Welcome Guest ( Log In | Register )

> PLEIKU( Gia Lai )
delta
post Apr 17 2008, 10:05 AM
Post #1


Chốn Xưa
***

Group: Members
Posts: 585
Joined: 7-April 08
Member No.: 7
Country



Pleiku ( Gia Lai )



Gia Lai là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Nguyên Việt Nam. Trước đây là một phần của tỉnh Gia Lai-Kon Tum.


Vị trí địa lý
Với diện tích 15.494,9 km², tỉnh Gia Lai trải dài từ 15°58'20" đến 14°36'36" vĩ Bắc, từ 107°27'23" đến 108°94'40" kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, phía tây giáp Campuchia với 90 km đường biên giới quốc gia, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.


Khí hậu
Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, một năm có hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vùng Tây Trường Sơn có lượng mưa trung bình từ 2.200 đến 2.500 mm, vùng Đông Trường Sơn từ 1.200 đến 1.750 mm. Nhiệt độ trung bình năm là 22-25ºC.


Sông ngòi

Gia Lai là nơi đầu nguồn nguồn của nhiều con sông đổ về vùng duyên hải miền Trung Việt Nam và về phía Campuchia như sông Ba, sông Sê San và nhiều con suối lớn nhỏ.


Tài nguyên

Khoáng sản
Các loại khoáng sản có trên địa bàn tỉnh này là crom, niken, coban, thiếc, asen, boxit-laterit, vàng, vonframit, molipdenit, caxiterrit v.v.


Động vật
Trong địa bàn tỉnh Gia Lai có một số loài thú sinh sống như voi, nai, bò, hoẵng, thỏ rừng, lợn rừng, trăn, rắn, cọp, các loài chim như gà rừng, chim cu đất, gà gô, khướu, công, trĩ sao, gà lôi hồng tía, gà lôi vằn, các loài cá như lúi, phá, sóc, trạch, lăng, chép. Các loại gia cầm, gia súc như trâu, bò, lợn, gà, vịt, ngựa, thỏ v.v.


Thực vật
thực vật ở đây cũng không khá phong phú lắm, nhiều nhất là tiêu, cây chè, cây điều, cây lúa, v.v... và một số cây hoa màu nhưng với số lượng không nhiều. . cây thông, cây tùng, cà phê, cao su, với số lượng nhiều.


Hành chính

Tỉnh Gia Lai bao gồm 1 thành phố trực thuộc, 2 thị xã và 13 huyện:

Thành phố Pleiku
Thị xã An Khê
Thị xã Ayun Pa, tên cũ là Cheo Reo
Huyện Chư Păh, huyện lỵ là Phú Hoà
Huyện Chư Prông
Huyện Chư Sê
Huyện Đắk Đoa
Huyện Đắk Pơ
Huyện Đức Cơ, huyện lỵ là Chư Ty
Huyện Ia Grai
Huyện Ia Pa
Huyện KBang
Huyện Kông Chro
Huyện Krông Pa, huyện lỵ là Phú Túc
Huyện Mang Yang
Huyện Phú Thiện

Lịch sử
Vùng Tây Nguyên ngày xưa đa số la những người dân tộc thiểu số sinh sống. Và họ sống với nhau trong những làng mạc mà cha ông họ đã gây dựng nên. Trong một ngày nọ người trưỡng làng cảm thấy trong người của mình có vẻ không ổn nên đã cho gọi 2 người con trai vào và tổ chức một cuộc thi săn bắt để chọn ra một người kế vị. Và cuộc thi đã diễn ra nhưng phần thắng đã thuộc về người em. Người anh buồn bã bỏ sang một vùng đất khác để sinh sống. Còn lại người em đã lập ra một làng tên là "plei ku". ( Ở đây nếu dịch sang nghĩa từ thì Plei: là một cái làng Ku: người em. Pleiku : làng của người em (nhớ về chiến thắng của người em). Và cái tên Pleiku được gắn liền với dia danh nay suốt bao năm tháng qua.

Dân số
Dân số tỉnh Gia Lai gần 1,1 triệu người (năm 2004) bao gồm nhiều cộng đồng dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, người Kinh chiếm 52% dân số. Còn lại là các dân tộc Gia-rai (33,5%), Ba Na (13,7%), Giẻ-triêng, Xơ-đăng, Cơ-ho, Thái, Mường ...

