Welcome Guest ( Log In | Register )

> Hải ngoại lưu ý thực phẩm Việt Nam - ST tài liệu
Tulip
post Apr 16 2010, 09:44 AM
Post #1


Hoa cô đơn
***

Group: Năng Động
Posts: 5,417
Joined: 28-October 08
Member No.: 516
Country






Dầu ăn làm từ nước cống tại Trung quốc


Những thùng dầu ăn nâu bóng hóa ra được tinh chế lại từ nước cống, nước rác. Ước tính “công nghệ” đáng sợ này đã mang lại 1/10 số lượng dầu ăn cho Trung Quốc, chủ yếu được các nhà hàng hoặc người bán rong sử dụng.







Những người đi vớt chuyên nghiệp sẽ mang xô chậu tới gần cống, rãnh nước thải của các nhà hàng, quán ăn, quán cơm để múc lớp bọt, váng dầu lẫn thức ăn thừa, mang về chế biến. Nguồn: ChinaSmack.

Trong những cái thùng, bể cáu bẩn thế này, nước thải được đun nóng để dầu nhẹ lẫn thức ăn thừa nổi lên, lọc ra chắt riêng lấy lớp chất nhầy bẩn. Nguồn: ChinaSmack.

Dầu lọc thu được tiếp tục qua chắt lọc lần nữa, và đổ vào thùng dự trữ, chuẩn bị xuất xưởng. Bề ngoài của chúng lúc này đã khá bắt mắt. Hàng triệu tấn dầu bẩn như vậy đã quay trở lại bàn ăn của người Trung Quốc. Nguồn: ChinaSmack.



Cơ quan chức năng kiểm tra dầu ăn bẩn được làm tại một cơ sở thủ công. Vụ việc đang gây xôn xao dư luận nước này. Loại dầu này không chỉ bẩn, mà còn chứa vô số chất độc hại và các chất có khả năng gây ung thư. Ảnh: CFP.


VNE


--------------------

*******
Go to the top of the page
 
+Quote Post
9 Pages V  « < 4 5 6 7 8 > »   
Start new topic
Replies (60 - 71)
Tulip
post Jul 13 2011, 05:55 PM
Post #61


Hoa cô đơn
***

Group: Năng Động
Posts: 5,417
Joined: 28-October 08
Member No.: 516
Country






Từ Thuốc Bắc, Thuốc Nam, Thuốc Dân Tộc…đến Dược Thảo



Câu chuyện dài dược thảo ở Hoa Kỳ thể hiện "tính khoa học" còn cao hơn nữa, nhất là trong cộng đồng Việt Nam

Những danh từ dùng cho tựa đề của bài viết nầy đều có cùng chung một định nghĩa và ứng dụng tùy theo không gian và thời gian. Thuốc Bắc ở Việt Nam dùng để chỉ các loại thuốc dùng cây, lá, rễ, củ, hột, v.v… đã được biến chế do một Đông y sĩ người Trung Quốc khám bịnh và cho toa. Còn thuốc Nam, tương tự như thuốc Bắc, nhưng do một Đông y sĩ người Việt Nam đãm nhận. Các loại cây lá được biến chế trong thuốc Nam tương đối đơn giản như phơi khô hoặc sấy khô, và cân lượng cũng không có yêu cầu chính xác như một nấm lá khô, một muỗng bột rễ cây…thay vì một chỉ …, ba ly… như ở thuốc Bắc.

Người được chẩn bịnh sau khi nhận thuốc xong, mang về nấu trong một cái nồi đất với (thông thường) ba chén nước và đun sôi. Khi nước "xắc" lại còn tám phân, bịnh nhân "chắt" nước ra, để nguội và uống. Một thang thuốc có thể uống được nhiều lần, thường là hai lần.

Thuốc dân tộc chỉ được dân miền Nam nghe đến kể từ sau 30 tháng tư năm 1975 do miền Bắc xâm nhập vào. Thuốc dân tộc không cần có Đông y sĩ chẩn mạch như thuốc Bắc và thuốc Nam. Thuốc đã được bào chế sẳn cũng như được "nhà nước' công bố công dụng của từng loại cây, lá, hay cũ... dùng để chữa trị một bịnh nào đó. Và dân chúng cứ thế mà dùng, cho dù có hiệu nghiệm hay không.

Nếu chúng ta đã từng sống trong xã hội Việt Nam khoảng năm năm đầu sau khi nước nhà được "thống nhất", chắc ai cũng còn nhớ cây xuyên tâm liên. Thực sự, người viết chưa từng thấy cây nầy cũng như cung cách chữa trị như thế nào, và trị bịnh gì? Nhưng, trong giai đoạn trên, mỗi lần đi khám bịnh ở phòng y tế phường hay khóm, đều được cán bộ chữa trị bằng xuyên tâm liên. Người viết cũng đã từng nghe nhiều câu chuyện kỳ thú về xuyên tâm liên do một anh bộ đội vượt Trường sơn kể như sau:" nếu vợ chồng không có con trong một thời gian dài, đôi vợ chồng nầy sẽ được cán bộ hướng dẫn là mỗi khi "ăn nằm" với nhau, chỉ cần cột một dây xuyên tâm liên qua bụng người vợ. Thế là sẽ có con sau đó ngay!"

Còn câu chuyện dài dược thảo ở Hoa Kỳ thể hiện "tính khoa học" còn cao hơn nữa, nhất là trong cộng đồng Việt Nam. Các Đông y sĩ ở đây, nói chung đều mang (được mang, hay tự mang) những danh hiệu rất oai là Bác sĩ Đông y ( Oriental Doctor – OD) hay Tiến sĩ Đông Y (Ph.D of Oriental Medicine), cũng như nhiều danh xưng nổ khác nữa. Thật ra, ở đây cũng căn cứ vào rễ, thân, củ, lá, hột như thuốc Bắc và thuốc Nam, nhưng có thể được thêm vào một số dạng thuốc "Tây" tức là các hóa chất làm nguyên liệu để bào chế dược phẩm (drug). Sau đó, tất cả được chế biến có tính cách hoàn chỉnh hơn thuốc Bắc và thuốc Nam đã kể ở phần trên, nghĩa là các "dược phẩm" nầy có hình thức giống như các loại thuốc của y khoa hiện đại như dạng bột, viên, hay viên bọc nhựa, nước, hay dạng thuốc tể v.v…

Trong phần trình bày sau đây, chúng tôi sẽ bàn về định nghĩa, nguồn gốc, cách dùng và những vấn nạn có thể xảy ra sau khi dùng thuốc dược thảo. Danh từ "thuốc" dùng ở đây để chỉ tất cả các loại cây, cỏ, rễ, thân, lá, củ, hột… chứ không nói đến những hóa chất khác được gian thương cho thêm vào để làm tăng một vài đặc tính trị liệu mà không cần lưu tâm đến những di hại về sau, như arsenic, đồng, chì, thủy ngân, selenium, thậm chí vàng (gold) nữa.

Nguồn gốc và định nghĩa dược thảo

Theo quan điểm của các nhà khoa học Hoa Kỳ, khoa dược thảo chỉ có thể được xem như là một ngành trị liệu bổ túc (complementary therapy), chuyên dùng các loại cây hay hóa chất ly trích từ cây. Do đó, đây là một ngành y khoa riêng biệt đặt trọng tâm chữa trị bằng cây cỏ có trong thiên nhiên. Và danh từ herbalism dùng để chỉ hệ phái dùng cây cỏ để trị liệu hầu hết các bịnh gần giống như tất cả những bịnh liệt kê trong ngành y khoa hiện đại.

Nguồn gốc của ngành y khoa dược thảo được xem như xuất hiện từ khi có sự hiện diện của con người trên quả địa cầu. Và nếu đi xa hơn nữa, nguồn gốc nầy đã có trước khi loài người xuất hiện (qua sự tiến hóa từ khỉ). Giống khỉ Chimpanzees đã biết ăn một loại lá cây đặc biệt để diệt các ấu trùng trong bao tử. Loài nai đã biết truy tìm các lá dùng để kích thích tâm thần (psycho-active). Một số thú vật khác cũng đã biết tìm đến nấm như penicillin và các loại nấm chống nấm (antifungals) để trị liệu hay tiêu diệt các loại bò chét ngoài da. Sau đó, con người mới biết áp dụng trong trị liệu như những liều thuốc kháng sinh.

Ngành dược thảo đúng nghĩa đã góp phần không nhỏ vào việc trị liệu bổ túc và song hành với ngành y khoa hiện đại. Thuốc phiện (morphine) được trích ly từ cây thuốc phiện (poppies), aspirin từ cây liễu, và digoxin dùng để chữa trị nhịp tim đập không đều đến từ cây đuôi chồn (foxglove).

Ngành dược thảo không ngừng ở mặt trị liệu từng bộ phận hay từng bịnh mà còn có "tham vọng" chữa trị toàn cơ thể con người, và "khuyến khích" cơ thể tự "hoàn chỉnh" hay điều chỉnh qua thuốc cây cỏ. Các nhà chuyên môn của ngành nầy nghĩ rằng, những hóa chất trong một tập hợp cây cỏ sẽ làm cân bằng cơ thể và tạo nên những phản ứng hổ tương để chữa trị toàn thể con người.

Có thể nói ngành y khoa cây cỏ ngày nay phát triển rất nhanh trên toàn thế giới. Mức tiêu thụ ước tính khoảng 23 tỷ Mỹ kim trong năm 2004 căn cứ vào báo cáo của cuộc triển lãm quốc tế lần thứ hai về dược thảo. Hiện tại, có khoảng 34% người Hoa Kỳ lớn tuổi đã hơn một lần viếng các Bác sĩ Đông y dược vào năm 1990.

Vấn đề an toàn của dược thảo

Có một khái niệm hết sức thông thường và tự nguyện của người đời là, dược thảo nghĩa là cây cỏ (herbal), là tự nhiên (natutal), và là an toàn (safe); vì vậy, dược thảo ao toàn hơn các loại thuốc bằng hoá chất hay tổng hợp hóa chất do ngành y dược khoa hiện đại bào chế.

Do có suy nghĩ trên, cho nên một số người Hoa Kỳ và dĩ nhiên, một số không nhỏ người Việt ở hải ngoại lẫn thường dùng các loại thuốc cây cỏ trong công việc phòng bịnh và trị bịnh. Đối với dược thảo, các nhà sản xuất không cần phải khai báo với Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) về cơ cấu của thuốc, cũng như tính hiệu nghiệm, cùng phản ứng phụ, và mức an toàn của thuốc đặc chế. FDA cũng không đòi hỏi thông tin cần được liệt kê trên nhản hiệu của các lọ thuốc. Do đó, kết quả dù tích cực hay tiêu cực, hay ảnh hưởng dài hạn lên cơ thể hoàn toàn không được biết đến và cũng không có một cuộc nghiên cứu dài hạn nào để thẩm định mức an toàn của thuốc.

Thí dụ như nước trích từ cây nhàu (gingko biloba) đã đưộc quảng cáo rầm rộ trong cộng đồng Việt Nam trước đây, và hiện nay vẫn còn lai rai…là có khả năng trị bá bịnh. Có mấy ai biết được, qua nghiên cứu khoa học, phản ứng của thuốc nầy có thể gây ra hiện tượng chảy máu bên trong cơ thể, và có thể gây ra phản ứng với các yếu tố làm chống đông máu có sẳn trong máu của con người.

Mặc dù Luật Dietary Supplement Health & Education Act năm 1994 cho phép các loại thuốc thực vật trên được ghi trong nhản hiệu hướng dẫn cách dùng và tính hiệu nghiệm của thuốc. Nhưng trên thực tế ngoài thị trường, các nhản hiệu trên hoàn toàn không ghi rõ vế cách định bịnh, chữa trị hay phòng bịnh gì cả!

Thêm một điều nữa là dược thảo không bị đòi hỏi phải cung cấp tỷ lệ các thành phần hóa học cấu tạo ra thuốc, cũng như tính tinh khiết (purity) như các loại thuốc dành cho ngành y khoa hiện đại. Do đó hiệu quả của cùng một loại thuốc, cùng một nhản hiệu có thể không giống nhau vì do những tạp chất có trong thuốc thay đổi trong lúc sản xuất như phấn hoa, chất gây dị ứng cho cơ thể, bào tử của hoa v.v.. Và tỷ lệ khác biệt nầy có thể thay đổi tính hiệu nghiệm của thuốc, đôi khi gây ra những phản ứng bất lợi cho bịnh nhân. Do đó, chúng ta có thể thấy nhiều nhản hiệu chỉ là những con số do nhiều nhà "bào chế" khác nhau tuy có cùng một cung cách trị liệu.

Mặc dù một số dược thảo có thể trợ giúp giải quyết một số bịnh của con người, nhưng điều đó không có nghĩa là dược thảo đạt được mức an toàn. Theo khuyến cáo của ngành y dược khoa tân tiến, phụ nữ đang mang thai không nên dùng dược thảo vì có thể có phản ứng bất ngờ và có thể bị trụy thai.

Đối với các loại thuốc trong ngành dược khoa, dựa vào hóa chất tổng hợp hay một số trích ly từ cây cỏ, hay nấm trong thiên nhiên, nhưng các thuốc nầy đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, với cân lượng chính xác, và được thí nghiệm lên thú vật hay con người trong một thời gian dài trước khi tung ra thị trường. Và dĩ nhiên, những thuốc trên cũng có thể có những phản ứng phụ hay phản ứng khi dùng khi dùng nhiều loại thuốc khác nhau trong cùng một thời điểm. Điều nầy cũng đã được liệt kê trên nhản thuốc hay được bác sĩ khám bịnh khuyến cáo và lưu ý bịnh nhân khi kê toa.

Tuy nhiên, điều trên đây không xảy ra đối với dược thảo về các điều kiện bào chế thuốc. Hiện tại, hầu hết các sản phẩm dược thảo đều nằm ngoài tầm kiểm soát của những luật lệ quy định cho ngành y khoa. Điều đó có nghĩa là không có gì bảo đảm cho sự hiệu nghiệm của thuốc, cũng như thành phần cùng cân lượng của những chất hoá học cấu tạo ra thuốc. Ngay cả nhà bào chế thuốc cũng không đạt được tính chính thống của ngành, mỗi nhà bào chế (sản xuất) theo từng trường phái dược thảo khác nhau. Thí dụ thuốc nhàu của nhà bào chế A sẽ khác thuốc của của nhà bào chế B. Một thí dụ khác điển hình là nếu bạn bị bịnh về tim, bịnh viêm yết hầu (angina), cao áp huyết, hay chứng đau mắt (glaucoma), một số dược thảo dùng để trị liệu các chứng bịnh kể trên sẽ đưa đến những phản ứng có thể làm chết người đối với bịnh nhân bị tiểu đường loại I hay bị chứng phong giựt (epilepsy). Thêm nữa, các dược thảo quảng cáo cho những bà mãn kinh nguyệt và hay bị chứng nóng mặt (hot flashes) là các loại cỏ và rể của cây Black Cohosh, Black Snake, Bugwort, Rattle weed. Thực sự nếu dùng các loại dược thảo kể trên, các bà có thể giảm chứng nóng mặt lúc ban đầu nhưng hậu quả sẽ phải trả là một giá rất đắt, đó là bịnh ung thư. Nên nhớ, nếu không dùng thuốc chi cả, chứng nóng mặt sẽ biến mất sau một thời gian.

Từ những nhận định trên, câu hỏi được đặt ra là, chúng ta có nên dùng dược thảo không?

