Welcome Guest ( Log In | Register )

> Hải ngoại lưu ý thực phẩm Việt Nam - ST tài liệu
Tulip
post Apr 16 2010, 09:44 AM
Post #1


Hoa cô đơn
***

Group: Năng Động
Posts: 5,417
Joined: 28-October 08
Member No.: 516
Country






Dầu ăn làm từ nước cống tại Trung quốc


Những thùng dầu ăn nâu bóng hóa ra được tinh chế lại từ nước cống, nước rác. Ước tính “công nghệ” đáng sợ này đã mang lại 1/10 số lượng dầu ăn cho Trung Quốc, chủ yếu được các nhà hàng hoặc người bán rong sử dụng.







Những người đi vớt chuyên nghiệp sẽ mang xô chậu tới gần cống, rãnh nước thải của các nhà hàng, quán ăn, quán cơm để múc lớp bọt, váng dầu lẫn thức ăn thừa, mang về chế biến. Nguồn: ChinaSmack.

Trong những cái thùng, bể cáu bẩn thế này, nước thải được đun nóng để dầu nhẹ lẫn thức ăn thừa nổi lên, lọc ra chắt riêng lấy lớp chất nhầy bẩn. Nguồn: ChinaSmack.

Dầu lọc thu được tiếp tục qua chắt lọc lần nữa, và đổ vào thùng dự trữ, chuẩn bị xuất xưởng. Bề ngoài của chúng lúc này đã khá bắt mắt. Hàng triệu tấn dầu bẩn như vậy đã quay trở lại bàn ăn của người Trung Quốc. Nguồn: ChinaSmack.



Cơ quan chức năng kiểm tra dầu ăn bẩn được làm tại một cơ sở thủ công. Vụ việc đang gây xôn xao dư luận nước này. Loại dầu này không chỉ bẩn, mà còn chứa vô số chất độc hại và các chất có khả năng gây ung thư. Ảnh: CFP.


VNE


--------------------

*******
Go to the top of the page
 
+Quote Post
 
Start new topic
Replies
Tulip
post Jul 13 2011, 05:55 PM
Post #2


Hoa cô đơn
***

Group: Năng Động
Posts: 5,417
Joined: 28-October 08
Member No.: 516
Country






Từ Thuốc Bắc, Thuốc Nam, Thuốc Dân Tộc…đến Dược Thảo



Câu chuyện dài dược thảo ở Hoa Kỳ thể hiện "tính khoa học" còn cao hơn nữa, nhất là trong cộng đồng Việt Nam

Những danh từ dùng cho tựa đề của bài viết nầy đều có cùng chung một định nghĩa và ứng dụng tùy theo không gian và thời gian. Thuốc Bắc ở Việt Nam dùng để chỉ các loại thuốc dùng cây, lá, rễ, củ, hột, v.v… đã được biến chế do một Đông y sĩ người Trung Quốc khám bịnh và cho toa. Còn thuốc Nam, tương tự như thuốc Bắc, nhưng do một Đông y sĩ người Việt Nam đãm nhận. Các loại cây lá được biến chế trong thuốc Nam tương đối đơn giản như phơi khô hoặc sấy khô, và cân lượng cũng không có yêu cầu chính xác như một nấm lá khô, một muỗng bột rễ cây…thay vì một chỉ …, ba ly… như ở thuốc Bắc.

Người được chẩn bịnh sau khi nhận thuốc xong, mang về nấu trong một cái nồi đất với (thông thường) ba chén nước và đun sôi. Khi nước "xắc" lại còn tám phân, bịnh nhân "chắt" nước ra, để nguội và uống. Một thang thuốc có thể uống được nhiều lần, thường là hai lần.

