Welcome Guest ( Log In | Register )

4 Pages V   1 2 3 > »   
Reply to this topicStart new topic
> Bình Yên Một Thoáng ...
Hoài Yên
post May 9 2008, 09:23 AM
Post #1


Bình Yên Một Thoáng
**

Group: Members
Posts: 28
Joined: 9-May 08
Member No.: 70
Country



Tí Dần

Tí Dần năm nay hai mươi ba tuổi, cao to hơn cả bố mẹ và mọi người trong gia đình nên đã không còn là "tí" từ lâu lắm rồi . Tí Dần cũng chẳng phải tuổi con cọp để được gọi là "dần" . Tên Việt Nam của Tí Dần là Minh Đăng, cái tên mà ông nội đã cẩn thận chọn cho thằng cháu đầu tiên như một ngọn đèn sáng soi cho cả dòng họ . Tóm lại hai chữ "Tí Dần" chẳng ... ăn nhập gì đến Tí Dần một li ông cụ nào cả . Vậy mà nó đã trở thành một cái tên thông dụng nhất, được mọi người từ trong gia đình cho đến những người thân quen cũng như bạn bè Việt Nam dùng để gọi Tí Dần . Và bây giờ thì ngay cả Sarah, cô bạn gái không cùng chủng tộc cũng ... ưu ái gọi Tí Dần như thế . Tí Dần được thừa hưởng cái tên ... hách xì xằng như thế chỉ vì:

- Tí Dần may mắn có được một người dì với đầu óc phong phú như dì Đông Nghi đấy .

Đó là câu nói tôi hay hất mặt nghênh ngang dùng để giải thích với Tí Dần từ những ngày Tí Dần còn nhỏ xíu mặc cái lườm đe doạ và cái nguýt dài thườn thượt của chị Đan Chi :

- Nó xui xẻo có một con dì cà chớn như mi thì có . Người ta bảo "chém cha không bằng pha tiếng". Hên cho mi là ba má anh Minh hiền chứ nếu không thì mi chết .

Để tôi lại bai bải:

- Ai chẳng biết ba má chồng của bà hiền . Khoe hoài . Mà ai nói với bà là tui pha tiếng, bà nội Tí Dần gọi nó làm sao thì tui bắt chước gọi làm vậy thôi chứ bộ, tui có thêm thắt gì đâu .

Gia đình tôi là bắc kỳ di cư chính hiệu ... ông cả cần . Mặc dầu sinh ra trong nam nhưng vì bị nhốt ở trong nhà không được ra đường chơi nhiều với con nít hàng xóm nên chị em chúng tôi nói rặt giọng bắc . Sau ngày mất nước tôi không được học trường ma-soeur của các chị ngày xưa mà phải học trường "thuộc khu vực", đi học tôi cứ nghe tụi nó chọc là "bắc kỳ ăn cá rô cây ăn nhằm lựu đạn chết cha bắc kỳ " . Hồi nhỏ tôi ma lanh lắm (nói thế không có nghĩa là bây giờ tôi đã hết ma lanh, phải đính chính liền như thế kẻo mất công bị ... chỉnh) nên dĩ nhiên là tôi thuộc cái câu phản kháng lại "bắc kỳ ăn cá rô cây ăn nhằm trứng cá đẻ ra nam kỳ", nhưng tôi rất ít khi trả đũa . Bởi cho dù ở cái tuổi còn vẩy mực vào áo đứa nào chọc tức mình thuở đó tôi cũng đã biết "hy sinh vì đại nghĩa" đủ để nhận ra rằng tôi không bắc kỳ bằng bọn ... bắc kỳ thứ thiệt . Có khi tôi còn "cẩn thận" hỏi lại đứa đang chọc mình:

- Mày chửi tao hay là mày chửi tụi nó vậy ?

Rồi để ... chứng minh rằng mình không đứng chung hàng ngũ với những kẻ vừa nghênh ngang "tiến vào thành phố" tôi bèn bắt chước nói giọng Nam . Ngặt một điều lúc đó ngôn từ văn phạm chẳng hiểu là bao nhiêu nên tôi ... dịch hết những từ ngữ thường dùng của người bắc ra chữ tiếng Nam cứ loạn xạ cả lên làm chẳng ai hiểu tôi muốn nói gì . Lũ bạn hàng xóm thấy cái thiện cảm của tôi bèn tội nghiệp an ủi:

- Thôi Đông Nghi ơi, mày cứ nói tiếng Bắc đi, tụi tao không có chọc mày đâu .

Thật ra thì tôi cũng chẳng biết mình nói giọng Nam hay giọng Bắc nữa, vì ở trong Nam thì người ta bảo tôi nói giọng Bắc, sau này khi ra ngoài Bắc thăm nuôi Bố trong tù thì mấy người ngoài đó lại nói với Mẹ tôi:

- Sao Bác nói giọng Bắc mà con bé lại nói giọng Nam ?

Thật là chẳng biết đường đâu mà lần .

Giọng miền nam thì tôi không bắt chước được nhưng đồ ăn của người miền nam thì tôi ... rành sáu câu bởi vậy nên bạn bè của tôi toàn người miền nam . Gia đình anh Minh chồng chị Đan Chi gốc Bến Tre . Không hiểu ngày đám cưới chị Đan Chi, tôi với chị ai là người vui hơn vì má của anh Minh nấu đồ ăn ngon không chê chỗ nào được . Hai Bác Tư có hai người con trai, anh của anh Minh lấy vợ trên miền Bắc, nhà chỉ còn một mình anh Minh nên hai bác đề nghị anh Minh lấy vợ xong thì ở luôn với hai bác . Bà Đan Chi nhà tôi khôn khỏi biết, hai bác vừa hiền lành vừa chiều con nên chị Đan Chi gật đầu bằng lòng lia lịa . Chả là chị em chúng tôi chỉ hạp với ... ăn thôi chứ không hạp với ... nấu . Nhà hai bác lại nằm gần trường tôi học nên tôi đến thăm chị Đan Chi rất thường xuyên . Mặc dầu có khi ở nhà hai bác cả buổi về đến nhà mẹ hỏi:

- Chị Chi hết bịnh chưa Nghi ?

Tôi mới ngớ ra vì tôi đâu có biết chị Đan Chi bị bịnh đâu mà biết khỏi hay chưa . Rồi từ lúc nào chẳng rõ tôi thân với Bác Tư gái còn hơn là chị Đan Chi vì tôi hay luẩn quẩn bên chân Bác để nếm đồ ăn dùm Bác . Tí Dần chào đời trong sự vui mừng và đón đợi của cả gia đình nội ngoại hai bên . Steven Minh Đăng Nguyễn, tên trên giấy khai sinh của Tí Dần cũng dài ngoằng như cái tình thương yêu Tí Dần được thừa hưởng . Hai Bác Tư vui lắm vì anh hai của anh Minh lập gia đình trước anh Minh nhưng lại chưa có con nên Tí Dần đương nhiên được mang chức cháu đích tôn đương thời . Bác Tư gái đi đâu cũng bỏm bẻm khoe thằng cháu . Bác gọi Steven nghe như "sờ-tí-dần" . Từ đó tên Steven bị tôi đặt lại cho thành "Tí Dần" trước cặp mắt hốt hoảng của mẹ vì sợ hai bác giận . Mẹ đâu có biết bác Tư gái cùng ... phe với tôi nên bác chỉ cười hiền lành:

- Mày nhái bác đó hở Nghi ? Ừa, mà nghe cũng xuôi tai đó chớ chị xui, thôi từ nay ở nhà gọi nó là Tí Dần đi cho tiện .

Thế là tên Steven được chính thức đổi thành "Tí Dần" trước sự hả hê của cả hai họ . Từ những giây phút đầu tiên gặp Tí Dần là tôi đã khoái thằng bé liền tù tì . Tí Dần là một đứa bé rất ... quậy, nó chẳng bao giờ chịu nằm yên, hết quay qua bên trái lại quay qua bên phải, hai tay thì cứ giơ ra trước mặt quơ quàng như Muhammad Ali thuở còn đánh bốc . Tí Dần rất ít khóc, chừng như nó cảm thấy cười phải vận dụng ít bắp thịt hơn là khóc nên lúc nào nó cũng nhe ... lợi ra cười . Lần đầu tiên làm mẹ nên chị Đan Chi lo lắng rất chu đáo, chị có cả một tủ sách, tiếng việt cũng như tiếng mỹ nói về cách nuôi dưỡng và sự phát triển của trẻ em . Chị tiên đoán và háo hức mong chờ từng cái mốc quan trọng từ cái sự sống nhỏ bé anh chị mới hình thành . Khổ một nỗi Tí Dần dường như muốn trêu tức mẹ nó hay sao đó mà nó cứ ... phe lờ những công việc mà nó có bổn phận phải hoàn tất theo đúng sự ghi chép trong sách vở . "Ba tháng biết lật, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi" gì gì đó đều bị Tí Dần coi như pha, nó cứ tà tà đi theo cái chu kỳ của riêng nó mặc cho bà chị tội nghiệp của tôi lo xanh cả mặt . Lần nào đi bác sĩ chị cũng căn vặn và lần nào thì chị cũng được trấn an rằng mỗi đứa bé có sự phát triển riêng của nó không thể so sánh đứa bé này với đứa bé kia được . Chị thắc mắc hỏi tôi:

- Họ nói vậy thì tại sao họ lại để những cái mốc đó vào sách vở để làm gì ?

Tôi nhún vai:

- Để dụ tiền mấy người cả tin như bà .

Nhưng rồi khi nhìn thấy vẻ mặt lo lắng của chị tôi lại tội nghiệp trấn an:

- Tí Dần mạnh khoẻ như vậy bà lo làm gì . Vả lại nó có gene của ... gia đình mình sợ gì không thông minh ?

Chị cười:

- Tao chỉ sợ nó khờ giống mi .

Tí Dần không biết có khờ giống tôi không nhưng chắc chắn một điều là nó lười giống tôi . Nó gom bao nhiêu chuyện cần thi hành lại làm một lúc cho tiện . Mãi đến hơn sáu tháng Tí Dần mới nhẩn nha tập lật nhưng sau đó thì nó biết bò luôn . Chín tháng Tí Dần bắt đầu tập nói và cứ thế ngồi một chỗ mà nói chứ không thèm tập đi . Cách phát âm của Tí Dần pha trộn cả giọng bắc lẫn giọng nam, ngôn ngữ thì lai cả tiếng An Nam lẫn tiếng ... Ăng Lê học lóm nghe trọ trẹ dễ thương vô cùng . Bác Tư hay để Tí Dần ngồi trong cái xe tập đi, bác bắt bác trai thay hết thảm trong phòng khách và phòng ăn thành sàn gỗ, bao nhiều bàn ghế hai bác thu gọn hết lại một góc để Tí Dần ... đi lại cho tiện . Mỗi lần thấy bóng tôi từ đàng xa là Tí Dần phóng xe vù ra đón và luôn miệng bi bô:

- Ni, Ni ... ai chớp du ... Ni, Ni ...

Lần đầu tiên mấy nhỏ bạn theo tôi đến nhà hai bác chúng nó đã ngớ ra không hiểu Tí Dần muốn nói gì . Tôi lại phải thông dịch :

- Tí Dần nói "Nghi, Nghi, I love you" đó mà . Tụi bay thấy thằng cháu tao khôn ngoan hết xẩy chưa ? Còn chưa biết đi mà đã rành tâm lý con gái rồi .

Không biết Tí Dần "chớp" tôi bao nhiêu nhưng tôi thì mê Tí Dần như điếu đổ . Những ngày Tí Dần lớn ngoài giờ đi học, đi làm và dĩ nhiên là giờ đi chơi với bạn bè ra tôi dành hết thời gian còn lại cho Tí Dần . Tôi làm vậy cũng chỉ vì tôi thương Tí Dần chứ đâu phải tại tôi ... "nhác việc nhà chẩu đi chơi" như mọi người nghĩ đâu . Chị Đan Chi cứ "vu oan giáng họa" cho tôi là làm Tí Dần hư:

- Người ta bảo con hư tại mẹ, cháu hư tại bà chứ thằng Tí Dần nó mà hư là chỉ tại con Nghi tất cả .

Nói thế thì cũng oan uổng cho tôi vô cùng vì tôi đâu có làm hư Tí Dần hồi nào đâu . Tôi chỉ dạy cho Tí Dần những điều ... căn bản cần thiết để sinh tồn trong cái thế giới nhiễu nhương này thôi . Thí dụ như lần tôi đưa Tí Dần ra công viên gần nhà chơi, mấy đứa con nít mỹ ỷ thân hình phương phi vạm vỡ hơn Tí Dần nên cứ lấy hết đồ chơi trong thùng cát của Tí Dần, tôi nhìn mà ... ngứa mắt bèn nói với Tí Dần:

- Đứa nào lấy đồ chơi của Tí Dần thì Tí Dần đánh vào tay của nó rồi nói "It's mine" nghe chưa ?

Chỉ có vậy thôi mà chẳng biết bà mẹ nào "mách lẻo" lại với chị Đan Chi, lần sau vừa thấy mặt tôi là chị xỉa xói:

- Con khỉ, mi dạy thằng Tí Dần cái gì mà mấy bà hàng xóm nói với tao là Tí Dần không chịu chơi chung với mấy đứa bé khác, cái gì nó cũng bảo "của tao, của tao" là sao ?

Tôi cãi:

- Thì đồ chơi của nó thật thì nó bảo của nó chứ sao ?
- Nhưng nó phải biết chia xẻ với bạn bè chứ, mi dạy cho nó ích kỷ như vậy ai mà thèm chơi với nó nữa ?

