Welcome Guest ( Log In | Register )

> PLEIKU( Gia Lai )
delta
post Apr 17 2008, 10:05 AM
Post #1


Chốn Xưa
***

Group: Members
Posts: 585
Joined: 7-April 08
Member No.: 7
Country



Pleiku ( Gia Lai )



Gia Lai là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Nguyên Việt Nam. Trước đây là một phần của tỉnh Gia Lai-Kon Tum.


Vị trí địa lý
Với diện tích 15.494,9 km², tỉnh Gia Lai trải dài từ 15°58'20" đến 14°36'36" vĩ Bắc, từ 107°27'23" đến 108°94'40" kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, phía tây giáp Campuchia với 90 km đường biên giới quốc gia, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.


Khí hậu
Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, một năm có hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vùng Tây Trường Sơn có lượng mưa trung bình từ 2.200 đến 2.500 mm, vùng Đông Trường Sơn từ 1.200 đến 1.750 mm. Nhiệt độ trung bình năm là 22-25ºC.


Sông ngòi

Gia Lai là nơi đầu nguồn nguồn của nhiều con sông đổ về vùng duyên hải miền Trung Việt Nam và về phía Campuchia như sông Ba, sông Sê San và nhiều con suối lớn nhỏ.


Tài nguyên

Khoáng sản
Các loại khoáng sản có trên địa bàn tỉnh này là crom, niken, coban, thiếc, asen, boxit-laterit, vàng, vonframit, molipdenit, caxiterrit v.v.


Động vật
Trong địa bàn tỉnh Gia Lai có một số loài thú sinh sống như voi, nai, bò, hoẵng, thỏ rừng, lợn rừng, trăn, rắn, cọp, các loài chim như gà rừng, chim cu đất, gà gô, khướu, công, trĩ sao, gà lôi hồng tía, gà lôi vằn, các loài cá như lúi, phá, sóc, trạch, lăng, chép. Các loại gia cầm, gia súc như trâu, bò, lợn, gà, vịt, ngựa, thỏ v.v.


Thực vật
thực vật ở đây cũng không khá phong phú lắm, nhiều nhất là tiêu, cây chè, cây điều, cây lúa, v.v... và một số cây hoa màu nhưng với số lượng không nhiều. . cây thông, cây tùng, cà phê, cao su, với số lượng nhiều.


Hành chính

Tỉnh Gia Lai bao gồm 1 thành phố trực thuộc, 2 thị xã và 13 huyện:

Thành phố Pleiku
Thị xã An Khê
Thị xã Ayun Pa, tên cũ là Cheo Reo
Huyện Chư Păh, huyện lỵ là Phú Hoà
Huyện Chư Prông
Huyện Chư Sê
Huyện Đắk Đoa
Huyện Đắk Pơ
Huyện Đức Cơ, huyện lỵ là Chư Ty
Huyện Ia Grai
Huyện Ia Pa
Huyện KBang
Huyện Kông Chro
Huyện Krông Pa, huyện lỵ là Phú Túc
Huyện Mang Yang
Huyện Phú Thiện

Lịch sử
Vùng Tây Nguyên ngày xưa đa số la những người dân tộc thiểu số sinh sống. Và họ sống với nhau trong những làng mạc mà cha ông họ đã gây dựng nên. Trong một ngày nọ người trưỡng làng cảm thấy trong người của mình có vẻ không ổn nên đã cho gọi 2 người con trai vào và tổ chức một cuộc thi săn bắt để chọn ra một người kế vị. Và cuộc thi đã diễn ra nhưng phần thắng đã thuộc về người em. Người anh buồn bã bỏ sang một vùng đất khác để sinh sống. Còn lại người em đã lập ra một làng tên là "plei ku". ( Ở đây nếu dịch sang nghĩa từ thì Plei: là một cái làng Ku: người em. Pleiku : làng của người em (nhớ về chiến thắng của người em). Và cái tên Pleiku được gắn liền với dia danh nay suốt bao năm tháng qua.

Dân số
Dân số tỉnh Gia Lai gần 1,1 triệu người (năm 2004) bao gồm nhiều cộng đồng dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, người Kinh chiếm 52% dân số. Còn lại là các dân tộc Gia-rai (33,5%), Ba Na (13,7%), Giẻ-triêng, Xơ-đăng, Cơ-ho, Thái, Mường ...

STT Tên đơn vị hành chính Diện tích
(km²) Dân số trung bình
(năm 2003) Dân số
(ngày 31/12/2003)

01 Thành phố Pleiku 260,59 184.397 186.763
02 Thị xã An Khê 199,12 63.014 63.663
03 Thị xã Ayun Pa 287,05 99.616 35.058
04 Huyện Chư Păh 981,30 62.379 62.751
05 Huyện Chư Prông 1.687,50 75.363 76.455
06 Huyện Chư Sê 1.350,98 124.288 126.070
07 Huyện Đắk Đoa 980,41 85.072 86.169
08 Huyện Đắk Pơ 499,61 35.160 35.522
09 Huyện Đức Cơ 717,20 43.595 44.609
10 Huyện Ia Grai 1.122,38 74.620 75.593
11 Huyện Ia Pa 870,10 43.551 44.162
12 Huyện KBang 1.845,23 56.671 57.397
13 Huyện Kông Chro 1.441,88 34.478 35.074
14 Huyện Krông Pa 1.623,63 61.576 62.280
15 Huyện Mang Yang 1.126,07 43.125 43.855
16 Huyện Phú Thiện 501,91 0 64.558
Tổng cộng 15.495,70 1.086.905 1.099.979

Tham khảo [2]

Cơ sở hạ tầng

Bản đồ giao thông đường bộ tỉnh Gia Lai
Đường bộ
Quốc lộ 14 nối Gia Lai với Kon Tum, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng về phía Bắc và Đắk Lắk, Đắk Nông, các tỉnh vùng Đông Nam Bộ về phía Nam. Quốc lộ 19 nối với cảng Quy Nhơn,Bình Định dài 180Km về phía Đông và các tỉnh Đông Bắc Campuchia về hướng Tây. Quốc lộ 25 nối với Phú Yên. Ngoài ra, đường Hồ Chí Minh cũng đi qua địa bàn tỉnh Gia Lai. Các quốc lộ 14, 25 nối Gia Lai với các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải miền Trung rất thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa đến cảng để xuất khẩu và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.

Hiện nay, tất cả các tuyến đường xuống các trung tâm huyện đã được trải nhựa hầu hết các trung tâm xã đã có đường ôtô đến.


[sửa] Đường hàng không
Sân bay Pleiku (còn gọi là sân bay Cù Hanh) là một sân bay tương đối nhỏ,có từ thời Pháp.Sân bay Pleiku đang hoạt động, mỗi tuần có 7 chuyến từ thành phố Hồ Chí Minh đi Pleiku - Đà Nẵng - Hà Nội và ngược lại.


Thủy điện
Với địa hình cao và nhiều sông suối, Gia Lai là một trong những nơi tập trung khá nhiều các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ:

Thủy điện Yaly
Thủy điện An Khê
Thủy điện Ayun Hạ
Thủy điện Sê San 1
Thủy điện Sê San 2
Thủy điện Sê San 3
Thủy điện Sê San 4

Kinh tế

Công nghiệp
Trên cơ sở nguồn tài nguyên nông lâm nghiệp và khoáng sản, mở ra triển vọng phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông lâm sản với quy mô vừa và lớn.

Trong sản xuất vật liệu xây dựng, trước hết với nguồn đá vôi tại chỗ có thể phát triển sản xuất xi măng phục vụ cho một phần nhu cầu các tỉnh phía Bắc Tây Nguyên và các tỉnh Đông Bắc Campuchia. Hiện có hai nhà máy sản xuất xi măng với công suất 14 vạn tấn/năm. Với nguồn đá granit sẵn có, phong phú về màu sắc có thể chế biến ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu trong tỉnh và xuất khẩu.

Trong chế biến nông lâm sản, với trữ lượng gỗ lớn trong tỉnh và khả năng nhập khẩu gỗ từ các nước Đông Nam Á đảm bảo ổn định nguyên liệu cho sản xuất chế biến các mặt hàng gỗ lâu dài, chế biến song mây, sản xuất bột giấy. Từ mủ cao su có thể chế biến các sản phẩm cao su dân dụng và công nghiệp chất lượng cao; Chế biến cà phê xuất khẩu, chế biến đường, chế biến dầu thực vật, chế biến sắn, chế biến hoa quả và súc sản đóng hộp.

Ngoài ra còn có thể phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng khi đã xác định được địa bàn và trữ lượng cho phép.

