Welcome Guest ( Log In | Register )

> PLEIKU( Gia Lai )
delta
post Apr 17 2008, 10:05 AM
Post #1


Chốn Xưa
***

Group: Members
Posts: 585
Joined: 7-April 08
Member No.: 7
Country



Pleiku ( Gia Lai )



Gia Lai là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Nguyên Việt Nam. Trước đây là một phần của tỉnh Gia Lai-Kon Tum.


Vị trí địa lý
Với diện tích 15.494,9 km², tỉnh Gia Lai trải dài từ 15°58'20" đến 14°36'36" vĩ Bắc, từ 107°27'23" đến 108°94'40" kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, phía tây giáp Campuchia với 90 km đường biên giới quốc gia, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.


Khí hậu
Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, một năm có hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vùng Tây Trường Sơn có lượng mưa trung bình từ 2.200 đến 2.500 mm, vùng Đông Trường Sơn từ 1.200 đến 1.750 mm. Nhiệt độ trung bình năm là 22-25ºC.


Sông ngòi

Gia Lai là nơi đầu nguồn nguồn của nhiều con sông đổ về vùng duyên hải miền Trung Việt Nam và về phía Campuchia như sông Ba, sông Sê San và nhiều con suối lớn nhỏ.


Tài nguyên

Khoáng sản
Các loại khoáng sản có trên địa bàn tỉnh này là crom, niken, coban, thiếc, asen, boxit-laterit, vàng, vonframit, molipdenit, caxiterrit v.v.


Động vật
Trong địa bàn tỉnh Gia Lai có một số loài thú sinh sống như voi, nai, bò, hoẵng, thỏ rừng, lợn rừng, trăn, rắn, cọp, các loài chim như gà rừng, chim cu đất, gà gô, khướu, công, trĩ sao, gà lôi hồng tía, gà lôi vằn, các loài cá như lúi, phá, sóc, trạch, lăng, chép. Các loại gia cầm, gia súc như trâu, bò, lợn, gà, vịt, ngựa, thỏ v.v.


Thực vật
thực vật ở đây cũng không khá phong phú lắm, nhiều nhất là tiêu, cây chè, cây điều, cây lúa, v.v... và một số cây hoa màu nhưng với số lượng không nhiều. . cây thông, cây tùng, cà phê, cao su, với số lượng nhiều.


Hành chính

Tỉnh Gia Lai bao gồm 1 thành phố trực thuộc, 2 thị xã và 13 huyện:

Thành phố Pleiku
Thị xã An Khê
Thị xã Ayun Pa, tên cũ là Cheo Reo
Huyện Chư Păh, huyện lỵ là Phú Hoà
Huyện Chư Prông
Huyện Chư Sê
Huyện Đắk Đoa
Huyện Đắk Pơ
Huyện Đức Cơ, huyện lỵ là Chư Ty
Huyện Ia Grai
Huyện Ia Pa
Huyện KBang
Huyện Kông Chro
Huyện Krông Pa, huyện lỵ là Phú Túc
Huyện Mang Yang
Huyện Phú Thiện

Lịch sử
Vùng Tây Nguyên ngày xưa đa số la những người dân tộc thiểu số sinh sống. Và họ sống với nhau trong những làng mạc mà cha ông họ đã gây dựng nên. Trong một ngày nọ người trưỡng làng cảm thấy trong người của mình có vẻ không ổn nên đã cho gọi 2 người con trai vào và tổ chức một cuộc thi săn bắt để chọn ra một người kế vị. Và cuộc thi đã diễn ra nhưng phần thắng đã thuộc về người em. Người anh buồn bã bỏ sang một vùng đất khác để sinh sống. Còn lại người em đã lập ra một làng tên là "plei ku". ( Ở đây nếu dịch sang nghĩa từ thì Plei: là một cái làng Ku: người em. Pleiku : làng của người em (nhớ về chiến thắng của người em). Và cái tên Pleiku được gắn liền với dia danh nay suốt bao năm tháng qua.

Dân số
Dân số tỉnh Gia Lai gần 1,1 triệu người (năm 2004) bao gồm nhiều cộng đồng dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, người Kinh chiếm 52% dân số. Còn lại là các dân tộc Gia-rai (33,5%), Ba Na (13,7%), Giẻ-triêng, Xơ-đăng, Cơ-ho, Thái, Mường ...

STT Tên đơn vị hành chính Diện tích
(km²) Dân số trung bình
(năm 2003) Dân số
(ngày 31/12/2003)

01 Thành phố Pleiku 260,59 184.397 186.763
02 Thị xã An Khê 199,12 63.014 63.663
03 Thị xã Ayun Pa 287,05 99.616 35.058
04 Huyện Chư Păh 981,30 62.379 62.751
05 Huyện Chư Prông 1.687,50 75.363 76.455
06 Huyện Chư Sê 1.350,98 124.288 126.070
07 Huyện Đắk Đoa 980,41 85.072 86.169
08 Huyện Đắk Pơ 499,61 35.160 35.522
09 Huyện Đức Cơ 717,20 43.595 44.609
10 Huyện Ia Grai 1.122,38 74.620 75.593
11 Huyện Ia Pa 870,10 43.551 44.162
12 Huyện KBang 1.845,23 56.671 57.397
13 Huyện Kông Chro 1.441,88 34.478 35.074
14 Huyện Krông Pa 1.623,63 61.576 62.280
15 Huyện Mang Yang 1.126,07 43.125 43.855
16 Huyện Phú Thiện 501,91 0 64.558
Tổng cộng 15.495,70 1.086.905 1.099.979

Tham khảo [2]

Cơ sở hạ tầng

Bản đồ giao thông đường bộ tỉnh Gia Lai
Đường bộ
Quốc lộ 14 nối Gia Lai với Kon Tum, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng về phía Bắc và Đắk Lắk, Đắk Nông, các tỉnh vùng Đông Nam Bộ về phía Nam. Quốc lộ 19 nối với cảng Quy Nhơn,Bình Định dài 180Km về phía Đông và các tỉnh Đông Bắc Campuchia về hướng Tây. Quốc lộ 25 nối với Phú Yên. Ngoài ra, đường Hồ Chí Minh cũng đi qua địa bàn tỉnh Gia Lai. Các quốc lộ 14, 25 nối Gia Lai với các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải miền Trung rất thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa đến cảng để xuất khẩu và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.

Hiện nay, tất cả các tuyến đường xuống các trung tâm huyện đã được trải nhựa hầu hết các trung tâm xã đã có đường ôtô đến.


[sửa] Đường hàng không
Sân bay Pleiku (còn gọi là sân bay Cù Hanh) là một sân bay tương đối nhỏ,có từ thời Pháp.Sân bay Pleiku đang hoạt động, mỗi tuần có 7 chuyến từ thành phố Hồ Chí Minh đi Pleiku - Đà Nẵng - Hà Nội và ngược lại.


Thủy điện
Với địa hình cao và nhiều sông suối, Gia Lai là một trong những nơi tập trung khá nhiều các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ:

Thủy điện Yaly
Thủy điện An Khê
Thủy điện Ayun Hạ
Thủy điện Sê San 1
Thủy điện Sê San 2
Thủy điện Sê San 3
Thủy điện Sê San 4

Kinh tế

Công nghiệp
Trên cơ sở nguồn tài nguyên nông lâm nghiệp và khoáng sản, mở ra triển vọng phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông lâm sản với quy mô vừa và lớn.

Trong sản xuất vật liệu xây dựng, trước hết với nguồn đá vôi tại chỗ có thể phát triển sản xuất xi măng phục vụ cho một phần nhu cầu các tỉnh phía Bắc Tây Nguyên và các tỉnh Đông Bắc Campuchia. Hiện có hai nhà máy sản xuất xi măng với công suất 14 vạn tấn/năm. Với nguồn đá granit sẵn có, phong phú về màu sắc có thể chế biến ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu trong tỉnh và xuất khẩu.

Trong chế biến nông lâm sản, với trữ lượng gỗ lớn trong tỉnh và khả năng nhập khẩu gỗ từ các nước Đông Nam Á đảm bảo ổn định nguyên liệu cho sản xuất chế biến các mặt hàng gỗ lâu dài, chế biến song mây, sản xuất bột giấy. Từ mủ cao su có thể chế biến các sản phẩm cao su dân dụng và công nghiệp chất lượng cao; Chế biến cà phê xuất khẩu, chế biến đường, chế biến dầu thực vật, chế biến sắn, chế biến hoa quả và súc sản đóng hộp.

Ngoài ra còn có thể phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng khi đã xác định được địa bàn và trữ lượng cho phép.

Lâm nghiệp

Nông nghiệp

Do đặc trưng là đất đỏ bazal (vì Biển Hồ là miệng của một núi lửa tạm ngừng hoạt động), ở thành phố PleiKu và các huyện vùng cao của Gia Lai có thể canh tác các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, điều... Riêng huyện Đăk Pơ và thị xã An Khê thì thích hợp cho việc trồng cây ngắn ngày, do chịu ảnh hưởng khí hậu của vùng giáp ranh (Bình Định). Huyện Đăk Pơ là vựa rau của cả vùng Tây Nguyên, hàng ngày cung cấp trên 100 tấn rau cho các khu vực ở miền Trung và Tây Nguyên.

Du lịch
Xuất phát từ điều kiện địa lý, là vùng núi cao có nhiều cảnh quan tự nhiên cũng như nhân tạo, Gia Lai có tiềm năng du lịch rất phong phú. Đó là những khu rừng nguyên sinh với hệ thống động thực vật phong phú, nhiều ghềnh thác, suối, hồ như Biển Hồ là một thắng cảnh nổi tiếng. Biển Hồ được xem như là một đôi mắt của thành phố núi Pleiku.

Nhiều núi đồi như Cổng Trời MangYang, đỉnh Hàm Rồng. Cảnh quang nhân tạo có các rừng cao su, đồi chè, cà phê bạt ngàn. Kết hợp vời các tuyến đường rừng, có cácc tuyến dã ngoại bằng thuyền trên sông, cưỡi voi xuyên rừng, trekking...

Bên cạnh sự hấp dẫn của thiên nhiên hùng vĩ, ở Gia Lai còn có nền văn hóa lâu đời đầm đà bản sắc núi rừng của đồng bào các dân tộc, chủ yếu là Jarai và banah thể hiện qua kiến trúc nhà Rông, nhà sàn, nhà mồ, qua lễ hội truyền thống, qua y phục và nhạc cụ...

Thêm vào đó, Gia Lai có bề dày lịch sử và truyền thống cách mạng hào hùng được thể hiện đậm nét qua các di tích lịch sử văn hóa như khu Tây Sơn thượng đạo, di tích căn cứ địa của anh hùng áo vải Tây Sơn Nguyễn Huệ; Đó là quê hương của anh hùng Núp, các địa danh Pleime, Che reo, là răng đã đi vào lịch sử.

Ai đã đến Gia Lai chắc đã từng biết đến những con dốc cao và dài, với con đường mờ trong sương vào những sáng mùa đông, đã từng đi vào bài hát "Thành phố sương mù". Những điểm du lich trong thành phố không nhiều, ngoài khu vui chơi giải trí là hồ Đức An, sân vận động và rạp chiếu phim, và rất nhiều quán cà phê. Có rất nhiều thác quanh thành phố như: thác Dakthoa, thác Phú Cường, thác Lồ Ô, thác Chín tầng, ... bài hát,: thành phố sương mù. thành phố sương mù, đêm về nhớ thêm...


Văn hóa - Xã hội

Âm nhạc
Có các nhạc cụ đặc trưng của các dân tộc thiểu số:

Cồng chiêng
Đàn đá
Đàn K'ni
K'lông pút
Đàn Goong
T'rưng
Alal

Ẩm thực
Rượu cần
cafe

Điêu khắc
Tượng nhà mồ

Lễ hội
Lễ hội Đâm Trâu
Lễ ăn cơm mới
dù ai ăn đâu làm đâu. nhớ ngày lẽ hội dâm trâu thì về.


Sân khấu

Đoàn Nghệ thuật Đam San: nghiên cứu, sưu tầm, chỉnh lý, biên soạn và biểu diễn...
Các dân tộc thiểu số có tín ngưỡng vạn vật hữu linh, đời sống văn hóa của họ gắn liền với các lễ hội, ở đó họ trình diễn các loại nhạc cụ, các điện múa (xoang) diễn ngâm trường ca (kể khan). Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung có các trường ca nổi tiếng như trường ca Đăm San, Xinh Nhã, Hơmon...

Thể dục thể thao
Gia Lai có Câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai hiện đang tham dự và đã hai lần vô địch giải bóng đá chuyên nghiệp V-League của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.

Liên kết ngoài

UBND tỉnh Gia Lai
Gia Lai
Gia Lai - tiềm năng & triển vọng đầu tư
Âm nhạc Tây nguyên đương đại
Thông tin thêm về Gia Lai và Tây Nguyên
Dân ca Banar
Văn hoá Tây Nguyên

This post has been edited by delta: Apr 17 2008, 10:06 AM


--------------------
Go to the top of the page
 
+Quote Post
14 Pages V  « < 4 5 6 7 8 > »   
Start new topic
Replies (60 - 71)
caoduy
post Nov 19 2009, 09:01 AM
Post #61


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 13,947
Joined: 18-November 08
Member No.: 775
Age: 52
Country





Những Bí Mật Trong Trận Ban Mê Thuột




# Tác giả: Lữ Giang


Trong thời gian bị giam giữ trong các trại cải tạo của Cộng Sản, chúng tôi đã có dịp tiếp xúc với hàng trăm người có trách nhiệm hay liên quan đến những biến cố đưa đến sự sụp đổ toàn bộ miền Nam Việt Nam, trong đó trận Ban Mê Thuột là trận quan trọng nhất. Vì được gặp nhiều người cùng một lúc nên chúng tôi đã có dịp kiểm chứng những điều mà mỗi người đã kể.

Đối với những người mà chúng tôi không ở cùng chung trại, sau khi về Saigon hay qua Mỹ, chúng tôi đã tìm cách để tiếp xúc và hỏi thêm, như trường hợp của Đại Tá Nguyễn Văn Đồng, Tư Lệnh Thiết Ðoàn 2 thuộc Quân Khu 2. Ông chỉ huy đoàn quân tháo lui trên Liên Tỉnh Lộ 7B và đã bị bắt gần Củng Sơn (tỉnh Phú Yên).

Chúng tôi cũng đã có dịp tham khảo nhiều sách báo của các tác giả miền Nam Việt Nam, của người Mỹ cũng như của quân đội Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) viết liên quan đến biến cố 30 tháng 4/1975. So sánh những tài liệu thu thập được, chúng tôi đã khám phá ra nhiều sự kiện lịch sử cần được viết lại cho chính xác hơn.

Khi mới đến Hoa Kỳ vào năm 1990, chúng tôi đã viết ngay một bài nói về những bí ẩn đằng sau sự thất thủ Ban Mê Thuột, bài này đã gây ngạc nhiên và xúc động cho nhiều ngườị Nay những người liên hệ đến trận Ban Mê Thuột đã đến Hoa Kỳ. Có những người đã đồng ý viết ra những biến cố mà họ đã tham dự hay chứng kiến như Đại Tá Trịnh Tiếu, Trưởng Phòng 2 Quân Ðoàn 2, Trung Tá Ngô Văn Xuân, Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 44 thuộc Sư Ðoàn 23 Bộ Binh (BB). Nhưng đa số đã thú nhận rằng họ phải bỏ bớt đi vì sợ đụng chạm.

Có người chỉ kể lại chứ không chịu viết và cũng có người khi kể lại đã yêu cầu đừng nêu tên họ ra khi viết, cũng vì sợ đụng chạm. Sau khi tổng kết, chúng tôi xin ghi lại những bí ẩn liên quan đến sự thất thủ Ban Mê Thuột. Sự thật có nhiều điều khác xa với những gì tướng Văn Tiến Dũng đã viết trong cuốn Đại Thắng Mùa Xuân hay ký giả Phạm Huấn đã viết trong cuốn Tướng Phú và Những Trận Đánh Từ Điện Biên Phủ 1954 Đến Ban Mê Thuột 1975.

Biến cố 30 tháng 4/1975 đã gây ra những ấn tượng kinh hoàng và đau xót trong lòng người Việt trong cũng như ngoài nước. Biến cố đó đã đưa cả dân tộc vào những ngày bi thảm nhất và để lại một vết thương đau đớn trong lịch sử. Mặc dầu đã 21 năm qua, ấn tượng đau xót và tủi nhục đó vẫn chưa phai mờ đi được.

Ngày 10 tháng 3 năm 1975, khoảng 2 giờ sáng các đơn vị Bắc Việt bắt đầu tấn công vào thành phố. Họ xử dụng xe tăng và trọng pháo đủ loại và tiến về từ mọi phía. Trung Đoàn 174 Bắc Việt theo Quốc Lộ 14 từ hướng Đức Lập tiến vào, sau đó Trung Đoàn 149 đánh từ phía Nam lên, Trung Đoàn 95B từ ngã Buôn Hô đánh xuống, còn Trung Đoàn 148 từ hướng Bản Đôn tấn công vào.

Ðêm 10 tháng 3, các lực lượng phòng thủ chống trả mãnh liệt. Bảy giờ sáng ngày hôm sau, quân Bắc Việt tấn công vào Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 23 BB, nhưng bên trong còn cầm cự được. Mười giờ sáng, một oanh-tạc cơ A-37 đến trợ chiến đã nhầm lẫn thả bom trúng vào hầm chỉ huy của bộ tư lệnh sư đoàn làm hệ thống truyền tin bị hư hại, không còn liên lạc được với các đơn vị chung quanh. Ðại Tá Vũ Thế Quang và Ðại Tá Nguyễn Trọng Luật phải rời Bộ Tư Lệnh để di chuyển qua căn cứ B.50, nhưng bị bắn dữ quá phải tạt vào rừng cao su và sau đó bị địch quân bắt.

Mọi người dều công nhận rằng sự thất thủ Ban Mê Thuột là biến cố khởi đầu đưa đến sự sụp đổ toàn bộ miền Nam Việt Nam. Tại sao Ban Mê Thuột đã bị thất thủ một cách mau chóng như vậy? Phải chăng đây là một cuộc tấn công quá bất ngờ của Bắc Việt khiến quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) không trở tay kịp? Phải chăng Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã thua đòn cân não của Hà Nội? Phải chăng khả năng chiến đấu của quân đội Việt Nam Cộng Hòa quá yếu kém, không đương đầu nổi với lực lượng của Bắc Việt? Rất nhiều câu hỏi như thế đã được nhiều người đặt ra. Chúng tôi xin tuần tự trình bày từng chi tiết về diễn biến của trận Ban Mê Thuột để trả lời những câu hỏi đó.

PHỐI TRÍ CỦA QUÂN LỰC VNCH VÀ Bắc Việt

Ban Mê Thuột là một tỉnh nằm ở Cao nguyên Trung phần. Vùng cao nguyên này có bốn tỉnh bao gồm Kontum, Pleiku, Ban Mê Thuột và Quảng Đức. Thiếu Tướng Phạm Văn Phú phụ trách Quân Ðoàn 2 đã phối trí quân để phòng thủ Cao nguyên như sau:

Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân (BĐQ) bảo vệ Kontum vì sợ Bắc quân sẽ mở một cuộc tấn công như “Mùa Hè Ðỏ Lửa” năm 1972. Ba (3) tỉnh còn lại được giao cho Sư Ðoàn 23 BB bảo vệ. Sư đoàn này được phối trí như sau: Trung Đoàn 44 và 45 phòng thủ Pleiku. Trung Đoàn 45 đóng ở căn cứ Gầm Ga, phía bắc quận Thuần Mẫn, gần đèo Tử Sĩ, dọc theo Quốc Lộ 14 giữa Ban Mê Thuột và Pleiku. Trung Ðoàn 53 giữ Ban Mê Thuột và Quảng Đức. Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 23 đóng tại Ban Mê Thuột, còn Bộ Tư Lệnh Hành Quân đóng tại căn cứ Hàm Rồng ở Pleiku. Về sau, Bộ Tổng Tham Mưu tăng cường cho Quân Ðoàn 2 thêm ba liên đoàn 4, 6 và 7 BĐQ.
Hình chụp gần hàng rào trong vòng đai căn cứ tại Ban Mê Thuột. (HÌNH ẢNH: sưu tầm)

Bắc Việt có Sư Ðoàn 320 đóng ở Kontum, Sư Ðoàn F.10 hoạt động ở Pleiku, Sư Ðoàn 986 trú quân tại vùng Tam Biên và Trung Ðoàn 25 (biệt lập), một trung đoàn khá thiện chiến, luôn quấy phá ở 2 tỉnh Ban Mê Thuột và Quảng Đức.

Ban Mê Thuột là nơi đặt Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 23 BB. Nơi đây toàn rừng cao su, không có chướng ngại thiên nhiên để giúp phòng thủ như ở Kontum hay Pleiku nên rất dễ bị tấn công. Lực lượng phòng thủ ở đây lại khá yếu. Nghĩa Quân (NQ) và Địa Phương Quân (ÐPQ) phần lớn là người Thượng, không được trang bị đầy đủ. Hầu hết trông chờ vào Trung Ðoàn 53, nhưng trung đoàn này phải bao một vùng lãnh thổ quá lớn gồm 2 tỉnh nên khó bảo vệ nổi. Do đó, không ai ngạc nhiên khi thấy Bắc Việt chọn Ban Mê Thuột để tấn công. Mặt khác, nếu chiếm được Ban Mê Thuột, họ sẽ khai thông được con đường Đông Trường Sơn từ Pleiku tới Phước Long qua Quận Đức Lập của Ban Mê Thuột.

BẮC VIỆT ĐIỀU QUÂN

Đại Tá Trịnh Tiếu, Trưởng Phòng 2 của Quân Đoàn 2 kể lại rằng nhờ hệ thống truyền tin điện tử, Quân Đoàn 2 VNCH đã mở được hầu hết các khóa mật mã của Bắc Việt đánh đi. Nhờ vậy, Quân Đoàn 2 đã khám phá ra Bắc Việt chuẩn bị đánh Ban Mê Thuột từ tháng 12 năm 1974. Để đánh Ban Mê Thuột, lúc đầu Bắc Việt huy động 4 sư đoàn: Sư Đoàn Sao Vàng ở Bình Định, Sư Đoàn F.10 ở Pleiku, Sư Đoàn 320 ở Kontum, và Sư Đoàn 986 đang đóng ở vùng Tam Biên. Ngoài ra, Bắc Việt còn xử dụng thêm Trung Đoàn 25 biệt lập.

Trước hết, Bắc Việt ra lệnh cho Sư Đoàn 986 đang đóng ở vùng Tam Biên kéo về phía tây Quận Thanh An ở phía tây Pleiku để thay cho Sư Đoàn F.10 tiến về phía tây-nam Ban Mê Thuột. Đại Úy Trác Ngọc Anh, sĩ quan không-báo của Quân Đoàn 2, đã nói với chúng tôi rằng vào cuối tháng 1 năm 1975, khi máy bay L-19 chở anh đang bay thám thính trên con đường từ vùng Tam Biên về Thanh An thì anh phát hiện ra một đoàn quân xa độ 100 chiếc đang chạy từ Tam Biên theo hướng Nam về phía Pleiku.

Một lúc sau khi nghe báo cáo, cơ quan quân báo của Hoa Kỳ đã nói vào máy cho biết đích danh đó là các xe chuyển quân của Sư Đoàn 968 của Bắc Việt. Quân Đoàn 2 đã xin Bộ Tổng Tham Mưu huy động các phi cơ A-37 của Sư Đoàn 2 và Sư Đoàn 6 Không Quân (KQ) đến oanh kích. Cuộc oanh kích kéo dài từ 9 giờ sáng đến quá trưa, nhưng vẫn còn thấy một số xe đang chạy. Bộ Tổng Tham Mưu phải điều động thêm Sư Đoàn 1 KQ ở Đà Nẵng vào trợ chiến.

Cuộc oanh kích kéo dài đến 4 giờ chiều thì chấm dứt. Một máy bay C-47 của Bộ Tổng Tham Mưu đến chụp hình và thấy khói bay ngụt trời, nhiều tiếng nổ từ dưới đất phát ra, vô số xe bị bắn cháy nằm rải rác trên đường. Sau chiến công này Trung Úy Trác Ngọc Anh được vinh thăng Đại Úy.

Bị thiệt hại nặng trong vụ oanh kích đó, Sư Đoàn 968 không còn khả năng chiến đấu như lúc đầu nữa. Bộ Chỉ Huy Tây Nguyên điện về Hà Nội cầu cứu. Hà Nội ra lệnh rút gấp Sư Đoàn 316 đang đóng ở vùng biên giới Lào-Việt ở phía Tây Nghệ Tĩnh, đưa vào Cao Nguyên Trung Phần thay thế cho Sư Đoàn 968.

Sư Đoàn 316 là một sư đoàn cơ động nhẹ, chỉ có 2 trung đoàn, nên khi đi qua Thừa Thiên đã được tăng cường thêm một trung đoàn của một sư đoàn Bắc Việt đóng phía Tây đèo An Khê. Sư đoàn này cắt Quốc Lộ 19 nối liền Bình Định và Pleiku để chận đường tiếp viện của Sư Đoàn 2 Bộ Binh VNCH và làm nghi binh.

Sư Đoàn F.10 từ Pleiku tiến về phía Tây Ban Mê Thuột, bao vây Quận Đức Lập, cắt Quốc Lộ 14 nối liền Ban Mê Thuột với Đức Lập. Sư Đoàn 320 từ Kontum di chuyển về phía Bắc Ban Mê Thuột, đóng cách Quốc Lộ 14 về phía Tây 5km để chận Quốc Lộ 14 từ Pleiku đến Ban Mê Thuột. Một tiểu đoàn của sư đoàn này đã băng qua Quốc Lộ 14, khúc cầu 210 và tiến về phía Đông, đóng chốt trên đường nối liền tỉnh Phú Bổn với quận Thuần Mẫn ở phía Đông Bắc Ban Mê Thuột.

Trung Đoàn 25 Bắc Việt tiến về phía Đông Ban Mê Thuột, chận Quốc Lộ 21 nối liền tỉnh Khánh Hòa với Ban Mê Thuột, khúc đèo Chư Cúc, giữa Quận Khánh Dương của Khánh Hòa và Quận Phước An của Ban Mê Thuột. Tàn quân của Sư Đoàn 986 (khoảng hơn 1 trung đoàn) tiến về phía Tây Pleiku, có nhiệm vụ gây rối để cầm chân hai trung đoàn của Sư Đoàn 23 BB lại mặt trận Pleiku.

Sư Đoàn 316 mới từ Bắc vào sẽ làm mũi nhọn đánh vào thành phố Ban Mê Thuột để thăm dò. Sợ Sư Đoàn 316 thiếu kinh nghiệm, không nắm vững địa hình địa vật, không hoàn thành nhiệm vụ, Hà Nội chỉ thị cho một tiểu đoàn của Trung Đoàn 95B hướng dẫn sư doàn này.

Riêng về Sư Đoàn 2 Sao Vàng, Phòng 2 của Quân Đoàn 2 VNCH không tìm thấy dấu vết ở đâu. Sau này, khi đọc cuốn Sư Đoàn 3 Sao Vàng của Việt Cộng, chúng tôi mới khám phá ra Sư Đoàn 2 Sao Vàng đã bị tiêu diệt trong trận Kontum năm 1972, số còn lại đã tăng cường cho Sư Đoàn 3 Sao Vàng ở Bình Định.

Qua các khóa mật mã mở được, Quân Đoàn 2 VNCH cũng biết đích xác ngày giờ tướng Văn Tiến Dũng sẽ từ Bắc vào Nam theo đường mòn HCM, xuống đường Đông Trường Sơn để vào Ban Mê Thuột. Ngày Văn Tiến Dũng đi qua phía Tây Kontum, Quân Đoàn 2 đã cho thả một đại đội trinh sát xuống quãng đường này để phục kích Văn Tiến Dũng nhưng không gặp vì đường Đông Trường Sơn ở khúc đó có quá nhiều nhánh, không biết đoàn xe đi đường nào. Tóm lại, mọi ý đồ, cách điều quân và phối trí quân của địch đều được Quân Đoàn 2 đệ trình lên Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, tư lệnh của quân đoàn.

CÁC TIN TÌNH BÁO DỒN DẬP

Đại Tá Phùng Văn Quang, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 45 thuộc Sư Đoàn 23 BB cho biết một tiểu đoàn của Trung Đoàn 45 đang hành quân trên Quốc Lộ 14 gần quận Thuần Mẫn thì một cán binh Bắc Việt ra xin đầu thú. Anh ta khai tên là Sinh, một sĩ quan truyền tin, có nhiệm vụ bắt đường dây điện thoại ngang qua Quốc Lộ 14 nối liền Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 32 Bắc Việt ở tây quốc lộ này với một đơn vị đang đóng ở quận Thuần Mẫn.

Khi điều tra thì khám phá ra anh ta chỉ là một thượng sĩ chứ không phải sĩ quan. Vì giữ nhiệm vụ truyền tin, anh ta biết khá nhiều về kế hoạch hành quân của Sư Đoàn 320 và các đơn vị phối hợp. Anh cho biết Sư Đoàn 320 đang đóng ở phía Bắc Quận Buôn Hô, cách Quốc Lộ 14 về phía Tây và đang chuẩn bị đánh Ban Mê Thuột. Khi tin này được báo về Quân Đoàn 2, tướng Phú ra lệnh cho Trung Đoàn 45 cho một tiểu đoàn hành quân lục soát 2 bên Quốc Lộ 14, từ Ban Mê Thuột đến Pleiku để phát hiện địch.

Trung Tá Quang nói ông đã cho lục soát nhưng không thấy gì. Sau này ông tiết lộ rằng tiểu đoàn đó chỉ lục soát mỗi bên Quốc Lộ 14 khoảng 1 km, trong khi Sư Đoàn 320 đóng xa quốc lộ đến 5 km nên không thể phát hiện địch. Cán binh Sinh đồng ý hướng dẫn trực thăng đến trên vùng Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 320 đang đóng. Đại Tá Quang nói rằng theo sự chỉ dẫn của Sinh ông đã nhìn thấy phía dưới các cơ sở chứng minh có địch đang đóng quân tại đó và đã báo cáo cho tướng Phú biết.

Mặc dầu có tin Bộ Tư lệnh Sư Đoàn 320 đã chuyển từ Kontum về phía Bắc Ban Mê Thuột, nhưng cơ quan truyền tin của Quân Đoàn 2 cho biết vẫn nhận được các tín hiệu truyền tin của sư đoàn này phát xuất từ một căn cứ ở Kontum. Căn cứ vào báo cáo này, tướng Phú cho rằng Sư Đoàn 320 vẫn còn tại Kontum và những lời khai của Sinh chỉ là một kế nghi binh của địch để đánh Pleiku. Về sau mới biết rằng Sư Đoàn 320 cho tiếp tục phát các tín hiệu truyền tin ở Kontum là để đánh lạc hướng. Trong thực tế, sư đoàn này đã chuyển về phía Bắc Ban Mê Thuột.

Đầu tháng 2/1975, Phòng 2 của Quân Đoàn 2 khám phá ra một thông báo của Bắc Việt về cuộc họp ngày 1 tháng 2/1975 của các tư lệnh Sư Đoàn 320, F.10 và 986 tại vùng phía Tây Đức Cơ để khai triển Chiến Dịch 275. Thông báo này do một người ký tên là Tuấn. Đây là một trong những bí danh của Văn Tiến Dũng.

Một nữ du kích hồi chánh ở Ban Mê Thuột cho biết Trung Đoàn 25 Bắc Việt đã được lệnh ăn Tết trước để chuyển quân về vùng Khánh Dương ở phía Đông Ban Mê Thuột và một số đơn vị thuộc Sư Đoàn F.10 đã có mặt xung quanh quận Đức Lập, phía Tây Nam Ban Mê Thuột. Các thợ rừng báo cáo họ thấy nhiều đơn vị Cộng Sản ở phía Tây Pleiku chuyển xuống Ban Mê Thuột, v.v… Những tin tức này cho thấy Bắc Việt đang chuẩn bị đánh Ban Mê Thuột.

TỔNG THỐNG THIỆU ĐÓN TẾT Ở PLEIKU

Khi ở trại cải-tạo Lam Sơn, Thanh Hóa, Đại Tá Trịnh Tiếu có cho chúng tôi biết vào ngày mồng 2 Tết, Tổng Thống Thiệu đến Pleiku. Tại phòng Hành quân của Không Quân ở phi trường Cù Hanh, Đại Tá Tiếu đã trình bày cho Tổng Thống Thiệu kế hoạch đánh Ban Mê Thuột của Bắc Việt. Tổng Thống chỉ thị tướng Phú đưa 2 trung đoàn của Sư Đoàn 23 BB về lại Ban Mê Thuột, nhưng sau đó Tướng Phú không thi hành vì cho rằng địch sẽ đánh Pleiku.

Khi Đại Tá Trịnh Tiếu đến Mỹ, chúng tôi yêu cầu ông viết lại chuyện này thì trong bài Thiếu Tướng Phạm Văn Phú và Quân Đoàn 2 đăng trên báo Saigon Nhỏ, ông viết rằng trước Tết 5 ngày, khi Tổng Thống Thiệu lên Quân Đoàn 2 ủy lạo chiến sĩ, chính Đại Tá Tiếu đã đích thân trình bày cho tổng thống kế hoạch nói trên của Bắc quân.

Sau khi thăm hỏi nhiều người liên hệ khác, chúng tôi thấy lời tường thuật của Trung Tá Ngô Văn Xuân, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 44 là đúng hơn cả. Trung Tá Xuân cho biết vào Tết Ất Mão năm 1975, Trung Đoàn 44 BB đang đóng ở Căn Cứ 801, cách tỉnh Pleiku khoảng 20km về hướng Tây Bắc, đã được Quân Đoàn 2 chỉ định tiếp đón Tổng Thống Thiệu đến ăn Tết.

Đúng 12 giờ trưa ngày mồng một Tết (11 tháng 2/1975), tổng thống từ Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 đến Trung Tâm Hành Quân của Trung Đoàn 44 bằng trực thăng cùng với các Tướng Trần Văn Trung, Lê Nguyên Khang và Phạm Văn Phú. Tại đây, Trung Tá Điều Ngọc Chuy, Trưởng Phòng 2 Sư Đoàn 23 đã trình bày về tình hình chung của các khu vực trách nhiệm đang do Sư Đoàn 23 trấn giữ, đặc biệt nhấn mạnh đến chi tiết về cung từ của một cán binh Cộng Sản thuộc Sư Đoàn 320 ra đầu thú cho biết rõ các chi tiết địch đang chuẩn bị đánh Ban Mê Thuột.

Tổng Thống Thiệu có vẽ đăm chiêu rồi quay lại hỏi tướng Phú thì tướng Phú nhận định rằng có thể Bắc Việt đưa ra một kế trá hàng nhằm đánh lạc hướng chú ý của phía Việt Nam Cộng Hòa. Theo tướng Phú, Pleiku là điểm, Ban Mê Thuột chỉ là diện, bởi vì Pleiku có cơ sở đầu não là Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2. Nếu tiêu diệt được cứ điểm này thì Bắc Việt sẽ dễ dàng làm chủ được toàn bộ khu vực cao nguyên và tỏa xuống khu vực duyên hải.

Tổng Thống Thiệu suy nghĩ trong giây lát, rồi ra lệnh cho Tướng Phú đưa toàn bộ Sư Đoàn 23 về Ban Mê Thuột. Tổng thống nói địa thế Pleiku là khu vực trống trải, bao gồm nhiều đồi thấp và trọc, có tầm quan sát rộng, địch không bao giờ dám đương đầu trên khoảng trống như vậy. Tổng thống hứa sẽ cho thêm một liên đoàn Biệt Động Quân để làm một lực lượng trừ bị. Tướng Phú tuân lệnh.

Sau khi nghe thuyết trình, Tổng Thống Thiệu không đi Kontum như đã dự định mà đến Ban Mê Thuột và Quảng Đức để thăm và ủy lạo các chiến sĩ.

BẤT TUÂN THƯỢNG LỆNH

Đại Tá Trịnh Tiếu cho biết ngày 15 tháng 2/1975, tướng Phú đã mở một cuộc họp tại Quân Đoàn 2 để kiểm điểm tình hình trong Quân Khu 2, có lãnh sự Mỹ ở Nha Trang lên tham dự. Đại Tá Trịnh Tiếu đã trình bày thêm các tài liệu cho biết Bắc quân sẽ đánh Ban Mê Thuột, nhưng tướng Phú cứ chần chờ, không chịu ra lệnh chuyển quân.

Trung Tá Ngô Văn Xuân cho biết ngày 17 tháng 2/1975, Tướng Phú mới triệu tập phiên họp để đặt kế hoạch chuyển quân về Ban Mê Thuột. Theo kế hoạch này, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 sẽ di chuyển bằng đường bộ, khi qua khu đèo Tử Sĩ, Trung Đoàn 45 sẽ đi theo tháp tùng. Trung Đoàn 44 đợi một Liên đoàn Biệt động quân đến thay thế trong vòng 3 ngày và sẽ đi sau.

Trong bài viết Tướng Phạm Văn Phú và Quân Đoàn 2, Đại Tá Trịnh Tiếu ghi rằng ngày 1 tháng 3/1975, tướng Phú mới ra lệnh chuyển quân, sau khi hỏi lại nhiều người, chúng tôi được biết ngày chuyển quân là ngày 17 tháng 2/1975 như Trung tá Ngô Văn Xuân ghi lại là đúng. Tám giờ sáng ngày 18 tháng 2/1975, đoàn quân tập trung tại căn cứ Hàm Rồng để khởi hành, nhưng đến 11 giờ Tướng Phú ra lệnh hủy bỏ việc chuyển quân. Ông nói địch sẽ đánh Pleiku và địch chuyển quân quanh Ban Mê Thuột là đẻ nghi binh mà thôi. Lệnh của tướng Phú đã làm cả Quân Đoàn 2 ngạc nhiên.

NHỮNG NGÀY QUÂN BẮC VIỆT CHUẨN BỊ TẤN CÔNG

Ngày 1 tháng 3/1975, Sư Đoàn 3 Sao Vàng chận đèo Mang Yang trên Quốc Lộ 19 nối liền Pleiku với Qui Nhơn và gây áp lực mạnh ở phía Đông Pleiku. Điều này càng làm cho tướng Phú tin hơn nữa rằng địch sẽ đánh Pleiku. Tướng Phú xin thêm viện binh để giữ mặt này. Liên Đoàn 44 Biệt động quân được gởi đến tăng viện Pleiku. Tướng Phú liền ra lệnh Thiết Đoàn 2 do Đại tá Ngyễn Văn Đồng chỉ huy phối hợp với liên đoàn Biệt Động Quân này để trấn giữ phía Đông Pleiku.

Năm 1989, khi gặp Đại Tá Đồng ở Saigon, ông cho chúng tôi biết mặt trận này khá nặng, vì Bắc quân rất đông, ẩn nắp trong các hóc núi pháo kích ra dữ dội, nên mặc dù có lệnh phá chốt, Thiết Đoàn 2 cũng không yểm trợ cho Liên Đoàn 4 BĐQ thực hiện việc phá chốt. Đại Tá Nguyễn Văn Đồng cũng kể lại từng chi tiết việc ông chỉ huy đoàn quân tháo lui trên Liên Tỉnh Lộ 7B và sau đó ông bị bắt gần Củng Sơn. Cũng trong ngày 1 tháng 3/1975, Sư Đoàn 968 tấn công chiếm 2 đồn ở phía tây Thanh An và áp sát vào Quận Thanh An. Điều này càng làm cho Tướng Phú tin địch sẽ đánh Pleiku.

Ngày 2 tháng 3/1975, Chi Trưởng CIA ở Quân Khu 2 tại Nha Trang đã lên Ban Mê Thuột báo cho Đại Tá Nguyễn Trọng Luật phải đề phòng. Đại Tá Luật thông báo cho Quân Đoàn 2 thì ở đây cho biết đã nhận được công điện của CIA vào buổi sáng. Tướng Phú liền ra lệnh cho Trung Đoàn 53 rút một tiểu đoàn đang hành quân tại Quảng Đức về phòng thủ Ban Mê Thuột và đưa một liên đoàn Biệt động quân từ Kontum đến thaỵ Cũng trong ngaỳ này, tình báo của phía Cảnh Sát báo cáo phát hiện một đơn vị Bắc Việt lảng vãng ở rừng cao su phía đông Ban Mê Thuột, gần Quốc Lộ 21.

Ngày 4 tháng 3/1975, Sư Đoàn 3 Sao Vàng cắt đứt Quốc Lộ 19 từ Qui Nhơn đến Pleiku, ở khúc Bình Khê và Suối Đôi. Hai Trung Đoàn 41 và 42 của Sư Đoàn 22 BB được lệnh khai thông nhưng không tiến lên nổi. Ngày 5 tháng 3/1975, Trung Đoàn 25 của Bắc Việt án ngữ chốt quốc lộ 21 ở đèo Chu Cúc ở giữa Khánh Dương và Quận Phước An, phía đông Ban Mê Thuột. Một đoàn xe quân sự của quân đội VNCH di chuyển qua đèo Chu Cúc đã bị Bắc Việt phục kích và bắn cháy, nhiều binh sĩ bị bắt.

Trưa 5 tháng 3/1975, Sư Đoàn 320 CSBV cho một tiểu đoàn chận đánh một đoàn quân xa của Trung Đoàn 45 gồm 14 chiếc di chuyển trên Quốc Lộ 14, khúc phía bắc quận Thuần Mẫn. Đoàn xe này có kéo theo một khẩu đại bác 105-ly. Từ Tết đến hôm đó, việc di chuyển trên Quốc Lộ 14 từ Ban Mê Thuột đến Pleiku vẫn an toàn và hàng ngày có từ 60-80 xe quân sự lưu thông trên khoảng đường này. Được tin này, tướng Phú ra lệnh cho Trung Đoàn 53 đưa một tiểu đoàn hành quân lục soát hai bên Quốc Lộ 14 để tìm các dấu vết của Sư Đoàn 320 Bắc Việt, nhưng không phát hiện được gì.

Ngày 7 tháng 3/1975, Bắc Việt chiếm cứ điểm Chư Xê phía bắc Buôn Hô và cắt đứt Quốc Lộ 14, rồi sau đó pháo kích vào Bộ Tư lệnh Quân Đoàn 2 tại phi trường Cù Hanh ở Pleiku và mở những trận đánh lớn ở Bình Định để cầm chân Sư Đoàn 22 BB và đánh lạc hướng. Tướng Phú đã lấy máy bay đi quan sát mặt trận Bình Định.

Đại Tá Phùng Văn Quang có kể lại khi tin tình báo về việc địch tập trung xung quanh Ban Mê Thuột ngày càng dồn dập, tướng Phú đã gọi ông vào và nói:

- Anh quen thuộc địa hình Ban Mê Thuột, anh bay về đó xem tình hình ra sao.

Đại Tá Phùng Văn Quang đã bay một vòng và phát hiện rất nhiều dấu vết xe tăng Bắc Việt đã chạy qua khu vực Buôn Hô, cách Ban Mê Thuột khoảng 30 km. Ông cho trực thăng đáp xuông thì quân báo của địa phương cho biết các thợ rừng và dân chúng thông báo rằng họ thấy rất nhiều bộ đội Việt Cộng đi qua vùng này.

Ngày 8 tháng 3/1975, Sư Đoàn 320 Bắc Việt đánh chiếm quận Thuần Mẫn. Tại đây chỉ có một tiểu đoàn Địa Phương Quân trấn đóng nên họ không cầm cự được lâu và đã thất thủ. Quốc Lộ 14 bị cắt thêm ở khúc quận Thuần Mẫn. Đêm 8 tháng 3/1975, Sư Đoàn F.10 bắt đầu tấn công Quận Đức Lập. Căn cứ Núi lửa và căn cứ 23 bảo vệ Đức Lập bị tràn ngập.

Khoảng 8 giờ sáng ngày 9 tháng 3/1975, tướng Phú và Bộ Tham mưu Quân Đoàn 2 đã bay về Ban Mê Thuột họp với Chuẩn Tướng Lê Trung Tường (tư lệnh Sư Đoàn 23 BB), Đại Tá Võ Thế Quang (tư lệnh phó sư đoàn), Đại Tá Nguyễn Trọng Luật (tỉnh trưởng Ban Mê Thuột), Đại Tá Phạm Văn Nghìn (tỉnh trưởng Quảng Đức), và Trung Tá Võ Ân (trung đoàn trưởng Trung Đoàn 53). Sau khi thấy tình hình một tiểu đoàn của Trung Đoàn 45 đang chiến đấu với Sư Đoàn F.10 Bắc Việt, tướng Phú cho rằng tình hình Đức Lập không thể cứu vãn được nên không tăng viện thêm.