Tôi bĩu môi:

- Không thèm chơi thì thôi, báu gì mấy đứa bé đó mà bà phải tiếc ? Tui thấy tụi nó bốc cát bỏ đầy túi áo, túi quần . Nói năng thì câu không thành câu, vần không ra vần . Tí Dần nhà mình chơi với mấy đứa đó phí cả trí thông minh của nó .

Chị thở dài:

- Tao rầu mi quá Nghi ơi . Tí Dần nó mới có ba tuổi, nó cần chơi với bạn bè đồng trang lứa, nó phải học cách chia xẻ, cách hoà đồng chứ .

Mỗi lần về nhà ông bà ngoại Tí Dần thích vô phòng tôi lắm vì đó là nơi lưu trữ bánh kẹo . Tí Dần mở ngăn kéo nào ra cũng thấy toàn là "đồ ăn dự trữ" của dì Nghi . Nó bắt chước đem kẹo về nhà giấu đầy trong ngăn tủ, chị Đan Chi khám phòng nó thấy bao kẹo ném đầy gầm giường và kẹo để đầy ngăn tủ . Thế là tôi lại một phen bị mắng:

- Tao không mua kẹo vì không muốn nó ăn kẹo nhiều thì mi lại cung cấp cho nó thì cũng như không .

Tôi hậm hực:

- Bà cấm nó làm gì vậy ? Hồi mình còn nhỏ ở Việt Nam không có kẹo ăn thèm nhỏ rãi bây giờ con bà sinh đẻ ở đây tại sao lại bắt nó nhịn ?
- Ăn kẹo nhiều hư hết răng thì sao ?
- Sao bà lo bò trắng răng quá bà Chi ơi . Ở đây Colgates với Aquafresh đầy chứ có phải dánh răng bằng muối với bằng vỏ cau đâu mà sợ sún răng ? Bà có thấy đứa con nít mỹ nào sún răng chưa ?
- Ừ, mi cứ chỉ cho Tí Dần cách giấu kẹo với ăn kẹo lén như vậy hoài thì cháu của mi sẽ là đứa con nít đầu tiên ở mỹ sún răng .

Lần khác khi tôi ghé ngang trường mẫu giáo của Tí Dần thăm thấy thằng bé đang đứng ủ rũ ở góc phòng . Tôi hỏi thì cô giáo Tí Dần cho biết Tí Dần nghịch trong giờ ngủ trưa nên bị phạt . Tôi nhớ lại những giờ trốn ngủ trưa của mình xưa kia nên giải thích với cô giáo rằng Tí Dần không ngủ được nên cựa quậy vậy thôi chứ không có ý "phá rối trị an" lớp học đâu . Nhỏ nhẹ giải thích vậy rồi mà cô giáo cũng không tha cho Tí Dần, tôi tức mình dẫn Tí Dần về hai dì cháu đưa nhau đi ăn kem . Trường học không nói gì được vì chị Đan Chi đã lỡ để tên tôi vào trong danh sách những người có thể đón Tí Dần . Cũng may thuở đó điện thoại cầm tay chưa thông dụng nên hai dì cháu đã yên ổn rong chơi cả buổi chiều mà không bị chị Đan Chi tóm cổ về.

Đại khái "mối thâm giao" của Tí Dần và tôi nổi trôi như vận mệnh nước nhà như thế đó . Sau này tôi hay than thở với Tí Dần:

- Hồi xưa dì Đông Nghi độc bị mẹ mắng vì Tí Dần .

Tí Dần cười:

- Mẹ bảo Tí Dần hư là tại dì Đông Nghi đấy . Thành ra Tí Dần hay bị phạt cũng là do dì Đông Nghi bày đầu têu thôi . Dì Đông Nghi không kể công được đâu .

Ai cũng bảo Tí Dần giống tôi nhất ở cái tài hay cãi và ưa lý luận . Nhưng nếu tôi hay lý luận cùn thì Tí Dần lý luận có bài bản, nói có sách mách có chứng đàng hoàng . Chị Đan Chi bảo:

- Nhiều khi tao đang la nó mà nó lý luận một hồi tao lại thấy là mình sai .

Tôi thường nghĩ Tí Dần mà học luật thì chắc cỡ Judge Judy cũng còn thua xa lắc xa lơ . Nhưng Tí Dần có những tính toán riêng của Tí Dần . Ngay từ hồi còn bé Tí Dần đã mê đời binh ngũ . Tí Dần có thể bày trận với những chú lính mủ xanh xanh chơi hàng giờ không chán . Mỗi lần đến nhà ông bà ngoại Tí Dần lại xà vào lòng ông ngoại đòi kể chuyện hồi xưa ông ngoại chỉ huy lính cho Tí Dần nghe . Muốn Tí Dần làm điều gì chỉ cần thòng vô câu "muốn làm lính thì ...", ắt Tí Dần sẽ làm theo ngay . Năm Tí Dần hơn ba tuổi, chị Đan Chi có bé Na rồi mà Tí Dần vẫn ... thản nhiên mặc tã . Bác Tư làm thế nào Tí Dần cũng không chịu bỏ tã . Tí Dần tỉnh bơ lấy tã tự mặc cho mình mỗi khi phải làm những ... phế thải cần thiết chứ không chịu vô toilet. Vậy mà ông ngoại chỉ tuyên bố mỗi một câu:

- Tí Dần không bỏ tã không đi lính được đâu .

Thế là Tí Dần bỏ tã cái rụp .

Những ngày Tí Dần còn nhỏ, khi chiến tranh chỉ là những gợi nhớ xa xôi của một ký ức cũ mờ, khi cái chết của những người lính Mỹ trẻ tuổi chỉ là những trường hợp cá biệt, lẻ tẻ, khi tin tức chiến sự ở Bosnia hoạ hoằn lắm mới được nhắc tới trên truyền hình thì ước mơ làm lính của Tí Dần chỉ đem lại những nụ cười hóm hỉnh cho chúng tôi . Có chú nhóc tì nào mà không mê mặc áo trận, không thích làm anh hùng, không "hiên ngang anh giơ súng ngay tim bang-bang" ? Tôi là đứa lớn miệng cổ võ sở thích của Tí Dần nhất:

- Con trai phải "làm trai cho đáng nên trai" như vậy chứ . Dì Đông Nghi mà là con trai dì Đông Nghi cũng thích làm lính .
- Ca dao có câu "trai khôn tìm vợ chợ Đông, gái khôn tìm chồng giữa chốn ba quân" mà . Tí Dần đi lính có làm nên "công cán" gì hay không thì không biết nhưng chắc chắn một điều là không lo ế vợ .
- Tướng Tí Dần mà mặc quân phục thì chẳng thua gì Richard Gere trong phim "An officer and a gentleman" đâu .

Chẳng biết những câu ba hoa chích choè của tôi có ảnh hưởng tí gì đến lý tưởng của Tí Dần hay không nhưng càng lớn Tí Dần lại càng chuẩn bị kỹ càng cho đời sống binh nghiệp của mình . Tí Dần tham gia mọi đoàn thể từ sói con cho đến hướng đạo . Làm đủ mọi việc thiện nguyện từ rửa xe quyên tiền cứu lũ lụt cho đến đi vận động bầu cử . Hăng hái trong tất cả những công tác xã hội mà Tí Dần được phép tham dự . Hết học võ lại quay qua chơi thể thao để rèn luyện thân thể . Ước mơ lớn nhất của Tí Dần là được vào trường đại học quân sự West Point . Trường đại học West Point không phải là một nơi dễ vào . Trường dành quyền ưu tiên cho những thí sinh có thân nhân trong quân đội . Dân dã như Tí Dần để có cơ hội vào trường ngoài điểm cao ở trung học, điểm thi vào đại học, sức khoẻ tốt ra còn phải chứng minh được rằng mình có khả năng lãnh đạo và nhất là phải có lời giới thiệu của thượng nghị sĩ hay dân biểu của tiểu bang mình cư ngụ . Mỗi năm các vị này chỉ được đề cử 10 học sinh . Tôi xúi:

- Tí Dần viết thư cho người ta bảo ông ngoại của Tí Dần cũng ở trong quân đội chứ bộ, là quân lực Việt Nam Cộng Hoà . Biết đâu họ chẳng vị tình đồng minh mà cho Tí Dần vào học .

Mùa hè trước năm Tí Dần lên lớp mười một Tí Dần được chọn vào chương trình học hè của đại học West Point . Tôi chưa bao giờ được chứng kiến cảnh một người trúng vé số vui mừng ra sao vì gia đình tôi chẳng có ai được cái may mắn đó nhưng tôi nghĩ cũng khó mà vui hơn niềm vui của Tí Dần ngày hay tin . Tí Dần gọi điện thoại cho tôi hét vào trong máy to đến độ tôi bị điếc đến vài ngày sau đó . Tí Dần hứa sẽ "làm bất cứ điều gì dì Nghi muốn" nếu tôi năn nỉ bố mẹ Tí Dần cho Tí Dần tham dự khóa học . Nhờ vào sự hỗ trợ, năn nỉ cũng như ... doạ nạt của cả ông bà ngoại, ông bà nội và các chú dì hai bên mà cuối cùng thì chị Đan Chi cũng phải miễn cưỡng chấp nhận cho thằng trưởng nam "bé bỏng" của chị lên đường đi New York . Ngày Tí Dần trở về Tí Dần người lớn hẳn lên và càng tin tưởng rằng những gì Tí Dần đang theo đuổi là đúng . Chị Đan Chi thì ỉu xìu:

- Bao nhiêu ngành nghề, công việc nó không chọn lại chọn đi về quân sự .

Tôi an ủi:

- Để nó vô đó nó học cho có kỷ luật . Bây giờ Mỹ và Nga vui vẻ đề huề, bức tường Tây Bá Linh xụp đổ, mấy nước cộng sản thay nhau chuyển hướng . Hết chiến tranh rồi, chỉ có đánh đấm lẻ tẻ chẳng đến phiên Tí Dần của bà ra chiến trường đâu mà bà cứ lo cho rách chuyện .

Nhưng có lẽ tại tôi độc mồm độc miệng nên đã tuyên bố hơi sớm . Vụ khủng bố 9-11 xảy ra khi Tí Dần mới bắt đầu vào năm cuối trung học, chiến tranh Afganistan bùng nổ ngay sau đó . Chị Đan Chi cương quyết dẹp bỏ "ý định điên rồ" của Tí Dần không mảy may thương tiếc . Tí Dần buồn lắm, lần đầu tiên tôi thấy nó vừa cãi mẹ vừa khóc:

- Mẹ có biết sau ngày 9-11 số người đăng ký vào lính tăng bao nhiêu phần trăm không ? Mẹ có biết khi trước đa số những người đăng lính chỉ có trình độ trung học không ? Người ta đi lính với mục đích để chính phủ trả tiền cho người ta đi học đại học . Vậy mà sau ngày 9-11 biết bao nhiêu người đang học đại học, đã tốt nghiệp đại học, bác sĩ, kỹ sư, luật sư, và đủ mọi ngành nghề khác xin vào lính . Có nhiều người đã quá tuổi làm lính cũng năn nỉ xin đầu quân . Những người chưa bao giờ có ý nghĩ mặc áo trận bây giờ cũng tình nguyện xin vào quân trường . Còn con, con là một đứa mê đời quân ngũ từ khi con có chú lính mủ đầu tiên dì Nghi mua cho con . Con chưa bao giờ muốn làm gì khác hơn là làm lính, con chưa bao giờ tưởng tượng ra mình có một cuộc sống nào khác hơn là đời sống quân nhân, con chưa bao giờ cố gắng làm điều gì nhiều hơn là chuẩn bị cho cái ngày mình được đứng trong hàng ngũ của những người chiến đấu cho tổ quốc đó thì mẹ lại không cho con đi . Mẹ biết con đã phải khó khăn bao nhiêu mới xin được vào trường West Point mà .

Chị Đan Chi cũng nghẹn ngào không kém :

- Mẹ chưa bao giờ tán thành quyết định đi học ở West Point của Tí Dần . Ngoài việc không cho Tí Dần đi lính vì một lý do rất ích kỷ là Tí Dần là đứa con trai duy nhất của mẹ ra, mẹ còn một lý do khác để không muốn Tí Dần cầm súng . Mẹ không thích chiến tranh Tí Dần biết không ?

Tí Dần nghiêm mặt:

- Mẹ có bao giờ nghĩ con cũng như mẹ không ? Con muốn làm lính chỉ vì con yêu hoà bình . Không phải mẹ vẫn dạy con khi mình yêu điều gì thì mình phải bảo vệ gìn giữ điều đó sao ?

Nói xong Tí Dần tiu nghỉu nhìn tôi đầy thắc mắc . Tôi lắc đầu buồn bã nhìn xuống chân tránh ánh mắt của Tí Dần . Đó cũng là lần đầu tiên tôi không lên tiếng bênh vực cho Tí Dần với chị Đan Chi . Bởi cũng như chị tôi không còn muốn Tí Dần vào trường đại học West Point nữa . Cũng như chị tôi không còn thấy ý định làm lính của Tí Dần là một điều đáng được khích lệ nữa . Làm sao chị Đan Chi có thể chấp nhận cho Tí Dần bước vào một con đường mà chị biết chắc rằng cùng đích của sự thành danh là nơi chiến trường lửa máu ? Bom đạn vốn không có tình thương, chiến trường vốn thiếu sự bao dung, hận thù vốn không kén chọn từ khước . Nhưng cũng làm sao để nói với một thằng bé 17 tuổi rằng lý tưởng rất cao đẹp mà nó hằng ấp ủ là một điều không được hoan nghênh ?