Lâm nghiệp

Nông nghiệp

Do đặc trưng là đất đỏ bazal (vì Biển Hồ là miệng của một núi lửa tạm ngừng hoạt động), ở thành phố PleiKu và các huyện vùng cao của Gia Lai có thể canh tác các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, điều... Riêng huyện Đăk Pơ và thị xã An Khê thì thích hợp cho việc trồng cây ngắn ngày, do chịu ảnh hưởng khí hậu của vùng giáp ranh (Bình Định). Huyện Đăk Pơ là vựa rau của cả vùng Tây Nguyên, hàng ngày cung cấp trên 100 tấn rau cho các khu vực ở miền Trung và Tây Nguyên.

Du lịch
Xuất phát từ điều kiện địa lý, là vùng núi cao có nhiều cảnh quan tự nhiên cũng như nhân tạo, Gia Lai có tiềm năng du lịch rất phong phú. Đó là những khu rừng nguyên sinh với hệ thống động thực vật phong phú, nhiều ghềnh thác, suối, hồ như Biển Hồ là một thắng cảnh nổi tiếng. Biển Hồ được xem như là một đôi mắt của thành phố núi Pleiku.

Nhiều núi đồi như Cổng Trời MangYang, đỉnh Hàm Rồng. Cảnh quang nhân tạo có các rừng cao su, đồi chè, cà phê bạt ngàn. Kết hợp vời các tuyến đường rừng, có cácc tuyến dã ngoại bằng thuyền trên sông, cưỡi voi xuyên rừng, trekking...

Bên cạnh sự hấp dẫn của thiên nhiên hùng vĩ, ở Gia Lai còn có nền văn hóa lâu đời đầm đà bản sắc núi rừng của đồng bào các dân tộc, chủ yếu là Jarai và banah thể hiện qua kiến trúc nhà Rông, nhà sàn, nhà mồ, qua lễ hội truyền thống, qua y phục và nhạc cụ...

Thêm vào đó, Gia Lai có bề dày lịch sử và truyền thống cách mạng hào hùng được thể hiện đậm nét qua các di tích lịch sử văn hóa như khu Tây Sơn thượng đạo, di tích căn cứ địa của anh hùng áo vải Tây Sơn Nguyễn Huệ; Đó là quê hương của anh hùng Núp, các địa danh Pleime, Che reo, là răng đã đi vào lịch sử.

Ai đã đến Gia Lai chắc đã từng biết đến những con dốc cao và dài, với con đường mờ trong sương vào những sáng mùa đông, đã từng đi vào bài hát "Thành phố sương mù". Những điểm du lich trong thành phố không nhiều, ngoài khu vui chơi giải trí là hồ Đức An, sân vận động và rạp chiếu phim, và rất nhiều quán cà phê. Có rất nhiều thác quanh thành phố như: thác Dakthoa, thác Phú Cường, thác Lồ Ô, thác Chín tầng, ... bài hát,: thành phố sương mù. thành phố sương mù, đêm về nhớ thêm...


Văn hóa - Xã hội

Âm nhạc
Có các nhạc cụ đặc trưng của các dân tộc thiểu số:

Cồng chiêng
Đàn đá
Đàn K'ni
K'lông pút
Đàn Goong
T'rưng
Alal

Ẩm thực
Rượu cần
cafe

Điêu khắc
Tượng nhà mồ

Lễ hội
Lễ hội Đâm Trâu
Lễ ăn cơm mới
dù ai ăn đâu làm đâu. nhớ ngày lẽ hội dâm trâu thì về.


Sân khấu

Đoàn Nghệ thuật Đam San: nghiên cứu, sưu tầm, chỉnh lý, biên soạn và biểu diễn...
Các dân tộc thiểu số có tín ngưỡng vạn vật hữu linh, đời sống văn hóa của họ gắn liền với các lễ hội, ở đó họ trình diễn các loại nhạc cụ, các điện múa (xoang) diễn ngâm trường ca (kể khan). Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung có các trường ca nổi tiếng như trường ca Đăm San, Xinh Nhã, Hơmon...

Thể dục thể thao
Gia Lai có Câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai hiện đang tham dự và đã hai lần vô địch giải bóng đá chuyên nghiệp V-League của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.

Liên kết ngoài

UBND tỉnh Gia Lai
Gia Lai
Gia Lai - tiềm năng & triển vọng đầu tư
Âm nhạc Tây nguyên đương đại
Thông tin thêm về Gia Lai và Tây Nguyên
Dân ca Banar
Văn hoá Tây Nguyên

This post has been edited by delta: Apr 17 2008, 10:06 AM


--------------------
Go to the top of the page
 
+Quote Post
 
Start new topic
Replies
caoduy
post Nov 19 2009, 09:01 AM
Post #2


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 13,947
Joined: 18-November 08
Member No.: 775
Age: 52
Country





Những Bí Mật Trong Trận Ban Mê Thuột




# Tác giả: Lữ Giang


Trong thời gian bị giam giữ trong các trại cải tạo của Cộng Sản, chúng tôi đã có dịp tiếp xúc với hàng trăm người có trách nhiệm hay liên quan đến những biến cố đưa đến sự sụp đổ toàn bộ miền Nam Việt Nam, trong đó trận Ban Mê Thuột là trận quan trọng nhất. Vì được gặp nhiều người cùng một lúc nên chúng tôi đã có dịp kiểm chứng những điều mà mỗi người đã kể.

Đối với những người mà chúng tôi không ở cùng chung trại, sau khi về Saigon hay qua Mỹ, chúng tôi đã tìm cách để tiếp xúc và hỏi thêm, như trường hợp của Đại Tá Nguyễn Văn Đồng, Tư Lệnh Thiết Ðoàn 2 thuộc Quân Khu 2. Ông chỉ huy đoàn quân tháo lui trên Liên Tỉnh Lộ 7B và đã bị bắt gần Củng Sơn (tỉnh Phú Yên).

Chúng tôi cũng đã có dịp tham khảo nhiều sách báo của các tác giả miền Nam Việt Nam, của người Mỹ cũng như của quân đội Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) viết liên quan đến biến cố 30 tháng 4/1975. So sánh những tài liệu thu thập được, chúng tôi đã khám phá ra nhiều sự kiện lịch sử cần được viết lại cho chính xác hơn.

Khi mới đến Hoa Kỳ vào năm 1990, chúng tôi đã viết ngay một bài nói về những bí ẩn đằng sau sự thất thủ Ban Mê Thuột, bài này đã gây ngạc nhiên và xúc động cho nhiều ngườị Nay những người liên hệ đến trận Ban Mê Thuột đã đến Hoa Kỳ. Có những người đã đồng ý viết ra những biến cố mà họ đã tham dự hay chứng kiến như Đại Tá Trịnh Tiếu, Trưởng Phòng 2 Quân Ðoàn 2, Trung Tá Ngô Văn Xuân, Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 44 thuộc Sư Ðoàn 23 Bộ Binh (BB). Nhưng đa số đã thú nhận rằng họ phải bỏ bớt đi vì sợ đụng chạm.

Có người chỉ kể lại chứ không chịu viết và cũng có người khi kể lại đã yêu cầu đừng nêu tên họ ra khi viết, cũng vì sợ đụng chạm. Sau khi tổng kết, chúng tôi xin ghi lại những bí ẩn liên quan đến sự thất thủ Ban Mê Thuột. Sự thật có nhiều điều khác xa với những gì tướng Văn Tiến Dũng đã viết trong cuốn Đại Thắng Mùa Xuân hay ký giả Phạm Huấn đã viết trong cuốn Tướng Phú và Những Trận Đánh Từ Điện Biên Phủ 1954 Đến Ban Mê Thuột 1975.

Biến cố 30 tháng 4/1975 đã gây ra những ấn tượng kinh hoàng và đau xót trong lòng người Việt trong cũng như ngoài nước. Biến cố đó đã đưa cả dân tộc vào những ngày bi thảm nhất và để lại một vết thương đau đớn trong lịch sử. Mặc dầu đã 21 năm qua, ấn tượng đau xót và tủi nhục đó vẫn chưa phai mờ đi được.

Ngày 10 tháng 3 năm 1975, khoảng 2 giờ sáng các đơn vị Bắc Việt bắt đầu tấn công vào thành phố. Họ xử dụng xe tăng và trọng pháo đủ loại và tiến về từ mọi phía. Trung Đoàn 174 Bắc Việt theo Quốc Lộ 14 từ hướng Đức Lập tiến vào, sau đó Trung Đoàn 149 đánh từ phía Nam lên, Trung Đoàn 95B từ ngã Buôn Hô đánh xuống, còn Trung Đoàn 148 từ hướng Bản Đôn tấn công vào.

