Người giàu Việt Nam dùng sừng Tê Giác để làm gì?, Theatlantic |
Người giàu Việt Nam dùng sừng Tê Giác để làm gì?, Theatlantic |
Jun 14 2017, 11:04 AM
Post
#1
|
|
Hoa cô đơn Group: Năng Động Posts: 5,417 Joined: 28-October 08 Member No.: 516 Country |
Người giàu Việt Nam dùng sừng Tê Giác để làm gì? Việc buôn bán trái phép sừng tê giác tại Việt Nam bắt nguồn từ các phương thuốc y học cổ truyền, nhưng cho đến nay tầng lớp những người giàu có trẻ tuổi đang sử dụng sừng tê với mục đích không liên quan đến sức khỏe. Một miếng sừng Tê Giác ở Việt Nam Khi đang rảo bước trên phố Lãn Ông (Hà Nội) thì bất ngờ có hai thứ khiến tôi phải chú ý. Đầu tiên là sự tĩnh lặng của con phố này khác xa so với sự ồn ào vốn có của khu phố cổ Hà Nội. Đầu tiên là lượng xe máy ở đây ít hơn và đèn đóm cũng tối hơn. Điều còn lại là có một mùi gì đó hơi ngậy ngậy cũng hơi ngọt ngọt, chính xác là mùi thảo dược. Thì ra tôi đang đứng trên con phố được mệnh danh là “phố dược liệu cổ truyền” của Việt Nam. Các cửa hiệu dọc con phố bày bán đủ thứ thảo mộc và thuốc các loại. Thuốc mỡ sậm màu chứa đầy trong lọ thủy tinh, nhân sâm đỏ và trà atiso được để trong thùng các tông. Đủ các túi nilon lớn bé khác cũng nhét đầy quả tỳ kheo, hạt sen, và vỏ cây. Tuy nhiên, tôi còn phát hiện ra một thứ khác “hay ho” hơn, đó là: sừng tê. Mặc dù đã bị cấm tại Việt Nam, nhưng sừng tê vẫn luôn có sẵn hàng để bán – đấy là nếu bạn biết cách tìm. Hiện tại, Việt Nam là quốc gia tiêu thụ lượng sừng tê lớn nhất trên thế giới, và việc buôn bán trái phép này lớn mạnh đến mức còn châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng săn bắn tê giác tại Nam Phi, nơi mà chỉ trong một năm qua đã có hơn 1000 cá thể tê giác bị giết hại. Trong một cuộc truy bắt gần đây nhất, cảnh sát đã thu giữ được 2 con hổ đông lạnh, 4 tấm da hổ, và khoảng 40kg sừng tê giác thu được trong các cuộc truy bắt tại Hà Nội. Hiện, chính phủ Việt Nam đang phải đối mặt với áp lực quốc tế nặng nề yêu cầu phải chấm dứt tình trạng này, trước khi loài tê giác bị tuyệt chủng. Tuy nhiên việc ngăn chặn người tiêu thụ sừng tê là cực kì khó khăn. Trước đây, sừng tê thường được những người ở nông thôn Việt Nam ưa chuộng để làm thuốc. Nhưng ngày nay, chính những doanh nhân trẻ và giàu có mới là người có nhu cầu sử dụng sừng tê – và tất nhiên, mục đích của họ thì chẳng liên quan gì đến chuyện đảm bảo sức khỏe. * * * Kể từ năm 2007 đến nay, một tổ chức phi lợi nhuận có tên là Traffic đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm tiêu thụ sừng tê tại Việt Nam. Theo một cuộc khảo sát lớn của Traffic trên 720 người tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện vào năm 2013, thì có 4 nhóm người tiêu thụ được phân loại như sau: một nhóm tin rằng sừng tê giác có thể chữa ung thư, một nhóm khác là các bà mẹ trẻ dùng sừng tê để chữa bệnh cho đứa con bị sốt, nhóm tiếp theo là những người giàu có coi sừng tê là thuốc bổ chữa bệnh,và chống say rượu, và nhóm cuối cùng là những người giàu dùng sừng tê là quà biếu cấp trên để được ưu ái hơn. Một báo cáo gần đây của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) hồi tháng Tư thậm chí còn nghiên cứu kỹ hơn nữa. Sau khi phỏng vấn 249 người sử dụng sừng tê, ITC đã kết luận rằng “phần lớn những người mua sừng tê là những người giàu có, mua để dùng trong gia đình