Thuốc dân tộc chỉ được dân miền Nam nghe đến kể từ sau 30 tháng tư năm 1975 do miền Bắc xâm nhập vào. Thuốc dân tộc không cần có Đông y sĩ chẩn mạch như thuốc Bắc và thuốc Nam. Thuốc đã được bào chế sẳn cũng như được "nhà nước' công bố công dụng của từng loại cây, lá, hay cũ... dùng để chữa trị một bịnh nào đó. Và dân chúng cứ thế mà dùng, cho dù có hiệu nghiệm hay không.

Nếu chúng ta đã từng sống trong xã hội Việt Nam khoảng năm năm đầu sau khi nước nhà được "thống nhất", chắc ai cũng còn nhớ cây xuyên tâm liên. Thực sự, người viết chưa từng thấy cây nầy cũng như cung cách chữa trị như thế nào, và trị bịnh gì? Nhưng, trong giai đoạn trên, mỗi lần đi khám bịnh ở phòng y tế phường hay khóm, đều được cán bộ chữa trị bằng xuyên tâm liên. Người viết cũng đã từng nghe nhiều câu chuyện kỳ thú về xuyên tâm liên do một anh bộ đội vượt Trường sơn kể như sau:" nếu vợ chồng không có con trong một thời gian dài, đôi vợ chồng nầy sẽ được cán bộ hướng dẫn là mỗi khi "ăn nằm" với nhau, chỉ cần cột một dây xuyên tâm liên qua bụng người vợ. Thế là sẽ có con sau đó ngay!"

Còn câu chuyện dài dược thảo ở Hoa Kỳ thể hiện "tính khoa học" còn cao hơn nữa, nhất là trong cộng đồng Việt Nam. Các Đông y sĩ ở đây, nói chung đều mang (được mang, hay tự mang) những danh hiệu rất oai là Bác sĩ Đông y ( Oriental Doctor – OD) hay Tiến sĩ Đông Y (Ph.D of Oriental Medicine), cũng như nhiều danh xưng nổ khác nữa. Thật ra, ở đây cũng căn cứ vào rễ, thân, củ, lá, hột như thuốc Bắc và thuốc Nam, nhưng có thể được thêm vào một số dạng thuốc "Tây" tức là các hóa chất làm nguyên liệu để bào chế dược phẩm (drug). Sau đó, tất cả được chế biến có tính cách hoàn chỉnh hơn thuốc Bắc và thuốc Nam đã kể ở phần trên, nghĩa là các "dược phẩm" nầy có hình thức giống như các loại thuốc của y khoa hiện đại như dạng bột, viên, hay viên bọc nhựa, nước, hay dạng thuốc tể v.v…

Trong phần trình bày sau đây, chúng tôi sẽ bàn về định nghĩa, nguồn gốc, cách dùng và những vấn nạn có thể xảy ra sau khi dùng thuốc dược thảo. Danh từ "thuốc" dùng ở đây để chỉ tất cả các loại cây, cỏ, rễ, thân, lá, củ, hột… chứ không nói đến những hóa chất khác được gian thương cho thêm vào để làm tăng một vài đặc tính trị liệu mà không cần lưu tâm đến những di hại về sau, như arsenic, đồng, chì, thủy ngân, selenium, thậm chí vàng (gold) nữa.

Nguồn gốc và định nghĩa dược thảo

Theo quan điểm của các nhà khoa học Hoa Kỳ, khoa dược thảo chỉ có thể được xem như là một ngành trị liệu bổ túc (complementary therapy), chuyên dùng các loại cây hay hóa chất ly trích từ cây. Do đó, đây là một ngành y khoa riêng biệt đặt trọng tâm chữa trị bằng cây cỏ có trong thiên nhiên. Và danh từ herbalism dùng để chỉ hệ phái dùng cây cỏ để trị liệu hầu hết các bịnh gần giống như tất cả những bịnh liệt kê trong ngành y khoa hiện đại.