STT Tên đơn vị hành chính Diện tích
(km²) Dân số trung bình
(năm 2003) Dân số
(ngày 31/12/2003)

01 Thành phố Pleiku 260,59 184.397 186.763
02 Thị xã An Khê 199,12 63.014 63.663
03 Thị xã Ayun Pa 287,05 99.616 35.058
04 Huyện Chư Păh 981,30 62.379 62.751
05 Huyện Chư Prông 1.687,50 75.363 76.455
06 Huyện Chư Sê 1.350,98 124.288 126.070
07 Huyện Đắk Đoa 980,41 85.072 86.169
08 Huyện Đắk Pơ 499,61 35.160 35.522
09 Huyện Đức Cơ 717,20 43.595 44.609
10 Huyện Ia Grai 1.122,38 74.620 75.593
11 Huyện Ia Pa 870,10 43.551 44.162
12 Huyện KBang 1.845,23 56.671 57.397
13 Huyện Kông Chro 1.441,88 34.478 35.074
14 Huyện Krông Pa 1.623,63 61.576 62.280
15 Huyện Mang Yang 1.126,07 43.125 43.855
16 Huyện Phú Thiện 501,91 0 64.558
Tổng cộng 15.495,70 1.086.905 1.099.979

Tham khảo [2]

Cơ sở hạ tầng

Bản đồ giao thông đường bộ tỉnh Gia Lai
Đường bộ
Quốc lộ 14 nối Gia Lai với Kon Tum, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng về phía Bắc và Đắk Lắk, Đắk Nông, các tỉnh vùng Đông Nam Bộ về phía Nam. Quốc lộ 19 nối với cảng Quy Nhơn,Bình Định dài 180Km về phía Đông và các tỉnh Đông Bắc Campuchia về hướng Tây. Quốc lộ 25 nối với Phú Yên. Ngoài ra, đường Hồ Chí Minh cũng đi qua địa bàn tỉnh Gia Lai. Các quốc lộ 14, 25 nối Gia Lai với các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải miền Trung rất thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa đến cảng để xuất khẩu và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.

Hiện nay, tất cả các tuyến đường xuống các trung tâm huyện đã được trải nhựa hầu hết các trung tâm xã đã có đường ôtô đến.


[sửa] Đường hàng không
Sân bay Pleiku (còn gọi là sân bay Cù Hanh) là một sân bay tương đối nhỏ,có từ thời Pháp.Sân bay Pleiku đang hoạt động, mỗi tuần có 7 chuyến từ thành phố Hồ Chí Minh đi Pleiku - Đà Nẵng - Hà Nội và ngược lại.


Thủy điện
Với địa hình cao và nhiều sông suối, Gia Lai là một trong những nơi tập trung khá nhiều các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ:

Thủy điện Yaly
Thủy điện An Khê
Thủy điện Ayun Hạ
Thủy điện Sê San 1
Thủy điện Sê San 2
Thủy điện Sê San 3
Thủy điện Sê San 4

Kinh tế

Công nghiệp
Trên cơ sở nguồn tài nguyên nông lâm nghiệp và khoáng sản, mở ra triển vọng phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông lâm sản với quy mô vừa và lớn.

Trong sản xuất vật liệu xây dựng, trước hết với nguồn đá vôi tại chỗ có thể phát triển sản xuất xi măng phục vụ cho một phần nhu cầu các tỉnh phía Bắc Tây Nguyên và các tỉnh Đông Bắc Campuchia. Hiện có hai nhà máy sản xuất xi măng với công suất 14 vạn tấn/năm. Với nguồn đá granit sẵn có, phong phú về màu sắc có thể chế biến ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu trong tỉnh và xuất khẩu.

Trong chế biến nông lâm sản, với trữ lượng gỗ lớn trong tỉnh và khả năng nhập khẩu gỗ từ các nước Đông Nam Á đảm bảo ổn định nguyên liệu cho sản xuất chế biến các mặt hàng gỗ lâu dài, chế biến song mây, sản xuất bột giấy. Từ mủ cao su có thể chế biến các sản phẩm cao su dân dụng và công nghiệp chất lượng cao; Chế biến cà phê xuất khẩu, chế biến đường, chế biến dầu thực vật, chế biến sắn, chế biến hoa quả và súc sản đóng hộp.

Ngoài ra còn có thể phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng khi đã xác định được địa bàn và trữ lượng cho phép.

Lâm nghiệp

Nông nghiệp

Do đặc trưng là đất đỏ bazal (vì Biển Hồ là miệng của một núi lửa tạm ngừng hoạt động), ở thành phố PleiKu và các huyện vùng cao của Gia Lai có thể canh tác các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, điều... Riêng huyện Đăk Pơ và thị xã An Khê thì thích hợp cho việc trồng cây ngắn ngày, do chịu ảnh hưởng khí hậu của vùng giáp ranh (Bình Định). Huyện Đăk Pơ là vựa rau của cả vùng Tây Nguyên, hàng ngày cung cấp trên 100 tấn rau cho các khu vực ở miền Trung và Tây Nguyên.