Ðêm 10 tháng 3, các lực lượng phòng thủ chống trả mãnh liệt. Bảy giờ sáng ngày hôm sau, quân Bắc Việt tấn công vào Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 23 BB, nhưng bên trong còn cầm cự được. Mười giờ sáng, một oanh-tạc cơ A-37 đến trợ chiến đã nhầm lẫn thả bom trúng vào hầm chỉ huy của bộ tư lệnh sư đoàn làm hệ thống truyền tin bị hư hại, không còn liên lạc được với các đơn vị chung quanh. Ðại Tá Vũ Thế Quang và Ðại Tá Nguyễn Trọng Luật phải rời Bộ Tư Lệnh để di chuyển qua căn cứ B.50, nhưng bị bắn dữ quá phải tạt vào rừng cao su và sau đó bị địch quân bắt.

Mọi người dều công nhận rằng sự thất thủ Ban Mê Thuột là biến cố khởi đầu đưa đến sự sụp đổ toàn bộ miền Nam Việt Nam. Tại sao Ban Mê Thuột đã bị thất thủ một cách mau chóng như vậy? Phải chăng đây là một cuộc tấn công quá bất ngờ của Bắc Việt khiến quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) không trở tay kịp? Phải chăng Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã thua đòn cân não của Hà Nội? Phải chăng khả năng chiến đấu của quân đội Việt Nam Cộng Hòa quá yếu kém, không đương đầu nổi với lực lượng của Bắc Việt? Rất nhiều câu hỏi như thế đã được nhiều người đặt ra. Chúng tôi xin tuần tự trình bày từng chi tiết về diễn biến của trận Ban Mê Thuột để trả lời những câu hỏi đó.

PHỐI TRÍ CỦA QUÂN LỰC VNCH VÀ Bắc Việt

Ban Mê Thuột là một tỉnh nằm ở Cao nguyên Trung phần. Vùng cao nguyên này có bốn tỉnh bao gồm Kontum, Pleiku, Ban Mê Thuột và Quảng Đức. Thiếu Tướng Phạm Văn Phú phụ trách Quân Ðoàn 2 đã phối trí quân để phòng thủ Cao nguyên như sau:

Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân (BĐQ) bảo vệ Kontum vì sợ Bắc quân sẽ mở một cuộc tấn công như “Mùa Hè Ðỏ Lửa” năm 1972. Ba (3) tỉnh còn lại được giao cho Sư Ðoàn 23 BB bảo vệ. Sư đoàn này được phối trí như sau: Trung Đoàn 44 và 45 phòng thủ Pleiku. Trung Đoàn 45 đóng ở căn cứ Gầm Ga, phía bắc quận Thuần Mẫn, gần đèo Tử Sĩ, dọc theo Quốc Lộ 14 giữa Ban Mê Thuột và Pleiku. Trung Ðoàn 53 giữ Ban Mê Thuột và Quảng Đức. Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 23 đóng tại Ban Mê Thuột, còn Bộ Tư Lệnh Hành Quân đóng tại căn cứ Hàm Rồng ở Pleiku. Về sau, Bộ Tổng Tham Mưu tăng cường cho Quân Ðoàn 2 thêm ba liên đoàn 4, 6 và 7 BĐQ.
Hình chụp gần hàng rào trong vòng đai căn cứ tại Ban Mê Thuột. (HÌNH ẢNH: sưu tầm)

Bắc Việt có Sư Ðoàn 320 đóng ở Kontum, Sư Ðoàn F.10 hoạt động ở Pleiku, Sư Ðoàn 986 trú quân tại vùng Tam Biên và Trung Ðoàn 25 (biệt lập), một trung đoàn khá thiện chiến, luôn quấy phá ở 2 tỉnh Ban Mê Thuột và Quảng Đức.

Ban Mê Thuột là nơi đặt Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 23 BB. Nơi đây toàn rừng cao su, không có chướng ngại thiên nhiên để giúp phòng thủ như ở Kontum hay Pleiku nên rất dễ bị tấn công. Lực lượng phòng thủ ở đây lại khá yếu. Nghĩa Quân (NQ) và Địa Phương Quân (ÐPQ) phần lớn là người Thượng, không được trang bị đầy đủ. Hầu hết trông chờ vào Trung Ðoàn 53, nhưng trung đoàn này phải bao một vùng lãnh thổ quá lớn gồm 2 tỉnh nên khó bảo vệ nổi. Do đó, không ai ngạc nhiên khi thấy Bắc Việt chọn Ban Mê Thuột để tấn công. Mặt khác, nếu chiếm được Ban Mê Thuột, họ sẽ khai thông được con đường Đông Trường Sơn từ Pleiku tới Phước Long qua Quận Đức Lập của Ban Mê Thuột.

BẮC VIỆT ĐIỀU QUÂN

Đại Tá Trịnh Tiếu, Trưởng Phòng 2 của Quân Đoàn 2 kể lại rằng nhờ hệ thống truyền tin điện tử, Quân Đoàn 2 VNCH đã mở được hầu hết các khóa mật mã của Bắc Việt đánh đi. Nhờ vậy, Quân Đoàn 2 đã khám phá ra Bắc Việt chuẩn bị đánh Ban Mê Thuột từ tháng 12 năm 1974. Để đánh Ban Mê Thuột, lúc đầu Bắc Việt huy động 4 sư đoàn: Sư Đoàn Sao Vàng ở Bình Định, Sư Đoàn F.10 ở Pleiku, Sư Đoàn 320 ở Kontum, và Sư Đoàn 986 đang đóng ở vùng Tam Biên. Ngoài ra, Bắc Việt còn xử dụng thêm Trung Đoàn 25 biệt lập.

Trước hết, Bắc Việt ra lệnh cho Sư Đoàn 986 đang đóng ở vùng Tam Biên kéo về phía tây Quận Thanh An ở phía tây Pleiku để thay cho Sư Đoàn F.10 tiến về phía tây-nam Ban Mê Thuột. Đại Úy Trác Ngọc Anh, sĩ quan không-báo của Quân Đoàn 2, đã nói với chúng tôi rằng vào cuối tháng 1 năm 1975, khi máy bay L-19 chở anh đang bay thám thính trên con đường từ vùng Tam Biên về Thanh An thì anh phát hiện ra một đoàn quân xa độ 100 chiếc đang chạy từ Tam Biên theo hướng Nam về phía Pleiku.

Một lúc sau khi nghe báo cáo, cơ quan quân báo của Hoa Kỳ đã nói vào máy cho biết đích danh đó là các xe chuyển quân của Sư Đoàn 968 của Bắc Việt. Quân Đoàn 2 đã xin Bộ Tổng Tham Mưu huy động các phi cơ A-37 của Sư Đoàn 2 và Sư Đoàn 6 Không Quân (KQ) đến oanh kích. Cuộc oanh kích kéo dài từ 9 giờ sáng đến quá trưa, nhưng vẫn còn thấy một số xe đang chạy. Bộ Tổng Tham Mưu phải điều động thêm Sư Đoàn 1 KQ ở Đà Nẵng vào trợ chiến.

Cuộc oanh kích kéo dài đến 4 giờ chiều thì chấm dứt. Một máy bay C-47 của Bộ Tổng Tham Mưu đến chụp hình và thấy khói bay ngụt trời, nhiều tiếng nổ từ dưới đất phát ra, vô số xe bị bắn cháy nằm rải rác trên đường. Sau chiến công này Trung Úy Trác Ngọc Anh được vinh thăng Đại Úy.

Bị thiệt hại nặng trong vụ oanh kích đó, Sư Đoàn 968 không còn khả năng chiến đấu như lúc đầu nữa. Bộ Chỉ Huy Tây Nguyên điện về Hà Nội cầu cứu. Hà Nội ra lệnh rút gấp Sư Đoàn 316 đang đóng ở vùng biên giới Lào-Việt ở phía Tây Nghệ Tĩnh, đưa vào Cao Nguyên Trung Phần thay thế cho Sư Đoàn 968.

Sư Đoàn 316 là một sư đoàn cơ động nhẹ, chỉ có 2 trung đoàn, nên khi đi qua Thừa Thiên đã được tăng cường thêm một trung đoàn của một sư đoàn Bắc Việt đóng phía Tây đèo An Khê. Sư đoàn này cắt Quốc Lộ 19 nối liền Bình Định và Pleiku để chận đường tiếp viện của Sư Đoàn 2 Bộ Binh VNCH và làm nghi binh.

Sư Đoàn F.10 từ Pleiku tiến về phía Tây Ban Mê Thuột, bao vây Quận Đức Lập, cắt Quốc Lộ 14 nối liền Ban Mê Thuột với Đức Lập. Sư Đoàn 320 từ Kontum di chuyển về phía Bắc Ban Mê Thuột, đóng cách Quốc Lộ 14 về phía Tây 5km để chận Quốc Lộ 14 từ Pleiku đến Ban Mê Thuột. Một tiểu đoàn của sư đoàn này đã băng qua Quốc Lộ 14, khúc cầu 210 và tiến về phía Đông, đóng chốt trên đường nối liền tỉnh Phú Bổn với quận Thuần Mẫn ở phía Đông Bắc Ban Mê Thuột.