Điều đáng ngạc nhiên là cho đến giờ phút đó, khi mọi tin tức quân báo và tình hình thực tế xác định dịch chuẩn bị đánh Ban Mê Thuột, tướng Phú vẫn cho rằng địch sẽ đánh Pleiku. Ông lập lại nhận định của ông là Bắc Việt chỉ bao vây Ban Mê Thuột để làm kế nghi binh rồi bất thần tấn công vào Pleiku. Nhưng do sự thúc đẩy của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn, tướng Phú chỉ thị cho Đại Tá Lê Khắc Lý, Tham Mưu Trưởng của Quân đoàn xin Bộ Tổng Tham Mưu cho trực thăng chuyển Liên Đoàn 21 BĐQ (đang đóng tại Kontum) thả xuống Buôn Hô, cách thành phố Ban Mê Thuột 30 km về phía Bắc, đề phòng khi Bắc quân tấn công vào Ban Mê Thuột, có thể tiến về cứu viện. Cuộc chuyên quân khởi sự từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều thì chấm dứt.

Thấy tình thế nguy ngập, Đại Tá Nguyễn Trọng Luật đã lấy một chiếc máy bay cho vợ con ông và vợ con của một vài viên chức cao cấp trong tỉnh di tản về Saigon. Các giới chức trách nhiệm phòng thủ Ban Mê Thuột đều biết trong vòng vài ngày tới địch sẽ tấn công Ban Mê Thuột, nhưng họ không làm gì được, vì tướng Phú không chịu thay đổi ý kiến.

Lúc 11 giờ trưa, tướng Phú đến thăm Tiểu Khu Ban Mê Thuột và chỉ thị cho Đại Tá Vũ Thế Quang và Đại Tá Nguyễn Trọng Luật phối trí quân phòng thủ các vị trí quan trọng và các kho tiếp liệu. Năm giờ chiều ông bay về Pleiku.

Mặc dù đã có chỉ thị của tướng Phú, Đại Tá Vũ Thế Quang không biết lấy đâu ra quân để phòng thủ. Trong thị xã và vòng đai thành phố lúc đó chỉ còn 2 tiểu đoàn của Trung Đoàn 45, một giữ ở ngã ba Dak Sak và một đóng ở căn cứ B.50 ở gần phi trường Phụng Dực, cùng với hai chi đội thiết giáp và một đại đội pháo binh. Số còn lại là hai tiểu đoàn Địa Phương Quân và Nghĩa Quân phân tán mỏng để bảo vệ các kho trong thành phố. Cảnh Sát Dã Chiến được phân chia bố trí ở các cao ốc. Tướng Phú hứa sẽ cho thêm một chi đoàn thiết giáp và cho phép rút 2 tiểu đoàn Địa Phương Quân ở Bản Đôn về bảo vệ thị xã.

Tối 9 tháng 3/1975, quận Đức Lập thất thủ. Sư Đoàn F.10 làm chủ tình hình về phía tây nam Ban Mê Thuột và đang tiến về thành phố. Vòng vây Ban Mê Thuột bắt đầu xiết chặt.

CUỘC TẤN CÔNG MỞ MÀN

Khoảng 2 giờ sáng ngày 10 tháng 3/1975, quân Bắc Việt bắt đầu tấn công vào thành phố. Họ xử dụng xe tăng và trọng pháo đủ loại và tiến về từ mọi phía. Trung Đoàn 174 Bắc Việt theo Quốc Lộ 14 từ hướng Đức Lập tiến vào trước tiên, sau đó Trung Đoàn 149 đánh từ phía Nam lên, Trung Đoàn 95B từ ngả Buôn Hô đánh xuống, còn Trung Đoàn 148 từ lối Bản Đôn vào.

Đại Tá Phùng Văn Quang kể lại rằng khi nghe tin địch tấn công vào Ban Mê Thuột, ông đã điện đàm với tướng Phú để xin chỉ thị. Ông cho biết các binh sĩ của ông rất nóng lòng, muốn được di giải cứu Ban Mê Thuột, vì vợ con họ đang ở tại dó. Nhưng Tướng Phú đã trả lời với ông rằng nếu đem quân đi cứu Ban Mê Thuột, Bắc Việt sẽ tấn công Pleiku.

Khi tiến công vào thành phố, Bắc quân nhắm vào hậu cứ Sư Đoàn 23, Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu, kho đạn Mai Hắc Đế và căn cứ B.50. Đến 8 giờ sáng, họ dùng chiến xa T-54 đánh chiếm kho đạn Mai Hắc Đế của Bộ Chỉ Huy 5 Tiếp Vận. Đại Tá Quang chỉ thị Đại Tá Luật điều động hai đại đội và 4 thiết vận xa M-113 ra chốt ở Ngã Sáu để chận địch. Các oanh tạc cơ được phái đến yểm trợ.

Lúc 11 giờ Bắc quân tấn công Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu. Đại Tá Luật trao quyền lại cho sĩ quan tiểu khu phó và di chuyển qua Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23. Lúc 3 giờ chiều, Đại Tá Quang không còn liên lạc được với tiểu khu. Khoảng 5 giờ, Đại Tá Quang bắt liên lạc được với Liên Đoàn 21 BĐQ đang ở phía Buôn Hô tiến vào thành phố. Ông liền ra lệnh cho Trung Tá Lê Quý Dậu cho Tiểu Đoàn 72 chiếm lại tiểu khu và Tiểu Đoàn 96 yểm trợ lấy lại kho đạn Mai Hắc Đế.

Suốt đêm mồng 10 tháng 3, Địa Phương Quân, Nghĩa quân và Cảnh Sát Dã Chiến quần thảo với bộ đội Bắc Việt trong thành phố để tranh từng tấc đất. Phía Bắc Việt không nắm vững địa hình nên không tiến nhanh được. Bảy giờ sáng ngày 11 tháng 3/1975, Bắc Việt tấn công vào Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 BB, nhưng lực lượng phòng thủ vẫn còn cầm cự được.

Đến 10 giờ, một phi đội A-37 trợ chiến đã thả bom lạc, trúng một góc hầm Bộ Tư Lệnh, hệ thống truyề tin bị hỏng, không còn liên lạc được với các đơn vị chung quanh nữa. Cả Đại tá Quang lẫn Đại Tá Luật bỏ Bộ Tư Lệnh, di chuyển qua sau lưng chùa Khải Hoàn để chạy qua căn cứ B.50, nhưng bị bắn dữ quá, phải tạt vào rừng cao su và bị bắt sau đó.

Chỉ có căn cứ B.50 ở gần phi trường Phụng Dực là cầm cự được lâu nhất. Đây là một căn cứ có chu vi trên 1 km, trước đây là một trại Lực Lượng Đặc Biệt của Mỹ nên công sự được xây cất rất kiên cố, có tất cả 11 hầm đủ sức chịu đựng được đạn 130-ly, xung quanh có xếp bao cát cao làm thành những ụ chiến đấu cá nhân. Ở xa xa là một vòng đai hàng rào kẽm gai nhiều lớp bao bọc.

Căn cứ này được dùng làm hậu cứ của Trung Đoàn 53. Nhờ các công sự vững chắc, Trung Tá Võ Ân chỉ có một tiểu đoàn mà đã chống trả rất anh dũng các đợt tấn công bằng xe tăng và đại pháo của địch. Cuộc cầm cự kéo dài đến ngày 18 tháng 3/1975 thì phải mở đường máu chạy về hướng Lạc Thiện, sau khi có lệnh rút khỏi Cao nguyên. Tướng Phú và Bộ Tham mưu đã lên máy bay đi tìm và bắt được liên lạc, nhưng số tàn quân ở cạnh Trung Tá Ân lúc đó chỉ còn 20 binh sĩ mà thôi.

Mãi đến sáng ngày 12 tháng 3/1975, khi Tổng Thống Thiệu trực tiếp ra lệnh cho Tướng Phú phải đem 2 trung đoàn của Sư Đoàn 23 về giải cứu Ban Mê Thuột, tướng Phú mới tuân lệnh hành quân.

VIỆT NHÀ TRƯỚC, VIỆT NƯỚC SAU

Khi quân Bắc Việt khởi đầu tấn công Ban Mê Thuột, Đại Tá Vũ Thế Quang, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 23 liền điện đàm mgay với Chuẩn Tướng Lê Trung Tường để xin viện binh. Tướng Tường trả lời rằng không thể có viện binh vì tướng Phú còn tập trung quân để đối phó tại Pleiku. Tướng Phú chỉ ra lệnh cho Liên Đoàn 21 BĐQ do Trung Tá Lê Quý Dậu chỉ huy từ Buôn Hô tiến vào thành phố thôi.

Liên Đoàn 21 đã vào được thành phố và lập được một số chiến công. Nhưng khi cuộc giao chiến đang tiếp tục thì đùng một cái, Chuẩn Tướng Lê Trung Tường ra lệnh cho Trung Tá Dậu điều động Liên Đoàn 21 phối hợp với Địa Phương Quân còn lại rút về vây quanh sân bay L.19 trong thành phố để ông phái trực thăng đến đón 21 người trong gia đình của ông đang kẹt tại sân bay này.
Quốc Lộ 19, trên đường đi Pleiku. (HÌNH ẢNH: sưu tầm)



Mặc dù có sự yểm trợ của cả Địa Phương Quân lẫn Liên Đoàn 21 BĐQ, trực thăng của tướng Tường phái đến cũng không đáp xuống được vì quân Bắc Việt pháo kích dữ quá. Cuối cùng tướng Tường đã ra lệnh lấy một thiết vận xa M-113 chở toàn bộ gia đình của ông tới Trung Tâm Huấn Luyện cách thị xã 3 km để trực thăng đến đón. Khi trực thăng bốc được gia đình Chuẩn Tướng Lê Trung Tường đi rồi thì Bắc quân đã chiếm gần như toàn bộ thành phố Ban Mê Thuột.

Liên Đoàn 21 tiến về sân bay Phụng Dực để phối hợp tác chiến với một tiểu đoàn của Trung Đoàn 45 ở căn cứ B.50 thì bị chận đánh phải lui ra khỏi vòng đai thành phố và bị vây ở Đạt Lý. Đại Tá Trịnh Tiếu nói rằng tướng Phú biết những chuyện tướng Lê Trung Tường đã làm nói trên, nhưng ông nói ông thông cảm với tướng Tường, giống như trường hợp của ông tại Huế trong trận chiến Tết Mậu Thân.

KẾ HOẠCH TÁI CHIẾM BAN MÊ THUỘT

Ngày 12 tháng 3/1975, sau khi có lệnh trực tiếp của Tổng Thống Thiệu là tái chiếm lại Ban Mê Thuột, một cuộc họp đã được tổ chức tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn để hoạch định kế hoạch tái chiếm. Theo kế hoạch này, Trung Đoàn 45 BB được bốc ngay trong ngày 12 tháng 3/1975 từ đèo Tử Sĩ đổ xuống Phước An, phía Đông Ban Mê Thuột. Trung đoàn này sẽ lần theo Quốc Lộ 21 tiến về Ban Mê Thuột cho đến khi chạm địch thì ngưng lại và chờ lệnh. Liên Đoàn 7 BĐQ sẽ được chuyển từ Saigon ra thay Trung Đoàn 44 ở căn cứ 801.

Sau khi bàn giao, Trung Đoàn 44 di chuyển đến căn cứ Hàm Rồng đợi máy bay đến bốc thả xuống Phước An tiếp theo. Việc chuyển quân của Trung Đoàn 45 không có gì trở ngại, nhưng Đại Tá Phùng Văn Quang nói với chúng tôi rằng khi từ Phước An tiến về Ban Mê Thuột thì một số binh sĩ của ông đã bỏ ngũ đi tìm gia đình của họ ở Ban Mê Thuột.

Ngày 13 tháng 3/1975, 50 chiếc trực thăng đủ loại đã đến đưa Trung Đoàn 44 tới Phước An, nhưng chỉ mới di chuyển được Tiểu Đoàn 3, Đại Đội Trinh Sát và Bộ Chỉ Huy của trung đoàn thì có lệnh ngưng lại. Tiểu Đoàn 1 và Tiểu Đoàn 2 bị bỏ lại ở Hàm Rồng. Lực lượng của 2 Trung Đoàn 44 và 45 khi tiến về thành phố thì bị chận lại ở vòng đai thành phố. Ở phía sau, Trung Đoàn 25 Bắc Việt từ Chư Cúc đánh lên chi khu Phước An, nơi đặt Bộ Chỉ Huy Hành Quân của Sư Đoàn 23.

Ngày 14 tháng 3/1975, trong chuyến bay từ Khánh Dương đến Phước An, máy bay của tướng Lê Trung Tường bị bắn, ông chỉ bị xây xát đôi chút, nhưng ông lấy cớ này xin từ chức tư lệnh Sư Đoàn 23. Ngày 15 tháng 3/1975, tướng Phú cử Đại Tá Lê Hữu Đức đến thay thế.

Ngày 16 tháng 3/1975, lực lượng còn lại của Sư Đoàn 23 BB được lệnh tập trung về Phước An và được trực thăng bốc về Nha Trang vì đã có lệnh của Tổng Thống Thiệu rút khỏi Cao Nguyên.

Một số sĩ quan cao cấp trong Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 kể lại rằng trong suốt thời gian chưa bốc được gia đình ra khỏi Ban Mê Thuột, Chuẩn Tướng Lê Trung Tường không màng gì tới các đơn vị thuộc quyền cũng như tình hình mặt trận. Các đơn vị thuộc Sư Đoàn 23 giống như rắn không đầu, không biết phải làm gì nữa. Mãi cho đến khi mang được gia đình tới nơi bình yên, tướng Tường mới lo việc hành quân.

Trước khi kết thúc bài Thiếu Tướng Phạm Văn Phú và Quân Đoàn 2, Đại Tá Trịnh Tiếu có nhận xét về Tướng Phú như sau:

“Thiếu Tướng Nguyễn Tăn Toàn đã thành công tại Quân Đoàn 2 [trong trận chiến mùa hè năm 1972] vì biết nghe lời khuyên của Đại Tướng Cao Văn Viên, khôn khéo hợp tác chặt chẽ với John Paul Vann trong kế hoạch bảo vệ Kontum. Tướng Phạm Văn Phú làm tư lệnh Quân Đoàn 2 không có cố vấn Hoa Kỳ nữa. Ông chỉ làm việc với vài người thân tín của ông. Ông không tin tưởng vào Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đoàn. Ông không thi hành lệnh Tổng Thống Thiệu đưa Sư Đoàn 23 về giữ Ban Mê Thuột. Đến khi Ban Mê Thuột bị mất, ông rơi vào “mê hồn trận.” Sau đó, ông lại thi hành một cách mù quáng lệnh bỏ Kontum, Pleiku và đưa đoàn quân vào tử lộ một cách đau thương. Hàng chục ngàn quân đã bỏ xác một cách oan uổng trên Liên Tỉnh Lộ 7B.”

Lữ Giang

HẾT


--------------------
KHAI TỬ ĐẢNG!
Go to the top of the page
 
+Quote Post
caoduy
post Nov 22 2009, 04:58 PM
Post #62


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 13,947
Joined: 18-November 08
Member No.: 775
Age: 52
Country





Triệt Thoái Cao Nguyên: Cuộc Lui Binh Phá Sản




# Tác giả: Trọng Đạt


Một ngày trước khi tướng Phú tuyên bố Ban Mê Thuột thất thủ, hôm 12 tháng 3 năm 1975 Hạ Viện Hoa Kỳ biểu quyết cắt 300 triệu mỹ kim quân viện bổ túc cho Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) do Tổng Thống Ford đệ trình Quốc Hội. Đại sữ Mỹ Martin cũng thông báo cho Tổng Thống Thiệu biết quân viện năm tới từ tháng 6 sẽ không được chuẩn chi, như thế quân đội VNCH chỉ còn đủ đạn dược để đánh trận trong vòng ba hoặc bốn tháng.

Tại Pleiku Liên Đoàn 4 Biệt Động Quân (BĐQ) chưa thể giải tỏa được Quốc Lộ 19. Sư Đoàn 22 gần Qui nhơn chiến đấu dữ dội với Sư Đoàn 3 Sao Vàng của Bắc Việt. Phi trường Cù Hanh bị pháo kích vớ thiệt hại là 3 phi cơ A-37 bị phá hủy. Sư Đoàn 10 Bắc Việt chiếm Ban Mê Thuột và đang tiến về tuyến Phước An. Tại đây lực lượng phòng thủ của Việt Nam Cộng Hòa chỉ còn 700 người và 4 khẩu đại bác 105-ly.

Ngày 11 tháng 3 năm 1975, Tổng Thống Thiệu họp hội đồng tướng lãnh gồm các tướng Trần Thiện Khiêm, Cao Văn Viên, và Đặng Văn Quang để trình bày kế hoạch tái phối trí lực lượng. Với tình hình vũ khí đạn dược như hiện nay, Việt Nam Cộng Hòa không thể nào giữ vững cả bốn quân khu, mà chỉ có đủ lực lượng để giữ Quân Khu 3, Quân Khu 4, và một phần duyên hải thuộc Quân Khu 2. Tại Quân Khu 1 sẽ chỉ giữ Huế và Đà Nẵng, và sẽ rút bỏ cao nguyên về giữ đồng bằng. Bỏ những vùng xương xẩu để về giữ những vùng mầu mỡ. hội đồng tướng lãnh đồng ý, không ai phản đối.

Đã choáng váng vì bị mất Ban Mê Thuột, nay lại tá hỏa tam tinh vì đồng minh bỏ rơi, Tổng Thống Thiệu mất tinh thần, đưa ra kế hoạch táo bạo liều lĩnh vô cùng tai hại trong một phiên họp tại Cam Ranh ngày 14 tháng 3. Trong phiên họp này có Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Tổng Tham Mưu Trưởng Cao Văn Viên, Trung Tướng Đặng Văn Quang (phụ tá an ninh) và Thiếu Tướng Phạm Văn Phú (tư lệnh Quân Đoàn 2). Sau phiên họp tướng Phú kể lại cho Phạm Huấn, và người ký giả chiến trường này đã ghi lại trong quyển Cuộc Trịêt Thoái cao nguyên 1975 như sau.

Ông Thiệu cho biết Quốc Hội Mỹ cắt giảm quân viện khiến Việt Nam Cộng Hòa thiếu thốn đạn dược tiếp liệu. Mỹ hủy bỏ cam kết yểm trợ bằng không lực khi Bắc Việt vi phạm Hiệp định Paris. Lãnh thổ phòng thủ quá rộng lớn, quân đội thiếu thốn đạn dược, tiếp liệu, lực lượng Bắc Việt năm nay lại quá mạnh. Ông cho biết Tướng Phú phải đem hết chủ lực quân, chiến xa, pháo binh của quân đoàn về phòng thủ vùng duyên hải, nghĩa là rút bỏ Pleiku, Kontum..

Sau khi nghe thế tướng Phú bèn xin cho toàn bộ quân đoàn ở lại chiến đấu vì ông đã thoáng nhìn thấy sự sụp đổ miền Nam sẽ diễn ra do kế hoạch tái phối trí của ông Thiệu.

- Thưa Tổng thống, cho tôi được tử thủ Pleiku, giữ cao nguyên.

Tướng Thiệu hỏi:

- Tử thủ? Với quân số, đạn dược hiện có, liệu anh chiến đấu được bao nhiêu ngày với Cộng Sản?

- Thưa Tổng thống từ 40 đến 60 ngày.

- Rồi sao nữa?

Tướng Phú khựng lại, đưa mắt nhìn tướng Viên cầu cứu, nhưng tướng Viên quay đi chỗ khác. Tướng Phú đáp:

- Tôi sẽ chiến đấu đến cùng, cho đến khi không còn được tiếp tế súng đạn, lương thực nữa.

Và tướng Phú vẫn liều lĩnh nói với giọng hơi lớn:

- Thưa tTổng thống, thưa quí vị tướng lãnh, nếu rút khỏi cao nguyên năm nay, thì một cuộc tấn công khác của Cộng Sản, có thể vào năm tới, sẽ làm mất duyên hải và mất nước. Tôi và các chiến sĩ của tôi có chết ở cao nguyên bây giờ cũng không khác gì chết ở Sài Gòn trong năm tới.”

Thiệu bác bỏ ý kiến Phú, ông nói đây là kế hoạch chung của hội đồng tướng lãnh mà ông đã bàn thảo.

- Tôi ra lệnh cho anh mang chủ lực quân, chiến xa, đại bác, máy bay về phòng thủ vùng duyên hải, và tổ chức hành quân tái chiếm Ban Mê Thuột. Lệnh này, từ cấp tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng trở xuống không được biết.

- Thưa tổng thống…

- Có nghĩa là các lực lượng Địa Phương Quân vẫn ở lại chiến đấu. Các cơ sở hành chánh thuộc ba tỉnh Pleiku, Kontum, và Phú Bổn vẫn tiếp tục làm việc cùng với tỉnh trưởng, quận trưởng như thường lệ. Quyết định mang tất cả chủ lực quân chiến xa, pháo binh, máy bay của Quân Đoàn 2 khỏi Pleiku, Kontum. Tôi đã thảo luận với các tướng lãnh. Đây cũng là một quyết định chung của hội đồng tướng lãnh, như quyết định hôm qua cho tướng Trưởng ngoài Quân Đoàn 1.
Căn cứ quân sự và phi trường tại Tuy Hòa. (HÌNH ẢNH: Vaughn Banting)

Phòng họp im phăng phắc, không có một phản ứng, chống đối nào. Bỗng tướng Phú hỏi ôngThiệu một câu gần như lạc đề:

- Thưa Tổng Thống, nếu chủ lực quân, thiết giáp, pháo binh rút đi làm sao Địa Phương Quân chống đỡ nổi khi Cộng Sản đánh? Hơn 100 ngàn dân thuộc hai tỉnh Pleiku và Kontum và gia đình anh em binh sĩ sẽ ra sao?

- Thì cho Cộng Sản số dân đó! Với tình hình nặng nề hiện tại, mình phải lo phòng thủ, giữ được vùng dân cư đông đúc, mầu mỡ, hơn là bị kẹt quá nhiều quân trên Vùng cao nguyên.”

Kế hoạch đã được coi như hợp thức hoá và lệnh triệt thoái được ban hành, các tướng lãnh không ai phản đối. Kế đó họ bàn việc lựa chọn đường rút quân. Tướng Viên cho biết Quốc Lộ 21 không thể xử dụng được vì đường 14 giữa Pleiku và Ban Mê Thuột đã bị cắt. Quân đội miền Bắc hiện có ba hoặc bốn sư đoàn chính qui tại chiến trường Ban Mê Thuột, cho nên không thể xử dụng đường 21 về Nha Trang.

Nếu di chuyển bằng đường 19 nối liền Pleiku và Qui Nhơn cũng sẽ khó thành công vì đèo An Khê đã bị cắt ở hai phía đông-tây. Các đơn vị Bắc Việt đóng chốt nhiều nơi. Trước đây Pháp đã từng bị Việt Minh phục kích đánh tan tác trên đoạn đường đèo này. Ngoài đường số 7B không còn đường nào khác. Tướng Phú đề nghị chọn đường số 7B, kế hoạch được chấp thuận. Ông Thiệu dặn tướng Phú phải giữ bí mật, không được cho các tỉnh trưởng biết, chỉ có quân chủ lực của quân đoàn rút đi, lực lượng địa phương sẽ phải ở lại chiến đấu. Như vậy về cơ bản kế hoạch chỉ là sự lừa dối lẫn nhau, một kế hoạch bất nhân, tàn nhẫn.

Chiều 14 tháng 3 Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn triệu tập các sĩ quan cao cấp để thông báo lệnh rút bỏ cao nguyên. Tuy nhiên không có giấy tờ lệnh hành quân cấp quân đoàn, cuộc hành quân tổ chức vội vã không được chặt chẽ.

Tướng Phú ra lệnh cho Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh rút từ đèo Mang Yang về tăng phái cho Liên Đoàn 23 BĐQ và Công Binh để sửa chữa cầu cống, giữ an ninh trên Liên Tỉnh Lộ 7B. Dưới thời ông Diệm, Cheo Reo được tách ra khỏi Pleiku để thành lập tỉnh Phú Bổn, dân số có 95 ngàn người với 70% là đồng bào Thượng.

Liên Tỉnh Lộ 7B từ ngã ba Mỹ Thạnh tới Tuy Hòa trước đây là một con đường trải đá, có ba cầu chánh là Phú Thiện (50 mét), Le Bac (600 mét) và Cà Lúi (40 mét). Đoạn cuối trên Liên Tỉnh Lộ 7B trong địa phận Tuy Hòa, ở quận Củng Sơn, không an toàn cho sự lưu thông.

Ngày 16 tháng 3 năm 1975, đoàn xe bắt đầu rời thị xã Pleiku. Tướng Phú và Bộ Tư Lệnh lên trực thăng bay về Nha Trang, bỏ lại Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất lo đôn đốc mọi việc. Đoàn quân di tản được chia ra thành bốn phần, mỗi phần có 250 xe. Theo tướng Hoàng Lạc ghi lại trong quyển Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới thì tổng cộng có 1,200 xe cộ di chuyển. Theo Phạm Huấn viết thì có tất cả 4,000 quân xa đủ loại.

Ngày 16 tháng 3, đoàn quân xa di chuyển êm xuôi. Nhưng đến ngày thứ hai, 17 tháng 3, thì dân chúng ùa theo nên cuộc di tản trở nên hỗn loạn và phức tạp. Tướng Phú ra lệnh ngưng lui binh tại Phú Bổn và lập phòng tuyến tại Hậu Bổn.

Các biến cố dồn dập sau đó đều vượt khả năng điều hành của giới chức thẩm quyền. Quân nhân tại Phú Bổn bị ảnh hưởng giây chuyền cũng đều hoảng hốt gia nhập cuộc di tản. Ngày 18 tháng 3, Liên Đoàn 7 BĐQ đang cùng với Thiết Giáp tấn công các chốt Bắc Việt thì bỗng nhiên xui xẻo bị Không Quân oanh tạc lầm, làm cho nhiều binh sĩ bị thương vong. Lúc đó pháo binh Bắc Việt bắn vào phi trường gây kinh hoàng cho đoàn người di tản. Tối đến họ lại pháo kích vào thị xã làm cho nhiều thường dân vô tội bị chết oan uổng.

Ngày 16 tháng 3 năm 1975, Sư Đoàn 320 Bắc Việt được lệnh cấp tốc phải đuổi theo đánh phá đoàn xe triệt thoái. Đến ngày 18 tháng 3, đại đơn vị Cộng Sản đánh vào Phú Bổn rồi sau đó tiếp tục tấn công xuống Củng Sơn. Họ lấy được nhiều đạc bác và xe tăng của quân đội VNCH để tiếp tục mở cuộc truy kích.

Nhận được báo cáo về tình hình nguy khốn, tướng Phú ra lệnh bỏ Hậu Bổn để rút về Tuy Hoà. Cuộc chạm súng tại Hậu Bổn kéo dài tới sáng hôm sau thì đoàn quân di chuyển được 20 km. Lúc đó các đơn vị Bắc Việt đã tràn vào quận Phú Túc. Liên Đoàn 7 BĐQ lại tạo nỗ lực chiếm lại quận Phú Túc. Sau khi ra khỏi Phú Túc, nhiều binh sĩ tan hàng, các sĩ quan cũng không giữ được trật tự 100%. Trong cuộc lui binh thê thảm này có rất nhiều lính chết, dân chết, chẳng khác nào một địa ngục trần gian, một hành lang máu dài hàng trăm cây số.

Công Binh lập hai cầu nổi tại Le bac và Đồng Cam. Đoàn xe di chuyển đến sông Ba thì bị cát lún, phải mất ba ngày để trực thăng chở vĩ sắt lót đường. Lúc đó chỉ có một chiếc xe bị kẹt giữa cầu nổi mà khiến cả đoàn quân tắc nghẽn. Tuy nhiên, dẫu gặp nhiều khó khăn nhưng đoàn xe đầu tiên cũng về được tới Tuy Hòa.

Các đơn vị Cộng Sản từ Thuần Mẫn đổ xuống tiếp tục thiết lập các chốt cản đường. Một tiểu đoàn Địa Phương Quân và một tiểu đoàn Biệt Động Quân được giao nhiệm vụ nhổ chốt. Ngày 22 tháng 3, hai tiểu đoàn Biệt Động Quân ở lại đoạn hậu đã đánh tan một trung đoàn Bắc Việt, gây thiệt hại nặng cho đối phương nên họ phải rút lui.

Lúc đó, các lực lượng Bắc Việt từng tham chiến trong trận Ban Mê Thuột được lệnh di chuyển gấp theo Tỉnh Lộ 287 để đổ xuống Liên Tỉnh Lộ 7B. Tướng Cẩm báo cáo với tướng Phú. Tướng Phú ra lệnh tan hàng. Tướng Cẩm sau đó cùng bộ tham mưu bay trực thăng về Tuy Hòa. Những người còn lại rút về hướng đông.

Ở phía tây, xe tăng Bắc Việt đang tiến tới, hướng bắc là Pleiku, hướng nam cũng có các đơn vị Bắc Việt đóng chống. ai len lỏi theo sông Ba thì về được Tuy Hòa. Trong ngày 26 tháng 3, Tiểu Đoàn 34 BĐQ đã thanh toán các chốt sau cùng tại xã Mỹ Thạnh Tòng. Trong số 1,200 xe lúc bắt đầu khởi hành từ Pleiku thì bây giờ đến Tuy Hòa chỉ còn lại 300 chiếc mà thôi.

Cuộc lui binh của các lực lượng Việt Nam Cộng Hòa tại Quân Đoàn 2 được xem như một cuộc lui binh thảm nhất trong suốt cuộc chiến. Liên Tỉnh Lộ 7B từ đó về sau được mệnh danh là “hành lang máu.” Đó là một con đường dài 300 km với những nước mắt, máu xương, và thịt người tung toé trong 9 ngày đêm.

Trọng Ðạt


--------------------
KHAI TỬ ĐẢNG!
Go to the top of the page
 
+Quote Post
caoduy
post Nov 24 2009, 04:44 PM
Post #63


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 13,947
Joined: 18-November 08
Member No.: 775
Age: 52
Country




Vài Biến Cố Ðằng Sau Mặt Trận Tây Nguyên



#Tác Giả : Ngô Văn Xuân


Để tìm hiểu thêm biến cố Ban Mê Thuột, một biến cố dưa dến mất toàn bộ miền Nam Việt Nam, chúng tôi đã cố gắng phỏng vấn nhiều nhân vật liên hệ trực tiếp việc chỉ huy mặt trận này. Hôm nay chúng tôi xin dăng lời tường thuật của Trung Tá Ngô Văn Xuân, Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 44 của Sư Ðoàn 23 Bộ Binh (BB), người được lệnh đưa Trung Ðoàn 44 về giải cứu Ban Mê Thuột sau khi thị xã này bị Việt Cộng xâm chiếm.

Trung Tá Ngô Văn Xuân xuất thân khóa 17 trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt đã từng giữ các chức vụ sau đây: Ðại đội trưởng Ðại Ðội Tinh Sát thuộc Trung Ðoàn 11 của Sư Ðoàn 7 Bộ Binh, tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 2 thuộc Trung Ðoàn 44 của Sư Ðoàn 23 Bộ Binh, trưởng phòng hành quân của Sư Ðoàn 23 và cuối cùng là trung đoàn trưởng của Trung Ðoàn 44.

Trong chiến đấu, ông đã ba lần bị thương và sau khi Việt Cộng chiếm miền Nam, ông bị đi cải tạo 13 năm. Trung Tá Xuân dến Hoa Kỳ theo danh sách Hạ vào tháng 4 năm 1992 và hiện dang cư ngụ tại vùng Bắc Cali. Theo lời yêu cầu của chúng tôi, ông đã ghi lại một số biến cố mà ông biết liên quan đến mặt trận Ban Mê Thuột vào năm 1975. Chúng tôi hy vọng rằng bài này sẽ góp phần hữu ích vào việc tìm hiểu lý do đưa dến sự thất thủ Ban Mê Thuột.

Mới đó mà cũng hơn 20 năm trôi qua. Những nắm xương tàn của hàng vạn sinh linh giờ đây cũng đã trở thành cát bụi. Những suối máu của họ cũng đã kiệt khô, tô thêm màu mỡ cho mảnh dất quê hương. Những người đã một thời theo vận thời cuộc, nhảy ra nắm chính quyền hay xưng hùng xưng bá, thực hiện những mưu đồ chính trị, khuynh loát… giờ đây cũng đã lần lượt nằm xuống. Cái khoảnh khắc huy hoàng của họ mà đôi khi họ cứ tưởng như sẽ miên viễn trường tồn, thực chất chỉ là một dốm lửa rơm trong kiếp nhan sinh dằng dặc. Trong lịch sử dân tộc ta, có lẽ không có giai đoạn nào xót xa, dau tủi cho bằng những diễn biến trong ngót nửa thế kỷ vừa qua.

Cuộc chiến tranh chống thực dân giành độc lập vừa kết thúc thì lập tức một cuộc chiến khác lại nổ ra. Dưới cặp mắt của các chính trị gia hay các nhà sử học, cuộc chiến thứ hai này được gán cho nhiều cái tên khác nhau, nào là chiến tranh giải phóng dân tộc, chiến tranh nổi dậy, chiến tranh chống xâm lăng, chiến tranh tự vệ, chiến tranh ý thức hệ. Nhưng trong ký ức những người bình thường, hình ảnh chết chóc đau thương của những người nằm xuống đều gây xúc cảm nơi những người liên hệ xa gần như thân nhân ruột thịt, bà con, bạn hữu, làng xóm… hay nới rộng ra, nơi đồng bào của chính họ.

Đã có lúc những người Cộng Sản Việt Nam xưng tụng cuộc chiến ấy như một thành tích lẫy lừng nhất trong lịch sử. Thậm chí còn đem những thành tích dó ra so sánh với cả những chiến công khác của cha ông như chiến công diệt Minh, trừ Nguyên trong lịch sử. Rất may, cơn sốt nhiệt cuồng rồ dại ấy chẳng kéo dài được bao lâu. Thời gian đã chỉ cho họ những bài học khôn ngoan hơn. Giờ dây, một số người thức tỉnh dần dần nhận ra, hoặc đã nhận ra từ lâu giờ đây mới dám nói, tính chất vô nghĩa của những thành tích đó.

Về phía những người Quốc Gia, một số hồi ký, ký sự cũng gợi lại những kỷ niệm của một thời binh lửa ngút trời trên quê hương. Cuộc chiến ấy đã được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, trực tiếp có, gián tiếp có, xa có, gần có, thực có, giả có… Hy vọng rằng phương thuốc thời gian sẽ chữa lành cho cả dân tộc ta vết thương dau, nhức nhối đã kéo dài trong tâm thức của mọi con dân Việt Nam trong gần nửa thế kỷ qua.

Bài viết này của một chứng nhân trong cuộc chiến tàn khốc vừa qua, chỉ nhằm ghi lại đôi điều mắt thấy tai nghe dể làm sáng tỏ thêm một số bí ẩn của lịch sử. Cảm hứng gợi ra cho bài viết này bắt nguồn từ khi đọc những hồi ký là hai cuốn sách Đại Thắng Mùa Xuân của Văn Tiến Dũng và cuốn Tướng Phạm Văn Phú và Những Trận Ðánh từ Điện Biên Phủ 1954 đến Ban Mê Thuột 1975 của Phạm Huấn, trong dó có rất nhiều diều cần được hiệu đính hay nói thêm.

THỰC TRẠNG SAU HIỆP ÐỊNH NGƯNG CHIẾN

Mặt trận Cao nguyên chưa bao giờ ngưng tiếng súng kể từ ngày Hiệp Ðịnh Paris được ký kết vào ngày 27 tháng 1 năm 1973 và có hiệu lực ngày 28 tháng 2/1973. Người viết bài này, lúc dó là Trưởng Phòng Hành Quân Sư Ðoàn 23 Bộ Binh. Sự khác biệt , nếu có, trước và sau ngày chấm dứt cuộc chiến là chỗ này: Trước hiệp định, tên của các cuộc hành quân là Biên Trấn 1, 2, 3, v.v. Sau khi đình chiến các tên này được đổi thành Hòa Bình 1, 2, 3, v.v.

Mức độ ác liệt của chiến tranh có giảm di đôi chút, nhưng sự thương vong thì chẳng ngày nào không có. Đối diện với tuyến phòng thủ của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) là những cán binh Cộng Sản. Lúc đầu họ còn di chuyển lén lút, về sau bớt lén lút dần, thậm chí có khi họ còn nói với qua xin 1, 2 điếu thuốc hay xin cho nghe một bản nhạc vàng! Những đơn vị địch khác không nằm trên tuyến thì luôn tìm mọi các xâm nhập như đóng chốt trên các trục giao thông, lấn chiếm các khu vực hẻo lánh. Còn các đơn vị trừ bị của Việt Nam Cộng Hòa thì lo phá chốt, tái chiếm các vùng bị địch xâm nhập.

Cuộc chiến tranh nửa nạc nửa mỡ này thực sự trở nên khó chịu hơn, khi sự ràng buộc bởi Hiệp Ðịnh ngày càng trở nên rõ ràng. Ở tiền tuyến, đạn được và tiếp liệu bị cắt giảm không thương tiếc. Những tính toán theo kiểu con buôn được dem ra áp dụng. Mỗi loại vũ khí đều có “cấp khoản.” Số đạn được phép xử dụng trước biến đổi hàng tháng, sau xuống hàng tuần.
Phi trường Phục Dực, nơi đóng quân của Bộ Chỉ Huy Trung Ðoàn 53 Bộ Binh tại Ban Mê Thuột.
(HÌNH ẢNH: Mike Loughran)

Ví dụ mỗi khẩu pháo 105 ly của tiểu đoàn Pháo Binh sau Hiệp Ðịnh Paris chỉ có quyền áp dụng cho cả hai phía Quốc Cộng, đặc biệt “bắn” 8 quả đạn một ngày. Ðến giai dọan trước khi các trận Ðánh Cao Nguyên thì giảm xuống còn 3 quả một ngày. Dần dần đến đạn súng nhỏ, xăng, dầu.

Nhìn về hậu phương, những bất ổn về chính trị xảy ra hàng ngày. Những cuộc biểu tình của hàng chục đoàn thể, phong trào đòi đủ thứ quyền. Trong bối cảnh như vậy, chẳng cần phải là một chính trị gia có trình độ cao siêu gì, cũng có thể nhìn ra một hậu quả chẳng mấy tốt dẹp cho một tương lai gần.

Tôi còn nhớ tháng 10/1973, một phái đoàn của Tòa Đại Sứ Mỹ đến thăm Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 23 tại Ban Mê Thuột. Sau khi nghe thuyết trình về địch tình, về tình hình tiếp liệu của đơn vị, viên đại tá trưởng phái đoàn đã nhắn nhủ, “Quí vị sẽ phải đối dầu với Việt Cộng trong một tình hình khó khăn hơn về tiếp liệu trong tương lai. Những viện trợ về tiếp liệu sẽ ngày càng giảm nhiều hơn, và vì vậy, chúng tôi yêu cầu quí vị nên nghiên cứu những phương thức điều hành thích hợp để đối phó khi cần, kể cả những lúc chúng tôi không thể chuyên chở sang cho quí vị đúng thời hạn.” Những đề nghị của Sư Ðoàn chỉ tóm gọn trong vấn đề tiếp liệu, và viên trưởng phái đoàn cũng chỉ ghi nhận trong tinh thần…rất ngoại giao.

Kể từ năm 1972 trở di, mùa hè nào trên Cao nguyên cũng đều là “mùa hè đỏ lửa” cả. Các cuộc hành quân, đánh phá được ngụy trang dưới những hình thức hay tên gọi khác nhau cho phù hợp với tình hình chính trị mới. Những người lính chiến của Quân Lực VNCH thực sự chưa có một ngày nào hít thở không khí hòa bình do các nhà chính trị đã ký kết với nhau sau hơn bốn năm bàn thảo, cãi cọ bàn vuông bàn tròn.

TỔNG THỐNG THIỆU ĂN TẾT Ở CAO NGUYÊN

Tháng 7/1974, tôi rời Phòng 3 Sư Ðoàn ra dảm nhiệm chức vụ Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 44 Bộ Binh, thay thế Trung Tá Nguyễn Hữu Lữ. Như thường lệ, hàng năm mỗi độ xuân về, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lại đi thăm một số đơn vị dang tác chiến và dùng cơm với các đơn vị này. Tết Ất Mão năm ấy, đơn vị của tôi được Quân Ðoàn chỉ định là đơn vị đón tiếp tổng thống. Trung đoàn của tôi có trách nhiệm phòng thủ trên tuyến vòng đai, các tỉnh lỵ Pleiku khoảng 20 km hướng Tây Bắc. Bộ Chỉ Huy đóng tại căn cứ 801.

Hai tiểu đoàn tác chiến án ngữ trên phòng tuyến, một tiểu đoàn trừ bị cùng với một chi đoàn chiến xa M-48 tại căn cứ. Các biện pháp an toàn tối-đa đã được hoạch định để tránh các sự rủi ro, nguy hiểm cho bữa cơm đầu năm của đơn vị có tổng thống tới tham dự. Bởi đây là một căn cứ hành quân đã chiến, không có hầm hố kiên cố mà lại luôn nằm trong tầm pháo các loại của địch, nên các tin tức liên quan tới bữa cơm được giữ kín cho tới lúc quan khách đến.

Đúng 12 giờ trưa, sau khi rời Bộ Tư Lệnh Quân Khu 2, chiếc trực thăng chở quan khách đáp tại căn cứ của chúng tôi. Tướng Lê Trung Tường, Tư Lệnh Sư Ðoàn 23, và tôi ra đón. Thành phần phái đoàn gồm Tổng Thống Thiệu, các vị sĩ quan cấp tướng: Trung, Khang, Phú, các tùy viên và cận vệ. Tôi đưa các vị quan khách vào phòng họp hành quân của trung đoàn. Mở đầu là phần thuyết trình của Trung Tá Điều Ngọc Chuy, Trưởng Phòng 2 Sư Ðoàn 23 về tình hình chung của các khu vực có trách nhiệm đang do sư đoàn trấn giữ.

Đặc biệt trong cuộc thuyết trình này, Trung Tá Chuy có nhấn mạnh dến chi tiết về cung từ của một tù binh Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) thuộc Sư Ðoàn 320 do Trung Ðoàn 45 Bộ Binh bắt được. Tù binh này nguyên là một hạ sĩ quan truyền tin, tên là Sính, khi ra đầu thú đã khai là sĩ quan.

Thực sự quân hàm của anh ta chỉ là thượng sĩ. Có điều đặc biệt là với chức vụ truyền tin, anh ta biết khá nhiều về các kế hoạch hành quân của đơn vị anh và một số đơn vị phối hợp. Anh ta quả quyết là Mặt Trận B3 của Cộng Sản Bắc Việt sẽ tấn công thị xã Ban Mê Thuột. Kế hoạch hành quân bao gồm 4 sư đoàn Bắc Việt mà anh ta biết chắc đó là các Sư Ðoàn F10 và Sư Ðoàn 968 chính thống thuộc Mặt trận B3, Sư Ðoàn 320 và một sư đoàn khác từ Lào kéo sang không biết rõ phiên hiệu (sau này mới biết dó là Sư Ðoàn 316).

Ngoài ra, cùng tham gia trận chiến còn có một trung đoàn chiến xa, hai trung đoàn pháo binh, một trung đoàn đặc công. Thậm chí đến cả kế hoạch tấn công vào thị xã Ban Mê Thuột, anh cũng phác họa ra khá chính xác, từ hướng tấn công đến các mục tiêu ưu tiên phải tấn chiếm, v.v.

Đến phần thuyết trình của tôi, tôi cũng nêu bật sự kiện điều quân hiện đang diễn ra giữa hai Sư Ðoàn 320 và Công Trường 9 Cộng Sản từ chiến trường Phước Long kéo lên. Tôi còn nhớ rất rõ nét đăm chiêu của Tổng Thống Thiệu và những chỉ thị của ông. Ông quay lại hỏi ý kiến Tướng Phú thì Tướng Phú nhận định rằng có thể Việt Cộng đưa ra một kế trá hàng nhằm đánh lạc hướng chú ý của ta.

Theo ông, Pleiku là điểm, Ban Mê Thuột chỉ là diện, bởi vì Pleiku có cơ sở đầu não là Bô Tư Lệnh Quân Ðoàn 2. Nếu địch tiêu diệt được cứ điểm này họ sẽ dễ dàng làm chủ được toàn bộ khu vực cao nguyên hoặc tỏa xuống khu vực duyên hải, nối liền với hai vùng biên giới, để tạo cho việc tiếp liệu dễ dàng từ miền Bắc. Tổng Thống Thiệu suy nghĩ trong giây lát, rồi ra lệnh cho Tướng Phú lúc đó đứng kế bên:

- Anh Phú cho toàn bộ Sư Ðoàn 23 trở về Ban Mê Thuột, tăng cường cho anh Tường một chi đoàn chiến xa M-48. Dù sao, địa thế Pleiku cũng là khu vực trống trải, bao gồm nhiều đồi thấp và trọc, có tầm quan sát rộng, bây giờ lại là mùa khô, anh có thể sử dụng tối đã phi pháo và chiến xa để đánh chiến xa và bộ binh địch, nếu họ dám đưa quân ra đương đầu với anh trên khoảng trống. Ngoài ra, tôi sẽ tăng cường cho anh thêm một liên đoàn Biệt Ðộng Quân dể làm lực lượng trừ bị.