Không có một người mẹ nào có can đảm nhìn đứa con mình đã bảo bọc cưu mang, đã thương yêu dạy dỗ lao người vào chốn hiểm nguy mà không lên tiếng cản ngăn, không làm tất cả những gì mình có thể làm được để giữ chặt lấy nó trong vòng tay, trong bình yên . Nhưng rồi cũng không có người mẹ nào có can đảm nhìn đứa con thông minh yêu đời của mình đắm chìm vào một vũng buồn tuyệt vọng . Thế nên cuối cùng thì tình yêu mẹ dành cho con cũng vẫn lớn hơn tình yêu mẹ dành cho mẹ, cuối cùng thì mẹ cũng đành mím chặt đớn đau để cho con có một nụ cười trên môi, cuối cùng thì mẹ cũng đành ôm lấy niềm lo để cho con đạt được điều con ước mơ . Cuối cùng thì Tí Dần cũng lên đường vào đại học West Point giữa nụ cười đưa tiễn méo xệch của chị Đan Chi .

Anh Minh ôm chị dỗ dành an ủi:

- Em à, mình sinh con ra nuôi dạy và thương yêu chúng với tất cả khả năng của mình nhưng cũng phải tôn trọng cái bản chất riêng tư của chúng nữa . Em nên mừng vì em đã thành công trong việc đem lại cho đời một thằng con trai đầy lý tưởng như Tí Dần . Trong lúc biết bao đứa bé bằng tuổi nó chỉ lo ăn chơi hoang đàng, lạc lõng không hướng đi thì con trai mình lúc nào cũng biết nó muốn gì và cần phải làm gì cho nó và cho những người chung quanh . Đó là một điều đáng hãnh diện mà Đan Chi .

Nhưng xui cho anh là chị em nhà tôi không những bướng mà còn ... chướng nên chị Đan Chi ném cho anh một cái nhìn đầy đe doạ:

- Em chẳng muốn đem lại cho đời một cái quái gì hết . Em chỉ muốn con có một giấc mơ bình thường như mọi người khác . Em chỉ muốn con luôn ở bên mình để em có thể săn sóc chở che . Em không cần hãnh diện vì con, em chỉ cần sự hiện diện của con thôi anh biết không ?

Bốn năm đại học của Tí Dần là bốn năm chúng tôi hồi hộp theo dõi từng biến chuyển chính trị thế giới . Chưa bao giờ tôi lại chăm chỉ theo dõi tin tức từ một miền đất xa lạ nhiều như thế . Chưa bao giờ những địa danh khó đọc như Kabul, Kandahar hay Baghdad, Suni Triagle ... lại in hằn trong đầu tôi nhiều đến thế . Mỗi năm vào dịp nghỉ lễ Tí Dần về Tí Dần lại rắn rỏi ra một chút, người lớn lên một chút nhưng duy mãi những thương yêu lém lỉnh, những gần gũi thân quen là vẫn như ngày tháng cũ, như Tí Dần chưa hề xa chúng tôi bao giờ . Như Tí Dần chưa hề có những buổi tập quân sự lao khổ, những buổi học chính trị khô khan . Tôi hỏi Tí Dần:

- Học ở đó chắc chán lắm phải không Tí Dần vì dì Đông Nghi chẳng thấy cô nữ quân nhân nào xinh bao giờ .

Tí Dần cười lém lỉnh:

- Không phải dì Đông Nghi vẫn dạy Tí Dần rằng lấy vợ chỉ nên lấy người thông minh chứ không nên lấy người đẹp mà rỗng sao ? Vì con gái thông minh thì sẽ biết cách làm cho mình đẹp còn người rỗng tuếch thì chẳng làm sao cho ... đặc được . Học ở đó mệt nhưng vui lắm dì Đông Nghi à . Tí Dần nghĩ khi mình được làm việc gì mà mình mong muốn thì bao giờ mình cũng thấy nó dễ dàng và hạnh phúc .

Tí Dần nói đúng vì trong lúc bao nhiêu người bạn của Tí Dần phải khốn khó lao đao với chương trình học và chương trình tập luyện thì lúc nào nhìn Tí Dần cũng ung dung nhàn nhã . Tí Dần tiếp tục là một sinh viên xuất sắc trong mọi môn học . Lần về nào Tí Dần cũng đem theo vô số giấy khen, phần thưởng đưa chị Đan Chi . Chị Đan Chi luôn luôn đón Tí Dần bằng nụ cười rạng rỡ thản nhiên nhưng tôi biết càng gần đến ngày Tí Dần ra trường chị lại càng siêng năng đi nhà thờ nhiều hơn . Dường như chúng tôi sinh ra là để nguyện cầu cho hòa bình . Hết lo cho chiến tranh nơi quê hương mình lại lo cho chiến tranh ở nơi đâu đâu đó . Nhưng chưa dứt trận chiến này thì họ lại bắt đầu một trận chiến khác . Ngày Tí Dần mũ áo ra trường đâu đó trong những giọt nước mắt hãnh diện của chị Đan Chi là những giọt nước mắt lo lắng cho một thực tại phũ phàng mà chị có thể tiên liệu nhưng lại vô phương kềm chế . Tí Dần chỉ ở nhà có vài tuần rồi lại hăm hở lên đường vô trại lính . Tí Dần chọn binh chủng hải quân với mơ ước được tham gia vô đội tuyển Navy Seal . Tí Dần càng hăm hở bao nhiêu thì tôi lại càng cáu kỉnh bấy nhiêu . Tôi không lo lắng trong sự trầm tĩnh và phó thác được như chị Đan Chi . Tôi bực tức với chính phủ, với chiến tranh quay qua nhấm nhẳng luôn cả với Tí Dần:

- Dì Đông Nghi thấy cuộc chiến này nó vô lý lắm Tí Dần biết không ?

Tí Dần cười:

- Có cuộc chiến nào là cuộc chiến có lý đâu hở dì Đông Nghi ? Nói đến chiến tranh là nói đến những điều vô lý bắt nguồn từ sự vô tâm nào đó .

- Đành rằng như thế, nhưng có những cuộc chiến cái óc bé nhỏ như hạt đậu của dì Đông Nghi có thể hiểu được thí dụ như cuộc chiến ở Afghanistan chẳng hạn . Vì cuộc khủng bố 9-11 nên mình phải đi tìm bọn Taliban mình ... dằn mặt để phòng ngừa . Nhưng còn cuộc chiến mà Tí Dần sắp sửa lao đầu vào đó thì chẳng ai đụng gì đến mình, đương không mình đổ thừa tại nước người ta có vũ khí hạt nhân rồi mình đem quân đi xâm lăng nước người ta rồi có kiếm được cái gì đâu . Vô duyên thì thôi đi .

Tí Dần trầm ngâm:

- Tí Dần không biết chắc rằng họ có hay không có vũ khí hạt nhân, có hay không có khả năng tạo ra những cuộc chiến tranh vi trùng, sinh học hay hoá học để tiêu diệt nhân loại . Mình không kiếm ra không có nghĩa là họ chưa từng có nhưng đã hủy diệt kịp thời . Tí Dần không dám xác quyết một điều gì, Tí Dần chỉ biết họ từ chối không cho những vị thanh tra từ cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế liên hiệp quốc đến khám xét . Chính thái độ mập mờ đó của họ đã tạo ra nghi vấn . Tí Dần cũng biết được rằng Sadam Husein là một nhà lãnh đạo độc tài, đã từng gây ra nhiều vụ thảm sát không căn cơ . Tí Dần nghĩ cuộc chiến có thể bắt đầu từ những tin tức trinh thám không chính xác nhưng cái kết quả của nó là đem lại cho vương quốc Iraq một nền dân chủ thì cuộc chiến cũng không phải là một việc làm vô ích đâu dì Đông Nghi .

Tôi bĩu môi:

- Sao Tí Dần biết được rằng người dân Iraq cần sự dân chủ đó ? Biết đâu họ bị đè nén lâu rồi nên ... quen . Tí Dần không thấy bây giờ họ còn bị náo loạn hơn xưa, khổ cực hơn xưa sao ?

Tí Dần cười hiền hòa:

- Tí Dần không đồng ý với lập luận đó của dì Đông Nghi đâu . Con người sinh ra ai cũng muốn có cái quyền nói lên tiếng nói của chính mình . Tại sao một đứa bé vừa rời lòng mẹ lại khóc oe oe ? Tại sao không cần chỉ hít vào lồng ngực một luồng không khí là buồng phổi tự động nở ra mà phải khóc thét lên một tiếng ? Tí Dần nghĩ tiếng khóc của đứa trẻ sơ sinh cũng như một tiếng nói của riêng nó hầu nhấn mạnh sự có mặt của nó trên cuộc đời này . Thế giới ngày càng tiến bộ, dân trí ngày càng cao, chỉ có những người lãnh đạo bất tài và kém tự tin mới không cho người ta nói lên những điều người ta suy nghĩ, mới muốn cai trị ngu dân . Dường như có một danh hào người Tây nào đó đã nói "Tôi phản đối điều anh nói nhưng tôi sẽ bảo vệ cho đến chết quyền được nói ra điều đó của anh" (*). Tí Dần cũng có cùng một suy nghĩ như ông ta . Mình có quyền không đồng ý với những điều người khác nói nhưng không có cái quyền cấm người ta không được nói lên điều người ta nghĩ dì Đông Nghi biết không ? Bố mẹ vẫn kể cho Tí Dần nghe cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khi xưa đã bị buộc vào tội sáng tác ra những bản nhạc phản chiến giữa lúc chiến tranh Việt Nam đang trong thời kỳ khốc liệt nhất làm chao động lòng chiến sĩ . Tí Dần thì không nghĩ về ông như thế . Tí Dần nghĩ ông chỉ làm những bản nhạc nói lên cảm giác của ông, nói lên một thân phận con người sinh ra trong khói lửa điêu tàn . Nhưng điều đáng nói là trước ngày mất nước, ngay cả lúc có những người nghĩ về ông như một người đi ngược với quyền lợi quốc gia như thế ông vẫn được tự do sáng tác, tự do phổ biến nhạc của mình mà không hề bị bắt bớ cầm tù . Còn bây giờ, khi nước Việt Nam mình đã được "giải phóng", đã dành được "tự do" thì dì Đông Nghi cứ thử về Việt Nam hát nhạc Nhật Trường coi dì Đông Nghi có được "nhà nước ta" mời vô khám chí hoà không cho biết . Tí Dần cảm thấy rất buồn cười mỗi lần Tí Dần nghe một ai đó nói "Việt Nam bây giờ đổi mới lắm, muốn làm gì thì làm, miễn là đừng phê bình chế độ hay phản đối nhà nước" . Dì Đông Nghi nè, làm sao những cụm từ "tự do", "đổi mới" lại có thể đi cùng với "miễn" và "đừng" được hở dì Đông Nghi ? Tí Dần không thể đem lại cái quyền được nói, được phát biểu linh tinh như dì Đông Nghi thường làm cho những người cùng tiếng nói màu da ở bên kia đại dương ngay lúc này được . Tí Dần chỉ có thể làm được những gì nằm trong khả năng hạn hẹp của Tí Dần thôi . Tí Dần tin rằng những gì Tí Dần đang làm là đúng . Dì Đông Nghi đừng hậm hực nữa nhe .

Rồi cái ngày mà chúng tôi lo lắng sợ sệt sẽ xảy ra rốt cuộc cũng phải đến . Tí Dần được về nhà chơi một tuần trước khi trở lại đơn vị chuẩn bị qua Iraq. Ngày chia tay Tí Dần ở phi trường Tí Dần đã ôm lấy tôi ngậm ngùi:

- Dì Đông Nghi, cám ơn dì Đông Nghi lúc nào cũng là chất keo của Tí Dần .

Tôi cố gắng pha trò mà cổ họng nghẹn đắng:

- Ý Tí Dần nói dì Đông Nghi keo kiết đó hở ?

Tí Dần lắc đầu nghiêm trang:

- Không, ý Tí Dần muốn nói dì Đông Nghi bao giờ cũng là một chất cement gắn chặt những gì thân thương của Tí Dần . Nếu ông bà nội, ông bà ngoại, bố mẹ, Na, Ni, và các chú dì là những viên gạch xây lên bức tường cho Tí Dần dựa thì dì Đông Nghi chính là chất hồ giữ những viên gạch đó lại với nhau cho Tí Dần . Người ta có thể chỉ nhìn thấy viên gạch nhưng chất keo mới thật sự đóng phần quan trọng cho bức tường .

Tôi chớp mắt nhìn Tí Dần, Tí Dần của tôi đã từ một đứa bé biến thành một người đàn ông từ lúc nào chẳng rõ . Tôi biết chị Đan Chi đã phải vận dụng một sức mạnh hết sức phi thường mới không khóc trước mặt Tí Dần . Tí Dần lần lượt ôm chặt từng người thân yêu trước khi lên máy bay . Chị Đan Chi là người cuối cùng Tí Dần ôm, hai mẹ con ôm nhau rất lâu, thời gian dường như đứng lặng . Khi rời vòng tay Tí Dần tôi thấy chị Đan Chi đưa hai tay nắm chặt hai bàn tay của Tí Dần, nhìn sững một lúc rồi mới từ từ buông ra ...

