Welcome Guest ( Log In | Register )

> Bàn về thơ Đường luật - Sưu Tầm
M&N
post Apr 20 2009, 03:16 PM
Post #1


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Trang Chủ
Posts: 11,665
Joined: 7-April 08
Member No.: 6
Country



Bàn về thơ Đường luật

Thơ Đường luật (Luật thi)


Tiền Mộc Yêm, tác giả sách Ðường Ẩm Thẩm Thể nói rằng: “Luật đây là sáu luật, là luật hòa hợp âm thanh. Luật thơ cũng giống như kỷ luật dụng binh, pháp luật hình án, nghiêm ngặt chặt chẽ, không được vi phạm”. Có thể giải thích thêm về thể cách của luật thi như sau:

a. Trong một câu, bằng trắc cần phải điều tiết.
b. Trong khoảng hai câu liền nhau, sự đối ngẫu cần phải khéo.
c. Trong một bài, âm thanh cần phải chọn sao cho có sự cao thấp, bổng trầm.
Tóm lại, ba điều kiện cần thiết của luật thi là niêm, luật và đối.

Về đối ngẫu, Lưu Hiệp đời Lục Triều, tác giả sách Văn Tâm Ðiêu Long, đã phân biệt bốn cách là: Ngôn đối, Sự đối, Chính đối và Phản đối. Ngôn đối là đối bằng lời suông. Sự đối là đối bằng điển cố. Hai câu mỗi câu trình bày một sự việc nhưng nói lên cùng một ý, là chính đối. Nếu hai sự việc đó trái ngược nhau, thì gọi là phản đối. Sự đối và phản đối khó làm hơn và có giá trị hơn là ngôn đối và chính đối.

Ðến thời Sơ Ðường, Thượng Quan Nghi phân biệt sáu cách đối là:

1. Chính danh đối, như càn khôn đối với nhật nguyệt.
2. Ðồng loại đối, như hoa diệp đối với thảo mao.
3. Liên châu đối, như tiêu tiêu đối với hách hách.
4. Song thanh đối, như hoàng hòe đối với lục liễu.
5. Ðiệp vận đối, như bàng hoàng đối với phóng khoáng.
6. Song nghĩ đối, như xuân thụ đối với thu trì.
(theo sách Thi uyển loại cách)

Một bài luật thi hoàn chỉnh dùng vào việc ứng chế, ứng thí, có thể định nghĩa là một bài thơ tám câu hoặc năm chữ ngũ ngôn luật thi hoặc bảy chữ thất ngôn luật thi, phải theo những qui tắc nhất định về niêm, luật; bốn câu 3,4 và 5,6 phải đối nhau từng đôi một.

Ngoài những bài có bốn câu giữa đối nhau, cũng có những bài hoặc sáu câu toàn đối, hoặc tám câu toàn đối.

Về vận, bài luật thi bắt buộc phải dùng vận chính (không được dùng vận thông, vận chuyển), căn cứ vào cuốn qui định vận bộ do triều đình ban hành. Ðời Ðường Huyền Tông có cuốn “Vận Anh”, cải biên theo cuốn “Thiết Vận” của Lục Pháp Ngôn đời Tùy, rồi cuốn “Ðường Vận” của Tôn Miễn, bổ khuyết sách trên.

Về việc dàn ý, bài luật thi vốn có bố cục như sau: các câu 1, 2 là khởi (khai), các câu 3, 4 là thừa, các câu 5, 6 là chuyển, các câu 7, 8 là hợp (hạp). Ngoài các câu đầu và kết ra, trong những câu giữa, muốn nói gì cũng được, không có lệ nhất định. Chỉ trong những khoa thi về sau, bài luật thi mới có bố cục chật hẹp (phá, thừa, thực, luận, kết).