Tướng Phú trả lời:

- Vâng, tôi sẽ thi hành theo kế hoạch của tổng thống chỉ thị.

Sau đó Tổng Thống Thiệu quay qua Tướng Lê Trung Tường và nói:

- Khi anh trở về Ban Mê Thuột, phải tổ chức ngay lại hệ thống phòng thủ vòng đai thị xã và lập kế hoạch chống xe tăng địch. Ngoài ra, anh cũng phải tổ chức các cuộc hành quân vùng sát biên giới thuộc quận Đức Lập. Để tránh các rắc rối về ngoại giao với Cam Bốt, chỉ nên tung các toán hoạt động viễn thám qua vùng biên giới mà thôi. Nếu phát hiện địch thì dùng phi pháo mà tiêu diệt.

Sau phần thuyết trình, tôi hướng dẫn phái đoàn lên tham dự bữa cơm thân mật được tổ chức ngoài trời, gồm khoảng gần 100 binh sĩ, hạ sĩ quan, sĩ quan thuộc hai đơn vị Tiểu Ðoàn 3/44 và Chi Ðoàn 2 chiến xa M-48. Trong bữa cơm, tổng thống có phàn nàn về các cuộc biểu tình đánh phá của các đoàn thể chính trị hiện dang diễn ra hàng ngày tại Saigon. Ông đặc biệt nhấn mạnh đến phong trào tố tham nhũng của linh mục Trần Hữu Thanh đang làm suy giảm uy tín của các cấp lãnh dạo đất nước.

Tôi còn nhớ ông nói ông ao ước giá mà có được những vị linh mục chống Cộng cương quyết kiểu như cha sở khu Hải Yến và một vị cha sở nào dó ở Tây Ninh mà tôi quên tên, thì đỡ biết mấy. Sau bữa cơm, tông thống đi thăm một vòng chu vi phòng thủ, nói chuyện thân mật với các binh sĩ trong các hầm hố cá nhân. Phái đoàn lên trực thăng rời khỏi khu vực trách nhiệm của chúng tôi vào lúc 2 giờ chiều cùng ngày. Hôm đó là ngày mồng một Tết Âm Lịch, nhằm ngày 1 tháng 2/1975.

CHUẨN BỊ TRỞ VỀ

Khi chiếc trực thăng chở tổng thống đi rồi, Tướng Tường, tư lệnh Sư Ðoàn còn ở lại họp cùng Bộ Chỉ Huy Trung Ðoàn 44 để chuẩn bị kế hoạch thay quân và rút quân khỏi khu vực trách nhiệm của trung đoàn. Tưởng cũng nên nhắc lại việc phối trí lực lượng của Sư Ðoàn 23 lúc đó như sau:
# Bộ Tư lệnh Sư Ðoàn 23 Hành quân đóng ở Hàm Rồng.
# Trung Ðoàn 44 đóng tại căn cứ 801, phía tây-bắc cách Pleiku 20 km.
# Trung Ðoàn 45 hành quân khu vực đèo Tử Sĩ nằm giữa Buôn Hô và Hàm Rồng, dọc theo hai bên Quốc Lộ 14.
# Trung Ðoàn 53 có một tiểu đoàn dang hành quân vùng Đức Lập, trong vùng tiếp giáp giữa tỉnh Quảng Đức và tỉnh Darlac. Bộ Chỉ Huy Trung Ðoàn này và 2 tiểu đoàn còn lại đóng tại phi trường Phụng Dực, Ban Mê Thuột, là lực lượng trừ bị của sư đoàn.

Tin trở về lại Ban Mê Thuột thực ra không gây nên những phấn khởi lớn đối với các quân nhân thuộc Trung Ðoàn 44, bởi vì đã số binh sĩ của trung đoàn có gia đình và thân nhân ở Phan Thiết. Những tin này chắc chắn là nỗi vui mừng lớn cho Trung Ðoàn 45, một đơn vị thường trú từ ngày thành lập ở Ban Mê Thuột.
Các binh sĩ VNCH đang tu bổ hệ thống giao thông hào ở mặt trận trung phần cao nguyên.
(HÌNH ẢNH: Carl Mydans)



Những cuộc hành quân liên tục trong suốt thời gian từ năm 1972 đến hôm dó trên lãnh thổ các tỉnh Pleiku, Phú Bổn và Kontum đã làm cho nỗi nhớ nhà của các binh sĩ trung đoàn này thêm khắc khoải, nhất là vào thời gian này, khi cái hương vị Tết vẫn còn thoang thoảng bay.

Nhưng mãi tới ngày 17 tháng 2/75, tôi mới có lệnh về họp tại Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn để nhận chi tiết kế hoạch di chuyển. Theo kế hoạch này, Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn sẽ đi bằng xe từ Hàm Rồng, khi ngang qua đèo Tử Sĩ, Trung Ðoàn 45 sẽ tháp tùng theo. Trung đoàn của tôi sẽ được một Liên Ðoàn Biệt Ðộng Quân thay thế. Theo ước tính, liên đoàn này sẽ đến khoảng 3 ngày sau. Sau khi bàn giao khu vực trách nhiệm, trung đoàn của tôi cũng sẽ tiếp tục trở về Ban Mê Thuột cùng với một chi đoàn chiến xa M-48 của Thiết Ðoàn 20.

Cuộc họp hành quân kéo dài không lâu. Khi rời phòng họp, tôi chợt nhìn thấy những sự tất bật, rộn ràng của mọi người trong khuôn viên Bộ Tư Lệnh. Thấy những khuôn mặt rực rỡ niềm vui về cuộc trở về sắp tới, những câu nói đùa giỡn, những nụ cười. Tôi cũng cảm thấy lòng mình rộn ràng. Gia đình tôi với vợ và 4 cháu cũng đang ở Ban Mê Thuột. Hơn một năm rồi, tôi có ghé về thăm nhà đôi lần, mỗi lần không quá một tiếng đồng hồ. Kể từ 6 giờ sáng ngày 18 tháng 2/1975, đơn vị tôi được đặt trở lại hệ thống chỉ huy trực tiếp của Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 2. Cũng từ lúc ấy, Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 23 tháo gỡ hệ thống truyền tin.

Tám giờ sáng ngày 18, đoàn xe vận chuyển đã có măt đầy đủ tại doanh trại Hàm Rồng. Công việc chất hàng khá gọn lẹ. Đến 10 giờ sáng, qua hệ thống truyền tin vô tuyến, tôi được biết đoàn xe đã sẵn sàng di chuyển.

Tướng Tường lên trực thăng chỉ huy, bay vào trung đoàn của tôi dể dặn dò các chi tiết cuối cùng trước khi lên đường, lúc dó là 10 giờ 15. Chúng tôi đang ngồi họp tại Trung Tâm Hành Quân của trung đoàn thì có điện thoại của Tướng Phú yêu cầu Tướng Tường trở về gặp ông gấp tại Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 2. Tôi đưa Tướng Tường ra trực thăng giã từ.

Mười một giờ, đoàn xe vẫn không nhúc nhích. Ðến 11 giờ 15, Trung Tâm Hành Quân của Quân Ðoàn ra lệnh Trung Ðoàn 44 trở về hệ thống chỉ huy trực tiếp của Sư Ðoàn 23. Tôi quay điện thoại gặp Thiếu Tá Phạm Văn Cẩm, Trưởng Phòng 3 Sư Ðoàn. Tiếng Cẩm càu nhàu, “Lệnh di chuyển hủy bỏ rồi, niên trưởng ơi! Ai trở về nhà nấy, làm ăn như thường lệ.” Bất giác tôi buông một câu chửi thề và tự hỏi: Thế là thế nào?

Mười hai giờ trưa, Tướng Tường gọi điện thoại cho tôi biết, Tướng Phú giữ nguyên lập luận của mình, cho rằng Pleiku là điểm, Ban Mê Thuột chỉ là diện. Sự tái phối trí lực lượng do vậy là không cần thiết.

Nói cho ngay, mỗi vị tư lệnh có những phán đoán riêng tư của mình. Khi có được những dữ kiện tình báo chính xác, vị chỉ huy có thể đề ra những đối pháp khẳng định không do dự. Ở đây, những tin tức thu lượm được giá trị không cao bao nhiêu, nếu như không muốn nói là còn cần phải kiểm tra và phối kiểm từ nhiều nguồn khác nhau, nên vấn đề xây dựng các quyết định lại càng khó khăn hơn.

Lại nữa, Tướng Phú mới tới nhậm chức chưa bao lâu, thời gian chưa đủ để ông có thể cảm nhận tình hình một cách sắc bén hơn. Nếu cho tôi quyền nhận xét, tôi thấy Tướng Toàn có nhiều quyền biến hơn. Về phương diện thuần túy quân sự, Tướng Toàn đảm lược, cơ mưu và có những quyết định táo bạo hơn. Tôi vẫn tin là nếu Tướng Toàn còn ở lại chức vụ Tư Lệnh Quân Ðoàn 2, những chỉ thị của Tổng Thống Thiệu sẽ được thực thi một cách đúng đắn.

Dĩ nhiên trận đánh Ban Mê Thuột sẽ vẫn xảy ra, nhưng trận Ban Mê Thuột không phải là trận dánh bất ngờ như Tướng Hoàng Minh Thảo đã tưởng tượng, những hoảng loạn sẽ không xảy ra, và biết đâu, kế hoạch rút quân tự sát theo liên tỉnh lộ 7 sẽ không còn cần thiết nữa?

MỘT CHUYẾN ÐI TUYỆT VỌNG

Bốn giờ sáng ngày 10 tháng 3/1975 trận đánh Ban Mê Thuột mở màn. Thiếu Tá Cẩm điện thoại cho tôi biết ngay sau dó. Không bao lâu, mọi đường dây liên lạc với Ban Mê Thuột không còn. Nửa đêm về sáng, trên Cao Nguyên thời tiết thường se lạnh, sương trắng bao phủ đầy trời. Tôi ngồi trong hầm chỉ huy, chăm chú nhìn các chi tiết địch tình ghi trên bản đồ. Chú em cận vệ bưng ra một ly cà phê. Ban Mê Thuột sẽ mất, tôi tự nghĩ như thế. Điều suy nghĩ này bắt nguồn từ những dữ kiện tôi có được sau hơn một năm làm trưởng phòng 3 Sư Ðoàn 23, mà tỉnh Darlac nằm trong lãnh thổ kiểm soát và hành quân của sư đoàn.

Những đơn vị Địa Phương Quân hầu như đa số là người Thượng, khả năng tác chiến rất kém vì thiếu huấn luyện. Họ được trang bị thô sơ và có ý thức kỷ luật quân đội rất kém. Về địa thế, Ban Mê Thuột khác hẳn Kontum. Ban Mê Thuột không có những chướng ngại thiên nhiên để dựa vào, hạn chế bớt khả năng xâm nhập của chiến xa hoặc bộ binh địch. Ngoài ra, với hàng trăm đồn điền cà phê tươi tốt, địch có che dấu, ngụy trang cho cả quân đoàn của họ một cách an toàn. Rõ ràng nơi dây là nơi lý tưởng cho các cuộc tiến quân áp sát của địch.

Với một lãnh thổ rộng hơn tỉnh Kontum rất nhiều, lại do các đồn bót của Địa Phương Quân nằm rải rác trấn giữ, quân số thực tế của các đơn vị này luôn thấp hơn nhiều so với tên trên số lương. Ban Mê Thuột trở thành một căn cứ không còn vòng đai phòng thủ theo đúng nghĩa quân sự. Thành ra, việc thất thủ Ban Mê Thuột không phải là điều đáng hãnh diện như những lời tự khoe khoang của các tướng lãnh Việt Cộng qua các hồi ký của họ.

Sự chờ đợi bao giờ cũng làm thời gian trôi chậm lại. Mãi gần 7 giờ sáng mặt trời mới thật sự xua tan được mây mù. Tôi gọi điện thoại cho Thiếu Tá Cẩm để tìm hiểu thêm tình hình. Chẳng có gì khả quan hơn. Cẩm nói với tôi phải chờ thời tiết khá hơn rồi sẽ cùng Tướng Lê Trung Tường bay lên quan sát tình hình. Gần 9 giờ sáng, chiếc trực thăng chỉ huy của Tướng Tường mới cất cánh được. Hình như tôi đã uống tới ly cà phê thứ 3 hay thứ 4 gì đó.

Suốt ngày hôm dó, trực thăng chỉ huy của Tướng Tường bay trên vùng trời Ban Mê Thuột. Mãi tới 7 giờ tối tôi mới nói chuyện được với Thiếu Tá Cẩm qua điện thoại. Tiếng Cẩm xúc động, “Ban Mê Thuột bị tràn ngập rồi, không còn liên lạc được gì với Đại Tá Quang, tư lệnh phó nữa. Tướng Tường đang ở Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 2, họp bàn về lệnh lập kế hoạch giải tỏa.”

Ngay trong thời điểm ấy, tôi không tin là có thể làm gì hơn cho kế hoạch này. Nguyên tắc quân sự cơ bản: “Phòng thủ 1 chống 3, tấn công 3 chọi 1.” Vậy cứ cho là đang có 2 sư đoàn địch chiếm cứ trận địa, làm sao kiếm ra tối thiểu 5 sư đoàn để tái chiếm? Ưu thế hỏa lực không còn, các đơn vị tổng trừ bị hầu như bị cầm chân gần hết tại chiến trường hỏa tuyến, lực lượng nào dể tiếp cứu đây?

Sáng ngày 11, tôi được trực thăng đón ra Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn họp hành quân. Kế hoạch hành quân do Thiếu Tá Cẩm, Trưởng Phòng 3 Sư Ðoàn trình bày gồm hai giai đoạn: Thứ nhất, ngày 12, Trung Ðoàn 45 được trực thăng bốc đi từ đèo Tử Sĩ, đổ xuống Quận Phước An, di chuyển về thị xã từ hướng Ðông, đến chạm tuyến chờ lệnh. Thứ nhì, buổi sáng cùng ngày, Liên Ðoàn 7 Biệt Ðộng Quân được không vận từ Saigon sẽ đến thay thế Trung Ðoàn 44 ra tập trung tại căn cứ Hàm Rồng và sẵn sàng di chuyển về Ban Mê Thuột bằng trực thăng. Sáng ngày 13, Trung Ðoàn 44 sẽ được không vận xuống Phước An, lần theo Quốc Lộ 21, song song với Trung Ðoàn 45, tiến vào thị xã.

Họp hành xong, tôi trở về ngay căn cứ 801 để chờ đơn vị bạn. Mai tới gần 3 giờ chiều, đoàn xe chở Liên Ðoàn 7 Biệt Ðộng Quân mới tới nơi. Người bước vào căn cứ đầu tiên là Đại Tá Nguyễn Kim Tây. Cuộc bàn giao vị trí cũng kéo dài tới gần 5 giờ chiều mới hoàn tất. Trung Ðoàn 44 lên xe trực chỉ hướng Hà Rồng.

Trung Ðoàn 44 sẵn sàng tại bãi đáp lúc 7 giờ sáng ngày 13 tháng 3/1975. Số lượng trực thăng dự trù dể di chuyển toàn bộ trung đoàn gồm khoảng 50 chiếc đủ loại, trong đó có 8 chiếc Chinook, 30 chiếc Huey và phần còn lại là trực thăng vũ trang. Kế hoạch dự trù di chuyển làm 2 đợt. Đợt đầu gồm Tiểu Ðoàn 3/44 của Đại Úy Trần Hữu Lưu, Đại Ðội 44 Trinh Sát của Đại Úy Mạnh, và Bộ Chỉ Huy Trung Ðoàn 44. Quân số tổng cộng khoảng gần 600 người. Đợt thứ nhì gồm hai Tiểu Ðoàn 1/44 của Thiếu Tá Nguyễn Xuân Hoè và Tiểu Ðoàn 2/44 của Đại Úy Nguyễn Văn Pho, Bộ Chỉ Huy nhẹ do Trung Tá Vũ Mạnh Cường, Trung Ðoàn phó chỉ huy.

Chuyến không vận đầu tiên cất cánh lúc 9 giờ, đáp xuống khu vực rừng trống trước cửa Chi Khu Phước An lúc 10 giờ 15. Tôi vào găp Tướng Lê Trung Tường tại Bộ Chỉ Huy Khu nhận lệnh. Tôi ra lệnh cho Đại úy Lưu đưa tiểu đoàn đi theo hướng Bắc của Quốc Lộ 21 tiến lên ngang tuyến của Trung Ðoàn 45 thì dừng lại chờ đợi. Đại Ðội 44 Trinh Sát được giữ lại để bảo vệ Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn. Đoàn trực thăng cất cánh trở lại Hàm Rồng để chở tiếp đợt còn lại.

Đến 2 giờ chiều, vẫn không có tin tức gì của đợt không vận thứ hai. Tôi trở vào Chi khu, nơi Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn đang tạm dặt tại dây, để hỏi tin tức. Trung Tâm Hành Quân của Sư Ðoàn cũng chẳng biết gì hơn. Bốn giờ chiều, Trung Tâm Hành Quân của sư đoàn cho biết cuộc không vận bị hủy bỏ, số trực thăng ấy đã được sử dụng để chuyên chở các nhân viên Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn trở về Nha Trang. Hai tiểu đoàn của tôi sẽ nhận lệnh trực tiếp của Quân Ðoàn.

Sau này tôi mới được biết hai tiểu đoàn còn lại của tôi đã đi theo đoàn quân triệt thoái theo Liên Tỉnh Lộ 7 và bị tan rã hoàn toàn. Trung Tá Trung Ðoàn phó Vũ Mạnh Cường bị bắt làm tù binh, sau này bị đem về nhốt và chết cháy trong conex tại trại giam Hàm Tân. Đại Úy Pho, Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 2/44, đã tự sát trước khi bị bắt.

Ngày 14 tháng 3/1975, chúng tôi kiểm điểm lại và thấy như sau: Liên Ðoàn 21 Biệt Ðộng Quân sau khi vào được thị xã Ban Mê Thuột, tiến đến khu vực phi trường L19 trong thị xã, đã bị dánh bật ra ngoài vòng đai, hiện đang bị vây hãm tại Đạt Lu. Bộ Chỉ Huy Trung Ðoàn 45 và Tiểu Ðoàn 3/44 đang bị cầm chân ngoài vòng đai thị xã. Lực lượng pháo binh yểm trợ trực tiếp (và duy nhất) là trung đội pháo binh diện địa đang đặt tại Chi khu Phước An chỉ có 2 khẩu đại bác 105 ly. Lực lượng không quân yểm trợ, đánh phá các căn cứ tập trung của địch, trong và ngoài vòng đai thị xã đang bị khốn đốn vì hỏa tiễn tầm nhiệt cầm tay SA-7 của quân Bắc Việt, lần dầu tiên được sử dụng rộng rãi trên chiến trường Tây Nguyên.

Buổi sáng ngày 14 tháng 3/1975, trong chuyến bay từ Khánh Dương lên Phước An, trực thăng của Tướng Lê Trung Tường bị trúng đạn phòng không 12.7 ly của Cộng Sản. Tướng Tường và viên phi công bị thương nhẹ, phải vào bệnh viện Nha Trang điều trị.

Sáng ngày 15 tháng 3/1975, Đại Tá Phùng Văn Quang, Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 45 và tôi, được tin sư đoàn có vị tư lệnh mới, đó là Đại Tá Lê Hữu Đức. Cùng ngày, Đại Tá Đức ra lệnh hai chúng tôi cho đơn vị di chuyển lui về hướng đồi Chư Cúc lập tuyến phòng thủ tại đây. Năm giờ chiều cùng ngày, trong khi chờ đợi trực thăng của vị tân tư lệnh đáp xuống đỉnh đồi Chư Cúc dể họp thì đoàn chiến xa Bắc Việt tràn tới dưới chân đồi.

Tiếng Đại Úy Mạnh, Đại Ðội Trưởng Đại Ðội 44 Trinh Sát, reo lên trong máy, “Báo cáo Bá Hòa, chúng tôi đã thiêu sống một con cua.” Những tiếng súng nỗ ròn ra cách xa hướng chân đồi non cây số, quện trong khói đen và trắng của chiếc thiết giáp địch bốc cháy thực sự không còn gây cho tôi một ấn tượng hứng khởi nào nữa. Tiếng Đại Tá tân tư lệnh nói trong máy cho biết không thể đáp xuống được và yêu cầu Đại Tá Quang cùng tôi phối hợp phòng thủ chờ lệnh. Tôi còn nhớ hình như Đại Tá Quang có buông một tiếng chửi thề và leo lên xe Jeep chạy nhanh xuống chân đồi trở về đơn vị.
Hình chụp từ trên cao nhìn xuống Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 2 của Việt Nam Cộng Hòa tại Pleiku [1]. (HÌNH ẢNH: Mike Loughran)



Tôi và Đại Úy Phan Công Minh, sĩ quan hành quân của trung đoàn, lặng lẽ đi bộ theo sau. Vừa ra khỏi khúc quanh trên đỉnh đồi, chúng tôi nghe tiếng xích sắt của xe thiết giáp địch xình xịt bên tai. Cả hai anh em không có chọn lựa nào khác là chui qua vòng rào kẽm gai giăng quanh căn cứ, trượt theo sườn giốc xuống chân đồi, nơi có cắm đầy những tấm bảng gỗ ngổn ngang, trên có hàng chữ: “Khu tử địa, cấm vào.”

Dưới chân dồi là môt lạch nước nhỏ, hai bên có trồng chuối. Tôi và Minh ngồi im lặng dưới tầu lá chuối, ngâm chân vào giòng nước lạnh. Trong suốt 15 năm quân ngũ, chưa bao giờ tôi thấy tuyệt vọng như thế, kể cả khi còn là môt Đại Úy Tiểu Ðoàn Phó Tiểu Ðoàn 2/11 ở Sư Ðoàn 7, khi bị vây hãm 3 ngày 2 đêm ở khu vực bến xe Mỹ Tho, đơn vị chỉ gồm hơn 50 người, trong đó có tới hơn phân nửa là chết và bị thương, đạn dược cạn kiệt và đói khát. Lúc dó, tôi vẫn thấy địch sẽ thất bại và chúng tôi sẽ được giải cứu. Bây giờ đây thì không. Tôi không nhìn thấy một cơ may nào để có thể giải cứu Ban Mê Thuột. Ngày 16 tháng 3/75 tôi và Minh tìm lại được đơn vị, được trực thăng bốc về Khánh Dương.

MỘT VÀI CẢM NGHĨ VỀ KẾ HOẠCH TÁI CHIẾM

Tôi được lệnh đưa đơn vị trở về Vũng Tàu qua điện thoại từ Trung Tâm Hành Quân Bộ Tổng Tham Mưu. Khi đơn vị gom lại được tại Trung Tâm Huấn Luyện Lam Sơn, Vũng Tàu, tổn thất nhân mạng hầu như không bao nhiêu, nhưng số binh sĩ bỏ ngũ thì khá nhiều. Phần lớn số binh sĩ này là người sinh trưởng tại các tỉnh duyên hải, thành ra lợi dụng trong lúc di chuyển bằng đủ mọi thứ phương tiện, họ đã đi theo đoàn người di tản để trở về gia đình. Cuộc chiến tranh nhập nhằng đã vắt kiệt sức chịu đựng của người lính chiến Việt Nam.

Kể từ ngày Việt Cộng rêu rao cái gọi là chiến dịch Đồng Khởi năm 1960 tại Bến Tre cho dến năm 1975, trong 15 năm ấy những ngươi lính Việt Nam có giờ phút nào được hưởng giây phút tạm gọi là thanh bình? Cuộc chiến không có hậu phương, ngay cả trong thời gian nghỉ phép ngắn ngủi, họ cũng vẫn có thể bị bắt cóc trên các chuyến xe để trở về nhà, hoặc trúng mìn trên đường di chuyển từ tiền phương trở về hậu cứ lấy giấy phép, và sau cùng, họ cũng vẫn có thể trúng đạn pháo kích khi đang ngủ trên giường cùng vợ con! Cái chết như là điều gì rất thường trực, lúc nào cũng có thể xuất hiện và mang họ đi, thậm chí mang luôn cả thân nhân ruột thịt của chính họ.

Trong khi ngoài chiến trường xương rơi, máu đổ thì nhìn về phía sau lưng, những trò chính trị nhố nhăng cùng một số chính khách hoạt đầu, tứ thời sống bằng cái miệng hò hét hoan hô đả đảo, bôi nhọ, tranh chấp nhau, những luận điệu phản chiến vô trách nhiệm. Rồi bà nọ ông kia mua quan bán chức, sống phè phỡn trên nỗi thống khổ và sự hy sinh vô bờ bến của những người cầm súng.

Giờ đây, trên radio, trên báo chí, trên những tin tức tác động tâm lý của địch, họ đã thấy gì? Họ thấy sự đổ vỡ của các mặt giới tuyến, thấy sự rút chạy (mà phát ngôn viên quân sự đặt cho nó một cái tên mới là “di tản chiến thuật”) tán loạn từ khắp mọi nơi. Trong tình thế như vậy mà đòi hỏi nơi binh sĩ một tinh thần vì nước quên mình, có lẽ chỉ những cấp chỉ huy có đầu óc hài hước cỡ Charlot mới dám làm.

Những ngày trong lao tù Cộng Sản, tôi có dịp gặp hầu hết những cấp chỉ huy có liên hệ ít nhiều tới chiến trường Tây Nguyên năm 1975, như Đại Tá Vũ Thế Quang (Tư Lệnh Phó Sư Ðoàn 23 Bộ Binh), Đại Tá Phùng Văn Quang (Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 45), Đại Tá Võ Ân (Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 53), Trung Tá Lê Quí Dậu (Liên Ðoàn Trưởng Liên Ðoàn 21 Biệt Ðộng Quân), Đại Úy Xuân (Trưởng Phòng 2 Tiểu Khu Darlac). Qua các câu chuyện trao dổi, tôi chưa bao giờ nghe thấy ai tin tưởng vào một cơ quan có thể tái chiếm Ban Mê Thuột với những kế hoạch đã được đưa ra thi hành vào lúc ấy.

Ngô Văn Xuân

HẾT

» [1] NGUYÊN LẬP GHI CHÚ: Một đọc giả cho biết đây có thể là Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 2 của Quân Lực VNCH tại Pleiku. Quý vị nào biết rõ, hay nhận dạng được hai building trong tấm hình trên, xin vui lòng cho biết.


--------------------
KHAI TỬ ĐẢNG!
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Tulip
post Dec 22 2009, 08:40 PM
Post #64


Hoa cô đơn
***

Group: Năng Động
Posts: 5,417
Joined: 28-October 08
Member No.: 516
Country








Dân tộc Gia Lai

Tên gọi khác
Giơ-rai, Chơ rai, Tơ Buăn, Hơbau, Hdrung, Chor

Nhóm ngôn ngữ
Malayô - Pôlinêxia

Dân số
240.000 người.

Cư trú
Cư trú tập trung ở tỉnh Gia Lai, một bộ phận ở tỉnh Kon Tum và phía Bắc tỉnh Đắc Lắc.

Đặc điểm kinh tế
Người Gia Rai sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt nương rẫy, lúa tẻ là cây lương thực chính. Công cụ canh tác của người Gia Rai giản đơn, chủ yếu là con dao chặt cây, phát rừng, cái cuốc xới đất và cây gậy chọc lỗ khi tra hạt giống. Chăn nuôi trâu, bò, lợn, chó, gà phát triển. Xưa kia, người Gia Rai có đàn ngựa khá đông. Người Gia Rai còn nuôi cả voi. Đàn ông thạo đan lát các loại gùi, giỏ, đàn bà giỏi dệt khố váy, mền đắp, vải may áo cho gia đình. Săn bắn, hái lượm, đánh cá là những hoạt động kinh tế phụ khác có ý nghĩa đáng kể đối với đời sống của họ xưa và nay.

Tổ chức cộng đồng
Người Gia Rai sống thành từng làng (plơi hay bôn). Trong làng ông trưởng làng cùng các bô lão có uy tín lớn và giữ vai trò điều hành mọi sinh hoạt tập thể, ai nấy đều nghe và làm theo. Mỗi làng có nhà rông cao vút.

Hôn nhân gia đình
Dân tộc Gia Rai theo truyền thống mẫu hệ, phụ nữ tự do lựa chọn người yêu và chủ động việc hôn nhân. Sau lễ cưới, chàng trai về ở nhà vợ, không được thừa kế tài sản. Trái lại, con gái lấy chồng lần lượt tách khỏi cha mẹ ra ở riêng, được phân chia một phần tài sản. Con cái đều theo họ mẹ. Ngoài xã hội, đàn ông đóng vai trò quan trọng hơn, nhưng trong nhà phụ nữ có ưu thế hơn. Ngày xưa, có tục những người cùng dòng họ (theo phía mẹ), khi chết chôn chung một hố, nay tục này đã giảm.

Văn hóa
Nói đến dân tộc Gia Rai phải kể đến những trường ca, truyện cổ nổi tiếng như "Đăm Di đi săn", "Xinh Nhã"... Dân tộc Gia Rai cũng độc đáo trong nghệ thuật chơi chiêng, cồng, cạnh đó là đàn Trưng, đàn Tưng-nưng, đàm Krông-pút. Những nhạc cụ truyền thống này gắn liền với đời sống tinh thần của đồng bào. Người Gia Rai hầu như hát múa từ tuổi nhi đồng cho đến khi già yếu, không còn đủ sức nữa, mới chịu đứng ngoài những cuộc nhảy múa nhân dịp lễ hội tổ chức trong làng hay trong gia đình.

Nhà cửa
Có nơi ở nhà dài, có nơi làm nhà nhỏ, nhưng đều chung tập quán ở nhà sàn, đều theo truyền thống mở cửa chính nhìn về hướng Bắc

Trang phục
Có nét riêng trong phong cách tạo hình và trang trí. Mặc dù hoa văn trang trí cụ thể các nhóm khác nhau nhưng có thông số chung của tộc người.

+ Trang phục nam
Thường nhật, nam đội khăn, theo lối quấn nhiều vòng trên đầu rồi buông sang một bên tai, hoặc quấn gọn ghẽ như khăn xếp của người Kinh. Khăn màu chàm. Nhìn chung nam giới Gia Rai đóng khố. Khố này thường ngắn hơn khố ngày hội, là loại vải trắng có kẻ sọc. Ngày lễ họ mang khố màu chàm (dài 410 cm x 29 cm), khố loại này được trang trí hoa văn màu trắng, đỏ thành các đường viền ở mép khố, đặc biệt hai đầu với các tua trên nền chàm. Có nhóm ở trần, có nhóm mang áo (loại cộc tay và loại dài tay màu chàm, khoét cổ chui đầu). Loại ngắn tay thường có đường viền chỉ màu trắng bên sườn. Loại dài tay giống phong cách áo dài nam Ê-đê hay Mnông.

+ Trang phục nữ
Phụ nữ để tóc dài búi sau gáy hoặc quấn gọn trên đỉnh đầu. Aáo là loại áo ngắn, chui đầu, phổ biến là kiểu chui đầu cổ "hình thuyền", riêng nhóm Gia Rai Mthur lại có kiểu cổ thấp hình chữ V và các loại cổ phổ biến. Trên nền chàm áo được trang trí các sọc hoa văn theo bố cục ngang thân áo ở cổ, vai, ống tay, giữa ngực, gấu áo và hai cổ tay áo. Đó là các sọc màu đỏ xen trắng và vàng trên nền chàm hoặc màu xanh nhạt diệp và màu chàm. Váy là loại váy hở quấn vào thân (kích thước trên dưới 140 cm x 100 cm). Phong cách trang trí trên váy cũng thiên về lối bố cục ngang với các đường sọc màu (như áo là chính). Có nhóm ở Plây-cu với nguyên tắc trên nhưng được mở rộng thành các mảng hoa văn ở giữa thân váy, nửa thân dưới áo và hai ống tay. Trang sức có vòng cổ, vòng tay.


--------------------

*******
Go to the top of the page
 
+Quote Post
caoduy
post Jan 12 2010, 08:32 PM
Post #65


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 13,947
Joined: 18-November 08
Member No.: 775
Age: 52
Country






Pleiku - Đà Lạt


Còn khoảng hơn tháng là Tết lại về, nhiều nhà khá giả trong thành phố đã chuẩn bị sơn nhà, dọn dẹp trước sau, chuẩn bị những chậu kiểng, tiả cành, bón thêm phân cho mấy cây bông Thược Dược. Mấy chậu Cúc bắt đầu trổ nụ nho nhỏ. Nhà nào cũng có vài chậu. Chăm sóc cây kiểng cũng có nhiều thú. Mỗi buổi sáng, những cụ già tay cầm tách trà nóng, tay khẩy nhẹ vào cành bông, ngắt chiếc lá chưa kịp vàng, như sợ lây sang những lá khác. Dân chúng đếm từng ngày, mong tới tết. Những tiệm buôn, chuẩn bị mua thêm hàng. Xe đi Qui Nhơn tăng thêm chuyến, xe từ Sài Gòn chạy thẳng lên Plei Ku. Không khí nhộn nhịp, mọi người quên hẳn tin tức từ giới Quân Sự, chiến trận có thể xảy ra ngay trong thành phố. Họ nghe quen những tin này, chẳng ai thèm để ý. Suốt ngày, suốt tháng, suốt năm, lúc nào cũng thấy lính, đủ mọi Binh Chủng, nhiều nhất vẫn là Biệt Động Quân. Họ nhìn bảng xanh, đỏ, tím, biết ngay là tiểu đoàn nào. Bảng Xanh, 22, bảng đỏ,11, bảng tím 23. Thiết Giáp, Lữ Đoàn 2, cũng là cơ hữu.

Thật sự, ba tiểu đoàn bđq thay phiên hành quân vòng đai hơn hai tháng, hết Hàm Rồng, Thanh An, An Khê, lại Quốc Lộ 14, 19, Mang Giang. Tin tức Việt Cộng điều quân khắp nơi, từ Tân Cảnh, Dakto, An lão, Ban mê Thuột, Đèo Mang Giang, xuống tận Qui Nhơn, dọc theo hướng Bắc, Phù Củ, Bồng Sơn ,Tam Quan, mật khu An Lão, chạy thẳng lên Kontum. Họp hành quân, nghe phòng Hai thuyết trình trận điạ, phòng Ba, kế hoạch hành quân, nếu Việt Cộng tấn công vào Pleiku. Chủ lực chống đỡ Pleiku vẫn là BĐQ và Thiết Giáp và các tiểu đoàn Điạ phương Quân. Plei Ku luôn có Sư Đoàn Hai Không Quân, nằm ngay cạnh Quân Đoàn, và phi trường, nhiều phi cơ chiến đấu lên xuống dễ dàng. Nếu cần, phi trường Holloway cuả Mỹ sẵn sàng lâm chiến. Xa hơn nữa, Nha Trang, hơn nưả giờ bay, với nhiều phi cơ chiến đấu cuả Quân Lực VNCH. Tất cả chỉ chờ lệnh Quân Đoàn, tổng hành dinh ngay tại Pleiku.Tất cả những đường tiến sát vào thành phố đều có xe M113 án ngữ.

Càng gần Tết, tiểu đoàn tôi càng về gần thành phố. Chỉ còn vài ngày nưã là Tết. Tiểu đoàn 11, ứng chiến Plei Ku. Thật ra chỉ đại đội 4, do Lạn, cùng khoá tôi làm Đại Đội Trưởng, ứng chiến Tiểu Khu, nằm ngay trong phố, phòng thủ kho đạn. Ba đại đội, và đại đội chỉ huy ở Biển Hồ, ứng chiến tại chỗ. Hai đơn vị đạn, năm ngày ăn, khi có lệnh, tâp họp trong vòng nưả giờ là di chuyển. Tiểu đoàn có sẵn đoàn quân xa cùng ứng chiến. Không khí tuy khẩn trương nhưng đám Sĩ Quan trẻ tụi tôi cũng đi tứ tán. Nếu có tin gì, tiểu đoàn thể nào cũng cho xe chở về Biển Hồ, đón xe ngay tại bến xe lam, gần nhà thờ Pleiku.



Hơn ba năm tham chiến, đi cũng nhiều nơi, nhưng khi Tết về, tôi thâý nhớ nhà. Nhớ ngày còn đi học, nhớ khi còn nhỏ, tôi luôn đi quanh hàng xóm, kiếm tiền lì xì. Má tôi mua cho con heo đựng tiền. Tôi muốn mua cái mũ nồi, mấy năm chưa mua được. Tiền bỏ heo chưa được nửa ngày lại moi ra cho vào đám bầu, cua , tôm , cá. Có lẽ vì vậy, khi vào lính, tôi chọn BĐQ. Quanh năm suốt tháng, chiếc mũ nồi ước mơ thuở nhỏ ở trên đầu. Giờ này, hằng năm, ba tôi gói bánh chưng. Ba tôi gói rất vuông và đẹp, sau đó, luộc bánh. Cái thú canh nồi bánh chưng, ba tôi luôn để tôi coi bánh ban ngày. Về đêm, ba tôi canh lửa, châm nước, lưả đều, bánh mới dền. Tôi thích nhất chiếc bánh nậm, chiếc bánh gói cuối cùng, khi thịt nhiều, khi đậu nhiều, khi thì gạo chiếm hết nưả. Lúc nào bánh nậm cũng ngon, vì cả năm mới ăn lại bánh chưng Tết.

Tiểu đoàn ở Biển Hồ, gia đình binh sĩ nhộn nhịp đón Xuân. Mấy khi vợ chồng, con cái đoàn tụ cạnh nồi bánh chưng, xoong thịt gà kho, hũ dưa hành, củ kiệu, vài lít rượu ngon, con có bộ quần áo mới. Tất cả chỉ chờ Giao Thưà, và Tết đến.

Tôi lái xe jeep, ra phố, uống cà phê, chơi Billard, mua tờ báo, rồi về. Làm ban ba tiểu đoàn, tối đến tôi ngủ tại hậu cứ. Thiếu Tá Huân, nhà tại phố nên cũng tới lui. Phần canh gác, thường vụ tiểu đoàn sắp xếp. Từ hậu cứ đi hơn sáu trăm thước là tới khu gia binh. Mọi người đều vui, chờ Xuân mới.
***
Khoảng 10 giờ sáng ngày 30, năm Mậu Thân, vưà ra khỏi quán cà phê, Tôi tính lái một vòng coi chợ Tết rồi về Biển Hồ. Tay cầm chiếc chià khoá, tôi chợt khựng lại. Một cô gái tóc ngang vai, áo sơ mi màu, chễm chệ ngồi trên xe, chiếc xe của tôi không thể lầm được. Nhưng một thoáng thôi, tôi nhận ra Phượng. Cô ta đang soi chiếc gương chiếu hậu, lấy tay sửa lọn tóc, cũng vừa nhận ra tôi. Tôi làm bộ hỏi:
- Sao em dám ngồi lên xe, không sợ lộn xe ư.

Phượng cười :
- Làm sao lộn đuợc, số 117989, xe của anh chứ của ai nữa. Mà có nhầm xe, em cười trừ là xong ngay.
- Em đi đâu giờ này, anh tưởng em về Saigon ăn tết rồì chứ!
- Em ở lại ăn tết với anh. Phượng cười thật tươi.
- Em có nói lộn không, nói lại đi.
- Thật mà, em tìm anh hai ba buổi rồi. Em vòng mấy quán cà phê anh hay tới, không gặp. Thấy ai mang bảng đỏ, em đều hỏi, họ nói giỡn, anh về Dalat cưới vợ rồi. Họ nghĩ em và anh chắc thân nhau lắm.
- Thân quá đi chứ. Tôi tỉnh bơ .
- Không dám đâu. Cách đây một bữa, thấy xe anh, em ghé vào tiệm bánh. Tiệm đông, phải chờ. Khi ra khỏi tiệm, anh đi mất tiêu, tức muốn chết. Hôm nay, em chờ bằng cách này chắc ăn nhất. Bây giờ anh đi đâu? Phượng hỏi.
- Anh tính lái một vòng rồi về hậu cứ. Giao thưà ở tại trại.
- Anh chở giùm em lên chợ mới một chút, rồi em nói chuyện này cho nghe.

Tôi và Phượng quen nhau gần môt năm. Tôi nhớ, một lần lái xe lên Phượng Hoàng, thấy Phượng vừa đi vưà nhìn như muốn tìm xe quá giang. Tay Phượng xách một giỏ thật nặng, tay trái còn lủng lẳng chiếc thau nhôm, thấy tôi, Phượng gọi to: "anh Lương, cho em đi nhờ một chút". Một thoáng ngạc nhiên, tôi dừng xe. Phượng biết tôi muốn hỏi làm sao Phượng biết tên tôi, liến thoắng một hơi:
- "Em thấy anh nhiều lần ở Phượng Hoàng. Em nhớ nhất, đêm 19 tháng 6, anh ngồi một bàn BĐQ. Có con Kim, thêm hai cô ở ngoài, có vẻ nữ sinh, thật đẹp. Em ngạc nhiên nhất vì một cô, giọng Bắc, lên ca bài "Bây giờ tháng mấy", để riêng tặng anh Lương và các anh BĐQ. Cô ta ca thật hay. Bữa đó, em đang ngồi bàn danh dự với Đại Tá Tự."
- "Ông ta lại biết anh", tôi nói, "Đại Tá Tự là anh rể của bạn anh tên Trần Dân Chủ "(Chủ sau này bị bắt làm tù binh, hay tử trận, tôi không gặp, khi trở lại Pleiku năm 1974).
- Em tò mò, hỏi anh Tự, "anh chỉ anh Lương cho em". Anh Tự vưà chỉ vưà nói: "thằng Trung úy, đồ rằn đang ngồi nghe cô bé ca đó". Em hỏi anh biết cô đó tên gì không, anh chịu. Đêm đó , em hỏi Kim, Kim nói hình như tên Mậu. "Mày thấy nó đẹp không, đẹp, ăn nói có duyên và vui nữa."

Tôi dừng xe ngay sát cổng Phượng Hoàng. Phượng cám ơn rồi xuống xe, nhưng chợt khựng lại, hỏi tôi:
- Anh có bận không, em muốn mời anh đi uống Cà Phê.

Tôi vui vẻ gật đầu.
- Vậy anh chờ em chút, em cất mấy thứ này.

Tôi dặn với, 5 phút thôi nghe, anh không chờ lâu đâu. Thật đúng 5 phút, Phượng chạy ra, một chiếc áo sơ mi mới, cổ áo may thật khéo, chiếc quần Jean ka ki trắng vưà vặn. Phượng thật xinh. Phượng lên xe,
- Anh làm em không kịp thở, anh không gallant chút nào, nhưng em thích vậy, đàn ông phải có cá tính chứ.
_ Thôi để nhận lỗi, anh mời em cà phê vậy - Tôi cười.
- Không , chỉ nhờ anh chở tới quán nào anh thích là được.
- Vây mình đi quán Văn trên chợ mới nghe.

Vừa lái, vừa hỏi,
- Quê em ở đâu?
- Em ở Sài Gòn. Đường Trần Quí Cáp, hướng đường xe lửa hay rạp Nam Quang, anh rành vậy.
- Anh ở đó mà. Em thử hỏi chỗ nào , anh trả lời cho.
- Thật nghe, anh biết quán cơm tấm gần chợ Đũi không?
- Gần xe chè và xe nước mía, chợ Đũi trên đường Lê văn Duyệt chứ. Tôi vặn lại,

Phượng cười thật to. Tới quán Văn, tôi và Phượng chọn chiếc bàn nhỏ, ngay góc nhà.
- Anh uống gì? Cà phê sữa nóng. Còn em, cho em ly chanh Rhum, em uống Rhum Deoda nghe.
- Em làm lâu chưa? Tôi hỏi Phượng.
- Được 4 tháng rồi, sao anh không biết.
- Trời làm sao anh biết được. Mà biết làm gì chứ.
- Nói vậy thôi, em thấy anh mấy lần rồi. Một lần anh nhẩy với con Thanh. Một lần anh nhẩy với cô nào đẹp lắm, không phải bọn em.

Tôi biết Mậu, nhưng làm bộ nói,
- Nhẩy với Thanh thì có. Đâu có ai nưã mà đẹp.
- Anh nói dối, Nhưng thôi, không phải chuyện em.

