuật của người bản địa là chỉnh chiêng, tạc tượng cũng được thể hiện trong festival. Nay Phai, một nghệ nhân chỉnh chiêng nổi tiếng của Gia Lai cũng như toàn Tây Nguyên, cho biết rất háo hức khi đến tham dự lễ hội. Bên cạnh đó, Hội thảo khoa học về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được tổ chức cũng là dịp để các nhà quản lý, nghiên cứu hiến kế nhằm giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của loại hình nghệ thuật này.

Dịp này, Công ty CP du lịch dịch vụ văn hóa Gia Lai trưng bày chiếc chiêng đồng lớn nhất Việt Nam. Chiêng có đường kính 2,5m, nặng 700 kg do nghệ nhân đúc đồng Dương Ngọc Truyền ở làng Phước Kiều (H.Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) thực hiện. Chiêng đặt tại Công viên văn hóa Đồng Xanh ở xã An Phú, TP Pleiku. Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam đã đồng ý trao giấy xác lập và Cúp lưu niệm kỷ lục chiếc chiêng đồng lớn nhất Việt Nam vào dịp festival này.


--------------------
***Bình yên một thoáng***
Go to the top of the page
 
+Quote Post
AnAn
post May 14 2010, 07:47 AM
Post #78


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 6,737
Joined: 12-November 08
Member No.: 702
Country






Theo chân" các ngọn núi lửa Việt Nam


Sau nhiều chuyến thám sát lẻ tẻ với mong muốn tha thiết về một tour du lịch tìm hiểu miệng núi lửa - các kiến tạo núi lửa tuyệt đẹp ở Việt Nam, vừa qua tôi đã “hướng đạo” cùng đoàn làm phim tài liệu khoa học của VTV2 (Đài truyền hình Việt Nam) thực hiện bộ phim dài tập về các kỳ quan mang tên núi lửa (dự kiến phát trong tháng 10-2009). Xin chia sẻ ghi nhận từ các chuyến đi.
Với tôi, những ngọn núi lửa đang phun trào hoặc tạm ngủ yên luôn lãng mạn và gợi nhiều xúc cảm khám phá. Những miệng núi lửa, dấu tích núi lửa dọc dải đất Việt Nam còn là các ô cửa huyền diệu nhất để hiểu thêm lịch sử hình thành vùng đất mà nghìn đời cha ông ta và muôn đời con cháu tiếp sau đã, đang và sẽ sinh sống.

Các nhà khoa học trong và ngoài nước từ lâu đã chứng minh dọc dài nước Việt Nam, đặc biệt ở khu vực miền Trung và Tây nguyên, núi lửa từng hoạt động dữ dội, trong nhiều đợt, ở nhiều giai đoạn khác nhau. Nhiều tài liệu khoa học chính thống, cả trong tâm thức của đồng bào bản địa, đều có sự hiện diện của cái gọi là núi lửa.

Tuy nhiên, dường như việc nghiên cứu, tìm hiểu, quảng bá các kỳ quan dính dáng đến núi lửa (đang ngủ) ở nước ta vẫn còn là miền đất... bỏ trống. Trong khi những miệng núi lửa ở Tây nguyên đẹp đến bàng hoàng, các thành tạo của dòng dung nham tuôn trào từ thượng cổ đều xứng danh là những thắng cảnh tuyệt mỹ của quốc gia.

Ở Tây nguyên, Pleiku là thành phố nằm bên 15 ngọn núi lửa, có ngọn núi tên là Núi Lửa, có dòng Núi Hoa do nham thạch cháy bỏng tuôn ra giữa đất trời lộng lẫy như hoa, có Biển Hồ đẹp kỳ bí là những miệng núi lửa âm. Đắc Lắc có thác Gia Long đẹp đến nỗi ông Bảo Đại phải đem tên “tổ phụ” mình ra để đặt tên cho con nước ào lên giữa chất ngất các cột bazan núi lửa đã đông kết từ hàng triệu năm trước.

Rồi thắng cảnh quốc gia Ghềnh đá đĩa, vùng badan dạng cột Ba Làng An (Quảng Ngãi), năm miệng núi lửa khổng lồ ngoài đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), các ngọn thác nổi tiếng Dray Soap, Trinh Nữ... tất cả đều là những thành tạo do núi lửa.




Đứng ở mỗi góc trong khu vực Pleiku, ta đều nhìn thấy núi lửa Hàm Rồng có một hình dạng khác nhau. Có khi là hình thang (chóp nón cụt), có khi là hình tròn như phần bụng của lọ lục bình ai đó chôn một nửa dưới lòng đất

Đứng ở mỗi góc trong khu vực Pleiku, ta đều nhìn thấy núi lửa Hàm Rồng có một hình dạng

khác nhau. Có khi là hình thang (chóp nón cụt), có khi là hình tròn như phần bụng của lọ lục

bình ai đó chôn một nửa dưới lòng đất

Ở cửa ngõ quốc lộ chạy từ Buôn Ma Thuột sang Gia Lai, thành phố cao nguyên Pleiku đón chào bạn bằng núi Hàm Rồng với vàng rực hoa cúc quỳ. Từ điểm nhìn đó, bạn sẽ thấy rõ núi Hàm Rồng được tách làm đôi để hõm giữa cho dòng nham thạch phá vỡ miệng phễu tròn chảy ra, hình thành nên các vùng đất badan màu mỡ...

Núi Hàm Rồng (còn gọi là núi Chư Hơ Đông, núi Hòn Rồng) là miệng núi lửa nổi tiếng nhất Tây nguyên bởi nó cao hơn 1.000m so với mực nước biển, là đỉnh cao nhất khu vực Pleiku với cái miệng tròn xoe hình phễu khổng lồ. Bởi nữa: Hàm Rồng mang đầy đủ những đặc tính tiêu biểu của một miệng núi lửa dương (nổi trên mặt đất - để so sánh với các miệng núi lửa âm lõm sâu dưới lòng đất, thường là các lòng hồ, như Biển Hồ chẳng hạn).

Tôi, PGS.TSKH Trịnh Dánh, và đoàn làm phim khoa học của VTV2 (Truyền hình Việt Nam) đã bỏ mấy ngày trời để đi... vòng quanh Hàm Rồng, thưởng thức các điểm ngoạn mục nhất của ngọn núi lửa này. Ông Dánh, nguyên là giám đốc Bảo tàng địa chất Việt Nam, người nổi tiếng với đề tài cấp quốc gia về các công viên địa chất, khu bảo tồn địa chất đặc biệt của Việt Nam (trong đó nhấn mạnh đến các kỳ quan núi lửa), người đã lăn lộn tìm hiểu về địa chất khu vực Tây nguyên từ sau năm 1975.

Leo lên tòa nhà 12 tầng của Hoàng Anh Gia Lai, cao nhất Pleiku, thì Hàm Rồng mờ ảo trong sương khói với cái miệng phễu chảy dung nham chảy dài ra góc phải của ảnh (ảnh trên); nhưng đứng dưới quốc lộ phóng tầm mắt ngước lên thì Hàm Rồng sừng sững, mỗi ngôi nhà chỉ như cọng lá dưới chân nó



Leo lên tòa nhà 12 tầng của Hoàng Anh Gia Lai, cao nhất Pleiku, thì Hàm Rồng mờ ảo

trong sương khói với cái miệng phễu chảy dung nham chảy dài ra góc phải của ảnh (ảnh trên);

nhưng đứng dưới quốc lộ phóng tầm mắt ngước lên thì Hàm Rồng sừng sững, mỗi ngôi nhà

chỉ như cọng lá dưới chân nó

Khi núi lửa hoạt động, nham thạch “bức bối” phá tung bề mặt quả đất ra, hình thành nên cái lỗ rất tròn rồi từ đó phun ra. Với các miệng núi lửa dương, núi nhô lên mặt đất, nhưng lòng núi rỗng, hõm sâu xuống, hình thành nên những miệng phễu phía trong quả núi (miệng núi lửa) đang nhô lên. Miệng phễu hướng thẳng lên trời. Vì thế, ví dụ núi Hàm Rồng trông xa có hình dạng như hình thang, thật ra nó là hình chóp nón cụt mất phần ngọn. Điểm cụt của chóp nón đó chính là miệng phễu khổng lồ để dung nham tuôn ra...


Để hình dung được điều này, chúng ta lại phải vượt 30km về núi Chư Đăng Ya (huyện Chư Pả, tỉnh Gia Lai).

Đứng phía dưới núi Chư Đăng Ya (tiếng địa phương là ngọn núi có nhiều củ gừng mọc tự nhiên), núi rất tròn. Nhưng khi leo nửa ngày lên đến đỉnh, miệng núi sẽ mở ra một thung lũng tương đối lớn, bốn bề vách núi vuốt ngược lên, bạn nằm trong một cái lòng chảo tuyệt đẹp, cây lương thực do bà con xung quanh trồng vàng ươm, xanh ngát.

Nhưng thật ra không hẳn như thế, miệng núi tròn, rỗng trong bụng như cái lòng bát loa, song nó có một đường rãnh để thoát nước. Đó cũng chính là con đường để dung nham tuôn ra từ triệu năm trước, giống như một bát cháo nóng đã bị nghiêng rồi vỡ một góc miệng bát cho cháo chảy ra, hình thành các cánh đồng màu mỡ dưới kia.

Bà con từ dưới Phù Cát, Bình Định lên đây làm ăn, vì đất trong bụng núi lửa cực kỳ màu mỡ, cảm giác một vài trận mưa to nước sẽ tràn lên, lập tức miệng núi lửa Chư Đăng Ya biến thành một cái bát loa chứa nước tròn xoe




Bà con từ dưới Phù Cát, Bình Định lên đây làm ăn, vì đất trong bụng núi lửa cực kỳ

màu mỡ, cảm giác một vài trận mưa to nước sẽ tràn lên, lập tức miệng núi lửa Chư Đăng Ya

biến thành một cái bát loa chứa nước tròn xoe




Trong cái nắng vàng ươm mà chói gắt, chúng tôi leo lên đỉnh Chư Đăng Ya. Ở trên cao, nhìn nơi dòng dung nham thiêu đốt thế gian từng phun ra, rõ ràng là một lòng chảo.

Khỏi phải nói, bạn tôi, đạo diễn Nguyễn Hoàng Lâm, trưởng phòng phim tài liệu khoa học của VTV2 (giữa ảnh), sung sướng tới mức nào khi được tác nghiệp ở một kỳ quan chưa có sách sử (hay bất cứ bài báo, tấm ảnh nào) miêu tả như thế này.

PGS Trịnh Dánh “dẫn chương trình” về núi lửa cho VTV2 ngay trước “cửa thoát” của dòng dung nham, nơi ngọn núi bị xẻ làm hai phần hình tròn phía sau ảnh




PGS Trịnh Dánh “dẫn chương trình” về núi lửa cho VTV2 ngay trước

“cửa thoát” của dòng dung nham, nơi ngọn núi bị xẻ làm hai phần hình tròn phía sau ảnh

Cũng khỏi phải bàn, khó có nơi nào màu mỡ đến thế, khó có nơi nào mà luống khoai luống đỗ của bà con lại dựng lên giữa những thành quách thẳng đứng như thế này. Chú em quay phim từ Hà Nội vào cứ nhảy cẫng lên khi dùng ống kính góc rộng, “ăn” cảnh toàn (bao quát) tất cả cái chảo gang khổng lồ mang tên miệng núi lửa tròn xoe.