Nguồn gốc của ngành y khoa dược thảo được xem như xuất hiện từ khi có sự hiện diện của con người trên quả địa cầu. Và nếu đi xa hơn nữa, nguồn gốc nầy đã có trước khi loài người xuất hiện (qua sự tiến hóa từ khỉ). Giống khỉ Chimpanzees đã biết ăn một loại lá cây đặc biệt để diệt các ấu trùng trong bao tử. Loài nai đã biết truy tìm các lá dùng để kích thích tâm thần (psycho-active). Một số thú vật khác cũng đã biết tìm đến nấm như penicillin và các loại nấm chống nấm (antifungals) để trị liệu hay tiêu diệt các loại bò chét ngoài da. Sau đó, con người mới biết áp dụng trong trị liệu như những liều thuốc kháng sinh.

Ngành dược thảo đúng nghĩa đã góp phần không nhỏ vào việc trị liệu bổ túc và song hành với ngành y khoa hiện đại. Thuốc phiện (morphine) được trích ly từ cây thuốc phiện (poppies), aspirin từ cây liễu, và digoxin dùng để chữa trị nhịp tim đập không đều đến từ cây đuôi chồn (foxglove).

Ngành dược thảo không ngừng ở mặt trị liệu từng bộ phận hay từng bịnh mà còn có "tham vọng" chữa trị toàn cơ thể con người, và "khuyến khích" cơ thể tự "hoàn chỉnh" hay điều chỉnh qua thuốc cây cỏ. Các nhà chuyên môn của ngành nầy nghĩ rằng, những hóa chất trong một tập hợp cây cỏ sẽ làm cân bằng cơ thể và tạo nên những phản ứng hổ tương để chữa trị toàn thể con người.

Có thể nói ngành y khoa cây cỏ ngày nay phát triển rất nhanh trên toàn thế giới. Mức tiêu thụ ước tính khoảng 23 tỷ Mỹ kim trong năm 2004 căn cứ vào báo cáo của cuộc triển lãm quốc tế lần thứ hai về dược thảo. Hiện tại, có khoảng 34% người Hoa Kỳ lớn tuổi đã hơn một lần viếng các Bác sĩ Đông y dược vào năm 1990.

Vấn đề an toàn của dược thảo

Có một khái niệm hết sức thông thường và tự nguyện của người đời là, dược thảo nghĩa là cây cỏ (herbal), là tự nhiên (natutal), và là an toàn (safe); vì vậy, dược thảo ao toàn hơn các loại thuốc bằng hoá chất hay tổng hợp hóa chất do ngành y dược khoa hiện đại bào chế.

Do có suy nghĩ trên, cho nên một số người Hoa Kỳ và dĩ nhiên, một số không nhỏ người Việt ở hải ngoại lẫn thường dùng các loại thuốc cây cỏ trong công việc phòng bịnh và trị bịnh. Đối với dược thảo, các nhà sản xuất không cần phải khai báo với Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) về cơ cấu của thuốc, cũng như tính hiệu nghiệm, cùng phản ứng phụ, và mức an toàn của thuốc đặc chế. FDA cũng không đòi hỏi thông tin cần được liệt kê trên nhản hiệu của các lọ thuốc. Do đó, kết quả dù tích cực hay tiêu cực, hay ảnh hưởng dài hạn lên cơ thể hoàn toàn không được biết đến và cũng không có một cuộc nghiên cứu dài hạn nào để thẩm định mức an toàn của thuốc.

Thí dụ như nước trích từ cây nhàu (gingko biloba) đã đưộc quảng cáo rầm rộ trong cộng đồng Việt Nam trước đây, và hiện nay vẫn còn lai rai…là có khả năng trị bá bịnh. Có mấy ai biết được, qua nghiên cứu khoa học, phản ứng của thuốc nầy có thể gây ra hiện tượng chảy máu bên trong cơ thể, và có thể gây ra phản ứng với các yếu tố làm chống đông máu có sẳn trong máu của con người.

Mặc dù Luật Dietary Supplement Health & Education Act năm 1994 cho phép các loại thuốc thực vật trên được ghi trong nhản hiệu hướng dẫn cách dùng và tính hiệu nghiệm của thuốc. Nhưng trên thực tế ngoài thị trường, các nhản hiệu trên hoàn toàn không ghi rõ vế cách định bịnh, chữa trị hay phòng bịnh gì cả!