Ly cà phê và ly chanh rhum mang ra. Phượng khuấy ly cà phê của tôi, vưà hỏi,
- Sao anh đi lính dữ vậy?
- Lính nào hiền. Tôi làm bộ ngơ ngác.
- Lính bộ binh hiền, lính bđq dữ. Anh hiền hay dữ, ai biết. Phượng đanh đá trả lời.

Câu chuyện cứ dần dà thêm chi tiết. Phương kể,
- Em học Hưng Đạo, thi tú tài rớt, gặp con bạn ở Pleiku về, rủ lên đây. Em mới tập thêm, con bạn em dậy. Em không thích công việc này lắm, chừng vài năm, em về Saigon lại. Em nói dối má em, đứng bán tiệm cho gia đinh ngườì quen.

Phượng có vẻ tin tôi nên nhiều khi không dấu diếm.
- Anh biết không, nếu đông khách, hàng tuần cũng khá lắm. Em để dành, mở trương mục tiết kiệm, em không xài nhiều đâu.

Tôi biết nhiều về mấy vũ nữ. Nhiều cô xài không đếm, tới khi Phượng Hoàng cấm quân là đói dài dài. Trung úy Quảng, quản lý Phượng Hoàng là bạn tôi, nên tôi ra vào hội quán thường xuyên. Các cô ở ngay sau toà nhà lớn, tôi biết mặt và quen gần hết. Tổng cộng hơn 10 cô, đa số đều trẻ, trang lưá tôi. Có chị Hà lớn , làm tài pán, biết tôi khi mới ra trường. Phượng hỏi tôi có bồ chưa.
- Anh có hỏi em có bồ đâu mà em hỏi anh. Tôi trả lời.
- Tại anh không hỏi.
-Vậy em có bồ chưa?
-Có rồi. Hai người, chủ tiệm vàng, và một ông lính.
- Lính gì?
- Bđq.

Tôi biết Phượng nói gì, nhưng tảng lờ im lặng.
- Anh có đi nhẩy nhiều không?
- Tiền đâu mà đi nhiều.
- Em thích câu trả lời cuả anh, nhiêù ông trả lời loanh quanh. Anh cứ tới sớm, em ra ngồi nói chuyện với anh, khi nào em có khách thì anh về. Anh biết không, nhiều bữa em ngôì cả giờ. Em có ông thương gia khá lắm, nhiều khi ngồi có hai giờ, ông ta trả em luôn 15 ticket. Buồn cười ghê anh, ông ta cứ đòi em làm bé. Ông ta cho tiền tháng, và mua nhà cho em nưã.
- Em trả lời ông ta ra sao?
- Em nói làm lớn thôi, không làm nhỏ ai hết. Ông rủ em đi ăn, em luôn rủ thêm mấy con bạn, ông ta rầu lắm. Nhưng không dám nói.
- Em có quyền ghê hé.
- Bây giờ thì có, nhưng không biết được bao lâu.
- Em thích có uy với ông ấy không?
- Em thích tiền của ông ấy, em thích có uy với anh.

Phượng trả lời tỉnh bơ.
- Em thất vọng rồi, đâu dễ có uy với anh đâu em.
- Anh cứ chờ xem. Thôi, em phải về, nhớ nghe, khi nào rảnh, ghé em ngay nghe.
- Anh không hưá.
- Xí. Mai mốt đừng năn nỉ nghe. Phượng nói.
- Không bao giờ. Tôi trả lời.

Tình cảm của tôi và Phượng cứ như vậy, không gần, không xa. Tôi coi Phượng như cô em. Còn Phượng cứ lưng chừng, luôn chia xẻ tin tức, đủ mọi truyện riêng tư với tôi.

Mỗi lần ghé Phượng Hoàng, Phượng luôn tìm cách ngồi bàn với tôi dù có khách. Có bữa Phượng thấy tôi trong phòng nhảy, Phượng đang ngồi với hai ba ông khách, Phượng chạy tới tôi, dúi tay tôi mấy trăm,
- Anh qua phòng ăn gì đi. Khoảng 11 giờ, anh chở em đi ăn bún nhà xác nghe (quán bún gần bệnh viện dân y).

Tôi không lấy tiền. Phượng nói,
- Ông khách bưã em nói với anh vưà cho em đó. Anh cứ tiêu đi, hết cũng được.

Phượng vụt chạy. Tiền rớt xuống sàn, tôi đành phải lượm đút túi. Tôi không phải dạng thích xài tiền đàn bà đưa, và suốt cả đời tôi, cho tới giờ không thay đổi (có vợ tôi làm chứng). Cũng vì phải chờ để trả tiền Phượng, tôi bực lắm. Phượng tuy ngồi với khách, nhưng cứ ngó về phía tôi, chỉ ngón tay ra phía nhà ăn, ý nói tôi đi ăn đi. Cuối cùng, tôi qua nhà hàng bên cạnh, kêu ly cà phê, bực dọc ngồi chờ. Đang ngồi quay lưng về phòng nhảy, hai bàn tay chợt bịt mắt tôi,
- Em biết anh chờ em mà.
- Thôi cô ơi, lần đầu và lần cuối đấy. Tuy bực nhưng đành phải cười.
- Lần cuối của hôm nay. Mình đi ăn bún nghe. Phượng thông minh trả lớì.

Phượng vụt chạy. Phượng thay chiếc Jean và mặc Pull. Tôi và Phượng ra chỗ đậu xe. Xe dừng gần quán bún, quán này nhiều người thích. Cô phụ quán, người Huế, xinh xắn. Cô còn đi học, chỉ phụ bà cụ buổi chiều tối. Phượng liến thoắng kêu, hai tô. Hai tô bún trông thật ngon miệng, thêm diã rau thơm. Phượng vưà ăn vưà hít hà,
- Cay ghê, để em gắp ớt riêng ra cho anh. Thấy anh ăn bún sao tội nghiệp quá, cay mới ngon.

Ăn xong, trả tiền, tính lái xe đưa Phượng về, Phượng năn nỉ,
- Anh chở em một vòng tới ngã ba Thiết Giáp rồi về.

Tôi đành phải chạy một vòng trước khi trả Phượng về Hội Quán. Vưà lái xe vưà nói đủ chuyện.
- Xong đây anh về đâu?
- Về Biển Hồ chứ về đâu nưã.
- Trời, em tưởng anh còn đi nưã chứ.
- Khuya rồi, anh về ngủ, em ngủ ngon nghe.
- Mình ngồi trên xe nói chuyện cũng được. Phượng nói.
- Thôi cô ơi, vào nhà đi.
- Anh đi cho em thấy rồi em mới vào. Phượng bước xuống xe.

Tôi lái thật nhanh về hướng Biển Hồ. Đại khái, tôi và Phượng thân, nhưng rất chừng mực. Trong giới Ca ve, kiếm một người còn ngây thơ , học trò như vậy rất khó. Đa số, chỉ tính tới tiền. Phượng đủ yếu tố để thành công, đẹp, nhảy khá, ăn nói có duyên. Phượng bắt đầu,
- Anh nghĩ gì mà thẫn thờ vậy. Tối nay anh đưa em đi Chùa, cúng Giao Thừa nghe. Anh đưa sớm, sau Giao Thừa, anh về nhà em, xông nhà. Rồi em cúng, hai đứa mình ăn tết. Ngày mồng ba, em mới lên Phượng Hoàng. Em ở nhà, tối đón em. Như vâỵ là em và anh có 3 ngày, tha hồ ăn tết.

Tôi im lặng, thường thì tôi và Mậu hay đi chùa đêm giao thưà. Hôm nay Phượng hỏi, không biết trả lời ra sao. Cũng hơn 10 ngày, tôi và Mậu không gặp nhau, chỉ nhận được thư tay. Mậu gởi cho một sĩ quan Mậu biết quen tôi. Phượng rất tâm lý,
- Anh sợ cô nữ sinh hoa khôi của anh phải không. Phượng đưa tay cho tôi đòi nghéo tay.
- Anh phải ứng chiến mà.
- Thì anh chạy tới lui, không có gì, lại về nhà em. Em thì nấu thức ăn. Em mua đủ thứ rồi, có cả gà nấu đông, chân giò nấu măng, bánh chưng chứ không phải bánh tét đâu. Em chuẩn bị từ lâu, hôm nay mới gặp anh.

Tôi buồn cười, ai bầy em nấu món Bắc đấy.
-Con Kim. Anh rành Con Kim quá mà. Nó thấy em đi với anh. Nó nói anh dễ thương. Nó coi anh như anh nó.
- Anh biết Kim lâu lắm rồi. Tôi ậm ự.

Xe tới chợ mới. Phượng nói,
- Anh có muốn vào chợ với em không? Anh chờ, phải nửa giờ đó nha, đừng bỏ em lại nghe. Anh muốn mua thêm gì không, em mua cho anh mấy tờ báo Xuân rồi, mua Cà Phê, đủ cả.

Tôi ngồi chờ. Chợ 30, tấp nập, chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa là xuân mới - Xuân 1968, Mậu Thân. Phượng từ trong chợ ra, xách một giỏ đầy, khá nặng. Tôi xuống xe, lững thững đi về phía Phượng, hứng chiếc giỏ trên tay Phượng. Phượng cười vui, đi với anh hồi hộp thấy mồ, chỉ sợ đi bộ về không à. Em mua gì nhiều thế, mỗi thứ một chút mà nặng ghê.

Tôi liếc thấy hộp mứt gừng.
-Em thích gừng hả?
-Mua cho anh đấy.
- Sao em biết anh thích gừng.
- Bí mật, anh cũng lạ, ớt thì không ăn mà thích gừng.
- Bây giờ, anh bỏ em ở nhà. Anh về hậu cứ, coi xem có gì thay đổi không. Nếu không có gì khác, khoảng 10 giờ tối, anh đón em. Tôi lái xe về nhà Phượng, dặn Phượng,
- Đúng giờ đó nha. Em mặc áo dài, em mới may hai cái, đẹp lắm. Phượng hớn hở.

Tới nhà Phượng, xuống dốc ngay gần Quân Cụ, phụ Phượng mang giỏ vào, tiện tay mang luôn thùng gỗ , đựng đạn súng cối, lúc nào cũng có sẵn hai bộ đồ, kem bót đánh răng.
***
Tại Khe Sanh Tôi chạy thẳng về Biển Hồ, hỏi sĩ quan trực, tiểu đoàn - vẫn ứng chiến, trực gác, không có lệnh mới. Loanh quanh tới 5 giờ chiều, tôi lái xe ra Plei Ku. Chạy ngang Diệp Kính, gặp Lạn, ĐĐT ĐĐ4 lái ngược chiều, hai đưá dừng xe. Tôi hỏi Lạn,
- Đại Đội mày đóng chỗ nào?
- Đóng ngay gần chùa, và trường Thiếu Sinh Quân.
- Tao mới ra đây. Tính loanh quanh, tối đưa em Phượng đi chùa, cúng Giao Thưà. Mày có chỗ ăn tết chưa, nếu không thì về nhà Phượng ăn tết cho vui. Tôi trả lời.

Mỗi lần gặp mày, mày gọi một tên mới. Tao chẳng biết ai vào ai. Còn em Mậu ra sao rồi? Lạn cười.
- Thì vẫn như vậy.
- Tao có chai rượu, mày có nhà nào uống không. Tết nhớ nhà, hai đứa uống, nói chuyện cho vui. Lạn chỉ chai Martel, hỏi tôi.

Tôi nghĩ, bây giờ mới hơn 5 giờ, uống tới 7 giờ cũng đươc. Dư thời giờ đón Phượng. Tôi vui vẻ,
- Tao có chìa khóa nhà thằng Đệ. Chủ phòng tắm hơi đó. Mấy bữa, gặp tao, nó mừng quá, giao chià khóa cho tao, dặn dò: "Mày đi đâu thì đi, thỉnh thoảng ghé nhà tao coi giùm, tao đi tới mồng mười mới ra." Gạo, đường, cà phê, thịt hộp, đủ cả, nếu mày ngủ lại càng tốt.

Tôi với Lạn, lái xe tới nhà thằng Đệ. Tôi mở cửa. Lạn có sẵn đồ nhắm. hai đưá cởi áo lính, mặc may ô cho thoải mái. Trước khi uống, tôi hỏi Lạn,
- Ai coi đại đội cho mày,
- Thằng Lũy, tao dặn nó rồi.

Vừa uống, vưà nói chuyện, quên cả thời giờ. Hai đứa ít khi uống, nên hết chai là say. Lạn nằm trên nền xi măng ngủ. Còn tôi, nguyên cả giầy, leo lên chiếc giuờng, ngủ say sưa. Cuộc đời, sau này suy nghĩ lại, tôi vẫn tin, mỗi cuộc đời, mỗi phút, mỗi giây đều có số, đều đã được sắp sẵn. Bữa uống rượu hôm nay ngoài dự tính, nhưng hâụ quả thật khôn lường.

Lạn gọi tôi, Lương, pháo gì, giống súng nổ quá, pháo gì nổ, có tiếng gió rít, có tiếng pháo binh, có tiếng M16 và đại liên nưã. Tôi chưa hoàn toàn tỉnh, hỏi Lạn, mấy giờ rồi, hỏi gì nưã, hơn mười hai giờ khuya rồi, nghe hơn mườì hai giờ. Tôi tỉnh hẳn, chết, sao mày không kêu tao, giờ này thì còn đón ai nưã. Tao cũng mới tỉnh khi tiếng đạn réo trên đầu -

Tôi vừa nghe tiếng nổ, vừa nghĩ tớí Phượng, tự trách mình, nếu đừng uống rượu thì đâu tới nỗi này. Lạn nói,
- Đúng là súng nổ rồi, không còn lầm lẫn gì nưã, tao phải đi về đại đội, không về, có gì thì chết.
- Bây giờ, biết ngoài đường ra sao mà mày đi. Lỡ ra, không Việt Cộng, thì cũng bị đơn vị khác bắn chết. Tôi nói,

Tôi lắng nghe tiếng súng để định hướng. Pháo binh mình bắn về hướng Thanh An, Hàm Rồng.
- Quân mày ở hướng Thiết giáp và chùa, chắc không đến nỗi nào. Tao dặn thằng Lũy kỹ lắm, có gì cứ cầm chừng chờ tao, mà giờ này chắc không đơn vị nào di chuyển đâu, trừ thiêt giáp. Tao có mật khẩu đèn xe, và bán tiểu đội ngay đường xuống chùa, tụi nó sẽ chặn mọi xe khi súng nổ, trang bị M 72, và M 79 nhiều bằng cả trung đội. Lan tiếp.

Cuối cùng, Lạn cương quyết,
- Tao lái xe chạy thí mạng, chết thì cũng chịu.

Tôi biết không thể cản được. Tôi nói:
- Cũng may, hướng xe mày không qua Dinh ông Tướng, giờ này đoạn đó kéo kẽm gai hết rồi. Thôi mày đi cẩn thận, sáng liên lạc tao. Nếu gọi được tiểu đoàn, nói với Đại úy Dếnh, tao ở ngoài phố, sáng sẽ tìm về đơn vị. Tao ở đây, mai tìm tiểu đoàn vậy.

Lạn choàng vội chiếc áo, lấy cây súng Colt, mở cưả chạy ra xe, cưả mở. Cả hai đưá thấy hoả châu, sáng rực bâù trời, tiếng xe rít trên đường. Tôi thầm cầu nguyện Lạn về tới chỗ đóng quân an toàn.

Còn mình tôi, đóng cửa, đầu rối mù. Cũng may chỗ tôi đang nằm, gần Dinh Tướng Tư lệnh, tương đối an toàn. Tôi cầu mong Lạn về tới đơn vị, nghĩ vơ vẩn, chắc Phượng giận tôi lắm, nhưng giờ này,cô bé biết rồi, cô ta biết tôi phải theo tiểu đoàn, chắc không bao giờ Phượng ngờ, giờ này, tôi ở đây, chỉ cách nhà Phượng 7 phút xe. Hướng nhà Phượng, chó sủa liên hồi, tiếng chó như rền vang, hướng Quân Cụ, xóm lò heo, và hướng suối cạn, dưới chân nhà Phượng. Nằm trên giường, nguyên cả giầy, tắt đèn, chỉ mong trời sáng. Nghĩ tới đơn vị, không biết Việt Cộng tấn công hướng nào, không biết tiểu đoàn có gom đủ lính để đi hành quân không. Kinh nghiệm nhiều lần, khi có súng nổ, lính sẽ về tiểu đoàn. Số sĩ quan độc thân, ngủ tại đơn vị hơn 2/3, trừ trường hợp như tôi hôm nay.

Tôi cứ vơ vẩn nghĩ. Nếu không uống rượu, đi với Phượng cũng hơn 12 giờ, rồi còn ăn uống như Phượng nói, về tới đơn vị cũng phải hơn một giờ khuya. Tôi nhúm bếp, nấu chút nước sôi, pha miếng trà, ly cà phê sưã, ngồi dưạ trên chiếc salon, vưà uống, vừa nghe tiếng đạn rít trên đầu. Tôi suy tính, đi hướng nào để về tiểu đoàn. Trong đầu tôi, như đang vẽ bản đồ hành quân. Hơn 4 giờ sáng rồi, thỉnh thoảng có tiếng xe GMC chạy. Nhìn ra cưả, trời còn tối quá, khoảng hơn 5 giờ mới đi được. Tôi nhắm mắt, nằm im lặng. Nhìn quanh nhà, không biết thằng Đệ để chiếc Radio ở chỗ nào, muốn nghe tin tức, đành chịu. Tôi thiếp đi khoảng nửa giờ, giật mình khi tiếng súng nhỏ nổ, hướng Bưu Điện, 5 giờ 45. Rưả mặt, và tắm, nước lành lạnh, tôi tỉnh hẳn. Đeo cây súng colt, giây ba chạc, bước ra cửa. Bây giờ mới thấm thiá, lính không đơn vị, không đồng đội, không truyền tin, như người đi lạc.

Tôi nhìn chiếc xe Jeep, bánh trước xẹp, không buồn để ý, taị sao. Tôi đi theo sát cửa nhà, từng nhà, từng nhà, đa số đóng cửa. Một vài nhà, cửa mở, không người. Không khí chiến tranh thật sự đã vào thành phố. Đi vài nhà, laị dừng để quan sát. Quãng đường ngắn, đi mất hơn 20 phút, rẽ phải, ngược phiá dinh Tướng và Phượng Hoàng. Nhắm thẳng rạp Diệp Kính. Tôi thầm cám ơn trời, không có gì, phố xá vắng tanh, các đơn vị vẫn án binh bất động. Cứ đi từng nhà, tôi không sợ bị bạn bắn lầm, sợ Viêt Cộng núp đâu đó, thì không còn chỗ đỡ. Tới bến xe Lam, thường. Lính mọi đơn vị hay chờ tại đây để đón xe đi Quân Đoàn, Quân Y Viện, Phi trường, và C2, LLĐB.

Tôi đi hơn 200 thước thì nhìn thấy đoàn xe GMC chở BĐQ, lính bảng đỏ, tiểu đoàn tôi, thật mừng. Thiếu tá Huân, dừng chiếc xe Jeep:
- Lên xe đi ông tướng. Tôi tưởng cậu đào ngũ rồi chứ.

Tôi cười, ngượng ngùng. Chợt hỏi truyền tin,
- Có nghe Alpha 4 gọi không mày.
- Có, Alpha 4 nói với Đại úy Dếnh, là alpha sẽ về tiểu đoàn khi trời sáng.

Nghe tin Lạn, tôi yên tâm, giờ này đánh đấm cỡ nào cũng không ngán. Đoàn xe vừa tới ngã ba Diệp Kính, một chiếc Jeep ngược chiều, dừng khi thấy xe thiếu tá Huân và tôi. Tôi và thiếu tá Huân xuống xe, xe quân đoàn chở một Trung Tá, một Thiêú Tá, một Đaị úy và một truyền tin. Trung tá quân đoàn bắt tay Thiếu Tá Huân và tôi, nói sơ tình hình và giao một phóng đồ. Ông ta nói:
- Quân thiếu tá sẽ đổ ngay đây, đi dọc theo Dinh thiếu tướng, ngang dinh gần Phượng Hoàng, bắt đầu khai triển đột hình, đánh ngược xuống khu Hoàng Diệu, Khu Quân Cụ, lò heo, nhưng không vượt qua suối cạn. Khu đó tôi giao cho bộ binh và thiết giáp.

Ông Đại úy giao tôi phong bì đặc lệnh truyền tin, còn nguyên dấu nổi màu đỏ, hàng chữ tối mât màu đen. Ông Trung tá hỏi,
- Thiếu tá và trung úy có gì hỏi không?

Thiếu tá Huân trả lời không. Ông Đaị uý nói với tôi,
- Truyền tin theo đặc lệnh mới từ giờ này, cho tới khi có lệnh mới.

Xe quân đoàn vưà chạy, thiếu tá Huân cho lệnh xuống xe. Rải quân, an ninh, mời ĐĐT họp. Các đại đội trưởng tới ngồi gần thiếu tá Huân, ngồi ngay bên hè trường tiểu học:
BĐQ tại Hạ Lào - Đđ 3, 2 đi đầu, bộ chỉ huy tiểu đoàn, đại đội chỉ huy, đại đội 1, sau cùng. Nhắc các Alpha, áp dụng tam tam, chiếm, lục soát từng nhà, tránh đi ào ào qua. Tụi VC laị ở đằng sau đánh tới, Thanh toán đâu, giữ tới đó. Chúng ta đi theo hướng Phượng Hoàng, khi nào thấy nhà nghỉ Chính Phủ trên đồi, báo cáo. Tôi sẽ cho lệnh rẽ trái. Chiến trận có thể xảy ra khi chúng ta tới bến xe chợ mới, khu quán cơm Ba Cò. Thiếu úy Thông phát bản đồ, thiếu úy Huấn đổi đặc lệnh truyền tin mới, thử máy. Nhớ, coi chừng bắn lầm dân chúng. Giới hạn tối đa khi bắn M 79, cối 60. Có ai không hình dung ra địa thế không? Các ông họp trung đội trưởng. Sau 15 phút, hành quân bắt đầu.

Khi ngồi chờ, tôi chợt nhớ tới Phượng. Không biết Phượng có an toàn không? Tin tức tôi có, Việt Cộng từ phiá Hàm Rồng, theo đồn điền trà, ém quân, tối tiến vào thành phố, theo thung lũng và suối cạn phiá lò heo để chiếm mấy cơ sở dọc theo tuyến từ đồi pháo binh, xuống tới ty Bưu Điện. Như vậy, đêm qua, tôi cách không xa hướng hành quân của VC. Tôi thầm nghĩ, nếu đêm qua, tôi đi với Phượng, có lẽ kẹt trong gọng kềm của VC, vì chắc chắn VC sẽ chiếm toàn khu suối dưới chân đồi, gần nhà Phượng. Một mình Phượng ở căn nhà nhỏ dù sao đỡ hơn có tôi.

Đại Đội 3 và 2 báo cáo xuất phát. Đội hình đi thật thưa. Đường phố vắng tanh, nhiều nhà thấy bóng dáng BDQ, rất mừng. Một vài cánh cửa hé mở, vài khuôn mặt tươi cười chào chúng tôi. Mấy quán cà phê dọc theo rạp Diệp Kính, đối diện nhà thờ thường ngày đã mở cửa, giờ này còn đóng. Cổng nhà thờ trang hoàng thật đẹp đón xuân, không một bóng ngườì. Một vài chiếc GMC chạy thật nhanh về hướng Thiết Giáp. Tiếng súng nhỏ nổ nhiều. Tôi tỉnh táo, không như đêm qua. Niềm tự tin trở lại, tôi buồn buồn nhìn khu phố. Khu này là trung tâm sinh hoạt của Pleiku. Ngang qua tiệm chè Diệp Kính, cửa đóng, tôi nhớ tới Mậu. Không biết khu Phan Đình Phùng nơi Mậu ở có sao không? Hai năm vừa qua, tôi đón Mậu đi chùa, năm nay, lại khác.

Tôi và Mậu vẫn thân, rất thân. Nhưng đôi khi như hôm qua, Phượng làm tôi quên Mậu. Nhiều khi tôi cũng không hiểu mình muốn gì. Tôi ít lệ thuộc trong tình cảm lắm. Mậu hay trách tôi như vậy.
- Em thấy anh khó hiểu quá, như có ai mới vậy.
- Tại em nghĩ vơ vẩn chứ anh có gì khác đâu. Dại gì xa em thì còn kiếm ra ai hơn nữa. Tôi cười.

Được cái Mậu rất dễ tha thứ, bao giờ Mậu cũng vui vẻ liền. Thường thì sau mỗi lần như vậy, tôi và Mậu đi nhẩ. Mấy cô Phượng Hoàng quen tôi hay nói đùa, cho cả hai người nghe,
- Anh Lương quên tụi em rồi nghe.
- Sao không nghe anh trả lời. Ghé tai tôi, Mậu cười.
- Trả lời sao?
- Trả lời là chưa quên ai hết.

Trong mấy cô, có Kim, bắc kỳ, rất bạo, cố tình nắm tay tôi kéo lại
- Người yêu anh Lương đẹp quá, hèn nào.

Mậu không bao giờ giận hờn khi có đông người, Mậu nói vui theo,
- Em chỉ mượn của mấy chị thôi.
- Thôi tha anh đó. Cả bọn cùng cười,
- Anh Lương, bữa chị này mặc đồ rằn, anh phải cho em một bộ đó. Thanh gọi.

Tôi và Mậu vào phòng nhảy. Tôi nhẩy không hay. Mậu khá hơn tôi một chút. Hai đứa lại thích nhẩy. Tôi luôn coi nhẩy là môn giải trí dễ thương và lịch sự nhất. Tất nhiên, không kể những người, coi nhẩy như một phương tiện khác.

Đại đội 2 và 3 đã tới ngã ba Ba Cò, bến xe cũ. Nhà vẫn đóng cửa, quán cơm, càphê, trạm xe đi liên tỉnh không bóng người. Thiếu Tá Huân dặn dò,
- Cậu rành khu này, nhớ nhắc tụi nó cẩn thận, đánh trong thành phố khác hẳn, không ào ạt, không súng lớn.

Tôi thấy thấp thoáng từng toán nhỏ bđq tiến theo đường, biến mất sau mấy căn nhà mái tôn. Tiểu đoàn cũng phải tự phòng thủ, theo từng toán nhỏ. Thiếu tá Huân, tôi và 3 máy C25, thêm mấy lính theo để bảo vệ. Tôi đề nghị,
- Mình dừng cạnh chổ bán vé xe để theo dõi các đơn vị.

Đại úy Dếnh, đang chỉ huy Bộ chỉ huy, tổ chức phòng thủ. Hơn một giờ, hai đại đội vẫn lục soát từng nhà, bung rộng hướng lục soát. Vùng này nhà san sát, nhưng càng ra xa, nhà thưa thớt, cho tới khi chỉ thấy đồi thấp, không có cây lớn. Thiếu tá Huân nói nhỏ:
- Chắc tụi nó xâm nhập chưa nhiều vì ngoài vòng đai thành phố có thiết vận xa M113, mà đường xâm nhập thì trống trải . Có lẽ đêm nay, tụi nó sẽ tăng cường thêm.

Tiếng súng AK réo trên đầu, tiếng súng Carbine BDQ trả lại dòn dã (BDQ chỉ trang bị M16 khoảng tháng 5, 1968, Mậu Thân 2). ĐĐ2 và 3 báo loáng thoáng thấy bóng VC tại những vị trí gần nhà, nhưng cũng gần đường. Có lẽ VC chấp nhận đánh ngoài thành phố hơn là nằm cạnh nhà, vì bọn nó sợ lạc đồng đội. Thiếu tá Huân cho tôi làm việc với máy ĐĐ nhiều hơn với máy Liên Đoàn và Quân Đoàn. Dân chúng khi thấy chúng tôi lục soát và giữ từng cụm nhà, bắt đầu chạy ngược lại với chúng tôi. Họ mừng rỡ vì sợ nằm trong vòng kiểm soát của VC. Thấy một người khoảng trung niên chạy với vợ và đứa con gái, tôi kêu anh ta, cho ngồi xuống góc mấy bức tường để hỏi tình hình. Tôi hỏi,
- Anh thấy nhiều VC không? Bọn nó mặc đồ gì? Tụi nó có vào nhà không?
- Em thấy ít. Ka ki xám, nhiều đứa đồ đen. Buổi tối, khi mới tới, vào nhà lục soát, nhưng mờ sáng ra ngoài. Anh ta lễ phép
- Nó mang nhiều đạn không? Có súng lớn không?
- Không nhiều. AK và súng trường, lựu đạn cán gỗ nữa (lựu đạn chầy).

Tiếng súng trao đổi, nhiều hơn. Tiếng alpha 3 gọi tôi:
- Alpha 12 hả, một súng trường bá đỏ và một tên VC mặc aó đỏ. Nó đang ngó giớn dác, lính tôi cho một băng, gần lắm 12 ơi.

Tôi nói vớí thiếu tá Huân,
- ĐĐ 3 thu một súng, bắn chết một em.

Tiếng lựu đạn nổ, tiếp theo một tràng súng, máy báo cáo,
- Một em tính chém vè ra ngoài lãnh nguyên một băng.

Tôi nhắc hai alpha, đỊa thế sẽ cao và thưa nhà khi họ tiến về hướng đồi pháo binh và truờng Trung Học, nhưng càng đông nhà khi đi theo hướng về thành phố. Tôi chợt nhớ khi mới quen Mậu, đi hành quân về, tôi hay lái xe theo hướng trước mặt để lên trường trung học. Thiếu tá Huân nói,
- Tụi nó không thể di chuyển đi đâu được vì ra ngoài, toàn đồng trống. Nói với mấy alpha, coi chừng về chiều và xẩm tối, chắc chắn nó phải đánh mạnh để chờ tụi ngoài vào thêm.

Đánh trong thành phố rất khó khăn, vì dân chúng, tiếp tục chạy ngược để tránh hai lằn đạn. Tiếng súng càng ngày càng nhiều. Hai bên thật sự tiếp chiến, tiếng súng nổ nhiều. Khi đđ 2 xuống thung lũng, có cả tiếng M79. Ngườì truyền tin đưa ống liên hợp cho tôi.
- Alpha 2 gọi. Báo cáo cho 54, lượm 3 AK, hai em VC áo đỏ.
- Mình có sao không?
- Một áo vàng nhẹ.

Tôi chuyển lời cho thiếu tá Huân. Khoảng ba giờ chiều, sau hơn 4 giờ lục soát và tiến quân, đoàn đã tịch thu được 7 súng, một colt. Tụi tôi 3 bị thương, đánh thành phố thường kết quả không nhiều vì địa thế rất khó, lính tránh làm hư hại nhà cửa hay bắn lầm dân. Nhìn địa thế thành phố, tôi nói với thiếu tá Huân,
- Mình còn xa khu lò heo và khu ĐĐ Quân Cụ lắm, Cứ đà này, phải chiều mai, mới tới trung tâm Bưu Điện, ngã ba Hoàng Diệu và Dinh Thiếu Tuớng.

Gần chiều, lệnh cho các đại đội phòng thủ, dựa vào địa thế để canh gác, tuy không thành tuyến tròn nhưng theo từng cụm nhỏ. Tiểu đoàn nằm trong vòng đai của bốn đại đội, không đào hố, dựa vào nhà cửa, các bức tường, và cây lớn để đóng quân. Qua máy Quân Đoàn, tôi biết Thiết Giáp trúng mánh, buổỉ chiều khoảng 3 giờ, máy bay L19 thấy VC núp duới đồn điền trà hướng Hàm Rồng, báo cho Thiết Giáp. Các Thiết Vận Xa, cứ vậy mà xả, 30 và 50. Lính sư đoàn 23 tùng thiết cứ theo lượm súng, và đếm xác. Tịch thu hơn 70 súng, đếm hơn 40 xác. Tụi tôi cũng nhờ vậy mà không đụng nhiều, VC không thể đưa quân thêm vào thành phố. Địa thế của PleiKu rất khó xâm nhập, ra khỏi thành phố, toàn đồi thấp, không cây lớn, tầm mắt nhìn rất xa. Chỉ cần một Chi Đoàn M113 với bộ binh tùng thiết là có thể bảo vệ vòng đai thành phố.

Suốt cả ngày, quên luôn hôm nay là mồng một tết, đa số dân chúng di tản lên tới các nơi không có tiếng súng. Tôi nằm ngay cạnh một gốc cây lớn với hai máy truyền tin và người lính bảo vệ. Thiếu Tá Huân, Đại úy Dếnh, nằm cách vài thước. Lính rất lanh, họ tản vào mấy nhà, nấu nhờ cơm, xẩm tối là có cơm nóng, thức ăn nhiều vì mang theo khi dời Biển Hồ. Thành phố không điện, nằm trong bóng đêm, tôi nghĩ đủ thứ. Đài phát thanh nói VC tấn công hầu hết các tỉnh. Sau bản tin là nhạc hành quân rộn ràng. Dalạt và Lâm Đồng cũng bị tấn công. Tôi lo lắng, không biết nhà tôi có sao không? Dòng suy nghĩ lan man. Chỉ cách hơn một cây số, hướng chợ mới, đường Phan Đình Phùng, nhà Mậu, không nghe tiếng súng. Hơn hai cây số, hướng về đại đội Quân cụ, Lò Heo, nhà Phượng, nằm gần suối cạn, rất đông dân, cả ngày nghe đủ loại súng lớn nhỏ. Không biết Phượng có chạy ra khỏi chưa? Tôi quấn chiếc poncho Line, gối đầu trên chiếc ba lô, không ngủ. Buổi tối, không khí im lặng, nhiều khi nghe hàng loạt đạn Carbine lẫn tiếng AK, chó sủa nhiều hướng đồi pháo binh. Tôi thiếp được hơn một giờ, tiếng máy truyền tin sè sè, liên lạc đầu giờ. Tôi nghe hai truyền tin hỏi tin tức nhau, cười khúc khích.
Liên Lạc Vô Tuyến Sáng ngày mồng hai, mở đầu bằng hàng loạt AK và carbine, tiếng súng liên tục. Đại đội hai báo, VC tấn công mạnh, nhưng không vượt qua được con đường ranh, và dãy nhà bên kia đường. Tôi kêu máy gần lại chỗ thiếu tá Huân để dễ nhận lệnh. Trời sáng hẳn, các đơn vị lại bắt đầu lục soát, tiểu đoàn cho lệnh lục soát về hướng trung tâm thành phố. Hai đại đội tiến nhanh. Tiểu đoàn và hai đại đội còn lại thế chỗ. VC thất bại vì không đưa thêm quân vào thành phố được vì bị thiết giáp làm thịt từ ngoài. Đơn vị chúng tôi trở nên nhẹ nhàng, đụng nhẹ, chỉ từ từ tiêu diệt tụi VC vào từ đêm 30 thôi.

Cả hơn nửa thành phố, dân chúng đã trở về, tuy nhiên họ chỉ ở trong nhà. Nhiều người mang bánh, mứt cho lính. Tới hai giờ chiều, đại đội một, ba, đã tiến tới Bưu Điện, và làm chủ khu lò heo, lục soát khu suối cạn. Tại đây đại đội một đụng khá nặng với VC, súng nổ hơn nửa giờ. Đếm được 9 xác, bắt được hai tên bị thương, giao cho phòng Hai Quân Đoàn chở đi.

Thiếu tá Huân, tôi cùng mấy truyền tin và bộ chỉ huy đứng sát ty Bưu Điện và mấy toà nhà lớn, vừa quan sát vừa điều động hai ĐĐ bung rộng ra, nằm tại chỗ. Thỉnh thoảng từ trong dãy nhà sát ĐĐ Quân Vận, một vài VC bỏ nơi ẩn trốn, chạy vụt xuống chân đồi, hàng loạt súng bắn theo. Cứ thế mà cũng được 4 em, lấy 4 súng.

Nhìn dãy nhà san sát, tôi chợt buồn cười, chỉ cách khoảng 500 thước, khuất một ngã ba, là trở về nhà thằng bạn. Tôi và Lạn uống rượu đêm 30. Lính tới đâu, dân theo tới đó. Họ chạy loanh quanh, chỗ nào không nghe tiếng súng, hoặc có bóng dáng BĐQ, là họ chạy tớ. Nhiều người núp ngay bên hè những tiệm buôn lớn, coi đánh nhau. Từ phía Phượng Hoàng và dinh Tướng Tư lệnh, một nhóm 6, 7 người đi về hướng chúng tôi. Tôi chợt chăm chú vào một cô gái, aó sơ mi tay dài, chiếc quần tây xám, mang chiếc giỏ, và một chiếc sắc trên vai, theo toán người về hướng tôi và hai máy truyền tin. Cô ta dừng lại, rồi bất chợt chạy thật nhanh, vừa kêu tên tôi. Phượng.

Tôi nhận ra Phượng, ra dấu cho Phượng tới sát thềm ty Bưu điện, cạnh thiếu tá Huân. Phượng mừng khi biết chắc là tôi. Phượng vừa thở, vừa chùi nước mắt.
- Trời ơi, từ qua tới nay, em cứ nghĩ tới anh. Không biết anh có sao không?
- Em chào Thiếu tá rồi mình đứng nói chuyện. Tôi chỉ Thiêú tá Huân.
- Em để xắc xuống đây nghe. Phượng cúi đầu chào.

Thiếu tá Huân rất dễ tính, ông kêu hai máy tới cạnh ông. Mấy người lính tò mò, nhìn Phượng. Phượng ngồi ngay trên hè xi măng, vừa nói,
- Giờ này, mới chắc anh còn sống. Đêm 30, em chờ anh tới 9 giờ không thấy, em giận anh quá trời. Định bụng nếu anh tới em cũng không đi nữa. Em nấu thức ăn, trái cây, sắp trên bàn thờ, quần áo ủi sẵn, sợ anh về, chờ lại nhăn. Anh biết không, cũng may anh không về. Khoảng 10:30 tối, em tức anh, ngủ không được, chắc anh đưa cô bạn anh đi, quên cả em, chợt tiếng đập cửa nhà bên cạnh, chưa kịp phân biệt tiếng gì, thì tới cánh cửa nhà. Em sợ điếng hồn, giờ này ai kêu cửa làm gì. Thêm một nhát dộng ngay cánh cửa, em lật đật kéo then. Trời đất, 3 thằng VC, mang súng vào nhà, còn hai thằng ở ngoài. Vừa vào là lục khắp nhà. Một tên bắt em ngồi ngay cạnh giường, nó xoi cả gầm giường, cả nhà tắm. Chợt thấy bộ đồ rằn treo trong cánh tủ, tụi nó xúm lại hỏi,
- Chồng mày đâu?
- Em không có chồng. Em run lập cập,
- Mày nói dối. Ai mặc đồ này? Nó ở đâu?
- Anh của em. Dạ em không biết. Nghe anh ấy nói, đi đánh giặc rồi.
- Mày ăn nói kiểu đó, ông đánh gẫy răng đấy. Ai là giặc? Một thằng nắm tóc em,
- Em im lặng, cầu trời anh đừng về nhà em. Cả xóm nhà nào cũng nghe gõ cửa, lẫn trong tiếng súng. Khoảng hơn nửa giờ, ba tên đó hỏi em đủ thứ. Em trả lời cho qua. Chợt một tên ở ngoài vào nói nhỏ. Cả 3 tên đi ra, sau khi cấm em không được ra ngoài.
- Em đóng cửa, thắp nhang trên bàn thờ rồi lên giường nằm. Em nhớ anh, giờ này anh làm gì, ở đâu? Thật may mắn, nếu không, nó bắt anh hay bắn anh rồi.

Tôi im lặng nghe Phượng, khuôn mặt mệt mỏi, nhưng dáng dấp rất cân đối, hèn nào Phượng được rất nhiều khách kêu ngồi bàn. Phượng thấy tôi chăm chú nhìn,
- Tóc em chải không kỹ phải không?
- Đâu có, em lúc nào cũng xinh xắn.
- Thôi cám ơn, để dành cho cô nữ sinh của anh đi. Sao không thấy lính đâu hết anh. Phượng nhìn chung quanh,
- Đông lắm nhưng rải khắp nơi.
- Giờ này duới nhà em, lính cũng đông lắm. Đụng cũng nặng phía suối cạn.
- Bây giờ em đi đâu?
- Nếu không kẹt mấy cái giỏ này, em theo tiểu đoàn làm lính luôn. Em không biết đi đâu. Nếu không gặp anh, em đi theo cô gái mới quen, ngủ nhờ nhà bà con cô ta vài ngày. Cô ta bằng lòng rồi, và cho địa chỉ rồi. Phượng chợt hỏi,
- Anh ăn gì? Ai nấu ăn cho anh. Em vào nhà kia, nấu nhờ cơm nghe? Em nài gạo và thức ăn, rồi trả tiền chắc họ cũng bằng lòng.

Từ lúc Phượng tới, chỉ có tiếng súng xa xa thôi. Thiếu tá Huân cho lệnh thu hẹp vòng đai, chuẩn bị phòng thủ đêm. Tôi để Phượng ngồi tạm chỗ cũ, đi tới mấy căn phố gần, đề nghị, tiểu đoàn phòng thủ tại đó, tránh tầm nhìn từ bên kia phố. TIểu đội bảo vệ tới trước, chia ra lục soát kỹ, rồi làm thành vòng đai. Hai người lính chuyên theo tôi cũng đã có chỗ ngủ đêm cho 3 người, gần thiếu tá Huân, Đại úy Dếnh, truyền tin, ban hai. Tôi chỉ hướng cho cây đại liên, dặn thường vụ canh gác, đổi mật khẩu ban đêm, rồi kêu Phượng tới.
- Anh có chìa khóa nhà thằng bạn thân. Đêm qua anh uống rượu sau khi chia tay em, định khoảng 8 giờ tối xuống đón em. Nhưng anh và thằng bạn say, ngủ quên, nên lỗi hẹn, mà còn sống. Em thấy số anh cao chứ không chết rồi.

Phượng ôm chầm lấy tôi, quên cả mấy người lính và thiếu tá Huân bên cạnh. Thiếu tá Huân thì biết tôi rồi. Nhiều khi cuối tháng, không có tiền, tôi tới nhà ông, bao giờ cũng vậy, ông kêu chị Huân, em, Lương nó tới thăm em kià. Chị vui vẻ hỏi, em muốn bao nhiêu? Chị cho em mượn 1000 thôi. Sao ít vậy? Thôi vậy đủ rồi. Chị Huân có hai em gái cùng ở chung nhà. Chị luôn nói vui, sau này, ai mà lấy cậu, chắc đói quanh năm. Lấy vợ thì khác chứ chị. Chị cười.

Mà thật vậy, từ khi lấy vợ, cuộc đời tôi thay đổi hẳn. Sau này, lần cuối cùng tôi gặp thiếu tá Huân khi anh làm Quận Trưởng tại Qui Nhơn. (Viết tới đây, tôi nhớ bài đăng trên BĐQ khi anh Huân chết năm vưà rồi. Tất nhiên, nếu không phải là thiếu tá Huân, tôi không thể nào nói chuyện với Phượng khi tiếng súng còn nổ, ngay trên chiến trường).
- Nhà bạn anh cách đây chưa quá 400 thước, ngay ngã ba, em vừa đi ngang. Em thấy chiếc xe jeep của anh, bánh xẹp lép nằm ngay con hẻm. Em theo con hẻm, nhà thứ tư bên trái, số 7. Em cứ vào ở đó, gạo, mắm, đường, cà phê, sữa hộp, nước máy, nhà tắm đầy đủ. Ở bao lâu cũng được. Hai vợ chồng nó nói ngày 10 sẽ ra, nhưng kiểu này thì không biết bao giờ mới ra lại. Anh dặn hờ, nếu anh phải đi xa bất ngờ, nó ra, em nói tên anh, nó sẽ để em ở bao lâu cũng được.

Phượng ngây thơ, em xin Thiếu tá ở đây được không? Ở chỗ nào. Anh ngủ dưới gốc cây kia kìa, càng vui, giống cắm trại hướng đạo quá..
- Thôi cô ơi, đừng tưởng tượng, Thiếu tá cho nói chuyện như vậy là quá rồi. Tôi chợt hỏi, em có tiền không? Phượng nói nhỏ, chỉ túi xách, em có nhiều lắm, xài vài tháng không hết, anh cần tiền không?
- Không, tụi anh có tiếp tế rồi, mà cũng sắp lãnh lương. Thôi, trời sắp tối rồi, em đi đi. Khi nào yên ổn, rảnh, anh sẽ tới. Nếu em đi xa, để chià khóa trong hộp thư, anh sẽ lấy. Nhớ viết vài chữ, cho anh biết.
- Anh phải hứa, em mới đi. Khi nào rảnh phải ghé em.
- Thời gian nào cho người đẹp của anh. À quên, nhưng anh phải công bằng. Cứ đi đi. Tôi cười, nói đùa.