Chúng tôi đã đi rất nhiều khu vực núi lửa, không hiểu sao trong lòng núi lửa thường xuyên không có nắng, bóng râm cứ phủ vào đó một sắc màu bí ẩn. Vì thế ruộng rẫy của bà con “lên màu” rất dịu dàng. Ngồi mệt, lại lăn lóc cạnh những quả bom núi lửa tròn vo rất ngộ nghĩnh, cứ như có người khổng lồ nào đó đã nặn những viên bi lớn mà chưa kịp bỏ vào lò nung.

Ở Bảo tàng Địa chất Việt Nam (Hà Nội), PGS Trịnh Dánh và các đồng nghiệp đã sưu tầm được rất nhiều quả bom núi lửa mang về trưng bày. Khi khối dung nham nổ long trời lở đất túa ra không gian, nó bay tít trên chín tầng mây. Chịu một lực xoáy từ trong “tâm chấn” nên xoáy như viên đạn AK bắn ra khỏi nòng. Bây giờ rỡ đất đá ở miệng núi lửa ra, ông Dánh vẫn phát hiện các quả bom nhỏ găm trong khối nham thạch, như hạt lạc hình xoắn nằm trong nong bánh đúc đã triệu năm ròng.




Đặc biệt, văn liệu của người Pháp xưa kia, cũng như chuyên gia địa chất Việt Nam gần đây, đều cho biết núi lửa Hàm Rồng là miệng dương, còn Biển Hồ là miệng âm của bốn ngọn núi lửa. Nếu nhấc núi Hàm Rồng đặt vào biển Hồ thì nó vừa... khít (?). Ở Việt Nam chưa có hồ tự nhiên nào mà lại tròn đến thế.

Bức ảnh này chứa đựng chân lý của Biển Hồ “tròn”, chúng tôi có được sau khi đi gõ cửa một số nhà cao tầng trong khu vực để leo lên... ngắm cảnh, chụp ảnh nhờ.

Bức ảnh này chứa đựng chân lý của Biển Hồ “tròn”, chúng tôi có

được sau khi đi gõ cửa một số nhà cao tầng trong

khu vực để leo lên... ngắm cảnh, chụp ảnh nhờ.
Trong chiến tranh, nhiều máy bay đã vĩnh viễn nằm dưới bụng nước Biển Hồ, nước không bao giờ cạn, không bao giờ đầy, các thành vách xung quanh Biển Hồ rất tròn, rất cong đều, giống hệt cái “thành bát” của một “bát nước” (Biển Hồ) mà chúng ta mới chỉ “chan canh” lưng lưng...

Trong chiến tranh, nhiều máy bay đã vĩnh viễn nằm dưới bụng nước Biển Hồ,

nước không bao giờ cạn, không bao giờ đầy, các thành vách xung quanh Biển Hồ rất tròn,

rất cong đều, giống hệt cái “thành bát” của một “bát nước” (Biển Hồ)

mà chúng ta mới chỉ “chan canh” lưng lưng...




Rất tiếc ở khu vực không có điểm cao để chụp được những miệng núi lửa tròn xoe của Biển Hồ một cách “xúc cảm” hơn, nhưng đúng là nó rất tròn.

Ông Dánh tin nếu tát nước đi, Biển Hồ sẽ tròn bốn bề như “lòng chảo” Chư Đăng Ya, chỉ có điều cái miệng âm của nó sẽ là hun hút vô tận vào tít trong lòng đất (với các miệng dương, vì nhô lên mặt đất, nên trong quá trình phun trào nó đã gãy thành hình chóp nón cụt).


--------------------
***Bình yên một thoáng***
Go to the top of the page
 
+Quote Post
caoduy
post Jun 7 2010, 06:59 AM
Post #79


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 13,947
Joined: 18-November 08
Member No.: 775
Age: 53
Country







Bay dở như


Tôi xin đưa các Bác trở lại vùng trời Pleiku trên con tàu UH-1 của năm 1971 xa xưa lắm rồi mà chúng ta vẫn tưởng rằng mình dã quên.

Như thế tôi đã là Hoa Tiêu chánh mới được có mấy tháng đếm chưa hết một bàn tay, cái lon Trung-úy thì hơi bạc một chút, với bạn bè tôi “đùa” là Hoa tiêu chánh “nhậm chức”, bắt chước các bậc “đàn anh” tôi tự cho mình được hưởng một chút “quan liêu quân phiệt” sáng ra coi “phi lệnh” rồi tôi nhâm nhi “cà phê cà pháo” nơi quán Thượng sĩ Giao cứ để mặc cho “Côpi lốt” đi “check” tàu với cơ phi xạ thủ để nếu có gì “Côpi lốt” sẽ báo cáo cho mình biết hoặc chính họ “kiện cáo” với ngoài phi đạo, nhưng sáng nay nhìn lên bảng “phi lệnh” tôi trực bay chiếc “Medivac” Pelican 31, thấy “Côpi lốt” là Thiếu úy Huyên “xà lỏn”, ông này với tôi cùng khóa bay huấn luyện bên Mỹ, rồi cùng về Pleiku, nhưng không hiểu vì lý do gì vắng mặt một thời gian mới về bay lại., ở trường bay tôi không hề được biết đến cái tên “xà lỏn” là “AET” là Thiếu sinh quân tiếng Tây gọi là “ Enfant de Troupe”, rất nhiều người “AET” kỵ cái tên “xà lỏn” nhưng ông Huyên này lại rất thích được gọi cái “nick name” đó, khi về dến Pleiku thì ông thuộc vào loại “COCC”, bởi đến ông Tư lệnh vùng lúc đó cũng là “AET”, ông Huyên “xà lỏn” mà không phải vắng mặt một thời gian thì bấy giờ ông không là huấn luyện viên thì ít nhất cũng là “trưởng phi cơ”. Khi thấy tên ông này trực bay với mình tôi phải “giả bộ” chăm chỉ cùng đi ra check tàu. Được làm hoa tiêu chánh có mà dễ đâu, phải làm vừa lòng xếp này xếp kia đủ cả ra đấy.


Bây giờ trời Pleiku dang chuyển sang Thu nắng không còn trắng sát mà đã ngả vàng đỏ lúc xế chiều và bầu trời hay bị sương mù khô “haze”, cả ngày ngồi không vì không khí khá thanh bình của năm 71, “giặc” như chờ đợi một cái gì đó chưa “ bùng nổ” chưa “hot” gì hết, năm giờ chiều Hành Quân Chiến Cuộc điều động Pelican 31 cất cánh đi Dakpek tản thương. Tôi ra vào chốn này nhiều lần rồi bịt mắt lại bay cũng tới, tôi để cho ông “Côpi lốt” bay cất cánh báo cáo “Peacock” lên Kontum rồi theo đường bộ ngang Võ Dịnh, Cầu Diên Bình, Tân Cảnh gần đến BenHet rồi rẽ phải một chút vẫn theo con đường nằm giữa hai vách núi cao đi vào Dak-pek, tôi bắt đầu giữ control để Côpi lốt ngồi nghỉ xả hơi, cái tiền đồn này nằm sâu trong hẻm núi, chung quanh núi cao chót vót, nơi mà “ khỉ ăn đá gà ăn muối” lúc lên hay xuống đáp đều phải làm “ high over head” tức là xoáy trôn ốc. Vào “final approach” có trái khói màu hướng dẫn mặc dù ngay trên phi đạo dành cho L-19 hay C-7 đáp, một số đông người Thượng tụm lại đứng chờ dể xin đi ké về thành thị, số thương binh đưa lên tàu có người nằm trên cáng nhưng đa số đi bộ ra leo lên tàu, ông Trưởng trại ghé tai nói cho tôi biết tình trạng bãi đáp thật an toàn, số thương binh đụng trận cách trại cả chục cây số, rồi chúc tôi thượng lộ bình an. Tôi nhấc tầu lên cất cánh rồi làm “xoáy trôn ốc” lấy cao độ, dự định khi nào bay ra khỏi hẻm núi sẽ để ông Huyên “xà lỏn” bay về Pleiku, trời đã lờ mờ tối, càng lên cao tôi lại càng thấy bầu trời “lờ mờ trắng đục” hơn, dầy đặc hơn, nhìn xuống dưới thì thấy rõ con đường lộ bên dưới, nhưng trước mặt và chung quanh chỉ là màu trắng đục, tôi không lấy thêm cao độ nữa theo đường bên dưới bay ra, theo bản đồ trong đầu tôi thì tôi phải thấy Ben Het bên phải và phải nhìn thấy Tân Cảnh trước mặt, nhưng bay hoài không thấy Tân Cảnh ở đâu, chỉ thấy bên dưới những lằn khói nằm rạp sát đất từ những đống cây cỏ người ta đốt để làm rẫy, khi tôi chưa định hướng được thì tôi không giao “control” cho Huyên “xà lỏn”, tôi gọi “Peacock” báo cáo mình trên đường về và họ trả lời “nhận 5/5”.


Tôi trải cái bản đồ khu vực hiện ra trong đầu để phán đoán đường bay từ nãy giờ, lý do tại sao tôi chưa thấy Tân Cảnh, bởi Tân Cảnh là cái “check point” dẫn đường tôi bay, bởi cứ theo dọc Tân Cảnh, Diên Bình, Võ Dịnh thì tôi bay trên đồng bằng hai bên là dãy núi cao, bây giờ bên dưới thì những núi là núi, như thế không thể giảm cao độ, cứ thế là lên và lên, chui vào mây rồi ra khỏi mây bên ngoài trời đã tối nhưng vẫn thấy một màu trắng vẫn đục ở chung quanh, tôi bị “vertigo” có lúc cánh quạt kêu khằng khặc vì mất “airspeed”, bật đèn “landing light” sáng chóa những ngọn cây mà có lẽ càng “skid” cọ quẹt vào, ngày trước lúc còn ở Nhảy Dù tôi có tham dự trận Dakto, đổ quân bằng trực thăng Mỹ, được tiếp tế bằng H-34 Việt Nam trận này Mỹ bị thiệt hại nhiều lắm, bây giờ mình tưởng đang bay trên vùng có những thằng lính Mỹ ngoắc tay gọi bên dưới.

- Come on, come on down here.

Thôi thế thì cứ leo lên làm sao lên khỏi cái màu trắng chung quanh, tôi thấy lạnh và ái ngại cho những thương binh ở phía sau, chắc họ còn lạnh hơn mình bởi họ bị thương nhưng biết làm sao được. Khi mà tôi còn đang “treo lồng đèn”, thì giờ này mọi người đang cơm nước êm ấm ở nhà với vợ con hoặc đang di lang thang ngoài Diệp Kính. Chưa đến hồi tuyệt vọng, tôi “turn on IFF” rồi gọi Peacock:

- Peacock đây Pelican 31.

- Peacock nghe Pelican 31.

Pelican 31 phi vụ tản thương trên đường trở về từ Dak Pek phía Bắc của Tân Cảnh hiện bị mất phương hướng vì thời tiết, trên tàu có thương binh cần được chở về Pleiku. Tôi đã mở IFF xin bạn xem trên Radar của bạn có thấy tôi không?