Thêm một điều nữa là dược thảo không bị đòi hỏi phải cung cấp tỷ lệ các thành phần hóa học cấu tạo ra thuốc, cũng như tính tinh khiết (purity) như các loại thuốc dành cho ngành y khoa hiện đại. Do đó hiệu quả của cùng một loại thuốc, cùng một nhản hiệu có thể không giống nhau vì do những tạp chất có trong thuốc thay đổi trong lúc sản xuất như phấn hoa, chất gây dị ứng cho cơ thể, bào tử của hoa v.v.. Và tỷ lệ khác biệt nầy có thể thay đổi tính hiệu nghiệm của thuốc, đôi khi gây ra những phản ứng bất lợi cho bịnh nhân. Do đó, chúng ta có thể thấy nhiều nhản hiệu chỉ là những con số do nhiều nhà "bào chế" khác nhau tuy có cùng một cung cách trị liệu.

Mặc dù một số dược thảo có thể trợ giúp giải quyết một số bịnh của con người, nhưng điều đó không có nghĩa là dược thảo đạt được mức an toàn. Theo khuyến cáo của ngành y dược khoa tân tiến, phụ nữ đang mang thai không nên dùng dược thảo vì có thể có phản ứng bất ngờ và có thể bị trụy thai.

Đối với các loại thuốc trong ngành dược khoa, dựa vào hóa chất tổng hợp hay một số trích ly từ cây cỏ, hay nấm trong thiên nhiên, nhưng các thuốc nầy đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, với cân lượng chính xác, và được thí nghiệm lên thú vật hay con người trong một thời gian dài trước khi tung ra thị trường. Và dĩ nhiên, những thuốc trên cũng có thể có những phản ứng phụ hay phản ứng khi dùng khi dùng nhiều loại thuốc khác nhau trong cùng một thời điểm. Điều nầy cũng đã được liệt kê trên nhản thuốc hay được bác sĩ khám bịnh khuyến cáo và lưu ý bịnh nhân khi kê toa.

Tuy nhiên, điều trên đây không xảy ra đối với dược thảo về các điều kiện bào chế thuốc. Hiện tại, hầu hết các sản phẩm dược thảo đều nằm ngoài tầm kiểm soát của những luật lệ quy định cho ngành y khoa. Điều đó có nghĩa là không có gì bảo đảm cho sự hiệu nghiệm của thuốc, cũng như thành phần cùng cân lượng của những chất hoá học cấu tạo ra thuốc. Ngay cả nhà bào chế thuốc cũng không đạt được tính chính thống của ngành, mỗi nhà bào chế (sản xuất) theo từng trường phái dược thảo khác nhau. Thí dụ thuốc nhàu của nhà bào chế A sẽ khác thuốc của của nhà bào chế B. Một thí dụ khác điển hình là nếu bạn bị bịnh về tim, bịnh viêm yết hầu (angina), cao áp huyết, hay chứng đau mắt (glaucoma), một số dược thảo dùng để trị liệu các chứng bịnh kể trên sẽ đưa đến những phản ứng có thể làm chết người đối với bịnh nhân bị tiểu đường loại I hay bị chứng phong giựt (epilepsy). Thêm nữa, các dược thảo quảng cáo cho những bà mãn kinh nguyệt và hay bị chứng nóng mặt (hot flashes) là các loại cỏ và rể của cây Black Cohosh, Black Snake, Bugwort, Rattle weed. Thực sự nếu dùng các loại dược thảo kể trên, các bà có thể giảm chứng nóng mặt lúc ban đầu nhưng hậu quả sẽ phải trả là một giá rất đắt, đó là bịnh ung thư. Nên nhớ, nếu không dùng thuốc chi cả, chứng nóng mặt sẽ biến mất sau một thời gian.