Phượng tới lễ phép chào Thiếu tá Huân. Thiếu tá Huân hỏi.
- Bây giờ cô đi đâu?
- Cháu đi tới nhà bạn anh Lương. cháu có chià khoá rồi, chúc Thiếu tá và các anh lính luôn bình an. Phượng bịn rịn, nhìn tôi.
- Để anh cho lính mang giùm giỏ cho em. Tôi cười khuyến khích.
- Chú mang giùm cô này hai chiếc giỏ, tới ngã ba đằng trước kia. Đưa cô ta vào nhà, rồi trở lại. Toi nôi vớì Hoành. Hoành vui vẻ gật đầu.
- Em đi nghe anh. Mai, anh còn ở đây không? Em mang cơm tới cho anh và Thiếu tá ăn luôn. Phượng kêu khẽ.
- Em cứ lo cho em đi. Ngày mai, làm sao biết anh sẽ ở đâu?

Tiểu đoàn sau đêm đó, di chuyển về sân vận động. Hai ngày sau, gắn huy chương, nhận lênh ra phi trường Holloway để đi hành quân vùng khác. Tôi chỉ gặp Phượng vài lần, mỗi lần chừng một giờ. Phượng ở nhà bạn tôi. Khi tới thăm, tôi chở theo hai thùng cơm sấy, một thùng thịt và cá hộp, chục hộp sữa và mấy ký đường. Tôi ngạc nhiên, Phượng, Kim, Thanh, ba cô làm ở Phượng Hoàng cùng ở chung. Phượng ríu rít,
- Kim ơi! Anh Lương tới, mang nhiều đồ ăn cho mình nữa.

Kim đang nấu cơm, Thanh và Phượng lau nhà. Kim mừng:
- Anh ăn cơm với tụi em luôn. Hôm qua, con Phượng ra phố, gặp hai đứa em, rủ về ở chung. Nó nói nhà bạn anh. Tụi em nói chuyện về anh cả ngày. Tính ngày mai, mang quà bánh đi tìm tiểu đoàn anh.

Phượng nhìn tôi, cảm động, cứ xớ rớ. Tôi biết nếu không có hai cô bạn, Phượng sẽ không cho tôi đi, ngồi nói chuyện cả giờ. Giòng đời đẩy đưa, tôi phải theo tiểu đoàn. Hơn nửa tháng sau, tôi nhận thư Phượng khi đang hành quân Dalat. Thư dài. Thư như gói trọn cả chuỗi ngày Phượng và tôi biết nhau, gần và xa, đậm đà nhưng luôn cách trở.


--------------------
KHAI TỬ ĐẢNG!
Go to the top of the page
 
+Quote Post
caoduy
post Jan 12 2010, 08:43 PM
Post #66


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 13,947
Joined: 18-November 08
Member No.: 775
Age: 52
Country






Màu - Pleiku


Tôi trình diện TĐ 21 BĐQ ở Biển Hồ, Pleiku. Thời gian vừa đủ để làm quen mặt lính trong trung đội thì Tiểu đoàn hành quân Lâm Đồng, sau đó Phan Thiết. Dù đã được huấn luyện và chuẩn bị tinh thần rất kỹ ngay từ ngày đầu tiên bước chân vào cổng trường Võ Bị Đà Lạt, tôi cũng không khỏi bỡ ngỡ với lối sống thật khác biệt và hành quân liên tục như những ngày này. Một hai đêm trước đây, tụi tôi còn ở Lâm Đồng, ngay trên quốc lộ 20, gần sông Đại Ngã, hôm nay đã ở Phan Thiết. Hành quân ở vùng này rất khó chịu vì oi bức. Tiểu đoàn tôi đi khắp vùng Ma Lâm, Thiện Giáo, Khu Tam Giác Sắt và mật khu Lê Hồng Phong. Thời tiết nóng, nhưng cũng nhiều khi ngang qua những vùng lúa xanh mướt, mãng cầu nổi tiếng, mía lau ngọt thơm và đặc biệt đào lộn hột, màu hồng thật dễ thương, nhưng ăn vô thì khan cổ, khó chịu.

Mỗi lần hành quân khoảng 10 ngày, về thành phố vài ngày - Những ngày không hành quân tôi thường tới quán càphê gần phi trường. Cô chủ còn độ tuổi học sinh, mặt dễ thương, giọng Nam ngọt ngào. Mỗi lần vào quán, tôi thường ngồi bàn gần cửa. Cô thường ngồi nói chuyện với tôi, nhất là những khi quán vắng khách. Cô dành cho tôi tình cảm hơi khác với những khách hàng hay lui tới như tôi - Ly cà phê sữa, hơi nhiều sữa, không thuốc lá, bình trà mới thật nóng, cái ly nhỏ lau khô cẩn thận. Không biết tại sao, các bản nhạc cô chọn thường rất hợp với tôi. Tôi nói với cô tôi thích nhiều cà phê, ít sữa, nhưng bao giờ cô cũng làm ngược lại. Cô nói: em thấy Thiếu úy cần nhiều sữa hơn thì phải - Đại khái những câu chuyện vô thưởng vô phạt nhưng cũng vui vui. Nhiều khi phải nhắc mấy lần, cô mới miễn cưỡng đứng lên tiếp người khách mới vào. Tôi đùa :
- Cô bé đừng mang họa cho tôi đấy, tôi còn yêu đời lắm. Đừng làm cho người ta tưởng lầm, có ngày tôi ăn lựu đạn.
- Sao anh cứ gọi là cô bé hoài, em lớn rồi! Cô bé nhăn mặt.
- Vậy thôi gọi tên được chưa?

Cô ta ngúc ngoắc lọn tóc óng mượt gật đầu. Từ đó tôi gọi Kim mỗi khi tôi tới quán. Tôi thích thú vì có chỗ ghé sau mỗi lần hành quân, thỉnh thoảng còn có vài trái mãng cầu thật to, chín cây. Kim nói :
- Anh mang về, mãng cầu nhà em đấy!
- Khi nào anh ghé thăm nhà em được không? Tôi hỏi Kim.
- Lúc nào cũng được. Kim cười vui vẻ.

Hôm ấy về đơn vị, Tiểu đoàn nhận lệnh chuẩn bị ra phi trường ngay ban đêm, về Pleiku. Vậy là tôi rời Phan Thiết trong âm thầm, không kịp chào từ giã Kim. Thôi nhé! Giã biệt
- Em có nhớ, lần anh thấy em nhìn anh với ánh mắt thật khác thường, anh đã nói: Đừng bao giờ dại dột yêu lính tác chiến, nhất là lính BĐQ.
- Anh đi bất ngờ như anh tới. Cuộc đời lính tác chiến nay đây, mai đó. Thoảng qua như làn gió, tình cảm trao nhau chưa kịp đậm đà
- Thôi! Chúc em luôn vui, yêu đời, nếu có dịp nào, anh sẽ ghé thăm em.
-/-
Về Pleiku, ngày hôm sau, kiểm tra trực gác xong, mượn chiếc xe Jeep của Trung úy Châu ĐĐT, ra thăm thành phố. Gần ba tháng rồi, mang tiếng ở Pleiku mà chưa bao giờ ra khỏi Biển Hồ. Tôi lái một vòng gần khắp thành phố, cuối cùng dừng xe bên lề đường ngay trung tâm, mua tờ báo, vừa ngồi ngắm thiên hạ, vừa đọc báo. Buổi chiều, thành phố nhiều người qua lại. Loáng thoáng đủ loại xe, một vài cặp tình nhân thong thả đi bộ trên vỉa hè. Một người lính BĐQ, tay dắt bé gái, lững thững theo sau cô vợ trẻ, thấy vui vui và hạnh phúc. Bên kia đường một anh Pilot, hông lủng lẳng khẩu Rulo, bên cạnh một người đẹp. Thành phố Lính, đúng như mọi người gọi, chỉ thấy lính và lính. Ngồi trên xe, dưới bóng một tàng cây lớn, nhìn bao quát nhiều con đường, những căn phố nằm san sát trên đường Hoàng Diệu, chạy thẳng tới tận ngã ba Thiết Giáp, về Quy Nhơn. Trước mặt tôi, con đường rẽ phải xuống Chùa, rẽ trái lên ngã ba Diệp Kính và dốc Phượng Hoàng. Đang lơ đãng tận hưởng khoảnh khắc thanh bình, an nhàn, tôi bỗng chăm chú nhìn hai cô gái, áo dài trắng, vừa cười giỡn, vừa liến thoắng nói chuyện. Hai nét mặt chợt nghiêm khi thấy tôi đang nhìn. Chờ hai người đi sát gần, tôi mỉm cười, chào cầu tài. Hai cô cau mặt nhìn nhau như thầm hỏi: không biết ông Thiếu úy BĐQ chào ai.

Tôi cảm thấy mình vô duyên, có quen biết gì đâu mà chào. Nếu không phải vì nụ cười vừa kiêu ngạo, vừa khuyến khích trên khuôn mặt đẹp, cặp mắt to, chắc không bao giờ tôi đủ can đảm theo chân cô bé vào buổi chiều nóng khô, không chút gió, buổi chiều cuối hè. Những cây Phượng thật cao dọc theo đường phố chỉ còn hoa rải rác, họa hoằn lắm mới có một cành hoa rơi nhẹ xuống mặt đường. Dù chỉ nhìn thoáng qua thôi, tôi cũng nhận ra cô gái có mái tóc thề vừa chấm bờ vai, khuôn mặt thoang thoảng nụ cười nghịch ngợm, kiêu sa. Có một cái gì thật cuốn hút và gần gũi. Hai cô gái vẫn tiếp tục đi và tôi vẫn nghe vang tiếng cười. Tôi nhủ thầm: Gớm chuyện gì mà vui thế - Hai cô coi khách qua đường như không có, bản tính cố hữu của những cô gái đẹp và biết mình đẹp. Cô gái, vâng, chính cô gái tôi thầm chọn ngoái đầu nhìn lại như tìm kiếm người nào. Cô thấy tôi vẫn ngồi trên xe, cô cười thật nhanh và quay lại tiếp tục đi - Tôi thẫn thờ, nụ cười như mời gọi làm tôi khó xử. Hai tà áo dài sắp sửa rẽ sang trái lên dốc Diệp Kính, tôi vẫn cứ nhìn theo. Làm gì bây giờ, đi bộ theo sau thì kỳ lắm - Cuối cùng, như không cưỡng nổi, tôi nổ máy và chiếc xe như bị nam châm cuốn, cứ rề rề theo sau hai tà áo trắng. Ý tưởng được quen và nói chuyện với hai cô gái làm tôi phấn chấn hẳn lên.
Cô gái quay mặt lại, một thoáng ngạc nhiên khi thấy chiếc xe đã gần sau lưng. Cặp mắt ánh nét vui, nụ cười ngạo nghễ như thầm nói: "Tôi biết thế nào ông cũng phải theo tôi"- Có lẽ cũng đã nhiều người trước tôi như vậy. Chỉ còn vài bước nữa là tôi chạy ngang hai cô. Cô gái nói nhỏ với người bạn, rồi cả hai bước vội vã băng ngang sân nhà thờ, mất hút. Tôi muốn bỏ xe đi theo, nhưng e ngại. Đối với những người như hai cô này, sinh ra để làm khó những anh chàng si tình, phải lui một bước vậy. Đừng dại dột làm chiếc bóng, sẽ chẳng bao giờ gần được chiếc hình đâu. Tôi dừng lại tiệm tạp hóa, mua một gói kẹo, định bụng đem về cho người lính giúp nấu ăn, giờ này chắc cậu ta cũng đang chờ tôi về ăn cơm.

Tiểu đoàn khi không hành quân, ở hậu cứ, những người có gia đình ra trại gia binh, còn những người độc thân nằm trong trại. Tôi, hai người truyền tin, người lính ô đô, đều độc thân nên tụi tôi ăn cơm chung, nói chuyện gẫu như một gia đình nho nhỏ. Đêm đó, tôi nằm trên võng cứ vẩn vơ nghĩ về cô gái, nhất là nụ cười và đôi môi đỏ của cô .... tôi thiêm thiếp chìm vào giấc ngủ, tai còn mơ màng nghe tiếng ai đó ca:
Em đến thăm anh một chiều mưa, mưa dầm dề đường trơn ướt tiêu điều - Em đến thăm anh người em gái .... tà áo hương nồng.... mắt duyên trìu mến, sưởi ấm lòng anh .......

Sáng hôm sau, đang nhâm nhi ly và phê với mấy thằng bạn cùng khóa, cùng về Tiểu đoàn một lần, đang nói chuyện về những ngày dạo phố, đánh billard tại Hồng Ngọc, ăn chè ở đường Minh Mạng ĐàLạt, truyền tin mời đi họp - Thôi tan hàng Tự Thắng.

Tiểu đoàn nhận lệnh hành quân 10 ngày. Tôi tập họp trung đội, ban lệnh chuẩn bị, một ngày cơm nóng, ba ngày cơm sấy, hai đơn vị đạn. Xe tới, đi mở đường đèo An Khê, chạy ngang qua dốc Diệp Kính, trước khi rẽ theo quốc lộ 19 - Tôi cứ nhìn hai bên đường, biết đâu chẳng thấy tà áo trắng, làm gì có - Trở về thực tế, tôi chăm chú nhìn vào bản đồ, hết giờ mơ mộng. Đường đi An Khê không xa lắm, xuống xe chuẩn bị đóng quân đêm. Ngày hôm sau giữ đường. Hành quân mở và giữ đường rất nhàm chán, nhưng nếu lơ là thì bị phục kích ngay. Tôi luôn luôn cho lục soát kỹ hai bên đường, vào sâu trong rừng ít nhất 100 thước. Nhiều đơn vị ỷ y, tới là rải quân, tụi VC sẽ điều động từ xa tấn công, rất nguy hiểm. Vào buổi sáng, sau nhiều ngày mở đường, VC biết quy luật, lại càng phải cẩn thận. Tôi dặn dò binh sĩ lục soát kỹ, canh gác kỹ - Khi hành quân tôi rất cẩn thận, lúc súng nổ hăng máu thì liều lĩnh, nhưng khi về hậu cứ thì hơi khó kiếm. Không hành quân, tôi nhất định phải ra phố: cà phê, billard, nếu có tiền thì vào phòng nhảy, nếu không thì kiếm đào mang theo, chỉ phải mua hai chai nước thôi, tính tôi ham vui nên luôn luôn thích không khí vũ trường.

Buổi chiều ngày thứ mười, mặt trời sắp ngả sau mấy cây thật lớn, có lệnh sẵn sàng, khi có xe tới thì lên xe. Tôi ban lệnh miệng cho trung đội, khi người lính cuối cùng lên xe, đoàn xe hướng về Pleiku. Tôi rất vui, gọi máy cho Trung úy Châu: Ngày mai Trung úy cho tôi mượn xe nghe! Trung úy Châu cười dễ dãi - Ông ta có vợ con, những ngày không hành quân, chỉ loanh quanh ở nhà, mọi công việc ở hậu cứ đã có tôi, bù lại, ông luôn giao xe cho tôi - Ông cũng tâm lý lắm, hết tiền thì có năn nỉ tôi cũng không ra khỏi trại.

Trưa hôm sau, cũng vẫn bổn cũ soạn lại, đang nằm tòn teng trên võng, đọc mấy tờ báo, nghe radio thì tài xế đem xe tới:
-Trung úy Châu nói Thiếu úy cứ lái xe đi, tới tối cũng được, xăng đổ đầy rồi. Thiếu úy có cần tôi theo xe không? Anh ta còn hỏi.
- Thôi, anh ở nhà đi. Ngày mai nhớ ghé mang xe trả Trung úy.

Lái một vòng thật lớn tại Pleiku, xuống ngã ba Thiết Giáp, lên khu Chợ Mới, chạy lên đồi Pháo Binh, ngang qua trường trung học. Mùa hè, trường đóng cửa, cuối cùng trở lại đường Hoàng Diệu. Đậu xe, đi bộ dọc theo phố, chẳng biết bắt đầu từ đoạn nào, phố vắng người. Ngang mấy tiệm tạp hóa, tiệm may, tiệm phở và chè Diệp Kính, tôi nhìn vào quán, chiếc bàn gần cửa có bóng ai ngồi quay mặt vào trong, chiếc áo dài trắng hơi lạ, hai cánh tay gần vai có khuyết và luồn giây màu đỏ. Tà áo trắng làm tôi chăm chú, sao giống cô bé tôi gặp bữa nào vậy. Trở lại một lần nữa, khi biết chắc chính cô bé đã làm tôi mơ mộng suốt ngày đang ngồi một mình, tôi bước vào quán, đi thẳng tới bàn cô, đột ngột hỏi :
- Xin lỗi cô, tôi có thể ngồi chỗ này không?

Ánh mắt cô nhìn sang các bàn trống bên cạnh như thầm nói: "Sao ông rắc rối vậy? Bàn trống thiếu gì sao không ngồi!" Cô trả lời:
- Tôi không phải là chủ, thiếu úy hỏi chị kia kià.

Nói rồi cô chỉ ngay người ngồi ở quầy tính tiền. Tôi tảng lờ như không nghe, kéo ghế ngồi đối diện. Cô bé nhìn lên trần nhà, cố dấu nụ cười. Chắc cô ngạc nhiên, tôi hơi lỳ lợm. Tôi hỏi tiếp:
- Cô kêu gì chưa, tôi mời cô ly chè được không?

Cô gái không dấu nụ cười ngạc nhiên, chắc cô thầm nghĩ: "Sao lại có người tự nhiên như vậy nhỉ! Không quen, không biết mà lại làm ra vẻ thân thiết ". Cô trả lời chậm rải:
- Cám ơn, tôi kêu rồi. Tôi chờ anh tôi thôi!

Tôi hơi thất vọng nhưng định bụng nếu anh cô tới thì cứ như người xa lạ (tất nhiên là xa lạ). Hai ly chè lạnh mang ra, nhìn hai ly chè cùng loại, tôi nói:
- Cô cũng thích chè Sâm bổ lượng? Vậy là mình giống nhau nhỉ!

Chờ thật lâu không thấy ai tới. Tôi nhìn cô bé, thấy cô vẫn ngồi thản nhiên ăn từng miếng nhỏ. Nhìn thái độ của tôi, cô ta như đọc được ý nghĩ, nên mỉm cười nói:
- Tôi không muốn ông ngồi chung bàn nên nói vậy thôi chứ có chờ ai đâu!

Nghe vậy, tôi như được tăng thêm hy vọng nên mạnh bạo lên tiếng:
- Tôi lại thích được ngồi cùng bàn và được quen với cô nữa! -
- Quen tôi? Cô bé cười, hỏi gặng lại.

Tôi mừng vì cô ta bắt đầu trả lời. Chỉ cần trả lời là được, có nhiều hy vọng tiến tới ....
Chỉ sợ mấy cô lạnh lùng. Tôi gợi chuyện tiếp:
- Xin lỗi cô tên gì cho tôi biết để dễ gọi!

Không trả lời, có lẽ đây là câu hỏi ... khó - Mới gặp nhau đây, làm gì đã cho biết tên được - Tuy không trả lời nhưng cô cũng không vội vã, cô vẫn thư thả ăn từng miếng nhỏ. Chiếc muỗng chạm nhẹ vào thành ly tạo nên những tiếng lanh canh nghe êm tai. Tôi nhận ra cô gái không muốn ăn nhanh, cố kéo dài thời gian - Tiếc rằng câu chuyện của tôi và cô bị ngắt quãng, nên tôi cũng chỉ biết ngồi nhìn cô ta mà thôi. Cuối cùng hai ly đá lạnh mang ra, cô cầm chiếc ví nhỏ lên. Thấy vậy tôi nhanh hơn đi trước tới quầy trả tiền. Khi cô bé đưa tiền cho người chủ, chị ta thảng thốt:
- Chết, chị xin lỗi. Chị tưởng em đi chung với Thiếu úy đây nên nhận tiền lỡ rồi! Hay để chị trả lại nghe!
- Thôi ! lần sau cô trả cũng được. Tôi cười.

Cô bé miễn cưỡng cám ơn rồi ra khỏi quán.

Tôi ra trước, nán lại chờ để cùng đi với cô. Nhưng cô bé khôn ngoan đã rẽ ngay vào hàng vải. Tôi lững thững một mình, thấy tiêng tiếc một dịp làm quen đang thuận tiện, nhưng tôi tự an ủi: Thôi ! Vậy cũng đủ rồi, còn có dịp khác nữa mà! Tôi về Biển Hồ mà lòng phơi phới. Một ngày của đời lính độc thân, nếu không có hành quân và nếu không có một bóng hồng để tâm sự thì đúng là dài lê thê.

Chiều đến, có lệnh họp hành quân. Tiểu đoàn hành quân Kon Tum, chỉ hai chữ Kon Tum thôi cũng đã hứa hẹn hành quân dài ngày và nguy hiểm. Đoàn xe theo quốc lộ 14 đi Kon Tum, bốn mươi cây số, nhưng phải mất hơn hai giờ xe, vì lý do an ninh. Lệnh tiếp tục đi Tri Đạo, Tân Cảnh. Đêm đó đóng quân tại một trường học bỏ hoang, sáng hôm sau vào rừng, đi ngược lên phía Bắc. Đi đã mấy ngày, rừng rậm, cây lớn. Khoảng ba giờ chiều đã phải dừng quân, đóng quân sớm để đào hố phòng thủ cũng như bố trí các toán tiền đồn, canh gác.

Ngày kế tiếp, trung đội tôi đi đầu đội hình, tôi đi thứ năm, sau tôi là hai truyền tin và bảo vệ sát theo - Khoảng xế trưa, vượt một khoảng tranh lớn, kế tiếp một trảng tranh nhỏ, vừa vào cánh rừng thì thấy lố nhố Việt cộng, quần áo xám tro, chính quy Bắc việt - Tôi vừa la: "phục kích", thì hàng loạt đạn quét về phía đội hình. Tụi tôi dạt sang một bên, cố tìm những cây để che đạn. Hai người truyền tin theo chân tôi, kèm theo ba người lính kế tiếp nữa - Đạn bắn như mưa. Tôi thật sự hoảng hốt, cầm ống liên hợp máy báo cáo. Mấy trung đội phía sau cũng ào hàng ngang lên. Một loạt đạn quét ngang mặt đất, tôi trúng đạn. Cạnh đó hai người lính nữa cũng trúng đạn. Tôi bị ngã nằm xuống nhưng vẫn cố đưa tay ngoắc mấy người lính kế cận, ra dấu hiệu bắn tối đa và chuyển qua hàng ngang - Đạn đủ loại nổ dòn, trên trời, chiếc L.19 nhào qua lại rồi rời khoảng trời cho pháo binh yểm trợ. Tiếng pháo binh bắt đầu nổ, Súng đôi bên vẫn tiếp tục nổ, tiếng máy truyền tin trao đổi, trung đội tôi vẫn nằm tại chỗ nhả đạn liên hồi, quyết không để cho VC xung phong. Hơn nửa giờ sau, tiếng súng bắt đầu thưa dần. Y tá chuyển tôi và những người bị thương ra gần trảng tranh chờ tản thương - Mấy thằng bạn biết tôi bị thương gọi máy hỏi thăm tới tấp - Vết thương trúng chân trái, chiếc giày MAP đã được cởi ra để bên cạnh, chỉ còn một chiếc. Tiếng máy bay trực thăng tới gần, chúng tôi sáu người được cõng chạy ra hai chiếc máy bay. Cả súng đạn, cả ba lô và chiếc giày bị lủng ngang mắt cá đều được đưa theo tôi.

Trực thăng đưa tôi về bệnh viện Hai Dã Chiến. Vết thương trúng chân không đến nỗi tệ, được bó bột tới đầu gối. Còn năm người lính trung đội tôi thì hai người bị nặng, ba người khác nhẹ ...

Nằm bệnh viện, ngày nào cũng có quà ủy lạo, kem đánh răng, sữa hộp, kẹo bánh, giấy viết thư, khăn mặt v...v.. Tôi chia bớt cho mấy người cũ, ít ủy lạo hơn. Tôi chợt nghĩ đến người đẹp Pleiku, giờ này mà gặp mặt thì vui biết mấy. Tôi ao ước được gặp lại khuôn mặt trái xoan, nụ cười xinh và mái tóc của cô nữ sinh. Tôi nhớ giọng Bắc ngọt ngào, cách trả lời thông minh của cô bé. Nằm bệnh viện Hai Dã Chiến mười ngày, có lệnh chuyển về Pleiku - Tôi chia phần quà còn lại cho mọi người, quần áo, ba lô, đôi giày lủng theo tôi nằm ngay ngắn dười chân băng ca, gia tài tôi chỉ có vậy - Máy bay tới, tôi bắt đầu từ giã mọi người. Ai cũng chúc tôi mau lành, gặp lại gia đình v...v... Tình chiến hữu làm tôi cảm động. Trực thăng đáp xuống ngay Quân Y Viện Pleiku. Tôi được đưa về Ngoại Thương Hai. Trung sĩ Sơn, y tá trực đưa tôi về phòng bệnh dành cho sĩ quan, vừa đi vừa nói với tôi:
- Thiếu úy nằm một mình. Tháng trước bốn giường đầy hết. Ngày mai bác sĩ sẽ khám vết thương. Nếu cần gì Thiếu úy cứ mở cửa phòng gọi tôi.

Tôi nhìn quanh. Phòng có bốn giường, sạch sẽ. Tôi lựa nằm giường gần cửa sổ. Chỉ một chút xíu sau, đợt khách đầu tiên tới thăm tôi. Họ là những người bị thương trước, có người đã nằm ở đây cả năm, đủ loại thương tật. Họ cởi mở, vui vẻ làm tôi cũng vui lây. Tình lính thật chân thành và nồng nhiệt. Một người lên tiếng:
- Thiếu úy muốn mua gì kêu tụi em. Tụi em xuống Câu Lạc Bộ hay ra Pleiku mua cho!

Nằm bệnh viện Pleiku được bốn ngày, tôi đã quen quen, nên thường đẩy xe lăn ra phòng Hạ Sĩ Quan và Binh Sĩ đánh cờ, uống cà phê, tán dóc. Bác sĩ nói vết thương của tôi phải bốn tháng mới lành hẳn - Bốn tháng! Biết làm gì cho hết! Chiều nay thứ bảy, đang ngồi trên xe lăn xem chơi Domino, Trung sĩ Sơn gọi:
- Thiếu úy về phòng đi. Phái đoàn học sinh ủy lạo tới!

Tôi lăn xe về phòng. Chưa tới cửa phòng thì từ ngoài hành lang, một toán học sinh ùa vào, nói cười vui vẻ. Hình như họ đã quen với không khí bệnh viện và đã vào thăm nhiều lần. Một cậu học sinh đi đầu, tới người thứ hai, tôi nhận ra cô bé. Cùng lúc đó, cô bé cũng nhận ra tôi, dù màu áo xanh bệnh viện làm hơi lạ đi - Cô đứng lại, trố mắt, thảng thốt kêu lên:
- Ô! Anh. À Thiếu úy làm sao vậy? Thiếu úy bị thương hả?

Cô bé vừa nói vừa nhìn vào chiếc chân bó bột, hai hàng nước mắt tự nhiên chảy trên gò má. Nhìn dòng nước mắt của cô, tôi thật cảm động và sung sướng. Qua phút sửng sốt ban đầu, cô bé đã lấy lại bình tĩnh, cô nói:
- Để em đẩy xe anh vào phòng nhá! Anh nằm phòng sĩ quan hả!

Hai tay cô đẩy chiếc xe thành thạo, trở về phòng của tôi, theo hướng ngược chiều với toán học sinh đang mang đầy quà bánh bước vào. Cả toán ai cũng nhìn tôi với cô bé, tôi chợt nghe có tiếng gọi nhìn lên:
- Màu! Ai vậy?

Tôi nhận ra cô bạn của Màu, cô cũng chợt nhận ra tôi. Một chút sững sờ, cô im lặng cúi đầu chào và hỏi nhỏ:
- Thiếu úy bị thương hả? Thiếu úy có đau lắm không?

Tôi ngỏ lời cám ơn cô và tiếp:
- Mấy ngày đầu cũng đau lắm, nhưng bây giờ thì hết rồi.

Quay sang Màu, thấy nước mắt còn đọng trên mi mắt, cô ta nói:
- Ồ! Sao Màu lại khóc? Đáng lẽ phải cười chứ vì anh ấy vẫn được bình an mà!

Quay sang tôi cô ta nói:
- Thiếu úy biết không, ngày nào Màu cũng kể cho em nghe Màu gặp Thiếu úy trong quán chè. Màu nói chưa bao giờ gặp ai kỳ như Thiếu úy. Tôi hỏi:
- Thế dễ thương hay dễ ghét?
- Màu nói "Dễ thương". Cô ta trả lời thật mau.
- Thôi Trâm ơi! Mày im lặng cho tao nhờ chút đi! Nói xong Màu quay chiếc xe lăn, với tay mở cửa kéo tôi vào phòng.
- Anh nằm một mình hả?

Tôi gật đầu, bước ra khỏi xe lăn. Màu đưa tay đỡ tôi. Tôi lò cò về giường. Tôi nói với Màu:
- Em chịu khó ngồi đây chút nhé! Phòng không có ghế. Màu ghé ngồi lên cạnh giường, đưa mắt tò mò nhìn quanh phòng. Có lẽ thấy tôi nằm một mình một phòng nên hỏi:
- Anh ngủ ở đây có ....sợ không?
- Sợ gì? Tôi hỏi lại.

Màu im lặng, mắt liếc đọc bảng định bệnh của tôi treo ở đầu giường rồi hỏi:
- Anh bị thương ở Kon Tum hả? Gia đình có ai thăm chưa? Anh có muốn gửi thư cho .... vợ anh không? Anh viết vài dòng chiều em mang gởi cho. Hay anh muốn em đánh điện tín cho mau!

Nghe Màu hỏi, tôi biết Màu cũng tò mò, muốn hỏi khéo về đời tư của tôi. Tôi lại không muốn để Màu biết dễ dàng như bản lý lịch của một Thiếu úy ra trường Võ Bị, trăm phần trăm độc thân, tôi trả lời dứt khoát:
- Anh không muốn ba má anh lo lắng. Má anh sẽ đôn đáo đi thăm. Anh độc thân thì biết gửi thư cho ai bây giờ. Em muốn nhận thư anh không?
- Lần nào em thăm các anh thương bệnh binh em cũng nghe câu: "Anh còn độc thân". Ai nghe cũng thảm não hết. Em không nhận thư anh đâu! Màu vênh váo trả lời.

Câu chuyện cứ tiếp tục. Màu hỏi tôi. Tôi kể từng đoạn một, đời học sinh, đời sinh viên ở Sài Gòn, đời sinh viên Võ Bị. Màu nghe, thỉnh thoảng cũng hé cho tôi biết chút xíu về gia đình Màu. Màu có hai em, gái kế và chót là em trai. Đầu năm học tới, Màu bắt đầu vào Đệ Nhị. Tôi hỏi Màu chọn gì, Toán hay Vạn Vật? Màu nói:
- Em chẳng biết chọn gì. Em dốt Toán, lại lười nữa. Anh chọn cho em đi!
- Đẹp như em thì học gì chẳng được! Tôi nói.
- Anh nói dễ thương ghê đi ! Lần đầu tiên nghe người khen em đẹp đấy ! Màu cười dễ dãi.
- Lần đầu tiên anh khen một người đẹp đấy ! Tôi đáp lại.
- Em không tin!

Câu chuyện dẫn tới Đà Lạt. Màu hỏi tôi:
- Đà Lạt đẹp lắm phải không anh? Mấy cô Đà Lạt đẹp nổi tiếng ghê lắm. Em có ông chú, bạn thư tín với một cô ở Đà Lạt. Cô gửi hình, thấy mà mê luôn. Em thích phong cảnh Đà Lạt nữa. Có mấy thác nước. Nghe nói hồ Than Thở, vườn Bích Câu, thác Prenn mơ mộng lắm phải không anh. Thế nào em cũng phải lên Đà Lạt mới được! Tôi nói nhỏ:
- Người ta nói đừng bao giờ lên Đà Lạt một mình. Thành phố của những cặp tình nhân, những đôi vợ chồng mới cưới hưởng tuần trăng mật. Em đi Đà Lạt một mình buồn lắm... Hay em chờ anh được nghỉ phép, anh làm hướng đạo cho em.
- Thôi đi! Em với anh đâu đã quen. Anh khôn quá đi. À quên! Anh có nhiều bạn gái không?
- Ngay cả một người cũng không có. Tôi trả lời chắc nịch:
- Ai tin. Mấy ông sĩ quan Đà Lạt nhiều cô thích lắm.

Tôi chuyển hướng câu chuyện:
- Gái Pleiku đẹp ghê đi!
- Anh nịnh đầm lắm, em bất ngờ luôn đó. Pleiku chắc ....không thích anh đâu .... Màu tiếp luôn giọng đùa cợt:

Câu chuyện chợt ngừng khi cánh cửa phòng bật mở. Toán học sinh, có cả cô bạn của Màu ùa vào. Cô bạn đưa hai gói quà cho Màu nói:
- Màu! Tặng chiến sĩ của lòng em đi!
- Mày đưa đi ! Màu chanh chua.

Một giọng con trai nói lớn:
- Màu phải hát nữa. Thiếu úy biết không, Màu ca hay nhất trường đấy.

Màu nhăn nhó, cuối cùng cầm hai gói quà đến trước mặt tôi nhỏ nhẹ:
- Thay mặt học sinh trường Trung học Pleiku, em và các bạn chúc anh mau lành bệnh và sớm về gặp người yêu.

Tôi thắc mắc :
- Sao lại hai gói? Có gì lạ không?
- Thiếu úy đặc biệt mà. Cô bạn Màu liến thoắng.

Tôi cầm hai gói quà, nhìn Màu, nói đùa, nhưng thật chậm để mọi người cùng nghe:
- Tôi nhận quà, nhận lời chúc đầu, trả lại em lời chúc thứ hai.
- Tại sao? Tại sao? Mọi người cùng nhao nhao lên hỏi.
- Tại tôi chưa có người yêu mà! Tôi vui vui.
- Thiếu úy sẽ có. Ai đó nói tiếp.
- Thiếu úy có duyên lắm đấy. Chưa bao giờ Màu ngồi với ai được nửa giờ. Trâm, bạn Màu thêm vào.

Cả toán lại rời phòng và dặn Màu :
- Tụi tôi đi thăm Ngoại thương Một và Nội Thương Một rồi trở lại. Màu cứ ở đây nghe!

Câu chuyện giữa tôi và Màu càng lâu càng vui. Màu bớt e ngại và nói chuyện một cách rất vui vẻ, thông minh và hóm hỉnh. Chợt Màu nhìn xuống ngón tay áp út của tôi đang đeo chiếc nhẫn Đà Lạt nhận hột màu đỏ. Tôi làm bộ lấy tay che. Màu càng tò mò, Màu năn nỉ:
- Nhẫn đẹp ghê. Anh cho em xem đi.
- Không được. Lần tới em đến thăm, anh cho xem và kể cả tiểu sử chiếc nhẫn nữa. Tôi ỡm ờ, bí mật.
- Hay ghê hé! Tiểu sử có dài không anh?
- Dài lắm!

Gần hai giờ đồng hồ trôi qua. Sợ Màu khát nước, tôi nhờ Màu:
- Em ra phòng ngoài, tới giường số 5, mượn cho anh bình nước và ly.

Màu nhanh nhẹn đi, chút xíu sau mang vào hai ly nước. Màu hỏi ngay:
- Lính cùng đơn vị anh hả? Lần tới em không làm dùm anh nữa đâu. Họ ghép em với anh, như em là người yêu anh vậy.

Nghe thế, tôi nói thật nhỏ:
- Họ nói đúng đấy!
- Anh nói lại đi!!! Màu kêu.

Tôi không bao giờ có dịp nói lại. Vì kể từ ngày hôm đó, tôi và Màu yêu nhau.

Bỗng có tiếng Trâm kêu ngoài cửa phòng:
- Màu ơi về thôi! Xe chỉ còn thiếu mình mày.

Màu đứng dậy thảng thốt:
- Chết, em phải về. Anh nhớ giữ gìn sức khoẻ nha! Em sẽ trở lại thăm anh.
- Mai nhé! Tôi hăm hở.
- Không được đâu!
- Thế bao giờ?

Màu không trả lời. Tôi nhờ Màu đưa cặp nạng. Màu biết ý cản tôi:
- Thôi! Anh ngồi đây đi. Em ra một mình cũng được.

Tôi nhất định không chịu. Cuối cùng chiều ý tôi, Màu dịu dàng đi bên cạnh. Cả toán học sinh trên xe vỗ tay khi thấy tôi và Màu xuất hiện. Màu vừa đi vừa châm chọc:
- Sao anh không giống lính chút nào vậy? Lính gì mà trắng trẻo. Môi lại đỏ như con gái. Anh biết không, bữa gặp anh ở quán chè, em về nói với Trâm, ông Thiếu úy đó sao thấy "sữa" quá.

Chợt như nhớ ra, Màu hỏi:
- Anh cần gì không để em mua vào?
- Đừng mang gì cả. Em thấy đó, giường của anh đầy quà bánh, để chỗ nào nữa! Sợ Màu buồn, tôi cắt nghĩa thêm.
- Anh không hút thuốc phải không ? Anh thật đặc biệt. Em thấy ai cũng hút thuốc, nhất là mấy anh lính.
- Màu thích anh hút thuốc hay không?
- Ơ kià! Sao anh lại hỏi em? Làm như em có quyền lắm đấy.
- Em có quyền ngay từ khi lần đầu tiên anh gặp em dưới phố.
- Anh nịnh ghê. Nếu vậy thì em không muốn anh hút thuốc, được không?
- Được chứ! Em về, mỗi ngày viết một lá thư. Cuối tuần thăm, mang vào cho anh.
- Em không viết thư đâu. Viết thư dở lắm, sợ anh liệng đi không kịp. Hơn nữa, vài bữa khi tin anh bị thương tới tai mọi người, anh thiếu gì thư đọc.
- Một ngày rất gần thôi, em sẽ thấy em lầm. Chẳng ai thăm anh cả, chỉ mình em thăm thôi. Đến khi đó em lại cấm: "không ai được thăm anh đâu nhé!"
- Lần tới anh phải cho em xem chiếc nhẫn của anh và kể tiểu sử như anh hứa. Anh nợ em đấy. Màu im lặng suy nghĩ, cuối cùng nhắc tôi.
- Anh hứa, nếu em muốn. Chiếc nhẫn sẽ vào tay em.
- Không, em sợ lắm.

Tay vịn vào chiếc thang lên xe. Mắt nhìn tôi, em nói vừa đủ mình tôi nghe:
- Thôi em về. Anh vào đi.

Trong ánh mắt thật đẹp của Màu, tôi đã đọc được tất cả những gì nàng muốn nói ra.

Chiếc GMC từ từ lăn bánh. Cả toán học sinh vẫy tay chào. Tôi đứng nhìn theo. Hai cô bạn ngồi cạnh ghé tai nói gì với Màu. Chỉ thấy Màu đấm thùm thụp trên lưng hai người.

Tôi vẫn đứng cho tới khi chiếc xe khuất sau hàng dương ngoài cổng bệnh viện, mới tập tễnh đôi nạng đi vào. Trời về chiều, ánh nắng vàng chiếu nhè nhẹ vào mặt tôi, vui vui và ấm áp ....


--------------------
KHAI TỬ ĐẢNG!
Go to the top of the page
 
+Quote Post
caoduy
post Feb 10 2010, 06:47 PM
Post #67


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 13,947
Joined: 18-November 08
Member No.: 775
Age: 52
Country






Tử chiến trong nghĩa địa


Người sống cũng sống không yên. Người chết cũng chết không yên. Và thành phố Kontum cũng sẽ thành nghĩa địa nếu chúng tôi thua trận. Trận tử chiến trong nghĩa địa gần như quyết định số phận thành phố sương mù này.

Tân Cảnh, bản doanh của Sư Đoàn 22 đã thất thủ. Gió hú trên đỉnh cây, sương sa trên đỉnh núi, Tân cảnh phủ một mầu tang. Anh em đau lòng trước những mất máu của quân bạn. Hàng ngày, Chi Đoàn mở đường lên Võ Định để tiếp ứng những cánh quân còn lại của Sư Đoàn 22 và Lữ Đoàn Dù. Trung tá Dù Nguyễn Đình Bảo vắng mặt Anh không trở lại. Anh vĩnh viễn nằm lại Charlie cùng với xác thân anh em Dù Tiểu đoàn 11...

Đoạn đường trách nhiệm ngày càng rút lại, hôm nay tới Ngô Trang, ngày mai tới Ngã Ba Vườn Thơm. Bắc quân bám theo bước lùi của quân ta để tiến dần về Kontum. Uy hiếp và chiếm Kontum không còn là ý đồ, mà là mục tiêu quyết định của Bắc quân. Kontum căng ra từng buồng phổi. Kontum căng ra từng hơi thở. Trận thư hùng đẫm máu đang thành hình trong từng bước di quân, cả Nam quân lẫn Bắc quân. "Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi". Cái giá bảo vệ Kontum đã quyết định trong đầu tư lệnh Sư Đoàn 23 Lý Tòng Bá và những người chiến binh dưới quyền đủ mọi binh chủng.

Vị trí các cánh chuyển quân của địch đã buộc đội hình phòng thủ của Chi Đoàn phải thích ứng theo. Lúc đầu, Chi Đoàn đóng chốt tại mặt Tây Bắc thành Dak Pha, rồi chuyển qua khu nhà đổ nát cũ của cố vấn Mỹ, nơi đã bị phá huỷ trong trận Mậu Thân, và cuối cùng, các vết xích sắt lại lăn qua doanh trại cũ của Chi Đội Cơ Giới V.100 của Tiểu Khu, nằm về phía Bắc của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn, bên cạnh nghĩa trang, sát con lộ dẫn đi Tân Cảnh. Đến vị trí được chỉ định sau cùng này, khi mấy đứa con đã về đầy đủ, tôi bốc máy:

- Gia đình Tài Lực cần họp mặt Cần gặp Alpha và Bravo! Nghe rõ!
- Alpha rõ 5!
- Bravo rõ 5!

Trong buổi họp khẩn của bộ tham mưu Chi Đoàn, cánh Alpha gồm 6 chiến xa án ngữ mặt Bắc và kiểm soát con lộ từ Tân Cảnh về Kontum. Cánh Bravo gồm 10 chiến xa giữ mặt phía Tây, ẩn nấp trong các căn nhà đổ nát. Chiến xa nằm chìm sâu dưới các ụ đất do xe ủi đất ủi với một bờ thành bảo vệ xe. Các cấu trúc này lẫn lộn trong các vách nhà đổ nát nên vị trí các chiến xa được dấu kín, khó mà bị địch phát giác từ xa. Ngoài những ụ ngầm, doanh trại của Chi Đội V. 100 còn có những ụ lộ thiên bao bọc bằng những thùng phuy đầy cát với 2 lớp bao cát xếp bên ngoài tương đối khá an toàn cho chiến xa.

Khi tất cả chiến xa đã nằm trong vị trí chuẩn bị và sẳn sàng chiến đấu sau lệnh của Sư Đoàn ban ra sáng ngày 14/4/1972, tôi và các sĩ quan thay nhau thăm từng ụ chiến xa, coi lại nhiên liệu, đạn dược, viếng từng xa đoàn. Tin tức cho biết Bắc quân đang tiến gần về Kontum. Ngày đêm, tinh thần mọi người căng thẳng, chờ đợi một trận đánh kinh hồn, không thắng là khắp vị trí tác chiến sẽ thành tử địa, không thắng thì Kontum sẽ tan tành vào tay địch, không có đường lui. Tôi nhìn sau vào các nẻo đường mà địch có thể tấn kích ban ngày, tôi nhìn như xé màn đêm các vị trí khả nghi mà địch có thể tập kích ban đêm, ngày hay đêm gì thì tất cả gia đình Thiết Kỵ và Sư Đoàn 23 cũng phải một là giữ cho được Kontum, hai là phục hận Tân Cảnh, cho Charlie, cho quân bạn.

Đêm lạnh và yên lặng Gần sáng, khi cây xanh còn mơ ngủ, bỗng chim muông thức giấc xạt xào và giật mình vỗ cánh hoảng hốt bay ở hướng phòng thủ của Trung Đoàn 44 Bộ Bịnh Trận chiến bắt đầu. Bắc quân tiến dần vào vị trí tấn công với sự yểm trợ của chiến xa T54. Lệnh báo động tác chiến ban ra. Các máy âm thoại mở thường trực để nhận lệnh:

- Bravo sẵn sàng khai hoả tối đa và chính xác khi địch xuất hiện trong tầm hiệu quả!
- Bravo nhận rõ 5!
- Alpha cho con cái cải cách qua khu trại cưa, sau những đống gỗ!
- Alpha nhận rõ 5!