- Pelican 31 cho biết bạn đang bay về hướng nào trên phi cụ

- Tôi đang bay về hướng………

- OK bạn cứ tiêp tục bay về hướng đó

- Peacock thấy tôi trên radar của bạn chưa?

- Tôi chưa thấy bạn, bây giờ bạn đổi hướng…. Rồi tiếp tục bay hướng đó cho đến khi nào tôi bảo đổi.

- Bây giờ bạn đổi hướng…..rồi tiếp tục bay hướng đó.

- Pelican 31 tôi đã thấy bạn rồi bây giờ bạn đổi về hướng 90 rồi giữ hướng 90 cho đến khi nào bạn thấy tôi

Tôi đã yêu cầu bạn làm một cái tam giác để xác định chắc chắn là bạn, trên màn ảnh radar của tôi có cả hàng ngàn vì sao, cũng may tôi đã tìm ra vì sao của bạn; khoảng khắc sau đó tôi thấy mấy ánh đèn leo lắt xa xa trước mặt, tôi lên tiếng hỏi:

- Peacock tôi đã thấy có mấy ánh đèn của bạn ở xa rồi

- Ánh đèn đó hướng 11 giờ của bạn phải không?, đó chưa là tôi đâu, đó là đồn Plei-Jareng, từ đó bạn còn đủ xăng bay về Pleiku không?

- Tôi còn 300lbs xăng đủ sức về tới.

- Pelican 31 thế là chắc ăn rồi, tôi cho bạn biết bạn đã bay lạc qua biên giới tới ba chục cây số, may là chưa có chiếc MIG của Miên bay lên nghênh cản. Thôi chúc bạn may mắn.

- Bỗng một tiếng nói đầy gang đầy thép trên tần số:

- Pelican 31 trưởng phi cơ là ai vậy?

- Trung Úy Hùng phi đoàn 229.

- Bay tới Trung Úy rồi mà còn “bay dở như…….”

Giọng nói nghe đầy quyền thế không thể là của một ông Thượng sĩ hay Thiếu úy, Trung úy. Vốn đã né ông “xà lỏn” rồi , lỡ lại là một ông “COCC” nữa thì sao. Tôi câm luôn không gây sự

Tôi để quí vị điền vào chỗ……. Chữ nghĩa gì mà các Bác nghĩ đến


Mùa Hè 07

Hùng Chùa


--------------------
KHAI TỬ ĐẢNG!
Go to the top of the page
 
+Quote Post
caoduy
post Jun 11 2010, 08:24 AM
Post #80


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 13,947
Joined: 18-November 08
Member No.: 775
Age: 53
Country







Liên Đồn Biệt Động QuânTử Chiến Với Cộng quân ở Vùng Đèo Chu Pao


Chu Pao, ngọn đèo chiến lược ở Cao nguyên:

Là một ngọn núi có đỉnh cao 1059 mét, cách Pleiku khoảng 17 km về phía Bắc, đỉnh núi là pháo đài quan sát để bảo vệ đoạn Pleiku-Kontum trên quốc lộ 14, Chu Pao là một vị trí chiến lược mà Cộng quân đã nhiều lần tung quân cố chiếm giữ bằng mọi giá. Do địa thế quá hiểm trở có lợi cho địch quân trong thế thủ, nên mỗi lần vùng đèo này bị lọt vào tay Cộng quân, bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 đã điều động lực lượng hùng hậu để tái chiếm. Từng trung đoàn, liên đoàn bộ chiến có chiếm xa yểm trợ, với các phi tuần oanh kích liên tục và cả B 52 dội bom, trận chiến kéo dài nhiều ngày, Cộng quân mới bị đánh bật ra khỏi vùng đèo.



Do tầm quan trọng về chiến lược của vùng đèo này, nên trong cuộc chiến mùa Hè 1972, Chu Pao trở thành một trong những mục tiêu trọng điểm của Cộng quân tại Cao nguyên. Như đã trình bày trong bài viết giới thiệu trận chiến giữa Sư đoàn 22 Bộ binh và Cộng quân tại mặt trận Dakto-Tân Cảnh, ngày 23 tháng 4/1972, Cộng quân đã tung quân tấn công cường tập vào bộ chỉ huy hành quân Sư đoàn 22 Bộ binh. Ngày 24 tháng 4/1972, sau khi các cứ điểm trọng yếu tại Dakto và Tân Cảnh thất thủ, đối phương đã tung quân gây áp lực quanh thị xã Kontum. Ngày 28 tháng 4/1972, trung đoàn 95CSBV đã đánh chiếm một khoảng đường ngắn trên Quốc lộ 14 nối liền Pleiku-Kontum và tổ chức các cụm chốt cố thủ trên vùng đèo Chu Pao. Khi Cộng quân chiếm đèo thì cũng vào lúc Sư đoàn 23 Bộ binh vừa hoàn tất cuộc chuyển quân từ Ban Mê Thuột theo Quốc lộ 14 về phòng thủ Kontum, do đó không xảy ra giao tranh trên lộ trình di quân.

Lực lượng đặc nhiệm Biệt động quân kịch chiến với CQ quanh Kontum và Chu Pao:

Việc trung đoàn 95 CSBV CSBV lập các chốt chận tại vùng đèo Chu Pao đã khống chế trục lộ giao thông huyết mạch này, đồng thời cô lập thị xã Kontum với các tỉnh phía Nam vùng Cao nguyên. Trong khi đó, ở phía Bắc thị xã Kontum, sau khi lữ đoàn 2 Nhảy Dù được lệnh rời khu vực Võ Định để tăng cường cho Quân đoàn 1, ngày 20 tháng 4/1972, liên đoàn 6 Biệt động quân đã được điều động từ chiến trường Trị Thiên vào thay thế để phòng thủ khu vực này. (Liên đoàn 6 BĐQ thống thuộc bộ chỉ huy Biệt động quân Quân đoàn 3, vào thượng tuần tháng 4/1972, đã cùng với liên đoàn 3 BĐQ tăng phái cho mặt trận Quảng Trị).

Theo kế hoạch, các tiểu đoàn của liên đoàn 6 BĐQ đã bố trí quân trên các dốc đứng án ngữ Quốc lộ 14 về hướng Nam căn cứ Võ Định. Do bị áp lực nặng của địch, ngày 27 tháng 4/1972, bộ chỉ huy liên đoàn được trực thăng vận lui về hướng Đông Nam 12 km, căn cứ Đồi Chiến Lược, hướng Bắc Kontum. (Trong liên lạc Không-Lục với các phi cơ của Không quân Hoa Kỳ, căn cứ này còn có danh hiệu là căn cứ hỏa lực November). Ngày 1 tháng 5/1972, một đơn vị của liên đoàn 6 BĐQ bị địch tấn công cường tập. Để bảo toàn quân số, tiểu đoàn này được liên đoàn trưởng cho lệnh triệt thoái. Như thế, tuyến phòng thủ của lực lượng VNCH đã lui lại vài km, chỉ cách thị xã Kontum 13 km về hướng Tây Bắc.

Sau khi Cộng quân bị thất bại trong 2 đợt tấn công vào thị xã Kontum (đợt 1: 14/5/1972, đợt 2: 20/5/1972), Quân đoàn 2 quyết định tung quân dể giải tỏa áp lực tái khu vực nhằm tái lập giao thông trên Quốc lộ 14 và vòng đai tỉnh ly Kontum. Để thực hiện kế hoạch này, một lực lượng đặc nhiệm đã được thành lập gồm 2 liên đoàn Biệt động quân được tăng cường Thiết giáp và Công binh chiến đấu, do đại tá Nguyễn Văn Đương, chỉ huy trưởng Biệt động quân Quân khu 2 tổng chỉ huy.
Cũng cần ghi nhận rằng liên đoàn 2 BĐQ được thành lập từ 1967 sau cải danh thành liên đoàn 23 BĐQ, gồm các tiểu đoàn: 11, 22, và 23 BĐQ. Còn liên đoàn 6 BĐQ được thành lập từ 1969 với các tiểu đoàn 34, 35, 51 BĐQ. Tất cả 6 tiểu đoàn của 2 liên đoàn nói trên là những đơn vị kỳ cựu của binh chủng Mũ Nâu, đã có mặt trên chiến trường từ thời kỳ 1963-1964.
Trong 10 ngày cuối của tháng 5/1972, lực lượng đặc nhiệm đã nỗ lực tung các cuộc tấn công quyết liệt để triệt hạ các cụm chốt của đối quanh đèo chiến lược này. Tuy nhiên, do đối phương đã xây dựng được một hệ thống cụm điểm kháng cự liên hoàn rất kiên cố trên các dốc đá hướng Nam núi Chu Pao, và các cụm chốt cố thủ hai bên Quốc lộ 14, nên các đơn vị Biệt động quân đã gặp rất nhiều khó khăn trong tấn công, dù được sử yểm trợ mạnh mẽ của hỏa lực Pháo binh và Không quân chiến thuật, cùng B 52 và sử dụng cả chùm địa lôi CBU-55.
Từ các vị trí cố thủ, Cộng quân đã chống trả quyết liệt để cố chận cuộc tiến quân của lực lượng đặc nhiệm. Phối hợp với hỏa lực hung bạo của các trận địa pháo do các tiểu đoàn pháo CQ mở ra với hàng loạt đợt hỏa tập, các cụm chốt cản của Cộng quân dọc hai bên đường đã gây tổn thất cho các đơn vị Biệt động quân và tiếp tục cản trở sự lưu thông tiếp vận từ Pleiku về Kontum.
Cuối tháng 5/1972, sau khi Cộng quân bị đánh bật khỏi thị xã Kontum trong trận tấn công đợt 3 (ngày 28/5/1972), Quân đoàn 2 gia tăng nỗ lực giải tỏa áp lực Cộng quân tại đèo Chu Pao. Cùng lúc đó, địch quân cũng tăng cường lực lượng để cố bám giữ ngọn đèo này. Thế trận giằng co giữa Biệt động quân và Cộng quân. Giữa tháng 6/1972, bộ chỉ huy Biệt động quân điều động liên đoàn 22 Biệt động quân nhập trận. Liên đoàn này nhận khu vực do đơn vị bạn bàn giao.
Theo kế hoạch của bộ chỉ huy Biệt động quân Quân khu 2, tiểu đoàn 62 thuộc liên đoàn 22 Biệt động quân và tiểu đoàn 71 BĐQ là những nỗ lực chính để triệt hạ các chốt cố thủ của Cộng quân quanh đỉnh Chu Pao. Cùng lúc đó, 4 tiểu đoàn Biệt động quân tiếp tục hành quân giải tỏa áp lực Cộng quân ở vòng đai ngoại vi đèo Chu Pao. Trong cuộc tấn công tái chiếm vùng đèo Chu Pao, từng đại đội Biệt động quân được giao nhiệm vụ làm sạch từng cụm chốt liên hoàn của Công quân. Từ đội hình đại đội tấn công, mỗi trung đội của từng đại đội Biệt động quân lại là một mũi tấn công vào từng chốt địch quân. Sau các đợt pháo yểm trợ dập vào các vị trí trọng điểm của địch- được ghi nhận là có đặt súng cối 82 ly, từng toán Biệt động quân cầm lựu đạn bò sát đến các hầm và đánh từng hầm một. Các hầm ở Chu Pao, Cộng quân đều đào theo kiểu hầm Triều Tiên. Bom và đạn đại bác có đánh trúng ngay trên hầm thì mới có kết quả. Với lối đánh bằng lựu đạn, cuối cùng lực lượng Biệt động quân đã đánh bật Cộng quân ra khỏi vùng đèo Chu Pao.