Từ những nhận định trên, câu hỏi được đặt ra là, chúng ta có nên dùng dược thảo không?

Hiệu năng của dược thảo

Đối với ngành y dược khoa, một thuốc mới sắp ra sẽ phải được kiểm chứng qua nhiều giai đọan như vừa kể trên, điều đó không những bảo đảm được tính hiệu nghiệm và an tòan của thuốc, mà còn đi xa hơn nữa là liệu thuốc mới vừa được tung ra thị trường có an toàn hơn (safer), và hiệu nghiệm hơn khi so sánh với các loại thuốc đã sản xuất trước kia và có cùng một mục đích trị liệu.

Nhưng đối với dược thảo, hòan tòan không có một nghiên cứu nào cả mà chỉ dựa vào cãm tính (intuition) nhiều hơn. Do đó, nhiều khi bịnh nhân phải trả một chi phí cao cho dược thảo mà không nhận được kết quả trị liệu nào cả, không kể đến những phản ứng phụ có thể xảy ra.

Để trả lời câu hỏi trên, quan điểm của một số nhà y dược học là:

- Một số dược thảo được xem như là một loại thức ăn bổ túc (food additive) như các loại sinh tố thiên nhiên và vô hại cùng những loại muối khoáng, cũng như không ảnh hưởng và phản ứng phụ cho người tiêu dùng.ï

- Ủy ban An toàn Y khoa (Committee on Safety of Medicine) khuyến cáo bịnh nhân cần phải tham khảo với bác sĩ về các loại dược thảo đang dùng trước khi được giải phẩu, vì có rất nhiều loại dược thảo dị ứng với hóa chất gây mê, chống đông máu, và những thuốc xử dụng trong và sau khi giải phẩu.

- Còn Viện Quốc gia Sưu tầm Dược thảo (National Institute of Medical Herbalists) khuyến cáo nhà dược thảo cần phải theo dõi từ 3 đến 5 năm ảnh hưởng lên con người của dược thảo đã được bào chế trước khi tung ra thị trường.

Vì những lý do trên cùng những hạn chế thông tin về dược thảo, lời khuyên hay nhất cho người sử dụng dược thảo là cần phải tham khảo bác sĩ gia đình và những bác sĩ chuyên môn về dược thảo (herbal practictioner) trước khi dùng.

Cũng cần nên tham vấn nhà dược thảo trị liệu để họ có thể hiểu rõ hơn điều kiện sức khoẻ tổng quát của bịnh nhân, cùng các loại thuốc đã hay đang xử dụng, cuộc sống thường nhật của bịnh nhân và lịch sử về sức khoẻ gia đình. Và sau một thời gian trị liệu bằng dược thảo, bịnh nhân cần phải đến tham khảo thêm để có thể chận đứng được những phản ứng phụ kịp lúc nếu có.

Sau cùng, Viện Sức khoẻ Quốc gia (National Institute of Health) có một mạng lưới tập trung về những nghiên cứu liên quan đến dược thảo cũng cần được tham khảo thêm qua Trung tâm Quốc gia về Y khoa Bổ túc và Tương ứng (National Center for Complementary & Alternative Medicine).

Thay lời kết

Ngày hôm nay, ngoài những bữa ăn chính, nhiều người cần phải có thức ăn dinh dưỡng bổ túc (dietary supplements ) tùy theo điều kiện sức khỏe của cơ thể cả về vật chất lẫn tâm sinh lý. Do đó, sử dụng dược thảo cũng phụ giúp một phần nào trong việc trị liệu với điều kiện là bịnh nhân cũng như người chẩn đoán bịnh và cho thưốc cần hiểu rõ căn bịnh và nhu cầu cần phải có dược thảo bổ túc thêm cho việc trị liệu.