Những đứa con đã dàn đội hình theo chỉ thi. Sau lưng chúng tôi là tuyến phòng thủ của Trung Đoàn 45BB, phía ngoài khu nghĩa địa, gần bờ suối, đối diện sườn đồi trước mặt Từng phân đội một, từng xa đội một, mìn chiếu sáng và claymore được gài 2,3 lớp ở những vị trí chỉ định và hoả lực quân phòng thủ sẽ đổ lửa vào các mục tiêu.

Theo dõi máy, thì ra Trung Đoàn 44BB bị tấn công trước, vô cùng dữ dội tại Vườn Thơm. Tuyến phòng thủ này là một con lộ đất chạy dài từ Quốc Lộ 14 từ Kontum đi Tân Cảnh thọc xuống tới tỉnh lộ đi Polei Kleng. Một cánh quân khác của địch chuyển quân theo Quốc Lộ 14 tiến xuống khu đất phía Tây Bắc thuôc vị trí phòng thủ của Chi Đoàn. Tôi nhận được báo cáo nóng hổi của chiến xa nằm ngoài cùng cánh Alpha:

- Trình thẩm quyền, có tiếng động cơ xe di chuyển. Địch đã qua khỏi cống nước dưới con dốc và đang ép dần về hướng Nam đối diện Bravo!

Đêm Cao Nguyên sương mù, mưa lất phất, mắt thường khó phát giác mục tiêu trong khỏang xa 100 đến 200 thước. Bắc quân đã di chuyển nương theo màn đêm và màn sương mưa. Những hạt sương, những hạt mưa, những cơn gió núi sắt se ướp vào da thịt người chiến binh, phủ ướt đầu súng lạnh và vách sắt chiến xa lạnh lùng, mắt đăm đăm hướng súng về phía địch. Người lính đã phải vận dụng cả mắt, tai, mũi để nhận ra bóng địch, để nghe âm thanh di chuyển của chiến xa địch, để ngửi mùi xăng dịch hầu có thể biết trước địch và khai hoả trước địch.

Đầu tôi căng cứng khi tiếng máy của T54 càng lúc càng rõ dần vào khu vực trách nhiệm Tôi bỗng nổi giận: "Tụi mày tưởng có T54 là tụi mày ngon! Rồi ai ngon cho biết!" Tay tôi run run chụp ống liên hợp:

- 1,2,3! Đây Tài Lực! Bắn chính xác khi tank địch cách 200 mét, đạn xuyên phá siêu tốc C124. Tất cả nhận rõ.

- Nhận rõ! Alpha!

Tôi xoay nhìn về hướng cánh Bravo khi bất chợt hàng loạt mìn chiếu sáng vọt lên và nhận ra là bộ binh địch đang hàng hàng tiến vào khoảng giữa trường học và khu nhà đổ nát. Tiếng Trung uý Chinh, Chi đội trưởng Chi Đội 2 hét lớn trong máy:
- 1 và 2! Bắn!

Không gian đang như nghẹt thở theo từng vết xích lăn của T54 bỗng rùng mình trong biển lửa, trong một thứ âm thanh kinh người phủ chụp về hướng địch quân. Mười khẩu đại bác 76 ly 2, mười khẩu đại liên 12 ly 7 và 10 khẩu đại liên 7 ly 62 sau lệnh "Bắn!" của Chinh đã cùng lúc khạc đạn. Những tia lửa đạn đan chéo nhau chụp phủ lên đầu đich. Tiền binh địch bị lưới lửa quét giạt lui lại với vô số thân người gục ngã tại chỗ. Thành phần còn sống vội vã rút lui và núp sau các gò mối, cùng lúc các T54 địch tiến lên theo đội hình hàng dọc, đại bác trong vị thế bắn cầu vong.

Bên cánh Bravo, đại bác nổ liên tục Chợt hai tiếng nổ lớn cùng lúc với hai cột lửa phụt lên cao về hướng địch, tôi nghe Thiếu uý Đức hét trong máy:

- Trúng rồi! Hai con cua nướng T54! Mấy con khác còn chạy lòng vòng!

Chiến xa địch sau một phút hỗn loạn, nhận ra khu vực chiến xa chúng ta, chúng lấy lại đội hình tấn công và chuyển hướng bọc ra sau lưng vị trí của Chi Đoạn Đại liên 12 ly 8 và đại bác 100 ly của T54 ào ạt bắn vào hướng phòng thủ của Chi Đoàn 1/8. Hoả lực phản kích của địch cũng dữ dội không kém, không gian như muốn vỡ ra từng mảnh. Chỉ mới là những phút giây đọ sức đầu tiên, Bắc quân đâu bỏ cuộc dễ dàng. Trong lúc chiến xa địch ép ra Quốc Lộ 14 để tiến sâu vào thành phố thì bộ binh địch lợi dụng trời mưa bò sát vào gần vị trí chiến xa ta để xử dụng B40 và B41 trong lúc đạn vẫn nổ vang trời. Khi những thân người hối hả bò lết tiến dần vào vị trí giăng mắc đầy mìn claymore, chạm giây căng, mìn claymore nổ nơi nào thì đại bác chống biển người C120 nổ chụp vào nơi đó. Cánh Bravo đã bẻ gẫy âm mưu "thí một mạng, đổi lấy một chiến xa địch" .

Địa bàn cánh Alpha gồm một Phân Đội chỉ huy và một Chi Đội 3, tất cả được lệnh im lặng chờ đich. Các nòng súng vẫn còn ướt lạnh và câm nín. Gió vẫn vô tình thổi những hạt mưa bay, mây thấp lững lờ trôi, đội hình bộ binh tùng thiết địch chuyển dịch thận trọng và câm nin. Có lẽ họ có một chút an tâm khi không đụng sức chống trả trên đường tiến quân, họ không ngờ họ bắt đầu lọt dần vào vòng đai hoả lực của vùng trách nhiệm Alpha. Tôi cầm sẳn ống liên hợp trên tay tự lúc nào. Tôi chờ cái phút giây phải đến. Tôi bóp ống liên hợp:

- 3! Bắn!

Sáu khẩu đại bác gần như khai hoả cùng một lúc, các khẩu đại bác nổ quyện vào nhau thành một thứ âm thanh kinh khiếp, kỳ dị chụp lửa lưới vào mục tiêu. Chiến xa địch dẫn đầu trúng đạn, hai cột lửa màu cam phụt lên cao, các chiến xa còn lại và quân bộ chiến tùng thiết bị tấn công bất ngờ phải tháo lui và chạy tán loạn, đội hình bị vợ Bắc quân lui về bên kia bờ suối và khuất mất trong rừng cây.

Trời sáng dần. Những vệt nắng xuyên mây, chọc thủng màn sương mỏng đang tan dần trên chiến địa khi tiếng súng hai bên bỗng ngưng tiếng như 44 BB khi Bắc quân rút lui sau một đêm quần thảo mà không chọc thủng phòng tuyến nghỉ xả hơi sau hiệp thử lửa ban đầu. Tiếng súng cũng im tiếng trên vùng trách nhiệm của Trung Đoàn địch Khi đang sửa soạn kiểm soát lại vị trí và sắp xếp đạn được cho các khẩu đại liên và đại bác, Chi Đoàn bỗng nhận được chỉ thị của "mặt trời":

- Gia đình Tài Lực dzu lu cải cách khỏi vị trí, tăng cường cho 44, củng cố lại hệ thống phòng thủ! Nghe rõ

- Tài Lực nghe rõ 5!

Thế là Chi Đoàn di chuyển. Đại Đội 44 Trinh Sát cho mấy đứa con xuống tận đầu dốc để hướng dẫn chiến xa vào vị trí đơn vị bạn, cùng lúc Trung Đoàn 53BB nhận nhiệm vụ lục soát khu vực giao tranh đêm hôm qua. Dưới sự hướng dẫn của Bộ Binh, chiến xa rời vị trí, vượt cống nước dưới chân dốc, ép trái tiến vào khu Vườn Thơm. Thiếu tá Ngô Minh Xuân, Trung đoàn phó Trung Đoàn 44 cho biết tình hình địch và bạn Yêu cầu của ông là Chi Đoàn mở rộng đội hình để yễm trợ cho cả 3 Tiểu Đoàn tu sửa lại hệ thống hầm hố phòng thủ.

Tất cả chiến xa chuyển vị trí ra phía sau những giao thông hào của Bộ Binh được nguỵ trang và bảo vệ bằng lưới chống B40. Đây là loại lưới théo đan vào nhau, có thể căng rộng, thu hẹp, cuôn tròn lại dễ dạng Khi đạn B40 hay B41 đụng vào lưới, ổ mắt cáo của lưới mở ra, thân đạn vừa lọt vào thì mắt lưới thu hẹp lại giữ chặc cánh đuôi đạn để đạn không phóng được vào mục tiêu. Lưới được căng bằng 4 cọc sắt dài 3m2, đóng sâu xuống đất khoảng 0m80. Sự có mặt của chiến xa trên các vị trí của 44 chỉ là tạm thời. Buổi chiều, trước khi trời tối, sau khi 44 hoàn tất xong việc tu bổ các vị trí phòng thủ, tiếp tế và tản thương. Chi Đoàn rút về lại các vị trí hoạch định Khi xích sắt chiến xa lăn xích qua các đơn vị Bộ Binh, chúng tôi vẫy tay chào nhau, và sự dựa lưng thân thiết đó đã giữ phòng tuyến của chúng tôi vững hơn.

Chiến trường yên tĩnh không được bao lâu, vết thương của trận giao tranh ban đầu còn đau nhức, địch thay đổi chiến thuật bằng pháo., pháo dồn dập, pháo khắp các vị trí trong thành phố, pháo vào Bộ Tư Lệnh Sư Đoạn Kontum tê liệt sau 2 ngày mưa pháo.


Đêm 17 rạng 18 tháng 4/1972, lợi dụng trời tối và sương mù, địch tấn công tuyến phòng thủ của Trung Đoàn 45BB nằm về phía Nam con suối, cặp theo nghĩa địa thành phó về phía Bắc trại cưa. Bắc quân tập trung hoả lực trực xạ từ bên sườn đồi đối diện, đại bác 75 ly không giật của địch phá huỷ vị trí súng cộng đồng, hầm hố của lực lượng phòng thủ, Bộ Binh rút lui vào sau nghĩa địa sau nhiều giờ giao tranh với số thương vong cao. Vì đây là kháng tuyến chính bảo vệ thành phố nên việc vỡ phòng tuyến này làm Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn lo âu. Đại tá Lý Tòng Bá, Tư Lệnh Sư Đoàn, lên máy khiển trách Trung tá Phùng Văn Quang, Trung đoàn trưởng Trung Đoàn 45BB.

Đến hừng sáng, tiếng súng giao tranh giữa địch và bạn tại khu nghĩa địa vẫn còn dữ dội như hồi đệm Súng nổ mọi hướng. Tôi ngồi trong xe chỉ huy theo dõi sát tình hình giao tranh các nơi qua hệ thống truyền tin "không - lục". Gương mặt người hạ sĩ quan hiệu thính viên cũng căng thẳng như thượng cấp, bỗng anh trao nhanh ống liên hợp cho tôi:

- Trình Alpha! Tiếp chuyện cùng Quốc Bảo!
- Trình Quốc Bảo! Tài Lực nghe!
- Lệnh cho toàn bộ gia đình Tài Lực bằng mọi giá phải đẩy lui địch khỏi khu vực nghĩa địa, chiếm lại vị trí phòng thủ của Trung Đoàn 45!

Lệnh Quốc Bảo ban ra như thép. Tôi nhận lệnh và trả lời như cái máy:

- Trình Quốc Bảo. Nhận rõ!

Địa hình và tình hình thực tế quả là gay go. Sau khi 2 Tiểu đoàn Bộ Binh của Trung đoàn 45 bỏ vị trí lui về khu nghĩa địa, Bắc quân tràn ngập khu vực và bố phòng các vị trí Bộ Binh bỏ lại. Từ vị trí nơi các gò mả đến các hệ thống hầm hố bị địch chiếm là một khoảng trống 200 mét xa, Bộ Binh không có chỗ ẩn nấp khi tiến quân, không dễ dàng tái chiếm các vị trí đã mất trước hoả lực địch tác xạ từ các vị trí hầm hố và từ sườn đồi bên kia bờ suối. Làm sao phá thế phòng ngự của địch trước cái lệnh như đinh đóng của Quốc Bảo. Tôi suy nghĩ chớp nhoáng và gọi hai sĩ quan Chi Đội Trưởng cùng bò lên tuyến đầu để quan sát địa thế, ước lượng mục tiêu. Chúng tôi núp và bàn bạc công chuyện sau gò mả xây, nơi đặt Bộ Chỉ Huy TD3/45, sau đó bò về vị trí Chi Đoàn đêu quyết định kế hoạch tấn công.

Tôi phóng ống dòm vào trận địa mà gia đình chúng tôi sắp phải lao vào. Đó là khu nghĩa địa với nhiều mồ mả, có cái xây khá cao nên không thể dàn hàng ngang tấn công chớp nhoáng được. Tiến quân, chiến xa phải chạy chậm, len lách nên trở thành mục tiêu cho 75 ly không giật của địch từ bên kia bờ suối bắn trực xạ qua. Sau khi bàn thảo và liên lạc pháo yểm, gia đình Tài Lực xông vào trận ngay tức khắc. Chi Đội 2 và 3 lách mình len giữa các gò mả từ từ tiến lên, vừa qua khỏi khu nghĩa địa, không có thời giờ chấn chỉnh đội hình, tất cả chiến xa gầm lên, lao ngay vào tuyến địch, đạn bắn như mưa. Chi Đội 1 phóng chiến xa sát cạnh sườn trái chận chiến xa địch đánh ngang hông, cùng lúc, sĩ quan tiền sát pháo binh lập hoả tập, pháo binh rót TỌT ào ạt vào lưng đồi trước mặt để khoá họng mấy khẩu 75 ly không giật của địch, đồng thời không cho địch tiếp ứng. Trận đánh diễn ra như trong xi nê. Cùng với chiến xa chỉ huy, 2 Chi Đội đầu chỉa 10 nòng đại bác trực xạ vào khu vực giao thông hào cùng lúc, đại liên 50 trải dài khắp kháng tuyến địch, pháo binh TỌT tới tấp vào quả đồi trước mặt. Một trận thư hùng tuyệt đẹp.

Nhưng khi vết xích của 10 chiến xa vừa lăn tới khu đất trống thì pháo binh bỗng ngưng bắn, ngay lập tức, từ bên kia quả đồi, địch tập trung súng chống chiến xa bắn xối xả vào hai Chi Đội đang tiến quân, vài chiến xa bị trúng đạn bất ngờ nên khựng lại. Tình thế vô cùng nguy cấp. Tiền sát pháo binh hét inh ỏi trong máy:

- Tiếp tục TỌT gấp! Tại sao giữa chừng lại ngưng cho tụi nó ăn phở. Bao nhiêu phở cho hết vào! Tô lớn tô nhỏ gì cũng đổ hết vào đầu tụi nó ngay bây giờ! Gấp! Nghe rõ!
Trong lúc các chiến xa khựng lại, từ giao thông hào, địch hàng loạt nhô lên, đứng thẳng người phóng B40, B41 tới tấp vào đội hình ChiĐoạn. Trước tình thế nguy cấp sinh tử này, để tiếp hơi với Tiền Sát Pháo Binh, để cứu Chi Đoàn, anh em và cứu cá nhân mình, tôi chụp máy tiếp lời tiền sát pháo binh:

- Trình Quốc Bảo! Xin tối đa pháo binh gấp!

Và liền sau đó, tôi điều động một Chi Đội trừ bị phóng lên tác xạ tối đa vào vị trí súng chống chiến xa bên kia bờ suối. Pháo binh tiếp tục nổ lại, tất cả Chi Đoàn cùng với hoả tập pháo binh phóng tới, tập trung hoả lực vào kháng tuyến địch. Ngay lúc đó, qua hệ thống chỉ huy của Chi Đoàn, tiếng Đại Tá Tư Lệnh Sư Đoàn Lý Tòng Bá thét lớn như thể ông đang đứng giữa đoàn chiến xa lâm trận:

- Tràn lên! Cán lên đầu tụi nó, đừng cho nó ngóc đầu dậy! Quốc Bảo luôn luôn ở cạnh các em!

Lệnh vừa ban ra, sau lưng như có một sức đẩy vạn năng, tức tốc tôi ra lệnh 6 chiến xa còn lại dàn hàng ngang lao vào tuyến địch, vừa chạy vừa tác xạ. Còn cách mục tiêu 50 mét, thêm một chiến xa trúng đạn, 5 chiếc còn lại tiếp tục ủi thẳng vào các hầm hố của địch. Ta và địch cận chiến lẫn lộn nhau, một trận chiến đẫm máu, tàn bạo chưa từng có giữa 5 chiến xa và 2 tiểu đoàn Bắc quân, đại bác, đại liên, lựu đạn nổ tứ phía, không gian, thời gian quyện vào nhau biến mất trong khói lửa. Bên trái tôi, chiến xa của Trung sĩ nhất Báo quay ngang, hạ nòng đại bác xuống giao thông hào vừa chạy vừa bắn, xe chỉ huy bám sát yểm trợ và tăng cường hoả lực cho xe đầu. Khi pháo binh bao trùm ngọn đồi bên kia suối bằng đạn nổ chụp thì Chi Đội trừ bị cũng chuyển hướng tấn công. Bất chợt, từ một vị trí bên trái giao thông hào, một khẩu đại liên địch bắn thẳng vào xe chỉ huy. Tôi nghe một tiếng "chát" trên đầu, chiếc nón sắt quay ngang 1/4 vòng, chẳng cần biết chuyện gì xẩy ra cho cái nón sắt, tôi xoay người đẩy nguyên một thùng đại liên 50 vào vị trí đại liên địch, tiếp theo là một quả lựu đạn. Một tiếng nổ lớn, một đám khói mù, thây người tung lên, tiếng súng địch tắt.

Mấy phút sau đó, bộ binh của SD23 tiến lện Trận đánh cận chiến diễn ra ác liệt giữa ban ngày giữa bộ binh địch và bộ binh SD23. Họ đã xử dụng tuyệt vời lưỡi lê và lựu đạn, đánh giạt quân thù ra khỏi vị trí, đánh dìm quân thù xuống các hố chôn. Đến gần trưa, chiến xa và bộ binh đã quét sạch kháng tuyến địch.

Xác địch bỏ lại ngổn ngang, số còn sống bỏ xác đồng đội lại chiến trường và đào thoạt Được chiến xa yễm trợ, một tiểu đoàn Bộ Binh vượt qua bên kia suối, chiếm giữ đỉnh đồi trước mặt.

Khi tình hình đã lắng dịu, quân ta làm chủ trận địa, tôi bước ra khỏi pháo tháp vươn vai, đảo mắt nhìn cảnh chiến trường đổ nát. Mùi khói súng còn vương trong gió, nhưng chính nó lại làm tôi lâng lâng khi biết địch đã bị đánh văng khỏi trân địa, duy chỉ có cái nón sắt trên đầu còn nặng. Tôi giở cái cái nón sắt, để xuống thành chiến xa và bỗng trố mắt nhìn. Cái nón sắt dễ thương này bị thủng một lỗ, và nhờ nó quay tròn một phần tư vòng khi chạm đạn, đạn đạo lệch hướng nên đạn đại liên địch chỉ hôn lên trán tôi một đường dài ran rát đỏ au. Hú hồn. Tôi đã thoát chết trong một kẽ tóc, đường tơ. Cái nón sắt vẫn còn trên đầu tôi, nó không thể là "cái nón sắt bên bờ lau sậy này" của một chiến binh vô danh chết trận trong một bài hát muộn phiền thê lương nào đó mà tôi không nhớ tên. Dù thắng trận và hoàn thành lệnh của Quốc Bảo, tim tôi cũng chùng xuống xót xa trước sự tổn thất khá cao của gia đình Tài Lực:

- 6 chiến xa bị hư hại nặng.
-18 anh em hy sinh, trong đó có 3 sĩ quan.
- 30 bị thương, trong đó có 4 sĩ quan.

Tiễn anh em bị thương lên máy bay trực thăng, vĩnh biệt những anh em đã chết, tôi lặng yên trên pháo tháp. Nhìn lại trận địa, cuộc ác chiến từ đêm qua đến xế chiều hôm nay, nó như một cơ mơ, một cơn ác mộng. Đại tá Tư Lênh Sư Đoàn liên lạc:

- Quốc Bảo gởi lời khen tới tất cả các em! Các em đánh tuyệt đẹp!

Tôi cám ơn thượng cấp. Tôi cám ơn sự có mặt thường xuyên của Quốc Bảo trên hệ thống truyền tin suốt thời gian anh em quần thảo với Bắc quân, và sự quan tâm, gần gũi đó của thượng cấp là một trong những yếu tố quan trọng đóng góp vào chiến thắng của Chi Đoàn.

Nhìn khắp lượt mấy đứa con bị thương trong gia đình. Tài Lực, nghĩ đến những trận đánh kế tiếp, tôi cho lệnh chuyển những chiến xa bị hư hỏng, trúng đạn bất khiển dụng, kéo về vị trí Chi Đội V.100 để toán Quân Cụ Cấp 2 và phân đội sửa chữa của Chi Đoàn phục hồi khả năng hoạt động của các chiến xa.

Ngọn đồi trước mắt tôi, quân bạn đã cắm cờ và trấn giữ, nhưng các cánh quân của địch vẫn còn dày đặc núi rừng Cao Nguyên. Tôi vẫn còn nguyên giữa vùng lửa đạn trong những ngày sắp tới. Cơn mưa đi qua, cơn gió thổi qua, nhưng cuộc chiến đấu này vẫn còn trong mịt mờ lửa khói. Vài loạt súng xa vang vọng khắp núi đồi.


--------------------
KHAI TỬ ĐẢNG!
Go to the top of the page
 
+Quote Post
caoduy
post Feb 19 2010, 09:43 AM
Post #68


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 13,947
Joined: 18-November 08
Member No.: 775
Age: 52
Country







Những Người Lính Cũ


Đọc Để Thương Để Nhớ ..

Tất cả tên của những người lính VNCH và ba câu chuyện trong bài đều là tên thật, chuyện thật.

Trong bài thơ "Dưới chân đồi Chu Pao" của nhà thơ Lâm Hảo Dũng, viết về trận đánh trên Quốc Lộ 14 dẫn vào Kontum trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, có hai câu:


"Chu Pao ai oán hờn trong gió

Mỗi chiếc khăn tang một tấc đường"

Chỉ hai câu thơ này thôi cũng đủ nói lên sự tổn thất to lớn của những người lính cũ thi hành sứ mạng bảo quốc an dân.

Những người lính cũ? Họ là ai?

Họ là Lưu Trọng Kiệt, Lê Hằng Minh, Nguyễn Đình Bảo, Lương Quế Vượng, Mã Thành Cương, Lê Văn Khoắng, Nguyễn Viết Thanh, Nguyễn Viết Cần, Hoàng Ưng, Cao Hoàng Tuấn, Nguyễn Bá Tòng, Đỗ Cao Trí, Nguyễn Mạnh Dũng, Dương Hữu Trí, Mai Gia Thược... đã nằm xuống trên những chiến trường miền Nam hay trong các trại tù cải tạo điểm đầy trên quê hương sau ngày tàn cuộc chiến. Họ là những người lính cho nổ lựu đạn tự sát, người sĩ quan Cảnh Sát đã tuẩn tiết dưới chân tượng Thủy Quân Lục Chiến, là Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai... Họ là Nguyễn Hữu Luyện, Lê Tuấn Ngô, Nguyễn Trung Chính, Nguyễn Tấn Sang, Huỳnh Văn Của, Trần Văn Nam, Nguyễn Văn Cầu... ngày nay đã xa cố quốc nhưng lòng vẫn luôn nhớ về các đồng đội ngày xưa. Họ chỉ là một con số rất nhỏ, trong số bao nhiêu người lính Việt Nam Cộng Hòa, đã từng hy sinh trọn thời thanh niên chiến đấu để bảo vệ tự do, để cho người dân miền Nam được hưởng 21 năm tự do ngắn ngủi.

Bao nhiêu người lính VNCH đã nằm xuống để đổi lấy từng hơi thở tự do cho người dân. Họ và đồng đội đã hứng chịu bao gian nan khốn khổ cho hậu phương được những ngày bình yên. Mưa gió tầm tã miền tuyến lửa Đông Hà, nắng cháy rát mặt nơi Cao Nguyên, đất sình đen vùng Đồng Tháp dính nặng đôi giày sô không làm cho người lính sờn lòng. Họ vẫn luôn giữ vững tay súng bảo vệ từng phần đất tự do. Họ là những người lính Không Quân, Hải Quân. Họ là những người lính mũ đỏ, mũ xanh, mũ nâu... Họ là những người lính "bùn lầy còn pha sắc áo xanh" của Sư Đoàn 1, Sư Đoàn 5, Sư Đoàn 18, Sư Đoàn 21, Sư Đoàn 22, Sư Đoàn 25... Họ là những người lính Thiết Giáp, Pháo Binh, Truyền Tin, Quân Cảnh, Biệt Kích, Nha Kỹ Thuật, Biệt Đội Người Nhái, Công Binh, Nữ Quân Nhân, Quân Y... Họ là những người lính dân quê của Địa Phương Quân, Nghĩa Quân. Còn nhiều nữa, họ còn là những thương phế binh Nguyễn Văn Nhạn, Bùi Văn Bon... với tấm thân tàn phế, vẫn còn lê lết chuỗi ngày tàn trong một tương lai đầy ảm đạm.


Tướng Douglas MacArthur đã nói: "Old soldiers never die, they just fade away." Nhưng riêng với chúng ta, người lính Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ bị phai nhạt và không thể bị phai nhạt. Vì họ là cha, là mẹ, là anh, là chị, là em, là bạn bè, là người láng giềng cùng xóm. Họ chính là chúng ta.

Vì vậy Nhớ Người Lính Cũ là điều chúng ta đã làm và phải làm hằng ngày, không phải chỉ qua một vài bài viết. Số báo nhỏ nhoi này chỉ là một nhắc nhở đến mọi người về nguồn cội của chúng ta, những người đang chịu ơn các vị anh hùng đó.

*****


Người sĩ quan Quân Lực VNCH đó là một người lính dân quê, từng là Tiểu đoàn trưởng của một tiểu đoàn xuất sắc nhất của Sư Đoàn 7 Bộ Binh. Trong một trận đánh vào đầu năm 1968 ông bị trúng thương nặng nhưng vẫn cố gắng chỉ huy binh sĩ cho đến khi tàn trận. Vết thương thập tử nhất sanh trên ngực buộc ông phải nằm trong phòng Hồi Sinh gần một tuần lễ. Sau một thời gian dưỡng thương ông được đưa trở lại nắm đơn vị cũ. Vết thương vẫn không bao giờ hoàn toàn lành lặn, thỉnh thoảng vẫn rỉ máu, và nhiều lần ông phải dùng thuốc cầm máu. Ông đã có thể từ chối thượng lệnh nhưng tinh thần trách nhiệm của người lính VNCH với đồng đội đã buộc ông chấp nhận không một lời kêu ca. Một thời gian sau ông được thăng cấp và chuyển đi nhận nhiệm vụ mới. Ngày ông rời đơn vị, trong buổi lễ bàn giao, nhiều người lính đã rơi nước mắt từ giã vị chỉ huy cũ. Ông là lính tác chiến trọn đời binh nghiệp nhưng ông phải hứng chịu nhiều bất công, và ông đã cắn răng không than van chỉ vì "còn nhiều người lính khổ hơn mình."


Được giải ngũ vào đầu năm 1975, một người mà trọn đời binh nghiệp là lính tác chiến, tưởng đã có thể sống một đời yên ổn bên gia đình sau bao năm chinh chiến thì biến cố 30/4/1975 ập đến. Ông được mời di tản nhưng chỉ có chổ cho một mình ông và ông đã từ chối vì không thể bỏ lại vợ con.


Sau khi trình diện học tập cải tạo ông bị đưa ra miền Bắc như nhiều sĩ quan khác của Quân Lực VNCH. Trước khi đưa mọi người lên xe lửa ra Bắc, bọn người thắng trận đã ra lệnh tịch thu tất cả những gì họ xem là có thể giúp tù cải tạo trong việc đào thoát, trốn trại. Thuốc men của ông mang theo để dùng cho vết thương cũ bị tịch thu dù đã có lý do chánh đáng.


Trong trại tại vùng Hoàng Liên Sơn, người tù cải tạo phải chịu những hành hạ lao lực. Mỗi ngày người tù phải kéo gổ từ dưới sông về trại trong những ngày rét buốc. Sức khoẻ của ông ngày càng suy yếu vì lao lực quá độ. Một ngày kia ông vấp ngã, bị thân cây đè và vết thương cũ vỡ ra. Ông xin ban quản giáo trại cho lại số thuốc men đã bị tịch thu. Họ từ chối. Sau nhiều lần nài nỉ của ông và các bạn cùng trại, ông được phát cho vài viên APC (một loại aspirin của quân đội cũ). Vài ngày sau ông chết đi. Thi hài ông được bó bằng tấm chăn vãi dù đã theo ông suốt cuộc đời chinh chiến và đem chôn ở một ngọn đồi gần trại.


Một điều tàn nhẫn cuối cùng, gia đình của ông không được thông báo về cái chết của ông, và giấy báo tử được Trưởng trại ký 18 tháng sau ngày ông mất. Mười sáu năm sau ngày ông mất, di cốt của ông đã được gia đình đem về an táng tại quê nhà.

*****


Người lính già kể câu chuyện này thuộc một gia đình nông dân ở gần Phụng Hiệp. Thời trai trẻ, chỉ được học hành ít ỏi nhưng ông vui sống đời cày cấy bên thửa ruộng, con trâu như bao nhiêu người dân miền Nam chất phác khác. Lệnh Tổng động viên được ban ra, ông và người anh lớn sang Vĩnh Long đăng lính Nghĩa Quân, phục vụ dưới quyền của một người anh họ đang là Thiếu tá Quận trưởng của một quận tại đây.


Hai anh em ông tham gia vào mọi cuộc hành quân tuần tiểu, công tác bình định trong quận và được tiếng là gan dạ, dũng cảm. Trong một trận Việt Cộng tấn công vào quận lỵ, hai người đã đẫy lui nhiều cuộc xung phong và bảo vệ cho người anh họ Quận trưởng khi địch chen vào được phòng tuyến quận đường.

Chiến tranh chấm dứt hai anh em trở về làng cũ. Dù chỉ là những người lính thường, không chức tước nhưng tại quê hương cả hai đều bị trả thù tàn khốc. Con cái bị cấm đến trường học, vợ bị cấm buôn bán tại chợ. Gia đình túng quẩn chỉ còn trông cậy vào mấy công ruộng nhà. Nhưng đám người chiến thắng vẫn không để yên cho họ. Hai người bị kêu trình diện mỗi đêm tại trụ sở công an.

"Tụi nó không làm gì mình hết, chỉ bắt mình ngồi đó độ mươi, mười lăm phút hay một vài tiếng đồng hồ rồi cho về. Vừa đến nhà nằm xuống, chưa kịp ngủ thì nó lại xuống gọi lên. Có đêm tụi nó làm như vậy vài lần. Ngày lễ của tụi nó thì mình phải lên ngồi cả ngày ở đó. Riết rồi không còn sức lực làm lụng gì được. Bị hành hà quá đến nỗi chú nói: "Mấy ông có muốn bắn muốn giết tụi tui thì cứ làm chớ đày đọa làm chi như vầy". Nhưng tụi nó cũng không tha. Ruộng vườn cứ bán dần mà sống. Buồn quá, nhìn vợ con nheo nhóc mà không làm gì được chú chỉ còn biết mượn rượu giải sầu đến khi vướng phải bệnh ghiền lúc nào cũng không biết. Thấy anh em chú thân tàn ma dại, không làm gì được nữa tụi nó mới chịu tha."

"Cuộc đời của thằng lính thua trận như vậy đó con ơi!" Người lính già nấc lên, nước mắt chảy ra, nói với người cháu trong một cơn tỉnh ngắn. Mắt đứa cháu cũng cay xè, ươn ướt.

*****


Có một gia đình, cả hai vợ chồng đều là sĩ quan Quân Lực VNCH. Sau ngày 30/4/1975 cả hai người đều phải đi học tập cải tạo như bao nhiêu người lính khác của quân đội bại trận. Người chổng trình diện đi trước, người vợ chờ đi sau. Trong khi chờ đợi chị xin những người chiến thắng cho được ở lại để chăm sóc ba đứa con còn nhỏ vì không có người gởi gấm. Thật ra vào thời điểm lúc đó cũng chưa chắc đã người dám nhận. Lời khẩn cầu bị bác bỏ ngay, không được chấp nhận. Cũng vì "Với chánh sách khoan hồng của cách mạng chị chỉ đi học tập vài ngày rồi về thì có gì mà lo." Cả bốn mẹ con phải nhập trại vào Thành Ông Năm ở Hóc Môn.

Trại này được chia làm hai phía: bên dành cho những người lính VNCH nam, bên dành cho các nữ quân nhân VNCH, ngăn cách nhau bằng một hàng rào kẽm gai. Khẩu phần ăn dù đã ít ỏi nhưng chỉ được phát cho người mẹ vì các con không phải là thành viên chánh thức của trại. Biết được hoàn cảnh thương tâm đó, nhiều người bên trại nam đã cố gắng ném các vắt cơm nhỏ qua để nuôi các cháu nhỏ. Về sau được tin là người mẹ qua đời vì lao lực, và các cháu cũng không biết trôi giạt về đâu. Người cha vẫn biệt vô âm tín.

Người kể chuyện này là một trong những người đã từng ném vắt cơm tình nghĩa nuôi các cháu.


Bé Dương


--------------------
KHAI TỬ ĐẢNG!
Go to the top of the page
 
+Quote Post
caoduy
post Apr 2 2010, 07:46 AM
Post #69


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 13,947
Joined: 18-November 08
Member No.: 775
Age: 52
Country







Cuộc Rút Quân Trên Đường Số 7


cựu đại tá Phạm Bá Hoa
Cuộc Rút Quân Trên Đường Số 7
Ngày 17 Tháng 3 Năm 1975
(và những hệ lụy sau đó)

Dẫn chuyện.

Sau khi tỉnh Phước Long vào tay quân cộng sản ngày 7/1/1975, thủ phủ Ban Mê Thuột và tỉnh Darlac thất thủ ngày 11/3/1975, tình hình chiến sự Quân Đoàn II/Quân Khu II trở nên sôi động. Xin nhớ là Thỏa Hiệp Ngưng Bắn đã ký tại Paris ngày 27/1/1975 và hạ tuần tháng 3/1975 là có hiệu lực. Do vậy mà bầu không khí chính trị cũng sôi động không kém tình hình quân sự.
Lúc bấy giờ các vị lãnh đạo quốc gia và lãnh đạo quân đi liên quan đến những phản ứng sau đó, là:

- Tổng Thống: Nguyễn Văn Thiệu (Trung Tướng).
- Thủ Tướng: Trần Thiện Khiêm (Đại Tướng).
- Tổng Tham Mưu Trưởng: Đại Tướng Cao Văn Viên.
- Tham Mưu Trưởng B Tổng Tham Mưu, kiêm Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận: Trung Tướng Đồng Văn Khuyên. Ông được phép đưa thân phụ sang Tokyo chữa bệnh ung thư, nên không có mặt từ lúc đầu cuc rút quân. Đại Tá Phạm Kỳ Loan, Tổng Cục Phó, xử lý thường vụ chức vụ Tổng Cục Trưởng.
- Tư Lệnh Quân Đoàn II/Quân Khu II: Thiếu Tướng Phạm Văn Phú.
- Chỉ Huy Trưởng B Chỉ Huy 2 Tiếp Vận (Qui Nhơn): Đại Tá Bửu Khương.
- Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II, Đại Tá Lê Khắc Lý.
Lúc bấy giờ tôi là Tham Mưu Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận.

Vào chuyện.


Ngày 14/3/1975, một buổi họp quan trọng tại Cam Ranh dưới quyền chủ tọa của Tổng Thống, nhưng người bạn tôi ở Phủ Thủ Tướng không rõ nôi dung mà chỉ áng chừng là vạch kế hoạch phản công chiếm lại Ban Mê Thuột. Rất tiếc là Trung Tướng Đồng Văn Khuyên chưa về, nên tôi với Đại Tá Phạm Kỳ Loan không biết gì hơn.

Ngày 15/3/1975, ngay đầu giờ buổi làm chiều, điện thoại reo:

- Đại Tá Hoa tôi nghe -

- Có ai ngồi gần anh không? -

- Dạ không, thưa Đại Tướng -

Đó là Đại Tướng Cao Văn Viên. Ông tiếp:

- Tuyệt đối là anh không cho ai biết lệnh này ngoài những sĩ quan trách nhiệm thi hành -

- Vâng, tôi rõ thưa Đại Tướng -

- Tổng Cục Tiếp Vận có bao nhiêu phi cơ vận tải C.130 khả dụng? -

- Thông thường thì sử dụng 2 hoặc 3 chiếc, nhưng trường hợp tối cần thiết có thể sử dụng được 8 hoặc 9 chiếc. Nhưng tôi sẽ hỏi bên Không Quân và sẽ trình lại Đại Tướng con số chính xác hơn, thưa Đại Tướng -

- Thôi được. Điều cần thiết là anh phải sử dụng tối đa vì đây là nhu cầu khẩn cấp. Anh liên lạc ngay với Quân Đoàn II, xem họ cần bao nhiêu chiếc thì cho họ bấy nhiêu, còn sử dụng vào công tác gì thì tùy họ. Nhiệm vụ kể từ ngày maị Anh rõ chưả -

- Thưa Đại Tướng, tôi rõ -

- Phần anh, anh chuyển các quân dụng đắt tiền ra khỏi Pleiku và muốn đem về đâu thì tùy anh-

- Vâng. Tôi thi hành, thưa Đại Tướng -

Tôi thuật lại cho Đại Tá Loan nghe, và cả Đại Tá Loan lẫn tôi, đều không suy đoán được là chuyện gì sắp xảy ra mà chúng tôi không được phép biết. Nếu chuẩn bị đánh nhau với quân cộng sản thì tại sao không để quân dụng lại mà thay thế số tổn thất? Nếu không đánh nhau,..... mà không đánh nhau là thế nàỏ Thật không hiểu nỗi!

Tổ chức mt quân đi, phải có hai yếu tố chính, là "con người và quân dụng". Quân dụng do ngành Tiếp Vận quản trị. Những gì trang bị cho mỗi quân nhân từ đỉnh đầu xuống đến gót chân, từ dinh dưỡng đến điều trị khi bị thương hay đau yếu, vấn đề mai táng và nghĩa trang, rồi doanh trại, phương tiện di chuyển, rồi súng đạn, xe tăng thiết giáp, đại bác hỏa tiển,...... đều là nhiệm vụ của ngành Tiếp Vận.

Ấy vậy mà Tiếp Vận lại không được quyền biết đến kế hoạch hành quân, ít nhất là đối với lệnh vừa rồi của Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa !

Trong quân đi, chỉ có Trung Tướng Đỗ Cao Trí và Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, là hai vị Tư Lệnh đại đơn vị đặt Tiếp vận vào đúng vị trí của ngành này mà thôị Điển hình là Trung Tướng Đỗ Cao Trí, Tư Lệnh Quân Đoàn III, đầu năm 1970, khi soạn kế hoạch hành quân sang lãnh thổ Cambodia tấn công các kho dự trữ tiếp vận của quân cng sản sát biên giới Việt Nam, sau khi quyết định ngày N, Trung Tướng Trí nêu câu hỏi với Trung Tá Trương Bảy (sau này là Chuẩn Tướng Cảnh Sát) Chỉ Huy Trưởng B Chỉ Huy 3 Tiếp Vận:

- Theo kế hoạch hành quân như đã trình bày, Tiếp Vận có chuẩn bị kịp không? Nếu không, Quân Đoàn sẽ lùi ngày lại".

Khi vị Tư Lệnh hỏi như vậy, cho dù chuẩn bị gấp rút cách mấy cũng phải thực hiện cho xong chớ đâu thể xin lùi ngày được. Đằng nào cũng phải vất vả, nhưng vất vả mà được biết đến vẫn vui lòng hơn.

Trước khi lên Pleiku nhận chức Tư Lệnh Quân Đoàn II, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú điện thoại tôi:

- Anh Hoa à, tôi sắp sửa lên Quân Đoàn II, anh cho tôi mượn Trung Úy Thiêm một tuần để nó lên đó chọn hướng đặt bàn giấy giùm tôi nghe anh-

- Vâng. Tôi sẽ nói với anh Thiêm và Thiếu Tướng cứ liên lạc trực tiếp với anh ấy về những chi tiết cần thiết -

Lúc bấy giờ tôi là Cục Trưởng Cục Mãi Dịch (đồn trú ở Sài Gòn), và trong đơn vị tôi có Trung Úy Nguyễn Xuân Thiêm được nhiều người cho là giỏi tướng số tử vi và chữ ký. Và sau 5 ngày công tác riêng cho Thiếu Tướng Phú ở PleiKu trở về, Trung úy Thiêm nói với tôi:

- Thưa Đại Tá, tôi thấy vận số của Thiếu Tướng Phú hết rồi, nhiều lắm cũng chỉ tính bằng tháng chớ không tính bằng năm đâu -

- Anh có nói gì với Thiếu Tướng Phú không?-


- Dạ không. Vì sợ ổng mất tinh thần. Với lại có nói ra cũng không có cách gì giải được, thà không nói vẫn hơn -

- Nghî như anh cũng phải -

(Năm 1990, tôi được biết Trung Úy Nguyễn Xuân Thiêm định cư tại Australia ) Tôi nhớ, có một hôm Trung Tướng Đồng Văn Khuyên nói với tôi rằng, "Thiếu Tướng Phú tuổi con rắn, nên Tổng Thống cử lên Quân Đoàn II vì rắn thích hợp với núi rừng".

Trở lại lệnh của Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng. Tôi gọi lên PleiKu liên lạc với Đại Tá Lê Khắc Lý, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II:

- Tôi Hoa đây anh Lý. Tôi được lệnh cấp C.130 cho anh nhưng không được biết là Quân Đoàn sử dụng vào công tác gì. Vậy anh có thể cho tôi biết để tôi tiện sắp xếp phi cơ theo đúng nhu cầu của anh không ? Vì chắc anh cũng biết là số phi cơ khả dụng của chúng tôi giới hạn lắm -

- Anh cứ đưa lên đây cho tôi, còn sử dụng vào công tác gì thì không thể nói được đâu- Lời của Đại Tá Lý.

- Đành vậỵ Nhưng anh cần bao nhiêu chiếc? Cần vào lúc nàỏ Và chuyển vận từ đâu tới đâủ

- Anh có bao nhiêu chiếc thì đưa lên tôi bấy nhiêu, và kể từ sáng mai (16/3/1975). Không trình có thể là từ Plei Ku đến Nha Trang hoặc Sàigòn -

- Vậy thì như thế nàỵ Sáng mai tôi cho lên anh 2 chiếc, trong khi 2 chiếc kế tiếp túc trực tại phi trường Tân Sơn Nhất và anh cần là cất cánh ngay, vì một lúc anh đâu sử dụng được 4 chiếc. Được không? -

- Được. 8 giờ sáng mai anh cho có mặt tại phi trường Cù Hanh nghe -

- Xong. Mình thỏa thuận như vậy nhé -

Tôi trình Đại Tá Loan là vẫn không biết được gì thêm ở Quân Đoàn IỊ Đại Tá Loan hỏi Chuẩn Tướng Trần Đình Thọ, Trưởng Phòng 3/B Tổng Tham Mưu, Chuẩn Tướng Thọ cũng không tiết l điều gì. Bên Không Quân xác nhận là có thể sử dụng tối đa 9 chiếc C.130, nhưng sau khi sử dụng như vậy thì các nhu cầu tiếp theo không thể thực hiện được ít nhất là mt tuần vì phải tu bổ lạị B Chỉ Huy Không Chiến, cơ quan điều đng phi cơ, đồng ý về thỏa thuận giữa tôi với Đại Tá Lý, nghĩa là 2 chiếc C130 cất cánh lên Pleiku thì 2 chiếc kế tiếp túc trực tại căn cứ Tân Sơn Nhất.