* Chiến binh Biệt động quân nói về trận Chu Pao:

Sau khi hai tiểu đoàn 71 và 62 Biệt động quân đã “dứt điểm” khu vực trung tâm đèo Chu Pao, giao thông trên trục lộ 14 được tái lập. Cuối tháng 6/1972, một số phóng viên báo chí đã đến thăm các đơn vị Biệt động quân thuộc lực lượng đặc nhiệm. Khi được hỏi về về trận địa Chu Pao, đại tá Nguyễn Văn Đương, chỉ huy Biệt động quân Quân khu 2 chỉ một vết mẻ trên phía đá lớn gần đó và nói:
- Bom B 52 mà chỉ làm trầy xơ xịa hòn đá như vậy thì mong gì dùng bom trục địch quân ra khỏi hầm được.
Tại ban chỉ huy tiểu đoàn 71 BĐQ, thiếu tá Đồng Văn Khoa, tiểu đoàn trưởng đã nhắc lại những hình ảnh hãi hùng của những trận cận chiến:
- Chúng tôi thanh toán từng mục tiêu bằng lựu đạn, đánh từng hầm một, không còn cách nào khác để làm im tiếng tiếng súng của đám xạ thủ đã bị xiềng chân vào hầm.
Một hạ sĩ quan của tiểu đoàn 71 đứng gần thiếu tá Khoa kể lại trận đánh:
- Chiếm được hầm rồi, còn phải kéo súng lấy được xuống núi. Muốn vậy, buộc phải chặt chân cái xác chết để tháo súng ra. Nhưng địch quân bố trí hầm theo hình chữ V, tử thần hẹn gặp chúng tôi ở khắp bốn phía.
Một phóng viên nhìn lên đỉnh Chu Pao, Chu Thoi đã ngán ngẩm:
- Leo được lên đó và leo dưới hỏa lực của địch quân thật không phải là chuyện đi dạo.
Đại úy Lê Thanh Phong, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 62 Biệt động quân gật đầu xác nhận:
- Cam go lắm anh ạ. Nhưng cũng may lúc này có sương mù buổi sáng. Sương mù dày dặc đến mức cách nhau khoảng 10 thước là không nhìn thấy gì nữa rồi. Cũng nhờ sương mù mà chúng tôi bò lên đánh được những vị trí súng của địch.

Vương Hồng Anh


--------------------
KHAI TỬ ĐẢNG!
Go to the top of the page
 
+Quote Post
caoduy
post Jun 11 2010, 08:25 AM
Post #81


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 13,947
Joined: 18-November 08
Member No.: 775
Age: 53
Country







Trận DAK PEK với Tiểu Đoàn 88 BĐQ Biên Phòng


Căn cứ Dak Pek là một tiền đồn biên phòng nằm gần biên giới Lào Việt, giáp với quận Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi và cách thị trấn Kontum 80 cây số về hướng tây bắc. Lược Lượng Ðặc Biệt (LLÐB) Hoa Kỳ xây căn cứ này vào tháng 4 năm 1962 nhằm mục đích ngăn chận, phá hoại đường xâm nhập từ bắc vào nam của Cộng Sản Bắc Việt (CSBV). Đến ngày 30 tháng 11 năm 1970, Hoa Kỳ chuyển giao căn cứ này lại cho Việt Nam Cộng Hòa và được Tiểu Ðoàn 88 Biệt Ðộng Quân (BÐQ) Biên Phòng trấn giữ.

Sau khi nhận căn cứ, Tiểu Ðoàn 88 được giao phó thêm nhiệm vụ huấn luyện cho các tân sĩ quan về kỹ thuật trinh sát, viễn thám, trước khi bổ sung cho các đơn vị Biệt Ðộng Quân đang hành quân trên bốn quân khu và Cam Bốt. Trong trận chiến mùa hè đỏ lửa năm 1972, các đơn vị Bắc Việt tấn công căn cứ Dak Pek nhưng thất bại, một phần vì các binh sĩ Biệt Ðộng Quân chống trả dữ dội, một phần vì vị trí chiến lược của trại có nhiều đồi núi, phân tán, nên tránh được hỏa lực pháo binh của đối phương. Thất bại trong việc đánh chiếm Dak Pek, phía Bắc Việt cho quân đi vòng xuống phía nam đánh chiếm Tân Cảnh và bao vây thành phố Kontum.

Trong năm 1973 chỉ có những cuộc chạm súng nhỏ không đáng kể. Các đơn vị Cộng Sản vẫn không chiếm được Dak Pek mặc dầu các tiền đồn khác như Ben Het, Dak Seang và quận Ba Tơ đã lần lượt rơi vào tay họ. Cuối năm 1973, Tiểu Ðoàn 88 BÐQ kết hợp với Tiểu Ðoàn 95 (từng đóng tại Bến Hết), Tiểu Ðoàn 62 (từng đóng tại Polei Kleng) để trở thành Liên Ðoàn 22 BĐQ. Liên đoàn với hai tiểu đoàn lưu động thường xuyên hành quân trên vùng cao nguyên Kontum, Pleiku,Phú Yên. Còn Tiểu Ðoàn 88 vẫn đóng quân giữ căn cứ Dak Pek. Lúc này căn cứ Dak pek đã bị cô lập hoàn toàn, mọi việc liên lạc với bên ngoài, tải thương, tiếp tế đều bằng trực thăng, ngoài ra tiểu đoàn không còn được sự yểm trợ của pháo binh bạn vì nằm quá xa, sâu trong vùng địch chiếm đóng.

Hình chụp tại căn cứ Dak Pek vào khoảng năm 1968-69 với các binh sĩ Dân Sự Chiến Ðấu VNCH. Căn cứ này được Hoa Kỳ xây vào năm 1962, về sau chuyển giao lại cho Tiểu Ðoàn 88 Biệt Ðộng Quân VNCH vào cuối năm 1970. Trong chiến dịch tổng tấn công mùa hè năm 1972, Bắc Việt đã thất bại trong kế hoạch đánh chiếm Dak Pek. Nhưng hai năm sau với một chiến dịch bao vây triền miên và pháo kích lâu dài, Bắc Việt đã gây tổn thất nặng nề cho đơn vị Biệt Ðộng Quân phòng thủ. Ngày 16 tháng 5/1974, căn cứ Dak Pek thất thủ. Tiểu Ðoàn 88 BÐQ tuy đã chiến đấu cực kỳ dũng mãnh, nhưng kết cuộc cũng tan rã và coi như bị thiệt hại gần 100% quân số.

Vào cuối tháng 3 năm 1974, trong khi hai Tiểu Ðoàn 62 và 95 quần thảo với các đơn vị Bắc Việt thuộc Sư Ðoàn 320 và Trung Ðoàn 95B trong vùng Kon Sơ Lu, đông bắc Kontum thì nhận được công điện khẩn của Tiểu Ðoàn 88 gửi về. Thiếu Tá Di (tiểu đoàn trưởng) và sĩ quan tham mưu báo cáo cho biết các toán viễn thám của tiểu đoàn phát hiện sự gia tăng hoạt động của địch. Nào là xe vận tải Molotova, công binh, dân công làm đường, v.v...
"Địch quân đang chuẩn bị tấn công căn cứ chúng tôi. Stop. Yêu cầu bộ chỉ huy khẩn gửi gấp lương thực, đạn dược, mìn claymore, súng phóng hỏa tiễn M-72, thuốc men. Stop." Đó là những lời cầu cứu của các quân nhân thuộc Tiểu Ðoàn 88 BĐQ. Các công điện gửi về liên tục tại trung tâm hành quân liên đoàn. Mọi người đều lo lắng cho số phận của căn cứ Dak Pek, yêu cầu Bộ Chỉ Huy Biệt Ðộng Quân tại Quân Khu 2 yểm trợ cho Tiểu Ðoàn 88. Trong khi đó Liên Ðoàn 22 nhận lệnh di chuyển đến vùng hành quân mới tại Plei Lang Ba thuộc tỉnh Pleiku.

Trong một cuộc chạm súng gần căn cứ vào ngày 27 tháng 4 năm 1974, các binh sĩ Biệt Ðộng Quân tịch thu một tài liệu cho biết Bắc Việt đang chuẩn bị cho một trận đánh dứt điểm căn cứ Dak Pek. Đầu tháng 5 toán viễn thám BĐQ khám phá một hầm chứa 60 viên đạn pháo binh 105 ly (tịch thu được của Việt Nam Cộng Hòa trong chiến trận mùa hè đỏ lửa). Tuy nhiên, một điều mà BĐQ không biết đến là Trung Ðoàn 29 (thuộc Sư Ðoàn 324B) CSBV đã được di chuyển bằng xe vận tải Molotova từ thung lũng A Shau tỉnh Thừa Thiên về vùng tam biên.

Việc xử dụng Trung Ðoàn 29 chứng tỏ khả năng di động của Bắc Việt đã được phát triển cùng với hệ thống đường xá và phòng không. Trách nhiệm dứt điểm căn cứ Dak Pek được trao cho Trung Ðoàn 29. Trung đoàn này đã bí mật di chuyển 75 dặm và đạt dưới quyền điều động của Mặt Trận B3.

Vị sĩ quan tiểu đoàn trưởng của Tiểu Ðoàn 88 BĐQ có giữ một bức mật thư, chỉ mở ra khi trường hợp căn cứ Dak Pek bị tràn ngập. Ông ta sẽ hướng dẫn các binh sĩ sống sót băng rừng vượt núi chạy về Mang Buk, một tiền đồn cách Dak Pek vào khoảng 60 cây số về hướng đông nam. Nhưng có lẽ Thiếu Tá Di không có dịp mở bức mật thư đó ra để thi hành.
Bắt đầu từ ngày 10 tháng 5/1974, các trung đội BĐQ có nhiệm vụ lục soát bên ngoài căn cứ đã bắt đầu chạm súng lẻ tẻ với các đơn vị tiền phương của địch. Hai ngày sau quân Bắc Việt khởi đầu trận pháo kích lên vị trí phòng thủ của Tiểu Ðoàn 88 bằng đủ loại đạn, hỏa tiễn, và súng cối. Sau đó Trung Ðoàn 29 bắt đầu tấn công các tiền đồn nhỏ bên ngoài.




Ở trong căn cứ, các binh sĩ Biệt Ðộng Quân chống trả mãnh liệt, đẩy lui nhiều đợt tấn công của địch. Trận đánh kéo dài bốn ngày, thiếu hỏa lực yểm trợ của pháo binh bạn, tuyến phòng thủ của Tiểu Ðoàn 88 thu nhỏ dần, tuy nhiên các binh sĩ vẫn không buông súng.
Đến sáng ngày 16, sau khi tập trung đạn pháo binh bắn vào các vị trí còn lại của Biệt Ðộng Quân, các cánh quân thuộc Trung Ðoàn 29 CSBV có chiến xa T-54 yểm trợ đã siết chặt vòng vây, tiến vào căn cứ. Tất cả lô cốt, công sự phòng thủ trong căn cứ Dak Pek đều bị sập dưới trận mưa pháo của địch. Lúc đó Thiếu Tá Di vẫn còn liên lạc với các phi cơ yểm trợ. Trong trận này Không Quân đã bay hơn 70 phi vụ yểm trợ cho Tiểu Ðoàn 88 BĐQ. Nhưng vì thời tiết xấu và hỏa lực phòng không của Bắc Việt quá mạnh mẽ nên các phi vụ oanh kích đã kém nhiều hiệu quả. Đến trưa, tiếng nói của Thiếu Tá Di trên máy vô tuyến PRC-25 đã im lặng dưới hỏa lực của địch. Quân CSBV đã bắn vào căn cứ hơn 7,000 đạn pháo binh và hỏa tiễn trong vòng 12 tiếng đồng hồ trước khi Tiểu Ðoàn 88 BÐQ và căn cứ Dak Pek thất thủ.