Du lịch
Xuất phát từ điều kiện địa lý, là vùng núi cao có nhiều cảnh quan tự nhiên cũng như nhân tạo, Gia Lai có tiềm năng du lịch rất phong phú. Đó là những khu rừng nguyên sinh với hệ thống động thực vật phong phú, nhiều ghềnh thác, suối, hồ như Biển Hồ là một thắng cảnh nổi tiếng. Biển Hồ được xem như là một đôi mắt của thành phố núi Pleiku.

Nhiều núi đồi như Cổng Trời MangYang, đỉnh Hàm Rồng. Cảnh quang nhân tạo có các rừng cao su, đồi chè, cà phê bạt ngàn. Kết hợp vời các tuyến đường rừng, có cácc tuyến dã ngoại bằng thuyền trên sông, cưỡi voi xuyên rừng, trekking...

Bên cạnh sự hấp dẫn của thiên nhiên hùng vĩ, ở Gia Lai còn có nền văn hóa lâu đời đầm đà bản sắc núi rừng của đồng bào các dân tộc, chủ yếu là Jarai và banah thể hiện qua kiến trúc nhà Rông, nhà sàn, nhà mồ, qua lễ hội truyền thống, qua y phục và nhạc cụ...

Thêm vào đó, Gia Lai có bề dày lịch sử và truyền thống cách mạng hào hùng được thể hiện đậm nét qua các di tích lịch sử văn hóa như khu Tây Sơn thượng đạo, di tích căn cứ địa của anh hùng áo vải Tây Sơn Nguyễn Huệ; Đó là quê hương của anh hùng Núp, các địa danh Pleime, Che reo, là răng đã đi vào lịch sử.

Ai đã đến Gia Lai chắc đã từng biết đến những con dốc cao và dài, với con đường mờ trong sương vào những sáng mùa đông, đã từng đi vào bài hát "Thành phố sương mù". Những điểm du lich trong thành phố không nhiều, ngoài khu vui chơi giải trí là hồ Đức An, sân vận động và rạp chiếu phim, và rất nhiều quán cà phê. Có rất nhiều thác quanh thành phố như: thác Dakthoa, thác Phú Cường, thác Lồ Ô, thác Chín tầng, ... bài hát,: thành phố sương mù. thành phố sương mù, đêm về nhớ thêm...


Văn hóa - Xã hội

Âm nhạc
Có các nhạc cụ đặc trưng của các dân tộc thiểu số:

Cồng chiêng
Đàn đá
Đàn K'ni
K'lông pút
Đàn Goong
T'rưng
Alal

Ẩm thực
Rượu cần
cafe

Điêu khắc
Tượng nhà mồ

Lễ hội
Lễ hội Đâm Trâu
Lễ ăn cơm mới
dù ai ăn đâu làm đâu. nhớ ngày lẽ hội dâm trâu thì về.


Sân khấu

Đoàn Nghệ thuật Đam San: nghiên cứu, sưu tầm, chỉnh lý, biên soạn và biểu diễn...
Các dân tộc thiểu số có tín ngưỡng vạn vật hữu linh, đời sống văn hóa của họ gắn liền với các lễ hội, ở đó họ trình diễn các loại nhạc cụ, các điện múa (xoang) diễn ngâm trường ca (kể khan). Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung có các trường ca nổi tiếng như trường ca Đăm San, Xinh Nhã, Hơmon...

Thể dục thể thao
Gia Lai có Câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai hiện đang tham dự và đã hai lần vô địch giải bóng đá chuyên nghiệp V-League của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.

Liên kết ngoài

UBND tỉnh Gia Lai
Gia Lai
Gia Lai - tiềm năng & triển vọng đầu tư
Âm nhạc Tây nguyên đương đại
Thông tin thêm về Gia Lai và Tây Nguyên
Dân ca Banar
Văn hoá Tây Nguyên

This post has been edited by delta: Apr 17 2008, 10:06 AM


--------------------
Go to the top of the page
 
+Quote Post
 
Start new topic
Replies
caoduy
post Nov 22 2009, 04:58 PM
Post #2


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 13,947
Joined: 18-November 08
Member No.: 775
Age: 52
Country





Triệt Thoái Cao Nguyên: Cuộc Lui Binh Phá Sản




# Tác giả: Trọng Đạt


Một ngày trước khi tướng Phú tuyên bố Ban Mê Thuột thất thủ, hôm 12 tháng 3 năm 1975 Hạ Viện Hoa Kỳ biểu quyết cắt 300 triệu mỹ kim quân viện bổ túc cho Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) do Tổng Thống Ford đệ trình Quốc Hội. Đại sữ Mỹ Martin cũng thông báo cho Tổng Thống Thiệu biết quân viện năm tới từ tháng 6 sẽ không được chuẩn chi, như thế quân đội VNCH chỉ còn đủ đạn dược để đánh trận trong vòng ba hoặc bốn tháng.