Hiệu năng của dược thảo

Đối với ngành y dược khoa, một thuốc mới sắp ra sẽ phải được kiểm chứng qua nhiều giai đọan như vừa kể trên, điều đó không những bảo đảm được tính hiệu nghiệm và an tòan của thuốc, mà còn đi xa hơn nữa là liệu thuốc mới vừa được tung ra thị trường có an toàn hơn (safer), và hiệu nghiệm hơn khi so sánh với các loại thuốc đã sản xuất trước kia và có cùng một mục đích trị liệu.

Nhưng đối với dược thảo, hòan tòan không có một nghiên cứu nào cả mà chỉ dựa vào cãm tính (intuition) nhiều hơn. Do đó, nhiều khi bịnh nhân phải trả một chi phí cao cho dược thảo mà không nhận được kết quả trị liệu nào cả, không kể đến những phản ứng phụ có thể xảy ra.

Để trả lời câu hỏi trên, quan điểm của một số nhà y dược học là:

- Một số dược thảo được xem như là một loại thức ăn bổ túc (food additive) như các loại sinh tố thiên nhiên và vô hại cùng những loại muối khoáng, cũng như không ảnh hưởng và phản ứng phụ cho người tiêu dùng.ï

- Ủy ban An toàn Y khoa (Committee on Safety of Medicine) khuyến cáo bịnh nhân cần phải tham khảo với bác sĩ về các loại dược thảo đang dùng trước khi được giải phẩu, vì có rất nhiều loại dược thảo dị ứng với hóa chất gây mê, chống đông máu, và những thuốc xử dụng trong và sau khi giải phẩu.

- Còn Viện Quốc gia Sưu tầm Dược thảo (National Institute of Medical Herbalists) khuyến cáo nhà dược thảo cần phải theo dõi từ 3 đến 5 năm ảnh hưởng lên con người của dược thảo đã được bào chế trước khi tung ra thị trường.

Vì những lý do trên cùng những hạn chế thông tin về dược thảo, lời khuyên hay nhất cho người sử dụng dược thảo là cần phải tham khảo bác sĩ gia đình và những bác sĩ chuyên môn về dược thảo (herbal practictioner) trước khi dùng.

Cũng cần nên tham vấn nhà dược thảo trị liệu để họ có thể hiểu rõ hơn điều kiện sức khoẻ tổng quát của bịnh nhân, cùng các loại thuốc đã hay đang xử dụng, cuộc sống thường nhật của bịnh nhân và lịch sử về sức khoẻ gia đình. Và sau một thời gian trị liệu bằng dược thảo, bịnh nhân cần phải đến tham khảo thêm để có thể chận đứng được những phản ứng phụ kịp lúc nếu có.

Sau cùng, Viện Sức khoẻ Quốc gia (National Institute of Health) có một mạng lưới tập trung về những nghiên cứu liên quan đến dược thảo cũng cần được tham khảo thêm qua Trung tâm Quốc gia về Y khoa Bổ túc và Tương ứng (National Center for Complementary & Alternative Medicine).

Thay lời kết

Ngày hôm nay, ngoài những bữa ăn chính, nhiều người cần phải có thức ăn dinh dưỡng bổ túc (dietary supplements ) tùy theo điều kiện sức khỏe của cơ thể cả về vật chất lẫn tâm sinh lý. Do đó, sử dụng dược thảo cũng phụ giúp một phần nào trong việc trị liệu với điều kiện là bịnh nhân cũng như người chẩn đoán bịnh và cho thưốc cần hiểu rõ căn bịnh và nhu cầu cần phải có dược thảo bổ túc thêm cho việc trị liệu.

Nhưng trên thực tế, nhất là trong cộng đồng người Việt, đặc biệt tại Hoa Kỳ, dược thảo đã trở thành một kỹ nghệ béo bở cho rất nhiều người. Ngành dược thảo ở đây hoàn tòan độc lập, và hoàn toàn tùy thuộc vào người bào chế (?) và hầu như những nhà bào chế Việt Nam là những cá nhân hoạt động riêng rẽ, không nơi nào giống nơi nào.

Qua phát thanh, báo chí, truyền hình, chúng ta hàng ngày nghe ra rã những quảng cáo rất nhiều loại thuốc dược thảo dùng để trị liệu nhiều bịnh khác nhau, cũng như trị "bá bịnh". Nhiều khi cùng một nguồn gốc dược thảo, những nhà bào chế đã trình bày những phương cách trị liệu và liều lượng khác nhau. Chúng ta dễ dàng kiểm chứng điều nầy qua các quảng cáo về thuốc nhàu Noni, thuốc cây lô hội v.v.. .

Có những nhà bào chế không biết lấy từ nguồn nguyên liệu nào gọi là sữa ong chúa rồi chia ra thành lọ thuốc mang những con số vô tình khác nhau như: 7, 9,14, 26 v.v.. .để trị bách bịnh.

Giã sử như sữa ong chúa có tính chất trị bá bịnh đúng như quảng cáo, mỗi người trong chúng ta thử đặt một câu hỏi nhỏ cho nhà bào chế nầy là, làm thế nào để có đủ lượng sữa ong chúa để sản xuất hàng trăm ngàn chai lọ thuốc như trên? Nên nhớ, mỗi tổ ong chỉ có một con ong chúa và khả năng chứa sữa (?) của một con ong chúa không đạt được 0.05 cc, tức nhỏ hơn một giọt nước. Người viết không rõ người bào chế định nghĩa chữ "sữa" như thế nào, nhưng qua tài liệu tham khảo đọc được, Honey Bee Venom, tức là nọc của loài ong mật có thể trị được chứng đau cơ sơ hóa tức là Fibromyalgia mà thôi!

(Ghi chú: Sau khi bài viết được tung ra trên các Diễn đàn và báo chí, một "Ông Bác sĩ chuyên trị" dược thảo quảng cáo trên các Đài phát thanh địa phương ở Bolsa, đã giải thích tuy gọi là sữa ong chúa nhưng thực sự là dung dịch do các ong thợ mang về để nuôi ong chúa…Như vậy từ trước đến giờ sao không giải thích cho bà con biết, mà để đến bây giờ mới đính chính? Rồi các "bác sĩ chuyên trị" sữa ong chúa thi nhau giải thích trên đài ra rã hàng ngày. Có Ông MD thực sự ở Hoa Kỳ còn thêm tên khoa học của "sữa ong chúa" để bán dược phẩm do…chính Ông ta chế ra…)

Cộng đồng người Việt chúng ta ở hải ngoại quá dễ dãi để cho gian thương lợi dụng mà không có một phản ứng nào cả, và nạn nhân đầu tiên là những người ăn tiền già, dễ tin vào những lời quảng cáo bịp bợm cùng những mánh khóe "góp ý" của những "cò mồi" đã dùng thuốc và hết bịnh trong một thời gian ngắn. Cộng thêm một số đồng bào khác vì thiếu ý thức khoa học thường thức, cũng vì dễ tin và nhẹ dạ cho nên vô hình chung đã tiếp tay cho việc làm bất chính trên.

Thiết nghĩ, ngày hôm nay, đã đến lúc chúng ta cần góp bàn tay để làm sạch cộng đồng, ý thức bổn phận dân sự của chính mình để cho những cung cách làm ăn không đứng đắn tồn tại trong cộng đồng nữa. Nên nhớ, ảnh hưởng và các phản ứng phụ khi dùng hoá chất không đúng cách có trong dược thảo sẽ diễn ra sau vài thập niên sử dụng chứ không phải là một ảnh hưởng trong một thời gian ngắn.

Mong Quý bà con lưu ý đến những điều trình bày trên đây.


--------------------

*******
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Tulip
post Jul 13 2011, 06:06 PM
Post #62


Hoa cô đơn
***

Group: Năng Động
Posts: 5,417
Joined: 28-October 08
Member No.: 516
Country





Thuốc bắc phơi bất cứ đâu có thể.

Đột nhập thâm cung làm thuốc bắc

.
Làng Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm (Hà Nội) nổi tiếng không chỉ với nghề buôn vải mà còn là “đại bản doanh” bào chế và cung cấp thuốc đông y lớn nhất khu vực miền bắc.

Nhưng, rất nhiều hộ bào chế thuốc đông y ở đây đang sử dụng lưu huỳnh - còn gọi diêm sinh - một hóa chất độc hại để bảo quản thuốc…

Xâm nhập “đại bản doanh” làng thuốc

Làng Ninh Hiệp tấp nập xe vào ra, người mua kẻ bán nhộn nhịp đúng với danh một làng thương nghiệp có tiếng từ xa xưa. Nếu như ngoài đường là những cửa hàng vải chật cứng thì ở trong làng la liệt các loại thuốc, vị thuốc được phơi khắp các con ngõ, chiếm hết cả lối đi. Mùi thuốc bắc, mùi diêm sinh xộc lên mũi nồng nặc.

Một cụ già đang phơi thuốc trên đường Ninh Hiệp thật thà: “Thì mùi của “diêm sinh” (lưu huỳnh) dùng xông thuốc đông y để chống nấm mốc và bảo quản dược liệu lâu dài hơn”.

Tại cơ sở của gia đình ông Nguyễn Bá Thái (xóm 7, Ninh Hiệp), hàng tấn thuốc đủ các vị được bày la liệt từ trong nhà tới ngoài sân. Khi tôi hỏi về quy trình bảo quản thuốc đông y, ông chủ Thái không ngần ngại cho biết: “Phần đa thuốc ở đây nhập từ Trung Quốc, sau khi nhập xong chúng tôi về rửa sạch, thái ra, phơi khô sau đó xông sinh (xông lưu huỳnh) để chống ẩm, mốc, chống côn trùng và bảo quản được lâu hơn”.

Ông chủ Thái cho biết thêm: “Lưu huỳnh thì mua ở đâu cũng có với giá 5.000 - 6.000 đồng/kg. Sau đó, cứ chia một lạng lưu huỳnh thì xông khoảng 80 - 100kg thuốc nhưng tỷ lệ có thể tăng hoặc giảm tuỳ cây thuốc có độ ẩm cao hay khô”.

Theo anh Phu - hộ gia đình bào chế thuốc ở xóm 9, xông sinh có hai cách: một là sau khi nhập thuốc về xông luôn và cất giữ. Và cách thường dùng nhất là phơi lại cho khô rồi mới tiến hành xông sinh.

Tuy nhiên, phần thuốc được phơi cho đến khô giòn không phải nhiều. Cầm nắm thuốc đã được phơi khô tại cơ sở tạm (vì cơ sở chính đang xây) của Công ty Cổ phần dược liệu Trường Xuân (xóm 9) vẫn thấy âm ẩm nhưng theo như Hùng, một nhân viên ở đây: “Thuốc này đã được xông sinh chuẩn bị xuất cho các bệnh viện”.

Qua Hùng, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến quy trình xông lưu huỳnh cho thuốc bắc như thế nào. Không khẩu trang che mặt, không găng tay, cứ thế cậu xúc ra nửa bát to lưu huỳnh màu vàng đựng trong chiếc bao màu trắng để ngay tại các bịch thuốc bắc, sau đó dùng cót quây tròn buộc bạt xung quanh và đặt chiếc bát vào giữa.



Công nghệ xông sinh thuốc bắc


Hùng dùng bật lửa đốt cho lưu huỳnh cháy, đồng thời lấy một cái nơm nhỏ đặt vào trong tấm cót và úp lên bát lưu huỳnh cho thuốc không rơi xuống. Khói tỏa ra, một mùi thuốc súng nồng nặc, ngột ngạt, khó thở. “Đây là chuyện thường ngày nên em đã quá quen với mùi của nó rồi”.

Ngày ngày, tôi đi thể dục đều phải đeo khẩu trang vì những làn khói của lưu huỳnh làm tôi cảm thấy khó thở. Đã bao lần tôi kiến nghị với thôn phải chấn chỉnh lại tình trạng đem thuốc ra ngoài đường xông sinh nhưng ông trưởng thôn cứ bảo chờ các ông Môi trường và Y tế xuống kiểm tra…nhưng cho tới bây giờ vẫn chưa thấy ông nào xuống - Ông Nguyễn Văn Ngữ, xóm 7, làng Ninh Hiệp bức xúc

Sau đó, cậu lấy lưới xanh phủ lên trên để cho khói tỏa đều rồi mới đưa bịch thuốc bắc cần xông sinh đặt lên trên đó và cuối cùng là phủ một túi ni lông to bao phủ hết từ đầu đến chân tấm cót cho khói ít tỏa ra ngoài. Mỗi lần xông như thế này kéo dài khoảng nửa ngày.

Thấy tôi khó chịu, Hùng giải thích thêm: “Anh an tâm, ở đây cơ sở nào cũng xông cả. Đợi khoảng nửa ngày khói bay hết đi mình ra giở bao ni lông lấy thuốc vào thì không còn mùi gì nữa”.

Khi được hỏi về khí đốt lưu huỳnh thì cả anh Thái, anh Phu và cậu Hùng không ai biết về sự độc hại của loại khí này. Theo các nhà khoa học, khí đốt lưu huỳnh (SO2) rất độc, một trong những tác nhân gây bệnh ung thư, suy thận và một số bệnh khác nữa.

Khi SO2 tiếp xúc với nước hoặc hơi ẩm sẽ tạo ra thành H2SO3 (axit sunfurơ) ảnh hưởng đến phổi và hệ thần kinh nên rất độc đối với người sử dụng và người trực tiếp bào chế thuốc.

Trên đường Ninh Hiệp, khói từ năm ụ thuốc của các cơ sở xông sinh Tính Ngà (xóm 7), Kiên Huyền (xóm 8), Vĩnh Nguyên (xóm 8) khiến những ai qua đây cũng phải bịt mũi, phóng xe nhanh vì mùi nồng nặc của khí lưu huỳnh đặc sánh khắp cùng ngõ xóm.

Dân kêu độc!


Qua tìm hiểu cả làng Ninh Hiệp có 254 hộ làm nghề bào chế thuốc đông y. Việc dùng lưu huỳnh xông thuốc đông y có thể gây ra những hậu quả gì đối với người dùng thuốc hay không, cần phải chờ ý kiến, thẩm định của các cơ quan chức năng. Nhưng trước mắt, số hộ dân còn lại trong xã luôn phải sống chung với thứ khí độc hại này.

Ông Nguyễn Văn Ngữ, xóm bảy bức xúc: “Ngày ngày, tôi đi thể dục đều phải đeo khẩu trang vì những làn khói của lưu huỳnh làm tôi cảm thấy khó thở. Đã bao lần, tôi kiến nghị với thôn phải chấn chỉnh lại tình trạng đem thuốc ra ngoài đường xông sinh, ông trưởng thôn cứ bảo chờ các ông Môi trường và Y tế xuống kiểm tra… nhưng cho tới bây giờ vẫn chưa thấy ông nào xuống”.

Cùng chung bức xúc đó, ông Nguyễn Văn Luật (xóm bảy) nói: “Mỗi khi tôi đi đón đứa cháu về mà qua chỗ người dân đang xông sinh thuốc thì hai ông cháu phải bịt mũi chạy thật nhanh. Giờ đây, không chỉ riêng tôi mà còn nhiều người trong xã mắc nhiều bệnh về đường hô hấp”.

Đem những thắc mắc của người dân, chúng tôi lên gặp chính quyền xã thì được ông Nguyễn Bá Khánh (Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Hiệp) cho biết: “Có những mặt hàng phải dùng và có những mặt hàng không phải dùng”, và rằng: “Cái này nó không phải độc hại gì và ngấm làm sao được vào thuốc”.

Như vậy là dân kêu nhưng chính quyền không cho nó là độc nên cũng không có một biện pháp hay chế tài xử phạt nào đối với các hộ bào chế thuốc dùng xông sinh để bảo quản.