hoặc tặng cho người khác.” Số lượng người giàu tại Việt Nam đã gia tăng nhanh chóng trong qua các năm. Thường được gắn mác là “con hổ tiếp theo của châu Á” vì là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, Việt Nam luôn tự hào về mức tăng trưởng GDP 7% hằng năm kể từ năm 1990. Số lượng người có tài sản ròng siêu lớn – thường là những người có khoảng 30 triệu USD tài sản đầu tư – đã tăng 320% trong vòng 16 năm, vượt xa cả Trung Quốc và Ấn Độ. Hiện nay có rất nhiều câu chuyện của tầng lớp người giàu mới nổi ở Việt Nam kể về một hội khoe giàu có tên là “hội rượu tê giác” nơi mà mọi người tụ tập để uống hỗn hợp bột sừng tê giác pha với rượu hoặc nước. Bên cạnh đó, cũng có những câu chuyện về các bữa tiệc mà tại đó bột sừng tê giác được hít như ma túy. Tuy nhiên, thực tế thì không đến mức kinh khủng như vậy, theo bà Madelon Willemsen, trưởng văn phòng Traffic tại Việt Nam thì, “Những người đó nói là đấy không phải uống chỉ để thưởng thức, mà còn coi đấy là thuốc bổ để phòng và chữa say rượu. Kiểu “tao có ít sừng tê đấy, tôi nay anh em mình “làm tí” rồi sáng mai mày sẽ không thấy say tí nào luôn.” Bà Willemsen cũng chia sẻ các chứng cứ mà đội ngũ của bà thu thập được từ những người sử dụng sừng tê mà họ đã tiến hành khảo sát. Trong một bức ảnh, một người đàn ông đang đếm lại những mảnh nhỏ sừng tê giác nhận được từ một người bạn đang phân vân không biết nên uống với liều lượng thế nào khi đi nhậu với khách hàng. Người đàn ông đó nghiền sừng tê trong một cái bát sứ đặc biệt, sau đó hòa bột vào cốc nước trước khi cho vào tủ lạnh. Vào buổi sáng sau chầu nhậu đêm hôm trước, người đó đã uống hết cốc hỗn hợp kia. Ông ta nhớ lại, “Tôi cảm thấy rất mát và thoải mái, và thậm chí có thể đi nhậu mỗi buổi trưa với khách nữa.” * * * Sừng tê được ghi nhận trong ngành dược phẩm y học cổ truyền là cách đây hơn 1800 năm – nhưng công dụng của nó thì không liên quan gì đến việc làm giảm các triệu chứng say rượu cả, mà nó “chỉ đơn giản là làm giảm các cơn co giật do sốt, sốt rất cao và thân nhiệt cao gây ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn”, ông Steven Given, giảng dạy về y học cổ truyền Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu Tích hợp California, cho biết. Một trong những nguyên lý cơ bản nhất của y học cổ truyền chính là sự cân bằng âm dương trong cơ thể. Sừng tê giác được cho là tính “hàn”, phù hợp cho việc làm mát cơ thể. “Tuy nhiên, có cực kì ít nghiên cứu chứng minh được công dụng làm mát của sừng tê,” ông Given cho biết. Và cũng chẳng có gì ngạc nhiên cả bởi vì, dù mang vẻ ngoài “ảo” như thế, nhưng phần lớn thành phần của sừng tê lại là keratin – một loại protein có trong tóc và móng của người. Mặc dù được đề cập đến trong các tài liệu y học cổ nhưng sừng tê “chưa bao giờ đóng vai trò quan trọng trong ngành y học cổ truyền,” bà Michele Thompson, giáo sư sử học tại Đại học Southern Connecticut State và là tác giả cuốn sách Y học cổ truyền Việt Nam: Lịch sử xã hội, cho biết. “Việc sử dụng sừng tê hoàn toàn chỉ là mốt nhất thời thôi.” Vào đầu những năm 1990, sừng tê giác hoàn toàn không được coi trọng như bây giờ. Nhu cầu tại thời điểm đó rất thấp, nhờ các lệnh cấm buôn bán được thực thi tại châu Á và việc loại bỏ chính thức sừng tê khỏi danh sách các phương thuốc cổ truyền. Tuy nhiên nhu cầu sừng tê