Tại Pleiku Liên Đoàn 4 Biệt Động Quân (BĐQ) chưa thể giải tỏa được Quốc Lộ 19. Sư Đoàn 22 gần Qui nhơn chiến đấu dữ dội với Sư Đoàn 3 Sao Vàng của Bắc Việt. Phi trường Cù Hanh bị pháo kích vớ thiệt hại là 3 phi cơ A-37 bị phá hủy. Sư Đoàn 10 Bắc Việt chiếm Ban Mê Thuột và đang tiến về tuyến Phước An. Tại đây lực lượng phòng thủ của Việt Nam Cộng Hòa chỉ còn 700 người và 4 khẩu đại bác 105-ly.

Ngày 11 tháng 3 năm 1975, Tổng Thống Thiệu họp hội đồng tướng lãnh gồm các tướng Trần Thiện Khiêm, Cao Văn Viên, và Đặng Văn Quang để trình bày kế hoạch tái phối trí lực lượng. Với tình hình vũ khí đạn dược như hiện nay, Việt Nam Cộng Hòa không thể nào giữ vững cả bốn quân khu, mà chỉ có đủ lực lượng để giữ Quân Khu 3, Quân Khu 4, và một phần duyên hải thuộc Quân Khu 2. Tại Quân Khu 1 sẽ chỉ giữ Huế và Đà Nẵng, và sẽ rút bỏ cao nguyên về giữ đồng bằng. Bỏ những vùng xương xẩu để về giữ những vùng mầu mỡ. hội đồng tướng lãnh đồng ý, không ai phản đối.

Đã choáng váng vì bị mất Ban Mê Thuột, nay lại tá hỏa tam tinh vì đồng minh bỏ rơi, Tổng Thống Thiệu mất tinh thần, đưa ra kế hoạch táo bạo liều lĩnh vô cùng tai hại trong một phiên họp tại Cam Ranh ngày 14 tháng 3. Trong phiên họp này có Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Tổng Tham Mưu Trưởng Cao Văn Viên, Trung Tướng Đặng Văn Quang (phụ tá an ninh) và Thiếu Tướng Phạm Văn Phú (tư lệnh Quân Đoàn 2). Sau phiên họp tướng Phú kể lại cho Phạm Huấn, và người ký giả chiến trường này đã ghi lại trong quyển Cuộc Trịêt Thoái cao nguyên 1975 như sau.

Ông Thiệu cho biết Quốc Hội Mỹ cắt giảm quân viện khiến Việt Nam Cộng Hòa thiếu thốn đạn dược tiếp liệu. Mỹ hủy bỏ cam kết yểm trợ bằng không lực khi Bắc Việt vi phạm Hiệp định Paris. Lãnh thổ phòng thủ quá rộng lớn, quân đội thiếu thốn đạn dược, tiếp liệu, lực lượng Bắc Việt năm nay lại quá mạnh. Ông cho biết Tướng Phú phải đem hết chủ lực quân, chiến xa, pháo binh của quân đoàn về phòng thủ vùng duyên hải, nghĩa là rút bỏ Pleiku, Kontum..

Sau khi nghe thế tướng Phú bèn xin cho toàn bộ quân đoàn ở lại chiến đấu vì ông đã thoáng nhìn thấy sự sụp đổ miền Nam sẽ diễn ra do kế hoạch tái phối trí của ông Thiệu.

- Thưa Tổng thống, cho tôi được tử thủ Pleiku, giữ cao nguyên.

Tướng Thiệu hỏi:

- Tử thủ? Với quân số, đạn dược hiện có, liệu anh chiến đấu được bao nhiêu ngày với Cộng Sản?

- Thưa Tổng thống từ 40 đến 60 ngày.

- Rồi sao nữa?

Tướng Phú khựng lại, đưa mắt nhìn tướng Viên cầu cứu, nhưng tướng Viên quay đi chỗ khác. Tướng Phú đáp:

- Tôi sẽ chiến đấu đến cùng, cho đến khi không còn được tiếp tế súng đạn, lương thực nữa.

Và tướng Phú vẫn liều lĩnh nói với giọng hơi lớn:

- Thưa tTổng thống, thưa quí vị tướng lãnh, nếu rút khỏi cao nguyên năm nay, thì một cuộc tấn công khác của Cộng Sản, có thể vào năm tới, sẽ làm mất duyên hải và mất nước. Tôi và các chiến sĩ của tôi có chết ở cao nguyên bây giờ cũng không khác gì chết ở Sài Gòn trong năm tới.”