Nhưng trên thực tế, nhất là trong cộng đồng người Việt, đặc biệt tại Hoa Kỳ, dược thảo đã trở thành một kỹ nghệ béo bở cho rất nhiều người. Ngành dược thảo ở đây hoàn tòan độc lập, và hoàn toàn tùy thuộc vào người bào chế (?) và hầu như những nhà bào chế Việt Nam là những cá nhân hoạt động riêng rẽ, không nơi nào giống nơi nào.

Qua phát thanh, báo chí, truyền hình, chúng ta hàng ngày nghe ra rã những quảng cáo rất nhiều loại thuốc dược thảo dùng để trị liệu nhiều bịnh khác nhau, cũng như trị "bá bịnh". Nhiều khi cùng một nguồn gốc dược thảo, những nhà bào chế đã trình bày những phương cách trị liệu và liều lượng khác nhau. Chúng ta dễ dàng kiểm chứng điều nầy qua các quảng cáo về thuốc nhàu Noni, thuốc cây lô hội v.v.. .

Có những nhà bào chế không biết lấy từ nguồn nguyên liệu nào gọi là sữa ong chúa rồi chia ra thành lọ thuốc mang những con số vô tình khác nhau như: 7, 9,14, 26 v.v.. .để trị bách bịnh.

Giã sử như sữa ong chúa có tính chất trị bá bịnh đúng như quảng cáo, mỗi người trong chúng ta thử đặt một câu hỏi nhỏ cho nhà bào chế nầy là, làm thế nào để có đủ lượng sữa ong chúa để sản xuất hàng trăm ngàn chai lọ thuốc như trên? Nên nhớ, mỗi tổ ong chỉ có một con ong chúa và khả năng chứa sữa (?) của một con ong chúa không đạt được 0.05 cc, tức nhỏ hơn một giọt nước. Người viết không rõ người bào chế định nghĩa chữ "sữa" như thế nào, nhưng qua tài liệu tham khảo đọc được, Honey Bee Venom, tức là nọc của loài ong mật có thể trị được chứng đau cơ sơ hóa tức là Fibromyalgia mà thôi!

(Ghi chú: Sau khi bài viết được tung ra trên các Diễn đàn và báo chí, một "Ông Bác sĩ chuyên trị" dược thảo quảng cáo trên các Đài phát thanh địa phương ở Bolsa, đã giải thích tuy gọi là sữa ong chúa nhưng thực sự là dung dịch do các ong thợ mang về để nuôi ong chúa…Như vậy từ trước đến giờ sao không giải thích cho bà con biết, mà để đến bây giờ mới đính chính? Rồi các "bác sĩ chuyên trị" sữa ong chúa thi nhau giải thích trên đài ra rã hàng ngày. Có Ông MD thực sự ở Hoa Kỳ còn thêm tên khoa học của "sữa ong chúa" để bán dược phẩm do…chính Ông ta chế ra…)

Cộng đồng người Việt chúng ta ở hải ngoại quá dễ dãi để cho gian thương lợi dụng mà không có một phản ứng nào cả, và nạn nhân đầu tiên là những người ăn tiền già, dễ tin vào những lời quảng cáo bịp bợm cùng những mánh khóe "góp ý" của những "cò mồi" đã dùng thuốc và hết bịnh trong một thời gian ngắn. Cộng thêm một số đồng bào khác vì thiếu ý thức khoa học thường thức, cũng vì dễ tin và nhẹ dạ cho nên vô hình chung đã tiếp tay cho việc làm bất chính trên.

Thiết nghĩ, ngày hôm nay, đã đến lúc chúng ta cần góp bàn tay để làm sạch cộng đồng, ý thức bổn phận dân sự của chính mình để cho những cung cách làm ăn không đứng đắn tồn tại trong cộng đồng nữa. Nên nhớ, ảnh hưởng và các phản ứng phụ khi dùng hoá chất không đúng cách có trong dược thảo sẽ diễn ra sau vài thập niên sử dụng chứ không phải là một ảnh hưởng trong một thời gian ngắn.

Mong Quý bà con lưu ý đến những điều trình bày trên đây.


