Trông mong gì ở cái Quốc hội này?, Trần Phong |
Trông mong gì ở cái Quốc hội này?, Trần Phong |
May 22 2012, 06:02 AM
Post
#1
|
|
Bảo vệ tổ quốc Group: Năng Động Posts: 1,674 Joined: 27-September 10 From: Canada Member No.: 16,191 Age: 52 Country |
Trông mong gì ở cái Quốc hội này? Có nhiều người lại cứ hay lôi ông Hồ ra mà định dọa mấy tay cộng sản “định hướng phong kiến” thời nay rằng thì là bác bảo thế này, rằng thì là bác bảo thế kia, nhưng mà “ối giời ôi”! Hiến pháp năm 1946 là do ông Hồ đứng đầu ban soạn thảo, đến lần sửa hiến pháp đầu tiên năm 1959 cũng lại ở trong “thời” ông Hồ đấy thôi, thế mà nó cũng đâu còn Tự do – Dân chủ nữa?... * Bấy lâu nay, mọi người cứ hay lấy bản hiến pháp năm 1946 ra mà so sánh với các bản hiến pháp sau này để rồi lại chép miệng tiếc nuối cho “những ngày xưa thân ái”… Chắc có lẽ vì quá bức xúc nên nhiều người mới hay quên một điều rất cơ bản là: năm 1946 do dân ta và cả quốc hội chưa có diễm phúc “được” đảng ta lãnh đạo toàn diện cho nên hiến pháp năm 1946 mới thể hiện được Tự do – Dân chủ. Dân có quyền phúc quyết hiến pháp và quyền được tham gia những việc lớn quốc gia đại sự giống với các nước văn minh thời bấy giờ cũng như đa số các nước dân chủ trên thế giới ngày nay. Nhưng từ năm 1954 cho đến tận bây giờ, dân ta cũng như quốc hội đã “được” đảng nổi lên lãnh đạo, không những toàn diện mà còn ép cả dân tộc phải “tự nguyện” thừa nhận cho đảng ngồi lên cổ mình bằng cái điều 4 quái gở từ năm 1992. Thế thì lấy đâu ra tự do và dân chủ nữa mà cứ “mơ về nơi xa lắm” như thế cho nó mệt cái đầu vốn đang phải lo toan đủ thứ trong cơn bão giá để mà tồn tại? Có nhiều người lại cứ hay lôi ông Hồ ra mà định dọa mấy tay cộng sản “định hướng phong kiến” thời nay rằng thì là bác bảo thế này, rằng thì là bác bảo thế kia, nhưng mà “ối giời ôi”! Hiến pháp năm 1946 là do ông Hồ đứng đầu ban soạn thảo, đến lần sửa hiến pháp đầu tiên năm 1959 cũng lại ở trong “thời” ông Hồ đấy thôi, thế mà nó cũng đâu còn Tự do – Dân chủ nữa? Thì ra, không phải là cá nhân ông Hồ quyết định mà được. Mà là đảng đấy! Ai mà cắc cớ đi hỏi thế đảng là ai thì sẽ nhận được câu trả lời như Lê Đức Thọ đã từng có lần hét vào mặt thuộc cấp: - Đảng là chúng tao đây này! Bây giờ, ta nói chuyện ngày nay cho nó “thời sự”. Ai cũng biết là trong Quốc hội số đảng viên chiếm hơn 90% mà đa phần các ông, bà nghị tính từ cao chót vót cho đến loại cán bộ “cóc ké” đều phần lớn là kiêm nhiệm cả. Cho nên những tiếng nói phản biện cũng chỉ như một hơi thở khẽ giữa một rừng tiếng gáy theo nhịp điệu của đảng thì cũng chẳng có gì là lạ! Trên diễn đàn Quốc hội có hai “trường phái” rõ rệt (không kể đến số đông chỉ biết gáy và gật theo lệnh mà đảng ban ra và các loại nghị quan chức). Thứ nhất là những tiếng nói phản biện cất lên từ thực tế cuộc sống, phần nào cũng phản ánh được ít nhiều nguyện vọng của cử tri, của những ông nghị ngoài đảng và một vài ông nghị đảng viên nhưng hầu như chẳng có chức quyền gì. Ta có thể kể tên những ông nghị đai diện cho “trường phái” này. Trước đây thì có ông Nguyễn Quốc Thước, ông Lê Văn Cuông, giáo sư bác sĩ Tôn Thất Bách… Gần đây thì có ông giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nhà sử học Dương Trung Quốc v.v… đếm cũng chưa chắc hết mười đầu ngón tay. Chúng ta không thể phủ nhận lòng dũng cảm cũng như tinh thần trách nhiệm của họ trước hiện tình ất nước. Nhưng những tiếng nói tâm huyết ấy giữa một rừng “con chiên” ngoan đạo của đảng thì cũng chẳng ăn thua gì nếu như không muốn nói rằng chỉ như “nước đổ đầu vịt” cho ra vẻ cũng có dân chủ nghị trường mà thôi. Còn