Ừ, cuối cùng thì con cũng thực sự vuột khỏi vòng tay của mẹ . Cuối cùng thì mẹ cũng phải nhìn con rời xa cái nôi ấm áp bình yên lao người vào chốn hiểm nguy giông bão, một nơi mẹ chưa hề đặt chân đến nhưng vẫn hiện về hãi hùng trong giấc ngủ từng đêm . Hãy cho mẹ được nhìn hai bàn tay con một lần nữa . Hai bàn tay bé nhỏ ngày nào quơ quàng trong vô thức sờ chạm khuôn mặt mẹ, nghịch ngợm níu kéo những sợi tóc mẹ đến đau điếng . Từ khi có con mẹ cắt luôn mái tóc dài mượt mà một thời con gái không mảy may nuối tiếc . Không phải chỉ vừa mới ngày hôm qua hai bàn tay này còn nhỏ xíu nắm lấy những ngón tay mẹ chập chững bước đi đầu tiên hay sao ? Không phải chỉ vừa trong chớp mắt cái ngày mẹ cầm lấy bàn tay con nắn nót tập cho con viết A, B hay sao ? Ôi, hai bàn tay xinh xinh đã từng bị mẹ bắt xoè ra vờ khẻ lên bằng ngón tay của mẹ với lời doạ nạt "lần sau con còn hư mẹ sẽ lấy cái cây đánh cho như vầy nè" . Hai bàn tay với những ngón dài mỗi mùa đông bị mẹ bắt bôi kem cho khỏi khô để nghe con phụng phịu "con không phải là con gái" . Ừ, những ngón tay ngô ngây một thuở còn nằm yên cho mẹ cắt móng giờ đây sắp phải dùng để đặt vào cò súng buốt lạnh vô tâm . Hai bàn tay của mẹ bỗng trở thành thừa thãi bất lực trước những hiểm nguy con sắp phải đối diện . Hai bàn tay của mẹ vốn không có khả năng giơ ra chống đỡ cho con những viên đạn vô tình . Hai bàn tay của mẹ xa xôi quá để chở che săn sóc, rồi đây chúng sẽ chỉ còn dùng để ôm lấy niềm lo, để chắp lại trong tiếng nguyện cầu bình an cho con . Phải mà con đừng lớn, phải mà con cứ bé bỏng như hôm xưa để mãi mãi mẹ được giữ con trong vòng tay thương yêu của mình . Hãy cho mẹ được bấu chặt những ngón tay của con một lần nữa như luồng sức mạnh trấn áp những cơn ác mộng sắp đến . Ngày con trở về mẹ có còn được cầm lấy hai bàn tay con nóng hổi như hôm nay ? Ngày con trở về con có còn nguyên vẹn thể xác cũng như tâm linh ? Ngày con trở về con có còn là đứa con đầy nhân hậu yêu thương của mẹ hay những va chạm thảm khốc nơi đó sẽ để lại tì vết trong con, sẽ làm con chai hằn trước tha nhân ? Ngày con trở về con có đem về cho mẹ hết từng phần chi thể mẹ đã góp phần tạo dựng và nâng niu ? Ngày con trở về ... ơi con, mẹ phải tin tưởng rằng sẽ có ngày con trở về . Con phải trở về với mẹ đứa con trai thương yêu của mẹ . Con phải trở về với mẹ vì con chính là trái tim, sự sống, và nguồn tâm linh của mẹ hỡi con yêu dấu ...

(như một lời nguyện cầu bình an gửi đến những đứa con không thể về trong ngày của mẹ ...)

05.07.08
Hoài Yên

(*) I do not agree with what you have to say, but I will defend to the death your right to say it. (Voltaire)




--------------------
"bình yên một thoáng cho tim mềm ... "
Go to the top of the page
 
+Quote Post
M&N
post May 9 2008, 05:32 PM
Post #2


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Trang Chủ
Posts: 11,665
Joined: 7-April 08
Member No.: 6
Country



Cám ơn Hoài Yên cheekkiss.gif ... câu chuyện cảm động và rất hay ....Mong được đọc những tác phẩm kế tiếp của Hoài Yên love1.gif


--------------------
Mmm
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Hoài Yên
post Jun 6 2008, 09:03 AM
Post #3


Bình Yên Một Thoáng
**

Group: Members
Posts: 28
Joined: 9-May 08
Member No.: 70
Country



QUOTE(M&N @ May 9 2008, 06:32 PM) *
Cám ơn Hoài Yên cheekkiss.gif ... câu chuyện cảm động và rất hay ....Mong được đọc những tác phẩm kế tiếp của Hoài Yên love1.gif


HY cám ơn chị M&N ... smile.gif


--------------------
"bình yên một thoáng cho tim mềm ... "
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Hoài Yên
post Jun 6 2008, 09:10 AM
Post #4


Bình Yên Một Thoáng
**

Group: Members
Posts: 28
Joined: 9-May 08
Member No.: 70
Country



Cõi Về ...

Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về

(Một Cõi Đi Về - Trịnh Công Sơn)


Trong cái thinh lặng của đêm, cái bùi ngùi cô đọng sót lại cuối cơn mưa dằng dai, ngồi một mình lắng nghe dòng nhạc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tôi thấm thía hơn tại sao năm xưa khi còn nhỏ cứ yêu điên cuồng những bài tình ca của ông, cứ cặm cụi ngồi chép những lời nhạc của ông đầy trang vở học trò . Yêu mê say nhưng mãi đến bây giờ mới hiểu, mới cảm nhận nổi những cái thâm thúy, những điều triết lý về thân phận ngậm ngùi, về cuộc sống đa đoan trong từng câu chữ ông dùng . Đôi khi có cảm giác như ông viết bài hát đó ra cho riêng mình, như một lời nói dùm, kể dùm ... Lắm lúc lẫn lộn trong những ý nghĩ của mình loáng thoáng đâu đó một vài lời nhạc của ông đi kèm ... rồi thấy lòng chợt ấm như vừa được nghe một lời ủi an vô hình, như niềm riêng triũ nặng được ân cần chia sẻ bằng niềm mông lung mơ hồ mà sao cảm thông tròn đầỵ Khuya nay, dòng nhạc ông lại ùa về khi lòng đang chùng xuống những cung điệu thâm trầm trên phím tơ hoài niệm .

Mây che trên đầu và nắng trên vai
Đôi chân ta đi sông còn ở lại
Con tim yêu thương vô tình chợt gọi
Lại thấy trong ta hiện bóng con người


Những ngày qua không dưng hình ảnh Matt lại hiện về trong giấc mơ tôi . Matt với khuôn mặt dường như lúc nào cũng sẵn sàng nở một nụ cười mặc dầu cặp mắt luôn chứa đựng những điều buồn tênh . Matt với sự kiên nhẫn chừng như vô hạn những buổi ngồi nghe vạn điều ấm ức tuôn trải từ tôi . Matt với những xẻ chia thổ lộ hiếm hoi về những thương yêu riêng dành từ một người đàn ông . Tôi đã ngạc nhiên vô cùng khi bắt gặp mình nằm mơ thấy Matt vì Matt chẳng liên hệ họ hàng gì với tôi cả . Matt cũng chẳng phải là một người bạn theo đúng nghĩa của tiếng "bạn" . Matt, với tôi, chỉ là một người quen trong một công ty cũ, một người đồng nghiệp mà tôi đã có cơ hội làm chung trong khoảng thời gian ngắn trên cái con đường sự nghiệp rất ... lê thê của mình .

Tôi đi làm mới chỉ mười mấy năm nhưng những người đồng nghiệp cũ như Matt tôi lại có rất nhiều vì như lời mẹ hay phàn nàn "nó thay đổi công việc làm như người ta thay áo ... ". Bạn bè bảo tôi may mắn trên con đường sự nghiệp vì ngay cả giữa thời kỳ kinh tế khó khăn mà tôi cứ chưa buông việc này đã có hãng khác réo . Không ai biết được rằng mỗi lần tôi được một hãng mới gọi thì tôi lại sợ co cả người khi nghĩ đến hai việc mà mình phải làm, đó là phải xin từ chức công ty mình đang làm và phải báo tin cho mẹ . Bởi vì cứ mỗi lần xin từ chức là tôi lại bị công ty kỳ nài đòi giữ lại làm cho tôi có cảm giác như mình là một kẻ ... phản bội, dù đôi khi tôi biết chắc là họ chẳng còn công việc gì để giữ chân tôi . Tôi có cảm tưởng như những ngài giám đốc công ty thích giữ nhân viên lại để có cơ hội ... đuổi cổ nhằm biểu lộ cái quyền sinh sát trong tay hơn là để cho nhân viên tự nghỉ việc . Tôi nhớ có một lần tôi đã chia xẻ với Matt nhận xét ... ba đá đó của mình và Matt đã phì cười nhận xét rằng tôi "cay đắng mùi đời quá Đông Nghi ơi ".

Đối đầu với hãng xong thì lại phải nghe những lời cằn nhằn của mẹ, nào là không biết an phận, nào là con gái mà bon chen nhiều quá không tốt, nào là ở đây người ta đang thương yêu quý mến bỏ đi như thế là phụ ơn ... Tôi đã phải tốn bao nhiêu nước miếng để thuyết phục mẹ rằng đây là đất nước của cơ hội mà cơ hội thì không đến được với ai hai lần, nếu mình không biết chụp lấy nó lúc nó gõ cửa thì mình sẽ ân hận . Thoạt đầu mẹ còn miễn cưỡng chấp nhận nhưng lâu dần nghe riết mẹ đâm bán tín bán nghi vì cơ hội cứ gõ cửa hoài và lần nào nó gõ thì tôi cũng mở toang cả hai cánh đón vào ... Nên suốt đời tôi mang tiếng là "thích thay đổi", là "ham cái mới" ... Phải chăng vì cuộc đời có những thứ tôi có muốn cũng không thể thay đổi được nên việc gì có thể thay đổi thì tôi tận dụng tới mức tối đa ?

Gọi tôi là con bé bạc thênh thếch như vôi có lẽ cũng chẳng oan uổng gì vì tôi có tật một khi bước chân ra đi thì không quay đầu nhìn lại . Mỗi khi rời hãng cũ tôi không "đem theo" những đồng nghiệp xưa bao giờ . Có lẽ vì thế mà tôi thật lắm "người quen" nhưng không nhiều "bạn bè". Matt cũng là một trong số người bị tôi bỏ quên lại sau lưng như thế khi tôi rời hãng cũ cho dù Matt đã căn đi dặn lại tôi không biết bao nhiêu lần ngày hai đứa chia tay:

- Nhớ nha Đông Nghi, nhớ gọi cho Matt đó .
- Đi đâu thì đi nhưng nhớ liên lạc thường xuyên với Matt đó . Đừng quên nhiệm vụ "cố vấn tâm lý" của mình nha cô bạn nhỏ .
- Matt sợ Đông Nghi lên chức lớn rồi quên những người bạn thuở hàn vi quá Đông Nghi à .

Tôi chỉ cười trước những dặn dò ân cần của Matt mà không dám trả lời lại vì biết mình sẽ chẳng liên lạc với Matt ngoại trừ hai đứa lại có cơ may làm chung một công trình .



Tôi gặp Matt khi vừa đổi hãng lại đổi nghề . Mười mấy năm chuyên làm về kỹ thuật cho những hãng thiết kế, bỗng chốc tôi xí xọn muốn chuyển qua làm quản lý đại diện cho công ty sản xuất, tôi muốn thử coi "vườn nhà người" có thật xanh hơn hay không . Công trình tôi được mướn vào coi sóc là công trình lớn nhất mà hãng có được ở thành phố này . Khách hàng của chúng tôi là một công ty thiết kế bên Nhật . Matt là người đứng đầu công trình từ ngày khởi công nhưng Matt không có kinh nghiệm về kỹ thuật . Một trong những điều kiện công ty Nhật đòi hỏi khi ký giao kèo là người quản lý công trình phải từng làm việc thiết kế, nên tuy vào sau nhưng tôi lại là chính và Matt là phụ . Ngày đầu tiên gặp Matt tôi đã e dè sợ Matt sẽ bực tức với người đã phỗng tay trên công trình của Matt . Nhưng sự thực thì trái hẳn, Matt vồn vã đón tiếp, sắp đặt và chỉ vẽ rất tận tình cho tôi mọi thứ . Matt pha trò:

- May quá có người "khờ dại" đủ để đâm đầu vào gánh chung thập tự với Matt .

Matt gốc Trung Hoa, sinh ra ở Singapore và lớn lên ở Hoa Kỳ, nói tiếng mỹ rất lưu loát và tính tình vô cùng hoạt bát . Matt cao to như người bản xứ trái lại tôi thì lại lùn tịt . Hai đứa đi họp ai cũng tưởng tôi là phụ tá cho Matt và lần nào thì Matt cũng tế nhị giới thiệu ngay từ đầu mặc cho tôi phản đối:

- Đông Nghi không thích Matt nói Đông Nghi là xếp của Matt, hai đứa làm việc chung mà đâu có đứa nào là xếp của đứa nào đâu .

Matt hóm hỉnh:

- Vậy mà Matt cứ tưởng đàn bà ai cũng thích làm xếp, thích ... đè đầu đàn ông . Nhất là đàn bà lớn lên ở xứ này như Đông Nghi .

Lần đầu khi nghe Matt phát biểu một câu ... lộng ngôn như thế tôi rất bực nhưng không cãi chỉ cười . Bụng bảo dạ:

- À, thì ra cho dù sinh ra và lớn lên ở đâu đi chăng nữa thì những đấng đàn ông da vàng vẫn mang cái óc phong kiến của Khổng Tử . Phải thua một người đàn bà thì ... ấm ức không chịu nổi .