Dân cứ kêu là độc, còn chính quyền thì bảo không. Các ngành chức năng thì đến lúc này vẫn đang đứng ngoài cuộc và chưa có kết luận chính thức.

Mới đây, trong đợt lấy mẫu xét nghiệm của Viện Kiểm nghiệm thuốc T.Ư (từ tháng bảy đến tháng 10/2009), đã xác định được 25/57 mẫu Chi tử có chứa chất cấm độc hại Rhodamine. Các mẫu Chi tử này được lấy rải rác tại nhiều cửa hàng thuốc đông y trên địa bàn Hà Nội như phố Lãn Ông, Ninh Hiệp (Gia Lâm)…
Theo các nhà khoa học, Chi tử là vị thuốc dùng trong đông y khá phổ biến, có màu vàng nâu đất, thơm và có tác dụng chữa thanh nhiệt, tá hỏa, lợi tiểu tiện, cầm máu.

Theo nhận định, có thể người kinh doanh dùng Rhodamine B để Chi tử có màu đẹp hơn, hoặc lợi dụng tính phát quang của chất này để ngăn chặn côn trùng, mối mọt.

Điều nguy hại Rhodamine B là một loại chất hóa học dùng để nhuộm quần áo, cấm tuyệt đối trong thực phẩm và thuốc vì rất độc hại cho cơ thể.


--------------------

*******
Go to the top of the page
 
+Quote Post
mviet
post Sep 5 2011, 10:25 AM
Post #63


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 2,769
Joined: 9-September 10
Member No.: 15,235
Country







Đại họa cho nước Mỹ & Việt Nam và nhân loại




PHẢI QUÉT SẠCH NƯỚC MỸ:
Trong lịch sử, khi một nước bị đánh bại và chiếm đóng một nước khác, họ không thể giết hết dân chúng của nước bị chinh phục bằng gươm giáo, bằng súng tiểu liên, súng máy. Bởi vì, không thể giữ vùng đất rộng lớn mà không duy trì người của mình trên vùng đất đó. Tuy nhiên, chúng ta chinh phục nước Mỹ theo kiểu đó, chúng ta không thể đưa nhiều người Trung Hoa di cư tới Mỹ. Chỉ sử dụng những biện pháp đặc biệt để quét sạch nước Mỹ và sau đó, chúng ta mới có thể đưa nhân dân Trung Quốc tới đó. Đây là cách lựa chọn duy nhất đối với chúng ta. Những biện pháp đặc biệt nào chúng ta có thể thực hiện để quét sạch nước Mỹ? Chúng ta không ngu ngốc đến nỗi cùng tự hủy diệt với Mỹ bằng cách sử dụng “vũ khí hạt nhân”.



Chúng ta chỉ có thể sử dụng loại vũ khí không hủy diệt, nhưng có khả năng giết nhiều người, chúng ta mới có thể giành lấy nước Mỹ cho chúng ta. Đó là VŨ KHÍ SINH HỌC, một loại vũ khí tàn ác chưa từng thấy. Chúng ta không để lãng phí thời gian, trong những năm qua, chúng ta đã nắm được khả năng trở thành chủ nhân của các loại vũ khí nầy và chúng ta có khả năng đạt được mục tiêu QUÉT SẠCH NƯỚC MỸ một cách hoàn toàn bất ngờ. Khi đồng chí Đặng Tiểu Bình còn sống, Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng đã sáng suốt đưa ra quyết định sáng suốt đúng đắn là không phát triển các nhóm tàu sân bay (HKMH) và thay vào đó tập trung phát triễn các loại vũ khí sinh học, có thể thủ tiêu hàng loạt dân chúng của nước thù địch. Tuy nhiên, xét về mặt nhân đạo, chúng ta cần phải cảnh báo cho dân chúng Mỹ và thuyết phục họ rời khỏi nước Mỹ và để lại vùng đất họ từng sinh sống trên đó cho người Trung Quốc. Hoặc là ít nhất họ phải rời khỏi một nửa nước Mỹ để nhường phần đất đó cho người Trung Quốc, bởi khám phá đầu tiên chính là người Trung Quốc.



Nếu chúng ta không thuyết phục được họ thì khi đó chúng ta chỉ còn một sự lựa chọn duy nhất, tức là sử dụng những biện pháp kiên quyết để quét sạch nước Mỹ và giành lấy nước Mỹ cho chúng ta ngay lập tức. Thực tế, lịch sử của chúng ta cho thấy, chừng nào chúng ta thực hiện được điều đó, sẽ không có nước nào trên thế giới có khả năng ngăn cản chúng ta. Hơn nữa, một nước Mỹ với tư cách lãnh đạo thế giới bị mất đi thì tất cả các kẻ thù khác buộc phải đầu hàng chúng ta.
Phải quét sạch nước Mỹ bằng vũ khí sinh học. Nếu không, nhân dân Trung Quốc sẽ bị hủy diệt trên diện tích đất đai hiện nay thì sự sụp đổ hoàn toàn của xã hội Trung Quốc chắc chắn sẽ xảy ra. Theo tác giả Yellow Peril; hơn một nửa dân Trung Hoa sẽ chết và con số đó sẽ hơn 800 triệu người. Chúng ta cần phải chuẩn bị sẵn sàng hai phương án:
• Nếu chúng ta thành công trong việc sử dụng vũ khí sinh học bất ngờ tấn công nước Mỹ, chúng ta có thể giảm thiểu thiệt hại về nhân mạng trong cuộc chiến tranh với Mỹ.
• Nếu trong trường hợp cuộc tấn công đó thất bại và kích động một cuộc phản công bằng vũ khí hạt nhân từ nước Mỹ thì Trung Cộng sẽ gánh chịu một thảm họa và trong đó hơn một nửa dân số sẽ chết. Bởi vậy, chúng ta cần phải sẵn sàng với các hệ thống phòng không để bảo vệ các thành phố lớn và vừa của Trung Quốc. (ngưng trích)

II. KHÁI NIỆM VỀ VŨ KHÍ SINH HỌC: (Biological Warfare)

Vũ khí sinh học là một loại vũ khí kinh hoàng nhất, nó gồm các virus, vi trùng, côn trùng…để gây bệnh dịch, truyền nhiễm để hủy diệt dân chúng, đất đai canh tác của đối phương trên qui mô rộng lớn, làm tê liệt bộ máy chiến tranh và tàn phá mùa màng, tài nguyên làm cho đối phương không thể kéo dài chiến tranh.
Xin liệt vài loại vũ khí sinh học tượng trưng:
ĐẬU MÙA:
Trong cuộc chiến tranh giữa Anh và Pháp để giành thuộc địa năm 1763, vũ khí sinh học chỉ là một cái chăn tẩm virus đậu mùa do tướng Jeffrey Amherst của Anh dùng để triệt hạ các bộ lạc thổ dân tại Ottawa ở Bắc Mỹ, lúc đó là đồng minh của Pháp. Virus gây bệnh đậu mùa là VARIOLA, ước đoán có khoảng 30% thổ dân tại Ottawa vướng phải bệnh nầy.



BỆNH THAN:

Mùa thu năm 2001, các chuyên viên chống độc có mặt tại tòa nhà Hart Building của TNS Hoa Kỳ sau khi một bức thư chứa vi khuẩn bệnh THAN được gởi tới văn phòng của TNS Tom Daschle. Thủ phạm gây truyền nhiễm bệnh than chết người là vi khuẩn Bacillus anthracis. Các ca nhiễm bệnh than qua tiếp xúc ngoài da và vào đường hô hấp gây các triệu chứng sốt, rối loạn đường hô hấp, nôn mửa, sưng hạch bạch huyết và tử vong. Năm 1942, quân đội Anh đã làm thí nghiệm với bom “vi khuẩn than” làm cho dân trên đảo Gruinard bị nhiễm khuẩn cho đến 44 năm sau, người ta phải dùng đến 280 tấn formaldehyde để khử trùng đảo nầy.



SỐT XUẤT HUYẾT EBOLA:
Ebola vốn là tên của một địa danh tại Congo nơi virus nầy được tìm thấy lần đầu tiên, khi dịch sốt xuất huyết xảy ra vào năm 1970, giết chết hàng trăm người tại Zaire (Congo) và Sudan. Đến thập niên 1980, dịch nầy xảy ra khắp Châu Phi, nó thể hiện sức truyền nhiễm đáng sợ, thậm chí ngay cả trong điều kiện được kiểm soát chặt chẽ tại các trạm y tế hoặc các bệnh viện. Dấu hiệu bị nhiễm virus Ebola gồm các triệu chứng đau đầu, đau cơ bắp, đau họng, tiêu chảy, nôn mửa và sẽ tử vong trong vòng từ 7 đến 16 ngày.



DỊCH HẠCH:
Dịch hạch đã giết hại nột nửa dân dân số châu Âu vào thế kỷ XIV. Bệnh dịch nầy còn có cái tên “cái chết dữ dội”. Dịch hạch do vi khuẩn Yersinia Petis được lây lan qua các vết cắn từ loại bò chét mang mầm bệnh, có thể truyền nhiễm từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể. Các triệu chứng xuất hiện trong vòng từ 2 tới 3 ngày, các hạch quanh vùng nách, cổ và háng sưng vù lên, bệnh nhân sẽ lên cơn sốt, đau đầu dữ dội, suy kiệt nhanh chóng và sẽ tử vong trong vòng từ 1 tới 6 ngày. Năm 1940, Nhật Bản đã gây ra một đợt dịch hạch tại Trung Hoa Lục Địa bằng cách thả các túi chứa bọ chét mang mầm bệnh từ trên phi cơ xuống.



SỐT TULAREMIA: (sốt thỏ)
Vi khuẩn gây mầm bệnh là Francisella Tularensis phát sinh ra từ 50 loại sinh vật gặm nhấm, thỏ rừng và thỏ nhà. Con người bị nhiễm vi khuẩn nầy khi tiếp xúc với con vật mang mầm bệnh cắn phải, ăn thịt con vật bị nhiễm vi khuẩn hoặc hít phải vi khuẩn nầy trong không khí. Vì thế, bịnh sốt tularemia lây lan nhanh chóng và khủng khiếp.



CHẤT ĐỘC BOTULIUM:
Vi khuẩn Clostridium Botulium không mùi, không sắc. Con người sau khi hít thở bởi chất độc nầy sau 12 đến 36 giờ, các triệu chứng sau đây sẽ xuất hiện: nôn mửa, cổ họng sưng, đau khiến việc ăn uống khó khăn. Sau đó, bệnh nhân sẽ bại liệt, hệ thống hô hấp sẽ bị hủy hoại và tử vong trong vòng từ 24 đến 72 giờ.



NẤM ĐỘC PYRICULARIA ORYZAE:
Còn có tên gọi là Magnaporthe grisea dùng để phá hoại mùa màng, triệt nguồn lương thực của kẻ thù, gây nên nạn đói toàn diện, xã hội sẽ hỗn loạn. Những cánh đồng lúa mì, lúa mạch, ngô…nếu lá bị nhiễm phải chất độc nầy, sẽ xuất hiện những vết xước màu xám chứa hàng ngàn vi khuẩn nấm pyricularia oryzae, theo gió thổi bay tràn lan trên cánh đồng…



VIRUS NIPAH:
Lần đầu tiên xuất hiện tại vùng Nipath của Malaysia làm 265 người bị nhiễm và chết 105 người. Căn bệnh này kéo dài từ 6 tới 10 ngày, gây các triệu chứng như dạng cúm, sốt cao và đau cơ cho tới viêm não.
***
Tại Hội Nghị Toàn Cầu về nguyên tử 5 năm một lần do LHQ tổ chức vào tháng 5/2010 ở New York với 189 nước tham dự do TTK – LHQ Ban Ki Moon chủ tọa. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton công bố trước hội nghị: Hoa Kỳ hiện có 5113 đầu đạn nguyên tử và trong chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ có tới 31,255 đầu đạn nguyên tử được dàn trải khắp đại dương, trong khi Trung Cộng chỉ có 187 đầu đạn nguyên tử. Bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton muốn cảnh báo bọn lãnh đạo Trung Nam Hải hãy từ bỏ tham vọng thống trị thế giới. Không biết tên tướng ngông cuồng Trì Hạo Điền đã nhận thức ra điều nầy chưa? Nếu như, Hoa Kỳ bị Trung Cộng tấn công bằng vũ khí sinh học để quét sạch nước Mỹ. Chắc chắn, Hoa Kỳ sẽ trả đũa tàn khốc và biến Trung Hoa Lục Địa thành một Hiroshima hay Nagasaki, đó là cái giá phải trả cho ảo tưởng điên rồ muốn thống trị thế giới của Trung Cộng…


--------------------
mm
Go to the top of the page
 
+Quote Post
mviet
post Sep 5 2011, 10:35 AM
Post #64


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 2,769
Joined: 9-September 10
Member No.: 15,235
Country









III. DEATH BY CHINA:
Tiến sĩ PETER NAVARRO – giáo sư Kinh Tế Học tại trường Đại học University of California, Irvine đã gióng lên tiếng chuông cảnh báo dân Mỹ và thế giới hiểm họa nầy trong tác phẩm bán chạy nhất trước đây, có tựa đề là “THE COMING WARS”. Ông đồng tác giả với GREG AUTRY – một chuyên gia khác về Trung Cộng – cùng viết cuốn sách “DEATH BY CHINA – CONFRONTING THE DRAGON – A GLOBAL CALL TO ACTION” (Chết bởi Trung Cộng – Đối Phó với Con Rồng – Lời Kêu Gọi Toàn cầu Hành Động” do nhà xuất bản Pearson Prentice Hall phát hành tháng 5, 2011.
Trong buổi tọa đàm có trên 200 người gồm sinh viên ngành kinh tế, giới trí thức và các nhà đầu tư, vừa ra mắt chiều ngày 7/6/ 2011 tại phòng họp lớn của Bechman Center tại Irvine. Buổi hội thảo mang tên của tác phẩm “Death By China – Confronting the Dragon – A Global Call to Action”.
Ngoài Tiến sĩ Peter Navarro & Greg Autry, còn có những người rất hiểu rõ chính sách của Bắc kinh như:



BAIQIAO TANG – nhà bất đồng chánh kiến – ông là một trong những sinh viên sống sót trong cuộc thảm sát Thiên An Môn đã trốn thoát được qua Hoa Kỳ. Ông còn là tác giả cuốn sách nổi tiếng: “MY TWO CHINAS”. Baiqiao Tang phát biểu trong buổi hội thảo: “Cuốn sách nầy sẽ giúp cho quý vị chánh sách tàn ác của nhà cầm quyền Bắc Kinh, một mặt bóp chặt tiếng nói trong nước, một mặt ĐẦU ĐỘC CẢ THẾ GIỚI VỚI NHỮNG SẢN PHẨM NGUY HIỂM, mặt khác ngày càng đầu tư lớn lao vào quốc phòng với giấc mơ thống trị toàn cầu.”



LI FENGZHI – một cựu gián điệp Trung Cộng trốn lại Hoa Kỳ – phát biểu làm mọi người xúc động: “Tôi thú nhận đã tìm cách hack vào hệ thống của Hoa Kỳ, nhưng một ngày kia tôi thấy mình không thể tiếp tục là khí cụ của một chế độ tàn nhẫn như vậy. Và tôi quyết định ở lại mảnh đất tự do nầy, hy vọng tìm được cách mạng tự do đến cho dân tộc tôi.”