Trung Đoàn 25 Bắc Việt tiến về phía Đông Ban Mê Thuột, chận Quốc Lộ 21 nối liền tỉnh Khánh Hòa với Ban Mê Thuột, khúc đèo Chư Cúc, giữa Quận Khánh Dương của Khánh Hòa và Quận Phước An của Ban Mê Thuột. Tàn quân của Sư Đoàn 986 (khoảng hơn 1 trung đoàn) tiến về phía Tây Pleiku, có nhiệm vụ gây rối để cầm chân hai trung đoàn của Sư Đoàn 23 BB lại mặt trận Pleiku.

Sư Đoàn 316 mới từ Bắc vào sẽ làm mũi nhọn đánh vào thành phố Ban Mê Thuột để thăm dò. Sợ Sư Đoàn 316 thiếu kinh nghiệm, không nắm vững địa hình địa vật, không hoàn thành nhiệm vụ, Hà Nội chỉ thị cho một tiểu đoàn của Trung Đoàn 95B hướng dẫn sư doàn này.

Riêng về Sư Đoàn 2 Sao Vàng, Phòng 2 của Quân Đoàn 2 VNCH không tìm thấy dấu vết ở đâu. Sau này, khi đọc cuốn Sư Đoàn 3 Sao Vàng của Việt Cộng, chúng tôi mới khám phá ra Sư Đoàn 2 Sao Vàng đã bị tiêu diệt trong trận Kontum năm 1972, số còn lại đã tăng cường cho Sư Đoàn 3 Sao Vàng ở Bình Định.

Qua các khóa mật mã mở được, Quân Đoàn 2 VNCH cũng biết đích xác ngày giờ tướng Văn Tiến Dũng sẽ từ Bắc vào Nam theo đường mòn HCM, xuống đường Đông Trường Sơn để vào Ban Mê Thuột. Ngày Văn Tiến Dũng đi qua phía Tây Kontum, Quân Đoàn 2 đã cho thả một đại đội trinh sát xuống quãng đường này để phục kích Văn Tiến Dũng nhưng không gặp vì đường Đông Trường Sơn ở khúc đó có quá nhiều nhánh, không biết đoàn xe đi đường nào. Tóm lại, mọi ý đồ, cách điều quân và phối trí quân của địch đều được Quân Đoàn 2 đệ trình lên Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, tư lệnh của quân đoàn.

CÁC TIN TÌNH BÁO DỒN DẬP

Đại Tá Phùng Văn Quang, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 45 thuộc Sư Đoàn 23 BB cho biết một tiểu đoàn của Trung Đoàn 45 đang hành quân trên Quốc Lộ 14 gần quận Thuần Mẫn thì một cán binh Bắc Việt ra xin đầu thú. Anh ta khai tên là Sinh, một sĩ quan truyền tin, có nhiệm vụ bắt đường dây điện thoại ngang qua Quốc Lộ 14 nối liền Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 32 Bắc Việt ở tây quốc lộ này với một đơn vị đang đóng ở quận Thuần Mẫn.

Khi điều tra thì khám phá ra anh ta chỉ là một thượng sĩ chứ không phải sĩ quan. Vì giữ nhiệm vụ truyền tin, anh ta biết khá nhiều về kế hoạch hành quân của Sư Đoàn 320 và các đơn vị phối hợp. Anh cho biết Sư Đoàn 320 đang đóng ở phía Bắc Quận Buôn Hô, cách Quốc Lộ 14 về phía Tây và đang chuẩn bị đánh Ban Mê Thuột. Khi tin này được báo về Quân Đoàn 2, tướng Phú ra lệnh cho Trung Đoàn 45 cho một tiểu đoàn hành quân lục soát 2 bên Quốc Lộ 14, từ Ban Mê Thuột đến Pleiku để phát hiện địch.

Trung Tá Quang nói ông đã cho lục soát nhưng không thấy gì. Sau này ông tiết lộ rằng tiểu đoàn đó chỉ lục soát mỗi bên Quốc Lộ 14 khoảng 1 km, trong khi Sư Đoàn 320 đóng xa quốc lộ đến 5 km nên không thể phát hiện địch. Cán binh Sinh đồng ý hướng dẫn trực thăng đến trên vùng Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 320 đang đóng. Đại Tá Quang nói rằng theo sự chỉ dẫn của Sinh ông đã nhìn thấy phía dưới các cơ sở chứng minh có địch đang đóng quân tại đó và đã báo cáo cho tướng Phú biết.

Mặc dầu có tin Bộ Tư lệnh Sư Đoàn 320 đã chuyển từ Kontum về phía Bắc Ban Mê Thuột, nhưng cơ quan truyền tin của Quân Đoàn 2 cho biết vẫn nhận được các tín hiệu truyền tin của sư đoàn này phát xuất từ một căn cứ ở Kontum. Căn cứ vào báo cáo này, tướng Phú cho rằng Sư Đoàn 320 vẫn còn tại Kontum và những lời khai của Sinh chỉ là một kế nghi binh của địch để đánh Pleiku. Về sau mới biết rằng Sư Đoàn 320 cho tiếp tục phát các tín hiệu truyền tin ở Kontum là để đánh lạc hướng. Trong thực tế, sư đoàn này đã chuyển về phía Bắc Ban Mê Thuột.

Đầu tháng 2/1975, Phòng 2 của Quân Đoàn 2 khám phá ra một thông báo của Bắc Việt về cuộc họp ngày 1 tháng 2/1975 của các tư lệnh Sư Đoàn 320, F.10 và 986 tại vùng phía Tây Đức Cơ để khai triển Chiến Dịch 275. Thông báo này do một người ký tên là Tuấn. Đây là một trong những bí danh của Văn Tiến Dũng.

Một nữ du kích hồi chánh ở Ban Mê Thuột cho biết Trung Đoàn 25 Bắc Việt đã được lệnh ăn Tết trước để chuyển quân về vùng Khánh Dương ở phía Đông Ban Mê Thuột và một số đơn vị thuộc Sư Đoàn F.10 đã có mặt xung quanh quận Đức Lập, phía Tây Nam Ban Mê Thuột. Các thợ rừng báo cáo họ thấy nhiều đơn vị Cộng Sản ở phía Tây Pleiku chuyển xuống Ban Mê Thuột, v.v… Những tin tức này cho thấy Bắc Việt đang chuẩn bị đánh Ban Mê Thuột.

TỔNG THỐNG THIỆU ĐÓN TẾT Ở PLEIKU

Khi ở trại cải-tạo Lam Sơn, Thanh Hóa, Đại Tá Trịnh Tiếu có cho chúng tôi biết vào ngày mồng 2 Tết, Tổng Thống Thiệu đến Pleiku. Tại phòng Hành quân của Không Quân ở phi trường Cù Hanh, Đại Tá Tiếu đã trình bày cho Tổng Thống Thiệu kế hoạch đánh Ban Mê Thuột của Bắc Việt. Tổng Thống chỉ thị tướng Phú đưa 2 trung đoàn của Sư Đoàn 23 BB về lại Ban Mê Thuột, nhưng sau đó Tướng Phú không thi hành vì cho rằng địch sẽ đánh Pleiku.

Khi Đại Tá Trịnh Tiếu đến Mỹ, chúng tôi yêu cầu ông viết lại chuyện này thì trong bài Thiếu Tướng Phạm Văn Phú và Quân Đoàn 2 đăng trên báo Saigon Nhỏ, ông viết rằng trước Tết 5 ngày, khi Tổng Thống Thiệu lên Quân Đoàn 2 ủy lạo chiến sĩ, chính Đại Tá Tiếu đã đích thân trình bày cho tổng thống kế hoạch nói trên của Bắc quân.

Sau khi thăm hỏi nhiều người liên hệ khác, chúng tôi thấy lời tường thuật của Trung Tá Ngô Văn Xuân, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 44 là đúng hơn cả. Trung Tá Xuân cho biết vào Tết Ất Mão năm 1975, Trung Đoàn 44 BB đang đóng ở Căn Cứ 801, cách tỉnh Pleiku khoảng 20km về hướng Tây Bắc, đã được Quân Đoàn 2 chỉ định tiếp đón Tổng Thống Thiệu đến ăn Tết.