Thiệu bác bỏ ý kiến Phú, ông nói đây là kế hoạch chung của hội đồng tướng lãnh mà ông đã bàn thảo.

- Tôi ra lệnh cho anh mang chủ lực quân, chiến xa, đại bác, máy bay về phòng thủ vùng duyên hải, và tổ chức hành quân tái chiếm Ban Mê Thuột. Lệnh này, từ cấp tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng trở xuống không được biết.

- Thưa tổng thống…

- Có nghĩa là các lực lượng Địa Phương Quân vẫn ở lại chiến đấu. Các cơ sở hành chánh thuộc ba tỉnh Pleiku, Kontum, và Phú Bổn vẫn tiếp tục làm việc cùng với tỉnh trưởng, quận trưởng như thường lệ. Quyết định mang tất cả chủ lực quân chiến xa, pháo binh, máy bay của Quân Đoàn 2 khỏi Pleiku, Kontum. Tôi đã thảo luận với các tướng lãnh. Đây cũng là một quyết định chung của hội đồng tướng lãnh, như quyết định hôm qua cho tướng Trưởng ngoài Quân Đoàn 1.
Căn cứ quân sự và phi trường tại Tuy Hòa. (HÌNH ẢNH: Vaughn Banting)

Phòng họp im phăng phắc, không có một phản ứng, chống đối nào. Bỗng tướng Phú hỏi ôngThiệu một câu gần như lạc đề:

- Thưa Tổng Thống, nếu chủ lực quân, thiết giáp, pháo binh rút đi làm sao Địa Phương Quân chống đỡ nổi khi Cộng Sản đánh? Hơn 100 ngàn dân thuộc hai tỉnh Pleiku và Kontum và gia đình anh em binh sĩ sẽ ra sao?

- Thì cho Cộng Sản số dân đó! Với tình hình nặng nề hiện tại, mình phải lo phòng thủ, giữ được vùng dân cư đông đúc, mầu mỡ, hơn là bị kẹt quá nhiều quân trên Vùng cao nguyên.”

Kế hoạch đã được coi như hợp thức hoá và lệnh triệt thoái được ban hành, các tướng lãnh không ai phản đối. Kế đó họ bàn việc lựa chọn đường rút quân. Tướng Viên cho biết Quốc Lộ 21 không thể xử dụng được vì đường 14 giữa Pleiku và Ban Mê Thuột đã bị cắt. Quân đội miền Bắc hiện có ba hoặc bốn sư đoàn chính qui tại chiến trường Ban Mê Thuột, cho nên không thể xử dụng đường 21 về Nha Trang.

Nếu di chuyển bằng đường 19 nối liền Pleiku và Qui Nhơn cũng sẽ khó thành công vì đèo An Khê đã bị cắt ở hai phía đông-tây. Các đơn vị Bắc Việt đóng chốt nhiều nơi. Trước đây Pháp đã từng bị Việt Minh phục kích đánh tan tác trên đoạn đường đèo này. Ngoài đường số 7B không còn đường nào khác. Tướng Phú đề nghị chọn đường số 7B, kế hoạch được chấp thuận. Ông Thiệu dặn tướng Phú phải giữ bí mật, không được cho các tỉnh trưởng biết, chỉ có quân chủ lực của quân đoàn rút đi, lực lượng địa phương sẽ phải ở lại chiến đấu. Như vậy về cơ bản kế hoạch chỉ là sự lừa dối lẫn nhau, một kế hoạch bất nhân, tàn nhẫn.

Chiều 14 tháng 3 Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn triệu tập các sĩ quan cao cấp để thông báo lệnh rút bỏ cao nguyên. Tuy nhiên không có giấy tờ lệnh hành quân cấp quân đoàn, cuộc hành quân tổ chức vội vã không được chặt chẽ.

Tướng Phú ra lệnh cho Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh rút từ đèo Mang Yang về tăng phái cho Liên Đoàn 23 BĐQ và Công Binh để sửa chữa cầu cống, giữ an ninh trên Liên Tỉnh Lộ 7B. Dưới thời ông Diệm, Cheo Reo được tách ra khỏi Pleiku để thành lập tỉnh Phú Bổn, dân số có 95 ngàn người với 70% là đồng bào Thượng.

Liên Tỉnh Lộ 7B từ ngã ba Mỹ Thạnh tới Tuy Hòa trước đây là một con đường trải đá, có ba cầu chánh là Phú Thiện (50 mét), Le Bac (600 mét) và Cà Lúi (40 mét). Đoạn cuối trên Liên Tỉnh Lộ 7B trong địa phận Tuy Hòa, ở quận Củng Sơn, không an toàn cho sự lưu thông.

