Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Tâm Sự Người Lính Trường Sa, Lỗ Rốn
sactoc
post Jan 5 2011, 07:18 PM
Post #1


Bảo vệ tổ quốc
***

Group: Members
Posts: 82
Joined: 23-October 09
Member No.: 5,820
Country



Kính thưa các bạn trong và ngoài nước Việt thân yêu, Sắc tộc đọc qua bài viết dưới đây nói về thân phận, lý tưởng của người lính bảo vệ hải đảo biên cương đã bị lợi dụng, lừa phỉnh bởi 15 cán bộ trung ương đảng. Lời giác ngộ yêu nước dóng lên từ trái tim rỉ máu thương cho đồng đội hy sinh oan uổng, Sắc Tộc không khỏi rơi nước mắt, thương cho những người trai thi hành nghĩa vụ trước và sau 1975, đã bị thế lực dối trá, dùng thân xác chiến sĩ để che đậy âm mưu bán nước bởi hồ chí minh và tên phạm văn đồng khát máu.

Sắc Tộc.




TÂM SỰ NGƯỜI LÍNH TRƯỜNG SA


Chinh phu tử sĩ mấy người

Nào ai mạc mặt nào ai gọi hồn

(Chinh phụ ngâm)

Người lính mân mê cánh tay mình, mỗi lần trái gió trở trời là từ bả vai trở xuống đến cánh tay trái của anh tê buốt không cử động được. Đã hơn hai mươi năm trôi qua từ ngày oan nghiệt đó, vậy mà anh không thể nào quên được Trường Sa, không thể nào quên được đôi mắt trợn trừng của Phương, người đồng đội lãnh trọn băng đạn tiểu liên vào ngực trong khi tay vẫn còn giữ chặt cán cờ trên đảo Gạc Ma. Những oan hồn của các đồng đội anh chắc hẳn vẫn còn bơ vơ lang thang ngoài biển cả, chưa được siêu linh tịnh độ. Do đó, hầu như hằng đêm trong những giấc ngủ chập chờn vì bị những cơn đau hành hạ, anh vẫn thấy rõ ràng những xác thân họ chập chờn trên sóng nước, khóc than uất hận. Thằng Tư nhập ngũ cùng khóa với anh và cũng thuộc công binh đại đội 9, tiểu đoàn 887, trung đoàn 883, công binh hải quân, bị một viên xuyên qua trán sáng ngày 14/3/1988, khi từ tàu bơi vào bờ theo lệnh của chỉ huy cụm đảo, cứ rên rĩ chì chiết lên bên tai anh:

-“Địt mẹ, anh hùng cái buồi ông. Liệt sĩ cái mả mẹ chúng nó. Đã đành sống hùng chết vinh, bỏ mạng sa trường. Nhưng cậu có đồng ý với tớ không, đéo được cho phép bắn viên đạn nào, chết mới nhục chớ lị?”

Thằng Thanh, người miền Nam đi nghĩa vụ, là lính thuỷ “bị” trên chiếc HQ604 tiếp lời:

-“Bảo vệ biển đảo của tổ quốc. Nghe thối! Đù mẹ chúng nó. Có thấy con cháu thằng lãnh đạo nào ở đây đâu, toàn là con cái của “nhân dân” nghèo thôi. Tiền chúng nó tọng đầy họng rồi. Chúng mua súng ống đạn duợc, tàu bè, toàn là đồ phế thải của bọn Nga. Đánh đấm thế chó nào được với tụi Tầu. Chết như vầy thì đầu thai thế đéo nào được hả trời!!!

Giọng nói bùi ngùi của Lữ đoàn phó Trần đức Thông đoàn 146 ra vẻ trách cứ:

-Các cậu cứ ưa phát biểu linh tinh. Vẫn biết là “tiên hạ thủ vi cường”, binh thư đã dậy thế, nhưng tình hình lúc đó là lệnh từ Bộ Tư Lệnh Hải Quân đưa xuống chỉ thị rất rõ “các đồng chí không được manh động, phải hết sức giữ bình tĩnh, không được nổ súng trong bất cứ tình huống nào mà làm mất lòng người đồng chí tốt, anh em tốt. Chúng ta muốn tránh đổ máu, muốn thương thuyết bằng ngoại giao”. Còn chiến thắng đâu cần nhờ vũ khí tối tân mà do ở lòng dũng cảm, bác Hồ đã dậy thế mà lị.

-Mẹ kiếp! giờ này mà ông còn bênh cho chúng nó nữa. Giọng của thuyền trưởng chiếc 604 Vũ phi Trừ chất chứa đầy phẫn nộ.