Đúng 12 giờ trưa ngày mồng một Tết (11 tháng 2/1975), tổng thống từ Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 đến Trung Tâm Hành Quân của Trung Đoàn 44 bằng trực thăng cùng với các Tướng Trần Văn Trung, Lê Nguyên Khang và Phạm Văn Phú. Tại đây, Trung Tá Điều Ngọc Chuy, Trưởng Phòng 2 Sư Đoàn 23 đã trình bày về tình hình chung của các khu vực trách nhiệm đang do Sư Đoàn 23 trấn giữ, đặc biệt nhấn mạnh đến chi tiết về cung từ của một cán binh Cộng Sản thuộc Sư Đoàn 320 ra đầu thú cho biết rõ các chi tiết địch đang chuẩn bị đánh Ban Mê Thuột.

Tổng Thống Thiệu có vẽ đăm chiêu rồi quay lại hỏi tướng Phú thì tướng Phú nhận định rằng có thể Bắc Việt đưa ra một kế trá hàng nhằm đánh lạc hướng chú ý của phía Việt Nam Cộng Hòa. Theo tướng Phú, Pleiku là điểm, Ban Mê Thuột chỉ là diện, bởi vì Pleiku có cơ sở đầu não là Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2. Nếu tiêu diệt được cứ điểm này thì Bắc Việt sẽ dễ dàng làm chủ được toàn bộ khu vực cao nguyên và tỏa xuống khu vực duyên hải.

Tổng Thống Thiệu suy nghĩ trong giây lát, rồi ra lệnh cho Tướng Phú đưa toàn bộ Sư Đoàn 23 về Ban Mê Thuột. Tổng thống nói địa thế Pleiku là khu vực trống trải, bao gồm nhiều đồi thấp và trọc, có tầm quan sát rộng, địch không bao giờ dám đương đầu trên khoảng trống như vậy. Tổng thống hứa sẽ cho thêm một liên đoàn Biệt Động Quân để làm một lực lượng trừ bị. Tướng Phú tuân lệnh.

Sau khi nghe thuyết trình, Tổng Thống Thiệu không đi Kontum như đã dự định mà đến Ban Mê Thuột và Quảng Đức để thăm và ủy lạo các chiến sĩ.

BẤT TUÂN THƯỢNG LỆNH

Đại Tá Trịnh Tiếu cho biết ngày 15 tháng 2/1975, tướng Phú đã mở một cuộc họp tại Quân Đoàn 2 để kiểm điểm tình hình trong Quân Khu 2, có lãnh sự Mỹ ở Nha Trang lên tham dự. Đại Tá Trịnh Tiếu đã trình bày thêm các tài liệu cho biết Bắc quân sẽ đánh Ban Mê Thuột, nhưng tướng Phú cứ chần chờ, không chịu ra lệnh chuyển quân.

Trung Tá Ngô Văn Xuân cho biết ngày 17 tháng 2/1975, Tướng Phú mới triệu tập phiên họp để đặt kế hoạch chuyển quân về Ban Mê Thuột. Theo kế hoạch này, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 sẽ di chuyển bằng đường bộ, khi qua khu đèo Tử Sĩ, Trung Đoàn 45 sẽ đi theo tháp tùng. Trung Đoàn 44 đợi một Liên đoàn Biệt động quân đến thay thế trong vòng 3 ngày và sẽ đi sau.

Trong bài viết Tướng Phạm Văn Phú và Quân Đoàn 2, Đại Tá Trịnh Tiếu ghi rằng ngày 1 tháng 3/1975, tướng Phú mới ra lệnh chuyển quân, sau khi hỏi lại nhiều người, chúng tôi được biết ngày chuyển quân là ngày 17 tháng 2/1975 như Trung tá Ngô Văn Xuân ghi lại là đúng. Tám giờ sáng ngày 18 tháng 2/1975, đoàn quân tập trung tại căn cứ Hàm Rồng để khởi hành, nhưng đến 11 giờ Tướng Phú ra lệnh hủy bỏ việc chuyển quân. Ông nói địch sẽ đánh Pleiku và địch chuyển quân quanh Ban Mê Thuột là đẻ nghi binh mà thôi. Lệnh của tướng Phú đã làm cả Quân Đoàn 2 ngạc nhiên.

NHỮNG NGÀY QUÂN BẮC VIỆT CHUẨN BỊ TẤN CÔNG

Ngày 1 tháng 3/1975, Sư Đoàn 3 Sao Vàng chận đèo Mang Yang trên Quốc Lộ 19 nối liền Pleiku với Qui Nhơn và gây áp lực mạnh ở phía Đông Pleiku. Điều này càng làm cho tướng Phú tin hơn nữa rằng địch sẽ đánh Pleiku. Tướng Phú xin thêm viện binh để giữ mặt này. Liên Đoàn 44 Biệt động quân được gởi đến tăng viện Pleiku. Tướng Phú liền ra lệnh Thiết Đoàn 2 do Đại tá Ngyễn Văn Đồng chỉ huy phối hợp với liên đoàn Biệt Động Quân này để trấn giữ phía Đông Pleiku.

Năm 1989, khi gặp Đại Tá Đồng ở Saigon, ông cho chúng tôi biết mặt trận này khá nặng, vì Bắc quân rất đông, ẩn nắp trong các hóc núi pháo kích ra dữ dội, nên mặc dù có lệnh phá chốt, Thiết Đoàn 2 cũng không yểm trợ cho Liên Đoàn 4 BĐQ thực hiện việc phá chốt. Đại Tá Nguyễn Văn Đồng cũng kể lại từng chi tiết việc ông chỉ huy đoàn quân tháo lui trên Liên Tỉnh Lộ 7B và sau đó ông bị bắt gần Củng Sơn. Cũng trong ngày 1 tháng 3/1975, Sư Đoàn 968 tấn công chiếm 2 đồn ở phía tây Thanh An và áp sát vào Quận Thanh An. Điều này càng làm cho Tướng Phú tin địch sẽ đánh Pleiku.

Ngày 2 tháng 3/1975, Chi Trưởng CIA ở Quân Khu 2 tại Nha Trang đã lên Ban Mê Thuột báo cho Đại Tá Nguyễn Trọng Luật phải đề phòng. Đại Tá Luật thông báo cho Quân Đoàn 2 thì ở đây cho biết đã nhận được công điện của CIA vào buổi sáng. Tướng Phú liền ra lệnh cho Trung Đoàn 53 rút một tiểu đoàn đang hành quân tại Quảng Đức về phòng thủ Ban Mê Thuột và đưa một liên đoàn Biệt động quân từ Kontum đến thaỵ Cũng trong ngaỳ này, tình báo của phía Cảnh Sát báo cáo phát hiện một đơn vị Bắc Việt lảng vãng ở rừng cao su phía đông Ban Mê Thuột, gần Quốc Lộ 21.

Ngày 4 tháng 3/1975, Sư Đoàn 3 Sao Vàng cắt đứt Quốc Lộ 19 từ Qui Nhơn đến Pleiku, ở khúc Bình Khê và Suối Đôi. Hai Trung Đoàn 41 và 42 của Sư Đoàn 22 BB được lệnh khai thông nhưng không tiến lên nổi. Ngày 5 tháng 3/1975, Trung Đoàn 25 của Bắc Việt án ngữ chốt quốc lộ 21 ở đèo Chu Cúc ở giữa Khánh Dương và Quận Phước An, phía đông Ban Mê Thuột. Một đoàn xe quân sự của quân đội VNCH di chuyển qua đèo Chu Cúc đã bị Bắc Việt phục kích và bắn cháy, nhiều binh sĩ bị bắt.

Trưa 5 tháng 3/1975, Sư Đoàn 320 CSBV cho một tiểu đoàn chận đánh một đoàn quân xa của Trung Đoàn 45 gồm 14 chiếc di chuyển trên Quốc Lộ 14, khúc phía bắc quận Thuần Mẫn. Đoàn xe này có kéo theo một khẩu đại bác 105-ly. Từ Tết đến hôm đó, việc di chuyển trên Quốc Lộ 14 từ Ban Mê Thuột đến Pleiku vẫn an toàn và hàng ngày có từ 60-80 xe quân sự lưu thông trên khoảng đường này. Được tin này, tướng Phú ra lệnh cho Trung Đoàn 53 đưa một tiểu đoàn hành quân lục soát hai bên Quốc Lộ 14 để tìm các dấu vết của Sư Đoàn 320 Bắc Việt, nhưng không phát hiện được gì.

Ngày 7 tháng 3/1975, Bắc Việt chiếm cứ điểm Chư Xê phía bắc Buôn Hô và cắt đứt Quốc Lộ 14, rồi sau đó pháo kích vào Bộ Tư lệnh Quân Đoàn 2 tại phi trường Cù Hanh ở Pleiku và mở những trận đánh lớn ở Bình Định để cầm chân Sư Đoàn 22 BB và đánh lạc hướng. Tướng Phú đã lấy máy bay đi quan sát mặt trận Bình Định.