Sau trận đánh căn cứ Dak Pek tháng 5/1974, báo cáo tổn thất về Tiểu Ðoàn 88 BÐQ là 100%. Tiểu đoàn này đã bị cô lập hơn một năm, tất cả các vùng xung quanh như Tân Cảnh, Dakto đã mất vào tay quân Bắc Việt. Tuy đã có kế hoạch cho Tiểu Ðoàn 88 rút về tiền đồn Măng Buk, nhưng Măng Buk lại cách Dak Pek đến 60 km thì đâu thể nào các quân nhân Tiểu Ðoàn 88 có thể tìm đường đến đó khi căn cứ Dak Pek thất thủ.

Vũ Đình Hiếu
17/06/1995
Theo tài liệu:
- Francis J. Kelly, The Green Berets, Brasseýs (US), Inc. New York, 1991.
- Col. William Ẹ Le Gro, Vietnam from Cease fire to Capitulation, Washington, D.C. 1981
Kỷ niệm ngày Quân-Lực 19-06-1995


--------------------
KHAI TỬ ĐẢNG!
Go to the top of the page
 
+Quote Post
caoduy
post Jun 11 2010, 08:26 AM
Post #82


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 13,947
Joined: 18-November 08
Member No.: 775
Age: 53
Country







Căn Cứ Pleime, Trận Tử Chiến Của T.đoàn 82 BĐQ Biên Phòng



*Tiền cứ Pleime: những trận đánh đã đi vào chiến sử


Trại biên phòng Pleime cách Pleiku khoảng 50 km về hướng Tây Nam, được thành lập từ tháng 10/1963. Từ khi thành lập cho đến cuối năm 1974, căn cứ này đã nhiều lần bị CQ tập trung lực lượng tấn công để cố chiếm căn cứ trọng yếu này nhưng đều bị đẩy lùi, một số trận giao tranh đã đi vào chiến sử như trận đánh vào tháng 10/1965. Theo tài liệu của đặc san Mũ Nâu và tài liệu của trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ, trận chiến này được ghi nhận như sau:

Ngày 19 tháng 10/1965, bộ Tư lệnh B 3 CSBV (chỉ huy lực lượng Cộng quân tại Cao nguyên) đã điều động 2 trung đoàn 32 và 33 chủ lực tấn công vào tiền cứ Pleime. Trung đoàn 33 CSBV là lực lượng tấn công chính, trung đoàn 32 CSBV là lực lượng phụ trợ có nhiệm vụ chận đánh lực lượng tăng viện của liên quân Việt-Mỹ. Với chiến thuật tiền pháo hậu xung thường áp dụng trong các trận tấn công cường tập, Cộng quân đã mở trận hỏa công pháo dữ dội vào căn cứ. Ngay sau khi trận chiến xảy ra, lực lượng tăng viện VNCH được điều khẩn để tiếp cứu nhưng đã bị trung đoàn 32 CSBV phục kích. Giao tranh diễn ra ác liệt, đến ngày 23 tháng 10/1965, lực lượng tăng viện VNCH đã chọc thủng vòng vây của CQ và tiến vào tiếp cứu quân trú phòng trong căn cứ, trung đoàn 33 CSBV bị đánh bật sau 1 tuần liên tiếp tấn công nhưng thất bại.

Đầu tháng 11/1965, một chiến đoàn Nhảy Dù VNCH phối hợp với Sư đoàn 1 Không kỵ Hoa Kỳ tung cuộc hành quân tảo thanh các đơn vị của trung đoàn 32, 33 và trung đoàn 66 CSBV còn nguyên vẹn quanh khu vực gần trại Pleime, trong thung lũng Ia Drang, khu vực cụm núi Chu Prong. Sau hai tuần liên tục truy kích, lực lượng Việt-Mỹ đã loại khỏi vòng chiến 465 CSBV, bắt sống 15 tù binh và tịch thu 70 vũ khí đủ loại.

* Tiểu đoàn 82 Biệt động quân Biên phòng và trận chiến 1974:

Tháng 10/1970, theo kế hoạch chung của bộ Tổng tham mưu QL/VNCH và bộ Tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại VN, trại Pleime được chuyển giao cho tiểu đoàn 82 Biệt động quân Biên phòng được thành lập với quân số của Biệt kích quân cải tuyển sang Biệt động quân, ngay sau đó, tiểu đoàn được bổ sung một số sĩ quan chỉ huy, hạ sĩ quan và binh sĩ do bộ chỉ huy Biệt động quân Quân khu 2 điều phối.




Tháng 4/1974, sau khi đã tung quân lấn chiếm và kiểm soát khu vực gần căn cứ Đức Cơ, sư đoàn 320B CSBV khởi động cuộc tấn công quy mô vào căn cứ Pleime. Địch quân đã điều động trung đoàn 48, trung đoàn 64, 1 tiểu đoàn pháo, 1 tiểu đoàn pháo phòng không hiệp đồng chuẩn bị cuộc tấn công. Trước tình hình đó, bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 đã khẩn cấp điều động 2 trung đoàn của Sư đoàn 22 BB tăng viện cho mặt trận Pleime, trong đó trung đoàn 42 được tăng cường cho căn cứ hỏa lực 711 và khu vực kế cận. Cùng với sự tăng viện của 2 trung đoàn Bộ binh, Không quân VNCH tại Cao nguyên đã tiến hành nhiều phi tuần oanh tạc vào các vị trí đóng quân của các đơn vị CQ. Sự can thiệp nhanh chóng của lực lượng VNCH đã ngăn chận và vô hiệu hóa kế hoạch đánh chiếm Pleime của CQ. Đến tháng 5/1974, lực lượng VNCH đã làm chủ khu vực quanh căn cứ này.
Sau khi tình hình quanh Pleime tạm lắng dịu, bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 đã cho lệnh Sư đoàn 22 BB rút 2 trung đoàn về lại tỉnh Bình Định, do đó Cộng quân đã tận dụng cơ hội mở cuộc tấn công vào Pleime. Lực lượng trú phòng vào thời gian này gồm có 4 đại đội tác chiến của tiểu đoàn 82 Biệt động quân và 1 đại đội của tiểu đoàn 81 Biệt động quân tăng phái. Các đại đội Biệt động quân khai triển lực lượng tổ chức phòng thủ cụm tuyến trung tâm căn cứ và hai tiền đồn Chu Ho và đồi 509. Trong khi hoạt động bên ngoài căn cứ, đại đội 2/81 đã bị CQ tấn kích bất thần, đại đội này đã chống trả dũng mãnh nhưng trước một lực lượng địch đông gấp 5, cuối cùng đại đội phải rút vào căn cứ với 22 chiến binh vào được bên trong trước khi Cộng quân bao vây và phong tỏa các thông lộ ra vào căn cứ.

Trong trận tấn công vào căn cứ Pleime lần này, Cộng quân đã sử dụng 4 tiểu đoàn thuộc 2 trung đoàn 9 và 48 CSBV, tăng cường trung đoàn 26 biệt lập của B3. Sau đó CQ lại tung vào trận chiến trung đoàn 64 CSBV để mở các trận tấn công biển người vào căn cứ này. Địch đã sử dụng đủ các loại pháo 130 ly, 120 ly, và súng cối 82 ly pháo kích liên, trong khi đó, tiểu đoàn pháo phòng không của đối phương cũng đã bố trí 12 vị trí đặt súng 12.7 phòng không để bắn trực thăng tiếp tế và tải thương cũng như chống trả các đợt không tập của Không quân VNCH. Sau 6 ngày đêm tử chiến, tiền đồn Chu Ho đã thất thủ, 5 ngày sau đó, 10 tháng 8/1974, đến lượt tiền cứ đồi 509 bị Cộng quân tràn ngập. Các chiến binh sống sót tại hai tiền cứ nói trên đã vượt thoát vào rừng và tự mưu sinh thoát hiểm trong hoàn cảnh vô cùng bi tráng: hết đạn, không có thức ăn và nước uống trong những ngày tử chiến với CQ.

Sau khi đã đánh chiếm 2 tiền cứ Chu Hô và đồi 509, Cộng quân đã tập trung lực lượng tấn công vào khu trung tâm căn cứ Pleime. Tiểu đoàn 82 CQ đã bị bao vây trong 1 tháng, không nhận được tiếp tế lương thực, thuốc men và đạn dược. Chiến đấu trong một tình thế nguy kịch, thế nhưng cả tiểu đoàn đã giữ vững được tuyến phòng ngự. Đến ngày 2 tháng 9/1974, Quân đoàn 2 đã điều động lực lượng tăng viện gồm Bộ binh, Biệt động quân và Thiết giáp nỗ lực tiếp cứu tiền cứ Pleime. Các đơn vị sư đoàn 320 CSBV bắt đầu bị đánh bật sau 20 lần tấn công bất thành vào căn cứ. Riêng tiểu đoàn 82 BĐQ sau khi nhận được tiếp tế và tái tổ chức đơn vị và tổ chức phản công tái chiếm 2 tiền đồn Chu Ho và đồi 509.




* Lược trình về 12 tiểu đoàn Biệt động quân biên phòng:

Trước năm 1970 tại Vùng 2 Chiến thuật (từ tháng 8/1970 đổi thành Quân khu 2) có 15 trại biên phòng do các tiểu đoàn Dân sự Chiến đấu thuộc Lực lượng Đặc biệt trách nhiệm phòng ngự. Đến tháng 5/1970, như đã trình bày, theo kế hoạch của liên quân Việt-Mỹ, liên đoàn 5 Lực lượng Đặc biệt Hoa Kỳ được lệnh thực hiện đợt cải tuyển cho các trại biên phòng. Binh đoàn này được lệnh chấm dứt các hoạt động biệt kích trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời chuyển các đơn vị Dân sự chiến đấu sang binh chủng Biệt động quân VNCH để thành lập các tiểu đoàn Biệt động quân Biên phòng.