GORDON CHANG là tác giả cuốn sách “THE COMING COLLAPSE OF CHINA” phát biểu: “Quyết tâm lớn mạnh bằng mọi giá, kể cả bóp miệng người dân và vi phạm tất cả mọi luật thương mại quốc tế, tuôn HÀNG HÓA GIẢ và ĐỘC HẠI ra nước ngoài. Trung Cộng không chỉ giết hại thế giới mà còn giết hại chính dân của họ.”



IAN FLETCHER – nhà phân tích kinh tế lão thành – là tác giả cuốn “FREE TRADE DOESN’T WORK: WHAT SHOULD REPLACE IT AND WHY” thì khẳng định rằng: “Chúng ta không thể chơi trò “tự do kinh doanh” với những kẻ không tôn trọng luật chơi.”



Để trả lời câu hỏi: “Nhưng chết dưới tay Trung Cộng như thế nào?” Tiến sĩ Peter Navarro nói: “Nhiều cách lắm, bằng hàng hóa độc hại, bằng cạnh tranh bất chánh, bằng cách cướp công ăn việc làm của nhiều quốc gia, bằng các hoạt động gián điệp, chiếm tài nguyên thiên nhiên của các nước láng giềng, chiếm lãnh nhiều thuộc địa bằng mặt trận kinh tế, đánh cắp bí mật quốc phòng và tăng đầu tư vào quân đội toàn là những thủ đoạn hiểm độc.”
Câu hỏi khác: “Có biện pháp nào để tránh hiểm họa “Chết dưới tay Trung Cộng không?” Tiến sĩ Peter Navarro đáp: “Có chứ! Nhưng, nó đòi hỏi Hoa Kỳ phải có một chánh sách khác và người dân Hoa Kỳ phải hiểu rõ thảm họa lớn nhất thế giới nầy!”. Trong cuốn “Death By China” đưa ra một số thống kê tiêu biểu:
- Trung Cộng hiện cung cấp cho Hoa Kỳ 60% nước táo đặc, 50% tỏi, 70% thuốc trụ sinh Penicillin, 50% aspirin, 33% thuốc, Tylenol và 99% vitamin C.
- Vật liệu xây dựng “drywall” của Trung Cộng chứa chất Sulfurous gas bốc mùi trứng thối làm cho người cư ngụ bị sưng phổi, ngứa cổ, nghẹt thở mà còn làm hư hỏng các ống nước làm hệ thống HVAC như máy lạnh, máy sưởi không làm việc được. Mỗi năm, hàng 100.000 căn nhà của dân Mỹ phải tốn tiền sửa chửa khoảng 15 tỉ USD.
- Về mặt gián điệp, “Death by China” cảnh báo rằng: mỗi năm có khoảng 750.000 người Hoa ngành tình báo vào Hoa Kỳ, đánh cắp kỹ thuật quốc phòng đưa về Hoa Lục.

IV. VŨ KHÍ SINH HỌC DƯỚI HÌNH THỨC HÀNG ĐỘC:

Rõ ràng Trung Cộng đã và đang dùng “vũ khí sinh học” dưới hình thức “hàng độc” để đầu độc nhân loại và dân chúng Hoa Kỳ, đó là loại vũ khí hủy diệt con người một cách tiệm tiến. Hiện nay, nghành công nghệ sinh học đang nở rộ tại Trung Hoa Lục Địa và phát triển nhanh chóng, các sản phẩm độc hại được xuất khẩu ồ ạt, tràn ngập trên khắp thế giới. Xin liệt kê vài hàng độc đã được tìm thấy:
THUỐC TÂY GIẢ:
- Tại PANAMA: hơn 300 người tử vong vì uống thuốc ho Made in China có độc chất gây bệnh là “”, một loại độc chất cao thường tìm thấy trong nước chống đông đặc của xe hơi.



- Tại HAITI: trên 76 trẻ em, phần lớn dưới 5 tuổi chết vì thận bị hủy hoại một cách kỳ lạ giống như nạn nhân ở Panama. Nhờ sự giúp đở của Hoa Kỳ, người ta khám phá ra nạn nhân tử vong vì thuốc trị sốt cho trẻ em có độc chất “Diethylene Glycol” phát xuất từ Xingang và qua công ty giao dịch Sinochem International.
- Không chỉ trong dược phẩm có chất Diethylene Glycol, còn được Tàu đưa độc chất nầy vào kem giả mạo dưới nhãn hiệu Colgate. Chính quyền Canada khuyến cáo dân chúng ngưng sử dụng kem đánh răng giả mạo độc hại Made in China.
Dưới chủ đề “TRUY LÙNG THUỐC CỦA TỬ THẦN” phóng viên của tạp chí Le Nouvel Observateur, kể lại cuộc điều tra của một nhân viên bào chế dược phẩm Thụy Sĩ hầu tóm cổ những kẻ sát nhân đã giết hại hàng ngàn bệnh nhân bằng thuốc giả đến từ Trung Cộng. Cuộc săn lùng chỉ trên địa bàn các quốc gia Cận Đông: Ai Cập, Jordanie, Syrie.
Mở đầu bài viết, phóng viên Jean Paul Mari kể lại câu chuyện của ADEL, một người Palestine: Vợ của anh bị ung thư vú, nhờ biết bệnh rất sớm và các bác sỹ lạc quan sẽ chữa được bệnh. Vấn đề thuốc “Imanitib” rất đắc, giá 2000 USD hộp. Để chữa trị cho vợ, Adel đã huy động gia đình bạn bè giúp đỡ đưa vợ sang Israel điều trị, Thời gian đầu, bệnh của vợ anh có vẻ ổn định. Sau đó, anh đưa vợ trở lại Palestine vào bệnh viện tối tân ở Ramallah. Bác sỹ Baker sử dụng loại thuốc nói trên, nhưng giá thành chỉ có một nửa thôi. Vợ của Adel chết 6 tháng sau đó vì thuốc sử dụng tại đây là thuốc giả được pha chế chỉ có nước, pha một ít đường, phẩm màu và một ít aspirine. Giá thành của mỗi họp thuốc nầy là 2 USD.
Điều nầy đã thúc giục JEAN LUC mở cuộc điều tra. Nhân vật trung tâm mạng lưới mà Jean Luc tìm ra được tên WAJEE ABU ODEH, một người Jordanie, đến từ Thẩm Quyến ở Hoa Lục. Tại vùng Cận Đông, mạng lưới do Wajee Abu Odeh điều khiển, cung cấp thuốc giả cho Jordanie, Ai Cập, Syrie…họ cung cấp thuốc giả tới 50% thuốc chữa trị ung thư. Không kể các loại thuốc giả chết người nầy tràn lan ở những vùng ngoại ô nghèo và qua nhiều môi giới nó hiện diện tại những bệnh viện có uy tín ở thủ đô.



TRÀ TÀU TẨM CHẤT ĐỘC CHÌ:
Theo The New Chenese Take Out – Michael E. Telzrow cho biết: Kỹ nghệ sấy khô lá trà tại Trung Cộng đã đạt tới trình độ tinh vi chưa từng có: Các hãng sản xuất trà dùng khí thải từ xe ô tô để làm khô lá trà nhanh chóng bằng cách trải lá trà tươi trên sàn của nhà kho, rồi lái những xe vận tải vào trong, nổ máy để khí thải từ ống khói xe làm khô lá trà. Vấn đề là xăng pha chì và những chất chì độc hại thoát ra theo khói xe bám trên lá trà. Chất độc chì sẽ ngấm dần dẫn đến việc hủy hoại thận và còn nhiều nguy cơ khác.



NƯỚC TƯƠNG LÀM BẰNG TÓC:
Bài viết nầy của GS, Tse – Yan Lee, B.H.Sci nhằm trình bày cho độc giả biết về một loại nước tương được sản xuất tại Hoa Lục không an toàn và được bày bán khắp nơi tại Hoa Lục và trên thế giới.
Nước tương được chế biến từ đậu nành, gồm có hợp chất protein, carbohydrate không chất béo, dồi dào chất riboflavin (B2) và các chất khoáng như sodium, calcium, phosphorus, sắt, selenium và chất kẽm. Hàng năm, trên khắp thế giới người ta đã sản xuất ra hàng ngàn triệu tấn nước tương để cung ứng cho thị trường tiêu thụ.



Vào năm 2003, tại Trung Cộng người ta sản xuất hàng loạt nước tương mang nhãn hiệu “HONGSHUAI SOY SAUCE”, áp dụng theo phương pháp sinh hóa và kỹ thuật tân tiến bởi một nhà máy chế biến thực phẩm gia vị không theo phương pháp chế biến cổ điển bằng đậu nành và lúa mì nên giá thành rất rẻ và được các nhà hàng và nhà trường sử dụng rất nhiều.
Tháng giêng năm 2004, viên quản lý cho một nhóm ký giả của chương trình TV “Weekly Quality Report” biết thành phần của nước tương gồm có “amino acid”, “sodium hydroxide”, “hydrochloric acid” và mật đường (loại dung dịch phế thải sau khi đã quay ly tâm thành đường cát trắng) và vài chất hóa học khác hòa tan với nước. Nhu cầu chế biến nước tương, hàng tháng nhà máy phải sử dụng đến hàng chục ngàn tấn “amino acid” dưới dạng bột từ một nhà máy sản xuất hóa chất khác.
Sau đó các ký giả đã tìm ra nguyên liệu để bào chế ra loại xi-rô amino acid này tại một nhà máy sinh hóa ở tỉnh Hồ Bắc. Họ trả lời các ký giả rằng “amino acid” chủ yếu chế biến từ tóc con người, thu nhặt được từ các tiệm hớt, uốn tóc và từ các đống rác thải ra ở các bệnh viện khắp nơi trong nước rất dơ bẩn và mang nhiều loại vi khuẩn gây nhiều mầm bệnh khác nhau. Tóc con người chứa nhiều loại hóa chất độc hại như thạch tín “arsenic” và chì “lead” sẽ gây phương hại trầm trọng đến hệ thống tiêu hóa, gan, thận, tim mạch, hệ thần kinh và sinh dục.
Sau khi tin tức ghê tởm nầy được phổ biến trên toàn thế giới khiến Hiệp Hội Các Quốc Gia Châu Âu, Hong Kong, Đài Loan, Nhật, Hoa Kỳ…đã từ chối nhập cảng một số hiệu nước tương và nhiều loại thực phẩm khác sản xuất từ Trung Hoa Lục Địa vì lý do an toàn cho sức khỏe dân chúng.


--------------------
mm
Go to the top of the page
 
+Quote Post
mviet
post Sep 5 2011, 10:47 AM
Post #65


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Năng Động
Posts: 2,769
Joined: 9-September 10
Member No.: 15,235
Country






TỎI BỘT, ỚT BỘT NHIỄM PHÓNG XẠ:
Do khả năng công nghệ bảo quản thực phẩm quá kém nên tỏi bột và ớt bột là sản phẩm nổi tiếng của quận Qixian, tỉnh Henan do cơ xưởng Limin sản xuất phải sử dụng chất phóng xạ Cobalt-60 để giữ lâu cho tỏi bột và ớt bột khỏi bị hư hỏng. Ngày 7/6/ 2009, chất Cobalt-60 bị rò rỉ thấm qua quần áo bảo hộ của công nhân và chất phóng xạ Cobalt-60 tuôn ra ngoài không khí, xưởng Limin bị phát hỏa, gây chết chóc cho nhiều người. Có khoảng 800.000 người trong vòng bán kính 50 km đã bỏ của chạy lấy thân. Hàng quán tại Qixian đóng cửa, đường xá vắng tanh như một thành phố chết.

HOA KỲ BÁO ĐỘNG NHIỀU MẶT HÀNG NHẬP TỪ HOA LỤC CÓ CHẤT ĐỘC:

Hoa Kỳ liên tiếp báo động về hàng hóa nhập cảng từ Trung Cộng có chứa kim loại Cadmium độc hại tiềm ẩn trong những kiểu trang sức thời trang. Quốc Hội Mỹ đã cấm các sản phẩm chứa chì nhập cảng vào Mỹ dưới dạng nữ trang cho trẻ em. Nhưng, cadmium còn độc hại hơn chì nhiều. Cadmium có thể gây bệnh ung thư. Thượng Nghị Sĩ Mark Pryor báo động: “Sẽ có nhiều phụ huynh tức giận khi biết nữ trang nhập cảng như thế có thể làm tổn hại sức khỏe con em họ.”
Nhiều sản phẩm may mặc dành cho trẻ em không bảo đảm an toàn, chứa nhiều hóa chất “formaldehyde”, “cadmium” và “chromium” độc hại vượt mức cho phép, gây nhiễm trùng da và đường hô hấp cho trẻ em.
Trong khuôn khổ bài báo nầy, chỉ liệt kê những mặt hàng độc có tính cách tượng trưng mà thôi, còn nhiều mặt hàng độc khác như trái cây có tẩm hóa chất bảo quản Carbendazim hoặc còn dính thuốc trừ sâu, đũa ngâm hóa chất…một khi các hóa chất độc hại nầy bám vào các bộ phận trong cơ thể con người sẽ công phá tiến trình thoái hóa và tăng trưởng tế bào tự nhiên mà sinh ra nhiều TẾ BÀO DỊ HÌNH không cần thiết dư thừa, đan kết vào nhau, tích tụ lại làm thành bướu độc, cục u…là tiến trình của nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh ung thư.



Vì thế, tất cả mặt hàng tươi, khô, đông lạnh hoặc đóng gói mang nhãn hiệu MADE IN CHINA là người tiêu thụ rùng mình kinh sợ. Trung Cộng thay đổi chiến lược để lừa người tiêu thụ bằng cách thay thế nhãn hiệu “Made in China” bằng nhãn hiệu mới trên các bao bì của thực phẩm, hàng hóa…là “MADE IN P.R.C” đó là chữ viết tắt “People Republic of China” (Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc).
Nhưng, nhãn hiệu “Made in P.R.C” đánh lừa giới tiêu thụ không được bao lâu thì bị phát giác làm mức tiêu thụ hàng hóa Trung Cộng lại bị thế giới tẩy chay, tụt dốc thê thảm. Trung Cộng lại giở thói gian manh, tiếp tục đánh lừa người tiêu thụ, không nhận diện được các mặt hàng độc của Trung Cộng bằng những phương cách xảo quyệt khác. Một thí dụ điễn hình: WAL-MART là một trong những siêu thị lớn nhất nước Mỹ. Nếu nhập hàng từ Trung Cộng do công ty Wal-Mart đặt mua. Trung Cộng sẽ ghi “MADE FOR WAL-MART USA” hoặc “PACKAGED IN USA”. Hàng hóa nhập từ Trung Cộng bằng những kiện hàng lớn, được ghi rõ ràng xuất xứ “Made in China” đúng theo qui định của chánh phủ Hoa Kỳ. Nhưng, khi những kiện hàng được tháo ra bán lẽ trên các quày hàng thì mang nhãn hiệu khác như “MADE FOR WALMART USA” hoặc “PACKEGED IN USA” và hàng chữ nhỏ li ti như “Made in China” hoặc “Made in P.R.C” nằm ở gốc nào đó rất khó nhìn thấy. Xin hãy cẩn thận khi mua hàng để đừng bị Trung Cộng lừa bằng những mánh khóe bẩn thỉu nầy.