Sau này khi biết được hoàn cảnh của Matt tôi mới hiểu tại sao Matt lại có những câu nói đắng cay khác hẳn tính tình tế nhị của Matt như thế . Những người cùng hãng kể cho tôi nghe Matt vừa trải qua một cuộc li dị và đang trong vòng tranh chấp dành quyền nuôi con với người vợ cũ . Cô vợ cũ và đứa con trai lên 4 của Matt sống ở thành phố khác, cách nơi chúng tôi khoảng 4 tiếng đồng hồ lái xe . Mỗi thứ sáu sau giờ làm việc Matt lái xe đi thăm con và sáng sớm thứ hai mới lái xe về lại để đi làm . Đó là những điều tôi nghe thiên hạ kể chứ Matt thì chưa bao giờ hé môi than thở một điều gì .

Công việc chính của chúng tôi là trung gian giữa khách hàng và công xưởng . Hãng có rất nhiều chi nhánh ở khắp nơi trong cũng như ngoài nước . Giao kèo mà chúng tôi có được từ công ty thiết kế Nhật lên đến gần 100 triệu mỹ kim gồm đủ mọi loại máy móc được chế tạo từ nhiều công xưởng khác nhau . Tôi thường nói với Matt rằng trước khi nhận chức vụ này tôi tưởng những người trung gian như Matt rảnh rang ghê lắm, mồm miệng đỡ tay chân, tối ngày chỉ có nhiệm vụ đưa khách hàng đi ăn, đi đánh golf còn mọi việc đã có nhân viên hãng xưởng lo, chả phải đụng đến cái móng tay . Matt hỏi:

- Còn bây giờ thì sao ?

Tôi nhún vai:

- Bây giờ thì Đông Nghi mới hiểu là không những phải đụng đến móng tay không mà phải bò lăn bò càng ra để làm nữa . Điệu này chắc Đông Nghi về tắm ao ta lại quá chứ e rằng nuốt không trôi Matt ơi .

Matt an ủi:

- Ráng đi Đông Nghi, không phải cái dự án nào cũng như vậy đâu . Có lẽ vì đây là công ty của Nhật nên họ mới đòi hỏi nhiều thứ như vậy .

Trái với cách làm việc ở đây nơi mà kỹ sư của hãng thiết kế phải chịu trách nhiệm cho những phác thảo của mình . Hãng sản xuất chỉ chịu trách nhiệm máy móc họ chế tạo ra chạy đúng theo công suất đã được ấn định . Các quý vị ở xứ "anh đào" này cái gì cũng bắt chúng tôi phải chịu trách nhiệm và cái gì cũng đòi hỏi phải được chứng minh . Mỗi ngày họ gửi cho chúng tôi cả trăm cái điện thư và tờ điện thư nào thì cũng "khẩn" cũng "mong được hồi âm càng sớm càng tốt" . Vì giờ giấc khác biệt giữa hai nước nên tối đến tôi lại phải log-in vô hãng từ nhà để trả lời trực tiếp điện thư cho họ, hay đúng hơn theo lời phân tích của Matt thì để "cãi tay đôi" với họ . Bất kể giờ nào tôi vào đường dây của hãng cũng thấy Matt đang làm việc và chúng tôi lại nói chuyện với nhau bằng hệ thống điện đàm của hãng . Tối nào Matt cũng dục tôi đi ngủ sớm nhưng tôi vì tự ái, muốn làm gương nên hôm nào cũng ráng thức cho thật khuya . Nhờ những dịp như thế mà Matt mới có cơ hội kể cho tôi nghe về chuyện của mình, dường như viết ra không cần mặt đối mặt làm Matt thoải mái hơn với những xẻ chia . Matt bảo:

- Đông Nghi đừng có ở đó mà làm đua với Matt . Matt tứ cố vô thân nên làm việc cũng là một cách chữa bịnh chán nản đấy .

Tôi đùa:

- Chính vì Matt độc thân nên mới cần thời gian để hẹn hò .

Matt cay đắng:

- Thôi, sợ lắm rồi Đông Nghi ạ . Người ta bảo một người thông minh không phạm cùng một lỗi lầm hai lần bao giờ mà Matt có chăng chỉ kém thông minh hơn Đông Nghi một tí mà thôi .

Matt kể sự đổ vỡ trong hôn nhân của Matt vì vợ của Matt đã quá hăng say trong công việc mà quên đi bổn phận làm vợ, làm mẹ . Matt viết:

- Lynn là một người đàn bà đầy tham vọng Đông Nghi biết không ? Lynn cứ từ cái nấc thang danh vọng này leo lên nấc thang danh vọng khác mà không biết đặt cho mình một giới hạn . Lúc đầu Matt tưởng vì hai đứa không có con nên Lynn muốn tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc khi có con thì Lynn sẽ dừng lại nhưng Matt lầm .

Những dòng chữ đột nhiên ngưng lại, thời gian dài đủ cho một thoáng thở dài:

- Thật ra sự có mặt của thằng bé chỉ làm chậm lại con đường Lynn đi đúng ba tháng thôi Đông Nghi à . Vừa xong thời gian ấn định được nghỉ dưỡng nhi là Lynn hùng hổ đi làm ngay . Matt nói thế nào cũng không được . Matt có đủ khả năng nuôi vợ con mà tại sao Lynn lại phải làm thế ? Không phải bổn phận lớn nhất của một người đàn bà là chức năng làm mẹ, làm vợ sao Đông Nghi ? Lynn là một người phụ nữ Á Đông mà cách suy nghĩ của Lynn còn hơn một người đàn bà tây phương . Với Lynn sự nghiệp là quan trọng hơn hết, thằng bé và Matt chỉ là những cái chấm nho nhỏ đứng mãi đàng sau .

Tôi im lặng một tí, nhấn một hàng những cái mặt mếu trong máy rồi trả lời Matt:

- Sao nghe như Matt vừa tả Đông Nghi thế này ?

Matt vội vàng khoả lấp:

- Đông Nghi đâu có vậy đâu, Matt thấy lúc nào Đông Nghi cũng đặt gia đình trên hết . Đi đâu Đông Nghi cũng mải móng về lo cho chú bé cơ mà .

Ở bên này màn hình nhỏ tôi ngập ngừng một lúc không biết có nên nói cho Matt nghe hết những suy nghĩ của mình, về những "đoạn trường" mà tôi đã "qua cầu mới hay" không . Đời sống ở nơi đây không giống như quê nhà, đèn nhà ai nhà nấy rạng, tôi còn nhỏ tuổi hơn Matt, kinh nghiệm sống có bao nhiêu đâu mà dám hàm hồ phân tích, hiểu biết bao nhiêu mà dám bàn ... loạn đúng sai .

- Matt à, đây là một đề tài rất dễ gây ... đụng chạm . Đông Nghi không biết mình có nên nói cho Matt nghe những ý nghĩ của mình hay không nữa, nói ra thì sợ mất lòng, không nói ra thì lại ... ấm ức .

Matt vẽ cái mặt cười trên máy:

- Có điều gì muốn xỉ vả Matt thì cứ nói ra đi, đừng ngại, kẻo giữ trong lòng ấm ức đêm nay không ngủ được thì ngày mai Matt cũng lãnh đủ hậu quả thôi Đông Nghi à .

Tội nghiệp Matt, không hề biết được rằng mình vừa chạm cái đầu kim sắc nhọn vào trái bong bóng đang căng hơi, tôi cắm cúi viết một mạch trên phím chữ:

- Đông Nghi không hiểu tại sao khi một người đàn ông biết vạch ra những cái mốc cho mình đi tới trong tương lai thì người đàn ông đó được khen là một người có nhiều hoài bão, có óc cầu tiến nhưng khi một người đàn bà làm cùng một việc như thế thì người đàn bà đó lại bị chê trách là bon chen, là có nhiều tham vọng .

Tôi cảm thấy cần chứng minh bằng cách nhắc lại chuyện do chính Matt nói cho tôi biết:

- Matt vẫn kể cho Đông Nghi nghe sau khi Lynn sanh cháu bé ba mẹ của Matt đã qua bên này ở với hai người để trông cháu mà phải không ? Vậy tại sao Matt lại còn trách móc khi Lynn quyết định trở lại nhiệm sở ? Chính vì Lynn an tâm có ông bà nội trông nom cháu nên Lynn mới đi làm lại . Không có một người mẹ nào mà không muốn tự tay săn sóc cho con đâu Matt ạ . Nhất là đó lại là đứa con đầu lòng, là kết quả của bao thương yêu mong đợi . Đông Nghi nghĩ chẳng có sự lựa chọn nào có thể khó khăn hơn sự chọn lựa rời xa con . Nhưng đôi khi đó là sự lựa chọn cần thiết . Ca dao tiếng Việt của Đông Nghi có câu "công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy", cái "công" thật là lớn nhưng cái "nghĩa" thì dường như đi liền với tim . Bởi vậy Đông Nghi có thể tha thứ cho bất cứ một câu nói nào của một người đàn ông ngoại trừ lời buộc tội vợ mình coi thường chức năng làm mẹ .

Matt cũng không vừa:

- Không phải ai cũng coi trọng chức năng đó như Đông Nghi đâu . Lynn chưa hề muốn có con . Là Matt năn nỉ lắm Lynn mới chịu mang thai thôi . Đông Nghi có biết suốt trong thời gian Lynn mang bầu Matt đã phải khổ sở như thế nào trước những lời rên rỉ của Lynn không ? Matt nghĩ nếu chính mình mang thai có lẽ còn dễ chịu hơn .

Tôi chua chát:

- Nhưng thực tế vẫn là Matt không phải là người mang thai có đúng không ? Cho dù muốn hay không thì thực tế vẫn là Lynn là người mang nặng, Lynn là người nhìn thân hình mình thay đổi từng ngày, Lynn là người ba tháng đầu tiên thì ốm nghén, ba tháng giữa thì mệt mỏi, ba tháng cuối cùng thì không thể ngồi đâu yên được đến 15 phút mà không phải chạy vào nhà vệ sinh . Chín tháng để cưu mang một sự sống, để chứng kiến một bào thai hình thành trong thân thể mình không phải là ngắn đâu Matt .

Matt gõ những dấu chấm rời thể như đang suy nghĩ lựa lời đối đáp, thì tôi đã tiếp:

- Đông Nghi phải công nhận với Matt một điều là ngày nay người đàn ông đã thay đổi cách suy nghĩ rất nhiều, họ biết chia xẻ với vợ hơn, họ đóng một vai trò tích cực hơn trong quá trình mang thai của người vợ

Tôi ngưng lại một tí, bụng bảo dạ để Matt được ... mát lòng một tí vì phe ta đang được đề cao rồi mới viết tiếp:

- Nhưng ... mỗi lần Đông Nghi nghe một người đàn ông tuyên bố "chúng tôi đang mang bầu", Đông Nghi lại cảm thấy buồn cười, làm gì có chuyện "chúng tôi đang mang bầu" hở Matt ? "Chúng tôi đang cùng mong chờ một đứa con" thì có chứ làm gì có chuyện "chúng tôi đang mang bầu". Matt có những ngày chất hormone trong người lên cao đến độ lúc nào cũng sẵn sàng để ứa nước mắt, cũng sẵn sàng bực dọc cau có không ? Matt có những đêm giật mình thức giấc hơ hoảng để tay lên bụng mình tìm một nhịp đập tim con không ? Matt có những giây phút trong ngày bất chợt lo lắng không biết những gì mình vừa ăn, vừa uống, vừa làm có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ và tâm thần của mạng sống mình đang cưu mang không ? Matt có bao giờ bất chợt nhìn một đứa bé trên đường đi làm rồi bỗng lạnh người khi nghĩ không biết đứa con mình sắp sinh ra có toàn vẹn hay không ? Matt có ứa nước mắt trên bàn sinh không phải đơn thuần vì đau nhưng vì sợ nếu mình có mệnh hệ nào thì con sẽ trở thành mồ côi ngay khi vừa lọt lòng mẹ không ?

Matt ngắt lời:

- Chính vì Matt biết Lynn phải trải qua những việc mà Matt không thể nào chia xẻ được nên Matt mới muốn đỡ đần cho Lynn bằng cách đề nghị Lynn nghỉ làm ở nhà với con .

- Matt có bao giờ nghĩ Lynn quyết định đi làm lại vì Lynn muốn tạo cho con một đời sống vững chắc hơn không ? Matt có bao giờ nghĩ Lynn muốn vươn lên vì Lynn muốn dạy cho con tinh thần trách nhiệm và sự tự lập sau này hay không ? Thậm chí có bao giờ Matt nghĩ Lynn không chọn con đường dễ dàng mà Matt đề nghị chỉ vì Lynn thương Matt không ? Công việc làm ở xứ sở này đâu phải là không bấp bênh, nếu chỉ một mình Matt đi làm thì cái áp lực của công việc nó đổ lên đầu Matt to lớn biết bao nhiêu . Matt có bị boss đì hay gặp phải một con nhỏ đồng nghiệp cà chớn cỡ Đông Nghi Matt cũng phải cắn răng chịu thôi chứ làm gì mà dám doạ nạt nghỉ làm đúng không ?

Hình như thấy tôi xửng cồ quá hay sao đó mà Matt bỗng đùa:

- Cũng may Đông Nghi không phải là luật sư của Lynn chứ nếu không chắc Matt đã chết ngắc trước một tỷ câu hỏi của Đông Nghi rồi .

Đọc câu đùa và cái mặt hề Matt vẽ tôi cũng cảm thấy là mình vô duyên, ngặt vì sạp than đã lỡ mở, đang ngon trớn, đóng lại thì hơi ... uổng nên tôi làm tới luôn:

- Mấy ông anh Đông Nghi hay than thở "làm đàn ông bên này thật là khổ, đứng xếp hàng sau con nít, đàn bà và thậm chí cả con kiki ..." .