Ngày 16 tháng 3 năm 1975, đoàn xe bắt đầu rời thị xã Pleiku. Tướng Phú và Bộ Tư Lệnh lên trực thăng bay về Nha Trang, bỏ lại Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất lo đôn đốc mọi việc. Đoàn quân di tản được chia ra thành bốn phần, mỗi phần có 250 xe. Theo tướng Hoàng Lạc ghi lại trong quyển Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới thì tổng cộng có 1,200 xe cộ di chuyển. Theo Phạm Huấn viết thì có tất cả 4,000 quân xa đủ loại.

Ngày 16 tháng 3, đoàn quân xa di chuyển êm xuôi. Nhưng đến ngày thứ hai, 17 tháng 3, thì dân chúng ùa theo nên cuộc di tản trở nên hỗn loạn và phức tạp. Tướng Phú ra lệnh ngưng lui binh tại Phú Bổn và lập phòng tuyến tại Hậu Bổn.

Các biến cố dồn dập sau đó đều vượt khả năng điều hành của giới chức thẩm quyền. Quân nhân tại Phú Bổn bị ảnh hưởng giây chuyền cũng đều hoảng hốt gia nhập cuộc di tản. Ngày 18 tháng 3, Liên Đoàn 7 BĐQ đang cùng với Thiết Giáp tấn công các chốt Bắc Việt thì bỗng nhiên xui xẻo bị Không Quân oanh tạc lầm, làm cho nhiều binh sĩ bị thương vong. Lúc đó pháo binh Bắc Việt bắn vào phi trường gây kinh hoàng cho đoàn người di tản. Tối đến họ lại pháo kích vào thị xã làm cho nhiều thường dân vô tội bị chết oan uổng.

Ngày 16 tháng 3 năm 1975, Sư Đoàn 320 Bắc Việt được lệnh cấp tốc phải đuổi theo đánh phá đoàn xe triệt thoái. Đến ngày 18 tháng 3, đại đơn vị Cộng Sản đánh vào Phú Bổn rồi sau đó tiếp tục tấn công xuống Củng Sơn. Họ lấy được nhiều đạc bác và xe tăng của quân đội VNCH để tiếp tục mở cuộc truy kích.

Nhận được báo cáo về tình hình nguy khốn, tướng Phú ra lệnh bỏ Hậu Bổn để rút về Tuy Hoà. Cuộc chạm súng tại Hậu Bổn kéo dài tới sáng hôm sau thì đoàn quân di chuyển được 20 km. Lúc đó các đơn vị Bắc Việt đã tràn vào quận Phú Túc. Liên Đoàn 7 BĐQ lại tạo nỗ lực chiếm lại quận Phú Túc. Sau khi ra khỏi Phú Túc, nhiều binh sĩ tan hàng, các sĩ quan cũng không giữ được trật tự 100%. Trong cuộc lui binh thê thảm này có rất nhiều lính chết, dân chết, chẳng khác nào một địa ngục trần gian, một hành lang máu dài hàng trăm cây số.

Công Binh lập hai cầu nổi tại Le bac và Đồng Cam. Đoàn xe di chuyển đến sông Ba thì bị cát lún, phải mất ba ngày để trực thăng chở vĩ sắt lót đường. Lúc đó chỉ có một chiếc xe bị kẹt giữa cầu nổi mà khiến cả đoàn quân tắc nghẽn. Tuy nhiên, dẫu gặp nhiều khó khăn nhưng đoàn xe đầu tiên cũng về được tới Tuy Hòa.

Các đơn vị Cộng Sản từ Thuần Mẫn đổ xuống tiếp tục thiết lập các chốt cản đường. Một tiểu đoàn Địa Phương Quân và một tiểu đoàn Biệt Động Quân được giao nhiệm vụ nhổ chốt. Ngày 22 tháng 3, hai tiểu đoàn Biệt Động Quân ở lại đoạn hậu đã đánh tan một trung đoàn Bắc Việt, gây thiệt hại nặng cho đối phương nên họ phải rút lui.

Lúc đó, các lực lượng Bắc Việt từng tham chiến trong trận Ban Mê Thuột được lệnh di chuyển gấp theo Tỉnh Lộ 287 để đổ xuống Liên Tỉnh Lộ 7B. Tướng Cẩm báo cáo với tướng Phú. Tướng Phú ra lệnh tan hàng. Tướng Cẩm sau đó cùng bộ tham mưu bay trực thăng về Tuy Hòa. Những người còn lại rút về hướng đông.

Ở phía tây, xe tăng Bắc Việt đang tiến tới, hướng bắc là Pleiku, hướng nam cũng có các đơn vị Bắc Việt đóng chống. ai len lỏi theo sông Ba thì về được Tuy Hòa. Trong ngày 26 tháng 3, Tiểu Đoàn 34 BĐQ đã thanh toán các chốt sau cùng tại xã Mỹ Thạnh Tòng. Trong số 1,200 xe lúc bắt đầu khởi hành từ Pleiku thì bây giờ đến Tuy Hòa chỉ còn lại 300 chiếc mà thôi.