BÀI HỌC CỦA ĐÀI LOAN TẨY CHAY HÀNG ĐỘC CỦA TRUNG CỘNG:

Một thành phố Đài Loan, thị trấn Chitung, nơi trận bão Morakot ập vào làm 500 người chết trong một vụ lở đất lớn và 700 người phải di tản sau cơn bão nhiệt đới tồi tệ nhất trong vòng 50 năm qua, đã xảy ra vào ngày 8/8/ 2009. Chánh quyền địa phương đã từ chối nhận 100 “nhà lưu động” lấp ráp nhanh do Trung Cộng viện trợ vì lo sợ hóa chất độc hại, vì những căn nhà nầy có chứa chất “formali”, một loại hóa chất nguy hiểm. Phó Quan Hành Chánh quận tên Chung Chia nói: “Mặc dầu những ngôi nhà là trợ giúp nhân đạo, nhưng chúng tôi cần phải đặt an toàn làm ưu tiên hàng đầu.” Ngoài ra, họ cũng từ chối hàng viện trợ của Trung Cộng gồm: 10.000 túi ngủ, 10.000 chăn đấp cùng với 176 triệu nhân tệ (26 triệu USD).



Người dân Đài Loan đã mất tin tưởng vào hàng hóa Trung Cộng từ năm trước khi sản phẩm sữa bột của Trung Cộng của một số hãng Trung Cộng bị tìm thấy nhiễm melamine làm chết ít nhất 6 trẻ em và khiến hàng chục nghìn trẻ em lâm trọng bệnh. Đây là một cái tát vào mặt bọn lãnh đạo Trung Nam Hải.
V. VIỆT NAM THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG ĐỘC CỦA TRUNG CỘNG:
Tất cả mặt hàng độc chết người do Trung Cộng sản xuất bị thế giới tẩy chay và vất vào thùng rác. Những con chó lãnh đạo Trung Nam Hải dùng Việt Nam làm thị trường tiêu thụ những hàng độc nầy vừa để thu lợi nhuận và vừa dùng nó làm vũ khí giết người thầm lặng, không tiếng súng để giết dân Việt Nam chết dần chết mòn. Sách lược dã man nầy, Trung Cộng chia ra làm hai giai đoạn:
GIAI ĐOẠN I:
Ngày 30 tháng 6 vừa qua, nhiều tờ báo trong nước đồng loạt lên tiếng báo động về hiện tượng nầy, từng đoàn doanh nhân Tàu Cộng vượt biên giới bỏ ngỏ, ào ạt sang Việt Nam từ Bắc vào trong Nam, tung tiền mua giá cao, vơ vét hàng nông sản, thu hút hàng sạch nhu yếu phẩm từ thủy sản, đường cát, heo, gà, vịt, trứng gà, vịt cũng bị thu mua chất hàng đống. Đặc biệt là vịt sống là sản phẩm bị chiếu cố tận tình nhất, khiến giá mỗi con từ 60.000 đồng/ con tăng vọt lên 120.000 đồng, tức tăng gấp đôi. Cho đến nay, chiến dịch vét hàng đã lên đến cao điểm, nhưng chưa biết chừng nào mới chấm dứt. Hiện tượng nầy, khiến vật giá trong nước tăng tốc leo thang không ngừng vì thiếu hàng để bán, làm dân nghèo khốn đốn.
Theo nhận định của bà Nguyễn thị Thu Sắc, Phó chủ tịch Hiệp hội Hàng Xuất Cảng Thủy Hải Sản VN (VASEP) nói rằng: những năm trước thương gia Tàu sang VN thu mua tôm trực tiếp từ các trại nuôi tôm của người Việt mình. Còn bây giờ, họ ra tận bến cá, đón tàu đánh cá vừa từ ngoài khơi vào, tung tiền thu mua trực tiếp, gôm sạch các loại hải sản. Các công ty VN chế biến thủy, hải sản thiếu hàng xuất cảng, nâng giá mua lên để cạnh tranh mà vẫn chào thua các doanh nhân Tàu Cộng lắm tiền nhiều bạc nầy. Tại miền Trung, các tay thương gia Tàu Cộng nầy chiếu cố tận tình. Hậu quả, là giá tôm trắng hồi nằm ngoái chỉ có 57.000 đồng/ kí bây giờ vọt lên 90.000 đồng/ kí.
Bà Sắc báo động, tình trạng nầy sẽ giết các công ty xuất cảng thủy sản và hải sản trong nước. Từ đầu năm đến giờ đã có 147 công ty loại nầy ở VN đã phải đóng cửa vì không mua được hàng. Bà Sắc cho biết đã đến lúc chánh phủ VN nên bắt chước Indonesia, vì quốc gia nầy đã cấm xuất cảng nguyên liệu thủy, hải sản kiểu đó. Việt Nam cần phải bảo vệ thị trường nội địa. Nhưng, biết bao giờ Đảng và nhà nước CSVN học được bài học khôn nầy?
Ngoài ra, các tên thương gia trọc phú nầy còn nhắm vào hồ tiêu. Theo lời ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp Hội Tiêu VN (VPN), cho biết: đã có 20% toàn bộ sản lượng tiêu VN bị thương lái Tàu Cộng thu vét. Cao su cũng vậy, có đến 70% số cao su làm ra ở VN đã vượt biên vào Hoa Lục.
GIAI ĐOẠN II:
Sau khi hút hết “HÀNG SẠCH” của thị trường Việt Nam, bọn Trung Nam Hải cho các thương buôn Tàu Cộng tuôn “HÀNG ĐỘC” vượt qua biên giới vào Việt Nam bán với giá rẻ mạt vừa túi tiền của đại đa số đồng bào lao động để đầu độc dân Việt Nam trên qui mô cả nước, gây ra hiện tượng “GIÀU ĂN SẠCH, NGHÈO ĂN ĐỘC”. Xin liệt kê một số hàng độc của Trung Cộng tượng trưng:



GẠO NHỰA TÀU:
Sau khi tung tiền vơ vét cả triệu tấn gạo của VN chở sang Tàu. Liền sau đó, “gạo nhựa Tàu” được Trung Cộng tung vào VN đã xuất hiện trên thị trường, đó là một loại giả làm bằng khoai lang / khoai tây xay nhuyển rồi trộn với bột nhựa (resin). Gạo nhựa Tàu nấu trên 30 tiếng vẫn không làm hạt gạo nát nhừ, hột cơm vẫn nguyên vẹn và không dính vào nhau. Tất cả các gạo nhựa Tàu đều cùng kích thước và màu sắc giống nhau.



SỮA ĐỘC MELAMINE:
Melamine là hóa chất dùng để sản xuất nhựa, được trộn vào các sản phẩm sữa để chúng trông giàu protein hơn để dánh lừa thị giác giới tiêu thụ khiến các em nhỏ uống vào sẽ mắc bệnh “sạn thận”. Các hãng thông tấn nước ngoài đưa tin scandal về sữa độc melamine làm tử vong 4 em bé và làm hơn hàng trăm ngàn trẻ em khác bị bệnh vào năm 2008. Sau đó, chánh quyền Trung Cộng đã tìm thấy và tịch thu 170 tấn sữa bột độc hại nầy.
Số 170 tấn sữa độc melamine không được Trung Cộng thiêu hủy và tái phối trí lại để đưa vào thị trường Việt Nam tiêu thụ với giá rẻ khoảng 62.000 đồng/kí so với sữa bột Tân Tây Lan rẻ hơn 20.000 đồng /kí. Nguồn tin cho biết, sữa độc melamine tràn ngập ở các chợ biên giới phía Bắc, đưa vào bán ở các chợ đầu mối tại Sài Gòn như chợ Kim Biên, Bình Tây và các đại lý chuyên doanh phân phối thực phẩm.



LỤC PHỦ NGŨ TẠNG CỦA GIA SÚC VÀ GIA CẦM:
Ngộ độc thực phẩm diễn biến ngày càng phức tạp tại Việt Nam. Mỗi năm đã xẩy ra hàng ngàn vụ ngộ độc thực phẩm chết người. Nguyên nhân là ăn phải hàng độc, nhập lậu qua biên giới Việt – Trung bỏ ngỏ, kẻ qua người lại, nhập cảnh không cần visa . Hàng ngày, con buôn người Tàu lợi dụng nhập cảnh không cần chiếu kháng, để đưa hàng ngàn tấn hàng độc ồ ạt vượt qua biên giới vào Việt Nam tiêu thụ. Phần lớn hàng độc được con buôn VN chiếu cố nhiều nhất như: tim, cật, thận, lòng heo, chân gà, vịt, cánh cổ, trứng non, lòng mề…được con buôn người Hoa ngâm tẩm và ướp bằng hóa chất như formol (dùng để ướp xác chết) để giữ tươi được lâu ngày, chống thối rữa. Những món hàng độc nầy khi vượt qua biên giới, được con buôn VN cho vào thùng xốp chuyển đi khắp nước tiêu thụ. Một người đi chào hàng nói với đối tác: “Yên chí đi! Có để đến nửa tháng nữa cũng chưa thối đâu! Đã tẩm ướp thứ đó rồi thì có chôn xuống đất tới cả tháng, đào lên vẫn còn tươi nguyên!”. Thị xã Hà Khẩu (Hoa Lục) là nơi tập trung nguồn hàng độc loại nầy, cung cấp cho chợ Tả Cái và Tả Xéo cách đó 1km để con buôn chuyển về VN tiêu thụ bằng vạn nẽo đường khác nhau.



TRỨNG GÀ, VỊT NHIỄM MELAMINE CỦA TRUNG CỘNG:
Loại hàng độc nầy tập trung tại “tổng kho trứng” chợ Sẻo Cái ở Hà Khẩu, muốn mua bao nhiêu cũng có, nếu cần giao hàng ở bên Việt Nam cũng OK! Đây là một chợ khá lớn, bày bán mọi loại thực phẩm tươi, vệ sinh rất kém, bẩn thỉu và lầy lội, tấp nập nhiều con buôn VN đến mua bán hàng, đặc biệt là trứng gà các loại ở chợ nầy. Khu bán trứng gà nằm ngay bên ngoài gần đường vào chợ, hàng đống các thùng trứng gà, vịt xếp chồng chất lên nhau. Giá cả tại chỗ như sau: khoảng 31.000 đồng/1 kg, khi chở về đến chợ Cốc Lếu ở Lào Cai bên VN là 47.000 đồng/1kg, quả là siêu lợi nhuận.
Tại thành phố Lào Cai có chợ Cốc Lếu, Gốc Mít, Kim Tân bày bán rất nhiều trứng gà nhiễm melamine của Trung Cộng đã qua công đoạn vỏ trứng được đánh màu, chờ con buôn phân phối đi khắp nơi. Trong khi trận bão melamine trong sữa Trung Cộng chưa lắng dịu thì tìm thấy trứng gà nhiễm melamine của Trung Cộng đang ồ ạt xâm nhập vào thị trường VN.



TRÁI CÂY NHẬP LẬU TỪ TRUNG CỘNG:
Hầu hết tất cả trái cây nhập cảng từ Trung Cộng đều có tẩm hóa chất bảo quản là mối quan tâm của người tiêu dùng như:
TÁO: Quả táo nhập từ Tàu, được bọc trong một một lưới xốp. Lưu ý, khi bốc lưới xốp ra thì thấy hạt trắng mịn đọng trên vỏ quả, đó là do hóa chất bảo quản bị bốc hơi.
CAM: Hiện nay, cam nhập lậu từ Trung Cộng, loại cam nầy quả rất to, bọc trong lưới, có màu vàng tươi do tẩm hóa chất và bị đánh bóng.
QUÝT: Quýt Trung Cộng vỏ dày, bị đánh bóng và bóc vỏ, hai đầu múi quýt thường khô.
HỒNG: Hồng Tàu rất dễ nát nên hàng nhập lậu thường được tẩm nhiều hóa chất bao quản hình dáng. Ngoài ra, hồng Tàu có vỏ rất đẹp, màu vỏ đỏ đậm do bị bôi phẩm màu.
DƯA HẤU: Phần lớn dưa hấu bán trên thị trường loại vỏ vàng, ruột cũng màu vàng là của Trung Cộng, nhưng lại lấy nhãn hiệu của New Zealand. Loại dưa hấu nầy hay bị tiêm nước đường hóa học vào trong ruột nên khi bổ ra sau vài tiếng, ruột sẽ bị mềm nhũn.



VI. ĐỀ CAO CẢNH GIÁC VŨ KHÍ SINH HỌC CỦA TRUNG CỘNG:
Tin Saigon cho biết: Căn bệnh tay chân và miệng đang hoành hành dữ dội tại VN trong 6 tháng vừa qua với 15.000 người mắc bệnh đa số là trẻ em, trong đó có 50 trẻ em tử vong. Theo phúc trình của viện Pasteur Saigon: tại thành phố Saigon và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An và Tiền Giang có tỉ lệ trẻ em nhiễm bệnh cao nhất Việt Nam. Theo Trung Tâm Y Tế Dự Phòng thì 99% trẻ em tử vong vì chứng bệnh kỳ lạ nầy. Trẻ nhiễm bệnh nầy bị sốt cao, nổi mụt nước khắp cơ thể, thân thể đau nhức dữ dội và dẫn tới tử vong.
Việc nầy, làm chúng ta liên tưởng tới khoảng thời gian đầu tháng 3 năm 2003, những ca bệnh SARS đầu tiên xuất hiện tại tỉnh QUẢNG ĐÔNG, miền Nam Hoa Lục. Từ đó, bệnh SARS bắt đầu lây truyền nhanh chóng các nước trên thế giới. Đây là căn bệnh truyền nhiễm mới đầu tiên của thế kỷ XXI. Người ta đặt nghi vấn: “Có phải virus gây bệnh Sars có nguồn gốc từ cái LAB bí mật nào đó của Trung Cộng bị rò rỉ và phát tán ra ngoài, gây khốn đốn cho nhân loại?” Chắc chắn là như vậy rồi!
Trung Cộng ngày nay đang lâm vào 4 cơn khát: KHÁT ĐẤT – KHÁT DẦU – KHÁT NƯỚC – KHÁT MÁU. Cho dù Tập đoàn lãnh đạo Đảng CSVN đã bán nước cho bọn Trung Nam Hải, đưa dân tộc vào vòng nô lệ cho ngoại bang, biến Việt Nam thành một quận huyện của tên đế quốc Trung Cộng để được vinh thân phì gia: “Thà mất nước, chớ không chịu mất Đảng!” Nhưng, dã tâm của bọn Trung Nam Hải là không bao giờ từ bỏ tham vọng “DIỆT CHỦNG DÂN VIỆT NAM” chết càng nhiều, càng tốt bằng VŨ KHÍ SINH HỌC để đưa dân Tàu ồ ạt di dân sang Việt Nam chiếm đất đai, tài nguyên của đất nước chúng ta. Vì vậy, xin đồng bào phải luôn luôn đề cao cảnh giác vũ khí sinh học của bọn quái vật Trung Cộng!
Nếu như, tỉ lệ trẻ em nhiễm căn bệnh kỳ lạ nầy tiếp tục tăng cao, nguy cơ biến thành dịch lan tràn khắp nước, Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Sàigòn cần phối hợp với Viện Pasteur Saigon báo động với Tổ Chức Y TẾ Thế Giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Ngăn ngừa bệnh Dịch Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention) viết tắt “CDC” để tìm biện pháp giúp đỡ, xác định đặc điểm của loại virus nầy, nhằm chận đứng kịp thời, trước khi quá muộn.
VII. KẾT LUẬN:
Trước khi chấm dứt bài viết nầy, tôi xin nhắc lại lời của ông WINSTON CHURCHILL (1946) để thay cho lời kết: “Thế chiến thứ II đã không bao giờ xảy ra trong lịch sử nếu có những hành động ngăn chận đúng lúc…nhưng không một ai muốn lắng nghe. Chúng ta phải chắc chắn điều nầy không tái diễn.”(There was never a war (WW II) in all history easier to prevent timely action…but no one would listen…we surely must not let that happen again.”