Matt nhanh miệng hỏi khích

- Đàn ông bị xếp hạng như vậy không đúng sao? Rõ ràng là vậy mà!

- Không! Không đúng. Mỗi lần nghe thế Đông Nghi lại muốn thở dài, làm đàn bà nơi xứ sở này cũng có sướng gì hơn đâu . Nhất là những người đàn bà thuộc thế hệ ... nửa vời như Đông Nghi hay như Lynn . Sinh ra đàng đông, lớn lên đàng tây, ươm bằng lễ giáo khổng mạnh, tưới bằng tư tưởng tây phương ... Mọi thứ cứ nhập nhằng, hỗn độn rối rắm lung tung beng lên trong đầu . Phe ta đấu trí với phe mình túi bụi, bất phân thắng bại, hậu quả là những khắc khoải triền miên cùng gánh mặc cảm bất toàn nặng trĩu . Suốt đời bị dằng co bởi những nghĩ suy lưng chừng .

Matt chọc:

- Làm gì mà than thở não nùng thế Đông Nghi ?

- Đông Nghi nói thật đấy . Matt cứ thử nghĩ xem, Lynn và Đông Nghi đã phải ê a từ ngày còn bé những câu "tam tòng tứ đức", đã được răn bảo "một người đàn bà đảm đang là một người đàn bà lúc nào cũng phải lo tươm tất cho chồng con bữa ăn ngon, manh áo đẹp, nhà cửa lúc nào cũng phải ngăn nắp, sạch sẽ . Đàn ông có bổn phận xây nhà, đàn bà có bổn phận biến căn nhà đó thành một tổ ấm ". Trong khi đó đời sống bên đây thì lại đòi hỏi người đàn bà phải xông xáo ra ngoài xã hội . Một người đàn bà sống trong thời đại này cũng có bổn phận phải đóng góp cho sự phát triển nền công nghiệp chung quanh như một người đàn ông . Cuối cùng để chu toàn cả hai phía, người đàn bà Á Đông vừa phải dựng tổ ấm, vừa phải xây ... công ty .

Thế là tôi kết luận bằng giọng khẳng định:

- Đông Nghi nghĩ Matt đã trách oan cho Lynn khi buộc tội Lynn coi nặng sự nghiệp hơn gia đình . Đáng lý ra Matt không nên bắt Lynn phải đặt hai thứ không thể so sánh như thế lên cán cân Matt biết không ? Không thể nào gọi tinh thần trách nhiệm là một tham vọng được . Khi mình đi làm, được trả lương thì hoàn tất công việc là một bổn phận không phải là một sự chọn lựa Matt à . Nếu Đông Nghi nhớ không lầm thì đất nước mà mình đang sinh sống theo chủ nghĩa tư bản, không phải chủ nghĩa xã hội đâu .

Matt vẫn bướng bỉnh:

- Lynn không phải là người đàn bà duy nhất có gia đình phải đi làm . Matt cũng không phải là người không biết nhận xét đúng sai . Đông Nghi cũng đi làm tại sao Đông Nghi biết đến giờ là phải về để dón con ? Tại sao Đông Nghi biết trả lời với mọi người rằng Đông Nghi chỉ có thể làm thêm ở nhà, khi con Đông Nghi đã đi ngủ, còn Lynn thì không ?

- Tại vì Đông Nghi may mắn hơn Lynn là ngay lúc này ngành của tụi mình đang phát triển . Công ty đang cần Đông Nghi chứ Đông Nghi không cần việc làm nên Đông Nghi mới dám yêu sách như thế . Đông Nghi cũng từng có những lúc phải mím môi để con mong ngóng trong nhà trẻ vì những cuộc họp trễ , cũng từng có những lúc xót xa nước mắt ngắn nước mắt dài khi gọi điện thoại về cho con từ mấy ngàn cây số xa nghe con nói "Con không cần đồ chơi, con chỉ cần mẹ . Mẹ về với con đi ".

Những ngón tay đang ngon trớn trên phiếm chữ chợt ngập ngừng, cố dỗ cái nghèn nghẹn nơi cổ trước khi tiếp tục:

- Nhưng liền sau đó thì phải chùi vội nước mắt, đội cái nón sắt lên để ra công trường làm việc tỉnh bơ như mình không hề có một vướng bận nào khác hơn là cái công trình đang xây cất . Bởi nếu không làm như thế thì những công nhân ngoài công trường sẽ không coi mình ra gì, sẽ xác quyết hơn cho cái định kiến "cô chỉ là một người đàn bà học đòi chen chân vô thế giới đàn ông" của họ . Nếu Matt nghĩ rằng đây là một đất nước hoàn toàn bình đẳng giữa đàn bà và đàn ông trong cùng một công việc là Matt đã lầm to . Đông Nghi đã từng nghe một người boss lớn nói với Đông Nghi rằng "cô đang ở trong một thế giới đàn ông, cô phải làm việc với thành quả gấp đôi một người đàn ông để được nhìn nhận bằng một người đàn ông" .

Matt ngạc nhiên:

- Ông nào mà to gan lớn mật dám nói một câu kỳ thị như thế với Đông Nghi vậy ? Rồi Đông Nghi để yên cho ông ta nói à .

- Không để yên thì làm gì ông ta ? Đi tố cáo ông ta vì ông ta dám nói ra một sự thật hiển nhiên mà không ai dám nhìn nhận sao Matt ? Năm đầu tiên Đông Nghi đi làm, hãng nhận hai đứa mới ra trường cùng một lúc, một chàng sinh viên mỹ trắng và Đông Nghi . Trong lúc điền đơn Đông Nghi tình cờ nhìn vào đơn người đó và biết được rằng điểm trung bình của người đó thua Đông Nghi, vậy mà sau này anh chàng khoe lương Đông Nghi mới khám phá ra lương anh chàng hơn lương Đông Nghi đến 10% . Matt nói đi, như vậy có phải là kỳ thị hay không ? Hai đứa học sinh mới ra trường, kinh nghiệm đều là một con số không nhưng vì đó là một người đàn ông da trắng nên được trọng vọng hơn là một đứa con gái da vàng, mũi tẹt . Từ đó Đông Nghi đã thề với chính mình rằng Đông Nghi sẽ chỉ cho phép những người đàn ông làm chung với mình có quyền to lớn hơn, nói năng lưu loát hơn, hiểu biết về cách sống ở đất nước này hơn và ... da trắng hơn Đông Nghi nhưng Đông Nghi sẽ không cho phép họ có một kiến thức chuyên môn hơn Đông Nghi . Matt nói đi, như vậy là một tham vọng hay là một sự tự trọng tối thiểu của một con người, dù là sinh ra ở đông hay tây, dù là nam hay nữ ?

Những buổi nói chuyện bằng tay của tôi và Matt diễn ra đều đặn như thế và thường thì tôi là người nói, Matt là người nghe để ... đầu hàng vô điều kiện . Trong công việc tôi với Matt rất ít khi bất đồng ý kiến nhưng khi bàn về những câu chuyện ... bên lề thì tôi dường như lúc nào cũng sẵn sàng xắn tay áo lên ăn thua đủ . Có một điều không thể phủ nhận được là Matt thương con ghê lắm, mỗi buổi sáng thứ hai vào hãng cho dù gà gật vì thiếu ngủ nhưng trong ánh mắt Matt lại ánh lên những nét tươi vui lộ liễu . Matt ríu rít kể cho tôi nghe về con:

- Thằng bé thông minh ghê lắm Đông Nghi à . Nó làm tính nhẩm còn giỏi hơn mấy cô tính tiền ngoài chợ Walmart .
- Cả cuối tuần hai bố con đi bơi . Matt chỉ mới dạy cho nó có mấy tuần thôi mà nó bơi tiến bộ thấy rõ .
- Trời, con trai Matt mai mốt chắc đắt đào lắm đó nha Đông Nghi . Matt đưa nó vô thư viện mượn sách mà sách thì cu cậu không kiếm cu cậu cứ kiếm mấy cô be bé để đá lông nheo hoài .

Matt kể cho tôi nghe Matt mướn một căn hộ nhỏ gần nhà Lynn để cuối tuần hai cha con có chỗ ăn ở . Tôi trợn mắt:

- Sao Matt sang thế, mướn nguyên một căn apartment chỉ để ở cuối tuần thôi à ? Sao Matt không thuê khách sạn ?

Matt cười buồn:

- Mấy tháng đầu khi Lynn mới dọn về ở gần bố mẹ Lynn, Matt thuê khách sạn mỗi khi về thăm thằng bé với ước mong mọi việc chỉ có tính cách tạm thời . Nhưng rồi Lynn xin được việc làm mới, Lynn đòi tiến hành thủ tục li dị . Matt biết chẳng còn cách gì cứu vãn nữa nên Matt dọn vào khu apartment này để thằng bé có chỗ để đồ chơi . Thằng bé đang tuổi lớn, mê chạy nhảy phá phách, ở khách sạn tù túng quá chẳng có chỗ chơi, có mỗi cái sofa bed mấy tuần đầu Matt còn bày trò chơi bằng cách "biến cái ghế thành cái giường" nhưng riết rồi thằng bé cũng chẳng còn cái hứng thú gì với trò ảo thuật chán phèo đó của bố nữa .

Không hiểu tại sao tôi vẫn có cảm tưởng rằng Matt vẫn còn yêu Lynn, không hiểu tại sao tôi vẫn cứ đọc được trong những lời lẽ chua chát của Matt thoáng nuối tiếc ăn năn . Có lẽ vì những lời từ chối nhẹ nhàng nhưng không kém phần cương quyết mỗi khi một ai đó ngỏ lời giới thiệu bạn gái cho Matt, có lẽ vì những chuyến đi kiên trì xuyên bang của Matt trong suốt những ngày tháng qua, có lẽ vì cho dù Matt rất mong được sống gần con, cho dù Matt bị áp lực từ gia đình bắt phải dành quyền nuôi dưỡng thằng cháu nội duy nhất của bố mẹ Matt vẫn từ chối không cho luật sư của mình bình phẩm xấu về Lynn, có lẽ vì một tấm hình rất cũ thuở hai người còn học đại học Matt giấu đàng sau kệ sách một lần tôi vô tình nhìn thấy . Tấm hình với ánh mắt tình tứ của người con gái có mái tóc đen dài tung bay theo gió, với nụ cười tươi sáng của người con trai dường như rực rỡ hơn cả cái ánh nắng loang loáng trên những cánh hoa tullips đàng sau lưng họ . Tôi nhớ mình đã nhìn sững tấm hình đó rất lâu, tự nhủ có lẽ hai người trẻ tuổi đang yêu say đắm trong hình đó chẳng thể nào ngờ họ sẽ có cái ngày đớn đau vỡ vụn như hôm nay . Dưng không tôi lại cảm thấy thật gần gũi thân quen với ngươì đàn bà chưa lần gặp gỡ đó . Người đàn bà chắc hẳn cũng có những đêm dài âm ỉ gậm nhắm những khắc khoải như tôi, chắc hẳn cũng có những sớm tinh mơ một mình lái xe trên con lộ thênh thang áy náy cân đo giữa bổn phận và trách nhiệm như tôi . Người đàn bà có lẽ cũng từng yêu cuồng nhiệt như tôi đã yêu, từng cảm thấy cô độc trên con đường chênh vênh tên gọi hôn nhân như những thoáng cô đơn ngợp người tôi mang vác . Đã từ lâu tôi học được rằng hạnh phúc không phải là một kho tàng to lớn nằm nơi cái đích mà mình phải đến nhưng chính là những nhặt nhạnh nhỏ bé trên cuộc hành trình mà mình đi qua . Cuộc đời vốn không hiện hữu một cuộc hôn nhân lý tưởng, một người đàn ông vẹn toàn, có chăng chỉ trong những ngôn từ, trên những dòng tiểu thuyết mà thôi, mà giả dụ có một người đàn ông hiếm hoi như thế thì chắc cũng chẳng đến phiên tôi nhận lãnh bởi bản thân tôi vốn không vẹn toàn . Nhưng hiểu là một điều, ngăn cho nỗi buồn đừng lai vãng đến lại là một điều hoàn toàn khác xa . Khoảng cách từ đầu xuống đến tim đôi khi là khoảng cách vời vợi nhất của một đời người .



***


Một lần tôi tò mò hỏi Matt:

- Mỗi lần Matt đến đón thằng bé thái độ của Lynn đối với Matt ra sao ?

Matt cười:

- Bình thường thôi, không đến nỗi xua chó ra cắn Matt .
- Vậy Matt có nghĩ đến chuyện làm hòa lại với Lynn không ? Biết đâu thời gian xa nhau đã dạy cho cả hai người thấy rằng tình yêu đích thực vốn không nằm trên một tờ giấy hôn thú vô tri .

Matt buồn bã:

- Không có chuyện đó đâu Đông Nghi à, một khi Lynn đã quyết định điều gì thì không bao giờ thay đổi . Lynn cứng rắn và ... và tuyệt tình lắm Đông Nghi ơi .

Tôi lắc đầu:

- Matt có bao giờ nghĩ tuyệt tình là một cách thể hiện sự yếu đuối mãnh liệt nhất không ? Vì biết rằng mình không thể nào chịu đựng thêm được những đớn đau, biết rằng mình sẽ gục ngã trước những phũ phàng nên đành tỏ ra vững mạnh bằng cách ... trốn chạy . Độc ác bóp nghẽn trái tim của chính mình bắt nó phải dửng dưng với niềm đau .