Đại Tá Phùng Văn Quang có kể lại khi tin tình báo về việc địch tập trung xung quanh Ban Mê Thuột ngày càng dồn dập, tướng Phú đã gọi ông vào và nói:

- Anh quen thuộc địa hình Ban Mê Thuột, anh bay về đó xem tình hình ra sao.

Đại Tá Phùng Văn Quang đã bay một vòng và phát hiện rất nhiều dấu vết xe tăng Bắc Việt đã chạy qua khu vực Buôn Hô, cách Ban Mê Thuột khoảng 30 km. Ông cho trực thăng đáp xuông thì quân báo của địa phương cho biết các thợ rừng và dân chúng thông báo rằng họ thấy rất nhiều bộ đội Việt Cộng đi qua vùng này.

Ngày 8 tháng 3/1975, Sư Đoàn 320 Bắc Việt đánh chiếm quận Thuần Mẫn. Tại đây chỉ có một tiểu đoàn Địa Phương Quân trấn đóng nên họ không cầm cự được lâu và đã thất thủ. Quốc Lộ 14 bị cắt thêm ở khúc quận Thuần Mẫn. Đêm 8 tháng 3/1975, Sư Đoàn F.10 bắt đầu tấn công Quận Đức Lập. Căn cứ Núi lửa và căn cứ 23 bảo vệ Đức Lập bị tràn ngập.

Khoảng 8 giờ sáng ngày 9 tháng 3/1975, tướng Phú và Bộ Tham mưu Quân Đoàn 2 đã bay về Ban Mê Thuột họp với Chuẩn Tướng Lê Trung Tường (tư lệnh Sư Đoàn 23 BB), Đại Tá Võ Thế Quang (tư lệnh phó sư đoàn), Đại Tá Nguyễn Trọng Luật (tỉnh trưởng Ban Mê Thuột), Đại Tá Phạm Văn Nghìn (tỉnh trưởng Quảng Đức), và Trung Tá Võ Ân (trung đoàn trưởng Trung Đoàn 53). Sau khi thấy tình hình một tiểu đoàn của Trung Đoàn 45 đang chiến đấu với Sư Đoàn F.10 Bắc Việt, tướng Phú cho rằng tình hình Đức Lập không thể cứu vãn được nên không tăng viện thêm.

Điều đáng ngạc nhiên là cho đến giờ phút đó, khi mọi tin tức quân báo và tình hình thực tế xác định dịch chuẩn bị đánh Ban Mê Thuột, tướng Phú vẫn cho rằng địch sẽ đánh Pleiku. Ông lập lại nhận định của ông là Bắc Việt chỉ bao vây Ban Mê Thuột để làm kế nghi binh rồi bất thần tấn công vào Pleiku. Nhưng do sự thúc đẩy của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn, tướng Phú chỉ thị cho Đại Tá Lê Khắc Lý, Tham Mưu Trưởng của Quân đoàn xin Bộ Tổng Tham Mưu cho trực thăng chuyển Liên Đoàn 21 BĐQ (đang đóng tại Kontum) thả xuống Buôn Hô, cách thành phố Ban Mê Thuột 30 km về phía Bắc, đề phòng khi Bắc quân tấn công vào Ban Mê Thuột, có thể tiến về cứu viện. Cuộc chuyên quân khởi sự từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều thì chấm dứt.

Thấy tình thế nguy ngập, Đại Tá Nguyễn Trọng Luật đã lấy một chiếc máy bay cho vợ con ông và vợ con của một vài viên chức cao cấp trong tỉnh di tản về Saigon. Các giới chức trách nhiệm phòng thủ Ban Mê Thuột đều biết trong vòng vài ngày tới địch sẽ tấn công Ban Mê Thuột, nhưng họ không làm gì được, vì tướng Phú không chịu thay đổi ý kiến.

Lúc 11 giờ trưa, tướng Phú đến thăm Tiểu Khu Ban Mê Thuột và chỉ thị cho Đại Tá Vũ Thế Quang và Đại Tá Nguyễn Trọng Luật phối trí quân phòng thủ các vị trí quan trọng và các kho tiếp liệu. Năm giờ chiều ông bay về Pleiku.

Mặc dù đã có chỉ thị của tướng Phú, Đại Tá Vũ Thế Quang không biết lấy đâu ra quân để phòng thủ. Trong thị xã và vòng đai thành phố lúc đó chỉ còn 2 tiểu đoàn của Trung Đoàn 45, một giữ ở ngã ba Dak Sak và một đóng ở căn cứ B.50 ở gần phi trường Phụng Dực, cùng với hai chi đội thiết giáp và một đại đội pháo binh. Số còn lại là hai tiểu đoàn Địa Phương Quân và Nghĩa Quân phân tán mỏng để bảo vệ các kho trong thành phố. Cảnh Sát Dã Chiến được phân chia bố trí ở các cao ốc. Tướng Phú hứa sẽ cho thêm một chi đoàn thiết giáp và cho phép rút 2 tiểu đoàn Địa Phương Quân ở Bản Đôn về bảo vệ thị xã.

Tối 9 tháng 3/1975, quận Đức Lập thất thủ. Sư Đoàn F.10 làm chủ tình hình về phía tây nam Ban Mê Thuột và đang tiến về thành phố. Vòng vây Ban Mê Thuột bắt đầu xiết chặt.

CUỘC TẤN CÔNG MỞ MÀN

Khoảng 2 giờ sáng ngày 10 tháng 3/1975, quân Bắc Việt bắt đầu tấn công vào thành phố. Họ xử dụng xe tăng và trọng pháo đủ loại và tiến về từ mọi phía. Trung Đoàn 174 Bắc Việt theo Quốc Lộ 14 từ hướng Đức Lập tiến vào trước tiên, sau đó Trung Đoàn 149 đánh từ phía Nam lên, Trung Đoàn 95B từ ngả Buôn Hô đánh xuống, còn Trung Đoàn 148 từ lối Bản Đôn vào.

Đại Tá Phùng Văn Quang kể lại rằng khi nghe tin địch tấn công vào Ban Mê Thuột, ông đã điện đàm với tướng Phú để xin chỉ thị. Ông cho biết các binh sĩ của ông rất nóng lòng, muốn được di giải cứu Ban Mê Thuột, vì vợ con họ đang ở tại dó. Nhưng Tướng Phú đã trả lời với ông rằng nếu đem quân đi cứu Ban Mê Thuột, Bắc Việt sẽ tấn công Pleiku.

Khi tiến công vào thành phố, Bắc quân nhắm vào hậu cứ Sư Đoàn 23, Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu, kho đạn Mai Hắc Đế và căn cứ B.50. Đến 8 giờ sáng, họ dùng chiến xa T-54 đánh chiếm kho đạn Mai Hắc Đế của Bộ Chỉ Huy 5 Tiếp Vận. Đại Tá Quang chỉ thị Đại Tá Luật điều động hai đại đội và 4 thiết vận xa M-113 ra chốt ở Ngã Sáu để chận địch. Các oanh tạc cơ được phái đến yểm trợ.

Lúc 11 giờ Bắc quân tấn công Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu. Đại Tá Luật trao quyền lại cho sĩ quan tiểu khu phó và di chuyển qua Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23. Lúc 3 giờ chiều, Đại Tá Quang không còn liên lạc được với tiểu khu. Khoảng 5 giờ, Đại Tá Quang bắt liên lạc được với Liên Đoàn 21 BĐQ đang ở phía Buôn Hô tiến vào thành phố. Ông liền ra lệnh cho Trung Tá Lê Quý Dậu cho Tiểu Đoàn 72 chiếm lại tiểu khu và Tiểu Đoàn 96 yểm trợ lấy lại kho đạn Mai Hắc Đế.

Suốt đêm mồng 10 tháng 3, Địa Phương Quân, Nghĩa quân và Cảnh Sát Dã Chiến quần thảo với bộ đội Bắc Việt trong thành phố để tranh từng tấc đất. Phía Bắc Việt không nắm vững địa hình nên không tiến nhanh được. Bảy giờ sáng ngày 11 tháng 3/1975, Bắc Việt tấn công vào Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 BB, nhưng lực lượng phòng thủ vẫn còn cầm cự được.

Đến 10 giờ, một phi đội A-37 trợ chiến đã thả bom lạc, trúng một góc hầm Bộ Tư Lệnh, hệ thống truyề tin bị hỏng, không còn liên lạc được với các đơn vị chung quanh nữa. Cả Đại tá Quang lẫn Đại Tá Luật bỏ Bộ Tư Lệnh, di chuyển qua sau lưng chùa Khải Hoàn để chạy qua căn cứ B.50, nhưng bị bắn dữ quá, phải tạt vào rừng cao su và bị bắt sau đó.