Sáng ngày 16/3/1975, B Chỉ Huy Không Chiến điện thoại tôi:

- Trình Đại Tá, trưởng phi cơ C.130 đang trên không phận phi trường Cù Hanh (Plei Ku), cho biết là không thể nào đáp xuống phi trường được, vì người ta đông không thể tưởng tượng nỗị Chẳng biết là chuyện gì xảy ra vì không liên lạc được dưới đất. Và hai chiếc C.130 đang chờ lệnh Đại Tá đó -

- Anh chuyển đến Trưởng phi cơ, hãy chờ tôi vài phút để tôi liên lạc với Quân Đoàn xem tình hình ra sao đã -

Gọi Quân Đoàn II và tôi nói chuyện với Đại Tá Lý:

- Phi cơ tôi đang trên không phận của anh đó, nhưng không thể đáp được. Nếu anh muốn họ đáp xuống thì anh phải giải toả sân bay giùm đi vì nếu chậm quá thì họ sẽ về lại Sài Gòn đó. Mà chuyện gì xảy ra vậy Anh? -

- Tại vì người ta tranh nhau chờ lên phi cơ mới có chuyện tràn ngập đường băng như vậỵ Để tôi cho Quân Cảnh giải toả, anh bảo phi cơ đáp xuống cho tôi đi -

- Thì phi hành đoàn đang chờ đường băng trống là đáp xuống, trừ khi anh không giải toả nỗị Anh nhớ ưu tiên cho Trung Tá Thời, Liên Đoàn Trưởng Yểm Trợ Tiếp Vận của tôi ở PleiKu, chở mt số kiện hàng quan trọng xuống Qui Nhơn hoặc Nha Trang à nghe -

Tôi lại nhờ B Chỉ Huy Không Chiến chuyển đến phi hành đoàn C.130. Và sau đó, phi cơ đáp xuống được tuy rất khó khăn vì đông nghẹt người là người hai bên đường băng. Để rồi một hình ảnh hỗn loạn chưa từng thấy -theo lời thuật của Trưởng phi cơ- là cả một rừng người chen lấn xô đẩy, thậm chí đạp lên nhau để tranh lên phi cơ, và hết sức khó khăn đến độ nguy hiểm, phi hành đoàn mới cho phi cơ cất cánh được.

Hóa ra là B Tư Lệnh Quân Đoàn chuyển xuống Nha Trang. Tôi trình ngay cho Đại Tá Loan vì ước tính là sắp đánh nhau với quân cộng sản rồị Ước tính này không phải là vô căn cứ, bởi vì cng sản đã chiếm thủ phủ Cao Nguyên, bây giờ chúng tấn công vào B Tư Lệnh Quân Đoàn II cũng là điều có thể xảy ra lắm chớ. Nhưng chúng tôi nhầm ...

Vì sáng ngày 17/3/1975, trong lúc 2 chiếc C.130 trên không phận Plei Ku thì điện thoại nhà tôi reo, hôm nay là chủ nhật nên tôi đi làm muộn:

- Đại Tá Hoa tôi nghe -

- B Chỉ Huy Không Chiến đây Đại Tá. Trưởng phi cơ cho biết là toàn thị xã Plei Ku hôm nay không có mt bóng sinh vật nào cả, và bây giờ phi hành đoàn xin phép về lại căn cứ -

- Anh hỏi lại phi hành đoàn giùm tôi, nếu sự thực hoàn toàn đúng như vậy thì tôi đồng ý phi cơ quay về. Xin nhớ, đây là trách nhiệm rất quan trọng nghe anh -

Tôi điện thoại qua nhà Đại Tá Phạm Kỳ Loan, và ngay sau đó Đại Tá Loan liên lạc Chuẩn Tướng Trần Đình Thọ (Trưởng Phòng 3/B Tổng Tham Mưu) nhưng Chuẩn Tướng Thọ vẫn không nhỏ được một giọt thông tin nào về tình hình đó cả. Tôi và Đại Tá Loan tức lắm, nhưng chúng tôi không có cách nào khác vì Trung Tướng Khuyên đi Tokyo chưa về. Có vẻ như chúng tôi bị coi như là những sî quan không đáng tin cậy thì phải, ít nhất cũng là không được tin cậy trong cuc hành quân này, dù rằng Đại Tá Loan đang là cấp chỉ huy cao nhất của ngành Tiếp Vận với gần 100.000 quân nhân công chức chuyên ngành và quản trị một khối lượng dụng cụ chiến tranh trên dưới 7 tỉ mỹ kim!

Tất cả các hệ thống liên lạc truyền tin bằng vô tuyến lẫn hữu tuyến của quân đi, cũng như hệ thống liên lạc bên hành chánh, đều không liên lạc được với bất cứ cơ quan đơn vị nào ở PleiKu cả. Đại Tá Bửu Khương (ở Qui nhơn) cũng không có tin tức gì khá hơn trong khi đoàn quân xa hơn 100 chiếc của Liên Đoàn 2 Vận Tải vẫn còn kẹt trên PleiKu vì quốc l 19 nối liền Qui Nhơn - Plei Ku bị quân cng sản chiếm giữ nhiều chặng. Một tình hình không thể hiểu nỗi ít nhất là đối với ngành Tiếp Vận chúng tôị Không biết tại sao lúc ấy chúng tôi không nghĩ đến giả thuyết nào khác, chẳng hạn như Quân Đoàn II vờ rút quân ra ngoài để thành phố bỏ ngỏ cho quân cộng sản tiến vào, và bất thình lình quật lại tấn công chúng ngay trong thành phố.

Còn về giả thuyết rút bỏ Cao Nguyên thì nhất thiết không thể có trong tư tưởng của bất cứ sĩ quan nào chớ chẳng riêng gì chúng tôị Cho dù một giả thuyết như vậy thôi cũng không có trong hàng sĩ quan cấp dưới, nhưng nó lại là một kế hoạch thật sự của hàng sĩ quan cấp Tướng lãnh đạo đất nước 20.000.000 dân, trong đó có một quân đi hơn 1.000.000 người!

Cả hai chúng tôi -Đại Tá Loan và tôi- không thông báo tình hình tệ hại đó cho bộ tham mưu Tổng Cục Tiếp Vận biết, trong khi chúng tôi hết sức lo lắng cho tất cả quân nhân nói chung và số phận của anh em trong ngành Tiếp Vận ở Plei Ku và Kon Tum nói riêng, vì chúng tôi không có bất cứ một thông tin nào về tình hình đó, kể cả nguồn cung cấp chính xác nhất là vị Tướng Trưởng Phòng 3 ngang hàng với cơ quan chúng tôi, và vị Tổng Tham Mưu Trưởng cấp trên của chúng tôi cũng vậỵ

Chiều 18/3/1975, điện thoại reo:

- Đại Tá Hoa tôi nghe -

- Khương đây anh Hoa- Đó là Đại Tá Bửu Khương, Chỉ Huy Trưởng B Chỉ Huy 2 Tiếp Vận, đồn trú tại Qui Nhơn.

- Anh có tin gì về anh em mình trên Plei Ku chưả -

- Liên Đoàn 2 Vận Tải mới liên lạc vô tuyến với đoàn xe bị kẹt trên Plei Ku rồi anh. Đoàn xe này đang cùng với hằng ngàn quân xa và dân xa rút bỏ Plei Ku và Kon Tum, đang di chuyển trên đường liên tỉnh số 7 để xuống Tuy Hòạ Toàn bộ lực lượng gồm nhiều đơn vị chiến đấu, cùng với Pháo Binh, Thiết Giáp, bị sa lầy sau khi vượt qua Cheo Reọ Phần thì đường hư cầu sập làm nhiều chiến xa M.48 và đại bác 175 cơ động lật xuống hố, phần thì các đơn vị cộng sản tấn công nhiều mặt, đã gây tổn thất nặng cho cả quân đi lẫn dân sự nhưng chưa thấy phản ứng của Quân Đoàn.


Anh em mất tinh thần lắm anh ơi! -

- Được rồị Bảo vệ đoàn quân và khi nào xuống đến Tuy Hoà, chắc chắn là trách nhiệm của Quân Đoàn. Bây giờ anh nên chuẩn bị tổ chức nhiều toán do một sî quan của Bộ Chỉ Huy Tiếp Vận chỉ huy và đặt tại Tuy Hoà, mỗi toán phụ trách một công tác, để khi đoàn quân xuống đến Tuy Hòa thì cấp phát ngay cho bất cứ đơn vị nào mà không cần theo thủ tục tiếp liệu thông thường, chỉ cần viết tay và ký nhận là đủ. Hàng mang theo cấp phát là: Lương khô đủ ăn 3 ngày, 1 bộ quần áo trận, đổ đầy xăng dầu cho xe chạy bánh và xe chạy xích. Toán Quân Y thì cấp thuốc cho các bệnh thông thường và cấp cứu đầu tiên. Anh thấy được không? -

- Được anh. Để tôi lo -

- Anh nói Liên Đoàn 2 Vận Tải ráng giữ liên lạc và khi có bất cứ tin tức gì về đoàn quân này thì anh cho tôi biết ngay nghe anh Khương-

Sở dĩ có đoàn xe hằng trăm chiếc bị kẹt ở Plei Ku, là vì sau khi Phước Long mất, Trung Tướng Đồng Văn Khuyên ra lệnh cho tôi thực hiện kế hoạch chuyển tiếp liệu loại 1 (lương thực thực phẩm), loại 3 (nhiên liệu), loại 5 (đạn dược chất nổ), lên Plei Ku dự trữ cho 20.000 quân phòng thủ trong 30 ngày mới bổ sung. Do vậy mà hằng ngày đoàn xe cả trăm chiếc đi đi về về giữa Qui Nhơn với Plei Ku để vận chuyển tiếp liệu từ Qui Nhơn lên Plei Kụ

Tôi sang văn phòng Đại Tá Loan, và sau đó tôi điện thoại lên Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng:

- Tôi Hoa đây anh Nguyện (Đại Tá Nguyễn Kỳ Nguyện, chánh văn phòng), anh cho tôi trình vấn đề gấp với Đại Tướng -

- Anh chờ tôi một chút -

- Tôi đâỵ Anh có chuyện gì vậỷ -

- Thưa Đại Tướng, tôi Hoa đây -

- Có việc gì vậỷ -

- Vài phút cách đây, Đại Tá Bửu Khương, Chỉ Huy Trưởng B Chỉ Huy 2 Tiếp Vận, cho tôi biết về đoàn quân rút bỏ Plei Ku và Kon Tum đang bị sa lầy ... (tôi thuật lại chi tiết mà tôi và Đại Tá Khương đã nói với nhau).

- Anh có chắc là đúng như vậy không? -

- Từ chổ đoàn xe bị kẹt đến Đại Tá Khương như thế nào thì tôi không dám chắc, nhưng từ Đại Tá Khương đến tôi là hoàn toàn chính xác, thưa Đại Tướng -

- Thôi được. Anh đừng nói với ai nữa nghe -

- Vâng -

Đại Tá Loan và tôi đều ngẩn ngơ về câu sau cùng của Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng. Chúng tôi ngẩn ngơ vì không hiểu tại sao tình hình đến như vậy mà vẫn muốn giấu kín chúng tôi nữa! Vài phút sau đó, Chuẩn Tướng Trần Đình Thọ điện thoại tôi:

- Cưng ơi (Chuẩn Tướng Thọ thường gọi tôi như vậy), cưng có liên lạc với đoàn xe trên đường số 7 hả? -

- Tôi không trực tiếp liên lạc nhưng Liên Đoàn 2 Vận Tải của chúng tôi đã liên lạc được với đoàn xe chở tiếp liệu lên PleiKu và bị kẹt trên đó, nay thì cùng trong đoàn quân sa lầy mà vừa rồi tôi đã trình Đại Tướng -

- Có. Đại Tướng mới gọi anh đâỵ Cưng cứ biết vậy thôi nghe -

Tôi có biết chút ít về đường liên tỉnh số 7 này, từ đoạn PleiKu vào đến Cheo Reo và xuống đến Cung Sơn. Vì cuối năm 1955 -lúc bấy giờ tôi đang là Thiếu Úy, Đại Đi Trưởng thuc Tiểu Đoàn Khinh Quân 510- toàn b Tiểu Đoàn chúng tôi cùng với Tiểu Đoàn Khinh Quân 507 và 527, di chuyển từ Vỉnh Long lên Cao Nguyên và đồn trú tại Cheo Reo, để thành lập Trung Đoàn 35 B Binh trong hệ thống tổ chức Sư Đoàn Khinh Chiến 12. B Tư Lệnh Sư Đoàn đồn trú tại PleiKụ Các Tiểu Đoàn được cấp phiên hiệu như sau: Tiểu Đoàn 507 thành Tiểu Đoàn 1/35, Tiểu Đoàn 510 chúng tôi thành Tiểu Đoàn 2/35, và Tiểu Đoàn 527 thành Tiểu Đoàn 3/35. Vì các đơn vị yểm trợ tiếp liệu và hành chánh tài chánh đồn trú ở Plei Ku, nên chúng tôi thường xuyên đi lại giữa Cheo Reo với PleiKu bằng đường liên tỉnh số 7 và một đoạn quốc lộ 14. Sở dĩ đoạn đường từ ngã ba quốc l 14 với liên tỉnh l 7 -tên địa phương là Mỹ Thạch vào đến Cheo Reo còn sử dụng được, là vì trong chiến tranh giữa thực dân Pháp với cộng sản 1945-1954 (lúc đó cộng sản núp dưới tên Việt Minh), Cheo Reo là cứ điểm quân sự của Pháp, nên đường này được tu bổ vì nó là "con đường huyết mạch" của cứ điểm.

Còn đoạn từ Cheo Reo xuống Cung Sơn và Tuy Hoà, quân đi Pháp không sử dụng nên không tu bổ gì cả. Khi Trung Đoàn chúng tôi đến Cheo Reo, thì xác những chiếc thiết giáp của Pháp còn ngổn ngang tại đó, còn chiếc cầu bắc ngang Sông Ba thì tồi tệ hơn bất cứ chiếc cầu tồi tệ nàọ Thuở ấy "rất là hoà bình", nên chúng tôi thường đi săn trên đường từ Cheo Reo xuống đến Cung Sơn, chỉ cần thận trọng một chút thì xe jeep vẫn bò qua chiếc cầu tồi tệ ấy được. Trên đoạn đường này, chiếc xe jeep của chúng tôi chỉ gọi là "bò" chớ không thể gọi là chạy được vì mặt đường giữa vùng rừng già heo hút này hầu như không còn gì để gọi là con đường nữạ

Giữa năm 1969, lúc ấy tôi là Đại Tá, tháp tùng Trung Tướng Nguyễn Văn Là, đến thăm các đơn vị tại Cheo Reo và các quận lân cận, con đường bên kia Sông Ba được tu bổ đôi chút. Và nếu đoạn đường tiếp nối xuống Cung Sơn để ra Tuy Hoà (tỉnh Phú Yên) không được tu bổ thường xuyên, mà Quân Đoàn II quyết định sử dụng cho đoàn quân hơn 10.000 người cùng với trên dưới 2.000 quân xa, dân xa, và chiến xa hạng nặng triệt thoái, quả là tạo được bất ngờ đối với địch, nhưng phải nói là quá liều lĩnh! Bất ngờ, nhưng con đường có sử dụng được hay không, lại là vấn đề trước mặt của Quân Đoàn II nói chung, và của bộ chỉ huy hành quân cuộc hành quân lui binh này nói riêng.

Chiều tối hôm sau thì Trung Tướng Đồng Văn Khuyên từ Tokyo (Nhật Bản) về đến. Sau khi nghe chúng tôi trình bày về tình hình từ ngày ông vắng mặt đến nay, ông nói sáng mai sẽ trình diện Tổng Thống với Đại Tướng (Tổng Tham Mưu Trưởng), chắc là sẽ có tin tức rõ ràng hơn.

Và đây là những tin tức đó:

"Sau khi mất Ban Mê Thuột, áp lực của quân cộng sản rất mạnh. Tổng Thống nhận định là không đủ khả năng bảo vệ toàn bộ Cao Nguyên trong khi Ban Mê rút bỏ Plei Ku, Kon Tum, Phú Bổn, để đem lực lượng về phản công lấy lại Ban Mê Thuột. Tổng Thống giao cho Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Đoàn II, nhiệm vụ thực hiện cuc hành quân triệt thoái khỏi 3 tỉnh đó, nhưng phải giữ bí mật tối đa và bảo vệ toàn vẹn lực lượng (có lẽ vì bảo mật tối đa mà Tổng Cục Tiếp Vận chúng tôi không được cho biết gì cả). Thiếu Tướng Phú trình kế hoạch là rút theo đường liên tỉnh số 7, dù rằng con đường này không sử dụng từ lâu nhưng đạt được yếu tố bất ngờ đối với lực lượng cộng sản.

Thiếu Tướng Phú đề nghị Tổng Thống thăng cấp Chuẩn Tướng cho Đại Tá Phạm Duy Tất, và Chuẩn Tướng Tất sẽ là Chỉ Huy Trưởng cuc hành quân lui binh nàỵ Lời đề nghị được Tổng Thống chấp thuận tại chổ".

Lúc bấy giờ, Đại Tá Phạm Duy Tất đang là Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân/Quân Đoàn IỊ

Hết giờ buổi chiều khá lâu, bộ tham mưu Tổng Cục Tiếp Vận chỉ còn nhân viên trực hoạt đng. Trung Tướng Khuyên gọi tôi lên văn phòng (ông ngồi ở văn phòng Tham Mưu Trưởng/Bộ Tổng Tham Mưu, trên tòa nhà chánh), và ông đưa tôi xem một xấp không ảnh (ảnh chụp từ trên phi cơ) đã được giải đoán đầy đủ. Toàn bộ xấp không ảnh cho thấy đoàn xe không phải theo một hình dài mà là một hình gần như tròn, vì khi phần đi đầu bị kẹt thì những chiếc sau cứ lấn qua bên trái hay bên phải với hy vọng tìm được lối đi, nhưng càng lấn vào rừng thì càng không lối thoát, và cứ như thế mà cả đoàn xe quá nhiều đó đã tạo nên dáng như vậỵ Ghi chú bên cạnh những khoanh tròn bằng ngòi bút của chuyên viên giải đoán không ảnh, có gần 800 xe đã bị thiêu hủỵ Nếu như giải đoán viên không ảnh chính xác hay ít ra cũng gần như vậy, thì chỉ mới 4 ngày dấn thân vào đường liên tỉnh số 7 mà số xe bị tổn thất trên dưới 1/3 trong tổng số xe các loại, quả là rất nặng. Trong số tổn thất đó có Tiểu Đoàn Pháo Binh 175 ly cơ đng và Trung Đoàn Chiến Xa hạng nặng M48". Đây là hai loại vũ khí mới được Hoa Kỳ viện trợ năm 1973 bằng cách các đơn vị pháo binh và xe tăng của họ chỉ rút người về nước và để toàn bộ chiến cụ đó lại cho quân đội chúng tạ

Những bài học chiến thuật trong trường Võ Bị cũng như trường Đại Học Quân Sự (hậu thân của Viện Nghiên Cứu Quân Sự Đông Dương của Pháp và là tiền thân của trường Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp) đều thừa nhận rằng, trong các cuộc hành quân thì hành quân rút lui (hay triệt thoái, hay lui binh) là nhiều hiểm nguy hơn các cuộc hành quân khác, vì đơn vị "đưa lưng" về phía địch. Khi tấn công thì trước mặt là địch và sau lưng là hậu tuyến, còn trong rút lui thì trước mặt lại là hậu tuyến mà sau lưng trở thành tiền tuyến.

Nguy hiểm là vậỵ Nguyên tắc căn bản của bài học "lui binh" là phải có mt lực lượng hành quân giao tiếp để bảo đảm an toàn phía trước mặt (hậu tuyến), còn lực lượng lui binh thì tự bảo vệ phía sau lưng (tiền tuyến), ngoài ra phải được Không Quân quan sát và yểm trợ hỏa lực nữạ

Với cục hành quân giao tiếp chậm chạp từ Tuy Hòa lên, đoàn quân triệt thoái ngày càng tan tác trên đường lui binh vô cùng hỗn loạn vì bị quân Việt cộng liên tục phục kích, tập kích. Khi về đến Tuy Hoà thì tổn thất đến nỗi không còn khả năng thực hiện kế hoạch phản công chiếm lại Ban Mê Thuột được nữạ Số dân thường bị chết dọc đường nhiều không kém số thương vong của quân đị Chết vì súng đạn, chết vì xe cộ tranh giành lối đi mà gây tai nạn bừa bãi, chết vì tranh nhau miếng ăn nước uống, chết vì cướp giật, ..v..v..

Rút bỏ 3 tỉnh Cao Nguyên là Plei Ku, Kon Tum, và Phú Bổn, những tưởng bảo toàn được lực lượng gồm một phần của Sư Đoàn 23 B Binh, các Liên Đoàn Biệt Động Quân, Pháo Binh, Thiết Giáp, Công Binh, Truyền Tin, và các ngành khác, để phản công chiếm lại thủ phủ Ban Mê Thuột, nhưng rồi toàn bộ Cao Nguyên miền Trung bỗng dưng rơi vào tay quân cộng sản mt cách nhẹ nhàng. Tôi nói "bỗng dưng", vì rút bỏ Plei Ku từ đêm thứ bảy 16 rạng ngày chủ nhật 17/3, mà đến 3 giờ 15 phút chiều thứ tư 20/3/75 tín hiệu của Truyền Tin tại B Tư Lệnh Quân Đoàn II mới ngưng hoạt động. Đại Tá Cục Trưởng Cục Truyền Tin nói với tôi như vậỵ Điều này có thể là lúc đó quân cộng sản mới tiến đến và phá hủy máy móc hoặc tắt máy, cũng có thể là quân cộng sản chưa chiếm nhưng vì máy phát điện hết nhiên liệu nên cả hệ thống đều ngưng hoạt động. Cho dù ở vào trường hợp nào đi nữa, thì rõ ràng là quân cng sản mà mình tưởng nó bao vây hay sắp sửa bao vây Plei Ku, nhưng thật ra chúng còn ở tận đâu đâu nên mãi 4 ngày sau -đó là thời gian sớm nhất- chúng mới vào chiếm B Tư Lệnh Quân Đoàn, trong khi những Sư Đoàn của chúng ở càng xa PleiKu về hướng Nam và Đông Nam thì khoảng cách càng gần với đoàn quân triệt thoái hơn, do dó mà thiệt hại của đoàn quân nặng nề chưa từng thấy trong hơn 20 năm chiến tranh!

Một thất bại vô cùng đau đớn cho những người cầm súng, nhất là những người cầm súng dưới quyền chỉ huy của vị Tư Lệnh đã từng xông pha trận mạc. Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, khi còn là sĩ quan cấp Úy cấp Tá trong hàng ngũ quân đi Liên Hiệp Pháp lẫn trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa, đã có tiếng là cấp chỉ huy can đãm, không lùi bước bất kể chiến trận gay go nghiêng ngã như thế nàọ Nay, với chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn II, liệu có phải là hơi quá tầm lãnh đạo chỉ huy của ông không? Hay là quyền lực hoặc khả năng của ông bị điều gì đó giới hạn? Thiếu Tướng Phạm Văn Phú đã tự tử ngay sau ngày 30/4/1975. Tôi đến chùa Vĩnh Nghiêm (Sài Gòn) vào ngày 2/5/1975 và chào tiễn biệt ông vào cõi vĩnh hằng giữa hoàn cảnh đau thương của đất nước, dân tộc!

Năm 1960, trong thời gian tôi học tại Trường Đại Học Quân Sự (hậu thân của Viện Nghiên Cứu Quân Sự của Quân Đi Viễn Chinh Pháp), tôi đọc được một tập tài liệu, có nhận định rằng: "Trong chiến tranh Việt Nam, ai chiếm giữ được Cao Nguyên miền Trung thì người dó sẽ nắm phần chiến thắng". Chắc chắn rằng, những vị Tướng của chúng ta đang nắm quyền lãnh đạo quốc gia và lãnh đạo quân đi đều biết tài liệu đó, nhưng có thể các vị bị chính trị đẩy Cao Nguyên ra khỏi tầm tay chăng?

Ngược dòng thời gian, thượng tuần tháng 5/1954, Điện Biên Phủ do 13.000 quân của Pháp trấn giữ, đã thất thủ làm rúng động toàn bộ quân viển chinh Pháp tại Đông Dương và rúng đng cả nước Pháp. Và hiển nhiên là sự thất trận này đã đưa nước Pháp đến tình trạng mất toàn bộ Đông Dương gồm Việt Nam, Cam Bốt, và Làọ Hơn 20 năm sau -tháng 3/1975- toàn bộ Cao Nguyên miền Trung vào tay quân cộng sản, làm rúng động toàn quân và toàn dân Việt Nam Cộng Hòạ Và liệu sự thất bại này có phải là nguyên nhân dẫn đến toàn bộ Việt Nam Cộng Hòa vào tay quân cộng sản từ ngày cuối tháng 4/1975 không? Dù gì đi nữa thì sự thể đã là như vậy rồi!

Tình trạng hỗn loạn bi đát trong cuộc hành quân lui binh trên đường liên tỉnh số 7, nếu chưa phải là nguyên nhân chính, cũng là khởi đầu cho sự hỗn loạn trong các cuộc hành quân lui binh của các Sư đoàn 1, 2, 3, 22, 23 B Binh, Nhẩy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Đng Quân, Hải Quân, Không Quân, dọc các tỉnh duyên hải từ Quảng Trị , Huế, Đà Nẳng, đến Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Cam Ranh.

Trước ngày cuối tháng 3/1975, thì từ Quảng Trị đến Cam Ranh đều bỏ ngỏ. Tôi nói "bỏ ngỏ" vì không có Tiểu Khu nào hay Trung Đoàn, Sư Đoàn, Quân Đoàn nào, phòng thủ chống lại quân cng sản, hoặc nếu có chống trả như Sư Đoàn 3 B Binh tại sườn Tây Đà Nẳng cũng chỉ trong thời gian ngắn ngủi là rút lui, còn lại là rút đi trước khi quân cng sản đến!

Trong số những vị Tướng Tư Lệnh đại đơn vị thuc Quân Đoàn I và Quân Đoàn II rút khỏi khu trách nhiệm của những vị đó, tôi luôn tự hỏi về thái độ của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Đoàn I/Quân khu Ị Tôi được tiếp xúc với ông qua những công tác "chống đảo chánh" từ năm 1965 khi ông là Tư Lệnh Phó Sư Đoàn Nhẩy Dù. Chính vì hiểu ông mà tôi tự hỏi như vậỵ Bởi trong cuộc tấn công của quân cộng sản hồi Tết Mậu Thân đầu năm 1968, Huế và nhất là trong khuôn viên thành ni, nơi có bản doanh cùng một số đơn vị của Sư Đoàn 1 B Binh đồn trú, đã bị chúng chiếm giữ trong 3 tuần lễ. Lúc bấy giờ, Chuẩn Tướng Ngô Quang Trưởng (cấp bậc lúc ấy) là Tư Lệnh Sư Đoàn nàỵ

Cuộc phản công chiếm lại từng khu vực trong thành ni Huế rất cam go với tổn thất đáng kể, Chuẩn Tướng Trưởng đã chứng tỏ quyết tâm tiêu diệt quân cộng sản hay ít nhất cũng phải đánh bật chúng ra khỏi Huế trong thời gian ngắn nhất, khi ông đứng nghiêm chỉnh ở chân cột cờ với lễ phục và huy chương biểu tượng cho các chiến công của ông, Chuẩn Tướng Trưởng đã kêu gọi quyết tâm của quân sĩ dưới quyền ông hãy vì danh dự và trách nhiệm đối với tổ quốc dân tộc. Qua lời kêu gọi đầy trách nhiệm cùng với nhiệt tâm của ông, chính là quyết tâm của vị Tư Lệnh cùng quân sĩ chiến đấu, đã thúc đẩy cuc phản công của Sư Đoàn đến chiến thắng vẻ vang. Đành rằng trong cuộc hành quân phản công này, có sự chiến đấu yểm trợ của quân lực Hoa Kỳ, nhưng Sư Đoàn 1 Bộ Binh Việt Nam vẫn là lực lượng chính.

‘Mùa Hè Đỏ Lửa’ năm 1972, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng (đã thăng cấp) đang là Tư Lệnh Quân Đoàn IV/Quân khu IV vùng đồng bằng Cửu Long, được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cử giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn I/Quân Khu I và tức tốc lên phi cơ ra Đà Nẳng nhận chức. Một vị Tướng như thế, tôi nghĩ, ông không thể để Đà Nẳng vào tay quân cộng sản gần như êm thắm như vậy! Xin nhớ, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng gốc là binh chủng Nhẩy Dù, và binh chủng này là một trong những binh chủng rất lì với chiến trận.

Nhưng sự thể đã diễn ra như vậy, ắt phải có điều gì đằng sau quyết định rút bỏ thành phố cảng quan trọng của miền Trung. Và chỉ có Trung Tướng Ngô Quang Trưởng mới có thể hiểu đến tận cùng điều ấy mà thôị

Ngày 14/1/1995, tôi gặp anh Nguyễn Thành Trí trong chợ Hong Kong ở Houston, bạn tôị Anh là cựu Đại Tá, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, và Sư Đoàn này đặt dưới quyền sử dụng dài hạn của Quân Đoàn I từ sau trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972.

Dưới đây là lời thuật của cựu Đại Tá Trí về những ngày cuối tháng 3/1975, trong lúc anh và b chỉ huy hành quân Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến ở khu vực Non Nước, Đà Nẳng: ‘’Khoảng 5 giờ chiều ngày 28 tháng 3 năm 1975, quân cộng sản tấn công vào Sư Đoàn 3 B Binh ở sườn Tây Đà Nẳng, và chỉ vài giờ chống trả là Sư Đoàn rút lui, tạo khoảng trống bên sườn của Thủy Quân Lục Chiến, và các đơn vị co về bản doanh Sư Đoàn (Thủy Quân Lục Chiến). Thiêu Tướng Bùi Thế Lân, Tư Lệnh Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, đã rời khỏi Sư Đoàn và lên chiến hạm của Hải Quân (Việt Nam) từ lúc chiềụ Nhưng trước khi đi ông có đến gặp Trung Tuóng Ngô Quang Trưởng xin quyết định vì tình hình rất nghiêm trọng, nhưng Trung Tướng Trưởng không nói gì cả. Lúc này bên cạnh Thiếu Tướng Bùi Thế Lân có ông Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Đà Nẳng, ông ta có mang theo máy vô tuyến cầm tay loại nhỏ và chốc chốc ông ta nói vị trí của ông với ai ở đâu đó tôi (tức cựu Đại Tá Trí) không rõ. Thiếu Tướng Bùi Thế Lân nói với tôi rằng: Ông Tổng Lãnh Sự khuyên ổng (tức Thiếu Tướng Lân) nên bảo toàn lực lượng, nhưng Thiếu Tướng Lân không nói điều này với Trung Tướng Trưởng.

‘’Khoảng nửa đêm 28 rạng 29/3/1975, có tiếng động cơ trực thăng xuống bãi đáp bên cạnh, sĩ quan trực chạy ra đón và hướng dẫn phái đoàn vào bộ chỉ huy hành quân Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, gồm các vị: Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Chuẩn Tướng Khánh (tôi không biết họ) Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Không Quân (đồn trú tại Đà Nẳng), Đại Tá Phước (cũng không biết họ) Không Đoàn Trưởng Không Đoàn 51/Sư Đoàn 1 Không Quân, Đại Tá Nguyễn Hữu Duệ, Tỉnh/Thị Trưởng Thừa Thiên/Huế, và Đại Úy sĩ quan tùy viên của Trung Tướng Trưởng. Vào b chỉ huy, sau khi Trung Tướng Trưởng liên lạc với các đơn vị và được biết đã rút lui an toàn (tức bỏ Đà Nẳng), Trung Tướng Trưởng nói với các sĩ quan cùng đi theo ông:

- Bây giờ thì các anh hãy tự thoát, còn tôi, tôi đi theo Thủy Quân Lục Chiến- ‘’Trung Tướng Trưởng vừa nói xong thì gần như cùng một lúc, Chuẩn Tướng Khánh, Đại Tá Phước, Đại Tá Duệ, cùng chào Trung Tướng Trưởng và lên trực thăng cất cánh ngaỵ Khoảng 6 giờ sáng ngày 29/3/1975, sĩ quan vào trình tôi là chiến hạm đang tiến vào để đón các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến. Tôi đến trình Trung Tướng Trưởng:

- Thưa Trung Tướng, tôi không biết do lệnh từ đâu mà chiến hạm đang chờ đón tôi và các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến. Vậy Trung Tướng nên đi với chúng tôi ngay bây giờ, thưa Trung Tướng-

‘’Sau một lúc chần chừ như có ý không muốn rời Đà Nẳng, ông đứng dậy cùng đi với tôị Nhưng vì chiến hạm không vào sát bờ được, cũng không có tàu nhỏ để từ bờ ra chiến hạm, nên tất cả đều lội nước, và khi mực nước lên đến ngực cũng là lúc trèo lên tàụ Sau khi mọi người lên chiến hạm, lúc ấy tôi trông thấy Đại Tá Hường (Nguyễn Xuân Hường), Tư Lệnh Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh đã có mặt trên tàụ

Chiến hạm lui ra khơi nhưng chưa chạy, có vẻ như chờ lệnh hay chờ ai đó.

‘’Vài tiếng đồng hồ sau, chiếc trực thăng chở các sĩ quan rời khỏi bộ chỉ huy hành quân Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến lúc nửa đêm qua, đã quay trở lại, không rõ là do thời tiết xấu hay vì lý do gì đó, và cả ba vị là Chuẩn Tướng Khánh, Đại Tá Phước, với Đại Tá Duệ, cùng lội nước ra chiến hạm. Vẫn là chiến hạm đang có Trung Tướng Trưởng trên đó. Tôi thấy sự chia tay đêm qua sao mà thản nhiên quá, thản nhiên đến mức không có vẻ gì có chút tình cảm đọng lại trong giây phút chia tay đó làm tôi cảm thấy khó chịụ (lời của Phạm Bá Hoa: thuật chuyện đến đây đôi mắt anh Trí đỏ hoe, chực phát khóc! Rõ ràng là anh đang xúc động!)

Sau phút im lặng vì xúc đng, cựu Đại Tá Nguyễn Thành Trí thuật tiếp:

‘’Tôi nhờ ông Hạm Trưởng để 3 sĩ quan này ở phía trước hầu tránh cho Trung Tướng Ngô Quang Trưởng trông thấy e không đẹp lòng nhaụ Mãi đến quá trưa, chiến hạm mới rời vùng biển Đà Nẳng và trực chỉ Cam Ranh. Giữa chiến hạm với B Tư Lệnh Hải Quân giữ liên lạc vô tuyến chặt chẻ, nên khi chiến hạm vừa đến vịnh Cam Ranh thì nhận được công điện của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệụ Theo đó thì Tổng Thống ra lệnh cho tất cả lên bờ, chỉ riêng Trung Tướng Trưởng vẫn ở trên chiến hạm và về Sài Gòn ngaỵ Tôi thắc mắc nếu muốn Trung Tướng Trưởng về Sài Gòn ngay thì tại sao Tổng Thống hay B Tổng Tham Mưu không cho phi cơ ra Cam Ranh đón mà lại bảo đi bằng tàủ Lúc đó Trung Tướng Trưởng nói là ông đi theo Thủy Quân Lục Chiến chớ không về Sài Gòn. Đến khi Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Đoàn II một đại đơn vị hầu như đã tan rã sau cuc hành quân lui binh thảm bại, ông từ Nha Trang vào Cam Ranh khuyên Trung Tướng Trưởng nên về Sài Gòn theo lệnh Tổng Thống. Và Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Đoàn I đã theo chiến hạm về Sài Gòn’’.

Đến đây là hết lời thuật của cựu Đại Tá Nguyễn Thành Trí, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến.

Với lời thuật trên đây của cựu Đại Tá Trí, tôi nghĩ rằng: rất có thể là các vị Tư Lệnh tại Quân Đoàn I từ binh chủng Bộ Binh, Nhẩy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, đến quân chủng Hải Quân, Không Quân, và cũng có thể ngay cả Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Đoàn I, đã nhận được lời khuyên ‘bảo toàn lực lượng’ như Thiếu Tướng Bùi Thế Lân đã nhận của ông Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Đà Nẳng cũng nên? Không chừng chiến hạm vào gần bờ để đón Thủy Quân Lục Chiến cũng từ ‘lời khuyên’ của ông Tổng Lãnh Sự nữa chăng! Vì rõ ràng là cựu Đại Tá Trí không hề biết lệnh xuất phát từ đâu mà. Và phải chăng với ‘lời khuyên’ đó đã dẫn đến các vị có quân có quyền trong tay lần lượt rời khỏi đơn vị hoặc chỉ huy đơn vị triệt thoáỉ Điều này tôi không rõ, nhưng có điều quí vị đều rõ là Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I và Đà Nẳng vào tay quân cộng sản quá dễ như khi vào B Tư Lệnh Quân Đoàn II ở PleiKu vậy!

Tối ngày 6/9/2003, khi vợ chồng tôi dự tiệc cưới tại Washington DC, chúng tôi ngồi chung bàn với cựu Trung Tướng Ngô Quan Trưởng, và cựu Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, tôi có ý định hỏi Trung Tướng Trưởng về điều thắc mắc của tôi, nhưng vì cựu Phó Đề Đốc Thoại lại đưa vấn đề cuộc đảo chánh ngày 1/11/1963 hỏi tôi nên tôi mãi nóí chuyện với ông, để rồi cuối cùng không còn thì giờ xin lời tâm sự từ cựu Trung Tướng Ngô Quang Trưởng.

Bây giờ xin mời quí vị quay nhìn vào số lượng đồng bào chạy loạn được các loại tàu chở từ Huế và Đà Nẳng xuôi Nam và đưa ra đảo Phú Quốc tạm trú. Phú Quốc thuc tỉnh Kiên Giang mà tỉnh lỵ là Rạch Giá, nằm ngay cửa ngỏ vào vịnh Thái Lan. Số đồng bào chạy loạn này do Bộ Xã Hội phụ trách nuôi ăn trong khi chờ biện pháp giải quyết chung. Bộ Xã Hội yêu cầu Tổng Cục Tiếp Vận giúp họ tiếp tế mỗi ngày 20.000 phần cơm và phi cơ đưa ra Phú Quốc cung cấp cho đồng bàọ Trung Tướng Đồng Văn Khuyên bảo tôi lo giúp B Xã Hị Tôi điện thoại lên Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, xin tiếp chuyện với Thiếu Tướng Trần Bá Di, Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm này:

- Hoa đây Anh. Có việc này xin nhờ Anh và hi vọng Anh tiếp tay được- Xin lỗi quí vị, tôi xưng hô như vậy với Thiếu Tướng Trần Bá Di, vì chúng tôi thân nhau từ lâụ

- Việc gì mà coi bộ quan trọng vậy anh?

- Tại Phú Quốc hiện có khoảng 20.000 đồng bào của các tỉnh miền Trung chạy vào tạm trú, bên B Xã Hi nhờ quân đi nấu cơm , vắt lại từng vắt, và dùng phi cơ quân sự đưa ra Phú Quốc cho đồng bàọ Chuyện này là chuyện hằng ngày nghe Anh. Gạo thì B Xã Hi cung cấp. Anh liệu Trung Tâm có thể giúp được không?

- Được chớ. Chuyện chung mà. Nhưng chừng nào thì tụi tôi nấủ

- Ngay hôm naỵ để mai là chuyến tiếp tế đầu tiên do quân đi nhận giúp. Vậy Anh cho mượn gạo hôm nay nghe, và mai chúng tôi chở gạo đến Anh đủ một tuần, sau đó tính tiếp.

- Được. Tôi cho nấu ngaỵ Khi xong, tôi cho anh haỵ

- Xin cám ơn Anh -

- Cái gì mà anh cám ơn. Mỗi người mỗi đơn vị phải góp phần trách nhiệm của mình chớ anh -
Thế là từ hôm ấy, cơm vắt được đưa ra Phú Quốc bằng phi cơ phi cơ tiếp tế cho đồng bào tạm trú tại đó. Nhưng rồi tình hình ngày càng xấu thêm . . . . ./.

*****
Houston, cuối Đông 2003-2004
Bài viết này trích từ quyển Đôi Dòng Ghi Nhớ ấn hành năm 1994, 1995, 1998, và tôi đang chuẩn bị để nhà xuất bản ấn hành lần 4 vào mùa hè 2004 này, sau khi bổ túc do những điều mà cựu Đại Tướng Trần Thiện Khiêm và cựu Đại Tướng Cao Văn Viên cho biết thêm.


--------------------
KHAI TỬ ĐẢNG!
Go to the top of the page
 
+Quote Post
caoduy
post Apr 24 2010, 07:18 AM
Post #70


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 13,947
Joined: 18-November 08
Member No.: 775
Age: 52
Country







Không gian kỷ niệm


Huỳnh Quốc Phú còn một số bài, như:

Chuyện Người Phi Công

(Kể lại sau 33 năm không còn bay bổng)

Lời nói đầu:

Tôi không phải là một người lính bại trận. Những cấp chỉ huy và lãnh đạo của tôi đã làm cho tôi thành một kẻ chiến bại. Tôi rất yêu, tuy nhiên không cảm thấy thích thú khi kể về đời lính của mình, ngay cả kể với vợ con. Kể thế nào đây khi chồng của em mang tiếng là bỏ chạy. Ba của các con “on the losing side”. Tôi không cam tâm. 7 năm lính, 33 năm tỵ nạn, cứ tưởng rằng những hình ảnh đời lính đã chìm trong quyên lãng, nhưng không, nó vẫn nằm đó, ray rứt. Sau cùng, với số vốn văn chương còm cõi vì đã hao mòn sau hơn 30 năm cày 2 jobs và overtime trên mảnh đất quê hương thứ 2 này, tôi quyết định sẽ cởi ra hết những gì chất chứa trong lòng: Tôi không phải là một kẻ chiến bại.

Tháng 4 năm 1974, tôi được lệnh thuyên chuyển từ Cần Thơ ra Pleiku. Tôi là người sinh ra và lớn lên ở miền tây, tuy nhiên ra đi là một điều mừng rỡ, một phần vì thích phiêu lưu vùng đất lạ, một phần là tránh được những ông chỉ huy gìa nua, quan liêu và thích nịnh bợ của đơn vị ở Cần Thơ. Một điều không vui là mình phải bỏ lại những bóng hồng của đất Tây Đô, bỏ lại Liên là người tôi yêu nhất. Liên ơi, anh hẹn sẽ trở về...

Pleiku nằm trên cao nguyên của dãy Trường Sơn. Xứ của lính. Đi đâu cũng thấy lính. Những người lính từ những miền đất khác nhau đều có mặt ở đây cũng như tôi. Tôi cảm thấy mình hội nhập vào vùng đất mới một cách dễ dàng. Ra đến đây là đến tận cùng rồi, đâu còn phải sợ đổi ra chỗ nào xa xôi hơn nữa, ai cũng nghĩ vậy. “Em Pleiku má đỏ môi hồng, ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông”. Bài hát này tôi đã nghe đến cả triệu lần, từ nhà, đến quán cà phê, đến đài phát thanh.v.v... Nghe đến phát ngấy, mà vẫn phải nghe. Tuy nhiên “Đi dăm bước, trở về chốn cũ” điều đó rất đúng và không thể có từ ngữ nào diễn tả hay hơn được vì thành phố Pleiku tương đối nhỏ. Dĩ nhiên, chuyện đầu tiên của những người lính xa nhà là mình phải đi xem thử em gái Pleiku có má đỏ môi hồng, đúng như những lời ca tụng trong bài hát hay không...

Đơn vị mới của tôi là Phi Đoàn Trực Thăng Chiến Thuật 229 đóng tại phi trường Cù Hanh. Danh hiệu của phi đoàn là Lạc Long. Một vài thằng trong đơn vị dí dỏm diễn nghĩa rằng Lạc Long là con rồng đi lạc. Vài thằng khác lại cho rằng Lạc Long là con rồng ăn đậu phọng thì mới đúng. Tôi thấy cả hai lối diễn nghĩa đều hay nên cũng dí dỏm cho rằng, vì con rồng ăn đậu phọng, phê quá, nên đi lạc!

Phi vụ đầu tiên của tôi tại vùng đất cao nguyên này là đi quan sát vòng đai phòng thủ của Quân Đoàn 2, trong đó bao gồm khu vực phòng thủ của phi trường Cù Hanh và tiểu khu Pleiku. Đó là một thông lệ để những hoa tiêu vừa mới thuyên chuyển tới từ những vùng chiến thuật khác làm quen với khu vực. Vùng trời Pleiku thật đẹp, địa hình cao nguyên khác hẳn với vùng đồng bằng. Nơi đây có núi, có rừng, có những đám mây vất vưởng trên những sườn đồi. Nói đúng ra đó là một bức tranh phong thủy, so với vùng đồng bằng thì chỉ thấy một mặt đất bằng phẳng với những sông ngòi chằng chịt và những ruộng lúa dài vô tận. Tôi nhớ hoài, Minh người trưởng phi cơ trong phi vụ đó, cũng là người bạn cùng khóa của tôi ở quân trường Thủ Đức, đã hướng dẫn tôi đi xem... Thượng tắm. Đó là những thác nước lộ thiên, nơi mà những người Thượng ở chung quanh Pleiku dùng làm nguồn nước cung cấp cho cả buôn và dùng để tắm. Hắn ta bay thật thấp để cho tôi có thể nhìn thật rõ. Thú thật thì tôi cũng chỉ thấy loáng thoáng một vài người đang tắm, họ thấy phi cơ bay thấp quá thì cứ đứng yên và quay mặt vào vách đá. Tuy nhiên để làm hài lòng Minh, tôi cũng tỏ vẻ thích thú nói là... “Thấy rồi, thấy rồi!”. Hắn ta khoái chí như là đã làm tròn bổn phận của một hướng dẫn viên yêu nghề.