Matt thường trêu tôi:

- Phải mà Matt có cái may mắn làm việc chung với đệ tử của Gloria Steinem (*) từ mấy năm trước, được chỉ bảo khuyên răn mỗi ngày thì có lẽ bây giờ Matt đã tiết kiệm được khối tiền xăng mỗi tuần rồi .

Biết rằng Matt chỉ đùa chứ không có ý trách cứ nhưng tôi vẫn thấy như mình có bổn phận phân bua cho những cái "rảnh hơi" của mình:

- Đông Nghi không dám nhận mình là đệ tử của Gloria Steinem đâu Matt ạ . Bà là người tranh đấu cho những gì to lớn, Đông Nghi chỉ dám nói lên những cảm nhận nhỏ bé của mình . Càng không có ý chỉ bảo hay phê bình đả kích cánh ... đàn ông của Matt đâu . Đông Nghi hiểu thế hệ Đông Nghi bây giờ đã may mắn hơn thế hệ của mẹ rất nhiều . Người đàn ông bây giờ biết chia xẻ với vợ mình hơn trong công việc gia đình, không còn cái thái độ "chồng chuá vợ tôi", cũng không phân biệt việc của chồng hay việc của vợ nữa . Đông Nghi biết khối "ông nội trợ" nấu ăn ngon bằng mấy lần "bà nội trợ" đó . Nhưng có lẽ vì Đông Nghi là đàn bà, tư duy kém cỏi mà ước mơ thì lại vô chừng nên Đông Nghi được đàng chân, lân đàng đầu, đã được đỡ đần rồi giờ lại đòi thêm cảm thông .

Matt nghi ngờ:

- Hummm ... dữ không, "mắng mỏ" người ta cho đã rồi bây giờ lại khen tặng, không biết nên mừng hay nên lo nữa đây Đông Nghi ạ .

Tôi cười:

- Đông Nghi nói thật đó mà . Đôi khi chỉ cần một vài sợi cảm thông cũng dẻo dai đủ để kéo ngàn tấn đa đoan đó Matt biết không ? Đông Nghi muốn chia xẻ để Matt có cái nhìn bao dung hơn cho những người đàn bà đang cố nuôi dưỡng và gìn giữ những gì thuộc về mình thôi . Matt cứ nghĩ đi, có cái gì khác biệt trong công việc làm hàng ngày của Matt và của Đông Nghi đâu, cả hai đều phải đương đầu với những cái khó ưa của các ngài "Matsumotto-san" như nhau . Nhưng khi Matt bực tức Matt có thể đá cái bàn, đẩy cái ghế, đóng cửa văn phòng rầm rầm hay thậm chí ... to tiếng chửi thề một câu . Tất cả những điều đó khi đến từ Matt sẽ không gây ra một mảy may chớp mắt ngạc nhiên nào từ những người chung quanh . Nhưng cứ thử nghĩ nếu Đông Nghi hành động y như vậy thì mọi người sẽ phản ứng ra sao ? Chắc chắn sẽ có những cặp mắt mở to kinh ngạc, chắc chắn sẽ có những cái lắc đầu phản đối . Nhẹ thì bị xì xào "chắc sáng nay cãi nhau với chồng", nặng thì bị chỉ trích "không có tác phong đứng đắn", hay bị chế giễu "à, chắc đang ở cái thời điểm ... đó trong tháng ".

Matt nheo mắt giơ hay tay lên trời biểu tượng cho sự đầu hàng sau câu nói của tôi . Tôi lườm Matt một cái dài ngoằng rồi tiếp:

- Bởi vậy người phụ nữ phải ôm hết những tức bực đó trong lòng . Ôm riết thì nó cũng nặng trĩu chứ, nói gì với ai được ngoài đem về kể lể với chồng . Kể lể như một điều tâm sự chứ không phải để gián tiếp than vãn "vì chồng tôi phải chạy rông, vì chồng tôi phải qua cầu đắng cay" đâu . Khổ một điều bản năng của người đàn ông không phải là nghe mà là hành động . Vậy là lại có những câu "em muốn anh phải làm gì cho em ?" hay "ai biểu em không nghe lời anh ở nhà lo cho con làm chi bây giờ còn kể lể " ...

Matt ngắt lời:

- Vậy chứ Đông Nghi bảo những lúc như vậy thì đàn ông phải làm gì ? Nghe thôi mà không trả lời mà được yên thân với các bà sao ? Lại không một màn "anh không nghe em nói gì à ?", hay "nói với anh cũng như không, anh tỉnh bơ trước những khó khăn của người ta" . Matt trải qua hết rồi, đường nào cũng chết .

Tôi trêu:

- Trời ơi, đó là cơ hội để Matt chứng minh cái "thông minh nhất nam tử" của mình mà . Lỗi phải thuộc về ai không cần biết, bổn phận của một ông chồng ... ngoan là phải ôm ngay vợ vào lòng dỗ dành "em đừng buồn, tại ông boss của em già nên lẩm cẩm thôi chứ lỗi không phải của em đâu", hay tuyên bố "cái máy đó nó không chạy đúng chẳng phải tại em thiết kế sai mà tại mấy người thợ hãng em mướn không giỏi thôi . Đáng lẽ họ phải hiểu được những gì em nghĩ trong đầu chứ tại sao chỉ đọc những gì em vẽ trên giấy thôi chứ ... " .

Matt phì cười:

- Viết sách về "nghệ thuật dỗ vợ" cạnh tranh với John Gray (**) đi Đông Nghi .

Tôi lắc đầu:

- Thôi chẳng dại, lớ xớ đến gần hoả tinh bị thiêu cháy như chơi . Nhưng không lẽ không đóng góp tí ti gì trong công cuộc "nối nhịp cầu bang giao" giữa hoả tinh và vệ tinh hầu đem lại nền hoà bình thế giới với người ta thì cũng kỳ nên Đông Nghi xí xọn vậy ý mà.

Rồi nhỏ giọng nghiêm nghị:

- Thế giới càng văn minh thì lại càng tạo ra lắm nhu cầu, càng lắm nhu cầu thì con người lại càng bị nhiều áp lực trong công việc . Người ta vẫn nói "sau lưng một người đàn ông thành công là một người đàn bà tài giỏi", Đông Nghi nghĩ câu nói đó cần thêm vào một vế sau cho hợp với thời điểm hôm nay, đó là "sau lưng một người đàn bà thành công là một người đàn ông độ lượng" . Hãy là người đàn ông độ lượng đó nha Matt . Hãy là một chốn dựa bình an để người đàn bà lúc nào cũng phải tỏ ra vững chãi với đời có một nơi tìm về yếu đuối . Hãy là một vòng tay mở rộng để người đàn bà cả ngày đã phải nhoẻn miệng "ngạo với nhân gian một nụ cười" có một nơi đêm về thút thít không cần lý do . Hãy là một đại dương bao la im mình đón nhận những nỗi buồn mênh mông của người mà mình nói mình thương yêu tràn vào nha Matt . Bởi vì đàn bà càng tỏ ra bản lãnh bao nhiêu thì lại càng yếu đuối bấy nhiêu . Với họ niềm vui có thể chia xẻ phung phí nhưng nỗi buồn thì không phải với ai cũng giăng mắc đâu Matt à .

Không biết những cái lắm lời nhiều chuyện của tôi có đem lại một chút gì ủi an cho Matt hay không vì tôi đã quyết định rời hãng trở về với công việc kỹ thuật "nhạt như nước ốc" của mình một thời gian ngắn sau đó . Tôi bảo với Matt tôi không uyển chuyển khéo léo đủ để giao thiệp với con người, tôi chỉ có thể giao du với con số mà thôi vì những con số không biết bắt bẻ lại tôi . Matt cười:

- Đông Nghi có nhiều khả năng hơn là Đông Nghi cho phép mình thừa nhận . Người ta thường nói người khe khắt nhất với sự thành công của mình đôi khi lại là chính bản thân mình . Đừng cho là mình phải hoàn thành việc gì to lớn mới gọi là thành công, chỉ cần mình không làm sai với lương tâm, chu toàn trách nhiệm với những gì được giao phó là mình đã không thất bại rồi Đông Nghi biết không ?

Lời khuyên của Matt tôi đã đem theo mình suốt những ngày tháng qua như những ủi an, mỗi khi tưởng chừng như mình bị nuốt chửng trong công việc, bị đè nén đến nổ tung . Nhưng tôi lại bỏ Matt lại sau lưng chỉ vì công trình tôi đang làm không tận dụng những máy móc hãng Matt sản xuất . Một hôm tôi nhận được điện thư của Laura, một đồng nghiệp của Matt, Laura viết:

Đông Nghi,

Laura biết rằng Đông Nghi sẽ sững sờ ghê lắm khi đọc điện thư này của Laura . Laura tiếc rằng mình lại phải đem đến cho Đông Nghi một tin buồn . Matt mới qua đời thứ hai vừa rồi Đông Nghi ạ . Xác hiện đang quàn ở nhà quàn Serenity . Tang lễ sẽ được cử hành vào thứ bảy này . Laura biết khi còn làm ở đây Matt với Đông Nghi thân nhau lắm nên chắc rằng Đông Nghi sẽ muốn tham dự . Có gì hai đứa mình đi chung nhé . Gọi cho Laura ở số xxx .


Tôi đã sững người thật lâu trước màn hình nhỏ không dám tin vào những giòng chữ mình đang đọc và bắt gặp những ngón tay mình run run trên những phím số gọi điện thoại cho Laura . Bằng một cái giọng trầm buồn khác hẳn với vẻ lí lắc thường ngày của cô thư ký xinh nhất hãng Laura kể cho tôi nghe Matt bị tai nạn xe cộ trên đường thăm con trở về . Chiếc xe Matt lái đâm vào thành cầu xa lộ, rớt từ độ cao khoảng năm thước xuống mặt đường bên dưới . Matt bị văng ra khỏi xe và theo như kết quả khám nghiệm sơ khởi thì Matt đã tắt thở liền tại chỗ . Tôi rùng mình cảm thấy chân tay mình lạnh dần theo lời kể của Laura, không dám tưởng tượng tiếp đến nỗi hoảng sợ hay sự đau đớn của Matt khi khám phá ra mình đang rơi giữa khoảng không vô phương cứu chữa . Laura thầm thì:

- Ở đây người ta đồn là Matt tự tử đó Đông Nghi ?

Tôi hốt hoảng kêu lên:

- Đông Nghi nghĩ không có đâu, chắc Matt ngủ gục khi đang lái xe nên xe bị lạc tay lái đó mà . Tại sao người ta đồn gì kỳ cục vậy hở Laura ? Đông Nghi nghĩ không đời nào Matt lại lấy đi mạng sống của mình như vậy đâu . Không thể nào ...

Laura bùi ngùi:

- Laura cũng hy vọng là đó chỉ là một tai nạn rủi ro chứ nếu không thì buồn quá phải không Đông Nghi ? Đã có một dạo Matt vui vẻ yêu đời ghê lắm, ai cũng tưởng rằng Matt và Lynn sẽ giải hòa lại với nhau . Cả bọn còn ghẹo Matt rằng đám cưới lại thì không có quà cưới đâu đó . Matt khoe với Laura là Lynn đã bằng lòng dọn về đây, nhưng không ai ngờ rằng Matt lại gặp một sự phản đối quyết liệt từ gia đình . Mẹ Matt không bằng lòng cho Matt hoà lại với Lynn . Bà nói gia đình bà không thể nào chấp nhận một đứa con dâu như Lynn . Đàn bà một khi đã dám bước chân ra đi, dám li dị chồng thì không thể nào quay về làm một người vợ tốt được nữa . Làm đàn bà là phải biết kiên trì chịu đựng, phải biết nhẫn nhục hy sinh, phải biết vui vẻ phục tùng . Đông Nghi ơi, sao đàn bà đông phương của Đông Nghi phải "biết" nhiều thứ như thế ?

Tôi im lặng nghe cay cay ở mắt, không có câu trả lời cho Laura . Làm sao nói cho Laura hiểu những phong tục bảo thủ, những lề luật khe khắt từ ngàn năm xưa đã vượt hàng ngàn cây số, qua một bờ đại dương mênh mông để đuổi theo chúng tôi . Bên kia đầu giây điện thoại Laura thở dài rồi tiếp:

- Laura nghe nói Lynn đến nhà bị bà đuổi ra không tiếp nữa đó Đông Nghi . Bà bắt Matt phải chọn giữa gia đình và Lynn . Bà nói nếu Matt trở lại với Lynn không những là bôi tro trát trấu vào gia đình bà mà còn làm nhục sĩ diện của cả dòng họ nữa . Matt buồn lắm, bên vợ, bên mẹ biết chọn bên nào hở Đông Nghi ? Laura biết cả Matt lẫn Lynn đều cố gắng xoa dịu bà, Lynn còn đưa thằng bé về thăm bà mấy lần nữa, bà nói cháu nội thì bà nhận nhưng con dâu thì không . Không những thế bà còn muốn Matt phải lấy vợ khác . Cách đây mấy tháng hãng của Lynn mở chi nhánh mới ở Đài Loan, Lynn đã nhận lời về đó điều hành cho họ . Từ hôm hay tin Matt xuống tinh thần thấy rõ Đông Nghi ạ ...