Chỉ có căn cứ B.50 ở gần phi trường Phụng Dực là cầm cự được lâu nhất. Đây là một căn cứ có chu vi trên 1 km, trước đây là một trại Lực Lượng Đặc Biệt của Mỹ nên công sự được xây cất rất kiên cố, có tất cả 11 hầm đủ sức chịu đựng được đạn 130-ly, xung quanh có xếp bao cát cao làm thành những ụ chiến đấu cá nhân. Ở xa xa là một vòng đai hàng rào kẽm gai nhiều lớp bao bọc.

Căn cứ này được dùng làm hậu cứ của Trung Đoàn 53. Nhờ các công sự vững chắc, Trung Tá Võ Ân chỉ có một tiểu đoàn mà đã chống trả rất anh dũng các đợt tấn công bằng xe tăng và đại pháo của địch. Cuộc cầm cự kéo dài đến ngày 18 tháng 3/1975 thì phải mở đường máu chạy về hướng Lạc Thiện, sau khi có lệnh rút khỏi Cao nguyên. Tướng Phú và Bộ Tham mưu đã lên máy bay đi tìm và bắt được liên lạc, nhưng số tàn quân ở cạnh Trung Tá Ân lúc đó chỉ còn 20 binh sĩ mà thôi.

Mãi đến sáng ngày 12 tháng 3/1975, khi Tổng Thống Thiệu trực tiếp ra lệnh cho Tướng Phú phải đem 2 trung đoàn của Sư Đoàn 23 về giải cứu Ban Mê Thuột, tướng Phú mới tuân lệnh hành quân.

VIỆT NHÀ TRƯỚC, VIỆT NƯỚC SAU

Khi quân Bắc Việt khởi đầu tấn công Ban Mê Thuột, Đại Tá Vũ Thế Quang, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 23 liền điện đàm mgay với Chuẩn Tướng Lê Trung Tường để xin viện binh. Tướng Tường trả lời rằng không thể có viện binh vì tướng Phú còn tập trung quân để đối phó tại Pleiku. Tướng Phú chỉ ra lệnh cho Liên Đoàn 21 BĐQ do Trung Tá Lê Quý Dậu chỉ huy từ Buôn Hô tiến vào thành phố thôi.

Liên Đoàn 21 đã vào được thành phố và lập được một số chiến công. Nhưng khi cuộc giao chiến đang tiếp tục thì đùng một cái, Chuẩn Tướng Lê Trung Tường ra lệnh cho Trung Tá Dậu điều động Liên Đoàn 21 phối hợp với Địa Phương Quân còn lại rút về vây quanh sân bay L.19 trong thành phố để ông phái trực thăng đến đón 21 người trong gia đình của ông đang kẹt tại sân bay này.
Quốc Lộ 19, trên đường đi Pleiku. (HÌNH ẢNH: sưu tầm)



Mặc dù có sự yểm trợ của cả Địa Phương Quân lẫn Liên Đoàn 21 BĐQ, trực thăng của tướng Tường phái đến cũng không đáp xuống được vì quân Bắc Việt pháo kích dữ quá. Cuối cùng tướng Tường đã ra lệnh lấy một thiết vận xa M-113 chở toàn bộ gia đình của ông tới Trung Tâm Huấn Luyện cách thị xã 3 km để trực thăng đến đón. Khi trực thăng bốc được gia đình Chuẩn Tướng Lê Trung Tường đi rồi thì Bắc quân đã chiếm gần như toàn bộ thành phố Ban Mê Thuột.

Liên Đoàn 21 tiến về sân bay Phụng Dực để phối hợp tác chiến với một tiểu đoàn của Trung Đoàn 45 ở căn cứ B.50 thì bị chận đánh phải lui ra khỏi vòng đai thành phố và bị vây ở Đạt Lý. Đại Tá Trịnh Tiếu nói rằng tướng Phú biết những chuyện tướng Lê Trung Tường đã làm nói trên, nhưng ông nói ông thông cảm với tướng Tường, giống như trường hợp của ông tại Huế trong trận chiến Tết Mậu Thân.

KẾ HOẠCH TÁI CHIẾM BAN MÊ THUỘT

Ngày 12 tháng 3/1975, sau khi có lệnh trực tiếp của Tổng Thống Thiệu là tái chiếm lại Ban Mê Thuột, một cuộc họp đã được tổ chức tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn để hoạch định kế hoạch tái chiếm. Theo kế hoạch này, Trung Đoàn 45 BB được bốc ngay trong ngày 12 tháng 3/1975 từ đèo Tử Sĩ đổ xuống Phước An, phía Đông Ban Mê Thuột. Trung đoàn này sẽ lần theo Quốc Lộ 21 tiến về Ban Mê Thuột cho đến khi chạm địch thì ngưng lại và chờ lệnh. Liên Đoàn 7 BĐQ sẽ được chuyển từ Saigon ra thay Trung Đoàn 44 ở căn cứ 801.

Sau khi bàn giao, Trung Đoàn 44 di chuyển đến căn cứ Hàm Rồng đợi máy bay đến bốc thả xuống Phước An tiếp theo. Việc chuyển quân của Trung Đoàn 45 không có gì trở ngại, nhưng Đại Tá Phùng Văn Quang nói với chúng tôi rằng khi từ Phước An tiến về Ban Mê Thuột thì một số binh sĩ của ông đã bỏ ngũ đi tìm gia đình của họ ở Ban Mê Thuột.

Ngày 13 tháng 3/1975, 50 chiếc trực thăng đủ loại đã đến đưa Trung Đoàn 44 tới Phước An, nhưng chỉ mới di chuyển được Tiểu Đoàn 3, Đại Đội Trinh Sát và Bộ Chỉ Huy của trung đoàn thì có lệnh ngưng lại. Tiểu Đoàn 1 và Tiểu Đoàn 2 bị bỏ lại ở Hàm Rồng. Lực lượng của 2 Trung Đoàn 44 và 45 khi tiến về thành phố thì bị chận lại ở vòng đai thành phố. Ở phía sau, Trung Đoàn 25 Bắc Việt từ Chư Cúc đánh lên chi khu Phước An, nơi đặt Bộ Chỉ Huy Hành Quân của Sư Đoàn 23.

Ngày 14 tháng 3/1975, trong chuyến bay từ Khánh Dương đến Phước An, máy bay của tướng Lê Trung Tường bị bắn, ông chỉ bị xây xát đôi chút, nhưng ông lấy cớ này xin từ chức tư lệnh Sư Đoàn 23. Ngày 15 tháng 3/1975, tướng Phú cử Đại Tá Lê Hữu Đức đến thay thế.

Ngày 16 tháng 3/1975, lực lượng còn lại của Sư Đoàn 23 BB được lệnh tập trung về Phước An và được trực thăng bốc về Nha Trang vì đã có lệnh của Tổng Thống Thiệu rút khỏi Cao Nguyên.

Một số sĩ quan cao cấp trong Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 kể lại rằng trong suốt thời gian chưa bốc được gia đình ra khỏi Ban Mê Thuột, Chuẩn Tướng Lê Trung Tường không màng gì tới các đơn vị thuộc quyền cũng như tình hình mặt trận. Các đơn vị thuộc Sư Đoàn 23 giống như rắn không đầu, không biết phải làm gì nữa. Mãi cho đến khi mang được gia đình tới nơi bình yên, tướng Tường mới lo việc hành quân.

Trước khi kết thúc bài Thiếu Tướng Phạm Văn Phú và Quân Đoàn 2, Đại Tá Trịnh Tiếu có nhận xét về Tướng Phú như sau:

“Thiếu Tướng Nguyễn Tăn Toàn đã thành công tại Quân Đoàn 2 [trong trận chiến mùa hè năm 1972] vì biết nghe lời khuyên của Đại Tướng Cao Văn Viên, khôn khéo hợp tác chặt chẽ với John Paul Vann trong kế hoạch bảo vệ Kontum. Tướng Phạm Văn Phú làm tư lệnh Quân Đoàn 2 không có cố vấn Hoa Kỳ nữa. Ông chỉ làm việc với vài người thân tín của ông. Ông không tin tưởng vào Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đoàn. Ông không thi hành lệnh Tổng Thống Thiệu đưa Sư Đoàn 23 về giữ Ban Mê Thuột. Đến khi Ban Mê Thuột bị mất, ông rơi vào “mê hồn trận.” Sau đó, ông lại thi hành một cách mù quáng lệnh bỏ Kontum, Pleiku và đưa đoàn quân vào tử lộ một cách đau thương. Hàng chục ngàn quân đã bỏ xác một cách oan uổng trên Liên Tỉnh Lộ 7B.”