các loại ông, bà nghị là quan chức kiêm nhiệm thì chắc chắn không bao giờ dám hó hé gọi là “phản biện”. Đơn giản vì chẳng có kẻ nào lại dại dột thò tay xuống dưới tự bóp… cái của mình cả. Cuối cùng là các loại nghị thuộc “trường phái” thứ hai hay còn gọi là nghị “ăn theo, nói leo” hoặc để cho sát nghĩa hơn nữa thì gọi là loại nghị “nâng bi” điển hình là nghị Cảnh “tàu cao tốc” phát minh ra một khái niệm mới cho nền triết học mang tầm cỡ quốc tế là “quyết tâm chính trị” đến nỗi sau đó không lâu, khi thoát chết từ vụ đắm con tầu Vinshin thủ tướng Ba Dũng cũng phải học nghị Cảnh mà rằng: “Tôi xin nhận trách nhiệm chính trị”. Đảm bảo khi nói xong nếu lỡ có ai hỏi thì chắc ông Dũng cũng không thể nào giải thích nổi “trách nhiệm chính trị” là cái quái gì. Bởi lẽ “làm mất tiền” mà lại không phải “đền tiền” hay ít nhất cũng phải bay chức như ở một nước dân chủ thực sự. Nhưng ở xứ “thiên đường” ta chỉ cần “nhận trách nhiệm chính trị” là sao? Khó hiểu quá, đảng ơi! Nghị thứ hai được gọi là nghị rau muống mà nếu biết chuyện thì có lẽ cậu giáo sư toán học Ngô Bảo Châu mài nhẵn đít quần cả chục năm trời ở nước Pháp “tư bản giãy mãi cũng không chết” mới chứng minh được cái “bổ đề” cũng phải phục sát đất. Vì sao lại thế? Đơn giản là vì cần gì phải có thời gian ở nước ngoài lâu như vậy cho tốn tiền và phiền phức? Ông nghị này chỉ cần có một thời gian ngắn sang nước ngoài tìm hiểu rồi vào một ngày đẹp trời, đang lang thang ngoài chợ bỗng phát hiện ra “rau muống ở xứ này đắt hơn ở Việt Nam ta hàng chục lần”. Thế là về nước lập tức được ông bê ra trước diễn đàn Quốc hội để chứng minh hùng hồn rằng: “Việt Nam chúng ta chưa đến mức lạm phát...” Khiến cho ¾ quốc hội há hốc mồm mãi mới mím lại được. Trong khi đó ở hàng ghế bên trên, vài thành viên chính phủ nhìn nhau tủm tỉm cười. Nghị thứ ba, dân gian gọi là nghị Phước “nổ” đến nỗi trở thành một câu chuyện tiếu lâm thế này: những ngày Tết nên tránh xa “nghị nổ” kẻo công an lại tưởng có kẻ đốt pháo trộm, kéo đến bắt thì phiền. Nghị này “nâng bi” đến nỗi Ba Dũng mà cũng phải đỏ mặt vì “quê độ”. Tôi chỉ tạm nêu ra mấy khuôn mặt tiêu biểu gọi là nghị sĩ Quốc hội ở xứ ta để thấy một bức tranh toàn cảnh của “mặt trái” trong cơ quan quyền lực cao nhất (đối với người dân) là xôi thịt và ngớ ngẩn như thế nào. Cuối cùng, để kết thúc hy vọng còn le lói trong mỗi chúng ta về một kỳ họp Quốc hội mới khai mạc, bàn về các dự luật cũng như những ai vẫn còn hy vọng ở lần sửa đổi hiến pháp sắp tới sẽ có nhiều đổi thay: “Bộ chính trị quyết định không truy cứu trách nhiệm thành viên chính phủ, nhưng phải tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm nghiêm túc…” đó là lời tuyên bố thay mặt bộ chính trị đọc trước quốc hội của chủ tịch Nguyễn Phú Trọng sau khi xảy ra vụ Vinashin và “Về qui trình sửa đổi Hiến pháp”, cần thực hiện theo tinh thần ban chấp hành trung ương đảng đã khẳng định rằng: Bản chất nhà nước ta là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do đảng Cộng sản lãnh đạo… theo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, là đảng cầm quyền, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội… Đất đai, rừng núi, sông hồ… thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước là đại diện chủ sở hữu & thống nhất quản lý…” - lời phát biểu tại Hội nghị trung ương 5 ngày 15/5/2012 của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thú thật đọc xong mấy dòng trên tôi tỉnh cả ngủ. Không biết các bạn thì sao? Trần Phong -------------------- vận nước lênh đênh
|
|
|
Lo-Fi Version | Time is now: 13th November 2024 - 08:21 PM |