Không cần Laura nói tôi cũng biết Matt xuống tinh thần . Thằng bé là lẽ sống và nguồn an ủi của Matt . Tuy chưa lần gặp Lynn hay nghe Matt thổ lộ về tình yêu dành cho Lynn nhưng qua những gì Matt đã trải qua tôi cũng mù mờ cảm nhận được tình yêu họ cho nhau . Nếu Lynn là con tim thì thằng bé là linh hồn của Matt . Người ta có thể sống khi con tim và linh hồn của mình sắp rời xa nửa vòng trái đất hay không ? Tôi không biết nhưng tôi vẫn từ chối tin rằng Matt đã lấy đi sự sống của mình . Vì tôi biết Matt hiểu rõ sự có mặt của một người cha, cho dù có xa vời ngàn ngàn cây số, cũng vẫn cần thiết và may mắn hơn cái mất mát thiên thu mà thằng bé đang gánh chịu . Vì tôi biết Matt hiểu con người vốn không là vĩ nhân nên chẳng thể có những lựa chọn vĩnh viễn . Vì tôi biết Matt hiểu có những con đường cần phải vượt qua cho dù bằng những bàn chân rướm máu ... Vâng, vì tôi biết tất cả những điều đó nên tôi không chấp nhận giả thuyết Matt đã đầu hàng, đã trốn chạy bằng một sự giải thoát bất công ...

Cuối cùng thì tôi cũng có cơ hội gặp Lynn, người đàn bà cho dù không nhìn hình tôi cũng có thể nhận ra dễ dàng bởi dáng vẻ cô độc đến tội nghiệp, cố gắng thu mình thật nhỏ trong góc nhà nguyện, cách xa những người trong tang quyến đến mười mấy hàng ghế . Thỉnh thoảng thằng bé con Matt đang ngồi bên cạnh ông bà nội lại chạy xuống chỗ mẹ phụng phịu, người đàn bà lại ôm lấy nó vỗ về dỗ dành rồi lại dẫn nó lên ngồi vào cái vị trí mà nó phải ngồi, gần linh cửu của bố nó . Một nơi chốn mà mẹ nó không có quyền tham dự, không được coi là một phần tử, cho dù người quá cố là người mà nàng đã hết lòng thương yêu, đã từng đầu ấp tay gối để tạo ra một đứa con thương yêu . Người đàn bà trong cái áo đen giản dị qùy với mái tóc rũ che nghiêng một bên mặt, thỉnh thoảng lại đưa ngón tay lên mi gạt nhanh, chừng như cố dỗ những giọt nước mắt đọng ngược trong bao ngày tháng chịu đựng không cho chúng lã chã rơi ra . Ừ, những giọt nước mắt xót xa chảy ra làm gì để thiên hạ thêm cơ hội bàn tán, dè bỉu . Những giọt nước nhòa môi mặn đớn đau tim biết đâu sẽ chẳng bị cho là giả dối, là những giọt nước mắt cá sấu ... Ơi, cõi nhân gian người cay nghiệt với người đến độ nghi ngờ cả niềm đau và đặt tên cho từng giọt nước mắt ...

Đường chạy vòng quanh một vòng tiều tụy
Một bờ cỏ non một bờ mộng mị ngày xưa
Từng lời tà dương là lời mộ địa
Từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe


Ừ, hãy có một giấc ngủ thật bình yên Matt nhé . Cuối cùng thì Matt đã chạy xong cái vòng tiều tụy đó rồi . Đã trả xong những cái nợ nần dương thế . Ở trên cao đó nhìn xuống có lẽ Matt đã mãn nguyện vì biết rằng mình đã được thương yêu vô cùng . Vì chỉ có tình yêu mới khiến người đàn bà can đảm đủ để qùy chịu trận trước những tia nhìn buộc tội cay độc, giận dữ, oán ghét không lời giải bày, phân minh . Người ta vẫn bảo nghĩa tử là nghĩa tận nhưng với người đàn bà thì tình yêu một khi đã trao ra thì sẽ chẳng bao giờ có ngày tận Matt biết không ? Cái chết có thể chấm dứt mọi thứ ngoại trừ tình yêu .

Trong khi ta về lại nhớ ta đi
Đi lên non cao đi về biển rộng
Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng
Ngọn gió hoang vu thổi buốt xuân thì.....


Vâng, đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng!!!

Một lời nguyện cầu vĩnh hằng cho Matt . Một lời nguyện cầu bình yên cho Lynn và cho chú bé . Một lời nguyện cầu cho thế hệ thứ hai, thứ ba của những cô bé da vàng như tôi thôi không khắc khoải giữa hai nền văn hoá, hai luồng tư tưởng . Một lời nguyện cầu cho chính tôi để tôi có thể nuôi dưỡng người đàn ông đang lớn của riêng mình với sự hiểu biết rằng thuở hoang sơ khi Thượng Đế tạo ra nhân loại ngài đã tinh tế lấy cái xương sườn của người đàn ông để tạo ra ngươì đàn bà chứ không phải cái xương đầu và càng không phải cái xương ... gót chân ...

(cho D.L., ngủ yên, nhé!)

05.28.08
Hoài Yên

(*) Gloria Steinem - một trong những người nổi tiếng về việc tranh đấu cho nữ quyền ở Hoa Kỳ .
(**) John Gray - tác giả cuốn sách "Men are from Mars, Women are from Venus".










--------------------
"bình yên một thoáng cho tim mềm ... "
Go to the top of the page
 
+Quote Post
tdao
post Jun 6 2008, 08:20 PM
Post #5


Member
**

Group: Guests
Posts: 17
Joined: 20-April 08
From: USA
Member No.: 38
Country



Hoài Yên ơi ! tdao đọc đi đọc lại bài của HY , hay quá ! cảm ơn HY . tdao đã rơi nước mắt đó , bắt đền đấy
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Hoài Yên
post Jun 9 2008, 03:31 AM
Post #6


Bình Yên Một Thoáng
**

Group: Members
Posts: 28
Joined: 9-May 08
Member No.: 70
Country



QUOTE(tdao @ Jun 6 2008, 09:20 PM) *
Hoài Yên ơi ! tdao đọc đi đọc lại bài của HY , hay quá ! cảm ơn HY . tdao đã rơi nước mắt đó , bắt đền đấy


cám ơn tdao đã ghé vào nhà HY nha ... tdao đừng rơi nước mắt nữa mờ, dạo này xăng đắt, vàng lên, gạo hiếm nên tiết kiệm nguyên liệu tdao ơi ... tongue.gif


--------------------
"bình yên một thoáng cho tim mềm ... "
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Hoài Yên
post Jun 9 2008, 03:33 AM
Post #7


Bình Yên Một Thoáng
**

Group: Members
Posts: 28
Joined: 9-May 08
Member No.: 70
Country



Định Nghĩa ...

- Hôm nay ngồi buồn lôi hết truyện em viết ra đọc đấy .
- Trời, nói gì nghe dễ mích lòng vậy . Công trình người ta ăn cắp giờ của hãng viết truyện chỉ để đọc thay vì ngáp ruồi thôi sao ?

- Văn của em có một phong thái rất đặc biệt . Em đừng mất công thay tên đổi họ làm gì vì truyện của em đọc chỉ cần chú ý một chút là biết ngay ai là ... thủ phạm .
- A! ý chê văn người ta đơn điệu ...

- Dường như người đọc thích truyện của em vì những cuộc tình thật đẹp trong đó, đẹp ngay cả lúc người ta xa nhau . Văn của em thường làm người ta mỉm cười lúc ban đầu và ngậm ngùi khi kết thúc . Truyện nào thì nhân vật nữ cũng hao hao giống nhau, bướng bỉnh, lém lỉnh, hơi đanh đá và nhân vật nam thì sẽ bị em giết chết . Tại sao em ... ác thế ?
- humm ... có lẽ để có một cuộc tình đẹp thì nhân vật nữ cần đanh đá và nhân vật nam nên lăn đùng ra chết ...

06.06.08
Hoài Yên


--------------------
"bình yên một thoáng cho tim mềm ... "
Go to the top of the page
 
+Quote Post
M&N
post Jun 9 2008, 07:56 AM
Post #8


Bảo vệ Tổ Quốc
***

Group: Trang Chủ
Posts: 11,665
Joined: 7-April 08
Member No.: 6
Country



QUOTE(Hoài Yên @ Jun 9 2008, 04:31 AM) *
cám ơn tdao đã ghé vào nhà HY nha ... tdao đừng rơi nước mắt nữa mờ, dạo này xăng đắt, vàng lên, gạo hiếm nên tiết kiệm nguyên liệu tdao ơi ... tongue.gif


Lâu quá M&N ít gặp Tdao, mong Tdao lúc nào có thời gian rảnh thì nhớ ghé vào trò chuyện ủng hộ Hàn Yên và bạn bè cho vui ... cheekkiss.gif

M&n cũng giống Tdao, rất xúc động mỗi khi đọc truyện của Hàn Yên .... nhẹ nhàng, đầy tình tứ love1.gif

thankyou.gif Hàn Yên love1.gif


--------------------
Mmm
Go to the top of the page
 
+Quote Post
DarkAngel
post Jun 9 2008, 08:20 AM
Post #9


Nàng Của Chàng
***

Group: Năng Động
Posts: 78
Joined: 1-May 08
Member No.: 55
Country



QUOTE(Hoài Yên @ Jun 9 2008, 04:33 AM) *
Định Nghĩa ...

- Văn của em có một phong thái rất đặc biệt . Em đừng mất công thay tên đổi họ làm gì vì truyện của em đọc chỉ cần chú ý một chút là biết ngay ai là ... thủ phạm .
- A! ý chê văn người ta đơn điệu ...



06.06.08
Hoài Yên



Yeah, chérie, moi hoàn toàn đồng ý với câu nói trên, thay tên đổi họ, mặc áo dài, sường sám,
soirée, capris, short, whatsoever người ta cũng nhận ra chérie ngay bởi vậy nếu ngày nào đó ai mà
nhận dạng ra chérie thì bảo đảm chérie có 3 thần công lực cũng không tàn hình được đâu.... Thôi chịu
khó vậy
party.gif yelrotflmao.gif yelrotflmao.gif .
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Bryce
post Jun 9 2008, 05:03 PM
Post #10


Thân Hữu
***

Group: Members
Posts: 291
Joined: 16-April 08
From: California
Member No.: 26
Country





Here is my two-cent comments:


Công trình người ta ăn cắp giờ của hãng viết truyện chỉ để đọc thay vì ngáp ruồi thôi sao ?
thankyou.gif Ráng mà ăn cắp giờ nhiều hơn cho thiên hạ nhờ... you may be in a wrong career...haha... I'm sorry... Nếu mà có bị laid off (by boss, chứ khg phải husband!), thì KEKHOPK.COM sẻ hire you vậy??? 79.gif


- Văn của em có một phong thái rất đặc biệt . Yes, it is. nature-smiley-009.gif

- " A! ý chê văn người ta đơn điệu ...
- Dường như người đọc thích truyện của em vì những cuộc tình thật đẹp trong đó, đẹp ngay cả lúc người ta xa nhau"


HY đã diển tả và nêu lên được phần nào ASIA-AMERICAN's internal conflicts (probably for the 1&1/2 generation, came to the US when they are 15-20 years old: his own family and tradition family). I am surprised with its facts and a good made up background when I enjoy it as a "non-love story" ! Again "well said" and Thanks. idea01.gif







--------------------
Go to the top of the page
 
+Quote Post
tdao
post Jun 9 2008, 09:25 PM
Post #11


Member
**

Group: Guests
Posts: 17
Joined: 20-April 08
From: USA
Member No.: 38
Country



QUOTE(Hoài Yên @ Jun 9 2008, 04:31 AM) *
cám ơn tdao đã ghé vào nhà HY nha ... tdao đừng rơi nước mắt nữa mờ, dạo này xăng đắt, vàng lên, gạo hiếm nên tiết kiệm nguyên liệu tdao ơi ... tongue.gif

HY thân mến !
Mỗi ngày tdao vào đây để chờ đọc bài cua HY , không những tdao đọc mà tdao gọi cho người khác đọc nữa , ráng ăn cắp giờ của hãng mà viết đi , cho tdao đọc với . nhưng theo tdao , HY cho anh chàng chết như vậy thì nhanh quá ! tdao muốn anh chàng phải đồng ý với mình trước khi chết [ nếu muốn cho anh chàng chết] , nhưng mà cho anh ta chết tdao thấy thương quá ! hu hu hu
Go to the top of the page
 
+Quote Post
tuyettinh
post Jun 10 2008, 02:48 AM
Post #12


Chàng Trai Cô Đơn
***

Group: Năng Động
Posts: 725
Joined: 29-May 08
Member No.: 102
Country



QUOTE(tdao @ Jun 9 2008, 10:25 PM) *
Nhưng theo tdao, HY cho anh chàng chết như vậy thì nhanh quá! tdao muốn anh chàng phải đồng ý với mình trước khi chết [nếu muốn cho anh chàng chết], nhưng mà cho anh ta chết tdao thấy thương quá! hu hu hu

Thì trước sau gì cũng chết mà tdao. HY cho chàng chết nhanh vì tính nhân đạo đó, chứ để chàng đồng ý cái cụp rồi khoát tay nhau vô thánh đường, khác nào giết chàng từ từ không gươm dao, một cái chết kéo dài kéo dài.... tongue.gif

Đùa thôi HY, mần ơn viết lẹ lẹ cho bà con đọc truyện của bạn nature-smiley-009.gif

.


--------------------
Go to the top of the page
 
+Quote Post

4 Pages V   1 2 3 > » 
Reply to this topicStart new topic
1 User(s) are reading this topic (1 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



Lo-Fi Version Time is now: 8th September 2024 - 02:36 PM