Theo quy trình và phương thức hoán chuyển, trong vòng 90 ngày kể từ có quyết định cải tuyển, các trại Dân sự Chiến đấu được tổ chức theo cơ cấu tiểu đoàn Biệt động quân gồm 3 đại đội chiến đấu, 1 dại đội chỉ huy và ban chỉ huy Tiểu đoàn.
Cải tuyển đợt 1 vào ngày 31/8/1970:
- Trại Polei Kleng (A-241), tỉnh Kontum chuyển thành tiểu đoàn 62 BĐQ Biên phòng với quân số 403 người.
- Trại Plei Mrong (A-113), tỉnh Pleiku, chuyển thành tiểu đoàn 63 BĐQ Biên phòng với quân số 443 chiến binh.
- Trại Tieu Atar (A 231), tỉnh Darlac, chuyển thành tiểu đoàn 71 BĐQ Biên phòng với quân số 414 chiến binh.
- Trại Trang Phúc (A-223), tỉnh Darlac, chuyển thành tiểu đoàn 72 BDQ Biên phòng với quân số 399 chiến binh.
-Trại Plei Djereng (A-251), tỉnh Pleiku, chuyển thành tiểu đoàn 80 BĐQ Biên phòng với quân số 479 chiến binh.
- Trại Đức Cơ ( A-253), tỉnh Pleiku, chuyển thành tiểu đoàn 81 BĐQ Biên phòng với quân số 457 chiến binh.
- Trại Plei Me (A-255), tỉnh Pleiku, chuyển thành tiểu đoàn 82 BĐQ Biên phòng với quân số 464 chiến binh.
- Trại Bu Prang (A-236), tỉnh Quảng Đức, chuyển thành tiểu đoàn 89 BĐQ Biên phòng với quân số 377 chiến binh.
- Trại Dak Pek (A-242), tỉnh Kontum, chuyển thành tiểu đoàn 88 BĐQ Biên phòng với quân số 298.
- Trại Dak Seang (A-245), tỉnh Kontum, chuyển thành tiểu đoàn 90 BĐQ Biên phòng với quân số 431 chiến binh.
Cải tuyển đợt 2 vào ngày 31/12/1970:
- Trại Ben Het (A-244), tỉnh Kontum, chuyển thành tiểu đoàn 95 BĐQ Biên phòng với quân số 430 chiến binh.
- Trại Đức Lập ( A-239), tỉnh Quảng Đức, chuyển thành tiểu đoàn 96 BĐQ Biên phòng với quân số 400.
3 trại đóng cửa, chấm dứt hoạt động:
- Trại Kontum (B-24) đóng cửa ngày 30 tháng 11/1970; trại Ban Mê Thuột ( B-23), đóng cửa ngày 15 tháng 12/1970; trại Pleiku (Company B), đóng cửa ngày 15 tháng 1/1971.


Vương Hồng Anh


--------------------
KHAI TỬ ĐẢNG!
Go to the top of the page
 
+Quote Post
caoduy
post Jun 11 2010, 08:27 AM
Post #83


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 13,947
Joined: 18-November 08
Member No.: 775
Age: 53
Country







Tiểu Đoàn 62 BIỆT-ĐỘNG-QUÂN Căn cứ Lệ Khánh


Polei-Kleng là tên một ngọn đồi cách thị trấn Kontum 22 cây số theo đường chim bay về hướng tây-bắc. Vào tháng ba năm 1966, Lực-Lượng Đặc-Biệt Hoa-Kỳ thiết lập trại Dân-Sự Chiến Đấu trên đỉnh đồi, đặt tên là trại Polei-Kleng (ám số A-241), tiếng Việt là Lệ-Khánh. Nhiệm-vụ của trại là ngăn chặn sự bành trướng và áp-lực của địch vào thành phố Kontum. Đến ngày 31 tháng tám năm 1970, trại được bàn giao cho Biệt-Động-Quân Việt Nam và trở thành tiểu-đoàn 62 BĐQ Biên-Phòng.

Trong trận chiến mùa hè đỏ lửa vào tháng ba năm 1972, trước sức tấn công của địch, vùng Tân Cảnh, Dakto rồi Charlie lần lượt thất thủ. Trại Lệ-Khánh là tiền đồn cuối cùng ngăn chặn hướng tiến quân của địch vào thành phố Kontum, do đó bằng mọi giá, quân cộng sản Bắc Việt phải san bằng căn cứ này.

Trong vòng một tuần lễ, cộng quân pháo kích vào trại hàng ngàn đạn súng cối 82 và hỏa tiễn 122 lỵ Đến ngày 7 tháng 5, địch gia tăng mức độ pháo kích từ sau tám giờ tối cho đến nửa đêm rồi sau đó ào-ạt xung phong tấn công vào hướng đông của căn cứ. Các chiến sĩ Biệt-Động-Quân giữ vững phòng tuyến, đẩy lui nhiều đợt xung phong của địch. Đến sáu giờ sáng, cộng quân phải tạm ngưng tấn công để chỉnh đốn lại hàng ngũ, sau khi để lại trên 300 xác rải rác xung quanh tuyến phòng thủ trại Lệ-Khánh.

Một tiếng đồng hồ sau, địch bắt đầu đợt tấn công mới bằng trận điạ pháo vào căn cứ, sau đó 20 chiến xa T-54 dẫn đầu cho bộ binh theo sau. Mặc dù đã chiến đấu liên tục từ nửa đêm rất mệt mỏi, các binh sĩ Biệt-Động-Quân đã chuẩn bị cho đợt tấn công mới với các súng phóng hỏa tiễn M-72. Kết quả năm chiến xa T-54 bị hạ và nhờ pháo binh bạn yểm trợ hữu hiệu nên quân cộng sản xâm lược phải tạm thời rút lui. Theo tài liệu tịch thu được của địch, cộng quân đã chọn căn cứ Lệ-Khánh để đánh chiếm làm quà kỷ niệm mừng chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đến ngày thứ 20 của trận chiến, các binh sĩ tiểu đoàn 62 BĐQ sống dưới giao thông hào để tránh những trận mưa pháo của quân cộng sản. Lúc này trên đỉnh đồi Polei-Kleng và khu vực xung quanh không còn vẻ đẹp thơ mộng của miền cao nguyên n"ạ Căn cứ Lệ Khánh tan nát vì đạn pháo binh của địch, kho đạn bị cháy, trung-tâm hành quân bị xập. Đại Tá Nguyễn văn Đương, chỉ huy trưởng BĐQ / QK2 lo lắng cho số phận TĐ62.
- Các anh còn chịu được không?

Thiếu tá Bửu Chuyển, tiểu-đoàn trưởng trả lời.
- Chúng tôi vẫn chiến đấu...!

Thực sự, tình hình lúc này đang nguy khốn, TĐ 62 BĐQ và căn cứ Lệ Khánh có thể bị địch tràn ngập không biết vào lúc nào. Các phi tuần phản lực của Hoa Kỳ được gọi đến yểm trợ cho trực thăng vào đem các cố vấn Hoa Kỳ ra khỏi trại đến một nơi an toàn, để lại các binh sĩ BĐQ và một số đàn bà, trẻ con, vợ con binh sĩ gốc người Thượng.

TĐ 62 vẫn tiếp tục kháng cự, những người bị thương nhẹ được băng bó xong trở lại phòng tuyến chiến đấu. Vợ con binh sĩ cũng được phát súng, phụ giúp việc canh phòng, tải đạn, tải thương v/v... Ban đêm hỏa châu soi sáng bầu trời Lệ Khánh, bên dưới tan hoang, nồng nặc mùi tử khí, xác chết cộng quân rải rác khắp nơi đã trương sình lên, mùi hôi thối trộn thêm mùi thuốc súng làm cho khung cảnh thêm phần khiếp đảm, như cõi âm-tỵ

Từ ngày thứ 20 trở về sau, tình hình coi bộ hết thuốc chữa, bộ tư lệnh QĐ2 cho căn cứ Lệ Khánh được toàn quyền xử trí tùy theo trường hợp. Liên lạc với bên ngoài cũng trở nên khó khăn, các loại ăng-ten dù căng lên đều bị bắn trúng bằng súng đại bác không dật 57, 75 ly từ các cao điểm xung quanh căn cứ mà cộng quân đã chiếm. Đến ngày thứ 25, thiếu tá Bửu Chuyển tiểu đoàn trưởng và đại úy Phan Thái Bình tiểu đoàn phó bàn luận với nhau và quyết định rút mặc dù biết chắc ra là sẽ đụng nặng.

Tiểu đoàn được lệnh chuẩn bị, kể cả gia đình binh sĩ, hành trang gọn, nhẹ và súng đạn. Đúng bốn giờ sáng, xen lẫn vào tiếng đạn pháo kích của giặc, các binh sĩ Biệt-Động-Quân dùng bộc phá (bangalo) phá hủy lớp hàng rào phòng thủ phía lô-cốt số 13 và bắt đầu rút đi trong màn đêm. Thiếu úy Kchong, người thượng, dẫn đại đội 1 mở đường máu ra trước, rồi đến thiếu tá Chuyển cùng bộ chỉ huy tiểu đoàn theo sau, cánh này đi về hướng đông. Đại úy Bình dẫn một cánh khác đem theo gia đình binh sĩ đi về hướng bắc, sự tách rời ra này để tránh tổn thất trường hợp bị địch phát hiện trong khi di tản.

Trong khi đó, phi cơ quan sát L19 đang bay trên bầu trời Lệ Khánh vẫn liên lạc với các cánh quân ở dưới.

- Nam Bình (tên ngụy trang của đại úy Bình), anh ở đâu rồi?
- Tôi vừa ra khỏi trại...
- Tăng tụi nó đã vào trại, đông như kiến!
- Cho bom dập xuống!
- Nhận rõ! Chờ xem.

Các phi tuần phản lực được gọi đến dội bom xuống đám cộng quân và chiến xa T-54 đang reo hò ở phiá dưới tưởng rằng đã dứt điểm tiểu đoàn 62 BĐQ. Căn cứ Lệ Khánh lần này thực sự chìm trong biển lửa... Bỗng dưng, cánh quân Biệt-Động-Quân mất liên lạc với phi cơ quan sát L19, nhìn lên chiếc máy bay đã trúng đạn phòng không đang cháy, và một chiếc dù bung ra trên không gian.

Họ mới đi được chừng năm cây số, vì còn đem theo đàn bà, trẻ con nên di chuyển rất chậm. Địch quân đang đuổi theo phiá sau, tất cả phải ráng lên, còn chừng hai cây số nữa mới đến bờ sông Pơ-Kô (Dak Poko). Qua được bên kia sông là thoát, quân bạn và các cấp chỉ huy đang chờ sẵn. Có tiếng súng nổ ở phiá cánh của thiếu tá Chuyển, đại úy Bình nói vào máy truyền tin PRC-25.
- Anh đụng nặng không?
- Tôi bị tụi nó vây rồi!
- Cần tôi đến tiếp không?
- Không! Dẫn anh em đi gấp đi!

Đó là những lời cuối cùng mà hai ông trưởng và phó trao đổi với nhau... Bây giờ đến phiên cánh của đại úy Bình bị đuổi kịp, dường như đâu cũng chạm địch. Đoàn người vẫn phải tiếp tục di chuyển để tìm lối thoát trong cái chết. Đại úy Bình ra lệnh, vừa chiến đấu vừa lui dần về phiá bờ sông Pơ-Kô... người chết phải bỏ lại, lo cho người sống nhất là nh"ng người đàn bà và trẻ con.

Ra tới bờ sông Pơ-Kô, nhằm mùa khô nước chỉ ngang đến ngực. Đại úy Bình và một số Biệt-Động-Quân còn sống sót dừng lại để ngăn cản địch cho đàn bà, trẻ con và các quân nhân bị thương lội qua trước. Quân cộng sản bắn đạn súng cối 61 ly vào đám đàn bà trẻ con vô tội đang tìm cách vượt sông, vô số người chết, dòng sông Pơ-Kô dậy sóng, máu nhuộm đỏ một khúc sông... Bên bờ sông, một người đàn bà Thượng đai đứa con trước ngực, trúng đạn nằm chết, đứa bé vẫn còn ngậm vú mẹ. Trước cảnh thương tâm đó, đại úy Bình ra lệnh cho một người lính tháo dây đai, lấy đứa bé ra khỏi người mẹ rồi đem qua sông trước.