--------------------
Mmm
Go to the top of the page
 
+Quote Post
 
Start new topic
Replies
M&N
post Apr 20 2009, 03:35 PM
Post #2


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Trang Chủ
Posts: 11,665
Joined: 7-April 08
Member No.: 6
Country



BÀI ĐỌC THÊM (BÀI ÔN)

(Mọi người ơi ... trong khi relaxing, đọc bài này cho vui nha):

Khi họa thơ Đường luật thì trước nhất là phải làm một bài thơ Đường luật cho đúng niêm luật và thật chỉnh đối, đó là điều căn bản bắt buộc. Tiếp theo là phải theo những nguyên tắc sau đây:

1. Hoạ vận, hay họa tá vận (mượn vần): người họa chỉ sử dụng lại 5 chữ vần của bài thơ xướng rồi muốn viết gì thì viết, miễn là làm lại một bài thơ Đường luật mà thôi. Họa vận thì có ba cách:

a. Họa nguyên vận: giữ theo thứ tự các chữ vần trong bài xướng (1, 2, 4, 6, 8).
b. Họa đảo vận: đảo ngược lại thứ tự các chữ vần trong bài xướng (8, 6, 4, 2, 1).
c. Họa hoán vận: sắp xếp lại thứ tự các chữ vần theo ý mình, miễn là đủ năm chữ vần của bài xướng, thường là sắp xếp lại theo kỹ thuật về vần điệu mà bài xướng không đạt.

2. Họa luật: có hai cách là họa đồng luật và họa đối luật.

a. Họa đồng luật: bài xướng ở thể nào thì bài họa phải ở thể đó (chữ thứ hai của câu đầu trong bài xướng và bài họa cùng là bằng hay là trắc. Nói cách khác, cả hai bài xướng và hoạ đều cùng ở thể bằng hay cùng ở thể trắc giống nhau).
b. Họa đối luật: bài xướng ở thể nào thì bài họa phải ở thể ngược lại (bài xướng ở thể bằng thì bài họa phải ở thể trắc, và ngược lại).

3. Họa ý: ngoài họa vần, bài họa phải nói lên ý thuận hay ý nghịch với bài thơ xướng. Nếu bài xướng, nói về "cõi tiên" thì bài họa có thể hoặc nói theo ý hay ngược lại ý của bài xướng về "cõi tiên" đó; hoặc nói lên một "cõi" khác tương tự hoặc ngược lại với "cõi tiên", chứ không có quyền họa lại bằng một bài mà chủ đề là "ăn nhậu" hay "ghen tương", chẳng hạn.

4. Họa chữ: bài xướng dùng địa danh, nhân danh, chữ kép, chữ đơn, danh từ, động từ, thành ngữ, điệp ngữ ... thì bài họa cũng phải dùng tương đương.

Một bài họa hay nhất là hội tụ được cả bốn điểm nêu trên (vần, luật, ý, chữ) thường gọi là "họa phóng vận".

Có một sự ấn định rất gắt gao cho bài thơ họa, mà từ xưa đến nay vẫn có người vấp phải, đó là luật "khắc lục" (chữ thứ sáu trong các câu có vần 1, 2, 4, 6, 8 của bài họa không được dùng trùng lại chữ thứ sáu trong các câu ấy của bài xướng).

Nếu họa đúng cách như trên thì các bài họa khó có những ý thơ độc đáo nhưng sẽ thăng hoa trí tuệ hơn (vì phải tuân theo rất nhiều luật lệ khắt khe mà vẫn làm ra được một bài thơ Đường luật hoàn chỉnh).
Bởi vậy người ta nói: "Thơ Đường Luật là thơ của trí tuệ !".