Cuộc lui binh của các lực lượng Việt Nam Cộng Hòa tại Quân Đoàn 2 được xem như một cuộc lui binh thảm nhất trong suốt cuộc chiến. Liên Tỉnh Lộ 7B từ đó về sau được mệnh danh là “hành lang máu.” Đó là một con đường dài 300 km với những nước mắt, máu xương, và thịt người tung toé trong 9 ngày đêm.

Trọng Ðạt


--------------------
KHAI TỬ ĐẢNG!
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Posts in this topic
delta   PLEIKU( Gia Lai )   Apr 17 2008, 10:05 AM
delta   Pleiku Pleiku (cũng còn viết Plei Cu, Plây...   Apr 17 2008, 10:15 AM
M&N   Ông Sáu Người Pleiku Lặng Lẽ Chăm Sóc N...   May 2 2008, 10:15 AM
M&N   Thưa các bạn, bài nầy không phải do thà...   May 3 2008, 08:28 AM
M&N   Biển Hồ Plây-cu Nếu hồ Lak đã đem l...   May 30 2008, 04:00 PM
M&N   Biển hồ Tơ Nưng nằm ở xã Biển Hồ, T...   May 30 2008, 04:02 PM
tuyettinh   Huyền thoại về Biển Hồ phố núi Pleiku...   Jul 21 2008, 06:01 AM
M&N   RE: PLEIKU( Gia Lai )   Aug 2 2008, 10:38 AM
M&N   RE: PLEIKU( Gia Lai )   Aug 2 2008, 10:41 AM
M&N   RE: PLEIKU( Gia Lai )   Aug 2 2008, 10:48 AM
M&N   RE: PLEIKU( Gia Lai )   Aug 2 2008, 10:52 AM
M&N   Minh Đức Họp Mặt 2007   Aug 2 2008, 11:05 AM
M&N   Minh Đức Họp Mặt   Aug 2 2008, 12:39 PM
M&N   Lòng heo nướng nghệ Pleiku Có những ...   Aug 6 2008, 10:33 AM
M&N   Buổi Sáng Pleiku Và Những Điều Cảm Nh...   Oct 26 2008, 01:09 PM
M&N   Pleiku, Đóa Quỳ Vàng Và Những Hồn Thi S...   Oct 26 2008, 01:16 PM
M&N   Pleiku phố núi ơi! Pleiku thân yêu của...   Oct 26 2008, 01:23 PM
M&N   Đáng Yêu Như Pleiku Sưu Tầm Được nghe...   Oct 26 2008, 01:39 PM
M&N   Phố Núi Mờ Sương Sưu Tầm Không ch...   Oct 26 2008, 03:28 PM
M&N   Còn Chút Gì Để Nhớ Để Thương Thái ...   Nov 21 2008, 10:28 AM
M@N   Pleiku - Đà Lạt Phạm Lương Còn...   Nov 22 2008, 03:18 PM
M@N   Người Về Từ Cõi Chết NGÔ TRÚC KHÁNH...   Nov 30 2008, 02:11 PM
M@N   Cao Nguyên: Sương Mù hay Khói Súng Ngày 15...   Dec 11 2008, 01:50 PM
M@N   Tử lộ 7 Pleiku-Qui Nhơn Anh đi rồi Tây ...   Dec 24 2008, 11:39 AM
M@N   Đêm Thấy Ta là Thác Đổ M Pleiku lớn l...   Dec 24 2008, 11:40 AM
M@N   Tình Bạn Và Đời Lính Trần Thế Phong ...   Dec 24 2008, 01:32 PM
M&N   Niềm vui chợt tắt! (Để nhớ về P...   Jan 16 2009, 10:26 AM
M&N   Rươu Cần Tây Nguyên Rượu cần là cách...   Jan 30 2009, 04:43 PM
M&N   Chén rượu tiễn! (Để tưởng nh...   Feb 22 2009, 02:15 PM
M&N   1. Biển Hồ (Hồ Tơ Nuêng) Sưu Tầm N...   Jun 15 2009, 06:23 PM
M&N   Cảm xúc mưa Nhok_KenZ “…NHÌN MƯA N...   Jun 15 2009, 06:32 PM
M&N   Địa chỉ ăn uống .... Sưu Tầm 1.Phở ...   Jun 16 2009, 11:47 AM
M&N   Pleiku - Gia Lai và núi lửa Núi lửa, thậ...   Jun 16 2009, 03:32 PM
M&N   Gia Lai - Nhà tù Pleiku Vị trí: Nhà tù Ple...   Jun 16 2009, 04:01 PM