Qua được bên kia sông, đại úy Bình được đại tá Đương, chỉ huy trưởng BĐQ vùng II, ôm chầm lấy khen ngợi, hỏi thăm. Cánh quân của đại úy Bình lúc bắt đầu rút có 360 người gồm cả đàn bà, trẻ con, qua được sông còn lại 97 người, phần chết, bị bắt và một số thất lạc trong rừng. Sau đó đàn bà, trẻ con và thương binh được đưa về Kontum. Đại úy Bình và một số Biệt-Động-Quân xin ở lại để chờ đón các quân nhân thất lạc đang tìm đường thoát.

Mặc dầu pháo địch vẫn bắn qua, các Biệt-Động-Quân vẫn cương quyết nằm lại dọc theo bờ sông đón các chiến hữu thất lạc. Đã ba ngày qua, không có tin gì thêm... chán nản, thất vọng, màn đêm xuống, một làn sương lạnh từ mặt sông dâng lên... bỗng có tiếng lội dưới nước, một, hai, ba, tất cả bốn bóng đen hiện ra đang đi lên từ phiá bờ sông. Tất cả mọi người nín thở, súng đạn sẵn sàng rồi hỏi nhỏ.

- Ai?
- Biệt-Động-Quân.

Tất cả mọi người rời chỗ nấp chạy lại ôm chầm lấy bốn người mới qua sông, quân phục vẫn còn ướt. Bốn quân nhân này thuộc cánh quân đi theo thiếu tá Chuyển, họ cho biết là Thiếu tá Chuyển bị thương, bị bắt dẫn đi, ông không chịu nên bị giết tại chỗ.

Câu chuyện về tiểu đoàn 62 Biệt-Động-Quân và căn cứ Lệ-Khánh đến đây chấm dứt. Đại úy Phan Thái Bình, sau năm 1975 đi cải tạo ngoài bắc 11 năm, ông cùng gia đình đến định cư tại Los Angeles vào tháng mười năm 1993, đem theo được một tấm hình kỷ niệm chụp khỏang tháng sáu năm 1972, ngày được gắn lon đặc cách tại bộ tư lệnh quân đoàn II. Tấm hình đã phai mờ vì phải chôn dấu.

Vũ-Đình-Hiếu
Dallas, ngày 06 tháng năm, 1995
Theo sách: Chinh Chiến Điêu Linh, Tác giả Kiều-Mỹ-Duyên, phát hành năm 1994.


--------------------
KHAI TỬ ĐẢNG!
Go to the top of the page
 
+Quote Post
caoduy
post Jul 13 2010, 06:42 AM
Post #84


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 13,947
Joined: 18-November 08
Member No.: 775
Age: 53
Country







Bốn ngày đỏ lửa


Cường độ cuộc chiến gia tăng, con cháu Bác Hồ vượt sông, vượt núi, vào Nam với lý tưởng duy nhất là giải phóng đồng bào đang bị đô hộ bởi ngoại bang. Bộ đội miền Bắc đã không quản ngại gian nan, đói khổ và bệnh hoạn để thực hiện hoài bão của mình. Thực ra, họ đã chẳng giải phóng được gì ngòai tạo những chồng chất đau thương trên da thịt người da vàng. Các anh đã bị tập đòan bệnh hoạn ru ngủ, thần thánh hóa với những ảo vọng ngông cuồng. Bác Hồ hoạt đầu chính trị hơn ba mươi năm lãnh đạo miền Bắc, di sản để lại là những dấu vết bom đạn cầy xé tan hoang trên da thịt mảnh đất Việt Nam.

Ngày N...Cộng Sản bôn tập tất cả các vùng chiến thuật, riêng tại vùng II, họ chọn Dakto làm tuyến thử lửa, họ chuẩn bị mở mặt trận có kích thước, quyết tử cùng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Phi đoàn Thần Tượng 215 nhập cuộc, 9 chiếc trực thăng cất cánh trục chỉ Pleiku. Trời hôm nay trong xanh, gió nhẹ, hợp đoàn bình phi ở bốn ngàn bộ, phía trước những ngọn đồi chập chùng như sóng biển trải dài trên thớ thịt của mảnh đất. Gần tới Cheo Reo con sông uốn khúc chảy quanh các sườn đồi long lanh như bức tranh thủy mạc.

Còn 15 phút nữa tới Pleiku, xa xa ngọn núi ngộ nghĩnh đơn độc trong tầm mắt. Thấy được ngọn độc sơn này là thấy được thành phố. Trên bản đồ hành quân ghi chú tên và độ cao của nó, tên thật là Hàm Rồng (Miệng Rồng), nhưng anh em phi hành thì gọi với tục danh "núi Lìn". Hàm Rồng hay núi Lình cũng vậy, có rất nhiều huyền thoại.
Tuy nhiên phải nói ngọn núi này là cứu tinh của nhiều phi hành đoàn mỗi khi thời tiết xấu .
Hợp đoàn sẽ đáp tại phi trường Cù Hanh, lấy thêm nhiên liệu và lính hành quân.

8 giờ 45 sáng, 9 chiếc cối xay lại nối đuôi cất cánh trực chỉ hướng Bắc. Hại mươi phút sau tỉnh đầu của giới tuyến trong tầm mắt, tôi trao máy bay cho Vĩnh Gấu, người phi công phụ, dựa lưng vào ghế, đầu óc mông lung. Lần đầu tiên trên vùng đất lạ, tôi vẫn chưa định được vị trí rõ rệt trên bản đồ. Đầu óc làm việc liên tục. Trưởng phi cơ mới toanh của đơn vị bay vị trí số 3 trên đường Bắc tiến. Nhiệm vụ cũng đơn giản, chuyển tiểu đoàn Dù lên cao điểm chiến thuật thay thế cho đơn vị bộ binh. Sở dĩ có dự thay đổi vì ông Tướng vùng II sợ mất cao điểm 5 và 6, áp lực địch sẽ đè nặng lên tỉnh Kontum. Lần đầu tiên một đơn vị tác chiến di động, được giao trọng trách trấn ải...với một kích thước giới hạn và thụ động chắc chắn họ sẽ gặp thật nhiều nghiệt ngã. Nhưng biết làm sao hơn, trong đời lính mấy ai tránh được cảnh mình không muốn. Sức mạnh quân đội là kỷ luật, muốn tuân theo kỷ luật thì phải thi hành lệnh, mặc dù lệnh đó sai hoặc quái gở.

Phi trường Dakto hiện ra , cũ kỹ, mộc mạc, không đài không lưu, hợp đoàn nối đuôi mhau đáp bên lề phi đạo. Máy vừa tắt chưa kịp nguội đã được lệnh đổ quân.
Hai đại đội đầu lần lượt được đem lên vùng thì mặt trời cũng ngả về Tây, bụng hơi cào vì từ sáng tới giờ chưa có chút gì ngoài ly cà phê đen. Lệnh cho hợp đoàn tắt máy, nghỉ ăn trưa. Bịch gạo sấy, nước được đổ vào từ từ nở ra, lon thịt hộp vừa khui để trên sàn tàu cho đỡ bụi.
Ùng! Ùng! Khói bốc ở đàu phi đạo, con cháu già Hồ đang pháo kích phá hoại kế hoạch hành quân. Tôi nhẩy lên phòng lái. Vĩnh đã vào vị trí, anh em cơ phi, xạ thủ đầy đủ. Tầu được thi nhau nổ máy. Đầu đàn đã cất cánh, tôi nhấc vội máy bay khi RPM chưa được 6000 vừa cất cánh vừa vặn tay ga.
-Lead! Số 3 gọi.
-Nghe số 3.
- Bây giờ đi đâu ?
-Hướng Kontum.
Trong lúc bay lòng vòng tôi không định được vị trí mình đang bay. Vặn qua intercom tôi hỏi Vĩnh:
-Bạn bay vùng này lần nào chưa ?
-Chưa Thiếu úy!
Tôi lầu bầu:
-Mình là hai thằng mù dò đường .
Vĩnh cười để lộ hàm răng to tổ bố trên khuôn mặt thực thà hiếm có:
-Thiếu úy! Mình cứ bám theo lead là chắc ăn.

Đâu còn đường nào khác hơn. Sau đó tầu chỉ huy cho lệnh hợp đoàn qua tầu số giải tỏa. Chỉ thị mỗi chiếc cách nhau một phút, quẹo trái, xuống thật thấp qua khu làng Thượng rồi vào đáp vị trí cũ. Sau vài phát pháo hù, địch ngưng bắn.
Dọc theo phi đạo lính Dù đã xếp hàng thứ tự chuẩn bị lên tầu. Tầu chỉ huy tên gọi là Charlie đã lên vùng. Tôi chỉ tay bảo Vĩnh :
-Trời hôm nay hơi nóng nên Charlie đang lên cao cho có gió. Anh gật gù cười.
Tiếp theo hai Mãnh Hổ lên vùng. Ở đây xin phép được mở ngoặc để nói sơ qua về phi đoàn 215. Đây là một trong những đơn vị kỳ cựu trực thăng. Danh xưng Thần Tượng có nghĩa Voi Thần. Đơn vị chia ra làm 3 toán, hai toán bay đổ quân và một toán trực thăng võ trang đi bảo vệ với hai danh xưng khác nhau. Mãnh Sư hay Mãnh Hổ. Hôm nay Sư ở nhà, Hổ ra khỏi chuồng kiếm ăn.
-Lead đây Charlie! Mỗi tầu cách nhau 2 phút hướng vào 90 độ, thả xong quay 180 độ quẹo phải đi ra.
-OK Charlie. Lead lên tiếng!
-Hợp đoàn nghe rõ, cách nhau 2 phút.
Lead cất cánh. Chờ khoảng hơn một phút số hai cất cánh. Chờ đúng 2 phút số ba cất cánh. Đang lấy dần cao độ. Trên tần số lead đang ra vùng. Số 2 chuẩn bị vào. Số 2 ra vùng.
-Hai đây Charlie! Hai đây Charlie! Bạn đi đâu vậy ?
Không có tiếng trả lời. Số hai vẫn lấy dần cao độ bay thẳng ra...Charlie giận và xì nẹc số 2. Tôi bấm máy liên lạc.
-Charlie- số...3
-Nghe số 3...
-Số 3 vào vùng.
-Hổ đây Charlie.
-Nghe...
-Cover cho thằng 3.
Tiếng súng minigun pha lẫn đại liên trên tầu thi nhau nổ rộn rã, tôi cố đẩy cho con tầu bay lẹ hơn, những nó muốn khựng lại như bà gia đang leo dốc. Tiếng người cơ phi la hoảng:
-Tầu bị trúng đạn Thiếu úy.
Tôi không trả lời...gọi máy:
-Charlie- số 3 gọi.
-Nói đi số 3.
-Dưới bắn rát quá, tầu bị trúng đạn.
-Số 3 có sao không ?
-Chưa có dấu hiệu.