--------------------
Mmm
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Posts in this topic
M&N   Bàn về thơ Đường luật - Sưu Tầm   Apr 20 2009, 03:16 PM
M&N   Thơ Đường Luật "Thể thơ Đường...   Apr 20 2009, 03:17 PM
M&N   Phép dụng tự Thơ Đường thường dùng...   Apr 20 2009, 03:18 PM
M&N   Trong bài Phép dụng tự có đề cập đế...   Apr 20 2009, 03:19 PM
M&N   2. Điệp âm: Điệp thanh thì bằng vào th...   Apr 20 2009, 03:20 PM
M&N   3. Điệp vận: Tương tự như điệp thanh...   Apr 20 2009, 03:21 PM
M&N   Trong phần trước nói về Phép dụng tự,...   Apr 20 2009, 03:22 PM
M&N   THI PHÁP: PHÂN TÍCH THƠ CỦA CÁC DANH GIA TH...   Apr 20 2009, 03:26 PM
M&N   2. HỒ XUÂN HƯƠNG ĐÁNH ĐU Tám cột khen...   Apr 20 2009, 03:29 PM
M&N   Thơ Hồ Xuân Hương (tiếp theo) ĐÈO BA D...   Apr 20 2009, 03:30 PM
M&N   Thơ Hồ Xuân Hương (tiếp theo) CẢNH THU...   Apr 20 2009, 03:30 PM
M&N   Thơ Bà Huyện Thanh Quan 3. BÀ HUYỆN THANH...   Apr 20 2009, 03:31 PM
M&N   Thơ Bà Huyện Thanh Quan (tiếp theo) THĂNG...   Apr 20 2009, 03:32 PM
M&N   2. BỆNH THƯỢNG VĨ Bệnh Thượng Vĩ là ...   Apr 20 2009, 03:34 PM
M&N   BÀI ĐỌC THÊM (BÀI ÔN) (Mọi người ơi ...   Apr 20 2009, 03:35 PM
M&N   3. BỆNH PHONG YÊU Bệnh sanh ra do chữ th...   Apr 20 2009, 03:35 PM
M&N   4. BỆNH HẠC TẤT Bệnh hạc tất sanh ra ...   Apr 20 2009, 03:36 PM
M&N   Bài I - Thơ Tứ Tuyệt vần bằng - loại 3...   Apr 20 2009, 03:39 PM
M&N   Sau đây là Luật về Điệu thơ: Điệu t...   Apr 20 2009, 03:39 PM
M&N   Bài II - Thơ Tứ Tuyệt vần bằng - loại ...   Apr 20 2009, 03:48 PM
M&N   Bài III - Câu đối trong thơ Đường luật...   Apr 20 2009, 03:50 PM
M&N   Bài IV - Thơ Tứ Tuyệt vần bằng có đố...   Apr 20 2009, 03:51 PM
M&N   Bài V - Thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Lu...   Apr 20 2009, 03:53 PM
M&N   Bài VI - Thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Lu...   Apr 20 2009, 03:55 PM
M&N   Bài VII - Thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Lu...   Apr 20 2009, 03:56 PM
M&N   Bài IX - Các thể thức họa thơ Đường L...   Apr 20 2009, 03:58 PM
M&N   Hoạ Thơ bao gồm 2 phần chính quan trọng ...   Apr 20 2009, 03:59 PM
M&N   Những bài thơ minh họa cho các thể thức...   Apr 20 2009, 03:59 PM
M&N   2. HỌA PHÓNG VẬN: Thí dụ 1: a. Họa ng...   Apr 20 2009, 04:00 PM
M&N   b. Họa đảo vận: Bài xướng: TƯƠNG ...   Apr 20 2009, 04:02 PM
M&N   c. Họa Hoán Vận: Bài xướng: TƯƠNG T...   Apr 20 2009, 04:03 PM
M&N   d. Họa Tá Vận (mượn vần): Bài xướn...   Apr 20 2009, 04:04 PM
M&N   Hoạ thơ Đường luật Họa vần là sáng...   Apr 20 2009, 04:05 PM
M&N   Bài đọc thêm Xướng hoạ thơ Đường l...   Apr 20 2009, 04:06 PM


Reply to this topicStart new topic
1 User(s) are reading this topic (1 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 4th October 2024 - 04:08 AM