M&N   Pleiku - năm tháng chưa xa Sưu Tầm Nếu...   Jun 22 2009, 07:15 PM
M&N   Một thoáng cà phê pleiku... Nổi hứng, t...   Jul 5 2009, 11:09 AM
M&N   1929- Năm Ra Đời Của Pleiku Pleiku vùng đ...   Jul 17 2009, 04:09 PM
M&N   Tìm hiểu về Lễ Bỏ mả (Lễ Bơ thi) L...   Jul 17 2009, 04:14 PM
M&N   Một một số nhạc cụ đặc trưng Tây Ng...   Jul 17 2009, 04:26 PM
M&N   Làng Đê K’Tu Vị trí: Thuộc xã Kong D...   Aug 3 2009, 11:16 AM
M&N   Pleiku sẵn sàng đón ngày hội lớn Vào...   Aug 3 2009, 11:30 AM
M&N   Đồi thông Đak Pơ Đak Pơ được thiên...   Aug 3 2009, 11:35 AM
M&N   Kiến trúc nhà rông Nhà rông được xâ...   Aug 3 2009, 12:05 PM
M&N   Lan cao nguyên về đồng bằng Chỉ trong...   Aug 3 2009, 12:17 PM
M&N   Nhà mồ- Tượng nhà mồ Lên Tây Nguyên...   Aug 4 2009, 09:42 AM
M&N   Di tích lịch sử - văn hóa Tây Sơn Thượ...   Aug 4 2009, 09:48 AM
M&N   Thủy điện Yaly Vị trí: Công trình th...   Aug 4 2009, 09:51 AM
M&N   Hồ Ayun Hạ Vị trí: Hồ Ayun Hạ nằm ...   Aug 4 2009, 09:56 AM
M&N   Thác Xung Khoeng Vị trí: Thác Xung Khoeng ...   Aug 4 2009, 10:01 AM
M&N   Đèo An Khê Không chỉ là địa chỉ du ...   Aug 15 2009, 01:28 PM
M&N   Ngôi nhà cổ mang dấu tích lịch sử ở A...   Aug 20 2009, 12:33 PM
M&N   Đèo Mang Yang Người dân Gia Lai vẫn que...   Aug 24 2009, 11:46 AM
M&N   Pleiku, những điều trông thấy... Ông Hu...   Aug 26 2009, 02:01 PM
M&N   Pleiku, những điều trông thấy... Ngã ba...   Aug 26 2009, 02:18 PM
M&N   Pleiku, những điều trông thấy... Một ...   Aug 26 2009, 02:30 PM
M&N   Pleiku... lang thang ký! Cà phê vỉa hè...   Aug 27 2009, 10:33 AM
M&N   Đường vui Nguyễn Quang Tuệ Nắng đã ...   Sep 10 2009, 11:18 AM
caoduy   Cao Nguyên Sương Mù Hay Khói Súng # Tá...   Nov 4 2009, 09:39 AM
caoduy   Trận Chiến Đức Cơ # Tác giả: Tô...   Nov 7 2009, 05:01 PM
caoduy   Trận Tử Chiến Của Tiểu Đoàn 82 BĐQ T...   Nov 8 2009, 09:04 PM
caoduy   Những Bí Mật Trong Trận Ban Mê Thuột ...   Nov 19 2009, 09:01 AM
caoduy   Triệt Thoái Cao Nguyên: Cuộc Lui Binh Phá S...   Nov 22 2009, 04:58 PM
caoduy   Vài Biến Cố Ðằng Sau Mặt Trận Tây Ngu...   Nov 24 2009, 04:44 PM
Tulip   RE: PLEIKU( Gia Lai )   Dec 22 2009, 08:40 PM
caoduy   Pleiku - Đà Lạt Còn khoảng hơn thán...   Jan 12 2010, 08:32 PM
caoduy   Màu - Pleiku Tôi trình diện TĐ 21 BĐQ ở ...   Jan 12 2010, 08:43 PM
caoduy   Tử chiến trong nghĩa địa Người sống ...   Feb 10 2010, 06:47 PM
caoduy   Những Người Lính Cũ Đọc Để Thươn...   Feb 19 2010, 09:43 AM
caoduy   Cuộc Rút Quân Trên Đường Số 7 cựu đ...   Apr 2 2010, 07:46 AM
caoduy   Không gian kỷ niệm Huỳnh Quốc Phú còn...   Apr 24 2010, 07:18 AM
3 Pages V   1 2 3 >


Reply to this topicStart new topic
1 User(s) are reading this topic (1 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 28th June 2024 - 05:36 AM