Người lính Dù cuối vừa ra khỏi tầu, tôi đạp pedal phải lấy cao độ ra vùng. Tôi rùng mình ớn lạnh bởi mồ hôi pha lẫn gió trời.




Sáng nay, chúng chưa biết chúng tôi làm gì nên hai đại đội được đưa lên xuông xẻ, bây giờ chúng đã đoán ra phần nào nên ồ ạt bắn phủ đầu. Hợp đoàn được lệnh tắt máy kiểm tầu. Bộ chỉ huy Dù xin trực thăng Mỹ tăng viện. Anh em Thần Tượng thở phào nhẹ nhõm.
Khi đoàn trực thăng Mỹ cất cánh, thì tôi cũng vừa kiểm soát xong, ngòai vài lỗ dọc phần đuôi. Tàu có thể bay về được.

Nhóm phi hành đang tụm ba, tụm năm kháo chuyện bãi quá nóng, thì hợp đoàn Mỹ quay về đáp, với đầy đủ lính Dù, hỏa lực địch quá mạnh, họ từ chối phi vụ, bay thẳng một lèo về Pleiku. Viết tới đây tôi sực nhớ đến ông Kỳ, khi còn làm Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương. Ông đến nói chuyện với các học sinh và sinh viên biểu tình. Trong lúc bầu nhiệt huyết đang lên ông đòi đá đít một Thượng nghị sĩ Mỹ đã giám chê quân đôi VNCH đánh giặc nhút nhát. Nhiều người đã phê bình sự hồ đồ của ông. Nhưng riêng tôi "ông quả có khí phách kẻ làm tướng".

Đại tá Lịch quay sang chúng tôi:
-Chỉ còn các anh thôi. Cố gắng cho đàn con tôi lên đủ.
Đại úy Đức, lead hợp đoàn lại gần tôi:
-Tầu có sao không?
-Vài lổ Đại úy.
-Tầu còn khả dụng ?
-Bay được.
Anh hấp háy đôi mắt:
-Tao chịu mày đó Q.
Rồi đi sang tầu khác.

Voi Thần lại tiếp tục lên đường, từng chiếc thay phiên vào, ra cho tới người lính cuối cùng bất chấp áp lực của địch. Chúng tôi đã thể hiện đúng tinh thần huynh đệ chi binh. Trên đường về Pleiku tôi nghe tiếng Đại tá Lịch sảng khoái trên tần số khen tặng hoa tiêu VN...
Chuồn chuồn nối đuôi nhau xuôi Nam trở về Pleiku, lấy thêm nhiên liệu, một ngày gian nguy và căng thẳng.
-Peacock! Peacock! Đây Thần Tượng.
Peacock nghe Thần Tượng.
-Chúng tôi 9 chiếc trực thăng cất cánh từ Pleiku về Nha Trang, bạn cho biết tác xạ pháo binh quanh vùng ?
-Thần Tượng! Đây Peacock.
-Nghe bạn- Nói đi.
-Lệnh Tư lệnh quân đoàn II, các bạn sẽ ở lại Pleiku đêm nay, Liên đoàn 72 Chiến thuật sẽ lo cho các bạn chổ ngủ. Nghe rõ trả lời.
-Thần Tượng nghe 5/5.
Tầu chỉ huy quay ngược vào bãi đậu, chúng tôi nối theo đuôi. Quay sang Vĩnh tôi hỏi:
-Tối nay có mục gì không ?
-Không biết. Chắc chắn phải ra phố kiếm gì ăn.
-Tôi cũng vậy, nhưng phải ghé tụi bạn lâu quá chưa gặp.

Pleiku, một thành phố đang lên, phố xá nhộn nhịp khác thường. Quả thực vậy, nơi nào có quân Mỹ trú đóng là bộ mặt hoàn tòan thay đổi. Bên cạnh sự sầm uất có pha lẫn sự băng hoại.
Lâu lắm hôm nay mơi gặp lại lũ bạn, chuyện nổ như pháo. Lang thang đầu đường cuối phố, chúng tôi ghé xóm chị em ta. Tôi ngần ngừ, làm sao có cái hứng lãng du nơi tỉnh lẻ này. Tôi thoái thác viện cớ chưa được tắm, cát bụi Dakto con bán đầy, hơn thế nữa, mặc đồ bay mà ghé động hoa vàng chẳng ra một thể thống gì cả.

Tôi lên mặt:
-Các cậu quan cách gì chả có tác phong.
Một thằng trong nhóm hét lên:
-Ấy chết! Ấy chết! Đụng chọc giận cậu. Cậu phải thông cảm cho chúng em, ở đây tỉnh lẻ, ăn chơi giải muộn đời. Đời lính sống nay chết mai, tính cho xong kẻo làm ma không biết đàn bà khó mà siêu thoát.
Tôi cười:
-Mày đã khá hơn nhiều, tao phải khen cho thành phố này, chỉ vài tháng mày đã lột xác. Tôi hỏi xỏ lá:
-Vậy chú đi chơi bời cuối tuần có xưng tội không ?
Nó cười hì hì:
-Mình đi lén mà.
Cả bọn ôm bụng cười. Tôi đề nghị:
-Chúng mình ghé quán cà phê uống cho bớt lạnh.
Nó nhìn tôi xỏ lại:
-Cậu mặc đồ bay vào uống cà phê , trông chả giống ai.
-Không lẽ tao cởi truồng, có độc một bộ, ông tướng bắt ở lại, ông tướng chưa cho quần thay, mấy chú khó tính quá. Vậy chúng mình về.

Ba, bốn chiếc Honda nói đuôi nhau trở về căn cứ, về đêm Pleiku lành lạnh thấm vào da thịt như gió bấc ở miền Bắc. Tô ép mình sau lưng thằng bạn để tránh phần nào cơn gió. Cũng may thằng bạn cùng phòng, với lại hôm nay đi phép tôi sẽ ngủ lại với nó. Càng về khuya chúng tôi càng nhiều mục để nói. Chúng hỏi tôi:
-Buồn ngủ chưa?
-Chưa!
-Nhớ em hở ?
-Em nào ?
-Em nào ở Nha Trang ấy!
-Ờ, nhớ lắm, em đang chờ, có lẽ giờ này em đang nằm lây lất.
Tụi nó hau háu nhìn tôi:
-Em tên gì?
-Kim Dung!
-Tên nghe cũng được. Quen lâu chưa?
-Ra Nha Trang gặp lại. Tối ngày em quanh quẩn bên tao, nhiều khi thức trắng đêm cùng em tâm sự.
-Tình nhỉ?
Nó nằm xuống cười điểu cáng:
-Mai con không dắt mấy bô đi ăn sáng là bỏ mẹ, ông về Sàigon bỏ bom là tiêu đời.
-Đành phải chịu, sống chung với Kim Dung kể từ ngày ra tới giờ tao đã quên em.
-Thật không ông ?
-Rất thật.
Giấc ngủ đi vào lúc nào chúng tôi không biết. 6 giờ sáng nó gọi tôi dậy đi ăn sáng. Quán phở trong khu gia binh, cố nuốt lót lòng.

Sáng nay phi đoàn 229 tăng cường máy bay, khác với hôm qua, hôm nay đi bay lòng tự tin hơn, tôi đã làm quen với địa hình, địa vật. Tôi để Vĩnh bay suốt lộ trình Tân Cảnh, lúc đó tôi mới đủ thì giờ để ngắm nhìn đồi núi cao nguyên, ở đây không núi là rừng, cây cao, đất mầu mỡ, người dân thỉêu số lập thành những làng xã trên những mảnh đất bằng phẳng, cuộc sống thật bình yên, những phụ nữ ngực để trần đi đi lại lại, trong thật lạ mắt. Còn đàn ông đóng một chiếc khố vải đủ để che kín cây gậy trời ban. Mải mê với phong cảnh thiên nhiên giữa người và vạn vật quên cả phi vụ đầy gian nguy đang rình rập. Vĩnh nhắc sắp đến Dakto, 9 chiếc nối đuôi đáp vị trí cũ.

Hôm nay chúng tôi sẽ tiếp tế lương thực và đạn dược cho đơn vị ngày hôm qua. Chuyến đầu vào ra xuông xẻ, nhưng bắt đầu chuyến thứ hai thì Bắc quân bắt đầu pháo bãi đáp. Khu trục được gọi lên. Bom lửa được thả cháy rực ở quanh cứ điểm. Anh em chúng tôi lại êm ả vào ra vài chuyến. Sau đó chúng lại pháo. Lúc đầu chúng tôi còn hoảng hốt, sau quen dần. Đạn vừa nổ xong là cong đuôi vào đáp, đạp lẹ đồ tiếp tế rồi cong đuôi bay ra.
Ngày thứ hai thêm 5 chiếc bị đạn, bất khả dụng.

Cường độ giao tranh ngày thêm khốc liệt hơn. Đơn vị Dù bị pháo không nghỉ. Địch quân đã làm chủ chiến trường ngay từ phút đầu. Tại ngọn đồi 5 và 6 một lần nữa lính Dù đã thể hiện lòng can đảm và kinh nghiệm chiến trường. Mặc dù ở thế thủ, nhưng họ đủ khả năng đập tan nhũng hoài bão Bắc quân.
Sang tới ngày thứ ba, thì bộ đồ bay mùi hôi đã bốc, báo chí và radio thi nhau tường thuật về trận chiến. Tôi đang vào bãi đáp thì Mãnh Hổ một bị trúng đạn, khói phun ra cuồn cuộn. Hổ hai đang bám sát theo sau. Hổ một phải đáp ép buộc trong trảng lớn ở hướng Bắc, tầu lead đã xuống đón phi hành đoàn. Hổ hai được lệnh phá hủy con tầu.




Phi vụ phải gián đoạn vì thiếu trực thăng võ trang yểm trợ.

Sáng tới ngày thứ tư mặt trận yên tĩnh trở lại. Cộng quân quá thiệt hại nặng nề, phần do Không quân oanh kích, phần do lính Dù phản công. Có lẽ địch đang bổ xung quân số để tái mở mặt trận. Mọi thương binh Dù cũng được chúng tôi di tản và cứ điểm được tăng viện chờ Bắc quân xung trận.

Hôm nay phi đoàn tăng phái. Chúng tôi được trở về Nha Trang nghỉ bồi dưỡng. Xa Nha thành có 4 ngày, tôi có cảm tưởng đã lâu. Tầu sắp sửa đáp. Ngoài kia biển mênh mông, xanh biếc hàng dừa cao lay động trước gió. Tôi cảm thấy lòng yên tĩnh lạ thường. Tôi đã xa vùng lửa đạn.

Sáng mai! Tôi sẽ ra biển thật sớm, ngồi chờ Thái Dương ló dạng, ngồi thật yên để nghe biển rì rào tâm sự. Trong sự tĩnh lặng tôi sẽ thấy giá trị của sự sống và nổi chết. Cũng trong tĩnh lặng đó, tôi cầu xin Thượng Đế hãy giúp dân tộc tôi thoát khỏi cuộc chiến phi nhân đang trải dài trên khắp quê hương.


Chân Không


--------------------
KHAI TỬ ĐẢNG!
Go to the top of the page
 
+Quote Post

14 Pages V  « < 5 6 7 8 9 > » 
Reply to this topicStart new topic
2 User(s) are reading this topic (2 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 17th November 2024 - 03:52 PM