Và ông MICHAEL SCROCCARO – Giám đốc Sterling Communication – có viết bài bình luận “COMMENTARY: CHINA SIGNALS WAR, WILL THE WORLD LEARN FROM HISTORY?” Ông đã cảnh báo cảnh báo Phương Tây: “Tại sao Phương Tây đang tiếp tục làm ngơ trước những tín hiệu và bài học của lịch sử nữa chăng? Có phải vì những tin tức trong Trung Hoa Lục Địa không rõ ràng, không đủ sức thuyết phục để chúng ta lưu tâm sao?”
(So, why is the West ignoring the signs and lessons of history yet again? Could it be that news out of China is not clear or compelling enough to grasp our attention?”)





Viết theo các tài liệu tổng hợp, phân tách và nhận định.
Nguyễn Vĩnh Long Hồ


--------------------
mm
Go to the top of the page
 
+Quote Post
VanAnh
post Sep 10 2011, 07:34 AM
Post #66


Hạnh ngộ
***

Group: Năng Động
Posts: 5,776
Joined: 25-October 08
Member No.: 480
Country







"Rợn người" với công nghệ chế biến "đặc sản"



Dùng phân đạm, thạch cao làm chất phụ gia, làm giả như thật thịt thú rừng… là những cách chế biến đồ ăn khó tin đã bị phanh phui.

Có nhiều món ăn, đồ uống được coi là rất “khoái khẩu” đối với người Việt Nam, nhưng “công nghệ” chế biến những món ăn này sẽ khiến nhiều người không khỏi kinh hãi.

Dưới đây là một số cách chế biến thức ăn, đồ uống khó tin đã được cơ quan chức năng phát hiện trong thời gian vừa qua:

Từ lâu nay, tiết canh đã được coi là một món ăn có nguy cơ cao về thiếu an toàn vệ sinh thực phẩm, nhưng việc một số cơ sở sử dụng cả… phân đạm bón rau làm chất phụ gia giúp tiết đông cứng, giữ màu đỏ tươi là điều mà ít người có thể tưởng tượng được.




Quy trình làm đậu phụ được thực hiện trình tự theo các bước cơ bản: ngâm mềm đậu tương, xay nhỏ và ủ, sau đó nấu để nổi cái lên trên bề mặt, vớt cái cho ra khuôn ép nước cho thành bánh đậu. Trong quá trình này, không ít cơ sở đã pha thêm thạch cao vào để tăng hiệu suất nổi cái nhiều, giúp sản lượng bánh đậu được nhiều hơn cũng như giúp cái nhanh đông cứng.




Khi bị phanh phui, kỹ nghệ làm ruốc giả đã khiến nhiều người không khỏi kinh ngạc. Chỉ cần thu gom bã sắn dây từ cơ sở lọc bột sắn thuê về ép, phơi khô, đánh bông, tẩm gia vị, xào cho vàng, trộn với một ít ruốc thật là ra ruốc “nhái” y chang ruốc thịt thực sự. Loại ruốc này được bán ra thị trường với giá chỉ bằng 1/3 giá ruốc thật.





Thịt thú rừng cũng không tránh được nạn “hàng nhái”. Rùng rợn là ở chỗ các sản phẩm này có thể được chế từ thịt lợn “bẩn” mua gom từ các lò mổ hay bán trôi nổi. Đó có thể là thịt ế đã bị ôi, thịt lợn bệnh, lợn chết có giá rẻ như cho. Các nguyên liệu này được đem về nhúng vào nước pha chất tẩy, ướp “hương vị” các loại theo ý muốn như bò, nai, chồn, cho vào lò sấy khô với nhiệt độ cao để tạo mùi, tạo độ dai như thật. Thịt lợn rừng được làm giả công phu hơn với việc dùng cây kim ba mũi tự chế được đóng chặt vào một chiếc đũa tre châm vào da để tạo ra những lỗ châm lông chụm 3 đúng như lợn rừng “xịn”.




Cà phê tưởng như an toàn, nhưng ít ai ngờ rằng sản phẩm này có thể được chế biến từ những nguyên liệu không liên quan gì đến cà phê như bắp, đậu nành, hương liệu hóa học. Để làm cà phê rởm, hỗn hợp các nguyên liệu trên cùng chất tạo dính, đường hóa học, muối gạo… sẽ được trộn đều trong máy trộn, nghiền và “hô biến” thành cà phê thành phẩm, sẵn sàng được tung ra thị trường.




Bún ngon chỉ được làm từ bột gạo, nhưng để giảm chi phí, nhiều cơ sở sản xuất bún chui đã trộn thêm bột mì vào bột gạo. Điều này khiến sợi bún dễ bị nát vụn và có màu đen rất xấu. Để giải quyết vấn đề trên, người làm bún đã dùng đến một loại hóa chất tẩy trắng, tăng độ dẻo dai có tên Tinopal. Đây là một loại hóa chất tẩy rửa cực mạnh, vốn được nhiều người mua để pha chế trong bột giặt, xà phòng.




“Công nghệ hóa học” thao túng cả những đồ uống rất được ưa chuộng như chè, trà sữa, sinh tố… Đầu tiên là “đường siêu ngọt”, chỉ cần cho nửa thìa cũng bằng cả cân đường kính, ngọt cả nồi chè. Một loại hóa chất khác là “cần sủi”, có khả năng giúp một nồi chè đỗ đen được ninh nhừ sau vài phút, dù bình thường phải mất hơn nửa tiếng. Trà sữa và sinh tố thì được pha chế bằng những hóa chất “lạ” nhiều màu sắc được bọc trong túi nylon, mà một túi nhỏ có thể pha được cả chục cốc.




Công nghệ làm trắng bánh bao lại là một điều hãi hùng khác. Để bánh trắng, xốp, mềm hơn, người làm bánh đã không dừng lại ở công đoạn ủ bột mà còn có sự hỗ trợ của phụ gia. Các chất phụ gia bao gồm bột nở, men nở và… bột tẩy trắng, một hóa chất có thể gây viêm loét dạ dày, viêm niêm mạc mắt, niêm mạc miệng, gây hại nghiêm trọng tới sức khỏe con người, đặc biệt là đối với trẻ em.




--------------------

Cõi mơ
Go to the top of the page
 
+Quote Post
VanAnh
post Sep 10 2011, 08:01 AM
Post #67


Hạnh ngộ
***

Group: Năng Động
Posts: 5,776
Joined: 25-October 08
Member No.: 480
Country







Độc hại khi dùng cốc giấy, cốc nhựa uống nước nóng



Nước và một số hoạt chất trong trà, café, canh… dưới tác dụng của nhiệt độ cao có thể tạo thành các dung môi hòa tan các chất phụ gia có trong cốc nhựa, cốc giấy.

Cốc uống lạnh, đừng uống nóng

Thói quen dùng các sản phẩm cốc nhựa, cốc giấy để uống nước, đựng đồ ăn nóng ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong giới văn phòng vì sự tiện lợi, sạch sẽ của nó. Tuy vậy, có những loại cốc nhựa, cốc giấy chỉ dùng được để uống nước lạnh, nếu dùng uống nước nóng sẽ có những tác hại không nhỏ tới sức khỏe.

Chị Hồng Hải, nhân viên văn phòng trên phố Chu Văn An chia sẻ: “vì sự tiện lợi và ưa đẹp mắt tôi thường mua khá nhiều cốc giấy để trên chỗ làm dùng dần. Tôi thường xuyên pha cafe, đựng nước nóng vào cốc. Thi thoảng cầm cốc nóng thấy có phẩm mầu của hình in trên cốc thôi ra tay, nhưng tôi nghĩ đó chỉ là vỏ bên ngoài”.

Đó là chưa kể đến nhiều sản phẩm cốc nhựa, cốc giấy kém chất lượng được làm từ giấy loại hoặc nhựa tái sinh thì sự độc hại còn tăng lên rất nhiều. Chị Thu Trang, nhân viên tài chính của công ty bất động sản trên đường Trần Khát Trân kể:“tôi đi mua cơm hộp thường xuyên để canh vào cốc nhựa. Có lần thấy mùi canh lạ lạ như mùi nhựa khét, nhưng tôi lại nghĩ đó là do cửa hàng nấu mà không nghĩ do cốc nhựa”.



Theo PGS. TS. Trần Hồng Côn, công tác tại Khoa Hóa học, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội phân tích: mỗi loại cốc giấy có thể được nhà sản xuất tráng một số loại chất để chống thấm. Nếu các lớp polymer tráng trong cốc của nhà sản xuất đã được kiểm định của các tổ chức uy tín trên thế giới thì cơ bản là đảm bảo, không gây tác hại xấu đến sức khỏe người dùng.

Tuy vậy, trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều loại cốc nhựa, cốc giấy trôi nổi, không rõ nguồn gốc nhãn mác được các hàng tạp hóa, hàng cơm bình dân, bún, miến... sử dụng la liệt để đựng đồ ăn, đặc biệt là nước canh, cafe nóng...

Tiến sĩ Côn cho biết thêm, lớp tráng chống thấm không tốt chỉ chịu được một ngưỡng nhiệt độ nhất định, nếu dùng nước quá nóng, lớp polymer đó sẽ bị thôi ra, hòa lẫn vào đồ ăn thức uống đi vào cơ thể con người. Do đó, khi dùng các loại cốc nhựa, cốc giấy dùng một lần thì chỉ nên dùng của các hãng có uy tín, tuyệt đối tránh sản phẩm trôi nổi, không nhãn mác.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng

Sản phẩm cốc giấy, cốc nhựa được bày bán khá phổ biến tại siêu thị cũng như các cửa hàng tạp hóa. Chị em thường mua về, bóc ngay ra dùng mà "quên" mất khâu hướng dẫn sử dụng. Mặc dù vậy, lỗi này cũng không hoàn toàn do các bà nội trợ, nhiều nhà sản xuất cố tình "né" hướng dẫn sử dụng hoặc chỉ hướng dẫn qua loa kiểu như: để cốc thẳng đứng, không nên đổ quá đầy, không dùng nước quá nóng...

Theo một chuyên gia Hóa học công tác tại Viện hóa học Việt Nam, nếu nhà sản xuất dùng lớp polymer đạt tiêu chuẩn, được kiểm định chất lượng chặt chẽ thì cốc đó cũng chỉ dùng để đựng nước dưới 70 độ C là an toàn với người dùng. Nếu trên ngưỡng nhiệt độ này, cùng với các chất có trong đồ uống, nước canh thì cũng có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe.

Điều lo ngại, theo vị chuyên gia này chính là hiện tại thị trường Việt Nam có quá nhiều sản phẩm trôi nổi, phần lớn nhập từ Trung Quốc về với giá cực rẻ, bày bán khắp nơi. Chính vì hàng không có nguồn gốc, xuất xứ, tiêu chuẩn sản xuất... nên rất khó kiểm soát được chất lượng của lớp màng chống thấm.

Thêm nữa, một số doanh nghiệp nhỏ không có ý thức tôn trọng người tiêu dùng, không cần giữ uy tín khi họ sản xuất ra những chiếc cốc không có nhãn mác, không ghi tên, địa chỉ nhà sản xuất, không có hướng dẫn sử dụng hay các cảnh báo… đây là các sản phẩm có khả năng gây tác động xấu đến sức khỏe người dùng.

Với cốc nhựa hay cốc giấy thì khi sản xuất đều phải có quá trình gia nhiệt, nhiều cốc còn có thêm phụ gia như chất làm mềm hóa, chất tạo màu… nên khi gặp nhiệt độ cao, các phụ gia này có thể bị hòa tan và tạo thành độc tố xâm nhập cơ thể theo thực phẩm người dùng uống vào.

Chính vì vậy, chúng ta cần lưu ý, với cốc giấy, cốc nhựa mỏng, nhất là loại cốc không có nhãn mác, thì chỉ nên đựng nước lạnh, không nên dùng đựng nước nóng hay pha trà, café cần nước nóng. Thay vào đó, ta có thể sử dụng cốc sứ, cốc thủy tinh vừa bền vừa an toàn hơn.


--------------------

Cõi mơ
Go to the top of the page
 
+Quote Post
VanAnh
post Sep 10 2011, 08:09 AM
Post #68


Hạnh ngộ
***

Group: Năng Động
Posts: 5,776
Joined: 25-October 08
Member No.: 480
Country





Khu sản xuất bừa bộn, quần áo treo lủng lẳng

Ghê răng, lợm giọng vì nước đá sạch đóng viên



Với quy định nghiêm cấm sử dụng đá cây trong giải khát, ăn uống cho nên các sản phẩm đá viên nghiễm nhiên được sử dụng phổ biến nhất trong ngày hè.

Tuy nhiên, qua thâm nhập một số cơ sở sản xuất loại đá sạch, đá tinh khiết này mới thấy quy trình sản xuất rất bẩn.

Mục sở thị


Trên một đoạn đường ngắn giữa phố Minh Khai (quận Hai Bà Trưng), chúng tôi tìm được 2 cơ sở sản xuất đá viên quy mô hộ gia đình. Cả 2 cơ sở này đều nằm sâu trong ngõ nhỏ, hàng ngày từ đây cung cấp ra thị trường cả tấn đá viên. Trong vai khách hàng, chúng tôi trực tiếp thâm nhập để thị sát cơ sở sản xuất đá viên H.V.

Xưởng sản xuất là một gian phòng được quây và lợp bằng tôn, chung vách với ngôi nhà ở khang trang của chủ cơ sở. Phía ngoài cổng là bàn và tủ lạnh chứa đá thành phẩm.

Qua quan sát, máy sản xuất đá đặt ngay cạnh cửa ra vào nhà xưởng, đá thành phẩm từ máy chảy ra đổ xuống một chậu nhôm đặt sát ngay nền gạch. Hai nam thanh niên đang làm việc trong nhà xưởng đều quần đùi, áo cộc, dép lê, không hề có găng tay hay trang phục, phương tiện bảo hộ chuyên biệt theo quy định.

Đá thành phẩm chảy ra đến đâu, một công nhân tay trần cầm túi nilon bao bì hứng đến đó. Bao tải đựng túi nilon này cũng đặt ngay trên nền xưởng. Thỉnh thoảng một phụ nữ bế con gái lại xỏ dép lê đi ra đi vào nhà xưởng, cúi xuống chậu đá thành phẩm, dùng tay trần nhặt, xoa xoa chậu đá như để kiểm tra.

Chúng tôi tiếp tục khảo sát tại một cơ sở sản xuất đá viên có quy mô lớn hơn, nằm trên đường Láng (quận Đống Đa). Cơ sở này sản xuất đá viên mang nhãn hiệu K.C, mỗi ngày xuất xưởng đến 5-6 tấn đá với giá 7.000đ/kg. Hàng năm, cơ sở này thường xuyên được các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, nhưng khi chúng tôi thị sát, xưởng sản xuất bừa bộn và bẩn như một nhà kho.

Từ ngoài vào, nền nhà xưởng nhớp nháp nước, một bên là các giàn lọc, máy làm đá, một bên bày ngổn ngang các loại thùng nhựa, bao nilon, giày dép bẩn. Ngay trên nóc các giàn máy lọc nước, làm đá, quần áo của công nhân phơi lủng lẳng. Đúng lúc ra đá, gần chục công nhân cả nam lẫn nữ vây quanh máy không có trang phục theo quy định.

Ngay cả mấy nhân viên vừa đi chở hàng về đến nơi cũng vội xỏ tạm đôi ủng hoặc cứ quần áo, dép lê bụi bẩn đó chạy thẳng vào nhà xưởng. Hàng sản xuất ra không kịp bán nên công nhân ở đây cũng chẳng đóng, hàn bao bì sản phẩm cẩn thận mà buộc luôn đầu túi nilon lại giao cho khách.

