9 cơ chế tự bảo vệ của thực vật, Khám phá |
9 cơ chế tự bảo vệ của thực vật, Khám phá |
Aug 19 2016, 03:24 PM
Post
#1
|
|
Phố Cũ Group: Năng Động Posts: 2,691 Joined: 21-April 08 Member No.: 43 Country |
9 cơ chế tự bảo vệ của thực vật Trong thế giới thực vật, cơ chế thích nghi và tự vệ đã tạo ra nhiều loài thực vật rất phong phú. Dù luôn phải gắn chặt với đất, không thể di chuyển nhưng chúng không phải chỉ là nạn nhân đứng bất động chờ nguy hiểm tìm tới. Trên thực tế, một số loài mọc ra gai để bảo vệ chúng khỏi động vật ăn cỏ, thậm chí giết những loài đó. Một số loại cây thậm chí còn tiết ra các hợp chất để cảnh báo đồng loại có nguy hiểm đang rình rập. Theo tổng hợp của trang Britanica, các loài thực vật có 9 cơ chế tự bảo vệ, trong đó chỉ riêng cái gọi là "gai" trong tiếng Việt đã có mấy loại khác nhau. 9. Gai (Thorn) Loại gai mà có tên tiếng Anh là Thorn thực chất là các cành cây hoặc thân cây nhọn (branch hoặc stem). Gai của các cây chanh, cam, quýt... thuộc loại này. Mặc dù có câu "Every rose has its thorns" - hồng nào mà chẳng có gai, nhưng gai của hoa hồng không phải loại này. Cơ chế của gai? Tất nhiên là đâm rồi. Đâm vào những thứ gây hại đến chúng. 8. Gai (Prickle) Như đã nói, hoa hồng có một loại gai khác chứ không phải như loại vừa được nhắc đến. Nó nhô ra từ phần vỏ của cây, kiểu như tàn nhang, nhưng rất sắc. Chúng tạo thành một khiên chắn bảo vệ cây. Thường thì loại gai này rất dày đặc và ngắn, nhọn, sắc, tuy nhiên, vẫn có một số loại rầy nhỏ đến mức có thể chen vào những cái gai đó và hút nhựa cây, đóng giả làm một cái gai khác để tránh các động vật săn mồi. 7. Gai (Spine) Loại gai này là loại thường thấy ở trên cây xương rồng. Chúng giúp bảo vệ các tế bào mọng nước của cây khỏi các loài khác, đồng thời phần nào che bớt cái nắng gay gắt của sa mạc (gai xương rồng ở ngoài sa mạc thường nhỏ hơn). Theo nhiều tài liệu khoa học, gai của xương rồng chính là lá cây đã được tiêu biến nhằm giúp cây giảm bớt lượng nước bay hơi khi sống nơi sa mạc khô cằn. 6. Lông Nếu không may chạm vào cây tầm ma, bạn sẽ biết những sợi lông của cây có thể gây ra đau đớn như thế nào. Cây tầm ma và một số loại khác có một lớp lông tua tủa để bảo vệ chúng. Nếu sâu bướm đậu trên những loại cây có lông này, sớm muộn chúng sẽ bị mấy sợi đó đâm xuyên qua cơ thể. Một số loại cây còn có khả năng truyền độc vào các vết thương do chúng gây ra. Cá biệt hơn nữa, một số loại khác có thể gây tổn thương vĩnh viễn thần kinh, thậm chí là dẫn đến cái chết. 5. Dị bào Không phải loại cây nào cũng có cơ chế phòng thủ rõ ràng lộ liễu. Nếu xem các loại gai và lông là hàng rào chắn, thì dị bào lại như những quả mìn vậy. Những tế bào đặc biệt chứa các hợp chất phòng thủ khác nhau, từ những tinh thể sắc nhọn cho tới những chất gây đau đớn. Dị bào được kích hoạt khi lớp phòng thủ đầu tiên đã bị phá vỡ. Cây Môn trường sinh (trong ảnh) thường chứa dị bào tiết ra các tinh thể Oxalat canxi vào miệng của các loại động vật ăn nó, sau đó tiết ra một loại enzyme tương tự độc của bò sát – dẫn đến tê liệt. 4. Hội sinh Nhiều loại cây cần phải có "lính" để bảo vệ chúng. Một vài chủng loại cây keo ở Nam Mỹ và châu Phi vừa là nhà vừa là thức ăn cho các loại kiến. Những chú kiến sống trong các cái gai của cây và ăn những chất mà cây tiết ra như một loại thức ăn cho chúng. Ngược lại, kiến bảo vệ cây khỏi những kẻ tấn công từ động vật, cây cỏ, hay nấm. Thậm chí chúng còn cắn bỏ lá của bất kỳ loại cây nào dám tiến vào khu vực xung quanh cây của chúng. Trong một số thí nghiệm, khi người ta bỏ loài kiến khỏi cây thì cây chết 3. Ngụy trang Cây xấu hổ (Mimosa pudica) là điển hình cho cơ chế này. Chúng khép những cái lá lại khi bị chạm vào, làm chúng nhìn giống đã chết, kém hấp dẫn với các loài khác. 2. Tín hiệu hóa học Một số loại cây bị tấn công bởi các loại côn trùng hoặc phải chịu các điều kiện khắc nghiệt như hạn hán có thể cảnh báo các cây khác bằng cách tiết ra các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs). Những hợp chất này kết tủa trên một số cây xung quanh. Điều này có thể tăng lượng độc chất để đẩy lui kẻ thù, hoặc bản thân cây sẽ tự tiết ra hợp chất riêng nhằm dụ chúng vào đó. Một số thí nghiệm gần đây chỉ ra rằng cây cũng có thể giao tiếp thông qua việc tiết ra các chất hóa học bằng rễ hoặc thậm chí qua mạng lưới nấm cộng sinh. 1. Độc Ai cũng biết là nhiều loại cây có độc. Nhưng những thứ độc với loài này chưa chắc đã độc với loài kia. Chẳng hạn như chim, không hề bị ảnh hưởng bởi urushiol, độc của cây thường xuân và thậm chí còn thích quả cuả chúng. Bướm Monarch ăn cây Chi bông tai và hấp thụ glycosid sản sinh bởi cây vào mô của chúng, khiến chúng trở nên độc hại với các loài động vật săn mồi. Tất nhiên là con người đã tận dụng những loại độc này để làm nên thuốc trừ sâu hay các loại độc dược. Khám phá -------------------- |
|
|
Lo-Fi Version | Time is now: 15th November 2024 - 11:55 AM |