-Chúng nó chỉ ngồi trong phòng máy lạnh, lâu lâu lại kéo mấy con văn công vào bàn kế hoạch tác chiến “trên giuờng”, đéo biết cái củ thìu biu gì cả về tình hình chiến trường. Khi bọn Tầu đã cho quân và xuồng đổ bộ lên đảo, tôi điện về xin lệnh khai hỏa thì chúng đéo nghe. Nếu không thì đâu đến nỗi, mình có chết thì tụi Tầu chúng nó cũng ôm đầu máu. Nay thì ông rõ, mình mất 3 chiến hạm và 64 đồng chí còn chúng nó không mất một sợi lông dái nào. Đéo mẹ, đánh đấm như thế à!!!

Một giọng nói khác, đặc sệt xứ Nghệ lè nhè:

-Tớ thì thấy đau nhất là mới lớn lên vào ngay bộ đội. Mới quen được con bồ chưa kịp “hưởng mùi đời” thì đã ra đảo, rồi “lần đầu cũng là một đi không trở lại”. Bây giờ để lại em cho thằng khác nó “đè”. “Đồ nghề” từ nhỏ cho tới khi chết chỉ toàn dùng để đi đái. Thiệt là phí của giời. Kiếp sau, thằng này xin phép Diêm Vương đếch đầu thai làm đàn ông con trai nữa.

-Địt mẹ, bộ đội anh hùng, chỉ huy đúng đắn. Bảo vệ biển đảo, thi đua lập chiến công mà đếch được đánh một trận để đời, mà chết như rạ như vầy đây. Hu, hu, hu. Một giọng khác còn rất trẻ tấm tức khóc.

-Đảo của mình mà nó chiếm ngang xương mới tức chớ. Lẽ ra ngay khi nó xâm phạm hải phận của mình là mình phải ra tay rồi. Mà nó đã xua quân chiếm của mình hàng chục bãi đá cả tháng trước. Việc quân như cứu lửa, binh pháp rành rành ra thế, đằng này các bố ấy cứ chờ với đợi “xin ý kiến chỉ đạo của bộ chính trị”. Cho đến khi nó đã tràn ngập đảo rồi, giựt cờ chủ quyền của mình xuống mà mình vẫn không được nổ súng, chỉ giằng giựt lá cờ với nó như trẻ con chơi trận giả. Rồi cho tới khi nó nổ súng thì mình chỉ có ngã ngửa chết mà thôi. Thiệt là không thể nào hiểu nổi! Nhưng thôi các bạn ơi, số phận chúng mình đã như vậy than khóc cũng vô ích. Tớ chỉ thương vợ con tớ vì tớ mà khổ. Mang danh vợ liệt sĩ Trường Sa mà phải đi bán muối nuôi con ăn học đấy. Hôm về thăm nhà thấy cảnh của hai mẹ con nó thương quá mà chẳng làm gì đuợc!

Người lính nhận ra ngay chất giọng Ninh Bình của trung úy Đinh ngọc Doanh, người sĩ quan rất điềm đạm trên chiếc 505. Doanh tiếp:

-Các đồng chí biết không, những thằng Tầu thâm độc này còn cho thày phong thủy, thày bùa của chúng nó trấn yểm chung quanh các đảo chúng chiếm được để hồn anh em mình không thể vào đảo phá tụi nó đấy. Trời cao đất dày đâu mà để cho lũ khốn nạn tàn ác này nó tác oai tác quái mãi. Rất cần thiết phải có một trận đại hồng thủy để tiêu diệt loài cẩu Hán tàn ác này ông trời ạ!