Quản lý ra sao?

Theo Sở Y tế Hà Nội, kể từ đầu mùa hè 2011 đến nay, cơ quan này đã tiến hành kiểm tra được hơn 10 cơ sở sản xuất nước đóng chai, đá cây, đá viên. Tuy nhiên chỉ phát hiện một số tồn tại nhỏ về điều kiện vệ sinh cơ sở sản xuất không đảm bảo, trong đó mới có 1 cơ sở ở huyện Chương Mỹ bị xử phạt hành chính với số tiền 12,5 triệu đồng.


Công nhân sản xuất đá không có đầy đủ trang phục theo quy định


Tại tất cả các cơ sở được kiểm tra, đoàn cũng đều lấy mẫu sản phẩm nước, đá viên gửi Trung tâm Y tế dự phòng làm xét nghiệm, tuy nhiên đến nay chưa phát hiện mẫu nước đóng chai, đá viên nào không đảm bảo các chỉ số chất lượng. Vào mùa hè, nhu cầu tiêu thụ đá viên, đá cây tăng mạnh và số cơ sở sản xuất mặt hàng này cũng gia tăng nhanh.

Sở Y tế cho biết sẽ tiếp tục tập trung kiểm tra các mặt hàng này, thế nhưng với thực tế các cuộc kiểm tra và xử lý hiện nay, người dân hoài nghi về tính hiệu quả và sức răn đe đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm vi phạm từ phía cơ quan chức năng của nhà nước? Chỉ cần bỏ ra một chút thời gian để trực tiếp thâm nhập vào các cơ sở sản xuất này, chắc hẳn không khó để bắt những vi phạm về VSATTP đang phổ biến.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Y tế huyện Từ Liêm lấy ví dụ, trên địa bàn huyện Từ Liêm hiện có khoảng vài chục cơ sở sản xuất nước đóng chai, đá sạch, trong đó 2/3 là công ty do thành phố cấp phép. Theo quy định thì cơ quan chức năng của huyện chỉ được phép kiểm tra, hậu kiểm với các cơ sở do huyện quản lý, cấp phép còn việc kiểm tra, hậu kiểm định kỳ với các cơ sở do thành phố cấp phép thuộc quyền và trách nhiệm của Sở Y tế. Phía quận, huyện chỉ được kiểm tra các cơ sở do thành phố cấp phép hoạt động trên địa bàn trừ khi đã có manh mối hoặc phát hiện rõ sai phạm tại các cơ sở này. Điều đó khiến cho các cơ sở đăng ký thành lập công ty, do thành phố cấp phép ít khi bị kiểm tra và đương nhiên cũng rất khó quản lý chất lượng với họ.


--------------------

Cõi mơ
Go to the top of the page
 
+Quote Post
VanAnh
post Sep 10 2011, 08:20 AM
Post #69


Hạnh ngộ
***

Group: Năng Động
Posts: 5,776
Joined: 25-October 08
Member No.: 480
Country





Thịt hổ, nui khô là món khoái khẩu của nhiều em nhỏ.


Kẹo lạ siêu rẻ: Độc hại đến đâu?


Phát hiện những loại kẹo "lạ" của Trung Quốc giá siêu rẻ trên phố Hàng Giầy, Hoàn Kiếm.

Sáng ngày 16/6/2011, Đội quản lý thị trường số 2 thuộc chi cục quản lý Thị trường Hà Nội bất ngờ kiểm tra trên phố Hàng Giầy, (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã bắt giữ một lô hàng gồm các thùng kẹo được gọi là thịt hổ khô, nui cay... của Trung Quốc.

Thông tin trên được ông Lưu Bách Chiến, đội trưởng Đội Quản lý Thị trường số 2 TP.Hà Nội xác nhận. Số lượng lô hàng thu giữ khoảng 60 kg, từ một người mang hàng đến giao hàng cho các cửa hàng tạp hóa trên phố này. Qua kiểm tra, người giao hàng không xuất trình được hóa đơn chứng từ lô hàng này.

"Toàn bộ số hàng thu được sẽ được mang đi tiêu hủy", ông Chiến khẳng định: "Hàng hóa này không có hóa đơn chứng từ nên không thể mang đi kiểm nghiệm. Hàng sẽ được tiêu hủy theo quy định hàng không có nguồn gốc xuất xứ". Trong vài ngày tới, đội sẽ kiểm tra ngặt nghèo các của hàng kinh doanh các sản phẩm của Trung Quốc để truy thu hàng không nguồn gốc.

Kẹo lạ Trung Quốc tràn lan ở Hà Nội

Phố Hàng Giầy, Hoàn Kiếm, Hà Nội được coi như một kinh đô của các loại kẹo này. Các cửa hàng công khai bày bán khắp nơi. Họ không ngần ngại giới thiệu đây là kẹo nhập khẩu từ Trung Quốc, giá bán hết sức bình dân từ 20 đến 40 nghìn cho một lố sản phẩm.

Trong vai một người muốn lấy xỉ hàng về bán cho các cửa hàng tạp hóa ở khu vực trường học, chúng tôi có cơ hội tìm hiểu về các loại sản phẩm mà hầu hết chúng đều được quảng cáo là hàng Trung Quốc. Tại cửa hàng của người chủ quán tên V., bà đang hì hụi bày hàng ra bán. Nhìn thoáng qua, các sản phẩm từ nui, thạch hình cây bút (hay còn gọi thạch chì), thịt hổ khô, nước uống đóng chai dạng bình xịt, kẹo viên…

Một lố hộp nước đóng chai có màu vàng được chào với giá 24 nghìn đồng/24 chai. “Nếu em lấy về bán lẻ bán khoảng 3 nghìn đồng/chai. Tác dụng của sản phẩm này vừa có chức năng uống nước, vừa có chức năng dùng làm đồ chơi. Sau khi hút hết dung dịch bên trong, trẻ nhỏ có thể cho nước vào làm bình xịt". Phóng viên thử nhấm vào cái nước màu vàng vàng có vị ngọt đậm, “Bọn trẻ con thích sản phẩm này lắm, hàng này mới về thôi, em cứ mua đi, nhiều người lấy hàng xong rồi họ quay lại lấy nhiều hơn”, người bán hàng đon đả chào mời.

Những ống được kẹo viên với đủ màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng… được bán với giá 20 đến 28 nghìn đồng/bịch khoảng 20 đến 30 chiếc. Ngoài ra, những viên kẹo còn được bày trong quả bóng nhỏ màu xanh, vàng. “Điều thu hút ở trẻ nhỏ chính là màu sắc. Chúng nó ăn xong lại làm đồ chơi được nên chúng thích lắm”, một người bán hàng cho biết. Các loại nui khô, mì khô dài từ 30 đến 50 cm, bao bì cáu bẩn, bói mắt cũng không thấy nhãn phụ, tem nhập khẩu. Người bán hàng đưa ra một gói nui quảng cáo đây là mì ống, ăn ngon và không ngấy. Mỗi ngày chị bán hàng chục thùng cho các cửa hàng bán lẻ.


Kẹo Trung Quốc bày bán khắp nơi trên phố Hàng Giầy.


Túi nui cay có vài dòng chữ loằng ngoằng của Trung Quốc, cộng thêm bảo hành của người bán trở thành sản phẩm được ưa chuộng ở các cổng trường tiểu học, mầm non.

Độc hại đến đâu?

Cùng có mặt chọn mua hàng tại một cửa hàng trên phố Hàng Giày, vợ chồng anh Chung có một ki-ốt gần trường tiểu học T.M (Từ Liêm, Hà Nội) nên anh chị thường xuyên lên đây lấy hàng.

“Lấy bim bim, hay nui khô gia công của Việt Nam sản xuất khó bán lắm em ạ, cứ lấy các hàng theo anh đảm bảo bán chạy”, vừa nói anh vừa cầm túi được gọi là thịt hổ khô khoe: “cái này ngon lắm, bọn trẻ nghiện và mua nhiều”. Giá của một bịch túi thịt hổ khô (tên gọi người bán hàng thường gọi) 35 nghìn đồng. Vừa nhấm thử một gói chúng tôi thấy có vị chua chua, nồng nồng, hắc dai, chúng tôi không hiểu vì sao bọn trẻ lại nghiện?. Trong khi người bán hàng giải thích: “Cái này chỉ hợp với trẻ thôi, người lớn ai ăn cái đó”.

Cũng theo người bán hàng, không chỉ bán ở các cổng trường ở Hà Nội mà sản phẩm này còn bán rất chạy ở các vùng nông thôn. Một phần vì giá cả rẻ, một phần vì họ thích màu mè và không để ý hàng Trung Quốc hay hàng Việt Nam.


Sản phẩm nước uống với giá... 1.000 đồng/chai.


Tại một cửa hàng cuối phố Hàng Giầy, những gói hàng từ Trung Quốc đang được các chủ cửa hàng bán lẻ bê chất lên xe mang về cửa hàng. Một người đàn ông khoảng 35 tuổi đang chằng chịt xe hàng vừa khẳng định “Cái này chỉ Trung Quốc mới có, em mua về bán cũng được nhưng phải ở trường tiểu học, chứ trung học khó bán hơn vì bọn nó không dễ lừa nữa”.

Trao đổi với phóng viên, ông Lưu Bách Chiến (đội trưởng đội quản lý thị trường số 2, Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội) cho biết, con phố Hàng Giầy chuyên cung cấp các sản phẩm bánh kẹo cho các vùng nông thôn và dân tộc. Một phần vì khu phố “khuất” nên chi cục không kiểm tra gắt gao thường xuyên.

Trong khi đó, nhắc đến vấn đề kẹo Trung Quốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, một bác sĩ tại Bệnh viện Bạch Mai chỉ lắc đầu “lại hàng Trung Quốc”. Vì sản phẩm chưa rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm nghiệm nên cũng khó nói tác hại khi ăn sản phẩm này, nhưng các loại bánh kẹo trôi nổi, giá rẻ bày bán tràn lan như thế thì thực sự nguy hiểm. Nếu thực phẩm đó có chứa phẩm màu, độc tố có thể dẫn đến nguy cơ gây ung thư hay vô sinh, ngộ độc.

Bất cứ một chất hóa học gì, dù vô cơ hay hữu cơ khi đưa vào cơ thể đều gây hại. Đặc biệt chất PAH là một chất cực độc, gây ung thư, đột biến gene nên chỉ được dùng trong công nghiệp (như PAH sơn) đã được phát hiện trong kẹo mút phát sáng của Trung Quốc vào tháng 3/2010.


--------------------

Cõi mơ
Go to the top of the page
 
+Quote Post
VanAnh
post Sep 10 2011, 08:28 AM
Post #70


Hạnh ngộ
***

Group: Năng Động
Posts: 5,776
Joined: 25-October 08
Member No.: 480
Country





Trong chè xanh của Trung Quốc người ta phát hiện nhiều chất có khả năng gây ung thư

Chè xanh Trung Quốc chứa chất gây ung thư



Chè xanh của Trung Quốc gồm nhiều chủng loại vốn có tiếng trên thế giới nhưng các phân tích thành phần hoá học gần đây đã phát hiện có chứa nhiều chất có hại cho sức khoẻ như dầu vừng, dầu hạnh nhân và các loại tinh dầu tổng hợp, trong đó nhiều chất có khả năng gây ung thư.

Theo các nhà nghiên cứu, chè của Trung Quốc có chứa những chất rất nguy hiểm, đặc biệt các chất độc đặc hiệu đối với một số chủng tộc, nhất là chủng châu Âu (Europeids).

Trước hết, người ta nhấn mạnh đến chất gây ung thư nghiêm trọng là dioctylphtalat (viết tắt DEHP), thuộc họ phtalat, các muối và este của axit phtalic. Trước đây, chất này được dùng như dung môi cho các chất có mùi thơm trong sản xuất đồ chơi và các dồ dùng sinh hoạt cho trẻ em, làm vẻ thẩm mỹ (bóng, đẹp) của sản phẩm tăng lên.

Người ta còn phát hiện ra một chất gây ung thư khác dùng làm phụ gia thực phẩm có mùi thơm của ổi (guava) do công ty Guangzhou Meiyi Flavors&Flagrances sản xuất, có trong chè (dạng bột) và các loại dầu ăn của công ty Jiangmen Gaudy's Food, trong men bánh mì của công ty Jiangmen Jhan Wang Food. Cả ba công ty này đều đóng tại tỉnh Quảng Đông.

Ngoài ra, người ta còn phát hiện chất phụ gia rất nguy hiểm đối với sức khoẻ trong hương liệu ướp chè, trong chè xanh thành phẩm và chất tạo mùi hạnh nhân của công ty Isian tại thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang.

Tháng 5 vừa qua, Đài Loan đã thủ tiêu 286 tấn thực phẩm chế biến nhập từ Trung Quốc, có chứa dioctyl phtalat. Ngược lại, chính nhà cầm quyền Bắc Kinh vào tháng đó cũng ra lệnh cấm nhập khẩu 948 tấn thực phẩm chế biến của Đài Loan, nói rằng các sản phẩm này chứa các chất độc hại theo quy định của Trung Quốc. Trong khi đó, được biết các sản phẩm chứa DEHP gần đây được phát hiện tại 3 nhà máy tại phía Nam và phía Đông của Trung Hoa lục địa.


--------------------

Cõi mơ
Go to the top of the page
 
+Quote Post
VanAnh
post Sep 10 2011, 08:35 AM
Post #71


Hạnh ngộ
***

Group: Năng Động
Posts: 5,776
Joined: 25-October 08
Member No.: 480
Country





Các gánh hàng nếu không gian lận khó mà lời lãi.

Bí ẩn của chiếc cân điêu


Bão giá, càng bị cân điêu

Chuyện cân điêu, cân thiếu đã trở thành chuyện... xưa như trái đất, nhưng mỗi lần ra chợ, chứng kiến cảnh bị cân điêu, bà nội trợ nào cũng bực bội. Chị Nga (nhà ở ngõ Chính Kinh, HN) kể lại câu chuyện dở khóc, dở cười của mình: “Tuần trước, hai vợ chồng tôi có đi thăm người ốm, đi đến đoạn đường Nguyễn Trãi thì dừng lại mua ít cam. Mặc cả 40.000 đồng/kg xong, cô bán hàng cân cho vợ chồng một túi 8 quả và bảo 3,2 kg.

Cầm túi cam trên tay tôi nghĩ bụng, ắt hẳn 8 quả này chưa thể được 3,2 kg vì đi mua cam thường xuyên cho con uống nước nên tôi ước lượng được số quả và số cân tương ứng. Tôi bảo cô chủ hàng đợi một lát, và đi tìm hàng thịt gần đó định cân lại, thì cô bán hàng đon đả kéo tay lại nói: “Thôi, 50.000 đồng thì cân đủ, 40.000 đồng thì cân thiếu". Đến lúc cân lại, thì đúng 2,4 kg. Thiếu gần 1kg, thật sự là không thể chấp nhận được. Ra chợ tôi cũng biết hàng này hàng kia cân thiếu 1, 2 lạng, nhưng cho qua vì họ cũng phải “tiểu xảo” chút mới lời lãi được, chứ “điêu” gần 1kg thì đúng là quá đáng,” chị bức xúc nói.

Tương tự như thế, chị Mai (ở khu tập thể Thành Công, HN) từ trước tới nay vốn xuề xòa trong chuyện mua bán, những món đắt rẻ, cân thừa thiếu chị không mấy quan tâm, chỉ mong mua thực phẩm nhanh nhanh về làm cơm cho xong bữa.