Lữ Giang

HẾT


--------------------
KHAI TỬ ĐẢNG!
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Posts in this topic
delta   PLEIKU( Gia Lai )   Apr 17 2008, 10:05 AM
delta   Pleiku Pleiku (cũng còn viết Plei Cu, Plây...   Apr 17 2008, 10:15 AM
M&N   Ông Sáu Người Pleiku Lặng Lẽ Chăm Sóc N...   May 2 2008, 10:15 AM
M&N   Thưa các bạn, bài nầy không phải do thà...   May 3 2008, 08:28 AM
M&N   Biển Hồ Plây-cu Nếu hồ Lak đã đem l...   May 30 2008, 04:00 PM
M&N   Biển hồ Tơ Nưng nằm ở xã Biển Hồ, T...   May 30 2008, 04:02 PM
tuyettinh   Huyền thoại về Biển Hồ phố núi Pleiku...   Jul 21 2008, 06:01 AM
M&N   RE: PLEIKU( Gia Lai )   Aug 2 2008, 10:38 AM
M&N   RE: PLEIKU( Gia Lai )   Aug 2 2008, 10:41 AM
M&N   RE: PLEIKU( Gia Lai )   Aug 2 2008, 10:48 AM
M&N   RE: PLEIKU( Gia Lai )   Aug 2 2008, 10:52 AM
M&N   Minh Đức Họp Mặt 2007   Aug 2 2008, 11:05 AM
M&N   Minh Đức Họp Mặt   Aug 2 2008, 12:39 PM
M&N   Lòng heo nướng nghệ Pleiku Có những ...   Aug 6 2008, 10:33 AM
M&N   Buổi Sáng Pleiku Và Những Điều Cảm Nh...   Oct 26 2008, 01:09 PM
M&N   Pleiku, Đóa Quỳ Vàng Và Những Hồn Thi S...   Oct 26 2008, 01:16 PM
M&N   Pleiku phố núi ơi! Pleiku thân yêu của...   Oct 26 2008, 01:23 PM
M&N   Đáng Yêu Như Pleiku Sưu Tầm Được nghe...   Oct 26 2008, 01:39 PM
M&N   Phố Núi Mờ Sương Sưu Tầm Không ch...   Oct 26 2008, 03:28 PM
M&N   Còn Chút Gì Để Nhớ Để Thương Thái ...   Nov 21 2008, 10:28 AM
M@N   Pleiku - Đà Lạt Phạm Lương Còn...   Nov 22 2008, 03:18 PM
M@N   Người Về Từ Cõi Chết NGÔ TRÚC KHÁNH...   Nov 30 2008, 02:11 PM
M@N   Cao Nguyên: Sương Mù hay Khói Súng Ngày 15...   Dec 11 2008, 01:50 PM
M@N   Tử lộ 7 Pleiku-Qui Nhơn Anh đi rồi Tây ...   Dec 24 2008, 11:39 AM
M@N   Đêm Thấy Ta là Thác Đổ M Pleiku lớn l...   Dec 24 2008, 11:40 AM
M@N   Tình Bạn Và Đời Lính Trần Thế Phong ...   Dec 24 2008, 01:32 PM
M&N   Niềm vui chợt tắt! (Để nhớ về P...   Jan 16 2009, 10:26 AM
M&N   Rươu Cần Tây Nguyên Rượu cần là cách...   Jan 30 2009, 04:43 PM
M&N   Chén rượu tiễn! (Để tưởng nh...   Feb 22 2009, 02:15 PM
M&N   1. Biển Hồ (Hồ Tơ Nuêng) Sưu Tầm N...   Jun 15 2009, 06:23 PM
M&N   Cảm xúc mưa Nhok_KenZ “…NHÌN MƯA N...   Jun 15 2009, 06:32 PM
M&N   Địa chỉ ăn uống .... Sưu Tầm 1.Phở ...   Jun 16 2009, 11:47 AM
M&N   Pleiku - Gia Lai và núi lửa Núi lửa, thậ...   Jun 16 2009, 03:32 PM
M&N   Gia Lai - Nhà tù Pleiku Vị trí: Nhà tù Ple...   Jun 16 2009, 04:01 PM
M&N   Pleiku - năm tháng chưa xa Sưu Tầm Nếu...   Jun 22 2009, 07:15 PM
M&N   Một thoáng cà phê pleiku... Nổi hứng, t...   Jul 5 2009, 11:09 AM
M&N   1929- Năm Ra Đời Của Pleiku Pleiku vùng đ...   Jul 17 2009, 04:09 PM
M&N   Tìm hiểu về Lễ Bỏ mả (Lễ Bơ thi) L...   Jul 17 2009, 04:14 PM
M&N   Một một số nhạc cụ đặc trưng Tây Ng...   Jul 17 2009, 04:26 PM
M&N   Làng Đê K’Tu Vị trí: Thuộc xã Kong D...   Aug 3 2009, 11:16 AM
M&N   Pleiku sẵn sàng đón ngày hội lớn Vào...   Aug 3 2009, 11:30 AM
M&N   Đồi thông Đak Pơ Đak Pơ được thiên...   Aug 3 2009, 11:35 AM
M&N   Kiến trúc nhà rông Nhà rông được xâ...   Aug 3 2009, 12:05 PM
M&N   Lan cao nguyên về đồng bằng Chỉ trong...   Aug 3 2009, 12:17 PM
M&N   Nhà mồ- Tượng nhà mồ Lên Tây Nguyên...   Aug 4 2009, 09:42 AM
M&N   Di tích lịch sử - văn hóa Tây Sơn Thượ...   Aug 4 2009, 09:48 AM
M&N   Thủy điện Yaly Vị trí: Công trình th...   Aug 4 2009, 09:51 AM
M&N   Hồ Ayun Hạ Vị trí: Hồ Ayun Hạ nằm ...   Aug 4 2009, 09:56 AM
M&N   Thác Xung Khoeng Vị trí: Thác Xung Khoeng ...   Aug 4 2009, 10:01 AM
M&N   Đèo An Khê Không chỉ là địa chỉ du ...   Aug 15 2009, 01:28 PM
M&N   Ngôi nhà cổ mang dấu tích lịch sử ở A...   Aug 20 2009, 12:33 PM
M&N   Đèo Mang Yang Người dân Gia Lai vẫn que...   Aug 24 2009, 11:46 AM
M&N   Pleiku, những điều trông thấy... Ông Hu...   Aug 26 2009, 02:01 PM
M&N   Pleiku, những điều trông thấy... Ngã ba...   Aug 26 2009, 02:18 PM
M&N   Pleiku, những điều trông thấy... Một ...   Aug 26 2009, 02:30 PM
M&N   Pleiku... lang thang ký! Cà phê vỉa hè...   Aug 27 2009, 10:33 AM
M&N   Đường vui Nguyễn Quang Tuệ Nắng đã ...   Sep 10 2009, 11:18 AM
caoduy   Cao Nguyên Sương Mù Hay Khói Súng # Tá...   Nov 4 2009, 09:39 AM
caoduy   Trận Chiến Đức Cơ # Tác giả: Tô...   Nov 7 2009, 05:01 PM
caoduy   Trận Tử Chiến Của Tiểu Đoàn 82 BĐQ T...   Nov 8 2009, 09:04 PM
caoduy   Những Bí Mật Trong Trận Ban Mê Thuột ...   Nov 19 2009, 09:01 AM
caoduy   Triệt Thoái Cao Nguyên: Cuộc Lui Binh Phá S...   Nov 22 2009, 04:58 PM
caoduy   Vài Biến Cố Ðằng Sau Mặt Trận Tây Ngu...   Nov 24 2009, 04:44 PM
Tulip   RE: PLEIKU( Gia Lai )   Dec 22 2009, 08:40 PM
caoduy   Pleiku - Đà Lạt Còn khoảng hơn thán...   Jan 12 2010, 08:32 PM
caoduy   Màu - Pleiku Tôi trình diện TĐ 21 BĐQ ở ...   Jan 12 2010, 08:43 PM
caoduy   Tử chiến trong nghĩa địa Người sống ...   Feb 10 2010, 06:47 PM
caoduy   Những Người Lính Cũ Đọc Để Thươn...   Feb 19 2010, 09:43 AM
caoduy   Cuộc Rút Quân Trên Đường Số 7 cựu đ...   Apr 2 2010, 07:46 AM
caoduy   Không gian kỷ niệm Huỳnh Quốc Phú còn...   Apr 24 2010, 07:18 AM
3 Pages V   1 2 3 >


Reply to this topicStart new topic
2 User(s) are reading this topic (2 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 30th June 2024 - 01:52 AM