Những cơn mơ như thế đã ám ảnh người lính trong hơn hai mươi năm nay. Anh vẫn nhớ như in những ngày mới nhập ngũ và được điều ra đóng ở Trường Sa. Thời gian đóng quân ở đây phần lớn anh được phân công cùng đồng đội đóng quân trên những đảo chìm. Hàng ngày anh và đồng đội phải đối mặt với nắng, với gió, với sóng biển và nỗi cô đơn giữa trời nước mênh mông. Những nhu cầu hàng ngày khó khăn và thiếu thốn vô cùng. Các anh từng tiểu đội phải sống trên những chiếc “boom” dập dềnh trên sóng nước hết ngày này sang ngày khác với khẩu phần lương thực rất khiêm tốn. Nước ngọt thì cực kỳ khan hiếm. Để tăng khẩu phần ăn, hàng ngày các anh phải câu thêm cá và luộc chúng bằng nước biển. Mùa biển lặng thì hai ba tháng trời còn có tàu từ đất liền ra tiếp tế, còn mùa biển động thì hầu như mọi liên lạc đều bị cắt đứt với đất liền. Niềm vui của những người lính đảo là những lá thơ nhà từ đất liền gởi ra hay những lá thơ qua mục kết bạn trên báo. Đang là tuổi xung mãn của tuổi trẻ, các anh cũng có những yêu đương thầm kín và nhiều khi là những đòi hỏi mãnh liệt của xác thịt. Cho tới bây giờ ngồi suy nghĩ lại anh vẫn chẳng hiểu nổi điều gì đã giúp anh và đồng đội vượt qua những ngày gian khổ đó nếu không phải là tình yêu đất nước vô vụ lợi của tuổi trẻ.

Ngày 14 tháng 3 năm 1988, ngày định mệnh của đời anh. Trong những ngày trước đó ở các cụm đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao, những chiến hạm của bọn Trung Quốc đã lởn vởn sau khi vào những tháng 1/88, 2//88 chúng đã xua quân chiếm của Việt Nam hàng loạt các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa. Vậy mà không hiểu vì sao lệnh từ trên đưa xuống là không được nổ súng vào bọn chúng. Cho đến khi chúng dùng xuồng đổ bộ vào đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao, giật cờ và nghêng ngang ra lệnh cho quân ta phải rút toàn bộ và giao đảo lại cho chúng. Khi quân ta không chịu rời đảo, chúng dùng chiến hạm từ xa bắn pháo 100mm xối xả vào ba tàu 604, 605 và HQ505 của Việt Nam thì lúc đó quân ta đã mất hết thế thượng phong, chỉ có thể dùng súng AK, RPD, B40 và B41 bắn trả yếu ớt.

Kết thúc trận chiến là 3 tàu chiến của VN bị bắn chìm, 64 chiến sĩ hy sinh và bị đánh đuổi khỏi đảo.

*
Hơn hai mươi năm đã trôi qua vậy mà câu chuyện đau thương như vừa mới xảy ra ngày hôm qua. Khi quân Trung Cộng đổ quân xuống đảo Gạc Ma, bộ đội từ trong đảo vẫn không được lệnh nổ súng, cho đến khi chúng bắn chết chiến sĩ Trần văn Phương người giữ cờ thì anh đã xông lên giằng lại lá cờ tử tay giặc. Thằng sĩ quan Tầu, mặt mũi non choẹt nhưng đanh ác rút khẩu K54 nhắm ngay trán anh định bóp cò. Thấy nguy, anh vận dụng toàn lực dùng cánh tay trái đánh văng cây súng trên tay hắn. Những thằng lính Tầu đứng ngoài liền nhào tới liên tiếp đâm anh nhiều lát lưỡi lê vào vai , bụng và nổ súng vào anh, đạn đã đi xuyên qua bả vai làm anh mất đà té nhào xuống nước.

Sau gần 4 năm trời được chuyển hết từ bệnh viện này tới bệnh viện khác, anh được xuất viện với tình trạng thương tật trên 70%. Anh hầu như chẳng còn làm được chuyện gì vì hầu như cánh tay trái đã bất khiển dụng. Sức khỏe của anh còn lại quá ít và có thể phải nhập viện bất cứ lúc nào. Anh đã được nhà nước tuyên dương danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, anh được tặng thưởng Huân chương chiến công hạng nhất, 3 bằng khen và giấy khen, anh được gia nhập Đảng CS. Một thời gian sau anh xin được vào làm bảo vệ cho một xí nghiệp may mặc nhưng rồi phải bỏ vì sức khỏe quá yếu. Nhưng niềm đau thể xác đối với anh đâu bằng nỗi đau khổ gặm nhấm trong tâm hồn.