--------------------

*******
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Posts in this topic
Tulip   Hải ngoại lưu ý thực phẩm Việt Nam - ST tài liệu   Apr 16 2010, 09:44 AM
VanAnh   kỹ nghệ chế' xoài chín sau 1 đêm ...   Apr 17 2010, 09:49 AM
VanAnh   Bột gia vị nhiễm phẩm màu độc hại ...   Apr 17 2010, 10:38 AM
VanAnh   Đề phòng với loại kẹo bánh độc này....   Apr 17 2010, 10:46 AM
LanKhanh   . . ... Chời ... Những món độc hại này,...   Apr 19 2010, 11:51 AM
LanKhanh   . . ... LanKhanh mới ... dừa ăn lunch xong ...   Apr 19 2010, 11:57 AM
Tulip   Đánh tiết canh cạnh nhà vệ sinh và bô r...   Apr 22 2010, 07:28 PM
Tulip   Một Số Đũa Gỗ Nhập Từ Trung Quốc Man...   May 5 2010, 09:08 AM
LanKhanh   . . ... Nói chung, bất cứ vật dụng hoặc...   May 5 2010, 11:50 AM
VanAnh   Kinh hoàng công nghệ sản xuất đá lạnh ...   Jun 20 2010, 10:03 AM
AnAn   Trà sữa trân châu hay “trà sữa polymer...   Jun 24 2010, 09:34 AM
Tulip   Mì gói món ăn thông dụng cho sinh viên cũ...   Jun 26 2010, 08:02 PM
AnAn   Trà sữa trân châu hay “trà sữa polymer...   Jun 24 2010, 09:34 AM
Tulip   Mỳ ăn liền, thực phẩm chế biến sẵn ...   Jul 11 2010, 08:02 PM
Hoainiemchonxua   Những thực phẩm "rùng rợn" củ...   Sep 17 2010, 06:26 AM
Tulip   Nước mắm Tình trạng “nước tương...   Sep 26 2010, 06:22 PM
bonglai9   Bắt quả tang hàng tấn gừng tươi tẩm l...   Oct 5 2010, 08:04 PM
bonglai9   Người Việt Hải Ngoại lưu ý những th...   Oct 6 2010, 05:04 PM
KhoaNam   Siêu thị Mỹ tẩy chay nữ trang Trung Quố...   Nov 29 2010, 11:46 AM
KhoaNam   Nước mắm – Viet Huong Fish Sauce Co. Busine...   Nov 29 2010, 11:53 AM
KhoaNam   Hạt dưa nhuộm Rhodamine B cực độc hại ...   Nov 29 2010, 12:00 PM
mviet   Tin Quan Trọng về Melamine Hãy chắc chắn...   Dec 9 2010, 01:30 PM
mviet   Dưới đây: Một trung tâm chạy thận lớ...   Dec 9 2010, 01:31 PM
caoduy   Thăm xưởng làm mứt tết, hết dám ăn......   Dec 22 2010, 11:57 AM
caoduy   RE: Hải ngoại lưu ý thực phẩm Việt Nam - ST tài liệu   Dec 22 2010, 11:59 AM
LanKhanh   . . . .... Chời, hết dám ăn .... . . ... ...   Dec 23 2010, 09:45 AM
Tống Trung   Chết dần mòn vì cafe Trung Nguyên Cafe Tru...   Dec 31 2010, 10:53 AM
bkim   Nên ngưng ngay ăn cơm tấm bì, thật khủn...   Jan 22 2011, 07:42 AM
bkim   Sợi bì sau đó được tiếp tục ngâm và...   Jan 22 2011, 07:45 AM
bkim   không mua thực phẩm làm từ China !...   Jan 22 2011, 08:07 AM
Tiểu yêu   Lưu ý hàng sản xuất từ Trung Quốc H...   Jan 27 2011, 05:48 PM