lại tăng đột ngột vào năm 2008, đẩy mức giá lên đến 100000USD/kg, vì có tin đồn rằng sừng tê đã chữa khỏi bệnh ung thư cho một chính trị gia đã nghỉ hưu. Kể từ đó đã có sự thay đổi trong việc buôn bán sừng tê giác và điều đó được phản ánh trong các cửa hàng dược liệu trên phố Lãn Ông. Phần lớn các chủ hiệu đều lắc đầu khi tôi hỏi mua sừng tê. Chỉ có duy nhất một chủ hiệu trong tổng số 10 hiệu nói rằng có thể bán cho tôi nếu tôi chấp nhận mức gia 3,500USD cho 100 gram sừng tê. Trang Nguyen, nhà sáng lập tổ chức bảo tồn WildAct chia sẻ rằng “Nếu muốn mua tại các cửa hàng đấy thì anh phải có người quen cơ. Nhưng bây giờ thì có thể dễ dàng mua sừng tê qua Facebook, các diễn đàng trên mạng hoặc các trang thương mại điện tử.” Sự chuyển dịch từ các cửa hàng thật sang cửa hàng ảo trên mạng có lẽ chính là ví dụ minh họa cho sự thay đổi về đối tượng tiêu tụ - nếu trước đây là những người lớn tuổi, bảo thủ, tin vào sức mạnh của loại dược liệu này thì bây giờ lại là những người trẻ sống trong thời kì hi-tech tin vào sức mạnh của đồng tiền. Tổ chức Traffic hiểu rất rõ trào lưu này. Trong chiến dịch mới đây nhất của họ, bắt đầu vào năm 2004, thì họ đã lựa chọn để nhắm đến những doanh nhân ở thành thị trong độ tuổi từ 35 đến 50. Tại các địa điểm đông người như sân bay hay trên các tấm biển quảng cáo, tổ chức Traffic đã trưng ra những tấm poster bóng bẩy có hình người đàn ông ăn mặc lịch lãm đi kèm dòng chữ “Phẩm giá đến từ bên trong”. Chiến dịch này cũng có liên quan tới sáng kiến Sức Tại Chí; qua đó bác bỏ quan niệm cho rằng sừng tê giác là biểu trưng cho quyền lực và địa vị, thay vào đó là khái niệm về “chí”, một quan điểm Á Đông cho rằng đấy là nội lực có bên trong mọi thực thể sống. Bà Willemsen giải thích “đấy là sức mạnh có ở bên trong, chứ không phải là từ một mẩu sừng tê giác.” Bà Willemsen cũng cho biết đến nay chiến dịch này đã thu hút được hơn 5 triệu người theo dõi. Hiện đội ngũ của bà đang chuẩn bị bước tiếp theo cho Sức Tại Chí vào cuối năm nay. Họ sẽ tiếp tục hợp tác với Ban Tuyên Giáo Trung Ương, nhưng lần này sẽ tập trung vào các quan chức chính phủ. Trong một chiến dịch khác được tổ chức trong vài tháng tới, Ngân hàng Thế giới cũng sẽ tìm cách giảm lượng tiêu thụ sừng tê trong giới công chức tại Việt Nam. Bản thân chính phủ cũng đã thực hiện những bước cần thiết để chấn chỉnh lại việc buôn bán trái phép này: Vào năm 2012, chính phủ Việt Nam đã ký một hiệp định với Nam Phi nhằm kiểm soát tốt hơn việc buôn bán sừng tê, và vào năm 2014, đã có dấu hiện cho thấy sự cam kết hành động từ phía Việt Nam bằng việc ký kết Tuyên bố Luân Đôn về Buôn bán Động vật Hoang dã Trái phép cùng 45 quốc gia khác. Tuy nhiên việc thực thi chính sách diễn ra hết sức chậm chạp – không hề có người buôn bán trái phép nào bị khởi tố và thậm chí, dự thảo một điều luật hình sự với mức hình phạt khắt khe hơn cho việc buôn bán trái phép đã bị hoãn vô thời hạn từ tháng Bảy năm ngoái. Bà Willemsen cho biêt, “Khi sừng tê được sử dụng để làm biểu tượng cho sự giàu có, thì đó là món đồ lý tưởng để mang tặng sếp hay đồng nghiệp, hoặc được dùng để hối lộ. Rõ ràng là chính phủ có liên quan đến việc duy trì buôn bán mặt hàng này.” Athena chuyển ngữ Theo Theatlantic -------------------- ******* |
|
|
Lo-Fi Version | Time is now: 16th November 2024 - 03:46 PM |