Ở bất cứ nơi đâu và bao giờ cũng thế người lính chiến đấu ngoài mặt trận để bảo vệ tổ quốc luôn hướng về hậu phương như một điểm tựa tinh thần cho mình hăng say chiến đấu. Nhưng ở quê hương anh, người lính chiến vô cùng cô đơn và sự hy sinh của họ luôn bị lãng quên và chỉ được dùng để đánh bóng cho chế độ khi cần. Ở quê hương mình, anh nhận thấy một sự thật phũ phàng là quân đội không dùng để bảo vệ quê hương, mà nó như một công cụ dùng để bảo vệ cho chế độ CS, cho lãnh tụ CS. Hầu hết các tướng tá hèn mạt trong cái gọi là quân đội “nhân dân” hiện nay, vì quyền lợi cá nhân, vì địa vị bẩn thỉu, đã cam đành bán mình cho chế độ, cho lãnh tụ, để bán xương máu của những người lính chiến ngoài mặt trận. Hàng chục ngàn người lính chiến đã gục xuống để bảo vệ biên giới phía bắc những năm 1984-1991. Và những người đồng đội của anh thân xác đáy nước chìm sâu ở Trường Sa đều bị dấu nhẹm. Khi chiến trận xảy ra không một cơ quan truyền thông nào của nhà nước đưa tin! Tại sao, tại sao và tại sao, đất nước mình bị ngoại xâm mà người dân không được biết? Có phải chăng đất nước này là của riêng của các đảng viên chóp bu CS trong bộ chính trị mà họ có quyền đem cắt xén, buôn bán thậm thụt với ngoại bang? Gần đây khi những cuộc chiến bị bưng bít này bị chính quân thù phanh phui, thì người dân trong nước mới biết. Thử hỏi cho tới bây giờ khi viết về những trận hải chiến Trường Sa 1988 mà các cơ quan báo chí nhà nước vẫn chỉ dám dùng những từ chung chung như “kẻ địch” hay “tàu ngoại quốc” để ám chỉ bọn Hán tộc thì quả đất nước này đã đến hồi mạt vận. Rồi những cảnh bắt bớ, đàn áp những sinh viên biểu tình chống kẻ thù cướp HSTS. Rồi những cảnh bắt bớ những người đánh cá có thân nhân bị quân Tầu xả súng bắn chết ngoài biển đông muốn biểu tình ôn hòa chống rước đuốc thế vận hội đã giúp anh mở mắt và hiểu rõ bản chất tôi đòi, bán nước mị dân, của chế độ CSVN.

Ôi những tấc đất, hải đảo xa xôi của quê hương do ông cha gửi lại đều ký thác bằng máu, mồ hôi và nước mắt. Thì bổn phận của tuổi trẻ Việt Nam là phải chiến đấu, phải hy sinh để giữ lấy cho dù có phải trả bằng sinh mạng của mình. Chẳng phải cả ngàn năm bắc thuộc tổ tiên chúng ta đã chịu bao thống khổ, hy sinh, cay đắng, chấp nhận mất mát và kiên nhẫn chiến đấu cho sự tồn tại vĩnh cửu của Việt Nam đến ngày nay chăng? Đó cũng chính là nguyên nhân của những chiến thắng vang dội Bạch Đằng Giang, Chi Lăng, Đống Đa, Rạch Gầm đánh tan quân xâm lược để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Như những người tuổi trẻ khác anh muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình cho đất nước. Anh và những đồng đội của anh đã là những người cầm súng bảo vệ quê hương, dân tộc. Dứt khoát anh không cầm súng chiến đấu để bảo vệ cho chế độ hay cho lãnh tụ, hay cho chủ nghĩa nào cả. Trong những ngày cuối của cuộc đời này anh chỉ có một ước vọng cuối cùng anh cần phải làm trước khi nhắm mắt là phải xuôi Nam tìm gặp cho được Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ để nhờ Người làm một chay đàn cầu siêu ở ngay quân cảng Cam Ranh cho những đồng đội của anh đã hy sinh bảo vệ Trường Sa, cũng như anh linh của những chiến sĩ VNCH khi xưa đã bỏ mình để bảo vệ Hoàng Sa. Đến ngày đó, anh sẽ đốt hết những huân chương, bằng khen, giấy khen, danh hiệu giả tạo thành tro rồi thả hết xuống biển như là đã tụng ngàn bài kinh siêu độ muộn màng của anh đến với đồng đội đã nằm lại với Trường Sa.

Lỗ Rốn,


--------------------



Cùng nhau xuống đường
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Tiểu yêu
post Jan 5 2011, 07:42 PM
Post #2


Tình yêu chớm nở
***

Group: Năng Động
Posts: 2,139
Joined: 15-February 10
Member No.: 8,154
Country



Bài viết nói lên thân phận người lính quá chân tình...quá bi thương!!! Tiểu rơi nước mắt cho từng dòng chữ cuối trang.. love1.gif


--------------------

Khù khờ thì bảo...giai tơ.
Khôn lanh thì bảo...hái mơ bao lần???
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 User(s) are reading this topic (1 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 16th September 2024 - 02:40 AM