Tiểu yêu   Tết Đến Xuân Về hay Nỗi Buồn Quê Hư...   Jan 28 2011, 08:55 AM
Sơn Hà   Hạt cơm “lạ” khi vo lại đàn hồi nh...   Feb 21 2011, 08:51 AM
mviet   RE: Hải ngoại lưu ý thực phẩm Việt Nam - ST tài liệu   Feb 21 2011, 08:04 PM
Đông Nhi   Trung Quốc xuất hiện mì cao su Thời gian...   Mar 5 2011, 10:43 AM
Quốc Biến   Chocolate của Trung cộng có con worm(dòi) ...   Mar 9 2011, 02:14 PM
HoangHacQuan   Đầu làng cuối xóm: Hàng Trung Cộng sẽ...   Mar 13 2011, 10:30 AM
NamQuoc   Trung Quốc bắt 5 người tẩm hóa chất tr...   Apr 14 2011, 08:18 AM
Tulip   Cơ sở sản xuất bánh ngọt từ trứng th...   Apr 20 2011, 06:22 PM
Tống Trung   Về VN , ăn bắp luộc, hảy coi chừng ...   May 11 2011, 05:21 AM
Tulip   Kinh hoàng công nghệ chế biến cà phê t...   May 29 2011, 12:32 PM
Thân-Ế-Độ   Đồng tiền làm mờ cả lương tri   Jun 7 2011, 07:32 PM
AnAn   Thêm 19 loại giải khát có chất gây ung ...   Jun 14 2011, 07:31 AM
LanKhanh   . . ... Uống nước lạnh .. giải khát ... ...   Jun 14 2011, 11:46 AM
Thienthanh   DEHP = phtalate (từ dầu hoả) trong công ngh...   Jun 17 2011, 12:08 PM
Đông Nhi   Loại đường hóa học của Trung Quốc đa...   Aug 9 2011, 07:20 AM
VanAnh   Nguy cơ từ công nghệ tẩy trắng dừa Th...   Aug 10 2011, 09:56 AM
Sơn Hà   Caramen tạo mùi, màu và vị đắng tự nhi...   Jul 25 2011, 05:55 PM
Sơn Hà   Măng đắng và xấu vì thiếu ... hóa chấ...   Jul 25 2011, 05:58 PM
Tiểu yêu   Còn mê ăn crawfish ở các Buffet Tàu nữa k...   Jun 9 2011, 09:13 AM
VanAnh   Khu chế xuất bánh mì có sản lượng ngà...   Aug 23 2011, 08:25 AM
VanAnh   Thịt lợn được chủ quán thu mua, tẩm ...   Aug 23 2011, 08:37 AM
Tulip   Từ Thuốc Bắc, Thuốc Nam, Thuốc Dân Tộ...   Jul 13 2011, 05:55 PM
Tulip   Thuốc bắc phơi bất cứ đâu có thể. ...   Jul 13 2011, 06:06 PM
mviet   Đại họa cho nước Mỹ & Việt Nam và...   Sep 5 2011, 10:25 AM
mviet   III. DEATH BY CHINA: Tiến sĩ PETER NAVARRO – ...   Sep 5 2011, 10:35 AM
mviet   TỎI BỘT, ỚT BỘT NHIỄM PHÓNG XẠ: Do kh...   Sep 5 2011, 10:47 AM
VanAnh   "Rợn người" với công nghệ ch...   Sep 10 2011, 07:34 AM
VanAnh   Độc hại khi dùng cốc giấy, cốc nhựa ...   Sep 10 2011, 08:01 AM
VanAnh   Khu sản xuất bừa bộn, quần áo treo lủ...   Sep 10 2011, 08:09 AM
VanAnh   Thịt hổ, nui khô là món khoái khẩu của...   Sep 10 2011, 08:20 AM
VanAnh   Trong chè xanh của Trung Quốc người ta ph...   Sep 10 2011, 08:28 AM
2 Pages V   1 2 >


Reply to this topicStart new topic
1 User(s) are reading this topic (1 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 4th July 2024 - 02:50 PM