Nhưng câu chuyện trong buổi sáng chủ nhật đã khiến chị cẩn trọng hơn rất nhiều. “Tôi thường mua thịt gà ở chỗ cô bán hàng quen, mua hơn nửa năm rồi nên tin tưởng cô bán hàng đó lắm. Mỗi lần mua gà, cô ấy phán bao cân, bao tiền thì cứ bằng đó tôi trả, chẳng kiểm tra lại. Lần nào cô bán gà cũng đon đả: “chị quen, em đâu dám thêm bớt gì, để lần sau chị còn đến mua, bán hàng thế này lấy uy tín để người ta còn tin tưởng chị ạ.” Nghe cô bán hàng nói ngọt, ,tôi cũng thấy xuôi tai. Nhưng chủ nhật rồi hai chị em mua con gà 1,6 kg, tôi bảo cô bán hàng chia nửa cho em gái, đến lúc đặt lên cân, 2 nửa đều 0,7 kg... Nói cân điêu thì chẳng ngoa tý nào trong trường hợp này.”

Các gánh hàng nếu không gian lận khó mà lời lãi.

Chị than thở: “Thời buổi này, giá thực phẩm cứ tăng vùn vụt, mà lại chịu thêm cảnh cân điêu. Mỗi ngày đi chợ tính ra cũng mất đến vài chục nghìn là ít. Nhiều khi biết là cân điêu mà vẫn nhắm mắt cho qua. Nhất là thịt lợn, đắt đỏ thế này chỉ cần ăn gian lạng cũng lời được 14.000 đồng rồi.”

"Ai bảo các chị thích mặc cả"!

Chuyện cân điêu thì ai cũng biết, nhưng đã chịu cảnh cân điêu, lại bị... quát, mắng cũng không hiếm. Cũng là nạn nhân của “nghệ thuật cân điêu”, chị Hải (Đại Từ, HN) thường mua thực phẩm ở chợ Đại Từ cho gần nhà, thực phẩm ở đây cũng phong phú và khá tươi ngon. Hỏi một cân vải, người bán hàng nói giá 25.000 đồng/cân, mặc cả mãi chị cũng mua được với giá 20.000 đồng/cân.

Nghĩ mua được với giá rẻ, chị mua 2 cân, đến hàng bán dưa, nhờ cân lại 2 kg vải vọt lên thành 2,2kg, nhưng đến hàng thịt lại chỉ còn 1,7 cân. Bực mình, chị quay lại hàng bán vải để hỏi cho rõ, thì nhận được những lời lẽ thô tục: “Thích mua rẻ thì tôi bán rẻ, không thích thì đi hàng khác, sáng này gặp người mở hàng như bà đúng là đen đủi cả ngày. Nghĩ ức chế lắm, đã cân thiếu lại còn to mồm quát, nhưng tôi phải ngậm ngùi cho qua vì không muốn cô ta lớn tiếng chửi thêm. Bị móc túi ngang nhiên như thế, ai cũng biết mà chẳng dám kêu ai. Sau nhiều lần đi chợ tôi cũng rút ra được kinh nghiệm “chuẩn” mặc cả giá nào sẽ được cân với mức giá phù hợp, đi mua hàng là tôi hỏi thẳng, có cân đúng, đủ hay không, rồi mới mua.”

Bí mật của chiếc... cân điêu


Lân la hỏi chuyện, chị bán hàng khô tên Hiền (chợ Đại Từ, HN) cho hay: “ôi dào, cân điêu chỗ nào chả có, vấn đề là ít hay nhiều. Với những thực phẩm mua thường xuyên như thịt gà, thịt bò, thịt lợn... thì người ta chỉnh đi sai lệch vài hoa, còn những hàng hoa quả, hải sản thì vài lạng. Tôi bán ở chợ này 5 năm nay tôi biết, nhiều người mua hàng mặc cả giá, mặc cả được thì hào hứng mua, người bán hàng cân xong thì nói ra vẻ mình thoáng lắm: “101.000 đồng cô nhé, thôi cháu lấy cô 100.000 đồng, lần sau cô lại đến.” Nghe thế ai chả thích, nhưng mang về cân thử mới biết họ bớt cho mình 1.000 đồng thì mình mất cho người ta đến mấy chục nghìn đồng,” chị bật mí.

Nổi tiếng trong... “nghệ thuật cân điêu” ở chợ này phải kể đến người bán hàng tên Hoa, chuyên bán hoa quả. Chiếc cân bàn 30kg được đặt ở trên kệ lúc nào cũng cân bằng ở con số 0, nhưng đã được chỉnh để ăn gian thêm 3 lạng mỗi cân.



Hơn 5 lạng mận khi cân lên tại một gánh hàng rong ở chợ Ngã Tư Sở.



Đem túi mận đó cân thử tại một hàng khác thì được 2,5 lạng...


“Cả chợ này ai cũng biết thế, chỉ người mua hàng là không biết, chúng tôi cùng dân tiểu thương buôn bán với nhau thì cấm có dám cân điêu cho nhau, nhưng biết cũng chẳng dám nói. Thẳng thắn ra thì chợ nào mà chẳng cân điêu, hàng nào mà chẳng cân thiếu,” chị Hiền cho biết thêm.

Để đạt được trình độ cân thiếu không đơn giản, cũng phải trải qua tập luyện mới có đầy đủ kỹ năng đánh lừa khách hàng. “Ra chợ nhìn mấy bà bán thịt mà hoa mắt, hỏi ai cần mua thịt gì, mua bao tiền, bao nhiêu lạng, chỉ một nhát dao xẻo vèo, đặt lên cân là đúng y như yêu cầu của khách. Hoá ra mọi nguyên tắc của chiếc cân xách nằm ở ngón tay cái đeo khoen móc của cân xách. Chỉ một cú lẩy nhẹ, nhịp nhàng lên hoặc xuống theo cán cân là điều chỉnh ngay được trọng lượng theo ý muốn. Thảo nào mà cũng với miếng thịt đó lúc lại 4 lạng, lúc lại 5 lạng...”

Cũng tương tự với cân đồng hồ, theo hầu hết các tiểu thương ở chợ thì việc điều chỉnh cân hết sức đơn giản. Đối với cân đồng hồ, chỉ cần dùng kìm xoay cái tai ấn lò xo lên một vài nấc hoặc kéo giãn dây lò xo ở bên trong là trọng lượng tăng lên, sau đó kẹp lại chì, cân lại như mới. Còn với cân điện tử, do cấu tạo phức tạp nên thường chỉ có thợ chuyên nghiệp mới làm được. Nhưng đa phần những người bán hàng ở chợ thường sử dụng loại cân đồng hồ.

“Mua cân về, mang lên cửa hàng quen trên phố Thuốc Bắc, mất 50.000 nghìn đồng thì muốn chỉnh bao nhiêu sẽ chỉnh được bằng đó. Cân đồng hồ thì chỉnh rất dễ. Nhìn bên ngoài chỉ có người trong nghề mới phát hiện được hoặc đem hàng cân lại chỗ khác mới biết. Thử nghĩ mà xem, mấy người bán hàng rong bán giá ngang như chợ đầu mối, không gian lận thì lời lãi đâu ra,” một chủ hàng chuyên bán cân trên phố Thuốc Bắc khẳng định.

Nắm bắt được tâm lý của người tiêu dùng, thích trả giá để được mua với giá rẻ, tiểu thương tại các chợ sử dụng chiêu bài cân gian. Thành thử, mua với giá hời lại thành giá đắt. Nhiều bà nội trợ nói đi chợ mà như bị móc túi quả không sai!


--------------------

Cõi mơ
Go to the top of the page
 
+Quote Post
VanAnh
post Sep 10 2011, 08:44 AM
Post #72


Hạnh ngộ
***

Group: Năng Động
Posts: 5,776
Joined: 25-October 08
Member No.: 480
Country





Việc cân thiếu không còn là chuyện hi hữu tại các chợ cóc, nhỏ lẻ


Những mánh cân "điêu" thời "bão giá"


Thời gian gần đây, rất nhiều bà nội trợ phản ánh tình trạng cân "điêu", cân thiếu của các tiểu thương tại các chợ.

Chuyện cân "điêu", cân thiếu đã là trò xưa cũ. Trong thời giá cả tăng cao, hàng hóa đắt đỏ như hiện nay, để đối phó, ngày càng có nhiều người bán hàng áp dụng thủ thuật "ăn bớt" này nhằm có nhiều lời lãi hơn. Căn bệnh cũ ngày càng trầm trọng khiến người tiêu dùng bức xúc.

Mua 1 cân được... 7 lạng

Thời gian gần đây, rất nhiều bà nội trợ phản ánh tình trạng cân "điêu", cân thiếu của các tiểu thương tại các chợ. Khảo sát qua các chợ lớn nhỏ trên địa bàn Hà Nội cho thấy, nạn cân "điêu" đang có xu hướng phổ biến ở nhiều nơi.

Sáng 21-5, chúng tôi có mặt tại chợ Hà Đông chứng kiến cảnh chị Thu Trang (phường Quang Trung, Hà Đông) còn chưa hết cơn nóng giận vì vừa bị cân "điêu", lại còn bị người bán hàng văng lời chửi mắng. Chuyện là chị Trang mua con cá trắm, chủ hàng đưa lên cân và "phán" 1,5kg. Tuy nhiên, bằng kinh nghiệm lâu năm, chị thấy nghi ngờ nên yêu cầu người bán đặt cân lại lần nữa, kết quả vẫn đủ. Không thỏa mãn, chị Trang mang con cá đến cân lại tại đại lý bán hoa quả chị quen thì con cá này chỉ nặng có 1,2kg, hụt mất 3 lạng so với cân của hàng cá. Quay lại tìm người bán cá "hỏi cho ra nhẽ", không những chị không đòi được phần thiếu mà còn bị người bán hàng chửi mắng thô tục...

Giống chị Trang, bà Nguyễn Thị Huyền, trú tại Triều Khúc, Thanh Trì kể rằng: "Mấy hôm trước tôi mua cá của chị này cũng bị cân thiếu, quay lại đòi thì thành một trận cãi lộn giữa chợ. Chúng tôi chỉ cần không thiếu nhiều quá thì bỏ qua cho nhanh chứ quay lại cũng không đòi được, mất thời gian còn rước bực vào mình". Kể tội hàng cá xong, bà Huyền ngao ngán: "Giờ cái gì cũng lên 4 - 5 giá, có thứ lên gần chục giá, cân "điêu" như thế người đi chợ hàng ngày như chúng tôi không nóng tính sao được? Tính ra mỗi ngày đi chợ bị ăn bớt đến vài chục nghìn đồng chứ chẳng chơi!".

Đến chợ Ngã Tư Sở (quận Đống Đa), tình trạng người tiêu dùng bị cân thiếu cũng diễn ra "như cơm bữa". Theo kinh nghiệm của nhiều người đi chợ Ngã Tư Sở "không nên mặc cả bởi sẽ được cân hàng với mức giá phù hợp giá mặc cả". Chị Kiều Oanh trú ở phố Nguyễn Ngọc Nại kể: "Mấy hôm trước tôi hỏi mua 2kg xoài xanh ở cổng chợ Ngã Tư Sở. Người bán xoài ra giá 19.000 đồng/kg, tôi liều trả giá 11.000 đồng/kg, không ngờ họ cũng bán. Về nhà cân lại mới biết 2kg xoài của tôi chỉ còn 1,6kg".

Bị móc túi trắng trợn, ấm ức mà không biết kêu ai, nhiều người cãi nhau tay đôi với người bán hàng. Thậm chí, đã từng có những vụ xô xát, đánh nhau giữa chợ, nhất là các chợ nhỏ, chợ cóc chỉ vì bị cân thiếu.

Còn chị Lê Thùy Dung đi chợ làng Yên Xá (Thanh Trì) mua mấy con cá rô phi. Lúc hỏi thì người bán hàng ra giá chung chung 50.000 đồng/kg loại nhỏ, 55.000 đồng/kg loại to. Chọn 2 con, cân được 0,83 kg, thành tiền 47.000 đồng, chị thắc mắc sao bảo giá 50 lại tính giá 55, người bán hàng trả lời, "giá 50 là loại dưới 4 lạng, 2 con này ai bán với giá đó!". Đã vậy, người bán hàng còn cân thiếu. "Tôi mang 2 con cá đi cân lại ở hàng rau gần đó, 0,83kg cá chỉ còn chưa đến 0,78kg", chị Dung bùi ngùi từ việc cân "điêu" của chủ hàng.

"Hôm 20-5, tôi đến nhà bạn ở phố Chính Kinh (Thanh Xuân) chơi. Đến cổng chợ Thượng Đình tôi mua 2kg cam sành hết 50.000 đồng nhưng nhấc lên biết ngay không đủ. Vậy mà không làm gì được, trong chợ thì không có cân đối chứng nên cũng đành chịu!". - Chị Hoa ở phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

"Tiếp tay" cho gian lận


"Người mua thường ngậm ngùi cho qua khi biết mình trở thành nạn nhân của cân "điêu". Thậm chí, họ còn coi đó như chuyện thường ngày ở huyện. Chị Trần Thị Lan Anh (Thụy Khuê, Ba Đình) khi được hỏi đã lắc đầu: "Cân "điêu" chợ nào chả có! Họ có rất nhiều cách để chỉnh cân, làm cho mình khi ở đó nhìn thấy không thiếu một hoa nhưng về nhà cân lại thì mới biết bị hớ. Đặc biệt là những người bán rong, cân "điêu" lắm!".

Để chống lại tình trạng gian lận thương mại, Nhà nước đã có quy định về cân đo hàng hóa cho người tiêu dùng và việc đặt cân đối chứng tại chợ để người tiêu dùng cân kiểm tra lại hàng hóa nếu thấy nghi ngờ. Tuy nhiên, khảo sát các chợ như chợ Ngô Sĩ Liên (Đống Đa), chợ Xanh, chợ Bưởi, (Hà Đông), chợ Gia Quất (Long Biên)... hầu hết đều không thấy có cân đối chứng. Thậm chí, khi hỏi về cân đối chứng thì cả người mua lẫn người bán đều tỏ vẻ ngạc nhiên, lắc đầu không biết(?!). Đại diện Ban quản lý các chợ được khảo sát cũng đều thừa nhận, dù tình trạng này là có, song "hầu như không thấy người đi chợ nào phản ánh về việc cân "điêu", ăn bớt của các tiểu thương". Thực tế, cũng có một số chợ lớn đặt cân đối chứng và kèm theo đó là những quy định về việc cân đo hàng hóa cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên, theo một cán bộ Ban Quản lý chợ Khương Đình (Thanh Xuân): "Chỉ ít người dân biết và sử dụng, đa số người tiêu dùng chưa quan tâm, thậm chí nhiều người còn chưa biết đến sự tồn tại của chiếc cân này". Còn không ít người dân lại dửng dưng cho rằng, "hơi đâu lại còn đem đến cân đối chứng, nếu biết bị cân điêu thì từ sau chừa hàng đấy ra là được".

Có lẽ, sự bàng quan trước quyền lợi của chính mình của người tiêu dùng và sự thờ ơ, thiếu kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng đang là "đất sống" cho nạn cân "điêu" - hành vi gian lận, vi phạm pháp luật và đạo đức kinh doanh của người bán hàng!


--------------------

Cõi mơ
Go to the top of the page
 
+Quote Post

9 Pages V  « < 4 5 6 7 8 > » 
Reply to this topicStart new topic
3 User(s) are reading this topic (3 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 30th June 2024 - 06:46 AM