Trận chiến vùng cao nguyên năm 1974 tương đối yên tĩnh. Những trận đụng độ lớn không có xảy ra. Địch ở nơi địch, ta ở nơi ta. Tuy nhiên sau này tôi mới biết đó là thời gian chuẩn bị cho một sự việc trọng đại sắp xảy ra. Những phi vụ đổ những toán Lôi Hổ vào vùng địch để lấy tin tức vẫn diễn ra đều đặn. Những phi vụ này thường làm cho thần kinh rất căng thẳng, tuy nhiên hầu hết là an toàn chạy trở ra. Một trong những phi vụ mà tôi nhớ mãi suốt đời là khi chúng tôi nhận lệnh đổ một toán sáu người lính Lôi Hổ. Địa điểm: vào khoảng mười cây số ở phía đông Tân Cảnh, ngay trung tâm hậu cần của Việt Cộng. Nhiệm vụ của họ là đặt mìn trên con đường tiếp vận của địch từ Tân Cảnh về Ba Tơ và hai mươi phút sau đó, chúng tôi sẽ đón họ lên ở cùng một địa điểm nơi mà họ đã được đổ xuống. Sau khi vị Thiếu Tá chỉ huy biệt đội Lôi Hổ thuyết trình xong, tôi và người phi công đi cùng nhìn nhau, ánh mắt rất căng thẳng. Mặc dù chúng tôi chẳng nói với nhau một lời, tuy nhiên chúng tôi biết rằng đây là một trò chơi đùa với tử thần. Thông thường, để có yếu tố bất ngờ, trực thăng sẽ đón những toán Lôi Hổ này trở về một vài ngày sau đó và ở tại một địa điểm khác. Tuy nhiên trong phi vụ này, hai mươi phút sau, chúng tôi phải trở lại đón họ lên, mà lại ở cùng một địa điểm đã đổ họ xuống. Vì thế, chúng tôi không còn lợi dụng được vào yếu tố bất ngờ nữa, Việt Cộng sẽ chuẩn bị súng ống chờ đợi. Quả nhiên, hai mươi phút sau chúng tôi trở lại, sáu người lính Lôi Hổ vừa chạy về phía phi cơ vừa bắn ngược về phía sau. Việt Cộng bắn ra tới tấp từ những lùm cây, từ những ngôi nhà cất ngụy trang dưới những tàng cây lớn và đồng thời từ một toán truy nã sát phía sau những người lính Lôi Hổ này. Tiếng đạn AK47 nổ chát chúa từ ba hướng nhắm vào chúng tôi. Trên cao, những chiếc trực thăng võ trang yểm trợ cho bãi đáp cũng bị đại liên phòng không của địch bắn theo ráo riết. Sau khi sáu người lính Lôi Hổ lên được phi cơ, chúng tôi cất cánh một cách vội vã về hướng không có Việt Cộng. Sức chịu đựng của động cơ đã được sử dụng tới mức tối đa, hầu giúp mọi người thoát ra ngoài vùng nguy hiểm càng nhanh càng tốt. Trên đường trở ra, hai khẩu đại liên M60 của phi cơ và sáu người lính Lôi Hổ vẫn tiếp tục bắn xối xả vào những lùm cây hai bên, cho đến khi phi cơ hoàn toàn xa tầm súng của Việt Cộng. May mắn là không có ai bị thương hoặc chết, tuy nhiên về đến bãi đáp B-15 ở Kontum, chúng tôi đếm được từ đầu đến đuôi phi cơ tất cả là sáu vết thủng của đạn. Đã nói mà, đạn tránh mình, chứ mình làm sao tránh được đạn.

Sáng ngày 10 tháng 3 năm 1975, tin thành phố Ban Mê Thuột bị mất trong đêm đã làm mọi người bàng hoàng. Hầu hết quân và dân đều không tưởng tượng rằng nó có thể mất vào tay Việt Cộng một cách dễ dàng và nhanh chóng như vậy. Cuộc chiến vùng cao nguyên bắt đầu bùng nổ từ đây. Tất cả những nỗ lực quân sự của Quân Đoàn 2 đều chú tâm về đó. Một cuộc di chuyển quân vĩ đại và cấp tốc được diễn ra. Hàng trăm chiếc trực thăng, trong đó có cả những đơn vị tăng phái từ những Sư Đoàn Không Quân 1, 3 và 4, đến để di chuyển Trung Đoàn 44 và 45 của Sư Đoàn 23 từ căn cứ Hàm Rồng về giải cứu Ban Mê Thuột. Hàm Rồng là một căn cứ ở phía nam Pleiku khoảng hai mươi cây số. Mặc dù đó là một căn cứ của bộ binh, tuy nhiên rất nhiều nhân viên phi hành trong Không Quân biết đến, bởi vì nơi đóng quân của Sư Đoàn 23 bộ binh này là một ngọn núi nhỏ, mà từ trên cao nhìn xuống, nó giống hệt như một bộ phận kín đáo và đẹp đẽ nhất của người đàn bà, đó là một tuyệt kỹ của thiên nhiên. Đối với những phi cơ cánh quạt, ngọn núi này rất quan trọng, vì đó là điểm xác định vị trí của mình trước khi đáp xuống phi trường Cù Hanh. Cho nên nhiều chàng dí dỏm chỉ ngọn núi đó nói rằng: nếu không thấy ...cái đó (của người đàn bà,) thì không thể nào đáp được...

Mặt trận Ban Mê Thuột rất gay cấn, số quân nhân hai Trung Đoàn 44 và 45 quyết tâm trở về lấy lại Ban Mê Thuột, bởi vì đó là nơi bản doanh của Sư Đoàn 23 của hai Trung Đoàn này trấn đóng. Mọi người nghĩ rằng nếu Việt Cộng chiếm, thì chỉ mất công đánh lấy lại như những lần khác. Tuy nhiên, hai ngày sau, phi trường Cù Hanh tại Pleiku bắt đầu bị địch pháo kích bằng hỏa tiễn 122 ly. Tình hình thật ra cũng chẳng có gì quá khẩn cấp, đánh giặc mà, ai cũng nghĩ rồi sẽ qua đi. Tuy nhiên lệnh Quân Đoàn 2 di tản chiến thuật, Sư Đoàn 6 Không Quân di tản về Nha Trang, tiếp theo đó những tin tức lan truyền tới tấp, lòng quân và dân bắt đầu hỗn loạn. Liên tỉnh lộ 7 nối liền Pleiku, Phú Bổn, Tuy Hòa dọc theo con sông Ba, sẽ là con đường rút quân của Quân Đoàn 2. Liên tỉnh lộ này đã bị bỏ hoang từ nhiều năm. Quân Đoàn 2 sử dụng con đường này với hy vọng là nhờ vào yếu tố bất ngờ, có thể Việt Cộng không truy kích kịp. Tuy nhiên đoạn đường này dài đến ba trăm cây số và đã bị hư hại nhiều theo năm tháng, nhất là những cây cầu bắt ngang sông Ba. Trước đó vài tháng, trong một phi vụ chở Thiếu Tướng Phú tư lệnh Quân Đoàn 2 từ Pleiku về Nha Trang, ông đã ra lệnh cho chúng tôi bay thật thấp dọc theo con đường này để ông quan sát và ông cũng đã quan sát con đường này rất nhiều lần trong những chuyến bay tương tự như vậy trước đó.

Đơn vị của chúng tôi di tản về Nha Trang. Tại đây tôi gặp lại Tùng, người bạn gái vừa mới quen tại Pleiku. Tùng là người Huế, làm y tá cho bệnh viện Pleiku. Nàng có một giọng nói êm ả của một người con gái đất thần kinh. Tội nghiệp thân gái dặm trường, bơ vơ giữa một rừng người di tản.

Tôi đã giúp đưa nàng về Sài Gòn. Sau đó chúng tôi có gặp lại nhau một tuần trước ngày mất nước. Nàng ngỏ lời xin đi theo khi đơn vị của tôi di tản xuống Cần Thơ. Tuy nhiên, vì không duyên số, nên chuyện đó không thành... Bi chừ em ra sao? Má vẫn còn đào? Cho anh gửi về em một chút tình vấn vương kỷ niệm...

Đơn vị của chúng tôi đóng ở Nha Trang vài ngày, thì được lệnh di chuyển xuống Phan Rang vì căn cứ Nha Trang quá chật hẹp. Hàng ngày phi đoàn của chúng tôi vẫn trở lên tiếp viện cho mặt trận Ban Mê Thuột và Tuy Hòa.

Tại mặt trận Ban Mê Thuột, sau khi trực thăng di chuyển hai Trung Đoàn 44 và 45 của Sư Đoàn 23 xuống Phước An để giải cứu Ban Mê Thuột, tuy nhiên không hiểu vì lý do gì mà tất cả những đơn vị chiến đấu đều đi thụt lùi về phía Khánh Dương. Sau này tôi mới biết là ông Thiệu đã ra lệnh rút lui mặc dù quân sĩ sẵn sàng chiến đấu. Trong một phi vụ bốc một toán dân và quân di tản ở trong rừng về, tôi đã chửi thề khi thấy một ông Đại Úy Biệt Động Quân ở trong đó. “Đ.M mấy cha đánh giặc gì mà cứ bỏ chạy?” Không ngờ vị Đại Úy này phản ứng một cách giận dữ: “Đ.M tụi này đang chiếm lại Ban Mê Thuột thì có lệnh rút lui”. Lúc đó tôi mới giật mình và linh cảm có một việc gì trọng đại sắp xảy ra. Cảnh hỗn loạn chết chóc làm hoang mang tất cả mọi người.

Trong một phi vụ khác, sau khi tôi bốc một số người chạy lạc trong rừng về phi trường Khánh Dương, một người đàn bà trong số những người đó không chịu xuống phi cơ. Người xạ thủ của tôi báo cáo là tại vì mình không bốc được con gái của bà ta nên bà ta không chịu xuống. Ông trời ơi! trong tình trạng hỗn loạn như vậy thì làm sao tôi có thể biết được người nào là con bà ấy đây. Thoạt đầu tôi giận dữ, la hét trên intercom, tuy nhiên tôi đã giữ được bình tĩnh vì tôi cảm thấy rằng đó là một sự mất mát lớn lao của một người mẹ. Tôi nói với người xạ thủ là bảo bà ấy xuống đi, mình sẽ đi đón con của bà ta. Tôi bay trở lại vị trí đã bốc người đàn bà trước đó, đón tất cả số người còn lại trở về phi trường Khánh Dương. Tôi nghĩ rằng trong đám người ấy chắc là có cô con gái của người đàn bà đó, cũng như tôi hy vọng là tôi đã làm tròn lời hứa với một người đàn bà, đúng hơn là một người mẹ vĩ đại. Ngoài ra cũng tại phi trường Khánh Dương, tôi đã nghe chuyện một người mẹ khác, tâm trí thất thần vì đã thất lạc sáu đứa con trong cuộc di tản, trong khi trên tay vẫn còn cầm một chai sữa.

Trở lại liên tỉnh lộ 7 từ Phú Bổn về Tuy Hòa, tình trạng hỗn loạn còn tệ hại hơn nhiều. Đoạn đường này đã bị hư hại nhiều nơi, đã làm cuộc di chuyển bị đình trệ. Cuộc hành trình của đoàn người di tản bắt đầu từ Pleiku và chỉ có một đơn vị thiết vận xa về đến Tuy Hòa chín ngày sau đó, phần còn lại của đoàn người vẫn còn kẹt lại. Việt Cộng đã quấy phá dọc đường, nhất là chúng đóng chốt ở trong đồn Đại Hàn cách Tuy Hòa hai mươi cây số, nơi mà trước kia những đơn vị Đại Hàn đã đồn trú. Biệt Động Quân với sự yểm trợ của Không Quân cố gắng đánh bật chúng ra, tuy nhiên sự di chuyển của đoàn người đều bị chậm hẳn lại. Ngày sau cùng, chúng tôi được lệnh của thượng cấp dùng trực thăng đón số người di tản. Với mục đích là đem quân và dân về Tuy Hòa càng nhiều càng tốt, mỗi trưởng phi cơ được toàn quyền hành động và tùy cơ ứng biến theo ý của mình.

Trên con đường di tản này, tôi đã chứng kiến những cảnh chết chóc khốn khổ tận cùng của người dân và người lính. Cướp bóc, đói khát, kiệt sức, kể cả một câu chuyện, một người cha đã bịt miệng đứa con nhỏ của mình cho đến chết chỉ vì sợ đứa bé khóc sẽ bị Việt Cộng khám phá ra chỗ ẩn núp của mình. Cũng trên con đường này, tôi đã khám phá ra rằng tôi là một người có trái tim, tôi đã đi cứu người, tôi cứu người vì tôi xúc động trước cảnh khổ đau của những người khác. Phải nói rằng với bảy năm trong quân ngũ, vào sinh ra tử và với một chiến thương bội tinh, những điều đó chẳng làm cho tôi hãnh diện, bởi vì đó là những việc tôi bị bắt buộc phải làm theo lệnh của thượng cấp. Đôi lúc tôi còn cố tình làm ra vẻ gan lỳ để chứng tỏ với đồng đội là mình không phải là kẻ hèn nhát, mặc dù cũng có những lúc run sợ. Tuy nhiên trong lần cứu những người di tản này, tôi đã tình nguyện làm, tôi cứu người không phải vì đó là một cái lệnh bắt buộc, cũng không phải để chứng tỏ mình là một anh hùng hảo hán, tôi cứu người vì tôi xót xa trước sự đau khổ tận cùng của đồng bào.

Tôi đã cứu người và bất chấp tất cả sự nguy hiểm của chính bản thân mình khi tôi xuống bốc một toán người lạc ở giữa rừng, nơi mà địa thế với những cây cao bao quanh. Tôi đã đem họ ra khỏi khu rừng ấy về đến Tuy Hòa. Tôi đã sử dụng quá độ sức chuyên chở của chiếc phi cơ, điều mà sách vở về kỹ thuật của Mỹ khuyên không nên làm như vậy. Tôi tưởng rằng tôi đã bị rớt xuống giữa rừng cùng với khoảng năm mươi người hành khách già trẻ bé lớn. Tuy nhiên cũng nhờ một sự nhiệm mầu, một ngọn gió đã nâng con tàu của tôi qua khỏi đầu ngọn cây. Bởi vì một vài em nhỏ bị đè bẹp ở dưới đám đông khi mọi người chen chúc nhau lên phi cơ, tôi vội vàng đáp ngay xuống một giòng suối gần đó để sắp xếp lại hành khách. Tôi đã đem những người này về đáp tại dinh ông tỉnh trưởng Phú Yên. Tôi tắt máy, bước xuống phi cơ và đứng nhìn số hành khách rời máy bay hầu như vô tận. Lúc ấy quả thật tôi đã cố tình đáp xuống dinh ông tỉnh trưởng Phú Yên thay vì xuống phi trường Tuy Hòa, với mục đích là để cho ông tỉnh trưởng Phú Yên thấy rõ tình trạng bi thảm của người dân và người lính, đồng thời cũng để nghỉ một lát hầu lấy lại bình tĩnh vì thấy mình vừa thoát chết.

Cũng trong ngày đó, chúng tôi tiếp tục đón những người di tản về Tuy Hòa. Tôi và những đồng đội của tôi trong đơn vị thừa hiểu rằng Việt Cộng đã trà trộn rất nhiều trong đoàn người này, tuy nhiên chúng tôi đã bất chấp những sự nguy hiểm trước mắt, vẫn xuống đón những người di tản về. Một người đàn ông mặc quần áo dân sự, tôi nghĩ đó là một người lính, khi vừa leo lên được phi cơ, anh ta đã vỗ vai và báo cho tôi biết rằng Việt Cộng đang ở dưới đất. Tôi biết nhưng tôi đã không bỏ chạy bởi vì tôi nghĩ rằng, nếu Việt Cộng bắn trong khi chúng tôi đang cứu người thì bọn họ quả thật là thất nhân tâm, tuy nhiên trong lúc cất cánh đã có một vài tiếng súng bắn vói theo. Thật tình mà nói cái anh Việt Cộng bắn vói theo đó cũng còn có lương tâm, bởi vì nếu như hắn cố tình bắn trong khi chiếc phi cơ còn đang ở cách mặt đất không đầy một thước, thì chúng tôi và tất cả những hành khách trên phi cơ đều không thể nào thoát được sự nguy hiểm.

Cũng trong chuyến này, trên đường trở về Tuy Hòa, để được nghỉ tay, tôi giao cần lái lại cho Thành, người hoa tiêu phụ. Tôi có bảo anh ta là xuống đón thêm một ít người nữa ở một vị trí khác cho thật đầy một chuyến. Không ngờ lần này một tên Việt Cộng lẫn lộn trong đám đông, đã bắn thật vào phi cơ làm một bà lão bị thương ở cánh tay và người cơ phi tên Đại của tôi bị thương ở bàn tay. Tôi chụp lấy cần lái từ tay Thành, rút một cuộn băng cứu thương từ trong túi áo mưu sinh đang mặc trên người đưa cho anh ta để cầm máu cho Đại và vội vàng bay thẳng về Tuy Hòa. Trong trường hợp bình thường, tôi đã ở lại bắn chết tên Việt Cộng vô lương tâm này bởi vì tôi đã nhận diện được hắn và lúc đó hắn ta đang ở trên một bãi cát giữa giòng sông. Với hai khẩu đại liên M60 trang bị trên phi cơ thì chắc chắn rằng hắn ta không thể nào thoát chết được. Tuy nhiên tôi rất là tức giận đã không làm được việc đó vì chiếc phi cơ đã chở quá nặng, không còn sức để xoay trở được, hơn nữa bà lão và người cơ phi bị thương cần được đem về Tuy Hòa để cứu cấp.

Trên đường trở về Tuy Hòa, trên tần số vô tuyến, tôi nhận được tin một chiếc trực thăng võ trang của chúng tôi cũng bị trúng đạn. Chiếc trực thăng này đang yểm trợ Biệt Động Quân, nơi mà đơn vị đang cố gắng đánh bật cái chốt của Việt Cộng ở trong đồn Đại Hàn ra. Họ cũng đang vội vã trở về Tuy Hòa vì người xạ thủ của chiếc đó bị trúng đạn rất nặng ở ngực.

Tại bệnh viện Tuy Hòa, lúc đó tôi là một người điên, đồng đội của tôi đã đổ máu, tuy nhiên tôi đã cảm động trước sự tận tình cứu chữa của một vị Trung Úy bác sĩ Quân Y tại đây, nhờ vậy tình trạng thương tích của Đại và người xạ thủ của chiếc trực thăng võ trang tạm thời ổn định, sau đó chúng tôi đã mang cả hai về hậu cứ. Nghe nói vị bác sĩ này cũng có thân nhân trong đoàn người di tản từ Pleiku về. Thành thật cám ơn bác sĩ, lúc hoạn nạn mới biết tình huynh đệ chi binh. Bầu trời Tuy Hòa nắng ấm, tuy nhiên, đối với tôi lúc đó là một địa ngục trần gian trong đó bao gồm những sự chết chóc, máu đổ thịt rơi. Ai đã gây nên cảnh tượng tang thương như thế này?

Chúng tôi đã mang một số lớn những người di tản này về đến Tuy Hòa, tuy nhiên số người thất lạc ở trong rừng cũng như những người không theo kịp đoàn người còn rất đông. Tôi tiếc rằng, sự đóng góp vào việc cứu đoàn người này của chúng tôi vẫn chưa thật sự hoàn tất mặc dù mình đã tận lực. Ngoài ra tình hình chiến sự thay đổi quá nhanh, chúng tôi không thể làm gì hơn được nữa. Lúc ấy tôi chỉ cầu mong rằng, có một đấng thiêng liêng nào đó với một phép lạ nhiệm mầu, để biến hóa cho mọi người trở lại một cuộc sống bình thường như là không có chuyện gì xảy ra...

San José, CA. Jan, 2008.

Lời nói cuối:

Văn chương luộm thuộm,

Chính tả trật lất,

Hiền nội ê đầu vì phải ê...đít (edit)...Cảm tạ nàng...

Lạc Long Huỳnh Quốc Phú


--------------------
KHAI TỬ ĐẢNG!
Go to the top of the page
 
+Quote Post
caoduy
post Apr 27 2010, 04:30 PM
Post #71


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 13,947
Joined: 18-November 08
Member No.: 775
Age: 52
Country









Cuộc Di Tản Đầy Máu và Nước Mắt


Đại Tá Trịnh Tiếu

Không phải mãi hai ngày sau người Mỹ mới biết lý do đằng sau vụ di tản rút quân bỏ miền Trung. Vào buổi tối ngày 17.3.1975, tại bữa cơm đãi một số Viên Chức cao cấp Mỹ và Việt Nam tại nhà ông Thomas Polgar, Trưởng CIA, ở Sài Gòn, Tướng Ðặng Văn Quang Cố Vấn An Ninh của Tổng Thống Thiệu, đã lật trang sử khi giải thích quyết định của ông Thiệu. Rất giống người Nga tiêu diệt đội quân của Nã Phá Luân vào năm 1812 bằng cách bỏ đất để câu giờ hầu chấn chỉnh tổ chức quật ngược thế cờ, Tướng Quang cho rằng quyết định của ông Thiệu đi theo chiến lược đó sẽ đánh bại quân Bắc Việt. Tướng Quang nói ‘’Có thể mùa mưa sẽ giúp chúng tôi như thể Ðại Tướng mùa Đông đã giúp người Nga’’.

Tại Cao Nguyên Trung Phần, dân chúng không chờ giải thích. Họ thấy rõ quá rồi nên tự lo lấy.Khi quân Bắc Việt pháo kích Kontum, con đường dẫn xuống Pleiku tràn ngập dân di tản chạy trốn pháo kích. Trong khi các Ðơn Vị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu rời các vị trí ở Pleiku và các phi cơ vận tải bay lên bay xuống phi trường suốt ngày đêm, người dân biết ngay đến lúc chạy theo Quân Ðội.

Vào đêm Chủ Nhật, một đoàn xe vận tải dài thòng âm thầm rời khỏi Pleiku từng cái một đèn sáng choang. Phóng viên Nguyễn Tư nghĩ nó ‘’giống như một đoàn xe đi chơi cuối tuần trở về nhà’’. Phía sau, những tiếng nổ lớn phát ra từ các kho đạn bị phá và bầu trời đen nghịt khói từ các bồn xăng đốt cháy.

Trong khi đoàn xe tiến về hướng Nam tung lên những đám bụi đỏ mờ mịt, từng đoàn người dân đi bộ dài như rắn bò hai bên Ðường Quốc Lộ song song với đoàn quân xa. Một vị Nữ Tu Công Giáo nhớ lại ‘’trẻ thơ và trẻ em được chất lên xe bò và người kéo đi. Mọi người đều hoảng hốt. Người ta cố thuê mướn xe bằng mọi giá’’. Trong ba ngày 16, 17, 18, tháng ba, cuộc di tản di chuyển êm thắm khỏi Pleiku và giữa các đoàn quân xa là hàng trăm dân sự đi theo cuộc di tản. Và cũng từ đó bắt đầu một đoàn công voa di tản đầy máu và nước mắt.

Ði được nửa đường tiến ra Duyên Hải, đoàn xe bị khựng lại để cho Công Binh Quân Ðoàn II cố làm xong chiếc cầu nổi ngang qua sông Ea Pa cách đèo Cheo Reo (Phú bổn) vài cây số. Tướng Phạm Văn Phú tiên liệu hai ngày sẽ sửa xong con Ðường số 7 nhưng mãi ba ngày vẫn chưa sửa xong cây cầu. Ðến chiều tối ngày 18.3, xe cộ và lính tráng đã đi được ba ngày và một đám dân tỵ nạn khổng lồ bị khựng lại dọc theo con đường và dồn cục tạm nghỉ ở chung quanh châu thành Tỉnh Phú Bổn. Cái châu thành nhỏ bé cheo leo này làm sao cung cấp đủ nhu cầu cho đoàn di tản này, nhiều người bỏ nhà ra đi chỉ có bộ đồ trên người.

Vì hoảng sợ, địch đe dọa phía sau, đói khát và có những băng lính không còn Cấp Chỉ Huy nữa sanh đạo tặc, đoàn người đòi cứ tiến đi không cần biết hậu quả ra sao. Trước tình thế hỗn quân hỗn quan này, các giới chức lãnh đạo không thể nào thuyết phục dân chúng và điều động xe cộ vũ khí thành một phòng tuyến phòng thủ. Và y như xảy ra khi quân Ðức bao vây khóa chặt Paris năm 1940, dân châu thành cũng chạy trốn, làm tắc nghẽn mọi con đường, Quân Ðội không thể nào di chuyển để bảo vệ họ trước kẻ địch. Tình hình đe dọa hỗn loạn. Cần phải có những bàn tay tổ chức. Nhưng Tướng Lê Duy Tất vẫn còn ở Pleiku với đoàn hậu vệ Biệt Ðộng Quân, trong khi Ðại Tá Lý bị kẹt ở giữa đoàn xe, đã phải bỏ xe đi bộ đến Bộ Chỉ Huy ở Cheo Reo.

Khi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu di chuyển xuống Quốc Lộ số 7, Tướng cộng sản Văn tiến Dũng cũng đã bị đánh lừa theo kế hoạch của Tướng Phú. Trước khi khởi sự chiến dịch 275, Dũng đã chỉ vẽ nhiều lần cho tư lệnh sư đoàn 320 về những con Ðường Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không thể nào dùng nó như là lối thoát sau cùng. Tuy nhiên, sau khi nghe tin Tây Phương nói dân chúng đang bỏ Pleiku, các chuyến bay từ Pleiku về Nha Trang tấp nập và Hà Nội đánh tín hiệu ngày 16.3 báo cho biết Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn II đã di tản về Nha Trang, Dũng mới bắt đầu nghĩ lại xem có con đường nào khác cho địch quân rút được không.

Ðến 4 giờ chiều cùng ngày, công điện của Hà Nội đến báo, tình báo Bắc Việt báo một đoàn xe dài từ Pleiku tiến về phía Nam xuống Ban Mê Thuột. Tin này làm cho Tướng cộng sản bối rối. Phải chăng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa phản công hay là chạy trốn? Tình báo của Dũng cho ông ta câu trả lời ngay sau đó, đúng như tình hình diễn biến ở trên. Ðến lúc này bộ chỉ huy cộng sản mới dở bản đồ ra, chiếu đèn pin và dùng kiếng phóng đại dò tìm địch quân. Kiểm điểm lại, Tướng Dũng và Tướng Kim Tuấn, tư lệnh sư đoàn 320, mới biết bị Tướng Phú lừa ngay trước mắt, Tướng Dũng khiển trách Tướng Kim Tuấn, đồng thời phối trí các đơn vị di chuyển về tụ điểm Quốc Lộ 7 để tiêu diệt đoàn công voa di tản về Tuy Hòa.

Ðoàn xe Quân Dân miền Nam cầu mong sao cho thời gian chậm lại để đi kịp về miền biển không bị cộng sản tấn công. Nhưng không kịp nữa, khi màn đêm buông xuống ngày 18.3 lúc đoàn xe kẹt ở Cheo Reo, quân cộng sản bắt đầu pháo kích vào đám đông dân di tản. Họ hết còn bí mật nữa và kẻ thù ở trong tầm tay. Ðêm ngày 18.3, những đơn vị tiền phong của sư đoàn 302 đụng độ với đoàn xe Quân Ðoàn II ở Cheo Reo. Cùng lúc các đơn vị khác đụng độ với Ðoàn Quân hậu bị Liên Ðoàn 6 Biệt Ðộng Quân ở Thị Trấn Thành An ngã tư Quốc Lộ 14 và Quốc Lộ 7. Ðại Tá Lý đi bộ mãi rồi cũng tới Bộ Chỉ Huy Cheo Reo kịp lúc để giúp điều động Tiểu Ðoàn 23 Biệt Ðộng Quân vào vị trí phòng thủ chống các cuộc xung phong của quân Bắc Việt ở lối vào Thị Trấn phía Tây. Ðồng thời, pháo binh Bắc Việt rót vào. Ðoàn xe cái đầu ở Cheo Reo nhưng cái đuôi vẫn còn ở Pleiku. Việt cộng tha hồ pháo kích. Sáng hôm sau, xác chết và xác bị thương lính tráng và dân nằm la liệt trên Ðường Phố Cheo Reo (Phú Bổn) cùng với hàng trăm xe cộ bị phá hủy hoặc bỏ rơi. Một phi công trực thăng Không Quân Việt Nam báo cá ‘’Khi tôi bay thấp, tôi có thể nhìn thấy hàng trăm xác chết nằm rải rác dọc theo con đường cạnh các xe còn cháy’’.

Mặc dù lực lượng cộng sản đã chiếm được Phi Trường Phú Bổn, Tiểu Ðoàn 23 Biệt Ðộng Quân vẫn còn giữ được lối vào châu thành và cây cầu phía Nam sửa xong. Ðây là một cú cải tử hoàn sinh, Ðại Tá Lý và các Cấp Chỉ Huy của ông có cơ hội ra lệnh cho đoàn xe lên đường trở lại với 2.000 xe nổ máy ầm ầm lăn bánh. Nhưng đoàn xe di chuyển không bao lâu, Tướng Phú cho trực thăng đến đón Ðại Tá Lý ra khỏi Cheo Reo. Thế là đầu không còn ai Chỉ Huy chỉ có Tướng Tất Chỉ Huy ở phía sau. Từ ngày 19 trở đi, Chỉ Huy đầu đoàn công voa là những Ðơn Vị Trưởng cấp Tiểu Ðoàn, Ðại Ðội mạnh ai lấy ra lệnh.

Bất kể hỏa lực của cộng sản, trực thăng của Không Quân Việt Nam bắt đầu đáp xuống bốc những người Lính và dân bị thương dọc theo con đường. Khi những người di tản được trực thăng chở đến Phi Trường Tuy Hòa, họ kể những chuyện khủng khiếp xảy ra cho họ. Ngày 19.3, đầu đoàn xe đã đến Sông Côn chỉ còn cách Tuy Hòa 40 km. Nhưng ở đoạn đuôi nửa đường giữa Cheo Reo và Sông Côn, quân Bắc Việt lại đánh ngang hông đoàn xe, lần này ở khoảng Thị Trấn Phú Túc. Không Quân Việt Nam được gọi đến oanh kích chặn tiến quân của địch nhưng đã nhầm lẫn bỏ bom xuống Liên Ðoàn 7 Biệt Ðộng Quân (Làm tổn thất gần 1 Tiểu Ðoàn). Nhưng Liên Ðoàn này vẫn tiếp tục chiến đấu giữ cho con đường mở.

Ðoàn xe chạy qua Cheo Reo cho đến ngày 21.3 thì quân Bắc Việt chọc thủng các vị trí cố thủ của Tiểu Ðoàn 23 Biệt Ðộng Quân, vượt qua chiếm châu thành và cắt đứt con đường. Trong số khoảng 160.000 người của đoàn xe di tản, nhiều người dân bị cô lập với Lính của Ba Tiểu Ðoàn Biệt Ðộng Quân. Theo lệnh Tướng Phú, Tướng Tất, vẫn còn ở phía sau đoàn xe, phải bỏ mọi vũ khí và quân trang nặng để chạy khỏi Phú Bổn càng nhanh càng tốt. Hàng ngàn người chạy vào rừng. Lính tráng với vợ con bên cạnh bị rượt bắt và tấn công nhiều lần. Một số ít giơ cờ lên được trực thăng đáp xuống bốc. Nhưng đa số cầm chắc bị đói và bị bắt.

Những người may mắn, các bà mẹ trẻ dính máu, các cụ già và phụ nữ người mặc áo dính bùn, và những người lính gào khóc, chân không, bước xuống trực thăng trước khi các phóng viên bủa ra hỏi thăm tin tức tại phi đạo Tuy Hòa. Các trực thăng bắt đầu chở thực phẩm và nước cho đoàn xe vẫn còn dài thòng di chuyển như con rắn vì đã có nhiều người đói.

Trong khi ở đuôi đoàn xe bị tấn công dữ dội và Tướng Tất cùng các Ðơn Vị còn lại cố chống trả bọc hậu, các Ðơn Vị đầu đoàn xe đã tiến vào ranh giới Tuy Hòa, trên con Sông Ba, cách Thị Trấn 20 cây số. Chiếc cầu nổi mà Tướng Cao Văn Viên hứa cũng đến kịp lúc, nhưng không kịp với lực lượng cộng sản đã đắp mô các ngã đường nằm giữa Sông và Tuy Hòa. Chiếc cầu không thể nào chở xe nổi đến chỗ Bắc nên phải mượn 4 phi cơ C-47 của Quân Ðoàn IV chở từng khúc đến.

Ngày 22.3, đúng một tuần sau khi đoàn xe di tản đầy máu và nước mắt rời Pleiku, chiếc cầu được bắc xong, đầu đoàn xe vội vã vượt qua con sông quá nặng làm chiếc cầu phao lật, người trong xe cộ phải lội sông. Nhưng đến cuối ngày, đoàn xe vẫn tiếp tục vượt qua khi chiếc cầu được sửa lật lại. Ngay cả đến thời thiết cũng tiếp tay cho cộng sản để làm cho đoạn cuối đoàn xe đến Tuy Hòa chưa hết nạn.

Trời nắng đột nhiên trở thành mưa gió lạnh lẽo cho người di tản. Không những thời thiết thay đổi xấu gây ra bệnh tật mà nó còn làm cho phi cơ quân sự không bay lên yểm trợ, chống trả những cuộc tấn công dưới đất của việt cộng. Từ ngày 22.3, Liên Ðoàn 6 Biệt Ðộng Quân bị kẹt đánh trong một trận đánh bọc hậu vừa đánh vừa lui trước nỗ lực rượt theo rất rát của quân cộng sản. Liên Ðoàn Biệt Ðộng Quân đã thu góp xe tăng và pháo binh để bảo vệ con đường ở khúc quẹo thung lũng gần cầu nổi. Họ đánh câu giờ để cho người di tản và Lính kịp vượt qua sông.

Ðồng thời, những Ðơn Vị đi đầu đã vượt qua Sông Ba rồi phải phá mô việt cộng để tiến vào Tuy Hòa. Liên Ðoàn 7 Biệt Ðộng Quân chỉ còn ít quân sống sót đã gom góp được hơn chục thiết giáp M-113 vừa đánh vừa ủi các mô tiêu diệt các vị trí cộng sản. Ðến ngày 25.3, vị trí cuối cùng của quân Bắc Việt bị tiêu diệt nốt, Biệt Ðộng Quân bắt tay được với Lực Lượng Ðịa Phương Quân ở phía Ðông Tuy Hòa.

Ðoàn xe khập khễnh tiến vào Tuy Hòa như một đoàn xe ma. Xấp xỉ 60.000 người dân đến đích, hai phần ba hay hơn 100.000 người bị bỏ lại dọc đường, chết sống không ai biết. Về phía Quân Ðội, 20.000 quân tiếp vận và yểm trợ, chỉ còn 5.000 người đến nơi. Sáu Tiểu Ðoàn Biệt Ðộng Quân 7.000 người, chỉ còn 9.00 đến Bộ Tư Lệnh Tiền Phương của Quân Ðoàn II ở Nha Trang và đóng chốt bảo vệ Thành Phố. Một vị Tướng ở Bộ Tham Mưu đã buồn bã nói: ‘’70% lực lượng tác chiến của Quân Ðoàn II gồm Sư Ðoàn 23 Bộ Binh, Biệt Ðộng Quân, Pháo Binh, Thiết Giáp, Công Binh Chiến Ðấu và các Ðơn Vị Truyền Tin đã bị tan rã từ ngày 10 đến 25.3’’. Vì thế chuyện phản công tái chiếm Ban Mê Thuột không thể giao phó cho Quân Ðoàn II.

Canh bạc Tướng Phú chọn Quốc Lộ 7 có thể đã an toàn nếu các cầu nổi được bắc kịp thời và Tướng Viên đổ lỗi cho vị Tư Lệnh Quân Ðoàn II. Tướng Viên tin rằng Tướng Phú phải hoãn cuộc di tản ít ngày để cho các Kỹ Sư Công Binh kịp bắc cầu. Tướng Viên cũng tin rằng hoãn lại cho phép điều động sắp xếp kỹ hơn nhất là kiểm soát dân chúng. Theo một vị Tướng Mỹ thông thạo các Sĩ Quan cao cấp Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, lỗi lầm không những ở kế hoạch di tản của Tướng Phú mà ở ngay chính Tướng Phú và lỗi lầm đầu tiên và quan trọng nhất là để mất Ban Mê Thuột. Một vị Tư Lệnh Quân Ðoàn cương quyết hơn không cần phải rút quân như vậy. Một Sĩ Quan Tùy Viên Mỹ tuyên bố: ‘’Một vị Tư Lệnh mạnh như Tướng Toàn (Trước đó là Tư Lệnh Quân Ðoàn II) có thể phản công tái chiếm Ban Mê Thuột, sử dụng toàn bộ Hải, Lục, Không Quân có trong tay đã có thể kềm hãm quân Bắc Việt, cố thủ thêm một năm nữa’’.

Nhưng ngày 25.3.1975,không còn cơ hội đó. Cuộc di tản tự làm cho mình thất bại đau đớn, như lời Tướng Viên mô tả, hoàn tất, gây một cơn ác mộng tâm lý và chính trị to lớn cho ông Thiệu, cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và cho dân chúng Việt Nam Cộng Hòa. Một dư luận đồn thổi khắp nước và cả ở những viên chức dân sự và quân sự cao cấp nói rằng: Tổng Thống Thiệu và người Mỹ, trong một thỏa hiệp mật của Hiệp Định Paris, đã cố kết với nhau cho cộng sản chiếm một phần lớn lãnh thổ Nam Việt Nam. Tại sao Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu can trường suốt hai mươi năm không thua đột nhiên bị ra lệnh rút khỏi Cao Nguyên, bỏ Pleiku và Kontum không một tiếng súng giao tranh ?

Tinh thần đổ vỡ vì mất bốn Tỉnh trong ba tháng và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh nặng và vô ích không tái chiếm nổi Ban Mê Thuột đã làm cho dân chúng Nam Việt Nam hết còn tin tưởng Tổng Thống Thiệu có thể bảo vệ họ. Vậy ai khác có thể làm được? Phe đối lập ông Thiệu vô tổ chức, đứng ngoài chờ thời cơ và người Mỹ tiếp tục làm ngơ. Chỉ có ông Thiệu là người phải tìm ra cách nào để lấy lại tinh thần cho Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng trước khi ông tìm ra hướng đi hợp tình thế thì tin xấu từ Quân Ðoàn I bay về. Cũng lại di tản và cuộc di tản Quân Ðoàn I bi thảm không kém để kết thúc ngày 30.4.1975.


--------------------
KHAI TỬ ĐẢNG!
Go to the top of the page
 
+Quote Post
VanAnh
post May 12 2010, 09:42 AM
Post #72


Hạnh ngộ
***

Group: Năng Động
Posts: 5,776
Joined: 25-October 08
Member No.: 480
Country





Tăng Thanh Hà, một trong những kiều nữ của làng giải trí Việt đặt cạnh cái tên Cường Đô la


Chân dung Cường Đô la và sự im lặng bí hiểm


Thật bất ngờ, cái tên Cường đô la lại khiến cư dân mạng "sốt xình xịch" hơn cả những tên tuổi lớn trong làng giải trí như Mr. Đàm, Mai Phương Thúy.

Kết quả từ google khi search cái tên Cường Đô la là 3,130,000 là con số mơ ước của rất nhiều các ngôi sao nổi tiếng ở Việt Nam. Trong đó, đáng ngạc nhiên là ngôi sao đình đám, kiếm tiền thuộc hàng đỉnh, có số fan cũng thuộc hàng đỉnh tại làng nhạc trẻ như Đàm Vĩnh Hưng cũng chỉ có 2,470,000 (với riêng từ khóa "Đàm Vĩnh Hưng") hay như hoa hậu Mai Phương Thúy dăm ba bữa lại lên báo mà kết quả cũng chỉ là 1,140,000..

Sinh ra trong một gia đình quá mạnh về tài chính tại phố núi Pleiku, với Nguyễn Quốc Cường, mọi khoản chi tiêu đều được quy đổi thành USD. Ngay từ năm 11 tuổi, Cường đã được giới trẻ Pleiku gán cho một biệt danh mà ai nghe qua cũng phải nể, đó là “Cường Đô la”. Đây là một trong những cách lý giải về nick name của nhân vật này được cư dân mạng đưa ra.

Trong các diễn đàn, các trang mạng, cư dân mạng bàn tán, tìm hiểu và đồn thổi về Cường Đô la với cả những thông tin về thân thế, nguyên nhân giàu sang, các thú tiêu khiển, sở thích chơi siêu xe, đua tốc độ, và cả danh sách những người đẹp vây quanh…

Một trong những tiêu đề phổ biến được cộng đồng mạng đưa ra khi viết về Cường Đô la là: “Đại thiếu gia chơi xe và người đẹp bậc nhất Việt Nam”, “Dân chơi vô đối, dân chơi khét tiếng”, “Thiên hạ vô đối, gái đẹp đầy mình”, “Đại gia ăn chơi khét tiếng tại Sài Gòn” rồi so sánh bầu Đức và Cường Đô la và những người nghèo nhất Việt Nam, so sánh Cường Đô la với Công tử Bạc Liêu. Thân thế, gia cảnh của Cường Đô la cũng là một trong những chủ đề ưa thích của cư dân mạng và một số blogger "hot".

Về thú chơi xe và các thương hiệu xa xỉ của Cường Đô la, chúng tôi xin trích dẫn một đoạn trong các trang viết về nhân vật này: “Rolls Royce, Ferrari, Lamborghini… những thương hiệu xa xỉ nhất thế giới đều hiện diện trong biệt thự của Cường Đô la… Nói về số lượng xe của Cường Đô la thì đố ai đếm được, chỉ biết rằng đối với dòng xe thể thao ưa thích là Lamborghini và Ferrari thì Cường cũng đã sử dụng cả, trong đó có Lamborghini Gallardo SE, Lamborghini Gallardo, Ferrari 360 Spider, Ferrari F430, Ferrari F430 Spider…”. Thú chơi xe của Cường Đô la cũng được nhắc đến với những chiếc biển đẹp kiểu như tứ quý tám, tứ quý sáu hay những chiếc điện thoại có gắn kim cương gần trăm triệu.

Một thông tin khác cũng được cư dân mạng đặc biệt chú ý về nhân vật đại thiếu gia này là mối quan hệ với các người đẹp. Ngoài "Nhị Hà" theo cách gọi của họ (Hà Hồ và Hà Tăng) với những chứng cứ gần như chắc chắn nhất về tình cảm của đại thiếu gia và người đẹp, còn có những cái tên khác như Thùy Lâm, Minh Hằng…


Một cặp xe Ferrari ("ngựa") được cư dân mạng post lên và đính với tên Cường Đô la.


Thậm chí, có vẻ để tăng thêm sự huyền bí về nhân vật đại thiếu gia giàu có này, thiên hạ còn cho rằng câu chuyện về Cường Đô la là một... “truyền thuyết”!

Một số bài báo chính thống thì chỉ đề cập đến một số sự kiện mà Cường Đô la tham dự, ví dụ như vụ Cường lĩnh ba năm án treo do tội “gây rối công cộng” và “đưa hối lộ” (trong vụ đua xe ô tô gây ồn ào dư luận xảy ra trên đường Điện Biên Phủ hồi tháng 5/2003); hay vụ đậu xe dưới biển cấm và bật nhạc ầm ĩ tháng 7/2004...

Rất nhiều thông tin về Cường Đô la được cư dân mạng bàn tán và các người đẹp cũng nhiều lần nhắc đến đại thiếu gia này với những câu chuyện tình cảm hay những nghi vấn tương tự. Tuy nhiên, có một sự thật là, từ khi được biết đến và trở thành một nhân vật cực "hot" với những thông tin trao đi đổi lại trong cộng đồng mạng đến nay, Cường Đô la không có bất kỳ một phát ngôn nào. Điều này càng làm người ta tò mò hơn về anh. Và câu chuyện về đại thiếu gia trẻ tuổi với cặp kính trắng, khuôn mặt rất hiền lành và hay cười này vẫn là một bí mật chưa thể biết hết.


--------------------

Cõi mơ
Go to the top of the page
 
+Quote Post

14 Pages V  « < 4 5 6 7 8 > » 
Reply to this topicStart new topic
2 User(s) are reading this topic (2 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 30th June 2024 - 12:10 AM